m möøng xuaân aÁt muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm...

20
Mc lc SOÁ 03 T02-2015 m m m m m m m Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-05 : Tin trong tỉnh Trang 06-07 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 08-14 : Xuất nhập khẩu Trang 15-17 : Sản xuất kinh doanh Trang 17-19 : Tin thế giới Trang 19 : Thông tin du lịch Trang 20 : Doanh nghiệp cần biết Möøng Xuaân Möøng Xuaân Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Thoâng tin du lòch Doanh nghieäp caàn bieát AÁt Muøi 2015

Upload: others

Post on 03-Sep-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Muc lucSOÁ 03

T02-2015

m

m

m

m

m

m

m

Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-05 : Tin trong tỉnhTrang 06-07 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 08-14 : Xuất nhập khẩuTrang 15-17 : Sản xuất kinh doanhTrang 17-19 : Tin thế giới Trang 19 : Thông tin du lịchTrang 20 : Doanh nghiệp cần biết

Möøng XuaânMöøng Xuaân

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiThoâng tin du lòchDoanh nghieäp caàn bieát

AÁt Muøi 2015

Page 2: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHHội nghị trực tuyến

tổng kết công tác năm 2014 và triển khai phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia

Sáng ngày 29-1 tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2015.

Tại đầu cầu Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Bộ trưởng, Lãnh đạo các Bộ, ngành và thành viên Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia. Tại đầu cầu tỉnh Ninh Thuận, có đồng chí Võ Đại – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo 389/ĐP; đồng chí Nguyễn Thanh Hoan – Giám đốc Sở Công Thương, kiêm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389/ĐP cùng với các thành viên Ban Chỉ đạo 389 địa phương.

Theo đó, năm 2014 các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở các cấp. Lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lí 206.640 vụ việc vi

phạm; thu nộp ngân sách nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế ước đạt 13.042 tỷ đồng; khởi tố 2.080 vụ án hình sự với 2.275 đối tượng.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những ý kiến đóng góp ý kiến xây dựng của các Bộ, ngành, địa phương. Phó Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương những nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của cả nước. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng: Diễn biến thị trường hiện nay hết sức phức tạp, còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Hàng năm, tình trạng gian lận thương mại, trốn thuế làm thất thu ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Điều này đã làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Chính quyền tại một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác này.

Cuối cùng, Phó Thủ tướng chỉ đạo: Các Bộ, ngành, địa

phương cần quyết tâm cao độ, đề ra những biện pháp thiết thực và hiệu quả hơn nữa trong công tác triển khai chồng buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2015. Từ nay đến Tết Nguyên đán, các lực lượng cần thực hiện nghiêm, triệt để có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, nhất là đối với các mặt hàng vũ khí, chất nổ, pháo, hàng hóa vi phạm môi trường, các mặt hàng có nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán; Các cấp, các ngành cần kiên quyết tuyên chiến với buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đi liền với chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đẩy mạnh vận động toàn dân cùng vào cuộc tham gia tố giác đấu tranh với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng

Page 3: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

giả; thường xuyên tổ chức các hội nghị sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm và đề ra các biện pháp đấu tranh; Chính phủ sẽ bổ sung các chế độ chính sách, thay đổi những bất cập trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (mua sắm trang thiết bị, công cụ hỗ trợ; kinh phí trích lại từ tiền xử phạt và bán hàng tịch thu, Thông tư số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA ngày 12 tháng 5 năm 2011;…) để sớm đưa vào thực hiện có hiệu quả./.

Nguyên Vũ

Hội nghị triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2015

Chiều ngày 05 tháng 2 năm 2015, tại Hội trường Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Ninh Thuận (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389/ĐP) tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2015.

Đồng chí Võ Đại, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo 389/ĐP chủ trì Hội nghị. Tham gia Hội nghị còn có đồng chí Nguyễn Thanh Hoan, Giám đốc Sở Công Thương, kiêm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389/ĐP cùng với các Thành viên Ban Chỉ đạo 389 địa phương.

Theo đó, năm 2014 nền kinh tế thế giới và trong nước đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức; mặc dù các ngành, các cấp đã tích cực

triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để ổn định và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, do tác động của thị trường thế giới và nhiều nguyên nhân khác nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chi phí đầu vào tăng cao, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng không thuận lợi, sức mua giảm, mức tiêu thụ hàng hóa chậm, tồn kho lớn,… dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, ngừng hoạt động hoặc giải thể. Kể từ sau tết Nguyên đán Giáp Ngọ thời tiết diễn biến không thuận lợi, khô hạn kéo dài, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm xuất hiện trên nhiều địa phương trong nước và vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân nhất là những người sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Trước tình hình đó, Ban Chỉ đạo 389/ĐP đã quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định pháp luật về giá; chủ động phối hợp công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng trái pháp luật, không để xảy ra những phát sinh đột biến, gây bất ổn thị trường ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội; đồng thời chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh

nghiệp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo nguồn cung cấp, dự trữ hàng hóa, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh.

Trong năm 2014, các lực lượng chức năng đã tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý được 17.948 vụ vi phạm; khởi tố 07 vụ án hình sự; 2.063 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, nhập lậu; 164 vụ gian lận thương mại; 29 vụ kinh doanh hàng giả. Tổng số tiền thu nộp ngân sách là 46.621.600.000 đồng, trong đó: xử phạt vi phạm hành chính là 12.012.800.000 đồng; tiền phạt bổ sung, truy thu thuế là 27.350.400.000 đồng và bán hàng tịch thu là 7.258.400.000 đồng. Với kết quả nêu trên đã góp phần quan trọng trong việc chống đầu cơ, găm hàng, ổn định thị trường, kiểm soát ngăn chặn tình trạng buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, hạn chế phần nào sự tác hại đối với sức khỏe cộng đồng, môi sinh, môi trường, bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất, người tiêu dùng; góp phần duy trì trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại và tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển bền vững, lâu dài trong môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng.

Tại Hội nghị, đồng chí Võ Đại, Trưởng Ban Chỉ đạo 389/ĐP đánh giá cao những kết

Page 4: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

quả mà các Sở, ngành, địa phương đã đạt được trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhất là công tác phối hợp kiểm tra giá sữa, cước vận tải hành khách, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, vật tư nông nghiệp,… Qua đó, đồng chí yêu cầu các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trong năm 2015 cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị khác có liên quan kiểm tra việc giảm giá cước vận tải hành khách cho phù hợp với tình hình hiện nay, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm và phải hoàn thành trước Tết Nguyên đán Ất mùi năm 2015; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét rà soát các cơ sở kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực này; Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các ngành chức năng liên quan tăng cường công tác kiểm tra mặt hàng xăng dầu theo chế độ kiểm tra đột xuất bảo đảm tính chính xác, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận; tập trung kiểm tra các mặt

hàng có nguy cơ cao (chất nổ, ma túy, động vật hoang giã, vàng, ngoại tệ), mặt hàng tiêu dùng (điện tử, thực phẩm chức năng), mặt hàng có thuế suất cao (xăng dầu, thuốc lá, bia rượu, may mặc,…); thanh

tra chuyên ngành trước, trong và sau Tết Nguyên đán cần tập trung kiểm tra điều kiện kinh doanh, thuế, hóa đơn chứng từ, chất lượng hàng hóa, các chất độc hại trong thức ăn, hàng hóa hết hạn sử dụng,…

Tại Hội nghị, đồng chí Võ Đại, Trưởng Ban Chỉ đạo 389/ĐP thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen cho 04 tập thể (Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an tỉnh Ninh Thuận; Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ninh Phước; Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn) và 06 cá nhân (Ông: Nguyễn Thanh Hoan – Giám đốc Sở Công Thương Ninh Thuận; Ông: Nguyễn Thanh Bình – Phó Đội trưởng phụ trách Đội QLTT số 2 – Chi cục Quản lý thị trường Ninh Thuận; Ông: Trần Công Minh – Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ông: Nguyễn Quốc Vinh - Đội trưởng Đội chống buôn lậu và gian lận thương mại - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản

lý kinh tế và chức vụ - Công an tỉnh Ninh Thuận; Ông: Ngô Khánh - Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng - Ủy ban nhân dân huyện Ninh Phước; Bà: Hồ Thị Cung – Phó Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng - Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn) đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2014./.

Nguyên Vũ

Ngành Công thương Ninh Thuận triển khai nhiệm vụ năm 2015

Chiều ngày 30/01/2015, Sở Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Đồng chí Võ Đại-Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị; cùng tham dự có lãnh đạo các Sở, ngành: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Hội Nông dân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Ninh Phước, Bác Ái cùng Đại diện một số Sở, ngành, Phòng Kinh tế thành phố, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện; Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh; Các Phòng, ban và đơn vị trực thuộc Sở Công Thương.

Năm 2014, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhữngthuận lợi và khó khăn, thách thức

TIN TRONG TỈNH

Page 5: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

đan xen. Đối với tỉnh ta quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ, sản xuất chế biến giá trị gia tăng còn hạn chế, thời tiết nắng hạn,… là những yếu tố không thuận lợi tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo,công chức ngành, đặc biệt sự nỗ lực phát huy nội lực của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nên đã đạt được một số kết quả trên các lĩnh vực như: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.753 tỷ đồng, tăng 26,6% so cùng kỳ, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (20 – 21%); Hoạt động thương mại dịch vụ diễn ra khá ổn định, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ đạt 12.340 tỷ đồng tăng 14,7% so cùng kỳ và đạt 97,1% kế hoạch; Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 5% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm chủ lực tăng khá so cùng kỳ: đường RS đạt 100%, xi măng luks tăng 6%, tôm đông lạnh tăng 37,1%, tinh bột mì tăng 7,7%, muối các loạităng 25%, sản phẩm may mặc tăng 1,2%, điện thương phẩm tăng 11,4%, nước máy ghi thu tăng 15,5%. Công tác quản quản lý thị trường và hoạt động khuyến công được Sở chỉ đạo triển khai bám sát tình hình, đạt hiệu quả; Các chương trình xúc tiến thương mại, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, đưa hàng Việt về nông thôn được Sở chỉ đạo triển khai thực hiện đúng tiến độ và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại hạn chế là: kim ngạch xuất khẩu đạt thấp (giảm 9,1% so cùng kỳ); tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển chưa ổn định, hoạt động chưa mạnh, việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế; một số dự án đầu tư triển khai chậm,...

Năm 2015 là năm cuối của kế hoạch 5 năm, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2011-2015. Sở Công Thương xác định nhiệm vụ trọng tâm của ngành, đó là: tiếp tục bám sát kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh; tập trung chỉ đạo, phấn đấu đến cuối năm đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng 20-21%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 14.240 tỷ đồng, tăng 15,4%; Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 75 triệu USD, tăng 36,4%.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Võ Đại-Phó Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương những kết quả Sở Công Thương đã đạt được trong thời gian qua. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới Sở Công Thương cần chủ động phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa tại các chợ, cửa

hàng, siêu thị, nhất là đối với các mặt hàng bình ổn giá, hàng thiết yếu tiêu dùng trong dịp Tết, nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về giá, về đo lường, an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo điều kiện cho người tiêu dùng mua sắm hàng hóa phục vụ Tết thuận lợi. Thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt, chú trọng công tác đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, thông tin thị trường,… Tăng cường nắm bắt thông tin, đồng hành cùng doanh nghiệp trong sản xuất để có kế hoạch hỗ trợ tháo gỡ khó khăn kịp thời cho Doanh nghiệp....

Nhân dịp này, Đồng chí Võ Đại-Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt Bộ Công Thương trao Cờ thi đua cho 2 đơn vị đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2014, gồm: Sở Công Thương và Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Ninh Thuận. Đồng thời trao bằng khen của UBND tỉnh cho 1 tập thể, 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm 2014./.

PHÒNG QLCN

TIN TRONG TỈNH

Page 6: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2015 tiếp tục giảm 0,2%

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2015 tiếp tục giảm 0,2% so với tháng trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong các tháng 1 từ khi Việt Nam bắt đầu tính CPI từ năm 1998 trở lại đây.

Ở một góc so sánh khác, so với tháng 1/2014, CPI cũng chỉ tăng 0,94%.

Cũng giống như các tháng trước, tháng này, yếu tố xăng dầu vẫn là nguyên nhân chính khiến CPI cả nước tiếp tục giảm.

Giá xăng dầu các loại liên tục giảm trong thời gian qua được phản ánh bằng mức giảm 3,96% so với tháng trước của nhóm giao thông. Đây là mức giảm lớn nhất trong số 11 nhóm hàng chính tính CPI, đồng thời cũng là mức giảm mạnh nhất của nhóm giao thông kể từ năm 2009 trở lại đây.

Ảnh hưởng của giá dầu thô thế giới thông qua các mặt hàng gas, dầu hỏa, khiến chỉ số giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt tiếp tục giảm 1,09% so với tháng trước, là mức giảm thấp nhất trong hơn 2 năm qua.

Việc CPI tháng đầu tiên của năm nay tiếp tục giảm còn do giá cả các mặt hàng còn lại ổn định, không tăng mạnh như mọi năm. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống vốn tăng mạnh ở cùng thời điểm của

các năm trước cũng chỉ tăng 0,28%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 0,78% của tháng 1 năm 2014 hoặc mức tăng 1,34% của tháng 1 năm 2013.

Thị trường hàng hóa trong nước

Giá bưởi da xanh ở Tiền Giang tăng mạnh; tỏi ngồng Lý Sơn sẽ có mặt tại hệ thống siêu thị Big C toàn quốc; giá cá tra tăng;…

Giá bưởi da xanh ở Tiền Giang tăng mạnh

Trong những ngày giáp Tết, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở Tiền Giang rất phấn khởi bởi giá bưởi đang tăng mạnh, mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho bà con.

Hiện giá bưởi da xanh thương lái thu mua tại vườn 50.000 đồng – 55.000 đồng/kg loại tốt. Dự báo trong những ngày tới, giá bưởi da xanh có thể đạt tới 70.000 đồng/kg loại tốt. Với năng suất khoảng 10 đến 15 tấn/ha bình quân, mỗi héc-ta bưởi da xanh thu hoạch vào dịp Tết đạt giá trị sản lượng trên 500 triệu đồng.

Theo Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, hiện nay địa phương có khoảng 5.000 ha bưởi, chủ yếu là bưởi da xamh. Các huyện có diện tích trồng tập trung gồm: huyện Cái Bè gần 1.400 ha , huyện Cai Lậy và thị xã Cai Lậy có khoảng 1.200 ha , Châu Thành trên 1.100 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm khoảng 77.000 tấn quả.

Riêng tại xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy đã định hình vùng trồng chuyên canh bưởi da xanh trên diện tích khoảng 30 ha . Trong lộ trình phát huy tiềm năng và thế mạnh cây trồng đặc sản này, tỉnh đã thành lập Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh theo tiêu chí VietGAP tại xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy. Trong năm 2014 vừa qua, Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh Long Khánh cũng đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chí VietGAP trên diện tích 5 ha bưởi da xanh đặc sản. Đây là bước khởi đầu quan trọng để mở rộng vùng trồng bưởi da xanh đạt tiêu chí VietGAP trong thời gian tới.

Gần 2.000 hộ tại Cà Mau trúng mùa tôm sú cuối vụ

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có gần 2.000 hộ dân trúng mùa tôm sú, đây là vụ nuôi cuối cùng, sau đó, bà con sẽ cải tạo ao đầm, phơi đất trong suốt mùa khô hạn. Đối với số hộ nuôi nói trên, sau 1 vụ sau, trừ chi phí họ thu lãi từ 30 triệu đồng/hộ trở lên. Điều đáng mừng, năm nay, tôm trúng đều, đặc biệt vùng nuôi trồng thuỷ sản: huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân.

Với giá loại 30con/kg 120.000 đồng. Toàn tỉnh Cà Mau hiện có trên 5.000 ha tôm đang thời kỳ thu hoạch vụ cuối. Tháng 1/2015, diện tích tôm đã thu hoạch trên 2.700

Page 7: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

ha, còn lại 2.300 ha sẽ xong trong tháng 2. Dự báo, số diện tích còn lại cũng sẽ trúng mùa.

Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước với 290.000 ha, bằng nhiều hình thức nuôi: quảng canh cải tiến, công nghiệp, thẻ chân trắng. Đa số bà con nuôi chính vụ, bắt đầu từ tháng 5 cho tới tháng 10. Cuối vụ, tôm ít được thả nuôi vì đây là thời kỳ thiếu nước. Số diện tích nuôi cuối vụ hoặc trái vụ chỉ tập trung ở ven sông lớn vì có điều kiện về ngnồn nước.

Tỏi ngồng Lý Sơn sẽ có mặt tại hệ thống siêu thị Big C toàn quốc

Ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hải đảo Lý Sơn kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ hành t ỏi Lý Sơn cho hay, công ty đã ký hợp đồng với siêu thị Big C để cung ứng lượng tỏi ngồng ( gồm thân và củ tỏi non ) cho 29 cửa hàng thuộc hệ thống Big C tiêu thụ. Đây là lần đầu tiên loại tỏi này có mặt rộng rãi trên thị trường cả nước.

Để đáp ứng nguồn cung thường xuyên cho hệ thống siêu thị Big C, Công ty TNHH một thành viên Hải đảo Lý Sơn đã thuê khoảng 4.000m2 đất tại huyện đảo tiền tiêu và hợp tác với 14 lao động địa phương để trồng tỏi ngồng.

Tỏi ngồng là một loại thực phẩm đa dụng, được các nhà hàng trên huyện đảo chế biến thành các món ăn ngon thiết đãi du khách và được người dân sử dụng để thay thế rau trong bữa ăn gia đình. Giờ đây

loại tỏi này đã có mặt trên thị trường cả nước thông qua hệ thống siêu thị Big C. Việc gắn kết với siêu thị trong khâu tiêu thụ sẽ làm tăng thêm độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm mới mẻ này từ huyện đảo, tiến tới xây dựng thương hiệu đặc sản song song với tỏi củ đã rất nổi tiếng.

Hiện tại, giá khởi điểm của tỏi ngồng là 70.000 đồng/kg, mức giá này có thể tăng lên khi khách hàng quen thuộc và ưa chuộng nhiều. Đại diện siêu thị Big C khu vực miền Trung khẳng định, hệ thống sẽ đưa sản phẩm tỏi ngồng bày bán trong vài ngày nữa.

Các siêu thị cam kết bình ổn giá hàng Tết

Đáp ứng nhu cầu của người dân đón Tết Nguyên đán Ất Mùi, các siêu thị trên địa bàn Hà Nội và TPHCM đã sẵn sàng lượng hàng hóa tăng 10-15% so với các tháng thường, trong đó hàng Việt Nam chiếm khoảng 75-80%.

Từ nhiều tháng trước, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã chủ động ký hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm khai thác tốt các nguồn hàng bảo đảm chất lượng từ những nhà cung cấp uy tín trong nước. Tổng lượng dự trữ hàng hóa, dịch vụ phục vụ Tết khoảng 1.207 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết năm ngoái. Bên cạnh lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, bánh kẹo, quà tặng, đồ gia dụng, thời trang, điện máy, Hapro còn mang đến người tiêu dùng những sản phẩm truyền thống phục vụ Tết cổ truyền như bánh trưng,

giò các loại, nem, bánh mứt kẹo, rượu bia…

Tại TPHCM, Saigon Co.op, đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Co.opmart, sẽ cung ứng cho 3 tháng trước, trong và sau Tết khoảng 90.000 tấn hàng hóa, tăng gần 15% so với Tết Giáp Ngọ 2014. Co.opmart cũng bổ sung những sản phẩm chuyên biệt như: bánh mứt kẹo, nho khô, nước giải khát, lạp xường, giò… Trong những ngày cận Tết, đơn vị sẽ cùng một số nhà cung cấp tham gia giảm giá thêm hàng nghìn sản phẩm với mức khuyến mãi 10-50%.

Ngoài ra, Hệ thống siêu thị Co.opmart tổ chức khoảng 141 điểm bán hàng lưu động tại các xã nghèo vùng sâu, vùng xa và phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân tại các khu công nghiệp - khu chế xuất TPHCM và các địa phương với tổng trị giá hàng hóa hơn 30 tỷ đồng.

Hệ thống BigC chuẩn bị khoảng 420 tấn thịt tươi với các mặt hàng chủ lực là thịt lợn, thịt gà, bánh kẹo, cà phê của các thương hiệu uy tín trong nước như Kinh Đô, Trung Nguyên, Bibica, Hải Hà, Vinamit… Ngoài ra, BigC sẽ tập trung vào các loại trái cây phục vụ nhu cầu trưng bày Tết. Đại diện BigC cho biết, đơn vị đã làm việc với các nhà cung cấp, không chấp nhận bất kỳ hình thức tăng giá nào cho đến tháng 3/2015; đồng thời, cam kết giữ giá đã niêm yết trên catalogue khuyến mãi theo nhiều chủ đề kể từ tháng 12/2014 đến hết tháng 2/2015 và giảm giá đến 50% cho gần 4.000 sản phẩm chủ đạo phục vụ Tết.

Trung tâm TTCN&TM

Page 8: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Sơ bộ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2014

I. Đánh giá chungSố liệu thống kê sơ bộ của

Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 12/2014 là hơn 26,9 tỷ USD, tăng 3,4%, tương ứng tăng hơn 892 triệu USD so với tháng 11/2014. Trong đó, xuất khẩu đạt 12,88 tỷ USD, giảm 2,7%, tương ứng giảm 354 triệu USD so với tháng 11/2014 và nhập khẩu đạt 14,04 tỷ USD, tăng 9,7% tương ứng tăng 1,25 tỷ USD. Do vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 12/2014 thâm hụt hơn 1,16 tỷ USD.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 12/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt hơn 298,24 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng 34,17 tỷ USD so với năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim ngạch 150,19 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng hơn 18,15 tỷ USD; và nhập khẩu đạt hơn 148,05 tỷ USD, tăng 12,1%, tương ứng tăng hơn 16,02 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2014 đạt mức thặng dư 2,14 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối các

doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 12/2014 đạt hơn 16,18 tỷ USD, giảm 2,2%, tương ứng giảm 366 triệu USD so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khối này đạt 8,19 tỷ USD, giảm 8,2%, tương ứng giảm 736 triệu USD so với tháng trước; kim ngạch nhập khẩu đạt gần 8 tỷ USD, tăng 4,9%, tương ứng tăng 370 triệu USD so với tháng trước.

Tính đến hết tháng 12/2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 178,18 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm 2013; trong đó xuất khẩu là gần 94 tỷ USD, tăng 16,1%, tương ứng tăng 13,06 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu là 84,19 tỷ USD, tăng 13,1%, tương ứng tăng 9,76 tỷ USD.

Khối các doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 12/2014 đạt hơn 10,60 tỷ USD, tăng 1,4%, tương ứng tăng 155 triệu USD so với tháng 11/2014; tính đến hết năm 2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối này đạt 118,26 tỷ USD, tăng 10,4% , tương ứng tăng 11,14 tỷ USD so với năm 2013.

II. Diễn biến một số nhóm hàng xuất khẩu chính

Hàng thủy sản: trong năm 2014, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 7,84 tỷ USD, tăng 17,1%, tương ứng tăng 1,14 tỷ USD so với năm trước. Xuất khẩu hàng thuỷ sản trong năm nay có mức tăng kim ngạch kỷ lục và cũng có tốc độ tăng cao nhất so với năm trước trong vòng 3 năm trở lại đây.

Xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang các thị trường chính trong năm 2014 đã đạt được tốc độ và mức tăng khá cao. Trong đó, sang Hoa Kỳ đạt 1,71 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 252 triệu USD); sang EU đạt 1,4 tỷ USD, tăng 21,7% (tương ứng tăng 249 triệu USD); sang Hàn Quốc đạt 652 triệu USD, tăng 27,8%. Riêng thị trường Nhật Bản đạt 1,2 tỷ USD, có mức tăng thấp hơn là 7,5%, tương ứng tăng 84 triệu USD.

Hàng rau quả: hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu trong tháng 12 đạt 139 triệu USD, tăng 28,5% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2014 lên 1,49 tỷ USD, tăng 38,9% (tương ứng tăng 418 triệu USD).

Hàng rau quả của Việt Nam xuất chủ yếu sang Trung Quốc với 436 triệu

Page 9: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 29,2% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Cà phê: lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 12/2014 là 115 nghìn tấn, trị giá đạt 255 triệu USD, tăng 37,3% về lượng và tăng 32,9% về trị giá so với tháng trước. Trong năm 2014, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 1,7 triệu tấn và trị giá đạt 3,56 tỷ USD, tăng 30,1% về lượng và tăng 30,9% về trị giá so với năm 2013 (tương ứng tăng 840 triệu USD)

Gạo:trong tháng 12/2014 kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 319 nghìn tấn, trị giá 150 triệu USD, giảm 32,6% về lượng và 36,3% về trị giá so với tháng trước. TTính đến hết tháng 12/2014, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là 6,38 triệu tấn, giảm 3,2% và trị giá đạt 2,96 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm qua, rung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 2,02 triệu tấn, giảm 6,2% (tương ứng giảm 131 nghìn tấn) so với năm 2013. Xuất khẩu sang Singapore là 186 nghìn tấn, giảm 47,9% (tương ứng giảm 171 nghìn tấn). Bên cạnh đó, trong năm qua gạo của Việt Nam xuất sang Philippin đạt tốc độ tăng cao kỷ lục với 1,35 triệu tấn, gấp gần 3 lần năm 2013. Tính chung, lượng gạo xuất sang 3 thị trường này

đạt 3,55 triệu tấn, chiếm 56% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Cao su: tháng 12/2014, lượng cao su xuất khẩu đạt 117 nghìn tấn, trị giá đạt 172 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12 năm 2014, lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 1,06 triệu tấn, giảm 0,7% về lượng và trị giá đạt 1,78 tỷ USD, giảm 28,4% so với năm 2013 (tương ứng giảm 706 triệu USD).

Trung Quốc và Malaixia vẫn là hai đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong năm qua; lần lượt là 470 nghìn tấn và 202 nghìn tấn; giảm 6,7% và giảm 9,6% so với năm trước. Tính chung lượng cao su xuất sang 2 thị trường này chiếm tới 64% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.

Than đá: Xuất khẩu than đá của Việt Nam trong tháng là 616 nghìn tấn, tăng mạnh 60,5% so với tháng trước. Trong năm 2014, lượng xuất khẩu than đá của cả nước là 7,28 triệu tấn, giảm 43,1% với trị giá là 556 triệu USD, giảm 39,1% so với năm trước.

Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất nhập khẩu than đá của Việt Nam, chiếm 57% tổng lượng than đá xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên trong năm qua, xuất khẩu than đá sang thị trường này chỉ đạt 4,14 triệu tấn, giảm

gần 60% so với năm 2013.Dầu thô: Trong tháng

lượng xuất khẩu là 867 nghìn tấn, tăng 23,5%, trị giá là 414 triệu USD, giảm 4,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2014, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 9,3 triệu tấn, tăng 10,5% và kim ngạch đạt 7,23 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Đơn giá bình quân xuất khẩu dầu thô trong tháng 12 đã giảm sâu ở mức 478 USD/tấn (tương ứng 62 USD/thùng), là mức giá thấp nhất kể từ tháng 5/2009.

Dầu thô của Việt Nam trong năm qua chủ yếu được xuất khẩu sang Ôxtrâylia: 2,18 triệu tấn, tăng 27,2%; sang Nhật Bản: 1,85 triệu tấn, giảm 23,9%; sang Trung Quốc: 1,59 triệu tấn, tăng 117%; sang Malaixia: 1,08 triệu tấn, tăng 3,3%; sang Singapore: 632 nghìn tấn, tăng 81,1% so với năm 2013…

Hàng dệt may: xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2014 đạt 20,95 tỷ USD, tăng 16,8% (tương ứng tăng 3,02 tỷ USD) so với năm 2013. Trong đó, xuất sang Hoa Kỳ đạt 9,82 tỷ USD, tăng 14,2%; sang EU đạt 3,34 tỷ USD, tăng 22,8%; sang Nhật Bản đạt 2,62 tỷ USD, tăng 10,3%; sang Hàn Quốc đạt 2,09 tỷ USD, tăng 27,7% so với năm 2013.

Giày dép các loại: kim ngạch xuất khẩu trong

Page 10: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

tháng đạt 1,09 tỷ USD, tăng 13,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2014, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 10,34 tỷ USD, tăng 23,1% (tương ứng tăng 1,947 tỷ USD) so với năm 2013. Hai thị trường chính nhập khẩu giày dép của Việt Nam trong năm qua vẫn là EU và Hoa Kỳ với kim ngạch lần lượt là 3,64 tỷ USD và 3,33 tỷ USD, tăng 23% và 26,9% so với năm trước. Tính chung kim ngạch xuất sang 2 thị trường này chiếm 67,5% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.

Điện thoại các loại & linh kiện: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 11 đạt 1,63 tỷ USD, giảm 34,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2014, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 23,60 tỷ USD, tăng 11,1% (tương ứng tăng 2,36 tỷ USD) so với năm 2013.

Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại & linh kiện của Việt Nam trong năm qua là EU với 8,45 tỷ USD, tăng 3,6% và chiếm 36% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là: Tiểu Vương Quốc Ảrập thống nhất: 3,63 tỷ USD, tăng 6,1%; Hoa Kỳ: 1,54 tỷ USD, gấp hơn 2 lần; Ấn Độ: 890 triệu USD, giảm 3,9% so với năm 2013.

III. Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này năm

2014 là 22,5 tỷ USD, tăng 20,4% về số tương đối và tăng 3,82 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm trước. Trong đó khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 13,56 tỷ USD, tăng 29,9% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 8,94 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước.

Tính đến hết năm 2014, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này từ Trung Quốc là 7,93 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2013. Tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản: 3,79 tỷ USD, tăng 28%; Hàn Quốc: 3,13 tỷ USD; tăng 10,9%; Đài Loan: 1,42 tỷ USD, tăng mạnh 54,1%; Đức: 1,18 tỷ USD, tăng 36,8%…

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá nhập khẩu trong năm 2014 là 27,2 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm trước. Khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 24,2 tỷ USD, tăng 3,8% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu gần 3 tỷ USD, tăng 22,9%.

Trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này có xuất xứ chủ yếu từ: Trung Quốc với 10,89 tỷ USD, tăng 6,8%; Hàn Quốc: 6,76 tỷ USD, giảm 7,5%; Singapore: 2,4 tỷ USD, tăng 23,9%; Nhật Bản: 1,95 tỷ USD, tăng 6,7%; Đài Loan: 1,51 tỷ USD, tăng mạnh 62,7%… so với năm 2013.

Xăng dầu các loại: trong tháng 12/2014, lượng nhập khẩu xăng dầu các loại là

752 nghìn tấn, tăng 51,1% so với tháng trước. Tính đến hết năm 2014, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 8,62 triệu tấn, tăng 17,1% với trị giá 7,67 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2013.

Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị trường: Singapore: gần 2,6 triệu tấn, tăng 28,4%; Trung Quốc: 1,73 triệu tấn, tăng 34%; Đài Loan: 1,26 triệu tấn, giảm nhẹ 1,7%; Thái Lan: 888 nghìn tấn, tăng mạnh 83,8%; Cô oét: 560 nghìn tấn, giảm 20,2%… so với năm trước.

Khí đốt hóa lỏng: lượng khí đốt hóa lỏng nhập khẩu trong tháng là gần 81 nghìn tấn, giảm 14,1%. Đơn giá nhập khẩu bình quân giảm sâu 20,3% nên trị giá là gần 45 triệu USD, giảm 31,5%. Tính đến hết năm 2014, cả nước nhập khẩu 933 nghìn tấn với trị giá là 782 triệu USD, tăng 33,8% về lượng và tăng 21,4% về trị giá so với năm trước.

Việt Nam nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong năm 2014 chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc với 363 nghìn tấn, tăng 7,2%; Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất: 158 nghìn tấn, tăng mạnh 253%; Qatar: 127 nghìn tấn, giảm 26%... so với năm trước.

Sắt thép các loại: lượng nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 11/2014 là 1,02 triệu tấn, giảm 22,9% với trị giá là 660 triệu USD, giảm

Page 11: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

20,8% so với tháng trước.Tính đến hết tháng

11/2014, lượng sắt thép cả nước nhập về là 10,43 triệu tấn, trị giá là 6,91 tỷ USD, tăng 20% về lượng và tăng 12,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 11 tháng qua từ Trung Quốc là 5,37 triệu tấn, tăng mạnh 65,2% và chiếm 51,4% tổng lượng sắt thép cả nước nhập về; Nhật Bản: 2,06 triệu tấn, giảm 11,4%; Hàn Quốc: 1,31 triệu tấn, tăng nhẹ 1,7%; Đài Loan: 1,03 triệu tấn, tăng 21,2%... so với 11 tháng/2013.

Ô tô nguyên chiếc: Sau nhiều năm lượng ô tô nhập khẩu ở mức thấp thì sang năm 2014, lượng ô tô nhập khẩu đạt mức hơn 71 nghìn chiếc, tăng mạnh 102,3% so với năm 2013. Đơn giá nhập khẩu bình quân tăng 8,4% nên trị giá nhập khẩu là 1,58 tỷ USD, tăng mạnh 119,2%.

Mức tăng trên diễn ra ở toàn bộ các loại xe, trong đó, lượng nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống là gần 31,6 nghìn chiếc, tăng mạnh 104%; ô tô tải đạt 27,3 nghìn chiếc, tăng mạnh 64,3% và ô tô loại khác là gần 12,2 nghìn chiếc, tăng mạnh 305% so với năm 2013.

Trong năm 2014, dẫn đầu thị trường cung cấp ô tô cho Việt Nam là Hàn Quốc với 16,8 nghìn chiếc, tăng 15,6%. Lượng xe nhập

khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ cũng tăng cao với lượng nhập khẩu và tốc độ tăng lần lượt là 13,8 nghìn chiếc, tăng mạnh 224% và 13,3 nghìn chiếc, gấp 11,5 lần so với năm 2013.

Phân bón các loại: lượng phân bón nhập khẩu trong tháng là hơn 256 nghìn tấn, trị giá là 78 triệu USD, tăng 8,8% về lượng và giảm 3% về trị giá so với tháng trước.

Lượng phân bón nhập khẩu của cả nước trong năm 2014 là gần 3,8 triệu tấn, giảm 18,8% với trị giá nhập khẩu là 1,24 tỷ USD, giảm 27,3%. Đơn giá giảm mạnh nên các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón đã giảm được 145 triệu USD so với năm 2013.

Việt Nam nhập khẩu phân bón trong năm 2014 chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc: 2,03 triệu tấn, giảm 19,6% và chiếm 53,3% tổng lượng phân bón nhập về của cả nước; Nga: 373 nghìn tấn, tăng 34,3%; Nhật Bản: 259 nghìn tấn, giảm 10,4%…

Vải các loại: kim ngạch nhập khẩu trong tháng 12/2014 đạt kim ngạch 825 triệu USD. Tính đến hết năm 2014 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 9,42 tỷ USD, tăng 13% so với năm trước.

Các thị trường cung cấp vải chủ yếu cho Việt Nam trong năm 2014 chủ yếu gồm: Trung Quốc đạt kim ngạch 4,66 tỷ USD, tăng 20,4% so với năm trước;

tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt kim ngạch gần 1,84 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm trước; đứng thứ 3 là thị trường Nhật đạt kim ngạch gần 553 triệu USD, giảm 0,7% so với năm trước.

Xuất khẩu 312 ngàn tấn gạo trong tháng đầu năm 2015

Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 1/2015 theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 312.000 tấn với trị giá 152 triệu USD, giảm 14,5% về lượng và giảm 12,7% về giá trị so với tháng 1/2014.

Năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu 6,316 triệu tấn, trị giá 2,931 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2014 đạt 463 USD/tấn, tăng 4,4% so với năm 2013.

Năm 2014, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 30,16% thị phần. Khối lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2014 đạt 2,018 triệu tấn với giá trị đạt 891 triệu USD, giảm 6,08% về lượng và 1% về giá trị.

Đáng chú ý nhất là thị trường Philippines (20,59% thị phần) có sự tăng trưởng đột biến trong năm 2014 với mức tăng gấp 2,67 lần về lượng và gấp 2,7 lần về giá trị so với năm 2013. Với mức tăng này Philippines vươn lên đứng vị trí thứ hai về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Page 12: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

Tiếp đến là Maylaysia, Gana và Indonesia chiếm thị phần lần lượt là 7,31%, 6,02% và 5,1%.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.200– 5.300 đ/kg, lúa dài khoảng 5.600 – 5.700 đ/kg.

Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.800 – 6.900 đ/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.550 – 6.650 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.700 – 7.800 đ/kg, gạo 15% tấm 7.500 – 7.600 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.200 – 7.300 đ/kg tùy chất lượng và địa phương./.

Thị trường xuất khẩu rau quả năm 2014

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 36,19% so với năm 2013. Rau quả Việt Nam đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…, rau quả Việt Nam còn có mặt ở nhiều thị trường mới như Hồng Kông, UAE, Hà Lan…Mục tiêu năm 2015 ngành rau quả phấn đấu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.

Rau quả xuất khẩu năm 2014 đạt mức tăng trưởng

dương về kim ngạch ở hầu hết các thị trường; trong đó nổi bật nhất là xuất sang Hồng Kông tăng mạnh tới 175,87%, đạt triệu 16,75 triệu USD; xuất sang Hàn Quốc tăng 102,2%, đạt 57,04 triệu USD. Bên cạnh đó là một số thị trường cũng tăng mạnh như: U.A.E tăng 88,6%, Trung Quốc tăng 43,99%, Hà Lan tăng 54,08%.

Năm 2014 rau quả Việt Nam đã xuất khẩu sang hàng loạt các thị trường khó tính. Chẳng hạn New Zealand là một trong những thị trường rất khó tính về điều kiện kiểm dịch thực phẩm đã cho phép nhập khẩu thanh long của Việt Nam và đang xem xét mở cửa cho xoài Việt Nam. Nhiều thị trường quốc tế khác cũng đồng ý nhập khẩu trái cây tươi từ Việt Nam. Hàn Quốc tiếp tục đồng ý nhập khẩu vú sữa, Trung Quốc nhập khẩu măng cụt, mận, Australia nhập khẩu xoài, thanh long.

Nhu cầu đối với bưởi da xanh của Việt Nam đang rất lớn, giá xuất khẩu hiện ở mức 2-3USD. Mới đây một lô hàng xuất thành công sang Đức, hiện các doanh nghiệp tại Séc, Hà Lan, Australia, Canada đã đặt hàng với số lượng lớn.

Rau quả XK của Việt Nam hiện có tới 90% là rau quả tươi. Cả nước mới có trên 100 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất 300.000 tấn

sản phẩm/năm. Để nâng cao giá trị gia tăng của ngành rau quả, doanh nghiệp cần tập trung đầu tư công nghệ chế biến rau quả; gắn kết mạnh hơn giữa vùng nguyên liệu và khâu chế biến để bảo đảm chất lượng các sản phẩm rau quả XK.

Thị trường tiêu thụ lớn nhất các loại rau quả của Việt Nam vẫn là Trung Quốc chiếm tới 29,22% trong tổng kim ngạch, đạt 435,74 triệu USD, tăng 36,19% so với năm 2013. Đứng sau thị trường Trung Quốc là Nhật Bản với 75,03 triệu USD, chiếm 5,03%, tăng 22,55%.

Xuất sang Hoa Kỳ đạt 60,74 triệu USD, chiếm 4,07%, đạt mức tăng 18,05%. Điều đáng chú ý Hoa Kỳ là một thị trường hết sức khó tính nhưng mới đây đã chấp nhận cho phép nhập khẩu nhãn của Việt Nam. Tháng 12/2014, nhãn Việt Nam đã XK sang Hoa Kỳ thành công cả bằng đường hàng không và đường biển. Sắp tới, Hoa Kỳ còn xem xét cho phép nhập khẩu vải, táo, xoài Việt Nam.

Việc hàng loạt các mặt hàng trái cây tươi của Việt Nam được các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Australia… “mở cửa”, cho thấy rau quả Việt Nam đã đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của thế giới. Đây là yếu tố quan trọng góp phần tăng giá trị XK, mặt khác cũng giúp rau quả giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc-

XUẤT NHẬP KHẨU

Page 13: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro do chủ yếu nhập khẩu qua đường tiểu ngạch.

Xuất khẩu thủy sản năm 2015 tiếp tục tăng

Năm 2014, Việt Nam XK thủy sản sang 166 thị trường đạt giá trị trên 7,84 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2013 và vượt 12% so với mục tiêu 7 tỷ USD đặt ra từ đầu năm. Dự báo năm 2015, XK thủy sản sẽ tiếp tục tăng và cán đích trên 8 tỷ USD.

Trừ mặt hàng cá ngừ (giảm 8%), cá tra tăng nhẹ 0,4%, XK các sản phẩm chính khác trong năm 2014 đều tăng trưởng khả quan, trong đó XK tôm tăng mạnh nhất (27%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,4%) nhờ lượng sản xuất và NK nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.

XK tôm đạt gần 3,95 tỷ USD, trong đó tôm chân trắng tiếp tục chiếm ưu thế 58,5%, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 46%; tôm sú chiếm 35% đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng trên 4%. XK sang các thị trường chính đều tăng mạnh nhờ tận dụng được một số cơ hội thuận lợi, tuy nhiên XK chỉ tăng mạnh những tháng đầu năm, sau đó tăng trưởng chậm dần và giảm trong 2 tháng cuối năm do ảnh hưởng của thuế CBPG POR8, theo đó các DN tôm Việt Nam bị áp mức thuế cao nhất từ trước đến nay.

XK cá tra bắt đầu phục hồi từ tháng 6 và tăng dần trong quý III và quý IV, tuy nhiên chỉ phục hồi khả quan ở các thị trường nhỏ ASEAN, Mexicovà Trung Quốc, trong khi XK sang 2 thị trường lớn nhất là EU và Mỹ giảm. Tuy nhiên, XK sang Mỹ từ quý III đã bắt đầu tăng và giá trung bình XK cũng tăng do nhu cầu NK tăng. Kết quả cuối cùng thuế CBPG POR10 cao gần gấp đôi kết quả sơ bộ đang và sẽ ảnh hưởng đến XK sang Mỹ.

XK cá ngừ tiếp tục xu hướng giảm của năm 2013 vì nhu cầu NK thấp, yêu cầu của thị trường khắt khe hơn về chất lượng và các tiêu chuẩn bền vững như quy định IUU của EU, quy định về nhãn an toàn cá heo của thị trường Mỹ và tiêu chuẩn kỹ thuật và ATVSTP của thị trường Nhật Bản.

XK mực, bạch tuộc và các mặt hàng hải sản khác như cua ghẹ, surimi, cá biển đều tăng. Nghị định 67 của Chính phủ về chính sách phát triển thủy sản trong đó có việc tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng lĩnh vực khai thác và tạo thuận lợi về chính sách tín dụng cho ngư dân đóng tàu cá, chính sách bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế…đã tạo động lực đẩy mạnh hoạt động khai thác, tăng sản lượng và XK.

Với mức tăng trưởng khá của các mặt hàng tôm, mực, bạch tuộc, cá biển và các hải sản khác, dự báo XK thủy

sản của Việt Nam năm 2015 sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, rào cản thị trường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả năm tới.

Nguy cơ khủng hoảng nguồn cung có thể đẩy giá tôm tăng hơn nữa trong vài tháng tới

Giá tôm trên các thị trường thế giới đã tăng mạnh kể từ đầu tháng 1/2015 do sản lượng ở Maine (Mỹ), Canada và Greenland và nhiều nơi khác đều sụt giảm, và triển vọng sẽ còn tăng hơn nữa trong vài tháng tới, bởi các nước xuất khẩu chủ chốt ở châu Á chưa đến mùa thu hoạch, trong khi nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng trong dịp Tết.

Giá tôm lột vỏ loại 150/250 con/lb đã tăng 6,5% lên 7,20 USD/lb riêng trong tuần cuối tháng 1, đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm. Kể từ đầu năm, giá tôm nước ấm đã tăng 7,5%, tương đương tăng 0,5 USD/lb, do triển vọng nguồn cung sẽ khan hiếm trong năm nay gây thiếu hụt nghiêm trọng.

Trên thị trường châu Á, sản lượng tôm nuôn sẽ giảm trong những tháng tới. Giờ mới đang là thời kỳ nuôi thả ở châu Á (tháng 11 – tháng 2). Mặc dù năm nay nông dân có xu hướng nuôi sớm hơn so với mọi năm với hy vọng thu hoạch cũng sớm hơn để kịp bán khi giá cao. Tuy nhiên, dịch bệnh và thời tiết gây khó khăn cho các

XUẤT NHẬP KHẨU

Page 14: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

nhà sản xuất. Nguồn cung ở cả Thái Lan và Việt Nam sẽ thấp từ nay tới mùa thu hoạch, tháng 4 hoặc tháng 5. Báo cáo từ Thái Lan cho biết sản lượng năm 2014-15 sẽ giảm xuống 200.000 tấn từ mức 250.000 tấn năm trước do dịch bệnh EMS, bệnh đốm trắng và một số bệnh khác.

Tương tự ở Trung Quốc, nguồn cung sẽ khan hiếm cho tới tháng 6. Thị trường tôm thế giới lúc này chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ Ecuador.

Ecuador sản xuất khoảng 300.000 – 320.000 tấn tôm mỗi năm. Giá tôm Ecuador bóc vỏ bỏ đầu (HOSO) FOV Guayaquil, chủ yếu xuất sang châu Âu và Trung Quốc, từ mức thấp đã tăng mạnh trong mấy tuần qua, với loại 40/50 hiện đạt khoảng 8 USD/kg, và loạt 30/40 giá khoảng 9 USD/kg.

Người nuôi tôm Việt Nam đang lo ngại về việc tôm lớn rất chậm trong mùa vụ này. Trong mấy năm qua, dịch tôm chết sớm (EMS) đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng và khối lượng xuất khẩu. Để thực hiện các đơn hàng, Việt nam đã phải nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD tôm từ Ấn Độ. Ngành nuôi tôm vẫn đang xây dựng được chiến lược đối phó với dịch bệnh. Cho đến nay chủ yếu vẫn dựa vào thuốc kháng sinh để bảo vệ đàn tôm. Theo báo cáo sơ bộ, sản lượng năm nay

có thể sẽ thấp, ảnh hưởng tới nguồn cung tôm toàn cầu. Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu là những thị trường tiêu thụ tôm lớn của Việt Nam. Việt Nam dự kiến sẽ sớm ký hiệp định tự do thương mại với Liên minh châu Âu, theo đó sẽ xóa bỏ t huế đối với mặt hàng tôm xuất khẩu.

Tại Ấn Độ tình trạng cũng tương tự. Thời tiết mấy tháng qua bất thường khiến nguồn cung tôm rất hạn chế, kể cả tôm đánh bắt tự nhiên và tôm nuôi. Ông Anwar Hashim, giám đốc hãng xuất khẩu tôm hàng đầu Ấn Độ và cũng là cựu chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (SEAI) khi trả lời phóng viên của Business Standard đã cho biết sản lượng tôm thẻ chân trắng năm nay rất thấp và ảnh hưởng tới nguồn cung ở các bang Andhra Pradesh và Tamil Nadu. Đánh bắt tôm tự nhiên cũng giảm mạnh. Tất cả đang gây sức ép tăng giá. Tại các thị trường nội địa Ấn Độ, giá tôm đã tăng trung bình 10-15% trong 3 tháng qua. Dự báo nguồn cung tôm Ấn Độ sẽ còn khan hiếm tới tháng 5, khi vào vụ thu hoạch.

Nhu cầu trên thị trường thế giới tương đối ổn định, có dấu hiệu tăng ở một số mơi, nhất là khu vực đồng Euro. Dù nhu cầu không cao nhưng sản lượng không bắt kịp nhu cầu nên có khả năng giá sẽ còn tăng hơn

nữa, ít nhất tới tháng 4 – tháng 5.

Tại Mỹ, nhu cầu trong thời gian qua ở mức vừa phải, nhưng triển vọng sẽ tăng trong năm nay bởi lạc quan về tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, sản lượng tôm Mỹ có chiều hướng giảm, sẽ làm gia tăng nhập khẩu.

Trả lời phỏng vấn của IntraFish, ông Jim Gulkin, giám đốc điều hành công ty Siam Canadian Group, cho biết mức tiêu thụ ở các khu vực trên nước Mỹ không đồng đều. Tại một số nơi nhu cầu vừa phải, nhưng một số nơi khá sôi động. Theo ông, kinh tế tăng trưởng tốt, USD tăng giá và dầu giảm giá sẽ khích lệ nhu cầu tiêu thụ tôm.

Tại Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ năm 2015 được dự báo sẽ không cao như những năm trước, do kinh tế suy yếu và chính sách chống tham nhũng mạnh mẽ. Tuy nhiên, Tết cổ truyền ở nước này sắp tới, thường là dịp nhu cầu thực phẩm tăng mạnh.

Tại Việt Nam, hầu hết sản lượng tôm sẽ được bán trên thị trường nội địa trong dịp Tết nên nguồn cung cho xuất khẩu sẽ hạn hẹp.

Với thực trạng giá tôm đang tăng chủ yếu bởi thiếu cung, triển vọng thị trường này năm nay nhìn chung sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh EMS của các nước xuất khẩu châu Á.

Trung tâm TTCN&TM

XUẤT NHẬP KHẨU

Page 15: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng nhẹ

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 ước tính đạt 275,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 13% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân khiến cho bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 1 tăng là do đây là tháng trước Tết Nguyên đán Ất Mùi, nên nhu cầu mua sắm hàng hoá và tiêu dùng của dân cư tăng khá.

Ngoài mạng lưới thương nghiệp phục vụ ổn định như trung tâm thương mại và siêu thị, nhiều điểm bán hàng lưu động tại các địa phương được tăng cường để bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hoá trong dịp Tết Nguyên đán.

Tổng cục Thống kê cho biết, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 ước tính đạt 275,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước.

So với cùng kỳ năm 2014, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch

vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 13%, loại trừ yếu tố giá tăng 11,9%.

Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước đạt 29,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,8% và tăng 13,7%; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 236,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 86% và tăng 12,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,2% và tăng 17,1%.

Xét theo ngành hàng, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1 đạt 211,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,7%, tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.

Mức tăng của một số ngành hàng so với tháng trước như sau: Hàng may mặc tăng 6,2%, là nhóm hàng tăng cao nhất; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,7%; lương thực, thực phẩm tăng 4%; phương tiện đi lại và xăng dầu tăng nhẹ.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 31 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3%, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

Một số địa phương có tốc độ tăng cao so với

tháng trước: Nghệ An tăng 13,5%; An Giang tăng 10,9%; Quảng Bình tăng 7%; Đắk Lắk tăng 6,7%; Đồng Tháp tăng 6,6%; TPHCM tăng 5,8%; riêng Hà Nội tăng nhẹ 1,8%.

Doanh thu hoạt động du lịch lữ hành đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,8%, giảm 1,8% so với tháng trước, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó Hà Nội giảm 1,5% và tăng 2%; TPHCM giảm 1,6% và giảm 10%.

Doanh thu của các hoạt động dịch vụ khác đạt 30,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,2%, giảm 4,2% so với tháng trước và tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước.

So với tháng trước, doanh thu của Hà Nội tăng 1,2%; TPHCM giảm 2,5%; Đà Nẵng giảm mạnh ở mức 15,8%.

Xét theo ngành hoạt động, ngành có doanh thu đạt mức tăng cao nhất so với tháng trước là nghệ thuật vui chơi và giải trí với mức tăng 8,7%.

Ngành có doanh thu giảm mạnh nhất là dịch vụ kinh doanh bất động

Page 16: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

sản với mức giảm 11,5%.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng Giêng tăng 17,5%

Tháng Giêng năm 2015, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp giảm 2,8% so với tháng 12 năm trước, song vẫn được đánh giá là tháng có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ, và tăng khá đều ở nhiều lĩnh vực, thể hiện sự phục hồi đáng kể của nền kinh tế cả nước.

Các đơn vị công nghiệp cấp I, như: lĩnh vực khai khoáng tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,8 điểm phần trăm; ngành chế biến, chế tạo tăng khá cao ở mức 19,4%, đóng góp 12,3 điểm phần trăm; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 20,9%, đóng góp 1,2 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,5%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm.

Một số đơn vị công nghiệp cấp II có chỉ số sản xuất trong tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, như: Sản xuất xe có động cơ tăng 57,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học tăng 46,4%; dệt tăng 33,8%; sản xuất kim loại tăng 31,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn

tăng 30,8%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 29,2%; khai khoáng khác tăng 23,6%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 22,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 20,9%; sản xuất thiết bị điện tăng 19,8%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 19,6%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 17,7%.

Một số ngành có mức tăng thấp: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 16,1%; khai thác than cứng và than non tăng 13,1%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 10,9%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 10,1%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên tăng 9,6%; sản xuất thuốc lá tăng 8,2%; sản xuất trang phục tăng 6,6%; sản xuất đồ uống tăng 6,2%.

Những lĩnh vực có mức tăng trưởng thấp cũng đạt từ 6% đến trên 10% trở lên, như: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; khai thác than cứng và than non; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu; sản xuất chế biến thực phẩm tăng; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên; sản xuất may mặc; sản xuất đồ uống ...

Những sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong

tháng tăng cao so với cùng kỳ, như: Điện thoại di động tăng hơn 90%; ti vi tăng 88,7%; sắt thép thô tăng 71%; ô tô tăng 69,6%; sơn hóa học tăng 40,1%; thép thanh, thép góc tăng 35,7%; thức ăn cho thủy sản tăng 29%; xi măng tăng hơn 27%; điện sản xuất tăng 24,5%.

Những sản phẩm có mức tăng khá, đó là: Sữa tươi tăng gần 22%; giày, dép da tăng 19,8%; phân hỗn hợp N.P.K tăng 18,5%; thép cán tăng 17,8%; thuỷ hải sản chế biến tăng 15,4%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 14,8%; bột ngọt tăng hơn 14%; than đá tăng hơn 13%; dầu thô khai thác tăng 10,6%.

Có 3 sản phẩm giảm so với cùng kỳ đó là: đường kính giảm 4,7%; khí hóa lỏng giảm 10,9%; sữa bột giảm 18%.

Nhìn chung những sản phẩm không tăng trưởng so với cùng kỳ phản ánh đúng thực tế đó là: Đường đang dư thừa nên các doanh nghiệp phải hạn chế sản xuất; giá xăng, dầu và khí hóa lỏng giảm giá liên tục trên thị trường.

Một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng cao cùng kỳ năm trước đó là: Thái Nguyên tăng 523,5%, do nhà máy

Page 17: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

TIN THẾ GIỚI

520 doanh nghiệp đạt Nhãn hiệu chứng nhận Hàng chất lượng cao 2015

Ngày 28/1, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã công bố danh sách 520 doanh nghiệp đạt Nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2015.

Trong danh sách có 42 doanh nghiệp đạt lần đầu tiên, 42 doanh nghiệp đạt liên tục 19 năm liền, 339 doanh nghiệp đạt ba năm gần đây (2013-2015) và 39 doanh nghiệp đạt lại sau 2-3 năm gần đây không đạt.

Theo ông Hoàng Trọng, chuyên gia của Cuộc bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao, năm nay cuộc điều tra được tổ chức ở hơn 20 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, với khoảng 20.000 phiếu điều tra.

Qua quá trình điều tra cho thấy sản phẩm sản xuất trong nước đang chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Tỷ lệ người tiêu dùng thích hàng Việt chiếm hơn 63%.

Theo kết quả công bố, hầu hết các doanh nghiệp ở tất cả các nhóm ngành hàng đều có những cải thiện về sản phẩm, trong đó dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp là ngành nhựa gia dụng với 46% người tiêu dùng đánh giá có cải thiện tốt về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm.

Tiếp theo có thể kể đến là các ngành may mặc, giày dép, mũ bảo hiểm, văn phòng phẩm... với tỷ lệ dao động ở mức 37-40%.

Đánh giá về Cuộc điều tra bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao, bà

Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt chất lượng cao cho rằng qua 19 năm, cuộc điều tra bình chọn đã liên tục có những thay đổi để phù hợp với tình hình kinh tế thị trường và sự phát triển của doanh nghiệp.

Năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN hình thành và nhiều Hiệp định thương mại Việt Nam đang đàm phán với các đối tác bước vào giai đoạn kết thúc, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn khi có thể tiếp cận một thị trường rộng lớn với hơn 600 triệu dân.

Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam là “biển lớn” và đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu để hội nhập kinh tế hiệu quả trong thời gian tới./.

Samsung Electronic Thái Nguyên mở rộng quy mô sản xuất; Quảng Nam tăng 46,4%.

Nhóm các tỉnh, thành tăng ở mức khá, như: Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Phòng đều tăng trên 19%. Những tỉnh thành phố có mức

tăng trưởng từ dưới 18% đến trên 10% là: Đồng Nai tăng 17,8%; Hà Nội tăng 15,3%; Cần Thơ tăng 14%; Quảng Ninh tăng 13,7%; Hải Dương tăng 12,1% và thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng chỉ có hơn 9%.

Nhìn vào những con số

trên, cho ta thấy phần nào bức tranh kinh tế của Việt Nam trong tháng Giêng năm 2015 có nhiều khởi sắc. Có thể đây sẽ là bước khởi đầu khá tốt cho nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng bứt phá trong năm 2015.

Trung tâm TTCN&TM

Page 18: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

TIN THẾ GIỚI

Trung Quốc: Nhuyễn thể hai mảnh vỏ cạnh tranh mạnh tại Hàn Quốc

Năm 2014, Hàn Quốc là thị trường XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ (NT2MV) lớn thứ 4 của các DN Việt Nam. Tổng giá trị XK mặt hàng này sang Hàn Quốc trong năm qua cũng có mức tăng trưởng khả quan nhất trong top 10 thị trường XK lớn nhất, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm 2013.

Năm 2014, nghêu tươi, sống, ướp lạnh (HS 030771) là mặt hàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu NT2MV của Hàn Quốc chiếm từ 35-58% tổng giá trị NK, tiếp đó là mặt hàng sò điệp (HS 030721), vẹm chế biến (HS 160553); nghêu đông lạnh (HS 030779)...

Trung Quốc là thị trường nguồn cung lớn nhất của Hàn Quốc trong năm 2014 và cũng là nguồn cung lớn nhất mặt hàng nghêu sống, tươi, ướp lạnh cho thị trường Hàn Quốc. Tại thị trường Hàn Quốc, chỉ có 2 nguồn cung lớn ASEAN là Việt Nam và Thái Lan có khả năng cạnh tranh cao nhất. Tuy nhiên, dự báo trong năm 2015, nhu cầu NK của Hàn Quốc tăng khá từ 15-30% so với năm 2014. Trong đó, DN XK Trung Quốc tiếp tục tập trung mạnh mẽ tại thị

trường này.

Giá dầu thế giới lên mức cao nhất trong một tháng

“Giá dầu thế giới đang dò đáy trong bối cảnh dư thừa nguồn cung”, RBC Capital Markets nhận định...

Giá dầu thế giới tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm 3/2, lên mức cao nhất kể từ cuối năm ngoái. Với phiên tăng giá này, dầu thô đã chuyển sang trạng thái thị trường giá lên (bull market).

Giá dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường New York đã có phiên tăng thứ tư liên tục, chuỗi tăng giá dài nhất kể từ tháng 8 năm ngoái. Trong 4 phiên vừa qua, giá dầu ngọt nhẹ tăng tổng cộng 19%. Lúc đóng cửa tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), giá dầu loại này tăng 3,48 USD/thùng, tương đương tăng 7%, chốt ở 53,05 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 31/12/2014.

Phiên tăng giá này của dầu thô được xem là phản ứng của thị trường trước cuộc đình công của công nhân lọc dầu Mỹ. Cuộc đình công này đẩy giá của các sản phẩm dầu tăng cao do lo ngại các nhà máy lọc dầu có thể bị gián đoạn hoạt động. Ngoài ra, các nhà máy lọc dầu ở Mỹ thường tạm ngừng hoạt

động một phần vào tháng 2-3 hàng năm để phục vụ cho việc bảo dưỡng.

“Đây là một bước nhảy khá lớn. Đang có một loạt sự kiện đẩy giá dầu tăng”, nhà giao dịch Bob Yawger thuộc công ty Mizuho Securities USA Inc nhận định. Ông Yawger nhấn mạnh, thời gian gần đây, một loạt tập đoàn dầu lửa lớn của thế giới đã tuyên bố cắt giảm kế hoạch đầu tư cơ bản trong năm 2015 để ứng phó với giá dầu giảm.

Hôm qua, tập đoàn BP của Anh tuyên bố sẽ hoãn một số dự án khai thác dầu. BP dự kiến cắt giảm vốn đầu tư cơ bản trong năm nay xuống mức 20 tỷ USD, từ mức 24-26 tỷ USD trước đó.

Giá xăng tại Mỹ mấy ngày gần đây bắt đầu tăng nhẹ. Theo AAA, giá xăng bán lẻ trung bình toàn quốc ở Mỹ hôm qua là 2,07 USD/gallon, tương đương gần 11.700 đồng/lít.

Chốt phiên giao dịch tại thị trường London, giá dầu thô Brent biển Bắc tăng 3,16 USD/thùng, tương đương tăng 5,8%, chốt ở 57,91 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 26/12/2014. Đây cũng là phiên tăng thứ tư liên tục của giá dầu Brent, đánh dấu chuỗi phiên tăng giá

Page 19: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

THÔNG TIN DU LỊCH

Việt Nam vào Top đất nước đáng tham quan năm 2015

Việt Nam đứng thứ 10 trong danh sách của Tạp chí du lịch Wanderlust và nhận được 94,56% số phiếu bình chọn.

Tạp chí du lịch nổi tiếng của Anh Wanderlust vừa công bố giải thưởng du lịch trong năm 2015 (Wanderlust Travel Awards 2015).

Theo đó, Việt Nam đứng thứ 10 trong danh sách và nhận được 94,56% số phiếu

bình chọn và Hội An đứng thứ năm trong danh sách bình chọn là đất nước đáng tham quan và thành phố yêu thích hàng đầu thế giới.

New Zealand xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ và giành vị trí quán quân ở hạng mục giải thưởng đất nước đáng để tham quan nhất với tỷ lệ bình chọn cao 97,78%.

Các vị trí tiếp theo là Namibia, Ethiopia, Bhutan, Zambia, Oman, Costa Rica, Lào, Myanmar/ Burma, Việt

Nam.Thành phố Luang Prabang

(Lào) giành vương miện trong giải thưởng thành phố yêu thích nhất với tỷ lệ bình chọn 97,14%, tiếp theo là Bagan (Myanmar, 95%), Stockholm (Thụy Điển, 94,74%), Kyoto (Nhật Bản, 94,29%), Hội An (94,12%), Vancouver (Canada, 93,85%), Berlin (Đức, 93,51%), Rome (Italy, 93,13%), Vienna (Áo, 92,86%) và Krakow (Ba Lan, 92,5%).

THÔNG TIN DU LỊCH

dài nhất kể từ tháng 6 năm ngoái.

Từ mức đáy thiết lập hôm 13/1 tới nay, giá dầu Brent đã tăng 24%. Theo định nghĩa, khi giá mỗi loại hàng hóa tăng 20% từ mức đáy gần nhất, thì hàng hóa đó đã bước vào trạng thái thị trường giá lên.

Giá xăng giao sau tại Mỹ hôm qua tăng 3,7%, chốt ở mức 1,6013 USD/gallon. Giá dầu diesel giao sau tăng 5,1%, đóng cửa ở mức 1,8465 USD/gallon.

Giá dầu còn đang nhận được lực hỗ trợ từ số liệu công bố tuần trước cho thấy số giàn khoan dầu ở Mỹ giảm mạnh. Một số nhà giao dịch dự báo, việc các

công ty cắt giảm số giàn khoan sẽ giúp hạn chế sản lượng dầu của nước này, từ đó giảm tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu, đẩy giá lên.

Tuy vậy, theo nhà phân tích Gareth Lewis-Davies thuộc ngân hàng BNP Paribas, từ lúc giảm số giàn khoan cho tới lúc sản lượng giảm phải mất thời gian lên tới 9 tháng, nên đợt phục hồi này của giá dầu có thể không bền vững. Ở thời điểm hiện tại, nguồn cung dầu của thế giới vẫn đang vượt xa nhu cầu.

Công ty RBC Capital Markets hôm qua cắt giảm mức dự báo giá dầu Brent

trung bình của năm 2015 còn 57 USD/thùng từ mức 71 USD/thùng trước đó. Dự báo giá dầu thô ngọt nhẹ NYMEX trung bình của năm nay cũng được công ty này cắt giảm còn 53 USD/thùng từ mức 65 USD/thùng trước đó.

“Giá dầu thế giới đang dò đáy trong bối cảnh dư thừa nguồn cung”, RBC Capital Markets nhận định trong một báo cáo. “Việc các công ty dầu lửa mạnh tay cắt giảm đầu tư, cùng với sự suy giảm sản lượng tự nhiên, sẽ mở đường cho giá dầu định hình sự hồi phục trong nửa sau của năm 2015 và năm 2016”.

Trung tâm TTCN&TM

Trung tâm TTCN&TM

Page 20: m Möøng Xuaân AÁt Muøi 2015 - ninhthuan.gov.vn · tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở

Soá 03 thaùng 02 naêm 2015

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,

Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm -

Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập

Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.

* Thành viên: Nguyễn Bá Đoán

Nguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn Luông

Quảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông

Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận

Giấy phép xuất bản số:

03/GP-XBBT

Ngày cấp 23\12\2014

của Sở Thông tin và Truyền

thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số.

Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

Áo - thị trường tiềm năng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam

Theo số liệu thống kê, trong năm 2014 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Áo đạt 2,15 tỷ USD, tăng 13,36% so với cùng kỳ năm trước.

Áo là một trong những thị trường tiềm năng đối với các loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Áo chủ yếu các mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện; giày dép các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; hàng dệt may; gỗ và sản phẩm gỗ; nguyên phụ liệu dệt, may, da giày; sản phẩm mây, tre, cói và thảm; sản phẩm gốm sứ…

Mặt hàng điện thoại và các loại vẫn đứng ở vị trí thứ nhất trong bảng xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam sang Áo trong năm 2014, trị giá 1,73 tỷ USD, tăng 9,84% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 80% tổng trị giá xuất khẩu.

Giày dép là mặt hàng trị giá lớn thứ hai, thu về 50,58 triệu USD, giảm 9,68%; tiếp đến là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ

tùng, trị giá 20,35 triệu USD, tăng 40,46% so với cùng kỳ năm trước.

Những mặt hàng xuất khẩu còn lại đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước: Hàng dệt may giảm 36,86%; nguyên phụ liệu dệt, may da giày giảm 1,02%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 29,11%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm giảm 56,13%; sản phẩm gốm sứ giảm 67,02%.

Áo vẫn là một trong số những nước có mức tăng trưởng kinh tế ổn định. Chính phủ Áo cũng có chính sách hướng tới thị trường châu Á nên đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam và Áo thúc đẩy hoạt động thương mại. Hiện nay, Áo đang có nhu cầu mạnh đối với các mặt hàng đồ gỗ, phương tiện vận tải, thực phẩm, gia vị, các linh kiện điện tử... Đây đều là những mặt hàng doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cung cấp. Để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng trên vào thị trường Áo, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm.