ly thuyet vl 11

6
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 11 – HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2013-2014 (PHẦN LÝ THUYẾT) …………..………….. Câu 1: Phát biểu và viết biểu thức định luật Coulomb. HS chọn một trong hai cách phát biểu sau *Cách 1 (NC) : -Độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của hai điện tích đó và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. -Phương của lực tương tác giữa hai điện tích điểm là đường thẳng nối hai điện tích điểm đó. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, hai điện tích trái dấu thì hút nhau với k: là hệ số tỉ lệ. K=9.10 9 Nm 2 /C 2 F: lực tĩnh điện, (N) r: Khỏang cách giữa 2 diện tích, (m); q 1 ,q 2 : Độ lớn điện tích, (C) *Cách 2 (CB): Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối dài hai điện tích đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khỏang cách giữa chúng với k: là hệ số tỉ lệ. K=9.10 9 Nm 2 /C 2 F: lực tĩnh điện, (N) r: Khỏang cách giữa 2 diện tích, (m); q 1 ,q 2 : Độ lớn điện tích, (C) Câu 2: Phát biểu định luật bảo toàn điện tích Trong một hệ cô lập về điện, nghĩa là hệ không trao đổi về điện tích với các hệ khác thì tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số. q 1 +q 2 = q’ 1 + q’ 2 Câu 3: Điện trường là gì? Đường sức điện là gì? Cường độ dòng điện là gì? - Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) tồn tại xung quanh điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. 1

Upload: dau-thanh

Post on 18-Jun-2015

418 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ly thuyet vl 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 11 – HỌC KỲ INĂM HỌC: 2013-2014(PHẦN LÝ THUYẾT)

…………..…………..

Câu 1: Phát biểu và viết biểu thức định luật Coulomb.HS chọn một trong hai cách phát biểu sau

*Cách 1 (NC) :-Độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của hai điện tích đó và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.-Phương của lực tương tác giữa hai điện tích điểm là đường thẳng nối hai điện tích điểm đó. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, hai điện tích trái dấu thì hút nhau

với k: là hệ số tỉ lệ. K=9.109Nm2/C2

F: lực tĩnh điện, (N) r: Khỏang cách giữa 2 diện tích, (m); q1,q2: Độ lớn điện tích, (C)

*Cách 2 (CB): Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường

thẳng nối dài hai điện tích đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khỏang cách giữa chúng

với k: là hệ số tỉ lệ. K=9.109Nm2/C2

F: lực tĩnh điện, (N) r: Khỏang cách giữa 2 diện tích, (m); q1,q2: Độ lớn điện tích, (C)

Câu 2: Phát biểu định luật bảo toàn điện tíchTrong một hệ cô lập về điện, nghĩa là hệ không trao đổi về điện tích với các hệ khác thì

tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số.q1 +q2 = q’1 + q’2

Câu 3: Điện trường là gì? Đường sức điện là gì? Cường độ dòng điện là gì?- Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) tồn tại xung quanh điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.-Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho tiếp tuyến tại bất kỳ điểm nào trên đường cũng trùng với hướng của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó

-Thương số đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực gọi là cường độ điện

trường và ký hiệu là

hay

Nếu q > 0 thì Nếu q < 0 thì

Độ lớn

Cường độ điện trường có đơn vị là: N/C hoặc V/m

Câu 4: Nêu đặc điểm công của lực điện trường

1

Page 2: Ly thuyet vl 11

-Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường.-Điện trường tĩnh là một trường thế

Trong đó M’N’ là hình chiếu của MN lên phương đường sức điện

Câu 5: Nêu định nghĩa và viết biểu thức của hiệu điện thếHiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực

hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyểngiữa hai điểm đó.

UMN: HĐT giữa hai điểm M,N

AMN: Công của lực điện trườngq: Điện tích điểm

Câu 6: Nêu định nghĩa và viết biểu thức điện dung của tụ điện

Thương số đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được gọi là điện dung của tụ

điện, kí hiệu là C

Q: Điện tích tụ điện (C)

U: HĐT thế giữa hai bản (V)

Câu 7: Cường độ dòng điện là gì? Suất điện động của nguồn là gì?-Cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện, được xác định bằng thương số giữa điện lượng Δq dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong thời gian Δt và khoảng

thời gian đó:

-Suất điện động ξ của nguồn là đại lượng đặt trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó

2

Page 3: Ly thuyet vl 11

Câu 8: Phát biểu và viết biểu thức định luật Jun – Len-xơ.Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với bình phương cường

độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua.R: Điện trở của vật

I: Cường độ dòng điệnt: Thời gian dòng điện chạy qua

Câu 9: Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạchCường độ dòng điện trogn mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của ngồn điện và tỉ lệ

nghịch với điện trở toàn phần của mạch.

I: Cường độ dòng điện (I)

ξ: Suất điện động của nguồn (V) R: Điện trở tương đương (Ω) r: Điện trở trong (Ω)

Câu 10: Dòng điện trong Kim loại là gì? Dòng điện trong chất điện phân là gì?-Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do dưới tác dụng của điện trường-Dòng điện trong lòng chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau

Câu 11: Phát biểu và viết biểu thức định luật Fa-ra-đây*Định luật Fa-ra-đây thứ nhất: HS chọn một trong hai cách phát biểu sau-Cách 1 (NC): Khối lượng m của chất được giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với điện lượng q chạy qua bình đó

m: khối lượng chất được giải phóng (g) k: đương lượng điện hóa

q: điện lượng (C)-Cách 2 (CB): Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó

m: khối lượng chất được giải phóng (g) k: đương lượng điện hóa

q: điện lượng (C)*Định luật Fa-ra-đây thứ hai: HS chọn một trong hai cách phát biểu sau

-Cách 1 (NC): Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam của

nguyên tố đó

k: đương lượng điện hóaA: khối lượng mol nguyên tửn: hóa trị của chất thải raF: số Fa-ra-đây, F=96494 C/mol

-Cách 2 (CB): Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam của

nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là , trong đó F gọi là số Fa-ra-đây

F: số Fa-ra-đây, F=96494 C/mol

k: đương lượng điện hóa A: khối lượng mol nguyên tử

3

Page 4: Ly thuyet vl 11

n: hóa trị của chất thải ra*Biểu thức định luật Fa-ra-đây

hay F: số Fa-ra-đây, F=96494 C/mol

A: khối lượng mol nguyên tử n: hóa trị của chất thải ra q: Điện lượng (C) m: khối lượng (g) I: cường độ dòng điện không đổi đi qua

bình đp (A) t: thời gian dòng điện chạy qua bình (s)

Câu 12: Dòng điện trong chân không là gì? Dòng điện trong chất khí là gì?-Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, các êlectron ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị oxi hóa sinh ra-Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron được đưa vào khoảng chân không đó

4