mục lục - hdll.vnhdll.vn/fileupload/documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và...

72
Mục lục SỰ KIỆN 3 PhùnG hữu Phú: Tư tưởng, đạo đức và phong cách hồ Chí Minh tiếp tục soi sáng công cuộc đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 18 LÊ TẤn DŨnG: nhận thức, thực tiễn và giải pháp về phúc lợi xã hội ở Việt nam trong giai đoạn mới 29 nGuYỄn VĂn GIAnG: Khái niệm hệ thống chính trị, mô hình tổ chức hệ thống chính trị; những yếu tố tác động và quy định mô hình tổ chức của hệ thống chính trị LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC 1 SỐ 75 (209) - 2019

Upload: others

Post on 10-Nov-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

Mục lục

SỰ KIỆN

3 Phùng hữu Phú:

Tư tưởng, đạo đức và phong cách hồ Chí Minh tiếp tục soi sángcông cuộc đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

18 LÊ TẤn DŨng:

nhận thức, thực tiễn và giải pháp về phúc lợi xã hội ở Việt namtrong giai đoạn mới

29 nguYỄn VĂn gIAng:

Khái niệm hệ thống chính trị, mô hình tổ chức hệ thống chínhtrị; những yếu tố tác động và quy định mô hình tổ chức của hệthống chính trị

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNMỤC LỤC

1SỐ 75 (209) - 2019

Page 2: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

38 nguYỄn SĨ DŨng:

Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước: hiện trạng và định hướng đổi mới

LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

49 nguYỄn Xuân Ký:

Đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống chính trị ở Quảngninh theo tinh thần nghị quyết Trung ương 6 khóa XII

61 LÊ ĐÌnh SƠn:

Thực tiễn đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống chínhtrị ở hà Tĩnh theo tinh thần nghị quyết Trung ương 6 khóa XII

THÔNG TIN - TƯ LIỆU

69 Tọa đàm "Nhận thức, thực tiễn và giải pháp về phúc lợi xã hội ở ViệtNam trong giai đoạn mới"

70 Kỳ họp thứ 11 Hội đồng Lý luận Trung ương

71 Ký kết chương trình hợp tác giữa Hội đồng Lý luận Trung ương và Hộiđồng Lý luận tỉnh Hà Giang

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC

2 SỐ 75 (209) - 2019

Page 3: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

3SỐ 75 (209) - 2019

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC VÀ PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TIẾP TỤC SOI SÁNG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI,XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY

l GS, TS PHÙNG HỮU PHÚ

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sảnphẩm của sự kết hợp khoahọc, nhuần nhuyễn chủ

nghĩa yêu nước chân chính, truyềnthống lịch sử, tinh hoa văn hóa củadân tộc, thực tiễn sinh động của cáchmạng Việt Nam với tinh hoa văn hóanhân loại, trí tuệ của thời đại, đặcbiệt là chủ nghĩa Mác - Lênin. “Tưtưởng Hồ Chí Minh là một hệ thốngquan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạngViệt Nam...”1. Tư tưởng, đạo đức,phong cách và sự nghiệp vĩ đại củaNgười là tài sản tinh thần vô cùng tolớn và quý giá của dân tộc ta, đã,đang và sẽ mãi là ngọn cờ soi sángcon đường cách mạng Việt Nam,

trực tiếp hiện nay là sự nghiệp đổimới và công cuộc xây dựng, chỉnhđốn Đảng.I. Hồ CHí MINH - HIệN THâN CủađổI MớI; Tư TưởNG, đạo đứC,pHoNG CáCH Của NGườI soIsáNG CoN đườNG đổI MớI CủađảNG, Của NHâN dâN Ta 1. đổi mới, không ngừng đổi mới vìlợi ích của đất nước, dân tộc - sợi chỉđỏ xuyên suốt cuộc đời hy sinh, phấnđấu vô cùng cao đẹp và sự nghiệp vĩđại của Hồ Chí Minh

Cuộc đời của Hồ Chí Minh làcuộc đời một con người trọn đời vìdân, vì nước. Người chỉ có một hammuốn tột bậc “là làm sao cho nướcta hoàn toàn độc lập, dân ta được

Page 4: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

4 SỐ 75 (209) - 2019

hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũngcó cơm ăn, áo mặc, ai cũng đượchọc hành”2.

Chính lòng yêu nước nồng nàn,ý thức trách nhiệm trước vậnmệnh đất nước, dân tộc là động lựcthôi thúc Người nung nấu tinhthần đổi mới từ rất sớm, đổi mớikhông ngừng.

Quyết định đi tìm chân lý cứunước với một hướng đi mới, mộtphương pháp tiếp cận mới, phươngthức hành động mới: đi về phươngTây, tiếp thu những trào lưu tư tưởngmới, khảo nghiệm những cuộc cáchmạng điển hình trên thế giới, tắmmình trong phong trào cách mạngcủa giai cấp vô sản và cuộc đấu tranhcủa các dân tộc bị áp bức, bóc lột đểtìm kiếm con đường giải phóng chodân tộc - đó là cuộc đổi mới vĩ đạiđầu tiên của Hồ Chí Minh, cuộc đổimới mang ý nghĩa quyết định vậnmệnh của đất nước, dân tộc.

Trở về nước, Hồ Chí Minh vậndụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lêninvà kinh nghiệm của phong trào cáchmạng thế giới, đặc biệt là Cách mạngtháng Mười Nga; đổi mới tư duytrong xây dựng, không ngừng hoàn

thiện đường lối chiến lược, sách lượccách mạng; đổi mới phương thứclãnh đạo, tổ chức thực hiện chủtrương, đường lối của Đảng, dẫn dắttoàn Đảng, toàn dân giành độc lập tựdo, xây dựng Nhà nước cách mạng,tiến hành sự nghiệp kháng chiến,kiến quốc, đánh bại các cuộc chiếntranh xâm lược, giữ vững độc lập,chủ quyền, thống nhất đất nước,từng bước đưa miền Bắc đi lên chủnghĩa xã hội, khắc phục đói nghèo,lạc hậu... ực tiễn cách mạng ViệtNam từ 1941 khi Hồ Chí Minh vềnước trực tiếp lãnh đạo cách mạngđến 1969 khi Người từ trần là mộtcông cuộc đổi mới liên tục của Đảng,nhân dân ta theo ngọn cờ và sự dẫndắt của Tổng công trình sư đổi mớiHồ Chí Minh.

Trước khi về với thế giới ngườihiền, Hồ Chí Minh dự báo, tiên liệubối cảnh thế giới, tình hình đất nước,phác thảo những đường nét cơ bảncủa công cuộc kiến thiết toàn diệnđất nước sau chiến tranh theo tinhthần đổi mới thể hiện trong bản Dichúc bất hủ. Đó là sự đúc kết kinhnghiệm, bài học lịch sử và địnhhướng tiếp tục đổi mới, tạo nền tảng

Page 5: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

trực tiếp của sự nghiệp đổi mới doĐảng ta khởi xướng, lãnh đạo từ Đạihội lần thứ VI của Đảng đến nay.

ực tiễn cách mạng Việt Nammấy chục năm qua khẳng định, HồChí Minh là hiện thân của đổi mới,là nhà thiết kế, thi công vĩ đại sựnghiệp cách mạng Việt Nam theotinh thần và quyết tâm đổi mới.2. Tư tưởng, đạo đức, phong cáchđổi mới Hồ Chí Minh

uật ngữ và tư tưởng “đổi mới”được Hồ Chí Minh đề cập từ sớmtrong tác phẩm “Đường kách mệnh”(1927), sau đó được Người nhắc lại,làm rõ thêm trong nhiều bài viết, bàinói, nổi bật là: “Sửa đổi lối làm việc”(1947), “Đời sống mới” (1947), “Dânvận” (1949), đặc biệt trong bản Dichúc thiêng liêng (1965 - 1969) để lạicho toàn Đảng, toàn dân trước lúcNgười đi xa. Từ các các bài viết, bàinói của Hồ Chí Minh toát lên một hệthống luận điểm có giá trị nền tảngvà định hướng về đổi mới.

Trước hết, theo Hồ Chí Minh, đổimới là bản chất của cách mạng, củaphát triển. Trong “Đường káchmệnh”, Người chỉ rõ: “Cách mệnh làphá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu

đổi ra cái tốt”3. Nói về công cuộc kiếnthiết đất nước sau khi cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi,Người nhấn mạnh đó “là cuộc chiếnđấu chống lại những cái gì đã cũ kỹ,hư hỏng, để tạo ra những cái mớimẻ, tốt tươi”4.

ứ hai, triết lý đổi mới, chân lýđổi mới trong tư tưởng Hồ Chí Minhlà ích nước, lợi dân. “Chân lý là cái gìcó lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân.Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, củanhân dân tức là không phải chân lý”5;“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sứclàm. Việc gì hại đến dân, ta phải hếtsức tránh”6.

ứ ba, đổi mới là sự nghiệp lâudài, phức tạp, gian khổ, phải kiênđịnh, kiên quyết, kiên trì, lựa chọnnhững bước đi thích hợp. Hồ ChíMinh luôn căn dặn: thắng đế quốc,phong kiến là tương đối dễ, thắngbần cùng, lạc hậu còn khó hơnnhiều; đấu tranh xóa bỏ cái cũ, xâydựng cái mới là công việc cực kỳ tolớn, nặng nề, phức tạp và khó khăn,do vậy phải có kế hoạch tỉ mỉ, chuẩnbị chu đáo, thực hiện chắc chắn.

ứ tư, theo tư tưởng Hồ ChíMinh, đổi mới không phải là phủ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

5SỐ 75 (209) - 2019

Page 6: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

định sạch trơn, mà là sự kế thừa vàphát triển; cái gì cũ mà xấu thì phảibỏ, cái gì cũ mà không xấu nhưngphiền phức thì phải sửa đổi cho hợplý, cái gì cũ mà tốt thì phát triểnthêm, cái gì mới mà hay thì phải làm.

ứ năm, sức mạnh của đổi mớilà nhân dân. Hồ Chí Minh luôn căndặn: “Công cuộc đổi mới, xây dựnglà trách nhiệm của dân”7; để giànhthắng lợi “cần phải động viên toàndân, tổ chức và giáo dục nhân dân,dựa vào lực lượng vĩ đại của nhândân”8; phải kết hợp sức mạnh dântộc với sức mạnh thời đại theo tinhthần: cách mạng Việt Nam là một bộphận của cách mạng thế giới, ViệtNam sẵn sàng là bạn của các nướcdân chủ.

ứ sáu, Đảng là linh hồn của đổimới. Đảng phải vận dụng sáng tạochủ nghĩa Mác - Lênin, căn cứ vàothực tiễn của Việt Nam và thế giới,bổ sung những tư liệu, vấn đề mà cácnhà kinh điển ở thời mình không thểcó được9 để đề ra và thực hiện đườnglối, chủ trương đúng đắn. Hồ ChíMinh chỉ dạy: ế giới ngày ngày đổimới, xã hội ngày một phát triển,nhân dân ngày càng tiến bộ, do vậy,

cán bộ, đảng viên không thể “giữ cáikẹp giấy cũ không thay đổi”, “tưtưởng, hành động cũng phải pháttriển”, “phải tiếp tục học và hành đểtiến bộ kịp nhân dân”.

Hệ thống luận điểm về đổi mớicủa Hồ Chí Minh được diễn đạt giảndị, dễ hiểu nhưng hàm chứa chiềusâu, tầm cao về tư tưởng và đúc kếttinh túy đạo đức đổi mới, phongcách đổi mới của Người10.

Với Hồ Chí Minh, tư tưởng đổimới là tư tưởng cách mạng, khoa họctrên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin,kết hợp với tinh hoa văn hóa dân tộc,nhân loại, phản ánh và giải quyếtnhững nhu cầu khách quan của thựctiễn đất nước; đạo dức đổi mới làphụng sự Tổ quốc, phục vụ nhândân, đặt lợi ích của dân tộc, Tổ quốclên trên hết, trước hết, đổi mới vì mộtnước Việt Nam độc lập, hòa bình,thống nhất, dân chủ, giàu mạnh;phong cách đổi mới là kiên định,sáng tạo, dân chủ, thực tiễn, hiệuquả, nói đi đôi với làm, làm thiếtthực, mang lại kết quả thực tế chodân, cho nước. Đó chính là những giátrị bền vững của tư tưởng, đạo đức,phong cách đổi mới Hồ Chí Minh.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

6 SỐ 75 (209) - 2019

Page 7: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

7SỐ 75 (209) - 2019

3. Tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh soi sáng con đường đổi mớicủa đảng, của nhân dân ta.

Vào giữa thập niên 80 của thế kỷXX, do nhiều nguyên nhân kháchquan, chủ quan, đất nước lâm vàokhủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc,đời sống nhân dân vô cùng khókhăn. Đảng quyết tâm phát động,lãnh đạo công cuộc đổi mới. Trongquá trình trăn trở, tìm tòi con đườngđổi mới, trước hết là đổi mới tư duyphát triển đất nước, Đảng ta nhậnthức sâu sắc: Muốn đổi mới tư duy,Đảng phải nắm vững bản chất khoahọc và cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin, kế thừa di sản quý báu về tưtưởng và lý luận cách mạng của Chủtịch Hồ Chí Minh. Đúc kết những bàihọc từ thực tiễn cách mạng nước ta,Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIcủa Đảng, năm 1986 - Đại hội khaiphóng con đường đổi mới, trên cơ sởquán triệt những luận điểm cốt lõicủa Hồ Chí Minh, đã nhấn mạnh cácbài học: “lấy dân làm gốc”; xuất pháttừ thực tiễn, tôn trọng quy luật kháchquan; kết hợp sức mạnh dân tộc vàthời đại; xây dựng Đảng ngang tầmnhiệm vụ11.

Trải qua hơn 30 năm tiến hành sựnghiệp đổi mới, đồng thời với việckiên định, vận dụng sáng tạo chủnghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đặc biệtchú trọng kế thừa, cụ thể hóa tưtưởng, đạo đức, phong cách đổi mớiHồ Chí Minh, đề ra Cương lĩnh xâydựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, năm 1991, Cương lĩnh(bổ sung, phát triển năm 2011) vàvăn kiện các đại hội Đảng, các hộinghị Ban Chấp hành Trung ương cácnhiệm kỳ từ năm 1986 đến nay.Đường lối đổi mới của Đảng thấmnhuần sâu sắc tư tưởng, đạo đức,phong cách đổi mới Hồ Chí Minh đãlàm sáng tỏ những nhận thức cơ bảnvề chủ nghĩa xã hội và con đường đilên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trởthành ngọn cờ dẫn dắt toàn Đảng,toàn dân ta vượt qua muôn vàn khókhăn, thử thách, phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội, tăng cường quốcphòng, an ninh, mở rộng hoạt độngđối ngoại, hội nhập quốc tế, xây dựngĐảng và hệ thống chính trị, tạo nênnhững thành tựu to lớn, có ý nghiãlịch sử. ực tiễn hơn 30 năm đổimới đã minh chứng hùng hồn, nếumuốn thích ứng và đối phó mạnh

Page 8: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

mẽ với những vấn đề mà chủ nghĩaxã hội đang gặp phải, chúng ta phảihọc ở Hồ Chí Minh bằng cách pháttriển những phẩm chất đã thể hiệntrong suốt cuộc đấu tranh cách mạnglâu dài của Người12.

Hiện nay, đất nước ta chuẩn bịbước vào thập niên thứ ba của thế kỷXXI với thời cơ, vận hội lớn đan xenvới không ít khó khăn, thách thức. Đểthực hiện thắng lợi mục tiêu pháttriển đất nước nhanh, bền vững, giữvững hòa bình, ổn định, bảo vệ vữngchắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, toànĐảng, toàn dân ta phải tiếp tục đẩymạnh toàn diện, đồng bộ công cuộcđổi mới. Với giá trị bền vững và sứcsống mãnh liệt, tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục soiđường, chỉ lối cho Đảng và dân tộcta trên con đường đổi mới. Chúng tacần quán triệt sâu sắc, vận dụng sángtạo và phát huy những giá trị to lớntrong tư tưởng, đạo đức, phong cáchđổi mới của Người.

ứ nhất, kiên định, vững vàng vàkhông ngừng sáng tạo xây dựng đấtnước theo con đường xã hội chủnghĩa với mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn

minh. Muốn đổi mới thắng lợi, phảikiên định lý tưởng độc lập dân tộc,chủ nghĩa xã hội; kiên định nềntảng tư tưởng chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vaitrò lãnh đạo của Đảng; kiên địnhđường lối đổi mới. Kiên định, vữngvàng, không dao động, đổi mớikhông đổi mầu, nhưng không giáođiều, bảo thủ, phải không ngừngsáng tạo. Kết hợp tổng kết sâu sắc,toàn diện thực tiễn đổi mới của đấtnước với nắm bắt, dự báo chính xácnhững chuyển biến mau lẹ của thờicuộc, những xu hướng phát triểnmới của thế giới, cập nhật những trithức mới, tiếp thu tinh hoa văn hóanhân loại, nhất là những bài họcthành công của các nước phù hợpvới điều kiện nước ta, không ngừnghoàn thiện đường lối đổi mới, làmcho đường lối đổi mới phản ánh,giải quyết đúng những đòi hỏikhách quan của thực tiễn đất nước,đồng thời phù hợp với xu thế thờiđại. Đổi mới không ngừng, đổi mớisáng tạo, đổi mới vững chắc - đóchính là kế thừa, phát triển tư tưởngđổi mới, biện chứng đổi mới Hồ ChíMinh trong bối cảnh lịch sử mới.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

8 SỐ 75 (209) - 2019

Page 9: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

ứ hai, nền tảng đạo đức của đổimới là lợi ích tối cao của dân tộc, củanhân dân, hạnh phúc của con người.Lấy độc lập dân tộc, chủ quyền, thốngnhất và sự giàu mạnh của quốc gialàm mục đích trên hết, trước hết; lấyquyền làm chủ và lợi ích của nhândân, sự phát triển toàn diện và hạnhphúc của con người Việt Nam làmđạo lý đổi mới. Nhân dân là chủ thểcủa đổi mới và là người thụ hưởngthành quả của đổi mới; con người làmục tiêu và động lực của đổi mới. Đóchính là bản chất nhân đạo, nhân văncủa đổi mới theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh. Đó cũng làgiá trị bền vững và sức sống mãnh liệtcủa đổi mới. oát ly nền tảng đạođức thì đổi mới không còn ý nghĩa gì.

ứ ba, đổi mới, phát triển là mộtquy luật vận động khách quan củalịch sử, là nhu cầu, khát vọng củanhân loại. Toàn cầu hóa và sự pháttriển bùng nổ công nghệ thông tincùng hệ thống kết cấu hạ tầng toàncầu làm cho các quốc gia ngày càngxích lại gần nhau, tùy thuộc lẫn nhau;hợp tác và hội nhập quốc tế trởthành một xu thế lớn không thể đảongược. Tư tưởng và sự chỉ dẫn của

Hồ Chí Minh về sự gắn bó chặt chẽcách mạng Việt Nam với cách mạngthế giới, về việc tăng cường hợp tácquốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộcvới sức mạnh thời đại trên cơ sở hòabình, hữu nghị, bình đẳng, tôn trọnglẫn nhau, cùng có lợi... còn nguyênvẹn giá trị định hướng con đườngđổi mới. Tranh thủ nguồn lực bênngoài là rất quan trọng, song Hồ ChíMinh luôn căn dặn, nguồn lực nộisinh là quyết định, ngoại lực phải kếthợp với nội lực để nhân lên sứcmạnh tổng hợp quốc gia; hợp tác, hộinhập nhưng phải giữ vững độc lập,tự chủ, phát huy tinh thần tự lực, tựcường, dựa vào sức mình là chính.

ứ tư, đổi mới là một quá trìnhcách mạng lâu dài, gian khổ, muốngiành thắng lợi, Đảng, đội ngũ cánbộ, đảng viên của Đảng với tư cáchlà lực lượng lãnh đạo phải tự đổi mới,nêu gương đổi mới, trước hết là đổimới phong cách tư duy, phong cáchlãnh đạo để phát huy đến mức caonhất sức mạnh của toàn Đảng, toàndân. Hồ Chí Minh là tấm gương lớn,truyền lại bài học lớn về phong cáchđổi mới: nhạy bén nắm bắt diễn biếnlịch sử, chủ động tranh thủ thời cơ,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

9SỐ 75 (209) - 2019

Page 10: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

10 SỐ 75 (209) - 2019

giữ vững nguyên tắc và mạnh dạnsáng tạo, kịp thời đổi mới, gắn liền lýluận với thực tiễn13.

Tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh thống nhất với nhau, kếttinh thành lý luận - thực hành đổimới. “Cống hiến lý luận của Hồ ChíMinh vừa có tính thời sự thiết thực,đáp ứng nhu cầu đương thời củacách mạng, vừa có giá trị lâu dài, lànhững gợi ý quan trọng và nguồncảm hứng cho các thế hệ cách mạngvề sau. Hiểu được và vận dụng mộtcách sáng tạo hệ thống luận điểm lýluận của Hồ Chí Minh có khả năngthích hợp với những diễn biến mớihiện nay của lịch sử, sống và pháthuy tác dụng lâu dài trong sự nghiệpcách mạng của nhân dân Việt Namvà nhân dân thế giới”14.II. Hồ CHí MINH sáNG Lập, rèNLuyệN đảNG Ta; Tư TưởNG, đạođứC, pHoNG CáCH Của NGườIdẫN dắT CôNG CuộC xây dựNG,CHỉNH đốN đảNG 1. Hồ Chí Minh xây nền, đắp mónglý luận xây dựng, chỉnh đốn đảng

Điều Hồ Chí Minh quan tâm nhấttrong suốt cuộc đời phấn đấu, hy sinhvì nước, vì dân là phải xây dựng cho

được một bộ tham mưu cách mạngđủ phẩm chất, năng lực lãnh đạo dântộc tiến hành cuộc đấu tranh giànhđộc lập dân tộc, xây dựng, bảo vệ chếđộ xã hội mới thật sự vì nhân dân, vìcon người. Nghiên cứu sâu sắc lý luậnmác-xít về xây dựng chính đảng vôsản kiểu mới; tổng kết nghiêm ngặtkinh nghiệm hoạt động, thành côngvà không thành công của các đảngcộng sản, công nhân quốc tế; phântích hoàn cảnh, điều kiện, đặc điểmlịch sử và yêu cầu khách quan củacách mạng nước ta, Hồ Chí Minh đãdày công chuẩn bị về chính trị, tưtưởng, tổ chức để thành lập ĐảngCộng sản Việt Nam và luôn chăm loxây dựng, chỉnh đốn Đảng. Người đãđể lại cho Đảng ta di sản tư tưởng vàkinh nghiệm hoạt động thực tiễn vôgiá, đặt nền tảng cho lý luận về đảngcách mạng, đảng cầm quyền, về xâydựng, chỉnh đốn đảng với hệ thốngluận điểm khoa học đầy tính sángtạo15, nổi bật là:

ứ nhất, Hồ Chí Minh khẳng địnhtừ sớm và nhất quán quan điểm:Đảng Cộng sản là nhân tố quyết địnhhàng đầu đưa cách mạng Việt Namđến thắng lợi.

Page 11: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

11SỐ 75 (209) - 2019

Trong tác phẩm Đường kách mệnh(năm 1927), trả lời câu hỏi “Cáchmệnh trước hết phải có cái gì?”,Người nhấn mạnh: “trước hết phảicó đảng cách mệnh, để trong thì vậnđộng và tổ chức dân chúng, ngoài thìliên lạc với dân tộc bị áp bức và vôsản giai cấp mọi nơi. Đảng có vữngcách mệnh mới thành công, cũngnhư người cầm lái có vững thuyềnmới chạy”16. Trong Di chúc, nhìn lạithành quả cách mạng sau gần 40năm Đảng lãnh đạo, Hồ Chí Minhchỉ rõ: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, mộtlòng một dạ phục vụ giai cấp, phụcvụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, chonên từ ngày thành lập đến nay, Đảngta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạonhân dân ta hăng hái đấu tranh tiếntừ thắng lợi này đến thắng lợi khác”17.

ứ hai, Hồ Chí Minh chỉ rõ, quyluật hình thành và bản chất giai cấp,cách mạng của Đảng Cộng sản ViệtNam. Nhận thức sâu sắc tính chất,đặc điểm của xã hội Việt Nam đầuthế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã vậndụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩaMác - Lênin về chính đảng vô sảnkiểu mới ở một nước thuộc địa nửaphong kiến, khái quát thành quy luật:

chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp vớiphong trào công nhân và phong tràoyêu nước dẫn tới việc thành lập ĐảngCộng sản; và vì, lợi ích của giai cấpcông nhân với lợi ích của nhân dânlao động, lợi ích của dân tộc là thốngnhất cho nên Đảng là Đảng của giaicấp công nhân, của nhân dân laođộng cũng tức là Đảng của dân tộcViệt Nam18. Đây là cống hiến lý luậnđặc sắc của Hồ Chí Minh định hướngcho toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cáchmạng và công cuộc xây dựng, chỉnhđốn Đảng, mà hạt nhân quan trọngnhất chính là tư tưởng Đảng phảiluôn luôn gắn bó mật thiết với nhândân, là đội tiên phong, đại biểu trungthành lợi ích của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và của toàn dântộc. Vai trò, vị trí, sức mạnh của Đảngbắt nguồn từ nền tảng này.

ứ ba, Hồ Chí Minh xác địnhnhững nhân tố tạo nên năng lực, sứcmạnh lãnh đạo của Đảng. eoNgười, Đảng muốn vững thì phải cólý luận cách mạng của chủ nghĩaMác - Lênin - “chủ nghĩa chân chínhnhất, chắc chắn nhất, cách mạngnhất”, “làm cốt”, làm nền tảng tưtưởng, “trong đảng ai cũng phải hiểu,

Page 12: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

12 SỐ 75 (209) - 2019

phải làm theo chủ nghĩa ấy19. Đảngphải được xây dựng và hoạt độngtheo những nguyên tắc Đảng kiểumới của giai cấp công nhân, nổi bậtlà các nguyên tắc: tập trung dân chủ;tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách;tự phê bình và phê bình; kỷ luậtnghiêm minh và tự giác; đoàn kết,thống nhất. eo Hồ Chí Minh,chính nền tảng tư tưởng khoa học,cách mạng và những nguyên tắc tổchức, lãnh đạo, sinh hoạt, phát triểnrất chặt chẽ, nghiêm minh hợp thànhưu thế chính trị vượt trội, sức mạnhto lớn của Đảng Cộng sản mà khôngđảng phái chính trị nào có thể sosánh được, giúp Đảng Cộng sản cóthể hoàn thành sứ mệnh trọng đạitrước giai cấp, dân tộc.

ứ tư, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấnmạnh mối quan hệ mật thiết giữaĐảng với nhân dân. Đảng vừa là ngườilãnh đạo vừa là đầy tớ thật trung thànhcủa nhân dân; lấy phục vụ nhân dân,phát huy quyền làm chủ của nhân dânlàm tôn chỉ; dựa vào dân để xây dựngĐảng. eo Hồ Chí Minh, tư tưởngcủa nhân dân, do nhân dân, vì nhândân phải được “quán triệt trong toànbộ sự nghiệp xây dựng cấu trúc

thượng tầng của chế độ và thể chế củanhà nước ta”20. Người luôn căn dặn:“trong bầu trời không gì quý bằngnhân dân, trong thế giới không gìmạnh bằng lực lượng đoàn kết củanhân dân”21; “giữ chặt mối liên hệ vớidân chúng và luôn luôn lắng tai ngheý kiến của dân chúng, đó là nền tảnglực lượng của Đảng và nhờ đó màĐảng thắng lợi”; “Chính phủ và Đảngchỉ mưu giải phóng cho nhân dân, vìthế, bất kỳ việc gì cũng vì lợi ích củanhân dân mà làm và chịu trách nhiệmtrước nhân dân”; “Sự lãnh đạo trongmọi công tác thiết thực của Đảng, ắtphải từ trong quần chúng ra, trở lạinơi quần chúng”22. Người nhấnmạnh, trong toàn bộ quá trình côngtác tổ chức, cán bộ trước hết phải dựavào dân, phải từ phong trào cáchmạng của quần chúng mà phát hiện,tuyển chọn cán bộ; đưa cán bộ thâmnhập vào hoạt động thực tiễn củaquần chúng, thông qua sự giúp đỡ,kiểm soát của nhân dân để đào tạo,rèn luyện cán bộ, giúp cán bộ gột rửa,khắc phục các tật bệnh của chủ nghĩacá nhân, vươn tới nhân, nghĩa, trí,dũng, liêm theo quan điểm và lậptrường cách mạng23.

Page 13: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

13SỐ 75 (209) - 2019

ứ năm, Hồ Chí Minh yêu cầuĐảng phải thường xuyên chăm lo xâydựng và chỉnh đốn. Người chỉ rõ,Đảng không phải từ trên trời rơixuống, Đảng ra đời và trưởng thànhtrong lòng xã hội, do vậy cũng bị lâynhiễm các tật bệnh có trong xã hội.Để xứng đáng là một Đảng cáchmạng chân chính, xứng đáng vớiniềm tin yêu của nhân dân, Đảngphải thường xuyên chăm lo xâydựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là ởnhững thời điểm cách mạng gặp khókhăn, thử thách hoặc chuyển sangthời kỳ, giai đoạn mới. Xây dựng,chỉnh đốn là nhằm làm cho Đảngluôn trong sạch, vững mạnh, làm chođội ngũ cán bộ, đảng viên thườngxuyên tu dưỡng, rèn luyện, khôngngừng nâng cao phẩm chất, năng lựcđáp ứng yêu cầu ngày càng cao củanhiệm vụ cách mạng. Xây dựng vàchỉnh đốn Đảng có quan hệ mật thiếtvới nhau, trong đó xây dựng Đảngtoàn diện, làm cho Đảng vững mạnhvề chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạođức, thật sự “là đạo đức, là văn minh”,tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lươngtâm của dân tộc, thời đại là nhiệm vụcơ bản, có ý nghĩa quyết định; chỉnh

đốn Đảng nhằm hạn chế, ngăn chặn,đẩy lùi những tật bệnh, tệ nạn trongĐảng do thoái hóa, biến chất củamột bộ phận cán bộ, đảng viên, nhấtlà trong điều kiện Đảng cầm quyền,là nhiệm vụ thường xuyên quantrọng. Trong Di chúc, Hồ Chí Minhcăn dặn: “Việc cần làm trước tiên làchỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗiđảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộđều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảnggiao phó cho mình, toàn tâm, toàn ýphục vụ nhân dân”24.2. Hồ Chí Minh tấm gương sáng ngờivề đạo đức, phong cách của NgườiCộng sản vĩ đại

Đồng thời với việc xây dựng nềntảng lý luận xây dựng, chỉnh đốnĐảng, Hồ Chí Minh bằng cả cuộcđời hoạt động không mệt mỏi củamình đã nêu tấm gương lớn về đạođức, phong cách của Người Cộngsản chân chính. Đạo đức cộng sảncủa Người bắt nguồn, tỏa sáng từtấm lòng yêu nước, thương dân, từnhận thức có tính nguyên lý: “Ngoàilợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thìĐảng không có lợi ích gì khác”25; từlẽ sống tận trung với Đảng, tận hiếuvới dân, suốt đời phụng sự Tổ quốc,

Page 14: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

14 SỐ 75 (209) - 2019

phục vụ nhân dân, phấn đấu vì hạnhphúc của con người; luôn đặt lợi íchcủa cách mạng, của Đảng, của nhândân lên trên hết, trước hết; kiênquyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân,nâng cao đạo đức cách mạng. Tưtưởng, đạo đức cộng sản thấm nhuầntự nhiên trong suy nghĩ, hành độngcủa Người, được biểu hiện sinh độngthành phong cách Hồ Chí Minh. Đólà phong cách tư duy khoa học, sángtạo; phong cách lãnh đạo dân chủ,quần chúng, quyết đoán, nói đi đôivới làm; phong cách làm việc cụ thể,sâu sát, dứt điểm; phong cách sốnggiản dị, thanh cao; phong cách ứngxử tinh tế, nhân văn tràn đầy tìnhyêu thương con người.

Chính tư tưởng, đạo đức, phongcách cộng sản của Hồ Chí Minh đãtrở thành niềm tin yêu, thành ngọncờ dẫn dắt toàn Đảng, toàn dântrong sự nghiệp cách mạng lâu dài,gian khổ, trong công cuộc xây dựng,chỉnh đốn Đảng. Cán bộ, đảng viên,nhân dân tự hào, tin tưởng vì ĐảngCộng sản Việt Nam là Đảng do Chủtịch Hồ Chí Minh sáng lập, rènluyện, là Đảng Hồ Chí Minh. Sinhthời, ủ tướng Phạm Văn Đồng -

người đồng chí gần gũi, người họctrò xuất sắc của Chủ tịch Hồ ChíMinh đã khẳng định: “Hồ Chí Minhđã làm gương mẫu để xây dựngĐảng. Tấm gương của lãnh tụ đượcsự hưởng ứng tự nguyện và nhiệttình của toàn Đảng, đã tạo nênkhuôn phép chặt chẽ và thiêng liêng,để lại truyền thống tốt đẹp về Đảngvà sự lãnh đạo của Đảng”26.3. đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốnđảng theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh

Trong suốt gần 90 năm lãnh đạocách mạng, thấm nhuần tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,Đảng ta thường xuyên chăm lo xâydựng, chỉnh đốn, không ngừng nângcao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu.Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng lànhân tố hàng đầu quyết định thắnglợi của cách mạng nước ta. Bước vàothời kỳ đổi mới, nhất là những nhiệmkỳ đại hội Đảng gần đây, Đảng luônxác định xây dựng, chinh đốn Đảnglà nhiệm vụ then chốt. Đại hội Đảng,Ban Chấp hành Trung ương, BộChính trị, Ban Bí thư Trung ươngĐảng các nhiệm kỳ đã ban hànhnhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định về

Page 15: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

15SỐ 75 (209) - 2019

xây dựng, chỉnh đốn Đảng; phátđộng và lãnh đạo nhiều cuộc vậnđộng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, họctập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh, đạt được nhiều kết quảquan trọng. Tuy nhiên, trước tácđộng của mặt trái của cơ chế kinh tếthị trường, hội nhập quốc tế, có nơi,có lúc, một số tổ chức đảng, một bộphận cán bộ, đảng viên, nhất là cánbộ có chức, có quyền, không nhậnthức đầy đủ tầm quan trọng đặc biệtcủa công tác xây dựng, chỉnh đốnĐảng, không thực hiện nghiêm túcnghị quyết, quy định của Đảng vànhững chỉ dạy của Chủ tịch Hồ ChíMinh, sa vào chủ nghĩa cá nhân, suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa”, làm tổn hại thanhdanh, uy tín của Đảng, giảm sút niềmtin của nhân dân.

Nhận thức sâu sắc nguy cơ tha hóatrong nội bộ Đảng; yêu cầu bức thiết,cấp bách của công tác xây dựng, chỉnhđốn Đảng; quán triệt, kế thừa, pháthuy những giá trị vô giá của tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,Đại hội XII của Đảng đặt lên hàngđầu nhiệm vụ trọng tâm: “Tăng

cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sống vàbiểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyểnhóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựngđội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộcấp chiến lược đủ năng lực, phẩmchất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”27.Trong hơn 3 năm thực hiện Nghịquyết Đại hội, Ban Chấp hành Trungương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đãtập trung cao độ ban hành, lãnh đạo,chỉ đạo thực hiện nhiều nghị quyếtquan trọng về xây dựng, chỉnh đốnĐảng; triển khai sâu rộng học tập, làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cáchHồ Chí Minh; đẩy mạnh quyết liệtcuộc đấu tranh chống tham nhũng vànhững khuyết tật trong Đảng, trongđó đội ngũ cán bộ chủ chốt, trước hếtlà các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị,Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trungương Đảng có trách nhiệm nêugương. Quyết tâm chính trị, hànhđộng quyết liệt của toàn Đảng đangtạo ra những chuyển biến tích cực,quan trọng, từng bước củng cố, tăngcường niềm tin của nhân dân đối vớiĐảng, tạo động lực cho công cuộc xâydựng, bảo vệ Tổ quốc.

Page 16: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

16 SỐ 75 (209) - 2019

Trên thực tế, công cuộc xây dựng,chỉnh đốn Đảng hiện nay và trongthời kỳ sắp tới thể hiện sinh động giátrị bền vững của tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh. Học tập,làm theo tấm gương vĩ đại củaNgười, toàn Đảng và cán bộ, đảngviên cần thấm nhuần sâu sắc nhữngquan điểm của Người, học theo đạođức, phong cách của Người, trong đóđặc biệt chú trọng:

ứ nhất, giữ vững bản chất giaicấp, bản lĩnh chính trị, thống nhất tưtưởng, tiếp tục vận dụng, phát triểnsáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoatrong truyền thống dân tộc và vănminh của nhân loại, không ngừnghoàn thiện, lãnh đạo thực hiện thànhcông đường lối đổi mới, phấn đấu đưađất nước trở thành quốc gia phát triểntheo định hướng xã hội chủ nghĩa.

ứ hai, xây dựng Đảng toàn diệnvề chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạođức, trọng tâm là xây dựng văn hóa,đạo đức trong toàn Đảng, trong độingũ cán bộ, đảng viên, làm gươngxây dựng văn hóa, đạo đức xã hội.ực hiện bằng được lời căn dặn củaHồ Chí Minh: “ Đảng ta là một Đảng

cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộphải thực sự thấm nhuần đạo đứccách mạng, thật sự cần kiệm liêmchính, chí công vô tư. Phải giữ gìnĐảng ta thật sự trong sạch, phải xứngđáng là người lãnh đạo, là người đầytớ thật trung thành của nhân dân”28.

ứ ba, đổi mới phương thức lãnhđạo của Đảng, phong cách của cánbộ, đảng viên, lấy hiệu quả phụng sựphát triển đất nước, chăm lo hạnhphúc của nhân dân làm tiêu chí hàngđầu; thưc hiện theo phương châmHồ Chí Minh chỉ dạy: “Phải nắmvững quy luật phát triển của cáchmạng, phải tính toán cẩn thận nhữngđiều kiện cụ thể, những biện pháp cụthể. Kế hoạch phải chắc chắn, cânđối. Chớ đem chủ quan của mìnhthay cho điều kiện thực tế. Phảiphòng chống bệnh chủ quan, tácphong quan liêu, đại khái”29.

ứ tư, kiên quyết, kiên trì đấutranh không khoan nhượng, khắcphục những yếu kém trong tổ chứcđảng, ngăn chặn, đẩy lùi, tẩy trừ sựsuy thoái về tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa”, đặc biệt là tình trạngtham nhũng, “lợi ích nhóm”, bè phái,

Page 17: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

17SỐ 75 (209) - 2019

1 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội, 2001, tr.84.2, 8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tái bản lầnthứ ba, tr.627, 617.3, 16, 19 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tái bản lầnthứ hai, tr.284, 267-268, 268.4. 17, 24, 28 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd t.12, tr.505, 510, 503, 503.5, 29 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, tr.378, 314.6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, tr.65. 7, 18 Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.6, tr.232, 175.9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tái bản lần thứ hai, tr.509.10, 21 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.8, tr.55; t.10, tr.377, 276.11 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987.12 Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia - Ủy ban quốc gia UNESCOcủa Việt Nam, Hội thảo quốc tế: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dântộc, nhà văn hóa lớn, Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội, 1991, tr.183.13, 14, 26 Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.219, 180-181, 179.15 am khảo Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộmôn Khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Tư tưởng Hồ ChíMinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.132-175.20 Hoàng Tùng: Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị chỉ đạo đốivới cách mạng Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 4-1992, tr.12-1322, 23, 25 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr.229-306, 229-306, 230.27 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ươngĐảng, Hà Nội, 2016, tr.217.

cơ hội chính trị, chạy chức, chạyquyền, quan liêu, xa dân... trong cánbộ, đảng viên, làm cho Đảng thật sự

liêm khiết, thật sự là Đảng của giaicấp, của dân tộc, được nhân dân tinyêu, ủng hộ n

Page 18: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

18 SỐ 75 (209) - 2019

1. Khái niệm phúc lợi xã hội và ansinh xã hội

Phúc lợi xã hội (PLXH) là một bộphận thu nhập quốc dân được sửdụng nhằm thoả mãn những nhucầu vật chất và tinh thần của cácthành viên trong xã hội, chủ yếuđược phân phối lại, ngoài phân phốitheo lao động. Ba thành tố cơ bảntrong việc đảm bảo phúc lợi xã hội lànhà nước, thị trường lao động vàdân cư (cá nhân/gia đình).

Phúc lợi xã hội bao gồm những chiphí xã hội như: trả tiền hưu trí, cácloại trợ cấp bảo hiểm xã hội, họcbổng cho học sinh, những chi phícho học tập không mất tiền, những

dịch vụ y tế, nghỉ ngơi, an dưỡng,nhà trẻ, mẫu giáo, v.v.. Với nội dungnhư vậy, PLXH có mục tiêu làmgiảm thiểu sự bất công bằng trong xãhội, đảm bảo cho các thành viêntrong xã hội đều có thể thụ hưởngnhững thành quả của phát triển. Tùytheo mức độ phát triển của các mặtkinh tế - xã hội, quỹ phúc lợi thườngcó ba nhóm cơ bản: tập trung củanhà nước quản lý; quỹ phúc lợi củacác xí nghiệp, đơn vị kinh doanh vàquỹ phúc lợi tập thể của các hợp tácxã, tập đoàn sản xuất.

An sinh xã hội (ASXH) là sự bảovệ của xã hội đối với các thành viêncủa mình thông qua một loạt các

NHậN THỨC, THựC TIễN VÀ GIảI PHÁP về PHúC lợI Xã HỘI ở vIỆT NAM

TrONG GIAI ĐOạN MỚIl Lê TấN DũNG

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 19: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

19SỐ 75 (209) - 2019

biện pháp nhằm chống lại nhữngkhó khăn về kinh tế và xã hội do bịngừng hoặc giảm thu nhập, gây rabởi ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng, thất nghiệp, thương tật, tuổigià và chết; đồng thời đảm bảo cácchăm sóc y tế và trợ cấp cho các giađình đông con.

ASXH và PLXH có cùng một mụctiêu là hướng đến một xã hội hưngthịnh, công bằng, bác ái và hạnh phúccho mọi người. Tuy nhiên, điểm khácnhau thể hiện ở ưu tiên và nội dungcụ thể của chính sách: ASXH có mụctiêu đảm bảo thu nhập cho các thànhviên trong xã hội để không bị rơi vàocảnh cùng cực, còn PLXH có mụctiêu giúp các thành viên trong xã hộiđược thụ hưởng thành quả của pháttriển thông qua việc phân phối lại,ngoài phân phối theo lao động nhằmgiảm bớt sự bất công bằng xã hội.uật ngữ PLXH được dùng phổbiến hơn ở các quốc gia phát triển,còn ASXH được dùng phổ biến ở cácquốc gia đang phát triển.2. Nhận thức về phúc lợi xã hội ởViệt Nam

ực hiện phúc lợi xã hội (PLXH)cho người dân luôn được Đảng và

Nhà nước Việt Nam quan tâm. Ngaytừ những ngày đầu thành lập nước,trong bối cảnh người dân cùng quẫntrong nạn đói, ngày 28-9-1945 Chủtịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọiđồng bào toàn quốc “cứ 10 ngày nhịnăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn babữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ)để cứu dân nghèo”. Bằng cách huyđộng nguồn lực trong dân như vậy,hàng chục vạn người nghèo đã đượctrợ giúp lương thực, thực phẩm,quần áo và nạn đói được đẩy lùi.Trong năm 1945, Nhà nước banhành chính sách quy định công nhânđược hưởng tiền phụ cấp khi bị thảihồi. Hiến pháp 1946 và một số sắclệnh ban hành sau đó quy định cácchế độ PLXH cho người dân như ốmđau, tai nạn và hưu trí. Năm 1947,các chế độ “lương hưu thương tật”đối với thương binh, chế độ “tiềntuất” đối với gia đình tử sỹ cũng đượcban hành.

Hòa bình lập lại năm 1954, chúngta xây dựng nền kinh tế kế hoạchhóa tập trung ở miền Bắc và mởrộng ra toàn quốc khi đất nướcthống nhất năm 1975, hướng đếnmô hình nhà nước phúc lợi (nhà

Page 20: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

20 SỐ 75 (209) - 2019

nước bao cấp). Giai đoạn này, cácchế độ cụ thể về bảo hiểm xã hộiđược ban hành, góp phần đảm bảothu nhập thay thế cho người laođộng trong trường hợp bị rủi ro ốmđau, tai nạn lao động - bệnh nghềnghiệp, mất sức lao động, nghỉ thaisản, nghỉ hưu, bị chết; các đối tượngxã hội, người dân bị tai nạn chiếntranh cũng được trợ giúp. Trong thờigian chiến tranh chống Mỹ, nhữngngười được hưởng trợ cấp, thươngbinh, gia đình liệt sỹ và những ngườiđược hưởng các chế độ tương tự thìđược cấp tại nhà, tận tay, đúng kỳ,đúng số. 

Sau khi đất nước thống nhất vànhững năm 1980 khi nền kinh tếnước ta lâm vào khủng khoảng, bêncạnh những chính sách chung, Nhànước khuyến khích doanh nghiệpđảm bảo đời sống và phúc lợi chongười lao động.

ực hiện đường đổi mới (từ năm1986), nền kinh tế từ cơ chế bao cấpchuyển sang cơ chế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Dưới góc độquản lý xã hội, mô hình nhà nướcphúc lợi từng bước chuyển sang môhình nhà nước xã hội để phát huy vai

trò và trách nhiệm của các chủ thể(nhà nước, doanh nghiệp, người dânvà các đối tác xã hội khác) trongtham gia, đóng góp phát triển kinhtế và thụ hưởng các thành quả củaphát triển như Văn kiện Đại hội XIIcủa Đảng xác định: “...bảo đảm đểnhân dân được hưởng thụ ngày mộttốt hơn thành quả của công cuộc đổimới, xây dựng và phát triển đấtnước”. Khoản 2 Điều 59 Hiến pháp2013 hiến định “Nhà nước tạo bìnhđẳng về cơ hội để công dân thụhưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệthống an sinh xã hội, có chính sáchtrợ giúp người cao tuổi, người khuyếttật, người nghèo và người có hoàncảnh khó khăn khác”.

ể chế hóa chủ trương của Đảngvà Hiến pháp của Nhà nước, các chếđộ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất,trợ cấp tiền mặt hàng tháng cho cácđối tượng bảo trợ xã hội, hỗ trợ toànbộ hoặc một phần mệnh giá thẻ bảohiểm y tế, miễn giảm học phí, hỗ trợtiền mặt và tín dụng ưu đãi để đểngười dân có hoàn cảnh khó khăn cónhà ở, đất ở, tiếp cận nước sạch,thông tin và truyền thông, các

Page 21: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

21SỐ 75 (209) - 2019

phương tiện giao thông công cộng vàcác công trình/chương trình nghệthuật, danh lam thắng cảnh, di tíchlịch sử, v.v.. được quy định cụ thểtrong các luật, chính sách. Về cơ bản,các chế độ PLXH đã thực hiện tốtchức năng phân phối lại thu nhập, hỗtrợ người dân thụ hưởng các thànhquả của quá trình phát triển.

Có thể thấy, trong giới nghiên cứucũng như giữa các nhà quản lý, nhàhoạch định chính sách đã có sựđồng thuận về khái niệm và nội hàmcủa PLXH: (1) PLXH là một bộphận thu nhập quốc dân được sửdụng để góp phần thỏa mãn nhu cầuvật chất và tinh thần của các thànhviên trong xã hội; (2) thực hiệnPLXH là thực hiện phân phối lạingoài phân phối theo lao động; (3)PLXH là biện pháp nhằm giảm bớtsự bất công bằng xã hội.

Tuy vậy, về chủ thể thực hiệnPLXH hiện đang còn 2 loại quanđiểm khác nhau. Có quan điểm chorằng, chỉ những chính sách phúc lợicủa Nhà nước và do Nhà nước tổchức thực hiện thì mới là PLXH. Vớiquan điểm này thì PLXH hiện nay ởnước ta là các chế độ thực hiện theo

các chính sách của nhà nước như:bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảohiểm thất nghiệp; Pháp lệnh Ưu đãingười có công với Cách mạng; trợgiúp xã hội thường xuyên và đột xuấtcho các đối tượng bảo trợ xã hội;miễn học phí cho học sinh tiểu học;miễn, giảm học phí cho học sinh,sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khókhó khăn; cấp thẻ bảo hiểm y tế miễnphí toàn bộ hoặc một phần, miễnhoặc giảm giá vé tham gia cácphương tiện giao thông công cộng,tham quan các danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử, xem biểu diễn nghệthuật cho một số nhóm đối tượngđặc thù (trẻ em, người cao tuổi,người có công...). Quan điểm này làhiện thân của mô hình nhà nướcphúc lợi.

Quan điểm khác lại cho rằng,PLXH cũng có thể do các chủ thểngoài nhà nước thực hiện. Một khicác thành viên trong xã hội hoặcmột nhóm dân cư được thụ hưởnglợi ích thông qua hình thức phânphối lại ngoài thu nhập theo laođộng thì đó là PLXH. Nói cách khác,PLXH có thể do Nhà nước hoặc chủthể ngoài nhà nước thực hiện,

Page 22: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

22 SỐ 75 (209) - 2019

nhưng Nhà nước đóng vai trò chủđạo. Quan điểm này phù hợp với môhình nhà nước xã hội và tương đồngvới khái niệm PLXH đã đề cập ởtrên. Nhận thức về PLXH như vậy làphù hợp với cơ chế kinh tế thịtrường; phát huy được nguồn lựctrong xã hội; gia tăng vai trò và tráchnhiệm của các chủ thể nên thúc đẩysự gắn kết xã hội trong nền kinh tếthị trường và kết quả là tạo ra nhiềucơ hội hơn để người dân, nhất lànhững người yếu thế, dễ bị tổnthương được hưởng lợi từ thành quảcủa phát triển, làm giảm sự bất côngbằng xã hội.3. Thực trạng thực hiện phúc lợi xãhội ở Việt Nam

Ở Việt Nam, PLXH được thựchiện thông qua 3 nguồn tài chính: (1)dựa trên đóng góp của các chủ thểtham gia thị trường; (2) ngân sáchnhà nước đảm bảo; và (3) huy độngtừ cộng đồng.

(1) ực hiện phúc lợi xã hội bằngnguồn tài chính dựa trên đóng góp

ông qua chính sách bảo hiểm xãhội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảohiểm thất nghiệp, Nhà nước đã tạolập được các quỹ BHXH để thực hiện

các chế độ PLXH. Các quỹ thực hiệntheo nguyên tắc đóng - hưởngnhưng hoạt động theo cơ chế chia sẻrủi ro, phân phối lại không hoàn toàndựa trên đóng góp, cụ thể: ngườiđóng góp nếu không bị rủi ro (ốmđau, tai nạn lao động - bệnh nghềnghiệp, mất việc làm, v.v..) thì khôngđược hưởng; người bị rủi ro nhiềuđược hưởng nhiều hơn; người sốngthọ hơn được hưởng nhiều hơn.

Đến hết năm 2018, số người thamgia BHXH chiếm gần 31%, bảo hiểmthất nghiệp chiếm 26% lực lượng laođộng trong độ tuổi lao động. Hiện cóhơn 3,1 triệu người đang hưởng cácchế độ hưu trí và trợ cấp bảo hiểm xãhội hằng tháng. Hằng năm, có hàngtriệu lượt người hưởng trợ cấp mộtlần, mai táng phí, trợ cấp ốm đau,thai sản, nghỉ dưỡng sức; trên 600nghìn người hưởng trợ cấp thấtnghiệp. Giai đoạn 2010 - 2018 cótrên 180.000 người thất nghiệp đượchỗ trợ học nghề, nhiều người thấtnghiệp sau khi tham gia các khóahọc nghề đã có việc làm và ổn địnhcuộc sống.

Số người tham gia bảo hiểm y tếhiện chiếm trên 87,5% dân số. Năm

Page 23: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

23SỐ 75 (209) - 2019

2018 có 176,4 triệu lượt người đikhám chữa bệnh theo bảo hiểm y tếvới tổng chi phí khám chữa bệnh là95.500 tỷ đồng. Bảo hiểm y tế đã hỗtrợ đáng kể chi phí tài chính chongười dân khi bị ốm đau, bệnh tật.

Trong nền kinh tế thị trường,ngoài tham gia các chính sáchBHXH theo quy định, một số doanhnghiệp còn tham gia bảo hiểm nhânthọ cho người lao động; một số côngty, tập đoàn có tiềm lực kinh tế mạnhđã thực hiện chính sách hưu trí bổsung tự nguyện như là những chínhsách phúc lợi của doanh nghiệp đốivới người lao động.

(2) ực hiện phúc lợi xã hội bằngngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước thực hiệnPLXH chủ yếu theo nguyên tắc thụhưởng có điều kiện, tức là người dânđáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiệnnhất định thì được hưởng chế độPLXH do Nhà nước tổ chức thựchiện bằng nguồn ngân sách nhànước đảm bảo, kết quả thực hiện cụthể như sau:

Người có công với cách mạng vàthân nhân tùy theo trường hợp sẽđược  hưởng một hoặc một số chế độ

ưu đãi xã hội (trợ cấp và phụ cấp ưuđãi hàng tháng, một lần; hỗ trợ vềnhà ở; phương tiện chỉnh hình, phụchồi chức năng; điều dưỡng định kỳ;cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; miễnhọc phí v.v..). Tính đến hết năm2018, cả nước có trên 1,3 triệu ngườicó công được hưởng trợ cấp hằngtháng. Mỗi năm giải quyết chế độ trợcấp 1 lần cho 6 đến 8 nghìn trườnghợp, đưa trên 580 nghìn lượt ngườicó công đi điều dưỡng định kỳ và hỗtrợ giáo dục cho khoảng 40 nghìnlượt người.

Người nghèo, hộ gia đình nghèođược nhận các chính sách hỗ trợ tíndụng ưu đãi phát triển sản xuất;miễn giảm học phí; tín dụng họcsinh, sinh viên; hỗ trợ nhà ở gồm cảnhà ở phòng, tránh bão lụt; hỗ trợ30kw điện sinh hoạt; cấp thẻ bảohiểm y tế miễn phí, v.v.. Các chế độPLXH bằng nguồn ngân sách nhànước cùng với các chính sách pháttriển kinh tế - xã hội khác hỗ trợngười nghèo, vùng nghèo đã gópphần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, cảithiện đời sống vật chất và tinh thầncủa người nghèo. Tỷ lệ hộ nghèogiảm bình quân khoảng 2%/năm

Page 24: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

giai đoạn 2010 - 2015 (từ 14,2% cuốinăm 2010 xuống dưới 4,5% năm2015). Riêng các huyện nghèo giảm6%/năm, từ 58,3% xuống còn 28%.eo chuẩn nghèo đa chiều, từ năm2016, tỷ lệ nghèo giảm bình quân1,3%/năm (năm 2016, tỷ lệ nghèo là7,9% và giảm còn 5,23% năm 2018).

Người từ 80 tuổi trở lên không cólương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội,người nghèo trên 60 tuổi không cóngười có nghĩa vụ chăm sóc, nuôidưỡng và những người có hoàncảnh đặc biệt khó khăn khác nhưngười khuyết tật nặng, đặc biệt nặng,trẻ mồ côi, v.v.. được nhận trợ cấpthường xuyên với mức chuẩn trợcấp 27.000 đồng/người/tháng để hỗtrợ sinh sống và được cấp thẻ bảohiểm y tế miễn phí để khi ốm đau cóthể dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế.Đến năm 2018, có 2,839 triệu ngườiđược hưởng trợ cấp tiền mặt hằngtháng, chiếm gần 3% dân số. Một sốđịa phương tự cân đối được ngânsách đã chủ động tăng ngân sách chotrợ giúp xã hội trên cơ sở điều chỉnhnâng mức trợ cấp hằng tháng chocác đối tượng cao hơn mức chuẩnchung của cả nước. Cả nước hiện có

418 cơ sở trợ giúp xã hội (49% cơ sởcông lập, 51% cơ sở ngoài công lập),trong đó có 34 trung tâm công tác xãhội, đang nuôi dưỡng chăm sóc41.434 đối tượng có hoàn cảnh đặcbiệt khó khăn.

Chương trình dinh dưỡng quốcgia, dinh dưỡng học đường; tiêmchủng mở rộng; cấp thẻ bảo hiểm ytế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi,hỗ trợ một phần kinh phí (30% -100%) cho học sinh, sinh viên thamgia bảo hiểm y tế v.v.. đã góp phầntích cực vào giảm tỷ lệ suy dinhdưỡng trẻ em.

Học sinh, sinh viên thuộc hộnghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số,vùng khó khăn được miễn, giảm họcphí, trợ cấp học bổng, hỗ trợ điềukiện học tập. Năm học 2017 - 2018có hơn 520.000 học sinh đã nhậnđược gạo hỗ trợ và hơn 1.800 tỷ đồngtiền hỗ trợ ăn trưa cho các học sinhở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Trong3 năm (2016 - 2018), thực hiện chínhsách nội trú cho trên 60 nghìn họcsinh, sinh viên (người dân tộc thiểusố thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo,người khuyết tật chiếm 85%; ngườitốt nghiệp trường phổ thông dân tộc

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

24 SỐ 75 (209) - 2019

Page 25: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

25SỐ 75 (209) - 2019

nội trú chiếm 7%; người dân tộcKinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèohoặc người khuyết tật có hộ khẩuthường trú tại vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hảiđảo chiếm 8%).

Chương trình nhà ở xã hội đượctriển khai mạnh mẽ trong nhữngnăm gần đây để thực hiện mục tiêumọi người dân đều có nhà ở antoàn. Đến hết năm 2018, trên địabàn cả nước đã hoàn thành 198 dựán nhà ở xã hội, quy mô xây dựnghơn 81.700 căn, với tổng diện tíchhơn 4.085.000m2. Đang tiếp tụctriển khai 226 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 182.200 căn vàtổng diện tích khoảng 9.110.000m2.Trong đó, chương trình phát triểnnhà ở xã hội cho người có thu nhậpthấp tại khu vực đô thị đã hoànthành đầu tư xây dựng 98 dự án, với 40.700 căn hộ, tổng diện tíchkhoảng 2.035.000m2; đang tiếp tụctriển khai 153 dự án, với 93.800 căn hộ, tổng diện tích khoảng4.690.000m2. Chương trình pháttriển nhà ở xã hội dành cho côngnhân khu công nghiệp đã hoàn

thành đầu tư xây dựng 100 dự án,với 41.000 căn hộ, tổng diện tích2.050.000m2; đang tiếp tục triểnkhai 73 dự án với 88.400 căn hộ,tổng diện tích 4.420.000m2.

Để người dân, đặc biệt là dân cưnông thôn, vùng dân tộc thiểu số,vùng núi cao được tiếp cận nướcsinh hoạt hợp vệ sinh, giai đoạn 2012- 2015 đã thực hiện Chương trìnhmục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệsinh môi trường nông thôn. Giaiđoạn 2016 - 2019, chương trình đượclồng ghép trong Chương trình mụctiêu quốc gia Xây dựng nông thônmới. Tỷ lệ dân số nông thôn được sửdụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đãtăng từ 80,5% năm 2012 lên 85%năm 2015 và đạt 88% vào năm 2018.Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụngnước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Ytế đạt 52% vào năm 2018 so với mức38,7% năm 2012. Việc thực hiệnchương trình đã cải thiện điều kiệnvệ sinh nông thôn, góp phần nângcao sức khỏe và chất lượng sống chongười dân nông thôn, vùng dân tộcthiểu số.

Các hộ nghèo, hộ cận nghèo ởvùng miền núi, vùng sâu, vùng xa,

Page 26: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

biên giới và hải đảo được Nhà nướchỗ trợ sử dụng dịch vụ điện thoại cốđịnh hoặc dịch vụ thông tin di độngmặt đất trả sau theo giá cước dịch vụviễn thông công ích nếu đã ký hợpđồng sử dụng dịch vụ với doanhnghiệp viễn thông, thu xem cácchương trình truyền hình phục vụnhiệm vụ chính trị, thông tin tuyêntruyền thiết yếu qua hệ thống truyềnhình quảng bá công nghệ số. Vùngdân tộc thiểu số và miền núi, vùngđặc biệt khó khăn được cấp 24 loạiấn phẩm báo chí, tạp chí tiếp nhậnthông tin về các chính sách, phápluật của nhà nước, gương người tốtviệc tốt, mô hình sản xuất, kinhdoanh giỏi.

Người có công với cách mạng,người cao tuổi, người khuyết tật vàcác đối tượng dễ bị tổn thương khácđược miễn, giảm giá vé khi sử dụngcác phương tiện giao thông côngcộng, tham quan các danh lam thắngcảnh, di tích lịch sử.

Trường hợp người dân bị rủi ro dothiên tai bão lụt, hạn hán, rét đậm,rét hại, và các nguyên nhân kháchquan khác có nhu cầu được trợ giúpđột xuất (hộ gia đình có người bị

chết, bị thương, thiếu lương thực,nhà đổ, trôi, cháy, hư hỏng nặng...)đều được hưởng chế độ trợ giúp độtxuất. Từ năm 2012 - 2018, Chínhphủ đã hỗ trợ 329 nghìn tấn gạo chocác địa phương để cứu đói cho hơn17,4 triệu nhân khẩu thiếu lươngthực; hỗ trợ hơn 3.700 tỷ đồng đểcác địa phương hỗ trợ khắc phụchậu quả thiên tai, trong đó bao gồmkinh phí thực hiện trợ giúp đột xuấtvà kinh phí khôi phục cơ sở hạ tầngthiết yếu.

(3) ực hiện phúc lợi xã hộibằng nguồn tài chính huy động từcộng đồng

Các tổ chức chính trị - xã hội, tổchức xã hội, xã hội nghề nghiệp, cácdoanh nghiệp và các nhà hảo tâmđã đóng góp một phần tài chínhđáng kể vào thực hiện hỗ trợ ngườicó công với cách mạng, ngườinghèo, người yếu thế, góp phầnquan trọng trong việc tăng cườngtính gắn kết xã hội, xây dựng xã hộinhân ái, hài hòa, tiến bộ. Các phongtrào đền ơn đáp nghĩa với người vàgia đình người có công với cáchmạng đã được thực hiện sâu, rộngvà hiệu quả. Giai đoạn 2012 - 2018,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

26 SỐ 75 (209) - 2019

Page 27: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

27SỐ 75 (209) - 2019

Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cả nước đãtiếp nhận được sự ủng hộ gần 6.000tỷ đồng; tặng gần 98.000 sổ tiếtkiệm tình nghĩa với trị giá gần 958tỷ đồng. Đến nay, 98,5% người cócông với cách mạng có mức sốngbằng hoặc cao hơn mức sống trungbình của người dân nơi cư trú; trên98% xã phường làm tốt công tácthương binh, liệt sĩ. Trong giai đoạnnày, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cáccấp và các tổ chức thành viên đã tiếpnhận ủng hộ từ các doanh nghiệp,cơ quan, đơn vị, các tổ chức trongnước và quốc tế, người Việt Nam ởnước ngoài, các cá nhân hơn 32.980tỷ đồng để thực hiện ASXH. Trongđó, ủng hộ qua Quỹ “Vì ngườinghèo” 4 cấp (trung ương, tỉnh,huyện, xã) hơn 7.339 tỷ đồng và ủnghộ trực tiếp chương trình an sinh xãhội ở các địa phương được trên25.640 tỷ đồng.

Ngoài ra, các mô hình chỉnh hìnhphục hồi chức năng cho ngườikhuyết tật, trẻ em khuyết tật dựa vàocộng đồng; mô hình “Ngôi nhà tạmlánh” cung cấp dịch vụ tạm lánh, hỗtrợ tâm lý, bảo vệ phụ nữ và trẻ embị bạo lực gia đình; mô hình “Ngôi

nhà bình yên” bảo vệ chăm sóc chophụ nữ và trẻ em bị mua bán trở vềcũng ngày càng khẳng định vai tròtrong hỗ trợ các nhóm đối tượng yếtthế, bị rủi ro.4. Hạn chế, bất cập và giải pháp pháttriển phúc lợi xã hội

Phạm vi bao phủ của PLXH cònhạn hẹp, chủ yếu hướng đến nhómkhá giả còn được gọi là nhóm trunglưu toàn cầu với mức tiêu dùng trên15USD PPP/người/ngày (thông quacác chính sách bảo hiểm) và nhómnghèo, cận nghèo  với mức tiêudùng dưới 5,5USD PPP/ngày(thông qua các chính sách trợ giúpxã hội do ngân sách nhà nước đảmbảo và huy động từ cộng đồng).Nhóm trung lưu mới nổi với mứctiêu dùng 5,5 - 15USD PPP/ngày(hiện chiếm gần 60% dân số) dườngnhư đang bị bỏ rơi, không tham giaBHXH và cũng không thuộc diệnđược thụ hưởng các chế độ trợ giúpxã hội bằng nguồn ngân sách nhànước. Nhóm trung lưu mới nổi lànhóm dân cư năng động nhưng dễgặp rủi ro và dễ rơi vào cảnh nghèođói. Việc có chính sách PLXH vàphương thức tổ chức thực hiện phù

Page 28: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 SỐ 75 (209) - 2019

hợp với đặc điểm của nhóm này sẽphát huy được trách nhiệm của họtrong xây dựng một xã hội gắn kết;đồng thời giảm nhẹ gánh nặng chongân sách nhà nước cần trợ giúp họkhi gặp rủi ro (nhất là trong tươnglai, khi họ về già).

Khu vực tư (doanh nghiệp) trongthực hiện PLXH cho người laođộng, cho cộng đồng chưa trở thànhmột trào lưu trong xã hội. Doanhnghiệp thực hiện tốt phúc lợi chongười lao động là một trong nhữngnền tảng giúp phát huy hết thái độ,trách nhiệm, sáng kiến và sự tậntâm của người lao động trong sảnxuất, góp phần nâng cao năng suấtlao động, nâng cao khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp. Do vậy,cần cơ chế khuyến khích để doanhnghiệp thực hiện trách nhiệm xãhội, vì một cộng đồng gắn kết vàthịnh vượng.

Ngân sách chi thực hiện ASXHtăng dần nhưng tỷ lệ chi trong tổngchi ngân sách cũng như so với GDPđang giảm dần cho thấy việc thựchiện chính sách xã hội chưa được coitrọng, chưa đáp ứng quan điểm củaĐảng “gắn kết chặt chẽ chính sách

kinh tế với chính sách an sinh xã hội,phát triển kinh tế với nâng cao chấtlượng cuộc sống của nhân dân, bảođảm để nhân dân được hưởng thụngày một tốt hơn thành quả củacông cuộc đổi mới, xây dựng và pháttriển đất nước” và nhu cầu của ngườidân. Tỷ lệ chi cho ASXH trong tổngchi ngân sách nhà nước giảm từ10,58% năm 2012 xuống còn 5,67%năm 2018; so với GDP, giảm dần từ2,95% xuống còn 1,9% trong cùnggiai đoạn. Do vậy, cần xây dựng bộtiêu chuẩn xã hội tối thiểu và tiến tớicó qui định về tỷ lệ chi thực hiệnchính sách xã hội trong tổng chingân sách nhà nước hoặc so vớiGDP hằng năm.

Tuy phạm vi bao phủ của PLXH,ASXH còn hạn hẹp nhưng vấn đềlạm dụng, trục lợi, lãng phí ngânsách đã và đang xảy ra. Nghiên cứucủa UNDP cho rằng tỷ lệ rò rỉ củaViệt Nam khoảng 40%. Nguyênnhân chủ yếu là hệ thống quản lý vàcung cấp dịch vụ còn lạc hậu. Dovậy, cần tận dụng thế mạnh của côngnghệ số để nhanh chóng hiện đạihóa hệ thống ASXH, PLXH củanước ta n

Page 29: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29SỐ 75 (209) - 2019

I. KHáI NIệM CHuNG 1. Khái niệm hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị là một chỉnhthể các tổ chức chính trị và chính trị- xã hội trong xã hội bao gồm cácđảng chính trị, nhà nước và các tổchức chính trị - xã hội hợp phápđược liên kết với nhau trong một hệthống tổ chức nhằm tác động vàocác quá trình của đời sống xã hội, đểcủng cố, duy trì và phát triển chế độđương thời phù hợp với lợi ích củachủ thể giai cấp cầm quyền.

Hệ thống chính trị xuất hiện cùngvới sự thống trị của giai cấp, nhànước và thực hiện đường lối chínhtrị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ

thống chính trị mang bản chất giaicấp của giai cấp cầm quyền.

Ở nước ta, giai cấp công nhân vànhân dân lao động là chủ thể củaquyền lực. Bởi vậy, hệ thống chínhtrị ở nước ta là công cụ thực hiệnquyền làm chủ của nhân dân laođộng dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam.

Hệ thống chính trị ở nước ta hiệnnay bao gồm: Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổquốc Việt Nam, Đoàn anh niênCộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liênhiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông

KHÁI NIỆM HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ, MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ;

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG vÀ QUY ĐỊNH

MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TrỊ

l PGS, TS NGUyễN VăN GiaNGHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Page 30: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 SỐ 75 (209) - 2019

dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binhViệt Nam và các tổ chức chính trị -xã hội hợp pháp khác của nhân dânđược thành lập, hoạt động trên cơ sởliên minh giữa giai cấp công nhânvới giai cấp nông dân và đội ngũ tríthức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam, thựchiện và đảm bảo đầyđủ quyền làm chủ củanhân dân.

Hệ thống chính trị ởnước ta hiện nay cónhững đặc điểm cơ bản sau:

Một là, các tổ chứctrong hệ thống chínhtrị ở nước ta đều lấychủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minhlàm nền tảng tư tưởngvà kim chỉ nam cho hành động. Cácquan điểm và nguyên tắc của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh đều được tổ chức trong hệthống chính trị ở nước ta vận dụng,ghi rõ trong hoạt động của từng tổ chức.

Hai là, hệ thống chính trị ở nước tađặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng

sản Việt Nam. Đảng là một tổ chứctrong hệ thống chính trị nhưng có vaitrò lãnh đạo các tổ chức trong hệthống chính trị. Trong điều kiện cụthể ở nước ta, do những phẩm chấtcủa mình - Đảng là đại biểu cho ý chívà lợi ích thống nhất của các dân tộc;do truyền thống lịch sử mang lại và

do những thành tựu rấtto lớn đạt được tronghoạt động thực tiễn cáchmạng Việt Nam dưới sựlãnh đạo của Đảng...làm cho Đảng ta trởthành Đảng chính trịduy nhất có khả năngtập hợp quần chúng laođộng đông đảo để thựchiện lý tưởng của Đảng,nhân dân tự nguyện đitheo Đảng, thừa nhận

vai trò lãnh đạo của Đảng trong thựctế. Đây là đặc trưng cơ bản của hệthống chính trị ở nước ta.

Ba là, hệ thống chính trị ở nước tađược tổ chức và hoạt động theonguyên tắc tập trung dân chủ.Nguyên tắc này được tất cả các tổchức trong hệ thống chính trị ởnước ta thực hiện.

Ở nước ta, giai cấpcông nhân và nhândân lao động là chủthể của quyền lực. Bởivậy, hệ thống chính trịở nước ta là công cụthực hiện quyền làmchủ của nhân dân laođộng dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộngsản Việt nam.

Page 31: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

31SỐ 75 (209) - 2019

Việc quán triệt và thực hiệnnguyên tắc tập trung dân chủ lànhân tố cơ bản đảm bảo cho hệthống chính trị có được sự thốngnhất về tổ chức và hành động nhằmphát huy sức mạnh đồng bộ củatoàn hệ thống cũng như của mỗi tổchức trong hệ thống chính trị.

Bốn là, hệ thống chính trị bảođảm sự thống nhất giữa bản chất giaicấp công nhân và tính nhân dân,tính dân tộc rộng rãi.

Đây là đặc điểm khác biệt căn bảncủa hệ thống chính trị ở nước ta vớihệ thống chính trị của các nước tưbản chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việtcủa chế độ xã hội chủ nghĩa, sựthống nhất lợi ích giữa giai cấp côngnhân, nhân dân lao động cũng nhưcả dân tộc, vì mục tiêu dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh.2. Khái niệm mô hình tổ chức hệthống chính trị

2.1. Mô hình tổ chứcMô hình là khái niệm được dùng

rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, dođó, khái niệm mô hình được đượctiếp cận từ nhiều góc độ, cấp độkhác nhau.

eo Từ điển Tiếng Việt, môhình có 2 nghĩa: 1) Vật cùng hìnhdạng nhưng được làm thu nhỏ lạihoặc phóng to lên, mô phỏng cấutạo và hoạt động của  vật thật đểtiện  trình bày,  nghiên cứu. Môhình máy bay; Mô hình khu đô thịmới. 2) Hình thức diễn đạt  hếtsức gọn theo một ngôn ngữ nào đócác đặc trưng chủ yếu của một đốitượng, để nghiên cứu đối tượng ấy.Mô hình của câu đơn.

Cũng có ý kiến cho rằng, mô hìnhlà một bản thiết kế, một sự môphỏng (phỏng theo) về một kháchthể (một sự vật, hiện tượng, quátrình) đã, đang, sẽ hoặc có thể hiệnhữu.

Trong nghiên cứu, mô hình(model) là sự đơn giản hóa hiệnthực một cách có chủ định. Nó chophép nhà nghiên cứu bỏ qua các mặtthứ yếu để tập trung vào phươngdiện chủ yếu, có ý nghĩa quan trọngđối với vấn đề nghiên cứu.

Trong hoạt động xã hội, các chủthể hành động tương tác với nhau đểtrao đổi vật chất, năng lượng, thôngtin, tạo ra những mối liên hệ và quanhệ xã hội. Những tương tác xã hội

Page 32: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

32 SỐ 75 (209) - 2019

lặp đi lặp lại cố kết con người lại vớinhau, có quy tắc nhất định, ít tự pháthơn, có cơ cấu đoán trước được,hình thành những mô hình xã hội(mô hình làng văn hóa; mô hình nôngthôn mới). Như vậy, mô hình xã hộilại là một khách thể sống động, cótính điển hình.

Từ những cách tiếp cận và quanniệm khác nhau nêu trên, cho thấy:Mô hình là sự mô phỏng về mộtkhách thể (một sự vật, hiện tượng,quá trình) đã, đang, sẽ hoặc có thểhiện hữu, nhưng cũng có thể là mộtkhách thể hiện hữu có tính điển hình.

Trong đời sống xã hội có rất nhiềuloại mô hình được xây dựng bằngnhững chất liệu khác nhau (vật chất,hình ảnh, sơ đồ, ngôn ngữ, số, kýhiệu...), như: mô hình vật lý, môhình hóa học, mô hình toán học, môhình kinh doanh; mô hình nghiêncứu, mô hình trưng bày, mô hìnhthu nhỏ, mô hình phóng to, mô hìnhthực, mô hình ảo...

Tổ chức là hình thức liên kết cụthể giữa con người với con người đểthực hiện một nhiệm vụ chung hoặcnhằm đạt được mục tiêu nhất định.Tập hợp người trong tổ chức không

phải là một tập hợp hỗn độn mà làmột tập hợp có trật tự, theo nhữngnguyên tắc nhất định, có cơ cấu tổchức, có sự bố trí, sắp xếp, phâncông, phối hợp.

Mỗi lĩnh vực, mỗi khoa học lại cócách tiếp cận riêng về tổ chức, nênđến nay có nhiều quan niệm khácnhau về tổ chức. Tuy nhiên, trongđời sống xã hội, tổ chức được hiểuphổ biến theo hai nghĩa: ứ nhất,tổ chức là một hoạt động - hoạt độngliên hiệp nhiều người lại để thựchiện một nhiệm vụ, mục tiêu nhấtđịnh. ứ hai, tổ chức là một tậphợp người có trật tự để thực hiệnmột nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạtđược mục tiêu nhất định.

Tổ chức gắn liền với cơ cấu tổchức, trong đó các nguồn lực đượcsắp xếp, hoạt động được phân chia,con người và các bộ phận được phốihợp nhằm thực thi mục tiêu của tổchức. Là hình thức cấu tạo bên trongcủa tổ chức, cơ cấu tổ chức thể hiệnmối quan hệ giữa những con ngườitrong tổ chức, đồng thời thể hiện môhình của tổ chức. Cơ cấu tổ chức thểhiện hình thức cấu tạo của tổ chức,bao gồm sự phân chia tổng thể tổ

Page 33: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

33SỐ 75 (209) - 2019

chức thành các bộ phận có tính độclập tương đối để thực hiện các hoạtđộng nhất định và mối quan hệ giữacác bộ phận trong tổng thể. Tổ chứcnào cũng có một mô hình cơ cấu tổchức và để xây dựng, điều khiển mộttổ chức bao giờ cũng cần một thiếtkế mô hình tổ chức của tổ chức đó.

Vậy, mô hình tổ chức là loại môhình xã hội, là cơ cấu tổ chức của mộttổ chức hiện hữu có tính điển hìnhhay là thiết kế cơ cấu tổ chức của mộttổ chức dự định sẽ xây dựng.

Mô hình tổ chức thường đượcthể hiện bằng sơ đồ, bản vẽ, hìnhảnh, ngôn ngữ để mô tả cơ cấu, mốiquan hệ giữa các bộ phận trong cơcấu tổ chức.

2.2. Mô hình tổ chức tổng thể hệthống chính trị

Tổng thể là tập hợp nhiều sự vật cóquan hệ chặt chẽ với nhau, làmthành một thể thống nhất có nhữngđặc trưng riêng (như: tổng thể kiếntrúc, tổng thể nền kinh tế quốc dân).eo nghĩa tính từ, là có tính chấttổng thể (như: quy hoạch tổng thể; cócái nhìn tổng thể).

Mô hình tổ chức tổng thể là môhình tổ chức của tất cả các bộ phận

của tổ chức trong một thể thốngnhất, bao quát.

Mô hình tổ chức tổng thể hệ thốngchính trị là cơ cấu tổ chức tổng thểhệ thống chính trị hiện hữu hay làthiết kế cơ cấu tổ chức của hệ thốngchính trị dự định sẽ xây dựng.

Khái niệm mô hình tổ chức tổngthể hệ thống chính trị hàm nghĩa làmô hình có có tính bao quát, tínhkhung, là “đường viền lớn” của hệthống chính trị, có sự phân biệt vớimô hình tổ chức bộ máy chi tiết, cụthể của một tổ chức, một bộ phậntrong hệ thống chính trị.

Các loại mô hình tổ chức tổng thểhệ thống chính trị

Tùy theo cách tiếp cận có thể chiamô hình tổ chức tổng thể hệ thốngchính trị (gọi tắt là mô hình tổ chứchệ thống chính trị) ra những loạikhác nhau, như:

+ eo chế độ xã hội (phương thứcsản xuất):

- Mô hình tổ chức hệ thống chínhtrị phong kiến; mô hình tổ chức hệthống chính trị TBCN; mô hình tổchức hệ thống chính trị XHCN;

+ eo thể chế đảng cầm quyền- Mô hình tổ chức hệ thống chính

Page 34: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

34 SỐ 75 (209) - 2019

trị đa đảng cầm quyền; mô hình tổchức hệ thống chính trị một đảngcầm quyền nổi trội; mô hình tổ chứchệ thống chính trị hai đảng thaynhau cầm quyền; mô hình tổ chứchệ thống chính trị nhất nguyên đađảng; mô hình tổ chức hệ thốngchính trị nhất nguyên một đảng duynhất cầm quyền...

+ eo tính chất phát triển - Mô hình tổ chức hệ thống chính

trị phát triển; mô hình tổ chức hệthống chính trị đang chuyển đổi;

+ eo thể chế nhà nước- Mô hình tổ chức hệ thống

chính trị tam quyền phân lập; môhình tổ chức hệ thống chính trị tậpquyền; mô hình tổ chức hệ thốngchính trị dân chủ; mô hình tổ chứchệ thống chính trị quân chủ; môhình tổ chức tổng thể hệ thốngchính trị hỗn hợp...3. Khái niệm mô hình tổ chức tổngthể hệ thống chính trị Việt Nam

Từ quan niệm về mô hình tổchức tổng thể hệ thống chính trịnói chung nêu trên có thể thấy: Môhình tổ chức tổng thể hệ thốngchính trị Việt Nam là khái niệm chỉcơ cấu tổ chức tổng thể hệ thống

chính trị Việt Nam hiện nay hay làthiết kế cơ cấu tổ chức tổng thể củahệ thống chính trị Việt Nam dựđịnh sẽ xây dựng.

Các thành tố chủ yếu trong môhình tổ chức tổng thể hệ thốngchính trị Việt Nam hiện nay cần thểhiện gồm:

- Cơ cấu tổ chức tổng thể hệ thốngchính trị Việt Nam; cơ cấu tổ chứctổng thể của Đảng Cộng sản ViệtNam; cơ cấu tổ chức tổng thể củaNhà nước CHXHCN Việt Nam; cơcấu tổ chức tổng thể của các tổ chứcchính trị - xã hội.4. Vai trò của mô hình tổ chức của hệthống chính trị

Trong đời sống xã hội, mô hìnhcó tầm quan trọng rất lớn. Cónhững lĩnh vực, có những hoạtđộng trong đó, việc xác định đúnghay sai mô hình hoạt động có tínhquyết định thành bại, như mô hìnhtổ chức tập hợp quần chúng; môhình kinh doanh...

Từ thực tế xây dựng hệ thốngchính trị trên thế giới cũng như ởViệt Nam cho thấy, mô hình tổ chứctổng thể của hệ thống chính trị cónhững vai trò nổi bật sau:

Page 35: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

35SỐ 75 (209) - 2019

- Xác định rõ vị trí, vai trò, chứcnăng, nhiệm vụ, mối quan hệ, cơ chếvận hành giữa các bộ phận trong hệthống chính trị, do đó quy định sựphân chia, bố trí hợp lý hay khônghợp lý các tổ chức bộ phận trong hệthống chính trị.

- Là một bộ phận thuộc phươngthức lãnh đạo của Đảng, phương thứccầm quyền của Đảng.

- Ảnh hưởng lớn đếntập hợp, phát huy cácnguồn lực của đất nước.

- Giúp nhà lãnh đạo,quản lý nắm bắt rõ ràngtổ chức của hệ thốngchính trị để lãnh đạo,quản lý đúng đắn, hiệuquả và định hướng kiệntoàn tổ chức, tối ưu hóatổ chức, nhân sự,phương thức hoạt độngcủa hệ thống chính trị.

- Giúp việc nghiên cứu đổi mới,hoàn thiện hệ thống chính trị.

Với vai trò nêu trên cho thấy môhình tổ chức tổng thể của hệ thốngchính trị Việt Nam có tầm quantrọng đặc biệt trong việc xây dựng,kiện toàn tổ chức, bộ máy của hệ

thống chính trị hiện nay, và do đóquan hệ đến phương thức lãnh đạo,phương thức cầm quyền của Đảng;đến sự phát triển, ổn định và bềnvững của chế độ, đất nước. II. NHữNG yếu Tố TáC độNG Vàquy địNH Mô HìNH Tổ CHứCCủa Hệ THốNG CHíNH Trị VIệTNaM HIệN Nay 1. yếu tố khách quan

(1) Bản chất giai cấpcủa Đảng cầm quyền,Nhà nước xã hội chủnghĩa

Mô hình tổ chức tổngthể của hệ thống chínhtrị Việt Nam phải phùhợp với việc ĐảngCộng sản Việt Nam vàNhà nước cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Namlà Nhà nước mang bảnchất giai cấp công nhân.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiênphong của giai cấp công nhân, đồngthời là đội tiên phong của nhân dânlao động và của dân tộc Việt Nam;đại biểu trung thành lợi ích của giaicấp công nhân, của nhân dân laođộng và của dân tộc. Nhà nước

Mô hình tổ chức tổngthể của hệ thống chínhtrị Việt nam phải phùhợp với việc ĐảngCộng sản Việt nam vànhà nước cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việtnam là nhà nướcmang bản chất giaicấp công nhân.

Page 36: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân. Nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam do nhândân làm chủ; tất cả quyền lực nhànước thuộc về nhân dân mà nềntảng là liên minh giữa giai cấp côngnhân với giai cấp nông dân và độingũ trí thức. 

(2) ể chế đảng cầm quyền và nhànước: Mô hình tổ chức tổng thể củahệ thống chính trị Việt Nam hiệnnay dù đổi mới cách gì cũng phảiphù hợp với thể chế một đảng cầmquyền duy nhất và quyền lực Nhànước là thống nhất, đó là: ĐảngCộng sản Việt Nam là lực lượng lãnhđạo Nhà nước và xã hội; Quyền lựcnhà nước là thống nhất, có sự phâncông, phối hợp, kiểm soát giữa cáccơ quan nhà nước trong việc thựchiện các quyền lập pháp, hành pháp,tư pháp.

(3) Lịch sử hình thành, phát triểnhệ thống chính trị: Mô hình tổ chứctổng thể hệ thống chính trị ViệtNam được hình thành từ Cáchmạng tháng Tám năm 1945, đượcphát triển, thử thách trong quá

trình cách mạng Việt Nam hơn 70năm và đã được khẳng định bởinhững tác dụng, đóng góp to lớncho sự nghiệp cách mạng. Hiện nay,hệ thống chính trị Việt Nam đãphát triển thành hệ thống tổ chứcto lớn, tinh vi, nhiều tầng nấc, baotrùm toàn bộ xã hội, gắn với việclàm, lợi ích của hàng chục vạn cánbộ, công chức.

(4) Cơ cấu giai cấp, giai tầng xãhội; so sánh lực lượng; vai trò, sựđóng góp về chính trị, kinh tế, xã hộicủa các giai tầng: Khi thiết lập, đổimới mô hình tổ chức tổng thể hệthống chính trị bắt buộc phải tínhđến, phản ánh được yếu tố cơ cấugiai cấp, giai tầng xã hội; so sánh lựclượng; vai trò, sự đóng góp về chínhtrị, kinh tế, xã hội của các giai tầng.

(5) Yêu cầu phát triển đất nước:Đây là mệnh lệnh tối cao đối với môhình tổ chức tổng thể hệ thốngchính trị, đồng thời cũng là tiêu chícao nhất đánh giá tính hợp lý củamô hình tổ chức tổng thể hệ thốngchính trị

(6) Trình độ phát triển của đấtnước, quốc gia: Mô hình tổ chức hệthống chính trị không thể tách rời

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

36 SỐ 75 (209) - 2019

Page 37: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

37SỐ 75 (209) - 2019

trình độ phát triển kinh tế, văn hóa,xã hội của đất nước, quốc gia.

(7) Trình độ dân trí, dân chủ:Trình độ dân trí, dân chủ của nhândân, xã hội phát triển đến đâu thìmô hình tổ chức hệ thống chính trịphải phát triển phù hợp.

(8) Quốc tế: Trong điều kiện, toàncầu hóa và hội nhập quốc tế hiệnnay, khi xây dựng, đổi mới mô hìnhtổ chức tổng thể hệ thống chính trịViệt Nam phải tính đến hiện trạngvà xu hướng phát triển mô hình tổchức hệ thống chính trị trên thế giớivà những kinh nghiệm xây dựng,vận hành của mô hình tổ chức hệthống chính trị trên thế giới.2. yếu tố chủ quan:

(1) Đường lối chính trị của Đảng:Đây là yếu tố quyết định mô hình tổchức hệ thống chính trị. Mô hình tổchức hệ thống chính trị phải đáp

ứng, phục vụ thực hiện đường lối,quan điểm của Đảng.

(2) Trình độ nhận thức, kinhnghiệm của đảng

Trình độ nhận thức lý luận củaĐảng là cơ sở cho xác lập, đổi mớimô hình tổ chức hệ thống chính trị.Kinh nghiệm chính trị và xây dựngmô hình tổ chức tổng thể hệ thốngchính trị Việt Nam của Đảng cũnglà những cơ sở dữ liệu rất quan trọngcho đổi mới mô hình tổ chức tổngthể hệ thống chính trị Việt Nam.

(3) Bản lĩnh, ý chí chính trị củalãnh đạo Đảng: Đổi mới mô hình tổchức tổng thể hệ thống chính trị làviệc rất lớn, rất hệ trọng, ảnh hưởngtới xu hướng phát triển, sinh mệnhcủa đảng cầm quyền nên không dễ,phụ thuộc rất trực tiếp vào bảnlĩnh, ý chí chính trị của lãnh đạo Đảng n

1 Trung tâm từ điển học: Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2010, tr.819.

Page 38: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

38 SỐ 75 (209) - 2019

1. Bối cảnhTrong quá trình chuyển đổi, bên

cạnh những cải cách sâu rộng về kinhtế, những cải cách chính trị cũng đãtừng bước được tiến hành ở đất nướcta. Tuy nhiên, nếu những cải cách vềkinh tế cơ bản đã tạo nên một hệchuẩn mới, thì những cải cách vềchính trị lại chưa tạo được nhữngchuyển biến đáng kể về chất. Đấtnước ta đang đối mặt với một tìnhcảnh khá đặc biệt là hệ thống tổ chứcNhà nước được xây dựng trên hai hệchuẩn khách nhau. Hai hệ chuẩn đólà hệ chuẩn pháp quyền hiện đại và hệchuẩn Xô viết. Khi Hiến pháp năm2013 khẳng định về sự “kiểm soátgiữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp” (Điều 2, Hiến pháp2013) và phân chia quyền lập phápcho Quốc hội, quyền hành pháp choChính phủ và quyền tư pháp cho Tòa

án, thì chúng ta đang vận hành hệthống theo hệ chuẩn của pháp quyềnhiện đại. Tuy nhiên, khi các quyếtđịnh quan trọng nhất liên quan đếncả quyền lập pháp, quyền hành phápvà quyền tư pháp vẫn do Đảng đảmnhiệm thì chúng ta vẫn đang vậnhành hệ thống theo hệ chuẩn Xô viết.

Tình trạng một hệ thống mà haihệ chuẩn đang sinh ra rất nhiều vấnđề: từ việc xung đột lẫn nhau giữacác thiết chế, việc quy trình quản trịphức tạp, rối rắm, đến việc lãng phírất lớn các nguồn lực.

Những thành tựu đầy ấn tượngcủa Trung Quốc trong thời gian vừaqua cho thấy, mô hình Xô viết (haymô hình nhà nước đảng) vẫn hoàntoàn có thể mang lại sự phát triểnkinh tế vượt bậc. Vấn đề là về mặtchính trị Trung Quốc thiết kế toànbộ hệ thống nhà nước nhất quántheo hệ chuẩn Xô viết, chứ không

MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC:HIỆN TrạNG vÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI

l TS NGUyễN Sĩ DũNG Văn phòng Quốc hội

Page 39: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

39SỐ 75 (209) - 2019

theo lưỡng chuẩn như ở ta. Điều dễnhận thấy là cơ quan thực hiện chứcnăng thể chế hóa (Đại hội đại biểunhân dân toàn quốc) mỗi năm chỉhọp 5-7 ngày chứ không kéo dàinhiều tháng như Quốc hội nước tahiện nay.

Như vậy, khi thiết kế hệ thống nhànước, điều quan trọng là phải lựachọn hệ chuẩn cho phù hợp. Khi hệchuẩn đã được lựa chọn thì phải thiếtkế toàn bộ hệ thống theo hệ chuẩn đó.

Vậy, chúng ta có nên thiết kế trởlại toàn bộ hệ thống Nhà nước theohệ chuẩn Xô viết hay không? Đây làmột câu hỏi mang tính chính trị rấtcao. Câu trả lời chỉ có thể như sau:nếu đa số Ban Chấp hành Trungương ủng hộ thì đây là vẫn có thể làphương án được lựa chọn để thiết kếhệ thống tổ chức Nhà nước.

Tuy nhiên, nếu mô hình theo hệchuẩn Xô viết vẫn có thể bảo đảm sựphát triển vượt bậc về kinh tế, thì cóvẻ điều tương tự là khó nói được vềsự phát triển về xã hội và môi trường.Đó là lý do cho thấy, lựa chọn hệchuẩn pháp quyền hiện đại có thểbảo đảm một sự phát triển toàn diệnvà bền vững hơn cho đất nước.

2. Nhất thể hóaXét về mặt kỹ trị, khi thiết kế hệ

thống tổ chức nhà nước theo chuẩnmực pháp quyền, thì quan trọngnhất là nhất thể hóa giữa Đảng vàNhà nước. Đây là cải cách vừa giúpchúng ta tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng, vừa giúp khắc phục đượcnhững hạn chế rất lớn của mô hìnhquản trị quốc gia theo khuôn mẫuXô viết. eo đó, Đảng đảm nhiệmrất nhiều chức năng của Nhà nướcnhưng lại đứng ngoài Nhà nước.

Trên thế giới, các nước theo môhình Xô viết còn lại không nhiều. Ởnhững nước này, theo nhu cầu tựnhiên, việc nhất thể hóa giữa đảng vànhà nước đều đã được thực hiện ởnhững mức độ khác nhau. Ở Trungquốc, người đứng đầu Đảng và ngườiđứng đầu Nhà nước là một. Ở Lào,người đứng đầu Đảng và người đứngđầu Nhà nước cũng là một. Ở Cuba,trong một thời gian dài mức độ nhấtthể hóa còn cao hơn nữa - người đứngđầu Đảng, người đứng đầu Nhà nướcvà đứng đầu Chính phủ chỉ là một.Như vậy, Việt Nam là nước duy nhấttrên thế giới trong một thời gian rấtdài người đứng đầu Đảng và người

Page 40: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

40 SỐ 75 (209) - 2019

đứng đầu Nhà nước là hai nhà lãnhđạo khác nhau. ật ra, ở Việt Nam,việc nhất thể hóa giữa người đứngđầu Đảng và người đứng đầu Nhànước cũng đã từng được thực hiệndưới thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tuy nhiên, kể từ sau khi Chủ tịch HồChí Minh mất năm 1969, gần 50 nămsau, việc nhất thể hóa giữa ngườiđứng đầu Đảng và người đứng đầuNhà nước mới được thực hành trở lại.Năm 2018, lần đầu tiên sau gần 50năm, Tổng Bí thư của Đảng được bầulàm Chủ tịch nước. Công bằng mànói, những cố gắng để nhất thể hóa ởViệt Nam đã được triển khai rộng rãihơn, nhưng ở những cấp thấp hơn.Cụ thể, người đứng đầu Đảng có thểkiêm chức Chủ tịch Hội đồng nhândân hoặc kiêm chức Chủ tịch Ủy bannhân dân ở các cấp chính quyền địaphương. Trong các doanh nghiệp nhànước, các cơ quan chuyên môn,nghiệp vụ, việc nhất thể hóa đượctriển khai triệt để hơn. Ở những nơinày, về cơ bản, người đứng đầu Đảngthường đồng thời cũng là người đứngđầu cơ quan, doanh nghiệp.

Vấn đề đặt ra là một người nắm giữcả chức vụ Đảng và cả chức vụ chính

quyền nên được coi là sự kiêm nhiệmhay là sự nhất thể hóa? Có vẻ nhưhiểu cho đúng thì đó mới chỉ là mộtsự kiêm nhiệm mà thôi. Nhất thể hóaphải được hiểu là việc Đảng hóa thânvào Nhà nước, chứ không phải là việcĐảng kiêm nhiệm các chức danh củaNhà nước. Khi Đảng hóa thân vàoNhà nước thì quy trình chính sáchchỉ còn diễn ra ở một nơi, khi Đảngkiêm nhiệm các chức danh Nhà nướcthì quy trình chính sách vẫn diễn raở cả hai nơi - vừa diễn ra ở bên Đảng,vừa diễn ra ở bên Nhà nước. Điềunày giải thích những hạn chế rất lớncủa mô hình Xô viết. (Các nhànghiên cứu còn gọi là mô hình nhànước đảng).

Hạn chế thứ nhất là quy trìnhchính sách rất phức tạp và kéo dài.Một quyết sách có thể phải trình racác cấp của Đảng trước rồi lại phảitrình ra các cơ quan Nhà nước. Khicó nhiều ý kiến khác nhau, quy trìnhlại phải lặp đi, lặp lại. Điều này khôngchỉ làm cho các phản ứng chính sáchbị chậm trễ (Có khi bị chậm gấp đôiso với các nước khác) mà chi phí banhành quyết định cũng bị đẩy lên cao,đặc biệt là chi phí cơ hội.

Page 41: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

41SỐ 75 (209) - 2019

Hạn chế thứ hai là việc xác lập chếđộ trách nhiệm thường rất khókhăn. Một chính sách được quyếtđịnh ở cả hai nơi thì nơi nào sẽ phảichịu trách nhiệm?

Hạn chế thứ ba là các nguồn lực,đặc biệt là nguồn nhân lực bị phân bổtrùng lặp. Điều này xảy ra do quytrình chính sách được tiến hành ở cảbên Đảng và cả bên Nhà nước. Nhucầu về nghiên cứu, về phân tích chínhsách... vì vậy cũng tương tự như nhauở cả hai bên. Đó là chưa nói tớinhững nhu cầu như nhau cho cả haibên về bộ máy phục vụ, về trang thiếtbị và những cơ sở vật chất - kỹ thuậtkhác. Trong khi đó, việc sự dụngngười tài một cách tập trung, hiệuquả lại gặp khó khăn, vì họ thường bịphân bổ phân tán cho cả hai bên.

Hạn chế thứ tư là việc bảo đảm sựchính danh nhiều khi gặp khó khăn.Nếu Đảng hóa thân vào Nhà nướcthì hạn chế này sẽ được khắc phụcdễ dàng, vì Nhà nước được hìnhthành trên cơ sở ủy quyền của nhândân thông qua bầu cử.

Cuối cùng, nhất thể hóa giữaĐảng và Nhà nước không chỉ giúpchúng ta khắc phục những hạn chế

nói trên của mô hình Xô viết, màcòn bảo đảm rằng sự xung đột giữaĐảng và Nhà nước sẽ không bao giờcó thể xảy ra. 3. phân tích để lựa chọn mô hình

Nếu nhất thể hóa là việc Đảng hóathân vào Nhà nước, thì lựa chọn môhình để nhất thể hóa là điều đầu tiênquan trọng nhất chúng ta phải làm.Bởi, nếu chúng ta lựa chọn mô hìnhthủ tướng chế thì người đứng đầuĐảng sẽ phải làm thủ tướng như ởAnh, ở Nhật... Nếu chúng ta lựa chọnmô hình tổng thống chế thì ngườiđứng đầu Đảng phải làm tổng thốngnhư ở Mỹ, ở In-đô-nê-xia...

Mô hình thủ tướng chế còn đượcgọi là mô hình đại nghị, gồm cộnghòa đại nghị và quân chủ đại nghị(quân chủ ở đây là quân chủ lậphiến). Nhiều người còn gọi mô hìnhnày là mô hình Westminster theo têncủa địa điểm nơi Chính phủ và Nghịviện Anh đặt trụ sở. Trong mô hìnhđại nghị, đảng nào thắng cử và có đasố trong quốc hội, thì đảng đó đứngra thành lập chính phủ. Nghĩa là,đảng thắng cử vừa nắm cả quyền lậppháp và cả quyền hành pháp ở trongtay. Chính vì vậy, không có sự phân

Page 42: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

lập hay kiểm soát lẫn nhau rõ rànggiữa quyền hành pháp và quyền lậppháp trong trong trường hợp này.ực tế, trong mô hình này, quyềnlập pháp và quyền hành pháp hòa lẫn(fusion) vào nhau. Đây là mô hìnhrất cần được quan tâm xem xét khitiến hành nhất thể hóa vì các lý dosau đây.

Một là, mô hình đại nghị đã manglại sự thịnh vượng và phát triển chonhiều nước nhất trên thế giới. Ví dụnhư: Anh, Úc, Canada, New Zealand,Đức, ụy Điển, Đan Mạch, NhậtBản, Xinh-ga-po... (Nhiều nước còngọi đây là mô hình dân chủ đại nghị).

Hai là, cách thức tổ chức hệ thốngcủa chúng ta đang có khá nhiều điểmtương đồng với mô hình này. Một sốđiểm tương đồng đó là: Đảng có đasố trong Quốc hội nên Đảng lựachọn nhân sự cho Chính phủ và thựcchất là thành lập Chính phủ; Đảngnắm cả quyền lập pháp và quyềnhành pháp; Chính phủ hình thànhtrên cơ sở Quốc hội và chịu tráchnhiệm trước Quốc hội...

Mô hình tổng thống chế còn đượcgọi là mô hình cộng hòa tổng thống.Trong mô hình này, chính phủ không

hình thành trên cơ sở của quốc hội vàkhông chịu trách nhiệm trước quốchội. Người dân bầu trực tiếp ra tổngthống và trao quyền hành pháp chotổng thống. Người dân cũng trực tiếpbầu ra quốc hội và trao quyền lậppháp cho quốc hội. Nhiều người gọiđây là mô hình phân quyền cứng vìkhông có sự hòa lẫn giữa quyền lậppháp và quyền hành pháp. Tuy nhiên,cũng cần chú ý là trong mô hình nàynguyên tắc cơ bản vẫn không hoàntoàn là tam quyền phân lập, mà là cânbằng và kiểm soát lẫn nhau giữa cácquyền. Ví dụ quốc hội thông qua luật,tổng thống có quyền phủ quyết luật,tòa án có quyền phán xử về tính hợphiến của luật. Mô hình cộng hòa tổngthống chỉ nên coi là một mô hình nêura để tham khảo. Lý do vì ngoài nướcMỹ, mô hình này gần như đã khôngđưa lại được sự thịnh vượng và pháttriển vượt bậc cho bất kỳ một nướcnào khác.

Sự kết hợp giữ mô hình đại nghị vàmô hình tổng thống đã cho ra đời mộtmô hình thiết kế hệ thống thứ ba đượcnhiều nước trên thế giới áp dụng. Đólà mô hình tổng thống lưỡng tính.Đặc điểm nổi bật của mô hình này là

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

42 SỐ 75 (209) - 2019

Page 43: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

43SỐ 75 (209) - 2019

chính phủ vừa có cả tổng thống và vừacó cả thủ tướng. Quyền hành phápđược phân chia cho hai yếu nhân nóitrên theo những tỷ lệ khác nhau, tùyvào mỗi nước. Tuy nhiên, quyềnhoạch định những chính sách lớn vàquyền về quốc phòng, an ninh, ngoạigiao thường thuộc về tổng thống.Trong mô hình này, tổng thốngthường có vị thế độc lập với quốc hội,nhưng thủ tướng và nội các của thủtướng lại phải chịu trách nhiệm trướcquốc hội. Đây là mô hình mà Liênbang Nga và đa số các nước cộng hòaxô viết trước đây đã lựa chọn trongquá trình chuyển đổi. Đối với chúngta, đây cũng là mô hình rất cần thamkhảo vì những lý do sau đây:

Một là, đây là mô hình duy nhấtmà lịch sự hiện đại của thế giới đãghi nhận đã đưa Hàn Quốc và ĐàiLoan từ thế giới thứ ba lên thế giớithứ nhất. Không có một mô hình thểchế nào khác nữa làm được điều này,ngoại trừ trường hợp mô hình đạinghị đối với Xinh-ga-po. Tuy nhiên,Xinh-ga-po thực chất là một thànhphố vì quốc gia này rất nhỏ bé.

Hai là, thực chất chúng ta đã từngcó mô hình tổng thống lưỡng tính

theo Hiến pháp năm 1946. Nhà nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa thờiđiểm đó, Việt Nam đã từng có Chủtịch nước và ủ tướng Chính phủđều nắm quyền hành pháp.

Như vậy, thực chất là có hai môhình chúng ta có thể lựa chọn đểnhất thể hóa giữa Đảng và Nhà nước.Đó là mô hình đại nghị và mô hìnhtổng thống lưỡng tính. Vấn đề làtrong hai mô hình đó mô hình nàosẽ phù hợp nhất cho chúng ta. Lựachọn cuối cùng phụ thuộc vào banlãnh đạo của đất nước. Chẳng ai trênthế giới này có thể lựa chọn thay chochúng ta được.4. Nhất thể hóa theo mô hình đại nghị

Nhất thể hóa là việc Đảng hóathân vào Nhà nước, chứ không phảiviệc Đảng kiêm nhiệm các chứcdanh của Nhà nước. ời gian vừaqua, tranh luận chủ yếu xoay quanhviệc bí thư nên kiêm chức chủ tịchỦy ban Nhân dân (UBND) hay chứcchủ tịch Hội đồng Nhân dân(HĐND). Trên thực tế, ở những cấpchính quyền thấp hơn thì bí thưthường kiêm chức chủ tịch UBND,còn ở những cấp cao hơn thì bí thưthường kiêm chức chủ tịch HĐND.

Page 44: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

44 SỐ 75 (209) - 2019

Tuy nhiên, kiêm chức gì thì vẫn chỉlà kiêm nhiệm, chứ không phải làhóa thân. Sự kiêm nhiệm chỉ làm chocông việc của những người nắm giữcương vị chủ chốt tăng lên gấp đôi,mà mọi quy trình công việc thì vẫnkhông hề thay đổi. Việc kiêm nhiệmvì vậy ít bổ sung giá trị gia tăng choquy trình quản trị địa phương.Ngược lại, sự quá tải còn có thể làmgiảm chất lượng của quy trình này.

ật ra, ngoại trừ mô hình Xô viết,trong tất cả các mô hình thể chế khác,bao gồm cả mô hình đại nghị và môhình tổng thống lưỡng tính mà chúngta nên xem xét để lựa chọn, ban lãnhđạo của đảng cầm quyền bao giờ cũngđều hóa thân vào nhà nước.

Nếu chúng ta lựa chọn mô hìnhđại nghị để nhất thể hóa thì sự hóathân của Đảng có thể được tiến hànhđại loại như như sau.

Trước hết, Đại hội Đảng được tổchức để làm ba việc: 1. ông quachương trình hành động của Đảng chonăm năm tới; 2. Bầu người đứng đầuĐảng; 3. Bầu các ứng cử viên của Đảngtham gia tranh cử vào Quốc hội. Đốivới các nước có đa đảng thì chươngtrình hành động của đảng có thể được

gọi luôn là chương trình tranh cử củađảng. Đối với những nước chỉ có mộtđảng như nước ta, chương trình nàynên gọi là chương trình vận động bầucử sẽ chính xác hơn. Kiểu gì thì cũngphải vận động cử tri bầu cho các ứngcử viên của Đảng trên cơ sở nhữngđịnh hướng chính sách được đưa ratrong chương trình. Người đứng đầuĐảng cũng chính là người lãnh đạo vàdẫn dắt chiến dịch vận động bầu cửcủa Đảng. Nếu cử tri bầu cho các ứngcử viên của Đảng chiếm đa số trongQuốc hội, thì điều này cũng có nghĩalà cử tri đã phê chuẩn chương trìnhhành động của Đảng và trao quyềnthành lập chính phủ cho Đảng (đểtriển khai thực hiện chương trình hànhđộng đã được phê chuẩn).

Sau bầu cử, những ứng cử viêntrúng cử sẽ hợp thành ban lãnh đạocủa Đảng. (Những ứng cử viên khôngtrúng cử thì vẫn chỉ là những đảngviên thường). Ban lãnh đạo này ở cácnước được gọi là đảng đoàn (partycaucus). Ở ta cũng có thể gọi là đảngđoàn. Tuy nhiên, đảng đoàn phải baogồm tất cả những đảng viên đã trúngcử chứ không chỉ là mười mấy ngườitrong Ủy ban thường vụ Quốc hội

Page 45: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

45SỐ 75 (209) - 2019

như hiện nay. Đảng đoàn chính là cơquan thực hiện chức năng quyết địnhchính sách của Ban Chấp hành Trungương hiện nay.

Đảng đoàn đến lượt, lại bầu chọnra nhân sự cho nội các và các chứcdanh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốchội... Nội các sẽ do người đứng đầuĐảng làm ủ tướng. Nội các chínhlà cơ quan thực hiện chức nănghoạch định chính sách của Bộ Chínhtrị hiện nay. Nếu hiện nay Bộ Chínhtrị dự thảo các chính sách trình raBan Chấp hành Trung ương, đến khinhất thể hóa, nội các sẽ dự thảochính sách trình ra đảng đoàn.

Với cách thiết kế như vậy, ở cấpTrung ương, Đảng đã hoàn toàn hóathân vào Nhà nước. Tất cả quy trìnhchính sách diễn ra trong Đảng, cũngchính là diễn ra trong Nhà nước.Một nửa thời gian, công sức của quytrình ban hành chính sách đã đượccắt giảm. Cụ thể, quy trình chínhsách chỉ còn như sau: nội các dự thảochính sách trình ra đảng đoàn. Đảngđoàn phê chuẩn chính sách, nội cáctrình ra Quốc hội. Mọi chính sách đãđược đảng đoàn phê chuẩn chắcchắn sẽ được Quốc hội thông qua, vì

đảng đoàn luôn luôn có đa số áp đảotrong Quốc hội.

Với cách nhất thể hóa như vậy, cácnhà lãnh đạo cao cấp của đất nước sẽkhông còn phải làm một việc lặp đi,lặp lại ở ba bốn nơi như hiện nay.Đồng thời, nguyên tắc tập trung dânchủ cũng được bảo đảm hơn. Bởi vì,rủi ro của việc Ban Chấp hành Trungương đã thông qua chính sách,nhưng các đảng viên ở trong Quốchội chưa được bàn bạc, thảo luận sẽđược loại trừ. Hơn nữa, tính chínhdanh của toàn bộ quy trình sẽ đượcbảo đảm 100%.

Điều có thể khiến nhiều người bănkhoăn: với cách nhất thể hóa nhưtrên, quyền lực của Đảng sẽ trở nênquá lớn. Quả đúng là như vậy. Trongmô hình đại nghị, nếu đảng cầmquyền có đa số áp đảo trong quốchội, thì quyền lực của đảng sẽ rất lớn.Phe đối lập vẫn có thể tranh luận,phản biện các dự thảo chính sáchcủa đảng cầm quyền. Tuy nhiên, nếuđảng cầm quyền kiên quyết giữ quanđiểm của mình, mọi quyết định củađảng đều sẽ được thông qua thànhchính sách, pháp luật của nhà nước.Tuy nhiên, nếu phe đối lập tranh

Page 46: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

luận, phản biện tốt, nhiều dự thảochính sách chắc chắn sẽ được đảngcầm quyền chỉnh sửa. Nước ta khôngcó phe đối lập, nhưng các đại biểungoài đảng có thể đảm nhận vai tròphản biện nói trên. Vấn đề là chúngta cần bảo đảm một tỷ lệ thích hợpcác đại biểu quốc hội là người ngoàiđảng. Đồng thời, phải vận độngnhững người ngoài đảng tài giỏi,liêm chính ứng cử vào Quốc hội.

Trên đây là những nét sơ lượcnhất của việc vận hành nhất thể hóatheo mô hình đại nghị. Tất nhiên,nếu mô hình này được lựa chọn,một loạt các vấn đề có liên quankhác cũng sẽ cần được xử lý. Đó lànhững vấn đề như công tác đảng vụsẽ được duy trì như thế nào? Vai tròcủa các đảng viên không được lựachọn để hóa thân vào nhà nước sẽ làgì? Mối quan hệ giữa các đảng viênđã hóa thân vào nhà nước với cácđảng viên khác của Đảng sẽ như thếnào?... Đây là những vấn đề mangtính kỹ thuật và kinh nghiệm của thếgiới để chúng ta tham khảo. Cuốicùng, cần nhấn mạnh là: việc nhấtthể hóa giữa Đảng và Nhà nước theomô hình đại nghị hoàn toàn có thể

triển khai được trong khuôn khổcủa Hiến pháp năm 2013.5. Nhất thể hóa theo mô hình tổngthống lưỡng tính

Nhất thể hóa theo mô hình tổngthống lưỡng tính về cơ bản giốngnhư nhất thể hóa theo mô hình đạinghị. Điểm khác cơ bản nhất là Đạihội Đảng không bầu ra người đứngđầu Đảng để dẫn dắt cuộc bầu cử vàoQuốc hội, mà bầu ra người đứng đầuĐảng để ứng cử vào chức danh Tổngthống (hay theo truyền thống củanước ta, gọi là chức danh Chủ tịchnước cũng được). Ứng cử viên đượclựa chọn thông thường phải là ngườiđã chủ trì trong việc hoạch địnhđường lối của Đảng cho nhiệm kỳ 5năm tới và sẽ là người căn cứ vàođường lối đó mà vận động bầu cửcho mình.

Tổng thống trong mô hình tổngthống lưỡng tính do toàn dân bầu ranên độc lập với Quốc hội và khôngchịu trách nhiệm trước Quốc hội.Với một chế định mang tính chấtnhư vậy, nếu chúng ta lựa chọn môhình này để nhất thể hóa, thì việc sửađổi Hiến pháp là một nhu cầu bắtbuộc. Ngoài ra, việc sửa đổi Hiến

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

46 SỐ 75 (209) - 2019

Page 47: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

47SỐ 75 (209) - 2019

pháp còn rất cần thiết để bổ sungthêm quyền lực hành pháp cho Tổngthống, vì trong mô hình tổng thốnglưỡng tính, quyền hành pháp nằmphần lớn trong tay Tổng thống.

Điểm đặc trưng nhất của mô hìnhtổng thống lưỡng tính là ngoài Tổngthống nắm quyền hành pháp ra, còncó một yếu nhân khác cũng nắmquyền hành pháp nữa là ủ tướng.Phân chia quyền lực giữa Tổng thốngvà ủ tướng là một nhu cầu tất yếucủa mô hình này. ực tiễn trên thếgiới cho thấy, không có khuôn mẫu cốđịnh nào cho việc phân chia quyền lựcgiữa hai yếu nhân nói trên. Ở nhữngnước khác nhau, việc phân chia quyềnlực rất khác nhau. Nhưng về cơ bản,quyền lực trong lĩnh vực quốc phòng,an ninh, ngoại giao và những chínhsách kinh tế lớn thường thuộc về Tổngthống. Việc điều hành nền kinh tếhằng ngày thường thuộc về ủtướng. ủ tướng đồng thời cũng làngười đứng đầu Nội các và điều hànhcông việc hằng ngày của Nội các.

Nếu Tổng thống do dân bầu trựctiếp, thì ủ tướng sẽ được lựa chọntrong số các vị đại biểu Quốc hội.Quyền lựa chọn ủ tướng để trình

ra Quốc hội phê chuẩn thuộc về Tổngthống. Tuy nhiên, trong mô hình đađảng, nhiều khi Tổng thống phải lựachọn người của đảng đối lập nhưngcó đa số trong Quốc hội để giới thiệulàm ủ tướng. Lý do là, nếu đảngcủa Tổng thống không có đa số ởtrong Quốc hội, thì có giới thiệungười của đảng mình cũng vô ích.Một ứng cử viên ủ tướng như vậychắc chắn sẽ không được Quốc hộiphê chuẩn. Trong trường hợp này,việc triển khai chính sách của Tổngthống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Ở nước ta, với mô hình một đảngcầm quyền, Tổng thống có thể traođổi thống nhất ý kiến với Đảng đoànQuốc hội trước khi giới thiệu ứng cửviên giữ chức danh ủ tướng. Khácvới Tổng thống, ủ tướng trong môhình tổng thống lưỡng tính sẽ phảitương tác thường xuyên với Quốchội, giải trình chính sách với Quốchội và bị Quốc hội giám sát.

Trong mô hình tổng thống lưỡngtính, ban lãnh đạo của Đảng sẽ gồmTổng thống, ủ tướng, các thànhviên nội các và các thành viên đảngđoàn Quốc hội (tất cả các đảng viêntrúng cử làm đại biểu Quốc hội). Nếu

Page 48: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

48 SỐ 75 (209) - 2019

trong mô hình đại nghị, nhà lãnh đạođứng đầu Đảng là ủ tướng, thìtrong mô hình tổng thống lưỡng tính,nhà lãnh đạo đứng đầu Đảng là Tổngthống. Quy trình chính sách trongnội bộ Đảng sẽ được triển khai giữaTổng thống, Nội các và Đảng đoàn.Khi đã có được sự nhất trí của banlãnh đạo Đảng, Tổng thống có thểtrực tiếp ban hành chính sách qua sắclệnh hoặc ủ tướng có thể trìnhchính sách ra Quốc hội thông quathành luật. Với quy trình này, việchoạch định chính sách trong Đảng vàtrong Nhà nước vẫn gắn kết chặt chẽvới nhau và không lặp lại nhau.

Cũng phải thừa nhận một thực tếlà trong thế giới hiện đại, ở rất nhiềunước, khi một đảng đã lựa chọnngười đứng đầu của mình làm ứngcử viên tổng thống, thì cũng đồngthời cũng ủy quyền hoàn toàn chongười đó triển khai các chính sáchcủa đảng. Việc phê chuẩn đường lối,chính sách chỉ đơn giản như sau:đảng lựa chọn ứng cử viên nào thìđồng thời phê chuẩn luôn chươngtrình tranh cử trong đảng của ứngcử viên đó. Điều này đúng không chỉcho ứng cử viên vào chức danh tổng

thống, mà còn đúng cả cho các ứngcử viên vào chức danh đại biểuQuốc hội. Việc nhiều nhất đảng cóthể làm sau khi các ứng cử viên củamình trúng cử chỉ là cung cấp sự hỗtrợ về tư vấn chính sách cho nhữngngười này, chứ không quyết địnhchính sách trước và áp đặt cho họ.Đây là mô thức chúng ta cũng hoàntoàn có thể tiếp thu cho việc nhất thểhóa theo mô hình tổng thống lưỡngtính và kể cả mô hình đại nghị.

Bằng việc lựa chọn mô hình vànhất thể hóa giữa Đảng và Nhà nước,chúng ta đã thiết kế được các cơquan nắm giữ quyền lập pháp vàhành pháp của đất nước. Đây là nộidung trọng tâm của bài viêt này.

Các phần cấu thành khác của hệ tổtổ chức nhà nước sẽ bao gồm:

(1) Hệ thống các cơ qua tư phápđộc lập.

(2) Hệ thống hành - chính công vụchuyên nghiệp và độc lập tương đối.

(3) Hệ thống tổ chức chính quyềnđịa phương được phân quyền và tự quản.

Tuy nhiên, đây là chủ đề lớn, trongkhuôn khổ một bài viết khó lòng đềcập chi tiết và chuyên sâu được n

Page 49: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

49SỐ 75 (209) - 2019

I. NHậN THứC VỀ đổI MớI VàHoàN THIệN Mô HìNH Tổ CHứCHệ THốNG CHíNH Trị

1. Đổi mới tổ chức bộ máy hệthống chính trị là một điều kiện hàngđầu, bảo đảm cho việc nâng cao nănglực lãnh đạo của Đảng, quản lý củaNhà nước, phát huy quyền làm chủcủa nhân dân. Đó cũng chính là điềukiện để có thể xây dựng, hoàn thiệnvà thực thi hệ thống thể chế, nhằmgiữ vững ổn định chính trị - xã hội,khai thác và phát huy những tiềmnăng, lợi thế, các nguồn lực trong xã

hội, thúc đẩy sự phát triển nhanh,bền vững của đất nước.

Những năm qua, Đảng và Nhànước ta đã ban hành, lãnh đạo, chỉđạo tổ chức thực hiện nhiều chủtrương, nghị quyết, kết luận rất quantrọng về xây dựng, đổi mới hệ thốngtổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặttrận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội, các đơn vị sự nghiệp cônglập từ Trung ương đến địa phươngvới mục tiêu từng bước sắp xếp, kiệntoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả,hiệu lực hơn; chức năng, nhiệm vụ,

ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

ở QUẢNG NINH THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TrUNG ƯƠNG 6 KHÓA XII

l NGUyễN XUâN KýBí thư Tỉnh ủy,

Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh

Page 50: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

50 SỐ 75 (209) - 2019

quyền hạn, trách nhiệm, mối quanhệ công tác của các tổ chức trong hệthống chính trị được phân định, điềuchỉnh hợp lý hơn; bảo đảm vai tròlãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệuquả quản lý của Nhà nước, phát huyvai trò của Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể chính trị - xã hội, góp phầnquan trọng vào công cuộc đổi mớiđất nước.

Ở cấp độ địa phương, nhận diệnđúng thực trạng của hệ thống chínhtrị, ngay từ những giai đoạn trước,tỉnh Quảng Ninh đã luôn chú trọngviệc cụ thể hóa các chủ trương, nghịquyết, kết luận của Trung ương vềđổi mới hệ thống chính trị bằng cácnghị quyết chuyên đề, kế hoạch,chương trình, hệ thống quy chế, quyđịnh, quy trình thực hiện theo từngnội dung cụ thể; đề ra các chủ đềcông tác năm; xây dựng và nhiều lầnsửa đổi quy chế, quy định nhằmnâng cao năng lực lãnh đạo của cấpủy, tổ chức đảng, nhưng không thậtsự mang tính tổng thể, không rà soátvà đánh giá một cách toàn diện, chưaphát huy được nội lực của từng cấpủy, tổ chức đảng và đảng viên. Vớinhận thức đó, tỉnh Quảng Ninh

quyết tâm thực hiện đổi mới tổ chứcbộ máy theo hướng sắp xếp, kiệntoàn, tổ chức lại, hợp nhất, sáp nhập,chuyển đổi mô hình, tăng cường tựchủ nhằm nâng cao hiệu quả, hiệulực của hệ thống chính trị của tỉnhgóp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

2. Mặt khác, được ví  như “mộtViệt Nam thu nhỏ”, Quảng Ninh cóvị trí địa chiến lược đặc biệt quantrọng về kinh tế, chính trị, quốcphòng, an ninh và đối ngoại; là địaphương duy nhất trong cả nước vừacó đường biên giới trên bộ và trênbiển với nước Cộng hòa nhân dânTrung Hoa.Tỉnh có diện tích đất liền6.102km2, trên 6.000km2 mặt biển,đường bờ biển dài trên 250km, với2.077 hòn đảo đá, đất; điều kiện tựnhiên phong phú đa dạng. QuảngNinh có 14 đơn vị hành chính cấphuyện (4 thành phố, 2 thị xã, và 8huyện; tỷ lệ đô thị hóa 65%); 186 xã,phường, thị trấn (111 xã, 67 phường,8 thị trấn); 1.565 thôn, bản, khu phố.Dân số toàn tỉnh có trên 1,3 triệungười, với 22 dân tộc (các dân tộcthiểu số chiếm trên 11%). Tính đếnngày 30/6/2019, toàn Đảng bộ tỉnhcó 99.950 đảng viên, 21 đảng bộ trực

Page 51: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

51SỐ 75 (209) - 2019

thuộc tỉnh, 789 tổ chức cơ sở đảng(463 đảng bộ cơ sở, 326 chi bộ cơ sở)với 5.081 chi bộ trực thuộc.

Qua thực tiễn phát triển, tỉnh đãphát hiện, nhận thức sâu sắc ba mâuthuẫn, bốn thách thức. Ba mâuthuẫn: (1) Giữa giải phóng tiềmnăng thế mạnh và không gian pháttriển rộng lớn với cơ chế chính sáchcòn hạn hẹp; (2) Giữa khai thácthan, góp phần bảo đảm an ninhnăng lượng quốc gia, phát triển côngnghiệp nặng với phát triển du lịch,dịch vụ trên cùng một địa bàn; (3)Giữa đổi mới hệ thống chính trịchưa tương xứng phù hợp với đổimới kinh tế và tình hình thực tiễnđang diễn ra. Bốn thách thức: (1)ách thức giữa vừa phát triển kinhtế vừa góp phần đảm bảo độc lập,chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổnđịnh và hòa bình khu vực biên giới;(2) Giữa phát triển bền vững trướcnhững tác động tiêu cực của biến đổikhí hậu và nước biển dâng cao; (3)Giữa phát triển công nghiệp hóa, đôthị hóa nhanh với bảo vệ môi trườngvà bảo vệ Di sản vịnh Hạ Long; (4)Giữa tăng trưởng nhanh đi đôi vớiđảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp

khoảng cách giàu nghèo giữa cácvùng miền trên địa bàn tỉnh trongđiều kiện tỉnh có 111 xã nông thôn,vùng sâu,vùng xa, biên giới, hải đảo,trong đó, có 22 xã và 54 thôn thuộcdiện đặc biệt khó khăn.

Trên cơ sở nhận diện, định vịnhững điểm mạnh, tiềm năng, lợithế, thấy rõ cơ hội, khó khăn, tháchthức; Quảng Ninh đã xác định rõhơn mục tiêu và triết lý phát triển. (1)Mục tiêu: Đến năm 2020 xây dựng,phát triển Quảng Ninh trở thànhtỉnh có cơ cấu dịch vụ, công nghiệphiện đại, trung tâm du lịch quốc tế,một trong những đầu tàu kinh tế củacả nước; dẫn đầu cả nước về ứngdụng công nghệ thông tin vào năm2025. (2) Triết lý phát triển: Tích cựcchuyển đổi phương thức phát triểntheo hướng bền vững dựa vào 3 trụcột: iên nhiên, con người, văn hóakết hợp với xu thế hòa bình, hợp tác,hội nhập và cơ hội của cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0; trên cơ sở đóđổi mới hệ thống chính trị và xâydựng nền hành chính hiện đại; bảođảm phát triển bền vững dựa vào lợithế về dịch vụ, du lịch, văn hóa, côngnghiệp giải trí, đổi mới sáng tạo.

Page 52: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

52 SỐ 75 (209) - 2019

Những đặc điểm trên vừa là tiềnđề, điều kiện, vừa đặt ra những yêucầu, đòi hỏi cho việc xây dựng, đổimới, hoàn thiện bộ máy hệ thốngchính trị của tỉnh.II. THựC TrạNG Mô HìNH TổCHứC Của Hệ THốNG CHíNHTrị TỉNH quảNG NINH Và quáTrìNH TrIỂN KHaI

1. Tổ chức bộ máy trong hệ thốngchính trị tỉnh Quảng Ninh cơ bảnđược sắp xếp, kiện toàn theo đúng cácquy định của Trung ương: bao gồmcác khối đảng và đoàn thể, khối chínhquyền, cùng với hệ thống các đơn vịsự nghiệp. Trong quá trình xây dựngvà phát triển, Quảng Ninh đã nhậnthấy những mâu thuẫn trong thựchiện các nhiệm vụ phát triển và thựctế tại địa phương; trong đó, có mâuthuẫn giữa đổi mới hệ thống chính trịchưa tương xứng với đổi mới kinh tế.

Do đó, trước khi có Nghị quyết 18-NQ/TW, 19-NQ/TW của Hội nghịTrung ương 6 khóa XII; trên cơ sởbám sát các nghị quyết, kết luận củaTrung ương về công tác xây dựngĐảng, xây dựng hệ thống chính trị,tỉnh Quảng Ninh đã chủ động tìmtòi hướng đi, cách làm, nghiêm túc

rà soát trong toàn hệ thống chính trịvề tổ chức bộ máy, biên chế, pháthiện thấy nhiều yếu kém, bất cập cầnphải mạnh dạn đổi mới:

- Bộ máy cồng kềnh, chức năngnhiệm vụ trùng chéo: (1) có chứcnăng được giao cho nhiều cơ quan,đơn vị cùng thực hiện nhưng khôngquy trách nhiệm giải quyết đến cùng,thẩm quyền không gắn với nghĩa vụvà chế độ trách nhiệm (Cùng mộtngành nhưng vừa có phòng chuyênmôn, vừa có chi cục quản lý cùngtên, cùng chức năng; trên cùng địabàn có nhiều đơn vị thực hiện mộtnhiệm vụ). (2) Giữa các tổ chứctrong hệ thống chính trị có nhiềuchức năng, nhiệm vụ tương đồng cóthể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau nhưngthiếu cơ chế đảm bảo tính thốngnhất có thể làm nảy sinh tình trạngbuông lỏng, bỏ sót hoặc phát sinhkhâu trung gian (cơ quan tổ chức củacấp ủy với cơ quan nội vụ của chínhquyền; cơ quan Ủy ban Kiểm tra củaĐảng với anh tra nhà nước...). (3)Bộ máy nội sinh phục vụ chính mìnhchiếm tỷ lệ cao. (4) Các đơn vị sựnghiệp quy mô nhỏ, chất lượng cungcấp dịch vụ và hiệu quả chưa cao,

Page 53: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

53SỐ 75 (209) - 2019

tính tự chủ thấp. (5) Tổ chức hộinhiều nhưng hoạt động chưa mạnh,chưa thể hiện được rõ vị thế, vai trò;tính tự nguyện, tự quản, tự trang trải,tự chịu trách nhiệm trước pháp luậtcòn thấp.

- Đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức hưởng lương từ ngân sách nhànước đông và có xu hướng càng thựchiện chính sách tinh giản thì biênchế càng tăng. Đội ngũ cán bộ khôngchuyên trách ở cơ sở đông do vậndụng cứng nhắc quy định chung,mang tính bình quân cào bằng màchưa chú ý tới đặc thù về quy mô,phạm vi, địa lý, dân số của các cơ sở,dẫn đến nơi đông dân thì quá tải, nơirất ít dân, ít việc vẫn có đủ các vị trí.

2. Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi củathực tiễn khách quan, nhằm đảmbảo sự đồng bộ giữa đổi mới kinh tếvới đổi mới tổ chức bộ máy của hệthống chính trị, đáp ứng yêu cầu pháttriển trong giai đoạn mới, Tỉnh ủyQuảng Ninh đã chủ động với quyếttâm chính trị cao xây dựng Đề án“Đổi mới phương thức, nâng caonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa Đảng; thực hiện tinh giản bộmáy, biên chế” (gọi tắt là Đề án 25).

Đề án được xây dựng hết sức côngphu, bài bản; tiến hành đồng bộ từcấp xã, cấp huyện đến cấp tỉnh; báocáo tham vấn rất nhiều cấp lãnh đạo,ban, bộ, ngành Trung ương; có sựtham gia, góp ý trực tiếp của nhândân, các trí thức, lão thành cáchmạng, các đối tượng chịu tác động,...và thông qua Hội đồng nhân dân cáccấp. Trên cơ sở đó, Ban Chấp hànhĐảng bộ tỉnh đã ban hành Nghịquyết số 19-NQ/TW ngày 03/3/2015“về đổi mới phương thức, nâng caonăng lực lãnh đạo, sức chiến đấu củaĐảng; thực hiện tinh giản bộ máy,biên chế” để tập trung lãnh đạo, chỉđạo và tổ chức thực hiện trong cả hệthống chính trị. Có thể nói, Đề án 25của tỉnh Quảng Ninh là một đột phátrong công tác xây dựng Đảng và xâydựng hệ thống chính trị, là sự sángtạo, đổi mới có hiệu quả thiết thực,được cán bộ, đảng viên và nhân dânđồng tình ủng hộ; trở thành động lựcquan trọng thúc đẩy sự đổi mới, pháttriển của tỉnh.

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hànhTrung ương khóa XII ban hànhNghị quyết số 18-NQ/TW và Nghịquyết số 19-NQ/TW càng khẳng

Page 54: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

định bước đi của Quảng Ninh làđúng đắn, tạo thêm động lực, là cơsở chính trị vững chắc để tỉnh cóthêm quyết tâm tiếp tục thực hiệnnhiệm vụ đổi mới hệ thống chính trịquyết liệt hơn và ở quy mô, tầm mứccao hơn. Ban Chấp hành Đảng bộtỉnh đã ban hành Chương trìnhhành động số 21-CTr/TW ngày 5-2-2018 để tập trung chỉ đạo thực hiệnNghị quyết Trung ương 6, trên cơ sởkế thừa, phát huy những kết quả đãđạt được từ việc triển khai Đề án 25theo hướng toàn diện, đồng bộ vàhiệu quả hơn với phương châm: (1)

Đã thí điểm hiệu quả thì tiếp tụcnhân rộng; (2) Những mô hình mớiđặt ra phải tập trung cao để lãnhđạo, chỉ đạo đạt hiệu quả thực chấttrên thực tế; (3) Tiếp tục đẩy mạnhviệc sắp xếp các đơn vị sự nghiệpcông theo hướng tăng cường tự chủ,nâng cao năng lực quản trị, chuyểnđổi mô hình hoạt động.III. KếT quả, HIệu quả TỪ VIệCsắp xếp Tổ CHứC Bộ Máy Của Hệ THốNG CHíNH Trị ở quảNG NINH

Tiếp nối, nhất quán, xuyên suốt quátrình triển khai từ Đề án 25 của tỉnh

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

54 SỐ 75 (209) - 2019

Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh _ Ảnh: IT

Page 55: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

55SỐ 75 (209) - 2019

đến Nghị quyết Trung ương 6 với tinhthần chủ động, liên tục sau gần 5 nămtriển khai đến nay Quảng Ninh đã đạtđược nhiều kết quả tích cực:

ứ nhất, việc đặt ra và triển khaithực hiện các giải pháp đã đem lạimột số kết quả, hiệu quả: (1) Đãgiảm 05 đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh;195 phòng, đơn vị, đầu mối trựcthuộc các sở, ban, ngành, đoàn thểtỉnh và các địa phương (cấp tỉnh: 91;cấp huyện: 104). Đổi mới về cơ chếtài chính đối với các đơn vị sự nghiệpcông lập, giao quyền tự chủ 142 đơnvị; đồng thời nâng mức tự chủ 100%cho 85 đơn vị. Đang rà soát cấp xã,thôn, bản, khu phố không đủ tiêu chívà xây dựng lộ trình phù hợp, dự kiếnsắp xếp lại, sáp nhập trong giai đoạn2019 - 2021 là 9 xã (giảm 9 xã), 43thôn, bản, khu phố (giảm 20 thôn,bản, khu phố). (2) Giảm 713 biên chếcông chức (khối đảng, đoàn thể: 198;khối chính quyền: 515) và 1.569người làm việc (biên chế viên chức)so với năm 2015; ực hiện khoánbiên chế cán bộ công chức cấp xã, cấpthôn, khoán quỹ hỗ trợ đối với ngườihoạt động không chuyên trách (từnăm 2015, toàn tỉnh không chi trả

phụ cấp thường xuyên đối với 18.919người hoạt động không chuyên tráchở cơ sở). (3) Giảm chi thường xuyên,tăng chi đầu tư phát triển (năm 2015chi thường xuyên là 47,4%, chi đầu tưphát triển là 52,6%; đến năm 2018 chithường xuyên là 33,4%, chi đầu tưphát triển là 66,6%). (4) Đi đầu trongthí điểm áp dụng các mô hình mới: (a)ực hiện nhất thể hóa chức danhnhằm giảm quy trình, tăng tínhthống nhất, rút ngắn khoảng cáchgiữa ban hành chủ trương và tổ chứcthực hiện: (i1) Cấp huyện: bí thưđồng thời là chủ tịch Ủy ban nhândân tại 3/14, bằng 21,4% (Tiên Yên,Cô Tô, Hoành Bồ); bí thư cấp ủyđồng thời là chủ tịch Hội đồng nhândân tại 3/14; trưởng ban (phó ban)tuyên giáo đồng thời là giám đốcTrung tâm bồi dưỡng chính trị tại14/14. (i2) Cấp xã: bí thư đồng thời làChủ tịch Ủy ban nhân dân đạt59,67% (111/186); bí thư đồng thời làChủ tịch Hội đồng nhân dân đạt12,9% (24/186). Định hướng bố trí 02đồng chí phó bí thư cấp ủy, 01 đồngchí phó bí thư đồng thời là chủ tịchHội đồng nhân dân, 01 đồng chí phóbí thư đồng thời là chủ tịch ủy ban

Page 56: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

Mặt trận Tổ quốc ở những nơi đồngchí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịchỦy ban nhân dân cấp xã. Căn cứ đặcđiểm, tình hình và yêu cầu thực hiệnnhiệm vụ chính trị của từng địaphương, chủ động sắp xếp, bố trí cánbộ để từ đầu nhiệm kỳ có 100% bí thưcấp ủy cấp huyện không là người địaphương (đến tháng 9-2019, 13/14 địaphương đã thực hiện bí thư cấp ủykhông là người địa phương, còn lạihuyện Ba Chẽ), 75% trở lên bí thư cấpxã không là người địa phương (đếntháng 9-2019 đã thực hiện ở 147/186cấp xã, tỷ lệ 79,03%). (i3) Bí thư chibộ kiêm trưởng thôn, bản, khu phốtừ chỗ năm 2015, tỷ lệ trưởng thônchưa là đảng viên cao (chiếm 68,2%);bí thư chi bộ chưa kiêm trưởngthôn 21,5%; đến nay đã đạt 99,8%(1.562/1.565). (i4) ực hiện tốt cáccơ chế kiểm soát quyền lực khi thựchiện nhất thể hoá chức danh, chốnglạm quyền, lạm chức... thông quathực hiện đúng các nguyên tắc, quychế làm việc của cấp ủy đảng và quyđịnh của pháp luật Nhà nước; tăngcường kiểm soát quyền lực từ cấptrên, phát huy dân chủ trong tập thểcấp ủy, lãnh đạo, nhất là trong công

tác cán bộ; thực hiện công khai, minhbạch trong mọi hoạt động... b) Hợpnhất một số cơ quan tham mưu giúpviệc của cấp ủy với cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân cùngcấp có chức năng, nhiệm vụ tươngđồng theo nguyên tắc thống nhấtlãnh đạo, chỉ đạo; bổ sung thẩmquyền, tăng cường chức năng nhiệmvụ, tối ưu chính sách, chuẩn hóangạch bậc, kết hợp bầu cử và bổnhiệm: Cơ quan Ủy ban Kiểm tra vớithanh tra ở 14/14 và ban tổ chức vớiphòng nội vụ ở 14/14 đơn vị cấphuyện (giảm 28 đầu mối). Hợp nhấtvăn phòng cấp ủy với Văn phòng Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở3/14 đơn vị cấp huyện bằng 21,4%(Tiên Yên, Cô Tô, Hoành Bồ). Hợpnhất 05 Trung tâm thuộc lĩnh vực ytế dự phòng tỉnh để thành lập Trungtâm kiểm soát bệnh tật (CDC). ựchiện cơ quan tham mưu giúp việcchung Khối Mặt trận Tổ quốc, cácđoàn thể chính trị - xã hội ở cấphuyện và cấp tỉnh. Triển khai thíđiểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đạibiểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân vàỦy ban nhân dân tỉnh. Chủ động xâydựng Đề án báo cáo Ban Bí thư

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

56 SỐ 75 (209) - 2019

Page 57: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

57SỐ 75 (209) - 2019

Trung ương Đảng cho chủ trươngđồng ý tại Văn bản số 8039-CV/VPTW ngày 30-11-2018 củaVăn phòng Trung ương Đảng chophép tỉnh Quảng Ninh thành lậpTrung tâm Truyền thông tỉnh trựcthuộc Tỉnh ủy trên cơ sở hợp nhất cáccơ quan thông tin, báo chí của tỉnhgồm: Báo Quảng Ninh, Đài Phátthanh - Truyền hình tỉnh, Báo HạLong (thuộc Hội Văn học nghệ thuậttỉnh), Trung tâm ông tin tỉnh(thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dântỉnh) và đi vào hoạt động từ ngày 01-01-2019. Sau 9 tháng vận hành, đãtừng bước ổn định, phát huy hiệu quảhoạt động theo mô hình “Tòa soạnhội tụ” ứng dụng công nghệ thôngtin, tích hợp truyền thông đa phươngtiện, sản xuất sản phẩm báo chí đaloại hình với tổ chức bộ máy tinhgọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Chất lượng các tác phẩm báo chí, cácchương trình phát thanh, truyền hìnhđược nâng lên rõ rệt, thông tin đồngbộ, kịp thời, không còn trùng lắp vềnội dung, hình ảnh chuyên nghiệphơn bảo đảm phục vụ nhiệm vụchính trị của tỉnh; được nhân dânđồng tình, đánh giá cao. (4) Nâng cao

được chất lượng đội ngũ, hiệu lực,hiệu quả hoạt động của tổ chức bộmáy. (5) u hút được các nguồn lựcxã hội đầu tư cho khu vực công;khích lệ sáng tạo, nâng cao năng lựccạnh tranh. (6) Nhân dân nhận đượcsự phục vụ có tránh nhiệm hơn từcán bộ, cơ quan nhà nước; bước đầuđã được thụ hưởng những dịch vụ,tiện ích tốt hơn trong lĩnh vực giáodục, y tế.

ứ hai, từ mô hình tổ chức bộmáy của hệ thống chính trị được sắpxếp tinh gọn, phương thức lãnh đạođã có nhiều đổi mới; năng lực lãnhđạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổchức đảng; năng lực điều hành, quảnlý của chính quyền được nâng lên rõrệt. Nhận diện, đánh giá đúng thựctiễn; lựa chọn những vấn đề trọngtâm, trọng điểm và tập trung nguồnlực thực hiện theo hướng quyết liệt,hiệu quả, nhất là trong triển khainhững chủ trương mới, khó. Dân chủtrong Đảng, trong xã hội được mởrộng, góp phần phát huy vai trò, tiềmnăng, sức sáng tạo của nhân dântham gia vào những công việc của địaphương; góp ý kiến xây dựng chínhsách, pháp luật, hương ước, quy ước,

Page 58: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

góp ý xây dựng Đảng, chính quyền,tham gia giám sát hoạt động của cánbộ, công chức, đảng viên. Niềm tincủa nhân dân đối với Đảng đượcnâng lên từ 73,3% năm 2016 lên 79%năm 2017, năm 2018 là 85,1%.

ứ ba, từ việc đổi mới tư duynhận thức, định vị lại giá trị củatỉnh, nhận diện đầy đủ lợi thế, tháchthức, mâu thuẫn, yếu kém, xác địnhđúng triết lý, phương hướng pháttriển; đưa ra được một số mô hìnhđổi mới, có tính đột phá; cùng với sựquan tâm của Trung ương, việcquyết liệt đổi mới hệ thống chính trị,tăng cường xây dựng Đảng, xâydựng chính quyền, phát huy dân chủlà động lực, là nhân tố quan trọnggiúp Quảng Ninh đạt được nhữngkết quả nổi bật, nhất là trong 4 năm(2016-2019): Tăng trưởng kinh tế củatỉnh luôn duy trì ở mức cao so với bìnhquân chung của cả nước (giai đoạn2016 - 2018 là 10,5%); tổng sản phẩmbình quân đầu người (GRDP) năm2018 đạt 5.110 USD, gấp 1,3 lần sovới 2015; thu ngân sách nhà nướctrên địa bàn luôn đứng trong nhómđầu các tỉnh, thành phố có số thu caonhất cả nước, thu nội địa luôn đứng

trong tốp 5 tỉnh dẫn đầu toàn quốc;tổng thu giai đoạn 2016 - 2018 đạt117.162 tỷ đồng, trong đó, thu nộiđịa tăng bình quân 14,5%/năm. Cơcấu kinh tế chuyển dịch theo hướngtăng dần tỷ trọng dịch vụ, năm 2015tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, nôngnghiệp lần lượt là 43,4%, 50,2%, 7,3%và đến năm 2018 tương ứng là44,8%, 49,2%, 6,0%. Năng suất laođộng giai đoạn 2011 - 2015 tăng12,4%/năm, giai đoạn 2016 - 2018tăng 12,6%/năm, dự kiến giai đoạn2016 - 2020 tăng 11,6%/năm. Giảmdần chỉ số ICOR từ 6,58 năm 2014xuống còn 4,23 năm 2018. Phát triểnhạ tầng đồng bộ, hiện đại trọng tâmlà hạ tầng giao thông, du lịch, dịchvụ; nhiều công trình trọng điểmđược đưa vào hoạt động như CầuBạch Đằng, cao tốc Hạ Long - HảiPhòng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn,Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn,Cảng khách quốc tế Hạ Long đã mởra những thời cơ và vận hội mớikhông chỉ cho Quảng Ninh mà chocả đất nước. Chỉ số năng lực cạnhtranh cấp tỉnh (PCI) liên tục cải thiệnthứ hạng, năm 2015 đứng thứ ba,năm 2016 đứng thứ hai; năm 2017 và

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

58 SỐ 75 (209) - 2019

Page 59: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

59SỐ 75 (209) - 2019

2018 dẫn đầu toàn quốc. Với quyếttâm đổi mới của cả hệ thống chínhtrị, tỉnh tiếp tục sắp xếp, tinh giản bộmáy, biên chế, tiết kiệm chi thườngxuyên, đến năm 2018 đã dành trên65% tổng chi ngân sách cho đầu tưphát triển, đạt mức cao nhất cả nước.Có điều kiện, nguồn lực để đảm bảoan sinh xã hội, nâng cao đời sốngnhân dân. Là tỉnh đứng đầu 15 tỉnhmiền núi phía Bắc về các điều kiệnđảm bảo chất lượng giáo dục. Nănglực hệ thống y tế dự phòng QuảngNinh được xếp vào nhóm đầu cảnước, tỷ lệ bác sĩ/vạn dân tăng từ 12năm 2015 lên 14,7 năm 2018; 100%người nghèo, các đối tượng chínhsách được khám chữa bệnh bằng bảohiểm y tế; tỷ lệ bao phủ BHYT đạttrên 80% (2015), năm 2018 là 94,3%(cả nước đạt 87,5%). Tổng chi cho ansinh xã hội trong 3 năm 2016 - 2018đạt 4.717 tỷ đồng, cao hơn giai đoạn5 năm trước (giai đoạn 2011 - 2015là 4.690 tỷ đồng). Tỷ lệ hộ nghèogiảm từ 1,55% năm 2015 xuống còn1,2% năm 2018. Giữ vững quốcphòng - an ninh, đảm bảo trật tự antoàn xã hội, quan hệ đối ngoại mởrộng. Chín tháng đầu năm 2019, tốc

độ tăng trưởng ước đạt 11,9% (9tháng đầu năm 2018 đạt 10,7%); thungân sách nhà nước ước đạt 34.539tỷ đồng, bằng 83% dự toán, tăng 15%so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa ướcđạt 26.039 tỷ đồng, đạt 78% dự toán,tăng 17% cùng kỳ, chiếm tỷ trọng75,4% tổng thu ngân sách; thu xuấtnhập khẩu đạt 8.500 tỷ đồng, bằng106% dự toán năm, tăng 9% cùng kỳ.IV. NHữNG VẤN đỀ đẶT ra VàKIếN NGHị

Đổi mới hệ thống chính trị là mộttrong những vấn đề trọng yếu, cốt lõitrong sự nghiệp cách mạng của Đảngta, nhất là trong giai đoạn hiện nay.Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị,xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nướcpháp quyền, phát huy dân chủ hiệnnay luôn là yêu cầu cấp bách. Tuynhiên, đây cũng là những vấn đề khó,phức tạp, nhiều vấn đề lý luận vàkhoa học đang trong quá trình tiếptục làm rõ. Từ thực tiễn tỉnh QuảngNinh và yêu cầu đổi mới hệ thốngchính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụcủa đất nước trong giai đoạn hiệnnay; trong quá trình “vận hành” hệthống chính trị vẫn có một số vấn đềmà với cơ chế chung và thẩm quyền

Page 60: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

60 SỐ 75 (209) - 2019

của Tỉnh không dễ khắc phục, một sốvấn đề lý luận và thực tiễn đang đặtra cần được giải quyết, tháo gỡ ở tầmvĩ mô, đòi hỏi phải có chủ trương vàquyết tâm từ Trung ương.

Một là, tiếp tục phân định rõ vàgiải quyết phù hợp mối quan hệ giữa“cầm quyền” và “lãnh đạo” của Đảng;cụ thể hóa triệt để thực hiện việclãnh đạo bằng Nhà nước và thôngqua Nhà nước, từ đó mạnh dạn tinhgiản, khắc phục tình trạng cồng kềnhvề tổ chức bộ máy, trùng chéo chứcnăng, nhiệm vụ giữa bộ máy giúpviệc của Đảng và chính quyền, đảmbảo đồng bộ từ trên xuống dưới.

Hai là, xây dựng lộ trình để bổsung các quy định pháp luật có liênquan, Điều lệ Đảng và các quy địnhcủa Đảng về tổ chức bộ máy, chứcnăng, nhiệm vụ để thực hiện hợpnhất cơ quan giữa cơ quan thammưu của cấp ủy và cơ quan thammưu của chính quyền (Cơ quan Ủyban Kiểm tra - anh tra; Tổ chức -Nội vụ) để bảo đảm đúng các quyđịnh của pháp luật và Điều lệ ĐảngCộng sản Việt Nam.

Ba là, tiếp tục cụ thể hóa nguyêntắc Đảng thống nhất lãnh đạo xây

dựng, quản lý tổ chức bộ máy và biênchế thống nhất của toàn hệ thốngchính trị (việc phân cấp quản lý về tổchức, biên chế chưa phù hợp, nhiềuđầu mối, thiếu thống nhất, có nhiềuloại công chức (công chức cấp huyện,công chức cấp xã, công chức khốiĐảng, công chức khối Đoàn thể).

Bốn là, hướng dẫn việc áp dụngmô hình quản trị đối với các đơn vịsự nghiệp tự bảo đảm chi thườngxuyên và chi đầu tư như mô hìnhquản trị doanh nghiệp; thí điểm việcthi tuyển và thực hiện thuê giám đốcđiều hành tại các đơn vị sự nghiệpcông lập.

Năm là, việc sắp xếp lại các đơn vịhành chính hiện chỉ mới tiếp cậndưới góc độ nhằm đảm bảo các tiêuchí nhất định (nhập vào cho đủ quymô tối thiểu), chưa đề cập dưới quanđiểm phát triển. eo đó, bên cạnhcác tiêu chí tối thiểu để tồn tại, cần cóhệ tiêu chí khoa học khác để tạo cơchế cho các đơn vị hành chính nhấtlà cấp huyện vốn đã phát triển ở mứccao có thể tiếp tục sáp nhập với nhaunhằm khai thác lợi thế tương hỗ,hình thành những hạt nhân đô thịmạnh, tạo đột phá cho cả vùng n

Page 61: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

61SỐ 75 (209) - 2019

THựC TIễN ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHÍNH TrỊ

ở HÀ TĨNH THEO NGHỊ QUYẾT TrUNG ƯƠNG 6 KHÓA XII

l Lê ĐìNH SơN Ủy viên Trung ương Đảng,

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh

1. Về nhận thức đổi mới và hoàn thiệnmô hình tổ chức hệ thống chính trị

Trong những nhiệm kỳ qua, đặcbiệt là nhiệm kỳ 2016 - 20217, BanChấp hành Trung ương, Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều

nghị quyết về tăng cường công tácxây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nhìn lạisau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đạihội lần thứ XII, gắn với công tácchuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng lầnthứ XIII, Đảng ta khẳng định đã đạt

Page 62: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

62 SỐ 75 (209) - 2019

được những thành tựu quan trọng:Kinh tế tăng trưởng cao; đời sốngnhân dân không ngừng được cảithiện; an sinh xã hội được đảm bảo;quốc phòng - an ninh được giữ vững;vị thế, uy tín của nước ta khôngngừng được nâng lên trên trườngquốc tế. Công tác xây dựng Đảng vàcác tổ chức trong hệ thống chính trịđược tiến hành đồng bộ, toàn diệntrên các lĩnh vực; đặc biệt là công táckiểm tra, giám sát, phòng, chốngtham nhũng đạt được kết quả rõ nét;sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảmbiên chế đạt được kết quả bước đầuquan trọng; niềm tin của nhân dânđối với Đảng được nâng lên.

Trong công tác tổ chức xây dựngĐảng, Trung ương đã ban hànhnhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị,đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4khóa XII về tăng cường xây dựng,chỉnh đốn Đảng; các nghị quyết số18, 19 Hội nghị Trung ương 6 khóaXII về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinhgiảm biên chế; Nghị quyết 26 Hộinghị Trung ương 7 khóa XII về xâydựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất làcấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ;Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về

sắp xếp đơn vị hành chính cấphuyện, cấp xã; Kết luận 34 về chủtrương thí điểm sắp xếp các tổ chứctrong hệ thống chính trị; Quy định08 về trách nhiệm nêu gương củacán bộ, đảng viên;... và nhiều chủtrương quan trọng khác. Đặc biệt,gần đây Bộ Chính trị đã ban hànhQuy định 205 về kiểm soát quyền lựctrong công tác cán bộ và chống chạychức, chạy quyền. Các chủ trươngcủa Đảng đã tạo chuyển biến mạnhmẽ trong nhận thức và hành độngcủa các cấp, các ngành, cán bộ, đảngviên về đổi mới và hoàn thiện tổchức thống chính trị.

Quá trình thực hiện đã được cáccấp, các ngành, từ Trung ương đến địaphương triển khai nghiêm túc, đạtđược kết quả quan trọng. Tổ chức bộmáy của hệ thống chính trị bước đầuđược sắp xếp tinh gọn, nâng cao hiệulực, hiệu quả hoạt động. Căn cứ tìnhhình thực tiễn của địa phương và quyđịnh của Trung ương, các đơn vị, địaphương đã có những cách làm sángtạo trong việc sắp xếp tổ chức, bộ máy,tiêu biểu như một số bộ, ngành, địaphương: Bộ Công an, Bộ Tài chính,tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Yên Bái... 

Page 63: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

63SỐ 75 (209) - 2019

2. Kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy,tinh giảm biên chế tại tỉnh Hà Tĩnh

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn vềtinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực,hiệu quả hoạt động và vận hànhthông suốt của các tổ chức trong hệthống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh đã tiếnhành rà soát, đánh giá khách quan,toàn diện tổng thể hệ thống chính trịvà chủ động thực hiện việc sắp xếptrước khi có chủ trương của Trungương. Đó là, từ năm 2011, Banường vụ Tỉnh ủy đã cho xây dựngĐề án sắp xếp, kiện toàn các đơn vịsự nghiệp, các ban quản lý và các tổchức hội. Trên cơ sở đó, Hội đồngnhân dân tỉnh đã ban hành nghịquyết chuyên đề về nội dung này.Cùng với việc triển khai thực hiệnNghị quyết Trung ương 6 khóa XII,Hà Tĩnh đạt được kết quả như sau:  

- Đối với cấp xã, thôn, tổ dân phố:Sáp nhập thôn, tổ dân phố gắn vớithực hiện mô hình tự quản ở khudân cư (từ 2.837 giảm xuống còn2.007 thôn, tổ dân phố, giảm được830 thôn, tổ dân phố; giảm hơn34.180 người, trong đó có 4.497người hoạt động không chuyên tráchvà 29.683 người thực hiện nhiệm vụ

khác ở thôn, tổ dân phố. - Đối với cấp huyện: ực hiện

phân cấp quản lý, theo đó các đơn vịthuộc sở, ngành cấp tỉnh chuyển vềcấp huyện quản lý: (1) ành lậptrung tâm ứng dụng khoa học kỹthuật và bảo vệ cây trồng vật nuôitrên cơ sở kiện toàn trạm bảo vệ thựcvật, trạm thú y, trạm truyền giốngchăn nuôi (trực thuộc Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn). (2)ành lập Trung tâm dạy nghềhướng nghiệp và giáo dục thườngxuyên cấp huyện (gồm 3 đơn vị là:Trung tâm Dạy nghề (Sở Lao động -ương binh và Xã hội) với Trungtâm Giáo dục thường xuyên vàTrung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướngnghiệp (Sở Giáo dục và Đào tạo). (3)Chuyển giao đài truyền thanh -truyền hình về huyện quản lý; (4)Chuyển trung tâm dân số - kế hoạchhoá gia đình, trung tâm y tế dựphòng, trạm y tế xã từ Sở Y Tế về ủyban nhân dân cấp huyện quản lý.

Sắp xếp, sáp nhập từ 829 trườngphổ thông, còn 693 trường (giảm136 trường), trong đó: mầm non từ278 trường còn 251 trường (giảm 27trường); tiểu học từ 304 trường còn

Page 64: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

64 SỐ 75 (209) - 2019

241 trường (giảm 63); trung học cơsở từ 189 trường còn 137 trường(giảm 52 trường); tiểu học và trunghọc cơ sở tăng 12 trường, từ 2 trườnglên 14 trường, trung học phổ thônggiảm 1 trường, từ 40 trường, còn 39trường, trung tâm dạy nghề và giáodục thường xuyên giảm 5 trung tâm,từ 16 trung tâm, còn 11 trung tâm.Giảm được 131 hiệu trưởng, 5 giámđốc, 133 hiệu phó, 8 phó giám đốc.

- Đối với cấp tỉnh: Giảm, thu gọn 07đơn vị đầu mối trực thuộc tỉnh; sắpxếp, sáp nhập 37 ban quản lý dự áncòn 4 ban trực thuộc ủy ban nhân dântỉnh. Sắp xếp các đơn vị cấp 2 của cácsở: giảm 03 chi cục. Giảm 15 phòngchuyên môn của các sở, ngành; 74 đơnvị cấp phòng thuộc các ban, sở, ngành,đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; 29 phòngchuyên môn thuộc các chi cục; 13đơn vị sự nghiệp thuộc các sở, ban,ngành. ành lập Trung tâm Hỗ trợphát triển doanh nghiệp và Xúc tiếnđầu tư trực thuộc Văn phòng Ủy bannhân dân tỉnh; chuyển Trung tâm cấpnước Khu kinh tế tỉnh về Công ty Cổphần cấp nước Hà Tĩnh quản lý; sápnhập Trung tâm Giáo dục nghềnghiệp và Giáo dục thường xuyên

thành phố Hà Tĩnh vào Trung tâmBồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm tỉnh. 

Xuất phát từ thực tiễn, tỉnh HàTĩnh đã triển khai Nghị quyết Trungương 6 khóa XII với cách làm bàibản, đồng bộ, quyết tâm chính trịcao, nỗ lực lớn, hành động kiênquyết, không cầu toàn, không nóngvội, làm đến đâu chắc đến đó, nếuchưa có trong quy định thì làm thíđiểm. Quá trình thực hiện cho thấycác tổ chức sau sắp xếp hoạt độnghiệu lực, hiệu quả hơn, đó là: Làm thíđiểm hợp nhất các cơ quan có chứcnăng, nhiệm vụ tương đồng nhưthanh tra với kiểm tra, tổ chức vớinội vụ (01 đơn vị cấp huyện); bandân vận với ủy ban mặt trận tổ quốchuyện (3 đơn vị cấp huyện); ban dânvận và ban tuyên giáo huyện ủy (01đơn vị cấp huyện); thành lập trungtâm y tế huyện trên cơ sở 3 tổ chức:bệnh viện huyện, y tế dự phònghuyện, dân số kế hoạch hóa gia đìnhvà chuyển về cấp huyện quản lý,chuyển trạm y tế cấp xã về trung tâmy tế cấp huyện. Tiến hành sáp nhậphoặc hợp nhất các hội đặc thù cótính chất, chức năng, nhiệm vụ, nộidung hoạt động gần giống nhau.

Page 65: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

65SỐ 75 (209) - 2019

ực hiện sắp xếp đơn vị hànhchính cấp xã, trong năm 2019 HàTĩnh tiến hành sắp xếp 80 xã, hìnhthành 34 xã mới, giảm 46 xã, toàntỉnh còn 216 xã. Tổng số cán bộ, côngchức, người hoạt động không chuyêntrách tại 80 xã thực hiện sắp xếp hiệncó 2.321 người (trong đó 760 cán bộ,744 công chức, 817 người hoạt độngkhông chuyên trách). 

Việc sắp xếp lại tổ chức, bộ máy cáccơ quan, đơn vị là chủ trương đúngđắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xuthế phát triển, nguyện vọng của nhândân. Từng bước giảm dần đầu mốitheo hướng tinh gọn. Giai đoạn từnăm 2011 đến nay đã giảm đầu mốinhư sau:

Ở cấp tỉnh: Tổng giảm 168 đầumối. (Hai tổ chức đảng trực thuộctỉnh ủy, 2 văn phòng; 5 chi cục; 33ban quản lý; 58 đơn vị sự nghiệpthuộc sở, ngành, 3 trường trung họcphổ thông cấp tỉnh; 36 phòng chuyênmôn thuộc sở, ngành cấp tỉnh; 30phòng trực thuộc các chi cục). 

Ở cấp huyện: Tổng giảm 282 đầumối. (01 phòng chuyên môn thuộc ủyban nhân dân cấp huyện, 29 banquản lý dự án cấp huyện; 26 đơn vị sự

nghiệp cấp huyện; 226 trường họcmầm non, tiểu học, trung học cơ sở).

Ở cấp xã: Giảm được 830 thôn, tổdân phố, 786 đầu mối tổ chức hội.

Tổng biên chế giao cho khối cơ quanĐảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thểchính trị  - xã hội tỉnh Hà Tĩnh là1.508 người; hiện có 1.195 người,giảm 313 biên chế, tỷ lệ 20,75%. Từkhi thực hiện Nghị quyết Trungương 6 khóa XII đến nay đã giảm918/3.486 người hoạt động khôngchuyên trách cấp xã, chiếm tỷ lệ26,3%. Tổng biên chế khối cơ quannhà nước đã giảm 2.795 người (242biên chế công chức hành chính, tỷ lệ9,35%; giảm 2.553 biên chế viên chứccác đơn vị sự nghiệp công lập, tỷ lệ8,76%). Tiết kiệm bình quân mỗinăm 370 tỷ đồng. Năm 2012 tiếtkiệm được 120 tỷ đồng chi ngân sáchhành chính, năm 2019 tiết kiệm được490 tỷ đồng chi ngân sách hànhchính, gấp hơn 4 lần so với năm 2012,góp phần tăng chi đầu tư phát triển.3. Những vấn đề đặt ra 

(1) Về mô hình tổ chức và phươngthức lãnh đạo của ban thường vụtỉnh ủy đối với đảng đoàn hội đồngnhân dân, ban cán sự đảng ủy ban

Page 66: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

66 SỐ 75 (209) - 2019

nhân dân tỉnh- eo quy định của Điều lệ Đảng,

Đảng lãnh đạo thông qua tổ chứcđảng và đảng viên. Vậy Đảng lãnhđạo hội đồng nhân dân thông qua tổchức đảng là đảng đoàn hội đồngnhân dân. Tuy vậy, thực tế là khi hộiđồng nhân dân tỉnh thể chế hóa chủtrương của cấp ủy đảng thì chính doủy ban nhân dân tỉnh chuẩn bị vàtrình hội đồng nhân dân xem xét,quyết định. Việc lãnh đạo của banthường vụ tỉnh ủy đối với đảng đoànhội đồng nhân dân tỉnh không đượcthể hiện rõ.

- Tương tự như vậy, ban thườngvụ tỉnh ủy lãnh đạo ủy ban nhân dântỉnh qua ban cán sự đảng ủy bannhân dân tỉnh. Ban cán sự đảng ủyban nhân dân tỉnh chỉ đạo ủy bannhân dân tỉnh để cụ thể hóa nhữngchủ trương của cấp ủy. Ưu điểm làlãnh đạo đảm bảo nguyên tắc, pháthuy dân chủ, tránh bao biện, làmthay, phát huy trí tuệ tập thể. Tuy vậy,hạn chế là ban thường vụ tỉnh ủylãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh quamột khâu trung gian là ban cán sựđảng. Do vậy, nhiều khi vai trò củaban cán sự chỉ là hợp thức hóa; mặt

khác, những việc cần triển khai ngaythì khó thực hiện được kịp thời, dẫnđến trì trệ trong quá trình lãnh đạo,điều hành.

- Sự lãnh đạo của ban thường vụtỉnh ủy đối với đảng đoàn mặt trận tổquốc, ban cán sự đảng viện kiểm sátnhân dân tỉnh, ban cán sự đảng tòa ánnhân dân tỉnh cũng tương tự như vậy.

Từ đó cần nghiên cứu kỹ và có cầnthiết duy trì các tổ chức đảng này haylà lãnh đạo trực tiếp các tổ chứcchuyên môn của đảng, đồng thờicóquy định cụ thể về trách nhiệm tậpthể của các cơ quan đó. 

(2) Về mô hình tổ chức đảng cấp huyện

- Đối với cấp huyện: Đảng bộ cơquan ủy ban nhân dân và hội đồngnhân dân cấp huyện do đồng chí phóchủ tịch ủy ban nhân dân hoặc phóchủ tịch hội đồng nhân dân làm bíthư đảng bộ. Trong khi đồng chí chủtịch ủy ban nhân dân, chủ tịch hộiđồng nhân dân là thành viên thườngtrực cấp ủy. 

- Về mô hình đảng bộ khối các cơquan và doanh nghiệp tỉnh: Dokhông có tổ chức chính quyền cùngcấp, nên việc lãnh đạo, chỉ đạo của

Page 67: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

67SỐ 75 (209) - 2019

đảng ủy khối có những khó khăn,nhất là lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợpvới thủ trưởng các cơ quan cấp sởtrong thực hiện nhiệm vụ chuyênmôn. Vì vậy có cần tồn tại tổ chứcđảng bộ khối không vì thực tế chỉthực hiện công tác đảng vụ.

(3) Về mô hình tổ chức chính quyềnVề mô hình cấp sở, ngành cũng có

những tương đồng về chức năng,nhiệm vụ của các sở, ngành theokhối kinh tế tổng hợp, kinh tế kỹthuật, văn hóa, xã hội...

(4) Về mô hình tổ chức các cơquan chuyên trách tham mưu, giúpviệc tỉnh ủy, thành ủy: Các cơ quanchuyên trách tham mưu, giúp việctỉnh ủy, thành ủy có chức năng,nhiệm vụ tương đồng như: tuyêngiao và dân vận; nội chính và kiểmtra, giám sát, bảo vệ chính trị nội bộ.

(5) Về mô hình tổ chức của mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể: Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể: Có sựtương đồng về chức năng, nhiệm vụgiữa các ban của mặt trận và cácđoàn thể; ngoài ra, có bộ phận vănphòng riêng của mặt trận và từngđoàn thể, do vậy bộ máy hiện nayvẫn cồng kềnh, có thể thu gọn được.

Từ sự phân tích trên, việc đổi mớivà hoàn thiện mô hình tổ chức hệthống chính trị theo Nghị quyếtTrung ương 6 khóa XII trong thờigian tới là tất yếu, cần thiết, kháchquan đối với cả nước nói chung, tỉnhHà Tĩnh nói riêng; cần tập trunglãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ,kiên trì, chắc chắn.4. Kiến nghị, đề xuất 

(1) Về mô hình tổ chức Đảng vàvai trò lãnh đạo của Đảng đối với bancán sự đảng, đảng đoàn: Đánh giá,nghiên cứu mô hình tổ chức đảngđoàn, ban cán sự đảng và đảng bộkhối các cơ quan tỉnh. eo đó, cầnnghiên cứu sắp xếp lại theo hướngthành lập 02 đảng bộ cấp trên cơ sởthuộc 02 khối. Đối với các cơ quankhối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể thành lập 01 tổ chức đảngdo đồng chí phó bí thư thường trựctỉnh ủy làm bí thư đảng bộ; đối vớicác cơ quan khối chính quyền dođồng chí chủ tịch hoặc đồng chí phóchủ tịch thường trực ủy ban nhândân tỉnh làm bí thư đảng bộ.

(2) Về mô hình hội đồng nhân dâncác cấp: Tiếp tục xem xét, nghiên cứuđể nâng cao chất lượng hoạt động

Page 68: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

của hội đồng nhân dân cấp phường,xã, tránh hình thức. Nghiên cứugiảm số lượng đại biểu hội đồngnhân dân các cấp giữ chức vụ để đảmbảo phát huy quyền làm chủ thực sựcủa nhân dân, khắc phục tình trạng“vừa đá bóng, vừa thỏi còi”. Nghiêncứu chỉ bố trí 01 đồng chí phó chủtịch hội đồng nhân dân cấp huyện.

(3) Về mô hình tổ chức của ủy bannhân dân tỉnh: Nghiên cứu sắp xếp,sáp nhập các sở, ngành có chức năng,nhiệm vụ tương đồng theo nhómkhối ngành: tài chính - kế hoạch, đầutư; giao thông - xây dựng; giáo dục -y tế - văn hóa - lao động; tài nguyên- môi trường - du lịch; thông tin -khoa học, công nghệ... Đồng thờichuyển các chức năng dịch vụ củacác sở, ngành hiện nay cho tư nhânthực hiện hoặc trung tâm phục vụdịch vụ công.

(4) Về mô hình tổ chức các ban xâydựng Đảng cấp tỉnh: Nghiên cứu sápnhập các ban có chức năng, nhiệm vụtương đồng như tuyên giáo và dânvận; kiểm tra và nội chính. 

(5) Đối với văn phòng cấp ủy:Hiện nay, đã triển khai thực hiện vănphòng phục vụ chung cấp ủy và các

cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủytheo Quy định 04-QĐ/TW của BanBí thư Trung ương và Nghị quyếtTrung ương 6 khóa XII. Tuy vậy, việcthực hiện chưa có sự thống nhất môhình trong toàn quốc, có địa phươngchưa thực hiện triệt để. Quá trìnhvận hành văn phòng phục vụ chungcòn một số bất cập, nhất là về lĩnhvực tài chính. Cần đánh giá để có sựthống nhất trong mô hình chung.

(6) Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể chính trị - xã hội đều có mô hìnhtổ chức văn phòng, các ban có nhiệmvụ tương đồng. Nên chăng cần sắpxếp, sáp nhập nhằm thực hiện nhiệmvụ chung, giảm đầu mối, tinh giảmbiên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động.

(7) Về mô hình tổ chức lực lượngvũ trang và đổi mới phương thứclãnh đạo của đảng đối với lực lượngvũ trang: Nghiên cứu thành lập cácđơn vị công an, quân đội, biên phòngtheo mô hình quân khu, bao gồmnhiều tỉnh, góp phần xây dựng khuvực phòng thủ vững chắc; đồng thờinghiên cứu mô hình bí thư tỉnh ủy,chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh thamgia ban thường vụ đảng ủy công an,bộ đội biên phòng n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

68 SỐ 75 (209) - 2019

Page 69: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

69SỐ 75 (209) - 2019

Để góp phần phục vụ choviệc xây dựng Dự thảo vănkiện Đại hội XIII của

Đảng, ngày 17-10-2019, Hội đồng Lýluận Trung ương đã tổ chức cuộc tọađàm chuyên gia: “Nhận thức, thựctiễn và giải pháp về phúc lợi xã hội ởViệt Nam trong giai đoạn mới”.

Dự tọa đàm có các đồng chí Ủyviên Trung ương Đảng: Nguyễnúy Anh, Ủy viên Ủy ban ườngvụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Vềcác vấn đề xã hội của Quốc hội; ĐàoNgọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động- ương binh và xã hội; NguyễnĐình Khang, Chủ tịch Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam và đại diệnlãnh đạo TP Hà Nội.

GS, TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủtịch ường trực Hội đồng chủ trìtọa đàm.

Tọa đàm đã tập trung phân tích, lýgiải, làm rõ các vấn đề:

1. Nhận thức lý luận của Đảng,Nhà nước ta thể hiện trong đường lối

chung, các văn kiện các kỳ đại hộiĐảng về phúc lợi xã hội. Những vấnđề đã rõ, những vấn đề chưa rõ, cầntiếp tục nghiên cứu, bổ sung?

2. Việc thực hiện chính sách vềphúc lợi xã hội ở nước ta đã đạt đượcnhững kết quả gì, đâu là hạn chế,nguyên nhân của những thành tựu,hạn chế đó? Những kết quả và hạnchế trong thực hiện chính sách phúclợi xã hội ảnh hưởng gì đến conngười, xã hội Việt Nam?

3. Những kinh nghiệm về chínhsách phúc lợi xã hội và thực hiệnchính sách phúc lợi xã hội của cácnước trên thế giới và những gợi ýchính sách phù hợp với điều kiện củaViệt Nam?

4. Đề xuất những nội dung mới vềlý luận về phúc lợi xã hội cần tiếp tụcnghiên cứu, bổ sung? Đề xuất nhữngnội dung, giải pháp (chính sách) cầnthiết để đảm bảo phúc lợi xã hội ởViệt Nam trong giai đoạn mới (2020đến 2030).

TọA ĐÀM “NHậN THỨC, THỰC TIễN vÀ GIẢI PHÁP về PHúC lợI Xã HỘI

ở vIỆT NAM TrONG GIAI ĐOạN MỚI”

Page 70: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

Với tinh thần trách nhiệm cao, cácđại biểu dự tọa đàm - các đồng chícán bộ lãnh đạo quản lý cao cấp,đồng thời là những chuyên gia cótầm hiểu biết sâu đã trao đổi mộtcách toàn diện, sâu sắc làm rõ hơncác vấn đề đặt ra về phúc lợi xã hội,an sinh xã hội, chính sách xã hội cảvề mặt lý luận, thực tiễn ở Việt Nam

trong quá trình đổi mới, có thamkhảo kinh nghiệm một số nước trênthế giới.

Kết quả tọa đàm đã gợi mở nhiềuvấn đề cấp thiết đang nổi lên cần tiếptục nghiên cứu, tổng kết để góp phầnphục vụ cho việc xây dựng Dự thảovăn kiện Đại hội XIII của Đảng vềlĩnh vực xã hội n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

70 SỐ 75 (209) - 2019

Thực hiện Chương trình làmviệc toàn nhiệm kỳ, ngày 9-11-2019, tại Hà Nội, Hội

đồng Lý luận Trung ương tiến hànhKỳ họp thứ 11. GS, TS Nguyễn Xuânắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủtịch Hội đồng Lý luận Trung ương,Giám đốc Học viện Chính trị quốcgia Hồ Chí Minh chủ trì Kỳ họp.

Kỳ họp thứ 11 của Hội đồng tậptrung Hội thảo về chủ đề “Mô hình tổchức tổng thể của hệ thống chính trịViệt Nam phù hợp với yêu cầu, điềukiện cụ thể trong giai đoạn mới”.

Các ý kiến thảo luận đã tập trungphân tích sâu vào các nội dung:

1. Những cơ sở lý luận - thực tiễnchủ yếu về mô hình tổ chức của hệthống chính trị; kinh nghiệm quốc tếvề xây dựng và hoàn thiện mô hìnhtổ chức tổng thể của hệ thống chínhtrị trong quá trình phát triển, nhữnggiá trị tham khảo cho Việt Nam.

2. ực tiễn xây dựng và phát triểnmô hình tổ chức hệ thống chính trị củaViệt Nam, nhất là thực tiễn triển khaiNghị quyết Trung ương 6 khóa XII.

3. Những yêu cầu, điều kiện mới,nhất là yêu cầu xây dựng Nhà nướcpháp quyền XHCN, phát triển kinhtế thị trường định hướng XHCN vàhội nhập quốc tế, yêu cầu phát triển

KỲ HọP THỨ 11 HỘI ĐỒNG lÝ lUậN TrUNG ƯƠNG

Page 71: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

71SỐ 75 (209) - 2019

nhanh, bền vững đất nước. Đề xuấtcác phương án đổi mới và hoàn thiệnmô hình tổ chức tổng thể của hệthống chính trị Việt Nam trong giaiđoạn mới. Xác định lộ trình, bước đitrong đổi mới hệ thống chính trị ViệtNam trong giai đoạn mới vừa đảmbảo đổi mới, nhưng phải giữ được ổnđịnh, kế thừa.

Phát biểu kết luận Kỳ họp, đồngchí Nguyễn Xuân ắng biểu dương,đánh giá cao tinh thần trách nhiệm,tâm huyết của các nhà khoa học thểhiện qua không khí thảo luận sôi nổi,sâu sắc, và trân trọng ghi nhậnnhững ý kiến có giá trị, bước đầu làmrõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn cơbản liên quan đến xây dựng mô hình

tổng thể, tiếp tục đổi mới, hoàn thiệnhệ thống chính trị nước ta đáp ứngyêu cầu giai đoạn phát triển mới củađất nước.

Đồng chí nhấn mạnh, đây là vấnđề lớn, hệ trọng, rất khó, cần tiếp tụctổng kết sâu thực tiễn, lý luận để làmrõ hơn việc thiết kế cụ thể mô hìnhvà phương thức vận hành mô hìnhhệ thống chính trị.

ường trực Hội đồng Lý luậnTrung ương sẽ tiếp thu nghiêm túc ýkiến của các đại biểu, chỉ đạo xâydựng báo cáo tổng hợp trình các cơquan lãnh đạo Đảng, Nhà nước, vàtiếp tục triển khai nghiên cứu phục vụkịp thời việc xây dựng dự thảo các vănkiện trình Đại hội XIII của Đảng n

KÝ KẾT CHƯƠNG TrÌNH HợP TÁC GIỮA HỘI ĐỒNG lÝ lUậN TrUNG ƯƠNG vÀ HỘI ĐỒNG lÝ lUậN TỈNH HÀ GIANG

Nhằm nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác theochức năng, nhiệm vụ được

quy định, ngày 11-11-2019, tại HàNội, Hội đồng Lý luận Trung ươngvà Hội đồng Lý luận tỉnh Hà Giang

đã tổ chức Lễ ký kết Chương trìnhhợp tác giữa hai cơ quan. Dự lễ ký kếtcó đồng chí Nguyễn Xuân ắng, Bíthư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hộiđồng Lý luận Trung ương, Giám đốcHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Page 72: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2019 ok.pdf · uật ngữ và tư tưởng “đổi mới” được Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

72 SỐ 75 (209) - 2019

Minh, đồng chí Đặng Quốc Khánh,Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnhHà Giang, Chủ tịch Hội đồng Lý luậntỉnh; các đồng chí ường trực Hộiđồng Lý luận Trung ương và lãnhđạo Hội đồng Lý luận tỉnh Hà Giang.

Phát biểu tại lễ ký kết, Bí thư Tỉnhủy Đặng Quốc Khánh cho biết,những năm qua công tác nghiên cứulý luận, tổng kết thực tiễn đã đượctỉnh Hà Giang quan tâm triển khaithực hiện. Từ đó, Đảng bộ tỉnh HàGiang đã rút ra nhiều bài học kinhnghiệm, nhiều cách làm hay vànhững luận cứ khoa học quan trọng,góp phần củng cố nền tảng tư tưởng,làm cơ sở khoa học cho quá trìnhban hành nghị quyết, chủ trương,hoạch định cơ chế, chính sách củacấp ủy, chính quyền. Tuy nhiên, côngtác nghiên cứu lý luận của Hà Giangvẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế.ông qua chương trình hợp tác,Hội đồng Lý luận tỉnh Hà Giangmong muốn nhận được sự giúp đỡ,hỗ trợ của Hội đồng Lý luận Trungương về nghiệp vụ, phương pháphoạt động, tham gia nghiên cứu lý

luận, tổng kết thực tiễn, góp phầnphục vụ hiệu quả công tác lãnh đạocủa Tỉnh ủy.

Phát biểu tại lễ ký kết, Bí thư Trungương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lýluận Trung ương, Giám đốc Họcviện Chính trị quốc gia Hồ Chí MinhNguyễn Xuân ắng đánh giá caotỉnh Hà Giang mặc dù là tỉnh miềnnúi biên giới, còn nhiều khó khănnhưng đã luôn chú trọng đến côngtác nghiên cứu lý luận, tổng kết thựctiễn. Trên cơ sở những nội dung kýkết, hằng năm, Hội đồng Lý luậnTrung ương sẽ tổ chức bồi dưỡngnghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm hoạtđộng, phương pháp nghiên cứu lýluận, tổng kết thực tiễn với Hội đồngLý luận tỉnh Hà Giang; tư vấn, địnhhướng cho Hội đồng Lý luận HàGiang xây dựng, triển khai các đề tài,nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản mangtính lý luận về quan điểm, chủtrương, cơ chế phát triển của tỉnh.Đồng chí mong muốn, chương trìnhphối hợp công tác giữa Hội đồng Lýluận Trung ương và Hội đồng Lýluận tỉnh Hà Giang sẽ được duy trìthường xuyên, mang lại hiệu quảthiết thực trong thời gian tới n