mỤc lỤc - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế;...

341
1 MC LC PHN 1 : KINH TVIT NAM 2013 VÀ TRIN VNG 2014 1. TS.Trn Du Lch: Tng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 và trin vng 2014...............................................................................................................................4 2. TS.Nguyn Mnh Hùng: Cp nht tình hình kinh tế thế giới năm 2013 và triển vọng năm 2014 ............................................................................................................12 3. TS.Nguyn Thng & Phm Minh Thái: Vic làm và thu nhập 6 tháng đầu năm 2013.............................................................................................................................. 23 4. TS.Đặng Kim Sơn: Nhng thách thc mới đặt ra trong khu vc nông nghip...........................................................................................................................37 5. TS.Tô Ánh Dƣơng: Qun lý thtrường vàng: Kinh nghim quc tế và gi ý chính sách cho Vit Nam........................................................................................................ 46 6. PGS.TS.Ngô Trí Long: Chính sách điều hành thtrường vàng năm 2013 và những khuyến ngh...................................................................................................................56 7. TS.Nguyn Minh Phong: Vàng và qun lý thtrường vàng Việt Nam năm 2013..............................................................................................................................77 8. TS.Đinh Tuấn Minh: Vấn đề shữu chéo và đầu tư chéo trong quá trình tái cơ cu hthng ngân hàng ti Vit Nam........................................................................102 9. TS.Vũ Nhữ Thăng: Nhng vấn đề vchính sách tài khóa và đầu tư công……...114 10. TS.Vũ Sỹ Cƣờng: Bàn vtính bn vng và klut trong chính sách tài khóa............................................................................................................................129 11. TS.Nguyn Ngc Anh & TS.Tô Trung Thành: Nhng vấn đề vcơ cấu thương mi quc tế ti Vit Nam............................................................................................144 12. TS.Phm ThThu Hng: Hoạt động ca doanh nghip Vit Nam trong chiến lược tái cu trúc nn kinh tế và vai trò của ba đột phá chiến lược............................161 13. GS.TSKH.Đặng Hùng Võ: Thtrường bất động sn và nhng gii pháp cn thiết.............................................................................................................................174 14. Đặng Đức Thành: Vì sao giá nhà đất Việt Nam cao? Làm gì để đất đai trở thành ngun lc quý giá ca quc gia?.....................................................................191 15. Nguyễn Văn Cao: Tha Thiên Huế- Nhng nlc phát trin kinh tế - xã hi...............................................................................................................................202 PHN 2 : TRIỂN KHAI CÁC ĐỘT PHÁ CHIẾN LƢỢC 1. PGS.TS. Lê Xuân Bá: Tng quan vcác đột phá chiến lược ti Vit Nam..........215 2. TS. Bùi Văn Thạch: Tổng quan về các khâu đột phá chiến lược tại Việt Nam.............................................................................................................................237 3. GS. Nguyễn Quang Thái: Ba đột phá chiến lược: Suy nghĩ từ kinh nghiệm quốc tế............................................................................................ .....................................244

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

1

MỤC LỤC

PHẦN 1: KINH TẾ VIỆT NAM 2013 VÀ TRIỂN VỌNG 2014

1. TS.Trần Du Lịch: Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 và triển vọng

2014...............................................................................................................................4

2. TS.Nguyễn Mạnh Hùng: Cập nhật tình hình kinh tế thế giới năm 2013 và triển

vọng năm 2014 ............................................................................................................12

3. TS.Nguyễn Thắng & Phạm Minh Thái: Việc làm và thu nhập 6 tháng đầu năm

2013..............................................................................................................................23

4. TS.Đặng Kim Sơn: Những thách thức mới đặt ra trong khu vực nông

nghiệp...........................................................................................................................37

5. TS.Tô Ánh Dƣơng: Quản lý thị trường vàng: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính

sách cho Việt Nam........................................................................................................46

6. PGS.TS.Ngô Trí Long: Chính sách điều hành thị trường vàng năm 2013 và những

khuyến nghị...................................................................................................................56

7. TS.Nguyễn Minh Phong: Vàng và quản lý thị trường vàng ở Việt Nam năm

2013..............................................................................................................................77

8. TS.Đinh Tuấn Minh: Vấn đề sở hữu chéo và đầu tư chéo trong quá trình tái cơ

cấu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam........................................................................102

9. TS.Vũ Nhữ Thăng: Những vấn đề về chính sách tài khóa và đầu tư công……...114

10. TS.Vũ Sỹ Cƣờng: Bàn về tính bền vững và kỷ luật trong chính sách tài

khóa.................................................................................................................. ..........129

11. TS.Nguyễn Ngọc Anh & TS.Tô Trung Thành: Những vấn đề về cơ cấu thương

mại quốc tế tại Việt Nam............................................................................................144

12. TS.Phạm Thị Thu Hằng: Hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam trong chiến

lược tái cấu trúc nền kinh tế và vai trò của ba đột phá chiến lược............................161

13. GS.TSKH.Đặng Hùng Võ: Thị trường bất động sản và những giải pháp cần

thiết...................................................................................................... .......................174

14. Đặng Đức Thành: Vì sao giá nhà đất ở Việt Nam cao? Làm gì để đất đai trở

thành nguồn lực quý giá của quốc gia?.....................................................................191

15. Nguyễn Văn Cao: Thừa Thiên Huế- Những nỗ lực phát triển kinh tế - xã

hội...............................................................................................................................202

PHẦN 2: TRIỂN KHAI CÁC ĐỘT PHÁ CHIẾN LƢỢC

1. PGS.TS. Lê Xuân Bá: Tổng quan về các đột phá chiến lược tại Việt Nam..........215

2. TS. Bùi Văn Thạch: Tổng quan về các khâu đột phá chiến lược tại Việt

Nam................................................................................................................. ............237

3. GS. Nguyễn Quang Thái: Ba đột phá chiến lược: Suy nghĩ từ kinh nghiệm quốc

tế.................................................................................................................................244

Page 2: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

2

4. TS. Lê Đăng Doanh: Cải cách thể chế kinh tế và thể chế chính trị để tạo lập môi

trường cạnh tranh bình đẳng......................................................................................262

5. TSKH. Võ Đại Lƣợc: Phát triển nguồn nhân lực hướng tới tăng trưởng bền

vững............................................................................................................................274

6. Bùi Trinh: Đánh giá sự phát triển của kinh tế tri thức ở Việt Nam từ năm 2000 đến

nay..............................................................................................................................281

7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ: Phát triển cơ sở hạ tầng

tại Việt Nam và những khó khăn thách thức đặt ra...................................................324

8. PGS.TS Nguyễn Văn Trình & Ths. Lê Trƣơng Hải Hiếu: Chuyển đổi mô hình

tăng trưởng của TP.HCM đến 2020 tầm nhìn 2030: Các giải pháp ngắn, trung và dài

hạn..............................................................................................................................336

9. Các bài trình bày bằng Slide, tiếng Anh

TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trƣởng CIEM: Ổn định kinh tế vĩ mô: Trải nghiệm

Việt Nam từ khi gia nhập WTO.

Ông Sunjay Kalra, Đại diện thƣờng trú IMF tại Việt Nam: Phát triển cơ sở hạ

tầng, Nguồn nhân lực và cải cách thể chế: Những kinh nghiệm quốc tế.

Ông Christian Bodewig, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam: Kỹ năng cho

Việt Nam: Chuẩn bị lực lượng lao động Việt Nam cho một nền kinh tế hiện đại.

Page 3: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

3

PHẦN 1:

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2013 VÀ TRIỂN VỌNG 2014

Page 4: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

4

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM 2013 VÀ TRIỂN VỌNG 2014

TS.TRẦN DU LỊCH

DẪN NHẬP

- Cho đến thời điểm này (giữa tháng 9.2013) có thể nói, kinh tế Việt Nam đang

có dấu hiệu phục hồi, các chỉ báo về kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá,

xuất - nhập khẩu… có sự ổn định hơn so với các năm trước; thị trường tài chính, thị

trường bất động sản tuy chưa khởi sắc, nhưng đang diễn biến theo chiều hướng tích

cực hơn.

- Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn đang còn ở trong giai đoạn trì trệ, tăng trưởng

dưới tiềm năng và vẫn đang còn phải đối diện với những khó khăn ngắn hạn. Các chính

sách của Chính phủ đang thực thi, tuy vẫn ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng

đồng thời cũng đang áp dụng nhiều giài pháp để tăng tổng cầu, kích thích phục hồi tốc độ

tăng trưởng và từng bước triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng

trưởng.

Để làm rõ hơn những nhận xét trên, Tham luận này tập trung vào 2 nhóm nội

dung sau đây:

(1) Nhận định tình hình kinh tế nước ta năm 2013; phân tích các giải pháp

nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tốc độ tăng trưởng mà Chính phủ đang thực thi.

(2) Triển vọng kinh tế năm 2014 và kỳ vọng tái cơ cấu gắn với chuyển đổi

mô hình tăng trưởng trong điều kiện kinh tế vĩ mô có sự ổn định hơn..

NỘI DUNG

I. Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam năm 2013

Để có thể đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013,cần phải nhìn cả một

giai đoạn, kéo dài từ năm 2008, mà nền kinh tế Việt nam lâm vào tình trạng bất ổn vĩ

mô. Những khó khăn của kinh tế đặt ra từ đầu năm 2013 là hệ quả cuối cùng của giai

đoạn này. Bối cảnh kinh tế thế giới không thuận lợi có ảnh hưởng nhất định đến tình

hình kinh tế nước ta, nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là từ nội tại của nền kinh tế; xuất

phát từ sự bất cập của cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng; sự nhận thức không đúng

mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với

tình hình đã làm cho thị trường mất phương hướng…

1.1. Năm 2013 là năm thứ 6 và là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài

nhất, tính từ đầu thập niên 1990 đến nay

1.1.1.Nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ từ đầu năm 2012

+ Bước vào năm 2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách

tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo NQ 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm sức mua

của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt

động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm. Hệ thống ngân hàng

thương mại từ quý IV năm 2011 lâm vào nguy cơ đổ vỡ dây chuyền do mất thanh

khoản của một nhóm ngân hàng thương mại yếu kém. Nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt

các khoản tín dụng về bất động sản và cung cấp tín dụng tập trung thái quá vào một

nhóm tập đoàn kinh tế, kể cả khu vực tư nhân làm tăng tính rủi ro của tín dụng và sự

Page 5: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

5

kém hiệu quả trong việc phân bố nguồn lực tài chính. Từ quý II năm 2012 nền kinh tế

nước ta thể hiện càng rõ nét đặc điểm: như một cơ thể vừa thiếu máu, vừa không tiếp

nhận được máu. Doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động; nhưng ngân hàng không tăng

được tín dụng. Nợ xấu như “cục máu đông” gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn; “sức khoẻ”

của nền kinh tế suy giảm nặng; niềm tin thị trường giảm sút; doanh nghiệp thiếu

phương hướng hoạt động. Một bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa kèm theo nhiều

lo lắng kéo dài cả năm 2012.

+ Bên cạnh những tồn tại từ cơ cấu kinh tế tích tụ từ nhiều năm trước chưa có

biện pháp căn cơ để giải quyết, thì xuất hiện nhiều vấn đề khó khăn mới cùng với tác

động rất bất ổn của thị trường thế giới, nên ngay từ đầu năm 2012, Chính phủ đã chủ

trương tiếp tục tập trung các giải pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát,ổn định vĩ mô và bảo

đảm an sinh xã hội. Kỳ vọng lạm phát cao, nên trên thực tế vẫn tiếp tục thực hiện

chính sách tiền tệ thắt chặc theo tình thần NQ11 (áp dụng từ quý I.2011). Tổng cầu

cùa nền kinh tế giảm nhanh; thể hiện qua mức tăng GDP quý I.2012 chỉ có 4% (chỉ

bằng khoảng 2/3 mức tăng của quý IV.2011).

+ Từ quý II, Chính phủ triển khai Nghi quyết 13 nhằm kích thích tăng tổng cầu

và hỗ trợ thị trường với các biện pháp như hoãn thời gian nộp thế thu nhập doanh

nghiệp cho một số đối tượng; hoãn nộp tiền sử dụng đất năm 2011 cho doanh nghiệp

bất động sản… mang lại kết quả nhất định, nhưng chưa kích thích tăng được tổng cầu

của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ tập trung vào mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn

định tỷ giá; 6 lần giảm lãi suất huy động tiền gửi; hạ lãi suất cho vay xuống dưới 15%;

đồng thời tập trung xử lý thanh khoản của ngân hàng thương mại thông qua việc

“bơm” thêm tiền cho hệ thống bằng các công cụ của NHNN. Hệ thống NHTM có

nhiều nỗ lực trong việc giải quyết tín dụng cho doanh nghiệp trong một số lĩnh vực

công nghiệp, xuất khẩu, nông nghiệp… nhưng nhìn chung nền kinh tế vẫn rơi vào tình

trạng “thừa tiền nhưng thiếu vốn”. Chính sách tài khoá phần nào nới lỏng đầu tư công

theo mức bội chi ngân sách, thực hiện giải ngân theo kế hoạch và phát hành trái phiếu

trong kế hoạch được Quốc hội cho phép; tăng lương cơ bản vào 1.5.2012; thực hiện

biện pháp hoãn thuế…

+ Với những nỗ lực nêu trên đã mang lại những kết quả nhất định: sự suy giảm

tốc độ tăng trưởng kinh tế đã dừng lại trong quý I và đã tăng trở lại từ quý II, dù mức tăng

khá chậm: GDP quý I tăng 4%; quý II tăng 4,66%; quý III tăng 5,6% và cả năm 2012

tăng 5,03%; CPI theo chiều hướng giảm, thậm chí trong 2 tháng 6 và 7.2012 tăng trưởng

âm; CPI cả năm chỉ tăng 6,81% so với cuối năm 2011; xuất khẩu cả năm đạt 114 tỷ USD

tăng 16,6% so với năm 2011; nhập siêu giảm mạnh…

Nếu nhìn trên 4 mục tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô: Tăng GDP; giá cả;

việc làm và xuất khẩu ròng, thì kết quả của nền kinh tế năm 2012 thể hiện những chỉ báo

khá tích cực trong bức tranh tiêu cực của cả năm. Tuy nhiên, những khó khăn của nền

kinh tế vẫn chưa được cải thiện đáng kể, mà tất cả dồn sang năm 2013.

1.1.2. Hệ quả của 6 năm bất ổn kinh tế vĩ mô

Nếu nhìn về hiện tượng kinh tế thì thực sự nền kinh tế nước ta từ quý 2.2012 đang

có sự phục hồi tốc độ tăng trưởng, dù rất chậm. Các chính sách tài khoá, tiền tệ và hỗ trợ

thị trường Chính phủ áp dụng trong năm 2012 là phù hợp với thực tiễn tình hình: phải

đồng thời giải quyết 2 mục tiêu mâu thuẫn là vừa ưu tiên kiềm chế lạm phát, vừa kích thích

phục hồi tăng trưởng. Tuy nhiên, bước vào năm 2013, nền kinh tế đang phải đối mặt với

thử thách, do hệ quả để lại sau 6 năm bất ổn kinh tế vĩ mô:

Page 6: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

6

Như đã nêu ở trên, từ năm 2008 đến nay, hầu hết các chính sách kinh tế vĩ mô

đều mang tính chất tình thế nhằm xử lý nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô, mà tập trung nhất

là chống lạm phát. Sự thay đổi chính sách liên tục (lúc thắt chặt, lúc nới lỏng nhất là

chính sách tiền tệ) đã làm cho thị trường mất phương hướng dài hạn. Không phủ nhận

sự tác động tiêu cực từ thị trường thế giới, nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là sự bất cập

của cơ cấu kinh tế và tác động tính hai mặt của các giải pháp về tài khóa và tiền tệ. Từ

đầu năm 2012, sức mua chung của nền kinh tế suy giảm mạnh đã tạo nên vòng luẩn

quẩn: sức mua giảm- tồn kho tăng- sản xuất giảm- nợ xấu tăng- tín dụng giảm…Bước

vào năm 2013, tuy tình hình có cải thiện hơn, nhưng về cơ bản nền kinh tế đang đối

diện với 4 thách thức ngắn hạn như sau :

+ Thứ nhất, nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm

cho tình hình khó khăn thêm. Mặc dù CPI 8 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 3,53% so

với tháng 12.2012, nhưng nguy cơ lạm phát vẫn “rình rập” khi mà nguyên nhân bên

trong của nền kinh tế chưa được giải quyết.

+ Thứ hai, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc

nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài.

Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và

nhỏ.

+ Thứ ba, khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong

đợi của doanh nghiệp, do hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp lẫn hệ thống

NHTM. Nếu lạm phát kỳ vọng cả năm là 7%, thì việc kéo giảm lãi suất tiết kiệm tiền gửi

có kỳ hạn không còn nhiều dư địa và lãi suất cho vay vẫn còn khá cao, đặc biệt là lãi suất

vay trung-dài hạn, nên sẽ không kích thích được các DN đang có thị trường mở rộng đầu

tư và vẫn là nguy cơ làm tăng nợ xấu đối với những doanh nghiệp đang nỗ lực phục hồi

sản xuất.

+ Thứ tư, những nỗ lực để làm ấm thị trường bất động sản chưa thể mang lại

kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện. Gói hỗ trợ lãi suất

30.000 tỷ đồng để hỗ trợ thị trường bất động sản cho đến nay chưa mang lại kết quả

đáng kể. Một khi thanh khoản của thị trường bất động sản chưa cải thiện thì việc xử

lý nợ xấu của NHTM cũng sẽ khó khăn.

1.2. Năm 2013: sự phục hồi tăng trƣởng chậm, nhƣng kinh tế vĩ mô ổn định

hơn

1.2.1. Kinh tế toàn cầu vẫn trong xu thế phục hồi yếu và không ổn định. Ngân

hàng thế giới (WB) dự báo kinh tế toàn cầu năm 2013 chỉ tăng ở mức 2,4% và sẽ tăng

khá hơn trong năm 2014 (3,1%) và năm 2015 (3,3%). IMF dự báo kinh tế toàn cầu

năm 2013 tăng 3,1% (trước đó dự báo 3,3%) và năm 2014 là 4%. Tốc độ tăng trưởng

chung của thế giới sẽ chậm lại. Có thể nói trong năm 2013 tình hình kinh tế thế giới

còn diễn biến thất thường, sẽ có tác động bất lợi đối với những nền kinh tế có độ mở

lớn như nền kinh tế nước ta.

1.2.2. Với tình hình trên, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIII đã xác định mục

tiêu kinh tế tổng quát của năm 2013 là “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát

thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn

với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng...” với tốc độ tăng GDP

khoảng 5,5% và kiểm soát CPI dưới 8% (Chính phủ đề ra khoảng 6,5%). Để thực hiện

các mục tiêu trên, Chính phủ đang có nhiều nỗ lực để tạo niềm tin cho thị trường thông

Page 7: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

7

qua một “gói giải pháp hỗ trợ thị trường” nhằm: giải quyết hàng tồn kho; xử lý nợ xấu

và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Ba vấn đề này có quan hệ nhân quả

với nhau, nên không thể giải quyết riêng rẽ. Ngày 07.01.2013, Chính phủ đã ban hành

NQ 01 và NQ 02.

Khác với gói giải pháp kích cầu thực hiện năm 2009 trong điều kiện nền kinh tế

toàn cầu suy thoái, Chính phủ phải tăng đầu tư công và hỗ trợ lãi suất; gói giải pháp hỗ

trợ thị trường lần này tập trung vào khâu xử lý “điểm nghẽn” của tín dụng và tăng sức

mua của thị trường, trong đó quan tâm đặc biệt đến tồn kho sản phẩm bất động sản.

Trong giải pháp về tín dụng áp dụng biện pháp cho vay mới các doanh nghiệp có điều

kiện tồn tại và phát triển; các doanh nghiệp đang thực hiện các dự án nhà ở đang có thị

trường…; ngăn chặn xu hướng tăng số DN phải ngưng hoạt động, giải thể do thiếu vốn

lưu động; mở rộng tín dụng tiêu dùng; giảm lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất cho

vay; áp dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu, trong đó có việc thành lập định chế mua

bán nợ của Nhà nước (VAMC). Trong chính sách tài khóa tiếp tục thực hiện biện pháp

hoãn thời hạn nợp thuế, thời hạn nộp tiền sử dụng đất, miễn giãm thuế... theo tinh thần

NQ 13 của Chính phủ và Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5-6.2012) về

hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN cho đến giữa năm 2014 để tạo điều kiện cho DN phục

hồi tăng trưởng. Tại kỳ họp thừ 5 Quốc hội (tháng 5-6.2013) đã sửa đổi một số điều của

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế giá trị gia tăng nhằm miễn giảm thuế cho

một số đối tượng để kích thích thị trường và giảm khó khăn cho doanh nghiệp. Áp dụng

thuế suất thu nhập DN 22% từ tháng 1.2014 và 20% từ tháng 01.2016 để khuyền khích

DN mở rộng đầu tư, giảm 50% thuế VAT cho nhà giá thấp….

1.2.3. Dù yếu ớt và vẫn ở trong tình trạng tăng trưởng dưới tiềm năng (so với

công suất đã đầu tư), nhưng năm 2013 nền kinh tế Việt Nam là năm bắt đầu hồi phục,

nếu thực hiện nhất quán, đồng bộ và có hiệu quả chính sách giảm miễn thuế thông qua tại

kỳ họp thứ 5 của Quốc hội (tháng 6.2013) và các biện pháp đề ra trong 2 Nghị quyết của

Chính phủ nêu trên, tạo niềm tin cho thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn

trước mắt.

1.2.4. Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013,

thông qua tại kỳ họp thứ 4 (ngày 08. 11.2012) đã đề ra các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu như

sau:

+ GDP tăng khoảng 5,5%;

+ Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%.

+ Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 8%,

+ Bội chi ngân sách nhà nước không quá 4,8% GDP,

+ Tốc độ tăng giá tiêu dùng ( CPI) khoảng 8%,

+Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP.

+ Tạo việc việc làm cho khoảng 1,6 trịêu lao động;

+ Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

Diễn biến tình hình kinh tế cho đến nay cho thấy:

- Mục tiêu chung nhất là tốc độ tăng GDP cả năm chỉ có thể đạt được ở mức

5,2% (6 tháng đấu năm tăng 4,9%; 6 tháng cuối năm có thể đặt mức 5,5%).

Page 8: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

8

- Kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt được mức tăng hơn 10%, ước số tuyệt đối

khoảng 127 tỷ USD như mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, mức tăng của kim ngạch xuất

khẩu chủ yếu dựa vào khu vực FDI, còn khu vực doanh nghiệp trong nước vẫn chưa

được cải thiện so với năm 2012. Năm 2013 vẫn có tỷ lệ nhập siêu thấp, ước khoảng

7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, việc giảm nhập siêu chưa phải là sự cải

thiện tích cực cán cân thương mại quốc tế, mà chủ yếu do nhập khẩu tăng chậm (ước

tăng khoảng 19% trong năm 2013). Khi nền kinh tế khởi sắc, tín dụng tăng, đầu tư

tăng, sức mua thị trường nội địa tăng lại, thì nhập siêu sẽ tăng mạnh. Nguyên nhân

nhập siêu từ cơ cấu kinh tế, nên việc giảm nhập siêu chưa phải là hiện tượng kinh tế

đáng mừng.

- Tốc độ tăng giá cả tiêu dùng (CPI) cả năm ước khoảng 7%, tương đương

mức tăng của năm 2012, nhưng thấp hơn chỉ tiêu do Quốc hội đề ra (8%). Tuy nhiên

nếu không phối hợp tốt giữa 3 nhóm chính sách: tiền tệ; công chi và điều chỉnh giá

những hàng hoá dịch vụ công thì khó kiềm chế được CPI theo mục tiêu.

- Tổng vốn đầu tư phát triiển xã hội sẽ thấp hơn mục tiêu đề ra, khó đạt được

mức 30% GDP. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang bị “nghẽn” hấp thụ tín dụng, mà

đầu tư của mọi thành phần kinh tế đều dựa chủ yếu vào tín dụng. Ngay cả trường hợp

đạt mức tăng tín dụng cả năm 2013 là 12%, thì tổng vốn đầu tư vẫn chưa thể đạt mức

30% GDP.

- Về các chỉ tiêu tạo việc làm và tỷ lệ thất nghiệp rất khó đánh giá vì tính khả

tín của số liệu công bố. Nhưng có điều chắc chắn là với mức tăng GDP khoảng 5%

thì không thể tạo ra đến 1,6 triệu việc làm và mức thất nghiệp ở đô thị chỉ có 4%.

Tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở nước ta cần được đánh giá đúng thực chất

hơn. Vì vấn đề việc làm và thất nghiệp là một trong 4 chỉ tiêu quan trọng nhất của

kinh tế vĩ mô.

Nhìn chung, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2013 diễn ra không mấy khác biệt so

với những nhận định từ Diễn đàn kinh tế Mùa xuân (tháng 4.2013), tuy có dấu hiệu phục

hồi ở từng lĩnh vực cá biệt, nhưng nhìn chung chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ. Cả tốc độ

và chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện đáng kể. Nhưng điểm tích cực nội bật là các

chỉ báo kinh tế vĩ mô được cải thiện theo hướng ổn định hơn; lạm phát được kiềm chế, dự

trữ ngoại hối tăng cao, bình ổn được tỷ giá VNĐ... Nếu xét trên mục tiêu tổng quát theo

Nghị quyết của Quốc hội là “tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô” thì kết quả của năm 2013

là tích cực. Nhưng những chỉ báo ổn định kinh tế vĩ mô thiếu vững chắc, nhất là nguy cơ

tái lạm phát cao trong các năm sau, nếu thiếu những biện pháp đủ mạnh để tạo sự chuyển

biến của tình hình.

Bên cạnh đó, năm 2013 lại xuất hiện một vấn đề mới có nguy cơ gây bất ổn

kinh tế vĩ mô là sự thậm hụt ngân sách do nguồn thu không đạt kế hoạch (riêng trên

địa bàn TP.Hồ Chí Minh năm 2013 ước thu ngân sách hụt gần 20 nghìn tỷ đồng so

với kế hoạch). Sự thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ, doanh

nghiệp thua lỗ, thị trường bất động sản đóng băng, nhưng công chi không thể giảm,

nên đang trở thành vấn đề nan giải cho bài toán ngân sách trong 2 năm 2014 và 2015,

mà tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội cuối năm nay phải đặt lên bàn nghị sự.

II. Triển vọng kinh tế năm 2014

- Từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 như trên cho thấy, năm

2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong

Page 9: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

9

năm 2013 (như đã nêu trên) vẫn tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục

tăng trưởng nhưng tốc độ chậm; khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó

khăn; khu vực FDI giữ được lợi thế tăng trưởng, nhưng không có sự đột biến trong

năm 2014; nông nghiệp đã đạt đến đỉnh tăng trưởng do chưa thay đổi vể cơ cấu, nên

khó có khả năng tăng trưởng cao hơn năm 2013; khu vực dịch vụ sẽ tăng trưởng khá

hơn năm 2013, nhưng chưa có khả năng thúc đẩy cả nền kinh tế. Tuy nhiên, bức tranh

chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm 2012-2013. Do đó, có thể dự

báo trong năm 2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 7%. Nhiệm

vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô và đẩy nhanh tiến

trình tái cơ cấu nền kinh tế.

- Như đã trình bày ở trên, những dấu hiệu bất ổn vĩ mô được cải thiện so với các

năm trước; đặc biệt là nguy cơ lạm phát cao đã được ngăn chặn. Tốc độ tăng CPI từ hơn

18% năm 2011 đã kéo giảm xuống còn 6,81% năm 2012; và dự kiến cả năm 2013

khoảng 6,5-7%%. Đây là kết quả nổi bật nhất trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Có

thể nói, trong ngắn hạn, lạm phát không còn là “con ngựa bất kham”. Do đó, hiện nay là

thời điểm thích hợp, là thời cơ để đưa ra những quyết sách mạnh mẽ, tạo bước ngoặt

làm thay đổi tình hình, nếu chậm trễ thì cơ hội sẽ mất và chẳng bao lâu sẽ tái diễn sự bất

ổn, với cái vòng luẩn quẩn như đã từng xảy ra.

III. Kiến nghị về nhiệm vụ kinh tế trọng tâm năm 2014-2015

1. Về ngắn hạn nhiệm vụ tập trung vẫn là giải quyết nợ xấu của NHTM để xử lý

điểm nghẽn của tín dụng, tạo điều kiện cho nề kinh tế hấp thụ vốn; trong đó phải xử lý

một phần nợ xây dựng cơ bản, mà ngân sách đang nợ doanh nghiệp. Điều chỉnh lại NQ

02 của Chính phủ phần liên quan đến gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho TTBĐS

theo hướng kích thích phân khúc thị trường nhà ở “phổ thông”, tức là loại nhà ở có giá

dưới 1 tỷ đồng/căn hộ ở TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh và khoảng 500 triệu/căn hộ ở

các địa phương khác thông qua công cụ tín dụng cho người mua nhà. Hỗ trợ trực tiếp

người mua, chứ không hỗ trợ trực tiếp người bán.

2. Vấn đề đang đặt ra là phải làm thế nào để vực dậy nền kinh tế, để tạo cơ sở

cho việc xây dựng Kế hoạch 5 năm 2016-2020 theo hướng tích cực, trong đó thực

hiện mục tiêu tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Mục tiêu lớn nhất

của chúng ta là, nền kinh tế Việt Nam phải tận dụng cơ hội của quá trình hội nhập để

từ giai đoạn 2016-2020 có thể đạt được tốc độ tăng trưởng, như đã từng đạt được

trong giai đoạn 1991-1996 và giai đoạn 2001-2007. Nếu nền kinh tế Việt Nam không

đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy, tức là khoảng 7- 8% mỗi năm, trong vòng vài

thập niên, thì chúng ta không thể kỳ vọng đến sự thành công trong sự nghiệp công

nghiệp hóa đất nước và cũng không có tiền đề vật chất để nâng cao phúc lợi xã hội.

Một Chương trình trung hạn phục hồi kinh tế dựa trên các nội dung chính sau

đây:

+ Thứ nhất, chương trình này kéo dài đến hết 2015. Chính sách chủ đạo của

Chương trình trung hạn này là thực hiện chính sách” lạm phát mục tiêu”, với mức

tăng CPI khoảng 7% mỗi năm trong 3 năm 2013-2015 và dưới 5% trong các năm tiếp

theo. Có sự phối hợp giữa các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thị

trường hóa giá cả một số loại dịch vụ công, mà Nhà nước đang còn quy định giá và

chính sách ngoại thương; Chương trình phục hồi kinh tế trung hạn sẽ chấm dứt tình

trạng ban hành các giải pháp theo kiểu “ăn đong” như vừa qua. Phải chuyển chính

sách từ kiềm chế lạm phát bị động sang lạm phát chủ động. Mức lạm phát mục tiêu sẽ

Page 10: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

10

tạo ra dư địa cho chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cũng như lộ trình điều chỉnh

giá cả dịch vụ, hàng hóa công cộng, mà không gây ra lạm phát do chi phí đẩy.

+ Thứ hai, từ chính sách” lạm phát mục tiêu” nêu trên, chính sách tiền tệ và

chính sách tài khóa phải phục vụ cho mục tiêu huy động tổng đầu tư xã hội từ 30-32%

GDP trong 3 năm sắp đến. Ở đây đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa

chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa và qua đó huy động các nguồn lực bổ sung

cho nhau nhằm bảo đảm tổng đầu tư xã hội.

+ Thứ ba, trước mắt trong 2 năm 2013 và 2014 cần mạnh dạn tăng công chi

dưới nhiều hình thức để kích thích tăng tổng cầu. Cụ thể, tăng trần bội chi ngân sách

so với mức 4,8% GDP hiện nay; phát hành trái phiếu Chính phủ, ngoài định mức 45

nghìn tỷ đồng/năm như Quốc hội đã cho phép nhằm thanh toán nợ đọng xây dựng cơ

bản và các công trình xây dựng dang dở. Chúng ta ý thức việc phải bảo đảm an toàn

của nợ công, nhưng trong tình thế hiện nay, chính đầu tư công là giải pháp có tác động

nhanh nhất để kích thích sự tăng tổng cầu của nền kinh tế, khi mà chính sách tiền tệ

đang có tác dụng hạn chế. Một khi nền kinh tế hấp thụ được vốn tốt hơn, có điều kiện

để tăng tín dụng, thì sẽ giảm đầu tư công, khuyến khích đầu tư tư nhân, cân bằng mức

nợ công như Quốc hội đã cho phép.

+ Thư tư, lồng ghép vào các nhóm giải pháp trên trong Chương trình trung hạn

cần có sự đột phá trong nhiệm vụ tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước. Hiệu

quả sử dụng nguồn lực này là nhân tố chủ đạo trong quá trình tái cơ cấu kinh tế. Lực

lượng DNNN không làm thay thị trường, nhưng là một lực lượng rất quan trọng để bổ

khuyết những khuyềt tật của thị trường. Trên quan điểm đó, thì không thể thành công

nếu tái cơ cấu từng tập đoàn, tổng công ty riêng rẽ, mà phải thực hiện trên tổng thể lực

lượng DNNN hiện hữu. Nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN là nhiệm vụ của Chính phủ, chứ

không phải là nhiệm vụ của từng đơn vị. Nếu đặt đúng tầm như vậy chúng ta mới có

thể thực hiện thành công việc tái cơ cấu DNNN theo tinh thần Nghị quyết trung ương

3 (khoá XI).

Tóm lại, nhiệm vụ của năm 2014 và 2015 là phải phục hồi niềm tin của thị

trường thông qua các chính sách kinh tế trung-dài hạn và kết quả của quá trình tái cơ

cấu 3 lãnh vực ưu tiên, theo tinh thần NQ TW 3 (khoá XI), trong đó tái cơ cấu hệ

thống NHTM và khu vực DNNN là quan trọng nhất để vừa bảo đảm sự ổn định kinh

tế vĩ mô, vừa tạo niềm tin cho thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI , 2011:

-Báo cáo Chính trị.

- Chiến luợc phát triển KT-XH 2011-2020.

- Kế hoạch phát triển KT-XH 2011-2015.

2. Kế hoạch chương trình đầu tư phát triển kinh tế-xã hội việt nam đến năm 2010,

NXB, Thống kê, 2003, 873 tr.

3. Báo cáo Tình hình kinh tế-xã hội năm 2012 của Chính phủ.tháng 11.2012

4. Quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt “ Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế….” ngày

19.02.2013.

5. Niên giám thống kê Việt nam, năm 2005, 2007, 2010.

Page 11: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

11

6. Báo cáo “Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về kinh tế-xã hội,

trọng tâm là thực hiện ba khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô

hình tăng trưởng” do Bộ KH&ĐT trình Chính phủ ngày 29.08.2013.

7. Báo cáo “ Tình hình kinh tế-xã hội năm 2013 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh

tế-xã hội năm 2014” của Bộ KH&ĐT trình Chính phủ ngày 26.08.2013.

8. Và các tài liệu khác ( do Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cung

cấp, tháng 8.2013).

Page 12: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

12

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2013 VÀ

TRIỂN VỌNG NĂM 2014

TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

1. Cập nhật tình hình kinh tế thế giới

Tốc độ phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang từng bước được củng cố:

Theo dự báo cập nhật của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ

Tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2013 tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới sẽ đạt 3,1%.1

Tăng trưởng GDP của các nền kinh tế phát triển (PT) đạt 1,2%, còn của các nền kinh

tế đang phát triển (ĐPT) và mới nổi đạt khoảng 5,0% - đều có xu hướng cao hơn tốc

độ tăng trưởng của năm 2012.2

Sau khi trải qua giai đoạn khá bấp bênh trong nửa đầu năm 2013, các dấu hiệu từ

nửa cuối năm cho thấy, nền kinh tế toàn cầu đang quá độ sang một giai đoạn tăng

trưởng ổn định hơn tuy tốc độ tăng trưởng vẫn thấp. So với đầu năm 2013, những dự

báo từ giữa năm 2013 của hầu hết tổ chức quốc tế đã điều chỉnh tốc độ tăng trưởng

GDP của kinh tế toàn cầu và nhiều nền kinh tế lớn theo hướng giảm bớt. Nguyên nhân

chính là vì cầu nội địa vẫn còn yếu và tăng trưởng của một số nền kinh tế mới nổi tiếp tục

chậm lại. Ngoài ra, việc Mỹ giảm kích thích tiền tệ có thể khiến dòng vốn chảy vào các nền

kinh tế mới nổi đảo chiều, gây ra bất ổn và khiến cho các chính sách nhằm kích thích nền

kinh tế tăng trưởng mạnh hơn bị hạn chế.

Tăng trưởng thương mại thế giới vẫn ở mức thấp: Theo dự báo của IMF vào

tháng 7/2013, tăng trưởng thương mại thế giới năm 2013 sẽ đạt 3,1%, cao hơn năm

2012, song mức dự báo này thấp hơn mức 3,6% được đưa ra vào tháng 4/2013.3

Thương mại phục hồi chủ yếu là nhờ tăng sản xuất và tiêu dùng góp phần thúc đẩy

xuất, nhập khẩu ở một số nền kinh tế lớn như Mỹ và Nhật Bản.

1 WB. 2013. Global Economic Prospect 2013. Volume 7 June 2013

IMF. 2013. World Economic Outlook Update: Growing Pain. July 09, 2013 2 IMF. 2013. Đã dẫn 3 IMF. 2013. Đã dẫn

Page 13: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

13

Bảng 1: Tăng trƣởng GDP và thƣơng mại thế giới 2013 và dự báo 2014

Quỹ Tiền tệ quốc tế Ngân hàng thế giới

Tăng trưởng GDP 2013*

2014* 2013

* 2014

*

Thế giới 3,1 3,8 3,1 3,8

Các nền kinh tế phát triển 1,2

(a) 2,1

(a) 1,1

(b) 1,9

(b)

Mỹ 1,7 2,7 2,0 2,8

Eurozone -0,6 0,9 -0,6 0,9

Nhật Bản 2,0 1,2 1,4 1,4

Các nền kinh tế đang phát

triển và mới nổi

5,0 5,4 5,1 5,6

Trung Quốc 7,8 7,7 7,7 8,0

Ấn Độ 5,6 6,3 5,7 6,5

Braxin 2,5 3,2 2,9 4,0

Nga 2,5 3,3 2,3 3,5

Tăng trưởng thương mại thế

giới (hàng hóa và dịch vụ)

3,1 5,4 4,0 5,0

* Số liệu dự báo

(a) các nền kinh tế phát triển (advanced economies) theo phân loại của IMF

(b) các nền kinh tế OECD theo phân loại của WB

Nguồn: IMF. 2013. World Economic Outlook Update: Growing Pain. July 09, 2013

WB. 2013. Global Economic Prospect 2013. Volume 7 June 2013.

Hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục hồi chưa đồng đều: Chỉ số

tổng sản lượng công nghiệp và dịch vụ toàn cầu do JPMorgan và Markit công bố

tháng 9/2013 cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ toàn cầu tiếp tục xu

hướng mở rộng.4 Tuy nhiên, kể từ sau khủng hoảng, sản xuất công nghiệp toàn cầu

vẫn có xu hướng phục hồi chậm. Tính đến thời điểm giữa năm 2013, sản lượng công

nghiệp toàn cầu chỉ tăng 5,3% so với mức đỉnh điểm của giai đoạn tiền khủng hoảng.5

Trong những tháng gần đây, chỉ số tổng sản lượng công nghiệp toàn cầu do JPMorgan

và Markit công bố đạt 51,4 và 51,5 điểm trong tháng 6/2013 và tháng 7/2013,6 song

đã tăng lên 52,3 điểm trong tháng 8/2013,7 báo hiệu một sự khởi sắc hơn vào thời gian

cuối năm 2013.

Sản lượng công nghiệp của các nền kinh tế phát triển vẫn chưa đạt được mức

trước khủng hoảng 2008-2009. Nhìn chung, tăng trưởng công nghiệp của các nước ĐPT

ở Đông Á và Thái Bình Dương vẫn năng động. Tuy vậy, kể từ quý II/2013, sản xuất

công nghiệp bắt đầu mở rộng mạnh chủ yếu ở Mỹ, Anh và cả Nhật Bản (tuy có bấp

bênh hơn), song lại suy yếu ở châu Á và các nền kinh tế mới nổi. Sản xuất công nghiệp

của Trung Quốc đã có những tháng suy giảm vào giữa năm 2013 trước khi phục hồi nhẹ

vào tháng 8/2013.8 Hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ tại Eurozone bắt đầu có

dấu hiệu phục hồi kể từ giữa năm 2013. Chỉ số tổng sản lượng công nghiệp và dịch vụ

4 Chỉ số này tăng từ 51,2 điểm trong tháng 6/2013 lên 54,1 điểm trong tháng 7/2013 và 55,2 điểm trong tháng

8/2013 – mức cao nhất kể từ tháng 2/2011 (so với mức 50,0 điểm là không thay đổi)

[http://www.markiteconomics.com/Survey/PressRelease.mvc/0e5d5a0562a842dba2c773a70c8be7ba]

[http://www.markiteconomics.com/Survey/PressRelease.mvc/3dfe42c71a6748fe820a89f97aa15696] 5 WB. 2013. Đã dẫn, trang 33 6 http://www.markiteconomics.com/Survey/PressRelease.mvc/760ccbef0b1742ed8fc69acc37857228 7 http://www.markiteconomics.com/Survey/PressRelease.mvc/b34defd79f914b46b82892783a0205ec 8 Chỉ số tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 48,0 điểm trong tháng 7/2013 lên 50,6 điểm trong tháng 8/2013

[http://www.markiteconomics.com/Survey/PressRelease.mvc/6db45ffe4c024d7aadb1e6e701bd9f02]

Page 14: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

14

của khu vực này do JPMorgan và Markit công bố đạt 50,5 điểm trong tháng 7/2013 và

51,7 điểm trong tháng 8/2013.9

Niềm tin kinh doanh có dấu hiệu khôi phục tuy vẫn ở mức thấp: Chỉ số niềm tin

kinh tế toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới đã tăng từ 0,43 điểm trong quý I/2013

lên 0,48 điểm trong quý II/2013 (so với mức 0,5 điểm là mức bình thường).10

Bảng 2: Chỉ số niềm tin toàn cầu

Chỉ số Quý I/2013 Quý II/2013

Niềm tin đối với hợp tác toàn

cầu

0,43 0,47

Niềm tin đối với kinh tế toàn cầu 0,43 0,48

Niềm tin đối với quản trị toàn

cầu

0,38 0,44

Ghi chú:

Mức điểm từ thấp đến cao như sau: Hoàn toàn không có niềm tin = 0; Không có

niềm tin = 0,25; Bình thường = 0,5; Tự tin = 0,75; Rất có niềm tin = 1 Nguồn:

http://www.weforum.org/content/pages/global-confidence-index

Vấn đề việc làm vẫn là ghánh nặng chính sách trong năm 2013: Tổ chức lao

động quốc tế (ILO) dự tính có thêm khoảng 5,1 triệu người thất nghiệp năm 2013 và 3

triệu người thất nghiệp năm 2014. Tỷ lệ thất nghiệp bình quân của thế giới sẽ ở mức

khoảng 6% cho tới năm 2017.11

Thất nghiệp vẫn diễn ra nghiêm trọng ở các nền kinh

tế PT. Tỷ lệ thất nghiệp của các nước OECD trong quý I/2013 là 8,1%, cao hơn so với

quý IV/2012.12

Tỷ lệ thất nghiệp của EU (27 nước) và Eurozone vào tháng 6/2013

tương ứng là 10,9% và 12,1%.13

Tình hình thất nghiệp vẫn trầm trọng ở những nền

kinh tế tiếp tục ở trong suy thoái như Hy Lạp và Tây Ban Nha, nơi có tới trên ¼ số

người lao động không có việc làm.14

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống dưới

8,0% kể từ tháng 9/2012 và ở mức 7,6% trong tháng 6/2013, thể hiện xu hướng cải

thiện nhưng chậm.15

Tăng trưởng việc làm ở khu vực tư nhân của Mỹ vẫn còn khá yếu

và tỷ lệ thất nghiệp chưa thể nhanh chóng giảm xuống mức 6,5% như mục tiêu chính

sách.

Lạm phát toàn cầu tiếp tục được kiềm chế ở mức thấp trong năm 2013. Mức

giảm lạm phát ở các nền kinh tế không đều nhau do những khác biệt trong chính sách

và tình trạng sức khỏe của nền kinh tế. Lạm phát ở các nền kinh tế PT ở mức thấp chủ

yếu do sản xuất thấp, tiêu dùng thấp và mức tiền lương giảm. Mức tăng giá tiêu dùng

ở các nền kinh tế PT giảm từ 2,0% năm 2012 xuống còn 1,5% năm 2013 và 1,9% năm

2014. Mức tăng giá tiêu dùng ở các nền kinh tế ĐPT và mới nổi giảm nhẹ từ 6,1%

năm 2012 xuống 6,0% năm 2013.16

Giá lương thực và nhiên liệu giảm đã góp phần

9 http://www.markiteconomics.com/Survey/PressRelease.mvc/fd58998f084a468c8df4ba5b07d4754b 10 http://www.weforum.org/content/pages/global-confidence-index 11 ILO. 2013. Global Employment Trend 2013. 22 January 2013. Trang 16 12 http://stats.oecd.org/Index.aspx?DatasetCode=STLABOUR 13 ttp://epp.eurostat.ec.europa.eu/tgm/table.do?tab=table&language=en&pcode=teilm020&tableSelection=1&plugin=1 14 http://epp.eurostat.ec.europa.eu (đã dẫn) 15 http://www.bls.gov/news.release/empsit.nr0.htm 16 IMF. 2013. Đã dẫn.

Page 15: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

15

khiến cho tỷ lệ lạm phát giảm ở nhiều nước ĐPT, đặc biệt là những nền kinh tế có thu

nhập thấp.

Lạm phát dự kiến của châu Á trong năm 2013 là 3,5%.17

Tại Đông Á, lạm phát

ở các nước như Trung Quốc và một số nước ASEAN (Malaixia, Việt Nam, Philíppin

và Inđônêxia) tiếp tục được kiểm soát trong mức mục tiêu của ngân hàng trung ương.

Tuy nhiên, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo lạm phát của nhóm ASEAN5

sẽ tăng nhẹ, từ 3,9% năm 2012 lên 4,0% năm 2013.18

Bảng 2: Lạm phát ở một số nƣớc châu Á (%)

Nước/vùng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Các nền kinh tế

đang phát triển ở

châu Á

5,9 4,0 3,5 3,7

Trung Á 8,9 5,4 6,7 6,8

Đông Á 5,0 2,9 2,4 2,7

Trung Quốc 5,4 3,0 2,5 2,7

Nam Á 9,4 8,3 6,7 6,9

Ấn Độ 8,9 7,9 6,5 6,6

Đông Nam Á 5,5 4,0 4,3 4,2

ASEAN5 5,6 3,9 4,2 4,0

ASEAN5 gồm: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái lan và Việt Nam

Nguồn: ADB. 2012. Asian Development Outlook Supplement, December 2012.

ADB. 2013. Asian Development Outlook Supplement, July 2013

Giá cả của những hàng hóa cơ bản trong năm 2013 có xu hướng giảm: Trao

đổi thương mại của các mặt hàng máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất vẫn

còn gặp khó khăn trong năm 2013 do sản xuất công nghiệp và hoạt động đầu tư trì trệ.

Giá một số mặt hàng nông sản như lúa mỳ, gạo, cà phê đã có những phiên giảm khá

sâu như trong quý I/2013. Giá một số kim loại như đồng và bạc giảm so với năm

2012, chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm khi hoạt động sản xuất

công nghiệp của nước này gặp khó khăn. Giá dầu mỏ vẫn có những phiên biến động

khá mạnh, tăng cao vào tháng 2/2013, sau đó đã hạ nhiệt nhưng lại có xu hướng tăng

kể từ tháng 7/2013. Trong ngắn hạn, giá năng lượng trong đó có giá dầu của thế giới

vẫn biến động chủ yếu tùy thuộc vào bất ổn chính trị ở Trung Đông (như cuộc xung

đột ở Syria) nên có những thời điểm tăng mạnh ngay cả khi nhu cầu của thế giới vẫn ở

mức thấp. Nhìn chung, giá vàng có xu hướng giảm, tụt xuống dưới mức 1600

USD/ounce kể từ tháng 3/2013,19

song vẫn còn biên độ dao động khá lớn.

Biểu đồ 1: Diễn biến giá dầu thô và giá vàng

17 ADB. 2013. Asian Development Outlook Supplement, July 2013 18 ADB. 2013. Đã dẫn 19 http://www.nasdaq.com/markets/commodities.aspx

Page 16: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

16

Nguồn: http://www.nasdaq.com/markets

Thị trường tài chính thế giới đã vững mạnhhơn: Dòng vốn đổ vào các nền

kinh tế ĐPT và mới nổi đã tăng do các nền kinh tế PT thực thi chính sách nới lỏng

định lượng và giữ lãi suất ở mức thấp.20

WB ước tính, dòng vốn tư nhân ròng chảy

vào các nền kinh tế ĐPT sẽ tăng từ mức 1.178,3 tỷ USD năm 2012 lên 1250,2 tỷ USD

năm 2013, trong đó dòng vốn FDI ròng tăng từ 670,0 tỷ USD năm 2012 lên 719,3 tỷ

USD năm 2013.21

Trong nửa đầu năm 2013, theo đánh giá của WB, thị trường chứng khoán

(TTCK) của các nền kinh tế PT đã khởi sắc mạnh mẽ hơn TTCK của các nền kinh tế

ĐPT.22

Mặc dù dòng vốn đổ vẫn đổ vào các thị trường mới nổi song khả năng dòng

vốn này rút đi vào những tháng cuối năm là rất lớn khi các nền kinh tế PT có thể giảm

dần quy mô nới lỏng định lượng. Kinh tế Mỹ đang hồi phục hé lộ khả năng giảm dần

quy mô nới lỏng định lượng khiến cho đồng đôla Mỹ tăng giá so với nhiều đồng tiền

khác trong năm 2013.

Bảng 3: Dòng vốn vào, ra ở các nền kinh tế đang phát triển (tỷ USD)

2012 2013 2014

Dòng vốn vào 1192,4 1260,9 1297,4

Vốn tư nhân (ròng) 1178,3 1250,2 1290,7

+ Vốn cổ phiếu (ròng) 758,1 791,1 803,5

Vốn FDI vào (ròng) 670,0 719,3 715,7

Vốn cổ phiếu gián tiếp (ròng) 88,1 71,8 87,8

+ Vốn tín dụng tư nhân (ròng) 420,2 459,1 487,2

Dòng vốn ra - 365,4 - 371,3 -416,3

FDI ra - 238,0 - 275,0 -325,0

Vốn cổ phiếu gián tiếp - 12,4 - 17,3 -24,3

Nguồn: WB. 2013. Global Economic Prospect 2013. Volume 7 June 2013. Trang 6

20 ECB tiếp tục giữ tỷ lệ lãi suất tại mức thấp kỷ lục 0,75%; còn FED giữ tỷ lệ lãi suất ở mức 0-0,25%. 21 WB. 2013. Đã dẫn 22 WB. 2013. Đã dẫn. Trang 58

Page 17: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

17

2. Cập nhật tình hình kinh tế của một số nƣớc và khu vực

Kinh tế EU và Eurozone: Năm 2013, tăng trưởng GDP của EU (27 nước) dự

kiến chỉ đạt -0,1% còn của Eurozone là -0,4%. Trong số các nền kinh tế đầu tàu của

EU, kinh tế Đức và Pháp dự kiến tăng trưởng 0,4% và -0,1%. Các nền kinh tế Italia và

Tây Ban Nha vẫn tiếp tục suy thoái với mức tăng trưởng -1,3% và -1,5% tương ứng.23

Tình hình kinh tế châu Âu đã từng rất nóng trong những tháng đầu năm 2013 với cuộc

khủng hoảng nợ công kéo theo cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Cộng hòa Síp đẩy nền

kinh tế và xã hội nước này đến bên bờ sụp đổ nếu như không có sự cứu trợ kịp thời

của bộ ba: IMF, ECB và EU với 10 tỷ Euro kèm theo những điều khoản cải cách ngặt

nghèo. Điều này cũng thể hiện cam kết của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) là

sẽ làm bất cứ điều gì để cứu đồng tiền chung.

Tháng 5/2012, khi ông François Hollande trở thành Tổng thống Pháp, tưởng

như trong EU đã xuất hiện sự khác biệt lớn hơn về chính sách ứng phó đối với cuộc

khủng hoảng giữa trường phái ủng hộ (Đức, Anh, Hà Lan, Phần Lan và Thụy Điển) và

trường phái phản đối (Pháp và những nước mới gia nhập) cắt giảm mạnh chi tiêu.

Thực tế cho thấy, ảnh hưởng của Pháp khá mờ nhạt so với Đức và trường phái cắt

giảm chi tiêu vẫn đang thắng thế. Tháng 2/2013, Hội nghị thượng đỉnh bàn về ngân

sách dài hạn của EU đã thông qua ngân sách của khối này trong 7 năm tới (2014-

2020) là 908 tỷ Euro. Đây là lần đầu tiên khối này cắt giảm ngân sách trong lịch sử 56

năm tồn tại.24

Nỗ lực thắt lưng buộc bụng và đẩy mạnh cải cách có vẻ bắt đầu đem lại những

tín hiệu tích cực cho EU. Những dấu hiệu đến thời điểm tháng 8/2013 cho thấy kinh tế

EU đã tươi sáng hơn và đang thoat ra khoi tinh trang suy thoái kéo dài 18 tháng qua.

GDP của 17 nền kinh tế thuộc Eurozone đã tăng 0,3% trong quý II/2013. Đức và Pháp

đều có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn mong đợi, lần lượt là 0,7% và 0,5%.25

Ngày

01/8/2013, ECB cho biết, mặc dù thời gian tồi tệ nhất của Eurozone đã qua đi, ECB

vẫn tiếp tục duy trì lãi suất thấp 0,5% thêm một thời gian để tạo đà tăng trưởng.26

Kinh tế Nhật Bản: Tháng 12/2012, thắng lợi của Đảng Dân chủ Tự do trong

cuộc bầu cử quốc hội đã đưa ông Shinzo Abe trở lại nắm quyền. Thủ tướng mới của

Nhật Bản đã tiến hành những chính sách tiền tệ và tài khóa để vực dậy nền kinh tế với

ba mũi tên: i) kích thích bằng chính sách tiền tệ mạnh mẽ, bao gồm cả việc nâng mục

tiêu lạm phát của Ngân hàng trung ương Nhật Bản lên mức 2%; ii) kích thích tài khóa

dưới dạng tăng chi tiêu cho các công trình công cộng; và iii) thực hiện các cải cách dài

hạn từ phía cung nhằm mở rộng tiềm năng tăng trưởng.

Với việc vận hành “cỗ máy in tiền” đứng sau chính sách Abenomics nói trên,

ông Shinzo Abe đã đem lại cho nền kinh tế Nhật Bản những khởi sắc trong năm 2013.

Niềm tin của các doanh nghiệp Nhật Bản đang được cải thiện, sản lượng tại các nhà

máy gia tăng, giá trị xuất khẩu hồi phục và nhiều việc làm đang được tạo ra. Bên cạnh

đó, đồng Yên giảm giá là yếu tố then chốt để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Tình

trạng giảm phát của Nhật Bản đang dần được khắc phục. Dấu hiệu mới nhất là trong

tháng 6/2013 lần đầu tiên trong hơn một năm qua, giá tiêu dùng tại Nhật Bản đã tăng,

23 http://epp.eurostat.ec.europa.eu/tgm/table.do?tab=table&init=1&plugin=1&language=en&pcode=tec00115 24 So với con số 960 tỷ Euro dự kiến ban đầu, tương đương với 1,01 % GDP của toàn khối 25 www.tradingeconomics.com/euro-area/gdp-growth 26 www.bloomberg.com/.../draghi-policy-pause-seen-as-sign

Page 18: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

18

mặc dù hầu hết là do giá điện tăng và đồng yên mất giá.27 IMF dự báo kinh tế Nhật

Bản sẽ tăng trưởng 2,0% trong năm 2013. Theo các số liệu mới công bố, sau khi đạt

mức 4,1% trong quý I/2013, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã tụt xuống còn 2,6%

trong quý II. Chi tiêu công và xuất khẩu đóng góp mạnh nhất cho tăng trưởng trong

quý II/2013 trong khi đầu tư tư nhân giảm sút. Thông tin về tăng trưởng chậm hơn

cùng với mức thâm hụt thương mại tăng trong quý II/2013 tăng áp lực đòi Thủ tướng

Shinzo Abe đẩy mạnh cải cách hơn nữa, bước sang giai đoạn III của chính sách

Abenomics là tái cơ cấu để cải thiện khả năng cạnh tranh của Nhật Bản và duy trì tăng

trưởng dài hạn.

Kinh tế Mỹ: Trong năm 2013, kinh tế Mỹ vẫn giữ đà khởi sắc, mặc dù mức

tăng trưởng đã chậm lại, dự báo chỉ đạt 1,7% (so với 2,2% trong năm 2012).28 Thị

trường nhà đất tiếp tục xu hướng phục hồi và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống. Tâm lý lo

ngại bao trùm trong những tháng cuối năm 2012 khi kinh tế Mỹ phải đối mặt với nguy

cơ “vách đá tài khóa” có thể gây ra một cuộc suy thoái mới đã qua đi khi chính phủ và

quốc hội Mỹ đã đạt được thỏa thuận về cách thức tạm thời xử lý vấn đề này.29 Tuy

nhiên, kể từ ngày 1/3/2013, chính quyền Mỹ vẫn phải thực hiện cắt giảm ngân sách 85

tỷ USD theo thủ tục “bảo lưu ngân sách” và việc cắt giảm này đã tác động ít nhiều đến

tăng trưởng, việc làm và các chương trình xã hội ở Mỹ.

Các số liệu mới công bố cho thấy, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong

quý II/2013, đạt 1,7% (so cùng kỳ năm 2012), sau khi chỉ tăng 1,1% trong quý I/2013.

Tăng trưởng cao hơn trong quý II/2013 chủ yếu là do xu hướng tăng đầu tư kinh

doanh, xuất khẩu và tăng tiêu dùng. Mặc dù chuyển biến của thị trường lao động

không nhanh như kỳ vọng, số lượng việc làm trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tiếp

tục tăng.30 Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 7,6% trong tháng 6/2013 xuống còn 7,4%

trong tháng 7/2013.

Cụ dự trữ liên bang (FED) tiếp tục duy trì lãi suất mục tiêu ở mức 0%- 0,25%

do tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở trên mức 6,5% và lạm phát nằm dưới ngưỡng 2,5%. Từ giữa

tháng 6/2013, FED đã tuyên bố có thể giảm dần chương trình mua tài sản tài chính

trong năm 2013 nếu nền kinh tế Mỹ cải thiện tốt. Tuyên bố của FED đã khiến cho

TTCK tụt dốc mạnh. Vì thế, có những lo ngại rằng thay đổi chính sách tiền tệ quá

nhanh của FED có thể ảnh hưởng đến ổn định của thị trường tài chính.

Kinh tế Trung Quốc: Tháng 3/2013 kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân

toàn quốc Trung Quốc khóa 12 đã lựa chọn ra ban lãnh đạo kinh tế mới của Trung

Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng đầu. Ông Chu Tiểu Xuyên, người ủng hộ

chính sách tự do hóa lãi suất và tỷ giá linh hoạt, được bầu lại chức vụ Thống đốc

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Đây là một tín hiệu cho thấy ban lãnh đạo mới của

Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa hệ thống tài chính đi theo định hướng thị trường. Tháng

7/2013, Hội nghị thường vụ Quốc vụ viện đã thông qua nguyên tắc "Phương án tổng

thể khu thử nghiệm thương mại tự do Thượng Hải". Đây sẽ trở thành nơi thử nghiệm

27http://www.cnbc.com/id/100954796 28 IMF. 2013. Đã dẫn. 29 “Vách đá tài khóa” dùng để chỉ khi các biện pháp cắt giảm được áp dụng từ thời cựu Tổng thống George

Bush sẽ hết hiệu lực và kế hoạch tự động cắt giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế sẽ có hiệu lực vào đầu năm

2013. Trong những thỏa thuận quan trọng có việc quốc hội Mỹ chấp thuận lùi thời hạn cắt giảm chi tiêu thêm 2 tháng, chương trình hỗ trợ người thất nghiệp mở rộng được gia hạn đến hết 2013, và vẫn thực hiện tăng thuế đối

với những người có thu nhập cao. 30Kinh tế Mỹ tăng thêm 162.000 việc làm trong tháng 7/2013 và điều chỉnh giảm 26.000 việc làm so với tháng

6/2013

Page 19: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

19

cho những thay đổi chính sách lớn theo hướng tự do hóa, trói cho lãi suất nội địa,

nhằm ghi lại dấu ấn trong thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Sau nửa năm đầu tương đối trì trệ, các hoạt động sản xuất trong tháng 8/2013 đã

có dấu hiệu phục hồi. Điều này cho thấy một số chính sách kích thích kinh tế “mini”

như giảm thuế cho các công ty nhỏ, hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu gặp khó khăn, gia

tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng đô thị và đường sắt thời gian qua đã mang lại kết quả

khả quan. Nền kinh tế đã ổn định trở lại và có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong

năm 2013 – tuy đây sẽ là mức tăng trưởng thấp nhất của Trung Quốc trong vòng 23

năm.

Kinh tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Thị trường nhà đất tiếp

tục nóng lên bất chấp biện pháp kiềm chế của nhà nước. Nền kinh tế có sự mất cân

xứng rất lớn giữa tiêu dùng và đầu tư. Trong khi đó, mức lương đang tăng lên khiến

Trung Quốc đang mất dần lợi thế cạnh tranh dựa vào lao động giá rẻ. Kết quả là lợi

nhuận đầu tư sẽ giảm mạnh kéo theo giá trị đầu tư giảm.31

Sụt giảm đầu tư ở Trung

Quốc tác động tiêu cực đến tăng trưởng của nền kinh tế nước này và quan hệ thương

mại, đầu tư của Trung Quốc đối với phần còn lại của thế giới (đặc biệt đối với châu Á

trong đó có Việt Nam).

3. Triển vọng kinh tế toàn cầu 2014 và một số vấn đề trung hạn

Kinh tế toàn cầu sẽ khởi sắc hơn trong năm 2014, mặc dù tốc độ tăng trưởng

còn thấp song các điều kiện vĩ mô sẽ ổn định hơn. IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ

tăng trưởng 3,8%; thương mại toàn cầu tăng trưởng 5,4%. Các nền kinh tế PT tăng

trưởng 2,1%, còn các nền kinh tế ĐPT tăng trưởng 5,4%. Kinh tế Mỹ tăng trưởng

2,7%, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 1,2%, kinh tế Eurozone thoát ra khỏi suy thoái và

đạt mức tăng trưởng 0,9%.32

Các kịch bản cho kinh tế Trung Quốc vẫn còn khá bấp

bênh và tương đối khác biệt. IMF dự đoán nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 7,7%

(thấp hơn năm 2013), trong khi WB dự báo là 8,0% (cao hơn năm 2013).33

Tốc độ tăng trưởng thấp của kinh tế thế giới có nguyên nhân là do tác động

chính sách. Kinh tế thế giới đang trong quá trình điều chỉnh từ giai đoạn tăng trưởng

không bền vững trước đây để trở về quỹ đạo cân bằng hơn bằng cách giảm mức độ sử

dụng các đòn bẩy tài chính và rơi vào vòng xoáy của “bẫy tăng trưởng thấp”.34

Đây là

tác động kết hợp của chính sách thắt lưng buộc bụng, cắt giảm tiêu dùng và đầu tư của

chính phủ, các công ty và hộ gia đình trong bối cảnh nợ công tăng, khu vực tài chính

yếu kém và thất nghiệp cao. Kết quả là cả sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng

đều giảm sút. Trong khi đó, vấn đề khủng hoảng niềm tin vẫn chưa được khắc phục.

Các nhà đầu tư và các hộ gia đình vẫn chưa tin rằng các nhà hoạch định chính sách có

khả năng hành động một cách quyết đoán, phối hợp với nhau tốt hơn để đưa các nền

kinh tế quay trở lại với lộ trình tăng trưởng mạnh và ổn định hơn.35

Để phá vỡ “bẫy tăng trưởng thấp”, các nền kinh tế PT đã thử nghiệm một số

biện pháp “phi truyền thống” chưa từng có từ trước tới nay, điển hình là chính sách

31 http://vneconomy.vn/20130723110033112P0C99/paul-krugman-kinh-te-trung-quoc-sap-dam-vao-van-ly-truong-thanh.htm 32 IMF. 2013. Đã dẫn. 33 WB. 2013. Đã dẫn 34 UN. 2012. World Economic Situation and Prospects 2013. Chapter 1. New York, 18 December 2012 35 WB. 2012. Điểm lại: Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam. Báo cáo của Ngân hàng thế giới tại Hội

nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, ngày 10/12/2012. Tr.5

Page 20: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

20

nới lỏng định lượng của FED.36

Đến nay, hàng tháng FED mua vào tới 85 tỷ USD các

tài sản tài chính, trong đó bao gồm 40 tỷ USD để mua các chứng khoán được bảo lãnh

bằng thế chấp (MBS) và 45 tỷ USD để mua vào trái phiếu kho bạc dài hạn, nhằm kích

thích kinh tế phục hồi.

Những người phản đối chính sách nới lỏng định lượng (QE) từng cho rằng nó

sẽ không có hiệu quả do lãi suất dài hạn hiện nay đang ở mức rất thấp. Ngoài ra, tác

động làm suy yếu đồng tiền (kênh ngoại hối) của các biện pháp nới lỏng định lượng sẽ

bị giảm sút khi các ngân hàng trung ương lớn hiện nay đều đang áp dụng biện pháp

này. Kết quả là, chuỗi chính sách QE có thể trở thành một “trò chơi tổng bằng không”

do không phải tất cả các đồng tiền đều có thể giảm giá và không phải tất cả các cán

cân thương mại đều có thể được cải thiện. Khi đó, “cuộc chiến nới lỏng định lượng”

sẽ xuất hiện không khác gì một cuộc “chiến tranh tiền tệ” mới. Các hành động của

FED, ECB và BOJ cũng khiến các nền kinh tế mới nổi nới lỏng chính sách tiền tệ

hoặc thực hiện kiểm soát vốn nhằm tìm cách ngăn các dòng tiền "nóng" đổ vào để tìm

lợi tức cao hơn và ngăn chặn đồng nội tệ tăng giá. Tại châu Á, tỷ giá thực hữu hiệu

(REER) của đồng Yên đã giảm tới 18% trong giai đoạn từ tháng 7/2012 đến tháng

2/2013. Cũng trong khoảng thời gian này, tỷ giá thực hữu hiệu của đồng đôla Xingapo

tăng tới 4,8%, của đồng Won Hàn Quốc tăng 6,7% và của đồng Bạt Thái Lan tăng

8,8%.37

Ngược lại, Chủ tịch FED Ben Bernake tuyên bố các chương trình nới lỏng định

lượng ở các nền kinh tế phát triển không phải là hành động phá giá cạnh tranh. Xuất

khẩu của các nền kinh tế ĐPT sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực do nhu cầu nhập khẩu

của các nền kinh tế phát triển gia tăng sẽ bù lại việc đồng tiền của những nền kinh tế

ĐPT có thể tăng giá. Các chính sách nới lỏng định lượng và lãi suất thấp ở các nền

kinh tế PT cũng không phải là nguyên nhân chính có thể tạo ra các dòng vốn “nóng”

đổ vào các nền kinh tế ĐPT. Nguyên nhân chủ yếu là do triển vọng tăng trưởng kinh

tế khác nhau và tính toán về rủi ro của các nhà đầu tư, trong đó có cả lo ngại về các

biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ hơn mà các nền kinh tế ĐPT có thể áp dụng.38

Trong bối cảnh trên, rủi ro chính sách sắp tới nằm ở chỗ thoái lui các chính

sách nới lỏng định lượng ở các nền kinh tế PT. Mặc dù đã được lường trước và ngay

cả khi nó chưa được thực hiện ngay, tuyên bố của FED về việc có thể giảm dần

chương trình mua tài sản tài chính trong năm 2013 vẫn gây ra những xáo trộn lớn trên

thị trường tài chính toàn cầu.

Trước đây, chính sách nới lỏng định lượng đã tạo ra những luồng tiền đổ mạnh

vào những thị trường mới nổi nhằm tìm kiếm lợi tức cao hơn. Nếu chính sách nới lỏng

định lượng được thu hẹp rồi dỡ bỏ, giá của các trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ giảm, lợi suất

của các trái phiếu này sẽ tăng lên (thực tế đã tăng từ mức 2,33% lên mức 2,8% ngay

sau khi có tuyên bố của FED)39

và các luồng vốn sẽ rút khỏi các thị trường mới nổi để

đầu tư vào nơi an toàn hơn là trái phiếu kho bạc Mỹ. Thậm chí, các dòng vốn này sẽ

36 Kể từ giữa tháng 9/2012, FED quyết định chi ra 40 tỷ USD hàng tháng để mua các chứng khoán được bảo

lãnh bằng thế chấp (MBS). Tháng 12/2012, cùng với 40 tỷ USD nói trên, FED quyết định hàng tháng sẽ mua

thêm vào 45 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn. Việc mua vào này diễn ra cho đến khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. 37 http://blogs.worldbank.org/prospects/comment/reply/1383 38 http://www.federalreserve.gov/newsevents/speech/bernanke20130325a.htm 39 http://www.cnbc.com/id/100975385

Page 21: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

21

còn rút ra nhiều hơn trong tương lai nếu FED tăng lãi suất mục tiêu khi tỷ lệ thất

nghiệp tụt xuống mức yêu cầu.

Động thái tuyên bố trên của FED ngay lập tức đã khiến cho các chỉ số chứng

khoán như S&P 500 và Dow Jones sụt giảm mạnh, thị trường chứng khoán của một số

nền kinh tế Đông Á phụ thuộc nhiều vào dòng vốn từ Mỹ như Inđônêxia, Thái Lan,

Philíppin cũng sụt giảm, giá vàng thế giới trượt dốc xuống gần mốc 1200 USD/ounce,

đồng tiền của Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Inđônêxia cũng mất giá nghiêm trọng…Thực tế

cho thấy, những rủi ro mà chính sách nới lỏng định lượng gây ra, đặc biệt là cho các

nền kinh tế mới nổi tùy thuộc vào chính tình trạng phát triển lành mạnh của những

nền kinh tế này. Các nước có nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém như như Ấn Độ đang

phải trả giá đắt khi đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ:

thâm hụt tài khoảng vãng lai cao, đồng rupee mất giá, lạm phát tăng vọt, thị trường

chứng khoán tụt dốc…Những khó khăn của các nền kinh tế mới nổi từ Ấn Độ cho đến

Trung Quốc cho thấy, các nền kinh tế này vẫn chưa thực sự có được một nền tảng

phát triển thực sự bền vững và vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế PT mặc

dù đóng góp của các nền kinh tế mới nổi cho quy mô của nền kinh tế toàn cầu hiện

nay là khá lớn.

Mặc dù điều kiện tài chính đã ổn định hơn, các nền kinh tế PT vẫn đứng trước

những rủi ro không nhỏ. Bất ổn của kinh tế Eurozone trong vòng xoáy của cuộc khủng

hoảng nợ công và hệ thống ngân hàng tiếp tục là mối lo ngại lớn đối với kinh tế toàn

cầu. Rủi ro sụp đổ từ những mắt xích yếu kém của Eurozone như Hy Lạp, Tây Ban

Nha, Italia…có thể gây ra những bất ổn dây chuyền. Cuộc khủng hoảng ở Cộng hòa

Síp đầu năm 2013 là một thí dụ về những rủi ro này. Nợ công cũng là nguy cơ đối với

cả Nhật Bản và Mỹ. Nợ công của Nhật Bản vào cuối tháng 6/2013 đã vượt quá 1 triệu

tỷ yên. Dự báo, năm 2014 nợ công Nhật Bản sẽ bằng 230% GDP của nước này và

hiện Nhật Bản đã là quốc gia có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất trong số các nước

PT.40

Trong khi đó, tháng 8/2013, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew vừa cảnh báo

Mỹ sẽ chạm trần nợ 16.700 tỷ USD vào giữa tháng 10/2013.41

Tuy nhiên, các nghị sĩ

đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ vẫn chia rẽ sâu sắc về mức chi tiêu và

sẽ không thể nhanh chóng đạt được thỏa thuận về việc nâng mức trần nợ công. Vụ

tuyên bố phá sản của "kinh đô xe hơi" Detroit là lời cảnh tỉnh đối với việc kiểm soát

tài chính công và chi tiêu của chính quyền. Vì thế, tình trạng nợ nần leo thang của Mỹ

và những nguy cơ mà nó gây ra giống như một trái bom nổ chậm tiếp tục gây ra tâm

lý lo ngại trên thị trường tài chính toàn cầu.

*

* *

Kinh tế toàn cầu đã bước vào giai đoạn ổn định hơn, song tốc độ tăng trưởng

vẫn còn thấp. Động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong những năm qua là các

nền kinh tế mới nổi đang đi xuống, trong khi các nền kinh tế PT mới bắt đầu có dấu

hiệu khởi sắc. Thị trường tài chính toàn cầu đã bớt rủi ro hơn mặc dù vẫn tiềm ẩn

những tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế ĐPT do việc các nền kinh tế PT rút bỏ

dần các biện pháp nới lỏng định lượng. Tình hình lạm phát nhìn chung vẫn được kiểm

soát do giá cả hàng hóa quốc tế đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, bất ổn ở Trung

40 Viện nghiên cứu Đông Bắc Á. Báo cáo tình hình kinh tế Nhật Bản tháng 8/2013. Hà Nội 41 http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/my-se-cham-tran-no-vao-thang-10-2870971.html

Page 22: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

22

Đông, trong đó có cuộc xung đột ở Syria, đang ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường năng

lượng, đặc biệt là dầu mỏ.

Nhìn chung, tăng trưởng của các nền kinh tế ĐPT cần tiếp tục được dựa chủ

yếu vào thị trường nội địa. Các tổ chức quốc tế như WB, IMF và UN khuyến nghị các

nước này nên có những chính sách củng cố đà phục hồi tăng trưởng, thi hành các

chính sách vĩ mô thận trọng, tạo dựng, củng cố lại các “dư địa” cho các chính sách tài

khóa và tiền tệ để có thể triển khai sau này nhằm đối phó với các rủi ro xảy ra. Đặc

biệt, các nước ĐPT nên cân nhắc tiến hành những cuộc cải cách dài hạn hơn, tập trung

vào cải thiện nền sản xuất, năng suất lao động. Giai đoạn phát triển vừa qua của thế

giới cho thấy, những quốc gia nào chấp nhận cải cách mạnh mẽ, sâu rộng trong và sau

thời kỳ khủng hoảng sẽ tạo lập được nền tảng phát triển vững chắc sớm hơn và phục

hồi nhanh hơn./.

Page 23: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

23

VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Nguyễn Thắng

42

Phạm Minh Thái1

I. Mở đầu

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2013 ước tăng 4,9% so với

cùng kỳ năm 2012, cao hơn mức tăng 4,38% của 6 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên,

tình hình kinh tế xã hội nước ta trong nửa đầu năm 2013 vẫn tiếp tục đối mặt với

nhiều khó khăn thách thức. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

trong tình trạng khó khăn, đặc biệt là thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, nhu cầu

tiêu dùng giảm sút dẫn tới tổng cầu trong nước bị thu hẹp. Nợ xấu vẫn là gánh nặng

cho nền kinh tế. Tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể hoặc thu hẹp đáng

kể qui mô hoạt động vẫn tiếp tục diễn ra trong nửa đầu năm 2013, gây tác động bất lợi

đến việc làm và thu nhập của người lao động.

Trên cơ sở phân tích số liệu về lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê

cập nhật trong 6 tháng đầu năm 2013, bài viết sẽ đưa ra những đánh giá về thị trường

lao động trong 6 tháng đầu năm 2013 thông qua các chỉ số chính về tình trạng thất

nghiệp, thiếu việc làm, thu nhập, tiếp cận với bảo hiểm xã hội v,v…

II. Lao động và việc làm Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013 qua một số chỉ số tổng hợp

Tình hình lao động và việc làm có thể được đánh giá thông qua một số chỉ số

tổng hợp phản ánh kết quả chính của thị trường lao động bao gồm: (i) lực lượng lao

động; (ii) tỷ lệ thất nghiệp; (iii) tỷ lệ thiếu việc làm và số giờ làm việc; và (iv) thu

nhập của người lao động.

Đối với các nước phát triển, tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ số đặc biệt quan trọng

phản ánh khả năng hấp thụ nhu cầu việc làm của nền kinh tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam

nói riêng và các nước đang phát triển ở trình độ thấp nói chung, khu vực việc làm

chính thức chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và do vậy chỉ số về tỷ lệ thất nghiệp chưa đóng vai

trò chỉ báo quan trọng đối với tình hình lao động và việc làm. Đặc biệt trong bối cảnh

kinh tế suy giảm, những người lao động không được khu vực chính thức tuyển dụng

sẽ phải nhanh chóng chuyển sang làm việc tại khu vực phi chính thức (với điều kiện

làm việc kém hơn như số giờ làm việc nhiều hơn, thu nhập thấp hơn, không được

tham gia bảo hiểm xã hội v,v…) thường khó khăn hơn. Các chỉ số khác có vai trò chỉ

báo quan trọng liên quan đến việc làm là tỷ lệ thiếu việc làm và số giờ làm việc (mức

độ sử dụng lao động) và thu nhập của người lao động (thể hiện năng suất lao động).

II.1. Lực lƣợng lao động

42

Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Các tác giả xin chân

thành cảm ơn bà Phan Thị Minh Hiền, Tổng Cục Thống Kê, đã giúp đỡ trong việc tính toán các chỉ

tiêu về lao động và việc làm trong báo cáo. Các phân tích và đánh giá được thực hiện trong báo cáo này chỉ phản ánh quan điểm riêng của các tác giả với tư cách là các chuyên gia kinh tế

Page 24: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

24

Hình 1: Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên 6 tháng đầu năm, 2011-2013 (triệu

ngƣời)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Số liệu về lực lượng lao động (LLLĐ) từ 15 tuổi trở lên chứa đựng thông tin

quan trọng về cung lao động. Số liệu về lực lượng lao động 6 tháng đầu năm 2011-

2013 đã cho thấy có sự tăng lên đều đặn khoảng hơn 1 triệu lao động trong nửa đầu

của năm này so với nửa đầu của năm trước (Hình 1). Trong 6 tháng đầu năm 2011 lực

lượng lao động có khoảng 50,6 triệu người, đến nửa đầu năm 2012 con số này là hơn

52 triệu người và tăng thêm 1 triệu người nữa trong 6 tháng đầu năm 2013. Số liệu về

sự gia tăng của số người trong lực lượng lao động của Tổng cục thống kê đã phản ánh

xu hướng nhân khẩu học của lao động nước ta. Tuy nhiên, xu hướng này đã bắt đầu

đảo chiều khi tốc độ gia tăng của lực lượng lao động đã bắt đầu suy giảm từ năm 2013

này.

Hình 2: Tăng trƣởng lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên và tăng trƣởng GDP

theo 6 tháng đầu năm (2011-2013)

Nguồn: Dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê

Page 25: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

25

Tăng trưởng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên thể hiện sự tăng cung lao

động trong nền kinh tế. Trong khi đó, cầu lao động – vế bên kia của quan hệ cung cầu

lao động – lại phụ thuộc vào tình hình kinh tế, được thể hiện qua chỉ số tổng hợp nhất

là tăng trưởng GDP. Số liệu về tăng trưởng GDP so sánh 6 tháng đầu năm từ 2010 tới

2013 cho thấy tốc độ tăng trưởng đã giảm, từ 6,16% trong nửa đầu năm 2010 xuống

còn 4,9% trong 6 tháng đầu năm 2013. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng này ít dao

động hơn so với sự thay đổi liên tục trong tăng trưởng về lao động (Hình 2). Đặc biệt

6 tháng đầu năm 2013, LLLĐ đã giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2012, đây là dấu hiệu

cho thấy xu hướng suy giảm về lực lượng lao động theo cơ cấu nhân khẩu học đã bắt

đầu với “điểm ngoặt” từ năm 2013 (Nguyễn Thắng, 2012).

II.2. Việc làm và thất nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp chung của Việt Nam tăng nhẹ từ

1,71% trong 6 tháng đầu năm 2012 lên mức 2,01% (Hình ). Tỷ lệ thất nghiệp ở cả

thành thị và nông thôn cũng có chung xu hướng tăng như vậy, là chỉ báo cho thấy tình

hình khó khăn của kinh tế Việt Nam vẫn đang tiếp tục trong nửa đầu của năm 2013.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị vẫn cao gấp 2 lần so với tỷ lệ thất nghiệp ở khu

vực nông thôn (3,5% so với 1,37%). Điều này cho thấy, thất nghiệp chủ yếu diễn ra ở

khu vực thành thị bởi tìm được việc làm ở thành thị (nơi có sự cạnh tranh rất cao khi

dòng người dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng) là khó khăn hơn rất

nhiều so với khu vực nông thôn. Tuy nhiên, dù dễ tìm được việc làm hơn ở khu vực

nông thôn nhưng việc làm đó lại không đem lại thu nhập cao cho người lao động. Do

đó, người lao động tiếp tục dịch chuyển ra thành phô, chấp nhận sự cạnh tranh cao ở

khu vực này vì công việc (nếu tìm được) thường đem lại thu nhập sẽ tốt hơn đáng kể

so với ở khu vực nông thôn.

Hình 3: Tỷ lệ thất nghiệp theo 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Mặc dù có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ thất nghiệp giữa thành thị và nông thôn

nhưng nhìn chung các tỷ lệ thất nghiệp này vẫn ở mức tương đối thấp. Tỷ lệ thất

nghiệp thấp như vậy có thể được lý giải là do ở một nước có trình độ phát triển còn

thấp, với đặc trưng là hệ thống an sinh xã hội có độ bao phủ hạn chế nên những người

lao động mất việc làm không thể duy trì tình trạng thất nghiệp lâu dài được mà buộc

phải chấp nhận làm công việc nào đó với chất lượng thấp hơn, thường là trong khu

Page 26: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

26

vực phi chính thức với thu nhập thấp, công việc bấp bênh hoặc có thời gian làm việc

không phù hợp (ILO, (2009); GSO (2012)).

Một đặc trưng nữa của thị trường lao động Việt Nam được phản ánh khi phân

tích số liệu của Điều tra Lao động và Việc làm là tỷ trọng cao của lao động không có

bảo hiểm xã hội (bao gồm những lao động làm việc trong nông nghiệp, hoặc tại các

doanh nghiệp phi nông nghiệp không có đăng ký, hoặc làm trong các doanh nghiệp có

đăng ký song không tham gia bảo hiểm xã hội). Chỉ số này tiếp tục gia tăng đáng kể,

từ mức 74,8% trong năm 2011 lên 78% trong năm 2012 (Nguyễn Thắng và Phạm

Minh Thái, 2012). Số liệu 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy tỷ lệ về việc làm phi chính

thức là 81,8%, trong đó tỷ lệ việc làm phi chính thức của nam giới cao hơn nữ giới

với các tỷ lệ tương ứng là 82,4% và 81,1%. Do Điều tra lao động việc làm chỉ hỏi các

câu hỏi về việc tham gia bảo hiểm xã hội vào tháng 8 năm 2011, tháng 3 và tháng 10

năm 2012 nên Bảng 4 không có số liệu này cho 6 tháng đầu năm 2011 mà chỉ có số

liệu 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Bắt đầu từ năm 2013, các câu

hỏi về việc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hỏi cho tất cả các tháng nên bởi vậy

chúng ta sẽ có được thông tin tốt hơn kể từ năm 2013. Số liệu 6 tháng đầu năm 2013

phản ánh thực tế tốt hơn do được hỏi từng tháng thông tin về việc tham gia bảo hiểm

xã hội so với số liệu 6 tháng đầu năm 2012 (chúng tôi tạm sử dụng số liệu về việc

tham gia bảo hiểm xã hội tháng 3/2012 để từ đó suy diễn ra số liệu cho 6 tháng đầu

năm 2012). Do sự suy diễn từ số liệu năm 2012 như vậy nên sự so sánh giữa hai năm

2012 và 2013 chỉ mang tính chất tương đối. Mặc dù vậy, xu hướng lao động ít tham

gia bảo hiểm xã hội đang tăng lên, và điều này tạo ra một thách thức không nhỏ trong

việc đảm bảo an sinh xã hội trong tương lai.

Hình 4: Tỷ lệ lao động không có bảo hiểm xã hội 6 tháng đầu năm 2011-2013 (%)

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu Điều tra Lao động và Việc

làm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Số liệu Hình 4 cho thấy, số lao động không tham gia bảo hiểm xã hội đã tăng

đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 từ 77,84% lên tới

81,77%. Tỷ lệ này còn tăng nhanh hơn đối với lao động nam giới khi mức tăng lên là

hơn 4,22 điểm phần trăm (từ 78,21% lên 82,42%). Điều này cho thấy có sự dịch

chuyển đáng kể từ việc làm chính thức (có tham gia bảo hiểm xã hội) sang việc làm

phi chính thức (không tham gia bảo hiểm xã hội) trên thị trường lao động.

Page 27: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

27

Phân tích tích số liệu Điều tra Lao động và Việc làm cho thấy tỷ trọng của

nhóm lao động dễ bị tổn thương, được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa

bao gồm lao động tự làm và lao động gia đình43

, đã tăng lên từ 61,5% trong 6 tháng

đầu năm 2011 lên 62,5% trong 6 tháng đầu năm 2012 và tiếp tục tăng nhẹ lên 62,7%

trong 6 tháng đầu năm 2013 (trong đó đóng góp chủ yếu là từ lao động tự làm với

mức tăng tương ứng trong các 6 tháng đầu năm lần lượt là 43,3%; 45,3% và 45,5%,

xem Hình 5). Xu hướng tăng lên của chỉ số giữa các 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và

2013 là tương đối ổn định bởi lẽ so sánh theo cùng 6 tháng đầu năm sẽ loại bỏ yếu tố

mùa vụ.

Hình 5: Cơ cấu việc làm 6 tháng đầu năm 2011- 2013 (%)

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu trên cơ sở Điều tra Lao Động và Việc làm

Hơn thế nữa, tỷ lệ lao động dễ bị tổn thương này cao hơn đáng kể so với mức

trung bình của thế giới là 50%44

. Một điểm rất đáng chú ý trong Bảng 5 là xu hướng

suy giảm về tỷ lệ của lao động làm công ăn lương trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012

và 2013 với các tỷ lệ tương ứng là 35,37%; 34,68% và 34,58%. Đây là một thách thức

không nhỏ đối với việc hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tới năm 2020 là

lao động làm công ăn lương chiếm khoảng 50% lực lượng lao động có việc làm.

Một số chỉ số khác khá hữu ích liên quan đến tình trạng thất nghiệp, đó là (i) tỷ

lệ thất nghiệp đối với những người trong lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên; và (ii)

tỷ lệ thất nghiệp đối với nhóm thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi – theo định nghĩa của Tổ

chức lao động quốc tế ILO) cũng có thể được tính toán từ số liệu của Điều tra tra lao

động và việc làm.

Hình 6: Tỷ lệ thất nghiệp và số ngƣời làm việc đối với nhóm dân số từ 15 tuổi trở

lên 6 tháng đầu năm 2011-2013

43 Nguồn: http://www.ilo.org/global/about-the-ilo/newsroom/features/WCMS_120470/lang--en/index.htm 44 Nguồn: http://www.decent-work-

worldwide.org/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=67&Itemid=97

Page 28: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

28

Nguồn: Ước tính của nhóm tác giả dựa theo số liệu của Tổng cục Thống kê

Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên được ước tính là 2,07%

trong 6 tháng đầu năm 2011; 1,7% trong 6 tháng đầu năm 2012 và lại tăng lên 2,01%

trong 6 tháng đầu năm 2013 (Hình ).

Liên quan đến thất nghiệp của thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi), Hình cho thấy tỷ

lệ thất nghiệp của thanh niên ở khu vực đô thị của Việt Nam theo số liệu 6 tháng đầu

năm trong giai đoạn 2011 đến 2013 là tương đối cao (tỷ lệ này cao xấp xỉ với các

nước ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương) và tiếp tục xu huớng tăng. Đặc

biệt, trong 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ thất nghiệp thanh niên ở thành thị đã lên tới

10,97% (cao hơn hẳn so với cùng kỳ các năm 2011 và 2012 với các tỷ lệ tương ứng là

8,83% và 8,91%).

Xu hướng thất nghiệp thanh niên gia tăng lại cho thấy sự khó khăn của thanh

niên trên thị trường lao động khi được xem xét cùng với một chỉ số khác là tỷ lệ thanh

niên không có hoạt động (joblessness, thanh niên không làm việc cũng như không

tham gia học tập hay đào tạo): tỷ lệ này đã tăng lên từ 8,43% trong 6 tháng đầu năm

2011 lên 10,16% trong 6 tháng đầu năm 2012 và 10,53% trong 6 tháng đầu năm 2013.

Tỷ lệ thanh niên không hoạt động tăng lên là một dấu hiệu cảnh báo sự khó khăn

trong thị trường lao động trong tương lai, vì không đi làm và không đi học sẽ làm cho

trình độ và kỹ năng lao động của thanh niên vốn khó được cải thiện và thậm chí bị

mai một đi nếu tình trạng đó kéo dài. Nói một cách khác, nhiều khả năng là do xin

việc khó khăn nên nhóm thanh niên có kỹ năng thấp nhất đã rời khỏi lực lượng lao

động vì ít hy vọng về sự thành công trong nỗ lực tìm việc của họ và như vậy tỷ lệ thất

nghiệp trong nhóm thanh niên thuộc lực lượng lao động giảm đi là nhờ giảm mẫu số

(số thanh niên trong lực lượng lao động) chứ không phải nhờ tăng tử số (số thanh niên

trong lực lượng lao động có được việc làm).

Hình 7: Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) 6 tháng đầu năm 2011-2013

Page 29: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

29

Nguồn: ước tính của các tác giả từ số liệu Điều tra lực lượng lao động giai đoạn 2011, 2012

và quý 1 năm 2013

Tóm lại, xu hướng tăng lên của thất nghiệp thanh niên thành thị đi cùng với xu

hướng tăng lên của tỷ lệ thanh niên không hoạt động là một dấu hiệu đáng quan ngại

đối với không chỉ thị trường lao động Việt Nam nói riêng mà còn tạo ra một áp lực

đáng kể đến những vấn đề xã hội. Do đó, hai chỉ tiêu này cần phải được tiếp tục theo

dõi chặt chẽ để từ đó có thể có những giải pháp hạn chế tình trạng đó nhằm phòng

ngừa những vấn đề xã hội có thể phát sinh.

II.3. Thiếu việc làm và số giờ làm việc

Đối với một nước đang phát triển có độ bao phủ thấp của hệ thống bảo hiểm xã

hội và khu vực phi chính thức có vị trí quan trọng thì thiếu việc làm là vấn đề mang tính

phổ biến hơn nhiều so với vấn đề thất nghiệp. Có hai chỉ số để đo tình trạng thiếu việc

làm: (i) tỷ lệ thiếu việc làm; và (ii) số giờ làm việc trong 1 tuần.

Hình 8: Tỷ lệ thiếu việc làm 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp

có xu hướng tăng nhẹ song tỷ lệ thiếu việc làm lại tương đối ổn định trong cả nước nói

chung cũng như ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Phân tích số liệu theo 6

tháng đầu năm 2013 cũng cho thấy tính chất ổn định của tỷ lệ này so với 6 tháng đầu

năm 2012 (Hình 8). Đối ngược với tỷ lệ thất nghiệp (thành thị luôn cao hơn gấp hai

Page 30: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

30

lần ở nông thôn) thì tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lại luôn cao hơn xấp xỉ hai lần ở

thành thị trong nửa đầu năm 2011-2013. Điều này một lần nữa khẳng định tính dẻo

dai của khu vực nông thôn khi đối phó với tình hình kinh tế suy giảm: người lao động

ở khu vực nông thôn luôn tìm việc gì đó để làm, kể cả phải chấp nhận việc làm với

chất lượng thấp hơn hay thời gian làm việc ít hơn. Do đó ở khu vực nông thôn, tỷ lệ

thất nghiệp thấp hơn nhưng tỷ lệ thiếu việc làm lại cao hơn của thành thị.

Về số giờ làm việc trung bình trong một tuần, có một sự giảm nhẹ từ 44,98 giờ

trong 6 tháng đầu năm 2012 xuống 44,59 giờ trong 6 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên

nếu so với 6 tháng đầu năm 2011 thì đã có sự suy giảm đáng kể số giờ làm việc trung

bình ở 6 tháng đầu các năm 2012 và 2013. Nếu sử dụng giá trị trung vị, số giờ làm

việc một tuần đã giảm mạnh từ mức 48 giờ trong 6 tháng đầu năm 2011 xuống còn 46

giờ một tuần ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013. Tuy nhiên, không có sự khác biệt

nhiều về số giờ làm việc trong 1 tuần giữa lao động nữ (44,1 giờ/tuần trong 6 tháng

đầu năm 2012 và 43,7 giờ/tuần trong 6 tháng đầu năm 2013) và nam (48,0 giờ/tuần

trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013).

Hình 9: Số giờ làm việc trong một tuần 6 tháng đầu năm (2011-2013)

Nguồn: Tính toán của các tác giả dựa trên số liệu Điều tra Lao động và Việc làm 2012 và 6

tháng đầu năm 2013

Như vậy, ở cấp độ toàn nền kinh tế, số liệu Điều tra lao động và việc làm cho

thấy thiếu việc làm không phải là vấn đề lớn trong cả năm 2012 và 6 tháng đầu năm

2013. Tuy nhiên, số giờ làm việc trung bình một tuần lại có xu hướng giảm trong nửa

đầu năm 2013 so với cùng kỳ các năm 2011 và 2012.

Page 31: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

31

Bảng 1 cung cấp thông tin về số giờ làm việc bình quân trong 1 tuần theo loại hình sở

hữu và trong một số ngành chọn lọc trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013. Theo loại

hình sở hữu, thời gian lao động bình quân 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng giảm so

với 6 tháng đầu năm 2012 trong khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tuy nhiên,

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp tư nhân trong nước lại

có sự tăng nhẹ về số giờ làm việc với mức tăng tương ứng là 0,61 giờ/ tuần và 0.12

giờ/tuần. Đáng chú ý là FDI và doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng chính là hai

loại hình sở hữu có số giờ lao động là lớn nhất với mức trung bình lên tới xấp xỉ 50

giờ/tuần45

trong 6 tháng đầu năm 2012. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thì số giờ

làm việc trung bình một tuần của người lao động cũng có xu hướng tăng nhẹ ở các

ngành có số giờ làm việc cao như dệt may, da giày với các con số tương ứng là 49,4

giờ/tuần và 49,3 giờ/tuần trong 6 tháng đầu năm 2012.

45

Mức quy định chung về số giờ làm việc đối với công nhân làm việc trong các doanh nghiệp là 48

giờ/tuần

Page 32: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

32

Bảng 1: Số giờ làm việc bình quân theo loại hình sở hữu và trong một số ngành chọn lọc

6 tháng đầu năm 2012, 2013

Theo loại hình sở hữu

6 tháng 2012 6 tháng 2013 Thay đổi

Nữ Nam Chung Nữ Nam

Chung Nữ Nam

Chung

DNNN 45,77

46,61

46,31

45,16

45,65

45,47

(0,62)

(0,96)

(0,84)

FDI 49,17

49,56

49,32

50,04

49,73

49,93

0,86

0,17

0,61

Doanh nghiệp tư nhân 48,80

49,55

49,24

48,94

49,66

49,36

0,14

0,11

0,12

Hộ KDCT chính thức phi NN 51,38

52,93

52,22

51,70

50,91

51,27

0,32

(2,03)

(0,95)

Hộ KDCT phi CT phi NN

48,89

50,01

49,49

48,15

48,97

48,59

(0,74)

(1,04)

(0,90)

HTX và cơ quan nhà nước 41,82

43,36

42,62

40,52

42,89

41,74

(1,30)

(0,47)

(0,88)

Hộ KDCT trong nông nghiệp 40,69

42,78

41,72

39,65

41,95

40,79

(1,04)

(0,83)

(0,93)

Theo ngành chính

Nông nghiệp 40,73

42,87

41,79

39,69

42,04

40,85

(1,04)

(0,83)

(0,94)

Khai khoáng 43,96

49,78

48,49

44,18

47,19

46,58

0,22

(2,59)

(1,91)

Chế biến/Chế tạo 48,50

48,89

48,69

48,80

49,39

49,07

0,29

0,50

0,39

Xây dựng 49,71

49,68

49,69

48,99

49,77

49,69

(0,72)

0,09

0,01

Thương mại 49,52

49,29

49,42

50,13

49,52

49,87

0,61

0,24

0,45

Dịch vụ 44,91

46,28

45,62

44,52

46,11

45,34

(0,39)

(0,17)

(0,29)

Một số ngành xuất khẩu

Nông thủy sản xuất khẩu 41,44

43,00

42,24

40,50

42,18

41,37

(0,94)

(0,83)

(0,88)

Dệt may 49,18

50,23

49,40

49,81

50,70

50,01

0,63

0,47

0,60

Da giày

49,51

48,91

49,34

50,46

50,71

50,52

0,95

1,80

1,18

Điện tử và linh kiện 50,37

53,26

51,31

51,36

50,54

51,08

0,99

(2,72)

(0,23)

Gỗ và sản phẩm gỗ 49,54

49,90

49,82

50,16

50,73

50,60

0,62

0,83

0,78

Cao su 41,92

44,82

43,83

47,14

49,90

48,73

5,22

5,08

4,90

Điện và dây cáp điện 46,25

47,18

46,71

46,63

50,27

48,63

0,38

3,09

1,92

Gốm sứ

Page 33: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

33

49,19 47,93 48,46 48,17 49,31 48,89 (1,02) 1,37 0,42

Mây tre đan 44,52

46,87

45,43

43,86

46,24

44,74

(0,66)

(0,63)

(0,69)

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra lao động việc làm 2012, quý 1/2013_ GSO

II.4. Thu nhập của ngƣời lao động làm công ăn lƣơng

Thu nhập của người lao động là chỉ số quan trọng nhất phản ánh chất lượng của

việc làm trên thị trường lao động. Thu nhập đồng thời là yếu tố quan trọng bậc nhất

quyết định đến chi tiêu của người lao động và gia đình của họ, qua đó tác động lên

tổng cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, số liệu Điều tra Lao động và Việc làm không

cung cấp thông tin về thu nhập của những lao động tự làm, lao động gia đình và

những lao động không thuộc hình thức làm công ăn lương. Nói một cách khác số liệu

chỉ thu thập thông tin về thu nhập của những lao động làm công ăn lương. Trong khi

đó nhóm lao động làm công ăn lương hiện nay vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ khoảng 1/3

tổng số người làm việc và thậm chí tỷ lệ này còn giảm nhẹ từ 35,4% trong 6 tháng đầu

năm 2011 xuống còn 34,6% trong 6 tháng đầu năm 2013. Như vậy, thu nhập của

khoảng 2/3 tổng số người làm việc trong nền kinh tế hiện nay đang ở trong trạng thái

nằm trong “hộp đen” cần phải được tìm hiểu để có thể đánh giá được chất lượng của

việc làm trên thị trường lao động.

Hình 10: Thu nhập của lao động làm công ăn lƣơng theo thành phần sở hữu 6 tháng

đầu năm 2011 và 2013 (đơn vị: nghìn đồng/tháng)

Nguồn: Tính toán của các tác giả trên cơ sở số liệu Điều tra Lao động và Việc làm, các năm

2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Phân tích thu nhập của nhóm lao động làm công ăn lương từ số liệu của Điều

tra Lao động và Việc làm cho thấy có sự tăng lên đáng kể về mức thu nhập danh nghĩa

trung bình của nhóm này trong 6 tháng đầu năm 2013, đạt khoảng 4,1 triệu đồng/1

tháng, tăng 10,2% so với 6 tháng đầu năm 2012 và tăng khoảng 36% so với cùng kỳ

năm 2011. Tuy nhiên có sự khác nhau về mức cũng như tốc độ tăng của thu nhập giữa

các nhóm lao động làm công ăn lương khác nhau. Cụ thể, nếu xem xét dưới góc độ cơ

cấu sở hữu của chủ lao động (Hình ) có thể thấy lao động làm công ăn lương trong các

doanh nghiệp Nhà nước có mức thu nhập cao nhất, và tốc độ tăng thu nhập là 7,6%

trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 và 24,5% so với cùng kỳ năm

Page 34: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

34

2011, với mức thu nhập trung bình là 6,2 triệu đồng/ tháng. Lao động làm công ăn

lương trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có mức thu nhập cao thứ hai

sau các doanh nghiệp Nhà nước, với tốc độ tăng thu nhập là 7,2%. Cả hai mức tăng

này đều xấp xỉ tốc độ tăng giá tiêu dùng CPI. Lao động làm công ăn lương trong hộ

kinh doanh tập thể phi nông nghiệp (phi chính thức hoặc chính thức) có mức thu nhập

thấp nhất (trung bình khoảng 3 triệu đồng/tháng) và thấp hơn đáng kể so với các nhóm

khác. Mức tăng thu nhập của nhóm này trong 6 tháng đầu năm 2013 (13,5%) là cao

hơn hơn so với mức tăng trung bình của lao động làm công ăn lương.

Nếu xem xét dưới góc độ các ngành chính của nền kinh tế, phân tích số liệu cho

thấy (Hình 2) lao động làm công ăn lương trong nông nghiệp có mức thu nhập thấp

nhất, với tốc độ tăng thu nhập của ngành này cũng rất thấp trong 6 tháng đầu năm 2013

so với cùng kỳ năm 2012, đạt 3,6%, tức là thấp hơn đáng kể so với tốc độ tăng giá tiêu

dùng CPI. Tiếp theo là lao động làm công ăn lương trong ngành xây dựng với mức thu

nhập trung bình là 3,6 triệu đồng/tháng, với tốc độ tăng thu nhập là 7,8% trong 6 tháng

đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012. Thu nhập cao nhất thuộc về lao động làm công

ăn lương trong ngành khai khoáng với mức thu nhập trung bình là 5,9 triệu đồng/tháng,

tuy nhiên đây lại là nhóm có tốc độ tăng thu nhập thấp nhất chỉ tăng có 1,2% trong 6

tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012, và do vậy thấp hơn đáng kể so với tốc

độ tăng giá tiêu dùng CPI.

Hình 21: Thu nhập của lao động làm công ăn lƣơng trong một số ngành chính 6 tháng

đầu năm 2011-2013 (Đơn vị: Nghìn đồng/tháng)

Nguồn: Tính toán của các tác giả trên cơ sở số liệu Điều tra Lao động và Việc làm, các năm

2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Thu nhập trung bình của lao động làm công ăn lương trong các ngành xuất

khẩu chủ yếu của Việt Nam cũng có mức tăng trưởng tương đối tốt trong 6 tháng đầu

năm 2013. Thu nhập trung bình của lao động làm công ăn lương trong ngành điện tử

tăng trưởng ở mức cao so với mức chung (10,4%), đạt khoảng 4,9 triệu đồng/tháng.

Hình 32: Thu nhập của lao động làm công ăn lƣơng trong một số ngành có định hƣớng

xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011-2013 (đơn vị: nghìn đồng/tháng)

Page 35: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

35

Nguồn: Tính toán của các tác giả trên cơ sở số liệu Điều tra Lao động và Việc làm, các năm

2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Lao động làm công ăn lương trong các ngành dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm

gỗ có mức thu nhập trung bình tăng tương ứng là 6,4%, 4,4% và 11,8% trong 6 tháng

đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012, và đạt tương ứng là 3,6 triệu; 4,1 triệu và 3,7

triệu đồng/tháng trong 6 tháng đầu năm 2013. Đặc biệt, thu nhập của lao động làm công

ăn lương trong ngành điện và dây cáp điện, gốm sứ và mây tre đan có tốc độ tăng

trưởng khá ấn tượng (gần gấp hai lần tốc độ tăng trung bình) với tốc độ tăng tương ứng

là 17%, 25,8% và 28,6% so với 6 tháng đầu năm 2012.

III. Kết luận

Những chỉ số cơ bản của thị trường lao động được tính toán dựa trên số liệu

Điều tra Lao động và Việc làm của Tổng cục Thống kê cập nhật đến hết quý 2 năm

2013 dường như đã phản ánh được phần nào những thách thức mà nền kinh tế phải

đối mặt trong 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ thất

nghiệp của Việt Nam nói chung và tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nông thôn

nói riêng có xu hướng tăng lên; số giờ làm việc trung bình trong một tuần giảm và thu

nhập danh nghĩa của lao động làm công ăn lương tăng khá với tốc độ tăng là 10,16%

so với cùng kỳ năm 2012. Đặc biệt là sự tăng lên trong tỷ lệ thất nghiệp thanh niên

(15-24 tuổi) và tỷ lệ thanh niên không hoạt động là một chỉ số đáng chú ý và phải tiếp

tục được theo dõi chặt chẽ trong thời gian tiếp theo.

Đối với Việt Nam, một nền kinh tế có việc làm nông nghiệp và phi nông

nghiệp phi chính thức chi phối, chiếm tới trên 3/4 tổng số việc làm, mặc dù con số về

thất nghiệp không có nhiều ý nghĩa (đặc biệt khi định nghĩa một người có làm ít nhất

một giờ trong tuần nghiên cứu đã được coi là có việc làm) nhưng sự tăng lên về tỷ lệ

thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ các năm trước đã cho thấy sự khó

khăn mà nền kinh tế phải đối mặt.

Tuy số liệu về thu nhập danh nghĩa có tăng thêm 10,16 % nhưng nó chỉ phản

ánh về thu nhập của những lao động làm công ăn lương (chiếm khoảng hơn 1/3 tổng

số lao động đang làm việc trong nền kinh tế). Kinh nghiệm cho thấy khi kinh tế suy

giảm thì những lao động có tay nghề thấp (và do đó có thu nhập thấp) thường là đối

tượng đầu tiên bị cắt giảm, dẫn đến nhóm lao động được giữ lại thường là có tay nghề

cao hơn (và do đó có thu nhập cao hơn), với kết quả quan sát được là thu nhập trung

Page 36: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

36

bình của lao động làm công ăn lương tăng lên, cho dù thu nhập của từng lao động cụ

thể không tăng, thậm chí có thể còn giảm. Như vậy, với việc chúng ta không có thông

tin về thu nhập của 2/3 số lao động còn lại trong nền kinh tế nên chưa đủ cơ sở để

đánh giá được năng suất lao động thực sự của người lao động trên thị trường lao động.

Điều này được cũng cố thêm nhờ phân tích sâu hơn số liệu của Điều tra Lao động và

Việc làm: tỷ trọng lao động không có bảo hiểm xã hội đã gia tăng đáng kể, từ mức

77,8% trong 6 tháng đầu năm 2012 lên 81,8% trong 6 tháng đầu năm 2013. Đây là

dấu hiệu của sự chuyển dịch ngược từ việc làm chính thức trở về việc làm phi chính

thức, với chất lượng việc làm (thu nhập và các điều kiện làm việc khác) suy giảm.

Như vậy những người lao động yếu thế hơn và chịu nhiều rủi ro hơn trong bối cảnh

kinh tế suy giảm (do không có bảo hiểm xã hội) cũng có mức tăng thu nhập thấp hơn.

Điều này cũng có thể suy luận rằng nhóm dễ bị tổn thương (chiếm 62,7% tổng số lao

động) cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi bất ổn kinh tế vĩ mô và tăng trưởng suy giảm.

Nếu gộp chung với nhóm lao động làm công ăn lương không có bảo hiểm xã hội có

thể thấy rằng khoảng 80% lực lượng lao động nhiều khả năng chịu tác động đáng kể

của suy giảm kinh tế.

Tài liệu tham khảo

1. ILO (2009), “Các chỉ số chính của thị trường lao động”, bản sửa đổi lần thứ 7, Xem

http://www,ilo,org/empelm/pubs/WCMS_114060/lang--en/index,htm

2. Oudin Xavier, Laure Pasquier-Doumer, François Roubaud, Phạm Minh Thái và Vũ

Hoàng Đạt (2013), « Adjustment of the Labour Market in Time of Transition” (Sự

điều chỉnh của thị trường lao động ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi”, Bản dự

thảo,

3. Tổng cục thống kê (2012), “Tình hình kinh tế xã hội năm 2012”

http://www,gso,gov,vn/default,aspx?tabid=413&thangtk=12/2012

4. Tổng cục thống kê (2012), “Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm

2011”, Hà Nội 2012

5. Tổng cục thống kê (2013), “Tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2013”,

http://gso,gov,vn/default,aspx?tabid=621&ItemID=13510

6. Tổng cục thống kê (2012), “Báo cáo điều tra lao động việc làm 9 tháng đầu năm

2012” tại hội thảo công bố kết quả điều tra lao động việc làm Việt Nam năm 2012 tại

Hà Nội ngày 18/12/2012

Page 37: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

37

NHỮNG THÁCH MỚI ĐẶT RA TRONG KHU VỰC NÔNG NGHIỆP

TS. Đặng Kim Sơn

Trong thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đóng

vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, phát triển kinh tế,

xóa đói giảm nghèo, là nguồn thu ngoại tệ lớn và góp phần ổn định chính trị - xã hội.

Mặc dù Việt Nam đã có những thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế, lao động, nhưng

đến nay vẫn còn trên 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn. Kinh nghiệm phát triển

25 năm đổi mới cho thấy nếu được quan tâm, đầu tư đúng mức, nông nghiệp sẽ là

động lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Những thách thức của thế giới như dân số tăng nhanh, biến đổi khí hậu và biến động

giá lương thực,… cũng cho thấy nông nghiệp sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong

tương lai.

1. Những thành tựu nổi bật trong nông nghiệp Việt Nam thời gian qua

Sau 27 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể và

đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trở

thành lĩnh vực phát triển thành công nhất của nền kinh tế. Bất chấp những khó khăn

về thị trường, thiên tai và dịch bệnh, nông nghiệp tăng trưởng duy trì ở mức tương đối

khá. Sản xuất nông nghiệp đã tạo ra nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào, đảm

bảo an ninh lương thực quốc gia. Nhờ vậy, giá nông sản tại Việt Nam, đặc biệt là giá

lương thực được duy trì ở mức thấp, tạo chi phí lao động thấp, thu hút mạnh đầu tư

nước ngoài và đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.

Bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản tăng liên tục. Việt Nam đã trở thành một

trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về các mặt hàng như: gạo, cao su, cà

phê, hạt tiêu, hạt điều, sản phẩm gỗ và các sản phẩm thủy sản. Trong khi Việt Nam

liên tục thâm hụt thương mại, nông nghiệp là ngành duy nhất có thặng dư xuất khẩu

ròng tăng đều đặn, ngay cả trong thời điểm tăng trưởng kinh tế suy giảm. Thặng dư

xuất khẩu nông nghiệp đã góp phần quan trọng cân bằng cán cân thương mại quốc

gia.

Tăng trưởng nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực đã đóng vai trò quan

trọng nhất trong việc thực hiện thành công xóa đói giảm nghèo trong bối cảnh phần

lớn dân số vẫn sống ở khu vực nông thôn và nông nghiệp là nguồn sinh kế chính của

người dân ở những địa bàn khó khăn. Tỷ lệ giảm nghèo ở Việt Nam liên tục cải thiện

trong suốt thời gian dài với mức giảm ấn tượng khoảng 2%/năm. Đây là nền tảng quan

trọng của ổn định xã hội, an ninh chính trị, đồng thời cũng là đóng góp quan trọng cho

công tác bảo vệ môi trường.

Kể từ năm 2008 đến nay, Việt Nam chứng kiến tình trạng suy trầm của nền

kinh tế do những yếu kém trong quản lý chính sách vĩ mô trong nước và ảnh hưởng

tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong khó khăn, sản xuất nông nghiệp vẫn

nổi lên như một mảng sáng đáng khích lệ nhất của nền kinh tế. Trước những bất lợi do

thiên tai, dịch bệnh và suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động

sản xuất kinh doanh, ngành nông nghiệp (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm

nghiệp và thủy sản vẫn duy trì mức tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2012

Page 38: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

38

là 3,4%/năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm Đại hội Đảng XI đề ra cho ngành là 2,6-

3,0%.

Cũng như các đợt suy thoái kinh tế cuối thập kỷ 1980 và cuối thập kỷ 1990, lần

này nông nghiệp tiếp tục đóng vai trò “phao cứu sinh” cho đất nước vượt qua khó

khăn. Nhờ sản xuất cung ứng đủ lương thực thực phẩm, giúp duy trì ổn định kinh tế -

xã hội. Năm 2011, khi giá lương thực tăng cao (22,82%), thực phẩm tăng (29,34%,)

thì CPI bình quân chung tăng đến 18,58%. Năm 2012, mức tăng CPI của nhóm hàng

lương thực, thực phẩm chậm lại còn 3,26% và 8,14%, kéo mức tăng CPI bình quân

chung xuống 9,21%. Những tháng đầu năm 2013, chỉ số giá lương thực giảm 24,5%

và thực phẩm giảm 35,8%, góp phần kéo CPI tiêu dùng chung giảm 5,6% so với tháng

12/2012 góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát.

Xuất khẩu đóng góp quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Trung

bình trong giai đoạn 2011-2012, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt

18,8%/năm, vượt xa so với chỉ tiêu 6-7% theo kế hoạch phát triển giai đoạn 2011-2015

của Bộ NN&PTNT. Trong khi thương mại Việt Nam thường xuyên nhập siêu thì nông

nghiệp là ngành duy nhất luôn luôn xuất siêu, góp phần đáng kể cải thiện cán cân

thương mại. Năm 2012 là năm đầu tiên sau 20 năm Việt Nam có thặng dư cán cân

thương mại (284 triệu USD)46

chủ yếu nhờ xuất khẩu nông sản và xuất khẩu của các

doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xuất khẩu nông sản đạt mức kỷ lục 27,5 tỷ

USD và đạt thặng dư xuất khẩu ròng 10,6 tỷ USD trong năm 2012.

2. Những thách thức đặt ra trong khu vực nông nghiệp

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể và có đóng góp tích cực cho việc

duy trì ổn định kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2010 - 2012, nhưng tăng trưởng nông

nghiệp vẫn chủ yếu dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (tăng diện tích đất,

thâm dụng nước tưới để tăng vụ,…) cùng mức sử dụng vật tư đầu vào cao nhưng hàm

lượng đổi mới công nghệ và thể chế thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp được biểu hiện

ở mức tổn thất sau thu hoạch cao, chất lượng sản phẩm không đồng đều, vệ sinh an

toàn thực phẩm không đảm bảo, khả năng tạo giá trị mới thấp. Vì vậy, sau một thời

gian dài khởi sắc, tăng trưởng nông nghiệp đã bắt đầu chững trong thời gian gần đây,

giảm từ 4,5% năm 1995-2000 xuống còn 3,8% giai đoạn 2000-2005; rồi 3,4% giai

đoạn 2006-2011 và chỉ còn 2,7% trong năm 2012.

Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp diễn ra chậm, chưa thực sự phản ánh

lợi thế so sánh và chưa đáp ứng triển vọng nhu cầu trong tương lai. Trồng trọt vẫn

chiếm trên 50% cơ cấu nội ngành nông nghiệp, trong đó lúa gạo vẫn chiếm tỷ trọng

chính. Tuy chiếm phần lớn diện tích cây hàng năm nhưng hiệu quả kinh tế của cây lúa

đem lại không cao, vì vậy đã xuất hiện tình trạng nông dân không thiết tha với đất lúa,

không thâm canh tăng vụ nhất là ở Đồng bằng sông Hồng. Ngành thủy sản và ngành

chăn nuôi phát triển nhanh, song thiếu bền vững. Năng suất vật nuôi còn thấp, giá thành

chăn nuôi cao, thức ăn chăn nuôi phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu, mô hình chăn nuôi

công nghiệp chưa phát triển, khả năng kiểm soát dịch bệnh còn yếu, kiểm soát thị

trường và tổ chức kinh doanh kém… làm nhiều hộ nuôi thủy sản ở Đồng bằng Sông

Cửu Long treo ao, nhiều hộ chăn nuôi bỏ chuồng.

46 Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012– Tổng cục Thống Kê

Page 39: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

39

Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đang xuất hiện những khó khăn ngày càng

trầm trọng do nhiều thách thức mới xuất hiện. Một số thách thức mà ngành nông

nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt có thể kể đến như:

Khả năng tái sản xuất mở rộng của nông dân giảm sút.

Nông nghiệp đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn. Kinh tế thế giới và

trong nước chưa thể nhanh chóng hồi phục trong năm nay và năm tới. Các ngân hàng

khó khăn vì nợ xấu, doanh nghiệp chậm tiếp cận nguồn vốn khiến lợi nhuận giảm phải

cắt giảm sản xuất. Kinh tế tăng trưởng chậm, nhu cầu tiêu dùng trên thị trường giảm

làm giá nông sản giảm trong khi giá vật tư, nhiên liệu vẫn tăng. Sản xuất nông nghiệp

tăng trưởng chậm, kinh tế nông thôn đình trệ, việc làm và thu nhập trong nền kinh tế

khó khăn sẽ tiếp tục ảnh hưởng xấu đến thu nhập của nông dân. Trong hoàn cảnh đầu

tư cho nông nghiệp không cải thiện, khả năng tái sản xuất mở rộng kém đi. Những vấn

đề suy thoái, bất ổn có khả năng lan từ lĩnh vực kinh tế sang xã hội và môi trường làm

bất ổn chính trị và xã hội từ nông thôn lan ra thành thị.

Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp tăng.

An ninh sinh học đang trở thành vấn đề quan trọng. Trong năm 2013 Trung

Quốc đã đối mặt với chủng virus cúm gà H7N9 là loại virus cúm gia cầm mới vừa được

phát hiện có khả năng lây từ gia cầm sang người và có tỉ lệ tử vong cao, trong khi chủng

H5N1 vẫn xuất hiện và gây tử vong ở Việt Nam. Với sự biến đổi của các chủng virus

mới và khả năng lây nhiễm từ các nước xung quanh, nguy cơ phát sinh các đợt dịch

khác cho gia súc, gia cầm rất lớn và không loại trừ khả năng lây lan sang người. Tương

tự như vậy, bệnh dịch đối với thủy sản bùng phát trên tôm vừa qua gây tổn thất lớn cho

người nuôi. Mặc dù từ đầu năm 2012, các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và

các địa phương đã quyết liệt nghiên cứu, làm rõ nguyên nhân của dịch bệnh trên tôm

(bệnh teo gan tôm) nhưng đến nay chưa được giải quyết triệt để, người nuôi vẫn chịu

thiệt hại lớn. Đồng thời, giá cá tra xuất khẩu biến động thất thường, nhu cầu nhập khẩu

của thị trường chính (EU và Mỹ) bị sụt giảm mạnh, sản lượng tồn kho lớn, người dân

giảm đầu tư sản xuất. Ngoài ra, các bệnh dịch khác trên thủy sản, cây trồng thời gian tới

sẽ có nhiều diễn biến phức tạp.

Do rừng bị phá hoại nhiều, các công trình thủy điện, các khu khai thác khoáng

sản không đi kèm khôi phục môi trường đã làm nặng nề hơn thiệt hại bão, lũ, hạn hán

thời gian gần đây. Cùng với quá trình biến đổi khí hậu, tình trạng thiên tai trong tương

lai sẽ diễn ra ngày căng tăng với nhiều diễn biến phức tạp hơn. Tình trạng sạt lở, lũ

lụt, ngập mặn, hạn hán tại một số vùng sẽ xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn ảnh

hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Các biểu hiện thời

tiết cực đoan có nhiều khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực cho sản xuất nông nghiệp.

Trong thời gian gần đây, tuy kinh tế suy thoái nhưng tình trạng mất đất sản

xuất nông nghiệp vẫn diễn ra với tốc độ cao. Trong khi hệ thống luật lệ quản lý tài

nguyên đất, nước, sinh học chậm được cải thiện thì các nhu cầu của quá trình CHN-

ĐTH, bối cảnh biến đổi khí hậu và nguy cơ cạnh tranh, tranh chấp ngày càng gay gắt.

Các nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp như đất, nước, sinh học... sẽ tiếp

tục căng thẳng trong tương lai giữa nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, giữa nông

thôn và đô thịvà giữa các quốc gia lân cận.

Tình trạng thiên tai trong tương lai sẽ diễn ra ngày căng tăng với nhiều diễn

biến phức tạp hơn. Tình trạng sạt lở, lũ lụt, ngập mặn, hạn hán tại một số vùng sẽ xảy

Page 40: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

40

ra với mức độ nghiêm trọng hơn ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và sản

xuất của người dân. Các biểu hiện thời tiết cực đoan có nhiều khả năng gây ảnh hưởng

tiêu cực cho sản xuất nông nghiệp.

Ô nhiễm và nguy cơ gây suy thoái môi trường.

Tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua lạm dụng phân bón, hóa

chất bảo vệ, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng,… gây tác động xấu đến môi

trường, làm tăng mức độ ô nhiễm và suy yếu nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tính trạng

ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ mang lại những

hậu quả hết sức nghiêm trọng, đe dọa sản xuất trong nước và khả năng cạnh tranh của

nông sản Việt Nam trên thị trường.

Quản lý tài nguyên nước mặt và nước ngầmlãng phí, áp dụng các biện pháp

canh tác cũ và kém tận dụng phụ phẩm nông nghiệp là nguyên nhân gây ra ô nhiễm

cục bộ cũng như tăng phát thải khí nhà kính.

Kinh tế nông thôn, với việc phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp và công

nghiệp địa phương mà không quản lý môi trường tốt đang gây nguy cơ làm ô nhiễm

môi trường nông thôn.

Việc việc phá rừng bừa bãi, săn bắt khai thác cạn kiệt động vật hoang dã và tận

thu nguồn lợi thủy sản bằng các phương pháp đánh bắt hủy diệt đã làm mất cân bằng

sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học, hủy hoại khả năng tái tạo và phòng chống thiên tai

của tự nhiên.

Xu hướng phát triển bừa bãi các khu công nghiệp ở các địa phương, buông

lỏng quản lý chất thải công nghiệp, phát triển thủy điện nhỏ và khai thác đất đá,

khoáng sản bừa bãi trực tiếp làm suy thoái môi trường, gây nguy hiểm cho sinh kế và

phá hoại rừng, hủy hoại môi trường sống bền vững của người dân nông thôn.

Các nước trong khu vực đầu tư phát triển nông nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh

Tại Thái Lan, chính phủ đầu tư rất mạnh cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là

lúa gạo và trái cây. Trong năm tài khóa 2012, chính phủ Thái Lan đã chi cho chương

trình trợ giá gạo khoảng 3,5% GDP. Nông dân trồng lúa còn được hưởng những chính

sách hỗ trợ khác như: được mua phân bón với giá thấp và miễn cước vận chuyển phân

bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao. Ba chương trình lớn nhằm hỗ trợ nông

nghiệp của Thái Lan gồm có: (i) Chương trình hoãn nợ cho nông dân vay tiền của Ngân

hàng nông nghiệp; (ii) Chương trình “Mỗi làng một triệu bath”; (iii) Chương trình “Mỗi

làng một sản phẩm”.

Tại Trung Quốc, năm 2006, Chính Phủ xoá bỏ thuế nông nghiệp đã tồn tại 2

600 năm, cắt giảm 15 tỷ USD gánh nặng thuế của nông dân. Từ đó đến nay, mức trợ

cấp cho nông nghiệp, đầu tư cho nông thôn của Trung Quốc tăng rất mạnh hàng năm,

tạo nên tiềm lực mới cho khoa học công nghệ và kết cấu hạ tầng sản xuất. Đời sống

nông thôn Trung Quốc thực sự thay đổi mạnh. Đồng thời, dưới áp lực về lương thực,

Trung Quốc đã khích lệ các doanh nghiệp hướng ra các nước khác để thuê đất nông

nghiệp sản xuất. Theo ước tính, hiện có hơn 40 Công ty nông nghiệp Trung Quốc hoạt

động ở 30 nước trên cả 5 châu lục. Các trang trại này sản xuất các thực phẩm mà

Trung Quốc đang thiếu như gạo, đậu tương, ngô… Không chỉ thuê, đi liền sau các

hợp đồng thuê đất ở khắp 5 châu là dòng người Hoa được đưa tới đó để làm việc.

Page 41: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

41

Tại Indonesia, Cơ quan hậu cần quốc gia (Bulog) gần đây đã tăng cường thu

mua lúa gạo trong nước nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Indonesia tăng đầu tư cho

nông nghiệp và trợ cấp cho người trồng lúa, hỗ trợ kỹ thuật, công cụ và vật tư, dịch vụ

cho nông dân, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư nông nghiệp, chú trọng xây dựng

hệ thống thủy lợi, cung cấp thông tin dự báo thời tiết… cho người sản xuất. Chính phủ

sẽ cấp 10.000 ha đất sạch đối với doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp đưa ra dự án khả

thi. Indonesia cũng kêu gọi doanh nghiệp bảo hiểm tham gia lĩnh vực bảo hiểm

Tại Philippines, Chính Phủ nỗ lực trong việc đảm bảo lúa gạo cho toàn dân trong

thời gian tới. Ngoài ra, Chính Phủ Philippines cũng đặt ra mục tiêu xuất khẩu 100 tấn

gạo chất lượng cao trong năm 2013. Chính phủ Philipppines dự kiến sẽ tăng 22% ngân

sách dánh cho nông nghiệp nhằm tăng cường mạng lưới giao thông và hệ thống tưới

tiêu. Để thực hiện những mục tiêu trên, Bộ Nông nghiệp Philippines đã ban hành

chương trình cung cấp giống chất lượng cao đồng thời cấp bảo hiểm rủi ro thiên tai cho

nông dân trồng lúa.

Các nước khác trong vùng như Lào, Campuchia, Mianma cũng có bước phát

triển mạnh trong việc cải tổ hệ thống tổ chức và chính sách phát triển nông nghiệp

nông thôn.

Suy thoái kinh tế thế giới, nhu cầu thị trường thế giới sụt giảm đối với một số

mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, doanh nghiệp tiếp tục gặp

khó khăn

Trong thời gian gần đây, kinh tế tăng trưởng chậm, nhu cầu tiêu dùng trên thị

trường thế giới giảm, làm giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam giảm. Từ giữa năm

2012 cho đến tháng 6/2013, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính đều giảm giá. Kim

ngạch xuất khẩu các nông sản chính trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm 10,5% so với

cùng kỳ năm 2012. Trong tháng 6 năm 2013, giá cao su giảm 19,3%; giá hạt điều giảm

14,8%; giá gạo giảm 12,8%; giá hạt tiêu giảm 10,2%; giá thủy sản giảm 2,9% so với

cùng kỳ năm trước47

. Trong khi đó, do kinh tế trong nước khó khăn, sức mua trong

nước giảm. Giá nông sản thấp một mặt góp phần quan trọng giữ lạm phát ở mức thấp

nhưng mặt khác làm giảm đáng kể thu nhập của nông dân.

Trong khi đó, giá các vật tư đầu vào chính của sản xuất nông nghiệp như phân

bón, thuốc bảo vệ thực vật và thú y, thức ăn gia súc và thủy sản, nhiên liệu,

điện,…vẫn tiếp tục tăng. Trong quý II năm 2013, giá xăng đã tăng 10% so với cùng

kỳ; giá điện tăng 5% từ ngày 1/8/2013. Ngân hàng tiếp tục gặp khó khăn vì nợ xấu

(chiếm 4,7% tổng dư nợ vào cuối tháng 5 năm 201348

) đã siết chặt tín dụng và giữ

mức lãi suất rất cao kéo dài (phổ biến trong khoảng 13,5% đến 17,5%49

). Nhiều doanh

nghiệp và hộ nông dân không vay được vốn, buộc phải cắt giảm sản xuất, khiến lợi

nhuận giảm. Trong chăn nuôi, do dịch bệnh và làm ăn thua lỗ, nhiều doanh nghiệp, hộ

sản xuất phá sản. Tổng số đàn trâu của cả nước trong tháng 7 năm 2013 giảm 2,5%;

đàn bò giảm 3%; đàn lợn giảm 1,5%, gia cầm giảm 2% so với cùng kỳ năm 2012 50

.

Một số sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu có dịp tràn vào thị trường nước ta. Trong

ngành thủy sản cũng diễn ra tình trạng nhiều doanh nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản phá

47 Tính toán từ số liệu xuất nhập khẩu 6 tháng năm 2013 của Tổng cục Thống kê. 48 Ngân hàng Nhà nước 49 Ngân hàng Nhà nước 50 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 7 tháng đầu năm 2013 ngành

Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Page 42: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

42

sản do bệnh dịch, cạnh tranh thương mại gay gắt chính ngay giữa các doanh nghiệp

trong nước. Các ngư dân hoạt động trên biển còn gặp khó khăn vì tầu nước ngoài xua

đuổi, uy hiếp, bắt giữ. Thêm vào đó là các rào cản thương mại tại các thị trường xuất

khẩu. Ước tính, hiện đã có hơn 80% doanh nghiệp thủy sản mới thành lập trong 5 năm

gần đây sắp phá sản.Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2012 đạt khoảng

6,15 tỷ USD, tăng 0,7% so với năm 2011 nhưng chỉ bằng 94,2% so với kế hoạch. Ước

tính 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản tương đương cùng kỳ năm ngoái.

Kinh tế thế giới và trong nước chưa thể nhanh chóng hồi phục trong năm nay

và năm tới. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng chậm. Trong hoàn cảnh đó, đầu tư cho

nông nghiệp không cải thiện (tỷ lệ vốn đầu tư cho nông lâm thủy sản trong tổng vốn

đầu tư xã hội có xu hướng giảm từ 13,9% năm 2000 còn 6,6% vào năm 201151

). Nếu

nông nghiệp tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn như trước thì khả năng tái sản

xuất mở rộng của ngành sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Do hiệu quả thấp, nông nghiệp giảm dần vai trò trong cơ cấu thu nhập của gia

đình nông thôn. Trên toàn quốc lao động nông thôn bỏ sản xuất nông nghiệp đi tìm

việc phi nông nghiệp ở ngay nông thôn hoăc tại thành phố, thậm chí tìm cách đi làm ở

ngoài nước. Do trình độ thấp, thiếu thông tin, không có tổ chức, đa sống lao động từ

nông thôn ra chủ yếu tham gia “thị trường lao động phi chính thức” (xe ôm, cửu vạn,

thợ xây, đồng nát, ô sin,…) rủi ro cao, thu nhập thấp, điều kiện làm việc khó khăn,

điều kiện sinh hoạt bất thuận. Một số nơi ở đồng bằng sông Hồng, nông dân đã trả

ruộng lại cho nhà nước. Ở các vùng khác, hàng loạt nông dân bỏ đất không canh tác

hoặc giảm vụ gieo trồng.

3. Đề xuất cho bƣớc phát triển mới

Mặc dù, nhu cầu tiêu dùng chung trên thế giới đang chững lại trong điều kiện

khủng hoảng kinh tế thế giới trước mắt, nhưng nhìn lâu dài, nông sản với chất lượng

cao đảm bảo vệ sinh an toàn luôn luôn có thị trường và giá tốt. Trong vài chục năm

tới, cả thị trường trong nước và xuất khẩu đều có triển vọng tốt cho sản xuất nông

nghiệp.Trong bối cảnh hội nhập ngày càng đẩy mạnh, một khi sản xuất nông nghiệp

chuyển sang hướng có giá trị gia tăng cao và chất lượng tốt thì cơ hội để Việt Nam

liên kết với các doanh nghiệp và quốc gia khác để mở rộng thị trường nông sản là rất

to lớn. Đến năm 2015, AFTA sẽ phát huy hết tác dụng, hiệp định TPP đang đàm phán

cũng đang mở ra những thời cơ mới.

Các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất nông

nghiệp đem lại năng suất vật nuôi cây trồng và năng suất lao động ngày càng cao, mở

ra khả năng chống chịu thích nghi tốt với các bất lợi của môi trường, thực sự sẽ là

nguyên liệu quan trọng để xây dựng một cơ cấu nông nghiệp hiện đại.

Việc đương đầu với những khó khăn thách thức và khai thác các thời cơ thuận

lợi trên gắn chặt với năng lực đổi mới cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp của Việt

Nam ngay trong năm 2013 và các năm tới. Một mặt là triển vọng thay đổi tình hình

một cách căn bản chẳng những đối với ngành nông nghiệp và với cả nền kinh tế nước

nhà, mặt khác là nguy cơ bất ổn về chính trị xã hội và suy thoái môi trường nếu ngành

nông nghiệp tiếp tục giảm tăng trưởng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chủ động chuẩn bị Đề án tái cơ

cấu ngành, theo tầm nhìn “tái cơ cấu nền kinh tế” của Nghị quyết Đại hội Đảng lần

51 Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Page 43: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

43

thứ 11. Đây là bộ ngành đầu tiên trình Đề án tái cơ cấu ngành và đã được Thủ tướng

phê duyệt. Mục tiêu chính của công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm hướng tới

phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững có hàm lượng khoa học công nghệ cao, cơ

giới hóa cao, tạo ra giá trị cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn

quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện thu nhập nông dân, gắn với kinh tế

nông thôn phát triển năng động và đa dạng. Để phục vụ mục tiêu này, Bộ Nông

nghiệp đã đề xuất các định hướng tái cơ cấu ngành như sau:

Chuyển từ sản xuất các nông sản có giá trị thấp và tiềm năng thị trường hẹp

sang các sản phẩm có giá trị cao và tiềm năng thị trường lớn; chuyển từ tập trung đầu

tư vào các công đoạn sản xuất sang đầu tư cả cho những khâu tạo giá trị gia tăng trong

chuỗi giá trị sau thu hoạch; chuyển từ chỉ thúc đẩy sản xuất, kích cung sang hỗ trợ

cầu; chuyển từ nông nghiệp thâm dụng tài nguyên sang nông nghiệp thâm dụng khoa

học công nghệ, huy động tài nguyên con người; chuyển từ nông hộ tiểu nông sang

phát triển kinh tế hợp tác, chuyên môn hóa cao, gắn kết cả ngành hàng tại các vùng

chuyên canh.

Sau 25 năm đổi mới, nông nghiệp Viêt Nam đã đạt được những thành tựu đáng

ghi nhận và đã giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Nền

nông nghiệp vẫn phát triển trước biến động của thị trường, thiên tai bệnh dịch xảy ra

thường xuyên. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rõ là các động lực cho tăng trưởng

nông nghiệp trong thời gian qua đã không còn hoặc đang cạn kiệt dần. Nguồn tài

nguyên thiên nhiên, yếu tố quan trọng cho tăng trưởng nông nghiệp thời gian qua

đang bị suy giảm trầm trọng trong khi bản thân ngành nông nghiệp đang và sẽ phải

đối mặt với tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị thường thế giới và ngay

chính trong đất nước mình. Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết cho

những giải pháp phát triển ngành nông nghiệp với khả năng cạnh tranh cao song song

với phát triển bền vững.

Trước mắt, cần trợ giúp các hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đang gặp khó

khăn để có thể giữ vững ao nuôi và đầu tư tái đàn bằng hỗ trợ tài chính, giãn nợ,...;

đồng thời cần có giải pháp để trợ giúp các doanh nghiệp nông thôn còn hoạt động duy

trì và khôi phục sản xuất thông qua các giải pháp tài chính.

Nhanh chóng đưa các nguồn tài nguyên đang bị bỏ phí vào sản xuất nông

nghiệp như đất ở các khu dự án công nghiệp thuộc dạng quy hoạch treo; khôi phục

ngay các công trình thủy lợi tại các công trình thủy điện và khai khoáng không hiệu

quả; huy động vật tư tồn kho (xi măng, sắt…) để xây dựng, phát triển giao thông nông

thôn và thủy lợi nhỏ trong chương trình nông thôn mới…

Tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân (cả trong và ngoài nước) đầu tư

vào NN &PTNT, chuyển các hoạt động quan trọng mà trước đây nhà nước vẫn đầu tư

hoàn toàn sang hợp tác công tư. Các hoạt động đề xuất là: sản xuất công nghệ cao, áp

dụng tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế, phát triển nguồn nhân lực, thông tin thị trường,

quản lý rủi ro, vận hành và bảo trì hệ thống thủy lợi, quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn,

nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp, dịch vụ khuyến nông, dịch vụ thú y, quản lý tài

nguyên thiên nhiên, bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, tài chính nông thôn và bảo

hiểm nông nghiệp.

Nhóm giải pháp quan trọng nhất, cần tập trung sức để giải quyết là đẩy mạnh

triển khai tái cơ cấu ngành:

Page 44: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

44

Phát triển khoa học công nghệ: tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức KHCN nông

nghiệp theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm; huy động sự tham gia của tất cả các

thành phần kinh tế vào các hoạt động KHCN nông nghiệp; phân cấp, phân quyền

mạnh mẽ hoạt động khuyến nông cho các tổ chức nông dân và doanh nghiệp, tăng

kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ và khuyến nông, đẩy mạnh triển khai cơ chế

đấu thầu các đề tài nghiên cứu.

Tập trung đầu tư kết hợp cải tiến tổ chức, phát triển toàn diện toàn bộ chuỗi

ngành hàng (từ sản xuất, chế biến đến buôn bán) đối với những ngành có lợi thế như

lúa gạo, các da trơn ở ĐBSCL, cây công nghiệp ở Tây Nguyên,... tại các vùng chuyên

canh sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu trọng điểm (theo mô hình cánh đồng mẫu

lớn, cánh đồng liên kết,…). Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, hệ thống dịch vụ phục vụ

sản xuất kinh doanh và hệ thống kho tàng, chế biến, vận chuyển, tiếp thị, … nhằm

nâng cao giá trị gia tăng và giảm giá thành nông sản.

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện kịp thời các loại bệnh dịch

nguy hiểm, nâng cao năng lực dự báo khí tượng thủy văn nhằm ứng phó với biến đổi

khí hậu, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường làm cơ sở cho công tác điều hành và

dự báo thị trường. Tiến hành bảo hiểm sản xuất nông nghiệp

Cải cách và tăng cường vai trò của hội nông dân, vai trò của các hiệp hội ngành

hàng và các HTX nông nghiệp. Nâng cao vai trò của các tổ chức này trong việc cung

cấp các dịch vụ công. Nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng đối với các dịch vụ

công và các hoạt động sử dụng nguồn lực chung. Cải cách thủ tục hành chính, tập

trung hoạt động của Nhà nước vào những hoạt động quản lý chính (chính sách, quy

hoạch, tiêu chuẩn..). Xóa bỏ cơ chế xin cho, chuyển sang đối tác khách hàng trong

quản lý NN và giao thêm quyền tự chủ cho người dân cho PTNT đặc biệt trong NTM

Xử lý dứt điểm, cổ phần hóa và sắp xếp lại các doanh nghiệp nông lâm nghiệp

nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng đất bằng cách làm rõ đối tượng quản lý và sử dụng

có hiệu quả cao nhất.

Trước tình hình suy giảm của sản xuất nông nghiệp và xáo trộn trong kết cấu nông

thôn, đã đến lúc phải có quyết tâm chính trị cao để kiên quyết tái cơ cấu lại ngành nông

nghiệp, ưu tiên phát triển nông thôn, phát huy vai trò chủ thể của nông dân. Đây là những

mục tiêu quan trọng để ổn định chính trị xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng và mở đường

cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục đi lên.

Đây là những bước đột phá ban đầu để tiếp tục duy trì bằng được điểm sáng

nông nghiệp nông thôn của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Tuy nhiên để thực sự khai tác tiềm năng to lớn của nông nghiệp nông thôn Việt Nam

thực sự trở thành lợi thế đưa Việt Nam quay trở lại mức phát triển hiệu quả và vững

bền để có thể cất cánh công nghiệp hóa thì cần phải tiến hành tái cơ cấu kiên quyết và

triệt để của toàn nền kinh tế.Tư duy cũ phải được đổi mới, cách làm cũ phải được thay

đổi để tạo ra được động lực đúng hướng cho mọi đối tượng trong xã hội từ nhà lãnh

đạo đến người nông dân.

Nếu như công cuộc đổi mới 27 năm trước đã thay đổi tư duy, thực hiện những

cải cách quan trọng về đổi mới quan hệ sản xuất ở cơ sở, trao quyền cho người sản

xuất, kinh doanh, để cơ chế thị trường điều hành hàng hóa và dịch vụ thì có lẽ công

cuộc đổi mới hôm nay đòi hỏi những đột phá trong tư duy và đổi mới chính sách, chủ

trương lớn cả ở cơ sở và ở trung ương để trao quyền cho nhà khoa học, cho người

Page 45: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

45

quản lý, để cơ chế thị trường vận hành hiệu quả với các tài nguyên quan trọng như đất

đai, tiền vốn, lao động, khoa học công nghệ,…

Page 46: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

46

QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG VÀNG:

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM52

TS. Tô Ánh Dƣơng

Viện Kinh tế Việt Nam

1. Kinh nghiệm quản lý thị trƣờng vàng của Trung Quốc

Tại Trung Quốc, hoạt động kinh doanh vàng được thống nhất quản lý bởi đầu

mối duy nhất là Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (People‟s Bank of China-PBOC –

Ngân hàng Trung ương của Trung Quốc). Trong giai đoạn từ năm 1949 đến 2001,

Trung Quốc thực hiện kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, PBOC đóng vai

trò độc quyền thị trường vàng trong nước. Tuy nhiên, cùng với việc tự do hóa thị

trường tài chính, Trung Quốc đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc tự do hoá

từng bước thị trường vàng. Về cơ bản, kế hoạch tự do hoá thị trường vàng của Trung

Quốc cũng bao gồm 3 giai đoạn như nhiều nước khác, đó là: (i) Giai đoạn 1: Xoá bỏ

chế độ độc quyền kinh doanh vàng và cơ chế kiểm soát giá, đồng thời thành lập Sở

giao dịch vàng Thượng Hải; (ii) Giai đoạn 2: Từng bước xoá bỏ cơ chế cấp phép đối

với hoạt động sản xuất, bán buôn và bán lẻ vàng, bước đầu là đối với hoạt động bán

lẻ, sau đó cho phép cá nhân được tham gia giao dịch vàng miếng; (iii) Giai đoạn 3:

Xoá bỏ từng bước chế độ quản lý xuất nhập khẩu vàng. Trên cơ sở các bước nêu trên,

PBOC đã ban hành các quy định theo hướng nới lỏng quản lý hoạt động kinh doanh

vàng. Dưới đây là những mốc quan trọng trong tiến trình tự do hoá thị trường vàng

của Trung Quốc.

- Giai đoạn 1991-2000: Trước năm 1991, tại Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ

vàng phát triển chậm, chỉ vào khoảng 80 tấn/năm, rất thấp nếu tính theo đầu người.

Trong giai đoạn 1991-2000, nhu cầu tiêu thụ vàng bắt đầu tăng mạnh và đạt mức

trung bình 270 tấn/năm do những cải cách kinh tế và bắt đầu quá trình tự do hóa. Tuy

nhiên, thị trường vàng vẫn chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước từ khâu sản xuất

cho đến khâu phân phối bán lẻ. Trong giai đoạn này, PBOC hoàn toàn độc quyền thị

trường vàng trong nước từ khâu khai thác, tinh chế, gia công lẫn hoạt động mua bán,

xuất nhập khẩu vàng. Cụ thể, các công ty khai thác vàng sau khi tinh chế thành vàng

miếng phải bán lại cho các chi nhánh của PBOC, sau đó PBOC sẽ bán lại cho các

công ty vàng bạc đá quý chuyên gia công vàng trang sức. Các công ty này sau đó

được phép bán vàng trang sức cho dân chúng. Các hãng kinh doanh vàng trang sức chỉ

được phép mua vàng nguyên liệu từ PBOC và bán nhưng không được phép mua lại

vàng trang sức từ dân chúng. Người dân muốn bán vàng trang sức để lấy tiền mặt sẽ

bán tại các chi nhánh của PBOC. Ngoài ra, giá cả mua bán vàng đều phải áp dụng giá

do PBOC quy định. PBOC quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng dưới dạng cấp

phép xuất nhập khẩu cho các công ty được phép với số lượng tuỳ vào từng thời điểm.

Nhờ đó mà NHTW kiểm soát được số lượng vàng trong nước. Tuy nhiên, do giá vàng

mua vào mà Nhà nước quy định thường thấp hơn nhiều so với vàng bán ra nên đã

hình thành thị trường mua bán vàng ngầm trong dân cư. Mặt khác, cơ chế độc quyền

trong phân phối và kiểm soát giá đã làm cho giao dịch trên thị trường bị méo mó, giá

52 Bài viết là một trong những kết quả nghiên cứu về đô la hóa, vàng hóa do Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn

lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Dự án “Hỗ trợ nâng cao

năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” đã tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật, và góp ý cho

Nghiên cứu này.

Page 47: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

47

cả không tuân theo quy luật cung cầu trong khi nhu cầu vàng người dân lại ngày càng

cao. Tình trạng này làm tăng lượng vàng nhập lậu kém chất lượng từ các nước có

chung đường biên giới với Trung Quốc. Nhận thấy tình hình tiêu cực trên, NHTW

Trung Quốc đã đổi mới, từng bước xóa bỏ cơ chế độc quyền trong sản xuất, kinh

doanh và phân phối vàng.

- Giai đoạn từ 2001-2006: Năm 2001 là năm Trung Quốc trở thành thành viên

chính thức của WTO. Đồng thời, năm 2001 cũng là mốc quan trọng trong việc tự do

hoá thị trường vàng của Trung Quốc. Tháng 4/2001, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa

lần đầu tiên chính thức công bố kế hoạch xoá bỏ cơ chế quản lý độc quyền trong mua

và phân phối vàng, bãi bỏ việc kiểm soát và ấn định giá vàng cũng như giảm thuế

suất. Hiệp Hội Vàng Trung Quốc (CGA) và Sở/Sàn giao dịch vàng Thượng Hải

(Shanghai Gold Exchange - SGE) được thành lập. Đây được coi là bước đột phá trong

chính sách quản lý thị trường vàng của Trung Quốc sau hơn 50 năm thực hiện kiểm

soát chặt chẽ. Đặc biệt, vào tháng 11/2001 Trung Quốc đã xoá bỏ chế độ cấp phép đối

với hoạt động sản xuất, bán buôn và bán lẻ vàng trong nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp

100% vốn nước ngoài vẫn chưa được phép tham gia vào lĩnh vực này.

Hoạt động của Sở giao dịch vàng Thượng Hải (SGE)

Để quản lý thị trường vàng hiệu quả mà vẫn đảm bảo nhu cầu kinh doanh vàng

bạc của dân chúng, Trung Quốc đã thành lập Sở giao dịch vàng Quốc gia vào tháng

11/2001, hoạt động độc lập như một Sở giao dịch Chứng khoán. Sở giao dịch vàng

Thượng Hải (Shanghai Gold Exchange – SGE) là pháp nhân độc lập do Nhà nước

đầu tư vốn 100% (vốn điều lệ đăng ký là 30.000.000 RMB, tương đương khoảng 4,2

triệu USD), thời gian hoạt động là 50 năm. Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa là cơ

quan quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động của SGE. Hội đồng quản trị của Sàn do

NHTW tiến cử, hầu hết các vị trí quan trọng và chủ chốt trong Ban Quản trị của Sàn

đều do NHTW bổ nhiệm. SGE có chế độ báo cáo thường xuyên và đột xuất lên cho

NHTW nhờ đó mà NHTW Trung Quốc vẫn giữ được quyền chủ động trong mọi quyết

định của SGE. Trong trường hợp hết thời gian hoạt động đã được đăng ký (50 năm)

mà Hội đồng thành viên không quyết định tiếp tục hoạt động hoặc trong trường hợp

sáp nhập, chia tách Sở thì PBOC là cơ quan phê duyệt và chấp thuận phương án đóng

cửa SGE. Như vậy, PBOC đóng vai trò quản lý và chi phối mọi quyết định của SGE

thông qua việc quản lý việc tham gia của các thành viên và tham gia bộ máy nhân sự

chủ chốt điều hành Sở (cử người tham gia Hội đồng Quản trị, tiến cử Chủ tịch và các

Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, bổ nhiệm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám

đốc). Nhờ đó, mặc dù có sự tham gia của các thành viên nhưng PBOC vẫn giữ được

vai trò quản lý mọi quyết định của SGE nhằm bảo đảm SGE hoạt động minh bạch,

hiệu quả dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Trung ương.

Vào tháng 10/2002, Sở giao dịch vàng Thượng Hải chính thức đi vào hoạt

động. Đây là sàn vàng vật chất giao ngay (spot gold). Sản phẩm được phép giao dịch

lúc đầu là vàng miếng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sau đó mở rộng sang các kim loại quý

khác như bạch kim và bạc. Để thực hiện giao dịch vàng vật chất, SGE có hệ thống

thành viên là các công ty cung cấp dịch vụ lưu kho, bảo quản và giao nhận vàng. Ban

đầu, chỉ nhà đầu tư là tổ chức mới được phép tham gia giao dịch trên SGE, nhà đầu tư

cá nhân chưa được phép tham gia. SGE có hệ thống thành viên là các tổ chức kinh tế

trong nước, gồm: các công ty kinh doanh vàng (công ty khai thác, chế tác, xuất nhập

khẩu vàng); các định chế tài chính và các thành viên chủ chốt. Các thành viên này là

các nhà tạo lập thị trường, tham gia giao dịch, làm đại lý nhận lệnh, thực hiện chức

Page 48: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

48

năng ngân hàng thanh toán hoặc cung cấp dịch vụ kho bãi, giao nhận. Tại thời điểm đi

vào hoạt động, SGE có 108 thành viên.

Theo số liệu thống kê trên website của Sở giao dịch vàng Thượng Hải, giá

vàng giao dịch trên SGE (đơn vị CNY/g) tương đối sát với giá thế giới (đơn vị

USD/ounce) nếu cộng cả thuế và các chi phí nhập khẩu. Trong khi hoạt động xuất

nhập khẩu vàng đang bị quản lý dưới dạng cấp phép, giá vàng trong nước có sự liên

thông với giá vàng thế giới chứng tỏ PBOC có cơ chế quản lý linh hoạt trong việc cho

phép các đơn vị xuất hoặc nhập khẩu vàng khi có chênh lệch giá. Ngoài ra, cũng có

khả năng PBOC trực tiếp mua bán can thiệp thị trường nhằm bình ổn giá, hạn chế tình

trạng buôn lậu vàng.

Với sự ra đời của SGE, giao dịch vàng miếng đã được thực hiện tập trung qua

Sàn bằng cơ chế khớp lệnh tập trung, giá cả do cung cầu thị trường quyết định, PBOC

không thực hiện quy định giá đối với giao dịch vàng miếng. Đây là sự kiện đánh dấu

sự chấm dứt cơ chế độc quyền đối với thị trường vàng của Trung Quốc.

Tháng 3/2003, Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được phép

đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vàng tại thị trường trong nước. Năm 2003-

2004, cũng đánh dấu tiến trình mở cửa thị trường của Trung Quốc qua việc: (i) Bãi bỏ

việc cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu sử dụng vào mục đích sản xuất nữ

trang để tái xuất khẩu; (ii) Bãi bỏ quy định cấp giấy phép kinh doanh vàng để tự do

hóa thị trường vàng nữ trang; (iii) Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) bắt đầu

cho phép cá nhân giao dịch vàng hai chiều với thanh toán bằng tiền mặt; (iv) Ủy ban

Pháp chế cho phép việc mua bán vàng vật chất tại các ngân hàng thương mại.

- Giai đoạn từ năm 2006 - nay:

Tháng 12/2006, Ngân hàng Nhân dân Trung hoa ( PBOC) cho phép nhà đầu tư

cá nhân được phép giao dịch vàng miếng trên SGE. Nhờ quy định này, vàng trở thành

kênh đầu tư tài chính hấp dẫn cho các nhà đầu tư cá nhân cùng với kênh đầu tư khác

như chứng khoán, tiền tệ, bất động sản. Với sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân,

tính thanh khoản của vàng trên SGE cũng được nâng lên đáng kể. Đồng thời, PBOC

cũng chính thức cho phép các ngân hàng thương mại được phép cung cấp dịch vụ kinh

doanh vàng tài khoản cho khách hàng cá nhân. Kinh doanh vàng qua tài khoản là việc

nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch mua bán vàng trên tài khoản của mình nhưng

trên thực tế không diễn ra việc giao nhận vàng vật chất, cũng như không thể rút vàng

vật chất từ tài khoản của mình. Về bản chất, đây chỉ là một loại hình đầu tư tài chính,

tìm kiếm lợi nhuận nhờ chênh lệnh giá. Hiện nay, các nhà đầu tư cá nhân phải mở 2

tài khoản (1 tài khoản tiền thanh toán và 1 tài khoản vàng) để thực hiện giao dịch tại

các Ngân hàng là thành viên của SGE. Ngân hàng cung cấp dịch vụ thực hiện chức

năng trung gian, mở tài khoản cho nhà đầu tư, nhập lệnh, khớp lệnh và thu phí giao

dịch.

Theo quy định của PBOC, nhà đầu tư cá nhân chỉ được phép giao dịch trong

giới hạn số dư tài khoản tiền hoặc vàng của họ. Tức là ngân hàng không được phép

cho nhà đầu tư vay để đầu tư vượt quá số tiền hoặc vàng họ đang nắm giữ hay không

sử dụng đòn bẩy tài chính (tỷ lệ ký quỹ là 100%). Quy định này sẽ hạn chế quy mô

giao dịch vàng tài khoản nhưng sẽ giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư trong trường hợp

đầu tư thua lỗ.

Page 49: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

49

Giữa năm 2007, PBOC chấp thuận cho một số ngân hàng nước ngoài gồm

HSBC, Standard Chartered, UBS AG và Bank of Nova Scotia (BNS) trở thành thành

viên của Sàn giao dịch vàng Thượng Hải. Năm 2010, lượng vàng giao dịch tại Sàn

Giao dịch Vàng Thượng Hải đạt 6.046 tấn trị giá 1,61 ngàn tỷ NDT, trong đó giao

dịch vật chất là 837 tấn. Cho đến nay Sở giao dịch vàng Trung Quốc hoạt động có

hiệu quả, đảm bảo tính công khai, minh bạch, chuyên nghiệp và là yếu tố quan trọng

giúp ổn định giá vàng nội địa.

Những hợp đồng tương lai đầu tiên được giao dịch tại Sở Giao dịch Hợp đồng

Tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange) vào ngày 9 tháng 01 năm 2008

và đạt khoảng 6.79 triệu hợp đồng trị giá 1,82 ngàn tỷ Nhân dân tệ trong năm 2010.

Tháng 08/2010, Chính phủ Trung Quốc nới lỏng những quy định trong hoạt động

mua, bán và đầu tư vàng đối với các tổ chức tài chính và nhà đầu tư cá nhân. Nhiều ngân

hàng được phép nhập khẩu và xuất khẩu vàng, mở cửa thị trường vàng cho các tổ chức và

các cá nhân. Cũng trong năm 2010, Trung Quốc cho phép quỹ đầu tư vàng đầu tiên được

đầu tư ra các quỹ tín thác đầu tư vàng ở thị trường nước ngoài.

Hiện tại, Trung Quốc là nước khai thác vàng lớn nhất thế giới với sản lượng dự

kiến lên tới 440 tấn53

năm 2013, vượt Nam Phi – nhà khai thác vàng lớn nhất thế giới

năm 2007, với sản lượng đạt 403 tấn trong năm 2012. Đồng thời, Trung Quốc là nước

tiêu thụ vàng đứng thứ 2 thế giới (sau Ấn Độ, tuy nhiên sẽ sớm vượt Ấn Độ trong năm

2013 ) với mức tiêu thụ ngày càng tăng (năm 2010: 580 tấn; năm 2011: 778,6 tấn; 6

tháng đầu năm 2013: 706,36 tấn và có thể đạt 1.000 tấn cả năm 2013)54

.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc chiếm 30,2% tổng dự trữ ngoại hối của thế

giới vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối của Trung

Quốc khá khiêm tốn. Năm 2009, Trung Quốc là quốc gia có dự trữ vàng đứng thứ 6

thế giới (sau Mỹ, Đức, IMF, Ý và Pháp) với 1054 tấn (chỉ chiếm 1,9% tổng dự trữ của

Trung Quốc).

2.Kinh nghiệm quản lý thị trƣờng vàng và huy động vàng của Ấn Độ

2.1.Tổng quan thị trường vàng Ấn Độ

Vàng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, tôn giáo và văn hóa của

người Ấn Độ. Trong nhiều thập kỷ qua, các gia đình Ấn Độ đã mừng lễ cưới, sinh

nhật, lễ hội thông qua vàng. Truyền thống này đã được truyền từ đời này sang đời

khác. Ví dụ điển hình là một nửa (½) số vàng mà người Ấn Độ mua hàng năm chỉ để

phục vụ cưới xin. Với khoảng 10 triệu đám cưới mỗi năm, quốc gia này đã và sẽ còn

chứng kiến một lực mua vàng vô cùng lớn mạnh.

Ấn Độ bãi bỏ lệnh cấm giao dịch vàng đã tồn tại hơn 4 thập kỷ qua vào tháng

10/2003. Ấn Độ thành lập thị trường giao dịch vàng qua Sở Giao dịch hàng hóa Ấn

Độ (MCX) và Sở giao dịch này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2003. Tính tới năm

2010, MCX đã chiếm hơn 80% thị phần hàng hóa tương lai của Ấn Độ với hơn 2.000

thành viên đăng ký hoạt động thông qua 100.000 trung tâm giao dịch. MCX là thị

trường giao dịch hàng hóa tương lai lớn thứ hai thế giới về vàng.

Hiện tại, Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng cũng như nhập khẩu vàng lớn nhất trên

thế giới. Theo thống kê từ Mineweb.com, năm 2012 nước này nhập tới 1.080 tấn

53 Nguồn: China Mining Association

54 Nguồn: Hội đồng Vàng Thế giới - WGC

Page 50: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

50

vàng55

, trong đó 56% là nhập qua các ngân hàng, lượng vàng trong dân chúng khoảng

20.000 tấn. Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng của Ấn Độ và Trung

Quốc dự kiến có thể chiếm tới 45-50% cầu vàng thế giới vào cuối năm nay (2013),

với mức nhập khẩu tương đương từ 900-1000 tấn/mỗi nước. Chỉ riêng trong quý

2/2013, nhu cầu vàng của Ấn Độ tăng 70% so với cùng kỳ năm 2012, mức tăng cao

nhất trong vòng 10 năm qua và đạt mức 310 tấn, trong khi đó Việt Nam đứng ở vị trí

thứ 8 trên thế giới về nhu cầu vàng (hình 1).

Trong mấy năm gần đây, kinh tế vĩ mô của Ấn Độ biến động mạnh. Tỷ lệ tăng

trưởng GDP đã giảm mạnh từ mức 9,3% năm 2011 xuống còn 4,4% hiện nay. Thâm

hụt cán cân vãng lai của Ấn Độ đã lên mức kỷ lục 4,8% GDP hay 88,2 tỷ USD trong

năm tài chính 2012 – 2013 kết thúc vào tháng 3/2013 (so với mức thâm hụt 4,3%

GDP năm 2011 – 2012). Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu giảm thâm hụt cán cân vãng

lai xuống còn 3,8% GDP hay 70 tỷ USD trong năm tài chính này. Vàng là nhân tố

đứng thứ hai (sau dầu) đóng góp vào thâm hụt cán cân vãng lai của Ấn Độ, do nhập

khẩu xăng dầu và vàng chiếm tới 45% tổng nhập khẩu hàng hóa năm tài chính 2012 –

2013. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn đã tác động mạnh đến giá trị đồng Rupee. Đồng

Rupee đã mất giá trên 20%56

trong năm tài chính 2012-2013, đây là mức mất giá

mạnh thứ 2 sau đồng Yên Nhật trong rổ tiền tệ của 11 nước Châu Á,và đạt mức thấp

kỷ lục 60,765 Rupee/USD vào ngày 26/6/2013.

Hình 1. Nhu cầu vàng của các nƣớc trong Quý 2/2013

Đơn vị: tấn

Nguồn: Hội đồng vàng Thế giới

2.2.Chính sách quản lý thị trường vàng và “chống vàng hóa” của Ấn Độ

Từ tháng 3/2012 trở lại đây, Chính phủ và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (The

Reserve Bank of India – RBI – Ngân hàng Trung ương của Ấn Độ) dồn dập đưa ra các

quy định mới để tăng cường quản lý thị trường vàng, thậm chí kêu gọi người dân bớt

55 Tổng số tiền mà Ấn Độ phải bỏ ra nhập vàng trong năm 2012-2013 là gần 54 tỷ USD. Số tiền nhập khẩu vàng

trong năm liền trước (2011-2012) là 57,5 tỷ USD. Các con số này cho thấy đồng rupee mất giá một phần do

nhu cầu USD tăng cao và trong bối cảnh USD cũng lên giá so với các ngoại tệ khác. Với vị trí là nước tiêu thụ

vàng lớn nhất thế giới (nhập khẩu chiếm khoảng 25% toàn cầu) và lượng vàng ước tính khoảng 20.000 tấn, có

thể thấy, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tăng thâm hụt cán cân vãng lai, qua đó tác động lên dự trữ ngoại hối

nước này và kéo theo các hệ lụy khác là khó tránh khỏi. 56 Nguồn: Mineweb, 11/9/2013

Page 51: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

51

“yêu” vàng, và không mua vàng, bên cạnh việc sử dụng tiết kiệm xăng dầu. Ngày

21/3/2012, RBI ra quy định các công ty tài chính phi ngân hàng không được cho vay

dựa trên tài sản đảm bảo bằng vàng miếng và tiền xu vàng. Trong báo cáo định kỳ ngày

30/10/2012, RBI quan ngại việc nhập khẩu vàng tăng mạnh trong những năm gần đây

do các ngân hàng cho vay mua vàng dưới mọi hình thức và điều này thúc đẩy nhu cầu

vàng nhằm mục đích đầu cơ. Đến tháng 11/2012, RBI chính thức có quy định cấm các

ngân hàng cho vay để mua vàng dưới mọi hình thức.

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cũng dừng kế hoạch cho phép tăng tỷ lệ danh mục cho

vay dựa trên thế chấp bằng vàng từ 11% lên 15% như dự kiến trước đó, đồng thời chỉ

đạo các công ty tài chính phi ngân hàng giới hạn giá trị khoản vay ở mức 60% giá trị tài

sản thế chấp bằng vàng so với tỷ lệ 90 – 100% như trước đây. Tháng 2/2013, RBI yêu

cầu các ngân hàng hợp tác xã chỉ được phép cho vay thế chấp bằng vàng và không được

phép cho vay mua vàng dưới mọi hình thức. Đầu tháng 5/2013, RBI quy định các ngân

hàng được phép cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là vàng trang sức và tiền xu vàng do

ngân hàng đúc, nhưng không được phép cho vay để mua vàng dưới bất kỳ hình thức

nào. Cho vay dựa trên đảm bảo bằng tiền xu vàng đối với mỗi khách hàng không được

quá trọng lượng 50 gram vàng. Cũng trong tháng 5/2013, RBI quy định hạn chế nhập

khẩu vàng trên cơ sở ủy thác của ngân hàng chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của đơn vị xuất

khẩu vàng trang sức, rồi mở rộng sang các tổ chức khác được Chính phủ cho phép nhập

khẩu vàng. Tất cả thư tín dụng (L/C) để nhập khẩu vàng dưới mọi hình thức phải được

đảm bảo 100% bằng tiền mặt và việc nhập khẩu vàng sẽ phải được thực hiện theo

phương thức Hồ sơ – Thanh toán, không được áp dụng phương thức Hồ sơ – Chấp

thuận. Cuối tháng 6/2013, tiếp theo quy định trước đó, RBI yêu cầu việc nhập khẩu

vàng dựa trên tín dụng của bên mua/bên bán phải tuân thủ quy định về tỷ lệ đảm bảo

bằng tiền mặt và phương thức Hồ sơ – Thanh toán, các ngân hàng phải đảm bảo không

cho phép cấp tín dụng dưới bất kỳ hình thức nào để nhập khẩu vàng.

Hội đồng Vàng thế giới cho rằng nhu cầu vàng vật chất của Ấn Độ có thể tiến

tới con số 1000 tấn trong năm nay. Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ lại muốn hạn chế

lượng vàng nhập khẩu không vượt quá 850 tấn và vì thế quốc gia này một lần nữa lại

áp dụng các chế tài khắt khe trong việc mua và nhập khẩu vàng.

Trong nỗ lực nhằm giảm thâm hụt cán cân vãng lai ở mức cao kỷ lục, ngày

5/6/2013, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã quyết định tăng thuế nhập khẩu vàng lần thứ 2

trong năm nay, từ 6% lên 8%, so với mức thuế 2% vào tháng 1/2012. Ngày 22/6/2013,

RBI yêu cầu các nhà nhập khẩu phải tái xuất ít nhất 20% lượng vàng nhập khẩu –

thường là đồ trang sức. Sau đó, ngày 30/8/2013, RBI lại tiếp tục tăng thuế nhập khẩu

vàng từ 8% lên 10%.

Có thể thấy rằng, có nhiều điểm tương đồng trong các chính sách tăng cường

quản lý thị trường vàng của Ấn Độ giống với Việt Nam, đó là cùng theo hướng siết

chặt, cắt bỏ dần hoạt động cho vay bằng vàng, cho vay thế chấp bằng vàng, cũng như

hạn chế việc nhập khẩu vàng. Chính phủ Ấn Độ gần đây tuyên bố có thể sẽ áp dụng

thêm các biện pháp hạn chế nhập khẩu vàng hơn nữa cho đến khi lượng vàng vật chất

nhập khẩu đạt ở con số mong muốn.

Tuy nhiên, tại Ấn Độ, sự say mê giao dịch vàng vẫn được duy trì bất chấp các

biện pháp tăng thuế nhập khẩu của chính phủ với mục tiêu cắt giảm thâm hụt cán cân

vãng lai. Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), trên thực tế, nhu cầu vàng trang sức,

Page 52: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

52

vàng thỏi và tiền xu vàng tại Ấn Độ trong quý 2/2013 vẫn tăng mạnh57

so với cùng kỳ

năm ngoái, ngay cả khi các biện pháp tăng thuế được áp dụng, cho dù nhập khẩu vàng

giảm mạnh trong quý 3/2013 theo số liệu nhập khẩu chính thức58

. Tuy nhiên, lực mua

vàng kỷ lục mà chúng ta nhìn thấy không xuất phát hoàn toàn từ “tình yêu” vàng.

Chắc chắn người dân quyết định mua vàng một phần là do lo ngại nghèo đói cũng như

sự bất ổn trong các chính sách của chính phủ. Một chính sách tốt có thể kích thích

kinh tế tăng trưởng và khiến thị trường phản ứng tốt. Một chính sách tồi lại đem đến

những hậu quả trái ngược. Khi người dân mua vàng cho người thân và bạn bè, cũng là

lúc họ mua vàng với mục đích bảo vệ. Hình 2 cho thấy, trong vòng 3 năm qua, từ

tháng 8/2010 đến tháng 8/2013, lợi nhuận từ vàng ở Ấn Độ tính theo đồng Rupee –

một đồng tiền yếu so với USD - là 49,5%, trong khi đó lợi nhuận của vàng tính theo

đồng USD ở Mỹ chỉ là 12,4%.

Hình 2. Lợi nhuận từ vàng ở Ấn Độ và Mỹ

Nguồn: Bloomberg

Điều này cho thấy, bất chấp việc tăng thuế nhập khẩu lên 10%, người dân Ấn

Độ sẽ còn tiếp tục yêu mến vàng, thậm chí cả khi họ phải mua trên thị trường chợ đen

đi chăng nữa!

Có thể nói, các biện pháp quản lý thị trường vàng của Chính phủ Ấn Độ chỉ

mang tính ngắn hạn, làm tổn hại đến một trong những ngành công nghiệp chính của

Ấn Độ - đó là kinh doanh đồ kim hoàn; luồng vốn nước ngoài tiếp tục chảy ra59

do

quan ngại các chính sách bất ổn của chính phủ, GDP và lòng tin suy giảm mạnh;

chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế tăng cao, mà phía sau đó là quan ngại về

tình trạng nhập lậu vàng gia tăng. Theo Thomson Reuters GFMS, tổng hợp số liệu của

Hội đồng vàng Thế giới, năm 2012 có 102 tấn vàng nhập lậu vào Ấn Độ. Năm 2013,

các nhà bán lẻ và các trung tâm bán vàng miếng dự đoán vàng nhập lậu vào Ấn Độ có

thể lên tới 140 tấn, tăng 40% so với năm ngoái.

57

Theo Mineweb, Ấn độ nhập khẩu 142,5 tấn vàng trong tháng 4/2013; nhập khẩu 162 tấn vàng trong tháng

5/2013; và nhập khẩu 31,5 tấn vàng trong tháng 6/2013. 58 Theo Mineweb, số liệu nhập khẩu vàng chính thức của Ấn Độ trong tháng 8/2013 chỉ là 2,5 tấn, giảm mạnh so

với 47,5 tấn vàng nhập khẩu trong tháng 7/2013. 59

Kể từ 1/6/2013, các quỹ nước ngoài đã rút chừng 11,58 tỷ USD các cổ phiếu và trái phiếu ra khỏi các thị

trường Ấn Độ do những quan ngại về sự suy giảm mạnh của nền kinh tế này.

Page 53: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

53

2.3.Kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc huy động vàng

Để thu hút một phần khối lượng vàng của quốc gia do tư nhân nắm giữ (hiện

tại khoảng 20.000 tấn vàng), qua đó giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu vàng,

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (NHTW) cho phép các ngân hàng có đủ điều kiện được huy

động và cho vay vàng, cụ thể như sau:

- Ngân hàng được huy động khi được NHTW Ấn Độ cho phép (hiện nay ngân

hàng huy động vàng lớn nhất của Ấn Độ là Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ). Các ngân

hàng phải có cơ chế quản trị rủi ro thích hợp để phòng chống rủi ro biến động giá

vàng và được phép tham gia vào các hợp đồng kỳ hạn ở Ấn Độ để bảo hiểm rủi ro.

Các ngân hàng được tham gia thị trường vàng quốc tế, Hiệp hội vàng London hoặc sử

dụng các hợp đồng OTC để phòng ngừa biến động giá vàng theo các quy định về

kiểm soát ngoại hối. Đồng thời, các ngân hàng phải thiết lập hệ thống kế toán phù

hợp, cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ và công bố thông tin bao quát các hoạt động

liên quan đến vàng bao gồm cả huy động vàng.

- Một số đặc điểm huy động vàng ở Ấn độ:

+ Hình thức: huy động tiết kiệm hoặc phát hành chứng chỉ huy động vàng cho

các hộ gia đình, các ngôi đền, chùa và các quỹ tôn giáo.

+ Kỳ hạn: thường từ 3-7 năm.

+ Lãi suất: Do ngân hàng huy động quy định.

+ Khi đến hạn sẽ được thanh toán bằng vàng hoặc tương ứng bằng đồng Rupee

theo yêu cầu của người gửi.

+ Chứng chỉ có thể chuyển nhượng và người sở hữu không phải chịu thuế.

+ Người gửi vàng có thể thanh toán trước hạn sau khi gửi tối thiểu 1 năm.

Ngân hàng có thể cho người giữ chứng chỉ vay đồng Rupee.

- Ngân hàng huy động vàng có thể: (i) cho vay vàng đối với lĩnh vực trang sức

trong nước, cho vay các nhà xuất khẩu vàng trang sức; (ii) bán vàng giao ngay tại thị

trường trong nước hoặc bán vàng cho các ngân hàng chỉ định khác.

- Ngân hàng huy động sẽ bán vàng huy động được trên thị trường trong nước để

giảm sự phụ thuộc vào vàng nhập khẩu. NHTW sẽ cung cấp hợp đồng bán vàng kỳ

hạn cho ngân hàng huy động vàng với một chi phí nhất định. Chi phí này cùng với lãi

suất huy động trả cho người sở hữu chứng chỉ vàng sẽ tương đương với lãi suất đi vay

Rupee của ngân hàng huy động.

Tuy nhiên, việc huy động vàng ở Ấn Độ cũng có một số vấn đề đặt ra là:

(i) Nhu cầu mua vàng miếng sẽ tương ứng với số lượng vàng gửi vào ngân hàng

thương mại (NHTM) nên không làm giảm được sự phụ thuộc vào vàng miếng nhập

khấu.

(ii) Chính phủ sẽ mất tiền nếu đồng Rupee giảm giá trị mạnh so với Đô la Mỹ

hoặc giá vàng tăng mạnh trong suốt thời hạn gửi vàng.

(iii) Mất khoản thu thuế đối với lãi gửi vàng trong khi có thể đánh thuế đối với

lãi tiền gửi Rupee.

(iv) NHTW Ấn Độ có lượng vàng dự trữ khoảng 557,7 tấn vàng (năm 2009). Số

vàng này đang không mang lại lợi nhuận cho NHTW Ấn độ, tuy nhiên họ đã chọn

Page 54: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

54

việc cho phép NHTM đi vay vàng từ người dân và trả lãi suất. Nếu số vàng huy động

tăng lên và NHTW cung cấp hợp đồng bán vàng kỳ hạn cho ngân hàng huy động thì

có nghĩa là NHTW đã bán khoản dự trữ ngoại hối của mình và có thể phải giao vàng

trong tương lai.

Tóm lại, kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy, NHTW Ấn Độ đã cho phép một số

NHTM thực hiện huy động vàng để cho vay và bán vàng trên thị trường để giảm sự

phụ thuộc vào nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng chi trả vàng cho dân

chúng, NHTW sẽ cung cấp hợp đồng bán vàng kỳ hạn cho NHTM, thay vì nhập khẩu

vàng, NHTW dùng chính vàng của NHTW để can thiệp và do vậy dự trữ ngoại hối

giảm bằng lượng vàng NHTW bán cho các NHTM. Làm được điều này là do NHTW

Ấn Độ có dự trữ bằng vàng lớn trong dự trữ ngoại hối Nhà nước (năm 2009: 557,7

tấn). Từ kinh nghiệm này cho thấy, việc huy động và bán vàng hoàn toàn do các ngân

hàng thương mại thực hiện, để đảm bảo khả năng chi trả vàng, trong trường hợp

NHTW không có đủ lượng vàng để bán cho các NHTM thì vẫn phải nhập khẩu vàng.

3.Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thị trường vàng Việt Nam hiện nay có quy mô khoảng 40 tỷ USD, tuy nhiên,

xét trên bình diện thị trường vàng thế giới, thị trường vàng Việt Nam vẫn rất nhỏ bé.

Theo đánh giá của Hội đồng Vàng Thế giới, thị trường vàng Việt Nam là một thị trường

nhiều tiềm năng, tuy nhiên vẫn còn kém phát triển, mang nặng tính thủ công, chưa áp

dụng được các công nghệ sản xuất và nghiệp vụ kinh doanh hiện đại trên thị trường

quốc tế. Trong khi thị trường vàng thế giới đang phát triển nhanh chóng với các hình

thái đầu tư hiện đại, cho phép các nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng, với chi phí

thấp hơn nhiều so với đầu tư vàng vật chất, thì thị trường vàng Việt Nam lại giới hạn ở

các giao dịch vàng vật chất. Những khác biệt này, ở các góc độ nhất định, đã có tác

động không nhỏ tới vấn đề quản lý tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và huy động nội lực

phát triển kinh tế xã hội. Trong bối cảnh giá vàng thế giới vẫn biến động khó lường, yêu

cầu cấp thiết hiện nay là phải đổi mới việc quản lý vàng và phát triển thị trường vàng

Việt Nam theo thông lệ quốc tế.

Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thị trường vàng và huy động vàng của quốc tế,

đặc biệt kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ, có thể rút ra các bài học sau.

(i) Thị trường vàng cần quản lý theo quy luật cung – cầu trên cơ sở liên thông,

gắn kết với thị trường vàng thế giới. Tuy nhiên, do vàng là tài sản quốc gia và là hàng

hóa mang tính tiền tệ đặc biệt nên Nhà nước có cơ chế quản lý sao cho huy động tối

đa nguồn lực này phục vụ mục tiêu phát triển và bình ổn kinh tế vĩ mô, có thể điều tiết

được thị trường khi cần.

(ii) Cùng với quá trình tự do hoá thị trường tài chính, thị trường vàng cũng cần

tự do từng bước nhằm phù hợp với trình độ phát triển chung của thị trường tài chính.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước trong đó có Trung Quốc, tiến trình tự do hoá thị

trường vàng nên bắt đầu từ tự do hoá thị trường vàng vật chất, sau đó đến kinh doanh

vàng tài khoản và cuối cùng là từng bước xoá bỏ kiểm soát đối với hoạt động xuất

nhập khẩu vàng.

(iii) Ngân hàng Trung ương (NHTW) là đầu mối quản lý thị trường vàng và

điều tiết thị trường này theo quy luật cung cầu thị trường. Quản lý của NHTW cần

phải hướng tới việc kiểm soát được việc kinh doanh, đầu tư vàng của đối tượng đầu

tư, tiêu dùng. Muốn vậy, NHTW cần xây dựng cơ sở pháp lý đảm bảo đối tượng đầu

Page 55: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

55

tư, tiêu dùng chỉ có thể mua, bán vàng trên mạng lưới mà NHTW thiết lập (như các

ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, sàn/sở giao dịch

vàng,…). Từ đó, Chính phủ không cần thiết phải cấm người dân mua, bán và tích trữ

vàng miếng mà vẫn quản lý được nguồn lực tài chính quốc gia, đủ năng lực và công

cụ để đưa ra các biện pháp cần thiết, kịp thời nhằm ổn định và điều tiết thị trường khi

cần.

(iv) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập Sở giao dịch hàng hoá trong

đó có giao dịch vàng (trên cơ sở vàng được coi như một loại hàng hóa đặc biệt) như

mô hình của Sở giao dịch vàng Thượng Hải để đưa thị trường vàng trong nước liên

thông với thị trường vàng quốc tế. Kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy, việc

đưa hoạt động kinh doanh vàng vào quản lý theo thị trường tập trung mang lại hiệu

quả cao về kinh tế, xã hội.

Tài liệu tham khảo

1. Kỷ yếu hội thảo khoa học của Ngân hàng Nhà nước :“Vai trò của vàng và

ngoại tệ trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam”, Hà Nội, 2006.

2. Kỷ yếu hội thảo khoa học của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia:“Tác động

của thị trường vàng đến thị trường tài chính Việt Nam“, Hà Nội. 2011.

3. www.gold.org

4. www.kitco.com

5. www.wgc.com

6.www.mineweb.com

Page 56: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

56

CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH THỊ TRƢỜNG VÀNG

NĂM 2013 VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ

PGS.TS. Ngô Trí Long

Khoảng 5 năm trở lại đây, khủng hoảng kinh tế thế giới khiến vàng trở thành

công cụ trú ẩn lý tưởng của cả thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát cao, kinh tế vĩ

mô chưa thật ổn định, đồng nội tệ liên tục mất giá, câu chuyện vàng hóa ở nước ta

thành một bài toán đau đầu của các nhà lập chính sách. Thời gian qua giá vàng trong

nước biến động với biên độ khá lớn và thât thương gây tâm ly bât ôn cho ngươi dân ,

ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế, nhiều người dân thiệt hại khi chạy theo giá

vàng. Ở nước ta, tâm lý đầu tư, tích trữ vàng đã trở thành tập quán của người dân. Quy

mô của thị trường vàng của nước ta rất lớn và việc tích trữ vàng miếng đứng vào top 4

quốc gia hàng đầu trên thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Dubai. Hiện đầu tư vàng đối

với người Việt nam vẫn là một nhu cầu rất lớn. Trong nền kinh tế thị trường, thị

trường vàng là một bộ phận hữu cơ của thị trường Tài chính –Tiền tệ của mỗi quốc

gia. Do vậy, việc tạo lập một thị trường vàng chính thức nhằm đảm bảo thị trường

vàng hoạt động có hiệu quả là một yêu cầu tất yếu khách quan và cấp bách

Từ năm 2006 trở lại đây, thị trường vàng Việt Nam diễn biến vô cùng phức

tạp. Ngoài những nguyên nhân thông thường tác động đến quan hệ cung cầu của thị

trường vàng: tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất VND, lãi suất USD,

chênh lệch lãi suất giữa VND so với lãi suất USD, biến động tỷ giá VND/USD, biến

động giá vàng thế giới, thị trường BĐS, thị trường chứng khoán,... Thị trường vàng

giai đoạn 2006-2012 còn chịu nhiều yếu tố khác như :

- Sự ra đời và nở rộ của sàn vàng (2007-2008), sau đó chấm dứt hoạt động của

sàn vàng 2010.

- Tạm ngưng nhập khẩu vàng (6-2008), sau đó cấp hạn ngạch nhập khẩu trở

lại ( 11/2009).

- Cho phép các NHTM được phép kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài

(1/2006) và sau đó chấm dứt (7/2012).

- NHTM được phép huy động vàng, cho vay bằng vàng theo quy định mới

(10/2010) và lại chấm dứt cho vay vàng (5/2011) chấm dứt huy động vàng (11/2012).

- NHNN tuyên bố độc quyền sản xuất kinh doanh vàng miếng, sử dụng

thương hiệu SJC làm thương hiệu vàng quốc gia (11/2011).

Ngày 3/4/2012 Chính phủ ban hành NĐ 24/CP về “Quản lý hoạt động kinh

doanh vàng” và có hiệu lực thi hành từ ngày 25/5/2012. Có thể nói NĐ 24/CP về

chính sách quản lý thị trường vàng đã có nhiều thay đổi so với giai đoạn 1999-

2011.Nghị định 24 ra đời nhằm chấn chỉnh lại thị trường vàng, với mục tiêu “chống

vàng hóa, giảm nhập lậu, đầu cơ vàng và ngoại tệ, chuyển vàng dự trữ trong dân

thành VNĐ, góp phần ổn định thị trường ngoại hối và tiền tệ”.

I- CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG VÀNG HIỆN NAY

Chính sách quản lý thị trường vàng ở nước ta từ sau tháng 5/2012 đã có sự thay

đổi lớn so với giai đoạn 2006-2011. Kể từ khi NĐ 24/CP có hiệu lực cho đến nay, thị

trường Vàng trong nước bước đầu đã có những kết quả nhất định, trong đó đáng chú ý

Page 57: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

57

là hạn chế xu hướng đầu cơ vào lĩnh vực vàng miếng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN)

đã có những biện pháp mạnh tay nhằm hạn chế thị trường vàng miếng, hạn chế giao

dịch, thanh toán, ký gửi vàng tại các NHTM và thâu tóm quyền quản lý, kiểm soát thị

trường vàng về mình, như: Tuyên bố vàng SJC trở thành nhãn hiệu vàng miếng độc

quyền do NHNN kiểm soát, nên các loại vàng miếng khác sẽ hoán chuyển sang vàng

SJC, độc quyền nhập khẩu vàng, độc quyền cung ứng vàng ra thị trường. Khoảng

12.000 cửa hàng vàng hoạt động trong cả nước trước đây đã được đăng ký lại với điều

kiện ngặt nghèo hơn, việc kinh doanh vàng miếng bị thắt chặt hơn, thực tế hiện chỉ

còn khoảng 2.500 cửa hàng vàng kinh doanh vàng miếng. Một năm qua với việc ban

hành NĐ 24/CP cùng với những văn bản pháp quy do NHNN ban hành về quản lý

vàng, thị trường vàng luôn trở thành “điểm nóng”. Sau hơn 1 năm thực hiện, cơ chế

quản lý thị vàng đã cho thấy nhiều điểm bất ổn. Hoạt động của thị trường vàng trong

nước xem ra vẫn chưa đạt được như kỳ vọng mà các mục tiêu của NĐ 24/CP đề ra,

đúng như các đại biểu QH đã chất vấn Thống đốc tại các phiên họp Quốc hội. Việc

quản lý thị trường vàng đang là một thách thức cho cơ quan quản lý. Thị trường vàng

còn bất ổn, căn nguyên từ cơ chế chính sách. Chỉ trong thời gian ngắn nhiều quy định

quản lý thị trường vàng đã thay đổi liên tục, theo chiều hướng ngược nhau. Hầu hết

các quy định thay đổi chỉ nhằm giải quyết tình thế hơn là mang tính hệ thống, ổn định.

Căn cứ vào mục tiêu NĐ24/CP đưa ra, chính sách quản lý thị trường vàng hiện nay

còn tồn tại những bất cập :

1- Về mục tiêu chống vàng hóa và chuyển vàng dự trữ trong dân thành

VNĐ để phát triển kinh tế-xã hội.

Một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị định 24 là “chống vàng

hóa”. Vàng hóa được hiểu một cách giản đơn là hiện tượng người dân chọn sử dụng

vàng làm phương tiện thanh toán, giao dịch và dự trữ thay vì sử dụng đồng nội tệ.

Trước đây, hiện tượng vàng được dùng làm phương tiện thanh toán trong các giao

dịch lớn như mua bán nhà đất tương đối phổ biến. Tuy nhiên, trong những năm gần

đây, đặc biệt là từ khi giá vàng trên thế giới biến động tăng cao liên tục và thất

thường, trên thực tế ở nước ta vàng đã hầu như không trở thành phương tiện thanh

toán. Người dân chỉ mua vàng để tích trữ, như công cụ tiết kiệm. Việc mua bán, tích

trữ vàng của người dân để phòng ngừa lạm phát. Hiện nay, hiện tượng vàng hóa chỉ

còn giới hạn trong vai trò là phương tiện dự trữ giá trị và phương tiện để đầu cơ. Đứng

về mặt điều hành của Nhà nước, vàng hóa ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tài khóa

và tiền tệ của quốc gia.

Nền tảng cơ bản để chống vàng hóa là tăng cường sức mạnh của đồng nội tệ,

nó chỉ có thể thực hiện được khi có một nền kinh tế ổn định vững chắc, một cán cân

thương mại lành mạnh, và chính sách tiền tệ có hiệu quả.

Những năm qua tăng trưởng kinh tế nước ta đầu tư theo chiều rộng, chủ yếu là

dựa vào vốn, khai thác tài nguyên với chính sách tiền tệ nới lỏng, trong khi đó năng

suất, chất lượng và hiệu quả chưa cao. Do vậy đã dẫn tới thâm hụt ngân sách, thâm hụt

cán cân thương mại và lạm phát cao diễn ra thường xuyên, đồng nội tệ liên tục bị mất

giá, chưa ổn định, chưa có khả năng chuyển đổi, nên người dân vẫn còn lo ngại, thì

không thể cấm được họ mua vàng. Giữ vàng là truyền thống của dân Việt Nam, là quy

luật chung của cả thế giới chứ không chỉ riêng ở nước ta. Cộng thêm vào đó là việc điều

hành chính sách kinh tế giật cục, bất ngờ làm cho người dân không kịp ứng phó. Những

Page 58: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

58

điều đó đã làm cho niềm tin vào đồng nội tệ bị xói mòn. Đây là cơ sở tất yếu dẫn tới

hiện tượng vàng hóa.

Để chống vàng hóa, NHNN cùng các cơ quan chức năng của Chính phủ cần

có những biện pháp tăng cường sức mạnh của đồng nội tệ thông qua việc điều hành

chính sách tiền tệ có hiệu quả, cán cân thương mại vững chắc, ổn định kinh tế vĩ

mô.Vấn đề này đã được tiến hành, song hiệu quả chưa thấy rõ. NHNN không nên lạm

dụng việc chống “vàng hoá” để bao biện cho việc sử dụng các biện pháp hành chính

trong quản lý bằng việc cấm. Phải coi vàng đúng theo chức năng của nó, là 1 loại tiền

tệ đặc biệt, để tránh tình trạng "vàng hóa" nền kinh tế thì không được xem vàng là

phương tiện thanh toán. Tuy nhiên, thị trường vàng phải được lưu thông một cách

bình thường, khi người dân có nhu cầu bán vàng để lấy tiền chi tiêu hoặc đầu tư, kinh

doanh họ phải thực hiện được một cách dễ dàng, có như vậy mới có thể huy động

được số vàng đang cất trữ trong dân để phục vụ cho nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Tại sao lại như vậy ? Điều này xuất phát từ thực tế là nếu Nhà nước ngăn

cấm việc trao đổi, mua bán vàng, việc ngăn cấm này chỉ thực hiện được bề nổi mà

thôi, với chức năng vốn có của vàng và với thể tích gọn nhẹ, nếu ngăn cấm việc

mua bán vàng trên thị trường, sẽ dẫn tới tình trạng đưa vàng ra nước ngoài để bán,

điều này có thể gây ra một hậu quả cực kỳ nghiêm trọng là tài sản của nhân dân

được tích trữ dưới dạng vàng theo tập quán truyền thống sẽ chảy ra nước ngoài.

Hơn nữa khi càng cấm đoán thì nguy cơ giao dịch ngầm, buôn bán vàng trái phép

sẽ diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi hơn. Nếu không cho phép vàng thực hiện

theo bản chất, chức năng vốn có của nó, sẽ càng làm cho quá trình kiểm soát của

Nhà nước đối với loại tiền tệ đặc biệt này trở nên phức tạp và sẽ không tận dụng

được những nguồn lực to lớn trong toàn xã hội, bởi vì nếu như người sở hữu vàng

chỉ được cất giữ ở trong nhà, vàng sẽ bị mất hết các chức năng vốn có của nó khi

đó việc cất giữ vàng chẳng khác nào cất giữ một tài sản vô giá trị. Cho tới nay việc

huy động nguồn lực vàng trong dân để đưa vào phát triển kinh tế-xã hội vẫn chưa

được NHNN triển khai thực hiện.

Việc NHNN độc quyền thị trường vàng miếng và tăng cường mua vàng của dân

và có phải là một phương sách hữu hiệu để chống vàng hóa? Hiểu một cách giản đơn

là như vậy, vì dân còn ít vàng hơn nên hiện tượng vàng hóa sẽ phải giảm. Theo

NHNN, 5 tháng sau khi thực hiện Nghị định 24/CP, các TCTD đã mua lại hơn 60 tấn

vàng, tính trung bình mỗi tháng mua hơn 10 tấn vàng. Tuy nhiên sẽ là sai lầm khi cho

rằng như vậy có nghĩa vàng đã biến thành tiền tương đương khoảng 3 tỷ USD và được

chuyển thành tiền để phục vụ nền kinh tế. Các TCTD mua vàng của dân để trả lại cho

dân khi hết kỳ huy động. Điều này đã thể hiện không hề có sự chuyển đổi tiền đưa vào

phát triển kinh tế. Thực tế, là các NHTM mua vàng từ dân xuất phát từ nhiều lý do,

trong đó có việc đóng tình trạng “thiếu hụt” trong tài khoản buôn bán vàng của các

ngân hàng này và để phục vụ việc người dân rút vàng đã gửi vào hệ thống ngân hàng

từ trước. Giả sử là NHNN chỉ đạo các NHTM hoặc NHNN trực tiếp mua vàng từ dân

để chống vàng hóa, thì điều này nó không giúp gì được cho mục tiêu chống vàng hóa

mà chỉ là việc bơm tiền vào nền kinh tế. Bởi vì, trong điều kiện không cho nhập khẩu

vàng, việc mua vàng từ dân, nó sẽ đẩy giá vàng trong nước lên cao hơn. Bởi khi cầu

tăng, mà cung không thay đổi thì gía tăng, tạo ra kỳ vọng về giá vàng tiếp tục tăng, vì

nguồn cung khan hiếm hơn sau khi mua mà không có bổ sung. Một hệ lụy khác có thể

NHNN đã phải tung tiền ra để hỗ trợ các NHTM mua vàng, chưa kể đến việc NHNN

từ đầu năm tới nay liên tục tiếp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Chống vàng

Page 59: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

59

hóa bằng cách này tạo thêm rủi ro cho đồng VNĐ. Hiện tượng này không có lợi cho

việc chống vàng hóa.

Chủ trương của NHNN là chống “vàng hóa”, là tách vàng khỏi hệ thống tiền tệ thì

việc tổ chức 57 phiên đấu thầu vàng cho đến ngày 30/8/2013 đã bán 58,3 tấn vàng quy

chuẩn. Điều này cho thấy càng bán vàng miếng cho thị trường là càng tiếp tay cho “vàng

hóa”, là đưa một khối lượng lớn vàng vật chất vào nằm bất động trong khối tài sản của

người dân. Như vậy là đi ngược lại mục tiêu chống vàng hóa và chuyển vàng dự trữ trong

dân thành VNĐ để phát triển kinh tế không thực hiện được.

2-Hiệu quả của Nghị định 24 đối với việc ổn định tỷ giá ?

Thời gian qua do kiềm chế được lạm phát, lượng ngoại tệ mua vào dự trữ nhiều

hơn. Do sự khó khăn, đình trệ của nền kinh tế dẫn tới sản xuất bị đình đốn, nhu cầu nhập

khẩu nguyên vật liệu của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu tiêu dùng. Điều này cho

thấy sự ổn định của tỷ giá không phải là hệ quả từ sau khi có Nghị định 24. Một điều nữa

cho thấy, trung bình lượng vàng nhập khẩu về VN trong giai đoạn 1990–2011 xấp xỉ 25

tấn/năm, tức chỉ tương đương 1,5– 2 tỷ USD/năm - chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng

nhập khẩu so với các mặt hàng khác (ô tô, xe máy, điện thoại di động, hàng tiêu dùng,

xăng dầu…) Trong khi đó, vàng là hàng hoá có thể tái tạo ngoại tệ, còn các hàng hoá

khác thì không. Do vậy, việc nhập khẩu vàng thời gian qua cũng không ảnh hưởng nhiều

tới việc ổn định tỷ giá.

3-Trước đây Nghị định số 64/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định

174/1999/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, NHNN đã

cấp phép sản xuất vàng miếng cho 08 Ngân hàng và Công ty vàng. Mỗi đơn vị đã bỏ

ra hàng nhiều tỷ đồng đầu tư máy móc, trang thiết bị, nhưng nay chỉ sau khoảng 10

năm đã trở nên vô giá trị do NHNN ban hành quyết định độc quyền sản xuất vàng

miếng từ 25/5/2012. Chưa kể hàng nghìn lao động trở thành thất nghiệp do hoạt động

của các đơn vị nói trên bị đình chỉ. Như vậy, một biện pháp hành chính đã gây lãng

phí tài sản, nguồn lực của doanh nghiệp - cũng là tài sản của đất nước, nhân dân mà

không có ai đứng ra đỡ hậu quả.

Đặc thù của hoạt động kinh doanh vàng miếng là không có sự khác biệt giữa

doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp nhỏ. Theo quy định Nghị định 24/CP dựa trên

vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên và có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng

từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp mới đủ điều kiện cấp phép kinh

doanh vàng miếng. Điều này làm cho mạng lưới kinh doanh vàng miếng bị thu hẹp,

tạo nên những khó khăn, bất tiện trong việc giao dịch vàng miếng của đại đa số người

dân nắm giữ ít vàng; thị trường sẽ khó ổn định, những người dân ít tiền lại càng bị

thiệt. Vậy tại sao lại phân biệt các doanh nghiệp dựa trên quy mô vốn, căn cứ vốn ít,

vốn nhiều để cho phép hoặc không cho phép kinh doanh vàng miếng (theo các điều

kiện của Nghị định 24)? Điều này đã gây nên sự mất bình đẳng về quy mô.

Sự hình thành mạng lưới các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh vàng nhỏ lẻ là

xuất phát từ nhu cầu tất yếu của thị trường, là hệ thống phân phối tự nhiên trên cơ sở

cung - cầu xã hội. Không ai bỏ vốn đầu tư kinh doanh khi thị trường không có nhu

cầu. Việc xóa bỏ các cửa hàng nhỏ trong kinh doanh vàng đồng nghĩa với việc tước

mất công ăn việc làm của hàng chục nghìn lao động, biến các doanh nghiệp này trở

thành kinh doanh bất hợp pháp, ngoài ý muốn vì họ vẫn phải tiếp tục tồn tại và nuôi

sống chính mình.

Page 60: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

60

Trên thường trường, thực tế các doanh nghiệp nhỏ lẻ không đủ vốn để đầu cơ,

thâu tóm thị trường, mà chỉ có thể là những Ngân hàng, doanh nghiệp có nhiều vốn.

Do vậy, việc quy định chỉ cho phép các đơn vị có vốn lớn kinh doanh vàng chính là

tạo điều kiện, môi trường cho hoạt động đầu cơ, lũng đoạn phát sinh

4- Sự mâu thuẫn trong điều hành thị trường vàng với Nghị quyết Quốc hội về Kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ một trong những mục tiêu năm nay là “Khắc

phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước

liên thông với giá vàng quốc tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của

người dân.” Nhưng trong buổi trả lời chất vấn trước quốc hội ngày 13/11/2012

Thống đốc NHNN đã thể hiện quan điểm không nhất thiết phải bình ổn giá vàng, ông

Bình nói “Nếu thấy rằng chênh lệch giá như thế mà phải bình ổn thì rõ ràng không có

lý do để bình ổn, kể cả về mặt tác động đối với kinh tế vĩ mô cũng như bản chất của

vàng miếng” và “liên thông giá vàng là vấn đề chúng ta không đặt ra”, như vậy chấp

nhận giá vàng VN không liên thông với quốc tế. Đây là hệ quả buông xuôi của một

loạt chính sách dồn đọng thời gian qua và thể hiện sự bất lực của quản lý nhà nước

trước một thị trường rối ren và phức tạp.

Trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời ngày 5/5/2013, Thống đốc trả

lời “Qua các phiên đấu thầu vàng, giá từ 46-47 triệu /lượng nay xuống còn 41-42

triệu/lượng . Giá này liên tục ổn định trong thời gian gần đây. Sự chênh lệch giữa giá

trong nước - giá thế giới hôm qua là 2 triệu, hôm nay là 5-6 triệu là hai khái niệm

khác nhau. Mục tiêu trước mắt và trực tiếp là bình ổn thị trường vàng nói chung trong

đó có bình ổn giá trong nước để tránh việc đầu cơ trục lợi do giá lên xuống thất

thường.”

Như vậy, Thống đốc không thừa nhận sự liên thông giữa giá vàng trong nước

và giá vàng thế giới, mục tiêu bình ổn thị trường vàng không phải là thu hẹp khoảng

chênh lệch giá trong nước và thế giới một cách hợp lý. Theo Thống đốc giá vàng

trong nước luôn giữ ở mức 41- 42 triệu đồng/lượng trong một thời gian là dài là thị

trường ổn định? Thực tế, giá vàng trong nước xuống là do giá thế giới giảm từ

1.800USD/oune xuống còn khoảng 1.400USD/oune, chứ không phải do đấu thấu làm

cho giá vàng trong nước giảm xuống còn 41- 42 triệu đồng/lương. Trong thời điểm đó

chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới vẫn ở mức cao khoảng 4- 5 triệu đồng

/lượng, có thời điểm gần 7 triệu đồng/lương. Còn giá trong nước trong những ngày

qua luôn ổn định ở mức 41- 42 triệu/lượng là do giá thế giới tương đối ổn định xoay

quanh 1.400USD/oune, chứ không phải do quản lý hoặc do đấu thầu. Với tư duy như

vậy là trái với Nghị quyết của Quốc hộị

5- Chính sách quản lý vàng hiện nay theo kiểu “một mình một chợ”, thiếu hội

nhập và liên thông với thế giới. Lấy độc quyền nhập khẩu, sản xuất vàng miếng làm

nhân tố trung tâm để chi phối các hoạt động khác có liên quan đến vàng, bỏ qua các

yếu tố cung cầu của thị trường dẫn đến bế tắc trong sản xuất và lưu thông. Tuy nhiên

cơ chế này không làm thay đổi nhu cầu nắm giữ vàng của dân chúng, vì nhu cầu này

chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đầu tư, cất giữ do tập quán lâu đời và từ sự bất ổn của

kinh tế vĩ mô.

Việc kiểm soát chặt chẽ và độc quyền nhập khẩu sẽ làm hạn chế nguồn cung,

trong lúc cầu không hề suy giảm, sẽ xuất hiện tình trạng giá vàng trong nước cách xa

với giá vàng thế giới. Điều này sẽ là điều kiện cho việc nhập lậu vàng tiêu chuẩn quốc

Page 61: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

61

tế để tiêu thụ tại Việt nam. Cùng với việc không liên thông đuợc với giá vàng thế giới

sẽ làm xuất hiện yếu tố tắc nghẽn trên thị trường vàng và do vậy, khối lượng vàng có

giá trị lớn trong nền kinh tế sẽ không đuợc sử dụng có hiệu quả, vì số vàng này chỉ

đơn thuần giữ vai trõ cất trữ trong bối cảnh nền kinh tế đang thiếu vốn, tích lũy chưa

cao

Điều tiết thị trường vàng bằng biện pháp hành chính, mệnh lệnh (cấp giấy phép

chuyển đổi, quản lý máy móc sản xuất của doanh nghiệp…). Không tạo điều kiện tốt

để hình thành thị trường giao dịch vàng vật chất theo 2 kênh giao dịch OTC và giao

dịch qua sàn giao dịch vàng vật chất.

Sản xuất vàng miếng theo tiêu chuẩn riêng của VN, sẽ làm cho thị trường vàng

trong nước khác biệt với thị trường vàng thế giới khi hàng hóa giao dịch trên thị trường

thế giới. Vàng miếng là vàng đuợc dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lương,

chất lượng và ký mã hiệu của DN và tổ chức tín dụng đuợc NHNN Việt nam cho phép

sản xuất vàng miếng do NHNN tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ, thường bao gồm

các loại sau: 1 kg, 10 lượng, 1 lượng, 5 chỉ, 2 chỉ, 1 chỉ, 5 phân và thường là loại 24

kara ( 99,99); còn trên thế giới lấy đơn vị 0unce ( tương đương 31,10gram - 01 lượng

vàng tương đương với 1,2056ounce vàng về khối lượng)

6- Việc Nhà nước sử dụng DN (G5+1- bao gồm 5 NHTM lớn mạnh về nghiệp vụ

kinh doanh vàng ACB, Đông Á, Eximbank, Tecombank, Sacombank và SJC) để can

thiệp thị trường, thông qua việc cho phép họ bán vàng huy động của dân mà không

được nhập khẩu để trả lại lượng vàng vật chất đã bán, dẫn đến tình trạng khi đóng trạng

thái giải quyết thanh khoản đẩy giá vàng trong nước liên tục lên cao và chênh lệch quá

lớn so với giá thế giới. Việc không cho phép nhập khẩu sẽ làm hạn chế nguồn cung

trong lúc cầu không hề suy giảm, do vậy sẽ làm cho giá vàng trong nước bỏ xa giá vàng

thế giới và sẽ làm cho nạn nhập lậu vàng gia tăng.

7- Quản lý vàng miếng hiện nay đang “đi lùi” một bước so với các nước. Cả

trong quá khứ và hiện tại, trên thế giới chưa một NHTW nào có chính sách chỉ duy trì

một thương hiệu vàng và độc quyền sản xuất vàng miếng. Tại nhiều nước khác, mỗi

NH Trung ương có tối thiểu 3-4 thương hiệu vàng, mỗi NHTM, DN lại có thương

hiệu vàng của riêng mình chứ không có kiểu NHNN độc quyền sản xuất, kinh doanh

và quản lý kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi” như Việt Nam. Việc NHNN chỉ chọn độc

quyền SJC là thương hiệu vàng quốc gia, nên trên thực tế đã xuất hiện vàng SJC giả,

vàng nhái kém chất lượng. Nếu trên thị trường có nhiều thương hiệu thì tình trạng này

đã không xảy ra. Việc quy định chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC gây nên tình trạng

là sản xuất, gia công không đảm bảo cả thời gian và số lượng, khiến thị trường vàng

trở lại chế độ cấp quota để được gia công vàng miếng và cơ chế “xin- cho” giấy phép

đi ngược lại cải cách hành chính và chủ trương xoá bỏ giấy phép con. Những điều trên

đã gây thiệt hại cho cả người dân, tổ chức tín dụng và Nhà nước. Việc chỉ công nhận

một thương hiệu độc quyền vàng miếng đã gây ra tình trạng cùng chất lượng 99.99%

như nhau nhưng các thương hiệu khác có thời điểm lại rẻ hơn SJC trên 3 triệu

đồng/lượng, và SJC cũng đắt hơn giá thế giới có thời điểm lên gần 7 triệu đồng

/lượng là vô lý. Việc quy định SJC là thương hiệu vàng quốc gia đã làm phương hại

đến lợi ích của các thương hiệu vàng miếng khác. Đồng thời tốn một khoản chi phí để

chuyển đổi vàng thương hiệu khác thành vàng SJC.

8- Những biện pháp hành chính NHNN đưa ra đều chỉ có tính tình thế, đối phó

cục bộ mà không có một phương tiện về mặt nghiệp vụ để giải quyết những vấn đề bất

Page 62: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

62

cập của thị trường, làm thui chột những công cụ tài chính đang được sử dụng rộng rãi

trên toàn cầu.

9- Thế giới đang chuyển hướng từ thị trường vật chất (thị trường hàng hoá) sang

thị trường tài chính với các sản phẩm đầu tư tiện ích hơn (sản phẩm phái sinh, chứng

chỉ quỹ…). Trong khi đó, Việt Nam vẫn chăm chăm quản lý sản xuất và kinh doanh

vàng miếng. Việc quản lý như vậy đã làm cho danh mục sản phẩm tài chính bị hạn

chế.

10- Về đấu thầu vàng.

Một năm qua đầy xáo trộn trên thị trường vàng vì những chính sách mới khiến

vàng luôn trở thành “điểm nóng”, nhất là nhiều tháng qua thị trường vàng luôn bất ổn,

giá vàng trong nước chênh lệch với giá thế giới khá cao. Nhằm bình ổn thị trường vàng,

NHNN đã tiến hành tổ chức đấu thầu vàng. Như vậy, tính từ ngày 28/3/2013 đến

30/8/2013, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 57 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng

khối lượng trúng thầu là 1.517.200 lượng (tương đương hơn 58,3 tấn vàng quy chuẩn)

trên tổng số 1.622.000 lượng chào thầu. Ai đã mua 58,3 tấn vàng đấu thầu? Việc làm

này của NHNN đã thực hiện đúng chức năng của một cơ quan quản lý Nhà nước chưa?

Việc cung ứng một lượng lớn vàng miếng (vàng vật chất) vào nền kinh tế đã phù hợp

với xu thế chung của thị trường vàng hiện đại và có phù hợp với việc chống vàng hoá

hay không? Nguồn vàng này đã đi về đâu? Người dân được hưởng lợi gì từ các phiên

đấu thầu vàng này? Đấu thầu vàng - sân chơi đã bình đẳng chưa? Đây là những câu hỏi

cần phải có lời giải đáp thỏa đáng.

NHNN tổ chức đấu thầu vàng miếng, thực chất là đi kinh doanh vàng, điều

này có phù hợp với chức năng của một NHTW không ?

Trên thế giới chưa có NHTW nào độc quyền nhập khẩu nguyên liệu, sản xuất,

sau đó đấu giá để cung cấp nguồn cung vàng cho thị trường. Hay nói một cách khác là

chưa có NHTW lại đi kinh doanh vàng. Trong khi tại VN, NHNN lại kiêm tất cả vai

trò này, NHNN trở thành đơn vị kinh doanh vàng. Ở đây Ngân hàng Nhà nước đã

quên vai trò điều hành, quản lý để đi kinh doanh. Mà kinh doanh thì không thể đứng

ra bình ổn thị trường được, vì có sự mâu thuẫn trong lợi ích. Trên thực tế không có

một đơn vị kinh doanh nào chịu lỗ khi tham gia thị trường. Trong cuộc đấu thầu này,

người được lợi lớn nhất là các ngân hàng, không phải là người dân. Do vậy, mục tiêu

bình ổn giá là không thực hiện được. Nguyên tắc cao nhất của Ngân hàng Nhà nước

khi tham gia thị trường vàng là phải bảo đảm dự trữ ngoại hối quốc gia, không được

lỗ. Từ sự ôm đồm đó khiến dư luận đặt dấu hỏi về việc kinh doanh của Ngân hàng

Nhà nước có phù hợp với chức năng vốn có của một cơ quan quản lý Nhà nước về

chính sách tiền tệ, nhất là sau phiên đấu giá thất bại sáng 28/3. Với vai trò độc quyền,

giá của Ngân hàng Nhà nước đưa ra coi như được các chủ thể trên thị trường thừa

nhận đó là giá thị trường. Giá này luôn rất cao so với giá thế giới..

Trước khi đấu thầu, cuối tháng 3-2013, theo một lãnh đạo của NHNN, NHNN

dự kiến “bơm” ra khoảng 20 tấn là đủ cho các ngân hàng đóng trạng thái vàng, cũng

như đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhưng trên thực tế số vàng “bơm” ra cho đến nay đã

gấp ba lần dự kiến, có lẽ không phải vì NHNN không nắm được số dư cho vay vàng

cộng với số vàng các ngân hàng cần mua để tất toán trạng thái. Phải chăng NHNN

không dự đoán được sức đầu cơ trong nước cũng như nhu cầu của người dân về vàng

và sự giảm giá mạnh của vàng thế giới?

Page 63: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

63

Mơ hồ về bình ổn thị trường vàng

Bình ổn thị trường về bản chất là bình ổn giá. Bởi trên thị trường, giá cả là tín

hiệu, là hàn thử biểu phản ảnh thực trạng của thị trường. Nước ta không sản xuất vàng

nguyên liệu, phải nhập khẩu vàng để đảm bảo cân đối cung cầu. Đồng thời trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế, giá vàng trong nước phải liên thông với giá vàng thế

giới. Bình ổn thị trường vàng đồng nghĩa giá vàng trong nước phải theo sát và liên

thông với giá vàng thế giới. Như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từng

tuyên bố chênh lệch giữa giá vàng trong nước - thế giới chỉ cần 400.000 đồng/lượng là

hợp lý. Tuy nhiên, không nên hiểu một mức chênh lệch “cố định” này để làm căn cứ

can thiệp thị trường. Phải tùy theo tín hiệu thị trường, tùy thuộc sức mua của VNĐ, tỷ

giá, các khoản chi phí nhập khẩu, gia công thành vàng miếng SJC... không phải lúc

nào cũng phải cố để giữ chênh lệch giá vàng ở một mức cứng như vậy.

Trả lời trên Website của NHNN, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối cho rằng mục

tiêu NHNN đấu thầu bán vàng miếng là tăng cung vàng miếng trên thị trường để can

thiệp bình ổn thị trường vàng, không nhằm mục tiêu bình ổn giá vàng và đặc biệt không

bù lỗ cho bất cứ đối tượng nào trên thị trường. Cũng như vậy, sau phiên đấu thầu vàng

đại diên NHNN trả lời trước phóng viên báo chí: “ Mục tiêu của chúng tôi là bình ổn thị

trường chứ không chạy theo bình ổn giá, không dùng cách thức bù giá để ép giá xuống.

Giá vàng là do thị trường tự điều chỉnh”. Như vậy, theo quan điểm của NHNN “Đấu thầu

vàng nhằm bình ổn thị trường, không bình ổn giá” là chưa chuẩn, còn mơ hồ. Như vậy,

một khi đã không nhất thiết phải bình ổn mà vẫn bình ổn theo những quan điểm mơ hồ

nào đó ắt sẽ dẫn đến những kết quả mơ hồ.

Như vậy, với quan điểm mơ hồ không phản ảnh đúng bản chất của mục tiêu bình

ổn thị trường vàng chắc chắn sẽ gây ra những hệ lụy mà hậu quả nhãn tiền là vàng SJC

luôn đứng cao hơn giá vàng thế giới, tiềm ẩn rủi ro cực lớn cho thị trường.

Ổn định thị trường vàng trong nước có nghĩa là giá vàng trong nước phải luôn

bám sát với giá vàng thế giới (Sát giá vàng thế giới không có nghĩa là bằng với giá

vàng thế giới- Đây là điều hết sức cơ bản, cần phải hiểu ). Điều này đã được Nghị

quyết của Quốc hội năm 2013 nêu ra. Vậy khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng

trong nước và giá vàng thế giới là bao nhiêu thì hợp lý. Về vấn đề này hiện nay có

nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến của ông Đỗ Minh Phú, Tổng Giám đốc Tập đoàn

Vàng bạc đá quý DOJI cho rằng chênh lệch khoảng 100USD/1 lượng - khoảng 2triệu

đồng/1 lượng; Phó Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam

Nguyễn Nhật Quang cho rằng khoảng 1triệu-1,5 triệu đồng/1 lượng; Ông Nguyên

Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội vàng Việt Nam cho rằng khoảng 500.000 -

700.000đồng/1 lượng là hợp lý

Theo tính toán của chúng tôi, chênh lệch giá vàng trong nước và gía vàng thế

giới bao gồm: Chi phí nhập khẩu gồm: Bảo hiểm; Chi phí vận chuyển; Chi phí gia

công; Chi phí kinh doanh; Rủi ro; Thuế,... Cụ thể Chi phí vận chuyển + chi phí bản

hiểm cao nhất là từ 10 đến 15 $/Oz, tức là từ 200.000 đồng - 300.000 đồng/Oz. Chi

phí gia công 50.000 đồng/lượng; Các chi phí còn lại khoảng 300.000 đồng/lượng. Như

vậy, giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch từ 500.000-600.000

đồng/lượng là hợp lý. Để đảm bảo an toàn cho NHNN và có lãi khi định giá đấu thầu,

thì mức chênh lệch nên là 1.000.000 đồng/1 lượng (50 $/lượng) so với giá thế giới.

Page 64: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

64

Mức lãi này cao hơn mức lãi của các nước nhập khẩu vàng từ 4 đến 5 lần tùy theo nhu

cầu vàng của từng nước.

Đấu thầu vàng – sân chơi chưa bình đẳng

Tham gia đấu thầu vàng có các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được NHNN

cấp phép kinh doanh vàng miếng. Hiện tại có 22 tổ chức tín dụng (NHTM- Ngân hàng

Thương mại) và 17 doanh nghiệp đã được NHNN cấp phép kinh doanh vàng miếng;

39đơn vị này có tổng số gần 2.500 điểm kinh doanh tại 63 tỉnh thành trên cả nước.

Quan sát qua 57 cuộc đấu thầu cho thấy tổng số thành viên tham gia mỗi phiên giao

động từ 16 - 22 thành viên. Trong đó mỗi phiên đấu thầu, số doanh nghiệp tham gia

dao động từ 3 đến 6, chiếm từ 10-15% tổng số thành viên tham gia, đó là: SJC, DOJ,

Phú Quý, ViettinGold, VietnamGold, Kim Ngọc Phú. Còn lại là các tổ chức tín dụng,

ước lượng gần 90% số vàng đấu thầu của NHNN do các NHTM mua được. Tại sao

số lượng các doanh nghiệp tham gia đấu thẩu vàng lại thấp? Bởi, điều kiện mà NHNN

đưa ra mức đặt thầu tối thiểu những phiên đầu là 500 lượng, còn những phiên sau là

1.000 lượng, thì những doanh nghiệp nhỏ không thể nào có đủ tiềm lực tài chính để

tham gia. Với tỷ lệ đặt thầu tối thiếu là 1.000 lượng/phiên, giá mỗi lượng khoảng 41-

42 triệu đống, cộng với 10% trị giá tiền đặt cọc nữa, tổng cộng sẽ mất tối thiểu khoảng

45-46 tỷ đồng/phiên, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có số vốn lưu động lớn để thanh

toán cho NHNN trong thời gian rất ngắn sau khi trúng thầu. Do vậy, sân chơi đấu thầu

vàng này gần như chỉ dành cho các NHTM và vài công ty vàng lớn như SJC, DOJI.

Trong khi những doanh nghiệp có vốn 100 tỷ đồng theo tiêu chuẩn cấp phép, thì họ

không thể sử dụng toàn bộ số vốn này để tham gia đấu thầu. Vì họ phải đầu tư cho cơ

sở vật chất (cửa hàng, máy móc kiểm định, hàng hóa,...). Trong khi đó NHNN lại cấm

các NHTM cho các công ty kinh doanh vàng vay tiền để tham gia đấu thầu vàng. Vì

vậy, việc các công ty kinh doanh vàng này phải huy động một lúc 45-46 tỷ đồng từ

nguồn lực tài chính của chính mình là chuyện bất khả thi. Cùng với nó là mỗi bước

khối lượng đặt thầu là 100 lượng cũng là quá lớn. Với điều kiện đưa ra mức đặt thầu

tối thiểu là 1.000 lượng/phiên và mỗi bước đặt thầu là 100 lượng, đã vô hình dung loại

các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra cuộc chơi đấu thầu. Những quy định trên đã tạo ra sự

cạnh tranh không bình đẳng, loại bỏ nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng, đặc biệt là

các doanh nghiệp có quy mô vừa ra khỏi cuộc đấu thầu, đi ngược lại chủ trương của

Chính phủ về việc hỗ trợ cho DN vừa và nhỏ. Như vậy sân chơi này chỉ dành cho

NHTM và một vài “ ông” lớn – DN kinh doanh vàng . Phần lớn số vàng đấu thầu của

NHNN do NHTM mua để bù đắp lại số vàng huy động trong dân cư trước đây và đã

bán ra để lấy VNĐ. Số ít còn lại là các công ty kinh doanh vàng mua, nhưng trong số

này nhiều công ty là sân sau của NHTM. Thực chất số vàng đấu thầu được không đưa

ra thị trường, mà chẩy vào túi các NHTM. Đối với một số NHTM hoàn tất việc đóng

trạng thái cũng vẫn phải mua vào để hỗ trợ khách hàng vay vàng chuẩn bị đáo hạn.

Thực tế nhiều NHTM đăng ký rất nhiều điểm giao dich mua bán vàng miếng, nhưng

không triển khai được do không đủ kinh nghiệm và khả năng chuyên môn trong việc

mua bán trong hoạt động kinh doanh vàng. Trong khi đó, các doanh nghiệp được phép

kinh doanh vàng có bề dầy kinh nghiệm, có chuyên môn sâu, có mạng lưới rộng mua

bán vàng, nhưng không có đủ nguồn hàng để kinh doanh để đáp ứng được nhu cầu

mua bán vàng của người dân.

Từ thực trạng trên cho thấy, đấu thầu vàng miếng không những không bình ổn

được thị trường, mà còn không phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước, đó là: “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài của các loại hình DN; đảm bảo sự

Page 65: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

65

bình đẳng trước pháp luật của các DN không phân biệt hình thức sở hữu, không có sự

khác biệt giữa các DN lớn hoặc DN nhỏ; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt

động kinh doanh.” Qua đây, dư luận có quyền đặt câu hỏi: “Liệu có lợi ích nhóm

trong phương thức đấu thầu vàng hiện nay hay không?”.

Hành động của NHNN đã và đang cho thấy cơ quan này không ngại nhập vàng

và dự trữ ngoại hối hiện đủ mạnh để cho phép nhập khẩu vàng đến mức cần thiết để

đấu thầu vàng miếng. Qua nhiều phiên đấu thầu liên tiếp với khối lượng lớn đang

chứng minh điều đó. Sẵn sàng cung ứng vàng, nhưng không bán giá thấp, NHNN

đang giữ thế độc quyền, bán với giá cao hơn giá quốc tế hiện tại là một rủi ro vô cùng

lớn cho người nắm giữ vàng. Sức chịu đựng rủi ro này có thể kéo dài bao lâu nữa đối

với nhà đầu từ vàng?

Dư nợ vàng rồi sẽ tiến tới bằng không. Trạng thái vàng của ngân hàng theo quy

định cộng trừ tối đa 2% vốn tự có. Không gian cho đầu cơ vàng có thể sẽ không còn

nhiều. Và nếu may mắn, giá vàng quốc tế cứ dích dắc đi xuống, tỷ giá không biến động

quá mức dự liệu, đến một thời điểm nào đó, thay vì mua vàng người ta sẽ bán vàng.

Nhiều người nói họ mua vàng cho mục đích tích lũy lâu dài và không bán. Nhưng cũng

có một quy luật bất thành văn khác là người ta có xu hướng rời bỏ những thứ tài sản mà

càng giữ càng mất giá trị. Cơ may mua lại được vàng trong tương lai để xuất khẩu, gia

tăng dự trữ ngoại hối của NHNN, do đó, không phải là không có nhưng cho đến giờ là

khá mong manh.

II- KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG VÀNG

1-Thị trƣờng vàng thế giới đƣợc tổ chức theo 2 hình thức: Thị trƣờng phi

tập trung (OTC) và thị trƣờng tập trung (Sở giao dịch ).

Thị trường OTC như London, New York, HongKong, Zurich, Dubai, các chủ

thể trực tiếp giao dịch với nhau và thực hiện thanh toán thông qua hệ thống thanh toán

bù trừ của thị trường. Đặc điểm giao dịch không được tiêu chuẩn hóa và được thỏa

thuận giữa các bên. Thị trường OTC được vận hành chủ yếu bởi các NHTM, nhà khai

thác, tinh chế và bán lẻ vàng,..,với các giao dịch đa số trên cơ sở bán buôn, phần lớn

nhằm mục đích mua bán vàng vật chất hoặc giao dịch vàng tài khoản để bảo hiểm rủi

ro cho hoạt động vàng vật chất.

Thị trường tập trung các giao dịch được thực hiện trên cơ sở khớp lệnh liên tục.

Người mua và người bán không trực tiếp giao dịch với nhau. Sở giao dịch đóng vai trò

trung gian trong tất cả các giao dịch. Đặc điểm giao dịch được tiêu chuẩn hóa, cố định

và không thương lượng được. Các nhà đầu tư cá nhân và DN có thể thực hiện tại các

sở giao dịch thông qua các nhà môi giới. Lợi thế của hình thức này là hệ thống thanh

toán, lưu trữ và vận chuyển vàng được chuẩn hóa, đồng bộ hóa bởi sở giao dịch, nhờ

đó rủi ro gần như được lại bỏ và hoạt động của thị trường được vận hành một cách

thông suốt.

Trên cả hai loại thị trường này, hoạt động vàng vật chất và vàng tài khoản vận

hành xen kẽ, hỗ trợ lẫn nhau.

2- Kinh nghiệm tổ chức, quản lý thị trƣờng vàng của các nƣớc

Hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Nhât,... đều đã tự do hóa thị

trường vàng từ rất lâu. Thị trường vàng ở các nước này hoạt động theo những chuẩn

mực rõ ràng, chủ yếu giao dịch các chứng chỉ vàng thông qua sàn giao dịch tập trung.

Việc giao dịch không qua sàn (OTC) vẫn còn diễn ra sôi động giữa các nhà bán buôn,

được tổ chức rất bài bản, minh bạch và chủ yếu liên quan đến vàng lưu kho tại Luân

Đôn thông qua thay đổi sở hữu vàng của các bên liên quan tại kho này. Một số các

Page 66: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

66

nước có truyền thống dân chúng giữ vàng như Châu Á, Trung Đông đã tổ chức rất

thành công giao dịch vàng qua sàn giao dịch tập trung gồm cả vàng vật chất và vàng

tài khoản như Thổ Nhĩ Kỳ; Ấn Độ, Trung Quốc, Ả rập, Hồng Kong,...

Chúng ta sẽ nghiên cứu kinh nghiệm của 2 nước về quản lý thị trường vàng và

tiêu thụ vàng vật chất lớn nhất thế giới, có những giai đoạn quản lý tương tự như nước

ta hiện nay, đó là Ấn độ và Trung Quốc. Hai nước này là 2 thị trường tiêu thụ vàng

chiếm hơn 42% nhu cầu vàng thế giới, đồng thời là 2 quốc gia đã từng trải qua thời

gian dài kiểm soát thị trường vàng rất chặt chẽ trong quá khứ, nhưng sau đó phải tiến

hành cải cách thị trường vàng theo hướng tự do hóa, đã đạt được các thành công đáng

ghi nhận.

Ấn Độ phải nhập khẩu đến 90% lượng vàng tiêu thụ, đây là một thách thức

không nhỏ trong việc kiểm soát vàng nhập khẩu để giảm cán cân thâm hụt ngân sách.

Trong những năm Ấn Độ đã kiểm soát rất chặt thị trường vàng, cấm nhập khẩu vàng.

Với cơ chế đó, việc nhập khẩu vàng phi chính thức diễn ra trầm trọng, nhưng giá vàng

trong nước vẫn luôn cao hơn giá vàng thế giới từ 20%-50%. Giữa năm 1990, Ấn Độ

thừa nhận sự thất bại trong chính sách quản lý thị trường vàng chặt chẽ theo Luật quản

lý vàng 1963 . Những hạn chế sở hữu tư nhân về vàng đã giảm đi, các thương nhân kinh

doanh vàng không còn phải xin giấy phép nhập khẩu vàng nhằm gia tăng tỷ trọng nhập

khẩu vàng chính thức , điều đó đã giảm nhập khẩu lậu vàng, tăng thu ngân sách thông

qua việc thu thuế nhập khẩu vàng, kích thích nữ trang xuất khẩu, phát triển ngành sản

xuất vàng và chế tác trang sức. Khuyến khích tái chế vàng trang sức trong nước. Chính

phủ đã đưa ra các tiêu chí rất cụ thể để xác định các ngân hàng có đủ điều kiện được cấp

phép nhập khẩu vàng. Các tổ chức này được phép mua bán vàng trong nước và quốc tế

không giới hạn. Ngoài ra , còn được phép cung cấp các sản phẩm tiết kiệm và cho vay

liên quan đến vàng. Tiếp theo sự cải cách đó, Ngân hàng dự trữ cho phép các Ngân

hàng TM trả lãi tiền gửi vàng vật chất, phát hành chứng chỉ vàng và các chứng chỉ này

chỉ được phép chuyển nhượng, giao dịch trên thị trường thứ cấp với mục tiêu phát triển

thị trường chỉ chứng vàng. Tuy nhiên, việc triển khai này đã không thành công khi sau

12 tháng triển khai. Điều này cho thấy dân chúng vẫn thích nắm giữ vàng vật chất hơn

chứng chỉ vàng. Từ đầu năm 2012 các hạn chế về xuất khẩu vàng, đặc biệt là xuất khẩu

vàng trang sức, các quy định kiểm soát giao dịch vàng bao gồm cả vàng thỏi và vàng

trang sức cũng đã được bãi bỏ.

Thị trường OTC bán lẻ vàng thỏi diễn ra phổ biến rộng rãi giữa nhà đầu tư với

các tổ chức kinh doanh vàng, không bắt buộc giao dịch vàng thỏi phải diễn ra tại các

sàn giao dịch, mà có thể thực hiện ở thị trường bán lẻ phân tán khắp cả nước với hàng

triệu cửa hàng bán lẻ và hàng trăm ngàn thợ kim hoàn.

Trung Quốc, chiếm khoảng 18% tổng cầu vàng trên thế giới, nhưng đồng thời

cung cấp 13% tổng cung vàng trên thế giới - là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới.

Trước năm 2002, thị trường vàng TQ được kiểm soát rất chặt chẽ từ khâu sản xuất,

đến phân phối bán lẻ. Giá vàng và hạn ngạch được quyết định bởi NH Nhân dân TQ

(NHNDTQ) phối hợp với các cơ quan khác ở TƯ. Từ năm 1996 TQ đã đẩy nhanh quá

trình cải cách , dần dần tự do hóa sau đó đã bãi bỏ việc Nhà nước độc quyền vàng, bãi

bỏ hệ thóng cấp phép bán lẻ, bán buôn, sản xuất và không còn kiểm soát giá vàng.

Tháng 10/2002, sàn giao dịch vàng Thượng Hải được thành lập để tổ chức giao vàng

thay thế cho NHNDTQ trước đây.

Kể từ khi mở cửa thị trường vàng và sau khi Sàn giao dịch vàng đi vào hoạt động,

giá vàng tại TQ đã cho phép các NHTM giao dịch các sản phẩm đầu tư vàng với nhà đầu

tư cá nhân. Cũng trong năm này, hệ thống giao dịch vàng thỏi 2 giá cũng đã được triển

Page 67: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

67

khai và đến năm 2007, các NHTM được phép giao dịch vàng thỏi vật chất, được tham gia

giao dịch vàng thỏi vật chất, được tham gia dịch tại sàn giao dịch.

Về thị trường bán lẻ, chỉ được phép bán vàng trang sức qua các cửa hàng bán lẻ

trang sức vốn chịu sự quản lý của chi nhánh NHNDTQ địa phương. Tất cả các giao

dịch vàng đều phải thông qua sàn giao dịch.

Từ những điểm cơ bản nêu trên cho thấy, cả Trung quốc và Ấn độ đều đã từng

trải qua giai đoạn kiểm soát rất chặt chẽ nhập khẩu vàng, độc quyền sản xuất, phân

phân phối và kinh doanh vàng. Nhưng cơ chế này đã không thành công như mong đợi,

đã gây nên những hệ lụy cho nền kinh tế. Từ thực tiễn đó, buộc nhà nước phải tiến

hành cải cách. Sau cải cách, cơ quan nhà nước vẫn quản lý sản xuất, kinh doanh vàng

( bán buôn, bán lẻ), nhưng đều thực hiện cơ chế minh bạch và hoàn toàn không có độc

quyền Nhà nước hay độc quyền tư nhân. Việc quản lý nhập khẩu vàng được thực hiện

một cách linh hoạt trên cơ sở xử lý hài hòa giữa trạng thái cán cân thanh toán và tình

trạng nhập lậu. NHTW hoàn toàn không tham gia trực tiếp vào sản xuất và hoạt động

xuất nhập khẩu vàng. Chính sách quản lý vàng được thực hiện theo nguyên tắc thị

trường, thông thoáng, nhằm tạo đươc sự liên thông giữa thị trường trong nước và thế

giới. Các nước này đã quản lý chặt chẽ chất lượng vàng thỏi theo tiêu chuẩn quốc tế.

Các nước này cũng đã tổ chức nhiều sàn giao dịch vàng với cơ chế tổ chức theo thông

lệ quốc tế, có điều chỉnh để tương thích với đặc trưng của thị trường trong nước.

Từ kinh nghiệm thành công về quản lý thị trường vàng của các nước, cho thấy

chúng ta cần sửa đổi Nghị định 24/CP, để loại bỏ những bất cập hiện nay. Việc sửa

đổi này phải đề cập toàn diện hơn các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới

vàng chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức. III- NHỮNG KHUYẾN NGHỊ

1-Các nguyên tắc quản lý thị trƣờng vàng cần đƣợc quán triệt

- NHNN chỉ thực hiện chức năng quản lý và hoạch định chính sách: Chỉ điều tiết dự

trữ ngoại hối bằng vàng theo Pháp lệnh Ngoại hối, Luật NHNN, Luật các tổ chức tín dụng

mà không tham gia sản xuất kinh doanh hoặc điều tiết thị trường bằng các biện pháp hành

chính, không trực tiếp can dự việc kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện sản xuất – kinh doanh thì phải để họ tự

hoạt động theo cơ chế thị trường (Trách nhiệm của doanh nghiệp là hoạt động đúng

luật, tuân thủ nghĩa vụ đóng thuế). Nhà nước chỉ quản lý chất lượng (tuổi vàng), trọng

lượng, nhãn hiệu như các doanh nghiệp đã đăng ký, cho phép nhiều thương hiệu cùng

tồn tại thay vì độc quyền. Khi đã quy định điều kiện kinh doanh thì không được đẻ ra

các thủ tục xin - cho, cấp giấy phép con.

- Thị trường Việt Nam phải liên thông với thị trường thế giới, phải loại bỏ yếu tố

giá cách biệt như hiện nay bằng các giải pháp thị trường. Cung phải gắn với cầu, tiến

tới tự do hoá xuất nhập khẩu, Nhà nước chỉ điều tiết bằng chính sách thuế như các

nước khác trên thế giới.

- Phải dần chuyển đổi từ thị trường vàng vật chất sang thị trường vàng có nhiều

sản phẩm phái sinh, tạo cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thêm nhiều công cụ

bảo hiểm rủi ro và hội nhập, tiếp cận được những sản phẩm tài chính thông dụng trên

thị trường quốc tế.

- Đảm bảo quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức và cá nhân như quyền nắm

giữ, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố… theo quy định của Pháp luật đồng thời phải

hạn chế việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

Page 68: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

68

- Quản lý thị trường vàng phải có những giải pháp thích hợp để huy động được nguồn

vàng rất lớn trong dân cư (từ 400-500 tấn) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

2- Những khuyến nghị

2.1- Hãy trả lại việc kinh doanh vàng miếng cho doanh nghiệp. Hoạt động sản

xuất vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được cấp phép. Điều

kiện kinh doanh vàng cho các doanh nghiệp chỉ cần quy định vốn điều lệ 20 tỷ VND

thay vì 100 tỷ VND; Giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch –Đầu tư cấp; Có cửa

hàng, mặt bằng và trang thiết bị đo lường, kiểm định vàng. Thực hiện đăng ký kinh

doanh theo luật doanh nghiệp, không cần phải có giấy phép con của NHNN. Với điều

kiện như vậy sẽ cho phép các DN trước đây đã được phép kinh doanh vàng miếng sẽ

trở lại. Có như vậy, mới tạo lập một hệ thống phân phối trên thị trường rộng khắp cho

phép người dân ở mọi vùng miền đều được hưởng lợi, có điều kiện giao dịch thuận

lợi. Sự quản lý nhà nước theo hướng chỉ tập trung quản lý nghiệp vụ kinh doanh vàng

miếng như quản lý chất lượng (tuổi vàng), trọng lượng, nhãn hiệu của các doanh

nghiệp đã được cấp giấy phép, xoá bỏ cơ chế giấy phép con (cấp phép các địa điểm

kinh doanh vàng miếng), phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính và tạo sự

chủ động cho doanh nghiệp. Chống hiện tượng cửa quyền, xin - cho trong việc cấp

phép cho chi nhánh hoạt động. Cho phép nhiều thương hiệu cùng tồn tại thay vì độc

quyền.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng. Theo chúng

tôi các doanh nghiệp được tiếp tục huy động và cho vay vàng, vì đây là nhu cầu tất

yếu của doanh nghiệp vì “các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng trong nước

không phải là định chế tài chính nên không có vốn tiền và vàng đủ lớn để thao túng thị

trường như các tổ chức tín dụng”. Hiện NHNN chỉ mới ban hành quy định ngăn cấm

tổ chức tín dụng huy động và cho vay kinh doanh vàng chứ chưa đề cập tới đối tượng

doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp vẫn hoạt động dưới sự điều chỉnh của các luật

hiện hành khác như Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại - theo đó

hoạt động vay và cho vay vàng với các đối tượng không phải tổ chức tín dụng hoàn

toàn được thừa nhận.

Cần khuyến khích các đơn vị kinh doanh sản xuất thêm vàng miếng với kích

thước trọng lượng theo thông lệ quốc tế (vàng khối/thanh với trọng lượng ounce và

kilôgam) và khuyến khích giao dịch loại vàng này để giảm dần việc sử dụng các sản

phẩm vàng theo đơn vị truyền thống (chỉ, lượng).

2.2- Những việc cần làm để đấu thầu vàng là sân chơi bình đẳng và giảm bớt sự

chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới

Các doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh vàng miếng đều đã đáp ứng đầy đủ

điều kiện theo quy định và đã thiết lập quan hệ mua bán vàng miếng với NHNN. Do

nhu cầu lưu chuyển vốn đa dạng của các doanh nghiệp nên việc vay vốn của các

TCTD để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nói

chung và các doanh nghiệp kinh doanh vàng nói riêng là hoàn toàn bình thường và

phù hợp với quy định của pháp luật. Để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh vàng có

điều kiện tham gia tích cực hơn nữa vào việc thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường

vàng của NHNN, có thể tham gia trong sân chơi đấu thầu vàng. Vì vậy, việc cho phép

các TCTD cho các doanh nghiệp vay vốn mua vàng qua đấu thầu và mua vàng nguyên

liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện tín dụng là cần

thiết

Page 69: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

69

Tỷ lệ đặt thầu mức tối thiểu nên quy định là 300 lượng/phiên và mỗi bước khối

lượng đặt thầu là 30 lượng. Với mức đặt thầu tối thiểu và mỗi bước đặt thầu như vậy,

thì mới tạo điều kiện cho các DN vừa và nhỏ kinh doanh vàng có điều kiện về vốn để

tham gia đấu thầu vàng miếng. Tuy có một thay đổi đáng kể trong quy chế đấu thầu

của phiên ngày 30/8 là khối lượng đặt thầu tối đa rút xuống còn 2.000 lượng từ mức

3.000 lượng trước đó. Đây là cách để phân bố nguồn cung vàng đều hơn, tránh để

vàng tập trung vào các “tay to”.

Mục tiêu của NHNN đấu thầu bán vàng là tăng cung vàng miếng trên thị trường

để can thiệp bình ổn thị trường vàng. Bản chất của bình ổn thị trường vàng là bình ổn

giá. Bởi vì, giá là tín hiệu, là hàn thử biểu phản ảnh thực trạng của thị trường. Thông

qua sự biểu hiện của giá vàng (tăng, giảm hoặc ổn định) trên thị trường, có thể biết thực

trạng của thị trường vàng. Như Thống đốc NHNN đã từng tuyên bố chênh lệch giữa giá

vàng trong nước và giá vàng thế giới 400.000 đồng là hợp lý (khoảng 20USD/lượng).

Theo Luật định, Nhà nước độc quyền và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, sản xuất vàng

miếng nên giá vàng trên thị trường do chủ thể độc quyền quyết định. Việc NHNN đưa

ra mức giá sàn trong các phiên đấu thầu chính là NHNN đã thừa nhận (công nhận) đó là

giá thị trường.

Vậy thông qua các phiên đấu thầu vàng, NHNN có thể làm thu hẹp khoảng

chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới được không? NHNN có thể làm được.

Bởi vì, với vai trò độc quyền xuất nhập khẩu vàng, NHNN có tài khoản vàng nước

ngoài, nên tại thời điểm đưa ra khối lượng vàng đấu thầu, có thể mua ngay lượng vàng

đưa ra gọi thầu với giá vàng thế giới tại thời điểm đó. Tại thời điểm này, NHNN cũng

biết được giá vàng trong nước. Từ đó, NHNN có thể đưa ra giá sàn đấu thầu là bao

nhiêu tùy thuộc vào ý đồ của mình, có thể sát hoặc không sát với giá thế giới với

khoảng chênh lệnh là tùy ý, mà không sợ lỗ. Việc làm đó là trong khả năng và quyền

hạn của NHNN. Còn với cách đặt giá sàn trong đấu thầu như hiện nay cao hơn nhiều

so với giá thế giới và sát với giá trong nước, thì khó có thể có thể đạt được mục tiêu

bình ổn thị trường vàng, như Nghị quyết Quốc hội đã nêu rõ một trong những mục

tiêu của năm 2013.

2.3- Để thị trường vàng Việt Nam liên thông với thị trường thế giới, phải có

biện pháp loại bỏ yếu tố giá cách biệt như hiện nay bằng các giải pháp thị trường.

Cung phải gắn với cầu, tiến tới tự do hoá xuất nhập khẩu, Nhà nước chỉ điều tiết bằng

chính sách thuế như các nước khác trên thế giới. Nhà nước quản lý đầu vào là vàng

nhập khẩu, vàng nguyên liệu thu mua trôi nổi trên thị trường bằng số lượng vàng

miếng sản xuất ra – Theo báo cáo định kỳ của doanh nghiệp cho NHNN và báo cáo

thuế theo quy định. Việc xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu cần được giao dịch trở lại

cho các công ty có chức năng và hội tụ đủ điều kiện. Không nhất thiết phải giới hạn về

mặt số lượng các công ty tham gia xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, nhưng cần đặt ra

các tiêu chuẩn cao để chỉ những công ty thật sự vững mạnh về tài chính lẫn kinh

nghiệm mới có đủ những điều kiện sản xuất vàng miếng mới được phép xuất, nhập

khẩu vàng nguyên liệu, các công ty này sẽ đóng vai trò đầu mói trong việc sản xuất,

gia công vàng miếng.

2.4- Phải dần chuyển đổi từ thị trường vàng vật chất sang thị trường vàng có

nhiều sản phẩm phái sinh, tạo cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thêm nhiều công

cụ bảo hiểm rủi ro và hội nhập, tiếp cận được những sản phẩm tài chính thông dụng

trên thị trường quốc tế. NHTM không nên đóng vai trò đầu mối kinh doanh vàng

miếng mà chỉ nên triển khai các sản phẩm phái sinh (với điều kiện đủ kinh nghiệm,

trình độ chuyên môn), còn nếu muốn kinh doanh vàng miếng nên thành lập Công ty

Page 70: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

70

vàng độc lập, vì: Chức năng cơ bản của NHTM là cung cấp các dịch vụ tài chính và

hoạt động tín dụng, nếu để các NHTM trực tiếp kinh doanh vàng sẽ dễ dẫn tới các hệ

luỵ: Dễ đầu cơ, làm giá do có lượng vốn lớn; đặc biệt nếu được phép huy động vàng

và có các nghiệp vụ cho vay, cầm cố bằng vàng, có thể xảy ra nguy cơ mất thanh

khoản vàng - tiền khi không được kiểm soát chặt chẽ (như các trường hợp có sự cố

vừa qua).

2.5- Chống vàng hoá không thể bằng giải pháp hành chính mà là phải chuyển

hướng từ giao dịch vàng miếng sang giao dịch các sản phẩm khác của vàng (chứng

chỉ vàng, vàng tài khoản…) trên một trung tâm giao dịch tập trung. Thành lập sở giao

dịch vàng quốc gia, chuyển hướng từ giao dịch vàng miếng sang giao dịch các sản

phẩm khác của vàng (chứng chỉ vàng, vàng tài khoản...) trên một trung tâm giao dịch

tập trung. Sở giao dịch vàng quốc gia sẽ vận hành trong mối quan hệ tổng hợp với với

các chủ thể : Cơ quan quản lý, Ngân hàng, DN, nhà đầu tư cá nhân, do đó sẽ gắn kết

chặt chẽ hơn thị trường vàng với hệ thống tài chính quốc gia. Trong khi đưa vào hoạt

động Sở giao dịch vàng, sẽ cho phép các NHTM và các công ty được phép nhập khẩu,

sản xuất vàng miếng là thành viên của Sở giao dịch vàng được phép mở tài khoản

vàng ở nước ngoài và kinh doanh vàng trên tài khoản này. Tuy nhiên, việc tổ chức

quản lý giám sát rủi ro, nhất là kiểm soát mức độ tuân thủ trạng thái vàng của các tổ

chức này, cần được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt để tránh rủi ro nằm trong mức

chấp nhận, để tránh đổ vỡ.

2.6- Cho phép thành lập các quỹ tín thác bằng vàng (ETF- Exchange Traded

Fund) như một công cụ tài chính quốc tế. Chứng chỉ quỹ cũng có thể được mua bán

trên Sở giao dịch sẽ khuyến khích người dân gửi vàng, bỏ vốn vào sản xuất kinh

doanh, đầu tư thay vì nắm giữ vàng miếng.

ETF nếu được tham gia mua bán các sản phẩm forward, futures, options trên sàn

thế giới, được xuất nhập khẩu vàng thì dự trữ vàng của ETF sẽ có vai trò như một quỹ

bình ổn, giảm bớt áp lực cho NHNN khi xảy ra sốt giá sẽ giúp tạo lập môi trường kinh

tế vĩ mô ổn định.

2.7-Về giải pháp huy động vàng trong dân:

Việt Nam là một trong 4 quốc gia hàng đầu thế giới về việc người dân có thói

quen giữ vàng miếng và lượng vàng được lưu giữ trong dân có tới vài trăm tấn. Trong

bối cảnh nền kinh tế nước ta đang đòi hỏi một lượng ngoại tệ rất lớn cho đầu tư phát

triển. Vậy làm thế nào để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính to lớn

bằng vàng trong dân. Vấn đề này đã trở thành chủ đề không những thu hút sự quan tâm

của các chuyên gia kinh tế, mà quan trọng hơn là của các cơ quan quản lý và hoạch định

chính sách để xây dựng cơ chế chính sách nhất quán nhằm huy động nguồn lực này

một cách có hiệu quả cả về ngắn, trung và dài hạn.

Tháng 5/2012 NHNN có đề án về phát hành chứng chỉ vàng nhằm huy động

nguồn lực trong dân, nhưng cho đến nay đề án vẫn chưa thực thi, do vẫn còn một số

do dự về tính khả thi của nó

Ước lượng nguồn vàng trong dân:

Theo số liệu thống kê từ các ngân hàng Thụy Sĩ, nguồn cung ứng vàng chủ yếu

cho thị trường Việt nam và trong giai đoạn 1990-2011 trung bình đã nhập xấp xỉ 500

tấn vàng, trong đó năm thấp nhất là 5 tấn, năm cao nhất là 80 tấn. Thông tin từ Hội

đồng Vàng thế giới cho thấy lượng vàng nhập về Việt Nam trong những năm qua rất

lớn, năm 2011 là 87,8 tấn; năm 2012 là 75,2 tấn và năm 2013 được dự báo sẽ nhập 73

Page 71: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

71

tấn. Ngoài ra, nguồn vàng nhập khẩu từ một số nước khác như Úc, Hồng Kong và từ

các con đường tiểu ngạch hoặc không chính thống. Số vàng nhập trung bình giai đoạn

này đã nhập 25 tấn /năm. Số vàng nhập dùng để gia công chế tác trang sức rất ít, mà

chủ yếu được gia công thành vàng SJC và một số thương hiệu khác. Đồng thời cũng

trong thời gian đó, lượng vàng miếng xuất tối đa cũng chỉ đạt 20 tấn trong các năm

2007-2009. Còn lượng vàng gửi tiết kiệm theo số liệu chính thức được công bố từ các

NHTM Việt Nam huy động khoảng 100 tấn. Như vậy, theo ước tính tại Việt nam, số

lượng vàng vật chất nằm trong dân khoảng 400-500 tấn. Nếu theo giá vàng tại thời

điểm này trên thị trường, thị lượng vàng nằm trong dân có giá trị giao động từ 16-18

tỷ USD tương đương 16% GDP, xấp xỉ lượng dự trữ ngoại tệ thời kỳ trung bình trước

đây. Tỷ lệ này quá lớn nếu so với các nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới cũng chưa

tới 3%. Rõ ràng đây là một nguồn lực tài chính khổng lồ hiện đang nằm trong dân,

chưa được huy động để sử dụng có hiệu quả góp phần thức đẩy sự phát triển kinh tế-

xã hội của đất nước. Nếu chỉ huy động được một nửa số vàng trong dân, thì ít nhất

cũng có gần 10 tỷ USD đưa vào nền kinh tế, nguồn ngoại tệ này sẽ làm giảm áp lực

vay nợ từ các tổ chức tài chính quốc tế hoặc tăng tỷ trọng vàng trong tổng dự trữ

ngoại hối, sẽ giúp NHNN có nguồn lực để chủ động và sẵn sàng điều tiết thị trường

khi xẩy ra những cơn sốt giá như thời gian vừa qua.

Lương vàng dự trữ nằm trong dân do nhiều nguyên nhân: Giá vàng thế giới tăng

giảm liên tục, nên là kênh đầu tư thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài

nước. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay Thị trường chứng khoán èo uột, sản xuất kinh

doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng,..; Vàng có tính thanh

khoản cao, dễ cất giữ và vận chuyển; Kinh tế vĩ mô chưa ổn định, lạm phát vẫn còn cao

và luôn thường trực trong nền kinh tế nước ta; Tỷ giá VNĐ thiếu ổn định; Do yếu tố

tâm ký, thói quen và truyền thống tích trữ vàng của người dân, với quan niệm vàng đem

lại sự may mắn và an tâm lâu dài cho cuộc sống.

Giải pháp huy động vàng trong dân:

Thừa nhận nguồn lực vàng trong dân là rất lớn, từ kinh nghiệm của các nước

việc huy động vàng trong dân là không dễ, cần hết sức thận trọng và phải đặt vấn đề

an toàn tài sản cho người dân, an toàn hệ thống tài chính và sử dụng nguồn lực huy

động này lên hàng đầu. Những biện pháp chủ quan, duy ý chí, nóng vội có thể có tác

dụng nhất thời, nhưng về lâu dài hoàn toàn không thể đạt mục tiêu mong muốn, mà

ngược lại sẽ nẩy sinh một thị trường ngầm, không dễ kiểm soát, mà còn phát sinh

nhiều hệ lụy

Muốn huy động được vàng trong dân, trước hết cần phải đảm bảo được các yếu tố

ổn định về chính sách vĩ mô lẫn điều kiện thực thi nhất quán, trên cơ sở đảm bảo hài hòa

lợi ích của Nhà nước, của cả tổ chức đầu tư, kinh doanh vàng cũng như của người gửi

vàng.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô phải ổn định, trong đó thước đo quan trọng nhất là lạm

phát phải được kiểm soát. Duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, ổn định theo tín của thị

trường để tránh tác động tới giá vàng. Chính sách quản lý thị trường vàng phải tuân thủ

theo quy luật của thị trường và thông lệ quốc tế. Khung pháp lý phải rõ ràng, nhất quán,

không có rào cản cho việc chuyển đổi chứng chỉ vàng lấy vàng miếng và ngược lại. Mọi

thông tin cần được minh bạch, giúp cho người gửi vàng yên tâm, cảm thấy an toàn, tính

toán hợp lý đảm bảo lãi suất có lợi cho người gửi vàng.

Về điều kiện thực thi cần đảm bảo tính thanh khoản tốt cho chứng chỉ huy động

vàng và hệ thống ngân hàng luôn sẵn sàng có nguồn vàng đáp ứng nhu cầu rút vàng

của dân khi đến, hay trong những trường biến động bất thường. Quy trình, thủ tục

Page 72: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

72

phải khoa học, chặt chẽ từ khâu phát hành chứng chỉ, nhận gửi, trả vàng, nhưng phải

đơn giản, thuận tiện. Chứng chỉ vàng có thể cầm cố, thế chấp, cho vay, chuyển

nhượng,... và có thể lâu dài chứng khoán hóa, đuợc phép giao dịch trên thị trường mở

và thị trường thứ cấp.

Về cách thức huy động: Sau khi ổn định trạng thái vàng của các NHTM,

NHNN cần thực hiện chủ trương tiếp tục huy động vàng trong dân. Lần này không để

NHTM kinh doanh, mà để NHNN sẽ phát hành chứng chỉ vàng dài hạn.

Từ kinh nghiệm của các nước, chúng ta có thể rút ra những bài học trong việc

quản lý thị trường vàng là việc thay thế người dân nắm giữ vàng vật chất thì họ nắm

giữ “chứng chỉ vàng”. Việc sử dụng chứng chỉ vàng có những ưu điểm là an toàn, tiện

lợi, không sợ vàng giả, vàng thiếu tuổi, thiếu trọng lượng, không mất phí gia công dập

ra vàng miếng,...Về vĩ mô, nền kinh tế sẽ đuợc lợi vì nguồn vàng trong dân tập trung

về ngân hàng, góp phần tăng dự trữ quốc gia và tiết kiệm đuợc USD, vì không cần

nhập khẩu hàng mấy chục tấn vàng vật chất mỗi năm.

Chứng chỉ vàng này do NHNN phát hành, có các loại mệnh giá như: 1 chỉ, 2

chỉ,5 chỉ; 1 lượng, 2 lượng, 5 lượng, 10 lượng,... Đặc điểm của vàng huy động thông

qua phát hành chứng chỉ là người gửi vàng không được phép rút vàng trước hạn, thay

vì hình thức tiết kiệm như trước đây. Do vậy, vốn vàng có thể đuợc sử dụng làm một

nguồn lực dài hạn cho đầu tư phát triển.

Trước thực trạng hiện nay, nhiều NHTM còn bộc lộ một số yếu kém trong

quản trị, cũng như chưa đủ mức độ tín nhiệm, do đó chứng chỉ huy động vàng phải do

chính NHNN phát hành. Tuy nhiên, NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước nên không

tực tiếp đứng ra, mà ủy quyền cho các NHTM thực hiện với vai trò đại lý phát hành

chứng chỉ. Ngược lại NHNN phải chiết khấu hoa hồng cho NHTM để bù đắp các chi

phí kiểm định, cất giữ, vận chuyển,...

Xuất phát từ đặc điểm, tập quán về thói quen và truyền thống tích trữ vàng

trong dân của nước ta, theo chúng tôi cho rằng việc cấp chứng chỉ vàng có thể nói là

phương thức huy động vàng trong dân hữu hiệu nhất. Với cách làm này sẽ loại bỏ

những được tâm lý, truyền thống đã ăn sâu hàng thế kỷ nay của người dân, đó là giữ

vàng nằm im một chỗ, mà không phát huy được tác dụng gì. Việc phát hành chứng chỉ

vàng sẽ hạn chế mua bán vàng miếng, đây cũng là một trong những giải pháp ổn định

thị trường vàng. Tuy nhiên, trong dài hạn Chính phủ cần phải xây dựng một thị trường

vàng hiện đại, để thị trường vàng trong nước liên thông với thị trường vàng thế giới,

một thị trường cho phép vàng trong dân được đưa vào lưu thông trong hệ thống tín

dụng thông qua chứng chỉ vàng và sàn vàng quốc gia. Muốn vậy, cần thành lập Sở

giao dịch vàng quốc gia tại Việt Nam với việc xây dựng các tiêu chuẩn về vàng giao

dịch trên sàn và chỉ định một số thương hiệu vàng và tổ chức kiểm định vàng được

chấp nhận sẽ dần chuẩn hóa chất lượng vàng vật chất lưu hành tại Việt nam. Khi vàng

đuợc chuẩn hóa về chất lượng, người dân có thể thực hiện ký gửi vàng tại các kho của

Sở, được quản lý tập trung để có thể trở thành các tài sản cầm cố, thế chấp vay vốn từ

các tổ chức trong nước hoặc quốc tế, tạo nguồn vốn phát triển kinh tế. Đồng thời vàng

vật chất sẽ được chuyển hóa thành vàng tài khoản, được đưa vào hệ thống giao dịch

thông suốt, thuận lợi cho việc thực hiện giao dịch và thanh toán vàng.

Với việc huy động vàng trong dân qua việc phát chứng chỉ vàng, một vấn đề

đặt ra là làm thế nào để đảm bảo được an toàn lượng tài sản khổng lồ của dân và của

Nhà nước? Bởi giá vàng thế giới diễn biến phức tạp và thay đổi liên tục, sự lao đao

của một số cá nhân lãnh đạo NHTM trong việc bán khống một số vàng lớn thời gian

qua đã đem lại món nợ khổng lồ cho họ và NHTM của họ là một bài học lớn cho cả hệ

Page 73: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

73

thống NHTM và NHNN trong việc quản lý thị trường vàng tương lai. Muốn thực hiện

được phương thức huy động này, NHNN cần có những chuyên gia giỏi phân tích và

đưa ra dự báo về giá vàng trong thời gian tới và cần sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi

ro do biến động của giá vàng thế giới. Đây là điều cần thiết phải có và phải thực hiện

đối với NHNN. Nếu không chúng ta sẽ phải trả giá cho những sai lầm tính toán của

các chuyên gia.

Thị trường vàng là một bộ phận hữu cơ của thị trường tài chính tiền tệ. Ở bất kỳ

quốc gia nào cũng cần có sự quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường vàng.

Trong điều điện hội nhập kinh tế quốc tế, sự quản lý của mỗi quốc gia ngoài việc đòi

hỏi phải xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, còn phải phù hợp với

thông lệ quốc tế. Mục tiêu là phải đưa thị trường vàng phát triển lành mạnh và đúng

hướng, gắn kết mật thiết, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. Hiện thị

trường vàng vẫn đang bị nhìn nhận một cách tiêu cực, phiến diện luôn gây sự bất ổn

cho kinh tế vĩ mô. Để hoàn thiện cơ chế quản lý cần nhìn nhận rõ những bất cập, hạn

chế trong Nghị định 24/CP về “Quản lý hoạt động kinh doanh vàng” để sửa đổi và

cần phải thay đổi tư duy quản lý thị trường vàng.

Page 74: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

74

VÀNG VÀ QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG VÀNG Ở VIỆT NAM NĂM 2013

TS.Nguyễn Minh Phong

1. Nguồn gốc, dự trữ và quản lý vàng trên thế giới

Đầu tháng 3/2013, các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa

công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Kết quả nghiên cứu này vừa được đăng tải trên tạp chí Nature Geoscience.

Dion Weatherley, một nhà địa vật lý tại Đại học Queensland, Australia và là tác giả

chính của nghiên cứu tiết lộ: “Động đất gây ra hiện tượng đứt gãy địa chất, tạo nên vô

số các khe hở. Nước nhanh chóng choán đầy những khe hở này. Điều đặc biệt xảy ra ở

khoảng 10 km dưới lòng đất, nơi có áp suất và nhiệt độ cực kỳ cao".

"Điều kiện môi trường như vậy, cộng với việc nước mang nồng độ cao các chất

carbon điôxít, silíc điôxít cùng một số chất cần thiết khác sẽ giúp tạo ra vàng. Sau đó,

dư chấn hoặc các trận động đất khác khiến những khe hở mở rộng hơn làm áp suất

giảm đột ngột, nước nhanh chóng bay hơi và bất cứ hạt vàng nào tồn tại trong chất

lỏng đều kết tủa gần như ngay lập tức”.

Quá trình kiến tạo trong vỏ trái đất khiến động đất lặp đi lặp lại giúp hình thành

lớp vàng trầm tích (trầm tích cát vàng). Các nhà khoa học cho biết vàng trên thế giới

có nguồn gốc từ các mạch trầm tích hình thành trong thời kỳ địa chất tạo núi diễn ra 3

tỷ năm trước đây. Vàng bị nóng chảy từ trong lòng đất đã được đẩy lên theo sự vận

động của vỏ trái đất. Vàng có dạng thỏi do các khoáng chất kèm theo bị ôxi hóa bởi

thời tiết và việc rửa trôi bụi vào các con suối, dòng sông nơi vàng tích tụ hoặc do hoạt

động của nước liên kết lại. Nghiên cứu của các nhà địa chất Australia cũng cho biết

chấn động duy nhất sẽ không tạo ra vàng có giá trị kinh tế. Để tạo thành một mạch

chứa 100 tấn vàng sẽ mất 100.000 năm.

Phát hiện ra cơ chế hình thành vàng sẽ giúp ích cho con người trong việc tìm

kiếm, thăm dò những mỏ vàng mới trong tương lai. Người ta đã tính được trữ lượng

vàng trên thế giới đạt 250 ngàn tấn. Đến nay, loài người đã khai thác khoảng 150

nghìn tấn vàng từ lòng đất. Sản lượng khai thác hàng năm trung bình là 2.300 tấn thì

quặng vàng sẽ cạn kiệt vào năm 2050.

Ở Việt Nam, quặng vàng phân bố rải rác ở nhiều nơi với quy mô nhỏ, tổng tài

nguyên tính được khoảng vài nghìn tấn và trữ lượng chỉ đạt vài trăm tấn. Đến nay đã

phát hiện gần 500 điểm quặng và mỏ vàng gốc (quặng vàng thực thụ và các loại quặng

khác có chứa vàng). Trong đó có gần 30 nơi đã được tìm kiếm thăm dò và đánh giá

trữ lượng với số lượng khoảng 300 tấn vàng.

Năm 1931, chính phủ Anh đình chỉ đổi đồng Bảng Anh lấy vàng. Đầu năm

1968, Mỹ huỷ bỏ đạo luật dùng vàng dự trữ bảo đảm cho 25% tiền giấy lưu thông

trong nước, đồng thời đình chỉ việc chuyển đổi tiền đô la giấy lấy vàng cho tư nhân

nước ngoài; năm 1971 thì đình chỉ nốt việc đổi đô la giấy lấy vàng cho các chính phủ

và ngân hàng trung ương nước ngoài. Từ đó, chế độ bản vị đô la nói riêng và chế độ

bản vị vàng-hối đoái nói chung sụp đổ hoàn toàn. Chấm dứt vĩnh viễn việc kết gắn giá

trị của đồng tiền một nước bất kỳ vào một hàm lượng vàng nhất định nào đó.

Page 75: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

75

Trên thực tế, vàng là hàng hóa đặc biệt, vừa mang tính chất hàng hóa phục vụ

đời sống, sinh hoạt và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; Đồng thời, vàng vừa

mang chức năng thước đo giá trị và chức năng dự trữ như một loại ngoại hối đặc biệt;

Cũng vì vậy, mỗi khi bối cảnh thị truờng trong nước và quốc tế có biến động bất

thuờng, vàng thuờng được coi là sự lựa chọn hàng đầu để bảo toàn giá trị tài sản và

thể hiện sự giàu có của cả các quốc gia, ngân hàng và người dân các nước, trong đó có

Việt Nam. Tuy nhiên, vàng chỉ còn có chức năng không đầy đủ (tức chỉ có chức năng

thước đo giá trị và dự trữ, mà không còn có chức năng thanh toán và lưu thông) của

tiền tệ quốc tế, nên vàng không phải là tiền tệ thế giới, cũng không phải là đồng tiền

quốc gia.

Theo IMF, vàng miếng được phân thành 2 loại là vàng-tiền tệ và vàng phi tiền

tệ. Trong đó, vàng tiền tệ là vàng được nắm giữ bởi các cơ quan quản lý tiền tệ như

một phần của dự trữ chính thức của quốc gia và các tổ chức quốc tế như IMF, BIS.

Vàng phi tiền tệ là vàng được sử dụng như tài sản tài chính và vàng hàng hóa được

nắm giữ phục vụ cho mục đích sản xuất (trang sức, công nghệ), tồn kho hoặc cất trữ

giá trị. phải được đối xử bình thường như với bất kỳ hàng hóa nào khác trong nền kinh

tế (IMF, 2006). Theo TS Hoàng Công Gia Khánh, Trưởng khoa Tài chính ngân hàng

Trường ĐH Kinh tế-Luật-TP.HCM, ở hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Úc,

Canada, Nhật Bản… đều đã tự do hóa thị trường vàng từ rất lâu. Thị trường vàng ở

các nước này hoạt động theo các chuẩn mực rõ ràng, chủ yếu giao dịch các chứng chỉ

vàng thông qua sàn giao dịch tập trung. Việc giao dịch vàng không qua sàn giao dịch

(OTC) vẫn còn diễn ra sôi động ở Anh, Thụy Sĩ giữa các nhà bán buôn. Các giao dịch

này được tổ chức rất quy củ, minh bạch và chủ yếu liên quan đến vàng lưu kho tại

London thông qua thay đổi sở hữu vàng của các bên liên quan tại kho vàng này.

Vì vai trò đặc biệt của vàng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chia vàng ra làm hai

loại: Trong đó vàng tài chính được IMF tiếp tục được chia làm hai nhóm: thứ nhất

gồm; thứ hai vàng phi tiền tệ là vàng được nắm giữ bởi các tổ chức tài chính trung

gian, các nhà kinh doanh vàng cho mục đích kinh doanh, đầu tư.

Một số các nước Trung Đông, châu Á mà dân chúng vốn có truyền thống cất

trữ vàng cũng đã tổ chức rất thành công giao dịch vàng qua sàn giao dịch tập trung.

Và sàn này bao gồm cả vàng vật chất và vàng tài khoản. Cụ thể như Ả Rập, Thổ Nhĩ

Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Hong Kong.

Ấn Độ và Trung Quốc vốn là hai thị trường tiêu thụ vàng vật chất lớn nhất thế

giới, chiếm hơn 42% nhu cầu vàng trên thế giới. Đồng thời đây cũng là hai quốc gia

đã từng trải qua thời gian dài kiểm soát rất chặt thị trường vàng trong quá khứ nhưng

sau đó phải tiến hành cải cách thị trường vàng theo hướng tự do hóa và họ đã đạt được

các thành công đáng kể.

Tại Ấn Độ, với 90% lượng vàng tiêu thụ phải nhập khẩu. Đất nước này phải đối

mặt với thách thức không nhỏ trong việc kiểm soát vàng nhập khẩu để giảm thâm hụt

cán cân thanh toán. Từ những năm 1963 đến 1964, Ấn Độ đã kiểm soát rất chặt thị

trường vàng, cấm nhập khẩu vàng… Tuy nhiên, trong suốt hàng chục năm sau đó mặc

dù việc nhập khẩu vàng phi chính thức diễn ra trầm trọng nhưng giá vàng trong nước

vẫn cao hơn từ 20% đến 50% so với giá vàng quốc tế. Tháng 6-1990, Ấn Độ thừa nhận

sự thất bại trong chính sách quản lý vàng chặt chẽ khi bãi bỏ luật quản lý vàng 1963. Và

ba năm sau đó bãi bỏ luật điều tiết ngoại hối 1964. Các hạn chế sở hữu tư nhân về vàng

đã giảm đi, các thương nhân kinh doanh vàng không còn phải xin giấy phép, cho phép

Page 76: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

76

nhập khẩu vàng nhằm gia tăng tỉ trọng nhập khẩu vàng chính thức (giảm nhập lậu), tăng

thu ngân sách thông qua việc thu được thuế nhập khẩu vàng, kích thích sản xuất nữ

trang xuất khẩu, phát triển ngành sản xuất vàng và chế tác trang sức, khuyến khích tái

chế vàng trang sức trong nước. Sau đó Chính phủ Ấn Độ cũng đã đưa ra các tiêu chí cụ

thể để xác định ngân hàng nào đủ điều kiện được cấp phép nhập khẩu vàng. Các tổ chức

này được phép mua bán vàng trong nước và quốc tế không giới hạn. Ngoài ra, họ còn

được phép cung cấp các sản phẩm tiết kiệm và cho vay liên quan đến vàng.

Giai đoạn từ 1998 đến 1999, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho phép các ngân hàng

thương mại trả lãi tiền gửi vàng vật chất, phát hành các chứng chỉ vàng và các chứng

chỉ này được phép chuyển nhượng, giao dịch trên thị trường thứ cấp với mục tiêu phát

triển thị trường chứng chỉ vàng. Tuy nhiên, việc triển khai đã thất bại khi sau 12 tháng

triển khai chỉ huy động được tám tấn vàng so với 100 tấn theo kế hoạch. Điều này cho

thấy dân chúng vẫn thích nắm giữ vàng vật chất hơn là chứng chỉ vàng. Bởi vậy từ

năm 2003, Ấn Độ cho phép các ngân hàng giao dịch hợp đồng vàng kỳ hạn trong

nước hoặc quốc tế nhưng không được phép giao dịch với các tổ chức phi ngân hàng.

Đến cuối năm 2011, có bốn sở giao dịch quốc gia thực hiện giao dịch vàng. Các sản

phẩm phái sinh vàng được cho phép giao dịch từ năm 2006 và cho đến nay sản phẩm

thông dụng nhất trong số các sản phẩm phái sinh vàng là ETF vàng. Đến đầu năm

2012, ở Ấn Độ đã có 30 ngân hàng bao gồm cả ngân hàng nhà nước, ngân hàng tư

nhân và ngân hàng nước ngoài được phép nhập khẩu vàng, bạc để bán tại thị trường

trong nước. Hiện nay họ có cả hai thị trường vật chất và phi vật chất. Thị trường bán

lẻ vàng thoi OTC diễn ra phổ biến rộng rãi giữa nhà đầu tư với các tổ chức kinh doanh

vàng. Nhưng Ấn Độ không bắt buộc giao dịch vàng thoi phải diễn ra tại các sàn giao

dịch mà có thể thực hiện ở thị trường bán lẻ phân tán khắp cả nước với trên 100.000

thợ kim hoàn và hơn 1 triệu cửa hàng bán lẻ.

Nhu cầu vàng ở Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Ấn Độ và chiếm

khoảng 16% tổng cầu vàng trên thế giới. Mặc dù Trung Quốc là nhà sản xuất vàng lớn

nhất thế giới, đóng góp khoảng 13% tổng cung vàng trên thế giới nhưng nước này vẫn

phải nhập khẩu vàng. Trước năm 2002, thị trường vàng tại Trung Quốc được kiểm

soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến phân phối bán lẻ. Giá vàng và hạn ngạch đã được

quyết định bởi Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) phối hợp với các cơ quan

khác ở trung ương. PBOC cấp giấy xuất khẩu vàng và nhập khẩu vàng trang sức, mặt

hàng này chịu mức thuế nhập khẩu 60% ở năm 1996, giảm so với mức 100% trước

đó. Từ năm 1996, Trung Quốc đẩy nhanh quá trình cải cách, dần dần tự do hóa và sau

đó đã bãi bỏ việc nhà nước độc quyền vàng, bãi bỏ hệ thống cấp phép bán lẻ, bán

buôn, sản xuất và không còn kiểm soát giá vàng. Tháng 10-2002, Sàn giao dịch vàng

Thượng Hải được thành lập để tổ chức giao dịch vàng thay thế cho PBOC. Kể từ khi

mở cửa thị trường vàng và sau khi Sàn giao dịch Thượng Hải đi vào hoạt động, giá

vàng tại Trung Quốc đã rất sát với giá vàng thế giới từ năm 2000. Từ năm 2006,

Trung Quốc đã cho phép các ngân hàng thương mại giao dịch các sản phẩm đầu tư

vàng với nhà đầu tư cá nhân. Cũng trong năm này, hệ thống giao dịch vàng thoi hai

giá cũng đã được triển khai. Và đến năm 2007, các ngân hàng thƣơng mại đƣợc

phép giao dịch vàng thoi vật chất, được tham gia giao dịch tại Sàn giao dịch Thượng

Hải, Sàn giao dịch hàng hóa giao sau Thượng Hải.

Về thị trường bán lẻ, Trung Quốc chỉ được phép bán vàng trang sức qua các

cửa hàng bán lẻ trang sức vốn chịu sự quản lý của chi nhánh PBOC tại địa phương.

Page 77: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

77

Tất cả giao dịch vàng thoi đều phải được thực hiện thông qua Sàn giao dịch vàng

Thượng Hải.

Như vậy, sau cải cách, cơ quan nhà nước của cả Ấn Độ và Trung Quốc vẫn

quản lý sản xuất, bán buôn, bán lẻ vàng, nhưng đều được thực hiện theo cơ chế minh

bạch và hoàn toàn không có sự độc quyền, dù là độc quyền nhà nước hay tư nhân.

Việc quản lý nhập khẩu vàng được thực hiện một cách linh hoạt trên cơ sở xử lý hài

hòa giữa trạng thái cán cân thanh toán và tình trạng nhập lậu. Ngân hàng trung ƣơng

hoàn toàn không tham gia trực tiếp vào hoạt động nhập khẩu, sản xuất. Chính

sách quản lý được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, thông thoáng nhằm tạo được

sự liên thông thị trường trong nước với thị trường nước ngoài khi đã chuẩn bị đầy đủ

các điều kiện. Các quốc gia này cũng đã quản lý chặt chẽ chất lượng vàng kể cả vàng

thoi và vàng trang sức, đồng thời xem xét để cấp phép giao dịch các sản phẩm vàng

thoi theo tiêu chuẩn quốc tế được sản xuất bởi các nhà sản xuất có uy tín theo danh

sách công bố của Hiệp hội Vàng thoi London. Ngoài ra, các nước này cũng đã tổ chức

nhiều sàn giao dịch vàng với cơ chế tổ chức theo thông lệ quốc tế với một số điều

chỉnh để tương thích với đặc trưng của thị trường trong nước.

Thực tế thế giới cũng cho thấy ngày càng hiếm có nước nào duy trì chính sách

chỉ độc quyền một thương hiệu vàng và độc quyền sản xuất vàng miếng. Hiện nay, Ấn

Độ đã thả nổi thị trường vàng và chỉ quản lý bằng thuế suất nhập khẩu vàng khi nâng

mức thuế lên 50%. Ngân hàng trung ương Ấn Độ vừa có thông báo chính thức trên

website ngày 19/11/2012, yêu cầu các ngân hàng nước này không cho vay với mục đích

mua vàng vật chất như trang sức, vàng xu, vàng thanh hay các sản phẩm tài chính có

liên quan đến vàng như đầu tư vào quỹ tín thác.

Trung Quốc, cách đây 10 năm, cũng cố gắng kiểm soát thị trường vàng theo

hướng độc quyền, ấn định giá vàng nhưng không thành công và hiện cũng thả nổi thị

trường vàng..

Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), người dân Thổ Nhĩ Kỳ hiện

đang nắm giữ khoảng 5.000 tấn vàng, giá trị 302 tỷ USD, lớn hơn của GDP của

Ireland. Huy động được số vàng này trong dân, Thổ Nhĩ Kỳ có thể giảm được nhập

khẩu vàng cũng như vay nợ từ bên ngoài. Các ngân hàng ở nƣớc này đang tìm cách

hút số vàng trên để chuyển đổi thành tiền mặt. Thu hút vàng trong dân được xem là

một cách để Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết mức thâm hụt cán cân vãng lai lớn thứ nhì thế

giới, chỉ sau Mỹ này. Trong năm 2011, thâm hụt cán cân vãng lai của nước này đã

vượt mức 77 tỷ USD. Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, từ đầu

năm đến tháng 7/2013 vừa qua, số tài khoản gửi vàng tại các ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ

đã tăng 15%, cao gấp 5 lần tốc độ tăng của số tài khoản gửi tiết kiệm. Cũng từ đầu

năm, lượng vàng người dân gửi vào ngân hàng Yapi Kredi Bankasi của Thổ Nhĩ kỳ đã

tăng 62%. Còn tại ngân hàng lớn nhất nước này về tài sản là Turkiye Is Bankasi AS,

lượng vàng người dân gửi vào tăng 10 lần trong thời gian 2 năm tính đến hết tháng 6

năm nay. Khi mở tài khoản vàng, khách hàng sẽ có được một lượng tiền mặt tương

đương với giá trị của số vàng mà họ giao cho ngân hàng. Khách có thể rút tiền mặt

hoặc vay vốn từ ngân hàng. Về phần mình, ngân hàng có thể nắm giữ hoặc bán số

vàng tùy theo chiến lược kinh doanh riêng.Các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ đang tung ra

hàng loạt dịch vụ khác nhau để thu hút người dân gửi vàng. Các ngân hàng Isbank và

Turkiye Garanti Bankasi AS - ngân hàng lớn nhất nước này về giá trị vốn hóa - cùng

cung cấp các khoản vay bảo đảm bằng vàng. Với dịch vụ này, khách hàng có thể

mang nữ trang hoặc tiền xu vàng tới ngân hàng để thế chấp vay vốn. Garanti cũng

Page 78: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

78

phát hành thẻ tín dụng dựa trên tài khoản gửi vàng. Ngân hàng này sẽ sớm cho phép

khách hàng rút tiết kiệm bằng vàng, thay vì tiền mặt hoặc ngoại tệ. Ngân hàng Hồi

giáo Asya Katilim Bankasi AS thì tổ chức những “ngày vàng” để khách hàng đem tiền

xu và nữ trang vàng đến cho các chuyên gia kiểm định. Ngân hàng này cho biết đã thu

hút được 3 tấn vàng thông qua những “ngày vàng” như vậy từ tháng 3/2012 đến nay.

Số tài khoản tiết kiệm vàng trong ngân hàng này tính đến hết tháng 7 đã tăng 22%.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang có những biện pháp để hỗ trợ các ngân hàng thu hút vốn

vàng. Ngân hàng Trung ương nước này ra quyết định cho phép các ngân hàng tăng tỷ

lệ vàng trong dự trữ lên mức 30% từ mức 25% trước đó. Ngoài ra, các nhà chức trách

Thổ Nhĩ Kỳ còn đang xem xét đưa ra các quy định cho phép người dân mua hoặc bán

vàng tại các chi nhánh ngân hàng hoặc chuyển vàng vào các tài khoản khác. Tuy

nhiên, kế hoạch này bị các tiệm vàng ở Thổ Nhĩ Kỳ phản đối vì cho rằng, việc ngân

hàng mua bán vàng sẽ khiến doanh thu của các tiệm kim hoàn sa sút.

Thực tế cho thấy, độc quyền sản xuất vàng không thể giống độc quyền sản xuất

tiền của Chính phủ, càng không thể quản lý vàng theo thương hiệu quốc gia như một

dạng tiền tệ chính thức quốc gia. Nói cách khác, không thể dùng quyền độc quyền

vàng như một loại máy in tiền; không thể biến việc chống “vàng hóa” thành việc “tiền

tệ hóa” vàng, nếu không muốn biến một quốc gia từ chỉ có một đồng bản tệ duy nhất

thành có 2 đồng tiền cùng lưu hành chính thức và độc quyền như nhau.

2. Quản lý vàng ở Việt Nam từ 1975-2013

Việt Nam có truyền thống tích trữ và giao dịch vàng trong dân rất cao do kinh

nghiệm đối phó với chiến tranh, loạn lạc và lạm phát cao...

Theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ, Vàng

miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và

ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam cho phép sản xuất, hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất

trong từng thời kỳ.

Quản lý kinh doanh vàng miếng ở Việt Nam đang được từng bước xiết chặt và

giá cả trên thị trường này liệu sẽ có những chuyển biến mới từ sau ngày 30/6/2013-

ngày tất toán trạng thái vàng của các NHTM (ngân hàng thương mại) mà NHNN

(Ngân hàng Nhà nước) đặt ra ...?!

Từ sau năm 1975, ở Việt Nam, Nhà nước dùng các biện pháp hành chính mạnh

để kiểm soát và điều khiển giá vàng. Việc giao dịch vàng, kể cả vàng trang sức lẫn

vàng miếng, của tư nhân bị cấm; Việc dùng vàng để định giá, thanh toán không được

pháp luật thừa nhận. Nhưng trên thực tế, vàng luôn được sử dụng làm thước đo giá trị,

phương tiện thanh toán và tài sản cất trữ.

Đến năm 1986, Việt Nam mới thực hiện chủ trương cho thành lập mạng lưới

các cửa hàng kinh doanh vàng bạc quốc doanh và đến năm 1989 mới chính thức cho

phép tư nhân thành lập cửa hàng kinh doanh vàng, bạc, đá quý. Từ đó, thị trường vàng

mới bắt đầu có sự cạnh tranh.

Ngày 23.9.1993, Chính phủ ban hành Nghị định 63/1993/NĐ-CP về quản lý

nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó, Nhà nước thừa nhận quyền sở

hữu hợp pháp về vàng của mọi tổ chức và cá nhân. Cho phép các doanh nghiệp, tổ

chức, cá nhân, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền cất giữ, vận chuyển

Page 79: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

79

hoặc gửi vàng ở ngân hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng được mua bán vàng

các loại; được chế tác, gia công, cầm đồ vàng.

Từ năm 1994, vụ Quản lý ngoại hối – NHNN cấp phép nhập uỷ thác để công ty

Vàng bạc đá quý Việt Nam (VJC) nhập trực tiếp cho các doanh nghiệp và Vụ Quản lý

ngoại hối bán vàng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ năm 1996 do tình hình ngoại

tệ khan hiếm vì ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, NHNN tạm

dừng việc cấp phép nhập khẩu vàng.

Tháng 12.1999, Chính phủ ban hành nghị định 174/1999/NĐ-CP quy định về

quản lý hoạt động kinh doanh vàng thay thế nghị định 63/1993/NĐ-CP. Cùng với nghị

định 63/1998/ NĐ-CP về quản lý ngoại hối được ban hành ngày 17.8.1998, cơ chế

quản lý vàng ở Việt Nam đã chính thức tách bạch rõ việc quản lý vàng tiền tệ, và quản

lý vàng phi tiền tệ với sự nới lỏng đáng kể trong việc quản lý đối với vàng phi tiền tệ

tập trung vào các nội dung chính: phân định rõ vàng miếng, vàng trang sức; quản lý

xuất nhập khẩu; quản lý sản xuất, gia công; quản lý kinh doanh giao dịch. Nhờ chính

sách nới lỏng này, đã có bảy đơn vị tham gia sản xuất, gia công vàng miếng theo dây

chuyền công nghệ hiện đại và hơn 12.000 cửa hàng kinh doanh vàng trên khắp cả

nước. NHNN cũng đã cho phép các tổ chức tín dụng đủ điều kiện được phép kinh

doanh vàng tài khoản ở nước ngoài, quy định cụ thể việc huy động vàng và cho vay

bằng vàng...

Sàn vàng ảo hay kinh doanh vàng tài khoản, sàn vàng đã một thời nở rộ tại

Việt Nam và trở nên phức tạp trong các năm 2008 – 2009 với hơn 20 sàn giao dịch

trước khi Chính phủ ban hành lệnh cấm vào cuối năm 2009. Thời điểm đó, cùng với

chứng khoán các sàn vàng hoạt động rầm rộ, cho phép các nhà đầu tư kinh doanh

vàng qua tài khoản trực tiếp với thị trường quốc tế. Sàn vàng đã thu hút sự tham gia

của nhiều đơn vị: DN kinh doanh vàng, ngân hàng, thậm chí tổ chức không có chức

năng kinh doanh vàng… lôi kéo vàng chục ngàn nhà đầu tư tham giá đã tạo nên một

cơn sốt vàng ảo; kéo theo đó là rất nhiều hệ lụy đối với nhà đầu tư, DN và tổ chức tài

chính, ảnh hưởng đến sự ổn định trên thị trường vàng, ngoại hối và tiền tệ. Đối với rất

nhiều nhà đầu tư, sau một thời gian tham gia đầu tư vàng ảo, cụ thể hơn là kinh doanh

vàng trên tài khoản đã chuốc lấy thất bại, thua lỗ. Trong khi đó, đối với không ít DN

và tổ chức tài chính dù ở góc độ người tổ chức kinh doanh hay trực tiếp đầu tư thì

cũng gánh chịu nhiều thiệt hại trước biến động của giá vàng thế giới. Đã có những NH

công bố con số thua lỗ hàng ngàn tỷ đông vì vàng. Sàn vàng đã kéo theo các công cụ

hỗ trợ như: đòn bẩy tài chính cho nhà đầu tư, hoạt động mua bán vàng liên tục với

nước ngoài thông qua tài khoản để cân bằng trạng thái, mua bán khống, mua bán kỳ

hạn … được thực hiện dưới nhiều hình thức và biến tướng, gây ra rủi ro tiền ẩn cho

các tổ chức tài chính và bất ổn vĩ mô. Thậm chí đã nảy sinh nhiều tranh chấp, kiện cáo

về những sự cố, rủi ro khi tham gia sàn vàng. Khi rà soát lại, cơ quan quản lý cho biết

kinh doanh sàn vàng là một hoạt động chưa có các quy định quản lý, và những bất lợi

của hoạt động này gây ra, khiến sàn vàng đã bị cấm hoạt động. Mọi hoạt động đầu tư

vàng ảo chấm dứt. Đến nay, mọi hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản của mọi

các nhân, tổ chức đều bị cấm, tài khoản mua bán vàng phục vụ xuất nhập khẩu của

các NH cũng chấm dứt. Tuy vậy, trên thực tế, kinh doanh vàng ảo chui vẫn còn rơi

rớt. Có không ít tổ chức dùng nhiều hình thức biến tướng để tiếp tục kinh doanh sàn

vàng. Tất nhiên, với hoạt động phi pháp thì luôn tiềm ẩn rủi ro và thua thiệt luôn đứng

về phía người đầu tư.

Page 80: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

80

Giữa năm 2013, một ngân hàng đầu tiên đã công bố dịch vụ mua bán vàng

qua Internet Banking, hoạt động hoàn toàn dựa trên tiền thực và vàng thực. Lãnh

đạo Ngân hàng Nhà nước, sau khi thận trọng với việc cấp phép đã cho rằng, đây là là

giải pháp công nghệ mới và phù hợp quy định. Theo các quy định hiện nay, gần như

không có quy đình nào xác định ”vàng tài khoản” hay ”kinh doanh vàng trên tài

khoản” là gì. Trước đây, Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước

về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài có giải thích chung chung: “Kinh

doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài” là hoạt động kinh doanh vàng thông qua tài

khoản vàng tại nước ngoài dưới các hình thức giao dịch theo thông lệ quốc tế. Từ thực

tế hoạt động của sàn vàng ảo trước đây có thể thấy một số đặc trưng sau, gọi là sàn

vàng, nhưng thực chất nhà đầu tư chỉ sử dụng một tài khoản để đầu tư „vàng ảo” theo

giá vàng quốc tế mà không bao giờ được nhận vàng thực. Hoạt động đầu tư sàn vàng

ảo trước đây có 3 yếu tố đặc trưng: thực hiện khớp lệnh định kỳ giữa người mua với

người bán, cho phép vay vàng đầu tư và mua bán khống cũng như giao dịch trạng thái

kỳ hạn. Đặc biệt, các ngân hàng và tổ chức kinh doanh sàn vàng cho phép sử dụng

công cụ đòn bẩy tài chính trong đầu tư kinh doanh vàng. Vậy mua bán vàng qua

Internet Banking có là vàng ảo? Thực tế, ngân hàng cung cấp dịch vụ chỉ đóng vai trò

là người cung cấp dịch vụ mua bán vàng vật chất qua các giải pháp ngân hàng điện tử.

Khi đặt mua, khách hàng phải chuyển tiền và ngay sau đó sẽ được lấy vàng. Như vậy,

tiền thực chuyển đi và vàng thực sẽ được giao. Ngân hàng sẽ chỉ giữ hộ khi khách có

nhu cầu. Còn trong trường hợp bán vàng, nếu khách còn gửi vàng tại ngân hàng thì có

thể đặt qua mạng, còn không sẽ phải mang vàng đến bán tại các điểm kinh doanh vàng

như thông lệ. Như vậy, trong mọi trường hợp, người mua và bán chỉ thông qua ngân

hàng như một nhà giao dịch hàng hóa và niêm yết giá. Hoàn toàn không có biểu hiện

của vàng ảo như thực hiện khớp lệnh giữa người mua với người bán, không thực hiện

mua bán khống, không thực hiện giao dịch trạng thái kỳ hạn, không sử dụng công cụ

đòn bẩy tài chính. Mua vàng qua mạng như trên giống như mọi hình thức giao dịch

hàng hóa trực tuyến khác. Vàng ở đây là vật chất, hàng hóa không phải là một loại

hình đầu tư tài chính. Điểm khác biệt là chỉ là cho phép khách hàng thực hiện giao

dịch mua – bán vàng trực tuyến, thông qua kênh Internet Banking và Mobile Banking.

Người mua có thể “tranh thủ” mua vàng ở bất cứ đâu theo giá niêm yết của ngân

hàng, khách hàng không phải đổ xô xếp hàng mua vàng những lúc cao điểm. Mua

vàng qua mạng chỉ mở ra cơ chế giao dịch mới giữa khách hàng với ngân hàng trong

khi mô hình sàn giao dịch vàng là giao dịch giữa các nhà đầu tư với nhau, qua khớp

lệnh. Các yêu cầu mua- bán vàng chỉ được xác định thông qua giá thực tại thời điểm

giao dịch mà không có các trạng thái kỳ hạn như sàn vàng. Hơn nữa, với các quy định

về giới hạn trạng thái vàng của Ngân hàng Nhà nước, không được vượt quá 2% vốn tự

có; không được cho vay vốn, cho vay vàng để tạo giao dịch “ảo” như ở sàn vàng.

Tuy nhiên, theo Ông Lê Minh Hƣng, PTĐ NHNN: Phải khẳng định hoạt

động sản vàng online là hoạt động bất hợp pháp. Theo quy định tại Khoản 9 Điều 4

Nghị định 24, tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng

khác (gồm cả kinh doanh vàng tài khoản, sản giao dịch vàng) sau khi được Thủ tướng

Chính phủ cho phép và được NHNN cấp phép. Do đó, tổ chức cá nhân thành lập và

kinh doanh trên sàn vàng online là trái với quy định của pháp luật. Nghị định 24 cũng

quy định rõ các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp điều tra, xử lý nghiêm các

vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng.

Page 81: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

81

Trước khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 24) về quản lý

hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, hoạt động mua bán vàng miếng được thực hiện

tại khoảng 12.000 doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ lẻ kinh doanh vàng. Bên cạnh đó, nhằm

thu hút các nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế xã hội,năm 2000, NHNN đã cho

phép các tổ chức tín dụng (TCTD) có giấy phép hoạt động ngoại hối được huy động

vốn bằng vàng. Với việc triển khai chính sách này, tính đến ngày 02/11/2012, số dƣ

huy động vàng của các tổ chức tín dụng khoảng gần 97 tấn, tƣơng đƣơng khoảng

120 nghìn tỷ VND, chiếm khoảng 3% tổng phƣơng tiện thanh toán (M2), đã giảm

nhiều so với mức gần 6% vào cuối năm 2011. Như vậy, quy định cho phép huy

động vốn bằng vàng đã cho phép vàng thực hiện một phần chức năng tiền tệ ở mức độ

nhất định (có thể gọi là “vàng hóa” chính thức trong hệ thống ngân hàng). Vàng gửi

vào hệ thống ngân hàng, rồi được cho vay ra đã tham gia vào hệ số tạo tiền của các

ngân hàng. Mặc dù mấy năm gần đây, tập quán sử dụng vàng làm phương tiện thanh

toán song hành với đồng Việt Nam đã dần mất đi, vàng chủ yếu được sử dụng làm

công cụ tích trữ,nhưng do nhu cầu tích trữ/gửi tiết kiệm vàng miếng của dân ngày

càng tăng (một phần do kỳ vọng giá thế giới tăng, một phần do các TCTD vẫn huy

động vàng). Việc đầu tư, đầu cơ có nguy cơ quá mức vào vàng đã gây nhiều hệ lụy

cho nền kinh tế-xã hội, rủi ro cho người dân mua vàng/ người vay vàng, và các tổ

chức kinh doanh vàng (trong đó có TCTD) khi giá vàng liên tục tăng cao.

Năm 2011, để bình ổn giá, NHNN đã phải nhập khẩu 15 tấn vàng nguyên liệu

với giá 50 triệu USD/tấn (tổng số ngoại tệ nhập khẩu vàng gần bằng nửa kim ngạch

xuất khẩu cá tra năm 2011 của Việt Nam). Dự trữ ngoại hối của quốc gia khó có khả

năng liên tục năm nào cũng đi nhập khẩu vàng để bình ổn giá trong khi vàng không

phải là mặt hàng thiết yếu. Đồng thời, khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế

giới, thường xuất hiện tình trạng nhập khẩu vàng lậu, sản xuất vàng miếng lậu, từ đó

gây ảnh hưởng bất lợi tới thị trường ngoại tệ, tỷ giá và kinh tế vĩ mô. Tình trạng thị

trường vàng ở Việt Nam không hẳn giống như Ấn Độ và Trung Quốc-những quốc gia

cũng có nhu cầu vàng rất cao, nhưng chủ yếu là vàng trang sức và tích trữ đầu tư chứ

không phải vàng miếng đem gửi vào ngân hàng lấy lãi và ngân hàng lại đem vàng của

dân gửi đem cho vay như ở Việt Nam.

Đây chính là nguyên nhân mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lo ngại mức độ

gia tăng “vànghóa” trong nền kinh tế, và để ngăn chặn tình trạng trước khi quá muộn,

cơ quan này tạm thời sử dụng một số công cụ hành chính để bình ổn thị trường. Có

thể bước đi của tiến trình chống “vàng hóa” đang nhanh hơn sự chuyển biến tâm lý,

nhận thức của người dân, nhưng mục tiêu bình ổn thị trường vàng của Nghị định 24 là

đúng đắn và cần thiết.

Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 ra đời đã khẳng định NHNN có

trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về

phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp

luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này; bổ sung

vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước; thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường

vàng thông qua các biện pháp: (a) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy

định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này; (b) Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng

thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản

xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được

hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước; (c) Thực hiện mua, bán vàng

Page 82: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

82

miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ

tướng Chính phủ.

Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ khẳng định quyền sở

hữu và giao dịch vàng miếng của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy

định của pháp luật. NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất và nhập khẩu vàng

nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng

nhằm ổn định thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức,

mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật

vì lợi ích chung, bảo đảm không biến quyền kinh doanh vàng miếng thành độc quyền

và mang lại khối lợi nhuận khổng lồ béo bở cho bất kỳ doanh nghiệp hay một thương

hiệu vàng nào. NHNN và các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vàng có liên qua phải

bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng vàng miếng, không gây ách tắc và

méo mó cung-cầu, giá cả thị trường vàng trong nước, bảo đảm những nguồn lợi từ

chênh lệch giá vàng trong nước với giá vàng thế giới phải được quản lý chặt chẽ và

quy tụ thành nguồn thu bổ sung cho NSNN chung theo quy định của pháp luật.

Tính đến 10/1/2013, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép kinh doanh vàng miếng

cho 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp, với 2.497 điểm kinh doanh tại 63 tỉnh thành

trên cả nước (TP HCM có khoảng 900 điểm và Hà Nội khoảng 400 điểm). Những đơn

vị chưa được cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng sẽ chỉ được mua bán vàng

trang sức hoặc chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác. Cửa hàng nào không có

giấy phép kinh doanh vàng miếng mà vẫn mua bán vàng miếng sẽ bị phạt tiền từ 50

đến 100 triệu đồng theo Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ban hành năm 2011...

Theo Thông tư số 06/2013/TT-NHNN ngày 12/3/2013 của NHNN về hướng

dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước, NHNN có thể tuỳ

từng thời điểm để tổ chức đấu thầu (đấu thầu theo giá hoặc theo khối lượng) và mua

bán trực tiếp. Quy trình đấu thầu (gồm 11 bước từ khi thông báo đến ký văn bản xác

nhận, mua bán) và mua bán trực tiếp (gồm 7 bước từ thông báo mua bán, tổ chức

chuyển tiền đặt cọc). Khi đấu thầu theo khối lượng, trường hợp tổng số lô vàng miếng

đặt thầu bằng hoặc thấp hơn khối lượng NHNN mua hoặc bán thì khối lượng trúng

thầu bằng khối lượng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đặt thầu. Nếu số lô đặt thầu vượt

quá khối lượng NHNN thông báo thì mức trúng thầu xếp thứ tự từ cao nhất xuống

thấp nhất. Trường hợp ở mức khối lượng trúng thầu thấp nhất có nhiều đơn vị đặt mua

hoặc bán thì khối lượng còn lại chia đều cho tất cả. Khi đấu thầu theo giá, xét theo thứ

tự giảm dần từ giá trúng cao nhất cho tới thấp nhất mà tại đó NHNN bán được khối

lượng tối đa; hoặc xét theo thứ tự từ thấp đến cao nếu NHNN mua được khối lượng

tối đa. Giá trúng thầu của từng đơn vị là giá đặt thầu của chính đơn vị đó.

Quy trình đấu thầu vàng và mua bán vàng trực tiếp

theo Thông tƣ 06/2013/TT-NHNN ngày 12/3/2013

Page 83: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

83

Ngày 28.3.2013, cơ chế đấu thầu giá vàng miếng đã được chính thức khởi động

ở Việt Nam với phiên đầu tiên mang tính thăm dò thị trường. Ngân hàng Nhà nước

(NHNN) đã tung ra gói thầu 26.000 lượng vàng (gần 1 tấn vàng) ) với giá sàn là 43,81

triệu đồng/lượng (cao hơn giá tham chiếu tính giá trị đặt cọc được ấn tính từ chiều

hôm trước tới 210 nghìn đồng mỗi lượng, thậm chí cao hơn giá vàng bán ra vào giờ

mở cửa tới 330 nghìn đồng mỗi lượng tại SJC và 360 nghìn đồng mỗi lượng ở Doji);

tỷ lệ ký quỹ 10%. 21 đơn vị đăng ký tham gia phiên đấu thầu chỉ được bỏ 1 mức giá,

với mức đặt mua thấp nhất 5 lô (500 lượng) và cao nhất 20 lô (2.000 lượng). Kết quả

có 2 đơn vị trúng thầu với 2000 lượng vàng miếng SJC được bán ra theo giá khá sát

với giá chào thầu.

Ngày 16/8/2013, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức đầu thầu bán vàng miếng lần

thứ 53 với khối lượng trúng thầu đạt 25.800 lượng trong tổng số 26.000 lượng chào

thầu. Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 37,56 triệu đồng/lượng, tương đương giá

mua vàng ngoài thị trường của các doanh nghiệp trong chiều nay. Mỗi đơn vị tham gia

được đặt thầu tối thiểu là 1.000 lượng và tối đa 3.000 lượng.

Từ ngày 28/3/2013 đến 16/8/2013, NHNN đã đấu thầu bán vàng miếng với

tổng khối lƣợng trúng thầu là 1.426.400 lƣợng (tƣơng đƣơng với 54,86 tấn) trên

tổng số 1.530.000 lƣợng (tƣơng đƣơng với 56,84 tấn) chào thầu. Diễn biến trái

chiều giữa giá vàng Việt Nam và giá vàng thế giới là nguyên nhân chính dẫn đến việc

chênh lệch giá trúng thầu trung bình với giá bán vàng thế giới quy đổi tại cùng thời

điểm ngày 16/8 chỉ còn 3,16 triệu đồng/lƣợng, mức chênh lệch thấp nhất kể từ khi

NHNN tổ chức đấu thầu(mức cao nhất là gần 7 triệu đông/lƣợng). Trong khi giá

vàng thế giới đang tiếp tục có xu hướng tăng rõ rệt kể từngày 5/8 thì giá vàng tại Việt

Nam tăng không đáng kể. Cụ thể, so với ngày 5/8, giá vàng giao ngay thế giới đã tăng

4,74% (từ 1.303,34-1.304,56 USD/oz ngày 5/8 lên đến 1.365,14-1365,96 USD/oz)

trong khi giá vàng tại Việt Nam chỉ tăng có 0,93% (dao động quanh mức 37,9-38,2

triệu đồng/lượng mua-bán).

Page 84: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

84

Kết quả các phiên đấu giá vàng miếng cho thấy, quy trình đấu thầu của Ngân

hàng Nhà nước được thực hiện thông suốt, đúng quy định tại Thông tư số

06/2013/TT-NHNN ngày 12/3/2013 và Quyết định số 563/QĐ-NHNN ngày

18/3/2013 của NHNN. Mục tiêu cao nhất của việc NHNN tổ chức đấu thầu vàng

miếng trước thời điểm 30/6/2013 với tư cách là nguời kiến tạo và bảo đảm nguồn

cung vàng miếng cho thị trường đã được thực hiện tốt.. Xét từ góc độ quy trình và các

mục tiêu đấu thầu vàng miếng, cho thấy phiên đầu là không thành công do đặt giá

chào bán cao hơn 500 nghìn đồng/lượng so với giá thị trường tại cùng thời điểm, nên

chỉ bán được dưới 8% lượng vàng chào bán và chỉ có dưới 10% đơn vị tham gia trúng

thầu. Tuy nhiên, các phiên đấu thầu vàng về sau đã thành công hơn nhiều cả về quy

mô vàng bán ra, cũng như số đơn vị trúng thầu; đồng thời tạo nguồn thu mới cho

NSNN…

Đánh giá việc quản lý thị trường vàng theo cơ chế mới, các báo cáo và phát

ngôn chính thức của NHNN đều khẳng định: NHNN can thiệp thị trường vàng không

vì mục tiêu lợi nhuận, đồng thời chỉ theo đuổi mục tiêu ổn định thị trường, chứ không

có mục tiêu ổn định hay là làm cho giá vàng trong nước hay giá vàng thế giới thu hẹp

lại... Một trong những nội dung bình ổn thị trường vàng mà Nghị định 24 đã làm được

là ổn định được giá vàng trong nước một cách tương đối, làm cho động cơ để đầu cơ

vào vàng khi giá thế giới biến động không còn hấp dẫn như trước đây nữa và tránh

được tác động lên xuống thất thường của giá vàng nước ngoài mà từ đó ảnh hưởng

đến kinh tế vĩ mô. Về tổng thể, sau một năm thực hiện khuôn khổ pháp lý mới về

quản lý thị trường vàng, quyền sở hữu, tích trữ, mua bán vàng miếng hợp pháp của

người dân được bảo vệ. Thị trường vàng đã được sắp xếp lại một cách cơ bản, hoạt

động ổn định và vàng không còn ảnh hưởng mạnh tới thị trường ngoại hối như trước

đây. Hoạt động đầu cơ bị đẩy lùi, thị trường, tỷ giá ổn định, lạm phát được kiềm chế,

ngoài ra đã mua lại được của dân gần 100 tấn vàng. Có thể nói, đa số yêu cầu của

Quốc hội về thị trường vàng đã được thực hiện và bước đầu có kết quả rất tích cực,

ngoại trừ thực tế giai đoạn 2012 - 2013, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế

giới ở mức cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Theo Thống đốc NHNN, đến nay

toàn bộ hoạt động nhập vàng do nhà nước đảm nhiệm và toàn bộ chênh lệch giữa giá

vàng trong nước và giá vàng thế giới là thuộc về ngân sách nhà nước để đầu tư lại cho

nền kinh tế, thực hiện các công trình phúc lợi xã hội. Việc thu hẹp giá vàng trong

nước và thế giới không làm bình ổn thị trường vàng, không loại bỏ được các tác động

tiêu cực lên kinh tế vĩ mô, không làm giảm vàng hóa, mà trái lại, ở các chừng mực

khác nhau lại có tác động ngược lại. Chính chênh lệch giá vàng cao ở những thời điểm

nhất định và hoạt động can thiệp theo hình thức đấu giá của NHNN đã giữ cho giá

vàng trong nước và thị trường vàng trong nước ổn định trước những biến động bất

thường của giá vàng thế giới, đã làm mất đi động lực đầu cơ, làm giá, tạo sóng kiếm

lời của giới đầu cơ, và do vậy góp phần kiềm chế "vàng hóa" nền kinh tế… Ngoài ra,

thực hiện cơ chế quản lý vàng mới theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã giúp

tiết giảm nguồn ngoại tệ cho mục tiêu nhập khẩu vàng. NHNN đã cấp phép nhập

khẩu bình quân khoảng 50-60 tấn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Đồng

thời, khối lượng ngoại tệ NHNN sử dụng để nhập khẩu vàng (với 55 tấn vào khoảng

2,5 tỷ USD) là nhỏ hơn nhiều lần lượng ngoại tệ nền kinh tế phải bỏ ra để nhập khẩu

vàng trong những năm trước đây (khoảng trên dưới 10 tỷ USD). Lượng ngoại tệ này

chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với lượng ngoại tệ NHNN đã mua vào tăng dự trữ ngoại hối

Nhà nước trong thời gian qua. Mục tiêu trước mắt và mục tiêu trực tiếp là bình ổn thị

trường vàng nói chung, trong đó có bình ổn giá vàng trong nước để tránh việc đầu cơ

Page 85: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

85

trục lợi; tiếp tục ổn định được kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện kéo giá vàng trong nước và

thế giới sẽ sát lại gần nhau hơn.

Tính đến sáng 17/8/2013, chênh giá trong nước so với giá quốc tế quy đổi đã

co về còn 3,1 triệu đồng/lượng; nếu tính đủ các loại chi phí, chênh lệch chỉ còn

khoảng 2,6 - 2,7 triệu đồng/lượng. Như vậy, sau hơn một năm chênh lệch giá từng lên

tới gần 20%, nay chỉ còn khoảng 7%.

3. Những điểm nhấn triển vọng và giải pháp bình ổn thị trƣờng vàng thời

gian tới

Mức giảm hơn 20% của vàng từ đầu năm tới 6/2013 là chuỗi ngày tồi tệ nhất

kể từ năm 1981.

Ngày 19/6/2013, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tuyên bố FED

Mỹ sẽ giảm quy mô gói mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng kể từ cuối năm

nay và sẽ kết thúc chương trình vào năm 2014. Tuyên bố này đưa vàng hướng tới năm

giảm đầu tiên kể từ năm 2000, đồng thời cũng làm hạ giá bạc, thị trường chứng khoán

Mỹ mất điểm, giá dầu lao dốc và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng vọt, trong đó lợi

suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2011…

Trong năm 2013, các nhà đầu tư thế giới đều đang giảm nắm giữ vàng. Theo

thống kê của Bloomberg, các quỹ ETF đã bán ròng gần 526 tấn vàng từ đầu năm

2013-tới nay, trong đó riêng quỹ SPDR Gold Trust bán ra xấp xỉ 360 tấn, đưa lượng

nắm giữ xuống dưới 1.000 tấn lần đầu tiên kể từ tháng 2/2009. Các tỷ phú lừng danh

đều giảm nắm giữ cổ phần trong các quỹ đầu tư vàng và các công ty khai mỏ khi họ

nhận thấy đà tăng kéo dài 12 năm của vàng đã đến lúc kết thúc.

Tuy nhiên, nhu cầu mua vào của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2013 tăng

khoảng 52% và đã vượt Ấn Độ để trở thành nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới

năm 2013.

Ngân hàng UBS của Thụy Sỹ cho rằng, vào cuối tháng 7/2013, giá vàng có thể

chỉ dừng ở mức 1.250 USD/ounce và cuối tháng 9/2013 sẽ là 1.350 USD/ounce, tức

thấp hơn nhiều so với mức lần lượt 1.425 USD/ounce và 1.500 USD mà UBS đưa ra

hồi cuối tháng 4/2013. Theo ông Frank McGhee của Alliance Financial thì giá vàng sẽ

chỉ còn là 1.050 - 1.100 USD/ounce. Còn ông Killian Charles của công ty Industrial

Alliance ở Montreal dự báo vàng sẽ rơi xuống mức 1.000 USD/ounce.

Tuy vây, thực tế phức tạp hơn mọi dự báo và có thể cho tháy điều ngược lại. Giá

vàng thế giới ngày 17/8/2013 lên cao, giá bạc cũng có tuần tăng mạnh nhất 5 năm do

dấu hiệu nhu cầu kim loại quý trên thị trường vật chất toàn cầu phục hồi. Trên sàn

Kitco, lúc 6h40, giá vàng giao ngay đứng tại 1.377,2 USD/oz, cao hơn gần 11 USD so

với đóng cửa phiên trước. Sáng sớm 17/8, giá còn chạm 1.381 USD/oz. Trên sàn

Comex, giá vàng giao tháng 12 tăng 0,7%, chốt phiên tại 1.371 USD/oz. Sau khi kết

thúc phiên, giá tăng tiếp lên 1.379,2 USD/oz, cao nhất kể từ 18/6. Trong tuần này, giá

vàng kỳ hạn tăng tổng cộng 4,5%, tăng mạnh nhất hơn 1 tháng qua. Giá vàng tăng liên

tiếp gần đây sau khi Hội đồng vàng thế giới thông báo nhu cầu vàng vật chất thế giới

tăng vọt trong quý II/2013. Theo đó, lượng tiêu thụ vàng thỏi và vàng xu đạt kỷ lục, tiêu

thụ vàng trang sức tăng mạnh nhất 5 năm.

Giá bạc giao tháng 12 phiên hôm qua cũng tăng 1,7% nâng mức tăng tổng cộng

là tuần là 15% lên 23,372 USD/oz. Như vậy, giá bạc đã có tuần tăng mạnh nhất từ

tháng 9/2008. Lượng tiêu thụ vàng và bạc trên thị trường vật chất tăng do giá thấp thu

Page 86: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

86

hút người mua. Giá vàng phục hồi 16% từ mức thấp nhất 34 tháng ghi nhận hồi tháng

6, giá bạc cũng tăng trở lại 24% so với mức thấp nhất năm nay. Doanh số bán bạc xu

American Eagle của Sở đuc tiền Mỹ (US Mint) đạt 31 triệu ounce từ đầu năm đến

nay, trong khi cả năm ngoái doanh số mới chỉ là 33,7 triệu ounce. Lượng bạc các quỹ

ETF nắm giữ lên cao kỷ lục phiên hôm 16/8/2013...

Về tổng thể và trung hạn, giá vàng sẽ tiếp tục có những động thái bất thường,

không loại trừ sự gia tăng và sụt giảm nhanh với những biên độ lớn và giật cục.

Những nguyên nhân cội rễ lớn nhất và trực tiếp của sự biến động này chính là những

toan tính, chính sách và hành động có chủ đích nhằm thao túng thị trường và tạp sức

ép có lợi trong thương mại và thương lượng chính trị quốc tế của một số nước lớn,

các quỹ đầu cơ vàng và cả là hệ quả của cuộc chiến tiền tệ trên thế giới, cũng như sự

thiếu lành manh tài chính-ngân hàng tiềm tàng trong nhiều nước trên thế giới. Đặc

biệt, yếu tố tâm lý và sự nhậy cảm giá vàng tùy thuộc tỷ lệ thuận với độ “đóng cửa”,

thiếu liên thông trực tiếp, nhanh nhậy và thiếu minh bạch thông tin trên thị trường

vàng trong nước. Vì vậy, việc bảo đảm dòng chảy tự nhiên của vàng giữa thị trường

trong nước và quốc tế theo các nguyên tắc thị trường và sự phát triển đầy đủ, vận hành

có hiệu năng thực tế của các thể chế thị trường là hết sức cần thiết; Đồng thời, việc

tăng cường quản lý các hiện tượng buôn lậu, đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt và những

hiện tượng lạm dụng để trục lợi cũng quan trọng không kém trong hoạt động quản lý

nhà nước đối với thị trường vàng...

Về khách quan, có thể nói, trên thực tế, thị trường vàng trong nước hiện không

có sự liên thông với thế giới và có mức giá vàng miếng thường cao hơn so với giá

quốc tế. Khoảng cách chênh lệch sau phiên đấu thầu thứ nhất (28/3) là 3,2 triệu

đồng/lượng so với mức lệch ngày 27/3 là 2,6 triệu đồng. Các phiên tiếp theo tăng dần

lên mức là 4,1 triệu, 4,5 triệu... và có lúc lên tới gần 7 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân

gây ra sự chênh lệch cao, kéo dài giữa vàng trong nước và quốc tế là do nguồn cung

cho thị trường chủ yếu là nguồn vàng nhập khẩu và được định giá sàn độc quyền cao

có mục tiêu, trong bối cảnh các NHTM có nhu cầu cao về vàng miếng để đáp ứng

nhiệm vụ tất toán trạng thái vàng trước 30/6 theo yêu cầu của NHNN. Đồng thời, đó

còn do hiện tượng các NHTM và công ty kinh doanh vàng trúng thầu trì hoãn hoặc cố

tình giảm giá vàng chậm hơn cho lượng vàng mình tung ra thị trường so với tốc độ sự

sụt giảm mạnh bất ngờ, liên tục và khó đoán định của vàng thế giới, cũng như e ngại

rủi ro từ nguyên tắc “không liên thông” giữa thị trường trong nước với thế giới mà

NHNN đang cố gắng theo đuổi…Tuy vây, giá vàng miếng trong nước cũng có tính ổn

định hơn, đồng điệu xu hướng, dù với mức giảm nhẹ hơn giá thế giới và hiện đang ở

mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7/2011.

Phản ánh nhất định diễn biến trên thị trường thế giới, sáng 21/6, giá vàng

miếng trong nước giảm khoảng 1 triệu đồng/lượng so với cuối chiều 20/6. Đây là lần

thứ hai (sau sự kiện ngày 16/4) trong hơn hai tháng qua, giá vàng miếng trên thị

trường trong nước có biến động mạnh và có dấu hiệu đã đổi chiều, sau khi liên tục

tăng trong 10 năm qua (với mức tăng đột biến lên tới 64,32% trong năm 2009; 30%

năm 2010 và 24,09% trong năm 2011)…

Về hoạt động đấu thầu vàng thời gian tới của NHNN, PTĐ NHNN Lê Minh

Hưng khẳng định: Thị trường còn nhu cầu, còn thiếu cung thì còn tiếp tục tổ chức đấu

thầu vàng để tạo cung, để tránh thiếu cung có thể gây bất ổn thị trường. Về nhu cầu

của thị trường, theo một đánh giá của hàng vàng tư nhân trong nước thì thị trường

mua vào khoảng 2600 lượng/tuần; còn báo cáo vừa công bố của Hội đồng Vàng thế

Page 87: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

87

giới (WGC) cho thấy, trong một năm qua ước tính nhu cầu vàng tại Việt Nam đạt 77,4

tấn. Cũng lưu ý rằng, thị trường không có nguồn cung mới kể từ khi ngừng hẳn nhập

khẩu từ năm 2011. Với mức tham khảo trên, con số gần 55 tấn vàng mà Ngân hàng

Nhà nước đã cung ra qua đấu thầu còn chưa đủ, chưa nói nhu cầu vẫn tiếp tục phát

sinh.

Từ tháng 7/2013, sau thời điểm tất toán trạng thái vàng của các NHTM, sẽ có

nhiều chuyển động mới trên thị trường vàng miếng, với 2 khả năng lớn sau:

Thứ nhất, các NHTM bảo đảm thời gian tất toán trạng thái vàng theo đúng kế

hoạch quy định (thực tế các NHTM đã tất toán được hơn 90% dư nợ vàng, và NHNN

cũng sẽ không gia hạn thêm thời hạn tất toán trạng thái vàng của các NHTM). Khi đó,

giá vàng miếng trong nước sẽ biến đổi mạnh theo hướng thu hẹp khoảng cách và bám

sát giá vàng thế giới, cũng như rút ngắn khoảng cách giữa hai đầu giá mua và bán, với

3 lý do chính: (1).Nhu cầu vàng miếng trên thị trường trong nước sẽ giảm thiểu;

(2).NHNN vì lời hứa của minh và theo yêu cầu của Quốc hội, sẽ đặt giá sàn các phiên

đầu giá trong thời gian từ đầu tháng 7/2013 thấp và sát với giá thế giới hơn, chứ

không chỉ dựa vào giá giao dịch thực tế bán lẻ vàng miếng trong nước; (3).Vàng thế

giới sẽ có sự giảm giá mạnh và liên tục cho tới năm 2014-2015 theo nhiều dự báo của

các tổ chức và chuyên gia vàng trên thế giới, thậm chí sẽ chỉ còn khoảng 1100-1200

USD/oz so với mức trên dưới khoảng 1300 USD/oz hiện nay.

Thứ hai, một số NHTM không kịp về đích theo yêu cầu tất toán trạng thái

vàng miếng của NHNN. Khi đó, giá vàng miếng trong nước sẽ tiếp tục quán tính kéo

dài sự giãn cách cao như hiện nay cho tới khi nào NHTM cuối cùng trả nợ xong nghĩa

vụ và trách nhiệm về vàng của mình. Tuy nhiên, khi đó, dù có thể giãn cách 2 đầu

mua-bán vàng miếng của các đơn vị được phép kinh doanh vàng miếng trong nước

vẫn còn cao, nhưng giãn cách giá vàng trong nước với thế giới sẽ có sự thu hẹp đáng

kể (có thể còn từ 10-5% theo dự báo của HSBC trong vòng từ 2-3 tháng tới; và lý

tưởng nhất đối với người dân là chỉ còn chênh lệch tối đa 400.000 đ/lượng như lời hứa

còn nợ đọng của Thống đốc NHNN hồi tháng 10/2011) do tổng cầu vàng miếng từ

khối các NHTM trên thị trường vàng trong nước sẽ có sự giảm mạnh đáng kể từ tháng

7/2013 (trong giả định cần và đã được cung ứng thêm 4-6 tấn vàng miếng SJC để bảo

đảm tất toán nốt trạng thái vàng theo quy định vào 30/6). Đồng thời, nhu cầu vàng

trang sức và vàng miếng thương hiệu phi SJC có thể không giảm nhiều, nhất là khi

kinh tế trong nước có sự khởi sắc đậm hơn vào nửa cuối năm 2013 và giá cả thế giới

tiếp tục đà rơi tự do như dự báo...Thực tế cho thấy, thị trường vàng Việt Nam vẫn

thiếu cung kéo dài như lời Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trong lần trao đổi với

báo chí gần đây, vàng trong dự trữ ngoai hối quốc gia và vàng nhập khẩu về hơn 20

triệu lượng vàng miếng SJC đã được đưa ra thị trường, nhưng phần lớn không trở lại

giao dịch, dù chắc chắn không chảy ra bên ngoài vì giá trong nước những năm gần

đây luôn cao hơn giá thế giới. Điều này cho thấy, vàng đã, đang và vẫn sẽ được coi là

một công cụ tích trữ và hình thức tài sản, thậm chí, một công cụ để rửa tiền được ưa

chuộng ở Việt Nam…

Gần đây, việc tất toán trạng thái vàng của các NHTM cơ bản đã xong (theo

đánh giá sơ bộ của NHNN, đến 28/6 đã có trên 98% hợp đồng huy động vàng đã

đƣợc tất toán, hay nói cách khác số dư huy động vàng chỉ còn 2%, các đơn vị này

chủ yếu đều ở Thành phố Hồ Chí Minh), NHNN giảm số vàng được phép mua tối đa

để đảm bảo khả năng tham gia của các NH và doanh nghiệp, hạn chế vàng đấu thầu

chảy vào túi các NH lớn gây đầu cơ, lũng đoạn giá bán lẻ. Số lượng vàng tối đa mà

Page 88: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

88

mỗi đơn vị được phép mua qua mỗi phiên đấu thầu, từ mức 15.000 lƣợng/phiên,

giảm xuống mức 5.000 lƣợng và hiện nay còn 3.000 lƣợng. Hiện các NH được duy

trì số vàng dương 2%. Tính tổng vốn của 22 NH được phép kinh doanh vàng, các NH

có thể duy trì số dư vàng tương đương 70.000 lượng. Con số này không cao nhưng

trong một thời gian, nếu các NH dồn dập tung hàng ra thì có khả năng chỉnh giá thị

trường theo ý đồ của mình. Với tình trạng độc quyền cung và độc quyền phân phối

như hiện nay, người dân thường có tâm lý thủ, người có vàng cũng không dám bán vì

sợ không mua lại được. Tất cả các phiên đấu thầu, NHNN chỉ bán ra chứ không mua

vào được, từ đó làm cho túi vàng trong dân ngày càng phình lên. Vấn đề gốc rễ không

giải quyết được mà làm cho tình trạng vàng hóa ngày càng trầm trọng thêm. Tình

trạng giá vàng bị đẩy lên vào những ngày NHNN không thực hiện đấu thầu là do đầu

cơ và thiếu nguồn cung…

Trong thời gian tới, để bình ổn thị trường vàng trong nước, đặc biệt là quản lý

thị trường vàng miếng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của NHNN theo quy định

của Luật NHNN, theo đúng tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Nghị định 86 về

quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, Quyết định 16 của Thủ tướng Chính phủ về mua

bán vàng miếng của NHNN trên thị trường trong nước và các văn bản hướng dẫn thi

hành hai nghị định nêu trên, cần có sự thống nhất nhận thức và đồng bộ, nhất quán

trong định hướng mục tiêu và sử dụng các công cụ quản lý thị trường này. Theo đó,

NHNN thực hiện chức năng quản lý và hoạch định chính sách và từng bước chủ động

vai trò là người kiến tạo và mua bán cuối cùng trên thị trường; bảo đảm quyền lợi hợp

pháp và hài hòa của các chủ thể tham gia thị trường vàng miếng theo quy định; có

những giải pháp thích hợp để huy động được nguồn vàng trong dân cư phục vụ phát

triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động đấu thầu vàng miếng sẽ được tiếp tục với sự tuân

thủ các nguyên tắc thị trường ngày càng đầy đủ hơn và sự tham gia rộng rãi, tự do hơn

của các đối tượng và chủ thể thị trường. Các yêu cầu về phương thức thanh toán và

cung ứng vàng trúng thầu cũng cần được nâng cao hơn để bảo đảm an ninh ngoại hối

và quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường này. Đặc biệt, cần khẳng định mục

tiêu cao nhất của quản lý nhà nước đối với thị trường vàng miếng là góp phần ổn định

và dễ dự đoán các động thái thị trường vàng trong nước theo sát các động thái giá và

xu hướng thị trường vàng thế giới; theo yêu cầu của Quốc hội, cần gia tăng sự liên

thông thị trường của vàng trong nước với vàng quốc tế, từng bước thu hẹp sự cách

biệt giá trong nước và quốc tế; giải tỏa sức ép các yếu tố tâm lý về sự khan hiếm vàng

giả tạo, cũng như các hoạt động đầu cơ, buôn lậu, găm giữ vàng và kỳ vọng tăng giá

một chiều trong tương lai; giảm dần giao dịch vàng miếng để chuyển sang giao dịch

tập trung, có tổ chức các sản phẩm khác của vàng với hệ thống các công cụ bảo hiểm

rủi ro; ngày càng hội nhập và tiếp cận được những sản phẩm tài chính quốc tế; ưu tiên

lợi ích ổn định vĩ mô và cân đối, bảo đảm an toàn dự trữ ngoại hối; ngăn chặn các hiện

tuợng liên kết làm giá, giữ giá, đẩy giá trong và sau đấu thầu vàng miếng; giám sát

việc sử dụng vàng và giá bán lẻ đối với lượng vàng trúng thầu; giảm thiểu việc các tổ

chức tín dụng cho vay để kinh doanh vàng; nâng cao hơn các yêu cầu minh bạch hóa

và phòng chống rửa tiền trong kinh doanh vàng...

Hơn nữa, cần tránh ngộ nhận và đồng nhất việc độc quyền nhập khẩu và dập

vàng thương hiệu quốc gia giống như độc quyền sản xuất tiền của Chính phủ, càng

không thể quản lý vàng theo thương hiệu quốc gia như một dạng tiền tệ chính thức

quốc gia. Nói cách khác, không thể dùng quyền độc quyền vàng như một loại máy in

tiền; không thể biến việc chống “vàng hóa” thành việc “tiền tệ hóa” vàng, nếu không

Page 89: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

89

muốn biến một quốc gia từ chỉ có một đồng bản tệ duy nhất thành có 2 đồng tiền

cùng lưu hành chính thức và độc quyền như nhau.

Chủ trương thực hiện quản lý vàng theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP để chống

“vàng hóa” (nhất là coi vàng như công cụ thanh toán) là đúng và cần thiết, bảo đảm

hiệu qủa của chính sách tiền tệ quốc gia có mục tiêu; song không vì thế mà ngộ nhận

hoặc làm dụng trong quản lý và kinh doanh vàng miếng, biến vàng miếng thành “đồng

tiền quốc gia thứ hai”, điều tự mâu thuẫn với yêu cầu chỉ được phép lưu hàng một đồng

tiền duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, như mục tiêu đặt ra ban đầu của quản lý nhà

nước và phù hợp với thông lệ trên thế giới..

Đồng thời, cần thực hiện quản lý vàng thương hiệu quốc gia trên cơ sở pháp lý

đầy đủ, minh bạch, với giá được tính theo hàm lượng vàng, được chuẩn hóa và bảo

đảm bởi yêu cầu mang tính pháp định cao.

Hiện tượng cùng một miếng vàng có trọng lượng và hàm lượng giống hệt nhau,

những nếu chúng được dập thành thương hiệu quốc gia thì giá sẽ cao hơn hẳn loại dập

dưới thương hiệu khác chính là điển hình của việc ngộ nhận vàng thương hiệu quốc

gia là tiền quốc gia, khiến làm tăng giá trị ảo của vàng miếng mang thương hiệu quốc

gia, với tất cả những hệ lụy nặng nề và gây thiệt hại cho người dân và những ai muốn

sở hữu vàng.

Sự bám sát giá vàng trong nước và thế giới là nguyên tắc của giá cả thị trường

trong bối cảnh toàn cầu hóa; cũng như là điều kiện để giảm thiểu tình trạng đầu cơ, sốt

giá và rủi ro kinh doanh vàng.

Được biết, với lý do bảo mật thông tin về vàng nhập khẩu, NHNN đang kiến

nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung mặt hàng vàng nhập khẩu của NHNN vào danh

mục hàng hóa đặc biệt được áp dụng quy chế miễn khai báo, miễn kiểm tra và miễn

báo cáo thủ tục hải quan (cùng danh mục hàng hóa phục vụ an ninh, quốc phòng như

tiền, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ in, đúc tiền của NHNN đã được Thủ tướng

chấp thuận không phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan) vào Luật Hải quan sửa

đổi. Đồng thời, đề nghị các Bộ Công an, Giao thông vận tải, Tài chính và Tổng cục

Hải quan, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam phối hợp với NHNN thực hiện tổ

chức tiếp nhận, bốc dỡ, vận chuyển và bảo vệ các chuyến hàng đảm bảo an toàn, bí

mật. Thủ tướng đã giao các bộ Tài chính, Giao thông vận tải, Công an xem xét, xử lí

đề xuất này. Trường hợp vượt thẩm quyền các bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết

định. Trước đó, vào đầu tháng 5/2013, Bộ Tài chính đã công bố Dự thảo quyết định

của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với vàng

nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của NHNN trực tiếp hoặc uỷ thác xuất khẩu, nhập

khẩu.Theo đó, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng ban hành quyết định miễn thuế xuất

khẩu, thuế nhập khẩu đối với vàng nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của NHNN, mà

không phân biệt hàm lượng vàng của vàng nguyên liệu khi xuất khẩu, nhập khẩu….

Có thể thấy, những đề nghị và điều chỉnh trên, bên cạnh những tác động tích

cực là tạo thuận lợi và an toàn cho quản lý vàng theo yêu cầu nghiệp vụ và theo tinh

thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP, song cũng cần có sự cân nhắc kỹ và nhất là cần chủ

động xây dựng và thực hiện tốt các cơ chế kiểm soát, giám sát và giải pháp phòng

ngừa các tác động mặt trái, nhất là hiện tượng lạm dụng, buôn lậu vì mục đích trục lợi

cá nhân hay lợi ích nhóm, vi phạm pháp luật, làm tổn hại lợi ích và an ninh quốc gia…

Page 90: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

90

Đặc biệt, cần tránh những bất cập do ngộ nhận hoặc lạm dụng sau đây về

quản lý vàng trong nƣớc:

Thứ nhất, độc quyền sản xuất vàng khác độc quyền sản xuất tiền.

Theo Điều 16 của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012, Ngân hàng Nhà

nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế

hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm

pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này; bổ sung

vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước; thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng

thông qua các biện pháp: (a) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại

Khoản 1 Điều 14 Nghị định này; (b) Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua

việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng

miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán

vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước; (c) Thực hiện mua, bán vàng miếng trên

thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính

phủ…

Về cả bản chất và tính chất, cũng như cơ sở pháp lý quốc gia và quốc tế hiện

nay, thì vàng đủ hàm lượng 99,99% dù của bất kỳ ai và dưới dạng hình thức nào cũng

cần được đối xử bình đẳng và cũng như nhau về giá trị; tức không thể dùng ý chí chủ

quan tạo sự chệnh biệt giá cả lớn giữa vàng có “thương hiệu quốc gia” với vàng khác

cùng hàm lượng % vàng như nhau. Nếu coi vàng được gắn „thương hiệu quốc gia” là

vàng có giá trị chênh biệt cao hơn hẳn các vàng khác, thì vô tình hay cố ý đã biến

vàng thành tiền quốc gia, tương tư như việc Chính phủ thông qua máy in tiền đã biến

tờ giấy in bình thường thành đồng tiền giấy quốc gia, dù với những công nghệ chống

làm giả ngày càng tinh vi hơn mà thôi.

Nói cách khác, chủ trương thực hiện quản lý vàng theo Nghị định

24?2012/NĐ-CP để chống “vàng hóa” (nhất là coi vàng như công cụ thanh toán) là

đúng và cần thiết, bảo đảm hiệu qủa của chính sách tiền tệ quốc gia có mục tiêu; song

không vì thế mà ngộ nhận hoặc làm dụng trong quản lý và kinh doanh vàng miếng,

biến vàng miếng thành “đồng tiền quốc gia thứ hai”, điều tự mâu thuẫn với yêu cầu

chỉ được phép lưu hàng một đồng tiền duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, như mục

tiêu đặt ra ban đầu của quản lý nhà nước và phù hợp với thông lệ trên thế giới..

Thứ hai, thương hiệu vàng quốc gia cần theo quy chuẩn hóa quốc gia.

Thực tế đáng ngạc nhiên là xã hội bùng nổ làn sóng săn lùng vàng SJC như

thương hiệu vàng quốc gia sau tuyên bố của Thống đốc NHNN, nhưng dường như cho

đến nay người dân vẫn khó tìm thấy một văn bản pháp lý nào trong đó quy định quy

chuẩn chi tiết hình thức mẫu mã, trọng lượng, chất lượng, cơ cấu sản phẩm vàng

miếng, cùng các quy chế giao dịch và bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung

ứng vàng miếng, xử lý các tranh chấp có liên quan đến loại vàng miếng mới lên ngôi

này; đặc biệt, càng hiếm có những quy định bảo vệ quyền lợi thỏa đáng của người dân

sở hữu các loại vàng miếng khác nhau.

Nói cách khác, sẽ là tùy tiện và áp đặt nếu thực hiện quản lý vàng thương hiệu

quốc gia mà không có đủ cơ sở pháp lý minh bạch về vị thế của nó.

Tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ là bảo đảm

Nhà nước độc quyền kinh doanh vàng miếng và quản lý tập trung thị trường vàng,

chống lại các hoạt động đầu cơ và gây rối loạn thị trường vàng nói riêng, cũng như thị

Page 91: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

91

trường tài chính-tiền tệ và sự ổn định kinh tế vĩ mô quốc gia nói chung. Tuy nhiên, điều

này không có nghĩa là Nhà nước cho phép duy ý chí trong đưa ra các công cụ pháp lý

và hành chính quản lý vàng, chống lại các quy luật kinh tế thị trường và yêu cầu kinh

doanh vàng theo sát với động thái thị trường quốc tế; không cho phép sự vô tình hay cố

ý tạo ra các nhóm lợi ích cơ hội hay bắt ai đó phải trả giá cho những rủi ro chính sách

mà họ phải gánh chịu. Bởi vậy, sẽ là ngộ nhận lớn về mục tiêu và tinh thần xuyên suốt

của Nghị định này, cũng như sớm muộn sẽ gây hệ quả nhiều mặt cho đất nước nếu

đóng cửa thị trường vàng trong nước với thị trường vàng quốc tế, kiểu “mũ ni che tai”,

thiếu hài hòa các lợi ích, dù được biện minh bằng những lợi ích nào đó về cán cân

thương mại và thanh toán.

Thứ ba, chênh lệch giá vàng miếng không phải do chất lượng vàng.

Vì ngộ nhận quản lý độc quyền vàng như quản lý độc quyền tiền, nên giá vàng

không còn được tính theo hàm lượng vàng, mà lại được tính theo thương hiệu. Cùng

một miếng vàng có trọng lượng và hàm lượng giống hệt nhau, những nếu chúng được

dập thành thương hiệu SJC thì giá sẽ cao hơn hẳn loại dập dưới thương hiệu khác.

Chính đây là điển hình của việc ngộ nhận vàng thương hiệu quốc gia là tiền quốc gia,

khiến làm tăng giá trị ảo của vàng miếng mang thương hiệu quốc gia với tất cả những

hệ lụy nặng nề và gây thiệt hại cho người dân và những ai muốn sở hữu vàng.

Hơn nữa, chênh lệch giá vàng miếng trong nước với giá thế giới cao và kéo dài

đang đặt ra nhiều bức xúc trong xã hội, nhất là về lợi ích thực sự của nó; thì dư luận

càng khó hiểu hơn khi điều này đang được NHNN giải thích bởi liên thông thị trường,

mà không liên thông giá vàng; và NHNN chỉ thực hiện bình ổn thị trường, mà không

bình ổn giá vàng. Câu hỏi đặt ra là cần hiểu như thế nào về sự liên thông thị trường,

hay chỉ nên hiểu sự liên thông này chỉ đơn giản là việc NHNN có nhập khẩu vàng độc

quyền về để bán lại cho nhu cầu trong nước; và cần hiểu ra sao về bình ổn thị trưởng,

hay chỉ nên hiểu đơn giản bình ồn thị trường là lúc nào cũng có vàng bán ra thị

trường, dù với giá độc quyền cao của người kinh doanh vàng cao nhất là NHNN.

Sự bám sát giá vàng trong nước và thế giới là nguyên tắc của giá cả thị trường

trong bối cảnh toàn cầu hóa; cũng như là điều kiện để giảm thiểu tình trạng đầu cơ, sốt

giá và rủi ro kinh doanh vàng. Ngược lại, các ngân hàng thương mại và đơn vị kinh

doanh vàng miếng phải chịu rủi ro chính sách lớn khi đối diện với thực tế: Trước đó,

họ được cho phép huy động và kinh doanh vàng miếng trong bối cảnh bảo đảm liên

thông và bám sát giá vàng thế giới; rồi đột ngột họ bị rút lại quyền đó và phải tất toán

trạng thái vàng trong thời hạn đã định, nhất là trong tình huống mới NHNN đã độc

quyền nhấp khẩu vàng và thực hiện bán đấu vàng miếng giá với giá sàn luôn cao hơn

nhiều giá trung bình thế giới…

Lời hứa về triển vọng giá vàng trong nước sẽ bám sát giá vàng thế giới từ sau

tháng Sáu năm 2013 khi đã tất toán trạng thái vàng của các NHTM sẽ còn là một ẩn

số, vì chưa có cơ chế pháp lý cụ thể nào bảo đảm điều này trên thực tế.

Hơn nữa, cần tránh ngộ nhận và suy luận logich hình thức rằng, việc độc quyền

vàng và để giãn cách giá vàng trong nước với nước ngoài cao là công cụ hữu hiệu để

chống buôn lậu (nhớ rằng buôn lậu vàng dễ hơn nhiều các loại hàng hóa cồng kềnh và

dễ bị phát hiện khác), chống dòng chẩy ngoại tệ nhập vàng và do đó, giúp bảo đảm tỷ

giá ổn định...

Page 92: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

92

Về tổng thể và nguyên tắc, Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của

Chính phủ khẳng định quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công

nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật. NHNN là cơ quan thay mặt Chính phủ

thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này. Vì

vậy, việc thực hiện quản lý kinh doanh vàng theo Nghị định này cũng đòi hỏi, một

mặt, tiêu chuẩn hóa các cơ sở và điều kiện kinh doanh vàng miếng, giảm bớt những

sức ép “đội” giá vàng trong nước do qua quá nhiều các “cầu trung gian” hay những

hoạt động đầu cơ; đồng thời, mặt khác, đề cao chất lượng dịch vụ của các đơn vị được

phép kinh doanh vàng miếng, bảo đảm sự tiếp cận thuận lợi và quyền lợi của người

mua và sở hữu vàng. Đồng thời, Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu

vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và quản lý

hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo

đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường

trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

Điều đặc biệt cần nhấn mạnh là Nghị định này khẳng định rõ yêu cầu Nhà nước

độc quyền kinh doanh vàng miếng vì lợi ích chung (tăng cường ổn định vĩ mô và

nguồn thu NSNN) của quốc gia, chứ không xóa bỏ quyền sở hữu và giao dịch vàng

miếng của người dân, cũng như không biến quyền kinh doanh vàng miếng thành độc

quyền và mang lại khối lợi nhuận khổng lồ béo bở cho bất kỳ doanh nghiệp hay một

thương hiệu vàng nào. Với tinh thần đó, mọi biểu hiện không bảo đảm chất lượng dịch

vụ và sản phẩm vàng miếng cung cấp cho thị trường, gây ách tắc và méo mó cung-

cầu, giá cả thị trường vàng trong nước phải được nhận diện đầy đủ và sâu sắc các

nguyên nhân, cũng như quy rõ trách nhiệm cá nhân và tổ chức để xử lý kịp thời,

nghiêm khắc, nhất là bảo đảm những nguồn lợi từ chênh lệch giá vàng trong nước với

giá vàng thế giới kéo dài trong thời gian qua phải được tính toán chính xác và quy tụ

thành nguồn thu bổ sung cho NSNN chung theo quy định của pháp luật.

Từ thực tế thị trường vàng miếng thời gian qua và những nhận thức trên, đòi

hỏi trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường hoàn thiện quản lý nhà nước đối hoạt

động kinh doanh vàng miếng theo đúng tình thần Nghị định 24/2012-NĐ-CP. Các can

thiệp hành chính nhà nước cần bảo đảm sự đông bộ và hài hoà, phục vụ tốt mục tiêu

góp phần ổn định nhanh chóng các động thái thị trường, nhất là giải tỏa các yếu tố tâm

lý; gia tăng sự liên thông thị trường của vàng trong nước với vàng quốc tế, giảm

thiểu sự cách biệt giá trong nước và quốc tế, cũng như sự khan hiếm vàng giả tạo, các

hoạt động đầu cơ, buôn lậu, tâm lý găm giữ vàng và kỳ vọng tăng giá trong tương

lai…Tiếp tục tổ chức, sắp xếp chặt chẽ thị trường vàng theo hướng giảm dần giao

dịch vàng miếng để chuyển sang giao dịch tập trung, có tổ chức các sản phẩm khác

của vàng với hệ thống các công cụ bảo hiểm rủi ro; ngày càng hội nhập và tiếp cận

được những sản phẩm tài quốc tế. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý

và hoạch định chính sách và từng bước chủ động vai trò là người kiến tạo và mua bán

cuối cùng trên thị trường; Đồng thời, tạo ra môi trường kinh thuận lợi để các doanh

nghiệp tham gia thị trường vàng trang sức mỹ nghệ, kể cả đầu tư nước ngoài; vừa bảo

đảm quyền lợi của người dân, các DN và ngân hàng khi thực hiện giao dịch vàng

miếng; vừa đảm bảo nguồn thu vào NSNN lợi nhuận từ kinh doanh vàng miếng theo

quy định, có những giải pháp thích hợp để huy động được nguồn vàng trong dân cư

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội... Điều cần nhấn mạnh rằng, để đạt được mục tiêu

đảm bảo hài hoà các lợi ích, trong đó ưu tiên lợi ích ổn định vĩ mô và cân đối dự trữ

ngoại hối, các mức giá mua-bán vàng miếng cần được NHNN cân nhắc hợp lý; đồng

Page 93: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

93

thời, cần có biện pháp ngăn chặn các hiện tuợng liên kết làm giá, giữ giá, đẩy giá

trong và sau đấu thầu vàng miếng; nhất là giám sát việc sử dụng vàng, cơ chế giá bán

lẻ đối với lượng vàng trúng thầu; áp giới hạn trạng thái vàng thấp hợp lý; cấm các tổ

chức tín dụng cho vay để mua vàng, ngoại trừ trường hợp được Thống đốc xét duyệt;

đồng thời triển khai quyết liệt Luật phòng chống rửa tiền. Ngoài ra, để giảm thiểu rủi

ro cho doanh nghiệp tham gia đấu thầu vàng, NHNN cũng cần thực hiện tốt các cam

kết nghĩa vụ cung ứng vàng trúng thầu theo đúng khối lượng, chất lượng, giá và thời

gian đã “chốt” với doanh nghiệp theo quy định đấu thầu...

Đặc biệt, cần có điều chỉnh quy định về số lượng điểm và thời gian giao dịch

vàng và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp lẻ vàng miếng để tránh gây phiền, thiệt

thòi cho người dân. Ví dụ, buộc các ngân hàng có giao dịch mua-bán vàng thực sự,

chứ không chỉ giữ chỗ hay chỉ chấp nhận mua vàng có bao bì mới, loại 1 lượng trở

lên…

Ngày 22/4, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định Thanh tra Chính phủ sẽ

tiến hành thanh tra trách nhiệm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NHNN đối với

hoạt động kinh doanh vàng, huy động và cho vay vốn bằng vàng. Khoảng thời gian thanh

tra sẽ tính từ tháng 1/2009 đến hết tháng 3/2013. Tuy nhiên, khi cần thiết, có thể thanh tra

trước hoặc sau thời kỳ nêu trên. Thời hạn thanh tra là 60 ngày kể từ ngày công bố quyết

định thanh tra (22/4)…Hy vọng, qua thanh tra sẽ góp phần hoàn thiện quản lý thị trường

vàng miếng Việt Nam hơn nữa…

Một số câu hỏi còn bỏ ngỏ về quản lý vàng trong nƣớc:

1. Theo NHNN, sau khi được Thủ tướng cho phép, NHNN đã tổ chức tạm xuất

vàng phi SJC, tái nhập vàng nguyên liệu tiêu chuẩn quốc tế để đẩy nhanh tiến độ

chuyển đổi vàng phi SJC thành vàng SJC nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ trả vàng SJC cho

người dân của TCTD (đến 30/6 các TCTD sẽ phải tất toán xong tài khoản vàng với

khách hàng). Tổng cộng, sẽ có 10 tấn vàng miếng phi SJC được tạm xuất, tái nhập,

trong đó có 1,6 tấn vàng được cấp phép chuyển đổi cho DongA Bank và

Techcombank. Toàn bộ việc tạm xuất tái nhập vàng được thực hiện xong trước 10/3.

Số lượng vàng tạm xuất, tái nhập này là vàng miếng phi SJC của các TCTD đang giữ

của người dân. NHNN đã thực hiện kiểm tra tồn quỹ thực tế số vàng này 2 lần trước

khi trình Chính phủ cho phép thực hiện. Phương án này giúp đẩy nhanh tiến độ kiểm

định, gia công vàng miếng phi SJC thành vàng miếng SJC, khắc phục được "điểm

nghẽn" về tiến độ kiểm định của công ty SJC (nếu không thực hiện phương án tạm

xuất, tái nhập nêu trên, công ty SJC cần khoảng 6 tháng để hoàn thành việc kiểm

định, gia công vàng miếng phi SJC có nhu cầu chuyển đổi); đồng thời, không làm

phát sinh nhu cầu ngoại tệ để nhập vàng, do vậy không tạo áp lực lên thị trường

ngoại tệ, không hây ra biến động về tỷ giá.

Câu hỏi đặt ra là sao không đê trong nước luyện vàng để có việc làm, thu nhập

và đỡ tốn chi phí xuất-nhập; liệu có phải là động tác hợp lý hóa vàng nhập lậu hay để

buôn vàng/ vàng có thực xuất hay chỉ để ở kho ngoại quan rồi lại tái nhập, hợp lý hóa

vì vàng gửi của dân, sao NHNN cho phép xuất đi, lúc trả dân thì bằng vàng nào, ai chịu

thiệt hoặc chi phí cơ hội…?Hơn nữa, sao NHNN lại có đề nghị không kiểm tra vàng

nhập khẩu vào đúng thời điểm tạm xuất tái nhập này?

Page 94: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

94

2. Lợi ích từ đấu thầu do chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước hàng trăm

tỷ đ/phiên thực sự được phân bổ như thế nào, có lợi ích nhóm hay tham nhũng

không?Và những rủi ro chính sách gắn với cho phép rồi đột ngột cấm kinh doanh tín

dụng bằng vàng trong bối cảnh độc quyền nhập khẩu và đấu giá vàng của các NHTM

thì ai chịu trách nhiệm?

3. Chi phí do vàng vênh, cong và rách nilon bọc ngoài phải đổi mới sao bị tính

cao và phiền nhiễu cho khách hàng như vậy, sẽ xử lý ra sao? Tiêu chuẩn hóa các tiêu

chí cụ thể về hình thưc, mẫu mã và chất lượng, cũng như dịch vụ đánh giá chất lượng

vàng Thương hiệu quốc gia sẽ như thế nào? Liệu vàng nhẫn đủ hàm lượng và chất

lượng như SJC có được coi và giao dịch như là vàng thương hiệu quốc gia không?

4. Sàn vàng giao dịch phi vật chất sẽ được tổ chức như thế nào? Mới đây, hình

thức mua bán vàng trực tuyến thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử đã lần đầu tiên

được áp dụng tại Việt Nam từ tháng 7/2013. Dịch vụ này được quảng cáo là một hình

thức giao dịch hiện đại, tuy nhiên lại làm nảy sinh nghi vấn liệu kinh vàng tài khoản,

sàn vàng ảo… tái xuất.

5. Thời gian tới xử lý vấn đề bán vàng đấu thầu sẽ thu ngoại tệ hay vẫn thu nội

tệ? Nếu thu nội tệ thì dự trữ ngoại hối sẽ được cân đối ra sao để bù số ngoại tệ phải

xuất kho mua vàng nhập về bán trong nước?

6. Bao giờ giá vàng trong nước sát với giá thế giới và mức tối đa là bao nhiêu,

bao giờ lời hưa cảu Thống đốc NHNN về giãn cách tối đa 400.000 đ /lượng sẽ thành

hiện thực?bởi:

- Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ tư, Ngân hàng Nhà nước

(NHNN) được giao nhiệm vụ khắc phục những bất cập trong quản lý, ổn định thị

trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế, bảo đảm quyền

và lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân.

- Nghị quyết 01 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành

thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm

2013 cũng yêu cầu NHNN bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế, bảo

đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân.

7. Bao giờ và bằng cách nào để thu hút lượng vàng trong dân như một nguồn

vốn rẻ và có lợi cho tất cả cás bên, từ NN, NH và DN, cũng như người dân có vàng….

Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 có chủ đề: “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”

của Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận định, việc xây dựng một thị trường vàng hiện đại

là nhu cầu cần thiết ở Việt Nam, nhằm huy động số vàng lên tới 300 - 500 tấn trong

dân để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và tránh để các hoạt động trên thị trường

vàng ảnh hưởng đến tỷ giá. Báo cáo cho rằng, mấu chốt của vấn đề thị trường vàng

Việt Nam nằm ở việc tách hoạt động kinh doanh vàng vật chất ra khỏi khỏi hoạt động

đầu cơ giá vàng.

8. Tại sao vừa qua tình trạng nhập lậu vàng ít xẩy ra, dù chênh lệch giá vàng

trong và ngoài nước rất lớn và biên giới lại dài. Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết

ngày 24/4 đã bắt 10kg vàng 9999 nghi nhập lậu từ Trung Quốc về tại Trạm kiểm soát

liên hợp km 15 (Móng Cái, Quảng Ninh) khi đang được vận chuyển theo hướng Móng

Cái - Hạ Long mà không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Tại thời điểm bị kiểm tra,

chủ hàng khai nhận, số vàng này là của gia đình và đang trên đường đem đi trả nợ.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, số vàng trên có xuất xứ từ Trung Quốc. Được biết, chênh

Page 95: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

95

lệnh giá giữa vàng 9999 trong nước và bên Trung Quốc là khoảng 5-6 triệu

đồng/lượng. Khoảng cách chênh lệch cao như vậy chính là nguyên nhân dẫn đến tình

trạng nhập lậu vàng trên thị trường.

9. Làm gì để ngăn chặn tình trạng các NHTM lạm dụng quyền được đấu thầu

vàng miếng trở thành người trung gian đầu cơ vàng, đầu nậu hay ông chủ bán giấy

phép 30-40trđ/tháng của các cửa hàng vàng nhỏ-đại lý không đủ điều kiện tham gia

đấu thầu…?

Luật Doanh nghiệp quy định về những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do

Chính phủ công bố. Ví dụ, kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định 6 tỷ đồng,

dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng... Nghị định 24 quy

định hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều

kiện, có cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Việc không cấp giấy phép cho

các doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ lẻ không đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng dù

không trái với Luật Doanh nghiệp, nhưng bản thân các doanh nghiệp, cửa hàng này

vẫn được chuyên hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh mua bán vàng trang sức,

mỹ nghệ (nếu đủ điều kiện)... Theo Nghị định 24/2012, DN muốn kinh doanh vàng

miếng, phải đáp ứng điều kiện: có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; có kinh nghiệm

hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua bán vàng từ 2 năm trở lên; có số thuế đã

nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên

tiếp gần nhất; có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương trở lên… Với điều kiện này, chỉ có những DN kinh

doanh vàng có quy mô lớn và các ngân hàng mới được phép mua - bán vàng miếng.

Nghị định 24 cũng đã nêu rõ các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được cấp

phép kinh doanh mua bán vàng miếng không đuợc thực hiện kinh doanh mua bán qua

các đại lý. Doanh nghiệp nào mở đại lý giao dịch là trái với các quy định của pháp

luật.

10. Chống vàng hóa không bằng cách tiền tệ hóa vàng . Xử lý các vàng phi

SJC như thế nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân?

Trong thời gian trước mắt, loại vàng miếng giao dịch mua bán với Ngân hàng

Nhà nước là vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất (vàng miếng SJC).

Tuy nhiên, tùy điều kiện thực tế, trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có

thể xem xét mua bán các loại vàng miếng khác do Ngân hàng Nhà nước đã cho phép

sản xuất trong các thời kỳ.

Đây có thể là lối thoát cho các loại vàng miếng phi SJC được phép gia công

suốt một thời gian dài trước khi SJC trở thành thương hiệu vàng miếng quốc gia.

Được biết, loại vàng miếng giao dịch cụ thể sẽ được thông báo cho các TCTD, doanh

nghiệp trong thông báo mua, bán vàng miếng hoặc thông báo đấu thầu mua, bán vàng

miếng của Ngân hàng Nhà nước. Quy trình mua bán cụ thể cũng được Ngân hàng

Nhà nước ấn định, theo đó cơ quan này có thể thực hiện qua hình thức gồm mua, bán

trực tiếp và mua, bán qua đấu thầu theo giá hoặc đấu thầu theo khối lượng. Thời hạn

thanh toán và giao vàng cũng được Ngân hàng Nhà nước quy định rất rõ. Cụ thể, với

trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán vàng, thời hạn thanh toán tiền mua vàng chậm

nhất là ngày làm việc tiếp theo ngày ký xác nhận giao dịch (T+1), thời hạn giao vàng

là ngày làm việc tiếp theo ngày thanh toán đầy đủ tiền mua vàng. Đối với trường hợp

Ngân hàng Nhà nước mua vàng, thời hạn giao vàng chậm nhất là ngày làm việc tiếp

theo ngày ký xác nhận giao dịch (T+1) và thời hạn thanh toán là ngày làm việc liền kề

Page 96: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

96

tiếp theo ngày giao vàng đầy đủ. Song căn cứ vào mục tiêu điều hành chính sách và

diễn biến thị trường vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước có thể quyết định

thời hạn giao vàng khác với thời hạn quy định nêu trên tại thông báo mua, bán vàng

miếng hoặc thông báo đấu thầu cho các TCTD và doanh nghiệp.

PHỤ LỤC:

I/. Mƣời mỏ vàng lớn nhất thế giới

Trên thế giới, đến nay đã có tổng số khoảng 165.000 tấn vàng được khai thác.

Có nhiều ý kiến khác nhau về việc đâu là mỏ vàng lớn nhất.

Nhiều người cho rằng, mỏ vàng Muruntau ở Uzbekistan là mỏ lớn nhất, trong

khi nhiều người khác lại tin là mỏ Grasberg ở Indonesia mới là mỏ dẫn đầu thế giới về

sản lượng.

Dựa trên những nguồn dữ liệu đáng tin cậy nhất về sản lượng vàng khai mỏ,

ngoài báo cáo từ các công ty khai mỏ hàng đầu, trang International Business Times đã

điểm qua những mỏ vàng lớn nhất trên thế giới. Xếp hạng dựa trên số liệu về sản

lượng của các mỏ vàng này trong năm 2010:

1. Mỏ Grasberg

Mỏ vàng có 19.500 công nhân này nằm ở tỉnh Papua của Indonesia. Theo báo

cáo thường niên của Rio Tinto, sản lượng của mỏ này trong năm 2010 là 2,025 triệu

ounce vàng. Cổ phần chính của mỏ Grasberg thuộc quyền sở hữu của công ty

Freeport-McMoRan Copper & Gold. Ngoài vàng, mỏ này còn cung cấp bạc và đồng.

2. Mỏ vàng Muruntau

Mỏ Muruntau nằm 250 dặm về phía Tây thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Sản

lượng vàng của mỏ lộ thiên này trong năm 2010 ước tính khoảng 1,8 triệu ounce. Điều

hành mỏ Muruntau là công ty quốc doanh Navoi Mining and Metallurgical Combinat

của Uzbekistan.

3. Mỏ vàng Carlin-Nevada

Năm 2010, mỏ vàng Carlin-Nevada ở bang Nevada của Mỹ cho sản lượng

1,735 triệu ounce vàng. Đây là mỏ thuộc sở hữu của công ty Newmont Mining Corp.

Khai thác mỏ này, các nhà khai mỏ vừa tìm vàng lộ thiên, vừa đào vàng trong lòng

đất.

4. Mỏ vàng Yanacocha

Mỏ vàng tọa lạng ở miền Bắc Peru này là mỏ vàng lớn nhất ở Mỹ Latin, với

sản lượng 1,46 triệu ounce vàng trong năm 2010. Mỏ do công ty Newmont Mining

vận hành, đồng thời thuộc sở hữu của công ty này và đối tác Peru có tên

Buenaventurda.

5. Mỏ vàng Goldstrike (Betze Post)

Đây là mỏ vàng lớn tiếp theo ở bang Nevada của Mỹ, cho sản lượng 1,24 triệu

ounce vàng trong năm 2010. Mỏ thuộc quyền sở hữu của công ty Barrick Gold Corp.

6. Mỏ vàng Cortez

Page 97: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

97

Lại một mỏ vàng lớn nữa ở Nevada, Mỹ. Mỏ Cortez là nơi sản xuất ra 1,14

triệu ounce vàng trong năm 2010. Đây là mỏ của công ty Barrick Gold.

7. Mỏ vàng Valerado

Mỏ vàng lớn thứ 7 thế giới, Valerado nằm ở Argentina, cho sản lượng 1,12

triệu ounce vàng trong năm 2010. Mỏ này thuộc sở hữu của công ty Barrick Gold

Corp.

8. Mỏ vàng Lagunas Norte

Nằm ở phía Bắc của quốc gia Nam Mỹ Peru, mỏ Lagunas Norte là nơi sản xuất

ra 808.000 ounce vàng trong năm 2010. Đây cũng là mỏ vàng của công ty Barrick

Gold Corp.

9. Mỏ vàng Lihir

Chủ sở hữu của mỏ vàng này là công ty Newcrest Mining, nhà sản xuất vàng

lớn nhất Australia. Năm 2010, mỏ cho sản lượng 790.974 ounce vàng.

10. Mỏ vàng Super Pit/Kalgoorlie

Đây là mỏ vàng lộ thiên nằm ở miền Tây, Australia, thuộc quyền sở hữu của

Barrick Gold Corp. và Newmont Mining. 788.000 ounce vàng đã được khai thác từ

mỏ này trong năm 2010. (theo vneconomy.vn)

2/. Mƣời nƣớc có nhu cầu vàng lớn nhất thế giới trong năm 2011

Nhu cầu về vàng trong năm 2011 tiếp tục ở mức cao. Theo danh sách các quốc

gia có nhu cầu vàng lớn nhất của Hội đồng vàng thế giới (WGC), Việt Nam đứng ở vị

trí thứ tám.

Nhu cầu vàng của thế giới trong năm 2011 ở mức 4.067,1 tấn tức trị giá khoảng

205,5 tỷ USD. Đây là mức nhu cầu về vàng tăng mạnh nhất trong vòng 14 năm liên

tiếp. Nhu cầu mua vàng tại Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 49% nhu cầu của thế giới và

55% vàng trang sức toàn cầu. Giá trung bình trong năm 2011 ở mức 1.571,5

USD/ounce tăng hơn 28% so với năm 2010. Năm 2011, mức giá có thời điểm lên đến

1.920 USD/ounce hồi tháng 9/2011. Sau đó dao động trong vùng 1.300 USD/ounce,

chốt năm ở mức 1.531 USD/ounce.

Trong lịch sử, giá vàng tăng từ mốc 272 USD/ounce hồi năm 2000 lên đến mức

1.700 USD/ounce hiện nay, mức giá đã tăng gấp 6 lần. Theo Thomson Reuters, giá

vàng thế giới sẽ lên ngưỡng 2.000 USD/ounce vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2013.

Hội đồng vàng thế giới (WGC) vừa đưa ra danh sách 10 quốc gia có nhu cầu

vàng lớn nhất thế giới trong năm 2011. Trong đó, Việt Nam xếp ở vị trí thứ tám với

tổng số vàng tiêu thụ trong năm 2011 ở mức 100,3 tấn

1. Ấn Độ

Tổng số vàng tiêu thụ năm 2011: 933,4 tấn

Nhu cầu năm 2011: Giảm 7%

Người dân Ấn Độ có truyền thống mua vàng, tuy nhiên nhu cầu đã giảm 7%

xuống còn 933,4 tấn trong năm 2011. Nguyên nhân xuất phát từ việc giá vàng tăng

cao và đồng Rupi Ấn Độ suy yếu. Tuy nhiên, nhu cầu của nhiều người dân vẫn cao.

Nước này chỉ sản xuất khoảng 4 tấn vàng mỗi năm, bằng 0,4 % nhu cầu của nước này.

Page 98: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

98

2. Trung Quốc

Tổng số vàng tiêu thụ: 811,2 tấn vàng

Nhu cầu năm 2011: Tăng 22%

Người dân Trung Quốc tiêu thụ vàng nhiều thứ hai thế giới trong năm 2011,

với tổng khối lượng 811,2 tấn tức tăng 22% so với 1 năm trước đó. Trong đó, nhu cầu

vàng miếng và vàng với mục đích đầu tư tăng 38%, đạt 258,9 tấn, nhu cầu vàng nữ

trang tăng 13% đạt 510,9 tấn. Trong quý IV năm 2011, Trung Quốc tiêu thụ 201,6 tấn

vàng, hơn Ấn Độ 28,6 tấn vàng. Theo ước tính của Hội đồng vàng thế giới, Trung

Quốc sẽ thay thế Ấn Độ để lần đầu tiên đứng đầu danh sách các quốc gia tiêu thụ vàng

nhiều nhất thế gới. Theo Hiệp hội Vàng Trung Quốc, sản lượng vàng của Trung Quốc

đạt mức cao kỷ lục 360,96 tấn trong năm 2011, vì vậy nước này vẫn đứng trong hàng

các quốc gia sản xuất vàng nhiều nhất thế giới trong 5 năm liên tục.

3. Mỹ

Tổng số vàng tiêu thụ năm 2011:194,9 tấn

Nhu cầu năm 2011: Giảm 17%

Mỹ sản xuất 237 tấn vàng trong năm 2011, đồng thời là nước tiêu thụ vàng lớn thứ

ba thế giới. Nhu cầu vàng so với năm 2010 đã giảm 17% còn 194,9 tấn do kinh tế khó

khăn. Nhu cầu vàng nữ trang chiếm 115,1 tấn, giảm 11% so với 2010. Vàng miếng và vàng

đầu tư trong quý 4/2011 là 79,9 tấn, giảm 25% so với năm 2010.

4. Đức

Tổng số vàng tiêu thụ năm 2011: 159,3 tấn

Nhu cầu năm 2011: Tăng 26%

Đức là thị trường tiêu thụ vàng lớn thứ tư thế giới trong năm ngoái. Năm 2010,

nước này tiêu thụ tổng khối lượng 126,9 tấn, con số này đã tăng lên mức 159,3 tấn

trong năm 2011, tức tăng 26%. Trong quý 4/2011, nhu cầu của nước này lên đến 39,7

tấn vàng, tăng 15% từ mức 34,6 tấn của 1 năm trước đó. Sự gia tăng về nhu cầu vàng

của châu Âu chủ yếu đến từ Đức và Thụy Sĩ – thông tin từ Hội đồng vàng thế giới.

5.Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng số vàng tiêu thụ năm 2011: 144,2 tấn

Nhu cầu năm 2011: Tăng 30%

Thổ Nhĩ Kỳ là nước tiêu thụ vàng nhiều thứ năm thế giới trong năm 2011. Nhu

cầu của nước này trong năm ngoái tăng 30% so với mức 111,1 tấn hồi năm 2010 và vàng

được coi là kênh đầu tư an toàn. Trong năm 2011, nhu cầu vàng trang sức giảm 10%

xuống còn 63,8 tấn, trong khi nhu cầu vàng đầu tư tăng 99% lên 80,4 tấn. Lượng vàng do

nước này sản tăng 43% lên mức 24,4 tấn trong năm 2011.

6. Thụy Sĩ

Tổng số vàng tiêu thụ năm 2011: 116,2 tấn

Nhu cầu năm 2011: Tăng 25%

Nhu cầu vàng của Thụy Sĩ tăng 25% so với năm 2010. Trong quý 4 năm 2011,

nhu cầu vàng của nước này ở mức 30,7 tấn, tăng 17% so với năm 2010. Đầu tư vào

vàng miếng tăng lên do giá vàng tăng cao và cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu.

Page 99: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

99

7. Thái Lan

Tổng số vàng tiêu thụ năm 2011: 108,9 tấn

Nhu cầu năm 2011: Tăng 57%

Thái Lan là nước tiêu thụ vàng nhiều thứ bảy thế giới trong năm 2011. Là quốc

gia mà ở đó vàng được gắn với sự giàu có và thịnh vượng. Nhu cầu vàng trang sức tại

nước này giảm 34% trong năm 2011. Ngược lại vàng đầu tư tăng 66% do kỳ vọng về

giá tăng lên.

8. Việt Nam

Tổng vàng tiêu thụ trong năm 2011: 100,3 tấn

Nhu cầu trong năm 2011: Tăng 23%

Việt Nam xuất khẩu khoảng 35-38 tấn vàng trong năm 2011, tổng nhu cầu

trong năm 2011 tăng 23% từ mốc 81,4 tấn hồi năm 2010 lên hơn 100 tấn so. Trong

năm ngoái, nhu cầu vàng trang sức giảm 9%. Năm 2011, vàng được xem là kênh đầu

tư thích hợp.

9. Nga

Tổng số vàng tiêu thụ trong năm 2011: 75,1 tấn

Nhu cầu trong năm 2011: Tăng 14%

Nga là nước tiêu thị vàng lớn thứ chín thế giới trong năm 2011. Tổng nhu cầu

vàng tăng 14% so với năm 2010. Vàng trang sức được tiêu thụ nhiều nhất. Tuy nhiên,

Nga là nước sản xuất vàng lớn thứ tư thế giới trong năm 2011, tổng lượng sản xuất

200 tấn vàng.

10. Ả Rập Xê út

Tổng số vàng tiêu thụ trong năm 2011: 72,2 tấn

Nhu cầu trong năm 2011: Giảm 12%

Ả Rập Xê Út là nước tiêu thụ vàng lớn thứ 10 thế giới trong năm ngoái. Tuy

nhiên, tổng nhu cầu vàng giảm 12% so với năm 2010, chiếm khoảng 36% của khu vực

Trung Đông. Năm 2011, nhu cầu đồ trang sức của Ả Rập Xê Út giảm 17% còn 55,8

tấn.

III. Mƣời nƣớc dự trữ vàng lớn nhất thê giới

Danh sách 10 quốc gia có kho dự trữ vàng chính thức lớn nhất thế giới dựa trên

số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC). Được biết, tổng lượng vàng dự trữ của

10 quốc gia này là 21,364 tấn.

10. Ấn Độ

Dự trữ vàng chính thức: 557.7 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 9.8%

Được biết đến với việc mua vàng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và xem vàng

là một kênh đầu tư an toàn nhưng hiếm khi Ngân hàng Trung ương Ấn Độ tiết lộ kế

hoạch mua vàng của mình.

9. Hà Lan

Page 100: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

100

Dự trữ vàng chính thức: 612.5 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 60.2%

Năm 1999, Hà Lan tuyên bố sẽ bán 300 tấn vàng trong 5 năm theo CBGA 1

nhưng nước này chỉ bán được 235 tấn. Theo CBGA 2, Hà Lan cho biết sẽ bán tổng

cộng 165 tấn vàng (bao gồm 65 tấn còn lại từ CBGA 1) và tuyên bố không bán vàng

theo CBGA 3.

8. Nhật Bản

Dự trữ vàng chính thức: 765.2 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 3.1%

Năm 1950, dự trữ vàng của Nhật Bản chỉ có 6 tấn nhưng đến năm 1959,

NHTW nước này lần đầu tiên gia tăng đáng kể lượng vàng nắm giữ khi mua thêm 169

tấn so với năm trước. Năm 2011, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) bán vàng để

bơm 20 ngàn tỷ JPY vào nền kinh tế nhằm trấn an nhà đầu tư sau thảm họa động đất

và sóng thần.

7. Nga

Dự trữ vàng chính thức: 918.0 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 9.2%

Từ năm 2006 đến nay, Nga đã đều đặn gia tăng dự trữ vàng nhằm đa dạng hóa

kho dự trữ ngoại hối và đưa đồng rúp trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế. Tính đến

cuối tháng 7/2012, dự trữ vàng của Nga có tổng trị giá 48.7 tỷ USD.

6. Thụy Sỹ

Dự trữ vàng chính thức: 1,040.1 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 14.2%

Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, năm 1997 Thụy Sỹ công bố đề xuất bán

một phần vàng dự trữ vì số vàng này được xem là không còn cần thiết đối với chính

sách tiền tệ. Theo đó, nước này bắt đầu bán 1,300 tấn vàng được xem là dư thừa vào

tháng 5/2000; bao gồm 1,170 tấn được bán theo CBGA 1 và 130 tấn được bán theo

CBGA 2. Thụy Sỹ cho biết sẽ không bán vàng theo CBGA 3.

5. Trung Quốc

Dự trữ vàng chính thức: 1,054.1 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 1.6%

Vàng vẫn còn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong kho dự trữ ngoại hối có tổng

giá trị 3.2 ngàn tỷ USD của Trung Quốc, thấp hơn cả mức bình quân toàn cầu là 10%.

Theo Financial Times, tăng cường dự trữ vàng sẽ là một động thái quan trọng đối với

Trung Quốc trong lúc Bắc Kinh đang tiến hành quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và đưa

đồng tiền này trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế.

4. Pháp

Dự trữ vàng chính thức: 2,435.4 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 71.6%

Page 101: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

101

Pháp bán 572 tấn vàng theo CBGA 2. Ngoài ra, nước này còn chuyển nhượng

khoảng 17 tấn cho Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) vào cuối năm 2004 để mua

cổ phần của BIS. Pháp đã không công bố bất kỳ kế hoạch bán vàng nào theo CBGA 3.

3. Ý

Dự trữ vàng chính thức: 2,451.8 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 71.3%

Ý không bán vàng theo CBGA 1 hoặc CBGA 2 và tuyên bố sẽ không bán vàng

theo CBGA 3. Tuy nhiên trong năm 2011, các ngân hàng nước này tìm cách bán vàng

cho Ngân hàng Trung ương Ý để để củng cố bảng cân đối kế toán trước khi diễn ra

đợt thanh tra ngân hàng (stress test).

2. Đức

Dự trữ vàng chính thức: 3,395.5 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 71.9%

Đức đã bán vàng theo CBGA 1 và CBGA 2 để đúc đồng xu vàng làm kỷ niệm.

Trong năm đầu tiên của CBGA 3 (2008 – 2009), Ngân hàng Trung ương Đức

(Bundesbank) đã bán xấp xỉ 6 tấn vàng. Kể từ ngày 07/09/2011 đến nay, Bundesbank

đã bán thêm 4.7 tấn vàng. Đến thời điểm hiện tại, Đức vẫn từ chối sử dụng kho dự trữ

vàng để gia tăng nguồn vốn cho Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF).

1. Mỹ

Dự trữ vàng chính thức: 8,133.5 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 75.1%

Mỹ luôn là nước có kho dự trữ vàng lớn nhất thế giới xét về khối lượng kể từ

năm 1952. Khi đó, dự trữ vàng của Mỹ đạt tổng cộng 20,663 tấn. Năm 1968 đánh dấu

lần đầu tiên dự trữ vàng của Mỹ rớt mốc 10,000 tấn.

(Vietstock)

Page 102: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

102

VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO & ĐẦU TƢ CHÉO TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CƠ

CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM60

Đinh Tuấn Minh

1. Dẫn nhập

Trong những năm gần đây hiện tượng sở hữu chéo liên quan đến hệ thống tín

dụng của Việt Nam đã trở thành một đề tài nóng, thu hút sự chú ý của giới chuyên gia

và hoạch định chính sách. Sở hữu chéo được xem như là một trong những nguyên

nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu và nguy cơ thao túng các hoạt động kinh doanh tài

chính.

Mặc dù tác giả của bài viết này đồng ý với luận điểm trên (xem Đinh Tuấn

Minh, 2012), nhưng chúng tôi cho rằng để tìm ra được giải pháp phù hợp để giảm

hoặc hạn chế các tác hại của quan hệ sở hữu chéo trong nền kinh tế nói chung và liên

quan đến hệ thống tín dụng nói riêng cho tổng thể nền kinh tế thì trước hết chúng ta

cần phải tìm hiểu lợi ích của hiện tượng này, chí ít là cho những công ty tham gia vào

hình thành quan hệ sở hữu chéo. Nếu không có lợi ích kinh tế thì hiện tượng này

không thể tồn tài lâu dài. Việc tìm hiểu các lợi ích song song với tác hại của sở hữu

chéo sẽ cho ta một bức tranh đầy đủ hơn về các thuận lợi và khó khăn của quá trình tái

cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam khi có sự hiện diện của quan hệ sở hữu chéo.

Bài viết này có cấu trúc như sau. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ xem xét lợi

ích và tác hại của sở hữu chéo nói chung và liên quan đến hệ thống tín dụng nói riêng

từ góc độ lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế. Trong phần 3 chúng tôi sẽ đánh giá tình

trạng sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng của Việt Nam trên các khía cạnh: các hình

thức sở hữu chéo, nguyên dân dẫn đến sở hữu chéo, lợi ích và tác hại. Phần 4 sẽ trình

bày các trở ngại mà tình trạng sở hữu chéo liên quan đến hệ thống tín dụng có thể gây

ra khi tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cuối cùng sẽ là một số

khuyến nghị chính sách.

2. Cơ sở lý thuyết về sở hữu chéo: lợi ích và tác hại

2.1 Khái niệm và thực tiễn sở hữu chéo trên thế giới

Sở hữu chéo (cross ownership or partial cross ownership) là hiện tượng doanh

nghiệp này chiếm giữ cổ phần tại doanh nghiệp khác. Sở hữu chéo có thể phân thành

ba loại: (i) trực tiếp (khi công ty A có cổ phần tại công ty B), (ii) gián tiếp (khi A có

cổ phần tại B và B có cổ phần tại C, thì A sở hữu gián tiếp C), và (iii) sở hữu vòng

(circular ownership) (khi A có cổ phẩn tại B, B có cố phần tại C, C lại có cổ phần tại

A) (Temurshoev, 2011).

Sở hữu chéo là hiện tượng kinh tế phổ biến trong nhiều nền kinh tế như Đức,

Thụy Điển, Nhật Bản, và kể cả Mỹ. Chẳng hạn, theo nghiên cứu của Lott (1996), trong

lĩnh vực máy vi tính và ô tô của Mỹ giai đoạn 1994-1995, khoảng 77% cổ phần của

60 Một phần nội dung của bài viết đã được trình bày tại Hội thảo “RRủủii rroo ssởở hhữữuu cchhééoo vvàà đđầầuu ttưư cchhééoo:: tthhựựcc ttrrạạnngg

vvàà ggiiảảii pphháápp cchhoo tthhịị ttrrưườờnngg ttààii cchhíínnhh VViiệệtt NNaamm”” 31/07/2013, Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội, Việt Nam.

Bài viết mới ở dạng thô, đề nghị không trích dẫn.

Page 103: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

103

Intel và 71% cổ phần của Compaq được sở hữu bởi các công ty mà đồng thời sở hữu

một trong năm công ty trong lĩnh vực máy vi tính khác (như Apple, Compaq, IMB,

Intel, Microsoft, Motorola). Và 56% cổ phẩn của Chrysler được sở hữu bởi các công ty

mà đồng thời có cổ phần tại Ford và/hoặc General Motors.

Mối quan hệ sở hữu giữa các ngân hàng với doanh nghiệp đã từng được xem

như là một mô hình tổ chức đặc trưng của Đức và Nhật. Tại Đức, khối ngân hàng,

công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư sở hữu tới 37% giá trị cổ phiếu của các công ty

đại chúng niêm yết năm 1998 (Forlin, 2005, tr. 223). Còn tại Nhật, các định chế tài

chính (không bao gồm các quĩ đầu tư tín thác), nắm giữ tới gần 44% giá trị cổ phiếu

của các công ty đại chúng niêm yết vào năm 1989 và con số này đã giảm xuống còn

khoảng 40% vào năm 1998. Các tập đoàn lớn như Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Fuji,

Sanwa, Dai-Ichi Kangyo, DKB… đều sở hữu những ngân hàng lớn (Scher, 2001).

Mô hình ngân hàng nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp của Đức và Nhật đã

từng được xem như là một đối trọng so với mô hình truyền thống Anh – Mỹ, nơi mà

hệ thống ngân hàng hoạt động tương đối tách biệt khỏi khu vực doanh nghiệp phi tài

chính ngân hàng. Mô hình này đã được áp dụng tại khác nhiều nước như Thụy Điển,

Hàn Quốc, và nhiều nước Đông Nam Á sau này như Thái Lan và Indonesisa. Tuy

nhiên, kể từ sau khi Nhật Bản rơi vào duy thoái trong đầu thập niên 1990 và sau

khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1997, mô hình này đã không còn được ưa

thích nữa.

2.2 Lợi ích và tác hại của sở hữu chéo

Khi một doanh nghiệp sở hữu chéo một doanh nghiệp khác, đích hướng đến

của hành vi này không chỉ dừng lại ở việc đầu tư thông thường nhằm hưởng cổ tức

hay lãi vốn. Điều mà hành vi này hướng đến là tăng quyền lực kiểm soát (control

power). Kiểm soát quyền lực qua sở hữu chéo mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trên

hai phương diện: giảm chi phí giao dịch cho một số các hoạt động hợp tác giữa các

bên liên quan và có khả năng thao túng thị trường. Trong khi hành vi hợp tác để giảm

chi phí giao dịch và thúc đẩy hoạt động sáng tạo làm tăng phúc lợi cho xã hội thì

ngược lại, hành vi thao túng thị trường lại được xem như là có hại cho phúc lợi xã hội.

Theo lý thuyết về chi phí giao dịch (Williamson, 1996), các công ty sẽ chọn mô

thức quản chế giao dịch khác nhau (thị trường, cấu trúc thứ bậc hãng, và các hình thức

lai hợp) với mỗi loại giao dịch tùy thuộc vào các đặc điểm của giao dịch (độ chuyện

biệt về tài sản, tần xuất giao dịch, và tính bất định) nhằm có được chi phí giao dịch ở

mức kinh tế nhất. Sở hữu chéo được coi như là một mô thức quản chế lai hợp trong cấu

trúc này. Sở hữu chéo đem lại lợi ích cho các bên liên quan trong các điều kiện sau:

• Chi phí thị trường lớn (thông tin kém minh bạch, hệ thống pháp lý yếu kém,

biến động thị trường mạnh)

• Hai bên liên quan đến các giao dịch có tính chuyên biệt cao, có tần xuất

thường xuyên xảy ra, các dự án có tính bất định cao.

Ngoài ra, sở hữu chéo có thể đem lại hiệu quả cao hơn tại các quốc gia có

truyền thống văn hóa tôn trọng kỷ luật (Đức) và danh dự cá nhân (Nhật) cao. Các đặc

tính văn hóa này giúp giảm các chi phí liên quan đến hành vi cơ hội chủ nghĩa khi

thực hiện các giao dịch có hiện diện của sở hữu chéo.

Lợi ích của sở hữu chéo trên khía cạnh này đã được các công ty áp dụng để

hình thành các tập đoàn, tại đó các thành viên sẽ sở hữu cổ phần lẫn nhau, đặc biệt là

Page 104: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

104

giữa các công ty trong các ngành liên kết dọc. Quan hệ sở hữu chéo giúp các bên hiểu

nhau tốt hơn, giảm thiểu được các tác động tiêu cực từ các cú sốc bên ngoài, góp phần

ổn định kinh doanh. Với các hoạt động liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm, dịch

vụ mới, quan hệ sở hữu chéo giúp các bên có thể tin cậy và dành nhiều thời gian hơn

cho nhau để gỡ rối các vấn đề nảy sinh giữa các công đoạn hoặc cấu phần sản xuất.

Sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp sản xuất và khu vực tài chính tín dụng giúp

cho doanh nghiệp được đảm bảo về nguồn tài chính với chi phí hợp lý. Điều này rất

quan trọng ở các thị trường mới nổi, nơi mà thị trường vốn chưa phát triển và khó huy

động được trên thị trường chứng khoán. Nhờ được đảm bảo về vốn, doanh nghiệp có

thể yên tâm đầu tư vào các dự án nghiên cứu và phát triển thường khá rủi ro và mất

khá nhiều thời gian.

Lợi ích của sở hữu chéo đối với hoạt động sáng tạo đổi mới đã được ghi nhận

bởi Cơ quan hoạch định chính sách kinh tế Nhật Bản (Japan Economic Planning

Agency - 1992) và nhiều nghiên cứu học thuật, tiêu biểu là O‟Sullivan (2001). Trong

công trình này O‟Sullivan đã chỉ ra rằng mô hình quản trị doanh nghiệp kiểu Đức và

Nhật cho phép các doanh nghiệp nước này có điều kiện tốt hơn các doanh nghiệp của

Anh - Mỹ trên khía cạnh sáng tạo đổi mới. Đấy chính là điều đã làm nên sự phát triển

thần kỳ của Đức và Nhật sau Thế chiến thứ II.

Mặc dù có những lợi ích như thế nhưng sở hữu chéo luôn bị giới học giả theo

trường phái Ănglê-Sacxông phản đối bởi sở hữu chéo có thể dẫn đến khả năng thao

túng thị trường. Khi một doanh nghiệp A nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp B, dù là

trực tiếp hay gián tiếp, thì A vẫn có thể kiểm soát tốt hơn các dự án/ hợp đồng hợp tác

với B hoặc thậm chí tác động vào việc định giá hay sản lượng cung ra thị trường của

B. Không những thế, nếu bản thân A cũng kinh doanh trong lĩnh vực của B thì A cũng

sẽ cân nhắc về việc định giá và cung ứng sản lượng của chính mình để sao cho không

ảnh hướng xấu đến lợi nhuận của B. Hay nói cách khác, khi tồn tại quan hệ sở hữu

chéo, ắt sẽ dẫn đến sự kiểm soát điều hành hay cấu kết giữa các doanh nghiệp có quan

hệ sở hữu trong cùng ngành để hưởng lợi nhuận từ việc tác động/ thao túng thị trường.

Mặc dù điều này có lợi cho các doanh nghiệp liên quan nhưng xét tổng thể nền kinh tế

thì sẽ làm kìm hãm cạnh tranh và giảm tính sáng tạo của nền kinh tế.

Đa phần các nghiên cứu thực nghiệm gần đây chỉ ra sự tồn tại của cấu kết

ngầm khi có sở hữu chéo. Cụ thể, các nghiên cứu của Parker và Roller (1997) trong

lĩnh vực điện thoại di động ở Mỹ, của Dietzenbacher et al. (2000) trong lĩnh vực tài

chính Đức, của Amundsen and Bergman (2002) trong lĩnh vực điện năng ở Thụy

Điển, và của Alley (1997) trong lĩnh vực ô tô ở Mỹ và Nhật đều ghi nhận tình trạng

này. Các nghiên cứu này chỉ ra rằng sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp trong ngành

sẽ làm cho mặt bằng giá của ngành sẽ tăng, làm giảm sản lượng, và do đó, làm giảm

phúc lợi xã hội.

Một lo ngại nữa của sở hữu chéo là nó hạn chế sự giám sát của cổ đông. Khi các

công ty sở hữu cổ phiếu của nhau, những người quản lý chứ không phải người nắm cổ

phần trực tiếp của doanh nghiệp (A) nắm giữa cố phần của doanh nghiệp kia (B) sẽ

giám sát hoạt động của doanh nghiệp (B). Trong trường hợp này những người quản lý

thường thiếu động cơ tối đa hoá lợi nhuận để thực hiện việc giám sát doanh nghiệp

trong tư cách của cổ đông. Hệ quả là các doanh nghiệp có sở hữu chéo thường hoạt

động không vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cho cổ đông mà thường là cho quyền lực

của nhà quản lý. Hành vi này sẽ khiến cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị sụt

Page 105: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

105

giảm và để duy trì lợi nhuận các doanh nghiệp lại càng có xu hướng cấu kết ngầm, gây

ảnh hưởng xấu đến phúc lợi chung của xã hội.

Cuối cùng, sở hữu chéo gây ra hiện tượng vốn ảo. Khi các doanh nghiệp phát hành

riêng lẻ cho nhau và không kèm theo việc thanh toán bằng tiền, các cổ đông nhỏ lẻ sẽ bị

thiệt hại do bị pha loãng. Số lượng cổ phiếu tăng trong khi nguồn vốn mới để phát triển

sản xuất thì lại thực chất không có. Thị giá của cổ phiếu vì thế sẽ giảm. Hành vi được

không khác gì việc cưỡng ép, tước đoạt tài sản của cổ đông nhỏ lẻ.

Như vậy, sở hữu chéo có những lợi ích nhất định cho nền kinh tế khi chi phí thị

trường lớn. Tuy nhiên, sự tồn tại của sở hữu chéo lại khiến cho thị trường bị tổn hại,

không phát triển được. Kết hợp hai luận điểm này ta có thể đưa ra nhận định rằng

trong ngắn hạn sở hữu chéo mang lại một số hữu dụng nhưng về dài hạn, sở hữu chéo

tạo ra cơ chế củng cố sự bền vững của chính nó với cái giá phải trả là sự tổn hại của

thị trường. Hàm ý chính sách dựa trên lý thuyết tổng quát về sở hữu chéo ở đây là:

chính sách giảm sở hữu chéo là điều nên làm, nhưng giảm sở hữu chéo được đến đâu

trên thực tế lại phụ thuộc vào việc xây dựng thị trường hiệu quả đến mức độ nào.

2.4 Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng: lợi ích và tác hại

Trong các mối quan hệ sở hữu chéo, sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng ngân hàng

bị giới học giả phê phán nhiều hơn cả. Bên cạnh lý do về cấu kết ngầm, sở hữu chéo trong hệ

thống tín dụng ngân hàng tạo ra rủi ro hệ thống do đặc thù của lĩnh vực này.

Có thể phân sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thành hai loại: (i) sở hữu

giữa doanh nghiệp và ngân hàng, theo đó doanh nghiệp sở hữu cổ phần của ngân hàng

hoặc ngân hàng sở hữu cổ phần của doanh nghiệp; và (ii) các ngân hàng nắm cổ phần

của nhau. Với loại sở hữu chéo thứ nhất, việc duy trì sở hữu chéo giúp cho ngân hàng

có thể bán được các sản phẩm (tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân, các dịch vụ

thanh toán v.v.) cho các doanh nghiệp liên quan. Ngược lại, khi doanh nghiệp có mối

quan hệ sở hữu chéo với ngân hàng có thể dể dàng tiếp cận vốn hơn và với chi phí hợp

lý hơn cho các dự án trung và dài hạn hay có tính rủi ro cao (như các dự án phát triển

sản phẩm mới hoặc thị trường mới). Tuy nhiên, hệ quả của sở hữu chéo giữa doanh

nghiệp và ngân hàng là nguy cơ tạo ra các khoản vay thiếu cẩn trọng và việc sử dụng

vốn kém hiệu quả từ phía doanh nghiệp. Đây là mầm mống dẫn đến các khoản nợ xấu

lớn và thường được che đậy trong hệ thống ngân hàng.

Sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng với nhau có thể có thể đem lại một số

lợi ích nhất định trong việc dễ dàng hợp tác tài trợ vốn cho các dự án lớn, đòi hỏi sự

tham gia của nhiều ngân hàng. Tuy nhiên nó cũng tạo ra các cấu kết ngầm tương tự

như ở các ngành khác. Các tổ chức tài chính có sở hữu chéo có thể liên minh với nhau

để khống chế giá (lãi suât, tỷ giá) trên thị trường tín dụng.

Lo lắng lớn nhất về tác hại của sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng là rủi ro

đổ vỡ hệ thống tài chính.Trong các mối quan hệ sở hữu chéo thông thường giữa các

doanh nghiêp với nhau, nếu có đổ vỡ thì chỉ có một vài doanh nghiệp liên quan bị liên

luy. Do các ngân hàng và tổ chức tín dụng là các trung gian tài chính, hoạt động của

chúng bị ràng buộc bởi tỷ lệ an toàn vốn. Khi các đối tác có quan hệ sở hữu chéo với

các tổ chức tín dụng bị thua lỗ, giá cổ phiếu sụt giảm hoặc phá sản sẽ khiến cho các tổ

chức tín dụng này không đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn. Điều này dẫn đến giảm năng

lực tín dụng và có thể khiến cho các tổ chức tín dụng đó rơi vào tình trạng mất thanh

khoản. Một khi điều này xảy ra, chúng sẽ kéo theo một loạt các tổ chức tín dụng khác

Page 106: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

106

bị đóng băng thanh khoản do các tổ chức tín dụng đều có mối quan hệ tín dụng với

nhau qua hệ thống liên ngân hàng.

Đa phần các nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy sở hữu chéo trong hệ

thống tín dụng gây nhiều tác hại cho nền kinh tế hơn là ích lợi. Các nghiên cứu của

Laeven (1999) về vai trò của cấu trúc sở hữu đối với hành vi tín dụng rủi ro tại các

ngân hàng Đông Á và của Scher (2001) và Gilo (2007) về sở hữu chéo tại Nhật Bản

chỉ ra rằng sở hữu chéo là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu mang tính hệ

thống và đổ vỡ hệ thống tài chính tại các quốc gia châu Á và châu Mỹ la tinh trong vài

thập kỷ gần đây. Nghiên cứu của Forlin (2005) về lịch sử mối quan hệ giữa sở hữu và

kiểm soát doanh nghiệp tại Đức cho thấy mô hình này khá thành công cho đến thập

niên 1970 nhưng cũng đã bộc lộ những bất cập và được điều chỉnh mạnh theo hướng

giảm quan hệ sở hữu chéo giữa hệ thống ngân hàng và khu vực doanh nghiệp từ cuối

thập niên 1980. Còn nghiên cứu của Donnato và Tiscini (2009) về sở hữu chéo giữa

ngân hàng và doanh nghiệp tại Ý cho thấy mối quan hệ này khiến cho doanh nghiệp

phải chịu chi phí về lãi vay cao hơn so với trường hợp không tham gia vào sở hữu

chéo chứ không phải theo chiều ngược lại.

3. Sở hữu chéo và đầu tƣ chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

3.1 Các dạng sở hữu chéo ở Việt Nam

Tại Việt Nam, tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng ngân hàng đã ở

mức báo động. Các mối quan hệ sở hữu chéo được hình thành chằng chịt giữa các

ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), ngân hàng thương mại cổ phần

(NHTMCP), NHTM nước ngoài (NHTMNNg), các quĩ tài chính, doanh nghiệp nhà

nước (DNNN), và doanh nghiệp tư nhân. Trên cơ sở phân chia sở hữu chéo thành hai

nhóm giữa doanh nghiệp với tổ chức tín dụng và giữa các tổ chức tín dụng với nhau,

ta có thể chia thành các nhóm nhỏ sau:

1. Sở hữu của các NHTMNN và NHTMNNg tại các ngân hàng liên doanh:

Hiện tại có 6 ngân hàng liên doanh trong hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam.

Thông thường một ngân hàng liên doanh được sở hữu bởi một ngân hàng nước ngoài

và một ngân hàng trong nước. Chẳng hạn ngân hàng Việt Thái là ngân hàng liên

doanh giữa 3 đối tác lớn - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

(NHNo&PTNT), Ngân hàng Thương mại Siam của Thái Lan và Tập đoàn Charoen

Pokphand (CP) của Thái Lan với tỷ lệ vốn góp tương ứng là 34%, 33% và 33%; ngân

hàng Việt Nga là liên doanh giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

và Ngân hàng VTB (trước là Ngân hàng Ngoại thương Nga Vneshtorgbank) với mức

góp vốn điều lệ ngang nhau.

2. Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM, cả nhà nước lẫn cổ phần:

đứng trước nhu cầu thu hút vốn và kỹ năng quản trị từ các định chế tài chính có kinh

nghiệm nước ngoài, NHNN đã có chủ trương khuyến khích các NHTM trong nước

tìm kiếm các đối tác nước ngoài làm cổ đông chiến lược. Đến thời điểm cuối 2011, có

khoảng 10 NHTM có đối tác chiến lược là các tập đoàn tài chính nước ngoài.

3. Cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý quĩ: Từ 2005 trở lại đây, các quĩ

quản lý vốn bắt đầu xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Các quỹ này thường đầu tư vốn vào

những NHTMCP có tiềm năng phát triển tốt. Chẳng hạn, Vinacapital đầu tư vốn vào

Sacombank, VOF đầu tư vào Eximbank, quỹ Dragon đầu tư vào ACB v.v...

4. Sở hữu của các NHTMNN tại các NHTMCP: Quan hệ sở hữu này hình thành

chủ yếu việc yếu kém nghiệp vụ ngân hàng của các NHTMCP trong giai đoạn đầu

Page 107: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

107

thành lập cũng như trong giai đoạn khủng hoảng 1997-1998. Đến thời điểm cuối

2011, có 8 NHTMCP có quan hệ cổ phần với 4 NHTMNN. Tiêu biểu là Vietcombank,

hiện đang sở hữu 11% tại NH Quân Đội, 8,2% tại Eximbank, 4,7% tại NH Phương

đông, 5,3% tại NH Sài Gòn.

5. Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP: Hiện tượng sở hữu lẫn nhau giữa các

NHTMCP cũng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Từ những thông tin công bố của

các ngân hàng, hiện có ít nhất 6 NHTMCP có cổ đông là một NHTMCP khác. Chẳng

hạn, Eximbank hiện sở hữu 10,6% cổ phần tại Sacombank, 8,5% cổ phần tại NH Việt

Á.

6. Sở hữu NHTMCP bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân: trong

giai đoạn bùng nổ các NHTMCP và quỹ đầu tư tài chính, rất nhiều tập đoàn và tổng công

ty nhà nước đã tham gia góp vốn hình thành các tổ chức tín dụng này. Đến thời điểm cuối

2011có khoảng gần 40 các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các

NHTMCP. Hơn nữa hầu hết các tập đoàn nhà nước đều có các công ty tài chính. Mối

quan hệ giữa NHTMCP với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều ngân

hàng có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn

đồng thời lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác.

7. Ngân hàng sở hữu các công ty chứng khoán, đầu tư tài chính, bảo hiểm, bất

động sản: trong giai đoạn từ 2007 trở lại đây nhiều ngân hàng có xu hướng chuyển

sang mô hình tập đoàn tài chính. Trong mô hình này, các ngân hàng sẽ tham gia góp

vốn thành lập các công ty con kinh doanh trong các lĩnh vực bất động sản, môi giới

chứng khoán, quản lý quĩ, bảo hiểm v.v... Thông tin thu thập từ 4 NHTMNN và 8

NHTMCP lớn nhất cho thấy 11/12 ngân hàng có công ty chứng khoán là công ty con

hoặc công ty liên kết, 8/12 ngân hàng có công ty quản lý quỹ, đầu tư tài chính, 9/12

ngân hàng có công ty con hoặc công ty liên kết đầu tư BĐS, và 5/12 ngân hàng có vốn

góp tại các công ty bảo hiểm.

Page 108: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

108

Bảng 1: Tình trạng sở hữu các công ty chứng khoán, tài chinh, bảo hiểm,

và bất động sản của 12 ngân hàng thƣơng mại lớn nhất Việt Nam

Tên ngân hàng Công ty chứng

khoán

Công ty quản lý

quỹ/ đầu tƣ tài

chính

Công ty đầu tƣ

BĐS

Công ty bảo hiểm

VCB X X - -

BIDV X X X X

CTG X X X X

AGRIBANK X - - X

ACB X X X -

STB X X X -

MBB X X X X

TCB X X - -

EIB X - X -

SHB X X X X

MSB X - X -

SCB - - X -

Nguồn: thu thập bởi tác giả từ website và báo cáo tài chính các công ty. (Thông tin

cập nhật đến 30/8/2013)

Tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng ngân hàng của Việt Nam trở

nên nghiêm trọng khi các mối quan hệ này đã trở thành quan hệ sở hữu vòng. Các

NMTM hoặc những người đứng đầu các NHTM nắm giữ cổ phần tại các doanh

nghiệp; sau đó các doanh nghiệp hoặc những người đứng đầu các doanh nghiệp lại sở

hữu cổ phần tại các ngân hàng khác. Bức tranh sở hữu chéo nhằng nhịt giữa các

NHTM, công ty chứng khoán và quĩ đầu tư, doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn… đã được

một báo cáo công phu gần đây của Chương trình giảng dạy Fulbright (xem Nguyễn

Xuân Thành, 2013).

3.2 Nguyên nhân dẫn đến sở hữu chéo trầm trọng trong hệ thống tín

dụng Việt Nam

Tình trạng sở hữu chéo của Việt Nam trở nên nghiêm trọng như trong thời gian

vừa qua không hẳn là vì Việt Nam thiếu vắng các qui định khống chế tình trạng này. Luật

các tổ chức tín dụng năm 2010 và trước đó đều có các điều khoản qui định để quản lý

tình trạng này. Cụ thể Luật các TCTD năm 2010 không cho phép các TCTD sở hữu cổ

phần lẫn nhau (khoản 5 điều 129); không cho phép các công ty con, công ty liên kết của

một TCTD được góp vốn, mua cổ phần của chính TCTD đó (Khoản 2 Điều 135); không

cho phép TCTD được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh

doanh chứng khoán mà TCTD nắm quyền kiểm soát; hạn chế cấp tín dụng cho một số đối

tượng và các công ty con v.v...

Tuy nhiên, bằng nhiều cách khác nhau các ngân hàng và tổ chức tín dụng vẫn

lún sâu vào mối quan hệ sở hữu chéo chằng chịt như đề cập ở trên. Để xảy ra tình

trạng này có những nguyên nhân sâu xa từ tình trạng kinh tế vĩ mô và vi mô của nền

kinh tế.

Nguyên nhân vĩ mô bao trùm là chính sách tiền tệ nới lỏng trong giai đoạn

2006-2010. Ngoại trừ 6 tháng cuối năm 2008, NHNN luôn duy trì lãi suất tái cấp vốn

Page 109: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

109

ở mức khá thấp, từ 5% - 7,5%, trong cả giai đoạn 2005-2009, khiến cho mặt bằng lãi

suất huy động của các ngân hàng được duy trì ở mức thấp tương ứng, từ 7-8,5% trong

giai đoạn này. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tín dụng của nền kinh tế bùng nổ.

Tốc độ tăng trưởng cung tiền, tín dụng và huy động bình quân hàng năm trong giai

đoạn 2006-2010 lần lượt là 32,5%, 35,5%, và 34,6%.

Tăng trưởng tín dụng nóng khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân

hàng. Để có thể đáp ứng được nhu cầu tín dụng qui mô lớn, các doanh nghiệp cần liên

kết hoặc sở hữu ngân hàng để đảm bảo việc cung ứng vốn không bị gián đoạn. Tương

tự, các ngân hàng cũng chịu áp lực tăng trưởng tín dụng nên thường có xu hướng cho

các doanh nghiệp thân quen vay để giảm thời gian đánh giá và thẩm định hồ sơ. Khi

nhu cầu tín dụng của một nhóm doanh nghiệp quá lớn, việc sở hữu một ngân hàng sẽ

khó đáp ứng đủ nhu cầu, dẫn đến các ngân hàng phải liên kết với nhau thành nhóm và

ràng buộc bởi quan hệ sở hữu. Từ đây, mối quan hệ sở hữu chằng chịt giữa ngân hàng

với ngân hàng, ngân hàng với doanh nghiệp, ngân hàng và doanh nghiệp với nhà đầu

tư cá nhân xuất hiện. Nói cách khác, tăng trưởng tín dụng nóng là môi trường thích

hợp nhất để dung dưỡng và thúc đẩy sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng.

Một nguyên nhân khác dẫn đến mối quan hệ sở hữu chéo của Việt Nam trở nên

nghiêm trọng là quyết định chuyển đổi 13 ngân hàng nông thôn thành ngân hàng

thành thị trong giai đoạn 2005-2007. Các ngân hàng này trước khi chuyển đổi, vốn

điều lệ chỉ có khoảng vài chục đến vài trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, theo yêu cầu vốn điều

lệ tối thiểu 3000 tỷ vào năm 2011, các NHTM này đã buộc phải tăng vốn chủ sở hữu

lên 10-20 lần chỉ trong vòng chỉ 5 năm. Hậu quả của việc phải phát triển với tốc độ

cực nhanh của nhóm các ngân hàng này là chúng phải tăng trưởng tài sản bằng mọi

giá để tương ứng với lượng vốn chủ sở hữu tăng thêm. Để tăng vốn chủ sở hữu với

tốc độ lớn như vậy trong thời gian ngắn các ngân hàng này buộc phải dựa vào vốn

đóng góp của chính các tập đoàn nhà nước và tư nhân, và tự biến mình thành “sân

sau” của các tổ hợp doanh nghiệp này. Một vấn đề khác nảy sinh khi tốc độ tăng vốn

chủ sở hữu quá nhanh của nhóm ngân hàng này là chính các tập đoàn đằng sau các

ngân hàng này cũng phải vay vốn từ các ngân hàng khác để đáp ứng yêu cầu. Và để

đáp ứng được nhu cầu vay vốn thì giữa các bên lại cần có mối quan hệ sở hữu.

Bên cạnh hai nguyên nhân vĩ mô trên là một số các nguyên nhân vi mô. Thứ

nhất là sự thiếu vắng nguồn nhân lực quản lý cấp cao tại các ngân hàng thương mại

Việt Nam. Đây là một đặc thù của các nước đang phát triển. Khi số lượng các tổ chức

tín dụng tăng mạnh, nhu cầu nhân sự quản lý cao cấp cũng tăng theo. Tuy nhiên,

nguồn nhân lực trong nước không kịp đáp ứng dẫn đến những người nắm cổ phần chi

phối ngân hàng không thể tin tưởng giao phó việc điều hành hoàn toàn cho người

quản lý. Người chủ sở hữu phải trông cậy vào các mối quan hệ gia đình để điều hành

ngân hàng. Nhưng theo các quy định của Luật tổ chức tín dụng hiện hành thì sử dụng

mối quan hệ gia đình để điều hành ngân hàng là điều bị hạn chế. Để lách quy định, các

chủ ngân hàng có xu hướng thiết lập quan hệ sở hữu chéo để có thể quản lý được hoạt

động của ngân hàng thông qua các doanh nghiệp do những người thân trong gia đình.

Một vấn đề nữa dẫn đến tăng sở hữu chéo ở Việt Nam là sự thiếu minh bạch

thông tin của khu vực doanh nghiệp và khung pháp lý giải quyết nợ xấu, nợ khó đòi

còn chưa hoàn thiện. Khi thông tin thiếu minh bạch và nguy cơ mất vốn cao nếu như

xảy ra nợ xấu khiến cho ngân hàng luôn trong trạng thái nghi ngờ doanh nghiệp. Để

cấp vốn, ngân hàng thường yêu cầu nhiều thủ tục chứng minh khả năng trả vốn và lãi,

khiến cho rất nhiều doanh nghiệp khó có thể tiếp cận ngân hàng. Đây là mảnh đất màu

Page 110: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

110

mỡ để quan hệ sở hữu chéo nảy sinh. Một khi có quan hệ sở hữu chéo, ngân hàng nắm

được tình hình của doanh nghiệp dễ dàng hơn và nhờ vậy việc cấp vốn cũng thông

thoáng hơn.

3.3 Đánh giá về lợi ích và tác hại của sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng

Việt Nam

Trước khi xem xét các tác hại mà sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng Việt

Nam gây ra cho nền kinh tế chúng ta cũng nên ghi nhận những mặt tích cực của quan

hệ này.

Trong bối cảnh năng lực quản trị của các ngân hàng TMCP của Việt Nam còn

yếu và quan hệ giữa các ngân hàng trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài còn

khó khăn thì các hình thức sở hữu chéo dưới dạng liên doanh, các định chế tài chính

nước ngoài là cổ đông lớn, hay quỹ đầu tư góp vốn sẽ mang lại những lợi ích nhất

định cho những ngân hàng này. Đặc biết trong bối cảnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

như hiện nay, do nguồn vốn trong nước hạn hẹp, việc tìm kiếm nguồn vốn từ các định

chế tài chính nước ngoài sẽ góp phần làm tăng hệ số an toàn vốn của các ngân hàng

TMCP nhỏ và yếu trong nước.

Hình thức sở hữu chéo giữa các NHTM và doanh nghiệp trong thời gian qua

cũng mang lại những lợi ích nhất định cho khu vực doanh nghiệp trên khía giúp các

doanh nghiệp này có thể huy động và tập trung vốn với qui mô lớn trong thời gian

ngắn để mở rộng sản xuất và thị trường. Nhờ thế nhiều tập đoàn tư nhân lớn đã xuất

hiện. Có thể quan sát qua các hiện tượng tập đoàn Tân Tạo (thông qua NH Nam Việt

và NH PHương Tây), tập đoàn Masan (thông qua liên kết với Techcombank), tập

đoàn BRG (qua Sea Bank), FPT và Doji (qua Tien Phong Bank), T & T (qua SHB),

Vạn Thịnh Phát (qua SCB), Him Lam Group (tại Liên Việt), Geleximco (tại ABB)…

Một số tập đoàn nhà nước cũng có liên kết chặt chẽ với các ngân hàng. Cụ thể

PVN có cổ phần tại OCEAN bank, Vinacomin tại SHB, EVN có vốn tại ABB, tập

đoàn cao su có cổ phần tại SHB, Vinatex tại Nam Việt, ACB, và Eximbank, Bảo Việt

có cổ phần tại NH Bảo Việt, Petrolimex có cổ phần tại NH petrolimex, Viettel có cổ

phần tại NH Quân Đội, PV Gas có cổ phần tại Sea Bank….Tuy nhiên, có thể mối

quan hệ này có lẽ khác với mục đích của các tập đoàn tư nhân là huy động vốn. Trên

thực tế, các tập đoàn nhà nước có thể huy động vốn khá dễ dàng từ các ngân hàng TM

nhà nước. Vì thế mục đích của các tập đoàn nhà nước khi đầu tư vào các ngân hàng có

lẽ thuần tuý vì mục đích lợi nhuận nhiều hơn.

Mặc dù có một số lợi ích như vậy nhưng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng

của Việt Nam được đánh giá là có nhiều tác hại. Trước hết, sở hữu chéo khiến cho các

NHTMCP cho vay thiếu cẩn trọng và tập trung nhiều vào một số doanh nghiệp. Khi

vốn được dồn vào cho một số ít doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh

doanh bất động sản, thì khi các doanh nghiệp này rơi vào thua lỗ, các khoản vay sẽ trở

thành nợ xấu. Điều này có thể đã xảy ra với một số NHTMCP trong thời gian qua khi

mà giá bất động sản suy giảm mạnh.

Đối với các tập đoàn nhà nước, việc đầu tư vào các ngân hàng khiến cho vốn

tại các tập đoàn này bị phân tán. Các tập đoàn nhà nước thường có thể tiếp cận nguồn

vốn với lãi suất mềm hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Nhưng khi không mang

vốn này đầu tư vào lĩnh vực trọng điểm của mình mà lại bơm vốn vào các NHTMCP

thì thực chất dòng vốn ưu đãi dành cho các tập đoàn nhà nước lại bị chảy sang các

Page 111: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

111

lĩnh vực đầu tư có rủi ro cao như BĐS. Điều này làm giảm hiệu quả chính sách đầu tư

của nhà nước.

Sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng của Việt Nam có thể dẫn đến hiện tượng

lũng đoạn thị trường tài chính ngân hàng. Mặc dù điều này tuy chưa được xác nhận

nhưng một số vụ án trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong năm 2012 có vẻ như

minh chứng cho điều này.

4. Những vấn đề cần giải quyết trong sở hữu chéo và đầu tƣ chéo trong

quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng việt Nam

4.1 Các nội dung chính trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt

Nam

Theo đề án tái cơ cấu hệ thống tín dụng ngân hàng mà NHNN trình Chính phủ

thì mục đích của quá trình này là nhằm để giải quyết các vấn đề sau:

Hỗ trợ khả năng thanh toán (solvency) cho các ngân hàng yếu kém. Đây là

bước đầu tiên của quá trình tái cơ cấu. Hành động ở đây chủ yếu được thực

hiện thông qua các hình thức sáp nhập hoặc giải thể các tổ chức tín dụng yếu

kém và tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng có độ an toàn vốn thấp. Cho tới

nay, NHNN đã thực thi bước này thông qua việc thực hiện sáp nhập 8/9 ngân

hàng yếu kém vào với nhau hoặc với tổ chức tài chính mạnh hơn. Ngoài ra,

NHNN cũng thực hiện các hành động tái cấp vốn cho một số ngân hàng có sức

khoẻ tài chính yếu. Có thể nói, cho đến nay, khả năng thanh toán của các tổ

chức tín dụng đã được cải thiện rất nhiều so với giai đoạn cuối 2011 và đầu

2012.

Bước tiếp theo là xử lý nợ xấu có tính hệ thống để cải thiện thanh khoản hệ

thống (liquidity). NHNN đã thực hiện một số chính sách để xử lý nợ xấu như

yêu cầu các ngân hàng tăng trích lập dự phòng, cơ cấu lại kỳ hạn nợ và đặc biệt

là việc ra đời Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) để giải quyết nợ xấu.

Bước cuối cùng là xây dựng các chuẩn mực an toàn mới cho các tổ chức tín

dụng trong hệ thống. Một khi sức khoẻ của các tổ chức tín dụng được hồi phục,

để đảm bảo an toàn trong lâu dài, NHNN đang hướng các NHTM cải thiện

năng lực quản trị rủi ro. Các chuẩn mực quản trị rủi ro và an toán vốn theo

Basel II đang được nghiên cứu và áp dụng dần tại các NHTM.

Câu hỏi đặt ra ở đây là tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng ngân hàng

của Việt Nam như chúng ta mô tả ở trên ảnh hưởng đến tiến độ tái cấu trúc hệ thống

ngân hàng như thế nào? Có hai ảnh hưởng có thể kể đến: vấn đề sụt giảm giá vốn và

khả năng ngưng trệ đầu tư khi cố ép giải quyết vấn đề sở hữu chéo.

4.2 Vấn đề sụt giảm giá vốn

Ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình tài cấu trúc hệ thống tín dụng ngân hàng của

sở hữu chéo là nguy cơ sụt giảm giá vốn khi tiến hành loại trừ sở hữu chéo.

Trong điều kiện nền kinh tế chưa khởi sắc, việc thoái vốn có thể khiến cho bên

sở hữu cổ phần (A) tại đơn vị liên quan (B) có thể khiến cho doanh nghiệp A phải ghi

nhận thua lỗ. Đây là một điều rất khó cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài

ngành bởi việc phải ghi nhận lỗ như vậy sẽ ảnh hưởng đến thành tích kinh doanh của

doanh nghiệp.

Page 112: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

112

Ngoài ra, khi bị thoái vốn thị giá cổ phiếu của ngân hàng mà doanh nghiệp đầu

tư cũng chịu sức ép giảm do tăng cung. Nếu đây là các NHTMCP gia đình thì sẽ có

thể gặp sự kháng cự từ người chủ sở hữu. Yêu cầu thoái vốn như vậy sẽ khiến cho các

chủ đầu tư tư nhân này thua lỗ ở cả hai đầu.

Bởi phải ghi nhận thua lỗ và bởi không còn được cấp vốn từ các thành viên gia

đình, các NHTMCP sẽ khó có thể huy động thêm nguồn vốn mới để giải quyết nợ xấu.

Trong trường hợp này, gánh nặng xử lý nợ xấu sẽ đặt lên vai VAMC sẽ lớn hơn.

Giải pháp cho vấn đề sụt giảm giá vốn khi loại bỏ sở hữu chéo tuỳ thuộc vào

mối quan hệ sở hữu chéo này là gì. Nếu A và B đều là các tổ chức tín dụng thì giải

pháp tốt nhất là sáp nhập với nhau và ghi nhận thua lỗ và sụt giảm vốn chủ sở hữu.

NHNN hỗ trợ khả năng thanh toán trong giai đoạn đầu hoặc bằng tái cấp vốn hoặc

bằng góp vốn. Trong trường hợp nếu B là ngân hàng và A là doanh nghiệp phi tài

chính thì cách tốt nhất là A bán lại cho tổ chức tài chính nước ngoài có năng lực tài

chính tốt và cho phép tổ chức tài chính nước ngoài nắm cổ phần chi phối bằng cách

yêu cầu bơm thêm vốn. Và cuối cùng nếu A là ngân hàng và B là doanh nghiệp phi tài

chính thì ngân hàng có thể phải dùng vốn chủ sở hữu để ghi nhận thua lỗ và xin hỗ trợ

tái cấp vốn từ NHNN.

4.3 Vấn đề ngƣng trệ đầu tƣ

Một vấn đề khác nảy sinh khi xoá bỏ sở hữu chéo giữa doanh nghiệp và ngân

hàng là doanh nghiệp có thể sẽ bị mất nguồn cung ứng tín dụng cho các dự án có tính

trung và dài hạn. Bởi doanh nghiệp đã đầu tư nhiều vào một dự án, nay không còn

được cung ứng vốn đề hoàn thành thì ắt sẽ khiến cho dòng tiền bị ngưng trệ và doanh

nghiệp có thể mất khả năng thanh toán cho các khoản đầu tư trước đây. Điều này

khiến cho nợ xấu tại ngân hàng có quan hệ sở hữu chéo trước đây tăng lên. Trong

trường hợp các dự án được tài trợ vốn có tính trung và dài hạn là các dự án tốt và phải

bị ngưng lại vì không còn tiếp tục được cung ứng vốn thì sẽ ảnh hưởng đến tăng

trưởng chung của nền kinh tế ở một mức độ nào đó.

Để giải quyết hiện tượng này các bên cần có những cam kết tiếp tục đảm bảo

cung ứng tín dụng ngắn hạn cho phía doanh nghiệp khi mối quan hệ sở hữu chéo

chấm dứt. Điều này nên được duy trì một thời gian để doanh nghiệp có thể tìm kiếm

thêm các nguồn cung vốn mới. Đối với nguồn vốn trung và dài hạn, thì việc rà soát lại

từng dự án cụ thể là cần thiết để tìm ra các dự án tốt. NHNN có thể phải cùng ngồi lại

với chủ sở hữu mới và chủ sở hữu cũ để đảm bảo điều này.

4.4 Thị trƣờng tín dụng, thị trƣờng vốn, và thị trƣờng các nhà quản lý

Như chúng ta đã phân tích ở trên, vấn đề sở hữu chéo về bản chất có nguyên

nhân từ sự yếu kém của thị trường. Vì thế, giải pháp dài hạn để ngăn chặn sở hữu chéo

cần tập trung mạnh hơn vào việc xây dựng thị trường tín dụng và thị trường vốn minh

bạch, có chi phí giao dịch thấp. Cụ thể cần có các giải pháp sau:

Thông tin minh bạch: áp dụng và ban hành các chuẩn mực kế toàn quốc tế cho

thị trường vốn, định giá tài sản, với các thuyết minh rõ ràng.

Hệ thống pháp lý tốt hơn: Tập trung vào việc làm cho quyền sở hữu trở nên rõ

ràng đặc biệt với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước; việc phát mại

tài sản cũng cần dễ dàng và thủ tục phá sản cần nhanh gọn để khiến cho ngân

hàng có thể yên tâm hơn khi cho doanh nghiệp vay.

Page 113: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

113

Năng lực giám sát thị trường tín dụng và thị trường vốn hiệu quả hơn.

Xây dựng chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp: công việc này giúp cho ngân hàng có

thể thêm nguồn thông tin đánh giá thể trạng của doanh nghiệp. Các doanh

nghiệp để vay được vốn cũng cần minh bạch hơn và sẵn sàng chấp nhận để cho

bên ngoài đánh giá.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến hiện tượng sở hữu chéo là quan hệ gia đình trong

quản lý doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn nặng nề. Đây là vấn đề văn hoá không chỉ

ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước châu Á khác. Nhà nước và xã hội cần có những

chương trình vận động và tư vấn để các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là những người liên

quan đến hệ thống tài chính ngân hàng, nhận ra rằng việc thuê nhà quản lý chuyên

nghiệp điều hành sẽ sinh lợi cho gia sản của mình nhiều hơn. Đây là điều đã xảy ra ở

các nước phát triển đi trước bởi các hoạt động kinh doanh phức tạp thì cần đòi hỏi nhiều

hơn các tính toán duy lý thay vì là quan hệ dựa trên tình cảm.

Tài liệu tham khảo (chƣa cập nhật đầy đủ)

Donato, F. và R. Tiscini (2009). “Cross ownership and interlocking directorates

between banks and listed firms: an empirical analysis of the effects on debt leverage and cost

of debt in the Italian case”, Corporate Ownership and Control, 6(3), pp. 473-481.

Fohlin, C. (2005). “The History of Corporate Ownership and Control in Germany”, trong

Morck, R.K., A History of Corporate Governance around the World: Family Business Groups to

Professional Managers, University of Chicago Press.

Japan Economic Planning Agency [1992] White Paper: Economic Survey of Japan,

1991-92. Tokyo.

Nguyễn Xuân Thành và Đỗ Thiên Anh Tuấn (2013). Nhận diện thực trạng và đánh

giá ảnh hưởng của sở hữu chéo trong hệ thống tài chính. Thuyết trình tại Hội thảo “rủi ro sở

hữu chéo và đầu tư chéo: thực trạng và giải pháp cho thị trường tài chính Việt Nam” do

NFSC tổ chức ngày 31/7/2013, Hà Nội.

Scher, M. (2001). “Bank-firm cross-shareholding in Japan: what it is, why does it

matter, its it winding down?”, DESA Discussion Paper No. ST/ESA/199/DP. 15.

Trivieri, F. (2005). “Does cross-ownership affect competition? Evidence from the

Italian banking industry”, Journal of Intl. Financial Markets, Institutions and Money, 17, p.

79-101.

Page 114: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

114

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ ĐẦU TƢ CÔNG

TS.Vũ Nhữ Thăng

Viện trƣởng Viện CL&CSTC

Năm 2013 là năm thứ ba của kế hoạch 5 năm 2011-2015, do đó kết quả của

việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013 có vai

trò quan trọng, đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính – NSNN

5 năm 2011-2015. Bám sát diễn biến tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, ngay từ

đầu năm 2013, Chính phủ đã chủ động ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP ngày

07/01/2013 về giải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

và dự toán NSNN năm 2013, Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về giải pháp

tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

1. Chính sách thu, chi NSNN 2013 và kết quả

- Chính sách thu NSNN tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong

khi chính sách chi NSNN nghịch chu kỳ61

bị hạn chế, đồng thời phải thắt chặt ở

một số nội dung chi.

Trên cơ sở Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013

của Chính phủ, chính sách tài khóa năm 2013 được thực hiện theo hướng tập trung

tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường. Trong đó, chính sách thu

NSNN tập trung vào ba nhiệm vụ lớn62

với trọng tâm là tháo gỡ khó khăn cho doanh

nghiệp thông qua thực hiện giãn, giảm thuế đối với một số sắc thuế, khoản thu NSNN

nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng về nghĩa vụ tài chính trước mắt của doanh nghiệp

đối với Nhà nước cũng như giảm gánh nặng về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụ được sản phẩm, thúc

đẩy doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở điều chỉnh chính sách thu nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, việc xây dựng và ban

hành các hướng dẫn và tổ chức thực hiện gia hạn, giảm một số khoản thu NSNN về cơ

bản đã được tiến hành khẩn trương, kịp thời63

.

61 Chính sách tài khóa theo nghĩa nghịch chu kỳ, đó là khi nền kinh tế đi vào suy giảm thì chính sách tài khóa

phải mở rộng và khi nền kinh tế phát triển nhanh thì chính sách tài khóa phải giảm bớt đi để có dư địa cho

những can thiệp sau này. 62 Đó là: (1) Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên cơ sở thực hiện các biện pháp giảm, giãn thuế đối với một

số sắc thuế, khoản thu NSNN (Cụ thể là gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị

gia tăng (GTGT) và thời hạn nộp tiền sử dụng đất; giảm tỷ lệ thu đối với một số khoản thu NSNN như thuế

TNDN, thuế GTGT và hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường đã nộp,…); (2) Hoàn thiện hệ thống chính sách thu

NSNN; (3) Tăng cường quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế. 63 Như đã ban hành Thông tư 16/2013/TT-BTC ngày 08/02/2013 hướng dẫn thực hiện gia hạn, giảm một số

khoản thu NSNN; Thông tư 30/2013/TT-BTC ngày 18/3/2013 về việc hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường đã

nộp từ ngày 01/01/2012 đến hết ngày 14/11/2012 đối với túi nylon làm bao bì đóng gói sẵn sản phẩm theo quy định tại Nghị định 69/2012/NĐ-CP; Nghị định 23/2013/NĐ-CP ngày 25/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 về lệ phí trước bạ; Nghị định 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013

quy định chi tiết một số điều có hiệu lực từ 01/7/2013 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của thuế giá trị gia tăng;…

Page 115: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

115

Cùng với việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thì công tác quản lý thu

NSNN, chống thất thu NSNN cũng được quan tâm, chú trọng64

. Trong đó, tập trung rà

soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu, phấn đấu thu ở các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn

có khả năng tăng thu để bù đắp các phần giảm thu do thực hiện chính sách giảm, giãn

thời hạn nộp thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết

toán thuế được tăng cường, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế,

phí, lệ phí và thu khác vào NSNN. Thực hiện quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo

đảm đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, công khai, minh bạch, chống thất thu và

xử lý nợ đọng.

Chính sách chi NSNN trong nửa đầu năm 2013 không có gì khác biệt so với

năm 2012 nhưng sau quý II/2013, do tác động của việc thực hiện chính sách thu

NSNN cũng như ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế chậm lại65

đã tác động làm giảm

thu NSNN gây khó khăn trong việc đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ đặt ra

nên chính sách chi NSNN đã được điều chỉnh theo hướng chặt chẽ, tiết kiệm, đồng

thời thực hiện rà soát, cơ cấu lại chi NSNN, tăng cường kiểm soát quản lý chi

NSNN66

.

Một số điều chỉnh trong chính sách chi NSNN 2013

Thực hiện cắt giảm chi đối với một số khoản chi NSNN67

, đồng thời rà soát,

sắp xếp lại các nhiệm vụ chi thường xuyên, thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi

thường xuyên còn lại của 7 tháng cuối năm 2013 (không bao gồm các khoản: chi tiền

lương, phụ cấp theo lương, các khoản chi cho con người theo chế độ; tiết kiệm 10%

chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo dự toán đầu năm và tiết kiệm

10% chi thường xuyên tăng thêm đang giữ lại ở các cấp ngân sách); tiết kiệm tối thiểu

20% chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu; tiết kiệm tối thiểu

30% dự toán kinh phí đã phân bổ cho các nhiệm vụ chi tổ chức lễ hội, tiếp khách, hội

nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước,... Không bổ sung các đề án, chương

trình, ban hành các chính sách mới hoặc nâng định mức làm tăng chi NSNN khi chưa

xác định được nguồn đảm bảo. Đối với chi đầu tư, thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc

lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN và TPCP; tăng

cường công tác quản lý nhằm giảm tối đa nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) thông

qua việc: i) Rà soát tình hình nợ đọng XDCB và xác định trách nhiệm của từng cấp,

cơ quan; ii) Cân đối nguồn xử lý nợ đọng XDCB; iii) Không yêu cầu doanh nghiệp

ứng vốn thực hiện dự án khi chưa được bố trí vốn, dẫn đến hậu quả phát sinh nợ đọng

XDCB; iv) Không sử dụng vốn vay ngân sách địa phương để bố trí cho các dự án khởi

công mới khi chưa xác định hoặc thẩm định được nguồn vốn để hoàn trả.

64 Chỉ thị 09/CT-TTg ngày ngày 24/5/2013 về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính –

NSNN năm 2013. 65 Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2013 đạt 5%. 66 Chỉ thị 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – NSNN

năm 2013, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ

bản từ nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ (TPCP). 67 Thực hiện cắt giảm chi, thu hồi để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và dự phòng ngân sách địa

phương đối với: số vốn đầu tư và kinh phí chi thường xuyên đã giao trong dự toán năm 2013 của các Bộ, cơ

quan Trung ương và địa phương nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2013 chưa phân bổ hoặc phân bổ không đúng quy định; vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2013 đã phân bổ cho các dự án nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2013

chưa triển khai thực hiện và các khoản vốn, kinh phí đơn vị sử dụng sai quy định. Cắt giảm hoặc lùi thời gian

thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản chi mua sắm trang thiết bị, xe ô tô; hạn chế tối đa

tổ chức hội nghị, hội thảo quốc gia, lễ khởi công, khánh thành, công bố quyết định…

Page 116: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

116

(Nguồn: Chỉ thị 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 về tăng cường chỉ đạo điều hành

thực hiện nhiệm vụ tài chính – NSNN năm 2013, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày

28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn

NSNN và trái phiếu Chính phủ)

Có thể thấy, trong bối cảnh kinh tế suy giảm, tăng trưởng thấp với những khó

khăn kéo dài từ những năm trước sang thì việc điều chỉnh chính sách tài khóa năm

2013 xét về ngắn hạn là phù hợp với tình hình và bối cảnh. Việc ban hành Nghị quyết

02/NQ-CP ngày 07/01/2013 ngay từ đầu năm đã thể hiện sự chủ động, tích cực của

Chính phủ và nỗ lực, quyết tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Kết quả, thu NSNN đạt thấp so với tiến độ đề ra và chậm hơn so với cùng

kỳ các năm trước. Chi NSNN đảm bảo nguồn lực thực hiện tốt các nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội nhưng áp lực chi NSNN lớn.

+ Thu NSNN đạt thấp so với tiến độ đề ra và chậm hơn so với cùng kỳ các năm trước

Trên cơ sở thực hiện chính sách thu, chi NSNN những tháng đầu năm 2013,

tổng thu NSNN tháng 8 bằng 6,1% dự toán năm, đạt mức thấp trong các tháng kể từ

đầu năm 201368

. So với cùng kỳ các năm trước thì số thu NSNN tháng 8/2013 vẫn đạt

cao hơn nhưng tốc độ tăng thu đã có xu hướng giảm đi rõ rệt. Lũy kế thu NSNN 8 tháng

đầu năm 2013 ước đạt 59,4% dự toán69

, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó,

thu nội địa đạt 58,2% dự toán70

, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2012 (không kể thu

tiền sử dụng đất thì đạt 59,4% dự toán, tăng 13,1% so với cùng kỳ); thu từ dầu thô đạt

73,7% dự toán71

; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 59,4% dự toán, sau khi thực hiện

hoàn thuế giá trị gia tăng, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 54,1%

dự toán, tăng 18,3% cùng kỳ năm 2012.

Đến hết tháng 8/2013, ước tính có 23 địa phương thu đạt yêu cầu tiến độ dự

toán, chủ yếu là các địa phương có số thu nhỏ; 40 địa phương còn lại tiến độ thu chưa

đạt yêu cầu, trong đó có các địa phương trọng điểm thu như: Hà Nội, thành phố Hồ

Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Dương, Bà Rịa -

Vũng Tàu... So với cùng kỳ năm 2012, có 57 địa phương thu đạt và vượt, tuy nhiên

mức tăng không lớn; 6 địa phương còn lại (Hà Nội, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,

Đắc Lắc và Đắk Nông) thu thấp hơn.

Có thể thấy, thu NSNN đạt thấp so với tiến độ đề ra72

và chậm hơn so với cùng

kỳ các năm trước. Số thu nội địa đạt thấp là do: (i) thực hiện các biện pháp giãn, giảm

thuế theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh

nghiệp73

; (ii) tăng trưởng kinh tế đạt thấp74

so với kế hoạch đề ra cũng tác động ảnh

68

Xét về số tuyệt đối thì trừ tháng 2 (do vào dịp Tết Nguyên đán nên số thu NSNN tháng 2/2013 đạt thấp so với

các tháng còn lại), số thu NSNN tháng 8 đạt thấp nhất trong tất cả các tháng đầu năm 2013. 69 Không kể số ghi thu ghi chi đầu tư trở lại cho Tập đoàn Dầu khí từ khoản tiền lãi dầu khí nước chủ nhà phát

sinh giai đoạn 2006-2011 thì thu NSNN 8 tháng đạt 58,3% dự toán, tăng 6,6% so với cùng kỳ 2012. 70 So với dự toán, cùng kỳ năm 2010 đạt 74,2%; năm 2011 đạt 74,4% dự toán; năm 2012 đạt 60,4% dự toán.

71 Trên cơ sở giá dầu bình quân 8 tháng đạt khoảng 111,5 USD/thùng, tăng 21,5 USD/thùng so với giá xây dựng

dự toán; sản lượng thanh toán ước đạt 9,9 triệu tấn, bằng 70% kế hoạch.

72 Theo tiến độ dự toán thì thu NSNN 8 tháng 2013 phải đạt 67% dự toán. 73 Dự kiến tác động của việc thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 làm giảm thu NSNN năm 2013

khoảng hơn 5.300 tỷ đồng. Thực tế triển khai thực hiện thì số thuế GTGT được gia hạn tạm tính đến 23/8/2013

Page 117: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

117

hưởng tới số thu ngân sách; (iii) tình hình doanh nghiệp mặc dù đã được cải thiện hơn

nhưng mức độ cải thiện còn hạn chế75

; (iv) diễn biến thị trường bất động sản những

tháng đầu năm còn trầm lắng đã ảnh hưởng tới số thu từ đất. Đối với thu từ hoạt động

xuất nhập khẩu, tiến độ thu ngân sách từ lĩnh vực này đạt thấp chủ yếu do kim ngạch

xuất nhập khẩu của một số mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao giảm mạnh76

. Riêng

số thu NSNN từ dầu đạt khá chủ yếu là do sản lượng khai thác tăng hơn so với các

năm trước77

và giá dầu thanh toán bình quân cao hơn so với giá xây dựng dự toán. Kết

quả thu NSNN đạt thấp cũng cho thấy nền kinh tế còn nhiều khó khăn đòi hỏi cần

phải được tiếp tục tháo gỡ những rào cản và tăng trưởng kinh tế cũng như tăng trưởng

thu NSNN phụ thuộc rất nhiều vào những hành động chính sách trong những tháng

còn lại của năm 2013.

+ Chi NSNN đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhưng

áp lực chi NSNN cao

Chi NSNN tháng 8/2013 ước đạt 7,7% dự toán năm, thấp hơn chút so với cùng

kỳ các năm trước78

; Lũy kế chi NSNN 8 tháng đầu năm 2013 ước đạt 61,8% dự toán,

tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 60,6% dự

toán79

; chi trả nợ, viện trợ đạt 65,7% dự toán, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2012; chi

phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính (bao

gồm chi thực hiện cải cách tiền lương) ước đạt 63,7% dự toán, tăng 9,7% so với cùng

kỳ năm 2012. Nhìn chung, trong 8 tháng đầu năm, mặc dù thu NSNN khó khăn nhưng

công tác tổ chức điều hành NSNN đã được triển khai tích cực, chủ động, đảm bảo

nguồn đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán; đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện

chính sách tăng lương cơ sở (từ 1.050.000 đồng/tháng lên 1.150.000 đồng/tháng) từ

01/7/2013 và bổ sung kinh phí cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai,

là 4.245,1 tỷ đồng cho 104.015 doanh nghiệp, thuế TNDN được gia hạn là hơn 952,5 tỷ đồng của 45.252 lượt

doanh nghiệp. 74 Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2013 đạt 5%. 75 Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng dần theo từng tháng (5 tháng tăng 4,8%; 6 tháng tăng 7,6%; 7

tháng tăng 8,4% và 8 tháng ước tăng 9,5% so với cùng kỳ). Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tuy vẫn tăng

so với cùng kỳ nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm dần (4 tháng tăng 16,9%; 5 tháng tăng 13%; 6 tháng tăng

12,3%; 7 tháng tăng 11,1%; 8 tháng tăng 11,3%). Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại hoạt

động cũng tăng dần qua từng tháng (4 tháng khoảng 8,3 nghìn DN, 5 tháng khoảng 8,8 nghìn DN, 6 tháng

khoảng 9,3 nghìn DN; 7 tháng khoảng 10 nghìn DN và 8 tháng có khoảng 10,7 nghìn DN). Tuy nhiên, số DN

ngừng hoạt động vẫn tăng so với cùng kỳ. Số vốn đăng ký của DN thành lập mới vẫn có xu hướng giảm (4

tháng 2013 giảm 14,1%; 5 tháng giảm 16,3%; 6 tháng giảm 19,9% và 7 tháng giảm 17,5%) do những khó khăn

của nền kinh tế và khả năng huy động vốn của nhà đầu tư. Một số ngành có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2012, như nông, lâm nghiệp và thủy sản, kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm, xây dựng; sản xuất, phân phối điện, gas. Một số ngành có số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời

hạn và ngừng hoạt động tăng như nông, lâm nghiệp và thủy sản; tài chính ngân hàng và bảo hiểm; kinh doanh

bất động sản; xây dựng; sản xuất, phân phối điện, nước, gas; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy; vận tải kho

bãi, khai khoáng; giáo dục đào tạo. 76 Đến tháng 8/2013, mặt hàng than đá giảm 0,3% về lượng và 20,3% về giá trị; xăng dầu các loại giảm 26% về

lượng và 28% về giá trị; xe máy nguyên chiếc giảm 35,5% về lượng và 12,5% về giá trị; linh kiện và phụ tùng

xe máy giảm 22,4% về giá trị....

77 8 tháng năm 2013 sản lượng dầu khai thác ước đạt 9,9 triệu tấn, côn số này năm 2012 là 9,6 triệu tấn; năm

2011 là 8,9 triệu tấn; năm 2012 là 9,2 triệu tấn.

78 Chi NSNN tháng 8/2012 và 8/2011 so với dự toán năm đều đạt 7,8% và chi NSNN 8/2010 là 8,4% (Nguồn:

Bộ Tài chính). 79 trong đó, giải ngân vốn đầu tư XDCB vốn NSNN đạt khoảng 60,3% dự toán. Ngoài ra, NSNN đã thực hiện

cấp bù lãi suất tín dụng nhà nước cho Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 73,9% dự toán;

chi cho vay chính sách đối với học sinh sinh viên đạt 71% dự toán; chi bổ sung dự trữ quốc gia đạt 69,1% dự

toán....

Page 118: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

118

dịch bệnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh... Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế vẫn còn

nhiều khó khăn, áp lực tăng chi vẫn cao (trong 8 tháng đầu năm số lượng các chính sách

mới làm tăng chi NSNN80

vẫn được ban hành nhiều đã ảnh hưởng tới việc cân đối, quản

lý, điều hành NSNN).

+ Tái cơ cấu đầu tư công còn chậm

Tái cơ cấu đầu tư công được triển khai thực hiện trong tất cả các cấp, các

ngành, các doanh nghiệp nhà nước và đã đạt được những kết quả bước đầu về cơ bản

là đúng hướng. Việc rà soát và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến

phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính công gắn với quá trình tái cơ cấu kinh

tế đã được triển khai mạnh mẽ81

. Theo đó, việc lập và giao kế hoạch vốn đầu tư trung

hạn, hàng năm có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế đã tạo điều kiện cho

các bộ, ngành, địa phương chủ động cân đối nguồn vốn nhà nước và huy động các

nguồn vốn khác cho đầu tư. Việc chuyển đổi phương thức giao kế hoạch vốn TPCP từ

giao tổng số vốn và danh mục dự án sử dụng vốn TPCP (không ghi kế hoạch cụ thể

từng dự án) sang giao danh mục và chi tiết mức vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 cho

từng dự án giúp khắc phục được nhược điểm của phương thức giao kế hoạch vốn

trước đây là dễ phân bổ vốn sai đối tượng, đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả,

không đảm bảo khả năng cân đối vốn do thực hiện không theo đúng mức vốn kế

hoạch đã giao, dễ gây nợ đọng trong XDCB... Việc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư trung

hạn và kế hoạch đầu tư hàng năm được thực hiện công khai, minh bạch theo các tiêu

chí, định mức phân bổ vốn. Việc rà soát danh mục các dự án đầu tư XDCB và bố trí

phân bổ vốn đầu tư từ nguồn NSNN và nguồn TPCP theo các ưu tiên đã được quan

tâm, chú trọng. Trên cơ sở rà soát, điều chỉnh vốn đầu tư từ NSNN, quy mô đầu tư từ

NSNN đảm bảo mục tiêu đề ra tại Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 19/02/201382

, cơ cấu

đầu tư từ NSNN đảm bảo các ưu tiên theo các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, giao

thông, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh. Theo đó, vốn nhà nước được đầu tư một

cách tập trung, hiệu quả hơn. Từng bước khắc phục tình trạng dàn trải, thất thoát, lãng

phí. Trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành được quy định cụ thể hơn, góp

phần tích cực vào việc phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư từ nguồn vốn

nhà nước.

80

Như chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

đến 575.000 đồng/tháng (Quyết định 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013); Tăng thêm 9,6% mức lương hưu từ

01/7/2013 (Nghị định 73/2013/NĐ-Cp ngày 15/7/2013); Tăng lương cơ sở của cán bộ, công chức lên 1.150 triệu

đồng/tháng (Nghị định 66/2013/NĐ-Cp ngày 27/6/2013); Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công có hộ

khẩu trước 15/6/2013 (Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013); Tăng mức phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác thi hành án hình sự (Quyết định 10/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013);…

81 như đã xây dựng và ban hành Nghị định số 66/2012/NĐ-CP ngày 06/9/2012 quy định việc xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Nghị định 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 về quản lý, sử

dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012 quy định chế độ kiểm

soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 1792/CT-

TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP), Chỉ thị

27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) tại

các địa phương; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ

bản từ nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ;...

82 Chi đầu tư từ NSNN/tổng chi NSNN năm 2012 là 21,5%. Theo Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013:

“… hàng năm tăng dần tiết kiệm từ NSNN cho đầu tư; dành khoảng 20% - 25% tổng chi ngân sách cho đầu tư

phát triển. Đổi mới cơ bản cơ chế phân bố và quản lý sử dụng vốn, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân

tán và lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước”.

Page 119: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

119

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng cho thấy tiến trình tái cơ cấu

đầu tư công còn chậm. Nguyên nhân là do một số thể chế liên quan tới tái cơ cấu đầu

tư công chậm được ban hành như Luật Quy hoạch, Luật Đô thị, Luật Quản lý, sử dụng

vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, Luật NSNN sửa đổi, Luật Đầu tư

công,… Ngoài ra, do trước đây nhiều dự án được phê duyệt vượt quá khả năng cân

đối vốn nên hiện nay vẫn chưa xử lý xong, đặc biệt là khu vực địa phương quản lý.

Việc giảm mạnh tỷ lệ đầu tư nhà nước thời gian gần đây cũng là nhân tố ảnh hưởng

tới tái cơ cấu đầu tư công, hơn thế việc giảm nhanh và mạnh tỷ lệ đầu tư của nhà nước

trong bối cảnh tăng trưởng vẫn dựa vào yếu tố vốn là chủ yếu đã tác động làm cho

tăng trưởng kinh tế giảm sút.

- Số bội chi NSNN 8 tháng đầu năm 2013 tăng cao so với cùng kỳ các năm

trước đó.

Với việc thực hiện các nhiệm vụ chi NSNN trong 8 tháng đầu năm 2013 đã làm

bội chi NSNN tăng hơn so với các năm trước đó (bội chi NSNN 8 tháng đầu năm

2013 bằng 74% dự toán năm, tăng 17% so với cùng kỳ 2012; trong khi đó bội chi

NSNN 8 tháng năm 2012 là 72,8% dự toán; năm 2011 là 31,8% dự toán và năm 2010

là 33,7% dự toán).

- Huy động vốn cho đầu tư phát triển trong những tháng đầu năm khá thuận

lợi, nợ công vẫn duy trì trong giới hạn đề ra.

Trong 8 tháng đầu năm 2013, Bộ Tài chính đã chủ động thực hiện huy động

các nguồn vốn nhàn rỗi từ các quỹ của nhà nước, phát hành trái phiếu Chính phủ cho

bù đắp bội chi NSNN và đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Trong phát hành trái

phiếu Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ, thực hiện huy động với

lãi suất hợp lý, tạo điều kiện giảm dần lãi suất thị trường, giảm gánh nặng cho ngân

sách, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, giảm dần lãi suất thị

trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tổng số huy động vốn qua phát hành

TPCP đạt 68,5% kế hoạch được giao. Trong đó, đã tổ chức huy động đạt 69,1% nhiệm

vụ huy động vốn trong nước để bù đắp bội chi NSNN và cho đầu tư phát triển năm

2013. So với tháng 7, tình hình huy động TPCP tháng 8 diễn biến tuy có khả quan hơn

(khối lượng huy động tăng hơn 2 lần so với tháng 7) song vẫn còn thấp so với yêu cầu

đặt ra cho những tháng còn lại của năm 2013.

Về vay nợ nước ngoài, trong 8 tháng 2013, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi

được ký kết cao hơn 29,12% so với cùng kỳ năm 2012. Trị giá giải ngân trong tháng

8/2013 là hơn 420 triệu USD. Lũy kế giải ngân các dự án vay nợ, viện trợ 8 tháng

2013 là hơn 2.500 triệu USD, trong đó có 671 triệu USD giải ngân trực tiếp cho ngân

sách. Việc giải ngân được thực hiện kịp thời, đúng theo các quy định của các hiệp

định vay, hợp đồng uỷ quyền cho vay lại đã ký. Ngoài ra, tính đến 20/8/2013, tổng giá

trị các khoản vay có bảo lãnh Chính phủ đã cấp khoảng 1.990 triệu USD, trong đó cấp

bảo lãnh đối với các khoản vay nước ngoài chiếm 82,6%, bảo lãnh vay trong nước

chiếm 17,4%.

Về nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia, tính đến cuối năm

2012, so với GDP dư nợ công đạt 55,5%; dư nợ Chính phủ đạt 43,1% và dư nợ nước

ngoài của quốc gia là 42% nằm trong giới hạn quy định.

2. Thách thức trong trung hạn và những vấn đề đặt ra

Page 120: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

120

Có thể thấy, các kết quả đạt được trong thực hiện chính sách tài khóa những

tháng đầu năm 2013 có cả kết quả tích cực và kết quả tiêu cực. Việc thực hiện chính

sách tài khóa cũng cho thấy những tồn tại và thách thức đặt ra đòi hỏi cần phải được

giải quyết trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng

nguồn lực tài chính nhà nước thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng

nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, gắn với các đột phá chiến lược đã đề

ra. Thách thức trong ngắn hạn hiện nay là làm thế nào để thực hiện chính sách tài

khóa đạt được các mục tiêu kế hoạch tài chính – NSNN năm 2013 đã đề ra, tháo gỡ

khó khăn cho doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

năm 2013, đồng thời đảm bảo thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ thu, chi NSNN theo

dự toán đã được Quốc hội thông qua. Thách thức trong trung hạn là chính sách tài

khóa đứng trước 4 áp lực: (1) từng bước giảm dần tỷ lệ động viên vào NSNN so với

GDP, (2) nhu cầu tăng chi đáp ứng các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, đặc

biệt là chính sách an sinh xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng; (3) đảm bảo tính bền

vững của NSNN; và (4) hỗ trợ thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược gắn với quá

trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

- Tỷ lệ động viên vào NSNN có xu hướng giảm.

Xem xét mức độ động viên ngân sách cho thấy quy mô thu NSNN so với GDP

bình quân giai đoạn 2001-2010 là 26,6% GDP, trong đó thu ngân sách từ thuế, phí đạt

24,2% GDP. Trong 3 năm gần đây, mức độ động viên ngân sách có xu hướng giảm

(năm 2011 là 28,5%; năm 2012 là 22,9%; năm 2013 tỷ lệ động viên kế hoạch là

24,2% GDP, trung bình ba năm 2011-2013 là 25,2% GDP, thấp hơn so với tỷ lệ huy

động bình quân của 10 năm trước đó), khả năng chỉ đạt 20-21% GDP83

. Đây cũng là

xu hướng phù hợp với Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội, Chiến lược

tài chính đến năm 2020 và Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020 đều yêu cầu

phải giảm dần tỷ lệ động viên vào NSNN so với GDP. Tuy nhiên, căn cứ tỷ lệ huy

động thực tế 3 năm 2011-2013 và dự kiến 2 năm 2014-2015, khả năng tỷ lệ huy động

ngân sách nhà nước trên GDP dự kiến khó đạt 23 – 24% GDP như mục tiêu đề ra.

Xét về cơ cấu thu ngân sách, thu nội địa chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN

và có xu hướng tăng. Thu NSNN từ các sắc thuế gắn trực tiếp với sản xuất, kinh doanh

trong nước như thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT trong tổng thu NSNN ngày càng

tăng. Nhờ đó, thu nội địa (không kể dầu thô) trong tổng thu NSNN đã tăng từ 50,7% năm

2001 lên 62,6% năm 2012 và ước đạt 66,8% năm 2013.

Tuy nhiên, tốc độ tăng thu ngân sách trong những năm gần đây cũng thể hiện

xu hướng giảm mạnh từ 29,4% năm 2010 xuống 9,8% năm 2013. Hơn nữa, cơ cấu

động viên NSNN mặc dù đã có chuyển biến tích cực nhưng tỷ lệ những khoản thu

“không thường xuyên” vẫn còn cao (dầu thô, giao quyền sử dụng đất, bán tài sản

thuộc sở hữu nhà nước), chiếm khoảng ¼ tổng thu NSNN. Bên cạnh đó, tỷ lệ động

viên ngân sách có xu hướng giảm đang là thách thức đối với Việt Nam trong việc đảm

bảo nguồn thu cho NSNN trong những năm trước mắt. Trong những năm qua, việc

thực hiện các biện pháp miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế và các khoản thu

83 Nguyên nhân thu ngân sách nhà nước 2 năm 2012-2013 đạt thấp chủ yếu do yếu tố kinh tế (tăng trưởng thấp,

các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn,…), tác động do yêu cầu đổi mới cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu lại hệ

thống ngân hàng, cộng với ảnh hưởng của việc điều chỉnh chính sách miễn giảm thuế, tạo điều kiện tháo gỡ khó

khăn cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư mới.

Page 121: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

121

NSNN đã tác động làm giảm thu NSNN, bên cạnh đó việc thực hiện Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

thuế TNDN, thuế GTGT cũng sẽ làm giảm thu NSNN trong một số năm đầu thực

hiện. Tuy nhiên, xét về dài hạn việc giảm mức động viên sẽ tạo điều kiện để doanh

nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy tái đầu tư. Khi doanh nghiệp phát

triển sẽ tạo ra nhiều hàng hóa, của cải vật chất cho xã hội, tạo thêm nhiều lợi nhuận,

nhờ đó nguồn thu NSNN cũng sẽ ổn định và tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Trong xu thế giảm tỷ lệ huy động vào NSNN đòi hỏi việc huy động các nguồn

lực vào NSNN phải hiệu quả, có tính bền vững. Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặc

dù các chính sách về thu NSNN đã được ban hành và thường xuyên được hoàn thiện

nhưng việc huy động một số nguồn lực tài chính còn chưa hiệu quả như huy động

nguồn lực từ đất đai, hay việc quy định tỷ lệ đầu tư trở lại chưa rõ ràng và có sự khác

nhau giữa các ngành, lĩnh vực cũng làm cho hiệu quả huy động nguồn lực bị hạn chế.

- Áp lực chi NSNN gia tăng cùng với xu thế hình thành các quỹ tài chính

nhà nước ngoài ngân sách làm phân tán nguồn lực tài chính nhà nước

Quy mô chi NSNN xét về số tuyệt đối và so với GDP giai đoạn 2001-2009 cho

thấy xu thế tăng dần qua các năm84

. Tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây quy mô chi

NSNN so với GDP có xu thế giảm, tốc độ tăng chi cũng giảm đáng kể. Điều này thể

hiện kết quả của việc thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ trong thời gian qua. Xét

về cơ cấu chi NSNN, trong ba khoản chi lớn là chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển

và chi trả nợ viện trợ thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN và

có xu hướng tăng lên qua các năm, trong khi đó hai khoản chi còn lại có xu hướng

giảm, đặc biệt là chi đầu tư phát triển.

Việc giảm chi đầu tư từ NSNN thời gian qua cũng đã phần nào đã tác động làm

sụt giảm mạnh tỷ trọng đầu tư xã hội so với GDP. Trong bối cảnh cơ cấu và cơ chế

vận hành nền kinh tế không có gì thay đổi, vốn đầu tư vẫn là yếu tố chủ yếu quyết

định tăng trưởng (tức là mô hình tăng trưởng vẫn dựa vào yếu tố vốn là chủ yếu) trong

khi quá trình chuyển đổi, tái cơ cấu kinh tế chưa có nhiều chuyển biến đã tác động tới

sự suy giảm lâu dài của tăng trưởng cũng như tác động tới sức khỏe của doanh nghiệp

bị suy yếu do cầu giảm.

Như vậy, xét trong mối quan hệ giữa thu và chi NSNN thì trong khi quy mô thu

NSNN khó có thể duy trì ở mức như thời gian qua, áp lực tăng chi NSNN để thực hiện

các chính sách an sinh xã hội đang có xu hướng mở rộng. Việc mở rộng chi thường

xuyên cũng là vấn đề cần phải xem xét vì các khoản chi này thường khó cắt giảm hơn

so với chi đầu tư phát triển. Ngoài ra, tình trạng chi bổ sung dự toán để thực hiện các

chính sách mới, đặc biệt là các đề án được cấp có thẩm quyền quyết định đang có xu

hướng gia tăng đã ảnh hưởng tới công tác lập dự toán ngân sách hàng năm cũng như

quản lý, điều hành NSNN. Mặt khác, việc thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái

cơ cấu kinh tế là một quá trình lâu dài, mặc dù không đề cập tới các chi phí cho việc

thực hiện các đột phá chiến lược cũng như thực hiện tái cơ cấu kinh tế nhưng cũng có

thể thấy rằng để thực hiện các mục tiêu này cũng đòi hỏi phải có những nguồn lực

nhất định. Điển hình là việc thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết

cấu hạ tầng với nhu cầu vốn lớn trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, huy

động thêm nguồn lực vào ngân sách khó khăn và việc thực hiện huy động vốn theo

84 Trừ năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính

Page 122: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

122

mô hình đối tác công tư mặc dù đã được thí điểm áp dụng85

nhưng trên thực tế vẫn

chưa có khung khổ pháp lý thích hợp có hiệu quả.

Để thực hiện một số mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mang tính chất ngành,

lĩnh vực, trong nhiều năm qua Chính phủ đã ban hành và thực hiện các chương trình

mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu trong từng

ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, các chương trình mục tiêu hiện đang có xu hướng trở thành

một nội dung chi hàng năm (chi NSNN cho các CTMTQG khá lớn, chiếm 3,52% tổng

chi NSNN) trong khi kết quả từ việc đầu tư từ ngân sách thực hiện các mục tiêu lại chưa

rõ ràng, nhiều mục tiêu đạt thấp so với kế hoạch đề ra86

, một số chương trình có các nội

dung trùng lắp. Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách cho các chương

trình mục tiêu cũng đang có xu hướng tăng lên dẫn tới sự không rõ ràng trong thực hiện

các mục tiêu phát triển. Hơn thế, việc hình thành các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân

sách nhằm thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể cũng đang làm phân tán nguồn lực tài

chính nhà nước.

- Bội chi ngân sách kéo dài

Bội chi NSNN sau một số năm tăng cao đã có sự cải thiện hơn trong những

năm gần đây. Bội chi NSNN năm 2013 được Quốc hội thông qua là 4,8%, bội chi

NSNN năm 2012 thực hiện bằng mức Quốc hội phê duyệt 4,8% GDP (tính theo GDP

kế hoạch) và bằng 4,3% GDP (tính theo GDP thực tế). Bội chi NSNN năm 2011 (theo

số quyết toán) là 4,4% GDP, giảm đáng kể so với mức bình quân 5,2% của giai đoạn

2001-2010. Có thể thấy, để hạn chế sự gia tăng của nợ công và từng bước mở rộng

không gian tài khóa, trong những năm gần đây Việt Nam đã chủ động thực hiện một

số biện pháp để giảm dần mức bội chi ngân sách, trong đó có việc sử dụng một số

khoản tăng thu để ưu tiên bù đắp bội chi NSNN. Với mức bội chi NSNN năm 2013 là

4,8% GDP, dự kiến đến 31/12/2013 dư nợ công khoảng 56% GDP, dư nợ Chính phủ

khoảng 43,5% GDP và dư nợ quốc gia khoảng 45,2% GDP. Nhìn chung, quy mô nợ

công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia hiện đều nằm trong giới hạn quy

định, đảm bảo an toàn, an ninh tài chính quốc gia.

Tuy nhiên, bội chi NSNN kéo dài ngay cả trong những năm có tốc độ tăng thu

cao sẽ là thách thức đối với công tác quản lý, điều hành ngân sách do không gian tài

khóa bị thu hẹp. Hơn nữa, sự gia tăng của nợ Chính phủ và nợ công trong điều kiện

bội chi ngân sách kéo dài dễ tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn đối với nền kinh tế. Đồng

thời khi dư nợ công cao sẽ gây khó khăn cho công tác huy động vốn của Chính phủ,

chi phí huy động sẽ cao hơn, mức độ tín nhiệm sẽ giảm đi. Như vậy, để đảm bảo khả

năng tích lũy, mở rộng không gian tài khóa thì cần sử dụng nguồn tăng thu nhiều hơn

cho việc giảm nợ Chính phủ, nợ công. Đặc biệt là tái khởi động việc nghiên cứu và

triển khai xây dựng Quỹ kích thích kinh tế theo Nghị quyết 36/2009/QH12 để tạo cơ

sở vững chắc cho điều hành chính sách tài khóa “nghịch chu kỳ”.

- Nợ công hiện nằm trong giới hạn quy định nhưng đã tiệm cận ngưỡng

Tính đến cuối năm 2012, các chỉ số về nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài

của quốc gia vẫn trong giới hạn quy định, mặc dù khi xem xét nghĩa vụ trả nợ so với

85 Quyết định 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối

tác công tư.

86 Ví dụ như mục tiêu về số làng nghề đang bị ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng của Chương trình khắc

phục ô nhiễm và cải thiện môi trường chỉ đạt 8,5% mục tiêu giai đoạn 2012-2015.

Page 123: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

123

tổng thu thường xuyên trong những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng xét về số

tuyệt đối lại tăng lên. Đặc biệt khi xem xét xu hướng vay nợ trong thời gian qua cùng

với các chỉ tiêu về nợ công dự kiến cho giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định 689/QĐ-

TTg ngày 04/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình quản lý nợ trung hạn

cho thấy giới hạn nợ đã tiệm cận ngưỡng (dự kiến đến 2015 nợ công so với GDP là

62,6%; nợ Chính phủ so với GDP là 48,5%). Điều này chỉ ra rằng không gian tài khóa

cho việc vay nợ bị giới hạn, đồng nghĩa với điều này là việc mở rộng chính sách tài

khóa thông qua tăng vay nợ và chi tiêu ngân sách là hạn hẹp trong thời gian tới. Đây

chính là thách thức lớn trong điều kiện tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn, đầu tư tư nhân giảm sút và đòi hỏi nhu cầu

đầu tư từ khu vực nhà nước tăng lên.

- Cơ chế giằng co giữa trung ương và địa phương trong việc phân cấp ngân

sách

Bên cạnh những kết quả tích cực trong thực hiện Luật NSNN năm 2002 thời

gian qua cũng cho thấy những hạn chế trong việc thi hành Luật NSNN 2002. Trong đó,

việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa trung ương và địa phương trong quá trình phân cấp

NSNN và quan hệ giữa các cơ quan trung ương trong quá trình phân công thực hiện

nhiệm vụ về NSNN. Cùng với sự mở rộng về số tuyệt đối của quy mô thu ngân sách

chung, quy mô các khoản thu mà NSĐP được hưởng 100% và các khoản thu phân chia

giữa NSTW và NSĐP có xu hướng tăng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế những năm

gần đây khó khăn, tốc độ tăng của các khoản thu mà NSĐP được hưởng 100% có xu

hướng chậm hơn so với tốc độ tăng các khoản thu ngân sách chung nhưng xét theo tỷ lệ

tương đối, tỷ trọng thu NSĐP trong tổng thu NSNN đã có xu hướng tăng đáng kể kể từ

sau khi có Luật NSNN (2002), từ 24% năm 2003 lên 38% năm 2010 (không bao gồm

số bổ sung từ NSTW cho NSĐP). Số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự cân đối

được ngân sách và có điều tiết về trung ương trong thời kỳ ổn định 2011-2015 là 13 địa

phương. Tổng chi NSĐP trong tổng chi NSNN đã tăng từ 47,5% năm 2003 (trước thời

điểm thực hiện Luật NSNN (2002) lên 52,1% năm 2010 (bao gồm cả số bổ sung cân

đối), ngược lại, quy mô chi của NSTW giảm đáng kể, từ 52,5% xuống 46,9% trong

cùng giai đoạn.

Tuy nhiên, sự chủ động của chính quyền địa phương trong việc huy động nguồn

thu còn hạn chế vì các sắc thuế được phân chia 100% cho NSĐP có hiệu suất thu thuế

thấp và chính quyền địa phương bị hạn chế về khả năng tăng nguồn thu cho mình ngoài

các chính sách thu do trung ương quy định. Hơn nữa, ngoài các loại phí, lệ phí do trung

ương thống nhất ban hành, địa phương chỉ có quyền quyết định một số loại phí, lệ phí

theo phân cấp của Chính phủ và được quy định mức thu một số loại phí, lệ phí trong

khung pháp luật quy định. Do đó, phần lớn ngân sách cho chính quyền địa phương là

nguồn thu phân chia và số bổ sung từ NSTW, trong đó có nhiều tỉnh đang phải dựa

đáng kể vào bổ sung từ NSTW. Trong khi đó, nhu cầu tăng chi của các cấp chính quyền

địa phương không ngừng được mở rộng, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

trên địa bàn. Theo cơ chế hiện hành, các tỉnh có số thu ngân sách tăng được tăng chi

trong thời kỳ ổn định ngân sách (hiện nay là 5 năm, trước đây là 3 năm). Cách làm này

là có lợi đối với những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, có tiềm năng tăng

thu lớn trong những giai đoạn nền kinh tế phát triển tốt, trong khi đó những tỉnh có số

thu thấp lại rất ít được hỗ trợ thêm từ nguồn tăng thu ngân sách chung do nguồn tăng

thu ngân sách chỉ được tập trung một phần về NSTW (theo tỷ lệ phân chia). Hơn nữa,

việc khống chế các tỷ lệ cứng (mức sàn) đối với chi cho giáo dục đào tạo, chi khoa học

Page 124: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

124

công nghệ… có ưu điểm là thể hiện trọng tâm và ưu tiên chi NSNN cho các lĩnh vực

này, song thực tế thực hiện có thể tạo ra sự cứng nhắc và kém linh hoạt đối với các địa

phương. Số ngân sách được phân bổ cho các lĩnh vực này có thể không sử dụng hết

trong khi lại không điều chuyển được cho các lĩnh vực khác do bị khống chế về tỷ lệ

chi. Vì thế, đã hạn chế sự chủ động cho địa phương trong việc đưa ra các quyết định

phân bổ ngân sách để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn.

- Tài chính của chính quyền địa phương còn nhiều bất cập

Vấn đề nợ đọng trong xây dựng cơ bản tại nhiều địa phương hiện vẫn là vấn đề

nổi cộm87

đòi hỏi cần phải được giải quyết để vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,

vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương và thực hiện tái cơ cấu đầu tư công hiệu

quả. Tuy nhiên, như trên đã đề cập, việc huy động nguồn lực nói chung và nguồn lực tài

chính nói riêng của chính quyền địa phương hiện đang gặp nhiều khó khăn do những

cản trở của cơ chế phân cấp, đặc thù địa phương cũng như năng lực quản lý và điều

hành,… Ngoài ra, tình trạng manh mún, yếu kém cả về quy mô và tiềm lực của các quỹ

đầu tư phát triển địa phương, quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ,… cũng

cản trở quá trình tái cấu trúc tại các địa phương.

- Kỷ luật tài khóa lỏng lẻo, vấn đề công khai, minh bạch và trách nhiệm giải

trình mặc dù đã có những tiến bộ nhưng cần được tăng cường hơn nữa

Kỷ luật tài khóa lỏng lẻo được thể hiện rõ khi tình trạng chi NSNN vượt dự

toán còn xảy ra phổ biến ở nhiều bộ, ngành và địa phương cũng như trong từng đơn vị

ngân sách88

với mức độ lớn và có xu hướng tăng theo thời gian (hình 1, 2); vấn đề nợ

xây dựng cơ bản của các địa phương khá phổ biến nhưng đặc biệt hơn là có nhiều tỉnh

ngưỡng nợ xây dựng cơ bản đã vượt quá tỷ lệ quy định, việc nợ xây dựng cơ bản

không chỉ ở cấp tỉnh mà có cả ở cấp xã. Nguyên nhân có nhiều lý do cả ở khía cạnh

chính sách cũng như thực hiện chính sách và công tác dự báo còn nhiều hạn chế…

Vấn đề chế tài xử phạt còn chưa nghiêm càng làm cho việc thực hiện kỷ luật tài khóa

bị hạn chế.

Hình 1: Chi NSNN: Số dự toán và quyết

toán (Đvt: tỷ đồng)

Hình 2: Chi NSTW và chi NSĐP: số dự

toán và quyết toán (Đvt: tỷ đồng)

87 Kiểm toán Nhà nước đã công bố con số nợ đọng xây dựng cơ bản của 63 địa phương đến hết năm 2011 là

91.273 tỉ đồng. Đặc biệt có 15/63 địa phương nợ vốn đầu tư XDCB ở mức trên 100% kế hoạch vốn đầu tư

XDCB năm 2011 là Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà

Tĩnh, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang (Nguồn: Kiểm toán nhà nước).

88 Báo cáo kiểm toán năm 2012 về kết quả Kiểm toán nhà nước niên độ ngân sách năm 2011 cho thấy: đối với

việc sử dụng kinh phí sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức, KTNN đã xác định sử dụng sai nguồn kinh phí hơn

1.840 tỷ đồng; chi hỗ trợ không đúng chế độ, nhiệm vụ chi 41,6 tỷ đồng; chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn,

định mức 196 tỷ đồng; sử dụng nguồn dự phòng ngân sách sai mục đích 238,6 tỷ đồng; cho vay sai quy định 33

tỷ đồng; tạm ứng sai quy định 1.125 tỷ đồng; cho vay, tạm ứng chậm thu hồi 3.008 tỷ đồng trong khi hằng năm

NSNN vẫn phải đi vay và trả lãi. Tình trạng sử dụng nguồn tăng thu và dự toán không đúng quy định vẫn chưa

có chuyển biến, vẫn còn sử dụng sai 325 tỷ đồng nguồn tăng thu để chi thường xuyên, mua tài sản, hỗ trợ các

đơn vị, chi trả nợ tạm ứng vốn nhàn rỗi của KBNN. Chi chuyển nguồn sai quy định là 103,8 tỷ đồng; chi ứng

trước dự toán vượt tỷ lệ quy định khá lớn.

Page 125: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

125

Nguồn: Bộ Tài chính Nguồn: Bộ Tài chính

Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình tài khóa đã được cải thiện đáng

kể trong thời gian gần đây nhưng mới chỉ ở dạng đưa ra các số liệu tổng thể về dự toán

và quyết toán NSNN trong khi quá trình thực hiện cũng như vấn đề trách nhiệm giải

trình lại chưa được thể hiện rõ. Việc công khai và giải trình không đúng và đủ, thiếu rõ

ràng, chính xác sẽ gây nguy hiểm ở chỗ dễ dẫn tới việc đánh giá không đúng tình hình,

không dự báo chính xác xu hướng, đưa ra nhận định sai dẫn tới các quyết sách, chủ

trương không phù hợp và đưa ra giải pháp chính sách không chuẩn. Từ đó, rủi ro trong

ban hành chính sách sẽ rất lớn, hệ quả là chi phí thực hiện chính sách kém hiệu quả, ảnh

hưởng nghiêm trọng tới việc thực hiện nhiệm vụ tài chính-NSNN nói riêng và nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Tất cả những bất cập và thách thức nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà

trong đó có thể kể tới là: (i) thể chế chưa được hoàn thiện. Sự chậm trễ trong ban hành

các văn bản quản lý cũng như sự dùng dằng và xung đột giữa các văn bản luật càng

làm cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thực

hiện tái cơ cấu nền kinh tế nói riêng bị ảnh hưởng. Điển hình là việc sửa đổi Hiến

pháp còn chậm trễ đã ảnh hưởng tới việc xây dựng và ban hành các văn bản luật liên

quan như Luật NSNN sửa đổi; sự xung đột, không rõ ràng về phạm vi điều chỉnh cũng

như mối quan hệ giữa các luật trong ban hành các văn bản Luật như Luật Đầu tư công,

Luật NSNN, Luật Xây dựng,… đã gây ảnh hưởng lớn tới kết quả thực hiện các nhiệm

vụ đề ra; (ii) cơ chế tài chính trong một số lĩnh vực chưa được giải quyết triệt để như

cơ chế giá, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp,…; (iii) cơ chế phối hợp giữa các

cơ quan, đơn vị trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính – NSNN; cơ chế

giám sát, kiểm tra, thanh tra còn nhiều bất cập đòi hỏi cần phải được tăng cường hơn

nữa; (iv) chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế cũng là

nhân tố tác động trực tiếp tới quá trình định hướng và điều hành thực hiện nhiệm vụ

tài chính-NSNN nói riêng, nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội nói chung;…

3. Định hƣớng giải pháp

Để giải quyết những tồn tại, thách thức nêu trên đòi hỏi phải có những giải

pháp trước mắt và lâu dài nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại, qua đó thúc đẩy và nâng

cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước, đảm bảo thực

hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Việc điều chỉnh CSTK trong thời gian

qua cho thấy không gian để chính sách tài khóa mở rộng là rất hạn chế. Việc phát huy

tác dụng hoặc mang lại những tác động tạo nên “sức bật mới” cho tăng trưởng từ việc

thực hiện chính sách tài khóa theo Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP

đòi hỏi phải có thời gian. Mặt khác, các giải pháp về thuế đã được khai thác và triển

Page 126: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

126

khai áp dụng gần như triệt để nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Nếu tiếp tục thực hiện các giải pháp về miễn, giảm, giãn thời hạn nộp

thuế của một số sắc thuế, khoản thu NSNN như giai đoạn vừa qua sẽ gây khó khăn

trong công tác điều hành tài chính-ngân sách của Chính phủ, nhất là trong bối cảnh

thu NSNN đang gặp nhiều khó khăn. Nợ chính phủ, nợ công đã ở mức cao, dư địa so

với ngưỡng an toàn không còn nhiều, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng đạt thấp so

với dự kiến sẽ đẩy tỷ lệ nợ công và nợ Chính phủ so với GDP tăng.

Do vậy, giải pháp trước mắt là: (1) Cần tập trung thực hiện có hiệu quả các giải

pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo các Nghị quyết của Quốc hội,

Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ. Đồng thời, tiếp

tục hướng dẫn, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ

thị 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ

tài chính – NSNN năm 2013, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường

quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN và trái phiếu Chính

phủ. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng sức mua, tăng

tổng cầu nền kinh tế và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa thông qua việc đánh giá tình hình

thực hiện các giải pháp về thuế và chi tiêu ngân sách trong thời gian qua, từ đó rà soát

lại các chính sách thu, chi ngân sách, thực hiện cơ cấu lại thu, chi NSNN, trong đó đối

với chính sách chi NSNN cần: (i) tập trung đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông

thôn nhằm tạo ra tác động lan tỏa thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực này, từ đó kích

thích tăng tổng cầu ; (ii) đẩy nhanh việc ứng trước một phần ngân sách cho địa

phương giải quyết nhu cầu nhà ở tái định cư; (iii) đảm bảo nguồn lực giải ngân vốn

đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là những dự án quan trọng, cấp bách, những dự án có thể

hoàn thành sớm và đưa vào sử dụng ; (iv) Trong quản lý chi tiêu ngân sách, cần quán

triệt việc không ban hành các chính sách, chế độ, định mức làm tăng chi NS mà không

có nguồn đảm bảo, thực hiện kiểm soát chi tiêu ngân sách chặt chẽ, hiệu quả. Ngoài

ra, để thúc đẩy cầu cần đảm bảo ngân sách để thực hiện các chương trình xúc tiến đầu

tư cùng với việc đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối tác nhằm củng cố và mở

rộng thị trường, phát triển thị trường trong và ngoài nước, trong đó đối với thị trường

trong nước cần chú trọng khu vực nông thôn; (2) Trong đầu tư công, cần rà soát lại

các chương trình, dự án đầu tư công hiện hành để xác định thứ tự ưu tiên. Đối với các

chương trình mục tiêu quốc gia cần có đánh giá và rà soát cụ thể, đặc biệt là những

chương trình kém hiệu quả, mục tiêu đạt thấp, các chương trình đã được thực hiện

tương đối dài (khoảng trên 10 năm mà vẫn chưa thực hiện xong nhiệm vụ) có thể xem

xét kết thúc, các nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình cần tiếp tục thực hiện có thể

chuyển sang hoạt động thường xuyên của ngành. Trong đầu tư xây dựng cơ bản cần

tập trung giải quyết nợ đọng trong XDCB. Xác định lộ trình và thứ tự ưu tiên hợp lý

để xử lý nợ đọng XDCB, đặc biệt là quán triệt tinh thần của Chỉ thị 27/CT-TTg ngày

10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình

trạng nợ đọng XDCB tại các địa phương; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về

tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN và

TPCP. Thực hiện rà soát và phân loại nợ XDCB. Các bộ, ngành, địa phương phải ưu

tiên bố trí vốn để xử lý nợ đọng XDCB trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ NSNN,

bảo đảm hàng năm phải xử lý được ít nhất 30% khối lượng nợ đọng XDCB, hướng tới

không còn nợ đọng XDCB. Các địa phương chỉ được bố trí vốn cho các dự án mới sau

khi đã bố trí đủ vốn để xử lý nợ đọng theo kế hoạch. Những địa phương có nợ đọng

XDCB lớn không được bố trí vốn cho việc khởi công mới các dự án. Trường hợp cần

thiết thực hiện đình hoãn một số dự án để xử lý nợ đọng trong XDCB.

Page 127: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

127

Xét về dài hạn, để phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả với trọng tâm là thực

hiện ba khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng

trưởng cần ưu tiên tập trung rà soát và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, thực hiện cải cách

hành chính. Thể chế rõ ràng, minh bạch mới có thể thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã

hội phát triển, tạo niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân trong thực hiện các cải cách. Do

vậy, trong thời gian tới cần hoàn thiện hệ thống thể chế trong lĩnh vực tài chính –

NSNN, đặc biệt là giải quyết tốt mối quan hệ giữa các luật trong lĩnh vực tài chính –

NSNN với các lĩnh vực liên quan khác, tránh tình trạng dùng dằng về mặt thể chế.

Trong đó Hiến pháp sửa đổi cần sớm hoàn thiện và thông qua tạo cơ sở cho việc xây

dựng và ban hành Luật NSNN sửa đổi.

Trên cơ sở hoàn thiện hệ thống thể chế, trong lĩnh vực tài chính – NSNN cần

thực hiện cải cách căn bản phương thức quản lý NSNN theo hướng hoàn thiện cơ chế

phân cấp NSNN giữa trung ương và địa phương, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách

nhiệm của người đứng đầu trong việc sử dụng nguồn lực công cùng với việc đẩy

mạnh cơ chế giám sát. Nghiên cứu và xây dựng thực hiện có lộ trình việc chuyển đổi

phương thức quản lý ngân sách từ kiểm soát đầu vào sang quản lý gắn với kết quả

cũng như triển khai xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện khuôn khổ tài

chính và khuôn khổ chi tiêu trung hạn, đảm bảo việc phân bổ ngân sách gắn với các

mục tiêu, ưu tiên chiến lược trong từng thời kỳ. Ngoài ra, cần tăng cường kỷ luật tài

khóa. Kỷ luật tài khóa chặt chẽ, minh bạch, đảm bảo CSTK không chỉ hướng tới tăng

trưởng mà còn giúp thị trường, người dân hiểu nền kinh tế, tạo ra sự ổn định lâu dài

cho đất nước. Bên cạnh việc tăng cường kỷ luật tài khóa cần phải công khai, minh

bạch và tăng trách nhiệm giải trình tài khóa. Các thông tin về chính sách công, chi

tiêu, thâm hụt ngân sách… phải được công khai, minh bạch, giúp thị trường hiểu trạng

thái thực của nền kinh tế. Bởi đó là nguồn gốc của sự đồn đoán, nguồn gốc gây mất

niềm tin. Điều hành vĩ mô sẽ rất khó khăn khi thị trường mất niềm tin. Do vậy, thực

hiện tốt công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình tài khóa sẽ góp phần tạo niềm

tin trong công chúng, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ của chính sách tài khóa.

Trong tái cấu trúc nền kinh tế, quá trình tái cấu trúc là một quá trình lâu dài nên

chính sách tài khóa, dưới góc độ là chính sách thu và chi ngân sách, CSTK phải có đủ

tầm nhìn trung và dài hạn. Với tầm trung và dài hạn, CSTK sẽ tạo ra sự tiên lượng về

chính sách đối với thị trường do vậy CSTK phải: (i) đảm bảo được ngân sách bền

vững, ổn định, đặc biệt là phải tạo được một nền tảng không lấn át khu vực tư nhân,

hiệu quả cho khu vực kinh tế công, từ đó thúc đẩy chung hiệu quả của nền kinh tế; (ii)

toàn bộ nền kinh tế hướng tới các khoản đầu tư, thị trường bất động sản và chứng

khoán sẽ phát triển lên, các điều kiện kinh tế nở rộ, CSTK nên theo nguyên tắc nghịch

chu kì. Khi cả thị trường trong “cơn say” đầu tư và chi tiêu, Chính phủ cần giảm chi

tiêu và giữ thặng dư ngân sách, để trong tương lai nếu nền kinh tế gặp trục trặc, Chính

phủ có dư địa về chính sách để can thiệp; (iii) sự phối hợp giữa CSTK và chính sách

tiền tệ là tối quan trọng trong đảm bảo sự cân đối, ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Khi

CSTK chi tiêu quá nhiều, chính sách tiền tệ phải có biện pháp giảm sự hưng phấn đó.

Ngược lại, khi chính sách tiền tệ tăng lượng cung tiền tín dụng quá lớn, CSTK phải lùi

lại một chút, tức là phải có sự điều phối giữa hai chính sách này. Do vậy cần đẩy

nhanh việc thực hiện Đề án cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh

tế vĩ mô tại Quyết định 1317/QĐ-TTg ngày 06/8/2013.

Page 128: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

128

Tài liệu tham khảo

Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về kinh tế - xã

hội, trọng tâm là thực hiện ba khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh

tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và dự kiến kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Báo cáo 6278/BC-BKHĐT ngày 26/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về sơ

kết 3 năm (2011-2013) về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Báo cáo 6279/BC-BKHĐT ngày 26/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về

tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2013, tình hình triển khai

thực hiện Nghị quyết só 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP ngày

07/01/2013 của Chính phủ.

Báo cáo ngân sách nhà nước hàng tháng của Bộ Tài chính.

Page 129: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

129

BÀN VỀ TÍNH BỀN VỮNG VÀ KỶ LUẬT TRONG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

TS. Vũ Sỹ Cƣờng 89

Dẫn nhập

Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2012 lạm phát chỉ ở mức

thấp (6,81%) và lần đầu tiên xuất siêu kể từ năm 1993, lãi suất giảm dần và tỷ giá ổn

định được coi là những thành công bước đầu trong ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên

sự sụt giảm tăng trưởng (chỉ đạt 5,03 % năm 2012 và dự kiến năm 2013 cũng chỉ đạt

5,3-5,5%) với khó khăn của nhiều doanh nghiệp đã khiến cho nhiều khoản thu ngân

sách không đạt dự toán. Chính sách tài khóa 2013 cũng như trong ngắn và trung hạn

đang đứng trước những thách thức rất lớn để có thể vừa đáp ứng được yêu cầu duy trì

tăng trưởng kinh tế hợp lý, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội là

bài toán khó trong điều hành của Chính phủ.

Bài viết này sẽ đánh giá lại tình hình thực hiện thu chi ngân sách của năm 2012

và giai đoạn gần đây, trong đó tập trung vào: (i) đánh giá về thu ngân sách theo các

sắc thuế, phân tích tính bền vững của thu ngân sách nhà nước; (ii) đánh giá về chi

ngân sách theo các khoản chi: chi thường xuyên, chi đầu tư. Từ phân tích thực trạng

của chính sách tài khóa, bài viết sẽ cố gắng nêu lên một số vấn đề còn tồn tại trong

chính sách những năm gần đây, tập trung vào tính bền vững và kỷ luật tài chính. Đồng

thời, bài viết cũng sẽ thảo luận những gợi ý chính sách nhằm gia tăng kỷ luật tài khóa

và cải thiện tính bền vững của ngân sách.

1. Quy mô thu ngân sách cao và không bền vững

Thu NSNN là một trong các nhiệm vụ quan trọng của ngành tài chính để tạo

nguồn quỹ cho thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.

Ngoài ra, thực hiện các nhiệm vụ thu cũng đồng thời chi phối các hành vi của người

sản xuất cũng như tiêu dùng trong xã hội và do vậy sẽ tác động tới việc thực hiện các

mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể.

Có thể thấy quy mô thu NSNN của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh trong

giai đoạn từ 2001 -2008, chỉ sụt giảm nhẹ trong 2 năm 2009 và 2012 do những khó

khăn về kinh tế và do việc áp dụng các biện pháp kích cầu nhằm kích thích tăng

trưởng kinh tế. Nếu sử dụng số liệu của IMF thì tổng thu NSNN của Việt Nam giai

đoạn 2006-2012 đạt trên 28 % GDP, một mức khá cao so với các nước đang phát

triển. Chẳng hạn nếu so sánh mức thu này với các nước đang phát triển có thu nhập

thấp thì quy mô thu ngân sách của Việt Nam là tương đương mức trung bình các nước

có xuất khẩu dầu và cao hơn nhiều mức độ trung bình của nhóm các nước có thu nhập

thấp (trung bình 2006-2011 thu thuế /GDP là khoảng 23,7 % )90

. Ngay cả khi kinh tế

gặp khó khăn như năm 2012 thì tổng thu cân đối NSNN so với GDP vẫn đạt 25,3 %,

cao hơn mức trung bình của các nước đang phát triển châu Á giai đoạn 2006-2011

(quy mô thu ngân sách đạt 21,4 % GDP).

Hình 1. Thu Ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2001-2012

89 Học Viện Tài chính

90 Nguồn : tính toán từ số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Fiscal Monitor (2012).

Page 130: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

130

(Tính toán từ số liệu Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê)

Cần lưu ý là việc so sánh đơn giản quy mô thu ngân sách với GDP có thể khó

thuyết phục khi điều kiện mỗi quốc gia có sự khác biệt về cơ cấu kinh tế và cách tính

toán quy mô ngân sách (có tính gộp ngân sách địa phương hay không). Tuy nhiên

trong đa số các quốc gia thì số liệu của IMF là quy mô thu ngân sách chung của chính

phủ (gồm cả chính quyền trung ương và địa phương, thu ngân sách được định nghĩa

bao gồm thu từ thuế và các nguồn khác)91

. Vì vậy việc so sánh với quy mô thu trung

bình của các nhóm nước cũng cho phép đánh giá nhanh về quy mô thu ngân sách của

Việt Nam.

Xác định quy mô thu ngân sách hợp lý là vấn đề đã được các nhà kinh tế quan

tâm từ lâu. Tuy nhiên vấn đề này vấp phải nhiều khó khăn vì không có mô hình lý

thuyết kinh tế nào chỉ ra chính xác cần thu ngân sách bao nhiêu. Vì vậy để ước tính

quy mô ngân sách hợp lý, các nhà kinh tế đã phải sử dụng các mô hình thực nghiệm

qua đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng thu ngân sách của một quốc

gia.Những mô hình nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân

sách mà đặc biệt là thu thuế đã được bắt đầu từ Lotz và Morss (1970), (Bahl R.W.

1971), sau đó tiếp tục được phát triển bởi các tác giả khác như (Tanzi V. và Zee H.H.

2000), (Teera J.M. và J. Hudson 2004), (Chambas G. và cộng sự, 2005).

Các mô hình ước lượng thu ngân sách hợp lý này được thực hiện dựa trên nhận

định là quy mô thu ngân sách hợp lý phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia trong

từng thời kỳ nhất định như thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế, mức độ đô

thị hóa, mức độ mở cửa, xuất khẩu dầu thô hay không, năng lực quản trị của chính

quyền…92

.

Sử dụng phương pháp này cho thấy quy mô ngân sách nhà nước của Việt Nam

giai đoạn 2006-2012 cao hơn mức quy mô hợp lý khoảng 14-26 % tùy từng năm. Nói

cách khác, với đặc điểm hiện nay về thể chế, cơ cấu kinh tế, xã hội thì Việt nam chỉ

nên thu cân đối ngân sách khoảng 23-24,5 % GDP. Cần lưu ý là quy mô thu ngân sách

hợp lý thay đổi theo sự thay đổi của thu nhập bình quân, cơ cấu kinh tế, năng lực quản

trị công..

91 Xem thêm IMF‟s Government Finance Statistic Manual (2001) 92 Xem thêm Vũ Sỹ Cường (2009) “Ước lượng quy mô ngân sách hợp lý : trường hợp của Việt nam” – Tạp chí

Nghiên cứu Kinh tế số 8/2009.

Page 131: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

131

Hình 2. So sánh quy mô thu ngân sách thực tế và hợp lý (1996-2012)

(Nguồn: tính toán của tác giả)

Quy mô thu ngân sách cao sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm của khu vực tư nhân,

làm giảm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của khu vực này. Gánh nặng thuế cao

có thể khuyến khích các hành vi gian lận, trốn thuế và vì vậy gây tình trạng thất thu

thuế và tạo ra những méo mó trên thị trường do hành vi cạnh tranh không bình đẳng.

Tình trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp FDI là một minh chứng. Hơn

nữa gánh nặng thuế cao còn là môi trường tốt cho các hành vi tham nhũng của những

người thực thi công vụ khi mà thỏa thuận cho gian lận và trốn thuế có lợi hơn nhiều

nộp thuế. Quy mô thu ngân sách cao của Việt Nam còn có bất lợi là Chính phủ còn rất

ít không gian để có thể giảm thâm hụt ngân sách qua tăng thuế mà còn phải làm ngược

lại.

Phân tích cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo sắc thuế cho thấy thu NSNN đến

từ 3 nguồn chính là thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

và thuế trên hàng hóa xuất nhập khẩu (gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT và thuế

tiêu thụ đặc biệt trên hàng nhập khẩu). Có thể thấy thuế với hoạt động xuất nhập khẩu

vẫn giữ vai trò rất quan trọng khi cung cấp trung bình hơn 20 % số thu NSNN trong 5

năm gần đây dù nhiều dòng thuế đã được cắt giảm, nguồn thu này tăng lên chủ yếu do

kim ngạch hàng hóa XNK tăng mạnh và công tác hải quan được cải thiện hơn. Tuy

nhiên nguồn thu này sẽ giảm đi khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết với WTO,

do vậy cần phải tìm kiếm nguồn thu thay thế để đảm bảo ngân sách không bị thâm hụt

trầm trọng hơn.

Bảng 1. Cơ cấu thu ngân sách nhà nƣớc theo sắc thuế, phí (%)

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

TỔNG thu cân đối NSNN 100 100 100 100 100 100 100

Thuế GTGT hàng sản xuất trong nước 13,3

5 14,2

3 13,9

2 17,1

4 16,7

8 17,2

0 19,3

9

Thuế TTĐB hàng sản xuất trong nước 5,95 5,16 5,09 6,38 6,34 6,04 6,05

Thuế XK, NK, VAT và TTĐB hàng XNK

14,8

1

17,9

2

21,0

4

22,6

5

22,1

5

22,1

2

19,6

9

Thuế thu nhập doanh nghiệp

34,5

1

31,0

9

31,5

7

24,0

5

25,2

6

26,1

9

29,3

7

Thuế tài nguyên 9,21 6,38 6,06 4,09 4,47 5,58 4,99

Thuế thu nhập cá nhân 1,79 2,21 2,98 3,07 4,47 5,46 6,63

Page 132: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

132

Thuế sử dụng đất nông nghiệp 0,04 0,03 0,02 0,01 0,01 0,01 0,01

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (thuế nhà

đất) 0,21 0,21 0,21 0,26 0,24 0,23 0,16

Thuế chuyển Quyền sử dụng đất 0,43 0,69 0,69 0,06

Thuế Môn bài 0,27 0,26 0,23 0,25 0,23 0,21 0,20

Lệ phí trước bạ 1,16 1,68 1,69 2,07 2,14 2,23 1,53

Thu phí xăng dầu (từ 2012 là thuế môi trường) 1,37 1,33 1,04 1,92 1,79 1,59 1,72

Thu phí và lệ phí 1,72 1,93 1,79 2,01 1,70 1,17 1,41

Thu tiền thuê đất 0,56 0,65 0,81 0,72 0,64 0,79 0,73

Thu tiền sử dụng đất 5,33 8,53 7,27 8,08 8,39 7,19 4,99

Thu bán nhà thuộc SHNN 0,69 0,74 0,30 0,41 0,37 0,34 0,11

Thu Khác 5,86 5,17 3,14 5,12 3,00 2,62 2,14

Thu viện trợ 2,73 1,79 2,17 1,70 2,02 1,02 0,88

(Nguồn: Bộ Tài chính, quyết toán NSNN nhiều năm, năm 2012 là ước tính)

Liệu Việt Nam có thể kỳ vọng vào loại thể nào để giúp đảm bảo nhu cầu thu

NSNN? So sánh đơn giản ở hình 3 sau đây cho thấy tỷ lệ thu thuế VAT, thuế TNDN

và thuế XNK của Việt Nam trong tổng thu NSNN đã cao hơn mức trung bình của các

nước đang phát triển châu Á nên những nguồn thuế này khó có thể tiếp tục tăng lên.

Ngược lại, để cạnh tranh Việt Nam cần giảm thuế suất với thu nhập doanh nghiệp khi

mức thuế 25% tuy không cao nhưng lại được áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp

trong khi hầu hết các nước trong khu vực áp dụng thuế suất thuế TNDN đa dạng với

nhiều mức thuế suất từ 10-30 % thậm chí 2 % như ở Philippine trong một số trường

hợp.

Có 3 loại thuế mà Việt Nam có thể kỳ vọng tăng thu trong tương lai là thuế thu

nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế với bất động sản. Hiện nay thu thuế từ bất

động sản (không tính lệ phí trước bạ) chỉ chiếm 0,17 % tổng thu NSNN so với mức

trung bình trên 1 % ở các nước đang phát triển trong khi đây là nguồn thu rất quan

trọng cho ngân sách địa phương.

Hình 3. So sánh cơ cấu thu thuế của Việt Nam với các nƣớc đang phát triển châu

Á (giai đoạn 2005-2011)

Page 133: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

133

(Nguồn: Bộ Tài chính và thống kê GFS của IMF)

Thuế thu nhập cá nhân cũng là nguồn thu thuế mà Việt Nam có thể kỳ vọng để

thay thế cho các khoản thu bị sụt giảm khi mà tỷ lệ thuế TNCN trong thu ngân sách

mới chủ bằng khoảng ½ các quốc gia khác. Song trước khi có thể hy vọng nguồn thu

này tăng lên thì cần phải có cơ chế để kiểm soát được các nguồn thu nhập và nhất là

nâng cao thu nhập của người dân nhờ vào tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

Để xem xét tính bền vững trong cơ cấu thu ngân sách có thể sử dụng phân loại

theo thống kê của Việt Nam là nguồn thu và đối tượng nộp ngân sách. Có thể phân

chia thu NSNN thành 4 nguồn thu : thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa, thu

từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu từ viện trợ.

Bảng 2 Cơ cấu thu cân đối ngân sách theo nguồn và khu vực (%)

2001-

05

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Thu cân đối NSNN 100 100 100 100 100 100 100 100

1 Thu nội địa 51,98 52,0 55,8 55,8 52,0 54,6 62,2 64,4

Trong đó

Thu từ doanh nghiệp

nhà nước

19,04 16,58 15,30 16,68 18,48 19,06 17,5 19,3

Thu từ doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước

ngoài (không kể thu từ

dầu thô)

6,77 9,25 9,84 10,21 11,17 11,03 10,7 11,3

Thu từ khu vực ngoài

quốc doanh

6,79 7,90 9,51 10,11 10,53 11,90 11,7 12,62

Thu tiền sử dụng đất 5,52 8,75 7,34 8,29 8,39 7,19 6,10

2 Thu từ dầu thô 25,05 29,82 23,98 20,81 13,44 11,76 15,30 15,10

3 Thu từ hoạt động

XNK

20,79 15,32 18,38 21,24 23,23 22,15 21,58 19,65

Page 134: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

134

4 Thu viện trợ không

hoàn lại

1,77 2,83 1,83 2,19 1,74 2,02 1,02 0,87

(Nguồn: Bộ Tài chính, quyết toán NSNN các năm, 2012 là số ước tính lần 2)

Từ bảng trên cho thấy, thu nội địa có xu hướng tăng liên tục theo thời gian, thu

xuất nhập khẩu sau khi sụt giảm 2 năm 2006-2007 thì tăng và ổn định trên 20 % thu

cân đối NSNN còn thu dầu thô và thu viện trợ thì có biến động nhiều. Nếu như năm

2012, tổng thu cân đối NSNN lớn gấp 7 lần so với năm 2001 thì tương ứng số thu từ

nội địa là gấp 9 lần, thu xuất nhập khẩu: 6,3 lần, thu dầu gấp 4,2 lần và thu khác gấp

3.2 lần. Như vậy, số thu NSNN từ khu vực kinh tế trong nước là nguồn thu có tốc độ

tăng lớn nhất trong số các khoản thu của NSNN.

Vai trò tăng lên của thu nội địa những năm gần đây cho thấy thâm hụt ngân

sách có nguy cơ tăng lên khi kinh tế gặp khó khăn, sự phá sản của nhiều doanh nghiệp

sẽ làm giảm nguồn thu này và điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững

của thu ngân sách nhà nước. Thu NSNN năm 2012 thể hiện rõ rất điều này khi tốc độ

tăng thu ngân sách nội địa so với cùng kỳ năm 2011 chỉ tăng 5,23 %, con số thấp hơn

cả năm 2009 là giai đoạn có ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng kinh tế thế giới vì mức

tăng thu NSNN từ nội địa trung bình giai đoạn 2006-2012 là 22 % mỗi năm. Thu

NSNN từ nội địa năm 2012 cũng không đạt được như dự toán. Do vậy thu NSNN

2013 sẽ có nhiều khó khăn khi tăng trưởng chưa được cải thiện và hàng loạt các biện

pháp cắt giảm thuế được chính phủ thực hiện và áp dụng luật thuế TNCN mới (giảm

thu NSNN ước khoảng hơn 6000 tỷ). Số liệu Bộ tài chính ước tính đến 31/7/2013,

tổng thu ngân sách nhà nước mới đạt 429.165 tỷ đồng, bằng 52,6% dự toán,

Có thể thấy nguồn thu NSNN không thực sự bền vững khi số thu từ các nguồn

tài nguyên không thể tái tạo như đất đai và dầu thô vẫn chiếm khoảng 20 % thu cân

đối NSNN trong giai đoạn 2009-2012. Đây là các khoản thu hoặc là một lần hoặc là

không bền vững, không nên kỳ vọng vào chúng để giảm thâm hụt ngân sách trong

tương lai. Giá dầu cao có thể giúp cho NSNN thu vượt dự toán như năm 2012 ước đạt

166 % dự toán song cũng có những hạn chế khi Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 70

% xăng dầu làm nhiên liệu và nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu đầu vào được chế

biến từ dầu thô.

Trong thu nội địa có một nhóm các khoản thu giữ vai trò rất quan trọng là thu

từ nhà đất, chiếm tỷ lệ trung bình 9,6 % số thu NSNN giai đoạn 2006-2011. Tuy nhiên

chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm này lại là một khoản thu có tính chất một lần là thu từ

giao quyền sử dụng đất (chiếm trung bình 7,6 %) trong khi thuế từ nhà đất chỉ chiếm

0,2 % tổng thu NSNN. Sự phụ thuộc lớn vào các khoản thu không bền vững như thu

từ giao đất là một lý do khiến cho thu NSNN 2012 từ nội địa không đạt dự toán vì thu

từ đất đai của cả nước chỉ đạt xấp xỉ dự toán. Cũng cần lưu ý là giai đoạn từ 2003-

2011 thì thu NSNN từ đất đai luôn vượt dự toán rất nhiều, năm 2007 và năm 2010

còn đạt gấp hơn 2 lần dự toán và là một trong những lý do giúp thu NSNN vượt dự

toán.

Khi thu NSNN vẫn còn trông chờ nhiều vào các nguồn tài nguyên không thể tái

tạo thì nền kinh tế dễ bị rơi vào một tình trạng mà các nhà kinh tế gọi là “căn bệnh Hà

lan”93

. Mặc dù thu NSNN Việt nam không phụ thuộc quá lớn vào xuất khẩu tài

93 Căn bệnh Hà lan là thuật ngữ để chỉ tình trạng một nền kinh tế chỉ tập trung vào khai thác lợi thế tự nhiện sẵn

có nhất là phục vụ cho xuất khẩu mà bỏ qua việc phát triển các ngành nghề khác dẫn đến nguy cơ bất ổn kinh tế

trong dài hạn. Xem thêm Corden, W. Max và J. Peter Neary. 1982. "Booming Sector and De-Industrialisation

in a Small Open Economy." The economic journal, 92(368), 825-48

Page 135: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

135

nguyên song với việc nhiều tỉnh tập trung một nguồn lực lớn cho phát triển dựa vào

đất đai, tài nguyên thiên nhiên cũng là yếu tố cho thấy Việt nam có những biểu hiện

ban đầu của căn bệnh này.

Phân tích sâu hơn các khoản thu nội địa có thể thấy doanh nghiệp Nhà nước

(DNNN) vẫn tiếp tục là khu vực đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước. Khu

vực các DNNN đóng góp trung bình 31 % số thu nội địa trong giao đoạn 2006-2012,

trong khi các doanh nghiệp FDI và khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trung bình 18,6

% số thu nội địa cùng kỳ. Điều đáng lưu ý là trong 3 năm gần đây 2010-2012 thì tỷ lệ

đóng góp ngân sách của khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng tăng lên trong khi khu

vực doanh nghiệp FDI lại có xu hướng giảm đi.

Khi so sánh thêm với cơ cấu GDP thì dường như khu vực DNNN chịu gánh

nặng thuế cao nhất. Tỷ lệ nộp ngân sách /GDP so với tỷ lệ trong GDP của DNNN là

khoảng 1/5,5 trong khi của khu vực kinh tế tư nhân là 1/14 (khu vực kinh tế ngoài

quốc doanh chiếm 47,5 % GDP nhưng chỉ nộp ngân sách chiếm 3,3 % GDP giai đoạn

2009-201194

) và của các doanh nghiệp FDI là 1/6,2 .

Trong những năm kinh tế gặp khó khăn từ 2009 – 2012, tỷ lệ thu NSNN từ các

doanh nghiệp nhà nước lại tăng cao hơn giai đoạn 2001-2005. Điều này một phần

được giải thích là các biện pháp miễn, giảm thuế trong giai đoạn khó khăn thường

được áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi các DNNN thường có quy

mô lớn nên ít được hưởng lợi. Mặc dù hiệu quả hoạt động của nhiều DNNN còn đang

bị đặt câu hỏi song với mức đóng góp lớn vào ngân sách thì vai trò của DNNN không

nên bị xem nhẹ.

Nhìn về xu hướng thì tỷ lệ thu NSNN từ khu vực FDI và DN ngoài QD đã tăng

lên trong giai đoạn từ 2001-2012 nhưng vẫn chưa tương xứng với tỷ lệ của 2 nhóm

này trong GDP, một phần là do tình trạng trốn thuế ở 2 khu vực này diễn ra phổ biến

hơn trong các DNNN.

Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nhà nước với ngân sách cho thấy quá

trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ cần phải đi cùng với cải thiện hiệu quả

thu ngân sách ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nếu không muốn sự sụt giảm nguồn

thu NSNN trong tương lai. Chủ trương tái cơ cấu nâng cao hiệu quả hoạt động của các

DNNN sẽ có ảnh hưởng tích cực tới đóng góp NSNN từ các doanh nghiệp này.

2. Chi ngân sách có quy mô lớn, tăng nhanh nhưng kỷ luật tài khóa thấp Mô hình tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn vừa qua chủ yếu nhờ vào đầu tư,

đặc biệt là đầu tư ở khu vực nhà nước. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam

có quy mô chi NSNN khá lớn. Có thể thấy là tốc độ tăng chi cân đối NSNN trong 5

năm gần đây là rất cao (20,4% mỗi năm) và đạt trung bình 29,2% GDP.

Việt Nam hiện sử dụng 2 hệ thống báo cáo số liệu NSNN, một theo phân loại

quốc tế và một theo phân loại của Việt Nam nên dễ gây nhầm lẫn nếu so sánh mà không

sử dụng cùng một cách phân loại. Ví dụ, chi thường xuyên của NSNN theo phân loại

quốc tế năm 2011 là 498.122 tỷ đồng trong khi theo phân loại của Việt Nam là 467.017

tỷ đồng. Nếu sử dụng số liệu chi cân đối NSNN theo phân loại của Việt Nam thì quy

mô chi NSNN của Việt Nam từ 2005 đến nay đều đã vượt 30 % GDP (trung bình 2008-

2012 là 31,6 %), trong đó năm 2009 đạt gần 34 % GDP khi Chính phủ phải sử dụng

một nguồn lực NSNN lớn phục vụ cho kích cầu.

94 Có thể tính toán này đánh giá thấp vai trò của kinh tế tư nhân vì khu vực kinh tế tư nhân trong tính GDP

không trùng hoàn toàn với phân loại thu của Bộ Tài chính

Page 136: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

136

Bảng 3 : Chi cân đối Ngân sách Nhà nƣớc 2002-201295

Năm Giá trị Tốc độ tăng % GDP

(1000 tỷ) ( %)

2001 129,7 27,0

2002 148,2 114,3 27,7

2003 162,2 109,4 26,4

2004 187,4 115,6 26,2

2005 229,1 122,2 27,3

2006 268,4 117,2 27,6

2007 336,3 125,3 29,4

2008 411,8 122,5 27,9

2009 508,0 123,4 30,6

2010 586,3 115,4 29,6

2011 706,4 120,5 27,8

2012 850,4 120,4 28,8

(Nguồn: Bộ Tài chính, số liệu theo phân loại quốc tế, năm 2012 là ước tính)

Các lý thuyết kinh tế vĩ mô đều thống nhất rằng khi chi tiêu Chính phủ vượt

qua một ngưỡng nào đó thì sẽ trở nên kém hiệu quả vì khi đó nguồn lực của nền kinh

tế sẽ không được phân bố một cách hiệu quả. Nghiên cứu của Tanzi và Schknecht

(1997) cho thấy nếu quy mô chi tiêu công trong các nước đang phát triển vượt quá

30% GDP thì tác động của nó với phát triển kinh tế và hiệu quả cung cấp hàng hóa

công giảm đi rõ rệt và ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. So sánh

quốc tế cho thấy Việt Nam đang chi tiêu từ NSNN cao hơn trung bình các nước đang

phát triển có cùng trình độ. Quy mô chi NSNN của Việt Nam thậm chí còn cao hơn

rất nhiều các nước có thu nhập cao như Singapore (khoảng 17,8 % GDP) hay Hàn

quốc (21,5%).

Hình 5: So sánh chi tiêu Ngân sách nhà nƣớc các nƣớc đang phát triển có thu

nhập thấp

95 Tính toán theo phân loại quốc tế, chi cân đối NSNN theo dự toán của Quốc hội có sự khác biệt khi tính thêm

chi trả nợ gốc . Tổng chi NSNN còn phải tính thêm chi chuyển nguồn cho cải cách tiền lương, chi chuyển nguồn

năm sau.

Page 137: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

137

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

30.0

35.0

40.0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Trung bình

Các nước sản xuất dầu

Châu Á

Mỹ La tinh

Châu Phi Sa ha ra

Khác

Việt nam

(Nguồn: IMF, 2013)

Quy mô chi tiêu công của các nước đang phát triển đều có xu hướng giữ

nguyên hay tăng rất ít trong giai đoạn từ 2000 đến nay (trừ 2009) thì Việt Nam chi

tiêu công lại tăng rất mạnh trong giai đoạn này. Thực tiễn trên thế giới cũng chỉ ra

rằng hiệu quả của chi tiêu công chứ không phải là quy mô chi tiêu mới là nhân tố ảnh

hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Khi thu nhập bình quân đầu

người thấp, trình độ quản trị của khu vực công còn nhiều tồn tại thì việc duy trì quy

mô chi NSNN cao trong khi hiệu quả của nó thấp là một trong những nguyên nhân

gây bất ổn kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Quy mô chi tiêu công lớn

cũng tạo ra sức ép lớn với việc thu NSNN, làm giảm tiết kiệm của khu vực tư nhân.

Phân tích cơ cấu chi tiêu NSNN để thấy rõ hơn chính sách chi tiêu của Chính

phủ trong giai đoạn gần đây là hướng vào những mục tiêu quan trọng nào và điều đó

cũng có thể giải thích cụ thể hơn về tính ổn định của ngân sách nhà nước.

Bảng 4 : Cơ cấu chi cân đối ngân sách Nhà nƣớc theo phân loại quốc tế

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng chi cân đối NSNN 100 100 100 100 100 100 100 100

I Chi thƣờng xuyên 65,4 67,1 69,0 71,0 64,3 68,8 70,5 77,1

Trong đó

1 Chi quản lý hành chính 8,2 6,9 9,5 9,2 8,0 9,6 10,3 10,2

2 Chi sự nghiệp kinh tế 5,2 5,3 4,7 5,1 5,4 6,4 6,4 7,3

3 Chi sự nghiệp xã hội 26,8 29,1 27,4 27,7 29,3 30,8 31,5 37,9

Trong đó

Chi giáo dục và đào tạo 12,5 13,9 13,1 13,0 13,6 13,3 14,1 17,9

Chi Y tế 3,3 4,3 3,8 3,5 3,8 4,3 4,4 6,4

Chi khoa học công nghệ 1,1 0,9 0,9 0,8 0,8 0,7 0,8 0,9

Chi lương hưu và đảm bảo xã hội 7,7 8,3 8,1 9,0 9,9 11,0 11,1 11,4

4 Chi trả nợ lãi 2,9 3,0 3,8 4,1 4,0 4,3 4,2 5,1

5 Chi cải cách tiền lương 5,7 6,2 6,4 5,6 3,7 3,0 3,0 -

II Chi đầu tƣ phát triển 34,6 32,9 31,0 29,0 35,7 31,2 29,5 22,9

(Nguồn: Bộ Tài chính, 2012 là ước tính lần 2)

Page 138: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

138

Từ số liệu của biểu trên cho thấy, khoản chi lớn nhất trong tổng chi NSNN chính

là chi thường xuyên, chi cho bộ máy nhà nước. Những năm từ 2001 - 2012, với mức

tăng lên không ngừng của GDP, thu nhập của dân cư cũng tăng theo và do vậy khu vực

hành chính, sự nghiệp liên tục mở rộng phạm vi hoạt động và cung cấp các dịch vụ

công cộng, điều đó đồng nghĩa với việc chi tiêu sẽ tăng lên. Ngoài ra, trong giai đoạn

này, Chính phủ cũng đang triển khai thực hiện chương trình cải cách tiền lương trong

các đơn vị hành chính, sự nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tiễn nên chi thường

xuyên luôn giữ tỷ trọng lớn trong chi tiêu NSNN hàng năm. Tỷ trọng chi thường xuyên

đã tăng hơn 10 điểm % trong giai đoạn 2005- 2012. Sự gia tăng tỷ trọng chi thường

xuyên cũng có nghĩa là khó giảm thâm hụt ngân sách giai đoạn tới hơn vì chi thường

xuyên khó cắt giảm hơn chi cho đầu tư phát triển.

Có thể thấy rằng dù chưa thực hiện tái đầu tư công song tỷ lệ chi cho đầu tư phát

triển từ ngân sách nhà nước đang giảm dần. Tốc độ tăng chi tiêu cho đầu tư phát triển

dù vẫn đạt 17-18 % mỗi năm song thấp hơn nhiều tốc độ tăng cho chi thường xuyên

(đạt trung bình 25 % giai đoạn 2008-2012). Tái cơ cấu đầu tư công qua việc giảm dần

tỷ lệ đầu tư từ NSNN trong tổng đầu tư toàn xã hội là cần thiết song giảm mạnh và đột

ngột khoản đầu tư này chưa hẳn đã tốt vì: (i) hiện chưa có nguồn lực thay thế ngay

khoản đầu tư này và (ii) vấn đề của Việt Nam hiện nay là cải thiện chất lượng và hiệu

quả đầu tư nói chung trong đó có đầu tư của NSNN chứ không phải chỉ là giảm về số

lượng. Chi cho đầu tư phát triển, đặc biệt là các công trình công cộng là rất cần thiết cho

phát triển kinh tế xã hội, việc duy trì tỷ lệ chi đầu tư phát triển quá thấp sẽ không có lợi

cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Trong cơ cấu chi thường xuyên có thể thấy chi cho giáo dục và đào tạo, y tế

tăng lên rất nhanh. Duy trì tỷ lệ chi tiêu công cao cho giáo dục và y tế là nhất quán với

chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội của Việt Nam.

Chi tiêu cho quản lý hành chính liên tục tăng cho thấy Việt Nam không đạt

được kết quả tốt trong việc cải cách bộ máy hành chính để giảm chi tiêu công, tốc độ

tăng cho chi hành chính giai đoạn 2008-2012 là 31,7 % mỗi năm trong khi con số này

giai đoạn 2001-2005 chỉ là 17 %. Ví dụ riêng số chi quản lý hành chính cho các cơ

quan trung ương đã tăng hơn 11 lần từ 3000 tỷ năm 2004 lên 34.000 tỷ năm 2013 (dự

toán).

Chi cho lương hưu và đảm bảo xã hội ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong ngân

sách nhà nước, chiếm khoảng 11,3 % chi cân đối NSNN vào năm 2012. Tốc độ tăng

khoản chi này là hơn 30 % mỗi năm trong giai đoạn 2008-2012 so với chỉ 11,1 % mỗi

năm của giai đoạn 2011-2005. Tỷ lệ này còn tăng lên khi số người về hưu tăng lên.

Điều này cho thấy bất kỳ đợt cải cách nào về tiền lương sẽ cần được đánh giá một

cách đầy đủ vì tăng lương không chỉ tác động đến tổng cầu của nền kinh tế mà còn tác

động mạnh đến sự bền vững của ngân sách nhà nước.

Xem xét các khoản chi cụ thể cho thấy xu hướng chung là các khoản chi có tỷ

lệ cao trong NSNN thì có tốc độ tăng hàng năm cũng cao và những khoản chi có tỷ lệ

thấp thì lại tăng thấp. Hệ quả là tỷ lệ các khoản chi này trong NSNN giảm dần. Có thể

minh họa trường hợp chi cho khoa học công nghệ - lĩnh vực cần ưu tiên, tỷ lệ trong

chi tiêu công từ 1,1 % năm 2005 xuống còn trung bình 0,8 % giai đoạn 5 năm gần đây

nhất. Điều này cho thấy khoa học công nghệ vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng

mức như trong chiến lược phát triển.

Một trong những khoản chi có vai trò ngày càng lớn trong tổng chi NSNN là

chi trả nợ (gồm cả lãi và gốc). Với nhiều khoản vay từ những năm 1990 thì đến nay đã

bắt đầu tới hạn trả nợ, do vậy hàng năm số nợ phải trả đã chiếm tỷ trọng khoảng 10 –

Page 139: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

139

12% tổng chi NSNN. Về xu thế, số nợ này sẽ tăng dần lên trong những năm tới và

điều đó cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền vững của NSNN trong

tương lai. Trong những năm gần đây 2009-2012 chi NSNN cho trả nợ đã vượt qua

khoản thu bằng dầu thu, mặc dù trong giai đoạn 2003-2008, chi trả nợ chỉ chiếm

khoảng 60 % so với thu từ dầu thô.

Có nhiều lý do giải thích sự gia tăng nhanh chóng của các khoản chi NSNN

trong có lý do là kỷ luật tài khóa của Việt Nam khá thấp. Xem xét giữa số quyết toán

và dự toán của NSNN những năm gần đây có thể thấy rõ điều này.

Hình 6 : So sánh số chi Quyết toán và Dự toán hàng năm

(Nguồn: Bộ Tài chính)

Số liệu cho thấy chi đầu tư phát triển thường xuyên vượt dự toán và một số năm

có số vượt dự toán rất cao như 2009 là 60,8 % năm 2010 là 45, 9 %, năm 2011 là 27,5

%. Năm 2012 là năm có số chi cho đầu tư phát triển vượt dự toán thấp nhất trong 10

năm gần đây (ước khoảng 8 %) một phần do chính sách thắt chặt chi tiêu từ nghị quyết

11/CP của Chính phủ và một phần do khó khăn từ nguồn thu ngân sách nhà nước (Năm

2012 thu NSNN ước chỉ đạt 100,1 % dự toán trong đó thu từ hoạt động xuất nhập khẩu

và thu nội địa (trừ dầu thô) không đạt dự toán).

Xem xét sâu hơn các khoản chi thường xuyên cho thấy khoản chi có số vượt dự

toán lớn nhất là chi quản lý hành chính (trung bình giai đoạn 2005-2012 vượt 25,7 %

mỗi năm) tiếp theo là chi sự nghiệp kinh tế là 9,9 % mỗi năm, chi cho sự nghiệp xã

hội (y tế, giáo dục, văn hóa…) chỉ là vượt trung bình 1,9 % mỗi năm. Điều này cho

thấy kỷ luật tài khóa trong chi tiêu công chưa được tôn trọng và khu vực thường

xuyên vượt dự toán lại là lĩnh vực đang có chủ trương cải cách mạnh mẽ là hành chính

công. Như vậy không chỉ tăng nhanh về quy mô mà kỷ luật tài khóa của các khoản chi

cho quản lý nhà nước cũng là kém nhất. Số liệu giữa dự toán và quyết toán của chi

cho khoa học công nghệ cung cấp một nhận xét đáng buồn là khoản chi này thường

xuyên không đạt dự toán với tỷ lệ trung bình 2005-2012 là 89, 8 %. Phải chăng chúng

ta không tìm được đề tài khoa học thích hợp để đầu tư hay thủ tục để thực hiện cho

nghiên cứu khoa học là quá phức tạp, làm nản lòng những người làm khoa học nên số

dự toán chi cho khoa học không thể giải ngân hết.

Nếu tính toán theo phân loại của Việt Nam thì trong tổng chi cân đối NSNN có

một khoản chi chiếm tỷ lệ cao hàng năm là chi chuyển nguồn, chi đã xuất quỹ chuyển

quyết toán năm sau. Khoản chi này chiếm đến hơn 21 % tổng chi NSNN vào năm

2008, năm 2010 và năm 2011. Chi chuyển nguồn lớn hàng năm làm cho tính chính

xác, minh bạch về chi tiêu và thâm hụt NSNN không phản ánh đúng với thực tế từ đó

Page 140: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

140

sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc triển khai các giải pháp trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Chi chuyển nguồn tăng lên hoàn toàn là nguyên nhân chủ quan, là cách thức quản lý,

điều hành chi tiêu, cho nên nếu muốn các chính sách của chính phủ có hiệu lực hiệu

quả tốt hơn thì không nên để chi chuyển nguồn tăng cao trong những năm tới96. Kỷ

luật tài khóa không tốt sẽ tạo ra những nguy cơ tác động tiêu cực tới tính bền vững

của ngân sách nhà nước.

Phương pháp hạch toán, thống kê ngân sách của Việt Nam với việc không tính

toán đầy đủ một số khoản thu và chi liên quan đến NSNN cũng là lý do dẫn đến việc

kỷ luật tài khóa không được tôn trọng. Hiện nay, ngoài ngân sách nhà nước, còn có

trên 50 quỹ tài chính tập trung hoặc chuyên dùng cũng là ngân quỹ nhà nước, thuộc

phạm vi tài chính nhà nước, bộ phận cấu thành của tài chính quốc gia. Trong số đó, có

nhiều quỹ tài chính ngoài ngân sách quản lý số tiền lên tới hàng ngàn tỷ đồng, thậm

chí là hàng chục ngàn tỷ đồng, nhưng trên thực tế, Quốc hội chưa bao giờ được báo

cáo về nguồn hình thành, tình hình sử dụng và kết quả sử dụng của các quỹ tài chính

nhà nước. Việc tồn tại các quỹ ngoài ngân sách nhà nước mà việc quy định sử dụng

chúng không rõ ràng là một bằng chứng về kỷ luật ngân sách lỏng lẻo.

3. Thâm hụt ngân sách kéo dài, nợ công ở mức cao

Với quy mô chi tiêu ngân sách cao và liên tục tăng lên, Việt Nam phải đối mặt

với tình trạng mất cân bằng ngân sách cao và kéo dài bất chấp việc quy mô thu NSNN

cũng được duy trì ở mức rất cao như phân tích ở trên. Thống kê của Bộ Tài chính cho

thấy trong nhiều năm Việt Nam luôn rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước97

(chi nhiều hơn thu). Cụ thể, thâm hụt ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc) trong

giai đoạn 2004-2006 chỉ là khoảng 1 % nhưng đến giai đoạn 3 năm gần nhất thì đã lên

tới 2,6 %. Thâm hụt ngân sách tổng thể (bao gồm cả chi trả nợ gốc) theo thống kê của

Bộ tài chính kể từ 2001 đến nay luôn tiệm cận ngưỡng 5 % (có năm 2009-2010 cao

hơn 5%). Thâm hụt ngân sách năm 2012 theo ước tính là khoảng 4,8 % GDP là tỷ lệ

thấp nhất trong 5 năm gần đây.

Một điểm nữa cần nhắc tới là bội chi NSNN ngày càng có xu hướng tăng so

với chi trả nợ. Trong giai đoạn 2003-2008, bội chi NSNN luôn tiệm cận với chi trả nợ,

nhưng những năm gần thì bội chi ngày càng tăng mạnh, điều này chắc chắn sẽ tạo

gánh nặng lên phía thu NSNN.

Sự khác biệt về phương pháp thống kê, hạch toán ngân sách dẫn đến tình trạng

số liệu về cân bằng ngân sách và nợ công của Việt Nam và các tổ chức quốc tế có sự

khác nhau đáng kể.

Bảng 5. Cán cân ngân sách nhà nƣớc của Việt nam qua các năm (% GDP)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

MOFa - - -4,9 -4,9 -4,9 -5 -5,7 -4,6 -4,9 -5,6 -4,4 -4,8*

MOFb -4,9 -4,9 -1,8 -1,1 -0,9 -0,9 -1,8 -1,8 -3,7 -2,8 -1,2 -2,8*

IMF -3,8 -3,3 -4,8 -1,2 -3,3 0,3 -2,2 -0,5 -7,2 -3,1 -3,2 -5,2*

ADB -3,5 -2,3 -2,2 0,2 -1,1 1,3 -1,0 0,7 -3,9 -4,5 -2,5*

Ghi chú : MOFa (Bộ Tài chính) - Cán cân ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc

96 Năm 2011 , Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 177/2011/TT-BTC nhằm quy định chặt chẽ hơn với các khoản chi được chuyển nguồn. Quy định này là cần thiết nhằm tăng cường kỷ luật tài khóa. 97 Thống kê Việt nam sử dụng từ bội chi NSNN để chi tình trạng thâm hụt ngân sách và thuật ngữ bội thu

NSNN để chỉ tình trạng thặng dư NSNN. Trong bài viết chúng tôi sử dụng thuật ngữ “thâm hụt” khi chi lớn hơn

thu và “ thặng dư” trong trường hợp ngược lại.

Page 141: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

141

MOFb - Cán cân ngân sách bao gồm chi trả nợ gốc. Số liệu có dấu * là số ước tính

Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài chính, IMF (Fiscal Monitor, 2013) và ADB (Key Economic Indicators,

2012)

Do vậy, so sánh quốc tế về cân bằng ngân sách và nợ công của Việt Nam với các

nước khác là không dễ dàng. Tuy nhiên có thể thấy rằng nếu sử dụng nguồn số liệu của

cùng một tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hay

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thì Việt nam đều ở trong tình trạng có mức mất cân

bằng ngân sách cao so với các nước trong khu vực.

Số liệu mới nhất của IMF (2013) cho thấy trong 5 năm gần đây Việt Nam luôn

có tỷ lệ thâm hụt NSNN cao hơn trung bình các nước đang phát triển có thu nhập thấp

trên thế giới và cao hơn tỷ lệ trung bình của tất cả các nhóm nước đang phát triển thấp

chia theo khu vực. Đây là vấn đề cần lưu ý vì thâm hụt ngân sách cao, liên tục có ảnh

hưởng tiêu cực đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, lạm

phát, lãi suất, cán cân thanh toán, tỷ giá.

Hiện nay Việt Nam vẫn áp dụng phương pháp cũ trong quản lý ngân sách là

mọi khoản thu chi đều được lập dự toán và quyết toán hàng năm nên đã tạo ra những

ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững tài khóa và rủi ro tăng thâm hụt ngân sách. Điều

này được giải thích như sau:

(i) Hiện cả thu và chi NSNN đều được lập dự toán hàng năm dựa cơ bản trên số

liệu danh nghĩa năm hiện hành. Do vậy nếu đó là năm có lạm phát cao thì dễ thổi làm

thổi phồng cả số thu NSNN vì thuế phụ thuộc khá nhiều vào mức giá.

(ii) Khi tổng thu NSNN được dự báo cao chúng ta cũng tiếp tục dự báo tổng

chi NSNN ở mức cao và mặc dù đã giới hạn tỷ lệ bội chi ngân sách/ GDP thì chúng

ta vẫn sẽ có một con số bội chi về tuyệt đối rất cao. Số liệu về NSNN những năm

gần đây cho thấy rất rõ là ngay cả khi tỷ lệ bội chi/GDP đã được ấn định thì con số

tuyệt đối về bội chi NSNN vẫn có thể liên tục tăng lên. Hệ quả là tốc độ tăng vay nợ

và vay nội địa cần thiết để bù đắp bội chi lại tăng mạnh trong vài năm gần đây. Điều

này có nguy cơ gây ra những bất ổn kinh tế và gia tăng gánh nặng nợ công.

(iii) Các khoản chi cho các dự án đầu tư thường xuyên vượt dự toán và phải

thực hiện chi chuyển nguồn nhiều năm vì hiện chưa có cơ chế cho việc lập kế hoạch

tài chính cho trung và dài hạn.

Thâm hụt NSNN ở mức cao, liên tục sẽ dẫn tới việc tăng nợ công. Cũng như số

liệu về thâm hụt NSNN, số liệu về nợ công của Việt Nam cũng không nhất quán giữa

các tổ chức song đều phản ánh xu hướng tăng nhanh của nợ công.

Bảng 6: Nợ công của Việt nam từ 2006-2012 (%GDP)

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

MOF 52,6 56,3 54,9 55,6

Trong đó: Nợ nước ngoài 31,4 32,5 29,8 39 42,2 41,5

IMF 41.8 44.6 42.9 51.2 54.0 50.4 52.1

(Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài chính và IMF)

Từ 2009, nợ công đã vượt qua ngưỡng 50 % GDP và tăng đến 56,3 % vào năm

2010 trước khi giảm nhẹ xuống 55,6% vào năm 2012. Nợ nước ngoài chiếm tỷ lệ cao

trong tổng nợ công của Việt Nam (chiếm 76 % tổng nợ công năm 2011). Về mặt số

liệu thì tổng nợ công vẫn còn dưới ngưỡng an toàn 65 % của Bộ Tài chính và IMF

cũng cho rằng nợ công của Việt Nam chưa nguy hiểm. Kế hoạch trả nợ hàng năm

khoảng 14%-16% tổng thu ngân sách nhà nước (thấp hơn giới hạn cảnh báo là dưới

30%), bằng khoảng 4,5% kim ngạch xuất khẩu (thấp hơn giới hạn cảnh báo là dưới

Page 142: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

142

15%). Đây được coi là các chỉ tiêu an toàn, và chỉ số nợ công của Việt Nam được xếp

loại ở mức trung bình so với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm, song

nợ công của Việt Nam vẫn có nhiều vấn đề cần lưu ý.

Thứ nhất, các khoản nợ công của Việt Nam vẫn chưa tính đủ các gánh nặng nợ

tiềm tàng từ hoạt động của khu vực ngoài ngân sách như hoạt động của Bảo hiểm xã

hội, Bảo hiểm Y tế, khu vực ngân hàng và đặc biệt là khu vực DNNN.

Thứ hai, ngay cả khi nợ công không rơi vào ngưỡng nguy hiểm thì nền kinh tế

vẫn có thể gặp bất ổn khi tổng số nợ quá cao. Bài học kinh nghiệm của Argentina năm

2001 cho thấy, do vay nợ tràn lan trong khi Chính phủ không kiểm soát được khả

năng thu thuế, kim ngạch xuất khẩu thấp (chỉ chiếm khoảng 10% GDP), nên không có

nguồn để trả nợ, cộng với tệ nạn tham nhũng, sự bùng nổ vay nợ của chính quyền địa

phương nên cuối cùng đã rơi vào tình trạng vỡ nợ. Vào thời điểm Chính phủ

Argentina tuyên bố vỡ nợ, nợ công của nước này cũng chỉ bằng 69% GDP, chưa phải

là lớn so với nhiều nước.

Thứ ba, tỷ lệ nợ công/GDP là thước đo tốt về quy mô nợ công song nó chưa

hẳn là chỉ số tốt để đánh giá rằng nợ công đang an toàn và không có rủi ro. Với một

nền kinh tế có nhiều chỉ số vĩ mô không ổn định như Việt Nam thì tỷ lệ nợ công tăng

cao luôn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Kết luận và khuyến nghị chính sách

Chính sách tài khóa có vai trò quan trọng trong ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Những phân tích trong bài viết cho thấy đã đến lúc Việt Nam cần có sự đổi mới mạnh

mẽ, toàn diện nhằm hướng tới việc xây dựng một ngân sách bền vững, hiệu quả. Dù

hiện nay quy mô nợ công của Việt Nam vẫn được coi là trong ngưỡng an toàn song

với việc duy trì thâm hụt ngân sách nhiều năm ở mức xấp xỉ 5 % GDP trong khi hiệu

quả chi tiêu công ngày càng kém thì nguy cơ mất ổn định tài khóa không chỉ là cảnh

báo. Trong bối cảnh Việt Nam đang có những thảo luận về thay đổi Hiến pháp và

Luật ngân sách nhà nước thì cần thiết phải có những thảo luận sâu về đổi mới chính

sách tài khóa trong cả thu và chi ngân sách nhà nước.

Với các khoản thu NSNN, cải cách hệ thống thuế nhằm giảm bớt gánh nặng

thuế khóa, tạo nguồn thu ngân sách ổn định và cân bằng cần được coi là quan điểm

chủ đạo. Để làm được điều này ngoài các giải pháp mang tính kỹ thuật như giảm thuế

suất hay thay đổi phạm vi tính thuế… thì phải cải thiện hiệu quả của công tác quản lý

thuế. Hiện nay vai trò của DNNN trong đóng góp NSNN vẫn rất lớn trong khi đóng

góp của các khu vực kinh tế khác chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy cần tiếp tục

nâng cao hiệu quả thu thuế từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước – một công việc

không đơn giản.

Để giảm được sức ép thu thuế thì tất yếu phải giảm quy mô chi tiêu công và thu

hẹp vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Song việc cắt giảm các khoản chi tiêu nên

dựa trên việc đánh giá hiệu quả và mức độ ưu tiên của chi tiêu công chứ không nên

thực hiện cắt giảm đồng loạt theo tỷ lệ cố định.

Nhằm nâng cao vai trò của Quốc hội trong phê duyệt dự toán NSNN thì có thể

xem xét thay đổi các Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách thành các luật

ngân sách hàng năm. Điều này cho phép tăng cường tính kỷ luật ngân sách và hạn chế

tính trạng chi chuyển nguồn như hiện nay. Với các khoản chi được thực hiện trong

nhiều năm thì việc áp dụng Khuôn khổ chi tiêu trung hạn là rất cần thiết. Điều này

cũng cho phép cải thiện hiệu quả chi NSNN cho các dự án đầu tư khi phương pháp

Page 143: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

143

này đòi hỏi khi lập các dự án thì phải có thứ tự ưu tiên, chỉ rõ các kết quả đầu ra thay

vì chỉ dựa trên nguồn lực sẵn có như hiện nay.

Cắt giảm quy mô chi tiêu NSNN cũng sẽ cho phép làm giảm thâm hụt, từng

bước cân bằng ngân sách nhà nước. Với tỷ lệ ngày càng lớn trong ngân sách thì sẽ khó

có thể thực hiện điều này nếu không thực hiện cải cách hành chính, tiết kiệm chi tiêu.

Chính phủ cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn với việc cắt giảm chi tiêu trong quản

lý hành chính và cải thiện hiệu quả làm việc của bộ máy. Sự gia tăng nhanh chóng của

số lượng công chức những năm gần đây, nhất là ở cấp xã là rào cản rất lớn cho việc

cắt giảm chi tiêu công.

Với những khoản chi tiêu cho khu vực sự nghiệp, có thể xem xét thay đổi cơ cấu

chi tiêu theo nguyên tắc Nhà nước chỉ bao cấp những dịch vụ công cơ bản, cần thiết và

tăng dần sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào cung cấp dịch vụ. Xã hội hóa

các dịch vụ công đang được coi là chủ trương cần đẩy mạnh song cần đi đôi với việc

nhà nước phải kiểm soát tốt chất lượng các dịch vụ xã hội hóa.

Tài liệu tham khảo

ADB (2012) Key Indicators for Asie and Pacific

Bahl R.W. (1971) "A regression approach to tax effort and tax ratio analysis." Staff

paper-IMF, vol. 18, pp. 570-612.

Burgess, Robert and Nicolas Stern. 1993. "Taxation and Development." Journal of

economic literature, 31(No.2), pp. 762-830.

Chambas Gérard và cộng sự. (2005). Afrique du sud du Sahara : Mobiliser des

ressources fiscales pour le développement. Paris: Economica, 305 p.

Corden, W.M., & Neary, J.P. 1982. “Booming sector and de-industrialisation in a

small open economy”. The economic journal, 92, 825-848.

IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) (2001) Government Finance Statistic Manual

IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) (2013) "Fiscal Monitor – Fiscal Adjustment in uncertain

world" – World Economic and Financial Survey 4/2013

Lotz, Joergen R. và Elliott R. Morss. 1970. "A Theory of Tax Level Determinants

for Developing Countries." Economic Development and cultural change, 18(3), pp.

328-41.

Ngân hàng thế giới (2013) “Doing Bussiness” – Báo cáo của NHTG (WB)

Nhóm tƣ vấn (MAG) Ủy ban Kinh tế Quốc hội – (2012) “Từ bất ổn vĩ mô đến con

đường tái cơ cấu” – Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012.

Tanzi Vito. 1987. "Quantitative characteristics of tax systems of developing

coutries," in The theory of taxation for developing countries. David Newbery and

Nicholas Stern (eds). Oxford. Oxford University Press, pp. 205-41.

Tanzi Vito và L. Schknecht (1997). "Reforming government: An overview of recent

experience." European Journal of Political economy, vol. 13, pp. 395-417.

Tanzi Vito và Zee Howell H. (2000). "Tax Policy for Emerging Markets: Developing

Countries." National-Tax-Journal, vol. 53(2), pp. 299-322.

Page 144: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

144

Teerra J.M. và Hudson J. (2004). "Tax performance: a comparative study." Journal

of International Development, vol. 16(6), pp. 785-802.

Vũ Sỹ Cƣờng (2012) “Quan hệ giữa lập dự toán và thưc hiện ngân sách nhà nước

với lạm phát” – Tạp chí Ngân hàng số 2/2012.

Vũ Sỹ Cƣờng (2009) “Ước lượng quy mô thu ngân sách hợp lý: trường hợp Việt

nam” – Tạp chí nghiên cứu Kinh tế số 9/2009.

Page 145: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

145

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Ngọc Anh – Tô Trung Thành

Bài viết này nghiên cứu cơ cấu xuất nhập khẩu (cơ cấu hàng hóa, cơ cấu chủ thể,

cơ cấu thị trường) để đánh giá tổng thể về thương mại quốc tế trong những năm qua, từ

đó nhận định được những thách thức chính của ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn

sắp tới.

Diễn biến khái quát thƣơng mại quốc tế

Việt Nam đã thực hiện một loạt các cải cách trong lĩnh vực kinh tế kể từ sau Đổi

mới (1986). Đối với thương mại quốc tế, cải cách được thể hiện ở việc giảm thuế và dỡ

bỏ các hàng rào thương mại, tham gia các liên minh thuế quan trong khu vực và trên thế

giới. Đối với thuế quan, Việt Nam đã thực hiện quá trình giảm thuế đáng kể sau khi

tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO) cũng như các hiệp định hợp tác song phương và đa phương khác. Theo cam kết

với WTO, Việt Nam phải giảm mức thuế nhập khẩu bình quân đơn giản xuống 11.4%

nhưng thuế bình quân năm 2010 đã đạt mức thấp hơn 9.8%. Đối với ngành nông nghiệp

được bảo hộ nhiều nhất, Việt Nam cũng đã cắt giảm thuế nhỏ hơn yêu cầu của WTO

(17% và 18.5%)98

. Đối với ngành công nghiệp cũng cắt giảm thuế tối đa từ mức 16.2%

xuống 8.7%. Theo cam kết với ASEAN, Việt Nam tiếp tục thực hiện CEPT giai đoạn

2008-2013 với một số điều chỉnh, bao gồm đẩy nhanh việc giảm thuế cho 1600 dòng

sản phẩm hải sản, dệt may, sản phẩm công nghệ thông tin về mức 0% vào năm 2012.

Đối với một số dòng sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm, thuế sẽ được giảm từ mức 20-

10% xuống 10-5%. Thuế suất bình quân sẽ chỉ còn 1.88%, 1.77% và 1.69% trong các

năm 2012, 2013, và 2014. Theo cam kết ASEAN- China, Việt Nam cam kết đưa 3700

dòng thuế trong 8900 dòng thuế trong bảng MFN về mức thấp hơn 5% so với mức thuế

MFN. Đáng chú ý khoảng 600 dòng thuế với các nhóm hàng nhạy cảm sẽ giảm về mức

MFN vào gia đoạn 2015-2018. Theo cam kết ASEAN- Hàn Quốc, việc cam kết giảm

thuế sẽ được thực hiện kể từ năm 2015 trở đi. Đối với các biện pháp phi thuế quan, về

hạn ngạch xuất nhập khẩu, Việt Nam đã từng bước dỡ bỏ hạn ngạch tuyệt đối và

chuyển sang dùng hạn ngạch thuế quan, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2015. Các

biện pháp về vệ sinh dịch tễ (SPSs) và hàng rào kĩ thuật (TBTs) được sử dụng thường

xuyên hơn trong ngắn hạn dưới dạng giấy phép xuất khẩu, đặc biệt trong năm 2011, với

mục tiêu bình ổn kinh tế vĩ mô và bảo hộ sản xuất trong nước.

Bảng 1: Diên biên cán cân thƣơng mại giai đoan 1996-2012

Năm

Xuât khâu Nhâp khâu Cán cân thƣơng mại Độ mở thƣơng

mại

(XK+NK)/GDP tr. USD,

FOB %GDP

triêu USD,

CIF %GDP tr. USD %GDP

1996 7255,9 29,43 11143,6 45,19 -3887,7 -15,77 74,62

1997 9185,0 34,22 11592,3 43,18 -2407,3 -8,97 77,40

1998 9360,3 34,40 11499,6 42,26 -2139,3 -7,86 76,66

98http://stat.wto.org/TariffProfile/WSDBTariffPFView.aspx?Language=E&Country=VN

Page 146: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

146

1999 11541,4 40,24 11742,1 40,94 -200,7 -0,70 81,17

2000 14482,7 46,56 15636,5 50,16 -1153,8 -3,70 96,62

2001 15029,2 45,98 16218 49,62 -1188,8 -3,64 95,60

2002 16706,1 47,64 19745,6 56,31 -3039,5 -8,67 103,96

2003 20149,3 50,94 25255,8 63,85 -5106,5 -12,91 114,80

2004 26485.,0 58,30 31968,8 70,37 -5483,8 -12,07 128,67

2005 32447,1 61,32 36761,1 69,47 -4314,0 -8,15 130,79

2006 39826,2 65,38 44891,1 73,70 -5064,9 -8,31 139,08

2007 48561,4 68,38 62764,7 88,38 -14203,3 -20,00 156,76

2008 62685,1 68,81 80713,8 88,60 -18028,7 -19,79 157,42

2009 57096,3 58,75 69948,8 71,98 -12852,5 -13,23 130,73

2010 72236,7 67,87 84838,6 79,72 -12601,9 -11,84 147,59

2011 96905,7 78,40 106749,9 86,37 -9844,2 -7,96 164,77

2012 114631,0 80,71 114347,0 80,91 284 0,20 161,63

Nguồn: TCKT

Với chính sách thương mại có nhiều cải cách theo hướng dỡ bỏ các rào cản

thương mại, hướng đến tự do hóa thương mại, trong hơn một thập niên qua, kim

ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng. Giá trị xuất

khẩu/GDP tăng từ 46% năm 2001 lên tới 80,7% năm 2012, nhập khẩu/GDP tăng từ

49% lên đến 80,9% trong cùng thời kỳ, khiến tổng giá trị thương mại/GDP tăng từ

dưới 100% lên đến 161,63%, thể hiện độ mở rất lớn của nền kinh tế, và là mức rất cao

so với Trung Quốc và một số nước ASEAN.

Tuy nhiên, trước năm 2011, do tốc độ tăng nhập khẩu nhanh hơn nhiều so với

xuất khẩu, cán cân thương mại thâm hụt lớn. Nhập siêu bắt đầu được coi là nghiêm

trọng kể từ năm 2003, khi đạt mức 12,9% GDP, và đặc biệt căng thẳng vào năm 2008

(ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO), với mức thâm hụt tới 14,1 tỷ USD, tức gần

20% GDP và tỷ lệ này tiếp tục duy trì ở các năm tiếp theo. Nếu giai đoạn 2001-2005,

nhập siêu trung bình ở mức 9,1% GDP thì giai đoạn 5 năm tiếp theo (2006-2010),

nhập siêu đã tăng tới 14,7% GDP99

, và ở mức gần 8% GDP trong năm 2011. Trong

khi đó, Trung Quốc và các nước ASEAN như Indonesia, Thái Lan hay Malaysia đều

có thặng dư thương mại, thậm chí ở mức rất cao (như Malaysia 22% GDP).

Nếu như năm 2011, nhập siêu vẫn ở mức 9,8 tỷ đôla Mỹ (gần 8% GDP) thì đến

năm 2012, nền kinh tế đã xuất siêu 284 triệu (tương đương 0.2% GDP), Việt Nam đạt

thặng dư thương mại lần đầu tiên trong vòng 20 năm (kể từ năm 1993). Nguyên nhân chủ

yếu là do suy giảm sản xuất và tiêu dùng trong nước khiến nhu cầu nhập khẩu giảm tốc,

tốc độ tăng chỉ dừng lại 6,6% (với chỉ số giá nhập khẩu giảm 0,33%), so với tốc độ tăng

25,83% của năm 2011 (với chỉ số giá nhập khẩu tăng 20,2%), theo đó, tốc độ tăng thực tế

99

Tình trạng còn căng thẳng hơn nếu loại bỏ vàng ra khỏi cán cân thương mại hàng hóa. Trong 2 năm 2009 và

2010, Việt Nam xuất siêu 2,24 tỷ và 1,72 tỷ USD vàng (được ghi là vàng phi tiền tệ trong thống kê của TCTK).

Nếu loại trừ vàng thì nhập siêu hàng hóa trong 2 năm này lên đến 15,1 tỷ USD và 14,3 tỷ USD (chiếm 15,5% và

13,5% GDP).

Page 147: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

147

là tương đương năm 2011, so với con số tăng thực tế trung bình ước tính cho giai đoạn

2005-2010 (loại bỏ năm 2009 trong giai đoạn suy thoái) là 17,3%. Trong khi đó, sự gia

tăng đột biến của mặt hàng điện thoại, máy vi tính và linh kiện (chủ yếu từ nhà sản xuất

Samsung) đã khiến tốc độ tăng xuất khẩu duy trì ở mức cao 18,2% mặc dù chỉ số giá xuất

khẩu giảm 0,54%. Diễn biến 8 tháng đầu năm 2013 cũng cho thấy xu hướng nói trên.

Tính chung tám tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 84,8 tỷ USD, tăng 14,7% so

với cùng kỳ năm trước, trong khi kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 85,4 tỷ USD, tăng

14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập siêu 8 tháng đầu năm năm 2013 là 577

triệu USD.

Hình 1. Tôc đô tăng giá trị xuất nhập khẩu và chỉ số giá xuất nhập khẩu (%)

Nguôn: TCTK.

Cơ câu hang hoa xuât nhâp khâu

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Xét theo tiêu chuẩn ngoại thương , xuât khâu cua Viêt Nam đa co xu hương

giảm dần tỷ trọng các mặt hàng thô hoặc mới sơ chế (tư nhom 1 đến 5 theo tiêu chuân

SITC). Nêu như năm 1995, tỷ trọng của các nhóm hà ng nay chiêm tơi xâp xi 70% thì

tơi năm 2010 đa giam xuông dươi 40%. Xuất khẩu cũng co sư dich chuyên theo

hương giam ty trong san phâm nông , lâm, thủy sản và tăng dần tỷ trọng sản phẩm

hàng công nghiệp . Năm 1996, sản phẩm nông, lâm thuy san chiêm hơn 40% tông gia

trị xuất khẩu thì đến năm 2012 con sô nay đa giam môt nưa (20,8%). Cùng với đó là

sư tăng nhanh chong cua hang hoa chê biên công nghiêp như điên thoai va linh kiên ,

điên tư may tính, dêt may, da giay....

Hình 2. Cơ câu hang hoa xuât khâu theo SITC

Nguôn: TCTK

Page 148: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

148

Hình 3. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo nhóm hàng, 2000 – 2011

Nguồn: WITS, 2013.

Tuy nhiên, khi so sanh vơi môt sô nươc trong khu vưc như Trung Quôc và ASEAN,

cơ câu hang xuât khâu cua Việt Nam vân thiên vê cac măt hang thô sơ hoăc mơi sơ chê.

So vơi Trung Quôc va Malaysia, tỷ trọng hàng xuất khẩu là máy móc, phương tiên vân tai

và phụ tùng của Việt Nam thâp hơn rât nhiêu va chi tương đương vơi Indonesia. Thay vao

đo, Việt Nam vân co thê manh trong xuât khâu lương thưc thưc phâm, đăc biêt la lua gao,

so vơi cac nươc trong khu vưc, vơi ty trong nhom hang hoa nay chiêm tơi 20% tông gia

trị xuât khâu.

Hình 3. Cơ câu xuât khâu cac nƣơc theo tiêu chuân SITC giai đoan 2006-2010

Nguôn: Nguôn: TCTK, National Bureau of Statistics of China, BPS- Statistics Indonesia, Department

of Statistics Malaysia

Bên cạnh việc xem xét cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo các nhóm hàng, phân tích

cơ cấu thương mại theo hàm lượng công nghệ để làm rõ cấu trúc sản xuất và xuất

khẩu, qua đó cho thấy sự chuyển dịch để theo đuổi lợi thế cạnh tranh của Việt Nam

Page 149: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

149

trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong 10 năm qua, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các loại

hàng hóa cơ bản và có hàm lượng công nghệ thấp. Tỷ trọng dầu thô xuất khẩu đã giảm

hơn một nửa (từ khoảng 25% năm 2000 xuống còn xấp xỉ 10% trong năm 2011),

trong khi các loại hàng hóa cơ bản hầu như giữ nguyên tỷ trọng. Nhóm hàng hóa có

hàm lượng công nghệ thấp, và dựa trên tài nguyên không có thay đổi nhiều về tỷ

trọng, lần lượt ở mức 30% và 10%. Sự đóng góp của nhóm hàng hóa công nghệ cao

và trung bình có sự cải thiện nhỏ trong tổng lượng hàng hóa xuất khẩu. Cụ thể, nhóm

hàng hóa công nghệ cao đã tăng từ 5% năm 2000 đến khoảng 10% trong năm 2011.

Sự chuyển dịch này phần nào chứng tỏ cơ cấu các ngành hàng xuất khẩu của Việt

Nam cũng đã có cải thiện nhất định trong thập kỷ qua.

Hình 4. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hàm lƣợng công nghệ, 2000 – 2011

Nguồn: WITS, 2013

Khi so sánh với một số quốc gia trong bảng 2 dưới đây (chỉ tính với hàng hóa

xuất khẩu công nghiệp), sau 10 năm, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam dường như cùng

chiều hướng với Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng tỏ ra khác hẳn so với một số nước

ASEAN. Với Trung Quốc, nhóm hàng công nghệ thấp và dựa vào tài nguyên trong cơ

cấu xuất khẩu đã giảm gần 15% trong từ năm 2000 đến 2010, trong khi đó, Ấn Độ

cũng giảm khoảng 10% trong cùng thời kỳ. Đối với các nước ASEAN nói chung,

nhóm hàng trên lại tăng lên đến 10% (từ 30.61% năm 2000 lên 40.91% năm 2010).

Nhóm hàng có hàm lượng công nghệ trung bình đều có sự cải thiện ở hầu hết các

nước. Ngoài ra, trong khi Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ xuất khẩu nhiều hơn

nhóm hàng hóa công nghệ cao thì Indonesia, Thái Lan và các nước ASEAN có xu

hướng giảm tỷ trọng nhóm hàng này.

Bảng 2. So sánh cơ cấu xuất khẩu Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN

Phần trăm

Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ ASEAN Indonesia Thái Lan

2000 2010 2000 2010 2000 2010 2000 2010 2000 2010 2000 2010

Resource-based 13.87 12.58 9.15 8.26 34.42 45.42

15.81 26.48 33.73 49.72 18.54 23.50

Low tech 64.67 59.43 45.36 31.22 46.90 26.33 14.80 14.43 31.88 21.23 21.86 14.68

Medium tech 10.32 13.79 24.29 28.33 13.34 20.34 20.75 25.53 19.53 22.41 27.16 39.23

High tech 11.14 14.19 21.20 32.19 5.34 7.90 48.64 33.57 14.87 6.64 32.43 22.59

Page 150: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

150

Nguồn: WITS, 2013

Tuy nhiên, xu hướng trên chưa mạnh mẽ và có nhiều đột phá. Hàm lượng công

nghệ xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là công nghệ thấp (khoảng 60% và 12-13% ngành

sử dụng công nghệ cao) và hầu như ít thay đổi trong hơn thập niên qua. Trong khi đó

các nước như Trung Quốc, và một số nước ASEAN thì tỷ trọng ngành sử dụng công

nghệ cao đã lên tới trên 30%. Điều này phản ánh sự tụt hậu của Việt Nam so với các

nước khác trong việc xác lập năng lực cạnh tranh.

Trong thực tế, Việt Nam đã có chủ trương nâng cao năng lực cạnh tranh nền

kinh tế nói chung, đối với các mặt hàng xuất khẩu nói riêng. Mục tiêu của Đề án tổng

thể tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng chính phủ phê duyệt đặt mục

tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những mục tiêu đầu tiên bên cạnh mục

tiêu nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp. Trong thời gian qua,

chủ trương nâng cao năng lực cạnh tranh thể hiện rõ nét nhất qua các chính sách công

nghiệp, nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ trong các mặt hàng, phát triển hoạt động

sản xuất chế tạo, đặc biệt đối với các mặt hàng xuất khẩu. Theo một nghiên cứu gần

đây, từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã xây dựng khoản 80 chiến lược phát triển, quy

hoạch tổng thể và kế hoạch cho các ngành công nghiệp (Kim & Nguyen, 2011) với

nội dung các chính sách trong từng giai đoạn được thể hiện trong biểu đồ dưới.

Biểu đồ 1. Chính sách phát triển ngành công nghiệp

Nguồn: Kim & Nguyen, 2011

Những chính sách công nghiệp trên đã có ảnh hưởng tích cực tới năng lực cạnh

tranh của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, thể hiện qua sự tăng lên về xếp hạng Chỉ

số năng lực cạnh tranh CIP toàn cầu. Năm 2009, Việt Nam đứng thứ 58, tiến lên được

14 bậc chỉ trong vòng 4 năm và trở thành một trong những nước tiến bộ nhất trên thế

Page 151: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

151

giới. Tăng trưởng giá trị gia tăng của hoạt động chế tạo của Việt Nam tăng đáng kể từ

5.8 tỷ USD năm 2000 lên 15.4 tỷ USD năm 2009.

Hình 5. Giá trị gia tăng của hoạt động chế tạo của Việt Nam và ASEAN,

2000-2009 (tỷ USD)

Nguồn: World Development Indicators

Tuy nhiên, xét về cơ cấu hàng xuất khẩu, Việt Nam thặng dư thương mại đối với

nhóm các sản phẩm chế tạo sử dụng công nghệ thấp trong khi thâm hụt thương mại đối

với nhóm các sản phẩm chế tạo sử dụng công nghệ trung bình và cao100

. So với các

nước trong khu vực, tỷ trọng của ngành sử dụng công nghệ trung bình và cao trong tổng

giá trị gia tăng sản phẩm chế tạo chỉ khoảng trên 20% và không thay đổi trong những

năm gần đây. Trong khi các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ thấp và thâm dụng

lao động chủ yếu là cụm công nghiệp dệt may, da giầy chiếm chủ yếu. Điều này cho

thấy các chính sách phát triển công nghiệp, gia tăng hàm lượng công nghệ và nâng cao

năng lực cạnh tranh chưa đạt được thành tựu trong nỗ lực chuyển dịch cơ cấu công nghệ

của sản phẩm chế tạo xuất khẩu.

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu

Nhập khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu là nhập khẩu tư liệu sản xuất, bao gồm: máy

móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và nguyên nhiên vật liệu. Tỷ lệ này luôn chiếm trên

90% tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu, keo dài liên tục trong các năm mà không có dấu

hiệu thay đổi. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng gia công,

bởi thế khi xuất khẩu tăng cũng đồng nghĩa với nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu cũng

tăng theo . Xét theo tiêu chuẩn ngoại thương (SITC), nhâp khâ u hang hoa cua Viêt

Nam cung co sư khac biêt tương đôi vơi môt sô nươc trong khu vưc . Nêu như trong

xuât khâu , so vơi T rung Quôc hay Malaysia , Viêt Nam chu yêu xuât khâu cac hang

hóa thô hoặc mới sơ chế thì trong nhập khẩu lại ngược lại , Viêt Nam chu yêu phai

nhâp cac may moc , phương tiên vân tai , và đặc biệt là hàng hóa chế biến và các hóa

chât trong nươc không thê san xuât đươc.

Hình 6: Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng

100 Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh công nghiệp 2011.

Page 152: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

152

Nguồn: TCTK

Hình 7. Cơ câu hang nhâp khâu theo SITC cac nƣơc giai đoan 2006-2010

Nguôn: TCTK; National Bureau of Statistics of China; BPS-

Statistics Indonesia; Department of Statistics Malaysia

Một trong những nguyên nhân của tình trạng các mặt hàng nhập khẩu của Việt

Nam phần lớn là dành cho nguyên liệu đầu vào, thiết bị, phụ tùng và máy móc phục vụ

sản xuất trong nước, có xu hướng ngày càng gia tăng cả về trị giá và tỷ trọng trong cơ

cấu hàng nhập khẩu là do thực trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt

Nam101

chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, thể hiện qua việc. Kể cả đối

với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép... thì tỷ lệ

nội địa hóa sản phẩm vẫn thấp. Đối với ngành điện tử, nguồn nguyên liệu và linh kiện

chủ yếu nhập từ nước ngoài hoặc đối với doanh nghiệp liên doanh thì được cung cấp từ

các cơ sở thuộc mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu của chính hãng sản xuất,

khiến cho Việt Nam không vượt ra khỏi giai đoạn gia công lắp ráp, công đoạn mang lại

giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị.

101Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2011 Về chính sách phát triển một số ngành công

nghiệp hỗ trợ trong đó quy định rõ các ngành hàng công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất vật

liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản

phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.

Page 153: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

153

Trong thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam đã có chủ trương hỗ trợ các ngành

công nghiệp hỗ trợ, đưa ra nhiều chính sách cụ thể để doanh nghiệp công nghiệp phụ

trợ trong nước phát triển chế tạo và sản xuất. Cụ thể Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg

ngày 22 tháng 02 năm 2011 Về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ

trợ, kèm theo nó là Quyết định số 1483/QĐ-TTg ra ngày 26/8/2011 về việc ban hành

Danh mục CNHT ưu tiên phát triển; Quyết định số 34/2007 của Bộ Công thương phê

duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Nhìn

chung, hướng hỗ trợ của Chính phủ chủ yếu về tài chính, nhân lực và kỹ thuật. Những

giải pháp khuyến khích phát triển về mặt tài chính như ưu đãi ở mức cao nhất về đất

đai, thuế; về nhân lực như áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu

hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực công nghệ cao; về kỹ thuật như cơ chế linh hoạt,

dành ngân sách và áp dụng cơ chế đặc thù để thực hiện các chương trình, dự án về

công nghệ cao, nhập khẩu một số công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng đối với phát

triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, khuyến khích nâng cao công

nghệ trong ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua các hoạt động triển lãm, hội thảo trao

đổi công nghệ.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy các kết quả còn rất hạn chế. Số lượng doanh nghiệp

tham gia vào chuỗi ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam chỉ khoảng 1000 doanh

nghiệp vào năm 2013102

. Các doanh nghiệp cung cấp linh kiện, bán sản phẩm hiện nay

chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đang đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo

là các doanh nghiệp Đài Loan, cuối cùng mới là các doanh nghiệp Việt Nam. Có sự gia

tăng số lượng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT nhưng tỷ lệ gia tăng giữa số

doanh nghiệp sản xuất chính và số lượng doanh nghiệp CNHT là không tương quan (ví

dụ như trong ngành giày dép – Hình 8). Trong khi đó, quy mô doanh nghiệp trong lĩnh

vực công nghiệp hỗ trợ chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với số lượng doanh

nghiệp ít, quy mô chủ yếu là nhỏ và vừa khiến lượng cung ứng cho ngành phụ trợ trong

nước không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư

vào Việt Nam, và không có sự khác biệt nhiều đối với trước và sau khi triển khai các

chính sách liên quan (Hình 9).

Hình 8. Số lƣợng doanh nghiệp trong ngành giày dép

Nguồn: Tính toán theo số liệu Tổng điều tra DN của Tổng cục thống kê

102 Theo http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quan-diem/cong-nghiep-phu-tro-viet-nam-co-nhieu-tiem-

nang-2837512.html

Page 154: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

154

Hình 9. Tình hình nhập khẩu nguyên liệu các ngành (triệu USD)

a. Ngành may mặc

Nguồn: Tổng cục thống kê

b. Ngành da giày

Page 155: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

155

Bên cạnh đó, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp CNHTcòn khá lạc hậu,

đặc biệt khi vào giai đoạn hội nhập, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn đang ở trình độ

thấp, còn khoảng cách lớn về trình độ so với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ các

nước trong khu vực. Từ nhiều năm nay, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao

của Việt Nam chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp FDI. Công nghiệp hỗ trợ công

nghiệp cao của Việt Nam chủ yếu là lắp ráp, không tạo ra giá trị sản phẩm.

Qua xem xét các chỉ tiêu đánh giá năng lực phát triển công nghiệp hỗ trợ trước và

sau khi ban hành chính sách, có thể nhận thấy các chính sách chưa có tác động mạnh

mẽ tới ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Một nguyên nhân quan trọng là các hỗ trợ

chưa đến tay các doanh nghiệp. Ví dụ, trên thực tế, theo kết quả điều tra của dự án

“Điều tra khảo sát hoạt động công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng

Nai và Bình Dương” cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách ưu đãi

khá thấp, chỉ có 45% doanh nghiệp hưởng chính sách miễn giảm thuế và tiền thuê đất

bình quân, trong đó doanh nghiệp FDI là 52,4%, doanh nghiệp tư nhân là 32,8%; và

chỉ 5,1% doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực103

. Bên cạnh

đó, đối với những hỗ trợ cho vay ưu đãi lãi suất, các doanh nghiệp sản xuất hàng phụ

trợ của Việt Nam cũng rất khó để tiếp cận được các nguồn vốn trên.

Cơ câu chu thê xuât nhâp khâu

Hình 10. Tỷ trọng xuất nhập khẩu khu vực kinh tế trong nƣớc (%)

Nguồn: TCTK

Trong giai đoạn từ năm 1996 đến 2012, cả xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực

kinh tế trong nước có xu hướng giảm dần và ổn định hơn trong những năm gần đây.

Trong khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan

trọng trong hoạt động xuất khẩu. Tư mưc chi chiêm 29,7% giá trị xuất khẩu năm 1996

và trung bình giai đo ạn 1996-2000 là 35,4%, thì đến năm 2001 tỷ trọng của khu vực

này đạt 45,23% giá trị xuất khẩu và kể từ năm 2003 trơ đi đa vươt mưc 50%. Không

những thế, nhập khẩu khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng ngày càng

chiếm tỷ trọng lớn hơn. Nhập khẩu của khu vực này bắt đầu tăng mạnh và đóng góp

lớn vào tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá kê t ừ năm 2000 với tốc độ gia tăng lên tới

103 Theo http://petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/tao-suc-bat-cho-cong-nghiep-ho-tro.html

Page 156: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

156

24,59%/năm (tính cả năm 2009 nhập khẩu giám 6,5% do tác động của khủng hoảng

tài chính toàn cầu). Điêu nay đa giup tăng ty trong nhâp khâu hang hoa cua khu vưc

có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 10% sau môi môt giai đoan.

Hình 11. Cán cân thƣơng mại theo chủ thể

Nguồn: TCTK.

Trong năm 2012, nhập siêu của khu vực trong nước giảm xuống còn 11,7 tỷ (so

với 16,1 tỷ đôla Mỹ năm 2011) nhưng hiện tượng nhập siêu liên tục ở quy mô lớn của

khu vực này trong nhiều năm đã phản ánh năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia

chuỗi giá trị toàn cẩu của các doanh nghiệp trong nước là yếu kém. Trong khi đó,

đóng góp lớn cho cán cân thương mại đến từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (khu

vực ít chịu tác động trực tiếp hơn từ nhu cầu trong nước suy giảm bởi chủ yếu sản

xuất dành cho xuất khẩu và đã tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu nằm trong

tổng thể chiến lược đầu tư của các công ty đa quốc gia). Trong năm 2012, khu vực

này đã xuất siêu khoảng 12 tỷ đôla M ỹ, gần gấp đôi so với năm 2011, chủ yếu từ

“hiện tượng” Samsung (xuất khẩu tăng từ 6 tỷ đôla Mỹ năm 2011 lên 12 tỷ đôla Mỹ

năm 2012).

Điều này cũng đồng nghĩa với vai trò quan trọng hơn của nhóm ngành xuất

khẩu hàng gia công, lắp ráp trong năm 2012, cụ thể là nhóm hàng điện thoại và linh

kiện xuất khẩu (12,6 tỷ đôla Mỹ, tăng 197,7% so với năm 2011) và nhóm hàng điện

tử, máy tính và linh kiện (khoảng 7,9 tỷ đôla Mỹ tăng 69,1%). Tuy nhiên, mặc dù kim

ngạch xuất khẩu cho cả 2 nhóm hàng trên là 20,5 tỷ đôla Mỹ nhưng giá trị nhập khẩu

điện tử, máy tính, linh kiện và các yếu tố đầu vào khoảng 13,1 tỷ đôla Mỹ (so với 7,2

tỷ năm 2011, tăng 67%) khiến giá trị gia tăng xuất khẩu của các nhóm hàng này

không lớn. Đây là vấn đề không mới tại Việt Nam, với đặc thù tập trung vào các mặt

hàng gia công và phải nhập khẩu phần lớn đầu vào sản xuất do cơ cấu trong nước mất

cân đối và thiếu tính bền vững, đặc biệt là sự thiếu vắng và yếu kém của các ngành

công nghiệp hỗ trợ.

Trong 8 tháng đầu năm 2013, xu hướng nêu trên vẫn tiếp diễn. Trong khi xuất

khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 28,7 tỷ USD, chỉ tăng 3,1% thì khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 56,1 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, nếu như nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 37,1 tỷ USD, chỉ tăng 4%

thì khu vực FDI đạt 48,3 tỷ USD, tăng 25,1%. Theo đó, khu vực kinh tế trong nước nhập

siêu 8,4 tỷ USD trong khi khu vực FDI xuất siêu 7,8 tỷ USD.

Page 157: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

157

Cơ câu thị trƣờng xuât nhâp khâu

Xét theo đối tác xuất khẩu , trươc nhưng năm 2000 đôi tac nhâp khâu chinh cua

Viêt Nam chu yêu la EU , ASEAN va Nhât Ba n. Trong nhưng năm 1996-1999, giá trị

xuât khâu sang 3 thị trường này luôn đạt mức xấp xỉ 60% tông gia tri xuât khâu. Tư sau

năm 2001, Hiêp đinh thương mai Viêt - Mỹ được ký kết và bắt đầu có hiệu lực, thương

mại giữa Việt Nam va Hoa Ky băt đâu phat triên manh , giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ

liên tuc tăng nhanh qua cac năm va dân trơ thanh thi trương xuât khâu lơn thư hai cua

Viêt Nam sau EU . Năm 2012, xuất khẩu Việt Nam tiếp tục phụ thuộc nhiều vào một

nhóm các quốc gia, khu vưc như EU (chiếm tỷ trọng cao nhất 17,7%), Mỹ (17,2%),

ASEAN (14,9%) và Nhật Bản (11,4%), với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường

này tiếp tục tăng cao, phản ánh những khó khăn kinh tế nói chung trên thế giới không

ảnh hưởng quá lớn đến nhu cầu hàng Việt Nam. Điều này có thể giải thích bởi hàng hóa

xuất khẩu ở Việt Nam vẫn thuộc chuỗi giá trị thấp, đáp ứng nhu cầu bình thường của

các nước, trong khi Trung Quốc đang dần dời bỏ chuỗi sản xuất này để chuyển sang

chuỗi giá trị cao hơn và dần nhường lại thị phần cho các nước Đông Nam Á khác, trong

đó có Việt Nam.

Hình 12. Cơ cấu xuất khẩu phân theo nƣơc , khôi nƣơc chinh

Nguôn: TCTK

Hình 13: Cơ câu nhâp khâu chia theo nƣơc , khôi nƣơc chinh

Nguôn: TCTK

Page 158: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

158

Vơi thi trương hang nhâp khâu, hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu đến

tư cac nươc khu vực Đông A va Đông Nam A . Khác với xuất khẩu có sư đa dang hoa

đôi tac thi nhâp khâu cua Viêt Nam ngay cang phu thuôc vao nhom nươc này đặc biệt

là sự lệ thuộc ngày càng lớn vào Trung Quốc . Nêu như nhưng năm 1996-1999 hàng

hóa xuất khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm tỷ trọng r ất nho trong cơ câu hang hoa nhâp

khâu cua Viêt Nam thi cho đên năm 2012, con sô này đã lên tới 25,3% tông kim ngach

nhâp khâu . Chính điều này đã dẫn tới tình trạng thâm hụt song phương với Trung

Quôc ngay cang tăng nhanh . Trung Quốc hiện đang là thị trường nhập khẩu lớn nhất

của Việt Nam, theo đó, thâm hụt song phương với quốc gia này đã lên tới 16,7 tỷ đôla

năm 2012 (tăng từ 13,5 tỷ đôla Mỹ năm 2011), tiếp tục mang lại rủi ro cho sự bền

vững của thương mại cũng như sản xuất nội địa. Do “hiện tượng” Samsung, Hàn

Quốc vươn lên trở thành thị trường Việt Nam nhập siêu lớn thứ 2 (khoảng 10 tỷ đôla

Mỹ).

Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu bị tác động lớn bởi các hiệp định thương mại.

Hiện nay, Việt Nam đã kí kết và tham gia 8 khu vực mậu dịch tự do (FTA) gồm có

ASEAN, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-Australia, New Zealand, ASEAN-Hàn Quốc,

ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Trung Quốc và các hiệp định thương mại song phương

với Nhật Bản, và Chile104

. Xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đã ký hiệp

định có mức tăng trưởng cao. Cụ thể, trong năm 2012, 33,6% trong tổng kim ngạch

xuất khẩu sang các thị trường có FTA với Việt Nam, tương đương 18 tỉ USD, hưởng

các ưu đãi thuế quan, trong đó nhiều nhất là xuất khẩu tới các thị trường Hàn Quốc,

Nhật Bản và Trung Quốc105

.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tiến hành đàm phán các hiệp định thương mại đa

phương và song phương như ASEAN+6, ASEAN-EU, Hiệp định đối tác Kinh tế Chiến

lược xuyên Thái Bình-TPP, EU, Hàn Quốc, Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu EFTA và

Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan) với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, và góp

phần cải thiện cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam3.

Hình 14. Cán cân thƣơng mại Việt Nam và một số đối tác FTA (1997-2011)

104http://www.trungtamwto.vn/fta 105,3http://www.vietnam.vn/Thongtin/Tan-Dung-Fta-Thanh-Loi-The-Cho-Doanh-Nghiep.html

Page 159: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

159

Page 160: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

160

Nguồn: WITS, 2013

Hình 14 cho thấy việc tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do nhìn chung giúp

tăng trưởng cả xuất khẩu và nhập khẩu, nhưng dường như tác động xấu đến cán cân

thương mại. Việt Nam có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn từ các nước đối tác, và thâm hụt

thương mại có chiều hướng nới rộng. Như thị trường Trung Quốc, từ vị trí thặng dư

thương mại trước năm 2001, Việt Nam nhập siêu liên tục từ Trung Quốc và biên độ có xu

hướng tăng. Đối với thị trường Nhật Bản, cán cân thương mại khá cân bằng trước năm

2008 nhưng Việt Nam lại đang có xu hướng nhập siêu trở lại. Trường hợp Chilê, Việt

Nam cũng chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu. Nguyên nhân có thể do ngành công nghiệp

hỗ trợ còn nhiều yếu kém, do bản thân doanh nghiệp chưa biết và chưa tận dụng được cơ

hội ưu đãi thuế. Ngoài ra, các đối tác Việt Nam đã kí hiệp định song phương hoặc đa

phương chủ yếu nằm trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, gần gũi về địa lý, thuận

Page 161: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

161

lợi cho các hoạt động thương mại nhưng lại đều có chung định hướng xuất khẩu, cạnh

tranh lẫn nhau106

.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu thương mại Việt Nam đang đứng

trước một số thách thức chính như: i) mặc dù nhập siêu đang có xu hướng giảm dần

nhưng không bền vững, ii) hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu là các mặt hàng thô

và sơ chế, hàm lượng công nghệ trong các mặt hàng công nghiệp còn thấp, năng lực

cạnh tranh không cao, iii) hàng nhập khẩu chủ yếu là đầu vào sản xuất, phản ánh

ngành công nghiệp phụ trợ yếu kém, giá trị gia tăng hàng xuất khẩu thấp, iv) khu vực

DN trong nước nhập siêu quy mô lớn phản ánh năng lực cạnh tranh và khả năng tham

gia chuỗi giá trị toàn cẩu của các doanh nghiệp trong nước là yếu, v) lệ thuộc vào một

số thị trường như Trung Quốc gây lo ngại về rủi ro đối với thương mại quốc tế, trong

khi Việt Nam chưa tận dụng được các hiệp định thương mại để cải thiện cán cân

thương mại. Những vấn đề này kéo dài qua nhiều năm những chưa có cải thiện đáng

kể, cho thấy các biện pháp đưa ra chưa thực sự có hiệu quả. Trong giai đoạn tới, giải

pháp căn bản là phải quyết liệt chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền

kinh tế, theo đó, giảm được chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm quốc gia, và đảm bảo

được những cân đối vĩ mô lớn của nền kinh tế. Khung khổ chung trong quá trình này

là chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững, nâng cao hiệu quả và tăng trưởng theo

chiều sâu, cắt giảm dần tổng tỷ trọng đầu tư của xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả

và chống lãng phí trong đầu tư (đặc biệt là đầu tư công). Cũng cần có những chính

sách để tăng cường tỷ lệ tiết kiệm nội địa của nền kinh tế. Một mặt cần thực thi chính

sách tài khóa thận trọng để duy trì thâm hụt ngân sách ở mức thấp, mặt khác cần tái

cấu trúc mạnh mẽ hệ thống tài chính ngân hàng để không những gia tăng được tỷ lệ

tiết kiệm ròng của khu vực hộ gia đình, mà còn kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng

dư nợ tín dụng phục vụ cho đầu tư của khu vực doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần

những giải pháp hiệu quả hơn để nâng cao được năng lực cạnh tranh công nghệ quốc

gia, xây dựng công nghiệp hỗ trợ mạnh và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

106http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/5-fta-va-cuoc-ruot-duoi-cua-xuat-khau---nhap-sieu-8107.html

Page 162: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

162

HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

TRONG CHIẾN LƢỢC TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ VÀ

VAI TRÒ CỦA BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƢỢC

TS. Phạm Thị Thu Hằng

Tổng thƣ ký, Phòng Thƣơng mại

và Công nghiệp Việt Nam

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cho đến nay, đã có nhiều báo cáo nghiên cứu, đánh giá diễn biến kinh tế Việt

Nam trong những năm gần đây, thống nhất nhận định về mức độ khó khăn của nền

kinh tế Việt Nam và những nguyên nhân của nó. Theo đánh giá của các chuyên gia,

bên cạnh nguyên nhân từ bên ngoài, thì thực trạng hiện nay của nền kinh tế nước ta do

ba lớp nguyên nhân nội tại: Lớp nguyên nhân trực tiếp chính là chuyển trọng tâm

chính sách, thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (thắt chặt tài khóa; thắt

chặt tiền tệ và tín dụng; lãi suất cao; hạn chế, khống chế vốn tín dụng cho các ngành

nhạy cảm, “phi sản xuất”…). Lớp thứ hai chính là do áp lực của đẩy mạnh tăng

trưởng, Việt Nam đã chú trọng gia tăng đầu tư dẫn đến sai lệch lớn giữa cung - cầu

thực của nền kinh tế trên các mặt quy mô, buộc Việt Nam phải thay đổi trọng tâm

chính sách bằng Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những

giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh

xã hội và Kết luận số 02/KL-TW của Bộ Chính trị ngày 16/3/2011 về tình hình kinh tế

- xã hội năm 2011… ; Lớp nguyên nhân thứ ba, nguyên nhân cơ bản là yếu kém của

cơ cấu và lạc hậu của mô hình tăng trưởng với hệ thống thể chế không còn phù hợp,

hệ thống khuyến khích thiên về thúc đẩy hành vi “trục lợi địa tô” thay vì đầu tư tạo ra

lợi nhuận, nâng cao giá trị gia tăng.

Phân tích của các chuyên gia cũng cho thấy kết quả hoạt động của nền kinh tế

ở giai đoạn này có phần do chính sách, cách thức điều hành kinh tế và có phần do

trách nhiệm của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quy mô lớn. Xét về chính

sách và thể chế, thì phân bố nguồn lực chủ yếu do Nhà nước dẫn dắt (gồm nhà nước

trung ương, địa phương và doanh nghiệp nhà nước), và theo chỉ dẫn hành chính. Động

lực đầu tư là “đầu cơ” tạo và tìm kiếm địa tô hơn là tìm kiếm lợi nhuận. Hệ thống nói

trên khuyến khích và dung dưỡng dòng tiền chu chuyển T-T-T với mức rủi ro đạo đức

lớn; mà không khuyến khích và nuôi dưỡng đầu tư phát triển sản xuất tạo năng lực sản

xuất mới, tạo lợi nhuận và giá trị gia tăng cho xã hội (ECNA, 2013).

Nhận định này hoàn toàn có cơ sở, tuy nhiên nó lại chưa phản ánh được vì sao

thể chế hiện hành về phân bố nguồn lực của Nhà nước lại dẫn đến hành vi trên. Trong

quá trình thực hiện thể chế này, cần xem xét doanh nghiệp (DN) và động cơ kinh

doanh của họ như là một chủ thể tích cực có vai trò nhất định trong quá trình phân bổ

nguồn lực đó thay vì chỉ xem xét DN như là hệ quả của sự phát triển. Nói một cách

khác DN là một trong các nhóm tác nhân tạo nên mô hình tăng trưởng. Trong phạm vi

bài nghiên cứu này, tác giả đề cập tới vấn đề đánh giá hoạt động của DN hiện này, và

vai trò của chúng, nhìn từ góc độ như những chủ thể mà thông qua đó, các đột phá

kinh tế có thể tạo nên những hiệu quả lớn.

Page 163: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

163

I. Về tình hình phát triển doanh nghiệp hiện nay

Theo thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư về tổng số DN còn hoạt động trong

nền kinh tế, tính đến hết ngày 31/12/2012, trong tổng số 694.500 DN đã được thành

lập, cả nước còn 475.776 DN đang hoạt động (chiếm 68,5%), 19.104 DN đăng ký

ngừng hoạt động, 111.145 DN dừng hoạt động nhưng không đăng ký, 88.475 DN đã

giải thể.

Trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có có 38.908 DN thành lập mới với tổng vốn

đăng ký gần 194.000 tỉ đồng. Mặc dù số DN thành lập mới trong 4 tháng đầu năm

giảm 1,2%; nhưng sau 5 tháng đã tăng 4,8%; 6 tháng tăng 7,6%. Tuy nhiên, theo đánh

giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số vốn đăng ký của DN thành lập mới vẫn có xu

hướng giảm do những khó khăn của nền kinh tế và khả năng huy động vốn của nhà

đầu tư. Tỷ lệ giảm số vốn đăng ký của DN thành lập mới so với cùng kỳ (cụ thể: 4

tháng giảm 14,1%; 5 tháng giảm 16,3%; 6 tháng giảm 19,9%) cho thấy trước những

khó khăn của nền kinh tế, buộc người thành lập DN đã thận trọng hơn với mỗi đồng

vốn của mình. Ước 8 tháng đầu năm, số DN đăng ký thành lập mới tăng 9,5% (cùng

kỳ giảm 11,5%).

Hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang có chuyển

biến bước đầu. Tổng số DN giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng

đầu năm 2013 là 26.324 DN. Số DN giải thể giảm so với cùng kỳ: 3 tháng giảm 14%; 4

tháng giảm 4,8%; 5 tháng giảm 0,9%. Số DN ngừng hoạt động tuy tăng so với cùng kỳ

nhưng tốc độ tăng đang có xu hướng giảm dần: 4 tháng tăng 16,9%; 5 tháng tăng 13%; 6

tháng tăng 12,3%. Bên cạnh đó, số DN tạm ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động cũng

tăng dần qua từng tháng: 4 tháng khoảng 8.300 DN, 5 tháng khoảng 8.800 DN và 6 tháng

đã tăng lên khoảng 9.300 DN. Trong 8 tháng đầu năm 2013, đã có khoảng 10.649 DN

tạm dừng hoạt động quay trở lại hoạt động.

Trong cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2013 vừa qua, Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam đã tiến hành khảo sát nhanh động thái DN Việt Nam 6 tháng

đầu năm 2013 đối với DN trên toàn quốc để đánh giá cảm nhận của DN về tình hình

sản xuất kinh doanh của DN 6 tháng đầu năm và dự cảm nhận cho 6 tháng cuối năm

2013. Một số kết quả khảo sát chính như sau:

Nhìn chung, tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của các DN trong 6 tháng

đầu năm 2013 được các DN cảm nhận là xấu hơn nhiều so với 6 tháng cuối năm 2012.

Tuy nhiên, các DN dự cảm rằng một số yếu tố của tình hình sản xuất kinh doanh 6

tháng cuối năm 2013 sẽ khởi sắc hơn.

Vấn đề hàng tồn kho vẫn tiếp tục là mối lo ngại của DN trong giai đoạn này

(gần 69,2 % số DN có ý kiến) cho thấy việc giải quyết đầu ra, khai thác thị trường cho

DN vẫn còn là bài toán lớn chưa có lời giải đối với DN. Những nỗ lực của DN tìm các

giải pháp để thoát khỏi tình trạng này vẫn chủ yếu là các giải pháp truyền thống như:

giải pháp tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới (được nhiều DN áp dụng nhất), tiếp đó là

giải pháp giảm giá bán, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại, đưa hàng

về nông thôn. Hiện cũng có đến 27, 6% DN găp phai vân đê t ồn kho thanh toán trong

6 tháng đầu năm 2013. Trong nhưng DN vương vao tinh trang tôn kho thanh toan , tỷ

lệ DN có tôn kho công nơ tư khu v ực DN nhiêu hơn so vơi tỷ lệ DN có tôn kho công

nơ từ khách hàng mua lẻ và từ khu vực công.

Page 164: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

164

Trong 6 tháng đầu năm 2013, có xấp xỉ 54% DN trong diện điều tra có nhu cầu

vay vốn cua ngân hang , trong khi tỷ lệ này vào cuối năm 2012 là 57,3%. Như vậy,

nhu cầu vay vốn ngân hàng của DN vẫn đang ở xu hướng giảm so với năm 2012.

Trong những DN có nhu cầu vay vốn, có khoang 41 % DN đã được ngân hàng đáp

ứng vốn vay. Mục đích của việc vay vốn, chủ yếu là nhằm thực hiện phương án kinh

doanh mới, trang trải các chi phí lưu động như trả lương, trả cho nhà cung cấp và cũng

có DN vay để trả nợ các khoản nợ đến hạn trả của các ngân hàng khác. Giải thích cho

việc không vay được vốn ngân hàng, DN nêu lý do như: lãi suất quá cao, không co tai

sản thế chấp; thủ tục phức tạp; chi phi giao dich cao; DN có nơ xâu... Bên cạnh những

khó khăn về lãi suất và các điều kiện khác, việc khó khăn trong đáp ứng như cầu vốn

dài hạn của DN vẫn còn tiếp diễn. Việc quá phụ thuộc vào tài sản thế chấp là bất động

sản cũng chính là nguyên nhân khiến cho việc giải quyết nợ xấu, phát mãi tài sản thế

chấp tại các ngân hàng trong điều kiện hiện nay trở nên ngày càng gian nan. Việc sử

dụng tải sản hình thành từ vốn vay để thế chấp vay vốn đã bắt đầu phổ biến, xong việc

sử dụng các hình thức khác như thấu chi, sử dụng Quỹ bảo lãnh tín dụng vẫn còn rất

hạn chế. Báo cáo của Bộ Tài chính về thực trạng hoạt động của các Quỹ bảo lãnh tín

dụng gần đây cho thấy sau 12 năm triển khai Quyết định số 193/2001/ TTg ngày

20/12/2001 về quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho

DN nhỏ và vừa, mới có 10 địa phương thành lập được Quỹ bảo lãnh tín dụng, với tổng

số vốn điều lệ là 512 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2012, các quỹ này đã có doanh số bảo

lãnh luỹ kế là 2976 tỷ đồng, số dư bảo lãnh ước đạt trên 344 tỷ đồng.

Cảm nhận về tổng thể môi trường chính sách và điều hành vĩ mô cải thiện rất

lớn vào 6 tháng đầu năm 2013, trong khi chỉ số này được đánh giá là xấu năm 2012.

Đáng chú ý là mức độ đồng đều trong cảm nhận khi đánh giá sự ổn định của các yếu

tố cấu thành nên chất lượng của chính sách kinh tế vĩ mô. Mặc dù vậy vẫn còn rất

nhiều quan ngại về tình trạng nợ xấu, tăng trưởng đầu tư sụt giảm.

Đánh giá của các DN về tính hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản

xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP

và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ cho thấy, dường như các giải pháp, hỗ trợ

thị trường và đầu tư chưa giải thoát cho DN thoát khỏi nỗi ám ảnh về hàng tồn kho.

Không thể phủ nhận tác dụng tích cực của các biện pháp chính sách thông qua công

cụ thuế (miễn, giảm, giãn thời gian nộp thuế), tuy nhiên, rõ ràng các biện pháp này

cũng chưa thể nói là đã đủ để giúp các DN vực dậy sau những khó khăn vừa qua107

.

Cộng đồng DN cũng đặc biệt quan ngại về những chính sách được ban hành

thiếu lộ trình như: tăng giá xăng, tăng lương tối thiểu trong điều kiện khó khăn hiện

nay. Các thủ tục hành chính và các giấy phép con, điều kiện kinh doanh bắt đầu xuất

hiện ngày càng nhiều, nhất là trong những lĩnh vực như: giao thông vận tải, dán tem

hàng hóa lên nguyên vật liệu xây dựng...

II. Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp và tái cấu trúc doanh nghiệp

Yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế chuyển đổi mô hình tăng trưởng được đặt ra

trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 mà Đại hội Đảng

lần thứ XI đã thông qua, trong đó xác định rõ: thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng

107 Năm 2012, Nhà nước đã gia hạn khoảng 9.198 tỷ đồng tiền thuế và sử dụng đất, bao gồm 5.021 tỷ đồng

thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 6/2012, 4.177 tỷ đồng sử dụng đất năm 2012 đối với các dự án có khó

khăn về tài chính trong thời hạn tối đa 12 tháng

Page 165: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

165

tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu

lại DN và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng

và sức cạnh tranh của sản phẩm, DN và của nền kinh tế; phát triển kinh tế trí thức; gắn

phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường phát triển kinh tế xanh. Chiến lược xác định:

“Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển

hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao

chất lượng, hiệu quả, tính bền vững”.

Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương (Khóa XI) tháng 10/2011 xác

định 3 nội dung tái cơ cấu cần tập trung triển khai trong giai đoạn từ 2012 đến 2015

là: tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu các định chế tài chính, trọng

tâm là các ngân hàng thương mại; tái cơ cấu DN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và

tổng công ty nhà nước.

Đích đến của tái cơ cấu nền kinh tế là: trên phạm vi ngành lớn là quá trình

chuyển dịch tỷ trọng giữa các ngành, kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu lao động trong

nền kinh tế quốc dân. Trong nội bộ từng ngành tiến trình tái cơ cấu gắn với chuyển

đổi mô hình tăng trưởng nhằm tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có

hàm lượng tri thức kỹ thuật lớn, tăng năng suất, chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh

của sản phẩm, bảo đảm hiệu quả và phát triển bền vững.

Tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế tuy nhiên lại phụ thuộc vào chiến lược kinh

doanh của các DN, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước (DNNN), DN ngoài nhà nước

và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Xây dựng được chiến lược kinh doanh tức là

tạo lập sức cạnh tranh mới nhằm chiếm lĩnh thị trường trên cơ sở chuyển dịch các lợi

thế so sánh, nhất là lợi thế so sánh động (gắn liền với khả năng ứng dụng và phát triển

công nghệ); sự thay đổi của thị trường; và sự thay đổi chi phí sản xuất giữa các quốc

gia và DN. Sự tinh tế trong chiến lược kinh doanh của DN sẽ tạo ra năng suất và hiệu

quả kinh doanh.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo được những động lực thúc đẩy sự chuyển

dịch trong chiến lược kinh doanh của DN đồng hướng và đồng tốc với chuyển dịch cơ

cấu của nền kinh tế như mong muốn. Việc Chính phủ hoạch định ra các chiến lược phát

triển các ngành kinh tế nếu chỉ là những ngành Chính phủ muốn mà DN không quan

tâm thì sẽ không thu hút được đầu tư và như vậy, chiến lược sẽ không thành. Dưới đây

là một số minh chứng về sự chuyển dịch cơ cấu của các DN Việt Nam trong những năm

gần đây với những vấn đề mà khiến nó đã diễn ra trên thực tế không như những gì mà

các nhà hoạch định chính sách mong đợi:

1. Sự bế tắc về công nghệ

Trong “Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2010, chủ đề năm: Về một số xu

hướng tái cấu trúc DN” (VCCI, 2011), số liệu về số DN tham gia các lĩnh vực sản

xuất và dịch vụ được sử dụng để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Bởi lẽ, ngoài

yếu tố vốn thì ý chí kinh doanh và quyết định khởi nghiệp hoặc gia nhập hoặc mở

rộng thị trường nói lên nhiều điều về sự „thăng trầm‟ của các lĩnh vực, cũng như môi

trường kinh doanh của các lĩnh vực đó. Theo số liệu thống kê ở thời điểm 2009, về

dịch chuyển lao động, ngành có tốc độ gia tăng trung bình hàng năm lớn nhất là các

ngành: dịch vụ hộ gia đình, thông tin truyền thông, giáo dục đào tạo, dịch vụ chuyên

môn và khoa học công nghệ, tài chính ngân hàng, kinh doanh bất động sản, nông lâm

thuỷ sản, bán lẻ. Đây là các lĩnh vực thu hút nhiều lao động mới. Tuy nhiên, hầu hết

các lĩnh vực này là lĩnh vực mới phát triển, chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu lao

Page 166: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

166

động của các DN khu vực tư nhân. Chiếm tỷ trọng lớn vẫn là các lĩnh vực truyền

thống như: chế biến chế tạo, xây dựng, bán buôn bán lẻ, vận tải kho bãi, nông lâm

thuỷ sản, dịch vụ hành chính và hỗ trợ kinh doanh, lưu trú và ăn uống. Tuy nhiên, xét

khía cạnh suất đầu tư thì các lĩnh vực tài chính ngân hàng, kinh doanh bất động sản

vẫn là hai lĩnh vực có mức thâm dụng vốn cao.

Theo đánh giá của các chuyên gia, sự hấp dẫn đang dịch chuyển khỏi các lĩnh

vực truyền thống vốn chiếm tỷ trọng lớn như: chế biến và chế tạo, khai khoáng, xây

dựng, vận tải kho bãi, lưu trú ăn uống. Sự “hấp dẫn” ở đây đối với DN là khả năng

sinh lời. Khả năng sinh lời có thể bị ảnh hưởng khi DN không thể chịu được sức ép

cạnh tranh về giá; thị trường của Việt Nam tuy nhỏ nhưng độ mở cao, DN trong nước

không thể cạnh tranh với các DN nước ngoài trên thị trường nội địa, do đó số lượng

DN tư nhân trong nước rút lui hoặc không gia nhập thị trường chắc chắn sẽ gia tăng.

Như vậy, thực chất vấn đề ở đây là “bế tắc” về công nghệ. Các DN không thể cải thiện

được công nghệ để đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm giá thành sản phẩm để cạnh

tranh với hàng nhập khẩu.

Thực tế đã chứng minh về sự chuyển dịch cơ cấu một cách rất không bền vững

như đã nêu ở trên. Năm 2011-2013 đã chứng kiến sự lao đao của các DN kinh doanh tài

chính ngân hàng, kinh doanh bất động sản. Xu hướng quay trở lại lĩnh vực truyền thống

là tất yếu. “Báo cáo thường niên DN Việt Nam năm 2012, chủ đề năm: 10 năm phát

triển DN và tiếp cận thị trường (VCCI, 2013)” cho thấy có đến gần 3/4 tổng số lao

động tập trung trong 3 lĩnh vực là công nghiệp chế biến, xây dựng và thương nghiệp,

sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy. Tuy nhiên, câu chuyện “hàng tồn kho” một lần

nữa chứng minh sự “ bế tắc” về công nghệ khiến cho các DN không thể cải thiện được

công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, giảm giá thành sản

phẩm để cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

2. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không lớn được

Có một sự bất cân xứng tiếp theo đó là xét theo quy mô lao động, nếu phân loại

DN theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, tỷ lệ các DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ có xu

hướng tăng lên trong giai đoạn 2002-2011, từ 90% lên 95,6%. Có đến gần 2/3 các DN

Việt Nam là các DN siêu nhỏ, dưới 10 lao động. Tỷ trọng của DN siêu nhỏ đã ngày

càng tăng, từ 53,1% năm 2002 lên 65,6% năm 2011. Tỷ trọng của các DN có quy mô

vừa và lớn luôn chiếm một tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm đi. Năm 2011, chỉ có 2,1%

các DN có quy mô vừa và 2,4% DN có quy mô lớn.

Xét theo quy mô vốn, tỷ lệ DN nhỏ cũng luôn chiếm đa số, nhưng có xu hướng

giảm dần, từ 89,7% năm 2002 xuống còn 84,1% năm 2011. Các DN vừa và lớn tuy có

tỷ trọng vẫn nhỏ, nhưng có xu hướng ngày càng tăng lên, tương ứng lần lượt là 7,3%

lên 11,5% đối với DN vừa và 3% lên 4,4% đối với DN lớn. Đáng chú ý là tỷ lệ các

DN chuyển dịch từ nhóm DN siêu nhỏ sang nhóm DN nhỏ, từ nhóm DN nhỏ sang

nhóm DN có quy mô vừa, và từ DN có quy vừa sang lớn là rất khiêm tốn. Với quy mô

kinh doanh nhỏ các DN có thể linh hoạt trong chuyển dịch, nhưng đây cũng là cản trở

chính khiến cho khu vực này kinh doanh không có hiệu quả cao và khó áp dụng được

công nghệ.

Bảng 1: Xu hƣớng chuyển dịch phân theo quy mô DN

trong giai đoạn 2002-2011

Page 167: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

167

Loại hình DN

Tỷ trọng DN (%) Tỷ trọng lao động

(%)

Tỷ trọng nguồn

vốn

(%)

2002 2011 2002 2011 2002 2011

DN siêu nhỏ 53,1 65,6 4,2 10,1 3,3 10,9

DN nhỏ 36,9 29,9 21,2 29,9 14,3 18,4

DN vừa 3,5 2,1 7,3 7,7 6,6 6,4

DN lớn 6,5 2,4 67,3 52,3 75,8 64,3

Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát DN hàng năm của GSO

3. Vai trò hạn chế của doanh nghiệp trong tạo động lực phát triển kinh tế vùng

Với vị trí tự nhiên và điều kiện xã hội thuận lợi, DN Việt Nam thường tập trung

chủ yếu ở hai vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng. Khu vực Đông Nam Bộ,

nơi có TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của Việt Nam, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất

về DN và tỷ trọng này có xu hướng tăng lên, từ 31,6% năm 2002 lên 38,8% năm 2011,

trong đó tỷ trọng DN tại TP. Hồ Chí Minh đã tăng từ 23,1% lên 31,5%. Như vậy, TP. Hồ

Chí Minh là nơi hoạt động của gần 1/3 số lượng DN cả nước tính đến năm 2011, và với

xu hướng này, số lượng DN tại đây sẽ ngày càng cao. Đứng thứ hai trong các vùng thu

hút nhiều DN là Đồng bằng sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội. Các vùng khác trong

cả nước chiếm tỷ lệ DN thấp và có xu hướng giảm đi dù số lượng DN vẫn tăng đều qua

các năm (Xem: Hình 1). Điều này đặt ra câu hỏi về những “động lực thúc đẩy” việc tái cơ

cấu kinh tế vùng mà điều này sẽ được đề cập tiếp theo tại phần phân tích về tái cơ cấu đầu

tư công sau này.

Hình 1: Chuyển dịch DN theo vùng địa lý giai đoạn 2002-2011

Page 168: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

168

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát DN hàng năm của GSO

4. Cơ cấu xuất khẩu và bẫy thu nhập trung bình

Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, tuy nhiên, có nhiều

dấu hiệu cho thấy Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam

vẫn đang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu, tập trung

vào các ngành mà Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giầy, linh kiện điện tử… Do từ

trước đến nay Việt Nam đã luôn xác định lợi thế cạnh tranh là chi phí lao động rẻ, nên

các chính sách đã luôn hướng tới phát triển các ngành tận dụng nhiều lao động với chi

phí thấp, nhưng lại chủ yếu là lao động giản đơn. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt

Nam chủ yếu là sản phẩm của các ngành công nghiệp lắp ráp, vì thế giá trị gia tăng

thấp, rất dễ khiến Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Năm 2012 là năm lần

đầu tiên kể từ năm 1993, Việt Nam đã xuất siêu 284 triệu USD. Tuy nhiên, việc xuất

siêu chủ yếu do sự suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước, dẫn đến nhập khẩu

tăng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Đáng chú ý là xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu

vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm

hàng gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD.

Quyết định số 1043/QĐ-TTg của Thủ tường Chính Phủ ngày 01/7/2013 phê

duyệt “Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam

- Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” (sau đây gọi tắt là Chiến lược CNH)

là một minh chứng rất cụ thể về sự tham gia của các DN - chủ thể thực hiện chiến

lược trong quá trình triển khai xây dựng chiến lược. Chiến lược đặt mục tiêu phát triển

vượt bậc sáu ngành công nghiệp ưu tiên, bao gồm: điện tử, máy nông nghiệp, chế biến

nông, thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng, sản xuất ô tô và phụ

tùng ô tô thành những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, có giá trị gia tăng

cao và năng lực cạnh tranh quốc tế. Các ngành được ưu tiên phát triển trong Chiến

lược CNH giữ vai trò dẫn dắt về thúc đẩy thu hút đầu tư của DN trong và ngoài nước,

nhưng trước hết lại là thu hút DN Nhật Bản, tạo lan tỏa công nghệ và lan tỏa kỹ năng

đối với ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đây là cách

thức để Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển các ngành chủ lực trong những năm

tới.

III. Tái cấu trúc doanh nghiệp với ba nội dung trọng tâm tái cấu trúc

kinh tế

Khẳng định việc việc lựa chọn 3 nội dung tái cơ cấu nền kinh tế thực hiện từ

2012-2015 là đúng đắn, bài viết này sẽ cố gắng phân tích tác động của chúng tới tiến

trình tái cấu trúc tại các DN, nhất là trong việc tạo nên một môi trường kinh doanh

thuận lợi cũng như nguồn lực để các DN thực thi chiến lược kinh doanh hiệu quả của

mình.

1. Về nội dung thứ nhất, tái cơ cấu đầu tư trong đó có đầu tư công -vấn đề

quyết định hình thành kết cấu hạ tầng kinh tế, sự dịch chuyển nguồn lực và chiếm tỷ

trọng rất cao trong GDP nhưng hiệu quả thấp.

Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 đã đặt ra nhiệm vụ xử lý một số vấn

đề cấp bách trong đầu tư công, trong đó chủ yếu giải quyết mâu thuẫn giữa các dự án

đầu tư và khả năng bảo đảm nguồn vốn, góp phần sắp xếp lại các dự án đầu tư. Chỉ thị

đã góp phần loại bỏ những dự án kém hiệu quả, tình trạng đầu tư phân tán, đầu tư dở

Page 169: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

169

dang chậm đưa vào khai thác gây lãng phí nghiêm trọng. Trong quá trình thực hiện tái

cấu trúc đầu tư, nhất là đầu tư công nổi lên một số vấn đề sau:

Một là, hiện nay dư nợ của chính quyền địa phương đối với DN đã lên tới gần

100.000 tỷ đồng.

Hai là, vai trò của DN trong quá trình lập quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng

kinh tế - xã hội gắn với quy hoạch phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ được bố trí

trên địa bàn lãnh thổ trên cơ sở lợi thế so sánh của từng vùng, thúc đẩy liên kết vùng

rất mờ nhạt.

Ba là, hệ thống phân cấp đầu tư gắn với phân cấp ngân sách chưa khuyến khích

chuyển dịch đầu tư của các DN về những vùng kém phát triển. Cho đến này số tỉnh tự

cân đối ngân sách cũng mới chỉ đạt 13/63. Tính chủ động của các tỉnh, thành trong vấn

đề tạo nguồn lực đầu tư phát triển rất hạn chế, như đã đề cập tại mục II.3.

Bốn là, cơ chế hợp tác công tư chưa được triển khai mạnh mẽ, quá trình thử

nghiệm kéo dài và chưa có tổng kết thành những bài học để nhân rộng. Rất ít DN Việt

Nam hiểu và có thể vận dụng được cơ chế này.

2. Về nội dung thứ hai, tái cơ cấu DNNN - một khu vực đang sử dụng nguồn

lực rất lớn của quốc gia, bao gồm nguồn tín dụng nhưng hiệu quả còn kém, là một

trong những lực cản lớn trong việc hình thành thể chế kinh tế thị trường.

Điều tra của VCCI đối với 700 DN vào giữa năm 2013 cho thấy việc triển khai

thực hiện đề án tái cấu trức DNNN chưa mang lại hiệu quả cao. Có 23,5% số DN

đánh giá Đề án có hiệu quả thấp và rất thấp, 53% DN đánh giá Đề án có hiệu quả

trung bình và 23,5 % số DN đánh giá Đề án có hiệu quả cao và rất cao.

Một trong những vấn đề rất đáng quan tâm đó là việc tái cơ cấu các tập đoàn

kinh tế và tổng công ty nhà nước – trọng tâm của Đề án Tái cấu trúc DNNN. Đề án

mới chỉ tập trung giải quyết vấn đề cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước khỏi các ngành

nghề không phải là ngành nghề kinh doanh chính, phân công lại trách nhiệm thực hiện

vai trò chủ sở hữu nhà nước theo hướng lập lại mô hình Bộ chủ quản. Đề án chưa trả

lời được các câu hỏi như:

- Liệu chiến lược kinh doanh của các Tập đoàn tổng công ty đã khai thác được

lợi thế cạnh tranh và phù hợp với chiến lược phát triển ngành theo cơ cấu kinh tế

mong muốn của Chính phủ?

- Liệu chiến lược Công ty và chiến lược kinh doanh với việc xác định nguồn

lực thông qua xác định tỷ lệ cổ phần của Nhà nước, thâu tóm, sát nhập, huy động

vốn... có được thực hiện theo kỷ luật của thị trường?

- Chiến lược kinh doanh và chiến lược công ty của các DNNN được hình thành

như thế nào để các DNNN này có thể đóng vai trò dẫn dắt các DN nhỏ và vừa trong

chuỗi cung ứng, tạo những đầu tàu kinh tế trong một nền kinh tế thị trường mở chứ

không phải chỉ bó hẹp trong nội bộ tập đoàn kinh tế?

- Cuối cùng, có hay không những nguy cơ tiềm tàng về “bong bóng” giá trị do

sự hình thành các tập đoàn kinh tế để đảm bảo không bị mất cân xứng về thông tin

trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường chứng khoán sụt giảm?

Page 170: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

170

Hình 2. Chiến lƣợc kinh doanh và Chiến lƣợc công ty

Nguồn: Phillippe Lasserre, 2009

3. Về nội dung thứ ba, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.

Trong thời gian qua, các tổ chức tín dụng tuy phát triển nhanh nhưng chất lượng

hoạt động kém, không bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế, tình trạng sở hữu chéo và đầu tư

chéo khá phổ biến rủi ro cao, nợ xấu lớn gây nguy cơ đổ vỡ và khủng hoảng hệ thống.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gần như là

một văn bản định hướng nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tuy

nhiên, Nhà nước có thể đưa ra rất nhiều công việc cụ thể gắn với tái cơ cấu các tổ chức

tín dụng (mà công ty có tính chất đặc thù như Công ty Quản lý và khai thác tài sản Việt

Nam VAMC là một ví dụ).

Cho đến nay, đã có 9 ngân hàng yếu kém đang cần cơ cấu lại theo hướng hợp

nhất, sáp nhập với ngân hàng khác hoặc tự cơ cấu. Điểm khác biệt trong quá trình tái

cấu trúc hệ thống ngân hàng đó là, có vẻ như quá trình tái cơ cấu này đang được thực

hiện từ dưới lên chứ không hoàn toàn từ trên xuống. Đây sẽ là điểm thuận lợi để một

khi các phương án mà những ngân hàng đưa ra sau khi được Thủ tướng Chính phủ,

Ngân hàng Nhà nước nhất trí thì các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ chủ động hơn

trong quá trình triển khai.

Chiến lƣợc kinh doanh Chiến lƣợc công ty

THAM VỌNG

KHẢ NĂNG

VÍ TRÍ

TỔ CHỨC

Cạnh tranh trong một ngành Cạnh tranh trong một số

ngành và/hoặc một ngành

• Nhiệm vụ/tầm nhìn

• Sự tăng trƣởng/phần đóng góp

• Khả năng sinh lợi

• Tính xã hội

• Nhiệm vụ/tầm nhìn • Sự tăng trƣởng/tầm cỡ

• Khả năng sinh lợi

• Tính xã hội

• Thành phần khác hàng nào?

• Các quốc gia nào?

• Phần giá trị của chúng ta là gì?

• Ngành kinh doanh đang

nằm ở ĐỊNH VỊ nào?

• Mức độ hội nhập

• Những quốc gia nào? • Nguyên tắc cạnh tranh

của chúng ta?

• Những đầu tƣ chủ

chốt?

• mua lại, sáp

nhập,liên

• doanh, liên minh?

• Phân bố nguồn trong

các ngành kinh doanh

• Sáp nhập, mua lại,

liên minh?

• Cách thâm nhập/ra khỏi

mới? • Phát triển HRM

• Cơ cấu

• Quy trình

• Chính sách

• Văn hoá

• Quản lý nội bộcông ty

• HRM Công ty

• Cơ cấu

• Chính sách

• Văn hoá

Page 171: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

171

Tương tự như câu hỏi được đặt ra khi thực hiện tái cấu trúc DN, vấn đề là

“chiến lược kinh doanh” và “chiến lược công ty”. Ngân hàng phải xác định được

chiến lược kinh doanh, trước khi đi đến tái cấu trúc vốn, hợp nhất, sáp nhập, cải tiến

công tác quản trị, bộ máy lãnh đạo trong hệ thống ngân hàng.

Quá trình hế thống tái cơ cấu các tổ chức tín dụng như vậy sẽ không chỉ động

chạm đến các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, mà nó là quá trình tự thân của

tất cả các tổ chức tín dụng. Nhà nước chỉ tạo ra những công cụ để thúc đẩy quá trình

này và can thiệp vào những địa phận yếu kém. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của

mình, các tổ chức tín dụng của Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa đến khác hàng,

nhất là khách hàng DN, DN có quy mô nhỏ, phát triển các loại hình dịch vụ khác

(ngoài dịch vụ tín dụng) để mang lại nhiều giá trị gia tăng và tạo niềm tin cho khách

hàng.

Có thể nói, cả ba nôi dung tái cơ cấu nêu trên: đầu tư, DNNN, hệ thống các tổ

chức tín dụng, vừa là chủ thể tiếp nhận và là nơi chuyển tải nguồn lực trong một mô

hình tăng trưởng kém hiệu quả nhiều năm vừa qua, chưa làm được vai trò là bộ lọc

cho việc hình thành một cơ cấu kinh tế mới và một mô hình tăng trưởng mới. Rõ ràng,

trong quá trình này, sự tương tác giữa DN với những chủ thể còn lại chưa được hiệu

quả. Điều này có thể dẫn đến những nội dung định hướng của các đề án tái cấu trúc có

thể không đặt được mục tiêu nếu không có sự quan tâm đúng đắn đến tư duy chiến

lược của các DN.

IV. Về những giải pháp đột phá - nâng cao khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp và tái cấu trúc kinh tế

Để có thể tái cơ cấu kinh tế, phải bảo đảm các tiền đề như: ổn định kinh tế vĩ

mô; hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, tạo lập môi trường cạnh tranh bình

đẳng; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chất lượng nguồn nhân lực là sức

cạnh tranh dài hạn của một quốc gia cũng như của từng DN. Ngoài ra, xây dựng một

hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là giảm chi phí nâng cao sức cạnh tranh của nền

kinh tế cũng là yếu tố hỗ trợ quá trình tái cơ cấu.

Trong khuôn khổ nghiên cứu này tác giả chỉ đề cập trước hết đến một khía

cạnh liên quan đến mũi đột phát: (1) “phát triển nhân nguồn nhân lực chất lực cao, gắn

kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN)”,

đặc biệt là ở tầm vi mô; (2) những nhân tố về môi trưởng thể chế; và (3) cơ sở hạ tầng

đồng bộ để có thể hiện thực hoá được đột phát thứ nhất nêu trên.

Liên quan đến đột phá thứ nhất: Bảng 2 cho thấy sự thay đổi đánh giá của các

Nhà quản lý cao cấp (kết quả phỏng vấn 2000 nhà quản lý trên thế giới về vai trò của

các yếu tố phát triển liên quan đến năng lực cạnh tranh của DN, xếp theo thứ tự quan

trọng (1 là quan trọng nhất). Lần đầu tiên, năm 2012, yếu tố khoa học công nghệ được

coi là quan trọng số 1 đối với các DN trên thế giới. Cũng sau nhiều năm đứng ở vị trí

hàng đầu, yếu tố thị trường đã được xếp hạng thứ 3, sau cả kỹ năng lao động. Giờ đây,

khoa học công nghệ đang tạo ra thị trường.

Phần II của bài viết này đã chỉ rõ: để tránh bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam

cần phải nâng cao giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu. Để làm được điều

này Việt Nam cần đẩy mạnh việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, hiệu

quả kinh tế cũng như năng lực cạnh tranh của các DN và sản phẩm của Việt Nam.

Page 172: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

172

Chính vấn đề công nghệ đã tác động không nhỏ đến việc chuyển dịch ngành trong thời

gian qua.

Các lập luận trên một lần nữa khẳng định, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu là sự

tiến bộ của công nghệ và sự thay đổi của thị trường làm thay đổi chi phí sản xuất trong

phạm vi quốc gia cũng như trong từng DN. Trong thời đại ngày nay, khoa học công

nghệ phát triển rất nhanh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tiến trình tái cơ cấu

diễn ra khắp nơi. Điều đó cũng giải thích tại sao sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong

thời đại ngày nay nhanh hơn bất cứ thời đại nào trước đó và nói rộng hơn tiến trình

công nghiệp hóa được rút ngắn.

Bảng 2. Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố đối với DN

Năm

2004

Năm

2006

Năm

2008

Năm

2010

Năm

2012

6 3 3 2 1 Các yếu tố công nghệ

2 2 2 2 2 Ký năng lao động

1 1 1 1 3 Các yếu tố thị trƣờng

2 6 6 3 4 Các yếu tố kinh tế vĩ mô

5 4 5 5 5 Quy định phập luật liên quan

4 5 4 6 6 Toàn cầu hoá

7 7 8 8 7 Các yếu tố kinh tế xã hội

8 8 7 7 8 Các vấn đề môi trƣờng

9 9 9 9 9 Các nhân tố địa chính trị

Nguồn: IBM, Key Discovery

Liên quan đến đột phát thứ 2: Điểm cốt lõi trong tiến trình tái cơ cấu là thay

đổi sự phân bố nguồn lực theo cơ chế thị trường, để nguồn lực đến được những lĩnh

vực địa bàn có thể khai thác tối đa lợi thế so sánh, tạo ra sức cạnh tranh mới. Trong

bối cảnh như vậy, các yếu tố liên quan đến phát triển khoa học công nghệ cũng được

hình thành và tác động đến DN không ngoài quy luật trên. Hay nói cách khác, để có

những đột phát về công nghệ hay giáo dục đào tạo thì các thể chế kinh tế thị trường

cũng phải được xây dựng phủ hợp để các sản phẩm khoa học công nghệ, các DN khoa

học công nghệ hoạt động và việc ứng dụng chuyển giao công nghệ một cách thuận lợi.

Cụ thể như:

- Sự phân bổ đầu tư (nhất là đầu tư công cho khoa học công nghệ) phải hợp lý.

Cơ chế khuyến khích DN đầu tư vào khoa học công nghệ phải thực sự đổi mới và

đáng kể.

- Các hình thức chuyển giao phổ biến, khoa học công nghệ phải phù hợp với

quy mô DN nhỏ và vừa.

- Hệ thống đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải phù hợp với nhu cầu phát

triển của DN.

- Đẩy mạnh các hoạt động phổ biến thông tin, hỗ trợ chuyển giao công nghệ,

phát triển thị trường khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận

và chuyển giao công nghệ phù hợp.

Page 173: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

173

- Bảo hộ sản phẩm trí tuệ phải được coi như yêu cầu tối thượng của mọi quốc

gia trong thời đại kinh tế tri thức. Cần có những chế tài thật mạnh để chặn đứng nạn

ăn cắp sản phẩm trí tuệ.

Liên quan đến đột phá thứ 3: Một khi việc phân bố nguồn lực theo cơ chế thị

trường thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ đỏi hỏi:

- Công khai minh bạch và luật hoá việc quy hoạch.

- Xóa hết sự phân biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình đẳng giữa các thành phần

kinh tế, trên thị trường cũng như trong đấu thầu các khoản mua sắm công (trừ mua

sắm cho an ninh quốc phòng). Mọi DN được bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực,

tài nguyên, vốn, thị trường.

- Tăng cường hợp tâc công tư.

- Tăng cường vai trò của các Hiệp hội DN trong việc thực hiện một số dịch vụ

công, phản biện chính sách và xây dựng quan hệ lao động hài hoà.

Như vậy, có thể nói các “đột phá” có mối quan hệ mật thiết, đan xen, bổ trợ

và tạo điều kiện cho nhau. Do vậy chúng cần được tiến hành một cách đồng bộ các

cấp: DN, Hiệp hội DN, ngành/địa phương, vùng và quốc gia. Các quy định liên

quan đến thể chế không được triệt tiêu động lực phát triển ở mối cấp mà phải tích

lũy các giá trị gia tăng ở từng mắt xích phát triển. Chỉ trên cơ sở đó, năng lực cạnh

tranh quốc gia mới có thể có được sự bứt phá mạnh mẽ trong tương lai gần.

______________________________

Tài kiệu tham khảo:

1. Kỷ yếu hội thảo diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012.

2. Goerge Soros, Mô thức mới cho thị trường tài chính và ý nghĩa của nó, cuộc

khủng hoàng tín dụng 2008 và ý nghĩa của nó, NXB. Tri thức, 2008.

3. Phillip Lasserre, Chiến lược kinh doanh - Bài giảng trong Chương trình

VCCI-CIEBS, 2009.

4. Trương Đình Tuyển, Tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng

- hai quá trình thuận chiều và hỗ trợ lẫn nhau, Nguồn: http://daibieunhandan.vn.

23/4/2013

5. VCCI, Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2010,chủ đề năm: một

số xu hướng tái cấu trúc doanh nghiệp, NXB. Thông tin và truyền thông, 2011.

6. VCCI, Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2012, chủ đề năm:

Chặng đường mười năm phát triển doanh nghiệp và năng lực tiếp cận thị trường. Nhà

xuất bản thông tin và truyền thông, 2013.

7. http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/140199/se-khong-co--bua-dai-tiec--

cho-viet-nam.html.

Page 174: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

174

THỊ TRƢỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CẦN THIẾT

GS.TSKH. Đặng Hùng Võ

I. Nhìn lại thị trƣờng bất động sản giai đoạn kinh tế chuyển đổi

Thị trường BĐS Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật phát triển của các

nước có nền kinh tế chuyển đổi. Quy luật này bị chi phối bởi cách tiếp nhận lý luận

kinh tế - chính trị học về đất đai. Giá đất bằng "0" trong giai đoạn kinh tế bao cấp

chuyển dần sang giá đất do thị trường quyết định trong giai đoạn kinh tế thị trường.

Hơn nữa, quy luật quán tính của thị trường còn làm tốc độ tăng giá đất quá hơn so với

giá trị thật treen thị trường. Ngoài ra, nếu quản lý không tốt thì đầu cơ đất đai còn làm

cho giá trị bị "thổi phồng" lên hơn nữa. Quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế diễn ra

như một quy luật tất yếu. Nếu quản lý nhà nước theo kịp nhu cầu thì vướng mắc

không nhiều, nếu nhận thức hoặc chuyên môn hoặc đạo đức không theo kịp thì tổn

thất trở nên rất đáng kể.

Lấy ví dụ như khủng hoảng bất động sản và khủng hoảng tài chính năm 1997 ở

Đông Nam Á, các nhà kinh tế Thái Lan đã đưa ra nhận định rằng nguyên nhân khủng

hoảng là do giá trị định giá các BĐS thế chấp bị đẩy cao hơn giá trị thực do nghiệp vụ

định giá quá kém (có thể kém về kỹ thuật hoặc kém về đạo đức). Từ đó, các nhà quản lý

thị trường BĐS Thái Lan đã tập trung nỗ lực vào xây dựng hệ thống dịch vụ định giá

đất theo hướng chuyên nghiệp. Ví dụ tương tự gần đây nhất là khủng hoảng tài chính

thế giới từ thị trường BĐS ở Mỹ, việc không kiểm soát được sự phát triển của thị

trường thế chấp thứ cấp đã tạo ra sốt giá BĐS. Ngay ở những nước phát triển cũng còn

thiếu chuyên nghiệp trong quản lý thị trường BĐS.

Theo mốc thời gian, Nhà nước ta quyết định đổi mới vào năm 1986 (Đại hội

Đảng lần thứ VI), tiếp nhận cơ chế thị trường vào năm 1991 (Đại hội Đảng lần thứ

VII), cho phép hộ gia đình, cá nhân thực hiện giao dịch đất đai từ năm 1993 (Luật Đất

đai 1993), thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào năm 1994 (Nghị

quyết Trung ương 7, Khóa VII), cắt bỏ cơ chế bao cấp về nhà ở và phát triển thị

trường nhà ở vào năm 1994 (Nghị định 61-CP), cho phép vận hành thị trường BĐS

vào năm 1996 (Đại hội Đảng lần thứ VIII), cho phép thực hiện các dự án xây dựng

kinh doanh nhà ở để bán và cho thuê vào năm 1998 (Luật Sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật Đất đai năm 1998), cho phép hình thành thị trường quyền sử dụng đất

và quy định giá đất của Nhà nước phải phù hợp với giá đất thị trường vào năm 2003

(Luật Đất đai 2003), tạo khung pháp lý về nhà ở và phát triển thị trường nhà ở vào

năm 2005 (Luật Nhà ở 2005), tạo khung pháp lý về kinh doanh BĐS vào năm 2006

(Luật Kinh doanh BĐS năm 2006). Đến nay, kể cả vấn đề đất đai cũng như nhà ở và

rộng hơn là thị trường BĐS đang còn khá nhiều vấn đề chưa phù hợp cơ chế thị

trường.

Trên thực tế ở Việt Nam từ sau "Đổi Mới", giá đất đai và BĐS ở các đô thị nước

ta đã tăng nhanh (rơi vào "sốt giá") trong 2 giai đoạn: 1991 - 1993, 2001 - 2003, cách

nhau khoảng 10 năm. Tại các đô thị lớn, trong mỗi giai đoạn, giá đất đã tăng tới 10

lần. Như ở trung tâm Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, giá đất tăng từ 2,5 chỉ trên một mét

vuông lên 2,5 cây vàng trong giai đoạn 1991 - 1993 và tăng tiếp từ 2,5 tới 25 cây vàng

trong giai đoạn 2001 - 2003. Đây chính là quá trình tăng giá do hệ quả của việc

chuyển đổi cơ chế kinh tế. Mặt khác, việc chuyển đổi cơ chế kinh tế luôn gặp một hạn

Page 175: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

175

chế về chuẩn bị văn hóa và tính chuyên nghiệp khi tiếp nhận một cơ chế kinh tế khác.

Thiếu tính chuyên nghiệp luôn thể hiện hầu hết các nơi, khâu quản lý thiếu chuyên

nghiệp, nhà đầu tư thiếu chuyên nghiệp và người tiêu dùng cũng thiếu chuyên nghiệp.

Trong hoàn cảnh thiếu chuyên nghiệp và chưa chuẩn bị tốt về văn hóa thị trường, hiện

tượng đầu cơ đất đai và thói quen trữ tiền vào đất đai tăng lên quá nhanh, từ đây tạo ra

ngữ cảnh cung nhà ở cao cấp tăng mạnh phục vụ nhu cầu ảo của đầu cơ và tích trữ

BĐS. Trung khu vực quản lý, mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào vốn đầu tư cũng

làm cho các dự án nhà ở giá cao phát triển rất nhanh. Những hiện tượng này đang để

lại hậu quả nghiêm trọng cho thị trường BĐS ngày nay.

Từ 2004, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng mạnh, hút vốn đầu tư

từ thị trường BĐS làm cho thị trường BĐS rơi vào "đóng băng". Tới đầu 2007, thị

trường chứng khoán giảm mạnh ở trạng thái "vỡ bong bóng" đã tạo cơ hội cho thị

trường BĐS "sốt" trở lại. Lần "sốt" BĐS thứ ba ở Việt Nam xẩy ra từ đầu 2007 và kết

thúc vào quý 3 năm 2008 khi kinh tế Việt Nam có biểu hiện rõ về lạm phát. Từ Quý 4

năm 2008, giá BĐS bắt đầu chững lại và suy giảm. Các công cụ kiềm chế lạm phát mà

chủ yếu là giảm cung tiền ra thị trường luôn hạn chế cung vốn cho phát triển BĐS.

Đây là hệ quả tất yếu của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhưng thị

trường BĐS và thị trường chứng khoán lại thăng trầm theo kiểu tự do.

Vào năm 2009, gói kích cầu của Chính phủ cho thị trường với một phần đáng kể

để phát triển nhà ở xã hội đã làm ấm lại thị trường BĐS. Nhưng tới cuối 2010, lạm

phát quay lại, các chính sách kiềm chế lạm phát lại được áp dụng và thị trường BĐS

lại rơi vào thiếu vốn. Tình trạng giao dịch ít trong khu vực BĐS cao cấp, nhà đầu tư

thiếu vốn từ tín dụng, người tiêu dùng thiếu niềm tin vào thị trường, thiếu cung nhà ở

giá rẻ xẩy ra ở hầu hết các đô thị và thừa cung dẫn đến tồn đọng nhiều nhà ở giá trung

bình và cao. Đây là tình trạng chung trong suốt giai đoạn từ 2011 cho tới nay và còn

tiếp tục trong một vài năm tiếp theo. Nghịch lý cơ bản đã xẩy ra trong thị trường BĐS

Việt Nam, cung thừa và cầu lớn nhưng đường cung và đường cầu không gặp nhau.

Đây cũng là hệ quả tất yếu của quá trình đầu tư nóng đẩy tăng trưởng kinh tế lên cao

nhưng hiệu quả đầu tư không được kiển soát tốt, thị trường BĐS gắn mật thiết với đầu

cơ và trữ tiền tiết kiệm vào BĐS. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính

dẫn tới lạm phát và cũng là sự trả giá tất yếu của phát triển nóng trong thị trường

BĐS.

Từ thực tế của Việt Nam và kinh nghiệm của nhiều nước có nền kinh tế chuyển

đổi, có thể đưa ra một số đặc điểm của thị trường BĐS của một đất nước có nền kinh

tế chuyển đổi như sau:

1. Đổi mới tư duy về quản lý kinh tế luôn chậm hơn so với yêu cầu của cơ chế

kinh tế thị trường, từ đó cho thấy hệ thống quản lý thiếu tính chuyên nghiệp và thường

sử dụng cơ chế bao cấp để giải quyết các vấn đề trợ giúp của Nhà nước.

2. Việc tiếp nhận cơ chế thị trường đối với các nguồn lực như đất đai và tài

nguyên thiên nhiên, sức lao động, vốn tài chính thường khó khăn, rất chậm và vẫn

mang một tỷ lệ bao cấp rất cao; từ đó dẫn đến tính thiếu chuyên nghiệp của thị trường

gắn với các cơ hội tham nhũng.

3. Quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế luôn gắn với quá trình tăng giá đất từ "0"

tới giá thị trường; đây là quá trình luôn gắn khả năng tạo siêu lợi nhuận từ kinh doanh

đất, tích trữ tiền vào đất và đầu cơ đất đai vượt giới hạn; tất yếu dẫn tới tình trạng giá

Page 176: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

176

đất "sốt rất cao", người có thu nhập thấp khó có nhà ở, và cũng tất yếu dẫn tới tình

trạng thị trường BĐS "đóng băng" và xuống giá mạnh.

II. Tác động của kinh tế vĩ mô vào thị trƣờng BĐS

Như phần trên về một số quy luật của thị trường BĐS tại các nước có nền kinh tế

chuyển đổi, có thể thấy quy luật giá trị trong kinh tế thị trường đã đưa giá BĐS từ rất

thấp (không có giá đất) lên giá khá cao với giá đất phù hợp thị trường và còn cao hơn

thị trường. Sở dĩ có việc cao hơn thị trường vì các lý do chủ yếu bao gồm:

1. Do giá có xu hướng tăng với tốc độ cao làm cho mọi người có cảm giác đầu tư

tiền tiết kiệm vào BĐS là giải pháp tốt nhất nên đây là thị trường thu hút vốn đầu tư rất

mạnh, tạo sức nóng cao cho thị trường BĐS. Trong hoàn cảnh có sức nóng cao thì luôn

xuất hiện tham nhũng trong quản lý và đầu cơ hàng hóa BĐS. Ở nước ta, đã có lúc thị

trường BĐS hút tới 50% tổng vốn đầu tư của cả nước tạo nên tình trạng mất cân đối.

Hầu hết các doanh nghiệp lớn với nhiều ngành nghề khác nhau đều tham gia đầu tư

trong thị trường BĐS và coi đó là hoạt động chủ yếu về kinh doanh. Sức nóng cao của

thị trường BĐS tạo ra ngữ cảnh "cầu ảo" (cầu kinh doanh mua đi - bán lại chứ không

phải cầu cho người có nhu cầu sử dụng thật) và cung chạy theo đáp ứng cho "cầu ảo"

này. Hoàn cảnh này tất dẫn tới tình trạng "bong bóng" trong BĐS (giá trị thị trường cao

hơn giá trị tạo lập) và ế thừa BĐS trong tương lai. Nhiều người biết như vậy nhưng lợi

nhuận thực tế rất lớn đã làm cho người ta không thể dừng lại. "Bong bóng" BĐS là một

trong những nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát năm 2008 và lạm phát trở lại năm

2011.

2. Nền kinh tế chuyển đổi luôn gặp một khó khăn rất lớn trong quản lý do phải

chuyển các tư duy quản lý trong nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Quan

niệm về vai trò quản lý của Nhà nước có thay đổi: từ người điều khiển trực tiếp hệ

thống sản xuất - kinh doanh sang người tạo "sân chơi" cho sản xuất - kinh doanh; từ

người xếp đặt mọi việc trong các hoạt động xã hội sang người cung cấp các dịch vụ

hành chính. Việc quản lý thị trường BĐS cũng rơi vào tình trạng thiếu tính chuyên

nghiệp. Hệ thống pháp luật có nhiều khoảng trống, khoảng chồng chéo và khoảng

xung đột; hệ thống quy hoạch thường mang tính hình thức, thiếu khả thi, không phản

ảnh được ý nguyện của mọi người, chưa hướng được tới một quy hoạch cho phát triển

bền vững; hệ thống tài chính dễ bị chi phối, thiếu chủ động, nhất là không điều chỉnh

thuần thục "van" của kênh liên hệ vốn giữa thị trường tài chính và thị trường BĐS, chi

phí huy động vốn cho phát triển thị trường BĐS luôn ở mức khá cao; hệ thống hành

chính phức tạp, chứa đựng tính quan liêu và nhũng nhiễu khá cao, độ minh bạch và

công khai rất yếu.

3. Thị trường nói chung và thị trường BĐS nói riêng cũng thiếu tính chuyên nghiệp:

thông tin thị trường thiếu đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu cập nhật; gần như không có khả

năng dự báo thị trường làm cho hoạt động của thị trường chỉ yếu là tự phát; hầu hết các rủi

ro trong giao dịch thị trường không thể kiểm soát, nhất là các rủi ro trong phương thức

"mua bán nhà trên giấy" hoặc góp vốn giữa người mua nhà trong tương lai và chủ các dự

án đầu tư; nhiều nhà đầu tư BĐS thiếu khả năng khi bước vào thị trường kể cả khả năng

quản lý, khả năng tài chính, khả năng công nghệ, v.v...

Trong ngữ cảnh của một đất nước có nền kinh tế chuyển đổi, sự phát triển của thị

trường BĐS Việt Nam cũng có những ngữ cảnh riêng. Hai lần sốt giá trong giai đoạn

1991 - 1993 và 2001 -2003 hoàn toàn do đặc thù của nền kinh tế chuyển đổi tạo thành,

đây là quá trình tăng giá từ nền BĐS bao cấp chuyển sang thị trường BĐS. Lần sốt giá

Page 177: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

177

tiếp theo 2007 - 2008 có nguyên nhân khác, đó là sự thay đổi phương thức kinh doanh

chuyển vốn đầu tư sang thị trường BĐS sau khi "bong bóng" của thị trường chứng

khoán Việt Nam bị vỡ.

Cũng vào năm 2008, kinh tế Việt Nam có biểu hiện lạm phát và Chính phủ đã phải

đưa ra gói giải pháp kiềm chế lạm phát, trong đó chủ yếu là các giải pháp tài khóa và

tiền tệ trong kinh tế vỹ mô nhằm giảm độ nóng của phát triển kinh tế, cụ thể hơn là

giảm tăng trưởng. Giải pháp tài khóa là giảm đầu tư công, rà soát lại các dự án đầu tư

bằng vốn ngân sách để cắt giảm các dự án chưa cần thiết. Giải pháp tiền tệ là giảm cung

tiền ra thị trường bằng cách tăng lãi suất tín dụng để hút tiền về các ngân hàng thương

mại và giảm cho vay tín dụng, thâm chí không cung vốn của các ngân hàng thương mại

cho một số khu vực, trong đó có thị trường BĐS. Vào cuối năm 2008, thị trường BĐS

đứng trước khó khăn rất lớn về vốn vì các nhà đầu tư đến hạn phải trả lại các khoản tín

dụng cả vốn lẫn lãi. Lúc đó, thị trường BĐS rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều nhà

đầu tư đã phải giảm giá BĐS bán trên thị trường. Giá đất đai và nhà ở bắt đầu hạ, nhất

là ở TP.Hồ Chí Minh.

Đến đầu năm 2009, lạm phát có biểu hiện bị đẩy lùi và Chính phủ lại có giải pháp

"đốt nóng" nền kinh tế sau khi phải chững lại do đối phó với lạm phát. Gói kích cầu

khoảng 1 tỷ USD đã được Chính phủ sử dụng để kích thích kinh tế mà một phần rất

đáng kể được sử dụng để kích thích thị trường BĐS thông qua thực hiện các dự án nhà

ở xã hội. Vì vậy, thị trường BĐS như được tiếp sức vì đã có thêm vốn, hơi ấm đã trở lại

và áp lực vốn đã giảm đáng kể lên các nhà đầu tư BĐS.

Đến đầu 2011, lạm phát lại quay trở lại và Chính phủ lại phải sử dụng các chính

sách kiềm chế lạm phát như trước đây gồm giải pháp tài khóa và giải pháp tiền tệ.

Trong một thời gian khá dài, Bộ Xây dựng cũng như các nhà đầu tư BĐS cố gắng

thuyết minh BĐS cũng là một ngành sản xuất chứ không phải phi sản xuất nên không

phải chịu cảnh không được tiếp cận vốn tín dụng. Hệ quả của qúa trình kiềm chế lạm

phát này là thị trường BĐS rơi vào trầm lắng và Chính phủ đã có Nghị quyết số 02 với

gói giải pháp toàn diện cho thị trường BĐS.

III. Tác động của Luật pháp, quy hoạch và Nhà nƣớc tới thị trƣờng BĐS

Hiện nay, Việt Nam có một hệ thống luật pháp khá nhiều tác động vào thị trường

BĐS, trong đó phải kể tới Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Xây

dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Giá, Luật Công chứng, Bộ luật Dân sự, v.v. Như

nhiều ý kiến đã nói, hệ thống luật pháp thì nhiều nhưng vẫn tồn tại khoảng trống,

khoảng chồng chéo khá lớn, có thể lấy một số ví dụ cụ thể dưới đây.

Ví dụ 1: Chính sách phát triển thị trường nhà ở không có một lộ trình nhất quán

Trong thời kỳ bao cấp, người dân được phép mua bán nhà ở nhưng không có

khái niệm thị trường BĐS, Nhà nước bao cấp hoàn toàn về nhà ở cho mọi người làm

việc cho Nhà nước. Nghị định 61-CP năm 1994 đã cắt bỏ hoàn toàn cơ chế bao cấp về

nhà ở và đưa ra chủ trương giải quyết toàn bộ nhà ở bằng cơ chế thị trường, Nhà nước

bán nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước cho người đang ở. Năm 1991, cơ chế thị trường

có sự quản lý của Nhà nước bắt đầu chính thức được áp dụng (Đại hội Đảng khóa

VII). Năm 1996, thị trường BĐS được xác lập trên nguyên tắc quản lý chặt về đất đai

và giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho người lao động (Đại hội Đảng khóa VIII). Năm

1998, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai công nhận đất ở được sử

dụng không thời hạn và cho phép các nhà đầu tư trong nước thực hiện các dự án xây

dựng kinh doanh nhà ở; Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm 2 dự án phát triển nhà

ở do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện. Năm 2003, Luật Đất đai sửa đổi mở rộng quyền

Page 178: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

178

giao dịch đất đai của các tổ chức kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, chính

thức cho phép nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án xây dựng kinh doanh nhà ở.

Năm 2005, Luật Nhà ở đưa ra cơ chế thiết lập nhà ở công vụ và nhà ở xã hội trên

nguyên tắc Nhà nước bao cấp một phần và đến năm 2009 Chính phủ mới bắt đầu khởi

động một số dự án đầu tiên về nhà ở xã hội.

Ví dụ 2: Luật Kinh doanh BĐS không điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ

tài chính đối với thị trường BĐS

Luật kinh doanh BĐS được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho kinh doanh

BĐS. Luật này đã điều chỉnh khá nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ hỗ trợ thị trường,

nhưng rất đáng tiếc là không điều chỉnh đối với hoạt động dịch vụ tài chính BĐS. Trong

suốt thời gian vừa qua, hình thức góp vốn trước để mua BĐS hình thành trong tương lai

được cả nhà đầu tư lẫn người tiêu dùng ưu thích, áp dụng và được coi như một kênh

huy động vốn hiệu quả, nhưng những rủi ro gắn liền vẫn chưa có cơ chế quản lý hiệu

quả. Những rủi ro về chất lượng, tiến độ, diện tích, dịch vụ nhà chung cư, v.v. luôn luôn

gây lo lắng cho những người đã góp vốn. Luật Kinh doanh BĐS xem xét phương án

"mua bán nhà trên giấy" dưới góc độ quản lý hành chính chứ không sử dụng công cụ tài

chính nên các rủi ro hầu như vẫn còn nguyên trên thực tế. Ngoài ra, các dịch vụ tài

chính khác về BĐS như thế chấp, cầm cố, thế chấp thứ cấp, bảo đảm giao dịch, v.v...

không được đề cập trong Luật này.

Ví dụ 3: Hiện nay đang có 2 hệ thống quản lý dịch vụ định giá đất đai và tài sản

gắn liền.

Từ trước khi Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh BĐS, Bộ Tài chính đã xây dựng

và vận hành một hệ thống quản lý dịch vụ định giá đất đai và tài sản gắn liền "dưới ô" của

Luật Giá với các quy định khá cụ thể về đào tạo nghề, cấp phép hành nghề, hoạt động dịch

vụ, tiêu chuẩn định giá, v.v... Sau khi Luật Kinh doanh BĐS được Quốc hội thông qua, Bộ

Xây dựng lại vận hành một hệ thống quản lý dịch vụ định giá BĐS khác với các nội dung

tương tự nhưng có nhiều quy định khác với các quy định do Bộ Tài chính đã ban hành như

các quy định về đào tạo nghề, cơ quan cấp phép hành nghề, tiêu chuẩn của người được

phép hành nghề, tiêu chuẩn của tổ chức được cung cấp dịch vụ định giá, v.v... Đây là một

khoảng chồng chéo có xung đột rất đang kể trong phạm vi quản lý một dịch vụ mới mẻ và

rất quan trọng trên thị trường BĐS.

Ví dụ 4: Một số quy định về cơ chế Nhà nước thu hồi đất và trách nhiệm thực

hiện bồi thường, hỗ trợ giữa Luật Đất đai và Luật Xây dựng

Luật Đất đai 2003 và Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua trong cùng một kỳ

họp Quốc hội tháng 11 năm 2003 nhưng lại có một số quy định khác nhau về cơ chế

Nhà nước thu hồi đất và trách nhiệm thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi

đất. Luật Xây dựng quy định là Nhà nước không thu hồi đất cho các dự án vì mục đích

kinh doanh và trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ thuộc chủ đầu tư dự án; trong khi đó Luật

Đất đai 2003 quy định là cơ chế Nhà nước thu hồi đất được áp dụng cho một số loại dự

án vì mục đích kinh doanh và trách nhiệm thực hiện bồi thường, hỗ trợ thuộc Nhà nước.

Theo chuẩn mực quốc tế về chuyển dịch đất đai và bồi thường thì Luật Xây dựng tiến

bộ hơn nhưng các quy định của Luật Đất đai 2003 lại được vận hành trên thực tế.

Ví dụ 5: Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính của dân về đất đai quy định

trong Luật Đất đai khác với các quy định trong Luật Khiếu nại và tố cáo

Luật Khiếu nại và tố cáo (trước đây) được thông qua năm 1998 và được sửa đổi,

bổ sung 2 lần vào năm 2004 và 2005, trong đó quy định trách nhiệm giải quyết khiếu

nại lần thứ hai của các Bộ, cơ quan ngang bộ khi trách nhiệm giải quyết lần đầu thuộc

UBND cấp tỉnh. Luật Đất đai 2003 lại quy định không cho khiếu nại tràn lên các cơ

Page 179: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

179

quan ở trung ương. Đây là một xung đột pháp luật khá lớn mà Luật Đất đai đã kéo lùi

sự tiến bộ pháp luật, mãi tới năm 2011 xung đột này mới được Luật Tố tụng hành

chính loại bỏ.

Về quy hoạch đối với BĐS, khiếm khuyết hiện nay còn quá nhiều, có thể kể ra

một số điểm chủ yếu như sau:

1. Quá trình đô thị hóa chưa được xem xét đồng bộ giữa chuyển dịch vốn đầu

tư, đất đai, lao động. Nhiều đô thị đã hình nhưng không có khả năng thu hút cư dân vì

thiếu khả năng tạo việc làm hoặc thiếu hạ tầng ở mức tối thiểu để bảo đảm cuộc sống

đô thị. Thành phố Vạn tường thuộc khu kinh tế Dung Quất là một ví dụ cụ thể, thành

phố có khả năng thu hút cư dân vì có khả năng tạo việc làm từ khu kinh tế nhưng

không đủ hạ tầng xã hội nên các cư dân lại quay lại các khu dân cư nông thôn để sinh

sống. Ngược lại, nhiều khu kinh tế cửa khẩu cũng như khu kinh tế ven biển có kết cấu

hạ tầng được dầu tư khá tốt nhưng mọi hoạt động kinh tế lại rất chậm nên không tạo

được việc làm để thu hút dân cư.

2. Quy hoạch sử dụng đất chỉ làm nhiệm vụ đặt ra chỉ tiêu diện tích các loại đất

được sử dụng cho mục đích phát triển BĐS trong giai đoạn 10 năm (trong quy hoạch)

và 5 năm (trong kế hoạch), không chỉ ra được không gian cụ thể. Nói cách khác, quy

hoạch sử dụng đất chưa xác định cách tiếp cận quy hoạch không gian nên rất hạn chế

trong trợ giúp phát triển thị trường BĐS. Trên thực tế, khi thị trường BĐS rơi vào tình

trạng "phát triển nóng" thì hầu như chỉ tiêu đất ở cho 10 năm được thực hiện ngay

trong 2 hoặc 3 năm đầu.

3. Quy hoạch xây dựng có một phần về quy hoạch sử dụng đất lại tiếp cận theo

hướng phân bố không gian sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất vẫn được thực hiện tại

cả những đô thị đã có quy hoạch đô thị chi tiết được phê duyệt. Đây là một biểu hiện

chồng chéo về nhiệm vụ quy hoạch, vừa gây lãng phí, vừa tạo ra bức tranh phức tạp

trong quản lý.

4. Trong thời gian thị trường BĐS phát triển nóng, tính đồng bộ trong quy

hoạch thường bị lãng quên. Một khu nhà chung cư được quy hoạch không đồng bộ với

quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã gây nên tình trạng nhà ở không gắn với

nơi ở. Đây là một trong nhiều lý do tạo ra tình trạng nhiều khu dân cư bị bỏ hoang sau

khi đã hoàn thành.

5. Do nhu cầu phát triển mở rộng đô thị nên nhiều địa phương cấp tỉnh đã vạch

ranh giới hành chính đô thị quá rộng, rộng hơn cả quy hoạch phát triển. Tại nhiều tỉnh,

địa bàn phường còn nguyên khung cảnh nông thôn miền núi. Đây là tình trạng đang

gây khó khăn cho quản lý: nhiều vùng chậm phát triển nhưng đang đuợc quản lý theo

cách quản lý đô thị.

6. Công cụ quy hoạch đang thể hiện khá nhiều khiếm khuyết, do cách nhìn quy

hoạch bị chia cắt, tính chuyên nghiệp trong quy hoạch còn thiếu, lợi ích từ quy hoạch chưa

được quản lý sao cho minh bạch, sự tham gia của cộng đồng vào quy hoạch chưa cao,

thông tin trong quá trình xây dựng và thông tin về quy hoạch đã được phê duyệt chưa được

công khai đầy đủ, điều chỉnh quy hoạch còn thiếu các căn cứ xác đáng.

7. Nhiều dự án đầu tư khu dân cư chỉ tập trung vào phần đầu tư nhà ở để bán và

thường chậm thực hiện hoặc xin không thực hiện một số hạng mục đầu tư hạ tầng như

nơi vui chơi, hồ điều hòa, chỗ để xe, v.v.

Page 180: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

180

Quyền của Nhà nước quyết định đối với đất đai thông qua cơ chế "Nhà nước thu

hồi đất" là một yếu tố có tác động khá lớn tới thị trường BĐS. Đây là nguyên nhân chủ

yếu dẫn tới nguy cơ tham nhũng về đất đai và khiếu kiện nhiều của dân về đất đai. Cơ

chế thị trường đã được tiếp nhận và vận hành, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất.

Về nguyên lý, nhà đầu tư cần đất cho mục tiêu đầu tư của mình thì phải tiếp cận thị

trường quyền sử dụng đất. Người đang sử dụng đất có thể muốn chuyển nhượng hoặc

không muốn, rất không muốn chuyển nhượng. Vấn đề đặt ra là cơ chế chuyển dịch đất

đai như thế nào và Nhà nước tác động như thế nào cho phù hợp với cơ chế thị trường,

để giảm tham nhũng và khiếu kiện. Tất nhiên, cơ chế Nhà nước can thiệp vào nguồn lực

đất đai theo kiểu bao cấp là không phù hợp. Nhà nước chỉ nên là người đưa ra điều kiện

"chuyển quyền sử dụng đất đai bắt buộc để thực hiện quy hoạch sử dụng đất" và cách

thức chuyển quyền phải do nhà đầu tư thỏa thuận với "cộng đồng những người đang sử

dụng đất", trong đó có cả hình thức chuyển quyền và giá trị chuyển quyền.

Hiện nay Quốc hội đang chuẩn bị thông qua Luật Đất đai sửa đổi và bắt đầu khởi

động quá trình sửa đổi Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh BĐS. Quốc hội cũng đã giao

cho Chính phủ xây dựng Luật Quy hoạch hướng tới tính đồng bộ của hệ thống quy

hoạch. Trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi chưa có nhiều yếu tố hỗ trợ thị trường BĐS,

trong đó có phương thức hợp lý để Nhà nước tác động vào thị trường.

Chính phủ và UBND cấp tỉnh đang có chủ trương rà soát lại quy hoạch có liên

quan tới phát triển BĐS. Những yêu cầu đồng bộ giữa quy hoạch phát triển nhà ở và

phát triển hạ tầng đang được đặt ra cả dưới góc độ quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

IV. Nghịch lý hiện tại và những vấn đề cần giải quyết của thị trƣờng BĐS

Việt Nam

Quá trình "sốt" giá đất đã tạo nên những nghịch lý của thị trường BĐS hiện nay,

cụ thể bao gồm:

Nghịch lý 1: Giá nhà ở trung bình cao gấp 25 lần thu nhập trung bình năm của người

lao động (trong khi ở các nước khác tỷ lệ này là 2 - 4 lần), nếu người lao động tiết kiệm được

25% thu nhập thì cũng phải 100 năm sau mới mua được nhà. Đến nay, tỷ lệ này đã giảm tới

mức 10 lần trong khu vực nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội.

Nghịch lý 2: Thừa cung nhà ở giá cao đã tạo nên kho BĐS tồn đọng gắn với nợ xấu

mà không có cầu, trong khi đó thiếu cung trầm trọng đối với nhà ở giá thấp có cầu rất cao.

Đây là nghịch lý của sự không gặp nhau giữa đường cung và đường cầu trong hoàn cảnh cả

cung và cầu đều rất cao. Tổng cung và tổng cầu lúc này không có nghĩa.

Nghịch lý 3: BĐS tồn đọng nhiều nhưng giá BĐS chỉ hạ tới mức nhất định,

không có hiện tượng phá giá vì vốn tồn đọng chủ yếu từ vốn góp của người tiêu dùng

trong phương thức "mua nhà trên giấy", vốn tín dụng từ ngân hàng chiếm tỷ lệ không

cao và có một lượng vốn khá lớn từ các ngân hàng thương mại đầu tư trực tiếp cho thị

trường BĐS chứ không thông qua cơ chế vay tín dụng.

Kho BĐS giá cao tồn đọng gắn với nợ xấu của các ngân hàng thương mại đang

tồn tại và coi đây là một điểm trong tâm cần tháo gỡ cho thị trường. Nhà đầu tư dự án

đã giảm giá tới "mức sàn" nhưng vẫn không có giao dịch. "Kho tồn đọng" này tiếp tục

tồn tại chờ Nhà nước cứu giúp. Nhà đầu tư kêu ca nhiều nhưng chỉ có rất ít nhà đầu tư

chủ động tìm giải pháp cho mình.

Trong ngữ cảnh này, có 2 đặc điểm của thị trường BĐS Việt Nam cần được nhìn

nhận thật rõ ràng. Thứ nhất, nợ xấu trong BĐS nhà ở không phải chủ yếu từ nguồn tín

Page 181: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

181

dụng của các ngân hàng thương mại mà có thể ước tính có khoảng 50% từ nguồn tiền

góp vốn của người tiêu dùng và các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Chính vì vậy mà nhiều nhà đầu

tư kêu ca rất thảm thiết về giá BĐS xuống dốc nhưng họ vẫn chấp nhận để BĐS tồn

đọng mà không chịu hạ giá. Tình trạng xung đột giữa các nhà đầu tư và người góp vốn

đang xẩy ra khá phổ biến ở nhiều nơi. Chính vì vậy mà nợ xấu ước tính từ các ngân

hàng thương mại trong BĐS tồn đọng vẫn chỉ khoảng 6% tổng dư nợ tín dụng nhưng

nhiều ý kiến cho rằng nợ xấu trong BĐS cao hơn rất nhiều. Thứ hai, các hoạt động

của thị trường BĐS vẫn diễn ra bình thường kể cả về giao dịch nhà giá thấp, hoạt

động xây dựng, hoạt động tín dụng và đầu tư từ nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư đang

tập trung vào khu vực giá thấp, nhà ở xã hội và nhà ở cho thuê.

Theo nghiên cứu của Dragon Capital, tổng BĐS tồn đọng của cả Hà Nội và Tp.

Hồ Chí Minh đã lên tới 70.000 căn hộ, mỗi nơi có khoảng hơn 35 nghìn căn hộ sẵn

sàng để bán mà không có giao dịch. Nếu mức giá là 1,5 tỷ đồng mỗi căn thì ước tính

tổng số vốn bị tồn đọng trong BĐS tồn đọng lên tới 100.000 tỷ đồng. Nhiều chuyên

gia đã ước tính rằng thông thường để giải quyết số lượng tồn kho BĐS này phải mất ít

nhất 7 năm.

Nghịch lý 4: Các nhà đầu tư BĐS nói rằng rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn, gần

như phá sản nhưng trên thực tế vẫn có tới 80% đang kinh doanh có lãi, thực - hư quả

khó lường. Các nhà đầu tư BĐS kêu cứu thảm thiết nhưng số lượng M&A không cao.

Nghịch lý 5: Giá nhà ở xã hội với nhiều ưu đãi của Chính phủ có giá cao hơn

nhà ở thương mại giá thấp cùng loại, nhà ở xã hội đang được quản lý theo cơ chế

thuần túy bao cấp trong khi giá nhà ở thương mại được hình thành từ cạnh tranh trên

thị trường.

Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường BĐS hiện nay không đóng băng hoàn toàn

vì vẫn có nhiều giao dịch trong phân khúc nhà ở giá thấp. Tại khu vực Hà Nội, trước

đây là dự án Xa La ở quận Hà Đông với giá khoảng 14 triệu đồng/m2 và gần đây là dự

án Đại Thanh cũng ở gần dự án Xa La với giá chỉ 10 triệu đồng/m2. Cả 2 dự án giá

thấp này đều bán hết hàng ngay trong một thời gian rất ngắn. Theo thông tin của hệ

thống sàn BĐS Tp. Hồ Chí Minh, lượng giao dịch thành công đối với những sản phẩm

BĐS giá trung bình và giá thấp tăng lên khá cao, biểu hiện xu hướng thị trường ấm lại

trong phân khúc này.

Khi dự án Đại Thanh chào giá 10 triệu đồng/m2, đã nổ ra một cuộc thảo luận với

nhiều ý kiến trái chiều. Một phía khẳng định đây là cách làm phù hợp, một chiến lược

kinh doanh đúng hướng, thậm chí có thể đưa giá xuống mức thấp hơn. Một phía khác

lại khẳng định đây là một hành vi phá giá thị trường. Cuộc tranh luận này đã thu hút rất

mạnh sự tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng. Đến nay, cuộc tranh luận về

giảm giá nhà ở thương mại đã kết thúc. Rất nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng kinh

doanh như dự án Đại Thanh đã làm và có khả năng đưa giá xuống thấp hơn. Từ góc

nhìn khác, giá nhà ở xã hội cao hơn 10 triệu đồng/m2 vẫn đang là một thách thức với các

cơ quan quản lý. Sự thực, giá nhà ở xã hội đang được quản lý theo kiểu bao cấp nên giá

không có động lực tác động từ thị trường.

Hiện nay, nhà ở xã hội đang được nhiều người quan tâm, cả khu vực quản lý của

Nhà nước, cả những người lao động chưa có nhà ở và cả các nhà đầu tư. Việc đưa giá

BĐS giá rẻ xuống mức thấp hơn được coi như một quy luật tất yếu của thị trường

nhưng lại gây khó khăn đáng kể cho giá nhà ở xã hội do cơ quan Nhà nước xét duyệt

giá. Giá nhà ở xã hội của Nhà nước, được hình thành với nhiều ưu đãi của Nhà nước

Page 182: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

182

hiện cao hơn giá các nhà ở thương mại giá rẻ. Sự thực, để giải quyết tình trạng này

không khó vì giá cả nhà ở luôn phụ thuộc vào công nghệ xây dựng, vật liệu xây dựng,

chi phí quản lý, chi phí huy động vốn, v.v... Giá nhà ở xã hội cũng sẽ giảm nếu có

những thay đổi tốt hơn về xây dựng, quản lý và huy động vốn.

Nghịch lý 6: Gói tín dụng ưu đãi cho người có thu nhập thấp mua nhà đã sẵn

sàng với giá trị lên tới 21.000 tỷ đồng nhưng người có nhu cầu rất khó tiếp cận vốn,

chưa biết bao giờ mới giải ngân xong và liệu người có thu nhập thấp thực sự có tiếp

cận được ưu đãi này.

Những nghịch lý này nghe ra có vẻ bất thường nhưng thực sự lại rất bình thường

trong thị trường BĐS hiện nay. Tất cả do tính thiếu chuyên nghiệp của thị trường

BĐS, từ quản lý tới nhà đầu tư và tới người tiêu dùng. Thông tin không đầy đủ, thiếu

chính xác. Các rủi ro gần như không được quản lý.

Như vậy, từ cuối năm 2012 tới nay có 2 việc cần làm cho thị trường BĐS nước

ta: một là tăng cung cho khu vực giá rẻ gồm cả nhà ở xã hội nhằm thỏa mãn cầu rất

cao của những người lao động có thu nhập thấp; và hai là giải quyết kho BĐS tồn

đọng có giá cao và giá trung bình. Bên cạnh 2 việc này còn có một số việc khác cần

làm nhằm tái cơ cấu khu vực kinh tế BĐS.

V. Gói giải pháp hiện nay của Nghị quyết 02

Những dữ liệu thực tế nói trên đã mô tả đúng thực trạng nghịch lý của thị trường

BĐS hiện nay. Trong tình trạng này, hầu hết các nhà đầu tư BĐS đều cho rằng Nhà

nước phải giải cứu thị trường BĐS. Hầu hết các Bộ có liên quan và Ngân hàng Nhà

nước đã vào cuộc giải cứu này với nhiều đề xuất giải pháp khác nhau.

Bên cạnh các giải pháp này là một luồng ý kiến hoàn toàn khác, không cần giải

cứu thị trường BĐS. Trước hết là các ý kiến của các đại biểu Quốc hội trong Ủy ban

Kinh tế của Quốc hội khi xem xét vấn đề giải cứu thị trường BĐS. Hầu hết các ý kiến

đều cho rằng không phải giải cứu thị trường BĐS vì đây không phải là vấn đề có tác

động lớn tới nền kinh tế, các nhà đầu tư phải tự tìm giải pháp cho mình.

Tiếp theo là sự ồn ã quanh chuyện tranh luận giữa Ts. kinh tế Allan Phan và Câu

lạc bộ BĐS Hà Nội. Ts. Allan Phan nói rằng không phải giải cứu thị trường BĐS vì sự

cố BĐS ở Việt Nam hiện nay là hệ quả tất yếu do chính các nhà đầu tư BĐS tạo ra,

khi lãi nhiều thì không ai trợ giúp chính phủ nhưng khi lỗ thì lại kêu chính phủ phải

giải cứu. Điều quan trọng hơn là Ts. Allan Phan đã chỉ ra được tính tích cực của

khủng hoảng BĐS hiện nay, đừng nhìn chỉ với con mắt tiêu cực. Sự khủng hoảng tất

yếu là cơ hội để thị trường BĐS lột xác để có một cơ thể khỏe mạnh hơn. Ý kiến của

Ts. Allan Phan có lý ở một góc nhìn khái quát nhất định. Ngược lại, Câu lạc bộ BĐS

Hà Nội thì vẽ ra một bức tranh BĐS Việt Nam toàn mầu đen như cảnh tượng con tầu

BĐS chìm sẽ kéo theo thị trường hàng hóa, vật liệu xây dựng, việc làm của người lao

động, vốn của dân, vốn của doanh nghiệp, hạ tầng kinh tế, v.v... và không thể để thị

trường BĐS rơi tự do. Ts. Phạm Sỹ Liêm thì cho rằng xin mời các nhà đầu tư cứ rơi tự

do như quy luật của thị trường.

Sự thực, trong tình trạng của thị trường BĐS nước ta hiện nay, không nên dùng

từ "giải cứu" mà chỉ nên dùng từ "tháo gỡ khó khăn cho thị trường". Về nguyên tắc,

một số nước như Mỹ, Thái Lan, Singapore trước đây cũng đã từng giải cứu thị trường

BĐS. Nhưng các quốc gia này chỉ ra tay khi thị trường BĐS tác động xấu gây nên

khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng kinh tế trên tầm quốc gia, khu vực hoặc toàn

Page 183: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

183

cầu. Họ đặt ra vấn đề giải cứu vì hệ lụy phát sinh chứ không phải vì bản thân thị

trường BĐS.

Ở Việt Nam hiện nay, mới chỉ có thị trường BĐS chịu khó khăn về vốn khi Nhà

nước kiềm chế lạm phát chứ chưa nhìn thấy khả năng thị trường BĐS là ra khủng hoảng

tài chính quốc gia. Tất nhiên mới có một số ít doanh nghiệp mới bước chân vào thị

trường BĐS là gặp khó khăn thực sự. Vấn đề giải cứu chỉ được đặt ra khi sự suy biến của

thị trường bất động sản làm nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Thị trường là một "cuộc

chơi" kinh tế, vào thị trường phải chấp nhận "luật chơi", thắng có tiền bỏ túi, thua phải

đành chấp nhận mất tiền. Hơn nữa, bao nhiêu tiền có thể cứu được thị trường BĐS và liệu

có thể giải cứu được không. Chúng ta hãy nhìn vào sự thăng trầm của thị trường chứng

khoán để tìm hành động cho thị trường BĐS.

Trước tình hình kinh tế nước ta đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp đều rơi

vào tình trạng thiếu vốn, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày

07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị

trường, giải quyết nợ xấu. Các giải pháp có liên quan tới thị trường BĐS, doanh

nghiệp BĐS bao gồm:

1. Gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đối với

các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ

thời gian và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng); doanh nghiệp sử dụng nhiều

lao động (sử dụng trên 300 lao động) trong lĩnh vực xây dựng các công trình hạ tầng

kinh tế - xã hội; mọi doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua)

nhà ở.

Trình Quốc hội thông qua từ ngày 01/7/2013 áp dụng mức thuế thu nhập doanh

nghiệp 20% đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ; 10% đối với thu nhập từ đầu

tư - kinh doanh nhà ở xã hội; giảm 50% số thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với hoạt

động đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội; giảm 30% số thuế giá trị gia tăng đầu ra đối

với hoạt động đầu tư - kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở là căn hộ có

diện tích sàn dưới 70 m2 với giá bán dưới 15 triệu đồng/m

2.

2. Giảm tiền thuê đất năm 2013, năm 2014 đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia

đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất tới mức bằng 2 lần tiền thuê đất phải nộp

của năm 2010. Cho phép nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ thanh toán tiền bán hàng

đối với các chủ đầu tư dự án đã được Nhà nước giao đất nhưng chưa hoàn thành nghĩa

vụ về nộp tiền sử dụng đất do có khó khăn về tài chính.

3. Các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý tối thiểu

khoảng 3% tổng dư nợ để cho các đối tượng được tiếp cận nhà ở xã hội và nhà ở thương

mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2 với giá bán dưới 15 triệu đồng/m

2 với lãi suất thấp, kỳ

hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và cho vay đối với các doanh

nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư

sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của

nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Dành từ 20 - 40 nghìn tỷ đồng (con số

thực tế là 30.000) thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý và thời hạn tối đa 10 năm tùy

theo đối tượng sử dụng vốn vay để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước

để phục vụ cho vay đối với các đối tượng này.

Page 184: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

184

4. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển nhà ở

xã hội, có chính sách tín dụng ưu đãi để người thuộc diện được tiếp cận nhà ở xã hội

có thể tiếp cận được nhà ở xã hội.

5. Rà soát tất cả các dự án phát triển nhà ở để phân loại các dự án được tiếp tục

thực hiện, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở,

chuyển đổi sang phát triển nhà ở xã hội cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và

nguồn lực xã hội.

Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản chủ động điều chỉnh hoạt động

kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp, giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng

hóa cho phù hợp với khả năng chi trả của thị trường, chuyển sang nhà ở xã hội, thực hiện

công khai, minh bạch, đúng cam kết tiến độ, tạo niềm tin với khách hàng.

Tổng kết Nghị quyết số 19/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về thí

điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam để báo cáo

Quốc hội xem xét, quyết định việc mở rộng đối tượng và điều kiện mua và sở hữu nhà

ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

6. Các Bộ, cơ quan nghiên cứu để sớm hình thành các định chế tài chính mới

như dạng Quỹ Tiết kiệm nhà ở, Quỹ Đầu tư BĐS, Cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở,

tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường BĐS.

7. Rà soát, đánh giá lại nợ xấu; tiến hành phân loại các khoản nợ xấu theo loại

hình doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, đối tượng vay vốn và theo các loại tài sản bảo

đảm, nợ xấu trong bất động sản, nợ xây dựng cơ bản... và đánh giá thực trạng tài sản

đảm bảo, nguồn gốc pháp lý, giá trị thị trường, khả năng thanh khoản của các tài sản

này để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng loại hình nợ xấu.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu

như đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi; tiếp tục cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh

nghiệp tiếp cận được vốn vay, bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản, mua bán

nợ; kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động để tích cực trích lập, sử dụng dự

phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; triển khai các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh trong

tương lai.

Hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án thành

lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam.

Hiện nay, ngân sách xuất ra 30.000 tỷ đồng để trợ giúp vốn vay ưu đãi cho cả

người có thu nhập thấp mua nhà ở và cho cả các doanh nghiệp BĐS có nhu cầu

chuyển đổi dự án sang khu vực giá rẻ hoặc nhà ở xã hội đã được quyết định. Dự kiến

sẽ triển khai từ 15 tháng 4 nhưng phải lùi lại tới cuối tháng 5 mới có hướng dẫn cụ

thể. Trong quá trình thảo luận, tỷ lệ bao nhiêu phần trăm để trợ giúp cho cung và bao

nhiêu phần trăm để trợ giúp cho cầu cũng là một đề tài nóng. Cuối cùng, tỷ lệ 70%

cho cầu và 30% cho cung cũng đã được thống nhất giữa Bộ Xây dựng và Ngân hàng

Nhà nước.

Song song là các giải pháp về rà soát quy hoạch, rà soát dự án, loại bỏ một số dự

án và cho chuyển đổi một số dự án sang nhà ở xã hội, một số dự án được thay đổi

công năng sử dụng sang kinh doanh dịch vụ. Xa hơn là các giải pháp tài chính giải

quyết nợ xấu nói chung và nợ xấu trong BĐS nói riêng. Xa hơn nữa là các giải pháp

về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, xây dựng và thị trường BĐS.

Page 185: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

185

Nhìn lại nội dung của Nghị quyết 02, có thể thấy đây là gói giải pháp giúp cho các

doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính để vượt qua khó khăn, điều chỉnh lại cung

- cầu trên thị trường, giúp cho người có thu nhập thấp sớm có nhà ở và giải quyết khối

lượng vốn đang tồn đọng trong thị trường BĐS. Đây không phải là "giải cứu" thị trường

BĐS mà là sự can thiệp hợp lý của Nhà nước vào thị trường.

VI. Nhìn lại việc thực hiện các giải pháp cho thị trƣờng BĐS theo Nghị

quyết 02

Như trên đã nói rất rõ, có 2 việc phải làm cho thị trường BĐS hiện nay: một là

giải quyết kho BĐS tồn đọng để giải phóng khối lượng nợ xấu đang tồn đọng; hai là

tăng cung cho khu vực nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ để giải quyết nhà ở cho

người lao động có nhu cầu về chỗ ở. Giải pháp cho cả 2 việc này đã được đề cập khá

rõ trong Nghị quyết 02.

VI.1. Giải pháp Nhà nước hỗ trợ tín dụng với gói 30.000 tỷ đồng

Đến nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa thông tin rằng tiêu chí

người thu nhập thấp chưa rõ ràng, người có thu nhập thấp đi vay tiền ở ngân hàng

cũng rất khó khăn và nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ cũng chưa

tăng được bao nhiêu. Từ đây, nhiều ý kiến hoài nghi về hiệu quả thực hiện gói trợ

giúp tín dụng 30.000 tỷ đồng. Cơ chế thực hiện vẫn là bài toán cần quan tâm hiện nay.

Một vấn đề đang tồn tại là:

1. Các quy định về mức thu nhập, việc xác nhận thu nhập và xác nhận tình trạng

thiếu nhà cho các đối tượng được mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ đang gặp

khó khăn, nhiều cơ quan có trách nhiệm không xác nhận với lý do không biết rõ. Với

những ách tắc này, Bộ Xây dựng đã có những hướng dẫn chi tiết: (a) mức thu nhập

thấp là mức thu nhập dưới mức chịu thuế thu nhập; (b) cơ quan sử dụng lao động có

trách nhiệm xác nhận thu nhập; và (c) diện tích nhà ở hiện tại được xác định chỉ tại

nơi đang đăng ký hộ khẩu chính thức. Trong hoàn cảnh hiện nay khi chưa có công cụ

quản lý thu nhập của người lao động tại một đất nước tiêu tiền mặt là chủ yếu và hồ sơ

địa chính về nhà đất đang được quản lý chia cắt theo địa bàn huyện, chắc cũng không

có giải pháp khá hơn so với giải pháp đưa ra của Bộ Xây dựng, mặc dù ai cũng biết

rằng các giải pháp đang hướng dẫn chưa có độ chính xác cao. Sự thực, xác định đúng

được đối tượng được hưởng ưu đãi tín dụng theo thứ tự ưu tiên là một việc bất khả thi

ở nước ta hiện nay.

2. Việc bắt người có thu nhập thấp muốn vay tiền phải chứng minh khả năng trả

nợ tại các ngân hàng thương mại đang có biểu hiện thiếu khả thi. Đã là người có thu

nhập thấp thì khó có thể chứng minh được thu nhập của mình có khả năng để ra một

phần thu nhập cho nhà ở. Tất nhiên, việc đòi hỏi của các ngân hàng thương mại là chính

đáng vì không thể để khoản tín dụng này lại rơi vào nợ xấu. Đây là những lý do chính

làm cho việc giải ngân đối với 70% gói 30 nghìn tỷ đồng trợ giúp tín dụng cho người có

thu nhập thấp mua nhà ở. Theo phương thức hiện nay - phương thức cho người nghèo

vay tiền giống như cho người giầu vay tiền (phải có tài sản thế chấp và chứng minh

được khả năng trả nợ), việc trợ giúp chỉ chỉ có thể đến với nhóm thu nhập tầng trên của

những người có thu nhập thấp. Bộ Xây dựng cũng đã có thống nhất với các ngân hàng

thương mại về việc kết hợp cho người mua nhà vay tiền với các dự án thuộc diện được

vay tín dụng ưu đãi. Đây cũng là sáng kiến giúp cho việc đẩy tiến độ giải ngân nhanh

Page 186: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

186

hơn và chắc hơn. Tất nhiên, những sáng kiến này chưa giải quyết tận gốc bài toán cho

người nghèog vay tiền.

Ở các nước khác, người ta sử dụng cộng đồng những người có thu nhập thấp tại

một địa phương hoặc tại một nhóm cơ quan là cơ chế trợ giúp cho việc xác nhận thu

nhập, tình trạng nhà ở và khả năng trả nợ tiền vay. Bên cạnh cộng đồng này là một tổ

chức xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội tình nguyện trợ giúp cho họ. Cách trợ giúp là

tìn cơ hội tăng thu nhập, tìm nhiều nguồn trợ giúp xã hội khác và bảo đảm trả nợ từ

khoản vay cho cả cộng đồng. Ở một số nước, người ta đã áp dụng cơ chế cộng đồng

vay tiền để xây dựng nhà ở cho mình dưới sự bảo trợ của một tổ chức xã hội, họ là

người thuê nhà thầu xây dựng và họ đứng ra quản lý quá trình xây dựng.

Ngân hàng Grameen ở Bangladesh cùng với người sáng lập là Gs. Muhammad

Yunus đã được nhận Giải thưởng Nobel vì hòa bình năm 2006 do sáng kiến về cơ chế

cho người nghèo vay tiền dựa vào cộng đồng mà không cần các cơ chế vay tiền ngân

hàng như thông lệ. Vào năm 1998, Ngân hàng này cũng đã được nhận Giải thưởng

Môi trường sống Thế giới do vận hành hiệu quả Chương trình nhà ở giá thấp.

Trên thực tế, cơ chế cấp tín dụng ưu đãi cũng như việc rà soát cho chuyển đổi dự

án mới chỉ được thực hiện nhằm tăng cung cho khu vực nhà ở xã hội, nhà ở thương mại

giá rẻ, mới chỉ tác động được tới một số dự án nhà ở giá trung bình có khả năng chuyển

sang nhà ở giá thấp hoặc nhà ở xã hội, chưa động tới bản chất của khu vực nhà ở giá

cao, giá trung bình đang tồn tại và tồn đọng. Đến nay, việc tăng cung cho khu vực giá rẻ

là nhìn thấy khá rõ tính khả thi trên thực tế, nhưng việc giải quyết kho BĐS tồn đọng

vẫn chưa thấy rõ những hoạt động cụ thể. Việc chuyển đổi dự án cũng chủ yếu tập trung

vào các dự án còn trên giấy hoặc mới bắt đầu.

VI.2. Giải pháp cho khu vực BĐS tồn đọng

Giải quyết các BĐS giá cao, giá trung bình đang tồn đọng hiện vẫn đang trong giai

đoạn chuẩn bị giải pháp cụ thể. Các tổ chức, thể chế mua bán nợ xấu vẫn chưa được

thảo luận ở mức độ chi tiết, và càng chưa có chương trình cụ thể về việc thành lập công

ty quản lý tài sản tồn đọng. Việc rà soát để sửa đổi pháp luật mới chỉ đang tập trung vào

đề xuất của Bộ Xây dựng về mở rộng diện người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt

Nam như người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng có thời hạn (hoặc hai lần 50

năm hoặc một lần 70 năm). Nội dung sửa đổi Luật Đất đai cũng chưa có điểm nhấn đối

với phát triển lành mạnh và hiệu quả của thị trường BĐS. Các luật khác còn ở vị trí xa

hơn nữa, chưa trong tầm tay với để xem xét.

1. Giải pháp mở rộng diện người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam

Ngày 03/6/2008, Quốc hội Khóa 12 đã thông qua Nghị quyết số 19/2008/QH12

về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Diện được mua nhà ở gồm: (a) cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam

hoặc được thuê giữ chức danh quản lý doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam; (b)

cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam; (c) cá nhân nước ngoài đang

làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có trình độ và người có kiến thức, kỹ năng đặc

biệt mà Việt Nam có nhu cầu; (d) cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam;

(đ) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp

luật về đầu tư không có chức năng kinh doanh bất động sản, có nhu cầu về nhà ở cho

những người đang làm việc tại doanh nghiệp đó ở. Các đối tượng này phải được phép

cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi,

Page 187: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

187

miễn trừ ngoại giao. Thời hạn được sở hữu nhà ở đối với cá nhân tối đa là 50 năm, khi

hết thời hạn sở hữu thì phải bán hoặc tặng cho nhà ở đó trong thời hạn 12 tháng. Thời

hạn được sở hữu nhà ở đối với doanh nghiệp là thời hạn hoạt động đầu tư tại Việt

Nam. Nhà ở được sở hữu thuộc loại nhà chung cư và chỉ được sử dụng vào mục đích

để ở.

Ngày 18/6/2009, Quốc hội Khóa 12 cũng đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung

Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai với nội dung mở rộng diện

người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Diện người

Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở bao gồm: (a) người có quốc

tịch Việt Nam; (b) người gốc Việt Nam về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, người có

công đóng góp cho đất nước, là nhà khoa học, nhà văn hoá và người có kỹ năng đặc

biệt mà Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam, người có vợ hoặc chồng

là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước; (c) người gốc Việt Nam được cơ quan

có thẩm quyền cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam. Các đối

tượng này phải được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên. Nhà ở được sở hữu

gồm cả nhà riêng lẻ gắn với đất và nhà chung cư, có thời hạn sử dụng lâu dài như

người Việt Nam trong nước.

Trước hết, quy định đối với người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

chỉ mang tính thí điểm và chỉ có quyền sử dụng để ở cho mình và gia đình, không có

các quyền liên quan tới giao dịch bất động sản. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

có diện được sở hữu nhà rộng hơn, loại nhà ở và thời hạn sử dụng cũng rộng hơn,

tương đương như người Việt Nam trong nước. Trên thực tế, số lượng người nước

ngoài cũng như người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam cũng

chưa nhiều. Một phần vì Việt Nam chưa tạo được niềm tin về sự ổn định pháp lý,

phần quan trọng hơn vì thủ tục làm giấy chứng nhận chủ quyền còn đang có nhiều

vướng mắc trên thực tế.

Bộ Xây dựng đã đưa ra kiến nghị sửa đổi pháp luật về nhà ở trên nguyên tắc diện

được sở hữu nhà ở cho người nước ngoài tương đương như người Việt Nam định cư ở

nước ngoài, loại nhà ở cũng tương đương nhưng có thời hạn và cũng có phương án đề

xuất mở rộng quyền giao dịch BĐS.

Giải pháp này trước hết mới chỉ tính đến mở rộng cầu có khả năng thanh toán đối

với cung đang tồn đọng. Vấn đề sở hữu nhà cho người nước ngoài còn phải xem xét

nhiều mặt khác nữa như quy tắc tương đương trong ngoại giao và cơ chế quản lý hoạt

động của cư dân nước ngoài tại Việt Nam. Việt Nam chỉ có thể cho quyền công dân nước

ngoài tương đương như nhà nước đó cho quyền đối với công dân Việt Nam. Như vậy,

việc sở hữu nhà cũng cần xem xét cho từng nhóm nước theo quan hệ ngoại giao đã được

thiết lập cũng như pháp luật của nước đó. Việc tiếp theo cần làm là phải bổ sung ngay

những quy định về quản lý cư dân, cộng đồng người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam.

Thị trường BĐS Việt Nam đang thiếu vốn do nợ xấu liên quan tới các BĐS tồn

đọng. Cơ chế giải quyết kho tồn đọng này bằng nguồn vốn nào là điều cần tìm kiếm.

Khi pháp luật đã cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam thì cơ chế

cho phép thế chấp bằng BĐS ở Việt Nam tại các ngân hàng nước ngoài cần được xem

xét để đổi mới. Đây chính là 2 vấn đề mang tính đối ngẫu về pháp lý, hoặc không thừa

nhận cả hai, hoặc cho phép cả hai. Khi cơ chế thế chấp này được pháp áp dụng thì

chúng ta sẽ khai thông luồng vốn để giải quyết các BĐS sản tồn đọng bằng cơ chế thế

chấp tại các ngân hàng nước ngoài. Nếu còn gì băn khoăn thì trước mắt, việc thế chấp

Page 188: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

188

như vậy cần đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước về đối tượng nhận

thế chấp và Bộ Xây dựng về đơn vị BĐS đem ra thế chấp.

2. Giải pháp giải quyết BĐS tồn đọng thông qua cơ chế xử lý tài sản gắn với vốn

Việc hình thành một doanh nghiệp quản lý các BĐS tồn đọng gắn với nợ xấu đã

được đưa ra trong Nghị quyết 02 nói trên. Hình thái công ty như thế nào, cơ chế tạo

vốn để xử lý và biện pháp xử lý cụ thể vẫn chưa được đặt ra.

Trước hết, khi kiểm đếm các BĐS tồn đọng lại cho thấy có tới 2/3 là đất nền mà

chỉ có 1/3 là đất và nhà ở gắn liền. Như vậy, thông tin thực tế đã khác với tư duy trước

đây là BĐS tồn đọng chủ yếu là nhà ở đã hoàn thành. Những thông tin thực cần biết

chính xác để đưa ra quyết định xử lý gồm: (a) số lượng vốn tồn đọng là bao nhiêu,

trong đó bao nhiêu là tiền đất và bao nhiêu là nhà ở; (b) cơ cấu vốn tồn đọng như thế

nào, bao nhiêu là vốn của chủ đầu tư, bao nhiêu là vốn góp từ dân, bao nhiêu từ nguồn

tín dụng của các ngân hàng thương mại qua thế chấp, bao nhiêu là vốn đầu tư trực tiếp

từ các ngân hàng thương mại và bao nhiêu là các dạng vốn khác bị tồn đọng. Khi có

câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên thì mới có thể đưa ra giải pháp phù hợp.

Các giải pháp có thể cần được xem xét bao gồm: (a) nếu chủ yếu là đất nền thì

đấu giá đất nền tồn đọng là một cơ chế hiệu quả đối với đất nền ở những khu vực

thuận lợi được nhiều người quan tâm; (b) thay đổi mục đích sử dụng đất nền cho phù

hợp với những dự án đầu tư khác có tiềm lực về vốn; (c) thế chấp để tạo vốn tại các

ngân hàng nước ngoài; (d) giải pháp thành lập các doanh nghiệp quản lý BĐS tồn

đọng như trước đây vẫn nghĩ.

Các giải pháp chưa thể quyết định khi chưa có số liệu thống kê BĐS tồn đọng

chính xác và chi tiết.

VI.3. Các giải pháp khác

1. Giải pháp cải cách thực hiện thủ tục hành chính

Song song với các giải pháp trọng tâm nêu trên, Hà Nội cũng như nhiều tỉnh,

thành khác đang cho đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà ở thuộc

nhiều nhóm khác nhau. Đây là việc làm muộn so với quy định của pháp luật nhưng

thế cũng là tốt. Một mặt để thực hiện tốt nhiệm vụ hoàn thành cơ bản việc cấp giấy

chứng nhận vào cuối năm 2013, nhưng mặt khác có tác động tích cực cho việc tăng

niềm tin vào thị trường BĐS. Người bỏ rất nhiều tiền ra mua BĐS được Nhà nước bảo

hộ về tài sản thông qua việc cấp giấy chứng nhận pháp lý.

2. Các sáng kiến tăng niềm tin đối với thị trường

Hiện nay, niềm tin của người dân vào nền kinh tế cũng như niềm tin của những

người đang tham gia góp vốn đầu tư BĐS đang chưa được khôi phục. Nhiều người đã

góp vốn vào dự án đầu tư nhưng đang rơi vào hoàn cảnh chủ đầu tư không thực hiện

dự án, thậm chí dự án chưa có bảo đảm pháp lý. Người góp vốn đang rơi vào tình

trạng hoang mang và mất niềm tin thực sự vào thị trường. Việc lấy lại niềm tin vào thị

trường phải bắt đầu từ các chủ đầu tư dự án và sau đó là các cơ quan quản lý ở Trung

ương và địa phương. Đây là việc khó nhưng có thể làm được, chỉ cần các nhà đầu tư

hãy nghĩ đến thương hiệu lâu dài của mình. Trường hợp không thể giữ thì một phương

án M&A cần được xem xét và quyết định. Các cơ quan quản lý cần hướng các chủ

đầu tư tới những giải pháp lấy lại niềm tin cho thị trường.

Page 189: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

189

Các nhà đầu tư hiện nay tiếp tục lâm vào tình trạng thiếu vốn, muốn làm nhưng

không có vốn. Khi người tiêu dùng thiếu niềm tin vào thị trường thì khó khăn do thiếu

vốn được nhân lên nhiều lần. Như vậy, giải pháp vốn là một bài toán khó trong hoàn

cảnh khó khai thác nguồn vốn trong dân do mất lòng tin vào lợi ích từ thị trường.

Chúng ta lưu ý rằng hiện nay nhiều nhà đầu tư vẫn đang huy động được vốn từ dân,

gốc của vấn đề là chữ tín của nhà đầu tư với người tiêu dùng.

3. Sửa đổi pháp luật, nâng cao chất lượng quy hoạch và tái cấu trúc thị trường

Sự trầm lắng của thị trường BĐS là một hệ quả tất yếu của quá trình phát triển đã

qua trong ngữ cảnh của nền kinh tế chuyển đổi, trong đó tính chuyên nghiệp còn rất

thiếu. Thị trường BĐS đã qua những cơn sốt nhà đất tất yếu khi chuyển từ cơ chế bao

cấp sang cơ chế thị trường. Hệ thống pháp luật của ta chưa có cơ chế điều tiết quỹ đất

khi rơi vào "sốt giá" hoặc "đóng băng". Khi "sốt giá" thì Nhà nước đưa thêm đất vào thị

trường thông qua đấu giá, khi "đóng băng" thì Nhà nước chủ động mua BĐS dư thừa từ

thị trường. Hệ thống pháp luật hiện nay mới chỉ tính đến cơ chế Nhà nước thu hồi đất

mang tính đặc trưng của cơ chế bao cấp. Công cụ pháp luật đất đai cần được đổi mới

sau cho giảm được tham nhũng và khiếu kiện của dân; công cụ pháp luật BĐS phải tập

trung vào công cụ tài chính để quản lý rủi ro cho mọi người yên tâm tham gia thị

trường.

Quy hoạch là một lĩnh vực luôn được coi là yếu kém ở Việt Nam, cụ thể gồm:

(a) mối quan hệ giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và

quy hoạch xây dựng chưa được xác lập trong mối quan hệ hữu cơ; (b) nội dung các

loại quy hoạch còn nhiều chồng chéo, gây lãng phí và còn tồn tại quá nhiều loại quy

hoạch khác nhau; (c) phương pháp luận về quy hoạch không gian chưa được áp dụng

đầy đủ, nhất là quy hoạch sử dụng đất; (d) quy hoạch thường mang tính chủ quan hơn

là các giải pháp khả thi trên cơ sở chấp nhận thực tế.

Tái cấu trúc thị trường BĐS để có một thị trường hợp lý, tránh tư tưởng thả cho

thị trường phát triển tự do không được điều chỉnh và cũng cần tránh tư tưởng áp đặt

theo kiểu bao cấp lên thị trường. Các doanh nghiệp BĐS cần được cấu trúc lại để loại

bỏ đi kiểu kinh doanh "tay không bắt giặc". Tiêu chí của doanh nghiệp BĐS cần được

xác lập, chỉ số thị trường cần được thống kê thường xuyên. Muốn vậy, thị trường BĐS

phải bảo đảm tính minh bạch.

4. Giải pháp từ phía nhà đầu tư BĐS

Cổ nhân đã có câu "cùng tắc biến, biến tắc thông", câu này rất phù hợp với cách

hành xử đối thị trường BĐS nước ta hiện nay. Nói như vậy không có nghĩa là nhà đầu

tư ngồi chờ để thị trường BĐS "sẽ thông". Trong quy luật này đã chứa đựng nỗ lực tự

giải cứu của người trong cuộc là các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư phải tìm cách cứu

mình trước khi tính đến các khả năng trợ giúp của Nhà nước. Tại điểm trầm lắng cùng

cực của thị trường BĐS sẽ xuất hiện một thị trường BĐS mới hiệu quả hơn, phát triển

vì mục tiêu có nhà ở cho tất cả mọi người và cũng mang lại lợi ích xứng đáng cho các

nhà đầu tư.

VII. Kết luận

Sự phục hồi của thị trường BĐS phụ thuộc chủ yếu vào các chính sách của Nhà

nước, sự nỗ lực của các nhà đầu tư và niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường. Từ

phía các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương cũng như địa phương, cần tôn trọng

nguyên tắc minh bạch và công bằng để thực hiện tốt Nghị quyết 02. Mọi tư duy về tư

Page 190: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

190

lợi đều làm hại chung cho thị trường BĐS đang yếu ớt hiện nay. Nỗ lực tiếp theo của

các cơ quan nhà nước là sớm nhất rà soát hệ thống pháp luật, quy hoạch để tạo cơ hội

mới cho thị trường BĐS.

Tất cả mọi việc cần tập trung vào nhiệm vụ tái cấu trúc thị trường BĐS, trong đó

nhiều việc đã được đưa ra trong Nghị quyết 2 từ việc đổi mới pháp luật, thể chế tới

quy hoạch, chuyển đổi dự án, giải pháp huy động vốn, v.v. Các nhà đầu tư cũng cần

tính tới việc tái cấu trúc doanh nghiệp mình trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh

thông qua một lộ trình dài hạn.

Người tiêu dùng với lượng vốn ước tính khoảng 400 tấn vàng còn trữ trong dân

sẽ có vai trò rất lớn trong phục hồi thị trường BĐS nếu niềm tin được khôi phục. Bên

cạnh đó, cơ chế phù hợp để động viên vàng tham gia vào thị trường BĐS cũng cần tới

một sự khôn ngoan về chính sách. Người dân thấy có lợi là tham gia khi vàng đang

không có đường lưu thông để trở thành vốn.

Chúng ta hãy xem khủng hoảng thị trường BĐS hiện nay như đang trong cơn

đau sinh nở, một mầm non BĐS mới khỏe mạnh sắp xuất hiện. Nghị quyết 02 như

một phương án đỡ đẻ tốt, bà đỡ cụ thể là các cơ quan quản lý nhà nước và các cán bộ

quản lý nhà nước. Người đẻ chính là các nhà đầu tư BĐS cần vận dụng cao nhất sự

thông minh của người trong cuộc để "vượt cạn" dễ dàng.

Page 191: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

191

VÌ SAO GIÁ NHÀ ĐẤT Ở VIỆT NAM CAO?

LÀM GÌ ĐỂ ĐẤT ĐAI TRỞ THÀNH NGUỒN LỰC QUÝ GIÁ CỦA QUỐC GIA?

CEO. Đặng Đức Thành

Ủy viên BCH Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam

Trong những nỗ lực đột phá chiến lược về kinh tế (3 đột phá căn bản: thể chế,

cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực), đột phá phát triển thị trường bất động sản

rất quan trọng. Khi phát triển thị trường bất động sản sẽ tác động kéo theo nhiều thị

trường phát triển, trong đó: vật liệu xây dựng, thị trường lao động, thị trường tài chính

- ngân hàng, v.v… sẽ phát triển theo. Quan trọng nhất là giải quyết công ăn việc làm

cho hàng triệu người lao động đảm bảo an sinh xã hội.

Từ nhìn nhận sự việc cần hoàn thiện thể chế; cần tập trung sớm điều chỉnh

những luật lệ còn gây ách tắc cho thị trường bất động sản phát triển ổn định và lành

mạnh. Để có thể thấy được tầm quan trọng của thị trường bất động sản cần đi sâu

nghiên cứu, phân tích: “Vì sao giá nhà đất ở Việt Nam cao? Và làm gì để đất đai trở

thành nguồn lực quý giá của quốc gia?”

I. Vì sao giá nhà đất ở Việt Nam cao?

Trong một báo cáo nghiên cứu của UBKT Quốc hội đã đưa ra ý kiến (vào đầu

năm 2013) giá nhà đất ở Việt Nam cao gấp 5 lần so với khu vực và thế giới, cao gấp

25 lần thu nhập của người dân và cao gấp 100 lần so với hơn 20 năm trước đây.

Những yếu tố tác động làm giá nhà, đất ở Việt Nam tăng cao hơn so với khu

vực và thế giới.

1. Lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng Việt Nam cao kéo dài

Năm 2010, 2011 lãi suất cho vay của ngân hàng xoay quanh 18%/năm; năm

2012 xoay quanh 15% và 3 tháng đầu năm 2013 lãi suất cho vay của hệ thống ngân

hàng xoay quanh 14%/năm, như vậy cho thấy giá lãi suất còn khá cao so với khu vực

và thế giới. Đây là yếu tố tác động mạnh nhất đối với các công ty kinh doanh bất động

sản làm chi phí tăng cao. Trong khi đó lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng khu

vực và thế giới cao nhất chỉ xoay quanh 7%/ năm.

2. Chi phí đóng quyền sử dụng đất

Để đất có thể đưa vào sử dụng, hiện nay nhà đầu tư kinh doanh bất động sản phải

đóng quyền sử dụng đất căn cứ theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 “quy

định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định

cư”; trong đó có phần vướng mắc rất lớn là tính quyền sử dụng đất theo giá thị trường

làm ảnh hưởng mạnh đến tăng giá cả nhà đất ở Việt Nam.

3. Chi phí “hành chính” trong quá trình xin cấp Giấy phép đầu tư xây dựng

Nhiều trường hợp xin giấy phép kéo dài từ 3 năm đến 5 năm mới hoàn thành.

Do thời gian kéo dài, cùng với nhiều loại chi phí hành chính đã góp phần làm tăng giá

cả nhà đất tại Việt Nam (đối với những dự án lớn liên quan đến đền bù đất đai, đặc

biệt kéo dài trên 5 năm).

4. Việc cấp phép đầu tư dự án bất động sản thời gian trước đây của từng địa

phương, Trung ương chưa chặt chẽ

Page 192: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

192

Từ việc cấp giấy phép chưa chặt chẽ dẫn đến sự phát triển không nhịp nhàng,

cân xứng là một nguyên nhân quan trọng gây biến động mạnh giá cả bất động sản.

Tại các tỉnh và thành phố lớn đất đai hầu như đã bị “xí phần” bằng nhiều dự án

được cấp có thẩm quyền duyệt khác nhau; kể cả có nhiều nhà đầu tư nước ngoài (FDI)

tham gia “xí phần” với số lượng đất rất lớn, hàng trăm; hàng ngàn ha đất cho một đơn vị.

Các cấp các ngành chưa chú trọng việc kiểm tra (chưa có quy trình kiểm tra)

năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Quy mô được cấp phép đầu tư dự án quá lớn. Nhà đầu tư thực hiện dự án kéo

dài, chậm trễ (kể cả có ý đầu cơ chia nhỏ dự án và bán dần); trong khi đó trên 500.000

doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cần đất làm văn phòng, nhà xưởng sản xuất rất

khó khăn.

Trong khi đó một số nhà đầu tư chào bán dự án với giá đẩy lên cao, hoặc bán

dưới hình thức hợp tác liên doanh với nước ngoài.

Đất làm sân golf, đất làm khu công nghiệp, kể cả một số khu công nghiệp được

cấp giấy phép đầu tư đã trên 4 năm nhưng số lượng nhà đầu tư vào thuê đất xây dựng

nhà xưởng rất ít. Trong số đó, có khu công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Củ

Chi (TP. HCM), Bình Thuận, Ninh Thuận, v.v… Nhà đầu tư vào khu công nghiệp

chưa được ¼ diện tích đất khu công nghiệp; trong khi đó nhu cầu đất làm nông nghiệp

thì không có (đất bỏ hoang) như thế là không cân xứng.

5. Giá cả bất động sản Việt Nam còn biến động tùy thuộc chính sách của

Nhà nước theo từng thời gian (trong đó có chính sách tiền tệ - tín dụng)

Khi Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng - tiền tệ, việc

huy động nguồn tiền khó khăn điều này cũng tác động một phần làm giá bất động sản

chững lại và nhiều trường hợp đẩy giá xuống. Và ngược lại, khi thực hiện chính sách

tiền tệ - tín dụng nới lỏng thì ngay lập tức tác động đến thanh khoản của nhiều thị

trường (trong đó có thị trường chứng khoán), giá bất động sản có khuynh hướng tăng

lên.

Nhà nước quản lý các tập đoàn, tổng công ty chưa chặt chẽ, đã xảy ra tình trạng

tập trung lượng tiền lớn hàng chục ngàn tỷ VNĐ đầu tư trái nghành nghề, phần lớn

đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đẩy giá lên cao.

Chủ trương cho người dân mua nhà để ở được vay dài hạn với lãi suất ổn định

(người mua nhà lần đầu) còn chưa rõ ràng và chưa áp dụng còn gây tác động kém

thanh khoản ở thị trường bất động sản.

Tại các thành phố lớn, quy hoạch “treo” kéo dài không thực hiện gây tác động

mạnh biến động giá cả bất động sản.

6. Thông tin thị trƣờng bất động sản Việt Nam chƣa công khai, minh bạch

Nhiều ý kiến cho rằng thị trường bất động sản hiện nay tại Việt Nam là thị

trường của người bán, thông tin về quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch không được

công bố hoặc công bố không rõ ràng (chưa có quy trình, quy định công bố thông tin

quy hoạch và thông tin có liên quan đến thị trường bất động sản rõ ràng, minh bạch).

Người dân có nhu cầu cần nhà ở, đất ở, v.v… cần biết thông tin rất khó. Hầu

hết nắm thông tin không chính xác. Hệ thống cung cấp thông tin còn xây dựng chưa

hoàn chỉnh.

Page 193: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

193

7. Nhà nước còn chưa chặt chẽ, dễ dàng cho phép nhà đầu tư kinh doanh

bất động sản mua bán, sang nhượng khi chưa xây dựng hoàn thiện căn hộ chung

cư, gây rủi ro rất lớn cho người mua nhà

Tại các nước tiên tiến như Trung Quốc, Úc, v.v… chỉ cho phép nhà đầu tư

được bán khi căn hộ đã được hoàn thiện. Khi đó, chỉ những nhà đầu tư có thực lực tài

chính mạnh mới làm được; tránh được việc “tranh mua, tranh bán”; tránh rủi ro cho

người mua nhà.

Hiện nay nhà đầu tư kinh doanh bất động sản Việt Nam chỉ cần xây dựng xong

phần móng là được quyền bán với nhiều hình thức khác nhau, kể cả việc nhà đầu tư

đem đất thế chấp ngân hàng, trong khi phần căn hộ xây dựng đất lại bán cho người mua

nhà (với hình thức góp vốn kinh doanh), toàn bộ rủi ro người mua nhà gánh chịu hết.

8. Nhà nước quản lý ngân hàng chưa chặt chẽ

Đã có nhiều trường hợp nhà đầu tư kinh doanh bất động sản vay số tiền rất lớn

hàng ngàn tỷ VNĐ đầu tư kinh doanh bất động sản, vượt gấp hàng chục lần so với vốn

tự có của đơn vị, trong số đó đa phần là công ty con, công ty cháu của ngân hàng (sân

sau của ngân hàng). Những công ty này đã dễ dàng đẩy giá cả thị trường bất động sản

lên cao với số lượng tiền rất lớn.

9. Nhu cầu mua bán, cho thuê bất động sản (nhà, đất) tại Việt Nam là nhu

cầu thật và ngày càng tăng

Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước trong thời gian qua Việt

Nam đã vượt qua ngưỡng các nước nghèo, bình quân theo đầu người khoảng 1600

USD/năm. Các khu đô thị mới và các khu công nghiệp mới hình thành ngày càng nhiều,

đã tạo sự dịch chuyển lao động nông thôn ra thành thị, cư dân đến ở tại khu đô thị mới

hoặc các khu công nghiệp hiện nay vẫn còn đang tiếp tục tăng mặc dù tốc độ đầu tư xây

dựng có giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến Việt Nam.

Bên cạnh đó, còn do một phần dân số Việt Nam tăng liên tục trong thời gian

hơn 10 năm trở lại đây (cả nước đã trên 90 triệu dân).

Còn do quá trình tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI)

qua các năm tăng lên, nhu cầu nhà ở cho các chuyên gia, nhu cầu nhà xưởng cho sản

xuất ngày càng tăng góp phần làm cho thị trường mua bán bất động sản sôi động theo

từng thời gian.

10. Do không nghiên cứu kỹ thị trường và sử dụng vốn vay ngân hàng quá

mức. Nhà đầu tư kinh doanh bất động sản chạy theo lợi nhuận tập trung đầu tư

xây dựng căn hộ cao cấp từ đó gây đóng băng thị trường bất động sản

Trong khi nhu cầu thật là căn hộ giá bình dân và nhà cho người có thu nhập

thấp thị trường rất cần thì không đủ cung cấp cho thị trường. Điển hình là công ty cổ

phần đầu tư xây dựng Nam Long với dòng sản phẩm E.Hom (1,2,3…) bán rất chạy;

với giá khoảng 10 triệu đồng/m2 ,và một số công ty khác.

Bên cạnh đó là đã có thời gian (2007) hàng ngàn công ty kinh doanh bất động

sản đầu tư theo phong trào, đầu tư xây dựng căn hộ cao cấp với số lượng lớn đẩy giá

thị trường nhà đất tăng cao. Trong khi thanh khoản thị trường không có gây nợ xấu

bất động sản ngày càng tăng đến nay chưa giải quyết được.

Page 194: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

194

Rất nhiều công ty kinh doanh bất động sản sử dụng vốn vay ngân hàng quá

mức đầu tư mang tính chất “đầu cơ” gấp hàng chục lần so với vốn điều lệ đã gây nợ

xấu BĐS, đóng băng thị trường BĐS trong thời gian qua.

**Tóm lại: Kể từ đỉnh điểm tăng giá bất động sản Việt Nam vào cuối năm

2007 đến nay, giá cả bất động sản nhà đất Việt Nam đã liên tục giảm do khách quan

và chủ quan giảm có đến hơn 50%. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã bị

lỗ nặng thậm chí phải phá sản.

Trường hợp hiện nay mặt bằng giá cả nhà đât Việt Nam khó có thể giảm hơn

nữa. Trong trường hợp muốn cho giá nhà đất Việt Nam giảm tiếp tục phù hợp với mặt

bằng giá, Nhà nước cần điều chỉnh 8 yếu tố tác động đến giá thành đầu vào bất động

sản (trong 10 nguyên nhân tác động giá lên cao, có 8 yếu tố thuộc về tác động điều

chỉnh của Nhà nước).

II. Làm gì để đất đai trở thành nguồn lực quý giá của quốc gia?

Nghị quyết Hội nghị Trung ương Khóa VII ngày 12/3/2003 về tiếp tục đổi mới

chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước đến nay tuy đã có tác động rất tích cực ban đầu trong khai thác đất đai phục

vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, cân bằng

hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, đồng thời đóng góp nguồn thu

quan trọng cho ngân sách nhà nước. Song thực tiễn hơn 10 năm qua từ khi Nghị

Quyết đi vào cuộc sống, vẫn còn không ít những bất cập,hiệu quả kém trong công tác

quản lý và sử dụng đất đai Và vì vậy sử dụng và quản lý đất đai luôn là vấn đề nóng

bỏng trong đời sống cũng như trên các phương tiện truyền thông hiện nay.

Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội Khóa 11 thông qua và ban hành vào

ngày 26/11/2003 đã tạo cơ sở pháp quy cho việc quản lý và khai thác có hiệu quả

nguồn tài nguyên đất đai. Thế nhưng từ ấy đến nay Nhà nước vẫn chưa khai thác và

tận dụng những cơ chế đặc thù và tập trung cho việc quản lý tài sản này một cách thỏa

đáng. Việc sử dụng đất đai, giao đất, thu hồi đất không dựa trên quy hoạch dài hạn mà

bị động, chạy theo việc đã rồi hoặc bị chi phối bởi những lợi ích cục bộ địa phương,

những lạm dụng phát sinh tiêu cực. Rõ ràng là đất đai chưa được quản lý và sử dụng

như là nguồn vốn, tài sản có khả năng sinh lợi một cách hiệu quả trong phát triển

nền kinh tế quốc gia.

Trong cuộc Hội thảo“Lấy ý kiến quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế

hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015)” do Ủy ban kinh tế của Quốc hội Khóa XIII tổ

chức ngày 27/9/2011, bên cạnh những thành tựu đạt được, nhiều mặt yếu kém cũng

được nêu ra:

- Chất lượng kém trong dự báo nhu cầu quỹ đất phát triển các ngành, các lĩnh

vực, các dự án đầu tư. Việc khai thác sử dụng đất ở nhiều địa phương còn chưa được

tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của

thị trường bất động sản. Và điều này đã dẫn đến tình trạng vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất

và buộc phải liên tục điều chỉnh quy hoạch.

- Quy hoạch đất chủ yếu thiên về mục tiêu quản lý hành chính mà chưa tính tới

hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, chưa phát huy được tiềm năng đất đai. Nhiều địa

phương chưa thực hiện đúng chủ trương tiết kiệm đất nông nghiệp. Trong 10 năm

270.000 ha đất lúa nước được chuyển mục đích khác trong khi diện tích này hoàn toàn

có thể bố trí trên các loại đất khác trên cùng địa bàn.

Page 195: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

195

- Phổ biến tình trạng sử dụng không hiệu quả đất xây dựng khu công nghiệp,

khu kinh tế, sân bay, cảng nước sâu, sân golf và khu nghĩ dưỡng, v.v… Có những con

số cũng được nêu ra minh họa cho thực trạng của việc quy hoạch tùy tiện, tự phát là:

260 khu công nghiệp hiện có với 71.000 ha đất mà tỉ lệ lắp đầy chỉ đạt 46%. Với chỉ

tiêu Quốc hội cho phép giao đất là 44.000 ha vào năm 2010, thực tế các địa phương đã

giao mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cho các doanh nghiệp lên tới

93.000ha (vượt 211,26%). Điều này cũng xảy ra với khu kinh tế, khu công nghệ cao

trên địa bàn cả nước dẫn đến tình trạng giữ nhiều đất nhưng triển khai chậm vì không

thu hút được đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu yếu kém nên không tạo được động lực

phát triển.

- Tình trạng đất đai bị “xí phần” dưới hình thức các dự án được các cấp có

thẩm quyền duyệt với hàng ngàn ha trong tình trạng xây dựng dở dang hoặc bị bỏ

hoang phế vì chưa thể triển khai được. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, cộng thêm

việc các nhà đầu tư dự án có năng lực tài chính và trình độ chuyên nghiệp yếu kém,

chắc chắn rằng các dự án này sẽ “trùm mền” một thời gian dài với biết bao lãng phí,

thất thoát cho nguồn thu ngân sách nhà nước .

- Với đất lâm nghiệp cũng vấp phải tình trạng mất kiểm soát do việc tùy tiện

phá rừng, trồng cây công nghiệp, tình trạng chuyển đổi, mua bán rừng, đất rừng ,

tranh chấp do quản lý chồng chéo, nhập nhằng, v.v…

Trong khi đó, có nhiều nhà đầu tư có năng lực tài chính, có trình độ chuyên

nghiệp (chuyên ngành) cần đất để đăng ký đầu tư thì không còn đất tại vị trí tốt để

làm. Người dân thường xuyên bị phập phồng sợ di dời và qui hoạch treo lơ lửng, quá

bất hợp lý và phải chịu rất nhiều thiệt thòi, phiền toái do quy hoạch treo gây ra (nếu

đem đất đai, nhà cửa tại khu vực có quy hoạch treo đi cầm cố vay mượn ngân hàng sẽ

bị giảm giá trị, thậm chí không được ngân hàng chấp nhận). Tình trạng sống trong lo

sợ di dời kéo dài nhiều năm làm khổ sở, gây tâm lý bất an trong dân kể cả không dám

đầu tư sửa chữa xây dựng.

Cần công bằng và phải nhìn nhận thực tế, qua các năm trước đây khi Việt Nam

chưa gia nhập tổ chức thương mại thế giới (thời gian trước tháng 1/2007), để có thể

mời gọi được nhà đầu tư quốc tế tham gia đầu tư tại Việt Nam, đôi khi Nhà nước phải

chấp nhận những yêu cầu (cả những đòi hỏi vô lý) của nhà đầu tư; thậm chí phải dễ

dãi trong việc kiểm tra năng lực tài chính của công ty đầu tư. Nhưng đến nay, trong

thực tế đã thấy việc giao đất dễ dàng cho các nhà đầu tư “xí phần” đã gây thiệt hại rất

lớn cho phát triển nền kinh tế quốc gia. Chúng ta cần sửa đổi và quản lý chặt chẽ,

nâng cao hiệu quả sử dụng “đất đai” để “đất đai” trở thành nguồn lực thật sự cho phát

triển nền kinh tế quốc gia.

1. Phần chênh lệch do giá đất tăng cao, ai được hưởng lợi nhiều nhất?

Qua phân tích trên, đất đai không phải tự nhiên tăng giá trị và tăng giá. Nguồn

gốc chính là do nhà nước phải bỏ công sức, tiền của rất lớn để tổ chức đầu tư cơ sở hạ

tầng (kể cả tổ chức quy hoạch kêu gọi các nhà đầu tư tham gia), hàng năm nhà nước

vay ODA, và nhiều nguồn khác nhau (phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước và

quốc tế, v.v…) để đầu tư công, đầu tư cơ sở hạ tầng mức độ rất cao “Nợ công tăng từ

mức 33,8 % GDP năm 2007 lên 57,3% năm 2010; trong năm 2011 nợ công giảm

Page 196: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

196

xuống mức 54,6% GDP”108

. Chính sự hoàn thành những công trình đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng đưa vào sử dụng đã đẩy giá trị đất, giá cả đất đai (khu vực có công trình

đầu tư) tăng cao.

Ai được hưởng lợi nhiều nhất?

Sự tăng giá trị đất, tăng giá cả đất đai đột biến đem lại phần chênh lệch siêu lợi

nhuận; nhưng do phần đất đai đã bị “xí phần” hầu hết và như vậy phần siêu lợi nhuận

này nhà nước không được hưởng. Ngoại trừ, người dân được hưởng lợi (lợi ích từ các

công trình hạ tầng được đưa vào sử dụng. Hiện nay nhà nước tổ chức thu các loại thuế

trước bạ, thuế giá trị gia tăng, thuế chuyển quyền sử dụng đất, v.v… Riêng phần thuế

để thu thêm trong phần chênh lệch siêu lợi nhuận hiện nay chưa ban hành được.

Như vậy, chỉ còn nhà đầu tư “xí phần” và những người thực sự có “đất“ sẽ là

người tham gia hưởng lợi nhiều nhất trong phần chênh lệch siêu lợi nhuận này và

cũng từ việc “xí phần” và thay đổi giá trong thực tế làm rối loạn sự phát triển của thị

trường bất động sản (giảm hẳn nguồn “cung” do các đơn vị “ôm” hàng ngàn ha đất);

khi thì sốt “nóng”, khi thì sốt “lạnh” trong thời gian các năm qua. Gọi là nhà đầu tư

nhưng thực chất đó là nhà đầu tư cơ đất.

Tóm lại, trong khi cả nước phải huy động vốn (phát hành trái phiếu Chính phủ

bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam); vay quốc tế, bán tài nguyên, v.v… trong khi hàng

năm bội chi ngân sách quốc gia tăng lên đến mức báo động (bội chi ngân sách tăng

lên mức 5,6% GDP giai đoạn 2006-2012)109

thì nguồn “vốn” rất lớn và vô cùng quý

giá của VN hiện nay là “đất đai “ thì đa phần đã giao cho người khác nắm giữ và khai

thác.

Để minh chứng cho sự việc nêu trên, có thể dẫn ra đây trường hợp của nhà đầu

tư khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (Nam Sài Gòn, TP. HCM). Với năng lực tài chính và

kinh nghiệm đầu tư quốc tế nhưng phải mất đến 18 năm, nhà đầu tư mới chỉ đầu tư

xây dựng được 2/3 khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (quy mô khoảng 600 ha đất). Trong

khi đó, nhà đầu tư công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng được nhà nước giao 600 ha đất

sạch (không phải tổ chức đền bù, giải tỏa – nếu không thời gian này sẽ kéo dài thêm

nhiều năm nữa vì nhà đầu tư phải tự lo giải phóng mặt bằng).

Trên thực tế thời gian qua, trong số các dự án đã được các cấp có thẩm quyền

duyệt (kể cả cho nhà đầu tư trong nước và quốc tế); nhiều dự án chiếm hàng ngàn ha đất

vẫn chưa thể triển khai trong thời gian dài (hàng chục năm). Nhà đầu tư nếu không tính

đến việc tổ chức chia nhỏ dự án “bán” dần mà trực tiếp đầu tư, phát triển dự án theo đúng

quy hoạch thì muốn hoàn thành việc triển khai đầu tư dự án hàng ngàn ha đó sẽ mất rất

nhiều năm sau mới có thể hoàn thành (từ vài chục năm đến hàng trăm năm).

2. Đất đai trở thành nguồn lực quý giá của quốc gia bằng cách nào?

a. Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng

Thời gian qua nhiều địa phương với sự cho phép của các cấp có thẩm quyền đã

dùng quỹ đất để đổi lấy các công trình cơ sở hạ tầng (cầu, đường, khu đô thị, v.v…)

điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh đã giao cho công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng

108 Tr.11 Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2012-2013 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tháng

12/2011. 109 Tr. 11 Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2012-2013 của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia tháng

12/2011.

Page 197: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

197

(đơn vị quốc tế Đài Loan) bỏ vốn đầu tư 117 km2 đường Nguyễn Văn Linh nối liền

Bắc Nhà Bè – Nam Bình Chánh, đổi lại thành phố giao cho công ty 600 ha đất xây

dựng thành khu đô thị Phú Mỹ Hưng.

Sau 18 năm đơn vị đã xây dựng hoàn thành 2/3 khu đô thị kiểu mẫu Phú Mỹ

Hưng, con đường Nguyễn Văn Linh đã đưa vào sử dụng nhiều năm nay, nhà nước thu

về ngân sách từ việc đầu tư xây dựng khu đô thị nhiều tỷ VNĐ (thu thuế trước bạ,

thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế lợi tức doanh nghiệp công ty liên doanh Phú Mỹ

Hưng, v.v…). Tuy nhiên phương thức này còn rất mới mẻ cần phải được nghiên cứu

hoàn thiện tránh những tiêu cực phát sinh từ đây.

b. Đổi đất lấy dịch vụ công

Nhà nước tổ chức cho các đơn vị trong nước và quốc tế bỏ vốn ra thi công các

công trình cơ sở hạ tầng (cầu, đường, v.v…) và đổi lại nhà đầu tư được quyền thu phí

qua lại cần đường bao nhiêu năm; điển hình là việc công ty CP Cầu Phú Mỹ đã bỏ vốn

ra đầu tư công trình cầu Phú Mỹ (Q.7, TP. HCM) và được tổ chức thu phí cầu đường

qua các năm.

c. Nhà nước thu các loại thuế

Thông qua việc cho phép các đơn vị, nhà đầu tư cá nhân tổ chức đầu tư dự án

khai thác sử dụng đất đai; khu công nghiệp; xây dựng khu đô thị, xây dựng nhà ở,

v.v… Nhà nước có thể thu các loại thuế, phí khác nhau.

Nguồn thu ngân sách từ đất đai năm 2010 đạt 67.700 tỷ VNĐ, chiếm 11,21%

tổng thu ngân sách nhà nước. Tại Hội thảo khoa học “Khai thác nguồn lực tài chính từ

đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2012”

theo ý kiến của đại diện Bộ Tài chính cho biết: “Nguồn thu ngân sách từ đất còn có

thể tăng lên từ 80.000 tỷ VNĐ đến hơn 100.000 tỷ VNĐ nếu chúng ta biết khai thác

tận dụng”.

d. Khai thác nguồn lực từ quản lý tài sản nhà nước

Tài sản nhà nước gồm có những tài sản chính thông thường như sau:

- Nhà cửa

- Kho tàng

- Bến bãi, cầu đường

- Cảng biển, cảng sông …

Hiện nay Nhà nước giao phần lớn tài sản nhà nước cho Bộ, ban ngành (cơ quan

nhà nước) và các doanh nghiệp nhà nước quản lý những tài sản này. Tuy nhiên công tác

quản lý và khai thác tài sản thời gian qua còn nhiều bất cập; nhiều nơi còn để lãng phí

đất đai tài sản chưa tận dụng khai thác sử dụng có hiệu quả cao.

3. Thông qua quy hoạch cụ thể, quy hoạch chi tiết kế hoạch sử dụng đất Nhà nƣớc tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất và quyền đầu tƣ các dự án khai thác sử dụng đất đai (kể cả đất đai đã do nhà nƣớc vùng kinh phí ngân sách tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng; và cả những dự án chƣa đền bù đất đai)

Trong thời gian qua, nhiều địa phương đã tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử

dụng đất và quyền đầu tư các dự án; khai thác sử dụng các dự án đất đai và thông qua

Page 198: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

198

đó đã thu một phần tiền rất lớn về cho ngân sách nhà nước (cả cho ngân sách địa

phương). Điển hình nhất trong việc này là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà

Nội đã từng đấu giá nhiều khu đất vàng và kết quả phần thu rất lớn; nhất là tại những

khu vực vị trí “đắc địa”. Tuy nhiên, về phương pháp tổ chức đầu thầu, đấu giá cần

chặt chẽ, mức thu chênh lệch hợp lý để tránh phản ứng phụ là “đẩy giá đất lên quá cao

so với khu vực”.

Bên cạnh đó, việc tổ chức quản lý khai thác sử dụng đất đai của nhà nước còn

nhiều bất cập; chưa tận dụng khai thác tiềm năng “đất đai” đa phần “đất đai” của

chúng ta bị “xí phần” hầu hết bằng những dự án được các cấp có thẩm quyền duyệt.

Nhiều dự án “xí phần” được duyệt hàng ngàn ha kéo dài qua nhiều năm chưa triển

khai thực hiện đã phải thu hồi; trong khi đó nhà đầu tư thật sự cần “đất” tại những vị

trí thuận lợi để đầu tư không còn chỗ.

Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã nhận thức được vần đề này và đã

tích cực thu hồi các dự án; đơn cử trong này là tỉnh Tây Ninh và Long An; theo báo cáo

6 tháng đầu năm 2010, tỉnh Long An đã thu hồi 21 dự án với diện tích 1450 ha110

.

Trong đó mộ số dự án quy mô lớn đã được tỉnh xóa quy hoạch để người dân tiếp tục

canh tác nông nghiệp; trong thời gian tới tỉnh sẽ ra quyết định thu hồi tiếp tục 14 dự án

nữa với tổng điện tích 1035 ha111

theo tác giả Ngọc Lan, Thời báo Kinh Tế Sài Gòn

ngày 06/10/2011: “Phản biện những đánh giá của Chính phủ, Ủy ban kinh tế của Quốc

hội dẫn ra một số ví dụ. Trong 10 năm, có 270.000 ha đất lúa nước được chuyển cho

mục đích khác, trong khi diện tích này hoàn toàn có thể bố trí trên các loại đất khác trên

cùng địa bàn. Tại sao không làm? Hoặc như đất khu công nghiệp đạt 100% chỉ tiêu quy

hoạch, nhưng việc đầu tư lại dàn trải, hiệu quả thấp, trong khi đất cơ sở sản xuất kinh

doanh vượt cao (hon 200%).

Việc lấy đất làm các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu cũng rơi vào

tình trạnh dàn trải, thiếu đồng bộ. Bộ kế hoạch và đầu tư cho biết tỷ lệ sử dụng đất ở

15 khu kinh tế ven biển và 28 khi kinh tế cửa khẩu đạt khoảng 15%. Trong số 59 dự

án sân golf đã được giao đất trên cả nước, có 60% diện tích đất thuộc dự án làm du

lịch sinh thái, trung tâm thương mại và đất ở, v.v…

III. Một số vấn đề cần kiến nghị sửa đổi

Để có thể biến “đất đai” trở thành nguồn lực (nguồn vốn) cho quốc gia cần thiết

phải đổi mới và nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất đai.

1. Quy mô dự án

Do thời kỳ khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và bất ổn kinh tế vĩ mô tại

Việt Nam kéo dài các năm; năng lực tài chính của nhà đầu tư rất khó khăn. Không nên

xét cấp đất cho một dự án trên 100 ha (trừ trường hợp đặc biệt phải có quyết định của

Thủ tướng và Quốc hội thông qua).

- Tại sao 100 ha? Đó là vì nếu lượng quá ít sẽ ảnh hưởng đến nhà đầu tư khó

khăn trong việc đầu tư đồng bộ xây dựng qui hoạch hạ tầng trong đó bố trí trung tâm

thương mại, bệnh viện, v.v…

110 Trang 11, tạp chí thị trường giá cả BĐS & tài sản, số 260 ngày 27/08/2012.

111 Trang 54, Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 6/10/2011, tác giả Ngọc Lan.

Page 199: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

199

- Trường hợp quy mô lớn cần liên kết vùng trong quy hoạch.

- Xem xét lại việc phân cấp xét duyệt cho những dự án đầu tư sử dụng từ 50 ha

đất trở lên 100 ha; cần thiết phải tập trung về trung ương (không phân quyền cho địa

phương) và giao đầu mối cho Bộ Kế hoạch & Đầu Tư quản lý. Mục đích tránh việc

nhiều nơi; đầu tư trùng lắp, cảng biển, sân bay quốc tế, nhà máy thép, v.v… gây lãng

phí và hiệu quả đầu tư kém.

2. Quy định phí đặt cọc

Cần phải quy định “phí” đặt cọc (ký quỹ) trong việc thực hiện dự án. Mục đích

để chứng minh năng lực tài chính của đơn vị đầu tư; hạn chế các nhà đầu tư cơ hội,

đồng thời qui định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư. Khoản phí này sẽ không hoàn lại

khi nhà đầu tư vi phạm những cam kết trong việc triển khai dự án.

3. Xem xét luật “thuế” sử dụng đất

Xem xét đề xuất luật “thuế” sử dụng đất theo hướng hàng năm thu thuế trên

diện tích đất sử dụng. Biện pháp này sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách đồng thời hạn

chế được nạn đầu cơ, “xí phần” đất.

4. Phân cấp xét duyệt dự án

Xem xét và quy định lại việc phân cấp xét duyệt dự án đối với các tỉnh, thành

phố theo hướng tập trung về Trung ương đối với các dự án có quy mô từ 50 ha đến

100 ha, đề nghị giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm tham mưu Chính phủ duyệt cấp.

5. Năng lực tài chính nhà đầu tư

Quy định chặt chẽ việc xem xét năng lực tài chính của nhà đầu tư đồng thời

quy định kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện.

6. Định hướng cho vay

Do nguồn tiền còn eo hẹp (trong thời kỳ khủng hoảng tài chính thế giới và bất

ổn kinh tế vĩ mô kéo dài tại Việt Nam); Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần định

hướng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cho vay đầu tư dự án theo

hướng chỉ tập trung vốn cho những đơn vị chuyên ngành (không cho vay các đơn vị

đầu tư ngoài ngành chính) đơn vị chuyên nghiệp. Đồng thời cần cho vay đầu tư dứt

điểm từng dự án công trình tránh dàn trải.

Cần thay đổi tư duy “vay để đầu tư là vay lành mạnh”, chú trọng khuyến khích

các đơn vị sử dụng nguồn vốn tự có (vốn huy động cổ phần, vốn hợp tác, vốn phát

hành trái phiếu doanh nghiệp, v.v…) thay vì sử dụng đa phần vốn ngân hàng rất rủi

ro.

7. Đấu thầu dự án

Nhà nước thường xuyên tổ chức đấu thầu công khai minh bạch đầu tư từng dự

án (kể cả cho doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia), cả những dự án đất sạch và

dự án đất chưa đền bù (tại những vị trí thuận lợi).

8. Vấn đề tiền sử dụng đất

Cần sửa đổi Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày

13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi

thường, hỗ trợ và tái định cư. Trong đó vướng mắc cần sửa đổi liên quan đến vấn đề

tính tiền sử dụng đất theo “giá thị trường”. Hiện nay hàng ngàn hồ sơ nộp thuế bị ách

Page 200: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

200

tắc và đây là một nguyên nhân quan trọng góp phần đóng băng thị trường bất động

sản.

9. Sử dụng vốn “đất” của Nhà nước

Kiến nghị quy định thành luật khoản thu thuế “vốn” là tài sản đối với các đơn

vị sử dụng vốn (là tài sản) Nhà nước hàng năm phải đóng về cho ngân sách quốc gia.

Do cơ quan thẩm định giá nhà nước quy tài sản theo giá thị trường tại khu vực.

- Kiến nghị mức thu 6% năm trên tổng vốn đơn vị nhà nước sử dụng nếu “vốn”

là tài sản (ví dụ: như đất đai, kho bãi, v.v…) nhằm mục đích nâng cao tinh thần trách

nhiệm của từng đơn vị tránh lãng phí, thất thoát.

- Sẽ có nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ tự trả lại vốn cho ngân sách nhà

nước. Thay vì như hiện nay, nhiều trường hợp có quyết định điều chuyển kho bãi

nhưng đơn vị cố tình trì hoãn không thực hiện quyết định bàn giao tài sản.

10. Thuế đối với cá nhân, tổ chức giữ vốn nhà đất nhiều

Nghiên cứu ban hành tính thuế lũy tiến (hình thức thuế tài sản) hàng năm, đối

với người, tổ chức giữ số lượng nhà đất nhiều (diện tích từ 1000 m2 trở lên phải chịu

thuế tài sản hàng năm, nhà từ căn thứ 3 trở lên phải chịu thuế tài sản hàng năm). Đây là

một trong những biện pháp tăng nguồn thu từ nhà, đất (bất động sản) đồng thời chính là

biện pháp hữu hiệu chống đầu cơ đất đai, bất động sản.

11. Quy định thu “lệ phí hạ tầng”

Cần ban hành quy định thu “lệ phí cơ sở hạ tầng”, thuế này chỉ những người

đầu tư kinh doanh dự án bất động sản mới phải nộp. Do Nhà nước phải tốn rất nhiều

công sức, kinh phí cho đầu tư cầu đường, cơ sở hạ tầng (trung tâm thương mại, sân

bay quốc tế, bệnh viện, trường học, v.v…); và chính những công trình đầu tư này là

một trong những nguyên nhân làm bất động sản tại khu vực đó “lên giá”. Do vậy, cần

có quy định thu “lệ phí cơ sở hạ tầng” (lấy lại một phần nhỏ địa tô chênh lệch) đối với

dự án đầu tư kinh doanh bất động sản được thụ hưởng từ đầu tư hạ tầng này.

12. Cải cách thủ tục hành chính

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thủ tục cấp phép đầu tư xây dựng,

thời gian hoàn thành cấp phép xây dựng cho một dự án không được quá 9 tháng (quốc

tế các nước chỉ 6 tháng).

IV. Kết luận

Ngay từ khi tổ chức quy hoạch tổng thể, chi tiết cầu, đường, khu đô thị mới,

v.v… Nhà nước cần quan tâm đặc biệt đến những vị trí đắc địa, đất dọc hai bên

đường, đất tại các khu trung tâm, v.v…

Đồng thời trong quá trình triển khai tổ chức thi công ưu tiên huy động mọi

thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng; tiến hành đấu thầu công khai “đất

đai” dự án đầu tư tại những vị trí đắc địa (kể cả đất do nhà nước bỏ tiền ra đền bù giải

phóng mặt bằng và “đất” còn đang trong quy hoạch chưa đền bù giải phóng mặt bằng.

Công khai đấu thầu “đầu tư” trên từng hạn mục công trình căn cứ theo quy hoạch đã

được cấp thẩm quyền duyệt thông qua.

Toàn bộ số tiền chênh lệch (siêu lợi nhuận) do việc tăng giá trị đất, tăng giá cả

đất sẽ được thu về ngân sách nhà nước. Một phần trong nguồn thu đặc biệt này, kiến

nghị sẽ dùng để đầu tư xây dựng nhả ở cho người thu nhập thấp “thuê”, xây dựng nhà

Page 201: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

201

ở cho người tái định cư, đảm bảo thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng và

Nhà nước.

Page 202: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

202

THỪA THIÊN HUẾ - NHỮNG NỖ LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Nguyễn Văn Cao

Phó Bí thƣ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế

Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội giai đoạn 2011 - 2020 với ba khâu đột phá, gồm: (i) Hoàn thiện thể chế kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh

bình đẳng và cải cách hành chính; (ii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn

nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân,

gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công

nghệ; và, (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện

đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện ba đột phá chiến

lược, tạo tiền đề tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với thực

hiện Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển

Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các cấp, các

ngành bám sát Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và định hướng chỉ đạo của

Trung ương để nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ

tầng theo hướng hiện đại, đầu tư phát triển các lĩnh vực văn hóa – du lịch, giáo dục –

đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ xứng tầm là trung tâm của khu vực miền

Trung và cả nước.

Trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; cuộc khủng hoảng tài chính

– tiền tệ, suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh, nhưng với sự chỉ đạo

đúng đắn, kịp thời, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và sự nỗ lực cố

gắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Thừa Thiên Huế, nền kinh tế - xã hội địa

phương vẫn tiếp tục phát triển ổn định. Giai đoạn 2011 – 2013, tốc độ tăng trưởng kinh

tế bình quân đạt 10,0%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng dịch vụ -

công nghiệp – nông nghiệp. Huy động vốn đầu tư tăng khá; tổng vốn đầu tư toàn xã

hội trong ba năm 2011 – 2013 đạt hơn 37 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 14,2%/năm;

trong đó, vốn ngân sách nhà nước tăng trưởng bình quân 6,4%/năm và tỷ trọng trong tổng

vôn đầu tư có xu hướng giảm (thơi ky 2006 – 2010, chiếm 38%; đến nay chiếm khoảng

34%). Thu ngân sách nhà nước đạt mức tăng bình quân 16%/năm. Thu nhập bình quân

đầu người năm 2013 ước đạt 1.673 USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,5%.

Sự phát triển về kinh tế - xã hội đã góp phần thay đổi diện mạo các đô thị của

tỉnh. Hạ tầng đô thị thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, Hương Trà, thị trấn Sịa, Thuận

An, các trung tâm tiểu vùng, giao thông kết nối liên vùng được quan tâm đầu tư phát

triển; hệ thống giao thông nông thôn được kiên cố hóa. Hệ thống di tích Cố đô Huế, di

tích lịch sử cách mạng được tu bổ, tôn tạo, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa

Huế - văn hóa Việt Nam, hỗ trợ phát triển du lịch và xây dựng tỉnh thành trung tâm văn

hóa – du lịch. Trung tâm giáo dục đào tạo có bước phát triển. Đại học Huế tiếp tục

khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao; duy

trì và giữ vững chất lượng giáo dục phổ thông; hệ thống trường dạy nghề phát triển khá.

Mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư hoàn thiện. Bệnh viện Trung ương Huế và Trường

Page 203: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

203

Đại học Y Dược Huế không ngừng phát triển theo hướng chuyên sâu, kỹ thuật cao đáp

ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, xứng tầm là trung tâm y tế y tế chuyên sâu

trong khu vực và cả nước. Trung tâm khoa học công nghệ phát triển theo hướng khai

thác các thế mạnh về khoa học xã hội và nhân văn, y dược, công nghệ thông tin.

Mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế; song những kết quả đạt được là rất quan

trọng, đánh dấu bước trưởng thành trong công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Tỉnh,

sự nỗ lực của các cấp các ngành địa phương trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đóng góp cho những thành tựu trên còn nhờ vào sự chỉ

đạo sát sao của Trung ương; trong đó có các định hướng lớn về “ba khâu đột phá chiến

lược” được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã nghiêm túc quán triệt, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực

hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh

tế, phát triển bền vững. Theo đó, tập trung vào ba nhiệm vụ trọng tâm: tái cơ cấu kinh

tế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng.

I. Tái cơ cấu kinh tế

Nhằm bổ trợ cho việc thực hiện khâu đột phá chiến lược hoàn thiện thể chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tỉnh đã nghiêm túc triển khai thực hiện các

chỉ thị, chủ trương, chính sách của Trung ương về tái cơ cấu kinh tế; trong đó, tập trung

vào ba trọng tâm: tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng và tái

cơ cấu doanh nghiệp.

Về tái cơ cấu đầu tư công, đã thực hiện các giải pháp huy động các nguồn lực đầu

tư ngoài ngân sách nhà nước. Duy trì tỷ trọng đầu tư nhà nước hợp lý, trung bình vốn đầu

tư từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội112

.

Đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng

Chính phủ, góp phần đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý sử dụng vốn. Nguồn vốn ngân

sách nhà nước cơ bản được phân bổ và quản lý đúng mục đích, mục tiêu, nâng cao được

hiệu quả sử dụng vốn. Số chương trình, dự án giao vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 –

2013 như sau: Dự án hoàn thành năm 2011 là 124 dự án, năm 2012 là 98 dự án, năm

2013 là 112 dự án; dự án khởi công mới năm 2011 là 100 dự án, năm 2012 là 75 dự án,

năm 2013 là 53 dự án (trong đó chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ 21 dự án). So với

thời kỳ trước khi có Chỉ thị 1792/CT-TTg, kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân

sách nhà nước giai đoạn 2011-2013 có số dự án khởi công mới ít hơn và số dự án hoàn

thành nhiều hơn.

Công tác giao kế hoạch vốn đã bám sát và tuân thủ đúng quy định của Chỉ thị

1792/CT-TTg, thứ tự ưu tiên bố trí như sau: (1) các dự án đã hoàn thành và bàn giao,

sử dụng trước ngày 31/12 nhưng chưa bố trí đủ vốn; (2) các dự án dự kiến hoàn thành

trong năm; (3) vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án. Việc

giao kế hoạch đã đảm bảo tập trung, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, không có tình

trạng nợ đọng XDCB hoặc mất khả năng kiểm soát.

Đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế

tham gia đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất, phát triển hạ tầng, các lĩnh vực văn hóa

112 Tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm 2011: 31,7%; năm 2012:

31,8%; ước năm 2013: 34,6%.

Page 204: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

204

giáo dục...113

Nghiên cứu xúc tiến các hình thức đầu tư mới như đối tác công – tư

(PPP), BOT; cụ thể: triển khai dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh theo hình

thức BOT, đăng ký danh mục dự án đầu tư theo hình thức PPP đối với một số lĩnh vực

môi trường, cấp nước, năng lượng tái tạo,…

Về tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, đã tập trung xử lý nợ xấu; tích cực

tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu lại nợ. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu trong

tổng dư nợ giảm mạnh; trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, nợ xấu chiếm

trung bình 4,8% - 5% trong tổng dư nợ, song trong tháng 6/2013 tỷ lệ nợ xấu chỉ

chiếm 2,81%.

Về tái cơ cấu doanh nghiệp, đã hoàn thành phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới

doanh nghiệp nhà nước theo các Quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thực hiện sắp xếp cổ phần hóa 117/117 doanh nghiệp; trong đó: Chuyển thành công ty

TNHH Nhà nước 01 thành viên: 11 doanh nghiệp; cổ phần hoá: 58 doanh nghiệp;

chuyển sang đơn vị sự nghiệp: 07 doanh nghiệp; sáp nhập vào doanh nghiệp nhà nước

khác: 18 doanh nghiệp; chuyển về làm thành viên Tổng Công ty: 01 doanh nghiệp; giao

cho tập thể người lao động: 06 doanh nghiệp; bán 01 doanh nghiệp; giải thể: 10 doanh

nghiệp; phá sản: 05 doanh nghiệp.

Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhờ đó, hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước và các

nguồn vốn khác trong doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Sau sắp xếp, bộ máy quản lý

doanh nghiệp gọn nhẹ, cơ chế quản lý thông thoáng, chủ động hơn; đồng thời có sự

kiểm tra, giám sát nội bộ chặt chẽ của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ

đông. Việc chuyển sang hình thức đa sở hữu đã nâng cao vai trò làm chủ và ý thức

trách nhiệm của người lao động trong việc theo dõi, quản lý và tham gia trực tiếp vào

quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà

nước, của tập thể và của người lao động, tạo ra động lực để doanh nghiệp phát triển.

Các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp được duy trì hoạt động có hiệu

quả, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đúng định hướng và chủ

trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Sau sắp xếp đến nay còn 11 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; dự kiến tiếp tục

sắp xếp trong giai đoạn 2013 - 2015. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp nhà nước tương đối ổn định; có tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, vốn chủ

sở hữu tại doanh nghiệp, thu nhập người lao động và nghĩa vụ với ngân sách nhà

nước, và không có đầu tư ra ngoài ngành nghề sản xuất kinh doanh chính. Phần lớn

doanh nghiệp có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp

sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh

nghiệp hoạt động kinh doanh với hiệu quả thấp. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở

một số đơn vị chưa thật sự năng động; chưa đổi mới phương thức quản trị để nâng cao

tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tỉnh chú trọng thực hiện các

chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào quá trình phát triển

113 Ban hành Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 về quy định một số chính sách hỗ trợ và ưu

đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 15/8/2013 về Quy định một số chính sách

khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể

thao, môi trường trên địa bàn tỉnh

Page 205: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

205

của địa phương; từ đó, nâng cao khả năng huy động nguồn lực ngoài ngân sách. Nhờ

đó kinh tế ngoài quốc doanh không ngừng phát triển. Đến nay, toàn tỉnh có 4.743

doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, với tổng vốn đăng ký đạt 21,9 nghìn tỷ đồng; riêng

doanh nghiệp tư nhân có 2.263 doanh nghiệp, chiếm gần 50% tổng số doanh nghiệp

ngoài nhà nước. Kinh tế đầu tư nước ngoài được quan tâm thu hút, trở thành động lực

quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Toàn tỉnh có 53 doanh nghiệp

FDI với tổng vốn đăng ký 1.960 triệu USD; vốn đầu tư FDI hằng năm chiếm khoảng

15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn. Kinh tế tập thể mà nòng cốt là Hợp tác

xã tiếp tục có những chuyển đổi phù hợp với tình hình mới. Toàn tỉnh hiện có hơn 257

hợp tác xã và 1 Liên hiệp hợp tác xã, thu hút gần 250.000 xã viên tham gia. Nhìn

chung, các hợp tác xã cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ xã viên; đã duy trì được các

dịch vụ bắt buộc và mở rộng các dịch vụ mang tính thị trường như thu mua, chế biến

nông sản; tín dụng nội bộ, đem lại lợi ích thiết thực cho các xã viên.

II. Phát triển nguồn nhân lực

Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm giáo dục -

đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước tạo điều kiện phát triển

nguồn nhân lực của tỉnh. Đã duy trì và giữ vững chất lượng giáo dục phổ thông;

tỷ lệ học sinh khá , giỏi, tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm kha cao . Thực hiện tốt công

tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên; nhơ đo, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trên 99,4%.

Cơ sơ vât chât trương hoc đư ợc cải thiện cơ bản, đã co 228/591 trường đươc công

nhân đ ạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 38,6%114

; có 214 thư viện đạt chuẩn115

, 100%

trường ở các câp học được kết nối Internet.

Công tác đào tạo nghề được quan tâm; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang

thiết bị các cơ sở dạy nghề đạt chuẩn. Hê thông trương day nghê phat triên kha vơi 05

trường trung học chuyên nghiệp, 70 cơ sở dạy nghề, 14 trung tâm ngoại ngữ,

tin học và hơn 100 cơ sở đào tạo quy mô nhỏ do tư nhân tự tổ chức. Điển hình

là Trường Cao đẳng Du lịch trở thành nơi đào nguồn nhân lực phục vụ phát triển dịch

vụ du lịch, cung cấp lao động có tay nghề khá cao không những cho tỉnh mà các địa

phương khu vực miền Trung Tây Nguyên. Năm 2013, tỷ lệ lao động được đào tạo

nghề ước đạt 50%.

Giáo dục đại học và sau đại học được ưu tiên tập trung đầu tư. Đại học Huế với

lịch sử của 55 năm xây dựng và phát triển khẳng định vị thế Đại học trọng điểm quốc

gia. Đại học Huế có 7 trường đại học thành viên, Phân hiệu Đại học Huế tại tỉnh Quảng

Trị, 5 trung tâm với 98 chuyên ngành đào tạo bậc đại học, 67 chuyên ngành đào tạo thạc

sĩ và 27 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 62 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp

I, cấp II, bác sĩ nội trú và 15 chương trình liên kết đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ với

các trường đại học uy tín nước ngoài. Tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị giáo sư, phó

giáo sư, tiến sĩ đạt gần 20% số lượng giảng viên cơ hữu, 67% giảng viên có trình độ

thạc sĩ trở lên116

. Đại học Huế đã xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015

và tầm nhìn đến 2020 với mục tiêu xây dựng thành trung tâm đào tạo đại học và sau đại

học, đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia và khu vực; là trung tâm

114 Mầm non: 50/196 trương, Tiểu học: 120/237 trương, THCS: 51/117 trương, THPT: 7/41 trường 115 Tiểu học 154 thư viên, THCS: 51, THPT: 9 116 Năm 2012: Đại học Huế có 3563 cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động; số lượng trí thức có học hàm, học vị

đứng thứ 3 toàn quốc với 7 giáo sư, 138 phó giáo sư, 529 tiến sĩ, 1063 thạc sĩ, 76 nhà giáo nhân dân, nhà giáo

ưu tú; thầy thuốc ưu tú.

Page 206: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

206

nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mạnh về các lĩnh vực khoa học tự

nhiên, xã hội - nhân văn, giáo dục, quản lý, nông nghiệp, y dược, kỹ thuật công nghệ

cao. Đại học Huế và các trường thành viên đã thiết lập quan hệ với gần 100 trường Đại

học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học của trên 30 quốc gia trên thế giới như Mỹ,

Úc, Pháp, Thái Lan, Nhật Bản,Ý... Hàng năm Đại học Huế thu hút 95.000 sinh viên;

cung cấp lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

III. Xây dựng kết cấu hạ tầng

Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời hướng đến

mục tiêu xây dựng tỉnh cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại 1, Tỉnh đã ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ

tầng cho đô thị Huế và các đô thị vệ tinh.

- Thành phố Huế: Được tập trung nguồn lực để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh

trang hệ thống giao thông nội thị, vỉa hè, thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh...

trong các phường nội thành; xúc tiến di dời, giải tỏa, tái định cư các hộ dân sống trong

vùng bảo vệ di tích; chỉnh trang, nạo vét một số sông chính (Ngự Hà, Đông Ba, An

Cựu, hồ Học Hải...), xử lý thoát nước các điểm ngập úng. Hoàn thành xây mới cầu Dã

Viên, cầu Ga, nâng cấp hệ thống cầu qua sông An Cựu, sông Đông Ba…; hoàn thành

chỉnh trang một số đường trục chính trong thành phố Huế và một số tuyến đường đến

các điểm di tích, làng đại học... Tiếp tục đầu tư một số trục giao thông chính trong khu

đô thị An Vân Dương. Xúc tiến giải toả, chỉnh trang khu vực hai bên Quốc lộ 1A đoạn

Huế -Tứ Hạ.

Đầu tư xây dựng các khu chung cư, khu nhà ở hình thành quỹ nhà ở xã hội;

hoàn thành cơ bản xây dựng các ký túc xá sinh viên Đại học Huế, Cao đẳng Y tế, Sư

phạm... Hệ thống công sở, trụ sở cơ quan được sắp xếp, cải tạo; hoàn thành xây dựng

khu hành chính tập trung thành phố Huế.

- Thị trấn Thuận An đang được ưu tiên đầu tư xây mới, nâng cấp các công trình

hạ tầng để đạt chuẩn đô thị loại IV. Các trung tâm tiểu vùng Bình Điền, Điền Lộc,

Thanh Hà, An Lỗ, La Sơn, Vinh Thanh đang được đầu tư đạt chuẩn đô thị loại V.

- Công tác xây dựng và chỉnh trang thị xã Hương Thủy, Hương Trà, thị trấn

Phú Đa, thị trấn Sịa và các đô thị khác được đẩy nhanh. Nhiều công trình công cộng

được ưu tiên đầu tư; hạ tầng giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước, nâng cấp hè

phố, điện chiếu sáng... đang được ưu tiên đầu tư xây dựng. Bước đầu hình thành các

khu đô thị mới Phú Mỹ Thượng, Thủy Dương.

Hạ tầng giao thông: Đã quan tâm phát triển giao thông kết nối liên vùng; phối

hợp và hỗ trợ Bộ Giao thông và Vận tải triển khai dự án nâng cấp đường phía Tây thành

phố Huế, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Phú Bài; triển khai các dự án đền bù giải

phóng mặt bằng trên các tuyến Quốc lộ 1A và tuyến cao tốc Cam Lộ - Túy Loan, khởi

động các dự án Nâng cấp Quốc lộ 1A, 02 hầm đường bộ Phú Gia – Phước Tượng và

chuẩn bị khởi động dự án đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan qua địa bàn tỉnh.

Hệ thống giao thông kết nối các đô thị được tập trung đầu tư; hoàn thành nâng

cấp, mở rộng đường vào sân bay quốc tế Phú Bài; hình thành trục kết nối Huế - Tứ Hạ

- Bình Điền (đường Tỉnh lộ 16, 12B), đường Nguyễn Chí Thanh – Quảng Điền kết nối

đô thị ven biển phía Bắc với thành phố Huế... Triển khai đầu tư trục giao thông Thuỷ

Dương - Thuận An (đã hoàn thành đoạn Thủy Dương – Tỉnh lộ 10) kết nối đô thị

Thuận An với thành phố Huế và thị xã Hương Thủy. Hoàn thành đường La Sơn -

Nam Đông giai đoạn 1. Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư kiên cố hóa, hoàn

Page 207: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

207

thành một số tuyến giao thông quan trọng phá thế chia cắt ở vùng đầm phá Tam Giang

- Cầu Hai như: Xây mới Cầu Tam Giang, tuyến Phong Điền - Điền Lộc, Thuỷ Phù -

Vinh Thanh; nâng cấp Tỉnh lộ 4, Tỉnh lộ 10 C,D.

Hạ tầng thủy lợi và ưng pho biến đổi khí hậu tiếp tục được ưu tiên đầu tư. Bình

quân 1 xã có 17,5 km kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; trong đó

kênh mương đã được kiên cố hóa bình quân 6,5 km/xã, tỷ lệ xã có hệ thống thủy lợi

cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh 58,6%; toàn tỉnh có 284 trạm bơm nước,

bình quân 1 xã có 2,5 trạm bơm nước. Đã hoàn dự án thuỷ lợi Tây Nam Hương Trà;

phối hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ Tả Trạch, hồ chứa nước Thuỷ Yên - Thuỷ

Cam; hệ thống đê điều, hồ chứa, đập dâng, trạm bơm được tu bổ đảm bảo an toàn

trong lũ lụt. Tiếp tục đầu tư xử lý chống xói lở bờ sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu,

bờ biển Hải Dương - Thuận An; nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang, đê Tây phá

Tam Giang. Hoàn thành xây dựng bến neo đậu tàu thuyến Phú Hải, tiếp tục đầu tư khu

neo đậu tránh, trú bão kết hợp bến cá Cầu Hai; hạ tầng tái định cư vùng sạt lở và lũ

quét, các công trình khắc phục hậu quả lũ lụt được ưu tiên đầu tư.

Hệ thống cấp nước sinh hoạt trong đô thị Huế và vùng phụ cận được nâng cấp,

cải tạo; xây mới hệ thống cấp nước thị trấn Phú Lộc và các xã lân cận, hệ thống cấp

nước thị trấn Phong Điền; hoàn thành lắp đặt các tuyến cấp nước tập trung vượt phá

Tam Giang – Cầu Hai để cung cấp nước cho nhân dân các xã ven biển; nâng tỷ lệ dân

số được sử dụng nước hợp vệ sinh trên toàn tỉnh lên 93%; trong đó, tỷ lệ sử dụng

nước sạch đạt 72%.

Hệ thống cấp điện: thôn, bản đã có điện lưới; tỷ lệ hộ sử dụng điện là 99,5%.

Tỷ lệ đường phố chính đô thị đã được chiếu sáng 326,24 km trên tổng số 513,67 km,

đạt 63,51%; tỷ lệ ngõ hẻm đã có chiếu sáng là 78,86 km trên tổng số 539,2 km đường

ngõ hẻm, đạt 14,6 %.

Hạ tầng xử lý chất thải: Đã hoàn thành dự án cải thiện môi trường đô thị Lăng

Cô; đang triển khai xây mới khu xử lý chất thải phía Nam thành phố Huế; triển khai

dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế. Hình thành hệ thống thu gom chất

thải rắn ở các huyện, xã; cơ bản hoàn thành các công trình vệ sinh trong trường học và

một số nơi công cộng.

Hạ tầng công nghệ thông tin được chú trọng đầu tư theo hướng xây dựng Thưa

Thiên Huê thanh trung tâm CNTT manh . Tất cả các đơn vị từ tỉnh đến xã, phường đã

được kết nối Internet; 100% xã có điểm giao dịch bưu đi ện và kết nối internet. Mở

rộng diện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức ba. Đưa vào sử dụng 05 phần mềm

dùng chung trong các sở, ban ngành và địa phương. Xây dựng các cơ sở dữ liệu

chuyên ngành và từng bước khai thác, ứng dụng một số kết quả của Hệ thống thông

tin địa lý Huế (GISHue).

Hạ tầng viễn thông và truyền thông được đầu tư theo hướng cáp quang, ngầm

hóa và dùng chung hạ tầng mạng vừa đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ ứng dụng có

chất lượng cao vừa đảm bảo mỹ quan môi trường đô thị và các khu dân cư; đã hoàn

thành ngầm hóa mạng cáp viễn thông và cáp truyền hình tại trung tâm thị xã Hương

Trà và Hương Thủy.

Quá trình tái cơ cấu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng song song với việc thực hiện Kết luận 48, “Năm Đô thị 2013” và chương trình

phát triển nông thôn mới không những hỗ trợ phát triển nền kinh tế - xã hội tỉnh mà còn

Page 208: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

208

làm thay đổi diện mạo bộ mặt đô thị và nông thôn của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 01 đô

thị loại I, 02 đô thị loại IV, 08 đô thị loại V, tỷ lệ dân cư đô thị đến năm 2013 đạt 50,05%.

IV. Một số thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2013

Việc thực hiện các khâu đột phá chiến lược của Trung ương đã góp phần hỗ trợ

nền kinh tế địa phương chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại “dịch vụ - công

nghiệp – nông nghiệp”. Đến nay, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; tỷ

trọng ngành dịch vụ chiếm hơn 48%; tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng

chiếm 37,8%; tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản chiếm 14,2%.

- Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 48% GDP của tỉnh; dự ước năm 2013

chiếm tỷ trọng 50,5% GDP. Việc đầu tư xây dựng bốn trung tâm lớn về du lịch – văn

hoá, y tế, giáo dục và khoa học công nghệ càng khẳng định hướng phát triển dịch vụ

trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Du lịch phát triển vững mạnh và ổn định với nhiều hoạt động văn hóa - du lịch

có quy mô và chất lượng cao được duy trì. Thành công của sáu kỳ Festival Huế năm

chẳn và các Festival Nghề truyền thống năm lẻ đã khẳng định Thương hiệu Thành phố

Huế - Thành phố Festival, khẳng định vị thế của văn hóa, du lịch Huế với bạn bè trong

nước và quốc tế. Nhiều sản phẩm du lịch mới được đưa vào khai thác và phát huy hiệu

quả; công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch và đào tạo nguồn nhân lực được

chú trọng; phát triển quan hệ hợp tác du lịch trong vùng Duyên hải miền Trung, qua

đó góp phần nâng cao vị thế của một trung tâm văn hóa - du lịch. Cơ sở hạ tầng phục

vụ du lịch phát triển nhanh, nhiều khu du lịch mới đã đi vào hoạt động (Khu du lịch

nghỉ dưỡng Laguna của Tập đoàn Banyan Tree, Khu du lịch Tam Giang (Phú Vang);

khu du lịch sinh thái Vedana Lagoon (Phú Lộc)...

Tổng lượt khách du lịch năm 2013 dự ước đạt 2,4 triệu lượt, trong đó lượt khách

lưu trú đạt 1,8 triệu lượt. Hoạt động thương mại có chuyển biến rõ rệt, kim ngạch xuất

khẩu tăng bình quân 46,9%/năm; riêng năm 2013 ước đạt 540 triệu USD, đạt bình

quân 490 USD/người gần bằng mức chỉ tiêu phấn đấu của Chính phủ giao cho các địa

phương trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Các loại hình dịch vụ vận tải, tài

chính ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao. Dịch vụ vận tải tăng trung bình từ 15%-

20%. Dịch vụ tài chính ngân tăng trưởng khá; hệ thống tổ chức tín dụng phát triển

mạnh, góp phần làm phong phú sản phẩm tín dụng tài chỉnh, đáp ứng nhu cầu đạ dạng

của thị trường. Hiện nay, Tỉnh đang tích cực chuẩn bị cho Festival Huế 2014: Tổ chức

tuyên truyền, quảng bá; kết nối các đối tác tham gia; khảo sát địa điểm biểu diễn và

điều kiện kỹ thuật; làm việc với các địa phương về Lễ hội dân gian cộng đồng; tổ chức

đoàn công tác làm việc với một số đơn vị tài trợ truyền thống cho Festival…

Dịch vụ y tế tiếp tục khẳng định vai trò là Trung tâm y tế chuyên sâu miền

Trung đứng đầu là Bệnh viện Trung ương Huế - một trong bốn bệnh viện hạng đặc

biệt của cả nước. Dịch vụ giáo dục được đầu tư phát triển, khẳng định truyền thống

của một vùng “đất học”. Đại học Huế tiếp tục khẳng định vị thế của một trung tâm

đào tạo đại học và sau đại học lớn ở miền Trung, một trong 14 đại học trọng điểm

quốc gia. Dịch vụ khoa học công nghệ được quan tâm đầu tư về thiết chế như: Trung

tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học

- công nghệ; đưa vào hoạt động Quỹ phát triển khoa học - công nghệ. Thừa Thiên Huế

là một tỉnh mạnh về công nghệ thông tin, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng lĩnh vực này

phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý điều hành cũng như phục vụ sản xuất kinh

doanh. Đến nay, 100% các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã,

Page 209: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

209

thành phố Huế và 152 xã, phường, thị trấn đã kết nối mạng LAN phục vụ tốt công tác

điều hành, quản lý công việc; 90% doanh nghiệp kết nối Internet. Hoàn thành việc xây

dựng hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế (GISHue); hoàn thành xây dựng

một số cơ sở dữ liệu chuyên để đưa vào khai thác, sử dụng trên nhiều lĩnh vực.

- Lĩnh vực công nghiệp, duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất 13,9%/năm; hiện

chiếm tỷ trọng 37,8% GDP của tỉnh. Các KCN, cụm CN - TTCN, làng nghề được quy

hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Đến nay, có 78 dự án còn hiệu lực đầu tư vào các

KCN với tổng vốn đăng ký đầu tư 15.571,5 tỷ đồng; trong đó, vốn đã thực hiện 4000

tỷ đồng, bằng 26% so vốn đăng ký. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN

chiếm 37,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và đóng góp 60% tổng giá trị xuất

khẩu của Tỉnh. Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đến nay đã thu hút được 32 dự án

đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 35.474 tỷ đồng (tương đương 2,22 tỷ USD);

trong đó có 10 dự án FDI với tổng vốn 21.000 tỷ đồng (tương đương 1,31 tỷ USD), 22

dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 14.000 tỷ đồng (tương đương 0,9 tỷ USD).

Năm 2013, sản xuất công nghiệp tiếp tục còn khó khăn do ảnh hưởng bởi thị

trường tiêu thụ hàng hóa không mở rộng, sức mua xã hội giảm sút. Chỉ số sản xuất

công nghiệp (IIP) tháng 8/2013 tăng 5,77% so cùng kỳ và giảm 1,1% so tháng trước.

Tính chung 8 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,03% so cùng

kỳ117

. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá như: Đá xây dựng đạt 690,2 ngàn

m3, tăng 21,2%; sợi các loại 25.828 tấn, tăng 15,4%; bia lon Huda 45 triệu lít, tăng

44%; quần áo lót 150,3 triệu cái, tăng 26,6%; bê tông tươi 67,1 ngàn m3, tăng 7,7%;

mực đông lạnh 784,6 tấn, tăng 4,2%; men frit 32,3 ngàn tấn, tăng 14,1%,... Các sản

phẩm giảm so cùng kỳ: Quặng inmenit đạt 26,3 ngàn tấn, giảm 18,2%; Quặng Zincol,

rutin 14,2 ngàn tấn, giảm 2,6%; bia chai 94 triệu lít, giảm 16,3%; xi măng 822,2 ngàn

tấn, giảm 12,7%; điện sản xuất 293,4 triệu kwh, giảm 8,8%... Từ đầu năm đến nay đã

thu hút được 8 dự án, điều chỉnh tăng vốn cho 1 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là

1.768,5 tỷ đồng; tăng 346,5% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng

đầu năm ước đạt 3.626,8 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 270,5 triệu USD...

- Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản: Tăng trưởng sản xuất bình quân 3,8%/năm, trong

điều kiện liên tuc găp kho khăn do thiên tai , dịch bệnh là thành tựu hết sức quan trọng;

hiện chiếm tỷ trọng 14,2% GDP của tỉnh. Nông nghiệp tăng 4%/năm, thủy sản tăng

2,7%, riêng lâm nghiệp tăng 7,5%. Tiếp tục giữ ổn định diện tích trồng lúa trên 50.000

ha, trong đó có 10.000 ha lúa chất lượng cao; diện tích cây công nghiệp dài ngày gần

10.000 ha (trong đó cây cao su 9.150 ha); diện tích nuôi trồng thuỷ sản 6.000ha; diện tích

đất có rừng 297,2 nghìn ha, độ che phủ rừng đạt 57,1%. Công tác xây dựng, phát triển

nông thôn mới có nhiều chuyển biến. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển

dịch nhanh theo hướng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp; tỷ trọng lao động trong

nông nghiệp còn 35%.

Trong 8 tháng đầu năm 2013, tổng diện tích gieo trồng vụ Hè Thu đạt 31.775

ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ; trong đó cây lúa 26.458 ha, tăng 0,5%. Uớc tính năng

suất lúa Hè Thu năm 2013 đạt 49,4 tạ/ha, giảm 6 tạ/ha, giảm 10,9% so vụ Hè Thu năm

2012, nguyên nhân do trong giai đoạn lúa làm đòng, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng

nóng xen kẻ các đợt mưa tạo điều kiện cho rầy gây hại nặng trên diện rộng, đồng thời

117 Dự ước giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm 2013 theo giá cố định 1994 ước đạt 5.768,6 tỷ

đồng(117), tăng 6,2% so cùng kỳ.

Page 210: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

210

khi lúa trổ đại trà gặp thời tiết xấu nên tỷ lệ lúa lép hạt cao. Các địa phương đang tích

cực triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh; công tác tiêm phòng gia súc, gia

cầm vụ Thu tiếp tục được triển khai đạt 50-55% diện tiêm. Trồng rừng tập trung ước

đạt 1.429 ha, giảm 4,2% so cùng kỳ; khai thác gỗ ước đạt 151.210 m3 gỗ quy tròn,

tăng 2,8%, trong đó khai thác gỗ rừng trồng 149.379 m3, tăng 3,1%;... Tình hình vi

phạm quy định quản lý bảo vệ rừng 8 tháng đầu năm có 405 vụ vi phạm về quản lý,

bảo vệ rừng, giảm 44 vụ, giảm 9,8%. Tổng diện tích nuôi trồng 8 tháng đầu năm đạt

6.326 ha, tăng 4,9% so cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng ước đạt 7.930 tấn, tăng 4,5%;

sản lượng khai thác ước đạt 24.017 tấn, tăng 3%; trong đó khai thác biển 21.398 tấn,

tăng 3,4%, khai thác sông đầm 2.619 tấn, giảm 0,1%...

- Về lĩnh vực văn hóa: Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đất nước, của Tỉnh và

mừng Xuân Quý Tỵ nhiều hoạt động văn hóa thể thao được tổ chức rộng khắp, tiêu biểu

như: kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản, 38 năm ngày giải phóng Thừa

Thiên Huế, 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chương trình nghệ thuật đêm

Giao Thừa ... Đăng khai tổ chức nhiều cuộc thi, liên hoan thu hút lượng lớn khán giả,

như: Hội thi "Tiếng hát dòng Hương" lần thứ nhất, Liên hoan dân ca khu vực Bắc Trung

bộ, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh... Trong khuôn khổ

Festival Nghề truyền thống Huế 2013, đã có nhiều hoạt động đặc sắc như: Triển lãm 80

mẫu dệt may độc đáo của 5 châu lục, không gian thư pháp Huế, hội đua thuyền... góp

phần xây dựng thương hiệu Thành phố Huế - Thành phố Festival. Công tác bảo tồn, phát

huy giá trị di sản văn hóa dân tộc được tập trung. Tiếp tục công tác trùng tu tôn tạo hệ

thống Kinh thành Huế118

; chống mối Làng cổ Phước Tích, chống xuống cấp các di

tích lịch sử cách mạng... Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

được duy trì; toàn tỉnh có 1.398 làng, thôn, bản, tổ dân phố được công nhận đạt chuẩn

văn hóa, đạt tỷ lệ 93,4% so với số lượng đăng ký. Thiết chế văn hóa cơ sở đang được

cải thiện; toàn tỉnh có 670 nhà sinh hoạt cộng đồng trong tổng số 1.530 làng, thôn,

bản, tổ dân phố (tỷ lệ 43,8%); 50 nhà văn hóa xã, phường trên tổng số 152 xã, phường

(tỷ lệ 32,9%).

- Hoạt động tài chính: Tổng thu ngân sách 8 tháng đầu năm ước đạt 3.125,7 tỷ

đồng, bằng 65,7% dự toán năm, bằng 91,3% so cùng kỳ; trong đó thu nội địa 2.533,9

tỷ đồng, bằng 65,2% DT, tăng 3,6%. Trong tổng thu nội địa: Thu doanh nghiệp nhà

nước Trung ương đạt 99,8 tỷ đồng, bằng 58,7%DT, tăng 15,7% so cùng kỳ; thu doanh

nghiệp nhà nước Địa phương 172,8 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ, bằng 54%DT; thu DN có

vốn đầu tư nước ngoài 939,2 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ, bằng 66%DT; thu ngoài quốc

doanh 452,2 tỷ đồng, bằng 68,5%DT, tăng 41,8%; thu thuế xuất nhập khẩu, thuế

TTĐB 341,5 tỷ đồng, bằng 59,9%DT, tăng 12,8%. Tổng chi ngân sách địa phương

ước đạt 4.217,5 tỷ đồng, bằng 60,4%DT, tăng 14,5%. Tổng nguồn vốn huy động của

các ngân hàng đến cuối tháng 8/2013 ước đạt 19.850 tỷ đồng, tăng 6,6% so với đầu

năm và tăng 1,1% so với đầu tháng; tổng dư nợ cho vay ước đạt 15.600 tỷ đồng, tăng

8% so với đầu năm và tăng 1,5% so với đầu tháng. Nợ xấu đến cuối tháng 8/2013 ở

mức 432 tỷ đồng; chiếm 2,77% trong tổng dư nợ.

- Tình hình đầu tư xây dựng: tổng vốn đầu tư trên địa 8 tháng đầu năm ước đạt

9.142 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch năm, tăng 6,2% so cùng kỳ; trong đó vốn Trung

ương quản lý 1.873 tỷ đồng, bằng 65,4% KH, tăng 63,8%, chiếm 20,5% tổng vốn; vốn

118 Các công trình được trùng tu: Thái Bình Lâu, Lăng Đồng Khánh, Lăng Gia Long, Đông Khuyết đài...

Page 211: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

211

Địa phương quản lý 7.269 tỷ đồng, bằng 62,5% KH, bằng 97,4% so cùng kỳ, chiếm

79,5%. Trong tổng vốn đầu tư: vốn thuộc ngân sách nhà nước đạt 2.323,1 tỷ đồng,

bằng 65,9% KH, bằng 95,5% so cùng kỳ năm trước, chiếm 25,4% tổng vốn; vốn tín

dụng 3.166,8 tỷ đồng, bằng 63% KH, tăng 32,7%, chiếm 34,6%; vốn đầu tư của

doanh nghiệp 1.194,2 tỷ đồng, bằng 68,7% KH, tăng 37,9%, chiếm 13,1%; vốn viện

trợ 504,9 tỷ đồng, bằng 71,3% KH, bằng 96,7% so cùng kỳ, chiếm 5,5%; vốn đầu tư

nước ngoài 980 tỷ đồng, bằng 50,3% KH, bằng 64,8%, chiếm 10,7%. Bên cạnh nguồn

vốn ngoài nhà nước thuộc các dự án đầu tư của doanh nghiệp trong 8 tháng đầu năm

2013 được đẩy nhanh vượt tiến độ đề ra như: Dự án nâng cấp xây dựng Cảng Hàng

không Phú Bài, Nhà máy xi măng Đồng Lâm… thì nhiều dự án nguồn vốn ngân sách

nhà nước thực hiện tiến độ chậm so với kế hoạch như: Chỉnh trang mở rộng đường

Điện Biên Phủ, đường nối Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương-Thuận An, cầu

Tây Phú Phong Điền, tuyến đường chính trong khu quy hoạch An Đông…

- Tình hình phát triển doanh nghiệp đã có dấu hiệu khả quan, trong tháng

8/2013 có 43 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 43% so tháng 8/2012, với

tổng vốn đăng ký 90 tỷ đồng, tăng 38,6%; nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký mới từ

đầu năm đến nay đạt 289 doanh nghiệp, giảm 4,3% so cùng kỳ với tổng vốn đăng ký

1.112,8 tỷ đồng, giảm 0,76%.

- Về quản lý tài nguyên môi trường: Hỗ trợ các địa phương lập Quy hoạch sử

dụng đất. Đẩy nhanh và hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử đất,

quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào năm 2013 theo Chỉ thị số

50/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012; tính đến cuối tháng 8/2013 tỷ lệ diện tích được

cấp Giấy chứng nhận đối với các tổ chức đạt 56,7%; hộ gia đình, cá nhân đạt 66,8%.

Đã duy trì các chuyên mục bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại

chúng. Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm môi trường trên địa bàn được tăng cường.

Trong tháng 8/2013 đã kiểm tra và phát hiện 18 vụ vi phạm về môi trường với 20 đối

tượng vi phạm, đã xử lý 18 vụ với tổng số tiền xử phạt trên 57 triệu đồng. Tính từ đầu

năm đến nay, phát hiện 129 vụ vi phạm về môi trường, đã xử lý 125 vụ với tổng số

tiền hơn 304 triệu đồng.

Nhìn chung, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội của tỉnh năm

2013 dự kiến không đạt được kế hoạch ở một số chỉ tiêu song vẫn có kết quả khá.

Việc tiếp tục thực hiện “Năm Đô thị - 2013” và Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009

của Bộ Chính trị đã góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt các đô thị. Hoạt động du lịch

tăng là nỗ lực lớn trong điều kiện sân bay đóng cửa. Sản xuất nông nghiệp ổn định;

năng suất, sản lượng lúa Đông Xuân cao nhất từ trước đến nay. Kim ngạch xuất khẩu

tăng khá cao so kế hoạch đề ra. Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thông tin và

truyền thông… phát triển tốt. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm.

Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định.

IV. Một số nhiệm vụ trọng tâm 2014 và 2015

Bước sang năm 2014 và năm 2015 là những năm hết sức quan trọng trong tiến

trình xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Tỉnh sẽ tiếp tục kiên

định thực hiện những sách lược đổi mới của Trung ương, của Chính phủ. Mặt khác

tiếp tục nỗ lực xây dựng và phát triển hệ thống đô thị; phát triển kinh tế, chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng lấy dịch vụ làm nòng cốt; chú trọng thay đổi cơ cấu nội

ngành của từng khu vực theo hướng nâng cao chất lượng và có hàm lượng công nghệ

cao.

Page 212: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

212

Phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, nhất là các lĩnh vực du lịch, y tế, giáo

dục, văn hóa, tài chính, viễn thông... phấn đấu giá trị các ngành dịch vụ tăng bình

quân 13 – 14%/năm. Liên kết các địa phương trong vùng, phát triển du lịch thành

ngành kinh tế mũi nhọn. Hỗ trợ nhà đầu tư sớm đưa các dự án du lịch vào khai thác sử

dụng. Tiếp tục kêu gọi đầu tư khai khai thác tuyến du lịch sinh thái biển – đầm phá.

Tổ chức tốt các Festival Huế năm chẵn và Festival nghề truyền thống năm lẻ. Tuyên

truyền quảng bá, mở rộng liên doanh, liên kết trong phát triển du lịch để tạo lập, mở

rộng tour, nối tuyến, thu hút khách và phát triển thị trường. Nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực du lịch thông qua xã hội hoá hoạt động đào tạo và mở rộng các hình

thức liên kết đào tạo.

Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại gắn với bảo vệ tài

nguyên và môi trường. Khuyến khích, vận động đầu tư vào các ngành công nghiệp sản

xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến tinh, các lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh

học, điện tử, vật liệu mới, các ngành có lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ “sạch”,

hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề gắn với phát triển

du lịch và xuất khẩu, tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ. Xây

dựng các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề gắn với quá trình đô thị hóa và bảo vệ

môi trường. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp -

TTCN và làng nghề trở thành các trung tâm thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, tiến

bộ khoa học. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 16

- 17%/năm.

Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ ứng

dụng, chuyển giao khoa học, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Thực hiện đề

án “cánh đồng mẫu lớn”; khôi phục và phát triển nghề, làng nghề; tạo chuyển dịch

nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn. Đầu tư phát triển cơ sở hạ

tầng kỹ thuật ở khu vực nông thôn theo quy hoạch; phấn đấu đến năm 2015 có 28 xã

đạt tiêu chí nông thôn mới.

Về nhiệm vụ xây dựng và phát triển đô thị, tiếp tục quán triệt Kết luận 48-

KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 04-NQ-TU của Tỉnh ủy về Xây dựng Thừa

Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, các Nghị quyết chuyên đề của

Tỉnh ủy, các Chương trình và Kế hoạch hành động của UBND tỉnh đến cán bộ, đảng

viên, nhân dân, tạo quyết tâm phấn đấu để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu xây

dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tập trung

hoàn thành các quy hoạch, đề án phân loại, phân cấp đô thị; trong đó, chú trọng báo cáo

Chính phủ, Bộ Chính trị và Quốc hội thông qua Đề án đề nghị công nhận Thừa Thiên

Huế là đô thị loại I và Đề án thành lập thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung

ương.

Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt chuẩn đô thị, trong đó ưu

tiên: một số tuyến giao thông kết nối đô thị động lực và các đô thị vệ tinh; đầu tư, nâng

cấp, chỉnh trang hệ thống giao thông nội thị TP.Huế và các đô thị Hương Thủy, Hương

Trà, Thuận An, Bình Điền; đôn đốc đẩy nhanh các công trình công cộng; phát triển hệ

thống cây xanh khu vực nội thị các đô thị, cây xanh trên các trục đường, quảng trường,

các vườn hoa, công viên; tạo thêm các điểm xanh trong các khu vực đô thị; hoàn thành

các dự án chỉnh trang hai bên tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 49A; chỉnh trang, nạo vét các

sông hồ..., tạo sự thay đổi rõ về cảnh quan, môi trường ở các khu vực đô thị.

Page 213: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

213

Xây dựng môi trường văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và bản sắc văn hoá Huế gắn

với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống; nghiên cứu, từng bước hoàn

thiện bản sắc văn hoá, đặc trưng văn hoá Huế; nâng cao chất lượng và hiệu quả các kỳ

Festival, tăng cường các hoạt động đối ngoại để quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam,

văn hoá Huế. Hỗ trợ xây dựng các thiết chế của trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực,

chất lượng cao; tiếp tục cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất mạng lưới trường phổ thông đạt

chuẩn Quốc gia. Hỗ trợ xây dựng các thiết chế của Trung tâm Y tế chuyên sâu; tiếp tục

đầu tư hoàn thiện cơ sở vất chất bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã. Chú trọng xây

dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học - công nghệ; mở rộng hợp tác quốc tế

trong nghiên cứu khoa học - công nghệ; xúc tiến xây dựng khu công nghệ cao Thừa

Thiên Huế và tìm nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Bảo tàng thiên nhiên Duyên

hải miền Trung.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, sự giúp đỡ của các Ban, Bộ, ngành

Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế quyết tâm nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu

quan trọng, tạo thêm thế và lực mới để “xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố

trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung

tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch, khoa học và công nghệ, y tế chuyên

sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao”, góp phần vào tiến

trình xây dựng và phát triển đất nước hướng đến mục tiêu “Cơ bản trở thành nước công

nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.

Page 214: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

214

PHẦN 2:

TRIỂN KHAI CÁC ĐỘT PHÁ CHIẾN LƢỢC

Page 215: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

215

TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỘT PHÁ CHIẾN LƢỢC TẠI VIỆT NAM

PGS.TS. Lê Xuân Bá

Viện trƣởng Viện NCQLKTTW

Đặt vấn đề

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, Việt

Nam đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là

những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn

cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng

kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001-2010 đã được thực hiện, đạt bước

phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng trưởng nhanh,

đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm. Năm 2010 tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu

người đạt 1.200 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện. Việt Nam tiếp tục

đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo. Công

tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả góp phần tạo môi

trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế

phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh

của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Huy động và

hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạn chế. Tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào

các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Các

lĩnh vực văn hóa, xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt còn bức xúc. Môi trường ở

nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân

lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt

Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ.

Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ

quyền quốc gia.

Nguyên nhân của những hạn chế chủ yếu là yếu tố chủ quan như tư duy phát

triển kinh tế - xã hội và phương thức điều hành chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu

cầu phát triển đất nước. Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực

còn bất cập. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế. Tổ chức

thực hiện còn nhiều yếu kém, chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết

có hiệu quả những khâu đột phá, then chốt.

Do vậy, Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 với các đột phá chiến lược sau:

- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm

là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.

- Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập

trung vào việc đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân.

Page 216: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

216

- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại,

tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

I. Khái quát một số nội dung chính của các đột phá chiến lƣợc

1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa,

trọng tâm là tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính

Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách để các loại thị trường hàng hóa, dịch

vụ, tài chính, chứng khoán, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ được tạo lập

đồng bộ và vận hành thông suốt, có tính cạnh tranh cao và gắn kết ngày càng tốt hơn

với thị trường thế giới, được quản lý và giám sát hiệu quả. Quá trình tạo lập đồng bộ

thể chế kinh tế thị trường phải gắn liền với việc hạn chế tối đa độc quyền kinh doanh

trên các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa

các thành phần kinh tế. Xác định rõ những ngành nghề mà tính độc quyền còn cao để

có chính sách và giải pháp phù hợp, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia kinh

doanh. Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, đặt doanh nghiệp nhà nước vào

môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, loại bỏ các hình

thức ưu đãi và bao cấp còn tồn tại trên thực tế; minh bạch hoạt động của doanh nghiệp

nhà nước theo các tiêu chí của doanh nghiệp đăng ký trên thị trường chứng khoán.

Đổi mới cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước

theo hướng cơ quan hoạch định chính sách không đồng thời thực hiện chức năng chủ

sở hữu doanh nghiệp.

Tiến hành cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên tất cả các nội dung:

thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính và tài chính công gắn với một hệ thống

phân cấp hợp lý, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản trị công - một trong những

điểm yếu trong quản lý ở nước ta. Nâng cao tính minh bạch và khả năng dự đoán của

chính sách để vừa giảm thiểu sự bất định, độ rủi ro đối với nhà đầu tư, vừa tránh đầu

cơ, ngăn chặn tham nhũng và giảm các chi phí giao dịch cho doanh nghiệp. Tăng

cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách

và thể chế; đề cao vai trò phản biện xã hội và trách nhiệm giải trình của các cơ quan

quản lý trong việc hoạch định chính sách và đánh giá hiệu quả thực thi.

Thay đổi tư duy và cách tiếp cận khi xác định vai trò của nhà nước và mối quan

hệ giữa nhà nước và thị trường. Chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang

nhà nước kiến tạo phát triển trong đó nhà nước kiến tạo phát triển, chức năng của nhà

nước là xây dựng quy hoạch phát triển theo một chiến lược công nghiệp hóa hiện đại

hóa đúng đắn; tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi

tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát để

phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn hệ

thống.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ngày càng rộng

mở và hiệu quả, hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường và

hội nhập kinh tế, bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả của tăng

trưởng.

2. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng

cao, tập trung vào việc đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân.

Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao...; gắn

kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ

Page 217: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

217

là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi

mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển

nhanh, hiệu quả và bền vững. Đây là khâu quan trọng nhất trong ba khâu đột phá, có

vai trò chi phối việc thực hiện các đột phá khác, vì chính con người tạo ra và thực thi

thể chế, xây dựng bộ máy, quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng.

Phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị

doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo

nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển

của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở

sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu

xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các

ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài;

đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.

Xây dựng và triển khai chương trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục

theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,

trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản

lý là khâu then chốt. Đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục

vụ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Lấy nâng cao chất lượng

giáo dục, đào tạo làm trục xoay chính, kết hợp với mở rộng quy mô hợp lý. Quan tâm

giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập

nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở

tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa

nhà trường với gia đình và xã hội.

Điểm nhấn trong khâu đột phá chiến lược này là đặt việc phát triển nguồn nhân

lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự gắn kết với việc phát triển và ứng

dụng khoa học công nghệ. Điều này thể hiện tính hướng đích của sự phát triển khoa

học, công nghệ, bảo đảm chuyển tiềm năng trí tuệ của nguồn nhân lực thành những

thành quả ứng dụng và sáng tạo khoa học công nghệ - động lực then chốt của quá

trình phát triển nhanh và bền vững.

Trọng tâm hoạt động khoa học công nghệ hướng vào phục vụ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, góp phần tăng nhanh năng suất, chất

lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Có cơ chế, chính sách khuyến khích

các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ưu tiên sử dụng các công nghệ tiết kiệm nguyên

liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế xanh.

3. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện

đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại,

tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn là một khâu đột phá. Để thực

hiện tốt đột phá này, cần thay đổi cách tiếp cận từ khâu quy hoạch, lựa chọn các ưu

tiên đến phương thức huy động nguồn lực và thủ tục triển khai dự án.

Xây dựng quy hoạch theo sự phân bố lực lượng sản xuất và bố trí dân cư gắn

với quá trình đô thị hoá trên tầm nhìn cả nước. Nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng ở

các địa phương là rất lớn. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, quyết định đưa ra không

dựa trên nhu cần mà phải lựa chọn cái tốt nhất có thể nhằm giải tỏa nhanh các điểm

nghẽn vận tải, đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, trong thời gian ngắn nhất. Theo

Page 218: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

218

đó, việc phát triển kết cấu hạ tầng giai đoạn 2011 - 2015 sẽ thực hiện theo định hướng

sau:

- Tập trung đầu tư tuyến đường bộ Bắc - Nam. Ưu tiên phát triển hệ thống giao

thông ở những vùng có dung lượng hàng hóa lớn, các địa bàn thuộc các cực tăng

trưởng, kết nối với các vùng miền, với khu vực và quốc tế, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh,

thúc đẩy tăng trưởng của cả nước. Hiện đại hóa và nâng cao năng lực các dịch vụ tổng

hợp của 3 cảng biển lớn ở 3 khu vực: Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh - Vũng Tàu và

Miền Trung; hình thành các trung tâm kinh tế biển lớn. Gắn việc phát triển kết cấu hạ

tầng trong nông nghiệp nông thôn với chương trình xây dựng nông thôn mới; quan

tâm giải quyết những yêu cầu bức xúc về sản xuất, lưu thông hàng hóa, đi lại, phòng

chống lũ quét trên địa bàn miền núi và vùng đồng bào dân tộc.

- Tập trung nâng cấp, phát triển đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống hạ tầng các

đô thị lớn gắn với bố trí, cơ cấu lại sản xuất và phân bố dân cư. Phát triển nhanh hệ

thống giao thông đô thị, nhất là giao thông công cộng. Tập trung giải quyết nạn ùn tắc

và úng ngập ở Thủ đô Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

- Phát triển nhanh hệ thống nguồn và truyền tải điện đi đôi với sử dụng công

nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo đảm đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển của đất

nước và đời sống nhân dân.

- Phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi, chú trọng xây

dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông, các trạm bơm, các công trình ngăn mặn và

xả lũ. Xây dựng các công trình phòng tránh thiên tai, các khu neo đậu tàu thuyền để

giảm nhẹ thiệt hại cho nhân dân. Hiện đại hoá ngành thông tin - truyền thông và hạ

tầng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển và góp phần nâng cao năng suất

lao động.

Cần tập trung hơn nữa hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư trong đó tập trung

hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực, các quy định về thủ tục đầu tư và mua sắm

công, huy động ngày càng nhiều đầu tư của xã hội cho phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy

mạnh xã hội hóa việc đầu tư, thực hiện đa dạng hoá hình thức đầu tư, khuyến khích và

tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển

kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện các phương thức đầu

tư hiệu quả như xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao

(BT), nhất là phương thức hợp tác công - tư (PPP), đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tiếp

thu kinh nghiệm quốc tế xây dựng các cơ chế, chính sách mới phù hợp, đồng bộ để

phát triển hạ tầng.

Đổi mới quy trình và thủ tục đầu tư nhằm vừa đẩy nhanh tiến độ triển khai dự

án vừa tăng cường chất lượng thiết kế thi công, tăng cường công tác giám sát, bảo

đảm chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư.

II. Đánh giá việc thực hiện các đột phá chiến lƣợc

1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa,

trọng tâm là tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính

a. Các kết quả đạt được

- Thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện

+ Hệ thống văn bản liên quan đến thể chế kinh tế tiếp tục được bổ sung và hoàn

thiện

Page 219: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

219

Một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất được tiến hành là tổng kết thi hành

Hiến pháp 1992 và xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, trong đó có rất nhiều nội

dung liên quan đến việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở nước ta như tổ chức bộ máy nhà nước, chính quyền địa phương, xác định vai

trò của các thành phần kinh tế.

Bên cạnh đó, một trong các nhiệm vụ quan trọng tiếp tục được ưu tiên thực

hiện là đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng các luật, pháp lệnh cũng

như hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành. Thời gian qua, chất lượng chuẩn bị các

dự án luật, pháp lệnh đã được cải thiện. Trong các kỳ họp Quốc hội các năm 2011 -

2013 Quốc hội khóa XIII đã thông qua 35 luật, trong đó có khá nhiều luật liên quan

đến hoàn thiện thể chế kinh tế119

.

Các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các

luật và pháp lệnh đã từng bước được nâng cao chất lượng và trình đúng thời hạn, tình

trạng “nợ” nghị định hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã giảm đến mức thấp nhất so

với 10 năm trở lại đây, khắc phục một bước khá cơ bản việc luật phải chờ văn bản

hướng dẫn mới đi vào cuộc sống.

+ Tiếp tục phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Tiếp tục thực hiện chủ trương điều chỉnh giá các loại hàng hóa quan trọng như

điện, xăng dầu, than... và các dịch vụ công về giáo dục, y tế theo cơ chế thị trường với

lộ trình phù hợp cùng các biện pháp tuyên truyền, tránh gây tác động xấu đến thị

trường và tâm lý nhân dân... Tăng cường thể chế phục vụ hội nhập quốc tế như đàm

phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), các hiệp định

thương mại tự do đa phương và song phương.

+ Chế độ công chức, công vụ tiếp tục được cải cách:

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu xây

dừng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, xây dựng đội ngũ cán bộ,

công chức thực sự là công bộc của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước,

sau khi Quốc hội khóa XII thông qua Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức, các

văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật Cán bộ,

công chức và Luật Viên chức đến nay cơ bản đã hoàn thành.

Để xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh

bạch, hiệu quả”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày

18/10/2012 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” và hiện

đang được tập trung triển khai thực hiện. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các Đề án: “Thí

điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng”, “Tinh giản biên chế và cơ

cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức”, “Thí điểm thực hiện chế độ thực tập và tập sự lãnh

đạo, quản lý”... để trình Bộ Chính trị, ban Bí thư đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Công tác quản lý cán bộ, công chức tiếp tục được đổi mới, kỳ thi nâng ngạch

công chức từ chuyên viên lên chuyên viên chính, từ chuyên viên chính lên chuyên viên

119 Bao gồm các luật: Đo lường, Bảo hiểm tiền gửi, Giáo dục đại học, Lao động, Giá, Quảng cáo, Tài nguyên

nước, Hợp tác xã, Sửa đổi, bổ sung một số Điều của luật Thuế thu nhập cá nhận, Sửa đồi, bổ sung một số điều

của luật Điện lực, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

thuế giá trị gia tăng, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Khoa học và công nghệ

(sửa đổi).

Page 220: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

220

cao cấp đã được tổ chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức. Đây là bước đột

phá trong công tác xây dựng, nâng cao chất lượng công chức ở nước ta. Chính phủ đã

ban hành văn bản quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục bổ nhiệm, bổ

nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, cử người đại diện, kỷ luật đổi với người quản lý doanh

nghiệp và người đại hiện các doanh nghiệp nhà nước.

+ Xây dựng tổ chức bộ máy hành chính gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 36/2012/NĐ-CP quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; đến nay chức năng,

nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của hầu hết các bộ, cơ quan ngang bộ đều đã được thẩm

định theo nguyên tắc không tăng bộ máy, hạn chế đến mức thấp nhất việc nâng cấp

các tổ chức, không thành lập mới các cục, tổng cục.

Phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương tiếp tục được thực hiện có hiệu quả trên các lĩnh vực quản lý nhà

nước, bảo đảm tính tự chủ trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và

phát huy sự năng động, sáng tạo trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước của bộ

máy hành chính các cấp ở địa phương. Thông qua đó đã giảm bớt các công việc có

tính sự vụ để các bộ, ngành Trung ương tập trung vào khâu xây dựng thể chế, hoạch

định chính sách và thực hiện thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

đối với các ngành, lĩnh vực.

- Cải cách hành chính có bước tiến rõ rệt

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết

số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà

nước giai đoạnh 2011 - 2020. Theo đó, cải cách hành chính được tiến hành đồng bộ từ

Trung ương đến cơ sở trên tất cả các lĩnh vực như: thể chế; thủ tục hành chính; tổ

chức bộ máy hành chính; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tài chính công và hiện

đại hóa hành chính, ở tất cả các cơ quan hành chính. Đến nay, việc triển khai Nghị

quyết 30c đã đem lại những kết quả tích cực, từng bước xây dựng nền hành chính dân

chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và tổ chức.

Nhiều giải pháp, đề án quan trọng trong Nghị quyết 30c đã và đang được triển khai

như: Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân

dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đo lường sự hài long của người dân, tổ

chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; tăng cường năng lực đội

ngũ công chức cải cách hành chính; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cải

cách hành chính... Công tác cải cách thủ tục hành chính đã đạt được một số kết quả

nhất định120

Cơ chế một cửa, một cửa liên thông tiếp tục được triển khai có hiệu quả, tạo

thuận lợi cho người dân, tổ chức trong giao dịch với các cơ quan hành chính nhà

nước, qua đó thực hiện công khai, minh bạch và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt

động của cơ quan hành chính nhà nước, từng bước xây dựng nền hành chính phục

120 Theo kết quả tổng hợp của Bộ Tư pháp, tính đến cuối năm 2012, các Bộ ngành, địa phương đã đánh giá tác động

2.114 thủ tục hành chính trong 560 dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, ban hành 3.089 Quyết định công bố

thủ tục hành chính và cập nhật các quy định mới vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, rà soát 7.955 thủ

tục hành chính quy định tại 1.800 văn bản quy phạm pháp luật trong đó có 24 nhóm thủ tục hành chính trọng tâm theo

Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 5/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu cắt giảm 30% chi phí tuân thủ thủ

tục hành chính, đơn giản hóa 3.281 thủ tục hành chính theo các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ.

Page 221: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

221

vụ121

. Bên cạnh đó, việc đẩu mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng tiêu chuẩn

quản lý chất lượng ISO đã đem lại những chuyển biến tích cực trong hoạt động của cơ

quan hành chính, từng bước hiện đại hóa nền hành chính.

b. Các hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những thành công kể trên, công tác xây dựng và hoạn thiện thể chế,

cải cách hành chính vẫn còn không ít điểm bất cập, hạn chế cần khắc phục:

- Nhiều dự án luật liên quan đến tái cơ cấu phải chờ thông qua trong các năm tới:

Mặc dù trong các năm 2011-2013 Quốc hội đã thông qua khá nhiều luật, nhưng

một số dự án luật quan trọng, có tác động lớn đến tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô

hình tăng trường vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu,hoàn thiện và chờ thông qua

trong các kỳ họp tới như Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công, Luật Đô thị, Luật quản

lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Luật đất đai (sửa đổi) đã

được Quốc hội khóa XIII cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5 và dự kiến thông qua vào kỳ

họp thứ 6. Một số dự án luật (sửa đổi) khác cũng đang trong quá trình chuẩn bị như

Luật đầu tư (sửa đổi); Luật doanh nghiệp (sửa đổi); Luật xây dưng (sửa đổi); Luật hải

quan (sửa đổi); Luật phá sản (sửa đổi); Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi); Luật sửa

đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

- Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn bị điều chỉnh nhiều, việc ban hành

các văn bản hướng dẫn chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng

Chương trình xây dựng luật, pháo lệnh còn bị điều chỉnh nhiều do công tác

chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tiến độ.

Xây dựng thể chế còn ở tình trạng pháp lý thuần túy, thiếu kiến thức liên ngành và

thực tiễn, phản ứng chính sách còn hạn chế; sự phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ

và hiệu quả. Tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành

luật , pháp lệnh chưa được khắc phục cơ bản nhất là việc ban hành các thông tư, thông

tư liên tịch; một số văn bản có nội dung quy định chi tiết chưa bám sát quy định của

luật, pháp lệnh hoặc có quy định còn thiếu tính khả thi, hợp lý dẫn đến vướng mắc,

kém hiệu lực trong triển khai thực hiện.

- Công tác cải cách hành chính vẫn chưa được quan tâm cao và chỉ đạo thực

hiện quyết liệt, cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu

Trong công tác cải cách hành chính, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực

sự quan tâm nên chỉ đạo, điều hành chưa quyết liệt.

Cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều thủ tục hành chính

không còn phù hợp, chậm được sửa đổi. Kỷ cương hành chính chưa nghiêm, công tác

kiểm tra, giảm sát còn nhiều yếu kém, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành.

Một bộ phận cán bộ, công chức suy thoái , không làm tròn trách nhiệm, nhũng nhiễu,

tiêu cực, ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân.

2. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao,

tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết

121 Đến nay cả nước có 88,3% số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, 98,4% đơn vị hành chính cấp huyện và 96,7%

đơn vị hành chính cấp xã đã triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định; trong đó có

203 đơn vị hành chính cấp huyện của 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện cơ chế một

cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại tại UBND cấp huyện.

Page 222: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

222

chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công

nghệ

2.1 Giáo dục, đào tạo và dạy nghề

a. Các kết quả đạt được

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được hoàn thiện, công tác xây dựng

các chiến lược, quy hoạch và các đề án phát triển được triển khai tích cực

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng được xây dựng và trình ban

hành. Luật giáo dục đại học đã được Quốc hội thông qua vào năm 2012 với những

quy định mới góp phần nâng cao chất lượng đào tạo như phân tầng và xếp hạng cơ sở

giáo dục đại học, quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học, kiểm định chất lượng đào

tạo, xác định rõ tiêu chí phân biệt cơ sở giáo dục đại học tư thục không vì lợi nhuận.

Nghị định 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài

trong lĩnh vực giáo dục được ban hành.

Ngoài ra, nhiều văn bản chiến lược quan trọng đã được xây dựng, ban hành và

triển khai thực hiện, cụ thể như: Chiến lược phát triển nhân lực, Chiến lược giáo dục,

Chiến lược dạy nghề và Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020.

Quy hoạch phát triển nhân lực của cả nước giai đoạn 2011 - 2020 cũng đã được xây

dựng và phê duyệt. đồng thời Chính phủ chỉ đạo tổ chức, hướng dẫn, đôn đốc các Bộ

ngành và các tỉnh, thành phố xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 -

2020 của Bộ, ngành và địa phương. Đến nay đã có 29/31 Bộ ngành và 62/63 tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành xây dựng quy hoạch và đang tổ chức

triển khai thực hiện. Một số quy hoạch phát triển ngành được triển khai xây dựng,

điều chỉnh trong đó Điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng lưới các trường đại học,

cao đẳng đã được phê duyệt, đang xây dựng Quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở

dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020.

Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghía và hội nhấp quốc tế” đã được Hội nghị Trung ương khóa 6 (khóa VI) cho ý

kiến, hiện đang bổ sung, hoàn thiện trình Hội nghị Trung ương 8 xem xét, thông qua.

- Bước đầu thử nghiệm thành công một số giải pháp quản lý:

Về giáo dục phổ thông: Điều chỉnh nội dung giảng dạy theo định hướng giảm

tải. Tích cực đổi mới kiểm tra đánh giá đồng bộ với đổi mới phương pháp dạy học.

Đổi mới công tác tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng tăng cường

giao quyền chủ động trên cơ sở nâng cao tinh thần tự chủ và chịu trách nhiệm của các

sở giáo dục và đào tạo.

Về đào tạo nguồn nhân lực: Đổi mới công tác quản lý và chỉ đạo điều hành

(quy chế thi và tuyển sinh, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung

cấp chuyên nghiệp) theo hướng đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng và hiệu

quả, chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong toàn ngành. Đẩy mạnh giao

quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tổ

chức tuyển sinh, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

- Mạng lưới trường học và đội ngũ nhân lực được phát triển

Page 223: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

223

Mạng lưới trường mầm non, phổ thông tiếp tục phát triển và phân bố rộng khắp

cả nước122

. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển theo quy hoạch123

. Giáo dục chuyên

nghiệp được tiếp tục duy trì124

. Mạng lưới các trường cao đẳng, đại học tiếp tục được

phát triển theo quy hoạch125

.

Đội ngũ nhân lực ngành giáo dục, đào tạo, nhất là đội ngũ giáo viên tiếp tục được

phát triển. Tổng số giáo viên đứng lớp của cả nước tính đến năm 2013 có 1.168.577

người, trong đó giáo dục mầm non có 229.724 người (tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn đào

tạo là 96,2%), giáo dục tiểu học có 366.045 người (tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo

là 99,5%), giáo dục trung học cơ sở có 311.970 người (tỷ lệ đạt chuẩn trở lên 98,8*), giáo

dục tủng học phổ thông có 150.133(tỷ lệ đạt chuẩn trở lên là 99,4%), giáo dục thường

xuyên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo là 98,39%

Đội ngũ giáo viên dạy nghề tăng về số lượng và trình độ được nâng cao. Về cơ

bản, giáo viên trong các trường nghề đã đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ

Thạc sỹ trở lên ở cấp cao đẳng nghề là 20,7%, ở cấp trung cấp nghề là 6,4%.

Đội ngũ giáo viên trung cấp chuyên nghiệp có 19.956 người (tỷ lệ giá viên là

Tiến sỹ là 3%, thạc sỹ là 23%), giáo dục cao đẳng có 24.437 người (tỷ lệ giáo viên là

tiến sỹ là 3%, thạc sỹ là 31,2%) và giáo dục đại học có 59.672 người (tỷ lệ giáo viên

là tiến sỹ là 17,3% Thạc sỹ là 42,7%)

- Quy mô đào tạo được mở rộng

+ Đào tạo nghề

Hoạt động dạy nghề tiếp tục được mở rộng về quy mô, chất lượng, từng bước

được nâng lên và ngày càng gắn kết với nhu cầu của thị trường lao động. Tong 2 năm

2011 - 2012 cả nước đã tuyển mới dạy nghề 3.354,6 ngàn người, trong đó: tuyển mới

cao đẳng nghề, trung cấp nghề và dạy nghề dài hạn 733,2 ngàn người, tuyển mới sơ

cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 2.620,2 ngàn người, góp phần đưa tỷ lệ lao động

qua đào tạo nghề đến cuối năm 2012 lên 32%

Nội dung và phương pháp dạy nghề tiếp tục được đổi mơi, phát triển gắn với nhu

cầu của thị trường lao động, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động và từng bước hội

nhập quốc tế góp phần hình thành cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng phù hợp với nhu

cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dinh vụ và nhu cầu của người học nghề, góp phần

thực hiện mục tiêu phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng

cao. Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của

doanh nghiệp và tổ chức sử dụng lao động.

+ Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

122 Đến năm 2013, cả nước cớ 13.720 trường nầm non, 15.407 trường tiểu học, 10.837 trường trung học cơ sở

và 2.714 trường trung học phổ thông 123 Tính đến ngày 15/3/2013 cả nước cớ 1.330 cơ sở dạy nghề, gồm: 157 trường cao đẳng nghề, 304 trường

trung cấp nghề, 869 trung tâm dạy nghề, trong đó khu vực ngoài công lập có 469 cơ sở dạy nghề (ciếm

35,3%)gồm 41 trường cao đẳng nghề, 101 trường trung cấp nghề và 327 trung tâm dạy nghề. 124 Năm 2013 cả nước cớ 562 cơ sở có đào tạo học sinh trung học chuyên nghiệp trong đó có 267 trường trung

học chuyên nghiệp 125 Đến năm 2013, cả nước có 420 trường, trong đó 204 trường đại học và 216 trường cao đẳng. Có 83 trường

ngoài công lập (55 trường đại học và 28 trường cao đẳng)

Page 224: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

224

Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp được duy trì. Số lượng học sinh năm 2012 là

630,7 ngàn người. Hệ đào tào trung cấp chuyên nghiệp có nhiều cố gắng nâng cao

chất lượng đào tạo và gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực

+ Đào tạo đại học cao đẳng

Tổng quy mô sinh viên đại học, cao đẳng năm 2011 - 2012 là 2.204 ngàn sinh

viên126

, đạt khoảng 250 sinh viên/ 10.000 dân (trong đó hệ chính quy là 1.962 ngành

sinh viên, số sinh viên các trường ngoài công lập có 331 ngàn sinh viên chiếm gấn

15,0% tổng số sinh viên)

Đã có chuyển biến tích cực trong công tác tuyển sinh như việc xác định chỉ tiêu

tuyển sinh của các cơ sở đào tạo năm 2013 về cơ bản đá sát với thực tế năng lực đội

ngũ giảng viên, cơ sở vật chất mỗi trường để đảm bảo chất lượng đào tạo

Để nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao, Chính phủ đã xác định và tiếp tục khai Chương trình xây dựng 16 trường

đại học trọng điểm (số sinh viên của 15 trường đại học trọng điểm - không tính Học

viện kỹ thuật quân sự - chiếm 35,2% tổng số sinh viên đại học của cả nước)127

. Thực

hiện dự án xây dựng các trường đại học xuất sắc128

.

+ Đào tạo sau đại học

Quy mô đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ của các cơ sở giáo dục đại học năm 2012 là

96.370 học viên (tăng so với năm 2010), trong đó nghiên cứu sinh có 6.441 người, số

học viên cao học có 89.929 người. Quy mô đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ tăng trung bình

khoảng 7% /năm.

b. Các hạn chế, tồn tại

- Nhận thức, tư duy về phát triển nhanh nguồn nhân lực, về đổi mới lý giáo

dục, đào tạo chậm được đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của xã hội, của đất nước

trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

- Một số Đề án quan trọng về phát triển nhân lực chưa được thông qua và đưa

vào thực hiện.

Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa và hội nhập quốc tế” chưa được thông qua và Chỉ thị của Ban Bí thư về đào tạo

nghề trình độ cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội

nhập quốc tế chưa được ban hành.

- Một số văn bản dưới luật có tác dụng đẩy nhanh phát triển và nâng cao chất

lượng NNL chậm được abn hành (hướng dẫn Luật giáo dục đại học), chưa có quy

định pháp lý đủ mạnh để quy định sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nhân

126 Năm 2010 có 2.162,1 ngàn sinh viên 127 Đó là các trường đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Thái

Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Trường đại học sư phạm Hà Nội, Trường đại học sư phạm TP Hồ Chí

Minh, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường đại học nông nghiệp I Hà Nội, Trường đại học kinh tế quốc

dân HÀ Nội, Trường đại học Y Hà Nội, Trường đại học kinh tế Hồ Chí Minh, Trường đại học Y Hồ Chí Minh,

Trường đại học Cần Thơ, Học viện kỹ thuật quân sự và Trường đại học Vinh. 128 Đến nay đã thành lập trường đại học Việt - Đức (bắt đầu tuyển sinh từ năm 2009 - 2010, năm 2011 đã có 29

Thạc sỹ khóa đầu tốt nghiệp, năm 2012 đã có khóa cử nhân đầu tiên tốt nghiệp), Trường Đại học Khoa học và

Công Nghệ Hà Nội đã thành lập và tuyển sinh từ năm 2010 - 2011, năm 2012 đã có khóa Thạc sỹ đầu tiên tốt

nghiệp, Dự án Đại học công nghệ Việt - Nga đang được tích cực triển khai.

Page 225: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

225

lực, nên vừa hạn chế huy động nguồn lực vừa khó giải quyết vấn đề gắn đào tạo với

nhu cầu sử dụng nhân lực.

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị thiết bị của các cơ sở đào tạo nhân lực vẫn

còn trong tình trạng thiếu và yếu.

- Đội ngũ giáo viên, giảng viên còn thiếu và trình độ còn hạn chế (tỷ trọng

giảng viên đại học, cao đẳng có học vị Tiến sỹ và học hàm GS, PGS còn thấp)

- Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy còn lạc hậu, nên kiến thức và

kỹ năng của nhân lực được đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn và lạc hậu so với quốc

tế ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNL chất lượng cao.

2.2.Khoa học và công nghệ

a. Các kết quả đạt được

- Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách phát

triển KH&CN

Hệ thống pháp luật, chính sách phát triển KH&CN được tiếp tục hoàn thiện

theo tinh thần đổi mới mạnh mẽ cơ chế, quản lý, tổ chức và hoạt động KH&CN.

Nhiều văn bản mang tính bản lề quan trọng được tập trung xây dựng và hoàn thành

trong 2 năm 2011 - 2012 tạo tiền đề pháp lý và kỹ thuật quan trọng và đồng bộ để

thực hiện các mục tiêu phát triển KH&CN129

. Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi)

đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 5 năm 2013.

Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ cấp nhà nước, Bộ, ngành và địa

phương bước đầu được tăng cường và đổi mới. Cơ chế quản lý và phương thức thực

hiện các nhiệm vụ KH&CN được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu đổi mới; xây dựng

các nhiệm vụ KH&CN theo cơ chế đặt hàng, bước đầu tiến hành hỗ trợ việc đăng ký

quyền sở hữu trí tuệ, Quỹ phát triển KH&CN quốc gia áp dụng phương thức quản lý

mới trong việc tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KH&CN...

Công tác chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động theo cơ chế tự

chủ, tự chịu trách nhiệm và hình thành doanh nghiệp KH&CN được tiển khai mạnh

(tính đến hệt năm 2012 đã có 267/585 tổ chức KH&CN của Bộ, ngành, địa phương

được phê duyệt phương án chuyển đổi)

- Tiềm lực và hạ tầng KH&CN tiếp tục được củng cố và phát triển

Nguồn lực tài chính cho KH&CN tiếp tục được đảm bảo 2% tổng chi ngân

sách nhà nước (tương đương 0,5 - 0,6% GDP), được phân bổ theo cơ cấu: 55% cho sự

nghiệp KH&CN và 45% cho đầu tư phát triển KH&CN. Đã hình thành các kênh tài

chính hỗ trợ cho các hoạt động KH&CN thông qua các Quỹ quốc gia về KH&CN

(Quỹ phát triển KH&CN quốc gia và Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia). Đã đổi mới

hệ thống tiêu chí phân bổ kinh phí KH&CN cho các địa phương.

Hệ thống các cơ sở nghiên cứu KH&CN tiếp tục phát triển, cả nước có hơn

1.600 tổ chức KH&CN, trong đó có tổ chức KH&CN ngoài công lập có xu hướng

ngày càng tăng so với các tổ chức công lập. Đã hình thành 2 Viện hàn lâm khoa học

129 Trong 2 năm 2011 - 2012 có 109 văn bản được ban hành, gồm 01 Nghị quyết TƯ, 31 văn bản do Quốc hội,

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành, 77 thông tư do Bộ trưởng và liên Bộ ban hành.

Page 226: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

226

trên cơ sở 2 Viện khoa học quốc gia (Viện hàn lâm KHCN Việt Nam và Viện hàn lâm

KH&CN Việt Nam)

Nguồn nhân lực KH&CN được tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Đến đầu năm 2013 cả nước có khoảng 4,28 triệu người có trình độ từ cao đẳng, đại

học trở lên, trong đó 24,3 nghìn Tiến sỹ, 101 nghìn Thạc sỹ; tuổi bình quân là 38,5) là

lực lượng tiềm năng tham gia vào các hoạt động KH&CN

Đội ngũ nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của cả nước có

trên 62 nghìn người làm việc trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển, trong đó số

nhân lực có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên có khoảng 50 nghìn người (trong đó

có gần 5 nghìn Tiến sỹ và trên 11 nghìn Thạc sỹ). Số cán bộ nghiên cứu và phát triển

đạt 7 người trên 1 vạn dân.

Hạ tầng kỹ thuật KH&CN và các khu công nghệ cao tiếp tục được xây dựng và

tăng cường. Đã hoàn thiện 15 phòng thí nghiệm trọng điểm. Ba khu công nghệ cao tại

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng cà đưa

vào khai thác130

. Hạ tầng thông tin truyền thông KH&CN có bước phát triển về chất

trên cơ sở ứng dụng rộng rãi Internet, công nghệ số hóa và thư viện điện tử.

- Thị trường KH&CN có nhiều khởi sắc.

Thị trường KH&CN có nhiều khởi sắc với nhiều cấp (tỉnh, vùng, quốc gia và

quốc tế). Chợ Công nghệ và thiết vị quốc tế Việt Nam (tháng 9/2012) thu hút nhiều

đối tác từ các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU, Liên bang Nga,

Israel... và hơn 500 đơn vị trong nước đã có 1.200 giao dịch được ký kết. Các

Techmart ảo năm 2012 thu hút gần 425 ngàn lượt truy cập. Tính chung trong 2 năm

2011 - 2012 đã có 7.144 giao dịch công nghệ với tổng giá trị hơn 4.000 tỷ đồng.

- Đã có một số kết quả KH&CN nổi bật.

Trong 2 năm 2011 - 2012 đã đạt được một số kết quả KH&CN nổi bật. Khoa

học xã hội và nhân văn tiếp tục cung cấp luận cứ cho việc hoạch định các chủ trương,

đường lối và chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Khoa học cơ bản tiếp tục thu

được những kết quả đáng ghi nhận trong một số lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh. Số

lượng song trình nghiên cứu có công bố và trích dẫn quốc tế năm 2011 là 1.556 và năm

2012 là 1.761 (năm 2012 tăng 13% so với năm 2011). Khoa học kỹ thuật và công nghệ

có bước phát triển mới: công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh ứng dụng ngày càng rộng

rãi (sản xuất vắc-xin phòng bệnh Vibriosis, vắc-xin cúm gà A-H5N1...); đã nghiên cứu

làm chủ và áp dụng nhiều công nghệ như: thiết kế, chế tạo hệ thống thủy công cho nhà

máy thủy điện công suất lơn, hệ thống thiết bị lọc bụi tĩnh điện cho nhà máy nhiệt điện

công suất 600 MW, dây truyền thiết sản xuất xi măng lò quay công suất 1 -2 triệu

tấn/năm... Nhiều tiến bộ KH&CN lĩnh vực y dược được ứng dụng thành công lần đầu ở

Việt Nam như nghiên cứu sử dụng tế bào gốc, ghép tim trên người lớn...

b. Các hạn chế, tồn tại

- Cơ chế, chính sách về khoa học - công nghệ còn bất cập

130

Tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc có 20 dự án đang hoạt động với kim ngạch xuất khẩu 87,6 triệu USD và 13

dự án đang triển khai xây dựng; khu CNC TP Hồ Chí Minh có 58 dự án được cấp giấy phép còn hiệu lực với

tổng vốn đầu tư 2.141,4 triệu USD. Khu CNC Đà Nẵng đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và cấp giấy chứng

nhận đầu tư cho dự án đầu tiên

Page 227: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

227

Công tác xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp

chưa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của doanh nghiệp. Việc

phân cấp quản lý và giao nhiệm vụ KH&CN chưa gắn với trách nhiệm của người

đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương.

Chưa triển khai hiệu quả cơ chế đặt hàng nhiệm vụ KH&CN. Việc triển khai hệ

thống đánh giá KH&CN độc lập còn chậm.

Cơ chế cấp phát, thủ tục thanh quyết toán tài chính cho KH&CN còn nhiều bất

hợp lý, chưa đổi mới kịp thời, gây bức xúc cho cộng đồng KH&CN.

Việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang cơ chế tự chủ, tự chủ trách

nhiệm còn chậm, hiệu quả hoạt động sau chuyển đổi chưa cao.

Cơ chế chính sách thu hút, đãi ngộ, sử dụng cán bộ KH&CN còn mang nặng

tính bình quân, chưa tạo động lực cống hiến và phát huy năng lực sáng tạo của đội

ngũ trí thức KH&CN, nhất là người có trình độ cao, tài năng trẻ và người Việt Nam ở

nước nước ngoài.

- Tiềm lực KH&CN còn hạn chế

Hệ thống tổ chức KH&CN tuy có gia tăng về số lượng nhưng chưa được quy

hoạch thống nhất trong toàn quốc, phân bổ còn bất hợp lý giữa các vùng miền, hiệu

quả hoạt động chưa cao, còn chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.

Đội ngũ nhân lực KH&CN tuy gia tăng về số lượng, nhưng chất lượng và năng

lực còn hạn chế, phân bổ và cơ cấu trình độ chưa hợp lý theo vùng miền và lĩnh vực

hoạt động; tình trạng hẫng hụt đội ngũ chưa được khắc phục

Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng KH&CN còn thiếu, lạc hậu sử dụng chưa

hiệu quả. Các khu công nghệ cao còn chậm đi vào hoạt động do thiếu cơ chế đặc biệt

để thu hút đầu tư hoặc vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, đặc biệt là ở Khu công

nghệ cao Hòa Lạc. Khu công nghệ cao Hòa Lạc và khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí

Minh qua nhiều lần điều chỉnh quy hoạch và mô hình hoạt động nhưng đến nay nhìn

chung vẫn chưa trở thành các trung tâm KH&CN lớn của vùng, chưa có các kết quả

hoạt động thực sự nổi bật. Các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và khu công

nghệ thông tin tập trung chưa có quy hoạch, thiếu kết hợp với các vùng sản xuất tập

trung, quy mô hàng hóa lớn.

Hạ tầng thông tin KH&CN tuy có bước phát triển mạnh trong thời gian gần đây

nhưng chưa đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của cộng đồng KH&CN và doanh

nghiệp. Công tác thống kê KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu quản lý.

Đầu tư của xã hội cho KH&CN thấp, đầu tư từ ngân sách nhà nước còn dàn

trảu, phân tán, hiệu quả sử dụng chưa cao.

3. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện

đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn

a. Các kết quả đạt được

- Công tác quy hoạch và xây dựng đề án phát triển kết cấu hạ tầng được triển

khai tích cực

Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và Nghị quyết số 13-NQ/TƯ,

các Bộ, ngành đã tích cực triển khai rà soat, điều chỉnh các quy hoạch phát triển kết

cấu hạ tầng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã có.

Page 228: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

228

Về hạ tầng giao thông, đề án Điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải

đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, và điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao

thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 202 và định hướng2030 đã được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt; Đề án Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận

tải đường thủy nội địa đến năm 2020 và định hướng đến 2030 đã được Bộ Giao thông

vận tải phê duyệt. Các đề án Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận

tải đường sắt đến năm 2020 và định hướng đến 2030; Quy hoạch chi tiết đường sắt (khổ

1.435 mm) đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ; đề án Hiện đại hóa tuyến đường

sắt Bắc- Nam, Điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm

2020, định hướng đến năm 2030... đang được xây dựng và dự kiến được cấp có thẩm

quyền phê duyệt trong năm 2013.

Về hạ tầng cấp điện, quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011 - 2015, có

xét đến 2020 của 63 tỉnh/thành phố trong cả nước đã lập và được cấp có thẩm quyền

phê duyệt. Đề án tổng thể “Cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện giai đoạn 2011 -

2020” đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Chuẩn bị điều chỉnh, bổ

sung Quy hoạch điện 7 và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt vào

năm 2014.

Về hạ tầng thủy lợi, đã thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy

lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng của các vùng, lưu vực song, quy

hoạch phòng chống ngập cho các thành phố lớn; quy hoạch hệ thống đê sông, đê biển

ứng phó với biến đổi khí hậu và kết hợp với giao thông. Đến nay, nhiều đề án, dự án

được lập và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như Quy hoạch tổng thể thủy lợi

vùng Đồng bằng song Cửu Long, Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đồng bằng song

Hồng và Quy hoạch tổng thể thủy lợi khu vực miền Trung trong điều kiện biến đổi khí

hậu, nước biển dâng; Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng Thành phố Cần Thơ. Một số

đề án/dự án đang trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt như Quy hoạch tổng thể

thủy lợi vùng Đông Nam Bộ trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Điều

chỉnh quy hoạch đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam có tính tới biến đổi khí hậu

và kết hợp giao thông; Điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống

song Hồng - sông Thái Bình.

Một số đề án quan trọng về phát triển kết cấu hạ tầng được triển khai xây dựng.

Đề án Quy hoạch chung phát triển kết cấu hạ tầng cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn

đến 2030, Đề án Khai thác nguồn lực tài chính từ đất và tài sản nhà nước phục vụ phát

triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, trong đó chủ yếu dành cho phát triển kết

cấu hạ tầng và Đề án thành lập Quỹ phát triển cơ sở hạ tầng (Quỹ đầu tư cơ sở hạ

tầng) đang được nghiên cứu và hoàn thiện.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng theo hướng đồng

bộ, hiện đại, nhiều công trình trọng điểm được triển khai và hoàn thành

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế khi bước vào thực hiện Nghị

quyết Đại hội XI, các Bộ, ngành đã kịp thời rà soát, điều chỉnh kế hoạch, lập danh

mục các dự án tạm dừng, giãn tiến độ, ưu tiên dành vốn cho các dự án có khả năng

hoàn thành trong các năm 2011 - 2013, các dự án trọng điểm, cấp bách. Ngoài các dự

án sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính Phủ, ODA, nhiều công

trình được đầu tư xây dựng theo các hình thức BOT, PPP.

+ Một số công trình giao thông quan trọng được nâng cấp và hoàn thành, tạo

lập được sự kết nối giữa các vùng miền trong cả nước và với quốc tế

Page 229: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

229

Nhiều công trình giao thông quy mô lớn như các tuyến đường trục chính, cầu

lớn, sân bay đã được hoàn thành như: đường cao tốc TP Hồ Chú Minh - Trung Lương,

đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình, QL 51 (mở rộng), cầu Bến Thủy II, đường vành đai 3

thành phố Hà Nội, cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải, nhà ga hành khách cảng hàng

không Đà Nẵng, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Hàng loạt các công trình giao

thông trọng điểm có quy mô lớn đang được đẩy nhanh tiến độ thi công như: các tuyến

đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Hà Nôi - Thái Nguyên, Hà Nôi - Hải Phòng,

Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, Đà Nẵng

- Quảng Ngãi, cảng cửa ngõ Hải Phòng (Lạch Huyện), nhà ga T2 Nội Bài...

Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, đến hết tháng 7/2013 đối

với các dự án quốc lộ 1 đã khởi công toàn bộ 17/17 dự án BOT, 6/18 dự án vốn trái

phiếu chính phủ; các dự án mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên (Quốc lộ

14) đã khởi công 3/3 dự án BOT. Các dự án trái phiếu chính phủ còn lại để mở rộng

QL 1 và QL 14 sẽ được khởi công đồng loạt vào cuối quý III/2013. Phấn đấu đạt mục

tiêu hoàn thành mở rộng QL 1 và QL 14 vào năm 2016.

+ Nhiều công trình hạ tầng các đô thị lớn được đầu tư, tạo sự chuyển biến trong

phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị lớn

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đã được quan tâm đầu tư, nhất là ở các thành

phố lớn. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị như giao thông, cấp nước, thoát

nước, chiếu sáng, cây xanh, thu gom và xử lý chất thải rắn... được cải tạo, nâng cấp và

xây dựng mới.

Về giao thông đô thị, để cải thiện tình hình giao thông, các cầu vượt nhẹ,

đường trên cao được triển khai xây dựng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều

cầu lớn đã hoàn thành hoặc đang triển khai xây dựng như cầu Nhật Tân (Hà Nội), cầu

Rồng, cầu Trần Thị Lý (Đà Nẵng), cầu Rào II, cầu Khuể (Hải Phòng). Để giải quyết

cơ bản tình trạng tắc nghẽn giao thông, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang

đầu tư phát triển giao thông vận tải khối lượng lớn như đường sắt đô thị (đã khởi công

một số dự án đường sắt đô thị như Hà Nội - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội tại Hà Nội,

Bến Thành - Suối Tiên tại thành phố Hồ Chí Minh), xe buýt nhanh (đã khởi công

chuyến BRT Kim Mã - Khuất Duy Tiến tại Hà Nội).

Mạng lưới hạ tầng cấp điện (mạng phân phối), hạ tầng thông tin, truyền thông

tại các đô thị được cải tạo một bước. Các hệ thống cáp truyền tải và phân phối điện,

mạng thông tin đã và đang được ngầm hóa, cải thiện đáng kể bộ mặt đô thị tại các

thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Đề án phát triển lưới điện thông

minh tại Việt Nam đã được triển khai thực hiện với mục tiêu ứng dụng công nghệ

thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống lưới điện trước hết tại các đô thị

lớn, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đã triển khai thực hiện các giải pháp chống ngập cho các đô thị lớn nhất là tại

thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ. Kết quả chống ngập bước đầu đã giảm

đáng kể số điểm bị ngập và mức độ ngập.

Các dự án bảo vệ môi trường tại các đô thị được quan tâm đầu tư nhất là các khu xử

lý chất thải rắn, nghĩa trang, khu xử lý nước thải công nghiệp và đô thị...

+ Nhiều dự án hạ tầng năng lượng đã được đầu tư, tăng cười thêm năng lực cho

hệ thống năng lượng quốc gia

Page 230: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

230

Nhiều dự án, công trình trọng điểm về nguồn và lưới điện được hoàn thành.

Đặc biệt là công trình thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á công suất 2.400 MW

đã khánh thành tháng 12/2012, vượt trước thời hạn 3 năm so với Nghị quyết của Quốc

hội, đem lại hiểu quả kinh tế lớn cho đất nước. Đã đưa vào vận hành các tổ máy phát

điện của các nhà máy điện Đồng Nai 4, Kanak, Nhiệt điện Quảng Ninh 2. Khở công

nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1, Nhiệt điện Duyên Hải 3, Hoàn thành đóng điện 147

công trình lưới điện từ 110 - 500 KV với tổng dung lượng trạm biến áp tăng thêm trên

7.000 MVA, tổng chiều dài đường dây xây mới và cải tạo trên 2.000 km, tăng cường

năng lực truyền tải của toàn hệ t hống và khả năng cung ứng điện của lưới điện tại

nhiều khu vực. Đã khởi công 25 công trinh lưới điện 220-500 KV, trong đó có 8 công

trình lưới điện 500 KV.

Hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành 53 công trình dầu khí, trong đó có các

công trình quan trọng như: đưa vào khai tác 7 mỏ/công trình dầu khí mới; hoàn thành

đầu tư và đưua vào vận hành giàn khoan 90m nước; hạ thủy giàn khai thác mỏ Sư Tử

Trắng; hạ thủy khối lượng tầng giàn H4 Tê Giác Trắng, hạ thủy chân đế giàn Công

nghệ Trung tâm dự án biển Đông 1, hạ thủy thành công khối thượng tầng giàn xử lý

trung tâm mỏ Hải Thạch...

+ Hạ tầng thủy lợi được đầu tư góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển

nông nghiệp, nông thôn

Trong các năm qua, hệ thống thủy lợi đã được tiếp tục đầu tư theo hướng đa

mục tiêu. Đến năm 2013 trên địa bàn cả nước có trên 900 hệ thống thủy lợi lớn và vừa

có quy mô diện tích phục vụ từ 200 ha trở lên. Các công trình thủy lợi đã phụ vụ tưới

trên 7 triệu ha diện tích gieo trông lúa, tăng 0,08 triệu ha so với năm 2010. Hàng năm

các công trình thủy lợi còn phục vụ tưới cho 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp;

tiêu nước cho trên 1,72 triệu ha đất nông nghiệp và cấp khoảng 6 tỷ m3

nước phục vụ

sinh hoạt và công nghiệp, tăng 3,35 tỷ m3 so với năm 2010.

Bằng nguồn vốn ODA, đã hoàn thành dự án thủy lợi lưu vực sông Hồng giai

đoạn 2 (ADB3), Dự án hỗ trợ thủy lợi Việt Nam (WB3), dự án thủy lợi miền Trung

(ADB4) và đang tiếp tục triển khai các dự án tăng cường Quản lý thủy lợi và Cải tạo

các hệ thống thủy nông (ADB5), Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn Đồng

bằng sông Cửu Long (WB6), Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An (JICA2).

Nhiều công trình, dự án trọng điểm đa mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế, chủ

động phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu được đầu tư như: công

trình đầu mối hồ chứa nước Cửa Đạt (tỉnh Thanh Hóa), hồ chứa nước Phước Hòa

(Bình Phước) và tiếp tục thực hiện đầu tư Công trình hồ Tả Trạch, Ngàn Trươi - Cẩm

Trang, Bản Mồng; Hệ thống Kênh trục sông Nghèn (Vùng Bắc Trung bộ); Hệ thống

tưới Văn Phong, hồ Nước Trong; Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, Tà Pao, dự án tuosi Phan

Rí - Phan Thiết (vùng Nam Trung Bộ); hồ KRoong Buk hạ, KRoong Pach thượng, Ia

Mơ (vùng Tây Nguyên); hệ thống thủy lợi sông Ray, dự án Phước Hòa - giai đoạn 2

(Vùng Đông Nam Bộ); hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre, dụ án Bảo Định giai đoạn 2; hệ

thống công trình phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng - Bạc Liêu (vùng Đồng bằng

sông Cửu Long)

Một số công trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp

được ưu tiên bố trí vốn để khởi công mới như 03 công trình thủy lợi phục vụ nuôi

trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng

thủy sản Đồng Đon, cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm xã Long Điền Đông - Long Điền

Page 231: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

231

Tay và hệ thống thủy lợi phục vụ nuổi trồng thủy sản Tân Duyệt). Đã đầu tư 05 dự án

thủy lợi phục vụ sản xuất muối ở các tỉnh Bạc Liêu, Thanh Hóa, Quảng Bình, Ninh

Thuận và Sóc Trăng. Đến nay, dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi muối xã Long Điền

Tay (Bạc Liêu) và dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối Hải Hòa, huyện Hậu Lộc

(Thanh Hóa) đã cơ bản hoàn thành.

Hệ thống đê điều tiếp tục được đầu tư nâng cấp, các hệ thống phòng chống lũ hiện

có: 5.700 km đê sông (trong đó có trên 2.400km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt).

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được xây dựng rộng khắp, hiện

đại, hạ tầng viễn thông đã có bước phát triển vượt bậc

Hạ tầng viễn thông không ngừng được hiện đại hóa, đồng bộ, đạt chuẩn quốc tế

với độ bao phủ rộng khắp cả nước, chất lượng mạng tốt, dung lượng cao và ngày càng

đáp ứng tốt hơn nhu cầu người sử dụng, góp phần to lớn vào tăng trưởng kinh tế, giúp

Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng và phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mạng truyền dẫn cáp quang đã phát

triển đến các huyện và đã sẵn sang phục vụ cho tuyến xã. Hạ tầng băng thông rộng

tăng trưởng nhanh chóng, phục vụ ADSL có mặt trên khắp 63 tỉnh, thành phố. Mạng

truyền số liệu chuyên dụng đã cung cấp kết nối đến các cơ quan Đảng, Nhà nước tại

Trung ương, các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thành ủy,

các Sở, ban, ngành, quận huyện trên toàn quốc. Tổng số điểm kết nối trên toàn quốc là

4.104 điểm, trong đó 2.967 điểm đã được sử dụng (chiếm tỷ lệ 72,3%). Vệ tinh

Vinasat - 2 đã phóng thành công ngày 16/5/2012, cùng với Vinasat - 1 đã góp phần

hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng thông tin truyền thông quốc gia, đưa

thông tin đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi và hải đảo, hỗ trợ hiệu

quả cho công tác quốc phòng, an ninh, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

b. Các hạn chế, tồn tại

- Công tác quy hoạch, dự báo vẫn còn hạn chế, yếu kém

Trong việc điều chỉnh các quy hoạch, công tác dự báo còn hạn chế, đặc biệt là

các dự báo vĩ mô. Vốn đầu tư, các chính sách chung và giá cả thị trường còn nhiều

biến động (một phần do tác động của khủng hoảng thế giới thời gian qua) làm cho quá

trình triển khai các quy hoạch gặp khó khăn.

- Huy động các nguồn lực cho kết cấu hạ tầng chưa được nhiều, dẫn đến hệ

thống kết cấu hạ tầng vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ

Do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng không đạt mục tiêu đề

ra, nên nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

còn hạn chế. Ngoài ra để tránh dẫn đến khủng hoảng nợ công, nguồn vốn trái phiếu

chính phủ cũng được kiểm soát ở mức hợp lý. Việc huy động vốn ngoài ngân sách nhà

nước gặp nhiều khó khăn do các dự án kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông,

thường có tổng mức đầu tư lớn trong khi năng lực tài chính của các doanh nghiệp và

nhà đầu tư còn hạn chế.

Hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được

yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mạng lưới giao thông chưa kết nối

giữa các loại đường, giữa đường với cảng, giữa các vùng, nên chưa có khả năng phát

triển vận tải đa phương thức. Cung ứng điện co bản đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã

hội nhưng hệ thống điện vận hành hầu như chưa có dự phòng, tiêu hao điện còn cao.

Công nghệ của hệ thống các nhà máy điện chỉ đạt trình độ trung bình so với trình độ

Page 232: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

232

công nghệ của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Do thiếu vốn đầu tư

hoàn thiện cho các công trình lưới điện nên dẫn đến tình trạng quá tải đường dây và

trạm biến áp xảy ra ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, tập trung chủ yếu là miền Bắc và

miền Nam nơi có phụ tải tập trung cao. Tuy mạng viễn thông đã phát triển đến tất cả

các tỉnh, thành trên cả nước nhưng độ phủ của mạng không đồng đều, đặc biệt là tại

các địa điểm vùng sâu, vùng xa; mạng thông tin di động sóng kém, còn nhiều vùng

lõm sóng, mất sóng. Việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng chưa cao, tối ưu hóa mạng

lưới còn thấp, các nhà khai thác, cung cấp dịch vụ chưa thực sự bắt tay sử dụng chung

cơ sở hạ tầng.

Hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ, kém chất lượng và quá tải. Ùn tắc giao thông tại

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chưa khắc phục được triệt để, còn xảy ra vào giờ

cao điểm. Mạng lưới giao thông đô thị phát triển thiếu quy hoạch, vận tải bánh sắt

khối lượng lớn kịp triển khai, vận tải hành khách công cộng chủ yếu bằng xe buýt nên

vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại.

Nhiều công trình thủy lợi xuống cấp, hệ thống kênh mương chưa đồng bộ, hệ

thống công trình nội đồng còn thiếu. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu

cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn và chuyển đổi cơ cấu kinh tế

nông thôn. Đầu tư thủy lợi vẫn tập trung nhiều cho cây lúa, còn cây ăn quả, cây công

nghiệp và nuôi trồng thủy sản chưa được đầu tư đúng mức. Hệ thống đê điều đã được

đầu tư khá lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều đoạn đê chưa đảm bảo tiêu

chuẩn thiết kế, hàng năm phải tu bổ khá lớn, hệ thống đê biển được củng cố nhưng

chưa đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.

4. Đánh giá tổng quát

4.1 Các kết quả đạt được

Trong thời gian gần 3 năm qua, đất nước đã chủ động tranh thủ thời cơ, thuận

lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để thực hiện các mục tiêu chủ yếu về phát

triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, kết luận của Hội nghị

Trung ương 3, các Nghị quyết của Quốc hội và đã đạt được một số kết quả nhất định:

- Kinh tế vĩ mô từng bước ổn định (lạm phát giảm, kiểm soát ở mức 7%, mặt

bằng lãi suất huy động và cho vay giảm; tỷ giá về cơ bản ổn định; thị trường ngoại tệ

tự do bị thu hẹp; dự trữ ngoại hối nhà nước tăng mạnh...)

- An sinh xã hội được bảo đảm (tạo việc làm mới cho 1,5 - 1,6 triệu lao động

hàng năm, hệ thống bảo hiểm xã hội phát triển đồng bộ, đa dạng, số người tham gia

bảo hiểm xã hội được mở rộng, công tác giảm nghèo được triển khai tích cực, giảm tỷ

lệ hộ nghèo bình quân trên 2%/năm...)

- Tăng trưởng kinh tế được duy trì (tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ 6,24%

năm 2011 xuống 5,25% năm 2012 nhưng dự kiến đến năm 2013 tăng 5,3 - 5,5%; các

năm 2014 - 2015 tiếp tục tăng cao hơn)

- Các nhiệm vụ đột phá chiến lược được triển khai tích cực và đã có một số kết

quả bước đầu.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn

thiện (hệ thống văn bản liên quan đến thể chế kinh tế tiếp tục được bổ sung, tiếp tục

thực hiện chủ trương điều chỉnh giá các loại hàng hóa quan trọng như điện, xăng dầu,

than... và các dịch vụ công về giáo dục, y tế theo cơ chế thị trường với lộ trình phù

Page 233: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

233

hợp; tăng cường thể chế phục vụ hội nhập quốc tế, cải cách hành chính có bước

tiến...). Công tác phát triển nguồn nhân lực được quan tâm, từng bước hoàn thiện hệ

thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách về giáo dục đào tạo và khoa học - công

nghệ; bước đầu thử nghiệm thành công một số giải pháp quản lý giáo dục - đào tạo,

đã có một số kết quả khoa học và công nghệ nổi bật, nhất là trong nông nghiệp, y tế,

xây dựng công trình... Chú trọng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhiều

công trình giao thông quy mô lớn như các tuyến đường trục chính (cao tốc, quốc lộ),

cầu lớn, sân bay đã được hoàn thành.

Đạt được những thành tựu trên là nhờ có sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, năng

động, sáng tạo của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị

dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là sự chỉ đạo, điều hành của Nhà nước.

4.2 Những hạn chế, tồn tại

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế bao gồm:

- Tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra (do chủ động ưu tiên nhiệm vụ

kiềm chế lạm phát, ổn dịnh kinh tế vĩ mô, thắt chặt tín dụng, giảm tỷ lệ đầu tư nên tốc

độ tăng trưởng 3 năm 2011 - 2013 thấp và khả năng hông đạt mục tiêu đề ra trong

Nghị quyết cho giai đoạn 2011 - 2015)

- Kinh tế phát triển chưa bền vũng, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn (nguy

cơ lạm phát tăng trở lại vẫn còn, dư nợ tín dụng thấp; doanh nghiệp khó tiếp cận được

nguồn vốn, thị trường bất động sản đình trệ, chưa có khả năng phục hổi, nợ xấu xử lý

còn chậm, khả năng kéo dài...); chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh

tranh của nền kinh tế còn thấp và chưa được cải thiện; các cân đối kinh tế vĩ mô chưa

thật vững chắc.

- Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển còn hạn chế. Tỷ lệ

huy động NSNN trên GDP và tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so GDP đạt thấp so với kế

hoạch đề ra. Nếu không có các đột phá về thể chế thì việc thu hút đầu tư từ khu vực tư

nhân và đầu tư nước ngoài sẽ rất khó khăn.

- Tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm, chưa đáp

ứng yêu cầu. Tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước

chậm. Về tái cơ cấu đầu tư công, do trước đây phê duyệt nhiều dự án quá khả năng

cân đối vốn nên hiện nay vẫn chưa xử lý xong, nhất là khu vực địa phương quản lý...

Quá trình cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém gặp phải một số khó khăn, vướng mắc do

không có đủ nguồn lực để hỗ trợ tài chính, khuôn khổ pháp lý cho việc cơ cấu lại các

tổ chức tín dụng chưa hoàn chỉnh và vấn đề lợi ích nhóm trong các ngân hàng thương

mại cổ phần.

- Các lĩnh vực văn hóa, xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt còn nhiều bức

xúc. Công tác giải quyết việc làm vẫn còn hạn chế. Thị trường lao động phát triển vẫn

chưa đồng bộ. Một bộ phận người lao động còn thiếu việc làm hoặc việc làm không

ổn định. Tranh chấp lao động, đình công diễn biến phức tạp. Công tác bảo đảm an

sinh xã hội và giảm nghèo còn bất cập. Kết quả giảm nghèo vẫn chưa bền vững,

khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư còn lớn. Chăm sóc sức khỏe

nhân dân chậm được cải thiện. Tình trạng quá tải bệnh viện chậm được khắc phục.

Quản lý giá thuốc và dịch vụ y tế chưa tốt. Việc xây dựng nền Văn hóa Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc còn nhiều hạn chế.

Page 234: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

234

- Tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện. Ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng vẫn xảy ra ở một số khu, cụm công nghiệp, làng nghề, do hoạt động

khai thác khoáng sản. tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải y tế, nước thải

sinh hoạt và công nghiệp đúng quy chuẩn còn thấp.

4.3 Nguyên nhân và những vấn đề rút ra sau 3 năm thực hiện Nghị quyết

Những hạn chế, yếu kém trên đây do cả nguyên nhân khách quan và nguyên

nhân chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Ngoài những vấn đề phát

sinh mới trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, những mặt

yếu kém vốn có của nền kinh tế vốn đã tồn tại từ nhiều năm trước chưa được giải

quyết đã bộc lộ ra một cách rõ rang, gay gắt hơn trước. Mục tiêu Nghị quyết Đại hội

XI được đưa ra chưa lường được các ảnh hưởng xấu của bối cảnh trong nước và quốc

tế.

Một trong các nguyên nhân quan trọng là cải cách thể chế tiến hành chậm và

chưa đạt được nhiều kết quả. Hế thống pháp luật và quản lý nhà nước trên một số lĩnh

vực còn bất cập. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều hạn chế. Tổ

chức thực hiện còn nhiều yếu kém, chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải

quyết có hiệu quả những khâu đột phá và những vấn đề xã hội bức xúc. Kỷ luật, kỷ

cương chưa nghiêm. Việc giải quyết những mặt yếu kém tồn đọng này đòi hỏi phải có

sự tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về tư duy phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh thế

giới mới.

Sau 3 năm thực hiện có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cần bám sát tình hình thực tiễn; chủ

động, kịp thời điều chỉnh mục tiêu và điều hành linh hoạt. do nhận thấy bối cảnh quốc

tế không thuận lơi, tình hình trong nước có những khó khăn lớn, Trung ương Đang,

Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo kịp thời chuyển mục tiêu từ “phát triển kinh tế nhanh”

sang “ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, suy trì tăng trưởng ở mức hợp

lý; bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội”. Nhờ đó, kinh tế vĩ mô dần đi vào ổn

định, an sinh xã hội được bảo đảm, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ

vũng, chuẩn bị các điều kiện cho kinh tế tăng trưởng cao hơn ở các năm tiếp theo.

- Trong tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế

không cao, tốc dộ thu ngân sách nhà nước giảm vẫn cần tập trung các nguồn lực cho

công tác an sinh xã hội, nhờ đó công tác giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, chăm sóc

người có công, giải quyết việc làm... vẫn đạt được nhiều kết quả, góp phần ổn định xã

hội và có tác động hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn.

III. Định hƣớng một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện các đột

phá chiến lƣợc

1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa,

trọng tâm là tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính

Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan đến thể chế kinh tế,

tập trung nghiên cứu và trình Quốc hội thông qua sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Luật

Đất đai (sửa đổi) và một số luật quan trọng liên quan trực tiếp đến tái cơ cấu kinh tế

như: Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Luật

Đầu tư (dửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước

đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Luật Xây dựng (sửa đổi)...

Page 235: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

235

Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương điều chỉnh giá các loại hàng hóa quan

trọng như điện, xăng dầu, than,... và các dịch vụ công về giáo dục, y tế theo cơ chế thị

trường theo lộ trình phù hợp... Tập trung hoàn thành đàm phán một số hiệp định để

mở rộng hội nhập quốc tế như Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương

(TTP), các hiệp định tự do đa phương và song phương khác.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành

chính giai đoạn 2011 - 2020, tập trung vào đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận

ợi cho doanh nghiệp và nhân dân. Tích cực triển khai Đề án cải cách chế độ công vụ,

công chức; tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ. Cụ thể hóa các

mục tiêu về xây dựng Chính phủ điện tử trong mỗi lĩnh vực quản lý nhà nước và xây

dựng kế hoạch triển khai thiết kế lập hệ thống thông tin kết nối bộ, ngành, địa phương,

đẩy mạnh mô hình một cửa.

2. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao,

tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết

chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công

nghệ

- Về phát triển giáo dục đào tạo:

Tiếp tục chuyển mạnh sang mô hình phát triển giáo dục và đào tạo dựa vào

chất lượng. Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục, huy dộng ngày càng tăng và sử

dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội. Tiếp tục thực hiện chính sách tín

dụng dành cho học sinh, sinh viên. Đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa trường lớp học nhất

là ở vùng sâu, vùng xa, xây dựng ký túc xá sinh viên, nhà công vụ giáo viên và đầu tư

xây dựng giảng đường một số trường đại học lớn.

Tập trung triển khai thực hiện Luật giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo

dục. Đẩy mạnh thực hiện xã hội học tập; chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm,

liên kết đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục đại học, nhất là đại học ngoài công lập.

Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, nhất là giáo dục tiểu học, phổ thông cơ sở.

Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống dạy nghề đáp ưng nhu cầu thị trường lao

động; phát triển nhanh về quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề

theo 3 cấp trình độ. Tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo

nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý và nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.

- Về phát triển khoa học công nghệ:

Tập trung thực hiện Nghị quyết số 20 - NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị

Trung ương 6 (Khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa và hội nhập quốc tế. Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa

học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 và các chương trình quốc gia về khoa học và

công nghệ. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động

khoa học và công nghệ. Phát triển dịch vụ tư vấn, thẩm định, giám định công nghệ và

thị trường khoa học công nghệ. Tăng cường quản lý bảo hộ sở hữu trí tuệ

Tiếp tục đầu tư và phát huy hiệu quả các khu công nghệ cao, vườn ươm công

nghệ. Có cơ chế, chính sách thu hút mạng các dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển

các sản phẩm công nghệ cao. Phát triển mạnh dịch vụ tư vấn, thẩm định, giám định

công nghệ và thị trường khoa học công nghệ. Tăng cường quản lý bảo hộ sở hữu trí

Page 236: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

236

tuệ. Ban hành các chính sách thuế phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư

cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.

3. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện

đại, tập trung và hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn

Tập trung nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hoàn thành dứt điểm các

công trình, dự án dở dang. Không khở công mới các công trình, dự án chưa thực sự cấp

bách. Sớm hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư (PPP)

theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thành các đoạn tuyến đường bộ cao tốc Hà Nôi - Hải

Phòng (dự kiến hoàn thành vào năm 2015); Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nôi - Lào Cai (dự

kiến hoàn thành vào cuối năm 2014); Bến Lức - Long Thành; Thành phố Hồ Chí Minh -

Long Thành - Dầu Giây (dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014)...

Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 - đoạn Hà Nội - Cần Thơ (phấn

đấu hoành thành nâng cấp, cải tạo toàn tuyến vào năm 2016), quốc lộ 13 đoạn qua Tây

Nguyên, Nhà ga hành khách Quốc tế (Nhà ga T2) - Cảng HKQT Nôi Bài; tuyến

đường sắt Yên Viên - Hạ Long - Cái Lân, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông

(Hà Nội), tuyến đường Bến Thành - Suối Tiên (Thành phố Hồ Chí Minh); cảng cửa

ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng).

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm điện lực, các dự án chống ngập các

đô thị lớn, các công trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hạ

tầng viễn thông...

Page 237: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

237

TỔNG QUAN VỀ CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ CHIẾN LƢỢC

TẠI VIỆT NAM

TS. Bùi Văn Thạch

Phó trƣởng Ban Kinh tế Trung ƣơng

Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược

giai đoạn 2011 - 2020 là: “(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng

XHCN, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành

chính; (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng

cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn

kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học,

công nghệ; (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công

trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn”131

.

Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về kinh tế - xã hội, trọng tâm là

thực hiện ba khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô

hình tăng trưởng đã được triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện tương đối

khẩn trương từ Trung ương đến địa phương, cụ thể :

1- Về triển khai, quán triệt và thể chế hóa ba khâu đột phá chiến

lƣợc

- Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã giành nhiều kỳ họp thảo

luận các đề án khác nhau cụ thể hóa nhiệm vụ thực hiện ba khâu đột phá chiến

lược, đã ban hành nhiều nghị quyết và kết luận như : Nghị quyết Hội nghị lần

thứ 4 “Về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản

trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” và tại Hội nghị

Trung ương lần thứ 6 đã ban hành Nghị quyết “Về tiếp tục Đổi mới chính sách,

pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo

nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo

hướng hiện đại”, Nghị quyết về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Kết luận “Tiếp tục sắp xếp, đổi

mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”, Kết luận về “Đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”...

- Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng về “Đẩy mạnh thực

hiện các đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình

tăng trưởng kinh tế” được Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành triển khai thực

hiện tương đối quyết liệt thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị, các chương trình

131 Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI. NXB Chính trị quốc gia, 2011, trang 106.

Page 238: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

238

hành động trong việc thực hiện các nội dung của ba khâu đột phá chiến lược thể

hiện trong các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách hàng năm. Ngoài ra, các cơ quan nhà

nước đã ban hành một loạt văn bản liên quan đến thực hiện ba khâu đột phá

chiến lược132

.

- Đồng thời, Đảng bộ, chính quyền các tỉnh và thành phố trực thuộc

trung ương đều có nghị quyết, kết luận, chương trình hành động của mình để

thực hiện nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chương trình của Đảng, Quốc hội,

Chính phủ về thực hiện chủ trương, giải pháp thực hiện ba khâu đột phá

chiến lược ở địa phương mình, cho thấy trong gần 3 năm qua việc quán triệt,

triển khai thực hiện ba khâu đột phá chiến lược đã đạt được một số kết quả

bước đầu quan trọng.

2- Khái quát về kết quả thực hiện ba khâu đột phá chiến lƣợc

Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về kinh tế - xã hội gần 3

năm qua, diễn ra trong tình hình quốc tế và khủng hoảng kinh tế, tài chính thế

giới diễn biến phức tạp hơn so với dự báo, tình hình kinh tế trong nước đã có

nhiều dấu hiệu bất ổn, những yếu kém vốn có của nền kinh tế dồn tích lại từ

nhiều năm chưa được giải quyết đã bộc lộ một cách rõ ràng, gay gắt đã buộc

chúng ta phải kịp thời chuyển nhiệm vụ trọng tâm sang ưu tiên ổn định kinh tế

vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội, không đặt nặng mục tiêu

tăng trưởng kinh tế là một “phản ứng chính sách” kịp thời, đúng đắn, có ý nghĩa

định hướng rất cơ bản và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đưa

đất nước từng bước vượt qua khó khăn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và

đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó việc thực hiện ba khâu đột phá

chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng tuy đã đạt

được kết quả bước đầu nhưng vẫn còn nhiều khuyết điểm, yếu kém, cụ thể là:

(a) Đột phá về thể chế:

Hệ thống văn bản liên quan đến thể chế kinh tế tiếp tục được bổ sung,

hoàn thiện. Công tác sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đang được triển khai và đề

cập đến nhiều nội dung liên quan đến việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta133

... Trong các năm 2011-2013, Quốc

hội đã thông qua 35 luật, trong đó có nhiều luật, văn bản liên quan đến hoàn

thiện thể chế kinh tế. Các chính sách thúc đẩy quá trình thị trường hóa như giá

132 Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 3 ngày 18/6/2012; Chương trình

tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 ban hành theo Quyết định số 30c/NQ-CP ngày

8/11/2011 của Chính phủ; Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn

2011- 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012; Chiến lược

phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (điều chỉnh) và Chiến lược phát triển giao

thông đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (điều chỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại

các Quyết định số 355/QĐ-TTg và số 356/QĐ-TTg ngày 25/2/2013….

133 Như tổ chức bộ máy nhà nước, chính quyền địa phương, xác định vai trò của các thành phần kinh tế.

Page 239: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

239

các loại hàng hóa quan trọng (điện, xăng dầu, than...) và các dịch vụ công về

giáo dục, y tế…, từng bước thực hiện theo cơ chế thị trường. Cải cách hành

chính có bước tiến đáng kể. Công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được

quan tâm chỉ đạo gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI)

“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Việc tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể kinh

tế trong nền kinh tế tuy đã đạt được kết quả bước đầu, song sự phân biệt đối xử

vẫn tồn tại một cách dai dẳng khó xoá bỏ ở nhiều cấp độ đang là rào cản lớn đối

với phát triển nói chung. Những căn bệnh cũ của nền hành chính nhà nước vẫn

chưa được khắc phục một cách cơ bản đã và đang gây nhiều bức xúc xã hội cản

trở mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh,

chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Hơn nữa, những yếu kém kéo dài

này gắn liền với tệ lãng phí, tham nhũng là một trong những nguyên nhân làm

mất lòng tin với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý, điều hành của Nhà nước.

(b) Đột phá về phát triển nguồn nhân lực:

Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề đã ban hành nhiều văn bản quy

phạm pháp luật và chiến lược, quy hoạch như Luật giáo dục đại học năm 2012,

Chiến lược phát triển nhân lực, Chiến lược giáo dục, Chiến lược dạy nghề, Quy

hoạch phát triển nhân lực… Nhiều chương trình thử nghiệm về nội dung và giải

pháp quản lý giáo dục được tổ chức thành công. Lĩnh vực khoa học và công

nghệ có nhiều khởi sắc. Hệ thống chính sách, pháp luật về khoa học và công

nghệ (KH&CN) được tiếp tục hoàn thiện theo tinh thần đổi mới mạnh mẽ cơ chế

quản lý, tổ chức và hoạt động KH&CN. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung

ương Đảng khoá XI đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 về

Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập

quốc tế.

Tuy nhiên, Nghị quyết Trung ương 6 về đổi mới khoa học và công nghệ

đi vào cuộc sống chậm; giáo dục - đào tạo vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng

đầu, chưa trở thành động lực quan trọng nhất cho phát triển. Nhiều hạn chế, yếu

kém của giáo dục và đào tạo đã được nêu từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban

Chấp hành trung ương Đảng khóa VIII vẫn chưa được khắc phục cơ bản, thậm

chí có mặt lại nặng nề hơn: chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp; mâu thuẫn

giữa tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo có xu hướng ngày càng trầm

trọng; nội dung giáo dục nặng về lý thuyết, chưa gắn với thực tế, nặng về dạy

chữ chưa chú trọng dạy người; phương pháp dạy và học chậm được đổi mới,

chưa thực sự hướng tới phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học; bất

bình đẳng trong thụ hưởng dịch vụ giáo dục - đào tạo có xu hướng gia tăng…

(c) Đột phá về kết cấu hạ tầng:

Từ nhiều năm nay, hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư xây

dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhiều công trình trọng điểm được triển khai

và hoàn thành. Đầu tư phát triển hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị luôn

được xác định là một trong những mục tiêu ưu tiên. Một số công trình giao

Page 240: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

240

thông quan trọng được ưu tiên đầu tư nâng cấp và hoàn thành, tạo lập được sự

kết nối giữa các vùng miền trong cả nước và với quốc tế, tại các đô thị lớn.

Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Nhà nước đã có chủ trương,

chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước dưới nhiều hình

thức khác nhau cho mục tiêu ưu tiên này.

Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng của nước ta vẫn thấp xa so với yêu

cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là cản trở lớn của sự phát triển. So

với các nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống giao thông của Việt Nam chỉ ở

mức dưới trung bình, tiêu chuẩn kỹ thuật ở mức thấp và lạc hậu; chưa bảo đảm

sự liên kết giữa các tuyến đường và các tuyến nối cảng biển, cảng hàng không,

cửa khẩu quốc tế; mạng đường sắt còn lạc hậu, mạng đường cao tốc còn sơ

khai.. Ngoài khó khăn về vốn đầu tư, hầu như tất cả các dự án phát triển giao

thông đều gặp khó khăn trong giải phóng, làm chậm trễ tiến độ thi công.

Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tại các đô thị lớn không theo kịp tốc

độ đô thị hóa nhanh, đang tồn tại nhiều bất cập cản trở phát triển kinh tế và bảo

đảm chất lượng cuộc sống của dân cư, trong đó nổi bật là hạ tầng giao thông,

cấp thoát nước và trường học các cấp. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô

thị lớn có xu hướng gia tăng.

(d) Nhận xét chung, Trong điều kiện phải tập trung xử lý các bất ổn của

kinh tế vĩ mô, cố gắng đảm bảo an sinh xã hội, nguồn thu ngân sách hạn hẹp do

tăng trưởng kinh tế thấp, cùng với những khó khăn, suy giảm trong sản xuất

kinh doanh…thì những kết quả đạt được trong thực hiện ba khâu đột phá chiến

lược là một cố gắng lớn, sẽ là không thực tế nếu đòi hỏi sau một thời gian ngắn

triển khai thực hiện ba nhiệm vụ trọng yếu này có thể có được những thay đổi

cơ bản. Tuy nhiên, chúng ta chưa có những đổi mới về tư duy, quan điểm phát

triển trong xây dựng và triển khai ba đột phá chiến lược. Tuy đã có nhiều cố

gắng xây dựng và sửa đổi hệ thống pháp luật, nhưng về cơ bản vẫn nằm trong

khung tư duy và quan điểm hiện nay, nên chỉ có tác dụng bổ sung cho đồng bộ

hơn, chưa có đột phá nào đáng kể. Mục tiêu sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực,

tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và nâng cao sức cạnh tranh chưa có nhiều

tiến bộ. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học và

công nghệ vẫn chưa có chuyển biến rõ nét, tác dụng rất hạn chế. Giáo dục và

đào tạo còn lúng túng trong đổi mới, chưa có chuyển biến đáng kể. Chưa có

những biện pháp quyết liệt nhằm nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ

quản lý, công chức cũng như cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút, sử dụng

nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng kết cấu hạ tầng, tuy đã đầu tư nhiều

nhưng còn rất bất cập về nhu cầu và khả năng, hiệu quả còn thấp.

3- Dự báo bối cảnh tình hình và định hƣớng chính sách

Trong một số năm tới, tình hình kinh tế thế giới chưa thể có những

chuyển biến mạnh, vẫn còn nhiều khó khăn trong ổn định kinh tế vĩ mô toàn

cầu. Các nền kinh tế phục hồi chậm, chưa bền vững, những biện pháp tái cấu

trúc nền kinh tế chưa đủ mức để tạo ra các nguồn lực tăng trưởng mới. Các biện

pháp kích thích kinh tế thường áp dụng như nới lỏng tiền tệ, tăng chi tiêu công

Page 241: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

241

đều đã đến giới hạn. Động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới là các nền

kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ… tốc độ tăng trưởng đã chậm lại, đồng

nội tệ mất giá và nguy cơ lạm phát trước khả năng dòng vốn tư nhân chảy

ngược lại các nền kinh tế phát triển. Các nguồn nguyên liệu chủ yếu của thế giới

dần cạn kiệt, giá dầu biến động cùng với sự bất ổn chính trị tại Trung Đông và

tranh chấp biển đảo tại Đông Nam Á... Bối cảnh tình hình thế giới như vậy sẽ

tác động tiêu cực không nhỏ đến nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, xét về dài hạn,

dự báo kinh tế thế giới sẽ được cải thiện đáng kể do các nền kinh tế lớn, mới nổi

vẫn đang tăng cường sử dụng các gói kích thích kinh tế cũng như đẩy mạnh tiến

trình tái cấu trúc nền kinh tế nhằm đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế toàn

cầu và thúc đẩy tăng trưởng. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiện ba

khâu đột phá chiến lược phải đặt trong sự kết hợp chặt chẽ với thực hiện nhiệm

vụ tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đề nghị trong thời

gian tới cần :

(a) Tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng

Cần tập trung lựa chọn xây dựng một một số chủ trương, giải pháp chính

sách đủ mạnh để phục hồi kinh tế, khôi phục niềm tin cho thị trường. Chính

sách chủ đạo chính là thực hiện chính sách "lạm phát mục tiêu", với mức tăng

trưởng CPI khoảng 7% mỗi năm cho 3 năm 2013-2015 như dự kiến của Chính

phủ (có thể dưới 5% cho các năm tiếp theo) và đặt mục tiêu tăng trưởng hợp lý

bằng khoảng 6% cho giai đoạn 2014-2015.

Chính sách tài khóa và tiền tệ phải phục vụ cho mục tiêu huy động tổng

đầu tư toàn xã hội khoảng 31-32% GDP trong 2 năm tới. Trước mắt trong hai

năm 2013 và 2014, cần mạnh dạn tăng đầu tư công dưới nhiều hình thức để kích

thích tổng cầu. Cân nhắc nâng mức bội chi ngân sách ở tỷ lệ hợp lý và phát

hành thêm trái phiếu chính phủ nhằm tập trung đầu tư cho các công trình trọng

điểm về giao thông, thủy lợi và bệnh viện. Sử dụng một phần thích đáng chi đầu

tư công để tham gia các dự án PPP, vốn đối ứng ODA (còn rất lớn nhưng chưa

giải ngân được do thiếu vốn đối ứng) và kinh phí giải phóng mặt bằng.

Tiếp tục đẩy nhanh việc thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ, Nghị

quyết của Quốc hội, nghiên cứu kéo dài thời gian áp dụng, bổ sung giải pháp

mới để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường. Tăng cường huy

động các nguồn lực và sự đồng thuận của toàn xã hội để phục hồi nền kinh tế.

Nguồn lực vốn sẽ kích cả cung và cầu, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và

tạo việc làm, nhưng quan trọng nhất là phải đủ mức độ và liều lượng cần thiết.

Cần chú trọng đầu tư nguồn lực để kích vào khu vực kinh tế thực, nhất là vào

khu vực “tam nông”. Nhà nước cần có vốn mồi, vốn đối ứng nhằm tạo khả năng

thu hút đầu tư, cứu các doanh nghiệp có tiềm năng phục hồi, phát triển.

(b) Về các đột phá chiến lược

Có giải pháp quyết liệt để đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế, khơi thông

những nút thắt thể chế để phục hồi tăng trưởng. Cần coi đột phá về thể chế và

cải cách hành chính là trọng tâm nhất hiện nay, có tác dụng lan tỏa đối với các

đột phá chiến lược khác. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

Page 242: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

242

hướng xã hội chủ nghĩa, chú trọng giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và

thị trường cũng như các thể chế để giải phóng cao độ mọi lực lượng sản xuất,

củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất, trước hết là kinh tế hợp tác, các mô hình

liên kết để tạo động lực mới cho phát triển kinh tế, nhất là trong nông nghiệp.

Cần tăng cường động lực và cả áp lực trách nhiệm đối với cán bộ, công chức,

viên chức, nhất là đối với người đứng đầu; giao nhiệm vụ phải gắn với mục tiêu

cụ thể, rõ ràng; tăng cường kỹ luật - kỷ cương và trách nhiệm công chức - công

vụ; tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và

doanh nghiệp.

(c) Về tái cơ cấu nền kinh tế

Triển khai quyết liệt Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế theo Quyết

định của Thủ tướng Chính phủ và các Đề án tái cơ cấu 3 lĩnh vực bằng các

chương trình hành động, kế hoạch, đề án cụ thể; với những mục tiêu, địa chỉ rõ

ràng và lộ trình, bước đi phù hợp để vừa hỗ trợ ngay cho phục hồi tăng trưởng,

vừa đảm bảo chuyển đổi mô hình phát triển bền vững trong tương lai. Gắn kết

chặt chẽ giữa tính “tổng thể” và “3 trọng tâm” trong tái cơ cấu nền kinh tế.

Đối với tái cơ cấu đầu tư công, cần nâng cấp tính pháp lý bằng quyết định

của Thủ tướng Chính phủ hoặc Nghị quyết của Chính phủ đề cập đầy đủ hơn

trách nhiệm của chính quyền địa phương trong tái cơ cấu đầu tư và xử lý nợ

đọng xây dựng cơ bản, chế định mô hình hợp tác công tư (PPP) trong đầu tư...

Về tổng thể, cần nghiên cứu đầy đủ cấu trúc và động thái của thị trường

tài chính nước ta để xây dựng chính sách tài chính - tiền tệ theo hướng chuyển

dần chức năng cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn từ hệ thống ngân hàng

thương mại sang các định chế tài chính - tín dụng phi ngân hàng (thị trường

chứng khoán, thị trường vốn, các tổ chức tài chính vi mô...).

Triển khai mạnh mẽ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giải quyết bài

toán “tam nông”, nền tảng của công nghiệp hóa. Cùng với đề án tái cơ cấu

ngành nông nghiệp, cần xây dựng và triển khai các đề án tái cơ cấu ngành công

nghiệp, dịch vụ; trước hết là Đề án phát triển công nghiệp phụ trợ, chuyển nền

kinh tế từ gia công sang sản xuất để tham gia thực sự vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Làm rõ chức năng quản lý kinh tế của nhà nước ở cấp Trung ương và địa

phương trong điều kiện vận hành của cơ chế thị trường. Cần rà soát các quy

hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các quy hoạch vùng và liên

kết vùng; rà soát, hoàn thiện phân cấp giữa Trung ương - Địa phương.

Page 243: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

243

BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƢỢC:

SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

GS. Nguyễn Quang Thái

Tại Đại Hội lần thứ XI của Đảng (2011) đã thông qua Chiến lược phát triển

kinh tế xã hội với ba đột phá chiến lƣợc:

(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng

tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.

(2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập

trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát

triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

(3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại,

tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Dưới đây, xin trình bày mấy vấn đề kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách

cho Việt Nam với ba đột phá chiến lược nêu trên.

I. Thể chế kinh tế

Thể chế kinh tế134

là một bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế kinh tế - xã

hội, tồn tại bên cạnh các bộ phận khác như thể chế chính trị, thể chế giáo dục, v.v…

Thể chế kinh tế nói chung gồm một hệ thống các luật lệ và quy phạm pháp luật nhằm

điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.

Nó bao gồm các yếu tố chủ yếu là các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh

tế gắn với các chế tài về xử lý vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý nhà

nước về kinh tế, truyền thống văn hóa và văn minh kinh doanh, cơ chế vận hành nền

kinh tế.

Thể chế kinh tế thị trƣờng là một tổng thể bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ và

hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao

dịch, trao đổi trên thị trường. Theo định nghĩa này, có thể thấy Thể chế kinh tế thị

trường bao gồm:

(1) “Ngƣời chơi”: các bên tham gia thị trường với tư cách là các chủ thể thị

trường, thực hiện các hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường theo các quy định.

(2) “Luật chơi”: cách thức thực hiện các quy tắc, luật lệ nhằm đạt được mục

tiêu hay kết quả mà các bên tham gia thị trường mong muốn.

(3) “Sân chơi”: các thị trường – nơi hàng hóa được giao dịch, trao đổi trên cơ

sở các yêu cầu, quy định của luật lệ (các thị trường quan trọng như hàng hóa và dịch

vụ, vốn, lao động, công nghệ, bất động sản, v.v…)

Thể chế kinh tế hiện đang là một khâu “yếu kém” nhất, cản trở nhất cho sự

phát triển kinh tế ở nước ta, cần có những đột phá mang tính chiến lược, như đã thực

134

Có thể xem thêm Geoffrey Hodgson (2006) “What Are Institutions?” Journal of Economic Issues,

XL:1, 1-25 và các tác giả khác.

Page 244: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

244

hiện 30 năm trước qua khoán hộ trong nông nghiệp và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên,

muốn đột phá mới không phải dễ. Thể chế kinh tế cần làm rõ mối quan hệ giữa Nhà

nước và người dân, nhưng hiện đó lại là khâu yếu kém trước hết do cản trở về tư duy

phát triển. Hãy phân tích một số bất cập trong thể chế:

Về quan hệ Nhà nước và xã hội, người dân: do định kiến mơ hồ coi kinh tế

Nhà nước chủ đạo, dẫn tới tình trạng bất bình đẳng trong kinh doanh. Hơn thế, có

người vẫn nghĩ trong Hiến pháp chỉ cần quy định các quyền và nghĩa vụ của người

dân khi chịu sự quản lý của Nhà nước, mà “quên” không quy định rõ cả các quyền và

nghĩa vụ của Nhà nước, được người dân “ủy nhiệm” và “giao việc” thực hiện chức

năng quản lý. Do đó, thực hiện trong thực tế, dễ dẫn tới tình trạng lạm quyền. Thêm

vào đó, tình trang tham nhũng, cửa quyền, hành dân, v.v…. phổ biến và nghiêm trọng

hiện nay nên các cơ quan chính quyền và tổ chức Đảng nhiều nơi đã bị mất tín nhiệm,

do lời nói chưa đi đôi với việc làm, nhiều sự kiện cho thấy tự coi các cơ quan công

quyền và công chức đang đứng trên dân chứ không phải “phục vụ” dân, thậm chí còn

định ra nhiều luật lệ và quy định hành dân, mất lòng dân. Thậm chí dù đã ban hành rất

nhiều luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, v.v…. vẫn thiếu tính khả thi.

Về bình đẳng của người dân và vấn đề đất đai: những khác biệt trong tư duy

phát triển, không chấp nhận bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nên càng khó thực

hiện quyền dân chủ thực tế trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Cũng vậy, trong vấn đề

cụ thể về đất đai cũng có những bất cập. Hiến pháp chỉ coi đất đai thuộc sở hữu toàn

dân, mà không phân biệt các phạm trù khác nhau về đất đai. Khi đất đai là lãnh thổ -

Tổ quốc thì đất đai là thống nhất và bất khả xâm phạm. Khi đất đai là nguồn tài

nguyên khan hiếm thì cần được phân bổ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm. Khi người dân

đã đầu tư ít nhiều vào phần đất đai được phép khai phá thì trong đất đai lúc đó đã hàm

chứa như một tài sản nhất định, do đó người dân cần có quyền sở hữu (có giới hạn)

đối với đất đai đó trong nền kinh tế thị trường, trước hết là quyền định đoạt và các

quyền khác đã được luật định. Nhưng vẫn thiếu hành lang pháp lý bình đẳng cho

người dân tự do kinh doanh, trong khi các cơ quan Nhà nước lại thích dùng các mệnh

lệnh hành chính hơn là tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của mọi

người dân.

Để hoàn thiện thể chế, cần tham khảo kinh nghiệm thành công và chưa thành

công của các nước.

Theo OECD, cải cách thể chế là tạo ra "các thay đổi nhằm nâng cao chất lượng

thể chế" và đặc biệt chú trọng tới tác động của thể chế về mặt kinh tế. Cải cách thể chế

rộng hơn nhiều so với cải cách hành chính, cải cách pháp lý và các loại cải cách khác

ở chỗ cải cách thể chế bắt đầu bằng việc xác định mối quan hệ và vai trò nên có giữa

Nhà nước và xã hội. Nói cách khác, cải cách thể chế xác định tính cần thiết và hình

thức can thiệp của Nhà nước, trong đó chú trọng tác động của can thiệp đối với xã hội

và nền kinh tế. Hành động can thiệp chỉ là công cụ. Chính cải cách thể chế mới giúp

xác định liệu quyết định can thiệp có cần thiết hay không và nên can thiệp như thế nào

để có hiệu quả nhất.

Trong một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho năm 2012 về đánh giá trình

độ phát triển các nước theo các chỉ tiêu của kinh tế tri thức KEI thì vấn đề thể chế

kinh tế thị trường được xem là tiêu chí hàng đầu. Kinh tế càng phát triển, thu nhập

bình quân đầu người cao thì dường như thể chế kinh tế cũng được coi trọng hơn

(thang điểm 10):

Page 245: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

245

Hạng Các nền kinh tế

KEI

Chỉ số kinh tế

tri thức

Thể chế

kinh tế

Đổi mới

công nghệ Giáo dục ICT

Thu nhập cao 8.60 8.39 9.16 8.46 8.37

Thu nhập trung bình cao 5.10 5.18 6.21 4.72 4.28

Thu nhập trung bình thấp 3.42 3.32 4.90 2.84 2.62

Thu nhập thấp 1.58 1.61 2.13 1.54 1.05

104 Việt Nam 3.40 2.80 2.75 2.99 5.05

Thế giới 5.12 5.45 7.72 3.72 3.58

Tuy Việt Nam được xếp hạng trung bình của các nước có thu nhập thấp, nhưng

thể chế kinh tế đang là khâu yếu kém, thấp xa các nước thu nhập thấp, càng thấp xa

các nước trung bình trên thế giới, dù việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông

ICT là khá, thậm chí đạt mức cao hơn trung bình của các nước thế giới và các nước có

thu nhập trung bình cao.

Các chuyên gia quốc tế (OECD, USAID, v.v…) cũng phân tích cách thức điều

hành bằng các quy định của chính phủ và thấy có ba vấn đề: (i) chức năng hoạch định

chính sách; (ii) phối hợp chính sách; (iii) tính chuyên nghiệp của công tác xây dựng

văn bản quy phạm pháp luật vốn được coi trọng trong các nền kinh tế phát triển lại

thường chưa được quan tâm đúng mức ở các nước đang phát triển. Hệ quả đã làm môi

trường thể chế không thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

và đời sống của người dân.

Kinh nghiệm các nước về xây dựng thể chế cho thấy: trong những năm 1960,

nhiều nhà nước trên thế giới, với hy vọng công nghiệp hóa, đã can thiệp sâu rộng vào

mọi khía cạnh của nền kinh tế. Sự can thiệp quá đà này đã gây ra nhiều vấn đề kinh tế

vĩ mô, mà đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng nợ năm 1982. Như là hậu quả, “hình ảnh

Nhà nước như là một yếu tố thay đổi” đã được biến thành “hình ảnh Nhà nước như là

cản trở chính của phát triển”. Rõ ràng, cần phải kiểm định các đặc tính nào của thể chế

nhà nước mạnh mà có ích cho tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Một số tác

giả đã nhấn mạnh các vấn đề sau đây:

Page 246: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

246

Năng lực thể chế: sự thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là nhờ

vào năng lực của toàn bộ hệ thống thể chế Nhà nước, trong một đất nước có nền dân trí

khá cao. Để xây dựng thể chế nhà nước tốt, các quốc gia này đã dựa vào việc tuyển chọn

các nhân viên có năng lực, cam kết cho phát triển quốc gia và tạo cơ hội nghề nghiệp lâu

dài như trong các tập đoàn kinh tế. Hệ thống thể chế mạnh của các quốc gia này đã điều

phối các thành phần khác nhau trong nước, đàm phán hiệu quả với các đối tác nước

ngoài. Từ đó tạo ra năng lực nội sinh của nền kinh tế và chủ động hấp thu có kết quả các

nguồn lực đa dạng từ bên ngoài. Cũng vậy, việc quản lý hiệu quả viện trợ nước ngoài,

thương mại quốc tế, đầu tư tư bản và các khoản vay phụ thuộc rất lớn vào năng lực của

thể chế nhà nước. Vì thế, các quốc gia này đã tập trung khá tốt “vào năng lực của các thể

chế nội địa để sử dụng nguồn lực ngoại nhập phục vụ cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu ưu

tiên của quốc gia”.

Lựa chọn can thiệp: các quốc gia phát triển có thuận lợi lớn từ năng lực quản trị

mạnh của thể chế, và các nước này cũng hạn chế can thiệp của bộ máy vào các dự án

mang tính chiến lược và chuyển đổi (ngay tên lửa đạn đạo tầm xa của Hoa Kỳ cũng

được đặt hành cho hàng nghìn xí nghiệp giá công các chi tiết khác nhau, nhưng kiểm

soát Nhà nước được nhấn vào việc cấm xuất khẩu bí mật ra nước ngoài). Ngược lại ở

các nước đang phát triển có năng lực Nhà nước yếu kém nhưng lại thường can thiệp

một cách tràn lan dưới hình thức hành chính trực tiếp vào các hoạt động kinh tế nên

thường ít thành công, trong khi lại góp phần cho các bất ổn kinh té và cả những thất bại

tăng trưởng của nền kinh tế. Vì thế, Chính phủ ở các nước đang phát triển cần lựa chọn

đúng mức với phạm vi hạn chế sự can thiệp của mình vào hoạt động kinh tế, tránh làm

nền kinh tế bị méo mó và biến dạng vì năng lực yếu của bộ máy hoặc lợi ích nhóm.

“Bén rễ” trong xã hội: nhiều nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh đến sự gắn kết nhất

quán của hệ thống hành chính công của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (TQ), v.v…

Một mạng lưới các quan hệ xã hội giữa các thành viên đã tạo ra nền tảng cho sự tin

tưởng và giúp cho quá trình chuẩn bị và ra quyết định tốt hơn. Mạng lưới này giúp giảm

chi phí hoạt động và giao dịch giữa Chính phủ, giới kinh doanh và các thành phần xã

hội khác. Nó gắn kết Nhà nước với xã hội và cung cấp các kênh được thể chế hóa cho

quá trình đàm phán và tái đàm phán về các vấn đề liên quan đến chính sách và phát

triển. Có những tác giả cho rằng, một nền chính trị cố kết, cấu trúc quyền lực có chủ

đích và tập trung thường được “ăn sâu bén rễ” vào trong xã hội như là một điều kiện tất

yếu cho thành công của các thể chế nhà nước. Chính sự hòa nhập và bám rễ này đã đảm

bảo xã hội dân sự gắn kết trong bộ ba kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền và xã

hội dân sự, trở thành một phần của giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển

xã hội.

Cởi mở và tính trách nhiệm: tiềm năng tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm

nghèo phụ thuộc rất lớn vào Nhà nước và các thể chế xã hội. Một trong những yếu tố

cần phải được nhận ra đó là tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các thể chế

nhà nước. Trong báo cáo phát triển của mình, UNDP nhấn mạnh đến tầm quan trọng

của việc xây dựng các thể chế minh bạch và các cơ chế tham gia dân chủ. Đây chính

là điều kiện cho các thể chế của nhà nước triển khai các chính sách hiệu quả, không bị

tham nhũng hoặc lạm dụng quyền hành. Kết quả sẽ là cải thiện trong việc cung cấp

dịch vụ công của Chính phủ và thúc đẩy tăng trưởng của thành phần kinh tế tư nhân.

Tuy nhiên, việc xây dựng thể chế nhà nước là một nhiệm vụ khó khăn cho các

quốc gia đang phát triển cho dù có ủng hộ và tài trợ của các nhà tài trợ song phương,

các tổ chức đa phương và phi chính phủ quốc tế. Cải tổ thể chế có nghĩa là động chạm

Page 247: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

247

đến hầu hết các khía cạnh của lĩnh vực công trong khi nguồn lực để triển khai luôn có

giới hạn. Thể chế của các nước đang phát triển rất yếu, dễ bị đổ vỡ và không hoàn

thiện. Quá trình ra quyết định về cải cách thể chế lại thường bị hạn chế bới các yêu

cầu của các nhà tài trợ với các mục đích khác nhau. Các nhân viên làm cho Chính phủ

được hình thành từ nhiều nguồn, nên có thể xem là ít được đào tạo theo đúng yêu cầu

của cải cách. Xã hội dân sự còn manh mún, chia rẽ và khả năng tham gia hiệu quả

cũng rất hạn chế. Một thách thức nữa đó là lợi ích nhóm dẫn đến những tranh chấp

cản trở quá trình cải cách thể chế. Các nhóm lợi ích thường thúc đẩy hoặc cản trở một

chính sách cải tổ nào đó tùy thuộc vào việc đó có lợi hay gây hại cho lợi ích của họ.

Trong nhiều trường hợp, các nhóm lợi ích đã thành công trong việc cản trở chính sách

cải tổ. Các nhóm lợi ích khác nhau thu được lợi trong ngắn hạn cũng có thể sẽ tìm mọi

cách để cản trở cải tổ cho dù cải tổ đó có thể mang lại lợi ích tuyệt đối lớn hơn cho họ

trong dài hạn. Như vậy, để cải tổ thành công thì phải thắng được các phản đối về cả

kinh tế lẫn chính trị của các lợi ích riêng lẻ, ngắn hạn. Thể chế phải được xây dựng

bởi một quá trình nội sinh. Không thể áp đặt việc xây dựng thể chế bằng ý chí chủ

quan từ bên trên hoặc áp đặt từ bên ngoài, nếu không, thể chế sẽ không bền vững và

dễ thích nghi với nhu cầu của người dân và xã hội và các biến động của thời cuộc.

Các nhà nghiên cứu cũng thấy không có một “khuôn mẫu” hoặc “cách làm phổ quát”

cho việc xây dựng thể chế. Tùy vào mỗi quốc gia xây dựng và triển khai quá trình cải cách

thể chế cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình. Đặc biệt nhấn mạnh đến kỷ luật, kỷ

cương thực hiện các quy định của thể chế đã ban hành, tránh tùy tiện.

Nhiều nhà nghiên cứu đã phê phán sự áp đặt bất cứ một mô hình thể chế nào lên

các quốc gia bởi các nhà tài trợ đa phương hay song phương. Đáng lưu ý là nhận xét cho

rằng mô hình thể chế của các nước phương tây là không phù hợp vì sự khác biệt về văn

hóa, chính trị và điều kiện kinh tế. Điều quan trọng là phải cổ xúy cho việc cải cách thể

chế nhằm giúp cải thiện được năng lực của công dân, các nhóm xã hội tự ra quyết định

cho mình hơn là thỏa mãn nhu cầu của các nhà tài trợ bên ngoài. Gần đây, một số tổ chức

tài chính quốc tế khi tổng kết việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ MDG đã cổ xúy cho

quan điểm về tăng trưởng “bao trùm” (inclusive growth)135

, tạo cơ hội phát triển cho tất cả

mọi người, trong đó có người nghèo.

Xây dựng thể chế có sự tham gia rộng rãi (kể cả phúc quyết Hiến pháp) sẽ là

điều kiện để ứng phó mềm dẻo hơn với các bất ổn của môi trường kinh doanh quốc tế

và trong nước, bảo vệ lợi ích cốt lõi của người dân. Đây là quá trình từng bước hoàn

thiện thể chế, không thể làm một lần là hoàn thiện.

Kinh nghiệm như Nhật Bản cũng đã từng bước xây dựng các thể chế đảm bảo

phát triển xã hội136

. Chính quyền mới của Nhật đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng

thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp, cam kết trách nhiệm xã hội lớn hơn từ phía chính

quyền như: Luật trợ giúp quốc gia năm 1946 (mở rộng tiêu chuẩn và đối tượng được

nhận trợ cấp nghèo khổ), Luật phúc lợi trẻ em năm 1947, Luật phúc lợi dành cho

người tàn tật năm 1948, Luật chuẩn mực lao động năm 1947, Luật bảo hiểm việc làm

năm 1947 và Luật đền bù cho người lao động năm 1947. Cùng với sự hồi phục kinh tế

vào những năm 1950 và 1960, chế độ phúc lợi ở Nhật Bản ngày càng được mở rộng.

Các đạo luật mới về chế độ đảm bảo xã hội cũng được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung

trong giai đoạn này như: Luật bảo hiểm y tế quốc gia năm 1958, Luật hưu trí quốc gia

135

Framework of Inclusive Growth Indicators 2012 và 2013 của ADB 136 Xem Trương Hồng Quang (2010): Kinh nghiệm Nhật Bản trong xây dựng thể chế.

Page 248: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

248

năm 1959 (hai luật này quy định theo hướng mọi người dân Nhật đều được quyền

tham gia chương trình bảo hiểm y tế quốc gia và bảo hiểm hưu trí quốc gia). Nói cách

khác, nhờ quy định của hai đạo luật này, chế độ bảo hiểm toàn dân về y tế và hưu trí

đã được thiết lập. Cũng trong thời gian đầu thập niên 1960, Nhật Bản đã ban hành

Luật phúc lợi đối với người mắc bệnh tâm thần (năm 1960), Luật phúc lợi cho người

già năm 1963, Luật phúc lợi cho bà mẹ và trẻ em năm 1964, Luật trợ cấp nuôi trẻ em

do cha mẹ ly hôn hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chẳng hạn bị khuyết tật) năm

1964, v.v…

Tỷ lệ chi tiêu cho các chương trình phúc lợi xã hội ở Nhật Bản cũng đã tăng

đáng kể trong những năm 1970 và 1980 từ mức 6% tổng thu nhập quốc dân năm 1970

lên mức 18% vào năm 1989. Năm 2000, tổng chi phí cho các chương trình bảo đảm xã

hội ở Nhật lên tới 78,127 ngàn tỷ Yên (tương đương khoảng 800 tỷ USD) và con số

ngày của năm 2004 là 85,647 ngàn tỷ Yên (tương đương khoảng 850 tỷ USD). Trong số

này, chi phí cho việc trả lương hưu chiếm khoảng 53,1%, chi phí cho các dịch vụ chăm

sóc y tế chiếm khoảng 31,7% và các khoản mục khác (như bảo hiểm tai nạn lao động,

trợ cấp cho các gia đình nuôi con, chi bảo hiểm thất nghiệp, v.v…) chỉ chiếm 15,1%.

II. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao

Kinh nghiệm quốc tế đều cho thấy, nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ là

một nhân tố của phát triển, mà còn có ý nghĩa quyết định đến năng lực nội sinh cho phát

triển lâu dài137

. Kinh nghiệm khôi phục sau chiến tranh của Nhật Bản, Hàn Quốc có thể

đạt tốc độ phát triển thần kỳ dù cơ sở hạ tầng bị tàn phá là do có nguồn nhân lực chất

lượng cao đã không bị tiêu diệt trong chiến tranh. Hơn thế, khi đất nước khó khăn, thì do

có nguồn nhân lực chất lượng cao, các nước này đã huy động và tạo ra sức đột phá từ bên

trong, ngay khi vốn vật chất còn rất thiếu thốn.

Vậy nguồn nhân lực này có những tiêu chí quan trọng gì cần bảo đảm cho phát

triển dài hạn. Các quy định này không thể là cứng nhắc mà cần biến chuyển, tiến hóa

theo thời gian. Chẳng hạn khi so sánh trình độ phát triển nguồn nhân lực qua giáo dục,

các nhà nghiên cứu của UNDP trong nhiều năm chỉ dùng chỉ tiêu biết chữ. Nhưng sau

2008, UNDP đã sử dụng thước đo mới là số năm đã đi học và số năm dự kiến đi học để

đo chất lượng nguồn nhân lực tốt hơn cùng với thu nhập và tuổi thọ. Hằng năm UNDP

lập các báo cáo về phát triển nguồn nhân lực và đưa ra chỉ số HDI rất nổi tiếng. Rất tiếc

là chỉ số này của nước ta còn rất khiêm tốn, được xếp ngoài thứ hạng dưới 100138

.

137 Thuật ngữ nguồn nhân lực (human resources) xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XX và sau đó xuất hiện chính thức trong Báo cáo hằng năm của UNDP khi đã có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con

người trong kinh tế lao động. Nếu như trước đây phương thức quản trị nhân viên với các đặc trưng coi nhân viên là

lực lượng thừa hành, phụ thuộc, cần khai thác tối đa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu thì từ những năm 80

đến nay với phương thức mới, quản lý nguồn nhân lực với tính chất mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, tạo điều kiện tốt

hơn để người lao động có thể phát huy ở mức cao nhất các khả năng tiềm tàng, vốn có của họ thông qua tích lũy tự

nhiên trong quá trình lao động phát triển. Có thể nói sự xuất hiện của thuật ngữ "nguồn nhân lực" là một trong

những biểu hiện cụ thể cho sự thắng thế của phương thức quản lý mới đối với phương thức quản lý cũ trong việc

sử dụng nguồn lực con người. Từ đó cũng dẫn tới khái niệm về nguồn lực con người (human capital).

138 Theo UNDP Human Development Report 2013, Việt Nam được xếp hạng thứ 127 (thuộc nhóm nước có HDI

trung bình, nhưng dưới Trung Quốc thứ 101, Thái Lan thứ 103, Philippin 114, Indonesia thứ 121, v.v… ) trong

số 187 nước có so sánh. Phải vượt qua nhóm nước có HDI cao (47 nước, trong đó Malaysia thứ 64) và nhóm

nước có HDI rất cao (47 nước, trong đó có Nhật Bản thứ 10, Hàn Quốc thứ 12, Singapore thứ 18, Brunei thứ

30). Đây là chặng đường dài.

Page 249: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

249

Stivastava M/P (Ấn Độ) trong cuốn “Human resource planning: Approach

needs assessments and priorities in manpower planning”; NXB Manak New Delhi

1997, đã đưa ra định nghia vê nguồn nhân lực dưới góc độ kinh tế như sau: “nguồn

nhân lực được hiểu là toàn bộ vốn nhân lực bao gồm thể lực, trí tuệ, kỹ năng nghề

nghiệp mà mọi cá nhân sở hữu. Vốn nhân lực được hiểu là con người dưới dạng một

nguồn vốn, thậm chí là nguồn vốn quan trọng nhất đối với quá trình sản xuất, có khả

năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai hoặc như là nguồn của cải có thể

làm tăng sự phồn thịnh về kinh tế. Nguồn vốn này là tập hợp những kỹ năng, kiến

thức, kinh nghiệm tích lũy được gắn vào quá trình lao động sản xuất. Do vậy, các chi

phí về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, v.v… để nâng cao khả

năng sản xuất của nguồn nhân lực được xem như chi phí đầu vào của sản xuất, thông

qua đầu tư vào con người”.

Trên cơ sở định nghĩa trên, tác giả đã chỉ ra những lợi ích lớn của đầu tư vào

nguồn nhân lực gồm:

- Đầu tư vào nguồn nhân lực có tỷ lệ thu hồi vốn cao, do vốn nhân lực càng

được sử dụng nhiều thì giá trị gia tăng càng tăng lên, càng tạo ra nhiều thu nhập. Vốn

nhân lực không mang đặc điểm có tính quy luật như các nguồn vốn khác, đó là khâu

hao vốn đã đầu tư vào các tài sản và loại hình vật chất khác;

- Đầu tư vào vốn nhân lực không gây áp lực về khối lượng vốn lớn cần huy

động trong khoảng thời gian ngắn, do quá trình đầu tư dài và sau khi đã đầu tư thì vốn

nhân lực tự duy trì và phát triển lên;

- Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư vào vốn nhân lực là rất lớn, tạo ra những đột biến

không lường trước được đối với phát triển kinh tê, do đặc điểm của vốn nhân lực là

mang tính sáng tạo, tự phát huy tiềm năng mà các nguồn vốn khác không có.

Để phát triển nguồn nhân lực, Hoa Kỳ rất coi trọng môi trường sáng tạo và

khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực,

cả trong và ngoài nước. Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang lại cho Mỹ - nước duy

nhất trên thế giới, cơ hội thu hút nguồn chất xám rất lớn, đó là rất nhiều các nhà khoa

học, bác học giỏi từ châu Âu và nhiều nước khác đã nhập cảnh vào Mỹ. Thực tế này

trả lời cho câu hỏi, tại sao hiện nay Mỹ là một trong những nước có nhiều nhà khoa

học hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực.

Ở châu Á, Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong phát triển nguồn

nhân lực. Xuất phát từ việc xác định rằng, nước Nhật nghèo tài nguyên thiên nhiên, để

phát triển, chỉ có thể trông chờ vào chính mỗi người dân Nhật Bản, Chính phủ nước

này đã đặc biệt chú trọng tới giáo dục - đào tạo, thực sự coi đây là quốc sách hàng

đầu. Theo đó, chương trình giáo dục đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở là bắt

buộc; tất cả học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi được học miễn phí. Kết quả là, tỷ

lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở nước này ngày càng nhiều. Nhật

Bản trở thành một trong những cường quốc giáo dục của thế giới. Về sử dụng và quản

lý nhân lực, Nhật Bản thực hiện chế độ lên lương và tăng thưởng theo thâm niên. Nếu

như ở nhiều nước phương Tây, chế độ này chủ yếu dựa vào năng lực và thành tích cá

nhân, thì ở Nhật Bản, hầu như không có trường hợp cán bộ trẻ tuổi, ít tuổi nghề lại có

chức vụ và tiền lương cao hơn người làm lâu năm.

Tại Hàn Quốc, chính sách giáo dục được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của

nền kinh tế. Đây là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Page 250: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

250

của quốc gia này. Năm 1950, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương xóa mù chữ cho toàn

dân. Những năm sau đó, hệ thống giáo dục dần được đẩy mạnh như: phát triển giáo

dục hướng nghiệp trong các trường trung học (năm 1960); các trường dạy nghề kỹ

thuật (năm 1970); đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và giáo dục trên lĩnh vực khoa học

cơ bản và công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục và học suốt đời. Năm 1992, Hàn

Quốc thực hiện cải cách giáo dục với mục tiêu tái cấu trúc hệ thống giáo dục hiện có

thành một hệ thống giáo dục mới, bảo đảm cho người dân được học suốt đời. Tháng

12-2001, Chính phủ Hàn Quốc công bố Chiến lược quốc gia lần thứ nhất về phát triển

nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005. Tiếp đó, Chiến lược quốc gia lần thứ hai về phát

triển nguồn nhân lực thời kỳ 2006-2010 được xây dựng và thực hiện hiệu quả. Nội

dung chính của các chiến lược này đề cập tới sự tăng cường hợp tác giữa các doanh

nghiệp, trường đại học và các cơ sở nghiên cứu; nâng cao trình độ sử dụng và quản lý

nguồn nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực trong khu vực công;

xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý kiến thức, kỹ năng và công việc; xây dựng kết

cấu hạ tầng thông tin cho phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển thị trường

tri thức.

Tại Trung Quốc, Chính phủ đang hết sức quan tâm đến việc đào tạo và sử

dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có trong nước, nhằm nâng cao chất lượng nguồn

lực này khi chuyển dần sang kinh tế tri thức. Năm 2003, Trung Quốc đã đề ra Chiến

lược tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng, đào tạo nhân tài nhằm thực hiện mục

tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả được đề ra trong Đại hội XVI của Đảng Cộng

sản Trung Quốc. Nội dung của chiến lược là: lấy nhân tài chấn hưng đất nước, xây

dựng đội ngũ đông đảo nhân tài có chất lượng cao; kiên quyết quán triệt phương châm

tôn trọng lao động, trí thức, tôn trọng nhân tài và sự sáng tạo, lấy thúc đẩy phát triển

làm xuất phát điểm cơ bản của công tác nhân tài, điều chỉnh nhân tài một cách hợp lý,

lấy xây dựng năng lực làm điều cốt lõi, ra sức đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nhân tài,

kiên trì đổi mới sáng tạo, nỗ lực hình thành cơ chế đánh giá và sử dụng nhân tài một

cách khoa học.

Trong khu vực Đông Nam Á, Xin-ga-po được coi là hình mẫu về phát triển

nguồn nhân lực. Thực tế đã minh chứng, quốc gia nhỏ bé này chỉ với 5 triệu dân và

700 km2 đã rất thành công trong việc xây dựng một đảo quốc có trình độ dân trí cao

và hệ thống giáo dục phát triển hàng đầu châu Á và luôn luôn xếp trong top đầu về

phát triển nguồn nhân lực, về kinh tế tri thức. Hệ thống giáo dục của nước này rất linh

hoạt và luôn hướng đến khả năng, sở thích cũng như năng khiếu của từng học sinh

nhằm giúp các em phát huy cao nhất tiềm năng của mình. Bên cạnh việc ứng dụng các

tiến bộ của khoa học - công nghệ mới vào giảng dạy, chương trình đào tạo của Xin-

ga-po luôn chú trọng vào giáo dục nhân cách, truyền thống văn hóa dân tộc. Chủ

trương thu hút sinh viên quốc tế đến học tập, Chính phủ Xin-ga-po miễn xét thị thực

cho du học sinh quốc tế, không đòi hỏi phải chứng minh tài chính, chi phí học tập vừa

phải, môi trường học tập hiện đại, các ngành nghề đào tạo đa dạng. Nhà nước Xin-ga-

po chỉ đầu tư vào rất ít trường công lập để có chất lượng mẫu mực, có chính sách tín

dụng thích hợp để thu hút đào tạo nhân tài. Đối với khối ngoài công lập, Chính phủ

tạo điều kiện để phát triển, khuyến khích việc liên thông, liên kết với nước ngoài, mời

gọi các đại học quốc tế đặt chi nhánh.

Tại Cộng hòa Séc, tuy có quy mô nhỏ bé, nhưng để đón trước cơ hội và thúc

đẩy hội nhập thành công vào Liên minh châu Âu (EU), Séc đã xây dựng và hoàn

thành Chiến lược phát triển nguồn nhân lực (tháng 12-2000). Chiến lược này là một

Page 251: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

251

bộ phận cấu thành của Chương trình thị trường lao động và phát triển nguồn nhân lực

của đất nước. Trong các chiến lược thành phần, đáng chú ý có chiến lược phổ cập

tiếng Anh, chiến lược cải thiện nhân lực hành chính công, chiến lược phát triển giáo

dục đại học - cao đẳng và liên kết với hoạt động nghiên cứu, chiến lược phát triển đội

ngũ giáo viên, chiến lược phát triển học suốt đời.

Điểm nổi trội về ngoại ngữ của Ấn Độ đã cho phép nước này sử dụng thành

công các tiến bộ của công nghệ ICT, tạo thêm việc làm của người dân Ấn Độ trực tiếp

trên khắp thế giới, và cả gián tiếp qua hệ thống giao dịch trực tuyến Internet.

Đặc biệt, các nước đã rất chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực trong

quá trình hội nhập quốc tế. Rất nhiều quy định về hệ thống visa thống nhất ở EU và ở

các nước ASEAN cho thấy, các nước đã rất tranh thủ các nguồn nhân lực chất lượng

cao đến lao động và làm việc lâu dài.

Các kinh nghiệm quốc tế phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được vận

dụng nhiều mặt trong sự lãnh đạo và chỉ đạo thực tiễn ở nước ta. Việt Nam đã ban hành

rất nhiều chiến lược và chính sách về phát triển nguồn nhân lực, nhưng thường có

những quy định “hoành tráng”, nhưng thiếu sự chỉ đạo thống nhất và có phối hợp. Đó là

điều đáng tiếc lớn nhất: văn kiện ghi rất nhiều mỹ từ, còn trong chỉ đạo thực tiễn thì sự

phối hợp và kiểm tra rất yếu kém. Trong điều kiện thể chế phân cấp, mang tính chia cắt

và bệnh thành tích, các địa phương cũng đưa ra các con số xã rời thực tế, làm rối các

nhận định và đưa ra các quyết sách. Việc thiếu cập nhật đúng các quy định quốc tế

trong phát triển nguồn nhân lực cũng làm sai lạc nhiều quyết sách, cần rút kinh

nghiệm…

III. Kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại

Ngày 16/1/2012, thay mặt Ban chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn

Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm

đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020139

.

Từ quan điểm chung, đã nêu 4 mục tiêu cụ thể là:

1- Về hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau

và với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực

vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn.

139

Quan điểm về phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam là: (1) quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu

hạ tầng kinh tế, xã hội phải hiện đại, đồng bộ trên phạm vi cả nước, từng ngành, từng vùng và từng

địa phương, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; có phân kỳ đầu tư, ưu tiên những dự án quan trọng tạo sự đột phá và có tác động lan toả lớn. Tăng cường công tác quản lý trong

khai thác sử dụng công trình; (2) huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý

để thu hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; đồng thời tiếp tục dành vốn nhà nước tập trung đầu tư vào các công trình thiết yếu, quan trọng,

khó huy động các nguồn lực xã hội; (3) phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp chung, vừa là quyền lợi

vừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, mọi người dân đều có trách nhiệm tham gia đóng góp, trước hết là

trong thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; bảo đảm lợi ích hài hoà giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư; (4) phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm

quốc phòng, an ninh; thu hẹp khoảng cách vùng, miền; gắn với tiết kiệm đất canh tác, bảo vệ môi

trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Page 252: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

252

2- Về hạ tầng cung cấp điện, bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh

hoạt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đi đôi với tiết kiệm,

giảm tiêu hao điện năng.

3- Về hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm tưới, tiêu chủ

động cho diện tích lúa 2 vụ, các vùng cây công nghiệp và nguyên liệu, nuôi trồng thuỷ

sản tập trung. Chủ động phòng, tránh bão, lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước

biển dâng.

4- Về hạ tầng đô thị lớn, từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại, giải quyết

cơ bản tình trạng ách tắc giao thông, úng ngập; cung cấp ổn định điện, nước và xử lý

chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Khi xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và một phần hiện đại, trọng tâm là giao

thông và đô thị, Việt Nam đã chú ý học tập kinh nghiệm của quốc tế.

Thật vậy, trình độ phát triển kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến trình

độ phát triển đất nước. Trong Báo cáo hàng năm của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF

có 12 trụ cột về cạnh tranh toàn cầu GCI, có trụ cột thứ 2 về phát triển kết cấu hạ tầng,

bao gồm: hạ tầng giao thông: đó là các chỉ tiêu về đường bộ, đường sẳt, đường biển,

đường hàng không và độ sẵn sàng của các chuyến bay, về hạ tầng phân phối liên quan

đến hệ thống logistisc…; hạ tầng viễn thông: điện thoại cố định, di động, kết nối

Internet; hạ tầng điện lực: chất lượng sản xuất và cung cấp điện năng hiện tại và cả

tương lai để tạo tiền đề cho phát triển lâu dài.

Trong các giai đoạn phát triển, dù ở trình độ thấp hay cao, vấn đề phát triển hạ

tầng (cùng với các vấn đề về thể chế, và nguồn nhân lực, KHCN) luôn luôn được chủ

ý với trọng số từ 60% và hạ dần khi trình độ phát triển cao hơn.

Kinh nghiệm các nước phát triển nhanh đều có những phát triển đi trước về năng

lượng và giao thông. Nước Đức từ trước chiến tranh II đã có hệ thống xa lộ nối khắp

nước. Tổng thống Pak Chung He cũng đã có những nỗ lực mạnh mẽ để làm hệ thống

giao thông cao tốc. Trung Quốc ngày nay cũng có hệ thống đường bộ và đường sắt cao

tốc tỏa khắp đất nước, tạo điều kiện cho phát triển nhanh. Muốn vậy, trong phát triển,

Trung Quốc dù tăng trưởng liên tục suốt 30 năm hơn 10%, nhưng đều dành mức tích

lũy cao gần 50%, có khi hơn, để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nhất là khu vực đô thị ven

biển phía Đông. Từ đó, phát triển dần ra cả nước, mà không làm đồng đều khắp nước vì

năng lực tài chính có hạn.

Muốn phát triển mạnh hệ thống hạ tầng, các nước đều rất chú trọng công tác

quy hoạch và xếp thứ tự ưu tiên, chứ không làm tràn lan như ở nước ta.

Cesar Calderon và Luis Serven (2004)140

sau khi nghiên cứu bộ dữ liệu của 121

nước trong thời kỳ 1960-2000 đã đưa ra hai kêt luận quan trọng là: (1) trình độ phát

triển kết cấu hạ tầng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tê; và (2) trình độ phát

triển kết cấu hạ tầng càng cao thì mức độ bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội càng

giảm.

140

Cesar Calderon và Luis Serven (2004). “The Effects of Infrastructure Development on Growth and Income

Distribution”. Draft for Discussion, March.

Page 253: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

253

Naoyuki Yoshino và Masaki Nakahigashi (2000)141

đã nghiên cứu về vai trò

kết cấu hạ tầng đối với sự phát triển kinh tê các nước Đông Nam Á và đưa ra kết luận

rằng, kết cấu hạ tầng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vì: (1) phát

triển kết cấu hạ tầng góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả của nền kinh tế và (2)

phát triển kết cấu hạ tầng có tác động rất tích cực đến giảm nghèo.

Kingsley Thomas (2004)142

cho rằng, kết cấu hạ tầng đóng vai trò quan trọng

không chỉ vì nó là điều kiện thiết yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp cũng như đời sống của các hộ gia đình, mà kết cấu hạ tầng còn là lĩnh

vực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của một nước. Đầu tư cho phát triển kết cấu

hạ tầng thường chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư và chiếm từ 40-60% đầu tư công ở

hầu hết các nước đang phát triển. Tính trung bình, lượng đầu tư này chiếm 4% GDP

của các nước đang phát triển, cá biệt có nước chiếm hơn 10%.

IV. Hàm ý cho Việt Nam từ một số bài học quốc tế

1. Về thể chế kinh tế

Gần 20 năm theo đuổi chủ trương xây dựng hệ thống kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng các thể chế cho hệ thống này hoạt động vẫn chưa có

đầy đủ. Tại Hội nghị Trung ương 6 (Khóa X) Ban Chấp hành Trung ương đã thông

qua Nghị quyết quan trọng. Đến Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa X, Đảng mới ra Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30

tháng 1 năm 2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa. Tới ngày 23 tháng 9 năm 2008, Chính phủ Việt Nam mới có nghị quyết số

22/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị

quyết 21-NQ/TW.

Tuy nhiên, ngay khi ban hành Nghị quyết 21-NQ/TW cũng đã nêu mục tiêu

trước, quan điểm sau, cho thấy việc xây dựng thể chế kinh tế này cũng còn chưa đạt

tới nhận thức chung đủ làm căn cứ cho hành động. Trong 5 quan điểm nêu ra, việc

xây dựng thể chế kinh tế thị trường ở nước ta chủ yếu nhấn mạnh tính riêng có của

Việt Nam, gây khó khăn cho thực hiện. Trong số các quan điểm và mục tiêu này, có

một số quan điểm đã gây cản trở cho phát triển, nhất là mục tiêu phát huy vai trò chủ

đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các

loại hình doanh nghiệp, về đất đai là sở hữu toàn dân mà đại diện là Nhà nước, v.v… 143

. Tuy nhiên, cũng đã khẳng định vai trò tích cực của kinh tế thị trường, rằng “kinh

141 Naoyuki Yoshino và Masaki Nakahigashi (2000). “The Role of Infrastructure in Economic Development”,

Preliminary Version, November.

142 Kingsley Thomas (2004). “The Role of Infrastructure in Development”. The Lecture Programme 2004, The

Development Bank of Jamaica.

143 Mục tiêu đến năm 2010, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật bảo đảm cho nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi; phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi

với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; hình thành một số tập đoàn kinh

tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản trị hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế; đổi mới cơ

bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công; phát triển đồng bộ, đa dạng các

loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới; giải

quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; nâng cao hơn hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc,

các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn từ năm 2010 -

2020, tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế, hoàn thành về cơ bản mục tiêu

chung nêu trên.

Page 254: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

254

tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại được phát triển tới trình độ cao dưới

chủ nghĩa tư bản nhưng tự bản thân kinh tế thị trường không đồng nghĩa với chủ nghĩa

tư bản”. Nghị quyết cũng cho rằng “thực tiễn đổi mới ở nước ta đã chứng minh đầy

sức thuyết phục về việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây dựng chủ

nghĩa xã hội”. Quan điểm này hơi khiên cưỡng, vì thực ra theo quan điểm trước đây

thì kế hoạch và thị trường là khác nhau như nước với lửa. Nay công nhận kinh tế thị

trường như một sản phẩm của văn minh nhân loại, thì cũng tức là cần xem xét lại

nhiều quan điểm khác về xây dựng định hướng xã hội chủ nghĩa, còn khá mơ hồ.

Đánh giá sự chuyển biến về thể chế mấy năm qua ở nước ta, có thể thấy hầu hết

các chỉ tiêu cụ thể đều yếu hơn mức trung bình và có xu hướng giảm, tuy vấn đề tiếng nói

của người dân và tính giải trình được cải thiện nhất định. Đồng tình với quan điểm của

PGS.TS. Phạm duy Nghĩa (HCMC), Vũ Hùng Cường (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội)

và một số nhà nghiên cứu144

nhắc tới các vấn đề dưới đây liên quan đến các thể chế kinh

tế, tới đây cần được ghi nhận hoặc thay đổi cho phù hợp trong Hiến pháp của nước ta, tác

giả đồng tình với ý kiến của Phạm Duy Nghĩa:

Vấn đề 1: Chia cắt nền kinh tế thành nhiều thành phần: từ một nền kinh tế

căn bản dựa trên quốc doanh và kinh tế tập thể theo quy định của HP 1980, trong lần

sửa đổi 1992 đã có “nới rộng” hơn145

, nhưng dù đã cam kết các thành phần kinh tế

đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 22), song trong Hiến pháp 1992 lại có những quy

định mang tính phân biệt, ví dụ Điều 19 quy định kinh tế nhà nước là chủ đạo, đầu tư

nước ngoài được khuyến khích (Điều 25), trong khi lại không thấy khuyến khích kinh

tế tư bản tư nhân trong nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường toàn cầu hóa thì sự

chia cắt như vậy sẽ làm thui chột sáng kiến kinh doanh và làm hại cho nền kinh tế. Rõ

ràng là thực tế kinh tế và xu hướng ngày nay cho thấy không thể phân biệt đối xử như

vậy.

Bảng dưới đây khái quát chất lượng thể chế ở Việt Nam được đo lường liên tục

trong thập niên 2000-2010.

144

Vũ Duy Nghĩa (Đại Học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh) trong bài đóng góp cho Hiến Pháp

1992 và tái cấu trúc nền kinh tế; Vũ Hùng Cường (Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam) trong

nghiên cứu về thành phần kinh tế tư nhân.

145 Bản Hiến pháp 1992 đã ghi nhận nền kinh tế với các thành phần kinh tế, xem Điều16 của Hiến

pháp 1992 và được quy định chi tiết hơn cho kinh tế nhà nước (Điều 19), kinh tế tập thể (Điều 20),

kinh tế tư bản tư nhân (Điều 21), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 25). Tuy nhiên,

kinh tế tư nhân đã bị lướt qua.

Page 255: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

255

Vấn đề 2: Coi sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng, kinh tế nhà

nƣớc là chủ đạo? Các Điều 15, 19 của Hiến pháp 1992 nhấn mạnh vào vai trò chủ

đạo của nền kinh tế nhà nước (quốc doanh), đầu tư nhà nước và sở hữu toàn dân. Đây

là nội dung không đúng cả về lý luận và thực tiễn. Trong Hiến pháp không nên phân

chia thành phần, mà chỉ nên nói các loại hình sở hữu được đối xử bình đẳng. Còn quy

định kinh tế nhà nước là chủ đạo sẽ không thích hợp với các quy định quốc tế và thực

tế cho thấy sẽ làm nền kinh tế tiếp tục trì trệ.

Vấn đề 3: Thực hiện sở hữu toàn dân. Trên thực tế, trong đất nước có đa sở

hữu thì sở hữu toàn dân là cần thiết tồn tại. Nhưng tất cả lại giao về cơ quan quản lý,

thậm chí giao cho người đứng đầu các địa phương, các Bộ, ngành, với các quy định mơ

hồ và thiếu trach nhiệm giải trình, thì trên thực tế đã biến của chung thành của riêng,

với tư duy nhiệm kỳ rất phổ biến hiện nay. Hơn nữa, sở hữu tư nhân đã phát triển mạnh

mẽ, sở hữu của các nhà tư bản, cư dân đô thị đã được bảo vệ ngày càng vững chắc,

nhưng quyền sử dụng đất của người nông dân còn khá mong manh, đất đai của nông

dân dễ dàng bị thu hồi vĩnh viễn với giá do nhà nước ấn định. Trên thực tế, các tài sản

trên đất và kế sinh nhai gắn liền đã bị coi nhẹ. Nghịch lý này tạo ra bất công xã hội lớn,

một mặt hạn chế đầu tư lâu dài vào khu vực nông nghiệp và nông thôn, biến nông dân

trở thành lực lượng xã hội gánh chịu chi phí cho quá trình cải cách, mặt khác tạo cơ hội

cho tham nhũng và băng hoại đạo đức công chức và uy tín của chính quyền.

PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa nhấn mạnh rất đúng rằng, Hiến pháp sửa đổi phải

tuyên bố mạch lạc hơn, buộc chính quyền phải bị giám sát chặt chẽ hơn khi can thiệp

vào tài sản tư của người dân. Quan chức nhà nước, các tập đoàn kinh tế nhà nước,

những doanh nghiệp có cơ hội tiệp cận các nguồn tài nguyên quốc gia, từ hầm mỏ, khai

khoáng, đất đai, bờ biển, mua sắm công cho đến đấu thầu đăng ký xuất khẩu (ví dụ

gạo), những độc quyền kinh tế (ví dụ phân phối xăng dầu, điện lực) trên thực tế là

những người có ưu thế kiểm soát các tài nguyên kinh tế ở Việt Nam. Đảm bảo công

bằng, quá trình này cần được minh bạch và bị kiểm soát, làm cho mọi người dân đều có

cơ hội tiệp cận rộng rãi hơn với những cơ hội này, đây cần là một tuyên bố chính trị

nhằm kiểm soát và phân phối phúc lợi một cách công bằng. Sở hữu công cộng, kiểm

soát đầu tư công, khuyến khích và bảo đảm cạnh tranh cần được đánh giá để thể hiện

thành một tuyên bố mạch lạc hơn, thể hiện sự chấp nhận rộng rãi hơn nguyên tắc cạnh

tranh và tự chịu trách nhiệm trong đời sống kinh tế.

Vấn đề 4: Xem xét lại vấn đề quyền đại diện sở hữu toàn dân của Chính phủ

(Điều 112.4 Hiến pháp 1992): Cụ thể hóa các Điều 16, 17 và Khoản 4 Điều 112 Hiến

pháp 1992, theo Khoản 6 Điều 9 Luật tổ chức Chính phủ 2001, Chính phủ trở thành chủ

thể thực thi quyền quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân và tài nguyên quốc

gia, trong đó bao gồm: (i) thực thi quyền chủ sở hữu đối với toàn bộ tài nguyên đất đai,

(ii) thực thi quyền sở hữu đối với các doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà nước, (iii)

thực thi các quyền đầu tư công từ tài sản quốc gia. Đây là những quyền lực cực kỳ to

Page 256: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

256

lớn, cần được thảo luận có nên trao cho Chính phủ hay những thiết chế ủy thác giám sát

công sản khác thực hiện.

Vấn đề 5: Tăng cƣờng bảo hộ sở hữu tƣ nhân. Sở hữu tư nhân của người

dân cần được Nhà nước bảo hộ một cách hiệu quả, đặc biệt là các tài sản có giá trị như

nhà đất và các tài sản do lao động và đầu tư từ nhiều năm mà có (kể cả đầu tư nước

ngoài). Cam kết không quốc hữu hóa, hoặc trưng mua, trưng dụng vì lý do an ninh,

quốc phòng, lợi ích quốc gia của Điều 23 là một đảm bảo tốt, song cần được đẩy

mạnh thành thái độ bảo hộ sở hữu tư nhân của Nhà nước, ví dụ thể hiện qua hệ thống

đăng ký vật quyền thống nhất. Chế độ sở hữu hiện hành, ví dụ nhà đất, hiện nay được

quản lý phân tán, đăng ký quyền sử dụng đất tách với các giao dịch bảo đảm liên quan

đến sở hữu nhà ở, từ đây cần nhấn mạnh trách nhiệm bảo đảm sở hữu tư nhân của Nhà

nước. Cũng như vậy, quyền sử dụng đất của nông dân được bảo hộ yếu, dễ bị thu hồi

vì các lý do được định nghĩa rộng hơn nhiều quy định tại Điều 23 Hiến pháp 1992,

ngoài ra cần lưu ý nhà, công trình xây dựng của nông dân là tài sản tư nhân, nếu chiểu

theo Điều 23 Hiến pháp 1992 không thể thu hồi, di dời và đền bù, mà phải tuân theo

các quy định khắt khe của trưng mua.

Vấn đề 6: Giới hạn điều tiết (hành chính) của Nhà nƣớc đối với nền kinh

tế. Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp bằng các luật lệ và công cụ thông qua chính

sách điều tiết hoặc các chính sách thuế, song cần nhấn mạnh kỷ luật thị trường như

quy định trong Hiến pháp. Sự điều tiết của Nhà nước phải được đặt vào những giới

hạn146

, Nhà nước chỉ can thiệp khi thị trường thất bại, mục đích can thiệp nhằm phân

bổ phúc lợi, Nhà nước khuyến khích và tôn trọng tự do cạnh tranh, coi đó là sức ép tự

điều tiết tốt nhất của nền kinh tế trong bối cảnh mới.

Những kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực thi thể chế kinh tế cho Việt

Nam nhiều bài học quý, nhưng phải làm từng bước, ngày càng hoàn thiện.

2. Về nguồn nhân lực và khoa học công nghệ

Điểm mới trong tư duy của Đại hội Đảng lần thứ XI là, một mặt, khẳng định

vai trò chủ thể của con người. Mặt khác, chỉ rõ để con người có điều kiện phát triển

toàn diện và thực sự là chủ thể, cần phải có cơ chế thích hợp. Cơ chế đó là mở rộng

dân chủ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát huy tối đa quyền

làm chủ của mình. Bởi lẽ, dân chủ là một trong những điều kiện căn bản nhất để phát

huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người. Đồng thời, một khi dân chủ được bảo đảm

đầy đủ sẽ tạo ra sự đồng thuận xã hội cao, đó là yếu tố không thể thiếu để tạo động lực

phát triển đất nước.

Đại Hội XI đã xác định phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân

lực chất lượng cao, là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay

đến năm 2020. Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ X (2006) đã chỉ rõ, để thực hiện thắng

lợi công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức phải

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tức là, chuyển hướng chiến lược phát triển

nguồn nhân lực theo chiều rộng sang chiều sâu, coi trọng và gia tăng chất lượng của

nguồn nhân lực. Song, Đại hội Đảng lần thứ X cũng như các kỳ đại hội trước chưa xác

định đó là khâu đột phá, là những khâu trọng yếu của sự phát triển. Lựa chọn đúng

146

Mấy năm qua cho thấy, sự can thiệp hành chính, chỉ thị hành chính quá nhiều đã làm ảnh hưởng đến vai

trò “tự động” pháp luật và các quy định của thể chế kinh tế. Nó không chỉ làm cho quản lý xã hội bị rối mù, mà có thể bị các Nhóm lợi ích và một số quan chức xấu có thể sẽ lợi dụng.

Page 257: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

257

khâu đột phá sẽ tạo ra những tiền đề, những điều kiện và môi trường thuận lợi để giải

phóng mọi tiềm năng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Trong ba

khâu đột phá chiến lược mà Đảng ta xác định thì “phát triển nhanh nguồn nhân lực,

nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” được xem là khâu đột phá thứ hai.

Đại Hội XI cũng nêu nhiệm vụ phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn

nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Trong điều kiện khoa học -

công nghệ và kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng, những nước có trình độ phát triển

thấp vẫn có thể tận dụng thời cơ, ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ

hiện đại để vươn lên tránh nguy cơ tụt hậu và tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững. Điều

đó chỉ trở thành hiện thực nếu có sự gắn kết chặt chẽ giữa đầu tư gia tăng nhanh chóng

chất lượng nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến.

Điều rất đáng tiếc là nhiều vấn đề về phát triển nguồn nhân lực và khoa học

công nghệ đã chưa ra nổi nghị quyết, chưa ban hành được Luật giáo dục mới mang

tính đổi mới toàn diện, chứ chưa nói tới xây dựng chương trình hành động, dù Chính

phủ đã thông qua một số quy hoạch phát triển nguồn nhân lực dài hạn147

. Về khoa học

công nghệ, tuy đã ban hành Luật mới, nhưng triển khai thực tế còn rất hạn chế, vì

KHCN còn tách rời cuộc sống, mới chủ yếu chú ý đến khoa học công nghệ “quốc

doanh”, dùng vốn Nhà nước, mà chưa tính đến khoa học công nghệ quốc dân, được

huy động nguồn lực nhiều mặt của các thành phần kinh tế, của doanh nghiệp FDI và

Việt kiều ở nước ngoài. Về giáo dục và đào tạo, chúng ta còn ham dạy chữ, nhưng

việc đào tạo người, đào tạo nghề và đào tạo suốt đời lại chưa được chú ý đúng mức.

Do đó, chất lượng các chỉ tiêu lao động qua đào tạo còn rất hình thức.148

3. Về kết cấu hạ tầng đồng bộ

Đối chiếu với hoàn cảnh nước ta, đầu tư hạ tầng giao thông, năng lượng, cấp

thoát nước, viễn thông chiếm khoảng 9-10% GDP, và tỷ trọng lớn hơn trong đầu tư

công và sử dụng vốn ODA. Nhờ đó, hệ thống năng lượng điện, giao thông, viễn

147 Chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến 2020 ghi rõ: phấn đấu đến năm 2020 đạt được một số

chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực là: tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

là 55%; số sinh viên đại học - cao đẳng là 400 sinh viên/10.000 dân; có hơn 10 trường dạy nghề và trên 04

trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế. Về chỉ tiêu nâng cao thể lực nhân lực, phấn đấu tuổi thọ trung bình của lao

động là 75 tuổi, chiều cao trung bình của thanh niên là 1,65m, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi nhỏ hơn

5%. Với quan điểm chỉ đạo phát huy vai trò quyết định của yếu tố con người, phát triển nhân lực là khâu đột phá

để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; phát triển nhân lực toàn diện về thể lực, tri thức,

kỹ năng, hành vi và ý thức chính trị, xã hội tuy nhiên vẫn cần phải có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển

nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành cần phải chú trọng đến các

giải pháp thiết thực để phát triển nhân lực, đào tạo nhân lực phải gắn với nhu cầu xã hội, nhu cầu của thị trường

lao động; sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực và kết quả, hiệu quả công việc; khắc

phục tâm lý và hiện tượng quá coi trọng, đề cao “bằng cấp” một cách hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực…. Thủ tướng cũng giao các Bộ, ngành, các địa phương và đơn vị, tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án

phát triển nhân lực thuộc phạm vi quản lý; lồng ghép các mục tiêu, quan điểm và giải pháp phát triển của Chiến

lược vào quy hoạch, chương trình và đề án phát triển nhân lực của ngành, địa phương và đơn vị, tổ chức. 148

Theo kế hoạch 5 năm và Chiến lược 10 năm hiện nay, số lao động qua đào tạo tăng thêm mỗi năm

trung bình 1,5 triệu người, tức là bằng toàn bộ lực lượng lao động tăng thêm, nhưng được đào tạo theo

chương trình nào, tại cơ sở đào tạo nào chưa được làm rõ! Thậm chí, số lao động thất nghiệp cũng được thống kê thiếu chính xác do vận dụng khái niệm “thất nghiệp” của các nước không phù hợp.

Ngay việc xuất khẩu lao động cũng là nhằm tăng thu nhập là chính, còn việc học tập để nâng cao trình

độ về phục vụ đất nước lau dài cũng chưa được chú ý đúng mức. Việc chuyển giao công nghệ tại các dự án FDI cần được quan tâm hơn.

Page 258: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

258

thông, cấp thoát nước đã được cải thiện đáng kể về điện lực149

, giao thông (đường bộ,

dường sắt, đường thủy, đường hàng không và đường ống)150

, viễn thông, cấp thoát

nước và đô thị, v.v...

Các mục tiêu này được định ra, kèm theo các định hướng và giải pháp khá đầy

đủ. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai, có thể thấy một số điểm có thể góp ý:

Về mục tiêu hạ tầng giao thông:

Việc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đã được lưu ý, nhưng các quy hoạch còn

thiếu đồng bộ. Trong điều kiện ngân sách phân cấp khá triệt để như hiện nay và chia cắt

mạnh ngân sách theo các tỉnh (sử dụng đến 70% toàn bộ ngân sách từ các nguồn) thì sự

phối hợp trên phạm vi từng vùng lãnh thổ rất kém151

. Đặc biệt sự phối hợp đồng bộ của các

phương thức vận tải trong vùng và xét trong điều kiện hội nhập chưa được tính đến đầy đủ

(như các tuyến đường của tiểu vùng sông Mekong GMS hay kết nối với các nước trong

vùng với Trung Quốc trong hội nhập)152

.

149

Hệ thống điện Việt Nam gồm có các nhà máy điện, các lưới điện, các hộ tiêu thụ được liên kết

với nhau thành một hệ thống để thực hiện 4 quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng trong lãnh thổ Việt Nam. Các yếu tố quan trọng là các Nhà máy điện và Lƣới điện, làm nhiệm

vụ truyền tải và phân phổi điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Ở Việt Nam lưới hệ thống do

A0 quản lý, vận hành ở mức điện áp 500 KV. Lưới truyền tải bao gồm từ 110-220KV; lưới phân phối đến các trạm phụ tải (trạm phân phối). Lưới phân phối trung áp (6-35kV)do sở điện lực tỉnh quản lý

và phân phối hạ áp (380/220V). 150

Hệ thống đƣờng bộ

Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường quốc lộ, nối liền các vùng, các tỉnh cũng

như đi đến các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Tổng chiều dài các con đường kể trên là

14.790,46 km, trong khi đó toàn bộ các tuyến quốc lộ của Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 17.300 km, với gần 85% đã tráng nhựa. Ngoài các đường quốc lộ còn có các đường tỉnh lộ, nối các huyện trong tỉnh, huyện lộ

nối các xã trong huyện. Các tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài khoảng 27.700 km, với hơn 50% đã tráng nhựa.

Hệ thống đƣờng sắt :

Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 2600 km, trong đó tuyến đường chính nối Hà Nội –

Thành phố Hồ Chí Minh dài 1726 km, toàn ngành có 302 đầu máy, 1063 toa tàu chở khách và 4986 toa tàu chở

hàng. Các tuyến đường sắt từ Hà Nội: Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh: 1726 km, được gọi là Đường sắt Bắc Nam; Hà

Nội - Thái Nguyên; Hà Nội – Lào Cai: 296 km; Hà Nội – Hải Phòng: 102 km; Hà Nội – Đồng Đăng: 162 km; Hà

Nội - cảng Cái Lân: 180 km (chở hàng). Đường sắt Việt Nam hiện gồm có hai loại đội tàu hỏa là tầu khách và tầu

hàng. Hiện nay phần lớn đường sắt Việt Nam (khoảng 2249 km) dùng khổ rộng 1,0 m, và toàn tuyến đường sắt

Bắc Nam dùng khổ 1,0 m. Có 180 km dùng khổ 1,435 m là tuyến đường Hà Nội - cảng Cái Lân dùng cho tàu chở

hàng.

Hệ thống đƣờng thủy

Các tuyến đường thủy nội địa dựa theo các con sông chính như: sông Hồng, sông Đà ở miền Bắc; sông

Tiền, sông Hậu ở miền Tây Nam Bộ và sông Đồng Nai, sông Sài Gòn ở miền Đông Nam Bộ. Tổng chiều dài của

tất cả các loại sông, kênh, rạch trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 42.000 km (sông Hồng với khoảng 541 km; sông

Đà khoảng 543 km….). Hệ thống đường thủy Việt Nam hiện đang đảm nhiệm 30% tổng lượng hàng hóa lưu

chuyển trong nước, riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đảm nhiệm tới 70% lưu thông hàng hóa trong vùng.

Các cảng biển chính hiện nay gồm: cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân ở miền Bắc, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn ở

miền Trung và cảng Sài Gòn, cảng trên sông Thị Vải ở miền Nam...

Hệ thống đƣờng hàng không

Hệ thống đường hàng không Việt Nam bao gồm cơ sở hạ tầng là các sân bay quốc tế và các sân bay nội địa.

Các hãng hàng không của Việt Nam và một số quốc gia khác cùng khai thác. Các sân bay quốc tế gồm: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Sân bay quốc tế Nội Bài, Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Sân bay quốc tế Phú Bài, Sân bay quốc

tế Cam Ranh, Sân bay quốc tế Cát Bi, Sân bay quốc tế Trà Nóc… Việt Nam hiện nay có khoảng gần 30 sân bay

các loại có bãi đáp hoàn thiện, trong đó có 8 sân bay có đường băng dài trên 3.000 m có khả năng đón được các

máy bay loại cỡ trung trở lên như Airbus A320, Airbus A321… 151 Trong số 15 Khu kinh tế ven biển đã tập trung xây dựng cho 5 khu, nhưng chất lượng cũng rất yếu kém. Đến nay

lại có chủ trương tập trung cho phát triển 4 khu hành chính kinh tế thì sợ nguồn lực còn phân tán hơn. 152

Khi quy hoạch phát triển ngành năng lượng hay cảng hàng không, một số người có ý kiến chưa tán

thành căn cứ tổng cầu của Việt nam, mà chưa tính đến Việt Nam cần tính chiến lược phát triển trong hội nhập, có thể gắn kết với cả vùng Đông Nam Á.

Page 259: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

259

Về mục tiêu điện và năng lƣợng:

Cân đối năng lượng cùng với giao thông có thể xem là những chỉ tiêu quan

trọng nhất phản ánh trình độ phát triển đất nước. Và nếu không có đột phá chiến lược

trong các lĩnh vực này thì cũng có thể biến chúng thành các khâu “thắt cổ chai” trong

phát triển. Hiện nay, tiêu dùng điện bình quân đầu người thấp, nhưng Việt Nam không

chỉ chưa chú ý phát triển nguồn và lưới, mà còn chưa chú ý đến tiết kiệm năng lượng,

trong điều kiện đô thị hóa nhanh.

Về mục tiêu thủy lợi:

Dường như còn mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ, quy định chia cắt mà chưa gắn

kết nhiều với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Chẳng hạn nêu thủy lợi là nhằm

đảm bảo lúa 2-3 vụ, nhưng trồng lúa như vậy, thậm chí quy định cứng 3,8 triệu ha

trồng lúa đã thích ứng với thị trường chưa, đã bảo đảm hiệu quả cao nhất cho Việt

Nam chưa, khi chưa gắn kết lĩnh vực tồng lúa với cả chuỗi giá trị từ sản xuất đến thu

hoạch, tồn trữ, chế biến, tiêu thụ trong và ngoài nước.

Về mục tiêu đô thị:

Do nóng vội trong phát triển, quá trình đô thị hóa đã thực hiện một cách vội vã.

Tốc độ đô thị hóa nhanh, việc chuyển đổi cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế diễn ra

quá nhanh, nhưng việc tạo kế sinh nhai cho nông dân hết ruộng, nhưng chưa thể thành

thị dân còn rất gian khó, đặc biệt ở vùng ven đô, vùng nông dân mất hết ruộng đất…

Việc xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có một số mặt hiện đại đòi hỏi có quy

hoạch đúng và số vốn đầu tư lớn, vốn duy tu bảo dưỡng không nhỏ. Dường như các

vấn đề này đã chưa được đưa lên bàn tính một cách nghiêm túc, khi tốc độ đô thị hóa

rất nhanh chóng.

4. Đột phá chiến lƣợc và bƣớc đi

Đột phá chiến lược là các khâu trọng yếu cần xử lý để tạo điều kiện cho phát

triển. Phân tích đã nêu cho thấy, tuy mọi việc đều quan trọng, nhưng không thể thực

hiện mọi việc ngay một lúc. Nói cách khác, Chính phủ cần định ra lộ trình và bước đi

cho các đột phá này.

Trong khi vấn đề xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và đẩy mạnh ứng

dụng khoa học công nghệ đòi hỏi thời gian dài và làm rộng khắp, thì việc xây dựng

kết cấu hạ tầng cần đồng bộ, từng bước hiện đại, phù hợp với khả năng tích lũy của

nền kinh tế từ mọi nguồn. Riêng vấn đề cải cách thể chế cần làm sớm trên tư duy phát

triển được đổi mới căn bản. Một số luận điểm có tính chất giáo điều, thậm chí quá

“quen thuộc” nhiều năm trước đây cần được tư duy lại để hướng tới cách làm mới phù

hợp hơn trong giai đoạn hội nhập quốc tế (như đất đai và vấn đề sở hữu, vấn đề thành

phần kinh tế và vai trò của khu vực công, v.v…)153

.

153

Cho đến nay các dự luật về đầu tư công, chi tiêu công, nợ công,… vẫn chưa được bàn luận một

cách thấu đáo, bám sát thông lệ quốc tế.

Page 260: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

260

CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ VÀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ

ĐỂ TẠO LẬP MÔI TRƢỜNG CẠNH TRANH BÌNH ĐẲNG

TS. Lê Đăng Doanh

1. Đại Hội XI về đổi mới chính trị và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 được Đại hội XI của Đảng

thông qua (1.2011) đã khẳng định:

“Kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với

đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong

xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương để thúc đẩy đổi mới toàn diện và phát

huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội

chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”154

Chiến lược khẳng định coi “ Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách

hành chính.” là khâu độc phá chiến lược số 1.

Chiến lược cũng nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật

pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi

thành phần kinh tế” và : “Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các

thành phần kinh tế. “

Trong khi Cương lĩnh vẫn nhấn mạnh “Kinh tế nhà nước là chủ đạo” thì Chiến

lược KT-XH chỉ đề cập đến “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty.

Sớm hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động của các tập đoàn, các tổng công ty nhà

nước” mà không nhắc đến vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Tuy vậy, trong các văn kiện Đại Hội Đảng từ Đại IX đến nay không hề đề cập

đến yêu cầu kiểm soát độc quyền trong kinh tế.

Rất tiếc rằng những định hướng đúng đắn nêu trên đã không được thực hiện

trong thời gian qua.

Hiện nay, chưa có một công trình khoa học độc lập phân tích một cách có hệ

thống, toàn diện các mặt mạnh và yếu của thể chế ở Việt Nam, bao gồm cả Đảng, Nhà

nước và các Đoàn thể. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước “Thể chế hiện đại”, 2010 chỉ

đề cập đến nhà nước, không đề cập đến hệ thống Đảng và các tổ chức chính trị-xã

hội155

. Báo cáo này đã chỉ rõ những vấn đề, hạn chế và yếu kém của thể chế nhà nước

về trách nhiệm giải trình, nhất là trách nhiệm giải trình trong quá trình phân cấp và

giao quyền hạn cho các địa phương, chế độ tiền lương và hệ thống trợ cấp phức tạp,

hệ thống tuyển dụng và đề bạt, hệ thống luật pháp và tư pháp, giám sát.

154 http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2011/3/253252/

155 Ngân Hàng Thế Giới, Báo cáo phát triển Việt Nam 2010, Các thể chế hiện đại, Hà Nội, tháng 12.2009.

Page 261: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

261

Trong khi Việt Nam đang hội nhập sâu sắc về rất nhiều mặt vào kinh tế thế giới,

những giá trị chung như quyền con người, lợi ích chung trên thế giới và khu vực, luật lệ

quốc tế v.v... thì thể chế chính trị đã không thay đổi kịp thời để phát huy các mặt mạnh của

dân tộc và đất nước, hạn chế, bổ sung cho những khuyết tật của kinh tế thị trường và toàn

cầu hóa.

Có thể dễ dàng nhận thấy sự song hành của hệ thống Đảng và Nhà nước, trong đó

Đảng nắm quyền lãnh đạo, dẫn đến nhiều vấn đề thiếu rõ ràng về thể chế. Ví dụ cụ thể là đã

có Chủ tịch nước chính thức đề nghị Quốc hội xác định quyền của Chủ tịch Nước được

hiến định là tổng tư lệnh quân đội trong khi Tổng bí thư là Bí thư quân ủy trung ương thì

thực hiện thế nào.

Điều này dẫn đến thực tế là lãnh đạo ở các cấp phải bàn bạc, thảo luận nhiều lần ở

các cấp Đảng, Chính quyền, Quốc hội về một vấn đề trước khi đi đến quyết định, quá trình

quyết định chậm trễ, không đáp ứng yêu cầu của phản ứng nhanh nhạy. Quá trình quyết

định tập thể làm cho việc quy trách nhiệm cá nhân trở nên rất khó khăn vì cá nhân mắc sai

phạm có thể viện dẫn trách nhiệm tập thể do các chủ trương, nghị quyết đều được tập thể

thông qua.

Nghị quyết của Đảng có hiệu lực cao hơn luật pháp, chỉ đạo việc xây dựng luật

pháp, chỉ đạo hành động của Chính phủ nhưng chưa có quy định chặt chẽ về hiệu lực pháp

lý về nghị quyết của Đảng trong khi nghị quyết thường là kết quả dung hòa của các ý kiến

khác nhau.

Việc giám sát quyền lực trong hệ thống Đảng thông qua Ban Kiểm tra Đảng

còn nhiều hạn chế, vừa không ngăn cản được vi phạm mà cũng ít phát hiện ra sai

phạm, dẫn đến kỷ luật không nghiêm. Chính Lê nin đã đề xuất ý tưởng Đại hội Đảng

trực tiếp bầu ra Ban Kiểm tra của Đảng có quyền lực như BHC Trung ương, chịu

trách nhiệm giám sát Bộ Chính trị và BCH TW. Rất tiếc ý tưởng đó của Lê nin không

được thực hiện.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 29.06 2012 đã nhận định: “Hiện tượng hư

hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy,

sờ vào đâu cũng có, song phải có cái nhìn khách quan, biện chứng để không mất phương

hướng... “156

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan ngày 11.09.2013 cũng nhận định:

“Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán

bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu,

nhưng lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội… Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn

của dân không từ một cái gì”.157

Song, chính Phó Chủ tịch ngày 5.11.2011 lại khẳng định trên báo Nhân Dân:

“Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân

dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp

quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất

và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản” 158

156

http://vneconomy.vn/20120629030348661P0C9920/tong-bi-thu-het-suc-sot-ruot-truoc-tham-nhung-hu-hong.htm 157

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/568432/pho-chu-tich-nuoc--an-cua-dan-khong-tu-mot-cai-gi.html 158 Nhân Dân, ngày 5.11.2011

Page 262: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

262

Những nhận định khác nhau như vậy cho thấy rất cần có một sự đánh giá khoa

học-thực tiễn đầy đủ về hệ thống thể chế hiện nay.

Đổỉ mới chính trị đã không có “một lộ trình thích hợp” và không “đồng bộ với

đổi mới kinh tế” như Đại hội XI đã yêu cầu. Trong các Hội nghị Trung Ương và các

dịp khác nhau, lãnh đạo Đảng đã nhiều lần chỉ rõ nguy cơ tham nhũng đe dọa sự tồn

vong của chế độ và của Đảng, “lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ” nhưng những biện

pháp đề xuất chỉ hạn chế vào phê bình và tự phê bình, chỉnh đốn tổ chức Đảng v.v...,

thiếu hẳn các biện pháp cải cách về thể chế như thực hiện công khai, minh bạch, trách

nhiệm giải trình (accountability), giám sát quyền lực, phát huy vai trò của người dân

và báo chí trong đấu tranh chống tiêu cực và tham nhũng v.v... Việc tổ chức thực hiện

các biện pháp đã đề ra như “phê bình và tự phê bình”, “thương yêu đồng chí” v.v...

hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Tham nhũng tiếp tục phát triển

cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và xếp hạng về “Chỉ số cảm nhận tham nhũng”

(Corruption Perception Index) của Tổ chức Minh bạch Thế giới tiếp tục bị tụt hạng từ

112 (2011) xuống 123 (2012).

Chỉ số cảm nhận tham nhũng trong khu vực

Đa số quần chúng thăm dò đều cho phòng chống tham nhũng là không hay kém

hiệu quả:

Page 263: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

263

Dân đánh giá chống tham nhũng kém hiệu quả

(IT 09.07.2013 Global Corruption Barometer )

Đáng chú ý là những ngành, lĩnh vực bị dân nêu lên là tham nhũng thì chưa có

bất kỳ giải pháp nào trước các kêt quả thăm dò được công bố, riêng ngành cảnh sát thì

cho đó chỉ là “tiêu cực chứ không phải là tham nhũng”:

Tiếp xúc và tham nhũng trên các lĩnh vực

Vai trò của nhà nước trong bảo đảm thực thi pháp luật trong xã hội, bảo đảm các quyền

và lợi ích của công dân đã được Hiến định chưa được thực hiện tốt. Các hiện tượng lừa

đảo trong y tế (như vụ tiêm ăn bớt vaccine ở Hà Nội, vụ nhân bản xét nghiệm máu ở

Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức v.v...), giáo dục trong các cơ sở công lập được phát

hiện ngày càng nhiều, vụ lương khủng của các lãnh đạo doanh nghiệp công ích ở

TPHCM, nhiều vụ việc sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm chậm được phát hiện

Page 264: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

264

cùng với việc nhiều vụ tham nhũng được xử án treo v.v... cho thấy sự yếu kém đến bất

lực của một bộ phận không nhỏ bộ máy nhà nước.

2. Kinh nghiệm quốc tế về cải cách thể chế

Kinh nghiệm của Hàn Quốc, Đài Loan và Myanmar cho thấy cải cách thể chế

là bước đi cần thiết để đưa đất nước tiếp tục phát triển.

Hàn Quốc và Đài Loan đều chịu sức ép phải phát triển để tồn tại sau khi chiến

tranh Triều Tiên kết thúc và Quốc Dân Đảng bị thua trận ở đại lục và rút ra Đài Loan.

Hàn Quốc và Đài Loan đã từng bước chuyển từ chế độ toàn trị sang một chế độ dân

chủ hơn, cho phép người dân trực tiếp bầu ra tổng thống, tham gia vào công cuộc phát

triển đất nước và đượng hưởng lợi từ công cuộc phát triển đó.

Từ GDP/người năm 1960 chỉ có 79 $ đến năm 2012 đã đạt 22.670 $/người

trong khi không hề có tài nguyên đáng kể nào.

Tương tự như vậy, Đài Loan cũng phát triển rất nhanh, GDP/người năm 2012 đạt

20.386$.

Gần đây, Myanmar cũng có bước cải cách thể chế chính trị rất ngoạn mục một

cách hòa bình, không đổ máu, chuyển từ chế độ cai trị của quân đội sang chế độ dân

chủ, chấp nhận đối thoại với phe đối lập. Myanmar đã vượt qua được sự phong tỏa và

cô lập và đang phát triển kinh tế mạnh mẽ.

Acemoglu trong cuốn “Tại sao các quốc gia thất bại”159

đã phân tích sự phát

triển rất khác nhau giữa Nam và Bắc Triều Tiên và đi đến kết luận “Các nước khác

nhau về thành công kinh tế của họ bởi vì các thể chế khác nhau của họ, các quy tắc

ảnh hưởng đến nền kinh tế hoạt động như thế nào, và các khuyến khích làm động cơ

thúc đẩy người dân”.

Acemoglu đã nhận xét: “Các thể chế kinh tế dung hợp hay công bằng

[inclusive], ví dụ như các thể chế ở Nam Hàn hay ở Hoa Kỳ, là các thể chế mà cho

phép và khuyến khích sự tham gia của đông đảo người dân vào các hoạt động kinh tế,

mà lợi dụng tốt nhất tài năng và kỹ năng của họ và cho phép các cá nhân đưa ra các

lựa chọn họ muốn. Để là bao gồm, các thể chế kinh tế phải đề cao quyền tài sản tư

nhân an toàn, một hệ thống luật pháp không thiên vị, và một sự cung ứng các dịch vụ

công mà tạo ra một sân chơi bằng phẳng trong đó người dân có thể trao đổi và [thỏa

thuận, ký kết] hợp đồng; nó cũng phải cho phép sự gia nhập của các doanh nghiệp

mới và cho phép người dân lựa chọn sự nghiệp của mình.” Thể chế này kiểm soát

quyền lực của các chính trị gia, bảo đảm thực thi pháp luật đối với tất cả các công dân,

không có đặc quyền, đặc lợi.

Trái lại, Acemoglu đã định nghĩa thể chế bóc lột hay tước (chiếm) đoạt

(extractive) là những thể chế tập trung trong tay một thiểu số, không có đối trọng và

kiểm soát quyền lực, pháp luật không được áp dụng bình đẳng đối với mọi người. Thể

chế này dẫn đến không có pháp luật và trật tự, quyền sở hữu không được bảo đảm, rào

cản được dựng lên đối với người dân trong khi đặc quyền, đặc lợi lại được ban phát

cho môt thiểu số, tạo ra một xã hội có nhiều bất bình đẳng về cơ hội và thu nhập.

Acemoglu đi đến kết luận đáng chú ý sau:

159 D.Acemoglu, Tại sao các quốc gia thất bại, NXB Trẻ, 2013.

Page 265: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

265

“Trong cuốn sách này, chúng tôi chứng minh rằng trong hầu hết mọi trường

hợp, một nước sở dĩ nghèo là do họ có các thể chế kinh tế chiếm đoạt, bắt nguồn từ

các thể chế chính trị chiếm đoạt. Còn các nước giàu sở dĩ giàu là bởi vì họ có các thể

chế chính trị dung hợp, với nhà nước mạnh và có trách nhiệm giải trình, và quyền lực

chính trị được phân phối một cách rộng rãi, và nhờ đó tạo ra các thể chế kinh tế dung

hợp.”

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng cải cách thể chế, xây dựng thể chế bao

dung là chìa khóa cho sự thịnh vượng của các quốc gia. Nghị quyết Đại hội XI về cải

cách thể cần được triển khai thực hiện.

3. Thể chế kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh bình đẳng và kiểm soát độc quyền

Đại hội XI cũng đã yêu cầu phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là “bảo đảm cạnh tranh bình đẳng và cải cách

hành chính”.

Thực tế cho thấy không thể hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường nếu không cải

cách thể chế nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng.

Ngày 4.09.2013, Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố Báo cáo Cạnh tranh Toàn

Cầu 2013-2014, trong đó xếp hạng của Việt Nam tăng 5 bậc, từ 75 lên 70 trên 148 nền

kinh tế.

Về thể chế, Việt Nam xếp hạng thứ 98, thấp xa so với tổng xếp hạng của cả nền kinh tế.

Sau đây, xin điểm qua một số nét về cạnh tranh bất bình đẳng và độc quyền ở

nền kinh tế nước ta.

Cạnh tranh lành mạnh, theo pháp luật đã được thừa nhận là một nguyên tắc

hoạt động cơ bản của kinh tế thị trường nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao

hiệu quả, năng suất, dẫn đến đào thải nhưng doanh nghiệp yếu kém. Nếu như trong

nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung các doanh nghiệp nhà nước sẽ tồn tại và hoạt động

Page 266: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

266

không cần cạnh tranh thì trong kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, cạnh tranh diễn ra

trên thị trường trong nước và quốc tế.

Trước viễn cảnh cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thiết

lập, 10 nước ASEAN sẽ hình thành một thị trường thống nhất và Việt Nam đang tích cực

đàm phán để gia nhập Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) việc thực hiện

cạnh tranh lành mạnh, theo pháp luật là động lực cần thiết để nâng cao hiệu quả và sức

mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiệp định TPP liên quan đến nhiều vấn đề cốt lõi

của thể chế kinh tế thị trường và thể chế nhà nước như bảng sau đây tóm tắt những chủ đề

chính của TPP:

Các vấn đề TPPwww.ustr.gov

• Cạnh tranh

• Hợp tác và Xây dựng nănglực

• Dịch vụ xuyên biên giới

• Hải quan

• Thương mại điện tử• Môi trường

• Dịch vụ tài chính

• Mua sắm chính phủ• Sở hữu trí tuệ• Đầu tư

• Doanh nghiệp nhà nước

64

• Lao động

• Các vấn đề pháp lý

• Tiếp cận thị trường đối với hànghóa

• Quy tắc Xuất xứ• Tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật

(SPS)

• Rào cản kỹ thuật đối với Thươngmại (TBT)

• Viễn thông

• Nhập cảnh tạm thời

• Quần áo – dệt may

• Chế tài thương mại

Đối với doanh nghiệp nhà nước, TPP đòi hỏi phải đối xử công bằng (fairness),

công khai, minh bạch, chấm dứt các ưu đãi, thiên vị. Nếu bị phát hiện, vụ việc có thể

được đưa ra tòa án để xem xét và phán quyết..

Đây vừa là cơ hội cho cải cách vừa là thách thức đối với các nhóm lợi ích đang

tồn tại hiện nay.

Luật Cạnh tranh đã có hiệu lực tư 1.1.2005 và ngày 09/01/2006, Chính phủ ban

hành Nghị định số 06/2006/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh, đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh, Cục

Quản lý cạnh tranh đảm nhận vai trò điều tra, thu thập, tìm kiếm các chứng cứ có liên

quan đến vụ việc, còn việc xét xử, xử lý, đưa ra các quyết định, giải quyết khiếu nại có

liên quan đến vụ việc cạnh tranh thì do Hội đồng cạnh tranh (Hội đồng xử lý vụ việc

cạnh tranh) đảm nhận. Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập gồm từ

11 đến 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của

Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương). Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh

cũng được Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm trong số thành viên của Hội đồng cạnh

tranh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Ngày 09/01/2006, Chính phủ ban

hành Nghị định số 05/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh. Ngày 12/06/2006, theo đề nghị

Page 267: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

267

của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 843/QĐ-

TTg bổ nhiệm 11 thành viên Hội đồng cạnh tranh. Thành viên Hội đồng cạnh tranh là

đại diện của các bộ: Bộ Thương mại, Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư,…

Hội đồng cạnh tranh gồm 01 Chủ tịch, giúp việc cho Chủ tịch có 02 Phó Chủ tịch. Để

giúp việc cho Hội đồng, ngày 28/08/2006, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã có Quyết định

số 1378/QĐ-BTM thành lập Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh. Ban Thư ký gồm 8

người làm việc chuyên trách. Tháng 01/2009, Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm thêm

5 thành viên nâng tổng số thành viên Hội đồng cạnh tranh lên 16 người.

Mặc dầu có nỗ lực rất lớn đáng trân trọng, song tác dụng của Luật Cạnh tranh nói

chung và của Cục Quản lý Cạnh tranh và Hội Đồng Cạnh tranh nói riêng vẫn có nhiều

hạn chế. Trước hết, vị trí pháp lý của Hội Đồng và Cục trực thuộc Bô Công Thương còn

nhiều hạn chế. Các vấn đề liên quan đến tranh chấp của các tập đoàn và công ty lớn đều

không được trình lên và xét xử tại Hội Đồng Cạnh trạnh và Cục Cạnh tranh mà trình lên

Thủ Tướng Chính phủ để giải quyết theo đường hành chính.

Người ta còn nhớ là đã có sự bảo đảm rất hùng hồn với Quốc Hội từ tháng 11.

2002 là ngành viễn thông "đã hoàn toàn cạnh tranh" để rồi đến năm 2005 mới lộ ra vụ

VNPT và Viettel và Thủ Tướng Chính phủ có ý kiến về vai trò của Bộ trong việc kết nối

giữa hai doanh nghiệp.

Trường hợp giữa VNPT và Viettel vừa qua là một ví dụ điển hình của hiệu lực hạn

chế của Luật Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Thay vì phải đưa ra xem xét tại Cục

Quản lý Cạnh tranh và độc quyền và tại Hội Đồng Nhà Nước về Cạnh tranh, vụ việc đã

được xử lý bằng con đường hành chính qua bộ quản lý ngành và Văn Phòng Chính Phủ.

Luật Cạnh tranh và Cục Cạnh tranh chưa được vận dụng trong trường hợp này.

Mới đây, việc độc quyền trên lĩnh vực truyền hình cũng đã được Cục Quản lý

Cạnh tranh đề cập đến nhưng đại diện Cục cho biết: ”Để giải quyết hiện tượng khá phổ

biến là doanh nghiệp truyền hình trả tiền thỏa thuận với chủ đầu tư khu đô thị để cung

cấp dịch vụ độc quyền, bà Trần Phương Lan nêu Luật cạnh tranh của VN chưa quy định

hành vi này, dù nó gây hạn chế cạnh tranh. “Chúng tôi đang kiến nghị sửa đổi bổ sung

để bảo vệ doanh nghiệp, quyền lợi người tiêu dùng” .160

Về việc để thế độc quyền lâu như vậy, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thẳng thắn

thừa nhận: “Bộ Công thương đúng là chưa làm hết trách nhiệm, còn thiếu sự kiểm tra,

đôn đốc và kiến nghị với TƯ để tránh độc quyền với DN”.161

Có thể đánh giá là Cục Quản lý Cạnh tranh chưa có được vị thế pháp luật đủ mạnh để

thực thi các quyền hạn được giao. Các tập đoàn kinh tế nhà nước có chủ tịch và tổng giám

đốc do Thủ Tướng bổ nhiệm không sẵn sàng để Cục Quản lý Cạnh trạnh điều tiết những vấn

đề liên quan đến lợi ích to lớn do vị thế độc quyền đem lại.

Cũng có ý kiến cho rằng “Cục Quản lý Cạnh tranh được quy định “ôm đồm”

quá nhiều chức năng, từ điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, điều

tra các hành vi hạn chế cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng đến quản lý nhà nước về

chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại

quốc tế. Có một thực tế là không một cơ quan quản lý cạnh tranh nào trên thế giới

được quy định nhiều chức năng, đặc biệt là bao gồm cả các chức năng thực thi pháp

160 http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/568353/truyen-hinh-tra-tien-lo-ro-the-doc-quyen.html#ad-image-0 161http://xangdau.net/tin-tuc/thi-truong-xang-dau-viet-nam/doc-quyen-dien-xang-bo-cong-thuong-nhan-loi-

24735.html

Page 268: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

268

luật về các biện pháp đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế như Việt Nam.

Điều này đã dẫn đến tình trạng quá tải cho hoạt động của Cục quản lý cạnh tranh

trong thời gian qua.”162

Tác giả này cũng nêu lên nhiều câu hỏi nghiêm túc về tư cách pháp lý của của

Hội đồng Cạnh tranh:

Thứ nhất, xét về mặt tổ chức, chúng ta chưa xác định được Hội đồng cạnh tranh

trực thuộc Chính phủ hay Bộ Công thương. Nghị định số 05/2006/NĐ-CP chỉ quy định

Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập mà chưa khẳng

định rõ ràng nó trực thuộc cơ quan nào trong bộ máy hành pháp. Với tình trạng lấp

lửng này, những cuộc tranh luận về tổ chức của Hội đồng cạnh tranh đến nay vẫn chưa

thể kết thúc .

Thứ hai, các luận thuyết nền tảng của pháp luật cạnh tranh đã khẳng định rằng

tính độc lập và tự quyết tạo nền tảng vững chắc cho các cơ quan quản lý cạnh tranh

hoạt động độc lập và có hiệu quả . Dựa vào nội dung của Nghị định số 05/2006/NĐ-CP

khó có thể khẳng định được sự độc lập của Hội đồng cạnh tranh. Việc Bộ trưởng Bộ

Công thương có khả năng: đề nghị Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên và chủ

tịch Hội đồng cạnh tranh; quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban thư

ký Hội đồng cạnh tranh – bộ phận giúp việc cho Hội đồng; phê duyệt quy chế tổ chức

và hoạt động của Hội đồng cạnh tranh sẽ dẫn đến khả năng chi phối đối với việc tổ

chức và hoạt động của cơ quan này. Ngoài ra, kinh phí hoạt động của Hội đồng cạnh

tranh được bố trí theo dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công thương . Với những

ràng buộc này, các ý định đưa Hội đồng cạnh tranh thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Bộ

Công thương là rất mong manh. Dù biết rằng, do sự hạn chế về khả năng lựa chọn

nhân sự và những non kém về kinh nghiệm trong việc thực thi pháp luật cạnh tranh đã

làm chúng ta không có nhiều khả năng lựa chọn những phương án tối ưu, song điều đó

không thể là cơ sở để trao toàn bộ khả năng thi hành đạo luật này cho Bộ Công thương.

Nhất là trong điều kiện hiện nay, Bộ này vẫn còn đóng vai trò chủ quản của một số

công ty nhà nước quan trọng và những nghi ngờ về tính khách quan trong hoạt động

của các cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn còn cơ sở.

Thứ ba, về sự phân định thẩm quyền giữa Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng

cạnh tranh. Vấn đề này có nhiều điểm chưa thực sự hợp lý. Căn cứ vào các quy định

tại Mục 4 và 5 Chương V của Luật Cạnh tranh 2004 có thể thấy rằng, trong một vụ

việc về hành vi lạm dụng, cơ quan có thẩm quyền xử lý là Hội đồng cạnh tranh, song

gần như tất cả các hoạt động tố tụng đều do Cục quản lý cạnh tranh tiến hành. Hội

đồng cạnh tranh chỉ có thẩm quyền tổ chức phiên điều trần và ra quyết định xử lý vụ

việc, giải quyết các khiếu nại các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh về hành vi hạn

chế cạnh tranh. Như vậy, cho dù là cơ quan có quyền cao nhất, nhưng kết quả xử lý

của Hội đồng cạnh tranh gần như phải lệ thuộc vào kết quả của các hoạt động tố tụng

trước đó của Cục quản lý cạnh tranh. Nếu có bất cứ nghi ngờ gì về kết quả điều tra

thì phải trả lại hồ sơ để cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại. Rõ ràng, cách thiết kế

cơ chế phân quyền theo các quy định hiện hành có vẻ đảm bảo sự chuyên môn hoá

cao độ song lại làm mờ nhạt đi vai trò rất quan trọng của Hội đồng cạnh tranh là xử

162 Trương Hồng Quang (Tạp chí NCLP, số 6, 3/2011)

Page 269: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

269

lý vụ việc . Điều này đặt ra cho chúng ta yêu cầu phải xây dựng lại cơ chế phân quyền

này.

Thứ tư, trên thực tế, hoạt động của Hội đồng cạnh tranh trong thời gian qua

khá mờ nhạt, dường như trở thành “cái bóng” của Cục Quản lý cạnh tranh. Số lượng

vụ việc hạn chế cạnh tranh đã xử lý dừng ở mức khiêm tốn: một vụ (điều đó còn phụ

thuộc vào số lượng hồ sơ vụ việc mà Cục Quản lý cạnh tranh chuyển sang và Hội

đồng chỉ có chức năng xử lý chứ không có chức năng điều tra). Hội đồng cạnh tranh

cũng gặp những khó khăn như: hầu hết các thành viên đều kiêm nhiệm, bộ máy còn

chưa hoàn chỉnh về nhân sự và biên chế.

Bên cạnh đó, Hội đồng chưa có những hoạt động nổi bật về các chức năng còn

lại (quảng bá, tuyên truyền pháp luật cạnh tranh, học hỏi kinh nghiệm xây dựng, tổ

chức của các nước trên thế giới, hoàn thiện pháp luật cạnh tranh,…). Vì vậy, mô hình

tổ chức cũng như hoạt động của Hội đồng cạnh tranh Việt Nam chỉ mới dừng lại ở

mức còn sơ khai, chưa hoàn thiện.”

Khảo sát gần đây của Cục Cạnh tranh cho thấy đến trên 30% doanh nghiệp không

biết về Luật Cạnh tranh, số khác phát hiện cạnh tranh không lành mạnh nhưng ngại khiếu

kiện.163

Thực tế cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta còn rất phổ biến, gây thiệt hai

nhiều mặt cho người tiêu dùng nhưng liên quan đến sự hoạt động của các cơ quan nhà

nước các cấp. Có thể đơn cử vài ví dụ:

Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đã công khai nêu nghi vấn về sự “bảo kê” của các

cán bộ giao thông vận tải đối với các doanh nghiệp vận tải vi phạm pháp luật164

.

Bộ trưởng cũng đã thẳng thắn chỉ ra hiện tượng xã hội đen thao túng nguyên

vật liệu xây dựng:

“Theo Bộ trưởng Thăng, khó khăn lớn nhất là giải phóng mặt bằng và nguồn vật

liệu để làm đường. Riêng về vật liệu xây dựng, người đứng đầu ngành giao thông cho

hay, hầu như nguồn vật liệu ở địa phương đã cấp cho doanh nghiệp tư nhân khai thác.

Đặc biệt, đã có tình trạng giang hồ cát cứ, xã hội đen, thế giới ngầm ở địa phương thâu

tóm nguồn cung vật liệu xây dựng, vượt ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Chính

điều này làm cho nguồn cung vật liệu cho các nhà thàu thi công gặp khó khăn, giá tăng

cao, tiến độ chậm, chất lượng không đảm bảo.

“Nguồn vật liệu khai thác tại chỗ, ở địa phương thì được cung cấp, còn đưa chỗ

khác đến thì lực lượng này không cho vào hoặc nếu vào mà muốn mua được lại phải

nộp tiền”, ông Thăng nói.” 165

Được biết ý kiến này của Bộ trưởng Thăng không được một số địa phương xác

nhận và đồng tình.

163 http://phapluattp. thuong-nhan-loi-24735.htmlvn/20130614115224605p1014c1070/doanh-nghiep-chua-ro-luat-canh-tranh.htm 164 http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/138182/khong-do-dau--bao-ke-moi-giam-tieu-cuc-tren-duong.html 165 http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/xa-hoi-den-thau-tom-nguon-vat-lieu-xay-dung-tai-dia-phuong-

2839350.html

Page 270: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

270

Tuy vậy, có thể thấy tình trạng cạnh tranh không lành mạnh rất đa dạng, phức

tạp, diễn ra ở rất nhiều lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, vận tải,

sữa nhập khẩu, dược phẩm v.v... đều liên quan đến cơ quan nhà nước có trách nhiệm

thực thi pháp luật. Nếu “lợi ích nhóm” không được kiểm soát thông qua công khai

minh bạch, trách nhiệm giải trình, giám sát của dân, báo chí, cơ quan pháp luật thì tình

trạng cạnh bình đẳng theo pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp và nền

kinh tế còn xa vời. Chừng nào giá nguyên vật liệu còn do xã hội đen kiểm soát và

nâng giá thì chừng đó chi phí xây dựng đường cao tốc còn chưa kiểm soát được và sẽ

tiếp tục là gánh nặng đối với nền kinh tế. Tương tự như vậy, giá sữa cao hơn giá nhập

khẩu 5 lần nhưng Cục Quản lý giá lại nói đấy là sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ

sung nên không thuộc loại sản phẩm bình ổn giá.166

Giá sữa cao trực tiếp đánh vào trẻ

nhỏ và người bệnh, người già gây bức xúc trong công luận đã trường diễn từ lâu

nhưng chưa thấy có phương án giải quyết.

Lâu nay, vấn đề doanh nghiệp nhà nước độc quyền thường được công luận chú ý nhiều

nhất:

Các lĩnh vực độc quyền của DNNN

25.330Xuất khẩu

6570Tín dụng ngân hàng TM

90N/AHàng không

100N/AĐƣờng sắt

100N/AXăng dầu

99N/AHóa chất cơ bản

100N/ASản phảm hóa dầu

69N/ACao su

90N/APhân bón hóa học

5264Thép

5559Xi măng

N/A63Thuốc lá

7050Giấy

9897Than

9294Điện

Tỷ trọng (2003, %)Tỷ trọng (1999,%)Công nghiệp

Trên thực tế, doanh nghiệp nhà nước có vị thế thống lĩnh thị trường và độc

quyền địa phương còn nhiều hơn nữa.

Lộ trình áp dụng cơ chế thị trường cho ngành điện và các ngành khác tiếp tục

kéo dài trong khi Cục Quản lý cạnh tranh rất khó có thể giám sát các tập đoàn, tổng

công ty nhà nước này.

Nhiều tỉnh, thành phố đã mặc nhiên cho phép hình thành “độc quyền địa

phương” bằng cách chỉ định một công ty duy nhất xuất khẩu gạo của tỉnh hay quy

định hành chính trong phạm vi địa giới của tỉnh chỉ dùng bia do doanh nghiệp của tỉnh

sản xuất. Những hành vi này không phù hợp với Luật Cạnh tranh nhưng chưa thấy

được xử lý.

166 http://dantri.com.vn/kinh-doanh/sua-nhap-ngoai-gia-ban-le-gap-5-lan-gia-nhap-khau-776746.htm

Page 271: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

271

Gần đây, việc lãnh đạo một số công ty nhà nước công ích của TP.Hồ Chí Minh

nhận lương “khủng” đã bộc lộ những lỗ hổng trong hoạt động của tổ chức Đảng, Công

Đoàn, đoàn thể ở cơ sở cũng như những sai sót của cơ quan quản lý cấp trên của các

doanh nghiệp đó.167

Các doanh nghiệp này có vị thế “độc quyền” trên lĩnh vực được giao.

Song, tình trạng độc quyền cũng đã lan sang cả truyền hình trả tiền và những dịch vụ

khác.168

Bức tranh chưa đầy đủ và chưa có hệ thống trên đây cho thấy muốn hoàn thiện

cơ chế thị trường, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, theo pháp luật rất cần cải cách thể

chế, bảo đảm các cơ quan chính quyền nhà nước các cấp không tùy tiện can thiệp

hành chính vào thị trường và có cơ chế giám sát lợi ích nhóm.

Sau đây, xin đề xuất một số kiến nghị.

4. Kiến nghị

1. Quốc hội nên xem xét ra Nghị quyết về cải cách thể chế, thực hiện các

nguyên tác cơ bản của bộ máy như trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch, mỗi

vị trí đều phải có quy định về chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Việc bổ nhiệm những

chức danh chủ chốt phải có chương trình hành động, phải được thông qua giám định

và xét duyệt công khai của các Ủy ban của Quốc hội (ở trung ương) hay các ban của

Hội đồng Nhân dân cấp tương ứng. Hiện nay cải cách thể chế đã quá chậm và gây ra

nhiều tiêu cực, đã đến lúc Quốc hội cần thực hiện quyền hiến định về lĩnh vực này.

2. Xem xét việc nâng cấp Cục Quản lý cạnh tranh thành một cơ quan có đủ

thẩm quyền, hoạt động độc lập theo pháp luật dưới sự giám sát của Quốc hội (hay của

Chính phủ), không nên để tiếp tục trực thuộc Bộ Công Thương và chấm dứt việc hoạt

động của Cục và Hội đồng Quản lý cạnh tranh như hiện nay. Trong đó, cần quy định

quyền hạn điều tra, giám sát và xử lý các hành vị độc quyền, lạm dụng vị thế thống

lĩnh thị trường. Không nên tách rời chức năng điều tra và xử lý về cạnh tranh như hiện

nay.

3. Phát huy vai trò của báo chí và các tổ chức xã hội, trước hết là Hội bảo vệ

người tiêu dùng.

167

http://nld.com.vn/20130829112539762p0c1002/giam-doc-nhan-luong-khung-3-so-chong-lung.htm 168 http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/568353/truyen-hinh-tra-tien-lo-ro-the-doc-quyen.html#ad-image-0

Page 272: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

272

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HƢỚNG TỚI

TĂNG TRƢỞNG BỀN VỮNG

TSKH. Võ Đại Lƣợc

Trung tâm Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng

Đối với mọi quốc gia nguồn nhân lực luôn có vai trò hết sức quan trọng, nhưng

đối với những quốc gia tài nguyên thiên nhiên không dồi dào, thì nguồn nhân lực

càng có tầm quan trọng hơn. Việt Nam thuộc những nước không có nhiều tài nguyên,

do vậy nguồn nhân lực càng có vị thế vượt trội đối với sự tăng trưởng và phát triển

bền vững. Báo cáo này sẽ đề cập tới một số vấn đề chung về nguồn nhân lực, một số

kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện

nay.

I. Những vấn đề chung về phát triển nguồn nhân lực

Trước hết phải xác định nguồn nhân lực là gì?

Ngân hàng thế giới cho rằng: “nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao

gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp … của mỗi cá nhân”. Theo tổ chức lao

động quốc tế: “nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi

có khả năng tham gia lao động”. Hai định nghĩa này gắn nguồn nhân lực với lực lượng

tham gia lao động, nghĩa là theo nghĩa hẹp. Nhưng nguồn nhân lực có thể hiểu theo

nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ dân cư của một quốc gia, không những là người lao

động, mà cả học sinh, sinh viên, trẻ em, người già, nghĩa là những người sẽ đang lao

động, sẽ tham gia lao động và đã hết tuổi lao động. Đây là một loại “tài nguyên đặc

biệt”, giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các nguồn lực phát triển của mọi quốc gia, là

cơ sở cơ bản nhất cho sự phát triển bền vững. Nguồn nhân lực hiểu theo nghĩa rộng

không chỉ là lực lượng lao động mà còn là lực lượng tiêu dùng những của cải do lao

động làm ra.

Nguồn nhân lực có thể xét về mặt cơ cấu, theo tuổi tác, theo giới tính, theo

nghề nghiệp, theo trình độ, theo tài năng. Một quốc gia có tỷ trọng người trẻ tuổi cao,

tỷ trọng tri thức lớn, số người tài hội tụ về nhiều.- đó là một quốc gia có tiềm năng

phát triển lớn.

Phát triển nguồn nhân lực, theo quan điểm của liên hiệp quốc bao gồm giáo dục,

đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và

nâng cao chất lượng cuộc sống. Cũng có quan điểm cho rằng phát triển nguồn nhân lực

phải nhằm gia tăng giá trị vật chất, tinh thần, cả trí tuệ và tâm hồn, kỹ năng nghề

nghiệp, đạo đức, phẩm chất và nhân cách, kể cả cơ chế chính sách của nhà nước đảm

bảo sử dụng khai thác, phân bổ, phát huy hiệu quả cao nhất nguồn nhân lực của đất

nước.

Phát triển nguồn nhân lực không chỉ hướng vào thị trường trong nước, mà còn

phải hướng ra thị trường quốc tế, phải nâng cao khả năng cạnh tranh của nguồn nhân

lực đất nước. Một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao,

đặc biệt là các nhân tài đang được tự do di chuyển.

Page 273: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

273

Như vậy phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào ba nhân tố chủ yếu: người

lao động phải tự rèn luyện phấn đấu gia tăng giá trị tổng thể của bản thân mình; nhà

nước phải có chính sách giáo dục đào tạo tốt, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực; thị

trường giữ vai trò phân bố nguồn lực hợp lý; các doanh nghiệp đào tạo, sử dụng các

nguồn lực có hiệu quả.

Trong 3 yếu tố đó, Nhà nước luôn có vai trò chủ đạo. Nếu Nhà nước có chính

sách giáo dục tốt, co các trường học đẳng cấp cao, có thể đào tạo được những nhân lực

có chất lượng cao; Nhà nước có chính sách trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài hội tụ

về đất nước và sử dụng họ có hiệu quả, thì đó là cơ hội lớn cho đất nước. Nhà nước có

chính sách lương bổng hợp lý, chính sách bảo vệ sức khỏe tốt, sẽ có tác dụng bồi dưỡng

các nguồn lực cho phát triển v.v… Trong các chính sách của Nhà nước, chính sách

nhân tài là quan trọng nhất – “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Nếu Nhà nước trọng

dụng được các nhân tài thì chính các nhân tài đó sẽ có cách sử dụng có hiệu quả lực

lượng lao động của đất nước. Trong nguồn lực lao động – những người nắm quyền

quản trị quốc gia là lực lượng quan trọng nhất, quyết định nhất đến vận mệnh của quốc

gia. Đây là lực lượng có vai trò chế định, thực thi, giám sát việc thực thi thể chế. Do vậy

cơ chế tuyển dụng chọn những người có tài vào bộ máy quản trị quốc gia từ Trung

ương đến địa phương là một cơ chế quan trọng nhất. Nếu bộ máy quản trị của một quốc

gia không có người tài, không có nguyên khí quốc gia ở đó, thì quốc gia đó khó có thể

phát triển. Trong điều kiện hiện nay đời sống của dân chúng ngày càng được cải thiện

và nâng cao, do vậy tuổi thọ của các nước đều tăng, ở nhiều nước phát triển tuổi thọ

trung bình đã tới trên 80 tuổi – một làn sóng “tóc bạc” đang đe dọa các nền kinh tế này,

vì số người không làm việc ngày càng tăng cao so với số người làm việc. Do vậy chính

sách dân số phải thích ứng với tình hình mới. Không chỉ hạn chế sinh đẻ, mà phải

khuyến khích thích hợp, để đảm bảo số người lao động cần thiết không được giảm.

Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn lực rất đa dạng, nhưng nói chung các

nước đều xem đây là quốc sách hàng đầu theo hướng: luôn luôn đổi mới, chính sách

giáo dục và đào tạo, chính sách thu dụng nhân tài cả trong và ngoài nước, chính sách

thị trường lao động tự do, chính sách an sinh xã hội …

Mỹ là nước có chính sách giáo dục đại học được đánh giá cao như: đa dạng hóa

các nguồn kinh phí giáo dục đại học, các trường đại học đã huy động kinh phí từ nhiều

nguồn: từ nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế tư nhân, các tổ

chức tôn giáo, v.v… Với nguồn kinh phí khá dồi dào, các trường đại học Mỹ có thể

xây dựng các cơ sở trường lớp hiện đại, thuê được các thầy giáo giỏi, lập các quỹ hỗ

trợ sinh viên. Lĩnh vực giáo dục đại học ở Mỹ thực sự là một thị trường cạnh tranh

cao. Chất lượng các trường cao thì khả năng thu hút được các sinh viên giỏi càng lớn.

Do vậy thương hiệu nhà trường ở Mỹ là một vấn đề mà không trường nào có thể lơ là.

Các trường đại học ở Mỹ là các trường đại học nghiên cứu đẳng cấp cao. Các phát

minh sáng chế chủ yếu là ở các trường đại học. Thời gian cho nghiên cứu khoa học

của các thầy giáo luôn được các trường đại học Mỹ xem trọng. Môi trường làm việc ở

Mỹ được đánh giá cao, do vậy đã có sức thu hút các nhân tài trên thế giới về Mỹ làm

việc. Hầu hết các học giả được giải Nobel đều tập trung ở Mỹ. Các trường đại học ở

Mỹ có sức thu hút mạnh mẽ các sinh viên trên khắp thế giới.

Nhật Bản là một trong những nước đi đầu ở châu Á trong việc phát triển nguồn

nhân lực. Nhật Bản hầu như rất nghèo về tài nguyên, do vậy để phát triển chỉ có thể

trong chờ vào nguồn nhân lực. Chính phủ Nhật đã thực hiện chính sách giáo dục bắt

buộc đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở, tất cả học sinh trong độ tuổi từ 6-15 tuổi

Page 274: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

274

được miễn phí học tập. Kết quả là tỷ lệ thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng ở

nước này ngày càng nhiều. Ngay từ bậc trung học cơ sở các học sinh đã được dậy nghể

đủ mức để họ ra trường có thể vào làm công nhân trong các nhà máy. Chế độ đào tạo và

quản lý nhân lực trong các xí nghiệp Nhật Bản cũng rất nổi bật, hướng người lao động

hợp tác với nhau với giới chủ, bằng các chế dộ lương thưởng theo thâm niên, trọng

dụng những người làm việc lâu năm có kinh nghiệm.

Hàn Quốc là một quốc gia rất xem trọng phát triển nguồn nhân lực. Tháng

12/2001, Chính phủ đã công bố chiến lược phát triển nguồn nhân lực lần thứ nhất giai

đoạn 2001-2005, tiếp đó chiến lược quốc gia phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2006-

2010 lại được xây dựng và dã được thực hiện có hiệu quả. Các chiến lược này đều

nhắm tới mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học và các

cơ sở nghiên cứu, nâng cao trình độ sử dụng và quản lý nguồn nhân lực; nâng cao tính

chuyên nghiệp của nguồn nhân lực trong khu vực công; xây dựng hệ thống đánh giá

và quản lý kiến thức, kỹ năng và công việc; xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin cho

phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển thị trường tri thức; phát triển giáo

dục hướng nghiệp cho các trường trung học, các trường dạy nghề kỹ thuật, đẩy mạnh

nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng.

Cộng hòa Séc đã rất chú trọng tới việc hoạch định chiến lượcc phát triển nguồn

nhân lực. Séc đã hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực (2000)

với các định hướng phổ cập tiếng Anh, cải thiện nguồn nhân lực hành chính công,

phát triển giáo dục đại học - cao đẳng liên kết với hoạt động nghiên cứu, phát triển đội

ngũ giáo viên, phát triển hệ thống học tập suốt đời.

Trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực Trung Quốc đặc biệt chú trọng chiến

lược bồi dưỡng, đào tạo nhân tài. Nội dung của chiến lược này là “lấy nhân tài chấn

hưng đất nước; xây dựng đội ngũ nhân tài đông đảo và có chất lượng cao; tôn trọng

lao động tri thức, tôn trọng nhân tài và sự sáng tạo, lấy thúc đẩy phát triển làm xuất

phát điểm cơ bản của công tác nhân tài, điều chỉnh nhân tài một cách hợp lý, lấy xây

dựng năng lực làm điều cốt lõi, ra sức đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nhân tài, kiên trì

đổi mới sáng tạo, nỗ lực xây dựng cơ chế đánh giá, sử dụng nhân tài một cách khoa

học”.

Singapore được xem là một quốc gia có chính sách phát triển nguồn lực rất nổi

bật, với hệ thống các trường phổ thông, đại học, cao đẳng cấp cao, hướng tới phát huy

khả năng sở thích năng khiếu của từng học sinh, giúp phát huy cao nhất tiềm năng của

mỗi học sinh. Chương trình đào tạo hiện đại, chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách,

truyền thống, văn hóa. Có chính sách thu hút học sinh nước ngoài, không chỉ nhằm

mục tiêu kiếm lời, mà chủ yếu nhằm thu hút nhân tài với chính sách tín dụng cho sinh

viên, khuyến khích các trường liên thông, liên kết với bên ngoài, mời gọi các đại học

danh tiếng đến Singapore đặt chi nhánh.

Một chính sách rất đáng chú ý của các nước là chính sách lương bổng đối với

các nhân tài, nói chung hầu hết các nước phát triển đều có mức lương tương đương

nhau đối với các nhân tài. Trung Quốc đã thực hiện chính sách giữ nguyên lương cho

các chuyên gia cao cấp nếu từ nước ngoài về Trung Quốc làm việc. Singapore còn

tăng lương cao hơn, cạnh tranh hơn. Lương của các bộ trưởng Singapore còn cao hơn

lương của Tổng thống Mỹ, đề không chỉ khuyến khích họ làm việc tốt, mà còn là một

rào cản chống tham nhũng.

Page 275: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

275

Từ kinh nghiệm thực tế của một số quốc gia trên thế giới, ta có thể rút ra một

số nhận xét:

- Tất cả đều xem trọng việc phát triển nguồn nhân lực, xem đó là quốc sách

hàng đầu.

- Một số quốc gia đã hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho từng

giai đoạn, những quốc gia không hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực

theo hướng hiện đại và quốc tế, trên thực tế họ cũng đi theo những định hướng phát

triền phù hợp.

- Tất cả đều chú trọng công tác giáo dục từ phổ thông, dạy nghề đến giáo dục

cao đẳng đại học.

- Một số quốc gia đã có cả chính sách đào tạo trọng dụng, thu hút nhân tài.

- Lương cao, điều kiện làm việc tốt, được xem trọng và tôn vinh - cũng là một

chính sách được nhiều quốc gia chú ý.

II. Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Hiện trạng, vấn đề và giải pháp

* Hiện trạng

Chính sách phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đã có nhiều đổi mới theo

hướng như Đại hội Đảng XI đã nêu “Phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục

quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, toàn cầu hóa và hội nhập

quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán

bộ quản lý là khâu then chốt”. Chính sách này đang đi vào cuộc sống, nhưng chậm trễ.

Nguồn nhân lực ở Việt Nam có số lượng xếp vào hạng thứ 2 ở Đông Nam Á

với 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm tới 58,5% tổng

dân số - 87,84 triệu (theo tổng cục thống kế -2011), trong đó lực lượng lao động của

khu vực nông thôn chiếm 70,3%. Trong tổng số 51,4 triệu lao động chỉ có 7,8 triệu

người đã được đào tạo, chiếm 15,4 %; ở thành thị số lao động được đào tạo chiếm

30,9%, trong khi ở nông thôn chỉ có 9%. Đây là sự chênh lệch quá lớn, tác động tiêu

cực tới sự phát triển kinh tế.

Đội ngũ tri thức khá đông về số lượng: cả nước đến năm 2010 có trên 15 ngàn

tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, mục tiêu đến năm 2020 sẽ tăng lên tới 20.000. Số sinh viên

đại học và cao đẳng đến tháng 2/2011 đã có tới 2 triệu người.

Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện còn bất cập so với nhu

cầu của thị trường, thể hiện ở chỗ:

- Có tới 63% số sinh viên ra trường không có việc làm vì phần đông cử nhân ra

trường mơ hồ về định hướng nghề nghiệp, lý tưởng sẽ đạt tới, thiếu kiến thức thực tế

và kỹ năng hành nghề, yếu về khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng thuyết trình và làm

việc nhóm, v.v… Một lý do nữa là cơ cấu nghề nghiệp đào tạo không khớp với cơ cấu

nhu cầu của thị trường.

- Số lao động chưa được đào tạo, chưa có kỹ năng nghề nghiệp lớn, không

khớp với nhu cầu lao động của thị trường, do vậy có tình trạng thiếu lao động kỹ

năng, thừa lao động giản đơn.

- Số học sinh tốt nghiệp ra trường nếu được tiếp nhận về các công ty kinh

doanh, cũng chưa làm việc được ngay, mà phải mất tới 1-2 năm đề đào tạo lại.

Page 276: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

276

Không chỉ chất lượng đào tạo có vấn đề, mà thị trường lao động Việt Nam còn

có những điểm nghẽn rất đáng quan tâm.

Thứ nhất, lương bổng không đủ đảm bảo cuộc sống của người lao động, đặc

biệt là những người làm việc trong bộ máy công quyền, mức lương tuy trung bình

khoảng 4 triệu - 5 triệu đồng/tháng cho các cán bộ công quyền trên, nhưng thực tế đã

không đáp ứng được các nhu cầu của gia đình họ. Do vậy họ phải tìm các nguồn thu

nhập khác ngoài lương. Đây là một trong các lý do dẫn đến tệ nạn tham nhũng, làm

việc không tận tâm, kém hiệu quả. Bộ máy đông nhân viên nhưng hoạt động kém.

Thứ hai, tệ nạn chạy chọt, đút lót để được vào biên chế nhà nước là khá phổ

biến, tuy không thể phát hiên ra, vì những người chạy chọt đút lót để con vào biên chế

nhà nước đã không tố cáo. Tệ nạn này làm cho bộ máy công quyền ngày càng thiếu

những người làm việc có năng lực. Có thể dẫn Hà Nội là một ví dụ. Đã có một cán bộ

lãnh đạo Hà Nội công bố công khai “phải mất 100 triệu mới chạy được 1 chỗ làm việc

trong các cơ quan Hà Nội”. Tuy nhiên việc này đã không thể xác minh được. Trong 9

năm qua kể đến trước năm 2012, Hà Nội đã tuyên dương 973 thủ khoa, nhưng chỉ có

100 thủ khoa về công tác tại các cơ quan của Hà Nội, và cũng chưa có xác minh 100

người này có mấy người còn làm việc tại Hà Nội. Điều này chứng tỏ là phải chạy chọt

mới vào làm việc tại các cơ quan của Hà Nội, nên những người giỏi không dễ có thể

được tiếp nhận.

Thứ ba, tình trạng “chạy chức chạy quyền” khá phổ biến biến. Muốn lên chức to nhỏ

đều phải có “phong bao”, chức to thì phong bao lớn, chức nhỏ thì phong bao nhỏ hơn, nhưng

nếu không có phong bao, rất khó lên chức. Tệ nạn này đã dẫn đến những hệ quả rất tiêu cực.

Do phải mất tiền mới lên được chức, nên khi có chức quyền họ phải thu lại bằng rất nhiều thủ

đoạn đa dạng như lại “bán” các chức có thể bán, tăng các khoản thu có thể thu, gây khó dễ

cho cấp dưới và dân để “cầu lợi”, v.v…

Thứ tư, hệ thống giáo dục ở Việt Nam từ mẫu giáo đến đại học và sau đại học

đang có nhiều vấn đề phải nghiên cứu xử lý. Các trường đại học mở phân tán trên tất

cả các tỉnh thành trái nguyên tắc phát triển tập trung của giáo dục đại học. Các trường

đại học trên thế giới đều tập trung ở một số trung tâm, chứ không phát triển đồng đều

khắp mọi nơi, vì các thầy đại học giỏi không nhiều nếu quá phân tán sẽ không có thầy

giỏi, do vậy chất lượng sẽ kém. Nhiều trường đại học ở các tỉnh xa trung tâm Hà Nội

và Hồ Chí Minh đã không có đến 1 tiến sĩ, làm sao có chất lượng được. Các giáo

trình, giáo khoa kém cập nhật hiện đại. Phương pháp giảng dạy nặng về “nhồi nhét”

tri thức, nhẹ về phát huy tri sáng tạo của sinh viên. Các chương trình giảng dạy nặng

về kiến thức, nhẹ về kỹ năng nghề nghiệp. Đây là những vấn đề đã được đề cập trên

các báo chí, những chậm được sửa chữa.

Thứ năm, tệ nạn tham nhũng khá phổ biến, ai cũng cảm nhận được, nhưng khó

tố cáo, vì tham nhũng đẻ ra từ cơ chế “xin- cho”. Hầu như dân muốn xin chính quyền

gì, thì phải có phong bì phong bao.

Thứ sáu, tình trạng tụt hậu về tư duy, bảo thủ giáo điều, thiếu tinh thần đổi mới

sáng tạo. Ở nước ta hiện có nhiều tư duy trái với thực tế Việt Nam và thế giới, những

vẫn tồn tại. Chẳng hạn về cả lý luận và thực tế, không một nền kinh tế thị trường nào

kinh tế nhà nước có thể giữ được vai trò chủ đạo một cách có hiệu quả, kiểm toán

doanh nghiệp nhà nước nào cũng thấy có vấn đề, nhưng tư duy này vẫn tồn tại. Một

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên thế giới cũng chưa có, vì bản

thân khái niệm xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn đang được các

Page 277: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

277

Hội đồng lý luận nghiêm cứu nhiều năm mà vẫn chưa sáng tỏ. Ấy thế nhưng chúng ta

vẫn khẳng định là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những điểm nghẽn trên đây trong sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đang

là một lực cản to lớn cần được tháo gỡ.

* Các giải pháp

1. Nguồn nhân lực Việt Nam phải được bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng, đánh giá

theo các nguyên tắc của thị trường, Thị trường cần gì, ta phải đào tạo theo để đáp ứng.

Thị trường đánh giá chất lượng lao động. Lựa chọn, đề bạt phải có tính cạnh tranh, dù

Đảng cử người vào các chức danh quan trọng, nhưng không cử một mà nên vài ba ứng

viên để họ cạnh tranh và phấn đấu, và dân có quyền tham gia lựa chọn. Những chức

danh quan trọng nên để bầu trực tiếp.

2. Chính sách hội nhập là quan trọng. Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay,

nguồn nhân lực Việt Nam phải cạnh tranh với nguồn nhân lực của các quốc gia khác,

cạnh tranh từ những người đứng đầu nhà nước đến dân chúng. Do vậy phải có cơ chế

tuyển chọn những người lãnh đạo quốc gia có thể đối mặt với cạnh tranh quốc tế. Phải

có chính sách phổ cập tiếng Anh để có công cụ hội nhập, đồng thời phải có chính sách

thu hút nhân tài ngoài vào Việt Nam.

3. Chính sách trọng dụng nhân tài là một chính sách rất cơ bản. Nhân tài chỉ

chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ trong dân cư của các quốc gia – vào khoảng 2-3%. Nếu số nhân

tài nhỏ bé này không được trọng dụng, thì sẽ không có nhân tài quản lý sử dụng đông

đảo những người lao động còn lại. Nông thôn Việt Nam rộng lớn, chiếm tới 70% lao

động cả nước, nhưng về nông thôn không thấy nhân tài, họ tập trung về các đô thị, do

vậy nông thôn không thể phát triển được. Chính sách nhân tài phải có tính cạnh tranh

cao với các quốc gia khác về các mặt đãi ngộ, tạo điều kiện làm việc, giao cho họ

những trọng trách xứng với tài năng, v.v… Thị trường nhân tài là thị trường hiện đang

được quốc tế hóa mạnh nhất, do vậy quốc gia nào có cơ chế chính sách tốt sẽ thu hút

được nhân tài và ngược lại.

4. Chính sách lương bổng hợp lý. Chế độ lương của Việt Nam hiện quá bất hợp lý

- lương không đủ sống, nhưng vẫn sống đàng hoàng. Đổi mới chính sách tiền lương phù

hợp với trình độ phát triển, có tính cạnh tranh quốc tế. Phải giảm mạnh biên chế của bộ

máy công quyền, xã hội hóa các dịch vụ công có thể, giảm các doanh nghiệp nhà nước,

v.v… để có thể có tiền tăng lương cho cán bộ, công nhân viên.

6. Đối mới hệ thống giáo dục theo hướng hiện đại và cạnh tranh quốc tế:

- Xây dựng các trung tâm đại học ở các vùng, thay vì phân tán ở các tỉnh. Bộ

Giáo dục và Đào tạo phải trực tiếp quản lý các trung tâm đại học cấp vùng, chứ không

phải giao cho các tỉnh quản lý hiên nay.

- Chương trình và giáo trình phải hiện đại, cập nhất, liên kết, liên thông với thế giới.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy trí sáng tạo tự chủ của

học sinh thay cho cách học nhồi nhét tri thức.

- Khuyến khích các trường đại học cao đẳng cấp quốc tế trong tốp 200 đặt chi

nhánh tại Việt Nam.

- Các trường phổ thông đổi mới theo hướng gắn nhiều hơn với giáo dục nghề.

Page 278: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

278

7. Có chính sách hợp lý đối với lao động nhập cư vào các thành phố vể cả hộ tích, các

chế độ an sinh xã hội phù hơp với xu hướng đô thị hóa đang gia tăng ở Việt Nam.

8. Phải có chính sách thu hút người tài về nông thôn để phát triển nông thôn,

nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

9. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực với tầm nhìn 30 năm theo

hướng hiện đại và quốc tế.

III. Kết luận:

Phát triển nguồn nhân lực đã được Đảng và Nhà nước ta xem là quốc sách hàng

đầu. Tuy nhiên cơ chế, chính sách cụ thể đang bất cập với quốc sách hàng đầu đó. Do vậy

cần phải có quyết tâm đổi mới mạnh mẽ từ tư duy, quan điểm phát triển, đến các chính

sách và phương thức điều hành cụ thể thì mới có thể giải quyết được các bất cập đó.

Tài liệu tham khảo

1. Viện chiến lược phát triển, “Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến 2010, tầm nhìn 2020”, NXB. Chính trị

Quốc gia, 2001, HN.

2. “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo”, HN 5/2002.

3. Hội đồng lý luận TW, “Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong

tình hình hiện nay, Tập II, NXB Chính trị Quốc gia, 2010.

4/ Văn Đình Tấn, “Nguồn nhân lực trong công cuộc CNH, HĐH ở nước ta”,

http://chươngtima.gov.vn.

5. Lê Ái Lâm, “Phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người và mối quan hệ

với phát triển kinh tế”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 6, 8/2002.

6. Thông tin những vấn đề lý luận, “Nền kinh tế mới” đòi hỏi một nền giáo dục

mới, số 17, 9/2004, Học viện Chính trị Quốc gia HCM.

7. Võ Đại Lược, “Bối cảnh quốc tế và kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001 đến

2010”, NXB KHXH, 2013, HN.

Page 279: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

279

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TRI THỨC

Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

BÙI TRINH

DẪN NHẬP

Đến này hầu như không có một định nghĩa chính xác tuyệt đối về trí thức hoặc

kinh tế trí thức, mỗi một bộ phân dân cư hoặc thậm chí mỗi con người đều có những

định nghĩa riêng cho mình về tri thức. Đối với đa số thì những người có địa vị tronng

xã hội hoặc có học hàm học vị mặc nhiên được coi là trí thức, nhưng đối với một bộ

phân khác họ lại không coi là như vậy; tỷ như một vị giáo sư khi đọc truyện Kiều thì

cười phá lên và một bà cụ bán rau khi đọc truyện Kiều thì rơm rớm nước mắt. Như

vậy hỏi ai có tri thức hơn ai? Những vị quan văn thời xưa (và cả thời nay) đều là

những người đỗ đạt cả, mũ cao áo dài nhưng chỉ chăm chăm lựa ý bề trên, nói và viết

những điều bề trên thích mà trà đạp lên sự thật, những người đó có phải trí thức hay

không? Vậy phải chăng đặc tính của những người trí thức là luôn phản biện? Phản

biện mà không có cơ sở khoa học thì cũng không phải trí thức. Hoặc những người

luôn thay đổi quan điểm theo phía mạnh hơn lại càng không được xem là tri thức. Như

vậy có thể thấy đây là một ý niệm, một chuẩn mực cho riêng từng cá nhân. Người xưa

nói đại ý “Người phụ nữ làm đẹp vì người mình yêu; người quân tử dốc sức vì tri kỷ”

Tuy nhiên mục tiêu của chuyên chỉ nhằm đưa ra được thực trạng nền kinh tế tri

thức dựa trên phương pháp đánh giá trình độ phát triển kinh tế tri thức tại Việt Nam,

so sánh với các quốc gia Châu Á và trên thế giới, thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

bảo đảm đầy đủ bốn trụ cột của kinh tế tri thức là: (1): Môi trường kinh doanh và thể

chế; (2): Hệ số đổi mới; (3): Giáo dục và nguồn nhân lực; (4): Công nghệ thông tin và

truyền thông.

Trên cơ sở nghiên cứu của Chuyên đề 1 về “Các phương pháp và chỉ số đánh

giá trình độ phát triển Kinh tế tri thức”, nhóm nghiên cứu đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá

nền kinh tế tri thức của Việt Nam theo những nghiên cứu và đánh giá của một số tổ

chức quốc tế, đồng thời vận dụng và tính toán một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nhằm đưa

ra đánh giá phân tích về thực trạng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-

2012 dưới góc nhìn của kinh tế tri thức.

Page 280: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

280

PHẦN I

CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KINH TẾ TRI THỨC CỦA VIỆT NAM ĐƢỢC MỘT

SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ CÔNG BỐ VÀ ĐÁNH GIÁ

I. NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WORLD BANK)

Hàng năm, Ngân hàng thế giới đều có chương trình thu thập thông tin thống kê

của nhiều quốc gia trên thế giới và vùng lãnh thổ nhằm đánh giá tổng quan về trình độ

phát triển kinh tế tri thức của các quốc gia trên thế giới.

Chỉ số kinh tế tri thức KEI được xây dựng như là trung bình giản đơn của các

chỉ số trụ cột trong bảng cơ bản và đưa ra một chỉ số tổng hợp đại diện cho mức độ

tổng thể của sự phát triển của một quốc gia hoặc khu vực trong nền kinh tế tri thức, và

tổng hợp 4 trụ cột của nền kinh tế tri thức để so sánh đánh giá giữa các nước và đánh

giá qua các năm.

Phương pháp đánh giá trình độ phát triển kinh tế tri thức của Ngân hàng thế

giới (World Bank) luôn được coi là chuẩn mực và dựa trên 4 trụ cột chính, đó là:

1/ Môi trường kinh doanh và thể chế;

2/ Hệ số đổi mới;

3/ Giáo dục và nguồn nhân lực;

4/ Công nghệ thông tin và truyền thông.

Các tiêu chí này được chuẩn hóa trên thang điểm từ 0 đến 10 so với các nước

khác trong nhóm các nước so sánh.

1. Chỉ số Môi trƣờng kinh doanh và thể chế:

Đây là 1 trong 4 trụ cột của chỉ số kinh tế tri thức, với ba biến đại diện:

- Hàng rào thuế quan và phi thuế quan: Đây là điểm được gán cho mỗi quốc

gia dựa trên phân tích của thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với thương

mại, chẳng hạn như lệnh cấm nhập khẩu và hạn ngạch, yêu cầu cấp phép... Chỉ số

được dựa trên điểm số Tự do Thương mại của Heritage Foundation;

- Chất lượng quản lý: chỉ số này đo lường tác động của các chính sách thị trường

không thân thiện như kiểm soát giá cả, giám sát ngân hàng lỏng lẻo, ý thức về các chi phí

sinh ra do quan ly qua ngăt ngheo ngoai thương va phat triên doanh nghiêp;

- Nên phap tri : gôm môt sô chi sô đo đac mưc đô an tâm cua ngươi môi giơi

vào quy định của pháp luật như tính hiệu quả và tính lường trước được của các phán

quyêt do bô may tư phap đưa ra, tính bắt buộc thực thi của các hợp đồng...

Bảng 01: Kết quả đánh giá chỉ số môi trƣờng kinh doanh và thể chế của các quốc

gia Châu Á năm 2000-2012

Nƣớc Xếp hạng Điểm

2012 2000 2012 2000

Singapore 1 3 9.66 9.16

Hong Kong, China 2 2 9.57 9.25

Page 281: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

281

New Zealand 3 6 9.09 8.38

Australia 4 4 8.56 9.06

Taiwan, China 5 5 7.77 8.64

Japan 6 1 7.55 9.4

Korea, Rep. 7 7 5.93 6.83

Malaysia 8 9 5.67 6.11

Thailand 9 8 5.12 6.67

Philippines 10 10 4.32 5.74

Mongolia 11 14 4.30 2.82

China 12 15 3.79 2.79

Indonesia 13 11 3.47 4.56

Vietnam 14 16 2.80 2.74

Cambodia 15 13 2.28 3.44

Fiji 16 17 1.96 2.49

Lao PDR 17 12 1.45 3.81

Myanmar 18 18 0.17 0.45

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thế giới 2012

Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng thế giới (World Bank) dựa trên ba biến

đại diện (1- Hàng rào thuế quan và phi thuế quan; 2- Chất lượng quản lý ; 3- Nên

pháp trị) cho giai đoạn từ năm 2000-2012, chỉ số môi trường kinh doanh và thể chế

của Việt Nam đã tăng được 2 bậc trong tổng số 18 nước Châu Á, từ vị trí 16 trong

năm 2000 lên vị trí thứ 14 trong năm 2012. Còn thứ hạng trong 146 quốc gia và vùng

lãnh thổ thì vẫn ở nhóm cuối bảng xếp hạng. Chỉ số môi trường kinh doanh và thể chế

của Việt Nam trong năm 2000 là 112/146; năm 2012 có tăng lên vị trí thứ 108/146.

Tuy là có tăng được 4 bậc nhưng vẫn là rất thấp.

2. Hệ số đổi mới:

Ba biến đại diện cho hệ số Đổi mới bao gồm:

- Tiền phí và tiền nhận được từ bản quyền và giấy phép: tổng chi và thu từ tiền

bản quyền và giấy phép;

- Ứng dụng bằng sáng chế được cấp bởi phòng sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ;

- Bài báo đăng trên tạp chí khoa học kỹ thuật: đề cập đến bài báo khoa học và kỹ

thuật được công bố trong các lĩnh vực: vật lý, sinh học, hóa học, toán học, y học lâm sàng,

nghiên cứu y sinh học, kỹ thuật và công nghệ, và trái đất và khoa học không gian.

Bảng 02: Kết quả đánh giá Hệ số đổi mới của các quốc gia Châu Á năm 2000-2012

Nƣớc Xếp hạng Điểm

2012 2000 2012 2000

Singapore 1 4 9.49 8.92

Taiwan, China 2 5 9.38 8.83

Hong Kong, China 3 3 9.10 9.14

Japan 4 7 9.08 7.93

Page 282: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

282

Australia 5 1 8.92 9.31

Korea, Rep. 6 2 8.80 9.29

New Zealand 7 6 8.66 8.58

Malaysia 8 8 6.91 6.62

China 9 9 5.99 5.74

Thailand 10 13 5.95 2.84

Fiji 11 11 4.65 4.35

Philippines 12 10 3.77 5.13

Indonesia 13 12 3.24 4.05

Mongolia 14 14 2.91 2.4

Vietnam 15 15 2.75 2.26

Cambodia 16 17 2.13 1.54

Lao PDR 17 16 1.69 1.68

Myanmar 18 18 1.30 1.08

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thế giới 2012

Trong giai đoạn 2000-2012, đánh giá về hệ số đổi mới của Việt Nam trong 18

nước Châu Á vẫn không có gì thay đổi về thứ hạng (đứng thứ 15/18 nước). Còn trong

tổng số 146 quốc gia và vùng lãnh thổ thì Việt Nam tăng được 3 bậc, từ vị trí 116/146

của năm 2000 lên vị trí 113/146 vào năm 2012.

3. Giáo dục và nguồn nhân lực:

Ba biến đại diện cho hệ số giáo dục và nguồn nhân lực bao gồm:

- Số năm học trung bình: (từ 15 tuổi trở lên);

- Tuyển sinh trung học (% tổng): Tỷ lệ tổng số học sinh trung học bất kể tuổi

tác chia cho dân số trong độ tuổi tương ứng với trình độ giáo dục trung học;

- Tuyển sinh đại học (% tổng): Tỷ lệ tổng số sinh viên đại học bất kể tuổi tác

chia cho dân số trong độ tuổi tương ứng với trình độ giáo dục đại học.

Bảng 03: Kết quả đánh giá Giáo dục và nguồn nhân lực của các quốc gia Châu Á năm 2000-2012

Nƣớc Xếp hạng Điểm

2012 2000 2012 2000

New Zealand 1 2 9.81 9.65

Australia 2 1 9.71 9.78

Korea, Rep. 3 4 9.09 8.71

Taiwan, China 4 7 8.87 6.23

Japan 5 5 8.43 8.58

Hong Kong, China 6 6 6.38 6.34

Mongolia 7 3 5.83 9.06

Fiji 8 9 5.27 5.41

Malaysia 9 12 5.22 4.44

Singapore 10 11 5.09 4.86

Philippines 11 13 4.64 3.36

Page 283: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

283

Thailand 12 8 4.23 5.99

China 13 10 3.93 5.35

Indonesia 14 15 3.20 2.82

Vietnam 15 14 2.99 2.84

Lao PDR 16 17 2.01 1.57

Myanmar 17 18 1.88 1.41

Cambodia 18 16 1.70 2.1

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thế giới 2012

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam đã có sự tụt hạng so với các

nước trong khu vực và trên thế giới từ năm 2000 đến năm 2012. Trong tổng số 18

nước Châu Á, Việt Nam đứng thứ 15/18 nước. Còn trong tổng số 146 quốc gia và

vùng lãnh thổ, Việt Nam đứng thứ 106/146.

4. Công nghệ thông tin và truyền thông:

Ba biến đại diện cho hệ số công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm:

- Số người sử dụng điện thoại trên 1.000 người (bao gồm người dùng cố định

và di động);

- Số người sử dụng máy tính trên 1.000 người;

- Số người sử dụng internet trên 1.000 người.

Bảng 04: Kết quả đánh giá Công nghệ thông tin và truyền thông của các quốc gia Châu Á năm

2000-2012

Nƣớc Xếp hạng Điểm

2012 2000 2012 2000

Taiwan, China 1 6 9.06 9.02

Hong Kong, China 2 3 9.04 9.21

Singapore 3 5 8.78 9.11

Australia 4 1 8.32 9.37

New Zealand 5 7 8.30 8.72

Japan 6 2 8.07 9.26

Korea, Rep. 7 4 8.05 9.21

Malaysia 8 8 6.61 7.34

Thailand 9 9 5.55 5.03

Vietnam 10 13 5.05 3.82

Mongolia 11 11 4.63 4.8

Fiji 12 10 3.87 4.95

China 13 12 3.79 4.41

Philippines 14 15 3.03 2.92

Indonesia 15 14 2.52 3.54

Lao PDR 16 16 1.84 2.1

Cambodia 17 17 0.74 2.1

Page 284: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

284

Myanmar 18 18 0.48 2.1

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thế giới 2012

Riêng về chỉ số này thì Việt Nam lại có sự tăng bậc đáng kể trên bảng xếp hạng

đánh giá của Ngân hàng thế giới. Năm 2012, Việt Nam đứng thứ 10/18 nước Châu Á

(so với vị trí 13/18 vào năm 2000). Còn trong tổng số 146 quốc gia và vùng lãnh thổ

thì Việt Nam đứng thứ 75/146 trong năm 2012 (thứ bậc này là 113/146 vào năm

2000).

5. Chỉ số tri thức (KI):

Về mặt toán học, KI là trung bình đơn giản của các chỉ số trong 3 trụ cột của

nền kinh tế tri thức: (1) Công nghệ thông tin và truyền thông; (2) Hệ số đổi mới; (3)

Giáo dục và nguồn nhân lực.

Ý nghĩa của chỉ số KI nhằm đáng giá tiềm năng phát triển kiến thức quốc gia,

từ đó có thể so sánh giữa các quốc gia và qua các giai đoạn.

Bảng 05: Kết quả đánh giá chỉ số tri thức (KI) của các quốc gia Châu Á năm 2000-2012

Nƣớc Xếp hạng Điểm

2012 2000 2012 2000

Taiwan, China 1 2 9.10 9.20

Australia 2 1 8.98 9.27

New Zealand 3 3 8.92 8.99

Korea, Rep. 4 7 8.65 7.84

Japan 5 5 8.53 8.87

Hong Kong, China 6 6 8.17 8.30

Singapore 7 4 7.79 8.95

Malaysia 8 8 6.25 6.46

Thailand 9 10 5.24 5.07

Fiji 10 13 4.60 3.84

China 11 12 4.57 4.17

Mongolia 12 9 4.46 5.36

Philippines 13 11 3.81 4.60

Vietnam 14 15 3.60 2.71

Indonesia 15 14 2.99 2.88

Lao PDR 16 17 1.85 1.74

Cambodia 17 18 1.52 1.73

Myanmar 18 16 1.22 1.76

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thế giới 2012

Thứ hạng của Việt Nam về chỉ số tri thức KI trong số 18 nước Châu Á cũng

tăng được 1 bậc, từ vị trí 15/18 lên vị trí 14/18 từ năm 2000 đến năm 2012. Còn đối

với thứ hạng trong tổng số 146 quốc gia và vùng lãnh thổ thì Việt Nam tăng được 13

bậc, từ vị trí 113 năm 2000 lên vị trí 100 vào năm 2012.

6. Đánh giá tổng quan chung về chỉ số kinh tế tri thức (KEI):

Page 285: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

285

Xét trong giai đoạn 2000-2012, xếp hạng về chỉ số kinh tế tri thức KEI của

Việt Nam tăng được 1 bậc trong 18 nước Châu Á, từ vị trí 15 lên vị trí 14, tăng tương

ứng từ 2.72 điểm năm 2000 lên 3.40 điểm năm 2012. So sánh với những nước trong

khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng trên 4 nước: Indonexia, Lào, Cambodia và

Myanma. Các nước khác đứng trên Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á là

Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philipin. Tuy nhiên, điểm số KEI của Việt Nam so

với những nước đứng trên là rất xa: Singapore là 8.26 điểm; Malaysia là 6.10 điểm;

Thái Lan là 5.21 điểm; và Philipin là 3.94 điểm.

Bảng 06: Kết quả đánh giá chỉ số Kinh tế tri thức (KEI) của các quốc gia Châu Á năm 2000-2012

Nƣớc Xếp hạng KEI

2012 2000 2012 2000

New Zealand 1 2 8.97 9.19

Australia 2 1 8.88 9.27

Taiwan, China 3 3 8.77 8.83

Hong Kong, China 4 7 8.52 8.15

Japan 5 4 8.28 8.81

Singapore 6 5 8.26 8.57

Korea, Rep. 7 6 7.97 8.42

Malaysia 8 8 6.10 6.37

Thailand 9 9 5.21 5.47

Mongolia 10 12 4.42 4.31

China 11 13 4.37 3.83

Philippines 12 10 3.94 4.72

Fiji 13 11 3.94 4.59

Vietnam 14 15 3.40 2.72

Indonesia 15 14 3.11 3.02

Lao PDR 16 17 1.75 1.92

Cambodia 17 16 1.71 2.25

Myanmar 18 18 0.96 1.43

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thế giới 2012

Trong tổng số 146 nước và vùng lãnh thổ, Việt Nam xếp thứ 104/146 trong

năm 2012, tăng được 9 bậc so với xếp hạng 113/146 vào năm 2000.

Nhìn chung qua đánh giá của tổ chức Ngân hàng thế giới, thứ hạng của Việt

Nam về chỉ số kinh tế tri thức KEI tăng lên là do chủ yếu ở chỉ số Công nghệ thông tin

và truyền thông. Chỉ số KEI thực chất là bình quân giản đơn của 4 chỉ số trên do vậy

vẫn chưa đánh giá được thực chất sự phát triển của nền kinh tế tri thức cho một quốc

gia. Lấy ví dụ của Việt Nam, chỉ cần có sự đầu tư mạnh vào lĩnh vực công nghệ thông

tin và truyền thông, vô hình chung điểm bình quân KEI đã tăng lên đáng kể từ năm

2000 đến năm 2012. Trong khi đó, để phát triển nền kinh tế tri thức theo chiều sâu, cần

phải có được sự phát triển và định hướng đồng bộ với cả 3 tiêu chí trụ cột khác, đó là

(1) Môi trường kinh doanh và thể chế; (2) Hệ số đổi mới; (3) Giáo dục và nguồn nhân

lực.

Page 286: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

286

II. CHỈ SỐ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Chỉ số môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới là kết quả điều tra, khảo sát

của một nhóm chuyên gia WB được thực hiện hàng năm về các quy định của các nước

có tác dụng thúc đẩy hoặc kiềm chế hoạt động kinh doanh tại nước đó. Chỉ số đưa ra

các chỉ tiêu định lượng nhằm đánh giá các vấn đề cụ thể được cho là quan trọng nhất

trong việc hình thành và tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh của một nước trên cơ

sở tính điểm và so sánh trong mối tương quan giữa 144 quốc gia (nền kinh tế) được

khảo sát. Trên cơ sở đó, tổng hợp thành mức xếp hạng cho từng lĩnh vực riêng lẻ và

mức xếp hạng tổng hợp cho từng nước. Chỉ số chung được tổng hợp từ các chỉ số đánh

giá riêng lẻ phản ánh các chính sách quy định về kinh doanh và vấn đề bảo hộ quyền sở

hữu tài sản được so sánh 144 quốc gia qua thời gian, phản ánh cụ thể qua 10 lĩnh vực

sau:

Thành lập doanh nghiệp (Starting a business),

Tiếp cận với nguồn điện (Getting electricity),

Xin giấy phép xây dựng (Dealing with construction Permits),

Đăng ký quyền sở hữu tài sản (Registering Property),

Tiếp cận tín dụng (Getting credit),

Bảo vệ nhà đầu tư (Protecting Investors),

Nộp thuế (Paying taxes),

Giao thương qua biên giới (Trading Across Boders),

Thực hiện hợp đồng (Enforcing Contracts),

Giải thể doanh nghiệp (Resolving Insovency).

Ngân hàng thế giới cũng đã có dự báo cho năm 2013 cho các quốc gia trong báo

cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới.

Bảng 07: Điểm và xếp hạng 1 số quốc gia Châu Á về chỉ số môi trƣờng kinh

doanh 2012 và dự báo 2013

Nƣớc Xếp hạng Điểm

2013 2012 2013 2012

Singapore 2 2 5.86 5.96

Taiwan, China 10 11 5.48 5.47

Korea, Rep. 11 12 5.47 5.46

Hong Kong, China 14 13 5.46 5.40

Australia 18 17 5.26 5.29

New Zealand 20 14 5.25 5.36

Japan 21 18 5.24 5.25

Malaysia 30 29 4.80 4.82

China 58 51 4.11 4.03

Mongolia 59 63 3.95 4.01

Thailand 74 77 3.78 3.86

Page 287: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

287

Indonesia 76 80 3.75 3.84

Vietnam 84 83 3.70 3.74

Philippines 86 86 3.64 3.73

Cambodia 106 108 3.32 3.34

Nguồn: Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới

So với các nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam vẫn là một nước có

chỉ số môi trường cạnh tranh rất không tốt, kém Indonexia 8 bậc, kém Thái Lan 20

bậc, và kém Malaysia 54 bậc. Kết quả này dẫn đến thực trạng là môi trường kinh

doanh ở Việt Nam thật sự không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, và ngay

cả với các nhà đầu tư trong nước.

III. TỔ CHỨC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TOÀN CẦU (WIPO)

Chỉ số Sáng tạo Toàn cầu (Global Innovation Index) được đưa ra năm 2007 bởi

Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization viết tắt là

WIPO, thuộc Liên Hiệp Quốc). Mục đích của chỉ số này là đưa ra các đánh giá về độ

sáng tạo/đổi mới của mỗi quốc gia một cách toàn diện nhất.

Cách đánh giá:

Chỉ số Sáng tạo Toàn cầu (GII) được đưa ra dựa trên hai nhóm chỉ số: nhóm

chỉ số đầu vào, và nhóm chỉ số đầu ra.

Nhóm chỉ số đầu vào gắn chặt với các yếu tố quốc dân, làm nền tảng và tiền đề

cho các hoạt động đổi mới/sáng tạo. Gồm 5 chỉ số cơ bản:

Tổ chức (Institutions);

Nguồn nhân lực và nghiên cứu (Human capital and research);

Cơ sở hạ tầng (Infrastructure);

Độ chín của thị trường (Market sophistication);

Mức hoàn thiện kinh doanh (Business sophistication)

Nhóm chỉ số đầu ra biểu thị cho kết quả của quá trình đổi mới/sáng tạo. Gồm 2

chỉ số cơ bản:

Kết quả khoa học (Scientific outputs);

Thành quả sáng tạo (Creative outputs).

Thứ bậc Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu: Năm 2011 trên bảng chỉ

số Đổi mới/sáng tạo toàn cầu Việt Nam xếp hạng trên trung bình và đứng thứ 51 trong

125 nước. Tuy nhiên đến năm 2012 nước ta tụt sâu xuống nửa dưới, xếp thứ 76 trên

141 nước.

Bảng 08: Điểm và xếp hạng 1 số quốc gia Châu Á về chỉ số sáng tạo toàn cầu năm 2012

Nƣớc Xếp hạng thế giới Điểm

Singapore 3 63.50

New Zealand 6 60.50

Hong Kong, China 8 58.70

Page 288: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

288

Korea, Rep. 21 53.90

Australia 23 51.90

Japan 25 51.70

Malaysia 32 45.90

China 34 45.40

Mongolia 35 68.00

Thailand 57 36.90

Vietnam 76 33.90

Philippines 95 29.00

Indonesia 100 28.10

Fiji 101 27.90

Cambodia 129 23.40

Lao PDR 138 20.20

Nguồn: Báo cáo của Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu 2012

PHẦN II

VẬN DỤNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ ĐỂ ĐÁNH GIÁ NỀN KINH

TẾ VIỆT NAM DƢỚI GÓC NHÌN CỦA KINH TẾ TRI THỨC

Để có được cái nhìn tổng quan về nền kinh tế tri thức và những nhân tố ảnh

hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế tri thức tại Việt Nam thì không chỉ dựa vào

một số đánh giá của các tổ chức quốc tế, mà phải đi sâu phân tích thêm những chỉ tiêu

kinh tế vĩ mô liên quan. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất phân tích và đánh giá

thêm những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô sau:

1. Định hƣớng sai lầm về phát triển kinh tế:

“Theo quan điểm định hướng phát triển của Đảng, đến năm 2020, Việt Nam cơ

bản trở thành một nước công nghiệp, và phát triển cơ cấu kinh tế với ưu tiên Công

nghiệp, Dịch vụ và Nông nghiệp”.

Do vậy, hầu hết tỉnh/thành phố nào cũng đặt mục tiêu phát triển kinh tế theo

“lối mòn” như vậy. Tuy nhiên, với một nền kinh tế như Việt Nam, vấn đề cần thiết

phải xác định được ngành trọng điểm, vùng kinh tế trọng điểm, chọn ra những ngành

ưu tiên phát triển, những ngành có độ lan tỏa (ảnh hưởng) đến sự phát triển của những

ngành khác, đồng thời không đòi hỏi nhiều về nhập khẩu, nhằm tận dụng lợi thế so

sánh vốn có của tỉnh/thành phố, vùng kinh tế và của cả quốc gia.

Nghiên cứu đã có những phân tích chuyên sâu dựa trên cấu trúc bảng I-O 2011

(updated) nhằm tính toán những chỉ số này để đưa ra cấu trúc thực tế của nền kinh tế

Việt Nam.

Page 289: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

289

Bảng 09: Chỉ số liên kết xuôi, liên kết ngƣợc và chỉ số kích thích nhập khẩu của

138 ngành kinh tế năm 2011

STT Liên kết xuôi Liên kết ngƣợc

Chỉ số kích thích

nhập khẩu

2011 2007 2011 2007 2011 2007

1 Thóc 0.803 0.901 3.451 3.289 0.879 0.880

2 Mía cây 0.803 0.945 0.913 1.017 0.879 0.946

3 Cây hàng năm khác 0.803 0.987 1.465 1.557 0.879 0.977

4 Cao su mủ khô 0.749 0.769 0.602 0.625 0.852 0.929

5 Cà phê nhân xô 0.749 0.872 0.992 0.924 0.852 1.080

6 Chè lá và chè búp tươi 0.749 0.779 0.656 0.661 0.852 0.944

7 Cây lâu năm khác 0.749 0.859 1.803 2.138 0.852 1.061

8 Trâu, bò 1.482 1.149 0.716 0.727 0.798 0.724

9 Lợn 1.482 1.794 1.109 1.096 0.798 0.752

10 Gia cầm 1.482 1.616 0.918 0.890 0.798 0.748

11

Các sản phẩm chăn nuôi

khác 1.482 1.591 0.728 0.712 0.798 0.747

12

Dịch vụ nông nghiệp và

các sản phẩm nông

nghiệp khác chưa được phân vào đâu 1.230 1.484 1.205 1.601 0.807 0.796

13 Gỗ tròn (gỗ khai thác) 0.663 0.932 0.788 0.906 0.814 0.974

14

Sản phẩm lâm nghiệp

khác; Dịch vụ lâm

nghiệp, dịch vụ trồng

rừng và chăm sóc rừng 0.656 0.853 0.730 0.933 0.797 0.858

15 Thuỷ sản khai thác 0.762 0.764 0.855 0.882 1.081 1.665

16 Thủy sản nuôi trồng 1.226 1.694 0.875 0.926 0.797 0.771

17

Than khai thác các loại

(than sạch) 0.976 1.042 1.972 1.959 0.989 1.058

18 Dầu thô 0.643 0.660 1.010 0.845 0.904 0.770

19 Khí đốt tự nhiên 0.656 0.692 0.589 0.611 0.920 1.218

20 Đá, cát, sỏi, đất sét 0.872 0.849 0.841 1.136 0.992 1.062

21

Các loại khoáng sản khai

khoáng khác còn lại 0.812 0.873 0.690 0.748 0.884 0.930

22

Dịch vụ hỗ trợ khai thác

mỏ và quặng 1.268 1.377 0.618 0.639 0.807 0.789

23

Thịt đã qua chế biến và

bảo quản; các sản phẩm

từ thịt 1.884 2.034 1.211 1.167 0.799 0.743

24

Thủy sản đã qua chế

biến và bảo quản; các sản phẩm từ thủy sản 1.512 1.713 0.922 0.960 0.847 0.782

25

Rau, quả đã qua chế biến

và bảo quản 1.439 1.516 1.031 1.085 0.893 0.848

26 Dầu mỡ động thực vật 1.031 1.102 0.952 1.022 1.341 1.276

Page 290: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

290

27

Sữa và các sản phẩm từ

sữa 1.121 1.191 0.827 0.860 0.938 0.885

28 Gạo 1.603 1.535 1.841 1.419 0.780 0.733

29 Bột các loại 1.540 1.480 0.612 1.098 0.779 0.805

30 Đường 1.241 1.265 0.821 0.856 0.909 0.854

31

Cacao, sôcôla và mứt

kẹo, các sản phẩm bánh

từ bột 1.241 1.430 0.630 0.647 0.909 0.911

32 Cà phê đã qua chế biến 1.241 1.013 0.600 0.626 0.909 0.802

33

Các loại thực phẩm khác

còn lại (mì ống, mỳ sợi

và các sản phẩm tương

tự; các món ăn, thức ăn

chế biến sẵn; gia vị,

nước chấm, giấm, men

bia…) 1.241 1.421 0.993 0.944 0.909 0.904

34 Thức ăn chăn nuôi 1.459 1.636 2.873 3.073 0.882 0.828

35 Rượu 1.123 1.129 0.622 0.654 0.968 0.958

36 Bia 1.123 1.151 0.625 0.645 0.968 0.969

37

Đồ uống không cồn,

nước khoáng 1.123 1.132 0.645 0.675 0.968 0.959

38 Thuốc lá điếu 1.194 1.229 0.677 0.712 0.923 0.921

39 Sợi các loại 1.154 1.213 1.498 1.614 1.131 1.076

40 Sản phẩm dệt các loại 1.154 1.203 0.705 0.863 1.131 1.070

41 Trang phục các loại 0.907 0.875 0.666 0.814 1.328 1.123

42

Da, lông thú đã thuộc, sơ

chế; vali, túi xách, yên đệm và các loại tương

tự. 0.875 0.945 0.864 0.903 1.260 1.176

43 Giày, dép các loại 0.988 0.860 0.708 0.678 1.215 1.055

44

Gỗ (đã qua chế biến) và các sản phẩm từ gỗ 1.069 1.100 1.307 1.233 0.984 0.901

45

Giấy và các sản phẩm từ

giấy 1.156 1.132 2.322 2.106 1.069 1.021

46

Các sản phẩm in ấn, sao

chép bản ghi các loại 1.143 1.070 0.941 1.148 1.055 0.982

47

Than cốc và các sản

phẩm phụ khác từ lò

luyện than cốc 0.976 0.809 0.667 0.654 1.340 1.039

48 Xăng, dầu các loại 0.937 0.766 2.099 0.655 1.330 2.010

49

Các sản phẩm khác chiết

xuất từ dầu mỏ, khí đốt 0.955 0.795 1.428 0.684 1.359 2.065

50 Hoá chất cơ bản 0.999 0.982 0.940 0.869 1.244 1.434

51

Phân bón và hợp chất

nitơ 0.999 0.993 1.405 1.597 1.244 1.455

52

Plastic và cao su tổng

hợp dạng nguyên sinh 0.999 0.934 0.601 0.708 1.244 1.338

Page 291: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

291

53

Sản phẩm hóa chất khác;

sợi nhân tạo 0.983 1.030 1.059 1.092 1.228 1.201

54

Thuốc, hoá dược và

dược liệu 0.987 0.984 0.925 0.906 1.108 1.065

55 Sản phẩm từ cao su 1.017 0.735 1.124 0.813 1.254 1.003

56 Sản phẩm từ plastic 0.851 0.811 2.453 1.852 1.382 1.165

57

Thủy tinh và sản phẩm

từ thủy tinh 0.837 0.777 0.595 0.649 1.324 1.255

58 Xi măng các loại 1.190 1.152 1.071 1.222 0.912 0.939

59

Sản phẩm từ khoáng phi

kim loại chưa được phân

vào đâu 1.190 1.074 1.608 1.295 0.912 0.880

60 Sắt, thép, gang 0.932 0.921 2.318 1.947 1.586 1.480

61

Các sản phẩm bằng kim

loại khác còn lại 0.917 0.873 1.624 1.396 1.469 1.379

62

Linh kiện điện tử; Máy

vi tính và thiết bị ngoại

vi của máy vi tính 1.359 1.327 1.717 1.442 1.040 1.024

63

Thiết bị truyền thông (điện thoại, máy fax, ăng

ten, modem…) 1.344 1.055 0.951 0.726 1.069 1.025

64

Sản phẩm điện tử dân

dụng 1.660 1.684 0.997 0.792 0.830 0.967

65

Sản phẩm điện tử khác

còn lại và sản phẩm

quang học 0.882 0.757 0.653 0.629 1.427 1.015

66

Mô tơ, máy phát, biến

thế điện, thiết bị phân

phối và điều khiển điện 1.078 0.770 1.084 0.943 1.288 0.895

67 Pin và ắc quy 1.100 0.790 0.830 0.722 1.114 0.901

68 Dây và thiết bị dây dẫn 1.186 0.787 1.588 1.321 1.196 0.868

69 Thiết bị điện chiếu sáng 0.999 1.009 0.710 0.750 1.202 1.117

70

Đồ điện dân dụng (tủ

lạnh gia đình, máy rửa

bát, máy giặt, máy hút

bụi,…) 1.360 1.376 0.929 0.976 1.009 0.968

71 Thiết bị điện khác 1.176 1.120 0.854 0.859 1.100 1.065

72 Máy thông dụng 0.989 0.855 0.773 0.779 1.344 1.087

73 Máy chuyên dụng 1.005 0.980 0.603 0.631 1.369 1.302

74 Ô tô các loại 0.900 0.885 0.588 0.614 1.428 1.362

75

Xe có động cơ rơ moóc

(trừ ô tô) 0.900 0.864 0.596 0.620 1.428 1.311

76 Tàu và thuyền 0.992 0.951 0.616 0.636 1.380 1.291

77 Môtô, xe máy 0.974 0.898 0.683 0.736 1.318 1.216

78 Phương tiện vận tải khác còn lại 0.974 0.914 0.590 0.614 1.318 1.245

79 Giường, tủ, bàn, ghế 1.127 1.023 0.671 0.701 0.998 0.862

Page 292: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

292

80

Đồ kim hoàn, đồ giả kim

hoàn và các chi tiết liên

quan; Nhạc cụ; Dụng cụ

thể dục, thể thao; Đồ

chơi, trò chơi 1.073 0.768 0.782 0.642 1.232 1.118

81

Thiết bị, dụng cụ y tế,

nha khoa, chỉnh hình và

phục hồi chức năng 0.864 0.723 0.643 0.616 1.322 1.012

82

Sản phẩm công nghiệp

chế biến khác chưa được

phân vào đâu; Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng

máy móc, thiết bị 1.035 0.791 1.742 1.300 1.191 0.969

83

Điện, dịch vụ truyền tải

điện 0.906 0.885 3.343 3.352 0.849 0.795

84

Khí đốt, phân phối nhiên

liệu khí bằng đường ống 0.902 0.844 0.737 0.715 0.847 0.807

85

Phân phối hơi nước,

nước nóng, điều hoà không khí và sản xuất

nước đá 1.059 0.912 0.628 0.668 0.848 0.776

86

Khai thác, xử lý và cung

cấp nước 0.843 0.835 0.832 0.758 0.873 0.820

87

Quản lý và xử lý nước

thải, rác thải 0.934 0.823 0.740 0.744 0.932 0.881

88 Xây dựng nhà các loại 1.016 1.048 0.733 0.779 0.969 0.957

89

Xây dựng công trình

đường sắt và đường bộ,

Xây dựng công trình

công ích, Xây dựng

công trình kỹ thuật dân

dụng khác 1.089 1.052 0.767 0.815 1.057 1.131

90 Xây dựng chuyên dụng 1.121 1.140 0.841 0.943 0.987 0.992

91

sửa chữa ô tô và xe có

động cơ khác, Bán, bảo

dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy, phụ tùng và

các bộ phận phụ trợ của

mô tô, xe máy 0.750 0.818 1.150 1.367 0.883 0.889

92

Bán buôn (trừ ô tô,

môtô, xe máy và xe có

động cơ khác), Bán lẻ

(trừ ô tô, môtô, xe máy

và xe có động cơ khác) 0.746 0.797 4.366 5.175 0.823 0.887

93

Vận tải hành khách

đường sắt 0.826 0.817 0.642 0.674 1.048 1.213

94

Vận tải hàng hóa đường

sắt 0.818 0.799 0.593 0.661 1.038 1.167

95

Vận tải bằng xe buýt;

Vận tải hành khách bằng

đường bộ khác 0.817 0.746 1.254 1.391 1.219 1.646

96 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Vận tải 0.807 0.743 0.948 1.058 1.198 1.621

Page 293: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

293

đường ống

97

Dịch vụ vận tải hành

khách đường thủy 0.830 0.760 0.597 0.623 1.201 1.542

98

Dịch vụ vận tải hàng hoá

đường thủy 0.818 0.765 0.903 1.054 1.179 1.573

99

Dịch vụ vận tải hành

khách hàng không 1.052 1.004 0.632 0.677 1.135 1.377

100 Dịch vụ vận tải hàng hoá hàng không 1.025 1.004 0.627 0.618 1.113 1.377

101

Dịch vụ kho bãi và các

dịch vụ hỗ trợ cho vận

tải 0.776 0.798 2.592 2.526 0.851 0.873

102

Bưu chính và chuyển

phát 0.996 1.099 0.819 0.913 0.846 0.821

103 Dịch vụ lưu trú 0.768 0.873 0.967 1.034 0.797 0.763

104 Dịch vụ ăn uống 1.353 1.043 0.994 1.107 0.824 0.737

105 Dịch vụ xuất bản 1.179 1.109 0.704 0.723 0.973 0.890

106

Điện ảnh, truyền hình,

ghi âm và xuất bản âm

nhạc 0.971 1.069 0.641 0.676 0.815 0.779

107 Phát thanh, truyền hình 0.819 0.930 0.618 0.642 0.779 0.743

108 Dịch vụ viễn thông 0.864 0.975 1.156 1.380 0.777 0.772

109

Dịch vụ lập trình máy vi

tính, dịch vụ tư vấn và

các dịch vụ khác liên

quan đến máy vi tính và

dịch vụ thông tin 0.821 0.983 0.708 0.758 0.789 0.757

110

Dịch vụ tài chính (Trừ

bảo hiểm và bảo hiểm xã

hội) 1.291 0.763 1.586 1.072 0.863 0.832

111

Bảo hiểm phi nhân thọ

và tái bảo hiểm 0.859 0.875 0.626 0.665 0.833 0.838

112

Bảo hiểm nhân thọ; Bảo

hiểm xã hội 0.859 1.139 0.595 0.619 0.833 0.933

113 Dịch vụ tài chính khác 0.796 0.923 0.810 0.847 0.802 0.814

114 Dịch vụ kinh doanh bất động sản 0.712 0.819 1.424 1.680 0.794 0.791

115

Dịch vụ pháp luật, kế

toán và kiểm toán 0.807 0.824 0.689 0.736 0.829 0.771

116

Dịch vụ của trụ sở văn

phòng; Dịch vụ tư vấn

quản lý 0.828 0.843 0.691 0.715 0.812 0.753

117

Dịch vụ kiến trúc, kiểm

tra và phân tích kỹ thuật 0.872 0.871 1.010 1.037 0.847 0.811

118

Nghiên cứu khoa học và

phát triển 0.850 0.767 0.653 0.668 0.894 0.787

119

Dịch vụ quảng cáo và

nghiên cứu thị trường 1.150 0.922 0.936 0.978 0.873 0.759

Page 294: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

294

120

Dịch vụ chuyên môn,

khoa học và công nghệ

khác 0.912 0.980 0.694 0.706 0.972 0.970

121 Dịch vụ thú y 0.709 0.758 0.598 0.622 0.919 0.986

122

Cho thuê máy móc, thiết

bị (không kèm người

điều khiển); cho thuê đồ

dùng cá nhân gia đình;

cho thuê tài sản vô hình

phi tài chính 0.817 0.811 0.690 0.719 0.905 0.892

123

Dịch vụ lao động và việc

làm 0.883 0.917 0.620 0.651 0.854 0.805

124

Dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua

du lịch; Dịch vụ hỗ trợ

liên quan đến quảng bá

và tổ chức tua du lịch 0.793 0.843 0.611 0.638 0.896 0.999

125

Dịch vụ điều tra và đảm

bảo an toàn 0.671 0.750 0.611 0.634 0.799 0.791

126

Dịch vụ vệ sinh nhà cửa,

công trình cảnh quan 0.774 0.908 0.653 0.686 0.896 1.082

127

Dịch vụ hành chính, hỗ

trợ văn phòng và các

hoạt động hỗ trợ kinh

doanh khác 0.879 0.896 0.682 0.709 0.867 0.832

128

Dịch vụ do hoạt động

của Đảng cộng sản, tổ

chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước an

ninh quốc phòng; bảo

đảm xã hội bắt buộc

cung cấp 0.827 0.890 0.622 0.652 0.816 0.802

129

Giáo dục và đào tạo (trừ

đào tạo cao đẳng, đại

học và sau đại học) 0.780 0.874 0.658 0.694 0.804 0.784

130

Dịch vụ đào tạo cao

đẳng, đại học và sau đại

học 0.780 0.821 0.624 0.655 0.835 0.790

131 Dịch vụ y tế 0.847 0.884 0.629 0.657 1.015 0.979

132

Dịch vụ chăm sóc, điều

dưỡng tập trung và dịch

vụ trợ giúp xã hội không

tập trung 0.870 0.762 0.619 0.635 0.836 0.748

133

Sáng tác, nghệ thuật và giải trí; Dịch vụ của thư

viện, lưu trữ, bảo tàng và

các dịch vụ văn hoá

khác 0.859 0.958 0.658 0.707 0.847 0.821

134

Xổ số, cá cược và đánh

bạc 1.043 1.223 0.917 1.068 0.767 0.711

135

Thể thao; vui chơi giải

trí 0.836 0.934 0.610 0.640 0.813 0.799

Page 295: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

295

136

Dịch vụ của các hiệp

hội, tổ chức khác 0.881 0.970 0.639 0.672 0.843 0.849

137

Dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và

gia đình và dịch vụ phục

vụ cá nhân khác 0.814 0.894 0.642 0.678 0.851 0.839

138

Dịch vụ làm thuê công

việc gia đình trong các

hộ gia đình; các sản

phẩm vật chất tự tiêu

dùng của hộ gia đình;

Dịch vụ của các tổ chức

và cơ quan quốc tế 0.693 0.692 0.741 0.722 0.969 1.253

Qua kết quả bảng trên, có thể thấy chỉ có 2 nhóm ngành có chỉ số lan toả (liên

kết xuôi và liên kết ngược) về kinh tế cao hơn 1 và chỉ số kích thích nhập khẩu nhỏ

hơn 1 là các nhóm ngành nông nghiệp và các nhóm ngành công nghiệp chế biến sản

phẩm từ nông nghiệp đáp ứng yêu cầu này. Hầu hết các ngành chế biến chế tạo có chỉ

số kích thích nhập khẩu rất cao. Điều này cho thấy các ngành này càng phát triển càng

kích thích nhập khẩu mạnh mẽ. Nhóm ngành dịch vụ có chỉ số kích thích nhập khẩu

thấp và chỉ số lan toả về kinh tế cũng thấp. Một nền kinh tế nặng gia công, sản xuất

trong nước rất yếu kém, do vậy nhiều nhóm ngành càng phát triển thì lại càng kích

thích nhập khẩu (phục vụ gia công cho nước ngoài), đặc biệt là trong những nhóm

ngành công nghiệp chế tạo).

Bảng 10: 20 ngành có chỉ số kích thích nhập khẩu lớn nhất

STT Chỉ số lan tỏa

Chỉ số kích thích

nhập khẩu

2011 2007 2011 2007

1 Sắt, thép, gang 0.932 0.921 1.586 1.480

2 Các sản phẩm bằng kim loại khác còn lại 0.917 0.873 1.469 1.379

3 Xe có động cơ rơ moóc (trừ ô tô) 0.900 0.864 1.428 1.311

4 Ô tô các loại 0.900 0.885 1.428 1.362

5 Sản phẩm điện tử khác còn lại và sản phẩm

quang học 0.882 0.757 1.427 1.015

6 Sản phẩm từ plastic 0.851 0.811 1.382 1.165

7 Tàu và thuyền 0.992 0.951 1.380 1.291

8 Máy chuyên dụng 1.005 0.980 1.369 1.302

9 Các sản phẩm khác chiết xuất từ dầu mỏ, khí

đốt 0.955 0.795 1.359 2.065

10 Máy thông dụng 0.989 0.855 1.344 1.087

11 Dầu mỡ động thực vật 1.031 1.102 1.341 1.276

12 Than cốc & các SP phụ khác từ lò luyện than

cốc 0.976 0.809 1.340 1.039

13 Xăng, dầu các loại 0.937 0.766 1.330 2.010

14 Trang phục các loại 0.907 0.875 1.328 1.123

15 Thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh 0.837 0.777 1.324 1.255

Page 296: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

296

16 Thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và

phục hồi chức năng 0.864 0.723 1.322 1.012

17 Phương tiện vận tải khác còn lại 0.974 0.914 1.318 1.245

18 Môtô, xe máy 0.974 0.898 1.318 1.216

19 Mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân

phối và điều khiển điện 1.078 0.770 1.288 0.895

20 Da, lông thú đã thuộc, sơ chế; vali, túi xách, yên

đệm và các loại tương tự. 0.875 0.945 1.260 1.176

Kết quả tính toán cho thấy những ngành liên quan đến khoa học công nghệ như

nghirn cứu khoa học và phát triển (118), dịch vụ chuyên môn khoa học và công nghệ

khác (120) có chỉ số lan toả và độ nhậy rất thấp cho thấy 2 mặt của vấn đề, những

nhóm ngành này không lan toả gì đến nền kinh tế và nền kinh tế cũng không cần đến

nó. Với cấu trúc kinh tế cơ bản là gia công và dựa vào bán tài nguyên thì việc tăng

cường đầu tư cho khoa học công nghệ trong khi chưa cấu trúc lại nền kinh tế và tư

duy kinh tế cũng là điều vô nghĩa. Như vậy có thể thấy gốc của vấn đề không phải là

đầu tư cho khoa học công nghệ bao nhiêu mà là cấu trúc kinh tế và tư duy kinh tế.

Trong nội dung nghiên cứu tiếp theo (nội dung 4), nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra kịch

bản với những chính sách phù hợp để phát triển bền vững dựa vào khoa học công

nghệ.

2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ (ICOR):

Hệ số ICOR hay còn gọi là hệ số tăng vốn-sản lượng (Incremental Capital-

Output Ratio, viết tắt là hệ số ICOR). Hệ số này phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn

tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng thêm của GDP.

Hình 01: ICOR theo 3 khu vực sở hữu cho 3 giai đoạn từ 2000-2012

Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê và tính toán của nhóm nghiên cứu

Xét cả 3 giai đoạn, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là khu vực hoạt

động kém hiệu quả nhất về mặt sử dụng vốn. Trong cả giai đoạn 2000-2012, để tạo ra

1 đồng giá trị tăng thêm, khu vực này phải bỏ ra 10.10 đồng vốn. Còn xét trong giai

đoạn 2007-2012, giá trị này phải là 14.42 đồng mới có được 1 đồng giá trị tăng thêm.

Page 297: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

297

Trong nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy: khu vực FDI là khu vực có sự tăng

trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố khác như tận dụng nguồn nhân lực phổ thông, giá

rẻ, còn công nghệ chủ yếu là lạc hậu, đã khấu hao hết. Một điều đặc biệt nữa là mặc

dù bao gồm cả khai thác dầu khí (mà tài nguyên của Việt Nam), khu vực này hầu như

được ưu ái bởi chính quyền và cả ngân hàng về vốn; việc hiêu quả đầu tư của khu vực

này thấp, một phần là do các báo cáo lỗ, do việc chuyển giá giữa các công ty mẹ con

với nhau dường như khá phổ biến trong suốt những năm qua. Những việc này đẩy cao

chi phí sản xuất và dĩ nhiên là lợi nhuận (theo báo cáo) sẽ nhỏ đi thậm chí nhiều

doanh nghiệp FDI báo lỗ; có thể về thực sự họ vẫn lãi nhưng kết quả mà phía Việt

Nam nhận được là không thu được thuế từ các doanh nghiệp loại này. Đấy là chưa kể

đến những hệ luỵ khác về như môi trường, về mất đất nông nghiệp, mục đích thu hút

công nghệ và giải quyết việc làm cũng chẳng được bao nhiêu…

Đứng thứ 2 về mặt sử dụng vốn là khu vực Nhà nước. Trong cả giai đoạn 2000-

2012, khu vực này bỏ ra 8.20 đồng để có được 1 đồng giá trị tăng thêm. Trong giai

đoạn 2007-2012, hiệu quả đầu tư vẫn tiếp tục giảm đi khi phải đầu tư 9.30 đồng mới

tạo ra được 1 đồng giá trị tăng thêm.

Ấn tượng nhất vẫn là khu vực ngoài Nhà nước, mặc dù trong giai đoạn vừa qua, khu

vực này chịu tác động nhiều nhất của khủng hoảng kinh tế, chính sách thắt chặt tiền tệ của

Chính phủ, lãi suất ngân hàng tăng, tiếp cận nguồn vốn vay khó khăn... nhưng hiệu quả sử

dụng đồng vốn lại hiệu quả nhất. Ngay cả trong giai đoạn 2007-2012, mức đầu tư để tạo ra

1 đồng giá trị tăng thêm của khu vực này cũng chỉ là 3.89 đồng. Đây phải chăng là một

nghịch lý khi với đóng góp vào trong GDP lên đến khoảng 50%, thực chất có thể thấy khu

vực ngoài Nhà nước lại là đầu tàu kéo cả nền kinh tế dù không được ưu đãi về mặt chính

sách như khu vực doanh nghiệp Nhà nước và FDI ?

3. Hiệu quả kinh tế ngày càng kém đi thể hiện trong sự thay đổi tỷ lệ giá trị tăng

thêm trên giá trị sản xuất và tỷ lệ giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian

Hình 02: Sự thay đổi tỷ lệ giá trị tăng thêm trên giá trị sản xuất (VA/GO) và tỷ lệ giá trị

tăng thêm trên chi phí trung gian (VA/IC)

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp TCTK và tính toán của nhóm nghiên cứu

Trong giai đoạn 2000-2011, tỷ lệ giá trị tăng thêm trên giá trị sản xuất đã giảm

đi trên 13 điểm phần trăm. Hiệu quả tạo ra giá trị tăng thêm ngày càng sụt giảm, dẫn

đến muốn đạt được tăng trưởng trong tương lai thì nền kinh tế Việt Nam sẽ lại càng

phải phụ thuộc vào vốn đầu tư (mà thực chất là đi vay nước ngoài, phát hành trái

phiếu và in tiền…).

Page 298: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

298

4. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP):

Một phương pháp phổ biến dùng để đánh giá đóng góp các nhân tố vào tăng

trưởng GDP là sử dụng hàm sản xuất, với hai yếu tố đầu vào cơ bản là vốn và lao

động. Sự gia tăng sản lượng trong nền kinh tế là do hai phần chính: (1) sự gia tăng của

các yếu tố đầu vào (Vốn - Lao động); (2) sự gia tăng về năng suất bằng hệ số năng

suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity - TFP).

Bảng 11: Đóng góp của K, L và TFP cho 2 giai đoạn 2000-2006 và 2007-2012

Vốn Lao động TFP

2000-2012 67.69% 23.07% 9.24%

2007-2012 69.33% 24.23% 6.44%

2000-2006 49.95% 27.42% 22.62%

Nguồn: Bảng I-O 2000-2007 và tính toán của nhóm nghiên cứu

Kết quả cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam ngày càng dựa nhiều

vào yếu tố Vốn, đống góp của vốn vào tăng trưởng giai đoạn 2000-2006 là 49.95%;

tăng lên 69.33% trong giai đoạn 2007-2012. Trong khi đó một điểm quan trọng có thể

nhận thấy là yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp, yếu tố bao hàm “khoa học công

nghệ” của Việt Nam càng ngày càng giảm đi nhanh chóng, từ 22.62% xuống chỉ còn

6.44%. Cụm từ “đi tắt đón đầu” trong phát triển khoa học công nghệ xem ra vẫn

không hề đúng, phải chăng việc nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại của

nước ngoài có vấn đề ở khâu xác định năng lực quản lý và áp dụng triển khai vào Việt

Nam, hay phần nhiều vẫn chỉ là những công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu của thế

giới ?

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước cần

thay đổi mô hình tăng trưởng, từ tăng trưởng dựa vào vốn dần chuyển sang dựa nhiều

hơn vào khoa học công nghệ và ngoài ra cũng cần thay đổi cách làm khoa học từ đó

mới có thể có nhiều bài báo khoa học trên các tạp chí Quốc tế dần nâng cao vị trí của

khoa học công nghệ nước nhà.

5. Chỉ số kích thích nhập khẩu, chỉ số lan toả và độ nhậy của ngành khoa

học công nghệ

Sử dụng phân tích I-O dựa trên các chỉ số kích thích nhập khẩu, chỉ số liên kết

ngược (backward linkages - BL) và liên kết xuôi (forward linkages - FL) áp dụng cho

ngành Khoa học & Công nghệ của Việt Nam.

Hàm ý của chỉ số kích thích nhập khẩu để đo lường nếu phát triển ngành này

thì sẽ kích thích nhập khẩu như thế nào.

Hàm ý của các hệ số (liên kết ngược - liên kết xuôi) này là các công cụ đo lường

mối liên hệ của một ngành với các ngành còn lại, với vai trò của một ngành sử dụng đầu

vào của các ngành khác hay của một ngành cung cấp đầu vào cho các ngành khác.

Tính toán 3 chỉ số này dựa trên cấu của các bảng cân đối liên ngành từ năm

2000 đến nay, kết quả đưa đến một thực trạng khá bất ngờ:

Bảng 12: Chỉ số kích thích nhập khẩu, chỉ số lan tỏa và độ nhậy của ngành khoa

học công nghệ

Page 299: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

299

Giai đoạn Hệ số lan tỏa Độ nhậy Chỉ số kích thích

nhập khẩu

2000-2006 0.668 0.767 0.787

2007-2012 0.653 0.850 0.894

(Lớn hơn 1: tốt; Nhỏ hơn 1: không tốt)

“Chỉ số lan tỏa về kinh tế” lẫn “độ nhậy” của ngành khoa học công nghệ

trong cả 2 giai đoạn đều nhỏ hơn 1, điều này đồng nghĩa với việc có phát triển ngành

này cũng không đem lại nhiều tác động tích cực đến các ngành khác (thậm chí cả 2

chỉ số này còn có xu hướng kém đi khi so sánh 2 giai đoạn).

Ngoài ra, chỉ số kích thích nhập khẩu của ngành khoa học công nghệ tuy nhỏ

hơn 1 nhưng cũng là cao nhất trong 3 chỉ số này.

Từ kết quả trên có thể đưa đến kết luận là: “có hay không có” ngành khoa học

công nghệ của Việt Nam thì các ngành khác vẫn phát triển bình thường.

6. Tình hình Xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2000-2012

Hình 03: Nhập siêu hàng hóa và tăng trƣởng GDP giai đoạn 2000-2012

Nguồn: số liệu Tổng cục Thống kê và tính toán của nhóm nghiên cứu

Hình 04: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2000-2012

Đơn vị tính: %

Page 300: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

300

Nguồn: số liệu Tổng cục Thống kê và tính toán của nhóm nghiên cứu

Hình 05: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2000-2012

Đơn vị tính: %

Nguồn: số liệu Tổng cục Thống kê và tính toán của nhóm nghiên cứu

Xét trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Việt Nam luôn trong tình

trạng nhập siêu cao. Đỉnh điểm là năm 2008, tổng mức nhập siêu hàng hóa là trên 18

tỷ USD. Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, vấn đề nhập siêu cũng

không hẳn là không tốt, nếu các hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và

tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên trên thực tế, các loại hàng hóa nhập khẩu lại chủ yếu

phục vụ cho khu vực FDI, một khu vực mà hầu hết máy móc, thiết bị, nguyên nhiên

vật liệu… dùng cho sản xuất chủ yếu phải nhập khẩu, rồi sau đó lại phục vụ cho xuất

khẩu. Những mặt hàng xuất khẩu như điện tử; máy tính và linh kiện; điện thoại và các

loại linh kiện; hàng dệt may; giày dép..., lại mang nặng tính lắp ráp gia công, hàm

lượng giá trị gia tăng thấp, hiệu quả thu về cho nền kinh tế cũng không nhiểu. Điều

này có thể thấy được qua nghiên cứu kỹ tình hình nhập siêu và tốc độ tăng trưởng

GDP trong giai đoạn 2000-2012 (Hình 03). Nhập siêu có cao hay thấp thì GDP vẫn

Page 301: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

301

tăng trưởng khá trong giai đoạn này. Năm 2012, xuất siêu là 284 triệu USD thì tăng

trưởng GDP vẫn đạt được 5.03%, dù là thấp trong vòng 12 năm qua.

Xu hướng nhập khẩu và xuất khẩu của khu vực FDI cũng ngày càng “lấn lướt”,

dần dần chiếm lĩnh thị phần của khu vực kinh tế trong nước (Hình 04 - 05). Cơ cấu

xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước năm 2000 là 52.98%, giảm xuống

còn 36.93% năm 2012; khu vực FDI tăng lên tương ứng từ 47.02% năm 2000 lên

63.07% năm 2012. Cơ cấu nhập khẩu cũng có sự thay đổi đáng kể, khi mà khu vực

kinh tế trong nước phải “nhường” 24.9% thị phần cho khu vực FDI trong giai đoạn

2000-2012.

Từ những phân tích về tình hình xuất nhập khẩu nêu trên, có thể đưa đến một

kết luận quan trọng, đó là vấn đề “tự tái cấu trúc về sở hữu” của nền kinh tế Việt Nam

hiện nay. Nền sản xuất càng ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu, nhập khẩu phần lớn

chỉ để phục vụ cho xuất khẩu, và cuối cùng nền sản xuất trở thành “gia công toàn

diện”.

7. Tỷ lệ tích lũy tài sản của ngành khoa học công nghệ trên tổng tích lũy và Tỷ lệ

xuất - nhập khẩu của ngành khoa học công nghệ trên tổng giá trị xuất - nhập khẩu

Trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, khoa học công nghệ được định

nghĩa là một ngành kinh tế. Phần tích lũy tài sản của ngành này chính là hàm lượng

chất xám kết tinh trong những phát minh, sáng chế được cấp bằng bảo hộ; số văn bằng

sở hữu công nghiệp được cấp… của một quốc gia.

Giá trị nhập khẩu của ngành khoa học công nghệ cũng chính là giá trị của những

bằng phát minh, sáng chế, số văn bằng sở hữu công nghiệp… được nhập khẩu của nước

ngoài; còn phần xuất khẩu là phần của Việt Nam bán cho nước khác.

Dựa trên bảng I-O 2000 và 2007, nhóm nghiên cứu tính toán được tỷ lệ này của

Việt Nam qua 2 giai đoạn 2000-2006 và 2007-2012.

Bảng 13: Tỷ lệ TLTS - xuất khẩu - nhập khẩu của ngành khoa học công nghệ so với

tổng tích lũy tài sản, tổng xuất khẩu và tổng nhập khẩu (%)

2000-2006 2007-2012

Giá trị TLTS của ngành KHCN trên tổng tích lũy tài sản 0.76 0.92

Xuất khẩu KHCN trên tổng xuất khẩu 0.15 0.15

Nhập khẩu KHCN trên tổng nhập khẩu 0.26 0.18

Nguồn: Bảng I-O 2000 và 2007 và tính toán của nhóm nghiên cứu

Qua bảng 11, nhóm nghiên cứu nhận thấy giá trị Tích lũy tài sản của ngành

khoa học công nghệ vẫn còn quá thấp (chưa đến 1% cho giai đoạn 2007-2012). Đối

với các nước phát triển, tỷ lệ này lên đến vài chục phần trăm.

Giá trị nhập khẩu và xuất khẩu trên tổng nhập khẩu và xuất khẩu của ngành này

cũng còn thấp hơn nữa và không có xu hướng tăng lên. Định hướng phát triển kinh tế

dựa trên xuất khẩu cũng phải đồng nghĩa với việc tăng giá trị xuất khẩu của ngành

khoa học công nghệ trong tương lai (xuất khẩu bằng phát minh, sáng chế, số văn bằng

sở hữu công nghiệp….).

8. Luồng tiền chi trả nƣớc ngoài ròng

Hiện nay khi nói đến tình hình kinh tế thường được gắn chặt với chỉ tiêu GDP,

GDP ở Việt Nam hiện nay không chỉ được tính toán mà còn được nhìn nhận về ý niệm

Page 302: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

302

từ phía cung, tức là cộng tất cả phần giá trị gia tăng của các ngành trong nền kinh tế và

thuế nhập khẩu (trong giá trị gia tăng theo cách tính toán của cơ quan Thống kê Việt

Nam bao gồm cả thuế sản phẩm) theo nguyên tắc thường trú, chẳng hạn một doanh

nghiệp FDI hoạt động trên lãnh thổ Việt nam trên một năm thì toàn bộ phần giá trị gia

tăng của doanh nghiệp đó được tính vào GDP của Việt Nam, một doanh nghiệp FDI

khai thác tài nguyên ở Việt Nam cũng được tính toán theo nguyên tắc trên; như vậy việc

tăng trưởng về quy mô cũng như về số lượng của chỉ tiêu GDP thực ra không phản ánh

được đầy đủ bức tranh của nền kinh tế, chẳng hạn như doanh nghiệp FDI chuyên về

khai thác tài nguyên họ sẽ chuyển phần lợi nhuận về nước họ sẽ không được thể hiện

trong GDP. Trong Hệ thống các tài khoản quốc gia (SNA) bao gồm nhiều chỉ tiêu kinh

tế tổng hợp nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ đưa ra một chỉ tiêu nữa nhằm

phảm ánh thực chất hơn về nền kinh tế, đó là chỉ tiêu Tổng thu nhập Quốc gia (GNI-

Gross National Income), Tổng thu nhập quốc gia (GNI) được xác định bằng Tổng sản

phẩm tronng nước (GDP) cộng với thu nhập từ sở hữu trừ đi chi trả về sở hữu. Nếu

phần chi trả sở hữu lớn hơn phần thu nhập từ sở hữu, thì GNI sẽ nhỏ hơn GDP và

ngược lại.

Xem lại số liệu trong 11 năm từ 2000 - 2010 ta thấy:

+) Về quy mô GDP năm 2010 tăng gấp 4,5 lần năm 2000 và bình quân hàng

năm tăng 16,2%;

+) GDP đã loại trừ yếu tố giá năm 2010 tăng so với 2000 là 2 lần và bình quân

hàng năm tăng 7,3%.

Tuy nhiên, nếu xét về GNI theo giá thực tế năm 2010 so với 2000 chỉ tăng 4,3

lần và nếu lấy chỉ số giảm phát GDP (GDP deflactor) để loại trừ yếu tố giá của tổng

thu nhập quốc gia, thì GNI chỉ tăng 1,96 lần và bình quân hàng năm giai đoạn 2000 –

2010 chỉ tăng 6,7%. Nếu xét theo 2 giai đoạn 2000-2005 và 2006-2010 thì tổng sản

phẩm trong nước và tổng thu nhập Quốc gia tăng bình quân tương ứng theo 2 giai

đoạn là 7,5% và 7,3% và 6,7% và 5,7%. Nếu năm 2000 tỷ lệ giữa GNI và GDP là

99% thì đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ còn là 94%; điều này cho thấy luồng tiền ra ngày

càng lớn do thu nhập từ sở hữu thuần ngày càng nhỏ đi đáng kể.

Nếu xét theo giá hiện hành thì mức độ chi trả sở hữu cho bên ngoài của năm

2010 so với 2000 tăng khoảng 13 lần (trong khi GDP tăng 4,5 lần); tốc độ chi trả sở hữu

thuần ra nước ngoài tăng bình quân hàng năm khoảng 22% (trong khi tốc độ tăng GDP

bình quân hàng năm chỉ là 7,26%). Sơ đồ sau biểu thị khoản chi trả sở hữu ra nước

ngoài thuần (chi trả sở hữu – thu nhập từ sở hữu) từ năm 2000-2010 (Hình 5). Tốc độ

tăng trưởng của chỉ tiêu này đặc biệt tăng từ năm 2005 đến 2010.

Hình 06: Chi trả sở hữu thuần ra nƣớc ngoài theo 2 loại giá (Đơn vị tính tỷ đồng)

Page 303: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

303

Nguồn: Niên giám Thống kê và tính toán thêm của tác giả

Ngoài ra có thể nhận thấy tuy không hoàn toàn tại khu vực FDI nhưng rõ ràng

khu vực có vốn đầu tư trực tiếp góp phần quan trong làm luồng tiền đi ra khỏi đất

nước ngày một lớn, và hình 2 cho thấy mức độ liên quan của đầu tư trực tiếp nước

ngoài đến luồng tiền ra.

Hình 07: So sánh chi trả sở hữu ra nƣớc ngoài và vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Tỷ

đồng)

Nguồn: Niên giám Thống kê và tính toán thêm của tác giả

Điều này cho thấy ngoài việc thâm hụt thương mại kinh niên thì việc chi trả sở

hữu ra nước ngoài cũng đáng báo động không kém, phải chăng đây là hậu quả của

việc kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách quá thoải mái và không có định

hướng, ngoài ra cung do việc quá chú trọng đến chỉ tiêu GDP mà quên mất rằng cái

nước ta được hưởng sau cùng là thu nhập Quốc gia. Cùng với việc thâm hụt thương

mại cao đây là một lý do cơ bản khiến đồng tiền Việt Nam ngày càng mất giá và điều

này cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP rất ít ý nghĩa trong việc phản ảnh tình trạng thực

sự của nền kinh tế. Điều này không chỉ liên quan đến vấn đề khai thác tài nguyên, mà

về tổng thể chúng ta phải có những ràng buộc với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài (FDI) để hạn chế tình trạng luồng tiền chảy ra ngoài càng ngày càng nhiều.

Cũng do GNI ngày càng nhỏ so với GDP (năm 2000 tỷ lệ này là 98,6% GDP,

đến năm 2010 tỷ lệ này giảm xuống còn 94% GDP) mà tỷ lệ tiết kiệm (nguồn để đầu

Page 304: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

304

tư) từ nền kinh tế giảm xuống một cách nhanh chóng đặc biệt từ 2006 đến nay (từ

36% xuống còn 29% GDP). Tiết kiệm của nội bộ nền kinh tế là nguồn cơ bản để đầu

tư mà tỷ lệ này giảm rất mạnh từ 87% trong tổng vốn đầu tư trong năm 2006 xuống

chỉ còn 67% trong năm 2009. Tức là trong vòng 4 năm tỷ lệ này giảm khoảng 20 điểm

phần trăm. Nhưng điều đáng ngại hơn cả là tỷ lệ đầu tư trên GDP không hề suy giảm

và thường xuyên chiếm trên 40% GDP. Điều này cho thấy không thể nói chung chung

giảm tăng trưởng để ổn định vĩ mô mà cần xác định ổn định vĩ mô là ổn định cái gì?

Và tái cơ cấu kinh tế không thể theo hình quả mít như hiện nay mà cần có những định

hướng tổng quát về phân phối lần đầu cần tái cơ cấu theo ngành và theo sở hữu ra

sao? Về phân phối lại thu nhập cần phải thay đổi thế nào để đất nước đỡ thiệt thòi.

9. Chi cho nghiên cứu và triển khai các công trình khoa học vào thực tiễn

so với tổng chi ngân sách nhà nƣớc:

Đây là tổng chi phí của các cơ sở kinh tế (bao gồm doanh nghiệp, các cơ quan

nghiên cứu của Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp FDI) trong

năm 2011 đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ (lấy từ nguồn ngân

sách Nhà nước), bao gồm chi phí cho công tác nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, cải tiến

công nghệ, cải tiến quản lý, chi phí cho đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ (kể cả

chi mua phát minh, mua bản quyền nhãn mác...). Mục tiêu nghiên cứu chỉ tiêu này

nhằm đánh giá mức độ đầu tư cho nghiên cứu và triển khai các công trình khoa học vào

thực tiễn so với tổng chi ngân sách. Hàng năm, Nhà nước phải đầu tư rất nhiều tiền Chi

đầu tƣ phát triển và Chi phát triển sự nghiện kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tổng chi

cho sự nghiệp khoa học, công nghệ (bao gồm cả môi trường) cũng chưa đến 2%.

Bảng 14: Chi cho sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trƣờng

so với tổng chi ngân sách Nhà nƣớc

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

(Dự toán)

Tổng chi (Tỷ đồng) 399402 494600 584695 661370 796000 903100

Chi sự nghiệp khoa học, công

nghệ và môi trường 7604 7744 10196 5139 6483 7160

So với tổng chi ngân sách (%) 1.90% 1.57% 1.74% 0.78% 0.81% 0.81%

Nguồn: Niên giám Tổng cục Thống kê

Có thể thấy tỷ lệ chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ là rất thấp, tổng chi

cho sự nghiệp khoa học, công nghệ và cả về môi trƣờng mới chỉ chiếm chưa được

2% trong tổng chi ngân sách.

10. Số lƣợng và kết quả hoạt động của các đơn vị khoa học công nghệ

trong nền kinh tế

Thống kê số lượng các đơn vị hoạt động trong các ngành liên quan đến khoa

học công nghệ của khu vực Nhà nước, ngoài nhà nước và FDI trong toàn nền kinh tế.

Kết quả hoạt động R&D và đổi mới công nghệ trong năm 2011 bao gồm số đề tài/dự

án nghiên cứu đã triển khai; số sáng chế được cấp bằng bảo hộ; số văn bằng sở hữu

công nghiệp được cấp; số sáng kiến, giải pháp kỹ thuật được áp dụng.

Bảng 15: Kết quả hoạt động của các đơn vị khoa học công nghệ năm 2011

Số đề tài/dự Số sáng chế Số văn bằng sở hữu Số sáng kiến, giải pháp

Page 305: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

305

án nghiên cứu

đã triển khai

đƣợc cấp

bằng bảo hộ

công nghiệp khác

đƣợc cấp

kỹ thuật đƣợc áp dụng

Tổng số 2040 53 613 5662

Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp 2012

Tổng số lượng doanh nghiệp của toàn Việt Nam năm 2011 là trên 325 nghìn

doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên có thể thấy là kết quả hoạt

động của các đơn vị liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất nghèo nàn. Số

lượng đề tài/dự án đã triển khai vốn rất ít nhưng đi vào thực tế không được bao nhiêu.

Số bằng sáng chế hay văn bằng sở hữu công nghiệp cũng có con số rất khiêm tốn với

một nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

11. Chi cho nghiên cứu và triển khai các công trình nghiên cứu khoa học

vào thực tiễn so với tổng vốn đầu tƣ của khu vực doanh nghiệp

Chỉ tiêu này nhằm thống kê tổng chi phí cho nghiên cứu và triển khai các công

trình nghiên cứu của khu vực doanh nghiệp trong năm 2011 so với tổng vốn đầu tư

của toàn xã hội.

Bảng 16: Chi phí cho hoạt động R&D và đổi mới công nghệ của khu vực doanh nghiệp

năm 2011

Giá trị Tỷ trọng

Tổng chi phí 12111653.7 100.00

I. Chi cho hoạt động R&D 4599129.5 37.97

+ Tự thực hiện 529649.6 4.37

+ Chi ngoài Doanh nghiệp 39431.9 0.33

II. Chi cho đổi mới công nghệ 7512524.2 62.03

+ Mua máy móc, thiết bị 2345498.1 19.37

+ Công nghệ 326018.7 2.69

+ Chi mua, khai thác sáng chế 144396.4 1.19

Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp 2012

Theo kết quả cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp năm 2012

do Tổng cục Thống kê công bố, tổng chi phí cho hoạt động nghiên cứu và triển khai

các công trình nghiên cứu khoa học vào thực tiễn của khu vực doanh nghiệp chỉ vào

khoảng 12 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 1.38% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Đặc biệt trong tổng chi phí cho hoạt động nghiên cứu và triển khai các công

trình nghiên cứu khoa học vào thực tiễn của khu vực doanh nghiệp, thì chi cho đổi

mới công nghệ, mua và khai thác bằng phát minh sáng chế chỉ chiếm 3.88% trong

tổng chi phí. Với 1 quốc gia đi sau về công nghệ so với thế giới như Việt Nam, việc

đẩy mạnh đầu tư mua sắm cho đổi mới công nghệ, bằng phát minh sáng chế cần được

đẩy mạnh hơn nữa, có như vậy mới tận dụng được lợi thế “đi tắt đón đầu” các nước

phát triển.

12. Tỷ lệ cán bộ làm nghiên cứu và triển khai công nghệ của khu vực

doanh nghiệp so với tổng số lao động của khu vực doanh nghiệp năm 2011

Page 306: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

306

Cán bộ làm công tác nghiên cứu và triển khai công nghệ là những người do

doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, được giao nhiệm vụ và trực tiếp tham gia

các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công

nghệ và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.

Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá tổng số lao động làm trong lĩnh vực

nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ trên tổng số lao động trong khu vực doanh

nghiệp năm 2011.

Bảng 17: Số lƣợng lao động làm R&D và triển khai công nghệ của khu vực doanh

nghiệp năm 2011

Số lao động

(Ngƣời)

Số cán bộ làm R&D và triển

khai công nghệ (Ngƣời) Tỷ lệ (%)

Tổng chung 11063047 10404 0.001

DN Nhà nước 1465229 2859 0.002

DN ngoài Nhà nước 7003275 5341 0.001

DN có vốn ĐTNN 2594543 2204 0.001

Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp 2012

“Phát triển khoa học công nghệ” luôn được ƣu tiên và được coi là mục tiêu

then chốt cho phát triển kinh tế trong tương lai, tuy nhiên số liệu thực tế cho thấy tỷ

lệ cán bộ làm công tác nghiên cứu & phát triển và triển khai công nghệ là “cực ít”

trong khu vực doanh nghiệp, đấy là chưa kể đến hiệu quả đem lại của những con

người làm nghiên cứu này mang lại được bao nhiêu cho nền kinh tế.

13. Một số chỉ tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong khu vực doanh

nghiệp năm 2011

Thống kê số lượng máy tính dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có sử dụng kết nối Internet phục vụ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ áp dụng công nghệ thông tin của

khu vực doanh nghiệp vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 18: Ứng dụng công nghệ thông tin của khu vực doanh nghiệp năm 2011

Số doanh

nghiệp

(DN)

Số máy tính

(Chiếc)

Số DN có kết

nối Internet

(DN)

Số máy

tính/1 doanh

nghiệp

(chiếc)

Tỷ lệ DN

dùng

Internet

(%)

Tổng chung 329044 1890443 260172 5.7 79.1

Chia ra:

DN Nhà nước 3394 242229 3137 71.4 92.4

DN ngoài Nhà nước 316642 1346192 248803 4.3 78.6

DN có vốn ĐTNN 9008 302022 8232 33.5 91.4

Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp 2012

Có thể thấy một điều là các doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư về mặt công

nghệ cao nhất so với doanh nghiệp ngoài Nhà nước, ngay cả các doanh nghiệp FDI

cũng không sánh bằng. Tuy nhiên, một nghiên cứu về hiệu quả đầu tư (ICOR) lại cho

thấy điều ngược lại: khu vực kinh tế ngoài nhà nước là khu vực có hiệu quả nhất, thứ

Page 307: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

307

hai là khu vực doanh nghiệp Nhà nước, và cuối cùng, kém hiệu quả nhất là khu vực

FDI.

14. Cách nhìn về phát triển kinh tế tri thức ở khu vực doanh nghiệp thông

qua một số chỉ tiêu cơ bản của cuộc điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp

năm 2007 và 2012 do Tổng cục Thống kê công bố

Đây là 2 cuộc Tổng điều tra được Tổng cục Thống kê triển khai thu thập thông tin

và công bố tính đến thời điểm 01/07 của 2 năm 2007 và 2012, đối tượng điều tra bao gồm

toàn bộ các đơn vị sản xuất, kinh doanh (doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở trực thuộc

doanh nghiệp trong nước, chi nhánh/văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, cơ

sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản), các cơ quan nhà nước,

tổ chức chính trị, đoàn thể, hiệp hội, đơn vị sự nghiệp, cơ sở tôn giáo và tín ngưỡng.

So sánh kết quả của 2 cuộc Tổng điều tra này, chúng ta sẽ thấy rõ nét nhất những

mặt được và những tồn tại của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là với góc nhìn của kinh tế

tri thức về phát triển lao động trình độ cao, và công nghệ thông tin.

14.1. Trình độ chuyên môn được đào tạo của lao động trong các đơn vị kinh tế,

hành chính sự nghiệp năm 2012 có tăng lên so với năm 2007

So với năm 2007, cơ cấu lao động theo trình độ được đào tạo đã có sự thay đổi

đáng kể. Tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên tăng từ 11.1% năm 2007 lên

17.9% năm 2012, lao động trình độ trên đại học tăng từ 0.57% lên 4.1%. Tỷ trọng lao

động được đào tạo từ đại học trở lên trong những ngành dịch vụ cao hơn so với ngành

sản xuất. Điều này thể hiện rõ nhất trong khu vực hành chính, sự nghiệp: tỷ lệ lao

động có trình độ đại học là 61%, trên đại học là 22.8% (tương ứng với 31% và 2.5%

năm 2007), phần lớn tập trung ở các ngành hoạt động chuyên môn và khoa học công

nghệ, dịch vụ hành chính và phụ trợ, hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị

xã hội, giáo dục đào tạo, nghệ thuật vui chơi giải trí… Đối với khu vực doanh nghiệp

là các ngành: thông tin truyền thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hoạt

động kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ….

Trong khi đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo là ngành cần đội ngũ lao

động có trình độ đào tạo cao thì chỉ có 9.7% số lao động có trình độ từ đại học trở lên

và có tới 72.2% số lao động chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng không được

cấp chứng chỉ. Điều này phản ánh phần nào lý giải hàng hóa sản xuất của Việt Nam

chưa có tính cạnh tranh cao trong khu vực và chưa đáp ứng nhu cầu lao động có trình

độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nước. Trong các cơ sở SXKD cá thể, tỷ

lệ lao động chưa được đào tạo còn khá cao, chiếm 67.2% tổng số lao động của khu

vực này (tuy nhiên có giảm so với tỷ lệ 85% của năm 2007) và chiếm 61% tổng số lao

động chưa được đào tạo của tổng thể các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp.

Đến thời điểm 01/07/2012 xét theo nhóm độ tuổi, có sự khác nhau về cơ cấu

giữa các loại hình cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp, trong đó lực lượng lao động trẻ

từ 15-34 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất tới 66.9% lao động của khu vực doanh nghiệp;

trong khi các đơn vị hành chính sự nghiệp có nhóm lao động từ độ tuổi 35-55 chiếm

tỷ trọng cao nhất (49.7%), đồng thời khu vực này cũng cho thấy sự trẻ hóa lực lượng

khi tỷ trọng của nhóm tuổi 15-34 tăng lên so với trước đây.

Bảng 19: Lao động của các đơn vị kinh tế, HCSN phân theo độ tuổi và trình độ chuyên

môn đƣợc đào tạo

Page 308: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

308

Tổng

số

Doanh

nghiệp

Hợp

tác

Cơ sở

SXKD

cá thể

Đơn

vị

CSN

Cơ sở tôn

giáo tín

ngƣỡng

1. Phân theo độ tuổi 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

- Dưới 15 tuổi 0.3 3.5

- Từ 15-34 tuổi 46.4 66.9 32.7 31.6 46.4 24.6

- Từ 35-55 tuổi 49.7 31.0 57.3 56.7 49.7 31.8

- Từ 56-60 tuổi 3.4 1.8 8.0 6.3 3.4 13.3

- Trên 60 tuổi 0.5 0.3 1.9 5.0 0.5 26.7

2. Phân theo trình độ chuyên môn

đƣợc đào tạo 100.0 100.0 100.0 100.1 100.0 100.0

- Chưa đào tạo 34.7 24.3 45.2 67.2 0.6 53.1

- Đã qua đào tạo nhưng không có

chứng chỉ 19.0 24.9 16.0 19.4 0.2 10.3

- Sơ cấp nghề 6.8 9.6 13.9 5.3 0.4 13.4

- Trung cấp, trung cấp nghề 9.7 12.8 14.3 5.2 8.6 5.6

- Cao đẳng, cao đẳng nghề 4.9 7.0 2.7 1.1 5.7 10.8

- Đại học 17.9 15.2 3.8 1.6 61.0 2.0

- Trên đại học 4.1 0.8 0.1 0.1 22.8 4.8

- Trình độ khác 2.9 5.4 4.0 0.2 0.7

Nguồn: Số liệu Tổng điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp, Tổng cục Thống kê năm

2012

14.2. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp và đơn vị

hành chính sự nghiệp của năm 2012 đã có sự nâng lên so với năm 2007:

So với năm 2007, số lượng các đơn vị có sử dụng máy tính đã tăng từ 6.4% lên

9.9%, số cơ sở có kết nối internets tăng từ 1.8% lên 2.6%.

Các tỷ lệ này đặc biệt cao trong khu vực doanh nghiệp, có tới 87% và 80%

trong tổng số doanh nghiệp có sử dụng máy tính và có kết nối internet (so với 78% và

42% năm 2007); khu vực hành chính sự nghiệp đạt tỷ lệ 88.8% và 76.4% (so với 50%

và 15% năm 2007). Do tính chất hoạt động, việc ứng dụng công nghệ thông tin khu

vực sản xuất kinh doanh cá thể nhìn chung chưa phát triển, chỉ đạt tỷ lệ 2.3% và 1.8%

trong tổng số cơ sở cá thể có sử dụng máy tính và có kết nối internet.

Tuy mức độ ứng dụng công nghệ thông tin được nâng lên so với năm 2007,

nhưng hiệu quả ứng dụng cũng là vấn đề cần quan tâm khi hiện tại số doanh nghiệp có

website riêng và thực hiện các giao dịch thương mại điện tử còn thấp. Sự kết nối tác

nghiệp giữa các đơn vị hành chính sự nghiệp, đặc biệt là các đơn vị liên quan đến thủ

tục đăng ký, khai báo của người dân còn chưa được thiết lập rộng rãi nhằm hạn chế thủ

tục giấy tờ, thời gian đi lại của người dân, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ

thông tin khai báo, trao đổi và kết nối giữa cácđơn vị phục vụ, cho nhiều mục đích quản

lý.

Page 309: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

309

14.3. Số lượng và lao động của doanh nghiệp tăng nhanh về số lượng, nhưng chủ yếu

vẫn là quy mô nhỏ và vừa:

Bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2011, số lượng doanh nghiệp tăng 21%,

trong đó tăng nhanh nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước với 21.7%; khu

vực FDI tăng 16.4%; riêng khu vực doanh nghiệp Nhà nước, mỗi năm giảm 2.5% do

chủ trương cổ phần hóa, đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp.

Lao động làm việc cho khu vực doanh nghiệp thời điểm cuối năm 2011 đạt gần

11 triệu người, tăng 67% so với năm 2006. Nhìn chung số lao động của khu vực doanh

nghiệp tăng, nhưng chủ yếu ở một số ngành lớn như công nghiệp chế biến, chế tạo

(chiếm tỷ trọng 44.6%); xây dựng (16%); thương nghiệp (14%); vận tải kho bãi (4.7%);

hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ (3.2%). Khu vực doanh nghiệp ngoài

nhà nước thu hút nhiều lao động nhất với 6.7 triệu người (chiếm 61.3%) gấp 2.1 lần so

với năm 2006, bình quân giai đoạn 2006-2011 mỗi năm thu hút thêm 16.7% lao động.

Doanh nghiệp FDI có 2.6 triệu lao động (chiếm 22%), gấp 1.8 lần năm 2006, bình quân

giai đoạn 2006-2011 mỗi năm thu hút thêm 12% lao động. Khu vực doanh nghiệp Nhà

nước có số lao động giảm, chỉ còn 1.66 triệu lao động (chiếm 15.3%), giảm 12.4% so

với năm 2006, bình quân giai đoạn 2006-2011 mỗi năm giảm 2.6% lao động.

14.4. Doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên vẫn thu hút

được nhiều lao động, tạo ra lợi nhuận và đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước

Theo kết quả cuộc Tổng điều tra tại thời điểm 31/12/2011, khu vực doanh

nghiệp công nghiệp và xây dựng thu hút 7.1 triệu lao động, chiếm 65% tổng số lao

động toàn khu vực doanh nghiệp; lợi nhuận trước thuế đạt 176.3 nghìn tỷ đồng, chiếm

49.8% và đóng góp cho ngân sách Nhà nước (thuế và các khoản phí, lệ phí) đạt 292.8

nghìn tỷ đồng, chiếm 56.6%. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp của khu vực công nghiệp

và xây dựng đã giảm dần trong giai đoạn 2006-2011. Cụ thể so với năm 2006, tỷ trọng

đóng góp của khu vực này trong năm 2011 như sau: số doanh nghiệp giảm 4.5%; số

lao động giảm 5.4%; nguồn vốn giảm 6%; doanh thu giảm 2.4%; lợi nhuận giảm

11.5% và nộp ngân sách nhà nước giảm 6.5%. Sự sụt giảm tỷ trọng của khu vực

doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng năm 2011 so với năm 2006 cho thấy, trong

giai đoạn kinh tế toàn cầu suy giảm, các doanh nghiệp khu vực công nghiệp và xây

dựng gặp nhiều khó khăn hơn các loại doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh

khác do thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu bị thu hẹp, tồn kho sản phẩm cao

và kéo dài.

14.5. Doanh nghiệp dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất về số doanh nghiệp, nguồn vốn và

doanh thu, đồng thời là khu vực phát triển nhanh:

Trong khu vực doanh nghiệp dịch vụ, tỷ trọng nhiều chỉ tiêu cơ bản năm 2011

đều tăng so với năm 2006; trong khi các khu vực còn lại là Nông, lâm nghiệp và thủy

sản, công nghiệp và xây dựng đều giảm.

Số doanh nghiệp đang hoạt động của khu vực này tại thời điểm 31/12/2011 là

212.4 nghìn doanh nghiệp, chiếm 67% toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Các ngành có

mức phát triển số lượng doanh nghiệp cao hơn nhiều so với tổng thể gồm: vận tải kho

bãi (3 lần); thông tin và truyền thông (3.6 lần); hoạt động kinh doanh bất động sản

(3.8 lần); hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ (4.1 lần); dịch vụ hành chính

và hỗ trợ (3.8 lần) y tế (3.4 lần) giáo dục (3.1 lần)…

Page 310: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

310

Nguồn vốn huy động vào khu vực này năm 2011 đạt 9.758 nghìn tỷ đồng,

chiếm 65.7% tổng nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp; doanh thu thuần đạt 5.870

nghìn tỷ đồng, chiếm 56.2%. Đồng thời tỷ trọng đóng góp của khu vực này có chiều

hướng tăng lên trong giai đoạn 2006-2011. Cụ thể: số doanh nghiệp của khu vực này

tăng 5.4% (từ 62.4% lên 67.8%); số lao động tăng 7% (từ 25.4% lên 32.5%); nguồn

vốn tăng 6.7% (từ 59% lên 65.7%); doanh thu thuần tăng 2.8% (từ 52.8% lên 55.5%);

lợi nhuận trước thuế tăng 10.1% (từ 33% lên 43.1%) và nộp ngân sách nhà nước tăng

6.6% (từ 35.7% lên 42.3%).

14.6. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhìn chung chưa cao và

có xu hướng thấp hơn năm 2006:

Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra kinh tế hành chính sự nghiệp năm 2012,

tỷ lệ số doanh nghiệp kinh doanh có lãi là 53.9% (năm 2006 là 65.7%).

Tỷ lệ số doanh nghiệp kinh doanh không lãi, không lỗ là 3.2%, tương đương

với năm 2006.

Còn lại 42.9% số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, cao hơn tỷ lệ 31.1% của

năm 2006, nguyên nhân chủ yếu do năm 2011 nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt

Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng và suy giảm.

Xét theo thành phần kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước là khu vực có tỷ lệ số

doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong năm 2011 đạt cao nhất với 80.8%; còn lại là hai

khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và FDI, với tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có

lãi tương ứng là 53.7% và 53.8%.

Bảng 20: Hiệu quả sử dụng lao động, chỉ số nợ và chỉ số quay vòng vốn của doanh

nghiệp năm 2006 và 2011

Hiệu suất sử dụng

lao động (lần) Chỉ số nợ (lần)

Chỉ số quay vòng

vốn (vòng)

2006 2011 2006 2011 2006 2011

Tổng số 18.2 17.9 2.2 2.1 0.81 0.85

Chia theo loại hình kinh tế

- DN nhà nước 16.6 18.6 3.3 3.1 0.64 0.82

- DN ngoài nhà nước 20.4 19.1 1.8 1.9 0.63 0.97

- DN có vốn ĐTNN (FDI) 17.5 14.5 1.3 1.5 1.52 0.85

Chia theo khu vực kinh tế

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 4.3 4.4 0.4 0.5 0.36 0.58

- Công nghiệp và xây dựng 13.3 13.6 1.5 1.6 0.25 0.76

- Dịch vụ 29.3 25 3.4 2.5 0.32 0.59

Nguồn: Số liệu Tổng điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp, Tổng cục Thống kê năm 2012

Xét theo khu vực kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực có

tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi năm 2011 đạt cao nhất với 61.5%, tiếp đến là khu

vực công nghiệp và xây dựng 59.3% và cuối cùng là khu vực dịch vụ với 51.3%.

Xét về hiệu suất sử dụng lao động (tính bằng doanh thu bình quân/thu nhập bình

quân một lao động) năm 2011 chung cho toàn khu vực doanh nghiệp đạt 17.9 lần, hay

Page 311: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

311

nói cách khác, doanh nghiệp chi trả 1 dồng cho thu nhập của người lao động thì tạo ra

17.0 đồng doanh thu (thấp hơn mức 18.2 lần của năm 2006).

Chỉ số nợ (tính bằng tổng nợ phải trả/tổng vốn chủ sở hữu) tại thời điểm

31/12/2011 của toàn khu vực doanh nghiệp là 2.1 lần (thấp hơn mức 2.2 lần của năm

2006). Chỉ số nợ năm 2011 cao nhật là khu vực doanh nghiệp Nhà nước (với 3.3 lần);

tiếp đến là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước (1.8 lần); và cuối cùng là khu vực

FDI (1.3 lần). Xét theo khu vực kinh tế, thì khu vực dịch vụ là khu vực có chỉ số nợ

cao nhất với 2.5 lần, trong khi khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ có 1.6 lần; và

khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ có 0.5 lần.

Chỉ số quay vòng vốn (tính bằng tổng doanh thu /tổng nguồn vốn) năm 2011

của toàn khu vực doanh nghiệp đạt 0.85 vòng (cao hơn mức tăng 0.81 vòng của năm

2006). Chia theo thành phần kinh tế, thì khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có chỉ

số quay vòng vốn cao nhất (0.97 vòng); tiếp đến là khu vực FDI (0.85 vòng); và khu

vực doanh nghiệp Nhà nước (0.81 vòng). Chia theo khu vực kinh tế, khu vực công

nghiệp và xây dựng là khu vực có chỉ số quay vòng vốn cao nhất (0.76 vòng); còn lại

là hai khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và dịch vụ có chỉ số quay vòng vốn

tương ứng là 0.58 vòng và 0.59 vòng.

Hiệu suất sinh lời trên tài sản (tính bằng tổng lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản)

trong năm 2011 của khu vực doanh nghiệp đạt 2.5% (thấp hơn mức 5.5% của năm

2006). Khu vực kinh FDI là khu vực có hiệu suất sinh lời trên tài sản cao nhất trong

năm 2011 (4.8%); tiếp đến là khu vực doanh nghiệp Nhà nước (3.2%) và thấp nhất là

khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước (1.2%).

Hiệu suất sinh lời trên doanh thu (tính bằng tổng lợi nhuận trước thuế/tổng

doanh thu của toàn khu vực doanh nghiệp năm 2011 cũng chỉ đạt 3.2% (thấp hơn mức

6.1% của năm 2006).

14.7. Thực trạng phát triển của khu vực doanh nghiệp trong 10 năm qua (2002-2011)

Theo báo cáo Thường niên do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

(VCCI) công bố cho năm 2012, xét trong giai đoạn 10 năm từ 2002 đến 2011, doanh

nghiệp Việt Nam có xu hướng “ngày càng nhỏ về lao động nhưng lớn về vốn, trong

đó, vào thời điểm 31/12/2002, số lao động bình quân 1 doanh nghiệp là 74 người,

giảm xuống còn 34 người đến cuối năm 2011; còn nguồn vốn bình quân 1 doanh

nghiệp tăng từ 23 tỷ đồng lên 47 tỷ đồng bình quân 1 doanh nghiệp”. Nếu nhìn

thoáng qua, chắc ai cũng sẽ mừng vì quy mô phát triển doanh nghiệp Việt Nam đang

ngày càng đi vào chiều sâu (ít nhân công đi, vốn tăng lên), nhưng thực chất có đúng

như vậy không?

Bảng 21: Quy mô nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp theo giá thực tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Bình quân

chung

Doanh nghiệp

Nhà nƣớc

Doanh nghiệp

ngoài Nhà nƣớc

Doanh nghiệp

FDI

2002 22.90 166.91 4.30 133.53

2003 23.95 210.24 5.23 139.64

2004 23.56 264.70 5.90 142.36

2005 23.68 355.04 6.68 142.81

Page 312: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

312

2006 25.75 470.09 7.97 155.32

2007 30.99 615.67 12.38 171.87

2008 32.86 886.36 13.84 193.17

2009 35.50 975.02 17.66 203.47

2010 41.09 1151.71 22.37 262.80

2011 47.00 1584.00 25.00 270.00

Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê

Về nguyên tắc, để đảm bảo tính so sánh một chỉ tiêu liên quan đến tiền tệ giữa

các thời kỳ (như nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận….), phải loại trừ ảnh hưởng của yếu

tố giá để đưa chỉ tiêu cần phân tích về cùng một mặt bằng giá để đảm bảo tính so

sánh. Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã bỏ qua

yếu tố này! Từ đó có thể dẫn đến những ngộ nhận và đôi khi là các nhận định sai lầm.

Để tính toán chỉ số giảm phát cho chỉ tiêu nguồn vốn của doanh nghiệp là rất

phức tạp, tác giả tạm dùng chỉ số lạm phát của giai đoạn 2002-2011 (Bảng 02) nhằm

đưa chỉ tiêu này về mặt bằng giá của năm 2002, kết quả lại đưa đến một thực trạng

hoàn toàn khác.

Bảng 22: Chỉ số lạm phát giai đoạn 2002-2011

Năm Chỉ số lạm phát

2002 3.9

2003 3.18

2004 7.71

2005 8.26

2006 7.34

2007 8.3

2008 22.97

2009 6.88

2010 9.19

2011 8.58

Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê

Xét trong giai đoạn 2002 đến 2011 (tính theo giá năm 2002), nguồn vốn bình

quân 1 doanh nghiệp giảm từ 22.9 tỷ đồng xuống chỉ còn khoảng 8.3 tỷ đồng 1 doanh

nghiệp. Trong đó, quy mô doanh nghiệp Nhà nước tăng từ 167 tỷ đồng lên mức 279 tỷ

đồng 1 doanh nghiệp; doanh nghiệp ngoài Nhà nước dường như vẫn “dậm chân tại

chỗ” với 4.3 tỷ đồng bình quân 1 doanh nghiệp năm 2002 và 4.4 tỷ đồng bình quân 1

doanh nghiệp năm 2011; còn doanh nghiệp FDI thì lại có sự sụt giảm lớn, từ 134 tỷ

đồng vốn bình quân 1 doanh nghiệp năm 2002 xuống chỉ còn 47 tỷ đồng 1 doanh

nghiệp năm 2011 theo giá của năm 2002. Nguồn vốn bình quân 1 lao động của toàn

Page 313: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

313

khu vực doanh nghiệp cũng có sự sụt giảm đáng kể, từ 0.31 tỷ đồng bình quân 1 lao

động năm 2002 xuống còn 0.24 tỷ đồng vào năm 2011.

Bảng 23: Quy mô nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp theo giá năm 2002

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Bình quân

chung

Doanh

nghiệp

Nhà nƣớc

Doanh

nghiệp

ngoài Nhà

nƣớc

Doanh

nghiệp

FDI

2002 22.9 166.9 4.3 133.5

2003 23.2 203.6 5.1 135.2

2004 21.0 235.9 5.3 126.9

2005 19.1 287.1 5.4 115.5

2006 18.9 345.6 5.9 114.2

2007 20.2 401.5 8.1 112.1

2008 13.9 374.4 5.8 81.6

2009 12.6 344.8 6.2 71.9

2010 10.8 301.4 5.9 68.8

2011 8.3 278.6 4.4 47.5

Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả

Tính riêng khu vực doanh nghiệp Nhà nước, số lượng doanh nghiệp chỉ chiếm

khoảng 1%, nhưng lại chiếm tới trên 30% nguồn vốn của toàn bộ khu vực doanh

nghiệp. Quy mô doanh nghiệp của khu vực này nếu xét theo yếu tố vốn vẫn tăng rất

cao dù là đã tính toán theo mặt bằng giá 2002. Bắt đầu từ năm 2007, quá trình cổ phần

hóa các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn có thể thấy đây là

khu vực được hưởng lợi rất nhiều từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nên vẫn “vô tư

phát triển về quy mô”.

Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước là khu vực luôn được hô hào phát triển,

tuy nhiên mới chỉ về mặt số lượng và chưa có một định hướng nào thật sự rõ ràng. Bất

cập xảy ra khi mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp được “khai sinh” thì cũng có rất

nhiều doanh nghiệp “chết đi”. Tuy nhiên, vốn mà khu vực này bỏ ra cho sản xuất kinh

doanh lại là thực chất và đóng góp vào trong tăng trưởng là nhiều nhất (chiếm tỷ trọng

gần 50% trong tổng GDP).

Theo nghiên cứu về hiệu quả đầu tư (ICOR) như trên đã trình bày: xét theo 3

giai đoạn 2000-2012; 2000-2006 và 2007-2012: Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn

là khu vực đầu tư hiệu quả nhất, tiếp đến là khu vực kinh tế Nhà nước và cuối cùng là

khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng yếu

đi, kèm theo hiệu quả đầu tư cũng của khu vực này cũng không hề được cải thiện, kể

cả về lao động chất lượng cao và khoa học công nghệ cũng không tốt.

Trong vòng 10 năm, số lượng doanh nghiệp tăng hơn 4.5 lần, từ 69 nghìn doanh

nghiệp năm 2002 lên con số 312 nghìn doanh nghiệp vào năm 2011. Nguồn vốn của

Page 314: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

314

doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ giá trị bằng tiền của tài sản cố định và tài sản lưu

động đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng với thực trạng phát triển và quy

mô nguồn vốn bình quân 1 doanh nghiệp như hiện nay thì dường như việc phát triển

doanh nghiệp một cách ồ ạt trong thời gian qua đã bộc lộ quá nhiều bất cập. Khi nền

kinh tế bắt đầu gặp khó khăn, tổng cầu của nền kinh tế yếu đi, tổng cung vốn đã yếu lại

càng yếu. Vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp là cần thiết, nhưng cần có định hướng dài

hạn về ngành, vùng trọng điểm. Và quan trọng là phải có được “sự bình đẳng thật sự

giữa các thành phần kinh tế” để cùng phát triển. Quy mô khu vực doanh nghiệp Nhà

nước cần đi vào thực chất, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước phải có định hướng

rõ ràng và chọn lọc, còn khu vực doanh nghiệp FDI cũng không cần thiết phải thu hút

đầu tư bằng mọi giá.

Một điểm cần nhấn mạnh là, vấn đề "Lo sức khỏe" của nền kinh tế được nhiều

đại biểu đề cập tại Hội thảo "Diễn biến giá cả, thị trường Việt Nam 6 tháng đầu năm

và dự báo 6 tháng cuối năm 2013" do Viện Kinh tế- Tài chính, Học viện Tài chính tổ

chức ngày 11-7. Một số ý kiến cho rằng Chính phủ cần phải có chính sách về kích

cầu, thậm chí có vị giáo sư còn cho rằng “một chương trình kích cầu tổng hợp và dài

hạn là cần thiết để tạo đà tăng trưởng cao trong chu kỳ vận động mới khi tình trạng

tăng trưởng chấm dứt..” mới thấy hình như người ta không hiểu rõ thế thế nào là "kích

cầu" và quản lý cầu (demand management). Vào những thập niên 30 của thế kỷ trước,

lý thuyết tổng quát của J.M.Keynes được đưa ra nhằm giải thích hiện tượng khủng

hoảng kinh tế thế giới, ông cho rằng khi làm tăng các nhân tố ở phía cầu sẽ kích thích

phía cung tăng trưởng. Cách làm này thực ra không phải là không tốt nhưng chỉ trong

ngắn hạn và mang tính nhất thời; và một câu nói nổi tiếng của ông đại ý “trong dài

hạn tất cả mọi người đều chết” và khủng hoẳng thế giới trong thời ký đó là khủng

hoảng về cầu. Ở Việt Nam từ năm 2007 đến nay triền miên với những chính sách về

quản lý cầu hết kiềm chế lạm phát lại kích thích tăng trưởng trong khi nền sản xuất

trong nước (phía cung) ngày càng yếu kém thì việc tăng cường từ phía cầu chỉ làm gia

tăng về giá cả mà thôi. Hơn nữa khi gia tăng phía cầu sẽ dẫn đến đòi hỏi mạnh mẽ từ

phía cung, với nền công nghiệp chế biến trong nước hầu như chỉ là gia công thì nhu

cầu nhập khẩu sẽ tăng cao khi có sự gia tăng ở phía cầu; như vậy việc gia tăng cầu

ngoài việc dẫn đến lạm phát còn dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại, từ đó dẫn đến

căng thẳng về tỷ giá và vòng xoáy lạm phát - suy trầm lại tiếp diễn và tất nhiên càng

về sau thì mức độ tăng trưởng càng nhỏ hơn (dù có gia tăng cầu) và lạm phát cao hơn.

Hiện nay có ý kiến của một số vị trong Hội đồng tiền tệ Quốc gia muốn tăng đầu tư

công 200 - 300 nghìn tỷ (khoảng trên 10 tỷ USD) để kích cầu thì không khác gì tự sát.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa của lạm phát chính là do hiệu quả đầu

tư mà đầu tư công là kém hiệu quả nhất, nếu trong giai đoạn 2000 – 2006 để tăng lên

1 đồng giá trị gia tăng cần 4,9 đồng thì đến giai đoạn 2007 – 2011 tỷ lệ tăng lên 7,7 và

khu vực Nhà nước có hiệu quả đầu tư kém và ngày càng kém hơn (từ 7,1 trong giai

đoạn 2000 – 2006 lên 9,9 trong giai đoạn 2007 – 2011), ngoài ra tính toán từ bảng

cân đối liên ngành cho thấy cơ cấu về nhu cầu nhập khẩu giữa các yếu tố của cầu sản

phẩm sản xuất trong nước thay đổi rõ rệt. Trong giai đoạn 2007 đến nay đầu tư kích

thích nhập khẩu nhiều nhất đặc biệt đầu tư công. Nếu đầu tư tăng thêm 1 đơn vị sản

phẩm sẽ kích thích đến nhập khẩu 1,69 đơn vị sản phẩm và đầu tư công là 1,8. Điều

này có thể thấy càng đầu tư không hiệu quả không chỉ gây tăng giá mà còn càng kích

thích nhập khẩu mạnh và đầu tư công là yếu tố gây nên thâm hụt thương mại mạnh

nhất, trong khi cung trong nước dường như đình trệ thì việc kích cầu từ đầu tư công

chẳng khác nào lấy tiền của dân ra để kích thích cho nước khác? Ngoài ra thu ngân

Page 315: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

315

sách năm nay hụt rất lớn, theo báo chí thì riêng Hà Nội hụt thu khoảng 40 nghìn tỷ

(trong khi GDP tăng 7 -8% - Nghịch lý – Vì GDP nếu từ phương pháp thu nhập là cấu

thành của 3 yếu tố chính, thu nhập từ lao động, thu nhập từ vốn và thuế gián thu; nếu

thuế gián thu âm thì 2 yếu tố thu nhập của lao đông và thăng dư sẽ phải tăng xấp xỉ

20% nếu không loại trừ yếu tố giá, mà về cơ bản cơ quan thống kê tính toán giá trị

tăng thêm/GDP từ báo cáo quyết toán của doanh nghiệp. Như vậy nếu GDP của Hà

Nội tăng 7% thì không thể có chuyện hụt thu?), đó là chưa kể khi kích cầu từ tiền

ngân sách sẽ dẫn đến gia tăng nợ nần trong khi (theo tính toán của chuyên gia kinh tế

Vũ Quang Việt thì nợ công đã là 106% GDP); hơn nữa cần chú ý rằng nếu bỏ lượng

kiều hối ra thì để dành chỉ còn khoản 20% GDP. Như vậy nếu CP VN không khẩn

trương quay sang tình thần trọng cung thì nền kinh tế này là vô phương cứu chữa.

Kích cầu trong lúc này không khác gì cho bệnh nhân ưng thư uống thuốc bổ tưởng

người bệnh khoẻ ra nhưng thực chất là nuôi khối u nhanh phình hơn, vỡ ra và chết.

15/ Ngành Thống kê và kinh tế trí thức

Về nguyên tắc ngành Thống kê là nơi cung cấp nguồn số liệu giúp các nhà hoạch

định chính sách, các nhà nghiên cứu đưa ra những nhận định và quyết sách để phát triển

và chấn hưng đất nước, như vậy nơi đây là nơi cần phát triển tri thức và trí tuệ của nhân

loại đầu tiên. Trong vài năm lại đây nhiều ý kiến đóng góp và bình luận về phương

pháp, nguồn thông tin, cách thức công bố số liệu, độ tin cậy, tính hợp lý của sô liệu

Thống kê xuất hiện ngày càng nhiều; nhưng ý kiến này dù lời lẽ, cách hành văn có năng

nhẹ khác nhau nhưng cơ bản là những ý kiến chân thành và xây dưng. Có một điều cần

được nhìn nhận là ngay việc thừa nhận sai lầm cũng là một nét văn hóa169

tùy theo mực

độ văn hóa của người tiếp nhân phê bình..

Trên thế giới từ trước đến nay có hai hệ thống thống kê kinh tế Quốc dân, đó là

hệ thống các bảng cân đối vật chất (Material Product System – MPS) và hệ thống

các tài khoản Quốc gia (System of National Accounts – SNA). Hệ thống MPS được

các nước xã hội chủ nghĩa trước đây sử dụng và nay chỉ còn Bắc Hàn và Cu Ba vẫn

còn áp dụng; phần còn lại của thế giới áp dụng thống kê kinh tế theo hệ thống SNA.

Ngày 25/12/1992 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký quyết định 183/TTg, trong đó

điều 1 ghi rõ “Bắt đầu từ năm 1993, áp dụng hệ thống tài khoản quốc gia trên phạm vi

cả nước thay cho hệ thống bảng cân đối kinh tế quốc dân và các chỉ tiêu kinh tế tổng

hợp tương ứng”. Điều này có nghĩa chỉ tiêu tổng hợp của hệ thống MPS như thu nhập

Quốc dân được thay bằng chỉ tiêu tương ứng GDP. Trong khi thu nhập Quốc dân

được tiếp cận từ phía cung (tức là cộng tất cả sản lượng thuần túy của các ngành vào

với nhau) thì chỉ tiêu GDP đưa ra bởi kinh tế gia J. M. Keynes được tiếp cận từ phía

cầu (C,G,I, E, -M). Tuy nhiên, do SNA các phiên bản đều lấy bảng I/O của Leontief

làm trung tâm nên thì dù tiếp cận từ phía cung hay phía cầu đều ra một con số là GDP,

nhưng về mặt ý niệm cần hiểu GDP là tổng cầu cuối cùng. Hiện nay cơ quan Thống

kê Việt nam sau 20 năm có quyết định 183/TTg vẫn chưa có cơ cấu tổ chức thông tin

để có thể tính toán một cách trực tiếp và độc lập GDP từ phía cầu cuối cùng. Ngay

trong các niên giám TK cũng thường định nghĩa GDP in hệt thu nhập Quốc dân cộng

thêm phần dịch vụ

Khi người dùng tin muốn sử dụng số liệu Thông kê thường bối rối vì không

biết số liệu trong website của ngành Thông kê hay số liệu trong cuốn niên giám được

169 Văn hóa ở đây là văn hóa của một con người, một tổ chức; không phải là những người có học hàm học vị

hoặc năm giữ những vị trí cao trong xã hội

Page 316: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

316

in ra giấy là số liệu chính thức170

? Ngành Thống kê thường coi số liệu trong cuốn niên

giám Thống kê được phát hành bằng giấy và được cơ quan Thông kê bán mới là chính

thức còn số liệu trong niên giám TK là chưa chính thức. Điều này khiến không ít

người băn khoăn tại sao số liệu được công bố trên website cho toàn thể Nhân dân lại

không phải là chính thức trong khi vài trăm cuốn sách được bán ra lại là chính thức?

Không phải ai cũng biết chỗ bán mà mua! Mà tai sao lại là bán trong khi hàng năm

Nhà nước chi cho nganh Thống kê hàng trăm tỷ để điều tra để làm ra số liệu (không

phải hàng trăm tỷ Nhà nước chi ra cho ngành Thống kê cũng chính là tiền thuế của

nhân dân đó sao?)

Trong niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê công bố hàng năm một số

định nghĩa về các cgir tiêu không thống nhất với nội dung số liệu

Hiện nay việc áp dụng luật Thống kê dường như là một chiều, các cơ quan, các

đơn vị sản xuất phải có trách nhiệm báo cáo với cơ quan Thông kê và chỉ cơ quan

Thông kê được quyền “xào nấu” và công bố các số liệu tổng hợp về kinh tế - xã hội.

vậy, ai, cơ quan nào giám sát những những số liệu này? Đã có không ít trường hợp

biết là không chính xác nhưng vẫn phải dùng vì nó có tính pháp lý. Luật Thống kê cần

hướng tới tính minh bạch, trung thực và khoa học của số liệu Thống kê. Số liệu Thống

kê cần được sử dụng không chỉ để làm đẹp các báo cáo mà còn có ích trong việc phân

tích, dự báo và đưa ra những chính sách mang lại lợi ích cho đất nước.

KẾT LUẬN

Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy thực trạng nền kinh tế (hay nền sản xuất)

của Việt Nam qua góc nhìn của kinh tế tri thức là rất kém, cả về năng suất lao động,

chất lượng đầu ra, và hiệu quả đầu tư.

Với mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, quan điểm về

các mục tiêu tổng thể của chính sách phát triển công nghiệp của đất nước đã được thể

hiện rõ ràng:

a) Duy trì mức tăng trưởng của ngành công nghiệp, thực hiện tái cơ cấu để ứng

phó với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;

b) Tập trung vào phát triển lợi thế cạnh tranh và các ngành công nghiệp thâm dụng

lao động như công-nông nghiệp, thực phẩm, máy móc, cơ khí và vật liệu xây dựng;

c) Phát triển hơn nữa của các ngành công nghiệp chủ đạo, như năng lượng, hóa

chất, luyện kim và cơ khí;

d) Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ để cải thiện chất lượng công nghiệp hóa và đẩy

mạnh phát triển công nghệ.

Tuy mục tiêu, chiến lược phát triển nền kinh tế và công nghiệp nước nhà thì rất

rõ ràng, nhưng trên thực tế, kinh tế Việt Nam trong suốt những năm qua đã yếu lại

càng yếu hơn cả về tổng cung lẫn tổng cầu, hết chú trọng tăng trưởng lại quay sang

giải quyết bài toán kiềm chế lạm phát. Vòng luẩn quẩn như vậy cứ tái diễn thì cũng

thật sự rất khó để có nguồn lực tập trung cho những mục tiêu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, đặc biệt là kinh tế tri thức.

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng yếu đi, cũng không phải toàn bộ là do

khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mà vấn đề là ở chỗ, trong thời gian qua hầu hết các

170 Số liệu ở hai nơi này đôi khi rất khác nhau

Page 317: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

317

chuyên gia và các nhà tư vấn về các chính sách của Nhà nước tập trung vào vấn đề

tiền tệ nhằm ngăn cản sự gia tăng mạnh của giá cả mà bỏ qua các yếu tố khác. Ngay

cả vấn đề lạm phát thì giải quyết cũng chỉ là giải quyết phần ngọn của vấn đề. Nguyên

nhân sâu xa của lạm phát lại là do việc sản xuất và đầu tư thiếu hiệu quả và năng suất

nhân tố tổng hợp (TFP) giảm mạnh. Hệ số ICOR tiếp tục tăng, từ 5 trong giai đoạn

2000 - 2006 tăng lên trên 7 trong giai đoạn 2006 - 2012. Trong khi đó, đóng góp của

năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GDP vào khoảng 22% trong giai đoạn

2000 - 2006 thì đến giai đoạn 2007 - 2012 đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng là

khoảng 6.4% (có tính toán cho rằng đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng

trưởng chỉ khoảng 1%). Bên cạnh đó, nếu tính toán từ hệ số giá trị gia tăng trên giá trị

sản xuất nếu trong giai đoạn 2000 đến nay tỷ lệ này ngày càng nhỏ đi. Năm 2000 sản

xuất ra 10 đồng sẽ tạo ra trên 4 đồng giá trị gia tăng, thì đến giai đoạn hiện nay sản

xuất 19 đồng giá trị sản xuất chỉ tạo ra chưa đến 3 đồng giá trị gia tăng. Như vậy một

lượng tiền bỏ ra để sản xuất nhưng lại tạo ra một lượng hàng hoá ít hơn sẽ làm phá vỡ

quan hệ tiền - hàng và góp phần làm tăng chi phí đẩy của hàng hoá sản xuất trong

nước. Ngoài ra tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thông qua chỉ tiêu để dành (saving) ngày

càng giảm sút. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế chiếm trong GDP khoảng 36% trong giai

đoạn 2000 - 2006, chỉ tiêu này giảm xuống chiếm trong GDP chưa tới 30% trong giai

đoạn 2007 - 2011, trong khi đầu tư hàng năm ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong

GDP, điều này cho thấy nợ nần ngày càng gia tăng mà sử dụng đồng tiền đi vay

không hiệu quả là một rủi ro rất lớn về lâu dài.

Page 318: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

318

Bảng 24: Một số so sánh vĩ mô của giai đoạn 2000-2006 và 2007-2012

2007 - 2012

(%)

2000 - 2006

(%)

Tổng nguồn (cung) 100.00 100.00

Sản phẩm sản xuất trong nước 73.82 79.25

Nhập khẩu 26.18 20.75

Tổng cầu 100.00 100.00

Cầu trung gian 45.32 42.99

Cầu cuối cùng 54.68 57.01

Tiêu dùng ( C + G) 21.28 26.42

Đâu tư/ tích lũy 12.25 10.75

Xuất khẩu 21.15 19.85

Hệ số chi phí trung gian/giá trị sản xuất 62 54

Hệ số giá trị tăng thêm/ giá trị sản xuất 38 46

ICOR 7.09 4.92

Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế 2.3 23

Tỷ lệ tiết kiệm trên đầu tư 28 36

Tăng trưởng GDP 6.5 7.5

Tỷ trọng đầu tư trên GDP 41 38.5

Việc đánh giá nền kinh tế tri thức tại Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu, các

tổ chức trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, khi kết hợp các đánh giá

của các tổ chức có uy tín trên thế giới (World Bank, WIPO....), đồng thời đánh giá nền

kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn của kinh tế tri thức, chúng ta sẽ thấy rõ hơn thực trạng

của nền kinh tế tri thức của Việt Nam hiện nay ra sao.

Từ những nhận định đánh giá về kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn của kinh tế tri

thức như trên, nhóm nghiên cứu đề xuất những giải pháp với mục tiêu nâng cao năng

suất lao động và hiệu quả đầu tư, trọng tâm phát triển kinh tế theo chiều sâu, đồng thời

phải xác định ngành kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế trọng điểm, kết hợp với các

chính sách phát triển kinh tế vĩ mô hợp lý cho từng thời kỳ, có như vậy mới đảm bảo

được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, hiệu quả, và đảm bảo phát triển kinh tế

tri thức Việt Nam dựa trên bốn trụ cột cơ bản:

(1) Môi trường kinh doanh và thể chế:

Xác định lại chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phải ưu tiên cho mục tiêu phát

triển bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và nâng cao năng

lực cạnh tranh quốc gia. Đặc biệt cần xem xét lại các chiến lược phát triển ngành,

vùng trọng điểm dựa trên lợi thế so sánh vốn có của tỉnh và vùng đó, không phải tỉnh

nào và vùng nào cũng đặt ra mục tiêu phát triển theo thứ tự Công nghiệp, Dịch vụ và

Page 319: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

319

Nông lâm nghiệp. Ưu tiên chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, và quan trọng

là phải có được “sự bình đẳng thật sự giữa các thành phần kinh tế” để cùng phát triển.

(2) Hệ số đổi mới:

Tập trung phát triển lĩnh vực khoa học nghiên cứu cơ bản làm nền tảng phát triển

khoa học công nghệ của nước nhà. Thuê, mua, ứng dụng các bằng phát minh sáng chế

của thế giới, tận dụng lợi thế của nước đi sau trong phát triển khoa học công nghệ.

(3) Giáo dục và nguồn nhân lực:

Thứ nhất, Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc

tế. Thứ hai, song song với việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, phát triển

nguồn nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người

trong thời đại hiện nay như trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức;

có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; sống có nghĩa tình, có văn

hóa, có lý tưởng. Đây cũng là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt

Nam, rất cần được tiếp tục phát huy trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là đối với

thế hệ trẻ. Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm

sóc sức khỏe người dân, chính sách lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Cần cụ

thể hóa những hoạt động của lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả

chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt

và yêu cầu cường độ lao động cao. Thứ tư, cải thiện và tăng cường thông tin về các

nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm

quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta và trên thế giới. Thứ năm,

cần có sự nghiên cứu, tổng kết thường kỳ về nguồn nhân lực Việt Nam. Thứ sáu, cần

đổi mới tư duy, có cái nhìn mới về con người, nguồn nhân lực Việt Nam.

(4) Công nghệ thông tin và truyền thông:

Ưu tiên phát triển công nghệ thông tin như một phương thức phát triển mới, đạo tạo

và tận dụng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin của nước nhà. Để công nghệ thông

tin thực sự trở thành nền tảng của phương thức phát triển mới. Tại Diễn dàn Cấp cao

Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2013, Thủ tướng Chính phủ cũng đã

yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia cùng

triển khai 7 nội dung nội dung nhiệm vụ giải pháp, gồm:

- Nâng cao nhận thức, quán triệt quan điểm công nghệ thông tin là một nền tảng

của phương thức phát triển mới trong các cấp quản lý, các ngành kinh tế xã hội, trong

mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội. Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong

sản xuất, kinh doanh và quản lý hướng tới mục tiêu nâng cao toàn diện năng lực cạnh

tranh quốc gia, coi đây là con đường ngắn nhất để Việt Nam tiến kịp các nước phát

triển - tiến kịp thời đại.

- Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia, ban hành chuẩn thông tin quốc

gia bảo đảm khả năng kết nối liên thông, đồng bộ, chú trọng công tác an ninh, an toàn

và bảo mật thông tin quốc gia.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, làm chủ các bí quyết, giải pháp công nghệ

mới. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của từng ngành,

lĩnh vực, từng địa phương, doanh nghiệp và của cả quốc gia.

Page 320: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

320

- Xây dựng cơ chế chính sách tạo thuận lợi và hiệu quả cao nhất nhằm bảo đảm

việc ứng dụng công nghệ thông tin trở thành một yêu cầu tiên quyết trong mọi ngành,

mọi lĩnh vực, mọi công trình, dự án đầu tư trong tiến trình phát triển.

- Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường công nghệ thông tin, hỗ trợ

các doanh nghiệp phát triển, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và xây

dựng năng lực canh tranh vươn ra thị trường nước ngoài.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguôn lực của

người Việt Nam ở nước ngoài để phát triển công nghệ thông tin.

- Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin được coi là nhiệm vụ quan trọng của

toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội. Người đứng đầu tất cả các cấp, các ngành trực

tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về triển khai ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin

vì mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên 2012, Ngân hàng thế giới (World bank).

2. Báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 2012 (OECD).

3. Báo cáo của Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu 2012, WIPO.

4. Báo cáo của Tổ chức Liên minh viễn thông quốc tế 2012.

5. Báo cáo của Tổ chức phát triển liên hợp quốc 2012, UNDP.

6. Báo cáo điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2005, 2008, 2012, phòng thương

mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).

7. Bảng Input-Output 2000, 2007, 2011 (updated), Tổng cục Thống kê.

8. Báo cáo kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp 2012, Tổng

cục Thống kê.

9. Trang web của Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn.

Page 321: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

321

PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM

VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC ĐẶT RA

Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

I. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng ở nƣớc ta trong thời gian vừa qua

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành sự quan tâm

lớn đến đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) kinh tế - xã hội. Nguồn lực

đầu tư phát triển CSHT ngày càng lớn và đa dạng. Trong 10 năm qua, tỷ lệ vốn đầu tư

phát triển CSHT chiếm khoảng 24,5% tổng đầu tư xã hội, bằng khoảng 9% GDP,

trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước

chiếm 65%. Cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng, ngoài nguồn lực nhà nước, đã và

đang mở rộng sự tham gia của toàn xã hội, đặt biệt là sự tham gia đóng góp tự nguyện

của nhân dân với nhiều hình thức đa dạng trong phát triển hạ tầng nông thôn. Nhiều

hình thức đầu tư phát triển CSHT cùng các mô hình, phương thức đầu tư, kinh doanh

các dịch vụ hạ tầng được đa dạng hóa, mở rộng, các doanh nghiệp đầu tư vào các dự

án giao thông theo hình thức BOT, BTO và BT ngày càng nhiều. Nhờ có sự đầu tư

trên, hệ thống CSHT ở nước ta có bước phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu,

cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, góp phần bảo đảm tốc độ tăng trưởng

kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai và bảo đảm

an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa các

vùng, miền. Nhiều công trình hiện đại đã được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc

tế, tạo diện mạo mới của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

hội nhập quốc tế. Năng lực công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực

xây dựng, quản lý và vận hành kết cấu hạ tầng được nâng lên. Sự phát triển của hệ

thống CSHT được thể hiện trên các mặt sau:

1. Hạ tầng giao thông

) Về đường bộ

Trong giai đoạn 2000-2010, tổng chiều dài đường bộ tăng 39.300 km từ

217.100 km năm 2000 lên 256.500 vào năm 2020, trong đó, đường cao tốc từ 24 km

năm 2000 tăng lên khoảng 150 km năm 2010, quốc lộ tăng từ 15.500 km lên 17.000

km. Trong 10 năm, đã phát triển thêm 16.700 km đường xã và 12.400 km đường

huyện, hơn 5.000 km đường tỉnh. Mạng lưới đường bộ đã được cải thiện rõ rệt, mật

độ đường bộ tăng lên đáng kể từ 0,66 km/km năm 2000 lên 0,77 km/km vào năm

2010. Hàng loạt các công trình giao thông quy mô lớn, nhiều tuyến đường trục giao

thông chính yếu, nhiều cầu lớn đã và đang được nâng cấp, xây dựng mới, bước đầu

thiết lập được mạng lưới đường huyết mạch tương đối đồng bộ, nâng cao đáng kể

năng lực vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bảo đảm

quốc phòng, an ninh của đất nước.

) Về đường sắt

Đã có bước cải thiện về chất lượng và tổ chức vận tải. Tổng chiều dài đường

sắt đạt 2.654 km gồm 3 loại: đường khổ 1.000 mm chiếm 85%, đường khổ 1.435 mm

Page 322: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

322

chiếm 6% và đường lồng chiếm 9%. Một số tuyến chính đã được cải tạo, nâng cấp,

nâng cao an toàn và rút ngắn thời gian chạy tàu (tuyến đường sắt Bắc - Nam đã rút

ngắn từ 42 giờ xuống còn 29 giờ).

) Về cảng biển

Cả nước hiện có 49 cảng phân bố khắp chiều dài ven biển từ Bắc vào Nam,

trong đó có 17 cảng loại I, 23 cảng loại II, 9 cảng loại III, tổng cộng có 166 bến cảng

các loại, khoảng 332 cầu bến với tổng chiều dài 39.951 m. Hệ thống cảng biển với

quy mô và loại hình khác nhau, khai thác được lợi thế tự nhiên của quốc gia và các địa

phương ven biển, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều cảng biển tổng

hợp như các cảng Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Vũng Áng, Tiên Sa, Quy Nhơn, Nha

Trang, Sài Gòn, Cần Thơ từng bước được đầu tư, nâng cấp. Đang xây dựng 2 cảng

cửa ngõ quốc tế là Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Lạch Huyện (Hải

Phòng). Tổng lượng hàng qua cảng tăng nhanh từ 82,4 triệu tấn năm 2000 lên 254,9

triệu tấn năm 2010, tăng bình quân 11,2%/năm.

) Về hàng không

Cả nước hiện có 22 cảng hàng không đang hoạt động, trong đó có 8 cảng hàng

không quốc tế. Nhiều cảng hàng không đã được chuyển đổi mục đích từ phục vụ quân

sự sang khai thác lưỡng dụng. Đã và đang đầu tư cải tạo, nâng cấp các cảng hàng

không Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Điện Biên Phủ, Cát Bi, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Đà

Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Cam Ranh, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương, Cần Thơ

và Phú Quốc, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa ngày càng tăng.

) Về đường thủy nội địa

Hiện nay, đã quản lý và khai thác được 15.436 km trên tổng chiều dài sông,

kênh có thể khai thác được là 41.900 km. Vận tải đường thủy nội địa đã duy trì và

giữ vững được thị phần ở mức 22% về hàng hóa và 17% về hành khách. Đã hoàn

thành nâng cấp 2 tuyến đường thuỷ phía Nam (TP. Hồ Chí Minh - Cà Mau, TP. Hồ

Chí Minh - Kiên Lương); phát triển tuyến vận tải thủy phục vụ thủy điện Sơn La, tuyến

vận tải thủy Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên; kênh Chợ Gạo; các tuyến sông

chính yếu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng...

) Về giao thông nông thôn

Hệ thống đường giao thông nông thôn được chú trọng đầu tư nâng cấp, là khâu

đột phá trong xây dựng nông thôn mới. Đến đầu năm 2010, cả nước có khoảng 272.900

km đường giao thông nông thôn (gồm đường huyện, đường xã, đường thôn xóm, chưa

tính đường ra đồng ruộng) chiếm 82% tổng chiều dài mạng đường bộ, trong đó: đường

huyện 47.600 km, chiếm 14,30%; đường xã 148.300 km, chiếm 44,58%; đường thôn

xóm khoảng 77.000 km, chiếm 23,16%. Tỷ lệ rải mặt nhựa, bê tông xi măng đạt 28,1%

(tương đương 76.600 km, mục tiêu đề ra đến hết năm 2010 là 30%).

2. Hạ tầng năng lƣợng

Hệ thống hạ tầng năng lượng đã được đầu tư phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng

yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Tiêu thụ

năng lượng sơ cấp tăng từ 32 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2000 lên khoảng 61 triệu

tấn dầu quy đổi vào năm 2010.

Trong 10 năm qua, đã đầu tư mới và đưa vào khai thác hơn 13.361 MW công

suất nguồn điện, trong đó: thủy điện là 3.991 MW, nhiệt điện là 4.723 MW, đưa tổng

Page 323: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

323

công suất lên 21.500 MW vào cuối năm 2010, công suất khả dụng đạt 19.713 MW;

đồng thời đầu tư và đưa vào sử dụng khoảng 86.000 km đường dây truyền tải và

63.500 MVA công suất các trạm biến áp lưới truyền tải và phân phối trung cao áp,

đưa tổng công suất lên 21.500 MW, công suất khả dụng đạt 19.713 MW và tổng chiều

dài lưới truyền tải và phân phối điện lên 377.000 km. Tổng lượng điện sản xuất tăng

từ 26,6 tỷ kWh năm 2000 lên 100 tỷ kWh năm 2010, tăng 3,76 lần, đáp ứng nhu cầu

phụ tải điện tăng nhanh với tốc độ bình quân 14,5%/năm.

Hệ thống năng lượng được phát triển theo hướng đa dạng hóa nguồn cung cấp,

từ chỗ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thủy năng, than sang cơ cấu nguồn đa dạng gồm

năng lượng than, dầu khí, thủy năng và các dạng năng lượng khác. Tỷ trọng năng lượng

tái tạo đã được khuyến khích phát triển, chiếm 3% vào năm 2010. Các nguồn năng

lượng sơ cấp đã và đang được thăm dò, nâng cao trữ lượng xác minh nhằm bảo đảm

yêu cầu phát triển. Việc đầu tư các công trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí

đã làm giảm đáng kể sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu và đẩy nhanh quá trình đa

dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng.

Hệ thống khai thác, chế biến vận chuyển và phân phối khí có hai mạng đường

ống vận chuyển khí tự nhiên và đồng hành từ các mỏ khí khu vực Nam Côn Sơn,

Bạch Hổ (Bà Rịa - Vũng Tàu) và ở vùng biển Tây Nam (Cà Mau), cung cấp khí đốt

cho các cơ sở sản xuất, chế biến khí, các cơ sở nhiệt điện khí, các nhu cầu phát triển

công nghiệp và đáp ứng một phần khí đốt cho dân dụng.

3. Hạ tầng thủy lợi

Tổng năng lực của các hệ thống hạ tầng thủy lợi đã bảo đảm tưới trực tiếp 3,45

triệu ha đất canh tác, tạo nguồn cho 1,13 triệu ha, tưới tiêu 1,72 triệu ha, ngăn mặn

cho 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha; cấp nước cho sinh hoạt, công

nghiệp và dịch vụ khoảng 5,5-6 tỷ m3/năm. Các công trình thủy lợi đã góp phần cải

tạo môi trường, phát triển các vùng chuyên canh, phát triển nhanh và ổn định diện tích

canh tác, năng suất, sản lượng lúa... đồng thời tạo điều kiện phát triển bền vững nuôi

trồng thủy sản. Đến nay, cả nước đã có gần 100 hệ thống thủy lợi vừa và lớn, trong đó

có 1.967 hồ chứa có dung tích trên 0,2 triệu m3, 10.000 trạm bơm (công suất 24,8 triệu

m3/h), 1.000 km kênh trục lớn, 5.000 cống tưới tiêu lớn và 23.000 km đê bao các loại.

Các hệ thống công trình phòng chống lũ và ứng phó với nước biển dâng, hiện có:

5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển, 23.000 km bờ bao và hàng ngàn cống dưới đê, hàng

trăm km kè và các hồ chứa lớn tham gia chống lũ cho hạ du. Hệ thống đê biển ở Bắc Bộ và

Bắc Trung Bộ có thể ngăn mặn và chịu được bão cấp 9 đồng thời với triều cường tần suất

10%. Hệ thống đê Trung Bộ, bờ bao Đồng bằng sông Cửu Long chống được lũ sớm và lũ

tiểu mãn để bảo vệ sản xuất vụ Hè Thu và Đông Xuân.

Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 7.000 km bờ bao chống lũ bảo vệ cho vụ

lúa Hè - Thu. Đang đầu tư củng cố, nâng cấp 450km đê biển, 1.290 km đê sông và

khoảng 7.000 km bờ bao ven các kênh rạch nội đồng để ngăn mặn cho vùng ven biển.

Có hơn 200 km đê bao giữ nước chống cháy cho các khu rừng tràm tập trung.

Các công trình hồ chứa lớn và vừa ở thượng lưu đã từng bước bảo đảm chống

lũ cho công trình và tham gia cắt lũ cho hạ du. Các công trình chống lũ ở Đồng bằng

sông Hồng vẫn được duy tu, củng cố thường xuyên bảo đảm chất lượng và an toàn

trong hoạt động.

Cấp nước sinh hoạt và bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn đã có bước

Page 324: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

324

tiến bộ. Tính đên cuôi năm 2010 đã có 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh

hoạt hợp vệ sinh, hầu hết nhà trẻ, trường học, trạm xá và các công trình công cộng

khác ở nông thôn có đủ nước hợp vệ sinh; giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng

nghề. Quy mô, công nghệ cấp nước cũng được cải thiện, chuyển dần từ các công trình

cấp nước nhỏ lẻ theo hộ gia đình thành các công trình cấp nước tập trung. 15% số xã,

6% số thôn có hệ thống thoát nước thải chung.

Hạ tầng thuỷ sản được đầu tư xây dựng các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh

trú bão cho tàu cá, các vùng sản xuất giống thuỷ sản, hạ tầng các vùng nuôi trồng thuỷ

sản tập trung, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, các công trình

quan trắc và cảnh báo môi trường, cơ sở khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm

soát chất lượng thuỷ sản…, tạo điều kiện cho tăng trưởng bền vững ngành thuỷ sản.

Việc hình thành hệ thống cảng cá, bến cá dọc 28 tỉnh ven biển đã phát huy được đầu

mối hậu cần nghề cá, đặc biệt là các cảng cá khu vực đã thu hút được nhiều lượt tàu cá

ra, vào cập cảng. Đến hết năm 2010, đã hoàn thành 6 khu neo đậu tránh trú bão cấp

vùng gồm khu neo đậu tránh trũ bão Lạch Hới (Thanh Hóa), Thọ Quang (Đà Nẵng),

Tam Quan (Bình Định), Hòn La (Quảng Bình), Hòn Rớ (Khánh Hòa), Ninh Trữ (Ninh

Thuận) và nhiều khu neo đậu của các địa phương. Các khu neo đậu tránh trú bão đã

bảo đảm an toàn cho tàu thuyền hoạt động nghề cá, nhiều nơi còn kết hợp là khu dịch

vụ hậu cần nghề cá bảo đảm tiện ích cho ngư dân.

4. Hạ tầng đô thị

Hơn 10 năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, nhiều công trình hạ tầng kỹ

thuật đô thị như giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, thu gom và

xử lý chất thải rắn… đã được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Tỷ lệ đô thị hoá tăng

từ 24,1% năm 2000 lên 30% vào năm 2010. Mô hình khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ

hơn về hạ tầng góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị theo hướng văn minh, hiện đại,

nhất là tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Về giao thông đô thị, hệ thống giao thông đô thị từng bước được cải thiện, nhiều

công trình hạ tầng giao thông như các trục giao thông chính, các tuyến hướng tâm,

tuyến giao thông đối ngoại, các cửa ô, các nút giao cắt, các đường vành đai được tập

trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới tương đối đồng bộ với hệ thống thoát

nước, hè đường, chiếu sáng và cây xanh, trong đó có một số dự án trọng điểm tại Hà

Nội và TP. Hồ Chí Minh như: cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, vành đai III, cầu vượt ngã

tư Sở, ngã tư Vọng, hầm Kim Liên, đại lộ Thăng Long; đại lộ Đông Tây, hầm Thủ

Thiêm... Đã khởi công một số dự án đường sắt đô thị như Hà Nội - Hà Đông, Nhổn -

Ga Hà Nội, Bến Thành - Suối Tiên. Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang triển khai

xây dựng giao thông vận tải công cộng khối lượng lớn như tàu điện ngầm, tàu điện trên

cao, xe buýt nhanh.

Về cấp nước, đến năm 2010, cả nước có 420 hệ thống cấp nước tập trung với

tổng công suất thiết kế cấp nước đô thị đạt 6,2 triệu m3/ngày-đêm, tăng gấp 3 lần năm

1998 (2,1 triệu m3/ngày-đêm); tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước đạt khoảng 76%;

mức sử dụng nước sạch đô thị đạt 90 lít/người/ngày; tất cả các thành phố, thị xã đều đã

có các dự án đầu tư cải tạo mở rộng hệ thống cấp nước; 45% thị trấn có hệ thống cấp

nước tập trung với quy mô từ 500 - 5.000 m3/ngày-đêm. Tỷ lệ nước cấp cho sinh hoạt

chiếm khoảng 60 - 70%, cho nhu cầu sản xuất công nghiệp từ 20 - 25% và cho các dịch

vụ khác khoảng 10 - 15% lượng nước sản xuất.

Về thoát nước đô thị, có bước phát triển, tỷ lệ chiều dài tuyến cống trên đầu

Page 325: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

325

người các đô thị lớn đạt 0,2 - 0,25 m/người, các đô thị nhỏ khác đạt từ 0,05 - 0,08

m/người. Hầu hết các thành phố, thị xã là tỉnh lỵ cơ bản đã có hệ thống thoát nước.

Tại các khu công nghiệp và các khu đô thị mới đều đã và đang xây dựng hệ thống

thoát nước và xử lý nước thải tập trung. Đến 2010 đã có 8 đô thị xây dựng trạm xử lý

nước thải tập trung với tổng công suất xử lý đạt khoảng 315.000 m3/ngày-đêm, hơn 30

đô thị đang xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng trạm xử lý nước thải. Nhiều dự án thoát

nước lớn tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ bước đầu đã

phát huy hiệu quả, góp phần làm giảm mức độ ngập úng vào mùa mưa. Tính đến hết

năm 2010, cả nước có 47 dự án ODA về thoát nước và xử lý rác thải với tổng mức

đầu tư khoảng 42.000 tỷ đồng.

Về xử lý rác thải rắn, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị

khoảng 29.000 - 30.000 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom và xử lý trung bình đạt khoảng 83%.

Nhiều thành phố đã có quy hoạch xây dựng các cơ sở xử lý rác thải, nhưng chủ yếu

vẫn áp dụng các biện pháp truyền thống (tập trung, chôn lấp…).

Về truyền tải, phân phối điện và thông tin liên lạc, các hệ thống truyền tải,

phân phối điện và thông tin liên lạc được đầu tư nâng cấp và đang ngầm hóa, cải thiện

bộ mặt đô thị tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí

Minh.

5. Hạ tầng thông tin và truyền thông

Hệ thống CSHT thông tin được xây dựng rộng khắp, tương đối hiện đại. Hệ

thống mạng viễn thông, thông tin quốc gia phát triển nhanh, với công nghệ tiên tiến,

bao phủ rộng khắp cả nước, kết nối với thông lượng lớn tới các nước trong khu vực và

thế giới. Đến năm 2010, số thuê bao internet/100 dân đạt 30 và số máy điện thoại/100

dân đạt 180, vào loại cao trên thế giới. Hệ thống kết nối với quốc tế phát triển đa dạng

cả về phương thức truyền dẫn và tốc độ kết nối, bao gồm các hệ thống cáp quang

dưới biển, trên đất liền và các trạm thông tin vệ tinh mặt đất, hình thành siêu xa lộ

thông tin trong nước và liên kết quốc tế. Việc phóng thành công vệ tinh viễn thông

Vinasat-1 đã đưa Việt Nam trở thành nước thứ 93 trên thế giới và nước thứ 6 trong

khu vực có vệ tinh riêng. Vinasat-1 giúp hoàn thiện hơn CSHT thông tin liên lạc,

không còn phụ thuộc địa hình, đồng thời nâng cao năng lực mạng lưới, chất lượng

dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình của Việt Nam. Lĩnh

vực viễn thông và Internet băng rộng phát triển mạnh, cung cấp nhiều loại hình dịch

vụ với chất lượng ngày một tốt hơn, giá cước giảm mạnh, tạo được thị trường cạnh

tranh.

Ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành hoạt động thường xuyên, được triển

khai tích cực ở các ngành, lĩnh vực kinh tế và trong các cơ quan quản lý nhà nước, gắn

kết chặt chẽ với cải cách thủ tục hành chính, góp phần quan trọng vào việc nâng cao

năng suất lao động xã hội. Một số hệ thống thông tin chuyên ngành có quy mô quốc

gia đã được triển khai và đưa vào sử dụng như hệ thống dự báo thời tiết, thông tin tài

chính, thuế, hải quan và hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Các dịch vụ công

cộng (giáo dục, đào tạo từ xa, chẩn đoán bệnh từ xa, thư viện điện tử...) đã đạt nhiều

thành tựu. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả

và năng lực cạnh tranh. Thương mại điện tử phát triển nhanh đã hỗ trợ kinh doanh và

mở rộng thị trường. Công nghệ thông tin cũng được ứng dụng nhiều trong các hoạt

động của xã hội.

6. Hạ tầng khu công nghiệp

Page 326: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

326

Phát triển khu công nghiệp tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp

mới, hiện đại, có giá trị lâu dài. Tại các khu công nghiệp, hệ thống CSHT kinh tế - kỹ

thuật nói chung khá hoàn chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế nhất là đường sá, kho

bãi, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính, ngân

hàng, bảo hiểm. Tại các địa phương có các khu công nghiệp đã hoàn thành đầu tư cơ

bản và đi vào hoạt động, kết cấu hạ tầng được đầu tư tương đối đồng bộ và hoàn thiện

thực sự góp phần thay đổi diện mạo của địa phương, điển hình là một số tỉnh thuộc

vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương, Long An...

Đến năm 2010, có 267 khu công nghiệp được thành lập, trong đó 176 khu công

nghiệp đã hoàn thành, hoặc cơ bản hoàn thành xây dựng CSHT và đi vào hoạt động.

Số khu công nghiệp còn lại được thành lập trong thời gian gần đây còn đang trong quá

trình đầu tư xây dựng cơ bản. Tổng lượng vốn đăng ký của các dự án đầu tư xây dựng

hạ tầng khu công nghiệp (lũy kế) đạt 2,7 tỷ USD và khoảng 120.000 tỷ đồng. Các khu

công nghiệp đã thu hút được 4.041 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là

56,5 tỷ USD; 4.521 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 365.000 tỷ đồng;

đóng góp khoảng 35% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và 20% giá trị xuất

khẩu của cả nước; tạo được 1,616 triệu việc làm.

7. Hạ tầng thƣơng mại

Hạ tầng xuất - nhập khẩu được đầu tư phát triển tại các cảng cửa khẩu, các khu

kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, các đô thị lớn. Đến 2010, cả nước có khoảng 800 - 900

doanh nghiệp kinh doanh logistics đáp ứng được khoảng 1/4 nhu cầu cung cấp dịch vụ

xuất nhập khẩu.

Hạ tầng bán buôn hàng hoá phát triển mạnh loại hình chợ truyền thống, thường

ở vị trí trung tâm ở các đô thị.

Hạ tầng bán lẻ tiếp tục phát triển trên các loại hình bán lẻ truyền thống, chiếm tới

70 - 80% thị phần tổng mức bán lẻ trên thị trường cả nước. Đang phát triển mạnh các

hình thức bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, nhất là

ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đến nay, cả nước đã có khoảng 450 siêu thị. 14 tỉnh,

thành phố có trung tâm hội chợ triển lãm thương mại.

Hạ tầng thương mại điện tử có bước phát triển nhanh cả về CSHT công nghệ,

nguồn nhân lực và các giao dịch thương mại. Các doanh nghiệp đã ngày càng quan tâm

và đầu tư nhiều hơn vào phát triển CSHT thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất

kinh doanh. Phương thức thanh toán và giao hàng cũng được các doanh nghiệp thực

hiện rất linh hoạt, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của người mua từ thanh toán trực tuyến,

chuyển khoản sau khi đặt hàng cho đến thanh toán khi nhận hàng. Chi phí đầu tư cho

thương mại điện tử và công nghệ thông tin chỉ chiếm khoảng 5% tổng chi phí, nhưng

trung bình 33% doanh thu của doanh nghiệp là từ các đơn đặt hàng qua phương tiện

điện tử và doanh nghiệp cũng dành bình quân 28% chi phí mua hàng cho việc đặt hàng

qua các kênh điện tử.

8. Hạ tầng giáo dục, đào tạo

Cơ sở vật chất - kỹ thuật cho giáo dục, đào tạo được cải thiện nhiều. Nhà nước

đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, đào tạo, kể cả đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái

phiếu Chính phủ. Thông qua chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ

cho giáo viên cùng các chương trình khác đã làm đổi thay căn bản cơ sở vật chất giáo

dục phổ thông trên phạm vi cả nước. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh,

Page 327: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

327

huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội. Đến năm 2010, cả nước có trên 41.000

trường và 620.000 phòng học, trong đó có 11.930 trường mầm non (tăng 1,5 lần sau

10 năm), 15.400 trường tiểu học, 10.800 trường trung học cơ sở và 2.900 trường trung

học phổ thông. Số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là 15,8%; tiểu học là 36,6%,

trung học cơ sở 17,7% và trung học phổ thông là 9,5%. Hơn 80.000 phòng học các cấp,

gần 25.000 nhà công vụ đã được xây dựng kiên cố, đáp ứng yêu cầu kiên cố bền vững

và các tiêu chuẩn về diện tích, ánh sáng theo quy định hiện hành, tạo điều kiện cho các

trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia và hoàn thiện dần mạng lưới trường học ở các địa

phương. Hệ thống các trường ngoài công lập phát triển mạnh.

Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phát triển nhanh. Đến nay cả nước có

414 trường đại học, cao đẳng, tăng 261 trường so với năm 2000, trong đó, có 2 đại

học cấp quốc gia, 6 đại học cấp vùng, 22 trường khối quân sự, 8 trường khối công an,

19 đại học địa phương, 80 đại học và 22 học viện. Số đại học dân lập, tư thục là 56

trường, 4 trường dự bị đại học và 190 trường cao đẳng.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhanh, đến năm 2010, cả nước có trên

2.300 cơ sở dạy nghề (tăng 2,71 lần so với năm 2000), trong đó có 123 trường cao

đẳng nghề, 300 trường trung cấp nghề, 864 trung tâm dạy nghề và hơn 1.000 cơ sở

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có dạy nghề. Năng lực đào tạo nghề tăng trên 2,2 lần so

với năm 2000. Một số trường đã xây dựng được các phòng thí nghiệm, thực hành hiện

đại, đáp ứng được nhiệm vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học; 100% trường

được đầu tư, trang bị phòng máy vi tính và nối mạng internet; 69,4% số trường có sử

dụng phần mềm ứng dụng trong công tác giảng dạy và học tập; 66,3% trường có

website riêng; nhiều trường đã đầu tư xây dựng được thư viện điện tử hiện đại, đạt

tiêu chuẩn thư viện trong nước và thế giới. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ trên

16% năm 2000 lên 40% năm 2010.

9. Hạ tầng y tế

Mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh và y tế dự phòng được đầu tư mở rộng. Tỷ lệ

xã có trạm y tế tăng từ 96% năm 2000 lên 99% năm 2010. Trong đó đạt chuẩn quốc

gia là 79%, tất cả các huyện đều có bệnh viện đa khoa. Tại các tỉnh, thành phố ngoài

bệnh viện đa khoa, một số nơi đã có thêm bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ

truyền, sản - nhi, ung bướu,…Các bệnh viện tuyến trung ương được đầu tư, nâng cấp

mở rộng và nâng cao năng lực khám chữa bệnh. Nhiều cơ sở y tế ngoài công lập đã

được phát triển (hiện có 90 bệnh viện tư/5.600 giường). Tổng số giường bệnh năm

2010 là 246.300 giường, tăng thêm 54.400 giường so với năm 2000, chủ yếu tăng

thêm là số giường bệnh viện. Số giường bệnh trên 1 vạn dân tăng từ 24,7 giường năm

2000 lên 27 giường năm 2010, cao hơn trung bình của nhiều nước. Đã đầu tư xây

dựng ba trung tâm y tế chuyên sâu ở Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh.

Trong 10 năm đã tăng thêm 300 cơ sở y tế, trong đó có 210 bệnh viện, các bệnh

viện đều tăng mạnh về quy mô khám, chữa bệnh. Nhiều kỹ thuật, thiết bị tiên tiến trong

chẩn đoán và điều trị bệnh được đầu tư, kể cả việc nhập khẩu và sản xuất trong nước.

Đến nay sản xuất trong nước đã đáp ứng được 50% nhu cầu về thuốc chữa bệnh. Một số

loại thuốc, vaccine có thương hiệu đã được xuất khẩu.

10. Hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch

Các thiết chế văn hoá, hạ tầng thể thao từ Trung ương đến địa phương có sự

đổi mới, cơ sở vật chất được tăng cường; một số công trình văn hoá, thể thao như nhà

Page 328: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

328

văn hóa, rạp hát, sân vận động, nhà thi đấu đa năng, công viên… có quy mô khá lớn,

hình thức kiến trúc đẹp đã được đầu tư xây dựng. Các thiết chế văn hoá như: thư viện,

bảo tàng, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, điểm bưu điện văn hóa xã, các điểm

vui chơi giải trí, các đơn vị biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động dịch vụ văn hoá

khác từng bước được đầu tư phát triển. Hệ thống các trường văn hoá nghệ thuật, các

cơ sở đào tạo vận động viên thể thao từ Trung ương đến địa phương được chú trọng

đầu tư.

Hạ tầng du lịch phát triển mạnh, đến năm 2010 đã có 12.000 cơ sở lưu trú với

235.000 phòng, trong đó có 388 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng 3 sao trở lên với

40.052 phòng. Đã hình thành nhiều khu du lịch cao cấp tại các bãi biển miền Trung,

Phú Quốc và một số bãi biển phía Bắc. Lượng khách du lịch tăng nhanh từ 14 triệu

lượt năm 2001 (khách quốc tế 2,33 triệu) lên 33 triệu lượt năm 2010 (khách quốc tế 5

triệu); sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú.

II. Những khó khăn, thách thức đặt ra

Một là, hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Mạng lưới giao thông chưa kết nối giữa các loại đường, giữa đường với cảng,

giữa các vùng, nên chưa có khả năng phát triển vận tải đa phương thức. Tình trạng kỹ

thuật của hệ thống đường bộ chưa cao, chất lượng đường bộ còn thấp và lạc hậu.

Đường cấp I, II, II chiếm 48,3%; đường cấp IV chiếm 31,3% và đường cấp V chiếm

20,4%. Năng lực thông qua hạn chế, đường 4 làn xe chỉ chiếm gần 4%, đường 2 làn xe

chiếm 36%. Tỷ lệ quốc lộ có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và trung bình mới chiếm 47%, tỷ

lệ đường cao tốc mới chỉ đạt 0,1% trong khi ở Thái Lan là 13,3%, Malaysia là 2,1% và

Hàn Quốc là 3,3%. Chất lượng đường giao thông nông thôn thấp, giao thông vùng sâu,

vùng xa còn nhiều khó khăn. Công tác quản lý, bảo trì đường bộ còn chưa được coi

trọng đúng mức. Cơ cấu đầu tư cho xây dựng cơ bản và vốn bảo trì chưa hợp lý, vốn

đầu tư cho công tác bảo trì mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu bảo trì của hệ

thống đường bộ.

Đường sắt chủ yếu là đường đơn khổ 1.000 mm, lại hạn chế về kỹ thuật nên tốc

độ chạy tàu thấp, kém an toàn, khai thác mới chỉ đạt 60 - 70% năng lực. Năng lực vận

chuyển thấp, chưa có tuyến nào vượt quá 25 đôi tàu/ngày-đêm, trong khi đó ở các nước

tiên tiến con số này là 40 - 45 đôi tàu/ngày-đêm. Trong tổng số trên 2.600 km đường

sắt, chỉ có 237 km khổ 1.435 mm. Đường sắt nối vào các cảng biển chưa được chú

trọng đầu tư. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên chưa có đường sắt.

Hệ thống cảng biển quy mô, công nghệ kỹ thuật thấp, số cầu cảng tiếp nhận

được tàu 50.000 DWT chỉ chiếm có 1,4%, tỷ lệ bến chuyên dùng cho hàng container

còn thấp trong khi nhu cầu vận tải hàng này tăng rất nhanh. Chưa có cảng trung

chuyển quốc tế lớn, hiện đại, mặc dù đã có những hải cảng quốc tế như Cảng Sài Gòn,

Đà Nẵng, Hải Phòng đón nhận các tàu lớn, song dịch vụ của các cảng này chưa đáp

ứng yêu cầu. Quy hoạch bến bãi chưa tốt, không gian bến chưa hợp lý, quản lý khai

thác thiếu tính chuyên nghiệp nên hiệu quả bốc xếp container tại các cảng Việt Nam

thấp hơn mức trung bình của các cảng trong khu vực. Hệ thống cảng sông còn rất lạc

hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hệ thống logistics còn yếu, tuy đã có một số cảng cạn (ICD) cho hàng

container song chưa phát huy được vai trò trung tâm tiếp nhận phân phối, trung

Page 329: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

329

chuyển hàng hóa. Phí dịch vụ hàng hóa qua cảng cao, thời gian thông quan kéo dài,

chưa có cảng container trung chuyển quốc tế.

Trong 22 cảng hàng không, chưa có cảng hiện đại tầm cỡ quốc tế, chưa có sân

bay đạt tiêu chuẩn loại 4F hiện đại. Nhiều cảng hàng không chưa đủ khả năng tiếp

nhận máy bay vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu, 40% số cảng hàng không chỉ có khả

năng khai thác máy bay nhỏ. Năng lực vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường

hàng không còn thấp so với các nước trong khu vực.

Công nghệ của hệ thống các nhà máy điện chỉ đạt trình độ trung bình so với trình

độ công nghệ của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống lưới điện chất

lượng thấp, tổn thất điện năng lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới (của

Việt Nam là 9,6%, trong khi đó bình quân của thế giới là 8,4%).

Nhiều công trình thủy lợi chưa đồng bộ, hiệu quả thấp, nhiều công trình xây

dựng đã lâu ít được duy tu, bảo dưỡng, đang bị xuống cấp nghiêm trọng, chỉ có 19%

kênh mương được kiên cố hoá.

Hạ tầng các khu công nghiệp chưa đồng bộ, còn thiếu các công trình hạ tầng xã

hội thiết yếu, chậm đầu tư các công trình xử lý chất thải.

Hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển nhanh nhưng chưa thực sự bền vững,

độ phủ sóng của mạng viễn thông không đồng đều, chất lượng và mạng lưới dịch vụ chưa

đáp ứng tốt yêu cầu của người sử dụng. Mật độ băng rộng vẫn còn thấp so với nhiều nước

trên quốc tế và trong khu vực. Công nghệ thông tin chưa được phát triển như một ngành

hạ tầng phục vụ cho toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Mức độ tin học hóa trong các

ngành, lĩnh vực còn rất thấp, công nghệ thông tin chưa thấm sâu vào từng sản phẩm của

mỗi ngành, đóng góp của công nghệ thông tin cho giá trị gia tăng trong cấu thành sản

phẩm còn ít. Quy mô công nghiệp công nghệ thông tin còn nhỏ, năng lực hoạt động và

khả năng cạnh tranh còn yếu. Công nghiệp phần mềm còn manh mún, năng lực nghiên

cứu và phát triển chưa cao, đội ngũ nhân lực còn thiếu về số lượng và yếu về các kỹ năng

chuyên sâu cũng như ngoại ngữ. Tỷ lệ nội địa hoá và hàm lượng giá trị gia tăng của công

nghiệp phần cứng, điện tử không cao, chỉ chiếm khoảng hơn 10% tổng doanh thu. Công

nghiệp nội dung số và công nghiệp dịch vụ vẫn còn mang tính sơ khai.

Công trình kết cấu hạ tầng đa mục tiêu còn ít, hiệu quả đầu tư thấp do thiếu sự

phối hợp trong quy hoạch và quản lý quy hoạch giao thông với thủy lợi, thủy điện,

kinh tế biển, dịch vụ, du lịch…

Hai là, hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ, chất lượng kém và quá tải

Giao thông đô thị chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Tỷ lệ đất dành cho giao

thông quá thấp (Hà Nội mới chỉ đạt 6 - 7%, TP. Hồ Chí Minh 8%, trong khi tiêu chí

quy định là 20 - 25%). Mật độ đường tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí

Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng chỉ đạt 4 - 5 km/km2. Trong mạng lưới, các đường giao

thông chính, đường xuyên tâm, các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như hệ

thống đường sắt ngầm, đường sắt trên cao và đường vành đai chưa được xây dựng

hoàn thiện, khép kín, ảnh hướng lớn đến tổ chức và giải quyết các vấn đề giao thông.

Vận tải công cộng chưa đáp ứng kịp nhu cầu (xe buýt Hà Nội chỉ đáp ứng khoảng

15%; TP. Hồ Chí Minh 10%, Đà Nẵng và Hải Phòng khoảng 3%). Tỷ lệ đất dành cho

giao thông tĩnh rất thấp, chỉ khoảng dưới 1%, Hà Nội chỉ có 0,23% và TP. Hồ Chí

Minh 1% so với diện tích đất xây dựng đô thị (yêu cầu là 3 - 5%). Hệ thống bến bãi,

điểm đỗ xe thiếu về số lượng, kém về chất lượng phục vụ.

Page 330: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

330

Thiêu hê thông đương vanh đai liên kêt vung và hê thông giao thông công cô ng

liên vung. Hê thông giao thông k ết nối giữa các đô thị lớn với các đầu mối giao thông

liên vùng và quốc tế còn hạn chế, tổ chức vận tải chưa hợp lý. Việc tin học hóa tổ

chức vận tải đa phương thức chưa được áp dụng.

Chất lượng cấp điện khu vực đô thị còn kém, thiếu ổn định. Tỷ lệ đường dây

được ngầm hóa còn thấp.

Cấp nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Tỷ lệ thất thoát nước sạch đô thị ở mức

cao khoảng 30%, riêng ở TP. Hồ Chí Minh là 39%; tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước

của Hà Nội mới đạt khoảng 88,5% và TP. Hồ Chí Minh khoảng 87%.

Hệ thống thoát nước còn hạn chế, lạc hậu. Phổ biến nhất ở các đô thị là hệ thống

thoát nước chung cho cả 3 loại nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa.

Hầu hết các đô thị đều không có trạm xử lý nước thải tập trung, nước thải sinh hoạt,

bệnh viện, công nghiệp không qua xử lý mà xả thẳng vào hệ thống cống thành phố, hồ

ao, kênh rạch, sông ngòi… gây ô nhiễm nặng nề. Tại các khu công nghiệp và các khu

đô thị mới đều đang xây dựng hệ thống thoát nước riêng, tuy vậy vẫn chưa triệt để.

Tình trạng ngập úng đang là vấn đề lớn cần phải giải quyết của các thành phố

lớn. Các dự án cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước của Hà Nội và TP. Hồ Chí

Minh trong thời gian vừa qua chưa giải quyết một cách tổng thể cho hệ thống thoát

nước thành phố. Ở Hà Nội, các dự án mới dừng ở cải tạo hệ thống nước mưa cho 4

quận nội thành cũ, hệ thống hồ điều hòa, các tuyến mương, cống chưa hoàn chỉnh theo

quy hoạch được duyệt. Triển khai các dự án chống ngập cho TP. Hồ Chí Minh còn

chậm.

Chất thải rắn hầu hết đang sử dụng biện pháp chôn lấp, tốn nhiều diện tích đất,

không có khả năng tái chế, thu hồi và sử dụng lại nguồn nguyên liệu từ rác thải phát sinh

(Hà Nội khoảng 5.000 tấn/ngày, TP. Hồ Chí Minh khoảng 6.300 - 7.200 tấn/ngày).

Ba là, hạ tầng xã hội chưa đồng bộ, chất lượng thấp, hiệu quả sử dụng chưa

cao, chưa đáp ứng yêu cầu

Hạ tầng giáo dục, đào tạo vẫn còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng chưa

đáp ứng yêu cầu dạy và học tích cực, nhất là hệ thống trường mầm non, mẫu giáo. Số

trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ trọng thấp (cao nhất là đối với tiểu học, đạt

36,6%). Thiếu các cơ sở đào tạo đại học chất lượng cao đạt trình độ quốc tế. Phòng thí

nghiệm, cơ sở thực nghiệm, thư viện, phòng học bộ môn và các phương tiện dạy học

còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở các trường đại học. Ký túc xá cho học sinh, sinh viên

còn thiếu. Hệ thống giáo dục đào tạo chưa đồng bộ, liên thông, chưa cân đối giữa giáo

dục nghề nghiệp với giáo dục trung học phổ thông và giáo dục đại học.

Hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng yêu cầu, cơ sở khám

chữa bệnh còn thiếu, nhất là ở các vùng đông dân cư và vùng sâu, vùng xa. Tình trạng

quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh chậm được khắc phục. Đầu tư

cho y tế còn thấp, tỷ lệ chi ngân sách nhà nước đạt khoảng 8,5%. Xã hội hóa trong

lĩnh vực y tế còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ giường bệnh khu vực bệnh viện tư còn thấp,

mới chỉ chiếm 3,8% tổng số giường bệnh. Trang bị của các cơ sở y tế còn thiếu và

chưa hiện đại, đặc biệt là đối với các cơ sở y tế tuyến địa phương, làm tăng áp lực, quá

tải đối với các cơ sở tuyến Trung ương. Vẫn chưa có những cơ sở y tế chất lượng cao

tầm cỡ khu vực và thế giới.

Page 331: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

331

Hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch phát triển chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

của nhân dân. Chất lượng công trình và hiệu quả khai thác, sử dụng còn thấp.

Bốn là, hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển còn chưa đồng đều, nhất là ở

các tỉnh miền núi và Đồng bằng sông Cửu Long

Gần 20% số xã ở Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long chưa có đường ô tô

đến trung tâm xã. Kết cấu hạ tầng các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, đào

tạo còn thiếu và yếu. Nhiều vùng còn thiếu nước sinh hoạt gay gắt vào mùa khô, tỷ lệ

dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh mới chỉ đạt 83% vào năm 2010, chất

lượng nước sinh hoạt mới được khoảng 30% đạt tiêu chuẩn y tế. Điện dùng cho nông

nghiệp, nông thôn chưa được bảo đảm ổn định, tỷ lệ hộ nông dân được cung cấp điện

mới chỉ đạt 95,4%. Tính đến năm 2011 cả nước vẫn còn 1,7 triệu hộ dân chưa có điện,

trong đó có 0,7 triệu hộ nông dân.

Năm là, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là rất lớn,

xong tiềm lực tài chính của đất nước còn nhiều hạn chế

Việt Nam đang tiến hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-

2015 và Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2011-2020 với mục tiêu đến năm 2020

Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có hệ thống CSHT tương đối

hiện đại và đồng bộ. Ngày 16/01/2012, Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN đã thông

qua Nghị quyết số 13-NQ/TW về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm

đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Nghị quyết này đã phác thảo bức tranh tổng thể của CSHT Việt Nam vào năm 2020,

với nhiều dự án hạ tầng quan trọng có tính chất đột phá. Trong giai đoạn từ nay đến

năm 2020, Việt Nam phấn đấu hoàn thành đường cao tốc Bắc - Nam, các tuyến cao

tốc kết nối đến các cảng hàng không, cảng biển lớn, phát triển hệ thống đường sắt đô

thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; nâng cấp hệ thống lưới điện, xây dựng nhà máy

điện hạt nhân tại Ninh Thuận và nhiều nhà máy điện khác; xây dựng và nâng cấp hệ

thống thủy lợi, đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; hiện đại hoá và mở

rộng công suất các bệnh viện tuyến Trung ương… Ước tính nhu cầu vốn đầu tư cho

phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 là rất lớn, khoảng

400 tỷ USD, trong đó cho hạ tầng giao thông là 154 tỷ USD, cho hạ tầng y tế là 8 tỷ

USD, cho hạ tầng thủy lợi là 11 tỷ USD, cho hạ tầng cấp điện là 45 tỷ USD, cho hạ tầng

đô thị khoảng 20 tỷ USD, cho hạ tầng cấp thoát nước và vệ sinh môi trường là 16 tỷ

USD, cho hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là 14 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện

nay quy mô của nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ bé. Khả năng cân đối vốn từ nguồn

NSNN cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là rất hạn chế, chỉ đáp ứng được khoảng

50% nhu cầu.

III. Một số khuyến nghị nhằm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam

Một là, cần tránh đầu tư dàn trải, tập trung đầu tư cho các công trình quan trọng

có tính chất đột phá.

Hai là, sớm ban hành Luật Đầu tư công để tăng hiệu quả đầu tư, tránh thất

thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng CSHT.

Ba là, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài

nước cho đầu tư phát triển CSHT. Thực hiện đa dạng hóa phương thức đầu tư, đặc

biệt đẩy mạnh đầu tư theo hình thức PPP.

Page 332: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

332

Bốn là, tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển CSHT nhất

là các công trình giao thông quy mô lớn.

Năm là, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ mới trong đầu tư xây dựng và

quản lý vận hành công trình CSHT nhằm rút ngắn trình độ phát triển với các nước

trong khu vực và trên thế giới.

Sáu là, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong đầu tư xây dựng

CSHT nhằm bảo đảm sự đồng bộ của cả hệ thống.

Bảy là, đẩy mạnh huy động sự đóng góp của nhân dân trong phát triển hệ thống

giao thông nông thôn./.

Page 333: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

333

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG CỦA TP.HỒ CHÍ MINH ĐẾN

2020 TẦM NHÌN 2030: CÁC GIẢI PHÁP NGẮN, TRUNG VÀ DÀI HẠN

PGS.TS Nguyễn Văn Trình

Phó Hiệu Trƣởng Trƣờng Cán bộ TP.HCM

Ths. Lê Trƣơng Hải Hiếu

Bí thƣ kiêm Chủ tịch UBND

phƣờng Bến Thành, Quận 1, TP HCM

Đặt vấn đề

Nghị quyết số 16 của Bộ Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát

triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã khẳng định: “Thành phố Hồ Chí Minh

là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học

công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu và là động lực, có sức thu

hút và sức lan tỏa lớn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan

trọng của cả nước”. Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được

những thành quả nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều

hạn chế trong quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế như: “Tăng trưởng kinh tế

chưa tương xứng với vị trí, vai trò và tiềm năng của Thành phố. Cơ cấu nội bộ các

ngành kinh tế chuyển dịch còn chậm; chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh

chưa cao; tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao còn thấp;

...”. Để đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng tăng trưởng kinh tế của Thành phố trong

thời gian tới cần thiết phải có những giải pháp đột phá và thực hiện quyết liệt. Trên

tinh thần đó bài viết này của nhóm tác giả xin tham gia một số giải pháp để đẩy mạnh

chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Thành phố góp phần chuyển đổi mô hình tăng

trưởng của cả nước.

1. THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

2.1 Những thành tựu đạt đƣợc trong mô hình tăng trƣởng kinh tế hiện nay

của Thành phố

2.1.1 Về tăng trƣởng kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao qua nhiều năm:

+ Giai đoạn 2001 – 2005: tăng trưởng GDP bình quân đạt 11%

+ Giai đoạn 2006 – 2010: tăng trưởng GDP bình quân 11,2%

Nhận xét, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Thành phố luôn tăng cao

hơn mức tăng trung bình chung của các tỉnh trong khu vực Vùng Kinh tế trọng điểm

phía Nam (bằng 1,2 lần) và của cả nước (bằng 1,5 lần)

- Chất lượng tăng trưởng:

Hiệu quả đầu tư vốn thể hiện qua hệ số ICOR. Trong giai đoạn 2001 – 2011 hệ

số ICOR của Thành phố là 3,42 trong khi ICOR của cả nước là 5,65. Điều đó thể hiện

hiệu quả đầu tư vốn của Thành phố cao hơn cả nước.

- Về GDP bình quân đầu người:

Page 334: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

334

GDP bình quân đầu người của Thành phố luôn gia tăng qua các năm. Nếu năm

2002 GDP bình quân đầu người của Thành phố là 1.116 USD, đến năm 2011 GDP

bình quân đầu người đã tăng lên 3.286 USD, nghĩa là đã tăng 2,94 lần so với năm

2002 và cao hơn 2,4 lần so với GDP bình quân đầu người cả nước. Mức tăng GDP

bình quân đầu người cũng thể hiện mức sống của người dân Thành phố đã được nâng

lên và cải thiện tốt hơn trước.

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Bước đầu, cơ cấu kinh tế của Thành phố đã chuyển dịch theo hướng hiện đại

hóa (cơ cấu kinh tế hiện đại là: Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp)

Cụ thể: Tỷ trọng của các ngành trong GDP thực tế Thành phố tính theo giá

năm 2010 (trước đây tính theo giá 1994) là:

- Năm 2007: Dịch vụ: 54,6%; Công nghiệp: 44,1%; Nông nghiệp: 1,3%

- Sơ bộ Năm 2012: Dịch vụ: 57,43%; Công nghiệp: 41,59%; Dịch vụ: 0.98%.

Như vậy, ta thấy giá trị do ngành dịch vụ làm ra ngày càng gia tăng tỷ trọng

trong GDP, còn ngành công nghiệp và nông nghiệp ngày càng giảm tỷ trọng cho thấy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố ngày càng theo đúng hướng cơ cấu kinh tế

hiện đại của một đô thị lớn, phát triển theo hướng hiện đại, văn minh.

1.1.2 Về mặt xã hội:

Những mặt thành tựu về mặt xã hội đã được thể hiện rất rõ qua việc thực hiện

các chính sách an sinh xã hội và phát triển văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục của Thành

phố trong thời gian qua.

2.1.3 Về mặt bảo vệ môi trƣờng

Những thành tựu của Thành phố trong bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp của

Thành phố qua kết quả thực hiện các chính sách, biện pháp bảo vệ môi trường thời

gian qua như: Cải tạo các dòng kênh, chỉnh trang các khu dân cư ổ chuột thành các

khu đô thị, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào cụm công nghiệp, khu công

nghiệp, tăng cường cây xanh, các dự án chống ngập nước, biện pháp bảo vệ và phát

triển rừng ngập mặn Cần Giờ….

2.2 Những mặt tồn tại trong mô hình tăng trƣởng của TP hiện nay

2.2.1 Về tốc độ tăng trƣởng và chất lƣợng tăng trƣởng

- Tốc độ tăng trưởng:

Giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng GDP trung bình có tăng hơn so với

gia đoạn 2001 – 2005 (11,2% so với 11%), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế của

Thành phố đã giảm liên tiếp trong hai năm 2011 (10,3%), 2012 (9,2%). Mặc dù do

khó khăn chung của kinh tế thế giới và kinh tế cả nước đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng

trưởng của Thành phố, tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng mô hình tăng trưởng của

Thành phố còn phụ thuộc vào vốn đầu tư và nguồn lực tự nhiên (tăng trưởng theo

chiều rộng), nên khi vốn đầu tư giảm đã làm giảm tốc độ tăng trưởng, cũng như khi

nguồn lực đất đai bị hạn chế do thị trường bất động sản đóng băng đã làm tốc độ tăng

trưởng giảm.

-Chất lượng tăng trưởng:

Chất lượng tăng trưởng chưa cao, thể hiện:

Page 335: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

335

Một là, Hệ số Hiệu quả đầu tư vốn (ICOR) của Thành phố ngày càng cao thể

hiện hiệu quả đầu tư vốn ngày càng thấp. (Mặc dù, so với các tỉnh trong khu vực và so

với cả nước hiệu quả đầu tư vốn của Thành phố cao hơn như phần trên đã trình bày.

Ví dụ: Nếu xét riêng hiệu quả đầu tư công của Thành phố so với cả nước thì hiệu quả

đầu tư công của Thành phố cũng cao hơn. Chỉ số R: Mức dóng góp của đầu tư từ

nguồn Ngân sách Nhà nước vào tăng trưởng GDP. Giai đoạn 2006 – 2011: R của

Thành phố là 0,45; R của cả nước là 1,35. Nghĩa là: Thành phố chỉ cần bỏ ra 0,45

đồng vốn ngân sách nhà nước đã góp phần làm tăng thêm 1 đồng GDP, còn cả nước

phải bỏ ra đến 1,35 đồng mới làm tăng được 1 đồng GDP).

Nếu xem xét hiệu quả đầu tư vốn của các khu vực thành phần kinh tế trên địa bàn

TP.HCM thì: Hiệu quả đầu tư vốn của Khu vực Kinh tế Nhà nước thấp nhất (ICOR là

8,31); Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (ICOR là 2,65); cao nhất là Khu vực kinh tế có

vốn nước ngoài (ICOR 2,46) (tính cho cả giai đoạn 2001 – 2011).

Hai là, chất lượng tăng trưởng chưa cao còn thể hiện ở chỗ: Đóng góp của yếu

tố Vốn đầu tư và Lao động vào tăng trưởng GDP còn cao hơn Các nhân tố tổng

hợp (TFP) (TFP bao gồm các yếu tố: hiệu quả đầu tư, năng suất lao động, ứng dụng

tiến bộ khoa học – công nghệ…) (theo các chuyên gia kinh tế ước tính: Đóng góp của

yếu tố Vốn vào GDP Thành phố khoảng 55%; Lao động khoảng 25%; Các nhân tố

tổng hợp – TFP khoảng 20%) (Nhưng TFP của Thành phố cao hơn nhiều so với cả

nước, nghĩa là chất lượng tăng trưởng của Thành phố cao hơn cả nước. Theo tính

toán của chuyên gia kinh tế Bùi Trinh (Tổng Cục thống kê VN) thì đóng góp của các

nhân tố vào GDP cả nước giai đoạn 2000 – 2010 như sau: Vốn: 75%; Lao động:

16%; TFP: 9%. Như vậy cả hai yếu tố vốn và lao động đã chiếm đến 91%, TFP chỉ

chiếm 9%, thể hiện chất lượng tăng trưởng của cả nước còn rất thấp, chủ yếu tăng

trưởng theo chiều rộng)

2.2.2 Về mặt xã hội

Mặc dù quản lý xã hội về các mặt của Thành phố đã đạt được thành tựu rất tốt,

tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của toàn xã hội. Thể

hiện:

-Y tế: Chất lượng phòng bệnh, khám chữa bệnh vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu

cầu của người dân về tất cả các mặt: Cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ phòng, khám

chữa bệnh. Do đó vẫn còn hiện tượng: Dịch bệnh, quá tải bệnh viện, thức ăn không

đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiễm hóa chất độc hại; giá thuốc tăng cao; y đức

đôi chỗ bị xuống cấp (hiện tượng phong bì cho y, bác sỹ, kê toa thuốc theo gợi ý của

công ty Dược…)….

-Giáo dục: Chất lượng giáo dục, đào tạo trên địa bàn chưa cao, thể hiện: Cơ sở

vật chất còn thiếu thốn, nhất là các quận nội thành; chất lượng giảng dạy của thầy cô

giáo còn thấp, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế; chương trình đào tạo còn lạc hậu,

nặng nề chưa theo kịp với tiến bộ của khu vực và thế giới. Từ đó đưa đến hiện tượng:

Chạy trường, chạy lớp; đạo đức nhà giáo đôi chỗ xuống cấp; cung cấp nguồn nhân lực

còn chưa phù hợp với yêu cầu của xã hội….

-Văn hóa: Thiếu thốn cơ sở vui chơi, giải trí lành mạnh; công tác định hướng

hưởng thụ văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc cho xã hội còn hạn chế; văn hóa

đối xử trong xã hội còn thiếu văn minh; văn hóa tâm linh, tôn giáo nhiều nơi nhiều chỗ

Page 336: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

336

còn bị lợi dụng của thế lực thù địch bên trong và bên ngoài, còn biểu hiện kinh doanh

tôn giáo và còn hiện tượng mê tín dị đoan…trong xã hội.

-Xã hội: Phân tầng xã hội ngày càng gia tăng thể hiện: Chênh lệch trong thu

nhập ngày càng gia tăng, phân hóa giàu nghèo càng cao cả trong nội thành và ngoại

thành.

2.2.3 Về môi trƣờng

Việc thực hiện vệ môi trường ở Thành phố cũng còn những tồn tại cần phải

tích cực khắc phục trong thời gian tới. Đó là:

-Việc tuyên truyền vận động toàn dân bảo vệ môi trường ở nhiều địa bàn của

Thành phố còn hạn chế, yếu kém, đáng chú ý là một bộ phận người dân nhập cư, tạm

trú trên địa bàn khu dân cư chưa tích cực tham gia.

-Vẫn còn hiện tượng gom rác của Công ty Môi trường đô thị Thành phố và tổ

rác dân lập chưa kịp thời, đúng giờ, chưa đảm bảo vệ sinh chung.

-Vẫn còn hiện tượng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ xả nước

thải trực tiếp ra kênh rạch, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn đối phó với các cơ quan

chức năng bằng cách xây dựng hai hệ thống xả thải để qua mặt các cơ quan chức năng

khi bị kiểm tra.

- Lượng khói thải độc hại của các loại xe máy, ô tô trên các tuyến đường Thành

phố còn quá lớn, nhất là vào các giờ cao điểm, tan tầm.

- Công tác phối hợp bảo vệ môi trường giữa các cơ quan chức năng, các địa

phương nhiều nơi, nhiều lúc vẫn chưa được tốt, một số dự án chậm được triển khai

hoặc triển khai chưa đúng tiến độ như: Dự án cải tạo kênh Tham lương, kênh Tân trụ,

dự án ngăn triều cường… đã gây ngập lụt rất nhiều tuyến đường.

- Ở các địa phương ngoại thành người dân vẫn còn chăn nuôi nhỏ lẻ, theo kiểu

truyền thống, dẫn đến chất thải chăn nuôi chưa được xử lý mà xả thải gây ô nhiễm

môi trường trầm trọng ở các địa phương này

- Một hiện tượng góp phần gây ô nhiễm môi trường Thành phố là khi tiến hành

thi công các công trình ngầm như thoát nước, dẫn nước sạch, đặt cáp điện, điện thoại

ngầm…các đơn vị thi công đã đào các tuyến đường này lên, nhưng nhiều đơn vị thi

công còn thiếu ý thức, chưa đảm bảo an toàn, vệ sinh.

Tóm lại, qua thực trạng đánh giá mô hình tăng trưởng của Thành phố, nhận

thấy Thành phố đang chuyển đổi mô hình tăng trường từ chiều rộng sang chiều sâu và

tăng trưởng bền vững. Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong

chuyển đổi mô hình, nhưng nhìn chung mô hình tăng trưởng của Thành phố vẫn mang

nặng mô hình tăng trưởng theo chiều rộng. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình

chuyển đổi mô hình tăng trưởng Thành phố trong thời gian tới để Thành phố sớm có

mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, tăng trưởng bền vững (kể cả Tăng trưởng Xanh).

2. MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TRONG NGẮN HẠN, TRUNG

HẠN VÀ DÀI HẠN CỦA TP.HỒ CHÍ MINH

Từ những phân tích ở phần trên có thể xem xét mô hình tăng trưởng của Thành

phố trong thời gian tới như sau:

3.1 Trong ngắn hạn:

Page 337: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

337

Ngắn hạn được hiểu từ một đến hai năm. Như vậy, đến năm 2015 được xem là

ngắn hạn.

3.1.1 Về tốc độ tăng trƣởng và chất lƣợng tăng trƣởng

Ta thấy các vấn đề như sau:

Theo kế hoạch của Thành phố đến năm 2020 phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP

bình quân cả giai đoạn là 12% mỗi năm. Trong trung hạn 2011 – 2015, tốc độ tăng

GDP trung bình mỗi năm cũng phải đạt mức 12%. Nhưng thực tế các năm qua tốc độ

tăng GDP của Thành phố chưa đạt mục tiêu đó, năm 2011 chỉ tăng trưởng 10,3%, năm

2012 thấp hơn, chỉ tăng 9,2%. Năm 2013, cố gắng lắm cũng chỉ tăng 10%. Như vậy,

các năm 2014, 2015 tăng trưởng của Thành phố phải giữ tốc độ rất cao cho mỗi năm

thì mới có thể đạt kế hoạch đặt ra. Có thể nói khó có thể nào đạt được mức tăng

trưởng này trong điều kiện tình hình kinh tế trong nước và thế giới phục hồi qua chậm

chạm như hiện nay.

Tôi xin nêu các tình huống sau:

Một là, giữ nguyên các chỉ tiêu tăng trưởng như trên.

Phƣơng án 1: Chỉ số ICOR bằng với mức trung bình giai đoạn trước là 3,42.

Tăng trưởng GDP = 15,25%

Để tăng trưởng GDP của năm 2014 là 15,25%, trong điều kiện ICOR khoảng

3,42 thì vốn đầu tư toàn xã hội của năm 2014 là khoảng 319.900 tỷ đồng (trong khi

vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 đạt khoảng 217.073 tỷ đồng).

Để tăng trưởng GDP của năm 2015 là 15,25%, trong điều kiện ICOR khoảng

3,42 thì vốn đầu tư toàn xã hội của năm 2015 là khoảng 368.690 tỷ đồng (trong khi

vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 đạt khoảng 217.073 tỷ đồng).

Như vậy, nếu hệ số ICOR không đổi, chỉ tiêu GDP như kế hoạch thì Thành phố

phải huy động được một lượng vốn đầu tư toàn xã hội rất lớn (năm 2014 vốn tăng hơn

năm 2012 là 1,47 lần; năm 2015 tăng 1,69 lần so với năm 2012).

Phƣơng án 2: Hệ số ICOR giảm xuống còn 2,5. Chỉ tiêu GDP như kế hoạch:

15,25% mỗi năm.

Để tăng trưởng GDP của năm 2014 là 15,25%, trong điều kiện ICOR khoảng

2,5 thì vốn đầu tư toàn xã hội của năm 2014 là khoảng 233.850 tỷ đồng (trong khi vốn

đầu tư toàn xã hội năm 2012 đạt khoảng 217.073 tỷ đồng).

Để tăng trưởng GDP của năm 2015 là 15,25%, trong điều kiện ICOR khoảng

2,5 thì vốn đầu tư toàn xã hội của năm 2015 là khoảng 269.500 tỷ đồng (trong khi vốn

đầu tư toàn xã hội năm 2012 đạt khoảng 217.073 tỷ đồng).

Theo phương án này thì Thành phố hoàn toàn có thể thu xếp vốn đầu tư. Tuy

nhiên, cái khó là làm sao để tăng hiệu quả đầu tư vốn toàn xã hội để kéo ICOR xuống

như mong muốn. Để đưa hệ số ICOR trung bình từ 3,42 xuống còn 2,5 trong ngắn hạn

là không phải dễ. Đòi hỏi các cấp lãnh đạo Thành phố phải tập trung toàn trí tuệ cho:

Nâng cao hiệu quả đầu tư (bao gồm đầu tư từ ngân sách Nhà nước, đầu tư từ các

doanh nghiệp ngoài nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài);

phát triển mạnh các ngành nghề dịch vụ tạo giá trị gia tăng (GDP) cao mà tiêu hao ít

chi phí xã hội; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong tất cả các lĩnh

vực từ quản lý nhà nước cho đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong toàn bộ

Page 338: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

338

nền kinh tế thì mới có thể đưa năng suất lao động tăng cao, mới có thể đạt được mức

đóng góp của Các nhân tố tổng hợp TFP vào GDP là 40% như kế hoạch của Thành

phố đặt ra.

Hai là, nếu không thực hiện được các vấn đề trên thì có thể điều chỉnh chỉ tiêu

tăng trưởng cho giai đoạn 2011 – 2015 xuống còn khoảng 10,5%. Như vậy, sức ép

cho thực hiện kế hoạch tăng trưởng GDP của năm 2014, 2015 sẽ không nặng nề lắm.

Nếu theo phương án này: giả định năm 2013 cố gắng đạt tăng GDP 10%, thì hai năm

2014, 2015 chỉ tăng trung bình mỗi năm là 11,5%. Vốn đầu tư toàn xã hội cũng không

đòi hỏi tăng cao và không thúc bách lắm trong việc kéo hệ số ICOR xuống nhanh và

có thời gian để đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư và năng suất lao

động xã hội.

-Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo kế hoạch, đến năm 2015 cơ cấu kinh tế Thành phố là: Dịch vụ đạt 57%;

Công nghiệp đạt 42% và Nông nghiệp đạt 1%. Nếu theo số liệu của Cục Thống kê

Thành phố báo cáo thì GDP năm 2012 của Thành phố tính theo giá năm 2010 đã có cơ

cấu đạt kế hoạch đề ra cho năm 2015, cụ thể: Dịch vụ: 57,43%; Công nghiệp: 41,9%

và Nông nghiệp: 0,98%. Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

hiện đại của Thành phố đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, để làm tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hóa của

giai đoạn sau Thành phố cần tiếp tục đẩy nhanh hơn tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

đế năm 2015 cố gắng đạt cơ cấu: Dịch vụ: 60%; Công nghiệp: 39,2% và Nông

nghiệp: 0,8%

3.1.2 Về xã hội và môi trƣờng

Như phần thực trạng đã phân tích Thành phố đã thực hiện quá trình chuyển đổi

mô hình tăng trưởng đúng hướng nên tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách an

sinh xã hội, bảo vệ môi trường để đạt được mô hình tăng trưởng bền vững, tăng

trưởng xanh trong thời gian tới.

3.1.3 Giảp pháp ngắn hạn:

Các giải pháp chúng ta đặt ra trong thời gian qua đều đúng. Tuy nhiên, việc

triển khai thực hiện có phần chậm, còn nhiều lúng túng và thậm chí còn nhiều vướng

mắc với các quy định của Trung ương cũng như của luật pháp.

Theo tôi trong thời gian từ nay đến hết năm 2013, và trong hai năm 2014, 2015

chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:

- Giải pháp hỗ trợ tốc độ tăng trưởng:

Hiện nay, mô hình tăng trưởng vẫn dựa chủ yếu vào vốn đầu tư. Nhưng chúng

ta vẫn bị kẹt vốn cho đầu tư do chính sách thắt chặt của Chính phủ về tiền tệ cũng như

về tài chính (cả đầu tư từ khu vực nhà nước lẫn đầu tư của tư nhân và nước ngoài).

Để khơi thông nguồn vốn theo tôi cần triệt để thực hiện các giải pháp đột phá

ngắn hạn trên địa bàn Thành phố như sau:

+ Ngân hàng Nhà nước Thành phố phải kiên quyết chỉ đạo để các Ngân hàng

thương mại thực hiện đẩy nhanh cho vay các lĩnh vực ưu tiên và nhanh chóng giải

ngân gói hỗ trợ thị trường bất động sản của Ngân hàng Nhà nước Trung ương.

Page 339: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

339

+ Sở Tài chính tập trung giải ngân nhanh vốn cho các dự án đầu tư phát triển

cơ sở hạ tầng đã được phê duyệt bố trí vốn trong kỳ.

+ Nhanh chóng xin ý kiến Trung ương chấp thuận cho Thành phố phát hành

trái phiếu đô thị (bao gồm trái phiếu bằng VNĐ, bằng Đô la Mỹ và thậm chí trái

phiếu bằng vàng để huy động vốn trong dân đầu tư cho hạ tầng đô thị Thành phố).

+ UBND Thành phố cần nhanh chóng xem xét đề xuất các chính sách thông

thoáng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các ngành

nghề thuộc nhóm trọng yếu của Thành phố.

+ Sở Tài chính cần xem xét giải quyết trả nợ đọng xây dựng cơ bản cho các

nhà thầu xây dựng thuộc các thành phần kinh tế đối với các công trình cơ sở hạ tầng

kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn Thành phố để làm gia tăng vốn sử dụng của các

doanh nghiệp, góp phần giải quyết khó khan về vốn cho các doanh nghiệp xây dựng

trên địa bàn.

- Các giải pháp nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng:

+ UBND Thành phố cần nhanh chóng chọn các doanh nghiệp có ngành nghề

thuộc nhóm các ngành dịch vụ chủ yếu, ngành công nghiệp trọng yếu và nông nghiệp

công nghệ cao để thực hiện bảo lãnh tín dụng ưu đãi nhằm giúp họ đầu tư đổi mới

trang thiết bị công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất…tạo cú hích cho gia tăng nhân

tố TFP trong giai đoạn sau nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng giai đoạn sau.

Ngoài ra, UBND Thành phố cần nhanh chóng xây dựng gói hỗ trợ tài chính cho

chuyển đổi mô hình tăng trưởng (gói này giá trị bao nhiêu thì phải bàn bạc tính

toán thật kỹ, tuy nhiên, phải làm nhanh, vì là bàn đạp cho cả giai đoạn sau).

+ Xây dựng ngay các loại phí được để lại ngân sách Thành phố để không phụ

thuộc vào các loại thuế và phí do Trung ương điều tiết. Mặc dù chúng ta đang kiến

nghị Trung ương giảm mức điều tiết và để lại cho ngân sách Thành phố nhiều hơn,

nhưng việc này cũng hơi khó vì ảnh hưởng đến ngân sách Trung ương nên Thành phố

cần chủ động xây dựng nguồn Thu bền vững cho Thành phố, trong đó chú trọng

đến các loại thuế và phí sau: thuế tài sản, phí về bảo vệ môi trường, phí hạn chế xe

máy vào trung tâm,…

+ Tập trung vốn cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục

vụ cho tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu (giải pháp này xuyên suốt trong tất cả các

giai đoạn).

3.2 Trong trung hạn

Trung hạn thường trong khoảng từ ba đến bảy năm. Như vậy đến năm 2020

được xem là trung hạn.

Theo tôi mô hình tăng trưởng trong trung hạn nên theo hướng sau:

3.2.1 Về tốc độ tăng trƣởng và chất lƣợng tăng trƣởng

-Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2016 – 2020: khoảng 12%/năm.

-Hệ số ICOR nên trong khoảng 2,5

-TFP: khoảng 30%

Page 340: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

340

-Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ: 65%; Công nghiệp: 34,3%; Nông nghiệp: 0,7% (Cơ

cấu kinh tế của Singapore năm 2010 là: Dịch vụ: 68,17%; Công nghiệp: 31,8%;

Nông nghiệp: 0,03%; GDP bình quân 39.850 USD)

3.2.2 Về xã hội và môi trƣờng

- Tăng mức sống của người dân thông qua GDP bình quân đầu người tăng gấp

hai lần rưởi so với năm 2012, đạt khoảng 8.500 USD vào cuối năm 2020.

- Rút ngắn chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.

- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ phòng, khám chữa bệnh. Trở thành trung tâm

khám chữa bệnh trong khu vực Đông Nam Á, thu hút khách du lịch quốc tế đến khám,

chữa bệnh ở các cơ sở y tế của Thành phố. Phát triển ngành y tế Thành phố thành ngành

kinh tế thu nhiều ngoại tệ và tăng GDP cho Thành phố và đất nước.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục trên địa bàn Thành phố, trở thành

trung tâm đào tạo, giáo dục trong khu vực Đông Nam Á, thu hút học sinh, sinh viên

quốc tế đến học tập ở các cơ sở giáo dục, đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế của

Thành phố. Phát triển ngành giáo dục - đào tạo Thành phố thành ngành kinh tế dịch

vụ thu nhiều ngoại tệ và tăng GDP cho Thành phố và đất nước.

- Phát triển nền văn hóa Thành phố đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp tinh hoa trên

thế giới. Biến ngành văn hóa thành ngành kinh tế dịch vụ thu hút khách du lịch trong và

ngoài nước đến Thành phố thưởng thức, tăng nguồn thu ngoại tệ và tăng GDP cho

Thành phố.

- Đẩy mạnh bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển rừng để vừa bảo vệ môi

trường vừa phát triển du lịch sinh thái thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến

Thành phố làm tăng thu ngoại tệ và tăng GDP cho Thành phố.

3.2.3 Giải pháp trung hạn

Trong trung hạn cần thực hiện các giải pháp cho tăng trưởng bền vững. Theo

tôi các giải pháp đó là:

- Thực hiện các chính sách để hướng toàn bộ các chủ thể kinh tế Thành phố

thực hiện đầu tư theo chiều sâu: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao năng suất

lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động, tăng cường

ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất, kinh doanh và quản lý (kể cả quản lý doanh

nghiệp và quản lý nhà nước). Cụ thể:

+ Đề xuất với Quốc hội ban hành những ưu đãi về thuế, phí cho các đơn vị

thực hiện đầu tư theo chiều sâu của Thành phố (hoặc có Quy chế đặc thù cho chính

quyền đô thị, Thành phố được quyền xây dựng các loại thuế, phí riêng và quyền quyết

định mức miễn giảm thuế, phí).

+ Xây dựng Quỹ hỗ trợ chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm tạo nguồn tài

chính hỗ trợ các đơn vị thực hiện đầu tư theo chiều sâu. Quy mô của Quỹ này phải đủ

lớn để có nguồn tài chính mạnh, đủ sức thực hiện các gói hỗ trợ có chất lượng, tránh

tình trạng hỗ trợ manh mún, không đủ chi phí để đổi mới công nghệ, trang thiết bị

hiện đại.

+ Tiếp tục tập trung vốn hoàn thiện cơ sở hạ tầng của Thành phố theo quy

hoạch, gắn kết với cơ sở hạ tầng liên vùng và cả nước. (Vốn từ nhiều nguồn, kể cả

Page 341: MỤC LỤC - hoangthachlan.files.wordpress.com · mức “căn bệnh” của nền kinh tế; sự thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình

341

nguồn trái phiếu đô thị như đề xuất ở giải pháp ngắn hạn, chú ý trái phiếu bằng

ngoại tệ và trái phiếu vàng).

+ Thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển mạnh hơn; các

ngành công nghiệp kỹ thuật cao sử dụng ít năng lượng, công nghệ thân thiện với môi

trường, nông nghiệp công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…

+ Tiếp tục tập trung vốn cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục

vụ cho tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu (gửi đi đào tạo cả trong và ngoài nước).

3.3 Trong dài hạn

Dài hạn thường trong khoảng từ trên mười năm trở đi. Như vậy, đến năm 2030

được xem là dài hạn.

Theo tôi mô hình tăng trưởng trong dài hạn nên theo hướng sau:

3.2.1 Về tốc độ tăng trƣởng và chất lƣợng tăng trƣởng

- Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2021 – 2030: khoảng 9 –

10%/năm.

- Hệ số ICOR nên trong khoảng 2

- TFP: khoảng 40% - 50%

- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ: 74,5%; Công nghiệp: 25%; Nông nghiệp: 0,5%

(Cơ cấu kinh tế của Singapore năm 2010 là: Dịch vụ: 68,17%; Công nghiệp:

31,8%; Nông nghiệp: 0,03%; GDP bình quân đầu người 39.850 USD; dân số 5,1

triệu).

3.3.2 Về xã hội và môi trƣờng

-Tăng mức sống của người dân thông qua GDP bình quân đầu người tăng gấp

hai lần rưởi so với năm 2030, đạt khoảng 17.000 USD vào cuối năm 2030.

Các vấn đề về xã hội, môi trường thực hiện tốt hơn giai đoạn 2016 – 2020.

3.3.3 Giải pháp

Tiếp tục thực hiện các giải pháp đã đề xuất trong trung hạn. Chú ý các giải

pháp ƣu đãi, khuyến khích sử dụng ít năng lƣợng, tiết kiệm năng lƣợng.

Kết luận

Thay đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng là quá trình

phức tạp và lâu dài, đòi hỏi phải thường xuyên liên tục thực hiện các giải pháp đã đề

ra và kiên trì với các giải pháp đó. Hy vọng với sức sáng tạo của các cấp chính quyền

Thành phố trong điều hành, với sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo Trung ương, Thành

phố sẽ thực hiện thành công quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng

hiện nay, sang tăng trưởng theo chiều sâu, và thực hiện thành công chiến lược tăng

trưởng xanh để đưa Thành phố trở thành Thành phố văn minh, sạch đẹp và “đáng

sống” nhất cả nước./.