luẬn vĂni.vietnamdoc.net/data/file/2015/thang08/27/kinh-te-doi... · web view(xây dựng -...

70
LUẬN VĂN Phát triển Kinh tế Đối ngoại của Campuchia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

Upload: others

Post on 22-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

LUẬN VĂNPhát triển Kinh tế Đối ngoại của

Campuchia trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế và khu vực

Lời mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế Đối ngoại Campuchia là lĩnh vực rất quan trọng đóng góp cho sự phát triển của

Campuchia nói chung và nền kinh tế Campuchia nói riêng.

Hiện nay quá trình toàn cầu hoá là một xu thế phát triển và tất yếu của tất cả các quốc gia

trên thế giới. Theo xu thế phát triển đó, Campuchia đã gia nhập 2 tổ chức lớn trên thế giới đó

là: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

với mục đích đẩy nhanh sự phát triển của đất nước.

Cùng với sự ưu đãi và những thuận lợi mà ASEAN và WTO mang lại, Campuchia cũng

đang phải đối mặt với những thách thức cũng như những bất lợi do tác động 2 chiều của quá

trình hội nhập. Xuất phát từ sự cần thiết đó, đề tài “Phát triển Kinh tế Đối ngoại của

Campuchia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” được chọn làm chuyên dề

thực tập tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Phân tích những thuận lợi và bất lợi mà Campuchia đã được hưởng và phải đối mặt do

việc hội nhập ASEAN và WTO đem lại.

- Phân tích Kinh tế Đối ngoại của Campuchia trước và sau khi gia nhập ASEAN và

WTO.

- Đề xuất một số phương hướng đối với Campuchia nhằm đẩy mạnh sự phát triển Kinh tế

Đối ngoại trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế và khu vực.

3. Phạm vi nghiên cứu

- Nền kinh tế Campuchia trước và sau khi giai nhập ASEAN và WTO.

- Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 1995 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở tư duy của Chủ nghĩa

duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể được sử dụng là:

Phương pháp thống kế, phân tích, tổng hợp và khái quát hoá v.v.

5. Đóng góp của đề tài

Cho biết cụ thể những thuận lợi và bất lợi của Campuchia sau khi gia nhập ASEAN và

WTO.Cho biết về tình hình thực hiện CEPT của Campuchia.

Cho biết thực trạng Kinh tế Đối ngoại của Campuchia trong thời gian trước khi gia

nhập và sau khi gia nhập ASEAN và WTO.

Đề xuất một số phương hướng nhằm đẩy mạnh sự phát triển Kinh tế Đối ngoại của

Campuchia sau khi gia nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Một số kiến nghị nhằm phát triển nền kinh tế Campuchia trong xu thế hội nhập kinh tế

quốc tế và khu vực.

6. Bố cục của đề tài

Đề được chia làm 3 phần:

Phần I: Lý luận chung phát triển kinh tế đối ngoại.

Phần II: Phát triển kinh tế đối ngoại của Campuchia.

Phần III: Các phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại của Campuchia và những kiến

nghị.

Nội dung

I/ Lý luận chung phát triển kinh tế đối ngoại

1/ Khái niệm

Hội nhập: là quá trình hợp tác của các quốc gia trong một khu vực địa lý hoặc quốc tế

nhằm mục đích giảm bớt hay xóa bỏ các trở ngại đối với dòng vận động của hàng hóa, dịch

vụ, lao động và vốn giữa các quốc gia đó.

Thương mại quốc tế: là sự trao đổi mua bán qua biên giới hàng hoá và dịch vụ.

Đầu tư nước ngoài: là một quá trình kinh doanh trong đó hai hay nhiều bên có quốc tịch

khác nhau cùng nhau góp vốn để thực hiện một hay một số dư án đầu tư nhằm tạo ra lọi ích

cho các bên tham gia.

2/ Các hình thức hội nhập khu vực

Hình thức hội nhập khu vực bao gồm một số hình thức như sau:

Khu vực thương mại tự do, là một hình thức hội nhập trong đó các thành viên cùng nhau

thoả thuận thống nhất một số vấn đề nhằm mục đích tự do hoá trong buôn bán về một hoặc

một số nhóm mặt hàng nào đó. Các thoả thuận đó là:

Thứ nhất, giảm hoặc xoá bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế số lượng đối

với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau.

Thứ hai, tiến tới lập một thị trường thống nhất về hàng hoá và dịch vụ.

Thứ ba, mỗi thành viên trong khối vẫn có quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán

với các quốc gia ngoài khối, tức là mỗi thành viên có thể có chính sách ngoại thương riêng

đối với các quốc gia ngoài khối

Liên minh thuế quan, là một hình thức hội nhập nhằm tăng cường hơn nữa mức độ hợp

tác giữa các nước thành viên. Theo thoả thuận hợp tác này, các quốc gia trong liên minh bên

cạnh việc xoá bỏ thuế quan và những hạn chế về mậu dịch khác giữa các quốc gia thành viên,

còn cần phải thiết lập một biểu thuế quan chung của khối đối với các quốc gia ngoài liên

minh, tức là phải thực hiện chính sách cân đối mậu dịch với các nước không phải là thành

viên.

Cộng đồng kinh tế, là một hình thức hội nhập trong đó không chỉ qui định việc loại bỏ

hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên và thiết lập một biểu thuế quan chung đối với

các quốc gia khác, mà còn kêu gọi thực hiện di chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ, lao động và

vốn trong nội bộ khối.

Liên minh kinh tế, là một hình thức hội nhập với những đặc điểm tương đồng với cộng

đồng kinh tế về sự tự do di chuyển hàng hoá, dịch vụ, tư bản và lực lượng lao động giữa các

quốc gia thành viên, đồng thời thống nhất biểu thuế quan chung áp dụng cho cả các nước

không phải là thành viên. Tuy nhiên, liên minh kinh tế thể hiện mức độ hội nhập cao hơn, trong

đó các nước thành viên còn thực hiện thống nhất các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ.

Như vậy, cộng đồng kinh tế là một “bước đệm”, là giai đoạn chuyển tiếp từ thị trường

chung sang liên minh kinh tế. Ví dụ, trước khi chuyển sang hình thành Liên minh Châu Âu

(European Union - EU) (năm 1994) thì khối kinh tế này đã trải qua nhiều hình thức hội nhập,

trong đó có Cộng đồng kinh tế Châu Âu (European Economic Community – EEC) (năm

1957), Cộng đồng Châu Âu (European Community) (năm 1967).

Liên minh tiền tệ, là một hình thức hội nhập tiến tới phải thành lập một “quốc gia kinh tế

chung” có nhiều nước tham gia với những đặc trưng sau:

Một, xây dựng chính sách kinh tế chung trong đó có chính sách ngoại thương chung.

Hai, hình thành đồng tiền chung thống nhất thay cho các đồng tiền riêng của các nước

thành viên.

Ba, thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ.

Bốn, xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho các ngân hàng trung ương của các

nước thành viên.

Năm, xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng chung đối với các nước ngoài liên

minh và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

3/ WTO tổ chức mang tính hội nhập toàn cầu

3.1/ Sự ra đời của WTO

Vòng đàm phán Uruguay được bắt đầu từ năm 1986, tuy nhiên đến đầu năm 1990, nhiều

vấn đề vẫn tiếp tục được bàn luận vì Mỹ và một số nước có nền kinh tế phát triển muốn đưa

thêm vào chương trình nghị sự những vấn đề mới như: trao đổi dịch vụ quốc tế, quyền sở hữu

trí tuệ, đầu tư, lao động, môi trường…

Bên cạnh đó, thắng lợi của GATT trong việc cắt giảm thuế cùng một loạt nhân nhượng

kinh tế trong những năm 70, 80 của thế kỷ XX đã khiến chính phủ các nước đưa ra một loạt

hình thức bảo hộ khác như: Tự nguyện hạn chế xuất khẩu, tăng cường các biện pháp kiểm

dịch, nâng cao tiêu chuẩn hàng hoá nhập khẩu… Chính vì vậy mà thương mại thế giới đã trở

nên phức tạp hơn nhiều so với 40 năm trước đó. Ngay cả đối với thương mại hàng hoá, nhiều

lĩnh vực tuy đã được GATT xem xét nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng, chưa hợp lý, đặc biệt như

hiệp định về thương mại hàng nông sản và hàng dệt may chủ yếu chỉ mang lợi thế và để bảo

vệ lợi ích cho các nước công nghiệp phát triển. Thể chế của GATT và hệ thống giải quyết

tranh chấp cũng bị một số nước thành viên chỉ trích.

Hơn nữa, đây cũng là thời kỳ kết thúc “chiến tranh lạnh”, thế giới chuyển từ xu thế “đối

đầu” sang “đối thoại”, thực hiện mở cửa và hội nhập với quốc tế. Tình hình kinh tế, thương

mại thế giới có những biến đổi nhanh chóng và sâu sắc dưới tác động của toàn cầu hoá nền

kinh tế thế giới và sự phát triển vượt bậc của thông tin liên lạc. Do đó, nhiều vấn đề mới trong

quan hệ quốc tế phát sinh, vượt xa khuôn khổ của GATT, đòi hỏi các quốc gia thành viên

phải xem xét lại sứ mạng của GATT.

Cuối cùng để khắc phục những hạn chế nội tại không thể giải quyết của GATT và để đáp

ứng nhu cầu phát triển toàn cầu hoá thương mại và kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, các

bên tham gia vòng đàm phán Uruguay (vòng đàm phán cuối cùng của GATT) đã quyết định

thiết lập một thể chế thương mại đa phương mới tiếp tục GATT và thay thế cho GATT, đó là

tổ chức Thương mại Thế giới (WTO - World Trade Organization) vào ngày 01/01/1995.

WTO là tổ chức quốc tế lớn nhất đầu tiên trong việc thiết lập các thoả thuận và cam kết

chung trên quy mô toàn cầu trong lĩnh vực thương mại và phát triển kinh tế nói chung. Với tư

cách là tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, WTO thực hiện mục tiêu đã

được nêu trong lời nói đầu của GATT là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành

viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất

các nguồn lực của thế giới.

WTO có tru sở tại Geneva và tổng thư ký đầu tiên là ông R.Ruggiero, người Italia. Ngày

31/12/1994, các nước và khu vực tham gia GATT trước đây sau khi đồng loạt tiếp nhận bản

Hiệp định đàm phán Uruguay đã trở thành các bên đầu tiên tham gia ký kết điều ước của

WTO. Tổ chức thương mại thế giới ra đời đánh dấu sự ra đời của một thể chế thương mại đa

phương mới, từ đó thương mại quốc tế đã bước vào một thời đại mới - thời đại của WTO.

3.2/ Mục tiêu của WTO

WTO hoạt động dựa trên 3 mục tiêu cơ bản sau:

Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới, phục vụ cho sự

phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.

Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp

thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương,

phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; đảm bảo cho các nước đang phát

triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thu hưởng những lợi ích thực sự từ sự

tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này

và khuyến khích các nước này càng hội nhập sâu rộng và nền kinh tế thế giới.

Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo

đảm quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tông trọng.

3.3/ Chức năng của WTO

Tổ chức thương mại thế giới có 5 chức năng cơ bản sau:

Thông nhất việc quản lý thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương

và nhiều bên: giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực

hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ.

Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong

khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.

Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện

và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương và nhiều bên.

Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực

hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuan thủ các quy định của WTO, Hiệp định

thành lập WTO đã quy định một cơ chế ra soát chính sách thương mại áp dụng chung đối với

tất cả các nước thành viên.

Thực hiện hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ tiền tệ Quốc tế và

Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng

phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.

3.4/ Các nguyên tắc chung của WTO

Về phương diện pháp lý, định ước cuối cùng của vòng đàm phán Urguay ký ngày

15/4/1999 tại Marrakesh là một văn kiện pháp lý có phạm vi điều chỉnh rộng lớn nhất và có

tính chất kỹ thuật pháp lý phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao và luật pháp quốc tế. Về

dung lượng, các hiệp định được ký tại Marrakesh và các phụ lục kèm theo bao gồm 50.000

trang, trong đó riêng 500 trang quy định về các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp lý chung của các

nước thành viên như sau:

- Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới.

- 20 hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá.

- 4 hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giái quyết tranh chấp và

rà soát chính sách thương mại.

- 4 hiệp định nhiều bên về hàng không dân dụng và mua sắm của Chính phủ, sản phẩm

sữa và sản phẩm thịt bò.

- 23 tuyên bố và quyết định liên quan đến một số vấn đề chưa đạt được thoả thuận trong

vòng đàm phán Uruquay.

Tổ chức thương mại thế giới được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc pháp lý nền tảng sau:

Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN - Most Favoured Nation)

Tối huệ quốc, là nguyên tắc pháp lý quan trọng của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt là

MFN được thể hiện ngay tại Điều I của Hiệp định GATT. Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu

một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ

phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN

được quy định trong các Hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp

dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc

bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự “đối xử ưu đãi

nhất”.

Mặc dù được coi là “hòn đá tảng” trong hệ thống thương mại đa phương. Hiệp định

GATT 1947 và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ và miễn trừ quan trọng đối với nguyên tắc

MFN, như là dành cho các nước kém phát triển và đang phát triển sự đãi ngộ đặc biệt và có

phân biệt, trong đó có Hệ thống ưu đãi phổ cập.

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT - National Trealment)

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia, quy định tại Điều II hiệp định GATT, điều 17 GATS và

điều 3 TRIPS. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia được hiểu là hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ và

quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém lợi hơn so với hàng hoá cùng

loại trong nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia chỉ áp dụng đối với

hàng hoá, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân.

Phạm vi áp dụng của nguyên tắc đãi ngộ quốc gia đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ,

việc áp dụng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là nghĩa vụ chung, có nghĩa là hàng hoá và quyền

sở hữu trí tuệ.

Nguyên tắc mở cửa thị trường

Nguyên tắc mở cửa thị trường thực chấp là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và

đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia

đều chấp nhận mở cửa thì trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ

thống thương mại toàn cầu mở cửa.

Về mặt chính trị, “mở cửa thị trường”, thể hiện nguyên tắc tự do hoá thương mại của

WTO. Về mặt pháp lý, “mở cửa thị trường”, thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thự hiện

các cam kết về mở cửa thị trường mà nước này chấp nhận khi đàm phán gia nhập WTO.

Nguyên tắc cạnh tranh công bằng (Fair Competition)

Cạnh tranh công bằng thể hiện nguyên tắc “tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình

đẳng như nhau” và được công nhận trong án lệ của Uruguay kiện 15 nước phát triển (1962)

về việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cung một lượng hàng nhập khẩu.

Do tính chất nghiêm trọng của vụ kiện. Đại hội đồng GATT đã phải thành lập một nhóm công

tác (Working Group) để xem xét vụ nạy. Nhóm công tác đa cho kết luận rằng, việc áp đặt các

mức thuế khác nhau này đã làm đảo lộn những “điều kiện cạnh tranh công bằng” mà Uruguay

có quyền “mong đợi” từ phía những nước phát triển và đã gây thiệt hại lợi ích thương mại của

Uruguay. Từ nay các nước phát triển có thể bị kiện ngay cả về mặt pháp lý không vi phạm

các điều khoản nào trong hiệp định GATT nếu các nước này có những hành vi trái với

“nguyên tắc cạnh tranh công bằng”.

4/ Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một vấn đề mang tính toàn cầu. Với xu hướng

toàn cầu hoá như hiện nay, trong khi các quốc gia đang có xu hướng chuyển dần từ đối đầu

sang đối thoại thì việc hội nhập là một đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt đối với các nước đang phát

triển như Campuchia.

Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một khái niệm rộng, nhưng trong đó biểu hiện rõ

nhất của nó là liên kết kinh tế quốc tế và khu vực, và đây cũng chính là mục tiêu mà các nước

đang theo đuổi.

Liên kết kinh tế có nhiều loại hình với phạm vi, mức độ và cấp độ liên kết khác nhau,

trong đó tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia thể hiện ở 2 khía cạnh

chính, đó là: tác động tích cực và tác động tiêu cực.

4.1/ Tác động tích cực của liên kết kinh tế quốc tế và khu vực

4.1.1/ Tạo lập mậu dịch

Đây là tác động tích cực rõ rệt nhất của liên kết kinh tế quốc tế và khu vực đối với sự phát

triển kinh tế của một quốc gia. Quá trình liên kết kinh tế dẫn tới việc xoá bỏ các trở ngại đối

với thương mại hoặc đầu tư giữa các quốc gia thành viên trong một khối thương mại. Sự gia

tăng quy mô thương mại giữa các quốc gia bắt nguồn từ quá trình liên kết kinh tế khu vực

được gọi là tác động tạo lập mậu dịch. Tạo lập mậu dịch mang lại cho người tiêu dùng và các

doanh nghiệp ở các quốc gia thành viên cơ hội lựa chọn lớn hơn đối với các loại hàng hoá và

dịch vụ. Một kết quả khác của tạo lập mậu dịch là người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá

và dịch vụ với chi phí thấp hơn, do có sự giảm bớt các trở ngại đối với thương mại. Hơn nữa,

mức giá thấp hơn đối với mỗi mặt hàng sẽ làm tăng mức cầu đối với các mặt hàng khác vì

người tiêu dùng có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn cho việc mua sắm những mặt hàng đó.

Sự phân tích ở trên có thể minh hoạ qua ví dụ sau đây trong trường hợp hội nhập dưới

hình thức liên minh thuế quan: Giả sử một đơn vị sản phẩm x khi có mậu dịch tự do ở quốc

gia 1 là Px = 1 USD và ở phần còn lại của thế giới là Px = 1,5 USD. Dx và sản xuất là đường

cầu và đường cung sản phẩm x ở thị trường nội địa của quốc gia 2.

Giả sử thêm rằng, quốc gia 2 là một nước nhỏ nên sự ảnh hưởng đến mức giá chung là rất

ít, có thể không xét đến.

Px ($)

Biểu đồ 1: Liên minh thuế quan – Tạo lập mậu dịch

Sx

G J H

S1+T2

1S1

0 10 30V U

50 60 XZ W

Khi chưa có liên minh thuế quan và lúc đó quốc gia 2 đánh thuế 100% không phân biệt

xuất xứ hàng hoá đối với tất cả những sản phẩm x nhập khẩu. Như vậy, quốc gia 2 sẽ nhập

khẩu sản phẩm x từ quốc gia 1 với mức giá Px = 2 USD và sẽ không nhập khẩu sản phẩm x từ

các nước thuộc phần còn lại của thế giới vì giá nhập khẩu là Px = 3 USD (kể cả thuế nhập

khẩu).

Trên biểu đồ ta thấy: với mức gia nhập khẩu sản phẩm từ quốc gia 1 là Px = 2 USD sẽ

tiêu thụ 50x (GH), trong đó 30x (GJ) được sản xuất trong nước, còn 20x (JH) được nhập khẩu

từ quốc gia 1. Quốc gia 2 thu được 20 USD (MJHN) thuế nhập khẩu. Trên biểu đồ S1 là

đường cung co giãn hoàn toàn của sản phẩm x từ quốc gia 1 sang quốc gia 2 trong điều kiện

mậu dịch tự do, còn S1+T là đường cung trong điều kiện thuế quan là 100%.

Trong điều kiện quốc gia 1 và quốc gia 2 thiết lập một liên minh thuế quan và loại bỏ

thuế quan đánh vào các sản phẩm nhập khẩu giữa 2 nước với nhau thì đường cung về sản

phẩm x ở quốc gia 2 chính là S1.

Mức giá px ở quốc gia 2 và ở quốc gia 1 khi đó đều là Px = 1 USD. Tại mức giá này,

quốc gia 2 tiêu thụ 60x (AB), trong đó 10x (AC) được sản xuất trong nước, còn 50x (CB)

được nhập khẩu từ quốc gia 1. Trong trường hợp này quốc gia 2 không thu được thuế nhập

khẩu. Song bù đắp vào đó, lợi ích của người tiêu dùng ở quốc gia 2 được tăng lên. Lợi ích này

là do hình thức liên minh thuế quan mang lại và biểu thị bằng tỷ giác AGHB. Tuy nhiên, cũng

do hình thức liên minh thuế quan mà thặng dư của người sản xuất ở quốc gia 2 bị giảm - biểu

thị bằng tỷ giác AGJC, và phần thuế nhập khẩu của Nhà nước bị mất - biểu thị bằng tỷ giác

MJHN.

Nếu xét tổng hợp đối với cả hai quốc gia thì lợi ích ròng do liên minh thuế quan tạo lập

mậu dịch mang lại bao gồm:

Thứ nhất, phúc lợi do kết quả của việc di chuyển sản xuất từ các nhà sản xuất có hiệu

quả thấp hơn ở quốc gia 2 (có mức chi phí VUJC) sang các nhà sản xuất có hiệu quả cao hơn

ở quốc gia 1 (có mức chi phí VUMC) biểu thị bằng tam giác CJM.

A C M N B

Dx

Thứ hai, lợi ích tiêu dùng tăng thêm do giá giảm xuống làm cho người dân ở quốc gia 2

có thể mua một khối lượng hàng hoá lớn hơn (có mức lợi ích ZWBH) với mức chi phí thấp

hơn (có mức chi phí ZWBN) biểu thị bằng tam giác BHN. Như vậy, một liên minh thuế quan

sẽ đưa đến việc tạo lập mậu dịch và từ đó mang lại những lợi ích cho người sản xuất và người

tiêu dùng trong các quốc gia trong liên minh.

4.1.2/ Sự nhất trí cao hơn

Hoạt động của các định chế quốc tế như GATT và WTO có mục tiêu giảm bớt các trở

ngại đối với thương mại và đầu tư trên quy mô toàn cầu. Những nỗ lực liên kết kinh tế khu

vực thường có sự tham gia của một vài cho tới hàng chục quốc gia. Một lợi ích khác của quá

trình liên kết kinh tế quốc tế và khu vực là việc đạt tới sự nhất trí giữa một số lượng nhỏ các

nước thành viên sẽ dễ dàng hơn nhiều so với trường hợp có nhiều quốc gia liên quan.

4.1.3/ Hợp tác chính trị

Liên kết kinh tế quốc tế và khu vực có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt chính trị. Một

nhóm quốc gia có thể có tiếng nói chính trị có trọng lượng hơn trên trường quốc tế so với

từng quốc gia riêng lẻ. Vì vậy, các quốc gia sẽ có được vị thế mạnh hơn khi đàm phán với các

quốc gia khác tại các diễn đàn như WTO hoặc Liên Hiệp quốc. Quá trình liên kết gắn liền với

sự hợp tác về chính trị có thể làm giảm khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa các quốc gia

thành viên. Trên thực tế thì hoà bình đã được coi là mục tiêu trọng tâm của những nỗ lực liên

kết ở Châu á trong những năm 50. Hậu quả tàn khốc của hai cuộc chiến tranh thế giới trong

nửa đầu thế kỷ 20 đã buộc Châu Âu phải coi liên kết như là một cách thức để ngăn ngừa các

cuộc xung đột vũ trang.

4.1.4/ Các tác động tích cực khác

Ngoài những tác động tích cực nêu trên, liên kết kinh tế quốc tế và khu vực còn mang lại

cho các nước thành viên nhiều lợi ích tĩnh và động khác như tiết kiệm được chi phí quản lý,

cải thiện điều kiện thương mại của cả khối với phần còn lại của thế giới, gai tăng cạnh tranh

và giảm mức độ độc quyền trên thị trường liên kết, khai thác tính kinh tế theo quy mô, kích

thích đầu tư từ các nguồn trong và ngoài nước, gia tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất,

v.v… Tuy nhiên những lợi ích này chỉ có thể được khai thác triệt để nếu như các nước thành

viên phối hợp với nhau trong việc xây dựng những thể chế và chính sách kinh tế chung thích

hợp. Nói một cách khác, quá trình liên kết phải được diễn ra dựa trên cách tiếp cận chủ động.

Sx

G J H

4.2/ Tác động tiêu cực của liên kết kinh tế quốc tế và khu vực

4.2.1/ Chuyển hướng mậu dịch

Ngược với tạo lập mậu dịch là tác động chuyển hướng mậu dịch, hiện tượng thương mại

được chuyển từ những quốc gia nằm ngoài khối liên kết tới các quốc gia là thành viên của

khối liên kết. Chuyển hướng mậu dịch có thể xẩy ra khi quá trình liên kết dẫn tới việc giảm

bớt hoặc thủ tiêu các mức thuế quan giữa các quốc gia thành viên. Như vậy, chuyển hướng

mậu dịch có thể làm giảm quy mô thương mại giữa một nước thành viên với những quốc gia

khác có hiệu quả sản xuất cao hơn nhưng nằm ngoài khối liên kết, và gia tăng quan hệ thương

mại của nước đó với các nước thành viên khác có hiệu quả sản xuất kém hơn. Xét theo giác

độ này thì liên kết kinh tế mang lại lợi ích cho những nước thành viên sản xuất kém hiệu quả

hơn trong khối liên kết. Nếu như trong khối liên kết không có sự cạnh tranh giữa các nhà sản

xuất hàng hoá và dịch vụ thì người mua sẽ phải trả giá cao hơn khi chuyển hướng mậu dịch

diễn ra.

Có thể minh hoạ và phân tích thông ở qua ví dụ biểu đồ dưới đây trong tường hợp hội nhập

dưới hình thức liên minh thuế quan:

Biểu đồ 2: Liên minh thuế quan – Chuyển hướng mậu dịch

Px ($)

2 S1+T

1,5 S3

1 S1

Dx

0 20 30 40 70 80 90 X

Trong biểu đồ trên có 3 quốc gia cùng sản xuất sản phẩm x. Dx và sản xuất là đường cầu

và đường cung của sản phẩm x trong thị trường nội địa của quốc gia 2.

Giả sử quốc gia 1 và 3 là những quốc gia sản xuất sản phẩm x trên quy mô lớn. Trên biểu

đồ S1 và S3 là đường cung co giãn hoàn toàn của sản phẩm x từ quốc gia 1 và 3 đối với quốc

G’ C J’ H’ B

A C BM N

gia 2 trong điều kiện mậu dịch tự do; còn S1+T là đường cung khi đánh thuế sản phẩm x đối

với quốc gia 1 là 100%.

Khi chưa có liên minh thuế quan, thuế nhập khẩu đối với sản phẩm x đồng đều là 100%,

nên quốc gia 2 sẽ nhập khẩu sản phẩm x từ quốc gia 1 với giá Px 2 USD. ở mức giá này, quốc

gia 2 sẽ tiêu thụ 70x (GH), trong đó 40x (GJ) được sản xuất trong nước và 30x (JH) được

nhập khẩu từ quốc gia 1. quốc gia 2 cũng thu được 30 USD (JMNH) thuế nhập khẩu.

Trong trường hợp quốc gia 2 và quốc gia 3 thành lập liên minh thuế quan và xoá bỏ thuế

nhập khẩu đối với sản phẩm x. Khi đó, quốc gia 2 sẽ nhập khẩu x với giá rẻ hơn giá nhập

khẩu từ quốc gia 3 (Px = 1,5 USD), tại mức giá này quốc gia 2 tiêu thụ 80x (G’B’), trong đó

30x (G’C’) được sản xuất trong nước và 50x (C’B’) được nhập khẩu từ quốc gia 3. Trong

trường hợp này quốc gia 2 sẽ không thu được thuế nhập khẩu. Việc nhập khẩu sản phẩm x

vào quốc gia 2 được chuyển từ các nhà sản xuất có hiều quả hơn ở quốc gia 1 sang các nhà

sản xuất kém hiệu quả hơn ở quốc gia 3 vì bây giờ thuế quan có sự phân biệt giữa các nước

trong liên minh và ngoài liên minh thuế quan.

Sau khi thành lập liên minh thuế quan, mức nhập khẩu sản phẩm x của quốc gia 2 tăng từ

30x lên 50x. Điều đó có nghĩa là liên minh thuế quan vừa có tác động chuyển hướng mậu

dịch, vừa có tác động tạo lập mậu dịch.

Xét một cách tổng thể thì kết quả của một liên minh thuế quan chuyển hướng mậu dịch

đem lại là:

Thứ nhất, đối với quốc gia 2, phúc lợi đạt được từ việc tạo lập mậu dịch thuần tuý thể

hiện ở tam giác C’J’J và B’H’H. Tam giác C’J’J đạt giá trị 2,5 USD và tam giác B’H’H cũng

đạt 2,5 USD, tổng của chúng là 5 USD, thể hiện lợi ích thực sự của người tiêu dùng ở quốc

gia 2 đạt được do có liên minh thuế quan mang lại. Mặt khác, liên minh thuế quan gây ra

chuyển hướng mậu dịch với các tác động khác nữa. Hình chữ nhật MNHJ biểu thị thuế nhập

khẩu cảu quốc gia 2 trước khi thành lập liên minh thuế quan nay không còn nữa, trong đó

phần JJ’H’H được chuyển cho người tiêu dùng do họ không phải đóng thuế nữa, nhưng phần

MNH’J’ lại là phúc lợi mất đi do chuyển hướng mậu dịch từ việc nhập khẩu ở quốc gia 1 có

giá thấp sang quốc gia 3 có giá cao. Tỷ giác G’GJC’ thẻ hiện thặng dư của người sản xuất ở

quốc gia 2 bị di chuyển sang cho người tiêu dùng. Khi hình chữ nhật MNH’J’ biểu thị trị giá

15 USD là phúc lợi bị mất đi từ việc chuyển hướng mậu dịch lớn hơn tổng hai tam giác C’J’J

(2,5 USD) và tam giác B’H’H (2,5 USD) thì điều đó có nghĩa là liên minh thuế quan này đã

mất đi 10 USD phúc lợi thực sự của quốc gia 2.

Thứ hai, quốc gia 1 mặc dù có giá Px rẻ hơn quốc gia 3, nhưng do không thuộc liên minh

thuế quan nên sản phẩm của quốc gia này bị đắt lên vì phải chịu thuế nhập khẩu.

Bây giờ quốc gia 1 sẽ không xuất khẩu được 30x sang quốc gia 2 nữa, thay vào đó quốc

gia 3 sẽ xuất khẩu 50x sang quốc gia 2. Trên góc độ của quốc gia 3 mà xét, thì liên minh thuế

quan đã đưa tới phúc lợi cho quốc gia này trong khi quốc gia 1 bị thiệt hại và trên góc độ

chung của toàn thế giới thì sự di chuyển hướng mậu dịch đã làm di chuyển sản xuất từ nơi có

hiệu quả cao hơn (nhưng ở bên ngoài liên minh thuế quan) sang nơi kém hiệu quả (ở trong

liên minh thuế quan). Điều đó có nghĩa là các liên minh thuế quan cục bộ đã làm giảm phúc

lợi chung của toàn thế giới nếu như liên minh đưa đến sự khuyến khích các ngành sản xuất

kém hiệu quả. Các quốc gia ngoài liên minh thuế quan phải hứng chịu những phúc lợi bị giảm

này.

4.2.2/ Chuyển hướng việc làm

Như đã chỉ ra ở trên, liên kết kinh tế quốc tế và khu vực mang lại nhiều lợi ích cho các

quốc gia thành viên, thế nhưng một số tầng lớp nhất định trong từng quốc gia có thể phải

gánh chịu những tác động tiêu cực. Cụ thể là những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao

động giản đơn ở những nước có mức lương cao sẽ có xu hướng được chuyển tới những quốc

gia thành viên khác có giá nhân công rẻ hơn, từ đó dẫn tới tình trạng mất việc làm của nhiều

công nhân trong các ngành đó. Chẳng hạn kể tự năm 1994, khi Hiệp định thương mại tự do

Bắc Mỹ (NAFTA) có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp dệt may của Mỹ và Canada đã chuyển

hoạt động sản xuất tới Mêhicô. Một số tính toán cho thấy đến cuối năm 1997, nước Mỹ đã bị

mất khoảng từ 32.000 đến 100.000 việc làm trong các ngành sản xuất công nghiệp do tác

động trực tiếp của hiệp định thương mại tự do giữa Canada, Mêhicô và Mỹ.

Tuy nhiên, tác động tới việc làm có lẽ là chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất khi bàn tới liên

kết kinh tế quốc tế và khu vực. Có nhiều ý kiến cho rằng đối với mỗi quốc gia thì liên kết có

thể tác động tiêu cực đến một số ngành công nghiệp, nhưng nếu đó là những ngành hoạt động

kém hiệu quả và không có khả năng cạnh tranh quốc tế thì việc thu hẹp quy mô của chúng là

cần thiết. Hơn nữa, quá trình liên kết sẽ thúc đẩy sự phát triển những ngành có ưu thế cạnh

tranh, từ đó tạo ra nhiều việc làm mới. Số liệu thống kê cho thấy cho đến cuối năm 1997 việc

gia tăng xuất khẩu sang Mêhicô đã giúp tạo ra từ 90.000 đến 160.000 việc làm ở Mỹ. Nhìn

chung, các hiệp định thương mại khu vực có xu hướng dẫn đến sự chuyển dịch trên thị trường

lao động - việc làm trong một số ngành có thể bị giảm, nhưng nhiều việc làm mới lại được tạo

ra ở những ngành khác.

4.2.3/ Hy sinh chủ quyền quốc gia

Quá trình liên kết kinh tế đòi hỏi các quốc gia thành viên phải có sự hy sinh một phần chủ

quyền quốc gia. Mức độ hy sinh chủ quyền là thấp nhất trong khu vực mậu dịch tự do. Các

quốc gia thành viên vẫn có quyền dựng nên những rào cản thương mại mà họ coi là phù hợp

với tất cả các quốc gia không phải là thành viên. Mức độ hy sinh chủ quyền tăng dần nếu liên

kết đạt tới các cấp độ cao hơn. Mức độ hy sinh chủ quyền là lớn nhất khi các quốc gia hình

thành một liên minh kinh tế, đông thời có xu hướng liên minh chặt chẽ hơn về mặt chính trị.

Khi đó các quốc gia thành viên phải chấp nhận áp dụng chính sách đối ngoại chung đối với

các quốc gia không phải là thành viên, và thậm chí các chính sách về kinh tế, chính trị trong

từng quốc gia, trong chừng mực nào đó, cũng có thể bị chi phối bởi chính sách chung của cả

khối. Đây là lý do giải thích tại sao việc hình thành liên minh chính trị là rất khó khăn. Do các

tình trạng một số quốc gia thành viên không có quan hệ thân thiện đối với những nước ngoài

khối liên kết, nhưng những quốc gia thành viên khác lại có quan hệ rất chặt chẽ với những

nước này nên việc hoạch định một chính sách đối ngoại chung là hết sức phức tạp.

Tuy nhiên, bất chấp những mặt hạn chế nói trên của các hiệp định thương mại khu vực,

quá trình liên kết kinh tế vẫn đang tiếp tục diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới.

5/ Tính tất yếu phải hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

Xu hướng khu vực hóa toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, với kết quả là sự ra đời

và phát triển của hàng loạt các tổ chức khu vực và toàn cầu như EU, ASEAN, NAFTA,

WTO… với mục tiêu giống nhau là tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động thương mại

của mỗi nước thành viên cũng như củng cố sức mạnh toàn cầu. Đặc biệt với sự ra đời của

WTO đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ với sự phát triển của thương mại thế giới cũng như của

mỗi nước thành viên cùng với nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc tối huệ quốc đã áp dụng ở

nhiều nước kể cả các nước chưa phải là thành viên của WTO. Nhiều nước sẵn sàng nhân

nhượng điều chỉnh hàng lọat các chính sách và kiên trì đàm phán trong thời gian dài để trở

thành thành viên chính thức của tổ chức này. Đồng thời sự ra đời của ASEAN cũng tạo ảnh

hưởng mạnh mẽ đối với các nước nằm trong khu vực và thế giới với nguyên tắc như bình

đẳng thực hiện nhằm đảm bảo tất cả các thành viên không kể lớn nhỏ, giàu nghèo thì đều

được bình đẳng trong việc chia sẻ lợi ích, nguyên tắc có đi có lại thực hiện nhằm đảm bảo

quyền lợi và thắt chặt hơn nữa trong mối quan hệ kinh tế và ngoại giao của các quốc gia thành

viên… đã thể hiện tầm quan trọng của tổ chức này.

Thêm vào đó hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang là một xu hướng hiện nay và

không có quốc gia nào muốn đứng ở ngoài cuộc. Quá trình tự do hóa thương mại, dịch vụ đầu

tư đã tạo ra những lợi ích mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh giao lưu kinh

tế góp phần khai thác lợi thế so sánh của các nước tham gia vào nền kinh tế thế giới. Hầu như

không có một quốc gia nào đứng ở ngoài vòng xoáy của sự hội nhập nếu không muốn tự cô

lập và rơi vào nguy cơ tụt hậu. Việc tham gia quá trình hội nhập càng chủ động thì càng có

hiệu quả và tránh được nhiều rủi ro. Có thể nhận thấy tính tất yếu khách quan của xu hướng

hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và khu vực nói riêng ở 2 khía cạnh sau:

Thứ nhất, trên toàn thế giới và trong mỗi quốc gia đều đã có sẵn đến một mức nào đó

các điều kiện vật chất-kỹ thuật như tiềm lực kinh tế kỹ thuật, sức mạnh quân sự chính trị, nền

tảng văn hóa-xã hội. Khi các tiềm lực này phát triển mạnh mẽ sẽ đạt đến một điểm mà tại đó

bản thân các tiềm lực này đòi hỏi một môi trường rộng lớn để phát triển. Khi đó, các nguồn

lực se di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác và ngược lại. Đây chính là điều kiện cơ

bản để các quốc gia tiến hành phát triển kinh tế quốc tế.

Thứ hai, toàn bộ quá trình toàn cầu hóa là một tất yếu vì lợi ích thu được từ quá trình

trên đối với quốc gia là xu hướng chủ đạo. Nếu quốc gia nào không theo xu hướng đó thì chắc

chắn phải chịu tổn thất to lớn hơn nhiều; là chặn đường tiến lên của mình trong thời đại ngày

nay. Vấn đề đặt ra ở đây không còn là cân nhắc xem nên tham gia vào quá trình hội nhập hay

không mà là hội nhập như thế nào, theo lộ trình nào để lợi ích thu được từ đó là lớn nhất, hiệu

quả cao nhất và rủi ro nhỏ nhất.

II/ Phát triển kinh tế đối ngoại của Campuchia

1/ Tình hình kinh tế và chính trị của Campuchia

1.1/ Tình hình phát triển kinh tế của Campuchia

Kinh tế vĩ mô

Kinh tế Vương quốc Campuchia, tuy phát triển ở những thang bậc khác nhau song cũng như

các nước, Campuchia là nền kinh tế đang phát triển trong một khu vực đang sôi động là Châu

á - Thái Bình Dương. Campuchia và thị trường của các nước phát triển khác mà Campuchia

nhận được qua sự ưu đãi thuế quan (GSP) và tối huệ quốc (MFN) trong đó có cả thị trường

Mỹ và Liên minh châu Âu. kinh tế Campuchia bắt đầu tăng trưởng và phát triển. Năm 1990

tăng trưởng kinh tế đạt ở mức 2,8%, năm 1996 tốc độ tăng trưởng GDP của Campuchia đạt ở

mức 6,5%; năm 1997 do khủng hoảng chính trị nên tăng trưởng kinh tế chỉ đạt ở mức 1%;

năm 1998 tăng trưởng đạt 3%, năm 1999 đạt 6,5%; năm 2000 đạt 4,5%; năm 2001 đạt 5,7%;

năm 2002 tăng trưởng kinh tế đạt 5,5%; năm 2003 tăng trưởng kinh tế đạt 5% và năm 2004

tăng trưởng kinh tế đạt 5,5 %.

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Campuchia (1990-2004)

Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

GDP (%) 6,5 1 3 6,5 4,5 5,7 5,5 5 5,5

10

Lạm phát giảm mạnh trong những năm 1990-2000, và có sự tăng lên khá ổn định trong

những năm 2001-2005. Năm 1990 chỉ số lạm phát là 151%, năm 1994 xuống còn 18%, năm

1998 là 14,8%, năm 1999 lạm phát xuống còn 4%, năm 2000 xuống còn -0,8%, năm 2001

tăng lên 0,3%, năm 2002 tăng lên 3,3%, năm 2003 xuống còn 1,2% và năm 2004 tăng 2,9%

và năm 2005 tăng lên 3,3%.

Bảng 2: Tỷ giá hối đoái Riel/USD (1997-2005)

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Tỷ giá 3000 3800 3819 3850 3850 3850 3950 4000 4040

450040003500300025002000150010005000

Tû gi̧ hèi ®o̧ i Riel/USD

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Sản xuất công nghiệp

Campuchia là nước nông nghiệp, sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, lạc, cao su, thuốc lá, thuỷ

sản v.v… Campuchia có nhiều tài nguyên quý hiếm như đá quý, hồng ngọc, vàng, gỗ. Ngoài

ra, Campuchia có Angkorwat là một kì quan nổi tiếng của thế giới, trở thành thế mạnh của

ngành du lịch của Campuchia. Nền công nghiệp của Campuchia còn rất yếu kém, chủ yếu là

nền công nghiệp dệt và da giày, công nghiệp nặng chưa có gì. Hàng năm, Campuchia phải

nhập siêu hàng trăm triệu USD.

Sau Hiệp định Paris về Campuchia, một số nhà đầu tư nước ngoài đã vào kinh doanh ở

Campuchia như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kồng, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ…, chủ

yếu đầu tư vào các ngành du lịch, dịch vụ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp may mặc và khách

3800

3819

3850

3850

3850

3950

4000

4040

3000

sạn. Nhưng do tình hình chính trị chưa ổn định, bộ máy hành chính cồng kềnh và các tệ nạn

tham nhũng, hối lộ nặng nề nên đầu tư nước ngoài và Campuchia còn bị hạn chế.

Sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản

Năm 1995, theo thống kê của Bộ nông nghiệp, cả nước Campuchia đã gieo cấy được 1,7

triệu ha, đạt sản lượng 3 triệu tấn thóc. Năm trước, do hạn hán và lũ lụt kéo dài, thu hoạch

thất bát thiếu hụt 90.000 tấn lương thực, chỉ có duy nhất một tỉnh tự túc được lương thực.

Năm 1995, Campuchia đã tự túc được lương thực cho số dân 10,5 triệu người, ngoài ra còn

xuất khẩu được 70.000 tấn gạo, sản lượng gạo xuất khẩu này so với các nước trong khu vực

rất thấp, bởi vì, trước đây nông dân Campuchia chỉ sản xuất bình quân 1,64 tấn gạo/ha so với

Thái Lan: 2,1 tấn/ha, Philipin: 2,7 tấn/ha và Việt Nam: 3,2tấn/ha. Do trình độ kỹ thuật nông

nghiệp còn lạc hậu nên Campuchia vẫn chưa giải quyết được tình trạng không kiềm chế được

ngập úng. Chỉ có 15%-17% cánh đồng lúa được tưới tiêu hợp lý, các công cụ nông nghiệp

hiện đại rất khan hiếm và thiếu cả phân bón, thuốc trừ sâu. Sản lượng lúa gạo trung bình trong

giai đoạn năm 1994-1998 mỗi năm đạt được 1,8 tấn/ha.

Cây cao su phát triển tương đối ổn định. Năm 1995 sản lượng đạt 31 ngàn tấn tăng lên 36

ngàn tấn năm 1998, năng suất cao su trung bình trong giai đoạn năm 1994-1998 đạt được 8,89

kg/ha mỗi năm. Sản lượng cao su năm 2001 đạt được 42 ngàn tấn (tăng lên 35% so với năm

1995).

Trong năm 1996, sản lượng gỗ tròn chỉ đạt được 136(1.000 m3), tăng lên rất cao là 225%

(năm 1997) so với năm trước đó và sản lượng gỗ tròn trung bình trong giai đoạn năm 1996-

2001 đạt 260 (1.000 m3) mỗi năm.

Còn sản lượng cá trong năm 1996-2001 đạt 1,6 lần so với năm 1995. Sản lượng cá trung

bình trong giai đoạn 1995-2001 là 141,8 ngàn tấn mỗi năm, sản lượng của một số sản phẩm

trong giai đoạn 1995-2001 được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 3: Sản lượng một số sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chủ yếu giai đoạn

1996-2002

Năm

Loại hàng

ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Lúa 1.000T 3.390 3.415 3.510 3.800 3.762 3.950 3.740

Cao Su 1.000T 42 35 36 46 40 42 53

Gỗ tròn 1.000m3 136 442 283 161 40 246 644

Cá 1.000T 104 115 122 284 40 182 36

Ngô 1.000T 65 42 49 95 157 186 168

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Campuchia, 01/04)

1.2/ Tình hình chính trị của Campuchia

Thể chế chính trị

Campuchia là quốc gia quân chủ lập hiến. Hiến pháp Campuchia quy định Campuchia

thực hiện chính sách dân chủ, đa đảng. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp,

hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà

án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp. Cầm quyền hiện nay là chính phủ

Hoàng gia nhiệm kỳ 2 (1998-2003) do Liên minh 2 đảng CPP và FUNCINPEC nắm giữ.

Samdech Hun Sen, Phó chủ tịch Đảng CPP, giữ chức thủ tướng. Đảng CPP nắm 12 Bộ trong

Chính phủ, FUNCINPEC năm 11 bộ. Ngày 27/7/2003, Campuchia tiến hành Tổng tuyển cử

Quốc hội nhiệm kỳ 3. Kết quả bầu cử: Đảng CPP giữ 73 ghế trong Quốc hội; Đảng

FUNCINPEC 26 ghế; Đảng Sam Rainsy 24 ghế. Đảng CPP thắng cử sẽ đứng ra lập Chính

phủ mới. Chủ tịch Đảng CPP: Samdech Cheasim; Phó chủ tịch Đảng CPP: Samdech Hun

Sen. Chủ tịch Đảng FUNCINPEC: Samdech Krom Preah Norodom Ranaridth.

Tình hình chính trị trong nước

Sau khi tiến hành Tổng tuyển cử (lần thứ nhất, năm 1993), Quốc Hội, Chính phủ Vương

quốc Campuchia đã cố gắng tìm một chiến lựôc phát triển kinh tế - xã hội thích hợp với điều

kiện của đất nước và xu thế phát triển của khu vực và quốc tế, theo đó, cơ chế kinh tế thị

trường đã được chính thức chấp nhận ở đất nước này.

Trong 3 năm tiếp theo (1993-1996), mặc dù còn rất nhiều khó khăn song có thể nói, kinh

tế - xã hội Campuchia đã có sự phát triển bước đầu đáng ghi nhận. Điều này được thể hiện

qua các chỉ số cơ bản: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt ở mức 4% năm 1993 tăng lên 8% năm

1995 và đạt ở mức 6,5% năm 1996.

Nhưng từ năm 1997 trở đi, kinh tế - xã hội Campuchia có khuynh hướng xấu dần: Điều

này có nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực Đông Nam á đã tác động tiêu cự đến

nền kinh tế còn rất non yếu của Campuchia. Đây là một điều dễ nhận thấy, vì cuộc khủng

hoảng này đã làm đảo lộn tất cả các nước trong khu vực.

Thứ hai, cuộc khủng hoảng về tài chính ở trong nước. Sau Tổng tuyển cử năm 1993, Chính

phủ liên hiệp được thành lập với sự tham gia của hai đảng: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP)

và Đảng FUNCINPEC, với cơ chế đồng thủ tướng do hai ông N.Ranarith (thủ tướng thứ

nhất) và ông Hun Sen (thủ tướng thứ hai) đảm nhận. Chính phủ liên hiệp hoạt động khá suôn

sẻ và đạt được những kết quả khả quan như đã nói ở trên. Bước vào năm 1997, FUNCINPEC

và CPP đã có những bất đồng ngày càng gay gắt trên nhiều vấn đề, đe doạ đến sự tồn tại của

chính phủ liên hiệp. Cuộc chính biến ngày 5,6/7/1997 là một kết quả không thể tránh khỏi của

những mâu thuẫn giữa hai đảng trong liên minh cầm quyền, nhưng đồng thời nó cũng là

nguyên nhân và khởi đầu cho một giai đoạn suy thoái về kinh tế - xã hội của Campuchia.

Ngày 26/7/1998, Tổng tuyển cử lần thứ hai được tổ chức. Ba trong số 39 đảng tranh cử đã

trúng cử, gồm đảng CPP, đảng FUNCINPEC và đảng Sam Rainsy. Ngày 30/11/1998, với sự

thoả thuận của hai đảng CPP và FUNCINPEC, Chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ hai (1998-

2003) đã được thành lập. Ngày 4/3/1990, Quốc hội Campuchia đã thông qua luật thành lập

Thượng viện mới. Ngày 9/3/1999, Quốc vương N. Xihanuc đã phê chuẩn sửa đổi Hiến pháp,

thành lập Thượng Nghị viện.

Từ năm 1999 đến ngày 27/7/2003 tình hình kinh tế Campuchia không có gì biến động lớn

nhưng về chính trị Vương quốc Campuchia vẫn chưa thành lập được chính phủ mới do ba

Đảng: CPP, FUNCINPEC và Sam Rainsy chưa thoả thuận với nhau.

Với những diễn biến này Campuchia đã hoàn tất và hoàn thiện bộ máy lập pháp và hành

pháp của mình, chấm dứt về cơ bản cuộc khủng hoảng chính trị, mở đầu cho một thời kỳ mới

của đất nước. Tuy vậy, Campuchia vẫn còn đứng trước nhiều trắc trở, hiểm hoạ cả từ bên

trong lẫn bên ngoài, đe doạ sự hoà hợp dân tộc, sự ổn định về chính trị - xã hội, tiền đề cơ bản

của sự phát triển đất nước.

Nhân tố bên ngoài

Khu vực Đông Nam á đang bước vào thời kỳ hồi phục kinh tế sau cuộc khủng hoảng

tài chính tiền tệ. Đây là một cơ hội thuận lợi đối với đất nước Campuchia và Chính phủ

liên hiệp nhiệm kỳ hai của Vương quốc Campuchia.

Cùng với việc gia nhập ASEAN, quan hệ giữa Campuchia với các quốc gia và các tổ

chức quốc tế ngày càng được cải thiện như Mỹ đã dành cho Campuchia Quy chế buôn bán

tối huệ quốc (MFN) năm 1996, nay vẫn được tiếp tục; Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ

tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) và các quốc tế trong nhóm Các

nhà tài trợ vẫn dành cho Campuchia những khoản cho vay và viện trợ cần thiết (470 triệu

USD năm 1999, 500 triệu USD năm 2000, 503 triệu USD năm 2003).

Khu vực hoá, toàn cầu hoá đang là một xu thế không thể cưỡng lại được và

Campuchia đang phải đối diện với nó cả trên hai mặt tích cực và tiêu cực.

Trên đây là những nhân tố tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội

của Campuchia trong những năm gần đây (1998-2004).

2/ Tình hình phát triển kinh tế đối ngoại của Campuchia

A/ Thương mại quốc tế

1. Xuất khẩu

Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của Campuchia sang các nước 1999-2002

Đơn vị: USD

Khu vực 1999 2000 2001 2002 Tổng số

Các nước

ASEAN

218.755.875,

34

76.209.061,5

9

72.793.368,2

6

94.785.497,6

5

462.543.802,

84

Đông á244.003.187,

54

38.272.482,4

5

282.275.669,

99

Trung Đông 534.744,35 2.369.922,36 2.904.666,71

Đông Nam á 547.166,54 349.466,82 896.633,36

Các nước

Châu Âu

34.485.620,3

76

23.105.003,2

1

321.623.610,

70

360.626.410,

48

125.815.625,

704

Đông Âu 977.554,28 2.215.290,02 3.192.844,30

Các nước

khác trong

Châu Âu

5.583.709,08 9.032.655,8814.616.364,9

6

úc và Châu

Đại Dương1.702.912,93 1.694.061,83 3.396.974,76

Bắc Mỹ843.429.036,

77

971.659.901,

84

1.815.088.95

8,61

Các nước

khác trong

Bắc Mỹ

224.014,91 118.101,59 342.116,50

Nam Mỹ 4.366.592,62 5.671.825,2810.038.417,9

0

Châu Phi 242.152,67 885.473,01 1.127.625,68

Các nước

khác

369.928.332,

29

1.061.469.21

7,312.511,79 2.494,73

1.631.402.75

6,12

Tổng933.540.411,

39

1.368.728.31

1

1.496.030.58

2,44

1.487.683.58

3,94

5.285.982.88

8,77

(Nguồn: Foreign Trade Department Ministry of Commerce)

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia năm 1999 đạt 933.540.411,39 USD, năm

2000 đạt 1.368.728.311 USD tăng 46,62% so với năm 1999, năm 2001 đạt

1.496.030.582,44 USD tăng 9,3% so với năm 2000, năm 2002 đạt 1.487.863.583,94 USD

giảm 0,56% so với năm 2001.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Campuchia là hàng may mặc trong đó năm 2003,

xuất khẩu hàng may mặc có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất, chiếm 93% tổng kim ngạch xuất

khẩu còn lại là xuất khẩu giầy dép chiếm 2% và xuất khẩu hải sản chiếm 2% tổng kim ngạch

xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Campuchia là Mỹ, EU (đặc biệt là Anh và

Đức) và Singapo.

Các doanh nghiệp trong nước thường phải gặp sự rắc rối về thủ tục xuất khẩu, đồng

thời việc xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN cũng gặp phải khó khăn vì tình hình

kinh tế và các mặt hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thì tương đối giống với

Campuchia dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt và đối mặt với nhiều đối thủ nên Campuchia xuất

khẩu được ít sang thị trường này. Tuy nhiên Campuchia cũng có thuận lợi từ việc là thành

viên của WTO đó là Campuchia được áp dụng mức thuế nhập khẩu vào Mỹ thấp tạo thuận

lợi cho việc xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này bên cạnh đó sau khi gia nhập

ASEAN và WTO Campuchia đã có được một thị trường rộng lớn.

2. Nhập khẩu

Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu của Campuchia từ các nước 1999-2002

Đơn vị: USD

Khu vực 1999 2000 2001 2002 Tổng số

Các nước

ASEAN

478.506.367,

16

554.381.341,

07

1.092.775.95

6,49

598.181.367,

44

2.723.845.03

2,16

Đông á -680.709.429,

43

351.993.047,

66927119017,4

1.950.821.49

4,45

Trung Đông - 1.508.582,20 222.174,15 1.202.800,38 2.933.556,73

Đông Nam á -11.280.782,1

13.719.796,69

20.237.494,0

2

35.238.072,8

2

Các nước

Châu Âu

90.972.883,2

0

93.688.333,0

8

26.666.556,4

9

90.072.769,7

5

301.400.542,

52

Đông Âu - 752.842,87 4.867.352,67 7.063.792,7512.683.988,3

0

Các nước

khác trong

Châu Âu

-21.518.518,1

73.054.703,04 3.639.397,68

28.212.258,8

9

úc và Châu - 6.879.168,50 1.986.898,77 6.700.858,21 15.566.925,4

Đại Dương 8

Đại lục Mỹ -41.204.337,8

3

17.893.290,3

4

17.591.192,5

0

76.688.820,6

7

Châu Phi - 816.694,16 468.879,52 368.425,45 1.653.999,13

Các nước

khác

657.983.651,

715.028.129,52 - 1.068.130,97

664079912,2

0

Tổng1.227.462.90

2,07

1.417.767.79

8,94

1.503.648.65

5,79

1.664.245.24

6,55

5.813.124.60

3,35

(Nguồn: Foreign Trade Department Ministry of Commerce)

Tổng kim ngạch nhập khẩu của Campuchia năm 1999 đạt 1.227.462.902,07 USD, năm

2000 đạt 1.417.767.798,94 USD tăng 15,5% so với năm 1999, năm 2001

đạt 1.503.648.655,79 USD tăng 6% so với năm 2000, năm 2002 đạt 1.664.245.246,55

USD tăng 10,7% so với năm 2001.

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Campuchia là: Thuốc y, Thuốc lá, Bia, Xí măng,

Linh kiệt điện tử, Vải và xăng dầu.

Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Campuchia là Thái Lan, Singapo, Hồng Kông,

Trung Quốc và Việt Nam.

Với nhiều mặt hàng nhập khẩu nhiều như vậy các doanh nghiệp sản xuất trong nước

gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh hàng hoá đặc biệt sau khi Campuchia đã

hội nhập ASEAN và WTO. Mặt khác, vì chính sách quá lỏng lẻo của nhà nước, đã có sự

nhập khẩu hối lộ một số mặt hàng điều đó không chỉ làm thất thoát ngân sách của nhà nước

mà còn làm cho các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn hơn trong cạnh tranh giá

cả. Tuy nhiên, người được lợi nhất vẫn là người tiêu dùng, vì có cơ hội lựa chọn các mặt

hàng có chất lượng, dịch vụ tốt và giá cả hợp lý.

3. Cán cân thương mại

Campuchia là một nước nhập siêu nên có sự thâm hụt các cân thương mại rất lớn dựa

trên bảng 4 và bảng 5 ta có thể thấy rõ cán cân thương mại của Campuchia năm 1999

thâm hụt 293.922.490,68 USD, năm 2000 thâm hụt 49.039.487,94 USD, năm

2001 thâm hụt 7.618.073,35 USD và năm 2002 thâm hụt 156.561.662,61 USD.

B/ Đầu tư nước ngoài

1/ Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Campuchia

Tổng vốn đầu tư qua các năm

Từ năm 1994, vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Campuchia có khoảng 1,3 tỉ USD. Trong

đó 50% vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp

dệt may, 40% tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch và gaio thông vận tải còn 10% còn lại

tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành gỗ cây.

Từ 1994 đến 1999 đã có khoảng 800 dự án đã đăng ký với tổng số vốn lên tới 5,8 tỷ USD

với mức độ thực thi hàng năm của dự án chỉ dao động từ 11 đến 46%.

Chính phủ cũng khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào nhiều lĩnh vực và vẫn duy trì các

lĩnh vực được ưu tiên được ghi trong Bộ luật đầu tư như: Các ngành công nghiệp chế biến hoặc

có công nghệ cao; Tạo việc làm; Hướng xuất khẩu; Du lịch; Nông nghiệp và chế biến các

sản phẩm nông nghiệp; Cơ sở vật chất và năng lượng; Phát triển thành thị và nông thôn; Bảo

vệ môi trường; Các khu vực xúc tiến đặc biệt. Trong giai đoạn này Chính phủ còn

khuyến khích đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực, khu vực cụ thể như: Phát triển các khu công

nghiệp ở ngoại vi thành phố, hoặc dọc quốc lộ 4; Xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương thức

B.O.T (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) hoặc B.O.O.T (Xây dựng - Sở hữu - Vận hành).

Những lĩnh vực chủ yếu mà Campuchia nhận được đầu tư nước ngoài là: dệt, may mặc,

chế biến gỗ, chế biến nông-công nghiệp (đồn điền, chế biến thực phẩm, chăn nuôi gia súc…),

dịch vụ và xây dựng và cho đến nay, du lịch và dịch vụ là những lĩnh vực có số vốn đầu tư

nước ngoài cao nhất, tiếp đó là công nghiệp, sau cùng là nông nghiệp

Cơ cấu đầu tư

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành du lịch

Bảng 6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành du lịch 1999-2003

Đơn vị: USD

Khu vựcSố

dự án

NămSố vốn

1999 2000 2001 2002 2003

Khách

sạn25 25.000.000

70.566.52

1

70.871.19

2

47.100.00

0

109.464.15

5

323.001.8

68

Ngành

du lịch4 9.250.709 2.884.630 5.000.000

17.135.33

9

Khu du

lịch1

146.798.13

2

146.798.1

32

Tổng30

171.798.13

2

79.817.23

0

73.755.82

2

47.100.00

0

114.464.15

5

486.935.3

39

(Nguồn: CIB/CDC-Cambodia Institute of Business/Council for

the Development of Cambodia)

Tính từ năm 1999 đến năm 2003 đã có 30 dự án thực hiện với tổng số vốn 486.935.339

USD, trong đó đầu tư xây dựng khách sạn có 25 dự án với tổng số vốn 323.001.868 USD, đầu

tư trong lĩnh vực du lịch có 4 dự án với tổng số vốn 17.135.339 USD và đầu tư vào khu du

lịch có 1 dự án với tổng số vốn đầu tư 146.798.132 USD.

Du lịch đã chiếm 36% thị phần (Du lịch, dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp) vói giá trị

1.359.535.732 USD trong 5 năm 1999-2003 đồng thời ngành này cũng đã tạo công việc cho

21.296 người lao đông.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dịch vụ

Bảng 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dịch vụ 1999-2003

Đơn vị: USD

Khu

vực

Số

dự

án

Năm

Số vốn1999 2000 2001 2002 2003

Xây

dựng

3 17.912.472 69.731.98 24.885.670

Y tế 1 1.043.900 1.043.900

Cơ sở

hạ

tầng

4 21.632.982 17.965.180 39.598.162

Năng

lực

dịch

vụ

1 4.042.700 4.042.700

Dịch

vụ

18 8.467.019 68.025.034 15.994.850 14.755.800 31.000.000 138.242.703

Thông

tin

liên

lạc

4 19.267.500 64.400.000 9.860.000 93.527.500

Giao

thông

vận tải

1 5.116.800 5.116.800

Cung

cấp

nước

2 1.034.000 1.527.128 2.561.129

Tổng 34 50.763.791 69.059.034 44.601.030 98.164.880 46.429.828 309.018.563

(Nguồn: CIB/CDC-Cambodia Institute of Business/Council for

the Development of Cambodia)

Từ năm 1999 đến 2003 đã có 34 dự án thực hiện với tổng số vốn 309.018.563 USD, trong

đó đầu tư vào xây dựng có 3 dự án với tổng số vốn 24.885.670 USD, đầu tư vào dịch vụ y tế

có 1 dự án với tổng số vốn 1.043.900 USD, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng có 4 dự án với

tổng số vốn 39.598.162 USD, đầu tư vào năng lực dịch vụ có 1 dự án với tổng số vốn

4.042.700 USD, đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ có 18 dự án với tổng số vốn 138.242.703 USD,

đầu tư vào dịch vụ thông tin liên lạc có 4 dự án với tổng số vốn 93.527.500 USD, đầu tư vào

dịch vụ giao thông vận tải có 1 dự án với tổng số vốn 5.116.800 USD và đầu tư vào dịch vụ

cung cấp nước có 2 dự án với tổng số vốn 2.561.129 USD.

Ngành dịch vụ có sự tăng trưởng từ 6,2% 8,4% và 9% trong những năm 1996-1997-1998.

Năm 1997 vì sự kiện 5,6/7 sự tăng trưởng của ngành này đã giảm xuống còn 1,1%. Sau khi có

sự tăng trưởng của ngành du lịch và giao thông và vận tải ngành dịch vụ đã tăng 16,1% trong

năm 1999 và 6,3% trong năm 2000 bên cạnh đó ngành dịch vụ cũng đóng góp tạo công ăn

việc làm cho 15.900 người lao động.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp

Bảng 8: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp 1999-2003

Đơn vị: USD

Khu vựcSố dự

án

NămSố vốn

1999 2000 2001 2002 2003

Sản xuất

nguyên vật

liệu

4 6.968.51

9

6.968.519

Xí măng 1 6.400.000 6.400.000

Đĩa 2 2.878.86

8

2.878.868

Năng lực 2 50.000.0

00

4.000.00

0

54.000.00

0

Chế biến

lương thực

6 2.044.596 2.016.16

9

41,120,6

00

45.181.36

5

May mặc 110 66.573.042 35.198.1

37

19.588.9

33

16.694.9

99

28,718,2

22

166.773.3

33

Chế biến

da

1 1.115.50

0

1.115.500

Cơ khí 2 1.856.28

9

1.856.289

Y học 6 8.462.624 2,657,62

4

11.120.24

8

Cung cấp

y học

1 1.020.60

0

1.020.600

Kim loại 1 1.471.84

0

1.471.840

Mỏ 1 6,460,00

0

6.460.000

Các công

nghiệp

khác

10 822.245 3.600.77

0

1.709.73

0

15.136.8

00

3,113,34

7

24.382.89

2

Sản xuất

giấy

6 5.621.403 1.385.00

0

2.277.55

0

9.283.953

Xăng dầu 1 1.283.250 1.283.250

Phân bổ

xăng dầu

1 1.173.80

0

1.173.800

Chất dẻo 7 1.056.000 1.963.40

0

2.118.10

0

817.152 5.954.652

Giầy dép 5 11.427.763 11.427.76

3

Dệt 8 57.783.800 4.098.18

7

13.959.0

62

75.841.04

9

Thuốc lá 3 3.652.35

0

1,231,37

5

4.883.725

Chế biến

gỗ

4 1.235.80

0

1.441.31

9

3,327,21

1

6.004.330

Tổng 182 161.474.72

3

59.402.7

81

85.926.7

61

52.049.3

32

86,628,3

79

445.481.9

76

(Nguồn: CIB/CDC-Cambodia Institute of Business/Council for

the Development of Cambodia)

Tính từ năm 1999 đến 2003 đã có 182 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp với tổng số

vốn 445.481.976 USD. Trong hoạt động của ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công

nghiệp dệt, may mặc và sản xuất giầy dép, đã được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và

đâu tư vào rất nhiều. Chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp nói trên được phép nhập

khẩu với mức thuế bằng không các nguồn nhiên liệu, dây chuyển sản xuất, máy móc thiết bị

trong trường hợp công ty đó xuất khẩu hàng hoá tối thiểu 80%. Hiện ngành công nghiệp đã

tạo công việc cho 460.156 người lao động.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành nông nghiệp

Bảng 9: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp 1999-2003

Đơn vị: USD

Khu vực

Số

dự

án

Năm

Số vốn1999 2000 2001 2002 2003

Công

nghiệp8

22.058.07

0

3.830.0

00

400.00

0

3.654.00

01.271.375 31.213.445

Công-

Nông

nghiệp

1121.647.78

4

5.928.8

36

36.691.0

202.440.000 66.707.640

Trồng trọt 7 20.178.76 20.178.769

9

Tổng26

63.884.62

3

9.758.8

36

400.00

0

40.345.0

003.711.375 118.099.854

(Nguồn: CIB/CDC-Cambodia Institute of Business/Council for the

Development of Cambodia)

Từ năm 1999 đến 2003 đã có 26 dự án thực hiện với tổng số vốn đầu tư 118.099.854

USD, trong đó đầu tư vào công nghiệp có 8 dự án với tổng số vốn 31.213.445 USD, đầu tư vào

công - nông nghiệp có 11 dự án với tổng số vốn 66.707.640 USD và đầu tư vào trồng trọt có 7 dự

án với tổng số vốn 20.178.769 USD.

Ngành nông nghiệp là ngành quan trọng ở Campuchia, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang sản

xuất đa dạng, nuôi trông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp thị trường góp phần

tăng xuất khẩu và tăng thu nhập. Tuy nhiên trong 5 năm vừa qua từ 1999-2003 ngành nông

nghiệp không có sức thu hút lớn từ phía các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy số dự án

đầu tư vào ngành này chỉ có 26 dự án với tổng số vốn đầu tư là 118.099.854 USD.

Đối tác đầu tư của Campuchia

Theo Hội đồng phát triển của Campuchia, đã cho biết Malaysia là nhà đầu tư lớn nhất trong

những năm 1994-2001 chiếm 31,2% các nhà đầu tư, và 79% các nhà đầu tư các nước ASEAN.

Một số nhà đầu tư quan trọng nữa là Đài Loan chiếm 7,6%, Mỹ chiếm 7,39%, Trung Quốc

chiếm 4.6%, Hồng Kông chiếm 4,05%, Singapore chiếm 3,87%, Hàn Quốc chiếm 3,57%,

Thái Lan chiếm 3,42% và Pháp chiếm 3,32%.

Đặc biệt, năm 2003 đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia là 33 triệu USD, chiếm khoảng

50% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Campuchia. Giá trị buôn bán và đầu tư giữa Trung

Quốc và Campuchia trong 9 tháng đầu năm 2004 đạt 355 triệu USD, tăng 46,2% so với cùng kỳ

năm ngoài.

2/ Một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Campuchia

2.1/ Nguyên nhân trong nước

Trong 3 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Campuchia có sự giảm xuống dột ngột,

những vấn đề mà các nhà đầu tư đang phải đối mặt hiện này là:

Thứ nhất, sự suy yếu về cơ sở hạ tầng ủng hộ và thu hút đầu tư nước ngoài như: cơ sở luật

pháp và thủ tục giấy tờ vẫn còn yếu kém, thiếu cơ sở vật chất (đường, nước, điện, phương tiện liên

lạc). Điều này đã làm cho các nhà đầu tư phải bỏ nhiều vốn hơn để đầu tư vào một lĩnh vực nào

đó ở Campuchia, xét về lợi thế thì Campuchia thua kém hơn nhiều so với các nước láng giềng.

Liên quan đến thông lệ kinh doanh, Campuchia cũng không có hệ thống luật pháp và khung pháp

luật minh bạch và đầy trách nhiệm giải trình.

Thứ hai, sự cải cách về luật đầu tư Campuchia vẫn chưa tạo niềm tin về môi trường đầu tư

Campuchia, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn chần chừ trong việc bỏ vốn đầu tư vào

Campuchia. Đây là yếu tố tác động bất lợi đến sự quyết định đầu tư ở Campuchia.

Thứ ba, hệ thống luật pháp trong nước không tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích các

nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Campuchia. Cụ thể một số dự án với tổng số vốn đầu tư lớn cần

phải có sự sẵn sàng để thực hiện mang tính chiến lược và phát triển đất nước, nhưng do sự thiếu

hụt về khung pháp luật và thông lệ nên các dự án đó thiếu sự khuyến khích hoặc không nhận

được li xăng trong khi các nước khác trong khu vực rất khuyến khích các loại dự án đầu tư tương

tự.

Thứ tư, có quá nhiều sự hối lộ, các nhà đầu tư phải phí rất nhiều thời gian để xin cấp giấy phép

đầu tư đồng thời phải chi trả một cách bất thường trong quá trình xin giấy phép đầu tư. Điêù này

đã tác động tiêu cực đến tâm lý các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thứ năm, sự bất động dẫn đến sự biểu tình và đình công thường xuyên của người lao động và

đôi khi dẫn đến bạo lực đã gây ấn tượng xấu đến các nhà đầu tư nước ngoài thậm chí người tiêu

dùng nước ngoài không muốn đặt hàng của Campuchia.

2.2/ Nguyên nhân quốc tế

Bên cạnh nguyên nhân trong nước thì nguyên nhân quốc tế cũng đóng góp đáng kể vào sự

suy giảm đầu tư nước ngoài ở Campuchia, đó là:

Thứ nhất, ảnh hưởng của Trung Quốc với tư cách là thành viên của WTO và sự đối xử tối

huệ quốc của Việt Nam do Mỹ trao tặng, cùng với sự ưu đãi nói trên đã làm cho vốn đầu tư di

chuyển sang các nước đó.

Thứ hai, sự bỏ bớt và loại bỏ các điều kiện và thủ hành chính ở các nước trong khu vực là

những khó khăn đối với sự di chuyển vốn đầu tư. Mặt khác, do tình hình kinh tế không ổn định

của các nước là nhà tài trợ nguồn vốn đầu tư cho Campuchia cho nên họ không thể sang

Campuchia để đầu tư được.

Thứ ba, do môi trường kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới không thật sự tốt, thị

trường đang giảm xuống, đặc biệt do sự khủng hoảng nền kinh tế Mỹ, sự kiện ngày mồng 9/11 và

sự kiện tăng trưởng thấp ở các nước EU, vấn đề kinh tế Nhật Bản và khủng hoảng tài chính ở Mỹ

Latin v.v…

3/ Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Campuchia

Đầu tư ra nước ngoài là một phần đóng góp khá là quan trọng trong việc phát triển nền kinh

tế của một đất nước trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của thời đại ngày nay.

Tuy nhiên, với trường hợp của Campuchia thì việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh

nghiệp trong nước vẫn còn hết sức hạn chế và số dự án đầu tư ra nước ngoài dường như không

đáng kể, vì hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều phải gặp khó khăn về vốn, khả năng cạnh

tranh của các doanh nghiệp Campuchia với các doanh nghiệp chủ nhà và các doanh nghiệp khác

trên đất khách vẫn còn rất hạn chế. . . Mặt khác Chính phủ cũng không mấy chú trọng trong việc

khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài vì đây chưa phải là thời điểm phù

hợp đối với Campuchia trong việc đầu tư ra nước ngoài.

4/ Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Campuchia

4.1/ Hội nhập WTO

4.1.1/ Quá trình đàm phán gia nhập WTO của Campuchia

Đàm phán lần thứ I

Từ năm 1996 Campuchia đã tham gia vào một số cuộc họp cấp cao của ASEAN như SEOM và

AEM. Sau đó, Chính phủ Campuchia cũng đã lập ra 6 uỷ ban hợp tác chuyên ngành của ASEAN

nhằm mục đích để điều phối hoạt động với 6 uỷ ban hợp tác chuyên ngành trong ASEAN bao

gồm: các hợp tác khoa học - kỹ thuật, môi trường, văn hoá - thông tin, phát triển xã hội, phòng

chống ma tuý, vấn đề công chức trong bộ máy hành chính và du lịch.

Để tập hợp ý kiến của các bộ liên quan đến xây dựng danh sách miễn thuế theo chương trình

ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), chính phủ đã lập ra bộ phận AFTA vào năm 1996 và

đã đưa vào việc cắt giảm 3149 mặt hàng vào năm 1998, với số thuế giảm lên đến 47% tổng

mức thuế.

Về mặt pháp lý

Để được tham gia vào quá trình hợp tác kinh tế với khu vực và thế giới một cách có lợi nhất,

phù hợp nhất, chính phủ Campuchia đã cam kết cải thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là luật kinh

tế thương mại. Chẳng hạn như Chính phủ đã sửa đổi luật thuế, luật đầu tư, luật bảo hiểm, luật

ngân hàng. Dựa trên cơ sở của Pháp, để phù hợp với hệ thống pháp luật của các nước ASEAN

vốn dựa trên cơ sở Anglo - Saxon.

Về cải cách hệ thống hành chính

Cải cách hệ thống hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền: Để đảm bảo cho việc tái ổn

định nền kinh tế, nhiệm vụ không kém phần quan trọng phải tiến hành cải cách hành chính, tinh

giản bộ máy, giảm bớt lực lượng vũ trang thường trực, xây dựng Nhà nước pháp quyền, chốn

tham nhũng.

Điều này được thể hiện trong quan điểm của Đảng CPP, Đảng chủ chốt trong Chính phủ liên

minh “Tập trung lực lượng đẩy mạnh tiến trình cải cách cả trên 4 lĩnh vực; quan tâm thực hiện có

hiệu quả cao các biện pháp mà Chính phủ đã đề ra trong tiến trình cải cách. Đồng thời phải cố gắng

củng cố năng lực cảu Chính phủ có liên quan đến việc thực hiện và quản lý theo hình thức tăng

quyền hạn các cấp và phi tập trung hoá, bảo đảm sự minh bạch trong hệ thống hành chính công

cộng, bảo đảm hoạt động tư pháp và chống tham nhũng; năng lực của chính phủ được thể hiện

bằng kết quả trong tiến trình cải cách, là nhân tố then chốt để bảo đảm thắng lợi cho tiến trình

cải cách.

Đàm phán lần thứ II

Nhằm nâng cao tinh thần và hợp tác chặt chẽ giữa các bộ có liên quan với các nhóm

chuyên gia UNCTAD vụ quan hệ đã hoàn thành những tài liệu cơ bản để cuộc họp nhóm làm việc

và cuộc họp giữa hai bên về việc xin gia nhập Campuchia vào WTO tổ chức vào ngày 6- 17 tháng

2 năm 2002 tại Genava - Thuỵ sĩ.

Tài liệu khoản 17 câu hỏi và trả lời về chính sách kinh tế đối ngoại.

Thuế quan và các dịch vụ khác.

Tài liệu về kế hoạch thực hiện quốc gia và kế hoạch hoạt động về môi trường theo tiêu

chuẩn quyền sở hữu và đánh thuế quan.

Tài liệu về chính trị bảo vệ nông nghiệp.

Tài liệu bản điều chỉnh quyền sở hữu. Quá

trình đàm phán song phương

Campuchia đã đàm phán song phương với thành viên WTO gồm 6 nước: Mỹ, Canada, EU, úc,

Nhật Bản và ấn Độ, nội dung đàm phán chủ yếu là giảm thuế quan, mở cửa thị trường dịch

vụ và chính sách bảo vệ ngành nông nghiệp. Các thành viên WTO hoan nghênh sự cố gắng của

Campuchia trong việc đưa ra dự án trên để đàm phán đa phương và song phương nhằm sớm đưa

Campuchia trở thành thành viên w. Những thành viên WTO yêu cầu Campuchia sửa đổi luật

thuế quan vì thành viên WTO hiểu rằng Campuchia đánh thuế quá cao các mặt hàng từ 50%,

60%, 70%, 100%. Họ yêu cầu Campuchia giảm thuế quan trong thời gian 10 năm. Mặc dù một

số mặt hàng khác không thể giảm trong thời gian đó được như mặt hàng nông nghiệp. Những

thành viên WTO yêu cầu cần sửa đổi một số dự án thuế quan từ 15% đến 30%.

Các dịch vụ khác

Campuchia yêu cầu sửa đổi một số ngành dịch vụ chính và phụ trong các ngành dịch vụ dự

phòng đã cam kết thời gian vừa qua.

Hơn nữa Campuchia đã mở cửa thị trường tự do đối với 6 ngành như: Đầu tư, Viễn

thông, Xây dựng, Tài chính, Du lịch và Dịch vụ đường bộ. Trong đó có 37 dịch vụ dự phòng.

Dự án thông qua luật quốc gia

Các thành viên WTO còn yêu cầu Campuchia thực hiện một số luật khác như: Thuế quan, Luật

hôn nhân và gia đình, Luật hình sự và một số luật khác.

Đàm phán thứ III

Thành viên WTO yêu cầu Campuchia sửa chữa luật doanh nghiệp và thêm điều lệ quan

trọng về nhãn hiệu thương mại quốc hội vừa ký kết thông qua để thực hiện kiểm tra luật song

phương đã đồng ý về quyền sở hữu trí tuệ của WTO.

Từ ngày 9-15/11/2002, Quốc hội khoá III yêu cầu các thành viên đoàn đàm phán phối hợp với

các bộ và các chuyên gia của WTO sửa đổi và hoàn chỉnh các văn kiện the yêu cầu của WTO.

Kết quả đã trình cho ban thư ký của WTO các tài liệu sau:

Tài liệu khoảng 89 câu hỏi và câu trả lời về kinh tế đối ngoại Campuchia.

Sửa đổi luật thuế hải quan và các dịch vụ khác.

Sửa đổi kế hoạch để thực hiện luật quốc gia theo yêu cầu WTO.

Kế hoạch thực hiện hoạt động về hạn chế kỹ thuật thương mại, quyền hải quan và tài liều

trình bày về mở rộng thực hiện giá trị gia tăng.

Sửa đổi chính trị, công nghiệp hoá.

Sửa đổi bảng luật về quyền sở hữu và them luật thương mại.

Một số tài liệu về bảng điều chỉnh quyền sở hữu để đăng ký vào dấu thương mại, đăng ký

hàng hoá thuốc men và thuốc trừ sâu.

Một số tài liệu xuất nhập khẩu hàng hoá thuốc men và thuốc trừ sâu.

Campuchia đã đàm phán song phương với thành viên WTO gồm 6 nước: Mỹ, Canada, Cộng

đồng Châu Âu, úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan về sự giảm thuế hải quan và mở cửa thị

trường tự do. Hơn nữa, WTO yêu cầu Campuchia giảm thuế quan và đẩy nhanh tiến độ thực

hiện:

Sự thoả hiệp về công nghệ thông tin.

Sự thoả hiệp về nguyên liệu dệt.

Sự cân đối về hoá chất.

Tất cả sự thoả hiệp đó làm cho nước ký kết giảm thuế quan đến 0 trong thời gian nhất định,

hơn nữa thành viên WTO yêu cầu Campuchia cần thực hiện luật pháp liên quan dến sự thoả hiệp

của WTO càng sớm càng tốt.

Thành viên WTO yêu cầu Campuchia mở rộng thị trường tự do hoá các ngành dịch vụ về ngành

khác như: Đầu tư nước ngoài, Viễn thông, Tài chính, Y tế, Du lịch, Đào tạo môi trường và đường

biển.

Thành viên WTO đã đồng ý với nhau và yêu cầu bộ phận hành chính WTO soạn thảo văn kiện

tóm tắt về quá trình đàm phán và sớm cho phép Campuchia gia nhập WTO trình lên Tổng thư ký

WTO quyết định. Sau khi họp thượng đỉnh Campuchia đã được gia nhập WTO vào ngày

11/9/2003 tại Mexico do sự giúp đỡ nhiệt tình của thành viên WTO và Quốc hội cấp cao.

Tại Hội nghị bộ trưởng thành viên WTO tổ chức ở Cancun (Mexico), Campuchia đã được chấp

nhận làm thành viên của tổ chức này. Tuy nhiên, theo cơ quan phát triển Oxfam, Campuchia đã

phải nhượng bộ ở mức vượt quá những gì mà các nước kém phát triển nhất thế giới có thể cam

kết. Oxfam khẳng định, chính các thành viên hiện nay của WTO đã gây sức ép buộc Campuchia

phải tiến hành những nhượng bộ này. Bộ trưởng thương mại Campuchia Cham Prasidh cho biết,

Campuchia đã phải trả giá đắt cho công cuộc hoà hợp dân tộc và giờ đây tiếp tục phải trả giá cho

việc gia nhập WTO. Campuchia đã phải đồng ý giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nông

nghiệp xuống thấp hơn nhiều so với mức thuế nhập khẩu tối đa mà EU hay Mỹ áp dụng.

Campuchia cũng phải tiến hành các biện pháp bảo hộ bằng sáng chế đối với các mặt hàng dược

phẩm sớm hơn các nước kém phát triển khác. Tuy nhiên, ông Prasidh khẳng định, những cam kết

không vượt quá tầm với của Campuchia và Campuchia chấp nhận những thách thức này vì nhận

thấy lợi ích thật sự của việc gia nhập hệ thống thương mại toàn cầu. Quốc hội Campuchia đã phê

chuẩn các hiệp định gia nhập của mình và có được tư cách là thành viên thứ 148 của WTO vào

ngày 13/10/2004.

4.1.2/ Những lợi ích do WTO đem lại và trường hợp của Campuchia

Bên cạnh những tất yếu khách quan mà mỗi quốc gia phải hội nhập kinh tế quốc tế, thì còn

một lý do khác nữa cũng thúc đẩy các nước muốn gia nhập WTO, đó chính là những lợi ích to

lớn mà tổ chức này đem lại cho các nước thành viên. Có thể nêu ra một số lợi ích chủ yếu mà các

nước thành viên sẽ nhận được khi gia nhập WTO như sau:

Thứ nhất, khi gia nhập WTO, các quốc gia thành viên sẽ không bị phân biệt đối xử trong

thương mại quốc tế. Theo nguyên tắc của WTO khi gia nhâp WTO thì các nước thành viên mặc

nhiên được hưởng ưu đãi tối huệ quốc và những đãi ngộ quốc gia khác, nhờ đó sẽ tăng khả năng

cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, đồng thời góp phần xoá bỏ những lý do để các cường quốc

thương mại áp dụng các biện pháp phân biệt đối xử trong việc ấn định các biện pháp chống bán

phá giá và biện pháp tự vệ. Tuy nhiên trên thực tế khi đã vào WTO, để không bị phân biệt đối xử

các nước phải thường xuyên tiếp cận nguyên tắc này trong tiến trình đàm phán, tính đến sự đa

dạng của các quan hệ kinh tế - thương mại của mình với từng nước và phải tuân theo nguyên tắc

có đi có lại.

Đối với Campuchia, sau khi gia nhập WTO, Campuchia được hưởng quy chế tối huệ quốc ổn

định đa phương, Campuchia sẽ không bị phân biệt đối xử một cách không công bằng trong quan hệ

thương mại. Điều này giúp Campuchia tiếp cận một cách dễ dàng với thị trường của một loạt sản

phẩm và một loạt quốc gia, một công việc rất tốn thời gian nếu chỉ theo hiệp định song phương

hoặc hiệp định khu vực.

Thứ hai, gia nhập WTO hệ thống luật pháp trong nước sẽ được củng cố đồng thời các tranh

chấp thương mại được giải quyết theo một khung pháp luật quốc tế, WTO là một tổ chức với

những quy định và “luật chơi” chặt chẽ kiểm soát thương mại toàn cầu. Các Hiệp định của WTO

không ngừng nâng cao tính trong sáng minh bạch của chính sách thương mại và tập quán thương

mại quốc tế.

Gia nhập WTO, Campuchia được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế, sẽ góp phần giúp Campuchia,

một nước đang phát triển, tránh được sự ép buộc cũng như áp lực về mặt kinh tế từ phía các nước

có nền kinh tế phát triển. Với hệ thống luật pháp trong nước đã được củng cố, điều đó đã tạo nên

một môi trường đầu tư lành mạnh và hấp dẫn, tăng sức mạnh thu hút đàu tư trong và ngoài nước.

Với tư cách là một nước đang phát triển, Campuchia đã nhận được sự hứa hẹn ưu tiên về thị

trường tức là các nước lớn đã hứa sẽ ưu tiên trao cho Campuchia những thị trường xuất khẩu

với sự ưu đãi và mức thuế bằng không. Điều nay mang cho Campuchia nhiều sự di chuyển vốn đầu

tư nước ngoài góp phần tạo công ăn việc làm trong nước.

Campuchia được chọn làm một trong 3 quốc gia thí điểm tham gia chương trình hỗ trợ kỹ thuật

liên quan đến thương mại (chương trình này có sự hợp tác của 6 tổ chức quốc tế, trong đó có WB)

góp phần xây dựng được năng lực cho đất nước.

Bên cạnh đó, hoạt động quản lý nhà nước được cải cách và tăng cường, việc giảm bớt các loại

giấy phép và giảm các loại thuế gây méo mó thị trường sẽ góp phần loại bỏ nguồn gốc chính

của tham nhũng. Tăng cường tính minh bạch, cải thiện hoạt động quản lý nhà nước như việc công

bố các luật quy định lên một trang web, mở cửa một số ngành như bưu chính viễn thông cho cạnh

tranh… là những vấn đề chủ yếu. Bằng các nguyên tắc của WTO, Campuchia có thể nghiên cứu

kỹ lượng và phản đối các chính sách thương mại mà những quốc gia khác tiến hành.

Như đã biết mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Campuchia là hàng may mặc và chủ yếu xuất

khẩu sang Mỹ và EU. Đến cuối năm 2004 Mỹ sẽ xoá bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc của

Campuchia nên việc tham gia vào WTO thì Campuchia sẽ nhận được lợi ích rất lớn cho ngành

may mặc non trẻ của mình vì Campuchia sẽ đóng thuế nhập khẩu vào Mỹ thấp thậm chí bằng

không giúp Campuchia tránh phải đóng thuế nhập khẩu thông thường mà Mỹ áp dụng đối với các

nước khác không phải là thành viên của WTO.

4.1.3/ Những bất lợi do WTO đem lại cho Campuchia

Mặc dù, với tư cách là thành viên của WTO Campuchia sẽ được hưởng những lợi ích như nêu ở

trên nhưng trên thực tế lợi ích đó Campuchia vẫn chưa nhận được một cách đích thực. Ngược lại,

gia nhập WTO Campuchia gặp một số bất lợi sau:

Một, Chi phí điều chỉnh cho việc mở cửa thị trường. Trước khi phát triển được một

khuôn khổ thể chế hỗ trợ chung cho khu vực tư nhân, Campuchia phải chịu chi phí điều chỉnh khi

mở cửa thị trường của mình cho những đối thủ đến từ những môi trường cạnh tranh hơn. Việc

thiếu tín dụng thương mại, cơ sở hạ tầng pháp lý, mạng lưới hậu cần, hệ thống thông tin thị

trường, các hiệp hội ngành nghề, các thể chể có chất lượng và chi phí kinh doanh cao chắc chắn sẽ

khiến cho nhiều doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh ngay được. Trong ngắn hạn,

Campuchia sẽ bị mất một số việc làm do hàng hoá nhập khẩu tràn vào thế chỗ cho hàng hoá trong

nước. Nếu Campuchia càng để mất nhiều thời gian mới đạt đến trình độ “sân chơi” chung thì

những vấn đề về điều chỉnh này sẽ càng nghiêm trọng.

Hai, mất một lượng tài chính phục vụ cho việc cải cách. Những nghĩa vụ đối với WTO buộc

Campuchia phải sử dụng những nguồn lực tài chính và con người tương đối lớn cho việc cải cách.

Cụ thể việc thực thi TRIPS vào năm 2007 đòi hỏi Campuchia phải rà soát toàn bộ và phải sửa lại

luật. Chính phủ phải hình thành những cơ quan mới, tái cơ cấu những cơ quan hiện tại, mua sắm

trang thiết bị mới và tăng cường đào tạo cho đội ngũ cán bộ nhà nước. Những cải cách này sẽ

phải “tranh chấp” với các ưu tiên khác trong chính sách của Nhà nước để có được nguồn vốn

khan hiếm của Nhà nước. Chính vì vậy, các cam kết của Campuchia được chấp nhận sẽ thực hiện

từng bước và theo từng giai đoạn.

Ba, đảm bảo tính linh hoạt chính sách theo nguyên tắc của WTO. Gia nhập WTO, một tổ chức

lớn với những quy tắc và quy trình đã được xác định, Campuchia phải chấp nhận đánh đổi bằng

việc không được tự do hoạch định các chính sách, đặc biệt là những chính sách đi ngược lại với

những giá trị và nguyên tắc chủ chốt của WTO.

Bốn, xoá bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc vào thì trường Mỹ và EU ở cuối năm 2004

có thể ngăn cản sự phát triển của Campuchia và Chính phủ sẽ mất thu nhập khoảng 30 triệu

USD/năm từ việc đấu thẩu hạn ngạch hàng dệt may và may mặc.

Năm, Campuchia đã chịu nhiều áp lực từ việc hy sinh nhiều hơn các nước đang phát triển là

thành viên khác đã làm. Cụ thể, Campuchia chấp nhận phải hứa hẹn sẽ không trợ cấp trong việc

xuất khẩu hàng nông sản bằng không trong việc thoả thuận về ngành nông nghiệp trong khi các

nước nghèo là thành viên khác không cần phải hứa hẹn như thế.

Sáu, Campuchia là một nước có 80% là nông dân đã bị đề nghị cắt giảm thuế với mức thuế

tối đa xuống còn 60% đối với những mặt hàng nông sản (mặt hàng chủ chốt của Campuchia), còn

Mỹ, các nước EU và Canada họ áp dụng mức thuế từ 120 đến 250%, điều đó đã ảnh hưởng rất

lớn đến ngành nông nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ cạnh tranh gay gắt với những mặt

hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Campuchia cũng hứa hẹn quy định mức thuế quan trung bình

30% đối với mặt hàng nông nghiệp và 20% đối với mặt hàng công nghiệp.

Bẩy, vấn đề thực hiện hiệp định TRIPS, theo tuyên bố ở Đô Ha, các nước nghèo có quyền đề nghị

xin gia hạn thực hiện hiệp định TRIPS liên quan đến vấn đề quyền sở hữu thuốc đến năm 2016,

trong khi Campuchia đã bị kháng nghị chỉ có thể gia hạn đến năm 2007. Điều này đã ảnh hưởng rất

nhiều đến thu nhập của người dân vì giá thuốc sẽ tăng lên.

4.3/ Hội nhập ASEAN

4.3.1/ Quá trình gia nhập ASEAN của Campuchia

Trong những năm 1993 và 1994 Campuchia đã được mời tham dự Cuộc họp cấp Bộ trưởng

ASEAN tại Singapore và Bangkok.

Tháng 12/1994, Campuchia chào đón truyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư ASEAN Dato Ajit

Singh. Đây là một sự đánh dấu thực sự đầu tiên trong sứ mệnh hội nhập tổ chức khu vực của

Campuchia. Lúc đó, Campuchia đã phê chuẩn lời đề nghị xin gia nhập hiệp hội các nước Đông

Nam á ASEAN một cách nhanh chóng.

Năm 1995, sau khi thực hiện Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN , Campuchia đã được

nhận vào ASEAN với tư cách là một quan sát viên.

Năm 1997, Campuchia đã chuẩn bị gia nhập với tư cách là thành viên chính thức của ASEAN

nhưng mục đích đó không thành hiện thực do sự kiện ngày mồng 5, 6 tháng 7 khiến cho ASEAN

phải hoãn lại tư cách là thành viên của Campuchia trong khi các nước như Lào và Miyanma đã

trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.

Cho tới năm 1999, Campuchia đã cố gắng hoàn tất các thủ tục để vượt quá hàng rào gia nhập

ASEAN. Đến ngày 30/4/1999 Campuchia đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN.

4.3.2/ Tình hình thực hiện hiệp định CEPT của Campuchia

Campuchia đã bắt đầu thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo chương trình Hiệp định

về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) từ 1/1/2000. Giai đoạn đầu năm 2000 khoảng

945 mặt hàng với tỉ lệ thuế 50%, 35% và 15% đã đưa vào danh sách áp dụng tỉ lệ thuế ưu đãi lần

lượt: 35%, 20%, 10% và 7%. Bên cạnh đó, tám cửa khẩu đã được thực hiện kiểm

tra gồm: Sân bay quốc tế Pochentong, Cảng biển, Cảng Phnom Penh, Cục thuế quan, Cảng

biển Sihanouk, Cửa biến giới Bavet, Cửa khẩu Phnom Den và Cửa biến giới Poi Pet.

Chương trình cắt giảm thuế quan theo CEPT của Campuchia thực hiện trong năm 2001-

2003 bao gồm 6823 mặt hàng, trong đó những mặt hàng nằm trong danh mục cắt giảm thuế

bao gồm 3115 khoản thuế chiếm khoảng 45,7% tổng thuế suất, mặt hàng nằm trong danh mục

loại trừ tạm thời gồm 3524 mặt hàng chiếm 51,7% tổng thuế suất, hàng hoá nằm trong danh

mục loại trừ hoàn toàn 134 khoản thuế chiếm 2% tổng thuế suất và hàng hoá nằm trong danh

mục nhạy cảm gồm 50 mặt hàng chiếm 0,7% tổng thuế suất.

Bảng 10: Cấu trúc tỉ lệ đãi ngộ quốc gia và tỉ lệ CEPT 2000

Đơn vị: %

Số mặt hàng Tỉ lệ đãi ngộ quốc gia Tỉ lệ CEPT

413 35 20

457 15 10

32 15 7

(Nguồn: www.camnet.com.kh)

Bảng 11: Chương trình CEPT của Campuchia 2001-2003

Tỉ lệ cơ bản 0% 7% 15% 35%Tổng

cộng

Tổng số mặt

hàng (%)

Danh mục giảm

thuế (IL)

Mặt hàng cắt

giảm thuế bình

thường

139 590 1017 257 2003 29,4

Mặt hàng cắt

giảm thuế

nhanh

97 767 63 185 1112 16,3

Tổng cộng 236 1357 1080 442 3115 45,7

Danh mục loại

trừ tạm thời

(TEL)

Mặt hàng 44 1377 828 1275 3524 51,7

Danh mục nhạy

cảm (SL)

Mặt hàng 0 23 15 12 50 0,7

Danh mục loại

trừ hoàn toàn

(GEL)

Mặt hàng 17 1 13 103 134 2,0

(Nguồn: www.camnet.com.kh)

Campuchia đã ký kết thực hiện chương trình cắt giảm thuế nhanh trong năm 2007 và cắt

giảm thuế bình thường đối với mặt hàng nằm trong danh mục giảm thuế về 0-5% trong năm

2010.

Còn cắt giảm thuế đối với mặt hàng nằm trong danh mục nhạy cảm (nông sản chưa chế

biến) sẽ được áp dụng trong năm 2008 và cắt giảm về 0-5% trong năm 2017.

Campuchia thực hiện cắt giảm thuế theo từng giai đoạn, Campuchia sẽ thực hiện việc

chuyển mặt hàng nằm trong danh mục loại trừ tạm thời sang mặt hàng nằm trong danh mục

giảm thuế từ năm 2003 đến 2007 với tỉ lệ thuế cắt giảm tương tự với từng mặt hàng.

Bảng 12: Tỉ lệ thuế quan theo Hiệp định CEPT của Campuchia, 2000-2010

Năm

Danh mục

giảm thuế

(IL)

Danh mục

loại trừ tạm

thời

(TEL)

Danh mục

nhạy cảm

(SL)

Danh mục

loại trừ hoàn

toàn

(GEL)

Trung bình tỉ

lệ đại ngộ

quốc gia

2000 12,17 20,93 17,17 22,7 18,24

2001 12,17 20,93 17,17 22,7 18,24

2002 11,02 20,93 17,17 22,7 17,96

2003 9,38 20,93 17,17 22,7 17,54

2004 8,95 20,93 17,17 22,7 17,44

2005 8,19 20,93 17,17 22,7 17,25

2006 6,63 20,93 17,17 22,7 16,86

2007 5,63 20,93 17,17 22,7 16,61

2008 5,63 20,93 17,17 22,7 16,61

2009 5,00 20,93 17,17 22,7 16,45

2010 4,62 20,93 17,17 22,7 16,36

(Nguồn: www.camnet.com.kh)

Lưu ý : Tỉ lệ thuế trung bình đã được soạn theo loại sản phẩm thu được từ chương trình cắt

giảm thuế CEPT năm 2001 trong trang web thư ký ASEAN.

Còn tỉ lệ đại ngõ quốc gia thể hiện tỉ lệ thuế trước khi thực hiện CEPT.

4.3.3/ Những lợi ích do ASEAN đem lại và trường hợp của Campuchia

Có thể nêu ra một số lợi ích khi gia nhập tổ chức ASEAN như sau:

Thứ nhất, gia nhập ASEAN, thị trường về thương mại, đầu tư, công nghiệp… của các

nước thành viên sẽ được mở rộng.

Thứ hai, gia nhập ASEAN, cơ cấu kinh tế và cơ sở hạ tầng trong nước sẽ được thay đổi

theo hướng phát triển. Do đó tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài đồng thời tạo điều kiện

cho các quốc gia có thể tiếp cận với các công ty đa quốc gia.

Thứ ba, tạo nguồn lực nội sinh để phát triển các ngành công nghiệp đồng thời các quốc

gia có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Thứ tư, các quốc gia có thể tranh thủ được sự ủng hộ của các tổ chức chính phủ và phi

chính phủ, cộng đồng quốc tế về nhiều mặt như ưu đãi về thuế quan, cắt giảm hàng rào hành

chính tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính.

Đối với Campuchia, việc gia nhập ASEAN đã mang cho Campuchia những lợi ích sau:

ASEAN là động lực kích thích Campuchia trong cải cách cơ cấu tổ chức và nền kinh tế

trong nước, đặc biệt giúp Campuchia cải cách hệ thống luật pháp tiên tiến, cơ cấu tổ chức

phát triển và phát triển nguồn nhân lực.

Việc gia nhập tổ chức ASEAN đã tạo cợ hội cho Campuchia tiếp xúc và hợp tác một

cách tích cực và đa dạng với các thành viên khác của ASEAN và các nhóm khu vực đối tác

của ASEAN như: Hội đồng Hợp tác Biển (GCC - Gulf Cooperation Council), Tổ chức Hợp tác

Kinh tế (ECO - Economic Cooperation Organization)…

ASEAN cũng tạo điều kiện cho Campuchia tham gia vào Diễn đàn khu vực ASEAN

(ARF), cho phép Campuchia đóng góp nhằm đảm bảo hoà bình và an ninh qua các cuộc đối

thoại và hợp tác với 13 nước không thuộc khối ASEAN trong khu vực Châu á - Thái Bình

Dương, đặc biệt với các nước đóng vai trò quan trọng về chính trị và kinh tế thế giới như:

Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Nga, Mỹ và một số nước quan trọng khác như: úc, Canada, ấn Độ

và Hàn Quốc.

Hợp tác song phương với các quốc gia thành viên của ASEAN, Campuchia đã thu được

lợi nhuận trong việc hợp tác với các đối tác của ASEAN trong diễn đàn Hội nghị Cấp bộ trưởng

(Post Ministerial Conference), đó là các nước úc, Canada, Trung Quốc, EU, ấn Độ, Nhật Bản,

Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ. Thông qua hợp tác giữa ASEAN với Canada và EU,

Campuchia đã ký kết được bản thoả thuận với Canada về Hợp đồng mở rộng hợp tác kinh tế,

còn với Mỹ, Campuchia đã ký kết được Nghị định thư về Hợp đồng mở rộng hợp tác ASEAN-

EC. Thông qua việc ký kết đó, Campuchia đã được phép tham gia vào chương trình phát triển

với Canada và Mỹ.

Thêm vào đó, Campuchia đã thu được lợi từ việc là thành viên của ASEAN khi ASEAN

đã thể chế hoá mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng Đông Bắc là Trung

Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (gọi tắt là ASEAN +3). ASEAN +3 có số dân và khu vực rộng

lớn, là nguồn cung cấp các tiềm năng về thương mại, tài chính, kinh tế, khoa học và công nghệ.

Campuchia ưu tiên thuế nhập khẩu thấp nhất trong các nước ASEAN đối với mặt hàng xuất

khẩu của mình, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Campuchia trong việc buôn bán cho thị

trường với dân số 500 triệu người. Tổng dân số của 10 nước thành viên ASEAN là 500 triệu

người, một khối giàu tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu thô… là thị trường rộng lớn đầy tiềm năng kinh tế

và sức thu hút đối với với các nhà đầu tư. Tổng GDP của 10 nước thành viên ASEAN là khoảng 700 tỷ USD

trong năm 1996, tăng trưởng kinh tế trong 25 năm trước khủng hoảng tài chính năm 1997 là từ 5% đến 7%.

Cho phép Campuchia nhập khẩu công trình xây dựng từ các nước ASEAN để sản xuất

hàng may mặc cho thị trường EU. Khi chưa là thành viên của ASEAN, Campuchia phải xin sự

cho phép của EU nhập khẩu công trình xây dựng hàng năm để sản xuất hàng may mặc cho thị

trường này đồng thời phải đảm bảo tiêu chuẩn xuất xứ theo chương trình Hệ thống ưu đãi thuế

quan (GSP) của EU.

Tăng uy tín cho các nhà đầu tư. Việc Campuchia trở thành thành viên chính thức của

ASEAN là kết quả của việc bầu cử đầy tin cậy về tình hình chính trị và kinh tế-xã hội của

Campuchia. Đây là bước ngoặt quan trọng và tích cực đối với tư tưởng của các nhà đầu tư.

ASEAN là một mái trường đào tạo và rèn luyện cho Campuchia trong việc hội nhập hợp

tác kinh tế toàn cầu như WTO…, bởi vì các nguyên tắc trong ASEAN về hàng hoá trong

(AFTA) và các dịch vụ khác cũng chẳng khác gì các nguyên tắc của WTO trong việc thực

hiện hợp tác kinh tế. Cũng từ đó, thông qua các cuộc họp với các nước cùng khối, ASEAN đã

ban cho Campuchia kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp và đàm phán trong thương mại.

Điều đó đã dạy cho Campuchia cách xử lý các vấn đề với các nước trong và ngoài khối

ASEAN.

Với mức thuế nhập khẩu thấp, các hàng hoá nhập khẩu vào Campuchia sẽ có giá thấp và

nhiều chủng loại, do đó người tiêu dùng trong nước có thể lựa chọn mặt hàng sản phẩm đáp ứng

được chất lượng và dịch vụ với giá cả hợp lý.

Là thành viên của ASEAN đã tạo cơ hội cho Campuchia quảng bá hình ảnh của đất nước

và thể hiện vai trò của mình trong khu vực và quốc tế, đồng thời giúp Campuchia củng cố vài

trò của mình trong nền kinh tế khu vực và thế giới trong đàm phán với các tổ chức và các nước

lớn trên thế giới.

4.3.4/ Những bất lợi do ASEAN đem lại

Bên cạnh những lợi ích mà Campuchia đã thu được, thì Campuchia cũng đang phải đối

mặt với một số bất lợi nảy sinh sau khi hội nhập ASEAN như sau:

Campuchia sẽ mất một khoản thu nhập nhà nước từ việc giảm thuế nhập khẩu. Là thành

viên của ASEAN đòi hỏi Campuchia phải tham gia trong hợp tác kinh tế ASEAN như Khu mậu

dịch tự do ASEAN (AFTA -ASEAN Free Trade Area), chương trình Hợp tác Công nghiệp

ASEAN (AIOC - ASEAN Industrial Cooperation) v.v… Trong đó qua việc tham gia AFTA,

Campuchia phải giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0% đến 5% trong mười năm bắt đầu từ

1/1/2000 và kết thúc vào 1/1/2010. Năm 2015 Campuchia sẽ loại bỏ thuế nhập khẩu đối với

hàng hoá của các nước ASEAN, điều đó sẽ làm cho Campuchia mất nguồn thu quan trọng cho

ngân sách nhà nước.

Campuchia sẽ phải đóng góp cho quỹ của ASEAN và chi trả cho các hoạt động hành

chính của ASEAN trong việc tham gia và đăng cai các cuộc họp.

Campuchia phải cải cách hệ thống luật pháp cho phù hợp với hệ thống luật pháp của các

nước ASEAN nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động thương mại và đầu tư ở Campuchia.

Đồng thời Campuchia cũng phải cải cách cơ cấu tổ chức để làm việc hiệu quả hơn với các

nước ASEAN. Từ khi chuẩn bị gia nhập ASEAN Campuchia đã thành lập cơ quan ASEAN và

các nhóm làm việc trong nhiều cơ quan để đáp ứng các hoạt động của ASEAN. Campuchia cũng

đã lựa chọn các công chức cấp cao của chính phủ chịu trách các hoạt động của ASEAN.

Vấn đề nguồn nhân lực. Campuchia thiếu nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của ASEAN,

đặc biệt những công chức có chuyên môn tốt và có năng lực trong ngành kinh tế, thương mại

và tiếng Anh.

Vấn đề tiêu chuẩn quốc tế. Nhằm xuất khẩu những hàng hoá và cạnh tranh trên thị trường

quốc tế, Campuchia cần phải sản xuất hàng hoá đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, để đảm

bảo tiêu chuẩn quốc tế, Campuchia cần phải có cơ quan kiểm tra và kiểm dịch hàng hoá trước

khi xuất khẩu.

III/ Các phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại của Campuchia và những kiến nghị

1/ Các phương hướng nhằm phát triển kinh tế đối ngoại của Campuchia

Thứ nhất, cải cách cơ cấu tổ chức và hành chính liên quan đến các ngành và lĩnh vực đặc biệt

là lĩnh vực đầu tư.

Thứ hai, xây dựng hệ thống luật đầu tư minh bạch, kiên định và dễ tiên đoán nhằm tạo

môi trường đầu tư lành mạnh và bình đẳng, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài về mọi

mặt.

Thứ ba, tích cực hơn nữa việc minh bạch hoá và truyền bá luật lao động.

Thứ tư, cải cách cơ sở hạ tầng kịp thời và nhanh chóng nhằm đáp ứng được nhu cầu của

các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thứ năm, trong sạch hoá hệ thống thuế, tiền tệ, tỉ giá hối đoái và phương sách tài chính

nhằm ổn định thị trường trong nước, tăng sức thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ sáu, ngân hàng nhà nước cần phải tìm cách để đáp ứng vốn cho các nhà đầu tư trong

nước hiện đang rất cần như các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hạn chế dòng vốn ra nước ngoài để

đảm bảo lượng cung ứng vốn trong nước.

Thứ bảy, tiếp tục quảng bá hình ảnh về đất nước, về con người Campuchia đặc biệt về

văn hoá, du lịch, lối sống v.v…

2/ Kiến nghị

Đề nghị Chính phủ thực hiện nghiêm túc luật pháp và đẩy mạnh tốc độ cải cách cơ cấu tổ

chức nhân viên chức, quân đội, an ninh và hệ thống toà án nhằm xoá bỏ và chống lại nạn hối

lộ.

Đề nghị Chính phủ thực hiện việc cải cách kịp thời.

Đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh chính sách xoá đói giảm nghèo.

Đề nghị Chính phủ thực hiện việc giải ngũ đúng theo kế hoạch.

Đề nghị Chính phủ xem xét lại về việc tiêu thụ ngân sách nhà nước và sử dụng một

cách có hiệu quả.

Đề nghị Chính phủ xem xét lại việc thực hiện chính sách thuế quan áp dụng trên mọi

mặt hàng đặc biệt mặt hàng xăng dầu tránh sự thất thoát của ngân sách nhà nước.

Đề nghị chính phủ nâng lương cho công nhân viên chức với mức lương phù hợp.

Kết luận

Campuchia trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào ngày 30/4/1999 và trở thành

thành viên thứ 148 của WTO vào ngày 13/10/2004. Đây là sự kiện trọng đại đối với người

dân Campuchia và là những bước ngoặt rất quan trọng đối với nền kinh tế Campuchia. Với tư

cách là một nước đang phát triển, việc gia nhập ASEAN và WTO đã đem lại không chỉ những

kinh nghiệm trong đàm phán mà còn rất nhiều lợi ích khác về mặt kinh tế cho Campuchia.

Tuy nhiên để đạt được lợi ích đó bản thân nền kinh tế Campuchia cũng phải có sự chuyển đổi lớn

lao, từng bước hoàn thiện, phù hợp với các quy định của ASEAN và WTO nói riêng và xu hướng

hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực nói chung. Bên cạnh đó, Campuchia cũng đang phải đối

mặt với rất nhiều thử thách do tác động tiêu cực của quá trình hội nhập, điều đó cần phải có sự

cố gắng tích cực của chính phủ và sự đóng góp của các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các

vấn đề nảy sinh.

Kinh tế đối ngoại đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Campuchia, đặc

biệt là lĩnh vực thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài. Những ngành này đã đóng góp rất

nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế Campuchia.

Vì vậy, với vai trò quan trọng của Kinh tế đối ngoại, cùng với xu thế hội nhập kinh tế

quốc tế và khu vực như hiện nay, Kinh tế đối ngoại cần phải có sự khuyến khích, thúc đẩy và

đóng góp một cách tích cực từ phía các cơ quan chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển nền

kinh tế của đất nước.

Mục lục

Lời mở đầu ..................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 2

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2

3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2

5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 3

6. Bố cục của đề tài .................................................................................................. 3

Nội dung..........................................................................................................................3

I/ Lý luận chung phát triển kinh tế đối ngoại..........................................................3

1/ Khái niệm ............................................................................................................. 3

2/ Các hình thức hội nhập khu vực ........................................................................ 4

3/ WTO tổ chức mang tính hội nhập toàn cầu ...................................................... 5

4/ Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ........................................... 9

5/ Tính tất yếu phải hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ................................... 17

II/ Phát triển kinh tế đối ngoại của Campuchia....................................................18

1/ Tình hình kinh tế và chính trị của Campuchia...............................................18

2/ Tình hình phát triển kinh tế đối ngoại của Campuchia .................................. 24

3/ Một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Campuchia

.................................................................................................................................... 34

4/ Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Campuchia............................................36

5/ Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Campuchia.....................................36

III/ Các phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại của Campuchia và những kiến

nghị ............................................................................................................................ 50

1/ Các phương hướng nhằm phát triển kinh tế đối ngoại của Campuchia ........ 50

2/ Kiến nghị ............................................................................................................ 51

Kết luận.........................................................................................................................52