màu tím hoa sim - hữu loan

21
Thơ Hữu Loan thật thà, cảm động, cứng cỏi. Đọc thơ ông đã lâu nhưng tôi mới được gặp ông từ vài năm nay. Và Hữu Loan cũng giống như thơ ông: thật thà, cảm động, cứng cỏi. Đi với ông, tôi thấy từ quán cà phê nhỏ đến đến hội trường lớn, đâu đâu người ta cũng thuộc, cũng đọc bài thơ “Màu tím hoa sim” của ông. Rất thật thà, Hữu Loan mừng và tin bài thơ ấy đã sống được trong lòng người, đặc biệt là trong lòng người Miền Nam. Có phải vì người Miền Nam cũng có những nét giống ông: thật thà, cảm động, cứng cỏi. Hữu Loan đã từng “giũ áo từ quan” (nếu thời cách mạng ta cũng có quan) từ hơn ba mươi năm trước, ông về quê Nga Sơn (Thanh Hóa) làm phu xe thồ chở đá kiếm sống. Vợ chồng ông sinh đẻ không có kế họach nên quá đông con, đời sống cực kỳ vất vả. Đã vậy, ông còn không ngớt bị người ta o ép, cô lập. Vậy mà ông chỉ cười. Tôi có nói đùa với ông là ở quê ông có ba người nổi tiếng: một là ông, hai là ông Hà Trọng Hòa nguyên Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, ba là ông gì nguyên Bí thư huyện Nga Sơn của ông. Nghe vậy, ông lại cười. Thì ra nổi tiếng cũng khó lắm chứ bộ ! Thơ Hữu Loan thật thà ở chỗ nào ? Xin dẫn chứng bài “Màu tím hoa sim”. Đây là bài thơ Hữu Loan khóc vợ, bà Lê Đỗ Thị Ninh. Trong một thời (quá dài) chúng ta không công nhận bi kịch, không cho phép khóc than, thì bài thơ khóc vợ mình (chứ chưa dám khóc vợ ai) có vẻ yếu đuối quá, “tiểu tư sản” quá. Thậm chí dạo năm 57, 58 có người còn viết phê bình giễu Hữu Loan là “anh bộ đội sụt sịt” – nghe thật tàn nhẫn. Bi kịch trong bài thơ này

Upload: lechi55

Post on 22-Jun-2015

2.437 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Màu tím hoa sim - Hữu Loan

Thơ Hữu Loan thật thà, cảm động, cứng cỏi. Đọc thơ ông đã lâu nhưng tôi mới được gặp ông từ vài năm nay. Và Hữu Loan cũng giống như thơ ông: thật thà, cảm động, cứng cỏi. Đi với ông, tôi thấy từ quán cà phê nhỏ đến đến hội trường lớn, đâu đâu người ta cũng thuộc, cũng đọc bài thơ “Màu tím hoa sim” của ông. Rất thật thà, Hữu Loan mừng và tin bài thơ ấy đã sống được trong lòng người, đặc biệt là trong lòng người Miền Nam. Có phải vì người Miền Nam cũng có những nét giống ông: thật thà, cảm động, cứng cỏi.

Hữu Loan đã từng “giũ áo từ quan” (nếu thời cách mạng ta cũng có quan) từ hơn ba mươi năm trước, ông về quê Nga Sơn (Thanh Hóa) làm phu xe thồ chở đá kiếm sống. Vợ chồng ông sinh đẻ không có kế họach nên quá đông con, đời sống cực kỳ vất vả. Đã vậy, ông còn không ngớt bị người ta o ép, cô lập. Vậy mà ông chỉ cười. Tôi có nói đùa với ông là ở quê ông có ba người nổi tiếng: một là ông, hai là ông Hà Trọng Hòa nguyên Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, ba là ông gì nguyên Bí thư huyện Nga Sơn của ông. Nghe vậy, ông lại cười. Thì ra nổi tiếng cũng khó lắm chứ bộ !

Thơ Hữu Loan thật thà ở chỗ nào ? Xin dẫn chứng bài “Màu tím hoa sim”. Đây là bài thơ Hữu Loan khóc vợ, bà Lê Đỗ Thị Ninh.

Trong một thời (quá dài) chúng ta không công nhận bi kịch, không cho phép khóc than, thì bài thơ khóc vợ mình (chứ chưa dám khóc vợ ai) có vẻ yếu đuối quá, “tiểu tư sản” quá. Thậm chí dạo năm 57, 58 có người còn viết phê bình giễu Hữu Loan là “anh bộ đội sụt sịt” – nghe thật tàn nhẫn. Bi kịch trong bài thơ này nằm ngay hoàn cảnh ra đời của nó:

“Nhưng không chết người trai khói lửaMà chết người gái nhỏ hậu phương”

Hoàn cảnh như phi lý, không hợp qui luật trong chiến tranh. Nhưng hoàn cảnh ấy đã xảy ra, vợ nhà-thơ-lính đã mất, và ông khóc thương vợ bằng tất cả nỗi đau khổ tự lòng mình:

“Em ơi ! giây phút cuốiKhông được nghe nhau nói

Page 2: Màu tím hoa sim - Hữu Loan

Không được trông nhau một lần !”

Sự cảm động của bài thơ do ở sự thật thà của người viết, từ bàng hoàng, ray rứt đến ám ảnh. Cái màu tím cứ hun hút kia dẫn ta về cõi nào, bài thơ đã mấp mé giữa hai bờ thực, ảo.

Cái hoàn cảnh phi lý cứ bám riết lấy cuộc đời Hữu Loan. Là một trong những hội viên sáng lập của Hội Nhà văn Việt Nam, nhưng đến đại hội nhà văn lần IV vừa rồi, chuyện có nên mời Hữu Loan dự với tư cách hội viên hay không lại được đưa ra bàn cãi. Hỏi có phải Hữu Loan bị khai trừ không, thì hóa ra không. Ông chỉ bị cảnh cáo nội bộ trong vụ Nhân Văn giai phẩm (tương đương với xử lý nội bộ bây giờ). Nhiều người đã trúng quả nhờ bị xử lý nội bộ. Hữu Loan thì không. Hôm rồi đọc báo Tuổi Trẻ thấy nói nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn mới làm đơn xin ra khỏi Hội Nhà văn, với lý do đơn giản: không thích. Tôi lấy làm mừng vì đây là chuyện bình thường. Nhưng nghĩ đến trường hợp Hữu Loan, lại thấy nó thế nào. Hữu Loan không làm đơn ra khỏi Hội, ông chỉ đơn giản bỏ về quê, thế thôi. Thiết nghĩ, Hội nhà ta nên rộng lòng rộng cửa đón đứa con lưu lạc (về quê lao động sản xuất mà gọi là lưu lạc ư ?) cho nó vui vẻ cả nhà.

Trước Tết con ngựa vừa rồi, trên đường “hành phương nam”, Hữu Loan ghé lại Quảng Ngãi vui chơi với chúng tôi ngót nửa tháng. Ông đã dự lễ kỷ niệm 75 năm ngày sinh nhà thơ Bích Khê đã đi đọc thơ và nói chuyện thơ ở một số nơi. Tại những nơi đó, Hữu Loan như trẻ lại. Người nghe đã tiếp nhận ông (cả thơ và người) một cách chân tình và mừng vui. Bài thơ “Màu tím hoa sim” đã được đọc, được ngâm, được hát như thể nó là một bài thơ vui chứ không phải như một trong những bài thơ buồn nhất của văn học Việt Nam. Trong một đêm thơ nhạc từ thiện gây quỹ giúp học sinh nghèo ở trường PTTH Tư Nghĩa, hàng nghìn người đã vỗ tay nồng nhiệt khi Hữu Loan xuất hiện với chòm râu cước và giọng nói xứ Thanh thật thà.

Bảy mươi lăm tuổi, dù là nhà thơ, thì cũng phải được nghỉ ngơi vui vầy bên con cháu, bạn bè. Nhưng xem ra Hữu Loan vẫn còn lận đận. Sáng 25 Tết Ngựa, nhạc sĩ Trần Hinh ở Qui Nhơn tiễn Hữu Loan ra xe đò đi Nha Trang, để lại đi tiếp. Không biết rồi Hữu Loan đón xuân ở đâu ? Dạo cuối năm ngoái trong một chuyến xe đò, tôi có gặp một ngư dân ở Diễn Châu làm nghề câu mực, anh đang trên đường vào Nam tìm đất sống và nước sống (hay biển sống). Tôi chợt nghĩ đến thân phận Hữu Loan cũng giống như người câu mực ấy. Và nhà thơ, nói chung, cũng giống như người câu mực, và những bài thơ của anh, cũng giống như những con mực mà anh câu được. Nhiều khi đọc một bài thơ, người ta hay nhầm cái túi mực và con mực. Con mực nào chẳng có túi mực để tự vệ, cũng như bài thơ đích thực nào chẳng có cái phần mù mờ của nó, chắc cũng để tự vệ. Chấp nhận bài thơ là chấp nhận nguyên con, như con mực sống. Lại hiện trước tôi một Hữu Loan – người-câu- mực: thật thà, cảm động, cứng cỏi. Bây giờ ông đang buông câu ở vùng biển nào ?

Thanh Thảo

Chuyện tình xưa của tác giả 'Màu tím hoa sim'Thứ sáu, 21/2/2003, 14:47 GMT+7 - VnExpress

"Chiếc bình hoa ngày cưới/Thành bình hương tàn lạnh vây quanh...", hình ảnh này gây day dứt với tất cả những ai từng đọc vần thơ trên. Đó là mối tình của thi sĩ Hữu Loan và cô học trò kém ông 16 tuổi, bà Lê Đỗ Thị Ninh.

Bà Ninh là con gái của Tổng thanh tra nông lâm xứ Đông Dương. Hữu Loan quen biết bà Ninh khi ông còn học college Đào Duy Từ, Thanh Hóa. Ngài Tổng thanh tra ngưỡng mộ danh tiếng của cậu học trò Hữu Loan đã vời cậu vào dạy học cho con gái. Sau khi tốt nghiệp thành chung, Hữu Loan phải ra Hà Nội học tú tài. Trong một đợt phát động Tuần lễ vàng, Hữu Loan diễn thuyết trước đám đông. Nào ngờ, gặp lại cô học trò ngày xưa, nay đã trở thành thiếu nữ "đẹp một vẻ trong trắng, giản dị". Họ nhanh chóng thành thân với nhau vào năm 1948. Cưới xong, Hữu Loan phải tức tốc hành quân theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến sĩ. Mấy tháng sau ngày cưới, ông nhận được tin vợ chết đuối. Nỗi đau đớn khôn nguôi đã kết thành thơ Màu tím hoa sim, khóc người vợ trẻ đẹp, sắt son nhưng xấu số.Nay, đã ở tuổi 87, nhưng trí tuệ ông vẫn còn mẫn tiệp. Nửa thế kỷ nay, vắng bóng trên văn đàn, ông bỏ về quê làm ruộng. Ông giải thích đơn giản: "Tôi là người hay cãi, thích chống đối, không thể làm những gì trái với suy nghĩ của tôi".(Theo Tiền Phong)

Nguồn : http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Guong-mat-Nghe-sy/2003/02/3B9C53E5/

Page 3: Màu tím hoa sim - Hữu Loan

Tác quyền Màu tím hoa sim: 100 triệu đồngThứ Năm, 09/12/2004, 23:44 (GMT+7) – TuổI Trẻ Online

TuổI Trẻ Online - Mới đây, việc nhà thơ Hữu Loan ở tuổi gần 90 bất ngờ nhận được 100 triệu đồng tiền tác quyền cho bài thơ nổi tiếng Màu tím hoa sim từ Công ty điện tử Vitek VTB được coi là một sự kiện.

Từ trước tới nay chưa có bài thơ nào được mua tác quyền với giá cao đến thế. Tuổi Trẻ đã đi tìm câu trả lời từ ông Lê Văn Chính, giám đốc Công ty Vitek VTB.* Điều mà nhiều người thấy lạ: vì sao một doanh nghiệp lại đi mua bản quyền thơ?

Tôi muốn dùng từ “chuyển nhượng” thay cho từ mua bản quyền. Đây là một hình thức thể hiện sự trân trọng của một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm văn hóa với một tác phẩm nghệ thuật. Dĩ nhiên là việc chuyển nhượng này còn nhằm mục đích kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp tham gia các sự kiện văn hóa - thể thao với mục đích phát triển thương hiệu.

Nhưng với các doanh nghiệp điện tử tại VN thì hầu hết là doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, họ có thiệt thòi là không biết tiếng Việt nên không hiểu được người VN thích gì, rung động trước cái gì. Họ chỉ nhận biết những gì hữu hình như người mẫu nổi tiếng, ca sĩ hát hay, một siêu sao bóng đá và đầu tư cho những đối tượng này.

Tuy nhiên, giọng hát, nhan sắc hay đôi chân cầu thủ không phải là những giá trị lâu dài. Vitek là doanh nghiệp trong nước, cảm nhận được những giá trị vô hình chính là lợi thế cạnh tranh của chúng tôi. Thơ là sự lắng đọng, khêu gợi sự rung cảm. Lý do chúng tôi chọn mua tác quyền bài thơ là như vậy.

* Thưa ông, tại sao lại là Màu tím hoa sim mà không phải một tác phẩm nào khác?

- Trong thế kỷ trước, dấu ấn đậm nhất của thế giới về VN là chiến tranh cách mạng. Có rất nhiều bài thơ viết về chiến tranh, nhưng theo chúng tôi, Màu tím hoa sim là bài thơ nhiều giá trị. Chiến tranh luôn kéo theo mất mát, đau khổ.Trong những năm 1950 người ta cần nhiều bài thơ hô hào, những tiếng xung phong. Nhưng khi chiến tranh đã đi qua, người ta cần nhìn về nó với cái nhìn nhân bản hơn. Nỗi khổ mà chiến tranh gây ra không phải là nỗi khổ của người lính ra chiến trận mà là sự chờ đợi của những người phụ nữ ở nhà, không biết khi nào chồng, cha, anh, em mình mới trở về.Một khi bài thơ này dịch ra tiếng Anh và đem ra với thế giới, người nước ngoài sẽ có một ấn tượng khác hơn về một VN trong chiến tranh - thổn thức và lắng đọng hơn. Bài thơ là tiếng thở dài, tiếng khóc của một người lính khóc vợ. Người vợ của anh chết trẻ, do lỗi gián tiếp thuộc về chiến tranh.

* Bài thơ này sẽ được sử dụng như thế nào?

- Chúng tôi đưa bài thơ đã được diễn ngâm vào một sản phẩm của chúng tôi. Bài thơ sẽ như một dấu ấn văn hóa của một sản phẩm VN, đi cùng sản phẩm này ra thị trường trong và ngoài nước. Trong tương lai, chúng tôi có dự định mua tác quyền của những tác phẩm khác nữa, tổ chức các hoạt động văn hóa như thi ca khúc, thi thơ, thành lập quĩ phát triển văn hóa để bày tỏ sự trân trọng, biết ơn của mình đối với những tác phẩm nghệ thuật.Đây cũng là một hình thức bảo vệ sản phẩm văn hóa. Cụ thể, chúng tôi sẽ lưu giữ và phổ biến bản chuẩn nhất để tránh

Page 4: Màu tím hoa sim - Hữu Loan

tình trạng có rất nhiều dị bản của cùng một tác phẩm có thể sẽ khiến tác phẩm bị mai một.* Kéo theo việc mua tác quyền bài thơ Màu tím hoa sim sẽ là một loạt hoạt động liên quan, chẳng hạn như một đơn vị, cá nhân nào đó sẽ xin phép dùng bài thơ để phổ nhạc, diễn ngâm hoặc xuất bản... Vitek sẽ xử lý những việc này như thế nào?

- Tiền tác quyền thu được từ việc sử dụng bài thơ sẽ được chuyển vào quĩ phát triển văn hóa của chúng tôi.

Tình đẹp, tâm thiêng, thơ sẽ sống mãi"“Kể cũng lạ, tôi là anh học trò nghèo từ đồng cói Nga Sơn tự học, thi đậu tú tài rồi đi làm gia sư trong gia đình cô Ninh để kiếm gạo, khi cô ấy đã đẹp nổi tiếng trường nữ sinh Thanh Hóa. Không ngờ cô con gái nhà giàu nhưng lại đem lòng anh giáo nghèo là tôi.”Lần theo sự kiện Màu tím hoa sim - một trong những bài thơ tình hay nhất thế kỷ vừa có tác quyền trị giá 100 triệu đồng, chúng tôi tìm về làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) để mong gặp được nhà thơ Hữu Loan. Trái với mọi lời đồn thổi “ông già ấy lập dị lắm, không hề tiếp ai đâu”, nhà thơ đã dành cho chúng tôi hơn nửa ngày không chỉ với Màu tím hoa sim nổi tiếng, mà còn dốc bầu tâm sự về chữ “tâm”, chữ “tình” trong thơ ông.

Trong căn nhà cấp bốn đơn sơ tại làng Vân Hoàn, thi sĩ Hữu Loan ngồi im lìm như một pho tượng sống trên chiếc ghế nhựa, sát chiếc tivi để nghe tiếng cho rõ nhưng mắt ông lại nhìn đau đáu ra khoảng vườn li ti bóng nắng, bóng dừa, bóng nhãn. Mái tóc trắng bạc xòa lên hai bờ vai làm cho khuôn mặt hào hoa, đẹp lão của ông thêm vẻ trầm lắng. Chiếc áo bông khoác xuề xoà trên vai không giấu nổi một vóc hình vốn to cao, vạm vỡ.

Tình và tâm trong thơ

- Được hỏi chuyện, thi sĩ nhớ lại cảm xúc khi ông Lê Văn Chính, giám đốc Công ty Vitek VTB, đến đặt 100 triệu đồng xin mua tác quyền bài thơ Màu tím hoa sim:

- Trước khi trao bản quyền bài thơ tôi suy nghĩ nhiều lắm. Phải mấy tuần sau tôi mới quyết. Lâu nay có nhiều người trong Nam ngoài Bắc kể cả người nước ngoài tìm gặp xin tôi chép lại bài thơ, nay nó được tung hẳn ra một cách đàng hoàng cũng là một điều vui. Một điều vui khác, lần đầu tiên vợ chồng tôi có tiền chia đều cho mười đứa con mỗi đứa một ít. Đặc biệt chu cấp vốn cho những đứa con nghèo làm ăn, thứ đến sẽ trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài sẽ mang tên Thơ Hữu Loan.Nói đoạn, ông đọc lại cho tôi nghe toàn bộ bài Màu tím hoa sim bằng giọng quê mạch lạc, giàu cảm xúc và trầm ấm của người tỉnh Thanh. Đến những từ cuối cùng của bài thơ, khóe mắt ông hoe đỏ. Không dám bàn luận gì nhiều về những câu chữ tài hoa, tôi hỏi ông một chi tiết rất dễ thương của bài thơ:

- Nàng không đòi may áo mới trong ngày hợp hôn có thật hay không lời của cô gái 16 tuổi?

- Thật chứ. Cô ấy tên là Lê Đỗ Thị Ninh quê ở làng Đình Hương, nay là vùng Sặt thuộc huyện Đông Sơn. Kể cũng lạ, tôi là anh học trò nghèo từ đồng cói Nga Sơn tự học, thi đậu tú tài rồi đi làm gia sư trong gia đình cô Ninh để kiếm gạo, khi cô ấy đã đẹp nổi tiếng trường nữ sinh Thanh Hóa. Không ngờ cô con gái nhà giàu nhưng lại đem lòng anh giáo nghèo là tôi. Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không “môn đăng hộ đối” một chút nào. Mãi sau mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ cô ấy ngấm ngầm “soạn kịch bản”. Một lần tôi bàn việc may áo cưới cô ấy gạt đi, rằng: Yêu nhau, thương nhau cốt cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả.

- Còn bốn từ anh chồng độc đáo là sao ạ?

- Cũng là câu nói của cô ấy. Vì hồi đó tôi học giỏi, làm thơ hay và lại đẹp mã nữa. Độc đáo quá đi chứ! - ông cười vui, rung rung cái miệng móm mém.

Như sống lại với một thời trai trẻ, thi sĩ Hữu Loan thổ lộ:

- Cô Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi cô bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa năm 16 tuổi cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi mới viết nổi những câu chiều hành quân/ qua những đồi hoa sim /những đồi hoa sim/ những đồi hoa sim dài trong chiều không hết /màu tím hoa sim /tím chiều hoang biền biệt và chiều hoang tím có chiều hoang biết/ chiều hoang tím tím thêm màu da diết.

Bài thơ được anh lính Vệ quốc quân viết rất nhanh bởi “nỗi nhớ, niềm đau và tình thương người vợ trẻ đã tự “viết” sẵn

Page 5: Màu tím hoa sim - Hữu Loan

từng quãng thơ trong đầu anh rồi. Đặt bút là câu thơ hiện hình lên. “Làm thơ phải có cái tâm mà phải là cái tâm linh thật thiêng liêng thì mới có thơ hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì”. Nghe ông nói, bất chợt tôi ngước nhìn chữ “Tâm” do ông viết bằng Hán tự khá đẹp treo trên bức tường chính giữa bàn thờ đang thoảng bay mùi hương thơm.

Thơ trong đời

- Dù sao thì chuyện cũ Hữu Loan đã lùi về quá khứ. Tôi đã trải đủ nghề kiếm sống từ nghề đi xe thồ, xe cút kít, vác đá, mò cua, bắt ốc. Không thể từ nan việc gì mới đủ sức nuôi mười đứa con sáu trai, bốn gái sau khi tôi làm bạn với bà Nhu đây này.

Bà Phạm Thị Nhu (kém chồng 20 tuổi) ngồi cạnh thi sĩ quay sang hỏi tôi:

- Thế chú đã nghe bài thơ Hoa lúa ông ấy viết nịnh tôi chưa?

Tôi thưa mới chỉ nghe loáng thoáng qua một bản nhạc đã lâu lắm rồi, còn nguyên gốc bài thơ thì bây giờ mới xin nghe. Ông đọc:

- Em là con gái đồng xanhtóc dài vương hoa lúađôi mắt em mang chân trời quê cũgiếng ngọt, cây đaanh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳmnhạc quê hương say đắmtrong lời em từng lờitiếng quê hương muôn đời và tiếng em là mộtem ca giữa đồng xanh bát ngátanh nghe quê ta sống lại hội mùacó vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờcó dân ca quan họtrai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡcầm tay trao một miếng trầuyêu nhau cởi áo cho nhauvề nhà dối mẹ qua cầu gió bayQuê hương ta núi ngất, sông đầybát ngát làng tre, ruộng lúaem gái quê hương mang hình ảnh quê hươngxa em năm nhớ, gần em mười thươngcòn bàn tay em còn quê hương mãiem mang nguồn ân áicăng ngực trẻ hai mươi và trong mắt biếc nhìn anhem gái quê si tìnhchưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn…Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệtquê hương ta ơi từ nay càng đẹp/ tình yêu ta ơi từ nay càng sâuTa đi đầu sát bên đầu/mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.

Hoa lúa được ông xem là bài thơ tặng bà vợ sống, viết năm 1955, sáu năm sau bài thơ Màu tím hoa sim tặng bà vợ đã qua đời.

Sau khi cắm thêm một nén hương trên bàn thờ, thi sĩ tiếp tục câu chuyện:

- Tôi làm thơ không nhiều, toàn bộ gia tài thơ có khoảng 40 bài nhưng bài nào cũng được khen hay. Thơ tôi không giống ai, ngắt câu, lên xuống dòng tùy ý. Vậy mà lạ: đọc nghe lúc nào cũng mới.

Nói rồi ông đọc bốn câu về lúa, về trăng, về người du kích và đồn giặc Pháp trong bài Yên Mô dài 37 câu viết năm 1947:

-...Đêm nhúng sương trăng soi/ ngày phơi bông vàng nắng/...Anh làm du kích Yên Mô/ nửa đêm trăng mọc đỏ như cháy đồn. Hồi còn sống cụ Đặng Thai Mai yêu những câu này lắm nhé…Thường ngày thi thoảng căn nhà vắng lặng giữa vườn cây trái của ông bà Hữu Loan lại vui lên bởi những đoàn học

Page 6: Màu tím hoa sim - Hữu Loan

sinh giỏi trường chuyên Lam Sơn về hỏi chuyện thơ văn kim cổ. Hè năm 2003 dân làng Vân Hoàn tưởng nhà ông bà Hữu Loan có đám cưới vì thấy hơn 30 xe máy, mỗi xe hai người về dựng chật cổng.

Hóa ra đó là 60 thầy cô giáo và sinh viên Đại học Quốc gia từ Hà Nội rủ nhau về nghe tác giả Màu tím hoa sim nói chuyện văn học và một số chi tiết trong bài thơ nổi tiếng. Hôm ấy thầy trò ngồi chật nhà, chật sân nghe ông già ngồi nói chuyện suốt hơn hai giờ. Mới đây có một cô giáo nghèo cuối huyện “đi vòng thúng hết xã này sang xã khác hỏi nhà ông Hữu Loan không chỉ để tặng quà mà còn vì nghe tiếng nhà thơ ở cùng huyện nhưng chưa được biết mặt”.

Hôm nay tôi cũng như cô giáo nghèo ấy rời quốc lộ 1A, rời đường 13, men theo khúc sông Bó Văn, rẽ dưới chân núi Vân Hoàn, khẽ tay nhấc hai cánh cổng tre phía ngoài và hai cánh cổng sắt phía trong để vào nhà thi sĩ Hữu Loan; để được nghe bài Màu tím hoa sim do chính tác giả đọc cùng bầu tâm sự của một nhà thơ gần bước sang tuổi 90 mà vẫn có những phút giây rung động của chàng trai trẻ tuổi đôi mươi…

 

Màu Tím Hoa Sim

Nàng có ba người anh đi bộ độinhững em nàngcó em chưa biết nóikhi tóc nàng xanh xanh.Tôi người vệ quốc quânxa gia đìnhyêu nàng như tình yêu em gáingày hợp hônnàng không đòi may áo mớitôi mặc đồ quân nhânđôi dày đinhbết bùn đất hành quânnàng cười xinh xinhbên anh chồng độc đáo.Tôi ở đơn vị vềcưới nhau xong là đitừ chiến khu xanhớ về ái ngạilấy chồng đời chiến chinhmấy người đi trở lạilỡ khi mình không vềthì thươngngười vợ chờbé bỏng chiều quê...Nhưng không chết người trai

Page 7: Màu tím hoa sim - Hữu Loan

khói lửamà chết người gái nhỏ hậu phươngtôi vềkhông gặp nàngmá tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tốichiếc bình hoa ngày cướithành bình hương tàn lạnh vây quanh.Tóc nàng xanh xanhngắn chưa đầy búiem ơi giây phút cuốikhông được nghe nhau nóikhông được trông nhau một lần.Ngày xưa nàng yêu hoa sim tímáo nàng màu tím hoa sim.Ngày xưađèn khuyabóng nhỏnàng vá cho chồng tấm áongày xưa...Một chiều rừng mưaba người anh từ chiến trường Đông Bắcđược tin em gái mấttrước tin em lấy chồnggió sớm thu về rờn rợn nước sông.đứa em nhỏ lớn lênngỡ ngàng nhìn ảnh chịkhi gió sớm thu vềcỏ vàng chân mộ chí.Chiều hành quânqua những đồi hoa simnhững đồi hoa simnhững đồi hoa sim dài trong chiều không hếtmàu tím hoa simtím chiều hoang biền biệtcó ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa:“áo anh sứt chỉ đường tàVợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu”.Ai hát vô tình hay ác ý với nhauchiều hoang tím có chiều hoang biếtchiều hoang tím tím thêm màu da diếtnhìn áo rách vaitôi hát trong màu hoa:“áo anh sứt chỉ đường tàvợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...”.Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớmtím tình ơi lệ ứaráng vàng mavàsừng rúc điệu quân hànhvang vọng chập chờntheo bóng những binh đoànbiền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím.Tôi ví vọng về đâu?Tôi với vọng về đâu?áo anh nát chỉ dù lâu...

HỮU LOAN(*) Bài thơ do chính nhà thơ Hữu Loan đọc tại nhà ông, Vũ Toàn ghi lại ngày 12-12-2004Nguồn : http://www.nxbkimdong.com.vn/?page=newsview&id=175&cid=8

Page 8: Màu tím hoa sim - Hữu Loan

Bài thơ có giá chuyển nhượng tác quyền cao nhất VN

Khi thực hiện sản phẩm điện tử DVD đầu tay “Hát hay hay hát”, một sản phẩm do chính các kỹ sư trẻ Việt Nam thiết kế, Công ty cổ phần Công nghệ Việt - Vitek đã quyết định chọn thi phẩm “Màu tím hoa sim” nhằm tạo dấu ấn văn hóa Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước bằng một thi phẩm tượng trưng cho nền thi ca Việt Nam.

Vào cuối năm 2003, Ban Giám đốc Công ty Công nghệ Việt - Vitek bắt đầu tiếp xúc và đặt vấn đề với nhà thơ Hữu Loan. Qua nhiều lần thuyết phục và thương lượng, cuối cùng nhà thơ Hữu Loan đã đồng ý chuyển nhượng tác quyền bài thơ. Ngày 8-10-2004, Công ty Công nghệ Việt - Vitek tiến hành thủ tục đăng ký chuyển nhượng bản quyền tác giả đối với thi phẩm “Màu tím hoa sim”, với đại diện pháp lý là Công ty Luật và Sở hữu trí tuệ Phạm và Liên Danh.

Ngày 12/10/2004, Công ty cổ phần Công nghệ Việt - Vitek cùng luật sư Bạch Thanh Bình (Công ty Luật và Sở hữu trí tuệ Phạm và Liên Danh) xúc tiến các thủ tục theo pháp luật, ký hợp đồng chuyển giao bản quyền tác giả bài thơ “Màu tím hoa sim” với giá chuyển giao là 100 triệu đồng. Ngày 19-10-2004, Cục bản quyền tác giả văn học nghệ thuật đã cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả, tác phẩm “Màu tím hoa sim” cho tác giả Nguyễn Hữu Loan và chủ sở hữu là Công ty cổ phần Công Nghệ Việt - Vitek.

Tháng 11/2004, Bến Thành Audio đã tổ chức thu âm bài thơ này. Công ty cổ phần Công Nghệ Việt - Vitek đưa bài thơ vào sản phẩm DVD “Hát Hay Hay Hát” ra thị trường đầu năm 2005. Thi phẩm “Màu tím hoa sim” là bài thơ đầu tiên có giá chuyển nhượng tác quyền cao nhất Việt Nam. Đây là thi phẩm do nhà thơ Hữu Loan sáng tác vào năm 1949 của thế kỷ XX, khi đang là Vệ quốc quân. Ông sáng tác bài thơ “Màu tím hoa sim” trong hoàn cảnh đang trên đường hành quân thì được tin người vợ trẻ ở nhà đột ngột qua đời. Bằng tất cả cảm xúc với biết bao nỗi nhớ, niềm đau và tình thương dành cho người vợ trẻ, ông đã viết nên những dòng thơ đầy cảm động.Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam - VIETBOOKS sau thời gian tiến hành nghiên cứu, xác minh cũng như nhận được ý kiến đóng góp và phản biện của độc giả trên toàn quốc, chính thức ghi nhận: Bài thơ có giá chuyển nhượng tác quyền cao nhất Việt Nam đã có đủ yếu tố để đề xuất kỷ lục Việt Nam.

Vietnam Records Books

Hữu Loan: “Cây gỗ vuông chành chạnh….”

Tiêu Dao Bảo Cự

Đó là mấy từ trong trích đoạn bài thơ Hữu Loan chép tặng tôi vào sổ tay 17 năm trước, với nét chữ cứng cỏi và cách xuống giòng bậc thang đặc trưng trong thơ ông. Năm đó ông đã 73 tuổi.

“…Tôi là câygỗvuông

Page 9: Màu tím hoa sim - Hữu Loan

chànhchạnhsuốt đờiđã làm thất bạimọi âm mưuđẽo trònđể muốn tùy tiệnlăn long lóc thế nàothì long lócChântínhđấyhỡi Rìu, BàoPhó – Mộc”( chuyện Di Tề )

Đó là năm ông “tái xuất giang hồ” rời bỏ làng quê giong ruổi về phương nam sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nhà, một nơi đèo heo hút gió ở thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Trong chuyến đi xuyên Việt năm 1988 của đoàn Hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí - xuất bản và đổi mới thực sự, chúng tôi đã đưa Hữu Loan về lại quê nhà sau gần một năm lang bạt.

Lần ấy, chép xong mấy câu thơ, ông chỉ tay vào trang giấy nói với tôi: “Anh thấy đó. Chữ Rìu, Bào và Phó - Mộc viết hoa. Anh biết tôi muốn ám chỉ ai rồi”

Dọc đường đất nước trên chuyến đi, ông cũng đọc cho công chúng nghe trong những lần gặp gỡ, bài thơ dài mới nhất của ông, bài “Chuyện tôi về”, một loại bút ký thơ kể về thời gian “ Ba mươi năm không phải chuyện / Một sớm một chiều/ Một ngày tù đã dài như thế kỷ / Ấy là tù giữa chợ….”. Nhưng 30 năm đó, kể từ ngày có vụ án văn nghệ gọi là “Nhân văn - Giai phẩm”, và 17 năm sau đó nữa, chẳng có ai dám viết, nói gì về chuyện của ông dù không ít người biết. Ngay cả sau khi gần đây, có hiện tượng xôn xao dư luận là một công ty đã bỏ ra 100 triệu đồng để mua bản quyền bài thơ nổi tiếng "Mầu tím hoa sim” của ông. Nhân sự việc này trên báo chí có một vài bài viết về ông nhưng tuyệt nhiên không ai nhắc đến 30 năm đó, như thời gian này không hề có trong cuộc đời ông.

Một sự im lặng khủng khiếp không chỉ đè nặng lên riêng đời ông mà còn trói tay những người cầm bút và choàng phủ lên cả đời sống dân tộc. Đó là sức mạnh, sức nặng ghê gớm của bạo lực và cường quyền, của nỗi sợ hãi và lòng hèn nhát, là bi kịch của một đất nước tự cho và cũng được phong tặng là đất nước anh hùng.Trong hoàn cảnh đó, Hữu Loan đã chọn riêng cho mình một lối sống, dù nghiệt ngã nhưng đầy bi tráng. Như ông viết trong “ Chuyện tôi về”: “Tôi không làm nhà vì mắc làm người”, “Đi ăn cắp và làm cán bộ là tôi không đi…”. Ông thà đi cuốc đất, đập đá và đẩy xe thồ suốt 30 năm để làm “Cây gỗ vuông chành chạnh” không cho ai lăn long lóc, trong khi bao nhiêu văn nghệ sĩ đồng thời với ông đã tha hồ để cho “tùy tiện bị lăn long lóc thế nào thì long lóc” ngoài đời cũng như trong văn học nghệ thuật.

Kể từ lần gặp gỡ đầu tiên, tôi thực lòng ngưỡng mộ “cây gỗ vuông chành chạnh” Hữu Loan nên trong 17 năm qua, dù trải bao nhiêu khó khăn vây khổn, trong tôi vẫn thôi thúc ý muốn gặp ông lần nữa. Tôi vẫn sợ rằng nếu không còn dịp nào gặp lại ông, đối với tôi đó sẽ là niềm ân hận lớn trong đời.

Trong chuyến đi xuyên Việt lần thứ hai bằng xe gắn máy năm 2003, tôi đã định đến thăm ông, nhưng rủi thay, khi đến địa đầu tỉnh Thanh Hóa, chỉ còn cách nơi ông ở vài mươi cây số, tôi bị tai nạn phải lên xe đò đi thẳng ra Hà nội, tôi đành để lỡ dịp trong hối tiếc.

Đầu năm 2005 này, trong chuyến đi xuyên Việt từ Nam ra Bắc lần thứ 3 bằng nhiều loại phương tiện, tôi nhất quyết đến thăm ông và tôi đã thực hiện được.

Trên đường trở về bằng chuyến xe du lịch open tour Hà Nội - Sàigòn, tôi xuống xe ở Ninh Bình, một điểm dừng của open tour này, để tìm gặp lại Hữu Loan. Ninh Bình là tỉnh giáp giới phía Bắc của Thanh Hóa. Tôi hỏi thăm biết huyện Kim Sơn của Ninh Bình, nơi có nhà thờ đá Phát Diệm nổi tiếng, cách thị xã Ninh Bình 30 cây số nằm tiếp giáp với huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, nơi Hữu Loan đang ở. Tôi thuê một xe gắn máy và tự mình tìm đường đi sau khi nghiên cứu bản đồ. 17 năm trước tôi đến nhà ông theo đường quốc lộ 1 từ thị xã Thanh Hóa ra, lần này đi ngược lại từ phía bắc vào, theo một con đường khác.

Sau khi đến nhà thờ Phát Diệm, nhà thờ đá xưa nhất và lớn nhất Việt Nam, nơi hết địa phận huyện Kim Sơn, người ta bảo phải đi khoảng 20 cây số nữa mới đến trung tâm huyện Nga Sơn. Tôi chạy theo con đường liên tỉnh lộ nhỏ hẹp,

Page 10: Màu tím hoa sim - Hữu Loan

phía Nga Sơn xem ra không trù phú bằng bên Kim Sơn, nơi có những cánh đồng lúa cò bay thẳng cánh, với những đàn vịt trắng xóa bờ kênh và rất nhiều nhà thờ hai bên đường. Tôi vừa đi vừa hỏi thăm đến thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh. Giờ này đã gần trưa, con đường trải nhựa liên xã vắng vẻ. Đến nơi, tôi hỏi thăm mấy em nhỏ học sinh đang chơi la cà trên đường. Các em chỉ cho tôi con đường chạy thẳng đến chân núi, gần đó có chỗ rẽ vào một lối nhỏ đúc bê tông. Tôi thầm nghĩ không lẽ người ta đã thay đổi tư duy, trọng thị nhà thơ nên đã cho làm con đường bê tông ở xóm nhỏ heo hút này. Vào đó hỏi tiếp, mấy người lại nói cho tôi biết nhà ông Hữu Loan ở chỗ nhà lầu hai tầng đang xây bên phải. Hai người nói như thế, làm tôi càng ngạc nhiên vì cách họ nói mấy từ “nhà lầu hai tầng” nghe có vẻ khác lạ, bao hàm sự thán phục như nói về một cái gì phi thường ở thôn xóm không có mấy nhà khang trang này. Tôi lại nghĩ không lẽ Hữu Loan đã được “đổi đời” rồi vì lần trước đến, căn nhà do chính tay ông dựng nên từ xưa vừa bị sập và mấy năm sau đó tôi nghe tin loáng thoáng ông được xây “nhà tình nghĩa” và tài trợ xuất bản tập thơ. Dù sao nếu đươc như thế tôi cũng mừng cho ông.

Tôi đã mừng hụt. Nhà Hữu Loan chỉ là căn nhà cũ kỹ phía sau “nhà lầu hai tầng đang xây” mà thôi. Đằng sau cánh cổng sắt hơi tối dưới bóng cây âm u, một phụ nữ đang nằm trên chiếc võng treo ngang qua cổng và hai con chó đen dưới chân nhâu nhâu lên sủa. Chị đứng dậy suỵt chó im và khi tôi hỏi Hữu Loan, chị bảo “ông cháu có nhà”. Chị tự giới thiệu là con dâu của ông. Chị mở cổng đưa chúng tôi vào nhà mời ngồi ở chiếc ghế gỗ vừa vội vàng dọn dẹp căn phòng ngổn ngang bề bộn mọi thứ linh tinh. Chị loay hoay pha trà mời chúng tôi với bộ ấm chén xỉn màu và cho biết Hữu Loan đang ốm. Chị nói thêm bình thường chỉ có hai ông bà ở nhà, mấy hôm nay ông ốm nên chị đến chăm sóc.

Trong khi nói chuyện với chị, chúng tôi quan sát căn phòng và nghe tiếng ho sù sụ ở phòng kế bên, sau khung cửa không có cánh tối om, được che bằng tấm màn vải cũ kỹ.

Căn phòng không có trần, đồ đạc không có gì giá trị. Trên tường có treo mấy tấm hình. Một tấm chụp Hữu Loan đứng bên cạnh bức tượng của mình, tác phẩm điêu khắc của Phạm Văn Hạng năm 1990 theo như ghi chú bên dưới. Một tấm chụp lại phác thảo chân dung bà Phạm thị Nhu ( tức bà Hữu Loan) do một họa sĩ nào đó ký tên không rõ vẽ tặng ông. Đặc biệt chiếc bàn thờ đơn sơ, chỉ là một mảnh ván đóng lên tường với mấy bình nhang cắm hoa giấy và vỏ một hộp bánh bằng các tông, phía trên chỉ treo một bức thư pháp viết chữ Tâm bằng Hán tự, nét chữ sắc sảo và cứng cỏi, bên ngoài có nhện giăng và bụi bám.

Nói chuyện một lúc, tôi ngỏ ý với chị con dâu muốn vào tận giường thăm Hữu Loan nếu ông ốm nặng thì nghe tiếng dép lệt sệt bước ra. Trước mắt tôi, Hữu Loan không còn phong độ như năm nào. Ông đội chiếc mũ len, quấn khăn quàng, mặc áo khoác bên ngoài áo len trong khi vào nhà nóng, tôi phải cởi áo khoác. Khuôn mặt ông có sắc hồng nhưng không phải nét hồng hào khỏe mạnh. Đôi mắt nhỏ sáng quắc năm xưa đã phần nào mờ mịt. Tôi đứng lên chào và hỏi ông còn nhớ tôi không, ông nhìn tôi ngẫm nghĩ rất lâu không nói gì. Khi tôi nói tên và nhắc lại chuyến đi xuyên Việt năm xưa, ông ôm lấy tôi và nói “ Còn sống để gặp lại nhau là mừng lắm rồi”.

Ông mời tôi ngồi xuống ghế. Tôi nói tìm đường vào nhà ông cũng khá vất vả. Ông bảo ai muốn tìm đừng hỏi ngay đến nhà ông vì hỏi như thế chúng nó không chỉ đâu. Chúng nó được lệnh rồi. Tôi ôn lại chuyện xưa nhưng kinh ngạc thấy ông còn nhớ rất ít. Ngay cả bài thơ “Chuyện tôi về” ông tâm đắc ngày ấy và đã đọc hàng chục lần trước công chúng ông cũng quên. Ông bảo tôi đọc cho ông nghe nhưng tôi chỉ thuộc vài câu. Tôi hỏi bản thảo có còn không, ông bảo đã mất hay để đâu ông không nhớ. Bây giờ mắt ông không đọc được chữ nữa, khi cần phải nhờ con cháu đọc.

Tuy nhiên những chuyện và những bài thơ xưa hơn ông lại nhớ rất rõ. Ông kể đi kể lại việc một người được giao nhiệm vụ giết ông nhưng mỗi lần sắp ra tay lại không nỡ vì nhớ đến bài thơ ông viết về quê hương anh ta. Chính anh ta đã nói lại với ông chuyện đó và ông đọc bài thơ cho tôi nghe.Ngồi nói chuyện khá lâu, và vì lúc chạy xe trên đường hơi bị lạnh, cảm thấy thèm thuốc lá, tôi rút bao thuốc xin phép ông hút nhưng ông nghiêm mặt chỉ tay vào tôi nói: "Tôi cấm anh”. Tôi gượng cười cất bao thuốc và nói hiện nay tôi còn nghiện một thứ chưa bỏ được là thuốc lá. Ông nói ngay: “ Cái gì có hại phải bỏ. Có gì mà không bỏ được. Ngay cộng sản là thứ ghê gớm mà tôi còn bỏ được huống gì thuốc lá.”

Lát sau, ông bắt đầu ho nhiều hơn và khạc nhổ đờm xuống đất, tôi tỏ ra quan ngại về sức khỏe của ông nhưng ông bảo ông chỉ bị cảm mấy ngày nay thôi. Ngày thường ông vẫn ra ngoài được và thường xuyên tập khí công. Tôi hỏi ông tập theo phương pháp nào và vào lúc nào. Ông bảo ông tập bất cứ lúc nào, kể cả khi ngồi, nằm, đi lại.

Hỏi thăm về gia đình, ông cho biết ông có 10 người con, 30 cháu và tỏ ra không vui vì hoàn cảnh con cháu. Người con đầu thông minh, thuộc loại học giỏi nhất tỉnh nhưng thời đó vì chuyện của ông, anh không được vào đại học. Đến nay chỉ có người con trai út tốt nghiệp kiến trúc sư đang làm việc ở Hà Nội, còn những người khác đều lập gia đình, làm ruộng, làm nghề và ở quanh quẩn gần đó.Về nguồn sống của ông bà, ông bảo thu nhập chính của ông là tiền bán củi. Củi ở đây là cọng và lá dừa khô của hơn chục cây dừa rất cao do chính ông trồng từ xưa. Vùng này người ta chuộng thứ củi dừa vì có sẵn trong vườn và cháy tốt.

Page 11: Màu tím hoa sim - Hữu Loan

Bà Hữu Loan đi đâu về, nghe cô con dâu báo, vội lên chào khách. Gặp tôi bà nhớ ra ngay. Có lẽ tôi gây ấn tượng cho bà vì lần trước chúng tôi đã giúp đưa ông về sau khi ông “bỏ nhà ra đi” cả năm trời. Lần đó tôi đã khen bà mặc áo tím đẹp khi Hữu Loan giới thiệu bà với chúng tôi lúc gặp bà ngồi bán hàng trên đầu cầu. Tôi cũng đã hỏi bà có phải vì Hữu Loan thích mầu tím nên bà mặc áo tím không. ( Dĩ nhiên bà là vợ sau của Hữu Loan vì người vợ đầu của ông, mới “cưới nhau xong là đi”, “nhưng không chết người trai khói lửa / Mà chết người em gái nhỏ hậu phương” đã gây xúc động cho Hữu Loan viết nên bài thơ “ Mầu tím hoa sim” bất hủ).

Bà Hữu Loan bây giờ đã hơn 70 tuổi nhưng bề ngoài trông có vẻ còn khỏe mạnh dù bà bảo cũng đang bị nhiều bệnh mãn tính. Bà mời tôi ở lại dùng cơm. Lúc đó đã quá trưa, gần xế chiều, tôi hơi ái ngại và cũng sợ về muộn vì còn phải đi đường xa nên xin cáo từ. Bà bảo không lẽ khách từ trong nam ra thăm mà không mời được bữa cơm, hơn nữa nhà cũng chưa ăn trưa, thức ăn có sẵn, chỉ nấu quàng nồi cơm là xong. Tôi đành nán lại.

Bữa ăn bà đãi chúng tôi quả có nhiều món có sẵn mà bà dự trữ để ăn dần. Cá kho, canh rau nấu với thịt heo, tép kho ăn ghém với khế chua hái trong vườn, lại thêm món trứng tráng. Hình như tất cả các thứ dự trữ bà đều mang ra mời khách. Chúng tôi vừa ăn vừa phải luôn tay xua đàn ruồi bay vù vù chung quanh. Hữu Loan chỉ ăn được lưng hai bát cơm.

Trong khi ăn bà nói chuyện vui. Bà kể dạo ông đi nam, ông viết thư về bảo có mấy cô còn trẻ mê ông muốn lấy ông, làm vợ bé, ông còn dám bảo “có lẽ cũng phải lấy thôi.” Nghe nhắc đến chuyện đó mắt Hữu Loan ánh lên nét tinh quái và ông mỉm cười nói: “Vì thế tôi mới gọi bà là Thiến Thư. Thiến Thư chứ không phải Hoạn Thư”. Chúng tôi đều cười xòa.

Dạo đó hình như bà cũng có ghen thật. Tôi nghe nói bà đã xé mấy bức ảnh ông chụp chung với mấy cô gái trẻ. Bây giờ ông đã 90 tuổi, bà hơn 70, nhưng nhắc đến chuyện tình yêu, ghen tuông, hai ông bà vẫn còn xúc cảm, tuy trong một trạng thái khác. Đúng là chuyện không tuổi và của muôn đời.Câu chuyện vui không làm tôi bớt cảm giác phiền muộn trong lòng khi nghĩ về hoàn cảnh Hữu Loan hiện nay. Dĩ nhiên sinh - lão - bệnh - tử là chuyện tất yếu của đời người. Nhưng hình ảnh một ông gìa ốm yếu ho hen, lẩn quẩn trong căn nhà cũ kỹ với người vợ tuổi đã cao, cũng nhiều bệnh tật, có cái gì làm tôi cám cảnh. Hơn nữa, người đó lại là Hữu Loan.

Lẽ ra ông đã có một cuộc sống khác. Một nhà thơ tài hoa, một trí thức, một chiến sĩ cách mạng dày dạn, từ thời khởi nghĩa chống Pháp giành chính quyền mới hơn 20 tuổi đã phụ trách 4 ty của tỉnh, một cán bộ tuyên huấn sư đoàn xuất sắc… đúng ra phải có vị trí xứng đáng và cuộc sống tốt hơn so với bao nhiêu người bất tài đang nắm giữ chức quyền và sống xa hoa phung phí hiện nay.

Tôi nghĩ thực ra chính ông đã chọn cuộc sống này từ khi làm bài thơ “ Mầu tím hoa sim” và tham gia “ Nhân văn- Giai phẩm”, sau đó tự ý bỏ về quê nhà. Trong khi người ta lên án tư tưởng tiểu tư sản ủy mị thì ông làm bài thơ khóc người vợ trẻ lúc từ chiến trường trở về phải ngồi bên "ngôi mộ đầy bóng tối với chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh" của người con gái vắn số không kịp chờ ông. Ông không thể “giữ lập trường”, nén đau thương, xúc cảm của mình theo chỉ thị của lãnh đạo. Con người không phải là gỗ đá, không phải là súc vật phản xạ có điều kiện. Nhà thơ chân chính càng không thể chỉ nặn ra những tác phẩm theo đơn đặt hàng hay những bài tuyên truyền sáo rỗng dối trá dù là theo “yêu cầu của cách mạng” đi chăng nữa. Chính vì thế sau khi viết “Mầu tím hoa sim”, ông bị kiểm điểm, bài thơ bị cấm phổ biến công khai nhưng lại được chính các chiến sĩ chép tay lén lút, đọc thầm cho nhau nghe, và sau đó vượt không gian, thời gian đi vào lòng người để trở thành một trong những bài thơ tình bất hủ của thi ca Việt Nam.

Cùng với các văn nghệ sĩ trong nhóm “ Nhân văn – Giai phẩm”, Hữu Loan đã dùng ngòi bút để lột trần, lên án cái ác núp dưới bất cứ thứ nhân danh, chiêu bài nào. "Nhân văn- Giai phẩm” là sự lựa chọn quyết liệt của những người làm văn học nghệ thuật chân chính với tinh thần “ Lời mẹ dặn” của Phùng Quán “Yêu ai cứ bảo là yêu / Ghét ai cứ bảo là ghét”. Đó là đỉnh cao của văn học nghệ thuật, cũng là đỉnh cao của trí tuệ và nhân cách. Đỉnh cao đó tất yếu bị phá đổ, vùi dập khi quyền bính được xây dựng bằng bạo lực và dối trá. Sự lựa chọn đó là một lựa chọn sinh tử và đã phải trả gía đắt, đắt bằng sự khốn cùng của đời người, bằng một vết nhơ lớn trong lịch sử dân tộc.

Khi tôi hỏi về chữ Tâm treo trên bàn thờ, Hữu Loan bảo chính tay ông viết và suốt đời ông chỉ thờ một chữ Tâm.

Tôi chợt nhớ đến những điều ông nói trong chuyến đi xuyên Việt năm xưa mà tôi đã ghi lại trong bút ký “ Hành trình cuối đông”[*]

“Cái tâm mới là điều quan trọng trong văn học. “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Sai lầm của chế độ là đã đề cao giai cấp tính, đến chỉ còn đẳng cấp thống trị. Giai cấp tính không bằng nhân đạo tính".Với cái tâm trong sáng của mình, Hữu Loan đã thấu suốt tình hình đất nước và có những nhận định sắc bén:

Page 12: Màu tím hoa sim - Hữu Loan

“ Đất nước ta là nơi nói giỏi nhất nhưng làm sai nhiều nhất, người sai lầm ít thì bị tội nặng, không được sửa sai, như bác sĩ làm chết người, lái xe gây tai nạn bị lấy bằng, đi tù, còn những người làm sai nhiều, giết nhiều người, làm hại làm khổ hàng triệu người thì lại được sửa sai, nói dễ dàng “sai thì sửa”.

“Người nói thật cũng bị trừng trị. Tôi cũng bị trừng trị vì tôi viết văn là nói thật. Có người hỏi động cơ viết văn của tôi là gì, tôi trả lời động cơ viết văn của tôi là thích chửi vua. Ít ai dám chửi vua nhưng vua sai thì nhà văn có quyền chửi.”

Vào thời điểm đó, Hữu Loan nhấn mạnh về sứ mạng của nhà văn:

“ Bây giờ nhà văn chỉ cần làm thư ký của thời đại là đã lớn lắm rồi. Hiện thực nỗi đau của nhân dân rất vĩ đại. Vấn đề không phải có lớn không mà là có dám lớn không.”

Dám nói thật và động cơ viết văn “thích chửi vua” chính là sứ mạng, nhân cách và bản lĩnh của người cầm bút trong những thể chế hay giai đọan lịch sử mà sự sai lầm và độc đóan lên ngôi thống trị. Đó cũng là “định mệnh” của nhà văn chân chính. Định mệnh của những người đã lựa chọn cuộc chiến đấu không cân sức:

“Chuyện Hữu Loan là chuyệnMột vạn chín trăm năm mươi ngày gấp hơnmười lần chuyện Ba Tưvô cùng căng thẳngGiữa hai bênmột bên là chính quyền cóđủ thứ nhân dânquân đội nhân dântòa án nhân dânnhà tù nhân dânvà nhất làcuồng tín nhân dânthứ bản năng ăn sốngnuốt tươiăn lông ở lỗ nguyên thủyđược huy động đếntột cùngsẳn sàng hủycũng như tự hủymột bên nữa làmột người tay khôngvới nguyện vọngvô cùng thiết thađược làm người lương thiệnnói thẳngnói thậtbọn ácbọn bịpthì chỉ tên vạch mặtngười nhân thìxin thờnhư Thuấn Nghiêu”

( Chuyện tôi về )

Cuộc sống của Hữu Loan thời kỳ đêm dài 30 năm đúng là “vô cùng căng thẳng”, đặc biệt khi “cuồng tín nhân dân” còn bị nhồi sọ và kích động bởi bộ máy tuyên truyền hùng hậu.Thời kỳ đó đã qua và hiện nay những nhà văn chân chính như Hữu Loan không cô độc nữa, dù cũng còn phải chịu đựng không ít khó khăn trù dập. Trung thực và dũng cảm vẫn là điều không thể thiếu khi nhà văn muốn nói lên sự thật.

Riêng Hữu Loan, ông đã giữ vững sự lựa chọn đó đến cuối đời. Theo tôi biết, nếu không lầm, sau thời kỳ đổi mới, Hữu Loan là người duy nhất không làm đơn xin khôi phục hội tịch Hội Nhà văn Việt Nam.[*] Cuộc sống của ông cho đến tận hôm nay, dù trải qua bao nhiêu gian nan khốn cùng, đó vẫn là một cuộc sống làm người tử tế đúng nghĩa. Hơn nữa đó còn là một cuộc đời bi tráng rực rỡ, lấp lánh niềm đau và khí phách như những bài thơ của chính ông.

Page 13: Màu tím hoa sim - Hữu Loan

Hôm trước ở Hà Nội, tôi nghe nói con trai út của ông định sắp tới sẽ tổ chức thượng thọ 90 tuổi cho ông với mục đích để bạn bè trong nam ngoài bắc có dịp gặp ông một lần trước khi ông quá gìa yếu. Tôi may mắn đã được gặp lại ông trước dịp này.

Cuộc đời Hữu Loan chính là một tượng đài của nhân cách, lòng trung thực và khí phách anh hùng. Tượng đài đó có thể biểu trưng bằng “cây gỗ vuông chành chạnh” và một chữ Tâm. Người xưa nói “ Dụng nhân như dụng mộc”. Cây gỗ vuông này thời đại của ông không dùng nhưng lịch sử sẽ dựng lên thành một tượng đài, cũng là một loại bút “ tả thanh thiên” lồng lộng giữa đất trời.

Tháng 6 năm 2005

Hoa sim tím trong chiều23-04-2009

ThienNhien.Net – Một buổi chiều thơ thẩn đạp xe ra dốc chợ Bưởi, nơi từ lâu đã là chợ hàng hoa cây cảnh của Hà Nội, tôi bỗng ngỡ ngàng gặp mầu tím hoa sim. Cây hoa nhỏ bé nép mình bên những vạt dây leo đong đưa, vậy mà vẫn gây chú ý bởi màu tím hồng mãnh liệt. Chợt nhớ mấy năm trước, có lần về thăm nhà bạn ở một vùng quê trung du, cũng đã từng gặp màu hoa ấy, mỏng manh song nở đầy cành và có những quả tròn xoe, ngọt, thơm và mọng nước.

Ở quê bạn, người dân dùng sim trong khá nhiều việc: lấy lá để tắm sát khuẩn cho con trẻ sơ sinh ; hái hoa để nhuộm vải, chế mầu vẽ, làm bông sim cài áo trong trò chơi học trò chú rể cô dâu, hái hoa cắm lọ cho vui cửa vui nhà…; quả sim bé xíu bằng ngón tay út sai trĩu trịt một cây phải có từ 60 đến 100 quả, lúc xanh hơi chát song khi chín thì ôi thôi ngọt lịm, ngọt hơn cả đường mật, hái về có thể ăn no bụng, làm món ăn tươi hoặc sấy khô thành quà lưu niệm ...

Đã có khá nhiều thi phẩm về hoa sim. Song có lẽ không gì hay hơn bài thơ Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan. Bài thơ được tác giả sáng tác trong thời kháng chiến chống Pháp về chính cuộc đời mình, và ngay sau đó đã được phổ nhạc thành nhiều bản tình ca. Có người dựa theo cả bài, có người chỉ lấy câu nhặt ý. Trước năm 1975, Màu tím hoa sim cũng đã từng được giảng dạy ở miền Nam. Biết bao người đã chép bài thơ vào sổ tay lưu truyền đến nay, xem đây là bài thơ tình hay nhất của thế kỷ.

Màu tím hoa sim mở đầu với hình ảnh người em gái, người vợ trong lòng người chiến sĩ: “Nàng có ba người anh đi bộ đội”, và người em nhỏ nhưng “chưa biết nói”. (Nàng là cô gái Lê Đỗ Thị Ninh, con của Tổng thanh tra nông lâm Đông Dương, các anh là Lê Đỗ Khôi tiểu đoàn trưởng đã mất trên đồi Him Lam Điện Biên Phủ, Lê Đỗ Nguyên nay là trung tướng Phạm Hồng Cư và Lê Đỗ An cũng là một cựu chiến binh).

Hình ảnh người lính, người chồng của cô gái đồng thời là nhà thơ Hữu Loan cũng hiện lên ngay sau đó: “Tôi người vệ quốc quân xa gia đình/Yêu nàng như tình yêu em gái”. Là người lính không có của cải lại xa nhà, nhờ quen biết mà gặp và yêu nàng nên anh rất chân thành và được đáp lại. Bản thân cô gái cũng sống giản dị. Tại thời buổi bấy giờ con nhà quê các thường ăn vận sang trọng học theo lối Pháp, cưới xin phải có váy đầm, đăng ten che mặt, vòng hoa kết hình trái tim cầm tay vậy mà “Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới”, chỉ ăn mặc một bộ quần áo thường có chỉnh trang hơn một chút, và chịu đứng ngay bên cạnh chú rể một anh lính chân ướt chân ráo vừa mới về “mặc đồ quân nhân/Đôi giầy đinh bết bùn đất hành quân”. Tuy nhiên với sự khéo léo, tinh tế của người con gái, nàng cũng xin cắm một “bình hoa ngày cưới” với vài bông hoa đồng nội để minh chứng cho tình yêu hạnh phúc của hai người.

Cô gái rất hồn nhiên, đã không so đo tuổi tác. Khi hai người lấy nhau nàng 16 tuổi ông 32 tuổi. Cái tuổi 32 có thể nói là

Hoa sim tím.

Page 14: Màu tím hoa sim - Hữu Loan

cái tuổi ế vợ mà lại được người vợ trẻ trung yêu mến hơn thế còn hãnh diện: “Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo”. “Tôi ở đơn vị về cưới nhau xong là đi”. Lấy vợ chỉ được có hai tuần người lính đã phải tiếp tục hành quân theo mệnh lệnh. Cả hai vợ chồng vui vẻ từ bỏ hạnh phúc riêng nhỏ bé vì ngày độc lập của đất nước.

Mang theo tình yêu của người vợ, người lính trẻ xông pha trận mạc với niền tin có ngày tất thắng ngày đoàn tụ. Nhưng trong anh vẫn luôn canh cánh vì chiến tranh còn dài, thương cho người vợ phải chờ mong: “Từ chiến trường xa nhớ về ái ngại… thương người vợ hiền bé bỏng chiều quê”. Nhưng như bao cuộc chiến trong lịch sử nhân loại, luôn có sự mất mát vì vậy mà “không chết người trai khói lửa/Mà chết người em gái hậu phương tuổi xuân thì”.

Khổ đầu bài thơ có cụm từ “tóc nàng xanh xanh” và “ Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi…”, chỉ mấy dòng thế thôi mà gần như đã báo hiệu một điều gì đó rất to lớn như một sự tiên liệu. Trong quá khứ đã có nhiều nhà thơ nói về mái tóc xanh miêu tả vẻ đẹp thanh xuân của người con gái, vẻ trẻ trung của người con trai đem tới cho người đọc một sự hào sảng tuy nhiên kết thúc bao giờ cũng là mái tóc xanh ấy dần úa vàng, vẻ đẹp bị phôi phai, cuộc đời cũng nổi trôi. Theo phong tục Việt Nam, phụ nữ có chồng sẽ búi một búi tóc dày và cài một cái trâm cho thấy người đó đã yên bề gia thất. Vậy mà Ninh lấy chồng “tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi…” nó cho thấy nàng chưa thể gánh vác được chuyện đời và chỉ tiếc đã ra đi ở cái tuổi còn quá trẻ.

Ngày cưới không trao nhau vật gì, chỉ còn chiếc bình hoa giờ làm bạn trên ngôi mộ hoang tàn. Người chồng trở về cố nhớ lại hình ảnh cuối, tiếng nói cuối, và thổn thức bởi “giây phút cuối không được nghe em nói/Không được trông thấy nhau một lần”, chỉ thấy khoảng không mênh mông chập choạng bóng hoàng hôn: “Tôi về không gặp nàng, má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối”.

“Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím/áo nàng mặc mầu tím hoa sim”. Rừng thông cạnh nhà Ninh có rất nhiều vạt sim tím, từ bé Ninh đã thích lên rừng hái hoa và quả sim, thậm chí còn mặc áo mầu tím. Cái mầu tím từ bao đời nay đã được xem là biểu tượng của sự thủy chung và chờ đợi. Người con gái khi chọn yêu hoa sim đã không biết mình chọn sự chờ đợi.

Trong bao nhiêu loài hoa, hoa sim chỉ là một loài hoa dại, sống trên đất cằn sỏi đá. Hoa rất đẹp, thật kỳ lạ mỗi khi nở là hàng chục bông một lúc rạng rỡ, hoa đẹp song là trên nền tảng đất đai khắc nghiệt, đẹp trong sự lẻ loi. Người con gái yêu thiên nhiên giờ đã hòa vào mảnh đất quê hương, và biết đâu đã biến thành một khóm sim lay động trên đường dõi theo người lính trẻ hành quân.

Đi hoạt động cách mạng, mặc dù biết tin vợ mất, song không thể bỏ về, người lính chỉ có thể trở về trên đường hành quân ghé thăm mộ vợ. Lặng lẽ thắp hương và đọc bài thơ. Không phải là Nhớ thương em mà là Màu tím hoa sim.

Bài thơ kết thúc trong cảnh gió thu có người thăm viếng mộ: “Một chiều rừng mưa ba người anh từ chiến trường Đông Bắc”. Thực tế đó là nhà thơ Hữu Loan, nhà báo Phấn Đấu và họa sĩ Nguyễn Đức đến thăm Ninh. Không biết lấy gì chỉ biết dùng bình hoa ngày xưa làm bình hương để tạ lỗi với người đã khuất. Bên cạnh đó là đứa em nhỏ giờ đã lớn khôn cùng lên thăm mộ chị. Vượt trên nỗi buồn là niềm hy vọng, là sự sống và sự phấn đấu vì sự sống. Cái chết không phải là sự chấm dứt mà là sự mở đầu cho sự sống.

Hãy còn đó đứa em thơ rồi nay sẽ thay chị trông nom gia đình. Hãy còn đó người chồng, người anh và những người lính chiến đấu vì sự bình yên, thống nhất và đoàn tụ của bao gia đình. “Gió thu về cỏ mọc vàng mộ chí” song xuân tới cỏ lại xanh tươi cảnh vật lại rạng ngời.

Người con gái không còn nữa. Song hoa sim vẫn nảy sinh mãnh liệt ở những nơi đất đá đồi núi những nơi mà những thứ cây khác không chịu được và những kỷ niệm về một thời yêu dấu sẽ mãi không bao giờ phai và sẽ là niềm an ủi trong lòng người lính. Mỗi khi qua những cánh rừng hoa sim, dừng chân ngắm hoa, đói lòng ăn quả và trong mênh mông, “những đồi hoa sim dài” trong “chiều hoang biền biệt” sẽ là những người bạn xẻ chia vui buồn.

Bài và ảnh: Chu Mạnh Cường

Page 15: Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Page 16: Màu tím hoa sim - Hữu Loan