mỞ ĐẦu - Đại học quốc gia hà nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/references/4report/luan...

315
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác. Các bảng biểu, số liệu được tính toán dựa trên nguồn số liệu từ các cơ quan Thống kê ở các huyện, các tỉnh và của Việt Nam. Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ và trung thực. Tác giả Hoàng Phan Hải Yến

Upload: others

Post on 27-Dec-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác. Các bảng biểu, số liệu được tính toán dựa trên nguồn số liệu từ các cơ quan Thống kê ở các huyện, các tỉnh và của Việt Nam. Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ và trung thực.

Tác giả

Hoàng Phan Hải Yến

Page 2: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

MỤC LỤCMỞ ĐẦU........................................................................................................................1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................................12. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI......................................................2

2.1 Mục tiêu............................................................................................................22.2 Nhiệm vụ...........................................................................................................22.3 Giới hạn nghiên cứu.........................................................................................2

3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU..............................................................................................33.1. Ngoài nước.....................................................................................................33.2. Trong nước.....................................................................................................6

3.2.1. Trên phạm vi cả nước...............................................................................63.2.2. Trong phạm vi dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh..................................11

4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................124.1 Các quan điểm nghiên cứu.............................................................................12

4.1.1. Quan điểm tổng hợp...............................................................................124.1.2. Quan điểm lãnh thổ................................................................................124.1.3. Quan điểm hệ thống...............................................................................124.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh................................................................124.1.5. Quan điểm phát triển bền vững..............................................................13

4.2 Các phương pháp nghiên cứu.........................................................................134.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý và tổng hợp tài liệu..................................134.2.2. Phương pháp thống kê, so sánh..............................................................134.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa...............................................................134.2.4. Phương pháp chuyên gia........................................................................144.2.5. Phương pháp bản đồ, GIS......................................................................144.2.6. Phương pháp dự báo...............................................................................14

5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................156. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................15

NỘI DUNG...................................................................................................................16CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DẢI VEN BIỂN....................................................................................................................16

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................161.1.1. Các khái niệm có liên quan đến phát triển kinh tế.....................................16

1.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế.............................................................................161.1.1.2. Phát triển kinh tế..................................................................................171.1.1.3. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.....................................18

Page 3: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

1.1.2. Quan niệm chung về dải ven biển và phạm vi dải ven biển........................191.1.2.1. Quan niệm về dải ven biển và phạm vi dải ven biển trên thế giới......191.1.2.2. Quan niệm về dải ven biển và phạm vi dải ven biển ở Việt Nam.......20

1.1.3. Quan điểm về cách tiếp cận nghiên cứu dải ven biển Việt Nam................221.1.3.1. Tiếp cận địa lí kinh tế..........................................................................221.1.3.2. Tiếp cận sinh thái và môi trường.........................................................231.1.3.3. Tiếp cận văn hóa - xã hội....................................................................23

1.1.4. Quan niệm của đề tài về dải ven biển và phạm vi dải ven biển.................241.1.4.1. Về dải ven biển....................................................................................241.1.4.2. Về phạm vi ranh giới dải ven biển......................................................24

1.1.5. Vai trò của biển và ven biển.......................................................................241.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế dải ven biển..................26

1.1.6.1. Vị trí địa lý..........................................................................................261.1.6.2. Tự nhiên...............................................................................................271.1.6.3. Kinh tế - xã hội....................................................................................29

1.1.7. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế vận dụng cho dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh..............................................................................................32

1.1.7.1. Các tiêu chí chung...............................................................................321.1.7.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo ngành............................321.1.7.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo lãnh thổ.........................34

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN...............................................................................................371.2.1. Hoạt động kinh tế ở dải ven biển Việt Nam................................................37

1.2.1.1 Khái quát chung....................................................................................371.2.1.2. Một số hoạt động kinh tế chủ yếu.......................................................37

1.2.2. Một số vấn đề đặt ra trong sự phát triển kinh tế ở dải ven biển hiện nay.......451.2.2.1. Sức ép khai thác ở dải ven biển...........................................................451.2.2.2. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng....................................................45

1.2.3. Hoạt động kinh tế ở ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh (TNT)...........461.2.3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế.................................................461.2.3.2. Cơ cấu kinh tế......................................................................................461.2.3.3. Giá trị sản xuất....................................................................................48

CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DẢI VEN BIỂN THANH - NGHỆ - TĨNH.............................................50

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DẢI VEN BIỂN THANH -NGHỆ - TĨNH..............................................................................................................50

2.1.1. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý.................................................................50

Page 4: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

2.1.2. Tự nhiên......................................................................................................512.1.2.1. Địa hình...............................................................................................512.1.2.2. Khí hậu................................................................................................53

2.1.2.3. Thủy văn ............................................................................................652.1.2.4. Đất.......................................................................................................582.1.2.5. Tài nguyên thiên nhiên chính.............................................................59

2.1.3. Kinh tế - xã hội...........................................................................................622.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động...................................................................622.1.3.2. Cơ sở hạ tầng.......................................................................................662.1.3.3. Vốn......................................................................................................682.1.3.4. Thị trường............................................................................................692.1.3.5. Khoa học - công nghệ..........................................................................702.1.3.6. Chính sách phát triển kinh tế biển.......................................................70

2.1.4. Đánh giá chung...........................................................................................712.1.4.1. Những cơ hội và thuận lợi...................................................................712.1.4.2. Những khó khăn - thách thức..............................................................72

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở DẢI VEN BIỂN THANH - NGHỆ - TĨNH......722.2.1. Khái quát chung..........................................................................................72

2.2.1.1. GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX....................................................722.2.1.2. Cơ cấu GTSX......................................................................................73

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế theo ngành...................................................752.2.2.1. Ngành công nghiệp..............................................................................752.2.2.2. Ngành nông - lâm - thủy sản..............................................................822.2.2.3. Ngành dịch vụ....................................................................................97

2.2.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh.....1032.2.3.1. Theo ngành........................................................................................1032.2.3.2. Tổ chức lãnh thổ theo không gian.....................................................120

2.2.4. Đánh giá chung.........................................................................................1262.2.5.1. Những thành tựu đạt được.................................................................1262.2.5.2 Những khó khăn và hạn chế...............................................................127

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KINH TẾ DẢI VEN BIỂN THANH - NGHỆ - TĨNH ĐẾN NĂM 2020............................................................131

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DẢI VEN BIỂN MIỀN TRUNG

.................................................................................................................................1313.1.1.Quan điểm..................................................................................................1313.1.2 Mục tiêu.....................................................................................................132

Page 5: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

3.1.3. Định hướng phát triển..............................................................................1323.1.3.1. Lựa chọn hướng phát triển đột phá...................................................1323.1.3.2. Định hướng ưu tiên phát triển kinh tế...............................................1333.1.3.3. Định hướng phát triển các ngành......................................................134

3.2.QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DẢI VEN BIỂN THANH - NGHỆ - TĨNH ĐẾN NĂM 2020....................................................................135

3.2.1. Quan điểm.................................................................................................1353.2.2 Mục tiêu phát triển....................................................................................136

3.2.2.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................1363.2.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................136

3.2.3. Định hướng phát triển.............................................................................1363.2.3.1. Theo ngành........................................................................................1363.2.3.2. Theo không gian................................................................................142

3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DẢI VEN BIỂN ĐẾN NĂM 2020................1443.3.1. Các giải pháp chung.................................................................................144

3.3.1.1. Huy động và thu hút vốn đầu tư........................................................1443.3.1.2. Cơ chế chính sách..............................................................................1473.3.1.3. Nguồn nhân lực.................................................................................1483.3.1.4. Khoa học - công nghệ........................................................................1493.3.1.5. Hợp tác trong toàn dải, trong tỉnh, liên tỉnh, liên vùng và hội nhập quốc tế........................................................................................................................1503.3.1.6. Thị trường..........................................................................................1513.3.1.7. Phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng.........................1523.3.1.8. Tổ chức thực hiện quy hoạch............................................................153

3.2.2. Các giải pháp cụ thể đối với ngành và không gian..................................1533.2.2.1. Đối với ngành công nghiệp...............................................................1533.2.2.2. Đối với ngành nông, lâm, thủy sản....................................................1543.2.2.3. Đối với ngành du lịch biển................................................................1582.2.2.4. Đối với các khu công nghiệp.............................................................1592.2.2.5. Đối với đô thị du lịch.........................................................................1603.2.2.6. Đối với các khu kinh tế.....................................................................161

KẾT LUẬN................................................................................................................164DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ........................................................166TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................168PHỤ LỤC.........................................................................................................................

Page 6: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậuBTB Bắc Trung BộCCN Cụm công nghiệpCNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóaDVB Dải ven biểnDVB BTB Dải ven biển Bắc Trung BộDVBTNT Dải ven biển Thanh - Nghệ - TĩnhDVB ĐBSH Dải ven biển Đồng bằng sông HồngDVB ĐBSCL Dải ven biển Đồng Bằng sông Cửu LongDVB ĐNB Dải ven biển Đông Nam BộDVB NTB Dải ven biển Nam Trung BộDHMT Duyên hải miền TrungĐVT Đơn vị tínhGTGT Giá trị gia tăngGTSX Giá trị sản xuấtGTVT Giao thông vận tảiKCNKDL

Khu công nghiệpKhu du lịch

KKT Khu kinh tếKH - CN Khoa học và công nghệKTB Kinh tế biểnKT - XH Kinh tế - xã hộiNXB Nhà xuất bảnTTCN Tiểu thủ công nghiệpTCLTKT Tổ chức lãnh thổ kinh tếTCLTNN Tổ chức lãnh thổ nông nghiệpUBND Ủy ban nhân dân

Page 7: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

BẢNG 1.1. DIỆN TÍCH, DÂN SỐ CỦA VÙNG VEN BIỂN NĂM 2011...............37

BẢNG 1.2. KHỐI LƯỢNG HÀNG HOÁ THÔNG QUA CÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM.............................................................................................................................39

DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ, GIAI ĐOẠN 2000 - 2011.....................................39

BẢNG 1.3. GDP VÀ GDP/NGƯỜI CỦA BA TỈNH TNT GIAI ĐOẠN 2000 - 2011.......................................................................................................................................46

BẢNG 1.4. CƠ CẤU THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BA TỈNH TNT.................46

GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 (%).....................................................................................46

BẢNG 1.5. CƠ CẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BA TỈNH TNT....47

BẢNG 1.6 . GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA THANH - NGHỆ - TĨNH GIAI ĐOẠN 2000 - 2011....................................................................................................................48

BẢNG 2.1. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VỀ NHIỆT ĐỘ...............................................53

BẢNG 2.2. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VỀ CHẾ ĐỘ MƯA VÀ ẨM..........................54

BẢNG 2.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA DVBTNT NĂM 2011..............59

BẢNG 2.4. DÂN SỐ DVBTNT GIAI ĐOẠN 2000 - 2011.......................................62

BẢNG 2.5. SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA DVBTNT PHÂN THEO.......................................................................................................................................64

KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2011..............................................................................64

BẢNG 2.6. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHÂN THEO NGUỒN HUY ĐỘNG 68

GIAI ĐOẠN 2000 - 2011.............................................................................................68

BẢNG 2.7. GTSX VÀ TỐC ĐỘ TĂNG GTSX CỦA DVBTNT GIAI ĐOẠN 2000 - 2011.............................................................................................................................73

BẢNG 2.8. CƠ CẤU GTSX THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000 - 2011.............................................................................................................................74

BẢNG 2.9. GTSX, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ CƠ CẤU GTSX CÔNG NGHIỆP.......................................................................................................................75

Page 8: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

THEO NHÓM NGÀNH GIAI ĐOẠN 2000 - 2011..................................................75

BẢNG 2.10. SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 76

BẢNG 2.11. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2011.......................................................................................................78

BẢNG 2.12. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG...................................................................................80

BẢNG 2.13. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA NGÀNH KHAI THÁC MỎ GIAI ĐOẠN 2000 - 2011....................................................................................................................81

BẢNG 2.14. SẢN LƯỢNG MUỐI GIAI ĐOẠN 2000 - 2011..................................82

BẢNG 2.15. GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU GTSX NÔNG - LÂM - THỦY SẢN.............82

GIAI ĐOẠN 2000 - 2011.............................................................................................82

BẢNG 2.16. GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU GTSX NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2000 - 2011...............................................................................................................................84

BẢNG 2.17. GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU GTSX NGÀNH TRỒNG TRỌT..................85

BẢNG 2.18. DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT PHÂN THEO NHÓM CÂY TRỒNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2011................85

BẢNG 2.19. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TRÊN 1 HA ĐẤT CỦA CÁC LOẠI CÂY TRỒNG........................................................................................................................86

BẢNG 2.20. GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU GTSX NGÀNH CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2000 - 2011....................................................................................................................89

BẢNG 2.21. GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU GTSX THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2000 - 2011.......................................................................................................................................90

BẢNG 2.22. SẢN LƯỢNG VÀ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2000 - 2011....................................................................................................................90

BẢNG 2.23. SẢN LƯỢNG GIÁ TRỊ KHAI THÁC THUỶ SẢN GIAI ĐOẠN 2000 - 2011....................................................................................................................91

BẢNG 2.24. DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ NUÔI TRỒNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2011.......................................................................................................93

BẢNG 2.25. SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ TÔM NUÔI GIAI ĐOẠN 2000 - 201194

BẢNG 2.26. TIỀM NĂNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT.......................................................................................................................................94

Page 9: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

BẢNG 2.27. SẢN PHẨM THUỶ SẢN CHẾ BIẾN CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2000 - 2011...............................................................................................................................95

BẢNG 2.28. SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN GIAI ĐOẠN 2000 - 2011.......................................................................................................95

BẢNG 2.29. DOANH THU DỊCH VỤ THUỶ SẢN GIAI ĐOẠN 2000 - 2011......96

BẢNG 2.30. TÌNH HÌNH VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2000 - 2011..............................98

BẢNG 2.31. KHỐI LƯỢNG HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN, LUÂN CHUYỂN VÀ DOANH THU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN GIAI ĐOẠN 2000 - 2011............................99

BẢNG 2.32. SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2000 - 2011.............100

BẢNG 2.33. SỐ CƠ SỞ LƯU TRÚ GIAI ĐOẠN 2000 - 2011..............................101

BẢNG 2.34. DOANH THU DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2000 - 2011..........................102

BẢNG 2.35. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC KCN ĐẾN NĂM 2012...............104

BẢNG 2.36. GTSX CỦA KCN HOÀNG MAI VÀ KCN GIA LÁCH GIAI ĐOẠN 2009 - 2012..................................................................................................................106

BẢNG 2.37. SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU HỘ NLNN NĂM 2011............................107

BẢNG 2.38. SO SÁNH CƠ SỞ LƯU TRÚ CỦA SẦM SƠN VÀ CỬA LÒ QUA CÁC GIAI ĐOẠN.....................................................................................................112

BẢNG 2.39. SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN SẦM SƠN VÀ CỬA LÒ....115

GIAI ĐOẠN 2000 - 2011...........................................................................................115

BẢNG 2.40. DOANH THU DU LỊCH SẦM SƠN VÀ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2000 - 2011...........................................................................................................................116

BẢNG 2.41. MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ BA KKT.....................................................120

BẢNG 2.42. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC KKT ĐẾN NĂM 2011...121

BẢNG 2.43. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC KKT...........122

giai đoạn 2008 - 2011..................................................................................................122

Page 10: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ

Biểu đồ Tên biểu đồ TrangBiểu đồ 2.1 Cơ cấu GTSX theo ngành ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011Biểu đồ 2.2 Cơ cấu GTSX công nghiệp DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011Biểu đồ 2.3 Năng suất lao động ngành nông - lâm - thủy sản giai đoạn 2000 -

2011Biểu đồ 2.4 Cơ cấu thủy sản khai thác giai đoạn 2000 - 2011Bản đồ Tên bản đồBản đồ 1 Bản đồ hành chính DVBTNTBản đồ 2 Bản đồ các nhân tố tự nhiên chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển

kinh tế DVBTNTBản đồ 3 Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội chủ yếu ảnh hưởng đến phát

triển kinh tế DVBTNTBản đồ 4 Bản đồ hiện trạng phát triển ngành công nghiệp DVBTNTBản đồ 5 Bản đồ hiện trạng phát triển ngành dịch vụ DVBTNTBản đồ 6 Bản đồ hiện trạng phát triển ngành nông - lâm - thủy sản

DVBTNTBản đồ 7 Bản đồ các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế DVBTNTBản đồ 8 Bản đồ định hướng phát triển kinh tế DVBTNT đến năm 2020

Page 11: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiBước sang thế kỷ XXI, “thế kỷ của biển và đại dương” vấn đề khai thác biển

chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Xã hội càng phát triển, dân số càng tăng thì yêu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội cũng ngày càng lớn. Trong khi đó, nguồn dự trữ tài nguyên trên đất liền có giới hạn, nhiều loại không thể tái tạo và đang có nguy cơ bị cạn kiệt. Do vậy, để giải quyết những vấn đề then chốt về lương thực, thực phẩm cũng như về nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng... cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại, không có con đường nào khác là kết hợp chặt chẽ giữa khai thác có hiệu quả các tiềm năng kinh tế trên đất liền với tăng cường khai thác các tiềm năng kinh tế của biển. Sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ trong vài thập kỷ qua đã giúp cho nhân loại phát hiện được thêm nhiều loại tài nguyên mới, cho phép chúng ta có thể khai thác, sử dụng được nhiều loại tài nguyên thiên nhiên của biển và đại dương.

Việt Nam - một quốc gia đứng thứ 27 trên 156 quốc gia có biển của thế giới, nằm trong số 10 nước có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển; có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, diện tích hơn một triệu km2, lớn gấp 3 lần diện tích đất liền; có gần 4.000 hòn đảo lớn, nhỏ, gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ vịnh Bắc Bộ tới vịnh Thái Lan. Những lợi thế địa lý tự nhiên và tiềm năng kinh tế của vùng biển nước ta có tầm quan trọng trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. [1]

Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh là 3 tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam có đường bờ biển dài 321 km. Dải ven biển (DVB) của 3 tỉnh này (tính theo địa giới hành chính của các huyện/thị giáp biển) có diện tích rộng 4.889,7 km2 và dân số 2.551.786 người (năm 2011), chiếm 14,5% diện tích và 33,6% dân số của 3 tỉnh [19], [21], [26]. Tiềm năng tài nguyên ở biển và vùng ven biển khá phong phú, đa dạng: trữ lượng hải sản các loại ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (DVBTNT) khoảng 250 nghìn tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 90 - 100 nghìn tấn/năm; quần thể thực động vật đa dạng, trong đó có gần 200 loài thực vật nổi, 220 loài rong, 32 loại cây nước mặn, 750 loại động vật đáy vùng triều, 172 loài san hô, gần 250 loài cá, tôm. Có nhiều thắng cảnh đẹp, có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch biển, đảo như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và tìm hiểu khám phá... Hệ thống các điểm du lịch ở đây đã tạo thành các tuyến du lịch ven biển đẹp, đa dạng có sức hấp dẫn trong nước và quốc tế; có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho phát triển hệ thống cảng và vận tải đường biển...

Thời gian qua, DVBTNT đã đóng góp 32,3% giá trị sản xuất công nghiệp, 28,7% giá trị sản xuất dịch vụ, 25,5% giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản, 38,6% tổng vốn đầu tư, 58,3% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cho nền kinh tế của ba tỉnh Thanh -

1

Page 12: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Nghệ - Tĩnh. Kinh tế của DVBTNT phát triển theo hướng mở rộng, giao lưu với nước ngoài, liên kết với các tỉnh trong cả nước và thu hút phần lớn vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực này, giải quyết việc làm cho nhiều lao động…

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế ở DVBTNT vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là trong khai thác các tiềm năng kinh tế biển, trong khai thác các loại tài nguyên khoáng sản. Nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế DVB trong nền kinh tế chưa đầy đủ. Còn thiếu một quy hoạch phát triển kinh tế DVB đến năm 2020 ở tầm dài hạn phù hợp với Chiến lược phát triển của cả nước. Thiếu sự liên kết trong chính sách, trong quy hoạch phát triển kinh tế giữa Thanh - Nghệ - Tĩnh với các tỉnh, thành phố khác thuộc vùng Bắc Trung Bộ và DVB miền Trung. Hệ thống chính sách thiếu sự đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững kinh tế. Cơ cấu các ngành kinh tế còn nhiều bất cập, nông nghiệp vẫn đang chiếm tỉ lệ cao, trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa tận dụng được các lợi thế để phát triển. Đời sống nhân dân vùng biển còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nghiên cứu sự "Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh” nhằm phát huy có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế cũng như góp phần vào việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, ven biển của DVBTNT đến năm 2020 có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2.1 Mục tiêuTrên cơ sở tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế và

kinh tế dải ven biển, luận án có mục tiêu là đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng phát triển kinh tế DVBTNT, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả hơn DVBTNT.

2.2 Nhiệm vụ- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế và kinh

tế dải ven biển; xác định các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế;- Đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới phát triển kinh tế dải ven biển

Thanh - Nghệ - Tĩnh dưới góc độ địa lý học;- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh theo

ngành và theo không gian giai đoạn 2000 - 2011;- Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển kinh tế dải ven biển Thanh -

Nghệ - Tĩnh có hiệu quả và bền vững đến năm 2020.2.3 Giới hạn nghiên cứu- Về nội dung: Luận án tập trung đánh giá thực trạng phát triển kinh tế dải ven

biển Thanh - Nghệ - Tĩnh theo ngành và theo không gian.

2

Page 13: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

+ Theo ngành, đề tài tập trung vào các ngành tiêu biểu đó là công nghiệp (công nghiệp – xây dựng); nông - lâm - thủy sản; giao thông vận tải và du lịch (dịch vụ).

+ Theo không gian, đề tài tập trung phân tích một số hình thức tổ chức lãnh thổ tiêu biểu ở DVBTNT, cụ thể theo ngành (các KCN; hộ gia đình, vùng chuyên canh; đô thị du lịch) và theo không gian lãnh thổ (KKT).

- Về lãnh thổ: Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm 15 huyện, thị xã giáp biển thuộc ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, đó là: thị xã Sầm Sơn, huyện Nga Sơn, huyện Hậu Lộc, huyện Hoằng Hóa, huyện Quảng Xương, huyện Tĩnh Gia, thị xã Cửa Lò, huyện Quỳnh Lưu, huyện Nghi Lộc, huyện Diễn Châu, huyện Nghi Xuân, huyện Can Lộc (đến năm 2006), huyện Thạch Hà, huyện Lộc Hà (từ năm 2007), huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh.

- Về thời gian: Đề tài sử dụng chuỗi số liệu chủ yếu từ năm 2000 đến năm 2011, định hướng đến năm 2020.

3. Lịch sử nghiên cứu3.1. Ngoài nước Lịch sử phát triển loài người đã chứng tỏ, các quốc gia hùng mạnh đều là những

cường quốc về biển. Từ khi xuất hiện, các nước có biển luôn có xu hướng mở rộng quyền lực của mình ra hướng biển, đồng thời một số cường quốc biển lại muốn duy trì quyền tự do hoạt động trên biển để khai thác tài nguyên và chinh phục thuộc địa. Xuất phát từ vai trò to lớn của biển và vùng ven biển, những hướng nghiên cứu mới về biển được hình thành.

Ngay từ thời xa xưa, người Phê - ni - xi và người Hy Lạp ở Địa Trung Hải đã thấy sự cần thiết phải bảo vệ DVB. Vào thế kỷ XV, hai quốc gia biển hùng mạnh là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha kình địch nhau dữ dội trên biển và Giáo Hoàng A-lec-xan-đơ-rơ VI (1493) đã ký sắc lệnh chia trái đất làm hai phần, phần đất nằm về phía Tây của Đại Tây Dương thuộc về Tây Ban Nha, còn lại phần đất về phía Đông Đại Tây Dương thuộc về Bồ Đào Nha. Đây cũng là cơ sở đầu tiên cho các công ước về luật biển ra đời sau này. 6

Kinh tế biển và DVB thực sự phát triển vào thế kỷ thứ XV, gắn liền với các cuộc phát kiến địa lí diễn ra ở châu Âu trong hoàn cảnh châu lục này đang chuyển dần từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, kinh tế hàng hóa ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường tăng cao. Giai cấp tư sản ở Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông. Tuy nhiên, các con đường giao thương trên đất liền qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập và người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm giữ. Vì vậy, các quốc gia Tây Âu mà đứng đầu là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã nghĩ tới việc phải tìm một con đường giao thương mới để buôn bán với các quốc gia phương Đông. Điều này đã thúc đẩy các nhà

3

Page 14: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

hàng hải tiến hành các chuyến thám hiểm dài ngày trên biển. Và cũng từ đây, ngành hàng hải thực sự trở thành một ngành có bước phát triển vượt bậc, kéo theo các ngành kinh tế gắn với biển khác phát triển như: buôn bán hàng hóa, khai thác tài nguyên, du lịch biển…

Kể từ năm 1492, khi Côlômbô phát hiện ra châu Mỹ, các vùng đất ven biển đã bắt đầu được khám phá và một thế kỷ sau, thế kỷ thứ XVI, với sự nổi lên của Hà Lan, Anh, Pháp, Hoa Kỳ, một số quốc gia ở châu Á, đã đánh dấu sự phát triển một cách có hệ thống của các ngành kinh tế ở DVB.

Năm 1890, trong cuốn “The Influence of Sea Power Upon History” của Alfred Thayer Mahan, được dịch ra tiếng Việt là ảnh hưởng của sức mạnh biển đối với lịch sử, tác giả đã xác định được vai trò, tầm quan trọng của biển đối với bất kỳ một quốc gia nào. Sức mạnh biển là nhân tố chính làm cho đất nước giàu mạnh. Theo Mahan, các yếu tố sức mạnh biển mà một quốc gia cần phải có gồm: 1- Vị trí địa lý thuận lợi qua biển đi ra thế giới; 2- Địa hình thuận lợi như có nhiều cảng và con sông chảy qua vùng đất màu mỡ thông ra biển; 3- Lãnh thổ có dân sống thì phân bố dọc theo bờ biển; 3- Phải có số dân tương đối đông để có thể cung cấp đủ thuỷ thủ và lao động đóng tàu; 4- Toàn dân phải có khát vọng và nhu cầu về thương mại trên biển; 5- Chính phủ phải có quyết tâm phát triển sức mạnh biển của nước mình. Từ đó, ông đã đưa ra các điều kiện cơ bản để trở thành thành quốc gia kiểm soát biển: 1- Phải có hải quân, căn cứ hải quân và các tuyến giao thông trên biển không bị nước khác kiểm soát; 2- Phải có đội tàu buôn mạnh cùng các hải cảng và tuyến hàng hải, phải có buôn bán với nước ngoài. Sức mạnh biển phải thể hiện ở chỗ kiểm soát được và lợi dụng được biển; công cụ chính để khai thác biển là đội tàu buôn và hải quân, phải có lực lượng vũ trang để bảo vệ đội tàu buôn và tuyến hàng hải. Trong thời chiến, đội tàu buôn có thể chi viện hải quân tác chiến, chở vật tư, vũ khí, chở thương binh. 162

Tư tưởng sức mạnh biển của Mahan đã nhanh chóng được rất nhiều nước chấp nhận dùng làm căn cứ xây dựng chính sách ngoại giao, đặc biệt là Mỹ, Anh, Đức; sau này là Trung Quốc, một số nước khu vực Đông Bắc Á.

Ngày nay, những nghiên cứu về kinh tế biển và DVB đã được thực hiện ở hầu hết các quốc gia có biển trên thế giới theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau và có ba hướng chính:

- Hướng nghiên cứu quản lý tổng hợp vùng bờ, điển hình là các công trình của Cicin-Sain B, and Knecht R, (1998) 165, Clark, J.R., (1992) 166, Courtney, C. A. and White, A.T.(2000) 167, GoB (2005), EUCC (2007) 168, Kay R., Alder J. (1999) 169, Post, J.C. and Lundin, C.G (1996) 170, Walters, J.S., J. Maragos, S. Siar and A. White (1998) 172. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về đặc điểm, chức năng của

4

Page 15: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

vùng ven biển (trong đó nhấn mạnh đến các hoạt động kinh tế - xã hội tại vùng biển và các cạnh tranh tài nguyên giữa các vùng), các vấn đề của vùng ven biển (ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, thiên tai, sự cố môi trường, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng…).

Nghiên cứu của Cicin-Sain B, and Knecht R., (1998) 165 và Clark, J.R., (1992) 166 đã chỉ ra: các hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng ven biển bao gồm rất nhiều ngành như giao thông - cảng biển, khai thác khoáng sản và dầu mỏ, du lịch và giải trí, nông nghiệp và thủy sản, khai thác các nguồn tài nguyên khác. Có sự cạnh tranh về tài nguyên giữa các ngành: giao thông - cảng biển - công nghiệp tàu thủy và các ngành khác, giữa du lịch - giải trí và các ngành khác, giữa khoáng sản - dầu khí và các ngành khác, giữa nông nghiệp - công nghiệp và các ngành khác, nuôi trồng thủy sản và các ngành khác, khai thác thủy sản với các ngành khác dẫn đến rất nhiều vấn đề mâu thuẫn nảy sinh ở vùng ven biển. Từ đó, các công trình này đã đi sâu vào nghiên cứu về phát triển bền vững và quản lý tổng hợp vùng ven biển, bao gồm quản lý biển và hải đảo, quản lý tổng hợp vùng ven biển.

Theo Cicin-Sain B., and Knecht R., (1998) 165, quản lý tổng hợp vùng ven biển là một quá trình được thực hiện liên tục thông qua đó những quyết định sử dụng bền vững, phát triển và bảo vệ tài nguyên vùng ven bờ được xây dựng và thực hiện. Nội dung chính là xây dựng được các thể chế và chính sách để hòa hợp các giải pháp quản lý, nghiên cứu quy trình quản lý tổng hợp vùng ven biển và đưa ra các công cụ hỗ trợ trong quá trình tổng hợp vùng ven biển.

- Hướng nghiên cứu về các hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng ven biển , tiêu biểu là các công trình của BMVBS and BBR. (2006) 163, Ceballos-Lascurain, H. (1996) 164. Các tác giả cũng chỉ ra rằng, các thành phố ven biển với những cảng biển lớn, thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa bằng đường thủy thu hút được các ngành công nghiệp đầu tư và phát triển. Nhờ sự tăng trưởng kinh tế, khả năng cung cấp việc làm và cơ hội đầu tư, các thành phố ven biển đã trở thành những “cực nam châm” thu hút những người đang tìm kiếm cơ hội cải thiện kinh tế. Sức hút của vùng ven biển cũng còn thể hiện ở tiềm năng phát triển du lịch, nghĩ dưỡng.

Trong hướng nghiên cứu về kinh tế - xã hội, các ngành kinh tế đặc thù của DVB cũng được đề cập đến. Theo Ceballos-Lascurain, H. (1996) 164, hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và các khu bảo tồn biển có ý nghĩa quan trọng. Ngoài ra, các hoạt động về giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, đô thị diễn ra rất sôi nổi ở vùng ven biển (BMVBS and BBR. (2006) 163).

- Hướng nghiên cứu về môi trường vùng ven biển và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến vùng ven biển. Đây là một hướng nghiên cứu mới xuất hiện trong một vài thập kỷ gần đây. Biến đổi khí hậu thực sự đe dọa đến sự sống của xã hội loài người mà vùng

5

Page 16: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

biển và ven biển chịu tác động mạnh mẽ nhất. Trong nghiên cứu của J.Sundaresan., S.Seekesh., Al. Ramanathan., L.

Sonnenschein., R. BooJh. (2012) 171, sự gia tăng các rủi ro từ biến đổi khí hậu là một trong những áp lực làm tăng khả năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các cộng đồng ven biển. Người dân ven biển là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của biến đổi khí hậu do họ có năng lực thích ứng hạn chế và thường sinh sống ở những vùng địa lí dễ bị tổn thương nhất bởi thiên tai, trong khi lại thiếu các nguồn lực cần thiết để đương đầu với các rủi ro này. Sự nóng lên của nhiệt độ trái đất là nguyên nhân làm cho mực nước biển tăng sẽ nhấn chìm hàng loạt đảo và các vùng đất ven biển, ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội và môi trường…

Bên cạnh biến đổi khí hậu, các vấn đề về môi trường cũng rất được quan tâm hiện nay. Trong nghiên cứu của Walters, J.S., J. Maragos, S. Siar and A. White (1998) 163, môi trường ven biển là một thể thống nhất. Mỗi khi môi trường thành phần bị ô nhiễm sẽ kéo theo các môi truờng thành phần khác bị ảnh hưởng, trong đó, môi trường nước có sự tác động lớn nhất đến các thành phần môi trường khác.

Chất lượng nước bị đe dọa từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, vận tải, cầu cảng… là nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của nhiều sinh cảnh, chẳng hạn như thảm cỏ biển, hay lại gia tăng nhiều loài không mong muốn khác. Sự ô nhiễm nguồn nước cũng liên quan đến nước và rác thải từ các tàu thuyền, đặc biệt ở các vũng vịnh kín và vùng cửa sông. Các sự cố tràn dầu là nguyên nhân đe dọa môi trường biển.

Bởi vậy, để môi trường biển trong lành thì không phải một cơ quan chức năng hay một ngành riêng biệt nào có thể kiểm soát được, mà đó là cả một hệ thống các ngành.

3.2. Trong nước3.2.1. Trên phạm vi cả nướcỞ Việt Nam, từ thời xa xưa, ông cha ta cũng đã xác định được vai trò to lớn của

biển và đại dương tuy nhiên khả năng khai thác và hiểu biết về các nguồn lợi của biển còn quá ít ỏi. Tùy thuộc vào tầm văn hóa chung của cộng đồng cũng như cách nhìn nhận về biển của từng thời đại mà con người Việt Nam đã từng biết khai thác và sử dụng biển phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của mình từ thời cổ đại cho đến ngày nay.

Trong thời kỳ cổ đại, với hình thức săn bắn và hái lượm, người Việt cổ đã sử dụng một số loại tài nguyên biển trong cuộc sống của mình mà dấu ấn còn được ghi lại trong các di chỉ khảo cổ Cái Bèo - Hạ Long (Quảng Ninh), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Quỳnh Văn (Nghệ An), Bàu Tró (Quảng Bình), Bàu Dũ (Quảng Nam), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)... [Dẫn theo 49]. Muộn hơn là một số hình thức sử dụng biển trong cuộc

6

Page 17: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

sống như lợi dụng thủy triều để trồng lúa hay giao thông, thương mại với các nước trong khu vực và thế giới thông qua một số cảng như Vân Đồn, Ốc Eo.

Đến thời kỳ nhà nước phong kiến độc lập tự chủ, kinh tế biển của Việt Nam được phát triển chủ yếu vẫn là khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có phục vụ cho cuộc sống, vừa để cúng tiến các bậc vua chúa, cống nạp, một phần cho thương mại và sử dụng các điều kiện tự nhiên của biển trong công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Ngày nay, khi nước ta thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế, cùng với sự du nhập của khoa học, kỹ thuật vào phát triển kinh tế; sự ra đời của các ngành công nghiệp mới gắn với đặc thù của biển; sự hội nhập sâu rộng của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới thì những khám phá về biển cũng như xác định được tầm quan trọng của biển lớn hơn bao giờ hết. Điều này được thể hiện trong tất cả các Văn kiện đại hội của Đảng. Gần đây nhất, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng khẳng định “Phát triển mạnh kinh tế biển xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển.” [29]

Xác định được vai trò, tầm quan trọng của kinh tế biển và DVB, trong những thập kỷ gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế biển, đảo, tập trung chủ yếu theo hai hướng chính là:

- Nghiên cứu các tiềm năng, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho công tác quy hoạch và phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội vùng biển, đảo. Theo hướng này có các công trình nghiên cứu của Viện Chiến lược Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư, Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên, Viện Kinh tế học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Hàn lâm khoa học xã hội, Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và của rất nhiều trường Đại học cũng như các tác giả trong cả nước. Các tác giả đã tập trung đánh giá tổng hợp các giá trị và nguồn lợi mà biển đem lại; những thuận lợi và khó khăn trong khai thác tài nguyên biển từ đó đề ra các giải pháp nhằm khai thác hợp lý, bảo vệ và phục hồi các tài nguyên biển phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trong công trình “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và các hải đảo Việt Nam đến năm 2010” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đã đưa ra phạm vi không gian quy hoạch phát triển kinh tế biển, DVB, các đảo; nghiên cứu mối liên kết giữa hoạt động kinh tế trên biển với các hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển, trong đó nhấn mạnh vai trò của biển trong việc khai thác nguyên liệu, là môi trường cho các hoạt động vận tải, du lịch biển....; nghiên cứu các hoạt động tổ chức sản xuất và phục vụ khai thác biển trên dải đất liền ven biển 9.

7

Page 18: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Trên cơ sở quy hoạch vùng biển và dải ven biển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có rất nhiều chương trình, đề án, đề tài… tập trung xây dựng phương án quản lý tổng hợp vùng bờ biển. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng phương án quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam, góp phần bảo đảm an toàn môi trường và phát triển bền vững” đã đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội vùng bờ biển và các lãnh thổ giáp biển, từ đó đưa ra các phương án xây dựng, phát triển và quản lý vùng bờ biển Việt Nam 50. Cũng trong giai đoạn này, đề tài “Một số cơ sở khoa học của việc thúc đẩy phát triển dải ven biển trong chiến lược phát triển lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ mới” do TS. Nguyễn Bá Ân thực hiện đã làm rõ những đặc điểm chủ yếu của DVB Việt Nam và những vấn đề đặt ra để thúc đẩy phát triển, từ đó đưa ra những kiến nghị về định hướng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường DVB cũng như đề xuất một số vấn đề về chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các lãnh thổ khó khăn trên DVB. Kết quả của đề tài đã cung cấp những luận cứ khoa học để phát triển kinh tế - xã hội DVB trên cách nhìn tổng quát và cụ thể với những bộ phận lãnh thổ phát triển, những bộ phận lãnh thổ khó khăn, lãnh thổ nhạy cảm trên toàn dải. Là cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, giải pháp để phát triển DVB Việt Nam trong chiến lược phát triển của đất nước trong 10 - 15 năm. Giới hạn của đề tài chỉ tập trung vào một số vấn đề dưới góc độ luận cứ khoa học và chủ yếu phân tích những cơ sở khoa học của việc thúc đẩy như thế nào, chứ không đi sâu vào quy hoạch và cũng không đi sâu vào phân tích tầm quan trọng, ý nghĩa của dải lãnh thổ này 2.

Công cuộc điều tra, nghiên cứu biển ở nước ta đã được bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ trước, song phải tới giai đoạn từ 1954 và nhất là sau năm 1975, hoạt động điều tra, nghiên cứu biển ở nước ta mới được đẩy mạnh, nhiều Chương trình cấp Nhà nước, các Đề án, đề tài ở các ngành, các địa phương ven biển mới được triển khai. Qua đó các kết quả nghiên cứu đã được công bố, đáp ứng một phần tư liệu về biển, cũng như góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng biển, các hoạt động khai thác, quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Năm 2001, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường triển khai đề tài thuộc Chương trình Điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biển giai đoạn 2001 - 2005 “Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm”. Đề tài đã xây dựng được cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ, hệ thống, đủ tin cậy về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội DVB Việt Nam; có được các phương án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, có tính khả thi cho các khu vực mang tính đột phá ven biển nhằm tạo động lực mạnh thúc đẩy sự phát triển của toàn dải ven biển và cả nước; Đề xuất các mô hình phát triển kinh tế - xã hội cho một số khu vực trọng điểm ven biển Việt Nam 8.

8

Page 19: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Phần lớn các công trình nghiên cứu theo hướng này đều tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội DVB, từ đó tìm ra những cơ hội - lợi thế, thách thức - khó khăn, những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển. Trong cuốn “Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt Nam” (2003) cũng đã tập trung phân tích động thái và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tổng thể kinh tế - xã hội - môi trường ở các tỉnh ven biển nước ta trong 15 năm đổi mới theo quan điểm phát triển bền vững, khẳng định những thành tựu to lớn, những vấn đề mâu thuẫn nảy sinh cần tiếp tục giải quyết, đề xuất một số quan điểm và giải pháp định hướng phát triển nhanh, bền vững các tỉnh ven biển Việt Nam 45. Trong “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất hướng phát triển trong 10 - 15 năm tới” do PGS.TS Ngô Doãn Vịnh chủ trì đã nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư xã hội DVB Việt Nam; phân tích hiện trạng kinh tế - xã hội DVB, rút ra những yếu kém, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển; từ đó tác giả đã phác thảo phương hướng phát triển DVB trong 10 - 15 năm tới. Đây là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về DVB trên phạm vi cả nước 148.

Vấn đề giữ vững an ninh, bảo vệ chủ quyền, quản lý vùng biển, đảo phục vụ cho phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội cũng được nhiều công trình nghiên cứu thực hiện. Năm 2005, PGS.TS. Lê Đình Thành và Ths.Nguyễn Thế Nguyên, Trường Đại học Thủy Lợi, đã thực hiện đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu và đánh giá tổng hợp những vấn đề chính về quản lý, khai thác và phát triển vùng ven biển Việt Nam”, các tác giả đã nghiên cứu và đánh giá hiện trạng quản lý và khai thác vùng ven biển Việt Nam cùng các đề xuất cho quản lý tổng hợp vùng bờ nhằm khai thác bền vững các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 74. GS.TS Lê Đức Tố, trường Đại học Khoa học Tự nhiên với đề tài “Khoa học và Công nghệ biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” (2006) (Mã số KC.09/06 - 10) thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước đã nghiên cứu cơ sở khoa học cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội kết hợp với đảm bảo an ninh, quốc phòng trên một số vùng biển, đảo và ven biển. Đề tài chú trọng đến một số ngành kinh tế biển và vùng biển trọng điểm có ý nghĩa chiến lược; một số vấn đề luật pháp và các vấn đề liên quan bảo đảm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách quản lý biển và nhiều vấn đề khác có liên quan đến xác định và bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia; nghiên cứu và ứng dụng phương pháp công nghệ tiên tiến đánh giá, dự báo khai thác nguồn lợi biển ở một số vùng trọng điểm về kinh tế và an ninh quốc phòng nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị khoa học, kinh tế cao phục vụ phát triển khai thác và nuôi trồng hải sản, khai thác nguồn hợp chất thiên nhiên có giá trị. 84.

9

Page 20: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Trong giai đoạn hiện nay, khi xu hướng tiến ra biển phát triển mạnh mẽ, hầu hết các dải ven biển trên cả nước đều có quy hoạch phát triển riêng của mình để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng vùng, từng địa phương. Đối với dải ven biển Miền Trung, Bộ Xây Dựng thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển miền Trung đến năm 2020” (2007) với giới hạn gồm 78 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó có 19 thành phố, thị xã của 14 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương dọc ven biển từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận. Trong quy hoạch của Bộ Xây Dựng đã đánh giá cụ thể tình hình phát triển của các khu kinh tế miền Trung trong giai đoạn vừa qua, để có cơ sở đề xuất các kiến nghị, giải pháp khắc phục những bất cập về định hướng phát triển, cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư để các khu kinh tế này thực sự trở thành những động lực phát triển của mỗi tỉnh, từng tiểu vùng và toàn vùng miền Trung 18.

Hướng nghiên cứu này cũng chú trọng đến vai trò, vị trí của các đảo và huyện đảo trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, chủ quyền vùng biển. Gần đây nhất, PGS.TS. Phạm Hoàng Hải cùng nhóm tác giả đã xuất bản sách chuyên khảo “Các huyện đảo ven bờ Việt Nam, tiềm năng và định hướng phát triển” (2010) và “Những mô hình phát triển kinh tế hải đảo Việt Nam” (2011). Hai công trình này đã đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội, thiết lập cơ sở khoa học, mô hình phát triển và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho các huyện đảo ven bờ Việt Nam 33,34

- Hướng nghiên cứu về môi trường vùng biển, ven biển và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến môi trường vùng ven biển. Đây là hướng nghiên cứu mới ở nước ta nhưng có ý nghĩa thực tiễn lớn lao trong xu hướng BĐKH ngày càng biểu hiện rõ nét, mà Việt Nam là một trong năm quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tiêu biểu của hướng nghiên cứu này là các công trình của trường Đại học Nông - Lâm Huế; trường Đại học Thủy Lợi; Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trong cuốn “Quản lý môi trường ven biển” (2005) của trường Đại học Nông, Lâm Huế các tác giả đã trình bày các đặc điểm của môi trường vùng ven biển, các hệ sinh thái vùng ven biển, các vấn đề của vùng ven biển và các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường vùng ven biển. Đây là một trong những tài liệu quan trọng giúp cho người đọc có thể nhìn nhận được những vấn đề cấp bách hiện nay về môi trường vùng biển và ven biển, từ đó có những giải pháp phù hợp trong quản lý môi truờng vùng biển và ven biển 92.

Cũng nghiên cứu thiên về môi trường, trong những năm gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có ba nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao về vấn đề BĐKH ảnh hưởng đến môi trường vùng biển và ven biển Việt Nam. Năm 2008, với “Chương trình

10

Page 21: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu” đã đề cập đến những ảnh hưởng của BĐKH đến vùng biển và ven biển Việt Nam, từ đó Bộ đã đề ra các chương trình góp phần giảm thiểu và tăng tính thích nghi của môi trường trước BĐKH 13. Năm 2009, để góp phần xóa đói giảm nghèo và giải quyết sinh kế cho người dân vùng ven biển miền Trung và giúp cho họ có thể thích nghi và ứng phó kịp thời trước ảnh hưởng của BĐKH, Bộ cũng đã nghiên cứu “Các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của biến đổi khí hậu ở miền trung Việt Nam” 14. Đây cũng là một trong những nghiên cứu có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân miền Trung; gần đây nhất, năm 2011, trong “Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam”, Bộ cũng đã đưa ra những dự báo quan trọng cho vùng biển và ven biển Việt Nam trong thời gian tới 15.

Môi trường vùng biển và ven biển cũng được đề cập đến rất nhiều trong các tài liệu của Lê Văn Khoa, “Môi trường và phát triển bền vững” (2005) 43; Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường (2009), “Biến đổi khí hậu ở Việt Nam” 142; Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2010), “Tài liệu hướng dẫn Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng” 145…..Tất cả các tài liệu đều khẳng định Việt Nam là một trong số những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, môi trường vùng biển và ven biển đang đứng trước một mối đe dọa lớn, mà trước hết là diện tích đất tự nhiên của Việt Nam chắc chắn bị thu hẹp nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời. BĐKH có thể làm gián đoạn những mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường của nước ta.

3.2.2. Trong phạm vi dải ven biển Thanh - Nghệ - TĩnhTrong những năm qua, xác định được tầm quan trọng và lợi thế của địa phương về

biển, cả ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã có các đề tài, chương trình, dự án phát triển kinh tế biển đảo tập trung vào một số nội dung sau: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị ven biển 55,136; các chương trình điều tra nguồn lợi biển như thủy, hải sản, khoáng sản, du lịch biển… 65,60,59,53; đặc biệt bước đầu cũng đã xây dựng được các mô hình phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển theo hướng bền vững 42,58 góp phần tạo động lực tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư và giảm nghèo cho dân cư vùng biển.

Như vậy, trong lịch sử nghiên cứu về kinh tế biển, DVB trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều đề tài với các hướng nghiên cứu khác nhau. Các nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích, làm nổi bật được sự khác biệt và lợi thế to lớn của các quốc gia, các địa phương giáp biển và có biển về mặt tự nhiên, môi trường, đặc biệt trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Những kết quả nghiên cứu nêu trên là nguồn tài liệu phong phú, khoa học, tin cậy để tác giả kế thừa có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế DVB. Từ đó, vận dụng, bổ sung, cập nhật những vấn đề về phát

11

Page 22: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

triển kinh tế DVB, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, hệ thống về phát triển kinh tế DVBTNT.

4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu.4.1 Các quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm tổng hợp Mọi sự vật và hiện tượng địa lý đều tồn tại và phát triển trong một không gian

lãnh thổ nhất định, các đối tượng nghiên cứu đều có mối quan hệ, tác động qua lại, mối quan hệ nhân quả trong quá trình phát triển. Khoa học địa lí tìm ra các tác động đó để thấy được các quy luật cũng như dự kiến sự phát triển của chúng.

Kinh tế DVB là một bộ phận quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Bởi vậy, nghiên cứu kinh tế DVB là nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong một phạm vi lãnh thổ nhất định, từ đó thấy được các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng với nhau trong không gian.

4.1.2. Quan điểm lãnh thổKinh tế DVBTNT nằm trong một cấp lãnh thổ cấp lớn hơn. Vì vậy, cần phải gắn

đối tượng nghiên cứu với không gian xung quanh mà nó đạng tồn tại. Khi nghiên cứu kinh tế DVB Bắc Trung Bộ từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh phải được đặt trong sự phát triển kinh tế của 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, trong mối quan hệ với toàn vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã vận dụng quan điểm này một cách triệt để nhằm nêu lên những nét đặc trưng về tài nguyên thiên nhiên, về kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ nói chung cũng như của 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng.

4.1.3. Quan điểm hệ thốngĐể đảm bảo tính hệ thống, làm cho quá trình nghiên cứu trở nên lôgic, thông

suốt và sâu sắc, kinh tế DVBTNT phải đặt trong mối quan hệ với hệ thống lớn hơn là khu vực Bắc Trung Bộ, trên phạm vi cả nước để thấy được mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố với nhau trong cùng một hệ thống và giữa các hệ thống, từ đó có thể đánh giá chính xác vấn đề cần nghiên cứu.

4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnhKinh tế DVBTNT không ngừng vận động trong không gian và theo thời gian.

Chính vì vậy, vận dụng quan điểm này để thấy được thực trạng phát triển kinh tế của DVBTNT trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó đánh giá khả năng, triển vọng phát triển, đề ra được những định hướng và giải pháp phát triển kinh tế DVBTNT trong tương lai.

4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững

12

Page 23: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển các ngành kinh tế. Đồng thời, hoạt động kinh tế đã tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Cả hai yếu tố này luôn kết hợp với nhau trong thế vận động, biến đổi với mục tiêu chung là hình thành một nền kinh tế hoàn thiện và hợp lý trên cơ sở phát triển theo hướng bền vững. Chính vì vậy, vận dụng quan điểm này để thấy được tầm quan trọng của nguồn lực tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế của DVB, nhưng mặt khác phải có các giải pháp hiệu quả để khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái phục vụ cho mục đích phát triển bền vững.

4.2 Các phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý và tổng hợp tài liệu“Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh” là một đề tài nghiên cứu

trên phạm vi tương đối rộng, đa dạng và có nhiều chỉ tiêu để đánh giá. Chính vì vậy, đề tài cần tham khảo rất nhiều tài liệu khác nhau.

Các tài liệu thu thập được xử lí, phân tích và tổng hợp trong đề tài dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể là những trích dẫn nguyên văn có chỉ rõ nguồn trích, hoặc những dẫn chứng, những minh họa dưới dạng các bảng biểu, tranh ảnh, hoặc có thể vận dụng vào phân tích cơ sở lí luận cho phát triển kinh tế DVBTNT. Các tài liệu được tổng hợp theo từng mục riêng dựa vào đề cương nghiên cứu của đề tài. Đồng thời tác giả cũng lập ra một danh sách đầy đủ các tài liệu tham khảo sử dụng trong đề tài để làm cơ sở cho việc đối chiếu.

4.2.2. Phương pháp thống kê, so sánhPhương pháp này được sử dụng trong việc lập ra các bảng thống kê định lượng

cho các chỉ tiêu được đề cập trong đề tài. Mỗi bảng thống kê đều có đánh số và đề mục rõ ràng cũng như ghi rõ nguồn. Các bảng thống kê có thể là giá trị tuyệt đối hoặc giá trị tương đối, có thể là số liệu gốc hoặc số liệu đã qua xử lí.

Ngoài ra, các biểu đồ, đồ thị cũng được sử dụng để thể hiện một cách trực quan các chỉ tiêu được đưa ra phân tích để có thể nhấn mạnh rõ hơn sự biến động của các đặc trưng, các mặt của đối tượng nghiên cứu.

4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địaViệc khảo sát thực địa được thực hiện ở một số vùng nhằm phát hiện và kiểm

định một số vấn đề của đề tài đồng thời thu thập các số liệu cần thiết cho luận án. Tác giả đã tiến hành 3 đợt thực địa trên địa bàn DVBTNT. Đợt 1 (tháng 4 - 8/2010) tại các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa; đợt 2 (tháng 4 - 8/2011) tại các huyện ven biển tỉnh Hà Tĩnh; đợt 3 (tháng 4 - 8/2012) tại các huyện ven biển tỉnh Nghệ An.

13

Page 24: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Việc khảo sát thực địa được chú trọng vào 2 đô thị du lịch là Sầm Sơn và Cửa Lò, ba khu kinh tế là Nghi Sơn, Đông Nam và Vũng Áng, ba khu công nghiệp là Hoàng Mai, Đông Hồi và Gia Lách. Các vấn đề kiểm chứng là: hiệu quả sản xuất và kinh doanh, chất lượng cuộc sống của dân cư và lao động, các vấn đề về môi trường….

4.2.4. Phương pháp chuyên giaPhương pháp này được tác giả sử dụng để làm rõ một số vấn đề liên quan đến nội

dung nghiên cứu mà trong các tài liệu thu thập được không có hoặc có nhưng chưa rõ ràng, đầy đủ và thiếu cập nhật. Các đối tượng tác giả phỏng vấn bao gồm: các cán bộ chuyên trách ở các phòng ban...

Tác giả cũng đã trao đổi và tiếp nhận sự góp ý từ các nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực kinh tế biển và các vấn đề liên quan đến phát triển tổng hợp các ngành kinh tế ở DVB. Đặc biệt là từ các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của UBND và các sở ban ngành các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, các giảng viên chuyên ngành địa lý KT - XH của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các vấn đề được tác giả đã lấy ý kiến bao gồm: Cơ sở lí luận của kinh tế DVB, quản lí tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế, phát triển các ngành kinh tế ở DVBTNT (thực tiễn và kinh nghiệm), phát triển liên ngành, liên lãnh thổ, một số định hướng và giải pháp phát triển kinh tế DVBTNT... Những kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực này đã góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện các nội nghiên cứu của đề tài.

4.2.5. Phương pháp bản đồ, GISKết hợp với phương pháp thống kê số liệu để áp dụng phương pháp bản đồ,

qua đó các kết quả nghiên cứu được thể hiện rõ nét. Xây dựng bản đồ dựa trên các số liệu, tài liệu đã phân tích, xử lí trong luận án để phản ánh các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phát triển kinh tế DVBTNT, hướng phát triển và các mối liên hệ lãnh thổ trong không gian.

Hệ thống các biểu đồ được xây dựng để phản ánh quy mô các hiện tượng kinh tế (quy mô cơ cấu ngành, vùng..). Đồ thị biểu diễn quá trình thay đổi của các ngành sản xuất theo thời gian và không gian, từ đó đưa ra những nhận định về hướng phát triển trong thời gian tiếp theo.

4.2.6. Phương pháp dự báoTrong việc xây dựng phương hướng phát triển kinh tế DVBTNT, tác giả đã tham

khảo và sử dụng một cách có chọn lọc một số kết quả từ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế DVB miền Trung, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển của ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh do các Webside của Chính phủ, của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND ba tỉnh thực hiện. Đồng thời sử dụng phép ngoại suy trên cơ sở phân tích thực trạng để đưa ra được những dự báo có tính khả thi.

14

Page 25: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

5. Đóng góp của đề tài- Đúc kết cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế ở DVB trên cơ sở tổng

quan các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước; xác định các chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế ở DVB để vận dụng vào dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh.

- Làm rõ được những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế ở DVBTNT.

- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế ở DVBTNT theo khía cạnh ngành (công nghiệp, dịch vụ, nông - lâm - thủy sản) và lãnh thổ (các KKT) theo các tiêu chí đã xác định.

- Đề xuất được một số giải pháp phát triển kinh tế ở DVBTNT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong bối cảnh mới.

6. Cấu trúc của đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận án gồm 150 trang,

được chia thành 3 chương:- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế dải ven biển- Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế dải ven biển

Thanh - Nghệ - Tĩnh giai đoạn 2000 - 2011- Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế dải ven biển Thanh -

Nghệ - Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

15

Page 26: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

NỘI DUNGCHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DẢI VEN BIỂN1.1. Cơ sở lý luận1.1.1. Các khái niệm có liên quan đến phát triển kinh tế1.1.1.1. Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế được xem là một trong những vấn đề hấp dẫn nhất trong

nghiên cứu kinh tế phát triển và cùng với thời gian, quan niệm về vấn đề này cũng ngày càng hoàn thiện hơn.

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. 51

Trong khái niệm tăng trưởng kinh tế hiện nay đã xuất hiện khái niệm tăng trưởng xanh. Nhiều quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chú trọng áp dụng mô hình tăng trưởng xanh vào thực tiễn bởi các nước này đã trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế đó chỉ có thể bền vững nếu giải quyết được những thách thức do việc hạn chế nguồn lực và những vấn đề của biển đổi khí hậu.

Tăng trưởng xanh được hiểu là một mô hình tăng trưởng giúp biến những hạn chế về nguồn lực và ảnh hưởng của thảm họa thiên nhiên thành những cơ hội kinh tế giúp nâng cao tăng trưởng và giảm tác động xấu tới môi trường thông qua sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và tăng đầu tư vào vốn tự nhiên. 47

Tăng trưởng xanh thúc đẩy phát triển kinh tế theo mô hình tiêu thụ, sản xuất bền vững nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của con người phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như những thế hệ mai sau nên nhiều nước đã chọn Chiến lược tăng trưởng xanh để theo đuổi. Chính vì vậy nó đã trở thành một xu hướng toàn cầu.

Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý. 51

16

Page 27: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

1.1.1.2. Phát triển kinh tếPhát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế.

Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển phải là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:

Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người. Đây là tiêu thức biểu hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia;

Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức thể hiện sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia; để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được;

Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân…Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển. 51

Cũng như tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế xanh cũng được nhiều nước áp dung và được xem là một xu hướng toàn cầu hiện nay.

Phát triển kinh tế xanh là quá trình nâng cao đời sống con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. 141

Đặc trưng của phát triển kinh tế xanh là có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội. Chính vì vậy, phát triển kinh tế xanh là phát triển bền vững.

Tóm lại, phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống 51. Tuy nhiên, khái niệm tăng trưởng kinh tế được vận dụng trong luận án bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu kinh tế.

1.1.1.3. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tếCó nhiều cách tiếp cận khác nhau về cơ cấu kinh tế. Trong từ điển Bách khoa

Việt Nam (1995), cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có

17

Page 28: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. dẫn theo 95 Trong ba chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế được xem như là chỉ

tiêu đánh giá sự thay đổi về chất, là dấu hiệu đánh giá, so sánh các giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực thể chế…Trong đó, cơ cấu ngành là quan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Một trong những tính chất quan trọng của cơ cấu kinh tế là tính lịch sử. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử do các yếu tố cấu thành nên nó không phải là bất biến. Đó chính là sự thay đổi về số lượng và tương quan tỉ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Sự thay đổi diễn ra không phải đơn thuần về mặt vị trí mà cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. Về thực chất đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba biểu hiện (ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế) nhằm hướng tới sự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được đề ra cho từng thời kỳ cụ thể. 95

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nó giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc và mặt khác có khả năng hội nhập với khu vực và thế giới.

1.1.2. Quan niệm chung về dải ven biển và phạm vi dải ven biểnDVB (hay còn gọi là vùng ven biển, đới bờ, dải ven bờ hay dải bờ biển...) là một

khu vực tự nhiên hoàn chỉnh cấp hành tinh, có đặc trưng riêng về nguồn gốc phát sinh, về hình thái, cấu trúc, về cơ cấu tài nguyên và hình thái phát triển, tiến hoá...Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu nhưng cho đến nay, khái niệm về DVB và phạm vi ranh giới của DVB vẫn còn là những vấn đề chưa thống nhất, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cả trong khoa học tự nhiên và trong khoa học kinh tế.

1.1.2.1. Quan niệm về dải ven biển và phạm vi dải ven biển trên thế giớiTrong Từ điển bách khoa các thuật ngữ địa lí tự nhiên (bốn thứ tiếng Nga, Anh,

Pháp, Đức) - NXB Tiến bộ, Maxcơva 1980, vùng duyên hải được định nghĩa như sau: “Vùng duyên hải là dải ranh giới giữa đất liền và biển, đặc trưng bởi sự có mặt phổ biến của các dạng địa hình bờ biển cổ và hiện đại. Ở dạng đầy đủ hơn, bao gồm khái niệm miền duyên hải - là dải lục địa có các thềm biển cổ, dải bờ - nơi có các dạng bờ hiện đại và ven bờ biển, hoặc là nơi có các dạng bờ cổ bị chìm ngập” 100.

18

Page 29: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Định nghĩa này đã trình bày khái niệm theo quan điểm địa mạo, địa lý tự nhiên. Cũng theo quan điểm này, một số tác giả khác sử dụng đường đẳng cao 25m làm ranh giới phía trong của vùng ven biển.

Trong hầu hết các hướng dẫn về quản lý tổng hợp vùng ven biển được xuất bản đều đồng ý rằng vùng ven biển là khu vực có giao diện khá hẹp giữa biển và đất liền. Đó là nơi các quá trình sinh thái phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau giữa đất liền và biển, các tác động này diễn ra khá phức tạp và nhạy cảm. Các thành phần của nó bao gồm các vùng châu thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, các bãi biển và cồn cát, các rạn san hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm phá và các đặc trưng ven bờ khác. Khái niệm vùng ven bờ thường được xác định một cách tùy tiện, có sự khác nhau giữa các quốc gia và thường dựa vào giới hạn pháp lý và ranh giới hành chính. Ngoài ra, còn có sự khác nhau về mặt địa lý, sinh thái và kinh tế giữa các vùng khác nhau, do đó không có một định nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi về vùng ven biển. Thay vào đó, có những định nghĩa bổ sung phục vụ cho những mục đích quản lý khác nhau, trong đó vấn đề ranh giới cần được xem xét. Ví dụ, ở một số nước châu Âu, vùng ven biển mở rộng ra tới vùng lãnh hải, một số nước khác thì lấy đường đẳng sâu làm giới hạn. Còn về ranh giới trên đất liền thì còn rất mơ hồ do tác động của biển vào khí hậu có thể đến vùng nội địa bên trong cũng như vùng đồng bằng ngập lụt rộng lớn.

Vấn đề ranh giới vùng ven biển có thể được xác định một cách thực tế bao gồm các khu vực và các hoạt động liên quan đến vấn đề quản lý mà các chương trình sẽ nhắm vào. Trong các chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM) của các nước ASEAN, phần lớn các nước đều dựa vào nguồn lợi của vùng nước lợ và hệ sinh thái nước lợ để xác định ranh giới tương đối của DVB, xây dựng các kế hoạch phát triển và quản lý. VD, Malayxia căn cứ vào hệ sinh thái nước lợ ở các vùng nước mặn như rừng sú vẹt, rừng tràm...(khoảng 4% lãnh thổ) để xác định vùng ven biển phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển. Philippine thì xác định ranh giới tương đối của vùng ven biển là từ vùng nước sâu 50 m trên biển đến nơi có hệ sinh thái nước lợ tồn tại (khoảng 10 km). Còn Banglađesh lại xác định vùng ven biển từ đường đẳng sâu 100 m đến vùng nước lợ ở các cửa sông lúc triều lên, vào sâu trong lục địa khoảng 12km... [1]

Trong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh vực môi trường ở Việt Nam, tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế IUCN cũng rất quan tâm đến các vùng ven biển và cho rằng: “Việc xác định thế nào là vùng ven biển rất khó, song có thể nói đó là vùng tính sâu vào nội địa tới điểm ảnh hưởng của thuỷ triều lên các con sông, suối và các vùng đất ngập nước, hoặc tính sâu vào nội địa 10km, tuỳ theo khoảng cách nào lớn hơn”. Cách hiểu này là tương đối phù hợp với hướng nghiên cứu những vấn đề về điều kiện tự nhiên và

19

Page 30: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

tài nguyên vùng ven biển. [1]Theo World Bank vùng ven biển được hiểu là “…dựa vào những mục tiêu thực

tiễn, mà vùng ven bờ là một vùng đặc biệt, có những thuộc tính đặc biệt mà ranh giới được xác định, thường dựa vào những vấn đề được giải quyết”. Như vậy, trong khái niệm này, vùng ven biển không được xác định một cách cụ thể mà chỉ là một chỉ dẫn cho các mục đích nghiên cứu khác nhau.

Như vậy, trên thế giới, có nhiều quan niệm khác nhau về dải ven biển và phạm vi ranh giới dải ven biển. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu hướng đến các khái niệm gần nhất với vùng ven biển. Tuy nhiên, phần lớn các hướng nghiên cứu về dải ven biển trên thế giới đều tập trung trong lĩnh vực tự nhiên, trong quản lý tổng hợp vùng ven biển. Vì vậy, khái niệm và ranh giới dải ven biển theo các quan niệm trên là cơ sở để luận án kế thừa khi phân tích các vấn đề về tự nhiên và quản lý vùng ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh.

1.1.2.2. Quan niệm về dải ven biển và phạm vi dải ven biển ở Việt NamỞ Việt Nam, có nhiều hướng tiếp cận khác nhau về dải ven biển và phạm vi ranh

giới dải ven biển. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu gần đây nhất, có hai hướng tiếp cận chính: hướng tiếp cận về mặt tự nhiên và hướng tiếp cận về mặt kinh tế

a. Về mặt tự nhiênỞ nước ta, khái niệm về DVB cũng đã được đề cập từ lâu dưới nhiều góc độ và

trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Đặc biệt, từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước đến nay, trong những công trình khoa học liên quan đến biển và ven biển của nước ta, các nhà khoa học của Việt Nam đã đưa ra nhiều khái niệm về DVB và các phương án khác nhau để xác định ranh giới của DVB.

Trong đề tài “Đánh giá kinh tế tổng hợp tài nguyên biển Việt Nam phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế đến năm 2005”, các tác giả đã xác định: Vùng ven biển bao gồm dải đất liền ven biển tạm giới hạn bằng ranh giới hành chính của các huyện ven biển (từ Bắc xuống Nam có 105 huyện ven biển thuộc 24 tỉnh thành và đặc khu, trong đó có 3 thành phố thị xã và 5 huyện đảo, với diện tích 59,9 ha, bằng 18,1% diện tích lãnh thổ cả nước) và phần trên biển gồm toàn bộ vùng biển và thềm lục địa Việt Nam (trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực ven bờ, từ độ sâu 50 m trở vào). [144]

Trong đề án nghiên cứu điều tra cơ bản cấp Nhà nước “Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường tài nguyên nước dải ven biển Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường” các tác giả đã coi DVB như “mặt phố” của nước ta. Mặc dù trong nội dung của đề án, tác giả không đưa ra một định nghĩa hay vạch giới hạn cụ thể của vùng ven biển. Song, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã vận dụng linh hoạt, kết hợp sử dụng ranh giới hành chính các huyện có đường bờ biển với việc phân tích các

20

Page 31: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

mối liên hệ tương tác biển - lục địa, các điều kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội của các huyện gần bờ biển liền kề với các huyện có đường bờ biển để chọn thêm các huyện xếp vào lãnh thổ nghiên cứu - vùng ven biển [143] .

Trong đề tài “Nghiên cứu xây dựng phương pháp quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam, góp phần bảo đảm an toàn môi trường và phát triển bền vững” các tác giả đã đưa ra một khái niệm tổng quát về đới bờ biển (hay DVB) như sau: Đới bờ biển là một khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, một đới động và nhạy cảm, và là một hệ thống tự nhiên đặc trưng bởi các quá trình tương tác; một khu vực có tiềm năng tài nguyên phục vụ phát triển đa ngành và là nơi chịu tác động mạnh của các hoạt động của con người [50].

b. Về mặt kinh tế - xã hộiTrong Báo cáo khoa học của Uỷ ban Quốc gia về biển của Việt Nam (IOC),

GS.TSKH. Đặng Ngọc Thanh, chủ nhiệm các Chương trình điều tra nghiên cứu biển của Việt Nam từ năm 1997 - 2000 đã đưa ra khái niệm về vùng ven biển như sau: “Vùng ven biển Việt Nam chạy dài trên 3200 km bờ biển của đất nước bao gồm 24/50 tỉnh và thành phố, 100/400 huyện với số dân chiếm 1/4 dân số cả nước...” [7]

Theo cách hiểu như trên thì vùng ven biển nước ta được xác định bởi ranh giới hành chính các huyện có bờ biển. Cách xác định này giúp cho việc thu thập tài liệu, số liệu, giúp cho việc nghiên cứu về kinh tế - xã hội và dân cư rất thuận lợi song cũng có những hạn chế vì những hiện tượng và đối tượng nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên lại không bị hạn chế bởi ranh giới hành chính. Vì vậy, một số chuyên gia khác đã sử dụng giới hạn nhiễm mặn của đất và nước để làm ranh giới của vùng ven biển.

Trong đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và các hải đảo Việt Nam đến năm 2010, khi xác định phạm vi không gian quy hoạch, các tác giả cho rằng: “kinh tế biển là sự kết hợp hữu cơ giữa các hoạt động kinh tế trên biển với các hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển, trong đó biển chủ yếu đóng vai trò vùng khai thác nguyên liệu, là môi trường cho các hoạt động vận tải, du lịch biển..., còn toàn bộ các hoạt động tổ chức sản xuất và phục vụ khai thác biển lại nằm trên đất liền ven biển. Do vậy, khi nói đến kinh tế biển không thể tách rời vùng biển với vùng ven biển và ngược lại” [9].

Với quan niệm như vậy, đề án đã xác định phạm vi không gian quy hoạch bao gồm toàn bộ vùng biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam (rộng khoảng 1 triệu km2) cùng các hải đảo nằm trên đó và vùng ven biển, là khu vực lãnh thổ chịu sự tác động trực tiếp giữa biển và lục địa, tạm lấy theo địa giới hành chính của tất cả các thành phố, các huyện thị giáp biển với diện tích là 6,4 triệu ha,

21

Page 32: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

chiếm 19,8% diện tích tự nhiên của cả nước.Như vậy, với cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đưa ra các khái niệm khác

nhau về DVB và phương pháp xác định ranh giới DVB. Trong đó, phần lớn việc phân định ranh giới của DVB dựa trên các căn cứ về tự nhiên. Riêng một số nghiên cứu về kinh tế - xã hội lại thiên về việc phân định theo ranh giới hành chính. Việc phân định ranh giới DVB nhằm mục đích xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho một vùng kinh tế - sinh thái - nhân văn đặc thù này cần được xem xét trong mối quan hệ thống nhất giữa các điều kiện tự nhiên, sinh thái với các điều kiện xã hội nhân văn và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

1.1.3. Quan điểm về cách tiếp cận nghiên cứu dải ven biển Việt NamTừ các quan niệm về khái niệm DVB đề cập đến ở trên có thể nêu lên một số

khía cạnh tiếp cận nghiên cứu DVB Việt Nam như sau: 1.1.3.1. Tiếp cận địa lí kinh tếMối quan hệ giữa các vùng ven biển với các vùng kinh tế khác được xem xét

dưới góc độ chính sách phát triển các vùng kinh tế - sinh thái - nhân văn. Về góc độ kinh tế, các chuyên gia cho rằng, cư dân vùng ven biển khai thác và hưởng lợi trực tiếp các nguồn lợi của biển cũng chính là những người có nghĩa vụ trực tiếp trong việc tái tạo, gìn giữ các nguồn lợi đó. Vì vậy, từ góc độ địa kinh tế, có thể chia DVB gắn với các vùng kinh tế trọng điểm như sau [81]:

- Tiểu vùng ven biển Bắc Bộ gồm 5 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Tiểu vùng ven biển Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, gắn với trục kinh tế Bắc Trung Bộ. Đó là khu công nghiệp Nam Thanh - Bắc Nghệ - Vinh - cảng Vũng Áng - Huế. Tiểu vùng này có hai tuyến đường quan trọng nối Việt Nam với Lào là quốc lộ 8 và quốc lộ 9. Đây là tiểu vùng ven biển cửa ngõ cho các nước nằm trong chiến lược hành lang Đông - Tây thông thương với các nước trên thế giới.

- Tiểu vùng ven biển Trung Trung Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, gắn với trục kinh tế Đà Nẵng - Dung Quất - Nha Trang và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Tiểu vùng ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm 9 tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.

1.1.3.2. Tiếp cận sinh thái và môi trườngChương trình “Quản lý nguồn tài nguyên ven biển” của các nước ASEAN đã nêu

22

Page 33: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

rõ rằng, về mặt địa lí, miền duyên hải là ranh giới phân chia đất liền với biển cả, quá trình biến động vật chất tự nhiên và sinh học diễn ra không ngừng đã minh chứng cho mối quan hệ mật thiết giữa đất liền với biển khơi. Về mặt sinh thái học, vùng duyên hải bao gồm một số yếu tố đặc trưng kết hợp hài hòa giữa lục địa và biển khơi, chính những yếu tố đó đã tạo nên một môi trường sinh thái ven biển độc nhất vô nhị với những đặc trưng riêng chứa đựng vô số tài nguyên thiên nhiên quý giá.

Theo cách tiếp cận môi trường sinh thái, vùng ven biển còn bao gồm các địa phương có đất nhiễm mặn với các cửa sông lớn và có một số đặc điểm của bãi bồi ven biển của các địa phương có “mặt tiền” là biển Đông. Vì vậy, số tỉnh vùng ven biển được xác định là 28 tỉnh thành trong số 63 tỉnh thành của cả nước.

Trong quá trình khai thác lãnh thổ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội cần vận dụng quan điểm này này để có thể tận dụng những đặc điểm thuận lợi, những mặt mạnh của vùng biển, tránh những thiệt hại về tài nguyên và môi trường DVB.

1.1.3.3. Tiếp cận văn hóa - xã hội Tiếp cận văn hóa - xã hội trong nghiên cứu vùng ven biển từ các góc độ tập quán

sử dụng nguồn lợi ven biển và các truyền thuyết về biển của cư dân cũng như kết cấu làng xã ven biển gắn với truyền thồng sử dụng nguồn lợi trong tiến trình phát triển.

Truyền thống sử dụng nguồn lợi ven biển liên quan đến tổ chức xã hội của cư dân ven biển. Các yếu tố xã hội và đặc điểm quần cư của cư dân quy định cách ứng xử của cư dân đối với nguồn lợi ven biển.

Như vậy, nghiên cứu văn hóa - xã hội của cư dân ven biển không thể tách khỏi các vấn đề nghiên cứu kinh tế và môi trường tự nhiên của vùng.

1.1.4. Quan niệm của đề tài về dải ven biển và phạm vi dải ven biển1.1.4.1. Về dải ven biển Từ việc tổng quan về DVB thấy được rằng, cho đến nay khái niệm DVB và cách

phân định ranh giới của DVB chưa có sự thống nhất. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau có thể có những quan niệm và cách phân định ranh giới khác nhau về DVB.

Đề tài nghiên cứu DVBTNT là toàn bộ phần đất liền ven biển nằm trong ranh giới hành chính của các huyện, thị giáp biển và các đảo nằm trong ranh giới thuộc ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đó là không gian để bố trí các hoạt động kinh tế - xã hội gắn với biển.

DVB là nơi tập trung các hoạt động kinh tế rất đa dạng như: hoạt động cảng, hàng hải, du lịch giải trí, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, nông lâm nghiệp, công nghiệp ven biển, khai khoáng, đô thị hoá..., đồng thời cũng là nơi tập trung dân số với mật độ rất cao. Lợi ích đem lại từ các hoạt động kinh tế ở biển và DVB hết sức to lớn, là nguồn thu đáng kể trong thu nhập của dân cư và ngân sách của các địa phương ven biển. Do

23

Page 34: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

vậy, việc hoạch định các chính sách phát triển bền vững là nhiệm vụ hết sức quan trọng đổi với DVB.

1.1.4.2. Về phạm vi ranh giới dải ven biển Với quan niệm về DVB như trên, theo mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề

tài, ranh giới DVBTNT được xác định bao gồm cả không gian trên biển và không gian trên đất liền ven biển. Trong đó:

Phạm vi không gian trên biển được xác định là vùng biển và thềm lục địa kéo dài từ đường bờ biển ra đến các đảo thuộc hải phận của Thanh - Nghệ - Tĩnh

Phạm vi không gian trên đất liền của DVBTNT gồm địa giới hành chính của toàn bộ các thị xã và các huyện có đường bờ biển (ranh giới cứng). Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, đối với một số lĩnh vực và khu vực cụ thể, đề tài sẽ xem xét và phân tích ở phạm vi rộng hơn (ranh giới mềm), ví dụ như phân tích và luận chứng phát triển các ngành vận tải biển, du lịch biển...

Theo quan niệm này, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, bao gồm phần đất liền của 15 huyện, thị giáp biển thuộc 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế dải ven biển.DVB được coi là “mặt tiền” lớn của một quốc gia. Vì vậy, trong quá trình phát

triển thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Với việc nắm bắt các lợi thế và hạn chế những khó khăn của các yếu tố nêu trên sẽ tạo nên sự phát triển bền vững và lâu dài.

1.1.5.1. Vị trí địa lýVị trí địa lý giáp biển có vai trò đặc biệt quan trọng trong xác định cơ cấu ngành

kinh tế, trong thu hút đầu tư, trong phát triển các lãnh thổ trọng điểm và tạo ra các mối liên kết liên vùng, liên khu vực.

Vị trí giáp biển còn làm cho khí hậu mang tính hải dương, quanh năm mát mẻ hơn, chính vì thế làm cho sinh vật sinh sôi nảy nở là điều kiện thuận lợi để phát triển một cơ cấu ngành kinh tế đa dạng với đầy đủ các ngành và phân ngành.

Ngày nay, với xu thế hướng ra biển, các quốc gia giáp biển thường có điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều so với các quốc gia không giáp biển trong giao lưu kinh tế và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, vị trí giáp biển cũng đem lại những bất lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng; các thiên tai lớn thường xuất hiện ở biển và vùng ven biển; ranh giới trên biển chưa được thống nhất nên dễ xảy ra tranh chấp, gây ảnh hưởng đến vấn đề an ninh quốc phòng và nền hòa bình của các quốc gia.

1.1.5.2. Tự nhiên

24

Page 35: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Ngoài yếu tố về vị trí địa lý, trong quá trình phát triển và phân bố các ngành kinh tế, DVB còn chịu tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, nhất là ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, khai thác khoáng sản...

a. Địa hìnhĐịa hình ở DVB ảnh hưởng đến phương hướng phát triển kinh tế - xã hội.

Thường ở DVB có địa hình rất đa dạng và phức tạp, tương ứng với mỗi dạng địa hình còn có các kiểu địa hình khác nhau.

Địa hình ở DVB thường được hình thành do nhiều nhân tố: sóng, thủy triều, các dòng ven bờ, trong đó yếu tố sóng có vai trò quan trọng hơn cả, bởi nó thường xuyên, liên tục với cả ba quá trình: xâm thực, vận chuyển và tích tụ. Trên quan điểm động lực, địa hình ở DVB còn đang ở giai đoạn hình thành, chúng có thể biến đổi hàng năm do những đột biến như bão, nước dồn, nước rút. Với các dạng địa hình bờ biển quy định khả năng nuôi trồng thủy hải sản (tôm, cá, nước lợ, rau câu...), phát triển các hệ sinh thái đặc thù, xây dựng các cơ sở du lịch - nghỉ dưỡng và xây dựng các cảng biển

b. Khí hậuKhí hậu ở DVB mang tính hải dương cao, quanh năm mát mẻ, là điều kiện thuận

lợi để con người nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe, đồng thời làm cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển quanh năm. Tuy nhiên, các chế độ thời tiết thất thường như bão, sương muối, sương giá... có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong ngành nông nghiệp; tính mùa vụ trong ngành du lịch và giao thông vận tải; ảnh hưởng đến việc khai thác và đánh bắt thủy hải sản; đến hoạt động của ngành công nghiệp khai khoáng; ngành chế biến lương thực - thực phẩm ở DVB. Dưới một góc độ nào đó, khí hậu còn ảnh hưởng đến doanh thu của DVB, nhất là trong ngành du lịch và cả trong tiêu thụ sản phẩm.

c. Nước và các đặc điểm hải vănDVB thường là địa bàn nằm ở các cửa sông và các chi lưu đổ ra biển nên có

nguồn nước ngọt dồi dào. Nguồn nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi và hiệu quả sản xuất nông nghiệp; mức độ thuận lợi hay khó khăn về nguồn cung cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp. Nhiều ngành công nghiệp quan trọng ở DVB thường được phân bố gần nguồn nước như công nghiệp luyện kim, công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, hóa chất và chế biến thực phẩm...; các hoạt động du lịch và dịch vụ khác cũng rất cần tới nguồn nước. Ngoài ra, các đặc trưng hải văn điển hình của vùng biển như: chế độ gió, sóng, thủy triều, dòng chảy ven bờ...cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của DVB.

Nhìn chung, cần phải có sự phối hợp quản lý và điều tiết nước từ những khu vực

25

Page 36: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

đầu nguồn để hạn chế bớt khả năng lũ lụt, đồng thời trữ nước cho mùa khô. Mặt khác, các hoạt động kinh tế dự kiến phát triển ở DVB cần phải chú ý đến quy luật thay đổi của thủy triều, đặc biệt là khi có bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt... Đối với việc thiết kế xây dựng các công trình biển như đê biển, công trình ngăn triều, ngăn mặn và các công trình khác...cần đặc biệt chú ý đến các giá trị cực trị của mực nước triều và tần suất xuất hiện của chúng để có những phương án thích hợp.

d. ĐấtĐất là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành trồng trọt và chăn nuôi.

Không thể sản xuất nông nghiệp nếu như thiếu đất. Quỹ đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và phương hướng sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng. Trong công nghiệp và các ngành sản xuất khác cũng vậy, đất là nơi để xây dựng nhà xưởng, các xí nghiệp công nghiệp, các khu vực tập trung công nghiệp. Quỹ đất dành cho công nghiệp và các điều kiện về địa chất công trình ít nhiều có ảnh hưởng tới quy mô hoạt động và vốn kiến thiết cơ bản.

DVB là khu vực chịu tác động đan xen của hàng loạt các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội nên đất rất phong phú về chủng loại và phức tạp về tính chất. Bởi vậy, việc khai thác, sử dụng từng loại đất cũng cần có những biện pháp phù hợp.

e. Sinh vậtCác tài nguyên sinh vật ở biển thường rất phong phú và đa dạng, là cơ sở để phát

triển các ngành kinh tế như nông nghiệp và công nghiệp. Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật là tiền đề để hình thành và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng, tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông, ngư nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái.

Các loại tài nguyên sinh vật ở trên cạn và cả ở dưới biển cũng có tác động tới sản xuất công nghiệp. Rừng và hoạt động lâm nghiệp trên DVB là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp giấy, chế biến gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp; ngăn chặn xói mòn đất, hạn chế hiện tượng cát bay, cát chảy, xâm nhập mặn và bảo vệ các hệ sinh thái. Sự phong phú về nguồn thủy, hải sản với nhiều loại động thực vật dưới nước có giá trị kinh tế là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản.

f. Khoáng sảnKhoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng

đầu đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp. Khoáng sản được coi là “bánh mỳ” cho các ngành công nghiệp. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản và sự kết hợp các loại khoáng sản ở DVB sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí

26

Page 37: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

nghiệp công nghiệp.Ở DVB là khu vực tập trung rất nhiều loại khoáng sản có giá trị như: than, dầu

khí, sắt, vật liệu xây dựng... đây là những nguồn tài nguyên quý giá không chỉ ở hiện tại mà cả ở tương lai. Tuy nhiên, khoáng sản là loại tài nguyên không thể tái tạo được. Chính vì vậy, việc khai thác và sử dụng hợp lý các loại tài nguyên này có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ nguồn nguyên, nhiên liệu cho ngành công nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

1.1.5.3. Kinh tế - xã hộia. Dân cư và nguồn lao độngDân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển kinh

tế ở DVB. Tùy thuộc vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế mà có sự đáp ứng khác nhau về chất lượng và số lượng dân cư. Về cơ bản, dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế ở DVB dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ.

DVB là địa bàn có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển hơn các vùng khác, do vậy, đây thường là nơi tập trung dân cư đông đúc, mật độ dân số cao và rất cao, một phần do thu hút dân cư và nguồn lao động từ nhiều nơi khác đến sinh sống. Đặc biệt với xu thế “tiến ra biển” hiện nay, việc khai thác tài nguyên, nguồn lợi ở biển, ven biển thường mang lại hiệu quả kinh tế cao, cùng với tốc độ công nghiệp hóa nhanh đã dẫn đến tình trạng dân cư và lao động ở nơi khác đến để phát triển sản xuất làm cho dân số DVB tăng, nhất là ở các đô thị lớn. Đây vừa là một nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế trong tương lai nhưng cũng là một gánh nặng lớn đối với DVB trong vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là các khu vực nông thôn ven biển.

b. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuậtCơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất

lượng cuộc sống cho dân cư, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm cho các ngành kinh tế ở DVB.

- Cơ sở hạ tầng bao gồm đường giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện nước ảnh hưởng rõ rệt tới phát triển kinh tế DVB. Để có thể trở thành “cửa ngõ”, “mặt tiền” của một vùng, một quốc gia, thì một trong những điều kiện quan trọng đầu tiên là cơ sở hạ tầng. Thực tiễn cho thấy rằng, ở những DVB có cơ sở hạ tầng tốt sức hấp dẫn đối với khách du lịch càng lớn; là những nơi có điều kiện để phát triển mạng lưới dịch vụ, các ngành kinh tế khác như công nghiệp và nông nghiệp, đặc biệt có sức hút đối với hoạt động đầu tư, hình thành các hạt nhân đề phát triển và ngược lại.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm hệ thống các nhà xưởng, khu vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú phục vụ du lịch, các xí nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, công

27

Page 38: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

nghiệp... là nền tảng cho việc phát triển kinh tế DVB, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở DVB.

c. Vốn đầu tưNguồn vốn đầu tư đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng, phát

triển kinh tế nói chung, kinh tế DVB nói riêng.DVB là khu vực có các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động vì nơi đây có nhiều

tiềm năng để phát triển. Các hoạt động kinh tế nổi bật như: nuôi trồng thủy hải sản, công nghiệp khai thác khoáng sản, phát triển các KKT, KCN, phát triển GTVT biển thông qua hệ thống cảng biển, phát triển các khu du lịch và các điểm nghĩ dưỡng.... đòi hỏi sự đầu tư lớn từ chính phủ và các nhà đầu tư từ bên ngoài. Chính vì vậy, nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố các ngành kinh tế ở DVB, nhất là đối với các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bố, sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng, mở rộng sản xuất, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.

d. Khoa học - công nghệKhoa học và công nghệ không những tạo ra những khả năng mới vào sản xuất,

đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỷ trọng của chúng trong toàn ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên, sự phân bố các ngành kinh tế ở DVB trở nên hợp lý, có hiệu quả, kéo theo những thay đổi về quy luật phân bố sản xuất mà còn nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành kinh tế với công nghệ tiên tiến, mở ra triển vọng phát triển của chúng trong tương lai.

Hiện nay, nhờ khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển đã tạo điều kiện cho ngành hàng hải phát triển toàn diện, các trang thiết bị trên hệ thống tàu biển được trang bị đồng bộ và hiện đại, giúp cho con người có thể hạn chế được những thiệt hại do các thảm họa bất ngờ đến từ biển. Đồng thời, giúp cho con người có thể khám phá nhiều hơn nữa các loại tài nguyên thiên nhiên, các dạng năng lượng sạch, vô tận, có thể thay thế các dạng năng lượng truyền thống mà ở trên đất liền không thể có được.

e. Thị trường Tiềm năng thị trường tác động lớn đến việc hình thành và phát triển kinh tế

DVB thông qua nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên vùng…Nhu cầu của thị trường là nhân tố thúc đẩy việc khai thác, phát huy thế mạnh của DVB theo hướng chuyên môn hóa, từ đó góp phần xác định các ngành kinh tế mũi nhọn ở DVB cũng như các hình thức tổ chức lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở DVB.

f. Các mối quan hệ kinh tế nội vùng, liên vùng

28

Page 39: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

DVB mặc dầu là một khu vực độc lập nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với các vùng khác trong nội địa. Các hoạt động kinh tế ở đây thường phải gắn với các mối liên kết không gian sâu sắc. Ví dụ, trong lĩnh vực vận tải đường biển, mạng lưới các cảng biển có ý nghĩa căn bản. Cảng nằm trong một hệ thống phân phối hàng hóa, vì vậy để đảm bảo sự phát triển và hoạt động của cảng, cần phải phát huy mối quan hệ chặt chẽ giữa cảng với hậu phương cảng và vùng trước cảng. Hậu phương cảng là một bộ phận lãnh thổ của đất nước (hoặc một vùng) tạo nên thị trường tự nhiên và phục vụ cho cảng; còn vùng trước cảng là vùng đất đối diện với hậu phương của cảng qua vùng biển, đại dương, nơi mà hàng hóa được chở từ đó đến cảng và ngược lại. Vùng trước cảng xác định sự tham gia của cảng vào nền kinh tế thế giới.

g. Đường lối, chính sách phát triểnĐường lối chính sách phát triển kinh tế ở DVB qua các thời kỳ lịch sử có ảnh

hưởng to lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố các ngành, các lĩnh vực kinh tế, tới định hướng đầu tư, xây dựng cơ cấu kinh tế.

Ví dụ: ở Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định “Phát triển mạnh kinh tế biển vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm với những ngành có lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế” [28], sau đó, xác định được tầm quan trọng của kinh tế biển, Nghị quyết Đại hội XI đã xác định rõ ”...Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, đóng tàu, xi măng, chế biến thủy sản chất lượng cao... Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải... Phát triển cảng biển, dịch vụ cảng và vận tải biển, sông - biển; phát triển các đội tàu, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển... Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo” [29].

1.1.6. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế vận dụng cho dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh

1.1.6.1. Các tiêu chí chunga. GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX Đối với các lãnh thổ cấp huyện, thông thường trong thống kê sử dụng tiêu

chí GTSX- GTSX là tiêu chí kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất

và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. GTSX được tính theo hai giá: giá so sánh và giá thực tế.

29

Page 40: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

- Tốc độ tăng trưởng GTSX: là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng giảm GTSX qua các năm biểu hiện bằng số lần hoặc %. Tốc độ tăng trưởng GTSX được tính từ giá so sánh.

Công thức tính:

Trong đó: TSX: tốc độ tăng giá trị sản xuấtGTSXT: Giá trị sản xuất của năm trướcGTSXS: giá trị sản xuất của năm sau

b. Cơ cấu GTSX- Cơ cấu GTSX theo nhóm ngành kinh tế: là tương quan về giá trị gia tăng giữa

các bộ phận nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trong tổng thể hoạt động kinh tế nông nghiệp; công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước trong công nghiệp; giao thông vận tải, thương mại, du lịch.... trong dịch vụ. Thông thường cơ cấu GTSX các nhóm ngành và từng ngành được tính theo giá thực tế.

Cơ cấu GTSX các nhóm ngành và từng ngành thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận đó với nhau. Xu thế chuyển dịch cơ cấu của các ngành, trong từng phân ngành thể hiện những chuyển biến về chất trong quá trình phát triển của nền kinh tế.

- Cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế: là tương quan về giá trị giữa các thành phần kinh tế trong tổng GTSX

Công thức tính: Cp = (GTSX nhóm ngành (thành phần kinh tế)/tổng GTSX)*1001.1.6.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo ngànha. Công nghiệp- Cơ cấu GTSX công nghiệp theo ngành: là tỉ trọng GTSX của công nghiệp khai

thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước và từng ngành cụ thể trong tổng GTSX công nghiệp.

- Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu: là chỉ tiêu phản ánh kết quả trực tiếp của hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, bao gồm sản phẩm vật chất (sản phẩm được tạo ra do tác động của công cụ lao động lên đối tượng lao động làm thay đổi hình thái ban đầu của nguyên, vật liệu để tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụng mới hoặc sản phẩm được khai thác từ các mỏ) và sản phẩm dịch vụ công nghiệp (sản phẩm công nghiệp biểu hiện dưới hình thức gia công hoặc làm tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm công nghiệp nhưng không làm thay đổi hình thái giá trị sử dụng ban đầu của sản phẩm).

b. Nông - lâm - thủy sản- Cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản: là tiêu chí phản ánh tỉ lệ % GTSX ngành

nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trong tổng GTSX của ngành nông - lâm - thủy sản

30

Page 41: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

và trong nội bộ từng ngành.- NSLĐ của ngành nông - lâm - thủy sản. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của

việc sử dụng lao động và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật trong ngành nông - lâm - thủy sản

Công thức tính: (triệu đồng/ người)

Trong đó: : Năng suất lao động ngành nông - lâm - thủy sảnGTSX: Giá trị sản xuất của ngành nông - lâm - thủy sảnLD: Số lao động hoạt động trong ngành nông - lâm - thủy sản

- Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt: là giá trị sản phẩm chính của một loại cây hoặc một nhóm cây nông nghiệp thực tế đã thu được trong một vụ sản xuất hoặc một năm tính bình quân trên một ha diện tích đất trồng. Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của ngành trồng trọt trên một đơn vị diện tích đất.

- Giá trị sản phẩm thu được trên một ha mặt nước nuôi trồng thủy sản: là giá trị sản xuất của thủy, hải sản nuôi trồng thực tế đã thu được trong một vụ sản xuất hoặc một năm tính bình quân trên một ha diện tích mặt nước.

c. Dịch vụ- Cơ cấu GTSX dịch vụ: Là tỷ trọng các lĩnh vực thuộc dịch vụ như giao thông

vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch trong tổng giá trị sản xuất dịch vụ .- Tốc độ tăng trưởng GTSX dịch vụ: là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng giảm

GTSX của ngành dịch vụ qua các năm biểu hiện bằng số lần hoặc %. Tốc độ tăng GTSX của ngành dịch vụ phản ánh mức độ phát triển của ngành và của từng phân ngành. Tốc độ tăng GTSX dịch vụ được tính từ GTSX dịch vụ theo giá so sánh.

Công thức tính:

Trong đó: TSX: tốc độ tăng giá trị sản xuấtGTSXT: Giá trị sản xuất của năm trướcGTSXS: giá trị sản xuất của năm sau

- Số lượng khách du lịch: đây là chỉ tiêu phản ánh về quy mô (sức hấp dẫn), khách du lịch trong phạm vi lãnh thổ vào một thời điểm nhất định.

- Cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch: phản ánh khả năng khai thác tài nguyên du lịch, khả năng hiện đại hóa và đồng bộ của hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, các trang thiết bị vào đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Doanh thu du lịch: Phản ánh hiệu quả của hoạt động du lịch cũng như khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch

1.1.6.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo lãnh thổa. Các hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành

31

Page 42: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

* Công nghiệp- KCN + Diện tích đất tự nhiên và diện tích đất có thể cho thuê: phản ánh quy mô và

khả năng quỹ đất cho phát triển và mở rộng sản xuất của KCN. + Tỉ lệ lấp đầy (T): được tính bằng tương quan giữa diện tích đất đã cho thuê (T-

đ) với diện tích đất có thể cho thuê (Tc), phản ánh mức độ sử dụng đất cho sản xuất kinh doanh và một phần hiệu quả phát triển của KCN.

Công thức tính: T = %

+ Số dự án, vốn đầu tư, vốn đầu tư bình quân trên dự án và trên diện tích đất cho thuê: các chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hút đầu tư, quy mô đầu tư của dự án, khả năng khai thác tiềm năng, đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như trang bị KH - CN trong các KCN.

+ Số lượng lao động: Tiêu chí đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm của KCN.

+ GTSX (GKCN), tốc độ gia tăng và cơ cấu: thể hiện quy mô sản xuất, mức độ đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất KCN cũng như hướng sản xuất chính của KCN.

+ Doanh thu (DKCN) và tốc độ tăng doanh thu: phản ánh quy mô và mức độ mở rộng sản xuất kinh doanh của KCN.

* Nông - lâm - thủy sản- Hộ nông - lâm - thủy sản: là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất

quản lý và sử dụng vào sản xuất nông - lâm - thủy sản.+ Cơ cấu hộ theo loại hình: là tổng thể các loại hình hộ nông - lâm - thủy sản với

tỷ trọng tương ứng của từng loại hình, phản ánh số lượng, vị trí, tỉ trọng từng loại hộ trong sản xuất nông - lâm - thủy sản, được tính bằng đơn vị %.

+ Quy mô sản xuất kinh doanh hộ: Chỉ tiêu phản ánh mức độ hộ nông - lâm - thủy sản được phát triển, con số càng lớn càng chứng tỏ tính hiệu quả và vai trò quan trọng của hộ trong khai thác lãnh thổ và phát triển KT - XH.

+ Bình quân lao động/diện tích đất sản xuất của mỗi hộ là chỉ tiêu phản ánh quy mô lao động, không gian cho sản xuất hàng hóa và khả năng thu hút đầu tư để nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa.

- Vùng chuyên canh+ Mức độ liên kết với công nghiệp chế biến: Mối quan hệ giữa vùng chuyên

canh với các cơ sở chế biến chặt chẽ hay lỏng lẻo (từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ).... thể hiện qua chỉ tiêu khả năng cung cấp nguyên liệu cho chế biến + Khả năng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến được tính bằng tỷ lệ

32

Page 43: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

giữa sản lượng sản phẩm của vùng chuyên canh cung cấp cho nhà máy với công suất thiết kế của nhà máy.

* Dịch vụ Trên địa bàn DVBTNT, TCLTDL có các hình thức rất đa dạng: điểm, tuyến,

khu, đô thị du lịch…Trong luận án, chúng tôi lựa chọn hình thức đô thị du lịch (ĐTDL) để tập trung đánh giá do hiệu quả rõ nét của nó trong khai thác và phát triển ngành du lịch ở DVBTNT.

+ Tỷ trọng khách so với tổng lượng khách toàn dải: đây là chỉ tiêu phản ánh về đóng góp về số lượng khách của đô thị du lịch trong du lịch DVBTNT.

+ Cơ cấu khách du lịch: thể hiện sức hấp dẫn đối với các thị trường khách du lịch khác nhau

+ Thời gian lưu trú: thể hiện sự hấp dẫn của lãnh thổ du lịch, khả năng tăng trưởng doanh thu trong mối tương quan với chi phí và tác động môi trường.

+ Cơ cấu chi tiêu: phản ánh sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ du lịch, sự hài lòng của du khách.

+ Lao động: số lượng, thu nhập bình quân: phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cũng như khả năng giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của ngành du lịch trong đô thị.

+ Tỷ trọng của doanh thu du lịch trong tổng GTSX của đô thị du lịch: phản ánh vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch đối với nền kinh tế chung của đô thị.

b. Các hình thức tổ chức lãnh thổ theo không gianTCLTKT DVBTNT theo không gian có nhiều hình thức như : khu kinh tế, trung

tâm kinh tế và tiểu vùng kinh tế. Nhưng nổi bật nhất ở đây vẫn là sự ra hình thành và hoạt động của hình thức khu kinh tế (KKT).

- Diện tích đất tự nhiên và diện tích đất có thể cho thuê: phản ánh quy mô và khả năng quỹ đất cho phát triển và mở rộng sản xuất của KKT.

- Tỉ lệ lấp đầy (T): được tính bằng tương quan giữa diện tích đất đã cho thuê (S đ) với diện tích đất có thể cho thuê (Sc), phản ánh mức độ sử dụng đất cho sản xuất kinh doanh và một phần hiệu quả phát triển của KKT.

Công thức tính: T = (%)

- Số dự án, vốn đầu tư, vốn đầu tư bình quân trên dự án: các chỉ tiêu phản ánh khả năng, quy mô thu hút đầu tư trên dự án của các KKT, khả năng khai thác đất đai, đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như trang bị KH - CN trong KKT….

- Quy mô vốn đầu tư/doanh nghiệp: phản ánh mức độ đầu tư và khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

33

Page 44: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

- Vốn đầu tư/diện tích đất cho thuê: phản ánh khả năng khai thác các tiềm năng trong KKT.

- Số lượng lao động: Tiêu chí đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm của KKT.

- Giá trị sản xuất (GKKT), tốc độ gia tăng và cơ cấu: thể hiện quy mô sản xuất, mức độ đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất KKT cũng như hướng sản xuất chính của KKT.

- Năng suất lao động: là tương quan giữa giá trị sản xuất so với lao động của KKT, biểu hiện hiệu suất lao động cũng như trình độ KH - CN ở đây.

- Doanh thu (DKKT) và tốc độ tăng doanh thu: phản ánh quy mô và mức độ mở rộng sản xuất kinh doanh của KKT.

- Giá trị xuất khẩu (XKKT): thể hiện sự mở rộng thị trường ra bên ngoài của KKT.- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu (TXKKT): là tương quan giữa XKTK với GKKT, phản ánh xu

hướng phát triển thị trường (khả năng hướng ngoại của sản phẩm hàng hóa) ở KKT.

Công thức tính:

- Nộp ngân sách: Thể hiện vai trò và nghĩa vụ cũng như phản ánh thực trạng hoạt động, quy mô sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của KKT đối với sự phát triển kinh tế chung của nhà nước.

1.2. Cơ sở thực tiễn1.2.1. Hoạt động kinh tế ở dải ven biển Việt Nam1.2.1.1 Khái quát chungDVB Việt Nam theo ranh giới hành chính chạy từ Bắc vào Nam qua 3 thành

phố, 14 thị xã, 110 huyện với diện tích là 47.462,2 km2 (chiếm 14,3% diện tích cả nước), dân số đến hết năm 2009 là 16.790,3 nghìn người (chiếm 19,1% dân số cả nước) [90]

Bảng 1.1. Diện tích, dân số của vùng ven biển năm 2011Chỉ tiêu Diện tích Dân số

Km2 Tỉ lệ (%) Nghìn người Tỉ lệ (%)Toàn dải 47.462,2 100 21.098,5 100- ĐBSH và Quảng Ninh 6.534,0 13,8 4.111,8 19,5- DHMT 29.716,2 62,6 10.002,5 47,4

+ Bắc Trung Bộ 10.117,4 21,3 4.224,2 20,0

- Đông Nam Bộ 2.577,0 5,4 1.009,2 4,9

- ĐBSCL 8.635,0 18,2 1.750,8 8,2

Nguồn: Xử lý, tính toán từ 19,160Tổng dân số tập trung ở khu vực ven biển và trên các hải đảo ven bờ biển Việt

34

Page 45: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Nam tính đến năm 2011 là 21.098,5 nghìn người, nhưng dân cư lại phân bố không đều, tập trung đông dân không phải là hai vùng đồng bằng lớn nhất nước ta mà ở DHMT (47,4%). Điều này cho thấy, hoạt động kinh tế biển, nhất là hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tập trung cao ở toàn vùng DHMT.

Trong những năm gần đây, kinh tế biển và ven biển có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng mở cửa mạnh ra bên ngoài và liên kết với các vùng khác. Tại DVB đã hình thành nhiều KCN tập trung, KKT ven biển với công nghệ khá hiện đại, khu du lịch, đô thị du lịch, trung tâm kinh tế...; đời sống cư dân ven biển được cải thiện đáng kể.

1.2.1.2. Một số hoạt động kinh tế chủ yếua. Công nghiệpNhững năm qua, ngành công nghiệp ven biển đã đạt được nhiều thành tựu to lớn,

đóng góp đáng kể về giá trị, sản phẩm cho công nghiệp cả nước và cho xuất khẩu. Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Việt Nam được sản xuất tại DVB, trong đó có nhiều sản phẩm chiếm tỉ trọng trên 50% công nghiệp cả nước, cá biệt một số sản phẩm chiếm trên 90% (luyện cán thép, chế biến hải sản), hoặc 100% (dầu khí, đóng mới tàu thuyền...) 88

Nhìn chung, cả thời kỳ 2000 - 2011, ngành công nghiệp ven biển luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. GTSX công nghiệp ven biển tăng bình quân 14,1%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước. Trong đó, công nghiệp quốc doanh tăng 7,4%/năm, ngoài quốc doanh tăng 16,2%/năm. Riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đạt 29,2%/năm cả thời kỳ, góp phần tích cực vào thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp của toàn dải. Mức đóng góp của công nghiệp ven biển ngày càng cao, năm 2000, GTSX của ngành công nghiệp - xây dựng ven biển chỉ chiếm 42,6% tổng GTSX toàn dải, đến năm 2011 đã tăng lên 46,2%. 88

Trong cơ cấu công nghiệp ven biển, các ngành công nghiệp thế mạnh gắn với lợi thế biển chiếm tỷ trọng chủ yếu (hơn 74%), ngành công nghiệp khai thác (chủ yếu là khai thác dầu khí và than) chiếm 21%, còn lại là các ngành khác. Đáng chú ý là ngành khai thác dầu khí có tốc độ phát triển nhanh và hóa lọc dầu những năm gần đây có bước phát triển đáng kể. Năm 2011, sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam đạt 15,2 triệu tấn dầu thô và gần 8,5 tỉ m3 khí, cung cấp cho phát điện và các ngành công nghiệp khác phục vụ kinh tế và dân sinh; kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt gần 7,2 tỉ USD, đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu của cả nước. 88

Các ngành nghề TTCN truyền thống dựa vào tiềm năng lợi thế của biển và ven biển cũng được phát triển đa dạng ở các khu vực nông thôn ven biển. Những năm gần đây, nhờ chính sách kinh tế đổi mới, nhiều ngành nghề TTCN đã được khôi phục và

35

Page 46: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

phát triển mạnh, thu hút một lực lượng lao động đáng kể, đồng thời góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Hàng năm, GTSX TTCN ven biển chiếm khoảng 20% GTSX TTCN cả nước. Song một số ngành nghề truyền thống như làm muối, trồng và chế biến cói...đang có nguy cơ giảm mạnh do thiếu thị trường tiêu thụ và sức cạnh tranh kém so với các nước trong khu vực.

b. Dịch vụDịch vụ là lĩnh vực quan trọng ở DVB, chiếm tỷ trọng 32,6% trong cơ cấu

GTSX, chỉ đứng sau công nghiệp, gấp 2 lần so với tỷ trọng của ngành nông - lâm - thủy sản. Trong dịch vụ, ngành giao thông vận tải biển và ngành du lịch biển vẫn là những ngành nổi bật và đem lại giá trị cao cho DVB.

* Giao thông vận tải biểnTrong hơn 10 năm đổi mới, ngành giao thông vận tải biển đã phát triển khá đồng

bộ cả về hệ thống cảng biển, về đội tàu và hoạt động vận tải, góp phần rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế DVB nói riêng và kinh tế cả nước nói chung theo hướng mở cửa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác phát triển, nhất là kinh tế đối ngoại.

DVB nước ta có hàng trăm địa điểm có thể xây dựng cảng, trong đó có các cảng nước sâu hoặc cảng trung chuyển quốc tế như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Nghi Sơn, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây, Đà Nẵng, Kỳ Hà, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải...

Theo quyết định công bố danh mục phân loại cảng biển Việt Nam của Thủ tướng chính phủ, DVB Việt Nam có 11 cảng biển loại I; 23 cảng biển loại II; 9 cảng biển loại III; 166 bến cảng 90 với tổng năng lực hàng hoá thông qua hơn 60 triệu tấn/năm, trong đó hầu hết các cảng lớn tập trung ở 2 khu vực ven biển Bắc Bộ và Nam Bộ. Các cảng tổng hợp quan trọng do Trung ương quản lý gồm có: Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn và Cần Thơ với tổng năng lực thông qua 64.270,7 nghìn tấn năm 2011; Các cảng chuyên dùng tiếp nhận xăng dầu gồm có: cảng B12, cảng Mỹ Khê và cảng Nhà Bè với tổng năng lực thông qua hơn 6 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu 2 - 3 vạn tấn (riêng khu chuyển tải dầu Văn Phong có thể tiếp nhận tàu 30 vạn tấn); các cảng than công suất gần 10 triệu tấn/năm có thể tiếp nhận tàu đến 5 vạn tấn...

Bảng 1.2. Khối lượng hàng hoá thông qua các cảng biển Việt Namdo Trung ương quản lý, giai đoạn 2000 - 2011

Đơn vị: Nghìn tấnTên cảng 2000 2005 2010 2011

1. Tổng cả nước 21.902,5 38.328,0 60.924,8 64.270,71.1 Cảng Hải Phòng 7.243,3 13.074,0 23.075,0 28.845,4

36

Page 47: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

1.2 Cảng Cái Lân 1.213,0 3.177,0 6.096,4 6.414,6

1.3 Cảng Cửa Lò 603,1 1.206,0 1.595,0 1.823,0

1.4 Cảng Đà Nẵng 1.310,6 2.255,0 2.378,0 2.775,0

1.5 Cảng Quy Nhơn 1.282,0 2.449,0 4.502,4 5.493,0

1.6 Cảng Nha Trang 485,3 682,0 2.529,4 2.578,0

1.7 Cảng Sài Gòn 9.501,0 13.557,0 13.046,0 12.025,0

1.8 Cảng Cần Thơ 264,2 978,0 3.376,0 1.856,0

Nguồn: 87 Những năm qua, hệ thống cảng biển đã đảm nhiệm việc bốc xếp thông qua hầu

hết khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta, một phần hàng giao lưu nội địa Bắc - Nam và bốc xếp thông qua một phần hàng quá cảnh của Lào. Ngoài ra, một số cảng biển còn tham gia vận chuyển hành khách, phục vụ khách tham quan, du lịch bằng đường biển, hỗ trợ sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng, khối lượng hàng container cũng tăng mạnh phù hợp với xu thế conainer hoá trong vận tải biển của thế giới. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ngày càng tăng, trong đó khối lượng hàng hóa luân chuyển luôn chiếm ưu thế trong toàn ngành giao thông vận tải. Năm 2000 chiếm 56,2%, đến năm 2011 tăng lên và chiếm 63,7%. 87

Nhìn chung, hệ thống cảng biển nước ta, nhất là các cảng lớn đã và đang đóng vai trò lớn, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của DVB nói riêng, cả nước nói chung. Các cảng biển thực sự trở thành những cửa ngõ giao lưu chính, là cầu nối quan trọng đưa nền kinh tế nước ta từng bước tiếp cận và hoà nhập với nền kinh tế phát triển trong khu vực và thế giới. Một số cảng biển lớn như: cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quy Nhơn...đã và đang được nâng cấp mở rộng nên cơ sở vật chất, kỹ thuật từng bước được hiện đại hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của DVB và cả nước.

Tuy nhiên, sự phát triển hệ thống cảng biển trong thời gian qua ở nước ta đã xuất hiện nhiều bất cập, trong đó đầu tiên là vấn đề quy mô cảng. Thống kê của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), hiện nay cả nước có 266 cảng biển lớn nhỏ, nhìn tổng quan về số lượng và tổng công suất xếp dỡ tuy không thiếu, nhưng thị trường lại rất phân tán, mất cân đối nghiêm trọng. Thị phần hàng hóa phân bổ giữa các cảng chênh lệch lớn, khu vực phía Bắc chiếm khoảng 30% khối lượng, phía Nam 57%, còn miền trung chỉ chiếm 13%. Ven biển miền trung dài 1.200 km, trong đó 600 km có mật độ cảng biển dày đặc, bình quân 30, 40 km có một cảng. Cảng nào cũng là cảng nước sâu, nhưng thực tế chỉ đón được tàu 30 nghìn tấn. DVB Bắc Trung Bộ, từ Thanh Hóa đến Quảng Bình hơn 100 km, có ít nhất ba cảng biển quy mô lớn gồm Nghi Sơn, Vũng Áng và Hòn La. Ðầu

37

Page 48: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

tư theo kiểu phong trào đã khiến miền Trung dù có tới 20 cảng biển, nhưng đúng nghĩa cảng nước sâu, có khả năng đón tàu lớn vào làm hàng chỉ vỏn vẹn hai cảng Tiên Sa (Ðà Nẵng) và Quy Nhơn (Bình Ðịnh). Phần lớn cảng miền Trung hoạt động dưới dạng gom hàng rồi đưa đến các cảng ở Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh xuất đi các nước, do đó hiệu quả kinh tế thấp, chỉ đạt bình quân 1/3 công suất. Thống kê nửa năm 2011, lượng hàng qua các cảng Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Cửa Việt (Quảng Trị), Chân Mây (Thừa Thiên - Huế), cộng lại bằng chưa đầy 1/3 sản lượng của cảng Hải Phòng. DVBMT đang xảy ra tình trạng cảng vừa thừa vừa thiếu.

+ Ngoài hệ thống cảng biển, ở DVB còn có các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua như: đường bộ 1A, đường sắt thống nhất Bắc - Nam, hệ thống đường hàng không…là điều kiện quan trọng làm cầu nối giữa DVB với các vùng khác ở trong nước và quốc tế.

Như vậy, hệ thống giao thông liên hoàn đã đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và DVB nói riêng, đặc biệt là trong quá trình hội nhập khu vực và xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

* Ngành du lịch biển, đảoDu lịch biển, đảo là ngành có tiềm năng phát triển lớn. Trên chiều dài 3.260 km

đường bờ biển có khoảng 125 bãi tắm lớn nhỏ phân bố khá đều từ Bắc vào Nam, trong đó có những bãi tắm lớn với chiều dài khoảng 15 - 18 km và nhiều bãi tắm nhỏ, chiều dài từ 1 - 2 km. Phần lớn các bãi tắm đều có cảnh quan đẹp, điều kiện tự nhiên, sinh thái rất phù hợp cho tắm biển và nghỉ dưỡng. Dọc ven biển còn có nhiều khu di tích, danh lam có thể phát triển du lịch tổng hợp. Đặc biệt là các di sản vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới nằm ở DVB gồm: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), phố cổ Hội An (Quảng Nam). Ngoài ra, ở DVB còn có 6 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 10/23 di tích quốc gia đặc biệt... Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để du lịch biển Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Hiện nay, trên toàn DVB đã khai thác hơn 50 bãi biển vào mục đích nghỉ mát du lịch, giải quyết việc làm cho gần 6 vạn lao động trực tiếp và hơn 10 vạn lao động gián tiếp, trong đó ven biển miền Trung là khu vực thu hút khách du lịch lớn nhất. Số khách du lịch đến DVB chiếm trên 70% lượng khách du lịch quốc tế và nội địa của cả nước. Riêng các trung tâm du lịch lớn là Quảng Ninh - Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh thu hút khoảng 81% lượng khách quốc tế và trên 71,0% lượng khách du lịch nội địa của toàn DVB. 85

Trong số 12 đô thị du lịch được quy hoạch hiện nay thì có tới 10 đô thị du lịch thuộc DVB, đó là Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu.

38

Page 49: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Cùng với sự gia tăng nhanh số khách du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch trong những năm gần đây cũng được cải thiện rõ rệt. Hệ thống các khách sạn, nhà hàng phục vụ du lịch ở DVB tăng nhanh, góp phần tích cực và có hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách. Năm 2000, toàn DVB có 21.086 phòng khách sạn, đến năm 2011 lượng phòng khách sạn tăng lên 70.210 phòng, bình quân tăng 11,6%/ năm, trong đó có một số khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế như: Ana Mandara, Caravelle, khu nghỉ Cát Vàng, Evason Resort, Furama... 85. Tuy nhiên phần lớn khách sạn du lịch tập trung ở một số trung tâm du lịch lớn. Còn lại các khu vực khác cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn rất thiếu thốn.

Doanh thu du lịch ven biển tăng nhanh và chiếm tỉ ngày càng cao trong doanh thu du lịch cả nước. Năm 2011, doanh thu trực tiếp từ du lịch đạt 54.689 tỉ đồng, đóng góp 61,2 % trong tổng doanh thu du lịch cả nước, tăng 27,6% giai đoạn 2000 - 2011. 85

Tóm lại, thời gian qua ngành du lịch biển và ven biển tuy có bước phát triển mạnh, đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển du lịch ở nước ta và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn thiếu thốn, hệ thống các khách sạn du lịch biển có quy mô nhỏ và chỉ tập trung ở một số trung tâm lớn. Các loại hình du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn (chủ yếu chỉ có tắm biển), chất lượng phục vụ thấp nên hiệu quả kinh doanh thấp; việc xây dựng các sản phẩm du lịch DVB còn chưa chú trọng đến định hướng sản phẩm đặc trưng, vì vậy tình trạng trùng lắp về sản phẩm du lịch trong cùng một DVB cũng như giữa các DVB khác là khá phổ biến ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn với khách du lịch quốc tế; Cho đến nay, các DVB vẫn chưa hình thành các trung tâm du lịch tổng hợp, hiện đại cỡ quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực; Vấn đề quy hoạch phát triển du lịch biển, đảo ở nước ta còn rất nhiều bất cập.

c. Nông - lâm - thủy sảnĐây được xem là ngành truyền thống của DVB. Mặc dù trong những năm gần

đây, tỷ trọng của ngành có xu hướng giảm nhanh trong cơ cấu GTSX nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao với 21,2% năm 2011. Điều này, do lợi thế sẵn có về mọi mặt, hơn nữa, với tình hình bất ổn về an ninh lương thực đang diễn ra trên toàn thế giới như hiện nay thì đây cũng là một điều kiện để DVB phát huy lợi thế của mình trong sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ cho xuất khẩu.

Trong cơ cấu nông - lâm - thủy sản, thủy sản là ngành thế mạnh của DVB. Từ năm 2000 trở lại đây, ngành thủy sản đã có bước phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, chế biến, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 7,0%/năm.

Trong 10 năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, sản lượng khai thác hải sản bình quân tăng 5%/năm; các địa phương ven biển đã đầu tư đóng mới được hơn

39

Page 50: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

14.000 tàu thuyền lớn, có công suất trên 90 CV phục vụ khai thác xa bờ, nâng tổng số tàu, thuyền máy năm 2011 lên 123.000 chiếc với tổng công suất 5,3 triệu CV, tăng hơn 40.000 chiếc và hơn 2,1 triệu CV so với năm 2000. [34]

Hệ thống hậu cần nghề cá cũng có những chuyển biến đáng kể. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn nước ngoài (Nhật Bản, ADB), vốn chương trình Biển Đông - Hải Đảo, vốn ngân sách Trung ương và địa phương…các thành phố, huyện, thị xã ven biển đã xây dựng gần 100 cảng cá, bến cá các loại và các khu neo đậu tàu thuyền…phục vụ phát triển khai thác hải sản.

Tuy nhiên, phần lớn sản lượng khai thác hiện nay vẫn là ở khu vực gần bờ, nơi có độ sâu dưới 30 m nước. Đặc biệt, các khu vực ven bờ (độ sâu dưới 20 m nước) nhiều nơi đã khai thác vượt quá giới hạn cho phép gây giảm sút nguồn lợi.

Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng, đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính, có hiệu quả kinh tế cao ở các địa phương ven biển; đồng thời góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế các vùng nông thôn ven biển. Năm 2011, toàn vùng ven biển có hơn 896 nghìn ha nuôi trồng thủy sản mặn lợ, sản lượng đạt 762 nghìn tấn, trong đó diện tích nuôi tôm là 421,3 nghìn ha, sản lượng đạt 406,5 nghìn tấn, cung cấp nguồn nguyên liệu lớn, ổn định cho chế biến và xuất khẩu. Các nghề nuôi cá, đặc sản trên biển theo hình thức lồng bè, nuôi nhuyễn thể ở biển và ven biển…cũng tăng nhanh, đang trở thành hướng phát triển có nhiều triển vọng. Đến nay, toàn vùng ven biển có gần 700.000 lồng bè nuôi thủy sản trên biển, hơn 20.000 ha nuôi nhuyễn thể vùng triều, sản lượng đạt hơn 200.000 tấn. Tuy vậy, đến nay chúng ta mới khai thác hơn 60% tiềm năng diện tích có khả năng vào nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là nuôi tôm nước lợ.[88]

d. Tổ chức lãnh thổ kinh tế ở dải ven biển* Một số hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành:- Ở DVB đã hình thành, phát triển nhiều hình thức lãnh thổ theo các ngành+ Trong nông - lâm - ngư nghiệp đó là việc hình thành, phát triển các hình thức

như: hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất tập trung. Trong đó, nổi bật hơn cả vẫn là hình thức trang trại và vùng sản xuất tập trung.

Trang trại là loại hình TCLTNN phổ biến ở nước ta, được phát triển từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Đến năm 2011, toàn DVB có 1.643 trang trại, chiếm 8,2% số trang trại của cả nước. Trong đó, số lượng trang trại thủy sản lớn nhất, với 731 trang trại. [91]

Theo lãnh thổ, trang trại được phát triển nhiều nhất ở DVB ĐBSCL (chiếm 58,5% tổng cả DVB), tiếp đến là DHMT (21,5%) [91]

40

Page 51: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Vùng sản xuất tập trung: ở DVB đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, nhưng trên quy mô lớn có 4 vùng sản xuất tập trung: DVB ĐBSH, DHMT, DVB ĐNB, DVB ĐBSCL. Việc hình thành, phát triển các vùng sản xuất tập trung đã phát huy tốt các lợi thế theo lãnh thổ, tạo ra nhiều hàng hóa xuất khẩu, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở DVB.

+ Trong công nghiệp: các hình thức tổ chức lãnh thổ rất đa dạng như: điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, KCN, trung tâm công nghiệp…Nhưng hình thức nổi bật nhất ở DVB là KCN.

Về phát triển KCN, theo quy hoạch phát triển KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến tháng 12/2011 DVB có 111 KCN được thành lập, trong đó có 55 KCN đang hoạt động, chiếm 31,4% tổng số KCN đang hoạt động của cả nước; tỉ lệ lấp đầy của các KCN ở DVB là 44,2%. Nhờ tiềm năng và những lợi thế sẵn có của DVB, từ năm 2000 đến năm 2011, vốn đầu tư nước ngoài cũng như trong nước đã tăng lên nhanh chóng; năm 2000, vốn đầu tư nước ngoài tại DVB đạt 1.150,5 triệu USD (vốn thực hiện 276,2 triệu USD) đến năm 2011 tăng lên 23.897 triệu USD (vốn thực hiện 10.558 triệu USD), chiếm 20,1% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước; vốn đầu tư trong nước tương ứng là 16.754, 2 tỉ đồng và 214.682 tỉ đồng, chiếm 25,8% so với cả nước. [Phụ lục 1]

+ TCLT các ngành dịch vụ rất đa dạng, trong đó TCLT du lịch nổi bật nhất với các hình thức: điểm, tuyến, khu, trung tâm và vùng du lịch. Ở DVB có 3 hình thức quan trọng và tiêu biểu hơn cả là: điểm du lịch, khu du lịch và trung tâm du lịch.

Điểm du lịch: Các điểm du lịch ở DVB rất phong phú, đặc biệt là các điểm du lịch quốc gia - quốc tế, bao gồm các di sản thế giới, các di tích quốc gia đặt biệt. Trong số 13 di sản của thế giới và 23 di tích quốc gia đặc biệt của cả nước thì DVB có tới 5 di sản thế giới và 13 di tích quốc gia đặc biệt, ngoài ra có hàng trăm điểm du lịch có ý nghĩa vùng, địa phương. Đây là một trong những lợi thế của DVB trong việc thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Khu du lịch: Đến năm 2011, DVB có 23 khu du lịch quốc gia trong tổng số 45 khu du lịch quốc gia của cả nước. Đặc biệt, trong 10 khu du lịch trọng điểm của cả nước, DVB có 5 khu.

Trung tâm du lịch: Suốt dọc DVB có 2 trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia là Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, có rất nhiều các trung tâm du lịch mang ý nghĩa vùng như Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,…

Trên địa bàn cấp tỉnh, trung tâm du lịch thường được biểu hiện dưới hình thức đô thị du lịch. Đó là nơi có lợi thế phát triển du lịch và có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị. Trong số 12 đô thị du lịch được quy hoạch hiện nay của cả nước thì có

41

Page 52: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

tới 10 đô thị du lịch thuộc DVB, đó là Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu. Các đô thị du lịch là nơi có các điều kiện thuận lợi về tài nguyên, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng hoàn thiện để phát triển du lịch một cách đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch, đem lại doanh thu lớn nhất.

* Tổ chức lãnh thổ theo không gianNổi bật nhất trong tổ chức lãnh thổ theo không gian ở DVB là hình thức khu kinh

tế ven biển (gọi tắt là các KKT), theo quy hoạch phát triển KKT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập, ở DVB có 18 KKT, với tổng diện tích 730.553 ha, bằng khoảng 2,2% tổng diện tích của cả nước [Phụ lục 3]. Các KKT này bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng. Số dự án và vốn đầu tư nước ngoài tăng khá nhanh. Đến nay, các KKT đã thu hút được trên 253 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 40 tỉ USD. Trong đó, có trên 66 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 21 tỉ USD. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội phục vụ chung cho KKT được đầu tư và đang dần hoàn thiện. Các KKT cũng đã giải quyết việc làm cho trên 4 vạn lao động, đời sống của người dân đã được nâng lên đáng kể.

1.2.2. Một số vấn đề đặt ra trong sự phát triển kinh tế ở dải ven biển hiện nay.1.2.2.1. Sức ép khai thác ở dải ven biển- Người ta đã dùng một chỉ số gọi là “chỉ số áp lực con người lên đới bờ”

(CHPI) để đánh giá sức ép khai thác đới bờ. Chỉ số đó thể hiện bằng tổng số dân sống trên 1 km DVB có chiều rộng 60 km. Đối với toàn thế giới con số đó là 6.300 đầu những năm 1970; 9.000 đầu những năm 1990; đạt 10.000 vào đầu thế kỷ này. [dẫn theo 34]

Ở Việt Nam, nếu lấy khu vực ven biển và đảo ven bờ rộng 60 km có thể coi là bao gồm toàn bộ các tỉnh và thành phố ven biển thì chỉ số áp lực ở DVB là 12.997 (lớn hơn so với trung bình của thế giới). Các DVB có chỉ số áp lực cao nhất là DHMT (21.464,2) DVB ĐBSH và Quảng Ninh (18.005,3), DVB ĐNB và ĐBSCL (tổng 17.552,2). [34]

- Suy thoái môi trường DVB. DVB là khu vực rất nhạy cảm, các hệ sinh thái như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển…rất dễ bị tổn thương do các hoạt động của môi trường con người và thiên nhiên. Nuôi trồng thủy sản mặn, lợ ven biển phát triển mạnh mẽ với diện tích trên 600.000 ha, chủ yếu được xây dựng trong vùng rừng ngập mặn và bãi bồi ven biển, khả năng suy thoái, ô nhiễm môi trường rất cao; ngoài ra, vấn đề khai thác các loại tài nguyên khoáng sản ven biển như than, vật liệu xây dựng, sa khoáng, đổ thải ra hàng chục triệu m3 đất đá, các chất lỏng gây ô nhiễm môi trường và

42

Page 53: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

phá hủy cảnh quan bờ biển; hoạt động của các KCN, KKT, khu đô thị, giao thông, du lịch đã phát thải một lượng lớn các chất gây ô nhiễm DVB.

Ở các vùng ven bờ, hàm lượng dầu thường vượt mức cho phép 0,05 mg/l đối với nuôi trồng thủy sản và nhiều nơi vượt mức cho phép 0,3 mg/l cho tắm biển. Trong trầm tích và nước biển một số nơi có biểu hiện sự gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm như Fe, Zn, Cu, Hg và các chất phóng xạ, các chất hữu cơ…[34]

1.2.2.2. Biến đổi khí hậu và nước biển dângBiến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng sâu sắc trên Trái đất đã làm dâng cao

mực nước biển, tạo ra nhiều quá trình cực đoan gây tai biến như khô hạn sa mạc hóa, hoang mạc hóa, ngập lụt, bão tố…Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nếu như kịch bản mực nước biển dâng 1 m vào cuối thế kỷ này thì có tới 4,4% (14.528 km2) lãnh thổ của Việt Nam sẽ bị chìm ngập trong nước biển. Chịu thiệt hại nặng nề nhất sẽ là DVB ĐBSCL với 12.376 km2 bị nhấn chìm, 30% dân số sẽ bị ảnh hưởng. Nước biển dâng sẽ gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế và đời sống của nhân dân, đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch ứng phó đầy đủ với những thách thức của biển đổi khí hậu ngay bây giờ. [dẫn theo 34]

1.2.3. Hoạt động kinh tế ở ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh (TNT)1.2.3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tếTrong những năm gần đây, tận dụng được những lợi thế của mình về vị trí địa lý,

tài nguyên thiên nhiên và nhân tố con người nên kinh tế của TNT có bước tăng trưởng khá. Quy mô GDP tăng lên khá nhanh từ 21.300,1 tỉ đồng năm 2000 lên 42.049,7 tỉ đồng năm 2005 và 136.707,9 tỉ đồng năm 2011. Tuy nhiên, quy mô kinh tế của TNT vẫn còn thấp và có xu hướng giảm tỉ trọng so với toàn vùng Bắc Trung Bộ từ 74,3% năm 2000 xuống còn 73,1% năm 2011. Điều này do khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư của TNT trong thời gian qua có xu hướng giảm, trong khi những tỉnh khác của Bắc Trung Bộ tăng lên.

Bảng 1.3. GDP và GDP/người của ba tỉnh TNT giai đoạn 2000 - 2011 (theo giá thực tế)

Tiêu chí 2000 2005 2010 2011GDP (Tỉ đồng)% so với toàn vùng BTB

21.300,174,3

42.049,773,6

110.112,273,1

136.707,973,1

GDP/người (Triệu đồng)% so với toàn vùng Bắc Trung Bộ

2,896,6

5,698,2

14,496,6

18,096,8

Nguồn: Tính toán từ 19,21,26 Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2000 - 2011 luôn ở mức cao, năm sau cao hơn

43

Page 54: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

năm trước, bình quân thời kỳ 2000 - 2011 trên 10,6%/năm, trong đó mức tăng trung bình công nghiệp - xây dựng đạt 16,2%, dịch vụ đạt 11,0%, nông - lâm - ngư đạt 2,5%. [Phụ lục 4]

Do GDP tăng trưởng khá, trong khi tốc độ tăng dân số của vùng tương đối ổn định nên GDP/người không ngừng tăng lên từ 2,8 triệu đồng/người năm 2000 lên 5,6 triệu đồng/người năm 2005 và 18,0 triệu đồng/người năm 2011. So với toàn vùng BTB, GDP/người của TNT tương đối cao, chiếm 96,8% năm 2011.

1.2.3.2. Cơ cấu kinh tếa. Theo ngành

Bảng 1.4. Cơ cấu theo ngành kinh tế của ba tỉnh TNT giai đoạn 2000 - 2011 (%)

2000 2005 2010 2011Nông - Lâm - Thủy sản 45,9 36,6 28,8 28,9Công nghiệp - Xây dựng 18,4 29,8 36,2 36,3Dịch vụ 35,7 33,6 35,0 34,8

Nguồn: Tính toán từ 19,21,26Trong hơn 10 năm trở lại đây, cơ cấu kinh tế theo ngành của TNT có sự chuyển

dịch mạnh mẽ theo hướng CNH - HĐH; tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông - lâm - thủy sản trong GDP. Giai đoạn 2000 - 2011, tỷ trọng GDP của ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 45,9% xuống còn 28,9%. Trong khi đó tỷ trọng của công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,4% lên 36,3%, dịch vụ chưa thật ổn định từ 33,6% năm 2005 lên 35,0% năm 2010. Tuy nhiên, so với toàn vùng BTB cũng như so với cả nước thì tốc độ chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng của nông - lâm - ngư còn cao, chiếm 28,9% GDP năm 2011 (trong khi đó lĩnh vực này của cả nước năm 2011 là 22,0%, của BTB là 25,0% cùng thời kỳ) 87.

b. Theo thành phần kinh tếSự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của TNT còn chậm. Khu vực kinh tế

trong nước vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Bảng 1.5. Cơ cấu theo thành phần kinh tế của ba tỉnh TNTgiai đoạn 2000 - 2011 (%)

2000 2005 2010 2011Khu vực kinh tế nhà nước 31, 7 29,2 26,2 26,3

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước 66,8 68,1 71,1 70,7

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1,5 2,7 2,7 2,9

44

Page 55: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Nguồn: Tính toán từ 19,21,26Khu vực kinh tế Nhà nước tuy giảm về tỷ trọng từ 31,7% xuống còn 26,3% từ

năm 2000 đến năm 2011 nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế của TNT. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt trong vùng vẫn do Nhà nước quản lý. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng tương ứng từ 66,8% lên 70,7%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này nhanh hơn so với toàn vùng BTB [Phụ lục 5]

c. Theo lãnh thổCơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng có sự chuyển dịch theo hướng khai thác thế

mạnh của từng vùng. Trên từng tiểu vùng, Thanh Hóa vẫn là tỉnh có GDP cao nhất, chiếm 48,9% tổng GDP của ba tỉnh năm 2011, Nghệ An với GDP chiếm gần 36,9%, và thấp nhất vẫn là tỉnh Hà Tĩnh 14,7% tổng GDP của ba tỉnh. 192126. Mặc dầu cũng phát huy được lợi thế của mình nhưng Nghệ An và Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua còn gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư, nhất là đầu tư vào các ngành mũi nhọn.

Trên phạm vi cả ba tỉnh cũng đã hình thành một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo không gian như KKT: Nghi Sơn (Thanh Hóa), Đông Nam (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh) với tổng diện tích 60.218 ha, chiếm 8,2% tổng diện tích của 18 KKT trên cả nước.

Ngoài ra, các hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành nổi bật trong nông - lâm - thủy sản là: hộ gia đình, trang trại và vùng sản xuất tập trung; trong công nghiệp đó là các KCN, TTCN; trong dịch vụ là các điểm du lịch, các đô thị du lịch đang ngày càng phát huy hiệu quả trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TNT.

1.2.3.3. Giá trị sản xuấtBảng 1.6 . Giá trị sản xuất của Thanh - Nghệ - Tĩnh giai đoạn 2000 - 2011

(giá hiện hành)

Đơn vị: Tỉ đồng2000 2005 2010 2011

Tổng GTSX 34.100,3 73.369,3 221.987,8 329.457,4- GTSX nông - lâm - thủy sản 13.130,5 22.681,4 52.337,7 88.149,6 + Nông nghiệp 10.685,5 18.304,3 42.717,4 71.707,2 + Lâm nghiệp 1.160,4 1.723,1 3.475,7 6.359,2 + Thủy sản 1.284,6 2.654,0 6.144,6 10.083,2- GTSX công nghiệp - xây dựng 10.398,2 31.301,9 106.711,6 148.411,7 + Công nghiệp 5.734,5 17.999,8 55.857,4 79.591,7 + Xây dựng 4.663,7 13.302,1 50.854,2 68.820,0

45

Page 56: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

- GTSX dịch vụ 10.571,6 19.386,0 62.938,5 92.896,1 Nguồn: 19,21,26GTSX của TNT tăng nhanh qua các năm từ 34.100,3 tỉ đồng năm 2000 lên

329.457,4 năm 2011. Trong đó, công nghiệp - xây dựng là ngành có GTSX lớn nhất (chiếm 45,0%), dịch vụ mặc dù có xu hướng tăng về GTSX nhưng chưa thật ổn định trong cơ cấu (chiếm 28,2%), nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng trong cơ cấu (26,8%). Trong những năm qua, do được đầu tư lớn trên cả 3 tỉnh TNT, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng như hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất kinh doanh...nên GTSX tăng nhanh. Tuy nhiên, so với của cả nước thì GTSX cả 3 tỉnh TNT còn nhỏ bé, chỉ chiếm (11,2%) do năng lực cạnh tranh thấp, sức hấp dẫn đầu tư còn nhiều hạn chế, các điều kiện về tự nhiên và kinh tế - xã hội còn bất cập.

Tiểu kết chương 1Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có sự thống nhất trong quan

niệm về DVB và phạm vi ranh giới DVB. Tùy vào các mục đích nghiên cứu khác nhau mà các khái niệm được đưa ra khác nhau. Từ đó các cách tiếp cận nghiên cứu DVB cũng khác nhau như tiếp cận về mặt tự nhiên, về mặt sinh thái - môi trường, về mặt địa lí kinh tế, về mặt văn hóa - xã hội.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của DVB, song có thể nói vị trí địa lí, các điều kiện về khí hậu, địa hình, các loại tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt các điều kiện kinh tế - xã hội như dân cư và nguồn lao động, vốn, khoa học kỹ thuật - công nghệ là những yếu tố quan trọng trong thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của các ngành gắn với đặc thù của DVB.

Ở Việt Nam, DVB ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển một nền kinh tế mở. Kinh tế DVB trong thời gian qua đã đóng góp 63,3% GDP, thu hút tới 60,3% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 61,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thúc đẩy mạnh quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Các ngành kinh tế gắn với đặc thù của DVB hiện nay được chú trọng phát triển phải kế đến là: công nghiệp, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo, khai thác và nuôi trồng hải sản. Cùng với nó là việc hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành và theo không gian như trang trại, vùng sản xuất tập trung, KCN, đô thị du lịch, KKT ven biển. Trong giai đoạn tiếp theo, kinh tế DVB vẫn được xem là đầu tàu lôi kéo các vùng khác trong nội địa.

Với mục đích nghiên cứu sự phát triển kinh tế vì vậy, DVBTNT được xác định là toàn bộ phần đất liền ven biển nằm trong ranh giới hành chính của các huyện, thị giáp

46

Page 57: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

biển và các đảo nằm trong ranh giới thuộc ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đó là không gian để bố trí các hoạt động kinh tế - xã hội gắn với biển.

Cơ sở lí luận và thực tiễn về kinh tế DVB được xây dựng trên cơ sở khái quát những lí luận về phát triển kinh tế biển và DVB nói chung, các lý thuyết liên quan đến phát triển kinh tế biển, ven biển của thế giới cũng như ở Việt Nam nói riêng. Từ đó, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế DVB để vận dụng vào DVBTNT là một kết quả quan trọng về mặt lí luận nhằm góp phần làm nổi bật hiện trạng phát triển kinh tế DVBTNT.

CHƯƠNG 2

47

Page 58: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DẢI VEN BIỂN THANH - NGHỆ - TĨNH

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế dải ven biển Thanh -Nghệ - Tĩnh

2.1.1. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý DVBTNT là một dải đất hẹp chạy dọc ven biển của ba tỉnh Thanh Hoá, Nghệ

An, Hà Tĩnh thuộc phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ với diện tích tự nhiên là 4.889,7 km2, chiếm 14,5% diện tích toàn tiểu vùng phía Bắc của BTB. Dân số năm 2011 là 2.551,8 nghìn người, chiếm 33,6% dân số ba tỉnh TNT. Đây là dải bao gồm 15 huyện, thị xã giáp biển kéo dài từ Bắc xuống Nam gồm có: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh19,21,26. Là dải kéo dài từ 17054’ đến 20040’ vĩ độ Bắc và từ 103018’25’’đến 106030’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Ninh Bình; phía Nam giáp Quảng Bình; phía Tây giáp các huyện, thị khu vực nội địa của ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ với chiều dài đường bờ biển 321 km 19,21,26.

Với vị trí nêu trên, DVBTNT được coi như là một hành lang thương mại quan trọng, một hệ thống cửa mở của các nước phía Tây như Lào, Đông Bắc Thái Lan và xa hơn là Mianma. Các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản đang giành nhiều sự quan tâm đến phát triển khu vực Nam Lào - Đông Bắc Cămpuchia và miền Trung Việt Nam gắn với việc mở đường xuyên Á, mở các lối ra biển gần nhất cho khu vực này. Đồng thời, vị trí kết hợp với hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, có nhiều dãy núi ăn sát ra biển, nhiều cửa sông, xen kẽ là các đồng bằng, các vịnh biển…rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu. Các cảng biển của DVBTNT đã được đưa vào danh sách lựa chọn làm cửa ngõ ra biển cho các nước phía Tây. Sự quan tâm đó đã, đang và sẽ có tác động đến việc hình thành các cửa vào - ra ở miền Trung và đẩy mạnh phát triển kinh tế của khu vực.

DVBTNT nằm không xa so với Trung Quốc. Biển Đông đối với Trung Quốc là địa bàn chiến lược về thương mại quốc tế. Hiện nay, có hơn 60% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và 29/39 tuyến đường hàng hải quốc tế của Trung Quốc đi qua biển Đông; Hơn nữa, Trung Quốc hiện nay là nước có chiến lược phát triển kinh tế biển mạnh mẽ, là một trong những nước thành công nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng duyên hải.

DVBTNT còn nằm trên các trục giao thông chính Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Đồng thời, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là nơi bắt đầu thắt lại của dải đất miền

48

Page 59: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Trung, một trong những yết hầu trên con đường xuyên Việt, án ngữ sau lưng là dải Trường Sơn hùng vĩ, trải ra trước mặt là biển Đông rộng lớn.

Với đặc điểm vị trí và lãnh thổ nói trên, DVBTNT có điều kiện giao lưu thuận lợi với các DVB, các vùng kinh tế khác trong cả nước, với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới, dần trở thành đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế quan trọng với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, với vị trí này làm cho tự nhiên ở DVBTNT mang tính chất trung gian chuyển tiếp giữa khu vực Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Thượng Lào, Bắc Trung Bộ, Vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ. Khí hậu mạng tính chất nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiều tai biến thiên nhiên: gió Phơn Tây Nam, bão, sương muối, sương mù... gây khó khăn rất lớn cho hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động kinh tế khai thác biển.

2.1.2. Tự nhiên 2.1.2.1. Địa hìnhĐịa hình ở DVBTNT rất đa dạng và phức tạp, thuộc dạng địa hình đồng bằng

ven biển, với đặc trưng hẹp ngang và dốc ra biển với độ nghiêng khá lớn, phân hóa theo chiều Bắc - Nam.

- Ở Thanh Hoá trên dạng địa hình ven biển có vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Mã, sông Yên...Vùng đất cát ven biển nằm phía trong của bãi cát có độ cao trung bình từ 3 - 6m, ở phía Nam Tĩnh Gia chúng có dạng sống trâu do các dãy đồi kéo dài ra biển.

Dải đất này về đại thể được hình thành như sau: với các đảo đá vôi rải rác ngoài vụng biển, dòng phù sa ven bờ được đưa ra từ các vùng cửa sông đã tạo nên những thành tạo trầm tích dưới dạng mũi tên cát, cô lập dần dần những khoảng biển ở phía trong và biến chúng thành những đầm nước mặn. Những đầm này về sau được phù sa sông lấp dần còn những mũi tên cát thì ngày càng phát triển rộng thêm, nối những cồn cát duyên hải thành những chuỗi dài chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dạng xoè nan quạt. Chiều rộng của các bãi cát, cồn cát duyên hải ở phía Bắc rộng đến hơn 5 km, nhưng ở phía Nam chỉ còn khoảng 1,5 km.

Bờ biển của đồng bằng Thanh Hoá là bờ biển phẳng với thềm lục địa tương đối rộng. Ở Bắc Nga Sơn, phù sa sông Hồng, sông Đáy đổ về làm cho đất liền tiến ra biển với tốc độ lớn không thua kém gì vùng bờ biển Ninh Bình nhưng từ Nam Nga Sơn trở vào các cồn cát đã nối liền những mũi đá nhô ra biển lại với nhau, tạo thành các bãi biển phẳng và dài như ở Lạch Trường, Sầm Sơn, Khoa Giáp (Tĩnh Gia).

Trên địa hình ven biển này có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn. Đứng ở bờ biển Sầm Sơn có thể nhìn thấy Hòn Nẹ, Hòn Mê

49

Page 60: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

(cao 231m) nổi lên ngoài bờ biển, canh giữ một vùng hải phận nổi tiếng của Tổ quốc.- Đến Nghệ An, địa hình bờ biển thuộc loại bờ biển thấp, bằng phẳng, có nhiều

cửa sông cắt xẻ và một số nhánh núi đâm ra sát biển (tạo thành mũi Cửa Lò, mũi Lồi, mũi Ròn...), phía ngoài biển sát bờ có các đảo như Lan Châu, Song Ngư, Hòn Mắt...Ngoài ra, còn có các bãi biển khác như Quỳnh Phương, Cửa Hội...

- Vào Hà Tĩnh, địa hình duyên hải với Vũng Áng, Vũng Sơn Dương có nhiều điều kiện để thiết lập cảng. Vũng Áng là vịnh không lớn, được che chắn bởi ba phía: phía Tây có núi Cửa Khẩu cao trên 200m, phía Đông và Đông Nam là múi Mũi Ròn có mõm Đỉnh Chùa cao 320m, phía Nam là đỉnh Rú Sơn cao 370m, ở phía Bắc và Đông Bắc vịnh thông ra biển Đông. Toàn bộ mặt nước của vịnh rộng 200 ha, độ sâu trung bình từ 6 - 8m, tại cửa vịnh sâu 12m. Sát chân núi mũi Ròn có độ sâu từ 8 - 10m, thuận tiện cho việc xây dựng cầu tàu. Phần trên bờ của vịnh, chủ yếu là khu đất phía Nam rộng khoảng 250 ha, khá bằng phẳng, thuận tiện cho việc xây dựng kho bãi cũng như KCN.

Vũng Sơn Dương có tổng diện tích mặt nước khoảng 1.200 ha, độ sâu trung bình từ 8 - 12m, có chỗ sâu tới 20m. Địa hình trên bờ chia làm 2 khu; khu Bắc là suờn núi dốc đứng, nằm sát mép nước, khu Nam là vùng đất bằng phẳng và rộng. Gần mép nước là bãi cát rộng xen lẫn rừng Phi Lao chắn cát.

Các bãi tắm nổi tiếng ở đây là: Xuân Thành, Thiên Cầm, Mũi Đao.Như vậy, địa hình thuận lợi là điều kiện để DVBTNT phát triển ngành nông

nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng các cảng biển, KCN, phát triển du lịch, dịch vụ...Tuy nhiên, địa hình DVBTNT khá nông, vào những lúc triều rặc gây khó khăn

cho tàu thuyền cập bến, nhiều đoạn bờ biển bị xói lở mạnh đã dẫn đến tình trạng phải di dân, việc xây dựng đê, kè chắn sóng, bão gặp nhiều khó khăn và tốn kém.

2.1.2.2. Khí hậuNằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động đan xen của

nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, hoàn lưu gió mùa, sự tương tác biển và lục địa, điều kiện địa hình, đặc điểm đường bờ biển... DVBTNT có khí hậu rất đặc sắc của chế độ khí hậu miền duyên hải với sự phân hoá sâu sắc của chế độ nhiệt và chế độ ẩm.

a. Chế độ nhiệtDVBTNT kéo dài từ 17054’ đến 20040’ Bắc nên chế độ nhiệt có sự phân hoá theo

không gian và thời gian. Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa nóng trùng với mùa mưa và mùa lạnh trùng với mùa khô. Đặc biệt, trong mùa nóng có sự xuất hiện của gió Tây vào đầu mùa. Đây là DVB chịu ảnh hưởng rất lớn của gió Phơn Tây Nam. Hàng năm có tới 20 - 30 ngày có gió Tây khô nóng.

Bảng 2.1. Một số đặc trưng về nhiệt độĐặc trưng Trạm Trạm Trạm

50

Page 61: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Quảng Xương Quỳnh Lưu Kỳ AnhNhiệt độ trung bình năm 230C 23,10C 230C

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29,10C 29,60C 29,50C

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 140C 14,30C 14,30C

Nhiệt độ tối cao 380C 390C 39,10C

Nhiệt độ tối thấp 50C 5,60C 5,80C

Biên độ nhiệt độ ngày và đêm 7,50C 7,60C 7,70C

Nguồn: Tính toán từ 19,21,26Nhiệt độ trung bình năm của dải là 23 0C. Trong đó, hàng năm có 4 tháng nhiệt

độ trung bình xuống dưới 200C (từ tháng XII đến tháng III). Tháng lạnh nhất là tháng I với nhiệt độ trung bình khoảng 14,20C. Tháng nóng nhất là tháng VI, VII khi gió Tây mang hiệu ứng Phơn làm cho nhiệt độ tăng đột ngột, có lúc lên đến 39 - 400C gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng.

Hàng năm, DVB nhận được một lượng bức xạ mặt trời khá phong phú với tổng lượng bức xạ là 131,8 kcal/cm2/năm và cán cân bức xạ là 87,3 kcal/cm2/năm. Tổng nhiệt trong năm vượt quá 8.5000C. Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.600 - 1.800 giờ. Thời kỳ ít nắng là những tháng mùa đông, từ tháng XI đến tháng II năm sau, vào khoảng 90 - 100 giờ mỗi tháng; thời kỳ nhiều nắng từ tháng V đến tháng VIII với số giờ nắng mỗi tháng khoảng 220 đến 250 giờ.

b.Chế độ gió Đây là DVB chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc về mùa đông, gió Tây và

Tây Nam về mùa hạ. Gió mùa Đông Bắc thường bắt đầu vào tháng X và kết thúc vào tháng III năm sau; mùa gió Tây và Tây Nam từ tháng V đến tháng VIII. Các tháng IV và IX được coi là thời kỳ chuyển tiếp giữa các mùa gió. Tuy nhiên, ở ven biển Hà Tĩnh do ảnh hưởng của địa hình dãy Trường Sơn nên thịnh hành gió Tây Bắc vào mùa đông.

Về mùa hạ, do chịu ảnh hưởng của gió Tây mang theo không khí khô và nóng do hiệu ứng Phơn gây ra, tạo ra điều kiện thời tiết bất lợi; gió Tây Nam với tần suất trên 50%, tốc độ gió khá lớn, trung bình năm khoảng 1,5 - 2,5 m/s.

c. Chế độ mưa, ẩmMưa ở đây khá lớn từ 1.800 - 4.500 mm/năm nhưng phân bố không đều. Do ảnh

hưởng của địa hình và hiện tượng Phơn nên chế độ mưa ở đây chia làm hai mùa rõ rệt, vào đầu hè lượng mưa thường tăng nhưng khi gió mùa Tây Nam hoạt động ổn định, mưa lại giảm dần và xuất hiện một mùa khô nhỏ. Tuy nhiên, lượng mưa giữa hai mùa chênh nhau không lớn, mùa mưa chỉ chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa cả năm.

Mùa mưa bắt đầu từ giữa hè và kéo dài 5 đến 6 tháng cho đến cuối tháng XII hoặc tháng I năm sau. Các tháng mưa nhiều là VII, VIII, IX với lượng mưa trung bình

51

Page 62: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

mỗi tháng là 300 - 760 mm. Các tháng mưa ít nhất là XII, I, II, III với lượng mưa trung bình mỗi tháng là 2 - 84 mm và số ngày mưa là 5 - 7 ngày. Chế độ mưa ở đây biến động mạnh từ năm này qua năm khác. Phạm vi giao động lượng mưa cả năm lên tới trên dưới 1.500 mm xung quanh giá trị trung bình.

Bảng 2.2. Một số đặc trưng về chế độ mưa và ẩm

Đặc trưngTrạm

Quảng XươngTrạm

Quỳnh LưuTrạm

Kỳ AnhLượng mưa trung bình năm (mm) 157,5 154,9 313,5Lượng mưa trung bình tháng cao nhất 726,9 627,0 945,4Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất 1,8 2,0 24,8Tổng lượng mưa cả năm 1.890,0 1.859,0 3.762,1Độ ẩm trung bình năm (%) 84,0 82,9 81,3Độ ẩm tháng cao nhất 91,0 88,0 87Độ ẩm tháng thấp nhất 73,0 76,4 75,5

Nguồn: Tính toán từ 19,21,26Độ ẩm không khí ở đây cũng khá lớn, trung bình khoảng 82 - 84%. Các tháng có

độ ẩm cao nhất là II, III, VIII, IX với độ ẩm trung bình mỗi tháng từ 85 - 90%. Các tháng có độ ẩm thấp nhất là VI, XII ở Thanh Hoá với lượng ẩm 75 - 76%; V, VI ở Nghệ An và Hà Tĩnh với lượng ẩm 76 - 77%.

d. Các hiện tượng thời tiết đặc biệtĐặc điểm nổi bật ở DVBTNT là chịu ảnh hưởng lớn của hạn hán, lũ lụt, bão, gió

Tây khô nóng, mưa đá…Hạn hán thường diễn ra vào giữa mùa hạ, mạnh nhất là tháng VI, VII. Vào thời

kỳ này độ ẩm xuống rất thấp chỉ từ 75% - 77%, ruộng đồng thiếu nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sồng.

Gió Tây (gió Lào) là một đặc trưng điển hình ở DVBTNT. Không ở đâu trên dải đất miền Trung hoạt động của gió Tây mạnh mẽ và có tác động sâu sắc đến mọi hoạt động của dân cư như ở DVBTNT. Gió Tây thường xuất hiện vào cuối tháng III, đầu tháng IV đến tháng VIII, mạnh nhất vào tháng V và VI. Hàng năm có khoảng 55 - 60 ngày có gió Tây khô nóng, vào thời gian này nhiệt độ không khí có thể lên đến 38 - 400C, có lúc lên đến 420C, độ ẩm xuống rất thấp 30 - 400C, độ bốc hơi rất lớn. Trong toàn DVBTNT, DVB Nghệ An chịu ảnh hưởng mạnh nhất.

Bão và áp thấp nhiệt đới là thiên tai gây thiệt hại nặng nề cho DVBTNT. Trung bình mỗi năm có vài cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển của vùng, bão thường tập trung vào các tháng VIII - IX. Riêng ở Nghệ An là nơi hay có bão. Chỉ tính riêng những cơn bão đổ bộ thì năm ít có 1 - 2 cơn, năm nhiều có 3 - 4 cơn. Bão xuất hiện sớm nhất

52

Page 63: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

vào tháng VI, bão thường có cường độ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống và sản xuất.

Cơn bão số 10 có tên là Wutip đổ bộ vào khu vực BTB ngày 30/9/2013 vừa qua được xem là cơn bão mạnh nhất trong 7 năm qua tại miền Trung, nó được gọi là siêu bão vì vùng tâm bão có gió giật mạnh lên cấp 17. DVBTNT nói riêng và vùng BTB nói chung bị ảnh hưởng nặng nề, hàng chục nghìn ngôi nhà chìm trong nước, nhiều người dân lâm vào cảnh khốn cùng, trắng tay, mất người thân…ước tính tổng thiệt hại lên tới gần 11.000 tỉ đồng. Riêng DVBTNT, tổng thiệt hại lên tới gần 2.000 tỉ đồng, vùng thiệt hại nặng nề nhất kéo dài từ Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu cho đến Kỳ Anh, có hàng nghìn ha lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản, hơn 3.000 ngôi nhà... bị nhấn chìm, nhiều tài sản bị cuốn trôi làm hàng trăm hộ dân lâm cảnh trắng tay.

Lũ lụt xảy ra hàng năm ở DVBTNT. Với đặc trưng của hệ thống dòng chảy ngắn, dốc nên trong mùa mưa bão, nước sông dâng lên rất nhanh, nhất là khi có triều cường. Nước lũ dâng cao đột ngột gây thiệt hại rất lớn cho dân cư vùng ven biển.

e. Biến đổi khí hậu đối với dải ven biển Thanh - Nghệ - TĩnhBiến đổi khí hậu có ảnh hưởng không nhỏ đến DVBTNT. Biểu hiện ở sự thay

đổi về lượng mưa, về chế độ nhiệt, thay đổi về hệ sinh thái (nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn), xuất hiện hiện tượng sạt lở bờ biển và đặc biệt là xuất hiện ngày càng nhiều và sâu sắc các hiện tượng thời tiết cực đoan.

* Sự thay đổi về lượng mưaSo sánh lượng mưa trung bình giữa các thập kỷ có thể thấy rằng: có sự khác biệt

rõ rệt về lượng mưa năm cũng như lượng mưa tháng. Lượng mưa ở DVBTNT trong 3 thập kỷ cuối thế kỷ XX có xu thế chung là giảm dần. Tại các trạm thủy văn Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu, Cẩm Xuyên tổng lượng mưa ở thập kỷ 70 dao động trong khoảng 16.000 - 17.000 mm nhưng đến thập kỷ 90 trở lại đây đã giảm còn 1.400 - 1.500 mm. Số ngày có lượng mưa lớn thập kỷ 80 là 46 ngày, với lượng mưa trung bình 200 - 600 mm/ngày; thập kỷ 90 tương ứng là 42 ngày và trung bình 100 - 400 mm/ngày; thập kỷ 20 là 25 ngày và từ 100 - 300 mm/ngày. [27],[60],[61],[63]

* Thay đổi về chế độ nhiệt Mức độ tăng trung bình của nhiệt độ trong thời gian qua vào khoảng 0,07 -

0,150C/thập kỷ. Biến đổi nhiệt độ tương đối lớn, về mùa đông chênh lệch trung bình nhiệt độ tháng khoảng 2 - 30C. Về mùa hè chênh lệch nhiệt độ trung bình nhỏ hơn, khoảng 1 - 20C.

Tại các trạm khí tượng thủy văn ở DVBTNT biến thiên nhiệt độ cho thấy nhiệt độ tăng dần từ 23,70C (1961 - 1970) lên đến 24,60C (trung bình 2001 - nay) tại trạm

53

Page 64: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Tĩnh Gia và 23,30C (1961 - 1970) lên đến 24,40C (trung bình 2001 - nay) tại trạm Quỳnh Lưu. [27],[60],[61],[63]

* Các hiện tượng thời tiết cực đoanTrong những năm gần đây, số đợt rét đậm và rét hại có xu thế tăng lên. Năm

2009 và năm 2011, tổng số đợt rét đậm và rét hại lên tới 7 và 6 đợt. Nắng nóng trong những năm đầu của thế kỷ 21 diễn ra nhiều hơn so với những

năm trước đây. Số đợt nắng nóng diễn ra nhiều nhất vào năm 2006 với 11 đợt. Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và

cường độ do BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là những thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong toàn dải, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống.

- Hạn hán kéo dài trên diện rộngDVBTNT chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hạn hán. Khoảng mười năm gần

đây, hạn hán mang tính thường xuyên hơn, hầu như năm nào cũng xảy ra. Các kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân tác động đến quá trình hạn hán ở khu vực này. Trong đó, nguyên nhân phổ biến và đặc thù là do đặc điểm địa hình và tự nhiên đã làm cho BĐKH ảnh hưởng một cách sâu sắc.

- Bão, lũ lụt - thiệt hại lớn cho người dân So với cả nước thì DVBTNT có số lần bão đổ bộ vào thuộc loại cao của cả nước,

trung bình mỗi năm có khoảng 5 - 7 cơn bão đổ bộ vào DVBTNT, thời gian bắt đầu có bão xuất hiện vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, đặc biệt tập trung vào tháng 9. Bão thường lớn, triều cường cao đã gây nên nước dâng ở các cửa lạch và gây lũ lớn ở thượng nguồn các sông.

* Thay đổi về mực nước biển và sạt lở bờ biển- Nước biển dângHiện nay trên địa bàn dọc DVBTNT đã lắp đặt các trạm đo mực nước biển tại

các cửa sông. Theo số liệu thống kê tại các trạm đo này, mực nước biển tại DVBTNT dâng cao khoảng 1,5 - 1,7 mm/năm trong khoảng thời gian 1975 đến 1990 và con số này là 2,7 - 2,9 mm/năm từ năm 1991 đến nay. Như vậy, mực nước biển tại đây có xu hướng ngày một dâng cao và với tốc độ ngày càng nhanh hơn. [27],[60],[61],[63]

Chế độ thủy triều ở DVBTNT có dạng nhật triều thuần nhất (một ngày đêm thủy triều chỉ có một lần đạt giá trị cao nhất và một lần đạt giá trị thấp nhất, trong tháng có tới 25 ngày nhật triều.) Mực nước triều trung bình 1,0 - 2,0 m, tối đa là 3,5 - 4,0 m, tối thiểu là 0,0 - 0,2 m. Mực nước biển dâng cao nhất vào ngày 27 tháng 09 năm 2005 khi đó tại vùng ven biển chịu sự tác động của cơn bão số 7 với sức gió cấp 11, (tức là từ

54

Page 65: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

103 đến 133 km một giờ) kết hợp với triều cường. Mực nước biển tại đây thường dâng cao đột biến mỗi khi xuất hiện những cơn bão và đặc biệt là bão kết hợp với triều cường, đe dọa đến hệ thống đê biển và đời sống của cộng đồng dân cư địa phương. [27],[60],[61],[63]

- Sạt lở bờ biển Sạt lở bờ biển diễn ra trên những đoạn bờ được cấu thành bởi vật liệu trầm tích

Đệ Tứ không liên kết (bở rời hoặc gắn kết yếu, thuộc nhóm đất đá A). Hoạt động này diễn ra chủ yếu vào thời gian triều cường và nơi bị sạt lở mạnh chủ yếu là phần bãi triều cao và diễn ra mạnh mẽ khi có giông bão. Những đoạn bờ bị sạt lở mạnh thuộc xã Ninh Phú (Hậu Lộc), xã Diễn Kim, Diễn Hùng (Diễn Châu); xã Nghi Thiết, Nghi Hải (huyện Nghi Lộc); xã Quỳnh Phương, Quỳnh Minh, Quỳnh Thọ (huyện Quỳnh Lưu); xã Xuân Lam (Nghi Xuân).

Hiện tượng sạt lở bờ biển và cửa sông là mối đe dọa lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống của nhiều địa phương. Trong 335 xã ven biển có 102 xã bị sạt lở. Tổng chiều dài các đoạn bị sạt lở là 132.290 m (cửa lạch 89.050m, bãi ngang 43.240m). Tốc độ sạt lở trung bình 73 m/năm. Không ít đoạn sạt lở đã vào sát khu dân cư như Sơn Hải, Quỳnh Long... Một số đoạn như Quỳnh Bảng, Quỳnh Ngọc tốc độ sạt lở từ 150 - 200 m/năm. Khu vực Cửa Cờn có hiện tượng sạt lở xen kẽ: từ Cửa Cờn đến Cửa Lò, đường bờ bị sạt lở nhiều, nhất là tại khu vực các cửa sông; từ Cửa Lò đến Cửa Hội (cửa sông Cả đổ ra biển), ở Xuân Lam, Nghi Xuân... đường bờ có xu thế bồi tụ, đặc biệt là khu vực Cửa Hội và tại đây dòng sông có hướng đổi dòng. [27],[60],[61],[63]

* Sự thay đổi diện tích rừng ven biểnTừ năm 1990 đến nay diện tích rừng ngặp mặn và rừng trồng ven biển ở

DVBTNT đã có nhiều biến đổi đáng kể. Năm 2000 diện tích rừng ngập mặn và rừng trồng là 20.591,8 ha, đến năm 2011 giảm xuống chỉ còn 14.736,6 ha. [27],[60],[61],[63]

Có thể khẳng định, BĐKH sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế ở DVBTNT trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, cần phải có định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế cũng như đề xuất các khả năng thích ứng phù hợp để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH đến sự phát triển kinh tế ở DVBTNT.

2.1.2.3. Thuỷ văn DVBTNT có mạng lưới thuỷ văn khá dày đặc. Chế độ nước vùng cửa sông ven

biển rất khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tác động của thuỷ triều và đặc điểm chế độ dòng chảy mặt trên lãnh thổ.

Có thể nói chế độ thuỷ triều ở đây là loại nhật triều không đều, có hàng loạt các đồng bằng nhỏ kế tiếp nhau. Do địa hình đồi núi kề ngay gần đồng bằng nên ảnh hưởng của thuỷ triều đến các sông trong vùng không lớn. Chế độ triều phức tạp, biên độ triều

55

Page 66: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

trung bình từ 1,2 - 2,5 m, tốc độ triều truyền không lớn; mặt khác các con sông thường hẹp, ngắn và dốc nên sự tiết giảm của triều dọc sông diễn ra nhanh. Ở đây có dòng chảy mặt khá dồi dào, Modun dòng chảy dao động từ 30 - 50 l/s/km2.

DVB có trên 35 con sông lớn nhỏ chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với hơn 500 khe suối chằng chịt thuộc các hệ thống sông chính: sông Mã, sông Lạch Bang, sông Yên, sông Hoạt, sông Lam, sông Hiếu, sông Con, sông Giăng, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố.

Do đặc điểm của các sông vùng BTB nói chung và của DVBTNT nói riêng là ngắn và dốc (trừ sông Mã) cùng với việc phá rừng nghiêm trọng, nên vào mùa mưa nước dồn nhanh xuống vùng đồng bằng và ven biển gây lũ quét, xói mòn đất, ngập lụt.

Nguồn nước giữa hai mùa chênh lệch lớn. Mặc dù, ở vùng đồng bằng duyên hải đã xây dựng hàng loạt công trình thủy lợi nhưng do lưu lượng nước vào mùa khô nhỏ nên vẫn chưa đáp ứng được cho sản xuất và đời sống, tình trạng xâm nhập mặn vẫn đang diễn ra vào mùa khô.

2.1.2.4. Đất DVB là khu vực chịu tác động đan xen của hàng loạt các yếu tố tự nhiên và kinh

tế - xã hội nên đất đai rất phong phú về chủng loại và phức tạp về tính chất. a.Các nhóm đất chính- Nhóm đất phù sa được bồi tụ hàng năm tập trung ở khu vực đồng bằng phía

Đông nằm ở hạ lưu các con sông lớn. Nhóm đất này thích hợp cho cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm. Ngoài ra, còn nhóm đất phù sa không được bồi tụ nghèo dinh dưỡng, nhất là ở DVB Hà Tĩnh.

- Nhóm đất phèn mặn và cát phân bố ở khu vực ven biển Thanh Hóa và Nghệ An, nhất là vùng đầm lầy gần cửa sông và vùng bị triều xâm nhập có thể cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng (Cói, Sú, Vẹt) góp phần giữ đất, cải tạo đất và đảm bảo cân bằng sinh thái.

b. Cơ cấu sử dụng đấtDVBTNT có quỹ đất lớn với tổng diện tích là 488.972 ha (chiếm 14,5% diện tích

ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) trong đó được sử dụng như sau:Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất của DVBTNT năm 2011

Tiêu chíTổng diện

tíchĐất nông

nghiệpĐất phi nông

nghiệpĐất chưa sử

dụng 1. Toàn dải ( ha) 488.972 347.960 102.756 38.256- DVB Thanh Hoá 123.067 85.803,8 27.335,0 9.928,2- DVB Nghệ An 128.805 93.005,8 26.515,9 9.283,3- DVB Hà Tĩnh 237.100 169.150,4 48.905,1 19.044,5

56

Page 67: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Nguồn: Tính toán từ 103 đến 136 Trong tổng diện tích đất của dải, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, gần

71,2%; đất phi nông nghiệp chiếm 21,0%; đất chưa sử dụng đang còn lớn mặc dù có xu hướng giảm so với những năm trước nhưng vẫn chiếm 7,8%.

DVB Hà Tĩnh có diện tích lớn nhất, chiếm 48,5% tổng diện tích đất của DVBTNT, nhưng cơ cấu sử dụng đất vẫn chưa hợp lí, đất chưa sử dụng đang còn rất lớn (chiếm 49,8% diện tích đất chưa sử dụng của DVBTNT, 8,0% diện tích đất DVB Hà Tĩnh) do đất ở đây nghèo chất dinh dưỡng, bị rửa trôi mạnh, đem lại hiệu quả rất thấp trong sản xuất nông nghiệp. Trong tương lai, loại đất này cần được khai thác cải tạo để trồng rừng phi lao chắn cát hoặc chuyển sang sử dụng vào nhóm đất phi nông nghiệp.

Như vậy, đất đai ở DVBTNT nhìn chung thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp tuy nhiên khó khăn lớn nhất là khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng trong đất tương đối kém, diện tích đất nhiễm mặn khá lớn ảnh hưởng không nhỏ đến xác định cơ cấu cây trồng và xây dựng hệ thống tưới tiêu.

2.1.2.5. Tài nguyên thiên nhiên chínha. Tài nguyên sinh vật biểnVới chiều dài 321 km, dọc bờ biển có nhiều cửa lạch, cửa sông; trong đó có

nhiều cửa sông lớn để xây dựng cảng biển phục vụ vận tải, đánh bắt cá…. Có gần 20 cửa lạch lớn nhỏ, trong đó có 14 cửa lạch chính là lạch Sung, lạch Trường, lạch Hới, lạch Bạng, lạch Ghép (DVB Thanh Hóa), lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Vạn, lạch Thới, cửa Lò, cửa Hội (DVB Nghệ An), cửa Sót, cửa Nhượng, cửa Khẩu (DVB Hà Tĩnh). Vùng cửa lạch và những bãi ngang ven biển có điều kiện cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng.

Đáy biển vùng gần bờ là dãy cát thoải, bằng phẳng. Ở đây có một số vụng (vụng Gầm ở Sầm Sơn, vụng Quyền, vụng Thủi, vụng Biên, vụng Áng... ) và đảo (Hòn Nẹ, Hòn Mê, hòn Mắt, hòn Ngư, hòn Én...) là điều kiện thuận lợi cho sự cư trú của các loài hải sản quý hiếm; đồng thời là vùng trú ẩn an toàn cho tàu thuyền đánh cá, vận tải.

Vùng biển Thanh - Nghệ - Tĩnh thuộc vùng biển Bắc Trung Bộ, có khoảng 30 - 40 loài cá có giá trị kinh tế với trữ lượng 620.000 tấn, có khả năng khai thác 270.000 tấn, trong đó, cá nổi 52 - 58%, chiếm 20 - 27% trữ lượng khai thác cả nước. Tôm có 30 loài, khả năng khai thác 3.300 tấn/năm và tôm hùm 350 - 450 tấn/năm, mực 5.000 tấn/năm. Các loại hải sản có giá trị kinh tế như cá chim, cá thu, cá nụ, cá đé, tôm he, tôm hùm, cua, mực, sò huyết... Đây cũng là dải có khoảng 12.000 ha bãi biển là cơ sở để nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. Diện tích nước mặn khoảng 15.000 ha có thể nuôi cá song, cá sam, trai ngọc, tôm hùm, cua, rong tảo phân bố chủ yếu ở vùng đảo Hòn Mê,

57

Page 68: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Biện Sơn, hòn Ngư, hòn Mắt... 81Nói tóm lại, tài nguyên sinh vật ở DVBTNT là nguồn tài nguyên có giá trị đối

với việc phát triển các ngành kinh tế biển như việc đánh bắt, nuôi trồng và xây dựng công nghiệp chế biến hải sản nhằm đảm bảo cho nhu cầu của vùng và góp phần tăng thêm mặt hàng xuất khẩu.

b. Tài nguyên du lịch biểnTài nguyên du lịch biển góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở

DVBTNT. Sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn của các tài nguyên du lịch ven biển là điều kiện và tiền đề quan trọng để du lịch ven biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác.

- Các bãi biển: Trên chiều dài 321 km bờ biển có khoảng 15 bãi biển lớn nhỏ có khả năng khai thác, sử dụng vào mục đích tắm biển, nghĩ dưỡng, tham quan. Trong đó có nhiều bãi biển đẹp và đã nổi tiếng từ lâu như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội; Nghi Thiết, Bãi Lữ, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương, Quỳnh Nghĩa, Diễn Thành, Xuân Thành, Thiên Cầm…Trong số 15 bãi biển, có 2 bãi biển có chiều dài gần 10 km, có thể xây dựng thành các trung tâm du lịch biển lớn đạt quy mô và tiêu chuẩn quốc tế.

Các bãi biển ở đây đều có nền đáy chắc và bằng phẳng, độ dốc thoai thoải, cát mịn, nước trong và sạch, không pha lẫn bùn như một số bãi biển khác, sóng nhẹ, êm. Hơn nữa, một số bãi biển còn mang tính hoang sơ của những bãi biển chưa được nhiều người khám phá, tô điểm vào đấy là nét duyên của những dải núi đá ngoi ra, trông như bức tranh 3D.

Các bãi biển kết hợp với du lịch núi, du lịch văn hóa tại các di sản thế giới (thành nhà Hồ), di tích quốc gia đặc biệt (Kim Liên - Nam Đàn), các di tích văn hóa lịch sử khác…tạo cho DVBTNT nói riêng, BTB nói chung những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách và đưa ngành du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Hệ thống đảo ven bờ: Cách bờ biển không xa là các đảo ven bờ. Với 18 hòn đảo lớn nhỏ, phía Bắc có đảo Nẹ cách bờ biển Hậu Lộc 6 km, có diện tích rộng 10 ha mà thực chất là một ngọn núi cao 84 m, đi xuống phía Nam có một loạt các đảo như Hòn Mê, Biện Sơn, Hòn Ngư, Hòn Mắt, đảo Lan Châu, Hòn Én... phía Nam là đảo Sơn Dương, có diện tích khoảng 100 ha, nằm cách cảng biển Vũng Áng khoảng 7 km. Trên các đảo này có rất ít cư dân sinh sống, chủ yếu là rừng rậm với nhiều loại động vật quý hiếm như: sến, táu, lát, trường mật, lim, voọc, khỉ, các loài chim. Xung quanh đảo có nguồn lợi hải sản phong phú nhất là mực, tôm, cua, yến sào. Hệ thống đảo ven bờ ngoài ý nghĩa là vị trí tiền tiêu quân sự, là những cột mốc chỉ đường cho tàu thuyền đánh cá ngoài khơi xa tìm về trú bến, là nơi trú ẩn an toàn cho tàu thuyền khi có sóng to gió lớn, là khu vực đánh bắt nhiều nguồn lợi hải sản, còn là điều kiện rất thích hợp để phát triển

58

Page 69: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, kết hợp biển - đảo.

c. Tài nguyên khoáng sảnTải nguyên khoáng sản ở DVBTNT rất đa dạng với nhiều loại khác nhau. Tuy

nhiên, trữ lượng của các mỏ nhìn chung không lớn, chủ yếu là các điểm quặng nhỏ, ít có ý nghĩa khai thác. Các khoáng sản có ý nghĩa quan trọng trong toàn dải phải kể đến là: sắt, titan, các loại đá, cát xây dựng….

- Quặng sắt: Quan trọng và chiếm trữ lượng lớn nhất là mỏ sắt ở Thạch Khê - Hà Tĩnh, có trữ lượng 580 triệu tấn, chiếm 65% trữ lượng quặng sắt của cả nước, hàm lượng quặng đạt từ 60 - 65%, đảm bảo nguyên liệu cho các cơ sở luyện kim quy mô lớn. Tuy điều kiện hiện nay việc khai thác còn khó khăn, nhưng trong tương lai không xa, với các kỹ thuật công nghệ hiện đại, việc hình thành KCN khai khoáng và xây dựng nhà máy sản xuất thép lớn nhất Việt Nam, quy mô hơn 5 triệu tấn/năm tại Thạch Khê sẽ là động lực mạnh thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo ra sự thay đổi lớn về kinh tế - xã hội của toàn dải. 136

- Titan: DVBTNT là nơi có tiềm năng lớn nhất về quặng titan ở Việt Nam. Các mỏ sa khoáng ở đây có quy mô từ nhỏ đến lớn, đã phát hiện được 19 mỏ và điểm quặng phân bố rải rác dọc bờ biển như Hoàng Thanh, Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.... Ở các mỏ sa khoáng này, ngoài khoáng vật limenit, trong quặng còn có các khoáng vật có ích khác như ziricon, leucoxen, monazit và có cả kim loại hiếm là hafini với giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng đã được thăm dò của 19 mỏ là hơn 6 triệu tấn limenit khoảng 500 ngàn tấn ziricon. 159

- Đá xây dựng và cát thủy tinh: đây là những loại khoáng sản có tiềm năng nhất với trữ lượng dự đoán hàng tỷ tấn, phân bố rải rác dọc ven biển. Chất lượng ở hầu hết các mỏ khá cao, hàm lượng SiO2 ở một số mỏ đạt tới 99%, có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các loại thủy tinh cao cấp và vật liệu khác. Ngoài cát thủy tinh, dọc bờ biển còn có các mỏ đá xây dựng, đá vôi, đá ốp lát phân bố ở khắp các địa phương ven biển. Hầu hết các mỏ cát thủy tinh và đá xây dựng đều tồn tại dưới dạng các gò cát trắng và các bãi đá nhô nằm lộ thiên ngay trên bờ biển rất dễ khai thác bằng các công cụ thủ công đơn giản, điều kiện vận tải thuận tiện. Với tiềm năng đó có thể hình thành một số cơ sở sản xuất các mặt hàng thủy tinh dân dụng, kính xây dựng, phát triển công nghiệp xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng…đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của toàn dải theo hướng CNH - HĐH…

Ngoài các loại khoáng sản chính nêu trên, ở DVBTNT còn có các loại khoáng sản khác như: than bùn, cao lanh, sét… có ý nghĩa phát triển kinh tế địa phương.

2.1.3. Kinh tế - xã hội

59

Page 70: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao độnga. Dân cư- DVBTNT có dân số đông, năm 2011, dân số của toàn dải là 2.551,8 nghìn

người, chiếm 33,6% dân số của TNT. Bảng 2.4. Dân số DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011Tiêu chí 2000 2005 2010 2011

Dân số (Nghìn người)- So với 3 tỉnh TNT (%)

2.798,236,3

2.756,036,2

2.502,633,1

2.551,833,6

Mật độ dân số (Người/km2)- So với 3 tỉnh TNT (%)

551,5240,9

543,2239,6

511,8227,5

521,9231,3

Tỉ suất gia tăng dân số (%)Tỉ suất gia tăng tự nhiên (%)Tỉ suất gia tăng cơ học (%)

1,81,40,4

- 4,01,1

- 5,1

-1,01,0

- 2,0

2,00,91,1

Nguồn: Tính toán từ 19,21,26Mật độ dân số cao với 521,9 người/km2, gấp 2,3 lần mật độ dân số của ba tỉnh

TNT. Nơi có mật độ dân số cao nhất phải kể đến là Sầm Sơn (3.038 người/km 2), Cửa Lò (1.882 người/km2), Hậu Lộc (1.152 người/km2), Quảng Xương (1.127 người/km2), Hoằng Hóa (1.098 người/km2).

Gia tăng dân số ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011 có nhiều biến động phức tạp, biến động cơ học quá lớn. Năm 2005, dân số giảm mạnh, tỉ lệ gia tăng dân số -4,0%, mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên vẫn cao (1,1%). Dân số giảm mạnh vào năm 2005 là do tình trạng thiếu việc làm, cộng với thu nhập từ nghề đi biển bấp bênh, mạo hiểm và tư tưởng muốn thoát nghèo nhanh, nên phần lớn lao động DVBTNT đã xuất cư đi đến những vùng khác trong cả nước, nhất là đi vào vùng Đông Nam Bộ nơi có nhiều KCN, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ; một bộ phận không nhỏ lao động ra nước ngoài làm công nhân cho các nhà máy, xí nghiệp thuộc các nước châu Á…Sau năm 2005, tình hình xuất cư có xu hướng giảm, năm 2010 tỉ lệ gia tăng cơ học chỉ còn - 2,0%. Đến năm 2011, dân nhập cư lại lớn (1,1%) do nhiều chính sách thu hút nhân tài đi kèm với sự phát triển của công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ làm cho gia tăng dân số dương.

Một trong những đặc điểm của dân cư DVBTNT là sống chủ yếu bằng các ngành nghề liên quan trực tiếp với biển, nhất là các ngành nghề đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản, nghề làm muối…; vẫn còn một số lượng không nhỏ dân cư sinh sống không ổn định theo kiểu du cư trên thuyền, bè ở các vùng cửa sông…vì vậy, việc kiểm soát, quản lý công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Số con trong các gia đình sinh sống bằng nghề sông nước thường đông hơn nhiều so với các gia đình

60

Page 71: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

khác sống ổn định trên đất liền nên đã góp phần tăng đáng kể vào sự gia tăng dân số nhanh ở DVBTNT.

Dân số tập trung đông đã tạo điều kiện cho việc khai thác tối đa lãnh thổ của DVBTNT nhưng cũng tạo ra sức ép lên tài nguyên thiên nhiên, môi truờng và chất lượng cuộc sống ở DVBTNT.

b. Nguồn lao động * Số lượng lao động- Nguồn lao động ở khu vực này khá dồi dào. Năm 2011, dân số trong độ tuổi lao

động của DVBTNT là 2.075,0 nghìn người, chiếm 81,3% dân số của toàn dải và 39,6% dân số trong độ tuổi lao động của ba tỉnh TNT. Tính toán từ 103 đến 136

- Về cơ cấu lao động theo độ tuổi cho thấy, phần lớn lao động ven biển thuộc loại khỏe, trẻ và có khả năng lao động tốt. Hiện tại có gần 70% số lao động trong vùng ở độ tuổi dưới 45, trong đó nhóm tuổi từ 15 - 24 chiếm 29,5%; nhóm tuổi từ 25 - 35 chiếm 27% và nhóm tuổi từ 36 - 45 chiếm 43,5%. Đây là một lợi thế lớn của DVBTNT trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tính toán từ 103 đến 136

- Về cơ cấu lao động theo ngành, khu vực nông - lâm - thủy sản lớn nhất với 807,6 nghìn người, chiếm 53,5% tổng số lao động hoạt động trong các ngành kinh tế; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tương ứng là 306,5 nghìn người và 20,3%; khu vực dịch vụ chiếm số lượng và tỷ lệ tương đối cao, tương ứng 395,3 nghìn người và 26,2%

Bảng 2.5. Số lượng và cơ cấu lao động của DVBTNT phân theokhu vực kinh tế năm 2011

Tiêu chí Tổng số Nông - lâm - thủy sản

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ

1. Toàn dải (Nghìn người) 1.509,4 807,6 306,5 395,3- DVB Thanh Hóa 684,0 345,2 146,6 192,2- DVB Nghệ An 497,9 291,8 93,0 113,1- DVB Hà Tĩnh 327,5 170,6 66,9 90,02. Cơ cấu (%) 100 53,5 20,3 26,2- DVB Thanh Hóa 100 50,5 21,4 28,1- DVB Nghệ An 100 58,6 18,7 22,7- DVB Hà Tĩnh 100 52,1 20,4 27,5

Nguồn: Tính toán từ 103 đến 136* Chất lượng lao độngDVBTNT nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, nơi có nguồn lao động được đào

tạo tương đối tốt về cả trình độ chuyên môn và lao động kỹ thuật. Trong vùng có rất

61

Page 72: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

nhiều cơ sở đào tạo lao động với sự đa dạng hóa về ngành nghề và trình độ.Đặc biệt, lao động ở DVBTNT có đặc tính trẻ, khoẻ, cần cù, chịu khó, có khả

năng tiếp cận nhanh với công nghệ mới đặc biệt là có kinh nghiệm khai thác biển lâu đời được tính luỹ qua nhiều thế hệ, giá nhân công lao động rẻ, đây là yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành kinh tế mới.

Dân trí và trình độ lao động ở đây đang ngày càng nâng cao, so với các địa bàn khác trong cả ba tỉnh thì dân trí ở DVBTNT là tương đối cao: tỷ lệ dân số biết chữ chiếm 95%, 100% các huyện, thị ven biển đã hoàn thành phổ cập tiểu học, 15/15 huyện, thị xã của toàn dải đã hoàn thành phổ cập THCS. Hằng năm, có trên 95% học sinh các cấp thi đỗ tốt nghiệp, 20 - 25% thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng. Mỗi năm xuất khẩu hàng nghìn lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tỷ lệ hộ nghèo ven biển đã giảm xuống dưới 10%, thu nhập đầu người của dân cư ven biển không ngừng tăng. Công tác đào tạo nghề nghiệp được chú trọng ở từng đơn vị đã góp phần nâng cao lực lượng lao động qua đào tạo ở đây.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên thì nguồn nhân lực ở DVBTNT còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và mạnh của nền kinh tế:

+ Lực lượng lao động trẻ, thiếu việc làm đang là một gánh nặng của nền kinh tế ở các huyện ven biển, đặc biệt là lực lượng lao động nữ trong các làng chài thiếu việc làm thường xuyên.

+ Chất lượng lao động ven biển còn thấp so với nhu cầu phát triển, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở các huyện ven biển còn cao: >85%. Trong thời gian tới, việc phát triển các KCN, khu đô thị, khu du lịch ven biển sẽ tạo điều kiện để nguồn lao động này có thể tham gia vào lao động công nghiệp và dịch vụ song vấn đề đào tạo nghề nghiệp lại gặp rất nhiều khó khăn.

+ Dân cư DVBTNT mặc dù chịu khó, có kinh nghiệm khai thác biển lâu đời song lại thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, các hoạt động đều kém tính chuyên nghiệp và hiện đại, tính năng động táo bạo trong cơ chế thị trường còn thấp.

+ Đời sống của dân cư ven biển còn thấp đặc biệt là các xã vùng bãi ngang, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

* Văn hóa - lịch sử- Các di tích lịch sử, văn hóa: DVBTNT in đậm dấu ấn văn hoá lịch sử của đất

nước trong suốt cả quá trình dựng nước và giữ nước. Là nơi đã sản sinh ra nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hoá nổi tiếng như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ (Thanh Hoá), Mai Hắc Đế, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Chí Minh (Nghệ An), Nguyễn Biểu, Đặng Dung,

62

Page 73: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Trần Phú, Lý Tự Trọng, Lê Hữu Trác, Nguyễn du, Nguyễn Công Trứ ( Hà Tĩnh)...

Trên địa bàn dải có nhiều di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan, trong đó có một di tích quốc gia đặc biệt: khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du (làng Tiên Điền, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân). Ngoài ra, ở đây còn có nhiều di tích, tiêu biểu như:

+ Động Từ Thức còn gọi là Động Bích Đào, là một hệ thống hang động núi đá vôi với nhiều nhũ đá được gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên. Động nằm trên địa bàn xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn

+ Đền Bà Triệu (làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc) được dựng trên núi Gai (núi Tùng) thờ tướng lĩnh Triệu Thị Trinh.

+ Đền Cuông (xã Diễn An, huyện Diễn Châu) thờ Thục Phán An Dương Vương + Đền Cờn (xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu). Đền được xây dựng kiên cố

từ thế kỷ XV, hội tụ nhiều nét văn hoá đương thời. Đây là nơi thờ tứ vị Thánh Nương, Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tá Phù.

+ Đền thờ Nguyễn Xí (xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc) được xây dựng dưới thời nhà Lê (năm 1467) theo lệnh của vua để thờ Cương quốc công Nguyễn Xí

+ Đền thờ Nguyễn Sư Hồi (phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò) Ngoài các di tích lịch sử văn hoá vùng ven biển, ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh còn

có rất nhiều di tích có giá trị lớn như: Khu di tích Lam Sơn (quê hương của vị anh hùng Lê Lợi), khu di tích thành nhà Hồ (di sản văn hóa vật thể của thế giới); khu di tích Kim Liên - Nam Đàn (quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh), Hang Thẩm Ồm (di chỉ khảo cổ học), khu di tích Mai Hắc Đế, thành cổ Vinh, đền Hoàng Mười, khu di tích ngã ba Đồng Lộc, nghĩa trang liệt sỹ Việt - Lào, khu di tích Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Hải Thượng Lãn Ông... là cơ sở để tạo nên các mối liên kết không gian giữa DVBTNT với các địa bàn khác trong phát triển du lịch.

- Các lễ hội truyền thống: DVBTNT là nơi có rất nhiều lễ hội diễn ra vào các tháng trong năm như: lễ hội đền Lê, đền Cờn, đền Cuông, đền Nguyễn Xí, đền Nguyễn Sư Hồi, lễ hội làng Quỳnh, đặc biệt là các lễ hội diễn ra vào mùa du lịch biển như lễ hội sông nước Cửa Lò, lễ hội cầu Ngư…

- Các điệu hòTruyền thống văn hoá của vùng rất phong phú, được thể hiện một cách sâu sắc

nhất ở những điệu hò (sông Mã, hò xứ Nghệ...), hát trống quân, hát phường vải, phường củi, phường nón, hát dân ca, hát ví, hát dặm, múa Đông Anh....

- Các làng nghề: hiện nay, các làng nghề thủ công cũng là đối tượng thu hút khách du lịch. Ở đây, có các làng nghề tiêu biểu như: chiếu cói, chạm khắc đá, gốm, mộc, dệt, chế biến nước mắm....

63

Page 74: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Nói tóm lại, với nguồn lao động dồi dào như trên kết hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử và kinh nghiệm sản xuất có từ lâu đời, đây sẽ là một nguồn lực quan trọng mang tính chất quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, kinh tế DVB nói riêng với điều kiện chất lượng lao động phải không ngừng được nâng cao hơn nữa.

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầngĐáng chú ý nhất vẫn là hệ thống giao thông vận tải của dải. Đây là một trong

những yếu tố quan trọng để thúc đẩy các ngành kinh tế. Đối với DVBTNT, sự kết hợp chặt chẽ giữa các loại hình giao thông trên các địa bàn khác nhau có ý nghĩa to lớn. Do đặc điểm vị trí địa lí kết hợp với yếu tố địa hình, hình dạng lãnh thổ, trên địa bàn toàn dải có sự bố trí đầy đủ các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Ở đây, có các tuyến đường chính, quan trọng phải kể đến là:

- Quốc lộ 1A chạy qua DVBTNT qua 12 huyện: Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh có vai trò quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa, hành khách Bắc - Nam cho cả nước nói chung và DVBTNT nói riêng. Từ tuyến trục này, có các tuyến đường tỏa đi khắp các vùng kinh tế trong dải như: quốc lộ 47 đi Sầm Sơn, quốc lộ 10 đi Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, tuyến đường 563 chạy từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, quốc lộ 7, quốc lộ 48 của Nghệ An, quốc lộ 8 ở Hà Tĩnh...

Ngoài quốc lộ 1A còn nhiều tuyến tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã và có các tuyến đường vành đai là những tuyến giao thông quan trọng giúp cho quá trình trao đổi hàng hoá cũng như đi lại giữa đồng bằng và trung du miền núi thêm thuận lợi, nhanh chóng hơn.

- Đường biển: Đây là thế mạnh đặc trưng của DVBTNT. Mạng lưới giao thông đường biển ở đây cũng có những điều kiện khá thuận lợi. Toàn dải có 321 km bờ biển với một hệ thống rất nhiều cửa lạch, hình thành nên các cảng biển nối liền DVBTNT với hầu hết các cảng biển của các tỉnh ven biển Việt Nam. Đáng chú ý là cảng nước sâu Nghi Sơn, cảng sông - biển Lễ Môn, cảng Cửa Lò, cảng Xuân Hải, cảng Vũng Áng. Từ các cảng biển đã hình thành các tuyến đường biển quan trọng của dải như: Nghi Sơn - Lễ Môn, Nghi Sơn - Đà Nẵng, Nghi Sơn - Vũng Áng, Nghi Sơn - Cửa Lò, Nghi Sơn - Hải Phòng - Quảng Ninh, Nghi Sơn - Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc, Nghi Sơn - các nước Đông Nam Á. Từ cảng Cửa Lò có các tuyến đường biển chính: Cửa Lò - Hải Phòng - Quảng Ninh; Cửa Lò - Đà Nẵng - Quy Nhơn - Phan Thiết - TP Hồ Chí Minh; Cửa Lò - Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc; Cửa Lò - các nước Đông Nam Á.

- Sân bay: DVBTNT rất gần với 2 sân bay tương đối lớn là sân bay Thọ Xuân (Thanh Hoá) phục vụ cho nhu cầu dân sự và quân sự; sân bay Vinh phục vụ cho nhu

64

Page 75: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

cầu dân sự hiện nay đang được mở rộng và nâng cấp để tăng số lượng chuyến bay trong nước và quốc tế.

- Đường sắt: Tuyến đường sắt thống nhất của dải với chiều dài 339 km qua trên 25 ga lớn nhỏ; lớn nhất là ga Thanh Hoá và ga Vinh góp phần vận chuyển hàng hoá, hành khách nội tỉnh và liên tỉnh. Hiện nay, Thanh Hoá và Nghệ An đã có những chuyến tàu riêng của tỉnh. Mặc dù còn lạc hậu và hạn chế nhưng tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội và vận chuyển hàng hóa, hành khách, tạo ra hành lang liên kết không gian lưu thông đa dạng giữa DVBTNT với các DVB và các vùng, các tỉnh khác trong cả nước.

- Đường sông: đây là một thế mạnh, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội DVBTNT. Mạng lưới đường sông phát triển mạnh nhất là ở đồng bằng ven biển. Tổng chiều dài đường sông là 371,5 km, trong đó bao gồm những tuyến chính sau:

+ Các tuyến trên sông Mã: khai thác đoạn từ cửa Hới tới Lễ Môn dài trên 10 km, tàu 1.000 tấn có thể ra vào được khi thủy triều lên. Đoạn từ Lễ Môn đến Hàm Rồng dài 7 km, tàu trọng tải 100 tấn có thể ra vào. Đoạn từ Hàm Rồng đến Kiểu (Yên Định) dài 35 km, tàu thuyền 10 tấn có thể đi lại. Đoạn cuối từ Kiểu đi Cẩm Thủy dài 34 km, phương tiện có sức chở trên 5 tấn đi lại được.

+ Tuyến trên sông Chu: từ Bái Thượng về Ngã Ba Giàng, dài 49 km, mùa cạn ít nước, phương tiện 15 tấn có thể tới Vạn Hà và 7 tấn có thể tới Bái Thượng. Kênh Bái Thượng dài 35 km, tuyến 5 tấn có thể đi lại được vào thời kỳ không đóng cửa.

+ Tuyến trên sông Hoàng Mai: từ cầu Tây đến cửa Lạch Cờn dài 18 km cho phép các phương tiện có sức chở từ 5 - 8 tấn có thể qua lại được.

+ Tuyến trên sông Lam: từ Đô Lương cho đến thượng lưu cách Bến Thủy 200 m dài 96,5 km cho phép tàu trọng tải trên 100 tấn có thể ra vào dễ dàng.

+ Tuyến trên sông Rào Cái (Cẩm Xuyên) dài 38 km, tàu thuyền trên 10 tấn có thể ra vào được.

Hệ thống giao thông đường sông tỏa khắp vùng đồng bằng ven biển, kết hợp với các loại hình giao thông khác tạo nên các mối liên hệ chặt chẽ và có vai trò to lớn trong phát triển các ngành kinh tế cho DVBTNT.

Ngoài ra, hệ thống điện, thông tin liên lạc, hệ thống đô thị của dải cũng tương đối phát triển góp phần không nhỏ trong thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và thu hút đầu tư.

2.1.3.3. Vốn đầu tưVốn đầu tư là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của KT - XH nói

chung và kinh tế DVBTNT nói riêng. Vốn đầu tư cho sự phát triển KT - XH được thu

65

Page 76: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

hút từ nhiều nguồn: từ ngân sách nhà nước, từ đầu tư nước ngoài, từ đầu tư của các doanh nghiệp, vốn huy động trong nhân dân...

Bảng 2.6. Vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn huy động giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 20111. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn dải (Tỉ đồng) 3.462,3 7.386,2 29.890,7 33.897,7- Trong nước 3.404,4 7.286,8 25.751,5 28.293,6- Ngoài nước (FDI) 57,9 99,4 4.139,2 5.604,12. Tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư (%) 100 100 100 100

- Trong nước 98,3 98,7 86,2 83,5- Ngoài nước (FDI) 1,7 1,3 13,8 16,5

Nguồn: [54],[56],[57]Nguồn vốn đầu tư trong nước luôn chiếm vị trí quan trọng trong tổng vốn đầu tư

phát triển của DVBTNT, trên 83%/năm, tuy nhiên nguồn vốn này có xu hướng giảm nhanh trong cơ cấu.

Trong cơ cấu vốn đầu tư trong nước, vốn nhà nước vẫn còn chiếm tỷ trọng đáng kể, 46,6% năm 2011, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, 24,7%. Nguồn vốn tín dụng và vốn tự có của doanh nghiệp tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng nó cũng có đóng góp quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Vốn tín dụng được dùng để đầu tư theo dự án, còn vốn tự có do chiếm tỷ lệ nhỏ nên một phần được dùng để làm nguồn đối ứng với vốn tín dụng, số còn lại chủ yếu là đầu tư tài sản cố định phục phụ quản lý doanh nghiệp. Đối với nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao, năm 2011 chiếm 53,4%. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới và tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế, đây là nguồn vốn rất quan trọng, thể hiện tiềm lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ở nước ta nói chung và DVBTNT nói riêng.

Về nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999 và sửa đổi năm 2005, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời nhanh chóng, số vốn đầu tư của khu vực này có xu hướng tăng nhưng không ổn định trong cơ cấu và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong vốn trong nước. Năm 2011 nguồn vốn này đã tăng từ 11,3% (năm 2000) lên 15,2%.

Về nguồn vốn đầu tư của dân và tư nhân không hề nhỏ, chiếm 38,2% vốn trong nước năm 2011, còn từ năm 2000 đến năm 2008 đều chiếm tỷ trọng trên 34%, nghĩa là lượng vốn trong dân khá lớn, nếu biết phát huy thì đó sẽ là một nguồn vốn đáng kể, đóng góp cho công cuộc CNH - HĐH ở DVBTNT. Đáng chú ý, trong những năm gần

66

Page 77: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

đây, đầu tư của các hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã có bước chuyển biến, góp phần làm tăng thu nhập, sức mua của bộ phận có thu nhập thấp, đồng thời tạo ra tích lũy cho nền kinh tế.

So với nguồn vốn đầu tư trong nước, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chiếm tỷ lệ nhỏ, dưới 13,8% nhưng có xu hướng tăng mạnh, từ 1,7% năm 2000 (thậm chí 1,3% năm 2005) nhưng đến nay đã tăng hơn 16% vào năm 2011. Đây là dấu hiệu khả quan trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở DVBTNT.

Vốn đầu tư vào các khu vực kinh tế có sự phân hóa rõ rệt, hai khu vực có sự ưu tiên hàng đầu trong cơ cấu vốn đầu tư là công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, chiếm tỷ lệ thấp nhất vẫn là khu vực nông nghiệp. Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. [Phụ lục 2]

2.1.3.4. Thị trườngKinh tế đất nước đang trên đà phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày

càng tăng từ đó có sự thay đổi về cơ cấu tiêu dùng theo hướng tăng nhanh các khoản chi, ngoài ăn uống còn có hàng tiêu dùng, vui chơi giải trí... Nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, du lịch nội tỉnh và trong nước sẽ tăng nhanh.

Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh là ba tỉnh có dân số đông, đây sẽ là một thị trường giàu tiềm năng để các ngành kinh tế có thể khai thác phát triển, đặc biệt là các ngành kinh tế biển.

Về thị trường nước ngoài: hiện nay ba tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh đã và đang thiết lập quan hệ kinh tế với nhiều thị trường như Nga và các nước SNG, các nước trong khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức...

Để khai thác tốt hơn thị trường trong nước cũng như ngoài nước, trong những năm sắp tới toàn dải cần phải nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin về thị trường để mở rộng tầm nhìn, cách nghĩ, cách làm và điều hành kinh tế vĩ mô một cách phù hợp.

2.1.3.5. Khoa học - công nghệHoạt động KH - CN ở DVBTNT đã hướng vào mục tiêu ứng dụng tiến bộ KH - CN

vào phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là các lĩnh vực nông - lâm - thủy sản và công nghiệp. Nhiều dự án chuyển giao công nghệ đã được thực hiện hiệu quả như: phát triển giống tôm sú, tôm rảo, tôm he, du nhập các loại giống mới đưa vào sản xuất, chế biến nông - lâm - thủy sản...

Việc ứng dụng các tiến bộ KH - CN vào sản xuất công nghiệp đã được chú trọng (đổi mới dây chuyền sản xuất, trang thiết bị, máy móc hiện đại, quản lý sản xuất kinh doanh bằng ISO…), do vậy đã tạo được những sản phẩm có chất lượng canh tranh được thị trường trong nước và bước đầu xuất khẩu như: xi măng, bột đá trắng, hàng thủ công mỹ nghệ,... góp phần phát triển ổn định các trang trại, hộ nông dân sản xuất hàng hóa, các

67

Page 78: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

vùng CMH tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến…Các đề tài khoa học xã hội và nhân văn được triển khai dưới dạng các giải pháp và

mô hình đã góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, làm cơ sở khoa học và thực tiễn giúp các cấp uỷ và chính quyền các cấp đề ra chính sách phát triển KT - XH phù hợp và có thể khai thác để xây dựng các điểm, tuyến, khu du lịch…

2.1.3.6. Chính sách phát triển kinh tế biển

Đối với Việt Nam, nếu nhìn gần nhất, ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, nghĩa là khoảng hơn hai mươi năm trước, Đảng ta đã hạ quyết tâm chính trị chiến lược và tổ chức phát triển mạnh mẽ kinh tế vùng biển và kinh tế biển, đảo.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6-1996), xác định: “Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển, ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc”.

Tiếp đến là các Đại hội IX, X, XI đều nhấn mạnh vai trò và vị trí to lớn của phát triển kinh tế biển và hải đảo trong kinh tế chung của cả nước. Trong đó, nêu rõ các chính sách phát triển như: đẩy mạnh nuôi, trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53% - 55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước...

Đó là những quyết sách chính trị của Đảng có ý nghĩa mang tầm chiến lược, một cách toàn diện, thống nhất, đúng đắn và phù hợp với tình hình hiện nay, tạo niềm tin vững chắc, để chúng ta tiếp tục hành động chủ động và mạnh mẽ hướng tới tương lai.

Từ những chủ trương chính sách trên, tại DVBTNT cũng đã có nhiều chính sách và chương trình phát triển mạnh mẽ theo xu hướng tiến ra biển như các chính sách về đất đai, chính sách về thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, chính sách thuế; các chính sách cụ thể trong các ngành kinh tế gắn với đặc thù của biển. Điều đó được thể hiện trong các chương trình hành động, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và dải ven biển, thực sự đã có tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của dải.

2.1.4. Đánh giá chung

68

Page 79: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

2.1.4.1. Những cơ hội và thuận lợiKinh tế DVBTNT chịu tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã

hội bên trong lãnh thổ cũng như các nhân tố chính sách, thị trường, nguồn vốn và các mối liên hệ liên vùng từ ngoài lãnh thổ. Mỗi một nhân tố có ý nghĩa nhất định và tác động theo những mức độ khác nhau vào quá trình phát triển.

- Hội nhập quốc tế ngày càng sâu và mở rộng, môi trường quốc tế thuận lợi là cơ hội để phát huy vị trí và vai trò của DVBTNT trong quá trình CNH - HĐH đất nước.

- Có vị trí địa lý thuận lợi, địa kinh tế mở cho ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh- Có tiềm năng về biển và ven biển lớn, đặc biệt là tiềm năng phát triển du lịch

biển - đảo, giao thông vận tải biển. Có điều kiện và tài nguyên (khoáng sản, thủy sản, đất đai) để phát triển ngành công nghiệp; xây dựng và phát triển các KCN, KKT. Có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng các cảng biển, phát triển các dịch vụ hàng hải

- Nguồn nhân lực tương đối dồi dào, xã hội ổn định và môi trường thu hút đầu tư khá tốt.

- Khả năng thu hút và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật từ bên ngoài.- Có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ để phát triển

kinh tế DVB2.1.4.2. Những khó khăn - thách thứcDVBTNT có điều kiện tự nhiên rất đa dạng, phức tạp và thường xuyên bị ảnh

hưởng trực tiếp của nhiều thiên tai như: bão, lũ, gió Tây khô nóng, khô hạn, nước dâng, xói lở bờ biển, ô nhiễm biển từ hệ thống sông ngòi… gây khó khăn lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

Tài nguyên thiên nhiên ở DVBTNT phong phú, đa dạng nhưng thường phân bố đan xen nhau trong những không gian không lớn. Do vậy, trong nhiều khu vực, việc khai thác sử dụng với quy mô lớn loại tài nguyên này sẽ có tác động tiêu cực đến các tài nguyên khác trong cùng khu vực, nhất là khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển cảng biển với phát triển du lịch và hải sản. Bên cạnh đó, có nhiều loại tài nguyên chưa được đầu tư nghiên cứu đầy đủ cả về chất lượng cũng như quy luật phân bố.

Hệ thống kết cấu hạ tầng ven biển tuy được cải thiện một bước, song nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém so với các DVB khác, đặc biệt là chưa đồng bộ, gây trở ngại lớn cho việc tăng tốc, đồng thời chưa thực sự hấp dẫn để thu hút mạnh đầu tư bên ngoài.

Nguồn nhân lực ở DVBTNT khá dồi dào nhưng chất lượng còn thấp, phần lớn là chưa qua đào tạo. Hiện còn rất thiếu một đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp giỏi và lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao để phát triển các ngành kinh tế đặc thù ở DVB.

69

Page 80: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

DVBTNT là khu vực có nhiều lợi thế so sánh hơn hẳn các vùng khác trong nội địa, là nơi hội tụ nhiều điều kiện và yếu tố quan trọng để phát triển tăng tốc, song cũng có những hạn chế, trở ngại lớn. Do vậy, nếu có định hướng đúng và những mô hình phát triển phù hợp để phát huy tối đa những lợi thế so sánh, khắc phục những hạn chế nêu trên, chắc chắn DVBTNT sẽ trở thành địa bàn phát triển nhanh, năng động nhất, làm động lực mạnh thúc đẩy và lôi kéo các vùng khác của ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh cùng phát triển.

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh2.2.1. Khái quát chungTrong thời gian qua, DVBTNT đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế của

ba tỉnh TNT. Đây là địa bàn có nhiều lợi thế, giữ vai trò là trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của TNT.

2.2.1.1. GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSXDVBTNT chiếm vị trí quan trọng về GTSX của ba tỉnh TNT. Năm 2000 đạt

12.712,5 tỉ đồng (chiếm 37,3% GTSX của ba tỉnh TNT) đến năm 2011 tăng lên 92.422,2 tỉ đồng (chiếm 28,1% GTSX của ba tỉnh TNT).

Bảng 2.7. GTSX và tốc độ tăng GTSX của DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011 Tiêu chí 2000 2005 2010 2011

1. GTSX (tỉ đồng - cố định 1994)7.225,2

18.339,0

33.585,0

39.149,1

- Tốc độ tăng GTSX (%) 15,2 14,6 14,1 16,62. GTSX (tỉ đồng - hiện hành) 12.712,

530.556,

878.674,

092.422,

2- DVB Thanh Hóa

5.351,112.206,

335.717,

640.736,

4

- DVB Nghệ An3.519,6 9.687,6

24.023,1

29.746,6

- DVB Hà Tĩnh3.841.,8 8.662,9

18.933,3

21.939,2

So với 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh (%) 37,3 41,6 35,4 28,1 Nguồn: Tính toán từ 103 đến 136

Trong toàn dải, DVB Thanh Hóa có GTSX cao nhất (chiếm 44,1% GTSX toàn dải năm 2011) và tốc độ tăng GTSX nhanh nhất (20,3%/năm giai đoạn 2000 - 2011). Đây là DVB trong thời gian qua có sự đầu tư mạnh nhất vào các ngành kinh tế mũi nhọn như: hóa lọc dầu, sản xuất xi măng, nhiệt điện, phân bón…và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện cho phát triển KKT Nghi Sơn.

70

Page 81: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Cùng với việc hoàn thiện và phát triển KKT Đông Nam, GTSX ở DVB Nghệ An cũng không ngừng tăng và ổn định, chiếm 32,1% GTSX DVBTNT. DVB Hà Tĩnh có GTSX thấp nhất vì trong thời gian qua, khả năng khai thác các mỏ khoáng sản ven bờ còn hạn chế, nhất là mỏ sắt ở Thạch Khê, cho sản lượng và giá trị rất thấp; hiệu quả kinh doanh của KKT Vũng Áng vẫn chưa được phát huy; GTSX chỉ chiếm 23,8%.

- Tốc độ tăng GTSX tương đối cao, trung bình giai đoạn 2000 - 2011 đạt 14,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng chưa ổn định qua các năm do biến động trong GTSX của các ngành kinh tế cũng như nguồn vốn đầu tư có nhiều thay đổi.

2.2.1.2. Cơ cấu GTSX a. Theo ngành kinh tếCác ngành kinh tế ở DVBTNT chủ yếu như: nông nghiệp, công nghiệp, hải sản,

vận tải biển và du lịch biển...đều tăng trưởng tương đối nhanh; đã và đang hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn, làm thay đổi đáng kể cơ cấu kinh tế DVBTNT và thúc đẩy các vùng khác trong nội địa.

37,6 33,5 27,8 27,4

47,047,843,538,9

23,5 25,624,423,0

0%10%20%

30%40%50%60%70%

80%90%

100%

2000 2005 2010 2011

Dịch vụCông nghiệp - xây dựngNông - lâm - thủy sản

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu GTSX theo ngành giai đoạn 2000 - 2011Trong cơ cấu GTSX của DVBTNT, do được đầu tư lớn, nhất là lĩnh vực xây

dựng kết cấu hạ tầng, nên lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 38,9% năm 2000 lên 47,0% năm 2011.

Khu vực nông - lâm - thủy sản mặc dù có xu hướng giảm mạnh nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng tương đối cao, 27,4% năm 2011 do hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo ở các huyện ven biển, đặc biệt là ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của toàn dải; tỷ trọng của ngành luôn có xu hướng tăng trưởng cao.

Khu vực dịch vụ mặc dù chưa thật ổn định nhưng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu, chiếm 25,6% năm 2011. Điều này do, ngành du lịch biển và giao thông vận tải biển trong những năm vừa qua có bước phát triển đáng kể.

b. Theo thành phần kinh tế

71

Page 82: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Bảng 2.8. Cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. Kinh tế nhà nước 37,8 29,8 28,8 28,92. Kinh tế ngoài nhà nước 55,8 66,5 67,1 67,0- Tập thể 15,8 9,7 0,4 0,4- Tư nhân 1,5 15,5 20,7 20,6- Hộ gia đình 38,5 41,3 46,0 46,03. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3,4 3,7 4,1 4,1

Nguồn: Tính toán từ 103 đến 136Trong cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo

nhưng có xu hướng giảm trong cơ cấu (từ 37,8% năm 2000 xuống còn 28,9% năm 2011) và đang từng bước được đổi mới, tổ chức lại, giữ vai trò chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực, ngành kinh tế chủ yếu của dải.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế nhà nước, DVBTNT đã để cho doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh. Một bộ phận doanh nghiệp nhà nước đã chuyển sang hình thức công ty cổ phần, triển khai các hình thức giao, bán, khoán, cho thuê một bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Đến nay, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm đi đáng kể từ 232 doanh nghiệp năm 2000 xuống còn 96 doanh nghiệp năm 2011. Tính toán từ 103 đến 136

Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phát triển tương đối nhanh, chiếm tỷ trọng cao nhất với 67,0% năm 2011, hoạt động ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của dải, nhất là giải quyết việc làm, cải thiện dân sinh, xóa đói giảm nghèo.

Trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao nhất 46,0% năm 2011 và ngày càng hoàn thiện, lớn mạnh; kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng tương đối cao (20,6%) có đóng góp không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của dải, có nhiều doanh nghiệp tư nhân đã ra đời dưới hình thức công ty tư nhân, công ty tư nhân hỗn hợp…, hiệu quả kinh doanh tương đối cao; kinh tế tập thể hiện còn nhiều yếu kém, tỷ trọng còn thấp, chỉ chiếm 0,4% năm 2011, quy mô hợp tác xã còn nhỏ bé, hiệu quả kinh doanh thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, hiện nay có khoảng 68% trong tổng số 205 hợp tác xã cũ được chuyển đổi. Tính toán từ 103 đến 136

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 4,1% và có xu hướng gia tăng qua các năm, đây là một trong những tín hiệu chứng tỏ sức hấp dẫn đầu tư của vùng tăng lên mạnh mẽ. Đầu từ nước ngoài thực sự có ý nghĩa to lớn đối với phát triển triển kinh tế DVBTNT trong việc khai thác các tiềm năng, xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở

72

Page 83: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

vật chất kỹ thuật cũng như thực hiện các mục tiêu kinh tế đề ra. Hiện nay, nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào DVBTNT dưới các dự án sản xuất kinh doanh; các nước chủ yếu đầu tư vào là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á.

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế theo ngành2.2.2.1. Ngành công nghiệp a. GTSX, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX công nghiệpNgành công nghiệp của DVBTNT đã có bước phát triển mới, phù hợp với việc thực

hiện CNH - HĐH. Bảng 2.9. GTSX, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX công nghiệp

theo nhóm ngành giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. GTSX (giá 1994, tỉ đồng) 1.353,1 4.629,8 9.246,5 11.213,9- Tốc độ tăng trưởng (%) 15,8 18,6 21,4 21,3

3. GTSX (giá thực tế, tỉ đồng) 1.767,0 13.128,9 22.520,8 25.697,1- So với 3 tỉnh TNT (%) 30,8 47,9 40,3 32,34. Cơ cấu GTSX (%) 100 100 100 100- Khai thác 53,1 38,5 38,1 38,1- Chế biến 38,3 49,6 53,0 51,5- SX, phân phối điện, ga, nước 8,6 11,9 8,9 10,4

Nguồn tính toán từ: 19,21,26 từ 103 đến 136GTSX công nghiệp của dải theo giá so sánh 1994 đạt 11.213,9 tỉ đồng năm 2011,

tăng 8,3 lần năm 2000 và tăng 2,4 lần năm 2005. Trong những năm qua, ngành công nghiệp DVBTNT liên tục giữ được đà tăng trưởng hai con số và được coi là đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế của ba tỉnh TNT. Giai đoạn 2000 - 2011, tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân đạt 21,2%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp ba tỉnh TNT là 3,4% (tốc độ tăng trưởng công nghiệp của ba tỉnh là 17,8%).

Tuy nhiên, so với tiềm năng và các điều kiện phát triển khác thì quy mô công nghiệp của DVBTNT phát triển chưa tương xứng. Năm 2011, GTSX công nghiệp chiếm 32,3% và có xu hướng giảm trong cơ cấu GTSX công nghiệp của ba tỉnh TNT (tính theo giá thực tế).

Trên toàn dải đã hình thành nên nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và hoạt động của các cơ sở ngày càng hiệu quả

Bảng 2.10. Số cơ sở sản xuất công nghiệp giai đoạn 2000 - 2011 Đơn vị: nghìn cơ sở

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 20111. Toàn dải 39,9 44,4 53,6 53,9

73

Page 84: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

- DVB Thanh Hoá 23,3 26,2 29,8 30,0- DVB Nghệ An 9,1 11,8 12,4 12,9- DVB Hà Tĩnh 7,5 6,4 11,4 11,02. So với 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh 29,4 36,2 41,9 45,3

Nguồn: Tính toán từ 19,21,26 Năm 2000 tại DVBTNT có 39,9 nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp, chiếm 29,4%

số cơ sở công nghiệp của ba tỉnh TNT, đến năm 2011 tăng lên 53,9 nghìn cơ sở, chiếm 45,3% số cơ sở công nghiệp của ba tỉnh TNT. Các cơ sở sản xuất công nghiệp bao gồm các ngành như: khai thác đá, sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất muối, chế biến thuỷ sản, chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống...Tuy nhiên, do thiếu vốn, công nghệ sản xuất lạc hậu nên doanh thu của các cơ sở thường không ổn định, chính vì vậy quy mô của các cơ sở công nghiệp nhỏ bé, phần lớn sử dụng lao động trong gia đình.

Trong cơ cấu ngành công nghiệp của DVBTNT, nhóm ngành công nghiệp chế biến gắn với các lợi thế của biển chiếm số lượng cơ sở, số lượng lao động và GTSX lớn nhất, chiếm 33,2% GTSX toàn ngành công nghiệp. Công nghiệp chế biến đang ngày càng phát triển ở DVBTNT do được đầu tư lớn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng đồng bộ và từng bước hiện đại. Trên toàn dải đã hình thành nhiều cơ sở chế biến đạt chất lượng cao, có công nghệ khép kín, đặc biệt trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, do đây là dải có nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động trẻ, khỏe, có kinh nghiệm

Nhóm ngành công nghiệp khai thác mỏ mặc dù GTSX tăng qua các năm nhưng có xu hướng ngày càng giảm tỷ trọng trong cơ cấu, từ 53,1% năm 2000 xuống còn 21,1% năm 2011. Công nghiệp khai thác mỏ, nhất là khai thác khoáng sản gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn (sắt trữ lượng lớn nhất khu vực Đông Nam Á) nhưng chưa thể khai thác được do thiếu vốn đầu tư, không đủ trình độ về khoa học kỹ thuật và nhân lực chất lượng cao, các mỏ nằm sâu trong lòng đất, hàm lượng tạp chất trong quặng lớn; có những loại khoáng sản như Ti tan, Kẽm, các mỏ đá…khai thác bừa bãi ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nhiều cơ sở khai thác bị đình chỉ hoạt động…

Cơ cấu công nghiệp DVBTNT bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất mũi nhọn, xây dựng được các cơ sở sản xuất có qui mô tương đối lớn như: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, công nghiệp khai thác mỏ. Các ngành này đều dựa vào lợi thế to lớn về nguồn nguyên liệu sẵn có của dải.

- Cơ cấu thành phần kinh tế ngành công nghiệp DVBTNT đang chuyển dịch theo qui luật của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (từ 37,5% năm 2000 lên 52,5% năm 2011). Khu vực kinh tế Nhà nước (bao

74

Page 85: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

gồm các doanh nghiệp do Trung Ương quản lý), mặc dù về số lượng và tỷ lệ đóng góp trong cơ cấu công nghiệp giảm (từ 47,7% năm 2000 xuống còn 28,5% năm 2005 và 22,4% năm 2011) nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo thúc đẩy kinh tế toàn dải phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa cao, quá trình sắp xếp, tổ chức lại còn chậm, số doanh nghiệp thua lỗ còn chiếm trên 35%, đa số các doanh nghiệp có qui mô nhỏ. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng có đóng góp cho GTSX công nghiệp của toàn dải và xuất khẩu nhưng thiếu ổn định. Năm 2000, khu vực này đóng góp 19,9% GTSX công nghiệp toàn dải, năm 2005 tăng lên 33,3% nhưng năm 2011 chỉ còn 17,0%. Điều này do những thế mạnh của toàn dải không thể phát huy được, nhất là việc khai thác các mỏ khoáng sản, kinh tế cảng có sự đình trệ, việc hoàn thiện và xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, các chính sách thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sau khi bỏ vốn đầu tư ban đầu nhưng nhận thấy hiệu quả không cao lại rút vốn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển công nghiệp của DVBTNT. Tính toán từ 19 đến 26,103 đến 136

b. Các ngành công nghiệp chủ yếuDVBTNT có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, có đầy đủ các ngành thuộc ba

nhóm ngành: khai thác, chế biến và sản xuất điện, ga, nước. Tuy nhiên, các ngành chiếm tỷ trọng cao trong GTSX công nghiệp phải kể đến: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, khai thác mỏ.

13,3

4,5

8,4

19,5

21,1

33,2 CN sản xuất vật liệu xây dựngCN chế biến thực phẩm, đồ uốngCN khai thác mỏCN luyện kim và cơ khíCN hóa chấtCác ngành CN khác

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu GTSX công nghiệp phân theo ngành năm 2011* Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựngĐây là một trong những ngành truyền thống và là thế mạnh của toàn dải do có lợi

thế về nguồn nguyên liệu và khoáng sản phi kim loại như đá vôi, đất sét, cao lanh, cát sỏi, đá các loại… phân bố rải rác dọc ven biển, dễ khai thác, chế biến ngay tại chỗ. Chính vì vậy, sản xuất vật liệu xây dựng đang và sẽ là ngành công nghiệp mũi nhọn. Nhu cầu xây dựng trong dải cũng như ba tỉnh TNT, cả nước và một số nước trong khu vực Đông Nam Á về vật liệu xây dựng không ngừng tăng lên. Năm 2011, GTSX của ngành chiếm 33,2%

75

Page 86: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

GTSX công nghiệp, đứng đầu trong cơ cấu các ngành công nghiệp của toàn dải. Đây là ngành có số cơ sở sản xuất khá lớn (5,7 nghìn cơ sở) và đội ngũ lao động đông đảo 30,8 nghìn người, chiếm 18,4% tổng số lao động của ngành công nghiệp).

Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu của ngành vật liệu xây dựng giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. GTSX (tỉ đồng) 434,7 3.859,9 7.454,4 8.531,4- So với GTSX công nghiệp (%) 24,6 29,4 33,1 33,22. Lao động (nghìn người) 33,8 23,1 28,6 30,8- So với lao động ngành công nghiệp (%) 24,9 21,1 18,3 18,43. Cơ sở sản xuất (nghìn cơ sở) 8,9 7,4 7,8 5,7- So với số cơ sở sản xuất công nghiệp 22,4 16,7 14,6 10,5

Nguồn: Tính toán từ 19 đến 26,103 đến 136- Trong ngành vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng là thế mạnh của DVBTNT.

Hiện có hai nhà máy xi măng lớn đang hoạt động, đó là Nhà máy Xi măng Nghi Sơn và Nhà máy Xi măng Hoàng Mai. Sản lượng xi măng của hai nhà máy này đã chiếm 62% sản lượng xi măng của hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa và khoảng 18% sản lượng xi măng của cả nước.

Nhà máy Xi măng Nghi Sơn với công suất thiết kế 2,3 triệu tấn/năm, công nghệ khô, với thiết bị hiện đại của Nhật Bản và các nước EU, đạt chất lượng PC40. Sản lượng xi măng Nghi Sơn tăng liên tục từ 1 triệu tấn năm 2000 lên, 2,5 triệu tấn năm 2005 và 5,8 triệu tấn năm 2011, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17,3%/năm.

Nhà máy Xi măng Hoàng Mai với công suất 1,8 triệu tấn, sẽ nâng công suất lên 2,8 triệu tấn. Xi măng Hoàng Mai được đánh giá là có công nghệ hiện đại, có sức cạnh tranh trong ngành xi măng Việt Nam; Sản lượng xi măng Hoàng Mai tăng liên tục qua các năm từ 68 nghìn tấn năm 2005 lên 118 nghìn tấn năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,6%/năm; doanh thu đạt 109,8 tỉ đồng; lợi nhuận đạt 14,5 tỉ đồng; nộp ngân sách nhà nước 5,49 tỉ đồng.

- Sản xuất vật liệu xây và lợp như: gạch nung, ngói nung, tấm lợp và đá chẻ…Đây là ngành có mặt ở hầu khắp các huyện, thị của DVBTNT, hiện có 25 cơ sở

sản xuất gạch ngói thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; trong đó có các cơ sở sản xuất tiêu biểu như: Xí nghiệp gạch Trường Lâm (Tĩnh Gia), Xí nghiệp gạch Quảng Yên (Quảng Xương), Công ty CP vật liệu xây dựng Quảng Xương (Quảng Xương), công ty xây dựng K2 (Quảng Xương), Xí nghiệp gạch ngói Diễn Kỷ (Diễn Châu), Công ty CP kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh (Cẩm Xuyên), Công ty CP vật liệu xây dựng Đồng Nai - Hà Tĩnh (Kỳ Anh)….Sản phẩm gạch, ngói có chất lượng tốt, màu sắc phong phú, bền, đẹp và đã xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan,

76

Page 87: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Xingapore…..Ngoài các sản phẩm truyền thống, ngành vật liệu xây dựng còn cung cấp cho thị

trường nhiều sản phẩm khác như tấm lợp, kể cả tấm lợp màu, gạch hoa và cát sỏi…* Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uốngĐây là ngành có lợi thế rất lớn về nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản. Hơn

nữa, việc phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống không những làm tăng thêm chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu mà còn tạo điều kiện mở mang ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở các xã bãi ngang và vùng nông thôn ven biển. Năm 2011, ngành này chiếm 21,1% GTSX của toàn ngành công nghiệp, đứng thứ hai sau ngành vật liệu xây dựng. Ngành này có 35,8 nghìn lao động, chiếm 21,4% số lao động toàn ngành công nghiệp năm 2011. Nổi bật lên là hai ngành chế biến thủy, hải sản và chế biến lương thực, thực phẩm.Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu của ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống

giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. GTSX (tỉ đồng) 328,7 2.428,8 4.594,2 5.422,9- So với GTSX công nghiệp (%) 18,6 18,5 20,4 21,12. Lao động (nghìn người) 36,5 19,8 33,3 35,8- So với lao động ngành công nghiệp (%) 26,9 18,1 21,3 21,43. Cơ sở chế biến (nghìn cơ sở) 9,6 11,9 15,1 15,3- So với số cơ sở sản xuất công nghiệp 24,1 26,7 28,2 28,4

Nguồn: Tính toán từ 19 đến 26,103 đến 136- Chế biến thủy, hải sản là nghề truyền thống có từ lâu đời ở DVBTNT với sản

phẩm chủ yếu là các loại thủy, hải sản đông lạnh như tôm, mực, cá. Đây là ngành phát triển nhanh, được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn của dải. Trên toàn dải có rất nhiều cơ sở chế biến thủy, hải sản thuộc mọi thành phần kinh tế, từ các cơ sở tư nhân, cá thể đến các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần tập trung ở 15 huyện, thị của dải, tiêu biểu như: Xí nghiệp Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Hoằng Trường (Hoằng Hóa), Công ty chế biến nông sản thực phẩm Hàm Rồng (Hoằng Hóa), Công ty Thủy đặc sản tươi sống xuất khẩu (Tĩnh Gia), Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh Diễn Thành (Diễn Châu), Xí nghiệp chế biến Thủy, hải sản xuất khẩu Cửa Hội (Nghi Lộc), Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Hà Tĩnh (Kỳ Anh)…với nhiều sản phẩm có thương hiệu trên thị trường. Năm 2011, các xí nghiệp này đã chế biến được 9.874 tấn thủy, hải sản đông lạnh, đem lại GTSX 5.808,4 tỉ đồng.

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: đây là ngành có gần 60 làng nghề

77

Page 88: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

với trên 15 nghìn lao động, trong đó nổi bật hơn cả là nghề làm nước mắm. Nhờ có nguồn cá biển tươi đánh bắt hàng ngày và việc chuyên chở thuận lợi mà một số làng ven biển đã phát triển nghề chế biến nước mắm. Trên toàn dải có nhiều làng chế biến nước mắm nổi tiếng và có thương hiệu cao như: làng Diêm Phố (xã Ngư Lộc, Hậu Lộc), làng Khúc Phụ, Xuân Vi (xã Hoằng Phụ, Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa), làng Cự Nham, Hải Thôn, Lương Trung (Quảng Xương), Du Xuyên, Ba Làng (xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia), Vạn Phần (Diễn Châu), Cửa Hội (Nghi Lộc), Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên). Nước mắm Cự Nham, Du Xuyên, Ba Làng, Vạn Phần, Cửa Nhượng nổi tiếng không chỉ ở vùng Bắc Trung Bộ mà còn ở các vùng khác ở phía Bắc.

Ngoài nước mắm còn nhiều sản phẩm khác từ xay xát gạo đến chế biến hoa màu, làm đậu phụ, mỳ, bún, bánh các loại…

* Công nghiệp khai thác mỏCông nghiệp khai thác mỏ chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp

của dải. Năm 2011, ngành này chiếm 19,5% GTSX, 12,4% tổng số lao động và 9,8% số cơ sở sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh do nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng và khả năng xuất khẩu quặng kim loại và phi kim loại.

Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu của ngành khai thác mỏ giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. GTSX (tỉ đồng) 222,6 1.943,1 4.098,8 5.010,9- So với GTSX công nghiệp (%) 12,6 14,8 18,2 19,52. Lao động (nghìn người) 15,9 11,9 18,9 20,8- So với lao động ngành công nghiệp (%) 11,7 10,9 12,1 12,43. Cơ sở chế biến (nghìn cơ sở) 3,4 3,9 5,1 5,3- So với số cơ sở sản xuất công nghiệp 8,4 8,7 9,6 9,8

Nguồn: Tính toán từ 19 đến 26,103 đến 136- Khai thác đá: Do nhu cầu xây dựng đường sá, nhà ở, các cơ sở công nghiệp,

trường học, cơ quan…., ngành khai thác đá ngày càng phát triển ở cả hình thức công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Khai thác đá phát triển mạnh nhất ở Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu, Kỳ Anh. Trong các cơ sở khai khoáng của DVBTNT thì các cơ sở khai thác đá chiếm ưu thế với các doanh nghiệp tiêu biểu như: Công ty công trình giao thông 471 ở huyện Tĩnh Gia; Công ty khai thác đá Hoàng Mai, Công ty CP vật liệu xây dựng Kỳ Phong (Kỳ Anh).

- Khai thác khoáng sản: nổi bật lên là ngành khai thác: Titan, Sắt, Kẽm…+ Khai thác Titan: DVBTNT có nguồn quặng Titan khá phong phú với 19 điểm

quặng được phân bố dọc bờ biển các huyện, thị. Tổng trữ lượng đã được tham dò của 19 điểm quặng là hơn 6 triệu tấn limenit và gần 500 ngàn tấn ziricon, các điểm quặng nằm ở

78

Page 89: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

vị trí nông, cách mặt đất cát chỉ khoảng 2 - 4m. Thời gian qua, do nhu cầu quặng titan trong nước và thế giới tăng cao nên số lượng doanh nghiệp tham gia khai thác, tuyển thô quặng ở DVBTNT tăng cao, từ 20 doanh nghiệp năm 2005 lên 34 doanh nghiệp năm 2011, sản lượng khai thác titan đạt 4.112 tấn; trên địa bàn dải chỉ có một nhà máy chế biến zircon siêu mịn công suất 10.000 tấn/năm. Tuy nhiên, khai thác titan trên phạm vi toàn dải chưa thực sự hiệu quả, sản phẩm đang còn ở dạng thô, lại thiếu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước nên rất lãng phí và gây hậu quả lớn đến môi trường, làm cho đất, nước ngầm một số khu vực nhiễm mặn, nhiều héc ta đất cát ven biển bị đào xới; rừng phi lao phòng hộ chắn gió, cát đã bị tàn phá, cảnh quan ven biển bị suy thoái nặng nề; nguồn nước ngọt trong cồn cát ven biển bị ô nhiễm và nhiễm mặn; đường giao thông nông thôn bị xuống cấp nghiêm trọng do vận chuyển quặng…

+ Ngoài khai thác Titan, ngành khai khoáng còn có khai thác kẽm (Tĩnh Gia, Quảng Xương); khai thác sắt (Hậu Lộc, Thạch Hà). Khai thác sắt được phát triển từ rất sớm nhưng khả năng khai thác còn chưa cao, sản lượng khai thác không đáng kể. Trên địa bàn toàn dải có 2 mỏ: Hậu Lộc và đặc biệt là mỏ Thạch Khê. Mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng lớn nhất khu vực Đông Nam Á; mặc dầu đã hợp tác với rất nhiều nước như Nhật Bản, Liên bang Nga, một số nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng do tạp chất trong quặng lớn, lại nằm sâu trong lòng đất, đòi hỏi nguồn vốn lớn nên cho đến hiện nay vẫn chưa thực hiện được.

- Khai thác muối: đây là ngành xuất hiện khá sớm, là nghề truyền thống của nhiều địa phương trong dải. Ngành sản xuất muối biển của vùng được thực hiện theo phương pháp phơi cát phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng. Hàng năm, DVBTNT đã sản xuất ra một khối lượng muối rất lớn và ngày càng tăng. Ngành sản xuất muối của dải chủ yếu sử dụng làm thực phẩm, chế biến thủy, hải sản và một khối lượng ít dùng cho các ngành công nghiệp.

Bảng 2.14. Sản lượng muối giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

Sản lượng (1000 tấn) 131,5 148,9 143,4 147,5- Thanh Hoá 27 32 17 13- Nghệ An 80 97,1 100,9 109- Hà Tĩnh 24,5 19,8 25,5 25,5

Nguồn: Tính toán từ 103 đến 136Năm 2000 sản lượng muối biển của vùng đạt 131,5 nghìn tấn, đến năm 2011

tăng lên 147,5 nghìn tấn. Năng suất các đồng muối của vùng đạt trung bình 80 tấn/ha/năm. Đặc biệt, các đồng muối nổi tiếng như : Hậu Lộc, Quỳnh Lưu, Hộ Độ...của vùng đã đạt năng suất hơn 100 tấn/ha/năm. Tuy nhiên, ngành sản xuất muối của vùng

79

Page 90: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do không có cơ sở sản xuất hiện đại, chủ yếu nhân dân sản xuất theo trình độ thủ công nên chất lượng thấp dẫn đến mức độ tiêu thụ muối kém, giá thành rẻ do đó đời sống của nông dân làm muối rất bấp bênh.

2.2.2.2. Ngành nông - lâm - thủy sản a. GTSX, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX Nông - lâm - thủy sản giữ vai trò chủ đạo trong đời sống KT - XH của

DVBTNT. Năm 2011, mặc dù tỷ trọng của nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm 27,4% GTSX, thu hút tới 53,5% lao động của toàn dải.

Bảng 2.15. Giá trị và cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 20111. GTSX (tỉ đồng - giá 1994) 3.799,7 4.140,5 6.507,8 6.753,6- Tốc độ tăng trưởng (%) 7,1 6,1 2,6 3,4

2. GTSX (tỉ đồng - thực tế) 4.779,2 10.246,2 21.873,9 25.325,3- So với GTSX nông - lâm - thủy sản 3 tỉnh TNT (%)

26,6 45,2 41,8 28,7

4. Cơ cấu GTSX 100 100 100 100- Nông nghiệp 75,3 74,2 76,2 72,7- Lâm Nghiệp 4,5 2,4 1,7 1,9- Thủy sản 20,2 23,4 22,1 25,4 Nguồn: Tính toán từ 19 đến 26,103 đến 136

Tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm - thủy sản không ổn định và thấp nhất so với ngành công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2000 - 2011 đạt 3,4%/năm ; trong đó năm 2000 tăng trưởng cao nhất, đạt 7,1% do được mùa trong sản xuất cây lương thực (đặc biệt là lúa), trong ngành thủy hải sản, lại không bị thiên tai đe dọa. Nguyên nhân của sự tăng trưởng không ổn định là do ngành nông - lâm - thủy sản phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên, sản xuất manh mún...

Trong cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản, nông nghiệp vẫn là ngành giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm. Năm 2000, nông nghiệp chiếm 75,3% đến năm 2011 giảm xuống chỉ còn 72,3%; lâm nghiệp có xu hướng giảm rõ rệt từ 4,5% xuống còn 1,9%; thủy sản là lĩnh vực mũi nhọn của dải, được mở rộng về diện tích và cả đầu tư thâm canh, nuôi trồng đa dạng nên tỉ trọng ngày càng tăng lên trong cơ cấu từ 20,2% lên 25,4%.

b. Năng suất lao động

80

Page 91: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

6,2

31,4

26,7

13,5

4,6

28,3

17,1

7,6

0

5

10

15

20

25

30

35

2000 2005 2010 2011

Triệu đồng/lao động

DVBTNTBa tỉnh TNT

Biểu đồ 2.3. Năng suất lao động ngành nông - lâm - thủy sản giai đoạn 2000 - 2011NSLĐ ngành nông - lâm - thủy sản ở DVBTNT cao hơn so với ba tỉnh TNT và

có xu hướng ngày càng tăng. Nếu như năm 2000, NSLĐ chỉ đạt 6,2 triệu đồng/lao động thì đến 2005 tăng 2,2 lần với 13,5 triệu đồng/lao động và năm 2011 tăng 5,1 lần với 31,4 triệu đồng/lao động, bằng 111% so với NSLĐ nông - lâm - thủy sản của ba tỉnh TNT. Tuy nhiên, so với NSLĐ ngành công nghiệp và dịch vụ thì NSLĐ nông - lâm - thủy sản vẫn thấp hơn nhiều do đặc điểm sản xuất nông nghiệp, do đất đai manh mún, phân tán, yếu tố đầu vào như phân bón, vật tư nông nghiệp tăng cao, khả năng áp dụng cơ giới hóa thấp, các chuỗi giá trị ngành hàng có khả năng cạnh tranh và gia tăng giá trị kém...

c. Các ngành nông - lâm - thủy sản* Nông nghiệp- GTSX và cơ cấu GTSXĐây vẫn là ngành giữ vai trò quan trọng của DVBTNT. Mặc dù tiềm năng đất

đai cho sản xuất nông nghiệp không lớn nhưng nhân dân ở đây đã khai thác tối đa những khu vực có điều kiện để sản xuất. Bình quân thời kỳ 2000 - 2011 GTSX nông nghiệp ven biển tăng 4,6%/năm.

Bảng 2.16. Giá trị và cơ cấu GTSX nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. GTSX (Tỉ đồng, giá hiện hành) 3.493,7 7.606,6 16.668,9 18.403,0- So với GTSX nông nghiệp ba tỉnh TNT (%) 32,7 41,6 39,0 25,72. Cơ cấu (%) 100 100 100 100- Trồng trọt 73,4 64,5 58,0 57,6- Chăn nuôi 24,7 32,8 39,4 39,1

- Dịch vụ 1,9 2,7 2,6 3,3 Nguồn: Tính toán từ 19 đến26,103 đến 136Năm 2000, GTSX nông nghiệp theo giá hiện hành là 3.493,7 tỉ đồng, năm

2011 tăng lên 18.403,0 tỉ đồng, gấp 5,7 lần và chiếm 25,7% GTSX nông nghiệp

81

Page 92: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

của ba tỉnh TNT. Tuy nhiên, so với GTSX nông nghiệp của ba tỉnh TNT thì tỷ trọng GTSX của DVBTNT có xu hướng giảm do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, biến đổi khí hậu, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp giảm.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm, song còn chậm. Lĩnh vực trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng thời kỳ 2000 - 2011 có xu hướng giảm (từ 73,4% năm 2000 xuống còn 57,6% năm 2011). Tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ tăng lên. Đây là xu hướng phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của nước ta.

- Trồng trọt+ GTSX và cơ cấu GTSXĐây là ngành sản xuất chính và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GTSX

nông nghiệp. DVBTNT là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một hệ cây trồng đa dạng.

Bảng 2.17. Giá trị và cơ cấu GTSX ngành trồng trọt giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 20111. GTSX (Tỉ đồng, giá hiện hành) 2.564,4 4.906,3 9.668,0 10.600,1- So với GTSX trồng trọt của ba tỉnh TNT (%) 32,0 40,2 36,0 31,72. Cơ cấu (%) 100 100 100 100- Cây lương thực 68,4 66,9 62,6 62,2

- Cây công nghiệp 17,0 18,5 20,7 20,9

- Cây rau, đậu 11,5 12,2 14,9 15,2

- Cây khác 3,1 2,4 1,8 1,7

Nguồn: Tính toán từ 19 đến26,103 đến136Năm 2000, GTSX đạt 2.564,4 tỉ đồng, năm 2011 tăng lên 10.600,1 tỉ đồng,

chiếm 57,6% GTSX của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, so với GTSX ngành trồng trọt của 3 tỉnh TNT thì ở DVBTNT có xu hướng giảm do đây là vùng thường xuyên bị thiên tai, dịch bệnh đe dọa, đồng thời là dải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho diện tích có khả năng trồng trọt giảm.

Trong cơ cấu GTSX ngành trồng trọt, cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng có xu hướng giảm, từ 66,8% năm 2000 xuống còn 60,2% do trong cây lương thực, cây lúa là cây trồng chính nhưng GTSX giảm. Tỷ trọng của các loại cây khác tăng, đặc biệt là cây công nghiệp và cây rau đậu do việc phát triển đem lại hiệu quả cao hơn và có giá trị hàng hóa lớn.

+ Diện tích và sản lượng và năng suất trồng trọtBảng 2.18. Diện tích, sản lượng và năng suất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây

82

Page 93: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

trồng giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. Diện tích gieo trồng (nghìn ha) 274,8 310,5 280,3 276,0- Cây lương thực 212,3 218,7 197,3 194,1- Cây công nghiệp 42,0 63,8 52,7 51,6- Cây rau, đậu 14,3 21,6 24,7 24,8- Cây khác 6,2 6,4 5,6 5,5

2. Sản lượng (nghìn tấn) 1.147,5 1.359,4 1.312,9 1.367,3- Cây lương thực 874,1 1.041,4 934,6 995,1- Cây công nghiệp 136,1 144,8 172,2 163,7

- Cây rau, đậu 109,1 142,6 181,1 184,0- Cây khác 28,2 30,6 25,0 24,53. Năng suất (tạ/ha) 41,8 43,8 46,8 49,5- Cây lương thực 41,2 47,6 47,4 51,3- Cây công nghiệp 32,4 22,7 32,7 31,7- Cây rau, đậu 76,3 66,0 73,3 74,2

- Cây khác 45,5 47,8 44,6 44,5 Nguồn: Tính toán từ 19 đến26,103 đến136Diện tích gieo trồng có xu hướng giảm do năng suất thấp, đất bị nhiễm phèn

nhiễm mặn vùng ven biển nên khó canh tác. Năm 2011, diện tích gieo trồng giảm 4,3 nghìn ha so với năm 2010 do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trồng cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm bị mặn hóa ven biển sang nuôi trồng thủy hải sản và sang nhóm đất phi nông nghiệp.

Năng suất và sản lượng trồng trọt tăng đều qua các năm, đặc biệt là cây lương thực và cây rau đậu do dải đồng bằng hẹp ven biển của dải có chất đất tốt, nguồn nước dồi dào, lại được đầu tư thâm canh, tăng vụ nên đem lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng nhóm cây công nghiệp có xu hướng giảm do có nhiều loại cây, đặc biệt là cây công nghiệp hàng năm hiệu quả sản xuất không cao nên giảm diện tích trồng trọt.

+ Về hiệu quả sản xuất, tất cả các loại cây trồng đều có GTSX/1 ha đất canh tác tăng nhanh. Năm 2011 tăng gấp 4,1 lần so với năm 2000. Trong đó, nhóm cây rau, đậu có GTSX/ha cao nhất với 65 triệu đồng/ha năm; nhóm cây công nghiệp tăng nhanh và đạt giá trị tương đối cao với 42,9 triệu đồng/ha; nhóm cây lương thực đạt 34 triệu đồng/ha và các loại cây khác chiếm giá trị thấp nhất, với 32,8 triệu đồng/ha.

Bảng 2.19. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất của các loại cây trồng giai đoạn 2000 - 2011

Đơn vị: triệu đồng/ha

83

Page 94: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 20111. GTSX/ha đất trồng 9,3 15,8 34,5 38,4- Cây lương thực 8,3 15,0 30,7 34,0- Cây công nghiệp 10,4 14,2 38,0 42,9- Cây rau, đậu 20,6 27,9 58,3 65,0

- Cây khác 12,8 18,4 31,1 32,8 Nguồn: Tính toán từ 19 đến26,103 đến136+ Cây lương thựcCây lương thực là cây trồng chính của DVBTNT vì đây là dải có những đồng

bằng hẹp chạy dọc ven biển. Mặc dù diện tích trồng cây lương thực chỉ chiếm 29,4% diện tích cây lương thực của ba tỉnh TNT và có xu hướng ngày càng giảm trong cơ cấu nhưng nhờ những lợi thế thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước, đầu tư thâm canh nên sản lượng, năng suất lương thực cao và tăng nhanh, chiếm 30,1% sản lượng, bằng 102,6% năng suất lương thực của ba tỉnh TNT. Năm 2011, bình quân lương thực trên đầu người đạt 1.296,5 kg/người, gấp 4,2 lần so với năm 2000.

Các huyện có diện tích, sản lượng và năng suất lương thực cao là: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Thạch Hà, Cẩm Xuyên.

Cùng với sự tăng nhanh của sản lượng lương thực, các cây trồng có giá trị kinh tế cao khác cũng đang được dải chú trọng đầu tư, phát triển. Ngoài ra, dải còn chú trọng xây dựng các vùng chuyên canh trong ngành trồng trọt và đang thực sự là những mô hình phát triển mạnh ở nhiều địa phương ven biển. Trong nhóm cây lương thực của dải, lúa và ngô là hai cây trồng chính.

Lúa: là cây trồng chủ yếu và quan trọng nhất của dải. Diện tích gieo trồng giao động trong khoảng 170 - 200 nghìn ha, chiếm 31,7% diện tích lúa của ba tỉnh TNT. Trong những năm qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chuyển một phần đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp nên diện tích có xu hướng giảm xuống từ 202,5 nghìn ha năm 2000 xuống còn 171,7 nghìn ha năm 2011. Tuy nhiên, với sự đầu tư, thâm canh cao nên sản lượng, năng suất lúa đều tăng. Năm 2000, sản lượng lúa đạt 800,4 nghìn tấn, đến năm 2011 tăng lên 903,1 nghìn tấn; năng suất đạt tương ứng 39,5 tạ/ha lên 52,6 tạ/ha. Những huyện có diện tích, sản lượng lúa cao nhất trong dải phải kể đến: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Thạch Hà, Cẩm Xuyên; đặc biệt huyện Cẩm Xuyên có diện tích và sản lượng lúa cao nhất tỉnh Hà Tĩnh Phụ lục 9.

Ngô: là một trong những cây trồng cho năng suất và sản lượng lớn, được trồng ở những bãi bồi ven sông, những vùng gò đồi của các huyện thị ở DVBTNT. Đây là cây trồng dễ tính, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu, đặc biệt điều kiện đất đai, khí hậu của

84

Page 95: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

DVBTNT rất thích hợp để cây ngô sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, do có sự thay đổi về cơ cấu chăn nuôi, tập quán ăn uống của dân cư, biến động của thị trường nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô biến động lớn và có xu hướng giảm. Năm 2011 diện tích trồng ngô là 22,5 nghìn ha (giảm 2,7 nghìn ha so với năm 2010), sản lượng đạt 91,7 nghìn tấn (giảm 12,1 nghìn tấn so với năm 2010), năng suất đạt 40,7 tạ/ha (giảm 0,4 tạ/ha so với năm 2010), chiếm 18,8% diện tích, 20,4% sản lượng và bằng 116% năng suất ngô của ba tỉnh TNT. Các huyện trồng ngô và cho sản lượng cao nhất là Hoằng Hóa, Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Nghi Lộc, chiếm 68,3% diện tích và 70,2% sản lượng ngô của toàn dải. Đặc biệt, huyện Hoằng Hóa có diện tích và sản lượng trồng ngô lớn nhất tỉnh Thanh Hóa.

+ Cây công nghiệpDo đặc điểm về địa hình, đất đai và khí hậu nên ở DVBTNT chủ yếu phát triển

cây công nghiệp hàng năm với các cây trồng điển hình như: cói, vừng và lạc.Cói là cây trồng đặc trưng nhất của dải, nhất là ở DVB Thanh Hóa. Giai đoạn

2000 - 2011, diện tích và sản lượng cói có xu hướng tăng lên, do đây là cây trồng cho giá trị kinh tế tương đối cao, trồng cói giúp mở rộng diện tích ra phía biển; hiện nay nhà nước đang quy hoạch thành các vùng sản xuất cói tập trung làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Năm 2011, diện tích trồng cói là 4,6 nghìn ha, sản lượng đạt 32,1 nghìn tấn, tăng 0,9 nghìn ha và 7,1 nghìn tấn so với năm 2000; chiếm 88,3% diện tích và 88,4% sản lượng cói của ba tỉnh TNT. Nga Sơn là huyện trồng cói lớn nhất, nổi tiếng nhất không chỉ của DVBTNT mà cả vùng Bắc Trung Bộ và cả nước; cói ở đây có sợi nhỏ, dai, óng mượt, đặc biệt ít có nơi nào có thể trồng được loại cói dài như ở vùng này, loại cói chuyên dùng để dệt nên những loại chiếu vừa đẹp lại vừa bền; chiếu cói Nga Sơn là một sản phẩm nổi tiếng của vùng đất ven biển, được lưu truyền qua bao đời, bao thế hệ trên khắp mọi miền đất nước, nó nổi tiếng đến mức đã đi vào cả trong ca dao và tục ngữ của người Việt Nam; năm 2011 diện trồng cói của Nga Sơn là 3,3 nghìn ha, sản lượng đạt 23,6 nghìn tấn, chiếm 71,7% diện tích, 73,5% sản lượng cói của DVBTNT.

Vừng và lạc là hai cây trồng đặc trưng của dải, chúng được sản xuất để lấy dầu và là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thực phẩm (chủ yếu là thức ăn nhanh) và ép dầu. Năm 2011, vừng chiếm 77,7% diện tích và 76,4% sản lượng vừng của ba tỉnh TNT; lạc chiếm 56,3% diện tích và 56,5% sản lượng lạc của ba tỉnh TNT. Vừng và lạc được trồng nhiều nhất ở các huyện Tĩnh Gia, Diễn Châu, Nghi Lộc, Kỳ Anh vì đây là các cây trồng thích hợp với đất phù sa ven sông và các loại đất cát và cát pha. Đặc biệt, Tĩnh Gia, Kỳ Anh và Nghi Lộc là các huyện có diện tích và sản lượng trồng lạc nhiều nhất của ba tỉnh TNT; Diễn Châu là vùng trồng vừng nhiều nhất của

85

Page 96: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

tỉnh Nghệ An.+ Cây rau, đậu: đây là nhóm cây trồng chiếm 15,2% GTSX của ngành trồng trọt

ở DVBTNT nhưng cho hiệu quả sản xuất cao nhất so với các nhóm cây trồng khác, năm 2011 GTSX/ha trồng trọt đạt 65 triệu đồng/ha, gấp 1,9 lần nhóm cây lương thực, 1,5 lần nhóm cây công nghiệp; năng suất đạt cao nhất với 74,2 tạ/ha. Nhóm cây rau đậu bao gồm có rau và đậu các loại, trong đó rau chiếm phần lớn diện tích. Năm 2011, rau đậu chiếm 38,8% diện tích, 40,2% sản lượng rau đậu của ba tỉnh TNT. Các huyện trồng nhiều rau, đậu là Quảng Xương, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Thạch Hà, nơi đây có các vườn ươm cây giống, hàng năm cung cấp giống cho các huyện, thị của ba tỉnh TNT.

- Chăn nuôi+ Chăn nuôi ngày càng được chú trọng phát triển ở DVBTNT. Mặc dù chưa thật

ổn định nhưng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu GTSX nông nghiệp có xu hướng tăng từ 24,7% năm 2000 lên 39,1% năm 2011, chiếm 38,8% GTSX ngành chăn nuôi ba tỉnh TNT.

Bảng 2.20. Giá trị và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. GTSX (Tỉ đồng, giá hiện hành) 862,9 2.495,0 6.567,5 7.195,6- So với GTSX chăn nuôi ba tỉnh TNT (%) 35,6 43,4 44,7 38,8

2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100- Gia súc 54,7 65,8 58,5 55,6- Gia cầm 43,4 32,5 39,6 42,4

- Không qua giết mổ và chăn nuôi khác 1,9 1,7 1,9 2,0

Nguồn: Tính toán từ 19 đến26,103 đến136+ Trong cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi, chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng cao

nhất nhưng có xu hướng giảm từ 58,5% năm 2010 xuống còn 55,6% năm 2011 do các đồng cỏ ở trên toàn dải giảm diện tích đáng kể; đồng thời do chính sách của ba tỉnh TNT, chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc ở các vùng phía Tây và phát triển tập trung trong các trang trại ở miền núi; hơn nữa nhu cầu về sức kéo và phân bón giảm hẳn. Trong chăn nuôi gia súc của dải, thế mạnh lớn nhất là chăn nuôi bò, lợn.

Chăn nuôi bò: có xu hướng giảm do số lượng đồng cỏ tự nhiên ngày càng thu hẹp, chăn nuôi chủ yếu để lấy thịt và phục vụ cho nhu cầu trong nội vùng. Năm 2000, số lượng đàn bò 231,9 nghìn con đến năm 2011 giảm xuống còn 212,0 nghìn con, chiếm 27,5% đàn bò của ba tỉnh TNT. Các huyện nuôi nhiều bò nhất là Tĩnh Gia, Diễn Châu và Nghi Lộc, chiếm 46,8% đàn bò của DVBTNT.

Chăn nuôi lợn: đây là một trong những vật nuôi phổ biến của toàn dải nhưng

86

Page 97: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

trong những năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh và giá thức ăn tăng cao nên đàn lợn có xu hướng giảm. Từ năm 2000 đến năm 2011 đàn lợn giảm từ 921,8 nghìn con xuống còn 778,0 nghìn con, chiếm 34,9% đàn lợn của ba tỉnh TNT. Các huyện nuôi nhiều lợn nhất là Hoằng Hóa, Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Cẩm Xuyên, chiếm 50,9% đàn lợn của DVBTNT. Đặc biệt Hoằng Hóa, Quỳnh Lưu, Cẩm Xuyên là các huyện có tổng đàn lợn lớn nhất so với các huyện khác của ba tỉnh TNT.

Chăn nuôi gia cầm tăng nhanh, đặc biệt là từ 2005, sau khi thoát khỏi đại dịch cúm GTSX tăng từ 32,5% lên 42,4%, do có điều kiện thuận lợi về cơ sở thức ăn từ phụ phẩm của ngành trồng trọt, từ công nghiệp chế biến thủy, hải sản, đặc biệt lao động ở đây có nhiều kinh nghiệm trong nhân giống và chăm sóc. Chăn nuôi công nghiệp trở thành xu hướng chủ yếu trong chăn nuôi gia cầm ở DVBTNT. Chăn nuôi gia cầm bao gồm gà, vịt, ngan, ngỗng, được chú trọng phát triển nhằm cung cấp thịt, trứng cho người dân. Số lượng gia cầm tăng nhanh, từ 7.147,5 nghìn con năm 2000 lên 12.800,9 nghìn con năm 2011, chiếm 33,6% tổng số gia cầm của ba tỉnh TNT. Trong tổng số đàn gia cầm của toàn dải, đàn gà chiếm 76,5%, vịt chiếm 20,1%, còn lại là ngan và ngỗng. Hiện nay, những mô hình chăn nuôi góp phần giảm nghèo cho các xã bãi ngang ven biển được thực hiện đồng bộ trên toàn dải nên chăn nuôi ngan và ngỗng có xu hướng ngày càng tăng. Các huyện nuôi nhiều gia cầm nhất là Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, chiếm 59,1% đàn gia cầm của DVBTNT. Quỳnh Lưu và Thạch Hà là hai huyện có đàn gia cầm đông nhất so với đàn gia cầm của các huyện, thị tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

* Thủy sản- GTSX và cơ cấu GTSXThủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của DVBTNT. Với lợi thế về tài nguyên

sinh vật biển, có diện tích mặt nước nuôi trồng lớn, nhiều cửa lạch, cửa sông, nhiều vũng vịnh và đảo; lao động trong dải có sức khỏe, nhiều kinh nghiệm trong nghề đi biển nên ngành thủy sản ngày càng phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến. Năm 2000, GTSX thuỷ sản của vùng đạt 965,4 tỉ đồng đến năm 2011 tăng lên gấp 6,7 lần với 6.432,6 tỉ đồng, chiếm 63,8% GTSX ngành thủy sản của ba tỉnh TNT. Tốc độ tăng GTSX trung bình giai đoạn 2000 - 2011 là 10,1%/năm.

Bảng 2.21. Giá trị và cơ cấu GTSX thủy sản giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

2. GTSX (tỉ đồng - thực tế) 965,4 2.397,6 4.834,1 6.432,6- So với GTSX thủy sản 3 tỉnh TNT (%) 75,2 90,3 78,7 63,84. Cơ cấu GTSX (%) 100 100 100 100- Khai thác 77,0 77,9 78,3 75,9

87

Page 98: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

- Nuôi trồng 18,3 16,8 16,5 16,8- Dịch vụ 4,7 5,3 5,2 7,3

Nguồn: Tính toán từ 19 đến 26,103 đến136Trong cơ cấu GTSX thủy sản, ngành khai thác mặc dù chiếm tỷ trọng lớn nhất

nhưng có xu hướng giảm từ 77,0% năm 2000 xuống còn 75,9% năm 2011; ngành nuôi trồng và dịch vụ thủy sản có xu hướng tăng lên, năm 2011 đạt 16,8% và 7,3%. Điều này đúng quy luật chung trong chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành thủy sản của cả nước.

- Sản lượng thủy sảnBảng 2.22. Sản lượng và cơ cấu sản lượng thủy sản giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 20111. Sản lượng (nghìn tấn) 95,3 140,5 190,8 202,4- So với sản lượng thủy sản của ba tỉnh TNT (%) 85,5 82,7 80,2 80,22. Cơ cấu sản lượng thủy sản (%) 100 100 100 100- Khai thác 90,0 82,3 81,9 80,5- Nuôi trồng 10,0 17,7 18,1 19,5

Nguồn: Tính toán từ 19 đến 26Sản lượng thủy sản tăng lên nhanh chóng theo thời gian, năm 2011 đạt 202,4

nghìn tấn, gấp 2,1 lần so với năm 2000, chiếm 80,2% sản lượng thủy sản của ba tỉnh TNT; tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2000 - 2011 đạt 7,1%. Các huyện có sản lượng thủy sản nhiều nhất là Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu và Diễn Châu, chiếm 51,6% sản lượng thủy sản của DVBTNT.

Trong cơ cấu sản lượng thủy sản, khai thác vẫn là ngành chiếm ưu thế, 80,2% năm 2011 nhưng có xu hướng giảm; sản lượng nuôi trồng tăng từ 10% năm 2000 lên 19,5% năm 2011 nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ nuôi trồng, nguồn thức ăn và chất lượng con giống, khả năng lai tạo và thích nghi của các giống mới, đa dạng hóa sản phẩm nuôi trồng nên sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác.

Ngành thuỷ sản của dải đã giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 153.323 người, đem lại một nguồn thu ngân sách lớn cho nhà nước.

- Khai thác thuỷ, hải sảnĐây là ngành đang được đẩy mạnh phát triển theo hướng vươn khơi. Số lượng

tàu thuyền không những tăng lên về số lượng mà còn tăng lên về công suất trung bình. Năm 2000, toàn dải có 9.246 chiếc (tàu thuyền cơ giới) với tổng công suất 215 nghìn CV (trung bình 23,3 CV/chiếc), trong đó tàu đánh bắt xa bờ có trên 358 cái, chiếm 3,9% trong tổng số tàu thuyền cơ giới; số tàu thuyền không có động cơ có 3.874 cái. Đến năm 2011 số lượng tàu thuyền cơ giới đã lên đến 10.851 cái với tổng công suất 623.871 nghìn CV, trong đó tàu đánh bắt xa bờ là 1.116 cái, chiếm 10,3% tổng số tàu

88

Page 99: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

thuyền cơ giới; số tàu thuyền không có động cơ đã tăng lên 7.400 cái. Trong số các loại tàu thuyền trên, tàu đánh bắt xã bờ chủ yếu của kinh tế cá thể, tuy nhiên hiện nay, số tàu thuyền của tư nhân ngày càng tăng lên.

Kết quả của việc tăng cường năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác là sản lượng và giá trị về cơ bản đều tăng.

Bảng 2.23. Sản lượng giá trị khai thác thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. Sản lượng khai thác (nghìn tấn) 85,9 115,2 156,0 163,0

- Sản lượng hải sản 83,3 112,7 153,3 160,3

- Sản lượng thuỷ sản ngọt, lợ 2,6 2,5 2,7 2,7

2. Giá trị khai thác (tỉ đồng) 743,4 1.867,7 3.785,1 4.882,3 Nguồn: Tính toán từ 19 đến 26,103 đến136

Với xu hướng vươn khơi trong ngành khai thác hải sản, năng lực tàu thuyền được nâng cấp, đổi mới trang thiết bị khai thác, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai nên sản lượng thuỷ sản khai thác của dải đã tăng từ 85,9 nghìn tấn năm 2000 lên 163,0 nghìn tấn năm 2011, tăng gấp 1,9 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,0%/năm. Giá trị khai thác do đó cũng tăng lên, năm 2000 đạt 743,4 tỉ đồng, đến năm 2011 tăng lên 4.882,3 tỉ đồng, tăng gấp 6,6 lần. Các huyện có sản lượng khai thác nhiều nhất là Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu và Hậu Lộc, chiếm 51,5% sản lượng thủy sản khai thác của DVBTNT do đây là những huyện có nguồn lợi thủy sản phong phú, lực lượng lao động dồi dào, nhất là nam giới, trẻ, khỏe, có kinh nghiệm, nên việc khai thác xa bờ có nhiều thuận lợi.

Cơ cấu thuỷ sản khai thác thay đổi theo hướng đa dạng hoá sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu.

72,371,675,174,0

1,71,82,92,7

26,026,622,023,3

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2000 2005 2010 2011

Hải sản khácTômCá

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu thủy sản khai thác giai đoạn 2000 - 2011Trong cơ cấu hải sản khai thác, cá là sản phẩm chiếm phần lớn tỷ trọng và đang

có xu hướng giảm tuy nhiên mức giảm không đáng kể, từ 74,0% năm 2000 xuống còn 72,3% năm 2011. Tỷ trọng của tôm có sự thay đổi tăng giảm theo từng giai đoạn, 2000

89

Page 100: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

- 2005 tăng lên đáng kể từ 2,7% lên 2,9%, 2009 - 2011 lại có xu hướng giảm từ 1,8% xuống 1,7%. Điều này do yếu tố thị trường chi phối ngành khai thác hải sản; các loại hải sản khác chiếm tỷ trọng tương đối lớn, 26% năm 2011.

Mặc dầu tỷ trọng khai thác hải sản có sự tăng giảm không đồng đều nhưng về giá trị tuyệt đối thì tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ ngành khai thác hải sản đã phát triển lên một bước, ngư dân ven biển đã biết thay đổi hướng làm ăn, đa dạng hoá sản phẩm và đầu tư vốn để vươn khơi.

+ Ngành nuôi trồng thuỷ sảnDVBTNT có rất nhiều tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản, nhu cầu tiêu thụ nội địa

và xuất khẩu sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng. Ngành nuôi trồng thuỷ sản của dải đã có những bước phát triển đáng kể về cả diện tích, sản lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm nuôi trồng

Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng đều qua các năm, từ 10,1 ha năm 2000 tăng lên 16,6 ha năm 2011, tốc độ tăng diện tích bình quân 4,6%/năm. Trong đó, diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tăng từ 1,2 ha năm 2000 lên 7,4 ha năm 2011. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ tăng từ 8,9 ha năm 2000 lên 9,2 ha năm 2011, diện tích này đang tiếp tục tăng theo hướng nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Trong tổng diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản, phần lớn diện tích được giành cho nuôi cá, năm 2011, diện tích nuôi cá của vùng là 10,9 nghìn ha chiếm 65,5%; diện tích nuôi tôm tương ứng là 0,4 nghìn ha chiếm 3,7%; còn lại là số diện tích giành cho các loại thuỷ sản khác.

Diện tích nuôi mặn lợ tập trung chủ yếu ở các huyện như Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, còn các huyện khác chiếm diện tích không nhiều.

Bảng 2.24. Diện tích, sản lượng và giá trị nuôi trồng giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. Diện tích (nghìn ha) 10,1 13,9 16,4 16,6- Diện tích nuôi mặn, lợ 8,9 9,1 9,0 9,2- Diện tích nuôi ngọt 1,2 4,8 7,4 7,4

2. Sản lượng (nghìn tấn) 9,4 25,3 34,8 39,4- Cá 4,1 12,5 18,4 20,1

- Tôm 1,2 5,5 7,2 9,6

- Thuỷ sản khác 4,1 7,3 9,2 9,73.Giá trị nuôi trồng (tỉ đồng) 176,7 402,8 797,6 1.080,7

Nguồn: Tính toán từ 19 đến26,103 đến 136Ngoài diện tích mặt nước nuôi trồng, DVBTNT còn có một diện tích khá lớn

90

Page 101: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

đất nhiễm mặn, đất cát có thể sử dụng nuôi trồng thuỷ sản. Do diện tích nuôi trồng tăng liên tục và diện tích nuôi mặn lợ lại được sử dụng theo hướng thâm canh và bán thâm canh nên sản lượng thuỷ sản nuôi trồng về cơ bản cũng tăng liên tục, tăng với tốc độ bình quân cao hơn diện tích, 13,8%/năm.

Sản lượng nuôi trồng chủ yếu là cá, chiếm 51,0% sản lượng nuôi trồng của toàn dải, có xu hướng tăng trong cơ cấu, do đây là loài nuôi trồng truyền thống của ngư dân trong dải. Đồng thời trong những năm qua, các mô hình nuôi cá Diêu Hồng, cá Trắm đen; các loài cá nước mặn đặc sản như: cá Song, cá Dò, cá Mú… từ các dự án nghiên cứu được nhân rộng ở hầu hết các địa phương trong dải. Sản lượng tôm nuôi cũng tăng lên đáng kể, chiếm 24,4% do lĩnh vực nuôi tôm xuất khẩu đã có bước phát triển vượt bậc. Sản lượng thủy sản khác chiếm 24,6% do phải đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng với nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Bảng 2.25. Sản lượng và giá trị tôm nuôi giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. Toàn dải (nghìn tấn) 1,2 5,5 7,1 9,6- DVB Thanh Hoá 0,7 2,0 1,7 2,0

- DVB Nghệ An 0,2 1,0 3,8 5,6

- DVB Hà Tĩnh 0,3 2,5 1,6 2,0

2. Giá trị sản xuất (tỉ đồng) 35,7 53,0 98,5 90,0 Nguồn: Tính toán từ 19 đến 26,103 đến136Trong DVBTNT, DVB của Nghệ An có diện tích nuôi tôm lớn nhất, tiếp đó là

DVB Hà Tĩnh và cuối cùng là DVB Thanh Hóa. Sở dĩ có sự phân hoá như vậy vì điều kiện tự nhiên và chính sách đầu tư của mỗi tỉnh trong quá trình đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản.

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm trên cát, nuôi cá lồng ngoài biển khơi đã thực sự có hiệu quả, đem lại giá trị rất lớn cho người nuôi trồng. Sự thành công này đánh dấu một bước phát triển quan trọng, là động lực thúc đẩy ngành kinh tế thuỷ sản toàn DVBTNT phát triển theo hướng phát huy lợi thế so sánh.

Bên cạnh sản phẩm là cá và tôm, sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng còn có nghêu, sò, cua, ốc, rong tảo...chiếm 24,6% trong cơ cấu sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.

Bảng 2.26. Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản trên vùng đất cát Đơn vị: ha

Vùng Khả năng Diện tích đã sử dụngTrong đó

91

Page 102: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Tổng Nuôi thương phẩmSản xuất

giốngThanh Hoá 2.450 5 3 2Nghệ An 1.150 25 20 5Hà Tĩnh 3.500 15 12 3Tổng 7.100 45 35 10 Nguồn: 148Về hiệu quả nuôi trồng được thể hiện ở GTSX/ha mặt nước nuôi trồng thủy

sản đều tăng nhanh qua các năm. Năm 2000, hiệu quả nuôi trồng đạt 17,5 triệu đồng/ha, đến năm 2011 tăng lên 65,1 triệu đồng/ha, gấp 3,7 lần do ngành nuôi trồng được đầu tư lớn về công nghệ nuôi trồng, nguồn thức ăn và xu hướng nuôi đặc sản đem lại GTSX cao.

+ Chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địaCác sản phẩm chế biến chủ yếu của DVBTNT bao gồm: thuỷ sản đông lạnh (cá,

mực, tôm), nước mắm. Ngoài ra còn một số sản phẩm khác như: thuỷ sản phơi khô, cá tẩm gia vị, mắm tôm, bột cá chăn nuôi. Trong số các loại này thì thuỷ sản phơi khô và mắm tôm chiếm một khối lượng khá lớn.

Bảng 2.27. Sản phẩm thuỷ sản chế biến chủ yếu giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. Thuỷ sản đông lạnh (Nghìn tấn) 4,0 5,8 6,0 9,9- Thanh Hoá 1,3 2,1 1,9 5,3

- Nghệ An 0,9 0,7 2,8 3,2- Hà Tĩnh 1,8 3,0 1,3 1,42. Nước mắm (Triệu lít) 17,8 30,9 59,4 74,9- Thanh Hoá 5,9 8,2 22,7 32,3- Nghệ An 10,0 18,0 21,9 25,0- Hà Tĩnh 1,9 4,7 14,8 17,6 Nguồn: Tính toán từ 103 đến136 Về cơ bản các sản phẩm chế biến thuỷ sản đều tăng; Thuỷ sản đông lạnh năm

2000 là 4,0 nghìn tấn, đến năm 2011 tăng lên 9,9 nghìn tấn (gấp gần 2,5 lần), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,6%/năm; Sản lượng nước mắm tăng nhanh, năm 2000 sản lượng nước mắm là 17,8 triệu lít, đến năm 2011 tăng lên 74,9 triệu lít (gấp 4,2 lần), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 14,0%/năm. Trên địa bàn toàn dải, các huyện như: Nga Sơn, Quảng Xương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên là những huyện sản xuất nước mắm và thuỷ sản đông lạnh với sản lượng lớn.

Các sản phẩm thuỷ sản chế biến chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Sản phẩm xuất

92

Page 103: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

khẩu là tôm và mực đông lạnh. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của DVBTNT đã có mặt trên thị truờng của rất nhiều nước như: Nga, các nước SNG, Lào, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Italia...

Bảng 2.28. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1.Tổng sản lượng xuất khẩu (Tấn) 2.769 2.833 1.590 1.193- Thanh Hoá 1.228 2.273 423 261- Nghệ An 772 70 320 296- Hà Tĩnh 769 490 847 6362. Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD) 23,9 30,3 54,0 51,7- Thanh Hoá 15,0 23,7 47,9 46,6- Nghệ An 4,3 0,5 0,2 0,2- Hà Tĩnh 4,6 6,1 5,9 4,9

Nguồn: Tính toán từ 19 đến26,103 đến136Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu hàng năm không ổn định và có xu hướng giảm

mạnh; giai đoạn 2000 - 2011 giảm 1.576 tấn. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng nhanh, năm 2000 đạt 23,9 triệu USD (chiếm 31,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ba tỉnh TNT), đến năm 2011 là 51,5 triệu USD (chiếm 7,4%). Sở dĩ sản lượng thuỷ sản bất ổn định là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là phụ thuộc vào sự biến động của nguồn lợi thủy hải sản, của thị trường và khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản.

+ Dịch vụ thuỷ sảnTrước đây, các lĩnh vực trong ngành kinh tế thuỷ sản phát triển một cách độc lập

và ít gắn với thị truờng, dịch vụ thuỷ sản hầu như không được chú ý phát triển. Nhưng hiện nay, do nhu cầu cũng như yêu cầu phát triển của ngành, ngành dịch vụ thuỷ sản đã được chú ý phát triển. Đây được xem là cầu nối giữa đầu vào sản xuất - sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản. Trên địa bàn của DVBTNT, đã có gần 600 cơ sở thu gom làm đại lý xuất khẩu thuỷ sản và hơn 15 công ty chế biến xuất nhập khẩu thuỷ sản. Tuy nhiên, năng lực chế biến của các công ty này chưa đáp ứng được khối lượng thuỷ sản trên địa bàn.

Ngoài các công ty chế biến của nhà nước, ở mỗi huyện đều có các làng nghề chế biến thuỷ sản. Nói chung, các cơ sở chế biến thuỷ sản của DVBTNT đang ở quy mô hộ gia đình là chủ yếu.

Ở mỗi huyện cũng đều có các trại giống để cung cấp giống cho nuôi trồng thuỷ sản; các cơ sở cung cấp thức ăn, trang thiết bị nuôi trồng, có gần 550 cơ sở sản xuất đá lạnh phục vụ cho bảo quản thuỷ sản, hàng chục cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền;

93

Page 104: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

hàng chục tụ điểm cung ứng xăng dầu và rất nhiều cơ sở cấp ngư lưới, cung ứng vật tư và các dịch vụ khác.

Trên địa bàn DVBTNT hiện có hơn chục cảng cá, lớn nhất vẫn là các cảng cá như: Lạch Sung, Nghi Thiết, Cửa Hội, Lạch Quèn, Lạch Vạn, Cẩm Nhượng và hàng chục bến cá lớn nhỏ khác.

Kết quả phát triển của dịch vụ hậu cần thuỷ sản là doanh thu không ngừng tăng và tăng với tốc độ cao.

Bảng 2.29. Doanh thu dịch vụ thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2011Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

Doanh thu (tỉ đồng) 45,4 127,1 251,4 469,6Tỷ trọng trong GTSX thuỷ sản (%) 4,7 5,3 5,2 7,3

Nguồn: Tính toán từ 103 đến 136* Lâm nghiệp Trong ngành lâm nghiệp, sản xuất lâm nghiệp đã và đang chuyển dần sang lâm

nghiệp xã hội, nhưng còn chậm. Phong trào trồng rừng trong nhân dân được đẩy mạnh một bước; một số địa phương đã chú trọng đầu tư trồng rừng ven biển để chắn cát, chắn gió, hạn chế xói mòn, sạt lở đất, duy trì và làm phong phú hệ sinh thái rừng ngập mặn, bảo vệ hệ thống đê biển, đê cửa sông… nhưng kết quả đạt được vẫn còn quá thấp so với các vùng khác trong cả nước. Năm 2000, GTSX lâm nghiệp đạt 215,1 tỉ đồng, chiếm 4,5% GTSX nông - lâm - thủy sản của DVBTNT, đến năm 2011 tăng lên 481,2 tỉ đồng, chiếm 1,9%. Như vậy, về giá trị tuyệt đối thì ngành lâm nghiệp có sự gia tăng nhưng lại có sự giảm đi đáng kể trong cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản của DVBTNT. Tốc độ gia tăng bình quân của GTSX lâm nghiệp đạt 6,3%/năm.

Năm 2011, trong tổng diện tích 113.532 ha đất lâm nghiệp trên toàn dải, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 36.897,9 ha, chiếm 32,5%. Đây là tỷ lệ quá nhỏ so với diện tích đất lâm nghiệp.

Trong diện tích đất lâm nghiệp có rừng, diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn tuy nhiên có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2000, diện tích rừng ngập mặn gần 2.100 ha, đến năm 2011 chỉ còn khoảng 1.660 ha tập trung chủ yếu ở Hậu Lộc, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Cửa Lò, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên… Nguyên nhân của sự suy giảm rừng ngập mặn là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiệt độ có xu hướng tăng, kèm theo đó là các hiện tượng sương muối nhiều hơn, gió mùa Tây Nam khô nóng xuất hiện với tần suất dày hơn, thời gian xuất hiện dài hơn đã ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây trong rừng ngập mặn; ngoài ra, ảnh hưởng của phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch; số hộ tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ở các địa phương ven biển đang dần ít đi, thay vào đó là các ngành khác như du lịch, nuôi

94

Page 105: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

trồng thủy sản và các ngành nghề dịch vụ khác.Đứng trước tình trạng đó, DVBTNT đang xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ

chức, cá nhân nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng ven biển; xây dựng các mô hình phát triển du lịch lâm nghiệp ven biển. Cơ cấu cây trồng lâm nghiệp ven biển được dải xác định là thông, bạch đàn, keo lai, cây sú, bần, đước là những cây qua khảo sát, thử nghiệm cho thấy khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên, khí hậu vùng biển và ven biển trong toàn dải.

2.2.2.3. Ngành dịch vụa. GTSX, tốc độ tăng GTSXDịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng của DVBTNT. Năm 2011, GTSX dịch vụ đạt

23.660,1 tỉ đồng, chiếm 25,6% GTSX DVBTNT, với tốc độ tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 2000 - 2011 là 12,7%/năm. Các ngành dịch vụ quan trọng, nổi bật và đem lại giá trị tương đối cao cho DVBTNT phải kể đến là giao thông vận tải và du lịch.

b. Giao thông vận tải (GTVT)GTVT của DVBTNT có nhiều điều kiện để phát triển. Hệ thống GTVT trên toàn dải

ngày càng được hoàn thiện; trong đó nâng cấp và xây mới nhiều loại hình vận tải. Trong những năm gần đây, ngành GTVT đã chuyên chở một khối lượng hàng hoá và hành khách rất lớn. Toàn dải có hầu hết các loại hình vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường ống.

Bảng 2.30. Tình hình vận tải giai đoạn 2000 - 2011Tiêu chí Đơn vị tính 2000 2005 2010 2011

1. Vận tải hành khách- Số lượt vận chuyển Triệu lượt người 6,9 12,4 25,5 28,7- Số lượt luân chuyển Triệu lượt người.km 376,3 878,3 1.824,4 2.134,72. Vận tải hàng hóa- Khối lượng vận chuyển Triệu tấn 8,4 19,5 35,6 40,2- Khối lượng luân chuyển Triệu tấn.km 797,4 1.666,2 3.103,5 4.000,3

Nguồn 19,21,26 từ 103 đến 136Từ năm 2000 đến 2011, về vận tải hành khách, số lượt vận chuyển tăng từ 6,9

triệu lượt người lên 28,7 triệu lượt người, số lượt luân chuyển tăng từ 376,3 triệu lượt người.km lên 2.134,7 triệu lượt người.km, với tốc độ tăng trưởng trung bình tương ứng là 13,8%/năm và 17,1%/năm; về vận tải hàng hóa, khối lượng vận chuyển tăng từ 8,4 triệu tấn lên 40,2 triệu tấn, khối lượng luân chuyển tăng từ 797,4 triệu tấn.km lên 4.000,3 triệu tấn.km, tốc độ tăng tương ứng 15,3%/năm và 15,8%/năm.

Về cơ cấu vận tải, trong các loại hình vận tải có ở DVBTNT, vận tải đường bộ chiếm ưu thế tuyệt đối do những cải tiến quan trọng về phương tiện vận tải, về hệ thống

95

Page 106: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

đường, tính cơ động cao, hành khách và hàng hóa có thể chủ động về thời gian, giá cả ngày càng hợp lý. Năm 2011, loại hình vận tải này chiếm 98,6% số lượng hành khách vận chuyển, 99% số lượng hành khách luân chuyển, 86,8% khối lượng hàng hóa vận chuyển, 55,6% khối lượng hàng hóa luân chuyển. Phụ lục 6

Trong ngành GTVT ở DVBTNT, phải kể đến là lĩnh vực vận tải đường biển. Ở đây có các cảng ra vào rất thuận lợi với năng lực bốc dỡ tương đối lớn, đồng thời hệ thống tàu thuyền có khả năng cho phép vận chuyển một khối lượng hàng hoá lớn và chi phí vận chuyển không quá cao.

Trên toàn dải có ba cảng lớn: cảng Nghi Sơn, cảng Cửa Lò, cảng Vũng Áng; ngoài ra còn có nhiều cảng nhỏ như: cảng Lạch Hới, Lạch Bạng, cảng Lễ Môn, cảng Xuân Hải…

- Cảng Nghi Sơn được khởi công vào tháng 12/2000, hoàn thành vào tháng 6/2006. Cảng gồm có hai bến: bến số 1 khởi công vào tháng 12/2000 và hoàn thành vào tháng 12/2002 với tổng mức đầu tư 198 tỷ đồng, công suất thiết kế 500.000 tấn/năm; bến số 2 cảng Nghi Sơn khởi công vào tháng 4/2004 và hoàn thành vào tháng 6/2006 với tổng mức đầu tư 273,6 tỷ đồng, công suất thiết kế 900.000 tấn/năm. Với sự có mặt của cảng Nghi Sơn ở đây đã hình thành nên một KCN lớn của cả vùng: KCN Nghi Sơn - Tĩnh Gia (vật liệu xây dựng, dịch vụ cảng biển, chế biến hải sản, cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền...). Năm 2011, khối lượng hàng hoá thông qua cảng là 320 tỉ tấn; trong đó hàng xuất khẩu chiếm 13,4%, hàng nhập khẩu chiếm 0,6%, còn lại phần lớn là hàng nội địa (85,9%). 152

- Cảng Cửa Lò được khánh thành và đưa vào khai thác từ năm 1980 với công suất thiết kế 1 triệu tấn/năm. Hiện nay, được sự đầu tư nâng cấp công suất cảng đã tăng lên 2 - 2,5 triệu tấn/năm, với tổng số cầu cảng là 4 và một đê chắn cát chạy dọc ven bờ Nam của luồng tàu. Năm 2012, khối lượng hàng hoá thông qua cảng là 1,9 triệu tấn (đạt hơn 70% năng lực); trong đó hàng xuất khẩu chiếm 50,9%, hàng nhập khẩu chiếm 2%, còn lại phần lớn là hàng nội địa (47,1%). Hàng hoá nhập từ cảng bao gồm: than, phân bón, sắt thép, xe máy..., hàng xuất khẩu qua cảng chủ yếu là gỗ quá cảnh từ Lào, ngoài ra còn có nông sản, thuỷ sản và khoáng sản. 153

- Cảng Vũng Áng (Kỳ Anh) cũng là một trong những cảng biển quan trọng của vùng. Cảng có độ sâu tự nhiên để tàu lớn hàng chục vạn tấn ra vào được. Đến nay, cảng Vũng Áng sẽ có công suất 2,6 - 3,9 triệu tấn. Năm 2010 khối lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 815.000 tấn. 154

Như vậy, với hệ thống cảng quan trọng của vùng đã hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả, làm cho khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển bằng đường biển của toàn dải tăng lên qua các năm, đem lại một doanh thu lớn cho DVBTNT nói riêng và ba tỉnh TNT nói chung.

96

Page 107: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Bảng 2.31. Khối lượng hàng hoá vận chuyển, luân chuyển và doanh thu bằng đường biển giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011Hàng hoá vận chuyển (Nghìn tấn) 429,0 1.036,0 3.727,5 4.192,0Hàng hoá luân chuyển (Triệu tấn.km) 354,7 798,5 1.483,6 1.695,0Doanh thu (Tỉ đồng) 150,5 184,4 628,2 664,0 Nguồn: Tính toán từ 19,21,26

Khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng từ 429 nghìn tấn năm 2000 lên 4.192 nghìn tấn năm 2011, gấp gần 9,8 lần, chiếm 4,8% khối lượng hàng hóa vận chuyển của ba tỉnh TNT. Khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng từ 354,7 triệu tấn.km năm 2000 lên 1.695 triệu tấn.km năm 2011, gấp 4,8 lần, chiếm 37,7% khối lượng hàng hóa luân chuyển của ba tỉnh TNT.

Hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển chủ yếu là hàng: vật liệu xây dựng, hàng nông sản, thiết bị máy móc, phân đạm…

Cùng với sự phát triển của hệ thống cảng biển, sự gia tăng của luồng hàng vận tải biển, doanh thu đã tăng lên đáng kể. Doanh thu vận tải biển đã tăng 4,4 lần trong 11 năm qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân 14,4%/năm. Cơ cấu doanh thu vận tải biển chủ yếu vẫn là vận tải hàng hóa, chiếm gần 80,0%, còn lại là hoạt động bốc xếp hàng hóa.

Các tuyến đường biển của DVBTNT ngày càng được mở rộng trên phạm vi cả nước và khắp nơi trên thế giới. Điển hình như các tuyến: Nghi Sơn - Cửa Lò - Vũng Áng - Đà Nẵng - Quy Nhơn; Nghi Sơn - Hải Phòng - Quảng Ninh; Vũng Áng - Sài Gòn; Nghi Sơn - Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc; Cửa Lò - Nhật Bản; Vũng Áng - Trung Quốc…

Nhìn chung, ngành vận tải biển ở DVBTNT đã có sự chuyển biến rõ rệt. Trong thời gian tới, đây là một loại hình vận tải đầy triển vọng khi các KKT tổng hợp được đầu tư và hoàn thiện đi kèm với việc hình thành và phát triển các ngành kinh tế đặc thù ở DVBTNT.

Nói tóm lại, sự phát triển của mạng lưới GTVT ở DVBTNT đã hình thành nên những đầu mối giao thông quan trọng, giúp cho quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và hình thành nên các liên kết không gian trong phạm vi toàn dải và với các vùng khác trong cả nước.

c. Du lịchDu lịch DVBTNT dựa vào tiềm năng của mình đã có bước phát triển khá, tốc độ

tăng trưởng bình quân đạt gần 20%/năm và đã khẳng định được vị trí số một của mình trong cơ cấu du lịch của ba tỉnh TNT. Năm 2011, doanh thu du lịch chiếm 90,9% doanh

97

Page 108: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

thu du lịch ba tỉnh TNT.* Thị trường khách du lịchTrong những năm gần đây, do đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao

nên nhu cầu du lịch, trong đó du lịch biển ngày càng tăng. Lượng khách du lịch đến DVBTNT ngày càng nhiều và tăng nhanh.

Bảng 2.32. Số lượng khách du lịch giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

Số lượng khách (nghìn lượt) 1.100,6 2.537,5 6.468,3 7.638,9

So với Thanh - Nghệ - Tĩnh (%) 97,3 84,1 80,6 83,0

Trong đó: - Khách nội địa 1.078,2 2.490,5 6.337,3 7.486,7

- Khách quốc tế 22,4 47,0 131,0 152,2

Nguồn: Tính toán từ 66 đến69,86,103 đến136Lượng khách du lịch đến DVBTNT trong 11 năm qua có tốc độ tăng trưởng tương

đối nhanh, bình quân giai đoạn 2000 - 2011 là 19,3%/năm, tuy nhiên, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của du lịch 3 tỉnh TNT (21,0%/năm). Năm 2011, DVBTNT đón 7.638,9 nghìn lượt khách, chiếm 83,0% so với khách du lịch của ba tỉnh TNT.

Trong số lượt khách du lịch đến DVBTNT, số lượng khách quốc tế chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ song có xu hướng tăng nhanh qua các năm, từ 22,4 nghìn lượt người vào năm 2000 đã tăng lên 47,0 nghìn lượt năm 2005 và 152,2 nghìn lượt năm 2011. Tuy số lượng khách du lịch quốc tế tăng nhanh qua các năm nhưng đây vẫn là một con số rất nhỏ so với các DVB khác của cả nước, đồng thời thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế rất ngắn, thường không quá 2 ngày. Mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở đây thấp, từ 500.000 - 1.000.000 đồng/ngày/người.

Đại bộ phận khách du lịch đến DVBTNT là khách nội địa, chiếm trên 97% và ngày càng đông, mục đích chính là tắm biển và nghỉ dưỡng rồi kết hợp với tham quan danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử của TNT. Thời gian lưu trú trung bình của khách nội địa là 2 - 3 ngày, mức chi tiêu từ 300.000 - 600.000 đồng/ngày/người.

Do điều kiện thời tiết của vùng nên khách du lịch đến DVBTNT tập trung theo mùa. Khách quốc tế phần lớn đến tập trung vào tháng 6,7, rải rác vào các tháng 4,5 và 8,9. Khách nội địa đến đây cao điểm nhất vào các tháng 5,6,7. Do du lịch ở đây mang tính thời vụ nên số ngày khai thác du lịch trong năm không cao, thường chỉ chiếm 30 - 35% số ngày trong năm.

* Cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch- Cơ sở lưu trúDo số lượng khách đến ngày càng đông, nhu cầu lưu trú ngày càng lớn nên từ

năm 2000 đến nay số lượng cơ sở lưu trú tăng rất nhanh, từ 103 cơ sở năm 2000 tăng

98

Page 109: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

lên 364 cơ sở năm 2005 và 711 cơ sở vào năm 2011, tốc độ tăng bình quân là 19,2%/năm.

Bảng 2.33. Số cơ sở lưu trú giai đoạn 2000 - 2011 Đơn vị: cơ sở

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011Thanh - Nghệ - Tĩnh 176,0 767,0 1.036,0 1.103,0

DVBTNT 103,0 364,0 698,0 711,0

Trong đó:- Số phòng nghỉ 2.260,0 6.070,0 13.694,0 12.681,0- Số giường 4.877,0 11.674,0 26.483,0 26.964,0

Nguồn: Tính toán từ 66 đến69,86,103 đến136Khả năng cung ứng số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh nhưng công suất khai thác

phòng và giá cả lại chưa hợp lý. Vào các tháng cao điểm của du lịch biển, công suất sử dụng phòng đạt gần 100%, đặc biệt là ở các đô thị du lịch Sầm Sơn và Cửa Lò, giá phòng bị đẩy lên rất cao, trung bình từ 250.000 - 850.000 đồng/phòng/ngày đêm. Còn vào những tháng khác, công suất sử dụng phòng chỉ đạt 30 - 40%, thậm chí còn thấp hơn nữa, giá phòng theo đó cũng giảm đi rất nhiều.

Hiện nay, phần lớn số cơ sở lưu trú là của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân còn các doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm khoảng 28%. Điều này làm cho khả năng ổn định và cân đối về giá cả cũng rất khó khăn trong công tác quản lý hệ thống cơ sở lưu trú.

- Cơ sở phục vụ ăn uốngBên cạnh sự gia tăng của các cơ sở lưu trú, các cơ sở phục vụ ăn uống cũng tăng

rất nhanh và có xu hướng tăng nhanh hơn các cơ sở lưu trú. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở lưu trú kinh doanh kết hợp với phục vụ ăn uống.

- Cơ sở dịch vụ du lịch khácCác cơ sở dịch vụ khác như: cơ sở dịch vụ vận chuyển khách; cơ sở vui chơi

giải trí; các cơ sở kinh doanh hàng lưu niệm, chụp ảnh, cho thuê đồ tắm, ghế nằm, phao bơi, thuyền đưa khách đi thăm đảo, ngắm biển...đều phát triển rất hạn chế, chưa có sự đa dạng hoá và hấp dẫn khách tham quan. Chính vì vậy mà đây là một hạn chế lớn đối với việc giữ chân khách du lịch lưu trú dài ngày.

* Doanh thu du lịchLượng khách đến du lịch, số ngày lưu trú, mức chi tiêu của khách, các cơ sở kinh

doanh du lịch tăng lên nên doanh thu du lịch DVBTNT cũng tăng lên rất nhanh

99

Page 110: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

3.33

6,2

2.42

2,2

685,

3

270,

5

3.11

2,7

2.22

8,4

633,

2

267,

0

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

2000 2005 2010 2011

Tỉ đồng

Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh DVB TNT

Biểu đồ 2.5. Doanh thu du lịch giai đoạn 2000 - 2011Năm 2000, doanh thu du lịch DVBTNT đạt 267,0 tỉ đồng, đến năm 2011 tăng gấp

11,7 lần, đạt 3.112,7 tỉ đồng, chiếm 93,3% tổng doanh thu du lịch của TNT, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2011 là 25,0%/năm

Trong cơ cấu doanh thu du lịch của toàn dải, doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm tỷ lệ lớn nhất, sau đó đến doanh thu từ dịch vụ ăn uống và các doanh thu dịch vụ khác. Ngày nay, khách du lịch đến với DVBTNT ngày càng được hưởng thụ những dịch vụ đa dạng, phong phú và chất lượng hơn.

* Hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng.Sản phẩm du lịch đặc trưng của dải là du lịch biển, đảo; du lịch tham quan tìm

hiểu văn hóa, lịch sử, lối sống địa phương.* Địa bàn trọng điểm du lịch của dải là: Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh gắn với

Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng - sông Lam…Du lịch trong những năm vừa qua thực sự là ngành đem lại giá trị to lớn cho

DVBTNT; bên cạnh những đóng góp lớn cho GDP, du lịch còn góp phần làm thay đổi không gian sinh thái của DVBTNT, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, làm đa dạng hóa và tạo đà phát triển cho các ngành kinh tế biển khác như kinh tế cảng, kinh tế thủy hải sản, nông nghiệp…Tuy nhiên, so với các DVB khác, phát triển du lịch ở DVBTNT vẫn còn nhiều bất cập.

- Hoạt động du lịch ở DVBTNT mang tính mùa vụ, thời gian khai thác du lịch rất ngắn dẫn đến tình trạng quá tải vào mùa du lịch nhưng lại lãng phí vào mùa không khai thác. Hơn nữa, thời tiết khắc nghiệt gần như quanh năm với gió mùa Đông Bắc và gió Phơn Tây Nam, chịu ảnh hưởng nhiều của bão và áp thấp nhiệt đới gây lũ lụt và nhiều thiệt hại lớn.

- Hạ tầng phục vụ du lịch mặc dù đã có rất nhiều cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế, chất lượng phục vụ còn thấp, công tác quảng bá xúc tiến du lịch còn yếu, sản phẩm còn đơn điệu; Một số dự án đầu tư lớn mới đăng ký và đang trong quá trình bắt đầu đầu

100

Page 111: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

tư nhưng gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và kinh tế trong nước suy giảm (ví dụ: Dự án sân Golf 18 lỗ, khu khách sạn nhà nghỉ cao cấp của Công ty Cổ phần Golf biển Cửa Lò với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỉ đồng, dự án khu Bãi Lữ Resort (Nghi Yên) với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, dự án tổ hợp khách sạn cao cấp 2- 5 sao của Công ty cổ phần Du lịch - Thương mại Hà Nội, khu du lịch cao cấp 17 ha tại đảo Lan Châu, khu du lịch đảo Ngư…)

- Sự phối hợp giữa các địa phương trong toàn dải còn chưa cao, chưa tạo ra được mối liên kết chặt chẽ với các DVB khác, với các nước lân cận trong tuyến du lịch quốc gia và quốc tế để phát triển du lịch.

- Du lịch DVBTNT chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các DVB lân cận thuộc DVB miền Trung.

- Nguy cơ ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển: Các bãi biển du lịch của DVBTNT hiện còn tương đối sạch, nhưng hiện nay, khi đón ngày càng nhiều khách du lịch hơn vấn đề ô nhiễm môi trường biển sẽ là một thách thức lớn mà DVBTNT phải chuẩn bị đối phó.

2.2.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh 2.2.3.1. Theo ngànha. Công nghiệpTrong các hình thức TCLTCN, KCN tập trung được xem là hình thức tổ chức lãnh

thổ mang lại hiệu quả cao nhất trong phát triển công nghiệp nói chung cũng như TCLTCN nói riêng. Việc hình thành KCN tập trung sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình CNH - HĐH và song song với nó là quá trình đô thị hóa của địa phương nói riêng, của Việt Nam nói chung, đặc biệt là đối với những địa phương mà điểm xuất phát của công nghiệp còn thấp như ở DVBTNT.

Hiện nay, trên địa bàn toàn dải có 7 KCN đã được phê duyệt, chiếm 15,9% số KCN của miền Trung. Đó là các KCN: Nghi Sơn (Tĩnh Gia), Hoàng Mai (Quỳnh Lưu), Đông Hồi (Quỳnh Lưu), Cửa Lò (Thị xã Cửa Lò), Nam Cấm (Nghi Lộc), Gia Lách (Nghi Xuân), Vũng Áng (Kỳ Anh).

Trong số các KCN được nêu trên, có ba KCN nằm trong các KKT: KCN Nghi Sơn (nằm trong KKT Nghi Sơn), KCN Nam Cấm (nằm trong KKT Đông Nam), KCN Vũng Áng (nằm trong KKT Vũng Áng). Chính vì thế, các KCN này sẽ được trình bày trong phần KKT.

Riêng KCN Cửa Lò, trong quá trình triển khai, xét thấy, nguy cơ ô nhiễm môi trường của KCN đối với khu du lịch biển Cửa Lò tương đối cao; mặt khác KCN Cửa Lò có quy mô nhỏ, nên Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định đề nghị Chính phủ đưa KCN Cửa Lò ra khỏi danh mục các KCN Việt Nam ưu tiên phát triển đến năm

101

Page 112: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

2015.* Tình hình hoạt động của các KCN Tính đến năm 2012, phần lớn các KCN ở DVBTNT đã bước đầu hoàn thiện về

diện tích đất cho thuê, đầu tư và cơ sở hạ tầng.Bảng 2.34. Tình hình hoạt động các KCN đến năm 2012

Tiêu chí KCN Hoàng Mai

KCN Đông Hồi

KCN Gia Lách

1. Đất đai (ha)- Tổng diện tích tự nhiên 290 1.436 100- Đất công nghiệp có thể cho thuê 209 450 66- Đất đã cho thuê 36 43 12- Tỉ lệ lấp đầy (%) 17 9 182. Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng (Tỉ đồng)- Vốn đăng ký 813 5.562 456- Vốn thực hiện 479 - 4483. Đầu tư3.1. Đầu tư nước ngoài- Số dự án 2 - -- Vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD) 1.017 - -- Vốn đầu tư đã thực hiện (Triệu USD) - - -3.1. Đầu tư trong nước- Số dự án 3 1 4- Vốn đầu tư đăng ký (Tỉ đồng) 568 819 229

- Vốn đầu tư đã thực hiện (Tỉ đồng) - - 90

4. Số lao động (người) 402 - 50

Nguồn: Tính toán từ 12 Trong số 03 KCN nêu trên, chỉ có 02 KCN đã đi vào hoạt động là KCN Hoàng

Mai và KCN Gia Lách.- Sử dụng đấtTổng diện tích đất tự nhiên của ba KCN là 1.826 ha, trrong đó, KCN Đông Hồi có

diện tích theo quy hoạch lớn nhất, với 1.436 ha, chiếm 78,6%; KCN Hoàng Mai có diện tích đứng thứ hai, với 290 ha, chiếm 15,9%; KCN Gia Lách có diện tích nhỏ nhất, chỉ với 100 ha, chiếm 5,5%.

Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN này là 725 ha, chiếm 39,7% trong tổng diện tích tự nhiên. Năm 2012, tỷ lệ lấp đầy các KCN là 12,6%, thấp hơn nhiều so với trung bình chung cả nước (65%) và của ba tỉnh TNT (18,2%); trong

102

Page 113: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

đó KCN Gia Lách do có diện tích nhỏ nên tỷ lệ lấp đầy lớn nhất, chiếm 18% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê; KCN Hoàng Mai đã lập qui hoạch chi tiết nhưng mới chỉ có 3 dự án đang hoạt động nên tỷ lệ lấp đầy hiện tại là 17%, còn diện tích đang triển khai dự án là 28%; KCN Đông Hồi mặc dù chưa đi vào hoạt động nhưng diện tích đất đã cho thuê được 42 ha, vì vậy tỷ lệ lấp đầy là 9%.

- Tình hình thu hút đầu tư và lao độngĐến hết năm 2012, các KCN đã thu hút được 10 dự án đầu tư với tổng số vốn

đăng ký là 1.017 triệu USD và trên 1,6 tỉ đồng; vốn đã thực hiện là 90 tỉ đồng. Trong đó, có 2 dự án đầu tư nước ngoài, 8 dự án đầu tư trong nước. Đáng chú ý nhất là dự án Nhà máy máy xi măng Tân Thắng với công suất 2 triệu tấn SP/năm do Ngân hàng Bắc Á làm chủ đầu tư với quy mô diện tích 200 ha tại KCN Hoàng Mai; dự án Nhà máy sản xuất phôi thép công suất 1 triệu tấn SP/năm với tổng mức đầu tư 1 tỉ USD của Công ty TNHH Thép Kobe Việt Nam, nằm trong KCN Hoàng Mai.

Do nhu cầu việc làm trong các KCN còn ít nên số lượng lao động rất nhỏ chỉ có 452 lao động, chiếm 0,3% số lao động hoạt động trong ngành công nghiệp của DVBTNT.

- Tình hình sản xuất kinh doanhMặc dù KCN Hoàng Mai và KCN Gia Lách đã đi vào hoạt động nhưng GTSX

thấp. Tổng GTSX năm 2012 đạt 296,1 tỉ đồng, trong đó KCN Hoàng Mai đạt 240,1 tỉ đồng, chiếm 81,1% tổng GTSX; KCN Gia Lách, mới đi vào hoạt động vào cuối năm 2010 nên GTSX rất thấp, chỉ đạt 56 tỉ đồng, chiếm 18,9%. Doanh thu năm 2012 của các KCN là 174,2 tỉ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 134,7 tỉ đồng.

Bảng 2.35. GTSX của KCN Hoàng Mai và KCN Gia Lách giai đoạn 2009 - 2012 Đơn vị: Tỉ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012Tổng 208 215,5 280,4 296,1KCN Hoàng Mai 208 215,5 237,4 240,1KCN Gia Lách - - 43 56 Nguồn: Tính toán từ 12

Bên cạnh những kết quả đạt được, thì việc phát triển các KCN ở DVBTNT còn nhiều bất cập và chưa hợp lý, điều đó được thể hiện:

+ Tiến độ lập quy hoạch chi tiết các KCN so với yêu cầu còn chậm. Quá trình phối hợp khảo sát, lựa chọn địa điểm quy hoạch các KCN chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng mất nhiều thời gian để thống nhất địa điểm (KCN Hoàng Mai)

+ Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN rất chậm, ảnh hưởng đến công tác xúc tiến đầu tư cũng như việc triển khai thực hiện dự án được cấp phép vào KCN.

103

Page 114: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

+ Thu hút đầu tư vào các KCN chưa có kế hoạch, mục tiêu cụ thể, còn nặng về số lượng dự án với tư tưởng muốn nhanh chóng lấp đầy diện tích; Thu hút đầu tư các dự án hạ tầng KCN chậm; Chưa thu hút được các dự án có quy mô lớn, có tính động lực, các dự án có công nghệ, thiết bị hiện đại; số lượng các dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn ít, quy mô dự án nhỏ. Quá trình cấp chứng nhận đầu tư cho các dự án chưa quan tâm thẩm tra năng lực thực tế của nhà đầu tư… dẫn đến tình trạng vốn đầu tư thực hiện thấp so với vốn đăng ký; một số dự án chậm tiến độ triển khai, một số bị thu hồi.

+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đã hoạt động trong các KCN còn thấp, đóng góp cho ngân sách nhà nước chưa cao; chưa tạo được nhiều việc làm cho lao động địa phương. Chưa tương xứng với nguồn vốn nhà nước đã đầu tư và mong muốn của các KCN.

+ Thời gian cấp Chứng nhận đầu tư cho các dự án còn chậm; chưa tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư. Do đó, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án cũng như việc thu hút đầu tư vào KCN; chưa có các giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

* Đánh giá tác động của các KCN đối với kinh tế - xã hội địa phương và môi trường ở DVBTNT.

Dựa trên phương pháp quan sát thực địa, đề tài đã rút ra những tác động đối với kinh tế - xã hội của địa phương có KCN và đối với môi trường xung quanh như sau:

+ Về mặt kinh tế - xã hộiSự hình thành và phát triển các KCN ở DVBTNT bước đầu đã đạt được những

kết quả nhất định, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác được những lợi thế của lãnh thổ, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo được một số sản phẩm công nghiệp có giá trị. Tuy nhiên, hoạt động của KCN chưa thật hiệu quả, mức lương của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN chưa cao và chưa thực sự đảm bảo cuộc sống của một bộ phận lớn công nhân lao động; các doanh nghiệp chưa đảm bảo tốt các điều kiện cần thiết cho lao động về an toàn, về đời sống…Các KCN chưa tạo việc làm và cải thiện đời sống cho người dân địa phương sống xung quanh các KCN và ngược lại có những tác động tiêu cực như làm gia tăng tệ nạn xã hội (điển hình ở KCN Hoàng Mai).

+ Về những tác động đối với môi trườngKCN gây ô nhiễm nặng đối với môi trường và vị trí của KCN hiện tại là chưa

hợp lí vì KCN được đặt tại nơi có đông dân cư sinh sống. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, đặc biệt tiếng ồn và bụi từ các nhà máy luyện gang Kế Đạt và nhà máy dăm Gỗ Hoàng Mai có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những người dân xung quanh.

104

Page 115: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

b. Nông nghiệp* Hộ gia đìnhHộ gia đình là hình thức cơ bản trong kinh tế của DVBTNT. Năm 2011, tổng số

hộ của DVBTNT là 241.587 hộ, chiếm 14,1% tổng số hộ của ba tỉnh TNT; trong đó hộ nông - lâm - thủy sản lớn nhất với 174.893 hộ, chiếm 72,4%, thứ hai là hộ dịch vụ với 32.775 hộ chiếm 13,6%, hộ công nghiệp - xây dựng là 17.387 hộ, chiếm 7,2%, còn lại là các hộ khác với 16.532 hộ, chiếm 6,8%. Phụ lục 10

Bảng 2.36. Số lượng và cơ cấu hộ NLNN năm 2011 Số lượng (hộ) Cơ cấu (%)

Tổng 174.893,0 100Hộ nông nghiệp 155.830,0 89,1Hộ lâm nghiệp 262,0 0,1Hộ thủy sản 18.801,0 10,8

Nguồn: Tính toán từ 19 đến26,103 đến136Trong cơ cấu hộ nông - lâm - thủy sản năm 2011, hộ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ

trọng cao nhất, với 89,1%, hộ thủy sản đứng thứ 2 với 10,8%, hộ lâm nghiệp chiếm tỷ lệ không đáng kể, chỉ 0,1%.

Quy mô sản xuất kinh doanh của các nông hộ mặc dù so với các vùng khác trong nội địa cao hơn, nhưng nhìn chung còn nhỏ bé, GTSX không cao, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong gia đình. Giá trị tích lũy bình quân của hộ nông - lâm - thủy sản thấp, bình quân năm 2011 là 10,1 triệu đồng/hộ, trong đó hộ thủy sản có giá trị tích lũy cao nhất, đạt 14,3 triệu đồng/hộ.

Bình quân diện tích đất sản xuất của mỗi hộ là 1,87 ha, quy mô nhân khẩu trung bình mỗi hộ khá cao, cao hơn so với các vùng khác ở nội địa (gần 6 nhân khẩu/hộ), lao động trung bình là 3 lao động/hộ, lao động chủ yếu là các thành viên trong hộ gia đình.

Do đặc thù gắn với biển nên các hộ gia đình thường phát triển theo mô hình nông - ngư kết hợp, nhiều hộ phát triển nuôi trồng thủy sản mạnh, đặc biệt là nuôi trồng các đặc sản biển. Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, lại được sự giúp đỡ, tư vấn của các chuyên gia trong ngành thủy sản, DVBTNT đã nuôi được những loại hải sản vốn trước đây không thể nuôi được như: ghẹ, cá chim xanh, ốc hương, tôm mình xanh chân trắng…hộ gia đình phát triển mạnh ở các huyện như Hậu Lộc, Quảng Xương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Cẩm Xuyên, một số hộ chuyên về sản xuất muối kết hợp với đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (huyện Hậu Lộc, Quỳnh Lưu, Thạch Hà).

Tuy nhiên, những năm qua do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết bất thường và thiên tai đã làm giảm năng suất nuôi trồng cũng như sản lượng đánh bắt. Các thiên tai

105

Page 116: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

như nắng nóng, bão, ngập lụt… tác động rất lớn và thường xuyên đe dọa đến hoạt động nuôi trồng của các hộ thủy sản. Hiện tượng xâm nhập mặn, nước biển dâng cũng đã làm cho sản lượng vùng ven bờ giảm, các hộ đánh bắt phải chuyển đổi vùng đánh bắt xa hơn nên đã làm tăng chi phí và giảm thu nhập.

Nhìn chung, các hộ gia đình mặc dù đã có bước phát triển nhưng phần lớn các hộ còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nhất là thiếu vốn, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn thấp, ruộng đất manh mún lại chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nên thu nhập và mức sống còn thấp.

* Vùng chuyên canhTrên cơ sở phát huy lợi thế từng địa phương, ở DVBTNT đã hình thành những

vùng sản xuất cây, con tập trung. Trên địa bàn dải đã hình thành ba vùng sản chuyên canh: vùng chuyên canh lúa, vùng chăn nuôi lợn, vùng nuôi trồng thủy sản. Các vùng sản xuất tập trung đã gắn với công nghiệp chế biến tạo ra những sản phẩm xuất khẩu chủ lực cho dải.

- Vùng chuyên canh lúa tập trung ở các huyện: Hoằng Hóa (16.366 ha), Quảng Xương (19.837 ha), Quỳnh Lưu (18.112 ha), Diễn Châu (18.322), Thạch Hà (15.093 ha), Cẩm Xuyên (17.056 ha). Tổng diện tích vùng trồng lúa khoảng 104.786 ha, chiếm 61,0% diện tích trồng lúa của toàn dải, diện tích gieo cấy cả ba vụ là 104.786 ha năm 2011. Do đây là vùng tập trung ở các đồng bằng được phù sa sông bồi đắp hàng năm, hệ thống tưới tiêu đầy đủ, lại được sử dụng máy móc và đưa vào các giống lúa lai như Nghi Hương 2308, Syn6, BTE11,.. nên năng suất lúa của vùng chuyên canh luôn cao hơn năng suất lúa trung bình toàn dải, đạt 56,2 tạ/ha. Sản lượng lúa của vùng chuyên canh năm 2011 là 589.405 tấn, chiếm 65,3% sản lượng lúa toàn toàn dải.

Ngoài cây lúa là cây chủ đạo, trong vùng chuyên canh còn trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày tận dụng diện tích đất phù sa và cả đất pha cát, trong đó diện tích cây lạc và vừng lớn nhất. Cây lạc có diện tích 11.004 ha và sản lượng 23.131 tấn; cây vừng có diện tích 3.421 ha và sản lượng đạt 2.185 tấn.

- Vùng chăn nuôi lợn tập trung ở 5 huyện: Hoằng Hóa (84,8 nghìn con), Quảng Xương (61,4 nghìn con), Tĩnh Gia (61,5 nghìn con), Quỳnh Lưu (144,8 nghìn con), Diễn Châu (100,7 nghìn con). Nhờ lợi thế về nguồn thức ăn từ phụ phẩm của ngành trồng trọt, thủy sản và công nghiệp chế biến thức ăn nên tổng đàn lợn của vùng là 453,2 nghìn con, chiếm 58,3% đàn lợn của toàn dải. Năm 2011, sản lượng thịt lợn của vùng đạt 71.994 tấn, chiếm 64% sản lượng thịt lợn của toàn dải.

Trong địa bàn vùng chuyên canh đã có các công ty chế biến thịt lợn thành các sản phẩm đồ hộp hoặc thức ăn nhanh, điển hình như: Công ty Cổ phần súc sản Thanh Hóa (Hoằng Long, Hoằng Hóa) đã chế biến trên 800 tấn thịt lợn mỗi năm, trong đó từ

106

Page 117: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

20 - 40% dành cho xuất khẩu; ngoài ra còn có Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Mai (Quảng Xương), Công ty chế biến súc sản Diễn Kỷ (Diễn Châu)…

- Vùng nuôi trồng thủy sảnVới lợi thế có đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh, cửa lạch… ở DVBTNT

hình thành vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở 5 huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu với tổng diện tích nuôi trồng năm 2011 là 9.456,0 ha, chiếm 57,0% diện tích nuôi trồng thủy sản của dải. Trong đó, chủ yếu là nuôi trồng thủy sản mặn, lợ (8.988,6 ha). Huyện Quỳnh Lưu có diện tích nuôi trồng lớn nhất, 2.920 ha, chiếm 30,9% diện tích nuôi trồng của toàn vùng chuyên canh.

Đối tượng nuôi trồng của vùng chuyên canh chủ yếu vẫn là cá (5.879,8 ha). Ngoài ra, còn nuôi một số thủy sản khác như tôm, cua, nghêu… với nhiều hình thức nuôi như thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, trong đó phần lớn diện tích là nuôi thâm canh.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản của vùng năm 2011 là 26.018 tấn, chiếm 66,1% sản lượng thủy sản toàn dải. Cá có sản lượng lớn nhất, đạt 13.710 tấn, chiếm 52,7% sản lượng thủy sản của vùng chuyên canh, tôm có sản lượng 6.378,0 tấn chiếm 24,5% sản lượng thủy sản vùng chuyên canh.

Hiện nay trên địa bàn toàn dải đã hình thành rất nhiều công ty chế biến xuất khẩu thủy sản, điển hình: Xí nghiệp đông lạnh thủy sản xuất khẩu Hoằng Trường (Hoằng Hóa), Công ty chế biến nông sản - thực phẩm Hàm Rồng (Hoằng Hóa), Công ty xuất khẩu thuỷ sản Nghệ An I (Nghi Lộc) và Công ty xuất khẩu thuỷ sản Nghệ An II (Quỳnh Lưu). Hàng năm, các công ty này đã chế biến được trên 1.200 tấn tôm đông lạnh xuất khẩu, trên 2.000 tấn cá biển đông lạnh, các hải sản khác và trên 8 triệu lít nước mắm, trong đó xuất khẩu chính ngạch chiếm 7%; xuất khẩu tiểu ngạch chiếm 93%.

Như vậy, việc phát triển các vùng chuyên canh có ý nghĩa quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản theo hướng CNH - HĐH, góp phần khai thác tối đa những lợi thế vốn có của toàn dải, tạo ra khối lượng và doanh thu từ hàng hóa lớn; gia tăng mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và các xí nghiệp sản xuất; làm cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt trong việc phát triển các giống mới, cũng như việc áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, sản lượng theo hướng sản xuất hàng hoá, xóa bỏ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, năng suất thấp ở một số địa phương trong dải.

Tuy nhiên, việc phát triển các vùng chuyên canh còn nhiều hạn chế như sản xuất dàn trải, chưa tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, mối liên hệ giữa 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) trong sản xuất còn lỏng lẻo, tình trạng ô nhiễm môi trường đang là mối đe dọa

107

Page 118: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

lớn cho người dân.c. Dịch vụTrong ngành dịch vụ, TCLTDL ở DVBTNT là điển hình nhất với 3 hình thức

chính là điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch. Trong phạm vi luận án kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp phỏng vấn được thực hiện chủ yếu trong hình thức đô thị du lịch nên luận án chỉ đi sâu nghiên cứu về đô thị du lịch.

DVBTNT có 2 đô thị du lịch: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An). Đây là hai đô thị có nhiều điều kiện thuận lợi, nhất và về tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển. Thực tế, trong những năm qua Sầm Sơn và Cửa Lò đã có đóng góp đáng kể cho du lịch ở DVBTNT. Đồng thời, du lịch luôn được xác định là ngành kinh tế trọng tâm của phát triển KT - XH thị xã, đóng vai trò thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn người lao động.

* Tiềm năng phát triển- Tự nhiênSầm Sơn và Cửa Lò có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, gồm cả tài

nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là ưu thế nổi bật nhất của hai đô thị du lịch, là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch biển, du lịch núi, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái...

Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Sầm Sơn và Cửa Lò đều có bờ biển dài với các bãi biển đẹp như bãi biển nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, Bãi Nix, Bãi Lãn, Bãi Vụng Tiên...ở Sầm Sơn, Lan Châu (ở phía Bắc), bãi tắm Xuân Hương (ở giữa) và bãi tắm Song Ngư (ở phía Nam) ở Cửa Lò. Các bãi biển này đều có đặc điểm chung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh có nồng độ muối trên dưới 30%, ngoài ra còn có Canxidium và nhiều khoáng chất khác có tác dụng chữa bệnh... rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí nên từ lâu đã là các khu nghỉ mát nổi tiếng của khách nội địa trong cả nước. Theo đánh giá Sầm Sơn và Cửa Lò là nơi rất có lợi cho sức khỏe, nghỉ dưỡng vào mùa đông, đồng thời là thị trường tiêu dùng, mua sắm lớn cho 3,0 - 5,0 triệu khách du lịch hiện nay và khoảng 6,0 - 8,0 triệu du khách trong tương lai, tạo cơ sở để phát triển sản xuất nông - lâm - thủy sản hàng hóa và các mặt hàng TTCN của các vùng lân cận. Hiện nay Sầm Sơn và Cửa Lò mới khai thác các bãi biển ở khu vực nội thị vào mục đích du lịch, chủ yếu là tắm biển. Thời gian tới có thể khai thác các bãi biển ở khu vực ngoại thị như Quảng Cư và Nam Sầm Sơn, Bãi Lữ... hình thành một khu du lịch - nghỉ dưỡng biển lớn của vùng và cả nước với các hoạt động du lịch phong phú và đa dạng

108

Page 119: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

như: tắm biển, nghỉ dưỡng và các loại hình thể thao, vui chơi giải trí khác... Bên cạnh các bãi biển trên, Sầm Sơn và Cửa Lò còn có núi Trường Lệ cao 76 m

nằm sát biển, được coi như là hòn ngọc của Sầm Sơn; đảo Ngư, đảo Mắt, đảo Lan Châu của Cửa Lò. Các vách đá dốc đứng về phía biển rất thích hợp cho loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Mặt khác ở đây có những bãi cỏ rộng, những sườn thoải và các đồi được cấu tạo từ đá granit cổ sinh hay đá biến chất dạng bát úp (điển hình là khối hoa cương Độc Cước) phù hợp cho du lịch cắm trại và các hoạt động vui chơi giải trí khác.

- Nhân văn Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, Sầm Sơn và Cửa Lò còn có nguồn

tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, gồm các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, ngành nghề truyền thống và các giá trị văn hóa khác. Theo thống kê, có khoảng gần 30 di tích lịch sử, là hai trong số các địa phương có tỷ lệ di tích cao trong cả nước, trong đó có các di tích cấp Quốc gia như: đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành, hòn Trống Mái, đền Lê Lĩnh, đền Cá Lập, đền thờ Nguyễn Xí, đền thờ Nguyễn Sư Hồi, đền Thu Lũng, chùa Lô Sơn, chùa Đảo Ngư, đền thờ Thái sư úy Nguyễn Đình Khôi…

Tóm lại, với những tiềm năng và lợi thế trên, trong tương lai hai đô thị du lịch Sầm Sơn và Cửa Lò có cơ hội phát triển, trở thành điểm đến hấp dẫn và lý thú của nhiều du khách. Ngoài ra, với vị trí địa lý thuận lợi, Sầm Sơn và Cửa Lò còn có thể mở rộng liên kết với các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng và cả nước, hoặc với các tỉnh Bắc Lào để hình thành các tuyến du lịch hấp dẫn.

* Thực trạng phát triển- Về kinh tế + Cơ sở vật chất phục vụ du lịchHệ thống cơ sở du lịch bao gồm: khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, trung tâm điều

dưỡng, trung tâm phục hồi chức năng, làng du lịch phát triển tương đối nhanh, phù hợp với quy luật cung cầu và quy luật phát triển của du lịch.

Bảng 2.37. So sánh cơ sở lưu trú của Sầm Sơn và Cửa Lò qua các giai đoạn

109

Page 120: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Các giai đoạn Số cơ sở lưu trú Số phòng Số phòng đạt chuẩn quốc tế1994 - 1999 262 4.620 1.334- Sầm Sơn 216 3.697 1.100- Cửa Lò 46 923 2342000 - 2005 502 10.191 5.324- Sầm Sơn 301 5.937 3.968- Cửa Lò 201 4.254 1.3562005 - 2011 626 13.888 9.328- Sầm Sơn 400 8.062 5.896- Cửa Lò 226 5.826 3.432

110

Page 121: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Nguồn: Tính toán từ 69,134Số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh qua các giai đoạn. So với giai đoạn 1994 -

1999, giai đoạn 2000 - 2005 tăng gấp 1,9 lần; giai đoạn 2005 - 2011 gấp 2,4 lần; tương ứng với số phòng tăng 2,2 lần và gần 3,0 lần; số phòng đạt chuẩn quốc tế là 4,0 và 7,0 lần. Điều đó phản ánh thực trạng cơ sở lưu trú của hai đô thị du lịch không những tăng nhanh về số lượng mà còn cả về chất lượng; trong đó vấn đề chất lượng phục vụ du khách của các cơ sở lưu trú ngày càng được nâng cao và chú trọng.

Về quản lý cơ sở lưu trú: tính đến năm 2011, trong cơ chế mới các cơ sở lưu trú thuộc các cơ quan Trung ương, các Bộ ngành đang từng bước chuyển sang kinh doanh vào các ngày nghỉ cuối tuần, còn các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thường xuyên trong năm và ngày càng có nhiều cơ hội phát triển. Hiện nay, số cơ sở do các cơ quan trung ương, Bộ, ngành quản lý chỉ chiếm 10,2%; số cơ sở lưu trú thuộc doanh nghiệp tư nhân chiếm 19,1%; thuộc cơ sở lưu trú tư nhân chiếm tới 65,6%, còn lại 5,1% thuộc những hộ dân có nhà ở kết hợp kinh doanh 134. Nhiều cơ sở có thể phục vụ tổ chức tốt các Hội thảo, Hội nghị mang tầm Quốc gia, Quốc tế. Có 130 cơ sở lưu trú đang lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền xếp hạng từ 1 - 3 sao để xứng đáng với lợi thế và tiềm năng, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách.

Về các cơ sở phục vụ ăn uống, các khu vui chơi giải trí: giai đoạn 2000 - 2011 phát triển khá nhanh; năm 2000 mới có 434 cơ sở, đến năm 2011 đã lên đến 1.654 cơ sở, chưa kể đến hàng trăm ki ốt và hàng quán nhỏ lẻ dọc các đường phố và bãi biển. Bên cạnh đó, hai đô thị du lịch cũng đã xây dựng và phát triển các khu thể thao, vui chơi giải trí, khu nghĩ dưỡng cao cấp như: khu vui chơi giải trí huyền thoại Độc Cước, khu Vạn Chài Resort, tổ hợp khu vui chơi giải trí Golf Resort Cửa Lò, các vũ trường, quán ba...

Về phương tiện vận chuyển khách: để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, cả hai đô thị đều có các tuyến vận chuyển khách. Ở Sầm Sơn có các như tuyến xe buýt Rừng Thông - Thanh Hóa - Sầm Sơn, tổ chức chạy các tour du lịch lữ hành từ Sầm Sơn đến các điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn Thanh Hóa; ngoài ra còn có hơn 600 xe xích lô, 10 xe điện và hàng trăm xe đạp đôi phục vụ du khách cả ngày lẫn đêm, có từ 27 - 30 người trong đội cứu hộ, 3 tàu cứu hộ luôn thường trực trên các bãi tắm để làm nhiệm vụ hướng dẫn, cứu hộ khách nhằm hạn chế mức độ rủi ro cho khách du lịch.

111

Page 122: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Ở đô thị du lịch Cửa Lò, mặc dầu phương tiện chở khách vào Cửa Lò có nhiều loại nhưng du khách chủ yếu chọn ô tô để di chuyển. Bởi máy bay hay tàu hoả đều dừng lại ở thành phố Vinh, còn ô tô sẽ chở khách tới nơi mình nghỉ ngay tại Cửa Lò. Về ô tô chở khách hiện có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nhưng phần đa du khách đều chọn xe của công ty du lịch lữ hành Văn Minh, các tuyến như Cửa Lò - Vinh - Hà Nội, Hà Tĩnh - Cửa Lò - Yên Nghĩa với các loại xe giường nằm chất lượng cao. Ngoài công ty Văn Minh, hiện tại Cửa Lò cũng đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường dài mà hành khách có thể tin tưởng lựa chọn như Công ty cổ phần du lịch quốc tế Phúc Lợi, công ty Ngọc Ánh, Công ty Vạn Xuân. Còn tại vùng nội đô thì dịch vụ cũng đa dạng như tắc xi, xe ngựa, xích lô, xe ô tô điện.

+ Lao độngLao động trong ngành du lịch của Sầm Sơn và Cửa Lò năm 2011 là 14.444

người, chiếm 3,7% tổng số lao động trong ngành dịch vụ của DVBTNT. Trong đó, lao động du lịch ở Sầm Sơn là 11.241 người, chiếm 53,6% tổng số lao động hoạt động trong các ngành kinh tế của thị xã Sầm Sơn, với lao động trực tiếp là 1,5 người/phòng khách sạn, lao động gián tiếp là 2,2 người/phòng khách sạn. Chất lượng nguồn lao động còn nhiều hạn chế, thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực về chuyện môn, nghiệp vụ, phẩm chất và trình độ, am hiểu pháp luật và thông thạo ngoại ngữ (lao động chưa qua đào tạo năm 2011 là 6.300 người, chiếm 56% tổng số lao động của ngành du lịch, lao động có trình độ cao đẳng và đại học chỉ có 1.360 người, chiếm 12,1%). Năng suất lao động có xu hướng tăng nhanh qua các năm nhưng so với các đô thị du lịch khác thì năng suất lao động thấp hơn nhiều, năm 2011 đạt 74,3 triệu đồng/lao động.

Lao động trong ngành du lịch của Cửa Lò hiện có 3.204 người (chiếm 11,6% trong tổng số lao động hoạt động kinh tế, 22,7% lao động dịch vụ của thị xã), trong đó có gần 740 người tham gia hoạt động du lịch trực tiếp (tăng 5,6 lần so với năm 2000). Năng suất lao động trung bình của ngành tăng nhanh, đạt 132,4 triệu đồng/lao động, chỉ tiêu này của du lịch so với chỉ tiêu năng suất lao động trung bình chung của toàn thị xã cao gấp 1,5 lần.

Nhìn chung, ở cả hai đô thị chưa đào tạo được đội ngũ chuyên sâu trong công tác tiếp thị, quảng bá du lịch mà chủ yếu là kiêm nhiệm. Hướng dẫn viên du lịch thiếu và yếu về số lượng và chất lượng. Tất cả những điều này do đặc thù của du lịch ở đây phụ thuộc nhiều vào tính mùa vụ, mà cao điểm vào mùa hè nên việc thu hút lao động có tay nghề cao, làm việc ổn định trong các cơ sở lưu trú du lịch là rất khó; lao động trực tiếp cũng không ổn định, chỉ hoạt động theo thời vụ.

+ Sản phẩm du lịch đặc trưngDu lịch tắm biển và nghĩ dưỡng: chủ yếu dựa vào điều kiện bãi biển dài, thoải,

112

Page 123: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

nước trong xanh, độ mặn thích hợp, thời điểm thích hợp cho loại hình du lịch này là từ tháng 4 đến tháng 9.

Du lịch văn hóa, thể thao và lễ hội: dựa vào hoạt động tìm hiểu phong tục tập quán của ngư dân, thưởng thức ẩm thực của địa phương, các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, các lễ hội sông nước...

Du lịch tham quan di tích, làng nghề: du khách đến với loại hình du lịch này thường là những đối tượng có trình độ nhận thức cao, những người thích tìm hiểu đặc trưng văn hóa vùng miền hoặc những người mộ đạo. Các điểm di tích thường được ghé thăm là: đền Độc Cước, đền Cô Tiên, hòn Trống Mái, đền Bà Triệu, đền Tô Hiến Thành ở Sầm Sơn, đền thờ Nguyễn Xí, đền thờ Nguyễn Sư Hồi, đền Thung Lũng, chùa Lô Sơn, chùa Đảo Ngư ở Cửa Lò. Ngoài ra, du khách còn có thể được nghe hát dân ca xứ Nghệ, tìm hiểu cuộc sống, lịch sử văn hóa, ngôn ngữ của người dân nơi đây. Từ Sầm Sơn và Cửa Lò khách có thể đến thăm khu di tích Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa), Kim Liên (quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh), đền thờ vua Mai Hắc Đế, đền Hoàng Mười, mộ Đại thi hào Nguyễn Du, núi Dũng Quyết, đền thờ An Dương Vương (Nghệ An).

Du lịch sinh thái (nhà vườn, rừng cây, đảo, hồ nước): dựa vào cảnh quan thiên nhiên và không khí trong lành của vùng hồ nước lợ Quảng Cư ở Sầm Sơn, du lịch Đảo Ngư ở Cửa Lò.

Du lịch hội nghị, hội thảo: loại hình du lịch này vừa mới được Sầm Sơn và Cửa Lò chú trọng phát triển nhưng chủ yếu là các hội nghị, hội thảo vừa và nhỏ.

+ Thị trường khách du lịchSố lượt khách du lịch đến Sầm Sơn và Cửa Lò tăng nhanh qua các năm; Năm

2000, số lượt khách đạt 771,5 nghìn lượt, đến năm 2011 tăng gấp gần 7,0 lần với 5.393,1 nghìn lượt. Tốc độ tăng số lượng khách trung bình giai đoạn 2000 - 2011 là 19,3%/năm.

Bảng 2.38. Số lượng khách du lịch đến Sầm Sơn và Cửa Lògiai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. Số lượng khách (nghìn lượt) 771,5 1.684,9 5.006,5 5.393,1 - Sầm Sơn 390,4 643,6 2.458,2 2.621,0 - Cửa Lò 381,1 1.041,3 2.548,3 2.772,1 1.1. Khách nội địa (nghìn lượt) 768,4 1.678,2 5.001,5 5.382,3 - Sầm Sơn 388,8 642,8 2.455,7 2.615,8 - Cửa Lò 379,6 1.035,4 2.545,8 2.766,5 1.2. Khách quốc tế (nghìn lượt) 3,1 6,7 5 10.8

113

Page 124: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

- Sầm Sơn 1,6 0,8 2.5 5.2 - Cửa Lò 1,5 5,9 2.5 5.6 2. So với lượng khách du lịch DVBTNT (%) 70,1 66,4 77,4 70,6

Nguồn: Tính toán từ 69,134Trong cơ cấu khách du lịch, khách nội địa chiếm trên 99,0% và tăng nhanh qua

các năm (năm 2011 chiếm 99,8%), đặc biệt là vào thời điểm của các lễ hội như lễ hội khai trương mùa du lịch biển, những ngày nghỉ lễ, các ngày cuối tuần…. Khách du lịch nội địa thường là khách đi theo nhóm do các Công ty du lịch, lữ hành tổ chức, do các tổ chức công đoàn của các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm. Đa phần là khách từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các địa phương ở khu vực Bắc Bộ. Điều này có thể là do không gian quá xa đối với các tỉnh phía Nam và một phần do lực hút của du lịch Sầm Sơn và Cửa Lò chưa đủ mạnh đối với các tỉnh phía Nam; thời gian lưu trú trung bình của khách nội địa là 3 - 4 ngày, mức chi tiêu bình quân từ 130 - 180 nghìn đồng/người/ngày.

Khách quốc tế đến Sầm Sơn và Cửa Lò còn hạn chế, không có sự đột biến lớn như một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có điều kiện tương đồng về tài nguyên du lịch. Lượng khách quốc tế đến Sầm Sơn và Cửa Lò chưa đạt được 1% so với tổng số khách, mặc dù có xu hướng tăng qua các năm nhưng không ổn định. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến đến đây vẫn tập trung chủ yếu từ các nước: Thái Lan, Lào, Trung Quốc, ngoài ra còn có Anh, Pháp, Canada ... Ngày khách quốc tế lưu trú ở khách sạn tương đối ngắn, trung bình khoảng 0,5 - 1,2 ngày; mức chi tiêu khoảng 60 USD/ngày/người. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do Sầm Sơn và Cửa Lò gần Hà Nội, hơn nữa khách chỉ lưu trú qua đêm và sau đó là cuộc hành trình tiếp tục vào phía Nam.

+ Doanh thu du lịchBảng 2.39. Doanh thu du lịch Sầm Sơn và Cửa Lò giai đoạn 2000 - 2011

Tiêu chí 2000 2005 2010 2011

1. Doanh thu du lịch (tỉ đồng) 176,2 288,1 1.829,5 2.857,5

- Sầm Sơn 111 159,6 856,2 1.360,2

- Cửa Lò 65,2 128,5 973,3 1.497,3

2. Cơ cấu doanh thu (%) 100 100 100 100

- Doanh thu buồng, phòng 45,1 39,3 37,6 36,0

- Doanh thu dịch vụ ăn uống 42,3 39,7 40,1 40,2

- Doanh thu dịch vụ khác 12,6 21,0 22,3 23,8

3. So với doanh thu du lịch DVBTNT (%) 66,0 45,5 82,1 91,8

114

Page 125: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Nguồn: Tính toán từ 69,134Du lịch Sầm Sơn và Cửa Lò đã có bước bứt phá lớn trong đầu tư phát triển,

kể cả xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật khác. Kết quả là doanh thu du lịch tăng khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 đạt 2.857,5 tỉ đồng, gấp 16,2 lần so với năm 2000.

Tuy nhiên, cơ cấu doanh thu của du lịch Sầm Sơn và Cửa Lò còn khá đơn giản, chủ yếu tập trung vào hai dịch vụ chính là lưu trú và ăn uống. Điều này chứng tỏ loại hình và sản phẩm du lịch ở đây còn nghèo nàn, chưa thực sự hấp dẫn khách du lịch. Các dịch vụ khác như du lịch lữ hành, vận chuyển hành khách, bán hàng lưu niệm, chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế.

Du lịch Sầm Sơn và Cửa Lò trong những năm qua có đóng góp đáng kể trong GTSX của hai thị xã nói riêng, cho DVBTNT nói chung; năm 2011, du lịch Sầm Sơn đóng góp 72% GTSX ngành dịch vụ của Sầm Sơn, 43,7% doanh thu ngành du lịch của DVBTNT, tương ứng là Cửa Lò với 51,8% và 48,1%. Phát triển du lịch đã khai thác được lợi thế to lớn về lãnh thổ, về lao động, về đầu tư ở Sầm Sơn và Cửa Lò, đem lại giá trị lớn, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

- Về môi trường và các vấn đề xã hội Bằng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia trong ngành du lịch và tham quan thực

tế hai đô thị du lịch cho thấy rằng hoạt động du lịch có tác động không nhỏ đến sự xuống cấp của các di tích, các vấn đề môi trường và xã hội khác ở đây.

Mặc dù hàng năm tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đã có các chương trình tôn tạo, tu bổ các di tích cũng như cấp kinh phí không nhỏ cho công tác xử lý môi trường, giữ gìn an ninh và tật tự xã hội nhưng kết quả đạt được còn nhiều hạn chế.

Các di tích văn hóa ở núi Trường Lệ, chùa Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành ở Sầm Sơn, đền thờ Nguyễn Xí ở Cửa Lò đang bị các hoạt động của con người làm biến đổi hình dạng vốn có của nó; các lều quán, kiot bán hàng xây dựng không theo quy hoạch gây mất mỹ quan đô thị. Các băng nhóm tội phạm, các ổ tiêm chích ma túy, tệ nạn mại dâm có xu hướng gia tăng tạo nên một môi trường xã hội thiếu lành mạnh. Những yếu tố đó gây mất tật tự xã hội đồng thời gây mất an ninh, an toàn cho du khách khi đến tham quan, tắm biển, nghĩ dưỡng và tạo nên tâm lý lo ngại cho du khách, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch. Ngoài ra, môi trường ở Sầm Sơn và Cửa Lò đang có sự xuống cấp, rác thải, nước thải chưa qua xử lý đã được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh, gây mất vệ sinh, ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng, nước sinh hoạt và nước ngầm đang có dấu hiệu ô nhiễm nặng.

* So sánh hai đô thị du lịch Cửa Lò và Sầm Sơn- Trong hai đô thị du lịch ở DVBTNT, đô thị du lịch Cửa Lò có số lượng khách

115

Page 126: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

du lịch đông hơn cả về khách nội địa và khách quốc tế; đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến với Cửa Lò gấp 2,6 lần so với khách quốc tế đến Sầm Sơn.

- Mặc dù số cơ sở lưu trú của Sầm Sơn gấp 1,8 lần số cơ sở lưu trú ở Cửa Lò nhưng doanh thu du lịch của Cửa Lò lớn hơn và có sự bứt phá nhanh hơn so với Sầm Sơn.

- Do lao động hoạt động trong ngành du lịch của Cửa Lò chỉ bằng khoảng 1/4 lao động của Sầm Sơn nên năng suất lao động gấp 1,6 lần năng suất lao động trong ngành du lịch của Sầm Sơn.

- Cảm nhận sự khác biệt của nhiều du khách khi đã đến Sầm Sơn và Cửa Lò, có phần lớn ý kiến cho rằng Cửa Lò vẫn là đô thị du lịch có chất lượng phục vụ, giá cả, môi trường tốt hơn so với Sầm Sơn; tuy nhiên, Sầm Sơn lại có tài nguyên du lịch, loại hình du lịch tốt hơn so với Cửa Lò.

Tất cả những so sánh đó mặc dù chưa tuyệt đối nhưng xét về mặt hấp dẫn và thu hút khách du lịch hiện nay thì Cửa Lò đang có sự bứt phá mạnh hơn so với Sầm Sơn bởi rất nhiều lý do:

+ Đối với du khách ở Hà Nội hoặc các tỉnh phía Bắc, so với Sầm Sơn thì tuy bất lợi về khoảng cách địa lí nhưng ở Cửa Lò biển trong hơn, bãi sạch hơn và có nhiều điểm du lịch vệ tinh hơn; thường thì du khách về tới Cửa Lò sau khi nghỉ ngơi, tắm biển, thường bố trí hơn nửa ngày về thăm quê Bác tại Kim Liên, Nam Đàn hay về thăm quê Nguyễn Du ở Tiên Điền (Hà Tĩnh). Ai thích thú phong cảnh hữu tình có thể chọn tour đi rừng nguyên sinh Pù Mát, Con Cuông hay vượt biên giới qua ngắm cảnh non nước Lạc Xao (Lào) hay Thái Lan;

+ Cửa Lò còn cho du khách một lựa chọn nữa đó là du lịch tâm linh. Không ít khách về tới Vinh là đi thăm chùa Song Ngư, chùa Lô Sơn, đền Vạn Lộc..., cách không xa là đền chợ Củi, đền Cuông, đền Cờn, ngã ba Đồng Lộc, di tích Truông Bồn... rất có ý nghĩa về mặt tâm linh

+ Giao thông vận tải thuận tiện hơn vì Cửa Lò gần sân bay Vinh, ga tàu, hơn nữa nếu đi du lịch bằng ô tô cũng rất thuận tiện, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch ngày càng hoàn thiện và hiện đại hóa, được xây dựng mới, nhiều khu vui chơi giải trí hiện đại.

+ Các dịch vụ ăn uống của Cửa Lò cũng phù hợp với túi tiền của khách, các đặc sản biển thường rất ngon và ít có các hiện tượng nâng giá hay chèo kéo khách như ở Sầm Sơn.

* Đánh giá chung- Những kết quả đạt được+ Bước đầu các đô thị du lịch đã phát huy được thế mạnh của mình cho phát

triển. Du lịch đã có đóng góp đáng kể trong GTSX (72% GTSX ngành dịch vụ, 50,5%

116

Page 127: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

GTSX của Sầm Sơn; 51,8 GTSX ngành dịch vụ và 23,1% GTSX của Cửa Lò); góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ

+ Hoạt động du lịch đã góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động sống trong đô thị; làm giảm áp lực lên vấn đề khai thác trực tiếp tài nguyên thiên nhiên trên đất liền cũng như nguồn lợi biển;

+ Du lịch cũng đã tạo nên thế và lực mới cho Sầm Sơn và Cửa Lò trong xu thế hội nhập; bước đầu đã tạo được thương hiệu và dấu ấn trong lòng du khách;

+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cũng như các loại hình và dịch vụ du lịch ngày càng nâng cao cả về chất và lượng; làm thay đổi đô thị và góp phần thu hút đầu tư.

- Những tồn tại và hạn chế+ Sầm Sơn và Cửa Lò là hai đô thị du lịch của DVBTNT nhưng mối liên kết

giữa hai đô thị còn mờ nhạt; sản phẩm du lịch giống nhau, có rất ít sự khác biệt và độc đáo; Các chuỗi sự kiện văn hóa du lịch diễn ra mang tính trùng lắp về nội dung, chưa kết nối thời gian hợp lý... nên không thu hút được nhiều khách du lịch.

+ Du lịch còn mang nặng tính thời vụ. Mùa hè lượng khách tăng đột biến gây nên tình trạng quá tải tạm thời, trong khi thời gian khác lượng khách quá ít ỏi. Vì vậy, hệ số sử dụng buồng, phòng và hiệu quả kinh doanh chưa cao. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh lữ hành còn yếu, thiếu các tour - tuyến du lịch hấp dẫn đối với du khách, chưa tạo được sự gắn kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm thu hút khách, vẫn còn tồn tại tình trạng chèo kéo khách, nâng giá vào những thời gian du lịch cao điểm gây nên phản ứng mạnh trong du khách.

+ Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, khả năng cạnh tranh thấp, dịch vụ du lịch còn nhỏ lẻ, manh mún; đầu tư cơ sở hạ tầng còn quá ít so với yêu cầu, phần lớn còn dàn trải và chưa đồng bộ, chưa dứt điểm nên hiệu quả đầu tư chưa cao; cơ sở vật chất còn lạc hậu, quy mô nhỏ và phân bố không hợp lý;

+ Việc quản lý và khai thác các tài nguyên du lịch còn chưa hợp lý, chưa có sự đầu tư thích đáng cho những loại tài nguyên mang tính chiến lược của dải. Hơn nữa, có nhiều di tích lịch sử đã có dấu hiệu xuống cấp do không được tôn tạo và xây dựng.

+ Lao động trong ngành du lịch đông về số lượng nhưng lại yếu về chất lượng và phần lớn chưa qua đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp và trình độ ngoại ngữ thấp. Có một bộ phận không nhỏ lao động chỉ làm theo thời vụ, lao động nông nghiệp vào thời gian nông nhàn chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch.

+ Công tác vệ sinh môi trường mặc dù có cải thiện đang kể nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của một đô thị du lịch. Chưa có hệ thống xử lý nước thải và rác thải đồng bộ, chủ yếu xả trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch cũng

117

Page 128: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

như gây ô nhiễm cho môi trường vùng ven biển, nhất là trên các bãi biển. - Nguyên nhân+ Cơ chế phát triển du lịch có sự khác nhau giữa Sầm Sơn và Cửa Lò, mang tính

“mạnh ai nấy làm”. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cạnh tranh thiếu lành mạnh. Chưa có sự quan tâm liên kết đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, chưa có nhiều hoạt động hợp tác theo yêu cầu ký kết. Việc hợp tác còn mang tính hình thức, chưa có tính phối hợp và mang lại hiệu quả thiết thực cho mỗi địa phương.

+ Công tác quy hoạch du lịch còn chậm và thiếu tầm nhìn xa, chồng chéo giữa các ngành nghề, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và các địa phương. Các dự án về du lịch triển khai chậm.

+ Công tác xúc tiến, quảng bá và hợp tác du lịch ra bên ngoài chưa được coi trọng đúng mức, chưa xác định được thị trường trọng điểm.

+ Việc thu hút đầu tư bên ngoài và vốn đầu tư tự có chưa đủ mạnh để có thể xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là các loại hình lịch chất lượng cao, dịch vụ đa dạng hấp dẫn khách có thu nhập cao và khách quốc tế. Hệ thống giao thông: cả đường bộ, hàng không và cảng biển gặp nhiều trở ngại trong việc đón khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Cảng Cửa Lò chỉ đón được tàu trọng tải dưới 1 vạn tấn, trong khi tàu du lịch nước ngoài thường có trọng tải lớn hơn nhiều nên không cập cảng được. Đường ô tô vào các khu, điểm du lịch hẹp, chất lượng chưa cao...

+ Nhận thức của người làm công tác du lịch cũng như nhân dân về tầm quan trọng của ngành du lịch chưa thật đầy đủ, việc xây dựng thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức, dịch vụ hàng hoá chưa có sản phẩm đặc trưng, công tác tuyên truyền, quảng bá còn mang nặng tính hình thức.

+ Công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ lao động cho ngành du lịch còn hạn chế, chưa có cơ chế, chính sách thoả đáng để hấp dẫn những người có năng lực thực sự, người tài phục vụ cho ngành.

+ Thời tiết khắc nghiệt: bão lụt, gió Phơn Tây Nam... ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất và đời sống nói chung, hoạt động du lịch nói riêng: ảnh hưởng đến thời gian đón khách, làm hư hỏng, xuống cấp nhanh và tăng chi phí duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch, chậm tiến độ xây dựng... Tính mùa của khí hậu còn gây nên tính mùa vụ trong hoạt động du lịch biển (trung bình chỉ khai thác được 3 - 5 tháng). Sầm Sơn và Cửa Lò chịu tác động trực tiếp và sâu sắc bởi biến đổi khí hậu toàn cầu.

2.2.3.2. Tổ chức lãnh thổ theo không gianTCLTKT DVBTNT theo không gian có nhiều hình thức như : KKT, trung tâm

kinh tế và tiểu vùng kinh tế. Nhưng nổi bật nhất ở đây vẫn là sự hình thành và hoạt

118

Page 129: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

động của hình thức KKT.KKT ở DVBTNT là khu vực có chức năng kinh tế tổng hợp thuộc nhiều lĩnh vực

như công nghiệp, du lịch, thương mại, khu phi thuế quan, đô thị, giữ vai trò làm động lực thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu của DVBTNT.

a. Khái quát chungĐến năm 2011, trên địa bàn DVBTNT hình thành ba KKT: Nghi Sơn, Đông

Nam và Vũng Áng.Bảng 2.40. Một số tiêu chí về ba KKT

KKTNăm

thành lậpDiện tích

(ha)Các ngành được ưu tiên phát triển

KKT Nghi Sơn 2006 18.611,0 Hóa lọc dầu, luyện cán thép, cơ khí đóng tàu, nhiệt điện, xi măng, vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, chế biến thủy sản.

KKT Đông Nam 2007 18.826,0 Sản xuất nhiên liệu ethanol, chế biến gỗ, sản xuất phân bón tổng hợp, lắp ráp và sữa chữa máy nông nghiệp, sản xuất vật liệu và thiết bị điện, dệt may.

KKT Vũng Áng 2006 22.781,0 Công nghiệp luyện kim, công nghiệp gắn với khai thác cảng biển; các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động; các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu.

Nguồn: 12Các KKT ở DVBTNT được thành lập dựa trên cơ sở điều kiện thuận lợi về vị trí

địa lí gần các tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền cả nước như quốc lộ 1A, gần các tuyến đường quốc lộ nối liền với Lào và Thái Lan, trên các tuyến đường biển nối với Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á…; trên cơ sở các KCN, các cảng biển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực Bắc Trung Bộ, tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh trong cả nước, đặc biệt phát triển vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An, Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình. Các KKT bao gồm hai tiểu khu vực là khu phi thuế quan và khu thuế quan. Khu phi thuế quan gắn với các cảng biển như Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng. Khu thuế quan bao gồm các KCN, khu chế xuất, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu đô thị, khu vui chơi giải trí, khu du lịch - dịch vụ, khu dân cư và khu hành chính... Các ngành kinh tế được ưu tiên phát triển trong các KKT là: công nghiệp nặng và công nghiệp hóa dầu.

b. Thực trạng phát triển- Tình hình sử dụng đất

119

Page 130: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Bảng 2.41. Tình hình sử dụng đất của các KKT đến năm 2011

Chỉ tiêuĐVT

Nghi Sơn Đông Nam Vũng Áng

Diện tích đất quy hoạch ha 18.611,0 18.826,0 22.781,0Diện tích đất đã thu hồi ha 18.611,0 18.826,0 22.781,0Diện tích đất công nghiệp dành cho thuê ha 2.050,0 9.177,0 12.851,2Diện tích đất công nghiệp đã cho thuê ha 804,3 610,2 5.654,5Diện tích đất công nghiệp chưa cho thuê ha 1.245,7 8.566,8 8.634,1Tỉ lệ lấp đầy % 39,2 6,6 44,0

Nguồn: Tính toán từ 12,103 đến 136Tình hình sử dụng đất có sự khác nhau giữa các KKT ở DVBTNT. Trong tổng

diện tích đất quy hoạch, tỷ lệ thu hồi đất của cả 3 KKT đều đạt 100%, nhưng diện tích đất công nghiệp dành cho thuê có sự khác nhau, KKT Vũng Áng có diện tích lớn nhất, tiếp đến là KKT Đông Nam và cuối cùng là KKT Nghi Sơn; tỷ lệ lấp đầy lớn nhất của KKT Vũng Áng với 44%, tiếp theo là của KKT Nghi Sơn với 39,2%, trong khu đó KKT Đông Nam mới chỉ đạt 6,6%.

- Tình hình thu hút đầu tư và lao động+ Số dự án sản xuất kinh doanh đến năm 2011 của các KKT DVBTNT là 161 dự

án (chiếm 35,1% tổng số dự án của các KKT ven biển Việt Nam), trong đó có 38 dự án nước ngoài, 123 dự án trong nước (chiếm tuơng ứng 36,5% và 34,6% tổng số dự án của các KKT ven biển Việt Nam). Trong đó có 9 dự án nước ngoài và 41 dự án trong nước đang sản xuất kinh doanh.

+ Tổng số vốn đăng ký dự án sản xuất kinh doanh của các KKT DVBTNT là 15.229,5 triệu USD của nước ngoài và 112.596,3 tỉ đồng của trong nước (chiếm tương ứng là 45,4% và 19,5% tổng số vốn đăng ký của các KKT ven biển Việt Nam), trong đó vốn đầu tư thực hiện nước ngoài là 347,3 tỉ USD và của trong nước là 15.222,9 tỉ đồng.

+ Quy mô vốn đầu tư trung bình trên một dự án nước ngoài đạt 400,8 tỉ USD/dự án, trên một dự án trong nước đạt 915,4 tỉ đồng/dự án.

+ Trên cơ sở nguồn vốn đầu tư trong nước và FDI tính đến 2011, có thể thấy mức độ đầu tư vào các KKT DVBTNT tương đối nhanh, mặc dù quá trình thành lập và phát triển của các KKT này mới chỉ 6 năm trở lại đây. Không tính các dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư, nếu dựa trên số diện tích đã cho thuê thực hiện các dự án thì các KKT DVBTNT có tỷ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đạt 15,9 tỷ đồng/ha; đây là tỷ lệ

120

Page 131: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

tương đối cao so với các KKT khác trong vùng BTB.+ Các KKT ở DVBTNT thu hút ngày càng nhiều lao động. Nếu năm 2008, số

lao động làm việc trong các KKT chỉ có 3.689 người thì đến năm 2011 đã là 10.776 người, tăng gấp 2,9 lần, chiếm 45,6% tổng số lao động làm việc trong các KKT ven biển Việt Nam. Trung bình mỗi năm tăng 1.771,8 lao động.

- Tình hình sản xuất kinh doanhBảng 2.42. Tình hình sản xuất kinh doanh của các KKT

giai đoạn 2008 - 2011Tiêu chí Năm 2008 Năm 2010 Năm 2011

1. GTSX (Tỉ đồng) 3.762,8 8.198,3 11.206,7- KKT Nghi Sơn 3.261,5 5.485,5 6.869,5

- KKT Đông Nam 267,7 1.865,2 2.243,2- KKT Vũng Áng 233,6 847,6 2.094,02. Doanh thu (Tỉ đồng) 2.822,1 6.148,7 8.405,0- KKT Nghi Sơn 2.446,1 4.114,1 5.152,1- KKT Đông Nam 200.8 1.398,9 2.432,4- KKT Vũng Áng 175,2 635,7 820,53. Xuất khẩu (Triệu USD) 69,9 639,2 680,3- KKT Nghi Sơn - 9,9 36,3- KKT Đông Nam 62,6 619,7 634,2- KKT Vũng Áng 7,3 9,6 9,84. Nộp ngân sách (Tỉ đồng) 245,7 426,4 478,0- KKT Nghi Sơn 191,4 228 251- KKT Đông Nam 52,2 195,2 222,9- KKT Vũng Áng 2,1 3,2 4,1

Nguồn: Tính toán từ 12,103 đến136 + GTSX: GTSX của các KKT ở DVBTNT ngày càng tăng. Năm 2008, GTSX là

3.762,8 tỉ đồng, đến năm 2011 đạt 11.206,7 tỉ đồng, tăng gấp gần 3,0 lần.Trong tổng GTSX, KKT Nghi Sơn vẫn có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 61,3%.

Điều này do các doanh nghiệp hoạt động trong KKT đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước (vật liệu xây dựng, hải sản…), tạo nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn cho KKT; tuy nhiên, năm 2011 so với 2010 GTSX có xu hướng giảm do các sản phẩm công nghiệp như: ống cốt sợi thủy tinh, gạch, xi măng, bia chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường, khả năng tiêu thụ giảm.

KKT Đông Nam có GTSX tương đối cao và tăng nhanh qua các năm, từ 267,7 tỉ

121

Page 132: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

đồng năm 2008 lên 2.243,2 tỉ đồng năm 2011, chiếm 20,0% tổng GTSX của các KKT DVBTNT. Nguyên nhân do các sản phẩm như: vật liệu xây dựng, đá vôi trắng, hải sản, gỗ, thức ăn gia súc... đạt doanh thu lớn trong những năm vừa qua.

GTSX của KKT Vũng Áng mặc dù có xu hướng tăng qua các năm từ 233,6 tỉ đồng năm 2000 lên 2.094,0 tỉ đồng năm 2011 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất, chiếm 18,7%. Điều này do, trong những năm vừa qua, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê và sa khoáng Titan kém hiệu quả nên các dịch vụ thông qua cảng Vũng Áng đạt hiệu suất thấp, đồng thời nhiều doanh nghiệp hoạt động trong KKT tự động rút vốn hoặc thu hẹp quy mô sản xuất.

Năng suất lao động của các KKT DVBTNT tương đối cao nhưng lại có xu hướng giảm. Năm 2008 năng suất lao động đạt 941,6 triệu đồng/lao động, đến năm 2011 giảm xuống còn 545,7 triệu đồng/lao động do ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế và sự ổn định trong sản xuất chưa cao.

+ Doanh thu: Tốc độ gia tăng doanh thu của các KKT ở DVBTNT khá nhanh và đều qua các năm, giai đoạn 2008 - 2010 tăng 47,6%, giai đoạn 2010 - 2011 tăng 36,7%, đạt 8.405,0 tỉ đồng vào năm 2011, chiếm 6,1% doanh thu của các KKT Việt Nam.

Tỷ lệ doanh thu/GTSX tăng nhanh từ 81,2% năm 2008 lên 142,9% năm 2011. Điều này do sự gia tăng của các dịch vụ bổ trợ trong các KKT.

+ Giá trị xuất khẩu: Tăng liên tục qua các năm. Năm 2008, giá trị xuất khẩu đạt 69,9 triệu USD đến năm 2011 tăng lên 680,3 triệu USD; tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2008 - 2011 đạt 113,5%/năm. Có được tốc độ tăng trưởng cao như vậy là do một số sản phẩm trong KKT có mức xuất khẩu tăng vọt như đá trắng, bột đá, thủy sản, dăm gỗ, bột gỗ, linh kiện điện tử…

Mặc dù có GTSX và doanh thu đứng đầu trong 3 KKT, nhưng KKT Nghi Sơn có giá trị xuất khẩu thấp nhất, chỉ chiếm 5,3% giá trị xuất khẩu năm 2011 do sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ trong nước, các sản phẩm thực sự có chất lượng còn ít để có thể cạnh tranh được với các KKT khác của Việt Nam cũng như nước ngoài. Đồng thời, cũng do ảnh hưởng ít nhiều của khủng khoảng kinh tế. Trong khi đó, KKT Đông Nam có giá trị xuất khẩu chiếm ưu thế tuyệt đối với 93,2% năm 2011, do trong thời gian qua, KKT Đông Nam với những chính sách hỗ trợ và ưu đãi trong sản xuất, chú trọng sản xuất những sản phẩm có chất lượng dựa vào lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và lao động, làm tốt khâu quảng bá và tiếp thị sản phẩm.

+ Nộp ngân sách: Trong thời gian qua, việc nộp ngân sách của các KKT DVBTNT đang có sự chuyển biến rõ rệt. Giá trị nộp ngân sách của các KKT không ngừng tăng qua các năm từ 245,7 tỉ đồng năm 2008 lên 478,0 tỉ đồng năm 2011. Đây là

122

Page 133: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

dấu hiệu tích cực trong việc chấp hành tốt quy định nộp thuế của các doanh nghiệp hoạt động trong các KKT.

c. Đánh giá chung- Nhìn chung, các KKT ở DVBTNT bước đầu đi vào hoạt động đã khẳng định

được vị trí của mình, làm thay đổi không gian công nghiệp, góp phần gắn kinh tế biển với công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm cho hơn 10,7 nghìn lao động, nâng cao trình độ KH - CN, chất lượng nguồn lao động. Ở chừng mực nhất định, sự phát triển của các KKT cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá tại các khu vực quy hoạch. Các doanh nghiệp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã tạo ra được một số sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị truờng trong và ngoài nước: đá trắng, bột đá siêu mịn, gỗ ép... đây cũng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của KKT, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể.

- Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển các KKT ở DVBTNT còn thiếu sự hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong dải nhằm phát huy thế mạnh của từng địa phương và chưa tạo được sự phát triển tổng thể theo định hướng quy hoạch chung của toàn dải. Chính điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh, dàn trải, phân tán trong thu hút nguồn lực.

- Các KKT ở DVBTNT đều có những đặc điểm đầu tư gần giống nhau về các ngành và gắn với xây dựng cảng nước sâu. Đặc biệt, các cảng nước sâu ở đây đều là các cảng nhỏ, năng lực và trình độ chuyên môn còn hạn chế, thị trường giới hạn trong phạm vi địa phương. Tất cả những điều đó ảnh hưởng lớn đến đầu tư các ngành mũi nhọn, các lĩnh vực đột phá của từng KKT.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, quan trọng như: cảng biển, đường giao thông, cấp điện, cấp nước phục vụ cho KKT nhìn chung còn yếu và thiếu đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác vận động thu hút đầu tư hiện nay. Các dự án xây dựng các tuyến đường giao thông chất lượng cao, đặc biệt như hệ thống đường cao tốc chưa được triển khai cụ thể.

- Còn thiếu những dự án động lực lớn để đẩy nhanh sự phát phát triển của KKT trên địa bàn. Những chính sách đầu tư thời gian qua quá dàn trải theo kiểu “dàn hàng ngang mà tiến”, chủ yếu là dựa vào nguồn ngân sách nhà nước. Tình trạng đầu tư phân tán cộng với việc chưa có cơ chế chính sách ưu đãi mang tính đột phá, cụ thể, nhất quán áp dụng cho phát triển KKT cũng là nguyên nhân khiến KKT phát triển chưa theo đúng mục tiêu đề ra và chưa thu hút được đầu tư nước ngoài cũng như trong nước vào KKT sản xuất kinh doanh, nhất là các dự án có quy mô lớn và quan trọng.

- Sự phát triển các KKT dẫn đến rất nhiều áp lực lên tài nguyên đất, nhất là tài nguyên đất nông nghiệp. Ví dụ như KKT Nghi Sơn lấy đất sản xuất nông nghiệp và đất

123

Page 134: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

nuôi trồng thủy sản của 12 xã thuộc huyện Tĩnh Gia, đây là những diện tích đất chuyển đổi vĩnh viễn, không có thể hồi phục lại thành đất nông nghiệp nữa. Điều này thấy rõ trong việc trải thảm đỏ về cơ sở hạ tầng, nhất là cung cấp các điều kiện hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư vào các KKT; trong đó, đặc biệt ưu tiên là về vị trí, đất đai, về khả năng cung ứng tài nguyên, vị thế khu vực và những ưu đãi về cơ sở hạ tầng, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp và phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, sự phát triển của các KKT đã dẫn đến rất nhiều hệ lụy về môi trường như môi trường đất, nước và không khí do tình trạng san lấp mặt bằng, chất thải từ các nhà máy sản xuất…

Trong đợt phỏng vấn 10 chủ doanh nghiệp hoạt động trong KKT Đông Nam, 10 chủ doanh nghiệp hoạt động trong KKT Vũng Áng, 10 chủ doanh nghiệp hoạt động trong KKT Nghi Sơn, có 26 chủ doanh nghiệp đều thừa nhận chưa thực sự quan tâm đến vấn đề về bảo vệ môi trường do còn tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh ban đầu, do thiếu vốn, do công ty đang trong quá trình hoàn thiện sản xuất…; 16 chủ doanh nghiệp cho rằng công ty đã có hệ thống thu gom nước thải nhưng vẫn đang còn ở dạng mương bê tông hở; 14 chủ doanh nghiệp cho rằng công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng loại hình bể kết hợp kỵ khí, hiếu khí; tất cả các chủ doanh nghiệp đều cho rằng tất cả các loại rác thải rắn sản xuất, rắn sinh hoạt và rắn nguy hại đều được phân loại cụ thể trước khi giao cho Công ty môi trường đô thị giải quyết.

Qua phỏng vấn 10 chủ doanh nghiệp hoạt động trong KKT Đông Nam cho thấy về tải lượng trung bình các chất ô nhiễm có trong nước thải ước tính như sau: BOD: 9.815 kg/ngày; COD: 20.555 kg/ngày; TSS: 11.627 kg/ngày; N tổng: 3.706 kg/ngày; P tổng: 508 kg/ngày.

Như vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các KKT đang diễn ra ngày càng lớn ở các KKT, trong khi các địa phương cũng như các chủ doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm và có những biện pháp xử lý.

- Về nguồn nhân lực trong các KKT, so với tổng số người lao động thì số người được đào tào nghề còn quá ít, chất lượng lao động đã qua đào tạo nhìn chung còn thấp, nhất là chất lượng lao động trong nông nghiệp. Đào tạo ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế hơn đào tạo chính quy, dài hạn; cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học. Tương quan giữa trình độ đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật còn hết sức bất hợp lý: 1 đại học; 0,5 trung học chuyên nghiệp; 0,2 công nhân kỹ thuật (trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển là: 1 - 4 - 10). Mặt khác, nguồn nhân lực có trình độ cao chủ yếu tập trung ở  các thành phố, trong các trường đại học, cao đẳng và các cơ quan ban ngành cấp tỉnh.

2.2.4. Đánh giá chung

124

Page 135: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

2.2.5.1. Những thành tựu đạt đượcKinh tế DVBTNT đã đạt được nhiều tiến bộ lớn trong giai đoạn 2000 - 2011.

Tốc độ tăng GTSX trung bình giai đoạn đạt 16,6%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đạt được mục tiêu đa dạng hóa hoạt động phi nông nghiệp và hướng tới công nghiệp - xây dựng, giúp đẩy mạnh tăng trưởng trong giai đoạn này.

Ngành nông - lâm - thủy sản vốn chiếm 37,6% GTSX và 70,4% lao động năm 2000, đến năm 2011 chỉ còn chiếm 27,4% GTSX và 53,5% lao động. Công nghiệp - xây dựng được đầu tư lớn và tăng trưởng nhanh; các hoạt động công nghiệp của dải trong giai đoạn này này tập trung vào các ngành gắn với nguồn lợi và tài nguyên của biển và dải ven biển như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm và đồ uống, khai thác mỏ. Khu vực dịch vụ cũng tăng trong giai đoạn này, thu hút 26,2% lao động và đóng góp 25,6% GTSX.

Các lĩnh vực kinh tế gắn với đặc thù của biển đã phát huy được những lợi thế to lớn của biển và dải ven biển để chiếm tỷ trọng và giá trị cao trong GTSX của các ngành kinh tế: vật liệu xây dựng (33,2% GTSX CN), chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống (21,1% GTSX CN), khai thác khoáng sản (19,5% GTSX CN), thủy, hải sản (25,4% GTSX nông - lâm - thủy sản). Ngoài ra, du lịch biển, đảo và GTVT biển cũng chiếm doanh thu lớn trong ngành dịch vụ.

Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện. DVBTNT đã hoàn thành việc xây dựng các dự án quan trọng như: hoàn thành việc nâng cấp quốc lộ 1A, các tuyến đường ngang Đông - Tây, các tuyến đường vành đai ven biển, các bến tàu ở 3 cảng chính là cảng Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng…Hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp tục thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở DVBTNT trong tương lai.

DVBTNT tiếp tục là dải thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Nguồn vốn trong nước mặc dù có xu hướng giảm trong cơ cấu nhưng vẫn tăng nhanh về giá trị tuyệt đối. Nguồn vốn nước ngoài (FDI) tăng nhanh trong cơ cấu, từ 1,7% năm 2000 đã lên đến 16,5% năm 2011. Đây là dấu hiệu khả quan, tạo bước chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở DVBTNT.

2.2.5.2 Những khó khăn và hạn chế.Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng kinh tế DVBTNT vẫn còn

nhiều hạn chế trong giai đoạn 2000 - 2011. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế vẫn thiên về nông - lâm - thủy sản, khu vực có năng suất thấp nhất trong ba khu vực chính, vẫn chiếm tới 27,4% GTSX và 53,5% lao động. Do đó, đây vẫn là một khu vực tương đối nghèo.

a. Khó khăn chung của toàn dải

125

Page 136: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

- DVBTNT nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên rất đa dạng, phức tạp và thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt... gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

- Tài nguyên thiên nhiên ở DVBTNT rất phong phú đa dạng nhưng thường phân bố không tập trung nên không gian phân bố của chúng rất rộng. Do vậy, việc khai thác sử dụng với quy mô lớn các loại tài nguyên này sẽ có tác động tiêu cực đến các loại tài nguyên khác trong cùng khu vực, nhất là giữa phát triển cảng biển với phát triển du lịch và hải sản...Đồng thời, việc khai thác không hợp lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.

- Tiềm năng của biển và DVBTNT là rất lớn nhưng hiện nay mới chỉ phát huy được khoảng 30 - 40% tiềm năng đó. Đây là một hạn chế không nhỏ do năng lực khai thác còn thấp, sự yếu kém và lạc hậu trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật...

- Điểm xuất phát kinh tế của DVBTNT còn thấp. Mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng khá, song chưa đảm bảo tính bền vững. Về cơ bản kinh tế biển và DVBTNT mới khởi phát, chủ yếu là các hoạt động khai thác tự nhiên năng suất thấp, với trình độ công nghệ thấp hơn nhiều so với các vùng khác trong cả nước; các ngành kinh tế mũi nhọn chưa hình thành một cách rõ nét...Vì vậy, vai trò của DVB trong kinh tế của ba tỉnh TNT chưa nổi bật, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của một vùng động lực cũng như yêu cầu chung của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

- Bước đầu đã hình thành một số mô hình kinh tế ở DVBTNT như: mô hình đô thị - cảng biển, mô hình thị xã du lịch ven biển, mô hình KCN - cảng biển... nhưng chưa rõ nét, chủ yếu mang tính tự phát. Chưa thực sự có những mô hình tiên tiến và hiệu quả, có tính khoa học cao để phát triển nhanh DVB, làm động lực thúc đẩy kinh tế toàn dải làm đầu tàu lôi kéo các khu vực nội địa phía Tây của ba tỉnh TNT

- Hệ thống kết cấu hạ tầng ven biển tuy được cải thiện song nhìn chung còn nhiều yếu kém, đặc biệt là vùng ven biển của Hà Tĩnh, gây trở ngại lớn cho việc phát triển tăng tốc, đồng thời chưa tạo được sự hấp dẫn để thu hút mạnh đầu tư bên ngoài.

- Kỹ thuật - công nghệ khai thác biển và ven biển của vùng còn lạc hậu, năng suất, chất lượng và hiệu quả chưa cao. Công tác điều tra cơ bản còn nhiều hạn chế. Nhiều loại tài nguyên chưa được điều tra nghiên cứu đầy đủ cả về trữ lượng cũng như quy luật phân bố. Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về biển và DVB (cả về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và kinh tế - xã hội) rất thiếu và không đồng bộ, chưa đủ độ tin cậy để hoạch định chính sách và các chương trình khai thác biển và DVB lâu dài. Đây cũng là khó khăn chung của DVB cả nước.

- Nguồn nhân lực ở DVBTNT khá dồi dào nhưng chất lượng thấp, phần lớn là chưa qua đào tạo. Hiện còn rất thiếu một đội ngũ quản lý, các nhà doanh nghiệp giỏi và

126

Page 137: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao để phát triển DVBTNT với tốc độ nhanh theo hướng CNH - HĐH, nhất là đối với các ngành đặc thù ở DVBTNT.

- Trong thời gian qua, việc phát triển các ngành kinh tế ở DVBTNT đã làm nãy sinh rất nhiều mâu thuẫn trong vấn đề sử dụng tài nguyên cũng như bảo vệ môi trường, dẫn đến sự phá hủy tính thống nhất về tài nguyên và phát triển bền vững.

+ Trong phát triển ngành thủy sản, việc sử dụng tiềm năng, nguồn lợi thủy sản chưa hiệu quả, thiếu bền vững do phát triển tự phát, thiếu và không tuân thủ Quy hoạch làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích. Hơn nữa, môi trường bị biến đổi theo chiều hướng xấu, cộng với những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao làm đảo lộn các hệ sinh thái ven biển, nguồn lợi hải sản giảm mạnh. Bên cạnh đó, việc xây dựng và phát triển các cảng cá, dịch vụ hậu cần nghề cá ở Lạch Sung, Nghi Thiết, Cửa Lò, Cẩm Nhượng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vì các tàu thuyền đánh cá xả toàn bộ chất thải cho khu vực này, đồng thời việc chế biến hải sản ngay tại các cảng cá… đã có tác động tiêu cực và nảy sinh mâu thuẫn đối với phát triển ngành du lịch.

+ Trong phát triển công nghiệp, việc đưa KCN Cửa Lò ra khỏi danh mục các KCN Việt Nam được ưu tiên phát triển đến năm 2015 đã minh chứng cho sự mẫu thuẫn trong phát triển KCN với ngành du lịch, với môi trường vùng ven biển.

+ Trong phát triển các KKT đã gây rất nhiều áp lực lên tài nguyên đất, đặc biệt là tài nguyên đất nông nghiệp mà điển hình là ở KKT Nghi Sơn, gây ô nhiễm môi trường nước, không khí ở KKT Vũng Áng.

+ Ngoài ra, sự phát triển của hệ thống cảng biển đã là một trong những nguyên nhân gây áp lực lên tình trạng xói lở bờ biển, suy giảm nguồn lợi ven biển…

Tiến ra biển và phát triển DVB là xu thế chung của thời đại, được các quốc gia trên thế giới, nhất là các khu vực rất quan tâm phát triển, đặt ra những thách thức to lớn và cấp bách cho việc phát triển kinh tế biển và DVB của nước ta nói chung và của DVBTNT nói riêng trong thời gian tới.

b. Khó khăn của từng ngành kinh tếTrong ngành công nghiệp, mặc dù trong thời gian qua công nghiệp của

DVBTNT đã có bước phát triển nhưng một số tiềm năng chưa được khai thác đúng mức, nhất là tiềm năng về khoáng sản, các loại tài nguyên phục vụ phát triển du lịch và vận tải biển...Tốc độ tăng trưởng của các ngành như: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, đóng tàu mặc dù đạt tỷ lệ cao nhưng một số lĩnh vực còn nhỏ bé và yếu kém; cơ cấu ngành công nghiệp chưa hợp lý, chủ yếu là khai thác và chế biến thô, hiệu quả chưa cao. Các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư, cải tạo và mở rộng sản xuất song thiết bị - công nghệ sản xuất của phần lớn các doanh nghiệp còn cũ kỹ lạc hậu,

127

Page 138: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao nên năng lực cạnh tranh thấp đồng thời gây tác động xấu đến môi trường.

Trong ngành nông nghiệp: tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp chưa đạt mục tiêu đề ra; ngành trồng trọt tăng chậm, năng suất cây trồng thấp, chưa hình thành các vùng nguyên liệu lớn, ổn định để cung cấp cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn còn chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.

Trong ngành thuỷ sản, nguồn lợi hải sản ở DVBTNT giảm mạnh làm cho năng suất đánh bắt, chất lượng cá khai thác giảm, giá đầu vào tăng cao, dẫn đến hiệu quả đánh bắt thấp, các loại sản phẩm có giá trị giảm dần trong khi đội tàu xa bờ của vùng chưa đủ sức để vươn ra khơi; công tác khuyến ngư mặc dù đã có nhiều cải tiến và tạo được một số mô hình đạt năng suất và hiệu quả nhưng việc nhân rộng các mô hình này và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật; chế biến thuỷ hải sản còn gặp nhiều khó khăn trong khâu cạnh tranh và giá cả; công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản còn lỏng lẽo và chưa nhất quán...

Trong ngành du lịch, đóng góp của ngành đối với việc phát triển kinh tế chung của toàn dải chưa lớn; cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu kém; du lịch mang tính mùa vụ nên số lượng khách trong một năm rất thấp; lượng khách quốc tế không nhiều, thời gian lưu trú ngắn, mức chi tiêu của khách du lịch chưa cao do đó ảnh hưởng lớn đến doanh thu của ngành du lịch...

Trong ngành giao thông vận tải biển khai thác chưa hiệu quả, GTSX so với các ngành khác còn rất thấp, chưa khai thác hết năng lực hàng hoá vận chuyển; cơ sở hạ tầng, phương tiện thiết bị bốc xếp lưu giữ, vận chuyển hàng hoá vẫn chưa được đầu tư nâng cấp đồng bộ nên chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển.

Tóm lại, DVBTNT là khu vực có nhiều lợi thế so sánh hơn hẳn các vùng khác trong nội địa, là nơi hội tụ của nhiều điều kiện và yếu tố quan trọng để phát triển tăng tốc, song cũng có những hạn chế, trở ngại lớn. Do vậy, nếu có định hướng đúng và những mô hình phát triển phù hợp để phát huy tối đa những lợi thế so sánh và khắc phục được những hạn chế nêu trên, chắc chắn DVBTNT sẽ trở thành địa bàn phát triển nhanh và năng động, làm động lực mạnh thúc đẩy và lôi kéo các vùng khác trong cả ba tỉnh cùng phát triển.

Tiểu kết chương 2- DVBTNT hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một hệ thống các

ngành kinh tế toàn diện và hiệu quả. + Với vị trí địa lý là cửa ngõ quan trọng, tạo điều kiện giao lưu thuận lợi với các

128

Page 139: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

DVB và vùng kinh tế khác trong cả nước, với các quốc gia trong khu vực và thế giới. + Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, có nhiều loại có giá trị cao như

tài nguyên sinh vật, du lịch biển và khoáng sản, tạo tiền đề cơ bản cho việc phát triển các ngành khai thác và chế biến có qui mô lớn.

+ Nguồn lao động có sức trẻ, dồi dào, cần cù, chịu khó có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến phương hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới.

+ Hệ thống trung tâm đô thị, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn dải ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, phát triển kinh tế DVBTNT cũng gặp không ít khó khăn, nhất là vấn đề chất lượng nguồn lao động còn thấp, đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật còn thiếu và yếu về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn; cơ chế chính sách chưa thực sự tạo lực hấp dẫn đối với nhà đầu tư; thị trường hạn hẹp, chịu sự cạnh tranh; tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng nhưng phân bố manh mún, khó khai thác cũng đang tạo ra những thách thức không nhỏ đối với phát triển kinh tế toàn dải.

- Kinh tế DVBTNT trong thời gian quan đã đạt được những thành tựu quan trọng. Năm 2011, DVBTNT đóng góp tới 28,1% GTSX, 32,3% GTSX công nghiệp, 28,7% GTSX nông - lâm - thủy sản, 25,5% GTSX dịch vụ, 38,6% tổng vốn đầu tư, 58,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cho nền kinh tế của ba tỉnh TNT. Nhiều ngành kinh tế như: công nghiệp chế biến gắn với nguồn lợi biển, công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp vật liệu xây dựng, giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác hải sản đã trở thành các ngành kinh tế mũi nhọn của ba tỉnh TNT và đem lại GTSX cũng như lợi nhuận cao. Bước đầu đã hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành và theo không gian đem lại hiệu quả khai thác lãnh thổ cho DVBTNT như KCN, vùng chuyên canh, đô thị du lịch, KKT .

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, DVBTNT vẫn còn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của mình; khả năng khai thác lãnh thổ theo hướng bền vững còn nhiều hạn chế, mâu thuẫn trong phát triển các ngành ngày càng cao, còn thiếu một Quy hoạch tổng thể mang tính dài hạn và thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các vùng với nhau, chưa có hệ thống chính sách đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững kinh tế… Tất cả những hạn chế này đòi hỏi trong thời gian sắp tới DVBTNT phải có những chiến lược và bước đi đúng hướng để phát huy hơn nữa lợi thế bên trong và bên ngoài của chính mình.

129

Page 140: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

CHƯƠNG 3ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KINH TẾ DẢI VEN BIỂN

THANH - NGHỆ - TĨNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển dải ven biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020

3.1.1.Quan điểm- Phát huy tối đa lợi thế so sánh về vị trí địa lí kinh tế của vùng, đẩy mạnh hội

nhập quốc tế sâu rộng, tăng cường phối hợp phát triển giữa các địa phương, khai thác

130

Page 141: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

hiệu quả mọi nguồn lực. - Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, nhanh chóng xây dựng các hệ thống đô thị

để tạo ra sức lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế của các vùng xung quanh.- Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại (dịch vụ - công nghiệp -

nông, lâm, thủy sản) để phát huy các lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa.

- Lấy phát triển công nghiệp làm động lực đóng góp cho tăng trưởng; đẩy nhanh phát triển dịch vụ, đặc biệt xác định và xây dựng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tăng nhanh tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế; coi trọng phát triển nông - lâm - thủy sản và nông thôn.

- Phát huy nhân tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đó là nguồn lực phát triển quan trọng của vùng. Gắn giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật với thị trường sức lao động.

- Phát triển thật bền vững cả kinh tế, xã hội và môi trường, gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam đã công bố; đảm bảo quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biển, đảo.

3.1.2 Mục tiêu- Xây dựng vùng BTB và DHMT trở thành vùng kinh tế phát triển, cửa ngõ phía

Đông và là một trong những hành lang kinh tế Bắc - Nam quan trọng của cả nước, đóng góp vào tăng trưởng của toàn miền Trung và trên lãnh thổ từng tỉnh trong vùng.

- Hình thành các trung tâm tiến ra biển của cả nước ở miền Trung và ở địa bàn của mỗi tỉnh, mỗi tiểu vùng trên cơ sở phát triển các đô thị ven biển và hướng biển, các KKT ven biển, KCN và khu du lịch ven biển.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế đảo.- Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với phát triển nguồn nhân lực; đồng bộ giữa

quy hoạch phát triển các KKT, KCN với quy hoạch nguồn nhân lực. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực các xã bãi ngang, các khu vực khó khăn ven biển để giảm thiểu chênh lệch vùng.

- Đảm bảo phát triển vùng BTB và DHMT theo hướng phát triển bền vững, hài hòa các yếu tố phát triển kinh tế cùng với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên, chất lượng cuộc sống được cải thiện.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ quốc phòng an ninh và môi trường sinh thái, tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thềm lục địa và lãnh hải.

3.1.3. Định hướng phát triển3.1.3.1. Lựa chọn hướng phát triển đột phá

131

Page 142: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Sự lựa chọn phát triển của BTB và DHMT tập trung vào các khâu đột phá sau:- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng tiềm lực khoa học công

nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng theo hướng CNH - HĐH.- Xây dựng các thành phố Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và các

thành phố, thị xã tỉnh lỵ trở thành trung tâm kinh tế phát triển mạnh, các trung tâm văn hóa, dịch vụ…làm các hạt nhân phát triển kinh tế của cả vùng.

- Khai thác lợi thế về vị trí địa kinh tế - chính trị, tập trung phát triển mạnh các KKT trên nhiều lĩnh vực như cảng và dịch vụ cảng, KCN, khu phi thuế quan, khu du lịch chất lượng cao, các khu vui chơi giải trí, sân golf. Xác định các ngành kinh tế trọng điểm là: du lịch chất lượng cao, công nghiệp gắn với cảng, khu bảo thuế và công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến; công nghiệp cơ khí, công nghệ thông tin, dịch vụ chất lượng cao. Xem du lịch là ngành phát triển ưu tiên, mũi nhọn.

- Chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả trọng công nghiệp bằng cách phát triển các ngành sản xuất chủ lực như công nghiệp cơ khí, chế tạo và lắp ráp thiết bị điện - điện tử, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ gắn với KCN, KKT, các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên như sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến đồ uống và công nghiệp thực phẩm…Hình thành các CCN, KCN nhỏ và vừa gắn với quá trình đô thị hóa, tạo việc làm phi nông nghiệp. Tập trung lấp đầy các KCN hiện có; quan tâm phát triển TTCN, nhất là làng nghề truyền thống và làng nghề phục vụ xuất khẩu.

- Chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng ngành dịch vụ. Phát triển du lịch toàn diện và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với các sản phẩm tiêu biểu là du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí kết hợp với du lịch tham quan di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, làng nghề. Đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có quy mô lớn. Phát triển dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ gắn với phát triển du lịch.

3.1.3.2. Định hướng ưu tiên phát triển kinh tế- Phát triển các đô thị của vùng trở thành những trung tâm tiến ra biển của từng

tỉnh, từng tiểu vùng trong vùng BTB và DHMT: Thanh Hóa trở thành một trung tâm phát triển ở Bắc miền Trung; thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng BTB...

- Tập trung hoàn chỉnh và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn dải với trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Nâng cấp, xây dựng các đường thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây nối với các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan, nối thông và nâng cấp các tuyến đường bộ ven biển.

132

Page 143: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Tiếp tục xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cảng: Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Quy Nhơn.

- Đẩy nhanh sự phát triển các KKT đã được thành lập mà trước hết là các KKT có ý nghĩa động lực đối với vùng BTB và DHMT như: Dung Quất, Chu Lai, Nhơn Hội, Vân Phong, Chân Mây - Lăng Cô, Nghi Sơn, Vũng Áng, Đông Nam (Nghệ An), Nam Phú Yên.

- Phát triển các hành lang kinh tế ven biển và Đông - Tây.+ Đối với hành lang kinh tế ven biển mà bộ xương của nó là hành lang Quốc lộ

1, đường sắt xuyên việt và các đô thị, trên đó gắn với cảng biển, sân bay là đầu mối giao thông từ các cảng biển tỏa đến các vùng trong nội địa, nối với các nước lân cận thông qua các tuyến đường xuyên Á.

+ Đối với hành lang kinh tế Đông - Tây nhằm nối các cửa khẩu phía Tây ra các cửa biển phía Đông như: hành lang kinh tế dọc đường 47 từ Na Mèo đi Nghi Sơn; hành lang kinh tế đường 7; hành lang kinh tế đường 8…

3.1.3.3. Định hướng phát triển các ngànha. Công nghiệp- Chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hình thành hệ thống sản

phẩm công nghiệp chủ lực: công nghiệp lọc, hóa dầu, điện, luyện kim, công nghiệp cơ khí, điện tử; công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu.

- Liên kết phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác giữa các tỉnh trong DVBMT và các vùng kinh tế khác.

- Đầu tư xây dựng các CCN lọc, hóa dầu ở Dung Quất (Quảng Ngãi), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Nhơn Hội (Bình Định), Nam Phú Yên (Phú Yên).

- Giai đoạn 2011 - 2020 và những năm tiếp theo, thành lập 23 KCN mới và mở rộng 7 KCN với tổng diện tích khoảng 5.578 ha đến năm 2020. Khuyến khích các KCN đầu tư phát triển công nghệ cao, sản xuất hàng xuất khẩu.

- Phân bố các KCN gắn với hình thành các điểm đô thị trong vùng theo các tuyến hành lang. Phát triển các CCN theo quy hoạch ở những nơi có điều kiện thuận lợi.

b. Dịch vụ* Du lịch- Phát triển du lịch biển, đảo và ven biển nhanh chóng trở thành một ngành kinh

tế chủ lực của kinh tế biển, có thứ hạng cao của khu vực Đông Nam Á. Gắn phát triển du lịch với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Tập trung đầu tư phát triển các loại hình du lịch, vui chơi giải trí chất lượng cao

133

Page 144: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

với các sản phẩm du lịch đa dạng và giá trị cao.- Phát triển du lịch chủ yếu theo tuyến du lịch ven biển dọc quốc lộ 1A, xây

dựng các tuyến du lịch dựa vào việc khai thác giá trị du lịch của các di tích lịch sử - văn hóa, di tích chiến tranh và di sản thế giới.

- Đến năm 2020 hình thành 3 tam giác du lịch: Sầm Sơn - Nghĩa Đàn - Vũng Áng; Phong Nha - Huế - Đà Nẵng; Nha Trang - Đà Lạt - Mũi Né.

* Các lĩnh vực dịch vụ khác:Phát triển các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến kinh tế biển khác như: vận tải biển;

cảng biển, sân bay; dịch vụ và kinh doanh dầu khí; thương mại; ngân hàng, tài chính; viễn thông.

c. Sản xuất nông, lâm, thủy sản- Phát triển nông nghiệp của vùng theo hướng: nâng cao trình độ của sản xuất, áp

dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong các ngành sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ ở các vùng trồng lúa.

- Rà soát quy hoạch các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, dứa, thuốc lá, vừng, bông vải...), cây ăn quả phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng. Phát triển đàn bò, đàn lợn và các vật nuôi khác gắn với việc hình thành các cơ sở chăn nuôi lấy thịt, lấy sữa với quy mô tập trung. Xây dựng các trung tâm giống, tăng cường thiết bị, cán bộ cho công tác thú y và vệ sinh chăn nuôi.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tái tạo nguồn lợi thủy sản, phòng chống dịch bệnh, phát triển giống nuôi trồng thủy sản và hợp tác nghiên cứu nuôi trồng dược liệu biển phục vụ chế biến dược liệu.

3.2.Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh đến năm 2020

3.2.1. Quan điểm - Xây dựng DVBTNT thành một trong những trung tâm kinh tế biển của vùng BTB. - Khai thác các lợi thế về biển và ven biển. Phát triển nhanh các ngành kinh tế

có lợi thế như cảng và dịch vụ hàng hải; công nghiệp hoá dầu và sản phẩm từ dầu, công nghiệp điện, đóng và sửa chữa tàu biển; du lịch biển đảo; thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá an toàn và bền vững. Phát triển nhanh các KKT, hệ thống đô thị và cụm dân cư ven biển, các KCN và khu du lịch ven biển. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, bãi ngang ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa trong đất liền. Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên biển và có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở hải phận quốc tế.

134

Page 145: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

- Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động kỹ thuật và quản lý đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của DVBTNT. Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ hướng vào những lĩnh vực mà vùng ven biển có lợi thế; đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Phát triển bền vững, bảo đảm hài hoà các yếu tố phát triển kinh tế cùng với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị gắn liền với yêu cầu sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên làm cho chất lượng cuộc sống được cải thiện không ngừng.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh chính trị trên từng địa bàn đô thị, nông thôn và các khu vực khác.

3.2.2 Mục tiêu phát triển 3.2.2.1. Mục tiêu tổng quátPhát triển kinh tế - xã hội DVBTNT trở thành khu vực phát triển năng động có

tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, để thu hút mạnh đầu tư và làm động lực thúc đẩy lôi kéo kinh tế của ba tỉnh TNT, của vùng BTB và là một trong những trọng điểm kinh tế biển của Miền Trung, là một bàn đạp để BTB tiến ra biển Đông.

3.2.2.2. Mục tiêu cụ thểĐể đạt được mục tiêu tổng quát trên, mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế DVBTNT

đến 2020 phải đạt được là:- Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm đạt 18,0 - 18,5% cho giai đoạn

2011- 2020; - Cơ cấu GTSX đến năm 2020 sẽ là nông - lâm - thủy sản 4,5%; công nghiệp -

xây dựng 62,0%; dịch vụ 33,5%.- GTSX/người tính theo USD giá hiện hành đạt 4.860 USD/người vào năm 2020

(gấp 1,5 - 1,8 lần mức thu nhập bình quân/người của ba tỉnh TNT); kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 25,0 - 26,0% trong giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 4,0% trở lên.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường rác thải công nghiệp, rác thải y tế đạt 100% vào năm 2015; rác thải sinh hoạt ở nông thôn đạt 40,0% vào 2015 và trên 90,0% vào 2020; tỷ lệ các KCN, CCN có hệ thống xử lý nước thải

theo quy định môi trường đạt 100% vào 2015. 136,139,1403.2.3. Định hướng phát triển3.2.3.1. Theo ngànha. Công nghiệp- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp gắn với biển, có lợi thế cảng

135

Page 146: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

biển; phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp (giá 2010) đạt 180,0 - 200,0 nghìn tỉ đồng vào năm 2020.

+ Công nghiệp lọc hoá dầu: Tập trung xây dựng Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn giai đoạn 1, đưa vào hoạt động trước 2015. Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm hóa dầu như: Hoá chất, chất dẻo tổng hợp, hóa mỹ phẩm, nhựa tổng hợp, khí hóa lỏng,... Phát triển KKT Nghi Sơn thành một trong các trung tâm lọc hóa dầu và chế biến các sản phẩm sau lọc hóa dầu lớn nhất cả nước.

+ Công nghiệp điện, nước: Hoàn thành nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn I, nhiệt điện Công Thanh trước năm 2015; thu hút đầu tư nhiệt điện Nghi Sơn II, nhiệt điện Vũng Áng. Xây dựng nhà máy nước tại KKT Nghi Sơn (giai đoạn II); đầu tư xây dựng, nâng cấp một số nhà máy nước tại thị trấn, thị xã, khu dịch vụ hậu cần nghề cá.

+ Công nghiệp chế biến kim loại và cơ khí: Ưu tiên thu hút các dự án sản xuất thép phục vụ cho công nghiệp cơ khí, đóng tàu, sản xuất ô tô. Đẩy nhanh tiến độ 3 dự án luyện cán thép Formosa, Nghi Sơn, POMIDO. Phát triển công nghiệp cơ khí theo hướng công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo, lắp ráp. Phát triển công nghiệp điện - điện tử, thiết bị viễn thông.

+ Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển: phát triển công nghiệp đóng, sửa tàu biển ở KKT Nghi Sơn, KKT Đông Nam, KKT Vũng Áng, có khả năng đóng mới được tàu 50.000,0 DWT và sửa chữa tàu 100.000,0 DWT. Khuyến khích đầu tư các cơ sở đóng, sửa tàu biển dưới 10.000,0 tấn, tàu đánh bắt, tàu dịch vụ khai thác hải sản công suất lớn (đến 1.000 CV) tại các khu vực cửa lạch gắn với phát triển cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền. Phát triển một số cơ sở đóng, sửa tàu nhỏ đường sông dọc các sông lớn.

+ Công nghiệp vật liệu xây dựng: Khuyến khích đầu tư sản xuất các sản phẩm VLXD cao cấp, vật liệu xây dựng công nghiệp có nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu như xi măng, gạch men, đá ốp lát, sứ xây dựng. Hoàn thành đầu tư nhà máy xi măng Công Thanh giai đoạn II, xi măng Hoàng Mai II, đưa tổng công suất sản xuất xi măng của dải lên 13,0 triệu tấn vào 2015.

+ Công nghiệp chế biến nông thủy sản và thực phẩm: Đầu tư các nhà máy chế biến thuỷ sản ở trung tâm nghề cá Lạch Hới, Lạch Bạng, Lạch Trường, cửa Lò, cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng... và tại KKT Nghi Sơn; KKT Đông Nam, nhà máy chế biến thịt, chế biến rau quả ở tất cả các huyện của DVBTNT; chế biến nước giải khát, thực phẩm ăn liền ở các cụm công nghiệp; chế biến gỗ, bột giấy ở 3 KKT.

+ Công nghiệp hàng tiêu dùng, xuất khẩu, dệt - may - giày dép: thu hút các dự án đầu tư sản xuất sợi, dệt, may, giày dép ở các khu, cụm công nghiệp, thị trấn hoặc đầu tư các cơ sở sản xuất phân tán về các khu vực nông thôn để tạo việc làm cho lao động.

+ Tiểu thủ công nghiệp: Khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu - thủ công

136

Page 147: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho lao động nông thôn; tập trung vào các nghề truyền thống, nghề mới có thế mạnh, có thị trường tiêu thụ ổn định và phục vụ du lịch như chế biến cói mỹ nghệ, thêu ren mầu, khâu bóng, chế biến hải sản, thảm xơ dừa, mộc, thêu tranh mầu nghệ thuật. Phấn đấu đến năm 2020 mỗi làng của các xã ven biển có ít nhất 01 nghề đặc thù, trong đó có 40-50% số làng có nghề được công nhận là làng nghề.

- Phát triển các KCN và CCNCăn cứ vào các yếu tố thuận lợi cũng như điều kiện tự nhiên, tiến hành tổ chức

khảo sát địa điểm tại các huyện để thành lập thêm một số KCN mới, dự kiến đến năm 2020 sẽ phát triển 1 khu công nghệ cao ở huyện Quảng Xương; 5 KCN Hoàng Long (Hoằng Hóa), KCN Hậu Lộc, KCN Thọ Lộc (Diễn Châu), KCN Nghi Hoa (Nghi Lộc), KCN Thạch Kim (Thạch Hà); Phát triển 24 cụm công nghiệp [Phụ lục 12].

b. Dịch vụ- Dịch vụ vận chuyển và dịch vụ cảng biển.+ Phát triển thương mại ở các cảng biển. Hình thành các khu phi thuế quan gắn

với cảng Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng.+ Tăng năng lực tiếp nhận tàu cỡ lớn, hiện đại hoá phương tiên bốc xếp để nâng

cao năng xuất bốc xếp, giải phóng tàu nhanh; đơn giản hoá thủ tục liên quan đến tàu và hàng hoá; hợp lý hoá quản lý.

+ Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ cảng như: Dịch vụ đại lý tàu biển và môi giới hàng hải; dịch vụ lai dắt tàu biển; dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá tàu biển; dịch vụ cung ứng tàu biển, thuỷ thủ; dịch vụ giao nhận và kiểm đếm hàng hoá; dịch vụ bốc dỡ hàng hoá, kho bãi, xuất nhập khẩu, chuyển khẩu quá cảnh; dịch vụ sửa chữa tàu biển tại cảng; dịch vụ vệ sinh môi trường biển; dịch vụ cứu hộ trên biển...

+ Phát triển dịch vụ vận tải biển: Từng bước xây dựng đội tàu vận tải phù hợp để tham gia vào vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu qua khu vực các cảng biển. Phát triển đồng bộ, theo cơ cấu hợp lý đội tàu viễn dương gắn với nhu cầu vận chuyển, bao gồm tàu rời chuyên dụng, tàu chuyên dụng chở container, tàu 2 boong chở gạo và nông sản đóng bao.

- Phát triển du lịch biển+ Phấn đấu mức tăng trưởng bình quân hàng năm về doanh thu du lịch đạt 14 -

17% giai đoạn 2015 - 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về lượt khách đạt khoảng 8,5 - 11,5% giai đoạn 2015 - 2020.

+ Phát huy tối đa các ưu thế và nguồn lực bên trong, kết hợp tranh thủ sự hợp tác bên ngoài để phát triển tổng hợp du lịch biển - núi- hải đảo theo hướng khai thác có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên du lịch biển; tạo ra các sản phẩm du lịch và dịch vụ cao

137

Page 148: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

cấp độc đáo, có chất lượng và uy tín cao trên thị trường mang đậm bản sắc văn hoá xứ Thanh - Nghệ. Hình thành các trung tâm du lịch ven biển lớn tầm cỡ quốc gia trên cơ sở phát triển đa dạng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch - thể thao - giải trí cả ở trên bờ, trên biển và trên các hải đảo.

+ Tăng cường đào tạo cán bộ du lịch về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, ngoại ngữ. Tăng cường công tác tiếp thị, xúc tiến du lịch. Nâng cao ý thức, vai trò của mỗi người dân trong hoạt động du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn khách du lịch trong nước và quốc tế.

+ Tập trung khai thác thị trường nội địa, trong đó đối tượng chính là khách du lịch đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc là chủ yếu. Đối với thị trường nước ngoài, du lịch biển của DVBTNT cần tập trung khai thác theo thứ tự ưu tiên các thị trường sau: (1) Lào và Đông Bắc Thái Lan và các nước ASEAN ; (2) Nhật Bản và Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao); (3) Tây Âu, đặc biệt là Pháp, Anh, Tây Ban Nha; (4) Mỹ.

+ Nâng cấp, hoàn thiện các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch và các tuyến du lịch mang tính gắn kết các địa phương trong toàn dải cũng như với vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

- Dịch vụ thương mạiĐầu tư hạ tầng thương mại tại 3 KKT của dải như kho trung chuyển hàng hóa,

khu phi thuế quan, trung tâm hội chợ, phát triển 3 KKT trở thành trung tâm thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa. Xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại đồng bộ từ chợ đầu mối đến chợ xã và hệ thống các kho lạnh chứa thủy sản ở các khu dịch vụ hậu cần nghề cá. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 26,0 - 27,0%/năm và đạt 75,0 - 76,0 nghìn tỉ đồng vào năm 2020.

c. Nông - lâm - thủy sản - Thủy sản+ Tiếp tục phát triển thủy sản với tốc độ cao, trong đó chú trọng phát triển nuôi

trồng ven biển và trên biển bằng các loại con nuôi có giá trị cao; chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác, chú trọng đầu tư để phát triển khai thác vùng khơi; phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá đáp ứng nhu cầu và góp phần nâng cao hiệu quả của nuôi trồng, đánh bắt. Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, đảm bảo giá trị xuất khẩu năm 2020 khoảng 60 - 70 triệu USD.

+ Đẩy mạnh và tập trung cho chương trình nuôi cá lồng trên biển với quy mô lớn tại các vùng đã được quy hoạch; mỗi năm phấn đấu tăng thêm 50 - 80 lồng với các loại cá đặc sản (cá song, cá giò, cá mú..), nuôi các loại hải sản có giá trị khác như: ngao, hàu, vẹm, cua, cá Vược, tôm he chân trắng, tôm sú ...

138

Page 149: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

+ Đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu đội tàu và cơ cấu nghề nghiệp khai thác. Hoàn thiện công nghệ khai thác hải sản xa bờ, chuyển đổi hợp lý cơ cấu đội tàu vùng lộng ; Tăng nhanh số lượng tàu thuyền có công suất lớn (>50 CV) và đặc biệt là tàu có công suất > 90CV để tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung - Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định đã ký với Trung Quốc; phấn đấu đến năm 2020 có trên 1.500 tàu có công suất >90 CV; củng cố, bố trí tàu thuyền khai thác theo tuyến, theo vùng, sắp xếp lại nghề nghiệp khai thác; du nhập nghề mới và đổi mới công nghệ, dự báo ngư trường nhằm khai thác bền vững, đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

+ Tăng cường cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá để tăng số ngày bám biển của tàu thuyền khai thác, đảm bảo an toàn cho các hoạt động đánh bắt trên biển và bảo vệ an ninh vùng biển; làm tốt công tác bảo quản sau khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả khai thác. Kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền công suất lớn để đáp ứng yêu cầu đánh bắt xa bờ.

+ Tập trung phát triển ngành khai thác sản phẩm tạo nguyên liệu xuất khẩu. Từng bước xây dựng, quy hoạch khu bảo tồn sinh thái, vùng cấm đánh bắt, đánh bắt có thời vụ, có kế hoạch thả giống xuống biển để tái tạo nguồn lợi thủy sản.

+ Nâng cấp, đầu tư chiều sâu cho các cơ sở chế biến đã có, xây dựng mới các cơ sở chế biến tập trung để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

+ Chú trọng phát triển chế biến xuất khẩu thủy sản, phát triển công nghệ chế biến theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm. Gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân như gắn nhà máy chế biến với nuôi trồng và khai thác, áp dụng cơ chế khai thác, nuôi trồng sản xuất theo hợp đồng giữa các nhà chế biến và ngư dân; xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm để xuất khẩu, chú trọng thị trường trong nước nhất là các thị trường lớn như thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

+ Coi trọng xây dựng và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với chế biến xuất khẩu, nhất là vùng sản xuất tôm sú, tôm he, cá rô phi đơn tính để khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào phát triển chế biến, đồng thời khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, phi tập trung trong thời gian qua. Tổ chức tốt mạng lưới thu mua trong và ngoài địa bàn của dải, công tác thu mua phải đi đôi với công tác khuyến ngư và thực hiện các chính sách hỗ trợ về con giống đối với người nuôi.

+ Tạo điều kiện thuận lợi về vốn thu mua nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và dự trữ nguyên liệu.

+ Từng bước hình thành các trung tâm chế biển thuỷ sản. Xây dựng các cụm chế

139

Page 150: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

biến tập trung trên toàn dải để phát huy hơn nữa hiệu quả sản xuất ngành thuỷ sản, đa dạng hoá sản phẩm chế biến, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

+ Tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng sản xuất muối. Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất muối nguyên liệu với các cơ sở chế biến (bao gồm chế biến muối ăn và muối làm nguyên liệu cho sản xuất của ngành hoá chất). Xác định rõ các vùng sản xuất muối phục vụ cho công nghiệp hoá chất và tiêu dùng của con người để có phương án đầu tư sản xuất phù hợp, mang lại hiệu quả cao.

- Nông nghiệp + Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng: tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi;

phát triển các cây con có giá trị kinh tế cao; sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản xuất và đời sống của vùng biển và ven biển.

140

Page 151: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

+ Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, cần tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết để hình thành các vùng sản xuất thâm canh cao. Dành 70 - 80% diện tích trồng cây thực phẩm tập trung ở khu vực vành đai các thành phố, các đô thị và các xã đồng bằng ven biển, vùng bãi ngang để trồng rau sạch, rau cao cấp phục vụ cho khu đô thị mới và các KCN, du lịch. Đầu tư theo chiều sâu, áp dụng công nghệ cao (sản xuất trong nhà lưới) để sản xuất hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu tiêu thụ ở các đô thị trong toàn dải và ba tỉnh TNT.

+ Phát triển mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm (chủ yếu chăn nuôi gà), theo hướng chăn nuôi tập trung và mô hình công nghiệp, hình thành các vùng chăn nuôi hàng hoá lớn; Phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo hình thức trang trại ở các hộ gia đình, góp phần nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt trên 70% vào năm 2020, đảm bảo nguồn thực phẩm cung cấp cho toàn dải và chế biến xuất khẩu.

+ Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện việc dồn điền đổi thửa để cơ khí hoá các khâu làm đất, thu hoạch, chế biến và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật khác vào sản xuất. Phát triển ngành nghề TTCN và dịch vụ trong nông nghiệp. Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống của nông dân.

- Lâm nghiệp + Tiếp tục quan tâm tới việc chăm sóc, bảo vệ rừng trên đất đồi, đất cát, đất ngập

mặn, hải đảo của diện tích đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất nhằm không ngừng làm giàu vốn rừng. Hoàn thành việc trồng mới trên 1.700 ha đất lâm nghiệp được quy hoạch nhưng chưa có rừng trước năm 2015 (bao gồm đất đồi, đất cát, đất ngập mặn ven biển, hải đảo), trong đó có 1.276 ha rừng phòng hộ, 436 ha rừng sản xuất. Đặc biệt quan tâm, ưu tiên tới việc trồng, bảo vệ, chăm sóc diện tích rừng phòng hộ các tuyến đê biển xung yếu; bảo tồn, phát triển diện tích rừng ngập mặn, không để diện tích rừng ngập mặn bị phá hoại để phát triển các ngành khác.

+ Khuyến khích xây dựng các mô hình trang trại lâm nghiệp trên đất đồi và đất cát ven biển, trang trại nuôi trồng thuỷ sản - lâm nghiệp kết hợp trên đất ngập mặn ven biển, để đảm bảo phát triển bền vững lâm nghiệp ven biển.

+ Phát triển trồng cây phân tán ở các khu đô thị, KCN, khu du lịch, khu công viên và trồng cây xanh dọc các đường giao thông... Phấn đấu đạt tỷ lệ cây xanh từ 8 -10 m2/người đáp ứng yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sống, đồng thời tạo cảnh quan sinh thái cho khu đô thị.

3.2.3.2. Theo không giana. Đô thịPhát triển hệ thống đô thị phù hợp với quy mô và trình độ phát triển lực lượng

141

Page 152: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

sản xuất; trở thành “hạt nhân” thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng ven biển theo hướng CNH - HĐH. Gắn kết phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới.

142

Page 153: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Đến năm 2020, DVBTNT sẽ có nhiều đô thị được hoàn thiện vai trò và chức năng của mình, đồng thời thành lập nhiều đô thị mới.

Ở DVB Thanh Hóa sẽ có 11 đô thị, trong đó: thị xã Sầm Sơn sẽ nâng cấp lên thành phố loại III, thành lập thành phố Nghi Sơn, thành lập một số thị trấn mới như Ngư Lộc (Hậu Lộc), Hoằng Trường (Hoằng Hóa), Chợ Kho (Tĩnh Gia).

Ở DVB Nghệ An sẽ nâng cấp và hoàn thiện thị xã Cửa Lò lên thành phố loại III; thị trấn Hoàng Mai lên thị xã Hoàng Mai, một trong các đô thị trung tâm của vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ; thị trấn Diễn Châu sẽ mở rộng và nâng cấp thành đô thị loại IV; phát triển và mở rộng quy mô đô thị ở thị trấn Cầu Giát, Nghi Lộc...

Ở DVB Hà Tĩnh sẽ thành lập thị trấn Lộc Hà; thành lập thị trấn Hoành Sơn trên cơ sở thị trấn Kỳ Anh và Vũng Áng; nâng cấp và hoàn thiện các thị trấn còn lại để đảm nhận các chức năng của vùng.

b. Khu kinh tế+ Hình thành được các phân ngành, sản phẩm mũi nhọn chủ lực có chất lượng và

khả năng cạnh tranh cao trong các ngành công nghiệp, dịch vụ nhằm tạo ra thế và lực cho sự phát triển lâu dài của ba tỉnh TNT.

+ Khai thác có hiệu quả nhất các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương quốc tế và trong nước.

+ Tạo nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; góp phần quyết định vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của ba tỉnh TNT theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - thủy sản trong những năm tới.

+ Tạo ra một khu vực có môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi với các cơ chế, chính sách khuyến khích và ưu đãi nhất, bộ máy quản lý đạt hiệu quả cao nhất để thu hút đầu tư từ bên ngoài.

c. Phát triển các hành lang kinh tế * Hành lang kinh tế ven biển- Phát triển theo tuyến Quốc lộ 10, đường ven biển:+ Xây dựng các cơ sở kinh tế dọc theo tuyến QL10, hình thành trục kinh tế động

lực thúc đẩy phát triển kinh tế các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, hình thành các trục kinh tế có sức lan tỏa mạnh ở khu vực bắc sông Mã.

- Phát triển theo tuyến QL1A:

143

Page 154: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

+ Phát triển kinh tế theo tuyến QL1A đi qua các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, nối các trung tâm công nghiệp, đô thị, dịch vụ tại các thị trấn, thị tứ, cụm công nghiệp như Triệu Lộc (huyện Hậu Lộc), Hoằng Quỳ, Hoằng Lý, Tào Xuyên (huyện Hoằng Hóa), Quảng Ninh, Quảng Bình, bắc Ghép (huyện Quảng Xương), Hải An, Ninh Hải (huyện Tĩnh Gia) và Thị trấn Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoàng Mai, Cầu Giát, Nghi Yên, Nghi Tiến, Quán Hành (Nghi Lộc), Xuân An (Nghi Xuân), Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

- Tuyến hành lang kinh tế Nghi Sơn - Bãi Trành, kết nối KKT Nghi Sơn và KCN Bãi Trành, đường Hồ Chí Minh.

- Phát triển các dịch vụ theo tuyến đường ven biển từ Thạch Khê xuống Vũng Áng để bổ trợ cho nhà máy sản xuất thép (nhà máy điện, nhà máy nước, nhà máy xử lý và tái chế rác thải, nhà máy than cốc, nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa, kho chứa, dịch vụ bão dưỡng và kỹ thuật)

*Hành lang kinh tế Đông - Tây- Phát triển hành lang kinh tế QL47 từ Na Mèo đi Nghi Sơn: Đây là một trong ba

tuyến quan trọng của hành lang Đông - Tây nối cửa khẩu Na Mèo (Thanh Hóa) tới thành phố Thanh Hóa và cảng Nghi Sơn. Hướng phát triển của hành lang này là hình thành KKT cửa khẩu Na Mèo và phát triển trong thế liên kết, hỗ trợ với KKT Nghi Sơn; thúc đẩy phát triển du lịch, phát triển công nghiệp, nông, lâm nghiệp.

- Hành lang kinh tế dọc đường 7: nối từ cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An) với các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc… hướng tới giao lưu kinh tế cửa khẩu và thúc đẩy phát triển kinh tế dọc hành lang, liên kết vùng ven biển với vùng miền núi của tỉnh Nghệ An.

- Hành lang kinh tế dọc đường 8: là tuyến đường giao thông chủ yếu nối thủ đô Viên Chăn của Lào qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) ra cửa biển phía Đông (Cửa Lò, Vũng Áng). Đây là một trong những tuyến đường huyết mạch và trở thành hành lang phát triển kinh tế quan trọng của vùng ven biển. Trong đó, tập trung phát triển các ngành công nghiệp như cảng, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, cơ khí sửa chữa, chế tạo, chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng và kinh doanh dịch vụ quá cảnh.

3.3. Các giải pháp phát triển kinh tế dải ven biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Để phát triển kinh tế DVBTNT đến năm 2020 đúng với định hướng và mục tiêu như trên cần phải có những giải pháp đồng bộ, khoa học, mang tính khả thi và hiệu quả. Bao gồm một số giải pháp chủ yếu sau:

3.3.1. Các giải pháp chung

144

Page 155: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

3.3.1.1. Huy động và thu hút vốn đầu tưa. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tưHoạt động xúc tiến đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng trong thu hút nguồn vốn

đầu tư. Hoạt động này được thực hiện thông qua việc giới thiệu chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách và chủ trường đầu tư, giới thiệu tiềm năng và thế mạnh của dải từ đó sẽ khuyến khích nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư trên địa bàn.

- Dải cần phải tiếp tục triển khai xúc tiến đầu tư bằng mọi phương thức và phương tiện có thể; đặc biệt đối với các dự án trọng điểm có sản phẩm chủ lực, mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện mục tiêu quy hoạch như: dự án lọc hóa dầu, sản xuất xi măng, khai thác sắt Thạch Khê, dự án sản xuất thép, nhiệt điện, xây dựng cảng biển…

- Luôn mở cửa chào đón và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đến với dải để tìm kiếm cơ hội đầu tư và thực hiện đầu tư. Có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư. Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như: UBND huyện, Ban quản lý các KKT, KCN, thuế, hải quan, các sở ban ngành khác…

b. Hoàn thiện cơ chế chính sách và cải thiện môi trường đầu tư- Tạo môi trường đầu tư thật thông thoáng bằng cách đảm bảo sự đồng bộ trong

hệ thống chính sách kinh tế nói chung và chính sách đầu tư nói riêng.- Các chính sách đưa ra không chỉ khuyến khích đầu tư vào các ngành, vùng có

khó khăn mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành trọng điểm, mũi nhọn, đón đầu phát triển, đáp ứng chiến lược tăng trưởng nhanh và bền vững. Bên cạnh đó, cần nhiều chính sách đồng bộ, có tác dụng thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển như chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng cường năng lực khoa học, công nghệ và phát huy nhân tố con người trong phát triển; khuyến khích nâng cao vai trò chủ đạo và hiệu quả trong đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước.

- Cho phép doanh nghiệp được quyền đăng ký với UBND huyện về tiến độ thực hiện để sớm đưa dự án vào sản xuất, từ đó UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện. Trong thực hiện dự án đầu tư của khu vực tư nhân, bản thân doanh nghiệp luôn chú ý đến nâng cao hiệu quả đầu tư, Nhà nước cần có những biện pháp tác động đúng hướng với mục đích này của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thành lập và tăng cường vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp để giúp đỡ các doanh nghiệp thành viên thực hiện dự án đầu tư, tự lựa chọn cơ hội cho đến khi có kết quả cuối cùng.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội để tạo động lực quan trọng thu hút các nhà đầu tư. Thị trường phát triển cũng sẽ có tiềm năng cho các doanh nghiệp

145

Page 156: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

ngoài địa bàn xúc tiến đầu tư sản xuất kinh doanh.c. Đa dạng hóa các nguồn huy động vốn đầu tưDải cần phải chú trọng huy động tất cả các nguồn vốn, bao gồm cả vốn ngân

sách nhà nước, vốn doanh nghiệp và dân cư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài…như vậy mới có điều kiện khai thác được các lợi thế của tỉnh, phát huy được những nhân tố tích cực trong hoạt động đầu tư.

- Vốn từ ngân sách là một nguồn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của dải, bao gồm vốn từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Một trong những nguồn vốn hiện nay của ngân sách Nhà nước là nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, bao gồm các Chương trình mục tiêu quốc gia. Do vậy, khi tiếp cận nguồn vốn này cần tính toán kỹ các đối tượng được đầu tư và hiệu quả đầu tư. Một khi kết quả và hiệu quả đầu tư được chứng minh, có nghĩa là cam kết đầu tư cho dải trong thời gian tới có thể được tăng lên nhờ công tác quản lý nguồn vốn tốt. Bên cạnh đó, dải cần đẩy mạnh tăng thu ngân sách địa phương thông qua chống thất thu và thực hành tiết kiệm chi thường xuyên. Ưu tiên các dự án, nhiệm vụ cấp bách, tập trung dứt điểm dự án theo kế hoạch đầu tư.

- Nguồn vốn tín dụng và góp cổ phần: áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, thông qua lãi suất và tín dụng, hướng nguồn vốn này vào các lĩnh vực cần ưu tiên. Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động bình đẳng trong cơ chế thị trường; có những chính sách ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ kinh phí đào tạo người lao động và chủ doanh nghiệp; tôn vinh các doanh nghiệp cũng như trao giải thưởng cho các doanh nghiệp kinh doanh giỏi….

- Nguồn vốn huy động từ dân cư và hộ gia đình: đẩy mạnh thu hút nguồn vốn này dưới hình thức liên kết đầu tư, nhà nước và nhân dân cũng làm… triển khai xã hội hóa đầu tư ở một số lĩnh vực, khuyến khích nhân dân trong dải tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Kêu gọi và có chính sách động viên các tổ chức, cá nhân, gia đình trong dải đầu tư xây dựng quê hương.

- Nguồn vốn nước ngoài (ODA, NGO, FDI…)+ Tăng cường gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo các địa phương với doanh nghiệp

FDI. Thúc đẩy phát triển chiều sâu các mối quan hệ quốc tế đã được thiết lập giữa DVBTNT với các tỉnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan, các nước trong khu vực ASEAN khác, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc…

+ Thành lập các đô thị với các chức năng riêng để mở rộng hơn việc hợp tác kỹ thuật và giao lưu kinh tế với bên ngoài. Để làm được điều này dải cần phải mở rộng quyền hoạt động kinh tế đối ngoại của các huyện, thị để tăng thêm quyền tự chủ của các

146

Page 157: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

địa phương, chủ yếu là nới rộng quyền xét duyệt và phê chuẩn các hạng mục xây dựng bằng vốn FDI; cho các nhà đầu tư được hưởng những chính sách ưu đãi về đất đai, về thuế khác hẳn với những khu vực khác.

Theo đặc điểm riêng của từng địa phương trong dải, có thể chia các thị xã và các thị trấn thành 3 chức năng riêng: chức năng tổng hợp gồm có các thị trấn: Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương, Diễn Châu, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên; chức năng công nghiệp gồm có các thị trấn: Tào Xuyên, Bút Sơn, Tĩnh Gia, Hoàng Mai, Cầu Giát, Quán Hành, Xuân An, Kỳ Anh; Chức năng du lịch: Thị xã Sầm Sơn, Thị xã Cửa Lò, thị trấn Thiên Cầm. Những đô thị này nối liền thành một dải hình thành nên vành đai tiền duyên mở cửa với bên ngoài, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của vành đai này sẽ lôi kéo và thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế của dải.

3.3.1.2. Cơ chế chính sácha. Chính sách hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng ven biển và biển - Đối với việc phát triển mạng lưới giao thông: có chính sách hỗ trợ cải tạo, nâng

cấp, xây dựng mới nhằm hoàn thiện các tuyến đường ven biển và mạng kết nối với nội địa; cảng biển, sân bay.

+ Đường bộ: Hỗ trợ xây dựng tuyến đường giao thông ven biển đã được quy hoạch đến năm 2020, nối các huyện, thị của DVBTNT; hỗ trợ xây dựng và hoàn thành đường cao tốc Bắc - Nam đoạn: Thanh Hóa - Vinh, Vinh - Hà Tĩnh; hỗ trợ nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện các tuyến đường cũ, đường đang xây dựng, mặt khác tiến hành xây mới một số tuyến đường như: đường nối quốc lộ 45 (Thanh Hoá), Quốc lộ 47 với quốc lộ 48 (Nghệ An); cầu vượt đường sắt trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 7, 8…

+ Đường sắt: hỗ trợ nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp quốc gia và khu vực, triển khai đường sắt đôi khổ 1.435 mm đoạn Hà Nội - Vinh; xây dựng đường sắt cao tốc Vinh - Hà Nội.

+ Hỗ trợ hoàn thành nâng cấp các cảng tại các KKT như: Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng.

+ Hỗ trợ hoàn thành xây dựng sân bay Sao Vàng (Thanh Hóa), hiện đại hóa sân bay Vinh.

- Hỗ trợ để hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật các hành lang kinh tế gắn kết các đô thị, cảng biển, sân bay với các KKT như hành lang kinh tế Thanh Hóa - Sầm Sơn, Vinh - Cửa Lò - Bến Thủy, Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình và các hành lang kinh tế Đông - Tây nối các cửa khẩu phía Tây ra các cửa biển phía Đông.

- Đối với hệ thống điện: cần có chính sách hỗ trợ thực hiện tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; đầu tư xây dựng các nhà máy phong điện, cơ sở phát điện bằng sóng biển, thủy triều…; hỗ

147

Page 158: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

trợ xây dựng mới, cải tạo nâng cấp mạng đường dây và trạm biến áp theo quy hoạch, đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh.

- Hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong các KKT, KCN để thu hút đầu tư làm tăng tỷ lệ lấp đầy, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu; phát triển có trọng điểm các KKT.

b. Chính sách phát triển các công trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

DVBTNT là dải hứng chịu thiên tai với tần suất cao, mức độ thiệt hại lớn so với các dải khác trong cả nước. Với tình hình môi trường ngày càng xấu đi, tạo điều kiện cho dải phòng chống giảm nhẹ thiệt hại thiên tai là nhu cầu cần thiết nhằm bảo vệ những thành quả phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy cần có quy hoạch phát triển và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển; phát triển các công trình thủy lợi lớn nhằm ngăn chặn hậu quả các trận lũ lụt, hạn hán, hệ thống thủy lợi còn rất quan trọng cho phát triển thủy điện, nước sinh hoạt và phát triển công nghiệp của dải.

3.3.1.3. Nguồn nhân lựcĐây là một trong những nội dung quan trọng đảm bảo việc thực hiện thắng lợi

các mục tiêu cũng như định hướng phát triển kinh tế DVBTNT đến năm 2020. Vì vậy, cần phải có và cụ thể hoá các chính sách sử dụng và phát triển nguồn nhân lực.

So với các địa phương khác, đặc biệt trong vùng BTB, nguồn nhân lực ở DVBTNT có nhiều ưu điểm, đáp ứng tương đối tốt nhu cầu phát triển của nhiều địa phương trên phạm vi toàn dải cũng như của các vùng khác trong cả nước. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, nguồn nhân lực có tay nghề còn thấp, trình độ lao động qua đào tạo còn chiếm tỉ lệ nhỏ, chưa có những nhà lãnh đạo giỏi hay những người công nhân thật sự thạo việc, giỏi về chuyên môn, kỹ thuật trong xu hướng chuyển giao khoa học công nghệ cũng như đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài tại DVBTNT hiện nay.

a. Đào tạo và bồi dưỡng- Trước mắt phải có các chính sách đào tạo lại, bồi dưỡng và sử dụng tốt nguồn

nhân lực hiện có của toàn dải. Đồng thời phải đặc biệt chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng chuyên gia kỹ thuật, các nhà doanh nghiệp và đội ngũ lao động có kỹ năng tay nghề cao, gắn với nội dung phát triển kinh tế - xã hội của DVBTNT.

- Đào tạo nguồn nhân lực gắn với các ngành kinh tế đặc thù của biển như: hàng hải (vận tải biển, đóng tàu biển, cảng biển); đánh bắt và nuôi trồng hải sản (đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng,…); du lịch biển v.v..

148

Page 159: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

- Mở các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc các lớp bồi dưỡng định kỳ để đào tạo và nâng cao năng lực lãnh đạo cho các nhà quản lý các công ty lớn, các chủ doanh nghiệp, các chủ trang trại, chủ hộ gia đình.... giúp họ có thể quản lý tốt hơn công ty của mình trước những ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội bên ngoài; đồng thời giúp họ am hiểu pháp luật và những chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghĩa vụ thuế cũng như quyền lợi của người lao động dưới quyền quản lý của mình.

b. Khuyến khích và thu hút nhân tàiThanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi từ ngàn xưa đã

sinh thành nên những bậc hiền tài, những danh nhân văn hoá thế giới và hôm nay cũng vậy, thế hệ trẻ của vùng đã có mặt ở hầu khắp đất nước và có rất nhiều nhân tài trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong phần lớn số lao động giỏi, có năng lực chuyên môn lại được đào tạo bài bản thì có rất ít người trở về phục vụ quê hương. Điều này một phần do DVBTNT chưa phải là nơi có môi trường thuận lợi để họ cống hiến, chưa có những chính sách thực sự hấp dẫn để thu hút nhân tài. Trong thời gian tới, với sự phát triển của các ngành kinh tế đòi hỏi chất xám, DVBTNT cần phải tạo ra môi trường và các chính sách hợp lý trong thu hút nhân tài; học hỏi các chính sách thu hút nhân tài ở nhiều địa phương khác trong cả nước đã thực hiện thành công như Đà Nẵng, Bình Dương và một số tỉnh của vùng Đông Nam Bộ khác áp dụng cho thực tiễn địa phương mình.

c. Đổi mới cơ cấu nguồn nhân lựcTrên cơ sở phát triển về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chung trong các

ngành kinh tế - xã hội. Mặt khác, phải thu hút bớt một phần lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ ở DVBTNT theo xu hướng tăng lao động có tay nghề kỹ thuật qua đào tạo, giảm lao động giản đơn.

d. Phát triển nguồn nhân lực gắn với các vấn đề xã hộiChú trọng việc đào tạo nâng cao dân trí cho các xã vùng ven biển, bãi ngang,

nhất là một số xã ven biển của huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên. Quá trình phát triển nguồn nhân lực phải gắn với thay đổi các tập quán lạc hậu của một bộ phận dân cư ven biển. Đồng thời với việc phát triển nhân lực biển phải đặc biệt coi trọng phát triển xã hội ở vùng ven biển; chú ý tới đời sống và tính mạng của những người hoạt động trên biển và người dân ở những vùng thường bị thiên tai.

Xã hội hoá công tác đào tạo nói chung và công tác đào tạo nghề nói riêng với mục đích đón đầu nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình CNH - HĐH.

Trang bị cho người dân những kiến thức cơ bản trước những thiên tai đến từ biển để họ có khả năng thích ứng và phản xạ nhanh khi có các sự cố xảy ra. Đặc biệt, khi

149

Page 160: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

biến đổi khí hậu đang biểu hiện rõ nét (mà DVBTNT là một trong bốn vùng của cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất) thì đây là điều cần thiết.

3.3.1.4. Khoa học - công nghệ- Ứng dụng khoa học công nghệ vào tất cả các ngành kinh tế góp phần rút ngắn

thời gian sản xuất, tăng năng suất và sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này rất cần thiết đối với các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ biển, ngành nông nghiệp thâm canh.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ từ tỉnh đến huyện, nhất là phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp - nông thôn ở DVBTNT.

- Tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, áp dụng khoa học công nghệ để nghiên cứu, đánh giá tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên nhất là các tài nguyên từ biển, các mỏ khoáng sản; đánh giá tác động môi trường các khu vực cảng biển, dự báo các tai biến tự nhiên nhằm giảm nhẹ thiên tai.

- Nhanh, nhạy tiếp nhận các thành tựu KHCN cao và sớm ứng dụng vào sản xuất, khai thác, chế biến sản phẩm từ biển như: công nghệ đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, công nghệ sinh học biển, công nghệ dược phẩm biển, công nghệ hoá học, phát triển nguồn năng lượng thuỷ triều và năng lượng sóng biển,...

- Tăng cường ứng dụng và đổi mới KHCN trong các ngành, lĩnh vực kinh tế biển và ven biển như: công nghệ cơ khí chế tạo tàu biển, công nghệ vận tải biển, xây dựng công trình trên biển, ven biển, công nghệ xử lý chất thải, vv,..

- Tăng cường đào tạo đội ngũ lao động làm công tác khoa học công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ, quản trị, kinh doanh, bảo vệ môi trường; đầu tư trang thiết bị phục vụ khoa học, đổi mới công tác nghiên cứu và cơ chế quản lý khoa học.

- Tập trung nâng cao năng lực để tiếp thu, chuyển giao và làm chủ công nghệ, đặc biệt là công nghệ qua các dự án FDI. Để làm được điều đó, UBND các huyện phải thành lập Phòng đánh giá, chuyển giao và thương mại hóa công nghệ với mục đích tăng cường đối tác (với doanh nghiệp, trường đại học và viện, các cơ quan chính phủ quốc tế khác), việc chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước, phối hợp với các cơ sở khác như sở Khoa học - Công nghệ để đánh giá các công nghệ tiềm năng khác nhau có liên quan đến các ngành then chốt và đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp trong dải.

3.3.1.5. Hợp tác trong toàn dải, trong tỉnh, liên tỉnh, liên vùng và hội nhập quốc tế Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong DVBTNT, trong ba tỉnh TNT,

liên tỉnh…trong lĩnh vực đầu tư là rất quan trọng, nhằm đảm bảo sự lựa chọn hướng đi phù hợp với từng ngành, từng địa phương, tránh được sự đầu tư tràn lan, chống chéo,

150

Page 161: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

trùng lặp; góp phần xác lập sự cân đối giữa cung và cầu, nâng cao hiệu quả đầu tư. Đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ ngành Trung ương và các địa phương từ khâu nghiên cứu, hình thành dự án, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, địa phương, đảm bảo nguồn vốn, phương án cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái…

Phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong toàn dải để chỉ đạo, điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch, công tác giám định đầu tư tất cả các dự án trên lãnh thổ của dải; trong xây dựng, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dự báo; trong công tác đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của toàn dải.

Do đặc thù của DVBTNT trải dài theo hướng Bắc - Nam, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội tương đối giống nhau, chính vì vậy việc hợp tác giữa các địa phương trong dải rất thuận lợi, nhất là hợp tác để tạo nên các sản phẩm đặc trưng của dải trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và hướng sản xuất chuyên môn hóa trong ngành nông nghiệp…; liên kết xây dựng các KCN, KKT, sử dụng chung kết cấu hạ tầng như sân bay, bến cảng, hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ...

Ngoài ra, dải cần hợp tác với các huyện, thị phía Tây của ba tỉnh TNT để phát triển và hoàn thiện hành lang kinh tế Đông - Tây, từ đó làm bàn đạp thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Mianma trong phát triển kinh tế; hợp tác với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ và các dải ven biển khác trong cả nước nhằm tạo động lực và thống nhất trong quá trình phát triển.

3.3.1.6. Thị trườngTrong nền kinh tế thị trường, thị trường là điểm đầu và điểm kết thúc của quá

trình sản xuất. Thị trường có vai trò quyết định đến phát triển kinh tế và vấn đề mở rộng kinh doanh.

Cần phải coi thị trường là một trong những nhân tố quan trọng tác động và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế DVBTNT. Do vậy, ngay trong quá trình đánh giá tính hợp lý của việc phát triển kinh tế DVBTNT, xác lập mục tiêu, định hướng của việc phát triển các ngành kinh tế chủ yếu trên toàn dải cần phải lấy thị trường là một trong những căn cứ để đánh giá và xác định.

Thị trường luôn biến động với sự tác động của rất nhiều nhân tố, tất cả những dự đoán về thị trường làm căn cứ cho quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế DVBTNT trong những năm tới, có thể có những biến động mà không thể lường hết được. Vì vậy, cần thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường để có sự điều chỉnh kịp thời, đây là yêu cầu quan trọng trong công tác quy hoạch, kế hoạch của nền kinh tế thị trường.

151

Page 162: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường trong và ngoài DVBTNT, thiết lập được các mối hợp tác liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Trọng tâm là tổ chức tiêu thụ sản phẩm, giải quyết đầu ra, đáp ứng nhu cầu hàng hoá cho sản xuất, tiêu dùng của thị trường trong toàn dải và xuất khẩu.

- Đối với thị trường trong toàn DVBTNT, mở rộng thị trường tiêu thụ và trao đổi trên cơ sở cũng cố và tổ chức lại mạng lưới thương mại nhà nước đủ mạnh, chủ động nắm thị trường của toàn dải, khuyến khích dùng hàng của nội vùng. Tổ chức tiêu thụ hết sản phẩm hàng hoá của địa phương, tăng cường tiếp thị quảng cáo, phát triển các đại lý bán buôn, bán lẻ trên địa bàn toàn vùng, kết hợp với quản lý thị trường.

- Đối với thị trường trong nước và nước ngoài: giải pháp chủ yếu là thông qua các tổ chức tư vấn, cá nhân liên doanh với ngoài tỉnh và nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, các loại sản phẩm dân dụng khác. Từng bước xác lập các mối quan hệ hữu nghị lâu dài về buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời nghiên cứu, cụ thể hoá các chính sách thu hút thị trường trong nước và nước ngoài, gắn với một tổ chức tư vấn đủ mạnh để giúp các doanh nghiệp làm công tác quảng cáo, tiếp thị.

3.3.1.7. Phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòngKết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng là một yêu cầu khách quan

của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một nền kinh tế phát triển toàn diện là điều kiện xây dựng một nền quốc phòng mạnh, còn một nền quốc phòng mạnh sẽ tạo môi trường phát triển và bảo vệ tốt thành quả kinh tế. Chính vì vậy, DVBTNT trong thời gian tới cần phải:

- Phát triển kinh tế biển phải gắn liền với quốc phòng - an ninh; Xây dựng khu kinh tế - quốc phòng trên biển, ven biển gắn với hướng, tuyến và khu vực phòng thủ biển, gắn kết cảng quân sự với hệ thống cảng biển trên địa bàn toàn dải.

- Quan hệ tốt với các quốc gia có biển liền với vùng biển của dải; hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố dẫn đến xung đột; ngăn chặn và làm thất bại mọi ý đồ, hành động xâm phạm vùng biển, đảo;

- Chủ động chuẩn bị chu đáo từ xây dựng, bố trí lực lượng, thế trận phù hợp nhằm sẵn sàng đối phó, ngăn chặn có hiệu quả các xung đột có thể xảy ra trên biển để giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của đất nước;

- Có chiến lược kinh tế đối ngoại đúng đắn; xây dựng và hoàn thiện không ngừng hệ thống quan hệ sản xuất; quân đội làm tốt chức năng vừa là lực lượng bảo vệ các thành quả kinh tế - xã hội của đất nước, vừa là lực lượng xây dựng kinh tế;

- Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ; xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế

152

Page 163: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

là trung tâm hàng đầu, nhằm huy động mọi nguồn lực từ con người đến của cải vật chất, tài nguyên thiên để giải quyết những vấn đề bức xúc nhất về nâng cao đời sống nhân dân, nhất là ở các xã bãi ngang ven biển, tạo ra những điều kiện vật chất, kỹ thuật quan trọng để cũng cố quốc phòng, đó là xây dựng lực lượng và thế trận sẵn sàng đủ sức bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nhất là trên vùng biển và các đảo;

- Cần nâng cao tư tưởng, kiến thức của mỗi người dân để thấy rõ trong lợi ích dân tộc và chế độ có lợi ích của chính mình, qua đó, tự nguyện, tự giác phấn đấu vừa là chiến sĩ kiên cường bảo vệ Tổ quốc, vừa là người lao động tốt;

- Làm tốt nhiệm vụ xây dựng phường xã, đơn vị an toàn, động viên các tầng lớp nhân dân, nhất là những người theo các tôn giáo tham gia công tác bảo vệ trật tự trị an, chấp hành tốt pháp luật. Coi trọng việc xây dựng hậu cần tại chỗ tạo thế liên hoàn giữa các vùng, đảm bảo thế trận vững chắc nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Tăng cường khả năng phòng chống thiên tai.

3.3.1.8. Tổ chức thực hiện quy hoạchHiện nay, hầu hết các huyện, thị trong toàn dải đã lập Quy hoạch phát triển kinh

tế - xã hội đến năm 2020. Chính vì vậy, các địa phương cần phải:- Công bố rộng rãi Quy hoạch sau khi được phê duyệt.- Triển khai rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới quy hoạch phát triển

các ngành, lĩnh vực có liên quan; xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị của dải đồng bộ với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng BTB và DHMT, với cả nước.

- Triển khai thực hiện Quy hoạch bằng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để đảm bảo thực hiện Quy hoạch.- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư phát triển theo Quy hoạch. - Trong quá trình thực hiện, Quy hoạch cần được thường xuyên rà soát, bổ sung

cho phù hợp với thực tế. 3.2.2. Các giải pháp cụ thể đối với ngành và không gian 3.2.2.1. Đối với ngành công nghiệp- Tận dụng triệt để các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên để phát triển các ngành

công nghiệp đặc thù của dải như công nghiệp chế biến xi măng, đá, cát, chế biến thủy hải sản….đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng cho toàn dải, cho ba tỉnh TNT, đồng thời mở rộng xuất khẩu khi có điều kiện. Tập trung nguồn lực để đẩy mạnh việc phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu như đóng tàu, cơ khí chế tạo, dệt - may, da - dày…Từng bước hình thành, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin để hỗ trợ cho các ngành khác phát triển.

153

Page 164: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

- Ưu tiên đổi mới thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất các ngành công nghiệp mũi nhọn đã được xác định trên địa bàn của DVBTNT, các thiết bị máy móc nhập ngoại phải đồng bộ, đảm bảo mức độ tiên tiến trong khu vực. Ngăn cấm du nhập các thiết bị cũ tân trang lại, các thiết bị công nghệ gây ô nhiễm môi trường, tăng cường liên doanh, liên kết với các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu và các trường đại học để tư vấn trong việc cải tiến công nghệ, đầu tư chiều sâu, chuyển giao công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất các loại sản phẩm có chất lượng cao cho tiêu dùng và xuất khẩu.

- Chú trọng phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, sử dụng công nghệ nhiều tầng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng sản phẩm, từng địa phương. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn theo hướng khuyến khích các ngành nghề truyền thống như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, chế biến lương thực, thực phẩm…phục vụ nhu cầu tại chỗ, du lịch và xuất khẩu nhằm tăng thu nhập cho lực lượng lao động nông thôn, giải quyết việc làm và góp phần từng bước đô thị hóa nông thôn.

- Đối với các ngành công nghiệp khai khoáng như khai thác sắt, titan…cần phải thăm dò, khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi và môi trường; kêu gọi đầu tư để thăm dò, khai thác.

3.2.2.2. Đối với ngành nông, lâm, thủy sảna. Trong nông nghiệp- Nghiên cứu, tiếp nhận các giống cây trồng, vật nuôi, sản xuất thử nghiệm nếu

thấy phù hợp với điều kiện của địa phương thì thực hiện việc nhân giống và chuyển giao cho các trang trại, các hộ nông dân và các tổ chức kinh tế khác trong nông thôn của toàn DVBTNT. Nghiên cứu lai tạo các giống mới, bảo tồn các giống bản địa có chất lượng tốt. Đồng thời nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ bảo quản, công nghệ sau thu hoạch, đáp ứng yêu cầu theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của dải: lúa gạo, lạc, chăn nuôi lợn, gia cầm từ đó hình thành nên các vùng chuyên canh quy mô lớn nhưng thâm canh cao; ngoài ra, mỗi huyện cần tập trung vào một vài sản phẩm để xây dựng năng lực của mình với các sản phẩm đó, đưa ra định hướng cho nông dân, tìm kiếm đầu tư phù hợp.

- Dải cần thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất và chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên; điển hình như cây khoai tây, các loại rau đậu, chăn nuôi hươu, ngan, ngỗng. Đây là những câu trồng, vật nuôi có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trên nền nhiệt ẩm và đất đai của dải.

- Thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp để tạo ra quy mô sản

154

Page 165: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

xuất lớn và ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra các sản phẩm có tính hàng hóa cao. Từ đó có các hình thức liên kết để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao như hình thành các trang trại sản xuất; hợp tác xã nông dân nhỏ (tập hợp các hộ nông dân nhỏ lẻ thành các tổ chức chính thức hoặc không chính thức sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp nhất định); hợp tác nông hộ nhỏ và doanh nghiệp (để các hộ nông dân nhỏ ký hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp, được hỗ trợ và có thể cả nguyên vật liệu sản xuất)…mục đích kích thích sản xuất và đem lại giá trị cao trong nông nghiệp.

- Tạo điều kiện hợp tác giữa đơn vị thu mua - nhóm nông dân với các sản phẩm đã xác định, có hướng dẫn rõ ràng và minh bạch cho quan hệ hợp tác này, trong đó có xây dựng các mẫu hợp đồng chuẩn và làm trọng tài cho các bên nếu cần thiết.

- Phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ, sạch và công nghệ cao. Để làm được điều này dải cần phải tuyển chọn nguồn giống tốt; cải thiện kỹ thuật trồng và cơ sở hạ tầng; sử dụng đúng mục đích, có ghi chép thường xuyên với phân bón và thuốc trừ sâu.

b. Trong ngành thủy sản* Điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp và năng lực khai thác ở từng vùng biển- Cần tiến hành các nghiên cứu cần thiết, dựa trên cơ sở khoa học về nguồn lợi

thủy, hải sản, năng lực khai thác của các tàu thuyền hiện có, tình hình kinh tế - xã hội từng vùng biển để xác định cơ cấu nghề nghiệp cho từng vùng biển một cách hợp lý. Xác định cơ cấu nghề nghiệp nghĩa là xác định số lượng tàu của các nhóm công suất máy của từng loại nghề được phép phát triển ở mỗi vùng biển nhằm phát triển nghề cá ven bờ bền vững. Cụ thể:

+ Chuyển đổi sang nghề trên bờ (nuôi trồng thủy sản mặn, lợ; chế biến thuỷ sản; dịch vụ du lịch và nghề cá). Loại nghề cần chuyển đổi là: te, xăm, bẫy, đáy; gắn với các phương tiên khai thác như bè mảng, thuyền thủ công khả năng chịu đựng sóng gió kém và không có khả năng nâng cấp, cải hoán, chuyển đổi nghề khai thác mới.

+ Chuyển đổi sang nghề khai thác thân thiện với môi trường. Cụ thể: chuyển đổi từ nghề lưới kéo lộng sang nghề lưới rê đáy, đặt bóng cá bóng mực của đội tàu kéo lưới đôi lắp máy từ 20 - 45 CV tại các huyện như Nga Sơn, Hậu Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Cẩm Xuyên. Việc chuyển đổi từ nghề lưới kéo sang nghề lưới rê đáy, đặt bóng khai thác cá, ốc, mực, vùng cồn rạn là phù hợp với kỹ năng của ngư dân về đối tượng khai thác và ngư trường hoạt động.

+ Du nhập nghề câu cá ngừ đại dương.Các nội dung cần xác định cho mỗi vùng biển là xác định số lượng tàu của từng

loại nghề và từng cỡ công suất máy cho phép phát triển ở mỗi vùng biển. - Phân chia số lượng tàu cho phép khai thác nói trên cho từng địa phương ven

biển nằm trong cùng một vùng biển.

155

Page 166: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

* Xác định các chính sách và biện pháp cụ thể để giảm số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ.

- Xác định số lượng và chủng loại tàu thuyền cỡ nhỏ cần giảm ở từng vùng biển và từng địa phương ven biển.

- Xác định các chính sách hỗ trợ cho ngư dân của các tàu phải giảm, chuyển sang nghề khác như: Nuôi hải sản, dịch vụ chế biến, dịch vụ du lịch ….

- Phát triển các nghề mới, giải quyết vấn đề việc làm ở các địa phương ven biển.- Chính sách thực thi các khu vực cấm đánh bắt có thời hạn.* Áp dụng bản hướng dẫn "Đánh cá có trách nhiệm" của FAO vào hoàn cảnh cụ

thể của toàn dải.- Áp dụng các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thả các rạn nhân tạo, lập các

khu bảo tồn, quy định các khu vực cấm đánh bắt.- Cấm và hạn chế tác dụng xấu của các ngư cụ có hại, các biện pháp khai thác

hủy diệt. Thông qua mô hình quản lý cộng đồng để giáo dục và quản lý người dân chấp hành và tự nguyện chấp hành các qui định bảo vệ nguồn lợi.

- Thiết lập các biện pháp cụ thể về quản lý và bảo vệ môi trường biển.* Áp dụng mô hình "Quản lý cộng đồng" và giao các vùng nước ven bờ cho

cộng đồng ngư dân ven biển quản lý.Mô hình đang được nhiều nước chú ý và đã được áp dụng rất thành công ở Nhật

Bản, đó là mô hình “Quản lý cộng đồng”. Thực chất của mô hình này là giao quyền quản lý dải nước sát bờ cho cộng đồng ngư dân ven bờ quản lý. "Quản lý cộng đồng" là vấn đề khá mới mẻ đối với nghề cá ở DVBTNT, vì vậy cần phải có những đầu tư nghiên cứu về cơ chế hoạt động của mô hình, xây dựng mô hình, tiến hành áp dụng thí điểm ở một vài địa phương và tiến hành rút kinh nghiệm.

* Thiết lập hệ thống thống kê nghề cá trong toàn dảiĐể có cơ sở nghiên cứu, hoạch định, quản lý và chỉ đạo sát sao công tác bảo vệ

nguồn lợi và các kế hoạch phát triển kinh tế của ngành, cần thiết phải thiết lập hệ thống thống kê nghề cá trong phạm vi toàn dải. Cho đến nay, công tác thống kê nghề cá của dải còn yếu, vì vậy các số liệu hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu và thường thiếu chính xác.

Nếu có được số liệu thống kê tốt, sẽ có cơ sở khoa học để tính toán giới hạn số lượng tàu được phép khai thác, quản lý được lượng hải sản cho phép khai thác ở vùng biển ven bờ, nắm được các vấn đề kinh tế - xã hội nghề cá, từ đó có những chính sách quản lý phù hợp.

* Phát triển chế biến thủy sản đảm bảo bền vững và thân thiện với môi trường - Quy hoạch các vùng chế biến tập trung: cần phải quy hoạch các cụm/khu chế

156

Page 167: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

biến thủy sản tập trung để di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư, đồng thời tại các khu này phải có hệ thống xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn…

Với đặc thù ở DVBTNT (các cơ sở phân tán nhỏ lẻ, một số làng nghề đã được hình thành) nên 2 loại hình quy hoạch cần được triển khai: Quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ và quy hoạch phân tái tại chỗ.

+ Quy hoạch tập trung: Sớm triển khai xây dựng các khu chế biến thủy sản tập trung theo Đề án xây dựng các khu chế biến thủy sản tập trung trên địa bàn toàn dải. Cần phải được đầu tư đồng bộ về mặt cơ sở hạ tầng: san lấp mặt bằng, đường giao thông, hệ thống cung cấp điện/nước, hệ thống thu gom xử lý chất thải. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho việc di dời các cơ sở chế biến ra khỏi khu dân cư.

+ Quy hoạch phân tán: Quy hoạch sản xuất tại hộ gia đình kết hợp cải thiện điều kiện sản xuất, cải thiện vệ sinh môi trường mà không phải di dời, hạn chế đối đa việc cơi nới, gắn với du lịch quảng bá sản phẩm đặc trưng vùng. Loại hình này áp dụng phù hợp một số làng nghề chế biến. Tập trung vào nâng cấp và cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tập trung cho các làng nghề.

Do đó trước mắt không nên mở rộng các khu tập trung nếu không quy hoạch chi tiết; mà cần đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng của các cụm/làng nghề hiện có theo đúng quy hoạch.

- Tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực chế biến, đa đạng hoá các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao để đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật, Đài Loan... Đồng thời không ngừng mở rộng thị trường Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Trung Đông, ASEAN và thị trường nội địa, nhất là khách du lịch. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản. Kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy đông lạnh công suất 15 tấn/ngày và nhà máy chế biến thuỷ hải sản chất lượng cao tại các KCN công suất 10.000 tấn/năm nhằm tận dụng tốt nguồn nguyên liệu tại các huyện ven biển. Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của các làng nghề chế biến nước mắm : làng Diêm Phố (Hậu Lộc), làng Khúc Phụ, Xuân Vi (Hoằng Hóa), làng Cự Nham, Hải Thôn, Lương Trung (Quảng Xương), Du Xuyên, Ba Làng (Tĩnh Gia), Vạn Phần (Diễn Châu), Cửa Hội (Nghi Lộc), Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên).

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề chế biến thủy sản trên địa bàn toàn dải, trong đó quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành liên quan hoạt động chế biến thủy sản; Tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường; Tăng cường kiểm tra, giám sát các khu/cụm chế biến, làng nghề chế biến thủy sản hiện tại và mới

157

Page 168: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

thành lập, yêu cầu phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống quản lý chất thải rắn; Tăng cường kiểm tra bắt buộc các cơ sở chế biến thủy sản phải tuân thủ các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với các hành vi thải, đổ chất thải ra môi trường vượt quá quy chuẩn cho phép, gây tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng, chính quyền địa phương cần đề ra thời gian xử lý và phải được xử phạt theo qui định của nhà nước và địa phương; Triển khai áp dụng các công cụ kinh tế như phí BVMT đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn đối với làng nghề chế biến.

3.2.2.3. Đối với ngành du lịch biển- Đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, đặc biệt vào mùa đông để hạn chế tính thời vụ

trong du lịch. Ví dụ như tăng cường kết hợp du lịch tham quan di tích lịch sử với du lịch nghỉ dưỡng bằng cách xây dựng hệ thống các nhà tắm hơi bằng nước biển kết hợp với các khu ẩm thực mang tính đặc trưng của dải, phát triển loại hình du lịch thưởng thức nghệ thuật như hát dân ca, hát ví, hát dặm - đây là loại hình du lịch rất được khách quốc tế ưa chuộng.

- Tạo phong cách du lịch đặc trưng cho toàn dải. Phát triển ý tưởng sản phẩm theo phong cách đặc trưng riêng, tạo sự khác biệt dựa vào thế mạnh nổi trội và đặc thù về yếu tố tự nhiên và văn hóa của dải. Thế mạnh lớn nhất về du lịch của DVBTNT là du lịch biển - đảo, du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa. Cần phải dựa vào những lợi thế đó để xây dựng phong cách du lịch riêng cho mình. Đồng thời, trên cơ sở đó, xây dựng và phát triển loại hình du lịch Mice.

- Do đặc điểm tự nhiên của DVBTNT, nên du lịch khó có thể cạnh tranh được với thế mạnh du lịch ở các DVB khác, đặc biệt là các DVB miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Bởi vậy, DVBTNT cần phải liên kết với các DVB trên để tạo ra sự liên hoàn trong du lịch của cả miền Trung. Ví dụ như: kết nối giữa các yếu tố của sản phẩm du lịch và giữa các sản phẩm du lịch độc lập để tạo thành hệ thống sản phẩm du lịch liên hoàn; xây dựng các tuyến du lịch đặc sắc, liên hoàn kết nối các khu, điểm du lịch trong toàn dải. Những yếu tố tương đồng về sản phẩm du lịch được thiết kế có khả năng thay thế nhau; những yếu tố khác biệt về sản phẩm du lịch được thiết kế bổ sung cho nhau thành những chuỗi sản phẩm liên hoàn với khả năng thay đổi và làm mới liên tục tùy thuộc nhu cầu thị trường.

- Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách và thu hút đầu tư vào các đô thị du lịch, khu du lịch biển. Trước mắt cần tập trung vào 2 đô thị du lịch quốc gia là: Sầm Sơn và Cửa Lò; khu du lịch quốc gia biển Thiên Cầm; ưu tiên các dự án đầu tư có quy mô lớn, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ vui chơi giải trí, mua sắm hàng hoá...

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban quản lý khu, điểm du lịch, công tác

158

Page 169: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, cứu hộ cứu nạn, quản lí giá cả hàng hóa, dịch vụ, không ngừng cải thiện môi trường du lịch. Ưu tiên công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực, vừa đáp ứng xu hướng chuyên nghiệp hóa vừa đảm bảo yêu cầu phát triển du lịch cộng đồng.

- Mở rộng kết nối các điểm du lịch ở DVBTNT với hành trình “Con đường di sản Miền Trung”, tuyến du lịch xuyên Việt và đặc biệt là khai thác tối đa tuyến hành lang Đông - Tây… Tích cực, chủ động khai thác nguồn khách truyền thống tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; tiếp cận và khai thác nguồn khách du lịch tiềm năng tại TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng... Chủ động khai thác nguồn khách quốc tế truyền thống như Lào, Thái Lan, Trung Quốc, các nước thuộc khối ASEAN

- Phát triển du lịch trên các đảo: xây dựng các đảo thành các khu du lịch biển, du lịch sinh thái cao cấp nhằm phối hợp với các đô thị du lịch ven biển để tạo dựng nên một hệ thống đô thị du lịch có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước; các sản phẩm du lịch tiêu biểu: nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tắm biển, vui chơi, giải trí, thể thao trên biển, trên núi, câu cá, lặn biển, nghiên cứu biển, tham quan chùa và di tích quân sự,...

- Phát triển bền vững du lịch để hạn chế ô nhiễm môi trường biển - đảo bằng việc xây dựng hệ thống các quy tắc ứng xử văn minh với môi trường xung quanh, kêu gọi người dân cũng như khách du lịch có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường biển - đảo, khai thác đi đôi với tái tạo và bảo vệ tài nguyên du lịch, xây dựng các công viên xanh trong các điểm du lịch và đặc biệt trồng hệ thống rừng chắn cát, chắn gió.

2.2.2.4. Đối với các khu công nghiệp + Quy hoạch phát triển KCN hợp lý, hiện đại và có tầm nhìn xa. Nâng cao hiệu

quả, chất lượng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch. Rà soát, xem xét điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các KCN cho phù hợp với yêu cầu thực tế và xu hướng phát triển trong nước và quốc tế.

+ Tập trung hoàn thành công tác lập Quy hoạch chi tiết xây dựng các KCN theo quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó chú ý làm tốt quy hoạch xây dựng các khu tái định cư, các nghĩa trang trong khu vực để đảm bảo cho các KCN và các khu dân cư phát triển ổn định, thuận lợi và đảm bảo môi trường sinh thái.

+ Đẩy nhanh công tác Quy hoạch chi tiết xây dựng cảng Nghi Sơn, cảng Cửa Lò, cảng Vũng Áng để quảng bá thu hút các dự án đầu tư, và sớm trở thành các cảng nước sâu và cảng chuyên dùng lớn của cả vùng Bắc Trung Bộ..

+ Tăng cường công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng, thực hiện giao đất cho các KCN được duyệt để tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo được

159

Page 170: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

quỹ đất sạch có đủ hạ tầng đáp ứng được yêu cầu cho xây dựng và phát triển các KCN ở DVBTNT giai đoạn 2011 - 2015

+ Về cơ chế, chính sách: Ngoài những cơ chế chính sách ưu đãi chung của Chính phủ, DVBTNT cần xây dựng một số cơ chế chính sách đặc thù áp dụng cho các KCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời thực hiện quản lý tập trung, thống nhất, thủ tục hành chính gọn nhẹ tạo môi trường thông thoáng cho mọi hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất kinh doanh; Ban hành một số chính sách đặc thù đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN; Cơ chế chính sách đối với các dự án có quy mô lớn; sử dụng nhiều lao động; có hàm lượng công nghệ cao.

+ Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN; Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và tăng cường nguồn vốn ngân sách địa phương; Vốn huy động từ các khu tái định cư của các KCN trên địa bàn;Vận động nguồn vốn ODA; Lập phương án phát hành trái phiếu; Triển khai một số dự án theo phương thức BT, BOT; Hoàn thiện cơ sở pháp lý, cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư; Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các KCN. Trong đó ưu tiên thu hút các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án có quy mô lớn, dự án động lực...

+ Chú trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững: coi trọng các quần thể di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trường (đồi, núi, hệ thống sông, hồ nước và các bãi biển...).

2.2.2.5. Đối với đô thị du lịcha. Tăng cường liên kết trong xây dựng sản phẩm và liên kết để quảng bá sản

phẩm giữa hai đô thị Sầm Sơn và Cửa Lò* Để làm được điều này cần phải xây dựng các tour - tuyến phục vụ nhu cầu của

du khách, trong đó tuyến quan trọng nhất là Sầm Sơn - Cửa Lò.- Tuyến này có chiều dài 200 km nối đô thị du lịch Sầm Sơn với đô thị du lịch

Cửa Lò thông quan hệ thống đường quốc lộ 47, đường 1A, đường cao tốc Vinh - Cửa Lò; trên tuyến này còn đi qua rất nhiều điểm du lịch của DVBTNT như đền Cuông, đền Cờn, làng Quỳnh, Bãi Lữ....

- Các sản phẩm du lịch chính: + Du lịch chuyên về biển như tắm biển, sinh thái biển, nghỉ dưỡng gắn với các

cảnh quan biển.+ Du lịch văn hóa tâm linh: đây là sản phẩm du lịch có vai trò quan trọng trong

thu hút du khách hiện nay; hơn nữa đây lại là thế mạnh ở DVBTNT nói chung và của đô thị du lịch Sầm Sơn và Cửa Lò nói riêng. Phát triển dựa trên hệ thống các di tích lịch

160

Page 171: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

sử trong đô thị cũng như các điểm di tích trên tuyến được xây dựng.+ Du lịch lễ hội: Phát triển dựa vào các lễ hội nổi tiếng của đô thị như: lễ hội du

lịch biển (30/4), lễ hội bánh Chưng - bánh Dày (12/5 AL), lễ hội Đền Cờn (20/1 AL), đền Cuông (15/2 AL), đền Nguyễn Xí (1/2 AL), đền Nguyễn Sư Hồi (15 - 16/1 AL), làng Quỳnh (27/12 AL)...

+ Du lịch hội nghị, hội thảo: phát triển dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo vừa và nhỏ và dần nâng lên các hội nghị, hội thảo lớn cả trong nước và quốc tế.

Ngoài tuyến Sầm Sơn - Cửa Lò, cần phát triển các tuyến nối với các điểm và khu du lịch vệ tinh như tuyến Sầm Sơn - Cửa Lò - Thiên Cầm; Cửa Lò - Làng Sen...

* Công tác quảng bá sản phẩm cần nhấn mạnh việc kết hợp, đan xen của nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như: tắm biển, du lịch tâm linh, lễ hội...kết hợp với thưởng thức ẩm thực của vùng miền, hát dân ca, hát ví dặm.

* Cần nghiên cứu thị trường khách du lịch như thị hiếu, sở thích, thói quen sinh hoạt, nhu cầu theo lứa tuổi và giới tính của khách du lịch trong và ngoài nước để có những sản phẩm du lịch phù hợp;

b. Khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch bằng cách đa dạng hóa các loại hình du lịch thay thế cho một vài loại hình du lịch chính như hiện nay. Nghiên cứu, phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh nhưng tránh mê tín dị đoan gắn với các lễ hội diễn ra thường xuyên trong năm; kết hợp với văn hóa ẩm thực; phát triển du lịch dưỡng và chữa bệnh trong mùa đông...

c. Phát triển du lịch bền vững trong bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn là rất quan trọng hiện nay; Sầm Sơn và Cửa Lò cần thường xuyên kiểm tra, khảo sát, đánh giá việc khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu để đưa ra những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu.

3.2.2.6. Đối với các khu kinh tế- Phát triển KKT phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa

phương và của toàn dải theo hướng CNH - HĐH; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất và bảo đảm phát triển bền vững; phát triển KKT phải hướng tới hiện đại; đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả cả quỹ đất, mặt nước và không gian của KKT, phải hướng tới hình thành khu chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽ với phát triển vùng. Điều đó còn gắn liền với vùng lãnh thổ liền kề KKT, hệ thống trị trấn, thị tứ của quá trình CNH nông thôn, của vùng ngoại vi nông nghiệp của các đô thị ở DVBTNT.

- Phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các KKT ở DVBTNT, trong đó xác định chức năng của từng KKT; KKT Nghi Sơn chuyên về hóa lọc dầu và sản xuất xi

161

Page 172: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

măng; KKT Vũng Áng phát triển công nghiệp luyện kim và cơ khí; KKT Đông Nam tập trung vào công nghiệp đóng mới và sữa chữa tàu thuyền, công nghiệp hàng tiêu dùng, điện tử, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu với chức năng phụ trợ cho KKT Vũng Áng và Nghi Sơn.

- Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo đảm tính hệ thống trong quy hoạch KKT và hệ thống đô thị ven biển đồng bộ trong không gian môi truờng - kinh tế - xã hội. Quy hoạch các KKT phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch điểm dân cư, thành phố, khu đô thị. Quy hoạch KKT  không chỉ nói chung về bố trí địa điểm, vị trí của khu, mà còn phải tính tới cả hướng bố trí ngành công nghiệp, sản phẩm sẽ sản xuất, phù hợp với đặc điểm dân cư, khả năng đất đai, tài nguyên, giá cả lao động và yêu cầu về môi trường của từng khu vực. Điều đáng nói ở đây là cần phải xác định rõ quy mô hợp lý của các KKT, xác định rõ có định lượng và dự báo quy mô cũng như chức năng  hợp lý của các đô thị ven biển trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên và không gian của DVBTNT .

- Không nên coi KCN nằm trong các KKT là chỉ có sản xuất công nghiệp và cần phải có hàng rào riêng. Đặc biệt là, xây dựng KCN hiện nay, không phải chỉ với mục tiêu thu hút bằng mọi cách vốn đầu tư, mà còn phải đặt ra những yêu cầu về tính hiệu quả, tính bền vững và khả năng lan toả cho các khu vực khác.

- Phát triển các mô hình KKT mới phải gắn với cơ chế chính sách đặc thù theo hướng mở (ví dụ như: thành phố công nghiệp) để tạo bước đột phá phát triển cho các KKT; trước mắt, lựa chọn KKT Nghi Sơn và KKT Vũng Áng, có khả năng tạo sức phát triển lan toả mạnh để thí điểm theo định hướng cụ thể là: chuyển từ KKT mang tính tận dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các nhà đầu tư thuộc nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau với mục tiêu lấp đầy KKT thành những KKT mang tính sản xuất và chế biến chuyên môn hoá ngày càng cao và với mục tiêu hiệu quả kinh tế đặt ra là chủ yếu.

- Cần phải có những chính sách cụ thể, triển khai xúc tiến đầu tư bằng mọi phương thức và phương tiện cụ thể. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đối với các dự án trọng điểm có sản phẩm chủ lực, mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện mục tiêu quy hoạch như các dự án khai thác chế biến đá ốp lát, đá thủ công mỹ nghệ và bột đá siêu mịn, xây dựng cảng nước sâu, cảng container, xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử, vi điện tử, điện dân dụng, các thiết bị phụ trợ công nghệ cao, các dự án xây dựng khu du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng…

- Các KKT DVBTNT cần mở rộng và khai thác lợi thế “ba ven” của mình: ven biển, ven sông và ven biên giới nhằm góp phần vào sự hoàn thiện và phát triển công

162

Page 173: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

cuộc mở cửa. Bởi vùng ven biển có ưu thế về kỹ thuật, kinh tế, còn vùng ven sông và ven biên giới có ưu thế về tài nguyên thiên nhiên.

Đối với ven biển cần hình thành một dải mở từ Bắc xuống Nam nhằm mục tiêu xây dựng cơ cấu ngành sản xuất và khai thác thị trường thế giới, thúc đẩy nâng cấp kỹ thuật. Đối với ven sông cần tiến hành khai thác trọng điểm một số khu vực ven sông như: khai thác cát, nguồn nước, khai thác thủy điện. Đối với ven biên giới, khai thác mối quan hệ với Lào, xa hơn nữa là vùng Đông Bắc của Thái Lan để tìm kiếm thị trường và tài nguyên.

- Xây dựng các tuyến giao thông ven biển nối liền các KKT làm cơ sở để tạo mối liên kết, tương hỗ lẫn nhau giữa các KKT, làm tiền đề hình thành trục động lực phát triển ven biển, trong đó có sự phân công chặt chẽ trong phát triển ngành, lĩnh vực giữa các KKT. Huy động tổng hợp các nguồn vốn (ODA, FDI, Ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ) để tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng trong các KKT để tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các KKT. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia cho các KKT trên tầm toàn DVBTNT  tại nước ngoài vào thời điểm thích hợp, trước mắt có thể xây dựng trang Web chung cho các KKT để quảng bá thương hiệu KKT DVBTNT.

Tiểu kết chương 3Thế kỷ XXI là thế kỷ của biển và đại dương, tất cả các quốc gia có biển đều

phải hướng tới một mục tiêu là khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển bền vững. Đặc biệt, khi nguồn lợi biển ngày càng cạn kiệt, khi môi trường biển có nguy cơ ô nhiễm, khi biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng mà dải ven biển là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vì vậy, phát triển kinh tế DVB có hiệu quả, hợp lý là mục tiêu quan trọng không chỉ của DVBTNT mà cả Việt Nam.

Kinh tế DVBTNT trong thời gian tới cần hướng tới tạo mối liên kết chặt chẽ theo ngành và không gian, giữa sản xuất và tiêu thụ; khai thác hợp lý các loại tài nguyên có ý nghĩa của khu vực; tăng cường nâng cao năng lực để thu hút đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực…

Để phát triển nhanh và bền vững kinh tế DVBTNT một cách cân đối, hoàn chỉnh và hiệu quả, cần phải phối hợp đồng thời tất cả các chính sách và giải pháp. Trong đó, giải pháp nguồn nhân lực có ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo được nguồn lao động dồi dào về số lượng và nâng cao về chất lượng để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong các hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế, đặc

163

Page 174: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

biệt là trong ngành công nghiệp. Giải pháp về khoa học và công nghệ có ý nghĩa cực kì quan trọng nhằm đảm bảo được hiệu quả hoạt động sản xuất cũng như năng suất lao động xã hội, tránh lãng phí tài nguyên cũng như hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường sinh thái. Giải pháp về thu hút đầu tư và thị trường cần được chú trọng nhằm thu hút được nhiều nguồn vốn cho phát triển các ngành kinh tế, đồng thời tìm được đầu ra cho các sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh trên toàn DVBTNT. Các giải pháp cụ thể cho các ngành có vai trò quan trọng góp phần định hướng phát triển kinh tế DVBTNT trong tương lai.

164

Page 175: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

KẾT LUẬN 1. Vùng biển và DVB có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các

quốc gia. Tùy vào quan niệm của mỗi nước mà cách tiếp cận biển và dải ven biển có sự khác nhau giữa các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, dải ven biển có vai trò quan trọng cả về kinh tế và an ninh quốc phòng, là địa bàn thuận lợi để thu hút đầu tư, làm động lực thúc đẩy và lôi kéo các vùng khác phát triển theo hướng CNH - HĐH.

2. DVBTNT có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế một cách hợp lý, trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa bàn trong dải về: vị trí, tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên du lịch biển, tài nguyên khoáng sản, lực lượng lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đầy đủ, môi trường và chính sách đang ngày càng thông thoáng để hấp dẫn các nhà đầu tư, thị trường đang được mở rộng... Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức trong phát triển cũng không nhỏ: thiên tai, biến đổi khí hậu, khả năng khai thác các loại tài nguyên, chất lượng lao động, trình độ khoa học - kỹ thuật và công nghệ...

3. Kinh tế DVBTNT thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng:- Tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trung bình giai đoạn 2000 - 2011 đạt

16,6%/năm. Trong đó, công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ tăng 21,3%/năm, dịch vụ tăng trưởng 12,7%/năm, nông - lâm - thủy sản tăng trưởng 3,4%/năm.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2011 so với năm 2000, công nghiệp - xây dựng tăng 8,1%, dịch vụ tăng 2,1%, nông - lâm - thủy sản giảm 1,2%.

+ Công nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GTSX DVBTNT, 47,0% năm 2011; có nhiều ngành công nghiệp gắn với lợi thế của biển và ven biển được chú trọng phát triển như: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, công nghiệp khai thác mỏ.

+ Nông - lâm - thủy sản mặc dù có xu hướng giảm trong cơ cấu nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao, 27,4% GTSX của DVBTNT. Các ngành có lợi thế phát triển lớn nhất phải kể đến: trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc, khai thác hải sản.

+ Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng. Năm 2011, chiếm 25,6% GTSX DVBTNT. Các ngành dịch vụ có đóng góp quan trọng phải kể đến là giao thông vận tải và du lịch biển, đảo.

- Không gian kinh tế của DVBTNT cũng có nhiều biến đổi sâu sắc. Các hình thức TCLTKT theo ngành và theo không gian ngày càng hợp lý, phát huy tương đối hiệu quả tiềm năng và lợi thế của DVBTNT như KCN (công nghiệp), hộ gia đình và vùng chuyên canh (nông - lâm - thủy sản), đô thị du lịch (dịch vụ) và hình thức KKT ven biển.

165

Page 176: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế ở DVBTNT vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: tính bền vững trong tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, các ngành kinh tế mũi nhọn chưa hình thành một cách rõ nét, chủ yếu khai thác tự nhiên năng suất thấp. Vai trò của DVB trong kinh tế của ba tỉnh TNT chưa nổi bật, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của một vùng động lực cũng như yêu cầu chung của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước...

4. Định hướng phát triển kinh tế DVBTNT trong thời gian tới là: ưu tiên phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn gắn với biển, có lợi thế cảng biển như công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp chế biến kim loại và cơ khí, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông - lâm – thủy sản và thực phẩm, phát triển dịch vụ vận chuyển và dịch vụ cảng biển, phát triển du lịch biển, xây dựng hệ thống các đô thị, phát triển các KKT, hành lang kinh tế....

Để thực hiện các định hướng một cách có hiệu quả, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về khoa học kĩ thuật, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn vốn, thị trường, cơ chế chính sách, giải pháp về môi trường... Trong đó ưu tiên cho giải pháp khoa học kĩ thuật và đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Có công nghệ và lao động chất lượng cao sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế DVBTNT phát triển hợp lí, đạt hiệu quả cao

và bền vững.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢBÀI BÁO KHOA HỌC

STT TÊN BÀI BÁO TÁC GIẢTÊN TẠP CHÍ, KỶ

YẾU

NĂM CÔNG

BỐ

1Kinh tế ngư nghiệp ở dải ven

biển Thanh - Nghệ - Tĩnh Hoàng Phan Hải

Yến

Tạp chí Khoa học số 4B, Đại học Vinh,

trang 71 - 782007

2

Một số giải pháp phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh đến năm 2015

Hoàng Phan Hải Yến

Tạp chí Khoa học số 4B, Đại học Vinh,

trang 93 - 1012008

3 Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An và

Hoàng Phan Hải Yến

Tạp chí Khoa học số 4B, Đại học Vinh,

2009

166

Page 177: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

một số vấn đề đặt ra trang 99 - 106

4

Thực trạng phát triển kinh tế thủy sản huyện Quảng

Xương tỉnh Thanh Hóa và giải pháp nâng cao hiệu quả

sản xuất

Hoàng Phan Hải Yến

Tạp chí Khoa học số 1A, Đại học Vinh,

trang 66 - 732011

5Khai thác hải sản vùng biển tỉnh Nghệ An và một số vấn

đề đặt ra

Hoàng Phan Hải Yến

Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 55 năm

thành lập khoa Địa lí - ĐHSP Hà Nội. Tr 393

- 399

2011

6Sức hút đầu tư ở dải ven biển

Thanh - Nghệ - TĩnhHoàng Phan Hải

Yến

Tạp chí Khoa học số 2/2012, trường Đại

học Sư Phạm Hà Nội. Trang 153 - 160

2012

7

Xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế của Trung

Quốc - Bài học kinh nghiệm cho phát triển khu kinh tế

Đông Nam Nghệ An

Hoàng Phan Hải Yến

Tạp chí khu công nghiệp Việt Nam số tháng 7/2012. Bộ kế hoạch Đầu tư. Trang

32 - 35.

2012

8Du lịch dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh và một số vấn đề

đặt ra

Hoàng Phan Hải Yến

Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc

lần thứ 6, Huế 9/2012. Tr 769 - 774

2012

9

Đánh giá tổng hợp các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến

phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh giai

đoạn 2000 - 2012

Hoàng Phan Hải Yến

Tạp chí khoa học Trường Đại học Quốc

gia Hà Nội, số 2S/2013, Tr 252-260

2013

10

Thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển ba khu kinh tế ở dải ven biển Thanh

- Nghệ - Tĩnh

Hoàng Phan Hải Yến

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội, số 10, 2013, Tr 116 - 123

2013

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁC CẤP

STT TÊN ĐỀ TÀI TÁC GIẢ CẤP QUẢN LÝ NĂM NGHIỆM

167

Page 178: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

THU

1

Tiềm năng, hiện trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh

Nghệ An

Hoàng Phan Hải Yến

Trường 2006

2Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh giai đoạn 2000 - 2005

Hoàng Phan Hải Yến

Trường 2007

3Phát triển tiểu thủ công

nghiệp trên địa bàn dải ven biển Nghệ An

Hoàng Phan Hải Yến

Trường 2008

4Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế dải

ven biển

Hoàng Phan Hải Yến

Trường 2010

5Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư vào dải ven biển

tỉnh Nghệ An

Hoàng Phan Hải Yến

Trường 2013

Vinh, ngày 10 tháng12 năm 2013 (Người khai ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Phan Hải Yến

TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Tài liệu tiếng Việt1. Nguyễn Lâm Anh (Chủ biên) và nnk, (2011). Quản lý tổng hợp vùng ven biển.

Đại học Nha Trang. 2. Nguyễn Bá Ân, (1998). Một số cơ sở khoa học của việc thúc đẩy kinh tế dải

ven biển trong chiến lược phát triển lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ mới . Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Viện Chiến lược và phát triển.

3. Lê Văn Ân, (2005). Động lực hình thái địa hình và định hướng sử dụng lâu bền bờ biển hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Địa lý tự nhiên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

168

Page 179: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

4. Nguyễn Văn Âu, (1997). Sông ngòi Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Ban Biên giới chính phủ, (1995). Các văn bản pháp quy về biển và quản lý biển của Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Ban Tư tưởng văn hóa Trung Ương, (1995). Tuyên truyền Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Tài liệu tập huấn, Hà Nội.

7. Báo cáo khoa học Quốc gia về biển của Việt Nam giai đoạn 1997 - 2000 (IOC), (1997). Uỷ ban Quốc gia.

8. Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường triển, (2001). “Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm”. đề tài thuộc Chương trình Điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biển giai đoạn 2001 - 2005

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (1995). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và các hải đảo Việt Nam đến năm 2010.

10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2005). Chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.

11. Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, Viện Chiến lược Phát triển, (2010). Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung đến năm 2020, Hà Nội.

12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2012). Báo các kế hoạch phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế năm 2013. Hà Nội.

13. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

14. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2009). Các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của biến đổi khí hậu ở miền trung Việt Nam, MONRE-UNDP.

15. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2011). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.

16. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2011). Định hướng kinh tế biển, đảo Bắc Trung Bộ đến năm 2020.

17. Bộ Thủy sản, (2005). Kỷ yếu hội thảo toàn quốc về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản (Hải Phòng, 14 - 15 tháng 1 năm 2005). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Bộ Xây dựng, (2007). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển miền Trung đến năm 2020.

19. Cục Thống kê 28 tỉnh, thành phố giáp biển Việt Nam (2012). Niên giám thống

169

Page 180: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

kê năm 2011. NXB Thống kê20. Cục Thống kê Hà Tĩnh (2001 và 2006, 2009, 2010, 2011, 2012). Niên giám

thống kê Hà Tĩnh 2000, 2005, 2008, 2009, 2010, 2011. NXB Thống kê.21. Cục Thống kê Nghệ An (2001 và 2006, 2009, 2010, 2011, 2012). Niên giám

thống kê Nghệ An 2000, 2005, 2008, 2009, 2010, 2011.. NXB Thống kê.22. Cục Thống kê Nghệ An, (2005). Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế -

xã hội chủ yếu năm 2000, 2005 và ước tính năm 2005 các huyện, thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò.

23. Cục Thống kê Nghệ An, (2009). Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2005 - 2008 và ước tính năm 2009 phân theo huyện, thành phố, thị xã.

24. Cục Thống kê Nghệ An, (2011). Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2009, 2010 và ước tính năm 2011 các huyện, thành phố, Thị xã.

25. Cục Thống kê Nghệ An, (2012). Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2011 và ước tính năm 2012 các huyện, thành phố, Thị xã.

26. Cục thống kê Thanh Hóa (2001 và 2006, 2009, 2010, 2011, 2012). Niên giám thống kê Thanh Hóa 2000, 2005, 2008, 2009, 2010, 2011. NXB Thống kê.

27. Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, (2011). Số liệu đo đạc qua các thời kỳ.28. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X. NXB CTQG - Sự thật. 2006. Tr 225.29. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI. NXB CTQG - Sự thật. 2011. Tr 121 - 122).30. Thế Đạt, (2009). Nền kinh tế các tỉnh vùng biển của Việt Nam. NXB Lao

Động.31. Phạm Văn Giáp (chủ biên), (2002). Biển và cảng biển thế giới. NXB Xây

Dựng. Hà Nội 2002.32. Võ Nguyên Giáp, (1987). Kinh tế biển và Khoa học kỹ thuật về biển ở nước

ta. NXB Nông nghiệp Hà Nội.33. Phạm Hoàng Hải, (2010). Các huyện đảo ven bờ Việt Nam, tiềm năng và định

hướng phát triển. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.34. Phạm Hoàng Hải, (2011). Những mô hình phát triển kinh tế hải đảo Việt Nam.

NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.35. Nguyễn Thị Hoài, (2010). Khu kinh tế - Một hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế

đang được nhân rộng. Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Số 7/2010, trang 160 – 166.

170

Page 181: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

36. Nguyễn Thị Hoài, (2011). Du lịch dải ven biển Nghệ An thời hội nhập. Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Số 8/2011, trang 141- 146.

37. Nguyễn Thị Hoài, (2013). Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An. Luận án Tiến sĩ Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

38. Đinh Phi Hổ, (2011). Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển - nông nghiệp. NXB Phương Đông, TP Hồ Chí Minh.

39. Nguyễn Chu Hồi, (2005). Cơ sở tài nguyên môi trường biển. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

40. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, (1992). Nghiên cứu và quản lý vùng ven biển Việt Nam. NXB CTQG Hà Nội

41. Vũ Tự Lập, (1999). Địa lý tự nhiên Việt Nam. NXB Giáo dục.42. Lê Hoàng Lương, (2006). Nghiên cứu đề xuất những giải pháp phát triển kinh

tế tư nhân vùng ven biển Thanh Hóa theo định hướng kinh tế hàng hóa đến năm 2010. Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa.

43. Lê Văn Khoa, (2005). Môi trường và phát triển bền vững. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

44. Phạm Ngọc Minh, (2005). Tiềm năng nguồn nước các đảo miền Trung, hiện trạng, một vài kiến nghị về khai thác hợp lý trên quan điểm phát triển bền vững. Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học 60 năm Địa chất Việt Nam, 387 – 394, Hà Nội.

45. Đỗ Hoài Nam, (2003). Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt Nam. NXB Khoa học xã hội.

46. Đỗ Hoài Nam (chủ biên) và nnk, (2004). Một số vấn đề khoa học định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và môi trường vùng ven biển Việt Nam. Dự án khoa học cấp Bộ, viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội.

47. Ngân hàng thế giới, (2012). Tăng trưởng xanh cho mọi người. NXB Hồng Đức

48. Trần Minh Ngọc, (2011). Phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững kinh tế – xã hội và môi trường vùng ven biển giai đoạn 2001 - 2010. Viện Kinh tế học.

49. Vũ Văn Phái, (2010). Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Kỷ yếu hội thảo Quốc tế Việt Nam lần thứ 3, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr 171 - 185.

50. Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng, (1996). Nghiên cứu xây dựng phương án quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam, góp phần bảo đảm an toàn môi

171

Page 182: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

trường và phát triển bền vững. Mã số đề tài KT.06.07. 51. Vũ Thị Ngọc Phùng, (2006). Giáo trình kinh tế phát triển. NXB Lao động –

Xã hội. Hà nội.52. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2005). Luật du lịch.53. Sở Du lịch Thanh Hóa, (2006). Phát triển du lịch biển Thanh Hóa 2006 –

2010.54. Sở Kế hoạch đầu tư Hà Tĩnh, (2012). Tổng hợp tình hình đầu tư năm 2011 và

quý I năm 2012. 55. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, (2006). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội vùng biển và ven biển.56. Sở Kế hoạch đầu tư Nghệ An, (2012). Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư năm

2012.57. Sở Kế hoạch đầu tư Thanh Hóa, (2012). Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư

năm 2011 và 4 tháng đầu năm 2012. 58. Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh, (2006). Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật

xây dựng mô hình phát triển kinh tế bền vững trên vùng cát bãi ngang ven biển Hà Tĩnh.

59. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, (2010). Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.

60. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, (2006). Điều tra nguồn lợi hải sản vùng biển Hà Tĩnh giai đoạn 2006 - 2010.

61. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, (2010). Các số liệu dự báo môi trường đến năm 2020

62. Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An, (2011). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2011

63. Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An, (2008). Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biển đổi khí hậu.

64. Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, (2010). Số liệu quan trắc môi trường thời kỳ 2000 - 2009.

65. Sở Thủy sản Thanh Hóa, (2000). Dự án điều tra nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ Thanh Hóa giai đoạn 1998 - 2000.

66. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hà Tĩnh, (2012). Báo cáo tình hình hoạt động du lịch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2000 - 2011.

67. Sở Văn hóa - Thông tin và Du lịch Nghệ An, (2007). Quy hoạch phát triển du lịch biển đảo.

68. Sở Văn hóa – Thông tin và Du lịch Nghệ An, 2012. Quy hoạch tổng thể phát

172

Page 183: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

triển du lịch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2006 - 2020.69. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa, (2012). Tình hình hoạt động du

lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2011.70. Quyết định số 548/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 05 năm 2012 của Thủ tướng

Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.71. Nguyễn Thị Trang Thanh, (2012). Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Nghệ An.

Luận án Tiến sĩ Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.72. Lê Bá Thảo, (2001). Thiên nhiên Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.73. Nguyễn Quang Thái, (2010). Vấn đề phát triển các khu kinh tế mở hiện đại

vùng ven biển Việt Nam. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội74. Lê Đình Thành, Nguyễn Thế Nguyên, (2005). “Nghiên cứu và đánh giá tổng

hợp những vấn đề chính về quản lý, khai thác và phát triển vùng ven biển Việt Nam”. Đề tài cấp Bộ.

75. Bùi Tất Thắng, (2010). Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam (thời kỳ 2011 – 2010). NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

76. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, (2000). Giáo trình Địa lý Kinh tế - Xã hội Việt Nam (tập 1: phần đại cương). NXB Giáo Dục.

77. Lê Thông (chủ biên), (2005). Địa lý các tỉnh và thành phố (tập 3). NXB Giáo dục.

78. Lê Thông (Chủ biên) và nnk, (2006). Địa lý ba vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam. NXB Giáo dục.

79. Lê Thông (Chủ biên), (2011). Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (tái bản lần thứ 5, có bổ sung và cập nhật). NXB Đại học sư phạm.

80. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (đồng Chủ biên) và nnk, (2011). Địa lý dịch vụ (tập 1). NXB ĐHSP.

81. Lê Thông, Nguyễn Quý Thao (đồng Chủ biên) và nnk, (2012). Việt Nam các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm. NXB Giáo dục Việt Nam.

82. Lê Thông (Chủ biên) và nnk, (2012). Việt Nam đất nước, con người. NXB Giáo dục Việt Nam.

83. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, (2010). Địa chí Thanh Hóa (tập 3, kinh tê). NXB Chính trị Quốc gia.

84. Lê Đức Tố, (2006). Khoa học và Công nghệ biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội. Mã số KC.09/06 - 10.

85. Tổng cục Du lịch, (2012). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

86. Tổng cục Du lịch, (2013). Số liệu thống kê chủ yếu ngành du lịch giai đoạn

173

Page 184: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

2000 - 2012. NXB Thanh Niên. 87. Tổng Cục Thống kê, (2001 và 2006, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013). Niên

giám thống kê 2000, 2005, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. NXB Thống kê.88. Tổng Cục Thống Kê, (2010, 2012). Niên giám thống kê 28 tỉnh, thành phố ven

biển 2009, 2011. NXB Thống kê (2010, 2012)89. Tổng Cục Thống Kê, (2009). Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh, thành phố Việt

Nam. NXB Thống kê (2009).90. Tổng cục Thống kê, (2009). Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm

2009. NXB Thống Kê Hà Nội91. Tổng Cục Thống kê, (2012). Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và

thủy sản năm 2011. NXB Thống Kê, Hà Nội.92. Trường Đại học Nông, Lâm Huế, (2005). Quản lý môi trường ven biển. NXB

Đại học Huế.93. Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Dung, (2012). Chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2010. Tạp chí khoa học trường Đại học Vinh. 73 - 80, tập 41, số 3B.

94. Nguyễn Ngọc Tuấn, (2012). Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biểnvùngBắcTrungBộ.Webside:http://vssr.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=390%3Aphat-trien-ben-vung-cac-khukinhtevenbienvungbactrungbo

95. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), (2005). Địa lý kinh tế - xã hội đại cương. NXB Đại học sư phạm.

96. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), (2009). Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam. NXB Giáo dục Việt Nam.

97. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (đồng Chủ biên) và nnk, (2012). Địa lý dịch vụ (tập 2). NXB ĐHSP.

98. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (đồng Chủ biên) và nnk, (2013). Địa lý nông – lâm – thủy sản Việt Nam. NXB ĐHSP, Hà Nội.

99. Trương Văn Tuyên, (2005). Tiềm năng, lợi thế và phương hướng chiến lược phát triển dải ven biển Việt Nam. Viện chiến lược phát triển.

100. Từ điển bách khoa các thuật ngữ Địa lý tự nhiên (bốn thứ tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức), (1980). NXB Tiến bộ, Maxcơva.

101. Trương Văn Tuyên, (1994). Sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong việc phát triển kinh tế dải ven biển Bắc Bộ Việt Nam. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Địa lý Kinh tế - Chính trị, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

102. Nguyễn Tưởng, (1999). Cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian du lịch

174

Page 185: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

ven biển Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Địa lý Kinh tế - Chính trị, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

103. UBND huyện Can Lộc, (2000). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Can Lộc giai đoạn 2000 – 2010.

104. UBND huyện Can Lộc, (2012). Các số liệu kinh tế - xã hội huyện Can Lộc giai đoạn 2000 - 2011. Phòng Thống kê huyện cung cấp.

105. UBND huyện Cẩm Xuyên, (2012). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2010 – 2020.

106. UBND huyện Cẩm Xuyên, (2012). Các số liệu kinh tế - xã hội huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2000 - 2011. Phòng Thống kê huyện cung cấp.

107. UBND huyện Diễn Châu, (2009). Niên giám Thống Kê huyện Diễn Châu 2000 – 2008. Phòng Thống kê huyện Diễn Châu.

108. UBND huyện Diễn Châu, (2012). Niên giám Thống Kê huyện Diễn Châu 2005 – 2011. Phòng Thống kê huyện Diễn Châu.

109. UBND huyện Hoằng Hóa, (2000). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2000 - 2010.

110. UBND huyện Hoằng Hóa, (2012). Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2005 - 2011.

111. UBND huyện Hậu Lộc, (2000). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hậu Lộc giai đoạn 2000 - 2010.

112. UBND huyện Hậu Lộc, (2012). Đề án phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2010 - 2015.

113. UBND huyện Kỳ Anh, (2012). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn giai đoạn 2010 - 2012.

114. UBND huyện Kỳ Anh, (2012). Các số liệu kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh giai đoạn 2000 - 2011. Phòng Thống kê huyện cung cấp.

115. UBND huyện Lộc Hà, (2007). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lộc Hà giai đoạn 2007 - 2013.

116. UBND huyện Lộc Hà, (2012). Các số liệu kinh tế - xã hội huyện Lộc Hà giai đoạn 2007 - 2011. Phòng Thống kê huyện cung cấp.

117. UBND huyện Nga Sơn, (2000). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn giai đoạn 2000 - 2010.

118. UBND huyện Nga Sơn, (2010). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn giai đoạn 2010 - 2020.

119. UBND huyện Nghi Lộc, (2009). Niên giám Thống Kê huyện Nghi Lộc 2000 – 2008. Phòng Thống kê huyện Nghi Lộc.

175

Page 186: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

120. UBND huyện Nghi Lộc, (2012). Niên giám Thống Kê huyện Nghi Lộc 2005 – 2011. Phòng Thống kê huyện Nghi Lộc.

121. UBND huyện Nghi Xuân, (2000). Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Nghi Xuân giai đoạn 2000 - 2010.

122. UBND huyện Nghi Xuân, (2012). Các số liệu kinh tế - xã hội huyện Nghi Xuân giai đoạn 2000 - 2011. Phòng Thống kê huyện Nghi Xuân cung cấp.

123. UBND huyện Quỳnh Lưu, (2009). Niên giám Thống Kê huyện Quỳnh Lưu 2000 - 2008. Phòng Thống kê huyện Quỳnh Lưu.

124. UBND huyện Quỳnh Lưu, (2012). Niên giám Thống Kê huyện Quỳnh Lưu 2005 - 2011. Phòng Thống kê huyện Quỳnh Lưu.

125. UBND huyện Quảng Xương, (2007). Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương thời kỳ 2007 - 2020 . Thanh Hóa.

126. UBND huyện Quảng Xương, (2012). Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương thời kỳ 2005 - 2011. Phòng Thống kê huyện Quảng Xương.

127. UBND huyện Quảng Xương, (2007). Đề án phát triển kinh tế biển thời kỳ 2007 - 2010. Quảng Xương.

128. UBND huyện Thạch Hà, (2012). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Hà giai đoạn 2010 – 2020.

129. UBND huyện Thạch Hà, (2012). Các số liệu kinh tế - xã hội huyện Thạch Hà giai đoạn 2000 - 2011. Phòng Thống kê huyện cung cấp.

130. UBND huyện Tĩnh Gia, (2000). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2000 - 2010.

131. UBND huyện Tĩnh Gia, (2012). Thống kê các chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện giai đoạn 2000 - 2012. Phòng Thống kê huyện Tĩnh Gia.

132. UBND Thị xã Cửa Lò, (2009). Niên giám Thống Kê Thị xã Cửa Lò 1994 - 2008. Phòng Thống kê Thị Xã Cửa Lò.

133. UBND Thị xã Cửa Lò, (2012). Niên giám Thống Kê Thị xã Cửa Lò 2005 - 2011. Phòng Thống kê Thị Xã Cửa Lò.

134. UBND thị xã Sầm Sơn, (2000). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sầm Sơn giai đoạn 2000 - 2010. Sầm Sơn.

135. UBND thị xã Sầm Sơn, (2012). Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội thị xã Sầm Sơn giai đoạn 2000 - 2012. Sầm Sơn.

136. UBND tỉnh Hà Tĩnh, (2006). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện ven biển Hà Tĩnh.

137. UBND tỉnh Hà Tĩnh, (2008). Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận

176

Page 187: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

tải Hà Tĩnh đến năm 2020.138. UBND tỉnh Hà Tĩnh, (2012). Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh năm

2011.139. UBND tỉnh Nghệ An, (2008). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.140. UBND tỉnh Thanh Hóa, (2011). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

vùng ven biển Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020.141. UNEP, (2011). Hướng tới nền kinh tế xanh, lộ trình cho phát triển bền vững

và xóa đói giảm nghèo. Hà Nội, 2011.142. Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường, (2009). Biến đổi khí

hậu ở Việt Nam. NXB Văn hóa, thông tin.143. Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, (1996).

Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường tài nguyên nước dải ven biển Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

144. Viện Kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất (1986). Đánh giá kinh tế tổng hợp tài nguyên biển Việt Nam phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế đến năm 2005. Mã số đề tài 48B.06.02.

145. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, (2010). Tài liệu hướng dẫn Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng. NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

146. Viện Kinh tế học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, (2003). Điều tra kinh tế - xã hội vùng ven biển, xây dựng luận cứ khoa học cho định hướng chiến lược cho phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và môi trường vùng ven biển Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010.

147. Lương Thị Thành Vinh, (2011). TCLT công nghiệp tỉnh Nghệ An. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Địa lý học, Trường ĐHSP Hà Nội.

148. Ngô Doãn Vịnh, (2004). Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất hướng phát triển trong 10 - 15 năm tới. Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đề tài KC.09.11.

149. Ngô Doãn Vịnh, (2004). Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm. Viện trưởng viện Chiến lược phát triển. Đề tài KC.09.11.Hà Nội 10/2004.

150. Ngô Doãn Vịnh, (2011). Đầu tư phát triển. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

151. Ngô Doãn Vịnh, (2011). Nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh và bền

177

Page 188: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

vững nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. Hà Nội.

152. Webside: http://www.vpa.org.vn/vn/members/central/thanhhoa.htm153. Webside: http://www.vpa.org.vn/vn/members/central/nghetinh.htm154. Webside: http://www.vpa.org.vn/vn/members/central/hatinh.htm155. Webside:http://www.hatinh.gov.vn/tiemnanghatinh/cosohatang. KKT Vũng

Áng - Tiềm năng và cơ hội đầu tư156. Webside: http://baohatinh.vn/news/kinh-te/tiem-nang-phat-trien-du-lich-bien-

ha-tinh/67825157. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/quyhoachvungbactrungbo158. http://www.dpihatinh.gov.vn/images/vanban/

Quyhoachtongthephattrienkinhtexahoitinhhatinh.pdf159. http://www.bddcmn.vn/TapChiDC/tcDetail.aspx?item=12. Một số kết quả

điều tra mới về sa khoáng titan vùng ven biển Bắc Trung Bộ

160. http://vi.wikipedia.org/wiki/ các huyện duyên hải Việt Nam

161. Bùi Thị Hải Yến, (2005). Tuyến điểm du lịch Việt Nam. NXB Giáo dục.II. Tài liệu tiếng Anh162. Alfred Thayer Mahan. 1980. The Influence of Sea Power Upon History.

Boston Little, Brow And Company.163. BMVBS and BBR. 2006. ICZM: strategies for coastal and marine spatial

planning, Research project of the Federal Ministry of Transport, Building and Urban Affairs (BMVBS) and Federal Office for Building and Spatial Planning (BBR).

164. Ceballos-Lascurain, H. 1996. Tourism, Ecotourism and Protected Areas: The state of nature-based tourism around the world and guidelines for its development. IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK.

165. Cicin-Sain B., and Knecht R., 1998. Integrated Coastal and Ocean Management: Concept and Practices. Island Press.

166. Clark, J.R., 1992. Integrated Management of Coastal Zone. FAO Fisheries Technical Paper. No.327. Rome, FAO. 1992. 167p.

167. Courtney, C. A. and White, A.T., 2000. “Integrated Coastal Management in the Philippines: Testing New Paradigms, Coastal Management 28 (2000): 39 - 53.

168. GoB 2005: Coastal Zone Policy. Ministry of Water Resources, Government of the People’s Republic of Bangladesh.

169. Kay R., Alder J., 1999. Coastal planning and management. Spon Press, 2000.170. Post, J.C. and Lundin, C.G., 1996. Guidelines for Integrated Coastal Zone

178

Page 189: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Management. The World Bank, Washington D.C., USA.171. J.Sundaresan., S.Seekesh., Al. Ramanathan., L. Sonnenschein., R. BooJh.

2012. Climate change And Island and Croastal Vulnerability. Jointly published with Capital Publishing Company 2013, XV, 287 p. 102 illus., 52 illus. in color.

172. Walters, J.S., J. Maragos, S. Siar and A. White. 1998. Participatory Coastal Resource Assessment: A Handbook for Community Workers and Coastal Resource Managers. Coastal Resource Management Project and Silliman University, Cebu city, Philippines.

179

Page 190: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

PHỤ LỤCPhụ lục 1. Một số tiêu chí về tỉnh hình hoạt động của KCN DVB và cả nước

2000 2005 2010 2011Cả nước DVB Cả nước DVB Cả nước DVB Cả nước DVB

Tổng số KCN 62 28 130 56 521 180 571 111 Đang hoạt động 19 12 76 36 173 98 175 55Diện tích đất tự nhiên (ha) 10.296 4.889,3 26.757,0 11.859,6 142.517,0 27.949,0 152.097,0 30.165,7Diện tích đất CN có thể cho thuê (ha) 7.219 3.237,9 17.997 7.833,7 91.520 17.444 97.084 17.739,2Diện tích đất đã cho thuê (ha) 2.467 966.2 8.772 3.950,6 41.970 10.758 45.566 7.842Tỉ lệ lấp đầy (ha) 34,2 29,8 48,7 50,4 45,9 61,7 46,9 44,2Đầu tư nước ngoài                Vốn đầu tư đăng ký (triệu USD) 6.296 1.150,5 16.820 5.383 106.792 21.528 118.609 23.897Vốn thực hiện (triệu USD) 2.056 276.2 7.739 2.976 33.918 5.091 48.395 10.558Đầu tư trong nước                Vốn đầu tư đăng ký (Tỉ đồng) 20.689 16.754,2 116.022 80.132 666.110 176.629 832.518 214.682Vốn thực hiện (Tỉ đồng) 5.403 4.227,4 62.805 48.780 266.238 84.066 395.150 129.674Lao động 167.850 32.251 804.217 322.235 3.215.622 581.184 3.502.388 598.628

Nguồn: Tính toán từ [12]

Page 191: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Phụ lục 2. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư phát triển DVBTNT phân theo ngành kinh tế

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 20111. Tổng VĐT toàn DVB TNT (Tỷ đồng) 3.462,3 7.386,2 29.890,7

33.897,7

- Nông nghiệp 246,9 627,8 4.780,8 5.024,3

- Công nghiệp - Xây dựng 2.006,7 4.022,1 16.411,919.031,

6- Dịch vụ 1.208,7 2.736,3 8.698,0 9.841,82. Cơ cấu vốn đầu tư (%) 100 100 100 100- Nông nghiệp 7,1 8,5 16,0 14,8- Công nghiệp - Xây dựng 58,0 54,5 54,9 56,1- Dịch vụ 34,9 37,0 29.1 29,0

Nguồn: Tính toán từ [54],[56],[57]

Phụ lục 3. Các KKT đã được thành lập ở DVB Việt Nam đến năm 2010TT KKT Địa Phương Năm Thành Lập Diện tích (ha)1 Vân Đồn Quảng Ninh 2007 217.1332 Đình Vũ - Cát Hải Hải Phòng 2008 22.1993 Nghi Sơn Thanh Hóa 2006 18.6114 Đông Nam Nghệ An 2007 18.8265 Vũng Áng Hà Tĩnh 2006 22.7816 Hòn La Quảng Bình 2008 10.0007 Chân Mây – Lăng

CôThừa Thiên - Huế 2006 27.108

8 Chu Lai Quảng Nam 2003 27.0409 Dung Quất Quảng Ngãi 2005 10.300

10 Nhơn Hội Bình Định 2005 12.00011 Nam Phú Yên Phú Yên 2008 20.73012 Vân Phong Khánh Hòa 2006 150.00013 Định An Trà Vinh 2009 39.02014 Đảo Phú Quốc Kiên Giang 2006 56.10015 Năm Căn Cà Mau 2010 11.000

16Đông Nam Quảng Trị

Quảng Trị 2010 23.771

17 Ven biển Thái Bình Thái Bình 2010 30.583

Page 192: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

18 Ninh Cơ Nam Định 2010 13.950

Nguồn: 12

Phụ lục 4. Tốc độ tăng trưởng GDP của ba tỉnh TNT giai đoạn 2000 - 20112000 2005 2010 2011

1. GDP theo giá so sánh (Tỉ đồng) 16.035,8 26.491,0 43.469,6 48.457,82. Tốc độ tăng GDP (%) 7,7 9,0 11,4 11,5- Nông - Lâm - Ngư 4,8 1,5 0,2 4,2- Công nghiệp - Xây dựng 17,3 17,4 18,8 16,4- Dịch vụ 7,8 10,3 11,8 10,7

Nguồn: 19,21,26

Phụ lục 5. Cơ cấu thành phần kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ2000 2005 2010 2011

Khu vực kinh tế nhà nước 31, 6 29,7 26,8 26,4Khu vực kinh tế ngoài nhà nước 65,8 67,4 69,6 69,9Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2,6 2,9 3,6 3,7

Nguồn: Tính toán từ 87

Page 193: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Phụ lục 6. Cơ cấu vận tải ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011 (%)Năm 2000 2005 2010 2011

1. Số lượng HKVC (Triệu người) 6,9 12,4 25,5 28,7- Đường ô tô 6,6 12,0 24,8 28,3- Đường sông 0,3 0,4 0,7 0,42. Số lượng HKLC (Triệu người.km) 376,3 878,3 1.824,4 2.134,7- Đường ô tô 375,0 876,6 1.823,2 2.133,6- Đường sông 1,3 1,7 1,2 1,11. Khối lượng HHVC (Triệu tấn) 8,4 19,5 35,6 40,2- Đường bộ 7,5 14,8 30,7 34.9- Đường biển 0,4 1,1 3,7 4,2- Đường sông 0,5 0,6 1,2 1,12. Khối lượng HHLC (Triệu tấn.km) 797,4 1.666,2 3.103,5 4.000,3- Đường bộ 463,0 814,9 1.537,4 2.225,3- Đường biển 298,2 798,6 1.483,6 1.695,0- Đường sông 36,2 52,7 82,5 80,0

Nguồn: Tính toán từ 103 đến 136Phụ lục 7. Diện tích, năng suất, sản lượng lương thực có hạt của DVBTNT

giai đoạn 2000 - 2011Năm 2000 2005 2010 2011

1. Diện tích ( Nghìn ha)1.1 Thanh - Nghệ - Tĩnh 636,2 660,6 662,9 661,91.2 Dải ven biển 212,3 218,7 197,3 194,1- Thanh Hoá 77,6 81,2 78,2 77,7- Nghệ An 59,4 68,0 65,1 63,0- Hà Tĩnh 75,3 69,5 54,0 53,52. Năng suất (Tạ/ha)2.1 Thanh - Nghệ - Tĩnh 39,2 45,6 47,0 50,02.2 Dải ven biển 41,2 47,6 47,4 51,3- Thanh Hoá 44,7 48,1 53,32 53,3- Nghệ An 42,2 47,0 47,05 53,1- Hà Tĩnh 36,7 47,6 39,11 46,23. Sản lượng (Nghìn tấn)3.1 Thanh - Nghệ - Tĩnh 2.491,8 3.011,5 3.118,4 3.308,33.2 Dải ven biển 874,1 1.041,4 934,6 995,1

Page 194: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

- Thanh Hoá 347,1 390,8 417 414- Nghệ An 250,4 319,3 306,3 334,4- Hà Tĩnh 276,6 331,3 211,3 246,7

Nguồn: Tính toán từ 19,21,26

Phụ lục 8. Kết quả sản xuất một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu2000 2005 2010 2011

1. Trồng trọt1.1 Diện tích (nghìn ha)- Lúa 202, 5 187,8 172,1 171,7- Ngô 12,6 35,1 25,2 22,5- Khoai lang 37,2 23,7 15,3 14,1- Rau,đậu 21,5 21,2 19,2 18,31.2 Năng suất (tạ/ha)- Lúa 39,5 48,2 48,2 52,6- Ngô 29,5 39,0 41,1 40,7- Khoai lang 60,7 64,3 67,1 69,7- Rau,đậu 64,9 96,8 121,0 127,51.3 Sản lượng (nghìn tấn)- Lúa 800,4 904,6 830,1 903,1- Ngô 37,2 1.367,6 103,8 91,7- Khoai lang 225,5 1.526,0 103,0 98,3- Rau,đậu 139,7 205,3 232,4 233,42. Chăn nuôi (nghìn con)- Đàn Trâu 115,7 114,3 84,8 79,3- Đàn Bò 231,9 288,5 225,5 212,0- Đàn Lợn 921,8 1.183,1 858,3 778,0

Nguồn:Tính toán từ 19,21,26

Phụ lục 9. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa phân theo huyện, thị xã DVBTNT năm 2011

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)Sầm Sơn 502,0 34,3 1.722,0Nga Sơn 9.376,0 56,9 53.380,0Hậu Lộc 11.039,0 57,3 63.208,0Hoằng Hóa 16.366,0 60,3 98.692,0

Page 195: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

Quảng Xương 19.837,0 56,3 111.635,0Tĩnh Gia 10.512,0 38,1 40.089,0Cửa Lò 390,0 30,7 1.199,0Quỳnh Lưu 18.112,0 56,8 102.877,0Diễn Châu 18.322,0 62,7 114.779,0Nghi Lộc 14.384,0 48,9 70.355,0Nghi Xuân 4.240,0 40,4 16.073,0Thạch Hà 15.093,0 33,4 72.976,0Cẩm Xuyên 17.056,0 49,5 84.446,0Kỳ Anh 11.101,0 44,9 49.870,0Lộc Hà 5.367,0 40,5 21.758,0

Nguồn: Tính toán từ 19,21,26

Phụ lục 10. Hộ gia đình phân theo khu vực kinh tế

của TNT và DVBTNT năm 2011TNT DVBTNT

Tổng số hộ 1.717.338,0 241.587,0- Hộ nông – lâm - thủy sản 1.240.411,0 174.893,0 + Hộ nông nghiệp - 155.830,0 + Hộ lâm nghiệp - 262,0 + Hộ thủy sản - 18.801,0- Hộ công nghiệp - xây dựng 132.889,0 17.387,0- Hộ dịch vụ 239.406,0 32.775,0- Hộ khác 104.632,0 16.532,0

Nguồn: Tính toán từ 19,21,26,91

Phụ lục 11. Số lượng trang trại nông - lâm - thủy sản chia theo loại hình kinh tế của TNT và DVBTNT năm 2011

TNT DVBTNTTổng số trang trại 545 262- Trồng trọt 60 4- Chăn nuôi 287 108- Lâm nghiệp 11 -

Page 196: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

- Thủy sản 150 132- Tổng hợp 37 18

Nguồn: Tính toán từ 19,21,26,91

Phụ lục 12. Số lượng các cụm công nghiệp quy hoạch ở DVBTNT đến năm 2020

Địa phương TT Tên CCNThị xã Sầm Sơn 1 Quảng Tiến

Nga Sơn2 Liên xã thị trấn3 Làng nghề Tư Sy4 Tam Linh

Hậu Lộc5 Hoà Lộc6 Thị trấn Hậu Lộc

Hoằng Hóa

7 Tào Xuyên8 Hoằng Phụ9 Nam Gòng10 Thái Thắng

Quảng Xương11 Tiên Trang12 Quảng Nham – Quảng Thạch13 Bắc Ghép

Nghi Lộc 14 Cồn Lăng

Diễn Châu15 Diễn Kỷ16 Diễn An

Quỳnh Lưu17 Quỳnh Giang18 Quỳnh Nghĩa

Thị xã Cửa Lò 19 Cửa HộiNghi Xuân 20 Xuân AnThạch Hà 21 Thạch Kim

Cẩm Xuyên 22 Bắc Cẩm Xuyên

Kỳ Anh23 Kỳ Anh24 Kỳ Hà

Nguồn: 136,139,140Phụ lục 13. Số lượng đàn gia súc, gia cầm của DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011

Đơn vị: Nghìn con2000 2005 2010 2011

1. Trâu 115,7 114,3 84,8 79,3

Page 197: MỞ ĐẦU - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/References/4Report/Luan an Hoangthi Hai Yen.doc · Web viewTrong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh

% so với ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh

19,6 18,1 13,9 13,3

2. Bò 231,9 288,5 225,5 212,0% so với ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh

33,6 31,7 27,9 27,5

3. Lợn 921,8 1.183,1 858,3 778,0% so với ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh

38,2 39,5 35,8 34,9

4. Gia cầm 7.147,5 9.554,6 11.328.3 12.800,9% so với ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh

29,3 30,9 30,9 33,6

Nguồn: Tính toán từ 19,21,26