mỤc lỤc - neu.edu.vn · mỤc lỤc trang trang phụ bìa ii lời cam ñoan iii lời cảm...

274
v - 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ii Lời cam ñoan iii Lời cảm ơn iv Mục lục v Danh mục từ viết tắt vi Danh mục các bảng, sơ ñồ, biểu ñồ vii MỞ ðẦU 1 Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG TẬP ðOÀN KINH TẾ 7 1.1. Kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 7 1.1.1. Khái quát chung về tập ñoàn kinh tế 7 1.1.2. Bản chất và ý nghĩa của kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 19 1.1.3. Nội dung kiểm toán của kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 27 1.2. Tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 33 1.2.1. Nội dung tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 33 1.2.2. Quy trình tổ chức công tác kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 36 1.2.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 54 1.2.4. Các mối quan hệ kiểm toán nội bộ 63 1.3. Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế ở một số nước trên thế giới 66 1.3.1. Tổ chức công tác kiểm toán 66 1.3.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán 69 Chương 2- THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC TẬP ðOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 73 2.1. Tổng quan về tập ñoàn kinh tế của Việt Nam 73 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam 73 2.1.2. ðặc ñiểm của các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam với kiểm toán nội bộ 78 2.2. Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam 99

Upload: others

Post on 21-May-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

v - 1

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa ii

Lời cam ñoan iii

Lời cảm ơn iv

Mục lục v

Danh mục từ viết tắt vi

Danh mục các bảng, sơ ñồ, biểu ñồ vii

MỞ ðẦU 1

Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG TẬP ðOÀN KINH TẾ

7

1.1. Kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 7

1.1.1. Khái quát chung về tập ñoàn kinh tế 7

1.1.2. Bản chất và ý nghĩa của kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế

19

1.1.3. Nội dung kiểm toán của kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế

27

1.2. Tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 33

1.2.1. Nội dung tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 33

1.2.2. Quy trình tổ chức công tác kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế

36

1.2.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 54

1.2.4. Các mối quan hệ kiểm toán nội bộ 63

1.3. Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế ở một số nước trên thế giới

66

1.3.1. Tổ chức công tác kiểm toán 66

1.3.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán 69

Chương 2- THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC TẬP ðOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

73

2.1. Tổng quan về tập ñoàn kinh tế của Việt Nam 73 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các tập ñoàn kinh tế của

Việt Nam

73

2.1.2. ðặc ñiểm của các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam với kiểm toán nội bộ

78

2.2. Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

99

v - 2

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ 99

2.2.2. Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

102

2.2.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt nam

124

2.3. ðánh giá chung về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

134

2.3.1. Những thành tựu ñạt ñược về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

134

2.3.2. Những tồn tại và hạn chế 137

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong tổ chức kiểm toán nội bộ của các Tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

143

Chương 3- PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC TẬP ðOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

148

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

148

3.1.1. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ

148

3.1.2. Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ - yêu cầu tự thân của các tập ñoàn kinh tế

150

3.2. ðịnh hướng phát triển tập ñoàn kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng tới tổ chức kiểm toán nội bộ

152

3.3. Quan ñiểm và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

155

3.4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

160

3.4.1. Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế

160

3.4.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 180

3.5. Kiến nghị thực hiệnhiện giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

193

3.5.1. ðối với cơ quan nhà nước 193

3.5.2. ðối với các tập ñoàn kinh tế 195

3.5.3. ðối với các tổ chức nghề nghiệp 196

KẾT LUẬN 198

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ viii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ix

PHỤ LỤC x

vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Viết ñầy ñủ (Tiếng Việt) Viết ñầy ñủ (Tiếng Anh)

ACCA Hiệp hội Kế toán viên công chứng Anh

Association of Chartered Certified Accountants

COCO Tiêu chí kiểm soát Criteria of Control

COSO Ủy ban các tổ chức tài trợ Committee of Sponsoring Organizations

IFAC Liên ñoàn Kế toán quốc tế International Federation of Accountants

IIA Viện Kiểm toán nội bộ Institute of Internal Auditors

KTNB Kiểm toán nội bộ

KTV Kiểm toán viên

KTVNB Kiểm toán viên nội bộ

HTKSNB Hệ thống Kiểm soát nội bộ

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

WTO Tổ chức Thương mại thế giới World Trace Organization

ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế International Organization for Standardization

vii - 1

DANH MỤC BẢNG, SƠ ðỒ, BIỂU ðỒ

Danh mục bảng

Bảng số Tên bảng Trang

Bảng số 1.1 Quy mô 10 tập ñoàn hàng ñầu của Mỹ năm 2006 16

Bảng số 1.2 Các tập ñoàn có doanh thu cao nhất của Mỹ năm 2006 17

Bảng số 1.3 Bảng ñánh giá bằng chứng kiểm toán 45

Bảng số 1.4 Xu hướng báo cáo kết quả kiểm toán 62

Bảng số 2.1 Số lượng các tổng công ty nhà nước ñược bố trí lại năm 2001

77

Bảng số 2.2 Tổng nguồn vốn của một số tập ñoàn giai ñoạn 2002-2006 83

Bảng số 2.3 Tỷ trọng vốn nhà nước/tổng nguồn vốn ở một số tập ñoàn năm 2006

83

Bảng số 2.4 Quy mô doanh thu của một số tập ñoàn giai ñoạn 2001 2005

84

Bảng số 2.5 Quy mô lao ñộng trong một số tập ñoàn giai ñoạn 2001 - 2005

85

Bảng số 2.6 Lợi nhuận trước thuế của một số tập ñoàn giai ñoạn 2002 - 2006

86

Bảng số 2.7 Tập ñoàn kinh tế và các ñơn vị thành viên 90

Bảng số 2.8 Kết quả khảo sát về KTNB tại các tập ñoàn 101

Bảng số 2.9 Kế hoạch kiểm toán năm 2007 của Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

109

Bảng số 2.10 Tổng hợp kết quả kiểm toán 117

Bảng số 2.11 Kết quả kiểm toán hoạt ñộng quỹ Bưu ñiện Tuyên Quang,

Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

121

Bảng số 2.12 Phát triển nhân sự của Ban KTNB, Tổng công ty BCVT Việt Nam qua từng năm

137

Bảng số 3.1 Yêu cầu về kiểm toán viên 187

vii - 2

Danh mục sơ ñồ

Sơ ñồ số Tên sơ ñồ Trang

Sơ ñồ số 1.1 Mối quan hệ giữa các yếu tố của kiểm toán hoạt ñộng 29

Sơ ñồ số 1.2 Quy trình KTNB 37

Sơ ñồ số 1.3 Một số ký hiệu trong mô tả HTKSNB 47

Sơ ñồ số 1.4 Mô tả HTKSNB trong quy trình của nghiệp vụ thu tiền 47

Sơ ñồ số 1.5 Tổ chức bộ máy KTNB theo loại hình kiểm toán 58

Sơ ñồ số 1.6 Tổ chức bộ phận KTNB theo chức năng song song với cấu trúc doanh nghiệp

59

Sơ ñồ số 1.7 Tổ chức bộ phận KTNB theo khu vực 60

Sơ ñồ số 1.8 Cơ cấu tổ chức KTNB ñiển hình 63

Sơ ñồ số 2.1 Cơ cấu tổ chức và quan hệ liên kết trong tập ñoàn 81

Sơ ñồ số 2.2 Mô hình chung trong tổ chức quản lý các tập ñoàn của Việt Nam

90

Sơ ñồ số 2.3 Quy trình KTNB 107

Sơ ñồ số 2.4 Tổ chức tổ KTNB nằm trong bộ phận kế toán có liên hệ báo cáo với Ban kiểm soát

126

Sơ ñồ số 2.5 Tổ chức phòng (ban) KTNB trực thuộc Ban giám ñốc 128

Sơ ñồ số 2.6 Tổ chức KTNB theo mô hình tập trung 132

Sơ ñồ số 3.1 Tổ chức KTNB chịu sự chỉ ñạo trực tiếp của Tổng giám ñốc

183

Sơ ñồ số 3.2 Cấu trúc bộ phận KTNB theo khối chức năng và khối hỗ trợ

189

1

MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ðề tài:

ðể bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp của Việt

Nam ñã có sự phát triển lớn về quy mô và ña dạng hoá phương thức hoạt ñộng. Quy

mô của các doanh nghiệp càng lớn, phương thức kinh doanh càng phức tạp thì hoạt

ñộng kiểm tra kiểm soát càng trở nên cấp thiết. Một trong những cách thức tăng

cường hệ thống kiểm tra kiểm soát trong các doanh nghiệp hiệu quả nhất chính là

hoàn thiện tổ chức KTNB. ðiều này ñòi hỏi nhà quản lý càng cần một bộ máy hỗ trợ

cho các hoạt ñộng nhằm tăng cường hiệu quả và hiệu năng của hoạt ñộng quản lý.

KTNB hình thành mang tính khách quan ñáp ứng nhu cầu quản lý trong môi trường

kinh doanh ngày càng thay ñổi.

ðáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường khả năng cạnh tranh

trong nền kinh tế toàn cầu, Nhà nước ñã thực hiện chủ trương tiếp tục ñổi mới, sắp

xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và thành lập các doanh nghiệp nhà nước có qui

mô lớn, kinh doanh trong lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Theo chủ

trương ñó, Thủ tướng Chính phủ ñã ban hành Quyết ñịnh 91/TTg ngày 7/3/1994 về

"Thí ñiểm thành lập các tập ñoàn kinh doanh". Việc thành lập các tập ñoàn kinh tế sẽ

tạo tiền ñề cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Quyết ñịnh thành lập Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là bước khởi

ñầu cho việc hình thành các tập ñoàn kinh tế ở Việt Nam. ðồng thời, việc thành lập

các tập ñoàn kinh tế trong một số ngành sản xuất vật chất then chốt là một yêu cầu

tất yếu khách quan. Mô hình kinh doanh tập ñoàn là một mô hình mới xuất hiện ở

Việt Nam do ñó trong quá trình hoạt ñộng của các tập ñoàn kinh tế, công việc kiểm

tra kiểm soát gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, KTNB ñã ñược tổ chức ở một số tập

ñoàn kinh tế và bước ñầu ñã có ñược những ñóng góp ñáng kể vào sự phát triển của

các tập ñoàn này. Tuy nhiên, KTNB vẫn chưa ñược thiết lập ñầy ñủ và vận hành hữu

hiệu. Các nhà quản lý trong các tập ñoàn kinh tế còn chưa nhận thức rõ ràng vai trò

và tầm quan trọng của KTNB. Hơn nữa, bản thân những người thực hiện KTNB

cũng chưa hiểu ñúng về chức năng, nhiệm vụ và vai trò của KTNB. ðiều này dẫn

ñến hoạt ñộng KTNB hiện nay trong các tập ñoàn kinh tế còn chưa thể hiện ñúng bản

chất của KTNB. Hoạt ñộng của KTNB mới dừng ở mức kiểm tra và khảo sát việc

2

ghi chép sổ sách kế toán, lập bảng bảng khai tài chính và tuân thủ các quy ñịnh trong

chế ñộ, thể lệ luật pháp mà chưa chú trọng ñến việc ñánh giá hiệu quả của các hoạt

ñộng trong ñơn vị.

Hơn nữa, hệ thống các văn bản pháp lý hướng dẫn về kinh doanh theo hình

thức tập ñoàn kinh tế và về KTNB còn chưa ñầy ñủ, thiếu tính thống nhất dẫn tới

những khó khăn trong tổ chức KTNB tại các tập ñoàn kinh tế.

Từ ñó việc xây dựng và hoàn thiện KTNB trở thành vấn ñề mang tính cấp

bách trong quản lý tài chính tại các tập ñoàn kinh tế, vừa có ý nghĩa về lý luận, vừa

có ý nghĩa thực tiễn trong giai ñoạn hiện nay ở Việt Nam.

Nhận thức ñược tầm quan trọng của vấn ñề này, Tác giả ñã lựa chọn ðề tài:

" Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam "

2. Tổng quan những nghiên cứu về kiểm toán nội bộ

ðã có rất nhiều nghiên cứu trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau về

KTNB. Một số nghiên cứu về KTNB có thể kể ñến như: Các nghiên cứu của Tác giả

Victor Z. Brink và Herbert Witt (1941) về "Kiểm toán nội bộ hiện ñại"; Tác giả A.P.

Alvarez (1970) về "Vai trò của kiểm toán nội bộ trong ban hành chính sách và quyết

ñịnh"; Tác giả J.C. Shaw (1980) về "Kiểm toán nội bộ - Một yếu tố cần thiết cho

hoạt ñộng quản lý hiệu quả";Tác giả John A. Edds (1980) về "Kiểm toán quản trị:

Khái niệm và thực hiện"; Tác giả Richard A. Roy (1989) về "Quản lý ñối với bộ

phận kiểm toán nội bộ"; Tác giả Ann Neale (1991) về "Hệ thống kiểm toán: Lý

thuyết và thực hành"; Tác giả Lawrence B. Sawyer, Mortimer Dittenhofe, James H.

Scheiner (2003) về "Thực hành kiểm toán nội bộ hiện ñại"; Tác giả Robert Moeller

(2004) về "ðạo luật Sabanes Oxley và những nguyên tắc mới về kiểm toán nội bộ";

Tác giả Robert Moeller (2005) về "Kiểm toán nội bộ hiện ñại theo quan ñiểm của

Brink"; Tác giả Michael Elliot, Ray Dawson, Janet Edwards (2007) về "Cải thiện mô

hình hoạt ñộng cho kiểm toán nội bộ". Các tác giả này ñã xem xét những vấn ñề

mang tính khái quát chung về KTNB. Ngoài ra, còn một số nghiên cứu với những

lĩnh vực ñặc thù như Tác giả Victor Z. Brink, Bradford Cadmus (1950) về "Kiểm

toán nội bộ trong ngành công nghiệp"; Tác giả Reisner, Franz, Drsocoec (1990) về

"Kiểm toán nội bộ trong các công ty bảo hiểm: Cơ sở thực hiện"; Tác giả D.P Gupta,

R.K Gupta (2004) về "Kiểm toán nội bộ ngân hàng dựa trên cơ sở tiếp cận rủi ro".

Ở Việt Nam, năm 1997, KTNB chính thức ñược công nhận. Theo ñó nhiều

nghiên cứu về KTNB cũng bắt ñầu phát triển. Tác giả Nguyễn Quang Quynh (1998)

3

về "Xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát trong quản lý vĩ mô và vi mô ở Việt Nam"

ñã ñề cập tới KTNB như là một yếu tố cấu thành của HTKSNB, KTNB ñóng vai trò

quan trọng ñặc biệt trong quản lý vi mô. Tác giả Ngô Trí Tuệ và cộng sự (2004) với

ñề tài "Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại

Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam" ñã ñề cập tới một yếu tố cấu thành

của hệ thống kiểm soát nội bộ là KTNB trong hoạt ñộng của một ñơn vị cụ thể là

Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tác giả Vương ðình Huệ và cộng sự

với ñề tài cấp nhà nước: "ðịnh hướng chiến lược và giải pháp phát triển kiểm toán ở

Việt Nam" cũng ñề cập tới ñịnh hướng và giải pháp phát triển KTNB nhưng ở góc ñộ

quản lý vĩ mô với các vấn ñề mang tính chiến lược tổng thể. Các công trình nghiên

cứu trên mới chỉ ñề cập ñến các vấn ñề mang tính tổng thể của KTNB hoặc gắn với

một doanh nghiệp nhất ñịnh. Luận án tiến sĩ kinh tế của Tác giả Phan Trung Kiên

(2008) với ñề tài "Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây

dựng Việt Nam" ñã ñề cập ñến tổ chức kiểm toán nội bộ trong một ngành nhất ñịnh

là ngành xây dựng. Ngoài ra, một số ñề tài Luận văn Thạc sỹ ñã nghiên cứu về tổ

chức KTNB trong một số doanh nghiệp cụ thể.

Hơn nữa, các nghiên cứu về KTNB trong cơ cấu tổ chức của các tập ñoàn còn

chưa ñược ñề cập. Tác giả Nguyễn ðình Phan (1996) với ñề tài "Thành lập và quản lý

các tập ñoàn kinh doanh ở Việt Nam" ñề cập ñến mô hình các tập ñoàn kinh tế và giới

thiệu mô hình tập ñoàn kinh tế trên thế giới và bài học vận dụng ở Việt Nam. Tác giả

Vũ Huy Từ (2002) với ñề tài "Mô hình tập ñoàn kinh tế trong công nghiệp hóa hiện

ñại hóa" ñề cập ñến các mô hình tập ñoàn trên thế giới và các giải pháp vĩ mô nhằm

hình thành tập ñoàn kinh tế tại Việt Nam. Tác giả Trần Tiến Cường và cộng sự (2005)

với ñề tài "Tập ñoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt

Nam" ñã ñề cập ñến những lý luận chung về tập ñoàn kinh tế, phân tích các mô hình

tập ñoàn trên thế giới và khả năng áp dụng những mô hình này ở Việt Nam, trên cơ sở

ñó ñưa ra các chính sách vĩ mô ñối với các Tổng công ty nhà nước khi phát triển theo

hướng tập ñoàn kinh tế. Các công trình trên chủ yếu hướng ñến nghiên cứu các mô

hình tập ñoàn kinh tế và các chính sách vĩ mô nhằm phát triển tập ñoàn kinh tế. Tuy

nhiên, các nghiên cứu này chưa ñề cập một cách cụ thể ñến kiểm tra kiểm soát ñối với

các tập ñoàn và tổ chức KTNB tại các tập ñoàn kinh tế.

Như vậy, chưa có một nghiên cứu mang tính khái quát bao gồm cả lý luận và

thực tiễn về tổ chức KTNB ñối với một loại hình mới bắt ñầu hình thành ở Việt Nam

là các tập ñoàn kinh tế.

4

Vì lý do nêu trên, Luận án tập trung nghiên cứu ñến mô hình tập ñoàn, tổ chức

quản lý tập ñoàn, kinh nghiệm quốc tế; nghiên cứu KTNB thích ứng với mô hình tập

ñoàn. Các nghiên cứu của Luận án sẽ bao gồm cả lý luận về KTNB và thực trạng

KTNB trong tập ñoàn kinh tế của Việt Nam.

3. Mục ñích và ý nghĩa nghiên cứu của luận án

a. Mục ñích

Mục ñích của Luận án là hệ thống hóa các lý luận cơ bản về tập ñoàn kinh tế,

các lý luận cho tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế và nghiên cứu thực trạng tổ

chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở ñó, Luận án nghiên cứu

các giải pháp và ñề xuất các mô hình hiệu quả của tổ chức KTNB trong các tập ñoàn

kinh tế Việt Nam.

b. Ý nghĩa

Với mục ñích trên, Luận án có ý nghĩa cả trong lý luận và thực tiễn tổ chức

KTNB. Cụ thể:

Thứ nhất, Về lý luận: Luận án trình bày hệ thống và toàn diện về tập ñoàn

kinh tế, các mô hình tập ñoàn. ðồng thời Luận án phát triển lý luận về tổ chức

KTNB trong các tập ñoàn kinh tế, khẳng ñịnh tầm quan trọng của KTNB trong tập

ñoàn kinh tế.

Thứ hai, Về thực tiễn: Luận án mô tả và phân tích thực trạng tổ chức KTNB

trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam trên hai mặt là tổ chức công tác KTNB và tổ

chức bộ máy KTNB, ñánh giá những thành tựu và hạn chế và luận giải các nguyên

nhân theo các nội dung của tổ chức KTNB. Trên cơ sở ñó, Luận án ñề xuất ñược

những quan ñiểm và giải pháp khả thi trong tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh

tế, ñóng góp vào việc hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý kinh tế và quản trị kinh

doanh trong nền kinh tế thị trường.

4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

a. ðối tượng nghiên cứu

ðối tượng nghiên cứu của Luận án là tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh

tế ñược thành lập theo pháp luật của Việt Nam. ðối tượng nghiên cứu ñược cụ thể

hoá trên các khía cạnh sau:

Một là, Những vấn ñề lý luận về tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế.

5

Hai là, Phân tích ñánh giá thực trạng tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế

của Việt Nam có gắn với tổ chức KTNB của các tập ñoàn kinh tế của các nước trên

thế giới.

b. Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu các tập ñoàn kinh tế nhà nước trong ðề án Thí

ñiểm thành lập tập ñoàn bằng hình thức chuyển ñổi hình thức sở hữu và tái cấu trúc

hoạt ñộng của các tổng công ty 91.

Phạm vi khảo sát thực tế của ðề tài là các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam hoạt

ñộng trong lĩnh vực sản xuất, các tổng công ty ñang trong ðề án Thí ñiểm xây dựng

tập ñoàn kinh doanh của Chính phủ. Số liệu của ðề tài dựa trên các niên giám thống

kê, các báo cáo tổng kết, các và khảo sát thực tế của tác giả tại công ty mẹ và công ty

thành viên của một số tập ñoàn, các doanh nghiệp nhà nước trong ðề án Thí ñiểm

hình thành tập ñoàn ở Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, sử dụng kết hợp các phướng pháp nghiên cứu ñịnh tính và nghiên cứu ñịnh

lượng. Các phương pháp kỹ thuật chủ yếu mà Tác giả sử dụng trong luận án bao

gồm: Phương pháp ñiều tra, khảo sát, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích

hệ thống, phương pháp thực chứng, các phương pháp bổ trợ khác.

Dữ liệu ñược sử dụng trong Luận án bao gốm cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.

Các dữ liệu sơ cấp ñược thu thập chủ yếu thông qua phiếu ñiều tra ñối với thành viên

của các tập ñoàn kinh tế bao gồm cả công ty mẹ, các công ty con và công ty liên kết.

Dữ liệu này còn ñược bổ sung bằng phỏng vấn trực tiếp ñối với nhà quản lý và kiểm

toán viên nội bộ trong các doanh nghiệp này. Ngoài ra, Tác giả còn tiến hành phỏng

vấn các chuyên gia trong bộ máy quản lý nhà nước về tài chính kế toán kiểm toán

như Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chính phủ. Dữ liệu thứ cấp ñược

thu thập qua các tài liệu, báo cáo khoa học về tập ñoàn kinh tế và về kiểm toán nội

bộ, báo cáo tổng kết hoạt ñộng của các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam.

6. Những ñóng góp của Luận án

Việc hình thành và phát triển các tập ñoàn kinh tế là một ñịnh hướng nhằm

tăng cường sức mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, phát triển bền vững và

ñạt hiệu quả cho các doanh nghiệp của Việt Nam. KTNB sẽ góp phần không nhỏ

6

nhằm giúp các tập ñoàn ñạt ñược các mục tiêu trên. Chính vì vậy, Luận án có những

ñóng góp cả về lý luận và giải quyết thực tiễn.

Một là, Về Lý luận: Luận án ñã hệ thống hóa lý luận chung về các tập ñoàn

kinh tế, ñề, trên cơ sở ñó ñã làm rõ lý luận chung về KTNB trong tập ñoàn kinh tế.

Trong ñó, Luận án ñã ñưa ra các mô hình của KTNB phù hợp với ñặc ñiểm chung

của tập ñoàn kinh tế. Ngoài ra, Luận án cũng ñề cập ñến kinh nghiệm tổ chức KTNB

của tập ñoàn ở một số nước trên thế giới.

Hai là, Về thực tiễn: Luận án ñã xem xét các ñặc ñiểm chung của tập ñoàn

kinh tế trong phạm vi nghiên cứu, trên cơ sở ñó nhận diện mô hình tập ñoàn kinh tế

của Việt Nam. Luận án ñã ñánh giá thực trạng tổ chức KTNB ở các tập ñoàn kinh tế

của Việt Nam trên hai mặt là tổ chức công tác KTNB và tổ chức bộ máy KTNB.

Trên cơ sở ñó Luận án ñã phân tích rõ những những kết quả ñạt ñược và những hạn

chế của KTNB trong các tập ñoàn, làm rõ các nguyên nhân chủ quan và khách quan

của các nội dung trên.

Trên cơ sở các nghiên cứu về thực trạng tổ chức KTNB, Luận án ñã ñề xuất

các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện KTNB trên cả hai mặt là tổ chức công tác và

tổ chức bộ máy KTNB. ðặc biệt, tác giả nhấn mạnh ñến việc tổ chức mô hình KTNB

phù hợp với mô hình tập ñoàn kinh tế ñang ñược vận dụng ở Việt Nam. Những ñề

xuất mà tác giả ñưa ra còn có thể vận dụng cho các ñơn vị khác ñang trong quá trình

hình thành tập ñoàn.

7. Bố cục, kết cấu của luận án:

Ngoài phần Mở ñầu và Kết luận, Luận án gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế

Chương 2: Thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế

của Việt Nam

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ

trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC

KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG TẬP ðOÀN KINH TẾ

1.1. KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG TẬP ðOÀN KINH TẾ

1.1.1. Khái quát chung về tập ñoàn kinh tế

1.1.1.1. Bản chất và vai trò của tập ñoàn kinh tế

Quá trình phát triển của nền kinh tế thường dẫn tới xu hướng tích tụ, tập trung

sản xuất và tập trung các nguồn lực về vốn, lao ñộng và tài nguyên hay sự kết hợp về

công nghệ của các công ty ñơn lẻ thông qua hình thức liên kết lại với nhau ñể hình

thành tổ hợp các công ty có quy mô lớn, hoạt ñộng trong nhiều lĩnh vực, phạm vi

hoạt ñộng rộng. Xu hướng ñó ñã trở thành tiền ñề phát triển của các tập ñoàn kinh tế

trên thế giới.

Về mặt ngôn ngữ, từng quốc gia có thể dùng nhiều từ ngữ khác nhau ñể nói về

khái niệm tập ñoàn kinh tế. Việc sử dụng các từ ngữ khác nhau như vậy phụ thuộc

vào lịch sử hình thành và hình thức biểu hiện của từng loại tập ñoàn.

Tại Châu Âu và Hoa Kỳ, các tập ñoàn ñược hình thành một cách chính thức từ

sau cuộc cách mạng công nghiệp. Trước hết có thể kể ñến hình thức "Cartel". Cartel

là hình thức tập ñoàn kinh tế có liên kết ñơn giản nhất xuất hiện ñầu tiên ở Hoa Kỳ

vào khoảng giữa thế kỷ XIX và sau ñó mở rộng sang nhiều nước Châu Âu. ðây là

loại hình tập ñoàn kinh tế ñược hình thành bởi sự liên kết của các công ty hoạt ñộng

trong cùng một ngành, một lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên cơ sở thoả thuận kinh

tế như thống nhất về giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm, phân chia thị trường ñầu vào, ñầu

ra... nhằm tránh cạnh tranh trực tiếp với nhau. Trong Cartel, các công ty tham gia vẫn

giữ nguyên tư cách pháp nhân và tính ñộc lập của chúng, tuy nhiên tính ñộc lập về

kinh tế lại bị hạn chế bởi các hợp ñồng kinh tế. Một dạng ñặc biệt của Cartel là

Syndicate và Trust. ðiểm ñặc biệt trong hình thức Syndicate là có một văn phòng

thương mại chung do một ban quản trị ñiều hành và tất cả các công ty thành viên ñều

tiêu thụ hàng hóa của mình qua văn phòng thương mại này. ðiều này làm cho các

ñơn vị thành viên sẽ mất tính ñộc lập về thương mại và chỉ còn giữ ñược tính ñộc lập

về sản xuất. Với hình thức Trust, liên kết trong tập ñoàn không chỉ ở khâu tiêu thụ

mà cả ở khâu sản xuất. Trust bao gồm nhiều doanh nghiệp công nghiệp do một ban

8

quản trị thống nhất ñiều hành. Trong hình thức này, các doanh nghiệp thành viên ñều

bị mất quyền ñộc lập cả về sản xuất và thương mại. Trong ñiều kiện kinh tế hiện nay,

các nước ñều không khuyến khích ñộc quyền thông qua các qui ñịnh của hệ thống

luật pháp. Ví dụ tại Hoa Kỳ ñã có nhiều ñạo luật chống ñộc quyền như ðạo luật

Serman năm 1890, ðạo luật Clayton năm 1914, ðạo luật của Ủy ban Thương mại

Liên bang năm 1914, ðạo luật cải tiến lĩnh vực chống ñộc quyền Anti-Trust năm

1976. Hơn thế nữa, mô hình Cartel chỉ hoạt ñộng trong cùng một ngành, một lĩnh

vực sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy hình thức này ñến nay ít tồn tại.

Một hình thức tập ñoàn cũng ñược hình thành rất sớm là "Consortium".

"Consortium" là từ gốc Latinh có nghĩa là "ñối tác, hiệp hội hoặc hội" ñược sử dụng

ñể chỉ một tập hợp của hai hay nhiều thực thể kinh tế nhằm mục ñích tham gia vào

hoạt ñộng chung hoặc ñóng góp nguồn lực ñể ñạt ñược mục tiêu chung. Consortium

ñược xác lập trên cơ sở hợp ñồng, trong ñó quy ñịnh rõ quyền và nghĩa vụ của từng

công ty thành viên tham gia. Mô hình phổ biến của Consortium có thể là tổ hợp của

nhiều tổ chức liên kết với nhau nhằm mục tiêu phân chia thị trường hoặc tiến hành

một hoạt ñộng kinh doanh nào ñó có một công ty lớn ñứng ñầu. Một ví dụ ñiển hình

của loại hình Consortium là hãng Airbus Industrie một trong những hãng sản xuất

máy bay hàng ñầu trên thế giới với các thành viên là Aérospatiale – Matra (Pháp)

37,9%, Daimler – Chrysler Aerospace (ðức) 37,9%, và Construcciones Aeronáuticas

(Tây Ban Nha) 4.2%. Các thành viên hưởng phần lợi nhuận tương ứng theo tỷ lệ

ñóng góp [70].

Phù hợp với phương pháp quản lý hiện ñại, phát triển kinh doanh và hạn chế

rủi ro ñồng thời hỗ trợ mạnh mẽ trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ

mới, tại khu vực Bác Mỹ và Châu Âu ñầu thế kỷ XX ñã hình thành mô hình tập ñoàn

theo hình thức "Concern". ðây là tập ñoàn kinh tế ñược hình thành bằng cách công

ty mẹ ñầu tư vào các công ty khác thành các công ty con. Mục tiêu của việc thành lập

Concern là tạo tiềm lực tài chính mạnh ñể phát triển kinh doanh, hỗ trợ nghiên cứu

khoa học và ứng dụng công nghệ mới. Chính vì mục ñích ñó mà Concern trở nên

ngày càng phổ biến. Trong Concern, liên kết ñược thực hiện bằng cách công ty mẹ sẽ

ñiều hành hoạt ñộng của tập ñoàn bằng quyền kiểm soát thông qua nguồn vốn ñầu tư.

Các công ty con chịu trách nhiệm trên phần vốn góp của mình và giữ tính ñộc lập về

mặt pháp lý nhưng hoạt ñộng phụ thuộc vào chiến lược phát triển của công ty mẹ.

9

Các công ty con trong mô hình này có thể hoạt ñộng trong nhiều lĩnh vực có liên

quan, có thể bổ trợ cho nhau trong hoạt ñộng và phân tán rủi ro cho cả tập ñoàn.

Sự phát triển cao hơn của các liên kết trong tập ñoàn kinh tế dẫn ñến sự mở

rộng về phạm vi liên kết. Liên kết trong các tập ñoàn trước ñây chỉ là các liên kết

ñơn giản theo từng khâu của quá trình kinh doanh thì ngày nay ñã phát triển thành

các liên kết phức tạp bao gồm cả liên kết về hoạt ñộng sản xuất kinh doanh và liên

kết về tài chính. ðây là cơ sở hình thành các tập ñoàn kinh tế theo hình thức

"Conglomerate". Conglomerate là tập ñoàn kinh doanh ñược hình thành bằng cách

thu hút những công ty có lợi nhuận cao nhất và các ngành có hiệu quả hoạt ñộng cao

nhất thông qua thị trường chứng khoán. Khác với Concern, mô hình Conglomerate là

tập ñoàn ña ngành, các công ty thành viên ít có mối quan hệ về công nghệ sản xuất

và khâu tiêu thụ nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ về mặt tài chính. Chính vì thế mà

mô hình tập ñoàn này thường gắn bó chặt chẽ với ngân hàng và tổ chức tài chính.

Tại một số quốc gia phát triển ở châu Á, các tập ñoàn cũng hình thành và phát

triển từ rất sớm. Ở Nhật Bản, "Keiretsu" là thuật ngữ ñược sử dụng ñể chỉ các tập

ñoàn kinh tế. Keiretsu là một nhóm các doanh nghiệp ñộc lập về mặt pháp lý nắm

giữ cổ phần của nhau và thiết lập ñược mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, về nhân

lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Ở Hàn Quốc, tập ñoàn

thường ñược gọi là "Chaebol". Chaebol ñược sử dụng ñể chỉ liên kết gồm nhiều công

ty hình thành quanh một công ty mẹ. Trong Chaebol, các công ty thành viên trong

tập ñoàn thường nắm giữ cổ phần hoặc vốn góp của nhau và do một gia ñình ñiều

hành. Còn theo quan ñiểm của các nhà kinh tế Trung Quốc, Tập ñoàn doanh nghiệp

là một tổ hợp kinh doanh tập hợp các doanh nghiệp có liên quan với nhau bởi một

công ty mẹ. Công ty mẹ của mỗi tập ñoàn doanh nghiệp sẽ hoạt ñộng như là hạt nhân

của tập ñoàn, còn các công ty con và các doanh nghiệp có liên quan khác ñều là các

pháp nhân ñược pháp luật công nhận, chia sẻ tất cả các quyền dân sự có liên quan và

chịu trách nhiệm dân sự phát sinh. Những công ty trực thuộc hoặc các ñơn vị không

phải là pháp nhân sẽ không phải là các thành viên ñộc lập của tập ñoàn. Bản thân tập

ñoàn doanh nghiệp không phải là các pháp nhân [84, tr 2].

Có thể thấy hiện nay có rất nhiều ñịnh nghĩa khác nhau về tập ñoàn kinh tế,

song vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về tập ñoàn kinh tế. Ở Việt Nam, quan

ñiểm của các tác giả của cuốn "Từ ñiển Thương mại Anh - Pháp - Việt" về tập ñoàn

kinh tế: "Một nhóm là một tập ñoàn kinh tế và tài chính gồm một công ty mẹ và các

10

công ty khác mà nó kiểm soát hay trong ñó nó có tham gia. Mỗi công ty bản thân nó

cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác" [23, tr206].

Quan ñiểm này thể hiện ba ñiểm chính: Một là, Cơ cấu tổ chức tập ñoàn là một nhóm

các công ty trong ñó có một công ty mẹ và các công ty thành viên; Hai là, Công ty

mẹ liên kết với các ñơn vị thành viên bằng cách kiểm soát hoặc tham gia hoạt ñộng

với các công ty thành viên; Ba là, Các công ty thành viên có thể kiểm soát và tham

gia các công ty khác.

Dưới góc ñộ pháp lý của Việt Nam, Luật Doanh nghiệp ban hành ngày

29/11/2005 ñưa ra khái niệm "Tập ñoàn kinh tế là nhóm các công ty có quy mô

lớn", trong ñó có thể hiểu "nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn

bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh

doanh khác" [27]. Có thể thấy ngay các văn bản pháp luật của Việt Nam vẫn chưa

ñưa ra một căn cứ rõ ràng ñể xác ñịnh các tập ñoàn kinh tế. ðiều này dẫn ñến nhiều

khó khăn cho các cơ quan nhà nước và bản thân các tập ñoàn trong quá trình xác

ñịnh mối quan hệ với các cơ quan nhà nước và mối liên hệ giữa các doanh nghiệp

thành viên.

Theo các phân tích trên, các quan niệm về tập ñoàn kinh tế kể trên có những

ñiểm khác biệt và có những ñiểm tương ñồng nhất ñịnh. Sự khác biệt chủ yếu là do

khác biệt về phương pháp tiếp cận, ñiều kiện kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia. Các quan

niệm trên có thể có những cách diễn ñạt khác nhau nhưng ñều thể hiện rõ những nội

dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Tập ñoàn kinh tế là sự hình thành mang tính tất yếu khách quan của

các quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình ñộ phát triển

của lực lượng sản xuất của nền kinh tế thị trường như quy luật cạnh tranh, quy luật

cung cầu. Các tập ñoàn ñều có quy mô kinh doanh lớn, phạm vi hoạt ñộng rộng;

Thứ hai: Các tập ñoàn thường hoạt ñộng ña ngành, ña lĩnh vực và có lĩnh vực

kinh doanh chính. Các ngành kinh doanh khác thường liên quan hoặc là ngành kinh

doanh phụ trợ cho ngành kinh doanh chính nhằm tận dụng cơ sở vật chất, tiềm năng,

lao ñộng hoặc phân tán rủi ro. Các tập ñoàn thường gồm nhiều doanh nghiệp có tư

cách pháp nhân ñộc lập. Tuy nhiên bản thân tập ñoàn lại chỉ mang ý nghĩa là một

nhóm các công ty chứ không có tư cách pháp nhân;

11

Thứ ba: Các tập ñoàn có thể có hình thức sở hữu rất ña dạng, có thể là ñơn sở

hữu, ña sở hữu hoặc sở hữu gia ñình. Các tập ñoàn phát triển theo xu hướng hiện ñại

thường theo hướng ña sở hữu nhằm thu hút tối ña các nguồn lực. Trong một số

trường hợp do ñặc ñiểm về kinh tế và truyền thống văn hoá, hình thức sở hữu gia

ñình cũng ñược hình thành và phát triển;

Thứ tư: Liên kết chủ yếu trong các tập ñoàn có thể có nhiều hướng khác nhau,

có thể là liên kết về tài chính, liên kết về công nghệ, thị trường và chiến lược kinh

doanh. Các liên kết này có thể là liên kết ñầu vào hoặc ñầu ra của quá trình kinh

doanh nhưng ñều hướng ñến sự gia tăng lợi ích của các bên tham gia. Mục tiêu cụ

thể của các liên kết này là tăng cường khả năng tích tụ, tập trung, cạnh tranh và tối ña

hoá lợi nhuận. Trung tâm của các tập ñoàn là các công ty mẹ, các công ty này có thể

hoạt ñộng với chức năng ñầu tư tài chính và sản xuất kinh doanh hoặc chỉ thực hiện

chức năng ñầu tư tài chính.

Trên cơ sở những phân tích trên, theo quan ñiểm của tác giả có thể ñưa ra một

khái niệm về tập ñoàn kinh tế như sau: Tập ñoàn kinh tế là một thực thể kinh tế có

quy mô lớn gồm nhiều doanh nghiệp thành viên liên kết với một doanh nghiệp hạt

nhân là công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân ñộc lập. Mối

quan hệ kinh tế trong tập ñoàn dựa trên cơ sở các liên kết ñược pháp luật thừa nhận.

Các liên kết này có thể là liên kết ñầu vào hoặc ñầu ra của quá trình kinh doanh dựa

trên cơ sở liên kết chặt chẽ và gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị

trường, các dịch vụ khác và chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường tích tụ, tập

trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối ña hoá lợi ích. Bản thân tập ñoàn kinh tế

không ñược coi là một pháp nhân ñộc lập mà là một tập hợp hay một nhóm các

doanh nghiệp thành viên mà mỗi doanh nghiệp thành viên ñều có tư cách pháp nhân.

Với cách hiểu về tập ñoàn kinh tế như trên, có thể thấy vai trò quan trọng của

các tập ñoàn trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia cũng như của nền kinh tế

toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới hiện nay ñều chú trọng hỗ trợ, tạo ñiều kiện hình

thành và phát triển các tập ñoàn kinh tế. ðiều này ñược thúc ñẩy do sự nhận biết toàn

diện của các cơ quan nhà nước, các nhà quản lý về vai trò ngày càng quan trọng của

các tập ñoàn ñối với toàn bộ nền kinh tế của quốc gia. Vai trò này thường ñược xem

xét trên những khía cạnh sau:

Thứ nhất: Tập ñoàn kinh tế tăng tốc ñộ huy ñộng vốn thông qua sự chuyển

dịch vốn nhanh giữa công ty mẹ và công ty thành viên, giữa các công ty thành viên

12

với nhau. Sự chuyển dịch này hạn chế tình trạng thừa, thiếu vốn cục bộ. Hơn nữa, tập

ñoàn kinh tế tạo ñiều kiện cho các công ty tối ña hoá ñược các nguồn lực khác như

lao ñộng và tài nguyên. Việc tạo ra một ñầu mối chung cho các tập ñoàn kinh tế còn

giúp các doanh nghiệp trong tập ñoàn tiết kiệm ñược vốn và các nguồn lực khác khi

chỉ cần thực hiện qua một ñầu mối. Ví dụ như các chương trình quảng cáo, ñào tạo

nghiệp vụ, phổ biến thông tin trong toàn tập ñoàn sẽ tiết kiệm chi phí rất nhiều;

Thứ hai: Tập ñoàn luôn tạo một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, ñồng

thời ñảm bảo các cân ñối lớn của nền kinh tế. Một nguồn thu lớn từ thuế cho ngân

sách nhà nước là từ các tập ñoàn kinh tế. ðiều này dẫn ñến vị trí ngày càng quan

trọng của tập ñoàn ñối với nền kinh tế quốc dân. Do ñặc ñiểm nổi bật của các tập

ñoàn kinh tế là hoạt ñộng theo một sự chỉ ñạo chung thống nhất về chiến lược phát

triển nên hoạt ñộng của tập ñoàn thường mang tính dẫn ñường cho một ngành trong

nền kinh tế quốc dân. Kim ngạch xuất khẩu lớn và có ảnh hưởng tới cán cân thương

mại và cán cân thanh toán quốc gia. Vì vậy, các tập ñoàn có khả năng ñảm bảo các

cân ñối lớn của nền kinh tế về nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, bình ổn giá...

Thứ ba: Quy mô và phạm vi hoạt ñộng của tập ñoàn cho phép tổ chức nghiên

cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh:

Các tập ñoàn thường ñi ñầu trong việc áp dụng công nghệ mới, chuyển giao kỹ thuật

công nghệ trên toàn tập ñoàn. ðiều này làm cho việc phổ biến công nghệ ñược thực

hiện với tốc ñộ cao hơn, làm tăng năng suất hoạt ñộng và tăng hiệu quả kinh tế.

Nhà quản lý ở cấp vĩ mô và vi mô ñều cần nhận thức rõ bản chất và vai trò

của tập ñoàn kinh tế. Tuy nhiên, những vai trò trên của tập ñoàn kinh tế có thể thay

ñổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách phát triển hay ñiều kiện kinh tế xã hội

của mỗi thời kỳ. Do ñó, ñể quản lý tốt tập ñoàn kinh tế, cần nhận dạng loại hình tập

ñoàn phù hợp với từng mục tiêu của quản lý. ðây cũng là cơ sở giúp nhà quản lý có

thể xác ñịnh mô hình và phương thức tổ chức kiểm toán nội bộ.

1.1.1.2. Các loại tập ñoàn kinh tế

Có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau ñể phân loại tập ñoàn. Việc phân

loại các tập ñoàn kinh tế và nhận diện các tập ñoàn kinh tế theo từng loại là một

phần việc rất quan trọng giúp các cơ quan quản lý nhà nước ñưa ra các quyết sách

phù hợp với từng loại tập ñoàn ñồng thời là cơ sở cho tổ chức KTNB. Hơn nữa, bản

thân các nhà quản lý phải hiểu rõ bản chất liên kết và xác ñịnh tập ñoàn của mình

13

thuộc loại hình nào mới có thể ñưa ra các quyết ñịnh ñúng ñắn và phù hợp. Các tập

ñoàn thường ñược phân loại theo bản chất liên kết, theo phương thức hình thành và

tính chất ngành nghề hay theo hình thức sở hữu

Phân loại tập ñoàn theo bản chất liên kết: Các tập ñoàn có thể ñược hình

thành dựa trên nhiều cách thức liên kết khác nhau. Bản chất liên kết của tập ñoàn

kinh tế thường ñược biểu hiện dưới hai hình thức sau:

Thứ nhất là liên kết mềm: Trong liên kết này quan hệ giữa các thành viên

tương ñối lỏng lẻo thông qua các thoả thuận hoặc cam kết hợp tác. Trong hình thức

này, các doanh nghiệp thành viên có tính ñộc lập tương ñối cao. Tập ñoàn có một

ban quản trị ñiều hành các hoạt ñộng theo một chiến lược chung, từng công ty thành

viên vẫn giữ tính ñộc lập về tài chính, thương mại và sản xuất. Nếu xét về bản chất

liên kết thì các Consortium, Cartel cũng ñược coi là các liên kết mềm.

Thứ hai là liên kết cứng: Tập ñoàn kinh tế ñược hình thành theo liên kết chặt

chẽ về vốn. Có bốn dạng khác nhau của hình thức liên kết này: Dạng thứ nhất là cấu

trúc ñơn giản. Theo mô hình này, công ty "mẹ" nắm giữ cổ phần của công ty "con",

công ty "con" có thể nắm giữ cổ phần của công ty "cháu"... Các công ty cấp trên chi

phối trực tiếp về tài chính ñối với các công ty cấp dưới thông qua việc nắm giữ cổ

phiếu. Dạng liên kết thứ hai là, Công ty mẹ nắm giữ cổ phiếu của công ty thành viên

không thuộc cấp dưới trực tiếp (ví dụ công ty "cháu"). Mục ñích của việc kiểm soát

về tài chính với những công ty này là do tập ñoàn muốn nắm giữ một lĩnh vực quan

trọng nào ñó nên ñã trực tiếp ñầu tư. Tập ñoàn Petronas của Malaysia ñược tổ chức

và liên kết theo mô hình này. Dạng liên kết thứ ba là: Các công ty ñồng cấp nắm giữ

cổ phiếu của nhau. Mô hình này tạo khả năng thành lập ñược công ty mới trong tập

ñoàn, tăng cường liên kết giữa các công ty thành viên trong tập ñoàn. Mô hình này

ñược áp dụng phổ biến ở phần lớn các nước phát triển như ở Mỹ với tập ñoàn

General Electric, General Motors, Hàn Quốc với tập ñoàn LG, Samsung. Dạng liên

kết thứ tư là: Tập ñoàn kinh tế có hình thức liên kết hỗn hợp. ðây là tập ñoàn có mối

quan hệ liên kết phức tạp nhất. Mô hình này là sự kết hợp của cả ba mô hình trên.

Nền kinh tế càng phát triển, các quan hệ liên kết càng ña dạng thì số lượng tập ñoàn

theo mô hình này càng nhiều.

Phân loại tập ñoàn theo phương thức hình thành: Theo cách phân loại này,

có ba phương thức hình thành của các tập ñoàn kinh tế tương ứng với ba loại liên kết

trong tập ñoàn là liên kết ngang, liên kết dọc và liên kết hỗn hợp. Thứ nhất, tập ñoàn

14

bao gồm các công ty thành viên trong cùng một ngành – gọi là liên kết ngang: Cartel,

Syndicate, Trust, Keiretsu. Mô hình này hiện nay không phổ biến vì phải ñối mặt với

rủi ro cao khi chỉ tập trung vào một ngành nghề. Hơn nữa, mô hình này thường vấp

phải sự ngăn cấm bởi luật pháp của các nước về chống ñộc quyền. Thứ hai, liên kết

trong tập ñoàn là liên kết dọc. Các ñơn vị thành viên trong tập ñoàn có mối liên hệ

theo quy trình công nghệ với công ty mẹ, hoặc bản thân công ty con có thể phát triển

các công ty mới ñể thực hiện các hoạt ñộng phụ trợ cho ngành sản xuất của công ty.

Tuy nhiên, ñể thành lập ñược tập ñoàn theo mô hình này, công ty mẹ phải có tiềm

lực tài chính lớn ñồng thời phải có khả năng kiểm soát các hoạt ñộng và kiểm tra tài

chính ñối với ñơn vị thành viên. Thứ ba, tập ñoàn liên kết hỗn hợp. Mô hình này là

sự kết hợp của cả hai mô hình trên. Trong tập ñoàn có cả liên kết ngang và liên kết

dọc. Liên kết hỗn hợp sẽ ñảm bảo sự phát triển bền vững của tập ñoàn khi phân tán

rủi ro bằng cách kinh doanh ña ngành, ña lĩnh vực nhưng phát triển với chiến lược

trọng tâm là ngành sản xuất kinh doanh chính. Hình thức liên kết này có thể diễn ra

tự nguyện khi các công ty tự nguyện ñàm phán liên kết xoay quanh một công ty có

tiềm lực kinh tế lớn hoặc nắm giữ khâu chủ chốt của dây chuyền công nghệ. Ngoài

ra, liên kết này có thể hình thành khi một công ty có tiềm lực tài chính sở hữu cổ

phần chi phối của các công ty khác và nắm quyền kiểm soát ñối với các công ty ñó.

Một khả năng nữa dẫn ñến việc hình thành mô hình này là thông qua việc tổ chức và

cơ cấu lại công ty. Một công ty có quy mô lớn tiến hành tổ chức lại theo hướng

chuyển ñổi thành một tổ hợp bao gồm một công ty mẹ và các công ty con thông qua

chuyển ñổi hình thức công ty hoặc cổ phần hoá. Cách thức hình thành tập ñoàn này

ñang phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

Phân loại tập ñoàn theo hình thức sở hữu, tập ñoàn kinh tế thường bao gồm

hai loại sau: Thứ nhất, tập ñoàn sở hữu tư nhân: Các tập ñoàn kinh tế loại này chủ

yếu có nguồn gốc từ những công ty sở hữu gia ñình hay sở hữu tư nhân. Sau một thời

gian hoạt ñộng, các công ty ñó lớn mạnh và tăng cường hoạt ñộng và liên kết kinh tế

hình thành tập ñoàn. Quá trình hình thành tập ñoàn kinh tế gắn liền với quá trình thay

ñổi cơ cấu sở hữu của tập ñoàn. Loại tập ñoàn này thường phổ biến tại Hàn Quốc và

Nhật Bản. Thứ hai, tập ñoàn sở hữu nhà nước hoặc nhà nước nắm giữ phần sở hữu

chi phối: Các tập ñoàn này có thể do nhà nước ñầu tư 100% vốn ñể thành lập hoặc

nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Hiện nay, ở một số quốc gia vẫn ñang tồn tại các

tập ñoàn quốc doanh như tập ñoàn Petronas (Malaysia), Air France (Pháp). Ở Việt

Nam, khi cơ cấu lại các doanh nghiệp theo hình thức tập ñoàn, Nhà nước vẫn nắm

15

giữ toàn bộ cổ phần của công ty mẹ và từ ñó trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ quyền

kiểm soát ñối với các công ty thành viên. Thứ ba, tập ñoàn ña sở hữu: là hình thức sở

hữu kết hợp giữa nhà nước và tư nhân dựa trên các quan hệ liên kết về tài chính, vốn,

công nghệ và tài nguyên. ðây là hình thức ngày càng phát triển trên thế giới.

Như vậy, các tập ñoàn kinh tế nhìn chung ñược phân loại một cách tương ñối

dựa trên bản chất liên kết, phương thức hình thành và hình thức sở hữu. Dựa trên các

cách phân loại này có thể thấy xu hướng của các tập ñoàn hiện nay là bản chất liên

kết ngày càng phức tạp, ña sở hữu ngày càng phát triển. Khi bản chất liên kết và hình

thức sở hữu càng ña dạng thì ñòi hỏi về tính linh hoạt và chuyên nghiệp của tổ chức

KTNB càng cao.

1.1.1.3. ðặc trưng cơ bản của tập ñoàn kinh tế ảnh hưởng ñến tổ chức

kiểm toán nội bộ

Dựa trên những nghiên cứu và phân tích trên ñây có thể thấy với mỗi quốc

gia, mỗi thời kỳ, tập ñoàn kinh tế mang những ñiểm khác biệt nhất ñịnh. Với mỗi

loại hình ñược trình bày ở phần trên, các ñặc ñiểm của từng loại hình ñã ñược nêu rõ.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy một số ñặc trưng chung của tập ñoàn kinh tế như sau:

Về quan hệ liên kết: Tập ñoàn kinh tế là tập hợp các doanh nghiệp liên kết.

Hiện nay, tập ñoàn kinh tế thường liên kết chủ yếu về quan hệ tài chính thông qua ñầu

tư vốn. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong tập ñoàn còn có mối quan hệ về sản xuất,

thương mại, công nghệ... Các liên kết kinh tế thường ñược thể hiện trong tập ñoàn

dưới dạng công ty mẹ - công ty con. Tập ñoàn thường bao gồm nhiều ñơn vị thành

viên. Ví dụ như tập ñoàn sản xuất ô tô hàng ñầu của Nhật Bản Toyota có 522 công ty

thành viên. Công ty mẹ thường thực hiện việc thành lập hoặc tham gia góp vốn với các

công ty thành viên. Công ty mẹ chỉ ñạo, ñiều hành hoạt ñộng của ñơn vị thành viên

thông qua việc cử người tham gia hội ñồng quản trị, ñiều hòa huy ñộng vốn, quản lý

vốn, xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược ñầu tư. Việc tập

trung vốn và thống nhất chiến lược cho các ñơn vị thành viên ñã tạo lợi thế cho các tập

ñoàn hơn hẳn các doanh nghiệp khác cùng ngành khi tạo ñược sức mạnh tập trung, tạo

ra sự kết hợp linh hoạt giữa các ñơn vị thành viên. ðặc ñiểm này ñòi hỏi phải xây dựng

KTNB là một chức năng mang tính kiểm tra kiểm soát dưới góc ñộ là chủ sở hữu kiểm

soát chứ không chỉ ñơn thuần là kiểm tra hành chính của cấp trên ñối với cấp dưới.

Hơn nữa, với số lượng doanh nghiệp thành viên lớn như vậy các tập ñoàn kinh tế càng

16

phải chú trọng ñến tổ chức công tác và tổ chức bộ máy kiểm tra kiểm soát một cách

hợp lý, tránh hiện tượng kiểm soát chồng chéo hoặc bỏ sót.

Về quy mô: Tập ñoàn kinh tế có quy mô lớn về vốn, lao ñộng, doanh thu và

phạm vi hoạt ñộng. Trong tập ñoàn kinh tế, vốn thường ñược tập trung từ nhiều

nguồn khác nhau: có thể thông qua tích lũy vốn nội bộ nền kinh tế hoặc thông qua

thu hút vốn ñầu tư nước ngoài. Phần vốn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế thường ñược

hình thành theo nhiều phương thức khác nhau như nhà nước cấp vốn ban ñầu dưới

dạng ñầu tư trực tiếp hoặc góp cổ phần lớn nhất; vốn bổ sung từ lợi nhuận của hoạt

ñộng sản xuất kinh doanh hoặc vốn từ cho vay ưu ñãi, huy ñộng vốn thông qua phát

hành trái phiếu, cổ phiếu. Phần vốn từ ñầu tư nước ngoài thường thông qua các dự án

ñầu tư, liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu, cổ phiếu và vốn vay nước ngoài. Với

số vốn lớn, tập ñoàn có khả năng cạnh tranh trên thị trường thường chiếm thị phần

lớn trong các doanh nghiệp cùng ngành (Bảng 1.1).

Bảng 1.1: Quy mô 10 tập ñoàn hàng ñầu của Mỹ năm 2006

TT Tên công ty Xếp hạng trong Top 500 về doanh thu

Tổng nguồn vốn (Triệu USD)

1 Citigroup 8 112,537

2 Exxon Mobil 1 111,186

3 General Electric 7 109,354

4 J.P. Morgan Chase & Co. 17 107,211

5 Bank of America Corp. 12 101,533

6 Berkshire Hathaway 13 91,484

7 American Intl. Group 9 86,317

8 Pfizer 31 65,627

9 Time Warner 40 62,715

10 Chevron 4 62,676

(Nguồn: http://www.fortune.com)

Tương ứng với tiềm lực kinh tế lớn, hiệu quả sử dụng vốn của các tập ñoàn

kinh tế tương ñối cao thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận (Bảng 1.2). Một vấn ñề nữa là lực

lượng lao ñộng trong tập ñoàn không chỉ lớn về số lượng mà còn mạnh về chất

17

lượng. Số lượng lao ñộng trong các tập ñoàn có thể là từ hàng nghìn người ñến quy

mô rất lớn hàng trăm nghìn người như năm 2007 tập ñoàn Toyota có gần 299.394 lao

ñộng trong các doanh nghiệp của tập ñoàn, tập ñoàn Unilever có 179.000 lao ñộng,

tập ñoàn Petronas có 33.944 lao ñộng và tập ñoàn Cisco có 66.050 lao ñộng. Hơn

nữa, lực lượng lao ñộng trong tập ñoàn không chỉ lớn về số lượng mà còn mạnh về

chất lượng, ñược tuyển chọn nghiêm ngặt và ñào tạo kỹ lưỡng. Phạm vi hoạt ñộng

của tập ñoàn kinh tế rất rộng, không chỉ trong lãnh thổ quốc gia mà có thể trên phạm

vi toàn cầu. Ví dụ như tập ñoàn Petronas của Malaysia có 120 công ty ở 22 quốc gia.

Sự phân tán về ñịa lý ñôi khi dẫn ñến sự không chính xác về thông tin do khoảng

cách về ñịa lý cũng như hệ thống pháp luật và chuẩn mực ghi nhận thông tin giữa các

quốc gia có những ñiểm khác biệt nhất ñịnh.

Bảng 1.2: Các tập ñoàn có doanh thu cao nhất của Mỹ năm 2006

ðơn vị: Triệu USD

TT Tên công ty Doanh thu Lợi nhuận

1 Exxon Mobil 339.938 36.130

2 Wal-Mart Stores 315.654 11.231

3 General Motors 192.604 -10.600

4 Chevron 189.481 14.099

5 Ford Motor 177.210 2.024

6 ConocoPhillips 166.683 13.529

7 General Electric 157.153 16.353

8 Citigroup 131.045 24.589

9 American Intl. Group 108.905 10.477

10 Intl. Business Machines (IBM) 91.134 7.934

(Nguồn: http://www.fortune.com)

Do ñó, ñối với KTNB của các tập ñoàn hoạt ñộng ở phạm vi rộng, số lượng

lao ñộng lớn thì số lượng nhân viên KTNB cũng sẽ phát triển tương ứng. Hơn nữa,

KTNB trong các tập ñoàn luôn phải hoạt ñộng tương ñối linh hoạt, có thể phải ñi

công tác thường xuyên góp phần giải quyết các vấn ñề về thông tin về kiểm soát do

phân tán về mặt ñịa lý. Nếu các hoạt ñộng của tập ñoàn vươn ra nước ngoài, ñòi hỏi

18

về trình ñộ của KTVNB càng phải ñược ñặt lên cao hơn. Kinh nghiệm và kiến thức

nghề nghiệp của KTVNB không chỉ liên quan ñến hệ thống luật pháp và quy ñịnh

của một nước mà còn phải mở rộng ñến hệ thống luật pháp quốc tế. ðiều này ñòi hỏi

tính chuyên nghiệp của các KTVNB trong tập ñoàn càng phải ñược ñề cao.

Về tính chất pháp lý: Tập ñoàn không có tư cách pháp nhân, các thành viên

trong tập ñoàn không phải chịu trách nhiệm liên ñới trước trách nhiệm và nghĩa vụ

của doanh nghiệp thành viên khác trong tập ñoàn nếu không có các liên kết về tài

chính. Mỗi ñơn vị thành viên của tập ñoàn là một pháp nhân ñộc lập. Cả công ty mẹ

và ñơn vị thành viên ñều bình ñẳng với nhau trước pháp luật. Việc tổ chức KTNB

trong tập ñoàn có thể lựa chọn tùy thuộc vào ñiều kiện của doanh nghiệp. ðiều này

dẫn ñến việc tổ chức KTNB trong các tập ñoàn có thể tập trung hay phân tán tùy

thuộc vào ñặc ñiểm của tập ñoàn về liên kết, về quy mô hoạt ñộng và về phạm vi

hoạt ñộng. Mỗi doanh nghiệp trong tập ñoàn có thể tổ chức KTNB riêng hoặc chỉ tổ

chức KTNB ở công ty mẹ.

Cơ cấu tổ chức tập ñoàn: Do có nhiều liên kết kinh tế khác nhau nên mối

quan hệ giữa công ty mẹ và các ñơn vị thành viên cũng khác nhau. Thông thường,

tập ñoàn có một công ty mẹ ñóng vai trò hạt nhân với các công ty con là vệ tinh xoay

quanh hạt nhân. Công ty mẹ có thể thực hiện các chức năng khác nhau như chức

năng kiểm soát về sản xuất, thương mại hay tài chính tuỳ thuộc vào hình thức liên

kết của tập ñoàn. Hai ñặc ñiểm kể trên dẫn ñến việc tổ chức cơ cấu KTNB trong tập

ñoàn thường ñược chú trọng bằng việc xây dựng KTNB tại công ty mẹ và mối liên

hệ với KTNB của các doanh nghiệp thành viên. Ngoài ra, khi xây dựng KTNB của

tập ñoàn phải xác ñịnh mối liên hệ với bên ngoài bao gồm kiểm toán nhà nước, kiểm

toán ñộc lập.

Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh: Các tập ñoàn có hai xu hướng phát

triển. Thứ nhất là ña dạng hoá về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh nhằm phân tán

rủi ro và tránh các rào cản của luật pháp về ñộc quyền. Thứ hai là chủ yếu tập trung

vào một ngành nghề kinh doanh nhằm khai thác công nghệ. Tuy nhiên, xu hướng thứ

nhất vẫn tồn tại phổ biến hơn vì nó phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường.

Chính vì lý do ñó, ñặc trưng cơ bản của các tập ñoàn hiện nay là ña ngành, ña lĩnh

vực trong ñó có một ngành sản xuất kinh doanh chính làm nòng cốt cho chiến lược

phát triển. Xu hướng ña ngành ña lĩnh vực ñã ñặt ra một yêu cầu thiết yếu là xây

dựng chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ cho KTVNB. Hiện nay, trên thế giới ñã có

19

nhiều quốc gia phát triển tổ chức thi tuyển KTVNB như Pháp, Mỹ... Hơn nữa, ñặc

trưng ña dạng về ngành nghề ñòi hỏi tổ chức bộ máy KTNB sẽ phải theo các chức

năng hoạt ñộng hoặc theo các nhóm lĩnh vực hoạt ñộng khác nhau. Thành viên của

Ban kiểm soát, Ủy ban kiểm toán và người ñứng ñầu KTNB phải có kiến thức rộng

với nhiều lĩnh vực hoạt ñộng khác nhau của tập ñoàn kinh tế.

Như vậy, có thể nói ñặc trưng chính của các tập ñoàn kinh tế theo xu hướng

hiện ñại là liên kết chủ yếu về quan hệ tài chính, quy mô hoạt ñộng lớn cả về vốn, lao

ñộng và tài nguyên. Hơn nữa, các tập ñoàn thường không có tư cách pháp nhân mà

mỗi thành viên trong tập ñoàn mới là một pháp nhân ñộc lập. Với số lượng thành

viên lớn, các tập ñoàn hiện ñại ñang có xu hướng hoạt ñộng ña ngành, ña lĩnh vực.

1.1.2. Bản chất và ý nghĩa của kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế

Kiểm toán nói chung và KTNB nói riêng có lịch sử phát triển lâu ñời trên thế

giới. Kiểm toán có lịch sử phát triển vào khoảng hơn 5500 năm trước ñây với những

dấu hiệu thể hiện sự kiểm tra ñơn giản thông qua việc ñánh dấu bên cạnh các con số

ghi nhận các giao dịch trên các vật ñể ghi chép của con người trong nền văn minh

Mesopotamian cổ ñại. Một người ghi nhận giao dịch và một người khác kiểm tra

việc ghi nhận các giao dịch. Sau này, hoạt ñộng kiểm tra này ñược sử dụng rất nhiều

tại Ai Cập cổ ñại, Ba Tư và La Mã cổ ñại. Ở La Mã cổ ñại, công việc kiểm tra ñược

giao cho các "auditus" (tiếng Latin có nghĩa là nghe). Những người ñược kiểm tra

gọi là các "quaestors" (có nghĩa là những người ñược kiểm tra). Kiểm toán là hoạt

ñộng xác minh và bày tỏ ý kiến về ñối tượng ñược kiểm toán do các KTV có trình ñộ

nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực. KTNB bộ là

một trong ba loại hình kiểm toán khi phân loại theo bộ máy tổ chức và chủ thể thực

hiện. Chính vì vậy, xu hướng phát triển và bản chất của KTNB mang những ñặc

trưng chung của kiểm toán. Hoạt ñộng KTNB ñược hình thành và phát triển trước

tiên ở Mỹ, sau này mới phát triển sang các khu vực khác trên thế giới. Chính vì vậy,

khi ñề cập tới những nghiên cứu về KTNB không thể không nhắc ñến các nhà nghiên

cứu của Mỹ.

Theo nghiên cứu của tác giả John A. Edds [65, tr27], KTNB xuất hiện từ khá

sớm, một số trường hợp của KTNB ñã ñược thực hiện từ trước năm 1900. ðồng quan

ñiểm của tác giả Jonh A. Edds, tác giả Victor Z. Brink và tác giả Herbert Witt cũng

ñưa ra nhận ñịnh KTNB ñược hình thành từ rất sớm. Ban ñầu trong doanh nghiệp

20

KTNB mới chỉ dừng ở mức hoạt ñộng tự kiểm tra của các cá nhân với chính hoạt

ñộng của mình. Sau ñó, hoạt ñộng KTNB ñược mở rộng hơn nữa với việc kiểm tra

ñánh giá hoạt ñộng của một người khác có liên quan. Trong một doanh nghiệp dù ở

quy mô nhỏ, người chủ sở hữu hay người quản lý cùng với tất cả nhân viên ñều ñang

thực hiện việc kiểm tra ñánh giá lại các công việc ñã hoàn thành. Tính ña dạng cùng

mức ñộ phức tạp của các nghiệp vụ ngày càng tăng dẫn ñến rất nhiều khó khăn cho

nhà quản lý khi trực tiếp kiểm tra ñộ tin cậy của thông tin, mức ñộ tuân thủ pháp luật

và quy ñịnh trong thực hiện nghiệp vụ, tính hiệu quả của các hoạt ñộng. Các doanh

nghiệp ngành ñường sắt của Mỹ ñược coi là một trong những doanh nghiệp tiên

phong trong áp dụng KTNB mở rộng sang các lĩnh vực khác của quản lý vào những

năm 50 của thế kỷ XX. Các nhà quản lý cao cấp của các doanh nghiệp này cần có sự

bảo ñảm là các nhà ga trên toàn liên bang ñều phản ánh ñúng thu chi. Chỉ có

KTVNB mới có thể làm ñược ñiều này vì họ hiểu rõ cơ chế thu chi của ngành ñường

sắt trong khi các KTV bên ngoài không thể thực hiện ñược một cách ñầy ñủ vì họ

tiến hành kiểm toán cho từng ñơn vị riêng lẻ. KTNB xuất hiện ñóng vai trò là sự trợ

giúp trong kiểm tra, ñánh giá tính hiệu quả hoạt ñộng, ñánh giá tính hiệu lực của các

quy ñịnh trong doanh nghiệp. Trong tất cả các hoạt ñộng KTNB kể cả ở giai ñoạn

ñầu tiên có thể thấy rõ KTNB ñược thực hiện với tư cách là một chức năng của quản

lý và phục vụ cho yêu cầu quản lý.

Trong giai ñoạn ñầu mới xuất hiện, KTNB chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tài

chính kế toán với chức năng quan trọng nhất là phát hiện các sai phạm. Với chức

năng này, KTVNB ñóng vai trò là người giám sát hay kiểm tra viên về tài chính.

Trên phạm vi rộng hơn, KTNB ñược sử dụng chủ yếu như một hoạt ñộng hỗ trợ của

ngoại kiểm nhằm giảm bớt công việc và chi phí cho hoạt ñộng ngoại kiểm. Như vậy,

quan ñiểm về KTNB giai ñoạn này tương ñối ñơn giản, KTNB ñược coi là hoạt ñộng

nhằm thực hiện chức năng của kiểm tra kế toán. Kiểm tra kế toán là một thuộc tính

cố hữu, một chức năng của kế toán. Do ñó, quan ñiểm này không còn phù hợp khi

yêu cầu quản lý thay ñổi và làm mất ñi tính ñộc lập của KTNB.

Môi trường kinh doanh thay ñổi, các hoạt ñộng càng phức tạp và ña dạng dẫn

ñến ñòi hỏi phải ñánh giá từng loại hoạt ñộng trên nhiều khía cạnh khác nhau. Ngoài

việc ñánh giá ñến tính trung thực và hợp pháp của thông tin, xem xét và phát hiện

các sai phạm, nhà quản lý cần quan tâm ñến tính kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực của

từng hoạt ñộng, tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện hoạt ñộng. ðiều này dẫn ñến xu

21

hướng chuyển hoạt ñộng của KTNB hướng ñến hoạt ñộng quản lý nhiều hơn ñặc biệt

là hoạt ñộng KTNB ñã hướng ñến cả các lĩnh vực phi tài chính. Năm 1941, Viện

Kiểm toán viên nội bộ (Institute of Internal Auditor - IIA) ñược thành lập ñánh dấu

một bước phát triển của hoạt ñộng KTNB, ñây ñược coi là sự xác lập chính thức hoạt

ñộng KTNB. Tuy nhiên việc ñưa ra ñịnh nghĩa về KTNB làm cơ sở phát triển hoạt

ñộng KTNB có ñộ trễ tương ñối. Mãi ñến tháng 6 năm 1978 Chuẩn mực Thực hành

Kiểm toán chuyên nghiệp cho KTVNB (Standard of Professional Practice of Internal

Auditing) mới ñược IIA ban hành. Chuẩn mực này ñưa ra ñịnh nghĩa về KTNB:

"KTNB là thiết lập một sự kiểm tra và ñánh giá ñộc lập các hoạt ñộng trong một tổ

chức, ñược coi là một dịch vụ ñối với tổ chức ñó” [74, tr6]. Từ ñịnh nghĩa này có thể

ñưa ra ba ñiểm chủ yếu là: Một là, KTNB là quá trình ñánh giá một cách hệ thống và

khách quan các hoạt ñộng và các thủ tục kiểm soát trong tổ chức; Hai là, hoạt ñộng

của KTNB là ñộc lập; Ba là, hoạt ñộng của KTNB là hoạt ñộng phục vụ cho tổ chức

với mục tiêu giúp ñỡ các thành viên của tổ chức hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả.

Trong phần Giải thích Thuật ngữ trong Chuẩn mực Kiểm toán của Liên ñoàn

Kế toán quốc tế (IFAC), KTNB ñược ñịnh nghĩa : "KTNB là một hoạt ñộng ñánh giá

ñược lập ra trong doanh nghiệp như là một dịch vụ cho doanh nghiệp ñó, có chức

năng kiểm tra, ñánh giá và giám sát tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và

kiểm soát nội bộ” [61, tr64]. Quan ñiểm này có thể ñược xem xét trên các khía cạnh

cụ thể sau: Một là, KTNB có chức năng là ñánh giá, kiểm tra, kiểm soát; Hai là,

KTNB có vai trò là một dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp; Ba là, ñối tượng của

KTNB là tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Cách giải thích

này tương tự như giải thích thuật ngữ KTNB trong tài liệu của Hiệp hội Kế toán viên

công chứng Anh (ACCA): "KTNB là hoạt ñộng kiểm tra và ñánh giá ñược thiết lập

trong một tổ chức nhằm mục ñích quản trị nội bộ ñơn vị. KTNB có chức năng kiểm

tra, ñánh giá sự phù hợp và hiệu lực của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội

bộ” [61, tr65].

Tháng 6 năm 1999, nhằm ñáp ứng ñược yêu cầu cao hơn của quản lý do sự

thay ñổi liên tục của môi trường kinh doanh, IIA ñã ñưa ra một ñịnh nghĩa toàn diện

hơn về KTNB: "KTNB là hoạt ñộng ñánh giá tư vấn ñộc lập trọng nội bộ tổ chức,

ñược thiết kế nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt ñộng của tổ chức ñó.

KTNB giúp tổ chức ñạt ñược các mục tiêu bằng việc ñánh giá một cách hệ thống và

cải tiến tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro” [73, tr725].

22

Có thể xem xét ñịnh nghĩa này trên những khía cạnh sau: Thứ nhất là, KTNB là hoạt

ñộng với hai chức năng ñánh giá và tư vấn. Như vậy, KTVNB nếu chỉ có năng lực

chuyên môn về kiểm toán là chưa ñủ mà phải am hiểu sâu sắc về hoạt ñộng ñược

kiểm toán mới có thể ñưa ra tư vấn cho khách thể kiểm toán; Thứ hai là, KTNB là

hoạt ñộng nội kiểm nhưng phải ñảm bảo ñược tính ñộc lập; Thứ ba là, mục tiêu của

KTNB là cải tiến và tăng giá trị của hoạt ñộng của tổ chức; Thứ tư là, phương pháp

thực hiện của KTNB là ñánh giá hoạt ñộng và kiến nghị nhằm cải thiện tính hiệu lực

của hoạt ñộng quản trị, kiểm soát quản lý rủi ro.

Theo các tác giả trong giáo trình Lý thuyết Kiểm toán của Trường ðại học

Kinh tế quốc dân: "KTNB là một bộ phận của doanh nghiệp hay tổ chức thực hiện

chức năng kiểm toán trong phạm vi của ñơn vị và phục vụ cho yêu cầu quản lý nội

bộ của ñơn vị” [28, tr62]. Quan ñiểm này cũng có những ñiểm tương ñồng với quan

ñiểm của IIA. Với cả hai quan ñiểm trên, có thể thấy chức năng và mục tiêu của

KTNB ñã ñược nhấn mạnh rất rõ. Có một ñiểm ñáng lưu ý với quan ñiểm này, các

tác giả khẳng ñịnh KTNB do một bộ phận ñộc lập của doanh nghiệp hay tổ chức thực

hiện. Tuy nhiên, theo xu hướng KTNB hiện ñại, hoạt ñộng này có thể ñược thực hiện

bởi các chuyên gia kiểm toán bên ngoài.

Như vậy, mỗi tổ chức ñều ñưa ra khái niệm riêng của mình về KTNB. Các khái

niệm trên có cách diễn ñạt khác nhau nhưng nhìn chung ñều chỉ rõ những ñiểm sau:

Thứ nhất: KTNB trước hết là một bộ phận của kiểm toán nên nó cũng hình

thành từ yêu cầu của quản lý và phục vụ cho yêu cầu này. KTNB có chức năng ño

lường, ñánh giá các hoạt ñộng của ñơn vị kể cả hoạt ñộng kiểm soát. Như vậy,

KTNB là một loại kiểm soát ñược sử dụng phục vụ yêu cầu quản lý như một chức

năng của quản lý.

Thứ hai: Chức năng của KTNB là kiểm tra, ñánh giá, xác nhận và tư vấn.

Chức năng này sẽ ñược cụ thể và chú trọng trong từng loại hình kiểm toán khác

nhau, với từng tổ chức khác nhau. Quá trình thực hiện chức năng của KTNB có thể

ñược thực hiện ñối với các hoạt ñộng tài chính và hoạt ñộng phi tài chính.

Thứ ba: KTNB là hoạt ñộng nội kiểm có tính ñộc lập trong một tổ chức. Các

tổ chức này không chỉ là các ñơn vị hoạt ñộng kinh doanh mà có thể là các ñơn vị phi

lợi nhuận. Theo xu hướng hiện ñại, hoạt ñộng này có thể ñược thực hiện thông qua

thuê ngoài các chuyên gia kiểm toán.

23

Thứ tư: Người thực hiện KTNB phải có trình ñộ nghiệp vụ tương xứng và

không những am hiểu về kiểm toán mà còn các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của

ñơn vị ñược kiểm toán.

Thứ năm: Cách thức tiếp cận của KTNB là cách thức tiếp cận có hệ thống; các

phương pháp thực hiện công việc theo ñúng các quy ñịnh về trách nhiệm nghề nghiệp

trong việc nhận ñịnh, phân tích ñánh giá, ghi chép và thông báo kết quả.

Từ những phân tích trên, theo Tác giả có thể khái quát một ñịnh nghĩa về

KTNB như sau: KTNB là một hoạt ñộng ñộc lập có chức năng kiểm tra, ñánh giá

xác nhận và tư vấn nhằm trợ giúp cho nhà quản lý, cải thiện các hoạt ñộng của một

tổ chức bằng một cách tiếp cận có hệ thống trong phạm vi tổ chức ñó. Các tổ chức có

thể là các ñơn vị hoạt ñộng sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận nhưng cũng có thể là

ñơn vị phi lợi nhuận. Mục tiêu của KTNB là: ñánh giá về ñộ tin cậy của thông tin tài

chính và các thông tin phi tài chính về việc chấp hành luật pháp và quy ñịnh, ñánh

giá khả năng nhận diện, xử lý và phòng tránh rủi ro của tổ chức, ñánh giá tính hiệu

lực của các hoạt ñộng kiểm soát; ñánh giá tính hiệu quả trong quá trình sử dụng các

nguồn lực và hiệu năng của quản lý trong quá trình thực hiện các hoạt ñộng và tư vấn

thiết kế nhằm tăng giá trị và cải thiện hoạt ñộng.

Như ñã phân tích ở trên, tập ñoàn kinh tế là là một thực thể kinh tế có quy mô

lớn gồm nhiều doanh nghiệp thành viên liên kết với một doanh nghiệp hạt nhân là

công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân ñộc lập. Tập ñoàn

kinh tế ñược hình thành dựa trên liên kết chặt chẽ và gắn bó lâu dài của các doanh

nghiệp thành viên về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, các dịch vụ khác và chiến

lược kinh doanh nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối

ña hoá lợi ích. Bản thân tập ñoàn kinh tế không ñược coi là một pháp nhân ñộc lập

mà là một tập hợp hay một nhóm các doanh nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân.

Như vậy, khái niệm về KTNB trong tập ñoàn có những ñiểm riêng biệt và có thể

ñược cụ thể hóa theo những yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất: Tập ñoàn kinh tế thường có quy mô lớn, phạm vị hoạt ñộng rộng,

tiềm lực tài chính mạnh ñòi hỏi chức năng kiểm tra kiểm soát của quản lý càng phải

ñược ñề cao. KTNB là một phân hệ của hoạt ñộng kiểm tra kiểm soát là một chức

năng của quản lý của công ty mẹ với ñơn vị thành viên, của bản thân từng doanh

nghiệp thành viên. KTNB trong tập ñoàn ñảm bảo hiệu quả hoạt ñộng của tập ñoàn,

24

ñảm bảo tuân thủ các chính sách của từng doanh nghiệp thành viên và chính sách

chung cũng như chiến lược của tập ñoàn.

Thứ hai: Trong mỗi ñơn vị thành viên của tập ñoàn, KTNB ñảm bảo tính ñộc

lập với khách thể ñược kiểm toán và với các hoạt ñộng ñược kiểm toán nhằm ñảm

bảo tính khách quan của việc thực hiện các chức năng của KTNB là kiểm tra, ñánh

giá, xác nhận và tư vấn. Mặc dù tập ñoàn kinh tế có sự phân quyền cao giữa công ty

mẹ và các công ty con nhưng KTNB trong các tập ñoàn thường mang lại các thông

tin có tính tham vấn nhiều hơn là tính mệnh lệnh hay quản lý trực tiếp ñối với các bộ

phận ñược kiểm toán.

Thứ ba: Tập ñoàn kinh tế phát triển theo xu hướng chuyển từ ñơn sở hữu sang

ña sở hữu. Người quan tâm ñến thông tin tài chính càng nhiều thì càng cần có sự

minh bạch hóa cao hơn về thông tin tài chính ñược công bố và quản lý tài chính. Với

ñòi hỏi cao về tính minh bạch, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thành viên

trong tập ñoàn và báo cáo tài chính hợp nhất phải ñược kiểm toán nhà nước hoặc

kiểm toán ñộc lập thực hiện kiểm toán. KTNB là sự hỗ trợ quan trọng cho các hoạt

ñộng ngoại kiểm trên nhằm khẳng ñịnh tính ñúng ñắn của báo cáo tài chính. Tuy

nhiên, khác với các KTV bên ngoài, KTNB ñặt mối quan tâm hàng ñầu tới hiệu quả

hoạt ñộng của doanh nghiệp, hiệu năng của các hoạt ñộng quản lý.

Thứ tư: Tập ñoàn kinh tế có nhiều ñơn vị thành viên với cấu trúc tổ chức ña

dạng, kinh doanh ña ngành, có lực lượng lao ñộng lớn, ñòi hỏi phải có sự ñánh giá

hiệu quả với từng bộ phận, từng loại hoạt ñộng, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh và

từng ñịa bàn hoạt ñộng. Do ñó, KTNB phải phát triển theo hướng ña dạng hóa các

phương thức thực hiện kiểm toán và nội dung thực hiện. KTNB có thể tiến hành với

cả hoạt ñộng bán hàng, mua hàng, nhân sự, truyền tin và xử lý dữ liệu…

Có thể thấy KTNB ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong các

tổ chức. Sự phát triển mạnh của hoạt ñộng KTNB trong các doanh nghiệp ñã chứng

tỏ vai trò ngày càng quan trọng của KTNB ñối với các tập ñoàn kinh tế nói riêng và

ñối với nền kinh tế nói chung. Vai trò của KTNB trong tập ñoàn kinh tế ñược xem

xét dưới bốn góc ñộ sau:

Thứ nhất, KTNB giữ vai trò là phương thức quản lý hiệu quả nhằm hỗ trợ

việc thực hiện trách nhiệm của nhà quản lý: Nhà quản lý ở các cấp ñộ khác nhau

thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình với mức ñộ trách nhiệm khác nhau. Tổng

25

giám ñốc là người ñịnh hướng các hoạt ñộng, ñưa ra các quyết ñịnh mang tính chiến

lược và ñề ra các mục tiêu tổng quát trong doanh nghiệp. ðồng thời, tổng giám ñốc

cũng phải chịu trách nhiệm về kết quả công việc của cấp dưới của mình. Các giám

ñốc ñơn vị thành viên, giám ñốc các lĩnh vực theo ñó cũng phải chịu trách nhiệm ñối

với phạm vi công việc của mình. Công việc quản lý thường ñược tiến hành theo

nguyên tắc quản lý cấp dưới luôn phải báo cáo công việc cho cấp quản lý cao hơn.

Tuy nhiên, các báo cáo này thường ñược thực hiện theo cách nhìn nhận của người

quản lý cấp dưới chứ không theo cách nhìn nhận của nhà quản lý cấp cao. Hơn nữa,

xung ñột về lợi ích tiềm ẩn trong bản thân mối quan hệ giữa chủ sở hữu với người

quản lý, giữa nhà quản lý cấp cao với cấp thấp hơn dẫn ñến việc quản lý cấp thấp

hơn luôn không báo cáo một cách toàn diện về công việc thực hiện. Chủ sở hữu hay

nhà quản lý cấp cao thường không có ñủ thời gian ñể thực hiện công tác kiểm tra và

giám sát quá trình hoạt ñộng. Vì vậy, chủ sở hữu hoặc các nhà quản lý cấp cao cần

phải có một người ñóng vai trò là "người tham mưu” nhằm mục ñích ñánh giá về quy

trình thực hiện, thủ tục kiểm soát và hiệu quả hoạt ñộng. Người tham mưu ñó không

ai khác chính là các KTVNB. KTVNB sẽ ñược coi như một trợ lý nhằm hỗ trợ về

mặt trách nhiệm cho các nhà quản lý ở tất cả các cấp ñộ quản lý khác nhau.

Thứ hai, KTNB là phương thức giúp phát hiện và cải tiến những ñiểm yếu

trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Thông qua phương thức này, Ban giam

ñốc và Hội ñồng quản trị có thể kiểm soát hoạt ñộng tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn.

KTNB luôn phải ñánh giá tính hiệu quả của hoạt ñộng và ñánh giá năng lực của nhà

quản lý trong từng hoạt ñộng. KTNB ñược coi như một nhà quan sát mà trong từng

bước ñi của doanh nghiệp, KTNB chỉ ra những kết quả cũng những hạn chế trong hệ

thống quản lý và ñưa ra các ñề xuất nhằm hoàn thiện.

Thứ ba, KTNB giúp cân bằng và ñiều hoà những xung ñột về lợi ích thường

có giữa các cổ ñông với các nhà quản lý doanh nghiệp. Hoạt ñộng kinh doanh càng

phát triển càng dẫn ñến sự chuyên nghiệp trong ñiều hành hoạt ñộng của các doanh

nghiệp. Hiện nay, có thể coi giám ñốc doanh nghiệp là một nghề chứ không chỉ là

một vị trí quản lý cao nhất nữa. Sự tách rời giữa chủ sở hữu và nhà quản lý chắc chắn

không tránh khỏi những mâu thuẫn và xung ñột về lợi ích giữa họ. Sự tách rời này

dẫn ñến một thuật ngữ mới trong kiểm tra kiểm soát ñó là "lý thuyết về ñại diện”

(agency theory) trong ñó chủ sở hữu ñược coi là người ủy quyền (principal) còn nhà

quản lý là người thừa hành (agent). Vấn ñề phát sinh trong quan hệ này là người thừa

26

hành không phải lúc nào cũng hành ñộng vì quyền lợi của người ủy quyền. Nhà quản

lý sẽ có những mục tiêu riêng, thông thường mục tiêu ñó thường ñặt họ trong sự cân

nhắc giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của doanh nghiệp hay tổ chức. Khi ñó,

KTNB bằng cách nhìn nhận, ñánh giá một cách chuyên nghiệp và khách quan sẽ

cung cấp thông tin cho nhà quản lý về mức ñộ hoàn thành công việc của nhà quản lý.

Thứ tư, KTNB làm tăng niềm tin của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài

chính và báo cáo kế toán quản trị. Thông thường, một doanh nghiệp có KTNB sẽ

làm tăng niềm tin cho các cổ ñông, nhà ñầu tư về thông tin của doanh nghiệp cung

cấp và về hiệu quả hoạt ñộng của doanh nghiệp. Các thống kê trên thế giới cho thấy

các công ty có bộ phận KTNB thường có báo cáo ñúng hạn và báo cáo tài chính có

ñộ chính xác cao hơn, mức ñộ minh bạch cao hơn và hiệu quả sản xuất kinh doanh

cũng cao hơn so với những công ty không có KTNB. Có thể mô tả KTNB như một

bức tường lửa (firewall) dùng ñể phát hiện, ngăn chặn và sửa chữa kịp thời cả gian

lận và sai sót có thể xảy ra trong doanh nghiệp. Sau khi qua bức tường lửa ñó, khả

năng tồn tại gian lận và sai sót trong các thông tin ñược ghi nhận và công bố sẽ giảm

ñi. Tuy nhiên, mức ñộ tin tưởng của người sử dụng thông tin lại hoàn toàn phụ thuộc

vào sự hiệu quả của KTNB. Có thể minh chứng cho vai trò trên bằng số liệu khảo sát

của PWC với các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu, trong hai năm 2005-2006, gian lận

ñã xuất hiện ở 45% công ty ñược khảo sát (tăng 8% so với 2 năm trước); Bên cạnh số

vụ tham nhũng và hối lộ tăng 71%, số vụ rửa tiền tăng 133% thì gian lận về báo cáo

tài chính ñược phát hiện tăng nhiều nhất với 140%; Bình quân về thiệt hại tài chính

cho một vụ gian lận là 1,7 triệu USD. ðóng vai trò lớn nhất trong việc phát hiện gian

lận này là bộ phận KTNB, chiếm 26% [85].

Thứ năm, KTNB là công cụ hữu hiệu nhằm giảm thiểu chi phí cho ñơn vị.

Việc ñánh giá hiệu quả của các hoạt ñộng, các tác nghiệp cụ thể thường giúp doanh

nghiệp giảm thiểu ñược sự lãng phí nguồn lực. Các nguồn lực bao gồm cả vốn, lao

ñộng và tài nguyên luôn bị hạn chế chứ không phải là vô hạn. Tuy nhiên, có một

thực tế là không phải doanh nghiệp nào cũng thấy hết thực trạng này và có biện pháp

ñể hiện thực hoá các lợi ích của doanh nghiệp một cách tối ưu. Nhiều doanh nghiệp

theo ñuổi mục tiêu tăng trưởng nóng và ñã không cân bằng ñược ba mục tiêu bắt

buộc của phát triển bền vững ñó là tăng trưởng, hiệu quả và kiểm soát. KTNB sẽ là

một bộ phận có vai trò to lớn trong việc ñiều chỉnh hoạt ñộng của doanh nghiệp luôn

nằm trong tam giác ñều với các góc là tăng trưởng, hiệu quả và kiểm soát. Thực tế

27

cho thấy rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới thậm chí là những tập ñoàn hàng

ñầu như hãng hàng không lớn nhất của Italia là Alitalia cũng ñang trong bờ vực phá

sản hay các hãng năng lượng hàng ñầu thế giới là Enron cũng ñã phải tuyên bố phá

sản vì tăng trưởng nóng mà không tính ñến hiệu quả và kiểm soát.

Như vậy, có thể nói KTNB có vai trò như một phương thức hữu hiệu của nhà

quản lý, một chức năng của quản lý nhằm tăng hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh và

tăng cường năng lực của hoạt ñộng quản lý và kiểm soát. Với vai trò này, KTNB là

yếu tố cần có ñối với mọi loại hình doanh nghiệp ở mọi quy mô hoạt ñộng. ðối với

các tập ñoàn kinh tế, KTNB càng thể hiện rõ hơn vai trò của mình.

1.1.3. Nội dung kiểm toán của kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế

KTNB phát triển theo trình ñộ phát triển của quản lý và yêu cầu của những

người quan tâm ñến thông tin tài chính kế toán. Theo ñó, KTNB ñã hình thành nhiều

loại hình kiểm toán khác nhau ñáp ứng ñược yêu cầu cụ thể của từng tổ chức và phù

hợp với môi trường kinh doanh ngày càng có nhiều thay ñổi. Có thể xem xét ñến các

loại hình KTNB dựa trên những tiêu thức cơ bản sau:

Xét theo ñối tượng cụ thể của kiểm toán, KTNB hiện ñại thường thực hiện các

loại hình kiểm toán sau: Kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt ñộng và kiểm toán liên

kết. Nghiên cứu sự phát triển ở trên cho thấy KTNB có sự mở rộng ñối tượng từ các

hoạt ñộng tài chính sang cả các hoạt ñộng phi tài chính. ðiều này dẫn sự thay ñổi ñáng

kể về hình thức hoạt ñộng và nội dung của KTNB trong một tổ chức. Hoạt ñộng của

KTVNB ñược chuyển dịch một cách mạnh mẽ từ hoạt ñộng của một nhân viên tác

nghiệp thông thường sang vị thế cao hơn là một nhân viên ñóng vai trò kiểm soát.

KTNB có sự chuyển dịch từ chức năng kiểm tra với tính chất hỗ trợ cho hoạt ñộng

ngoại kiểm sang chức năng ñánh giá, tư vấn và xác nhận. Sự chuyển dịch ñó ñã hình

thành sự khác biệt rõ nét giữa các loại hình kiểm toán theo ñối tượng cụ thể. Trước kia

KTNB có chú trọng ñến kiểm toán báo cáo tài chính thì ngày càng chú trọng nhiều

hơn ñến kiểm toán hoạt ñộng. Theo báo cáo số 24 của Hội thảo về KTNB tại Hoa kỳ

cho thấy KTNB dành 20% thời gian cho kiểm toán báo cáo tài chính năm 1968 thì ñến

năm 1974 chỉ còn 2%. Kiểm toán hoạt ñộng ngày càng trở thành nội dung kiểm toán

chủ yếu của KTNB: theo số liệu ñiều tra của IIA năm 1983 ñối với các doanh nghiệp

Hoa Kỳ thời gian thực hiện kiểm toán hoạt ñộng là 63%, ñối với doanh nghiệp của

Vương quốc Anh tỷ lệ này là 65% [78, tr225]. Xu hướng hiện ñại của KTNB là kết

28

hợp cả hai loại hình kiểm toán trên và hình thành một loại hình kiểm toán mới hướng

tới mục tiêu của quản lý nhiều hơn; ñó là kiểm toán liên kết (Intergrated audit).

Loại hình kiểm toán thứ nhất là kiểm toán tài chính. Với loại hình này ñối

tượng của KTNB là báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị. Kiểm toán báo cáo

tài chính và báo cáo kế toán quản trị là việc kiểm tra, xác nhận tính trung thực và

tính hợp lý của các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị cũng như xem xét sự

phù hợp giữa báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị với các nguyên tắc, chuẩn

mực kế toán và yêu cầu quản lý. Mục tiêu tổng quát của kiểm toán báo cáo tài chính

có thể hiểu là việc xác nhận rằng báo cáo tài chính có ñược lập trên cơ sở chuẩn mực

và chế ñộ kế toán hiện hành hay không, có tuân thủ pháp luật liên quan, có phản ánh

trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Mục tiêu kiểm toán tài

chính còn giúp cho ñơn vị ñược kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót ñể khắc phục

nhằm nâng cáo chất lượng thông tin tài chính của ñơn vị. Mục tiêu này ñược ñề cao

khi KTNB tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính. Mục tiêu kiểm toán báo cáo kế

toán quản trị nhằm khẳng ñịnh mức ñộ phù hợp của thông tin, tính kịp thời và ñầy ñủ

của thông tin phục vụ cho việc quản trị nội bộ ñơn vị. Nội dung của kiểm toán báo

cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị thường gồm hai nội dung chủ yếu sau: Kiểm

tra và xác nhận tính kịp thời, ñầy ñủ, khách quan và tin cậy của báo cáo tài chính,

báo cáo kế toán quản trị trước khi ñược phê duyệt và công bố; Kiểm tra và ñánh giá

các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, ñưa ra những kiến nghị và tư vấn cần

thiết cho hoạt ñộng sản xuất kinh doanh nhằm ñảm bảo sự hợp lý và hiệu quả.

Loại hình kiểm toán thứ hai là kiểm toán hoạt ñộng. Trong suốt những năm

1960, có một xu hướng mạnh mẽ sử dụng thuật ngữ kiểm toán hoạt ñộng thay thế cho

thuật ngữ KTNB. Sở dĩ như vậy là do người ta muốn nhấn mạnh sự khác biệt cơ bản

giữa công việc của KTV bên ngoài với KTVNB. Các KTV bên ngoài chú trọng vào

việc xác nhận và bày tỏ ý kiến ñối với các báo cáo tài chính và các hoạt ñộng kiểm

soát hoạt ñộng tài chính còn KTNB chú trọng vào việc tăng cường hiệu năng của quản

lý và hiệu quả của hoạt ñộng kinh doanh. Trong nhiều năm, kiểm toán hoạt ñộng chỉ

giới hạn ở việc kiểm soát tài chính sau ñó phát triển theo hướng ñiều tra, xác minh,

ñánh giá ñối với tất cả các hoạt ñộng khác kể cả hoạt ñộng phi tài chính. Ngày nay

trong rất nhiều tổ chức, cả ñơn vị lợi nhuận và phi lợi nhuận, các KTVNB ñều tự nhìn

nhận công việc của mình ñã vượt xa những hoạt ñộng tài chính kế toán ñơn thuần.

Quan ñiểm này ñược A. P. Alvarez thể hiện rất rõ từ những năm 1970 trong những

29

nghiên cứu của ông. Theo ông, kiểm toán tài chính không phải là ñiểm mấu chốt nhằm

tăng khả năng sinh lợi và phát triển ý tưởng kinh doanh của nhà quản lý. KTVNB cần

nghĩ tới các chính sách, thủ tục, chi phí, doanh thu, lợi nhuận theo quan ñiểm của nhà

quản lý thì tốt hơn là chỉ ñánh giá ñến thông tin ghi nhận những vấn ñề trên. Kiểm toán

cần quan tâm ñến quá trình thực hiện, kết quả thực hiện chứ không chỉ thông tin phản

ánh quá trình và kết quả thực hiện [63, tr17-25]. Peter A. Pyhrr cũng ñưa ra quan ñiểm

tương tự với quan ñiểm trên. Trong nghiên cứu của mình ông khẳng ñịnh: "

Kiểm toán hoạt ñộng ñược thực hiện ngay khi các KTV bên ngoài kết thúc

kiểm toán báo cáo tài chính ñể xem xét tìm cách giải quyết nguyên nhân

liên quan tới một nghiệp vụ và sau ñó ñề xuất phương án ñể thực hiện

những nghiệp vụ ñó tốt hơn. Kiểm toán tài chính thực hiện kiểm tra ñộ tin

cậy thông tin về lợi nhuận thì kiểm toán hoạt ñộng thực hiện kiểm toán với

mục ñích làm gia tăng giá trị và lợi nhuận của công ty…[67, tr9]

Trong lĩnh vực công, Kiểm toán Nhà nước của Canada ñã ñưa ra quan ñiểm

về kiểm toán hoạt ñộng như sau: Kiểm toán hoạt ñộng là kiểm tra, xác nhận và ñánh

giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực của các hoạt ñộng, các tác nghiệp, các

chương trình dự án của doanh nghiệp, và các ñơn vị thành viên dưới sự kiểm soát

của nhà quản lý và báo cáo cho các cá nhân có liên quan về kết quả của việc ñánh

giá, ñồng thời ñưa ra những kiến nghị ñể cải tiến. Nội dung của kiểm toán hoạt ñộng

xoay quanh ba khía cạnh ñó là tính kinh tế (Economy), tính hiệu quả (Efficiency) và

hiệu lực (Effectiveness) nhằm ñưa ra những biện pháp ñể cải tiến hoạt ñộng. Có thể

xem ñây là những tiêu chuẩn quan trọng dùng ñể xem xét kết quả của hoạt ñộng

ñược kiểm toán. Vì vậy, trong một số trường hợp người ta còn gọi loại kiểm toán này

bằng thuật ngữ ñơn giản là kiểm toán 3E.

Sơ ñồ 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố của kiểm toán hoạt ñộng

Kiểm toán hoạt ñộng

ðầu vào Quá trình thực hiện

ðầu ra

Hiệu quả

Kinh tế

Hiệu lực

30

KTNB hiện ñại có xu hướng chú trọng nhiều hơn vào kiểm toán hoạt ñộng.

Kiểm toán hoạt ñộng ñược thực hiện với cả các hoạt ñộng tài chính và các hoạt ñộng

phi tài chính. Nội dung của kiểm toán hoạt ñộng có thể là kiểm toán việc huy ñộng,

sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và tiết kiệm, kiểm toán hiệu quả của các giai ñoạn

sản xuất kinh doanh, kiểm toán tính hiệu quả và tiết kiệm của việc thực hiện các

chính sách nhân sự,… Kiểm toán hoạt ñộng có thể ñược thực hiện dưới nhiều hình

thức khác nhau như kiểm toán chức năng, kiểm toán tổ chức hay kiểm toán chuyên

ñề ñặc biệt. Kiểm toán hoạt ñộng có thể do KTVNB tiến hành nhưng cũng có thể do

các KTV bên ngoài thực hiện.

Như vậy có thể thấy có những ñiểm khác biệt cơ bản của kiểm toán tài chính và

kiểm toán hoạt ñộng do KTVNB thực hiện: Thứ nhất là về mục tiêu kiểm toán: Kiểm

toán báo cáo tài chính chú trọng ñến việc thẩm tra và xác nhận những thông tin ghi

nhận ñược trong quá khứ còn kiểm toán hoạt ñộng thì quan tâm ñến hiệu quả và hiệu

năng tức là hướng ñến tương lai; Thứ hai là về cơ sở dẫn liệu liên quan ñến hai loại

hình kiểm toán: Kiểm toán tài chính có cơ sở dẫn liệu liên quan tới báo cáo tài chính

trong khi ñó kiểm toán hoạt ñộng có cơ sở dẫn liệu liên quan ñến các hoạt ñộng; Thứ

ba là người nhận báo cáo về kết quả kiểm toán: Kiểm toán tài chính có người sử dụng

thông tin từ báo cáo chủ yếu là bên ngoài ñơn vị tổ chức ñược kiểm toán còn kiểm

toán hoạt ñộng hướng chủ yếu tới ñối tượng sử dụng thông tin là nhà quản lý bên trong

ñơn vị; Thứ tư là tính ñộc lập của chủ thể kiểm toán: Kiểm toán tài chính ñòi hỏi chủ

thể kiểm toán phải ñộc lập với khách thể kiểm toán còn ñối với chủ thể tiến hành kiểm

toán hoạt ñộng chỉ cần ñộc lập với các hoạt hoạt ñộng ñược kiểm toán; Thứ năm là kỳ

kiểm toán: Do báo cáo tài chính thường lập theo niên ñộ, hoặc quý do ñó kiểm toán

báo cáo tài chính thường ñược tiến hành theo quý hoặc năm trong khi kiểm toán hoạt

ñộng có thể tiến hành cho cả một thời kỳ có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Nhìn chung,

KTNB thực hiện kiểm toán tài chính ñược coi là kiểm toán hướng tới kế toán và thông

tin tài chính (accounting oriented internal audit) còn kiểm toán hoạt ñộng hướng tới

kiểm toán quản lý (management oriented internal audit).

So sánh trên giữa hai loại hình kiểm toán cho thấy việc thực hiện riêng biệt

từng loại hình kiểm toán trong ñiều kiện ñòi hỏi về tính minh bạch của thông tin và

tính hiệu quả của hoạt ñộng ñều ñược coi trọng. Vì vậy, KTNB có thể thực hiện kiểm

toán liên kết. Kiểm toán liên kết là việc kết hợp các loại hình kiểm toán trên theo

những mục tiêu ñược chú trọng. Trên cơ sở ñánh giá ñộ tin cậy của thông tin, chất

31

lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ, KTNB tiến hành ñánh giá thành tích và hiệu

quả của hoạt ñộng, thành tích và hiệu quả của hoạt ñộng kiểm soát cũng như thành

tích và hiệu quả của hệ thống thông tin quản lý. Trong các tập ñoàn kinh tế, nơi mà

các nhân viên thông thường có ít cơ hội ñược liên hệ trực tiếp với các nhà quản lý

cao cấp, thì chỉ có KTVNB là một trong số ít ñược trao ñổi trực tiếp với nhà quản lý.

Nhà quản lý sẽ cần ý kiến của KTNB cả về chất lượng thông tin cả về tư vấn hoạt

ñộng và ñề xuất các kiến nghị thích hợp. ðiều này ñòi hỏi hoạt ñộng kiểm toán liên

kết càng cần ñược chú trọng ñối với các tập ñoàn kinh tế

Nếu xét theo mục tiêu tiến hành kiểm toán, có thể xem xét ñến ba loại hình

kiểm toán sau ñây: Kiểm toán thông tin, kiểm toán quy tắc, kiểm toán hiệu quả-hiệu

năng. Kiểm toán thông tin là loại hình kiểm toán hướng ñến việc ñánh giá ñộ tin cậy

của thông tin. Với loại hình kiểm toán này, các thông tin ñược ñánh giá thường

hướng ñến là các thông tin lượng hóa ñược. Kiểm toán quy tắc hay còn gọi là kiểm

toán tuân thủ là loại hình kiểm toán ñể xác ñịnh các hoạt ñộng ñã thực hiện có tuân

thủ với các hợp ñồng, các chính sách của nhà quản lý hoặc luật pháp hay quy ñịnh

hiện hành hay không. Kiểm toán tuân thủ ñược thực hiện với phạm vi rất rộng. Hình

thức kiểm toán này có thể là việc ñánh giá mức ñộ tuân thủ các quy ñịnh về luật pháp

của cơ quan nhà nước, có thế là tuân thủ các ñiều khoản trên các văn bản pháp lý như

các hợp ñồng, các cam kết và cũng có thể là ñánh giá mức ñộ tuân thủ các chính sách

nội bộ của doanh nghiệp. Với nội dung kiểm toán này, KTVNB phải thực hiện các

công việc chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ của pháp luật nói chung và các quy ñịnh

về tài chính kế toán nói riêng của Nhà nước, kiểm tra việc thực hiện các ñiều khoản

của các hợp ñồng, kiểm tra việc tuân thủ các quy chế hoạt ñộng, các quyết sách của

Hội ñồng quản trị, của Ban giám ñốc, kiểm tra quy trình thực hiện các hoạt ñộng của

doanh nghiệp... Loại hình kiểm toán thứ ba là kiểm toán hiệu quả-hiệu năng. Kiểm

toán hiệu quả-hiệu năng liên quan ñến việc ñánh giá mức ñộ ñạt ñược các mục tiêu

hoạt ñộng với nguồn lực sử dụng ñể tạo ra chúng, ñánh giá kết quả với mục tiêu ñặt

ra. Kiểm toán hiệu quả-hiệu năng ngày càng trở nên quan trọng trong môi trường

kinh doanh biến ñộng không ngừng hiện nay.

Căn cứ vào chu kỳ tiến hành kiểm toán, KTNB thực hiện ba loại kiểm toán là

kiểm toán ñịnh kỳ, kiểm toán bất thường và kiểm toán thường xuyên. Kiểm toán ñịnh

kỳ là công việc kiểm toán thực hiện kiểm tra, theo dõi và xem xét ñể ñưa ra ñánh giá,

nhận xét và kết luận về các báo cáo tài chính, các hoạt ñộng kinh doanh, hoạt ñộng

32

kế toán hay hoạt ñộng kiểm soát theo từng khoảng thời gian, từng thời kỳ nhất ñịnh.

Khoảng thời gian ñó có thể là tháng, quý hoặc năm. Việc tiến hành kiểm toán theo

từng thời kỳ nhất ñịnh sẽ tạo ra khả năng phát sinh sai phạm trong thời gian ngừng

kiểm toán. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và không gian, KTNB của ñơn vị

cấp trên thực hiện ñối với ñơn vị cấp dưới thường ñược thực hiện ñịnh kỳ. Kiểm toán

bất thường là việc thực hiện các cuộc kiểm toán không dự ñịnh trước, theo yêu cầu

của ban lãnh ñạo doanh nghiệp. Kiểm toán bất thường ñược thực hiện khi phát sinh

các vấn ñề cần ñược kiểm tra ngay. Kiểm toán thường xuyên là công việc kiểm tra,

theo dõi và ñánh giá về thông tin tài chính, hoạt ñộng kinh doanh, hoạt ñộng kế toán,

hoạt ñộng kiểm soát một cách thường xuyên liên tục. Việc thực hiện kiểm toán

thường xuyên liên tục sẽ giúp doanh nghiệp ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa kịp

thời và hiệu quả các sai phạm. Tác dụng của kiểm toán thường xuyên ñược các nhà

quản trị nhận thức rất rõ nhưng không phải bao giờ người ta cũng ñề xuất kiểm toán

thường xuyên vì thực hiện loại hình kiểm toán này thường tiêu tốn một khoản chi phí

không nhỏ trong doanh nghiệp. KTNB là chủ thể kiểm toán có ñiều kiện thực hiện

tốt nhất ñối với loại hình kiểm toán này.

Căn cứ vào mối quan hệ giữa thời ñiểm tiến hành kiểm toán và thời ñiểm phát

sinh nghiệp vụ, các loại hình KTNB ñược thực hiện thường bao gồm kiểm toán trước

(tiền kiểm), kiểm toán hiện hành và kiểm toán sau (hậu kiểm). Tiền kiểm có thể ñược

coi là loại hình kiểm toán ñược sử dụng với mục ñích chủ yếu là ngăn ngừa các khả

năng có thể xảy ra dẫn ñến kết quả không tốt trong hoạt ñộng kinh doanh, hoạt ñộng

kế toán. Loại hình kiểm toán này bao gồm các những biện pháp phòng ngừa ñược áp

dụng trước khi một nghiệp vụ hay một hoạt ñộng phát sinh. Loại hình này thường

ñược thực hiện chủ yếu với các dự toán, các báo cáo khả thi, các phương án thực

hiện hay các dự toán ngân sách cho từng hoạt ñộng cụ thể. Chính vì vậy loại hình

kiểm toán này còn ñược gọi với một tên khác nữa là Kiểm toán phòng ngừa. Kiểm

toán hiện hành là loại hình kiểm toán ñược tiến hành ñồng thời với thời ñiểm phát

sinh nghiệp vụ. Kiểm toán ñồng thời tạo tính chuyên môn hóa trong công việc và tạo

hiệu quả trong thực hiện kiểm toán. Mọi ñiều chỉnh của khách thể ñược kiểm toán

ñược tiến hành ngay, do ñó những ñiều chỉnh này có thể là ñiều chỉnh quá trình thực

hiện và thậm chí là mục tiêu hoặc phương thức thực hiện. Hậu kiểm là việc thực hiện

kiểm toán sau khi các nghiệp vụ các giao dịch ñược ghi nhận và tổng hợp lên báo cáo

tài chính. Trong trường hợp này, kiểm toán ñược thực hiện chủ yếu với mục ñích

ñánh giá tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của thông tin, tính hữu dụng và tính ñầy

33

ñủ của thông tin. Xu hướng của KTNB hiện ñại ñã thúc ñẩy sự phát triển của các loại

hình tiền kiểm và kiểm toán hiện hành hơn nhiều so với giai ñoạn trước.

Xét theo mối liên hệ của các cách phân loại kiểm toán, về bản chất kiểm toán

tài chính là loại hình kiểm toán kết hợp giữa kiểm toán thông tin và kiểm toán quy

tắc. Kiểm toán hoạt ñộng là sự kết hợp của kiểm toán hiệu lực quản trị nội bộ, hiệu

năng quản lý và hiệu quả hoạt ñộng. Kiểm toán tài chính thường ñược thực hiện dưới

hình thức hậu kiểm còn kiểm toán hoạt ñộng có thể thực hiện theo hình thức tiền

kiểm hoặc kiểm toán hiện hành. Khi tiến hành kiểm toán thường xuyên, KTNB thực

hiện kiểm toán hoạt ñộng là chủ yếu, khi tiến hành kiểm toán ñịnh kỳ, KTNB có thể

thực hiện cả kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt ñộng. KTNB thực hiện ñầy ñủ các

lĩnh vực kiểm toán khác nhau gồm kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt ñộng. Kiểm

toán tài chính là loại hình kiểm toán có lịch sử phát triển lâu ñời so với kiểm toán

hoạt ñộng, tuy nhiên KTNB hiện ñại cho rằng kiểm toán hoạt ñộng mới là lĩnh vực

cần ñược ưu tiên của loại hình kiểm toán này. Xu hướng này ñã tạo ra sự chuyển

dịch mạnh mẽ về hoạt ñộng của KTNB của các quốc gia từ kiểm toán tài chính sang

kiểm toán hoạt ñộng. Mặc dù cả kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt ñộng ñều

thực hiện chức năng chung của kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến nhưng mức

ñộ ưu tiên với các chức năng này cũng khác nhau. Kiểm toán tài chính hướng ñến

chức năng ñầu tiên là chức năng xác minh còn kiểm toán hoạt ñộng hướng ñến chức

năng bày tỏ ý kiến nhiều hơn. ðể thực hiện chức năng của mình, KTVNB tiến hành

thu thập bằng chứng làm cơ sở cho kết luận kiểm toán. Các phương pháp kỹ thuật

ñược KTNB sử dụng bao gồm cả phương pháp kiểm toán chứng từ và phương pháp

kiểm toán ngoài chứng từ.

1.2. TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG TẬP ðOÀN KINH TẾ

1.2.1. Nội dung tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế

Trước khi làm rõ về tổ chức KTNB, trước hết cần có cách hiểu rõ ràng về

thuật ngữ "tổ chức”. ðứng trên các góc ñộ nghiên cứu khác nhau sẽ có nhiều cách

hiểu khác nhau ñối với thuật ngữ "tổ chức". Có thể hiểu tổ chức là "sự sắp xếp một

cách có hệ thống ñể thực hiện một nhiệm vụ hay một chức năng chung" [13, tr622].

Một cách hiểu khác về thuật ngữ tổ chức là "tập hợp người ñược tổ chức theo một cơ

cấu nhất ñịnh ñể hoạt ñộng vì lợi ích chung" [56, tr1662]. Theo các tác giả của Từ

ñiển Bách khoa Việt Nam: "Tổ chức là hình thức tập hợp, liên kết các thành viên

34

trong xã hội nhằm ñáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích của các thành viên, cùng

nhau hành ñộng vì mục tiêu chung" [14, tr455]. Có thể thấy, các khái niệm khác

nhau kể trên ñều hướng ñến phương thức tổ chức và các mắt xích quan trọng của tổ

chức là từng cá thể trong hệ thống. Thuật ngữ "tổ chức" nhiều khi ñược ñồng nhất

với thuật ngữ "công tác tổ chức". Thực tế cho thấy cách hiểu và cách dùng như vậy

ñã làm cho thuật ngữ tổ chức mang nghĩa hẹp là quá trình hành ñộng ñể tạo ra tổ

chức và xây dựng hoạt ñộng trong tổ chức. Cũng có một cách nhìn nhận theo nghĩa

hẹp về "tổ chức" là: "tổ chức là ñể chỉ một thực thể có tổ chức như một công ty, một

tập ñoàn hay một nhóm nào ñó ñược kết hợp lại từ các bộ phận nhỏ hơn" [53, tr104].

Cách nhìn rộng hơn về thuật ngữ "tổ chức" là:"một cách thức trong ñó các nỗ lực làm

việc của cá nhân ñược giao phó và kết hợp trong bất kể một doanh nghiệp hay một

thực thể kinh tế có tổ chức nào ñể ñạt ñược các mục tiêu ñặt ra. Theo một nghĩa nào

ñó, ñây là khái niệm có thể ñược áp dụng cho phương thức mà một cá nhân ñơn lẻ tự

tổ chức công việc của mình, theo phạm vi rộng hơn khái niệm này có thể ñược áp

dụng khi có nhiều người cùng tham gia với cùng mục tiêu hoạt ñộng" [53, tr104].

Nhìn nhận những ñiểm chung từ các quan ñiểm trên có thể thấy tổ chức là mối liên

hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống. Các yếu tố trong một hệ thống có thể là cá

nhân hay mục tiêu hoạt ñộng, phương thức hoạt ñộng. Nếu không tồn tại "công tác tổ

chức", hệ thống sẽ trong tình trạng tan rã. Tổ chức có thể ñược hiểu là mối liên hệ

giữa các yếu tố trong một hệ thống theo trật tự xác ñịnh. Các yếu tố ở ñây có thể

ñược cụ thể hóa dựa trên ñối tượng, phương pháp và bộ máy. Như vậy, khi nói ñến

khái niệm tổ chức, có thể ñề cập ñến hai mặt của khái niệm này là "tổ chức công tác"

và "tổ chức bộ máy". "Tổ chức công tác" là quá trình hành ñộng, tạo lập tổ chức

cùng với quá trình vận hành hệ thống, tác ñộng vào ñối tượng theo mục tiêu xác

ñịnh. "Tổ chức bộ máy" sắp xếp các yếu tố trong một hệ thống theo trật tự xác ñịnh

nhằm ñạt ñược mục tiêu ñề ra.

Khi gắn khái niệm về "tổ chức" với hoạt ñộng KTNB trong tập ñoàn kinh tế, có

thể hiểu tổ chức KTNB là tập hợp, sắp xếp các yếu tố của KTNB nhằm hướng tới các

chức năng cơ bản của KTNB là kiểm tra, xác nhận, ñánh giá và tư vấn do các KTVNB

có trình ñộ nghiệp vụ tương xứng thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý ñang có

hiệu lực cho các ñơn vị thành viên trong tập ñoàn. Các yếu tố của KTNB vẫn dựa trên

cơ sở chung của kiểm toán là ñối tượng kiểm toán, các phương pháp kiểm toán (kiểm

toán cân ñối, kiểm toán ñối chiếu, ñối chiếu lôgíc, ñối chiếu trực tiếp, kiểm kê, thực

nghiệm và ñiều tra... ) và bộ máy kiểm toán. Trong kiểm toán, vấn ñề quan trọng là

35

cần kết hợp các yếu tố này theo một trình tự khoa học, phù hợp với ñối tượng và khách

thể kiểm toán trong từng thời kỳ cụ thể. Việc kết hợp các yếu tố này sẽ không giống

nhau theo từng cuộc kiểm toán khác nhau và phù thuộc rất nhiều và quyết ñịnh của

chủ thể kiểm toán. Hiệu quả của từng cách thức kết hợp các yếu tố cũng khác nhau tạo

nên tính nghệ thuật trong tổ chức KTNB. Tổ chức kiểm toán cũng cần và có thể khái

quát các cách kết hợp theo trình tự khoa học chung giữa các yếu tố trong tổ chức kiểm

toán. Từ ñó, tổ chức KTNB trong tập ñoàn kinh tế có thể phân chia thành hai nội dung

cơ bản là tổ chức công tác KTNB và tổ chức bộ máy KTNB.

Tổ chức công tác KTNB hướng ñến mục tiêu là tạo ra mối liên hệ khoa học và

nghệ thuật giữa các phương pháp kỹ thuật của kiểm toán mà KTNB áp dụng nhằm

thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận, ñánh giá và tư vấn của kiểm toán. Tổ chức

công tác KTNB có thể ñược thực hiện căn cứ vào yêu cầu thực hiện chức năng kiểm

toán theo từng ñối tượng, loại hình kiểm toán, khách thể kiểm toán và thời gian tiến

hành kiểm toán các liên kết trong tập ñoàn. Các yếu tố cấu thành phương pháp kiểm

toán bao gồm kiểm toán cân ñối, kiểm toán ñối chiếu trực tiếp, ñối chiếu logíc, kiểm

kê, thực nghiệm và ñiều tra sẽ trở thành nhận thức của người thực hiện kiểm toán và

cơ chế hoạt ñộng của các phương tiện cấu thành bộ máy kiểm toán.

Tổ chức bộ máy KTNB gồm cả con người và phương tiện chứa ñựng các yếu

tố của kiểm toán ñể thực hiện chức năng KTNB. Tổ chức bộ máy KTNB hướng ñến

mục tiêu là tạo ra mối liên hệ qua lại của con người và phương tiện theo một trật tự

xác ñịnh. Tổ chức bộ máy KTNB với những mô hình tổ chức và cơ chế hoạt ñộng

linh hoạt nhằm thích ứng với ñặc ñiểm của ñối tượng và khách thể kiểm toán trong

các cuộc kiểm toán cụ thể. ðặc biệt, ñối với KTNB trong tập ñoàn kinh tế tổ chức bộ

máy luôn ñỏi hỏi ñảm bảo cơ chế hoạt ñộng linh hoạt.

Lý thuyết hệ thống cũng chỉ ra mối liên hệ lôgíc giữa yếu tố, phân hệ và hệ

thống. ðó là mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung và chúng có thể chuyển

hóa cho nhau song sự bao gồm của cái riêng trong cái chung vẫn phải ñược

tôn trọng trong tổ chức bộ máy kiểm toán nói riêng cũng như trong mọi hệ

thống tổ chức nói chung. Ngoài ra, theo nguyên lý chung của tổ chức bộ

máy, bộ máy kiểm toán có thể ñược tổ chức theo phương thức trực tuyến -

tham mưu hoặc phương thức chức năng và có thể chọn loại hình tập trung

hay phân tán tùy qui mô và ñịa bàn hoạt ñộng, tuy khả năng và phương tiện

ñiều hành. [28, tr214].

36

Bộ máy kiểm toán nói chung và bộ máy KTNB nói riêng không thể tổ chức

theo một khuôn mẫu máy móc mà phải căn cứ vào cấp quản lý, hình thức sở hữu,

trình ñộ quản lý và ñiều kiện kinh tế xã hội. Hơn nữa, khi ñã nói tới con người là nói

tới các quan hệ xã hội, ñến truyền thống văn hóa cụ thể, do ñó tổ chức bộ máy

KTNB không chỉ mang tính khoa học mà còn mang tính nghệ thuật. Tính khoa học

của tổ chức bộ máy kiểm toán ñòi hỏi phải tạo những mối liên hệ chặt chẽ giữa các

yếu tố trong một phân hệ, giữa các phân hệ với hệ thống, giữa bản thân hệ thống

kiểm toán với các yếu tố khác và giữa hệ thống với môi trường hoạt ñộng. Tính nghệ

thuật trong tổ chức bộ máy KTNB ñòi hỏi phải xử lý các mối liên hệ này thật mềm

dẻo và linh hoạt nhằm thích ứng với từng ñiều kiện cụ thể về nhân sự, thiết bị, môi

trường thực hiện và ñặc trưng các liên kết trong tập ñoàn.

Như vậy, tổ chức KTNB trong tập ñoàn kinh tế ñặt ra yêu cầu xác ñịnh các

nguyên tắc trong tổ chức bộ máy, các mô hình tổ chức trong hàng loạt các mối liên

hệ trong và ngoài hệ thống, xác ñịnh ñiều kiện và mục tiêu, phương thức vận hành hệ

thống nhằm ñạt ñược mục tiêu xác ñịnh. Giống như mô hình tổ chức nói chung ñã

ñược phân tích ở phần trên, tổ chức KTNB trong tập ñoàn kinh tế ñược cụ thể hóa

trên hai nội dung cơ bản là tổ chức công tác KTNB và tổ chức bộ máy KTNB.

1.2.2. Quy trình tổ chức công tác kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế

Như trên ñã phân tích, tổ chức công tác KTNB hướng ñến mục tiêu là tạo ra

mối liên hệ khoa học và nghệ thuật giữa các phương pháp kỹ thuật của kiểm toán

nhằm thực hiện các chức năng của KTNB là kiểm tra, xác nhận, ñánh giá và tư vấn.

Mối liên hệ khoa học giữa các phương pháp kỹ thuật của kiểm toán ñòi hỏi KTNB

phải xây dựng quy trình tổ chức công tác KTNB theo quy trình chung của kiểm toán.

Hơn nữa, tính nghệ thuật của tổ chức KTNB ñòi hỏi phải xây dựng linh hoạt và mềm

dẻo trình tự thực hiện KTNB phù hợp với từng doanh nghiệp thành viên ñược kiểm

toán và từng thời kỳ cụ thể. Tổ chức công tác KTNB trong tập ñoàn mang những nét

ñặc trưng riêng xuất phát từ các ñặc ñiểm của tập ñoàn kinh tế.

Phương thức xây dựng quy trình KTNB trong tập ñoàn kinh tế mang ñặc

trưng riêng: ðặc ñiểm của các tập ñoàn là nhóm các doanh nghiệp với các mối liên

kết phức tạp do ñó việc xác ñịnh phương thức xây dựng quy trình càng trở nên cần

thiết. Thông thường, có thể sử dụng một trong hai phương thức sau ñể xây dựng quy

trình kiểm toán. Thứ nhất, tập ñoàn thành lập bộ phận nghiên cứu và xây dựng quy

37

trình KTNB cho từng lĩnh vực cụ thể. Sau khi xây dựng tiến hành ñưa quy trình ra

vận dụng thử nghiệm với một số ñơn vị thành viên trong tập ñoàn, xác ñịnh mức ñộ

phù hợp của quy trình ñối với các ñội tượng kiếm toán khác nhau; từ ñó ñiều chỉnh

quy trình và chính thức ban hành. Phương thức này giúp tập ñoàn xây dựng ñược quy

trình kiểm toán có tính khoa học cao. Tuy nhiên, xây dựng theo phương thức này ñòi

hỏi tốn kém thời gian và chi phí lớn, ñồng thời phải có một ñội ngũ nhân viên có

trình ñộ cao thực hiện công việc. Thứ hai, tập ñoàn tiến hành xây dựng quy trình

KTNB dựa trên kinh nghiệm thực tế của các cuộc kiểm tra, kiểm soát hoặc các cuộc

KTNB ñã thực hiện. Căn cứ vào kinh nghiệm thực tế, xác ñịnh những công việc và

thủ tục áp dụng phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý. Phương thức này ñược các

tập ñoàn áp dụng rất nhiều do ñòi hỏi chi phí không lớn, quy trình KTNB ñược thay

ñổi kịp thời với những thay ñổi của tập ñoàn. Tuy nhiên, phương thức này có nhược

ñiểm là chưa thể có ngay ñược một quy trình KTNB có tính khoa học cao.

Quy trình KTNB trong tập ñoàn kinh tế dựa trên quy trình chung của kiểm

toán: Quy trình kiểm toán là trình tự và nội dung cụ thể của các bước công việc của

cuộc KTNB nhằm giúp KTVNB tập hợp ñủ thông tin thực hiện chức năng xác nhận,

kiểm tra, ñánh giá và tư vấn. Trình tự các bước công việc của KTNB bao gồm lập kế

hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán (lập

báo cáo hay biên bản kiểm toán) và quá trình giám sát. Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán

bao gồm tất cả các công việc khác nhau nhằm tạo ñược cơ sở pháp lý, lập kế hoạch

kiểm toán cụ thể và các ñiều kiện vật chất cho công tác kiểm toán. Bước 2: Thực

hiện kế hoạch kiểm toán và việc thực các công việc trong kế hoạch kiểm toán và

chương trình kiểm toán nhằm thực hiện các chức năng của kiểm toán. Bước 3: Lập

báo cáo hay biên bản kiểm toán nhằm ñưa ra kết luận của KTNB về ñối tượng ñược

kiểm toán. Bước 4: Là một bước công việc mang ñặc trưng riêng của KTNB ñó là

theo dõi sau kiểm toán và giám sát việc thực hiện các kết luận của KTNB. Có thể

khái quát quy trình tổ chức công tác KTNB theo sơ ñồ sau:

Sơ ñồ 1.2: Quy trình kiểm toán nội bộ

Chuẩn bị kiểm toán nội bộ

Thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ

Kết thúc kiểm toán

nội bộ

Kiểm tra thực hiện kết luận kiểm toán nội

bộ

38

KTNB trong tập ñoàn kinh tế cũng áp dung quy trình chung của KTNB trong

các doanh nghiệp nhưng mỗi bước công việc sẽ mang những nét ñặc thù theo ñặc

ñiểm riêng của tập ñoàn kinh tế.

Giai ñoạn I: Chuẩn bị KTNB

Ở giai ñoạn này, lập kế hoạch KTNB là công việc chủ yếu mà các KTV sẽ tập

trung thực hiện. Lập kế hoạch KTNB là bước công việc ñầu tiên của tổ chức công tác

KTNB nhằm tạo ra tiền ñề và ñiều kiện cụ thể trước khi thực hiện kế hoạch KTNB.

ðây là bước công việc mang tính quyết ñịnh ñến chất lượng của cuộc KTNB.

Kế hoạch KTNB là một dự án tổng thể bao gồm mục tiêu của cuộc kiểm toán,

thời gian, phạm vi công việc, phương pháp KTNB. Lập kế hoạch kiểm toán là quá

trình cân ñối tích cực giữa nội dung, thời gian, phạm vi, phương pháp và các nguồn

lực thực hiện kiểm toán nhằm ñảm báo cho việc thực hiện cuộc kiểm toán tiết kiệm

và hiệu quả. Lập kế hoạch kiểm toán gồm các bước công việc sau: lập kế hoạch kiểm

toán năm, lập kế hoạch chi tiết cho từng cuộc KTNB và thiết kế chương trình KTNB.

Bước 1: Lập kế hoạch KTNB năm

Kế hoạch KTNB năm bao gồm các ñịnh hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và

phương pháp tiếp cận chung của các cuộc KTNB trong năm. Kế hoạch kiểm toán lập

trên cơ sở ñánh giá thông tin tổng quát về tình hình hoạt ñộng và môi trường kinh

doanh của tất cả các doanh nghiệp thành viên trong tập ñoàn. Bản kế hoạch năm giúp

KTVNB dự tính và tổng hợp ñược khối lượng công việc cần thực hiện. Kế hoạch

KTNB năm do người phụ trách bộ phận KTNB lập và trình ban giám ñốc hoặc ủy

ban kiểm toán phê duyệt. Kế hoạch KTNB năm của tập ñoàn phải xét ñến nhiều yếu

tố khác nhau như chiến lược hoạt ñộng chung của toàn bộ tập ñoàn, chiến lược hoạt

ñộng cụ thể của từng doanh nghiệp thành viên và môi trường hoạt ñộng. Nội dung

của kế hoạch KTNB năm thường bao gồm:

Thứ nhất: Xác ñịnh mục tiêu KTNB là xác ñịnh những vấn ñề cần ñạt ñược khi

thực hiện KTNB. Các mục tiêu kiểm toán không phải là cái bất biến áp dụng cho mọi

cuộc kiểm toán mà sẽ phải biến ñổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Mục tiêu

này thường ñược xác ñịnh trên cơ sở yêu cầu của hội ñồng quản trị hoặc ban giám

ñốc tập ñoàn. Việc xác ñịnh mục tiêu kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng trong toàn

bộ quy trình lập kế hoạch kiểm toán. Mục tiêu KTNB phụ thuộc vào mong muốn

của nhà quản lý ñối với toàn bộ tập ñoàn và ñối với từng ñơn vị thành viên trong tập

39

ñoàn. Hơn nữa, xác ñịnh mục tiêu KTNB còn phải căn cứ vào phương thức có thể

thực hiện ñể KTNB, nguồn lực phục vụ cho kiểm toán. Cụ thể hơn, KTVNB cần

quan tâm ñến những vấn ñề sau khi xác ñịnh mục tiêu kiểm toán: Trước hết, KTNB

phải xác ñịnh hình thức hỗ trợ quản lý và cấp hỗ trợ quản lý. Hình thức hỗ trợ quản

lý có thế là ñánh giá tuân thủ trong ñơn vị hay có thể nâng lên một hình thức cao hơn

là tìm các giải pháp nhằm cải tiến hoạt ñộng hoạt ñộng cụ thể. Thậm chí, KTNB có

thể lựa chọn một hình thức cao hơn nữa là ñánh giá không chỉ các hoạt ñộng cụ thể

mà có thể ñánh giá chiến lược hoạt ñộng của toàn tập ñoàn và chiến lược hoạt ñộng

của từng ñơn vị thành viên. Trong xây dựng mục tiêu kiểm toán, KTNB cần xem xét

ñến phạm vi KTNB. ðể thực hiện ñược các giai ñoạn kế tiếp của cuộc kiểm toán,

KTNB cần có sự ñộc lập khi tiếp xúc với các bộ phận khác nhau trong nghiệp vụ của

các doanh nghiệp thành viên tập ñoàn ñồng thời có quyền ñược báo cáo tất cả các

vấn ñề thuộc về lợi ích của doanh nghiệp ñó liên quan ñến các doanh nghiệp khác

trong tập ñoàn. Mục tiêu của KTNB còn bao hàm chất lượng phục vụ quản lý của

cuộc kiểm toán, chất lượng KTVNB. Khi xây dựng hệ thống mục tiêu kiểm toán, cần

quan tâm ñến ngân sách cho hoạt ñộng kiểm toán và khả năng phát triển năng lực của

ñội ngũ nhân viên thực hiện KTNB. Ngân sách hoạt ñộng kiểm toán cần phải có sự

cân nhắc dựa trên trọng tâm kiểm toán ñối với từng loại hình kiểm toán và ñối với

từng loại khách thể kiểm toán trong tập ñoàn.

Thứ hai: Xây dựng chiến lược kiểm toán. Theo thuật ngữ của quản lý, chiến

lược thường dài hạn và mang tính ñịnh hướng. Chiến lược biểu thị những phương

pháp tiếp cận hướng ñến các mục tiêu lâu dài trên cơ sở các mục tiêu ñề ra. Khi xây

dựng chiến lược, KTNB phải căn cứ vào mục tiêu và hiểu rõ mối liên hệ giữa chiến

lược và mục tiêu. Mục tiêu là ñích cần ñạt tới của một cuộc kiểm toán còn chiến lược

là phương tiện ñạt ñược các kết quả ñã ñặt ra. Khi xây dựng chiến lược kiểm toán,

KTNB căn cứ vào cách thức tổ chức, chính sách nhân sự, phương thức quản trị hoạt

ñộng kiểm soát, phạm vi của các thủ tục kiểm toán, cách thức báo cáo, chương trình

kiểm toán linh hoạt, mức ñộ và phạm vi áp dụng các hoạt ñộng kiểm toán. ðặc biệt,

chiến lược kiểm toán cần ñược xây dựng dựa trên chiến lược hoạt ñộng của toàn bộ

tập ñoàn. Chiến lược KTNB của tập ñoàn cần có sự liên hệ chặt chẽ ñến ngành nghề

kinh doanh, thị trường mục tiêu, sản phẩm, các giá trị của toàn bộ tập ñoàn và các

doanh nghiệp thành viên trong tập ñoàn. Những nội dung thực hiện trong chiến lược

kiểm toán cần cân nhắc ñể không bị mâu thuẫn hay cản trở việc thực hiện chiến lược

40

hoạt ñộng chung của tập ñoàn. Tuy nhiên, việc xây dựng chiến lược của KTNB cần

có sự ñiều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ.

Thứ ba: Triển khai các chính sách hỗ trợ và các thủ tục nghiệp vụ. Các chính

sách và thủ tục hỗ trợ thường liên quan chủ yếu ñến tổ chức nhân sự, sổ sách, báo

cáo. Vấn ñề quan trọng mà KTNB cần xác ñịnh là cách thức duy trì các chính sách

và thủ tục. Một khía cạnh quan trọng khác của các chính sách và thủ tục là phạm vi

áp dụng các chính sách hay thủ tục. Các quy ñịnh có thể có phạm vi rộng hay hẹp, có

mức ñộ áp dụng bắt buộc hay mang tính hướng dẫn tùy thuộc vào việc các chính

sách hay thủ tục có ñược chi tiết hay không. Ngoài ra, các chính sách và thủ tục phải

có tính kế thừa trên các chính sách và thủ tục trước ñó và phải dựa trên môi trường

xây dựng các chính sách và thủ tục. Các chính sách này thường ñược xây dựng

chung cho tất cả các thành viên trong tập ñoàn và có sự ñiều chỉnh trong những

trường hợp ñặc biệt.

Thứ tư: Xây dựng ngân sách hàng năm cho KTNB. ðể lập ngân sách hoạt

ñộng hàng năm, KTVNB phải xác ñịnh số lượng nhân viên thực hiện kiểm toán, số

ñơn vị trong tập ñoàn ñược lựa chọn ñể kiểm toán, dự kiến nhu cầu sử dụng chuyên

gia bên ngoài, các dịch vụ bổ trợ cho hoạt ñộng kiểm toán. ðây là cơ sở hiệu quả cho

KTVNB xác ñịnh ñược ngân sách cho các cuộc KTNB. Khi ngân sách ñược phê

duyệt, ban quản trị của từng doanh nghiệp thành viên trong tập ñoàn sẽ lấy chính

ngân sách này làm cơ sở ñể kiểm soát hoạt ñộng của KTNB.

Thứ năm: Triển khai các chương trình làm việc. Chương trình kiểm toán là cơ

sở cho hoạt ñộng kiểm toán ñược thực hiện một cách có hiệu quả. Chương trình kiểm

toán giúp KTV có thể xây dựng kế hoạch làm việc, tạo sự chủ ñộng cho mỗi cá nhân

trong ñoàn KTNB và sự phối hợp hiệu quả của cả nhóm kiểm toán cũng như với các

các bên có liên quan. Chương trình kiểm toán thường ñược xây dựng cho khoảng

thời gian thông thường là một năm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ñặc biệt

chương trình kiểm toán có thể ñược xây dựng cho khoảng thời gian nhiều hơn một

năm. Việc lập chương trình kiểm toán cho một khoảng thời gian dài sẽ gây cho

KTVNB rất nhiều khó khăn vì chương trình kiểm toán sẽ khó thích ứng với những

thay ñổi của yêu cầu quản lý, môi trường kinh doanh, thay ñổi nhân sự. Do ñó,

chương trình kiểm toán thông thường chỉ ñược xây dựng theo năm. Trước khi triển

khai chương trình kiểm toán, KTV ñề nghị cấp có thẩm quyền cho ý kiến về những

lĩnh vực trọng ñiểm. Những ý kiến này có thể thu thập từ nhà quản lý trung gian hoặc

41

nhà quản lý cao cấp. Những người chịu trách nhiệm chỉ ñạo cuộc kiểm toán cũng cần

ñề xuất các nội dung kiểm toán, hơn nữa, các thành viên khác của ñoàn kiểm toán

cũng phải ñược tiếp xúc ñể có ñề xuất cho các cuộc kiểm toán.

Thứ sáu: Nghiên cứu và thu thập thông tin sơ bộ về cuộc kiểm toán. Mục tiêu

của việc nghiên cứu và thu thập thông tin này là giúp KTVNB ñịnh hướng ñược

những nội dung cần ưu tiên trong cuộc kiểm toán. ðể có ñược nghiên cứu ban ñầu

hiệu quả, KTV có thể dựa trên các thông tin sau: Một là, KTV phải thu thập những

yêu cầu của quản lý. Mục tiêu kiểm toán phải ñược xác ñịnh rõ ràng. Chủ tịch hội

ñồng quản trị, ủy ban kiểm toán hoặc các nhà quản lý cao cấp khác có thể yêu cầu

tiến hành kiểm toán. Tuy nhiên, trong từng trường hợp ñều phải làm rõ mục tiêu chi

tiết của cuộc kiểm toán. Hai là, KTV cần thu thập và dựa vào những phát hiện trước

ñây. Những phát hiện này có thể có trong hồ sơ kiểm toán lần trước hoặc trong các

báo cáo kiểm toán trước. Khi thẩm tra các báo cáo kiểm toán trước ñây, kiểm toán

viên có thể phát hiện ra các sai phạm ñã báo cáo trong lần kiểm toán trước và cần

ñược thẩm tra tiếp. ðiều này ñặc biệt quan trọng nếu những phát hiện này lớn và

ñược báo cáo trong nhiều cuộc kiểm toán trước.

Bước 2: Lập kế hoạch KTNB chi tiết

Kế hoạch KTNB chi tiết là kế hoạch kiểm toán cân ñối từng bộ phận của cuộc

kiểm toán ñối với từng ñơn vị thành viên trong tập ñoàn nhằm chỉ ñạo tổ chức thực

hiện các hoạt ñộng cụ thể của cuộc kiểm toán bộ phận. Căn cứ ñể xây dựng kế hoạch

KTNB chi tiết là kế hoạch KTNB năm ñược phê duyệt và ñặc ñiểm của các doanh

nghiệp thành viên ñược kiểm toán. Kế hoạch KTNB chi tiết có thể ñược sửa ñổi

trong quá trình thực hiện KTNB do các ñiều kiện khách quan mang lại. Trình tự xây

dựng kế hoạch KTNB chi tiết thường bao gồm các công việc chủ yếu sau: chuẩn bị

kế hoạch kiểm toán chi tiết, khảo sát và thu thập thông tin về ñơn vị thành viên ñược

KTNB, xác ñịnh mức ñộ trọng yếu và ñánh giá rủi ro kiểm toán, tìm hiểu hệ thống

kiểm soát nội bộ và ñánh giá rủi ro kiểm toán, tổng hợp kế hoạch KTNB chi tiết và

soạn thảo chương trình kiểm toán.

ðối với chuẩn bị kế hoạch kiểm toán chi tiết, người phụ trách công việc

KTNB phải xác ñịnh mục tiêu, phạm vi, nhân lực và các ñiều kiện vật chất cơ bản

của cuộc KTNB. Trong quan hệ với loại hình kiểm toán, cần nhận thức rõ sự khác

biệt về mục tiêu khi KTNB tiến hành kiểm toán hoạt ñộng và kiểm toán BCTC.

Kiểm toán hoạt ñộng chủ yếu hướng tới mục tiêu là tính kinh tế, tính hiệu quả và

42

hiệu năng của hoạt ñộng và tác nghiệp trong khi kiểm toán BCTC chủ yếu hướng tới

tính trung thực, hợp lý và hợp pháp của thông tin. Căn cứ vào mục tiêu và phạm vi

kiểm toán, người phụ trách công việc KTNB chỉ ñịnh người phụ trách cho từng cuộc

kiểm toán cụ thể và số lượng KTV cho từng cuộc kiểm toán. Yêu cầu cuộc việc chỉ

ñịnh nhân sự là phải lựa chọn những người có trình ñộ nghiệp vụ tương xứng, am

hiểu về lĩnh vực và loại hình kiểm toán ñược phân công.

ðối với công việc thu thập thông tin, trước hết KTNB tiến hành thu thập

thông tin chung về hoạt ñộng của doanh nghiệp thành viên như cơ cấu tổ chức, quan

hệ liên kết với công ty mẹ, tình hình phát triển của doanh nghiệp, thay ñổi chủ yếu về

nhân sự và chính sách của doanh nghiệp. Tiếp theo, KTNB tiến hành thu thập thông

tin về quản lý nội bộ của doanh nghiệp thành viên như các quy chế nội bộ, số lượng,

trình ñộ, khả năng của lãnh ñạo doanh nghiệp thành viên, mô hình tổ chức quản lý

của doanh nghiệp thành viên. KTNB có thể thu thập thông tin bằng cách quan sát, sử

dụng bảng câu hỏi, phỏng vấn, phân tích sơ bộ ñội với các văn bản pháp lý của nhà

nước và các tài liệu do doanh nghiệp thành viên cung cấp.

Công việc tiếp theo là xác ñịnh mức ñộ trọng yếu và ñánh giá rủi ro kiểm

soát. Bước công việc này ñược thực hiện chủ yếu trong trường hợp KTNB tiến hành

kiểm toán BCTC. Theo bản công bố về chuẩn mực kiểm toán số 47 (SAS 47), KTV

nên xem xét rủi ro kiểm toán và các vấn ñề trọng yếu khi lập kế hoạch kiểm toán và

thiết kế các thủ tục kiểm toán cũng như ñưa ra kết luận kiểm toán. Trọng yếu, xét

trong quan hệ với nội dung kiểm toán, lá khái niệm ñể chỉ tầm cỡ và tính hệ trọng

của phần nội dung cơ bản của kiểm toán có ảnh hưởng tới tính ñúng ñắn của việc

nhận thức ñánh giá ñối tượng kiểm toán và việc sử dụng thông tin ñã ñánh giá ñó ñể

ñưa ra quyết ñịnh. Trọng yếu có thể ñược ñánh giá thông qua ñánh giá quy mô và

bản chất của phần nội dung kiểm toán. KTV cần ñánh giá rủi ro kiểm toán bao gồm

rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện trên cơ sở ñó xác ñịnh phương

pháp kiểm toán. Nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp KTV có thể xác ñịnh

mức rủi ro phát hiện ở mức cao và có thể thu hẹp phạm vi kiểm toán, giảm kích cỡ

mẫu và ngược lại. ðối với công việc tìm hiểu HTKSNB, KTV thu thập thông tin

nhằm ñánh giá HTKSNB của doanh nghiệp thành viên theo ba hướng: tính hiệu lực,

tính hiệu quả và tính liên tục của HTKSNB. Trên cơ sở ñó KTV tiến hành tổng hợp

kế hoạch kiểm toán chi tiết. Nội dung kế hoạc kiểm toán chi tiết là sự cụ thể hoá kế

hoạch KTNB năm về thời gian, công việc, nhân sự, phạm vi và mục tiêu kiểm toán.

43

Kế hoạch kiểm toán chi tiết sau khi lập xong ñược Hội ñồng quản trị hoặc Ban giám

ñốc tập ñoàn phê duyệt làm cơ sở tiến hành cuộc kiểm toán. Khác với kế hoạch kiểm

toán do các KTV bên ngoài thực hiện, kế hoạch kiểm toán chi tiết có thể ñược sửa

ñổi bổ sung trong quá trình thực hiện nếu có những thay ñổi về ñiều kiện thực hiện.

Tuy nhiên, sự thay ñổi kế hoạch KTNB phải ñược sự chấp thuận của người phê

duyệt kế hoạch kiểm toán. ðiều này thường ñược quy ñịnh rõ trong quy chế KTNB

của tập ñoàn. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán chi tiết, KTNB tiến hành thiết kế

chương trình KTNB chi tiết ñối với từng ñối tượng kiểm toán xác ñịnh. Chương trình

KTNB là toàn bộ các chỉ dẫn cho KTV tham gia vào công tác kiểm toán, là căn cứ

phân công, ghi chép theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình

kiểm toán là căn cứ ñề ñánh giá chất lượng công việc kiểm toán và là minh chứng

pháp lý ñể chứng minh công việc kiểm toán ñã ñược thực hiện một cách phù hợp.

Thông thường, chương trình KTNB do các trưởng nhóm (trưởng ñoàn) KTNB của

tập ñoàn hay của ñơn vị thành viên xây dựng. Trong quá trình xây dựng chương trình

KTNB, KTV phải xác ñịnh nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán

cần thực hiện ñối với từng phần hành kiểm toán. Trong quá trình xây dựng chương

trình kiểm toán, KTVNB xác ñịnh phương hướng, phạm vi và mức ñộ cần tập trung

khi tiến hành kiểm toán thông qua làm quen với HTKSNB. Kiểm toán viên phải xác

ñịnh ñộ tin cậy có thể dựa vào hệ thống KSNB cũng như các phân hệ công việc của

KSNB trước khi tiến hành kiểm toán. Dựa vào kết quả của công việc ñiều tra tại ñịa

bàn, KTV xác ñịnh bản chất và nội dung công việc cần thực hiện. Trên cơ sở các kết

luận ñiều tra, kế hoạch kiểm toán ñã lập, KTV xây dựng chương trình kiểm toán. Khi

xây dựng chương trình kiểm toán, cần lưu ý xác ñịnh kết quả kiểm toán sẽ ñược

thông báo như thế nào, khi nào và cho ai. ðây là vấn ñề luôn phải ñược xác ñịnh

trước trong chương trình kiểm toán tương ứng với từng ñối tượng kiểm toán cụ thể.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng những vấn ñề này phải luôn ñược xem xét lại dựa

trên các kết quả kiểm toán diễn ra cụ thể trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Giai ñoạn 2: Thực hiện KTNB

Thực hiện KTNB là quá trình thực hiện ñồng bộ các công việc ñã ấn ñịnh

trong kế hoạch, chương trình KTNB. ðối với mỗi ñối tượng KTNB khác nhau, mỗi

loại hình kiểm toán khác nhau và trong từng khoảng thời gian cụ thể khác nhau có

thể thực hiện quy trình kiểm toán khác nhau. Tuy nhiên, trong thực hiện kế hoạch

44

KTNB, phải ñảm báo tính khoa học của tổ chức. ðể ñạt ñược ñiều này, KTNB phải

quan tâm tới các vấn ñề sau:

Thứ nhất, KTVNB phải tuyệt ñối tuân thủ chương trình kiểm toán ñã ñược

xây dựng. Trong mọi trường hợp KTV không ñược tự ý thay ñổi chương trình kiểm

toán ñã ñược xây dựng, nếu có sự thay ñổi phải ñược sự chấp thuận của người ñã phê

duyệt kế hoạch kiểm toán (hội ñồng quản trị hoặc ban giám ñốc tập ñoàn).

Thứ hai, Trong qúa trình thực hiện kiểm toán, KTVNB phải ñảm bảo tuân thủ

pháp luật của nhà nước, các chuẩn mực KTNB có liên quan và quy chế KTNB của

tập ñoàn.

Thứ ba, Trong quá trình thực hiện, KTVNB phải thường xuyên ghi chép

những phát giác của mình về các con số sự kiện nhằm tích luỹ bằng chứng kiểm toán

cho các ñánh giá, xác nhận và tư vấn của mình.Việc ghi chép của KTVNB phải theo

ñúng quy ñịnh trong quy chế KTNB và phải ñược tập hợp riêng trên các giấy tờ làm

việc và trong hồ sơ kiểm toán. ðiều này có nghĩa là KTVNB sẽ không thực hiện các

ñiều chỉnh hay trực tiếp thực hiện kết luận hay kiến nghị của mình trên sổ sách của

kế toán.

Thứ tư, ðịnh kỳ, KTVNB phải thực hiện tổng hợp kết quả kiểm toán và báo

cáo tiến ñộ thực hiện kế hoạch KTNB chi tiết trên các bảng kê tổng hợp. Bảng kê

tổng hợp là công cụ giúp KTVNB nắm ñược tiến trình thực hiện, xác ñịnh kết quả

kiểm toán ñã ñạt ñược và ñịnh hướng công việc cần làm kế tiếp một cách hệ thống và

khoa học.

Thứ năm, Kết thúc giai ñoạn thực hiện kế hoạch KTNB, KTV cần thực hiện

tập hợp, chọn lọc, phân loại các bằng chứng, ñánh giá nhận ñịnh nội dung nhằm

chuẩn bị cho công việc lập báo cáo KTNB. Ngoài ra, KTNB cần rà soát lại tài liệu,

lưu trữ tài liệu một cách khoa học và hợp lý ñể ñảm bảo khi cần thiết có thể kiểm

soát công việc KTNB qua tài liệu này một cách hiệu quả và khoa học.

Thứ sáu, Thông tin phải ñược thu thập về tất cả các vấn ñề liên quan ñến mục

tiêu kiểm toán và phạm vi công việc. Thông tin phải ñầy ñủ, trọng yếu, thích hợp và

hữu ích ñể tạo cơ sở vững chắc cho các phát hiện và kiến nghị kiểm toán. Thông tin

ñầy ñủ là thông tin căn cứ theo sự thật, thỏa ñáng và có sức thuyết phục sao cho bất

kỳ cá nhân thận trọng nào dựa trên thông tin này ñều có kết luận kiểm toán tương tự.

Thông tin trọng yếu là thông tin ñáng tin cậy liên quan ñến tầm cỡ và tính hệ trọng

45

của thông tin. Thông tin thích hợp là thông tin hỗ trợ các phát hiện và kiến nghị kiểm

toán, nhất quán với các mục tiêu kiểm toán. Thông tin hữu ích là thông tin giúp cho

các tổ chức ñạt ñược mục ñích. Có thể minh họa ñến những ñặc trưng trên của thông

tin dùng làm bằng chứng cho KTNB như sau (Bảng 1.3) [53].

Bảng số 1.3: Bảng ñánh giá bằng chứng kiểm toán

PHÂN LOẠI MẠNH NHẤT YẾU NHẤT

Mối quan hệ Bên ngoài Nội bộ

Các kỹ thuật Quan sát - xác nhận Khảo sát

Nguồn gốc Thực Số liệu kế toán cơ bản

Hình thức Văn bản Lời nói

Sự tinh xảo Chính thức Không chính thức

Thực tế Hệ thống thực tế Hệ thống theo thiết kế

Kiểm toán viên Bản thân Những người khác

Thứ bảy, Các thủ tục kiểm toán, kể cả phương pháp trắc nghiệp và chọn mẫu

ñược sử dụng phải ñược lựa chọn trước, có thể áp dụng ở ñâu, ñược mở rộng hoặc

thay ñổi như thế nào nếu hoàn cảnh cho phép.

Thứ tám, Quá trình thu thập, phân tích, giải thích và ñề ra kết luận kiểm toán

phải ñược giám sát ñề ñưa ra sự khẳng ñịnh hợp lý rằng tính khách quan của kiểm

toán viên ñược giữ vững và ñáp ứng ñược các mục tiêu kiểm toán.

Thứ chín, KTNB có thể thực hiện ñánh giá công việc kiểm toán về hiệu quả

và mức ñộ ñạt ñược mục tiêu của cuộc kiểm toán thông qua phương pháp tiếp cận,

thời gian hao phí, các lĩnh vực trọng tâm, bố trí nhân viên và những ñề xuất cho lần

kiểm toán sau.

Trên cơ sở lưu ý những vấn ñề nêu trên, KTVNB thường thực hiện KTNB

dựa trên các bước cơ bản sau:

Một là, Gửi quyết ñịnh kiểm toán cho ñơn vị ñược kiểm toán: trên cơ sở kế

hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán ñược xây dựng, KTNB gửi kế hoạch

kiểm toán ñã ñược cấp có thẩm quyền phê duyệt và chương trình kiểm toán cho ñơn

vị ñược kiểm toán. Gửi quyết ñịnh kiểm toán hoặc kế hoạch kiểm toán ñược phê

46

duyệt nhằm mục ñích tạo ñiều kiện cho ñơn vị ñược kiểm toán chuẩn bị các tài liệu

và ñiều kiện khác phục vụ cho cuộc kiểm toán. Thông thường, quyết ñịnh kiểm toán

gửi cho ñơn vị ñược kiểm toán trên cơ sở kế hoạch kiểm toán năm của toàn tập ñoàn.

Tuy nhiên, có những trường hợp, ñơn vị ñược kiểm toán sẽ không nhận ñược quyết

ñịnh kiểm toán trước khi cuộc kiểm toán bắt ñầu. Trường hợp này thường xảy ra khi

người ra quyết ñịnh KTNB là người trong bộ máy lãnh ñạo cao nhất của tập ñoàn và

phục vụ cho các mục ñích kiểm tra ñột xuất. Trường hợp này thường hãn hữu xảy ra

vì khi có KTNB từ công ty mẹ hay từ các ñơn vị thành viên ñược chỉ ñịnh ñến

KTNB tại ñơn vị ñược kiểm toán, ñiều này thường dẫn ñến khả năng làm gián ñoạn

hoạt ñộng của doanh nghiệp và hiệu quả của cuộc kiểm toán thường không cao khi

cuộc kiểm toán mất nhiều thời gian hơn.

Hai là, Kiểm tra thực tế tại ñơn vị ñược kiểm toán chú trọng ñến HTKSNB.

Kiểm tra thực tế giúp KTNB làm quen với hệ thống, ñánh giá rủi ro kiểm soát. Việc

kiểm tra thực tế có thể dựa trên các nội dung chính sau: Kiểm tra về tổ chức, kiểm tra

các chính sách và thủ tục, kiểm tra các báo cáo, kiểm tra hoạt ñộng của các cá nhân,

trao ñổi với các nhân vật chủ chốt hay những người chịu trách nhiệm.

Quá trình này cần ñược ghi chép lại thông qua một trong các phương pháp mô

tả sau:

Bảng lưu ñồ: Lưu ñồ cung cấp cho KTV bản tóm tắt về sự luân chuyển của

các tài liệu, dữ liệu nhằm giúp kiểm toán viên nhận biết rõ hơn quy trình của một hệ

thống. Hơn nữa, phương pháp này còn giúp xác ñịnh ñiểm yếu trong hệ thống.

Thông thường kiểm toán viên sử dụng các ký hiệu thống nhất ñể trình bày trong lưu

ñồ (Sơ ñồ 1.3, Sơ ñồ 1.4). Bảng câu hỏi hệ thống KSNB ñưa ra những câu hỏi về hệ

thống KSNB. Các câu hỏi này có thể dựa trên câu hỏi ñóng hoặc câu hỏi mở. Thông

thường, với dạng bảng câu hỏi kiểm soát nội bộ với câu hỏi ñóng, những phần trả lời

"có" hoặc "ñúng" sẽ cho thấy ưu ñiểm của hệ thống kiểm soát nội bộ. Bảng tường

thuật mô tả chi tiết về hệ thống kiểm soát nội bộ bằng lời. Bảng tường thuật thường ít

ñược sử dụng trong trường hợp kiểm toán một ñơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ

lớn, có cấu trúc phức tạp. Kiểm toán viên nội bộ có thể sử dụng kết hợp cả ba

phương pháp nêu trên chứ không nhất thiết chỉ ñược áp dụng một phương pháp.

47

Sơ ñồ 1.3: Một số ký hiệu trong mô tả HTKSNB

Sơ ñồ 1.4: Mô tả HTKSNB trong quy trình của nghiệp vụ thu tiền

Ba là, Tiến hành các thử nghiệm chi tiết. Trên cơ sở này kiểm toán viên tiến

hành các thử nghiệm. Việc mở rộng hay thu hẹp phạm vi của các thử nghiệm kiểm

toán không chỉ căn cứ vào kết quả của khảo sát sơ bộ HTKSNB mà còn căn cứ vào

A N D

A N D

ðiểm xuất phát của dòng lưu chuyển

Tài liệu

Tài liệu ñã chuẩn bị

Hồ sơ lưu trữ tài liệu dài hạn A - Theo vần alphabe N - Theo số thứ tự D - Theo ngày tháng

Hồ sơ lưu trữ tài liệu tạm thời

Dòng lưu chuyển của tài liệu

Nguồn ghi sổ cái

Sổ kế toán

Thẻ ñục lỗ

Các bản in

Công dụng của các tài liệu

Sổ tiền

mặt Giấy báo tiền gửi D

Báo cáo cho khách hàng

Liên 1 giấy gửi tiền

Sổ cái tổng hợp

D Liên 2 giấy

gửi tiền

Gửi cho Ngân hàng

Nhận từ Ngân hàng

Báo cáo cho ban

giám ñốc

A/C Sổ cái

48

chính những kết quả thu ñược trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán. Khi

mở rộng thử nghiệm kiểm toán, KTNB phải hướng ñến một cuộc kiểm tra chi tiết

hơn, hướng tới việc kiểm tra tuân thủ các thủ tục kiểm soát hoặc thực hiện các mục

tiêu ñề ra. Kiểm toán viên có thể tiến hành theo hướng sau: Một là, kiểm tra chi tiết

hơn có thể là sự tiếp nối của các thủ tục trong giai ñoạn khảo sát sơ bộ; Hai là tăng

phạm vi thực hiện các thử nghiệm thông qua việc tăng số lượng các khoản mục thử

nghiệm; Ba là mở rộng phạm vi của các thử nghiệm ra ngoài các loại bằng chứng ñã

kiểm tra trong những bước kiểm toán trước. Kiểm toán viên có thể thực hiện từng

phương pháp riêng lẻ hoặc kết hợp các phương pháp nêu trên tùy thuộc vào kết quả

ñánh giá lại rủi ro kiểm soát. Các thử nghiệm này luôn phải gắn trực tiếp với rủi ro

ñang ñược kiểm tra, các thử nghiệm này phải ñảm bảo hiệu quả, không tốn kém về

cả thời gian và chi phí.

Bốn là,Tổng hợp các thông tin và bằng chứng thu thập trên "Bảng kê các phát

hiện kiểm toán" hoặc "Bảng tổng hợp các phát hiện kiểm toán". ðây là cơ sở cho

kiểm toán viên lập báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên nội bộ phải phân tích thu thập

và cân nhắc xem liệu ñó có phải là một phát hiện của kiểm toán không. Khi cân nhắc,

kiểm toán viên có thể xem xét các yếu tố sau:

Xác ñịnh ñiều kiện: Kiểm toán viên mô tả thực tế những vấn ñề liên quan tới

ñối tượng kiểm toán ñể xác ñịnh ñâu là ñiều kiện dẫn ñến phát hiện của KTV.

Xác ñịnh các tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn là những chuẩn mực, luật lệ, chính sách

hay thủ tục mà khách thể kiểm toán phải tuân thủ. Các tiêu chuẩn không phải là cố

ñịnh và thay ñổi theo lĩnh vực kiểm toán và mục tiêu kiểm toán. Trong kiểm toán tài

chính, ñó có thể là những nguyên tắc kế toán ñược chấp nhận. Trong kiểm toán hoạt

ñộng, không có cái gì làm ñích một cách chắc chắn hay những ño lường luôn ñịnh

sẵn ñể sử dụng làm các chỉ tiêu. Những tiêu chuẩn ñầu tiên là các tiêu chuẩn có thể

lượng hóa như những chỉ tiêu về mặt kỹ thuật ñược KTV ưu tiên sử dụng ñầu tiên.

Khi không có cơ sở là các tiêu chuẩn ñược lượng hóa, KTV có thể sử dụng tiêu

chuẩn của mức ñộ cực trị làm cơ sở ñể so sánh, tiêu chuẩn này là mức ñộ thấp nhất

và cao nhất của thành tích. Ngoài ra, kiểm toán viên có thể sử dụng tiêu chuẩn của

các khoản so sánh dựa trên so sánh các nghiệp vụ hoặc hoạt ñộng tương tự. Hay

KTV cũng có thể sử dụng tiêu chuẩn dựa trên ñánh giá của các chuyên gia. Các

chuyên gia có thể bên ngoài tổ chức hay là nhân viên của ñơn vị ñược kiểm toán.

49

ðánh giá ảnh hưởng: KTV cần ñánh giá ảnh hưởng của các phát hiện. Nếu

một vấn ñề không trọng yếu, có thể không coi ñó là một phát hiện. Các phát hiện

càng có ảnh hưởng lớn về quy trình hoạt ñộng và quy trình kiểm soát càng ñược xem

là trọng yếu. Những phát hiện này sẽ trở thành mối quan tâm ñặc biệt ñối với

KTVNB. Trọng mọi trường hợp, KTV cần cố gắng ñịnh lượng ñược hậu quả ngay cả

trường hợp ước tính. Trường hợp phải ước tính, KTNB nên dựa trên cơ sở hợp lý.

Phân tích và ñiều tra nguyên nhân: Việc trả lời câu hỏi "tại sao" ñặc biệt quan

trọng với nhà quản lý. Khi xác ñịnh ñược nguyên nhân, KTVNB mới có cơ sở ñể ñề

xuất kiến nghị và ñơn vị ñược kiểm toán sẽ có sở ñể thực hiện hoạt ñộng quản lý cần

thiết. Kiểm toán viên nội bộ có thể phỏng vấn hay trao ñổi trực tiếp với nhà quản lý

nhằm xác ñịnh chính xác nguyên nhân.

ðề xuất kiến nghị: KTVNB ñề xuất các kiến nghị nhằm giải quyết các vấn ñề

tồn tại hiện có. Kiến nghị phải dựa trên cơ sở ñánh giá ảnh hưởng và phân tích

nguyên nhân. Các kiến nghị của KTNB có thể theo hướng chấp nhận thực trạng và

khắc phục hoặc có thể theo hướng xây dựng mới hoàn toàn các chính sách, thủ tục ñể

bảo ñảm hiệu quả hoạt ñộng. Khi xây dựng kiến nghị, KTNB cần có sự trao ñổi thảo

luận với khách thể kiểm toán về kiến nghị. Việc trao ñổi này tạo ra tính khả thi của

các kiến nghị làm cho các kiến nghị gắn với ñiều kiện thực tế tại ñơn vị. Tuy nhiên,

việc ñề xuất kiến nghị này thường gắn với từng phát hiện riêng biệt. Tổng hợp các

phát hiện và ñưa ra kiến nghị ñồng bộ ñược thực hiện vào giai ñoạn kết thúc KTNB.

Giai ñoạn 3: Kết thúc KTNB

Kết thúc KTNB ñược thực hiện với hai công việc chủ yếu sau:

Tổng hợp kết quả kiểm toán: Trước hết KTVNB phải khái quát kết quả thực

hiện kiểm tra, xác nhận, ñánh giá thực trạng về ñối tượng KTNB. Trên cơ sở ñánh

giá kết quả của từng phần hành theo các mục tiêu kiểm toán chi tiết của KTNB KTV

tổng hợp và ñưa ñánh giá. KTVNB phải lưu ý, ñôi khi trong quá trình tổng hợp

KTVNB có thể nhận ñược những thông tin trái chiều cho một kết luận kiểm toán.

Khi ñó anh ta phải xác ñịnh tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung ñể xác ñịnh lại

kết luận kiểm toán. Việc tổng hợp kết quả kiểm toán thường ñược thực hiện một cách

khoa học trên một bảng tổng hợp kết quả kiểm toán. Trên cơ sở bảng tổng hợp trên,

KTVNB lập dự thảo báo cáo ñể làm việc trong nhóm, trao ñổi và thống nhất nội

dung trong nhóm KTNB.

50

Chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán: Công việc này thường gồm những nội

dung chủ yếu sau:

Một là, Lập phác thảo hoặc ñề cương cho báo cáo. Trong những giai ñoạn

ñầu của cuộc kiểm toán, KTV nên triển khai một ñề cương cho báo cáo rồi sau ñó

cập nhật thông tin liên tục. Thông tin và số liệu thống kê về cơ sở của lĩnh vực ñược

kiểm toán có thể thu thập trong giai ñoạn ñiều tra sơ bộ. Việc ñó ñảm bảo rằng thông

tin cần thiết ñược thu thập trong cuộc kiểm toán và sẽ giảm bớt thời gian trong giai

ñoạn kết thúc kiểm toán. Khi những phát hiện ñã ñược triển khai hoàn chỉnh, cần ñưa

vào các phần thích hợp của báo cáo cùng với ý kiến của các cá nhân có liên quan

trong ñơn vị ñược kiểm toán. KTV phải tận dụng nguồn lực trong quá trình ghi chép

thông tin và phát hiện. Trưởng nhóm kiểm toán có thể tự ñặt trách nhiệm cho mình

viết toàn bộ báo cáo hoặc phân công các KTV trong nhóm kiểm toán viết từng phần

và trưởng nhóm là người tổng hợp cuối cùng. Trong quá trình lập dự thảo hay lập

báo cáo chính thức, những người giám sát công việc kiểm toán phải xem xét các chỉ

dẫn và thẩm tra kết quả công việc của KTNB. Trong quá trình lập phác thảo hoặc ñề

cương cho báo cáo, KTNB cần xem xét ảnh hưởng của những kết luận kiểm toán của

mình ñến hoạt ñộng của ñơn vị thành viên trong tập ñoàn ñược kiểm toán.

Hai là, Chuẩn bị dự thảo lần ñầu. Kiểm toán viên cần thẩm tra các phát hiện

ñã ñược ghi nhận ñầy ñủ trên bảng tổng hợp hay chưa. Hơn nữa, KTV cần cân nhắc

cách sử dụng từ ngữ ñể ñưa ra nhận ñịnh rõ ràng chứ không phải là kết luận chung

chung. KTV thẩm tra các số liệu và xác ñịnh xem nguyên nhân, kết quả và kiến nghị

có ñược phát triển một cách ñầy ñủ không. Công việc này nhất thiết phải có sự trao

ñổi trong nhóm kiểm toán ñể ñưa ra cách thức trình bày nội dung hiệu quả và hợp lý

nhất.

Ba là, Thảo luận với khách thể kiểm toán: Vì những phát hiện kiểm toán và

giải pháp sẽ ñược triển khai, KTV cần trao ñổi với nhà quản lý và nhân viên trong

doanh nghiệp thành viên của tập ñoàn ñược kiểm toán về các giải pháp sẽ ñược triển

khai. ðôi khi, có thể phải bác bỏ một số giải pháp nếu thiếu tính khả thi hoặc không

hiệu quả, có thể ñiều chỉnh các giải pháp ñể có thể giải quyết ñồng bộ các phát hiện.

Thảo luận những phát hiện với nhân viên công ty còn có lợi ích khác là có ñược sự

nhất trí trong thực hiện, giảm bớt các bất ñồng trong thực hiện kiến nghị.

Bốn là, Chuẩn bị dự thảo cuối cùng. Trong bước công việc này KTV cần ñảm

bảo những kiến nghị trước ñó về những thay ñổi trong báo cáo ñã ñược thực hiện. ðể

51

có thể ñưa ra ý kiến chính thức, trong bước công việc này KTV phải ñảm bảo những

ý kiến của quản lý ñược nghiên cứu một cách thích ñáng. Các ý kiến của quản lý có

thể chỉ là nhà quản lý của bộ phận hoặc thậm chí quản lý cao nhất của doanh nghiệp

thành viên tập ñoàn. ðồng thời, KTV cũng cần kiểm tra báo cáo về mặt sử dụng các

ñồ thị, biểu mẫu, bảng kê. Mọi sự thay ñổi so về nội dung phải có sự nhất trí của

KTV ghi chép ban ñầu.

Lập báo cáo KTNB chính thức: Báo cáo KTNB là văn bản do KTVNB lập

và công bố ñể trình bày ý kiến chính thức của mình về ñối tượng ñược kiểm toán.

Báo cáo KTNB thường phải ñáp ứng các yêu cầu sau:

+ ðầy ñủ: Yêu cầu này ñòi hỏi báo cáo KTNB phải truyền tải các thông tin

cần thiết ñể thoả mãn các mục tiêu KTNB ñã ñề ra trong chương trình KTNB và phù

hợp với phạm vi kiểm toán.

+ Kịp thời: Báo cáo KTNB phải ñáp ứng ñược yêu cầu quản lý theo ñúng thời

ñiểm cần thiết. Sự chậm trễ trong quá trình báo cáo sẽ dẫn ñến những thiệt hại của

doanh nghiệp thành viên trong tập ñoàn và thậm chí trong toàn bộ tập ñoàn do không

ñề xuất các biện pháp kịp thời nhằm ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa sai phạm

trọng yếu.

+ Trung thực: Kết luận KTNB ñược minh chứng bằng các bằng chứng ñầy ñủ

và thích hợp theo các quy ñịnh và chuẩn mực KTNB.

+ Khách quan: KTNB là một yếu tố trong hệ thống kiểm toán do ñó cũng ñòi

hỏi kết luận kiểm toán phải ñảm bảo tính khách quan của việc thực hiện chứng năng

xác minh. Tính khách quan ñược thể hiện ở quá trình thu thập và trình bày bằng

chứng và kết luận KTNB trung lập và không thiên vị.

+ Rõ ràng, có sức thuyết phục và súc tích: Về mặt ngôn từ, báo cáo KTNB ñòi

hỏi phải cân nhắc giữa nội dung và sắc thái của ngôn từ ñể không gây hiểu nhầm.

Thông tin trên báo cáo ñược truyền tải ñầy ñủ ñể người ñọc nhận ra giá trị các phát

hiện, tính hợp lý của các phát hiện và lợi ích khi thực hiện các kiến nghị.

Báo cáo của KTNB thường bao gồm những nội dung cơ bản sau: Một là,

Ngày tháng phát hành: Báo cáo KTNB nên ñề ñúng ngày tháng phát hành. Trong

thực tế, ngày phát hành chính là ngày duyệt cuối cùng của trưởng nhóm kiểm toán và

in ra báo cáo kiểm toán. Hai là, ðịa chỉ: Báo cáo KTNB gửi theo ñịa chỉ người quản

lý có trách nhiệm trực tiếp về từng ñối tượng kiểm toán. Có một số trường hợp ñặc

52

biệt báo cáo kiểm toán ñược gửi cho người quản lý cấp cao hơn. Ba là, ðoạn mở ñầu

của báo cáo: ðoạn này thường nêu ra mục tiêu và phạm vi kiểm toán, thời gian tiến

hành kiểm toán, nhân sự thực hiện kiểm toán. Bốn là, ðoạn ñịnh hướng: KTV nên sử

dụng một ñoạn văn ñể mô tả tính chất chung của hoạt ñộng nghiệp vụ bao trùm trong

quá trình thẩm tra. ðó là sự ñịnh hướng cơ bản cho người ñọc báo cáo nhưng không

nên ñưa ra các thông tin quá chi tiết. Năm là, Tóm tắt những nội dung chủ yếu: Khi

có khá nhiều vần ñề qua trọng ñược ñưa vào báo cáo thường phải có bảng liệt kê và

sắp xếp thứ tự ưu tiên và tập hợp các vấn ñề tương tự ñể ñưa vào báo cáo của KTNB.

Sáu là, ðánh giá tóm tắt: Nên có việc ñánh giá tóm tắt về hiệu quả thực hiện nghiệp

vụ cấu thành từng bộ phận hay từng hoạt ñộng của ñơn vị ñược kiểm toán. Bảy là,

Trình bày những phát hiện ñặc biệt: ðây là nội dung chính của báo cáo KTNB. KTV

cần lựa chọn cách thức trình bày các phát hiện ñặc biệt thành các nhóm nhỏ theo

những nội dung sau: Mỗi ñề mục nhóm chỉ liên quan ñến một vấn ñề; Những phát

hiện kiểm toán; Kết luận, kiến nghị kiểm toán; Ý kiến bình luận của người ñược

kiểm toán; ðoạn kết thúc và ký tên.

ðệ trình báo cáo KTNB. Trên cơ sở lập dự thảo báo cáo KTNB ñể làm việc

trong nhóm KTNB, người phụ trách cuộc kiểm toán sẽ báo cáo với lãnh ñạo KTNB

ñể thống nhất với lãnh ñạo của doanh nghiệp thành viên ñược kiểm toán. Sau khi trao

ñổi thống nhất, báo cáo KTNB chính thức ñược lập và phát hành. Trách nhiệm lập và

phát hành thuộc về trưởng nhóm (ñoàn) KTNB. Báo cáo KTNB ñược gửi cho chủ

tịch hội ñồng quản trị, ban kiểm soát hoặc uỷ ban kiểm toán và tổng giám ñốc, sau

khi ñược tổng giám ñốc tập ñoàn thống nhất và giám ñốc doanh nghiệp thành viên

thống nhất. Thông thường trên báo cáo của KTNB sẽ có chữ ký của KTVNB và chữ

ký của giám ñốc của doanh nghiệp thành viên ñược kiểm toán. Chữ kỹ của cả chủ thể

và khách thể kiểm toán trên báo cáo KTNB là minh chứng khẳng ñịnh sự thống nhất

về kết luận kiểm toán.

Ngoài báo cáo kiểm toán hoàn chỉnh, có thể lập bản tóm tắt ñặc biệt cho một

số người sử dụng báo cáo. Mục ñích của bản tóm tắt này là cung cấp thông tin tóm

tắt mà không ñòi hỏi thảm khảo báo cáo hoàn chỉnh. Cách làm này có thể áp dụng

khi báo cáo hoàn chỉnh có nhiều nội dung và phức tạp, phục vụ cho nhiều ñối tượng

sử dụng.

Cụ thể hóa những phát hiện và kết luận kiểm toán, hiệu lực hóa các kiến

nghị: Mục tiêu của KTNB không chỉ dừng ở việc ñưa ra ñược báo cáo kiểm toán mà

53

còn hướng ñến việc thực hiện các kết luận và kiến nghị. Nền tảng chủ yếu là ñể ñảm

bảo hiệu lực của các kết luận và phát hiện là việc thẩm tra của KTV trên tất cả các

cấp ñộ. Nhưng nền tảng chủ yếu này cần ñược bổ sung một số loại thẩm tra và xác

nhận có liên quan ñến nhân viên ñược kiểm toán, kể cả người quản lý cấp trên ñược

kiểm toán. Có hai lợi ích của việc ñảm bảo hiệu lực bổ sung này: Một là, có sự kiểm

tra chéo về tính chính xác toàn vẹn và chất lượng công việc kiểm toán. Có những

việc quan trọng có thể bị bỏ qua hoặc diễn ñạt sai, hoặc kết luận và phát hiện của

kiểm toán mới chỉ dựa trên thông tin một chiều. Hai là, ñem lại mối quan hệ hợp tác

với cấp quản lý tại chỗ. Mối quan hệ hợp tác này là một cam kết chắc chắn hơn ñể có

ñược các giải pháp toàn diện hơn.

Tổng hợp kết quả KTNB của các ñơn vị thành viên tập ñoàn trong niên

ñộ: Sau khi tiến hành cụ thể hóa những kết luận kiểm toán của từng ñơn vị thành

viên, KTNB của tập ñoàn sẽ tổng hợp các kết quả kiểm toán của từng cuộc kiểm toán

cụ thể. Công việc này hết sức quan trọng nhằm tổng hợp và ñánh giá những ñiểm yếu

hay những sai phạm mang tính hệ thống của tất cả các ñơn vị thành viên. Nếu những

sai phạm của các ñơn vị thành viên mang tính hệ thống trong toàn bộ các ñơn vị

thành viên ñược kiểm toán, KTNB sẽ phải xác ñịnh nội dung kiến nghị liên quan và

ưu tiên hàng ñầu khi thực hiện kiến nghị. ðồng thời ñây cũng là căn cứ ñể ñề xuất

nội dung kiểm toán trong những niên ñộ sau.

Giai ñoạn 4: Kiểm tra thực hiện kết luận KTNB

Kiểm tra việc thực hiện kết luận của KTNB là bước công việc tạo nên sự khác

biệt cơ bản về quy trình do KTNB thực hiện so với các loại hình kiểm toán khác.

Kiểm tra việc thực hiện kết luận là công việc tiếp theo sau khi công bố báo cáo

KTNB. Việc kiểm tra này thường ñược thực hiện dưới hình thức kiểm tra thực tế và

kiểm tra trên báo cáo về tình hình thực hiện kiến nghị KTNB do doanh nghiệp thành

viên ñược kiểm toán lập. Có hai cách tiến hành công việc này. Thứ nhất là có thể tổ

chức dưới hình thức một ñoàn công tác riêng biệt hoặc cách thứ hai là sử dụng ñoàn

KTNB ñược phân công kiểm toán trong năm tiến hành KTNB trực tiếp tại doanh

nghiệp thành viên. Theo chúng tôi, cách thứ hai sẽ ñảm bảo việc kiểm tra sẽ ñược

tiến hành khách quan và ñáng tin cậy hơn. Trong một số tập ñoàn có quy mô lớn,

người ta còn tổ chức một nhóm riêng có nhiệm vụ ñánh giá việc thực hiện kiến nghị

và kiểm soát chất lượng hoạt ñộng kiểm toán.

54

Trình tự kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị KTNB thường ñược tiến hành

theo các bước cơ bản sau:

Một là, ðánh giá mức ñộ thực hiện kiến nghị KTNB: Bộ phận KTNB ñược

phân công ñánh giá có trách nhiệm xác ñịnh mức ñộ thực hiện kiến nghị thông qua

bảng ñánh giá. Bảng ñánh giá cần nêu rõ theo từng nhóm mục tiệu chủ yếu mà trong

kế hoạch kiểm toán ñã ñề ra. Ngoài ra, bộ phận này phải tìm hiểu và ñánh giá các

nguyên nhân ảnh hưởng ñến việc chưa chấp hành kiến nghị KTNB. Các nguyên nhân

ñó có thể do ñiều kiện khách quan hoặc cũng có thể do nguyên nhân chủ quan. Cần

xác ñịnh nguyên nhân chủ quan là do HTKSNB ở doanh nghiệp thành viên hoạt

ñộng chưa hiệu quả hay do ñơn vị ñó cố tình không thực hiện kiến nghị của KTNB.

Trong một số trường hợp, kiến nghị của KTNB nêu ra không phù hợp với tình hình

thực tế của doanh nghiệp thành viên.

Hai là, Lập báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị: Báo cáo này ñược lập khi

kết thúc quá trình kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị. Báo cáo này cần nêu rõ

mức ñộ thực hiện kiến nghị, ñề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp không

thực hiện kiến nghị KTNB.

Trên ñây là phần mô tả quy trình chung của KTNB áp dụng cho các loại hình

kiểm toán khác nhau. Tuy theo loại hình kiểm toán, ñiều kiện thực hiện, ñặc ñiểm

liên kết, KTNB có thể ñiều chỉnh quy trình kiểm toán phù hợp với từng cuộc kiểm

toán cụ thể.

1.2.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế

Tổ chức bộ máy KTNB phải trên cơ sở tổ chức công việc của KTNB vì tổ

chức công việc KTNB ở cấp cao nhất trở thành chiến lược ñể ñạt ñược mục ñích của

KTNB. Hơn nữa, tổ chức bộ máy KTNB phải có sự chỉ ñạo thường xuyên về mặt

quản trị, có sự kiểm soát tập thể. "Bộ máy kiểm toán nói chung bao gồm con người

và phương tiện chứa ñựng các yếu tố của kiểm toán ñể thực hiện chức năng kiểm

toán" [28, tr210]. Các yếu tố của kiểm toán phải trở thành nhận thức và kinh nghiệm

trong con người, hình thành cơ chế hoạt ñộng của các phương tiện. Theo quan niệm

này, bộ máy KTNB là hệ thống bao gồm các KTV do ñơn vị tự lập ra ñáp ứng yêu

cầu quản trị nội bộ.

Sẽ không tồn tại một cách thức tổ chức bộ máy KTNB hiệu quả duy nhất.

Cách thức tổ chức bộ máy KTNB phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tổ chức bộ máy

55

KTNB tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng thời kỳ, phạm vi hoạt ñộng, ñặc ñiểm

lĩnh vực kinh doanh, yêu cầu về pháp lý.

Thứ nhất, xét theo phạm vi hoạt ñộng của KTNB và mối liên hệ giữa KTNB

của công ty mẹ và các ñơn vị thành viên, có hai mô hình cơ bản ñể tổ chức KTNB:

Tập trung và phân tán. Tổ chức kiểm toán theo mô hình tập trung thường ñược hiểu

là chỉ tổ chức KTNB tại bộ máy hoạt ñộng cấp cao như công ty mẹ mà không tổ

chức KTNB tại các ñơn vị thành viên cấp dưới. Mô hình này ñòi hỏi các KTV của

văn phòng ñiều hành tập ñoàn hay công ty mẹ phải thường xuyên di chuyển ñến các

doanh nghiệp thành viên khác nhau, ñịa ñiểm khác nhau ñể thực hiện kiểm toán.

Theo cách thức tổ chức phân tán, KTNB ñược thành lập ở cả công ty mẹ và các ñơn

vị thành viên. Về mặt lý thuyết, tổ chức KTNB theo cách này có thể thực hiện ñược

tuy nhiên trong thực tế tính khả thi thường không cao. Mô hình này bị giới hạn bởi

chi phí kiểm toán, số lượng KTV, kiểm soát hoạt ñộng kiểm toán... Khi tổ chức bộ

máy KTNB theo mô hình phân tán, có thể nhận thấy rõ những ưu ñiểm sau: Một là,

cách thức tổ chức này sẽ làm cho những KTV ở công ty mẹ sẽ không quá bận rộn với

những công việc ñơn giản và họ có thể tập trung cho những công việc khác quan

trọng hơn. Hai là, các KTVNB ở ngay tại các ñơn vị thành viên ñược kiểm toán

thường có kiến thức và kinh nghiệm về chính ñơn vị của mình, ñiều này sẽ giúp họ

có những kiến nghị và phát hiện gắn liền với ñiều kiện doanh nghiệp. Ba là, những

người ở chính ñơn vị thành viên ñược kiểm toán thường có ñộng lực ñể thực hiện các

kết luận và kiến nghị khi chính họ ñề xuất hơn là thực hiện kiến nghị hay phát hiện

ñó từ các KTV của công ty mẹ. Khi tổ chức theo cách thức tập trung, bộ máy KTNB

cũng có những ưu ñiểm nhất ñịnh: Một là, khi kiến nghị hay phát hiện từ các KTV

của công ty mẹ ñược phát hành các kiến nghị ñó thường mang tính áp chế cao hơn.

Hai là, KTV tại các ñơn vị thành viên có thể mới chỉ có nhận ñịnh từ phía doanh

nghiệp mà chưa có ñược tầm nhìn tổng quan. ðiều này càng thể hiện rõ nếu mối liên

hệ giữa các nhóm kiểm toán trong các doanh nghiệp có liên hệ không chặt chẽ. Thứ

ba, KTNB tổ chức theo cách thức tập trung thường dễ dàng ñưa ra các chính sách

nhất quán và ñồng bộ trong toàn tập ñoàn. Thực ra, hai cách thức trên chỉ là xu

hướng tổ chức. Vì vậy, các tập ñoàn có thể tổ chức theo cách thức hỗn hợp. Một số

chức năng kiểm toán quan trọng ñược giao cho bộ phận KTNB ở công ty mẹ và các

chức năng kiểm toán thông thường ñược giao cho KTNB tại ñơn vị thành viên.

56

Thứ hai, dựa trên quy mô của bộ phận kiểm toán, có thể lựa chọn hai mô hình

sau: bộ phận KTNB hoặc giám ñịnh viên kế toán.

Bộ phận KTNB: Bộ phận có thể gọi là ban (hay phòng) KTNB có số lượng

lớn các KTVNB. KTNB ñược tổ chức theo hình thức này sẽ có số lượng và cơ cấu

thành viên phụ thuộc vào quy mô của ñơn vị, nhiệm vụ của từng thời kỳ cụ thể. Bộ

phận KTNB có thể thực hiện các công việc do hội ñồng quản trị, ban kiểm soát hoặc

do tổng giám ñốc giao cho. Khi tổ chức KTNB theo mô hình này, bộ phận KTNB

còn có thể ñược giao nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện quy chế KTNB; thực hiện kiểm

toán theo quy chế. ðối với tập ñoàn kinh tế, bộ phận KTNB phải bao gồm các thành

viên có ñủ năng lực thực hiện kiểm toán. ðòi hỏi về năng lực có thể ñặt ra yêu cầu

các kiểm toán viên trong bộ máy KTNB phải là kiểm toán viên nội bộ chuyên

nghiệp. Ưu ñiểm của hình thức tổ chức này là phù hợp với các doanh nghiệp có quy

mô lớn. ðây là mô hình rất thích hợp với các doanh nghiệp hoạt ñộng với phạm vi

rộng, ña ngành, quá trình phân cấp quản lý phức tạp như các công ty mẹ trong tập

ñoàn kinh tế hoặc các công ty con nhưng kiểm soát hoạt ñộng của nhiều ñơn vị thành

viên cấp thấp hơn. Tuy nhiên, ñiều kiện tiên quyết ñể phát triển hình thức này là chất

lượng ñội ngũ kiểm toán viên nội bộ. Một ñiểm hạn chế của hình thức này là chi phí

vận hành cho bộ phận KTNB thường ñược nhà quản lý cân nhắc rất nhiều khi so

sánh với hình thức tổ chức thứ hai là giám ñịnh viên kế toán.

Giám ñịnh viên kế toán hoặc giám sát viên nhà nước: Giám ñịnh viên kế

toán là các kiểm toán viên chuyên nghiệp có chứng chỉ, có ñăng ký hành nghề và

ñược thuê làm KTNB tại doanh nghiệp. Thậm chí ở một số nước trong các doanh

nghiệp nhà nước KTNB có thể ñược thực hiện bởi các giám sát viên nhà nước và các

giám sát viên này có thể ñược biên chế trong bộ máy kiểm toán nhà nước. Với mô

hình này, chỉ cần một KTVNB ñể thực hiện nhiệm vụ kiểm toán trong các doanh

nghiệp. Trước hết họ là những người tư vấn kiểm soát cho giám ñốc ñiều hành và các

giám ñốc chức năng trong công ty, ñánh giá nguồn lực công ty ñể sử dụng phù hợp

tránh lãng phí, thất thoát hay bảo ñảm hoạt ñộng của công ty tuân thủ pháp luật...

Không những thế, giám ñịnh viên kế toán hoặc giám sát viên nhà nước còn chịu

trách nhiệm kiểm tra chất lượng thông tin tài chính, báo cáo kế toán, soát xét tính

trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính theo yêu cầu của hội ñồng quản trị, tổng

giám ñốc. ðể ñáp ứng ñược yêu cầu, mỗi giám ñịnh viên kế toán phải như một từ

ñiển sống với vốn kiến thức chuyên sâu về tài chính kế toán, kiến thức pháp luật và

57

kiến thức quản trị. Ngoài ra, họ còn phải tuân thủ những nguyên tắc mà không phải

ai cũng có thể thực hiện ñược như: Không bàn về vụ việc của ñối tượng kiểm toán ở

bất kì ñâu, bảo mật thông tin của khách thể kiểm toán. Cần lưu ý rằng giám ñịnh viên

kế toán không phải là nhân viên của ñơn vị. Giám ñịnh viên kế toán hoặc giám sát

viên nhà nước là mô hình tổ chức ñược vận dụng phổ biến trong các doanh nghiệp

thành viên của tập ñoàn có quy mô nhỏ, các doanh nghiệp thành viên có vốn nhà

nước chi phối và các doanh nghiệp hoạt ñộng ñơn ngành. Trong tập ñoàn kinh tế,

hình thức này cũng có thể ñược tổ chức trong các doanh nghiệp thành viên, nhất là

những doanh nghiệp thành viên có hoạt ñộng mang tính chức năng bổ trợ cho hoạt

ñộng chính hoặc lĩnh vực kinh doanh chính của tập ñoàn. Mô hình này phát huy

ñược thế mạnh nghề nghiệp của các chuyên gia giỏi. Tuy nhiên, do công việc KTNB

cũng do số ít chuyên gia có trình ñộ ñảm nhiệm nên cần chú trọng ñảm bảo tính

khách quan trung thực của kiểm toán viên bằng các biện pháp bổ sung như kiểm tra

chéo, hoán ñổi vị trí công tác ñịnh kỳ hoặc duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng

hoạt ñộng KTNB.

Thứ ba, xét về cấu trúc tổ chức, bộ máy KTNB có thể ñược tổ chức theo các

cách tiếp cận sau: dựa trên cơ sở các loại kiểm toán hay lĩnh vực kiểm toán, dựa trên

cơ sở sự thích hợp với cơ cấu tổ chức của công ty, theo lĩnh vực ñịa lý, theo cách kết

hợp những phương pháp ñã ñề cập trước ñó với những nhân viên chủ chốt. Các cách

thức tiếp cận này có thể ñược sử dụng ñộc lập hoặc kết hợp theo mức ñộ cần thiết.

Một là, Tổ chức bộ máy KTNB theo loại hình kiểm toán.

Bộ máy KTNB có thể ñược tổ chức theo từng loại hình KTNB. Theo quan

ñiểm của kiểm toán hiện ñại, một bộ phận kiểm toán có thể ñược chia theo từng loại

hình kiểm toán và có thể chia nhỏ các lĩnh vực ñó ñể phân cấp tiếp. Chung nhất,

KTNB hiện ñại thường chia thành ba loại hình kiểm toán khi bố trí bộ máy tổ chức:

kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt ñộng và kiểm toán hệ thống thông tin. Cách thức

tổ chức theo loại kiểm toán dựa trên logic rất thực tế là mỗi kiểm toán viên sẽ làm

việc hiệu quả nhất nếu họ ñược giao trách nhiệm thẩm tra cho một loại lĩnh vực kiểm

toán riêng biệt. Mô hình tổ chức KTNB theo lĩnh vực kiểm toán ñược khái quát trong

Sơ ñồ 1.5.

Ưu ñiểm lớn nhất của cách thức tổ chức này là tạo ra sự chuyên môn hóa

trong công việc, những vấn ñề riêng biệt của công ty có thể ñược nghiên cứu sâu hơn

và chuyên môn ñặc biệt có thể ñược triển khai khi bàn ñến.

58

KIỂM TOÁN TRƯỞNG

Trưởng bộ phận kiểm toán hoạt ñộng

Trưởng bộ phận kiểm toán tài

chính

Trưởng bộ phận kiểm toán

hệ thống thông tin

Trưởng bộ phận kiểm toán ñặc biệt

Giám sát kiểm toán hoạt ñộng

ngoài nước

Giám sát kiểm toán hoạt ñộng

trong nước

Giám sát kiểm toán tài chính

Nhân viên kiểm toán

hệ thống thông tin

Nhân viên kiểm toán ñặc biệt

Nhân viên kiểm toán tài

chính

Nhân viên kiểm toán hoạt ñộng

trong nước

Nhân viên kiểm toán hoạt ñộng

ngoài nước

Nhân viên hỗ trợ hành chính

Tuy nhiên, phải thừa nhận cách thức tổ chức này có những nhược ñiểm nhất

ñịnh. Nhược ñiểm lớn nhất là sự trùng lặp công việc kiểm toán. Khi thực hiện theo

lĩnh vực kiểm toán, chi phí ñi lại của KTV sẽ tăng lên, thời gian sẽ bị mất nhiều hơn.

Ngoài ra, tiến hành kiểm toán theo lĩnh vực sẽ tạo cho kiểm toán viên tư duy máy

móc, ít thay ñổi về phương pháp thức hiện. ðiều này dẫn ñến sự khả năng hoàn thiện

về chuyên môn của KTV giảm ñi rất nhiều. Khi giao cho KTV thực hiện các công

việc khác nhau trong các lĩnh vực kiểm toán khác nhau sẽ giữ cho KTVNB tránh

ñược việc thực hiện kiểm toán như thực hiện một thói quen. KTV cần có một cách

tiếp cận mới với các vấn ñề ñã cũ.

Sơ ñồ 1.5: Tổ chức bộ máy KTNB theo loại hình kiểm toán

Như vậy, khi áp dụng mô hình này, các doanh nghiệp phải rất thận trọng cân

nhắc giữa ưu ñiểm và nhược ñiểm. ðặc biệt mô hình này càng ñược cân nhắc nhiều

hơn trong xu thế kiểm toán hiện ñại có xu hướng các KTVNB cấp thấp sẽ tập trung

nhiều hơn vào các thủ tục và kỹ thuật kiểm toán trong khi các KTVNB cấp cao sẽ

chú trọng ñến các vấn ñề mang tính quản lý rộng hơn nhiều.

Hai là, Tổ chức KTNB theo cấu trúc tương ứng với khối chức năng

Trong các ñơn vị có qui mô hoạt ñộng lớn, lĩnh vực hoạt ñộng ña dạng như

các tập ñoàn thì một cách làm rất thực tế là giao trách nhiệm KTVNB theo những

59

KIỂM TOÁN TRƯỞNG

Nhân viên hỗ trợ hành chính

KTV phụ trách ngành A

KTV phụ trách ngành B

KTV phụ trách ngành C

KTV phụ trách ngành D

lĩnh vực hoạt ñộng riêng biệt theo cơ cấu tổ chức của tập ñoàn. Các nhóm KTVNB

có thể ñược giao kiểm toán theo từng "khối chức năng" trong tổ chức của tập ñoàn

như khối thực hiện chức năng kinh doanh, khối thực hiện chức năng nhân sự... Tổ

chức bộ máy KTNB theo cách thức này có thể ñược khái quát theo Sơ ñồ 1.6:

Sơ ñồ 1.6: Tổ chức bộ phận KTNB tương ứng với khối chức năng

Cũng tương tự như cách thức tổ chức trên, lợi ích lớn nhất của các thức này là

tạo ra tính chuyên môn hóa trong công việc, các KTV có kiến thức sâu hơn về hoạt

ñộng của ñối tượng ñược kiểm toán và có cơ sở ñể phát triển chuyên môn kể cả trong

những lĩnh vực ñặc biệt. KTV có cơ hội phát triển mối quan hệ với các cấp quản lý,

tăng cường khả năng trao ñổi thông tin trong ngành hay trong khối chức năng mà

KTV phụ trách.

Tuy nhiên, cách thức tổ chức này cũng có những nhược ñiểm nhất ñịnh.

Nhược ñiểm thứ nhất là sự trùng lặp trong công việc kiểm toán, tăng chi phí ñi lại và

làm lãng phí thời gian. Một nhược ñiểm nữa ñối với cách thức tổ chức này là KTV

chỉ có những phán xét dựa trên công việc của anh ta ñối với "khối chức năng" mà

không có sự ñánh giá tác ñộng qua lại giữa các khối chức năng. KTV cũng không có

cái nhìn tổng quan do ñó có những vấn ñề KTV ñánh giá là rất trọng yếu cũng có thể

trở thành một vấn ñề chỉ tương ñối trọng yếu nếu anh ta có thêm thông tin từ các

KTV thực hiện kiểm toán khối chức năng khác. Hơn nữa, cách thức tổ chức này còn

tồn tại một nhược ñiểm lớn nữa ñó là mối quan hệ của KTV với nhà quản lý của

"khối chức năng" hay ngành ñược kiểm toán theo thời gian sẽ có thể trở thành các

mối quan hệ ñặc biệt. ðiều này sẽ ảnh hưởng ñến tính ñộc lập của KTV và giảm tính

khách quan của kết luận hay phát hiện kiểm toán. Ngoài ra, một khó khăn với các tập

60

KIỂM TOÁN TRƯỞNG

Trưởng bộ phân kiểm toán khu vực miền Bắc

Trưởng bộ phân kiểm toán khu

vực miền Trung

Trưởng bộ phân kiểm toán khu vực miền Nam

Giám sát kiểm toán

Thành Phố A

Giám sát kiểm toán

các T.Phố khác

Nhân viên kiểm toán hoạt ñộng

Nhân viên kiểm toán hệ thống

thống tin

Nhân viên kiểm toán hoạt ñộng

Nhân viên kiểm toán hệ thống

thống tin

Nhân viên kiểm toán hoạt ñộng

Nhân viên kiểm toán hệ thống

thống tin

Nhân viên kiểm toán tài chính

Nhân viên kiểm toán hoạt ñộng

Nhân viên kiểm toán hệ thống

thống tin

Nhân viên kiểm toán tài chính

ñoàn là nếu như tổ chức của tập ñoàn phức tạp, ngành nghề hoạt ñộng ña dạng thì

cần số lượng các KTVNB không nhỏ. Các nhóm KTV khi thực hiện với các "khối

chức năng" hay ngành nghề khác nhau có thể có quan ñiểm kiểm toán khác nhau

ngay kể cả khi họ cùng phải tuân thủ các chính sách và thủ tục chung của tập ñoàn.

Thứ ba, Tổ chức KTNB theo khu vực ñịa lý hoạt ñộng

Trong cách tiếp cận theo khu vực ñịa lý, tất cả các hoạt ñộng của công ty ở

một khu vực ñịa lý nhất ñịnh ñể giao cho một KTVNB riêng biệt hoặc một nhóm

KTVNB. Khi sắp xếp tổ chức bộ máy KTNB theo khu vực ñịa lý có thể kết hợp với

cách thức tổ chức theo lĩnh vực kiểm toán như mô hình thứ nhất hoặc có thể kết hợp

với cách thức tổ chức tương ứng với khối chức năng của doanh nghiệp như mô hình

thứ hai. Mô hình tổ chức KTNB theo khu vực ñịa lý hoạt ñộng thường ñược mô tả

theo sơ ñồ 1.7:

Sơ ñồ 1.7: Tổ chức bộ phận KTNB theo khu vực

Ưu ñiểm và nhược ñiểm của loại tiếp cấn theo khu vực ñịa lý hoạt ñộng này

ñược phân tích rõ qua hai mô hình trên. ðổi lại, ñây là cách tiếp cận ñược ñánh giá là

tốt nhất và là loại tiếp cận ñược sử dụng nhiều nhất trong thực tế.

61

Thứ tư, Tổ chức KTNB sử dụng nhân viên kiểm toán ở văn phòng ñiều hành

trung tâm của tập ñoàn

Theo cách tiếp cận này, KTNB có thể ñược tổ chức theo một trong ba mô hình

trên nhưng ñược kết hợp với một vài tổ chức ở văn phòng ñiều hành trung tâm của tập

ñoàn. Cách thức này chỉ có thể ñược thực hiện khi mô hình tập ñoàn ñược tổ chức theo

mô hình có tổ chức văn phòng ñiều hành tại công ty mẹ. Việc tăng số nhân viên kiểm

toán trên văn phòng ñiều hành trung tâm hay trụ sở với vai trò tham mưu thường ñược

xác ñịnh tùy theo công việc ủy nhiệm cho các bộ phận cấu thành ngành và tùy theo

những loại dịch vụ mà ñơn vị trung tâm cung cấp. Các chính sách hay thủ tục chung

ñều ñược xem xét bởi các lãnh ñạo cao cấp. Các chính sách hay thủ tục chung này có

thể ñược ban hành dưới dạng cẩm nang hoặc sổ tay kiểm toán. Báo cáo kiểm toán

ñược xem xét và xử lý ở cấp lãnh ñạo văn phòng trung tâm hay văn phòng ñiều hành

trung tâm. Cách thức tổ chức này sẽ ñòi hỏi có sự hỗ trợ về mặt hành chính tại văn

phòng ñiều hành trung tâm tập ñoàn. Có thể nhận thấy cách thức tổ chức này theo xu

hướng tập trung nhiều hơn là xu hướng phân tán. Cách thức tổ chức này có thể không

hiệu quả nếu tổ chức KTNB tại văn phòng trung tâm không phù hợp.

Thứ năm, Mô hình linh hoạt, sử dụng các nhân viên kiểm toán ñặc biệt hoặc các

nhân viên kiểm toán không chính thức

ðây có thể cói là mô hình “hoạt ñộng linh hoạt“ của KTNB. ðôi khi trong

các hoạt ñộng hàng ngày của tập ñoàn có những phần việc liên quan ñến chuyên môn

ñặc biệt. Các KTV không phải lúc nào cũng am hiểu tường tận về tất cả các lĩnh vực.

Do ñó, bộ phận KTNB trên văn phòng trung tâm có thể có những chuyên gia thực

hiện những lĩnh vực ñặc biệt. Họ có thể là các chuyên gia máy tính, các chuyên gia

kỹ thuật và không nhất thiết phải là các KTV. Trong một số trường hợp, những

người này không phải là nhân viên chính thức của ñơn vị mà có thể làm theo từng

hợp ñồng riêng biệt. Khi sử dụng những nhân viên này, cần có sự ñảm bảo hợp lý về

trình ñộ chuyên môn và tính ñộc lập của họ.

Như vậy, có thể thấy theo cách thức tiếp cận nào thì khi tổ chức bộ máy

KTNB cũng luôn phải theo sát sự biến ñộng của cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt ñộng,

lĩnh vực hoạt ñộng. Những ñiều chỉnh về tổ chức bộ máy KTNB có thể phải ñược

cân nhắc khi thực hiện nhưng cũng cần ñược xem xét trong các trường hợp cần thiết.

Trong quan hệ với các bộ phận khác hay hoạt ñộng khác của doanh nghiệp

trong tập ñoàn, bộ phận KTNB phải ñộc lập với hoạt ñộng và bộ phận ñược kiểm

62

toán. ðịa vị pháp lý trong tổ chức của bộ phận KTNB phải ñủ ñể có thể hoàn thành

tốt các mục tiêu kiểm toán ñề ra. Thông thường KTNB phải ñược sự hậu thuẫn của

Ban giám ñốc và Hội ñồng quản trị. Người phụ trách KTNB phải chịu trách nhiệm

với một người trong tổ chức có ñủ quyền hạn ñể giữ ñược tính ñộc lập. Hơn nữa, khi

Hội ñồng quản trị phê chuẩn việc bổ nhiệm hay miễn nhiệm người phụ trách KTNB

thì tính ñộc lập của người phụ trách KTNB ñược nâng cao. Thông thường, ñể cụ thể

hóa các vấn ñề về quyền hạn và trách nhiệm vủa bộ phận KTNB, các tập ñoàn

thường ñưa ra một văn bản chính thức như quy chế KTNB. Hàng năm, người phụ

trách KTNB phải trình bày bản tóm tắt về chương trình kiểm toán, kế hoạch nhân sự

và kinh phí ñề ban giám ñốc duyệt và báo cáo hội ñồng quản trị nắm ñược tình hình.

Xu hướng của KTNB là trách nhiệm báo cáo lên cấp cao hơn ñối với phòng KTNB.

Xu hướng này ñược thể hiện thông qua nghiên cứu của Viện kiểm toán viên nội bộ

theo Bảng 1.4

Bảng 1.4: Xu hướng báo cáo kết quả kiểm toán

1957 1968 1975 1977 1979

Hội ñồng quản trị 7 6 7 8 10

Giám ñốc 7 10 11 18 13

Phó giám ñốc 16 31 32 41 46

Kiểm soát viên 42 32 20 23 11

Khác 28 21 30 10 20

(Nguồn: IIA, Báo cáo Khoa học số 24, 1980)

Bảng trên thể hiện rõ hai quan ñiểm trong thẩm quyền báo cáo: Một mặt theo

quan ñiểm logic là thẩm quyền báo cáo cao hơn thì tính ñộc lập của KTVNB càng

lớn, mặt khác thì báo cáo với cấp cao hơn có thể làm KTVNB mất ñi sự ủng hộ hàng

ngày rất quan trọng. Với phân tích trên có thể thấy xu hướng tổ chức KTNB trong

các doanh nghiệp trong tập ñoàn theo xu hướng báo cáo cho phó giám ñốc phụ trách

tài chính là chủ yếu. Tuy nhiên, có thể thấy xu hướng này bộc lộ hạn chế rất lớn là

giảm tính ñộc lập của KTNB. Nếu hướng ñến tính ñộc lập nhiều hơn của bộ phận

kiểm toán, có thể tổ chức theo mô hình bộ phận này sẽ thuộc cấp lãnh ñạo cao nhất.

Nếu hướng ñến sự ủng hộ hàng ngày trong quá trình tác nghiệp, KTNB sẽ thuộc các

cấp thấp hơn chịu trách nhiệm ñiều hành trực tiếp các tác nghiệp. Chính vì thế, xu

63

hướng cân bằng giữa tính ñộc lập và linh hoạt trong thực hiện KTNB dân ñến việc

lựa chọn KTNB trực thuộc sự chỉ ñạo trực tiếp của Giám ñốc ñiều hành. Mô hình

KTNB này ñược áp dụng rộng rãi hiện này ñược thể hiện qua Sơ ñồ 1.8 [53, tr31]

Sơ ñồ 1.8: Cơ cấu tổ chức KTNB ñiển hình

1.2.4. Các mối quan hệ của kiểm toán nội bộ

KTNB hoạt ñộng trong tổng hòa của nhiều mối quan hệ. ðể KTNB vận hành

tốt nhất thì mỗi mối quan hệ kể các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của KTNB

ñều phải ñược xem xét và cân ñối.

Quan hệ bên trong Bộ phận KTNB

Xét một cách chung nhất KTVNB cũng là những nhà quản lý, cũng giống như

các nhà quản lý khác, vì vậy cần quản lý các nguồn lực của mình một cách có hiệu

quả. ðồng thời, mỗi thành viên của bộ phân KTNB ñều có những nhu cầu chung của

con người. Vì vậy, xét về quan hệ nội tại của bộ phận KTNB cần lưu ý những ñiểm

sau:

Một là, KTVNB là những cán bộ làm công việc chuyên môn nên có những

nhu cầu ñặc biệt liên quan ñến chuyên môn của họ. ðiều ñó ñặt ra yêu cầu cần ít sự

chỉ ñạo trực tiếp mà cần nhiều sự ñịnh hướng hơn.

Hội ñồng quản trị

Giám ñốc ñiều hành

Phó chủ tịch thứ nhất tài chính

Các Phó chủ tịch khác

Kiểm toán

trưởng

Trưởng bộ phận ngân quỹ

Kiểm soát viên

Các bộ phận phụ thuộc và các bộ phận tác nghiệp

64

Hai là, KTVNB ñược mọi người trong tổ chức biết ñến nhiều hơn những

người khác một cách tương ñối, vì thế cần thấy rằng họ có trách nhiệm ñặc biệt phải

hành ñộng như một hình mẫu và một chuẩn mực trong quan hệ nhân sự.

Ba là, Trong quan hệ nội bộ phòng ban, KTVNB cần nhận thức rằng, anh ta

có khó khăn nội thân do sự ñịnh kiến. Mục tiêu thường xuyên của KTVNB là thay

ñổi ñịnh kiến ñó trong phạm vi cho phép của trách nhiệm mà anh ta ñược trực tiếp

giao phó.

Bốn là, nhân viên trong các phòng ban khác cần luôn ñược bồi dưỡng thích

hợp ñể nâng cao nhận thức về công việc KTNB và KTVNB. ðiều ñó làm cho

KTVNB có ñược ñảm bảo chắc chắn rằng họ sẽ nhận ñược sự hậu thuẫn khi tiếp xúc

với người ñược kiểm toán.

Quan hệ giữa KTNB và ủy ban kiểm toán

Mối quan hệ giữa bộ phận KTNB và ủy ban kiểm toán là mối quan hệ giữa bộ

phận này với ban giám ñốc. Ủy ban kiểm toán thường có chức năng chủ yếu là tổ

chức và giám sát hoạt ñộng của KTNB. ðể có thể quản lý hoạt ñộng của KTNB có

hiệu quả, trong bộ máy lãnh ñạo cao nhất của ñơn vị thường có một ủy ban gồm

những người có kiến thức và kinh nghiệm về tài chính, kế toán, kiểm toán. Trong các

doanh nghiệp, ủy ban này thường gồm một nhóm thành viên hội ñồng quản trị không

tham gia ñiều hành ñơn vị. Theo quy ñịnh của một số quốc gia thì số lượng thành

viên ñộc lập của uỷ ban này thường chiếm 2/3 tổng số thành viên. ðối với những

doanh nghiệp hoạt ñộng với quy mô nhỏ và vừa, ñôi khi chính chủ sở hữu hoặc ñại

diện cho chủ sở hữu sẽ làm công việc của ủy ban kiểm toán. Ủy ban kiểm toán có thể

bao gồm những người ñại diện cho các nhóm quyền lợi khác nhau như ñại diện công

ñoàn, ñại diện chủ sở hữu, ñại diện của cơ quan quản lý cấp trên, ñại diện cho nhà

ñầu tư hoặc ñại diện cho cấp kiểm soát cao hơn…

Ủy ban kiểm toán không hoạt ñộng thường xuyên mà chỉ hoạt ñộng trên cơ sở

họp ñịnh kỳ. Trong những cuộc họp ñó, ủy ban sẽ quyết ñịnh những vấn ñề quan

trọng của KTNB. Những vấn ñề ñó thường bao gồm:

Một là, Tham gia bổ nhiệm các vị trí cao nhất của bộ phận KTNB. Ủy ban

kiểm toán có nhiệm vụ phê chuẩn các quyết ñịnh bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng bộ

phận KTNB. Trách nhiệm này sẽ tạo cơ sở phát triển tính ñộc lập của KTNB trong

thực hiện kiểm toán.

65

Hai là, ðánh giá và phê chuẩn các chương trình kế hoạch. Ủy ban kiểm toán

sẽ ñánh giá tổng thể nhu cầu kiểm toán của ñơn vị, trên có sở ñó ñánh giá tính thích

hợp và hiệu quả của cả hoạt ñộng nội kiểm và ngoại kiểm. Ủy ban kiểm toán ñược

coi như người quyết ñịnh cuối cùng ñối với KTNB.

Ba là, Tham gia xác ñịnh và quyết ñịnh ngân sách cho KTNB. Kế hoạch kiểm

toán hàng năm là cơ sở ñể ủy ban kiểm toán xác ñịnh mức ngân sách cho KTNB.

Hoạt ñộng này giúp ủy ban kiểm toán toán, trưởng bộ phận KTNB có thể xác ñịnh rõ

các công việc cần thực hiện và thực hiện chúng một cách có hiệu quả.

Bốn là, Báo cáo của KTNB trình ủy ban kiểm toán. Báo cáo của KTNB cho

ủy ban kiểm toán ñôi khi cần có sự thuyết minh trong những tình huống bất thường.

Báo cáo này là cơ sở ñể xác ñịnh phạm vi kế hoạch kiểm toán và những nguyên nhân

làm thay ñổi kế hoạch kiểm toán. Ủy ban kiểm toán mong muốn KTVNB trình bày

những vấn ñề cần lưu ý ñặc biệt trong một phận hoặc thậm chí liên quan ñến các cấp

lãnh ñạo cao hơn. Các thông tin này có thể giúp ủy ban có những phát hiện tiếp theo

hoặc những vấn ñề liên quan ñến phát triển kiểm toán.

Thứ năm, ðánh giá hoạt ñộng KTNB. Trên thực tế, ủy ban kiểm toán không

có nhân viên làm việc ñánh giá mà có thể sử dụng ñánh giá hoạt ñộng theo nguyên

tắc kiểm soát chéo hoặc có thể thuê ngoại kiểm ñể ñánh giá. Ngoài việc ñánh giá tính

tuân thủ, tính ñộc lập và khách quan trong công việc KTNB, ủy ban kiểm toán còn

có trách nhiệm ñánh giá hiệu quả công việc của KTNB. Những ñánh giá này là cơ sở

rất tốt cho việc xác ñịnh mức ngân sách tối ưu cho hoạt ñộng KTNB. Ngoài ra, ñây

cũng là cơ sở ñể ñiều chỉnh về nhân sự kiểm toán, ñiều chỉnh trách nhiệm và quyền

hạn của KTVNB.

Quan hệ giữa KTNB với các bộ phận chức năng khác

Mối quan hệ giữa KTNB và các bộ phận chức năng khác là mối quan hệ

tương hỗ. Bộ phận KTNB có thể yêu cầu các bộ phận chức năng khác chấp hành kế

hoạch kiểm toán ñược phê duyệt và cung cấp tài liệu liên quan ñến cuộc kiểm toán.

KTNB sẽ ñánh giá kết quả, kiến nghị ñối với bộ phận chức năng ñược kiểm toán

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt ñộng. Ngoài ra, KTNB có thể phối hợp với các bộ phận

chức năng nhằm thực hiện các công việc kiểm toán. Về phía các bộ phận chức năng,

họ có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan ñến nội dung kiểm toán. Các bộ phận

chức năng có thể ñánh giá hoạt ñộng của KTNB trong một số trường hợp nhất ñịnh

66

và kiến nghị với cấp lãnh ñạo cao nhất nhằm ñiều chỉnh kế hoạch hay phưong thức

thực hiện kiểm toán.

Quan hệ giữa KTNB với kiểm toán viên bên ngoài

Kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên bên ngoài có những sứ mệnh khác

nhau nhưng lại có những ñiểm tương ñồng nhất ñịnh. Mối quan hệ này cần ñược xem

xét trên những khía cạnh sau:

Một là, KTV bên ngoài có mối quan hệ nhiều mặt với KTVNB nên ñó là cơ

sở rất tốt ñể hai bên hiểu nhau và nhờ ñó liên hệ với nhau một cách hiệu quả. Mối

quan hệ này bị ảnh hưởng bởi sự nhận thức riêng biệt về nghề nghiệp và lợi ích riêng

nên mối quan hệ này thường trở nên rất nhạy cảm.

Hai là, Cả hai nhóm kiểm toán ñều có những quyền hạn nhất ñịnh, gây ra sự

thận trọng trong nhiều mối quan hệ trực diện khác nhau. Kiểm toán viên nội bộ ñứng

ở vị trí phục vụ cho quyền lợi ở cấp ñộ cao hơn của công ty thông qua những sự phối

hợp hiệu quả hơn (thường khiến cho chi phí kiểm toán bên ngoài thấp hơn); Trong

khi kiểm toán viên bên ngoài thường có sự tiếp cận ñặc biệt có ảnh hưởng lớn ñối với

ủy ban kiểm toán và quản lý cấp cao và vì thế có thể có tác ñộng lớn ñến những

người này trong thái ñộ của họ ñối với KTNB

Ba là, Sự xuất hiện cùng nhau của KTVNB và KTV bên ngoài trước cả ban

quản lý và uỷ ban kiểm toán sẽ mang hàm ý ñặc biệt nhạy cảm, do ñó cần ñược

chuẩn bị và tiến hành rất thận trọng.

Như vậy, có thể thấy tổ chức bộ máy KTNB phải ñược ñặt trong mối quan hệ

nhiều chiều. KTNB phải ñược xây dựng là tổ chức dựa trên mối quan hệ bên trong

của KTNB, mối quan hệ bên ngoài như ủy ban kiểm toán, các bộ phận chức năng và

KTV bên ngoài.

1.3. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG TẬP ðOÀN

KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1. Tổ chức công tác kiểm toán

KTNB phát triển rất sớm ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển như ở Mỹ, ở

Nhật, Pháp. Tại các quốc gia này, ban ñầu KTNB chỉ phát triển dưới hình thức tự

phát và là yêu cầu của quản lý nội bộ ñối với từng doanh nghiệp ñơn lẻ. Khi mô hình

tập ñoàn phát triển, các yêu cầu về quản lý càng ñược nâng cao, KTNB càng có sự

67

phát triển nhanh chóng cả về công tác kiểm toán lẫn tổ chức bộ máy. Tại mỗi quốc

gia khác nhau, công tác KTNB có quá trình phát triển mang ñặc trưng riêng. Có thể

xem xét ñến công tác KTNB tại một số quốc gia như sau:

Quy trình KTNB của các tập ñoàn của Mỹ: Qua việc nghiên cứu hệ thống

chuẩn mực KTNB cũng như quy trình KTNB trong ñiều lệ hoạt ñộng hay quy chế

kiểm toán (Internal audit charter) của các tập ñoàn tại Mỹ, có những ñiểm khác biệt

trong quy trình thực hiện ñáng lưu ý sau:

Lập kế hoạch KTNB: Trong giai ñoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTNB thực

hiện ñiều tra khảo sát thực tế ñể làm quen với các hoạt ñộng kiểm soát cần thiết ñể

nhận ñịnh lĩnh vực trọng tâm cần kiểm toán có ñược các nhận xét và ñề xuất của ñơn

vị ñược kiểm toán.

Lãnh ñạo bộ phận KTNB phải lập báo cáo hoạt ñộng của KTNB với ủy ban

kiểm toán của tập ñoàn và ban giám ñốc doanh nghiệp thành viên ñược kiểm toán.

Báo cáo này phải nêu ñược tiến trình thực hiện kiểm toán so với kế hoạch, ñối chiếu

các khoản chi phí so với ngân sách thực hiện kiểm toán, mức ñộ ñạt ñược mục tiêu.

Báo cáo phải chỉ rõ nguyên nhân của những thay ñổi quan trọng và chỉ ra các hoạt

ñộng ñã hoặc cần thực hiện. Quy trình này thường ñược thực hiện theo hướng dẫn

kiểm toán ñược ñề cập trong các quy chế kiểm toán nội bộ của tập ñoàn. Quy chế

kiểm toán nội bộ của các tập ñoàn ñều ñược xây dựng dựa trên Chuẩn mực kiểm toán

nội bộ của IIA và các quy ñịnh trong ðạo Luật Sarbanes Oxley.

Thực hiện kế hoạch KTNB: Lãnh ñạo bộ phận phải thường xuyên xem xét,

giám sát quá trình thu thập thông tin, xác nhận chất lượng thông tin phục vụ cho việc

lập báo cáo KTNB. Rất nhiều tập ñoàn của Mỹ có các thể chế tài chính là ñơn vị

thành viên của tập ñoàn. Chính vì lý do ñó, nên thực hiện KTNB chủ yếu dựa trên cơ

sở ñánh giá rủi ro. Trong quá trình thực hiện, ngoài các kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán

thông thường như chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu phi xác suất, KTVNB trong

các tập ñoàn ở Mỹ còn sử dụng thêm một số kỹ thuật chọn mẫu nữa như kỹ thuật

chọn mẫu phân tầng (chia tổng thể thành nhiều nhóm nhỏ hơn rồi lựa chọn) và kỹ

thuật chọn mẫu Bayesian. Kỹ thuật chọn mẫu Bayesian dựa trên ñược thực hiện

tương tự như chọn mẫu ngẫu nhiên như có sự ñiều chỉnh căn cứ vào kết quả kiểm

toán của kỳ trước.

68

Kết thúc kiểm toán: Bộ phận KTNB phải thực hiện công bố kết quả KTNB.

Kiểm toán viên có thể lập báo cáo giữa kỳ bằng văn bản hoặc bằng miệng gửi cho

lãnh ñạo bộ phận ñược kiểm toán. Kiểm toán viên nội bộ thảo luận với ban quản lý

các cấp thích hợp về các kiến nghị trước khi ñưa ra báo cáo chính thức cuối cùng.

Báo cáo KTNB cần ñưa ra những kiến nghị ñể cải tiến khắc phục tồn tại của ñơn vị

một cách rõ ràng. Báo cáo KTNB trong các tập ñoàn của Mỹ thường ñược gửi trực

tiếp cho người có trách nhiệm như chủ tịch hội ñồng quản trị, trưởng ủy ban KTNB

chứ không gửi cho bộ phận hay một nhóm. Trong báo cáo của KTNB, KTVNB sẽ

trình bày cả những ưu ñiểm và hạn chế của kiểm soát nội bộ và của quá trình vận

hành, tác nghiệp trong tập ñoàn, ñồng thời cũng ñưa ra kiến nghị của KTNB.

Theo dõi sau thực hiện: KTNB cần kiểm tra thực hiện kiến nghị của KTNB và

của cả kiểm toán viên bên ngoài. Ngoài ra, kiểm toán viên nội bộ cần hỗ trợ việc

thực hiện kiến nghị một cách thiết thực. Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị ñược coi

như một phần việc của kỳ kiểm toán sau.

Quy trình KTNB theo chuẩn mực quốc tế. Quy trình này ñược IIA thông qua

và ban hành tháng 12/2001. Quy trình này cũng bao gồm 4 giai ñoạn: lập kế hoạch,

thực hiện công việc kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán và giám sát. ðiểm khác

biệt của quy trình này so với quy trình ñã nêu ở trên:

Lập kế hoạch kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán ñược xây dựng bao gồm kế

hoạch kiểm toán năm và kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng cuộc kiểm toán. Kế

hoạch kiểm toán năm ñược xây dựng dựa trên mức ñộ ñánh giá rủi ro của các bộ

phận và hoạt ñộng trong ñơn vị. Các bộ phận hay hoạt ñộng nào có mức ñộ rủi ro cao

hơn sẽ ñược ưu tiên ñưa vào kế hoạch kiểm toán năm. Các bộ phận ñược kiểm toán

có thể do chính người quản lý bộ phận ñưa ra ñề xuất. Quá trình lập kế hoạch ñược

thực hiện dựa trên thảo luận với người quản lý ñối tượng kiểm toán.

Thực hiện kiểm toán: Quá trình thu thập, phân tích, lý giải và ghi chép thông

tin phải ñược ñảm bảo hợp lý rằng ñã duy trì ñược sự khách quan và ñạt ñược mục

tiêu của công việc.

Giám sát kết quả: Kiểm toán viên phải ñảm bảo bộ phận ñược kiểm toán ñã

có những biện pháp hữu hiệu và thích hợp nhất ñể thực hiện kiến nghị ñã ñược ñề ra

trong báo cáo.

69

Hoạt ñộng KTNB xuất hiện khá muộn tại Châu Á nhưng không vì thế mà

KTNB ở châu lục này kém phát triển. Phần lớn các nước Châu Á ñều tổ chức KTNB

theo hướng dẫn của IIA như tại Nhật, Singapore, Malaysia. ðặc biệt tại Singapore và

Malaysia tính chuyên nghiệp trong thực hiện kiểm toán ñược thể hiện rất tốt. KTNB

của các tập ñoàn tại các nước này ñều có Quy chế KTNB ñược xây dựng chi tiết.

Hơn thế nữa, phần lớn các KTVNB ñặc biệt là trưởng KTNB ñều có chứng chỉ

KTVNB do Hiệp hội KTVNB của quốc gia hoặc của IIA cấp. Tại các tập ñoàn kinh

tế của Nhật, quy trình thực hiện kiểm toán ñược thực hiện theo ñúng các hướng dẫn

về quy trình do IIA ban hành. Tuy nhiên ñiểm khác biệt cơ bản của quy trình này là:

KTNB ñược xem như một công cụ tiến hành song song với các kỹ thuật quản lý như

kỹ thuật quản lý chất lượng toàn diện (TQM), kỹ thuật cải tiến liên tục (Kaizen). Do

ñó quá trình KTNB của các doanh nghiệp ở Nhật mặc dù vẫn theo quy trình chung

ñược ñề cập ở trên nhưng trình tự tiến hành kiểm toán cụ thể với từng loại hoạt ñộng

kiểm toán có những ñiểm khác biệt nhất ñịnh. Trong thực hiện kiểm toán báo cáo tài

chính, KTNB hướng ñến ñánh giá thông tin và quy trình thực hiện. Trong kiểm toán

báo cáo kế toán quản trị, kiểm toán hướng ñến ñánh giá tính kịp thời của thông tin và

ñánh giá mức ñộ tin cậy và hữu dụng của các dự báo. Trong kiểm toán hoạt ñộng,

KTNB hướng ñến ñánh giá hoạt ñộng ñiều hành của cac giám ñốc bộ phận, lấy quy

chế làm việc của doanh nghiệp làm nền tảng ñể ñiều tiết.

1.3.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán

KTNB hình thành và phát triển từ tính khách quan của quản lý, do ñó tại mỗi

quốc gia khác nhau tổ chức KTNB lại ñược thực hiện khác nhau tùy thuộc vào ñiều

kiện kinh tế xã hội và yêu cầu quản lý. Hơn nữa, KTNB ñược xây dựng trong các tập

ñoàn còn phụ thuộc rất nhiều vào mô hình tổ chức của mỗi tập ñoàn. Tuy nhiên, có

thể khái quát các ñặc trưng chung trong tổ chức bộ máy KTNB theo những ñiểm sau:

Thứ nhất, về ñặc trưng của tập ñoàn ảnh hưởng ñến tổ chức KTNB: Trên thế

giới phần lớn các tập ñoàn ñược hình thành tự nhiên theo quy luật của thị trường. Xu

hướng hình thành tập ñoàn này phổ biến tại các nước châu Âu và châu Mỹ như Pháp,

Mỹ, Anh, Canada. Với xu hướng hình thành tập ñoàn theo cách này, KTNB sẽ thực

hiện chức năng kiểm tra kiểm soát với tư cách là một phương thức quản lý của chủ

sở hữu. Khi ñó, KTNB có thể ñược tổ chức dưới hình thức một bộ phận hoặc một

phòng ban trực thuộc ban giám ñốc. ðiều này cũng tương ñồng với quan ñiểm trong

tuyên bố LIMA về chuẩn mực của kiểm toán tài chính do INTOSAI và các hướng

70

dẫn về tổ chức kiểm soát nội bộ nói chung và KTNB nói riêng như chuẩn mực chung

COSO của Mỹ, chuẩn mực chung CoCo của Canada và hướng dẫn báo cáo Turnbull

của Anh. Trong các chuẩn mực và hướng dẫn này ñều khẳng ñịnh KTNB phải ñược

xây dựng dưới quyền của người ñứng ñầu ñơn vị. Tuy nhiên, các tập ñoàn cũng có

thể hình thành bằng cách mệnh lệnh hành chính của chính phủ, ñiển hình là các tập

ñoàn của châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia. ðiều này dẫn ñến xu hướng

kiểm tra kiểm soát vừa với tư cách của chủ sở hữu vừa thực hiện kiểm tra kiểm soát

hành chính. Vì vậy, trong một số tập ñoàn của Malaysia, trưởng bộ phận KTNB là

nhân viên thuộc cơ quan kiểm toán nhà nước.

Các tập ñoàn trên thế giới, ñặc biệt là tại các nước phát triển, mô hình tập

ñoàn ñã tương ñối hoàn thiện. Trong tập ñoàn không tồn tại ban ñiều hành hay văn

phòng ñiều hành. Các quan hệ liên kết ñược thực hiện thông qua ñơn vị then chốt của

tập ñoàn là công ty mẹ. Chính vì vậy, việc xây dựng và tổ chức KTNB tại các tập

ñoàn này theo hướng kiểm toán dựa trên quan hệ sở hữu là chủ yếu. Hơn nữa, việc tổ

chức KTNB tại công ty con hoàn toàn căn cứ vào doanh thu, tổng sản lượng, số

lượng lao ñộng, mức ñộ phức tạp về tài chính, thương mại…

Về cơ sở pháp lý cho hoạt ñộng: Ở các nước phát triển, bộ phận KTNB là

phương thức quản lý của nhà quản lý nên họ có toàn quyền lựa chọn và quy ñịnh

chức năng, nhiệm vụ của KTNB. Các kiểm toán viên nội bộ thường không bị hạn chế

bởi bất kỳ quy ñịnh nào về mặt pháp lý của Nhà nước mà chỉ chịu sự chi phối của

các quy ñịnh chuyên môn do các tổ chức nghề nghiệp ban hành. Có thể xem xét ñến

việc xây dựng cơ pháp lý cho hoạt ñộng kiểm toán tại một số nước như sau:

Ở Mỹ, Chính phủ không ñưa ra một yêu cầu pháp lý nào ñối với KTNB tại các

doanh nghiệp mà hội ñồng quản trị hoặc ban giám ñốc doanh nghiệp dựa vào các

chuẩn mực KTNB của Viện Kiểm toán nội bộ Mỹ ban hành ñể thiết lập và vận hành

bộ máy KTNB của họ. Năm 2002 sau sự sụp ñổ của hai công ty Enron và Worldcom,

ðạo luật Sarbanes Oxley ra ñời và ñược chỉnh sửa năm 2004 ñặt ra quy ñịnh về việc

các công ty phải lập ra Báo cáo kiểm soát nội bộ trong ñó ñề cập ñến các vấn ñề liên

quan ñến các vấn ñề về kiểm tra, kiểm soát. ðạo luật này cũng quy ñịnh Ban giám ñốc

doanh nghiệp không có quyền chỉ ñịnh kiểm toán ñộc lập mà quyền này thuộc về Ủy

ban kiểm toán. ðiều ñó có nghĩa là trong luật của Mỹ chỉ quy ñịnh ñến việc lập Ủy ban

kiểm toán trong Hội ñồng quản trị chứ không bắt buộc lập bộ phận KTNB. Tuy nhiên,

do vai trò quan trọng của KTNB, phần lớn các tập ñoàn ñều tổ chức KTNB.

71

Ở Pháp, KTNB chính thức ñược công nhận năm 1960. KTNB của Pháp phát

triển rất nhanh ngay sau ñó. Một vài hướng dẫn KTNB của một số tập ñoàn lớn như

tập ñoàn viễn thông Alcatel ñược coi như cẩm nang kiểm toán của rất nhiều tập ñoàn

khác hoạt ñộng cùng ngành. Năm 1965, thành lập Viện Kiểm toán viên nội bộ của

Pháp, sau trở thành Viện nghiên cứu kiểm toán viên và kiểm soát viên nội bộ vào năm

1973. Trong các quy ñịnh luật pháp của nước này không bắt buộc thành lập KTNB mà

hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu quản lý và ñiều hành của từng doanh nghiệp.

Về cách thức tổ chức bộ máy kiểm toán:

Ở Mỹ, KTNB thường ñược tổ chức theo cách sau: trong bộ máy lãnh ñạo cao

nhất của doanh nghiệp hình thành các ủy ban. Các ủy ban này thường bao gồm Ủy

ban kiểm toán, Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban nhân sự cao cấp và Ủy ban lương

thưởng. Nếu không có Ủy ban rủi ro riêng, Ủy ban kiểm toán sẽ ñảm nhận nhiệm vụ

của Ủy ban rủi ro. Trong ủy ban này, các thành viên phải ñộc lập với bộ máy quản lý

và ñiều hành không bị ảnh hưởng bởi lợi ích và quan hệ với Ban ñiều hành. Ủy ban

này sẽ thiết lập bộ phận KTNB thực hiện chức năng kiểm tra, ñánh giá, xác nhận và

tư vấn theo sự chỉ ñạo trực tiếp của Ủy ban kiểm toán. Trong bộ phận KTNB tổ chức

thành hai nhóm: nhóm thực hiện kiểm toán: nhóm này sẽ thực hiện trực tiếp các cuộc

KTNB, nhóm phát triển kiểm toán thực hiện duy trì ñào tạo KTNB và kiểm soát chất

lượng hoạt ñộng kiểm toán.

Từ phân tích kinh nghiệm tổ chức KTNB ở một số nước trên thế giới có thể

thấy ñược ñặc trưng chung trong tổ chức KTNB như sau:

Một là, KTNB hình thành và phát triển từ yêu cầu quản lý và phục vụ cho yêu

cầu này. Tập ñoàn có mô hình hoạt ñộng càng phức tạp thì ñòi hỏi tổ chức KTNB

càng cấp thiết.

Hai là, Cách thức tổ chức và nội dung thực hiện của KTNB tùy thuộc vào quy

mô của mỗi tập ñoàn và mỗi ñơn vị trong tập ñoàn, yêu cầu quản lý của mỗi thời kỳ.

Phần lớn các quốc gia trên thế giới ñều không có quy ñịnh bắt buộc tổ chức KTNB

trong doanh nghiệp nói chung và trong các tập ñoàn kinh tế nói riêng nhưng ñều có

các quy ñịnh mang tính khuyến khích.

Ba là, KTNB thường trực thuộc cấp lãnh ñạo cao nhất và ñộc lập với các bộ

phận ñược kiểm tra trong tập ñoàn. KTNB ñộc lập với các bộ phận khác và với hoạt

ñộng ñược kiểm toán.

72

Bốn là, KTNB thực hiện kiểm toán ñều dựa trên các chuẩn mực thực hành

nghề nghiệp.

Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức KTNB ở một số nước trên thế giới sẽ là một

tiền ñề ñể hoàn thiện và lựa chọn cách thức tổ chức tốt nhất cho KTNB ở các doanh

nghiệp Việt Nam. ðây sẽ là căn cứ ñể các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam vận dụng

những thành công và tránh những thất bại của các tập ñoàn trên thế giới.

Kết luận Chương 1

KTNB ñược xem là một phương thức cơ bản của quản lý, một sự ñánh giá ñộc

lập trong một tổ chức nhằm làm gia tăng giá trị trong hoạt ñộng của tổ chức. Các

ñánh giá này có thể ở diện rộng bao gồm cả hiệu quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh,

hiệu năng của các hoạt ñộng quản lý, hiệu lực của các hoạt ñộng kiểm soát.

Trong Chương này, Tác giả ñã ñưa ra những nội dung cơ bản về tập ñoàn kinh

tế, phương thức hình thành các tập ñoàn kinh tế. ðồng thời tác giả ñã phân tích các

mô hình tập ñoàn kinh tế và các ñặc trưng cơ bản của tập ñoàn kinh tế. Trong mối

liên hệ với mô hình hoạt ñộng và ñặc trưng cơ bản của tập ñoàn kinh tế, Tác giả

Luận án ñã phân tích nội dung KTNB trên cả hai mặt của tổ chức bao gồm tổ chức

công tác KTNB và tổ chức bộ máy KTNB. Tác giả hệ thống hóa các lý luận về quy

trình kiểm toán do KTNB thực hiện khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm

toán tuân thủ và kiểm toán hoạt ñộng. Bên cạnh ñó, Luận án cũng ñề cập ñến các mô

hình tổ chức KTNB và ñưa ra phân tích ưu nhược ñiểm của những mô hình này.

Ngoài ra, Luận án cũng xem xét ñến tổ chức KTNB tại một số quốc gia trên thế giới

phát triển về kiểm toán.

Việc xác ñịnh cách thức tổ chức công tác và cách thức tổ chức bộ máy của

KTNB phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Lý luận về tổ chức KTNB và kinh nghiệm ở các

quốc gia trên thế giới sẽ tạo tiền ñề ñể xem xét và ñánh giá tổ chức kiểm toán nội bộ

trong các tập ñoàn ở Việt Nam.

73

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

TRONG CÁC TẬP ðOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ðOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

Với việc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO), Việt Nam ñang ñứng trước vận hội lớn ñể ñẩy nhanh tốc ñộ phát triển kinh

tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bối cảnh mới ñó ñòi hỏi

sự phát triển kinh tế không chỉ dừng lại ở việc nâng cao tốc ñộ tăng trưởng mà còn

phải chủ ñộng lựa chọn những chiến lược phát triển kinh tế năng ñộng, phù hợp với

ñặc thù của nước ta. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn

với các lợi thế về sự ổn ñịnh chính trị xã hội, về vị trí ñịa lý và khí hậu, tài nguyên và

ñặc biệt là nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ñang hoạt

ñộng với quy mô nhỏ lẻ, hoạt ñộng manh mún và kém hiệu quả và chịu tác ñộng chi

phối của các quy luật bất biến trong nền kinh tế thị trường trong ñó quy luật cạnh

tranh, quy luật cung cầu là những ñặc trưng cơ bản. Yêu cầu về tích tụ và tập trung

vốn vào các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, quyền lực kinh tế, tăng cường hiệu quả

tất yếu sẽ dẫn ñến việc hình thành tập ñoàn kinh tế.

Việc sắp xếp và ñổi mới các doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình thành

các tập ñoàn kinh tế xuất phát từ những lý do khách quan của sự phát triển kinh tế

trong nước và xu hướng phát triển kinh tế của thế giới. Những nhân tố khách quan và

sự ñòi hỏi cấp thiết cần phải thành lập các tập ñoàn kinh tế cần kể ñến là:

Thứ nhất, Xét về phương diện vĩ mô của nền kinh tế và tầm quan trọng của

khu vực kinh tế quốc doanh, cần xác lập các mô hình thích hợp ñể phát triển các

doanh nghiệp nhà nước một cách vững chắc và có hiệu quả. Sự thay ñổi trong khu

vực này phải ñược thực hiện trên cả hai mặt chất và lượng nhằm tạo ra ñộng lực phát

triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp nhà nước với ñầu tầu là các tập ñoàn kinh tế.

Thứ hai, Môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế ñã và ñang thay ñổi

nhanh chóng với các tác ñộng mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá. Mức ñộ cạnh

tranh giữa các tập ñoàn trên thế giới buộc các tổ chức kinh tế này không ngừng ñổi

74

mới ñể tồn tại và phát triển. ðiều ñó tất yếu dẫn ñến quá trình tích tụ và tập trung

vốn, các nguồn lực và hình thành các tập ñoàn kinh tế.

Thứ ba, Cơ chế quản lý kinh tế ñối với các doanh nghiệp nhà nước ñã bộc lộ

những khiếm khuyết cần ñược khắc phục. Cách thức quản lý hành chính ñối với các

ñơn vị kinh tế ñã dẫn ñến việc các doanh nghiệp hoạt ñộng không hiệu quả trong nền

kinh tế. Hình thức phát triển kinh tế vùng, kinh tế ñịa phương cũng bộc lộ những hạn

chế nhất ñịnh như việc ñầu tư tràn lan, phát triển quá mức vào một số ngành nghề sinh

lợi ngắn hạn. Do ñó, cần cải cách và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, trong ñó có

sự thay ñổi cả về số lượng và chất lượng. Nhà nước cần rà soát ñánh giá lại các doanh

nghiệp nhà nước ñể lựa chọn các doanh nghiệp có thể phát triển ñược trong ñiều kiện

hội nhập kinh tế. Những doanh nghiệp thua lỗ kéo dài không thể tiếp tục tồn tại ñược

thì xử lý bằng các biện pháp thích hợp như sáp nhập, hợp nhất, giải thể.

Thứ tư, Quá trình ñổi mới sắp xếp lại các tổng công ty nhà nước trong bối

cảnh hiện tại của nền kinh tế ñã hội ñủ các ñiều kiện và khả năng ñể hình thành một

số tập ñoàn kinh doanh lớn mạnh về quy mô, về phạm vi hoạt ñộng với sự tích tụ và

tập trung hoá về vốn và các nguồn lực khác. Ngoài ra, sự ñổi mới về chủ trương của

nhà nước cũng là một tiền ñề vững chắc cho sự phát triển các tập ñoàn kinh tế. Nghị

quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương ðảng khoá VIII ñã chỉ rõ:

"Tổng kết mô hình tổng công ty nhà nước, trên cơ sở ñó có phương án xây dựng các

tổng công ty thực sự trở thành những tập ñoàn kinh tế mạnh, có hiệu quả và sức cạnh

tranh cao, thực sự là xương sống của nền kinh tế. Xem xét, sắp xếp lại những tổng

công ty không phù hợp, hoạt ñộng kém hiệu quả" [24, tr71]. Trên cơ sở chủ trương

ñó, Nhà nước ñã ban hành các chính sách nhằm thay ñổi cơ chế quản lý và tổ chức

của các tổng công ty tạo ñiều kiện cần và ñủ cho các tập ñoàn kinh tế có thể hình

thành và hoạt ñộng.

Ý tưởng ban ñầu về xây dựng và phát triển mô hình sản xuất kinh doanh quy

mô lớn ở Việt Nam khởi nguồn từ những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Trong

Nghị ñịnh Số 302/HðBT ngày 30/12/1978 của Hội ñồng Bộ trưởng (nay là Chính

phủ) ñã xác ñịnh xây dựng liên hiệp xí nghiệp là thiết lập các tổ chức kinh doanh

gồm các xí nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau trong một ngành kinh tế kỹ thuật

và là một cơ quan quản lý sản xuất kinh doanh. Vào thời ñiểm ñó, liên hiệp xí nghiệp

thực hiện hai chức năng là kinh doanh và quản lý nhà nước với mục tiêu ñảm bảo

thực hiện kế hoạch và cân ñối cơ cấu sản xuất theo ngành, mặt hàng.

75

Trong quá trình thực hiện công cuộc ñổi mới, kinh tế Việt nam chuyển dần từ

cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của

Nhà nước, các Liên hiệp xí nghiệp bộc lộ những bất cập trong ñiều kiện mới. Vì vậy,

tất yếu phải có sự thay ñổi về mặt quy chế hoạt ñộng của loại hình này. Theo xu

hướng ñó, Nghị ñịnh số 388/HðBT của Hội ñồng Bộ trưởng (Chính phủ) ngày

20/11/1991 ñã ñặt ra quy ñịnh các ñơn vị thành viên ñược ñăng ký thành lập doanh

nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt ñộng theo ñiều lệ doanh nghiệp nhà nước. Nghị

ñịnh này ñã ñánh dấu sự chấm dứt tồn tại của mô hình liên hiệp xí nghiệp quản lý tập

trung và thay vào ñó là mô hình tổng công ty nhà nước. Mô hình này là sự sắp xếp

lại các liên hiệp xí nghiệp theo hướng hình thành thực thể kinh doanh có quy mô lớn,

phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nghị quyết Hội nghị Lần

thứ bảy Ban chấp hành Trung ương ðảng khoá VII ñã nhấn mạnh: "Hình thành một

số tổ chức kinh tế lớn, với mức tích tụ tập trung cao về vốn, ñủ sức cạnh tranh trên

thị trường thế giới" [24, tr90].

Thực hiện chủ trương ñó, Thủ tướng Chính phủ ñã ban hành Quyết ñịnh

90/TTg ngày 07-03-1994 và Quyết ñịnh 91/TTg về thủ tục thành lập, ñăng ký lại và

hoạt ñộng của doanh nghiệp nhà nước. Theo các quyết ñịnh này, các tiêu chí ñã ñã

ñược lượng hoá: ðối với tổng công ty thành lập theo Quyết ñịnh 90/TTg (thường

ñược gọi tắt là tổng công ty 90), tổng vốn pháp ñịnh phải trên 500 tỷ ñồng, trong một

số trường hợp xác ñịnh có thể thấp hơn nhưng không ñược ít hơn 100 tỷ ñồng; phải

có ít nhất 5 ñơn vị thành viên có quan hệ với nhau về tài chính, ñầu tư, dịch vụ, tiêu

thụ. ðối với các tổng công ty ñược thành lập theo Quyết ñịnh 91/TTg (gọi tắt là tổng

công ty 91) tổng vốn pháp ñịnh ít nhất là 1000 tỷ ñồng, phải có ít nhất 7 ñơn vị thành

viên. Các tổng công ty 91 này có thể hoạt ñộng ña ngành nhưng nhất thiết phải có

ngành kinh doanh chủ ñạo, ñược phép tổ chức công ty tài chính với chức năng ñiều

hoà vốn trong nội bộ tổng công ty. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết ñịnh

số 91/TTg, việc "thí ñiểm thành lập tập ñoàn kinh doanh" ñã ñược sửa ñổi thành "thí

ñiểm thành lập một số tổng công ty theo mô hình tập ñoàn kinh doanh". Rõ ràng ñây

không phải là sự sửa ñổi ñơn thuần về mặt từ ngữ mà quan trọng hơn ñó là sự thay

ñổi về cái nhìn, cách thiết lập lộ trình và nội dung thực hiện. Quan ñiểm của việc sửa

ñổi trên thể hiện ý tưởng của Nhà nước trong việc hình thành tập ñoàn kinh doanh

bằng cách tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

76

Theo tiến trình phát triển của các thành phần kinh tế, Luật doanh nghiệp nhà

nước ñược Quốc hội thông qua ngày 20/04/1995 ñã ñưa ra quy ñịnh: Tổng công ty

nhà nước ñược hình thành và hoạt ñộng trên cơ sở liên kết của nhiều ñơn vị thành

viên có mối quan hệ gắn bó về tài chính, công nghệ, thị trường, ñược Nhà nước giao

quản lý vốn, tài nguyên, các nguồn lực khác và ñất ñai; có trách nhiệm bảo toàn và

phát triển vốn, sử dụng quản lý có hiệu quả nguồn lực ñược giao. Luật này cũng quy

ñịnh rõ cơ chế hoạt ñộng của ñơn vị thành viên bao gồm cả ñơn vị hạch toán ñộc lập,

hạch toán phụ thuộc và các ñơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế hoạt ñộng của các

tổng công ty theo Luật này vẫn mang nặng tính quản lý hành chính. Một số văn bản

cụ thể hoá Luật doanh nghiệp nhà nước ñã ñặt ra các quy ñịnh cụ thể trong tổ chức

hoạt ñộng của doanh nghiệp nhà nước thể hiện rõ tính chất hành chính của cơ chế

ñiều hành và quản lý. Ví dụ như Nghị ñịnh Số 39/CP ngày 27/06/1995 Quy ñịnh về

ðiều lệ mẫu về tổ chức hoạt ñộng của tổng công ty nhà nước ñã quy ñịnh về quyền

và nghĩa vụ của các tổng công ty nhà nước, của hội ñồng quản trị, ban kiểm soát,

tổng giám ñốc... Theo Nghị ñịnh này, tổng công ty vẫn chịu sự quản lý và ñiều hành

của các Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Các cơ

quan này vừa có chức năng quản lý nhà nước, vừa thực hiện chức năng chủ sở hữu

ñối với tổng công ty [6].

Trên cơ sở ñánh giá ưu và nhược ñiểm của cách quản lý này, Nghị quyết Hội

nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương ðảng khoá IX ñã ñặt ra nhiệm vụ: "Hình

thành một số tập ñoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước có sự tham

gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh ña ngành, trong ñó có ngành kinh doanh

chính, chuyên môn hoá cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có

quy mô rất lớn về vốn, hoạt ñộng cả trong và ngoài nước... Thí ñiểm hình thành tập

ñoàn kinh tế trong một số lĩnh vực có ñiều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển

ñể cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả" [11, tr10]. Theo ñịnh hướng

ñó, cuối năm 2001 các tổng công ty nhà nước ñược bố trí như sau (Bảng 2.1).

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khoá IX, Thủ tướng Chính phủ ñã ban

hành Chỉ thị Số 01/2003/CT-TTg về tiếp tục ñẩy mạnh sắp xếp, phát triển và nâng

cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Trong ñợt sắp xếp này, Thủ tướng Chính

phủ ñã quyết ñịnh giải thể, sáp nhập, hợp nhất và tổ chức lại một số tổng công ty như

giải thể cơ quan văn phòng của một số tổng công ty như Da giày Việt nam, Vàng bạc

77

ñá quý, sáp nhập Tổng công ty ðá quý và Vàng vào Tổng công ty Khoáng sản Việt

Nam (Phụ lục số 2.1).

Bảng 2.1: Số lượng các tổng công ty nhà nước ñược bố trí lại năm 2001

Lĩnh vực Tổng công ty 91

Tổng công ty 90

Tổng số

Công nghiệp - Xây dựng - Giao thông vận tải 12 48 60

Nông-Lâm-Thủy sản 5 18 23

Thương mại - Dịch vụ - Ngân hàng - Y tế 1 8 9

Tổng số 18 74 91

(Nguồn: Niên giám thống kê 2001)

Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 ñược Quốc hội thông qua ngày

26/11/2003 ñã quy ñịnh tổng công ty nhà nước bao gồm ba hình thức cơ bản: (1)

Tổng công ty do nhà nước quyết ñịnh ñầu tư thành lập; (2) Tổng công ty do các công

ty tự ñầu tư thành lập, (3) Tổng công ty ñầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Văn bản

này thể hiện quan ñiểm của quản lý nhà nước ñã thay ñổi theo hướng chuyển từ cơ

chế quản lý hành chính sang cơ chế quản lý theo sở hữu [26].

Sự thay ñổi ñó còn ñược thể hiện rõ hơn trong Luật Doanh nghiệp năm 2005

ñược Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 thay thế

Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003. Luật này ñã

không sử dụng khái niệm tổng công ty hay tổng công ty nhà nước mà thay vào ñó là

khái niệm nhóm công ty. "Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn

bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh

doanh khác" [27]. Luật này quy ñịnh nhóm công ty có ba hình thức sau: (1) Công ty

mẹ - công ty con, (2) Tập ñoàn kinh tế, (3) Các hình thức khác. Luật ñã chính thức sử

dụng khái niệm tập ñoàn kinh tế ñể chỉ một trong các hình thức của nhóm công ty.

"Tập ñoàn là kinh tế là nhóm các công ty có quy mô lớn" [27]. Tuy nhiên, Luật này

vẫn chưa có quy ñịnh cụ thể về hình thức tổ chức này. Theo Luật doanh nghiệp 2005,

Chính phủ ñã ban hành Nghị ñịnh 132/2005/Nð-CP, Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết ñịnh 86/2006/Qð-TTg hướng dẫn về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở

hữu nhà nước, tách chức năng quản lý nhà nước khỏi các hoạt ñộng kinh doanh. ðể

thực hiện ñược ñiều này, Nhà nước ñẩy mạnh việc cơ cấu lại doanh nghiệp thông qua

cổ phần hoá và hình thành các liên kết mới trong các doanh nghiệp nhà nước. Ngày

78

29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết ñịnh 1729/2006/Qð-TTg phê

duyệt danh sách các tập ñoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện cổ phần hoá trước

năm 2010. Theo tiến trình này, số lượng các các tập ñoàn và tổng công ty ñã phát

triển cả về số lượng và chất lượng. Tính ñến hết tháng 4-2006, cả nước có 105 tập

ñoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước trong ñó có 7 tập ñoàn kinh tế, 13 tổng công

ty 91, 83 tổng công ty thực thuộc bộ, ngành, ñịa phương và 2 tổng công ty trực thuộc

Tập ñoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Tháng 4/2007, Tập ñoàn Công

nghiệp cao su Việt Nam trở thành tập ñoàn thứ 8 ñược hình thành theo hình thức cơ

cấu lại tổng công ty nhà nước (Phụ lục 2.2).

2.1.2. ðặc ñiểm của các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam với kiểm toán nội bộ

2.1.2.1. ðặc ñiểm về cấu trúc tổ chức và bản chất liên kết của các tập ñoàn kinh tế

của Việt Nam

Về mô hình hoạt ñộng: Khi chuyển ñổi và cơ cấu lại các tổng công ty nhà

nước theo mô hình tập ñoàn kinh tế, các ñơn vị này ñược chuyển ñổi chủ yếu theo

hướng phát triển mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong mô hình ñó công ty mẹ có

vốn ñầu tư ña dạng dưới hình thức vốn cổ phần, vốn liên doanh và vốn khác ở các

công ty con, công ty liên kết. Trong các tập ñoàn kinh tế hiện nay ở Việt Nam, không

nhất thiết các thành viên của tập ñoàn phải theo cơ cấu công ty mẹ công ty con

nhưng cơ cấu này ñược coi là cơ cấu chủ ñạo.

Công ty mẹ trong cơ cấu tập ñoàn giữ vai trò quan trọng. Công ty mẹ có thể

dưới hình thức ñơn sở hữu và ña sở hữu. ðối với các lĩnh vực kinh tế quan trọng,

Nhà nước thường ñầu tư 100% vốn ñiều lệ và nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối.

Các tập ñoàn nhà nước hiện nay của Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong

số 8 tập ñoàn ñã hình thành hiện nay, công ty mẹ ñều do nhà nước ñầu tư 100%.

Công ty mẹ có thể trực tiếp hoặc không trực tiếp thực hiện các hoạt ñộng sản xuất

kinh doanh mà chỉ quản lý và kinh doanh phần vốn ñầu tư ở các công ty thành viên

với tư cách là công ty mẹ (holding). Các công ty mẹ trong các tập ñoàn kinh tế của

Việt Nam thường có vai trò vừa là người kinh doanh trực tiếp vừa là nhà ñầu tư tài

chính. Hiện nay, tên công ty mẹ thường ñược sử dụng ñồng nhất với tên tập ñoàn.

Ví dụ như với Tập ñoàn ðiện lực Quốc gia Việt nam: Công ty mẹ ñược ñặt tên là

Tập ñoàn ñiện lực Việt Nam. Cách gọi tên công ty mẹ như vậy ñôi khi gây sự nhầm

lẫn không những cho người quản lý và ñiều hành tập ñoàn mà còn có thể là những

79

người trong các cơ quan ban hành hệ thống văn bản pháp luật liên quan ñến hoạt

ñộng của tập ñoàn.

Công ty con trong tập ñoàn là các doanh nghiệp có quan hệ với công ty mẹ

của tập ñoàn. Công ty mẹ có thể có các loại công ty con do công ty mẹ nắm giữ

100% vốn ñiều lệ, nắm giữ trên 50% vốn ñiều lệ và các công ty liên kết. Ngoài ra

trong quá trình chuyển ñổi, tập ñoàn kinh tế nhà nước còn có ñơn vị sự nghiệp, ñơn

vị hạch toán phụ thuộc. Theo mô hình này, mỗi công ty trong tập ñoàn (kể cả công ty

mẹ và công ty con) ñều là một pháp nhân, tự chủ trong hoạt ñộng sản xuất kinh

doanh, bình ñẳng trước pháp luật. Quan hệ giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con

ñược thực hiện thông qua hợp ñồng kinh tế một cách tự nguyện và bình ñẳng. Công

ty mẹ thông qua việc nắm cổ phần chi phối tại công ty con ñể giữ vai trò trụ cột,

trung tâm ñiều hành trong tập ñoàn kinh tế, song hoàn toàn không phải là cơ quan

quản lý nhà nước theo dạng mô hình tổng công ty nhà nước trước ñây.

Như vậy, có thể nhận thấy với cơ cấu tập ñoàn kinh tế như hiện nay ở Việt

Nam, liên kết nội bộ của tập ñoàn là liên kết vốn, công nghệ và thị trường.

ðối với liên kết về vốn trong tập ñoàn có thể xem xét ñến các quan hệ liên kết

dọc và liên kết ngang.

Liên kết dọc: Quan hệ liên kết dựa trên vốn của công ty mẹ ñầu tư vào công ty

con, các công ty con có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty

trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên, công ty cổ phần. ðối với công ty con là công

ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty mẹ thực hiện vai trò là chủ sở hữu

của công ty, có toàn quyền quyết ñịnh các vấn ñề kinh doanh của công ty và có

quyền kiểm soát toàn bộ hoạt ñộng của công ty. Loại hình công ty con này tương ñối

phổ biến trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam như trong Tập ñoàn Công nghiệp

Tàu thủy có ñến 11 công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn chiếm 18,6% số

lượng ñơn vị thành viên. ðối với công ty con là công ty cổ phần do công ty mẹ giữ

cổ phần chi phối, công ty mẹ chỉ có quyền hạn và trách nhiệm như một cổ ñông.

Liên kết ngang: Giữa các công ty con với nhau hoặc giữa các công ty con

với công ty liên kết trong tập ñoàn tiến hành các quan hệ sản xuất kinh doanh bằng

cách ký kết và thực hiện các hợp ñồng kinh tế. Công ty mẹ không áp ñặt mệnh lệnh

hành chính của mình ñể tạo lập hoặc duy trì các quan hệ này. Các công ty thành

80

viên trong tập ñoàn tự ñiều chỉnh quan hệ với nhau thông qua thực hiện chiến lược

của công ty mẹ.

Do yếu tố lịch sử và cơ chế quản lý, trong một vài tập ñoàn vẫn duy trì liên

kết cứng và liên kết mềm. Liên kết cứng là hình thức Nhà nước giao vốn thông qua

tập ñoàn. Ví dụ Tổng công ty Bưu chính trong Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt

nam là Tổng công ty do Nhà nước ñầu tư và thành lập, ñược Nhà nước giao vốn

thông qua Tập ñoàn. Cách làm này ñã dẫn ñến cách hiểu không rõ ràng về chủ sở

hữu ñích thực của số vốn nhà nước nằm trong các doanh nghiệp thành viên, gây

không ít khó khăn khi tiến hành các hoạt ñộng ñiều hành hoạt ñộng kinh doanh, phân

bổ lãi lỗ và kiểm tra kiểm soát. Liên kết mềm là liên kết ñược thực hiện thông qua các

quan hệ ñầu tư, quan hệ tài chính. Liên kết mềm ñược thực hiện thông qua các hợp

ñồng chứ không liên quan ñến hình thức giao vốn.

ðối với liên kết về thị trường, công nghệ, tiêu thụ và dịch vụ, một số tập ñoàn

kinh tế hiện nay có những lợi thế nhất ñịnh. Trong các tập ñoàn ñã có sự hợp tác

phân công, chuyên môn hoá sản xuất theo mục tiêu và chiến lược phát triển chung.

Sự hợp tác phân công trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh theo nhu cầu hay theo

phân khúc thị trường từng bước tạo những liên kết trên cơ sở lợi ích của các thành

viên, tăng cường sức cạnh tranh, giảm chi phí, tận dụng ñược công nghệ, thị trường.

Một số tập ñoàn ñiển hình trong liên kết kể trên là Tập ñoàn ðiện lực Quốc gia Việt

Nam với sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất - truyền tải - tiêu thụ. Tập ñoàn Bưu chính

Viễn thông Việt Nam có sự gắn kết chặt chẽ giữa viễn thông ñường trục, viễn thông

di ñộng, viễn thông cố ñịnh...

ðể thực hiện cơ cấu tập ñoàn và liên kết kinh tế trên, Chính phủ ñã quy ñịnh

khá rõ quan hệ giữa chủ sở hữu nhà nước với các tập ñoàn kinh tế. Theo ñó, hội ñồng

quản trị là ñại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại tập ñoàn và là ñại diện chủ sở

hữu với các công ty do mình nắm giữ 100% vốn ñiều lệ. Tuy nhiên, hội ñồng quản trị

lại chưa ñược toàn quyền quyết ñịnh việc bổ nhiệm, bãi nhiệm tổng giám ñốc mà

phải chờ ý kiến phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ. Trong các quyết ñịnh thành lập

tập ñoàn, việc quy ñịnh về vai trò chủ sở hữu ñối với tập ñoàn còn khá chung chung,

không quy ñịnh rõ trách nhiệm của các cơ quan ñại diện nhất là trong các trường hợp

thua lỗ, phá sản, hoạt ñộng kém hiệu quả. Ngoài ra, theo thông lệ quốc tế, hội ñồng

quản trị là ñại diện sở hữu cho các cổ ñông, chịu sự giám sát chặt chẽ của các cổ

ñông thì trong mô hình tập ñoàn kinh tế của Việt Nam trách nhiệm giải trình và cơ

81

chế giám sát chưa thật sự chặt chẽ. Như vậy, có thể khái quát cơ cấu tổ chức và quan

hệ liên kết của tập ñoàn kinh tế của Việt Nam theo Sơ ñồ 2.1.

Sơ ñồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và quan hệ liên kết trong tập ñoàn

Trên cơ sở những phân tích trên, tác giả xin ñưa ra một số kết luận chủ yếu

về ñặc ñiểm liên kết, cơ cấu vốn của tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

Một là, Tập ñoàn không có tư cách pháp nhân, các doanh nghiệp thành viên

mới có tư cách pháp nhân.

Hai là, Liên kết nội bộ của tập ñoàn là liên kết về vốn, công nghệ và thị

trường. Bản chất liên kết trong các tập ñoàn kinh tế là liên kết hỗn hợp (gồm cả liên

kết cứng và liên kết mềm)

Ba là, Liên kết chủ yếu dưới hình thức công ty mẹ - công ty con, có từ hai cấp

doanh nghiệp trở lên. Các tập ñoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam chủ yếu hướng

ñến mô hình phân cấp ñơn giản theo mô hình tổ chức tập ñoàn kiểu "Concern".

Bốn là, Nhà nước là chủ sở hữu ñối với phần vốn nhà nước trực tiếp ñầu tư

tại công ty mẹ và tại doanh nghiệp thành viên. Công ty mẹ là chủ sở hữu vốn nhà

nước tại các doanh nghiệp thành viên.

Năm là, Các phương thức hình thành tập ñoàn kinh tế nhà nước có thể bao

gồm: (1) Chuyển ñổi từ tổng công ty nhà nước sang hình thức công ty mẹ - công ty

Cổ ñông(Chính phủ, cá nhân, pháp nhân)

HðQT

Tổng giám ñốc

Công ty con

Công ty con

Công ty con

Bầu

Kiểm

soát

Các ban thuộc HðQT

(Kiểm soát, Quản trị rủi ro, nhân sự...)

Tập ñoàn kinh tế nước ngoài

Nhà nước

HðQT

Tổng giám ñốc

Công ty con

Công ty con

Công ty con

Chỉ ñịnh

Trách nhiệm

giải trình

Ban Kiểm soát

Tập ñoàn kinh tế Nhà nước Việt Nam

82

con; (2) Phát triển một nhóm doanh nghiệp nhà nước theo hình thức công ty mẹ -

công ty con và hình thành tập ñoàn kinh tế nhà nước; (3) Phát triển các hình thức

liên kết khác trong nhóm công ty mẹ - công ty con như sáp nhập; mua lại cổ phần

hoặc phần góp vốn; ñầu tư, góp vốn bằng tài sản hữu hình hoặc vô hình; ký hợp

ñồng liên kết sử dụng thương hiệu; nhượng quyền thương mại và các hình thức liên

kết khác do các doanh nghiệp thỏa thuận, không trái với quy ñịnh của pháp luật.

2.1.2.2. ðặc ñiểm hoạt ñộng của các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

Thứ nhất, về quy mô: Từ năm 2004 ñến nay, nhiều tập ñoàn kinh tế lớn ñược

thí ñiểm thành lập. Sau một thời gian ñi vào hoạt ñộng theo mô hình mới, vốn của

các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam có tốc ñộ tăng trưởng cao, quy mô tăng nhanh.

Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có số vốn năm 2001 là 35,033 nghìn tỷ

ñồng thì ñến năm 2005 ñã lên ñến 67,108 nghìn tỷ ñồng, nghĩa là chỉ trong vòng 5

năm ñã tăng gần gấp ñôi. Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với số vốn năm 2001

là 35,723 nghìn tỷ ñồng ñến năm 2005 ñã là 104,272 nghìn tỷ ñồng. Như vậy, quy

mô vốn của các tập ñoàn kinh tế nhà nước ở mức khá cao so với mức trung bình của

các tổng công ty 91 với mức trung bình khoảng 25,20 nghìn tỷ ñồng. Theo số liệu

năm 2005 của Cục tài chính doanh nghiệp, chỉ riêng ba tập ñoàn EVN, VNPT,

VINASHIN ñã có số vốn chiếm 65,7% tổng số vốn của 18 tập ñoàn và tổng công ty

91. ðặc biệt là VINASHIN có tốc ñộ tăng quy mô vốn khá cao: năm 2001 là 2,168

nghìn tỷ ñồng, năm 2005 là 36,049 nghìn tỷ ñồng, tăng gấp 18 lần so với năm 2001.

Năm 2001 vốn nhà nước tại VNPT ñạt 17 nghìn tỷ ñồng, năm 2005 là 42,5 nghìn tỷ

ñồng tăng lên 2,5 lần so với năm 2001. Các tập ñoàn kinh tế nhà nước có quy mô vốn

tăng cao trong giai ñoạn 2002-2006 chủ yếu là do phần tăng của vốn nhà nước. ðặc

biệt, quy mô vốn giai ñoạn 2006-2007 tăng chủ yếu do một phần từ phần chênh lệch

tăng của vốn nhà nước bán ra. ðiển hình là Tập ñoàn Dệt may Việt nam tổng giá vốn

nhà nước bán ra là 40,845 tỷ ñồng, tổng giá trị vốn nhà nước thu ñược là 94,928 tỷ

ñồng phần chênh lệch tăng của vốn nhà nước tăng thêm là 54,083 [36, tr15]. Như

vậy, phần chênh lệch tăng lớn gấp 1,35 lần phần vốn nhà nước bán ra. Phần chênh

lệch tăng này ñược ghi nhận là thặng dư vốn trong vốn chủ sở hữu tại các tập ñoàn.

83

Bảng 2.2: Tổng nguồn vốn của một số tập ñoàn giai ñoạn 2002-2006

ðơn vị: Triệu ñồng

TT Tổng công ty 2002 2003 2004 2005 2006

1 Dầu khí 35.723.739 49.921.293 67.285.043 90.772.591 104.272.582

2 ðiện lực 64.343.323 75.778.686 88.294.400 98.683.269 115.707.310

3 Bưu chính Viễn thông

35.033.782 42.117.153 48.140.559 52.401.365 67.108.212

4 Dệt-May 8.427.990 10.305.971 11.330.775 11.822.442 12.047.000

5 Than - Khoáng sản 4.259.437 5.834.012 8.675.600 12.610.464 16.010.500

6 Công nghiệp Tàu thủy

2.168.275 3.931.742 7.222.522 10.736.096 36.049.108

(Nguồn: Cục Tài chính Doanh nghiêp - Bộ Tài chính)

Các tập ñoàn kinh tế ñược hình thành theo mô hình thí ñiểm ñược sự chú

trọng ñặc biệt của Chính phủ về vốn, lao ñộng và tài nguyên. Với ñặc ñiểm này, có

thể nhận thấy hiệu quả hoạt ñộng của các tập ñoàn kinh tế nhà nước có xu hướng

giảm vì trong khi quy mô vốn tăng thì vốn bổ sung giảm.

Bảng 2.3: Tỷ trọng vốn nhà nước/tổng nguồn vốn ở một số tập ñoàn năm 2006

ðơn vị: Triệu ñồng

TT Tổng công ty Vốn nhà nước

Vốn tự bổ sung

Tổng nguồn vốn

Tỷ trọng %

Tỷ trọng %

(1) (2) (3) (4) (5) (6=3/5) (7=4/5)

1 Dầu khí 75.623.517 2.681.992 104.272.582 72,5 2,5

2 ðiện lực 46.181.080 1.145.547 115.707.310 39,9 0,9

3 Bưu chính Viễn thông

42.522.211 2.596.246 67.108.212 63,3 3,8

4 Dệt-May 2.535.000 0 12.047.000 21 -

5 Than 4.345.007 546.202 16.010.500 27,1 0,3

6 Công nghiệp Tàu thủy

1.942.398 309.225 36.049.108 5,38 0,8

(Nguồn: Cục Tài chính Doanh nghiêp - Bộ Tài chính)

84

Ngoài quy mô về vốn lớn và tốc ñộ tăng trưởng vốn cao, quy mô doanh thu

của các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam tương ñối lớn. Năm 2005, trong số 6 tổng

công ty thí ñiểm hình thành tập ñoàn kinh tế, chỉ có Tổng công ty công nghiệp tàu

thủy có quy mô doanh thu dưới 10 nghìn tỷ ñồng. Năm 2006, doanh thu của tất cả

các tập ñoàn này ñều ñã vượt mức 10 nghìn tỷ ñồng.

Khi có sự cơ cấu lại theo mô hình tập ñoàn kinh tế, nhà nước có sự hỗ trợ lớn

về chính sách, về tài chính. Nhiều tập ñoàn ñã có những bước ñột phá về kết quả hoạt

ñộng nhờ có sự hỗ trợ này. Năm 2005, 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ ñã tạo

bước nhảy vọt cho Tập ñoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Kết quả sản xuất kinh

doanh tăng ñều trong 3 năm 2006, 2007 và 2008. Số liệu trên Bảng 2.4 cho thấy giá

trị doanh thu của Tập ñoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam năm 2006 tăng 44,23%

so với năm 2005, năm 2007 tăng 98,63% so với năm 2006.

Bảng 2.4: Quy mô doanh thu của một số tập ñoàn giai ñoạn 2001 - 2007

ðơn vị: Triệu ñồng

Tổng công ty/ tập ñoàn

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Dầu khí 18.555.696 20.479.901 29.492.618 40.467.955 42.310.280 45.072.698 46.567.943

ðiện lực 19.209.706 23.043.848 28.132.584 32.871.225 38.818.688 40.434.900 43.909.343

Bưu chính Viễn thông

17.285.020 20.297.966 24.233.206 30.116.967 32.760.381 38.329.380 45.300.200

Dệt-May 8.098.449 9.899.943 12.562.455 19.959.244 17.104.000 19.456.766 21.998.872

Than - Khoáng sản

6.536.671 8.003.236 10.422.314 15.218.714 22.788.397 29.713.088 38.403.852

Công nghiệp Tàu thủy

1.298.316 2.308.742 3.090.489 4.608.196 7.932.674 11.476.555 22.796.115

(Nguồn: Cục Tài chính doanh nghiêp - Bộ Tài chính; Ban chỉ ñạo ñổi mới và phát triển doanh nghiệp - Văn phòng Chính phủ )

Phải nhìn nhận quy mô về vốn và doanh thu của các tập ñoàn kinh tế của Việt

Nam là lớn so với các doanh nghiệp trong nước, kể cả so với các tổng công ty 91.

Tuy nhiên, quy mô này còn rất nhỏ so với các tập ñoàn kinh tế trên thế giới. Có thể

so sánh doanh thu của Tập ñoàn Dầu khí Malaysia Petronas năm 2006 là 52 tỷ USD

trong khi Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có doanh thu 12 tỷ USD. Chỉ riêng

tiêu chí quy mô lao ñộng trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam là có thể tương

85

ñương với các tập ñoàn kinh tế trong khu vực. Năm 2006, quy mô về số lao ñộng của

Tập ñoàn ðiện lực Việt Nam là 83.942 người, Tập ñoàn Dệt may Việt Nam là

106.071 người (Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Quy mô lao ñộng trong một số tập ñoàn giai ñoạn 2002 - 2006

ðơn vị: Người

TT Tổng công ty 2002 2003 2004 2005 2006

1 Dầu khí 11.706 13.027 14.981 15.064

2 ðiện lực 71.402 75.569 80.290 80.489 83.942

3 Bưu chính Viễn thông 93.504 93.507 90.854 93.681 93.784

4 Dệt-May 87.771 92.747 104.734 106.071 106.071

5 Than 77.721 83.241 86.105 93.327 99.330

6 Công nghiệp Tàu thủy 10.342 13.650 19.880 22.826 24.753

(Nguồn: Cục Tài chính doanh nghiêp - Bộ Tài chính)

Thứ hai, về ngành nghề: Sau khi ñược chuyển ñổi thành mô hình tập ñoàn,

nhìn chung các tập ñoàn kinh tế nhà nước ñều có xu hướng ña ngành, ña lĩnh vực. Xu

hướng này thể hiện sự năng ñộng trong hoạt ñộng của các tập ñoàn kinh tế nhà nước.

Tuy nhiên, các tập ñoàn kinh tế hiện nay ñang chú trọng phát triển các lĩnh vực dễ

sinh lời nhưng hàm chứa rất nhiều rủi ro. Chẳng hạn như Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia

Việt Nam ñầu tư vào nhiệt ñiện, bất ñộng sản, ngân hàng, chứng khoán, hàng

không... Tính ñến 31/3/2008, tỷ lệ ñầu tư vào các lĩnh vực khác không thuộc lĩnh vực

chính của Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là 9.038 nghìn tỷ ñồng trong số tổng

giả trị ñầu tư là 38.755 nghìn tỷ chiếm 23% tổng vốn ñầu tư trong ñó chủ yếu tập

trung vào tài chính, ngân hàng [35, tr14]. Tập ñoàn Dệt may Việt nam cũng ñầu tư

vào tài chính, chứng khoán và bất ñộng sản 154 tỷ ñồng, bằng 5,5% tổng vốn ñiều lệ

của tập ñoàn [37, tr18]. Tập ñoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam cũng

ñang tiến vào sản xuất nhà máy ñiện chạy than, ñầu tư thành lập mới công ty tài

chính, tham gia góp vốn vào các ngân hàng như Ngân hàng thương mại cổ phần Sài

gòn - Hà nội, Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không. Trong giai ñoạn gần ñây, việc

các tập ñoàn kinh doanh ña ngành ña lĩnh vực cũng bộc lộ một vài vấn ñề bất cập,

nhất là những lĩnh vực rủi ro quá cao như chứng khoán, ngân hàng.

86

Thứ ba, về kết quả sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận của các tập ñoàn kinh tế

nhà nước cũng tương ñối lớn. Năm 2006 chỉ riêng Tập ñoàn dầu khí và Tập ñoàn

Bưu chính viễn thông ñã ñạt trên 36 nghìn tỷ ñồng chiến hơn 75% tổng lợi nhuận của

các tập ñoàn và tổng công ty 91. Tốc ñộ tăng trưởng lợi nhuận của các tập ñoàn này

khá cao. Các chỉ tiêu này ñược thể hiện trong Bảng 2.6. Có thể thấy, lợi nhuận tăng

lên rất nhiều kể từ khi có sự chuyển ñổi mô hình hoạt ñộng tổng công ty sang mô

hình tập ñoàn.

Bảng 2.6: Lợi nhuận trước thuế của một số tập ñoàn giai ñoạn 2002 - 2006

ðơn vị: Triệu ñồng

TT Tổng công ty 2002 2003 2004 2005 2006

1 Dầu khí 6.572.527 6.948.798 11.877.971 21.458.918 24.924.849

2 ðiện lực 1.817.541 2.131.122 1.972.685 2.159.690 3.200.869

3 Bưu chính Viễn thông

6.114.239 7.981.569 10.321.095 12.992.536 11.569.174

4 Dệt-May 83.818 102.819 97.204 153.145 89.000

5 Than 180.909 347.393 437.891 1.279.823 3.129.782

6 Công nghiệp Tàu thủy

11.647 12.534 24.886 41.074 83.560

(Nguồn: Cục Tài chính doanh nghiêp - Bộ Tài chính; Ban Chỉ ñạo ðổi mới và Phát triển doanh nghiệp - Văn phòng Chính phủ)

Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn trong các tập ñoàn kinh tế nhà nước không

cao so với các doanh nghiệp FDI mặc dù tỷ lệ này ñã ñược cải thiện nhiều trong giai

ñoạn từ năm 2002 ñến năm 2006. Theo Báo cáo Tổng hợp số liệu về các tổng công

ty nhà nước giai ñoạn 2002-2006 của Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, tỷ

lệ lợi nhuận trên vốn nhà nước của các tập ñoàn kinh tế là 0,177 năm 2002 thì ñến

năm 2006 con số này là 0,233.

Thứ tư về ñịa bàn hoạt ñoạt kinh doanh: các tập ñoàn hiện nay ñều mới bước

ñầu hình thành do ñó còn phải ñối mặt với rất nhiều khó khăn khi tham gia vào các

thị trường quốc tế. ðiều này dẫn ñến một ñặc trưng lớn của các tập ñoàn Việt Nam là

sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn chưa cao. Các tập ñoàn hiện nay mới chỉ

tập trung vào khai thác tối ña các ñịa bàn hoạt ñộng trong nước. Một số tập ñoàn

bước ñầu ñã có sự mở rộng thị trường hoạt ñộng ra các nước trong khu vực và trên

87

thế giới. Việc lựa chọn các ñịa bàn hoạt ñộng mới chủ yếu vẫn tập trung vào các thị

trường tính cạnh tranh không cao: Tập ñoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt

Nam ñã có các công ty con có văn phòng ñại diện tại Lào (Công ty TNHH

Vinacomin-Lao, Công ty liên doanh khoáng sản Stung Treng (Campuchia); Tập ñoàn

Cao su Việt Nam thành lập hai công ty cổ phần trồng cao su tại Lào và Campuchia là

Công ty cổ phần Cao su Việt Lào và Công ty cổ phần Quasa-Geruco.

Như vậy, ñặc ñiểm chung của các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam là quy mô

hoạt ñộng lớn trên cả ba khía cạnh (vốn, lao ñộng và kết quả kinh doanh) so với các

doanh nghiệp khác trong nước; Các tập ñoàn có xu hướng hoạt ñộng ña ngành, ña

lĩnh vực nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn lực; Tỷ lệ vốn nhà nước trong các tập ñoàn

tương ñối lớn tạo ra sử ñảm bảo về vốn tương ñối cao trong các tập ñoàn nhưng

cũng tạo ra lực cản không nhỏ trong việc tăng tính năng ñộng trong huy ñộng vốn,

hơn nữa hiệu quả hoạt ñộng của các tập ñoàn cũng chưa cao; phạm vi hoạt ñộng tập

trung chủ yếu vào thị trường trong nước.

2.1.2.3. ðặc ñiểm tổ chức quản lý hoạt ñộng kinh doanh của các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

Các tập ñoàn kinh tế ñang ñứng trước những thách thức và cũng có những

thuận lợi rất lớn. ðiều này ñặt ra nhiệm vụ không chỉ cho các nhà quản lý vĩ mô và vi

mô là làm thế nào ñể các tập ñoàn hoạt ñộng có hiệu quả, quản lý nhà nước có hiệu

lực, tạo tiền ñề phát triển kinh tế của ñất nước. Có thể khái quát ñặc ñiểm tổ chức quản

lý hoạt ñộng kinh doanh của các tập ñoàn kinh tế trên các ñặc ñiểm cơ bản sau:

Thứ nhất, về phương thức quản lý: Tất cả các tập ñoàn hiện này ñều ñang

trong giai ñoạn hoàn thiện về tổ chức hoạt ñộng và quản lý do ñó tồn tại song song

hai kiểu liên kết dẫn ñến hai phương thức quản lý khác nhau: quản lý hành chính và

quản lý theo cơ chế ñầu tư tài chính. ðối với các công ty con do công ty mẹ nắm giữ

100% vốn ñiều lệ hoạt ñộng theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, công ty mẹ trong

các tập ñoàn vẫn thực hiện quản lý hành chính thông qua giao kế hoạch sản xuất kinh

doanh, lao ñộng tiền lương, kế hoạch ñầu tư, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, ñầu tư góp

vốn liên doanh liên kết. ðối với các công ty là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm

hữu hạn, công ty mẹ không nắm giữ toàn bộ cổ phần, mối liên hệ ñược thực hiện

bằng các cơ chế tài chính. Công ty mẹ ñầu tư vốn vào công ty con bằng phương thức

ñầu tư trực tiếp, quản lý vốn và ñịnh hướng cho các công ty con thông qua người ñại

88

diện ñối với những vấn ñề quan trọng như chiến lược phát triển, tăng giảm vốn ñiều

lệ, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, phê duyệt các chỉ tiêu kế hoạch. Theo chỉ ñạo của

Chính phủ, xu hướng phát triển của các tập ñoàn là tăng tính cạnh tranh và tăng sức

mạnh nội tại do ñó phương thức quản lý của các tập ñoàn sẽ theo hướng chuyển dịch

dần từ phương thức quản lý hành chính sang phương thức quản lý theo cơ chế ñầu tư

tài chính.

Thứ hai, về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Tập ñoàn kinh tế thường có cấu

trúc quản lý tương ñối phức tạp và tùy thuộc vào loại hình hoạt ñộng sản xuất kinh

doanh, phạm vi và quy mô hoạt ñộng. Tuy nhiên, cho dù là loại hình hoạt ñộng nào thì

các tập ñoàn kinh tế vẫn ñược hiểu là nhóm công ty hoạt ñộng theo Luật Doanh nghiệp

2005. Phạm vi nghiên cứu của Luận án chỉ giới hạn ở các tập ñoàn kinh tế nhà nước

ñược thành lập theo mô hình thí ñiểm từ cách thức cơ cấu lại các tổng công ty 91 do ñó

mô hình tổ chức bộ máy quản lý của các tập ñoàn này thường mang rất nhiều ñiểm

tương ñồng với tổ chức bộ máy quản lý của các tổng công ty 91. Việc tổ chức bộ máy

quản lý sản xuất kinh doanh theo mô hình tổng công ty nhà nước (tập ñoàn) ñược quy

ñịnh trong Nghị ðịnh 39/CP ngày 27/06/1995 của Chính phủ và Luật Doanh nghiệp

2005. Theo ñó, tổ chức bộ máy quản lý của tập ñoàn thường gồm:

Hội ñồng quản trị là cấp lãnh ñạo cao nhất thực hiện chức năng ñịnh hướng

phát triển và quản lý hoạt ñộng của tập ñoàn, chịu trách nhiệm về sự phát triển của

tập ñoàn. Hội ñồng quản trị là bộ máy quản lý cao nhất trong công ty mẹ, ñại diện

trực tiếp của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và các công ty con. ðối

với các tập ñoàn nhà nước hiện nay, do các công ty mẹ ñều do Nhà nước nắm giữ

100% vốn nên hội ñồng quản trị có các thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết

ñịnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo ñề nghị của các bộ liên quan.

Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do hội ñồng quản trị giao, kiểm tra giám sát

hoạt ñộng ñiều hành của Ban giám ñốc, bộ máy giúp việc và tất cả các ñơn vị thành

viên tập ñoàn trong hoạt ñộng tài chính, chấp hành pháp luật, ñiều lệ hoạt ñộng và

thực hiện các nghị quyết của hội ñồng quản trị. Ban kiểm soát trực thuộc hội ñồng

quản trị có thể bao gồm các thành viên của hội ñồng quản trị và các thành viên ñộc

lập. Yêu cầu ñối với các thành viên ban kiểm soát là không ñược kiêm nhiệm bất cứ

một nhiệm vụ nào trong bộ máy ñiều hành của tập ñoàn. ðồng thời, thành viên của

ban kiểm soát phải là những người am hiểu về kế toán, kiểm toán hoặc lĩnh vực hoạt

89

ñộng của tập ñoàn. Ban kiểm soát của các tập ñoàn kinh tế nhà nước mới chỉ hướng

ñến nhiệm vụ giám sát hoạt ñộng ñiều hành của Tổng giám ñốc, ban giám ñốc và các

ñơn vị thành viên nhưng chưa hướng ñến việc giám sát kể cả hội ñồng quản trị. Xét

về bản chất sở hữu, hội ñồng quản trị của các tập ñoàn nhà nước hiện nay vẫn chỉ là

người ñại diện cho quyền sở hữu của Nhà nước.

Tổng giám ñốc là ñại diện pháp nhân của tập ñoàn và chịu trách nhiệm trước

Hội ñồng quản trị, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về ñiều hành hoạt ñộng

của tập ñoàn.

Phó tổng giám ñốc là người giúp tổng giám ñốc ñiều hành một hoặc một số

lĩnh vực hoạt ñộng của tập ñoàn theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng giám ñốc

và chịu trách nhiệm trước Tổng giám ñốc và pháp luật về nhiệm vụ ñược Tổng giám

ñốc phân công và ủy quyền.

Các ban chức năng: Tập ñoàn có các ban chức năng tham mưu, giúp việc Hội

ñồng quản trị và Tổng giám ñốc trong quản lý, ñiều hành và giám sát. Các ban chức

năng của tập ñoàn thường bao gồm: Ban kế hoạch, Ban kế toán tài chính, Ban ðào

tạo, Ban thanh tra và các Ban phụ trách chuyên môn... Việc thiết lập các ban này

hoàn toàn phụ thuộc vào cách thức quản lý của tập ñoàn.

Các ñơn vị hạch toán phụ thuộc: Do nguồn gốc của các tập ñoàn là xuất phát

từ các tổng công ty nhà nước do ñó trong quá trình chuyển ñổi hoạt ñộng hiện nay

vẫn tồn tại loại hình hoạt ñộng là các ñơn vị hạch toán phụ thuộc. Các ñơn vị này có

quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của tập ñoàn, chịu sự ràng buộc về quyền lợi

và nghĩa vụ ñối với tập ñoàn. Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa

vụ tài chính phát sinh do sự cam kết của các ñơn vị này. Ví dụ như trong Tập ñoàn

Bưu chính Viễn thông vẫn tồn tại Công ty viễn thông quốc tế và Công ty Viễn thông

Liên tỉnh là các ñơn vị hạch toán phụ thuộc.

Các doanh nghiệp thành viên: Các doanh nghiệp thành viên trong tập ñoàn có

thể là có những dạng sau: Công ty thành viên do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn ñiều

lệ, công ty thành viên do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn ñiều lệ. Ngoài ra còn có

các doanh nghiệp mà công ty mẹ nắm giữ dưới 50% vốn ñiều lệ. Các doanh nghiệp

này ñều là các pháp nhân, có tổ chức bộ máy quản lý riêng theo loại hình hoạt ñộng

của ñơn vị.

90

Mô hình chung của tổ chức quản lý của các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam có

thể ñược khái quát như sau:

Sơ ñồ 2.2: Mô hình chung trong tổ chức quản lý các tập ñoàn của Việt Nam

Số liệu cụ thể về các công ty con trong một số tập ñoàn ñược trình bày trong

Bảng 2.7.

Bảng 2.7: Tập ñoàn kinh tế và các ñơn vị thành viên

TT Tập ñoàn Tổng số công ty con

Trực thuộc

Sở hữu 100%

Sở hữu >50%

Sở hữu <50%

1 Dầu khí 19 - 6 11 2

2 ðiện lực 60 17 23 10 10

3 Bưu chính Viễn thông 93 67 2 12 14

4 Dệt-May 75 9 10 24 22

5 Than-Khoáng sản 62 10 7 41 4

6 Công nghiệp Tàu thủy 59 7 11 30 11

(Nguồn: Ban Chỉ ñạo ðổi mới và Phát triển doanh nghiệp - Văn phòng Chính phủ)

Thông qua khảo sát, ñiều tra của Tác giả về tổ chức bộ máy quản lý của các

tập ñoàn cho thấy mô hình này ñược áp dụng như một khuôn mẫu và vẫn dụng khá

cứng nhắc. Kết quả khảo sát về các mô hình hoạt ñộng của các tập ñoàn ñược tổng

hợp trong Phụ lục 2.25. Việc xây dựng và xác ñịnh ban kiểm soát trực thuộc hội

ñồng quản trị trong khi không xác ñịnh vị trí của KTNB trong mô hình tổ chức bộ

máy quản lý ñã gây khó khăn cho các tập ñoàn trong xây dựng và duy trì KTNB.

Hội ñồng quản trị

Tổng giám ñốc Ban Kiểm soát

Các ban chức năng

CÁC ðƠN VỊ THÀNH VIÊN

Các ñơn vị hạch toán phụ thuộc và sự nghiệp

Các công ty do công ty mẹ sở hữu 100% vốn

Các công ty do công ty mẹ sở hữu >50% vốn

Các công ty liên kết

91

Thứ ba, về ñầu mối quản lý: Các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam chịu sự

quản lý của nhiều ñầu mối khác nhau. Việc quản lý nhà nước ñối với các tập ñoàn

hiện nay do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện. ðối với các vấn ñề về nhân sự, chiến

lược hoạt ñộng, các tập ñoàn sẽ tuân thủ theo các quyết ñịnh của Thủ tướng Chính

phủ. Trong quá trình hoạt ñộng, các tập ñoàn có liên quan tới các lĩnh vực khác nhau

và các cơ quan chủ quản khác nhau. Chẳng hạn, Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt

Nam sẽ chịu sự quản lý của Bộ Công thương ñối với những lĩnh vực hoạt ñộng do

Bộ này ñảm nhiệm; Bộ Tài chính sẽ giám sát phần vốn nhà nước và có thể thực hiện

ñầu tư bổ sung vốn ñiều lệ. ðiều này không tránh khỏi sự chống chéo về quản lý và

gây khó khăn cho các tập ñoàn trong việc áp dụng pháp luật và thực hiện quản lý vi

mô tại tập ñoàn.

Khi các tập ñoàn chuyển ñổi cơ cấu, thực hiện cổ phần hóa thì các quan hệ sở

hữu, huy ñộng vốn ñã làm nảy sinh những vấn ñề quản lý phức tạp. Trong mô hình

tập ñoàn, công ty mẹ và công ty con ñang chịu sự chi phối của các quy ñịnh pháp

luật khác nhau. Công ty mẹ là công ty nhà nước, hoạt ñộng theo Luật doanh nghiệp

nhà nước còn các công ty con và công ty liên kết thì hoạt ñộng theo Luật doanh

nghiệp. Một mô hình thống nhất sẽ là tiền ñề cho các hoạt ñộng của doanh nghiệp ñạt

hiệu quả. ðồng thời các hoạt ñộng ñó có cơ sở ñể kiểm soát và ñánh giá về chính

những hoạt ñộng ấy. Do ñó, KTNB ñược coi là một chức năng không thể thiếu trong

quản lý các tập ñoàn khi quy mô hoạt ñộng lớn, phạm vi hoạt ñộng rộng và cơ cấu tổ

chức kinh danh phức tạp.

2.1.2.4. ðặc ñiểm của tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tập ñoàn của Việt Nam

Kiểm soát nội bộ luôn tồn tại trong tất cả các doanh nghiệp với các mức ñộ

hoạt ñộng hiệu quả khác nhau. Kiểm soát nội bộ chỉ mang tính hệ thống khi các yếu

tố của hệ thống kiểm soát nội bộ ñược thiết lập ñầy ñủ và ñược thực hiện trên phạm

vi rộng. Vì vậy, kiểm soát nội bộ cần mang tính hệ thống trong các doanh nghiệp có

quy mô lớn ñặc biệt là các tập ñoàn kinh tế. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tập

ñoàn cần phát hiện, ngăn chặn và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu. Muốn

ñạt ñược ñiều này, hệ thống kiểm soát nội bộ phải ñảm bảo sự tồn tại và vận hành

ñồng bộ các yếu tố của kiểm soát bao gồm: Môi trường kiểm soát, các thủ tục kiểm

soát, hệ thống kế toán và KTNB. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tập ñoàn kinh

tế của Việt Nam ñã bước ñầu ñạt ñược các mục tiêu khác nhau của ñơn vị phục vụ

92

cho quản lý nhưng vẫn còn những tồn tại trong thiết kế, vận hành và ñánh giá. Trên

cơ sở này, Tác giả sẽ xem xét các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ trong tập

ñoàn, phân tích ưu và nhược ñiểm của từng yếu tố làm cơ sở xem xét và ñánh giá

một yếu tố quan trọng của hệ thống này là KTNB trong những phần sau.

Môi trường kiểm soát trong các tập ñoàn kinh tế

Môi trường kiểm soát là những nhân tố bên trong hay bên ngoài tác ñộng ñến

việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ. Môi trường kiểm soát có thể

chịu ảnh hưởng bởi ñặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế

hoạch và ủy ban kiểm toán. Ngoài ra, việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát

nội bộ còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác như hệ thống pháp luật, ñường lối

phát triển của ñất nước, vai trò của các tổ chức ðảng, ðoàn thể và tập thể người lao

ñộng trong tập ñoàn. Có thể xem xét ñến các vấn ñề về môi trường kiểm soát trên các

khía cạnh sau ñây:

Thứ nhất, về ñặc thù quản lý: ðặc thù quản lý chịu sử ảnh hưởng lớn bởi

triết lý và phong cách của nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp, triết lý và phong

cách ñiều hành của công ty mẹ với công ty thành viên. Triết lý của nhà quản trị

không những bị chi phối bởi vị trí của anh ta với doanh nghiệp dựa trên các mối liên

hệ về lợi ích mà còn dựa trên trình ñộ nhận thức cũng như kinh nghiệm cá nhân.

Trong thời gian ñầu, do chưa quen với mô hình mới, cơ chế quản lý mới nên việc

chuyển ñổi tư duy quản lý chưa theo kịp với tình hình thực tế và lề lối quản lý cũ vẫn

còn tồn tại. Việc thay ñổi tư duy quản lý không chỉ yêu cầu từ phía người quản lý mà

cũng còn ñòi hỏi từ phía người chịu sự quản lý. Trong các tập ñoàn hiện nay, tư duy

của cơ chế bao cấp, có quyền nhưng không dám quyết và luôn xin ý kiến của công ty

mẹ trong mọi quyết ñịnh vẫn còn tồn tại.

Trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam, triết lý và phong cách bị ảnh hưởng

rất lớn bởi mối quan hệ về sở hữu tài sản, vốn giữa công ty mẹ và ñơn vị thành viên.

Hiện nay, công ty mẹ trong các tập ñoàn sẽ thay mặt Nhà nước quản lý các hoạt ñộng

của các ñơn vị thành viên, thực hiện việc ñiều tiết hoạt ñộng của ñơn vị thành viên

thông qua người ñại diện vốn. Các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh ñược giao cho các

công ty thành viên trực tiếp thực hiện. Chẳng hạn với Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia

Việt Nam, công ty mẹ là sẽ quản lý các hoạt ñộng dầu khí và ñầu tư tài chính của các

ñơn vị thành viên. ðiều này tạo ra những khó khăn trong việc ñiều phối vốn, tài sản,

kiểm soát chi tiêu, phát hiện và xử lý sai phạm. ðây là mô hình lựa chọn phù hợp với

93

giai ñoạn ñầu khi mới hình thành tập ñoàn. Tuy nhiên, xu hướng của các tập ñoàn

trên thế giới là công ty mẹ cũng cần có các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh trực tiếp.

Liên kết trong các tập ñoàn vẫn dựa trên các liên kết ngang và ñược thực hiện

theo cách thức "ràng buộc" pháp lý về tổ chức hoạt ñộng theo quy ñịnh của nhà

nước. ðiều này dẫn tới khó khăn trong quản lý vốn giữa công ty mẹ và ñơn vị thành

viên. Nhà quản lý của công ty mẹ nói chung có xu hướng không thực hiện ñúng chức

năng của mình. Nhà quản lý của công ty mẹ phải thực hiện chức năng quản lý với

công ty mẹ thì nay lại chuyển sang quản lý ñối với các công ty con như một cơ quan

quản lý hành chính cấp trên. ðiều này ñòi hỏi phải có sự ñiều chỉnh nếu không sẽ

ảnh hưởng tới cả hệ thống quản lý.

Thứ hai, về cơ cấu tổ chức quản lý: Cơ cấu tổ chức quản lý trong các tập

ñoàn ñã ñược phân tích cụ thể trong phần trên. Tuy nhiên, khi ñề cập ñến cơ cấu tổ

chức quản lý là một yếu tố của môi trường kiểm soát trong hệ thống kiểm soát nội

bộ, có thể thấy cơ cấu tổ chức quản lý theo một khuốn mẫu máy móc như hiện nay

ñối với các tập ñoàn tạo ra nhiều khó khăn. Hiện nay, các tập ñoàn ñang chủ yếu tổ

chức theo mô hình mẫu trong Luật Doanh nghiệp và Nghị ñịnh 39/CP của Chính phủ

và Nghị ñịnh 111/2007/Nð-CP. Việc tổ chức theo mô hình này mà không xét ñến

ñặc ñiểm hoạt ñộng của ngành, của hoạt ñộng kinh doanh sẽ tạo ra sự kém linh hoạt

của bộ máy quản lý.

Trong các tập ñoàn, công ty mẹ ñóng vai trò là người chủ trì ñiều hành kế

hoạch phối hợp kinh doanh của các ñơn vị thành viên: Liên kết các công ty con sản

xuất cùng khu vực, kiên kết sử dụng dịch vụ giữa các công ty con sản xuất và công ty

con cung cấp dịch vụ. ðiều này góp phần làm tăng sức mạnh của các tập ñoàn cả thị

trường trong nước và thị trường quốc tế. Tuy nhiên có thể thấy rằng, việc ghép các

công ty một cách "khiên cưỡng" theo mô hình ñược trình bày ở phần trên ñôi khi làm

phát sinh mâu thuẫn và làm cho quản lý trở nên không hiệu quả.

Theo kết quả ñiều tra của tác giả ñối với 8 tập ñoàn, các tập ñoàn chủ yếu lựa

chọn phương án thứ hai trong ðiều 37 của Nghị ñịnh 111/2007/Nð-CP làm cơ sở

xây dựng mô hình: "Văn phòng, cơ quan quản lý của tổng công ty và các công ty

thành viên hạch toán phụ thuộc có vị trí then chốt trong tổng công ty hoặc hoạt ñộng

trong lĩnh vực kinh doanh chính của tổng công ty ñược tổ chức lại thành công ty mẹ"

[8]. Thực ra mô hình này chỉ phù hợp với các tập ñoàn hoạt ñộng ñơn ngành và ñược

hình thành từ những tổng công ty hạch toán toàn ngành. ðể hoạt ñộng chủ ñộng hơn,

94

công ty mẹ không chỉ là ñơn vị thực hiện sự chỉ ñạo, ñiều phối mà còn thực hiện sản

xuất kinh doanh theo phương án thứ nhất ñược quy ñịnh trong ðiều 37 của Nghị ñịnh

111/2007/Nð-CP:

Văn phòng, cơ quan quản lý của tổng công ty, các ñơn vị thành viên hạch

toán phụ thuộc, ñơn vị sự nghiệp cùng với một hoặc một số công ty thành

viên hạch toán ñộc lập có vị trí then chốt trong tổng công ty hoặc hoạt

ñộng trong lĩnh vực kinh doanh chính của tổng công ty ñược tổ chức lại

thành công ty mẹ. Trường hợp chuyển ñổi, tổ chức lại tổng công ty có quy

mô lớn mà thấy không cần thiết phải gộp một hoặc một số công ty thành

viên hạch toán ñộc lập vào thành công ty mẹ, thì có thể tổ chức văn phòng,

cơ quan quản lý của tổng công ty, các ñơn vị thành viên hạch toán phụ

thuộc, ñơn vị sự nghiệp trở thành công ty mẹ [8].

ðối với các công ty con ñược tổ chức dưới dạng Tổng công ty hoạt ñộng theo

mô hình công ty mẹ - công ty con hiện nay, ña số các công ty này cũng ñang hoạt

ñộng dựa trên mô hình công ty mẹ chỉ ñơn thuần ñầu tư tài chính mà không thực hiện

sản xuất kinh doanh. Thực trạng trên là do sự chuyển ñổi không toàn diện từ mô hình

hoạt ñộng của các tổng công ty. Khi công ty mẹ không có hoạt ñộng sản xuất kinh

doanh trực tiếp sẽ gây những bất cập về vai trò của công ty mẹ với các công ty con.

Một vấn ñề nữa trong cơ cấu tổ chức của các tập ñoàn là các doanh nghiệp thành

viên ñều hoạt ñộng theo Luật Doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này cũng thông qua

ñại hội cổ ñông hay hội ñồng thành viên lựa chọn mô hình kinh doanh. Một số ñơn vị

lựa chọn mô hình kinh doanh ña ngành dẫn ñến sự trùng lắp trong chức năng nhiệm

vụ, ngành nghề kinh doanh. Xét trên một chừng mực nhất ñịnh có thể tạo ra sự cạnh

tranh nội bộ với nhau. Trong trường hợp này, một hệ thống kiểm soát nội bộ dù có

hiệu quả ñến ñâu thì hoạt ñộng kiểm soát cũng không thể thực hiện một cách toàn

diện. Khắc phục nhược ñiểm này về cơ cấu hoạt ñộng, giảm các rủi ro kiểm soát là

nhiệm vụ của KTNB. Muốn thực hiện ñược ñiều này, KTNB trong các tập ñoàn phải

mở rộng phạm vi hoạt ñộng truyền thống của các tổng công ty, chuyển hướng sang

các lĩnh vực phi tài chính như rủi ro hoạt ñộng, cơ cấu hoạt ñộng.

Thứ ba, về chính sách nhân sự: Chính sách nhân sự của các tập ñoàn hiện

nay rất ñược chú trọng. Nguồn nhân lực trong các tập ñoàn ñược ñào tạo bài bản, có

trình ñộ chuyên sâu. Các tập ñoàn ñều có cơ chế khuyến khích nhân viên trau dồi

kiến thức thông qua các chương trình ñào tạo chuyên sâu. Hiện nay, tất cả các tập

95

ñoàn (8/8 tập ñoàn ñược khảo sát) ñều có bộ phận ñào tạo thực hiện nhiệm vụ thiết

lập kế hoạch ñào tạo, xây dựng chương trình ñào tạo và kiểm soát các chương trình

ñó. Hơn nữa, nhiều tập ñoàn còn trích lập các quỹ phục vụ cho mục ñích ñào tạo và

huấn luyện nhân viên.

Việc quy ñịnh rõ chức năng, quyền hạn của các vị trí trong bộ máy quản lý

theo quy ñịnh trong Luật Doanh nghiệp và trong Nghị ñịnh 111/2007/Nð-CP tạo ra

một hành lang cho các chính sách nhân sự rõ ràng trong các tập ñoàn. Tuy nhiên, các

chính sách này vẫn mang tính chất dập khuôn theo những quy ñịnh của Nhà nước mà

chưa có sự linh hoạt. Việc chấp hành các quy ñịnh này của Nhà nước vẫn mang tính

chất hoạt ñộng của các tổng công ty nhiều hơn là tập ñoàn kinh tế.

Trong một số tập ñoàn, ñể tăng tính linh hoạt và ñưa ra các quyết ñịnh nhanh

hơn, trong hội ñồng quản trị có thể có ñại diện của Chính phủ. Có thể ñơn cử trường

hợp của Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Chính phủ ñã tăng cường nhân sự

cho Hội ñồng quản trị Tập ñoàn Dầu khi Việt Nam bằng việc cử hai lãnh ñạo Bộ Tài

chính và Bộ Công thương vào Hội ñồng quản trị Tập ñoàn. Tuy nhiên, kỳ vọng giảm

bớt thời gian cho các quyết ñịnh kinh doanh thông qua việc rút ngắn thời gian trình

Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành vẫn chưa ñược thực hiện hiệu quả. Lẽ ra, ñối

với các vấn ñề lớn ñã ñược Hội ñồng quản trị của Tập ñoàn thông qua ñể trình lên

Thủ tướng Chính phủ có thể ñược xem là có ý kiến của 2 Bộ (Bộ Tài chính và Bộ

Công thương) nhưng quy trình thực hiện của Tập ñoàn không có gì khác biệt với các

tập ñoàn khác.

Thứ tư, về công tác kế hoạch : Công tác kế hoạc ñược thực hiện nghiêm túc

luôn ñược coi là công cụ kiểm soát hữu hiệu. Các tập ñoàn ñều ñã xây dựng hệ thống

kế hoạch và ñịnh mức làm cơ sở quan trọng cho quá trình kiểm soát. Tuy nhiên, công

tác kế hoạch trong các tập ñoàn hiện nay ñều ñược thực hiện chưa triệt ñể. Các kế

hoạch thường chỉ xây dựng chủ yếu cho toàn doanh nghiệp mà ít chú trọng ñến xây

dựng kế hoạch cho từng loại hoạt ñộng nhằm kiểm soát cho từng thời kỳ.

Nhìn chung, có thể ñánh giá môi trường kiểm soát của các tập ñoàn kinh tế ñã

có những bước tiến lớn so với mô hình hoạt ñộng tổng công ty trước ñây. Các quy

ñịnh pháp lý hiện nay ñã thay ñổi nhiều về nội dung và ñịnh hướng xây dựng tạo cơ

sở phát triển các chính sách và thủ tục kiểm soát hữu hiệu trong tập ñoàn. Tuy nhiên,

môi trường kiểm soát cũng còn có nhiều tồn tại mà các tập ñoàn phải nỗ lực khắc

phục. Các văn bản pháp lý mặc dù có nhiều ñổi mới nhưng còn nhiều ñiểm chưa phù

96

hợp với thực tế. Các mối quan hệ trong tập ñoàn ñược xây dựng trước hết dựa trên

mối quan hệ ràng buộc mang tính bắt buộc từ phía Nhà nước chứ chưa dựa trên

nguyên tắc tự nguyện gây những khó khăn không nhỏ cho kiểm soát. Sự can thiệp

sâu của Nhà nước, của các bộ ngành vào hoạt ñộng ñôi khi tạo ra rào cản vô hình ñối

với hoạt ñộng của các tập ñoàn.

Thủ tục kiểm soát trong các tập ñoàn kinh tế.

Các thủ tục kiểm soát ñược xây dựng trong các tập ñoàn thường ñược cụ thể

hóa thành các quy chế hoạt ñộng và quy chế tài chính của tập ñoàn. Các thủ tục kiểm

soát của các tập ñoàn hiện nay ñã có nhiều ñiểm ñổi mới ñáng kể dựa trên bản chất

liên kết về vốn, công nghệ và thị trường của các thành viên trong tập ñoàn. Tuy

nhiên, các thủ tục này vẫn không tránh khỏi lối mòn ñã ñược tạo ra trong mô hình

hoạt ñộng cũ. Nhiều thủ tục kiểm soát vẫn mang tính hành chính giữa công ty mẹ với

công ty con. ðiều này làm cho các thủ tục kiểm soát trong các tập ñoàn vẫn chưa

thực sự hiệu quả.

Hơn nữa, Nhà nước vẫn chưa ñưa ra quy chế hoạt ñộng thống nhất cho các tập

ñoàn. ðây cũng là một ñiểm bất lợi cho các tập ñoàn trong quá trình xây dựng các

quy chế hoạt ñộng riêng của mình. Sẽ có nhiều trường hợp các tập ñoàn không dám

ñưa ra các hoạt ñộng cụ thể vì chưa có một hành lang chung cho hoạt ñộng. Hơn nữa,

quy chế tài chính ñược xây dựng trong các tập ñoàn cũng ñang ñược xây dựng riêng

biệt từng tập ñoàn và có nhiều ñiểm chưa hợp lý. Chẳng hạn, Tập ñoàn Dầu khí

Quốc gia Việt Nam áp dụng cơ chế tài chính ñược quy ñịnh trong Nghị ñịnh 142/CP

của Chính phủ còn tồn tại nhiều bất cập. Bất cập lớn nhất là trong cơ chế Tập ñoàn

Dầu khí Quốc gia Việt Nam ñược quy ñịnh là một doanh nghiệp nhưng cơ chế tài

chính lại ñược xây dựng theo hướng không ñảm bảo ñể tập ñoàn là một doanh nghiệp

thực sự.

Tính hiệu lực của các thủ tục kiểm soát luôn cần ñược ñảm bảo bằng việc thực

hiện các nguyên tắc cơ bản của kiểm soát là nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc

phân công phân nhiệm, nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Khi xem xét ñến việc xây

dựng thủ tục kiểm soát dựa trên các nguyên tắc cơ bản trên, có thể xem xét những

khía cạnh sau:

Một là, Việc thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm ñược thực hiện tương ñối

chặt chẽ. Thực tế này một phần là do có các quy ñịnh cụ thể của nhà nước về các vị

97

trí trong bộ máy doanh nghiệp một phần là do sự ñòi hỏi từ phía những người quan

tâm ñến thông tin tài chính. Theo khảo sát của tác giả, các vị trí chủ chốt trong cả

công ty mẹ và công ty con của các tập ñoàn ñều hạn chế việc thực hiện kiêm nhiệm.

Việc thực hiện kiêm nhiệm này chỉ chủ yếu ñược thực hiện theo Quy chế Người ñại

diện của các công ty mẹ với công ty con. Tuy nhiên, có thể nhận thấy một hạn chế là

các quy ñịnh về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên trong hội ñồng quản trị,

tổng giám ñốc, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng ñều khá giống nhau giữa các tập

ñoàn. ðiều này cho thấy sự máy móc trong vận dụng nguyên tắc bất kiêm nhiệm

trong các tập ñoàn mà chưa kết hợp với các ñặc thù riêng của ngành nghề kinh

doanh.

Hai là, Nguyên tắc phân công phân nhiệm trong các tập ñoàn cũng tạo ra sự

chuyên môn hóa cao trong quản lý. Tuy nhiên, trong các quy chế hoạt ñộng và quy

chế tài chính của tập ñoàn còn có nhiều ñiểm cần làm rõ hơn. Các quy chế tài chính

trong các tập ñoàn vẫn chưa xác ñịnh rõ trách nhiệm cao nhất trong từng hoạt ñộng

hay lĩnh vực hoạt ñộng. Ràng buộc trách nhiệm là căn cứ ñể thực hiện các xử lý và

kiến nghị từ hoạt ñộng kiểm soát.

Ba là, Nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn trong các tập ñoàn cũng phát huy tác

dụng thiết thực trong ngăn ngừa, phát hiện và xử lý sai phạm. Tuy nhiên cơ chế hoạt

ñộng cũ theo nguyên tắc tập thể lãnh ñạo ñã gây ảnh hưởng không nhỏ ñến việc thực

hiện nguyên tắc này. Việc ñiều hành doanh nghiệp theo xu hướng cũ ñã gây tốn kém

nhiều thời gian, mất cơ hội kinh doanh nhất là những ngành ñặc thù như dầu khí, than

khoáng sản. ðiều ñó cũng có nghĩa là hiệu quả hoạt ñộng cũng giảm ñi rất nhiều.

Hệ thống thông tin kế toán

Các tập ñoàn kinh tế thường bao gồm các ñơn vị thành viên với nhiều loại

hình sở hữu khác nhau với tính chất hoạt ñộng và mức ñộ phụ thuộc khác nhau vào

công ty mẹ. Theo phân tích về mô hình tổ chức quản lý nêu trên, các tập ñoàn chỉ

quản lý hoạt ñộng của các ñơn vị hạch toán phụ thuộc, các công ty trách nhiệm hữu

hạn và công ty có cổ phần chi phối ñược gọi chung là các công ty con. Về nguyên

tắc, báo cáo tài chính hợp nhất của tập ñoàn phải ñược tập hợp trên cơ sở các báo cáo

của những ñơn vị này, còn ñối với các ñơn vị liên doanh liên kết thì chỉ ghi nhận kết

quả hoạt ñộng theo tỷ lệ phần vốn góp. Tuy nhiên, phần lớn các tập ñoàn kinh tế nhà

nước hiện nay vẫn chủ yếu làm tổng hợp báo cáo tài chính chứ chưa hẳn là báo cáo

tài chính hợp nhất. Việc chưa áp dụng chuẩn mực kế toán về hợp nhất báo cáo tài

98

chính của các tập ñoàn nhà nước hiện nay ñều có sự phê chuẩn của Bộ tài chính.

Việc lập Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân ñối kế toán ñược xác ñịnh bằng

cách cộng ngang số liệu. Sau khi cộng ngang số liệu, tiến hành loại trừ doanh thu bán

hàng, giá vốn hàng bán và công nợ nội bộ. Riêng khoản mục "ðầu tư vào công ty

con" tương ứng với phần vốn mà công ty con nhận từ công ty mẹ ñang ghi nhận trên

khoản mục "Vốn ñầu tư của chủ sở hữu" của công ty con thì ñược loại trừ hoàn toàn

khi hợp nhất báo cáo tài chính.

ðể hợp nhất báo cáo tài chính tập ñoàn ñòi hỏi các báo cáo tài chính của các

ñơn vị thành viên phải chính xác, phù hợp và ñầy ñủ. Tuy nhiên, công tác quản lý tài

chính kế toán của các công ty con cũng có nhiều ñiểm khác biệt do mỗi công ty tổ

chức một hệ thống kế toán tài chính khác nhau phù hợp với doanh nghiệp mình. Do

ñây là giai ñoạn ñầu tiên của các tập ñoàn kinh tế và vẫn chỉ là mô hình thí ñiểm nên

hệ thống chứng từ, hệ thống sổ sách ñược thiết lập và sử dụng rất khác nhau, không

nhất quán. Hơn nữa, việc áp dụng hình thức ghi sổ của các công ty con thường mang

yếu tố lịch sử, mỗi công ty áp dụng hình thức sổ kế toán khác nhau, cách thức ghi sổ

cũng khác nhau thậm chí áp dụng chương trình phần mềm kế toán khác nhau.

Tổ chức bộ máy kế toán trong các tập ñoàn cũng tương ñối ña dạng và phức

tạp. Số lượng nhân viên kế toán trong bộ phận kế toán phụ thuộc vào quy chế hoạt

ñộng và quy chế tài chính của tập ñoàn. Việc phân cấp tài chính, phân loại hoạt ñộng

trong tập ñoàn sẽ quyết ñịnh ñến số lượng các nhân viên kế toán. Lực lượng cán bộ

kế toán tại các ñơn vị thành viên trong tập ñoàn kinh tế nhà nước hiện nay còn nhiều

hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác kiểm tra, kiểm soát trong các tập ñoàn

không ñược thực hiện thường xuyên. Việc chậm trễ áp dụng chuẩn mực kế toán về

hợp nhất báo cáo tài chính cũng một phần là do trình ñộ của các cán bộ kế toán nhất

là ñội ngũ làm việc tại các ñơn vị thành viên.

Tổ chức KTNB

Theo phân tích ở trên, KTNB rất cần thiết ñối với các ñơn vị hoạt ñộng với

quy mô lớn, phạm vi hoạt ñộng rộng, lĩnh vực hoạt ñộng kinh doanh ña dạng. Với

các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam, việc tổ chức KTNB không ñược thực hiện ñối với

tất cả các tập ñoàn. Theo khảo sát của tác giả, trong số 8 tập ñoàn kinh tế ñã ñược

hình thành chỉ có 5 tập ñoàn có tổ chức riêng KTNB trong các doanh nghiệp thành

viên, chiếm trên 60%. Các ñơn vị thành viên của các tập ñoàn tổ chức KTNB chủ

yếu là các doanh nghiệp hoạt ñộng trên mô hình mẹ con hoặc tổng công ty. Các công

99

ty thành viên hoạt ñộng với quy mô nhỏ ñều không tổ chức KTNB. Về thực trạng tổ

chức công tác KTNB và bộ máy KTNB ñược trình bày chi tiết trong những phần

dưới ñây.

2.2. TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC TẬP ðOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

Trong quá trình phát triển, trước những ñòi hỏi của thị trường và từ yêu cầu

của các cơ quan chức năng, bộ phận KTNB cần ñược thiết lập trong các tập ñoàn như

một yêu cầu tất yếu. ðiều 36 Nghị ñịnh 59/CP của Chính phủ ngày 3/10/1996 về

Quy chế Quản lý Tài chính và Hạch toán kinh doanh ñối với các doanh nghiệp quy

ñịnh "Kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp nhà nước phải lập ñúng thời hạn các báo

cáo tài chính và báo cáo thống kê theo quy ñịnh hiện hành. Doanh nghiệp tự tổ chức

KTNB báo cáo tài chính của mình hoặc thuê kiểm toán ñộc lập nếu thấy cần thiết"

[7]. Nghị ñịnh này là văn bản pháp lý ñầu tiên của Chính phủ xác ñịnh loại hình

KTNB thực hiện chức năng kiểm tra và duy trì sự hoạt ñộng của doanh nghiệp như

một phần cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ. Tiếp theo Nghị ñịnh này, ngày

12/11/1996 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 73-TC/TCDN hướng dẫn lập, công bố

công khai và kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán doanh nghiệp nhà nước.

Thông tư này quy ñịnh "Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải ñược kiểm toán và

có xác nhận ñã ñược kiểm toán của KTNB hoặc kiểm toán ñộc lập". Theo hướng dẫn

trên, các tập ñoàn kinh tế mà tiền thân là các tổng công ty nhà nước ñã thực hiện

kiểm tra kế toán và thuê kiểm toán ñộc lập thực hiện kiểm toán. Hoạt ñộng tự kiểm

tra kế toán trong nội bộ tổng công ty chỉ mới là hình thức sơ khai ban ñầu của

KTNB. Một số tổng công ty ñã thực hiện việc kiểm tra này trên diện rộng với hầu hết

các ñơn vị thành viên như Tổng công ty Than Việt Nam (nay là Tập ñoàn Than và

Khoáng sản Việt Nam), Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (Tập ñoàn

Bưu chính viễn thông Việt Nam), Tổng công ty Dầu khí Việt Nam ( Tập ñoàn dầu

khí quốc gia Việt Nam).

Ngày 28/10/1997, Bộ trưởng Bộ Tài chính ñã có Quyết ñịnh Số

832/TC/Qð/CðKT ban hành Quy chế KTNB áp dụng cho các doanh nghiệp nhà

nước. Quy chế này ñã ñưa ra các nguyên tắc cơ bản, quy ñịnh mục ñích, phạm vi

chức năng, quyền hạn của KTNB trong doanh nghiệp nhà nước. ðây thực sự ñược

100

coi là một khung pháp lý cụ thể ñầu tiên của KTNB. Căn cứ vào Quyết ñịnh này, rất

nhiều tổng công ty ñã xây dựng KTNB. Ngày 24/10/1998, theo Quyết ñịnh Số

3357/Qð-TCCB của Tổng giám ñốc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam,

bộ phận KTNB của Tổng công ty này ñược thành lập. ðể hướng dẫn các doanh

nghiệp thực hiện và tổ chức KTNB, Bộ Tài chính ñã ban hành thông tư Số

52/1998/TT-BTC ngày 16/04/1998 và sau ñó ñược sửa ñổi bằng Thông tư

171/1998/TT-BTC ngày22/12/1998. Thông tư này ñã ñưa ra hướng dẫn về tổ chức

bộ máy KTNB, xác ñịnh tiêu chuẩn của các chức danh trong bộ phận KTNB. Tại

Tổng công ty Dầu khí, KTNB ñược hình thành ngay sau khi có Quyết ñịnh

832/TC/Qð/CðKT và Thông tư 52/1998/TT-BTC nhưng sau khi ñưa ra Thông tư

171/1998/TT-BTC, Tổng công ty này ñã xây dựng KTNB với quy mô hoạt ñộng và

phạm vi tương ñối hẹp so với quy mô và phạm vi của Tổng công ty. ðến năm 2000,

Phòng KTNB ñược nâng lên thành Ban KTNB với biên chế 15 người.

Sau một thời gian ñi vào hoạt ñộng , các tổng công ty tiếp tục hoàn thiện văn

bản về tổ chức và hướng dẫn nghiệp vụ cho KTNB. Ví dụ Tổng công ty Bưu chính

Viễn thông Việt Nam ñã ban hành Quy chế KTNB của Tổng công ty theo Quyết ñịnh

của Hội ñồng quản trị Số 107/Qð/KTNB-HðQT ngày 22-03-2001, Quyết ñịnh của

Tổng giám ñốc Số 4559/Qð/KTNB ngày 16-11-2001 về Quy trình KTNB.

Quyết ñịnh 832/TC/Qð/CðKT của Bộ Tài chính ñã tạo cơ sở ñầy ñủ cho việc

thành lập và phát triển hoạt ñộng KTNB tại các doanh nghiệp nhà nước nói chung và

các tập ñoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, quyết ñịnh trên vẫn chỉ là

quyết ñịnh mang tính quản lý nhà nước ñối với hoạt ñộng KTNB và chưa chỉ ra ñược

các nguyên tắc thủ tục có tính chất kỹ thuật chuyên môn ñối với việc ñào tạo, thi

tuyển KTVNB và ñặc biệt là ñể thực hành công việc kiểm soát chất lượng hoạt ñộng

KTNB. Nội dung các văn bản ñược ban hành mới chỉ dừng ở mức hướng dẫn về tổ

chức bộ máy chứ chưa ñưa ra hướng dẫn về quy trình và phương pháp KTNB.

Sau khi Chính phủ ñưa ra ðề án Thí ñiểm hình thành tập ñoàn kinh tế từ các

tổng công ty 91, các bộ phận kiểm toán trong các ñơn vị này có nhiều thay ñổi ñáng

kể. Do chưa ban hành Quy chế giám sát các tập ñoàn kinh tế nên chưa có sự ràng

buộc về mặt pháp lý ñối với KTNB trong các tập ñoàn. Vì vậy việc có duy trì bộ

phận KTNB của các tập ñoàn kinh tế nhà nước hiện này vẫn là một vấn ñề ñang

ñược các nhà quản lý tập ñoàn cân nhắc. Trong số 8 tập ñoàn ñược thành lập theo ðề

án thí ñiểm của Chính phủ có 3 tập ñoàn (chiếm gần 40%) ñã không duy trì một bộ

101

phận ñộc lập với chức năng KTNB (Tập ñoàn ðiện lực Việt Nam và Tập ñoàn Công

nghiệp Cao su Việt Nam, Tập ñoàn Dệt may Việt Nam). Tuy nhiên, về mặt bản chất

hoạt ñộng KTNB tại các ñơn vị này vẫn ñựợc duy trì nhưng không có một phòng ban

KTNB riêng trong khối ñiều hành hoạt ñộng của tập ñoàn. Với Tập ñoàn Dầu khí

Quốc gia Việt Nam, công tác KTNB không ñược tổ chức riêng thành một bộ phận

mà do Ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện (Bảng 2.8).

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về KTNB tại các tập ñoàn

Tên tập ñoàn Tổ chức KTNB

Ghi chú

Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

2000 KTNB thuộc Ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán

Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

1998 KTNB ñộc lập thuộc TGð (Phó TGð phụ trách)

Tập ñoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

1997 KTNB thuộc Ban Kiểm soát

Tập ñoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam

2000 KTNB thuộc TGð

Tập ñoàn Cao su Việt Nam - Trước kia có tổ chức KTNB, hiện nay không tổ chức riêng bộ phận KTNB

Tập ñoàn ðiện lực Việt Nam - Trước kia có tổ chức KTNB, hiện nay không tổ chức riêng bộ phận KTNB

Tập ñoàn Dệt may Việt Nam - Trước kia có tổ chức KTNB, hiện nay không tổ chức riêng bộ phận KTNB

Tập ñoàn Bảo Việt 2000 KTNB trực thuộc Ủy ban Kiểm toán

Thực tế hoạt ñộng của KTNB tại các tập ñoàn cho thấy, mặc dù KTNB ñã

ñược hình thành và phát triển nhưng mô hình tổ chức và bộ máy hoạt ñộng rất khác

nhau. Sự ña dạng trong loại hình hoạt ñộng thể hiện tính tự nguyện trong tổ chức

KTNB nhiều hơn. Tuy nhiên, sự ña dạng này cần ñược ñiều chỉnh theo xu hướng

chung của sự phát triển về kiểm toán. ðối với các doanh nghiệp thành viên hoạt ñộng

với quy mô nhỏ và vừa, KTNB không nhất thiết phải ñược thực hiện. Theo xu hướng

chung và thông lệ phổ biến trên thế giới, tổ chức KTNB chỉ tồn tại trong những

doanh nghiệp có quy mô lớn. Như vậy, việc không tổ chức KTNB thành một bộ phận

hay một ban trong công ty mẹ của một số tập ñoàn hiện nay ñang không theo thông

102

lệ quốc tế. ðiều này ñòi hỏi phải có sự thay ñổi nhận thức của nhà quản lý về vai trò

và mục tiêu của KTNB trong giai ñoạn hiện nay.

Có thể thấy, trải qua một giai ñoạn phát triển trong doanh nghiệp Việt Nam

nói chung và trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam nói riêng, KTNB có những

bước phát triển lớn. Sự phát triển của KTNB song song với sự phát triển của kiểm

toán ñộc lập và kiểm toán nhà nước sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành hệ

thống kiểm toán ñầy ñủ, tham gia vào chức năng kiểm tra kiểm soát nói chung nhằm

hỗ trợ cho quản lý trên các phương diện khác nhau. Trong lịch sử hình thành phát

triển của KTNB, có nhiều vấn ñề lớn ñược ñặt ra ñòi hỏi phải xem xét cụ thể ñến tổ

chức công tác KTNB và tổ chức bộ máy KTNB một cách toàn diện.

2.2.2. Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của

Việt Nam

2.2.2.1. Qui chế kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

Về loại hình kiểm toán do KTNB thực hiện: Nội dung chính của Quy chế

KTNB trong các tập ñoàn là cụ thể hoá nội dung hướng dẫn trong "Quy chế KTNB

tại Doanh nghiệp Nhà nước" ban hành theo Quyết ñịnh Số 832/TC/Qð/CðKT ngày

28/10/1997 của Bộ Tài chính. Nội dung của tổ chức kiểm toán nội trong các tập ñoàn

kinh tế hiện nay gồm:

Thứ nhất, Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị: là công

việc ñược KTNB trong tất cả các doanh nghiệp thành viên của tập ñoàn thực hiện.

Công việc này ñược thực hiện với mục tiêu kiểm tra và xác nhận ñộ tin cậy,

khách quan của thông tin trên báo cáo tài chính, tính hợp lý và kịp thời của thông tin

trên báo cáo kế toán quản trị trước khi các báo cáo này ñược phê duyệt và công bố.

Thông qua kiểm tra, ñánh giá KTNB ñề xuất các kiến nghị tư vấn cho quá trình hoạt

ñộng sản xuất kinh doanh tại tập ñoàn và ñơn vị thành viên nhằm ñảm bảo tính hợp

lý và hiệu quả. Tại một số tập ñoàn như Tập ñoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam,

Tập ñoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, KTNB còn ñược thực hiện kiểm

toán quyết toán vốn ñầu tư dự án hoàn thành thuộc vốn phân cấp của công ty mẹ ñối

với các ñơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc.

Thứ hai, Kiểm toán hoạt ñộng: KTNB thực hiện ñánh giá và kiểm tra việc huy

ñộng, phân phối sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực của tập

ñoàn và ñơn vị thành viên. KTNB thực hiện kiểm tra và ñánh giá tính hiệu lực ñối

103

với các hoạt ñộng quản lý của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục

tiêu kinh doanh của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên. KTNB ñánh giá ñến

việc ñảm bảo tính tiết kiệm trong việc thực hiện các hoạt ñộng của tập ñoàn.

Thứ ba, Kiểm toán tuân thủ: KTNB tiến hành kiểm tra tính tuân thủ pháp luật,

chính sách, chế ñộ tài chính kế toán của Nhà nước và tình hình chấp hành các nghị

quyết, quyết ñịnh, quy chế của các doanh nghiệp trong tập ñoàn. KTNB còn thực

hiện kiểm tra tính tuân thủ các quy ñịnh, nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ, thủ tục

quản lý của toàn bộ cũng như từng khâu công việc, của từng biện pháp trong hệ

thống kiểm soát nội bộ của tập ñoàn.

Trên thực tế, mặc dù trong Quy chế KTNB của tất cả các tập ñoàn ñều có

khẳng ñịnh nội dung và phạm vi thực hiện của KTNB trong tập ñoàn là ba loại hình

kiểm toán trên nhưng các tập ñoàn mới chủ yếu áp dụng kiểm toán báo cáo tài chính

- báo cáo kế toán quản trị và kiểm toán tuân thủ (100% doanh nghiệp ñược khảo sát).

Kiểm toán tuân thủ có thể ñược áp dụng kết hợp với kiểm toán báo cáo tài chính

hoặc có thể ñược tách riêng thành một nội dung kiểm toán. Khi áp dụng kết hợp hai

nội dung kiểm toán trên thì cuộc kiểm toán thường ñược gọi là kiểm toán liên kết.

Còn nội dung kiểm toán hoạt ñộng mặc dù theo nguyên lý ñược coi là nội dung kiểm

toán chủ yếu của KTNB nhưng gần như chưa ñược các KTNB trong các tập ñoàn

thực hiện (mới chỉ có 13% ñơn vị thành viên của các tập ñoàn ñược khảo sát thực

hiện). Tuy nhiên cách hiểu về kiểm toán hoạt ñộng của ñơn vị ñược khảo sát vẫn

chưa ñầy ñủ.

Về việc thực hiện các chức năng của KTNB: Mục ñích lớn nhất của KTNB

trong các tập ñoàn kinh tế là nhằm xác nhận về chất lượng và ñộ tin cậy các thông tin

kinh tế, tài chính và phi tài chính; về chấp hành Pháp luật và các quy ñịnh của tập

ñoàn, về hiệu quả của hoạt ñộng sản xuất kinh doanh và hiệu năng của hoạt ñộng

quản lý. Hơn nữa KTNB còn có chức năng phát hiện và chỉ ra nguyên nhân của

những sơ hở, yếu kém trong hoạt ñộng, từ ñó ñề xuất và tư vấn với hội ñồng quản trị,

ban giám ñốc các biện pháp, giải pháp ñể cải tiến, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả

hoạt ñộng tập ñoàn, giúp tập ñoàn ñạt ñược mục tiêu của mình. Ngoài ra, KTNB

hướng tới mục ñích ñóng góp giá trị tăng thêm ñể cải thiện, nâng cao chất lượng của

tập ñoàn, từ ñó góp phần củng cố vị thế của tập ñoàn trong nền kinh tế thông qua

việc hoàn thiện môi trường quản lý rủi ro và HTKSNB của tập ñoàn. Với mục ñích

hoạt ñộng của bộ phận KTNB như vậy, căn cứ vào các văn bản pháp lý, có thể rút ra

104

một số kết luận về việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của KTNB trong các tập

ñoàn hiện nay như sau:

Chức năng của KTNB trong tập ñoàn ñược quy ñịnh rõ trong quy chế KTNB

của các tập ñoàn. Căn cứ vào chức năng ñược quy ñịnh KTNB của các tập ñoàn sẽ

triển khai các loại hình hoạt ñộng tương ứng với từng chức năng. Trong khảo sát về

Quy chế KTNB trong các tập ñoàn kinh tế nhà nước, Tác giả Luận án nhận thấy chức

năng KTNB của tất cả các tập ñoàn này ñược nêu ra tương tự như nhau và tương tự

như nội dung của Quy chế KTNB trong Quyết ñịnh 832/TC/Qð/CðKT của Bộ tài

chính. ðiều này cho thấy sự tuân thủ quy ñịnh của các tập ñoàn một cách nghiêm túc

nhưng cũng cho thấy sự áp dụng máy móc các văn bản pháp luật. Thông thường, các

tập ñoàn kinh tế hiện nay ñều quy ñịnh bốn chức năng cơ bản trong quy chế KTNB:

kiểm tra, ñánh giá, xác nhận và tư vấn.

Chức năng kiểm tra: KTNB có thể thực hiện chức năng kiểm tra bằng việc sử

dụng các biện pháp kỹ thuật ñể xem xét, ñối chiếu mức ñộ trung thực của các thông

tin, tài liệu và tính hợp pháp của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng

khai tài chính. Chức năng này ñược KTNB của các tập ñoàn coi là chức năng quan

trọng nhất do ñó tần suất thực hiện các cuộc kiểm toán liên quan ñến chức năng này

tương ñối lớn. Chức năng này thường còn ñược thực hiện nhằm kiểm tra việc tuân

thủ các quy ñịnh của tập ñoàn ñối với ñơn vị thành viên. Tuy nhiên, khi thực hiện

chức năng kiểm tra này, các tập ñoàn hiện nay ñang chủ yếu thực hiện theo hướng

kiểm tra hành chính của cấp trên với cấp dưới nhiều hơn là kiểm tra theo tính chất

của chủ sở hữu với người quản lý tài sản.

Chức năng ñánh giá: Thông qua kiểm tra, nhân viên KTNB ñánh giá tính

ñúng ñắn, trung thực và hợp pháp của các số liệu, thông tin, tài liệu ñược kiểm tra.

Các thông tin ñược ñánh giá bao gồm thông tin của toàn bộ tập ñoàn cũng như thông

tin của từng doanh nghiệp thành viên ñơn lẻ. Trên cơ sở ñánh giá thông tin, KTNB

ñưa ta những kết luận ñánh giá về hiệu quả hoạt ñộng của công ty mẹ và các công ty

con trong toàn tập ñoàn.

Chức năng xác nhận: Thông qua kiểm tra, ñánh giá nhân viên KTNB xác

nhận thực trạng các thông tin ñã kiểm tra về tính ñúng ñắn, trung thực và hợp pháp

của các thông tin trên báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và các báo cáo khác

của tập ñoàn.

105

Chức năng tư vấn: Trên cơ sở những phát hiện trong quá trình kiểm tra, ñánh

giá, nhân viên KTNB ñề xuất và tư vấn các giải pháp, biện pháp ñể khắc phục sai sót,

vi phạm, cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm ñảm bảo an toàn và

nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của toàn bộ tập ñoàn cũng như từng ñơn vị thành viên.

Qua khảo sát của tác giả về các tập ñoàn kinh tế, mặc dù trong Quy chế

KTNB của các tập ñoàn kinh tế ñều ñề cập ñến cả 4 chức năng này nhưng các tập

ñoàn chủ yếu thực hiện chức năng kiểm tra (100%), ñánh giá (khoảng 80%), xác

nhận (khoảng 70%) còn chức năng tư vấn thì ít ñược áp dụng (khoảng 40%) (Phụ lục

2.22). ðiều này dẫn ñến nhận ñịnh, KTNB trong các tập ñoàn kinh tế vẫn chưa ñược

thực hiện toàn diện với các doanh nghiệp thành viên.

Quyền hạn của KTNB trong các tập ñoàn ñược xác ñịnh phụ thuộc vào vị trí

pháp lý của KTNB trong tập ñoàn. Nhìn chung, KTNB hiện nay ñang ñược mở rộng

hơn và có ñịa vị pháp lý cao hơn so với giai ñoạn trước.

KTNB có quyền chủ ñộng thực hiện các nhiệm vụ của mình theo kế hoạch

kiểm toán ñã ñược ban kiểm soát hoặc tổng giám ñốc phê duyệt. Bộ phận này có

quyền ñược cung cấp ñầy ñủ, kịp thời toàn bộ các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết

cho công tác KTNB. Cần phải nhấn mạnh rằng quyền ñược cung cấp thông tin tài

liệu trong KTNB là quyền ñược quy ñịnh chung với mọi loại hình kiểm toán. Tuy

nhiên, khi thực hiện quyền này, các ñơn vị thành viên trong tập ñoàn thường hiểu

trách nhiệm của mình là trách nhiệm giải trình do ñó có xu hướng cung cấp các

thông tin chủ yếu cho mục ñích kiểm tra kế toán nhiều hơn mục ñích KTNB.

Ngoài ra, KTNB hoàn toàn có quyền tiếp cận, xem xét các quy trình nghiệp

vụ, các tài sản khi thực hiện kiểm toán, tiếp cận, phỏng vấn các cán bộ, nhân viên

của tổ chức, ñơn vị thành viên thuộc ñối tượng ñược kiểm toán liên quan ñến nội

dung kiểm toán. Thậm chí, KTNB có quyền ñược tham dự và ñược nhận các biên

bản họp của Ban lãnh ñạo ñơn vị thành viên có liên quan ñến công việc của KTNB.

Giám sát, ñánh giá và theo dõi các hoạt ñộng sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện

của lãnh ñạo các ñơn vị, bộ phận ñối với các vấn ñề mà KTNB ñã ghi nhận và có

khuyến nghị vừa ñược coi là trách nhiệm vừa ñược coi là quyền hạn của KTNB.

Quyền này thể hiện rõ bản chất của KTNB là chức năng giám sát của chủ sở hữu ñối

với người quản lý tài sản của mình.

106

KTNB của tập ñoàn có quyền báo cáo kết quả kiểm toán lên hội ñồng quản trị,

cung cấp thông tin báo cáo và kết quả kiểm toán theo quy ñịnh của pháp luật và quy

ñịnh nội bộ của tập ñoàn. KTNB của các ñơn vị thành viên trong những trường hợp

cần thiết có thể báo cáo vượt cấp lên Ban kiểm soát của tập ñoàn hoặc Hội ñồng quản

trị về những vấn ñề nghiêm trọng có ảnh hưởng ñến hoạt ñộng của doanh nghiệp thành

viên và toàn tập ñoàn nếu vấn ñề ñó không ñược giải quyết tại ñơn vị thành viên.

Vị trí ñộc lập của KTNB với các bộ phận chức năng khác và với ñơn vị ñược

kiểm toán ñã tạo cơ sở cho kiểm toán ñộc lập có quyền ñộc lập về chuyên môn

nghiệp vụ, không bị chi phối hoặc bị can thiệp khi thực hiện kiểm toán và trình bày ý

kiến trong báo cáo kiểm toán. ðiều ñó có nghĩa là KTNB có quyền tiếp nhận không

hạn chế các thông tin liên quan ñến hoạt ñộng của tập ñoàn (như ñược tham dự và

cung cấp ñầy ñủ các biên bản cuộc hợp của hội ñồng quản trị, ban lãnh ñạo và các

văn bản pháp luật của Nhà nước, các chiến lược, quy chế, quy trình, hướng dẫn

nghiệp vụ…) và ñược trang bị ñầy ñủ nguồn lực về nhân lực, tài chính và các ñiều

kiện vật chất khác… phục vụ cho hoạt ñộng kiểm toán. KTNB hoàn toàn có quyền

ñược bảo lưu ý kiến ñã trình bày trong biên bản, báo cáo KTNB, từ chối thực hiện

các công việc không thuộc phạm vi nghiệp vụ KTNB.

2.2.2.2. Trình tự tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại các tập ñoàn kinh tế

của Việt Nam

Công tác KTNB của các tập ñoàn thường ñược giới hạn trong công ty mẹ và

các ñơn vị thành viên mà công ty mẹ có quyền chi phối. ðối với các ñơn vị liên

doanh liên kết mà công ty mẹ không nắm cổ phần chi phối thì chỉ thực hiện KTNB

khi thấy cần thiết. Trong thực tế, các ñơn vị này chỉ ñược tiến hành kiểm toán khi

tổng giám ñốc ra quyết ñịnh theo ý kiến của hội ñồng quản trị ñơn vị thành viên. Mỗi

tập ñoàn khác nhau sẽ xây dựng một quy trình thực hiện kiểm toán riêng với những

bước công việc cụ thể khác nhau tuỳ thuộc vào ñặc ñiểm của từng tập ñoàn. Tuy

nhiên, với KTNB các công việc cụ thể ñược thực hiện khác nhau nhưng quy trình

chung sẽ tương tự như nhau vì KTNB vẫn chỉ là một yếu tố của kiểm toán do ñó vẫn

phải sử dụng những bước cơ bản của một cuộc kiểm toán. Nghiên cứu quy chế

KTNB và giấy tờ làm việc của KTVNB của các tập ñoàn cho thấy các tập ñoàn khác

nhau như Tập ñoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập ñoàn Bưu chính

Viễn thông Việt Nam, Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập ñoàn Công nghiệp

Tàu thủy Việt Nam tác giả nhận thấy quy trình KTNB của các tập ñoàn trên có

107

những ñiểm khác biệt nhất ñịnh. Quy trình KTNB của Tập ñoàn Công nghiệp Than -

Khoáng sản Việt Nam bao gồm ba giai ñoạn cơ bản: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện

kiểm toán và kết thúc lập báo cáo kiểm toán. Với KTNB của Tập ñoàn Bưu chính

viễn thông kiểm toán ñược thực hiện theo bốn giai ñoạn: lập kế hoạch và lựa chọn

phương pháp kiểm toán, chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm

toán. KTNB của Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tập ñoàn Công nghiệp

Tàu thủy Việt Nam ñược thực hiện theo bốn giai ñoạn sau: chuẩn bị kiểm toán, thực

hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán và theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán. Quy

trình kiểm toán trong các Quy chế nêu trên có một vài ñiểm khác biệt nhất ñịnh song

ñều dựa trên một quy trình chung gồm các giai ñoạn cơ bản sau: chuẩn bị kiểm toán,

thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán và kiểm tra thực hiện kiến nghị.

Sơ ñồ 2.3: Quy trình KTNB

Giai ñoạn 1 - Chuẩn bị kiểm toán: là giai ñoạn ñầu tiên của một cuộc kiểm

toán quyết ñịnh chất lượng của cuộc kiểm toán. Các công việc cụ thể ñược thực hiện

trong giai ñoạn này thường bao gồm khảo sát và thu thập thông tin về bộ phận ñược

KTNB, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và ñánh giá rủi ro kiểm toán, lập kế hoạch

kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán. Mục ñích của việc chuẩn bị kế hoạch

kiểm toán chính là xác ñịnh phương pháp kiểm toán, xác ñịnh mục tiêu nội dung và

phạm vi tiến hành kiểm toán. Tuỳ theo tính chất của từng cuộc kiểm toán, ñánh giá

ban ñầu của KTV về ñơn vị ñược kiểm toán, KTV phải lựa chọn và áp dụng những

phương pháp kiểm toán và thủ tục áp dụng cho phù hợp.

Giai ñoạn 2 - Thực hiện kiểm toán: KTNB phải xem xét thu thập bằng chứng

cần thiết bằng các phương pháp kỹ thuật ñã ñược xác ñịnh trong giai ñoạn chuẩn bị

kiểm toán. Việc thu thập bằng chứng kiểm toán có thể ñược thực hiện từ các nguồn

bằng chứng bên trong và bên ngoài tập ñoàn. Tuỳ theo mục tiêu và nội dung của

cuộc kiểm toán mà KTV tiến hành thực hiện phân tích khảo sát, ñánh giá trọng yếu

và rủi ro. Khi tiến hành, KTVNB tuân thủ theo ñúng những bước công việc ñặt ra

trong chương trình kiểm toán.

Giai ñoạn 3 - Kết thúc kiểm toán: KTV lập báo cáo hoặc biên bản kiểm toán

trong ñó nêu rõ những phát hiện của mình. Trên cơ sở các phát hiện, KTV trình bày

Chuẩn bị KTNB

Thực hiện

KTNB

Kết thúc KTNB

Kiểm tra thực hiện kiến

nghị KTNB

108

kết luận kiểm toán theo các mục tiêu kiểm toán ñược ñề ra trong giai ñoạn chuẩn bị.

Trong báo cáo kiểm toán hoặc biên bản kiểm toán, KTV nêu rõ kiến nghị và giải

pháp của mình dựa trên các phát hiện. Báo cáo kiểm toán hoặc biên bản kiểm toán

thường ñược gửi cho Tổng giám ñốc hoặc có thể ñược gửi cho Ban kiểm soát.

Giai ñoạn 4 - Kiểm tra thực hiện kết luận và kiến nghị sau kiểm toán: Giai

ñoạn này thường bắt ñầu bằng việc lập công văn yêu cầu thực hiện kiến nghị KTNB

gửi ñơn vị ñược kiểm toán hoặc quyết ñịnh thành lập ñoàn kiểm tra thực hiện kiến

nghị KTNB. Sau ñó, bộ phận ñược phân công sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện

kiến nghị và ñánh giá việc thực hiện kiến nghị rồi lập báo cáo kiểm tra thực hiện kiến

nghị KTNB. Công việc này mang tính ñặc trưng của KTNB vì với các loại hình kiểm

toán khác chức năng chủ yếu là kiểm tra, ñánh giá trong khi KTNB còn có thêm

chức năng tư vấn.

Dựa trên quy trình thực hiện kiểm toán trên, KTNB tiến hành cụ thể từng bước

công việc. Như ñã trình bày ở trên, KTNB hiện nay trong các tập ñoàn chủ yếu tiến

hành kiểm toán báo cáo tài chính kết hợp với kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo

quyết toán vốn ñầu tư xây dựng cơ bản. Trong phần minh họa, tác giả xin lấy ví dụ cụ

thể dựa trên giấy tờ làm việc của KTVNB các tập ñoàn. Tuy nhiên, do yêu cầu bảo

mật của tài liệu KTNB nên các tài liệu ñược sử dụng trong luận án hoàn toàn mang

tính chất minh họa chứ không phải là kết quả KTNB ñược báo cáo hay công bố.

Khi tiến hành kiểm toán, các tập ñoàn không tổ chức kiểm toán tuân thủ một

cách thuần túy mà thường tiến hành kết hợp với kiểm toán báo cáo tài chính. Việc

thực hiện các cuộc kiểm toán liên kết này ñã thay ñổi rất nhiều về ñịnh hướng và

phạm vi kiểm toán trong những năm gần ñây. Trước kia, KTNB tập trung vào nhận

ñịnh tính trung thực, hợp pháp, hợp lý của thông tin trên bảng khai tài chính còn hiện

nay KTNB hướng nhiều hơn ñến chấp hành chế ñộ tài chính kế toán, pháp luật của

nhà nước và quy ñịnh của tập ñoàn. Vì vậy, phần trình bày về quy trình dưới ñây sẽ

mô tả việc thực hiện kiểm toán tuân thủ kết hợp với kiểm toán báo cáo tài chính do

KTNB các tập ñoàn thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị KTNB

Công tác chuẩn bị kế hoạch kiểm toán năm ñược thực hiện trước tiên. Kế

hoạch kiểm toán năm ở các tập ñoàn kinh tế ñều quy ñịnh phải thực hiện như là một

nhiệm vụ bắt buộc của KTNB. Kế hoạch kiểm toán năm ñược xây dựng căn cứ vào

109

kế hoạch công tác hàng năm do Tổng giám ñốc phê duyệt. Tuy nhiên, không phải tập

ñoàn nào cũng chỉ xây dựng kế hoạch kiểm toán năm. Tuỳ vào yêu cầu quản lý của

từng tập ñoàn mà kế hoạch kiểm toán ñược lập cho từng năm hoặc từng quý. Bảng số

2.9 dưới ñây là ví dụ về kế hoạch kiểm toán năm của một tập ñoàn ñối với các ñơn vị

thành viên và bộ phận của ñơn vị. Một số ví dụ khác về kế hoạch kiểm toán năm

ñược trình bày trong phụ lục số 2.3, 2.4, 2.5, 2.6.

Bảng 2.9: Kế hoạch kiểm toán năm 2007 của Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

TẬP ðOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ban TCKT và KTNB ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- -----------------------------

Kính gửi: - Tổng giám ñốc Tập ñoàn Quốc gia Dầu khí Việt Nam - Trưởng ban Kiểm soát Tập ñoàn Quốc gia Dầu khí Việt Nam

Căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2007 và yêu cầu về kiểm soát hoạt ñộng của các ñơn vị trong Tập ñoàn, Phòng TCKT và KTNB xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2007 như sau:

TT

ðơn vị dự kiến kiểm toán

Nội dung kiểm toán Ghi chú

1 Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí (PTSC)

Kiểm toán hoạt ñộng và kiểm toán tuân thủ tại một số ñơn vị thành viên.

Nội dung kiểm toán năm trước sẽ ñược loại trừ và ñược hoàn thành vào quý II năm 2008

2 Tổng công ty Tài Chính Dầu khí

- Kiểm toán phần ñầu tư hợp tác kinh doanh.

- Kiểm toán xây dựng xưởng sản xuất vỏ bình ga Bạch Hổ

- Kiểm toán dự án ñầu tư xây dựng trạm phân phối gas Trung Hòa - Nhân Chính

3 Tổng Công ty Cổ phần Khoan và dịch vụ dầu khí

Kiểm toán các hợp ñồng khoan, các chi phí liên quan ñến dịch vụ khoan ngoài khơi, mua sắm thiết bị khoan.

4 Tổng công ty ðiện lực Dầu khí VN

Kiểm toán toàn bộ chi phí k.doanh

......

Duyệt của Tổng giám ñốc Trưởng ban TCKT và KTNB

KTNB Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tập ñoàn Công nghiệp

Tàu thủy Việt Nam thường lựa chọn các ñơn vị thành viên mà trong năm kiểm toán

trước phát sinh nhiều vấn ñề cần phải giải trình hay ñiều chỉnh, các ñơn vị ñược ñề

110

cập ñến trong thư quản lý của kiểm toán ñộc lập. Các khoản mục thường ñược lựa

chọn khi kiểm toán trong các doanh nghiệp ở tập ñoàn thường liên quan ñển phải thu,

phải trả, vốn ñầu tư xây dựng, doanh thu, chi phí.

Tại Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, các ñơn vị thành viên ñược lựa

chọn kiểm toán là những ñơn vị chưa ñược kiểm toán trong niên ñộ trước, hoặc có

các hợp ñồng lớn. Việc kiểm toán ñối với ñơn vị thành viên thường theo các khoản

mục phát sinh trên hợp ñồng là chủ yếu. ðối với các ñơn vị khác, việc tiến hành

KTNB chỉ thực hiện khi có vấn ñề phát sinh trong niên ñộ trước hoặc ñược phát hiện

trong niên ñộ này thông qua thanh tra, kiểm tra.

Thông qua phân tích các kế hoạch kiểm toán của các tập ñoàn cho thấy, hầu

hết các kế hoạch kiểm toán ñược xây dựng cho năm hoặc quí. Nội dung của kế hoạch

kiểm toán năm thường chủ yếu gồm hai nội dung cơ bản là thời gian tiến hành kiểm

toán ñối với từng khách thể và nội dung thực hiện. Tuy nhiên, có thể nhận thấy một

ñặc ñiểm cơ bản là các kế hoạch này thường mang tính hành chính. Trong khi các

yếu tố khác của kế hoạch kiểm toán năm thường ít ñược ñề cập ñến. Kế hoạch kiểm

toán năm của các tập ñoàn chưa xác ñịnh rõ ñối tượng cụ thể của cuộc kiểm toán là

kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt ñộng hay kiểm toán tuân thủ; chưa xác ñịnh

phạm vi kiểm toán ñối với từng ñơn vị ñược kiểm toán.

Thông thường trong các tập ñoàn, trưởng ban KTNB chịu trách nhiệm lập và

trình tổng giám ñốc hoặc phó tổng giám ñốc phụ trách phê duyệt kế hoạch kiểm toán

năm (quý). Trong Quy chế KTNB của Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam,

ðiều 14 có quy ñịnh: "...Ban KTNB có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kiểm toán và ñệ

trình Phó Tổng giám ñốc phê duyệt..." [41]. Tương tự như ở Tập ñoàn Bưu chính

Viễn thông Việt Nam, Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng ñưa ra quy ñịnh

trong quy chế KTNB như sau: "...căn cứ vào nhiệm vụ, phạm vi công việc kiểm toán

của Ban KTNB hoặc theo yêu cầu của Tổng giám ñốc, Ban Tài chính Kế toán và

Kiểm toán Tập ñoàn lập chương trình, kế hoạch kiểm toán quý, năm thông báo cho

các ñơn vị thành viên trong tập ñoàn, các nhà thầu dầu khí..." [45]. ðây là cơ sở giúp

KTNB lập chương trình, xác ñịnh mục tiêu, nội dung, thời gian cho từng ñơn vị ñược

kiểm toán trong kế hoạch kiểm toán năm. Các tập ñoàn với bộ phận KTNB có số

lượng KTV không nhiều cần xác ñịnh nhóm thực hiện kiểm toán gồm các KTVNB

của Ban KTNB tập ñoàn và KTNB của ñơn vị thành viên ñược lựa chọn ñể kiểm

toán. Thậm chí trưởng ñoàn kiểm toán có thể lựa chọn KTVNB hoặc nhân viên ở

111

những bộ phận khác. Căn cứ ñể xác ñịnh kế hoạch kiểm toán năm là ý kiến của Hội

ñồng quản trị và Ban giám ñốc, các ñánh giá các thông tin tổng quát về hoạt ñộng và

môi trường kinh doanh của các ñơn vị thành viên trong toàn tập ñoàn, ñánh giá kết

quả của KTNB và kiểm toán ñộc lập trong những niên ñộ trước, các ñối tượng kiểm

toán chưa ñược KTNB trong những năm trước. Sau khi lập dự thảo kế hoạch kiểm

toán năm, Trưởng ban KTNB lập tờ trình và dự thảo quyết ñịnh phê quyệt kế hoạch

kiểm toán trình Tổng giám ñốc. Kế hoạch kiểm toán năm ñược phê duyệt sẽ trở

thành căn cứ pháp lý cho KTNB. Kế hoạch này sẽ ñược gửi cho Hội ñồng quản trị,

Ban kiểm soát và các doanh nghiệp thành viên ñược lựa chọn kiểm toán.

Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán năm, bộ phận KTNB xây dựng kế hoạch công

tác của mình. Kế hoạch này thường không thay ñổi trong suốt niên ñộ tài chính. Kế

hoạch kiểm toán năm hiện hành thường ñược xây dựng vào Quý II hoặc Quý III năm

trước tuỳ theo từng loại hình kiểm toán. Thông thường các tập ñoàn vẫn thường ký

duyệt quyết ñịnh kế hoạch kiểm toán năm vào khoảng tháng 10 hoặc tháng 11. Hơn

nữa, nội dung của kế hoạch kiểm toán chủ yếu chú trọng ñến liệt kê danh sách ñơn vị

thành viên ñược kiểm toán chứ chưa ñề cập ñến mục tiêu và phạm vi cụ thể. Tại một

số tập ñoàn như Tập ñoàn Quốc gia Dầu khí Việt Nam, kế hoạch kiểm toán năm

ñược lập và thông báo cho ñơn vị chậm nhất là 45 ngày trước khi thực hiện, kế hoạch

kiểm toán quý ñược thông báo chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện, kiểm tra ñột

xuất thông báo chậm nhất là 5 ngày trước khi thực hiện. Việc ký duyệt muộn như

vậy sẽ gây khó khăn cho người thực hiện khi lập kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Sau khi kế hoạch kiểm toán năm ñược lập, trưởng bộ phận KTNB sẽ ñệ trình

Kế hoạch kiểm toán chi tiết ñể Ban giám ñốc phê duyệt. ðược sự phê duyệt của Ban

giám ñốc, Bộ phận KTNB sẽ gửi cho ñơn vị ñược lựa chọn kiểm toán Thông báo

kiểm toán hoặc Quyết ñịnh KTNB. ðây là văn bản chính thức thông báo với ñơn vị

ñược kiểm toán về chương trình cụ thể về thời gian, công việc và nội dung kiểm

toán. Minh họa về Công văn thông báo KTNB và Quyết ñịnh KTNB của các tập

ñoàn kinh tế ñược trình bày trong các Phụ lục 2.7, Phụ lục 2.8 và Phụ lục 2.9.

Khi bắt tay vào từng cuộc kiểm toán cụ thể ñối với các ñơn vị thành viên, các

KTVNB trong các tập ñoàn thường tiến hành những công việc sau ñây:

Thứ nhất: Khảo sát và thu thập thông tin về doanh nghiệp thành viên ñược

kiểm toán. ðây chính là bước công việc quan trọng nhằm ñưa ra các quyết ñịnh trong

kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng khách thể kiểm toán cụ thể. Công việc này là

112

công việc mang tính bắt buộc ñược quy ñịnh trong tất cả các Quy chế KTNB hoặc

Quy chế tài chính của các tập ñoàn. Chương III Quy chế KTNB của Tập ñoàn Bưu

chính Viễn thông Việt Nam ñã ñưa ra trình tự các bước công việc của một cuộc

KTNB trong ñó nêu rõ: "Công tác chuẩn bị kiểm toán: Khảo sát, thu thập thông tin

về ñơn vị ñược kiểm toán, các thông tin cần thiết về ñơn vị ñược kiểm toán như chức

năng nhiệm vụ quyền hạn của ñơn vị, ñặc ñiểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, tổ

chức lao ñộng của ñơn vị, hệ thống kiểm soát nội bộ của ñơn vị; ðặc ñiểm tình hình

hạch toán kinh doanh, mô hình phân cấp tài chính của ñơn vị, những khó khăn thuận

lợi của hoạt ñộng sản xuất kinh doanh trong kỳ của ñơn vị; Xu hướng phát triển của

ñơn vị về công nghệ sản phẩm, loại hình dịch vụ, mối quan hệ bạn hàng...; Tình hình

thực hiện kế hoạch của ñơn vị trong kỳ kiểm toán" [41].

Tổng kết từ các quy chế của KTNB của các tập ñoàn khác cho thấy, tương tự

như Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam việc khảo sát và thu thập thông tin

này ñược tiến hành ngay từ khâu lập kế hoạch kiểm toán năm. Khi lập kế hoạch kiểm

toán năm, thu thập thông tin chủ yếu như các phát hiện của cơ quan thanh tra, những

hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ ñược ñề cập ñến trong thư quản lý của kiểm

toán ñộc lập, thay ñổi môi trường kinh doanh. Trong giai ñoạn này, các thông tin

ñược thu thập ở mức chi tiết hơn như các thông tin về tình hình biến ñộng nhân sự

trong ban lãnh ñạo, phòng kế toán tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh và ñầu tư

trong năm hiệu hành, những thay ñổi về chính sách tài chính kế toán của nhà nước,

thay ñổi về quy chế hoạt ñộng hay quy chế tài chính của tập ñoàn. Bước công việc

này thường ñược thực hiện bằng cách trao ñổi phỏng vấn trực tiếp với Ban giám ñốc

ñơn vị thành viên, thu thập nghiên cứu và phân tích các thông tin về hoạt ñộng của

công ty, thu thập báo cáo thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài

năm trước, quan sát khái quát các mặt hoạt ñộng của doanh nghiệp thành viên. Tuy

nhiên, do hoạt ñộng của các tập ñoàn thường trên phạm vi toàn quốc, các ñơn vị

thành viên phân bố rải rác nên việc thu thập thông tin của KTV trong giai ñoạn ñầu

ñối với các khách thể kiểm toán có khoảng cách xa ñược thực hiện thông qua các tài

liệu lưu sẵn trong các hồ sơ kiểm toán cũ hoặc gọi ñiện trực tiếp phỏng vấn ban giám

ñốc ñơn vị thành viên.

Thứ hai: Tìm hiểu HTKSNB và ñánh giá rủi ro kiểm toán. Bước công việc này

ñược thực hiện chủ yếu với cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. KTV tìm hiểu hệ thống

kiểm soát nội bộ căn cứ vào kinh nghiệm kiểm toán, ñánh giá cơ chế tài chính. Mức

113

ñộ tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ ñược giới hạn trong những nội dung như cơ

cấu, chức năng của các phòng ban, các quy chế nội bộ của ñơn vị, quy chế kiểm soát.

Một vấn ñề ñối với các KTVNB khi tiến hành tìm hiểu ñánh giá hệ thống kiểm soát

nội bộ hiện nay là khung pháp lý ñể ñánh giá ñôi khi ñược xây dựng chưa ñầy ñủ.

Căn cứ ñể ñánh giá việc thực hiện quy chế nội bộ ñơn vị chưa có một khuôn mẫu

thống nhất giữa các ñơn vị thành viên. Khuôn mẫu thống nhất cần ñược sử dụng

thông thường là quy chế tài chính của Tập ñoàn. Tuy nhiên, hiện nay chỉ một số ít

các tập ñoàn ñã xây dựng ñược quy chế tài chính. Một số khác chỉ mới ñang trong

quá trình xây dựng quy chế tài chính như Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Thứ ba: Xây dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng cuộc kiểm toán: Kế

hoạch kiểm toán chi tiết là sự cụ thể hoá kế hoạch kiểm toán năm cho từng cuộc

KTNB. Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán năm ñược phê duyệt, Trưởng Ban KTNB xác

ñịnh mục tiêu, nội dung và phạm vi kiểm toán cho từng ñơn vị cụ thể. Những nội

dung này sẽ ñược Trưởng ban kiểm toán thông báo cho ñơn vị thành viên ñược kiểm

toán bằng văn bản. Do công việc kiểm toán có thể ñược thực hiện bởi các KTVNB

của các doanh nghiệp thành viên khác ñược huy ñộng trong cuộc kiểm toán này nên

thông báo về kế hoạch kiểm toán cần ñược gửi cho các doanh nghiệp thành viên có

KTVNB phối hợp thực hiện.

Thứ tư: Thiết kế chương trình kiểm toán: căn cứ vào năng lực chuyên môn

của từng thành viên, Trưởng ñoàn kiểm toán của từng cuộc kiểm toán cụ thể xác ñịnh

việc phân công công việc cụ thể cho từng KTV. ðối với kiểm toán tài chính thì công

việc phân công sẽ là phần hành kiểm toán ñược phân chia theo khoản mục (kiểm

toán khoản mục tiền, kiểm toán khoản mục hàng tồn kho...), ñối với kiểm toán tuân

thủ thì công việc kiểm toán ñược phân công theo từng chuyên ñề hoặc từng phần của

chuyên ñề (kiểm toán tuân thủ chế ñộ quản lý ñầu tư) (Phụ lục 2.10, 2.11). Tuy nhiên

khi xem xét chương trình kiểm toán ñược áp dụng trong kiểm toán tuân thủ và kiểm

toán tài chính, có thể thấy rằng các chương trình kiểm toán này có nội dung tương tự

nhau, ranh giới giữa hai loại hình kiểm toán này ñược xác ñịnh không rõ ràng.

Thứ năm: Chuẩn bị các ñiều kiện vật chất cho cuộc kiểm toán: Ngoài các

công việc nêu trên, ñoàn kiểm toán còn chuẩn bị các tài liệu và ñiều kiện cần thiết

cho cuộc kiểm toán như giấy tờ làm việc, dự trù kinh phí, in sẵn các bảng câu hỏi có

liên quan phục vụ cho việc thu thập và ñánh giá bằng chứng kiểm toán. Các tập ñoàn

thường có sẵn mẫu tài liệu cho từng loại hình kiểm toán. Các mẫu này có thể ñược

114

lưu giữ trong Sổ tay KTNB hay các tài liệu tập huấn công tác KTNB như của Tập

ñoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam hay Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam,

Tập ñoàn tài chính Bảo hiểm Việt Nam.

Về nội dung kiểm toán, phần lớn các tập ñoàn tiến hành kiểm toán ñều theo

các khoản mục trên báo cáo tài chính, kể cả khi tiến hành kiểm toán tuân thủ. Các

khoản mục thường ñược tiếp cận khi tiến hành kiểm toán bao gồm: vốn bằng tiền,

thuế giá trị gia tăng ñầu vào, các khoản phải thu, kiểm toán hàng tồn kho, chi phí trả

trước, tài sản lưu ñộng khác, tài sản cố ñịnh, xây dựng cơ bản dở dang, các khoản

ñầu tư tài chính, lương và các khoản trích theo lương, phải trả người bán, thuế và các

khoản phải nộp Nhà nước, công nợ nội bộ, chi phí phải trả, doanh thu, chi phí hoạt

ñộng và giá vốn hàng bán...Khi triển khai kế hoạch kiểm toán ñối với từng khoản

mục, KTNB tại các tập ñoàn ñều thực hiện theo ñúng trình tự quy ñịnh ñược nêu

trong sổ tay KTNB hay tài liệu hướng dẫn KTNB.

Bước 2: Thực hiện KTNB

Bước công việc này ñược KTV thực hiện theo kế hoạch và chương trình kiểm

toán mẫu. Tại các tập ñoàn ñược khảo sát, các bộ phận KTNB ñều không tiến hành

lập chương trình kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán mà chỉ thực hiện dựa trên mẫu

chương trình kiểm toán trong tài liệu hướng dẫn và kinh nghiệm làm việc trước ñây

của KTV. Trong bước công việc này KTVNB các tập ñoàn thường thực hiện những

công việc chủ yếu sau:

Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán: Trưởng ñoàn kiểm toán ñược sự ủy

quyền của trưởng ban kiểm toán sẽ triển khai quyết ñịnh kiểm toán của tổng giám

ñốc với ñại diện ñơn vị ñược kiểm toán, thông báo kế hoạch kiểm toán, yêu cầu

doanh nghiệp thành viên cung cấp các tài liệu cần thiết và ñề xuất nhân sự làm việc

cùng ñoàn kiểm toán. Các KTVNB trong doanh nghiệp thành viên ñược kiểm toán

có thể tham gia luôn như một thành viên trong ñoàn kiểm toán. Nội dung cuộc họp

ngoài việc thông báo các nội dung trong quyết ñịnh và kế hoạch KTNB, ñoàn kiểm

toán còn yêu cầu doanh nghiệp thành viên cung cấp các thông tin tổng quát về ñặc

ñiểm hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh

doanh, các quy chế, chính sách và quy ñịnh quản lý nội bộ của ñơn vị, những thay

ñổi ñáng kể về nhân sự của ñơn vị. Trên cơ sở ñó, các KTV ñánh giá mức ñộ rủi ro

kiểm toán cho từng khoản mục, từng chuyên ñề kiểm toán.

115

Thực hiện kiểm toán với từng phần hành cụ thể: Trong giai ñoạn này, KTV

tiến hành thu thập bằng chứng theo các mục tiêu kiểm toán ñã ñược xây dựng. Khi

thu thập bằng chứng kiểm toán, do khối lượng các nghiệp vụ trong các doanh nghiệp

thành viên thường lớn nên KTV có thể sử dụng các phương pháp chọn mẫu. Cách

thức chọn mẫu phổ biến ñược sử dụng hiện nay chủ yếu là chọn phần tử có giá trị lớn

và quan trọng. Tuy nhiên việc áp dụng chọn mẫu vẫn chủ yếu dựa trên chọn mẫu phi

xác suất theo ñánh giá chủ quan của KTV. Với các khoản mục ít phần tử nhưng quy

mô phát sinh lớn như các hợp ñồng vay vốn, phân cấp vốn cho ñơn vị hạch toán phụ

thuộc trong tập ñoàn, KTNB ñược thực hiện lựa chọn toàn bộ các phần tử trong tổng

thể ñể kiểm toán.

Thực tế khảo sát tại các tập ñoàn cho thấy, cách thức thực hiện KTNB ñối với

các khoản mục trên báo cáo tài chính có những ñặc ñiểm cơ bản sau:

Thứ nhất, Các phương pháp ñược thực hiện trong từng phần hành có thể là sự

kết hợp của nhiều phương pháp kiểm toán khác nhau gồm phương pháp kiểm tra tài

liệu, kiểm tra vật chất, phỏng vấn, xác nhận và quan sát hoạt ñộng. Các kỹ thuật này

ñược áp dụng trong KTNB của tập ñoàn vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi cách thức thực

hiện của kiểm toán ñộc lập. Tại Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam quy trình kiểm

toán thường ñược tiến hành chủ yếu ñối với các hợp ñồng dầu khí và báo cáo tài

chính. Mỗi khoản mục sẽ ñược thực hiện cách thức kiểm tra riêng gắn với ñặc trưng

của từng khoản mục trên báo cáo. Tuy nhiên việc thực hiện thường ñược tiến hành

theo trình tự: 1- Lựa chọn các khoản mục cần kiểm tra chi tiết; 2- Chọn các nghiệp

vụ có liên quan ñến khoản mục; 3- Tập hợp các chứng từ tài liệu có liên quan ñến

nghiệp vụ, các tài liệu này thường ñược yêu cầu ñóng dấu treo ñể xác thực ñộ tin cậy

của nguồn gốc tài liệu. Các tài liệu ñược sử dụng có thể gồm: Hợp ñồng cung ứng

tàu biển, hợp ñồng cho thuê bến bãi, sổ cái tài khoản doanh thu, sổ chi tiết tài khoản

doanh thu, sổ cái tài khoản phải thu, sổ cái tài khoản tiền mặt, sổ phụ ngân hàng, giấy

báo nợ, giấy báo có... Thực hiện các thủ tục kiểm toán ñối với các chứng từ tài liệu

trên. Ngoài ra, ñối với các hợp ñồng dầu khí về lắp ñặt hay mua mới, KTVNB của

tập ñoàn còn tiến hành kiểm tra giá trị của các thiết bị theo từng hợp ñồng và kiểm

toán nguồn gốc xuất xứ của từng thiết bị.

Tương tự như với Tập ñoàn Dầu khí quốc gia Việt nam, việc áp dụng các

phương pháp này cụ thể cho từng phần hành và khoản mục ñã ñược xây dựng trong

116

chương trình kiểm toán ñối với từng khoản mục trong hướng dẫn kiểm toán của Tập

ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Phụ lục 2.12).

Tổng kết từ quá trình thực hiện kiểm toán của các tập ñoàn, phương pháp kiểm

toán ñược sử dụng chủ yếu là kiểm tra tài liệu, phỏng vấn và kiểm tra vật chất. Quá

trình kiểm tra tài liệu ñược áp dụng theo một trong hai hướng sau: kiểm tra tài liệu từ

khi phát sinh nghiệp vụ cho ñến khi vào sổ sách. Hướng xác minh này thường ñược

KTV sử dụng với các trường hợp kiểm tra các bước kiểm soát trong khi xử lý một

nghiệp vụ. Hướng thứ hai là quá trình kiểm tra ngược lại thường ñược áp dụng với các

nghiệp vụ liên quan ñến chi phí, tài sản. Phương pháp kiểm tra vật chất ñược tiến hành

theo cách KTVNB có thể trực tiếp tham gia kiểm kê hoặc chứng kiến việc kiểm kê của

doanh nghiệp thành viên. Kiểm kê chỉ ñược thực hiện với các loại tài sản mang hình

thái vật chất như tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố ñịnh. Ngoài ra, KTVNB còn sử

dụng kỹ thuật phỏng vấn trong hầu hết các cuộc KTNB. Phỏng vấn là kỹ thuật ñòi hỏi

kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV khá cao. KTVNB thu thập thông tin qua trao ñổi

với những người có liên quan như ban giám ñốc ñơn vị thành viên, trưởng các bộ phận

trong ñơn vị thành viên, các nhân viên thực hiện trực tiếp nghiệp vụ. Phương pháp này

ñược áp dụng khi KTV thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh

nghiệp thành viên, thu thập thông tin về môi trường hoạt ñộng và kết quả hoạt ñộng

kinh doanh của doanh nghiệp thành viên. Tuy nhiên, KTVNB chỉ áp dụng phỏng vấn

ñối với bên trong doanh nghiệp thành viên mà ít áp dụng ñối với bên ngoài.

Ngoài các kỹ thuật trên, KTVNB trong các tập ñoàn còn sử dụng một số kỹ

thuật khác trong quá trình thực hiện như gửi thư xác nhận, quan sát. Các kỹ thuật này

thường ít ñược sử dụng do ñặc trưng của KTNB. Gửi thư xác nhận ñược áp dụng

trong trường hợp KTVNB thu thập thông tin về quá trình thực hiện nghiệp vụ, kết

quả thực hiện nghiệp vụ hoặc các xác nhận về số dư, số phát sinh. Việc xác nhận có

thể liên quan ñến những khoản phải thu, phải trả, các khoản ký cược, ký quỹ, hàng

hoá lưu bảo thuế... Kỹ thuật này ít ñược các KTVNB áp dụng do giới hạn về thời

gian và kinh phí kiểm toán. Quan sát là kỹ thuật ñược KTVNB sử dụng với nhiều

mục ñích khác nhau: kiểm tra quá trình thực hiện nghiệp vụ nhằm ñánh giá quy trình

kiểm soát (ví dụ như quan sát hoạt ñộng nhập kho nhằm ñánh giá xem các hoạt ñộng

kiểm soát có ñược thực hiện hữu hiệu) hoặc là kỹ thuật bổ trợ cho các kỹ thuật kiểm

tra tài liệu (quan sát hoạt ñộng sản xuất và ghi chép lại các phát hiện về tài sản cố

ñịnh không sử dụng nhưng vẫn ñược trích khấu hao). Tuy nhiên KTNB trong các tập

117

ñoàn thường ít áp dụng phương pháp này do các KTVNB thường ñược giao kiểm

toán tại ñơn vị thành viên trong nhiều năm nên ít chú ý quan sát hoạt ñộng.

Có thể thấy cách thức áp dụng các phương pháp kiểm toán trong KTNB tại các

tập ñoàn mang nhiều nét ñặc thù của kiểm toán ñộc lập. Hoạt ñộng KTNB do các KTV

thực hiện ở các tập ñoàn này tương tự như KTV ñộc lập thực hiện kiểm toán báo cáo

tài chính với cách thức lựa chọn các khoản mục kiểm toán, cách thức triển khai các thủ

tục và ghi chép kết quả kiểm toán. Sở dĩ có sự ảnh hưởng trong kỹ thuật thực hiện như

vậy là do phần lớn các KTVNB trong các tập ñoàn trước ñây ñều từng là KTV ñộc lập.

Thứ hai, Hình thức biểu hiện kết quả của các phương pháp nêu trên là các

giấy tờ làm việc của KTVNB và hồ sơ kiểm toán. Do bằng chứng kiểm toán ñược thu

thập từ nhiều nguồn gốc khác nhau với nhiều loại hình bằng chứng khác nhau do ñó

KTVNB phải sắp xếp các bằng chứng kiểm toán một cách khoa học trong hồ sơ kiểm

toán. Phần lớn các tập ñoàn mà tác giả khảo sát ñều có một hệ thống mẫu giấy tờ làm

việc của kiểm toán ñược in sẵn trong các sổ tay kiểm toán hoặc các tài liệu tập huấn

dành cho các KTVNB. Hơn nữa, các giấy tờ làm việc có thể ñược tập hợp thành file

chuẩn bị sẵn trong máy tính tạo ñiều kiện thuận lợi cho KTV tiến hành kiểm toán.

Mẫu giấy tờ làm việc này ñược trình bày chi tiết trong Phụ lục 2.13, 2.14. Sau khi

thực hiện kiểm toán, các KTVNB ñược phân công kiểm toán cho từng phần hành ghi

chép các phát hiện trên giấy tờ làm việc. Sau ñó giấy tờ làm việc này sẽ ñược chuyển

ñến cho Trưởng ñoàn kiểm toán làm nhiệm vụ tổng hợp kết quả và lưu hồ sơ kiểm

toán. Các giấy tờ làm việc thường chủ yếu dưới dạng bảng kê chênh lệch mà ít khi

lập bảng kê xác minh. Nhìn chung, hệ thống bảng kê chênh lệch thường bao gồm số

liệu báo cáo, số kiểm toán, số chênh lệch hoặc số dư trước ñiều chỉnh, số ñiều chỉnh

và số dư sau ñiều chỉnh... Cách thức ghi chép này tồn tại ñối với tất cả những tập

ñoàn có KTNB mà Tác giả khảo sát dưới dạng Bảng 2.10.

Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả kiểm toán

TT Chỉ tiêu/Khoản mục Số báo cáo Số kiểm toán Chênh lệch Ghi chú

1 Tiền mặt

2 Tiền gửi Ngân hàng

3 Phải thu khách hàng

....

118

Thứ ba, Việc thực hiện kiểm toán trên ñã áp dụng nhiều kỹ thuật kiểm toán

hiện ñại nhưng vẫn chưa thoát ly khỏi ảnh hưởng của kỹ thuật kiểm tra kế toán. Cách

thức tiếp cận ñối tượng kiểm toán và các thức phân chia công việc trong ñoàn kiểm

toán vẫn chủ yếu là theo khoản mục. Các phân chia này tạo ñiều kiện thuận lợi và dễ

dàng cho người thực hiện phân chia công việc kiểm toán nhưng không tạo ñược nhận

ñịnh tổng quát của bản thân các KTVNB khi thực hiện. Hơn nữa, cách thức phân

chia này không hiệu quả khi không xem xét mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của các

khoản mục trên báo cáo tài chính. Các kỹ thuật ñược trình bày ở trên chủ yếu hướng

tới ñánh giá các thông tin tài chính nhiều hơn là thông tin phi tài chính, chú trọng ñến

thông tin lượng hóa nhiều hơn thông tin phi lượng hóa.

Công việc cuối cùng trong thực hiện kiểm toán: là tiến hành tổng hợp bằng

chứng kiểm toán, rà soát bằng chứng kiểm toán, số liệu ñiều chỉnh và lập Bảng tổng

hợp kết quả kiểm toán. Bảng tổng hợp này ñược chuyển cho người nhận nhiệm vụ

tổng hợp kết quả kiểm toán hoặc chuyển cho trưởng ñoàn kiểm toán. Trưởng ñoàn sẽ

tiến hành tập hợp các ñiều chỉnh sai phạm và các kiến nghị của KTVNB từng phần

hành. Ngoài ra, trưởng ñoàn kiểm toán có thể yêu cầu ban giám ñốc và bộ phận kế

toán các ñơn vị ñược kiểm toán giải trình các chênh lệch mà tổ KTNB phát hiện. Các

giải trình này có thể ñược tiến hành thông qua trao ñổi trực tiếp hoặc có thể phải

bằng văn bản giải trình. KTNB phải ñánh giá các giải trình của ñơn vị ñược kiểm

toán và ñưa ra những ñiều chỉnh thích hợp. Các ñiều chỉnh này ñều phải ñược trao

ñổi giữa chủ thể và khách thể kiểm toán. Trong những trường hợp ñặc biệt, ñoàn

kiểm toán sẽ họp ñể lấy ý kiến của các thành viên trong ñoàn về việc xử lý các ñiều

chỉnh và ñề xuất kiến nghị.

Qua quan sát các kỹ thuật trên ñược áp dụng trong các tập ñoàn, Tác giả nhận

thấy quá trình áp dụng các phương pháp kiểm toán của KTNB có quy trình gần giống

như quy trình của kiểm toán ñộc lập tiến hành kiểm toán. Việc áp dụng kỹ thuật

giống với kiểm toán ñộc lập là do các tập ñoàn hiện nay mới chỉ dừng ở kiểm toán

báo cáo tài chính mà chưa chú trọng ñến các loại hình kiểm toán khác. Hơn nữa, qua

trao ñổi với các KTV thực hiện KTNB tại các tập ñoàn, tác giả nhận thấy nguyên

nhân lớn nhất của vấn ñề này chính là các KTVNB của các tập ñoàn hiện nay thường

ñã từng làm KTV trong các hãng kiểm toán ñộc lập. Ngoài ra, cho ñến nay chưa có

nhiều chương trình ñào tạo KTNB mà chủ yếu là ñào tạo kiểm toán ñộc lập. Các kỹ

119

thuật ñược sử dụng thường theo xu hướng ít tốn thời gian, giảm chi phí thu thập do

ñó kỹ thuật kiểm toán trong kiểm toán ngoài chứng từ thường ít ñược sử dụng.

Bước 3: Kết thúc KTNB

Khi kết thúc kiểm toán, trưởng ñoàn kiểm toán có trách nhiệm lập biên bản

KTNB, báo cáo KTNB. ðối với kiểm toán tài chính, ñoàn kiểm toán lập biên bản kiểm

toán ñối với các cuộc kiểm toán theo quý, báo cáo kiểm toán ñối với các cuộc kiểm

toán ñối với báo cáo tài chính năm. Trong trường hợp doanh nghiệp thành viên có các

cơ sở trực thuộc, ñoàn kiểm toán phải lập biên bản kiểm toán tại cơ sở trực thuộc ñể

làm căn cứ lập biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán của toàn ñơn vị. Các công việc

này ñược bộ phận KTNB tại tập ñoàn thực hiện theo trình tự chung như sau:

Một là, KTV tổng hợp và lập dự thảo báo cáo. Trưởng ñoàn kiểm toán căn cứ

vào các bảng tổng hợp do các thành viên trong ñoàn kiểm toán gửi, soát xét số liệu

ñiều chỉnh, lập dự thảo báo cáo. Trong trường hợp có ý kiến chưa thống nhất trong

ñoàn kiểm toán hoặc có những sai phạm lớn, Trưởng ñoàn kiểm toán có trách nhiệm

báo cáo lãnh ñạo ban phụ trách ñoàn kiểm toán xin ý kiến chỉ ñạo. Trưởng ñoàn kiểm

toán chịu trách nhiệm về nội dung ñược ñề cập trong biên bản kiểm toán. Sau khi có

ý kiến thống nhất trong ñoàn kiểm toán, trưởng ñoàn KTNB sẽ gửi dự thảo biên bản

kiểm toán cho lãnh ñạo phòng kế toán của doanh nghiệp thành viên trước khi thông

qua biên bản kiểm toán với lãnh ñạo ñơn vị thành viên.

Hai là, Công khai biên bản, báo cáo kết quả kiểm toán của KTNB. Căn cứ vào

kế hoạch kiểm toán ñã thông báo cho ñơn vị và tình hình thực hiện kiểm toán, KTV

và lãnh ñạo doanh nghiệp thành viên sẽ cùng thống nhất nội dung trong biên bản

kiểm toán và ký biên bản kiểm toán chính thức. Những nội dung không thống nhất sẽ

ñược ghi lại ñể báo cáo với Tổng giám ñốc hoặc Hội ñồng quản trị của tập ñoàn.

Ba là, Trưởng ñoàn KTNB sẽ lập báo cáo kiểm toán trình trưởng ban KTNB

phê duyệt. Quy trình lập báo cáo của KTNB hoàn toàn tương tự như quy trình lập

báo cáo của kiểm toán ñộc lập chỉ có khác biệt lớn nhất ở hai ñiểm sau: (1) báo cáo

KTNB không nhất thiết phải có sự thống nhất của ñơn vị ñược kiểm toán và (2) Báo

cáo của KTNB không theo một mẫu thống nhất mà do từng tập ñoàn lập theo mẫu

riêng của ñơn vị mình.

Báo cáo kiểm toán ñược ñính kèm với biên bản KTNB, báo cáo tài chính của

ñơn vị sau kiểm toán. Hiện nay, trong các tập ñoàn, báo cáo kiểm toán thường ñược

120

lập thành 5 hoặc 6 bộ ñể gửi cho tổng giám ñốc, cho ñơn vị thành viên ñược kiểm

toán, cho ban kiểm soát, cho ban tài chính kế toán và lưu hồ sơ kiểm toán.

Phụ lục 2.15 minh họa khái quát kết luận kiểm toán tại các ñơn vị thành viên

do KTNB trong một số tập ñoàn. Các kết luận trong biên bản hay báo cáo kiểm toán

cho thấy rõ KTNB trong các tập ñoàn ñang thực hiện kiểm toán liên kết bằng cách

kết hợp kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ.

Bước 4: Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị của KTNB

Lập công văn yêu cầu thực hiện kiến nghị: Sau khi tổng giám ñốc có ý kiến

chỉ ñạo, ban KTNB hoặc ban tài chính kế toán gửi công văn yêu cầu thực hiện chấn

chỉnh, xử lý những thiếu sót, sai phạm theo kết luận trong biên bản KTNB. Công văn

yêu cầu này thường ñược thực hiện ngay khi kết thúc cuộc kiểm toán. ðơn vị ñược

kiểm toán phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kiến nghị gửi cho Ban

KTNB và Ban tài chính kế toán.

ðánh giá tình hình thực hiện kiến nghị và lập báo cáo kiểm tra việc thực hiện

kiến nghị: KTNB có hai cách ñể kiểm tra việc thực hiện kiến nghị: Cách thứ nhất,

Ban KTNB có thể thành lập một ñoàn KTNB riêng chịu trách nhiệm kiểm tra việc

thực hiện kiến nghị hoặc cách thứ hai là giao cho một trong các KTV tham gia trực

tiếp vào cuộc kiểm toán tiến hành giám sát việc thực hiện kiến nghị. Trong quá trình

này, KTNB nêu rõ nguyên nhân của việc chưa thực hiện kiến nghị, ñánh giá xem ñó

là nguyên nhân khách quan hay chủ quan, ñánh giá tính khả thi của việc thực hiện

kiến nghị. Kết thúc phần việc này, nhón trưởng nhóm kiểm tra hoặc KTV ñược giao

nhiệm vụ kiểm tra sẽ tiến hành lập báo cáo ñể gửi cho Tổng giám ñốc, Ban KTNB và

Ban tài chính kế toán.

Qua khảo sát việc thực hiện giai ñoạn này trong KTNB ở các tập ñoàn, tác giả

nhận thấy việc kiểm tra, ñánh giá thực hiện kiến nghị của KTNB trong các tập ñoàn

ñược tiến hành tương ñối ñầy ñủ nhưng chưa hiệu quả. Việc kiểm tra chủ yếu là trên

giấy tờ tài liệu. Tuy nhiên, công việc này thường chỉ dừng lại ở mức báo cáo lại với

Tổng giám ñốc, Ban KTNB và Ban tài chính kế toán mà chưa có một quy ñịnh cụ thể

nào ñưa ra các chế tài xử lý ñối với các trường hợp không thực hiện kiến nghị do

nguyên nhân chủ quan.

Về thực hiện loại hình kiểm toán hoạt ñộng: Theo xu thế chung của sự phát

triển KTNB trên thế giới, KTNB trong các tập ñoàn của Việt Nam cũng ñang có sự

121

chuyển hướng từ loại hình kiểm toán tài chính sang loại hình kiểm toán này. Theo

khảo sát của Tác giả, công việc kiểm toán toàn bộ báo cáo tài chính của các tập ñoàn

ñã không còn thực hiện từ năm 2007 mà thay vào ñó là kiểm toán ñối với các khoản

mục nghiệp vụ trọng yếu. Hiện nay, có một số tập ñoàn ñã tiến hành ñánh giá tính hiệu

quả như Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập ñoàn Tài chính Bảo hiểm

Việt Nam. Nội dung chủ yếu của kiểm toán hoạt ñộng mà các tập ñoàn thực hiện hiện

này tương ñối ñơn giản. Nội dung ñánh giá thường bao gồm: 1- Kiểm tra ñánh giá hiệu

lực của hệ thống các quy ñịnh quản lý của các quy ñịnh nội bộ, phát hiện các vướng

mắc, bất cập và tìm các khắc phục; 2- Kiểm tra, ñánh giá mô hình tổ chức bộ máy kế

toán, năng lực chuyên môn của ñội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tại ñơn

vị ñược kiểm toán; 3- Kiểm tra, ñánh giá hiệu lực của các quy trình, thủ tục kiểm soát,

tác nghiệp ñang áp dụng tại ñơn vị. Khi tiến hành kiểm toán hoạt ñộng, các KTVNB

cũng tiến hành các bước triển khai theo ñúng trình tự chung của quy trình KTNB.

Trước hết, KTNB lập tờ trình về thực hiện kiểm toán hoạt ñộng; minh họa tờ trình của

các tập ñoàn ñược trình bày trong Phụ lục 2.16. Sau khi Ban giám ñốc tập ñoàn phê

duyệt, bộ phận KTNB sẽ lập kế hoạch kiểm toán nêu rõ nội dung và thời gian tiến

hành kiểm toán, xác ñịnh các ñơn vị ñược kiểm toán là một trong những khâu quan

trọng trong lập kế hoạch kiểm toán với các tiêu thức ñược trình bày trong Phụ lục 2.17.

Tuy nhiên, mặc dù ñã xác ñịnh loại hình KTNB nhưng phương thức tiến hành của loại

hình này ở các tập ñoàn vẫn mang ñậm ñặc trưng của kiểm toán tuân thủ và kiểm toán

báo cáo tài chính. Phương thức tiến hành kiểm toán hoạt ñộng tại Tập ñoàn Bưu chính

Viễn thông ñược trình bày trong Phụ lục 2.18, 2.19, 2.20. Kết thúc cuộc kiểm toán

hoạt ñộng, KTNB tiến hành lập biên bản dựa trên cơ sở thảo luận với ban giám ñốc

ñơn vị ñược kiểm toán về các phát hiện. Nội dung lớn nhất ñược ñề cập trong báo cáo

hoặc biên bản kiểm toán hoạt ñộng là phát hiện các ñiểm sai sót, hạn chế, tồn tại và

kém hiệu quả, tìm hiểu các nguyên nhân và ñưa ra kiến nghị của KTNB. Tại Tập ñoàn

Bưu chính Viễn thông Việt Nam, khi kết thúc kiểm toán hoạt ñộng KTV ñánh giá theo

các tiêu thức ñược trình bày trong Bảng 2.11

Bảng 2.11: Kết quả kiểm toán hoạt ñộng quỹ Bưu ñiện Tuyên Quang, Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

+ Ghi sổ quỹ theo chứng từ thu, chi ñược duyệt nhưng không theo tình hình thu, chi thực tế (Bưu ñiện huyện Hàm Yên) Còn tình trạng ghi sổ quỹ theo tổng số tiền ghi chứng từ kế toán ñã ñược phê duyệt nhưng thực tế chưa chi hết số tiền ñó (trường hợp phiếu chi lập chung cho nhiều người, từng cá nhân ñến nhận trực tiếp tại

122

quỹ) (Văn phòng Bưu ñiện tỉnh, Công ty ðiện báo ñiện thoại).

+ Sổ quỹ không ghi chép theo thứ tự nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà phần chi tiền mặt ñược tách riêng cho từng ñài viễn thông (5 ñài) và Trung tâm khu vực Thị xã, chưa rút số dư hàng ngày (Công ty ðiện báo ñiện thoại).

+ Không rút số dư hàng ngày, chưa cộng phát sinh chân trang, (Bưu ñiện Thị xã, Bð huyện Hàm Yên). Riêng Bưu ñiện huyện Hàm Yên chưa rút số dư cuối tháng trên sổ quỹ chuyển tiền, tiết kiệm bưu ñiện

+ Chữa sổ quỹ chưa ñúng qui ñịnh, gạch xoá, viết ñè (Công ty ðiện báo ðiện thoại, Bưu ñiện thị xã).

+ Sổ quỹ chưa có ñầy ñủ các thông tin cần thiết trước khi ñưa sổ vào sử dụng như tên ñơn vị, niên ñộ kế toán, họ tên người giữ sổ, kế toán và thủ trưởng ñơn vị (Công ty ðiện báo ðiện thoại, Bưu ñiện huyện Abc).

Kiểm kê:

- Các ñơn vị ñã thực hiện kiểm kê tiền mặt vào thời ñiểm cuối tháng, có ñơn vị ñã thực hiện kiểm kê quĩ tiền mặt ñột xuất.

ðịnh mức tồn quĩ:

- Bưu ñiện tỉnh Abc ñã ban hành văn bản số 56/KTTKTC ngày 30/3/2005 quy ñịnh tiền mặt lưu quỹ cuối ngày.

- Qua kiểm tra cho thấy toàn bộ các Bưu ñiện huyện, thị xã ñều có số tồn quỹ không hiệu quả, mức tồn quỹ thường xuyên cao hơn ñịnh mức (Bưu ñiện thị xã cao hơn 4 lần, cụ thể:

ðơn vị ðịnh mức tồn quỹ

Tồn quỹ bình quân giữa tháng của 6 tháng ñầu 2007

Văn phòng Bưu ñiện tỉnh 90 triệu ñồng 90,7 triệu ñồng

Công ty ðiện báo ñiện thoại 80 triệu ñồng 27,2 triệu ñồng

Bưu ñiện TX TQ 195 triệu ñồng 783,2 triệu ñồng

Bưu ñiện huyện Hàm Yên 60 triệu ñồng 113,3 triệu ñồng

1.4. Chứng từ khoản thu, chi tiền mặt và hạch toán kế toán:

- Phiếu chi in sẵn dòng nhận ñủ số tiền, một số phiếu chi không có chữ ký của người nhận tiền (người nhận tiền trên phiếu chi là thủ quỹ, người nhận tiền thực tế ký nhận trên danh sách chi tiết kèm theo) (Bưu ñiện tỉnh Abc).

- Các khoản chi phí quản lý (tiếp khách, chi phí hành chính) thường không có giấy ñề xuất chi, giấy ñề nghị thanh toán, lãnh ñạo ñơn vị trực tiếp phê duyệt trên hoá ñơn (Bưu ñiện tỉnh Abc)

- Một số phiếu thu chưa có ñầy ñủ chữ ký của người nộp tiền, kế toán trưởng, người nộp tiền (Công ty ðiện báo ñiện thoại, Bưu ñiện huyện Abc)

- Một số khoản thu, chi tiền mặt ñã thực hiện, thủ quỹ ñã ghi sổ quỹ nhưng chưa lập phiếu thu, phiếu chi kịp thời (Bưu ñiện huyện Abc).

Dựa vào phân tích này và kết quả thu ñược, KTVNB kết luận là quản lý sổ sách chứng từ còn nhiều hạn chế, mức tồn quỹ chưa hiệu quả, gây lãng phí.

123

Mặc dù kiểm toán hoạt ñộng có lịch sử phát triển tương ñối dài trên thế giới,

tuy nhiên việc KTNB trong các tập ñoàn thực hiện kiểm toán hoạt ñộng hiện nay mới

chỉ xem là giai ñoạn thử nghiệm. Trong quá trình thực hiện kiểm toán hoạt ñộng tại

các tập ñoàn của Việt Nam có thể nhận thấy những ñặc trưng cơ bản sau :

Một là, KTNB trong các tập ñoàn thực hiện kiểm toán hoạt ñộng nhưng chưa

thực sự thể hiện rõ bản chất và ñặc tính của loại hình này. Chính vì thế mà hiệu quả

áp dụng của loại hình này chưa cao. Hiện nay, KTNB các tập ñoàn vẫn ñang thực

hiện kiểm toán hoạt ñộng nhưng không phân chia theo ñầu mối của các mối quan hệ

kinh tế mà vẫn dựa trên cách thức tiếp cận theo khoản mục. Cách thức này dẫn ñến

sự nhìn nhận một cách phiến diện về từng khoản mục mà không thấy ñược mối liên

hệ qua lại trong ñánh giá hiệu quả giữa các khoản mục nghiệp vụ có mối liên hệ chặt

chẽ với nhau.

Hai là, Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện kiểm toán hoạt

ñộng vẫn chủ yếu dựa trên phương pháp so sánh mà chưa sử dụng các kỹ thuật kiểm

toán mới. Hơn nữa, những so sánh mà KTNB ñang áp dụng mới chỉ là những so sánh

ñơn giản như so sánh giữa kết quả thực hiện với dự toán, giữa kết quả thực hiện với

ñịnh mức cho phép của tập ñoàn. Các so sánh này mới chỉ tập trung vào các chỉ tiêu

lượng hóa và dựa trên các mặt của hoạt ñộng tài chính. Trong khi ñó, kiểm toán hoạt

ñộng hiện ñại ñã ñưa ra nhiều chỉ tiêu phi tài chính ñể ñánh giá hiệu quả, hiệu năng.

Ba là, Khi lập kế hoạch kiểm toán năm, KTNB của các tập ñoàn vẫn chưa ñưa

ra những nội dung kiểm toán mang tính kế tiếp, những kế hoạch "dài hơi" trong ñánh

giá hoạt ñộng của từng ñơn vị ñể từ ñó có thể xem xét ñến hoạt ñộng của cả tập ñoàn.

Hiện nay, việc ñánh giá chỉ tập trung vào ñánh giá của từng hoạt ñộng riêng lẻ của

các ñơn vị thành viên. Trong khi ñó, hiệu quả hoạt ñộng của tập ñoàn lại phụ thuộc

rất nhiều và sự phối hợp hoạt ñộng, tận dụng nguồn lực của các thành viên. Mục tiêu

chính của việc cơ cấu lại các doanh nghiệp ở quy mô lớn thành các tập ñoàn là nhằm

tạo sự linh hoạt cho các ñơn vị thành viên phối hợp và kết hợp ñể hướng ñến hiệu

quả hoạt ñộng chung của cả tập ñoàn. Việc xác ñịnh phạm vi kiểm toán ở quy mô

hẹp ñã không xem xét ñược các tập ñoàn một cách toàn diện.

Bốn là, Kiểm toán hoạt ñộng do KTNB các tập ñoàn thực hiện mới chỉ chú

trọng ñến các hoạt ñộng ñã xảy ra, các chương trình dự án ñã ñi vào vận hành. Trong

khi ñó, kiểm toán trước ñối với các chương trình dự án khi mới chỉ trong giai ñoạn

hình thành hay trong giai ñoạn tiền khả thi còn chưa ñược chú trọng. ðây là vấn ñề

124

ảnh hưởng rất lớn ñến chiến lược hoạt ñộng của từng ñơn vị thành viên trong tập ñoàn

và cho cả một tập ñoàn. Trong khoảng thời gian ñầu hình thành các tập ñoàn kinh tế

nhà nước, có rất nhiều xu hướng phát triển của các tập ñoàn ñược cho là không hiệu

quả. Chẳng hạn như xu hướng ña dạng hóa ngành nghề, vốn dàn ñều trên nhiều mặt

hoạt ñộng, hay xu hướng thành lập các ngân hàng, các tổ chức tài chính trong các tập

ñoàn ñều ñang cần phải xem xét lại. Việc xem xét lại các xu hướng này không phải chỉ

là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng của nhà nước mà còn là nhiệm vụ của bản thân

các tập ñoàn, mà nhiệm vụ này có thể ñược thực hiện bởi chính các bộ phận thực hiện

chức năng kiểm tra kiểm soát trong tập ñoàn như KTNB.

Năm là, Kỹ thuật kiểm toán ñược KTVNB các tập ñoàn sử dụng trong kiểm

toán hoạt ñộng bị ảnh hưởng nhiều bởi các kỹ thuật sử dụng trong kiểm toán tài

chính và kiểm toán tuân thủ. Khảo sát giấy tờ làm việc của KTNB tập ñoàn cho thấy

mẫu giấy tờ làm việc không có sự khác biệt về nội dung và cách thức trình bày giữa

các loại hình kiểm toán. ðiều này ñã làm ảnh hưởng ñến việc chú trọng các mục tiêu

kiểm toán hoạt ñộng của KTVNB.

Một công việc quan trọng cần ñược tiến hành trong quá trình thực hiện kiểm

toán ñối với bất kỳ loại hình kiểm toán nào là kiểm soát chất lượng kiểm toán. Mặc

dù phần lớn các tập ñoàn có tổ chức KTNB ñều ñã xây dựng qui chế KTNB nhưng

quy chế này chưa thực sự hữu dụng cho các KTNB tập ñoàn trong thực hiện và kiểm

soát chất lượng kiểm toán. Hơn nữa, phần lớn các qui chế KTNB trong các tập ñoàn

ñều ñã ñược xây dựng từ khi hoạt ñộng theo mô hình tổng công ty. Nhiều tập ñoàn

ñã sử dụng qui chế KTNB cũ và ñiều chỉnh lại một vài nội dung ñể áp dụng cho mô

hình hoạt ñộng mới. ðiều này dẫn ñến sự thiếu chuyên nghiệp trong thực hiện KTNB

khi thực hiện các loại kiểm toán ảnh hưởng ñến chất lượng KTNB cũng như ảnh

hưởng ñến hiệu quả hoạt ñộng của từng ñơn vị thành viên và cả tập ñoàn.

2.2.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của

Việt Nam

Mặc dù KTNB ñã hình thành và tồn tại trên thế giới từ rất lâu nhưng sự xác

lập chính thức cơ sở pháp lý về KTNB ở Việt Nam phải ñến năm 1997 mới bắt ñầu

với Nghị ñịnh 59/1996/Nð-CP. Nghị ñịnh này ñưa ra những quy ñịnh ñầu tiên về tổ

chức KTNB. Theo Nghị ñịnh này, các tổng công ty ñược thành lập theo Quyết ñịnh

90/TTg hoặc Quyết ñịnh 91/TTg ñều ñã tổ chức KTNB. Hoạt ñộng của nhiều bộ

phận KTNB trong nhiều tổng công ty vào thời kỳ ñầu mang tính hình thức. Một số

125

tổng công ty thời kỳ này thực hiện phân tách nhân sự ở bộ phận kế toán tài chính

thành hai bộ phận là kế toán và KTNB. Việc thực hiện chia tách như vậy có thể coi

như một sự "ñối phó" với các quy ñịnh ban ñầu của Nhà nước về tổ chức bộ máy

KTNB trong các Tổng công ty nhà nước. Với sự ñổi mới về quản lý kinh tế của Nhà

nước, nhiều tập ñoàn ñã ñược hình thành từ các tổng công ty, trước hết là các tổng

công ty thành lập theo Quyết ñịnh 91/TTg. Tổ chức KTNB trong các tập ñoàn này

không phải là một yêu cầu bắt buộc về mặt luật pháp. Tuy nhiên, xu hướng phát triển

về quản lý kinh tế của nhà nước ñã thúc ñẩy nhiều tập ñoàn tổ chức KTNB như một

công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu.

Qua khảo sát thực tế, phần lớn các tập ñoàn kinh tế ñược tổ chức theo ðề án

thí ñiểm "Hình thành Tập ñoàn kinh tế nhà nước" ñều tổ chức riêng bộ máy KTNB

hoặc tồn tại chức năng KTNB tại công ty mẹ (5/8 tập ñoàn ñược khảo sát). Như vậy

số lượng các tập ñoàn tổ chức KTNB chiếm tỷ lệ tương ñối cao, ñạt gần 63%. Với

các tập ñoàn này, việc tổ chức KTNB không chỉ ở công ty mẹ mà còn triển khai cả ở

các công ty con. Trong số các doanh nghiệp thành viên của các tập ñoàn ñược khảo

sát có 5 công ty mẹ và 10 công ty con trong các tập ñoàn tổ chức KTNB. Một số tập

ñoàn không tổ chức riêng bộ phận KTNB vẫn có những bộ phận khác thực hiện các

chức năng KTNB, hoặc gắn các chức năng KTNB với các chức năng khác của quản

lý (3/8 tập ñoàn ñược tác giả khảo sát). Tỷ lệ các ñơn vị thành viên trong các tập

ñoàn không tổ chức KTNB chiếm tỷ lệ tương ñối cao 70% (Phụ lục Số 2.22).

ðối với các tập ñoàn tổ chức bộ phận KTNB, bộ phận này ñược tổ chức theo

các mô hình khác nhau trong quan hệ giữa công ty mẹ với ñơn vị thành viên, trong

quan hệ giữa bộ phận KTNB với các bộ phận chức năng hay trong quan hệ nội bộ tại

bộ phận KTNB.

Về quan hệ giữa KTNB với các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp:

Theo nguyên tắc tổ chức, KTNB cần phải ñược xây dựng ñể ñảm bảo ñược tính ñộc

lập trong việc thực hiện các chức năng của mình. ðể ñảm bảo nguyên tắc này KTNB

trong các tập ñoàn hiện nay ñược tổ chức theo ba mô hình chủ yếu sau:

Một là, KTNB ñược tổ chức dưới hình thức một tổ KTNB. Tổ KTNB ñược xây

dựng dưới sự chỉ ñạo của Ban kiểm soát (theo khảo sát có 1/8 tập ñoàn có bộ phận

KTNB theo hình thức này) KTNB ñược xây dựng dưới sự chỉ ñạo của ban kiểm soát là

một mô hình ñược áp dụng phổ biến trong các ñịnh chế tài chính hiện nay khi các tập

ñoàn chịu sự chi phối của Luật các tổ chức tín dụng (KTNB Tập ñoàn Tài chính Bảo

126

hiểm Việt Nam ñược xây dựng theo mô hình này). KTNB ñược tổ chức theo mô hình

này ñảm bảo ñược tính ñộc lập của việc thực hiện các chức năng của KTNB. Tuy

nhiên, mô hình này ñược vận dụng không ñầy ñủ tại Việt Nam và cũng không phổ

biến trong các tập ñoàn kinh tế nhà nước. Theo mô hình tổ chức này, tổ KTNB thực

hiện kiểm toán theo quyết ñịnh của Ủy ban kiểm toán. Ủy ban kiểm toán là một trong

các ủy ban chức năng trực thuộc hội ñồng quản trị. Ủy ban này có chức năng tư vấn và

hỗ trợ cho hội ñồng quản trị về tổ chức hoạt ñộng KTNB và thiết lập mối liên hệ với

các chủ thể kiểm toán từ bên ngoài. Ủy ban kiểm toán chỉ có chức năng chỉ ñạo mà

không trực tiếp tham gia cáo công việc kiểm toán. Trên cơ sở ñó, tổ KTNB sẽ báo cáo

công việc thực hiện trước hết là cho ủy ban kiểm toán. Theo cách thức này, tổ KTNB

sẽ ñược tổ chức hoạt ñộng phụ thuộc vào ủy ban kiểm toán, ñảm bảo ñược tính ñộc lập

và quyền lực trong công tác KTNB. Trong khi ñó, ủy ban này lại hoạt ñộng ñịnh kỳ

theo lịch của hội ñồng quản trị. ðiều này dẫn ñến việc xử lý chậm các quyết ñịnh liên

quan ñến KTNB. Mô hình tổ chức này ñược thể hiện rõ nét trong mô hình tổ chức của

Tập ñoàn Tài chính Bảo hiểm Việt Nam và ñược minh họa trong Phụ lục 2.25.

Hai là, KTNB ñược tổ chức dưới hình thức một tổ KTNB nằm trong bộ phận

kế toán của công ty mẹ. Theo khảo sát của tác giả mô hình này cũng không phổ biến

trong các tập ñoàn của Việt Nam (hiện nay chỉ có 1/8 tập ñoàn ñược khảo sát tổ chức

theo mô hình này là Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam). Theo mô hình này, tổ

KTNB thực hiện kiểm toán theo quyết ñịnh của Tổng giám ñốc. Tổ KTNB sẽ báo

cáo công việc thực hiện trước hết là cho ban kiểm soát và tổng giám ñốc. Theo cách

thức tổ chức này, tập ñoàn ñã sắp xếp nhân sự theo cách thức kiêm nhiệm: Phó ban

Kiểm soát hoặc Phó ban Tài chính kế toán có thể kiêm chức Trưởng bộ phận KTNB.

Cách thức tổ chức mô hình này ñược minh họa theo sơ ñồ 2.4.

Sơ ñồ 2.4: Tổ chức tổ KTNB nằm trong bộ phận kế toán có liên hệ báo cáo với Ban kiểm soát

Hội ñồng quản trị

Tổng giám ñốc

Ban Kiểm soát

Các ban chức năng

Tổ KTNB

CÁC ðƠN VỊ THÀNH VIÊN

Các ñvị hạch toán phụ thuộc và sự nghiệp

Các công ty do cty mẹ sở hữu 100% vốn

Các công ty do cty mẹ sở hữu >50% vốn

Các công ty liên kết

Quan hệ chỉ ñạo

Quan hệ báo cáo

127

Việc vận dụng mô hình này tại các tập ñoàn kinh tế nhà nước cũng không

ñược hoàn thiện. Ban Kiểm soát trong các tập ñoàn thường chỉ có nhiệm vụ kiểm tra

giám sát hoạt ñộng ñiều hành của tổng giám ñốc, bộ máy giúp việc và các ñơn vị

thành viên trong tập ñoàn. ðồng thời, ban kiểm soát có trách nhiệm báo cáo hội ñồng

quản trị theo ñịnh kỳ hàng quý và hàng năm, theo vụ việc và kết quả kiểm tra giám

sát của mình, kịp thời phát hiện và báo cáo ngay hội ñồng quản trị về những hoạt

ñộng không bình thường, có dấu hiệu phạm pháp trong tập ñoàn. Như vậy, ban kiểm

soát cũng thực hiện luôn chức năng kiểm tra, ñánh giá và xác nhận, sẽ gây sự nhầm

lẫn trong chức năng nhiệm vụ của ban kiểm soát và KTNB. ðiều này dẫn ñến sự

thay ñổi ñáng kể trong hoạt ñộng KTNB tại các tập ñoàn như Tập ñoàn ðiện lực

Quốc gia Việt Nam. Do có sự chồng chéo trong việc quy ñịnh chức năng nhiệm vụ

nên Tập ñoàn này ñã không duy trì bộ phận KTNB như một phòng ban chức năng

ñộc lập trong bộ máy ñiều hành của Tập ñoàn. Và cũng chính do nguyên nhân này

nên bộ phận KTNB của Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng ñược ghép vào

Ban Tài chính kế toán thành Ban Tài chính Kế toán Kiểm toán (Phụ lục 2.23).

Ba là, Bộ phận KTNB ñược tổ chức dưới hình thức một phòng ban chức năng

riêng biệt chịu sự chỉ ñạo trực tiếp của Ban giám ñốc. Ban giám ñốc có thể phân

công một người phụ trách công việc KTNB. Hiện nay, trong các tập ñoàn (4/6 tập

ñoàn) có tổ chức KTNB ñều phân công một phó tổng giám ñốc phụ trách trực tiếp bộ

phận này. Cách thức tổ chức này thường làm giảm tính ñộc lập của kiểm toán vì xét

về bản chất ban giám ñốc chỉ là người quản lý doanh nghiệp chứ không phải là chủ

sở hữu. Cơ cấu tổ chức theo cách này có thể ñược mô tả theo Sơ ñồ 2.5.

Theo Phụ lục 2.22, KTNB ñược tổ chức theo mô hình này phổ biến trong các

tập ñoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam (chiếm 75%) trong kết quả khảo sát của tác

giả. Bộ phận KTNB chịu sự chỉ ñạo trực tiếp của tổng giám ñốc tập ñoàn hoặc phó

tổng giám ñốc tập ñoàn. Trong ñó, xu hướng phân công một phó tổng giám ñốc là

người chỉ ñạo trực tiếp hoạt ñộng kiểm toán nội bộ là xu hướng chủ yếu trong các

ñơn vị có tổ chức KTNB. Sở dĩ cách thức này ñược thực hiện phổ biến là do yếu tố

lịch sử. Các tập ñoàn nhà nước hiện nay ñều hình thành từ các tổng công ty do ñó

quá trình tổ chức KTNB bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cách thức cũ theo mô hình tổ

chức của các tổng công ty. Có thể xem xét và phân tích mô hình tổ chức này thông

qua việc tổ chức KTNB ở các tập ñoàn như sau:

128

Sơ ñồ 2.5: Tổ chức phòng (ban) KTNB trực thuộc Ban giám ñốc

Tập ñoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có bộ phận KTNB trực

thuộc Ban giám ñốc và hoạt ñộng theo sự chỉ ñạo trực tiếp của Tổng giám ñốc và có

trách nhiệm báo cáo với Hội ñồng quản trị. Ban kiểm soát ñược tổ chức theo quy

ñịnh của Luật doanh nghiệp với các chức năng giám sát Hội ñồng quản trị, Giám ñốc

hoặc Tổng giám ñốc trong việc ñiều hành công ty theo quy chế "Người ñại diện".

Ngoài ra, Ban kiểm soát của Tập ñoàn có nhiệm vụ xem xét sổ kế toán và các tài liệu

khác của toàn bộ tập ñoàn bao gồm cả công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên

mà công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn ñiều lệ. Tuy nhiên, việc này chỉ ñược thực hiện

khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết ñịnh của Chính phủ. Ban KTNB ñược tổ chức

dưới sự chỉ ñạo trực tiếp của Tổng giám ñốc và hoạt ñộng như một bộ phận của Văn

phòng ñiều hành của tập ñoàn. Khi thực hiện kiểm toán, bộ phận KTNB có trách

nhiệm báo cáo trực tiếp với Tổng giám ñốc và gửi báo cáo cho Hội ñồng quản trị.

Cũng tương tự như mô hình KTNB của Tập ñoàn Than - Khoáng sản, bộ phận

KTNB của Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trực thuộc sự chỉ ñạo trực tiếp

của Ban giám ñốc tập ñoàn. Tại Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Ban

giám ñốc phân công một Phó Tổng giám ñốc tập ñoàn phụ trách hoạt ñộng của bộ

phận KTNB. Bộ phận KTNB có chức năng chủ yếu là thực hiện kiểm toán báo cáo

tài chính của các ñơn vị thành viên. Ban Kiểm soát của Tập ñoàn cũng thực hiện

chức năng giám sát Hội ñồng quản trị, Giám ñốc hoặc Tổng giám ñốc theo quy ñịnh

trong Luật Doanh nghiệp ñược Quốc hội thông qua năm 2005. Tuy nhiên, ñiểm khác

biệt trong tổ chức của KTNB tập ñoàn này là Ban kiểm soát cũng thực hiện các chức

Hội ñồng quản trị

Tổng giám ñốc

Ban Kiểm soát

Các ban chức năng

KTNB

CÁC ðƠN VỊ THÀNH VIÊN

Các ñơn vị hạch toán phụ thuộc và sự nghiệp

Các công ty do công ty mẹ sở hữu 100% vốn

Các công ty do công ty mẹ sở hữu >50% vốn

Các công ty liên kết

Phó Tổng giám ñốc

129

năng kiểm tra ñánh giá và kiểm soát với nhiều mặt hoạt ñộng của các ñơn vị thành

viên như kiểm tra và xác nhận các thông tin trên các báo cáo tài chính, kiểm tra việc

tuân thủ hoạt ñộng của các chương trình dự án, các tác nghiệp cụ thể như kiểm toán

về tiền lương, kiểm toán thu chi cho hoạt ñộng phúc lợi... Như vậy, cách thức này tạo

ra một sự tổ chức chồng chéo về mặt hoạt ñộng của bản thân chức năng kiểm tra

kiểm soát của Tập ñoàn. Hơn nữa, trong tập ñoàn này, Phó Tổng giám ñốc tập ñoàn

ñược phân công phụ trách cả tài chính, kế toán và kiểm toán. Việc này ñã làm giảm

tính ñộc lập của hoạt ñộng của KTNB.

Về hình thức tổ chức KTNB: Xét về hình thức tổ chức KTNB có thể lựa chọn

hai hình thức là bộ phận (phòng, ban nhóm KTNB) hoặc giám ñịnh viên kế toán.

Hình thức tổ chức KTNB ñược xác ñịnh dựa trên tính chất ngành nghề của tập ñoàn,

quy mô và phạm vi hoạt ñộng của tập ñoàn. Trước ñây, Thông tư 52/1998/TT-BTC

có quy ñịnh "bộ phận KTNB tổng công ty phải ñược tổ chức ñộc lập với phòng ban

chức năng khác của tổng công ty và chịu sự lãnh ñạo trực tiếp của tổng giám ñốc.

Biên chế phòng từ 3-5 người" [1] ñược cho là không phù hợp và ñược thay thế bằng

Thông tư 171/1998/TT-BTC hướng dẫn thực hiện KTNB tại doanh nghiệp nhà nước.

Theo thông tư này, hình thức tổ chức KTNB ñược xác ñịnh tuỳ thuộc vào quy mô

sản xuất kinh doanh, ñịa bàn hoạt ñộng tập trung hay phân tán, ñiều kiện cụ thể và

năng lực của ñội ngũ kế toán. Thông thường, có thể tổ chức KTNB theo hai hình

thức chủ yếu là bộ phận KTNB hoặc giám ñịnh viên kế toán. Hiện nay, các tập ñoàn

kinh tế nhà nước vẫn chưa áp dụng tổ chức KTNB theo hình thức thứ hai là giám

ñịnh viên kế toán mà chỉ chủ yếu áp dụng mô hình kiểm toán theo cách thức tổ chức

một bộ phận KTNB. Hình thức giám ñịnh viên kế toán là hình thức phù hợp với các

công ty nhỏ hoặc các công ty có liên kết lỏng với tập ñoàn thông qua các hợp ñồng

chứ không thông qua liên kết về vốn. 100% các tập ñoàn ñược khảo sát có bộ phận

KTNB ñều khẳng ñịnh tổ chức KTNB theo hình thức thứ nhất.

Bộ phận KTNB ñược tổ chức theo hình thức này có số lượng và cơ cấu thành

viên phụ thuộc vào quy mô của ñơn vị, nhiệm vụ của từng thời kỳ cụ thể. Bộ phận

KTNB có thể thực hiện các công việc do hội ñồng quản trị, ban kiểm soát hoặc do

tổng giám ñốc giao cho. Bộ phận KTNB có thể ñược tổ chức thành một phòng, ban

hoặc một tổ KTNB, thậm chí có thể ñược kết hợp với các phòng ban khác có chức

năng liên hệ chặt chẽ với kiểm toán như phòng thanh tra. Cách thức tổ chức KTNB

thành một phòng ban riêng biệt ñược thực hiện trong các tập ñoàn khá phổ biến như

130

Tập ñoàn Tài chính Bảo hiểm Việt Nam, Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam,

Tập ñoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Cách thức tổ chức KTNB ghép với

phòng thanh tra ñược thực hiện trong các ñơn vị thành viên của Tập ñoàn Than và

Khoáng sản. Tổ chức KTNB tại Tập ñoàn Quốc gia dầu khí Việt Nam ñược thực

hiện theo cách thức ghép với Ban Tài chính Kế toán.

Phòng ban KTNB thường ñược tổ chức tại các công ty mẹ hoặc các ñơn vị

thành viên có quy mô lớn. Tổ kiểm toán thường ñược tổ chức trong các ñơn vị thành

viên có quy mô nhỏ. Cách thức tổ chức KTNB ghép với các phòng ban khác có ưu

ñiểm là giảm bớt gánh nặng về nhân sự và chi phí cho doanh nghiệp thành viên

nhưng có nhược ñiểm là giảm tính ñộc lập của KTNB. Về bản chất, bộ phận thanh

tra hay phòng thanh tra cũng có chức năng thực hiện kiểm tra kiểm soát trong doanh

nghiệp nhưng hướng ñến kiểm tra mang tính hành chính nhiều hơn. Trong khi, hoạt

ñộng KTNB của tập ñoàn mang tính kiểm soát của chủ sở hữu. Khi tiến hành kiểm

toán hiệu quả và hiệu năng thì bản thân phòng thanh tra cũng có thể trở thành khách

thể của hoạt ñộng KTNB. Xét về bản chất, hai bộ phận này có cùng chức năng nhưng

ñược phân biệt ở ñối tượng và tần suất thực hiện : KTNB ñược thực hiện thường

xuyên và toàn bộ còn phòng thanh tra thường chỉ thực hiện những trường hợp có dấu

hiệu vi phạm.

Xét về biên chế tổ chức của KTNB, thường có hai dạng: Dạng thứ nhất là bộ

phận KTNB có biên chế cố ñịnh, dạng thứ hai là bộ phận KTNB có biên chế linh

hoạt. Các doanh nghiệp thành viên trong tập ñoàn ñược khảo sát có bộ phận KTNB

chủ yếu tổ chức mô hình biên chế phòng KTNB cố ñịnh (73%) và biên chế linh hoạt

(27%) (Phụ lục 2.22).

Với biên chế cố ñịnh, KTNB ñược quy ñịnh rõ cho công ty mẹ và ñơn vị thành

viên. Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt

Nam ñang tổ chức kiểm toán theo dạng này. Biên chế trong phòng (ban) KTNB của

tập ñoàn ñược xác ñịnh. Mọi công việc KTNB ñều do các thành viên trong bộ phận

KTNB của tập ñoàn và của ñơn vị thành viên thực hiện. Cách thức tổ chức trên chỉ

phù hợp với những tập ñoàn có số lượng doanh nghiệp thành viên không nhiều

nhưng có số lượng KTV tương ñối ñầy ñủ. Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có

19 ñơn vị thành viên trong ñó ñã có ñến 14 ñơn vị thành viên có tổ chức KTNB hoặc

có giao một bộ phận chuyên trách thực hiện KTNB (chiếm 73%). Số lượng KTVNB

tại công ty mẹ là 5 người ñược biên chế cố ñịnh. Số lượng KTV ở các ñơn vị thành

131

viên là 55 người (Phụ lục 2.24). Với quy mô như vậy, chỉ trong những trường hợp

ñặc biệt, bộ phận KTNB mới phải huy ñộng thêm nhân lực từ các ban chức năng

thuộc bộ máy văn phòng tập ñoàn.

Với biên chế linh hoạt, số lượng KTV trong từng giai ñoạn, từng khu vực

không cố ñịnh. Trong từng giai ñoạn hoạt ñộng khác nhau, với từng ñối tượng kiểm

toán khác nhau mà có thể thay ñổi số lượng KTV bằng cách huy ñộng thêm từ bộ

máy văn phòng của tập ñoàn hoặc huy ñộng thêm từ KTNB của các ñơn vị thành

viên khác không phải là khách thể của cuộc kiểm toán hiện tại. Cách thức này tương

ñối phù hợp và hiệu quả với các tập ñoàn kinh tế nhà nước hiện nay. KTNB ở Tập

ñoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ñược tổ chức theo cách thức này.

Trong Quy chế KTNB của Tập ñoàn có quy ñịnh: "Trong trường hợp cần thiết, Tổng

giám ñốc trưng tập KTV ở các ñơn vị thành viên, cử các cán bộ thuộc các lĩnh vực

chuyên môn, nghiệp vụ khác trong tập ñoàn, hoặc thuê chuyên gia ngoài tham gia

một số nội dung hoặc toàn bộ một cuộc kiểm toán" [46]. Cách thức tổ chức này phù

hợp với những tập ñoàn kinh tế có số lượng ñơn vị thành viên lớn như Tập ñoàn

Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam với hơn 60 ñơn vị thành viên.

Giám ñịnh viên kế toán hoặc giám sát viên nhà nước: Giám ñịnh viên kế toán

có thể là các KTV chuyên nghiệp hành nghề, thậm chí ở một số nước trong các

doanh nghiệp nhà nước các giám ñịnh viên kế toán có thể ñược biên chế trong bộ

máy kiểm toán nhà nước. Hiện nay, ở Việt Nam chưa áp dụng mô hình này trong

KTNB tập ñoàn. Tuy nhiên, có thể khẳng ñịnh mô hình này thích hợp ñể tổ chức

KTNB trong các tập ñoàn kinh tế nhà nước, trong các tập ñoàn có nhiều doanh

nghiệp thành viên có quy mô nhỏ và các thành viên có liên kết lỏng với công ty mẹ

của tập ñoàn.

Trong phạm vi nội bộ, tổ chức bộ máy KTNB ñược tổ chức theo hai mô hình

cơ bản, phù hợp với ñặc trưng của từng tập ñoàn và phù hợp với mô hình chung

trong tổ chức hoạt ñộng của các tập ñoàn hiện nay :

Một là, Mô hình KTNB tổ chức tập trung tại công ty mẹ. Hiện nay chỉ có Tập

ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tổ chức KTNB theo mô hình này, xét vể tỷ

trọng chỉ chiếm 13% (1/8) các tập ñoàn ñược khảo. KTNB chỉ ñược tổ chức tại công

ty mẹ và không tổ chức KTNB tại các ñơn vị thành viên. Mô hình bộ phận KTNB tổ

chức tập trung ñươc khái quát trong Sơ ñồ 2.6.

132

Sơ ñồ 2.6 : Tổ chức KTNB theo mô hình tập trung

Hai là, Mô hình bộ phận KTNB ñược tổ chức phân tán. Trong mô hình này,

bộ phận KTNB của công ty mẹ là nơi xử lý kết quả kiểm toán cuối cùng. ðể có thể

thực hiện theo mô hình này, bản thân các ñơn vị thành viên phải có ñủ các KTVNB

tại các công ty con thực hiện kiểm toán và sau ñó chuyển lên KTNB của công ty mẹ

làm nhiệm vụ tổng hợp. Tuy nhiên, phần lớn các tập ñoàn ñều không sử dụng mô

hình tổ chức phân tán một cách thuần túy mà có sự ñiều chỉnh. KTVNB của công ty

mẹ sẽ thực hiện kiểm toán tại công ty con kết hợp với KTVNB tại công ty con. Cũng

có thể nhận thấy một vấn ñề với cách thức tổ chức này là chi phí kiểm toán tương ñối

lớn. Tại Tập ñoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, số lượng KTVNB trong các

công ty con ñều khoảng 2 ñến 3 người. ðây là lý do chủ yếu khiến nhiều tập ñoàn ñã

chuyển dần KTNB sang mô hình tập trung hoặc nửa tập trung, nửa phân tán. Với mô

hình nửa tập trung, nửa phân tán KTNB ñược tổ chức tại công ty mẹ và chỉ tổ chức

KTNB tại các doanh nghiệp thành viên mà bản thân doanh nghiệp ñó cũng là công ty

mẹ của nhiều ñơn vị thành viên khác. Do các tập ñoàn kinh tế nhà nước ñược cấu

trúc bởi các liên kết kinh tế ñơn giản, việc phân cấp chủ sở hữu ñược thực hiện theo

mức ñầu tư theo từng cấp ñộ: Công ty mẹ - công ty con - công ty cháu. ðiều này dẫn

ñến việc tổ chức KTNB trong tập ñoàn thường ñược tổ chức tại công ty mẹ và tại các

doanh nghiệp thành viên có quy mô và phạm vi hoạt ñộng lớn. Hiện nay, trong một

số tập ñoàn KTNB ñã ñược tổ chức tại nhiều ñơn vị thành viên. Tuy nhiên, khi khảo

sát các ñơn vị thành viên không tổ chức KTNB, Tác giả nhận thấy những ñơn vị này

không thực hiện "thuê ngoài" dịch vụ KTNB và cũng chính những ñơn vị này cho

rằng việc thuê ngoài KTNB là không cần thiết (Phụ lục 2.22). Hơn nữa, xu hướng cắt

giảm bộ phận KTNB tại các ñơn vị thành viên cũng ñang thể hiện rõ. Chẳng hạn, tại

Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tổng số ñơn vị có KTNB giảm dần từ năm

2001 và ñến nay chỉ tổ chức KTNB tại công ty mẹ (Phụ lục 2.23).

Trưởng ban KTNB của Tập ñoàn

Phó ban KTNB Phó ban KTNB

KTVNB KTVNB KTVNB KTVNB

133

Về nhân sự: KTVNB hiện nay trong các tập ñoàn ñã ñược tăng cường về chất

lượng. Số lượng KTVNB có các chứng chỉ nghề nghiệp quốc gia và quốc tế về kiểm

toán tăng nhanh (Phụ lục 2.22). Các KTVNB ñều ñược ñào tạo thường xuyên và

ñược khuyến khích học tập nghiên cứu ñể nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Mặc dù

yêu cầu về trình ñộ của KTVNB chỉ cần từ trung cấp kế toán nhưng trên thực tế các

KTVNB của các tập ñoàn ñều có trình ñộ từ ñại học trở lên. Nhiều KTVNB ñặc biệt

là những người ñảm nhiệm các chức vụ quản lý trong bộ phận KTNB còn có chứng

chỉ KTV do Bộ Tài chính cấp hoặc các chứng chỉ quốc tế về KTNB như chứng chỉ

KTVNB của Mỹ CIA, chứng chỉ KTV công chứng của Vương quốc Anh ACCA,

chứng chỉ KTV của Ôxtraylia (Phụ lục 2.22). Một ñiểm ñặc biệt là các KTVNB có

chứng chỉ của các tập ñoàn chủ yếu ñược tuyển dụng từ các công ty kiểm toán ñộc

lập bên ngoài. Tuy nhiên, số lượng biên chế KTNB tại các tập ñoàn hiện này thường

bị chính các tập ñoàn ñánh giá là không phù hợp; có ñến 10/15 (66%) doanh nghiệp

trong các tập ñoàn ñược khảo sát khẳng ñịnh là quy mô phòng KTNB không phù

hợp. Một ñiểm dễ nhận thấy từ các KTVNB trong các tập ñoàn là họ am hiểu về tài

chính kế toán nhưng kiến thức về ngành nghề kinh doanh của các tập ñoàn thì tương

ñối hạn chế. Hơn nữa, mặc dù các tập ñoàn khuyến khích việc nâng cao chuyên môn

nghiệp vụ của KTVNB nhưng việc ñào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các KTVNB

còn nhiều hạn chế, thiếu ñi tính chuyên nghiệp và thiếu tính chiến lược. ðây cũng là

lý do mà trong các tập ñoàn ñược khảo sát, KTNB vẫn tập trung vào kiểm toán tài

chính và kiểm toán tuân thủ mà chưa chú trọng vào loại hình ñặc trưng của KTNB là

kiểm toán hoạt ñộng. Kết quả khảo sát tại các ñơn vị thành viên cho thấy 100% các

ñơn vị có KTNB ñều tiến hành kiểm toán tài chính và 93% thực hiện kiểm toán tuân

thủ trong khi chỉ có 13% thực hiện kiểm toán hoạt ñộng (Phụ lục 2.22).

Nhân sự quyết ñịnh sự thành bại trong hoạt ñộng của bất kỳ bộ máy tổ chức

nào cũng là người ñứng ñầu. Người ñứng ñầu phòng, tổ, KTV trưởng KTNB thuộc

các doanh nghiệp thành viên do giám ñốc doanh nghiệp bổ nhiệm và không kiêm

nhiệm các công việc khác trong ñơn vị. Chức danh công tác của người ñứng ñầu

KTNB là KTV trưởng ñồng thời là trưởng phòng hoặc tổ trưởng KTNB (tuỳ thuộc tổ

chức phòng hoặc tổ). KTV trưởng ñồng thời là trưởng phòng hoặc tổ trưởng KTNB

ngoài quyền và trách nhiệm của KTV trưởng ñơn vị, còn có trách nhiệm, quyền hạn,

nghĩa vụ, quyền lợi như người ñúng ñầu một phòng ban khác của ñơn vị.

134

Người ñứng ñầu của bộ phận này cũng có thể gọi là trưởng ban KTNB.

Trưởng ban kiểm toán xem xét lại các báo cáo kiểm toán do các ñoàn kiểm toán lập

và trình tổng giám ñốc hoặc hội ñồng quản trị (ban kiểm soát). Với các cuộc kiểm

toán phức tạp, trưởng ban KTNB có thể trực tiếp tham gia với tư cách là trưởng ñoàn

kiểm toán. Trưởng ban KTNB do cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ nhiệm, miễn

nhiệm (thường là tổng giám ñốc). Chịu trách nhiệm trước tổng giám ñốc và trước

pháp luật về báo cáo KTNB; tổ chức thực hiện công tác KTNB có hiệu quả.

Giúp việc cho các trưởng bộ phận KTNB là các phó trưởng ban KTNB. Các

phó trưởng ban KTNB thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng ban, mỗi

phó ban phụ trách một phạm vi nhất ñịnh. Các thức phân chia nhiệm vụ kiểm toán có

thể theo khu vực ñịa lý hoặc theo lĩnh vực chuyên ngành của kiểm toán.

ðối với chức danh KTVNB tại các tập ñoàn kinh tế, ngoài các tiêu chuẩn

KTVNB theo quy ñịnh của nhà nước, họ còn phải ñáp ứng các yêu cầu riêng của

KTNB trong tập ñoàn. Ví dụ như có kinh nghiệm thực tế ít nhất là 5 năm trong ñó có

ít nhất 3 năm làm việc tại tập ñoàn hoặc các ñơn vị trực thuộc (quy ñịnh về KTVNB

trong Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam).

Thông qua việc nhận diện và phân tích vị trí pháp lý của KTNB trong mô hình

tổ chức bộ máy KTNB, tác giả rút ra kết luận: KTNB của các tập ñoàn Việt Nam

ñang ñược tổ chức dưới sự chỉ ñạo trực tiếp của tổng giám ñốc còn ban kiểm soát

ñược tổ chức trực thuộc Hội ñồng quản trị. Mối quan hệ chủ yếu của hai bộ phận này

chỉ là mối quan hệ báo cáo chứ không phải là mối quan hệ chỉ ñạo. Hơn nữa, tính

ñộc lập của bộ phận KTNB trong các tập ñoàn kinh tế hiện nay vẫn chưa cao. Xu

hướng phát triển của tổ chức bộ máy KTNB trong các tập ñoàn theo phương thức

linh hoạt cả về biên chế hoạt ñộng, hình thức tổ chức phù hợp với từng thời kỳ, từng

giai ñoạn và từng mức ñộ của yêu cầu quản lý.

2.3. ðÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG

CÁC TẬP ðOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

2.3.1. Những kết quả ñạt ñược về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn

kinh tế của Việt Nam

KTNB trong các tập ñoàn kinh tế ñã có những ñóng góp không nhỏ vào quá

trình phát triển của các tập ñoàn, nâng cao hiệu quả hoạt ñộng, củng cố nến nếp hoạt

ñộng tài chính kế toán và các hoạt ñộng khác trong các tập ñoàn kinh tế nhà nước

135

hiện nay. Những ñiểm ñạt ñược của KTNB có thể ñược xem xét trên hai mặt của tổ

chức kiểm toán là tổ chức công tác kiểm toán và tổ chức bộ máy kiếm toán.

2.3.1.1. Về xây dựng và thực hiện quy chế kiểm toán

KTNB trong các tập ñoàn ñã bước ñầu thể hiện vai trò thiết yếu của mình.

KTNB ñã có nhiều ñóng góp vào ñổi mới quy trình và cách thức quản lý. Có thể thấy

công tác KTNB trong các tập ñoàn ñã ñạt ñược những thành tựu sau:

Thứ nhất, Các bộ phận KTNB ñã xây dựng ñược quy chế kiểm toán tạo cơ sở

cho việc phát triển hoạt ñộng kiểm toán tại ñơn vị. Trên cơ sở quy trình kiểm toán ñã

ñược xây dựng thống nhất, các Ban KTNB ñã thiết kế ñược hệ thống tệp (file) dữ

liệu làm khuôn mẫu sẵn có cho cuộc kiểm toán. Ngoài ra, Ban KTNB ñều có Sổ tay

hướng dẫn thực hiện kiểm toán hoặc Tài liệu tập huấn công tác KTNB. Các hướng

dẫn này tương ñối chi tiết và rõ ràng, tạo ñiều kiện thuận lợi giúp các KTV nhất là

các KTV mới thực hiện kiểm toán.

Thứ hai, Quy trình KTNB của phần lớn các tập ñoàn ñều xây dựng chi tiết

cho từng phần hành kiểm toán và theo từng loại hình kiểm toán phù hợp với ñặc

ñiểm hoạt ñộng của từng doanh nghiệp thành viên trong tập ñoàn. Chẳng hạn như

Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ñã ñưa ra hai tài liệu tập huấn công tác

kiểm toán trong kiểm toán tuân thủ chế ñộ kế toán tài chính kế toán, kiểm toán báo

cáo tài chính và hướng dẫn kiểm toán quyết toán vốn ñầu tư dự án hoàn thành. Tài

liệu này ñã ñưa ra chỉ dẫn kiểm toán cho loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực bưu

chính viễn thông, chỉ dẫn trong kiểm toán các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc.

Thứ ba, Các bộ phận KTNB ở cả công ty mẹ và ñơn vị thành viên ñã bước ñầu

xây dựng hệ thống hồ sơ kiểm toán nhằm mục ñích lưu trữ thông tin. Hồ sơ kiểm

toán giứp KTV dễ dàng thu thập thông tin và có chỉ dẫn ñể lập kế hoạch kiểm toán.

Hồ sơ kiểm toán giúp các bộ phận chức năng có thể soát xét lại công việc kiểm toán

ñã thực hiện, xử lý các phát sinh sau cuộc kiểm toán. Hệ thống hồ sơ kiểm toán là

minh chứng pháp lý ñể chứng minh việc kiểm tra kiểm soát nội bộ của tập ñoàn.

Thứ tư, Thông qua các cuộc kiểm toán, KTNB tập ñoàn ñã phát hiện ra những

sai sót, những mặt chưa hoàn thiện của doanh nghiệp thành viên và ñã ñưa ra các

kiến nghị ñể chấn chỉnh việc tập hợp chứng từ sổ sách. Trên cơ sở những kiến nghị

của KTNB, các doanh nghiệp thành viên sẽ nâng cao chất lượng hoạt ñộng của kế

toán, cải tiến các quy trình hoạt ñộng chung trong doanh nghiệp. KTNB góp phần

136

kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật, chế ñộ kế toán tài chính do Nhà nước

ban hành và việc tuân thủ các Nghị quyết, quyết ñịnh của Hội ñồng quản trị, các

quyết ñịnh, quy ñịnh và các ý kiến chỉ ñạo khác của Tổng giám ñốc tập ñoàn. Hơn

nữa, KTNB giúp Hội ñồng quản trị và Ban giám ñốc có cái nhìn thực tế và khách

quan hơn ñối với các thông tin kinh tế của ñơn vị thành viên và của cả tập ñoàn.

Thứ năm, Trong quá trình tiến hành KTNB ñã tiến hành kiểm tra việc thực

hiện kiến nghị. Công việc này ñã thể hiện ưu việt của loại hình KTNB nhất là ñối với

các tập ñoàn kinh tế nhà nước so với các loại hình kiểm toán khác. Kiểm toán nhà

nước cũng tiến hành kiểm tra việc thực hiện kiến nghị nhưng thường có ñộ trễ nhất

ñịnh khi tiến hành ñánh giá vì lý do khách quan là kiểm toán nhà nước là hoạt ñộng

ngoại kiểm nên quy trình kiểm tra thực hiện kiến nghị thường mất một khoảng thời

gian lớn hơn so với việc triển khai kiểm tra ñánh thực hiện kiến nghị của KTNB.

2.3.1.2. Về tổ chức bộ máy kiểm toán

Những kết quả ñạt ñược trong tổ chức bộ máy KTNB có thể ñược khái quát

trên các mặt chủ yếu sau:

Một là, KTNB trong các tập ñoàn ñã thực hiện ñược các chức năng và nhiệm

vụ ñặt ra trong quy chế KTNB. Các chức năng kiểm tra, ñánh giá và xác nhận ñược

thực hiện rất tốt trong các tập ñoàn kinh tế. Với việc thực hiện chức năng này, có rất

nhiều sai phạm ở quy mô lớn ñã ñược KTNB của các tập ñoàn phát hiện như các sai

phạm lớn về hạch toán doanh thu chi phí, quyết toán vốn ñầu tư xây dựng cơ bản.

Trong báo cáo tổng kết hoạt ñộng của KTNB các tập ñoàn ñều ñánh giá hoạt ñộng

KTNB ñã góp phần phát hiện các sai phạm lớn trong các ñơn vị thành viên với quy

mô lớn lên ñến hàng tỷ ñồng.

Hai là, Việc tổ chức KTNB trong các tập ñoàn ñã có sự thay ñổi và phát triển

lớn về quy mô và chất lượng. Số lượng các ñơn vị thành viên có KTNB trong các tập

ñoàn cũng tăng lên nhanh chóng theo sự phát triển của mỗi doanh nghiệp thành viên.

Có những tập ñoàn lớn như Tập ñoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam,

Tập ñoàn Dầu khí số lượng các ñơn vị thành viên có KTNB chiếm tỷ lệ lớn (Tập

ñoàn Than - Khoáng sản: 37/61 ñơn vị thành viên có KTNB ñạt khoảng 60%, Tập

ñoàn Dầu khí: 14/19 ñơn vị thành viên có KTNB khoảng 73%) (phụ lục 2.24).

Ba là, Số lượng các KTVNB trong các tập ñoàn ñã tăng lên ñáng kể trong quá

trình phát triển, nhất là giai ñoạn gần ñây. Các KTV trong các tập ñoàn ñã có chất

137

lượng chuyên môn tốt hơn. Do sự phát triển chung của hoạt ñộng kiểm toán,

KTVNB của tập ñoàn cũng có kiến thức kế toán kiểm toán tốt hơn. Thông qua các

phiếu ñiều tra của tác giả, trình ñộ học vấn của KTVNB trong các tập ñoàn kinh tế

của Việt Nam ñều ít nhất có bằng ñại học. Hơn nữa, khi có sự thay ñổi cơ cấu hoạt

ñộng của các tổng công ty 91 ñể hình thành tập ñoàn, rất nhiều tập ñoàn ñã tuyển

dụng thêm nhân sự cho kiểm toán từ các hãng kiểm toán ñộc lập. ðiều này ñã tạo

ñiều kiện không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng hoạt ñộng kiểm toán.

Bảng 2.12: Phát triển nhân sự của Ban KTNB Tổng công ty BCVT Việt Nam qua từng năm

ðơn vị: Người

Năm 1998 1999 2000 2002 2004 2005

Số lượng cán bộ kiểm toán tại Ban KTNB

5 5 6 9 9 10

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác KTNB - Tổng công ty BCVT Việt Nam)

Bốn là, Cách thức tổ chức bộ máy kiểm toán của KTNB trong các tập ñoàn

kinh tế. Cách thức tổ chức với số lượng các KTV linh hoạt, khi cần thiết có thể huy

ñộng các KTVNB ở các doanh nghiệp thành viên khác hoặc các chuyên gia trong

lĩnh vực chuyên môn ở văn phòng ñể kiểm toán ñơn vị thành viên ñã tạo tính hiệu

quả trong tổ chức kiểm toán. KTNB trong các ñơn vị thành viên ñược xây dựng theo

dạng mô hình bộ phận KTNB với quy mô của các bộ phận khác nhau phụ thuộc vào

ñặc ñiểm của từng doanh nghiệp thành viên.

Do trong giai ñoạn ñầu phát triển mô hình tập ñoàn, KTNB trong các tập ñoàn

không tránh khỏi những hạn chế nhất ñịnh. Nhà quản lý không chỉ xét ñến những

thành tựu mà phải luôn chú ý ñến những hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân của những

hạn chế ñó nhằm ñạt ñược hiệu quả cao nhất của KTNB.

2.3.2. Những tồn tại và hạn chế

2.3.2.1. Về xây dựng và thực hiện quy chế kiểm toán

Trong quá trình thực hiện công tác KTNB, có thể nhận thấy nhiều hạn chế bộc

lộ. Có thể khái quát những hạn chế này qua các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, KTNB mới chỉ chú trọng tiến hành kiểm toán tài chính, kiểm toán

tuân thủ mà chưa chú trọng ñến kiểm toán hoạt ñộng. Hoạt ñộng kiểm toán tài chính

cũng mới chỉ chú trọng ñến ñến ñối tượng là các báo cáo tài chính mà chưa chú trong

138

ñến các báo cáo kế toán quản trị. Trong khi ñó, các quyết ñịnh phục vụ quản trị nội

bộ ñơn vị lại dựa phần lớn vào các báo cáo kế toán quản trị. ðối với kiểm toán hoạt

ñộng, bộ phận kiểm toán chưa chủ ñộng kế hoạch mà thực tế những cuộc kiểm toán

ñược thực hiện ñều là ñột xuất và theo yêu cầu của tổng giám ñốc hoặc giám ñốc ñơn

vị thành viên. Kiểm toán hoạt ñộng của các KTNB trong tập ñoàn cũng chỉ mới

hướng ñến mục tiêu hiệu lực của hệ thống kiểm soát nhưng chưa chú trọng ñến các

mục tiêu hiệu quả của hoạt ñộng, tính tiết kiệm của thực hiện kiểm toán. Trong các

tập ñoàn, KTNB chưa ñưa ra chỉ dẫn lựa chọn các tiêu chuẩn ñể ñánh giá trong kiểm

toán hoạt ñộng.

Thứ hai, Kế hoạch KTNB mới chỉ ñược xây dựng theo một chiều. Theo khảo sát

của Tác giả, kế hoạch kiểm toán ñược xây dựng dựa trên ñề xuất của bộ phận KTNB

sau ñó trình Tổng giám ñốc phê duyệt và chuyển xuống ñơn vị thành viên. (100% các

ñơn vị ñược khảo sát ñều thực hiện theo cách thức trên). Kế hoạch kiểm toán trong các

tập ñoàn ñều không lấy ý kiến của ñơn vị thành viên trước khi ñược phê duyệt. ðiều

này có thể gây ra một số bất lợi cho quá trình hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp,

nhất là những thời ñiểm có các hoạt ñộng lớn, giao dịch trọng ñiểm.

Thư ba, Mất tính chủ ñộng của bộ phận KTNB của ñơn vị thành viên trong

xây dựng kế hoạch kiểm toán. Trưởng Ban KTNB tập ñoàn lập kế hoạch kiểm toán

hàng năm cho toàn tập ñoàn. Kế hoạch cần chỉ rõ những doanh nghiệp thành viên sẽ

ñược kiểm toán trong năm ñó. Kế hoạch chi tiết cho từng cuộc kiểm toán sẽ do

Trưởng Ban KTNB chuẩn bị. Thủ tục này sẽ làm mất tính ñộc, sự chủ ñộng trong

hoạt ñộng của Trưởng bộ phận KTKTNB ở doanh nghiệp thành viên. Nếu chỉ xét

ñến các chức năng kiểm tra, xác nhận, ñánh giá thì việc xây dựng kế hoạch kiểm toán

có thể tiến hành tại KTNB của công ty mẹ nhưng khi hướng ñến chức năng tư vấn thì

việc tham gia của ñơn vị thành viên vào xây dựng kế hoạch kiểm toán là cần thiết.

Chỉ có chính khách thể kiểm toán mới hiểu rõ nhất nhu cầu của họ về các lĩnh vực

cần tư vấn.

Thứ tư, Ban KTNB của các tập ñoàn vẫn chưa sử dụng "kỹ thuật kiểm toán sử

dụng máy tính" (CAATs) ñể phân tích dữ liệu một cách ñộc lập. Trong quá trình lập

kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán, từng ñoàn KTNB cần giám sát và ñánh giá tính

hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro của từng ñơn vị kinh doanh, ñồng thời chú trọng

ñến các rủi ro trọng yếu khác (bên cạnh việc thực hiện kiểm tra tuân thủ). Quá trình

này ñều thực hiện không có sự hỗ trợ của CAATs.

139

Thứ năm, Trong quá trình thực hiện kiểm toán KTNB vẫn theo hướng dẫn ñến

trách nhiệm giải trình của ñơn vị thành viên chứ chưa chú trọng ñến hướng thể hiện

chức năng kiểm soát của KTNB. Các KTVNB yêu cầu lãnh ñạo và các cán bộ của

ñơn vị kinh doanh ñược kiểm toán giải trình các công việc mà họ ñã làm và cung cấp

các tài liệu ñể chứng tỏ họ ñã tuân thủ theo ñúng các quy trình hoạt ñộng chuẩn của

tập ñoàn hay chưa (phương pháp kiểm toán tuân thủ). Trong trường hợp này, việc

xem xét rủi ro chỉ giới hạn ở những rủi ro không tuân thủ với thủ tục hoạt ñộng

chuẩn của tập ñoàn.

Thứ sáu, Quy trình lập báo cáo kiểm toán bị giới hạn. Báo cáo của KTNB

thường ñược gửi cho tổng giám ñốc tập ñoàn, giám ñốc rà soát, trao ñổi trực tiếp

với KTNB rồi mới phê duyệt. Với phương thức này, các vấn ñề liên quan ñến tổng

giám ñốc hoặc giám ñốc ñơn vị thành viên có thể không ñược báo cáo ñầy ñủ. Các

vấn ñề ñược ghi nhận trong báo cáo kiểm toán chủ yếu là các vấn ñề về tuân thủ

hoặc hành chính. Các vấn ñề ghi nhận trong báo cáo kiểm toán chưa ñược phân

hạng rủi ro (ví dụ như rủi ro cao, trung bình, thấp). Mức ñộ ưu tiên của các kế

hoạch hành ñộng sửa chữa các vấn ñề trên cũng chưa ñược trình bày (như khẩn,

ngắn hạn, dài hạn).

Thứ bảy, Chưa có hệ thống kiểm soát chất lượng. Phòng KTNB chưa xây

dựng các chương trình làm việc cụ thể ñể ñánh giá chất lượng và mức ñộ hài lòng

của các bên hữu quan ñối với công tác KTNB. Hệ thống ñánh giá chất lượng này sẽ

giúp cho các bộ phận KTNB ñiều chỉnh quy trình thực hiện, phương thức thực hiện

nhằm nâng cao hiệu quả của kiểm toán. Chính sách và thủ tục KTNB/Kiểm toán

kiểm soát nội bộ chưa ñược chuẩn hoá và chưa sát với các thông lệ quốc tế (ví dụ

như những thông lệ quốc tế do IIA xây dựng).

Thứ tám, Ngân sách dành cho KTNB thấp. Chi phí cho tổ chức và vận hành hệ

thống KTNB trong các tập ñoàn còn thấp so với khối lượng cộng việc của họ thực hiện.

Chi phí cho KNB thường bao gồm chi phí trả lương cho nhân viên thực hiện kiểm toán,

chi phí công tác, trang thiết bị phục vụ cho kiểm toán. Trên thực tế, mặc dù nhận thức

của các nhà quản lý ñã thay ñổi về vai trò của KTNB song việc cân nhắc giữa chi phí và

lợi ích do KTNB ñem lại vẫn luôn là rào cản cho việc phát triển KTNB. ðó cũng chính

là lý do mà nhiều tập ñoàn ñã không tổ chức riêng bộ phận KTNB.

Thứ chín, Thực hành kiểm toán còn thiếu cơ sở, thiếu tính linh hoạt và chuyên

nghiệp. Trên thực tế, có rất nhiều quy ñịnh về KTNB không còn phù hợp với sự thay

140

ñổi của môi trường kinh doanh và hình thức tổ chức mới ở các tập ñoàn nhưng vẫn

ñược ñơn vị áp dụng. Trong thực hiện kiểm toán, KTNB chưa có các chuẩn mực

thực hành dẫn ñến việc quy trình kiểm toán và phương thức thực hiện ở các tập ñoàn

còn rất nhiều ñiểm khác nhau. ðiều này có thể tạo ra sự thiếu chuyên nghiệp trong

KTNB. Hơn nữa, ảnh hưởng của cách thức kiểm tra cũ, làm việc theo kinh nghiệm

ñã làm cho hoạt ñộng kiểm toán bị trùng lặp với các hoạt ñộng kiểm tra khác trong

khi ñó lại bỏ qua những lĩnh vực rất quan trọng của KTNB hiện ñại như hiệu quả,

hiệu năng.

2.3.2.2. Về tổ chức bộ máy kiểm toán

KTNB ở Việt Nam mới chính thức xuất hiện hơn 10 năm do ñó trong quá

trình xây dựng và tổ chức không thể tránh ñược những hạn chế nhất ñịnh. Có thể

khái quát các hạn chế chủ yếu sau trong tổ chức bộ máy kiểm toán:

Thứ nhất, Việc thực hiện chức năng của bộ phận kiểm toán. KTNB có bốn

chức năng cơ bản là kiểm tra, ñánh giá, xác nhận và tư vấn. Theo khảo sát của Tác

giả, ba chức năng ñầu ñược KTNB các tập ñoàn thực hiện tương ñối tốt nhưng với

chức năng thứ tư KTNB trong các tập ñoàn thực hiện chưa toàn diện. Chức năng tư

vấn ñược thực hiện chủ yếu với các hoạt ñộng tài chính kế toán chứ chưa triển khai

sang các hoạt ñộng khác của tập ñoàn như hoạt ñộng ñầu tư, chiến lược hoạt ñộng...

Việc thực hiện chưa toàn diện chức năng này còn hạn chế chủ yếu do quá trình thực

hiện KTNB mới chỉ ñược chú trọng với loại hình kiểm toán báo cáo tài chính. KTNB

chưa thực sự thực hiện tốt vai trò của bộ phận tham mưu cho Tổng giám ñốc trong

vấn ñề quản lý tài chính các ñơn vị và việc ra các quyết ñịnh ñầu tư vào các ñơn vị

liên doanh liên kết, các công trình xây dựng cơ bản.

Thứ hai, Trong thực hiện chức năng của ban kiểm soát và bộ phận KTNB còn

có những ñiểm chồng chéo. Ban kiểm soát thực hiện chức năng kiểm soát ñối với hội

ñồng quản trị và bộ máy ñiều hành của tập ñoàn, của doanh nghiệp thành viên còn

ban KTNB thực hiện chức năng kiểm tra ñối với các hoạt ñộng của các doanh nghiệp

thành viên mà công ty mẹ nắm giữ toàn bộ hoặc cổ phần chi phối của ñơn vị thành

viên. Như vậy, hoạt ñộng của Bộ phận KTNB sẽ chủ yếu tập trung vào kiểm toán

báo cáo tài chính, các tác nghiệp cụ thể còn hoạt ñộng của Ban kiểm soát chủ yếu

liên quan ñến ñánh giá sự hữu hiệu của tổ chức và hoạt ñộng ñiều hành. Tuy nhiên,

trong các tập ñoàn hiện nay, ban kiểm soát của một số tập ñoàn vẫn thực hiện chức

141

năng kiểm tra báo cáo tài chính và kiểm tra việc tuân thủ pháp luật và quy chế. Ban

kiểm soát và ban kiểm toán sẽ phân chia thực hiện hoạt ñộng kiểm toán ñối với các

ñơn vị thành viên trong tập ñoàn. ðiều này dẫn ñến việc nhiều tập ñoàn ñã không tổ

chức một phòng ban KTNB ñộc lập mà ghép vào các bộ phận khác trong bộ máy

ñiều hành của tập ñoàn (Tập ñoàn Quốc gia Dầu khí Việt Nam).

Thứ ba, Chưa ña dạng hình thức xây dựng KTNB trong các ñơn vị thành viên

của tập ñoàn. Các tập ñoàn hiện nay mới chỉ xây dựng các bộ phận KTNB trong ñơn

vị thành viên chủ yếu dưới mô hình tổ chức là các phòng, ban, tổ KTNB còn rất ít sử

dụng mô hình giám ñịnh viên kế toán. Các tập ñoàn thuộc ñối tượng nghiên cứu của

luận án ñều là các tập ñoàn nhà nước do ñó việc xây dựng KTNB chỉ theo mô hình

phòng, ban, nhóm KTNB mà không xây dựng theo dạng giám ñịnh viên kế toán là

một hạn chế trong xây dựng mô hình tổ chức KTNB.

Thứ tư, KTNB mới chỉ tham gia vào giám sát, tư vấn giới hạn ở việc ñóng góp

ý kiến. KTNB trong các tập ñoàn ñã tham gia vào hầu hết các quy trình thiết lập thủ

tục hoạt ñộng. Bộ phận này cũng tham gia vào việc giám sát và tư vấn những dự án

lớn của tập ñoàn tuy nhiên mức ñộ tham gia của KTNB mới chỉ giới hạn ở việc ñóng

góp ý kiến chứ chưa có sự tham gia chi tiết hoặc tham gia về chuyên môn trong quá

trình phát triển của các tập ñoàn. ðây cũng ñược coi là một hạn chế trong việc thể

hiện tính chuyên nghiệp của KTNB.

Thứ năm, Bộ phận KTNB của các tập ñoàn hiện nay chưa ñặt chuẩn cho các

KTVNB về bằng cấp - trình ñộ nghiệp vụ, chứng chỉ nghề nghiệp hay các kỹ năng ñể

trở thành KTVNB. KTNB trong các doanh nghiệp thành viên tập ñoàn chỉ mới ñặt ra

yêu cầu là có trình ñộ nghiệp vụ về kế toán kiểm toán nhưng chưa ñặt ra trong các

quy ñịnh riêng của tập ñoàn về trình ñộ chuyên môn nghiệp vụ liên quan ñến lĩnh

vực hoạt ñộng của tập ñoàn hay doanh nghiệp thành viên. Trong bộ máy KTNB của

các tập ñoàn còn thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn sâu về các lĩnh

vực kinh doanh chính của tập ñoàn. Trong khảo sát của tác giả, phần lớn các

KTVNB ñều chỉ có chuyên môn về kế toán và kiểm toán.

Thứ sáu, KTNB trong các tập ñoàn ñều chưa có yêu cầu số giờ bồi dưỡng

nghiệp vụ liên tục (CPE - Continuous Professional Education ). Thông lệ phổ biến

trên thế giới ñối với nghề nghiệp kế toán và kiểm toán là các KTV phải liên tục hoàn

thiện chuyên môn và phải ñạt ñủ yêu cầu bồi dưỡng chuyên môn. ðòi hỏi này nhằm

duy trì và phát triển kỹ năng nghề nghiệp của các KTVNB, bắt kịp với những thay

142

ñổi của môi trường kinh doanh và chính sách tài chính kế toán. Tuy nhiên yêu cầu ñó

chưa ñược ñặt ra thành một quy ñịnh mang tính bắt buộc ñối với KTVNB các tập

ñoàn hiện nay.

Thứ bảy, Chưa có cơ chế hoạt ñộng cho các ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp

thành viên ñược kiểm toán. Hiện nay trong các tập ñoàn, chưa có những cuộc gặp

thường xuyên với các lãnh ñạo bộ phận chức năng ñể thu thập ý kiến phản hồi của

các bộ phận này về công tác của bộ phận KTNB và những ý kiến ñóng góp nhằm xây

dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm và nâng cao chất lượng của công tác KTNB.

Trong khi ñó, những ý kiến này ñược xem là một trong những yếu tố quan trọng

nhằm hoàn thiện hoạt ñộng KTNB.

Thứ tám, Chưa thực hiện luân chuyển cán bộ. Luân chuyên cán bộ và các vị

trí trong KTNB là một xu hướng phổ biến hiện nay trong các tập ñoàn trên thế giới.

ðiều này làm tăng tính ñộc lập của KTVNB và tạo cơ hội hoàn thiện chuyên môn

nghiệp vụ một cách toàn diện cho các KTVNB. Lãnh ñạo ñiều hành các tập ñoàn

chưa thực hiện thủ tục luân chuyển công tác cho các cán bộ của bộ phận KTNB, một

phần của quá trình nâng cao năng lực nghề nghiệp. ðiều này có nghĩa là khi một cán

bộ ñược giao nghiệm vụ ở Ban KTNB ở tập ñoàn hay doanh nghiệp thành viên này

thì họ rất ít có cơ hội ñược thuyên chuyển sang bộ phận KTNB của của doanh nghiệp

thành viên khác hoặc làm việc trong các ban khác ñể tích lũy kinh nghiệm.

Thứ chín, Chưa thể hiện rõ xu hướng phát triển tổ chức theo phương thức linh

hoạt. Trên thế giới, các bộ phận KTNB ñều phát triển theo xu hướng ñược tăng cường

sự linh hoạt, tăng cường quyền hạn. Tại Việt Nam, các tập ñoàn mặc dù ñã hình thành

xu hướng ñó song vẫn chưa ñịnh hình cơ chế linh hoạt một cách rõ ràng . Cơ chế linh

hoạt ñược biểu hiện rất rõ trong cách thức tổ chức, trong quy mô tổ chức KTNB.

Như vậy, những vấn ñề tồn tại của KTNB của các tập ñoàn có mối liên hệ

chặt chẽ với nhau, mang tính hệ thống. ðiều này ñòi hỏi phải tìm hiểu nguyên nhân

sâu xa của những tồn tại này ñể có sự cải thiện một cách ñông bộ và hệ thống. ðây là

vấn ñề ñang ñược ñặt ra ñối với nhà quản lý các cấp ở các tập ñoàn ñể khắc phục tính

trạng kinh doanh thua lỗ, thất thoát tài sản của nhà nước, kinh doanh trong nhiều lĩnh

vực không hiệu quả...

143

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong tổ chức kiểm toán nội bộ

của các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam

Việc tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại này là rất cần thiết ñể tìm kiếm

những giải pháp nhằm khắc phục triệt ñể các hạn chế. Những nguyên nhân này có

thể là tổ hợp từ nhiều yếu tố mang tính khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, cung có

thể nhận thấy những yếu tố ảnh hưởng ñến tổ chức KTNB trong các tập ñoàn ở Việt

Nam có thể mang tính cố hữu mà nhà quản lý chỉ có thể giảm thiểu chứ không thể

tìm cách loại bỏ hoàn toàn. ðể xem xét các yếu tố này, trước hết có thể xem xét các

nguyên nhân khách quan sau:

Thứ nhất: Yếu tố mang tính lịch sử từ các hoạt ñộng kiểm tra kiểm soát. Hoạt

ñộng kiểm tra kiểm soát ñược hình thành từ rất sớm ở Việt Nam. Tuy nhiên, do cơ

chế quản lý kinh tế cũ ñã tồn tại trong một khoảng thời gian dài do ñó cách thức

kiểm tra kiểm soát cũng mang những ñặc trưng riêng của cơ chế ñó. Việc kiểm tra

kiểm soát theo cơ chế cũ mang tính kiểm tra hành chính nhiều hơn là kiểm tra trên

các quan hệ kinh tế. Trong khi ñó, các tập ñoàn hiện nay ñều có liên kết cơ bản là

liên kết về kinh tế dựa trên mối quan hệ sở hữu. Cách thức kiểm tra kiểm soát cũ

không ñược áp dụng một cách khuôn mẫu máy móc trong thực tế hiện nay của các

tập ñoàn nhưng cũng có ảnh hưởng không nhỏ ñến cách thức tổ chức KTNB trong

các tập ñoàn. KTNB ñược thực hiện như một chức năng kiểm tra kiểm soát của quản

lý nhưng do ảnh hưởng ñó nên ñã mang nhiều tính "kiểm tra hành chính". Hơn nữa,

các tập ñoàn kinh tế nhà nước ñều ñược hình thành từ việc cơ cấu lại các Tổng công

ty 91. Cơ chế hoạt ñộng của các Tổng công ty ñã ñược áp dụng trong nhiều năm nên

cách thức quản lý theo cơ chế này ñã ăn sâu vào tiềm thức của cả người quản lý và

người bị quản lý. Chính vì thế nên hoạt ñộng kiểm tra kiểm soát nói chung và KTNB

nói riêng ñã thiếu "tính chuyên nghiêp" một phần rất lớn bởi nguyên nhân này.

Thứ hai: Cơ sở pháp lý của kiểm toán còn chưa ñồng bộ, hệ thống văn bản

pháp lý còn chưa ñầy ñủ và có nhiều hạn chế ảnh hưởng tới sự phát triển của

KTNB. Kiểm toán mới chỉ xuất hiện chính thức ở Việt Nam chưa lâu so với lịch sử

phát triển kiểm toán trên thế giới. Các văn bản pháp lý hiện nay ở Việt Nam ñều ñã

ra ñời từ khi các mô hình hoạt ñộng mới của các doanh nghiệp còn chưa ñược hình

thành. Việc quy ñịnh quá sâu vào tổ chức bộ máy và tổ chức công việc kiểm toán ñã

tạo ra những rào cản cho hoạt ñộng KTNB. Các quy ñịnh này của Việt Nam ñều là

những văn bản pháp quy chứ không phải là các chuẩn mực hay tiêu chuẩn thực hành.

144

Trong khi ñó, với sự thay ñổi không ngừng của môi trường kinh doanh hiện ñại,

KTNB cần những quy ñịnh mang tính gợi mở, hướng dẫn chứ không phải là những

quy ñịnh mang tính bắt buộc hay mang tính pháp quy như hiện nay. Hơn nữa, các

văn bản này lại tập trung chủ yếu ñến tổ chức KTNB trong các doanh nghiệp nhà

nước, trong khi ñó việc hình thành các tập ñoàn kinh tế lại ñi theo xu hướng giảm

phần vốn sở hữu của nhà nước trong các tập ñoàn ñể huy ñộng từ các nguồn lực khác

của nền kinh tế. Do ñó, những quy ñịnh này ñược áp dụng một cách "khiên cưỡng"

trong các tập ñoàn kinh tế. Mặc dù những hạn chế này ñã ñược sửa ñổi rất nhiều tuy

nhiên những ảnh hưởng của chúng vẫn ñang là một nguyên nhân gây ra những tồn tại

trong KTNB của các tập ñoàn kinh tế nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.

Thứ ba: Mô hình tổ chức tập ñoàn kinh tế theo ðề án Thí ñiểm còn tương ñối

cứng nhắc, không tạo ñiều kiện cho KTNB phát triển. Như phần trên Tác giả ñã ñề

cập, các tập ñoàn kinh tế hiện nay ñang tổ chức mô hình tập ñoàn có văn phòng ñiều

hành tại công ty mẹ và có các ban chức năng nhưng bị giới hạn bới chi phí hoạt ñộng

của các ban chức năng. Hơn nữa, trong mô hình tổ chức hoạt ñộng theo Luật doanh

nghiệp 2005, các tập ñoàn ñều tổ chức ban kiểm soát mang tính bắt buộc nhưng

không quy ñịnh về việc tổ chức KTNB. Tuy nhiên, thực tế áp dụng mô hình này ñã

nảy sinh bất cập. KTNB có thể trực thuộc hội ñồng quản trị, ban kiểm soát trong khi

báo cáo lại phục vụ chủ yếu cho bộ máy quản lý ñiều hành hoạt ñộng trực tiếp là ban

giám ñốc. Hơn nữa, ngay cả khi KTNB trực thuộc ban giám ñốc thì vẫn nảy sinh

mẫu thuẫn về lợi ích. KTNB ñược xem như sự hỗ trợ trong ñánh giá hoạt ñộng của

tất cả các cấp quản lý của doanh nghiệp. Trong khi ñó, xét ñến cùng thì ban giám ñốc

cũng chỉ là nhà quản lý cấp cao nhất. Thực tế này là một ñiều khó tránh khỏi khi quá

trình chuyển ñổi của chúng ta với các tập ñoàn kinh tế mới chỉ bắt ñầu. Nhà nước

vẫn ñang nắm giữ cổ phần chi phối trong phần lớn các doanh nghiệp thành viên của

tập ñoàn. ðiều này dẫn ñến sự chuyển biến trong tổ chức và quản lý của các tập ñoàn

vẫn chưa có những bước ñột phá ñể phát triển.

Thứ tư: Môi trường kinh doanh thay ñổi, ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế làm

cho KTNB có sự biến ñổi lớn. Sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh mới

trong nền kinh tế công với sự phát triển cả về quy mô, số lượng các doanh nghiệp

trong tập ñoàn kinh tế làm cho khả năng tồn tại các sai phạm tăng lên. Hơn nữa, nền

kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung ñang trong thời kỳ

khủng hoảng và suy thoái kinh tế. ðiều này làm cho khả năng nảy sinh sai phạm

145

càng có xu hướng gia tăng. ðiều này ñặt vào tay những người làm KTNB một nhiệm

vụ rất khó khăn. Trong khi ñó, KTNB ở Việt Nam vẫn ñang trong giai ñoạn tìm kiếm

hướng ñi, cố gắng bắt kịp sự thay ñổi của môi trường kinh doanh. Vì vậy, KTNB

càng cần có sự ñịnh hướng rõ ràng hơn từ phía các cơ quan nhà nước nhằm làm thay

ñổi nhận thức của cả những người làm KTNB và cả những người không thực hiện

KTNB.

Tuy nhiên, cũng phải khẳng ñịnh, những hạn chế của KTNB không chỉ xuất

phát từ những nguyên nhân khách quan mà còn bị ảnh hưởng bởi chính các nguyên

nhân chủ quan. Thông qua các kết quả khảo sát và phân tích về KTNB trong các tập

ñoàn kinh tế của Việt Nam có thể nhận thấy một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất: Một vấn ñề mang tính bản chất và là tồn tại lớn chính là nhận thức

của nhà quản lý các doanh nghiệp thành viên, người sử dụng thông tin từ KTNB.

Trong số những nhà quản lý ñược phỏng vấn thì có ñến 80% số người ñược hỏi ñều

trả lời là tổ chức KTNB trong doanh nghiệp là phức tạp và tốn kém và có ñến hơn

70% trả lời hoạt ñộng của ban kiểm soát tương tự như hoạt ñộng của KTNB. Hơn

nữa, có ñến 56% số người ñược hỏi cho rằng không cần thiết phải KTNB nếu ñã

ñược kiểm toán bởi KTðL (Phụ lục 2.22). ðiều này cho thấy nhận thức của các nhà

quản lý và người sử dụng thông tin từ KTNB còn rất hạn chế, họ mới chỉ quan tâm

ñến thông tin tài chính và thông tin ñược lượng hóa mà còn chưa ñề cao ñến hiệu quả

hoạt ñộng và hiệu năng quản lý. Hơn nữa, khi tổ chức KTNB, nếu nhà quản lý ñặt

nặng việc xem xét chi phí vận hành KTNB thì rất khó có thể tổ chức ñược một cách

hiệu quả. ðây cũng có thể coi là lý do chính ñể không tổ chức KTNB trong một số

tập ñoàn kinh tế của Việt Nam.

Thứ hai: Bản thân các bộ phận KTNB trong các tập ñoàn chưa ñáp ứng ñược

yêu cầu cả về số lượng và chất lượng ñối với chức năng kiểm tra kiểm soát trong các

tập ñoàn. Có ñến 66% các ñơn vị có tổ chức KTNB trong các tập ñoàn ñưa ra câu trả

lời là ñội ngũ KTVNB trong ñơn vị mình còn thiếu, không ñáp ứng ñược yêu cầu

thực tế (Phụ lục 2.22). Hơn nữa, về chất lượng KTVNB trong các tập ñoàn ñều có

những vấn ñề cần xem xét. Phần lớn các KTVNB ñều ñược tuyển dụng từ bộ phận kế

toán hoặc chuyển từ các công ty kiểm toán ñộc lập. ðiều này dẫn ñến những ảnh

hưởng trong nhận thức của KTVNB về nội dung và phương pháp kiểm toán. Do xuất

phát từ những chuyên gia am hiểu về kế toán, các KTVNB này có xu hướng thực

hiện KTNB mang nặng tính "kiểm tra kế toán", hướng nhiều ñến các thông tin tài

146

chính nhiều hơn. ðối với các KTVNB ñã từng làm kiểm toán ñộc lập, phong cách

làm việc có thể hiện tính chuyên nghiệp hơn nhưng lại mang nhiều kỹ thuật của kiểm

toán ñộc lập vào thực hiện KTNB. ðiều này ñã làm ảnh hưởng ñến việc ñạt ñược

những mục tiêu lớn nhất của KTNB. ðây là một vấn ñề lớn ñể các KTVNB phải thay

ñổi nhận thức và ñặc biệt là phải thay ñổi thói quen trong quá trình tác nghiệp.

Thứ ba: Hầu hết các ñơn vị khi tổ chức KTNB ñều dập khuôn máy móc những

quy ñịnh của nhà nước về tổ chức KTNB. Những quy ñịnh này khi không xây dựng

dựa trên ñặc ñiểm riêng của ñơn vị sẽ gây khó khăn cho KTNB. Hơn nữa, khi chuyển

ñổi từ tổng công ty 91 sang mô hình kinh doanh mới là tập ñoàn, các ñơn vị này vẫn

chưa thay ñổi quy chế kiểm toán trước ñây cho phù hợp với ñiều kiện mới. Nguyên

nhân này ảnh hưởng tới phạm vi, chức năng, nội dung công tác kiểm toán và vị trí

pháp lý của KTNB trong tổ chức bộ máy của tập ñoàn. Chính vì nguyên nhân này

nên KTNB nhiều tập ñoàn vẫn ñang tiến hành kiểm toán mang tính hành chính và

hình thức.

Thứ tư: KTNB thiếu một chiến lược hoạt ñộng lâu dài, một kế hoạch chiến

lược cho hoạt ñộng KTNB. Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán năm trong KTNB, rất

nhiều tập ñoàn xây dựng theo hướng nếu năm trước phát sinh vấn ñề thì năm nay lựa

chọn khách thể ñó ñể kiểm toán. Cách thức lựa chọn kiểm toán mang tính tình huống

ñó ñã không thể hiện một "tầm nhìn" của người tổ chức KTNB. Các tập ñoàn có

chiến lược phát triển lâu dài, song song với chiến lược phát triển ñó luôn cần có một

công cụ kiểm tra kiểm soát hữu hiệu. Chính vì vậy, KTNB cần xây dựng kế hoạch

chiến lược phù hợp với chiến lược của tập ñoàn.

Thứ năm: Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán trong KTNB tại các tập

ñoàn còn nhiều hạn chế. ðể có thể hoàn thiện ñược tổ chức KTNB, một ñòi hỏi tất

yếu là phải phát hiện ñược những nhược ñiểm trong quy trình thực hiện, trong cách

thức tổ chức. ðể có thể tiến hành công việc này một cách chuyên nghiệp, bản thân

mỗi hệ thống kiểm toán phải có sẵn những chức năng liên quan ñến kiểm soát chất

lượng kiểm toán. Tuy nhiên, có thể thấy trong tổ chức KTNB tại các tập ñoàn kinh tế

của Việt Nam ñây là một một khâu còn rất nhiều hạn chế. Các tập ñoàn ñược tác giả

khảo sát ñều chưa có một hệ thống ñịnh hình rõ kiểm soát chất lượng kiểm toán. ðây

là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng ñến hiểu quả hoạt ñộng của

KTNB. ðiều này dẫn ñến việc xóa bỏ KTNB hoặc ghép KTNB với một bộ phận

khác trong ñơn vị.

147

Kết luận Chương 2

KTNB ñóng vai trò quan trọng và không thể thiếu ñối với hoạt ñộng của các

ñơn vị hoạt ñộng với quy mô lớn như các tập ñoàn kinh tế. Trong quá trình hoạt

ñộng, nhiều tập ñoàn còn cân nhắc ñến việc tổ chức KTNB. Phân tích của Luận án

khẳng ñịnh tính tất yếu phải tổ chức KTNB trong tập ñoàn kinh tế và chỉ rõ việc

không tổ chức KTNB trong các tập ñoàn là một sự thiếu vắng của một phương sách

hiệu quả của quản lý.

Trong Chương này, Tác giả ñã xem xét quy trình thực hiện kiểm toán của

KTNB trong các tập ñoàn kinh tế, luận giải về những ñiểm ñạt ñược và chưa ñạt

ñược của quy trình thực hiện. ðồng thời, Tác giả cũng phân tích mô hình tổ chức

KTNB trong các doanh nghiệp thành viên của tập ñoàn kinh tế. Qua phân tích, Tác

giả ñã phát hiện nhiều ñiểm yếu của tổ chức KTNB trong các tập ñoàn: cứng nhắc,

vẫn mang khuôn mẫu của tổ chức KTNB trong các tổng công ty, kiểm soát chất

lượng hoạt ñộng kiểm toán còn chưa thực sự hiệu quả, thiếu cơ sở thực hiện kiểm

toán, mới chỉ chú trọng kiểm toán tài chính mà chưa thực hiện kiểm toán hoạt ñộng

theo ñúng nội dung của kiểm toán hoạt ñộng. Hơn nữa, nguyên nhân của phần lớn

các tồn tại ñều mang tính chủ quan, do nhận thức của người thực hiện kiểm toán, bộ

phận ñược kiểm toán và người sử dụng thông tin từ kiểm toán.

ðánh giá những ñiểm ñạt ñược và những hạn chế trong tổ chức KTNB trong

các tập ñoàn sẽ là căn cứ ñể Tác giả nghiên cứu và ñề xuất các giải pháp mang tính

hệ thống nhằm hoàn thiện tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế.

148

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

TRONG CÁC TẬP ðOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC TẬP ðOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

3.1.1. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ

Nền kinh tế phát triển ñặt các doanh nghiệp vào sức ép cạnh tranh lớn. Sự

cạnh tranh không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu. Khi sức

ép cạnh tranh càng lớn thì các doanh nghiệp càng cần một HTKSNB hữu hiệu ñể

phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của doanh nghiệp. Hơn nữa, mức

ñộ tin cậy của thông tin là ñiều kiện ñể các nhà quản lý ñưa ra các quyết ñịnh kinh tế

hợp lý trong ñiều hành hoạt ñộng của doanh nghiệp. Sau một loạt các vụ gian lận tài

chính ở Mỹ (Worldcom và Enron), tính cấp thiết phải có bộ phận kiểm soát thông tin

ngay từ bản thân doanh nghiệp càng ñược ñặt ra với các tập ñoàn lớn. Như vậy, có

thể khẳng ñịnh sự hình thành, tồn tại và phát triển của hoạt ñộng KTNB là do các

nhân tố sau:

Một là, KTNB là phương thức quản lý hữu hiệu của doanh nghiệp, là một yếu

tố cấu thành quan trọng của HTKSNB. KTNB có thể coi là công cụ giúp phát hiện và

cải tiến những ñiểm yếu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Thông qua công

cụ này, ban giám ñốc và hội ñồng quản trị có thể kiểm soát hoạt ñộng tốt hơn, quản

lý rủi ro tốt hơn, tăng khả năng ñạt ñược các mục tiêu kinh doanh. Mặc dù vậy, có

thể thấy rằng, công cụ kiểm soát này cũng cần thay ñổi kịp thời phù hợp với sự thay

ñổi của môi trường kinh doanh.

Hai là, Nền kinh tế Việt Nam ñang hội nhập với nến kinh tế khu vực và thế

giới. Doanh nghiệp cần thúc ñẩy hoạt ñộng ñầu tư, thúc ñẩy hoạt ñộng của một kênh

huy ñộng vốn hữu hiệu là thị trường chứng khoán. Một doanh nghiệp có KTNB sẽ

làm gia tăng niềm tin của các cổ ñông, các nhà ñầu tư trên thị trường chứng khoán về

hệ thống quản trị của mình. Các thống kê trên thế giới cho thấy các công ty có phòng

KTNB thường có báo cáo ñúng hạn, báo cáo tài chính có mức ñộ minh bạch và chính

149

xác cao, khả năng gian lận thấp và cuối cùng là hiệu quả sản xuất kinh doanh cao

hơn so với các công ty không có phòng KTNB. Do ñó, bộ phận KTNB phải thường

xuyên thay ñổi hoàn thiện với yêu cầu của người quan tâm ñến thông tin kế toán.

Ba là, Trong khi hoạt ñộng của kiểm toán ñộc lập giới hạn ở việc kiểm tra báo

cáo tài chính (mức ñộ trung thực và hợp lý), hoạt ñộng của KTNB không bị giới hạn

ở bất kỳ phạm vi nào trong công ty: từ mua hàng, sản xuất, bán hàng ñến quản lý tài

chính, nhân sự hay công nghệ thông tin. Mục ñích của KTNB là phục vụ cho công

tác quản lý doanh nghiệp, chứ không phải cho ñối tác bên ngoài. KTNB không chỉ

ñánh giá các yếu kém của hệ thống quản lý mà còn ñánh giá các rủi ro cả trong và

ngoài công ty. ðiều này dẫn ñến vai trò không thể thiếu ñược của các hoạt ñộng

KTNB trong doanh nghiệp.

Bốn là, Các tập ñoàn kinh tế trong ñối tượng nghiên cứu của Luận án ñều là

các tập ñoàn kinh tế nhà nước do ñó phải tuân thủ theo các quy ñịnh của Nhà nước

về tài chính, kế toán, kiểm tra, kiểm soát hoạt ñộng. ðể thực hiện ñược nhiệm vụ

kiểm soát về hoạt ñộng kinh doanh, tài chính, kế toán, các tập ñoàn kinh tế phải tổ

chức KTNB như một công cụ hữu hiệu của kiểm soát. Nhất là trong giai ñoạn hiện

nay, khi Nhà nước ñã cố gắng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tăng cường kiểm tra

giám sát cho các tập ñoàn kinh tế, việc tổ chức KTNB sẽ trở thành một yêu cầu mang

tính quy ñịnh của Nhà nước ñối với các tập ñoàn kinh tế nhà nước. Quốc hội ban

hành Luật Kế toán năm 2003 có hiệu lực từ ngày 01-01-2004 ñòi hỏi các doanh

nghiệp phải quan tâm nhiều hơn ñến chất lượng thông tin kế toán, tài chính. KTNB

là một yếu tố cấu thành góp phần quan trọng trong việc ñạt ñược các mục tiêu trung

thực, ñáng tin cậy của nhưng thông tin tài chính và thông tin hoạt ñộng. Ngoài ra,

ðiều 6 Luật Kiểm toán nhà nước có hiệu lực từ ngày 01-01-2006 quy ñịnh trách

nhiệm của doanh nghiệp nhà nước phải xây dựng và duy trì hoạt ñộng HTKSNB

thích hợp và có hiệu quả, tổ chức KTNB theo quy ñịnh của pháp luật ñể bảo vệ an

toàn tài sản, ñánh giá chất lượng và ñộ tin cậy của thông tin kinh tế tài chính, việc

chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và nội quy, quy chế của ñơn vị.

Những yêu cầu pháp lý này ñã khẳng ñịnh tầm quan trọng của tổ chức và hoàn thiện

KTNB ñối với các tập ñoàn hiện nay.

Năm là, Nghị ñịnh 105/2004/Nð-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ quy

ñịnh về hoạt ñộng kiểm toán ñộc lập ñặt ra yêu cầu bắt buộc báo cáo tài chính hàng

năm của doanh nghiệp nhà nước phải ñược doanh nghiệp kiểm toán ñộc lập tiến hành

150

kiểm toán. Nghị ñinh này ñã tác ñộng lớn ñến nội dung của KTNB tại các doanh

nghiệp nhà nước. Trước ñây, KTNB chủ yếu tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính

và báo cáo kế toán quản trị. Việc ban hành quy ñịnh này có tác dụng ñịnh hướng nội

dung của KTNB là kiểm toán hoạt ñộng, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính.

Riêng với kiểm toán tài chính sẽ chủ yếu tiến hành kiểm toán thông tin tài chính và

kiểm toán báo cáo kế toán quản trị.

Trên thế giới, KTNB ñã ra ñời từ lâu nhưng chỉ phát triển mạnh từ sau các vụ

gian lận tài chính ở Công ty Worldcom và Enron (Mỹ) những năm 2000-2001 và ñặc

biệt là khi Luật Sarbanes-Oxley của Mỹ ra ñời năm 2002. Luật này quy ñịnh các

công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về hiệu quả của

HTKSNB công ty. ðây là một minh chứng rõ ràng về tính tất yếu khách quan phải

xây dựng KTNB trong các doanh nghiệp, ñặc biệt là các tập ñoàn kinh tế.

3.1.2. Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ - yêu cầu tự thân của các tập ñoàn

kinh tế

Hoàn thiện tổ chức KTNB không chỉ là yêu cầu mang tính khách quan mà còn

là yêu cầu tự thân của các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam. Có thể xem xét ñến vấn ñề

này dựa trên những khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất, KTNB là một yếu tố cấu thành HTKSNB của doanh nghiệp. Tuy

nhiên, trong các yếu tố cấu thành của HTKSNB, KTNB mới ñược thiết lập và phát

triển gần ñây. Do ñó cần xây dựng và hoàn thiện KTNB nhằm ñảm bảo cho các tập

ñoàn kinh tế có HTKSNB mạnh. Hiệu quả hoạt ñộng của HTKSNB sẽ dẫn ñến hiệu

quả hoạt ñộng của quá trình kinh doanh và hiệu năng của quá trình quản lý.

Thứ hai, Các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam, ñặc biệt là các tập ñoàn kinh tế

nhà nước có ñặc ñiểm liên kết về vốn tương ñối phức tạp. Các liên kết này có thể liên

kết dựa trên các quan hệ ñầu tư vốn dẫn ñến hình thành các loại doanh nghiệp thành

viên khác nhau trong tập ñoàn: công ty con do công ty mẹ ñầu tư 100% vốn ñiều lệ,

trên 50% vốn ñiều lệ hoặc các công ty liên kết. Ngoài ra, trong các tập ñoàn kinh tế

nhà nước còn có một loại hình doanh nghiệp ñặc biệt so với các tập ñoàn kinh tế trên

thế giới ñó là doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc, ñơn vị sự nghiệp trong

tập ñoàn. Như vậy, mối quan hệ của công ty mẹ có thể là mối quan hệ kiểm soát dựa

trên tỷ lệ vốn ñầu tư cũng có thể là mối quan hệ hành chính và các công ty thành viên

có trách nhiệm giải trình với công ty mẹ trong tập ñoàn. Như vậy, chức năng kiểm

151

tra kiểm soát nhằm phục vụ quản lý của các tập ñoàn không chỉ dưới một hình thức

mà dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, KTNB của các tập ñoàn sẽ ñóng vai trò

vừa là bộ phận kiểm soát vừa là bộ phận tư vấn trong tập ñoàn. KTNB ñang chủ yếu

thực hiện theo hướng kiểm soát nhiều hơn là tư vấn. Vì vậy, KTNB trong các tập

ñoàn cần hoàn thiện hướng tới lĩnh vực này.

Thứ ba, Các tập ñoàn kinh tế có ñiểm khác biệt lớn với tổng công ty là xu

hướng kinh doanh ña ngành, ña lĩnh vực trong ñó có một ngành hay lĩnh vực làm

nòng cốt. Nhiều tập ñoàn hiện nay ñã có xu hướng ñầu tư quá nhiều vào những lĩnh

vực không phải là lĩnh vực kinh doanh chính. ðiều ñó, ñặt cho bộ máy ñiều hành và

KTNB nhiệm vụ ñánh giá tính hiệu quả của các hoạt ñộng trước khi nó ñược thực

hiện thông qua các báo cáo khả thi, dự báo dự toán. Nhiệm vụ này ñòi hỏi các bộ

phận KTNB phải hoàn thiện với các kỹ thuật ñánh giá mới với ñội ngũ KTVNB có

năng lực chuyên môn cao hơn. Hơn nữa, ñây cũng chính là ñiểm mấu chốt trong việc

thay ñổi cách tiếp cận ñối tượng kiểm toán và nội dung của KTNB. Xu hướng của

KTNB trên thế giới là tạo ra một cơ chế hoạt ñộng linh hoạt cho bộ phận KTNB

ñồng thời cũng thay ñổi cách tiếp cận ñối tượng kiểm toán. Nếu trước kia, phần lớn

các loại kiểm toán kể cả KTNB ñều tiếp cận kiểm toán theo hướng tiếp cận và ñánh

giá kiểm soát nội bộ thì hiện nay ñể ñối mặt với những rủi ro không ngừng biến ñổi

của nền kinh tế toàn cầu, KTNB tiếp cận theo phương pháp mới "tiếp cận trên cơ sở

ñánh giá rủi ro".

Thứ tư, Các tập ñoàn kinh tế nhà nước ñều ñược hình thành từ các tổng công

ty nhà nước. KTNB của các tập ñoàn này ñều là phòng KTNB cũ của các tổng công

ty. Tư duy hoạt ñộng và cách thức làm việc của các bộ phận KTNB của các tập ñoàn

không tránh khỏi lối cũ, hoạt ñộng kiểm toán theo mệnh lệnh hành chính. Từ phía

công ty mẹ, những người ra quyết ñịnh kiểm toán vẫn ñặt nhiệm vụ kiểm tra báo cáo

tài chính, kiểm tra việc tuân thủ chứ chưa ñặt nhiệm vụ cho bộ phận kiểm toán các

chức năng khác (tư vấn, giám sát). Từ phía các doanh nghiệp thành viên, quan niệm

cũ vẫn còn tồn tại: khi nhận kế hoạch kiểm toán năm, các ñơn vị thành viên vẫn cho

là mình "bị kiểm toán" chứ không phải là "ñược kiểm toán". Quan niệm này cho rằng

trách nhiệm của doanh nghiệp thành viên chỉ là trách nhiệm giải trình.

Thứ năm, KTNB giúp tham gia vào quá trình thực hiện các mục tiêu hoạt

ñộng lớn nhất của các tập ñoàn. Nhiều tập ñoàn theo ñuổi mục tiêu tăng trưởng nóng

và ñã không cân bằng ñược ba mục tiêu bắt buộc của phát triển bền vững: tăng

152

trưởng, hiệu quả và kiểm soát. Kết quả là tam giác ba mục tiêu này không thực sự

mở rộng ở cả ba góc trong quá trình tăng trưởng một cách ñồng bộ. Thay vào ñó là bị

co méo ở hai góc kia, tăng trưởng tuy có ñạt, nhưng hiệu quả và kiểm soát lại giảm

sút hoặc không ngang tầm với sự tăng trưởng. ðể phát triển bền vững, bất kỳ doanh

nghiệp nào và ñặc biệt là các tập ñoàn cũng phải cân bằng cả ba mục tiêu trên.

Những phân tích trên ñã dẫn ñến khẳng ñịnh hoàn thiện tổ chức KTNB không

chỉ là yêu cầu mang tính khách quan mà còn là yêu cầu nội tại của chính các tập ñoàn

kinh tế nhà nước. ðiều này cũng phù hợp với xu thế chung của các tập ñoàn kinh tế

trên thế giới.

3.2. ðỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẬP ðOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

ðổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam ñã và ñang ñạt ñược những thành

tựu ñáng kể với sự ñóng góp không nhỏ từ các tập ñoàn kinh tế. Việc phát triển các

tập ñoàn như một ñầu tầu của nền kinh tế ñược coi là ưu tiên hàng ñầu trong các

chính sách phát triển kinh tế hiện nay. Có thể xem xét các ñịnh hướng phát triển tập

ñoàn kinh tế trên những nội dung chủ yếu sau:

Một là, Hình thành và phát triển các tập ñoàn kinh tế cần quán triệt quan ñiểm

của ðảng và chính sách của Nhà nước: Chủ trương hình thành tập ñoàn kinh tế phải

thực hiện ở những ngành, lĩnh vực có ñiều kiện, có thế mạnh, sở hữu nhà nước giữ

vai trò chi phối. Hơn nữa, việc hình thành các tập ñoàn kinh tế của Việt nam nhằm

hướng tới tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế. ðiều này dẫn ñến bản thân các

tập ñoàn kinh tế cũng phải tự xác ñịnh thế mạnh của mình ñể phát triển chứ không

thể ñi theo xu hướng hoạt ñộng dàn trải, phân tán.

Hai là, Tạo sự phù hợp giữa phát triển tập ñoàn kinh tế với quá trình ñổi mới

cơ chế quản lý: Mô hình tập ñoàn kinh tế với các quan hệ mới phải phù hợp với quá

trình ñổi mới cơ chế quản lý. Xu hướng phát triển của các tập ñoàn của Việt Nam sẽ

ñi theo xu hướng chuyển từ quản lý theo các quan hệ hành chính sang ñiều hành và

kiểm soát dựa trên các quan hệ sở hữu.

Ba là, Về mô hình: Mỗi doanh nghiệp, trên cơ sở quy mô, ngành, nghề, liên

kết, cấu trúc sẽ lựa chọn một mô hình phù hợp nhằm phát huy thế mạnh của mình,

phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Dù lựa chọn mô hình nào thì các

doanh nghiệp ñược xây dựng theo mô hình tập ñoàn cũng cần tuân thủ ba nguyên tắc

153

sau: Thứ nhất, về sở hữu: ða sở hữu là xu hướng chủ yếu khi xây dựng các tập ñoàn

kinh tế. Trước mắt, các tập ñoàn kinh tế có thể do nhà nước sở hữu 100% vốn nhưng

cần phải có lộ trình cổ phần hóa nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước,

tăng cường hợp tác với các thành phần kinh tế khác dưới nhiều hình thức khác nhau

như liên kết, liên doanh, công ty cổ phần nhằm chuyển dần từ ñơn sở hữu sang ña sở

hữu. Các công ty do nhà nước sở hữu 100% vốn ñiều lệ cũng cần ñược chuyển ñổi

sang hoạt ñộng theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Thứ hai,

về ngành nghề: ngoài việc tập trung phát triển ngành nghề chính, các tập ñoàn kinh

tế cần tăng cường mở rộng ngành, lĩnh vực kinh doanh theo hướng ña ngành nhằm

phát huy lợi thế về quy mô, thương hiệu và tiềm lực tài chính ñồng thời phân tán rủi

ro trong ñiều kiện môi trường kinh doanh còn nhiều biến ñộng. Thứ ba, về cấu trúc:

Trong ñiều kiện hiện nay, cấu trúc công ty mẹ - công ty con ñược coi là tương ñối

phù hợp. Việc lựa chọn cấu trúc quan hệ trong nội bộ phải phát huy ñược thế mạnh,

ñảm bảo hoạt ñộng quản lý, ñiều hành khoa học, linh hoạt và hiệu quả.

Bốn là, Về liên kết: Dựa trên chiến lược phát triển và ñặc thù ngành, lĩnh

vực kinh doanh, các tập ñoàn có thể lựa chọn phát triển liên kết ngang (cùng

ngành), liên kết dọc (khác ngành) và hỗn hợp (ñan xen hai hình thức trên) nhằm

phát huy tối ña năng lực và hiệu quả hoạt ñộng. Tuy nhiên, việc lựa chọn liên kết

trong các tập ñoàn phải mang tính thống nhất và có hệ thống nhằm tạo hiệu quả

phát triển trong các tập ñoàn.

Năm là, Về phương thức thành lập: Kết hợp cả phương thức phát triển truyền

thống và phương thức hình thành bởi sự can thiệp của nhà nước, trong ñó ưu tiên

cách thứ hai. Các tập ñoàn sẽ chủ yếu ñược hình thành thông qua sự can thiệp của

Nhà nước. Các tập ñoàn kinh tế nhà nước ñang chủ yếu ñược hình thành bằng cách

cơ cấu lại cấu trúc hoạt ñộng và ña dạng sở hữu từ các tổng công ty lớn. Phương thức

hình thành này bước ñầu ñã có những thành tựu ñáng kể và thể hiện tính phù hợp với

ñiều kiện thực tế của Việt Nam.

Sáu là, Về vai trò của nhà nước: Không nên tuyệt ñối hóa nhưng cũng không

nên coi nhẹ vai trò của nhà nước trong quá trình hình thành và phát triển tập ñoàn

kinh tế. Các quan hệ kinh tế tuân theo quy luật khách quan. Nhà nước chỉ tác ñộng

mang tính hỗ trợ và ñịnh hướng. Tuy nhiên, xác ñịnh vai trò hỗ trợ của nhà nước ở

mức ñộ nào là một trong những bài toán khó trong quản lý nhà nước.

154

ðịnh hướng phát triển trên tạo nhiều ñiều kiện thuận lợi cho phát triển các

hoạt ñộng kiểm tra kiểm soát song cũng ñặt ra nhiều thách thức ñối với tổ chức

KTNB trong các tập ñoàn. Có thể xem xét các ñịnh hướng này ảnh hưởng ñến công

tác kiểm tra kiểm soát nói chung và KTNB nói riêng trên những khía cạnh sau:

Một là, Sự phát triển của các tập ñoàn có sự can thiệp của nhà nước tạo tiền ñề

cho việc huy ñộng vốn, lao ñộng và tài nguyên trong các tập ñoàn. Tuy nhiên, sự chi

phối của nhà nước cũng tạo ra một cơ chế kiểm soát bắt buộc và cưỡng chế. Trong

khi ñó, KTNB chỉ có thể phát triển dựa trên cơ sở tự nguyện nhiều hơn là cưỡng chế

và bắt buộc. Hơn nữa, sự chi phối vào các hoạt ñộng của nhà nước ñối với các tập

ñoàn ñôi khi tạo rào cản cho cơ chế mở của các doanh nghiệp thành viên trong tập

ñoàn. ðiều này giảm tính tự chủ trong các tập ñoàn và cũng làm cho các nhà quản lý

tập ñoàn càng phải cân nhắc ñắn ño nhiều hơn nữa ñến các quy ñịnh về kiểm tra

kiểm soát. ðây cũng sẽ là một vấn ñề ñối với việc tổ chức KTNB nếu các doanh

nghiệp không thoát ly một cách hoàn toàn với cơ chế "xin cho".

Hai là, Quá trình ñổi mới các doanh nghiệp ảnh hưởng tới quản lý. Khi các tập

ñoàn ñược tự ñiều chỉnh bằng quan hệ sở hữu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công tác

kiểm tra kiểm soát. Quan hệ kiểm tra kiểm soát của KTNB với các khách thể sẽ là

quan hệ dựa trên tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ với doanh nghiệp thành viên, dựa trên

các ñiều khoản hợp ñồng liên kết chứ không dựa vào các quan hệ hành chính.

Ba là, Sự phát triển dựa trên liên kết hỗn hợp ñòi hỏi KTNB bộ máy KTNB

phải ñược xây dựng phù hợp. Chính vì vậy, KTNB phải ñảm bảo ñủ cả về số lượng

và chất lượng. Các tập ñoàn càng hướng tới kinh doanh ña ngành, ña lĩnh vực càng

phải ñối mặt với nhiều loại rủi ro hơn. Cách thức tiếp cận truyền thống của KTNB

không còn phù hợp mà thay vào ñó là cách thức tiếp cận mới. Ở các nước trên thế

giới KTNB ñang tiếp cận kiểm toán ñối với cả kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt

ñộng theo cách thức tiếp cận rủi ro (risk base approach). Chính vì thế mà KTNB của

các tập ñoàn kinh tế càng phải tăng cường về cả số lượng và chất lượng.

Bốn là, Sự phát triển của các tập ñoàn kinh tế ñặt ra nhiều vấn ñề mới về kiểm

tra kiểm soát. Những vấn ñề về ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên quá mức,

ñầu tư tràn lan là vấn ñề buộc KTNB phải thay ñổi trong việc trau dồi kiến thức

chuyên môn. Với sự phát triển này, KTNB có thể hướng ñến tiến hành ñánh giá rủi

ro hoạt ñộng của các chương trình dự án, hướng ñến thực hiện những loại hình kiểm

toán mới như kiểm toán môi trường.

155

Như vậy, các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam cần phát triển có ñịnh hướng, hội

nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới nhưng không xem nhẹ vai trò của Nhà

nước. KTNB trong các tập ñoàn kinh tế là một mắt xích quan trọng trong kiểm tra

kiểm soát, một chức năng của quản lý các tập ñoàn kinh tế cần dựa trên những ñịnh

hướng và chiến lược phát triển của nhà nước và của bản thân các tập ñoàn kinh tế. Tổ

chức KTNB phải ñảm bảo phù hợp với ñịnh hướng chung của ðảng và Chính phủ

trong quá trình ñổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

3.3. QUAN ðIỂM VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM

TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC TẬP ðOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

ðịnh hướng phát triển các tập ñoàn có ảnh hưởng không nhỏ tới quan ñiểm

hoàn thiện tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế. Nhìn chung, KTNB trong các

tập ñoàn sẽ hướng tới các quan ñiểm hoàn thiện sau:

Thứ nhất, KTNB trong các tập ñoàn phải ñược hoàn thiện theo hướng ñáp ứng

thông tin tốt nhất cho quản lý về ñánh giá hoạt ñộng, kể cả hoạt ñộng tài chính và phi

tài chính. Trước hết, phải khẳng ñịnh ñối tượng cung cấp thông tin của KTNB chính

là những nhà quản lý cấp cao nhất của các tập ñoàn. Khi xác ñịnh ñối tượng cung cấp

thông tin như vậy, KTNB trong các tập ñoàn sẽ phải xác ñịnh vị trí pháp lý ñủ ñể

không bị giới hạn phạm vi hoạt ñộng. Nhà quản lý muốn có các quyết ñịnh ñúng ñắn

ñều phải dựa vào các thông tin trung thực, khách quan, kịp thời và chính xác. Các

thông tin phục vụ cho quyết ñịnh không chỉ là các thông tin thu thập từ tài liệu kế

toán mà còn là các thông tin phi tài chính khác. KTNB ñược xem như một phương

thức hữu hiệu trợ giúp cho quản lý trong việc ñánh giá các hoạt ñộng. KTNB sẽ xem

xét các khía cạnh khác nhau của một hoạt ñộng cụ thể trên cả phương diện tính trung

thực, hợp pháp, hợp lý, kịp thời của thông tin và tính kinh tế, hiệu quả, hiệu năng của

hoạt ñộng. ðặc biệt, ñòi hỏi về ñánh giá tính kịp thời và phù hợp của thông tin và

kinh tế, hiệu quả và hiệu năng của hoạt ñộng ñã thúc ñẩy phát triển những lĩnh vực

kiểm toán mới phát triển như kiểm toán hoạt ñộng (kiểm toán hiệu quả, hiệu năng),

kiểm toán thông tin trên báo cáo kế toán quản trị.

Thứ hai, KTNB trong tập ñoàn phải phát triển theo hướng linh hoạt trong tổ

chức bộ máy và chuyên nghiệp hóa trong tổ chức hoạt ñộng. Tính linh hoạt và

chuyên nghiệp của KTNB trong tập ñoàn có thể ñược xem xét trên các khía cạnh sau:

Một là, Các mô hình hoạt ñộng của KTNB trong các ñơn vị thành viên của tập ñoàn

không thể xây dựng theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào mà hoàn toàn dựa vào ñặc

156

ñiểm của từng ñơn vị, vị trí của ñơn vị trong tập ñoàn. Hai là, Tính ña dạng trong

ngành nghề kinh doanh của các tập ñoàn ñòi hỏi các KTVNB phải linh hoạt trong

ñánh giá hoạt ñộng theo từng loại hình hoạt ñộng của tập ñoàn. Ba là, ñể ñảm bảo

ñược tính linh hoạt trong hoạt ñộng, KTNB trong các tập ñoàn phải ñảm bảo tính ñộc

lập trong cả vị trí pháp lý và tổ chức hoạt ñộng. ðể ñạt ñược ñiều này KTNB chỉ nên

trực thuộc cấp lãnh ñạo cao nhất. ðiều này sẽ giúp cho KTNB có thể hoàn toàn chủ

ñộng trong việc lựa chọn phương thức tiến hành kiểm toán và cách thức tiếp cận

kiểm toán. Bốn là, KTNB cần có một khung pháp lý cho hoạt ñộng. Khung pháp lý

này có thể là hệ thống chuẩn mực ñược xây dựng chung cho KTNB kết hợp với các

quy chế của từng tập ñoàn. Tuy nhiên, các chuẩn mực và quy chế chi nên mang tính

hướng dẫn chứ không nên là ràng buộc chặt sẽ làm mất tính linh hoạt của KTNB.

Việc hoàn thiện tổ chức và ñổi mới hoạt ñộng KTNB ñã trở thành một yêu

cầu cấp thiết ñối với mỗi tập ñoàn kinh tế. Mỗi tập ñoàn kinh tế sẽ có những bước ñi

riêng ñế xây dựng và hoàn thiện tổ chức KTNB ñể phù hợp với ñiều kiện kinh doanh

và ñặc ñiểm hoạt ñộng của tập ñoàn. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện phải có lộ trình

cụ thể và phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện KTNB cần phù hợp với chủ trương của ðảng và Chính

phủ, phải trong khung pháp lý của nhà nước và ñáp ứng yêu cầu của quản lý nhà

nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương ðảng khoá VIII ñã

chỉ rõ: "Tổng kết mô hình tổng công ty nhà nước, trên cơ sở ñó có phương án xây

dựng các tổng công ty thực sự trở thành những tập ñoàn kinh tế mạnh, có hiệu quả và

sức cạnh tranh cao, thực sự là xương sống của nền kinh tế. Xem xét, sắp xếp lại

những tổng công ty không phù hợp, hoạt ñộng kém hiệu quả" [10, tr71]. Nghị quyết

này thể hiện tư tưởng xây dựng tập ñoàn kinh tế trên cơ sở những thành tựu và khắc

phục những nhược ñiểm của các tổng công ty. KTNB cũng cần ñược xây dựng dựa

trên quan ñiểm này. Tổ chức KTNB của các tập ñoàn kinh tế cần dựa trên những

thành tựu ñã có trong tổ chức công tác và tổ chức bộ máy kiểm toán ñã ñược xây

dựng từ mô hình tổng công ty. Trên cơ sở ñó ñiều chỉnh, thay ñổi tổ chức KTNB cho

phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba

Ban chấp hành Trung ương ðảng khoá IX ñã ñặt ra nhiệm vụ: "Hình thành một số

tập ñoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước có sự tham gia của các

thành phần kinh tế, kinh doanh ña ngành, trong ñó có ngành kinh doanh chính,

chuyên môn hoá cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy

157

mô rất lớn về vốn, hoạt ñộng cả trong và ngoài nước... Thí ñiểm hình thành tập ñoàn

kinh tế trong một số lĩnh vực có ñiều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển ñể

cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả" [11, tr10]. Như vậy có thể thấy,

quan ñiểm của ðảng thể hiện rõ xu hướng phát triển ña ngành và hội nhập kinh tế

quốc tế của các tập ñoàn kinh tế. ðể có quy mô vốn lớn các tập ñoàn kinh tế ñã thực

hiện ña dạng hóa hình thức sở hữu, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp thành viên

và thúc ñẩy niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp thành viên trên thị trường chứng

khoán. ðiểm mấu chốt của tất cả các doanh nghiệp khi cổ phần hóa và ñặc biệt là

niêm yết trên trên thị trường chứng khoán chính là "tính minh bạch" của thông tin.

ðiều này ñòi hỏi bản thân KTNB phải phát triển theo xu hướng hoạt ñộng linh hoạt,

ña dạng trong nội dung thực hiện mới có thể ñảm nhiệm ñược nhiệm vụ kiểm tra

kiểm soát ñối với một ñơn vị hoạt ñộng ña ngành. KTNB cần thay ñổi nội dung thực

hiện, cơ chế hoạt ñộng ñể có thể ñóng vai trò quan trọng như một "cách thức kiểm

soát mới" ñối với các ñơn vị trong tập ñoàn kinh tế.

Hơn nữa, tổ chức KTNB phải tuân thủ theo các quy ñịnh của pháp luật. Mỗi

tập ñoàn kinh tế ñều chịu kiểm tra kiểm soát thường xuyên của các cơ quan chức

năng do ñó tổ chức KTNB phải theo các quy ñịnh của các cơ quan chức năng này.

ðây ñược coi là ñiều kiện tiên quyết ñể bộ phận KTNB ñược công nhận và hoạt

ñộng. Hơn nữa, hoạt ñộng của các tập ñoàn kinh tế nhà nước sẽ chịu sự ñiều tiết chi

phối của nhiều loại văn bản quy phạm pháp lý khác nhau do các mối quan hệ liên kết

trong tập ñoàn khá ña dạng. ðồng thời KTNB phải ñảm bảo ñáp ứng yêu cầu của

quản lý nhà nước ñó là các yêu cầu kiểm tra kiểm soát.

Thứ hai: KTNB phải ñược xây dựng phù hợp với ñặc ñiểm hoạt ñộng sản xuất

kinh doanh, ñặc ñiểm và trình ñộ quản lý. Mỗi tập ñoàn khác nhau có quy mô, ñặc

ñiểm và tổ chức hoạt ñộng sản xuất kinh doanh khác nhau. Không thể áp ñặt một mô

hình chuẩn nào cho tất cả các tập ñoàn kinh tế mà phải xây dựng linh hoạt tuỳ thuộc

vào ñiều kiện cụ thể của mỗi tập ñoàn. Với các tập ñoàn có phạm vi hoạt ñộng rộng,

ngành nghề hoạt ñộng ña dạng thì không thể duy trì bộ phận KTNB chỉ ở tập ñoàn

mà phải tổ chức KTNB trên diện rộng. Ngược lại, nếu tập ñoàn chỉ hoạt ñộng thuần

tuý ñơn ngành thì không nhất thiết phải tổ chức KTNB trên diện rộng tại tất cả các

công ty con dễ gây lãng phí và mất tính hiệu quả của kiểm soát. Hơn nữa trình ñộ

quản lý và yêu cầu quản lý của mỗi tập ñoàn cũng khác nhau. Do ñó, khi tổ chức

158

KTNB phải xác ñịnh ñược mục tiêu và yêu cầu quản lý của tập ñoàn, xác ñịnh năng

lực và trình ñộ quản lý của những người tham gia công tác ñiều hành.

Thứ ba: KTNB phải ñược xây dựng và hoàn thiện ñảm bảo tính ñộc lập trong

tổ chức bộ máy và trong công tác kiểm toán. Về tổ chức bộ máy, bộ phận KTNB

thực hiện chức năng ñánh giá và xác nhận do ñó phải tuân thủ theo yêu cầu cơ bản

của việc thực hiện chức năng này là tính ñộc lập. Tính ñộc lập của bộ phận KTNB

cần ñược ñảm bảo trong quá trình hoạt ñộng. ðể ñảm bảo tính ñộc lập, KTNB sẽ chỉ

chịu sự chỉ ñạo của lãnh ñạo cao nhất và hoàn toàn tách rời với những bộ phận ñược

kiểm tra. Về tổ chức công tác, KTNB phải ñảm bảo tính ñộc lập trong chuyên môn

và nghiệp vụ. ðể ñảm bảo ñược ñiều này, KTVNB sẽ không ñược tham gia các chức

vụ quản lý khác trong tập ñoàn. KTNB cũng ñược quyền ñộc lập trong chuyên môn,

bảo lưu các ý kiến của mình. Ngoài ra, KTNB phải ñảm bảo không bị những ñịnh

kiến thiên lệch chi phối trong quá trình thực hiện chức năng kiểm tra, ñánh giá và

xác nhận.

Thứ tư: hoàn thiện KTNB phù hợp với thông lệ quốc tế của kiểm toán. Việt

Nam ñang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong thời gian qua, sự hội

nhập ñó ñã ñược ñánh dấu bằng sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN,

WTO. Do ñó các doanh nghiệp nhất là các tập ñoàn sẽ chịu tác ñộng lớn không

những của môi của môi trường pháp lý của quốc gia mà còn chịu sự ñiều chỉnh của

luật pháp quốc tế. ðặc biệt, các tập ñoàn kinh tế hiện nay hoạt ñộng không chỉ còn

trong phạm vi quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế. ðiều ñó ñòi hỏi các tập ñoàn kinh

tế phải tổ chức hệ thống kiểm tra kiểm soát nói chung và hệ thống KTNB nói riêng

phù hợp với thông lệ quốc tế. ðể phù hợp với thông lệ quốc tế, các KTVNB ngày

càng cần ñược quy chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. Một số quốc gia phát triển như

Mỹ, Canada ñã tổ chức thi và cấp chứng chỉ KTVNB. Việc thi và cấp chứng chỉ ñòi

hỏi các KTVNB phải hoàn thiện về chuyên môn nghiệp vụ và ñồng thời cũng tạo sự

ñảm bảo về chất lượng sử dụng thông tin từ KTNB.

Thứ năm: Xây dựng bộ máy kiểm toán phải ñảm bảo ñội ngũ KTVNB ñủ về số

lượng và ñảm bảo yêu cầu về chất lượng. Sự tồn tại và phát triển của KTNB phụ

thuộc rất lớn vào chất lượng và số lượng của ñội ngũ KTV. Hơn nữa, hoạt ñộng

KTNB lại có chức năng ñặc biệt trong doanh nghiệp nên càng ñòi hỏi cao hơn nữa

ñối với KTV cả về chuyên môn cũng như phẩm hạnh ñạo ñức.

159

Thứ sáu: Bộ máy kiểm toán cần tạo ra các mối liên hệ rõ ràng trong tổ chức.

Trong tổ chức bộ máy kiểm toán, cần xác ñịnh các mối liên hệ bên trong và bên

ngoài của tổ chức KTNB. Căn cứ vào việc xác ñịnh trên, bộ phận KTNB sẽ có cơ sở

pháp lý thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mình ñảm bảo hiệu quả

của hoạt ñộng kiểm soát.

Thứ bảy: Tổ chức KTNB phải ñảm bảo" tính linh hoạt" và ñảm bảo mục tiêu

tiết kiệm, hiệu quả và hiệu lực. Khi tổ chức KTNB tại các tập ñoàn kinh tế của Việt

Nam, có thể thấy rõ một vấn ñế là các tập ñoàn này có những ñặc ñiểm riêng có so

với các tập ñoàn trên thế giới. Các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam vẫn tồn tại các ñơn

vị thành viên là các ñơn vị hạch toán phụ thuộc, các ñơn vị sự nghiệp hoặc các ñơn vị

sự nghiệp có thu. Ngoài ra, các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam ñều tổ chức mô hình

quản lý theo xu hướng ñiều chỉnh mô hình tổ chức của tổng công ty do ñó trong bộ

máy quản lý của tập ñoàn vẫn duy trì các ban chức năng hoặc văn phòng ñiều hành.

Các ban chức năng hoặc văn phòng ñiều hành làm nhiệm vụ giúp việc cho Ban giám

ñốc thực hiện các chức năng quản lý và ñiều hành hoạt ñộng của công ty mẹ và ñiều

chỉnh hay tác ñộng vào hoạt ñộng của công ty con dựa trên các mối liên hệ kinh tế.

ðiều này ñòi hỏi KTNB trong các tập ñoàn sẽ ñóng vai trò một phương thức kiểm

soát của chủ sở hữu ñối với ñơn vị thành viên ñồng thời vẫn còn giữ vai trò kiểm tra

kiểm soát của ñơn vị cấp trên ñối với cấp dưới. Như vậy, "tính linh hoạt" trong cơ

chế hoạt ñộng và phương thức thực hiện chính là một nguyên tắc quan trọng của

KTNB trong tập ñoàn.

Hơn nữa, khi tổ chức bất kỳ phương thức kiểm tra kiểm soát nào, nhà quản lý

luôn cân nhắc ñến tính hiệu quả và hiệu lực của phương thức ñó. Do ñó, KTNB cần

ñược xem xét dựa trên quan ñiểm ñảm bảo hiệu quả hoạt ñộng và hiệu lực quản lý.

Nhà quản lý các tập ñoàn cần cân nhắc phương thức tổ chức KTNB nhằm ñảm bảo

chi phí bỏ ra không vượt quá lợi ích ñem lại, không tạo ra cơ chế kiểm toán chồng

chéo làm giảm hiệu lực của các chức năng kiểm soát khác. Khi xem xét ñến tất cả

những vấn ñề này, nhà quản lý cần cân nhắc trong dài hạn chứ không xem xét trong

chỉ trong ngắn hạn và xem xét trên cả các chỉ tiêu lượng hóa và phi lượng hóa.

Căn cứ vào các nguyên tắc và quan ñiểm hoàn thiện trên, các tập ñoàn kinh tế

có thể tổ chức công tác KTNB và tổ chức bộ máy KTNB phù hợp và hiệu quả.

160

3.4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG

CÁC TẬP ðOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

3.4.1. Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế

3.4.1.1. Mở rộng nội dung và phạm vi kiểm toán theo hướng liên kết các loại hình kiểm toán

Mở rộng nội dung và phạm vi kiểm toán theo hướng liên kết các loại hình

kiểm toán là một trong những ưu tiên hàng ñầu của kiểm toán nội bộ các tập ñoàn

kinh tế của Việt Nam. Thực trạng khảo sát tại các tập ñoàn kinh tế cho thấy mới chỉ

có 2 trong số 15 ñơn vị thành viên trong các tập ñoàn tiến hành kiểm toán hoạt ñộng

và ñã xây dựng quy trình ñơn giản cho kiểm toán hoạt ñộng. Mặc dù trong các quy

chế KTNB của tất cả các tập ñoàn ñược Tác giả khảo sát ñều quy ñịnh nội dung và

phạm vi công việc KTNB bao gồm: kiểm toán hoạt ñộng, kiểm toán tuân thủ, kiểm

toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị. Trên thực tế, KTNB của các tập

ñoàn mới chỉ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính trong ñó có lồng ghép kiểm toán

tuân thủ. Như vậy, có thể nhận thấy một số loại hình kiểm toán mang ñặc trưng của

KTNB chưa ñược thực hiện một cách triệt ñể và ñầy ñủ: kiểm toán hoạt ñộng, kiểm

toán báo cáo kế toán quản trị. ðiều này làm giảm giá trị của KTNB trong các doanh

nghiệp rất nhiều dẫn ñến sự cân nhắc của Ban ñiều hành tập ñoàn và Giám ñốc các

doanh nghiệp thành viên trong tập ñoàn về sự tồn tại của KTNB. Sự cân nhắc giữa

chi phí và lợi ích của nhà quản lý các doanh nghiệp trong tập ñoàn hoàn toàn dễ hiểu

do kiểm toán báo cáo tài chính ñã ñược kiểm toán ñộc lập tiến hành. Vì vậy việc chú

trọng vào các nội dung kiểm toán như kiểm toán hoạt ñộng và kiểm toán báo cáo kế

toán quản trị là một trong những ñề xuất ñầu tiên của Tác giả. Hơn nữa, KTNB cần

liên kết các loại hình kiểm toán với nhau chứ không thực hiện tách rời các loại hình

kiểm toán. Theo khảo sát của tác giả, quá trình thực hiện kiểm toán liên kết hiện nay

ñược thực hiện tại một số tập ñoàn như Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam,

Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ñều theo hướng kết hợp kiểm toán tài chính và

kiểm toán tuân thủ. Tuy nhiên, ngoài ñộ tin cậy của thông tin kế toán về tài sản,

nguồn vốn, doanh thu, thu nhập, chi phí, nhà quản lý trong các tập ñoàn còn quan

tâm ñến hiệu quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, sử dụng và tối ña hóa nguồn lực

cho hoạt ñộng sản xuất kinh doanh.

Trong cuộc ñiều tra của Ernst & Young năm 2008 ñối với 348 trưởng bộ phận

KTNB của các tập ñoàn lớn ở 24 quốc gia cho thấy ñịnh hướng kiểm toán ñã ngày

161

càng thay ñổi, hướng nhiều hơn ñến ñánh giá rủi ro trên những nội dung rất rộng. Kết

quả nghiên cứu của Ernst & Young chi rõ trong vòng hai năm trở lại ñây, KTNB của

các tập ñoàn lớn ñã tập trung vào kiểm toán hệ thống thông tin (75%), 61% tập trung

vào kiểm toán các hoạt ñộng sáp nhập và mua bán doanh nghiệp, 53% tập trung vào

kiểm toán các chương trình huy ñộng vốn lớn, 45% hướng ñến ñánh giá hiệu quả

hoạt ñộng, 44% hướng ñến ñánh giá bảo mật thông tin và chỉ có 39% là hướng ñến

xem xét sai phạm trên báo cáo tài chính. Trong khi ñó, những người ñứng ñầu bộ

phận KTNB trong các tập ñoàn ñều ñưa ñến nhận ñịnh chỉ có 17% các ñơn vị này là

có quy trình ñánh giá rủi ro hữu hiệu [80]. Như vậy, có thể thấy xu hướng quan tâm

ñến thông tin của nhà quản lý của các tập ñoàn trên thế giới ñã thay ñổi tương ñối lớn

trong giai ñoạn gần ñây. ðể ñáp ứng với yêu cầu quản lý, KTNB cần có sự chuyển

dịch nội dung kiểm toán.

Theo quan ñiểm của Tác giả dựa trên những ñánh giá và khảo sát trên, KTNB

trong các tập ñoàn nên thực hiện kiểm toàn liên kết trong ñó nội dung chủ yếu nhất

cần thực hiện chính là kiểm toán hoạt ñộng. Nội dung kiểm toán hoạt ñộng là kiểm

tra việc huy ñộng phân phối, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn

lực (nhân lực, vật lực, hàng hoá, tài sản, tiền vốn, lợi thế kinh doanh…) của doanh

nghiệp, kiểm tra tính hiệu quả hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh, phân phối và sử dụng

thu nhập, kết quả bảo toàn và phát triển vốn, kiểm tra và ñánh giá tính hiệu quả hoạt

ñộng của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh.

KTNB trong các tập ñoàn có thể vận dụng những ñịnh hướng nội dung thực hiện

KTNB sau:

Thứ nhất : Kiểm toán chiến lược dài hạn và mục tiêu ngắn hạn của tập

ñoàn và các ñơn vị thành viên. ðây là một xu hướng mới trong KTNB. Theo khảo

sát của Tác giả, KTNB các tập ñoàn mới chỉ dừng mức kiểm toán theo từng tác

nghiệp ñã thực hiện, 100% các ñơn vị ñược khảo sát chỉ ñánh giá báo cáo tài chính

trong khi chưa có ñơn vị nào ñánh giá ñến các chiến lược hoạt ñộng của tập ñoàn.

Việc tiến hành thẩm ñịnh, ñánh giá lại các chiến lược của tập ñoàn là một ñòi hỏi

mới. Lý do ñặt chiến lược vào ñối tượng của KTNB chính là việc chiến lược hoạt

ñộng ñược coi là kim chỉ nam cho hoạt ñộng của các tập ñoàn kinh tế hiện nay.

Trong nhiều trường hợp, các tập ñoàn ñã tổ chức thực hiện theo chiến lược ñã ñược

xây dựng nhưng sau một thời gian ban ñiều hành tập ñoàn mới nhận thấy chiến lược

kinh doanh của tập ñoàn không phù hợp. Khi ñó, các doanh nghiệp thành viên trong

162

tập ñoàn ñã tốn kém một khoản chi phí không nhỏ. Trách nhiệm của KTNB là hạn

chế những chiến lược sai hướng, làm giảm hiệu quả kinh doanh của các tập ñoàn.

Thứ hai : Kiểm toán việc khai thác, huy ñộng và sử dụng các nguồn lực của

ñơn vị thành viên trong tập ñoàn. Các nguồn lực ñược sử dụng bao gồm nguồn lực

tài chính, nguồn lực nhân lực và nguồn lực tài nguyên. ðối với nguồn lực tài chính,

KTNB phải ñánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp thành viên trong

tập ñoàn. ðể ñánh giá ñược hiệu quả, KTNB phải xây dựng ñược hệ thống chỉ tiêu

ñánh giá và phương pháp ñánh giá theo từng mặt hoạt ñộng kinh doanh. Kết quả

ñánh giá này sẽ ñược sử dụng làm cơ sở ñể có thể giải thể hoặc chấm dứt hoạt ñộng

của những ñơn vị, dự án hoạt ñộng không hiệu quả. ðối với nguồn nhân lực, phòng

KTNB có thể ñánh giá hiệu quả sử dụng nhân lực, hiệu năng quản lý nhân lực. Cơ sở

ñể ñánh giá việc sử dụng nhân lực là năng lực chuyên môn và kết quả lao ñộng. ðối

với nguồn lực tài nguyên, KTNB cần xác ñịnh giới hạn của các nguồn lực và ñánh

giá việc sử dụng các nguồn lực tài nguyên theo giới hạn ñã ñược xác ñịnh. Trong

kiểm toán sử dụng nguồn lực tài nguyên, cần xem xét việc cân bằng các mục tiêu dài

hạn của doanh nghiệp bao gồm tăng trưởng - phát triển - bền vững. Có những trường

hợp doanh nghiêp thành viên không ñảm bảo một trong ba mục tiêu có thể dẫn ñến

nguy có phải dừng hoạt ñộng. KTNB thực hiện kiểm toán hoạt ñộng sử dụng nguồn

lực tài nguyên có thể ñược coi là một loại hình kiểm toán riêng-"kiểm toán môi

trường" (Kiểm toán môi trường là công cụ quản lý bao gồm một quá trình ñánh giá

có tính hệ thống, ñịnh kỳ và khách quan ñược văn bản hoá về việc làm thế nào ñể

thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị môi trường hoạt

ñộng tốt).

Thứ ba : Kiểm toán các phương án, chương trình hoạt ñộng. Với mục tiêu

và nguồn lực tương tự như nhau nhưng nhiều doanh nghiệp thành viên lại có kết quả

hoạt ñộng khác nhau. ðiều tạo ra sự khác biệt trong kết quả chính là do phương thức

thực hiện. Kiểm toán hoạt ñộng cần xác ñịnh các phương án thực hiện, ñánh giá

phương án lựa chọn về tính hiệu quả và tính tiết kiệm. Trên cơ sở ñó ñưa ra nhận

ñịnh về phương án, chương trình hoạt ñộng ñã ñược xây dựng, tham mưu cho ban

giám ñốc trong việc kịp thời ñiều chỉnh phương án hoặc thay ñổi phương án.

Thứ tư : ðánh giá việc tuân thủ pháp luật, các quy chế hoạt ñộng như quy

chế tài chính, quy chế ñầu tư của tập ñoàn với khách thể là các ñơn vị thành viên

trong tập ñoàn. Theo nguyên lý chung, các ñơn vị thành viên trong tập ñoàn sẽ hoạt

163

ñộng dựa trên chiến lược chung của tập ñoàn, chính sách hoạt ñộng chung. ðây cũng

chính là ñiểm mấu chốt tạo sức mạnh cho các tập ñoàn. Vì vậy, KTNB sẽ xem xét

việc tuân thủ pháp luật và qui ñịnh chung này nhằm tăng cường hiệu quả hoạt ñộng

của tập ñoàn. Hơn nữa, KTNB có thể cần ñánh giá ñến tính hợp lý của những quy

ñịnh ấy.

Trong loại hình kiểm toán hoạt ñộng, tác giả muốn nhấn mạnh rằng, KTVNB

phải hiểu ñược ñịnh hướng mục tiêu của kiểm toán hoạt ñộng hoàn toàn khác với

kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán hoạt ñộng hướng ñến tương lai còn kiểm toán

báo cáo tài chính hướng ñến nội dung thông tin trong quá khứ.

Về hình thức thực hiện, theo quan ñiểm của tác giả có thể tiến hành liên kết

kiểm toán hoạt ñộng với các loại hình kiểm toán khác nhằm ñảm bảo hiệu quả của

cuộc kiểm toán. ðể làm ñược ñiều này, kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm

toán cần ñược xây dựng và chuẩn bị kỹ lưỡng. Cuộc kiểm toán liên kết ñó sẽ có

những ñặc trưng cơ bản sau:

Về nội dung, cuộc kiểm toán liên kết sẽ tập trung vào các nội dung kiểm toán

hoạt ñộng như ñánh giá chiến lược hoạt ñộng, ñánh giá HTKSNB trong các ñơn vị

thành viên và ñánh giá các tác nghiệp cụ thể. Các tác nghiệp cụ thể của KTNB có thể

là các hoạt ñộng mua hàng, bán hàng, marketing, nhân sự, lập dự toán... Bên cạnh ñó

KTNB sẽ cần quan tâm ñến tính trung thực hợp lý của một số khoản mục trọng yếu

trên bảng khai tài chính cùng việc tuân thủ pháp luật chế ñộ thể lệ.

Một nội dung mà KTNB các tập ñoàn cần chú trọng là Kiểm toán báo cáo kế

toán quản trị. Báo cáo kế toán quản trị là nguồn thông tin chủ yếu ñể ñưa ra các

quyết sách của tập ñoàn, các quyết ñịnh kinh doanh của từng doanh nghiệp thành

viên. Nếu nguồn thông tin này không ñược kiểm tra, ñánh giá và xác nhận thì có thể

dẫn ñến những quyết ñịnh sai lầm của nhà quản lý. Theo Thông tư 53/2006/TT-BTC

về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp, báo cáo kế toán kế toán

quản trị trong các doanh nghiệp có thể là báo cáo tình hình hình thực hiện (báo cáo

giá thành sản phẩm, báo cáo chấp hành ñịnh mức lao ñộng…) hoặc các báo cáo phân

tích (phân tích chi phí - khối lượng - lợi nhuận, phân tích tình hình tài chính doanh

nghiệp, phân tích các nhân tố ảnh hưởng ñến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất

kinh doanh và tài chính). Hiện nay, một số các báo cáo này ñược lập trong doanh

nghiệp như một báo cáo phục vụ trong công tác ghi sổ và lập báo cáo tài chính. Hơn

nữa, các doanh nghiệp rất ít tiến hành xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi

164

phí ñịnh kỳ và ñặc biệt, như báo cáo chênh lệch chi phí thực tế và dự toán, báo cáo

kết quả kinh doanh theo bộ phận, các báo cáo ñánh giá dự án. Vì vậy, khi tiến hành

kiểm toán báo cáo tài chính, KTNB thường xem việc kiểm toán các báo cáo kế toán

quản trị (như báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn thanh toán, báo cáo chi tiết

tăng giảm vốn chủ sở hữu...) là một phần ñể thu thập bằng chứng kiểm toán cho các

khoản mục và phần hành của kiểm toán báo cáo tài chính. ðể thực hiện kiểm toán

báo cáo kế toán quản trị, các bộ phận KTNB phải thiết lập ñược quy trình kiểm toán

báo cáo kế toán quản trị. Hơn nữa, cần xác ñịnh báo cáo kế toán tài chính và báo cáo

kế toán quản trị có yêu cầu về thông tin khác nhau. Với báo cáo kế toán tài chính,

yêu cầu thông tin là trung thực, hợp pháp, hợp lý. Với báo cáo kế toán quản trị, yêu

cầu thông tin là kịp thời, hữu dụng và ñáng tin cậy. Do ñó, mục tiêu tiến hành KTNB

ñối với hai loại báo cáo nói trên sẽ có nhiều ñiểm khác nhau dẫn ñến quy trình, nội

dung thực hiện kiểm toán khác nhau.

Về phương pháp kiểm toán, cần sử dụng kết hợp kiểm toán chứng từ với

kiểm toán ngoài chứng từ: Hiện nay, KTNB sử dụng chủ yếu là các phương pháp

tiến hành kiểm toán chứng từ mà chưa sử dụng nhiều các phương pháp kiểm toán

ngoài chứng từ. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán mà KTVNB sử dụng chủ

yếu là kiểm tra tài liệu, ñối chiếu xác minh các chứng từ trong nội bộ. Viêc thực hiện

theo các phương pháp này có ưu ñiểm là chi phí kiểm toán thấp, không mất thời gian

kiểm toán nhưng nếu chỉ sử dụng phương pháp kiểm toán này thì ñộ tin cậy của

thông tin không cao. Vì vậy, KTNB nên chú trọng thực hiện các phương pháp khác

như quan sát, kiểm kê, xác nhận, dự báo… Cách tốt nhất là KTVNB sử dụng kết hợp

các phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ. Sự phối hợp thực

hiện này phải ñược vận dụng ngay từ khâu ñầu tiên của cuộc kiểm toán là chuẩn bị

kế hoạch kiểm toán. Ở giai ñoạn này, KTV cần áp dụng các phưong pháp phân tích,

kiểm tra tài liệu kết hợp với quan sát, phỏng vấn ñể xác ñịnh trọng tâm kiểm toán.

Trong thực hiện kiểm toán, KTNB kết hợp các kỹ thuật kiểm tra tài liệu với kiểm kê,

xác nhận nhằm thu ñược các bằng chứng tin cậy một cách hiệu quả nhất. Trong giai

ñoạn kết thúc kiểm toán, KTNB cần tổng hợp kết quả kiểm toán, phỏng vấn trao ñổi

với ban giám ñốc của bộ phận ñược kiểm toán. Như vậy, KTNB cần thay ñổi xu

hướng vận dụng các kỹ thuật kiểm toán từ chủ yếu áp dụng kiểm toán chứng từ sang

xu hướng sử dụng cả hai loại phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài

chứng từ.

165

Với kỹ thuật chọn mẫu của KTNB: Khi tiến hành kiểm toán, cũng như các loại

hình kiểm toán khác KTNB không thể tiến hành toàn bộ các phần từ tổng thể bao

gồm toàn bộ các nghiệp vụ, các hoạt ñộng. Tất yếu KTNB phải sử dụng chọn mẫu

kiểm toán. Việc chỉ sử dụng chọn mẫu theo phán ñoán chủ quan của KTV như hiện

nay sẽ làm cho kết luận của kiểm toán dựa trên xét ñoán chủ quan của KTV. Trong

quá trình khảo sát, Tác giả nhận thấy các bộ phận KTNB trong các tập ñoàn chủ yếu

sử dụng chọn mẫu dựa trên sở lựa chọn những khoản mục nghiệp vụ có dấu hiệu sai

phạm trong các niên ñộ trước hoặc chọn những khoản mục mà kiểm toán ñộc lập có

ý kiến tư vấn. Cách chọn mẫu như vậy trong nhiều trường hợp ñã bỏ qua sai phạm,

ñặc biệt là những sai phạm liên quan ñến nhiều niên ñộ kế toán khác nhau. Vì vậy,

KTNB nên áp dụng kết hợp các phương pháp chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi

xác suất khi lựa chọn phần tử ñể tiến hành kiểm toán.

Với việc áp dụng kiểm toán theo chương trình máy tính (CAATs): Công việc

KTNB không phải là công việc mang tính thời kỳ mà tiến hành thường xuyên. Việc

thiết kế các chương trình kiểm toán hoặc thuê thiết kế các chương trình kiểm toán

phục vụ cho công tác KTNB là một việc mà các bộ phận KTNB trong các tập ñoàn

nên thực hiện. Hơn nữa, việc này tạo khả năng áp dụng của các kiểm toán theo

chương trình máy tính trên phạm vi rộng. Chương trình này có thể ñược áp dụng cho

KTNB của không chỉ tại công ty mẹ mà còn tại các công ty thành viên. Hơn nữa, khi

tạo một chương trình kiểm toán chung theo chương trình máy tính trên trên toàn tập

ñoàn có kết nối giữa công ty mẹ và các công ty thành viên, việc thực hiện tổng hợp

kết quả kiểm toán và báo cáo kết quả kiểm toán sẽ ñược thực hiện nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, sử dụng chương trình máy tính còn có thể trợ giúp cho ban kiểm

soát hoặc bộ phận KTNB tập ñoàn có thể thực hiện các chức năng quản lý kế hoạch

kiểm toán và quản lý nhân sự kiểm toán.

Về phương pháp tiếp cận trong KTNB: KTNB nên thay ñổi phương pháp tiếp

cận ñối tượng kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế về kiểm toán. Cách thức tiếp cận

của KTNB ñã thay ñổi rất lớn trong những thập kỷ qua, từ kiểm toán tuân thủ

(compliance audit approach) chuyển sang kiểm toán dựa trên ñánh giá rủi ro (risk-

based audit approach) nhằm tăng thêm giá trị và hiệu quả cho các doanh nghiệp thông

qua các phương pháp chủ ñộng, có tính xây dựng và tư vấn. Phương pháp kiểm toán

tuân thủ là phương pháp tiếp cận dựa trên HTKSNB. Phương pháp kiểm toán dựa trên

ñánh giá rủi ro ưu tiên tập trung nguồn lực ñể kiểm toán các doanh nghiệp thành viên,

166

ñơn vị, bộ phận, quy trình ñược ñánh giá có mức ñộ rủi ro cao. KTNB của công ty mẹ

và từng doanh nghiệp phải xác ñịnh, phân tích, ñánh giá những rủi ro và xây dựng hồ

sơ rủi ro cho từng hoạt ñộng. Hồ sơ rủi ro bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác

ñộng có thể có của các rủi ro ñó ñối với hoạt ñộng của doanh nghiệp và khả năng xảy

ra những rủi ro ñó. Dựa trên ñánh giá về tác ñộng, khả năng xảy ra của các rủi ro; từng

rủi ro ñược phân loại thành rủi ro cao, trung bình hoặc thấp. Việc ñánh giá, phân loại

rủi ro phải ñược thực hiện ít nhất một năm một lần.

Kết quả ñánh giá rủi ro sẽ là căn cứ ñể trưởng bộ phận KTNB làm việc với

ban kiểm soát, tổng giám ñốc và hội ñồng quản trị trong quá trình lập kế hoạch

KTNB hàng năm. Các rủi ro sẽ ñược xếp hạng theo thứ tự từ cao ñến thấp, trong ñó

những hoạt ñộng ñược coi là có rủi ro cao sẽ ñược ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực,

thời gian hơn ñể kiểm toán, ñược kiểm toán trước và ñược kiểm toán thường xuyên

hơn các hoạt ñộng có rủi ro thấp hơn. Kế hoạch KTNB phải ñược xây dựng dựa trên

kết quả ñánh giá rủi ro và phải ñược cập nhật, thay ñổi, ñiều chỉnh phù hợp với các

diễn biến, thay ñổi trong hoạt ñộng của doanh nghiệp thành viên và sự thay ñổi của

các rủi ro ñi kèm theo. Thực ra, thực hiện thủ tục kiểm toán trên cơ sở ñánh giá rủi ro

ñã ñược áp dụng nhiều trong loại hình kiểm toán ñộc lập khi tiến hành kiểm toán

bảng khai tài chính. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 cũng ñưa ra nội dung và

quy trình thực hiện thủ tục kiểm toán trên cơ sở ñánh giá rủi ro. Tuy nhiên, việc áp

dụng thủ tục kiểm toán trên cơ sở ñánh giá rủi ro trong KTNB có một vài ñiểm khác

biệt nhất ñịnh. Khái quát mô hình thực hiện tiếp cận dựa trên HTKSNB và dựa trên

ñánh giá rủi ro ñược thể hiện tại phụ lục 3.4. Có thể nhận thấy ưu việt của phương

pháp tiếp cận KTNB dựa trên cơ sở ñánh giá rủi ro theo những nội dung sau:

Thứ nhất: KTVNB hoàn toàn chủ ñộng trong nhận diện các loại ngay từ khi bắt

ñầu cuộc kiểm toán khi áp dụng KTNB theo phương pháp tiếp cận rủi ro. Với phương

pháp tiếp cận truyền thống, KTVNB sẽ bị ñộng trong quá trình ñánh giá khi chỉ ñi theo

những thủ tục kiểm soát nội bộ mà nhà quản lý thiết kế nhằm ñối mặt với các loại rủi

ro mà nhà quản lý nhận diện. Trong hoạt ñộng của các doanh nghiệp, môi trường kinh

doanh luôn thay ñổi, rủi ro ngày càng ña dạng và thể hiện trong nhiều hình thái khác

nhau, các thủ tục kiểm soát thường có xu hướng bị lạc hậu theo thời gian.

Thứ hai: Phương pháp tiếp cận dựa trên ñánh giá rủi ro sẽ tạo ñịnh hướng tốt

hơn cho KTNB tiến hành kiểm toán ñối với những nội dung kiểm toán thuộc lĩnh

vực phi tài chính, kiểm toán các vấn ñề mang tính chiến lược của ñơn vị.

167

Thứ ba: Phương pháp tiếp cận dựa trên ñánh giá rủi ro sẽ gắn trực tiếp với các

nhóm tiêu chuẩn ñánh giá liên quan ñến hiệu quả sử dụng nguồn lực, các tiêu chuẩn

liên quan ñến từng nhóm rủi ro.

3.4.1.2. Xây dựng quy trình kiểm toán nội bộ cụ thể trong các tập ñoàn tương ứng với từng loại khách thể kiểm toán

Theo khảo sát của Tác giả, cách thức xây dựng quy trình KTNB trong các tập

ñoàn hiện nay mới chỉ chủ yếu dựa trên loại hình kiểm toán báo cáo tài chính trong

khi lĩnh vực kiểm toán chủ yếu của KTNB là kiểm toán hoạt ñộng. Hơn nữa, như

phân trên ñã trình bày, xu hướng kết hợp các loại hình kiểm toán trong cùng một

cuộc kiểm toán nhằm giảm chi phí kiểm toán và tăng cường hiệu quả của KTNB.

Như vậy, cần phải thay ñổi và ñiều chỉnh quy trình kiểm toán ñang vận dụng trong

KTNB các tập ñoàn ở cả 4 giai ñoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết

thúc kiểm toán và kiểm tra thực hiện kiến nghị. Vì vậy, các giải pháp mà Tác giả ñưa

ra liên quan ñến cả bốn giai ñoạn theo những nội dung chủ yếu sau:

Giai ñoạn I: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán. Trong giai ñoạn này cần tập

trung vào các mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất, Công tác thu thập thông tin về ñơn vị thành viên ñược kiểm toán:

ðặc ñiểm tổ chức kinh doanh của các tập ñoàn kinh tế hiện nay là nhiều ñơn vị thành

viên với ngành nghề kinh doanh ña dạng, phương thức quản lý vừa tập trung vừa

phân tán… Vì vậy các thông tin về doanh nghiệp thành viên ñược kiểm toán luôn

thay ñổi. Với cách thu thập thông tin như hiện nay của các bộ phận KTNB, thông tin

thu ñược thường không ñầy ñủ, ñặc biệt là các thông tin về sự thay ñổi của ñơn vị

ñược kiểm toán. Do ñó, KTNB trong các tập ñoàn cần thu thập các thông tin toàn

diện hơn, sử dụng nhiều nguồn thông tin hơn.

Nội dung thu thập thông tin bổ sung cần thu thập là thông tin về tình hình hoạt

ñộng kinh doanh của ñơn vị thành viên trong tập ñoàn. Ngoài ra, cần thu thập các

thông tin về quản lý nội bộ ñơn vị như thông tin về thay ñổi nhân sự, thông tin về tổ

chức quản lý và tổ chức kinh doanh. ðặc biệt, KTNB trong các tập ñoàn khi thu thập

thông tin còn chưa ñánh giá quan ñiểm ñiều hành của ban giám ñốc.

Nguồn thông tin có thể thu thập từ bộ phận KTNB (thông qua hồ sơ kiểm toán

dài hạn) hoặc thông qua chính những báo cáo hoạt ñộng, báo cáo quản trị của ñơn vị

168

thành viên trình tập ñoàn. Ngoài ra, KTVNB cần thu thập thêm những thông tin liên

quan về môi trường kinh doanh về chính sách kinh tế xã hội.

Các thông tin thu thập cần ñược ghi chép và lưu trữ trong hồ sơ KTNB. Các

KTVNB cần ñánh giá ảnh hưởng của những thông tin bổ sung ñến các thông tin cần

ñược kiểm toán.

Kết thúc bước này, KTNB phải dự ñoán và ñánh giá sơ bộ về các rủi ro có thể

xảy ra ñối với doanh nghiệp. Những dự ñoán này có thể là cơ sở ñể KTV có thể xác

ñịnh những vấn ñề quan trọng của ñơn vị và phân tích sơ bộ. Các phân tích sơ bộ mà

KTVNB có thể vận dụng không chỉ bao gồm các phân tích truyền thống như phân

tích ngang, phân tích dọc, phân tích chéo. Các phân tích trên mới chỉ tập trung vào

các chỉ tiêu tài chính. KTNB có ñịnh hướng kiểm toán chú trọng ñến kiểm toán hoạt

ñộng nên cần theo dõi và phân tích ñến các nhân tố phi tái chính. Các phân tích hiện

ñại hướng ñến các nhân tố phi tài chính có thể là phân tích SWOT (S- ñiểm mạnh,

W- ñiểm yếu, O- Cơ hội, T- Thách thức), hoặc phân tích chú trọng vào các yếu tố

bên ngoài mang tính vĩ mô như phân tích PEST (P- các yếu tố chính trị luật pháp

ảnh hưởng tới ngành kinh doanh ví dụ như thay ñổi và ñiều chỉnh của Luật doanh

nghiệp, E- các yếu tố kinh tế như tăng trưởng GDP, thay ñổi giá dầu, S- các yếu tố xã

hội về niềm tin hoặc thái ñộ ñối với tiếp nhận xu hướng quốc tế, T- Các yếu tố về kỹ

thuật như phát triển khoa học công nghệ liên quan ñến ngành kinh doanh). Hơn nữa,

nếu cuộc kiểm toán hướng ñến ñánh giá chiến lược hoạt ñộng của một ñơn vị thành

viên hoặc của toàn tập ñoàn, các mô hình phân tích có thể ñược mở rộng hơn như sử

dụng mô hình phân tích cho ngành hoạt ñộng của doanh nghiệp 5-FORCES. Trong

phân tích này, người ta xem xét ñến năm yếu tố sau: Một là, Khả năng xâm nhập của

các ñối thủ cạnh tranh mới và rào cản của của ngành; Hai là, Sức mạnh của nhà cung

cấp; Ba là, nguy cơ thay thế, Bốn là, sức mạnh của khách hàng thể hiện ở số lượng

người mua, Năm là, Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành nghề.

Thứ hai, ðối với nội dung lập kế hoạch kiểm toán năm: Khi lập kế hoạch

kiểm toán năm, KTNB thường lập kế hoạch theo cách thức ñịnh kỳ, ưu tiên kiểm

toán những ñơn vị chưa kiểm toán lần nào hoặc kiểm toán theo thứ tự khoảng cách

thời gian giữa các lần kiểm toán. Sẽ có xu hướng doanh nghiệp thành viên chưa ñược

kiểm toán năm trước biết trước khả năng trở thành khách thể kiểm toán của KTNB từ

tập ñoàn. ðiều ñó sẽ làm giảm giá trị của KTNB. Như phần trên ñã trình bày KTNB

nên thay ñổi phương pháp tiếp cận kiểm toán theo phương pháp kiểm toán dựa trên

169

rủi ro, do ñó trong kế hoạch kiểm toán năm nên lựa chọn những doanh nghiệp thành

viên có rủi ro kiểm toán cao. ðiều ñó có nghĩa là có nhiều doanh nghiệp sẽ ñược

kiểm toán nhiều năm liên tiếp. Ngoài ra, trong kế hoạch kiểm toán năm của các tập

ñoàn mà Tác giả khảo sát quy trình kiểm toán như Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông

Việt Nam, Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập ñoàn Công nghiệp Than -

Khoáng sản Việt Nam, kế hoạch kiểm toán năm ñều chỉ chú trọng ñến việc liệt kê

danh sách các ñơn vị ñược kiểm toán chứ chưa chú trọng ñến mục tiêu và phạm vi

kiểm toán cho từng khách thể kiểm toán. Vì vậy, với cách tiếp cận kiểm toán dựa

trên ñánh giá rủi ro, KTNB sẽ chú trọng vào những lĩnh vực rủi ro cao của doanh

nghiệp, xác ñịnh rõ ñược phạm vi kiểm toán và mục tiêu kiểm toán.

Thứ ba, ðối với kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng doanh nghiệp thành

viên: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết của KTNB trong các tập ñoàn kinh tế chủ yếu

vẫn dựa theo nội dung lập kế hoạch KTNB của các tổng công ty trước ñây do ñó

chưa thể hiện ñược những ñiểm thay ñổi ảnh hưởng ñến xác ñịnh nội dung cụ thể của

kiểm toán. Theo Tác giả, trong kế hoạch kiểm toán chi tiết cần xác ñịnh dựa trên các

nhân tố cơ bản sau:

Trước hết, cần thay ñổi cách thức thu thập và nội dung thông tin khái quát về

hoạt ñộng của doanh nghiệp thành viên ñược kiểm toán dựa trên các kết quả phân

tích ở các bước trên. Có thể xem xét ñến một số nội dung sau:

+ Những nhân tố bên trong ảnh hưởng ñến hoạt ñộng kinh doanh của ñơn vị

như bản chất liên kết giữa doanh nghiệp thành viên ñược kiểm toán với công ty mẹ,

giữa doanh nghiệp ñó với các công ty trực thuộc, cơ cấu tổ chức và quy chế tài chính

của doanh nghiệp.

+ Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: Theo phương pháp kiểm toán dựa

trên rủi ro, KTNB cần ñánh giá ảnh hưởng của những nhân tố bên ngoài như ñối thủ

cạnh tranh, thay ñổi công nghệ, thay ñổi môi trường kinh doanh. Trong phần ñánh

giá này KTNB có thể sử dụng phân tích ñiểm mạnh - ñiểm yếu - cơ hội - thách thức

ñể xác ñịnh rủi ro cho các hoạt ñộng của doanh nghiệp thành viên

Tiếp ñó, KTVNB cần xem xét thông tin liên quan ñến hệ thống kế toán và

HTKSNB của doanh nghiệp. Quá trình thu thập thông tin này ñược KTNB các tập

ñoàn thực hiện tương ñối ñầy ñủ. Tuy nhiên việc xác ñịnh trọng yếu và rủi ro kiểm

toán chưa ñược KTNB xây dựng thành một quy trình hoàn chỉnh. Hiện tại, trong quá

170

trình thực hiện, các KTVNB trong tập ñoàn ñang thực hiện ñánh giá trọng yếu và rủi

ro dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp và xét ñoán cá nhân. Vì vậy, việc xây dựng quy

trình ñánh giá trọng yếu và rủi ro cần ñược ưu tiên thực hiện ñối với các bộ phận

KTNB trong tập ñoàn.

Sau ñó trong cuộc họp bắt ñầu kiểm toán, nhóm trưởng (trưởng ñoàn) kiểm

toán nên thảo luận một cách ñộc lập và khách quan quá trình lập kế hoạch chi tiết

cho từng cuộc kiểm toán với giám ñốc ñơn vị kinh doanh ñể lấy ý kiến phản hồi của

họ về kế hoạch này. ðây sẽ là cơ sở ñể ñiều chỉnh kế hoạch kiểm toán trước khi thực

hiện kiểm toán. ðiều này sẽ tạo ñiều kiện thuận lợi cho cả bộ phận KTNB và ñơn vị

thành viên ñược kiểm toán tiến hành công việc một cách có hiệu quả nhất.

Thứ tư, KTNB trong các tập ñoàn xây dựng các chương trình kiểm toán mẫu:

Thiết kế một chương trình kiểm toán mẫu là cách thức mà KTNB nhiều tập ñoàn trên

thế giới hiện nay ñang sử dụng. KTNB trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam hiện

nay ñã xây dựng chương trình kiểm toán mẫu nhưng chưa ñưa ra hướng dẫn ñiều

chỉnh chương trình kiểm toán cho từng loại hình doanh nghiệp thành viên. ðiều này

cần ñược KTNB thực hiện nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị kiểm toán. Trong phần

trên, tác giả ñã trình bày ñến sự thay ñổi phương pháp tiếp cận của KTNB. Theo sự

thay ñổi này, KTNB nên xây dựng các chương trình kiểm toán cụ thể theo phương

pháp kiểm toán dựa trên rủi ro và phù hợp với từng ñơn vị kinh doanh hay lĩnh vực

ñược kiểm toán cụ thể.

Giai ñoạn II : Thực hiện KTNB

Với xu hướng tiếp cận ñối tượng kiểm toán dựa trên rủi ro, quá trình thực hiện

KTNB cần hoàn thiện những nội dung sau nhằm phù hợp với phương pháp tiếp cận

kiểm toán dựa trên rủi ro trên những nội dung sau:

Thứ nhất, Các vấn ñề ghi nhận trong quá trình kiểm toán cần ñược ghi lại

ngay lập tức và cần ñược thảo luận với các bên liên quan ngay trong quá trình kiểm

toán thực ñịa tại doanh nghiệp thành viên. Nếu ñến khi kết thúc kiểm toán mới trao

ñổi các vấn ñề ñó thì nội dung và bản chất của vấn ñề có thể bị ảnh hưởng bởi thời

gian và các yếu tố khách quan khác. Khi trao ñổi với các bên liên quan, KTVNB cần

ghi lại nội dung trao ñổi và kết quả thống nhất giữa KTVNB và ban giám ñốc doanh

nghiệp thành viên trong giấy tờ làm việc. Với những vấn ñề chưa thống nhất, KTNB

cần ñánh giá và thu thập thêm bằng chứng nhằm ñưa ra kết luận kiểm toán.

171

Thứ hai, Hoàn thiện hệ thống hồ sơ kiểm toán: ðể hoàn thiện hệ thống hồ sơ

kiểm toán trước hết phải có quy ñịnh cụ thể hơn nữa về cách thức trình bày giấy tờ

làm việc của KTV và thống nhất cách ñánh số và các ký hiệu tham chiếu của hồ sơ

kiểm toán. Ngoài ra, cần hoàn thiện công tác lưu trữ hồ sơ kiểm toán và nên tách biệt

giữa hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm cho từng doanh nghiệp thành

viên. Làm như vậy sẽ thuận lợi cho KTNB thực hiện lập kế hoạch và theo dõi quá

trình thực hiện kiểm toán và giám sát thực hiện kiến nghị kiểm toán.

Thứ ba, Thiết kế hệ thống biểu mẫu kiểm toán và áp dụng thống nhất trong bộ

phận KTNB của toàn tập ñoàn. Hệ thống biểu mẫu in sẵn sẽ giúp cho người quản lý

ñoàn (tổ) kiểm toán tổng hợp, kiểm tra, ñối chiếu phát hiện kịp thời những sai lệch của

thông tin thông qua mối quan hệ logic giữa các số liệu, tài liệu và ñánh giá năng lực

chuyên môn cuả từng KTV. Hơn nữa, hệ thống biểu mẫu thống nhất sẽ giúp cho

KTVNB tại các ñơn vị thành viên có thể phối hợp tốt hơn với KTVNB tại công ty mẹ.

Thứ tư, Như phần trên ñã ñề cập, chương trình kiểm toán cụ thể của KTNB

trong các tập ñoàn xây dựng trên cơ sở phương pháp kiểm toán tuân thủ mà chưa

nhằm kiểm tra hiệu năng quản lý và hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh. Các KTVNB

yêu cầu lãnh ñạo và các cán bộ của ñơn vị thành viên ñược kiểm toán giải trình các

công việc mà họ ñã làm và cung cấp các tài liệu ñể chứng tỏ họ ñã tuân thủ theo

ñúng các quy trình hoạt ñộng chuẩn của tập ñoàn hay chưa (phương pháp kiểm toán

tuân thủ). Trong trường hợp này, việc xem xét rủi ro chỉ giới hạn ở những rủi ro

không tuân thủ với thủ tục hoạt ñộng chuẩn của tập ñoàn và những quy ñịnh của

pháp ñối với các doanh nghiệp trong tập ñoàn kinh tế nhà nước. Do ñó, các vấn ñề

ghi nhận trong quá trình kiểm toán còn hạn chế trong việc ñem lại các giá trị thực sự

cho hoạt ñộng kinh doanh. KTNB nên chuyển từ phương pháp kiểm toán tuân thủ

sang phương pháp kiểm toán dựa trên cơ sở rủi ro. Vì vậy, hướng kết hợp các phương

pháp kỹ thuật của kiểm toán sẽ theo cách thức tiếp cận mới này.

ðối với ñánh giá hiệu quả, hiệu năng trong kiểm toán hoạt ñộng, KTV có thể

thực hiện theo các trình tự công việc như sau:

Thứ nhất, Xem xét khái quát và lựa chọn các tiêu chuẩn ñể ñánh giá: Trong

giai ñoạn ñầu tiên của cuộc kiểm toán KTVNB ñã xem xét khái quát về môi trường

kinh doanh, về những lợi thế so sánh về các yếu phi tài chính ảnh hưởng ñến kết quả

kinh doanh. Trên cơ sở ñó, KTVNB sẽ tìm hiểu các tiêu chuẩn ñánh giá. Các tiêu

chuẩn ñánh giá có thể sử dụng bao gồm: so sánh với số liệu lịch sử của bản thân khách

172

thể kiểm toán, so sánh với tiêu chuẩn ñịnh mức của ngành, so sánh với tiêu chuẩn kỹ

thuật của nghiệp vụ, so sánh với số liệu trung bình ngành. Sau khi xem xét các tiêu

chuẩn này, KTVNB tiến hành phân loại theo nhóm các tiêu chuẩn ñánh giá và thực

hiện việc xếp thứ tự từ thấp ñến cao theo mức ñộ phù hợp và tính kinh tế khi áp dụng

các tiêu chuẩn này.

Thứ hai, Lựa chọn các tiêu chuẩn có thể áp dụng ñối với từng ñối tượng kiểm

toán: Việc lựa chọn các tiêu chuẩn này dựa trên kết quả của bước trên. Có thể vận

dụng thử nghiệm các tiêu chuẩn và ñánh giá các tiêu chuẩn vận dụng thử nghiệm trên

cơ sở sau: 1- Tính thống nhất của các nhóm tiêu chuẩn, KTVNB không thể lựa chọn

các tiêu chuẩn có nội dung trùng nhau hay các nhóm tiêu chuẩn theo những mục tiêu

ñánh giá ñối ngược nhau; 2- Các nhóm tiêu chuẩn cần ñược lựa chọn trên nguyên tắc

thận trọng, do ñó KTVNB có thể thảo luận và thống nhất với nhà quản lý của ñơn vị

ñược kiểm toán các nhóm tiêu chuẩn này về mức ñộ phù hợp và hữu dụng: 3- Các tiêu

chuẩn này phải phù hợp với nhiều phần hành và tạo ra mối liên hệ giữa nhiều phần

hành khác nhau nhằm tạo ñiều kiện cho KTVNB thuận lợi trong tổng hợp kết quả.

Thứ ba, Tập hợp các thông tin ñể ñánh giá. Các thông tin thu ñược trong giai

ñoạn này có thể ñược tiến hành xử lý và phân loại theo các nhóm tiêu thức ñã ñược lựa

chọn tương ứng với các nhóm tiêu chuẩn ñánh giá. Ngoài ra, KTVNB cần ñánh giá

ñến ñộ tin cậy của thông tin thông qua nguồn gốc, thời ñiểm thu thập… Trong nhiều

trường hợp KTVNB phải tiến hành kiểm chứng thông tin hoặc sử dụng kết quả kiểm

toán từ kiểm toán tài chính ñể nhận ñịnh về thông tin.

Thứ tư, Sử dụng các tiêu chuẩn lựa chọn ñể ñánh giá. Dựa trên thông tin ñã

ñược lựa chọn ñể kiểm tra, KTVNB tiến hành xem xét và ñánh giá hiệu quả trên từng

phần hành, từng loại nghiệp vụ. Trên cơ sở ñó, tổng hợp các ñánh giá và ñưa ra nhận

ñịnh chung. Ngoài ra, KTVNB phải tìm hiểu và xác ñịnh các nguyên nhân của những

hạn chế và bất cập ñồng thời ñưa ra những kiến nghị nhằm cải tiến hoạt ñộng.

Giai ñoạn III : Kết thúc kiểm toán

Với giai ñoạn kết thúc kiểm toán, những nội dung sau của KTNB cần ñược

hoàn thiện :

Thứ nhất, KTNB tiến hành tổng hợp các thông tin thu ñược trên cơ sở ñó ñưa

ra ñánh giá, nhận xét và kiến nghị trên báo cáo kiểm toán hoặc biên bản kiểm toán.

Báo cáo của KTNB nên ñược lập thành ba loại và phải có quy ñịnh nội dung cụ thể

173

cho từng loại. Các báo cáo của KTNB thường bao gồm: Báo cáo bất thường, báo cáo

từng cuộc kiểm toán, báo cáo KTNB hàng năm. Báo cáo bất thường ñược sử dụng

trong trường hợp có những vấn ñề phát sinh trong năm tài chính. Trong báo cáo này

KTVNB phải nêu rõ những vấn ñề rủi ro mà KTNB quan tâm, những ñiểm yếu trong

HTKSNB tại một ñơn vị hay bộ phận, những phát hiện nghiêm trọng cần có sự chỉ

ñạo xử lý, khắc phục của ban ñiều hành tập ñoàn hoặc ban kiểm soát và ñưa ra những

ñề xuất kiến nghị tương ứng. Báo cáo từng cuộc kiểm toán là văn bản chính thức

trình bày tổng hợp về kết quả của cuộc kiểm toán từ các biên bản kiểm toán chi tiết

và ñưa ra kiến nghị ñối với các bộ phận liên quan của ñơn vị ñược kiểm toán. Báo

cáo KTNB hàng năm là báo cáo ñược lập với nội dung tổng kết các cuộc kiểm toán

ñã thực hiện trong niên ñộ. ðặc biệt, báo cáo KTNB hàng năm phải chỉ rõ những vấn

ñề ảnh hưởng ñến hoạt ñộng của toàn tập ñoàn, những sai phạm mang tính hệ thống

phát hiện ở nhiều ñơn vị thành viên. Báo cáo này sẽ ñược sử dụng làm cơ sở cho việc

xây dựng kế hoạch kiểm toán năm sau.

Thứ hai, Tại phần lớn các tập ñoàn ñược khảo sát, một bản báo cáo KTNB

ñược gửi cho chủ tịch hội ñồng quản trị và tổng giám ñốc, sau khi ñược tổng giám

ñốc rà soát (ñối với công ty mẹ) và giám ñốc rà soát (ñối với công ty con). Với

phương thức này, các vấn ñề liên quan ñến tổng giám ñốc hoặc giám ñốc ñơn vị

thành viên có thể không ñược báo cáo ñầy ñủ. Vì vậy, theo tác giả, KTNB cần thảo

luận và thống nhất các vấn ñề ghi nhận trong quá trình kiểm toán, cũng như phân

hạng rủi ro của các vấn ñề này với ñối tượng ñược kiểm toán, sau ñó trình một bản

báo cáo kiểm toán lên ban kiểm soát hoặc ủy ban kiểm toán và tổng giám ñốc. Trong

mô hình ñề xuất của tác giả ở phần sau sẽ ñề cập ñến vị trí, chức năng và hoạt ñộng

của ban kiểm soát và ủy ban kiểm toán.

Thứ ba, Báo cáo kiểm toán cần ñưa ra các khuyến nghị có tính thực tế và nêu

rõ thời gian dự ñịnh hoàn thành các kiến nghị. Nhóm kiểm toán cần xem xét ñánh giá

tính khả thi của các kiến nghị trước khi ñưa vào báo cáo KTNB. Nhóm kiểm toán có

thể ñề xuất những biện pháp thay thế ñối với ñơn vị ñược kiểm toán hoặc ñề xuất

nhiều phương án thực hiện kiến nghị nhằm tạo ñiều kiện cho doanh nghiệp thành

viên ñược kiểm toán.

Giai ñoạn IV : Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị KTNB

Trong giai ñoạn kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, KTNB trong các tập ñoàn

cần hoàn thiện những nội dung sau:

174

Thứ nhất là, Kiểm tra ñơn vị ñược kiểm toán thực hiện kiến nghị của KTNB

là giai ñoạn cuối cùng của một quy trình KTNB nhằm ñảm bảo kết quả kiểm toán

ñược sử dụng ñể cải tiến hoạt ñộng quản lý tài chính, kế toán và hoạt ñộng kinh

doanh khác của ñơn vị ñược kiểm toán.

Thứ hai là, Qua khảo sát thực tế ñối với KTNB tại các tập ñoàn kinh tế nhà

nước, tác giả nhận thấy KTNB của các tập ñoàn kinh tế không thể tiến hành kiểm tra

thực hiện kiến nghị ngay sau thời gian tiến hành kiểm toán. Hơn nữa, việc kiểm tra

thực hiện kiến nghị của KTNB cũng khó ñược ñầu tư nhiều thời gian vì khối lượng

công việc rất lớn của các KTVNB. Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kiến nghị của

KTNB có thể ñược xây dựng như việc xây dựng kế hoạch kiểm toán nhằm bố trí thời

gian, nhân sự phù hợp với công việc.

Thứ ba là, KTNB có thể thực quy trình kiểm tra việc thực hiện kiến nghị theo

trình tự sau: 1- Kiểm tra về thời hạn, nội dung báo cáo của ñơn vị ñược kiểm toán về

tình hình và kết quả thực hiện các kiến nghị của nhóm KTNB. Ở ñây, KTVNB cần

xem xét nội dung ñiều chỉnh có phù hợp với số liệu ñiều chỉnh và nội dung kiến nghị

của ñoàn KTNB không. 2- Kiểm tra ñánh giá thực tế cả về thời gian, nội dung kết

quả những công việc mà ñơn vị ñược kiểm toán và thực hiện theo các kiến nghị của

nhóm KTNB (bao gồm việc chấn chỉnh quản lý, tăng cường công tác kế toán, ñiều

chỉnh sổ sách và báo cáo tài chính, xử lý các quan hệ tài chính …). 3- Thu thập các

bằng chứng về việc ñơn vị ñược kiểm toán ñã thực hiện kiến nghị của nhóm KTNB.

4- Lập biên bản về việc kiểm tra thực tế việc thực hiện kết luận của nhóm KTNB tại

ñơn vị ñược kiểm toán. 5- KTNB phải báo cáo kết quả về việc ñơn vị ñược kiểm toán

thực hiện kiến nghị của KTNB gửi hội ñồng quản trị, trưởng ban kiểm soát và ban

lãnh ñạo tập ñoàn. Trong báo cáo này KTNB phải ñưa ra ñược ñánh giá về mức ñộ

thực hiện kiến nghị, nêu những tồn tại mà ñơn vị ñược kiểm toán chưa thực hiện,

phân tích những nguyên nhân và kiến nghị với lãnh ñạo tập ñoàn các biện pháp xử lý

tiếp theo. 6- Trên cơ sở các phát hiện, khuyến nghị của KTNB và các văn bản trả lời

của ñơn vị ñược kiểm toán, bộ phận KTNB thực hiện theo dõi sau kiểm toán bằng

việc thông qua kiểm tra các khuyến nghị nào không trả lời, ñồng ý, ñồng ý từng

phần, không ñồng ý, ý kiến trái ngược, từ chối và lập báo cáo theo dõi sau kiểm toán,

gửi tới các bộ phận liên quan. Trong trường hợp ñối tượng kiểm toán không ñưa ra

các biện pháp chỉnh sửa thì KTNB phải yêu cầu làm rõ và báo cáo cấp có thẩm

quyền xem xét quyết ñịnh.

175

Với quy mô hoạt ñộng lớn như các tập ñoàn kinh tế, ñể có thể xây dựng một

quy trình kiểm toán phù hợp với ñơn vị mình, KTVNB và bộ phận KTNB cần áp

dụng thử nghiệm với một vài ñơn vị sau ñó áp dụng trên diện rộng ñối với các ñơn vị

thành viên của tập ñoàn. Việc triển khai quy trình KTNB ñược chia thành nhiều cấp

ñộ với mục tiêu khác nhau. Các cấp ñộ mục tiêu của quy trình KTNB phải ñược xây

dựng theo từng bước, giảm thiểu các rủi ro có thể xẩy ra trong khi áp dụng quy trình

này trên diện rộng.

3.4.1.3. Hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt ñộng kiểm toán nội bộ trong

tập ñoàn

Chất lượng hoạt ñộng kiểm toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, có thể

là các yếu tố trong bản thân bộ phận KTNB nhưng cũng thể thể do các nguyên nhân

khách quan. Kiểm soát chất lượng kiểm toán là một yêu cầu cần thực hiện không chỉ

ñối với ngoại kiểm mà còn ñối với nội kiểm. Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán sẽ

giúp ñánh giá ñến tính hiệu quả của hoạt ñộng kiểm toán và trở thành sự ñảm bảo

hữu hiệu cho việc duy trì hoạt ñộng KTNB. Chuẩn mực kiểm toán của IIA yêu cầu

phải có ñánh giá ñộc lập bên ngoài ñịnh kỳ 5 năm về việc KTNB thực sự ñem lại

cho doanh nghiệp thông qua các hoạt ñộng ñánh giá và hoàn thiện tính hiệu quả của

quản lý rủi ro, tính hiệu lực của các quy trình kiểm soát.

ðể hoàn thiện ñánh giá chất lượng hoạt ñộng KTNB, cần xây dựng quy trình

cụ thể cho việc ñánh giá. ðánh giá chất lượng KTNB nhằm ñảm bảo các công việc

ñược thực hiện ñạt yêu cầu của chuẩn mực và các phương pháp ñược xây dựng cho

KTNB ñược bộ phận KTNB thực hiện. ðể ñảm bảo ñạt chất lượng cao, KTNB cần

có hai cấp ñộ quản lý chất lượng công việc bao gồm: 1- Quản lý chất lượng từng

cuộc kiểm toán; 2 - Quản lý chất lượng của bộ phận kiểm toán.

ðiểm quan trọng ñầu tiên khi xem xét ñến chất lượng KTNB ở cả hai cấp ñộ

là bản thân các tập ñoàn phải chuẩn hóa hệ thống qui chế kiểm toán nội bộ. Qui chế

KTNB ñóng vai trò quan trọng trong chỉ dẫn hoạt ñộng và ñánh giá hoạt ñộng của

KTNB. Hiện nay hầu hết các công ty mẹ trong tập ñoàn có tổ chức KTNB ñều ñã

ban hành qui chế KTNB, các công ty con có tổ chức KTNB ñều tự xây dựng qui chế

KTNB hoặc vận dụng luôn qui chế KTNB của công ty mẹ. Tuy nhiên, có thể thấy

phần lớn các qui chế KTNB của các doanh nghiệp thành viên trong tập ñoàn kinh tế

ñều mới chỉ bước ñầu xây dựng các chuẩn mực dựa trên qui chế KTNB mẫu do Bộ

Tài chính ban hành. Hơn thế nữa, các qui chế KTNB mặc dù ñược lập tương ñối chi

176

tiết nhưng vẫn tương ñối máy móc theo qui chế của Bộ Tài chính làm giảm tính linh

hoạt của các các văn bản này. Thêm vào ñó, việc chưa xây dựng các qui chế KTNB

dựa vào qui chế quản lý tài chính của các tập ñoàn phần lớn ñều do sự chậm trễ trong

ban hành và vận dụng các qui chế quản lý tài chính tập ñoàn. Chính vì vậy, việc áp

dụng các qui chế KTNB trong các tập ñoàn cũng chưa thực sự ñảm bảo tính hiệu lực.

ðể ñảm bảo tính "linh hoạt" và hiệu lực của qui chế KTNB, các tập ñoàn cần xây

dựng bào gồm những nội dung cơ bản sau:

Một là, Qui chế KTNB cần xác ñịnh rõ mô hình tổ chức KTNB trong tập

ñoàn, xây dựng mối liên hệ của KTNB công ty mẹ với ñơn vị thành viên, KTNB với

chủ sở hữu, ban giám ñốc, ban kiểm soát, KTNB với các ñơn vị thực hiện ngoại kiểm

và mối liên hệ nội bộ trong bản thân bộ phận KTNB.

Hai là, Xác ñịnh rõ quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận KTNB và KTVNB

trong từng ñơn vị thành viên của tập ñoàn.

Ba là, Qui ñịnh về tiêu chuẩn ñối với KTVNB, các qui ñịnh về ñào tạo, bồi

dưỡng nghiệp vụ, các chế ñộ ñãi ngộ ñối với KTVNB. Trong ñó, cần xác ñịnh các

tiêu chẩn về chuyên môn nghiệp vụ theo hướng KTVNB không chỉ am hiểu sâu sắc

về kế toán, kiểm toán, kiểm tra kiểm soát mà phải am hiểu lĩnh vực kinh doanh của

doanh nghiệp.

Bốn là, Xác ñịnh rõ nội dung KTNB, trong ñó cần qui ñịnh rõ những lĩnh vực

kiểm toán mà KTNB sẽ thực hiện. Lĩnh vực kiểm toán này phải hướng ñến thông lệ

chung của kiểm toán quốc tế song cũng cần dựa vào ñặc ñiểm riêng tại tập ñoàn hay

ñơn vị thành viên. Quy chế KTNB trong các tập ñoàn cần thể hiện rõ tính khác biệt

của KTNB trong tập ñoàn của Việt Nam so với các loại hình khác ở chỗ KTNB sẽ

giữ chức năng kiểm tra kiểm soát của chủ sở hữu và của quản lý nhà nước. Sở dĩ như

vậy là do trong các tập ñoàn hiện nay vẫn tồn tại song các công ty con có mối liên

kết bằng tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ và các ñơn vị hạch toán phụ thuộc và sự nghiệp.

Chính vì vậy, tác giả muốn nhấn mạnh ñến tính "linh hoạt" trong xác ñịnh nội dung

kiểm toán tương ứng với các vai trò khác nhau của KTNB trong tập ñoàn.

Năm là, Xây dựng qui trình KTNB tương ứng với từng lĩnh vực hoặc xây

dựng theo hướng qui trình cho cuộc kiểm toán liên kết. ðặc biệt, cần xây dựng các

hệ thống tiêu chuẩn ñể ñánh giá tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế.

177

Sáu là, Xây dựng các kế hoạch kiểm toán chiến lược, kế hoạch kiểm toán dài

hạn cho một giai ñoạn dài tương ứng với các giai ñoạn của chiến lược hoạt ñộng của

tập ñoàn (5 năm hoặc 10 năm). Trên cơ sở ñó, xây dựng kế hoạch kiểm toán năm và

xây dựng chương trình kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán cụ thể.

Khi ñã xây dựng ñược qui chế kiểm toán, các tập ñoàn có thể tạo lập sổ tay

kiểm toán nhằm tạo ñiều kiện thuận lợi cho KTVNB thực hiện theo những qui ñịnh

chung của pháp luật và những qui ñịnh riêng của tập ñoàn. Sổ tay kiểm toán hay qui

chế kiểm toán sẽ là thước ño ñánh giá chất lượng công việc KTNB thực hiện.

Ở cấp ñộ thứ nhất, kiểm soát chất lượng trong từng cuộc kiểm toán cần xác

ñịnh rõ những yếu tố sau:

Một là, Kiểm soát quy trình thực hiện kiểm toán: ðối với giai ñoạn chuẩn bị

kiểm toán, cần ñánh giá mức ñộ phù hợp của mục tiêu kiểm toán và phạm vi của ñối

tượng kiểm toán. ðối với giai ñoạn thực hiện kiểm toán, trong quá trình thực hiện

các thủ tục kiểm toán cần có cơ chế kiểm soát chéo kết quả thực hiện. Trong giai

ñoạn kết thúc kiểm toán, các kết luận kiểm toán ñều phải ñược ñánh giá thích hợp từ

phía ñơn vị ñược kiểm toán và KTVNB.

Hai là, ðánh giá công việc sau kiểm toán. Phòng KTNB cần xây dựng bảng

câu hỏi thăm dò cụ thể ñể ñánh giá mức ñộ hài lòng của các bên hữu quan ñối với

công tác KTNB. Bảng câu hỏi thăm dò này cần ñược chuyển cho các bên hữu quan

vài tuần trước khi lập kế hoạch kiểm toán hàng năm cho năm tiếp theo (ví dụ chuyển

vào ñầu tháng 10, nhận lại vào cuối tháng 10). Các bên hữu quan ñối với KTNB

ñược hiểu là những nhà quản lý của ñơn vị ñược kiểm toán, những người sử dụng

thông tin từ KTNB. Ý kiến phản hồi từ các bên hữu quan cần ñược ñưa vào công tác

lập kế hoạch kiểm toán hàng năm. Nội dung thông tin cần thu thập gồm những ñánh

giá về tinh thần, thái ñộ làm việc của ñoàn kiểm toán, sự tuân thủ kế hoạch chương

trình làm việc của ñoàn kiểm toán, mức ñộ phù hợp và khả thi của kiến nghị. Có thể

xây dựng bảng câu hỏi ñánh giá chất lượng kiểm tóan nội bộ theo nội dung ñược

trình bày tại Phụ lục 3.1.

Ở cấp ñộ thứ hai, quản lý chất lượng của bộ phận kiểm toán ñơn vị cần xác

ñịnh những yếu tố sau:

Một là, Xác ñịnh rõ mô hình tổ chức của KTNB, xác ñịnh rõ vị trí của KTNB,

mối liên hệ giữa KTNB với Hội ñồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám ñốc và các

178

bộ phận chức năng khác trong ban ñiều hành của tập ñoàn, các ñơn vị thành viên.

ðứng trên góc ñộ ñảm bảo hiệu quả kiểm soát, nhà quản lý cao nhất phải thực hiện

kiểm soát bộ phận KTNB. Nhà quản lý có thể dựa vào các tiêu chuẩn hay chiến lược

hoạt ñộng ñể ñánh giá tính hiệu quả của bộ phận KTNB.

Hai là, Nhà quản lý tập ñoàn có thể thực hiện ñánh giá chất lượng hoạt ñộng

của KTNB hoặc phân công nhiệm vụ này cho một bộ phận ñộc lập trong bộ máy

KTNB như bộ phận kiểm soát chất lượng hoạt ñộng. Trong mô hình ñược trình bày ở

phần sau, bộ phận này có thể nằm trong khối chức năng phát triển kiểm toán.

Ba là, Có thể xác ñịnh một khoảng thời gian nhất ñịnh ñể có thể có sự ñánh

giá từ một tổ chức bên ngoài ñối với tổ chức KTNB của tập ñoàn. Có thế là 3 ñến 5

năm một lần cần có một nhóm kiểm toán ñộc lập và có trình ñộ chuyên môn của một

tổ chức bên ngoài tập ñoàn tiến hành rà soát chất lượng KTNB của tập ñoàn.

3.4.1.4. Xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp làm căn cứ thực hiện

kiểm toán

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTNB trong các tập ñoàn ñã bước ñầu

xây dựng chương trình kiểm toán. Tuy nhiên, theo khảo sát của Tác giả, các chương

trình kiểm toán này mới chỉ ñược lập tương ñối sơ sài và không mang tính phổ biến,

thường tập trung vào các khoản mục cụ thể gắn nhiều với kiểm toán báo cáo tài

chính. ðể thực hiện hiệu quả, phát huy ñược vai trò của KTNB, các ñơn vị có tổ

chức KTNB cần nhất thiết xây dựng chương trình kiểm toán trước khi thực hiện

kiểm toán. Có thể thiết lập chương trình kiểm toán chuẩn sau ñó tiến hành ñiều chỉnh

theo từng cuộc kiểm toán cụ thể. Tuy nhiên, chương trình kiểm toán nên xây dựng

theo hướng thực hiện kiểm toán liên kết, cụ thể là kết hợp giữa kiểm toán tài chính

và kiểm toán hoạt ñộng. Hiện nay, các tập ñoàn mới chỉ xây dựng kế hoạch kiểm

toán và thiết kế chương trình kiểm toán chủ yếu dựa trên các khoản mục của báo cáo

tài chính, kể cả khi xây dựng chương trình kiểm toán cho kiểm toán hoạt ñộng. Như

phân tích ở trên, việc tiếp cận các ñối tượng kiểm toán khác không phải là báo cáo tài

chính nhưng vẫn dựa trên cách tiếp cận khoản mục là do yếu tố lịch sử. KTNB các

tập ñoàn mà tiền thân là các tổng công ty trước kia ñều chỉ thực hiện kiểm toán báo

cáo tài chính. Do ñó, khi xây dựng kế hoạch hay chương trình kiểm toán cho thời

ñiểm hiện nay, khi nội dung kiểm toán ñã thay ñổi, KTVNB vẫn không trách khỏi lối

tư duy cũ và phương pháp tiếp cận cũ. ðiều này còn bộc lộ hạn chế khi nhiều công

việc của KTNB ñược thực hiện lại trong khi kiểm toán viên bên ngoài ñã thực hiện.

179

Ở thời ñiểm hiện tại, khi chưa thực hiện ngay ñược các cuộc kiểm toán liên

kết, KTNB có thể xây dựng riêng chương trình kiểm toán tài chính và chương trình

kiểm toán hoạt ñộng. Cách thức này chỉ mang tính tạm thời khi các yếu tố khác của

tổ chức KTNB chưa thích hợp cho tổ chức kiểm toán liên kết. Tuy nhiên, cần khẳng

ñịnh rằng việc thực hiện kiểm toán liên kết cần ñược thúc ñẩy sớm vì làm như vậy

chi phí cho KTNB sẽ giảm ñi rất nhiều.

Chương trình kiểm toán ñối với hai loại hình kiểm toán tài chính và kiểm toán

hoạt ñộng ñều ñược xây dựng theo phương pháp tiếp cận rủi ro. Trong chương trình

kiểm toán tài chính, KTNB cần xây dựng bao gồm các nội dung cơ bản sau: 1- Mục

tiêu kiểm toán cụ thể liên quan ñến từng ñối tượng kiểm toán và tương ứng với từng

loại rủi ro; 2- Các thủ tục kiểm toán tương ứng với các mục tiêu kiểm toán ñược xây

dựng; 3- Phạm vi của các thủ tục kiểm toán, qui mô tổng thể, qui mô mẫu chọn; 4-

Lựa chọn các số dư hoặc nghiệp vụ ñể kiểm tra chi tiết; 5- Người thực hiện và người

ñối chiếu cũng như người tiến hành tổng hợp kết quả của các thủ tục kiểm toán tham

chiếu với các nội dung kiểm toán khác; 6- Thời gian tiến hành các thủ tục.

Trong chương trình kiểm toán hoạt ñộng, các nội dung cần ñề cập ñến bao

gồm: 1- Mô tả hoạt ñộng liên quan ñến chức năng hay hoạt ñộng ñược kiểm toán,

mối quan hệ của chức năng này với các chức năng khác, rủi ro ban ñầu tương ứng

với các chức năng; 2- Mô tả các hoạt ñộng kiểm soát tương ứng với các rủi ro; 3-

các thủ tục vận dụng và các nhóm tiêu chí ñược xây dựng ñể ñánh giá; 4- lựa chọn

các nghiệp vụ hoặc hoạt ñộng ñể ñánh giá; 5- Người thực hiện và người ñối chiếu; 6-

thời gian tiến hành các thủ tục.

Trong lộ trình dài hạn, ñể tăng tính hiệu quả KTNB, có thể xây dựng chương

trình kiểm toán cho cuộc kiểm toán liên kết. Chương trình cho cuộc kiểm toán này

cần dựa trên mục tiêu tiến hành kiểm toán, rủi ro xác ñịnh, thực trạng hoạt ñộng

KSNB, chọn mẫu ñối tượng kiểm toán. ðồng thời, cần xây dựng giấy tờ làm việc

thống nhất ngay từ khâu xây dựng chương trình kiểm toán.

3.4.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ.

180

3.4.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ phù hợp với quy mô

và ñặc trưng về liên kết của các tập ñoàn

KTNB là một chức năng thẩm ñịnh ñộc lập, một phương thức của kiểm tra

kiểm soát trong quản lý nhằm gia tăng giá trị cho hoạt ñộng quản lý. Với các doanh

nghiệp hoạt ñộng ở quy mô nhỏ và hoạt ñộng ñộng ñộc lập không có liên kết về vốn

công nghệ hay lao ñộng với các doanh nghiệp khác KTNB có thể không cần thiết phải

xây dựng, hoạt ñộng kiểm tra kiểm soát có thể dựa vào các hoạt ñộng ngoại kiểm.

Nhu cầu tổ chức KTNB càng tăng ñối với các doanh nghiệp khi quy mô hoạt

ñộng tăng, các mối liên kết ngày càng phức tạp, quan hệ sở hữu ngày càng ña dạng.

Kết quả khảo sát tại các tập ñoàn cho thấy chỉ có 15 ñơn vị thành viên bao gồm cả

công ty mẹ và công ty con trong các tập ñoàn có tổ chức KTNB, chi tiết ñược trình

bày trong Phụ lục 2.22. ðiều này cho thấy nhận thức về vài trò và tác dụng của

KTNB trong các tập ñoàn còn chưa tốt. Một số tập ñoàn còn cân nhắc nhiều giữa chi

phí và lợi ích ñem lại của KTNB dẫn ñến việc không tổ chức riêng bộ phận KTNB

trong công ty mẹ (2/8 công ty mẹ của các tập ñoàn) và có thể tổ chức KTNB nhưng

với tên gọi và chức năng có nhiều ñiểm khác biệt so với quan ñiểm hiện ñại về

KTNB (1/8 công ty mẹ). Hơn nữa, nhiều công ty con trong các tập ñoàn có quy mô

vốn lớn, liên kết phức tạp với nhiều ñơn vị khác cũng không tổ chức KTNB. (Phụ lục

2.22). Phân tích nguyên nhân của tình trạng này ñã ñược nêu rõ ở phần trên. Tuy

nhiên, có thể nhấn mạnh nguyên nhân lớn của tình trạng này là do nhận thức của nhà

quản lý và do kết quả trong giai ñoạn trước của KTNB cũng chưa ñáp ứng ñược yêu

cầu của quản lý.

Theo quan ñiểm của Tác giả, sự cần thiết tổ chức KTNB trong các công ty mẹ

của các tập ñoàn kinh tế là một yêu cầu mang tính khách quan và rất cấp thiết. ðối

với các công ty con cũng cần xây dựng KTNB. Theo kinh nghiệp quốc tế, tại các

nước có nền kiểm toán phát triển, KTNB thường ñược ñặt ra là một yêu cầu bắt buộc

trong các ñơn vị thành viên của tập ñoàn căn cứ vào quy mô vốn, lao ñộng, quy mô

doanh thu và tính ña dạng của các loại hình liên kết trong tập ñoàn.

ðối với các công ty mẹ và doanh nghiệp thành viên có quy mô lớn, liên kết ña

dạng cần xác ñịnh rõ ñịa vị của KTNB trong công ty. ðịa vị của bộ phận KTNB có

thể ñược thực hiện theo một trong các mô hình sau: (1) Bộ phận KTNB chịu sự chỉ

ñạo trực tiếp của uỷ ban kiểm toán trực thuộc hội ñồng quản trị. (2) Bộ phận KTNB

ñược tổ chức hoạt ñộng dưới sự chỉ ñạo của bộ máy ñiều hành tập ñoàn có thể là

181

tổng giám ñốc hoặc phó tổng giám ñốc. Trong những phân tích trước, tác giả ñã ñề

cập ñến việc tổ chức kiểm KTNB trong các tập ñoàn hiện nay chủ yếu ñều theo hình

thức thứ hai.

Theo cách tổ chức thứ nhất, Trong Hội ñồng quản trị của công ty, thiết thập

Uỷ ban kiểm toán. hiện nay trong một số doanh nghiệp thành viên của các tập ñoàn

có sự ñồng nhất về chức năng nhiệm vụ của ủy ban kiểm toán và ban kiểm soát.

Theo thông lệ quốc tế, ban kiểm soát do ñại hội cổ ñông lựa chọn có chức năng giám

sát hoạt ñộng của hội ñồng quản trị và bộ máy ñiều hành doanh nghiệp trong khi ñó

ủy ban kiểm toán lại là một bộ phận trong hội ñồng quản trị. Ban kiểm soát phải có

các thành viên ñộc lập (không phải là cổ ñông của công ty, không giữ các chức vụ

quản lý và cũng có thể không phải là người lao ñộng của công ty). Ban kiểm soát có

chức năng quy ñịnh trong Luật doanh nghiệp như giám sát hội ñồng quản trị, giám

ñốc hoặc tổng giám ñốc trong việc quản lý và ñiều hành công ty, kiểm tra tính hợp lý

hợp pháp và mức ñộ cẩn trọng trong quản lý ñiều hành kinh doanh, tổ chức kế toán.

Ủy ban kiểm toán có trách nhiệm ñiều hành hoạt ñộng của bộ phận KTNB và liên hệ

với tổ chức kiểm toán bên ngoài như kiểm toán ñộc lập và kiểm toán nhà nước.

KTNB khi tiến hành kiểm toán phải báo cáo kết quả kiểm toán cho cả ủy ban kiểm

toán và ban kiểm soát tùy thuộc vào phạm vi và ñối tượng kiểm toán. Mô hình này là

mô hình tương ñối phổ biến trên thế giới. Mô hình này ñảm bảo ñược tính ñộc lập

cao của KTNB. Tuy nhiên, mô hình này nếu ñược vận dụng ngay ở các tập ñoàn của

Việt Nam sẽ gặp phải một số vấn ñề sau:

Thứ nhất, Do hội ñồng quản trị tập ñoàn và ủy ban kiểm toán hoạt ñộng ñịnh

kỳ do ñó sự chỉ ñạo ñối với hoạt ñộng của KTNB sẽ không thể thực hiện thường

xuyên. Hơn nữa, bản thân hoạt ñộng này cũng tiềm ẩn rất nhiều yếu tố bất thường

phát sinh trong quá trình thực hiện do ñó, KTNB sẽ phải mất thời gian nhiều hơn khi

xin ý kiến của ủy ban kiểm toán.

Hai là, Hội ñồng quản trị và ủy ban kiểm toán thường hướng ñến những vấn

ñề lớn về chính sách mang tính dài hạn, những vấn ñề mang tính quyết sách và

chiến lược của doanh nghiệp trong khi ñó KTNB lại thực hiện ñối với cả các tác

nghiệp cụ thể. ðiều này có thể tạo "ñộ vênh" nhất ñịnh trong quá trình ñiều hành

hoạt ñộng của KTNB.

Ba là, Các tập ñoàn của Việt Nam hiện nay ñều xây dựng hoạt ñộng trên cơ

sở Luật Doanh nghiệp 2005 và theo Nghị ñịnh 111/2007/Nð-CP ngày 26/6/2007 của

182

Chính phủ về tổ chức quản lý doanh nghiệp theo hình thức công ty mẹ công ty con.

Theo các quy ñịnh này, ban kiểm soát tập ñoàn ñều có chức năng giám sát hoạt ñộng

ñối với hội ñồng quản trị, ban ñiều hành. Hơn nữa, các tập ñoàn của Việt Nam ñều

ñang tổ chức hoạt ñộng theo mô hình có các ban chức năng hỗ trợ tổng giám ñốc

trong ñiều hành tập ñoàn. Nếu như vậy, khi tổ chức hoạt ñộng KTNB trực thuộc ủy

ban kiểm toán hay ban kiểm soát sẽ tạo ra sự chồng chéo trong hoạt ñộng, mục tiêu

hoạt ñộng không rõ ràng.

Theo quan ñiểm của Tác giả, với những luận ñiểm trên, KTNB các tập ñoàn

của Việt Nam chỉ nên xây dựng theo mô hình này khi ñã có bước chuyển mô hình tổ

chức của các tập ñoàn từ mô hình hoạt ñộng hiện nay, có ban ñiều hành và công ty

mẹ không thực hiện kinh doanh sang mô hình hoạt ñộng mà bản thân công ty mẹ

cũng thực hiện các hoạt ñộng kinh doanh và không có ban ñiều hành. Lộ trình dài

hạn của các tập ñoàn Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng này. Khi ñó, vị trí của

KTNB sẽ ñược thực hiện hợp lý nhất khi trực thuộc ủy ban kiểm toán.

Theo cách tổ chức thứ hai, xét về quan hệ sở hữu thuần tuý trong các tập ñoàn

kinh tế nhà nước, cách thức tổ chức theo hình thức này làm giảm tính ñộc lập của

KTNB. Trách nhiệm cuối cùng trong thực hiện các hoạt ñộng trong doanh nghiệp

luôn là người lãnh ñạo cao nhất (ban giám ñốc trong ñó ñứng ñầu là tổng giám ñốc).

Do ñó, ñiểm không thuận lợi cho các KTVNB khi ñánh giá hoạt ñộng của một bộ

phận trong doanh nghiệp thành viên thì ñánh giá ñó cuối cùng cũng liên quan ñến

trách nhiệm quản lý của ban giám ñốc. ðiều này làm cho các kết luận của KTNB bị

giới hạn vì các kết luận này luôn ñược báo cáo cho ban giám ñốc. Tuy nhiên, xét trên

thực tế của các tập ñoàn của Việt Nam, mô hình này lại có nhiều ñiểm ưu việt và

tương thích với các ñiều kiện cụ thể của các tập ñoàn, cụ thể:

Thứ nhất, Mô hình này vẫn ñảm bảo ñược sự ñộc lập và tính quyền lực của

hoạt ñộng KTNB với những ñối tượng ñược kiểm toán. Thành viên hội ñồng quản trị

của các tập ñoàn hiện nay thực chất vẫn không phải là những chủ sở hữu thực sự của

các doanh nghiêp mà chỉ là ñại diện quyền sở hữu của Nhà nước. Hội ñồng quản trị

sẽ quyết ñịnh các vấn ñề mang tính quyết sách của doanh nghiệp. Ban giám ñốc là

những người trực tiếp ñiều hành từng hoạt ñộng, từng tác nghiệp trong ñơn vị. ðiều

ñó có nghĩa là khi tổ chức KTNB trực thuộc ban giám ñốc, tính ñộc lập và quyền lực

của KTNB vẫn ñược ñảm bảo khi trực thuộc bộ máy ñiều hành tác nghiệp cao nhất

của ñơn vị.

183

Thứ hai, KTNB có ñiều kiện thường xuyên tiếp cận với những vấn ñề phát

sinh trong quá trình hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, có ñiều kiện tốt hơn trong tư vấn

cho ban giám ñốc trong từng tác nghiệp cụ thể.

Thứ ba, mô hình này mang tính kế thừa từ cách thức xây dựng KTNB trong

các tổng công ty - tiền thân của các tập ñoàn kinh tế. Khi phát triển mô hình này, các

tập ñoàn sẽ có ñiều kiện tận dụng những gì ñã xây dựng và là ưu việt của bộ máy

KTNB cũ và hoàn thiện những tồn tại trong hoạt ñộng.

Thứ tư, KTNB xây dựng theo mô hình này sẽ tránh ñược sự chồng chéo trong

chức năng kiểm tra kiểm soát giữa KTNB và ban kiểm soát của các tập ñoàn. Ban

kiểm soát sẽ chỉ thực hiện ñánh giá tình hình thực hiện nghị quyết của Hội ñồng quản

trị. KTNB ñược xem là một chức năng ñánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, ñánh giá

tính trung thực thông tin và hiệu quả của hoạt ñộng trong ñơn vị, ñánh giá việc tuân

thủ pháp luật và qui ñịnh của các bộ phận trong ñơn vị.

Có thể thiết lập vị trí của bộ phận KTNB theo cách này như sau: Bộ phận

KTNB ñược tổ chức tại công ty mẹ trong bộ máy ñiều hành tập ñoàn. Cách thức ñặt

tên bộ phận này tuỳ thuộc vào từng tập ñoàn. Có thể sử dung tên gọi là Phòng KTNB

hoặc Ban KTNB. Ban KTNB phải ñộc lập với các bộ phận cần ñược kiểm toán và

phải ñược thông báo về khả năng xảy ra xung ñột lợi ích.

Sơ ñồ 3.1: Tổ chức KTNB chịu sự chỉ ñạo trực tiếp của tổng giám ñốc

Trưởng ban KTNB do tổng giám ñốc bổ nhiệm và xác ñịnh mức thù lao, có

trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên Ban giám ñốc (Tổng giám ñốc và các Phó tổng

HỘI ðỒNG QUẢN TRỊ

Các ban khác trong bộ máy ñiều hành

BAN KIỂM SOÁT

Ban KTNB

Tổng Giám ñốc

CÁC ðƠN VỊ THÀNH VIÊN

184

giám ñốc) kết quả kiểm toán và các vấn ñề liên quan ñến từng hoạt ñộng của doanh

nghiệp . Bên cạnh ñó Trưởng ban KTNB thiết lập mối quan hệ làm việc và báo cáo

công việc hàng ngày với Tổng Giám ñốc và báo cáo ñịnh kỳ với Hội ñồng quản trị.

Một bản sao của các báo cáo KTNB ñược gửi cho Tổng Giám ñốc. Thù lao của các

nhân viên KTNB sẽ do Hội ñồng quản trị và Ban giám ñốc thảo luận và thống nhất.

Khi xây dựng KTNB theo mô hình này cũng cần lưu ý ñến nguyên tắc nhằm

ñảm bảo tính ñộc lập và hiệu quả hoạt ñộng của KTNB. Chính vì vậy, KTNB sẽ chịu

sự chỉ ñạo trực tiếp của người lãnh ñạo cao nhất trong bộ máy ñiều hành doanh

nghiệp là tổng giám ñốc. Nếu phân công các phó tổng giám ñốc phụ trách KTNB sẽ

giảm hiệu quả và tính ñộc lập của KTNB.

Ban KTNB cần coi các bộ phận, các ñơn vị thành viên là "khách hàng” của

mình ñể cung cấp cho họ chất lượng dịch vụ tốt nhất và các khuyến nghị ñem lại lợi

ích. Nhằm mục ñích hỗ trợ cho tập ñoàn, ban KTNB cần ñóng vai trò là các nhà tư

vấn nội bộ cho các dự án hoạt ñộng sản xuất kinh doanh chính của tập ñoàn. Cách

thức này tương ñối phù hợp theo thông lệ quốc tế. Theo ñịnh nghĩa về KTNB của

IIA thì vai trò của KTNB không chỉ là ñánh giá ñưa ra ý kiến khách quan mà còn có

vai trò tư vấn.

Bằng phương pháp ñi từ trên xuống, Ban ðiều hành và lãnh ñạo các

phòng/ban luôn mong muốn KTNB hỗ trợ trong việc thực hiện trách nhiệm của mình

về kiểm soát nội bộ (ví dụ như quản lý rủi ro và môi trường kiểm soát) và trao ñổi

thông tin về các sáng kiến kinh doanh và các thông lệ quốc tế tốt nhất trong lĩnh vực

hoạt ñộng kinh doanh của tập ñoàn.

ðối với các công ty con có quy mô hoạt ñộng vừa và nhỏ, có thể không tổ

chức bộ phận KTNB. Tuy nhiên có thể thực hiện thuê ngoài tiến hành KTNB. ðây là

một vấn ñề cần xem xét kỹ trong các doanh nghiệp này. Khi khảo sát ñối với các

doanh nghiệp thành viên trong tập ñoàn, nhiều nhà quản lý (54%) trong tập ñoàn ñều

cho rằng hoạt ñộng thuê ngoài KTNB là không cần thiết (Phụ lục 2.22). Tuy nhiên,

việc chưa chấp nhận thuê ngoài KTNB cũng là một ñiều dễ hiểu khi ở Việt Nam

chưa có tiền lệ thực hiện việc này. Hơn nữa, khung pháp lý trong hoạt ñộng thuê

ngoài còn rất hạn chế: chưa có các chuẩn mực cho hoạt ñộng thuê ngoài, chưa có các

quy ñịnh hỗ trợ tài chính trong quy chế quản lý tài chính của các tập ñoàn trong hoạt

ñộng thuê ngoài.

185

Về liên hệ dọc, tổ chức KTNB tại công ty mẹ, dưới các công ty con có quy mô

lớn có thể tổ chức tổ KTNB hoặc với công ty con có quy mô nhỏ sẽ có KTVNB của

công ty mẹ ñặt tại công ty con. Tổ chức KTNB theo hình thức này kiểu nửa tập trung

nửa phân tán. Việc lựa chọn mô hình tổ chức KTNB phải phù hợp với ñiều kiện cụ

thể và ñáp ứng yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp thành viên trong tập ñoàn.

Nếu tổ chức kiểm toán theo mô hình tập trung sẽ ñảm bảo ñược tính khách quan

trong công tác KTNB nhưng lại khó khăn trong việc nắm ñược thực tế, công việc

kiểm toán có thể ñược thực hiện không thường xuyên và triệt ñể. Còn nếu tổ chức

theo mô hình phân tán, tại các ñơn vị thành viên tự tổ chức bộ phận KTNB thì hoạt

ñộng kiểm toán sẽ không ñảm bảo ñược tính khách quan. Do ñó, ñể phù hợp với ñiều

kiện thực tế của các tập ñoàn, ñồng thời ñảm bảo ñược tính khách quan và hiệu quả,

cách thức tổ chức phù hợp nhất là tổ chức KTNB theo mô hình hỗn hợp vừa tập

trung vừa phân tán. Cách thức tổ chức này cần ñược sự ủng hộ của các doanh nghiệp

trong tập ñoàn và phải ñược quy ñịnh trong quy chế kiểm toán của tập ñoàn. Hơn

nữa, trong các qui chế tài chính tập ñoàn cũng phải xây dựng cơ chế hoạt ñộng cho

loại hình kiểm soát này.

Tổ chức KTNB theo mô hình này có một số ưu ñiểm sau:

Một là, Khi các tập ñoàn thực hiện ña dạng hóa hình thức sở hữu và tiến hành

cổ phần hóa triệt ñể các doanh nghiệp thành viên, mô hình này sẽ dễ dàng chuyển ñổi

thành mô hình tổ chức KTNB phân tán.

Hai là, ðối với các ñơn vị thành viên hạch toàn phụ thuộc hoặc các ñơn vị

hành chính sự nghiệp, KTVNB của các công ty mẹ sẽ phát huy hiệu quả khi ñược ñặt

tại các ñơn vị thành viên. Khi ñó, KTVNB sẽ nắm bắt các vần ñề thường nhật tại ñơn

vị, có ý kiến kịp thời nhằm ñiều chỉnh hoạt ñộng và nâng cao hiệu quả.

Ba là, Cách thức này phù hợp với mô hình tổ chức của các tập ñoàn hiện nay.

Trong các tập ñoàn kinh tế, các quyết ñịnh của nhà quản lý công ty mẹ ñối với công

ty con ñều có sự hỗ trợ của ban chức năng hỗ trợ ñiều hành tập ñoàn.

Tuy nhiên, mô hình này cũng cần khắc phục một số hạn chế sau. Trước hết

nếu tổ chức theo mô hình này, số lượng KTVNB sẽ tương ñối lớn. Tập ñoàn Công

nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam bước ñầu ñã xây dựng theo mô hình này với 5

KTVNB ở công ty mẹ và 89 KTVNB ở công ty con. Mặc dù vậy, nhà quản lý tập

ñoàn và bộ phận KTNB của công ty mẹ trong tập ñoàn vẫn ñưa ra nhận ñịnh số

186

lượng KTVNB hiện nay vẫn còn thiếu. ðiều này ñòi hỏi các tập ñoàn phải có một kế

hoạch dài hạn ñể bổ sung lực lượng KTVNB, nhằm thu ñược hiệu quả tối ña từ mô

hình này. Hơn nữa, KTVNB của công ty mẹ thực hiện kiểm toán tại ñơn vị thành

viên sẽ gặp nhiều khó khăn do phản ứng của nhà quản lý và nhân viên ñơn vị thành

viên khi luôn bị kiểm tra kiểm soát. Ngoài ra, một khả năng rất lớn của mô hình này

là việc các KTVNB của công ty mẹ thực hiện kiểm tra kiểm soát tại công ty con

nhưng lại làm việc cùng các nhân viên khác sẽ làm mất tính ñộc lập của hoạt ñộng

này. Chưa kể ñến khả năng các KTVNB này có thể bị mua chuộc hoặc bị ñồng hóa

cách nhìn nhận theo cách nhìn của công ty con.

Theo mô hình này, tại văn phòng ñiều hành công ty mẹ, bộ phận KTNB ñược

xây dựng là một phòng ban kiểm toán riêng biệt, chỉ chịu sự quản lý và chỉ ñạo của

Ban giám ñốc. Nhân lực KTNB trong phòng này có thể phụ thuộc vào ñặc ñiểm của

từng doanh nghiệp. Bộ phận KTNB trong văn phòng tập ñoàn ñược coi là lực lượng

nòng cốt phát triển hoạt ñộng của KTNB toàn tập ñoàn. KTNB trong công ty mẹ có

thể ñược giao thêm quyền và trách nhiệm trong thiết kế các bộ phận KTNB cho các

ñơn vị thành viên. Các công ty con có thể thiết lập hoặc không thiết lập bộ phận

KTNB là tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và quy mô hoạt ñộng. Tập ñoàn nên xác

ñịnh các tiêu thức yêu cầu công ty con thành lập bộ phận KTNB. Các tiêu thức ñó có

thể là vốn ñiều lệ, doanh thu, số lượng các ñơn vị thành viên của công ty con, tổng số

cán bộ công nhân viên. Bộ phận KTNB tại các công ty con có thể ñược gọi là phòng

KTNB, tổ KTNB. Với những công ty con không ñạt các tiêu thức nêu trên nhưng

nắm giữ các lĩnh vực hoạt ñộng quan trọng hoặc là các mắt xích kinh doanh quan

trọng, tập ñoàn có thể cử một KTVNB của công ty mẹ xuống giám sát hoặc ñề cử

một KTVNB của công ty con ñó. KTVNB này có thể chỉ cần thực hiện các nội dung

mang tính tập hợp thông tin ban ñầu phục cụ cho các nội dung kiểm toán ñã ñược ñề

cập trong kế hoạch kiểm toán năm.

Về xác ñịnh quy mô của bộ phận kiểm toán: Số lượng nhân viên trong các bộ

phận KTNB trong tập ñoàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có thể xem xét

việc xác ñịnh quy mô của bộ phận KTNB căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, Số lượng nhân viên của phòng KTNB tập ñoàn có thể ñược xác

ñịnh căn cứ vào số lượng nhân viên, doanh thu trên báo cáo hợp nhất, tổng tài sản

trên báo cáo hợp nhất của toàn bộ tập ñoàn. Trong một nghiên cứu của Liên ñoàn Kế

187

toán quốc tế về KTNB, người ta ñã ñưa ra một gợi ý về quy mô của phòng KTNB

dựa trên các yếu tố doanh thu, tổng tài sản và tổng số nhân viên như bảng sau:

Bảng 3.1: Yêu cầu về kiểm toán viên

Số lượng kiểm toán viên Số cán bộ KTNB liên quan ñến quy mô của công ty Mức thấp Mức trung bình Mức cao

Doanh thu trên 1 tỷ USD 3,4 13,6 35,3

Tổng tài sản trên 1 tỷ USD 4,5 17,1 42,9

Tổng số trên 1000 nhân viên 0,2 1,0 4,1

(Nguồn: Nxb Tài chính (2000), KTNB hiện ñại)

Cách xác ñịnh trên hoàn toàn là một phép tính số học khách quan. Theo quan

ñiểm của Tác giả, việc xác ñịnh số lượng nhân viên KTNB trong từng doanh nghiệp

chịu ảnh hưởng của cả yếu tố khách quan và chủ quan của từng doanh nghiệp. Nếu

chỉ căn cứ vào các yếu tố khách quan, doanh nghiệp nên sử dụng tiêu thức số lượng

nhân viên của toàn tập ñoàn ñể xác ñịnh số kiểm toán viên. Theo bảng phân tích này

ở mức trung bình cứ 1000 nhân viên trong tập ñoàn thì phòng KTNB trong tập ñoàn

cần 1 KTVNB. Như vậy, có thể xác ñịnh số lượng nhân viên cần thiết của KTNB của

từng tập ñoàn kinh tế theo cách này theo quy mô lao ñộng. Ít nhất, chúng ta cũng có

một căn cứ ñể xác ñịnh số lượng nhân viên, tránh tình trạng "quy mô vượt quá khả

năng” hiện nay trong các bộ phận KTNB.

Thứ hai, Quy mô của bộ phận KTNB trong tập ñoàn còn phụ thuộc vào tính

ña dạng của các lĩnh vực kinh doanh trong tập ñoàn. Với những tập ñoàn mà các

ngành kinh doanh có mối liên hệ mật thiết và ñều liên hệ trực tiếp với ngành kinh

doanh chính thì số lượng KTVNB trong bộ phận này có thể giảm bớt nhưng nếu các

lĩnh vực kinh doanh của tập ñoàn ña dạng, ít có mối liên hệ với nhau thì số lượng

KTVNB càng cần nhiều hơn.

Thứ ba, Khu vực ñịa lý hoạt ñộng của tập ñoàn. Nếu các ñơn vị trong tập

ñoàn hoạt ñộng tập trung tại một khu vực nhất ñịnh có khoảng cách ñịa lý không

quá xa thì số lượng KTVNB cũng có thể giảm bớt. Tuy nhiên, các tập ñoàn kinh tế

của Việt Nam ñều có khu vực hoạt ñộng phân tán, xu hướng phát triển mở rộng

không những trong nước mà trong cả khu vực và quốc tế do ñó số lượng KTVNB

càng cần nhiều hơn.

188

ðiều ñộng KTVNB trong tập ñoàn: ðể tăng tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí,

có thể thực hiện ñiều ñộng KTVNB của các ñơn vị khác nhau nhưng có chuyên môn

phù hợp ñể phối hợp kiểm toán. Cách làm này thường tiết kiệm một khoản chi phí

ñáng kể phục vụ cho KTNB. Hơn nữa, cách làm này tạo ra một sự kiểm soát chéo về

chất lượng của hoạt ñộng kiểm toán. Hoặc có thể ñiều ñộng KTVNB ở doanh nghiệp

thành viên này sang KTNB tại doanh nghiệp thành viên khác.

Về phân chia trách nhiệm và nhiệm vụ trong bộ phận KTNB. Tuỳ vào ñặc ñiểm

riêng của từng tập ñoàn ñể phân chia trách nhiệm trong bộ máy KTNB. Việc phân chia

trách nhiệm trong bộ phận KTNB có thể theo phạm vi hoạt ñộng (khu vực bắc, trung,

nam…) hoặc theo lĩnh vực hoạt ñộng. Nếu phân chia theo khu vực ñịa lý sẽ giảm thiểu

chi phí ñi lại, không tốn nhiều thời gian của kiểm toán viên nhưng tính chuyên môn

hoá trong công việc không cao. Còn nếu phân chia theo lĩnh vực hoạt ñộng thì nâng

cao ñược tính chuyên môn hoá nhưng là không hiệu quả khi kiểm toán viên phải ñi lại

quá nhiều. Với những tập ñoàn mà các lĩnh vực hoạt ñộng ña dạng, mang tính chuyên

biệt, bắt buộc phải phân chia công việc kiểm toán theo lĩnh vực. ðối với tập ñoàn mà

các lĩnh vực hoạt ñộng có mối quan hệ mật thiết có thể phân chia trách nhiệm và công

việc theo khu vực. Với các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam, do chuyển từ mô hình hoạt

ñộng của tổng công ty thành tập ñoàn do ñó các tập ñoàn này ñã có sẵn các doanh

nghiệp thành viên hoạt ñộng trong cũng một lĩnh vực kinh doanh chính. Ngoài ra, các

tập ñoàn này cũng ñi theo xu hướng ña ngành, ña lĩnh vực nên rất nhiều tập ñoàn ñã

mở rộng sang những lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới. Ví dụ như Tập ñoàn ðiện lực

quốc gia có lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất và cung ứng ñiện nhưng lại có

doanh nghiệp thành viên hoạt ñộng trong lĩnh vực viễn thông (EVN Telecom). Do ñó,

giải pháp mà tác giả ñề xuất là trong phòng hoặc ban KTNB của các tập ñoàn sẽ ñược

phân chia trách nhiệm cả theo khu vực ñịa lý và cả theo khối chức năng hoạt ñông của

tập ñoàn.

Trong ban hoặc phòng KTNB cũng phân chia thành hai nhóm thực hiện các

chức năng khác nhau: chức năng thực hiện nghiệp vụ và chức năng thiết lập chính

sách và bảo ñảm chất lượng. Với nhóm thứ hai phụ trách chính sách và ñảm bảo chất

lượng có thể thực hiện những công việc cụ thể như ñào tạo, cập nhật kiến thức cho

các KTVNB trong cả công ty mẹ và các công ty con, ñánh giá chất lượng hoạt ñộng

KTNB. Liên kết bên trong của bộ phận KTNB ñược mô tả tại Sơ ñồ 3.2.

189

Sơ ñồ 3.2: Cấu trúc bộ phận KTNB theo khối chức năng và khối hỗ trợ

Nhằm tối ưu hoá tính ñộc lập, chức năng tác nghiệp và phi tác nghiệp của

phòng KTNB phải ñược tách biệt hoàn toàn. Chức năng thực hiện nghiệp vụ sẽ thực

hiện công việc kiểm toán dựa trên cơ sở phương pháp luận KTNB do bộ phận Phát

triển Kiểm toán thiết lập.

3.4.2.2. Hoàn thiện tổ chức nhân sự kiểm toán nội bộ

Hoàn thiện bộ máy tổ chức chỉ có thể ñạt ñược hiệu quả nếu các yếu tố cấu

thành bộ máy ñược tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Các yếu tố cấu thành

bộ máy chính là nhân sự KTNB. Về nhân sự KTNB, có thể hướng ñến hoàn thiện

một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, ðảm bảo trình ñộ chuyên môn nghiệp vụ của KTVNB ngay từ khâu

tuyển dụng: KTVNB trong các tập ñoàn hiện nay chủ yếu là các kiểm toán viên ñộc

lập hoặc các cán bộ tài chính kế toán có kinh nghiệp sang làm KTNB. ðiều này dẫn

ñến xu hướng tiến hành KTNB chủ yếu là kiểm toán báo cáo tài chính, quy trình thực

hiện thường tương tự như quy trình của kiểm toán ñộc lập. Ngoài ra, các bộ phận

KTNB của các tập ñoàn hiện nay chưa ñặt chuẩn cho các KTVNB về bằng cấp- trình

ñộ nghiệp vụ, chứng chỉ nghề nghiệp hay các kỹ năng ñể trở thành KTVNB. Hiện

nay, KTNB trong các doanh nghiệp thành viên tập ñoàn chỉ mới ñặt ra yêu cầu là có

Trưởng Phòng KTNB

Trưởng Nhóm Phát

triển Kiểm toán và chính

sách

Trưởng Nhóm

KTNB về lĩnh vực

chuyên biệt 1

Trưởng Nhóm

KTNB về lĩnh vực chuyên biệt 1

Trưởng Nhóm

ðảm bảo Chất lượng

Trưởng Nhóm KTNB Vùng II

Trưởng Nhóm KTNB Vùng II

Kiểm toán

chung

Kiểm toán lĩnh

vực Hð

Kiểm toán

chung

Kiểm toán lĩnh vực Hð

Trưởng Nhóm KTNB

Vùng III

Kiểm toán

chung

Kiểm toán

lĩnh vực Hð

Chức năng thực hiện nghiệp vụ

Chức năng thiết lập chính sách và bảo ñảm chất lượng

190

trình ñộ nghiệp vụ về kế toán kiểm toán nhưng chưa có quy ñịnh riêng của tập ñoàn

về trình ñộ chuyên môn nghiệp vụ liên quan ñến lĩnh vực hoạt ñộng của tập ñoàn hay

doanh nghiệp thành viên. Do ñó, khi tuyển dụng thêm kiểm toán viên mới cần phải

lựa chọn những người ñáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

Một là, ðáp ứng các yêu cầu của Nhà nước và quy ñịnh riêng của tập ñoàn

trong tuyển dụng KTVNB, như quy ñịnh trong Quyết ñịnh số 832-TC/Qð/CðKT

ngày 28-10-1998 của Bộ Tài chính và Thông tư 171/1998/TT-BTC ngày 22-12-

1998.

Hai là, Có kinh nghiệp và trình ñộ chuyên môn về lĩnh vực hoạt ñộng kinh

doanh của tập ñoàn. Có thể, những kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh sẽ ñược

huấn luyện và bổ sung cho các KTVNB chứ không nhất thiết ñòi hỏi ngay từ ban

ñầu.

Ba là, Về ñạo ñức nghề nghiệp: KTVNB phải là người trung thực, thận trọng,

kiên trì, chịu khó, chưa từng bị kỷ luật trong công việc và luôn có ý thức phấn ñấu

hoàn thành công việc ñược giao. Ngoài ra, KTVNB phải là người biết giữ bí mật

thông tin, tuân thủ tốt các quy ñịnh, có thể làm việc ñộc lập hoặc theo nhóm, có quan

ñiểm riêng rõ ràng trong công việc.

Thứ hai, Duy trì năng lực chuyên môn và ñạo ñức nghề nghiệp trong quá

trình kiểm toán làm việc: Về duy trì năng lực chuyên môn, KTNB trong các tập ñoàn

ñều chưa có yêu cầu số giờ bồi dưỡng nghiệp vụ liên tục (CPE- Continuous

Professional Education ). ðể duy trì và phát triển các KTVNB, bắt kịp với những

thay ñổi của môi trường kinh doanh và chính sách tài chính kế toán, KTVNB phải

liên tục rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên yêu cầu ñó chưa ñược ñặt ra

thành một quy ñịnh trong KTNB các tập ñoàn hiện nay. Các tập ñoàn có thể ñưa ra

số giờ bồi dưỡng nghiệp vụ liên tục cho mỗi KTVNB. Ở Mỹ, các công ty thường ñặt

ra số giờ bồi dường nghiệp vụ liên tục khoảng 80 giờ một năm cho các KTVNB.

Các tập ñoàn phải ñặt ra các yêu cầu về cấp bậc nghề nghiệp và yêu cầu các

KTVNB bắt buộc phải tham gia ñánh giá chuyên môn theo các cấp bậc nghề nghiệp

trong phòng hoặc ban KTNB. Ngoài ra, bộ phận KTNB cần cử nhân viên tham gia

các khoá tập huấn ñào tạo hoặc mời chuyên gia ñến giảng dạy, hướng dẫn. Bộ phận

KTNB ở công ty mẹ có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ của KTNB ở công ty con,

191

ñến lượt bộ phận KTNB ở công ty con lại tiếp tục hướng dẫn nghiệp vụ cho công ty

thành viên của mình.

Các tập ñoàn cần thiết kế các quy ñịnh về tuân thủ ñạo ñức nghề nghiệp. Tất

cả các KTVNB phải ký vào bản cam kết tuân thủ các Quy tắc ðạo ñức Nghề nghiệp

khi gia nhập Phòng KTNB và hàng năm phải ký lại. Trưởng Phòng KTNB phải giám

sát hành vi, thái ñộ và công việc của mỗi kiểm toán viên trong việc tuân thủ Quy tắc

ðạo ñức Nghề nghiệp và tiến hành ñiều tra trong trường hợp có biểu hiện vi phạm.

Những vi phạm Quy tắc ðạo ñức Nghề nghiệp sẽ ñược ñánh giá và xử lý theo

các chính sách và quy trình quản lý nhân sự của tập ñoàn. Một hành vi cụ thể nào ñó

chưa ñược ñề cập trong Quy tắc ðạo ñức Nghề nghiệp cũng có thể là hành vi không

thể chấp nhận ñược hoặc làm mất uy tín, và do ñó, tất cả các KTVNB có thể chịu kỷ

luật ñối với những vi phạm của mình.

Ba là, Các tập ñoàn có thể thuê kiểm toán viên bên ngoài thực hiện KTNB dưới

dạng các giám ñịnh viên kế toán. Các tập ñoàn kiểm toán hiện nay mới chỉ xây dựng

các bộ phận KTNB trong ñơn vị thành viên chủ yếu dưới mô hình tổ chức là các

phòng, ban, tổ KTNB còn rất ít sử dụng mô hình giám ñịnh viên kế toán. Các tập ñoàn

thuộc ñối tượng nghiên cứu của luận án ñều là các tập ñoàn nhà nước do ñó việc xây

dựng KTNB chỉ theo mô hình phòng, ban, nhóm KTNB mà không xây dựng theo

dạng giám ñịnh viên kế toán là một ñiểm hạn chế cần khắc phục. Các kiểm toán viên

bên ngoài có thể là kiểm toán viên ñộc lập am hiểu về lĩnh vực hoạt ñộng của tập ñoàn

có kinh nghiệm về KTNB. Các kiểm toán viên ñộc lập khi trở thành các giám ñịnh

viên kế toán của các doanh nghiệp trong tập ñoàn sẽ có những ưu thế nhất ñịnh về kỹ

năng chuyên môn và về tính ñộc lập. ðối với các tập ñoàn kinh tế nhà nước, các giám

ñịnh viên kế toán có thể là các kiểm toán viên nhà nước ñược cử xuống các tập ñoàn

làm giám sát thường trực. Tuy nhiên, ñể thực hiện ñược ñiều này, nhà nước phải có

quy chế hoạt ñộng của kiểm toán nhà nước quy ñịnh việc các kiểm toán viên nhà nước

thực hiện KTNB.

Bốn là, Thực hiện luân chuyển cán bộ: Kiểm toán là nghề nghiệp ñòi hỏi tính

ñộc lập cao của người thực hiện. ðặc biệt với các KTVNB, vị trí công tác và môi

trường hoạt ñộng rất dễ ảnh hưởng ñến tính ñộc lập của họ. Không thể ñòi hỏi các

KTVNB không có bất kỳ mối liên hệ nào với các ñơn vị ñược kiểm toán. Về bản

chất, KTVNB cũng chỉ là nhân viên trong tập ñoàn do ñó không tránh khỏi có những

mối quan hệ ñồng nghiệp với các nhân viên ở các bộ phận khác. Vì vậy, có thể luân

192

chuyển cán bộ làm KTVNB giữa các ñơn vị thành viên làm giảm khả năng phát sinh

các nhân tố ảnh hưởng ñến tính ñộc lập của KTVNB.

3.4.2.3. Hoàn thiện mối liên hệ của kiểm toán nội bộ với kiểm toán bên ngoài

ðối với kiểm toán nhà nước: Các tập ñoàn kinh tế nhà nước sẽ trở thành

khách thể của hoạt ñộng kiểm toán nhà nước theo Luật kiểm toán nhà nước. Khi

ñược gửi kế hoạch kiểm toán và quyết ñịnh kiểm toán của kiểm toán nhà nước,

KTNB sẽ phân công người phối hợp công việc với kiểm toán viên nhà nước. KTNB

có trách nhiệm trợ giúp kiểm toán nhà nước trong cả khâu lập kế hoạch, thực hiện kế

hoạch, kết thúc kế hoạch kiểm toán và phối hợp việc giám sát thực hiện kiến nghị

của kiểm toán nhà nước.

ðối với kiểm toán ñộc lập: ðiều 10 Nghị ñịnh số 105/2004/Nð-CP ngày 30-

03-2004 của Chính phủ quy ñịnh về hoạt ñộng của kiểm toán ñộc lập trong nền kinh

tế quốc dân quy ñịnh bắt buộc báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp nhà

nước phải ñược kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán ñộc lập. Trong những năm

qua, các tập ñoàn ñã giao cho Giám ñốc các ñơn vị thành viên trong tập ñoàn thông

qua tư vấn của KTNB ñơn vị thành viên chủ ñộng ñàm phán, ký kết hợp ñồng kiểm

toán báo cáo tài chính với các Công ty kiểm toán ñộc lập. Trong quá trình thực hiện,

ñể nâng cao chất lượng của kết luận của kiểm toán ñộc lập, khi ñánh giá tư vấn lựa

chọn kiểm toán ñộc lập ñể trình Ban kiểm soát và Ban giám ñốc phê duyệt, KTVNB

cần thực hiện những lưu ý sau:

Một là, Về phương thức lựa chọn công ty kiểm toán, các doanh nghiệp thành

viên trong các tập ñoàn thường thực hiện theo cách ñàm phán trực tiếp với một công

ty kiểm toán ñộc lập theo mức phí tối ña quy ñịnh của các tập ñoàn chứ chưa thực

hiện mời nhiều công ty kiểm toán ñể chọn môt công ty kiểm toán ñáp ứng tốt nhất về

thời gian thực hiện, phạm vi thực hiện và phí kiểm toán. ðể thực hiện ñược ñiều này,

bộ phận KTNB trong các tập ñoàn cần ñánh giá dịch vụ các công ty kiểm toán và lựa

chọn các công ty kiểm toán ñộc lập phù hợp, lên danh sách gửi thư mời kiểm toán.

Danh sách này sẽ ñược Tổng giám ñốc hoặc Ban kiểm soát phê duyệt.

Hai là, Xét về bản chất, các công ty kiểm toán ñộc lập cũng chỉ thực hiện dịch

vụ cho các doanh nghiệp thành viên của tập ñoàn do ñó KTNB cũng có trách nhiệm

ñánh giá chất lượng của kiểm toán ñộc lập. ðể có thể ñánh giá hoạt ñộng của kiểm

toán ñộc lập, KTNB công ty mẹ có thể xuống làm việc trực tiếp với kiểm toán ñộc

193

lập khi họ thực hiện công việc tại ñơn vị thành viên. Việc ñánh giá này nhằm mục

ñích bổ nhiệm, tái bổ nhiệm hoặc lựa chọn những công ty kiểm toán ñộc lập khác tốt

nhất cho kỳ kiểm toán sau.

Ba là, Về xác ñịnh mức phí kiểm toán: Hiện tại Nhà nước chưa quy ñịnh mức

giá phí kiểm toán báo cáo tài chính và bản thân các công ty kiểm toán cũng chưa có

ñơn vị nào xây dựng ñược dự toán về giá phí kiểm toán. Việc xác ñịnh mức phí kiểm

toán khi ký kết hợp ñồng kiểm toán báo cáo tài chính thường do các ñơn vị thành

viên và các công ty kiểm toán tự thoả thuận. Mức phí thuê kiểm toán ñộc lập hiện

nay trong các tập ñoàn cho tất cả các ñơn vị thành viên tương ñối lớn và không ñồng

nhất về cơ sở tính. Do ñó, ñể tiết kiệm chi phí và nguồn lực trong các tập ñoàn

KTNB có thể xây dựng một mức phí trần cho việc thuê kiểm toán ñộc lập. Có thể

xây dựng mức tính phí kiểm toán trần theo ñơn giá theo giờ kiểm toán và thời gian

tối ña kiểm toán dự tính của KTNB.

ðối với các tổ chức nghề nghiệp: KTVNB cần tăng cường tham gia vào các

hiệp hội trong nước và quốc tế ñể nhằm cập nhật với những phát triển mới nhất của

thông lệ KTNB và thông lệ quốc tế tốt nhất. Ví dụ như Hiệp hội Kiểm toán viên ðộc

lập (IIA), Hiệp hội Kiểm soát và Kiểm toán Hệ thống Thông tin (ISACA), Hiệp hội

Kiểm tra viên Gian lận Công chứng (ACFE),v.v… Hiện nay, một số tổ chức hiệp hội

nghề nghiệp này có tổ chức thi cấp chúng chỉ kiểm toán viên tại Việt Nam. ðây là cơ

hội tốt cho các kiểm toán viên cập nhật kiến thức về KTNB theo thông lệ quốc tế.

3.5. KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM

TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC TẬP ðOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

3.5.1. ðối với cơ quan nhà nước

Các văn bản pháp lý của nhà nước về KTNB hiện nay còn rất thiếu, chưa

ñồng bộ và tính khả thi còn chưa cao. Có thể dẫn chứng văn bản quy ñịnh về KTNB

trong các doanh nghiệp nhà nước như Quyết ñịnh 832/TC/Qð/CðKT ngày 28-10-

1997 ban hành kèm theo quy chế KTNB, Thông tư 52/1998/TT-BTC ngày 16-04-

1998 hướng dẫn tổ chức KTNB tại doanh nghiệp nhà nước, Thông tư 171/1998/TT-

BTC ngày 22-12-1998 thay thế Thông tư số 52/1998/TT-BTC, và trong các tổ chức

tín dụng như Quyết ñinh số 37/2006/Qð-NHNN của Thống ñốc Ngân hàng nhà nước

ngày 01-08-2006 ban hành Quy chế KTNB trong tổ chức tín dụng. Các văn bản pháp

lý này chỉ ñưa ra các hướng dẫn sơ bộ về tổ chức bộ máy, lĩnh vực hoạt ñộng, ñiều

194

kiện của KTVNB, quy trình thực hiện KTNB, phương pháp KTNB. So sánh với các

thông lệ quốc tế về kiểm toán như Chuẩn mực KTNB do IIA ban hành, Hướng dẫn

thi hành Turnbull (Turnbull Giude) theo ðạo luật Combined Code của Vương quốc

Anh, ðạo luật Sarbanes Oxley, Tác giả nhận thấy khung pháp lý của Việt Nam còn

có những hạn chế sau:

Một là, Chưa có ñịnh nghĩa chính thức về KTNB trong các văn bản pháp luật.

Hai là, Chưa ñưa ra phương pháp tiếp cận khi thực hiện kiểm toán theo một

thông lệ chung trong các doanh nghiệp, chưa có quy ñịnh cụ thể về kiểm soát chất

lượng hoạt ñộng KTNB. Hiện nay chỉ có Quyết ñinh 37/2006/Qð-NHNN của Thống

ñốc Ngân hàng nhà nước ngày 01-08-2006 ban hành Quy chế KTNB trong tổ chức

tín dụng có ñề cầp ñến phương pháp tiếp cận của KTNB. Tuy nhiên, quyết ñịnh này

chỉ có ñối tượng áp dụng là các tổ chức tín dụng, các ñối tượng khác chưa có quy

ñịnh cụ thể về những nội dung này.

Hơn nữa, với các tập ñoàn kinh tế, chưa có quy chế hoạt ñộng và kiểm soát

hoạt ñộng các tập ñoàn này gây những khó khăn không nhỏ cho KTNB trong các tập

ñoàn. Khi chưa có cơ chế quản lý nhà nước thì chưa thể xây dựng quy chế quản lý tài

chính trong tập ñoàn một cách hoàn thiện. Trong khi ñó, quy chế tài chính lại là cơ

sở pháp lý cho thực hiện tất cả các nội dung của KTNB trong tập ñoàn.

Trên cơ sở này, Tác giả ñưa ra một số ñề xuất sau với các cơ quan nhà nước:

Thứ nhất, Nhà nước cần nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các văn bản pháp

luật về KTNB trong ñó cần ưu tiên các nội dung về tổ chức bộ máy và về phương

pháp tiếp cận của KTNB. Việc ban hành này sẽ tạo cơ sở cho hoạt ñộng KTNB, thay

ñổi nhận thức của những người làm quản lý trong các doanh nghiệp nói chung và

trong các tập ñoàn kinh tế nhà nước nói riêng.

Bộ Tài chính cần sớm ban hành các chuẩn mực KTNB bao gồm các chuẩn

mực ñối với bộ phận KTNB và chuẩn mực ñối với KTVNB. Khi hình thành các hiệp

hội nghề nghiệp về KTNB, có thể giao cho hiệp hội nghề nghiệp soạn thảo và ban

hành chuẩn mực KTNB.

Thứ hai, Các cơ quan nhà nước cần ñẩy nhanh tiến ñộ xây dựng hệ thống

pháp luật, sớm ban hành quy ñịnh nhà nước về quản lý tập ñoàn kinh tế nhà nước và

hoạt ñộng của các tập ñoàn kinh tế nhà nước. Cho ñến hiện nay, có rất nhiều văn bản

195

pháp luật về tập ñoàn kinh tế nhà nước vẫn còn ở khâu dự thảo hoặc ở khâu xin ý

kiến góp ý.

Thứ ba, Tạo cơ sở pháp lý cho các KTVNB chuyên nghiệp hoạt ñộng. KTNB

ñang rất phát triển theo ba khía cạnh sau: phát triển KTNB như một tổ chức thể hiện ở

sự hình thành một bộ phận ñộc lập trong ñơn vị, phát triển như một chức năng thể hiện

ở việc KTNB hướng vào tất cả các hoạt ñộng của doanh nghiệp, sự phát triển như một

nghề nghiệp thể hiện ở chỗ KTNB ở nhiều quốc gia tổ chức thi tuyển chuyên môn và

cấp chứng chỉ. Do ñó, Nhà nước cần tạo khung pháp lý cho hoạt ñộng của các

KTVNB chuyên nghiệp như các văn bản quy ñịnh về hoạt ñộng của KTNB giống như

cách thức quy ñịnh trong Nghị ñịnh của chính phù về Kiểm toán ñộc lập. Ngoài ra, nhà

nước cần khuyến khích thành lập các hiệp hội nghề nghiệp KTNB.

3.5.2. ðối với các tập ñoàn kinh tế

Nội dung kiến nghị này chủ yếu hướng ñến các kiến nghị với lãnh ñạo của các

tập ñoàn hiện nay, bao gồm:

Thứ nhất, Các tập ñoàn kinh tế cần sớm xây dựng và hoàn thiện các quy ñịnh

cho bộ phận KTNB và cho KTVNB. Trên cơ sở các văn bản pháp luật về KTNB, các

tập ñoàn kinh tế cần xây dựng Quy chế KTNB làm cơ sở thực hiện kiểm toán. ðối

với các tập ñoàn kinh tế nhà nước, cần ñiều chỉnh ngay nội dung của các văn bản

pháp lý ñã ban hành trong mô hình hoạt ñộng cũ là tổng công ty. ðặc biệt, các Quy

chế KTNB, Quy chế tài chính của tổng công ty cần phải thay ñổi lại.

Thứ hai, ðể tạo sự phát triển hài hoà và ñồng bộ trong tổ chức bộ máy, cần có

kế hoạch chiến lược về phát triển KTNB trong tập ñoàn. Kế hoạch này sẽ ñược coi là

căn cứ phát triển kiểm toán trên cả hai mặt là tổ chức bộ máy KTNB và tổ chức công

tác KTNB. Trong kế hoạch này, cần xác ñịnh khoảng thời gian cần thiết cho từng nội

dung thực hiện.

Thứ ba, Thực hiện phân công trách nhiệm hợp lý trong bộ máy lãnh ñạo phụ

trách các chức năng thực hiện và chức năng kiểm soát. Các tập ñoàn cần xác ñịnh lộ

trình thay ñổi có cấu tổ chức của KTNB. Trước tiên, phải tách bộ phận KTNB ra

khỏi các bộ phận chức năng khác của ñơn vị như bộ phận kế toán, bộ phận thống kê,

bộ phận thanh tra. Sau ñó, thiết lập cơ chế hoạt ñộng của KTNB trực thuộc Hội ñồng

quản trị. ðể làm ñược ñiều ñó, cần có những thành viên ñộc lập trong Hội ñồng quản

trị và ban kiểm soát.

196

Thứ tư, Các tập ñoàn cần chú ý bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của kiểm

toán phục vụ cho công tác KTNB cả về số lượng và chất lượng. Các tập ñoàn cần

xây dựng chiến lược về nhân sự ñối với bộ phận KTNB, chủ ñộng ñào tạo, bồi dưỡng

nghiệp vụ cho các KTVNB. Hơn nữa, cần xác ñịnh các quy chế tuyển dụng nhân sự

kiểm toán phù hợp và ñảm báo chất lượng kiểm toán. Hơn nữa, cần xây dựng chính

sách ñãi ngộ thoả ñáng với KTVNB.

3.5.3. ðối với các tổ chức nghề nghiệp

Hiện nay, vẫn chưa có tổ chức Hiệp hội nghề nghiệp riêng cho KTVNB trong

khi nhu cầu trao ñổi thông tin, bổ sung kiến thức của các KTVNB ngày càng lớn.

Hơn nữa, sự phát triển kinh tế thúc ñẩy sự phát triển về số lượng của ñội ngũ

KTVNB. Hiện nay, ñể trao ñổi thông tin và kiến thức, các KTVNB chủ yếu sử dụng

các diễn ñàn trên mạng. Việc lập các nhóm KTVNB hoạt ñộng trong các doanh

nghiệp ñể trao ñổi nghiệp vụ cũng hoàn toàn mang tính tự phát. Do ñó, ñòi hỏi các tổ

chức hiệp hội nghề nghiệp phải xem xét việc hình thành một tổ chức hiệp hội riêng

cho KTVNB ở Việt Nam. Về mặt nguyên tắc, các KTVNB là những người hành

nghề kế toán kiểm toán nên ñều có thể trở thành hội viên Hội kế toán Việt Nam

(VAA). Tuy nhiên, theo quan ñiểm của Tác giả, VAA hoàn toàn có thể tổ chức Hội

KTVNB Việt Nam trực thuộc VAA nhằm tạo ñiều kiện cho các KTVNB trao ñổi

kinh nghiệm và còn có thể quản lý về hành vi ñạo ñức nghề nghiệp của hội viên.

Hơn nữa, kiểm soát chất lượng KTNB không chỉ là nhiệm vụ ñặt ra ñối với

bản thân KTNB các tập ñoàn mà cần có sự phối hợp của hiệp hội nghề nghiệp

KTVNB. Hiệp hội sẽ ñưa ra các cơ chế kiểm soát, vận hành cơ chế kiểm soát ñó một

cách hữu hiệu và tạo ñiều kiện cho KTNB các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm

KTNB của các nước trên thế giới.

Kết luận chương 3

Các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam ñang ñứng trước nhiều thử thách và vận

hội. Hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh toàn cầu, môi trường kinh doanh luôn thay

ñổi là những thách thức không nhỏ ñối với các tập ñoàn. Mặc dù có nhiều thành tựu

và ñóng góp ñáng kể cho nền kinh tế quốc dân song các tập ñoàn không tránh khỏi

nhiều hạn chế: hoạt ñộng kinh doanh chưa hiệu quả, các chương trình dự án chưa xây

dựng một cách thấu ñáo, ña dạng hóa kinh doanh tham giam vào nhiều ngành mới

nhiều rủi ro, tổn thất tài sản do quản lý kém còn xảy ra. Trong luận án, tác giả ñã ñưa

197

ra khẳng ñịnh về vai trò của các tập ñoàn kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. ðồng

thời tác giả cũng ñề cập ñến quan ñiểm hoàn thiện và ñịnh hướng phát triển của các

tập ñoàn kinh tế.

Hoàn thiện tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế Việt Nam là một yêu

cầu cấp thiết khi KTNB của các tập ñoàn hiện nay còn chưa ñáp ứng hiệu quả yêu

cầu của quản lý. Trên cơ sở nghiên cứu những ñặc ñiểm của các tập ñoàn kinh tế của

Việt Nam, ñặc biệt nhấn mạnh ñến những ñiểm khác biệt của tập ñoàn kinh tế với

các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, giữa các tập ñoàn của Việt Nam

với các tập ñoàn kinh tế trên thế giới, Luận án ñã tập trung vào các giải pháp nhằm

hoàn thiện tổ chức KTNB tạo tính linh hoạt trong hoạt ñộng và thu ñược hiệu quả

cao nhất. Các giải pháp quan trọng ñược ñề cập trong Luận án gồm:

Một là, Liên kết các loại hình kiểm toán thích ứng với từng loại hình doanh

nghiệp thành viên của tập ñoàn. Trong ñó, kiểm toán hoạt ñộng ñược xem là lĩnh vực

hoạt ñộng then chốt và chủ yếu làm gia tăng giá trị. Luận án cũng nhấn mạnh ñến

tính linh hoạt trong KTNB tại các tập ñoàn của Việt Nam khi có nhiều loại hình

doanh nghiệp thành viên, ñặc biệt có cả các ñơn vị hạch toán phụ thuộc.

Hai là, Thay ñổi hướng tiếp cận ñối tượng kiểm toán ñể phù hợp với xu hướng

phát triển mới của KTNB hiện ñại. Hướng tiếp cận sẽ ñược chuyển ñổi dần từ tiếp

cận theo phương pháp truyền thống thông qua tiếp cận, ñánh giá hệ thống kiểm soát

nội bộ sang hướng tiếp cận dựa trên ñánh giá rủi ro. Các giải pháp về quy trình thực

hiện KTNB, xây dựng chương trình kiểm toán… ñều ñược phát triển theo hướng tiếp

cận này.

Ba là, Lựa chọn mô hình tổ chức KTNB phù hợp với các tập ñoàn kinh tế của

Việt Nam trong ñó có phân tích ñến các mối quan hệ của KTNB với Hội ñồng quản

trị, ban kiểm soát, ban giám ñốc và các bộ phận chức năng khác trong tập ñoàn.

ðồng thời cũng ñưa ra giải pháp tổ chức KTNB trong từng loại hình doanh nghiệp

thành viên, ñối với công ty mẹ, công ty con có quy mô lớn và công ty con có quy mô

hoạt ñộng vừa và nhỏ.

ðể tạo ñiều kiện thực hiện các giải pháp, Luận án cũng ñưa ra kiến nghị với

cơ quan nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp nhằm tạo tiền ñề phát triển KTNB trong các

tập ñoàn.

198

KẾT LUẬN

Các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam ñang ñứng trước nhiều thử thách và vận

hội. Hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh toàn cầu, môi trường kinh doanh luôn thay

ñổi là những thách thức không nhỏ ñối với các tập ñoàn. Mặc dù có nhiều thành tựu

và ñóng góp ñáng kể cho nền kinh tế quốc dân song các tập ñoàn không tránh khỏi

nhiều hạn chế: hoạt ñộng kinh doanh chưa hiệu quả, các chương trình dự án chưa xây

dựng một cách kỹ lưỡng trên nhiều giác ñộ, ña dạng hóa kinh doanh, tham gia vào

nhiều ngành mới nhiều rủi ro, tổn thất tài sản do quản lý kém còn xảy ra. Trong bối

cảnh ñó, KTNB ñược coi như cách thức hiệu quả làm gia tăng giá trị cho quản lý

doanh nghiệp.

Tác giả Luận án ñã hệ thống hóa những vấn ñề lý luận về tập ñoàn kinh tế,

xem xét các ñặc trưng cơ bản của tập ñoàn kinh tế. Trên cơ sở ñó, tác giả Luận án ñã

ñưa ra vấn ñề lý luận cơ bản của KTNB trong tập ñoàn kinh tế. Tổ chức KTNB trong

tập ñoàn kinh tế ñược triển khai trên hai nội dung lớn ñó là tổ chức công tác và tổ

chức bộ máy KTNB. ðặc biệt, tác giả ñã phân tích những ảnh hưởng của loại hình

tập ñoàn ñến tổ chức KTNB.

Trên cơ sở của lý luận, tác giả Luận án ñã nghiên cứu tổ chức KTNB trong

các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam một cách hệ thống. Thông qua nghiên cứu khảo

sát, tác giả ñã ñưa ra kết luận về KTNB trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam: Tổ

chức KTNB trong tập ñoàn kinh tế là cần thiết mang tính khách quan và chủ quan;

Nội dung kiểm toán ñược thực hiện trong các tập ñoàn là kiểm toán tuân thủ và kiểm

toán tài chính là chưa phù hợp và không ñi theo ñúng xu hướng phát triển của

KTNB; KTNB trong các tập ñoàn mặc dù ñã bước ñầu thực hiện kiểm toán hoạt

ñộng nhưng vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi cách thức tiến hành kiểm toán tài chính; Tổ

chức bộ máy KTNB tại các tập ñoàn còn chưa ñầy ñủ, thiếu nhận thức phù hợp về

vai trò của KTNB. Luận án ñã xem xét ñến những nguyên nhân khách quan và chủ

quan của những vấn ñề nêu trên.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về KTNB,

thông qua thực trạng tổ chức KTNB của các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam, Luận án

ñã trình bày những giải pháp mang tính hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả của KTNB

199

trong các tập ñoàn kinh tế. Các kiến nghị của tác giả nhằm hướng ñến hoạt ñộng

KTNB phù hợp với xu hướng của kiểm toán hiện ñại ñồng thời cũng gắn chặt với

những ñặc trưng riêng của các tập ñoàn của Việt Nam như: Kiến nghị về liên kết các

loại hình kiểm toán trong ñó chú trọng ñến kiểm toán hoạt ñộng, kiến nghị về thay

ñổi cách thức tiếp cận kiểm toán, kiến nghị về mô hình tổ chức hoạt ñộng của KTNB

ở các ñơn vị thành viên của tập ñoàn. Các kiến nghị này ñều theo xu hướng tạo tính

linh hoạt thích hợp và hiệu quả hoạt ñộng của KTNB trong tập ñoàn.

Ngoài ra, Tác giả cũng ñưa ra các kiến nghị ñối với nhà nước, bản thân các

tập ñoàn và các hiệp hội nghề nghiệp nhằm tạo ñiều kiện thuận lợi phát triển KTNB

trong các tập ñoàn, ñóng góp vào hiệu quả hoạt ñộng của các tập ñoàn./.

ix - 1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 52/1998/TT-BTC ngày 16 tháng 4 năm 1998, Hướng dẫn tổ chức kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp nhà nước

2. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 171/1998/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 1998, Hướng dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp nhà nước

3. Bộ Tài chính (2004), Hệ thống văn bản pháp luật về Kiểm toán Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội

4. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nxb Tài chính

5. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Nxb Tài chính

6. Chính phủ (1995), Nghị ñịnh số 39/CP ngày 27 tháng 6 năm 1995 ban hành ðiều lệ mẫu về tổ chức hoạt ñộng của Tổng công ty nhà nước

7. Chính phủ (1996), Nghị ñịnh số 59/CP ngày 03 tháng 10 năm 1996 ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh ñối với Doanh nghiệp nhà nước

8. Chính phủ (2007), Nghị ñịnh số 111/2007/Nð-CP của chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 2007 về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển ñổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước ñộc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt ñộng theo luật doanh nghiệp

9. Trần Tiến Cường (2005), Tập ñoàn kinh tế: Lý luận và Kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội

10. ðảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương ðảng khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội

11. ðảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương ðảng khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội

12. Euro - Tap Viet (2000), Cẩm nang kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội

13. Hội ñồng biên soạn từ ñiển (1998), Từ ñiển Anh - Anh - Việt, Nxb Thống kê, Hà Nội

14. Hội ñồng quốc gia chỉ ñạo biên soạn Từ ñiển Bách khoa Việt Nam (2005), Từ ñiển Bách khoa Việt Nam 4, Nxb Từ ñiển Bách khoa Hà Nội, Hà Nội

15. ðặng Thái Hùng (2008), "Củng cố và kiện toàn bộ máy kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế", Tạp chí Kiểm toán, 11 (Tháng 11), tr 12-16

16. Bùi Văn Huyền (2008), Xây dựng và phát triển Tập ñoàn kinh tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

ix - 2

17. Nguyễn ðình Hựu (2008), "Một vài ý kiến về bản chất và vai trò của kiểm toán nội bộ", Tạp chí Kiểm toán, 11 (Tháng 11), tr 9-11

18. Kiểm toán nhà nước (2000), Cẩm nang kiểm toán viên nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

19. Kiểm toán nhà nước (2007), ðịnh hướng chiến lược và giải pháp phát triển kiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước, ðề tài cấp nhà nước, Hà Nội

20. Phan Trung Kiên (2008), Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinhh tế, Trường ðH Kinh tế quốc dân, Hà Nội

21. Martin Grimwood - ðặng Kim Cương (dịch) (2008), Sổ tay kiểm toán nội bộ song ngữ Việt-Anh, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội

22. Ngân hàng thế giới(2006), Báo cáo về tình hình tuân thủ chuẩn mực và nguyên tắc quản trị công ty (ROSC): ðánh giá tình hình quản trị công ty của Việt Nam, Hà Nội

23. Từ ñiển thương mại Anh - Pháp - Việt 1995, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

24. Nguyễn ðình Phan (1996), Thành lập và quản lý các tập ñoàn kinh doanh ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

25. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2008), Tài liệu hội thảo góp ý dự thảo nghị ñịnh về Tập ñoàn kinh tế nhà nước, Hà Nội

26. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước

27. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp

28. Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội

29. Nguyễn Quang Quynh - Ngô Trí Tuệ (2006), Kiểm toán tài chính, Nxb ðại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

30. Nguyễn Quang Quynh - Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), Lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội

31. Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2008), Báo cáo sơ kết hoạt ñộng theo mô hình tập ñoàn kinh tế

32. Tập ñoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (2008), Báo cáo sơ kết mô hình công ty mẹ - công ty con và tập ñoàn kinh tế

33. Tập ñoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (2008), Báo cáo kết quả thực hiện mô hình tập ñoàn kinh tế

ix - 3

34. Tập ñoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (2008), Báo cáo sơ kết việc thực hiện mô hình thí ñiểm tập ñoàn VINASHIN

35. Tập ñoàn Dầu khí Việt Nam (2008), Báo cáo sơ kết mô hình công ty mẹ - công ty con và tập ñoàn kinh tế

36. Tập ñoàn Dệt may Việt Nam (2008), Báo cáo kết quả thực hiện mô hình tập ñoàn kinh tế

37. Tập ñoàn Dệt may Việt Nam (2008), Báo cáo sơ kết mô hình công ty mẹ - công ty con và tập ñoàn kinh tế

38. Tập ñoàn ðiện lực Việt Nam (2008), Báo cáo kết quả thực hiện mô hình tập ñoàn kinh tế

39. ðặng Văn Thanh (1997), Từ ñiển thuật ngữ kế toán, Nxb Thống kê, Hà Nội

40. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết ñịnh 1729/Qð-TTg ngày 29/12/2006, Phê duyệt danh sách tập ñoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện cổ phần hóa giai ñoạn 2007 - 2010

41. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2001), Quy chế kiểm toán nội bộ

42. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2001), Quy trình kiểm toán nội bộ

43. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2005), Tài liệu tập huấn công tác kiểm toán nội bộ năm 2005 - Tập 1

44. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2005), Tài liệu tập huấn công tác kiểm toán nội bộ năm 2005 - Tập 2

45. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (1999), Quy chế kiểm toán nội bộ

46. Tổng công ty Khoáng sản - TKV (2006), Quy chế kiểm toán nội bộ

47. Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê 2001, Nxb Thống kê, Hà Nội

48. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội

49. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội

50. Tổng Cục Tiêu chuẩn ño lường chất lượng (2003), Tài liệu ñào tạo: ðại diện lãnh ñạo về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000, Phần 1- Hệ thống quản lý chất lượng

51. Tổng Cục Tiêu chuẩn ño lường chất lượng (2003), Tài liệu ñào tạo: Quản lý quá trình ñánh giá nội bộ

52. Vũ Huy Từ (2002), Mô hình Tập ñoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện ñại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

ix - 4

53. Victor Z. Brink, Herbert Witt - Khoa Kế toán, Truờng ñại học kinh tế quốc dân (dịch) (2000), Kiểm toán nội bộ hiện ñại - ðánh giá các hoạt ñộng và hệ thống kiểm soát, Nxb Tài chính, Hà Nội

54. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2005), Tài liệu hội thảo về kinh nghiệm quốc tế về tập ñoàn kinh tế, Hà Nội.

55. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2005), Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về tập ñoàn kinh tế, Hà nội

56. Nguyễn Như Ý (1998), ðại từ ñiển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

57. www.chinhphu.vn (Trang Thông tin ñiện tử của Chính phủ)

58. www.kiemtoannn.gov.vn (Trang Thông tin ñiện tử của Kiểm toán nhà nước)

59. www.mof.gov.vn (Trang Thông tin ñiện tử của Bộ Tài chính)

60. www.mpi.gov.vn (Trang Thông tin ñiện tử của Bộ Kế hoạch và ðầu tư)

Tiếng Anh

61. Accountancy Tution Center Limited (2001), Audit and Assurance Services (International), Paper 3.1, BPP Publishing Limited, London

62. Accountancy Tution Center Limited (2001), Audit and Assurance Services (International), Paper 2.4, BPP Publishing Limited, London

63. A.P. Alvarez, "The role of Internal Audit in Policy and Decision making", The Internal auditor, November/ December 1970

64. Alvin A. Arens, James K. Loebbecke, W. Morley Lemon, Ingrid B. Splettstoesser, Auditing and other assurance services, Pearson Education Canada Inc., Tonronto

65. John A Edds (1980), Management Auditing: Concetps and Practices, Kendall/Haut Publishing Company, Dubuque, Iowa USA

66. FTMS Consultants (Singapore) Pte Ldt (1998), ACCA The Audit Framework (Certificate Paper 6 - Study text), BPP Publishing Limited, London

67. Peter A. Hyhrr (1969), "Operation auditing: A run for daylight”, Financial Executive, May 1969

68. INTOSAI (2004), Implementation Guidelines for Performance Auditing Standard and Guideliné for Performance Auditing based on INTOSAI’s Auditing Standard and practical experience, Stockholm

69. Robert R. Moeller (2004), Sarbanes - Oxley and the New Internal Auditing Rules, Jonh Wiley and Son, USA

ix - 5

70. Robert R. Moeller (2005), Brink’s Mordern internal auditing, Jonh Wiley and Son Inc., USA

71. Ann Neale (1991), Auditing contemporary systems, theory and practice, Harcourt Brace Jovanovich Publisher

72. Prentice Hall (2003), Canadian Ninth Editon Auditing and Other Assurance Servicess, Toronto

73. Larry E. Rettenberg, Bradley J. Shwieger (2001), Auditing: Concept for a changing Enviroment, Hardcourt College Publisher, International Edition

74. Lawrence B. Sawyer, Glenn E. Sumners (1998), Sawyer's Internal Auditing: Practice of Modern Internal Auditing, Revised and Enlarged, Institute of Internal Auditors, Inc, International Edition

75. Lawrence B. Sawyer (1998), Sawyer’s Internal Auditing, The Institute of Internal Auditor , Florida

76. The Institute of Internal Auditors (2004), Code of ethics, 247 Maitland Avenue, Altamonte Springs Inc., Florida

77. The Institute of Internal Auditors (2004), Standards for the Professional Practice of Internal Auditing , Altamonte Springs Inc., Florida

78. Stuart Turley and Micheal Shere (1991), Current Issue in Auditing, Second Edition, Paul Chapman Publising.

79. www.airbus.com

80. www.ey.com

81. www.fortune.com

82. www.ifac.org, IFAC (2007), IFAC Auditing Standards

83. www.ifac.org, IFAC (2008), IIA Standards

84. www.pwc.com, Global Economic Crime Survey 2005, Price Water House and Cooper

85. www.pwc.com

x - 1

Phụ lục 2.1: Kết quả sắp xếp lại một số tổng công ty nhà nước

tính ñến tháng 3/2004

- Giải thể cơ quan văn phòng của 5 tổng công ty: Nhựa Việt Nam; Da giày

Việt Nam; Sành sứ thủy tinh công nghiệp; Máy và phụ tùng; Vàng bạc ñá quý.

- Sát nhập, hợp nhất: Tổng công ty ðá quý và Vàng vào Tổng công ty

Khoáng sản Việt Nam; Tổng công ty Vật liệu Xây dựng Sài gòn vào Tổng công ty

Xây dựng Sài gòn.

- Tổ chức lại Tổng công ty Xây dựng - Thủy lợi 1 và Tổng công ty Cơ ñiện

Nông nghiệp và Thủy lợi thành Tổng công ty Cơ ñiện - Xây dựng Nông nghiệp và

Thủy lợi; Tổng công ty Xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến và Tổng

công ty Rau quả Việt Nam thành Tổng công ty Rau quả Nông sản trực thuộc Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng công ty Thủy sản Biển ñông và Tổng

công ty Thủy sản Hạ long thành Tổng công ty Thủy sản.

- Thành lập mới Tổng công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Sài gòn và Tổng

công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Hà Nội trên cơ sở tách Bia, Rượu, Nước giải

khát Việt Nam.

- Thành lập mới 3 tổng công ty thí ñiểm hoạt ñộng theo mô hình công ty mẹ

- công ty con: Tổng công ty Khoáng sản Thương mại Hà tĩnh; Tổng công ty Khánh

Việt và Tổng công ty Văn hóa Sài gòn.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - Ban chỉ ñạo ñổi mới và phát triển doanh nghiệp

- Văn phòng chính phủ, 2005)

x - 2

Phụ lục 2.2: Số liệu các tập ñoàn và tổng công ty nhà nước

Loại hình Số lượng Ghi chú

Tổng công ty trực thuộc bộ, ngành, ñịa

phương

83

Tổng công ty trực thuộc tập ñoàn 2 Trực thuộc Tập ñoàn công

nghiệp Than – Khoáng sản

Việt Nam

Tổng công ty 91 13

Tổng 105

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - Ban chỉ ñạo ñổi mới và phát triển doanh nghiệp

- Văn phòng chính phủ, 4/2006)

x - 3

Phụ lục 2.3: Kế hoạch kiểm toán năm 2007 của Tổng công ty Khoáng sản

TKV (trích)

TẬP ðOÀN THAN VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tổng Công ty Khoáng sản -TKV ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc Phòng Thanh tra, Bảo vệ và KTNB

KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN NỘI BỘ NĂM 2007

Quý I Quý II Quý III Quý IV Thời gian

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Kết hợp và phối hợp với kiếm toán ñộc lập trong kiểm toán các ñơn vị thành viên

X X X X X

2. Kiểm toán BCTC Công ty Luyện ñồng Tà Loỏng

X X

3. Kiểm toán Công nợ Văn phòng TCT

X X

4. Kiểm toán XDCB ở Công ty KLM Thái Nguyên

X

5. Kiểm toán tuân thủ tại Công ty KLM Thái Nguyên

X

6. Kiểm toán tuân thủ tại Công ty XNK Khoáng sản và Cty KS và ñịa chất

X X

x - 4

Phụ lục 2.4: Công văn thông báo kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính của

KTNB Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

TẬP ðOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /KTNB ------------------------- V/v: Kiểm toán BCTC năm 2006 Hà Nội, Ngày tháng năm

Kính gửi: Bưu ñiện tỉnh AAA

Thực hiện Quyết ñịnh số ..... ngày .../.../2004 về việc kiểm toán báo cáo tài chính

năm 2004 của Tổng giám ñốc Tổng công ty BCVT Việt Nam, Ban KTNB xin thông báo danh sách cán bộ và thời gian kiểm toán báo cáo tài chính năm 2004 của Bưu ñiện tỉnh AAA như sau: 1. Danh sách ñoàn kiểm toán:

- Ông Nguyễn Văn A - trưởng ñoàn - Bà Nguyễn Thị C - thành viên - Ông Trần Tuấn B - thành viên

2. Phạm vi và nội dung kiểm toán ðoàn kiểm toán sẽ kiểm tra số liệu, tài liệu chứng cứ, sổ sách, báo cáo tài chính

cho năm tài chính 2006 tại Bưu ñiện tỉnh AAA 3. Thời gian kiểm toán

Thời gian kiểm toán bắt ñầu từ 10/01/2007 cho ñến ngày 20/01/2007 Trong quá trình thực hiện, nếu do yêu cầu công việc cần thiết phải ñiều chỉnh thời

gian làm việc và nhân sự của ñoàn kiểm toán, ðoàn kiểm toán sẽ trao ñổi trực tiếp và thống nhất với ñơn vị 4. ðề nghị ñơn vị

Tập hợp các văn bản thuộc lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán do Giám ñốc ñơn vị ban hành ñể cung cấp cho ñoàn kiểm toán khi ñến làm việc

Chuẩn bị số liệu, tài liệu, chứng cứ, sổ sách, báo cáo tài chính cho năm tài chính 2004 và các số liệu, tài liệu có liên quan khác

Chuẩn bị ñịa ñiểm làm việc, phương tiện ñi ñến các ñơn vị trực thuộc và thông báo cho các ñơn vị trực thuộc kế hoạch làm việc của ñoàn

Bố trí cán bộ phòng kế toán thống kê tài chính phối hợp cùng làm việc với ñoàn trong thời gian ñoàn làm việc tại ñơn vị.

Nơi nhận: - Như trên - TGð, các phó TGð - Lưu VT, KTNB

TL. TỔNG GIÁM ðỐC TẬP ðOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

TRƯỞNG BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

x - 5

Phụ lục 2.5: Kế hoạch kiểm toán năm 2008 của Tập ñoàn Bưu chính viễn

thông Việt Nam

TẬP ðOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆT NAM

Céng hoµ x héi chñ nghÜa ViÖt Nam ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Sè: /Qð-KTNB Hµ Néi, ngµy th¸ng 5 n¨m 2008

QUYẾT ðỊNH V/v Kiểm toán tuân thủ chế ñộ tài chính kế toán năm 2008

TỔNG GIÁM ðỐC

TẬP ðOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

Căn cứ Quyết ñịnh số 06/Qð-TTg ngày 9/1/2006 của Chính phủ về việc thành lập Công ty Mẹ - Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;

Căn cứ Nghị ñịnh số 199/2004/Nð-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về Quy chế quản lý tài chính của Công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước ñầu tư vào doanh nghiệp khác;

Căn cứ Quy chế kiểm toán nội bộ ban hành theo Quyết ñịnh số 107/Qð/NTNB-HðQT ngày 22/3/2001 của Hội ñồng quản trị Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam;

Theo ñề nghị của ông Trưởng ban Kiểm toán nội bộ,

QUYẾT ðỊNH:

ðiều 1. Phê duyệt kế hoạch kiểm toán tuân thủ chế ñộ tài chính kế toán năm 2008 tại một số ñơn vị thành viên (có kế hoạch kèm theo).

ðiều 2. Ông Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán quy ñịnh tại ðiều 1.

ðiều 3. Ban Kế toán Thống kê Tài chính, các Ban chuyên môn nghiệp vụ liên quan và các ñơn vị ñược kiểm toán có trách nhiệm phối hợp với Ban Kiểm toán nội bộ trong quá trình kiểm toán tại các ñơn vị thành viên.

ðiều 4. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Trưởng các ban chức năng Tập ñoàn, Giám ñốc các ñơn vị ñược kiểm toán chịu trách nhiệm thi hành Quyết ñịnh này./.

Nơi nhận: TỔNG GIÁM ðỐC

- Như ðiều 4;

- Chủ tịch HðQT;

- Trưởng ban Kiểm soát HðQT; - Các Phó TGð; - Ban Kiểm soát HðQT; - Ban KTTKTC, ðTPT,GCTT,KH; - Lưu: VP, KTNB.

x - 6

Phụ lục 2.6: Kế hoạch kiểm toán tuân thủ chế ñộ tài chính kế toán

năm 2008 của Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

TẬP ðOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆT NAM

Céng hoµ x héi chñ nghÜa ViÖt Nam

ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hµ Néi, ngµy th¸ng 5 n¨m 2008

KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TUÂN THỦ CHẾ ðỘ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN NĂM 2008

(Kèm theo Quyết ñịnh số /Qð-KTNB ngày tháng 5 năm 2008)

1. Nội dung kiểm toán tuân thủ chế ñộ tài chính kế toán

- Kiểm toán việc chấp hành chế ñộ quản lý công nợ

- Kiểm toán tình hình chấp hành chế ñộ quản lý vốn ñầu tư xây dựng

- Kiểm toán tình hình chấp hành chế ñộ quản lý doanh thu, chi phí

2. Phạm vi kiểm toán:

Kiểm tra số liệu, tài liệu tài chính kế toán phát sinh trong năm 2008 ñến ngày kiểm toán.

3. ðơn vị ñược kiểm toán

1. Viễn thông tỉnh Sơn La

2. Viễn thông tỉnh Ninh Bình

3. Viễn thông tỉnh Bình Thuận

4. Viễn thông tỉnh Vĩnh Long

5. Viễn thông tỉnh Trà Vinh

4. Nhân sự và thời gian thực hiện kiểm toán

- Nhân sự thực hiện kiểm toán: Kiểm toán viên của Ban Kiểm toán nội bộ Tập ñoàn.

- Thời gian thực hiện kiểm toán: Bắt ñầu từ tháng 9 năm 2008

5. Tổ chức thực hiện:

- Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm tổ chức ñoàn kiểm toán; lập và thông báo kế hoạch kiểm toán chi tiết tới từng ñơn vị ñược kiểm toán; báo cáo kết quả kiểm toán theo Quy chế kiểm toán nội bộ.

- ðơn vị ñược kiểm toán có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan ñến nội dung kiểm toán, bố trí cán bộ kế toán, kiểm toán (nếu có) làm việc với ñoàn kiểm toán trong thời gian ñoàn làm việc tại ñơn vị.

x - 7

Phụ lục 2.7: Công văn thông báo kế hoạch kiểm toán của Tập ñoàn dầu

khí Quốc gia Việt Nam ñối với Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) (trích)

TẬP ðOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA

VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------------------ Hà nội, ngày…. Tháng ... năm 200..

KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN

v/v kiểm toán Tổng công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (kèm theo quyết ñịnh số 1134/Qð-DK ngày ….)

Thực hiện ý kiến chỉ ñạo của Tổng giám ñốc Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam về việc kiểm toán Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí – PTSC

I. Mục ñích, yêu cầu: - ðánh giá năng lực tài chính, việc chấp hành nghị quyết của Hội ñồng quản trị - ðánh giá tình hình sử dụng vốn - ðánh giá tình hình mua sắm, trang bị máy móc kỹ thuật

II. Nội dung - Kiểm toán nội dung dầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh

doanh của ñơn vị

III. ðối tượng kiểm toán - Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí - Các ñơn vị thành viên của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí.

IV. Phương pháp tiến hành - Trực tiếp kiểm tra sổ sách chứng từ và xác minh nội dung kiểm toán có liên quan. - Có thể trưng dụng một số cán bộ kỹ thuật của Tổng công ty khi cần thiết ñể xem

xét một số thông số kỹ thuật trong việc thực hiện ñầu tư mua. - Trong quá trình kiểm toán, ñoàn kiểm toán sẽ vận dụng các kỹ thuật kiểm toán

thích hợp ñể tiến hành cuộc kiểm toán một cách hiệu quả, trung thực.

V. Tổ chức thực hiện - Tổ chức công bố Quyết ñịnh kiểm toán trước ngày …. - Quá trình tiến hành kiểm toán do yêu cầu của công việc, ñoàn kiểm toán sẽ ñề

nghị Tổng giám ñốc quyết ñịnh bổ sung hoặc trưng dụng cán bộ kỹ thuật chuyên môn khi cần thiết.

- ðoàn kiểm toán hoạt ñộng theo quy chế của Ban Kiểm toán (Ban hành theo Quyết ñịnh số 1191/Qð-DK của Tổng giám ñốc), phân công rõ trách nhiệm của từng kiểm toán viên.

- ðoàn làm việc chia tổ ñể làm việc trên cơ sở phân công của Trưởng ñoàn - Lịch làm việc cụ thể và ñơn vị cử thành viên tham gia ñoàn Kiểm toán sẽ ñược

thông báo cụ thể tới các phòng ban liên quan tới công việc kiểm toán.

Trưởng ñoàn kiểm toán

x - 8

Phụ lục 2.8: Công văn thông báo kế hoạch kiểm toán tuân thủ của Tập

ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

TẬP ðOÀN BƯU CHÍNH VIÊN THÔNG

VIỆT NAM

Số /Qð/KTNB v/v: Kiểm toán năm 2006

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------------------ Hà nội, ngày…. Tháng.. năm 200..

Kính gửi: Viễn thông tỉnh Vĩnh Long

Thực hiện Quyết ñịnh số /Qð-KTNB ngày .../../... về việc kiểm toán chấp hành quản lý công nợ và chấp hành chế ñộ quản lý vốn ñầu tư xây dựng cơ bản của Tổng giám ñốc Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Ban Kiểm toán nội bộ xin thông báo danh sách cán bộ và thời gian tiến hành kiểm toán ñối với ñơn vị như sau:

I. Danh sách ñoàn kiểm toán:

1. Ông ….- Phó Ban Kiểm toán nội bộ - Trưởng ñoàn 2. Bà …. – Uỷ viên 3. Bà …. - Ủy viên 4. Ông …..- Ủy viên

II. Phạm vi và nội dung kiểm toán

Kiểm tra số liệu, tài liệu tài chính kế toán phát sinh trong năm 2008 ñến ngày kiểm toán.

III. Thời gian kiểm toán

Thời gian kiểm toán bắt ñầu từ ngày 1/9/2008 ñến ngày 10/9/2008 Trong quá trình t/hiện, nếu do y/cầu công việc cần phải ñiều chỉnh thời gian làm việc và nhân sự của ñoàn kiểm toán, ñoàn sẽ trao ñổi trực tiếp và thống nhất với ñơn vị.

IV. ðề nghị ñơn vị

- Tập hợp các văn bản thuộc lĩnh vực quản lý tài chính kế toán do Giám ñốc ñơn vị ban hành ñể cung cấp số liệu cho ñoàn kỉem toán trước khi ñoàn ñến làm việc.

- Chuẩn bị số liệu, tài liệu, chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan khác.

- Chuẩn bị ñịa ñiểm làm việc, phương tiện ñi lại ñến ñơn vị trực thuộc và thông báo cho các ñơn vị trực thuộc

- Bố trí cán bộ phối hợp làm việc với ñoàn kiểm toán trong thời gian ñoàn ñến làm việc tại ñơn vị.

TL TỔNG GIÁM ðỐC TẬP ðOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

Trưởng Ban kiểm toán nội bộ Nơi nhận:

- Như trên - TGð, các Phó TGð - Ban KTTKTC ñể phối hợp - Lưu VP, KTNB

x - 9

Phụ lục 2.9: Công văn thông báo kế hoạch kiểm toán của Ban KTNB ñối

với Công ty Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng (trích)

- Thời gian kiểm toán: Từ ngày 14/8/2006 ñến ngày 20/8/2006

- Thành phần ñoàn kiểm toán:

1. Ông Vũ Việt H - phó phòng TBK- Tổ trưởng

2. Ông Nguyễn ðăng T – chuyên viên phòng TBK - Tổ viên

3. Bà Nguyễn Thị T – chuyên viên phòng TBK – Tổ viên

4. Ông ðặng Xuân T – chuyên viên phòng ñầu tu và phát triển – Tổ viên

- Nội dung kiểm toán: Công trình ñầu tư xây dựng cơ bản Trụ sở Công ty CP Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng:

• Kiểm tra hồ sơ pháp lý của công trình

• Kiểm tra hồ sơ quản lý chất lượng công trình

• Kiểm tra hồ sơ thanh quyết toán

- ðề nghị ñơn vị chuẩn bị chứng từ tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác kiểm toán.

x - 10

Phụ lục 2.10: Chương trình kiểm toán Báo cáo tài chính - Ban KTNB

Tập ñoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam

TẬP ðOÀN BƯU CHÍNH VIÊN THÔNG

VIỆT NAM BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Chương trình kiểm toán: Báo cáo tài chính Tên ñơn vị: Người lập: Kỳ kế toán: Người soát xét:

Thủ tục kiểm toán

Tham chiếu

Người thực hiện

Ngày thực hiện

1. Kiểm tra tính toán số học trên các báo cáo 2. Kiểm tra sự hợp lý giữa các báo cáo: - ðối chiếu chỉ tiêu khoản mục Tiền trên BCðKT với số dư trên

báo cáo LCTT - ðối chiếu số dư khoản mục thuế trên BCðKT và báo cáo tình

hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách - ðối chiếu chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong

năm giữa phần I và phần II của báo cáo kết quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh

- ðối chiếu các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính với thuyết minh báo cáo tài chính

3. Kiểm tra số liệu ñầu năm trên báo cáo tài chính - Thu thập báo cáo tài chính năm liền kề trước năm ñược kiểm

toán, báo cáo tài chính năm trước ñã ñược duyệt, duyệt quyết toán của các cơ quan cấp trên, cơ quan chức năng (thanh tra, thuế,....)

- ðối chiếu số dư ñầu năm trên báo cáo tài chính năm ñược kiểm toán với số dư cuối kỳ trên báo cáo tài chính năm trước ñã thu thập ñược. Nếu có chênh lệch thì giải thích nguyên nhân

- Kiểm tra các ñiều chỉnh trên tài liệu kế toán theo số liệu của kiểm toán, cơ quan cấp trên, cơ quan chứ năng (nếu có)

4. So sánh số dư ñầu năm và số dư cuối kỳ trên bảng cân ñối kế toán (số tuyệt ñối và số tương ñối). Phân tích và giải thích các biến ñộng lớn

5. Kiểm tra báo cáo tài chính có ñược trình bày (về biểu mẫu) theo các quy ñịnh hiện hành không?

6. Phỏng vấn ñơn vị về giả ñịnh khi lập báo cáo tài chính ñã tính ñến các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên ñộ kế toán hay chưa?

7. Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên các kết quả công việc ñã thực hiện.

Tham chiếu

x - 11

Phụ lục 2.11: Một số chuyên ñề kiểm toán trong kiểm toán tuân thủ do

KTNB Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thực hiện

TT Chuyên ñề Nội dung 1 Kiểm toán khoản

mục vốn bằng tiền • Các khoản tiền phải có thật. Tiền tồn thực tế khớp ñúng

với số liệu trên sổ kế toán, sổ quỹ. • Chứng từ kế toán và sổ kế toán, sổ quỹ mở ñúng qui

ñịnh, ñúng mẫu. • Tài liệu kế toán ñược ghi chép ñầy ñủ và có xác nhận

của những người có liên quan 2 Kiểm toán hoạt

ñộng mua hàng và thanh toán tiền

• Kiểm toán phương thức mua sắm • Kiểm tra viẹc quản lý và theo dõi công nợ với nhà cung

cấp. • Kiểm tra việc quản lý và hạch toán hàng tồn kho.

3 Kiểm toán tập hợp chi phí

• Xem xét và ñánh giá việc chấp hành chế ñộ quản lý và hạch toán chi phí.

• ðánh giá và xác nhận chi phí ñược tính ñúng, tính ñủ phù hợp với quy ñịnh.

• ðảm bảo chi phí tính ñúng tính ñủ. • ðánh giá việc trình bày, phân loại chi phí ñúng tính chất,

khoản mục, mã thống kê. 4 Kiểm toán hoạt

ñộng quản lý vốn ñầu tư

• ðánh giá hình thức lựa chọn nhà thầu XDCB có ñảm bảo theo ñúng thủ tục quy ñịnh của Nhà nước không? (ðấu thầu, chỉ ñịnh thầu, tự ñầu tư).

• ðánh giá các thủ tục ñầu tư: sự phù hợp giữa quy mô ñầu tư và thẩm quyền quyết ñịnh ñầu tư, trình tự ñầu tư, các thủ tục trình lãnh ñạo phê duyệt, thiết kế dự toán, hợp ñồng kinh tế, biên bản nghiệm thu, bàn giao, biên bản thanh lý hợp ñồng, hồ sơ quyết toán.

• ðánh giá tiến ñộ thực hiện của các công trình XDCB có ñảm bảo ñúng quy ñịnh không?

• ðánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu của kế toán: giá gốc, nhất quán, ñầy ñủ, ñúng kỳ kế toán, dồn tích…

• ðánh giá các khó khăn, vướng mắc trong từng giai ñoạn ñầu tư.

• ðánh giá các bên có liên quan: các nhà thầu chủ yếu, tư cách pháp nhân của nhà thầu…

• ðánh giá tính ñộc lập và sự phối hợp giữa các bộ phận có liên quan trong quá trình ñầu tư XDCB

5 Kiểm toán hoạt ñộng quản lý TSCð

• Xác ñịnh TSCð vô hình và hữu hình hiện có tại doanh nghiệp.

• Giá trị của TSCð ñúng ñắn, không bao gồm các yếu tố ghi vào chi phí.

• Hồ sơ TSCð ñầy ñủ, rõ ràng và ñúng quy ñịnh, • Phân loại TSCð theo ñúng nhóm, ñúng nguồn hình

thành (từ Tập ñoàn, từ vốn tự bổ sung, từ vốn vay…) • Xác ñịnh khấu hao, hao mon TSCð ñúng phương pháp,

ñúng thời ñiểm, ñúng chế ñộ quy ñịnh

x - 12

Phụ lục 2.12: Chương trình kiểm toán khỏan mục xây dựng cơ bản - Tập

ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Chương trình kiểm toán: Xây dựng cơ bản dở dang Tên ñơn vị: Người lập: Kỳ kế toán: Người soát xét:

Mục tiêu: - Hoạt ñộng xây dựng cơ bản dở dang là có thật, thuộc sở hữu của doanh nghiệp và ñược thanh toán chính xác - Tất cả các yếu tố tương ứng với xây dựng cơ bản dở dang và chưa ñược ñưa vào sử dụng

Thủ tục kiểm toán

Tham chiếu

Người thực hiện

Ngày thực hiện

I. Thủ tục kiểm toán tổng hợp 1. Thủ tục phân tích 2. Thu thập số liệu tổng hợp 3. Kiểm tra chi tiết chi phí xây dựng cơ bản 4. Kiểm tra chia cắt niên ñộ 5. Kiểm tra thuế nhà thầu

II. Thủ tục kiểm toán chi tiết Hướng dẫn chi tiết các bước tổng hợp

1. Thủ tục phân tích - So sánh và tìm hiểu sự biến ñộng số dư cuối kỳ này với kỳ

trước, với kế hoạch ñầu tư, trao ñổi với ñơn vị về biến ñộng bất thường

- So sánh giá trị các khoản ñầu tư với dự toán hoặc kế hoạch ñầu tư ñể phát hiện các khoản tăng ñột biến và tìm hiểu nguyên nhân

- Xem xét tiến ñộ thực hiện ñầu tư và dự kiến ban ñầu. Trao ñổi với ñơn vị nguyên nhân của việc kéo dài thời gian ñầu tư

2. Thu thập số liệu tổng hợp 2.1. Lập bảng chi tiết các công trình xây dựng cơ bản dở

dang thể hiện: số dư ñầu kỳ, phát sinh tăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ, ñối chiếu số dư cuối kỳ với sổ kế toán chi tiết, sở kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính tại thời ñiểm cuối kỳ kế toán. ðối chiếu số dư chi tiết ñầu kỳ với số dư cuối kỳ trước.

2.2. Lập bảng kê các hợp ñồng xây dựng cơ bản (mua sắm, sửa chữa lớn) ñã ký và thực hiện có liên quan ñến kỳ kế toán, các nội dung chủ yếu của hợp ñồng. Kiểm tra tiến ñộ thực hiện quyết toán ñối với các công trình ñầu tư và sửa chữa ñã hoàn thành; kiểm tra việc phân cấp ra quyết ñịnh ñầu tư và duyệt quyết toán;

2.3. Lập bảng tổng hợp số phát sinh theo ñối ứng tài khoản ñể phát hiện ra các nghiệp vụ kinh tế bất thường. Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ kinh tế bất thường.

Tham chiếu

x - 13

3. Kiểm tra chi tiết chi phí xây dựng cơ bản - Chọn mẫu các công trình xây dựng cơ bản, khoản mua sắm,

sửa chữa lớn có phát sinh lớn, bất thường, kiểm tra nội dung chứng từ và hạch toán

- ðảm bảo rằng chi phí xây dựng cơ bản dở dang ñược tập hợp trong kỳ và vốn ñầu tư ñã ñược các cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

* ðối với chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Phải có dự toán, quyết ñịnh phê duyệt dự toán, quyết ñịnh phê duyệt quyết toán, hợp ñồng kinh tế, thanh lý hợp ñồng kinh tế, phiếu xuất vật tư hoặc các chứng từ gốc khác chứng minh chi phí ñã thực tế phát sinh phục vụ cho công trình.

* ðối với mua sắm tài sản cố ñịnh: Phải có dự toán, quyết ñịnh phê duyệt dự toán (tài sản giá trị lớn), hóa ñơn tài chính, hợp ñồng kinh tế, thanh lý hợp ñồng kinh tế, biên bản giao nhận tài sản,...

* ðối với chi phí sửa chữa tài sản cố ñịnh: Phải có quyết ñịnh của Ban giám ñốc quyết ñịnh sửa chữa tài sản, các chứng từ gốc chứng minh chi phí sửa chữa thực tế ñã phát sinh

* Các thủ tục của công trình xây dựng cơ bản hoàn thành trong kỳ quyết toán bàn giao ñưa vào sử dụng: Quyết ñịnh của các cấp có thẩm quyền, Quyết toán công trình (Dự toán công trình, thiết kế, biên bản bàn giao công trình)

* Các thut tục ñể kết chuyển chi phí sửa chữa tài sản cố ñịnh vào chi phí trong kỳ: Biên bản nghiệm thu, quyết toán sửa chữa,... các biên bản phê duyệt quyết toán sửa chữa lớn của các cấp có thẩm quyền.

* Các thủ tục ñấu thầu, chào hàng cạnh tranh có ñúng quy ñịnh của nhà nước không?

* Biểu mẫu quyết toán các công trình ñầu tư có phù hợp với các quy ñịnh của nhà nước chưa?

* Xem xét các khoản lãi vay phải trả trong kỳ ñối với các khoản vay cho công trình nhưng chưa hoàn thành có ñược vốn hóa không?

4. Kiểm tra chi cắt niên ñộ: Tìm kiếm các khoản chi phí ñầu tư xây dựng ñã ñủ ñiều kiện

ghi nhận là tài sản cố ñịnh hay chi phí mà chưa ñược ghi nhận trong kỳ:

* Quan sát tiến ñộ hoàn thành các công trình xây dựng cơ bản ñể xem các công trình này ñã hoàn thành chưa và ñã ñược ghi nhận là tài sản hay chi phí chưa?

* ðối với chi phí cho việc ñầu tư mua sắm tài sản cố ñịnh ñã hoàn thành thì ñã ghi tăng nguyên giá tài sản cố ñịnh hay chưa?

5. Thu thập và kiểm tra thuế nhà thầu phải nộp dựa trên các thông tin của hợp ñồng giao thầu và các quy ñịnh có liên quan

Lưu ý: Trường hợp quyết toán ñược duyệt nhỏ hơn chi phí

x - 14

ñã tập hợp ñược nếu số dư vẫn còn trên TK 241 thì phải tìm rõ nguyên nhân tại sao và có biện pháp xử lý. III. Kết luận:

1. ðưa ra các bút toán ñiều chỉnh và những vấn ñề ñược ñề cập trong thư quản lý

2. Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện 3. Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự ñiều chỉnh của kiểm

toán

x - 15

Phụ lục 2.13: Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán hợp ñồng cung cấp

sản phẩm của nhà thầu

TẬP ðOÀN DẦU KHI QUỐC GIA VIỆT NAM BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán

Kiểm tra hợp ñồng cung cấp sản phẩm của nhà thầu Thủ tục: Gửi thư báo giá ñến nhà cung cấp Số: Lưu file:

ðơn vị: Triệu ñồng

TT Tên sản phẩm Giá trị theo hồ sơ trúng thầu

Giá trị theo kiểm toán thực

tế

Chênh lệch

1 Ống chống 42000 39500 - 2500

2 Bơm thủy lực 9000 7900 - 1100

3 Bơm áp suất 11000 10500 - 500

4 Cần khoan 29000 29000 -

Tổng - 4100

x - 16

Phụ lục 2.14: Bảng tổng hợp kiểm toán Hợp dồng mua TSCð phần kiểm

tra nguồn gốc xuất xứ - Tổ KTNB - Ban TCKT và KT - Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thực hiện

TẬP ðOÀN DẦU KHI QUỐC GIA VIỆT NAM BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ

Thủ tục: Gửi thư báo giá ñến nhà cung cấp Số: Lưu file: TT Tên sản

phẩm CO sản

phẩm theo hồ sơ ñã chấm

CO sản phẩm hiện có

Ghi chú

1 Ống chống ðức Hàn quốc Chưa có sự phê chuẩn về sản phẩm thay thể của TGð

2 Bơm thủy lực ðức Hàn quốc Chưa có sự phê chuẩn về sản phẩm thay thể của TGð

3 Bơm áp suất ðức Hàn quốc Chưa có sự phê chuẩn về sản phẩm thay thể của TGð

4 Cần khoan ðức Hàn quốc Chưa có sự phê chuẩn về sản phẩm thay thể của TGð

x - 17

Phụ lục 2.15: Biên bản kiểm toán tại Bưu ñiện tỉnh ABC do Ban KTNB

Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thực hiện (trích)

TẬP ðOÀN BƯU CHÍNH VIÊN THÔNG

VIỆT NAM

Số: /Qð/KTNB v/v: Kiểm toán năm 2006

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà nội, ngày…. Tháng.. năm 200..

BIÊN BẢN KIỂM TOÁN BƯU ðIỆN TỈNH ABC

Thực hiện Quyết ñịnh số 764/Qð-KTNB ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Tổng Giám ñốc Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc kiểm toán tuân thủ tình hình chấp hành chế ñộ tài chính kế toán năm 2007, ðoàn Kiểm toán nội bộ của Tập ñoàn ñã tiến hành kiểm toán tại Bưu ñiện tỉnh Abc từ ngày 18 ñến ngày 22/6/2007.

Phạm vi kiểm toán: Việc chấp hành chế ñộ quản lý ngân quỹ, thẻ viễn thông và công nợ phải thu, phải trả.

Hôm nay, ngày 22 tháng 6 năm 2007, tại Bưu ñiện tỉnh Abc, chúng tôi gồm: • ðại diện Bưu ñiện tỉnh Abc:

- Giám ñốc.

- Kế toán trưởng.

- Phó trưởng phòng KTTKTC. • Ban Kiểm toán nội bộ Tập ñoàn:

- Phó trưởng ban KTNB

- Chuyên viên Ban KTNB, Trưởng doàn.

- Chuyên viên chính Ban KTNB

Cùng thông qua biên bản kiểm toán tại Bưu ñiện tỉnh Abc như sau:

Quá trình làm việc, ñoàn ñã kiểm toán tại Văn phòng Bưu ñiện tỉnh và 7/7 ñơn vị trực thuộc là:

Biên bản này ñược lập trên cơ sở kết quả kiểm toán tại Văn phòng Bưu ñiện tỉnh, các ñơn vị trực thuộc và ý kiến tham gia của ñơn vị.

Kết quả kiểm toán như sau:

I. ViÖc qu¶n lý tiÒn mÆt, tiÒn göi ng©n hµng:

1. Việc quản lý tiền mặt

Mở, ghi sổ quỹ:

- Nhìn chung các ñơn vị ñã mở sổ quỹ và ghi chép các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt kịp thời. Tuy nhiên vẫn còn một số sai sót như:

Kiểm kê:

- Các ñơn vị ñã thực hiện kiểm kê tiền mặt vào thời ñiểm cuối tháng, có ñơn vị ñã thực hiện kiểm kê quĩ tiền mặt ñột xuất.

- Tại thời ñiểm kiểm tra, ñoàn kiểm toán ñã tiến hành kiểm kê tại Văn phòng Bưu ñiện

x - 18

tỉnh và tại Trung tâm của tất cả các ñơn vị trực thuộc. Kết quả kiểm kê phù hợp với số liệu trên sổ kế toán và sổ quỹ. Riêng Bưu ñiện thị xã, ðoàn tiến hành kiểm kê thì tiền mặt tồn quỹ thực tế còn chênh lệch so với sổ kế toán và sổ quỹ, số tiền 123.295.500 ñồng, nguabc nhân do ñầu ngày ñơn vị ñã tạm ứng ñể chi trả tiền tiết kiệm nhưng chưa viết ñược phiếu chi.

Chứng từ khoản thu, chi tiền mặt và hạch toán kế toán:

- Phiếu chi in sẵn dòng nhận ñủ số tiền, một số phiếu chi không có chữ ký của người nhận tiền (người nhận tiền trên phiếu chi là thủ quỹ, người nhận tiền thực tế ký nhận trên danh sách chi tiết kèm theo) (Bưu ñiện tỉnh Abc).

- Các khoản chi phí quản lý (tiếp khách, chi phí hành chính) thường không có giấy ñề xuất chi, giấy ñề nghị thanh toán, lãnh ñạo ñơn vị trực tiếp phê duyệt trên hoá ñơn (Bưu ñiện tỉnh Abc)

- Một số phiếu thu chưa có ñầy ñủ chữ ký của người nộp tiền, kế toán trưởng, người nộp tiền (Công ty ðiện báo ñiện thoại, Bưu ñiện huyện Abc)

- Một số khoản thu, chi tiền mặt ñã thực hiện, thủ quỹ ñã ghi sổ quỹ nhưng chưa lập phiếu thu, phiếu chi kịp thời (Bưu ñiện huyện Abc Hoá).

2. Tiền gửi Ngân hàng:

- Các ñơn vị ñã mở tài khoản ñúng quy ñịnh của Tập ñoàn, có xác nhận số dư của ngân hàng trên sổ kế toán vào thời ñiểm cuối tháng. ða số các ñơn vị ñã lấy chứng từ, sổ phụ ngân hàng ñể ñối chiếu số liệu kịp thời.

- Qua kiểm tra tại thời ñiểm kiểm toán, số dư TK Tiền gửi Ngân hàng trên sổ kế toán của ñơn vị khớp với sổ liệu trên sổ phụ của Ngân hàng. Riêng Bưu ñiện huyện Hàm Abc không ñối chiếu ñược số liệu do ñơn vị lấy chứng từ ngân hàng chưa kịp thời.

Kiến nghị ñơn vị:

- ðôn ñốc nhắc nhở các ñơn vị trực thuộc chấp hành ñúng ñịnh mức số dư quỹ tiền mặt.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý quỹ tiền mặt tại các ñơn vị trực thuộc. Các khoản chi phải có phiếu chi ñược người phê duyệt mới ñược chi theo ñúng quy ñịnh.

- Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các ñơn vị trực thuộc lập chứng từ thu, chi ñầy ñủ thông tin, ñúng mẫu quy ñịnh.

3. Quản lý thẻ viễn thông:

- Tại các ñơn vị (trừ Bưu ñiện huyện Abc) ñã mở thẻ kho ñộc lập với kế toán. Hàng tháng, kế toán và thủ kho thực hiện kiểm kê và ñối chiếu số liệu, ký xác nhận trên thẻ kho. Riêng Bưu ñiện huyện Abc chưa mở thẻ kho theo dõi thẻ viễn thông.

- Một số ñơn vị thực hiện kiểm kê thẻ viễn thông hàng tháng nhưng không lập biên bản kiểm kê.

- Tại thời ñiểm kiểm toán, ñoàn ñã thực hiện kiểm kê thẻ viễn thông tại phòng kế toán Văn phòng Bưu ñiện tỉnh và các ñơn vị trực thuộc:

+ Kết quả kiểm kê tại Văn phòng Bưu ñiện tỉnh phù hợp với số liệu trên sổ kế toán và thẻ kho.

+ Kết quả kiểm kê tại các ñơn vị trực thuộc có chênh lệch với sổ kế toán và thẻ kho do các ñơn vị xuất ứng thẻ cho các Bưu cục, Bưu ñiện văn hoá xã nhưng không hạch toán xuất kho ngay. Thủ kho theo dõi trên sổ chi tiết riêng, cuối tháng mới tổng hợp số lượng thẻ tiêu

x - 19

thụ thực tế và hạch toán xuất kho phần thẻ ñã tiêu thụ.

Kiến nghị ñơn vị:

- Yêu cầu Bưu ñiện huyện Abc lập thẻ kho ñầy ñủ, ñúng quy ñịnh, lập biên bản ñầy ñủ sau khi kiểm kê thẻ.

- Hướng dẫn các ñơn vị trực thuộc hạch toán nghiệp vụ xuất thẻ cho các Bưu cục, ñiểm Bưu ñiện văn hoá xã qua tài khoản 157 – Hàng gửi bán. Các nghiệp vụ bán thẻ cho ñại lý cần ñược hạch toán ngay ñồng thời doanh thu và giá vốn ñể việc theo dõi, quản lý thẻ viễn thông ñược ñầy ñủ, kịp thời.

- Nên hướng dẫn các ñơn vị trực thuộc báo cáo tình hình tồn thẻ viễn thông tại từng Bưu cục, ñiểm bưu ñiện văn hoá xã theo ñịnh kỳ hàng tháng ñể có biện pháp quản lý mức tồn thẻ tại từng cơ sở cho phù hợp với tình hình thực tế và ñảm bảo an toàn kho quỹ ở từng Bưu cục.

II. Qu¶n lý c«ng nî ph¶i thu, ph¶i tr¶:

1. Công nợ nội bộ:

1.1. Công nợ nội bộ với Tập ñoàn:

- ðơn vị ñã thực hiện ñối soát công nợ và nguồn vốn phát sinh ñến 31/12/2006 với Tập ñoàn. Số liệu trên biên bản ñối chiếu khớp ñúng với sổ kế toán ñơn vị.

- Các số liệu phát sinh từ ñầu năm 2007 ñến thời ñiểm kiểm toán ñã ñược ñơn vị mở sổ theo dõi và hạch toán chi tiết theo ñúng quy ñịnh của Tập ñoàn.

- Căn cứ biên bản ñối chiếu xác nhận nợ với Tập ñoàn ngày 28/4/2007, năm 2006 ñơn vị còn phải trả Tập ñoàn về kinh doanh BCVT số tiền: 16.498.926.888 ñồng; ðến thời ñiểm kiểm toán, ñơn vị mới thực hiện bù trừ với số Tập ñoàn cấp ñầu tư số tiền: 266.950.000ñ, số còn lại: 16.231.976.888ñ chưa ñược chuyển nộp về Tập ñoàn.

- ðến thời ñiểm kiểm toán ñơn vị chưa hạch toán số khấu hao ñã trích phải nộp về Tập ñoàn của quý 1/2007, chưa hạch toán doanh thu ñiều tiết quý 1/2007 theo kế hoạch.

Kiến nghị ñơn vị:

Hàng quý hạch toán kịp thời doanh thu ñiều tiết và khấu hao phải nộp Tập ñoàn; thực hiện bù trừ số phải nộp và số ñược ñiều tiết, thanh toán số phải nộp về Tập ñoàn kịp thời.

1.2. Công nợ nội bộ với các ñơn vị trực thuộc:

1.2.1. Công nợ giữa Bưu ñiện tỉnh với các ñơn vị trực thuộc:

- Hàng quý, Bưu ñiện tỉnh thực hiện ñối soát với các ñơn vị trực thuộc qua hệ thống mạng chương trình kế toán, không lập biên bản ñối chiếu. ðơn vị thực hiện xác nhận số liệu quyết toán hàng năm cho các ñơn vị trực thuộc nhưng thường chậm, khoảng từ tháng 9 ñến tháng 11 năm sau mới có xác nhận số liệu của năm trước.

ðến thời ñiểm kiểm toán, ñơn vị chưa có xác nhận công nợ ngày 31/12/2006.

- Việc hạch toán một số khoản công nợ với các ñơn vị trực thuộc còn chưa ñúng quy ñịnh, như: Hạch toán số Modem ADSL nhận của VDC về khuyến mại ñợt tháng 1/2007:

+ Khi nhận Modem ADSL của VDC về nhập kho sau ñó xuất giao cho các ñơn vị trực thuộc nhưng ñơn vị không hạch toán, không ghi sổ kế toán (theo quy ñịnh, khi nhận của VDC phải hạch toán ghi Nợ TK 152/Có TK 3368 - Chi tiết cho VDC và khi xuất kho giao cho các ñơn vị ghi Nợ TK 1363 - Chi tiết ñơn vị trực thuộc/Có TK 152 ).

+ Cuối ñợt khuyến mại, xác ñịnh số chi phí ñơn vị phải chịu và hạch toán Nợ TK

x - 20

1542/Có TK 331- Phải trả người bán. Theo quy ñịnh, phải hạch toán ghi: Nợ TK 1542 - Chi phí ñơn vị chịu.

Nợ TK 3368 - Chi tiết VDC, số chi phí VDC chịu. Có TK 1363 - Chi tiết ñơn vị trực thuộc.

Kiến nghị ñơn vị:

- Thực hiện ñối chiếu, xác nhận số liệu công nợ thường xuabc hàng tháng, quý, năm với các ñơn vị trực thuộc và giữa các ñơn vị trực thuộc với nhau nhằm kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi, tiền vốn và phát hiện, xử lý kịp thời các khoản sai sót, chênh lệch nếu có, ñảm bảo số liệu luôn khớp ñúng.

- Tăng cường kỷ luật, ñôn ñốc các ñơn vị trực thuộc thanh toán kịp thời, tránh ñể công nợ tồn ñọng.

- Hạch toán các khoản công nợ với các ñơn vị trực thuộc qua TK 1363, 3363 theo ñúng tính chất tài khoản quy ñịnh.

- Thực hiện ngay việc xác nhận số dư công nợ thời ñiểm 31/12/2006 và các tháng của năm 2007 với các ñơn vị trực thuộc và giữa các ñơn vị trực thuộc với nhau.

1.2. 2. Quản lý, hạch toán công nợ bưu ñiện phí ghi nợ và công nợ giữa Công ty ðiện báo ñiện thoại với các Bưu ñiện huyện, thị xã:

- Kế toán Công ty ðBðT không mở sổ kế toán theo dõi chi tiết công nợ phải thu bưu ñiện phí theo từng bưu ñiện huyện, thị xã. Việc xác ñịnh công nợ bưu ñiện phí với khách hàng chi tiết theo từng huyện, thị xã chỉ thể hiện trên biên bản ñối chiếu hàng tháng giữa công ty với các bưu ñiện huyện, thị xã. Tuy nhiên, những Biên bản xác nhận công nợ (báo cáo công nợ BðP và thanh toán nội bộ) giữa Công ty ðBðT với các bưu ñiện huyện không rõ, chưa xác ñịnh ñược số các Bưu ñiện huyện, thị thực nợ Công ty ( báo cáo xác ñịnh số nợ các Bưu ñiện huyện phải trả Công ty gồm cả số Bưu ñiện phí chưa thu ñược và số ñã thu ñược chưa trả công ty.

- Việc ñối chiếu, xác nhận công nợ nội bộ hàng tháng với bưu ñiện huyện, thị xã chưa ñược thực hiện ñầy ñủ, kịp thời: Bưu ñiện huyện Abc chưa ñủ xác nhận các tháng. Bưu ñiện huyện Abc không có biên bản xác nhận gửi về Công ty ðiện báo ñiện thoại.

- Qua kiểm tra số liệu trên báo cáo công nợ Bưu ñiện phí của Công ty ðiện báo ñiện thoại với số dư bưu ñiện phí phải thu của từng khách hàng trên phầm mền tính cước tại ngày 31/03/2007 thì số liệu của Bưu ñiện huyện Abc còn chênh lệch: 404.802.031 ñồng. Theo giải trình của ñơn vị thì số chênh lệch do ñơn vị khi thu ñược tiền của khách hàng nhưng không giảm nợ chi khách hàng trên phần mềm tính cước.

Số liệu phát sinh số tiền bưu ñiện phí ghi nợ và số tiền thu ñược của khách hàng trong tháng trên biên bản xác nhận so với số liệu trên chưong trình tính cước ở Bưu ñiện Abc, Abc Hóa còn chênh lệch.

- Việc thu nợ bưu ñiện phí:

+ Bưu ñiện huyện Abc: Các thu thuê chỉ nộp tiền thu cước một lần trong tháng. Việc thực hiện như vậy chưa ñúng quy ñịnh của Tập ñoàn và dễ xảy ra thất thoát, chiếm dụng tiền vốn.

+ Tỷ lệ nợ ñọng Bưu ñiện phí toàn tỉnh khá cao, từ trên 1,4 ñến 1,7 lần doanh thu bình quân tháng. Trong ñó Bưu ñiện huyện Abc từ trên 2,1 ñến 3,1 lần; Bưu ñiện huyện Abc trên 1,6 ñến trên 2,1 lần.

- Nợ phải thu Bưu ñiện phí quá hạn: Theo Báo cáo công nợ kiểm kê phải thu của Bưu ñiện tỉnh Abc thời ñiểm 31/12/2006 thì tổng số nợ quá hạn 1.300.901.588 ñồng, chiếm 23%

x - 21

số nợ phải thu (1,3 tỷ/ 5,6 tỷ), cụ thể: Tuổi nợ quá hạn

Số tiền phải thu

Tỷ lệ trích dự phòng

Số phải lập dự phòng

Dưới 1 năm 1.653.161.269 30% 495.948.380

Từ 1 năm ñến 2 năm 346.066.019 50% 173.033.009

Từ 2 năm ñến 3 năm 178.087.695 70% 124.661.386

Trên 3 năm 132.723.417 100% 132.723.417 1.1.1 Cộng 2.310.038.400 926.366.192

Số dư dự phòng nợ phải thu khó ñòi ngày 31/12/2006 của ñơn vị là 1.036.747.394 ñồng, cao hơn số phải trích là 110.381.202 ñồng do cuối năm 2006 ñơn vị không tính và hạch toán hoàn nhập số dự phòng phải thu khó ñòi.

Kiến nghị ñơn vị:

- Hàng tháng, thực hiện ñối chiếu, xác nhận công nợ bưu ñiện phí giữa Công ty ñiện báo ñiện thoại với các bưu ñiện huyện, thị xã ñầy ñủ, kịp thời ñảm bảo xác ñịnh ñược các nội dung chính sau:

+ Về công nợ bưu ñiện phí khách hàng còn nợ: Số bưu ñiện phí ghi nợ chưa thu ñược của khách hàng tháng trước mang sang, số bưu ñiện phí ghi nợ phải thu phát sinh trong tháng, số tiền thu ñược của khách hàng trong tháng, số bưu ñiện phí khách hàng còn nợ chưa thu ñược cuối tháng.

+ Về doanh thu và phân chia doanh thu: Tổng doanh thu phát sinh; doanh thu Công ty ðBðT ñược hưởng; doanh thu các Bưu ñiện huyện, thị ñược hưởng.

+ Về tình hình thanh toán công nợ giữa Công ty ðBðT với các Bưu ñiện huyện, thị xã: Số tiền bưu ñiện huyện, thị còn nợ công ty tháng trước mang sang; số tiền bưu ñiện phí thu ñược trong tháng phải trả công ty; số tiền các bưu ñiện huyện, thị xã chuyển trả công ty trong tháng (chi tiết số doanh thu ñược phân chia bưu ñiện huyện, thị ñược hưởng coi như số ñã nộp trả, số tiền thực chuyển trả trong tháng); số tiền bưu ñiện huyện, thị còn nợ công ty cuối tháng... .

- Rà soát lại số liệu công nợ trên chương trình tính cước với số liệu trên biên bản xác nhận giữa Công ty ðBðT và các Bưu ñiện huyện, thị xã ñể xử lý số liệu còn chênh lệch ñảm bảo số liệu phản ánh ñúng số công nợ.

- Yêu cầu Bưu ñiện huyện Abc có quy ñịnh và thực hiện kiểm tra, ñôn ñốc người thu thuê phải nộp tiền cước phí thu ñược vào quỹ ñơn vị ñầy ñủ, kịp thời, không ñể xảy ra người thu thuê chiếm dụng tiền vốn.

- Thực hiện việc trích lập dự phòng và xử lý nợ phải thu quá hạn theo ñúng quy ñịnh của Nhà nước và của Tập ñoàn.

2. Công nợ cước BCVT với các ñối tác ngoài Tập ñoàn

ðơn vị ñang hạch toán Công nợ Phải thu cước BCVT với các ñối tác ngoài Tập ñoàn trên TK 1386 (Dư nợ, phải thu ngày 19/6/2007: 1.088.577.949 ñồng) và Công nợ phải trả cước BCVT với các ñối tác ngoài Tập ñoàn trên TK 33686 (Dư có, phải trả ngày 19/6/2007: 158.833.185 ñồng). Theo quy ñịnh hiện nay của Tập ñoàn không có TK1386, 33686 mà các khoản công nợ này ñược hạch toán trên TK 13881 - Phải thu cước BCVT với các ñối tác ngoài Tập ñoàn và TK 33881 - Phải trả cước BCVT với các ñối tác ngoài Tập ñoàn.

Kiến nghị ñơn vị:

x - 22

Kết chuyển, hạch toán công nợ phải thu cước BCVT với các ñối tác ngoài Tập ñoàn sang TK 13881 và công nợ phải trả cước BCVT với các ñối tác ngoài Tập ñoàn sang TK 33881, theo ñúng quy ñịnh.

3. Công nợ Phải trả cho người bán (TK 331- Tại Bưu ñiện tỉnh).

- ðơn vị mở ñầy ñủ sổ chi tiết, tổng hợp theo dõi công nợ với từng ñối tượng khách hàng; Số liệu khớp ñúng giữa báo cáo và sổ chi tiết; các khoản nợ ñều có ñối tượng cụ thể.

- ðơn vị có thực hiện việc ñối soát số liệu thời ñiểm 31/12/2006 với khách hàng nhưng chưa ñầy ñủ. Chỉ có 6 ñối tượng có biên bản ñối chiếu, xác nhận số dư công nợ tại thời ñiểm 31/12/2006. Số liệu xác nhận khớp ñúng với số trên sổ kế toán ñơn vị. Riêng Công Ty CP cơ khí thương mại ðức Hùng có chênh lệch: 21.814.200ñồng là khoản thuế VAT.

- ðơn vị chưa tách hết chi tiết TK 331 - Phải trả người bán theo lĩnh vực: Kinh doanh (TK 33111) và XDCB (TK 33114). Một số ñối tượng vẫn phản ánh chung trên TK 331; Một số ñối tượng ñã tách riêng nội dung ñể phản ánh trên 2 TK (TK 33111, TK 33114). Do vậy khi kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết và tổng hợp không khớp nhau.

- ðến thời ñiểm 20/6/2007, tổng dư nợ phải trả người bán là: 11.436.099.265ñồng. Trong ñó: Nợ dưới 1 năm là: 10.791.419.128 ñồng, nợ từ 1-2 năm là: 421.577.789ñồng, nợ từ 2 - 3 năm là: 12.020.200 ñồng, nợ từ 3 - 4 năm là: 211.081.448 ñồng.

Kiến nghị ñơn vị:

- Thực hiện ñối chiếu ñầy ñủ các khoản công nợ thời ñiểm 31 tháng 12 trước khi khoá sổ kế toán hàng năm.

- Hạch toán chi tiết các khoản công nợ theo ñúng quy ñịnh của Tập ñoàn.

- Rà soát, ñánh giá lại các khoản nợ, xác ñịnh các khoản nợ quá hạn ñể thanh toán kịp thời theo quy ñịnh.

4. Quản lý công nợ phát hành báo chí.

- Tại Bưu ñiện tỉnh: Số dư công nợ hàng tháng giữa sổ kế toán ñơn vị với sổ kế toán Công ty PHBC Trung ương thường có chênh lệch, số chênh lệch ñơn vị tạm kết chuyển sang TK 3388 (thời ñiểm 19/6/2007 số trên sổ kế toán ñơn vị phải trả Công ty PHBCTW cao hơn số sao kê của Công ty PHBC: 60.739.209 ñồng). ðơn vị giải trình số chênh lệch do một số báo ngày cuối tháng Công ty PHBCTW ñã hạch toán nhưng ñơn vị chưa nhận ñược nên chưa hạch toán trong tháng mà hạch toán vào tháng sau.

- Tại các ñơn vị trực thuộc: Qua kiểm tra cho thấy số dư công nợ phát hành báo chí trên sổ kế toán các ñơn vị ñều khớp ñúng với số dư công nợ từng ñộc giả do bộ phận phát hành theo dõi.

Kiến nghị ñơn vị:

Phối hợp với Công ty Phát hành báo chí Trung ương có biện pháp xác ñịnh công nợ báo chí ñảm bảo phản ánh ñúng tình hình công nợ và khớp ñúng số liệu công nợ giữa 02 ñơn vị.

Biên bản kiểm toán này gồm 11 trang, ñược ñánh số từ trang 01 ñến trang 11 và ñược lập thành 05 bản, Bưu ñiện tỉnh Abc giữ 02 bản, ðoàn Kiểm toán giữ 03 bản./.

ðẠI DIỆN BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ BƯU ðIỆN TỈNH ABC

PHÓ TRƯỞNG BAN GIÁM ðỐC

TRƯỞNG ðOÀN KIỂM TOÁN KẾ TOÁN TRƯỞNG

x - 23

Phụ lục 2.16: Tờ trình Tổng giám ñốc của ban kiểm toán nội bộ về triển

khai kế hoạch hoạt ñộng năm 2008

TẬP ðOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆT NAM

Céng hoµ x héi chñ nghÜa ViÖt Nam ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Sè: 21 /KTNB Hµ Néi, ngµy 05 th¸ng 5 n¨m 2008

TỜ TRÌNH V/v: Triển khai kế hoạch hoạt ñộng năm 2008 của Ban Kiểm toán nội bộ

Kính gửi: Tổng Giám ñốc Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Thực hiện kế hoạch công tác chuyên môn năm 2008 của Ban Kiểm toán nội bộ ñã ñăng ký với Tập ñoàn; nhằm góp phần giúp cho công tác tài chính kế toán tại các Viễn thông tỉnh sớm ñi vào ổn ñịnh; Ban Kiểm toán nội bộ xin báo cáo Tổng Giám ñốc kế hoạch hoạt ñộng chủ yếu của Ban từ nay ñến hết năm 2008 như sau:

- Kiểm toán hoạt ñộng rà soát công tác tổ chức kế toán và các thủ tục kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực tài chính kế toán tại một số ñơn vị thành viên. Dự kiến thực hiện từ tháng 5 ñến hết tháng 8/2008

- Kiểm toán tuân thủ chế ñộ tài chính kế toán tại một số ñơn vị thành viên. Dự kiến thực hiện từ tháng 9 ñến hết tháng 12/2008.

Kế hoạch kiểm toán cụ thể:

1. Kế hoạch kiểm toán hoạt ñộng:

1.1. Lý do triển khai kiểm toán hoạt ñộng:

- Năm 2008 là năm ñầu tiên thực hiện chia tách bưu chính – viễn thông, ñội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tài chính kế toán tại các Viễn thông tỉnh có thay ñổi ñáng kể, trong ñó có nhiều cán bộ, nhân viên mới tiếp cận với công tác tài chính, kế toán nên trong quá trình tác nghiệp còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ, phân công phân nhiệm trong bộ máy kế toán ở một số nơi chưa rõ ràng, chưa phù hợp. Vì vậy, rất cần có sự kiểm tra, hướng dẫn, giúp ñơn vị tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức công tác kế toán và tác nghiệp hàng ngày.

- Mặt khác, việc kiểm tra, ñánh giá tính phù hợp, hiệu quả của công tác tổ chức bộ máy kế toán, các quy trình, thủ tục kiểm soát nội bộ, thủ tục tác nghiệp là rất cần thiết ñể bổ sung, hoàn thiện hơn hệ thống các quy ñịnh nội bộ, ñáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của ñơn vị và của Tập ñoàn.

x - 24

Vì vậy, Ban Kiểm toán nội bộ ñề nghị Lãnh ñạo Tập ñoàn cho phép Ban triển khai kiểm toán hoạt ñộng ñể ñánh giá kịp thời tình hình công tác tài chính, kế toán và kết hợp hướng dẫn giúp ñỡ các ñơn vị trong thời kỳ ñầu chia tách bưu chính – viễn thông.

1.2. Nội dung kiểm toán hoạt ñộng:

- Kiểm tra, ñánh giá mô hình tổ chức bộ máy kế toán, năng lực chuyên môn của ñội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tại ñơn vị ñược kiểm toán

- Kiểm tra, ñánh giá hiệu quả của hệ thống các quy ñịnh quản lý tài chính nội bộ, phát hiện các vướng mắc, bất cập và tìm giải pháp khắc phục.

- Kiểm tra, ñánh giá hiệu quả của các quy trình, thủ tục kiểm soát, tác nghiệp ñang áp dụng tại ñơn vị ñược kiểm toán.

Trong quá trình kiểm tra, ñoàn kiểm toán cũng sẽ lưu ý thêm các vấn ñề:

- Rà soát, xác ñịnh rõ các nguyên nhân dẫn ñến các vấn ñề tồn ñọng về tài chính (nếu có) và kiến nghị ñơn vị biện pháp tháo gỡ các tồn ñọng này.

- Tìm hiểu và hướng dẫn ñơn vị tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong tác nghiệp hàng ngày.

1.3. ðơn vị ñược kiểm toán:

- Miền Bắc: Viễn thông tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn

- Miền Trung: Viễn thông tỉnh Hà Tĩnh, Viẽn thông tỉnh Quảng Trị

1.4. Thời gian kiểm toán:

- Dự kiến thực hiện từ tháng 5/2008 ñến hết tháng 8/2008

1.5. Phương thức thực hiện:

- Ban Kiểm toán nội bộ thành lập ñoàn kiểm toán, trực tiếp kiểm tra tại các Viễn thông tỉnh.

- Nội dung, phương pháp kiểm toán cụ thể ñược thực hiện theo ñề cương kèm theo.

2. Kế hoạch kiểm toán tuân thủ chế ñộ tài chính kế toán:

2.1. Nội dung kiểm toán tuân thủ:

- Kiểm toán việc chấp hành chế ñộ quản lý công nợ

- Kiểm toán việc chấp hành chế ñộ quyết toán vốn ñầu tư xây dựng

- Kiểm toán việc chấp hành chế ñộ quản lý doanh thu, chi phí

2.2. ðơn vị ñược kiểm toán:

- Miền Bắc: Viễn thông tỉnh: Sơn La, Ninh Bình

- Miền Trung: Viễn thông tỉnh Bình Thuận

- Miền Nam: Viễn thông tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh

2.3. Thời gian kiểm toán:

x - 25

- Dự kiến thực hiện từ tháng 9/2008 ñến hết tháng 12/2008

2.4. Phương thức thực hiện

- Ban Kiểm toán nội bộ thành lập ñoàn kiểm toán, trực tiếp kiểm tra tại các Viễn thông tỉnh.

- Phương pháp kiểm toán cụ thể ñược thực hiện theo Quy trình kiểm toán tuân thủ của kiểm toán nội bộ ñã thực hiện từ các năm trước.

• Kính trình Tổng Giám ñốc xem xét và cho ý kiến chỉ ñạo. Nơi nhận:

TRƯỞNG BAN

- Như trên;

- Lưu KTNB

x - 26

Phụ lục 2.17: Kế hoạch kiểm toán hoạt ñông

LỊCH KIỂM TOÁN HOẠT ðỘNG.

- ðoàn kiểm toán : 01 ñoàn

- Thời gian kiểm toán : 02 ñợt trong tháng 7 và tháng 8

+ ðợt 1 : kiểm toán các ñơn vị Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn

Hà Giang : ngày 7/7 ñến 11/7

Cao Bằng : ngày14/7 ñến 18/7

Bắc Kạn : ngày21/7 ñến 25/7

+ ðợt 2 : kiểm toán các ñơn vị Hà Tĩnh, Quảng trị

Hà tĩnh : từ ngày 11/8 ñến 15/8

Quảng trị : từ ngày 18/8 ñến 22/8

ðỀ CƯƠNG KIỂM TOÁN HOẠT ðỘNG NĂM 2008

6. Nội dung kiểm toán hoạt ñộng

1.1. Kiểm toán công tác tổ chức bộ máy kế toán

- Tổ chức bộ máy kế toán: số lượng lao ñộng, trình ñộ chuyên môn, năng lực bộ máy kế toán, khả năng ñáp ứng yêu cầu công việc,...

- Tìm hiểu, ñánh giá mức ñộ phù hợp trong phân công công việc của bộ máy kế toán:

- Kiểm tra giám sát kế toán: tự kiểm tra, kiểm tra tréo, kiểm tra giữa ñơn vị và các ñơn vị trực thuộc

1.2. Kiểm toán hiệu quả của các quy ñịnh quản lý tài chính nội bộ

- Tìm hiểu, ñánh giá việc thực hiện các quy ñịnh quản lý tài chính nội bộ của Tập ñoàn tại ñơn vị.

- Tìm hiểu, ñánh giá các quy ñịnh quản lý tài chính nội bộ do ñơn vị xây dựng: (quy chế tài chính, tiền lương, ñầu tư xây dựng, quản lý tiền vốn, tài sản, phân phối, sử dụng các quỹ, doanh thu, ñịnh mức mua sắm, chi tiêu,...)

1.3. Kiểm toán việc vận hành các qui trình nghiệp vụ kế toán

- Qui trình quản lý thu chi, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng:

o Các quy ñịnh của ñơn vị ñối với kế toán tiền mặt

o Các quy ñịnh ñối với thủ quỹ

o Các quy ñịnh ñối với thu ngân tại các quầy giao dịch

x - 27

o Các quy ñịnh về chứng từ thu, chi, luân chuyển chứng từ

o Các quy ñịnh ñối với kế toán tiền gửi ngân hàng

o ðối chiếu, xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng

- Qui trình kế toán xây dựng cơ bản

o Các qui ñịnh của ñơn vị ñối với kế toán xây dựng cơ bản

o Qui trình tập hợp, quản lý hồ sơ công trình dự án

o Lập báo cáo quyết toán và kiểm toán báo cáo quyết toán dự án ñầu tư

o Lưu trữ hồ sơ xây dựng cơ bản

o Các vấn ñề khó khăn, vướng mắc, tồn ñọng

- Qui trình kế toán tài sản cố ñịnh, nguồn vốn

o Các qui ñịnh của ñơn vị về kế toán tài sản cố ñịnh

o Tính khấu hao tài sản cố ñịnh

o Xác ñịnh nguồn vốn hình thành tài sản và cân ñối giữa tài sản và nguồn vốn

o ðối chiếu, xác nhận nguồn vốn với Tập ñoàn

o Các vấn ñề khó khăn, vướng mắc, tồn ñọng

- Qui trình kế toán doanh thu, chi phí

o Qui trình hạch toán doanh thu, chi phí

o Tính toán, ñối chiếu, xác nhận doanh thu phân chia, cước kết nối

o Tính toán, phân bổ các khoản chi phí chung

o Lập các mẫu biểu doanh thu, chi phí

o Các vấn ñề khó khăn, vướng mắc, tồn ñọng

- Qui trình kế toán vật tư

o Các qui ñịnh về kế toán vật tư

o Qui trình quản lý nhập, xuất, tồn vật tư

o Tính toán, xác ñịnh hao hụt, giảm giá vật tư và trích lập dự phòng

o Các vấn ñề khó khăn, vướng mắc, tồn ñọng

- Qui trình kế toán công nợ phải thu, phải trả

o Các qui ñịnh về kế toán công nợ

o Quản lý, theo dõi ñối chiếu công nợ phải thu, phải trả

o Tình hình thu hồi công nợ phải thu của khách hàng

o Tình hình công nợ với người bán

x - 28

o Tình hình công nợ với Ngân sách

o Tình hình công nợ tạm ứng, phải thu, phải trả khác

o Tình hình thanh toán công nợ với Tập ñoàn

o Quản lý nợ xấu, nợ ñọng và trích lập dự phòng

o Các vấn ñề khó khăn, vướng mắc, tồn ñọng

- Qui trình kế toán bưu ñiện trên máy tính

o Các qui ñịnh về nhập, xử lý chứng từ trên máy tính

o Các qui ñịnh về in, lưu chứng từ, sổ kế toán

o Các qui ñịnh về kiểm soát kế toán trên máy, chỉnh sửa chứng từ, bảo mật thông tin

o Các vấn ñề khó khăn, vướng mắc

- Qui trình lập, gửi, lưu trữ báo cáo tài chính, kế toán

o Phương pháp lập các báo báo

o Thời gian lập, nộp báo cáo cáo

o Lưu trữ báo cáo

o Các vấn ñề khó khăn, vướng mắc

7. Trình tự, thủ tục kiểm toán

2.1. Trình tự kiểm toán

- Thu thập hồ sơ, tài liệu thông tin có liên quan ñến nội dung kiểm toán

- Rà soát, ñánh giá từng nội dung theo ñề cương kiểm toán chi tiết

- ðánh giá mức ñộ phù hợp, hiệu quả của các qui ñịnh nội bộ, quy trình, thủ tục kiểm soát ñối với nội dung ñang kiểm toán

- Phát hiện các ñiểm sai sót, hạn chế, tồn tại, kém hiệu quả, xác ñịnh rõ nguyên nhân của các hạn chế ñó

- Kiến nghị biện pháp cải tiến, khắc phục hạn chế (nếu có)

2.2. Thủ tục kiểm toán

- Lập bảng thu thập thông tin liên quan ñến nội dung kiểm toán,

- Phân tích, ñánh giá thông tin ñã thu thập: ñánh giá mức ñộ phù hợp, hiệu quả với các quy ñịnh có liên quan của Nhà nước, của Tập ñoàn.

- Thử nghiệm các kiến nghị của ñoàn kiểm toán về thao thác, xử lý nghiệp vụ

- Tư vấn trực tiếp về sửa ñổi, hoàn thiện các bước công việc chưa phù hợp

Phân công công việc

x - 29

- Hoàng Hùng :

Kiểm toán hiệu quả của các quy ñịnh quản lý tài chính nội bộ - Quy trình này không cần xây dựng chương trình kiểm toán vì trong tất cả các phần hành cụ thể ñã thu thập các qui ñịnh này và thực hiện ñánh giá tính hiệu quả các qui ñịnh.

Qui trình kế toán doanh thu, chi phí

Qui trình kế toán công nợ phải thu, phải trả

Qui trình kế toán bưu ñiện trên máy tính

Qui trình lập, gửi, lưu trữ báo cáo tài chính, kế toán

- Lê Thị Hải Yến

Kiểm toán công tác tổ chức bộ máy kế toán

Qui trình quản lý thu chi, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng:

Qui trình kế toán xây dựng cơ bản

Qui trình kế toán tài sản cố ñịnh, nguồn vốn

Qui trình kế toán vật tư

x - 30

Phụ lục 2.18 : Phương thức tiến hành kiểm toán hoạt ñộng tại VNPT - Qui

trình kiểm toán doanh thu

QUI TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU

Trình tự kiểm toán

- Thu thập hồ sơ, tài liệu thông tin có liên quan ñến doanh thu do tập ñoàn và ñơn vị ban hành :

Văn bản liên quan ñến hạch toán doanh thu sau khi chia tách : ăn chia doanh thu với các ñơn vị thành viên trong tập ñoàn, với các ñơn vị ngoài tập ñoàn. Qui ñịnh cách ñổi chiếu doanh thu cước phát sinh, tỷ lệ ăn chia, báo cáo xác nhận giữa các bên về doanh thu ăn chia, thời ñiểm lập báo cáo.

Văn bản liên quan ñến ăn chia doanh thu với Bưu ñiện tỉnh về : ăn chia cước viễn thông (cước các cuộc gọi, lắp ñặt ñiện thoại, ….). Qui ñịnh cách ñổi chiếu doanh thu cước phát sinh, tỷ lệ ăn chia, báo cáo xác nhận giữa các bên về doanh thu ăn chia, thời ñiểm lập báo cáo.

Văn bản liên quan ñến việc giám sát các hoạt ñộng về doanh thu do ñơn vị ban hành : nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của kế toán doanh thu, qui trình luân chuyển và lưu giữ chứng từ doanh thu, qui trình hạch toán doanh thu, phối hợp giữa kế toán doanh thu và các phần hành kế toán khác.

Qui ñịnh về khi nào doanh thu ñược ghi nhận.

Văn bản liên quan ñến hạch toán doanh thu khuyến mại

Văn bản liên quan ñến phát hành hoá ñơn doanh thu cước viễn thông và các dịch vụ tại ñơn vị.

Văn bản về việc lập báo cáo doanh thu, về báo cáo kế toán nội bộ.

Qui ñịnh về biểu mẫu về doanh thu : cước, ăn chia cước, lắp ñặt, báo cáo sản lượng cước, sản lượng máy thuê bao.

Qui ñịnh về phân tích tình hình biến ñộng doanh thu, sản lượng thuê bao ñể xác ñịnh ñược tình hình kinh doanh, xác ñịnh xu hướng phát triển của các loại dịch vụ qua ñó ñơn vị ñưa ra các biện pháp phát triển doanh thu, tăng khả năng cạnh tranh của ñơn vị trong lĩnh vực viễn thông.

- ðánh giá mức ñộ phù hợp, hiệu quả của các qui ñịnh nội bộ, quy trình, thủ tục kiểm soát ñối với nội dung ñang kiểm toán

+ Xem xét việc ăn chia doanh thu, khuyến mại, sử dụng và phát hành hoá ñơn trên thực tế tại ñơn vị có phù hợp với các văn bản do ñơn vị và tập ñoàn ñã ban hành.

+ ðánh giá hoạt ñộng của bộ phận kế toán có phù hợp với các qui ñịnh nội bộ của kế toán doanh thu hay không ?

+ Các khoản doanh thu ghi nhận ñúng qui ñịnh nội bộ chưa ?

x - 31

+ ðánh giá hiệu quả của các quy ñịnh trong các văn bản ban hành :

Có ngăn ngừa ñược những sai sót có thể xảy ra

Có ngăn ngừa ñược những gian lận có thể xảy ra

Có ngăn ngừa ñược những rủi ro tiềm ẩn trong các nghiệp vụ có thể xảy ra

+ Việc phân loại và trình bày các khoản thu có theo ñúng qui ñịnh của tập ñoàn không ?

+ Có bộ phận kiểm soát các quy trình ñã ban hành không ?

- Phát hiện các ñiểm sai sót, hạn chế, tồn tại, kém hiệu quả, xác ñịnh rõ nguyên nhân của các hạn chế ñó

Trong các văn bản ban hành có những qui ñịnh chưa phù hợp với thực tế.

ðơn vị chưa có hệ thống kiểm soát tốt do vậy không phát hiện ra những gian lận, sai sót

Các qui ñịnh, quy trình không qui ñịnh những hoạt ñộng trên thực tế phát sinh.

Hiệu quả của các quy chế kiểm soát không cao do quá trình xây dựng các quy chế cũng như giám sát các quy chế không tốt.

- Kiến nghị biện pháp cải tiến, khắc phục hạn chế (nếu có)

- Tiếp nhận những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của ñơn vị qua ñó có những ý kiến tư vấn, hướng dẫn ñơn vị thực hiện theo qui ñịnh của nhà nước và tập ñoàn.

x - 32

Phụ lục 2.19 : Phương thức tiến hành kiểm toán hoạt ñộng tại VNPT - Qui

trình kiểm toán chi phí

QUI TRÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ

- Thu thập hồ sơ, tài liệu thông tin có liên quan ñến doanh thu do tập ñoàn và ñơn vị ban hành :

Văn bản liên quan ñến việc giám sát các hoạt ñộng về chi phí do ñơn vị ban hành : nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của kế toán các khoản chi phí, qui trình luân chuyển và lưu giữ chứng từ chi phí, qui trình hạch toán chi phí, phối hợp giữa kế toán chi phí và các phần hành kế toán khác.

Văn bản về việc lập báo cáo chi phí, về báo cáo kế toán chi phí nội bộ.

Qui ñịnh về phân tích tình hình biến ñộng chi phí theo từng nhân tố, từng loại hình dịch vụ, xác ñịnh hiệu quả từng dịch vụ qua ñó ñưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành các dịch vụ, sử dụng.

Quy ñịnh về tỷ lệ các loại chi phí trong tập ñoàn và ñơn vị : quảng cáo khuyến mại, tiền lương, khấu hao, C2.

Qui ñịnh về việc kiểm tra chứng từ chi phí từ các bộ phận trong ñơn vị khi thực hiện thanh toán các khoản chi phục vụ cho hoạt ñộng thường xuyên, trách nhiệm thu thập chứng từ từ các bộ phận thực hiện các khoản chi phí.

Qui ñịnh về chi phí cho các bộ phận : ñịnh mức sử dụng cho từng phòng ban (chi phí tiếp khách, chi phí văn phong phẩm…), ñịnh mức cá nhân (ñiện thoại, taxi, ăn ca…), chi phí giao dịch, tiếp thị, khuyến mại…

- ðánh giá mức ñộ phù hợp, hiệu quả của các qui ñịnh nội bộ, quy trình, thủ tục kiểm soát ñối với nội dung ñang kiểm toán

+ ðánh giá hoạt ñộng của bộ phận kế toán có phù hợp với các qui ñịnh nội bộ của kế toán chi phí hay không ?

+ ðánh giá hiệu quả của các quy ñịnh trong các văn bản ban hành :

Có ngăn ngừa ñược những sai sót có thể xảy ra

Có ngăn ngừa ñược những gian lận có thể xảy ra

Có ngăn ngừa ñược những rủi ro tiềm ẩn trong các nghiệp vụ có thể xảy ra

+ Việc phân loại và trình bày các khoản chi phí có theo ñúng qui ñịnh của tập ñoàn không ?

+ Các khoản chi phí phát sinh có ñược thực hiện ñúng như các quy ñịnh ñề ra không ?

+ Phối hợp với kế toán các phần hành xác ñịnh khác khoản chi phí : như khấu hao TSCð, tiền lương, BHXH,…

+ Có bộ phận kiểm soát các quy trình ñã ban hành không ?

x - 33

- Phát hiện các ñiểm sai sót, hạn chế, tồn tại, kém hiệu quả, xác ñịnh rõ nguyên nhân của các hạn chế ñó

Trong các văn bản ban hành có những qui ñịnh chưa phù hợp với thực tế.

ðơn vị chưa có hệ thống kiểm soát tốt do vậy không phát hiện ra những gian lận, sai sót

Các qui ñịnh, quy trình không qui ñịnh những hoạt ñộng trên thực tế phát sinh.

Hiệu quả của các quy chế kiểm soát không cao do quá trình xây dựng các quy chế cũng như giám sát các quy chế không tốt.

- Kiến nghị biện pháp cải tiến, khắc phục hạn chế (nếu có)

- Tiếp nhận những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của ñơn vị qua ñó có những ý kiến tư vấn, hướng dẫn ñơn vị thực hiện theo qui ñịnh của nhà nước và tập ñoàn.

x - 34

Phụ lục 2.20 : Phương thức tiến hành kiểm toán hoạt ñộng tại VNPT - Qui

trình kiểm toán công nợ phải thu

QUI TRÌNH KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU

- Thu thập hồ sơ, tài liệu thông tin có liên quan ñến doanh thu do tập ñoàn và ñơn vị ban hành :

- Văn bản liên quan ñến việc giám sát các hoạt ñộng về chi phí do ñơn vị ban hành : nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của kế toán các khoản công nợ, qui trình luân chuyển và lưu giữ chứng từ công nợ, qui trình hạch toán công nợ, phối hợp giữa kế toán công nợ và các phần hành kế toán khác.

- Qui ñịnh về ñối chiếu công nợ phải thu phải trả tại thời ñiểm kết thúc niên ñộ kế toán.

- Qui ñịnh về ñánh giá các khoản công nợ phải thu :

+ Qui ñịnh về ñánh giá tỷ lệ thu nợ, phân tích, so sánh tỷ lệ thu nợ (các loại dịch vụ : cố ñịnh, di ñộng, internet,…) giữa các kỳ trong năm, giữa các năm khác nhau ñể thấy ñược tình biến ñộng cũng như khả năng thu nợ của từng loại dịch vụ qua ñó tìm hiểu nguyên nhân và ñưa ra biện pháp khắc phục.

+ Qui ñịnh về thu nợ : thu nợ bưu ñiện phí ký kết hợp ñồng thu thuê với Bưu ñiện tình, ñánh giá tình hình thu nợ của bên thu thuê, tỷ lệ thu thuê khi mức thu thuê ñạt yêu cầu và không ñạt yêu cầu, biện pháp giám sát việc thu thuê không ñể xảy ra thất thoát khi các thu thuê không nộp tiền cước.

+ Qui ñịnh về lập dự phòng các nợ phải thu khó ñòi : phân loại nợ, xác ñịnh các khoản nợ quá hạn ñể lên dach mục những khoản nợ cần lập dự phòng, những khoản nợ cần xoá. Việc tập hợp hồ sơ chứng từ ñể làm căn cứ lập dự phòng, xoá nợ.

- ðánh giá mức ñộ phù hợp, hiệu quả của các qui ñịnh nội bộ, quy trình, thủ tục kiểm soát ñối với nội dung ñang kiểm toán

+ ðánh giá hoạt ñộng của bộ phận kế toán có phù hợp với các qui ñịnh nội bộ của kế toán phải thu hay không ?

+ Có thực hiện việc ñánh giá tỷ lệ thu nợ không ?

+ Việc ñối chiếu công nợ ñúng theo qui ñịnh không ?

+ ðánh giá hiệu quả của các quy ñịnh trong các văn bản ban hành :

Có ngăn ngừa ñược những sai sót có thể xảy ra

Có ngăn ngừa ñược những gian lận có thể xảy ra

Có ngăn ngừa ñược những rủi ro tiềm ẩn trong các nghiệp vụ có thể xảy ra

+ Phối hợp với kế toán các phần hành kế toán khác

+ Có bộ phận kiểm soát các quy trình ñã ban hành không ?

x - 35

+ Việc thu nợ tuân thủ ñúng qui ñịnh của tập ñoàn và ñơn vị không ? ñơn vị lưu giữ ñầy ñủ các qui ñịnh về thu nợ của BðT ban hành không ? việc giám sát thu hồi nợ chặt chẽ không ?

+ Việc phân loại nợ phù hợp qui ñịnh chưa ? lập dự phòng ñầy ñủ, ñúng qui ñịnh chưa ?

- Phát hiện các ñiểm sai sót, hạn chế, tồn tại, kém hiệu quả, xác ñịnh rõ nguyên nhân của các hạn chế ñó

Trong các văn bản ban hành có những qui ñịnh chưa phù hợp với thực tế.

ðơn vị chưa có hệ thống kiểm soát tốt do vậy không phát hiện ra những gian lận, sai sót

Các qui ñịnh, quy trình không qui ñịnh những hoạt ñộng trên thực tế phát sinh.

Hiệu quả của các quy chế kiểm soát không cao do quá trình xây dựng các quy chế cũng như giám sát các quy chế không tốt.

- Kiến nghị biện pháp cải tiến, khắc phục hạn chế (nếu có)

- Tiếp nhận những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của ñơn vị qua ñó có những ý kiến tư vấn, hướng dẫn ñơn vị thực hiện theo qui ñịnh của nhà nước và tập ñoàn.

x - 36

Phụ lục số 2.21

c©u hái pháng vÊn1 STT: ........................................ Ngµy pháng vÊn:.......................... PhÇn A. Th«ng tin chung vµ ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp (1) Hä tªn ng−êi ®−îc pháng vÊn .....................……………............................................................. (2) VÞ trÝ c«ng t¸c ……………….................................................................................................. (3) Tªn c«ng ty …………………………………………… Trô së t¹i thµnh phè:……………………… (4) N¨m thµnh lËp …………………….................................................……………

(hoÆc n¨m thùc hiÖn c¬ cÊu l¹i doanh nghiÖp)………………………….. (5) C«ng ty cña «ng/bµ cã ph¶I lµ thµnh viªn cña tËp ®oµn hay kh«ng?

TËp ®oµn

Kh«ng theo h×nh thøc tËp ®oµn

Tªn TËp ®oµn………………………………………………………………………………… NÕu c©u tr¶ lêi lµ cã, xin «ng/bµ tr¶ lêi tiÕp c¸c c©u hái tõ 6 tíi 11, trong tr−êng hîp ng−îc

l¹i xin «ng bµ bá qua nh÷ng c©u hái nµy vµ tr¶ lêi tiÕp tõ c©u 14. (6) TËp ®oµn cña «ng/ bµ ®ang lµm viÖc lµ lo¹i h×nh nµo d−íi ®©y

1 Tæng c«ng ty nhµ n−íc ®−îc tæ chøc vµ c¬ cÊu l¹i theo m« h×nh tËp ®oµn

2 TËp ®oµn n−íc ngoµi 3 TËp ®oµn t− nh©n 4 Tæng c«ng ty 91 5 Tæng c«ng ty 90 6 Lo¹i kh¸c (Xin nªu cô thÓ: ………………………………………………………………….)

(7) TËp ®oµn cã lÜnh vùc kinh doanh chÝnh lµ? 1 X©y l¾p 2 Th−¬ng m¹i 3 Y tÕ 4 Gi¸o dôc 5 C«ng nghiÖp 6 Tµi chÝnh - ng©n hµng – b¶o hiÓm 7 C«ng nghÖ th«ng tin 8 LÜnh vùc kh¸c (Chi tiÕt:……………………………………………………………………….)

1 C©u hái pháng vÊn nµy ®−îc t¸c gi¶ so¹n th¶o nh»m môc ®Ých kh¶o s¸t cho nghiªn cøu khoa häc cña c¸ nh©n, kh«ng nh»m môc ®Ých th−¬ng m¹i. T«i xin cam kÕt vÒ nh÷ng vÊn ®Ò trong sö dông tµi liÖu pháng vÊn sÏ kh«ng lµm ¶nh h−ëng tíi ®¬n vÞ ®−îc pháng vÊn.

x - 37

(8) TËp ®oµn ®−îc tæ chøc qu¶n lý theo m« h×nh nµo M« t¶ Theo cÊu tróc tËp trung quyÒn lùc

Cã v¨n phßng ®iÒu hµnh tËp ®oµn tham gia vµo tÊt c¶ c¸c ho¹t ®éng cña ®¬n vÞ thµnh viªn.

Theo cÊu tróc holding (C«ng ty mÑ – con)

C«ng ty mÑ chi phèi ®¬n vÞ thµnh viªn theo sè l−îng vèn cæ phÇn

Theo cÊu tróc hån hîp

V¨n phßng ®iÒu hµnh chiÕn l−îc, c¸c ho¹t ®éng cô thÓ cña ®¬n vÞ thµnh viªn do ®¬n vÞ thµnh viªn quyÕt ®Þnh.

Lo¹i kh¸c

.....................................................................................................

.....................................................................................................

(9) Sè l−îng ®¬n vÞ thµnh viªn trong tËp ®oµn

Lo¹i ®¬n vÞ thµnh viªn Sè l−îng ®¬n vÞ thµnh viªn C«ng ty mÑ n¾m gi÷ 100% vån ®iÒu lÖ C«ng ty mÑ n¾m gi÷ trªn 50% vèn ®iÒu lÖ C«ng ty mÑ n¾m gi÷ d−íi 50% vèn ®iÒu lÖ C¸c ®¬n vÞ sù nghiÖp Lo¹i kh¸c

(10) TËp ®oµn cã chi nh¸nh hay v¨n phßng ®¹i diÖn ë nh÷ng ®©u?

MiÒn b¾c ……………………………………. MiÒn trung ……………………………………. MiÒn nam ……………………………………. N−íc ngoµi …………………………………….

(11) C«ng ty mµ «ng/ bµ ®ang lµm viÖc lµ

C«ng ty mÑ §¬n vÞ thµnh viªn

NÕu lµ ®¬n vÞ thµnh viªn, xin vui lßng nªu râ c«ng ty cña «ng/bµ lµ lo¹i doanh nghiÖp thµnh viªn nµo? (c«ng ty mÑ n¾m gi÷ 100% vèn ®iÒu lÖ, trªn 50%, d−íi 50%, ...) ......................................................................................................................................................

(12) Bé chñ qu¶n cña c«ng ty «ng/bµ lµ bé nµo? ………………………………………………………… (13) Tr−íc khi thµnh lËp C«ng ty cña m×nh, «ng/bµ ®· bao giê lµm viÖc cho mét c«ng ty trong cïng lÜnh

vùc kinh doanh nµy ch−a? Cã Kh«ng

(14) ¤ng/bµ ®· qu¶n lý hoÆc tham gia c«ng viÖc qu¶n lý c«ng ty hiÖn t¹i bao nhiªu n¨m tÝnh tíi thêi ®iÓm hiÖn nay?

……………. N¨m 14.1. ¤ng/bµ tham gia qu¶n lý trong lÜnh vùc g×?

Tµi chÝnh – KÕ to¸n- kiểm to¸n

x - 38

Qu¶n lý chung LÜnh vùc kh¸c ………………………….

14.2 ¤ng/bµ cã bao nhiªu n¨m kinh nghiÖm trong qu¶n lý trong lÜnh vùc Êy kÓ c¶ kinh nghiÖm cã ®−îc tõ qu¶n lý c«ng ty hiÖn t¹i vµ tr−íc ®ã?

……………. N¨m (15) ¤ng/bµ cho biÕt −íc tÝnh cña m×nh vÒ tæng sè lao ®éng cña c«ng ty t¹i thêi ®iÓm ®Çu c¸c n¨m tõ

2003-2007? N¨m 2003 2004 2005 2006 2007

Tæng sè lao ®éng (16) ¤ng/bµ cho biÕt −íc tÝnh cña m×nh vÒ doanh thu vµ lîi tøc sau thuÕ theo b¶ng sau mét c¸ch s¸t

thùc nhÊt cã thÓ tõ 2003-2007? N¨m 2003 2004 2005 2006 2007

Tæng doanh thu (triÖu VN§) Lîi tøc sau thuÕ (triÖu VN§)

PhÇn B. KiÓm tra, KiÓm so¸t tµi chÝnh vµ c¸c lÜnh vùc kiÓm so¸t kh¸c (17) Trong c«ng ty cña «ng/bµ cã thùc hiÖn kiÓm to¸n hµng n¨m hay kh«ng?

Cã Kh«ng (18) H×nh thøc kiÓm to¸n ¸p dông trong c«ng ty cña «ng/ bµ:

KiÓm to¸n tµi chÝnh KiÓm to¸n ho¹t ®éng KiÓm to¸n tu©n thñ Lo¹i kh¸c

NÕu lµ lo¹i kh¸c, xin vui lßng nªu râ lo¹i kiÓm to¸n ¸p dông................................................................... (19) Tæ chøc nµo thùc hiÖn kiÓm to¸n hµng n¨m ë c«ng ty cña «ng/bµ?

KiÓm to¸n ®éc lËp KiÓm to¸n Nhµ n−íc KiÓm to¸n néi bé Kh«ng cã

(20) Sau khi lËp b¸o c¸o tµi chÝnh, trong c«ng ty cã thùc hiÖn kiÓm tra l¹i tr−íc khi tr×nh phª chuÈn b¸o c¸o kh«ng? NÕu cã th× lµ ai? ................................................................................................................................................

(21) Trong c«ng ty cña «ng bµ cã Ban KiÓm so¸t kh«ng? Cã Kh«ng

Ban KiÓm so¸t néi bé cña c«ng ty (tËp ®oµn) cã bao nhiªu ng−êi ................. vµ trùc thuéc ………………………………………………………………………. NhiÖm vô chÝnh cña Ban kiÓm so¸t lµ ……………………………………… Ban kiÓm so¸t cã chØ ®¹o ho¹t ®éng cña kiÓm to¸n néi bé kh«ng?

(22) C¸c thµnh viªn trong ban kiÓm so¸t cã tham gia c¸c chøc vô qu¶n lý nµo kh¸c kh«ng? Cã Kh«ng

(23) C«ng ty cña «ng/bµ cã tæ chøc bé phËn/phßng kiÓm to¸n néi bé kh«ng?

x - 39

Cã Kh«ng NÕu c©u tr¶ lêi lµ cã, xin «ng/bµ tr¶ lêi tiÕp c¸c c©u hái tõ 23.1 tíi 23.26, trong tr−êng hîp

ng−îc l¹i xin «ng bµ bá qua nh÷ng c©u hái nµy vµ tr¶ lêi tiÕp tõ 24 ®Õn 36. 23.1. Bé phËn kiÓm to¸n néi bé ë ®¬n vÞ ®−îc thµnh lËp tõ khi nµo? Tªn cña bé phËn kiÓm

to¸n néi bé Tõ n¨m ……………………….

Tªn bé phËn KTNB………………………………

23.2. KiÓm to¸n néi bé cña c«ng ty ®−îc ®Æt d−íi sù chØ ®¹o trùc tiÕp cña ……………………..………………………………………………………………………… vµ b¸o c¸o cho nh÷ng ai? ………….……………………………………. ………………………………………………………………………………..

23.3. KiÓm to¸n néi bé ®−îc tæ chøc t¹i c«ng ty mÑ vµ c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn: C«ng ty mÑ §¬n vÞ thµnh viªn

23.4. M« h×nh tæ chøc cña kiÓm to¸n néi bé lµ: C«ng ty mÑ Gi¸m ®Þnh viªn kÕ to¸n (1 ng−êi) Mét phßng, ban Mét tæ kiÓm to¸n Thay ®æi theo thêi kú vµ yªu cÇu c«ng viÖc §¬n vÞ thµnh viªn Gi¸m ®Þnh viªn kÕ to¸n (1 ng−êi) Mét phßng, ban Mét tæ kiÓm to¸n M« h×nh kh¸c

23.5. KiÓm to¸n néi bé ë c«ng ty cã biªn chÕ bao nhiªu ng−êi: ..................................Ng−êi

23.6. Tr×nh ®é cña c¸c kiÓm to¸n viªn néi bé ë trong c«ng ty nh− thÕ nµo? §¹i häc Ngµnh häc: ………………

Cao ®¼ng Ngµnh häc: ……………….

Trung häc chuyªn nghiÖp Ngµnh häc: ……………….

23.7. Chứng chØ nghÒ nghiÖp cña c¸c kiÓm to¸n viªn néi bé CIA (chøng chØ kiÓm to¸n viªn néi bé)

CPA (ACCA, CPA _US...) (chøng chØ kiÓm to¸n viªn ®éc lËp)

Chøng chØ kh¸c

NÕu cã, xin vui lßng cho biÕt tªn Tæ chøc cÊp chøng chØ nghÒ nghiÖp…………………………………….. 23.8. Khi ®−îc bæ nhiÖm lµm kiÓm to¸n viªn néi bé, viÖc ®µo t¹o cña kiÓm to¸n viªn cã

®−îc thùc hiÖn kh«ng? Cã Kh«ng

Thêi gian trung b×nh c«ng ty tæ chøc c¸c khãa ®µo t¹o cho kiÓm to¸n viªn néi bé lµ…………………………

x - 40

23.9. Theo «ng/bµ th× víi sè l−îng biªn chÕ kiÓm to¸n viªn néi bé ë ®¬n vÞ nh− hiÖn nay cã phï hîp víi t×nh h×nh thùc tÕ ë ®¬n vÞ kh«ng?

Cã Kh«ng Cô thÓ……………………………………………………………………………………. 23.10. Theo «ng/bµ ®−îc biÕt th× kiÓm to¸n néi bé ë c«ng ty ®· tham gia vµo nh÷ng lÜnh vùc

nµo? KiÓm to¸n b¸o c¸o tµi chÝnh KiÓm to¸n ho¹t ®éng KiÓm to¸n tu©n thñ KiÓm to¸n c¸c lÜnh vùc kh¸c (Chi tiÕt: ……………………………............................................)

23.11. KiÓm to¸n néi bé thùc hiÖn kiÓm to¸n theo? KÕ ho¹ch kiÓm to¸n hµng n¨m Theo quyÕt ®Þnh cña héi ®ång qu¶n trÞ (th«ng qua ban kiÓm so¸t) Theo quyÕt ®Þnh cña Ban gi¸m ®èc Kh¸c (Chi tiÕt: ……………………………………………….)

23.12. KiÓm to¸n néi bé ë c«ng ty cung cÊp th«ng tin kiÓm to¸n cho ai? Cæ ®«ng Héi ®ång qu¶n trÞ Ban gi¸m ®èc §èi t−îng kh¸c (Chi tiÕt: …………………………………………………)

23.13. ViÖc bæ nhiÖm vµ miÔn nhiÖm Tr−ëng bé phËn kiÓm to¸n néi bé trong c«ng ty do ai quyÕt ®Þnh?

§¹i héi cæ ®«ng Chñ tÞch héi ®ång qu¶n trÞ Ban kiÓm so¸t §èi t−îng kh¸c (Chi tiÕt: …………………………………………………)

23.14. ViÖc bæ nhiÖm vµ miÔn nhiÖm c¸c kiÓm to¸n viªn néi bé trong c«ng ty do ai quyÕt ®Þnh?

§¹i héi cæ ®«ng Chñ tÞch héi ®ång qu¶n trÞ Ban kiÓm so¸t Tr−ëng bé ph©n KiÓm to¸n néi bé §èi t−îng kh¸c (Chi tiÕt: …………………………………………………)

23.15. KiÓm to¸n néi bé cã thùc hiÖn kiÓm to¸n ho¹t ®éng nh− ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ cña mét

giao dÞch, mét t¸c nghiÖp, nghiÖp vô cña bé phËn, phßng ban, mét chi nh¸nh (vÝ dô: mua hµng, tuyÓn dông lao ®éng,…) nµo kh«ng?

Cã (Chi tiÕt: ……………………………………………………………..) Kh«ng cã ChØ kiÓm to¸n b¸o c¸o tµi chÝnh

23.16. KiÓm to¸n néi bé cã thùc hiÖn kiÓm to¸n kiÓm to¸n ho¹t ®éng th× nh÷ng ho¹t ®éng nµo th−êng ®−îc tiÕn hµnh kiÓm to¸n

x - 41

......................................................................................................................................................... 23.17. NÕu cã kiÓm to¸n b¸o c¸o tµi chÝnh th× thêi ®iÓm kiÓm to¸n lµ?

Cuèi n¨m tµi chÝnh tr−íc khi quyÕt to¸n Sau khi quyÕt to¸n ®−îc duyÖt ChØ theo yªu cÇu

23.18. KiÓm to¸n néi bé cã x©y dùng qui tr×nh cho ho¹t ®éng kiÓm to¸n kh«ng? Cã Kh«ng

23.19. KiÓm to¸n néi bé kiÓm to¸n dùa trªn c¬ së nµo khi thùc hiÖn kiÓm to¸n? ChuÈn mùc thùc hµnh cho kiÓm to¸n néi bé ChuÈn mùc kÕ to¸n, chÕ ®é tµi chÝnh hiÖn hµnh ChuÈn mùc cho kiÓm to¸n ®éc lËp LuËt KiÓm to¸n Nhµ n−íc Quy chÕ kiÓm to¸n néi bé cña c«ng ty Kh¸c (Chi tiÕt: ……………………………………………………………)

23.20. ¤ng/bµ cã thÓ cho biÕt sai ph¹m ®−îc kiÓm to¸n viªn ph¸t hiÖn, ng¨n chÆn vµ xö lý cã gi¸ trÞ vµo kho¶ng bao nhiªu trong n¨m võa qua? ……………………………………….

23.21. ¤ng/bµ cã thÓ −íc tÝnh trung b×nh chi phÝ cho ho¹t ®éng kiÓm to¸n kho¶ng bao nhiªu (triÖu VN§)?

Chi phÝ l−¬ng cho nh©n viªn C¸c chi phÝ kh¸c

23.22. Xin vui lßng ®¸nh gi¸ theo møc ®é tõ cao xuèng thÊp víi 5- RÊt cao, 4–Cao, 3- Trung b×nh, 2- ThÊp, 1 – RÊt thÊp

5 4 3 2 1 Chi phÝ ho¹t ®éng cho kiÓm to¸n néi bé so víi tæng chi phÝ cña c«ng ty

HiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña kiÓm to¸n néi bé khi cung cÊp th«ng tin phôc vô cho nhµ qu¶n lý

Sù phï hîp vÒ c¸ch thøc tæ chøc quy tr×nh cña kiÓm to¸n néi bé tËp ®oµn ®èi víi c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn

KiÓm to¸n néi bé cña c«ng ty ®· phèi hîp víi c¸c c¬ quan kiÓm to¸n bªn ngoµi (kiÓm to¸n ®éc lËp, kiÓm to¸n nhµ n−íc) víi hiÖu qu¶ lµ

23.23. ¤ng/bµ ®¸nh gi¸ nh− thÕ nµo vÒ nh÷ng chÝnh s¸ch cña Nhµ n−íc vÒ kiÓm to¸n néi

bé? Phï hîp víi thùc tÕ Qu¸ chung chung Kh«ng vËn dông ®−îc

§Ò xuÊt cô thÓ ....................…………………………………………………………………………… 23.24. Theo «ng/bµ th× Nhµ n−íc cã nªn thùc hiÖn qu¶n lý Nhµ n−íc ®èi víi tæ chøc kiÓm

to¸n néi bé hay kh«ng? (VÝ dô tæ chøc m« h×nh, ban hµnh chuÈn mùc?...) Cã Kh«ng

§Ò xuÊt cô thÓ ………………………………………………………………………………………….

x - 42

23.25. Theo ý kiÕn «ng/bµ th× cã cÇn thiÕt ph¶i "tiªu chuÈn ho¸" ®èi víi kiÓm to¸n viªn néi bé vµ tiÕn tíi cÊp chøng chØ kiÓm to¸n viªn néi bé kh«ng?

Cã Kh«ng 23.26. Cho tíi thêi ®iÓm hiÖn t¹i, kiÓm to¸n néi bé cßn tån t¹i vµ ho¹t ®éng ë c«ng ty

kh«ng? Cã Kh«ng

23.27. Theo «ng/bµ th× kiÓm to¸n néi bé nªn tæ chøc trong nh÷ng lo¹i doanh nghiÖp nµo? C¸c doanh nghiÖp nhµ n−íc nãi chung C¸c tæng c«ng ty, TËp ®oµn hay C«ng ty cã qui m« lín Kh¸c (chi tiÕt:……………………………………………………………)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 24. ¤ng/bµ ®¸nh gi¸ nh− thÕ nµo vÒ vai trß cña kiÓm to¸n trong ho¹t ®éng qu¶n lý?

RÊt quan träng (theo nghÜa lµ b¾t buéc ph¶i cã) Kh¸ quan träng (¶nh h−ëng ®¸ng kÓ tíi viÖc ra quyÕt ®Þnh) Kh«ng quan träng (kh«ng hÒ ¶nh h−ëng tíi ra quyÕt ®Þnh)

25. Theo «ng/bµ th× viÖc sö dông th«ng tin kiÓm to¸n nãi chung ë c«ng ty cña m×nh nh− thÕ nµo? Khi cÇn b¸o c¸o víi cÊp trªn Khi cÇn ®i vay vèn cña ng©n hµng §Þnh kú khi kÕt thóc n¨m tµi chÝnh Yªu cÇu cña ®èi t¸c vÒ b¸o c¸o tµi chÝnh Kh¸c (chi tiÕt: ………………………………………………………………………………..)

26. Theo «ng/bµ th× cã sù kh¸c biÖt gi÷a th«ng tin vµ môc ®Ých cña cuéc kiÓm to¸n do ba tæ chøc kiÓm to¸n thùc hiÖn lµ KiÓm to¸n ®éc lËp, KiÓm to¸n nhµ n−íc vµ KiÓm to¸n néi bé thùc hiÖn?

Cã Kh«ng 27. Theo «ng/bµ th× kiÓm to¸n néi bé cÇn ph¶i cã sù ®éc lËp nh− thÕ nµo trong c«ng ty?

§éc lËp víi c¸c bé phËn kh¸c trong c«ng ty vµ trùc thuéc gi¸m ®èc §éc lËp víi c¸c bé phËn kh¸c vµ trùc thuéc héi ®ång qu¶n trÞ §éc lËp hoµn toµn Kh¸c (chi tiÕt:…………………………………………………………………………………)

28. Theo «ng/bµ biÕt th× ®Õn nay Nhµ n−íc cã ban hµnh nh÷ng v¨n b¶n h−íng dÉn vÒ qui tr×nh vµ tæ chøc bé m¸y kiÓm to¸n néi bé trong ®¬n vÞ ch−a?

Cã råi Ch−a cã Kh«ng râ

29. Theo «ng/bµ th× ho¹t ®éng cña ban kiÓm so¸t cã gièng nh− kiÓm to¸n néi bé kh«ng? Cã Kh«ng

30. Theo «ng bµ thi cã thÓ thuª ngoµi tiÕn hµnh ho¹t ®éng kiÓm to¸n néi bé kh«ng? Cã Kh«ng

31. Theo «ng/bµ th× Nhµ n−íc cã nªn cã nh÷ng v¨n b¶n b¾t buéc c«ng ty ph¶i tæ chøc kiÓm to¸n néi bé hay kh«ng?

Cã Kh«ng

x - 43

32. ¤ng/bµ cã nghÜ r»ng viÖc thuª c«ng ty kiÓm to¸n ë bªn ngoµi kiÓm to¸n th× vÉn cÇn thiÕt ph¶i tæ chøc bé phËn kiÓm to¸n néi bé?

Cã Kh«ng 33. Theo «ng/bµ th× tæ chøc mét bé phËn kiÓm to¸n néi bé sÏ phøc t¹p vµ tèn kÐm?

Cã Kh«ng 34. Theo «ng/bµ th× c«ng ty cña «ng bµ cã thÓ ph¶i ®èi mÆt víi nh÷ng rñi ro nµo trong ho¹t ®éng kinh

doanh? …………………………………………………………………………………………………………

35. ¤ng/bµ cã nghÜ r»ng víi qui m« nh− c«ng ty m×nh th× sÏ rÊt khã ®Ó cã thÓ ng¨n chÆn vµ ph¸t hiÖn nh÷ng sai ph¹m kh«ng?

Cã Kh«ng 36. §Þnh kú ë c«ng ty «ng/bµ cã tiÕn hµnh ®¸nh gi¸ vÒ tÝnh hiÖu qu¶ cña c¸c ho¹t ®éng hay mét bé

phËn, mét chi nh¸nh hay kh«ng? Cã Kh«ng

-----------------

x - 44

Phụ lục số 2.22 : Tổng hợp kết quả gửi phiếu ñiều tra

KÕt qu¶ pháng vÊn

PhÇn A. Th«ng tin chung vÒ ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp

(1) C¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp ®−îc kh¶o s¸t STT Sè phiÕu ph¸t ra Sè phiÕu nhËn vÒ Tû lÖ 1. C«ng ty mÑ trong tËp ®oµn 8 6 2. C«ng ty thµnh viªn do c«ng ty mÑ n¾m gi÷ 100% vèn

32 23

3. C«ng ty thµnh viªn do c«ng ty mÑ n¾m gi÷ >50% vèn

30 15

4. C«ng ty thµnh viªn do c«ng ty mÑ n¾m gi÷ <50% vèn

10 5

4. §¬n vÞ h¹ch to¸n phô thuéc vµ sù nghiÖp 4 2 5. C¸c doanh nghiÖp kh«ng ph¶I lµ thµnh viªn cña c¸c tËp ®oµn kinh tÕ

12 10

Tæng céng 96 61 63% (2) C«ng ty cña «ng/bµ cã ph¶I lµ thµnh viªn cña tËp ®oµn hay kh«ng?

TËp ®oµn

51/61 Kh«ng theo h×nh thøc tËp ®oµn

10/61

Tªn TËp ®oµn: TËp ®oµn B−u chÝnh ViÔn th«ng ViÖt Nam, TËp ®oµn DÇu khÝ Quèc gia ViÖt Nam, TËp ®oµn §iÖn lùc ViÖt Nam, TËp ®oµn DÖt may ViÖt Nam, TËp ®oµn C«ng nghiÖp Tµu thñy ViÖt Nam, TËp ®oµn c«ng nghiÖp Than – Kho¸ng s¶n ViÖt Nam. Sè phiÕu ®iÒu tra cña c¸c ®¬n vÞ thuéc diÖn kh¶o s¸t: 51 Sè tËp ®oµn cã c¸c thµnh viªn tr¶ lêi kh¶o s¸t: 6

(3) TËp ®oµn cña «ng/ bµ ®ang lµm viÖc lµ lo¹i h×nh nµo d−íi ®©y 1 Tæng c«ng ty nhµ n−íc ®−îc tæ chøc vµ c¬ cÊu l¹i theo m« h×nh

tËp ®oµn 51

2 TËp ®oµn n−íc ngoµi 3 TËp ®oµn t− nh©n 4 Tæng c«ng ty 91 5 Tæng c«ng ty 90 6 Lo¹i kh¸c 10 (Xin nªu cô thÓ: ………………………………………………………………….)

(4) TËp ®oµn cã lÜnh vùc kinh doanh chÝnh vµ cã c¸c lÜnh vùc kinh doanh kh¸c? 1 ChØ tham gia lÜnh vùc kinh doanh chÝnh 0/6 2 Cã tham gia c¸c lÜnh vùc kinh doanh kh¸c 6/6

(5) TËp ®oµn ®−îc tæ chøc qu¶n lý theo m« h×nh nµo

x - 45

M« t¶ Theo cÊu tróc tËp trung quyÒn lùc

Cã v¨n phßng ®iÒu hµnh tËp ®oµn tham gia vµo tÊt c¶ c¸c ho¹t ®éng cña ®¬n vÞ thµnh viªn.

4/6

Theo cÊu tróc holding (C«ng ty mÑ – con)

C«ng ty mÑ chi phèi ®¬n vÞ thµnh viªn theo sè l−îng vèn cæ phÇn 0/6

Theo cÊu tróc hån hîp

V¨n phßng ®iÒu hµnh chiÕn l−îc, c¸c ho¹t ®éng cô thÓ cña ®¬n vÞ thµnh viªn do ®¬n vÞ thµnh viªn quyÕt ®Þnh.

2/6

Lo¹i kh¸c

........................................................................................................

........................................................................................................

(6) Sè l−îng ®¬n vÞ thµnh viªn trong tËp ®oµn

TT Tập ñoàn Tổng số công ty con

Trực thuộc

Sở hữu 100%

Sở hữu >50%

Sở hữu <50%

1 Dầu khí 19 - 6 11 2

2 ðiện lực 60 17 23 10 10

3 Bưu chính Viễn thông 93 67 2 12 14

4 Dệt-May 75 9 10 24 22

5 Than-Khoáng sản 62 10 7 41 4

6 Công nghiệp Tàu thủy 59 7 11 30 11

(7) C«ng ty mµ «ng/ bµ ®ang lµm viÖc lµ

C«ng ty mÑ 6/51 §¬n vÞ thµnh viªn 45/51

(8) ¤ng/bµ ®· qu¶n lý hoÆc tham gia c«ng viÖc qu¶n lý c«ng ty hiÖn t¹i bao nhiªu n¨m tÝnh tíi thêi ®iÓm hiÖn nay?

D−íi 10 n¨m 14/51 Tµi chÝnh – KÕ to¸n- kiểm to¸n 34/51 D−íi 20 n¨m 25/51 Qu¶n lý chung 27/51 Trªn 20 n¨m 12/51 LÜnh vùc kh¸c 0/51

PhÇn B. KiÓm tra, KiÓm so¸t tµi chÝnh vµ c¸c lÜnh vùc kiÓm so¸t kh¸c (9) Trong c«ng ty cña «ng/bµ cã thùc hiÖn kiÓm to¸n hµng n¨m hay kh«ng?

Cã 49/51 Kh«ng 2/51 (10) H×nh thøc kiÓm to¸n ¸p dông trong c«ng ty cña «ng/ bµ:

KiÓm to¸n tµi chÝnh 38/51 KiÓm to¸n ho¹t ®éng 3/51 KiÓm to¸n tu©n thñ 31/51

x - 46

Lo¹i kh¸c (11) Tæ chøc nµo thùc hiÖn kiÓm to¸n hµng n¨m ë c«ng ty cña «ng/bµ?

KiÓm to¸n ®éc lËp 38/51 KiÓm to¸n Nhµ n−íc 21/51 KiÓm to¸n néi bé 20/51 Kh«ng cã 2/51

(12) Sau khi lËp b¸o c¸o tµi chÝnh, trong c«ng ty cã thùc hiÖn kiÓm tra l¹i tr−íc khi tr×nh phª chuÈn b¸o c¸o kh«ng? NÕu cã th× lµ ai?

Ban KiÓm so¸t: 3/51 Phßng KÕ to¸n c«ng ty mÑ: 12/51 Ban KiÓm to¸n néi bé: 15/51 Sè cßn l¹i kh«ng cã c©u tr¶ lêi chÝnh x¸c (13) Trong c«ng ty cña «ng bµ cã Ban KiÓm so¸t kh«ng?

Cã 28/51 Kh«ng 23/51 (14) C¸c thµnh viªn trong ban kiÓm so¸t cã tham gia c¸c chøc vô qu¶n lý nµo kh¸c kh«ng?

Cã 1/28 Kh«ng 27/28 (15) C«ng ty cña «ng/bµ cã tæ chøc bé phËn/phßng kiÓm to¸n néi bé kh«ng?

Cã 15/51 Kh«ng 36/51 NÕu c©u tr¶ lêi lµ cã, xin «ng/bµ tr¶ lêi tiÕp c¸c c©u hái tõ 23.1 tíi 23.26, trong tr−êng hîp

ng−îc l¹i xin «ng bµ bá qua nh÷ng c©u hái nµy vµ tr¶ lêi tiÕp tõ 24 ®Õn 36.

15.1 Bé phËn kiÓm to¸n néi bé ë ®¬n vÞ ®−îc thµnh lËp tõ khi nµo? Tªn cña bé phËn kiÓm to¸n néi bé

Chñ yÕu tõ sau n¨m 1997 Sau khi chuyÓn ®æi thµnh m« h×nh tËp ®oµn c¬ cÊu vµ tæ chøc l¹i bé phËn KTNB

KiÓm to¸n néi bé cña c«ng ty ®−îc ®Æt d−íi sù chØ ®¹o trùc tiÕp cña Ban gi¸m ®èc: 12/51 vµ b¸o c¸o cho nh÷ng ai? Héi ®ång qu¶n trÞ, Ban gi¸m ®èc, Ban kiÓm so¸t

15.2 KiÓm to¸n néi bé ®−îc tæ chøc t¹i c«ng ty mÑ vµ c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn: C«ng ty mÑ 5 §¬n vÞ thµnh viªn 10

15.3 M« h×nh tæ chøc cña kiÓm to¸n néi bé lµ: C«ng ty mÑ Gi¸m ®Þnh viªn kÕ to¸n (1 ng−êi) 0/5 Mét phßng, ban 4/5 Mét tæ kiÓm to¸n 0 Thay ®æi theo thêi kú vµ yªu cÇu c«ng viÖc 1/5 §¬n vÞ thµnh viªn Gi¸m ®Þnh viªn kÕ to¸n (1 ng−êi) 0 Mét phßng, ban 4/10 Mét tæ kiÓm to¸n 6/10 M« h×nh kh¸c 0

15.4 KiÓm to¸n néi bé ë c«ng ty cã biªn chÕ bao nhiªu ng−êi:

D−íi 4 ng−êi 5

x - 47

Tõ 5 ®Õn 10 ng−êi 9

Trªn 10 ng−êi 1

15.5 Tr×nh ®é cña c¸c kiÓm to¸n viªn néi bé ë trong c«ng ty nh− thÕ nµo? §¹i häc 15/15

Cao ®¼ng 0

Trung häc chuyªn nghiÖp 0

15.6 Chứng chØ nghÒ nghiÖp cña c¸c kiÓm to¸n viªn néi bé CIA (chøng chØ kiÓm to¸n viªn néi bé) 1/15

CPA (ACCA, CPA _US...) (chøng chØ kiÓm to¸n viªn ®éc lËp) 3/15

Chøng chØ kh¸c 6/15

NÕu cã, xin vui lßng cho biÕt tªn Tæ chøc cÊp chøng chØ nghÒ nghiÖp…………………………………….. 15.7 Khi ®−îc bæ nhiÖm lµm kiÓm to¸n viªn néi bé, viÖc ®µo t¹o cña kiÓm to¸n viªn cã

®−îc thùc hiÖn kh«ng? Cã 15/15 Kh«ng 0

Thêi gian trung b×nh c«ng ty tæ chøc c¸c khãa ®µo t¹o cho kiÓm to¸n viªn néi bé lµ………………………… 15.8 Theo «ng/bµ th× víi sè l−îng biªn chÕ kiÓm to¸n viªn néi bé ë ®¬n vÞ nh− hiÖn nay cã

phï hîp víi t×nh h×nh thùc tÕ ë ®¬n vÞ kh«ng? Cã 5/15 Kh«ng 10/15

Cô thÓ……………………………………………………………………………………. 15.9 Theo «ng/bµ ®−îc biÕt th× kiÓm to¸n néi bé ë c«ng ty ®· tham gia vµo nh÷ng lÜnh vùc

nµo? KiÓm to¸n b¸o c¸o tµi chÝnh 15/15 KiÓm to¸n ho¹t ®éng 2/15 KiÓm to¸n tu©n thñ 14/15 KiÓm to¸n c¸c lÜnh vùc kh¸c 0 (Chi tiÕt: ……………………………............................................)

15.10 KiÓm to¸n néi bé thùc hiÖn kiÓm to¸n theo? KÕ ho¹ch kiÓm to¸n hµng n¨m 15/15 Theo quyÕt ®Þnh cña héi ®ång qu¶n trÞ (th«ng qua ban kiÓm so¸t) 2/15 Theo quyÕt ®Þnh cña Ban gi¸m ®èc 13/15 Kh¸c (Chi tiÕt: ……………………………………………….)

15.11 KiÓm to¸n néi bé ë c«ng ty cung cÊp th«ng tin kiÓm to¸n cho ai? Cæ ®«ng 14/15 Héi ®ång qu¶n trÞ 15/15 Ban gi¸m ®èc 15/15 §èi t−îng kh¸c (Chi tiÕt: …………………………………………………) 15.12 ViÖc bæ nhiÖm vµ miÔn nhiÖm Tr−ëng bé phËn kiÓm to¸n néi bé trong c«ng ty do ai

quyÕt ®Þnh? §¹i héi cæ ®«ng 1 Chñ tÞch héi ®ång qu¶n trÞ 14/15

x - 48

Ban kiÓm so¸t 0 §èi t−îng kh¸c (Chi tiÕt: …………………………………………………) 15.13 ViÖc bæ nhiÖm vµ miÔn nhiÖm c¸c kiÓm to¸n viªn néi bé trong c«ng ty do ai quyÕt

®Þnh? §¹i héi cæ ®«ng 0 Chñ tÞch héi ®ång qu¶n trÞ 0- Ban kiÓm so¸t 0 Tr−ëng bé ph©n KiÓm to¸n néi bé 5/15 §èi t−îng kh¸c (Chi tiÕt: Ban gi¸m ®èc…………………………………………………) 10/15 15.14 KiÓm to¸n néi bé cã thùc hiÖn kiÓm to¸n ho¹t ®éng nh− ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ cña mét

giao dÞch, mét t¸c nghiÖp, nghiÖp vô cña bé phËn, phßng ban, mét chi nh¸nh (vÝ dô: mua hµng, tuyÓn dông lao ®éng,…) nµo kh«ng?

Cã (Chi tiÕt: ……………………………………………………………..) 2/15 Kh«ng cã 13/15 ChØ kiÓm to¸n b¸o c¸o tµi chÝnh 15.15 KiÓm to¸n néi bé cã thùc hiÖn kiÓm to¸n kiÓm to¸n ho¹t ®éng th× nh÷ng ho¹t ®éng

nµo th−êng ®−îc tiÕn hµnh kiÓm to¸n ....HiÖu qu¶ cña chi phÝ, hiÖu qu¶ cña nghiÖp vô tån quü... 15.16 NÕu cã kiÓm to¸n b¸o c¸o tµi chÝnh th× thêi ®iÓm kiÓm to¸n lµ?

Cuèi n¨m tµi chÝnh tr−íc khi quyÕt to¸n 5/15 Sau khi quyÕt to¸n ®−îc duyÖt ChØ theo yªu cÇu 15/15

15.17 KiÓm to¸n néi bé cã x©y dùng qui tr×nh cho ho¹t ®éng kiÓm to¸n kh«ng? Cã 14/15 Kh«ng 1/15

Qui tr×nh kiÓm to¸n chung ®−îc x©y dùng cho c¸c cuéc kiÓm tãan tËp trung chñ yÕu vµo kiÓm tãan b¸o c¸o tµi chÝnh vµ kiÓm to¸n tu©n thñ.

15.18 KiÓm to¸n néi bé kiÓm to¸n dùa trªn c¬ së nµo khi thùc hiÖn kiÓm to¸n? ChuÈn mùc thùc hµnh cho kiÓm to¸n néi bé 15/15 ChuÈn mùc kÕ to¸n, chÕ ®é tµi chÝnh hiÖn hµnh 15/15 ChuÈn mùc cho kiÓm to¸n ®éc lËp 0 LuËt KiÓm to¸n Nhµ n−íc 2/15 Quy chÕ kiÓm to¸n néi bé cña c«ng ty 15/15 Kh¸c (Chi tiÕt: ……………………………………………………………)

15.19 ¤ng/bµ cã thÓ cho biÕt sai ph¹m ®−îc kiÓm to¸n viªn ph¸t hiÖn, ng¨n chÆn vµ xö lý cã gi¸ trÞ vµo kho¶ng bao nhiªu trong n¨m võa qua?

Kh«ng nhËn ®−îc c©u tr¶ lêi chÝnh x¸c 15.20 ¤ng/bµ cã thÓ −íc tÝnh trung b×nh chi phÝ cho ho¹t ®éng kiÓm to¸n kho¶ng bao nhiªu

(triÖu VN§)?

Chi phÝ l−¬ng cho nh©n viªn 3,5 triÖu/ th¸ng/NV (phÇn Net)

C¸c chi phÝ kh¸c

x - 49

15.21 Xin vui lßng ®¸nh gi¸ theo møc ®é tõ cao xuèng thÊp víi 5- RÊt cao, 4–Cao, 3- Trung b×nh, 2- ThÊp, 1 – RÊt thÊp

5 4 3 2 1 Chi phÝ ho¹t ®éng cho kiÓm to¸n néi bé so víi tæng chi phÝ cña c«ng ty

2/15 13/15

HiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña kiÓm to¸n néi bé khi cung cÊp th«ng tin phôc vô cho nhµ qu¶n lý

1/15 14/15

Sù phï hîp vÒ c¸ch thøc tæ chøc quy tr×nh cña kiÓm to¸n néi bé tËp ®oµn ®èi víi c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn

8/15 2/15 5/15

KiÓm to¸n néi bé cña c«ng ty ®· phèi hîp víi c¸c c¬ quan kiÓm to¸n bªn ngoµi (kiÓm to¸n ®éc lËp, kiÓm to¸n nhµ n−íc) víi hiÖu qu¶ lµ

13/15 2/15

15.22 ¤ng/bµ ®¸nh gi¸ nh− thÕ nµo vÒ nh÷ng chÝnh s¸ch cña Nhµ n−íc vÒ kiÓm to¸n néi

bé? Phï hîp víi thùc tÕ 3/15 Qu¸ chung chung 12/15 Kh«ng vËn dông ®−îc

§Ò xuÊt cô thÓ: CÇn cã c¬ quan chuyªn vÒ ®µo t¹o vµ cÊp chøng chØ cho KTVNB 15.23 Theo «ng/bµ th× Nhµ n−íc cã nªn thùc hiÖn qu¶n lý Nhµ n−íc ®èi víi tæ chøc kiÓm

to¸n néi bé hay kh«ng? (VÝ dô tæ chøc m« h×nh, ban hµnh chuÈn mùc?...) Cã 14/15 Kh«ng 1/15

§Ò xuÊt cô thÓ………………………………………………………………………………………………………. 15.24 Theo ý kiÕn «ng/bµ th× cã cÇn thiÕt ph¶i "tiªu chuÈn ho¸" ®èi víi kiÓm to¸n viªn néi

bé vµ tiÕn tíi cÊp chøng chØ kiÓm to¸n viªn néi bé kh«ng? Cã 7/15 Kh«ng 8/15

15.25 Cho tíi thêi ®iÓm hiÖn t¹i, kiÓm to¸n néi bé cßn tån t¹i vµ ho¹t ®éng ë c«ng ty kh«ng? Cã 15/15 Kh«ng 0/15

15.26 Theo «ng/bµ th× kiÓm to¸n néi bé nªn tæ chøc trong nh÷ng lo¹i doanh nghiÖp nµo? C¸c doanh nghiÖp nhµ n−íc nãi chung 1/15 C¸c tæng c«ng ty, TËp ®oµn hay C«ng ty cã qui m« lín 15/15 Kh¸c (chi tiÕt:……………………………………………………………)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 16 ¤ng/bµ ®¸nh gi¸ nh− thÕ nµo vÒ vai trß cña kiÓm to¸n trong ho¹t ®éng qu¶n lý?

RÊt quan träng (theo nghÜa lµ b¾t buéc ph¶i cã) 45/51 Kh¸ quan träng (¶nh h−ëng ®¸ng kÓ tíi viÖc ra quyÕt ®Þnh) 6/51 Kh«ng quan träng (kh«ng hÒ ¶nh h−ëng tíi ra quyÕt ®Þnh)

17 Theo «ng/bµ th× viÖc sö dông th«ng tin kiÓm to¸n nãi chung ë c«ng ty cña m×nh nh− thÕ nµo? Khi cÇn b¸o c¸o víi cÊp trªn 44/51 Khi cÇn ®i vay vèn cña ng©n hµng 34/51

x - 50

§Þnh kú khi kÕt thóc n¨m tµi chÝnh 46/51 Yªu cÇu cña ®èi t¸c vÒ b¸o c¸o tµi chÝnh 12/51 Kh¸c (chi tiÕt: ………………………………………………………………………………..)

18 Theo «ng/bµ th× cã sù kh¸c biÖt gi÷a th«ng tin vµ môc ®Ých cña cuéc kiÓm to¸n do ba tæ chøc kiÓm to¸n thùc hiÖn lµ KiÓm to¸n ®éc lËp, KiÓm to¸n nhµ n−íc vµ KiÓm to¸n néi bé thùc hiÖn?

Cã 48/51 Kh«ng 3/51 19 Theo «ng/bµ th× kiÓm to¸n néi bé cÇn ph¶i cã sù ®éc lËp nh− thÕ nµo trong c«ng ty?

§éc lËp víi c¸c bé phËn kh¸c trong c«ng ty vµ trùc thuéc gi¸m ®èc 48/51 §éc lËp víi c¸c bé phËn kh¸c vµ trùc thuéc héi ®ång qu¶n trÞ 3/51 §éc lËp hoµn toµn 0 Kh¸c (chi tiÕt:…………………………………………………………………………………)

20 Theo «ng/bµ biÕt th× ®Õn nay Nhµ n−íc cã ban hµnh nh÷ng v¨n b¶n h−íng dÉn vÒ qui tr×nh vµ tæ chøc bé m¸y kiÓm to¸n néi bé trong ®¬n vÞ ch−a?

Cã råi 23/51 Ch−a cã 2/51 Kh«ng râ 26/51

21 Theo «ng/bµ th× ho¹t ®éng cña ban kiÓm so¸t cã gièng nh− kiÓm to¸n néi bé kh«ng? Cã 34/51 Kh«ng 17/51

22 Theo «ng bµ thi cã thÓ thuª ngoµi tiÕn hµnh ho¹t ®éng kiÓm to¸n néi bé kh«ng? Cã 23/51 Kh«ng 28/51

23 Theo «ng/bµ th× Nhµ n−íc cã nªn cã nh÷ng v¨n b¶n b¾t buéc c«ng ty ph¶i tæ chøc kiÓm to¸n néi bé hay kh«ng?

Cã 15/51 Kh«ng 36/51 24 ¤ng/bµ cã nghÜ r»ng viÖc thuª c«ng ty kiÓm to¸n ë bªn ngoµi kiÓm to¸n th× vÉn cÇn thiÕt ph¶i tæ

chøc bé phËn kiÓm to¸n néi bé? Cã 23/51 Kh«ng 28/51

25 Theo «ng/bµ th× tæ chøc mét bé phËn kiÓm to¸n néi bé sÏ phøc t¹p vµ tèn kÐm? Cã 40/51 Kh«ng 11/51

26 Theo «ng/bµ th× c«ng ty cña «ng bµ cã thÓ ph¶i ®èi mÆt víi nh÷ng rñi ro nµo trong ho¹t ®éng kinh doanh? ThÞ tr−êng c¹nh tranh toµn cÇu, c¸c chiÕn l−îc kinh doanh lµ yÕu tè then chèt thµnh c«ng cña c¸c doanh nghiÖp, rñi ro do rµo c¶n ngµnh thÊp…

27 ¤ng/bµ cã nghÜ r»ng víi qui m« nh− c«ng ty m×nh th× sÏ rÊt khã ®Ó cã thÓ ng¨n chÆn vµ ph¸t hiÖn nh÷ng sai ph¹m kh«ng?

Cã 18/51 Kh«ng 33/51 28 §Þnh kú ë c«ng ty «ng/bµ cã tiÕn hµnh ®¸nh gi¸ vÒ tÝnh hiÖu qu¶ cña c¸c ho¹t ®éng hay mét bé

phËn, mét chi nh¸nh hay kh«ng? Cã 5/51 Kh«ng 46/51

x - 51

Phụ lục 2.23: Tổ chức KTNB tại các ñơn vị thành viên của Tập ñoàn Bưu

chính Viễn thông Việt Nam

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng số ñơn vị có KTNB 47 52 51 47 47 42 40

- ðơn vị có phòng KTNB 7 9 11 11 13 17 15

- ðơn vị có phòng KTNB 21 19 21 19 19 13 13

- ðơn vị có Kiểm toán viên nội bộ 19 24 19 17 15 12 12

Tổng số kiểm toán viên nội bộ 102 110 126 116 133 128 118

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác KTNB – Tập ñoàn BCVT Việt Nam)

x - 52

Phụ lục 2.24: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp

1. Nội dung: Mô hình tổ chức KTNB

Tập ñoàn

Mô hình tổ chức

KTNB

Hình thức tổ chức

Slg ñvị trong tập ñoàn có

KTNB/ Tổng số ñvị thành viên

Tập ñoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam

Một phòng, ban Tổ chức theo hình thức nửa tập trung

nửa phân tán

14

Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Một phòng, ban Tổ chức theo hình thức tập trung

1

Tập ñoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản

- Một phòng, ban - Một tổ kiểm toán - Kiểm toán trong

phòng thanh tra

Tổ chức theo hình thức nửa tập trung

nửa phân tán

37

Tập ñoàn Tài chính Bảo Việt

- Một phòng, ban

- Một tổ kiểm toán

- Tổ chức theo hình thức nửa tập

trung nửa phân tán

Tập ñoàn Số lượng

KTVNB tại công ty

mẹ

Số lượng KTVNB tại các công ty

con

Có huy ñộng KTVNB của các công ty con khác vào cuộc kiểm toán hay không?

Mức ñộ phù hợp của biên chế KTNB so với yêu cầu công việc

Tập ñoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam

05 55 Có Có

Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

09 0 Không Không

Tập ñoàn Công nghiệp Than –

Khoáng sản

05 89 Có Có

2. Nội dung về công tác KTNB

Tập ñoàn Lĩnh vực kiểm toán thường thực hiện

Kiểm toán nội bộ thực hiện những loại kiểm toán nào theo thời

ñiểm kiểm toán?

Phương thức tiến hành

Phương pháp kiểm toán

Tập ñoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam

- Kiểm toán hoạt ñộng - Kiểm toán tuân thủ

- Kiểm toán thường xuyên - Kiểm toán trước Kiểm toán sau

- Kiểm toán toàn diện

- Quan sát, kiểm kê thực tế, xác minh (cả bên trong và bên ngoài tập ñoàn) - Xác minh tài liệu, ñối chiếu

x - 53

Luật và quy ñịnh - Tính toán, so sánh và phân tích

Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

- Kiểm toán hoạt ñộng - Kiểm toán tuân thủ - Kiểm toán báo cáo tài chính (Ranh giới giữa ba lĩnh vực không rõ ràng)

- Kiểm toán thường xuyên. - Kiểm toán ñịnh kỳ

Chọn mẫu kiểm toán

- Kiểm kê, xác nhận, ñiều tra, phân tích,

phỏng vấn, quan sát

Tập ñoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản

- Kiểm toán hoạt ñộng - Kiểm toán tuân thủ - Kiểm toán báo cáo tài chính

- Kiểm toán thường xuyên. - Kiểm toán ñịnh kỳ

Chọn mẫu kiểm toán

Kiểm kê, xác nhận, ñiều tra,

phân tích, quan sát,

phỏng vấn

Tập ñoàn Công nghiệp tàu thủy

- Kiểm toán tuân thủ - Kiểm toán báo cáo tài chính - Kiểm toán hoạt ñộng

- Kiểm toán thường xuyên. - Kiểm toán ñịnh kỳ

Chọn mẫu kiểm toán

Kiểm kê, xác nhận, ñiều tra,

phân tích, quan sát,

phỏng vấn

x - 54

Phụ lục 2.25: Mô hình tổ chức của một số tập ñoàn

Mô hình tổ chức Tập ñoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Công ty mẹ - Tập ñoàn TKV

Hội ñồng quản trị

Tổng giám ñốc

Các Phó TGð

Ban Kiểm soát

Các Ban Chức năng

Các ñơn vị trong cơ cấu Công ty mẹ

Các công ty con cổ phần

Các công ty con TNHH

một thành viên

Các công ty con TNHH

hai thành viên

Các công ty con nhà nước

Các công ty con hoạt ñộng sự nghiệp

x - 55

Mô hình tổ chức Tập ñoàn Cao su Việt Nam

Hội ñồng quản trị

Tổng giám ñốc

Các Phó TGð

Ban Kiểm soát

Các Ban Chức năng

Công ty con ðơn vị HCSN Công ty liên kết

Công ty con do Tập ñoàn góp

100% vốn ñiều lệ

Công ty con do Tập ñoàn góp 50% vốn ñiều lệ

x - 56

Mô hình tổ chức Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Công ty quản lý viễn thông ñường

trục

Cơ quan tham mưu và ủy nhiệm ñiều

hành

Cục Bưu ñiện Trung ương

Trung tâm thông tin và quan hệ công

chúng

Viễn thông tỉnh/thành phố trực

thuộc Tập ñoàn (Tập

ñoàn sở hữu 100% vốn

ñiều lệ)

Công ty ðiện

toán và Truyền số

liệu

Các công ty liên doanh về viễn thông

Tổng công ty

Bưu chính (Tổng công ty do nhà nước quyết ñịnh ñầu tư và thành lập)

Học viện Công nghệ

BCVT

Các công ty thông tin di ñộng

Các công ty sản xuất

công nghiệp

Bệnh viện Bưu ñiện I,

II, III

Các công ty tư vấn chuyên ngành

Các công ty thương mại

xây lắp

Bệnh viện ñiều dưỡng và phục hồi

Công ty dịch vụ tài

chính

Các công ty khác

Do công ty mẹ sở hữu

100% vốn

Cty TNHH 1 TV do công ty mẹ sở hữu 100% vốn

ðơn vị cung ứng dịch vụ do công ty mẹ sở

hữu 100% vốn

Cty Cổ phần do công ty mẹ

sở hữu >50% vốn

Cty liên doanh (liên kết tự nguyện)

Tcty nhà nước (nhà nước giao vốn qua Tập

ñoàn)

Cty Cổ phần do công ty mẹ

sở hữu <50% vốn

Công ty mẹ

x - 57

Công ty mẹ

Hội ñồng quản trị

Tổng giám ñốc

Các Phó TGð

Ban Kiểm soát

Các Ban Chức năng

Các ñơn vị trong cơ cấu Công ty mẹ

Tcty Tài chính VINASHIN

Tcty Vận tải VINASHIN

Tcty ñóng mới và sửa chữa tàu thủy

Tcty ðầu tư và xây dựng VINASHIN

Khối sự nghiệp ðào tạo, Khoa học công nghệ, báo chí

Các công ty - Cổ phần, - Liên doanh, - TNHH

Mô hình tổ chức Tập ñoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam

x - 58

. Mô hình tổ chức Tập ñoàn Tài chính Bào Việt

x - 59

Phụ lục 3.1: Bảng câu hỏi ñánh giá chất lượng kiểm toán nội bộ Họ và Tên :

Cấp bậc : Số hiệu nhân viên :

Chức vụ :

Công ty :

ðánh giá của ông (bà) về công việc do ñoàn KTNB thực hiện - Trưởng nhóm KTNB : - Thời gian thực hiện : STT Câu hỏi ðánh giá Ghi chú/ ðề xuất 1 Cho biết thái ñộ giao tiếp, cách

thức tiến hành của các thành viên trong ñoàn kiểm toán có làm ảnh hưởng ñến công việc của ông bà không ?

2 KTNB có tuân thủ theo ñúng kế hoạch kiểm toán ñã ñược thống nhất trước với ñơn vị không ?

3 Những nội dung nào khác ngoài kế hoạch kiểm toán của kỳ kiểm toán này mà ông bà ñề xuất

……………………….

x - 60

Phụ lục 3.2: Quy tắc ñạo ñức nghề nghiệp ban kiểm toán nội bộ tập ñoàn

Họ và Tên :

Cấp bậc : Số hiệu nhân viên :

Chức vụ :

Nhóm :

Tôi xin cam kết rằng tôi ñã ñọc, hiểu và ñồng ý tuân thủ các Quy tắc ðạo ñức Nghề nghiệp dưới ñây trong thời gian làm việc của tôi với tư cách là một kiểm toán viên nội bộ của công ty …... 1. Tính trung thực: tính trung thực của Kiểm toán viên nội bộ tạo nên lòng tin và do ñó

ñem lại sự tin cậy ñối với những ñánh giá của tôi. Tôi sẽ:

• Thực hiện công việc của mình một cách trung thực, cẩn trọng và có trách nhiệm.

• Tôn trọng luật pháp và công bố những thông tin theo yêu cầu của luật pháp và nghề nghiệp.

• Không tham gia vào các hoạt ñộng trái pháp luật hoặc thực hiện các hoạt ñộng làm mất uy tín nghề nghiệp của KTNB hoặc của công ty…. ……..cũng như toàn tập ñoàn………

• Tôn trọng và ñóng góp các mục tiêu chính ñáng và ñạo ñức nghề nghiệp của Tập ñoàn

2. Khách quan: thể hiện sự khách quan nghề nghiệp cao nhất trong việc thu thập, ñánh giá và trao ñổi thông tin về hoạt ñộng và quy trình ñược kiểm tra. Tôi thực hiện ñánh giá công bằng cho tất cả các tình huống liên quan và không bị ảnh hưởng một cách không chính ñáng từ lợi ích của mình hoặc người khác trong việc ñưa ra ñánh giá. Tôi sẽ:

• Không tham gia bất cứ hoạt ñộng hoặc mối liên hệ nào có thể ảnh hưởng hoặc cho là có ảnh hưởng ñến việc thực hiện ñánh giá một cách công bằng của mình. Việc tham gia này bao gồm các hoạt ñộng và mối liên hệ mà có thể có xung ñột về lợi ích của tập ñoàn.

• Không chấp nhận bất cứ gì có thể ảnh hưởng hoặc ñược cho là có ảnh hưởng ñến ñánh giá nghề nghiệp của mình.

• Công bố các chi tiết, nếu không công bố, có thể làm sai lệch nội dung báo cáo về các hoạt ñộng.

3. Tuyệt mật: tôn trọng giá trị và tư cách sở hữu của thông tin mà tôi có ñược và không

ñược tiết lộ các thông tin này khi chưa ñược cho phép trừ khi luật pháp hoặc nghĩa vụ nghề nghiệp yêu cầu. Tôi sẽ:

x - 61

• Thận trọng trong việc sử dụng và bảo vệ các thông tin có ñược trong quá trình làm việc.

• Không ñược sử dụng các thông tin này với mục ñích tư lợi hoặc với mục ñích trái với pháp luật hoặc gây thiệt hại về mục tiêu chính ñáng và ñạo ñức nghề nghiệp của Tập ñoàn và công ty.

4. Năng lực: sử dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết ñể thực hiện công việc KTNB. Tôi sẽ:

• Chỉ tham gia vào công việc mà mình có ñủ các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết.

• Thực hiện công việc theo Chính sách KTNB.

• Liên tục nâng cao năng lực của mình, hiệu quả và chất lượng của công việc.

Trong trường hợp tôi vi phạm Quy tắc ðạo ñức Nghề nghiệp trên, tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu các hình thức kỷ luật theo chính sách và quy trình quản lý nhân sự của Tập ñoàn. ……………….., ……………… 200x

Người chứng kiến Người ký cam kết

Họ tên Họ tên

Chức vụ Chức vụ

x - 62

Phụ lục 3.3: Mô tả công việc một số vị trí chủ chốt

Chức danh: Trưởng phòng KTNB

5. ðơn vị: KTNB

6. Báo cáo cho: Ban Kiểm soát Hội ñồng Quản trị (Chủ tịch)

7. Nhiệm vụ và các trách nhiệm chính:

• Lập kế hoạch tổng thể ba năm của phòng và ngân sách hàng năm cho hoạt ñộng KTNB các bộ phận và phòng ban

• Tham gia phát triển các chính sách và thủ tục KTNB mới hoặc các chính sách và thủ tục kiểm toán ñã ñược bổ sung, sửa ñổi

• Tham gia phát triển chính sách và thủ tục KTNB bằng cách xem xét lại các vấn ñề kiểm toán phát sinh

• Chỉ ñạo và quản lý các cuộc KTNB thường xuyên các chi nhánh,các phòng ban bao gồm kiểm tra các sổ sách kế toán, các khoản phát sinh, công tác ghi chép và các hoạt ñộng KTNB khác

• Chỉ ñạo và quản lý việc thực hiện các thay ñổi trong chính sách KTNB và các thủ tục hình thành từ việc xem xét lại các hoạt ñộng KTNB hoặc từ các khuyến nghị KTNB của các nhà kiểm toán khác

• Kiểm tra và tổng kết các báo cáo KTNB và các báo cáo về hoạt ñộng kiểm toán

• Thực hiện các nhiệm vụ khác khi ñược Chủ tịch HðQT phân công

8. Tiêu chí ñánh giá kết quả hoạt ñộng:

Khả năng của cán bộ sẽ ñược ñánh giá qua việc ñạt ñược một số các tiêu chí sau ñây:

• Phòng hoạt ñộng trong phạm vi chênh lệch không quá 2% của ngân sách ñã ñược phân bổ hàng năm và ngân sách hoạt ñộng và 95% các báo cáo KTNB ñựợc thực hiện ñúng hạn và tỷ lệ các báo cáo chậm chễ và các báo cáo ñang trong thời gian hoàn thành là 5%;

• 95% các báo cáo KTNB ñược Ban Kiểm soát ñồng ý và không cần phải có sự chỉnh sửa và nếu có sự chỉnh sửa thì phải hoàn thành trong phạm vi 5 ngày.

Chức danh: Trưởng phòng KTNB Khu vực I, II và III

9. ðơn vị: KTNB

10. Báo cáo cho: Trưởng phòng KTNB (Ban KTNB tập ñoàn)

x - 63

11. Nhiệm vụ và trách nhiệm chính:

• Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán hàng năm dựa trên kết quả ñánh gía rủi ro (ưu tiên các ñơn vị kinh doanh và các phòng ban chịu nhiều rủi ro).

• Rà soát chi tiết các vấn ñề rủi ro cao mà kiểm toán phát hiện ñược và các kiến nghị.

• Tiến hành các cuộc kiểm toán tiếp theo ñể ñảm bảo rằng ñơn vị ñược kiểm toán ñã thực hiện các hoạt ñộng khắc phục các vấn ñề ñã phát hiện ra từ cuộc kiểm toán.

12. Các tiêu chí ñánh giá hoạt ñộng:

Hoạt ñộng của chức danh này sẽ ñược ñánh giá tương ứng với việc ñạt ñược các tiêu chí sau:

• ðảm bảo công việc ñược tiến hành ñối với tất cả các ñơn vị kinh doanh/các phòng ban có rủi ro cao

• Những vấn ñề kiểm toán ghi nhận ñược xử lý, không lặp ñi lặp lại và có hệ thống.

Chức danh: Trưởng nhóm Phụ trách Phát triển Kiểm toán

13. ðơn vị tổ chức: KTNB

14. Báo cáo cho: Trưởng phòng KTNB

15. Các nhiệm vụ và trách nhiệm chính:

• Nghiên cứu sâu rộng và ñặt ra các tiêu chí hoạt ñộng ñể luôn bắt kịp với các kiến thức và kỹ năng KTNB mới nhất và xác ñịnh các thông lệ KTNB phù hợp nhất ñối với Ngân hàng.

• Rà soát phương pháp kiểm toán (bao gồm các chính sách và quy trình) ít nhất là mỗi năm một lần.

• Rà soát tổ chức của Phòng KTNB về cơ cấu, kênh báo cáo và mô tả công việc; tuân thủ các hoạt ñộng của KTNB và mục tiêu chung của Ngân hàng.

16. Các tiêu chí ñánh giá hoạt ñộng:

Hoạt ñộng của chức danh này sẽ ñược ñánh giá tương ứng với mức ñộ ñạt ñược các tiêu chí sau:

• Giá trị và tính thực tiễn của phương pháp KTNB mới.

• Tính hiệu lực và hiệu quả của mô hình tổ chức và mô tả công việc mới.

x - 64

Chức danh: Trưởng nhóm ðảm bảo Chất lượng KTNB

17. ðơn vị tổ chức: KTNB

18. Báo cáo cho: Trưởng phòng KTNB

19. Các nhiệm vụ và trách nhiệm chính:

• Xây dựng quan hệ công việc gần gũi với các nhóm kiểm toán khác, các ñơn vị kinh doanh và các phòng ban ñể tìm ra các vấn ñề và những mong ñợi của họ ñối với KTNB.

• Rà soát chất lượng KTNB ñể ñảm bảo rằng phương pháp KTNB ñược tiến hành ñầy ñủ .

• Rà soát chất lượng KTNB ñể ñảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của quy trình kiểm toán (từ lập khâu kế hoạch, thực hiện ñến khâu báo cáo) và của các công cụ kiểm toán.

• Thảo luận với các nhóm KTNB khác ñể cùng giải quyết các vấn ñề quan trọng liên quan ñến phương pháp KTNB.

• Xây dựng các yêu cầu về năng lực ñối với các nhân viên KTNB và phân tích nhu cầu ñào tạo ñể bù ñắp những thiếu hụt về năng lực. Phối hợp với Phòng Tổ chức Cán bộ và ðào tạo (hoặc bộ phận ðào tạo cảu ban KTNB) khi cần thiết.

20. Các tiêu chí ñánh giá hoạt ñộng:

Hoạt ñộng của chức danh này sẽ ñược ñánh giá tương ứng với mức ñộ ñạt ñược các tiêu chí sau:

• Quy trình KTNB, các báo cáo và tài liệu làm việc chất lượng cao.

• Hiệu quả của các chương trình ñào tạo dành cho các kiểm toán viên nội bộ.

x - 65

Phụ lục 3.4: So sánh phương pháp tiếp cận kiểm toán theo hệ thống với phương pháp tiếp cận rủi ro

Lập kế hoạch

kiểm toán tổng quát

Thu thập thông tin cơ sở, xác ñịnh rủi

ro ban ñầu

Thu thập thông tin thay ñổi

ðánh giá rủi ro, sắp xếp mức ñộ rủi ro

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Thực hiện trắc nghiệm kiểm toán

ðánh giá kết quả, tổng hợp kết quả

theo nhóm

Lập báo cáo dự thảo

Thảo luận ý kiến của nhà quản lý

Lập báo cáo chính thức

ðánh giá HTKSNB

- Rủi ro kinh doanh - Rủi ro thị trường - Rủi ro thanh khoản - Rủi ro tín dụng - Rủi ro tuân thủ

- Rủi ro tác nghiệp

Chương trình kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

Thu thập thông tin cơ sở và thông tin

pháp lý

ðánh giá trọng yếu và rủi ro

ðánh giá HTKSNB

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Thực hiện trắc nghiệm kiểm toán

ðánh giá kết quả

Lập báo cáo dự thảo

Thảo luận ý kiến của nhà quản lý

Lập báo cáo chính thức

ðánh giá tồn tại, hiệu lực và liên tục của

KSNB

Chương trình kiểm toán