mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · bảo quản để dùng sau. phương pháp...

22
Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa Sữa là sản phẩm quan trọng nhất của ngành chăn nuôi bò sữa. Sữa được sản xuất sau khi bò mẹ đẻ. Có thể đạt năng suất và chất lượng sữa tốt nhất khi bò có được những điều kiện sau: - Cơ thể khoẻ mạnh - Chân kho- Hệ thống bầu vú phát triển tốt - Thức ăn tốt Để đạt được những điều kiện trên thì bò ph ải có một hệ tiêu hoá phát triển và khoẻ mạnh. Do đó, chúng ta cần thiết lập Chương trình chăn nuôi hay chăn nuôi theo chương trình từ khi bê sinh, để được những con bò có chân khoẻ mạnh cùng với bầu vú và hệ tiêu hoá phát triển. I. CHĂM SÓC BÊ SAU KHI SINH GIÚP BÊ SƠ SINH HÔ HẤP Bê s ơ sinh có thể khó thở do dịch nhầy chứa trong khoang miệng hoặc khí quản. Người nuôi có thể giúp làm sạch dịch nhầy bằng các phương pháp sau: a. Cho ngón tay vào xoang miệng để lấy dịch nhầy ra. b. Khi bê con vẫn chưa nhấc đầu l ên được, ta có thể cầm hai chân sau và nâng lên, hạ xuống liên tục (3-5 l ần), như vậy dịch nhầy có thể chảy ra ngoài qua miệng và mũi c. Trong trường hợp bê vẫn không nhấc đầu lên được sau khi thực hiện các phương pháp trên, ta có thphun nước mát lên thân bê sơ sinh. LAU KHÔ CƠ THỂ BÊ SƠ SINH

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa

Sữa là sản phẩm quan trọng nhất của ngành chăn nuôi bò sữa. Sữa được sản xuất sau khi bò mẹ đẻ. Có thể đạt năng suất và chất lượng sữa tốt nhất khi bò có được những điều kiện sau: - Cơ thể khoẻ mạnh

- Chân khoẻ - Hệ thống bầu vú phát triển tốt

- Thức ăn tốt Để đạt được những điều kiện trên thì bò phải có một hệ tiêu hoá phát triển và khoẻ mạnh. Do đó, chúng ta cần thiết lập Chương trình chăn nuôi hay chăn nuôi theo chương trình từ khi bê sinh, để có được những con bò có chân khoẻ mạnh cùng với bầu vú và hệ tiêu hoá phát triển.

I. CHĂM SÓC BÊ SAU KHI SINH GIÚP BÊ SƠ SINH HÔ HẤP

Bê sơ sinh có thể khó thở do dịch nhầy chứa trong khoang miệng hoặc khí quản. Người nuôi có thể giúp làm sạch dịch nhầy bằng các phương pháp sau: a. Cho ngón tay vào xoang miệng để lấy dịch nhầy ra.

b. Khi bê con vẫn chưa nhấc đầu lên được, ta có thể cầm hai chân sau và nâng lên, hạ xuống liên tục (3-5 lần), như vậy dịch nhầy có thể chảy ra ngoài qua miệng và mũi

c. Trong trường hợp bê vẫn không nhấc đầu lên được sau khi thực hiện các phương pháp trên, ta có thể phun nước mát lên thân bê sơ sinh.

LAU KHÔ CƠ THỂ BÊ SƠ SINH

Page 2: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

Đặt bê lên trước mặt bò mẹ để bò mẹ có thể liếm làm khô cơ thể bê con trong vòng 10-15 phút. Động tác này giúp làm khô bê con và còn làm tăng nhu động (co bóp) tử cung, giúp kích thích quá trình sổ nhau

Sau đó nên tách bê con ra khỏi bò mẹ. Nếu cơ thể bê con vẫn còn ướt, ta nên lau khô bằng khăn hoặc vải sạch và khô.

CẮT VÀ SÁT TRÙNG RỐN

Sau khi bê con có thể đứng lên, ta nên cắt dây rốn nhưng không cắt toàn bộ. Nên để lại một đoạn dài 2cm

Page 3: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

Phải sát trùng dây rốn bằng cách nhúng vào dung dịch cồn I-ốt 10%

CÂN TRỌNG LƯỢNG BÊ SƠ SINH

Cân khối lượng bê sơ sinh:

a. Cân trực tiếp: Dùng cân b. Cân gián tiếp: Dùng thước dây để đo vòng ngực. Khối lượng cơ thể (kg) và vòng ngực (cm) có tương quan với nhau

Vòng ngực Khối lượng cơ thể 70 cm 37 kg

Page 4: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

71 cm 38 kg 72 cm 39 kg 73 cm 40 kg 74 cm 41 kg 75 cm 42 kg 76 cm 43 kg 77 cm 44 kg 78 cm 45 kg 79 cm 46 kg

Tiêu chuẩn của một bê đẹp - Khối lượng sơ sinh: 31,5 51,5 kg - Lông sáng - Mắt sáng - Hiếu động - Đứng lên nhanh nhẹn

CHO UỐNG SỮA ĐẦU

Sữa đầu và sữa trong thời gian 5-7 ngày sau khi sinh có vai trò rất quan trọng vì:

a. Sữa đầu trong ngày đầu tiên có chứa các chất miễn dịch (kháng thể) giúp chống viêm nhiễm cho bê con.

b. Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa đầu cao hơn rất nhiều so với sữa thường. c. Sữa này có khả năng hấp thụ dễ dàng qua thành ruột của bê con. Tuy nhiên, việc hấp thụ kháng thể sẽ giảm nhanh

Sữa đầu Dinh dưỡng Ngày tiết

sữa I Ngày tiết

sữa II Ngày tiết

sữa III Ngày tiết

sữa IV Ngày tiết

sữa V

Sữa thường

Page 5: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

Hàm lượng chất khô

23,9% 17,9% 14,1% 13,9% 13,6% 12,9%

Chất béo 6,7% 5,4% 3,9% 4,4% 4,3% 4,0% Hàm lượng chất khô tách béo

16,7% 12,2% 9,8% 9,4% 9,5% 8,8%

Protein 14,0% 8,4% 5,1% 4,2% 4,1% 3,1% Globulin miễn dịch

6,0% 4,2% 2,4% - - 0.09%

Casein 4,8% 4,3% 3,8% 3,2% 2,9% 2,5% Lactose 2,7% 3,9% 4,4% 4,6% 4,7% 5,0% Can-xi 0,26% 0,15% 0,15% 0,15% 0,16% 0,13% Ma-nhe 0,04% 0,01% 0,01% 0,01% 0,01% 0,01% Vitamin A 295

g/ml 190 g/ml

113 g/ml

76 g/ml 74 g/ml 34 g/ml

Tro 1,11% 0,95% 0,87% 0,82% 0,81% 0,74%

Nguồn: Folly, tháng 12, 1978

Nữa giờ sau khi sinh, cần cho bê con uống sữa đầu. Không nên cho uống sữa đầu muộn! Nếu cho uống chậm, bê con có thể bị mắc bệnh như ỉa chảy do thiếu khả năng miễn dịch

Nếu tắm sửa cho bò mẹ ngay sau khi sinh có thể làm cho việc tiết sữa đầu bị chậm lại. Do đó, việc cung cấp sữa đầu cho bê bị chậm.

Các nguyên tắc cho uống sữa đầu:

a. Tổng lượng sữa đầu cho bê uống trong ngày đầu tiên tối đa bằng 10% khối lượng cơ thể bê, và khoảng cách thời gian giữa các bữa phải đều nhau trong ngày đầu và liên tục trong vòng 5-7 ngày tuổi

b. Lượng sữa lần đầu cho uống là 2 lít c. Cho uống 50% lượng sữa của cả ngày đầu trong khoảng thời gian 4-6 giờ đầu sau khi sinh

Ví dụ tham khảo:

Tổng lượng sữa đầu từ bò mẹ = 7 lít

Page 6: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

Khối lượng bê sinh = 38 kg Lượng sữa đầu cho một ngày của bê sơ sinh = Tối đa 3.8 lít Lần đầu tiên cho uống (ví dụ 8:00 giờ) = 2 lít

Lượng sữa còn lại (đem bảo quản) = 5 lít

Lần cho uống sữa đầu thứ hai: 12:00 14:00 giờ = 1 lít

Lần cho uống thứ hai: 20:00 22:00 giờ = 1 lít

Phương pháp cho uống sữa đầu:

a. Dùng 1 bình đựng sữa đầu, ví dụ xô sạch hay núm vú chuyên dụng b. Ta có thể tập cho bê con uống sữa trực tiếp từ trong xô bằng cách dùng ngón tay để thay thế núm vú

Phương pháp như sau: - Nhúng ngón tay vào xô sữa

- Cho bê con mút ngón tay có dính sữa - Đặt xô sữa gần ngón tay. Kéo dần ngón tay rồi nhúng ngón tay đó vào trong xô sữa

- Nhẹ nhàng nhấc ngón tay ra khi bê con đã có thể uống sữa trong xô

Page 7: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

Bảo quản lượng sữa đầu còn lại:

a. Cho bê con khác uống b. Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau:

- Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát - Làm mát hoặc đông lạnh trong tủ lạnh

Sữa đã làm mát hoặc đông lạnh cần được hâm nóng trước khi cho bê con uống

TÁCH BÊ CON KHỎI BÒ MẸ

Cần tách bê con ra khỏi bò mẹ muộn nhất là 12-24 tiếng sau khi sinh. Mục đích là để đề phòng bò mẹ truyền bệnh sang bê. Vì vậy, người chăn nuôi cần có chuồng riêng cho bê sơ sinh

Page 8: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

ĐÁNH SỐ BÊ VÀ GHI CHÉP NHẬN DẠNG

Người nuôi cần ghi chép vào sổ chuyên dụng hoặc bảng. Các thông tin cần ghi chép là: tên, số tai bê con, ngày sinh, giới tính, khối lượng cơ thể khi sinh và các thông tin cần thiết khác.

GẮN SỐ TAI

GHI CHÉP CÁ THỂ Số tai : …………………. Mẹ: …………………

Page 9: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

Ngày sinh : …………………. Bố: …………………. Khối lượng khi sinh : …………………. Giới tính : ………………….

SỮA THỨC ĂN TINH CỎ

SÁNG

CHIỀU

Bị bệnh: ………………………………………. ……………………………………….

II. THỨC ĂN CHO BÊ UỐNG SỮA SỰ PHÁT TRIỂN DẠ DÀY CỦA BÊ

Động vật nhai lại (bò sữa, bò thịt, trâu, cừu và dê) có dạ dày nhiều túi, bao gồm dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế (dạ dày này có chức năng như dạ dày người). Là thức ăn cơ bản của bò, cỏ được tiêu hoá ở dạ cỏ thông qua quá trình lên men với sự tham gia của vi sinh vật (vi khuẩn và nguyên sinh động vật).

Page 10: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

Tỉ lệ mỗi dạ dày có khác nhau giữa bê và bò trưởng thành. ở bê sơ sinh, dạ múi khế chiếm khoảng 70% dung tích các dạ dày. Đó là vì thức ăn chủ yếu của bê là dạng lỏng (sữa). Qua thực quản, sữa đi trực tiếp vào dạ múi khế. Dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách chưa phát triển

BÊ BÒ Dạ cỏ 28% 80% Dạ tổ ong 3% 5% Dạ lá sách 3% 5% Dạ múi khế 63% 5%

Page 11: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

Khi bê lớn lên, kích cỡ và chức năng của dạ cỏ cũng phát triển, theo những giai đoạn như sau:

a. Sơ sinh 3 tuần tuôi: Dạ cỏ chưa biến đổi, không phát triển

b. 4 5 tuần tuổi : Cỡ và chức năng của dạ cỏ thay đổi do ăn thức ăn cứng

c. 5 6 tuần tuổi : Khả năng tiêu hoá của dạ cỏ đạt được mức độ nhất định

d. 6 tuần 6 tháng tuổi: Dung tích dạ cỏ tăng lên e. Hơn 6 tháng tuổi : Dung tích dạ cỏ phát triển cân đối ở bò trưởng thành, thức ăn cứng vào trong dạ cỏ sẽ được tiêu hoá thông qua lên men. Từ dạ cỏ, thức ăn được đưa vào dạ lá sách (dạ lá sách có chức năng đặc biệt). Từ dạ lá sách, thức ăn lỏng được đưa vào dạ múi khế, còn thức ăn cứng sẽ được

THỨC ĂN CHO BÊ 0 6 NGÀY TUỔI (GIAI ĐOẠN SỮA ĐẦU)

Trong vòng 6 ngày đầu, chỉ cho bê uống sữa đầu

Page 12: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

THỨC ĂN CHO BÊ 1 9 TUẦN TUỔI (GIAI ĐOẠN BÚ SỮA)

Để kích thích sự phát triển của dạ cỏ, cần cho bê con ăn thức ăn cứng càng sớm càng tốt. Phương pháp như sau:

a. Từ 7 ngày tuổi, cần cho bê ăn thức ăn cứng như: - Thức ăn cho bê con tập ăn, thức ăn được chế biến theo công thức hoặc thức ăn tinh trong đó chứa 18% Protein thô (CP) - Cỏ khô

b. Từ 7 ngày tuổi, cần cho bê uống nước. Vì ăn thức ăn tinh nên bê con khát nước. Cần cung cấp nước thường xuyên để bê có thể uống bất cứ khi nào

Thức ăn Tuổi Trọng lượng Sữa TĂ tập ăn/thức ăn chế biến

theo công thức cho bê Cỏ khô Nước

(1) (2) (3) (4) (5) (6) Tuổi 35 kg Sữa đầu - - - 1 tuần 35 kg 4 lít 0,1 kg 0,1 kg 2 tuần 39 kg 4 lít 0,2 kg 0,1 kg

Luôn có

Page 13: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

3 tuần

43 kg 4 lít 0,2 kg 0,1 kg

4 tuần

47 kg 4 lít 0,3 kg 0,2 kg

5 tuần

51 kg 4 lít 0,4 kg 0,3 kg

6 tuần

55 kg 4 lít 0,5 kg 0,4 kg

7 tuần

59 kg 3 lít 0,8 kg 0,6 kg

8 tuần

63 kg 2 lít 1,0 kg 0,8 kg

9 tuần

67 kg 1 0 lít 1,0 1,2 kg 0,8 1,0 kg

sẵn

Phương pháp chuẩn bị thức ăn cỏ khô cho bê:

a. Chuẩn bị nơi phơi cỏ thức ăn

b. Chọn giống cỏ thích hợp:

- Cỏ lá nhỏ và dinh dưỡng cao (cỏ tự nhiên, cỏ Sao, cỏ hoà thảo) dạng cỏ khô là rất tốt cho bê. Cỏ voi có tỉ lệ nước cao, Protein thấp nên không phù hợp cho bê con

c. Nên cắt cỏ sau khi sương mai đã tan

Page 14: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

d. Phơi nắng cỏ: - Cỏ đã cắt cần phơi trực tiếp dưới ánh nắng cho đến chiều ngày hôm sau. Để cỏ khô đều, cần đảo cỏ một số lần

- 10 kg cỏ tươi sau khi phơi còn khoảng 2kg cỏ khô

III. CHUỒNG CHO BÊ

Bê có hành vi bản năng là bú bất kỳ thứ gì có hình giống bầu vú như ngón tay người hay tai bê khác. Nếu bê ăn phải lông, lông đó sẽ cuộn thành cuộn làm nghẽn quá trình tiêu hoá và có thể dẫn đến chướng hơi. Do vậy, bê con phải nuôi tách riêng, không nhốt chung với các bê khác.

Page 15: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

Chuồng cho bê:

- Vật liệu làm chuồng phụ thuộc vào nguồn vật liệu địa phương và khả năng tài chính - Dễ di chuyển (thực tế)

- Dễ thao tác chăm sóc bê Có nhiều loại mô hình chuồng bê:

a. Mô hình I: Làm bằng tre b. Mô hình II: Làm bằng gỗ xẻ

c. Mô hình III: Làm bằng sắt thép

KÍCH CỠ CHUỒNG

MÔ HÌNH I MÔ HÌNH II MÔ HÌNH III

Page 16: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

Chuồng 1,60 m 1,60 m - Sân chơi 1,40 m 1,40 m -

Dài

Tổng 3,00 m 3,00 m 1,5 m Rộng 1,15 m 1,15 m 1,2 1,5 m Cao 1,1 m

Dài 2,50 m 2,50 m - Rộng 1,75 m 1,75 m - Chiều cao mái trước 1,40 m 1,40 m -

Mái

Chiều cao mái sau 1,20 m 1,20 m -

Page 17: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

Chuồng bê phải luôn sạch, đủ ánh sáng và thông gió tốt. Chuồng cần có chỗ nằm, ví dụ như rải rơm khô. Cần thay lớp rải chỗ nằm khi đã bẩn

Page 18: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

IV. CẮT SỪNG

Xét trên góc độ an toàn, bò có sừng có nhiều hạn chế như là: a. Gây nguy hiểm cho người đến gần b. Gây nguy hiểm cho các gia súc khác ở gần c. Thao tác các việc như tiêm thuốc, sơ khám trực tràng, gắn số tai sẽ gặp nhiều khó khăn

Page 19: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

Cách tốt nhất là cắt sừng đi. Tác dụng đó là An Toàn! Ta có thể cắt sừng cho bê con, bò hậu bị và cả bò trưởng thành Trong trường hợp cắt sừng bò hậu bị hoặc bò trưởng thành: - Cần phải sử dụng thiết bị chuyên dụng (máy cắt sừng) - Cần nhiều người tham gia để giữ và cắt sừng - Bò sẽ bị stress nặng do bị mất nhiều máu

Page 20: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

Tốt nhất là cắt sừng và khử trùng mầm sừng khi bê trước 1 tháng tuổi, bởi vì: - Phương pháp và thiết bị đơn giản - Dễ thao tác - Dễ buộc cố định bê con - Không cần nhiều người tham gia

DỤNG CỤ KHỬ TRÙNG ĐƠN GIẢN

PHƯƠNG PHÁP CẮT SỪNG HAY CẮT MẦM SỪNG BÊ CON CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ

Thiết bị và dụng cụ cần thiết gồm: - Dụng cụ cắt sừng đơn giản, hơn 1 cái - Kéo

Page 21: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

- Lò than củi để nung đầu cắt - Thuốc kháng sinh dạng mỡ và cồn i-ốt - Bông

CỐ ĐỊNH BÊ

Có thể cố định bê theo hình dưới đây, theo đó cơ thể bê không thể cử động được và đầu bê quay về hướng người cắt sừng

CHUẨN BỊ VỊ TRÍ KHỬ TRÙNG

Để dễ thấy gốc sừng, ta nên cắt lông ở khu vực xung quanh mầm sừng sẽ cắt hoặc đốt

Page 22: Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa · Bảo quản để dùng sau. Phương pháp bảo quản như sau: - Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát -

CẮT SỪNG

Cắt sừng và khử mầm sừng: a. Đầu sắt dụng cụ khử sừng phải được nung đỏ b. Cần cắt/khử mầm sừng hoàn toàn. Cách thức là đẩy mạnh dụng cụ vào và lấy ra nhanh chóng (10-15 giây) c. Sau khi đã khử sừng, bôi kháng sinh hoặc dung dịch i-ốt

V. PHÒNG BỆNH