lỚp thỰc vẬt cỦa tỈnh kiÊn giang - daln.gov.vn · lớp phủ thực vật tỉnh kiên...

131
LP THC VT CA TNH KIÊN GIANG Lê Phát Qui 2010 Conservation and Development of the Kien Giang Biosphere Reserve Project

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

LỚP THỰC VẬT CỦA TỈNH KIÊN GIANG

Lê Phát Quới

2010

Conservation and Development

of the Kien Giang Biosphere

Reserve Project

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

2

PHẦN 1.

LỜI MỞ ĐẦU

Kiên Giang hiện có khu Dự trữ sinh quyển với diện tích hơn 1,1 triệu ha. Khu dự trữ sinh

quyển Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh

thái, có giá trị lớn về mặt nghiên cứu, cũng như du lịch. Khu dự trữ sinh quyển Kiên

Giang bao trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh

Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải, và bao gồm 3 vùng lõi thuộc Vườn Quốc Gia Phú Quốc

Vườn Quốc gia U Minh Thượng và rừng phòng hộ ven biển Hòn Đất, Kiên Lương và

Kiên Hải.

Tổng quan, so với các nơi khác trong khu vực châu thổ sông Mekong, địa phận tỉnh Kiên

Giang với các huyện đảo có một sự đa dạng về các yếu tố tự nhiên như địa chất – trầm

tích, địa hình – địa mạo, tính chất đất và các yếu tố khí hậu – thủy văn. Từ vùng núi cao

kéo dài đến tận vùng bải bồi ven biển với tính chất đất thay đổi khác biệt về hình quá

trình hình thành và cả về tính chất bên trong đất. Với điều kiện tự nhiên như vậy đã hình

thành những vùng sinh thái tự nhiên (natural ecological system) khác biệt khá lớn và từ

những vùng sinh thái như vậy đã đã hình thành những thảm thực vật đại diện cho những

vùng sinh thái khác nhau.

Những vạt rừng ngập mặn chạy dọc theo ven biển Kiên Giang đóng vai trò quan trọng

trong việc chống xói lỡ bờ biển và tạo một sinh cảnh sự đa dạng sinh học đặc biệt trong

vùng Kiên Giang. Diện tích của rừng ngập mặn ven biển ở Kiên Giang đã có nhiều thay

đổi trong nhiều năm qua và đã có những tác động ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đa dạng

sinh học rừng ngập mặn ven biển.

VQG Phú Quốc nằm phía Bắc của đảo Phú Quốc, với diện tích khoảng 31.422 ha, được

xem là nơi bảo tồn và phục hồi các loài cây họ Dầu (Dipterocarpacea) và những quần xã

thực vật, các hệ động vật khác,… Số liệu loài thực vật từ các nghiên cứu trước đây khá

khác nhau, và theo Phân viện QH Rừng, 2006 thì có khoảng 1.172 loài thực vật bậc cao.

Phú Quốc nằm trong vùng hải đảo, điều kiện địa chất và thổ nhưỡng khá khác biệt so với

lục địa, và có khí hậu lục địa duyên hải nên tồn tại nhiều loại rừng đặc trưng như rừng

Tràm (Melaleuca), rừng ngập mặn với thực vật chiếm ưu thế là Đước (Rhizophoracea),

rừng nguyên sinh và rừng thưa cây họ Dầu (Dipterocarpacea), rừng thứ sinh hỗn giao,

rừng cây bụi, rừng triền núi đá tạo ra những đơn vị hệ sinh thái và sainh cảnh khác nhau.

Có thể nói rằng, rừng nguyên sinh với cây họ Dầu ở VQG Phú Quốc là loại rừng kín nữa

thường xanh độc đáo còn lại của khu vực hải đảo vủa vùng Mekong.

Hệ thực vật phong phú với đa dạng về sinh cảnh là một trong những yếu tố thuận lợi cho

các nhiều động vật sinh sống. Hệ động vật trong khu vực VQG Phú Quốc khá đa dạng

với 1.164 loài động vật hoang dã; trong đó có 42 loài quý hiếm nằm trong sách Đỏ của

IUCN và Việt Nam (Viện STNĐ, 2005) như Cu Li Lớn (Nycticebus bengalensis), Cu Li

Nhỏ (Nycticebus pyga), Khỉ Đuôi Dài (Macaca fascicularis), Voọc (Trachypithecus

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

3

germaini), Rái Cá Vuốt Bé (Aonyx cinerea), Sóc Đỏ Phú Quốc (Callosciurus finlaysoni

harmandi),

Vườn Quốc Gia U Minh Thượng, với diện tích khoảng 8.053 ha, tọa lạc tại một trong hai

khu vực đầm lầy than bùn ở hạ lưu châu thổ sông Mekong, Việt Nam. Tràm chiếm ưu thế

và tạo thành những kiều rừng khác nhau, trong đó vẫn còn lại một ít diện tích rừng Tràm

(Melaleuca cajuputi) bán tự nhiên. Hệ thực vật khá phong phú, khoảng 226 loài thực vật

bậc cao (Trần Triết, 2000) và phân bố có sự đa dạng về quần xã, quần thể nên tạo thành

sự đa dạng về sinh cảnh.

Nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm như Rái Cá Lông Mũi

(Lutra sumatrana), Rái Cá Vuốt Bé (Aonyx cinerea), Tê Tê Java (Manis javanicus), Cầy

Dông Sọc (Viverra megaspila) (Đặng, N.X et al., 2000). Khoảng 187 loài chim đã được

ghi nhận, trong đó có những loài quý hiếm như Bồ Nông Chân Xám (Pelecanus

philippensis), Giang Sen (Mycteria leucocephala), Già Đãy nhỏ (Leptoptilos javanicus),

Quắm Đầu Đen (Threskiornis melanocephalus), Quắm Đen (Plegadis falcinellus), Đại

Bàng Đen (Aquila clanga), Diều Cá Ichthyophaga ichthyaetus), (Safford et al. 1998,

Buckton et al., 1999). Tuy nhiên, theo ghi nhận của VQG U Minh Thượng thì khoảng vài

năm trở lại đây đã không thường thấy các loài chim quý xuất hiện trong khu vực nầy.

Cũng giống như tình trạng chung như những VQG khác, những tác động làm ành hưởng

đến hệ động thực vật từ những hoạt động của con người, nhất là đang đối diện với những

hoạt động phát triển kinh tế tại Phú Quốc trong giai đoạn 10 năm trở lại đây.

Những nổ lực trong việc duy trì và bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, thành lập hai khu

VQG Phú Quốc và U Minh Thượng cho mục đích bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên

nhiên; trong đó chú trọng đến bảo tồn các hệ sinh thái và đa dạng sinh học trong khu vực

Kiên Giang là một nổ lực khá lớn của tỉnh Kiên Giang.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

4

PHẦN 2.

TỔNG QUAN KHU VỰC KIÊN GIANG

2.1. Vị trí và diện tích

Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long - phía Tây Nam của Tổ quốc:

phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía

Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây

giáp Vịnh Thái Lan.

Kiên Giang nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sông Mekong, có hai phần nội địa và những

hải đảo. Phần nội địa với tổng diện tích 5.638,27 km2. Vùng nội địa của tỉnh Kiên Giang

nằm trong tọa độ địa lý như sau:

- Tù 90

23' 50'' - 100

32' 30'' vĩ độ Bắc

- Từ 1040

26' 40'' - 1050

32' 40'' kinh độ Đông

Phía Bắc của Kiên Giang giáp Campuchia, đường biên giới dài 56,8 km; phía Nam giáp

tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau; phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 208

km; phía Đông lần lượt tiếp giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.

Phần hải đảo của tỉnh Kiên Giang có diện tích khoảng 700 km2, nằm trong vùng vịnh

Thái Lan, toàn bộ có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa

nhất là quần đảo Thổ Chu, tập trung thành 5 quần đảo là: quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà

Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần đảo Thổ Chu. Điểm cực Bắc của tỉnh

là xã Tân Khánh Hoà, huyện Giang Thành. Điểm cực Nam nằm ở xã Vinh Phong, huyện

Vĩnh Thuận. Điểm cực Tây tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên. Điểm cực Đông nằm ở xã

Hoà Lợi, huyện Giồng Riềng.

Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị: TP.Rạch Giá, thị Xã Hà Tiên,ac1c

huyện: Kiên Lương; Giang Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò

Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Phú Quốc, Kiên Hải.

2.2. Khí hậu – thủy văn

2.2.1. Khi hậu

Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới đại dương, đặc

điểm chung là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Tổng lượng bức xạ trong năm từ 120 -

130 kcal/cm2. Nhiệt độ trung bình từ 27-27,5

0C. Biên độ nhiệt trong năm khá nhỏ, dao

động từ 1 - 30C. Biên độ nhiệt trong ngày khá lớn, từ 7 - 10

0C. Số giờ nắng trung bình

khoảng 2.500 giờ/năm.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

5

Hình 2.1. Bản đồ tổng quát tỉnh Kiên Giang

Hình 2.2. Tỉnh Kiên Giang trong vùng lưu vực châu thổ sông Mekong

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

6

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình ở đất liền từ 1.600 - 2.000 mm/năm, ở hải đảo từ 2.400 - 2.900

mm/năm, riêng đảo Phú Quốc là 2.900 mm/năm. Có đến 60% lượng mưa trong năm tập

trung từ tháng 7 - 10. Đỉnh của mùa mưa là vào tháng 8, lượng mưa trong tháng này có

thể đạt từ 300 - 500 mm. Nhìn chung, khí hậu ở Kiên Giang khá thuận lợi: ít thiên tai,

không có bão đổ bộ trực tiếp, không giá rét, ánh sáng và nhiệt độ dồi dào thuận lợi cho

sinh hoạt và sản xuất.

2.2.2. Thủy văn

Chế độ thuỷ văn của tỉnh chịu tác động của hệ thống sông Cửu Long, mưa và ảnh hưởng

bở thuỷ triều biển Tây. Mùa lũ thường xuất hiện từ tháng 7 - 11 hàng năm. Tháng 10 là

thời điểm lũ ngập sâu nhất. Mùa cạn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Thời gian

này, dòng chảy từ thượng nguồn về giảm mạnh, nước biển tiến sâu vào gây ngập mặn

nhiều nơi với độ mặn lên đến 5 g/l.

Trong vùng Kiên Giang, có ba con sông lớn: sông Cái Lớn, sông Cái Bé và sông Giang

Thành. Ngoài những con kênh cũ như kênh Vĩnh Tế, kênh Hà Tiên - Rạch Giá, kênh Cái

Sắn, kênh Rạch Giá - Long Xuyên,… trong thời gian hơn 20 năm qua, một hệ thống kênh

được phát triển khá mạnh với nhiều con kênh mới được xây dựng trên vùng nầy đã giúp

việc cung cấp nước tưới cho rữa phèn, sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy.

Đánh giá chung thì trong vùng Kiên Giang có ngguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến

mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn,

do vị trí ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn

của vịnh Rạch Giá..

2.3. Địa hình, địa chất

Kiên Giang có sự đa dạng về địa hình: từ địa hình đồng bằng, đồi núi nội địa và và đồi

núi của vùng hải đảo. Ngoại trừ những khu vực núi cao của Hà Tiên, Kiên Lương và

Hòn Đất, phần nội địa có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống

Tây Nam: vùng Đông Bắc có độ cao trung bình từ 0,8 - 1,2 m, vùng Tây Nam có độ cao

trung bình từ 0,2 - 0,4 m (a.m.s.l - so với mực nước trong bình chuẩn tại Mũi Nai – Hà

Tiên). Phần hải đảo có địa hình khá phức tạp, gồm nhiều đảo và núi nằm rải rác trên mặt

biển thuộc địa bàn huyện Phú Quốc và huyện Kiên Hải.

Tổng quan, theo kết quả bản đồ địa hình của Nha Địa Dư Đà Lạt (1974) và theo tài liệu

địa chất của Trần Kim Thạch (1986) thì địa hình và địa chất trong vùng Kiên Giang có

thể phân chia ra những dạng chính sau đây:

Địa hình đồi núi thấp

Vùng đồi núi thấp tập trung ở huyện Hòn Đất, huyện Kiên Lương và thị xã Hà

Tiên, độ cao trung bình dưới 200 m. Về cấu tạo địa chất trong khu vực nầy có thể

chia thành ba loại:

- Núi đá granít: núi Hòn Đất, núi Hòn Me, núi Hòn Sóc...

- Núi đá vôi: núi Chùa Hang, núi Bình Trị, núi Hang Tiền, núi Khoe Lá, núi

Ngang, núi Trà Đuốc, núi Mây, núi Mo So.....

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

7

- Núi đá phiến xen núi đá macma phun trào: núi Bãi Ớt, núi Ông Cọp, núi Xoa

Ảo, núi Nhọn, núi Tô Châu, núi Bình San, núi Pháo Đài, núi Đá Dựng....

Địa hình đồng bằng

Vùng đồng bằng tập trung ở các huyện phía Nam của tỉnh như: huyện Tân Hiệp,

huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện

An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện U Minh Thượng.....do phù sa sông Hậu bồi

đắp, độ cao trung bình 0,2 - 0,4 m (a.m.s.l) có nhiều kênh rạch và sông ngòi chảy

qua. Khu vực này chịu nhiều ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều biển Tây, nên

thường xảy ra ngập úng vào mùa mưa và nhiễm mặn vào mùa khô.

Khu vực đồng bằng trũng thấp nằm trong vùng Tứ Giác Long Xuyên của tỉnh

Kiên Giang được hình thành từ vật liệu trầm tích trẻ. Vật liệu trầm tích đầm lầy

biển mang chiều nguyên tố và môi trường thuận lợi để hình thành đất phèn tiềm

tàng chứa nhiều vật liệu sinh phèn (pyrite mineral) trong vùng đồng bằng trũng

thấp (cũng được gọi là đồng lụt hở) ở tỉnh Kiên Giang. Quá trình oxid hóa các vật

liệu sinh phèn trên vùng nầy đã hình thành nên những vạt đất phèn hoạt động

trong nhiều năm qua.

Đảo Phú Quốc có địa hình độc đáo gồm dãy núi nối liền chạy từ Bắc xuống Nam

đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm đẹp

như Bãi Trường (dài 20 km), Bãi Cửa Lấp – Bà Kèo, Bãi Sao, Bãi Đại, Bãi Hòn

Thơm... và xung quanh còn có 26 đảo có diện tích cho từng đảo khác nhau.

So với các tỉnh khác trong vùng hạ lưu châu thổ sông Mekong, Kiên Giang là tỉnh có

nguồn khoáng sản khá dồi dào. Một số kết quả khảo sát địa chất, tuy chưa đầy đủ, đã xác

định được nhiều vị trí có khoáng sản: than bùn, đá vôi, đá xây dựng, đất sét…. Ngoài ra,

còn có những khoáng sản thuộc nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt…), nhóm đá bán quý

(huyền thạch anh - opal…), trong đó chiếm chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng

sản xuất vật liệu xây dựng, cement.

2.4. Tính chất đất

Từ những vật liệu của những nền địa chất khá đa dạng, thông qua quá trình phong hóa

bởi các yếu tố và tiến trình hóa lý học đã hình thành nhiều nhóm đất có tính chất khác

nhau trong vùng Kiên Giang.

Dựa vào mẫu chất từ vật liệu địa chất – trầm tích, phát sinh học thổ nhưỡng có thể phân

chia ra hai nhóm đất được hình thành:

Nhóm đất hình thành từ mẫu chất tại chỗ: được hình thành do quá trình phong hoá

nham thạch, khoáng vật tại chỗ dưới tác động cơ học, hoá học trong tự nhiên.

Loại đất này phân bố ở vùng núi đồi núi của Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc,

Kiên Hải....bao gồm hai đơn vị đất

- Đất Ferrasols: hình thành do quá trình ferralic diễn ra mạnh mẽ và chiếm ưu

thế dẫn đến sự phá huỷ và rửa trôi các cation kiềm và tích luỹ nhiều sắt, nhôm

nên có màu đỏ vàng. Loại đất này phân bố chủ yếu ở Phú Quốc và các hòn núi

ở huyện Hòn Đất.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

8

- Đất Sialit – Ferrasols (Ferric Acrisols và Leptisols): hình thành do quá trình

sialit và ferralic diễn ra đồng thời, phân bố chủ yếu ở Phú Quốc và Hà Tiên.

Nhóm đất phù sa bồi tụ: do phù sa sông và trầm tích biển lắng tụ, tập trung ở các

vùng đồng bằng của tỉnh. Do nằm xa sông nên đất ở đây có thành phần cơ giới

nặng, tỷ lệ sét từ 45 - 58%. Tầng đất dày trên 70 cm, hàm lượng hữu cơ cao, chia

thành 4 loại chính:

- Đất phù sa ngọt (Fuvisols): chiếm diện tích khoảng 30.000 ha, phân bố chủ

yếu ở các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng và rải rác ở Rạch Giá,

Hòn Đất, Gò Quao. Đây là loại đất tốt nhất cho nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Đất phèn (Thionic Fluvisols): có diện tích khoảng 223.000 ha, chiếm 40%

diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở Hà Tiên, Hòn Đất, An Biên,

An Minh, Vĩnh Thuận. Loại đất này có thể trồng một số cây như tràm, khóm.

Nếu muốn canh tác các loại cây trồng khác thì phải cải tạo.

- Đất mặn (Salic Fluvisols): có diện tích khoảng 20.300 ha, phân bố chủ yếu ở

vùng ven biển hay ven sông thuộc các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận,

Gò Quao và rải rác ở Châu Thành, Hòn Đất, Hà Tiên, Rạch Giá...Loại đất này

thường chỉ có thể trồng lúa 1 vụ trong năm, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.

- Đất phèn và mặn (Salic Thionic Fluvisols): có diện tích khoảng 225.000 ha,

phân bố chủ yếu ở các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Gò Quao và rải

rác ở hầu hết các huyện thị khác trong tỉnh. Đất này chịu ảnh hưởng nhiều của

thuỷ triều, có thể trồng dừa, khóm, mía hoặc trồng lúa 1 vụ vào mùa mưa

2.5. Sinh vật

Kiên Giang hiện có khu Dự trữ sinh quyển với diện tích hơn 1,1 triệu ha. Khu dự trữ sinh

quyển Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh

thái, có giá trị lớn về mặt nghiên cứu, cũng như du lịch. Khu dự trữ sinh quyển Kiên

Giang trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận,

Kiên Lương và Kiên Hải, gồm 3 vùng lõi chính là VQG U Minh Thượng, VQG Phú

Quốc và rừng phòng hộ ven biển Hòn Đất, Kiên Lương, Kiên Hải.

Rừng khá đa dạng trong khu vực Kiên Giang, tiêu biểu là dãy rừng kín nữa thường xanh

nhiệt đới ở VQG Phú Quốc, rừng Tràm ở VQG U Minh Thượng, và rừng ngập mặn ven

biển. Rừng Phú Quốc phần lớn là rừng nguyên sinh, độ che phủ không đồng đều, nhưng

có những cánh rừng có độ che phủ lên đến hơn 80%, với nhiều loài động thực vật quý

hiếm. Rừng U Minh Thượng cũng có nhiều loài sinh vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ

Việt Nam và thế giới.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

9

PHẦN 3.

PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN

3.1. Luận cứ

Hệ Thống Phân Loại Thực Vật Quốc Gia (NVCS), đang được sử dụng để lập bản đồ

thảm thực vật, đã được áp dụng để phân loại thực vật và lớp phủ thực vật ở nhiều nước

trên thế giới. Hệ thống này chứng tỏ là thích hợp để phân loại thực vật và bản đồ lớp phủ

thực vật ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cách tiếp cận thích hợp để khảo sát và

lập bản đồ lớp phủ tthực vật nên được dựa trên dữ liệu liên quan đến lĩnh vực và trình tự

các bước sau đây được mô tả chi tiết trong phần phương pháp luận.

1. Phân loại các tổ hợp thực vật sử dụng dữ liệu thành phần loài từ mẫu lĩnh vực;

2. Đặc điểm của mối quan hệ giữa các tổ hợp dữ liệu từ xa và các biến (ví dụ như

mô hình không ảnh, ảnh vệ tinh, đặc tính đất, khí hậu biến, và mẫu đất biến địa

chất);

3. Bản đồ (không gian nội suy) của tổ hợp bằng cách sử dụng các thiết lập mối quan

hệ với các dữ liệu từ xa bằng thực nghiệm các biến, và,

4. Đánh giá độ tin cậy của bản đồ.

Kỹ thuật lập bản đồ lớp phủ thực vật; sự phát triển công nghệ của hệ thống thông tin địa

lý (GIS) trong vài năm qua đã được áp dụng để lập bản đồ kỹ thuật số cụ thể, đã chuyển

đổi những dữ liệu tĩnh vào trong một cơ sở dự liệu tĩnh ở dạng kỹ thuật số bằng giải pháp

chồng lấp các dữ liệu thông tin với nhau. Những tiến bộ trong viễn thám (RS), phân tích

và mô hình hóa, và lý thuyết mẫu cung cấp khá chính xác trong xây dựng và hiểu hơn về

các dữ liệu bản đồ. Do đó, kỹ thuật RS và công nghệ GIS tạo điều kiện nghiên cứu đa

dạng sinh học và hợp tác để thực hiện một bản đồ kỹ thuật số của thảm thực vật và lớp

phủ thực vật cho Khu Dự Trữ Sinh Quyể Kiên Giang cùng với những VQG trong khu

vực nầy. Kỹ thuật chồng lắp các lớp bản đồ chuyên đền với nhau cũng đã được phổ biến

áp dụng để hoàn thành một bản đồ lớp phủ thảm thực vật cũng như các bản đồ khác trong

nghiên cứu nầy.

3.2. Mục tiêu tổng thể

Mục tiêu của nghiên cứu này là:

3.2.1. Xác định sự đa dạng của các cộng đồng thực vật chủ yếu hiện diện trong Khu Dự

Trữ Sinh Quyển Kiên Giang, và sau đó thiết lập các mức độ và phân bố của mỗi

đơn vị lớp phủ thực vật.

3.2.2. Dữ liệu về các lớp phủ thực vật tổng quát trong khu vực của Kiên Giang, và ở

các khu vực của VQG Phú Quốc, U Minh Thượng, Kiên Lương – Hòn Đất.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

10

3.2.3. Bản đồ lớp phủ thảm thực vật với mức độ hiện hành và phân bố của các đơn vị

lớp phủ. Đối với khu vực VQG U Minh Thượng và Phú Quốc thì mức độ khảo sát

và xây dựng bản đồ lớp phủ ở tỷ lệ lớn (1:10.000).

3.3. Phƣơng pháp thực hiện

3.3.1. Xây dựng bản đồ nền

Mặc dù việc thu thập dữ liệu bản đồ nền có sẵn là rất quan trọng. Tuy nhiên, những dữ

liệu không gian thu thập được ở một số cơ quan ở địa phương không được chính xác cả

về hệ lưới chiếu (Map Projection) và cả tính chính xác, mức độ chi tiết của các dữ liệu

nầy. Do đó, việc xây dựng bản đồ nền đã được tiế hành thông qua công việc xây dựng dữ

liệu lớp phủ thực vật của khu vực Kiên Giang.

Phương pháp xây dựng bản đồ nền được trình bày như sau:

- Sử dụng phép chiếu theo hệ UTM (Universal Transverse Mercator - WGS 84), 48

N để dùng trong việc xác định tọa độ khu vực Kiên Giang và vúng lân cận;

- Thu thập dữ liệu không gian về các tên địa danh, ranh giới hành chính của các

đơn vị xã, huyện, tên giao thông và hệ thống kênh rạch trong khu vực Kiên Giang;

- Mức độ chi tiết của bản đồ nền được xây dựng theo từng mục tiêu của việc xây

dựng bản đồ lớp phủ thực vật: 1/25.000 cho bản đồ tổng quát khu Kiên Giang, và

tỷ lệ 1/10.000 cho khu vực VQG U Minh Thượng và Phú Quốc.

- Dùng ảnh vệ tinh SPOT 5 và Landsat TM7 năm 2009 để giải đoán và số hóa các

đối tượng cần thiết của một bản đồ nền trong khu vực Kiên Giang và vùng lân

cận.

- Kiểm tra thực tế ngoài đồng và hiệu chỉnh những sai sót trong quá trình số hóa.

Ngoài ra, kết quả bản đồ nền cũng được kiểm tra sự nối kết với những dữ liệu

thuộc tính không gian với các vùng lân cận, kể cả vùng Cam Pu Chia (do ranh

giới phía Bắc của tỉnh Kiên Giang giáp với địa giới Cam Pu Chia).

- Kết quả bản đồ nền sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ lớp phủ

thực vật củ Khu DTSQ Kiên Giang và hai VQG U Minh Thượng và Phú Quốc.

3.3.2. Xây dựng bản đồ lớp phủ thực vật

Tổng quan về việc xây dựng bản đồ lớp phủ thực vật cụ thể và quá trình thực hiện từng

giai đoạn khác nhau được trình bày dưới đây:

Bƣớc 1: Thu thập dữ liệu

Để bảo đảm việc áp dụng đầy đủ các dữ liệu hiện có và các thông tin khác ở khu

vực Kiên Giang, thông tin về các yếu tố tự nhiên trong khu vực và ở các VQG sẽ

được thu thập dùng trong việc phân tích, đánh giá hỗ trợ cho công việc lập bản đồ

lớp phủ thực vật.

Một số dữ liệu hiện hành sẽ được tham khảo như bản đồ địa chất – trầm tích, tính

chất đất, tài nguyên sinh vật,…

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

11

Một số dữ liệu về anh vệ tinh (Landsat TM 7) của những năm trước đây cũng

được sử dụng để thamkha3o cho mục tiêu đánh giá về sự thay đổi thảm thực vật

trong những năm qua.

Bƣớc 2: Kỹ thuật giải đoán và số hóa

Do các dữ liệu hiện hành trong khu vực chỉ thể hiện trên giấy nên cần phải sử

dụng phần mềm GIS để số hoá tất cả các bản đồ chuyên đề để có thể chồng lắp

(overlaying) với nhau cho mục tiêu phân tích, đánh giá.

Hệ lưới chiếu UTM (Universal Transverse Mercator) (WGS 84), 48N sẽ được áp

dụng trong việc xây dựng bản đồ lớp phủ thực vật của tỉnh Kiên Giang.

Các dữ liệu thuộc tính của bản đồ bao gồm các dự liệu chính như thuỷ văn, đường

giao thông, hệ thống kênh đào trong toàn bộ khu vực của Kiên Giang.

Phần mềm MapInfo-GIS được sử dụng trong việc số hóa các dữ liệu thuộc tính

không gian. Tất cả các dữ liệu thông tin thu thập được giải đoán để làm rõ các

mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với thảm thực vật hiện hành.

Bƣớc 3: Giải đoán không ảnh và ảnh vệ tinh

Ứng dụng. không ảnh và ảnh vệ tinh đã được sử dụng rộng rãi như là nguồn dữ

liệu viễn thám để mua lại thông tin đất ngập nước. Sử dụng chính của nhiếp ảnh

từ trên không là xác định các đặc tính đất và loại đất trong bản đồ phân phối Khu

DTSQ Kiên Giang.

Kết quả giái đoán ánh vệ tinh đối với các đối tượng thực vật và các đối tượng liên

quan ở mặt đất, sự phân bố của một số cộng đồng thực vật sẽ được ghi nhận và

xác định. Các contours lớp phủ sẽ được xác định sơ bộ trong hệ thống GIS đề

dùng cho việc khảo sát, kiểm tra ngoài đồng.

Đặc tính về sa cấu và độ phân giải cao (high resolution) của các ảnh vệ tinh sẽ

giúp tạo nguồn nguồn dữ liệu rất hữu ích cho việc lập bản đồ lớp phủ thực vật chi

tiết trong khu vực Kiên Giang, đặc biệt đối với bản đồ thảm thực vật. Việc sử

dụng cơ sở giải đoán ảnh viễn thám và kỹ thuật khảo sát ngoài đồng là một số kỹ

thuật mà theo đó sẽ được sử dụng cho việc phân loại các đơn vị thảm hực vật và

lớp phủ thực vật trong khu vực Kiên Giang và các VQG.

Ảnh vệ tinh, do đó, sẽ được giải đoán để phát hiện một cách tổng quát phân bố

của loài thực vật tự nhiên. Hầu hết sự phân bố thực vật bản địa và đất trong khu

vực Kiên Giang sẽ được phản ảnh bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh có băng hồng

ngoại, đượctrong ảnh Landsat TM 7 và ảnh ETN cộng (ETM +). Các ETM + có

tám băng quang phổ với độ phân giải không gian 30 x 30 mét cho bảy băng quang

phổ, và với 16 x 16 mét cho các băng phổ còn lại. Một số ảnh vệ tinh Landsat

TM7 và Landsat ETM + của các năm: 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 và

2009 được sử dụng để giái đoán trong nghiên cứu nầy.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

12

Ảnh vệ tinh do đó sẽ được giải thích để phát hiện nói chung phân bố của loài thực

vật tự nhiên. Hầu hết các phân phối thực vật bản địa và đất bao gồm trong Tràm

Chim Vườn quốc gia sẽ được ánh xạ bằng cách sử dụng hình ảnh vệ tinh hồng

ngoại, được tiến hành trên Landsat 7 ETM.

Ngoài ra, ảnh vệ tinh SPOT 5 chụp trong mùa khô năm 2009 cũng được sử dụng

để giải đoán bổ sung các đối tượng thực vật và các đối tượng khác trong vùng

nghiên cứu của Kiên Giang.

Những contours khác nhau biểu thị đơn vị cấu trúc thảm thực vật sẽ bước đầu xác

định bằng phương pháp giải đoán và sau đó số hóa tự động các đơn vị contours

bằng cách sử dụng chương trình phần mềm chuyên biệt (ENVI Ver 4.0) để xác

định các khu vực khác nhau, bao gồm thảm thực vật, nước và các khu vực đất

trống sẽ được giải đoán và phân loại.

Ngoài ra, để có thể nhận ra các thảm thực vật khác nhau, từ đó để xác định các

đơn vị lớp phủ thực vật, phương pháp xác định chỉ số thực vật khác nhau (NDVI)

sẽ được tính toán để xác định hiện trạng các thảm thực. Chỉ số thực vật là một giá

trị được tính toán (hoặc có nguồn gốc) từ bộ cảm nhận từ xa để dò và định lượng

các sự vật trên mặt đất nhờ vào bộ điều khiển từ xa-cảm nhận dữ liệu được sử

dụng. Các chỉ số NDVI, giống ở hầu hết các chỉ số thực vật, được tính toán như

một tỷ lệ giữa phản xạ đo được ở băng màu đỏ và băng gần hồng ngoại (NIR) của

phổ điện từ. Hai dải quang phổ được lựa chọn vì chúng bị ảnh hưởng nhất bởi sự

hấp thụ của chất diệp lục trong thực vật có lá xanh và mật độ của thảm thực vật

xanh trên bề mặt. Công việc nầy được thực hiện nhờ vào việc hỗ trợ bời phần

mềm ENVI.

Việc chuyển đổi NDVI được tính là tỷ số giữa cường độ đo được của dải phổ màu

đỏ (R) và dải phổ gần hồng ngoại (NIR) bằng cách sử dụng công thức sau:

NDVI = (NIR – Đỏ) / (NIR + Đỏ)

Kết quả giá trị chỉ số nầy là từ độ nhạy cảm về sự hiện diện của thảm thực vật trên

mặt đất và có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề chủng loại thực vật, ngay

cả số lượng thực vật, và điều kiện mà chúng đang hiện diện.

Do ảnh TM Landsat 7 và ETM + được sử dụng trong nghiên cứu này, nên việc đo

lường về các dải màu đỏ (R) và gần- hồng ngoại (NIR) được thực hiện với công

thức sau đây:

(ETM +) NDVI = (Band 4 - Band 3) / (Band 4 + Band 3)

Bƣớc 4: Khảo sát ngoài đồng để thu thập dữ liệu

Mục tiêu chính của cuộc điều tra thảm thực vật là xác định như nhiều loài thực vật

và cà cộng đồng, quần thể thực vật với nhau hiện diện trong khu vực chủ yếu Khu

DTSQ Kiên Giang và ở VQG Phú Quốc, U Minh Thượng.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

13

Phương pháp lấy mẫu kiểm tra trong quá trình khảo sát ngoài đồng là lấy mẫu

ngẫu nhiên và mẫu đại diện. Số liệu mẫu thu thập sẽ dùng để kiểm tra lại kết quả

giải đoán từ ảnh vệ tinh và được dùng cho việc hiệu chỉnh những đơn vị lớp phủ

thực vật trong khu vực khảo sát.

Dữ liệu thu thập ngoài đồng sẽ được dùng để phân loại, và mô tả đầy đủ tất cả các

loại thực vật trong khu DTSQ Kiên Giang và hai VQG. Do đó, tại những điểm

khảo sát sẽ tiến hành kiểm kê các loài thực vật xuất hiện tại đây, độ phong phú và

mật độ của các loài thực vật.

Những contours khác nhau của các loại thực vật khác nhau được xác định từ giai

đoạn đầu bằng việc giải đoán ảnh vệ tinh sẽ được khảo sát, kiểm tra ở những vị trí

điển hình, mang tính đại diện. Việc lấy mẫu ngẫu nhiên ở những vị trí xác định,

và sau đó thực hiện ở những contour khác nhằm kiểm tra tính logic và độ tin cậy

dữ liệu từ kết quả giải đoán ảnh vệ tinh. Số lượng mẫu thu thập mang tính đại

diện cho các contour được giải đoán và đại diện cho toàn bộ khu vực của Kiên

Giang và VQG.

Thu thập dữ liệu ngoài đồng.

Trong mỗi khu vực đồng nhất, ranh giới thửa sẽ được đánh dấu và cảnh quan

chung của cộng đồng thực vật sẽ được ghi lại.

Thảm thực vật sẽ được chia thành các lớp trực quan (địa tầng), chiều cao trung

bình và phần trăm của mỗi tầng sẽ được ghi nhận. Trong thời hạn mỗi tầng, tất cả

các loài sẽ được xác định, phân loại và xem xét độ phong phú các loài Nếu những

loài có mặt trong cộng đồng thực vật nhưng không phải trong mẫu sẽ được ghi

nhận nhưng không được xem xét để ước tính độ phong phú.

Công cụ GPS được dùng để xác định những vị trí khảo sát và xự suất hiện của

những cộng đồng thực vật, đơn vị lớp phủ trong khu vực khảo sát. Những dữ liệu

nầy cũng sẽ hữu ích cho việc quan trắc thảm phủ thực vật hay những loài thực vật

cho những năm sau.

Thảm thực vật được đặc trưng bởi sự liên kết giữa sự phân bố mẫu của cá nhân

các loài, sự xuất hiện của chúng trong những cảnh quan tự nhiên của thảm phủ

thực vật. Do đó, việc xác định các đơn vị lớp phủ được gắn liền với cảnh quan tự

nhiên của chúng.

Sự mô tả thảm thực vật; mỗi loài thực vật xuất hiện trong ở các contour được giải

đoán qua ảnh vệ tinh sẽ được ghi nhận và mô tả. Việc mổ tả này sẽ bao gồm một

đặc điểm chung của những loài dựa trên thông tin phạm vi rộng và sau đó tập

trung vào biểu hiện cụ thể của loài được cụ thể trong khu vực khảo sát.

tươ

thảm thực vật, cũng như mối quan hệ môi trường, quy trình năng động, biến đổi

cộng đồng và các yếu tố liên quan khác. Hình thức mô tả thảm thực vật dựa trên

định dạng của The Nature Conservancy.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

14

Thông số mô tả lớp phủ thực vật; các nhà sinh thái học thường sử dụng số lượng

loài và cá thể loài để mô tả thảm thực vật. Trong nghiên cứu nầy cũng sử dụng

cách như vậy; tuy nhiên, việc ứng dụng mật độ phản xạ quang phổ của ảnh vệ tinh

kết hợp với số liệu thu thập ngoài đồng để dùng cho việc đánh giá mật độ phân

bố, hiện diện của thảm thực vật trong một lớp phủ.

Theo các nhà khoa học vê sinh thái thực vật, đối với cây thân gỗ thì mật độ/hay

độ phong phú của cộng đồng thực vật được tính trên tán che của thực vật thân gỗ.

Do đó, việc xác định mật độ của nhóm thực vật trong đơn vị lớp phủ dựa trên tỷ lệ

của thực vật chiếm trên một diện tích nhất định theo tỷ lệ phần trăm với con số tối

đa là 100 %, và giá trị thu được là một sự ước lượng.

Minh họa cho lớp phủ thực vật, năm đặc tính liên quan đến đến 5 mức đánh giá

độ phong phú về mật độ của thảm phủ thực vật được trình bày dưới đây:

Lớp Ký hiệu Mật độ tƣơng đối Phần

trăm

1 R Rải rác Hiếm thấy, nếu hiện diện thì chỉ rải

rác < 5

2 O Khá thưa Có hiện diện nhưng mức độ thấp 5 - 25

3 F Thưa

Xuất hiện khá nhưng không vượt

quá 50 %, có thể có những cộng

đồng khác hiện diện chung.

25 - 50

4 C Trung

bình

Xuất hiện phổ biến và chiếm ưu thế

tương dối trong một đơn vị lớp phủ. 50 - 75

5 A Dầy

Mật độ xuất hiện phổ biến và chiếm

gần hầu hết không gian của bề mặt

đơn vị lớp phủ.

75 - 100

Bƣớc 5: Đánh giá độ chính xác và hiệu chỉnh dữ liệu

Những ranh giới mới của các contour đơn vị lớp phủ sẽ được hiệu chỉnh hoặc bổ

sung sau khi khảo sát ngoài đồng. Những đơn vị nhỏ không thể xác định rõ ràng

ngoài đồng thì có thể, một lần nữa, bổ sung bằng giải ảnh vệ tinh sau khi giải

đoán có chủ ý từ kết quả khảo sát.

Tên những loài thực vật sẽ được xac định bằng tên khoa học, công việc cầ thiết là

phải kiểm tra và định danh loài bằng phương pháp phân loại thực vật. Việc phân

tích tính chính xác của bản đồ lớp phủ bằng số liệu ngoài đồng được thực hiệ theo

các bước sau:

- Xáp nhập các loại lớp phủ giống nhau thành một đơn vị đồng nhất thể hiện

trên bản đồ.

- Phân tích so sánh những dữ liệu ngoài đồng và dữ liệu bản đồ.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

15

- Xem xét lại các dữ liệu, kết quả sơ khởi và hiệu chỉnh kết quả nếu thấy còn

nhiều lỗ hỗng và sai số.

Sau khi bản đồ lớp phủ được hoàn thành sơ bộ, việc kiểm tra lại tính chính xác

của các lớp sẽ được tiến hành. Tính chính xác của các lớp dữ liệu đơn vị lớp phủ

thực vật được dựa trên cơ sở của số liệu giải đoán, số liệu thu thập ngoài đồng và

phương pháp phân tích các cộng đồng thực vật và lớp phủ được thực hiện đối với

điều kiện tự nhiên khu vực Kiên Giang.

Độ tàn che là mức độ che phủ của tán cây

Độ che phủ: Là tỷ lệ diện tích rừng trên một đơn vị diện tích hay lãnh thổ. Ví dụ

độ che phủ của rừng ở Việt Nam năm 2005 là 35,5%.

Độ tàn che: Là mức độ che phủ của tán cây rừng. Người ta thường phân chia theo

các mức từ: 0,1; 0,2;...0.9;1.

Mức độ khép tán: Mức độ này thể hiện sự giao tán giữa các cá thể. Cũng là chỉ

tiêu để xác định giai đoạn rừng.

Phân bố mật độ theo đƣờng kính: Biểu đồ và hàm toán học phân bố mật độ cây

rừng theo chỉ tiêu đường kính.

Phân bố mật độ theo chiều cao: Tương tự như với đường kính chỉ khác là căn cứ

theo chiều cao.

Để xác định loại lớp phủ thực vật trong việc xây dựng bản đồ lớp phủ, mật độ và độ che

phủ mặt đất được thực hiện theo tiêu chuẩn phân chia trình bày sau đây.

Rừng dầy Tất cả thực vật với độ che phủ của độ dầy tán từ 70 % trở lên

Rừng trung bình Tất cả thực vật với độ che phủ của độ dầy tán từ 40 - 70 %

Rừng thưa Tất cả thực vật với độ che phủ của độ dầy tán từ 10 - 40 %

Cây buội Những đất rừng với những cây rừng nghèo có tán nhỏ và có độ

che phủ nhỏ hơn 10 %

3.4. Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện công trình nầy bắt đầu từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010.

Trong đó, thời gian khảo sát ngoài đồng:

a. Vườn Quốc Gia U Minh Thượng: tháng 9 năm 2009

b. Vườn Quốc Gia Phú Quốc: tháng 11 năm 2009

c. Khu cực Hòn Đất – Kiên Lương: phân bố nhiều đợt từ tháng 8 đến tháng 12 năm

2009.

Thời gian nội nghiệp, xử lý dữ liệu: từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

16

3.5. Những ngƣời tham gia thực hiện

1. TS. Lê Phát Quới – Viện Môi Trường và Tài Nguyên, ĐHQG Tp. HCM

2. KS. Võ Thị Thu Vân - Viện Môi Trường và Tài Nguyên, ĐHQG Tp. HCM

3. Nhóm nghiên cứu của VQG U Minh Thượng

- KS Phạm Quốc Dân

- KS Hoàng Văn Chính

- KS Chao Phát

4. Nhóm nghiên cứu của VQG Phú Quốc

- KS. Hồ Văn Phú

- KS. Trần Anh Vũ

Ngoài ra, có sự đóng góp ý kiến của:

1. ThS Nguyễn Xuân Vinh – Viện Sinh Học Nhiệt Đới Tp. HCM

2. ThS Nguyễn Hữu Thiện – Tư Vấn của WWF

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

17

PHẦN 4.

LỚP PHỦ THỰC VẬT

KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TỈNH KIÊN GIANG

4.1. Lớp phủ thực vật Khu Dự Trữ Sinh Quyển Kiên Giang

Dự vào kết quả giải đoán từ ảnh vệ tinh, khảo sát ngoài đồng và phân loại thảm thực vật,

cho kết quả 27 đơn vị lớp phủ thực vật trong tỉnh Kiên Giang (Bảng 4.1).

Hình 4.1. Bản đồ tổng quan Khu Dự Trữ Sinh Quyển trong tỉnh Kiên Giang

Bảng 4.1. Các đơn vị lớp phủ thực vật trong phạm vi khu DTSQ Kiên Giang

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

18

TT Đơn vị lớp phủ Diện tích Tọa độ

(meters)

(ha) Kinh độ Vĩ độ

I Primary forest (Rừng nguyên sinh) 3.1641,74

1

Rừng nguyên sinh dầy

(Dense primary forest) 11.755,22 387546.4 1146794

2

Rừng trung bình, trưởng thành

(Moderate old-growth forest) 19.713,96 393120.5 1134425

3

Rừng thưa, trưởng thành

(Sparse old-growth forest) 172,56 392254.7 1140875

II Primary forest - Shrubs – Grass

(Rừng nguyên sinh – Cây buội – Cỏ dại) 9.235,43

4

Rừng thưa tuổi trung bình – Cây buội

(Sparse medium-growth forest – Shrub) 9.168,63 393267.4 1144128

5

Rừng thưa tuổi trung bình – Cỏ dại

(Sparse medium-growth forest – Grass) 66,80 374014.9 1142070

III Melaleuca Forest (Rừng Tràm) 10.312,00

6 Tràm tự nhiên (Nature Melaleuca) 1.209,27 387747.1 1150962

7

Tràm tự nhiên – Cây buội

(Nature Melaleuca – Shrubs) 9.046,73 507875.9 1070667

8

Tràm tự nhiên – Cỏ dại

(Nature Melaleuca – Grass) 56,00 398321.6 1138739

IV Restored Melaleuca Forest

(Rừng Tràm phục hồi) 1..356,49

9 Tràm dầy (Dense Melaleuca) 626,50 510858.2 1059226

10 Tràm trung bình (Medium Melaleuca) 729,99 507270.2 1064572

Melaleuca Plantation (Tràm trồng) 42.266,22

11 Tràm trồng trung bình (Melaleuca plantation) 37.631,92 520476.4 1071204

12

Tràm trồng thưa – Cỏ dại

(Sparse Melaleuca plantation – Grass) 4.634,30 469030.6 1146340

Mangrove Forest (Rừng ngập mặn) 11.804,8

13

Rừng ngập mặn tự nhiên, thưa

(Sparse natural mangrove forest) 83,37 388367.8 1150137

14

Rừng ngập mặn phục hồi

(Restored mangrove forest) 5.765,17 447254.3 1148978

15

Cây ngập mặn – Ao nuôi thủy sản

(Sparse mangrove – Aquaculture) 747,87 488293.9 1087410

16

Cây ngập mặn còn nhỏ trên bải bồi

(Young mangrove forest in mudflat) 279,19 446195.4 1149944

Mixed tree (Cây tạp)

17

Cây gỗ phục hồi, mật độ thưa

Sparse restored young trees 4.929,2 514688 1088870

Shrubs – Grass (Cây buội – Cỏ dại) 10.577,4

18 Cây buội – Cỏ dại (Shrubs – Grass) 1.337,72 377992.7 1139835

19 Cỏ dại (Wild grass) 7.557,16 489204.1 1139506

20 Thực vật thủy sinh (Aquatic plants) 1.682,52 508988.3 1059706

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

19

TT Đơn vị lớp phủ Diện tích Tọa độ

(meters)

(ha) Kinh độ Vĩ độ

Others (Lớp phủ khác)

21 Cây gỗ - Cây ăn trái (Wood tree - Fruit Tree) 2.321,66 385596.8 1139679

22 Cây ăn trái (Fruit tree) 1.982,84 451117.6 1147770

23 Thức vật khác xen đất trống (Others - Bare ground) 1.986,23 398412.5 1140768

24 Hoa màu (Crops) 230,91 452958 1136575

25

Cây nông nghiệp xen lẫn cây buội – cỏ dại

(Agricultural land - Shrubs – Grass) 8.489,16 387037.1 1123681

26

Ruộng thủy sản – thực vật khác

(Aquacuture – Other) 38.108,08 489824.6 1071071

27 Hồ nước (Water Reservoir) 22,36 449875.6 1149200

28 Mặt nước (Open water) 445,76 509060.8 1061988

29 Bải cát (Sand bar) 1.547,13 398889.9 1134484

30 Đô thị (Urban) 3.087,63 510202 1103242

31 Phi trường (Airport) 61,32 386733.1 1130214

32 Đất công nghiệp (Factory land) 286,16 456745.2 1129430

Rừng và các kiểu rừng phân bố khá điển hình ở những hệ sinh thái tự nhiên đặc thù kết

hợp từ những yếu tố tự nhiên trong khu vực của Kiên Giang.

Việc phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành được áp dụng trong nghiên cứu nầy để

mô tả những đơn vị lớp phủ mà thực vật chiếm chủ yếu là rừng. Ngoài ra, thuật ngữ theo

phân loại rừng theo kiểu lập địa cũng được sử dụng để dễ hiểu do địa phương thường sử

dụng (rừng núi đất, rừng ngập mặn, rừng ngập nước)

Hai loại rừng được ghi nhận trong khu vực Kiên Giang: 1) Rừng tự nhiên, và 2) rừng

trồng.

4.1.1. Rừng nguyên sinh (Primary forest)

4.1.1.1. Rừng nguyên sinh trên núi đất (Upland primary forest)

Lớp phủ thực vật rừng tự nhiên trên núi đất chiếm chủ yếu trong khu vực đồi núi ở đảo

Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương và một số đảo nhỏ khác thuộc huyện Kiên Hải. Chúng

bao gồm những cánh rừng nguyên sinh và thứ sinh rộng lớn còn lại của vùng Đồng Bằng

Sông Cửu Long.

Tại một số khu vực ở đỉnh núi cao là nhóm thực vật rừng hỗn loài, chủ yếu là nhóm thực

vật thuộc họ Chè (Theaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Măng cụt (Clusiaceae).

Ngoài ra còn có thực vật hạt trần như Hoàng Đàn Giả (Dacrydium elatum), Thông Lông

Gà (Dacrycarpus imbricatus) và Kim Giao (Nageia wallichiana). Độ che phủ ở những

khu vực nầy không cao tạo nên những lớp phủ thực vật thưa.

Nhìn chung, nhóm thực vật rừng chủ yếu trên núi cao thuộc họ cây Dầu

(Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế, một số nơi có sự chen lẫn với những nhóm thực vật

khác thuộc họ Trôm (Sterculiacea), Xoan (Meliacea), … với mật độ khá cao tạo nên lớp

phủ thực vật rừng dầy (Hình ).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

20

Khi hạ dần độ cao xuống phía bên dưới chân núi, ở những nơi có khoảng trống thì xuất

hiện những loài thực vật khác xen lẫn với cây họ Dầu như Trôm (Sterculiaceac), Xoan

(Meliacea), ….

Rừng nguyên sinh trên núi đất có độ che phủ thay đổi từ dầy đến thưa. Phân lớn cây rừng

đều là những cây trưởng thành có đường kính than khá lớn.

Trên rừng nguyên sinh dầy có diện tích khoảng 11.755,22 ha, chủ yếu là rừng nguyên sinh

hiện diện trên nhóm đất Ferasols với độ cao từ 200 – 350 m (a.m.s.l.) của đảo Phú Quốc.

Thực vật rừng chiếm ưu thế là những cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) như Dầu

Song Nàng (Dipterocarpus dyeri), Dầu Mít (Dipterocarpus costatus), một số loài cây

khác như Kiền Kiền (Hopea pierrei), Bứa (Garcinaia sp.),…Trong khi rừng nguyên sinh

trung bình, chiếm diện tích khoảng 19.713, 96 ha, có độ che phủ rừng khá, chiếm khoảng

50 - 60 % với những nhóm thực vật có độ tuổi khá cao, phần còn lại là cây nhỏ và cây

buội. Thành phần các loài thực là những thảm rừng nguyên sinh còn lại với thực vật chủ

yếu là cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) như Dầu Song Nàng (Dipterocarpus dyeri),

Dầu Mít (Dipterocarpus costatus), một số loài cây khác như Kiền Kiền (Hopea pierrei),

Bứa (Garcinaia sp.), Bô Bô (Shorea hypochra),…

Hình 4.2. Rừng trưởng thành có mật độ trung bình với nhiều cây cổ thụ trong khu vực

VQG Phú Quốc

Rừng thưa, khoảng 172,56 ha, có độ che phủ rừng khá thấp, chỉ khoảng 20 – 40 %, phần

còn lại là những cây nhỏ hoặc xen lẫn với những cây buội hoặc thảm cỏ thấp nhưng mật

độ không cao. Thực vật rừng chiếm ưu thế là những cây thân gỗ với nhiều loài cây như

Dầu Lông (Dipterocarpus intricatus), Dầu Trà Beng (Dipterocarpus obtusifolius), Sao

Đen (Hopea odorata), Trường Mật (Paviesia anamensis), Trâm Trắng (Syzigium sp.), Sổ

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

21

(Dilenia ovata), Cám (Panirari anamensis),… Những cây thân gỗ trưởng thành tạo nên

những mãng cây cổ thụ to lớn trong quần thể thực vật rừng thưa (Hình 4.3).

Hình 4.3. Rừng thưa trưởng thành trong khu vực VQG Phú Quốc

4.1.1.2. Rừng nguyên sinh – Cây buội – Cỏ dại (Primary forest - Shrubs – Grass)

Lớp phủ mà thực vật chiếm chủ yếu là rừng nguyên sinh có mật độ che phủ trung bình từ

40 – 60 % xen lẫn với cây buội và cỏ dại chiếm phần diện tích còn lại. Tổng diện tích của

rừng nguyên sinh xen cây buội và cỏ dại chiếm 9.235,43 ha, phần lớn loại lớp phủ nầy

phân bố phía Bắc và một vạt rừng xen cây buội, cỏ dại có diện tích nhỏ hơn nằm cận phía

Nam của đảo Phú Quốc.

Dựa vào mật độ của cây buội và thảm cỏ dại xen lẫn trong rừng nguyên sinh, hai đơn vị

lớp phủ được phân chia: 1) Rừng thưa tuổi trung bình xen cây buội và 2) Rừng thưa tuổi

trung bình xen cỏ dại.

Nhóm thực vật thân gỗ trong rừng thưa xen cây buội với thành phần cây họ Dầu

(Dipterocarpus) chiếm ưu thế như Dầu Lông (Dipterocarpus intricatus), Dầu Trà Beng

(Dipterocarpus obtusifolius), và những cây thâ gỗ khác được ghi nhận trong đơn vị lớp

phủ nầy như Sao Đen (Hopea odorata), Trường Mật (Paviesia anamensis), Trâm Trắng

(Syzigium sp.), Sổ (Dilenia ovata), Cám (Panirari anamensis). Nhóm cây buội xen lẫn

trong lớp phủ rừng nầy khá nhiều loài đan xen với nhau như Hu Đay (Trema vingaris),

Cò Ke (Grewia paniculata), Sầm (Memecylon harmandii), Cù Đèn (Croton poinanei),...

tạo thành một tầng thảm thực vật thấp gần mặt đất (Hình ).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

22

Hình Rừng thưa xen lẫn với nhiều cây buội tại khu vực VQG Phú Quốc.

4.1.1.1.2.2.. Rừng thƣa tuổi trung bình xen cỏ dại (Sparse medium-growth forest –

Grass)

Những cánh rừng thưa có độ tuổi trung bình xen lẫn với từng trảng cỏ dại tạo thành một

lớp phủ khá điển hình cho những cánh rừng nguyên sinh bị tàn phá do nhiều nguyên nhân

trong khu vực Phú Quốc. Lớp phủ rừng thưa phân bố phần lớn ở khu vực phía Bắc của

VQG Phú Quốc với diện tích khoảng 66,80 ha. Những cây có tuổi trung bình hiện diện

trong cánh rừng thưa tạo nên nét hoang sơ của một cánh rừng tự nhiên còn lại. Thảm cỏ

dại phân bố từng mãng nhỏ giữa những cụm rừng hoặc xen lẫn giữa những cây cổ thụ với

nhau (Hình ).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

23

Hình 4.4. Rừng thưa với những cây lớn có độ tuổi trung bình xen thảm cỏ tại Phú

Quốc.

4.1.2. Rừng tràm (Melaleuca)

Tràm phân bố khá rộng trong khu vực Kiên Giang, từ trong khu vực đất phèn của vùng

Tứ Giác Long Xuyên của Kiên Giang cho đến khu vực ven biển. Điều đáng chú ý là

Tràm vẫn hiện diện trong khu vực bị nhiễm mặn tại vùng cửa sông (Rạch Tràm) của đảo

Phú Quốc. Tại khu vực nầy, rừng Tràm nằm cận kề với rừng ngập mặn, và Tràm còn hiện

diện ngay cả sát bờ sông, thay thế một mãng rừng ngập mặn đã biến mất. Ngoài ra,

những mãng hoặc từng cụm Tràm riêng lẻ cũng phát triển trên những vùng đất cát ven

sườn núi ở đảo Phú Quốc.

Tràm được phân chia làm thành 3 đơn vị chính: 1) Tràm tự nhiên, 2) Tràm tự nhiên được

phục hồi, và 3) Tràm trồng. Tràm trồng bao gồm những khu vực lâm trường thuộc đất

của nhà nước hoặc của tư nhân và những mãng Tràm rải rác nhiều nơi trong tỉnh thuộc

chủ quyền của nông dân.

4.1.2.1. Rừng Tràm tự nhiên (Nature Melaleuca forest)

Tràm tự nhiên chiếm diện tích khoảng 10.312 ha, bao gồm rừng Tràm tự nhiên đơn thuần

và Tràm xen lẫn với những nhóm thực vật khác.Tràm tự nhiên phân bố chủ yếu ở phía

Bắc của đảo Phú Quốc, chủ yếu tập trung dọc theo xung quanh Rạch Tràm và một một

phần nằm rải rác dọc theo một số con rạch phía bên ngoài khu vực VQG Phú Quốc. Ba

đơn vị lớp phủ Tràm tự nhiên được phân chia như sau: 1) Tràm tự nhiên đơn thuần, 2)

Tràm tự nhiên xen cây buội, và 3) Tràm xen cỏ dại.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

24

Rừng Tràm tự nhiên đơn thuần có mật độ trung bình đến thưa, độ tuổi khá giao động từ

những cây khá già đến những cánh rừng tái sinh có tuổi trung bình từ 8 – 12 năm được

phục hồi sau nầy. Diện tích rừng Tràm tự nhiên chiếm khoảng 1.209,27 ha.

Một số nơi trên đất cát, do môi trường đất chua nên thàm thực vật bên dưới Tràm là

những vạt cỏ năng (Eleocharis dulcis), Dùi trống (Euriocaulon echinulatum), Hoàng Đầu

(Xyris pauciflora), Lác (Cyperus sp.) và những loài cỏ dại khác.

Hình 4.5. Rừng Tràm tự nhiên trên những vùng đất chua ở đảo Phú Quốc. Thần cây

Tràm vẫn còn dấu vết bị cháy trong mùa khô cách đây 2 năm. Dưới tác động của lữa,

những hạt Tràm bị tách ra, kích thích nẩy mầm tạo thành lớp phủ cây Tràm con bên dưới

tán rừng.

Tràm tự nhiên xen lẫn những cây buội chiếm diện tích lên đến 9.046,73 ha. Phần bố chủ

yếu ven rìa của những cánh rừng Tràm tự nhiên có mật độ trung bình ở khu vực phía Bắc

của đảo Phú Quốc. Mật độ Tràm biến động khá lớn, có những nơi mật độ Tràm trung

bình từ 50 – 70 %, nhưng có những nơi giảm xuống chỉ còn khoảng 20 – 30 %. Độ tuổi

của Tràm cũng giao động khá lớn, có những cụm Tràm có độ tuổi trung bình, nhưng có

những cụm Tràm có độ tuổi khá cao, trên 30 năm (Hình ).

Thàm cây buội bên dưới tán rừng Tràm khá đa dạng như Chua Nôm (Archylea valali), Sổ

(Dillenia ovata), Hồng Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum), Sầm

(Menecylon harmandii), Cá Đằng (Thunbergia fragrans),...Qua quan sát cho thấy phía

cạnh bìa của lớp phủ Tràm xen cây buội là những thảm cỏ hoang dại với nhiều loài khá

đa dạng.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

25

Hình 4.6. Rừng Tràm xem lẫn với nhiều loài cây buội trong khu vực VQG Phú Quốc.

Tràm tự nhiên cxen cỏ dại có mật độ khá thưa khoảng 20 – 30 %, và thảm cỏ phủ hầu hết

phần diện tích còn lại. Phân bố ở phía Bắc của Phú Quốc, chiếm diện tích khoảng 56 ha,

nhưng có thể xem đây cũng là một trong những thảm rừng tràm nguyên sinh còn lại trên

đảo Phú Quốc.

Phần lớn Tràm phân tán rải rác xen lẫn với thảm cỏ, nhưng có vài nơi thì Tràm hiện diện

thành từng cụm nhỏ. Những cây Tràm nguyên sinh còn sót lại có thân khá to, đường kính

khoảng gần 80 cm, và trên thân vẫn còn vết tích u nần của những nhánh tràm bị chặt phá.

4.1.2.2. Tràm phục hồi (Restored Melaleuca Forest)

Những cánh rừng tràm tự nhiên trước đây đã bị tàn phá do nhiều nguyên nhân: chiến

tranh, cháy,… đã được tái sinh và phục hồi vào những năm sau nầy. Tổng diện tích của

rừng Tràm phục hồi vào khoảng 1.356,49 ha; phần lớn tập trung trong khu vực VQG U

Minh Thượng. Dựa vào độ che phủ của Tràm, hai đơn vị lớp phủ: 1) Tràm phục hồi mật

độ dầy, và 2) Tràm phục hồi trung bình

Những cánh rừng Tràm có mật độ khá dầy và độ che phủ khá cao, khoảng từ 70 – 90 %.,

với diện tích khoảng 626,50. Trong khu vực VQG U Minh Thượng, cánh rừng Tràm dầy

tập trung tại vùng có lớp than bùn dầy. Hầu hết Tràm được phục hồi sau trận cháy rừng

năm 2002 nên độ tuổi chỉ vào khoảng 7 – 8 tuổi.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

26

Tràm phục hồi có mật độ trung bình là những cánh rừng tràm tái sinh có độ che phủ trung

bình từ 50 – 60 %, phần còn lại là cây buội, cỏ và những thực vật thủy sinh nhưng những

loài thực vật phụ nầy không chiếm mật độ đáng kể. Diện tích của lớp phủ rừng Tràm

trung bình chiếm vào khoảng 729,99 ha, phân bố chủ yếu trong khu vực VQG U Minh

Thượng. Tràm Trung bình phần lớn được là Tràm phục hồi và những mãng Tràm tự

nhiên còn sót lại sau trận cháy năm 2002

Hình 4.7. Rừng tràm có mật độ dầy đượcphục hồi sau trận cháy năm 2002 trong khu vực

VQG U Minh Thượng (ở trung tâm phía bên phải hình chụp).

Nhiều cánh rừng Tràm trong khu vực VQG U Minh Thượng, xen lẫn trong những cánh

rừng Tràm phục hồi là những loài cây buội, dây leo và thực vật thủy sinh. Độ che phủ của

Tràm và mật độ xuất hiện của những loài cây buội, thực vật thủy sinh nên có thê phân

chia ra làm nhiều đơn vị lớp phủ khác nhau khi xây dựng bản đồ lớp phủ chi tiết hơn.

4.1.2.3. Tràm trồng (Melaleca Plantation)

Cũng như một số vùng khác của ĐBSCL, Tràm được trồng khá nhiều trên những vùng

đất phèn của tỉnh Kiên Giang. Do tính chất đất phèn, hoặc nhiễm phèn nặng nên pH đất

khá thấp, pH dao động từ 3,5 – 5,5 tùy theo mùa ttrong năm.

Đất Tràm trồng thuộc chủ quyền của Nhà nước, nhóm tư nhân, và của nông dân. Đới với

chủ quyền của Nhà nước và Nhóm tư nhân thì diện tích Tràm khá tập trung thành những

lâm trường, nhưng của tư nhân thì khá phân tán khắp trong vùng đất phèn của tỉnh Kiên

Giang. Qua kết quả phân tích ảnh vệ tinh và khảo sát cho thấy phần lớn Tràm phân bố ở

các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, U Minh Thượng và An Minh.Ở những nơi khác vẫn có

hiện diện Tràm trồng nhưng diện tích ít hơn. và khá phân tán. Hai đơn vị Tràm trồng

được phân chia là Tràm trồng có mật độ trung bình và Tràm thưa xen với cỏ dại.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

27

4.1.2.3.1. Tràm trồng mật độ trung bình (Melaleuca plantation)

Đây là những cánh đồng đất phèn được trồng tràm tập trung và những thửa đất rải rác

được trồng tràm dùng cho mục tiêu kinh tế. Diện tích Tràm trồng trung bình được ước

tính khoảng 37.631 ha. Trong báo bản đồ Lớp phủ nầy không thể hiện tất cả các ruộng

tràm rải rác ở toàn bộ tỉnh Kiên Giang mà chỉ tập trung ở những khu vực Tràm trồng tập

trung và những khu vực có diện tích Tràm trên 2 ha.

Tràm tập trung có diện tích lớn phân bố chủ yếu ở Kiên Lương, Hòn Đất và ở U Minh

Thượng. Một khu vực Tràm tập trung ở Kiên Lương và Hòn Đất là những Lâm Trường

trồng Tràm và Bạch Đàn (Eucalyptus sp.) trước đây. So sánh với những năm trước thì

diện tích Tràm ở khu vực nầy có giảm đáng kể. Tràm trồng khu vực U Minh Thượng có

diện tích trung bình và phân tán xung quanh VQG U Minh Thượng. Tại đây, mặc dù có

sự chuyển đổi mục đích sử dụng, nhưng do tính chất đất không phù hợp cho mục tiêu sử

dụng khác nên Tràm vẫn còn khá nhiều, nhất là trong vùng đệm của VQG (Hình ).

Hình 4.8. Tràm trồng (phía trái) trong vùng đệm của VQG U Minh Thượng. Phía phải là

rừng Tràm bên trong VQG U Minh Thượng. Thực vật thủy sinh Bèo Cái (Pistia

stratiotes) đã phủ kín mặt nước của con kênh ranh VQG.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

28

Hình 4.9. Tràm trồng trong khu vực đất phèn của huyện Kiên Lương, Kiên Giang. Do

Tràm được trồng trên đất phèn nên Năng Ống (Eleocharis dulcis) xuất hiện khá nhiều,

xen lẫn và dọc theo hai bên rìa của khu vực Tràm.

4.1.2.3.2. Tràm trồng mật độ thƣa – Cỏ dại (Sparse Melaleuca plantation – Grass)

Những khu vực đất phèn được trồng Tràm nhưng không được chăm sóc nhiều nên độ che phủ

không cao, chỉ khoảng từ 30 – 50 %, và những khoảng trống đã được phủ bởi lớp cỏ dại. Tổng

diện tích ước tính của Tràm thưa xen cỏ dại vào khoảng 4.634,30 ha. Lớp phủ nầy phân bố khá

nhiều trong khu vực của Kiên Lương, Hòn Đất và Giang Thành.

Khu vực Tràm tập trung chủ yếu là đất phèn và bị hạn chế về nguồn nước, nên cỏ dại ở các khu

nầy chủ yếu là Năng (Eleocharis sp.), Cỏ Ống (Panicum repens), Mồm Mỡ (Ischaemum aristatum L.), Mồm Mốc (Ischaemum indicum), cỏ Bàng (Lepironia articulata). Hai loài cỏ

năng được ghi nhận trong những khu vực Tràm thưa là Năng Ống (Eleochris dulcis) và Năng

Kim (Eleocharis attropurpea), và một số loài cỏ phổ biến trong vùng đất ngập nước nhiễm phèn.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

29

Hình 4.10. Tràm trồng tập trung, bao gồm Tràm có mật độ trung bình và mật độ thưa

trong khu vực huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Xung quanh khu Tràm tập trung là ruộng

lúa. (Ảnh vệ tinh SPOT 5, tháng 3 năm 2009).

4.1.3. Rừng ngập mặn (Mangrove forest)

Rừng ngập mặn hiện diện khá nhiều, với diện tích khoảng 11.804,8 ha, và phần lớn phân

bố dọc vùng đất ngập nước ven biển trong khu vực của tỉnh Kiên Giang. Tại đảoPhú

Quốc, rừng ngập mặn được tìm thấy ở một số cửa sông và dọc theo hai bên sông còn chị

ảnh hưởng môi trường mặn và lợ như Rạch Tràm,… Trong nội địa của Kiên Giang thì

rừng ngập mặn phân bố dọc theo các vùng đất ven biển kéo dài từ Hà Tiên đến U Minh

Thượng. Rừng ngập mặn phân bố phần lớn trên đất bải bồi ven biển với thành phần đất

chủ yếu là bùn pha cát, thường được bảo hòa nước quanh năm nên tính chịu lực của đất

ven biển rất kém, khi tiến vào bên trong, dọc theo hai bên sông thì tính chịu lực của đất

có tăng lên nhưng không đáng kể. Do đó, những nơi chịu ảnh hưởng gió biển mạnh sẽ dễ

làm cho những thân cây rừng ngập mặn bị ngã.

Do tác động của yếu tố tự nhiên và con người, dãy rừng ngập mặn ven biển có độ rộng

khác nhau; có những nơi có độ rộng lên đến 200 m, nhưng cũng có những nơi chỉ còn lại

vài hàng cây hoặc chỉ còn dấu vết với những cây nằm bên ngoài bờ biển do tác động của

xói mòn đất.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

30

Hình 4.11. Rừng ngập mặn ven biển tỉnh Kiên Giang

Rừng ngập mặn, trong khu vực Kiên Giang bao gồm rừng ngập mặn tự nhiên, phần lớn ở

đảo Phú Quốc, và rừng ngập mặn phục hồi ven biển. Thành phần loài của rừng ngập mặn

bao gồm những cây thân gỗ và cây buội, dây leo. Cây thân gỗ cũng khá đa dạng, bao gồm

Đước Đôi (Rhizophora apiculatabe), Đước Bộp (R. mucronata Poir.in Lamk), Đước Vòi

(Rhizophora stylosa Griff), Đước Nhọn (Rhizophora mucronata Poir. In Lamk.).Mắm

Trắng (Avicennia alba), Mắm Biển (Avicennia marina), Mắm Lưỡi Đòng (Avicennia

officinalis), Bần Trắng (Sonneratia alba J.E. Smith.), Bần Ổi (Sonneratia griffithii Kurz.,

Sonneratia ovata), Bần Chua (Sonneratia lanceolata, S. caseolaris), Vẹt Dù (Bruguiera

gymnorrhiza (L.) Lamk.), Vẹt Đen (Vẹt Khang) (Bruguiera sexangula (Luor.) Poir. in

Lamk.), Vẹt Trụ (Bruguiera cylindrica), Su Ổi (Xylocarpus granatum), Giá (Excoecaria

agallocha), Cóc Đỏ (Lumnitzera littorea ), Cóc Vàng (Lumnitzera racemosa), Dứa Nước

(Nipa fruticans).

Trong môi trường nước lợ, một số loài cây thân gỗ khác được ghi nhận như Tra Làm

Chiếu (Hibiscus tiliaceus), Tra Biển (Thespesia populnea ). Mặc dù là cây thân gỗ,

nhưng phần lớn các loài cây Tra hiện diện dọc theo các bờ kênh trong khu vực ven biển

có hình dáng như những cây thân buội. Chùm Gọng (Clerodendron inerme) cũng được

ghi nhận hiện diện nhiều nơi trong khu vực ven rừng ngập mặn của Kiên Giang.

Một số cây buội và dây leo được ghi nhận trong khu vực rừng ngập mặn như Dà Quánh

(Ceriops decandra), Quao Nước (Dolichadrone spathacea), Ô Rô Trắng (Acanthus

ebracteatus), Ô Rô Tía (Acanthus ilicifolius), Ráng (Acrostichum aureum), Ráng

(Acrostichum speciosum), Cóc Kèn (Derris trifolia Lour. ), Tơ Hồng (Cuscuta australis

R.Br.),...

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

31

4.1.3.1. Rừng ngập mặn tự nhiên mật độ trung bình (Moderate nature mangrove)

Rừng ngập mặn tự nhiên phân bố chủ yếu dọc theo Rạch Tràm và một số rạch nhỏ khác ở

đảo Phú Quốc. Diện tích rừng ngập mặn tự nhiên không còn nhiều, chỉ vào khoảng 83,37

ha. Mật độ của rừng ngập mặn tự nhiên hơi thưa, chỉ vào khoảng 30 – 50 % diện tích

trong đơn vị lớp phủ. Có nới chỉ tạo thành hai hàng cây ngập mặn dọc theo hai bên sông,

rạch.

Những nhóm thực vật rừng ngập mặn tự nhiên trong khu vực đảo Phú Quốc khá đa dạng

như Đước Đôi (Rhizophora apiculatabe), Đước Bộp (R. mucronata Poir.in Lamk), Đước

Vòi (Rhizophora stylosa Griff), Đước Nhọn (Rhizophora mucronata Poir. In Lamk.), Su

Ổi (Xylocarpus granatum), Giá (Excoecaria agallocha), và nhất là cây Cóc (Lumnitzera )

với hai loài được tìm thấy là Cóc Đỏ (Lumnitzera littorea ), Cóc Vàng (Lumnitzera

racemosa),.…

Hình 4.12. Rừng ngập mặn tự nhiên dọc theo hai bên Rạch Tràm ở đảo Phú Quốc.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

32

Hình 4.13. Rừng ngập mặn tự nhiên hỗn giao với nhiều loài thực vật Đước (Rhizophora

sp.), Cóc Đỏ (Lumnitzera littorea), Giá (Excoecaria agallocha) tại khu vực Rạch Tràm,

Phú Quốc.

4.1.3.2. Rừng ngập mặn phục hồi (Restored mangrove forest)

Những dãy rừng ngập mặn tự nhiên ven biển trước đây bị tàn phá và suy giảm diện tích

và chất lượng rừng, và đã và đang được phục hồi. Phần lớn rừng ngập mặn phục hồi nầy

phân bố dọc theo ven biển kéo dài từ Hà Tiên đến tận U Minh Thượng, giáp với tỉnh Cà

Mau, với diện tích khoảng 5.765,17 ha. Tuy nhiên, một vài nơi trong đoạn ven biển đã

không còn hiện diện rừng ngập mặn mà thay vào đó là những ruộng nuôi thủy sản, chủ

yếu là tôm. Một vài nơi, rừng ngập mặn đã bị bị sauy giảm do xói mòn bờ biển, vài nơi

chỉ còn lại một số cây rừng ngập mặn trơ trọi sát bờ biển và thậm chí giữa biển.

Thành phần thực vật rừng ngập mặn ven biển cũng khá đa dạng bao gồm những thân cây

gỗ như Đước (Rhizophora sp.), Mắm (Avicennia sp.), Vẹt (Bruguiera sp.), Bần (Sonneratia

sp.), Su (Xylocarpus sp.),…Những loài Tra (Thespesiaap.), Chùm Gọng (Clerodendron

inerme) thường gặp ven rìa và dọc theo bờ kênh phía sau rừng ngập mặn.

Một số loài thực vật cây buội sống xen lẫn với rừng ngập mặn cũng được ghi nhận ở khu

vực ven biển Kiên Giang như Quao Nước (Dolichadrone spathacea), Ô Rô Trắng

(Acanthus ebracteatus), Ô Rô Tía (Acanthus ilicifolius), Ráng (Acrostichum aureum),

Ráng (Acrostichum speciosum), Cóc Kèn (Derris trifolia Lour. ), Cóc Kèn Dẹp (Derris

marginata Benth.), Tơ Hồng (Cuscuta australis R.Br.),...

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

33

Hình 4.14. Rừng ngập mặn phát triển trên đất bải bồi ven biển Kiên Giang

Hình 4.16. Rừng Đước (Rhizophora sp.) được phục hồi trên vùng đất ven biển tỉnh Kiên

Giang

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

34

Hình 4.17. Rừng Mắm (Avicenia sp.) và và Vẹt (Bruguiera sp.) ven biển Kiên Giang

Hình 4.18. Rừng Dừa Nước (Nipa fruticants) phục hồi ở một đoạn theo ven biển thuộc

huyện An Biên, Kiên Giang.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

35

Hình 4.18. Rừng ngập mặn ven biển với những cây Vẹt (Bruguiera sp.).

4.1.2.3. Cây ngập mặn – Ao nuôi thủy sản (Sparse mangrove – Aquaculture)

Dọc theo ven biển từ Hà Tiên đến U Minh Thượng của Kiên Giang, với diện tích khoảng

747,87 ha, một số diện tích rừng ngập mặn trước đây đã được chuyển sang đất nuôi thủy

sản. Nhiều nơi, việc chuyển đổi một vài nơi không đồng bộ mà vẫn còn những mãng rừng

rừng ngập mặn xen lẫn những ruộng nuôi thủy sản, tạo thành những mãng rừng dạng da

beo. Mặc dù đất được sử dụng để nuôi thủy sản nhưng dọc theo bờ thửa và những ô đất

giữa ruộng vẫn được người dân trồng cây ngập mặn, chủ yếu là Đước (Rhizophora). Với

sự xen lẫn như vậy, tạo thành cảnh quan rừng cây ngập mặn xen lẫn ao thủy sản (Hình ).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

36

Hình 4.19.Rừng ngập mặn xen lẫn những ao nuôi thủy sản trong vùng ven biển của

huyện An Biên, Kiên Giang. Bên trên là ảnh vệ tinh SPOT 5, chụp vào tháng 3 năm

2009. Màu xanh chỉ thị thực vật rừng ngập mặn.

4.1.2.4. Cây ngập mặn còn nhỏ trên bải bồi (Young mangrove forest in mudflat)

Một số bải bồi được hình thành ven biển và đặc biệt là vùng đất bải bồi khu vực Đông Hồ

đã và đang được thảm rừng ngập mặn xâm chiếm, với tổng diện tích khoảng 279,19 ha.

Phần lớn thảm rừng ngập mặn nầy có độ tuổi giao động từ 2 – 5 tuổi, thậm chí có những

nơi chỉ mới thấy hiện diện cây con của rừng ngập mặn.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

37

Thành phần loài của rừng ngập mặn còn nhỏ được ghi nhận chủ yếu là Đước (Rhizophora

sp.) và Mắm (Avicennia sp.). Tại khu vực bải bùn của Đông Hồ thì chủ yếu là cây Đước.

Hình 4.20. Rừng ngập mặn còn nhỏ trên vùng đất bải bùn trong khu vực Đông Hồ (Hà

Tiên). Thực vật chiếm ưu thế là Đước (Rhizophora sp.). Ảnh vệ tinh SPOT5, tháng 3 năm

2009.

4.1.3. Cây gỗ phục hồi, mật độ thƣa (Sparse restored young trees)

Rừng cây nguyên sinh ở những núi đất khu vực Hà Tiên và Kiên Lương đã không còn và

đã được phục hồi bằng những loài cây gỗ tạp. Diện tích đất phục hồi bằng những cây gỗ

tạp không được đồng đều và độ che phủ không cao, chỉ chiếm khoảng 30-40 %. Ven rìa

hoặc có khi xen lẫn bên trong cây gỗ là cây ăn trái. Diện tích lớp phủ nầy vào khoảng 4.929,2 ha.

Thành phần loài của những cây gỗ khá đa dạng như những cây họ Dầu (Dipterocarpaceae),

Sao Đen (Hopea odorata), Xoan (Meliacea), và xen lẫn những cây Tràm Bông Vàng

(Acacia), Khuynh Diệp (Eucalyptus sp.),…

4.1.4. Cây buội và cỏ dại (Shrubs – Grass)

Cây buội và thảm cỏ chiếm diện tích khá lớn trong khu vực của Kiên Giang, vào khoảng

10.577, 4 ha. Lớp phủ cây buội và cỏ dại phân bố nhiều nơi, từ đão Phú Quốc cho đến

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

38

trong khu vực đất liền bên trong tỉnh, nhất là những cánh đồng cỏ trên đất phèn của PHú

Mỹ, Giang Thành và Kiên Lương. Hai đơn vị lớp phủ được phân chia: 1) Cây buội – cỏ

dại, và 2) Thảm cỏa dại.

4.1.4.1. Cây buội – Cỏ dại (Shrubs – Grass)

Cây buội xen lẫn cỏ dại chiếm diện tích khá lớn, vào khoảng 7.557,6 ha, và phân bố rải

rác một số vùng trong nội địa và ngoài đảo Phú Quốc.

Phía trong nội địa, thảm cây buội và cỏ dại phân bố chủ yếu ở khu vực xung quanh những

núi đá vôi đã được khai thác làm nguyên liệu ciment và khu vực đồng cỏ của Kiên

Lương, và trong khu vực vùng đệm của VQG U Minh Thượng. Xung quanh núi đá vôi

được khai thác, các nhóm cây buội khá đa dạng như Mua (Melastoma sp. ), Lức (Pluchea

indica (L.) Lees),…Cỏ dại phổ biến là Cỏ Ống (Panicum repens), Cỏ Chỉ (Cynodon

dactilon), Cỏ Xả (Cymbopogon Citratus (DC) Stapf ),….Ở khu vực đất phèn, thảm cây

buội chủ yếu là Lức (Pluchea indica (L.) Lees), Sậy (Phragmitex sp.), Dứa Dại

(Pandanus odoratissimus L. ), … và cỏ phổ biến xen lẫn với những cây buội được ghi

nhận là Năng Ống (Eleocharis dulcis), Năng Kim (Eleocharis attropurpea), Cỏ Ống

(Panicum repens), Cỏ Mồm (Ischaemum sp.), Lác (Cyperus sp.),…

Hình 4.21. Thảm cây buội với những cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa) trên vùng đất cát

ven biển của đảo Phú Quốc.

Trên đảo Phú Quốc, cây buội ven biển được ghi nhận chủ yếu như Cây Găng Lá (Randia

tomentosa), Hồng Sim (Rhodomyrtus tomentosa); Nhàu (Morinda citrifolia), Sầm

(Memecylon harmandii), Lốp Bốp (Connarus cochinchinensis Pierre), Sấu Trâu Trâu

(Strophanthus caudatus), Mua (Melastoma sp.), Núc Nác (Bignoniaceae)… Những thảm

cây buội Sim – Mua trải dài theo vùng đất cát dọc theo chân núi phía Đông Bắc của đảo

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

39

tạo thành thảm cây buội khá đẹp. Ngoài ra, những nhóm cây buội và cỏ dại xuất hiện khá

nhiều trên những vùng đất rừng ven núi bị khai thác. Nhiều loài cỏ xen lẫn cây buội,

nhiều nhất là cỏ Tranh (Imperata cylindrica L.), cỏ Roi Ngựa (Verbenaceae) xuất hiện

trên những vùng đất cát ven biển.

4.1.4.2. Thảm cỏ dại (Grass)

Đơn vị lớp phủ cỏ dại được xác định trên tất cả những nơi có cỏ dại xuất hiện, ngay cả

trên trên những con đường mà cỏ dại chiếm đến 70% diện tích. Do đó, diện tích cỏa dại

khá lớn trong vùng Kiên Giang, khoảng 7.557 ha.

Trong khu vực nội địa, thảm cỏ dại trên vùng đất phèn hoặc nhiễm phèn chủ yếu là Năng

(Eleocharis sp.), Cỏ Ống (Panicum repens), Mồm Mốc (Ishaemum indicum), Mồm Mỡ

(Ischaemum aristatum L.), Lác (Cyperus sp.), Cỏ Chát (Fimbristylis miliacea), Cỏ Chỉ

(Cynodon dactylon). Bàng (Lepironia articulata) và Năng Kim (Eleocharis attropurea)

hiện diện khá nhiều trên cánh đồng cỏ Phú Mỹ.

Hình 4.22. Bàng (Lepironia articulata) và Năng Kim (Eleocharis attropurea) trên cánh

đồng cỏ Phú Mỹ, Kiên Lương.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

40

Hình 4.23. Đồng cỏ Năng Ống (Eleocharis dulcis) trong khu vực đất phèn Kiên Lương.

Hình 4.24. Trảng cỏ Tranh (Imperata cylindrica) với những hàng dừa trên vùng đất cát

ven biển của Phú Quốc.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

41

Một số cây thuộc họ Dương Xỉ ( Polypodiaceae); những cây thuộc dạng buội cũng hiện

diện trên những vùng đất phèn và nhiễm phèn của khu vực U Minh Thượng và Kiên

Lương như Sậy (Phragmitex sp.), Lau (Saccharum arundinaceum Retz.)

Trên vùng đất có địa hình cao hơn, đất khô hạn của đảo Phú Quốc và ven núi ở Hà Tiên,

Kiên Lương thì có nhiều loài cỏ hiện diện, nhiều nhất là cỏ Tranh (Imperata cylindrica

L.), cỏ Lá Tre (Lophatherum gracile Brongn), …

4.5. Thực vật thủy sinh (Aquatic Plants)

Trong khu vực tỉnh Kiên Giang, diện tích mà thực vật thủy sinh phân bố khá rộng lớn, từ

những kênh, rạch, ao, đầm đến những đồng ruộng ngập nước. Tuy nhiên, trong báo nầy,

lớp phủ thực vật thủy sinh được ghi nhận chủ yếu trong khu vực VQG U Minh Thượng,

với diện tích khoảng 1.682,52 ha.

Lớp phủ thực vật thủy sinh được đề cập trong báo cáo nầy chỉ chú trọng đến khu vực

VQG U Minh Thượng. Thành phần thực vật thủy sinh khá đa dạng với các loài Súng Ma

(Nymphaea nouchali), Bèo Cái (Pistia stratiotes), Bèo Tai Chuột (Salvina cucullata),

Bồn Bồn (Typha domingensis), Thủy Nữ Ấn (Nymphoides indicum), Rong Đuôi Chồn

(Haloragaceae), Dương xỉ (Acrostichumsp.).

Hình 4.25. Thực vật thủy sinh trong vùng ngập nước ở VQG U Minh Thượng

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

42

Đáng chú ý là loài Rau Muống Biển (Ipomoea sp.) được ghi nhận lần đầu xuất hiện trong

khu vực VQG U Minh Thượng, nhưng chỉ ở một khoảng diện tích nhỏ dọc theo kênh

trung tâm (Hình ).

Do sự đa dạng và loài thủy sinh và sự phân bố, mật độ khác nhau giữa các quần thể thực

vật nên lớp phủ thực vật thủy sinh được phân chia thành nhiều đơn vị phụ trình bày trong

phần Lớp phủ VQG U Minh Thượng.

4.1.6. Cây gỗ - Cây ăn trái (Wood tree - Fruit tree)

Cây gỗ xen lẫn cây ăn trái tạo nhành từng mãng xung quanh một số núi ở Hà Tiên, Kiên Lương,

Hòn Đất và ở đảo Phú Quốc. Ngoại trừ những khu vực sườn núi và ven núi, trên vùng đồng bằng

thì người dân trồng cây lấy gỗ xen lẫn với cây ăn trái trong đất vườn xung quanh nhà.

Thành phần cây gỗ rất đa dạng, một số cây chính được ghi nhận: Tràm Bông Vàng (Acacia

auriculiformis), Keo tai Tượng (Acacia mangium), Khuynh Diệp (Eucalyptus sp.), vây họ Dầu

(Dipterocarpaceae ),….

4.1.7. Cây ăn trái (Fruit tree)

Cây ăn trái phân bố khắp khu vực Kiên Giang. Phần lớn cây ăn trái được trồng xung quanh nhà

và trên những vạt đất vườn. Do đặc điểm đa dạng về tính chất đất và nước nên thành phần loài

cây ăn trái rất đa dạng.

4.1.8. Lớp phủ khác (other land covers)

Một số đơn vị lớp phủ khác được ghi nhận và thể hiện trên bản đồ như: cây nông nghiệp, cây

nông nghiệp xen cây buội - cỏ, đất trống, bãi cát,…

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

43

PHẦN 5.

VƢỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC

5.1. Tổng quan

Đảo Phú Quốc, là một huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, có diện tích 56.200 ha, là hòn đảo

lớn nhất trong cả quần đảo gồm 14 đảo nhỏ. Đảo Phú Quốc nằm trong khu vực Vịnh Thái

Lan, nằm về phía Tây cách vùng đất liền của tỉnh Kiên Giang khoảng 40 km. Vườn Quốc

Gia Phú Quốc là một khu rừng nhiệt đới được bảo tồn nằm về phía Đông bắc đảo.

Vườn Quốc Gia Phú Quốc, trải dài từ 10°12' đến 10°27' vĩ Bắc và từ 103°50' đến 104°04'

kinh Đông, ở phía Đông Bắc đảo thuộc địa phận của các xã Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa

Cạn, và một phần của xã Dương Đông, Dương Tơ, cửa Dương và Hàm Ninh. Ranh giới

phía Bắc và Đông của VQG chạy dọc theo bờ biển.

Lịch sử hình thành; theo Quyết định số 194/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng

Bộ trưởng thì một phần của đảo Phú Quốc được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên có

diện tích 5.000 ha (Bộ NN&PTNT, 1997) với mục tiêu bảo tồn "khu rừng còn lại trên đảo

với sự phong phú các loài cây họ Dầu như Sao Hopea sp." (Cao Van Sung, 1995). Khu

bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc đã được thành lập và hoạt động trong suốt thời kỳ 1986-

1992 (Anon. 1998). Ban quản lý khu bảo tồn đã được thành lập theo quyết định của

UBND tỉnh Kiên Giang ngày 10/3/1989, và ngân sách đầu tư cho khu bảo tồn đã được

phê duyệt theo Quyết định số 444/KL/QĐ ngày 2/10/1989 của Bộ Lâm Nghiệp.

Ngày 3/4/1996 UBND tỉnh Kiên Giang ra Quyết định số 360/UB-QĐ về việc sáp nhập

hai khu rừng phòng hộ đầu nguồn và khu bảo tồn thiên nhiên. Năm 1998, Phân viện Điều

tra Quy hoạch Rừng II đã soạn thảo một dự án đầu tư chung cho các khu bảo tồn thiên

nhiên và khu phòng hộ đầu nguồn trên. Theo dự án đầu tư, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phú

Quốc có diện tích là 14.957 ha, và Khu Phòng hộ Đầu nguồn Phú Quốc có diện tích là

35.873 ha (Anon. 1998).

Theo Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/06/2001 về việc

chuyển hạng Khu BTTN Phú Quốc thành VQG Phú Quốc, khu vực này được mở rộng

bao gồm cả một phần của rừng phòng hộ đầu nguồn Phú Quốc, tổng diện tích VQG Phú

Quốc là 31.422 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 8.786 ha, phân khu phục hồi

sinh thái 22.603 ha và phân khu hành chính, dịch vụ - nghiên cứu khoa học là 33 ha.

Theo QĐ số 01/2002/QĐ-UB ngày 17/01/2002thì VQG Phú Quốc trực thuộc sự quản lý

của UBND Tỉnh Kiên Giang, với tổng diện tích là 31.422 ha.

Tổng diện tích tự nhiên của VQG Phú Quốc là 31.422 ha;. VQG Phú Quốc được chia

thành ba phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.786 ha, phân khu phục hồi

sinh thái 22.603 ha và phân khu hành chính - dịch vụ - nghiên cứu khoa học 33 ha. Ngoài

ra, còn có khoảng 20.000 ha vùng đệm ven biển.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

44

Địa hình; VQG nằm về phía Bắc của đảo Phú Quốc với những đồi núi cao thuộc 3 dãy

núi Hàm Ninh, Hàm Rồng và Gành Dầu. Về phía Đông và Đông Bắc có các đỉnh núi khá

cao là núi Chúa (603 m), Núi Vò Quập (478 m), núi Đá Bạc (448 m) nằm trong dãy núi

Hàm Ninh. Phầ lớn các núi có độ dốc từ 15 – 20 độ, có những nơi tạo thành dốc dựng

đứng kéo dài và có độ dốc khá lớn, trên 45 độ. Về phía Bắc thì bị ngăn chặn bởi dãy Bãi

Đại có độ cao từ 200 – 250 m, gồm núi Chảo (379 m), núi Hàm Rồng (365 m).

Nhìn chung, địa hình thoai thoải và thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ phía Đông sang

Tây. Xen kẻ giữa những khu vực có địa hình cao có một số vùng trũng thấp, như vùng

Bãi Thơm, Cửa Cạn. Tại những lung trũng thường bị ngập nước tạo thành một số hệ thức

vật khác với những khu vực trên đồi núi cao.

Vũ lượng, thủy văn; vũ lượng bình quân hàng năm tại khu vực Phú Quốc khá cao, khoảng

3.038 mm với số ngày mưa trong năm là 174 ngày. Nguồn nước mặt khá phong phú, với

mật độ sông suối là 0,42/km2, với 2 hệ thống sông, với 2 con sông chay qua khu vực

VQG là: rạch Cửa Cạn, và rạch Dương Đông. Ngoài ra, còn có một số sông, rạch khác

như Rạch Tràm, Rạch Vũng Bầu, Rạch cá,…Mặc dù có nhiều suối, nhưng nhưng chủ yếu

chỉ có nước theo mùa.

5.2. Tài nguyên thực vật

VQG Phú Quốc được đánh giá là nơi còn diện tích khá lớn của rừng nguyên sinh có hệ

sinh thái rừng nhiệt đới, với nhiều hệ động thực vật phong phú, quý hiếm không chỉ ở

Việt Nam mà ngay cả trên thế giới..

Trong khu vực VQG Phú Quốc, hệ sinh thái rừng nhiệt đới có nhiều loài cây gỗ lớn,

Theo kết quả nghiên cứu của ADB (1999) cho rằng có 929 loài thực vật trên đảo Phú

Quốc, nhưng kết quả mới đây của Wildlife At Risk (2006) cho thấy tại đây có đến 1.164

loài thực vật bậc cao, gồm 137 họ và 531 chi; trong đó có 5 loài Khỏa tử (thuộc ngành

Hạt trần) thuộc 3 Họ và 4 Chi. Cũng theo kết quả nghiên cứu được công bố cho thấy có

đến 155 loài cây dược liệu (34 loài làm thuốc bổ và 11 loài chữa được các bệnh hiểm

nghèo), và 23 loài Phong Lan, trong đó có 3 loài mới vừa được ghi nhận tại Việt Nam

như Nhẵn Diệp (Liparis cf. rhodochila Rolfe), Kiều Lan Lưỡi Phiếm Đơn (Calanthe

lyrogolossa Reichenb.f.), và loài Podochilus tenius.

Theo nhiều tác giả, và gần đây Wildlife At Risk (2006) nhận định lần nữa về hệ thực vật

của khu vực đảo Phú Quốc có mối quan hệ thân thuộc với một số hệ thực vật ở những

vùng khác trên thế giới: Cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) có quan hệ thân thuộc với những

cây họ Dầu ở Malaysia – Indonesia. Một số thực vật Ngành hạt trần, Ngành hạt kín có

quan hệ với những thực vật vùng Hymalaya – Vân nam (Trung Hoa), và những thực vật

thuộc họ Chưn Bầu (Combretaceae), Họ Tử Vi (Lythraceae), Họ Gòn (Bombaceae) có

quan hệ thân thuộc với những thực vật cùng Họ ở Ấn Độ - Miến Điện.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

45

Hình 5.1. Bản đồ lớp phủ thực vật đảo Phú Quốc năm 2009

5.3. Lớp phủ thực vật VQG Phú Quốc (Landcover of Phu Quoc National Park)

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

46

Một bản đồ lớp phủ thực vật đảo Phú Quốc được thực hiện trong năm 2009. Nhìn chung,

rừng chiếm diện tích khá lớn, bao gồm rừng bên ngoài và bên trong khu vực VQG. Rừng

phân bố từ khu vực phía Bắc cho đến phía Đông Nam của đảo Phú Quốc. Những cây

thuộc họ Dầu (Dipterocarpacae) chiếm ưu thế trong những cánh rừng ở địa hình cao của

những dãy núi trên đảo. Ngoài ra, những quần thụ của rừng nhiệt đới hiện diện trong khu

vực nầy. Mật độ che phủ của rừng thay đổi khá lớn do một số cánh rừng bị tác động của

con người trong nhiều năm qua. Những cánh rừng nguyên sinh có độ che phủ cao cho

đến những cánh rừng nghèo xen lẫn cây buội, cỏ dại chie61mmo65t diện tích đáng kể

trong khu vực của đảo Phú Quốc.

Một cách tổng quát, kết quả giải ảnh vệ tinh và khảo sát ngoài đồng vào cuối năm 2009

ghi nhận dữ liệu lớp phủ thực vật của đảo Phú Quôc được trình bày trong bảng tóm tắt

(Bảng ).

Bảng 5.1. Tóm tắt lớp phủ thực vật ở đảo Phú Quốc năm 2009

TT Lớp phủ Diện tích

(ha)

1 Rừng tự nhiên 32.863,46

2 Rừng phục hồi – xen cây buội 5.442,33

3 Rừng tràm tự nhiên 1.527,25

4 Mangrove 83,37

5 Cây buội – Cỏ dại 2.503,15

6 Cây gỗ - Buội – Cỏ 3.147,09

7 Cây nông nghiệp 8.489,17

8 Vườn cây 8,83

9 Hồ chưa nước 51,35

10 Phi trường 50,79

11 Khu đô thị 453,38

12 Đất trống 490,47

13 Sử dụng khác – Đất trống 1.458,84

14 Bải cát 1.540,21

Tổng cộng 59.636.94

Chú ý: Diện tích bao gồm những bải cát ven biển của đảo.

Khu vực VQG Phú Quốc, với diện tích 31.422 ha, với 9 đơn vị lớp phủ được phân chia

và một số đơn vị phụ khác được trình bài trong Bảng …

Bảng 5.2. Các đơn vị lớp phủ thực vật VQG Phú Quốc năm 2009

TT Lớp phủ thực vật (Landcover) Diện tích Tọa độ (m)

(ha) Kinh độ Vĩ độ

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

47

24603.5

1 Dense old-growth Forest 10359.9 387546.36 1146794.09

2 Moderate old-growth forest 28.89 394427.51 1147343.33

3 Sparse old-growth forest 172.56 392254.68 1140875.37

4 Moderate medium-growth forest 11655.92 393120.47 1134424.82

5 Sparse medium-growth forest 68.14 374760.1 1140182.87

6 Sparse young-growth forest 82.82 377719 1138457.15

7 Open young-growth forest 234.61 394752.49 1145635.43

8 Sparse poor forest 2000.66 391640.59 1145297.17

4739.28

9 Sparse restored young-growth forest 902.4 393266.74 1129685.5

10 Sparse young-growth forest - Shrubs 47.97 385246.46 1142290.65

11 Sparse medium-growth forest - grass 1715.91 394846.7 1143664.85

12 Sparse medium-growth forest - Shrubs 1160.72 385930.07 1142751.44

13 Sparse young -growth forest - grass 89.95 397214.03 1146681.94

14

Open medium-growth forest - Bared

ground 822.33 397599.52 1146918.38

1371.81

15 Moderated medium-growth Melaleuca 1130.16 387747.08 1150962.01

16 Sparse old-growth Melaleuca - Shrubs 139.29 391300.33 1151824.25

17

Saprse medium-growth Melaleuca -

mixed trees 52.06 398227.89 1139665.69

18

Open old-growth Melaleuca - Imperata -

Me 50.3 398321.62 1138739.06

350.02

19 Moderate Medium-growth mangrove 57.02 388366.3 1150180.22

20 Mixed shrubs - open forest 66.8 374014.91 1142069.67

21 Shrubs - Grass 164.92 377992.69 1139834.63

22 Rhodamnia - Melastoma 61.28 398364.58 1140523.37

531.52

23 Mixed grass 208.44 373159.55 1146145.49

24 Open grass 323.08 389371.55 1145368.51

25 Wood tree _ Shrubs 6.74 387167.34 1142544.58

26 Wood tree - Fruit Tree 115.92 373998.02 1141731.56

27 Agricultural land - Shrubs 106.91 392653.94 1128273.25

28 Other - Bared ground 564.81 395212.36 1150238.85

29 Water Reservoir 51.35 393396.71 1133378.25

30 Sand bar 1.18 389592.03 1155018.87

32443.04

Việc phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành được áp dụng trong nghiên cứu nầy để

mô tả những đơn vị lớp phủ mà thực vật chiếm chủ yếu là rừng. Ngoài ra, thuật ngữ theo

phân loại rừng theo kiểu lập địa cũng được sử dụng để dễ hiểu do địa phương thường sử

dụng (rừng núi đất, rừng ngập mặn, rừng ngập nước)

Hai loại rừng được ghi nhận trong khu vực VQG U Minh Thượng 1) Rừng nguyên sinh

và 2) Rừng phục hồi

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

48

5.3.1. Rừng nguyên sinh (Primary forest)

5.3.1.1. Rừng nguyên sinh trên núi đất (Upland primary forest)

Rừng tự nhiên trên núi đất bao gồm những cánh rừng nguyên sinh và thứ sinh rộng lớn

còn lại của Phú Quốc.

Trên một số khu vực ở đỉnh núi cao là nhóm thực vật rừng hỗn loài, chủ yếu là nhóm

thực vật thuộc họ Chè (Theaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Măng cụt (Clusiaceae).

Ngoài ra còn có thực vật hạt trần như Hoàng Đàn Giả (Dacrydium elatum), Thông Lông

Gà (Dacrycarpus imbricatus) và Kim Giao (Nageia wallichiana). Phân bố cây rừng

không đồng đều và độ che phủ không cao tạo thành những cánh rừng từ trung bình đến

thưa.

Nhìn chung, nhóm thực vật rừng chủ yếu trên núi cao thuộc họ cây Dầu

(Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế, một số nơi có sự chen lẫn với những nhóm thực vật

khác thuộc họ Trôm (Sterculiacea), Xoan (Meliacea), … với mật độ khá cao tạo nên lớp

phủ thực vật rừng dầy (Hình ).

Khi hạ dần độ cao xuống phía bên dưới chân núi, ở những nơi có khoảng trống thì xuất

hiện những loài thực vật khác xen lẫn với cây họ Dầu như Trôm (Sterculiaceac), Xoan

(Meliacea), Cám (Parinari annamensis ), Viết (Manilkara kauki), Vên Vên (Anisoptera

costata)…), … và cả những cây buội, cỏ dại.

5.3.1.1.1. Rừng dầy trƣởng thành (Dense old-growth primary forest)

Rừng tự nhiên dầy với diện tích khoảng 10.359,9 ha, chủ yếu là rừng nguyên sinh hiện

diện trên nhóm đất Ferasols với độ cao từ 200 – 350 m (amsl) của đảo Phú Quốc. Thực

vật rừng chiếm ưu thế là những cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) như Dầu Song

Nàng (Dipterocarpus dyeri), Dầu Mít (Dipterocarpus costatus), Kiền Kiền (Hopea

pierrei), Sao Đen (Hopea odorata), và một số cây khác như Bứa (Garcinaia sp.), Cám

(Parinari annamensis),...

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

49

Hình . 5.2. Rừng nguyên sinh mật độ dầy với nhóm thực vật có độ tuổi khá đồng đều

trong khu vực VQG Phú Quốc.

Hình 5.3. Rừng nguyên sinh mật độ dầy trên đảo Phú Quốc. Những cây rừng được định

danh và chọn làm nguồn giống để phục hồi

5.3.1.1.2. Rừng trung bình trƣởng thành (Moderate old-growth forest)

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

50

Diện tích lớp phủ rừng nguyên sinh trung bình chiếm diện tích khoảng 28.89 ha. Độ che

phủ rừng khá, chiếm khoảng 50 - 60 % với những nhóm thực vật có độ tuổi khá cao,

phần còn lại là cây nhỏ và cây buội. Thành phần các loài thực là những thảm rừng

nguyên sinh còn lại với thực vật chủ yếu là cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) như

Dầu Song Nàng (Dipterocarpus dyeri), Dầu Mít (Dipterocarpus costatus), Kiền Kiền

(Hopea pierrei), và những loài cây rừng khác như Bứa (Garcinaia sp.), Bô Bô (Shorea

hypochra), Cám (Parinari annamensis),...

Hình 5.4. Rừng trưởng thành có mật độ trung bình với nhiều cây cổ thụ trong khu vực

VQG Phú Quốc

5.3.1.1.3. Rừng thƣa trƣởng thành (Sparse old-growth forest)

Diện tích rừng thưa chiếm khoảng 172,56 ha. Nằm phía Bắc đảo Phú Quốc. Độ che phủ

rừng khá thấp, chỉ khoảng 20 – 40 %, phần còn lại là những cây nhỏ hoặc xen lẫn với

những cây buội hoặc thảm cỏ thấp nhưng mật độ không cao. Một vài khoảng đất trống

được ghi nhận ở một vài nơi trong trong đơn vị lớp phủ nầy. Thực vật rừng chiếm ưu thế

là những cây thân gỗ với nhiều loài cây như Dầu Lông (Dipterocarpus intricatus), Dầu

Trà Beng (Dipterocarpus obtusifolius), Sao Đen (Hopea odorata), Trường Mật (Paviesia

anamensis), Trâm Trắng (Syzigium sp.), Sổ (Dilenia ovata), Cám (Panirari

anamensis),… Những cây thân gỗ trưởng thành tạo nên những mãng cây cổ thụ to lớn

trong quần thể thực vật rừng thưa (Hình ).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

51

Hình 5.5. Rừng thưa trưởng thành với những cây cổ thụ trong khu vực VQG Phú Quốc

5.3.1.1.4. Rừng trung bình (Moderate medium-growth forest)

Đây là những cánh rừng có tuổi và mật độ trung bình, chiếm một diện tích khá lớn, 11.655.91 ha,

và phân bố khắp nơi trong khu vực VQG Phú Quốc. Phần lớn rừng có mật độ trung bình nằm ven

những cánh rừng dầy và gần đường giao thông có thể do chịu tác động của con người. Giải đoán

ảnh vệ tinh và khảo sát cho thấy Độ che phủ rừng khá, chiếm khoảng 50 - 60 %, có nơi đến

có độ che phủ đến 70 %.

Cũng như những cánh rừng trưởng thành có mật độ trung bình, thực vật trong rừng trung

bình vẫn chiếm ưu thế là những cây thân gỗ với nhiều loài cây như Dầu Lông

(Dipterocarpus intricatus), Dầu Trà Beng (Dipterocarpus obtusifolius), Sao Đen (Hopea

odorata), Trường Mật (Paviesia anamensis), Trâm Trắng (Syzigium sp.), Sổ (Dilenia

ovata), Cám (Panirari anamensis), Viết (Manilkara kauki), Vên Vên (Anisoptera

costata)… Mặc dù đánh giá có mật độ trung bình, nhưng trong toàn bộ lớp phủ nầy vẫn

ghi nhận có những khoảng cây buội, cỏ dại xen kẻ, nhưng diện tích không lớn.

Rừng có độ tuổi và mật độ trung bình nên khá đồng đều, tạo thành một cảnh quan rừng

khá đẹp trong khu vực VQG Phú Quốc (Hình ).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

52

Hình 5.6. Rừng trung bình trong khu vực VQG Phú Quốc

5.3.1.1.5. Rừng thƣa tuổi trung bình (Sparse medium-growth forest)

Rừng thưa có độ tuổi trung bình chiếm diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng 68.14 ha. Mật độ

cây rừng có tuổi trung bình chỉ chiếm vào khoàng từ 20 – 40 % diện tích. Phần còn lại là

những cây rừng còn nhỏ hoặc cây buội. Thực vật rừng chiếm ưu thế là những cây thân gỗ

thuộc họ Dầu (Dipterocarpacea), Sao Đen (Hopea odorata), Trường Mật (Paviesia

anamensis), Sổ (Dilenia ovata), Cám (Panirari anamensis),… (Hình ).

5.3.1.1.6. Rừng thƣa còn non (Sparse young-growth forest)

Rừng thưa còn non chiếm diện tích khoảng 82.82 ha. Hiện trạng lớp phủ chủ yếu là những

rừng tái sinh còn nhỏ, có độ che phủ thấp, phần còn lại là những cây có táng thấp và một

phần là những cây buội, cỏ dại. Một số thực vật phổ biến gồm Dầu (Diptarocarpus sp.),

Cám (Cipadessa baccifera), Bứa (Garcinaia sp.), Mớp (Alstonia spathulata), Nhum

(Oncosperma tigillaria), Cơm Nguội (Ardisia sp.), Mật Cật (Lincuala soinosa),..

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

53

Hình 5.7. Rừng thưa còn non với nhiều thực vật thân gỗ

5.3.1.1.7. Rừng hơi thƣa còn non (Open young-growth forest)

Đây là khu vực đất có cây rừng rải rác, độ che phủ chỉ khoảng 10 – 15 %, phần còn lại là đất

trồng, một ít chen lấn là cỏ dại. Những cây rừng mới được tái sinh nên còn nhỏ, độ tái sinh không

được tốt nên mật độ của cây còn thấp. Tổng diện tích của rừng khá thưa nầy vào khoảng 234,61

ha. Rừng bao gồm những cây thân gỗ thuộc họ Dầu ((Dipterocarpacea), và những cây thân gỗ

khác.

5.3.1.1.8. Rừng thƣa, nghèo (Sparse poor forest)

Chiếm một diện tích đáng kể trong khu vực của VQG Phú Quốc, với khoảng 2.000,7 ha. Độ che

phủ của những cây thân gỗ không cao, khoảng 20 - 30 %. Rừng phát triển không được tốt. Phân

bố trên một khu vực khá rộng nhưng phần lớn đều nằm trên khu vực sườn núi và gần ranh giới

tiếp cận với đất bên ngoài VQG.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

54

Hình 5.8. Rừng thưa nghèo hiện diện ở khu vực ranh của VQG Phú Quốc

5.3.1.2. Rừng nguyên sinh phục hồi (Sparse restored young-growth forest)

Rừng nguyên sinh hồi chiếm diện tích khoảng 902,4 ha; phân bố thành từng cụm nhỏ

trong khắp khu vực của rừng nguyên sinh ở VQG Phú Quốc. Đây là những khu vực rừng

nguyên sinh bị suy giảm và hiện được phục hồi. Thực vật thân gỗ phần lớn còn nhỏ, và

thưa nên độ che phủ còn thấp, chỉ khoảng 20 – 30 %, cá biệt có những nơi có độ che phủ

đến 40 %. Trong những diện tich còn lại là những khoảng đất trống và những thực vật có

tán thấp như những cây buội và cỏ dại, tuy nhiên mật độ không lớn.

Cây rừng là những thực vật thân gỗ thuộc họ Dầu (Diptarocarpacea), Sao Đen (Hopea

odorata), Trường Mật (Paviesia anamensis), Sổ (Dilenia ovata), và những loài cây gỗ tạp

khác.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

55

Hình 5.9. Rừng thưa phục hồi còn nhỏ tại khu vực VQG Phú Quốc

5.3.1.3. Rừng nguyên sinh – cây buội và cỏ dại (Primary forest - Shrubs – Grass)

Đây là lớp phủ mà thực vật chiếm chủ yếu là rừng nguyên sinh có mật độ che phủ trung

bình từ 40 – 60 % xen lẫn với cây buội và cỏ dại chiếm phần diện tích còn lại. Tổng diện

tích của rừng nguyên sinh xen cây buội và cỏ dại chiếm 3836.88 ha, phần lớn loại lớp phủ

nầy phân bố nhiều nhất ở khu vực ven ranh giới và dọc theo những con đường, suối bên trong

VQG.

Dựa vào mật độ che phủ của những cây rừng thân gỗ, và mật độ cũng như thành phần của thực

vật cây buội và thảm cỏ dại xen lẫn trong rừng nguyên sinh, năm (05) đơn vị lớp phủ được phân

chia: 1) Rừng thưa còn nhỏ xen lẫn cây buội, 2) Rừng thưa, tuổi trung bình xen lẫn cỏ dại cỏ dại,

3) Rừng thưa, tuổi trung bình xen lẫn cây buội, 4) Rừng thưa còn nhỏ xen lẫn cỏ dại, và 5) Rừng

khá thưa, tuổi trung bình – đất trống.

5.3.1.3.1. Rừng thƣa còn non xen lẫn cây buội (Sparse young-growth forest – Shrubs)

Những cánh rừng thưa có độ che phủ của những cây thân gỗ thấp , khoảng 20 – 30 %, phần còn

lại là những cây buội có tán thấp và mật độ của những cây buội cũng không cao. Chiếm diện tích

khoảng 47,97 ha. Do rừng được tái sinh nên độ tuổi còn nhỏ, cây thân gỗ có độ đồng đều khá.

Thành phần cây gỗ chiếm chủ yếu là những cây thuộc họ Dầu (Diptarocarpacea) như Dầu

Lông (Dipterocarpus intricatus), những cây thân gỗ khác như Sao Đen (Hopea odorata),

Trường Mật (Paviesia anamensis),…

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

56

Hình 5.10. Rừng thưa còn non xen cây buội trong khu vực VQG Phú Quốc

5.3.1.3.2. Rừng thƣa tuổi trung bình xen cây buội (Sparse medium-growth forest – Shrub)

Diện tích lớp phủ thực vật chiếm diện tích khá lớn trong khu vực rừng xen, với diện tích

khoảng 1160.72 ha. Nhóm thực vật thân gỗ trong đơn vị nầy với thành phần cây họ Dầu

(Dipterocarpus) chiếm ưu thế như Dầu Lông (Dipterocarpus intricatus), Dầu Trà Beng

(Dipterocarpus obtusifolius), và những cây thân gỗ khác được ghi nhận trong đơn vị lớp

phủ nầy như Sao Đen (Hopea odorata), Trường Mật (Paviesia anamensis), Trâm Trắng

(Syzigium sp.), Sổ (Dilenia ovata), Cám (Panirari anamensis). Nhóm cây buội xen lẫn

trong lớp phủ rừng nầy khá nhiều loài đan xen với nhau như Hu Đay (Trema vingaris),

Cò Ke (Grewia paniculata), Sầm (Memecylon harmandii), Cù Đèn (Croton poinanei),...

tạo thành một tầng thảm thực vật thấp gần mặt đất (Hình ).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

57

Hình 5.11. Rừng thưa xen lẫn với nhiều cây buội tại khu vực VQG Phú Quốc.

5.3.1.3.3. Rừng thƣa còn non xen cỏ dại (Sparse young-growth forest – grass)

Những cánh rừng thưa còn non nhưng xen lẫn với những cây thân gỗ là thàm cỏ tạo

thành một lớp phủ riêng, chiếm diện tích khoảng 89,95 ha trong khu vực nầy. Phần lớn

chúng phân bố phía Đông Bắc của VQG, nơi có sườn núi có nhiều đá và có nhiều gấp

khúc. Tính chất đất tại đây, đất xen với đá, cũng là nguyên nhân không dễ dàng làm tăng

mật độ cây rừng sau khi chúng bị suy giảm.

Quần thụ cây rừng trong khu vực nầy khá đa dạng với nhiều loài thực vật họ Dầu

(Dipterocarpus) và những cây thân gỗ khác.

5.3.1.3.4. Rừng thƣa tuổi trung bình xen cỏ dại (Sparse medium-growth forest –

Grass)

Những cánh rừng thưa có độ tuổi trung bình xen lẫn với từng trảng cỏ dại tạo thành một

lớp phủ khá điển hình cho những cánh rừng nguyên sinh bị tàn phá do nhiều nguyên nhân

trong khu vực Phú Quốc. Lớp phủ rừng thưa phân bố phần lớn ở khu vực phía Bắc của

VQG Phú Quốc với diện tích khoảng 66,80 ha. Những cây có tuổi trung bình hiện diện

trong cánh rừng thưa tạo nên nét hoang sơ của một cánh rừng tự nhiên còn lại. Thảm cỏ

dại phân bố từng mãng nhỏ giữa những cụm rừng hoặc xen lẫn giữa những cây cổ thụ với

nhau (Hình ).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

58

Hình 5.12. Rừng thưa với những cây lớn có độ tuổi trung bình xen thảm cỏ tại Phú Quốc.

5.3.1.3.5. Rừng khá thƣa, tuổi trung bình (Open medium-growth forest - Bared ground)

Một số mãng rừng thưa phân bố trên những khu vực đất trũng thấp dọc theo những con

suối, có thời kỳ bị ngập nước ngắn hạn trong năm, tạo thành sinh cảnh truông Nhum.

Đơn vị nầy chiếm diện tích khoảng 822,33 ha, phân bố song song bờ biển phía Tây Bắc

của VQG.

Một số nhóm thực vật đã được ghi nhận như Nhum (Oncosperma tigillaria ), Mật Cật

(Lincuala soinosa), Đủng Đỉnh (Caryota mitis), Dứa (Pandanus usii), Cơm Nguội

(Ardisia sp.), Choại (Stenochlaena palustris),… Việc phân loại đơn vị lớp phủ nầy nhằm

mục đích xác định cho việc bảo tồn và phục hồi thảm rừng thưa với những loài thực vật

có giá trị (Hình 5.13).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

59

Hình 5.13. Rừng thưa phân bố trên những vùng trũng thấp với nhóm thực vật là cây Nhum

(Oncosperma tigillaria ), Mật Cật (Lincuala soinosa).

5.3.2. Rừng tràm tự nhiên (Nature Melaleuca forest)

Tràm tự nhiên chiếm diện tích khoảng 3.836.88 ha, bao gồm rừng Tràm tự nhiên đơn

thuần và Tràm xen lẫn với những nhóm thực vật khác.Tràm tự nhiên phân bố chủ yếu ở

phía Bắc của đảo Phú Quốc, chủ yếu tập trung dọc theo xung quanh Rạch Tràm và một

một phần nằm rải rác dọc theo một số con rạch phía bên ngoài khu vực VQG.

Năm đơn vị lớp phủ Tràm tự nhiên được phân chia: 1) Tràm tự nhiên mật độ trung bình,

2) Tràm thưa xen cây buội, 3) Tràm thưa, tuổi trung bình xen lẫn cây khác, 4) Tràm thưa,

tuổi trung bình xen lẫn cây buội, và 5) Tràm thưa, già xen lẫn mua - tranh

5.3.2.1. Tràm tự nhiên mật độ trung bình (Moderated medium-growth Melaleuca)

Đây là những cánh rừng Tràm có mật độ trung bình đến thưa, độ tuổi khá giao động từ

những cây khá già đến những cánh rừng tái sinh có tuổi trung bình từ 8 – 12 năm được

phục hồi sau nầy. Diện tích lớp phủ rừng Tràm tự nhiên nầy chiếm đến 1.135,42 ha. Phân

bố xung quanh Rạch Tràm và những mãngTràm nằm rải rác phía Tây Bắc của đảo Phú

Quốc.

Trên những cánh đồng đất thịt pha cát nhưng môi trường đất chua nên thàm thực vật bên

dưới Tràm là những vạt cỏ năng (Eleocharis dulcis), Dùi Trống (Euriocaulon

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

60

echinulatum), Hoàng Đầu (Xyris pauciflora), Lác (Cyperus sp.) và những loài cỏ dại

khác.

Thảm cỏ bên dưới rừng Tràm và tàn dư thực vật từng rừng để lại trên bề mặt đất một lớp

thực bì khá dầy nên tạo thành những vật liệu dễ cháy trong mùa khô. Kết quả khảo sát

cho thấy dấu vết rừng Tràm bị cháy ở nhiều nơi ở đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, đối với rừng

Tràm có độ tuổi từ 8 năm trở lên, thân cây phát triển tốt với đường kính trên 10 cm, lớp

vỏ khá dầy thì những trận cháy nhỏ sẽ không gây chết Tràm, và khả năng tái sinh Tràm

sau khi cháy khá tốt.

Hình 5.14. Rừng Tràm tự nhiên trên những vùng đất cát trên địa hình trung bình ở đảo

Phú Quốc. Thần cây Tràm vẫn còn dấu vết bị cháy trong mùa khô cách đây 2 năm.

Dọc theo và xung quanh Rạch Tràm, những cánh rừng Tràm tự nhiên phát triển khá tốt

phát triển trong môi trường đất bị nhiễm mặn. Tại đây, ở một số nơi, Tràm và cây ngập

mặn (Rhizophora sp., Avicennia sp., Lumnitzera littorea) xen lẫn với nhau.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

61

Hình 5.15. Rừng Tràm tự nhiên phát triển xung quanh và dọc theo Rạch Tràm, Phú Quốc.

Hình 5.16. Tràm và các loài cây ngập mặn (Đước, Cóc Đỏ) phát triển dọc theo Rạch

Tràm, Phú Quốc.

5.3.2.2. Tràm thƣa xen cây tạp (Sparse medium-growth Melaleuca - mixed trees)

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

62

Tràm phát triển trên đất cát trên địa trung bình phía Tây của VQG, với một diện tích chỉ

khoảng 2 ha. Tại đây, Tràm có độ tuổi từ trung bình đến già, mật độ thưa nên độ che phủ

chỉ vào khoảng 20 – 35 %, xen lẫn với nhiều loài thực vật thân gỗ khác.

5.3.2.3. Tràm thƣa xen cây buội, cỏ dại (Sparse medium-growth Melaleuca – Shrubs)

Lớp phủ thực vật Tràm tthưa xen lẫn những cây buội chiếm diện tích khoảng 50.03 ha.

Phần bố chủ yếu ven rìa của những cánh rừng Tràm tự nhiên có mật độ trung bình ở khu

vực phía Bắc của đảo Phú Quốc. Mật độ Tràm biến động khá lớn, có những nơi mật độ

Tràm trung bình từ 50 – 70 %, nhưng có những nơi giảm xuống chỉ còn khoảng 20 – 30

%. Độ tuổi của Tràm cũng giao động khá lớn, có những cụm Tràm có độ tuổi trung bình,

nhưng có những cụm Tràm có độ tuổi khá cao, trên 30 năm (Hình ).

Thàm cây buội bên dưới tán rừng Tràm khá đa dạng như Chua Nôm (Archylea valali), Sổ

(Dillenia ovata), Mua (Melastoma candidum), Cá Đằng (Thunbergia fragrans),...

Hình 5.17. Rừng Tràm xem lẫn với nhiều loài cây buội trong khu vực VQG Phú Quốc.

Phần lớn Tràm phân tán rải rác xen lẫn với thảm cây buội, cỏ, nhưng có vài nơi thì Tràm

hiện diện thành từng cụm nhỏ. Những cây Tràm nguyên sinh còn sót lại có thân khá to,

đường kính khoảng gần 1 m, và trên thân vẫn còn vết tích u nần của những nhánh tràm bị

chặt phá.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

63

Hình 5.18. Những cụm Tràm có độ tuổi khá cao ở phía Đông của VQG Phú Quốc.

Hình 5.19.Tràm tự nhiên rải rác trong những thảm cây buội và đồng cỏ dại ở phía Đông

của VQG Phú Quốc

5.3.2.4. Tràm tự nhiên thƣa xen Sim, Mua, cỏ dại (Open old-growth Melaleuca - Imperata

– Melastoma).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

64

Phân bố trên những vùng đất cát pha dọc theo ven biển phía Đông của VQG với diện tích khoảng

50,3 ha. Tràm tự nhiên xen lẫn những cây buội và thảm cỏ dại. .

Mật độ Tràm thưa, độ che phủ khoảng 20 – 30 %, chủ yếu là những cây tái sinh và cây

còn nhỏ. Cây buội chủ yếu là những cây thuộc họ Sim (Myrtaceae) như Sim Rừng

(Rhodamnia dumetorum) và Hồng Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma

candidum). Một số loài cây buội khác xen lẫn trong rừng Tràm được ghi nhận như Sầm

(Menecylon harmandii), Cá Đằng (Thunbergia fragrans),...Cỏ Tranh (Imperata

cylindrica L.) cũng xuất hiện khá nhiều trong khu vực Tràm – Sim, Mua.

Hình 5.20. Tràm tái sinh mật độ thưa xen lẫn những cây buội (Sim, Mua) và cỏ Tranh (Imperata

cylindrica L.) ở phía Đông của VQG Phú Quốc.

5.3.2.5. Tràm lớn – cỏ dại (Old-growth Melaleuca – Grass)

Đây là lớp phủ thực vật với thảm Tràm tự nhiên phát triển trên đất cát pha sét, có diện

tích khoảng 56 ha. Tràm có mật độ khá thưa khoảng 20 – 30 %, và thảm cỏ phủ hầu hết

phần diện tích còn lại. Phân bố ở phía Đông Bắc của Phú Quốc, chiếm diện tích khoảng,

nhưng có thể xem đây cũng là một trong những thảm rừng Tràm nguyên sinh còn lại trên

đảo Phú Quốc.

Mặc dù mật độ thưa, nhưng thân Tràm có kích thước khá đồng đều, trung bình vào

khoảng 30 - 40 cm. Thảm cò bên dưới khá đa dạng như Chanh Lương (Leptocarpus

diajunotus), Chổi Xể (Baeckea frutesens), Hoàng Đầu (Xyris pauciflora), Dùi Trống

(Eriocaulon echinulatum),…

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

65

Hình 5.21. Rừng Tràm thưa, kích thước khá to (30 - 40 cm). Thảm cỏ Chanh Lương

(Leptocarpus diajunotus) phủ trên mặt đất khá đồng đều.

Hình 5.22. Dùi Trống (Eriocaulon echinulatum), Cây Bắt Ruồi (Drosera burmannii) và

Hoàng Đầu (Xyris pauciflora) hiện diện ở các thảm cỏ ẩm ướt trong rừng Tràm tự nhiên..

Một số cây buội nhỏ cũng hiện diện rải rác ở khu vực đồng cỏ xen lẫn trong rừng Tràm

như Mua nhỏ (Melastoma affine) xuất hiện ở những chỗ đất trũng, ẩm ướt. Loài Mua nầy

khác với loài gặp trên đất cát ven biển trong quần xã Sim – Mua.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

66

Hình 5.23. Cây Mua nhỏ (Melastoma affine) xen lẫn với đồng cỏ trong khu vực Tràm tự

nhiên ở VQG Phú Quốc.

5.3.3. Rừng ngập mặn (Moderate Medium-growth mangrove)

Rừng ngập mặn tự nhiên phân bố chủ yếu dọc theo Rạch Tràm và một số rạch nhỏ khác ở

đảo Phú Quốc. Diện tích rừng ngập mặn tự nhiên trong khu vực VQG Phú Quốc không

còn nhiều, chỉ vào khoảng 57.02 ha. Mật độ của rừng ngập mặn tự nhiên từ trung bình đến

hơi thưa, chỉ vào khoảng 30 – 50 % diện tích trong đơn vị lớp phủ. Có nới chỉ tạo thành

hai hàng cây ngập mặn dọc theo hai bên sông, rạch.

Những nhóm thực vật rừng ngập mặn tự nhiên trong khu vực đảo Phú Quốc khá đa dạng

như Đước Bộp (Rhizophora. mucronata Poir.in Lamk), Đước Vòi (Rhizophora stylosa

Griff), Đước Nhọn (Rhizophora mucronata Poir. In Lamk.), Su Ổi (Xylocarpus

granatum), Giá (Excoecaria agallocha), và nhất là Cóc (Lumnitzera) với hai loài được

tìm thấy là Cóc Đỏ (Lumnitzera littorea) và Cóc Vàng (Lumnitzera racemosa), Bần

(Sonneratia alba).…

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

67

Hình 5.24. Cảnh quan rừng ngập mặn tự nhiên dọc theo hai bên Rạch Tràm ở đảo Phú

Quốc.

Hình 5.25. Rừng ngập mặn tự nhiên hỗn giao với nhiều loài thực vật Đước (Rhizophora

sp.), Cóc Đỏ (Lumnitzera littorea), Giá (Excoecaria agallocha) tại khu vực Rạch Tràm.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

68

Điều khá đặc biệt trong khu vực Rạch Tràm là có sự sắp xếp các loài của rừng ngập mặn

và rừng Tràm tự nhiên trong khu vực nầy. Một lát cắt (transect) từ bờ Rạch Tràm kéo

thằng lên trên đồi cho thấy có sự phân chia các loài thực vật rừng tạo thành các hệ sinh

thái khác nhau.

Dọc theo bờ Rạch Tràm là dãy rừng ngập mặn chiếm ưu thế là Đước (Rhizhophora), xen

lẩn vài nơi có Su Ổi (Xylocarpus granatum), bên cạnh là Cóc Đỏ (Lumnitzera littorea),

vài nơi có cả Cóc Vàng (Lumnitzera racemosa)tạo thành một quần thụ riêng biệt.

Bên trong những quần thụ Cóc (Lumnitzera sp.) là cánh rừng Tràm tự nhiên mở rộng đến

chân núi với mật độ trung bình đến thưa tùy theo từng nơi. Những dãy cây tạo thành một

hệ sinh thái rừng Tràm điển hình trong khu vực đất ngập nước ảnh hưởng mặn. Vài nơi,

giữa xen giữa rừng ngập mặn và rừng Tràm là những cây

Khi tiến gần đến chân núi, địa hình bắt đầu cao dần lên theo sườn dốc của núi thì thực vật

tại đây chuyển sang cây họ Dầu (Dipterocarpacea) và những loài thực vật khác. Quần thụ

thực vật với những cây họ Dầu chiếm ưu thế như vậy tạo thành một hệ sinh thái rừng

nhiệt đới.

Hình 5.26. Rừng ngập mặn với dãy Đước (Rhizophoracea) dọc theo bờ Rạch Tràm, tiếp

theo là quần thụ Cóc (Lumnitzera sp.), và bên trong cánh rừng Tràm tự nhiên kéo dài đến

chân núi. Từ sườn núi lên đến đỉnh núi là rừng cây nhiệt đới với những cây họ Dầu

(Diptecarpacea) chiếm ứu thế và những quần thụ khác.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

69

Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy một vài nơi, những dãy Đước (Rhizophora) ven bờ

được thay thế bằng những dãy Cóc (Lumnitzera sp.). Những cây Cóc to tạo thành những

cụm rừng ngập mặn có hình dáng khá đẹp, hùng vĩ.

Hình 5.27. Những cây Cóc Đỏ (Lumnitzera littorea)

trong hệ sinh thái rừng ngập mặn (Rạch Tràm, Phú

Quốc).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

70

Hình 5.28. Trái Su Ổi (Xylocarpus granatum) trong khu vực rừng ngập mặn Rạch Tràm

Hình 5.29. Thực vật ký sinh phát triển trên thân cây rừng ngập mặn ở khu Rạch Tràm,

VQG Phú Quốc

5.3.4. Truông – Cây buội

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

71

Những thảm thực vật với những cây có tán thấp với chiều cao 1,5 - 4 m tạo thành g lớp

phủ với những hệ sinh thái riêng biệt. Kết quả giải đoán ảnh viện thám và khảo sát thực tế

ước tính diện tích của lớp phủ thực vật Truông – cây buội có diện tích khoảng 293,10 ha.

Do tính chất đất, địa hình và chịu tác động của nguồn nước nên chúng tạo thành những hệ

sinh thái khác biệt rõ rệt.

3.3.4.1. Truông

Truông có diện tích khoảng 66,8 ha, phân bố rải rác ở những khu vực trũng thấp, ẩm ướt.

Một vài nơi do địa hình trũng cục bộ được bao bọc xung quanh khu vực có địa hình cao

hơn nên có thể bị ngập nước trong mùa khô. Một dãi Truông chạy theo thung lũng dọc

sườn núi ven biển phía Tây Bắc của VQG Phú Quốc.

Mặc dù được xác định là Truông, nhưng trong đơn vị nầy vẫn có những cây rừng rải rác.

Chen lẫn trong một lớp thảm phủ Truông kha dầy. Thành phần thực vật ở đây khá đa

dạng, thường gặp các loài thực vật như Nhum (Oncosperma tigillaria), Mật Cật

(Lincuala soinosa), Đủng Đỉnh Caryota mitis), Cơm Nguội (Ardisia sp.), Dứa Dại

(Pandanus usii), Choại (Stenochlaena palustris), Ba Soi (Macaranga tribola)…

Hình 5.30. Sinh cảnh Truông với những loài thực vật cây buội với sự đa dạng các loài

thực vật: Nhum, Đủng Đỉnh, … (VQG Phú Quốc).

5.3.4.2. Cây buội – Cỏ dại (Shrubs – Grass)

Những mãng cây buội xen lẫn với cỏ dại hiện diện khá nhiều, với diện tích khoảng 165

ha trong khu vực VQG Phú Quốc. Thực vật khá đa dạng sinh sống trong một quần thể đa

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

72

loài như Trâm (Syzygium spp), những cây thuộc họ Sim (Myrtaceae), một vài loài thuộc

họ Trúc Đào (Apocynaceae), họ Cỏ Roi Ngựa (Verbenaceae), họ Núc Nác

(Bignoniaceae), Nhàu (Morinda citrifolia), Mua ( ). Một số loài dây leo ký sinh cũng xuất

hiện trong khu vực cây buội như Choại (Stenochlaena palustris), dây Tơ Hồng

(Convolvulaceae ),…

Nhiều loài cỏ dại mọc chen lẫn trong những vạt cây buội. Cỏ Tranh (Imperata cylindrica

L.), xen lẫn cây buội xuất hiện khá nhiều ở những vạt đất cát dọc theo bờ biển phía Đông

Bắc của đảo Phú Quốc, và cỏ Ống (Panicum repens) xuất hiện ở những nơi đất hơi ẩm

ướt.

Hình 5.31. Sinh cảnh cây buội với Mua (Melastoma affine) và cỏ Tranh (Imperata

cylindrica L.) cùng những loài thực vật khác xen lẫn trong trảng cây buội – cỏ dại.

5.3.4.3. Sim – Mua (Rhodamnia - Melastoma)

Nhóm cây buội đáng chú ý trong khu vực VQG Phú Quốc là quần xã Sim – Mua. Thực

vật chiếm ưu thế trong đơn vị nầy là Hồng Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.)Hassk. ),

Mua (Melastoma affinea). Phân bố phần lớn phía Đông của VQG Phú Quốc với die65bn

tích khoảng 61,28 ha. Sim và Mua cũng xuất hiện khá nhiều tạo thành dãy cây buội dọc

theo hai bên đường đi vào bên trong VQG. Tuy nhiên, kích thước ngang của dãy cây buội nầy

không đồng đều, lớn nhất chỉ khoảng 2-3 m.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

73

Hình 5.32. Sinh cảnh cây buội với hai loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa) và Mua

(Melastoma affinea) chiếm ưu thế trên vùng đất cát pha sét trên địa hình trung bình ở phía

Đông của VQG Phú Quốc.

Hình 5.33. Sim và Mua hiện diện ven đường đi xuye6nqua VQG Phú Quốc.

5.3.5. Đồng cỏ (Grass)

Đồng cỏ trong khu vực VQG khá đa dạng về loài thực vật và cấu trúc thảm cỏ. Những

thảm cỏ hỗn loài được ghi nhận khá phổ biến ở những khu vực xung quanh rừng, hoặc

một số khoảng đất trống giữa rừng tự nhiên. Tổng diện tích ghi nhận được vào khoảng

531,71 ha. Phân bố khắp nơi trong khu vực VQG Phú Quốc. Một số nơi, đất được phủ

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

74

bởi cỏ dại nhưng mật độ không cao tạo thành thảm cỏ thưa. Một số loài cây buội cũng

hiện diện rải rác trong những trảng cỏ, nhưng mật độ không đáng kể.

Dựa vào độ che phủ của thảm cỏ, có hai đơn vị lớp phủ cỏ dại được phân chia:

5.3.5.1. Thảm cỏ hỗn loài (Mixed grass)

Thảm cỏ hỗn loài với những cây cây buội trên vùng đất cát phân bố dọc theo ven rìa của

VQG , chiếm diện tích khoảng 208,63 ha. Có một sự đa dạng về diện tích và kiểu phân

bố của thảm cỏ hỗn loài: tạo thành thảm dài dọc theo rìa VQG và phân bố từng mãng nhỏ

dọc theo đường giao thông. Thành phần loài cỏ dại khá đa dạng.

Những loài cỏ dại thường gặp trên những khu vực đất chua, ẩm ướt như Chanh Lương

(Leptocarpus disjunctus Mast.), Hoàng Đầu (Xyris pauciflora Kurz ), Cỏ Ống (Panicum

repens), Cây Bắt Ruồi ((Drosera burmannii), Dùi Trống (Euriocaulon echinulatum), Lác

(Cyperus sp.), Năng Ống (Eleocharis dulcis),… Những cây buội rải rác giữa thảm cỏ

thường gặp là Mua nhỏ (Melastoma affine) và những loài cây buội khác.

Hình 5.34. Thảm cỏ hỗn loài với một ít cây buội trên vùng đất cát pha sét, pH đất chua.

Xung quanh là rừng Tràm tự nhiên (VQG Phú Quốc).

Trên vùng đất cát và cát pha sét có địa hình trung bình, thành phần thực vật với cỏ Tranh

chiếm ưu thế. Xen lẫn trong thảm cỏ tranh là những cây buội hoặc những cây gỗ lớn;

trong khi vạt đất cát ven biển phía Đông của Phú Quốc với trảng cỏ Tranh xen lẫn với

những cây ăn trái.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

75

Hình 5.35. Trảng cỏ Tranh (Imperata cylindrica L.) trên vùng đất cát ven biển phía

Đông của đảo Phú Quốc.

5.3.5.2. Thảm cỏ thƣa (Open grass)

Đây là những thảm cỏ nhỏ, với nhiều loài khác nhau như Cỏ Chỉ (Cynodon dactylon), cỏ

Lá Tre,… dọc theo hai bên những con đường vòng và xuyên qua khu vực VQG và những

khu vực đất trống phủ thảm cỏ rời rạc nằm xen lẫn ven rừng. Diện tích khá nhỏ so với

những loại lớp phủ thực vật khác trong khu vực VQG.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

76

Hình 5.36. Thảm cỏ thưa dọc theo hai bên đường giao thông trong khu vực VQG PQ.

5.3.6. Cây gỗ - Cây buội (Wood tree – Shrubs)

Một số khu vực rừng bị suy thoái đã được phủ lại bằng những cây gỗ tạp và những cây

con, cây buội; với diện tích khá nhỏ, khoảng 6,74 ha. Loại nầy thỉnh thoảng gặp ở giữa

những đám cây buội hoặc đồng cỏ.

Một số diện tích ven rìa của những cánh rừng nguyên sinh phía Đông Bắc của VQG bị

tàn phá trước đây đã được phủ bởi những cây gỗ và cây buội. Một phần những cây gỗ

nầy được trồng vì cận kề với đất của nông dân.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

77

Hình 5.37. Thảm thực vật cây gỗ và cây buội gặp ở một vài nơi trong khu vực ven biển

của VQG Phú Quốc.

Hình 5.38. Ven rìa của VQG, cây gỗ và cây buội thay vào nơi là rừng bị phá hủy trước

đây.

5.3.7. Cây gỗ - Cây ăn trái (Wood tree - Fruit Tree)

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

78

Khu vực VQG đã có những tác động ảnh hưởng làm một phần diện tích rừng bị sử dụng

cho mục tiêu khác. Trong đó, dọc theo đường giao thông và ở một số khu vực ven bìa

rừng đã có sự xuất hiện của những cây gỗ và cây ăn trái xen lẫn với nhau, với diện tích

khoảng 115,92 ha. Theo quan sát thì mật độ cây gỗ chiếm ưu thế so với cây ăn trái. Các

loài cây gỗ khá đa dạng như cây họ Dầu (Dipterorapacea), Sao (Hopea odorata Roxb)

Tràm Bông Vàng (Acacia auriculiformis),…

Cây ăn trái phổ biến là Xoài (Mangifera ), Mít (Artocarpus heterophyllus), Chuối

(Musaceae), Dừa (Cocos nucifera), Vú Sữa (Chrysophyllum cainito), …

Hình 5.39. Sinh cảnh cây gỗ và cây ăn trái trên v2ung đất cát ven rừng trong khu vực

VQG Phú Quốc.

5.3.8. Loại khác

5.3.8.1. Cây nông nghiệp – Cây buội (Agricultural land – Shrubs)

Những nương rẩy dùng cho sản xuất nông nghiệp có sự chen lẫn rải rác các nhóm cây

buội củng hiện diện xung quanh các khu rừng của VQG; với diện tích khoảng 106.91 ha.

5.3.8.2. Đất trống – những loại khác (Other - Bared ground)

Chiếm một diện tích khá lớn, vào khoảng 564.87 ha. Tính chất đất dọc theo ven biển

không thích hợp cho thực vật phát triển, nhất là những bải cát. Do đó, tạo thanh những

bải đất trống nằm rải rác ven biển. Vài nơi, có những thảm cỏ hoặc cây buội nhưng phân

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

79

bố không nhiều và không đồng nhất. Do tính chất đất cát và thiếu nước trong mùa khô

nên những thảm cỏ nhỏ, rải rác ở nơi đây thường bị chết héo.

5.3.8.3. Mặt nƣớc (Channels and water reservoir)

Mạng lưới một số sông, rạch và hồ chứa nước tạo một diện tích mặt nước đáng kể,

khoảng 51,35 ha, trong khu vực VQG. Diện tích mặt nước phụ thuộc theo mùa, trong

mùa mưa thì diện tích mặt nước tăng lên do một số con suối và ngọn sông bị ngập nước,

nhưng trong mùa khô thì diện tích mặt nước giảm đi đáng kể do các con suối bị khô cạn.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

80

Bảng Danh mục thực vật nghi nhận trên tuyến khảo sát ở khu vực VQG Phú Quốc

VT Những loài thực vật

89 Melaleuca cajuputi

Leptocarpus

diajunotus Melastoma villosum

Drosera

burmannii

90 Melaleuca cajuputi

Leptocarpus

diajunotus Melastoma villosum

Drosera

burmannii

91 River

92

Rhizophora

apiculata Lumnitzera coocinea

93 Grewia paniculata Melastoma villosum

94 Garcinaia sp. Neolamarekia cadamba (Roxb.)Bosser.

Ficus altissima

Bl.

Lagerstroem

ia Dilenia ovata

95

Cipadessa

baccifera (Roth)

Miq. Garcinaia sp Melaleuca cajuputi

Cratoxylon

formosum

(Jack,) Dyer.)

Glyptopetalu

m thorelii

Pit..

Lagerstroemi

a calyculata

Kurz.

Aronychia

pedunculata (L.)

Miq.

96

Alstonia

spathulata L.. Diptarocarpus sp.

97

Oncosperma

tigillaria Ardisia sp.

98

Oncosperma

tigillaria Lincuala soinosa

99

Oncosperma

tigillaria Melaleuca cajuputi

Glyptopetalum

thorelii Pit.. Ardisia sp.

100

Shorea harmandi

Pierre

101 Melaleuca cajuputi Mixed trees

103 Melaleuca cajuputi Melastoma villosum Lincuala soinosa

Oncosperma

tigillaria

Syzygium

zeylanicum

(L.) DC.

Manikara

kauki (L.)

Dub.

Acroceras

munroanum (Bal.)

Henr.

104 Melaleuca cajuputi Leptocarpus diajunotus

105 Melaleuca cajuputi

106

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

81

VT Những loài thực vật

107 Melaleuca cajuputi

108 Melaleuca cajuputi

109 Melaleuca cajuputi

110 Diptarocarpus sp.

111 Diptarocarpus sp.

114

Hopea Odorata

Roxb

115 Diptarocarpus sp. Lithocarpus sp.

Hopea pierrei

Hance Hỗn Giao

116 Diptarocarpus sp.

Alstonia spathulata

L.. Ficus altissima Bl. Ardisia sp.

Hopea

pierrei

Hance

Lithocarpus

sp.

Tristaria

merquensis

117

A. nitida Trec.

Subsp. Lignanensis

(Merr) Jarr. Diptarocarpus sp. Shorea thorelii Pierre

118

Tristaria

merquensis Diptarocarpus sp.

A. nitida Trec.

Subsp. Lignanensis

(Merr) Jarr.

Rhodomyrtus

tomentosa ??

Aronychia

pedunculata

(L.) Miq.

Rhodamnia

dumetorum (Poir.)

Merr.

119 Diptarocarpus sp.

A. nitida Trec. Subsp. Lignanensis (Merr)

Jarr.

Manikara kauki

(L.) Dub. Fagrea fagrans L.

120

Hopea pierrei

Hance Diptarocarpus sp. Samanea saman

121 Diptarocarpus sp.

Anisoptera

cochinchinensis

Pierre Diospyros maritina

122

A. nitida Trec. Subsp.

Lignanensis (Merr)

Jarr.

123

Dipterocarpus

turbinatus

Gaertn.f.. Rừng Dầu

124 Melaleuca cajuputi Diptarocarpus sp. Ardisia sp.

Shorea thorelii

Pierre

Drosera

burmannii

Leptocarpus

diajunotus

Xyris

pauciflo

Melasto

ma

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

82

VT Những loài thực vật

ra villosum

125

Cipadessa baccifera

(Roth) Miq. Syzygium sp. Dilenia ovata

Diptarocarpus

sp.

Manikara

kauki (L.)

Dub.

Drosera

burmannii

Cyperus

sp.

126 Melaleuca cajuputi

Leptocarpus

diajunotus Cyperus sp.

Melastoma

villosum

127 Melaleuca cajuputi

128 Melaleuca cajuputi

129 Melaleuca cajuputi

130 Melaleuca cajuputi

131 Melaleuca cajuputi Dipterocarpus sp.

132

133 Imperata cylindrica Melastoma villosum Dipterocarpus sp.

135

Acacia

auriculiformis

136

Rhizophora

apiculata

Lumnitzera

coocinea Xylocarpus rumphii (Kostel.) Mabb.)

137

Rhizophora

apiculata

Lumnitzera

coocinea Melaleuca cajuputi

138

Rhizophora

apiculata Melaleuca cajuputi

139 Avicennia spp

Lumnitzera

coocinea Melaleuca cajuputi

140

Lumnitzera

coocinea

Rhizophora

apiculata Melaleuca cajuputi

141

Rhizophora

apiculata

Lumnitzera

coocinea Melaleuca cajuputi

142

Lumnitzera

coocinea

Rhizophora

apiculata

Xylocarpus rumphii

(Kostel.) Mabb.) Cupressus torulosa D. Don

143

Lumnitzera

coocinea

Rhizophora

apiculata Pandanus usii

Melaleuca

cajuputi Oncosperma tigillaria

144 Rhizophora Thespesia populnea (L .) Soland. ex Correa Peltophorum pterocarpum (DC.) Backer ex K.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

83

VT Những loài thực vật

apiculata Heyne

145

Cipadessa baccifera

(Roth) Miq. Calamus sp. Syzygium sp.

Suregada

multiflora (

Juss) H. Baill.. Carallia sp

146 Melaleuca cajuputi

147 Melaleuca cajuputi

Stenochlaena

palustris Melastoma villosum

Lygodium

scandens (L.)

Sw.. Cyperus sp.

Rhodomyrtus

tomentosa Melastoma villosum

Cipadessa

baccifera

(Roth) Miq.

Peltophorum pterocarpum (DC.) Backer

ex K. Heyne

148

Peltophorum

pterocarpum (DC.)

Backer ex K. Heyne

Cipadessa baccifera

(Roth) Miq. Diptarocarpus sp.

149

150 Melaleuca cajuputi

151 Imperata cylindrica Melaleuca cajuputi

Stenochlaena

palustris Pandanus usii

152

153 Melaleuca cajuputi Xyris pauciflora

Leptocarpus

diajunotus

Imperata

cylindrica

154 Melaleuca cajuputi Imperata cylindrica Melastoma villosum

Cipadessa

baccifera

(Roth) Miq.

Diptarocarp

us sp.

Afzelia xyclocarpa

(Kurz.) Craib.

155

Cipadessa baccifera

(Roth) Miq.

Anisoptera costata

Kortn.. Diptarocarpus sp.

Rhodomyrtus

tomentosa

Melastoma

villosum Melaleuca cajuputi

156 Melaleuca cajuputi

157

158

Peltophorum

pterocarpum (DC.)

Backer ex K. Heyne

Rhodomyrtus

tomentosa

Anisoptera costata

Kortn..

Melastoma

villosum

Melaleuca

cajuputi Imperata cylindrica

159 Imperata cylindrica Acacia

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

84

VT Những loài thực vật

auriculiformis

160

Acacia

auriculiformis

A.Cunn Anacardium occidentale L.

161

162

Rhodomyrtus

tomentosa Rhodomyrtus sp Diptarocarpus sp. Dilenia ovata

163

Cipadessa baccifera

(Roth) Miq. Diptarocarpus sp.

Hopea pierrei

Hance Carallia sp Alstonia spathulata L..

164 Melaleuca cajuputi

165

Hopea pierrei

Hance

Rhizophora

apiculata Lumnitzera coocinea

166

Lumnitzera

coocinea

Rhizophora

apiculata

Thespesia populnea

(L .) Soland. ex

Correa

Tristaria

merquensis Ipomoea pes-caprea

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

85

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

86

PHẦN 6.

VƢỜN QUỐC GIA U MINH THƢỢNG

6.1. Tổng quan

6.1.1. Vị trí địa lý

Vườn Quốc Gia U Minh Thượng, với diện tích nằm trong huyện U Minh Thượng (trước

đây là thuộc huyện An Minh). Tổng diện tích cho toàn khu là 21.800 h, bao gồm vùng lõi

và vùng đệm. Toàn bộ khu vực của VQG nằm trong tọa độ địa lý:

- Từ 9°31 đến 9°39' vĩ độ Bắc, và

- Từ 105°03' đến 105°07' kinh độ Đông.

4.1.2. Lịch sử hình thành

Trước năm 1975, khu vực VQG

U Minh Thượng là một trong

hai cánh rừng Tràm nằm trên

vùng đầm lầy than bùn được gọi

là rừng Tràm trên đất than bùn

vùng U Minh, bao gồm cả U

Minh Thượng và U Minh Hạ

(Cà Mau. Do nằm trên địa hình

thấp trũng nên được người dân

địa phương đặt tên là Hồ Rừng.

Và vào thời gian nầy, khu vực

U Minh cũng được chia làm hai

phần: U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà

Mau, và U Minh Thượng thuộc

tỉnh Kiên Giang. hai cánh rừng

ngăn cách với nhau bởi dòng

sông Trẹm. Do nhiều nguyên

nhân tác động diễn biến, rừng

tập trung ở U Minh Thượng

nhiều hơn và loại rừng Tràm

nguyên sinh chiếm phần lớn ở

đây, nó điển hình cho kiểu rừng

Tràm trên vùng đầm lầy than

bùn úng phèn.

Hình 6.1. Bản đồ VQG U Minh Thượng

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

87

Theo số liệu trước đây, vào năm 1950, khu vực rừng Tràm vùng U Minh có đến 400.000

ha, nhưng đến năm 1970 thì chỉ còn khoảng 200.000 ha, và giảm xuống còn khoảng

100.000 ha vào năm 1990.

Trong thời gian chiến tranh, khu vực rừng Tràm tại U Minh Thượng đã bị tàn phá khá

nhiều do bom mà ngay nay vẫn còn dấu tích với những ao nhỏ nằm chi rải rác trong

vùng lõi của VQG (Hình 6.2).

Sau khi chiến tranh kết thúc, khu vực nầy được sử dụng như một lâm trường Tràm.Nó

được được xem như khu rừng Tràm tập trung trên vùng úng phèn. Vào năm 1993, khu

vực nầy đã được Chính Phủ Việt Nam quyết định trở thành khu rừng cần phải được bảo

vệ, và đồng thời một kế hoạch đầu tư cho khu vực nầy được soạn thảo bởi Cục Kiểm

Lâm đã được thẩm định và phê duyệt vào năm 1994 (Buckton et al. 1999). Theo quyết

định nầy khu rừng Tràm U Minh Thượng trở thành Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên U Minh

Thượng. được quyết định chính thức của Chính phủ Việt Nam nhằm bảo vệ khu rừng

Tràm U Minh Thượng. Theo số liệu kiểm kê năm 1995, toàn bộ khu vực vùng Tràm trên

đất than bùn được bảo vệ là 8.053 ha.

Vào năm 2002, Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên được chuyển sang thành VQG U Minh

Thượng theo Quyết định số 11/2002/QĐ-TTg, ngày 14/01/2002. Theo quyết định nầy,

tổng diện tích cho toàn khu là 21.107 ha trong đó: Vùng lõi chiếm diện tích 8.038 ha và

vùng đệm chiếm diện tích 13.069 ha. Vùng đệm của rừng có khá nhiều hộ dân sinh sống,

làm ruộng, trồng rẫy, nhận khoán trồng và giữ rừng cho nhà nước. Theo Quyết định nầy

thì VQG U Minh Thượng thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Kiên Giang.

Hình 6.2. Những hố bom trong thời kỳ chiến tranh vẫn còn để lại và hình thành những ao

nước bên trong VQG U Minh Thượng (Ảnh vệ tinh Google Earth, 2007).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

88

6.1.3. Trầm tích – địa hình

Toàn khu vực U Minh Thượng nằm trên vùng đầm lầy than bùn được hình cách đây khá

lâu trong giai đoạn hậu của quá trình hình thành châu thổ sông Mekong.

Than bùn được hình thành trên vùng đầm lầy thông qua quá trình phân hủy của thực vật

sau khi chết và bị chôn vùi bên trên trầm tích biển tại đây. Trong quá trình hình thành,

rừng ngập mặn phát triển trên trầm tích biển, sau khi chết thảm rừng và những loài thực

vật khác đã bị chôn vùi và để lại một lượng lớn chất hữu cơ. Lượng chất hữu cơ nầy dần

dần được tiếp tục bồi dần đến một độ dầy mà ở đó không còn tác động thủy triều. Và tại

thời điể đó, rừng Tràm trên đầm lầy than bùn bắt đầu hình thành. Các khu rừng tràm tiếp

tục để trở về khối lượng của vật chất hữu cơ vào đất và mang lại sự xuất hiện của hai loại

đất chính: đất than bùn và đất phèn.

Cũng giống như than bùn U Minh Hạ, vật liệu than bùn của vùng U Minh Thượng tạo

thành dạng dĩa với vùng lõi nhô cao có lớp than bùn dầy và càng ra phía rìa thì lớp than

bùn mõng dần. Bên dưới của lớp than bùn là trầm tích biển có màu xám xanh với vật

liệu sét chiếm ưu thế.

Tầng đất mặt bao bởi lớp than bùn dầy từ 1-3 m. Những nơi mới bị cháy, lớp than bùn bị

mất và tầng đất mặt mỏng hơn, và thường hình thành dạng đầm lầy. ở những vùng đã bị

phát quang lấy đất canh tác nông nghiệp, lớp than bùn đang bị oxy hoá và độ dày giảm đi

(Safford et al. 1998).

Về địa hình, phần lớn khu vực VQG U Minh Thượng có địa hình trung bình dao động

khoảng từ 0,5 -0.7 m (a.m.s.l.). Ở khu vực trung tâm có lớp than bùn dầy (dome) thì có

địa hình cao hơn vùng xung quanh.

6.1.4. Thủy Văn

VQG U Minh Thượng nằm ở trong vùng ngập nước ngọt, bao gồm rừng trên đất than

bùn, trảng cỏ ngập nước theo mùa và vùng đầm lầy trống. Vùng lõi của VQG U Minh

Thượng được bao quanh bởi hệ thống kênh rạch và đê với nhiều cửa cống để điều chỉnh

mực nước. Nước được tháo ra trong mùa mưa và được giữ lại vào các thời điểm khác của

năm. Điều này đã làm giảm sự oxy hoá và giữ cho lớp than không bị mỏng đi và giảm

nguy cơ cháy rừng.

Đất chiếm một phần lớn diện tích U Minh Thượng, kiểu đất này khi lộ ra trong không khí

bị oxy hoá và tạo thành a-xit sunfuric. Mặc dù là vùng đất phèn nhưng nước ở vùng lõi

hầu hết là nước trung tính (pH 6-7) do có tỉ lệ che phủ rừng cao. Tuy nhiên, ở vùng đệm,

rừng đã bị triệt tiêu khá nhiều đề dùng cho canh tác nông nghiệp làm tăng quá trình oxid

hóa nên gây nên tình trạng nước kênh bị chua, pH = 3 - 4).

6.1.5. Tài nguyên sinh vật

Khu vực đất than bùn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng được xem như một trong những

vùng đầm lầy than bùn còn lại của Việt Nam, và được xem là một trong ba khu vực ưu

tiên cao nhất về bảo tồn đất ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long (Buckton và các

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

89

cộng sự, 1999). Trần Triết (2000) đã chia thảm thực vật ở vùng lõi của Vườn quốc gia

này thành bốn trạng thái gồm: rừng do Tràm Melaleuca cajuputi chiếm ưu thế trên đất

than bùn và đất sét; các trảng cỏ ngập nước theo mùa với ưu thế của Sậy (Phragmites

vallatoria) và Năng Ống (Eleocharis dulcis); các đầm lầy mở với ưu thế của các loài

Nymphaea nouchali, Pistia stratiotes, Salvinia cucullata và Typha domingensis; và thực

vật trên các dòng chảy tự nhiên (sông, rạch) và kênh đào. Thảm thực vật ở vùng đệm bao

gồm các trảng cỏ ngập nước theo mùa, đầm lầy mở, rừng trồng tràm Melaleuca, và các

dạng đất nông nghiệp, ao cá và kênh đào. Các vùng đất than bùn nuôi dưỡng một hệ thực

vật đa dạng, bao gồm nhiều loài hiếm và đặc hữu. Trần Triết (2000) đã ghi nhận 226 loài

thực vật có mạch, chưa được trồng trọt. Trong đó, có Lemna tenera là loài hiếm ở Đông

Nam Á, nhưng khá phổ biến ở U Minh Thượng.

Rừng và đất ngập nước ở U Minh Thượng có nhiều loài thú hiếm và đang bị đe doạ.

Ngoài các loài chim, các loài động vật ở đây chưa được quan tâm nhiều cho đến lúc có

đợt điều tra toàn diện về hệ động vật vào tháng 10 và tháng 11 năm 2000 (N. Sage và M.

Greve in litt. 2000). Trong đợt điều tra này, quan tâm đặc biệt là nhằm đánh giá hiện

trạng của loài cá Sấu Xiêm (Crocodylus siamensis) và cá Sấu Hoa Cà (C. porosus) ở

Vườn quốc gia này. Tuy nhiên, kết quả cho thấy cả hai loài này đều không hiện diện ở

Vườn quốc gia có thể trong vòng 30 năm qua (Stuart và các cộng sự, 2002). Tầm quan

trọng về bảo tồn của Vườn quốc gia U Minh Thượng được làm rõ hơn nhờ tính đa dạng

cao về chim. Đợt điều tra ở các vùng đất ngập nước tại đồng bằng sông Cửu Long do

BirdLife International và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (IEBR) thực hiện cho

thấy U Minh Thượng có độ phong phú cao nhất về các loài chim, so với các hiện trường

đã được khảo sát (Buckton và các cộng sự, 1999). Đến nay, đã ghi nhận 187 loài chim tại

U Minh Thượng, bao gồm 9 loài gần bị đe doạ hoặc đang bị đe doạ trên toàn cầu: Điêng

điểng (Cổ rắn - Anhinga melanogaster), Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis), Cò

lạo Ấn độ (Mycteria leucocephala), Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus), Quắm đầu đen

(Threskiornis melanocephalus), Quắm đen (Plegadis falcinellus), Đại bàng đen (Aquila

clanga), Diều cá đầu xám (Ichthyophaga ichthyaetus0 và Rồng rộc vàng (Ploceus

hypoxanthus) (Safford và các cộng sự, 1998; Buckton và các cộng sự, 1999; Nguyễn

Phúc Bảo Hoà, 2000). U Minh Thượng cũng có một tập hợp đáng kể ở cấp toàn cầu về

số lượng các loài chim nước phổ biến hơn, bao gồm Xít (Porphyrio porphyrio), Cốc

(Phalacrocorax niger), Diệc lửa (Ardea purpurea), Quắm đen (Plegadis falcinellus). Vì

các lý do đó, U Minh Thượng được xếp hạng là một Vùng Chim Quan trọng (Tordoff,

2002).

6.2. Lớp phủ thực vật (Flora land cover)

Mặc dù rừng Tràm chiếm ưu thế trong phần lớn khu vực đầm lầy than bùn, nhưng hệ

thực vật trong khu vực VQG U Minh Thượng cũng khá đa dạng. Dựa vào mật độ che

phủ, thời gian sinh trưởng của Tràm, sự chen lẫn với các loài thực với nhau và những

quần xã thực vật khác, có nhiều đơn vị lớp phủ được ghi nhận trong khu vực VQG U

Minh Thượng.

Từ kết quả giải đoán ảnh viện thám và khảo sát thu thập dữ liệu ngoài đồng, xử lý nội

nghiệp, có 5 đơn vị và 38 đơn vị phụ của lớp phủ được phân chia (Bảng 4.1.).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

90

Hình 6.3. Bản đồ lớp phủ thực vật VQG U Minh Thượng năm 2009

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

91

Bảng 4.1. Các đơn vị lớp phủ thực vật trong khu vực VQG U Minh Thượng năm 2009.

TT Đơn vị lớp phủ Diện tích Tọa độ

(meters)

(ha) Kinh tuyến Vĩ tuyến

I Rừng Tràm 1.595.04

1 Tràm lớn, dầy 370,75 507905,0 1062463.28

2 Tràm lớn, trung bình 182,3 507347.1 1064039.90

3 Tràm già, thưa 358,05 508588.2 1065263.44

4 Tràm nhỏ, dầy 243,89 510968.3 1059578.75

5 Tràm vừa, trung bình 200,33 510354.8 1059049.20

6 Tràm nhỏ, thưa 218,87 510213.6 1059409.34

7 Tràm khá thưa 20,85 511789.8 1064776.14

II Rừng Tràm - Thực vật khác 2.851,39

8 Tràm nhỏ, dầy – Sậy 2,06 512442.7 1059567.46

9 Tràm nhỏ, trung bình - Sậy 1.343,29 508170,0 1058642.55

10 Tràm lớn – Sậy, Bèo 42,42 510071.3 1063844.42

11 Tràm nhỏ - Bèo Cái 107,52 510905.7 1056965.90

12 Tràm trung bình, thưa – Bồn Bồn 13,05 506753.3 1058490.50

13 Tràm trung bình, thưa – Choại 88,6 509255.6 1067402.44

14 Tràm thưa – Sậy Bồn Bồn 91,35 507450.3 1058549.79

15 Tràm nhỏ - Sậy, Năng 1163,1 513357.9 1062708.83

III Quần xã Bèo Cái 2.065,47

16 Bèo Cái dầy 674,12 512055.2 1065162.06

17 Bèo Cái – Bồn Bồn 115,67 513742.7 1061571.07

18 Bèo Cái – Choại, Tràm rải rác 298,49 513072.3 1058419.80

19 Bèo – Tràm rải rác 32,88 513905.8 1064448.35

20 Bèo – Năng, Tràm thưa 732,9 511973.9 1059355.03

21 Bèo – Súng, Tràm 211,41 510929.1 1063381.53

IV Quần xã Bồn Bồn 722,62

22 Bồn Bồn – Năng, Bèo Tai Chuột 72,94 509482.5 1062315.4

23 Bồn Bồn thưa 22,19 512335.7 1056390.86

24 Bồn Bồn - Tràm, Bèo Tai Chuột 585,02 509256.2 1059188.67

25 Bồn Bồn – Tràm, Súng 42,47 511911.9 1055770.67

V Mặt nƣớc – Thực vật thủy sinh 606,6

26 Mặt nước: Sứng – Bồn Bồn, Tràm 17,71 510787.8 1055643.77

27 Mặt nước: Bồn Bồn - Tràm 91,2 509758.1 1057240.53

28 Mặt nước: Bồn Bồn - Súng 50,81 511734.4 1057241.20

29 Mặt nước: Bèo - Tràm 71,07 512242.1 1053412.76

30 Mặt nước: Rong Đuôi Chồn - Súng 375,81 509060.8 1061988.46

VI Khác

31 Rạch tự nhiên 18,56 506602.9 1059556.70

32 Sậy – Cây tạp 137,45 509694,0 1058557.69

33 Đất trống 0,47 510552.6 1062510.96

Tổng cộng 7.997,6

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

92

6.3.1. Rừng Tràm (Melaleuca forest)

Hiện trạng cho thấy Tràm (Melaleuca cajuputi), với độ che phủ từ 20 – 80% chiếm ưu

thế trong toàn bộ khu vực VQG U Minh Thượng, với diện tích khoảng 4.446,43 ha, trong

đó có 1.595,04 ha rừng Tràm với mật độ thưa đến dầy. Mặc dù phần lớn Tràm bị chết sau

trận cháy năm 2002, nhưng vẫn còn một phần diện tích Tràm lớn được xem là rừng Tràm

bán tự nhiên còn lại trên đầm lầy than bùn.

Theo kết quả phân chia trong đơn vị rừng Tràm, có 5 đơn vị lớp phủ rừng Tràm trong khu

vực VQG: 1) Tràm trưởng thành, mật độ dầy, 2) Tràm trưởng thành, mật độ trung bình,

3) Tràm trưởng thành, mật độ thưa, 4) Tràm nhỏ, mật độ dầy, và 5) Tràm vừa, mật độ

trung bình.

6.3.1.1. Tràm trƣởng thành mật độ dầy (Dense old-growth Melaleuca)

Đây là dãy rừng Tràm còn sót lại sau trận cháy năm 2002, với diện tich khoảng 370,75 ha.

Hầu hết Tràm có mật độ trung bình và có độ che phủ khoảng trên 70%, và có độ tuổi trên

15 năm. Thân Tràm cao trung bình khoảng từ 15 – 30 m. Một dãy Tràm nằm cạnh kênh

Ngang là chỗ cộng đồng Dơi (Pteropus sp.) dùng làm nơi trú ngụ.

Hình 6.4. Cụm rừng Tràm bán tự nhiên còn sót lại sau trận cháy rừng năm 2002.

6.3.1.2. Tràm trƣởng thành mật độ trung bình (Moderate old-growth Melaleuca)

Đây cũng là dãy rừng Tràm còn sót lại sau trận cháy năm 2002, với diện tích khoảng

182,30 ha. Tràm có độ tuổi trên 12 năm, có độ che phủ trung bình từ 40 – 60 %. Phần lớn

dãy rừng Tràm nầy nằm cạnh rừng Tràm trưởng thành có mật độ dầy. Giữa những cụm

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

93

Tràm có một số loài thực vật khác như Sậy (Phragmites vallatoria), Choại (Stenochlaena

palustris), vài nơi có Bèo cái và Bèo Tai Chuột (Salvina cucullata) nhưng mật độ không

nhiều.

6.3.1.3. Tràm trƣởng thành, mật độ thƣa (Sparse old-growth Melaleuca)

Đây là là những dãy Tràm có chiều ngang khá nhỏ, phần lớn Tràm đều lớn tuổi phân bố

không đồng đều dọc theo bên những con rạch nhỏ bên trong VQG. Chiếm diện tích

khoảng 358,05 ha. Quan sát cho thấy những cụm Tràm có độ tuổi trên 12 năm, tạo thành

từng cụm hoặc thành từng dãy thưa. Xung quanh những dãy Tràm có nhiều thực vật khác

như Sậy (Phragmites vallatoria), và những loài thực vật thủy sinh như Bèo Cái (Pistia

stratiotes), Bèo Tai Chuột (Salvina cucullata), Rong Đuôi Chồn (Haloragaceae),…

6.3.1.4. Tràm nhỏ mật độ dầy (Dense young-growth Melaleuca)

Đây là cánh rừng Tràm có độ tuổi khoảng 7 - 8 năm, có độ che phủ trên 70 %, ở khu

trung tâm của VQG, có diện tích vào khoảng 243,89 ha. Tràm phát triển trên khu vực àm

tầng than bùn có đồ dầy lớn nhất ( > 1 m), nên có địa hình cao nhất trong khu vực VQG

U Minh Thượng.

Hình 6.5. Rừng Tràm còn còn nhỏ, mật độ khá dầy nằm ở khu vực trung tâm của VQG U

Minh Thương. Phía bên ngoài là những cánh tràm thưa xen lẫn cây buội và thực vật thủy

sinh.

Phần lớn là rừng tái sinh sau trận cháy năm 2002, nhưng do phát triển trên khu vực có địa

hình tương đối cao, có lớp than bùn dầy nên Tràm phát triển khá tốt, mật độ Tràm khá

dầy và độ che phủ khá cao, so với những khu vực khác. Mặc dù có vài nơi xuất hiện một

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

94

số cây buội như Sậy (Phragmites vallatoria) hoặc dây leo như Choại (Stenochlaena

palustris), nhưng mật độ rất thưa. Qua ảnh vệ tinh cho thấy mật độ Tràm của khu đơn vị

lớp phủ nầy có sự khác biệt so với khu vực xung quanh (Hình ).

6.3.1.5. Tràm tuổi trung bình, mật độ trung bình (Moderate medium-growth

Melaleuca)

Bao bọc xung quanh cánh rừng Tràm có mật độ dầy và một số cụm Tràm nằm rải rác ở

cận các con rạch nhỏ trong khu vực VQG là cánh rừng Tràm tái sinh trung bình có độ che

phủ từ 40 – 60 %. Diện tích của cánh rừng nầy chiếm khoảng 200,33. Do mật độ Tràm

trung bình nên có những cụm cây buội như Sậy (Phragmites vallatoria), Bèo Cái (Pistia

stratiotes) xuất hiện rải rác, mật độ khá thấp, trong đơn vị lớp phủ Tràm trung bình.

Hình 6.6. Rừng Tràm trung bình nằm ven rừng Tràm dầy trong khu vực đất than bùn U

Minh Thượng.

6.3.1.6. Tràm thƣa – Bèo (Sparse young-growth Melaleuca - Pristia)

Những vạt rừng Tràm có độ che phủ thấp, chỉ khoảng 30 – 40 %, có diện tích khoảng 218,78 ha.

Phân bố chủ yếu ven rìa của vạt đất than bùn trong khu trung tâm và một phần nhỏ diện nằm rải

rác trong khu vực của VQG. Tràm phục hồi và tái sinh sau trận cháy năm 2002 nên có độ tuổi từ

7 – 8 năm. Có địa hình hơi thấp và bị ngập nước khá nhiều nên mật độ và tạo lớp phủ không cao.

Xen lẫn giữa những cánh rừng Tràm là những cây buội, thực vật thủy sinh, nhưng mật độ không

cao, không ổn định. Qua khảo sát chó thấy những cụm Sậy (Phragmites vallatoria) bị chết khá

nhiều trong những cánh rừng Tràm thưa.

6.3.1.7. Tràm khá thƣa (Open Melaleuca – water)

Những cụm Tràm với thân cây không đồng đều phân bố rải rác trong những vùng ngập

nước gặp khá nhiều trong khu vực ngập nước của VQG; co1die65n tích khoảng 20,85 ha.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

95

Một số loài thực vật thủy sinh có thể gặp trong khu vực nầy, nhưng mật độ không đáng

kể như Súng Ma (Nymphaea nouchali), Bèo Cái (Pistia stratiotes), Bào Tai Chuột

(Salvina cucullata), và thỉnh thoảng gặp những cụm Năng Ống (Eleocharis dulcis).

Hình 6.7. Những cụm Tràm phân bố rải rác ở những vùng bị ngập nước trong khu vực

VQG U Minh Thượng.

6.3.2. Rừng Tràm xen cây buội, thực vật thủy sinh (Melaleuca mixded with shrubs,

aquatic plants)

Trong khu vực VQG U Minh Thượng, có một diện tích khá lớn, khoảng 2.851,39 ha,

rừng Tràm phát triển xen với những cây buội và những loài thực vật thủy sinh. Chính sự

hiện diện của những loài thực vật khác ngoài Tràm đã làm tăng sự đa dạng sinh học thực

vật trong khu vực đất than bùn U Minh Thượng.

Dựa vào mật độ Tràm, thành phần và mật độ của những loài thực vật xen với Tràm, có 7

đơn vị phụ được ghi nhận: 1) Tràm nhỏ, mật độ dầy xen với Sậy (Phragmites vallatoria),

2) Tràm lớn xen với Sậy (Phragmites vallatoria) và Bèo Cái (Pistia stratiotes), 3) Tràm

nhỏ, mật độ trung bình xen với Sậy (Phragmites vallatoria), 4) Tràm nhỏ, thưa xen với

Bèo Cái (Pistia stratiotes), 5) Tràm trung bình mật độ thưa xen với Choại (Stenochlaena

palustris), 6) Tràm trung bình, mật độ thưa xen với Bồn Bồn (Typha angustifolia L.), 7)

Tràm thưa xen với Sậy (Phragmites vallatoria), Bồn Bồn (Typha angustifolia L.), và 8)

Tràm nhỏ,mật độ thưa xen với Sậy (Phragmites vallatoria), Năng Ống (Eleocharis

dulcis).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

96

6.3.2.1. Tràm nhỏ, mật độ dầy xen Sậy (Dense young-growth Melaleuca – Phragmites)

Đây là những dãy Tràm với mật độ khá dầy xen lẫn với những cụm Sậy (Phragmites

vallatoria) chạy dọc theo bờ của một số con kênh trong khu vực VQG. Với diện tích chỉ

khoảng 2,06 ha, nhưng do phân bố dọc theo kênh nên đơn vị nầy tạo thành những dãy dài

có thể nhận ra khá rõ rệt trên ảnh vệ tinh.

6.3.2.2. Tràm lớn xen Sậy – Bèo Cái (Old-growth Melaleuca - Phragmitex - Pistia )

Những vạt Tràm lớn xen lẫn với Sậy (Phragmites vallatoria) và Bèo Cái (Pistia

stratiotes) chiếm một diện tích khoảng 42,42 ha nằm trên vùng đất sét có tầng mặt hữu cơ

(Humic Fluvisols) trong khu vực VQG. Tràm phát triển không đồng đều, thân cây bị ngã

xiêu vẹo do bị ngập nước thường xuyên. Nhiều cụm Sậy cũng bị chết dần do ngập nước

quá cao, trong khi Bèo Cái thì phủ đầy những khoảng trống bên trong rừng Tràm.

6.3.2.3. Tràm nhỏ, mật độ trung bình xen với sậy (Moderate young-growth Melaleuca –

Phragmites)

Đây là những cánh rừng Tràm có độ tuổi từ 7- 8 năm, có độ che phủ trung bình khoảng từ

60 – 70 % trên vùng đất sét có sự chen lẫn khá nhiều Sậy (Phragmites vallatoria). Chiếm

diện tích khá lớn vào khoảng 1.343,29 ha, và phân bố khá rộng trên những vùng đất sét

có tầng mặt hữu cơ (Humic Fluvaquents) và đất có tầng than bùn cạn (Histic

Fluvaquents) trong khu vực VQG U Minh Thượng.

Hình 6.8. Tràm lớn xen lẫn với Sậy - Bèo Cái, và Tràm non xen với Sậy trong khu vực

VQG U Minh Thượng.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

97

Do bị ngập nước nhiều năm nên một số thân cây Tràm không được lớn và không thằng

đứng như Tràm trên vùng đất ngập nước theo mùa. Ngoài những cụm Sậy xen lẫn trong

cánh rừng Tràm, một số nơi còn có sự hiện diện của một số loài thực vật thủy sinh như

Bèo Cái (Pistia stratiote), Bèo Tai Chuột (Salvina cucullata),…

6.3.2.4. Tràm nhỏ, mật độ thƣa xen lẫn Bèo Cái (Sparse young-growth Melaleuca – Pistia)

Đây là một vạt Tràm phát triển không được tốt do ngập nước, mật độ khá thưa và có độ che phủ

khá thấp chỉ khoảng 20 – 30 % xen lẫn với những vạt Bèo Cái (Pistia stratiotes). Với diện tích

khoảng 107,52 ha, và phân bố chủ yếu ở những khu vực trũng thấp bị ngập nước khá cao

xung quanh khu trung tâm đất than bùn và rải rác ở những nơi khác trong khu vực VQG.

Hình 6.9. Tràm thưa xen lẫn với Bèo Cái (Pistia stratiotes) phân bố cạnh vùng ngập

nước trong khu vực VQG u Minh Thượng.

6.3.2.5. Tràm trung bình, mật độ thƣa xen lẫn bồn bồn (Sparse medium-growth

Melaleuca – Typha)

Những cánh rừng Tràm trong khu vực bị ngập nước, nơi có thực vật thủy sinh là Bồn

Bồn (Typha angustifolia L.) phát triển tạo thành một sinh cảnh Tràm xen Bồn Bồn. Diện

tích của đơn vị lớp phủ nầy không nhiều, chỉ khoảng 13,05; phân bố rải rác thành từng

cụm nhỏ gần như nơi bị ngập nước khá cao phía Nam của VQG. Ngoài Bồn Bồn, một số

loài thực vật thủy sinh khác như Súng Ma (Nymphaea nouchali) cũng xuất hiện trong khu

vực Tràm – Bồn Bồn, nhưng mật độ và mức độ phân bố của các loài thủ sinh nầy không

nhiều.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

98

Hình 6.10. Tràm xen lẫn với Bồn Bồn (Typha angustifolia L.) trong vùng đất bị ngập

nước ở VQG U Minh Thượng. Chen lẫn giữa những cụm Tràm thưa là loài dây Choại

(Stenochlaena palustris )

6.3.2.6. Tràm trung bình, mật độ thƣa xen với Choại (Sparse medium-growth

Melaleuca – Stenochlaena)

Choại (Stenochlaena palustris) hiện diện khá nhiều và phân bố chủ yếu ở những nơi có

địa hình trung bình đến hơi cao hơn so với địa hình chung của khu vực VQG U Minh

Thượng. Dọc theo một số con kênh ranh và kênh bên trong khu vực VQG là nơi có địa

hình tương đối cao nên Choại thường phát triển khá nhiều;. do đó, những cánh rừng Tràm

ở dọc theo hai bên kênh thì thường được xen lẫn bởi những dây Choại. Ngoài ra, do mực

nước được giữ quá cao trong nhiều năm nên Tràm bị ngã tạo thành lớp thực bì bên dưới

tạo điều kiện thuận lợi cho Choại phát triển xen lẫn với Tràm. Theo giải đoán và khảo sát

cho thấy Tràm xen lẫn với Choại chiếm khoảng 88,6 ha trong khu vực VQG U Minh

Thượng.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

99

Hình 6.11. Rừng Tràm xen lẫn với dây leo Choại (Stenochlaena palustris) trong khu vực

VGQ U Minh Thượng.

6.3.2.7. Tràm trung bình, mật độ thƣa xen Sậy, Bồn Bồn (Sparse medium-growth

Melaleuca mixed Typha - Phragmitex)

Rừng Tràm có độ tuổi trung bình từ 5 – 7 năm, mật độ thưa xen lẫn với những cụm Sậy

và Bồn Bồn; với diện tích khoảng 91,35 ha. Do ngập nước nhiều năm nên thực vật thủy

sinh phát triển trong khu vực nầy, chiếm ưu thế là Bồn Bồn (Typha angustifolia L.). Một

số loài thủy sinh khác như Rong Đuôi Chồn (Haloragaceae), Súng Ma (Nymphaea

nouchali) cũng xuất hiện trong những vùng trãng nhưng mật độ không đáng kể. Sậy

(Phragmitex vallatoria ) xuất hiện thành từng cụm, hoặc thành từng dãy ở những nơi có

địa hình hơi cao một cách cục bộ so với vùng xung quanh.

6.3.2.7. Tràm nhỏ, mật độ thƣa xen lẫn Sậy – Năng Ống (Sparse young-growth

Melaleuca- Phragmites - Eleocharis)

Do điều kiện giữ nước nên Tràm phát triển không tốt, do đó Tràm thưa, độ che phủ

khoảng 20 % chiếm một diện tích đáng kể trong khu vực VQG U Minh Thượng. Chen

lẫn giữa những cánh Tràm thưa là Sậy (Phragmitex vallatoria) và rải rác trong khu vực

nầy là Năng Ống (Eleocharis dulcis). Diện tích của rừng Tram chen lẫn Sậy và Năng

Ống chiếm đến 1.163,1 ha. Do điều kiện ngập nước khá cao nên Năng Ống phát triển

không đồng đều và khó ghi nhận nếu quan sát không kỷ.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

100

Hình 6.12. Sinh cảnh Tràm xen lẫn với Sậy (Phragmitex vallatoria) và Năng Ống

(Eleocharis dulcis)

6.3.3. Thực vật thủy sinh (Aquatic plants)

Trong điều kiện ngập nước quanh năm, ngoài cây Tràm, cộng đồng thực vật với nhiều

loài thủy sinh phát triển trong khu vực VQG U Minh Thượng. Phổ biến nhất là Bèo Cái

(Pistia stratiotes), Bèo Tai Chuột (Salvina cucullata), Bồn Bồn (Typha angustifolia L.),

Rong Đuôi Chồn (Haloragacea), Súng Ma (Nymphaea nouchali), Thủy Nữ Ấn

(Nymphoides indica),…

Dựa vào tính đồng nhất và ưu thế của một số loài thực vật khác nhau trong quẩn xã, một

số đơn vị lớp phủ của quần xã thực vật thủy sinh được phân chia trong khu vực VQG U

Minh Thượng. Trong đó, quần xã Bèo Cái và xen lẫn các loài thủy sinh khác có đến

2.065,47 ha.

6.3.3.1. Bèo Cái

Bèo Cái (Pistia stratiotes) phát triển khá nhiều trong khu vực VQG U Minh Thượng. Bèo

Cái hiện diện từ kênh, rạch cho đến những cánh rừng, những vùng ngập nước. Theo

những khu vực kênh, Bèo Cái gây trỡ ngại cho việc di chuyển tàu, ghe.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

101

Trong khu vực VQG U Minh Thượng, Bèo Cái hiện diện ở mật độ khác nhau. Một quần

thể Bèo Cái với mật độ lên đến 95 %, hoặc phát triển xen với những loài thực vật thủy

sinh khác. Bèo Cái cũng chen lẫn giữa những cụm rừng Tràm và cả trong những dãy Sậy

(Phragmitex vallatoria) tạo thành những quần thể thực vật đa dạng.

6.3.3.1.1 Bèo Cái dầy (Dense Pistia stratiotes)

Trong khu vực nội đồng của VQG, diện tích quần thể Bèo Cái lên đến 674,12 ha. Do mặt

nước thoáng và chịu tác động của gió nên diện tích của Bèo Cái có thể thay đổi theo từng

năm do sự di chuyển theo gió, tuy nhiên do đặc điểm sinh trưởng khá nhanh nên diên

tích của Bèo Cái càng gia tăng nếu không có biện pháp diệt trừ.

Hình 6.13.Quần thể Bèo Cái (Pistia stratiotes) phủ kín mặt nước trong khu vực VQG U

Minh Thượng.

6.3.3.1.2. Bèo Cái - Bồn Bồn (Pistia – Typha)

Bèo Cái (Pistia stratiotes) và Bồn Bồn (Typha angustifolia) phân bố khá rộng trong khu

vực ngập nước trong khu vực VQG. Do tác động của gió, Bèo Cái bị cuốn vào trong

những khu vực có thực vật vượt khỏi mặt nước như Tràm (Melaleuca cajuputi), Sậy

(Phragmitex vallatoria), Bồn Bồn và chúng định cư tại đây. Chính vì vậy, quần xã thực

vật thủy sinh Bèo Cái – Bồn Bồn hình thành một đơn vị lớp phủ thực vật thủy sinh trong

khu vực VQG U Minh Thượng, với diện tích khoảng 115,67 ha.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

102

Sự phân bố của đơn vị nầy chủ yếu ở những khu vực ngập nước tương đối cao và có

khoảng trống của mặt nước.

Hình 6.14. Sinh cảnh quần xã Bèo Cái (Pistia stratiotes) – Bồn Bồn (Typha angustifolia)

trong khu vực đầm lầy than bùn VQG U Minh Thượng.

6.3.3.1.3. Bèo Cái - Tràm Thƣa và Choại (Pistia - Opene Melaleuca – Stenochlaena)

Sau trận cháy năm 2002, Tràm đã tái sinh nhưng mật độ không cao và do bị ngập nước

nhiều năm nên Tràm khó có thể phát triển trên vùng ngập nước quá cao. Tuy nhiên, cục

bộ có những nơi có địa hình hơi cao thì Tràm vẫn còn hiện diện rải rác trong khu vực

ngập nước. Khảo sát cho thấy loài dây leo Choại (Stenochlaena palustris) đã sống ký sinh

ở một số cụm Tràm trong khu vực nầy đã hình thành một lớp phủ Bèo – Tràm xen Choại.

Lớp phủ nầy phân bố rải rác ở các khu bị ngập nước với một diện tích khoảng 298,49 ha.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

103

Hình 6.15. Sinh cảnh Bèo Cái (Pistia stratiotes) xen Tràm rải rác - Choại (Stenochlaena

palustris) trong khu vực VQG UMT. Vùng mặt nước trống bị quẩn thể Bèo Cái xâm

chiếm hình thành lớp phủ Bèo Cái đơn thuần.

6.3.3.1.4. Bèo xen Tràm rải rác (Pistia - Opene Melaleuca )

Bèo Cái (Pistia stratiotes) chiếm ưu thế trong vùng ngập nước xen lân những cụm Tràm.

Tràm trong khu vực nầy có sự ký sinh của loài dây leo Choại (Stenochlaena palustris), với

diện tích khá nhỏ, vào khoảng 32,88 ha. Phân bố rải rác ở những khu vực ngập nước

trung bình trong vùng đất sét có tầng mặt hữu cơ (Humic Fluvaquents).

6.3.3.1.5. Bèo Cái xen Năng và Tràm (Pistia - Eleocharis – Open Melaleuca)

Đây là những khu vực đồng cỏ ngập nước theo mùa với thực vật chiếm ưu thế là Năng

Ống (Eleochris dulcis) và rải rác trong cánh đồng Năng là những cụm Tràm, với diện tích

khoảng 732.9 ha. Tuy nhiên, sau khi bị ngập nước quá cao thì Năng Ống khó phát triển

thành đồng cỏ đơn thuần mà bị Bèo Cái xâm lấn và trở thành nơi có thực vật thủy sinh

chiếm ưu thế.

Năng vẫn còn xuất hiện thành từng cụm nhỏ rải rác trong vùng nầy. Do bị ngập nước khá

cao nên thân Năng khá dài và yếu, quan sát ngoài đồng ghi nhận chiều dài của Năng Ống

thay đổi từ 1 – 1,8 m. Tràm phát triển rất kém trong vùng ngập nước quá cao và phân bố

khá rải rác trong khu vực nầy.

6.3.3.1.6. Bèo Cái xen Súng, Tràm (Pistia - Nymphae - Open Melaleuca)

Chiếm diện tích khoảng 211,41ha, đây là khu vực mặt nước với thực vật thủy sinh Bèo

Cái chiếm ưu thế, xen lẫn trong đó là Súng Ma (Nymphaea nouchali), Thủy Nữ Ấn

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

104

(Nymphoides indicum), và rải rác là những cụm Tràm kém phát triển trong môi trường

ngập nước quá cao.

6.3.3.2. Bồn Bồn (Typha angustifolia)

Bồn Bồn (Typha angustifolia) là một trong những loài thực vật thủy sinh khá phổ biến

trong khu vực đất ngập nước của VQG U Minh Thượng. Bồn bồn phân bố khá đa dạng

thành từng quần thể đơn thuần và tạo thành những quần xã khi xen lẫn với những loài

thủy sinh cũng như những cây buội, Tràm trong khu vực nầy.

Tùy vào mật độ và sự chen lẫn giữa những loài thực vật khác, 5 đơn vị lớp phủ của Bồn

Bồn, với diện tích khoảng 740,33 ha, được phân chia như sau: 1) Bồn Bồn dầy, 2) Bồn

Bồn thưa, 3) Bồn Bồn xen Tràm rải rác, 4) Bồn Bồn xen với Súng, Tràm rải rác, và một

đơn vị khác là 5) Súng xen Bồn Bồn, Tràm rải rác.

6.3.3.2.1. Bồn Bồn dầy (Dense Typha angustifolia )

Bồn Bồn tập trung có mật độ khá dầy và tạo thành những mãng lớn phân bố khá nhiều

trong khu vực ngập nước cao của VQG U Minh Thượng. Bồn Bồn phát triển khá nhiều

trên đất than bùn bị cháy năm 2002, nơi mà Tràm phát triển rải rác, hoặc chỉ là mặt đất

trống bị ngập nước. Độ che phủ của những quần thể Bồn Bồn dầy khá cao, đến hơn 90%

diện tích (Hình ).

Hình 6.16. Bồn Bồn phát triển dầy đặc trong khu vực ngập nước ở VQG U Minh

Thượng. Ven rìa của Bồn Bồn là Bèo Tai Chuột (Salvina cucullata).

Với diện tích khoảng 72,94 ha, quần thể Bồn Bồn phân bố nhiều nơi và nó nằm rải rác

với những quần xã thực vật thủy sinh khác hoặc những mãng mặt nước hoàn toàn.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

105

Bèo Tai Chuột (Salvina cucullata) cũng xuất hiện xung quanh rìa, hoặc xen lẫn trong

những khu vực Do mật độ của Bồn Bồn khá dấy nên BèoTai Chuột xuất hiện trên mặt

nước ven rìa nhiều hơn bên trong cụm Bồn Bồn.

Mặc dù là thực vật tự nhiên trong khu vực VQG, nhưng Bồn Bồn thỉnh thoảng cũng được

khai thác làm thức ăn của người dân địa phương.

6.3.3.2.2. Bồn Bồn thƣa (Sparse Typha angustifolia)

Một diện tích đáng kể của Bồn Bồn (Typha angustifolia), vào khoảng 22,19 ha, từng cụm

nhỏ, với mật độ che phủ khá, khoảng 40 – 50 %, nhưng từng cụm nằm rải rác giữa các

quần xã thực vật thủy sinh. Vài nơi có xuất hiện một số loài thực vật thủy sinh khác như

Bèo Tai Chuột (Salvina cucullata) và Bèo Cái (Pistia stratiotes) nằm xen lẫn trong một

số cụm Bồn Bồn do gió đầy vào và mật độ của những các loài thủy sinh nầy không nhiều.

Hình 6.17. Những cụm Bồn Bồn (Typha angustifolia) phân bố rải rác trong khu vực ngập

nước của VQG U Minh Thượng.

6.3.3.2.3. Bồn Bồn - Tràm rải rác (Typha - Open Melaleuca)

Một diện tích khá lớn của Bồn Bồn (Typha angustifolia) trải rộng khắp khu vực ngập

nước sâu của VQG, với khoảng 585,02 ha. Từng cụm Bồn Bồn phân bố rải rác và xen lẫn

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

106

với những cụm Tràm (Melaleucacajuputi) nhỏ trong một vùng rộng lớn trên đất than bùn

bị cháy vào năm 2002.

Độ che phủ của cả hai loài thực vật nầy không cao, mật độ của các cụm Bồn Bồn chỉ

khoảng 30 – 40 % và Tràm rải rác chỉ khoảng 10 % trong toàn bộ diện tích. Phần còn lại

là diện tích mặt nước xen lẫn giữa những cụm Bồn Bồn và Tràm rải rác trong khu vực

nầy. Vài nơi trong mãng Bồn Bồn – Tràm, có sự hiện diện của một loài thực vật thủy sinh

như Bèo Cái (Pistia stratiotes), Bèo Tai Chuột (Salvina cucullata ), Súng Ma (Nymphaea

nouchali),…nhưng mật độ của các loài nầy khá thấp và phân bố không đồng đều trong

toàn bộ diện tích lớp phủ nầy.

Hình 6,18. Bồn Bồn (Typha angustifolia) xen lẫn từng cụm Tràm phân bố rải rác trong

vùng ngập nước của VQG. Một số thực vật thủy sinh như Súng Ma (Nymphaea

nouchali), Bèo Cái (Pistia stratiotes), Bèo Tai Chuột (Salvina cucullata), Rong Đuôi

Chồn (Haloragaceae) dũng hiện diện nhưng mật độ khá thấp.

6.3.3.2.4. Bồn Bồn - Súng, Tràm rải rác (Typha - Nymphaea - Open Melaleuca)

Một diện tích đáng kể, vào khoảng 42,47 ha, của khu vực ngập nước với thực vật thủy

sinh là Bồn Bồn (Typha angustifolia) chiếm ưu thế mặc dù mật độ chỉ vào khoảng 20 –

30 % xen lẫn với nhóm thực vật thủy sinh còn lại là Súng Ma (Nymphaea nouchali) với

mật độ khoảng 20 %.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

107

Tràm tái sinh phát triển kém trong điều kiện ngập nước phân bố rải rác trong khu vực

nầy. Ghi nhận từ khảo sát ngoài đồng cho thấy thân Tràm có kích thước chỉ vào khoảng

30 – 50 cm, thân khá yếu, nhánh không nhiều. Một số cụm Tràm bị chết được ghi nhận

tại nhiều nơi trong khu vực ngập nước quá cao.

6.3.3.2.5. Súng - Bồn Bồn, Tràm rải rác (Nymphae - Typha - Sparse Melaleuca)

Đơn vị lớp phủ nầy được xem tương tự như lớp phủ 4.3.4.4, nhưng thực vật thủy sinh

Súng Ma chiếm ưu thế. Loại lớp phủ nầy chiếm một diện tích khá nhỏ, chỉ vào khoảng

17,71 ha, được chiếm hữu bởi Súng Ma (Nymphaea nouchali) với mật độ khoảng 30 – 40

%. Xen lẫn trong vùng đầm lầy nầy là một số cụm Bồn Bồn (Typha angustifolia) và từng

cụm Tràm phân bố rải rác với mật độ khoảng 10 – 20 %.

Hình 6.19. Súng Ma (Nymphaea nouchali) xen lẫn Bồn Bồn (Typha angustifolia) và một

ít Tràm tái sinh phát triển kém phân bố rải rác trong khu vực VQG U Minh Thượng.

6.3.4. Mặt nƣớc - thực vật thủy sinh (Open water – Aquatic plants)

Do địa hình thấp và bị ngập nước nhiều năm nên một khu vực với diện tích khá lớn, vào

khoảng 213,1 ha, được đánh giá là vùng mặt nước với một ít loài thực vật thủy sinh đang

hiện diện. Quẩn xã thực vật thủy sinh chủ yếu được ghi nhận trong khu vực nầy như Bồn

Bồn (Typha angustifolia), Súng Ma (Nymphaea nouchali), Bèo Cái (Pistia stratiotes),

Bèo Tai Chuột (Salvina cucullata), Thủy Nữ Ấn (Nymphoides indicum ), Rong Đuôi

Chồn (Haloragaceae).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

108

Vài nơi trong khu vực bị ngập nước cao có Súng Ma phát triển khá, loài Năng Ống

(Eleocharis dulcis) vẫn thấy xuất hiện từng cụm nhỏ. Những nơi như vậy là dấu vết của

một khu đồng cỏ ngập nước theo mùa trước đây bị ngập nước từ năm 2003 đến nay.

Tràm cũng xuất hiện với từng cụm rất nhỏ, phân bố rải rác với mật độ chỉ khoảng 1-2 %

trong toàn bộ diện tích của vùng mặt nước.

Dựa theo loài thực vật thủy sinh và mật độ của những loài nầy xuất hiện trong vùng ngập

nước, có 5 đơn vị phụ được phân chia: 1) Mặt nước có ít Bồn Bồn và Tràm, 2) Mặt nước

có ít Bồn Bồn và Súng, 3) Mặt nước có ít Bèo Cái và Tràm, và 4) Mặt nước có ít Súng

Ma.

6.3.4.1. Súng - Bồn Bồn, Tràm (Nymphae - Typha - Sparse Melaleuca )

Mặt nước, khoảng 17,71 ha được phủ đầy Súng Ma (Nymphaea nouchali) khoảng 40 %,

những loài thực vật khác như Bồn Bồn (Typha angustifolia) phân bố rải rác từng cụm nhỏ

trong vùng nầy. Ngoài ra, rải rác trong vùng là những cụm Tràm phát triên không tốt, có

những cây đang chết do bị ngập nước quá nhiều năm.

Hình 6.20. Đầm lầy Súng Ma (Nymphaea nouchali) xen lẫn Bồn Bồn (Typha

angustifolia) và Tràm phủ một diện tích nhỏ trong khu vực đầm lầy ngập nước của VQG

U Minh Thượng.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

109

6.3.4.2. Mặt nƣớc: Bồn Bồn thƣa - Tràm (Open water - Typha - Open Melaleuca)

Với diện tích khoảng 91,2 ha, vùng bị ngập nước với độ mở khá lớn và có sự hiện diện

của một số loài thực vật như Bồn Bồn (Typha angustifolia) và Tràm tái sinh rải rác bên

trong.

Bồn Bồn không tập trung thành từng cụm và phân bố từng đám nhỏ rải rác trong một

vùng mặt nước rộng lớn. Tràm xuất hiện chỉ là dấu vết của những cụm Tràm tái sinh

nhưng không phát triển tốt do bị ngập nước nhiều năm.

Một số thực vật thủy sinh cũng xuất hiện trong vùng ngập nước nầy nhưng mật độ không

cao như (Nymphaea nouchali), Rong Đuôi Chồn (Haloragaceae).

Hình 6.21. Bồn Bồn rải rác xen lẫn với một ít cụm Tràm trong một vùng ngập nước rộng

lớn.

6.3.4.3. Mặt nƣớc: Bồn Bồn thƣa - Súng (Open water – Nymphaea, Haloragaceae)

Tương tự như đơn vị trên (4.3.4.2), một diện tích đáng kể khoảng 50,81 ha vùng mặt

nước với thực vật thủy sinh là Bồn Bồn (Typha angustifolia) chiếm ưu thế nhưng phân

tán khá rải rác thành từng cụm nhỏ. Trên mặt nước trống có sự hiện diện của Súng ma

(Nymphaea nouchali) với mật độ thấp.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

110

Quần xã thực vật thủy sinh tại đây cũng có sự xuất hiện của những loài Thủy Nữ Ấn

(Nymphoides indicum), Rong Đuôi Chồn (Haloragaceae).

Hình 6.22. Mặt nước với thực vật thủy sinh Bồn Bồn (Typha angustifolia) và Súng Ma

(Nymphaea nouchali)

6.3.4.4. Mặt nƣớc: Bèo - Tràm rải rác (Open water - Sparse Pistia – Melaleuca)

Một vùng mặt nước khá rộng lớn, với diện tích khoảng 71,07 ha, với sự hiện diện của

Bèo Cái (Pistia stratiotes) rải rác thành từng cụm nhỏ. Những vạt Bèo di chuyển trên mặt

nước theo hướng gió và thường tụ lại khi bị chặn bởi những loài thực vật khác như Bồn

Bồn (Pistia stratiotes) hoặc ven bìa rừng Tràm trong khu đất bị ngập nước.

Trong vùng ngập nước nầy, một số cây hay cụm Tràm cũng còn hiện diện nhưng hiện

trạng cho thấy Tràm tái sinh sau khi cháy và do ngập nước nên không phát triển tốt, thân

cây ốm yếu, tán lá nghèo nàn.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

111

Hình 6.23. Mặt nước với những cụm Bèo Cái (Pistia stratiotes), Tràm phân bố rải rác

trong vùng ngập nước của VQG U Minh Thượng.

6.3.4.5. Mặt nƣớc: Rong Đuôi Chồn - Súng (Open water – Haloragaceae – Nymphaea)

Ngoài những diện tích mặt nước được các loài thực vật thủy sinh đang sinh sống, một

diện tích mặt nước còn lại khá rộng lớn, khoảng 375,85 ha, không có cộng đồng thực vật

nào hiện diện. Một nguyên nhân có thể là do địa hình thấp và mực nước ngập khá cao nên

gây khó khăn cho thực vật phát triền, ngay cả những loài thực vật thủy sinh.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

112

Hình 6.25. Mặt nước với phần lớn là thực vật thủy sinh Rong Đuôi Chồn

(Haloragaceae), Súng Ma (Nymphaea nouchali), Thủy Nữ Ấn (Nymphoides indicum).

6.3.4.6. Rạch tự nhiên (Channel)

Một số con rạch tự nhiên ngoằn nghèo vẫn còn hiện diện và phân bố khá nhiều ở phía

nam của VQG. Phần ớn các con rạch, và ngay cả những con kênh bên trong khu vực

VQG bị Bèo Cái (Pistia stratiotes) xâm chiế làm trở ngại cho giao thông thủy. Chỉ có

khoảng 18,56 ha rạch tự nhiên nằm phía Tây nam của VQG chưa bị xâm chiếm do Bèo

Cái hoặc Bèo Tai Chuột (Salvina cucullata).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

113

Hình 4.26. Mặt nước ở kênh rạch bên trong khu vực VQG U Minh Thượng. Bèo Cái

đang bắt đầu xăm lấn.

6.3.6. Sậy – Cây tạp (Phragmites - complexed wood trees)

Một quần xã thực vật Sậy và những cây tạp phân bố dọc theo hai bên bờ kênh bên trong

và kênh ranh của VQG, với diện tích khoảng 137,45 ha. Ngoài Sậy, nhiều loài thực vật từ

thân gỗ đến cây buội, dây leo.

Nhóm cây thân gỗ chiếm ưu thế là Tràm (Melaleuca cajuputi), vài nơi có Trâm Bầu

(Combretum quadrangulare Kurz), Gáo Vàng (Nauclea orientalis (L.)). Một vài nơi,

Khuynh Diệp (Eucaplyptus sp.) được trồng chen lẫn trong những dãy Sậy.

Sậy (Phragmites vallatoria) chiếm ưu thế trong những loài thân thảo. Trên bờ, nơi có

trảng trống thì thường gặp Cỏ Ống (Panicum repens). Những thực vật ký sinh có thể gặp

như Choại (Stenochlaena palustris), Dây Giác (Cayratia trifolia (L.) Domino), Bòng

Bong (Lygodium microphyllum) đeo bám trên những cây thân gỗ và ngay cả thân Sậy.

Những loài Nephrolepis sp. cũng gặp ở dọc theo hai bên bờ kênh.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

114

Hình 6.27. Sậy (Phragmites vallatoria) phủ đầy trên những bờ kênh bên trong và xung

quanh VQG U Minh Thượng.

Hình 6.28. Sậy và cây thân gỗ trên bờ kênh của VQG U Minh Thượng.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

115

Hình 6.29. Bèo Cái (Pistia stratiotes) phủ đầy mặt nước của thủy vực nước chảy (kênh)

trong khu vực VQG U Minh Thượng.

6.4. Hệ sinh thái thực vật

Điều kiện lập địa với ba nhóm đất chính là đất than bùn, đất phèn và đất phù sa nhiễm

phèn và một số yếu tố tự nhiên, nhân tạo tác động tạo nên một sự đa dạng về thực vật

trong khu vực VQG U Minh Thượng.

Các quần xã thực vật tại đây đã hình thành một số hệ sinh thái điển hình của vùng đầm

lầy than bùn U Minh Thượng. Từ kết quả khảo sát, phân tích dữ liệu đã phân chia ra 6

đơn vị sinh thái: 1) Rừng Tràm trên đất than bùn, 2) Rừng tràm hỗn giao, 3) Mặt nước

với thực vật thủy sinh, 4) Trảng Sậy – Cây tạp, và 5) Đất trống.

Dựa vào độ tuổi và mật độ của rừng, thành phần thực vật xen lẫn tạo thành những quần

xã thực vật khác nhau nên có những đơn vị phụ trong hệ sinh thái chính (Bảng 6.2. và

Hình 6.30).

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

116

Hình 6.30. Bản đồ hệ sinh thái thực vật của VQG U Minh Thượng năm 2009.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

117

Bảng 6.2. Hệ sinh thái thực vật ở khu vực VQG U Minh Thượng

TT Hệ sinh thái Diện tích Tọa độ (m)

(ha) Kinh tuyến Vĩ tuyến

I Rừng Tràm trên đất than bùn 1.385,93

1 Tràm lớn mật độ trung bình 911,09 508165,1 1063399.23

2 Tràm trung bình mật độ dầy 474,84 510858,2 1059215.65

II Rừng Tràm hỗn giao 3.060,46

3 Tràm nhỏ - Sậy 1.357,14 508170,0 1058642.55

4 Tràm thưa – Choại 168,81 509255,6 1067402.44

5 Tràm thưa – Sậy - Năng 1163,1 513357,9 1062708.83

6 Tràm thưa - Bèo 371,41 510649,5 1057196.26

III Mặt nước – Thực vật thủy sinh 3.411,14

7 Bồn Bồn dầy 95,13 509482,5 1062315.40

8 Bèo Cái 789,79 512055,2 1065162.06

9 Bèo Cái – Bồn Bồn - Tràm 2.131,85 509263,4 1059191.39

10 Mặt nước/Rong - Súng 394,37 509060,8 1061988.46

IV Sậy – Cây tạp 137,45 509694,0 1058557.69

V Đất trống 0,47 510552,6 1062510.96

Tổng cộng 7.995,45

6.4.1. Hệ sinh thái rừng Tràm trên đất than bùn

Hệ sinh thái rừng Tràm trên đất than bùn có diện tích khoảng 1.385,93 ha. Phân bố tại

trung tâm của khu đât than bùn có độ dầy tầng than bùn > 1m, và những khu vực đất phù

sa có tầng than bùn cạn.

6.4.1.1. Rừng Tràm lớn mật độ trung bình

Đây là những cánh rừng Tràm bán tự nhiên còn sót lại, với diện tích khoảng 911,09 ha.

Rừng có độ tuổi trên 15 năm, mật độ che phủ trung bình. Mặc dù có sự xen lẫn những

cây buội hoặc cỏ cao như Rừng Tràm chiếm tỷ lệ khá cao, gần như đồng nhất trong hệ

thực vật thân gỗ tại đây.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

118

Hình 6.31. Sinh cảnh khu Tràm bán tự nhiên còn lại sau trận cháy năm 2009 ở VQG

UMT.

6.4.1.2. Rừng Tràm trung bình mật độ dầy

Phân bố tại trung tâm của đất than bùn, với diện tích khoảng 474,84 ha, rừng Tràm được

phục hồi sau trận cháy năm 2002. Mật độ rừng khá dầy, cây thân gỗ thuần nhất là Tràm

trong toàn bộ khu vực. Một số loài cỏ, dây leo cũng xuất hiện nhưng không nhiều và

phần lớn phân bố ngoài bìa cánh rừng nầy.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

119

Hình 6.32. Sinh cảnh rừng có mật độ trung bình trên đất than bùn VQG U Minh Thượng.

6.4.2. Hệ sinh thái rừng Tràm hỗn giao

Rừng Tràm hỗn giao có sự xen lẫn với những loài thực vật khác từ những nhóm cây buội,

dây leo đến thực vật thủy sinh. Rừng Tràm với mức độ phát triển khác nhau xen lẫn với

những loài thực vật khác đã tạo thành những sinh cảnh riêng biệt trong khu vực VQG.

6.4.2.1. Rừng Tràm xen lẫn Sậy

Những cánh rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) phát triển kém có sự xen lẫn với Sậy

(Phragmites vallatoria),với diện tích khoảng 1.357,14 ha. Do bị ngập nước lâu năm nên

Tràm phát triển kém, thân cây nhỏ, tán lá phát triển không đồng đều. Sậy phát triển xen

lẫn với rừng Tràm, trên những khu vực có địa hình hơi cao so với xung quanh. Do ngập

ngập nước nên Sậy cũng bị chết khá nhiều hoặc kém phát triển và chính vì thế đã tạo một

sinh cảnh Tràm – Sậy không được đẹp trong vùng đất đầm lầy than bùn của VQG U

Minh Thượng.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

120

Hình 6.33. Sinh cảnh Tràm thưa xen lẫn với Sậy ở VQG U Minh Thượng.

6.4.2.2. Rừng Tràm thƣa – Choại

Những cánh rừng Tràm thưa, phát triển kém nằm trên những vùng đất có địa hình trung

bình xen lẫn với Choại (Stenochlaena palustris) ký sinh trên thân Tràm. Diện tích của

sinh cảnh Tràm – Choại vào khoảng 168,81 ha. Phần lớn sinh cảnh nầy phân bố gần bờ

kênh ranh của VQG.

6.4.2.3. Rừng Tràm thƣa – Sậy, Năng

Tràm phân khá rải rác trong cánh đồng cò sự xen Sậy (Phragmites vallatoria) và Năng

Ống (Eleocharis dulcis) tạo thành một sinh cảnh vừa kín vừa hở bởi có một diện tích mặt

nước nhất định; chiếm diện tích khoảng 1.163,1 ha. Trong mùa khô, khi nước hạ thấp,

hoặc để khô thì Năng Ống phát triển khá nhiều trong hệ thực vật tại đây. Những khoảng

trống có năng và những loài thủy sinh khác trong hệ sinh thái nầy là bải ăn của loài chim

Trích.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

121

Hình 6.34. Sinh cảnh rừng Tràm thưa xen lẫn với Choại (Stenochlaena palustris) phân

bố dọc theo kênh trong VQG.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

122

Hình 4.35. Sinh cảnh Tràm thưa xen lẫn Sậy và Năng Ống trong khu vực VQG UMT.

6.4.2.4. Rừng Tràm thƣa - Bèo

Rừng tái sinh bị ngập nước qua nhiều nên phát triển không đồng đều và chỉ rải rác trong

vùng đất bị ngập nước khá cao. Bèo Cái đã phát triển khá nhanh và bao phủ cả một vùng

có Tràm thưa đã tạo thành một sinh cảnh rừng Tràm - Bèo trong vùng ngập nước, có diện

tích khoảng 371,41 ha tại VQG U Minh Thượng.

Hình 6.36. Sinh cảnh Tràm thưa – Bèo trong khu vực VQG U Minh Thượng

6.4.3. Thủy vực – Thực vật thủy sinh

Do được giữ nước nhiều năm, khu vực đầm lầy than bùn của VQG U Minh Thượng đã

hình thành một vùng mặt nước rộng lớn với diện tích khoảng 3.411,14 ha, và đây là môi

trường thích hợp cho nhiều loài thực vật thủy sinh phát triển như Bồn Bồn (Typha

angustifolia), Bèo Cái (Pistia stratiotes), Rong (Haloragaceae), Súng (Nymphaea

nouchali), Thủy Nữ Ấn (Nymphoides indicum ), Rong Đuôi Chồn (Haloragaceae). …

Mặt nước và những loài thực vật thủy sinh đã tạo nên những sinh cảnh đầm lầy đặc thù

cho khu vực VQG U Minh Thượng. ,

Sự phân bố các quần thể và quần xã thực vật thủy sinh khác nhau đã hình thành những

sinh cảnh riêng biệt cho từng hệ sinh thái thực vật trong vùng đầm lầy.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

123

6.4.3.1. Sinh cảnh Bồn Bồn

Bồn Bồn (Typha angustifolia) phát triển khá nhiều trong khu vực đầm lầy của VQG.

Quần thể Bồn Bồn phân bố ở những nơi hình trũng thấp, ngập nước khá cao. Loại sinh

cảnh Bồn Bồn chiếm diện tích khoảng 95,13 ha, phân bố thành từng mãng trong vùng

đầm lầy.

Hình 6.37. Sinh cảnh Bồn Bồn (Typha angustifolia) trong vùng đầm lầy than bùn ở VQG

U Minh Thượng.

6.4.3.2. Sinh cảnh Bèo

Bèo Cái (Pistia stratiotes) chiếm một vùng khá rộng lớn, vào khoảng 789,79 ha, trong

vùng đầm lầy than bùn ngập nước của VQG UMInh Thượng. Ngoài vùng đầm lầy trước

đây của VQG, Bèo Cái còn phát triển trên những vùng đất rừng Tràm được giữ nước cao

qua nhiều năm sau trận cháy năm 2002.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

124

Hình 6.38. Sinh cảnh Bèo Cái (Pistia stratiotes) trong vùng đầm lầy than bùn ở VQG U

Minh Thượng.

6.4.3.3. Sinh cảnh Bèo Cái – Bồn Bồn, Tràm

Ngoài những quần thể Bồn Bồn (Typha angustifolia) và Bèo Cái (Pistia stratiotes), cả hai

loài thực vật thủy sinh nầy đã phát phát triển chung với nhau trong cùng một vùng tại

thành quần xã Bèo – Bồn Bồn; với diện tích khá lớn, vào khoảng 2.131,85 ha. Mặc dù là

vùng đầm lầy than bùn bị ngập nước khá cao, nhưng vẫn còn những cụm Tràm sống rải

rác trong vùng đầm lầy nầy.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

125

Hình 6.39. Một góc của sinh cảnh quẩn xã Bèo – Bồn Bồn, Tràm trong vùng đầm lầy

than bùn U Minh Thượng.

6.4.3.4. Mặt nƣớc/ Rong - Súng

Trong điều kiện được giữ nước cao trong nhiều năm, những nơi có địa hình trũng thấp đã

trở một khu vực có mặt nước trống khá lớn với diện tích khoảng 394,37 ha. Trong mùa

mưa, sinh cảnh tổng quát cỏ thể nhìn thấy là một khoảng mặt nước mênh mông, nhưng

khảo sát kỹ thì vẫn có nhiều loài thực vật thủy sinh đang phát triển trong thủy vực nầy tạo

thành một sinh cảnh quần xã Rong Đuôi Chồn (Haloragaceae) xen lẫn Súng Ma

(Nymphaea nouchali), hoặc Thủy Nữ Ấn (Nymphoides indicum).

Vào mùa khô, khi mực nước hạ thấp xuống thì mật độ của Rong Đuôi Chồn được ghi

nhận là tăng nhiều hơn. Điều nầy không có nghĩa là tốc phát triển Rong nhiều vào khô mà

do khó ghi nhận sự hiện diện của loài thủy sinh nầy khi mực nước ngập qua1cao.

6.4.3.5. Thủy vực nƣớc chảy

Một diện tích đáng kể trong khu vực VQG U Minh Thượng là hệ thống kênh xong quanh

và bên trong VQG. Mục tiêu của việc xây dựng hệ thống kênh nầy dùng cho việc di

chuyển phương tiện vận tải thủy và cung cấp nước trong mùa không để chữa cháy.

Với một diện tích mặt nước khá lớn và là môi trường thích hợp cho một số loài thực vật

thủy sinh phát triển như Bèo Cái (Pistia stratiotes), Rong Đuôi Chồn (Haloragaceae),…

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

126

Đặc biệt Bèo Cái phát triển khá nhiều và gây trở ngại giao thông thủy trong VQG. Một

mặt nước với những loài thực vật thủy sinh cũng tạo thành một sinh cảnh riêng của VQG.

U Minh Thượng.

6.4.4. Sinh cảnh đê ven rừng

Hai bên bờ kênh bên trong và xung quanh VQG U Minh Thượng, chiếm một diện tích

khoảng 137,45 ha, với nhóm thực vật chiếm ưu thế là Sậy (Phragmites vallatoria) và

nhiều loài thực vật khác như Tràm (Melaleuca cajuputi), Choại (Stenochlaena palustris),

cỏ Ống (Panicum repens)… Cỏ Tranh (Imperata cylindrica L) xuất hiện ở một số nơi

trên bờ kênh có độ trảng khá.

Hình 6.40. Sinh cảnh đê ven rừng với Sậy (Phragmitex vallatoria) chiếm ưu thế.

6.5. Nhận xét

VQG U Minh Thượng là một trong hai khu đầm lầy đất than bùn lớn nhất còn lại của

Việt Nam (khu còn lại là U Minh Hạ),. Với sự tổ hợp của nhiều yếu tố tự nhiên đã hình

thành một hệ thực vật và những hệ sinh thái khá đặc trưng của vùng đầm lầy than bùn,

đồng thời được công nhận là một trong ba vùng bảo tồn đất ngập nước được ưu tiên đặc

biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Rừng đầm lầy than bùn U Minh Thượng đóng vai trò

rất quan trọng trong việc ngăn ngừa hiện tượng acid hóa tầng đất mặt và nước mặt, trữ

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

127

nước ngọt, làm khu vực sinh sản và sinh sống của các loài cá, các loài động vật giáp xác,

và lọc nước bề mặt. Do đó, rừng đầm lầy đất than bùn mang lại những lợi ích về môi

trường và sinh kế cho các cộng đồng sống ở các khu vực xung quanh.

Tính đa dạng sinh học trong từng hệ sinh thái trong khu vực VQG U Minh Thượng được

xem là khá đặc biệt so với những khu bảo tồn thiên nhiên khác trong vùng hạ lưu châu

thổ sông Mekong.

Rừng chiếm ưu thế bởi Tràm (Melalleuca cajuputi), và với độ tuổi, cách phân bố, sự đan

xen giữa các quần xã bên trong đã tạo thành những kiểu rừng khác nhau và cũng tạo

thành những đơn vị sinh thái rừng khác nhau.

Vùng đầm lầy ngập nước với những quần thể và quần xã thực vật thủy sinh như Rong

Đuôi Chồn (Haloragaceae) xen lẫn Súng Ma (Nymphaea nouchali), hoặc Thủy Nữ Ấn

(Nymphoides indicum), Bèo Tai Chuột (Salvinia cucullata), Bồn Bồn (Typha

angustifolia),.. tạo thành một hệ sinh thái với sự đa dạng về sinh cảnh của VQG U Minh

Thượng.

Trảng cỏ ngập nước theo mùa, với những quần xã thực vật như Năng Ống (Eleocharis

dulcis), Sậy (Phragmites vallatoria),…cũng là một trong những hệ sinh thái quan trọng

tại đây. Tuy nhiên, do bị ngập nước quá cáo và nhiều năm nên hệ sinh thái nầy đã bị suy

giảm đáng kể.

Những loài thực vật khác như Dương xỉ (Acrostichum s.), Choại (Stenochlaena palustris)

phát triển xen lẫn với những thực vật khác cũng tạo thành những sinh cảnh đặc trưng

trong khu vực VQG.

Kiểu phân bố của các quần xã, quần thể thực vật cũng tạo nên tính đa dạng môi trường

sống cho những loài động vật. Nhiều loài chim đã được ghi nhận sinh sống, cứ trú trên

những quần xã thực vật như vậy, và sự phân bố đa dạng hệ động thực vật đã hình thành

nhiều sinh cảnh riêng trong khu vực VQG U Minh Thượng.

Sau trận cháy rừng Tràm vào năm 2002, việc giữ mực nước quá cao quanh năm đã làm

suy giảm những hệ sinh thái bên trong VQG. Những cánh rừng Tràm đỗ ngã và cánh

đồng Sậy bị chết do bị ngập nước quá cao nhiêu năm, đã tạo thành một hệ sinh thái khá

nghèo nàn và sơ xác. Đồng cỏ ngập nước theo mùa là bải thức ăn của một số loài chim

nước chỉ còn rải rác ở những khu vực trảng. Việc ngập nước quá cao và hầu như quanh

năm như vậy đã tạo môi trường không thuận lời cho một số loài thực vật quý phát triển.

Dây Nắp Bình (Nepenthes mirabilis) hiện diện trong khu rừng Tràm nhưng hiện nay

không còn còn nhiều.

Như đã trình bày, một phần diện tích vùng lõi của VQG U Minh Thượng nằm trên đầm

lầy than bùn. Vai trò của than bùn được đánh giá là khá quan trong trong việc hình thành

môi trường lưu giữ carbon, tạo sinh cảnh đặc thù trong vùng đất ngập nước,… Do đó, nếu

cháy rừng, Tràm có thể phục hồi qua con đường tái sinh hoặc có thể trồng lại, nhưng đất

than bùn sẽ bị hủy hoại. Nếu để than bùn bị khô quá và oxy xâm nhập vào bên trong tầng

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

128

than bùn và làm cho nó bị oxid hóa cũng làm cho than bùn bị suy giảm. Tuy nhiên, việc

giữ nước ngập quanh năm sẽ làm suy giảm hệ sinh thái và đa dạng sinh học của vùng

đầm lầy than bùn U Minh Thượng.

Do đó, một trong những vấn đề cần nên quan tâm trong công tác phục hồi các hệ sinh thái

tự nhiên trong khu vực VQG U Minh Thượng là việc nghiên cứu thử nghiệm một mô

hình quản lý nước – lữa để có thể bảo tồn và phục hồi thảm thực vật, các hệ sinh thái và

tính đa dạng sinh học trong vùng đầm lầy than bùn của VQG U Minh Thượng có hiệu

quả hơn.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

129

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ADB (1999) Draft coastal and marine protected areas plan. Hanoi: Asian

Development Bank.

2. Anon. (1991) "Investment plan for North Phu Quoc Island Nature Reserve". Rach

Gia: Kien Giang Provincial People's Committee. In Vietnamese.

3. Anon. (1998) Environmental review of proposed sources of growth for

sustainable agriculture and biodiversity protection in the U Minh and Plain of

Reeds sub-regions of the Mekong Delta. Vancouver: Global Environmental

Consultants Ltd..

4. Buckton, S. T., Nguyen Cu, Ha Quy Quynh and Nguyen Duc Tu (1999) The

conservation of key wetland sites in the Mekong Delta. Hanoi: BirdLife

International Vietnam Programme.

5. CARE International in Vietnam (1998) U Minh Thuong Nature Reserve

Conservation and Community Development Project. Unpublished report to the U

Minh Thuong Nature Reserve Conservation and Community Development

Project.

6. Chandler, G. (1999) Proposals for a community development program.

Unpublished report to the U Minh Thuong Nature Reserve Conservation and

Community Development Project.

7. Cheung, C.P.S. (1992) Report on a visit to the coasts of Vietnam. Unpublished

report to WWF Asian Region.

8. Dodd, J. and Lewis, M. (1996) Vietnam: the rough guide. London: Rough Guides.

9. FIPI and BirdLife International Vietnam Programme (2000) Guidelines for

feasibility studies and investment plans for the designation of Special-use Forests.

Hanoi: Forest Inventory and Planning Institute and the BirdLife International

Vietnam Programme.

10. Fooden, J. (1996) Zoogeography of Vietnamese Primates. International Journal of

Primatology 17(5): 845-899.

11. Hộ, P. H,, 1985. Thực vật ở đảo Phú Quốc. Nxb TP.HCM

12. Kloss, C. B. (1929) Some remarks on the gibbons with a new subspecies.

Proceedings of the Zoological Society of London 1929: 113-127.

13. Lao Dong (2001) "Phu Quoc and Ba Mun natural reserves to become national

parks". Lao Dong "Labour" 12 June 2001. In Vietnamese.

14. Leedman, A. and Nguyen Phuc Bao Hoa (2001) U Minh Thuong Nature Reserve,

Vietnam. OBC Bulletin 33 (suppl.): 14-16.

15. Nguyen Chu Hoi, Nguyen Huy Yet and Dang Ngoc Thanh (1998) "Scientific

basis for marine protected areas planning". Hai Phong: Hai Phong Institute of

Oceanography. In Vietnamese.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

130

16. Nguyen Huy Yet and Vo Si Tuan (1995) "Information on proposed marine

protected areas on the coast of Vietnam". Hai Phong: Hai Phong Institute of

Oceanography. In Vietnamese.

17. Nguyen Phuc Bao Hoa (2000) Report on the bird monitoring program.

Unpublished report to the U Minh Thuong Nature Reserve Conservation and

Community Development Project.

18. Nguyen Phuc Bao Hoa (2000) Report on the bird monitoring program.

Unpublished report to the U Minh

19. Nguyen Van An (1992) The natural protected forest based development in the

north Phu Quoc islands. Unpublished report to WWF Indochina Programme.

20. Nguyen Xuan Dang, Pham Trong Anh and Le Hong Tuyen (2000) Results of otter

survey in U Minh Thuong Nature Reserve, Kien Giang province, Vietnam, 1 to 30

March 2000. Unpublished report to the U Minh Thuong Nature Reserve

Conservation and Community Development Project.

21. Quy, V. và Nguyễn Cử, 1999: Danh lục chim Việt Nam (tái bản lần thứ nhất).

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Safford, R. (1999) Biodiversity and habitat survey and monitoring strategy for U

Minh Thuong Nature Reserve. Unpublished report to the U Minh Thuong Nature

Reserve Conservation and Community Development Project.

23. Safford, R. and Maltby, E. (2000) Habitat and biodiversity monitoring: a manual

for U Minh Thuong. Unpublished report to the U Minh Thuong Nature Reserve

Conservation and Community Development Project

24. Safford, R. J., Tran Triet, Maltby, E. and Duong Van Ni (1998) Status,

biodiversity and management of the U Minh wetlands, Vietnam. Tropical

Biodiversity 5(3): 217-244.

25. Scott, D. A. (1989) A directory of Asian wetlands. Gland: IUCN.

26. Storey, R. and Robinson, D. (1995) Lonely planet travel survival kit: Vietnam.

Third edition. Hawthorn: Lonely Planet Publications.

27. Stuart, B. L., Hayes, B., Bui Huu Manh and Platt, S. G. (2002) Status of

crocodiles in the U Minh Thuong Nature Reserve, southern Vietnam. Pacific

Conservation Biology 8: 62-65.

28. Thompson, J. (1999) Hydrometeorological instrumentation manual. Unpublished

report to the U Minh Thuong Nature Reserve Conservation and Community

Development Project.

29. Tordoff, A. W. ed. (2002) Directory of important bird areas in Vietnam: key sites

for conservation. Hanoi: BirdLife International in Indochina and the Institute of

Ecology and Biological Resources.

30. Tran Triet (2000) Vegetation of U Minh Thuong Nature Reserve. Unpublished

report to the U Minh Thuong Nature Reserve Conservation and Community

Development Project.

______________________________________________________________________________________

Lớp phủ thực vật tỉnh Kiên Giang

131