mách mẹ cách xây dựng thực đơn cho trẻ lười ăn giúp con đủ chất

7
MÁCH MẸ CÁCH XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ LƯỜI ĂN GIÚP CON ĐỦ CHẤT Xây dựng thực đơn cho trẻ là một cách giúp mẹ xác định được lượng dinh dưỡng bổ sung cho con. Vì vậy việc xây dựng thực đơn cho trẻ là cần thiết, đặc biệt là các trẻ đang trong giai đoạn lười ăn. Hãy cùng tìm hiểu một số thực đơn cho trẻ lười ăn giúp trẻ ăn ngon đủ chất dưới đây mẹ nhé. 1.Nguyên tắc cần lưu ý khi lên thực đơn cho trẻ lười ăn Để xây dựng thực đơn cho trẻ lười ăn sao cho khoa học và kích thích được sự hứng thú của con với các món ăn, mẹ lưu ý những điểm như sau nhé. Thực đơn xây dựng dựa trên tháp dinh dưỡng Tháp dinh dưỡng cho trẻ Ở bất kì độ tuổi hay tình trạng ăn uống của trẻ như thế nào, các mẹ cũng nên cân bằng các nhóm chất và dinh dưỡng cho con. Dựa trên tháp dinh dưỡng chúng ta có thể biết được nhu cầu thức ăn cơ bản, cũng như những thực phẩm nên dùng và nên hạn chế cho trẻ.

Upload: chinhvu1989

Post on 08-Jun-2021

5 views

Category:

Healthcare


0 download

DESCRIPTION

Khi trẻ biếng ăn mẹ mất rất nhiều thời gian để nghĩ món ăn, chế biến và dỗ dành con ăn. Tuy nhiên con vẫn không chịu hợp tác. Các mẹ đừng lo lắng quá. Hãy cùng tìm hiểu một số thực đơn cho trẻ lười ăn giúp con ăn ngon đủ chất dưới đây nhé.

TRANSCRIPT

MÁCH MẸ CÁCH XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ LƯỜI ĂN GIÚP CON ĐỦ CHẤT

Xây dựng thực đơn cho trẻ là một cách giúp mẹ xác định được lượng dinh dưỡng bổ sung cho con. Vì vậy việc xây dựng thực đơn cho trẻ là cần thiết, đặc biệt là các trẻ đang trong giai đoạn lười ăn. Hãy cùng tìm hiểu một số thực đơn cho trẻ lười ăn giúp trẻ ăn ngon đủ chất dưới đây mẹ nhé.

1. Nguyên tắc cần lưu ý khi lên thực đơn cho trẻ lười ăn

Để xây dựng thực đơn cho trẻ lười ăn sao cho khoa học và kích thích được sự hứng thú của con với các món ăn, mẹ lưu ý những điểm như sau nhé.

· Thực đơn xây dựng dựa trên tháp dinh dưỡng

Tháp dinh dưỡng cho trẻ

Ở bất kì độ tuổi hay tình trạng ăn uống của trẻ như thế nào, các mẹ cũng nên cân bằng các nhóm chất và dinh dưỡng cho con. Dựa trên tháp dinh dưỡng chúng ta có thể biết được nhu cầu thức ăn cơ bản, cũng như những thực phẩm nên dùng và nên hạn chế cho trẻ.

· Chế biến bữa ăn cho trẻ phong phú

Cùng một món ăn nhưng mẹ chỉ cần thay đổi trong cách chế biến như hấp, nấu súp, làm bánh, áp chảo… thì hương vị món ăn cũng rất khác nhau rồi. Mỗi lần thay đổi cách chế biến, mẹ quan sát thêm xem con thích ăn kiểu nấu như thế nào hơn như: món ăn dạng thể lỏng hay rắn, mềm hay cứng, từ đó mẹ sẽ hiểu thêm con thêm khẩu vị ăn uống của bé.

Chế biến món ăn cho trẻ phong phú

· Sáng tạo và trang trí món ăn hấp dẫn

Khi lên thực đơn cho trẻ lười ăn, mẹ nên ưu tiên cho sự sáng tạo thêm món ăn mới và bày trí món ăn thật hấp dẫn. Bé sẽ hào hứng với bữa ăn nhiều hơn vì đa số trẻ nhỏ đều ưu thích khám phá. Mẹ không nên chiều trẻ bằng cách cho trẻ ăn nhiều món ăn mà con thích. Việc ăn lặp lại một món ăn nhiều quá sẽ khiến cơ thể trẻ không đủ chất và chứng biếng ăn ở trẻ càng trở nên tồi tệ hơn.

Món ăn được trang trí đẹp sẽ thu hút bé, bé hứng thú với bữa ăn hơn

· Chọn lựa thời gian bổ sung bữa phụ cho bé hợp lý

Những bữa phụ mẹ có thể đặt ở thời điểm cách bữa chính từ 2- 3 tiếng.

Món ăn cho bữa phụ nên ưu tiên những đồ ăn tốt cho tiêu hóa và sức khỏe của bé như: sữa chua, sinh tố, hoa quả, bánh ít ngọt… Mẹ hạn chế tối đa những đồ ăn vặt không tốt như bim bim, nước ngọt, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ… Những đồ ăn vặt này ít dinh dưỡng, lại khiến trẻ có cảm giác no lâu khiến trẻ chán ăn ở các bữa tiếp theo.

2. Những thực phẩm cần thiết cho trẻ lười ăn

Mẹ nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho bé lười ăn và cách chế biến sao cho món ăn vừa ngon vừa đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, mẹ cần bổ sung cho bé nhiều những thực phẩm chứa kẽm giúp bé hết biếng ăn và tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ngoài ra những dưỡng chất cần thiết khác như đạm, canxi, vitamin D… đều cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ của bé.

· Thực phẩm giàu sắt:

Thực phẩm giàu sắt

Thiếu sắt có thể gây thiếu máu và ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ. Những thực phẩm nhiều sắt mẹ nên bổ sung cho con như thịt nạc, ngũ cốc, các loại rau xanh đậm, các loại củ quả có màu vàng đậm…

· Thực phẩm giàu Canxi và vitamin D:

Thực phẩm giàu canxi

Đây là bộ đôi dinh dưỡng thiết yếu giúp hệ xương và răng của trẻ phát triển tối đa. Canxi và vitamin D có nhiều trong các thực phẩm như cá, sữa chua, phô mai, các loại rau màu xanh đậm, trứng, sữa…

· Thực phẩm giàu kẽm:

Mẹ có thể tìm thấy trong yến mạch, hạnh nhân, đậu gà, thịt bò, tôm, cua, hàu…

· Bổ sung hợp lý chất béo cho trẻ:

Chất béo đóng vai trò là dung môi hòa tan, giúp cơ thể trẻ tổng hợp tốt hơn các vitamin và khoáng chất. Mẹ có thể sử dụng dầu ô liu, dầu mè trog chế biến món ăn cho bé. Đặc biệt, trong quả bơ có rất nhiều dưỡng chất tốt và chất béo có lợi cho sức khỏe.

· Thực phẩm giàu Protein:

Nguồn thực phẩm giàu protein rất phong phú, mẹ có thể bổ sung đa dạng cho con để con được phát triển toàn diện. Protein được xem là dưỡng chất quan trọng, có vai trò xây dựng, hình thành chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Một số thực phẩm giàu Protein mẹ nên bổ sung cho con như: trứng, sữa, các loại hạt, hải sản, thịt, chuối, quả bơ…

3. Thực đơn cho trẻ lười ăn giúp con đủ chất

Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn cho trẻ lười ăn giúp mẹ thay đổi thường xuyên cho bé:

Thực đơn dưới đây áp dụng cho các trẻ từ 1-5 tuổi, mẹ cần chú ý cho trẻ ăn không quá 30 phút, và khi ăn nên để trẻ tập trung vào bữa ăn, không nên sử dụng điện thoại, tivi trong khi ăn. Không khí bữa ăn trong gia đình nên thoải mái, không nên ép trẻ ăn. Bố mẹ cũng nên để trẻ tập dần với việc tự ăn, không cần bố mẹ bón cho nữa, như vậy đôi khi làm cho trẻ lười ăn thích thú hơn trong việc ăn, trẻ sẽ tự ăn những đồ mình yêu thích và không còn cảm giác bị ép ăn nữa.

Thực đơn dinh dưỡng gợi ý cho bé từ 1- 2 tuổi

Thực đơn dinh dưỡng gợi ý cho trẻ từ 3 -5 tuổi

Ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con qua thực phẩm và đa dạng các món cho bé ăn cơm, với những trẻ lười ăn trên 1 tuổi, mẹ có thể bổ sung thêm cho con các sản phẩm hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn. Mẹ nên ưu tiên chọn lựa những sản phẩm hỗ trợ có thành phần chiết xuất từ tự nhiên để đảm bảo cho con được phát triển tốt nhất.

Mẹ có thể bố sung cho con nhỏ trên 1 tuổi các sản phẩm hỗ trợ kích thích bé ăn ngon

Hy vọng rằng với những gợi ý trong bài viết, các mẹ đã có cho mình những thực phẩm tốt để ưu tiên xây dựng thực đơn cho con một cách khóa học nhất.

Chúc các con yêu luôn ăn ngon miệng và khỏe mạnh!