luẬt mÔi trƯỜng - topica

36
v1.0014112224 GIỚI THIỆU MÔN HỌC LUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Upload: others

Post on 15-Feb-2022

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

v1.0014112224

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

LUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Hằng

v1.0014112224

BÀI 3

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA

PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG

SINH HỌC

ThS: Nguyễn Thị Hằng

2

v1.0014112224

MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Nêu được khái niệm đa dạng sinh học.

• Nêu được hiện trạng và lí giải nguyên nhân gây suy

giảm đa dạng sinh học.

• Hiểu rõ nội dung pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh

học: bảo tồn gen, loài và hệ sinh thái.

3

v1.0014112224

CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ

Để học tốt bài học này, các bạn cần có các kiến thức liên quan

đến các môn học:

• Lý luận Nhà nước và pháp luật;

• Luật Hành chính;

• Luật Dân sự.

4

v1.0014112224

HƯỚNG DẪN HỌC

• Chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho môn học bao gồm: giáo

trình, văn bản pháp luật liên quan môn học;

• Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài;

• Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề;

• Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu

từng bài.

5

v1.00141122246

CẤU TRÚC NỘI DUNG

3.1. Khái niệm chung về đa dạng sinh học

3.2. Nội dung chính của pháp luật về đa dạng sinh học

v1.0014112224

3.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

3.1.1. Khái niệm về đa

dạng sinh học

3.1.3. Hiện trạng của đa

dạng sinh học

3.1.4. Nguyên nhân suy

thoái đa dạng sinh học

3.1.2. Giá trị của đa

dạng sinh học

7

v1.0014112224

3.1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

8

• Công ước quốc tế về đa dạng sinh học định nghĩa:

“Đa dạng sinh học có nghĩa là tính đa dạng biến thiên giữa các sinh vật sống

của tất cả các nguồn bao gồm các sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ

sinh thái thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính

đa dạng này thể hiện ở trong mỗi loài, giữa các loài và các hệ sinh thái”.

• Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong

tự nhiên:

➢ Đa dạng về gen;

➢ Đa dạng loài;

➢ Đa dạng hệ sinh thái.

v1.0014112224

3.1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC (tiếp theo)

9

Đa dạng về gen

• Là toàn bộ các gen chứa

trong tất cả cá thể thực

vật, động vật, nấm vi sinh

vật.

Đa dạng về loài

• Sự đa dạng này thể hiện

trong số lượng khổng lồ

các loài thực vật, động

vật tồn tại trên trái đất.

Đa dạng về hệ sinh thái

• Là sự phong phú về trạng

thái và loại hình của các

hệ sinh thái khác nhau.

v1.0014112224

3.1.2. GIÁ TRỊ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC

Giá trị kinh tế:

Cung cấp

nguyên, nhiên

liệu cho các

ngành kinh tế

công nghiệp

và các ngành

khác trong nền

kinh tế

1

Giá trị đối với

sự sống của

con người:

Cung cấp

lương thực,

thực phẩm và

thuốc chữa

bệnh

2

Đa dạng sinh

học có khả

năng làm trong

sạch nước,

không khí, phân

hoá các độc tố,

làm cho môi

trường trở nên

trong lành hơn

3

10

v1.0014112224

3.1.3. HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC

• Suy thoái về loài, tăng nguy cơ tuyệt chủng

nhiều động, thực vật, vi sinh vật khác.

• Nhiều hệ sinh thái bị phá vỡ và hủy hoại

nhanh chóng.

• Tác động đến môi trường sống của các loài

sinh vật (dẫn đến khả năng di cư sinh vật,

thay đổi chuỗi thức ăn, xuất hiện các bệnh

dịch mới...).

11

v1.0014112224

3.1.4. NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC

• Sự gia tăng dân số

➢ Năm 1990: 1,6 tỷ người;

➢ Năm 2000: 6 tỷ người;

➢ Năm 2050: dự báo sẽ là 10 tỷ người.

• Thương mại nền nông nghiệp;

• Phát triển kinh tế không gắn với phát triển bền vững;

• Thiếu kiến thức và hiểu biết về đa dạng sinh học;

• Biến đổi khí hậu

➢ Nhu cầu tiêu thụ các sinh vật ngày càng nhiều;

➢ Gia tăng chất thải, tăng nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến các giống loài.

• Thiếu kiến thức, sử dụng các hành vi khai thác bừa bãi, bằng các phương pháp

hủy diệt;

• Ngoài ra ở nước ta còn có các nguyên nhân đặc trưng như: chiến tranh và hậu

quả của nó do mất rừng, có nhiều dân tộc thiểu số có tập tục du canh du cư, đốt

nương làm rẫy, sự xâm nhập các loài lạ vào môi trường;

• Việc thay thế các giống loài bản địa bằng các giống loài lai tạo cũng làm mất dần 1

số nguồn gen quý;

• Việc loài ngoại lai xâm hại tiêu diệt 1 số loài bản địa.

12

v1.0014112224

3.2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

3.2.1. Quy định về

bảo vệ nguồn gen

3.2.2. Quy định về

bảo vệ các loài

sinh vật

13

3.2.3. Quy định về

bảo vệ hệ sinh thái

v1.0014112224

3.2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC (tiếp theo)

14

Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học: Bảo tồn đa

dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các

hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại

diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường

xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan

môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi,

trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp,

quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản

lâu dài các mẫu vật di truyền.

v1.0014112224

3.2.1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN GEN

Quy định về hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ tiếp cậnnguồn gen

Quy định về quản lý sinh vật biến đổi gen

15

v1.0014112224

3.2.1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN GEN (tiếp theo)

16

Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

• Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ

thể của sinh vật.

• Nguôn gen bao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ

sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và

trong tự nhiên.

• Tiêp cân nguôn gen là hoạt động điều tra, thu thập nguồn gen để nghiên cứu phát

triển, sản xuất sản phẩm thương mại.

• Ví dụ: Doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất thuốc kem làm trắng da từ cây nha đam.

v1.0014112224

3.2.1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN GEN (tiếp theo)

17

Trình tự thủ tục tiếp cận nguồn gen

1. Đăng ký tiếp cận nguồn gen;

2. Hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia đình, cánhân được giao quản ly nguồn gen vê việc tiếp cận nguồngen va chia sẻ lợi ích theo quy định (Điều 58)

3. Đề nghị cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy địnhcủa pháp luật

v1.0014112224

3.2.1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN GEN (tiếp theo)

18

Hồ sơ đề nghị cấp phép

• Đơn đề nghị tiếp cận nguồn gen;

• Bản sao hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá

nhân được giao quản lý nguồn gen.

• Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

➢ Mục đích sử dụng nguồn gen;

➢ Nguồn gen được tiếp cận và khối lượng thu thập;

➢ Địa điểm tiếp cận nguồn gen;

➢ Các hoạt động được thực hiện liên quan đến nguồn gen.

v1.0014112224

3.2.1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN GEN (tiếp theo)

19

Các trường hợp không cấp phép tiếp cận

• Nguồn gen của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ,

trừ trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép;

• Việc sử dụng nguồn gen có nguy cơ gây hại đối với con người, môi trường, an ninh,

quốc phòng và lợi ích quốc gia.

v1.0014112224

3.2.1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN GEN (tiếp theo)

20

Thẩm quyền cấp giấy phép

• Bộ Tài nguyên Môi trường cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với loài

được ưu tiên bảo vệ; loài nguy cấp, quý, hiêm được ưu tiên bảo vệ là loài

hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có

giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường

hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.

• Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với các trường

hợp khác không thuộc thẩm quyền Bộ.

v1.0014112224

3.2.1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN GEN (tiếp theo)

21

Chia sẻ lợi ích từ tiếp cận nguồn gen

• Chia sẻ kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất các sản phẩm thương mại

và lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh các sản phẩm thương mại của

nguồn gen;

• Đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển nguồn gen;

• Đóng góp phát triển kinh tế địa phương, phát triển các công trình công

cộng, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo;

• Các hình thức chia sẻ trực tiếp bằng tiền hoặc hiện vật.

v1.0014112224

3.2.1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN GEN (tiếp theo)

22

Quy định về quản lý sinh vật biến đổi gen: Nghị định 69/2010/NĐ-CP ngày

21/06/2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền

và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.

v1.0014112224

3.2.1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN GEN (tiếp theo)

23

Cà chua biến đổi gen Ngô biến đổi gen

v1.0014112224

3.2.2. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ LOÀI SINH VẬT

Bảo vệ loài nguy cấp quý hiếm

Quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại

24

v1.0014112224

3.2.2. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ LOÀI SINH VẬT

25

a. Bảo vệ loài nguy cấp quý hiếm.

• Loài được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

bao gồm:

➢ Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;

➢ Giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm.

• Chủ thể có quyền đề nghị loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục:

➢ Tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án điều tra, nghiên cứu về loài sinh vật ở

Việt Nam;

➢ Tổ chức, cá nhân được giao quản lý rừng, khu bảo tồn, vùng đất ngập nước,

biển và hệ sinh thái tự nhiên khác;

➢ Hội, hiệp hội và tổ chức khác về khoa học và công nghệ, môi trường.

• Chính phủ quyết định loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp,

quý hiếm được ưu tiên bảo vệ với các nội dung chính sau đây:

➢ Tên loài;

➢ Đặc tính cơ bản của loài;

➢ Chế độ quản lý, bảo vệ đặc thù.

v1.0014112224

3.2.2. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ LOÀI SINH VẬT (tiếp theo)

26

Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

Cơ sở bảo tôn đa dang sinh hoc là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân

giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu

giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát

triển đa dạng sinh học.

• Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên

bảo vệ;

• Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;

• Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp,

quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi

trường hoặc văn hóa - lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật

di truyền.

v1.0014112224

3.2.2. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ LOÀI SINH VẬT (tiếp theo)

27

• Điều kiện cơ sở bảo tồn:

➢ Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi

sinh sản;

➢ Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp;

➢ Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

• Hồ sơ đăng ký bảo tồn đa dạng sinh học:

➢ Đơn đăng ký thành lập;

➢ Dự án thành lập;

➢ Giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định;

➢ Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

v1.0014112224

Ốc bươu vàng Rùa tai đỏ Hoa lục bình

3.2.2. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ LOÀI SINH VẬT (tiếp theo)

28

v1.0014112224

3.2.2. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ LOÀI SINH VẬT (tiếp theo)

29

Kiểm soát loài ngoại lai

• Việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành sau

khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại

đối với đa dạng sinh học và được Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp phép.

• Việc nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai trong khu bảo tồn chỉ được tiến

hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ

xâm hại đối với đa dạng sinh học của khu bảo tồn và phải được Uỷ ban

nhân dân tỉnh cấp phép.

• Bộ Tài nguyên & Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát

triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc khảo

nghiệm và việc cấp phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai.

v1.0014112224

3.2.2. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ LOÀI SINH VẬT (tiếp theo)

30

b. Quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại

• Loài ngoai lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là

môi trường sống tự nhiên của chúng.

• Loài ngoai lai xâm hai là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với

các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và

phát triển.

• Trách nhiệm lập danh mục loài:

➢ Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức điều tra để lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại

trên địa bàn và báo cáo Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông nghiệp & Phát

triển nông thôn.

➢ Bộ Bộ Tài nguyên & Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát

triển nông thôn, Bộ, cơ quan ngang Bộ khác, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức

điều tra, xác định loài ngoại lai xâm hại, thẩm định và ban hành Danh mục loài

ngoại lai xâm hại.

v1.0014112224

3.2.2. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ LOÀI SINH VẬT (tiếp theo)

31

Kiểm soát loài

ngoại lai

Kiểm soát việc

nhập khẩu Điều 51

Kiểm soát việc nuôi

trồng Điều 52

Kiểm soát sự lây

lan Điều 53

v1.0014112224

3.2.3. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ HỆ SINH THÁI

32

Khu bảo tồn bao gồm:

• Vườn quốc gia: Điều 17;

• Khu dự trữ thiên nhiên: Điều 18;

• Khu bảo tồn loài - sinh cảnh: Điều19;

• Khu bảo vệ cảnh quan: Điều 20.

v1.0014112224

3.2.3. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ HỆ SINH THÁI

33

Tiêu chí của vườn quốc gia:

• Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện

cho một vùng sinh thái tự nhiên;

• Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc

Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

• Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;

• Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái.

v1.0014112224

3.2.3. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ HỆ SINH THÁI (tiếp theo)

34

Vườn quốc gia Ba VìVườn quốc gia

Tràm Chim

Vườn quốc gia

Phong Nha – Kẻ Bàng

v1.0014112224

3.2.3. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ HỆ SINH THÁI (tiếp theo)

35

• Tiêu chí khu dự trữ thiên nhiên

➢ Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại

diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;

➢ Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

• Tiêu chí khu bảo tồn loài-sinh cảnh:

➢ Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc

Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

➢ Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục.

• Tiêu chí khu bảo vệ cảnh quan

➢ Có hệ sinh thái đặc thù;

➢ Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;

➢ Có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

v1.001411222436

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Trong bài này chúng ta đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau:

• Khái niệm chung về đa dạng sinh học:

➢ Khái niệm đa dạng sinh học;

➢ Giá trị đa dạng sinh học;

➢ Hiện trạng đa dạng sinh học;

➢ Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học;

• Nội dung chính của pháp luật về đa dạng sinh học:

➢ Quy định về bảo vệ nguồn gen;

➢ Quy định về bảo vệ các loài sinh vật;

➢ Quy định về bảo vệ hệ sinh thái.

36