mẠc ĐĨnh chi - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/giaiphamxuanmdc2012.pdf ·...

62
Ta cho nhau mùa Xuân MẠC ĐĨNH CHI Giai phẩm Xuân 2012

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Ta cho nhau mùa Xuân

MẠC ĐĨNH CHI

Giai

phẩm

Xuân

2012

Page 2: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ
Page 3: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 3

Hội Ái Hữu Trung Học

Mạc Đĩnh Chi

Mạc Đĩnh Chi Reunion được thành lập

vào ngày 5 tháng 4 năm 2001 với 3 hội viên,

và được đổi tên là Hội Ái Hữu Trung Học

Mạc Đĩnh Chi (HAHTHMDC)

vào ngày 01 tháng 9 năm 2002. Hiện

nay HAHTHMDC đã có trên 174 hội

viên cư ngụ tại các quốc gia : Mỹ, Gia Nã

Đại, Pháp, Đức, Úc Đại Lợi và Việt Nam.

Chủ Trương

Hội Ái Hữu Trung Học Mạc Đĩnh Chi

được thành lập nhằm giúp các cựu học sinh

trường Trung Học Mạc Đĩnh Chi có phương

tiện liên-lạc, kết chặt tình thân hữu, tương

thân tương trợ lẩn nhau. Để cho tình bạn

luôn tươi sáng, HAHTHMDC chủ

trương KHÔNG sinh-hoạt chính trị (trong

phạm vi hoạt động), do đó Ban Chấp Hành

mong rằng các bạn tôn trọng chủ trương nầy

khi gia nhập HAHTHMDC.

HAHTHMDC dùng website với tên

Mạng (domain name)

macdinhchireunion.net để phát triển chủ

trương của Hội và thông tin với các hội

viên. Website nầy được tổ chức như một tạp

chí văn nghệ và hy vọng sẽ góp phần vào

việc bảo tồn văn hoá Việt Nam.

Mai vàng Ảnh Vy Trương

Page 4: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 4

Tổ Chức

Ban Cố Vấn Giáo Sư

Thầy Lý Di

(Hiệu Trưởng). [email protected]

Thầy Nguyễn Vũ

Hải (Toán). [email protected]

Thầy Phạm Quân

Hồng (Việt Văn). [email protected]

Thầy Nguyễn Hữu

Điện. [email protected]

Thầy Nguyễn Trí

Thành [email protected]

Ban Chấp Hành

Liêu Hoàn Vũ,

Hội Trưởng [email protected]

Phan Ngọc Thành,

Phó Chủ Tịch [email protected]

Quách Xuân Sơn,

Phó Chủ Tịch [email protected]

Web Masters

Liêu Hoàn Vũ,

Trưởng Ban [email protected]

Kim Minh,

Phó Trưởng Ban [email protected]

Trần Văn Giang [email protected]

Quách Xuân Sơn [email protected]

Ban Nội Vụ

Cao Bích Hạnh,

Trưởng Ban

[email protected]

Ngô Mỹ Kiều,

Phó Trưởng Ban [email protected]

Ban Ngoại Vụ

Nguyễn Kim Thoa,

Trưởng Ban [email protected]

Lư Khải Minh

Phó Trưởng Ban [email protected]

Ban Báo Chí

Trần Văn Giang,

Trưởng Ban [email protected]

Nguyễn Hoàn Khải

Phó Trưởng Ban [email protected]

Xã Hội

Tăng Ngọc Hồng

Trưởng Ban, Thủ

Quỹ - Quỹ Tương

Trợ

[email protected]

Đặng Huệ Hoa,

Phó Trưởng Ban [email protected]

Văn Nghệ

Bùi Anh Tuấn,

Trưởng Ban [email protected]

Lâm Vĩnh Hiên,

Phó Trưởng Ban

Page 5: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 5

Mục Lục Trang

Lời tựa …….………………….………….. 6

Ta cho nhau mùa xuân … ( NMKiều) ..… 7

Tuổi trẻ mộc mạc ... (GS Lý Di) ....…… 9

Thơ Nhược Thu ...………………....…… 20

Năm Thìn … (TVGiang) .…….………... 22

Thơ Nguyễn Thị Khánh-Minh ………… 29

Xuân và Thuế … (NMKiều)…………… 31

Tự chữa bịnh … (NVPhước)…………… 37

Thơ Nguyễn Thị Hồng-Mai …...……….. 39

Nói Tiếng Mễ … (TVGiang) ……...…… 40

Thơ Nguyễn Thị Kim-Minh …….……… 43

Thơ Văn … ( VM Hùng) ……..….……. 44

Giai Thọai Văn Chương … (GS PQHồng)

………………………………………….. 49

Truyện cười ……………….…………… 52

Thơ Lâm Kim Chung …………….…..… 55

Nhất Quỉ ... (Ngô Tường ) …………….. 56

Luật 50-50 ... (NVPhước) …………..… 58

Thơ Nguyễn Hữu Tưởng ………….…… 59

Thay lá Ảnh: Vy Trương

Page 6: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 6

Lời tựa

Rào trước

Tờ báo Xuân MĐC 2012 lại đến tay quý

Thầy Cô và các bạn năm nay như một món

quà tết văn nghệ.

Cứ theo ý tôi thì năm nay Hội Ái hữu

Học sinh Trung học MĐC không ra báo

Xuân; bởi vì tôi cứ nhắm theo cái tinh thần

của hội là “hai năm mới tổ chức đại hội một

lần” cho đỡ mệt! Thiệt tình! Mãi cho đến

tháng 10 / 2011 anh Võ Mạnh Hùng, người

nghệ sĩ tài hoa cựu học sinh MĐC K76, mới

lên tiếng “théc méc” là:

- Năm nay quý vị có định ra báo Xuân hay

không mà đến bi giờ (tháng 10) vẫn không

nghe nói năng gì hết trơn hết trọi?

Tôi, trong vai trò Trưởng Ban báo chí,

khi nghe câu hỏi này, chỉ đánh bài “im lặng

là vàng.”

Nhưng anh Nguyễn Hoàn Khải (K76),

Phó trưởng Ban báo chí, người trẻ tuổi “yêu

đời yêu người,” hăng tiết vịt, không để yên,

muốn giữ ngọn lửa “Báo Xuân” tiếp tục

cháy, cho nên tuyên bố:

- Có báo Xuân chứ. Why not?

Ngay sau đó anh Nguyễn Hoàn Khải

đã đăng lời giới thiệu chủ đề báo Xuân

MĐC 2012 và kêu gọi sự đóng góp bài vở

của gia đình MĐC trên “message board”

của trang mạng “macdinhchireunion.net.”

Phần tôi, anh Khải yêu cầu tôi viết cho vài

bài và giữ vai trò “Chủ bút” (editor); có

nghĩa là tôi với chút vốn liếng về văn phạm

và chính tả sẽ duyệt lại tất cả các bài nào

anh Khải gởi đến tay tôi. Còn lại, anh Khải

sẽ tùy theo nội dung của từng bài gởi đến

rồi lựa chọn cho đăng trong số này hay giữ

lại…

Đón sau

Một con én (hay hai ba con) không thể

tài nào làm được mùa Xuân (2012). Tờ báo

Xuân MĐC 2012 thành hình là do sự đóng

góp bài vở, ý kiến quý báu của Thầy Cô và

các bạn đồng môn vẫn còn quan tâm đến

sinh hoạt và tình ái hữu cựu học sinh

MĐC…

Tôi đã đọc qua bản thảo cuối cùng của

tờ báo Xuân MĐC 2012 trước khi lên

khuôn, và với kinh nghiệm viết lách của cá

nhân tôi, tôi thấy nội dung tờ báo có giá trị

rất cao;

Tờ báo, tuy nhỏ bé, có thể làm trường

MĐC hãnh diện sánh vai (nếu khiêm

nhường chưa muốn nói là còn “ngon lành”

hơn!) các trường trung học bạn mà kích

thước và tiếng tăm của họ trước đây có vẻ

trội còn hơn trường MĐC thân yêu của

chúng ta. Đây không phải là vấn đề “mèo

khen mèo dài đuôi” mà là:

“It is hard to be humble when you are

truly good!”

Page 7: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 7

Một điểm son khác của tờ báo Xuân 2012

này (cũng như tờ báo Xuân năm 2011) là do

nỗ lực và thiện chí đặc biệt của hai bạn

Nguyễn Hoàn Khải (K76) và Võ Quang

(K70): Tờ báo đến tay quý Thầy Cô và các

bạn mà không tốn một đồng bạc ấn phí nào

của Hội Ái hữu Cựu Học sinh Trung học

MĐC. Tuy vậy, người Mỹ họ vẫn thường

nói là:

- “Nothing is free; it is paid for, one way or

another.”

Có lẽ đúng như vậy!

Thân mến,

Thay mặt cho Ban Báo Chí.

Trần Văn Giang

MĐC K68

Xuân Nhâm Thìn 2012

TA

CHO

NHAU

MÙA XUÂN

Xuân, Hạ, Thu, Đông…bốn mùa trong

năm như một chu kỳ cứ luôn xoay vòng..

tuần tự như một con thoi đưa dòng thời

gian trôi… Phải công nhận tạo hóa thật

tuyệt diệu và ưu ái khi ban cho ta bốn mùa

với những sắc thái riêng của chúng. Bốn

mùa khác nhau để ta không nhàm chán và

cũng để có luyến tiếc và nôn nao đón chờ…

Nói đến mùa Xuân người ta thường

nghĩ đến cái tươi vui, rộn ràng…tuy không

quá rực rỡ, nóng bỏng như mùa Hạ…Trong

khi mùa Hạ tràn đầy sinh lực, chan chứa

nắng làm ta thổn thức suốt ngày dài không

muốn ngủ…mùa Thu mang cho ta cái êm

dịu, nhẹ nhàng sau những ngày hè rực

nắng, oi bức.

Hơn thế nữa, mùa Thu còn tượng trưng

cho sự lãng mạn, thơ mộng. Nghe đến mùa

Thu ta co thể mơ màng liên tưởng đến một

đôi tình nhân tay trong tay đang dìu nhau

trên con đường đầy những cành cây lá ngã

mầu vàng và ung ủng đỏ, thỉnh thoảng lại

rơi lất phất theo cơn gió thu nhè nhẹ..thật

thơ mộng không kém gì cảnh mặt trời len

lén lui gót trong hoàng hôn. Nghĩ đến mùa

Đông, người ta lại mường tượng đến những

cành cây trơ lá, đến cái khí tiết lành lạnh,

rồi lại mơ đến bầu không khí ấm cúng khi

gia đình, bạn bè quay quần với nhau bên

bếp lửa hồng…

Page 8: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 8

Tuy nhiên, với tôi, mùa Xuân có lẽ là

mùa tôi yêu nhất vì nó là mùa của Hy Vọng.

Những cành cây trơ lá đang say sưa trong

giấc ngủ Đông nay nhờ có những tia nắng

Xuân nồng nàn tươi mát đã trở mình thức

giấc, bắt đầu trổi mầm, sinh lá, kết

hoa…Cho nên mùa Xuân cũng tượng trưng

cho một sự mở đầu, một cái gì đó mới mẻ và

đầy triển vọng, là mùa của Sự Sống. Nắng

Xuân chan chứa tưới lên muôn hoa và vạn

vật…Hoa thi nhau đua nở muôn sắc muôn

mầu còn chim thì líu lo từng đàn thỏ thẻ trên

cành tạo nên một cảnh tượng thật hạnh phúc

đầm thắm, cho nên Xuân cũng là mùa của

Hạnh Phúc, của Yêu Thương. Đây là những

yếu tố cho ta yêu Xuân, nôn Xuân, và chào

mừng Xuân…

Trở về với thực tế, chúng ta ai ai cũng

ít hoặc nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, bị ảnh

hưởng của tình trạng kinh tế khó khăn hiện

tại. Hầu như trong chúng ta, ai cũng có thân

nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất

việc, bị cắt giảm giờ làm, hoặc bớt đi những

phúc lợi khác trong công ăn việc làm.

Những khía cạnh khác như doanh thu trong

cơ sở thương mại, đầu tư trong thị trường

chứng khoáng hoặc địa ốc cũng đều bị ảnh

hưởng. Nói chung là ta bị bao vây nhiều

mặt như đang lạc trong một trận đồ quanh

co nhiều gút mắt chưa có cách gỡ…

Thế nhưng, như ta đã biết, thời gian

cũng không ngừng trôi, cái chu kỳ Bốn Mùa

của ta cũng không vì kinh tế trì trệ mà dừng

lại ở đó. Dù muốn dù không, con thoi thời

gian vẫn thản nhiên xoay và đang ung dung

mang nàng Xuân của ta đến…

Thôi thì kinh tế ì ạch ta không có nhiều

tài lộc để cho nhau thì trong bầu không khí

Xuân vui tươi rộn ràng này, trong tình thầy

trò, đồng môn khắn khít, ta hãy cho nhau

những nụ cười thật tươi, những lời chúc

tụng thật tốt đẹp, cũng như những an ủi

chân thành, nhiệt tình cổ võ cho nhau…

Ta hãy cho nhau những tia hy vọng

mong một năm mới có nhiều đổi mới tốt, an

khang hơn và hạnh phúc hơn…

Ta hãy cho nhau mùa Xuân!

Bên Thềm Xuân Nhâm Thìn

2012

Ngô Mỹ Kiều

MDC (K80)

Page 9: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 9

Tuổi trẻ

mộc mạc,

tuổi già

bơ vơ…

GS : Lý Di

Bãi cát trắng, dãy thùy dương bát ngát

hằng đôi mươi cây số, núi non hùng vĩ,

đường đèo lên, đường đèo xuống, cảnh vật

còn đầy thiên nhiên, bàn tay con người chưa

khai phá nhiều, cảnh rừng núi hùng vĩ, lòng

người cũng chao đảo, hăng hái sống động

hơn, dòng nước sông trong khe, khác hẳn

trong Nam, khi nước lớn dòng sông mênh

mông, nước xuống thấp, bãi cát trắng trải

dài hai bên, sông nước trong veo, có thể lội

bộ ngang qua dễ dàng, trong Nam dòng sông

thật sâu, đục ngầu, đầy phù sa; đó là cảm

tưởng của một thanh niên 23 tuổi vừa tốt

nghiệp đại học đi nhận nhiệm sở đầu đời.

Vào năm 1959, có bằng tú tài đi dạy học

hoặc kiếm ăn được rồi. Nếu đi học thì đường

học vấn rộng rãi, vì nhu cầu của xã hội quá

thiếu chuyên viên, chánh phủ Ngô đình

Diệm mở rộng nền giáo dục, mở trường dạy

mọi ngành nghề, việc học dễ dàng, muốn

học ngành nào cũng được, chỉ thi tuyển,

việc thi tuyển cũng không khó khăn lắm vì

sĩ số còn ít. Mãi sau này, việc thi tuyển quá

gay go đôi khi đi đến chỗ vô lý, thi vài ba

ngàn, nhưng nhận không bao nhiêu. Thật

may mắn cho tuổi học trò của lứa tuổi

chúng tôi, được vậy còn thích đèo bồng

thêm, lựa trường tốt và có học bổng mới

chịu học, có thể xin vào các đại học như kỹ

thuật Phú Thọ, Quốc Gia Hành Chánh,

Nông Lâm Súc, Đại Học Sư Phạm, Quân

Y, ngành quân y mới vào là được lãnh

lương và gắn lon chuẩn úy ngay, các

trường trên đều được cấp học bổng khoảng

1500 đồng/tháng, số tiền này đủ cho một

sinh viên sống và giải trí chút ít. Đối với

một học sinh, sau khi đậu Tú Tài, thi tuyển

vào học một chuyên khoa nào đó thì ra

trường lương bổng hậu hỉ gần như việc làm

được bảo đảm suốt đời, thoải mái lắm chứ.

Đó là thời gian khoảng thập niên 60… Đối

với gia đình có bề thế, khá giả thì học

trường Dược, trường Y, Luật hay đi xuất

ngoại. Riêng tôi thì phải tự biên tự diễn,

mỗi năm về quê nghỉ hè vui quá, mắt không

thấy gì khác hơn là đi dạy, thấy mấy ông

thầy dạy học khỏe quá, được mỗi năm hai

tháng hè và mỗi tuần chỉ phải dạy 16 giờ,

mà dạy các lớp thi Tú tài thì cực hơn lại

được bớt thêm một giờ chỉ còn 15 giờ, tha

hồ mà đi chơi, muốn kiếm thêm tiền thì

thiếu gì trường tư. Với lối suy nghĩ này

đưa tôi vào nghề gõ đầu trẻ… Đến nay, sau

bao năm lăn lộn với cuộc sống Mỹ, lăn lóc

qua nhiều nghề, tôi vẫn yêu nghề godautre

của tôi, một nghề thật thánh thiện và vô tư.

Nhìn lại đàn con mỗi đứa làm một nghề sao

thấy bận rộn và xô bồ quá, ngay cả việc lựa

vợ của chúng cũng thấy khó khăn. Chỉ quen

biết năm ba người cộng thêm 8 giờ làm mỗi

ngày, chưa kể overtime và trực, tôi thường

trêu tụi nó, ba dạy học tuy nghèo nhưng

Page 10: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 10

cưới vợ dễ lắm, không biết đẹp xấu thế nào

chứ ít nhứt cũng được theo ý mình.

Và nhiệm sở đầu đời của tôi là trường

trung học Bồng Sơn, Bình Định, tôi dạy ở

đất miền Trung nầy được hơn một năm rưỡi

trước khi đổi về dạy trung học Tống Phước

Hiệp/Vĩnh Long. Bồng Sơn đối với là tôi

bồng lai tiên cảnh, một thành phố đẹp, khá

sung túc, có con sông Lại Giang, có biển, có

núi, hướng tây là một dãy núi và hướng

đông cách biển không xa. Thời gian sống ở

đây thật ngắn ngủi nhưng tôi có cơ hội đi

khắp nơi từ thành phố Nha trang đến Quảng

Trị, mỗi miền một vẻ, cảnh vật hùng vĩ, núi

non trùng điệp….

Bãi biển Sa Huỳnh

Bãi biển miền trung tuyệt vời, bãi đẹp

phải nói là bãi Sa Huỳnh, nếu bạn đi xe lửa

từ Sa Huỳnh ra Quảng Ngãi là bạn đi dọc

theo biển xanh, bãi cát trắng xoá, mịn màng

và dài theo rừng thùy dương reo, phất phơ

trong gió.

Sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại, bãi

biển gần như đâu đâu cũng lạnh lẽo, bãi biển

Cali, dài hàng ngàn cây số, người thưa, kể là

bãi biển đẹp, nhưng đối với tôi quá lạnh, bao

năm sống ở Cali chỉ dám tắm đôi ba lần.

Còn ở châu Âu, biển cũng lạnh, mùa hè,

người là người nằm phơi nắng san sát, chán

chết, chỉ có những bãi “nude”, tò mò, ráng

đi cho biết với người, để người chê mình

quê mùa, biển Hawaii thì ấm, rất nhiều du

thuyền, nhà nghỉ mát sang trọng nhưng nó

cũng xa lạ sao ấy. Nhìn chung, với chút

chủ quan thêm vào khung cảnh quê nhà,

những chiếc ghe cá thô sơ, những xóm nhà

lá nhà ngói lưa thưa, tôi có cảm tưởng bãi

biển Việt Nam, bãi biển quê hương có dòng

nước ấm áp là đẹp hơn cả.

Lúc tôi còn đi học chỉ biết Trà Vinh quê

mình, Saigon và xa lắm là Vũng Tàu! Ở

Saigon chơi với các bạn học chung quanh

vùng phụ cận và nhứt là vùng Phú Lâm, câu

cá chèo ghe, hái bần. Vào năm 1954,

đường Hậu Giang, từ Chợ Lớn ra Phú Lâm

chỉ là khoảng đất trống và là những rẫy của

người Tiều trồng rau cải, vào dịp hè, mỗi

lần về quê Trà Vinh, sáng sớm, hành khách

và xe đò phải ra đường Hậu Giang chờ

khoảng đồn Cây Mai, đồn nằm giữa Phú

Lâm và Chợ lớn, hàng xe đò đậu hàng này

dài cả cây số chờ đến khi đoàn xe quân đội

đến mở đường, gỡ mìn, chướng ngại vật đi

trước rồi xe đò mới chạy theo sau trong lúc

chờ xe chạy, hành khách xuống ăn hàng,

các em bé, các bà bán hàng đủ các loại thức

ăn.

Quê tôi ở Trà Vinh, sinh trưởng ở một

làng có tên rất lạ ít ai biết là Ất Ếch, tên

người dân thường dùng, nhưng trên giấy tờ

có tên khá đẹp là làng Huyền Hội, khi lớn

lên cưới vợ, lại cưới nhằm một cô cũng quê

mùa không kém, cô nàng lại sinh ra ở làng

Cái Cao, tỉnh Cần Thơ, trước khi cưới vợ,

tôi chả biết Cái Cao là cái gì?

Theo cha tôi kể lại, sở dĩ làng tôi có cái

tên mộc mạc như vậy là khi lúc cha tôi còn

bé thì mỗi lần trời đổ mưa, chiều chiều

khúc nhạc đồng quê trỗi dậy ếch nhái kêu

inh ỏi, nhảy đầy đồng, đôi khi nhảy cả vào

nhà. Ếch nhái quá nhiều đến nổi người đi

Page 11: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 11

soi nhái, gặp lúc nhái đang bắt cặp, người

soi chỉ bắt con dưới (con cái to và nhiều thịt)

và tha cho các chàng đực rựa, may mắn

thay! Nông dân mặc sức ăn ếch chiên và

nhậu rượu đế. Khi lớn lên, kiểm nghiệm lại

thấy lời nói cũng đúng vì lúc cha tôi còn bé

chắc khoảng năm 1910-1915, lúc đó đất còn

rộng người còn thưa. Đến năm 1930, dân số

khoảng hơn 10 triệu; năm 1954, Việt Nam

có 24 triệu dân; 13 triệu ở miền Bắc và 11

triệu ở miền Nam; đến năm 1975 dân số

tăng 50 triệu và đến năm 1990, VN có 80

triệu dân. Thời cha tôi còn bé dân số VN

chắc khoảng 5, 7 triệu dân số, vào thời này,

sau mùa gặt, khi ruộng khô các ao còn lại

đầy cá. Theo thống kê vào năm 1804, dân

số thế giới chưa tới 1 tỉ; 2 tỉ vào năm 1927;

3 tỉ vào năm 1959; 4 tỉ vào năm 1974; 5 tỉ

vào năm 1987; 6 tỉ vào năm 1998 và 7 tỉ vào

tháng 10 năm 2011. Quả đất bất ổn, khốn

đốn và khổ sở cũng vì sự gia tăng dân số

này…

Câu cá là một thú vui của bọn trẻ …

Ất Ếch, quê tôi sống chỉ là một làng

nhỏ, cách thành phố Trà Vinh khoảng 18

cây số, trên đường từ Trà Vinh lên Vĩnh

Long đến chợ Bình Phú (còn gọi là Láng

Thé) quẹo trái, đi thêm 4 cây số là đến.

Dân làng hiền lành, làng nằm bên góc của

một dòng sông thật nhỏ (khoảng 10m chiều

ngang) uốn cong, giữa làng là một nhà lồng

chợ, hai bên là hai dãy phố trệt, đầu chợ là

“ Nhà việc” là nơi các quan chức làng làm

việc, bên kia Nhà việc là một ngôi trường

nho nhỏ dễ thương, qua cầu bên kia sông có

Chùa Bà do người Tàu xây cất để cúng vái,

thờ phượng, chung quanh làng toàn là đồng

ruộng, trong làng, ông nội tôi có 2 tiệm

chạp phô (tạp hoá) sống khá sung túc và

cha tôi được lên Saigon học trung học

trường Tàu, tôi không biết học giỏi tới đâu,

nhưng suốt ngày chỉ thấy ông ngâm thơ và

đọc sách, tôi biết ông nội tôi từ bên Tàu qua

nhưng không biết trong hoàn cảnh nào?

Những nhóm người Trung Hoa vào Việt

Nam rất sớm, năm 1671 Mạc Cửu cùng một

nhóm thương buôn đến định cư tại Hà Tiên,

cũng khoảng thời điểm đó, cựu thần nhà

Minh chống nhà Thanh đến Việt Nam,

trong đó có Trần Thượng Xuyên và Dương

Ngạn Địch đến vùng Biên Hòa và Mỹ Tho,

tôi không biết ông nội, ông cố tôi qua vào

năm nào? Tôi nghĩ vì người Trung Hoa

qua Việt Nam bằng tàu, nên ta gọi người

Hoa là người Tàu, và nước Trung hoa là

nước Tàu, tổ tông tôi đã bỏ nước ra đi,

không chịu dừng lại các đô thị, thành phố

Page 12: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 12

lớn như Saigon cho cuộc sống đỡ nhọc

nhằn, đã xuống đến Trà Vinh, không dừng

lại mà còn xuống đến làng Ất Ếch, một ngôi

làng hẻo lánh. Ông nội không biết tiếng Việt

có rành không mà lại cưới được một bà Việt

Nam, gia đình đất ruộng cũng nhiều, thế mới

tài!!!

Tôi sống ở xứ Ất Ếch đến 6 tuổi, cuộc

sống rất bình thản, suốt ngày lang thang ở

sân trường hoặc theo các anh lớn tuổi hơn ra

bờ ruộng hái cành trâm bầu để làm ná thung

bắn chim, hoặc ngồi dưới góc còng, một loại

cây khá lớn, hoa tím đẹp, cuống lá khi khô

có cái cù ngoéo để đá gà, cành ai gãy thì

người đó thua, trò chơi rất đơn sơ mộc mạc,

hoặc những buổi trưa hè, sau nhà là con

sông nhỏ khi sông nước ròng, dòng nước

sông nhỏ hẳn lại, hai bãi bùn khá rộng, nhìn

xuống bãi bùn hai bên, cả một thế giới nhỏ

thu hẹp, nào chuồn chuồn bay kiếm ăn, cua

nhỏ cua lớn chạy tung tăng, nhất là cá thòi

lòi chạy qua lại như con thoi, riêng tôi chỉ

chú ý đến những mảnh màu trắng hình cong

cong thỉnh thoảng nhô lên khỏi bùn, đúng

rồi, đó những mảnh màu trắng của trứng, lội

xuống bùn để lượm những quả trứng do

những cô vịt đẻ sót, đôi khi lượm được đôi

ba quả trứng, thật không có gì mừng bằng,

có những buổi chiều rảnh rang, cha tôi cùng

người bạn dẫn tôi đi câu rê, cuộc sống thật

vô tư thanh thản không bị áp lực, đua đòi,

mất cả tuổi trẻ.

Rồi thời buổi thay đổi, năm 1945, mới

6 tuổi chưa biết gì hết, tối tối vui quá, thanh

niên tiền phong của Việt Minh họp mặt ca

hát tưng bừng, nhà giàu trong làng hỗ trợ

phong trào đem quà tặng đủ thứ ngay cả tiền

vàng bạc. Rồi một hôm tiếng súng nổ, Pháp

trở lại đô hộ Việt Nam, cha tôi đưa gia đình

vào trong Kinh, đi sâu vào vùng Việt Minh,

một vùng xa chợ khoảng 3 cây số ở nhà của

ông cậu Ba để lánh nạn. Cha tôi còn lại ở

chợ để coi nhà, tối không có gì ăn, lần đầu

tiên tôi biết đói… Sáng hôm sau, cha tôi

vào đem cả gia đình ra chợ thuê sẵn ghe để

đi Trà Vinh lánh nạn, đó là một quyết định

cho định mệnh gia đình, nếu không thì đã

theo luồn sóng Việt Minh vào bưng luôn…

Mà có thể bây giờ tôi làm to lắm, hoặc đi tù

đày hay đã đi bán muối cũng không chừng,

không biết được sẽ ra sao???

Trên đường tản cư bằng ghe, đêm tối cả

gia đình phải nghỉ lại nhà người quen, ngủ

dưới mái hiên để được che sương, không

mùng, màn đêm buồn thảm, nửa đêm khuya

bỗng thức giấc, lòng hơi sợ, nhìn lên cành

cây gió đưa nhè nhẹ che khuất ánh trăng lúc

ẩn lúc hiện, tôi sợ ma, tôi đánh thức anh tôi

để đở sợ, hình ảnh ấy cho tới ngày hôm nay

vẫn còn trong đầu óc tôi, một kỷ niệm của

tuổi trẻ tôi không bao giờ quên.

Sau này trưởng thành mới biết năm

1945, chính trị Việt Nam rối bời, từ năm

1941 trở đi, quân đội Nhựt trở thành người

chỉ huy Đông Dương. Năm 1943, Nhựt

chiếm lấy chủ quyền của Pháp ở Việt Nam

và bắt giam tất cả quân đội, chính quyền,

dân Pháp ở Đông Dương và dựng lên chánh

phủ Trần Trọng Kim với sự đồng tình của

vua Bảo Đại, đến tháng 8 năm 1945, Nhựt

thua trận, trao Việt Nam lại cho liên quân

Anh-Pháp theo sự thỏa thuận của Đồng

minh, Việt Nam trở nên rất khẩn trương và

rất cấp bách. Chính phủ Trần Trọng Kim

không còn thích ứng với tình hình mới,

trong khoảng thời gian này, cộng sản Việt

Minh, với sự hổ trợ của Tàu và Nga đã

công khai tuyên bố độc lập. Đến tháng 8

năm 1945 vua Bảo Đại trao quyền cai trị

quốc gia cho Cộng sản Việt Nam, từ đây

cuộc tranh chấp chính quyền đẫm máu giữa

Pháp và Việt Minh, Pháp từ từ chiếm lại

các thành phố ở Việt Nam…

Page 13: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 13

Tản cư sống ở tỉnh thành Trà Vinh, cuộc

sống trở nên eo hẹp, chỉ ra khỏi thành phố

vài ba cây số là mất an ninh, thanh niên Việt

Nam dễ bị nghi kỵ, Pháp dễ dãi và tin tưởng

người Hoa hơn vì họ ít quan tâm đến chính

trị, người Hoa thường lập thành bang để tiếp

xúc với chính quyền, bang Quảng Đông,

bang Tiều, bang Hẹ, bang Phước Kiến và

người đứng đầu mỗi bang thường gọi là ông

Bang (bang trưởng) được nhiều ưu đãi của

chính quyền. Người Pháp dễ dãi cho người

Hoa buôn bán và cho người Hoa giữ quốc

tịch Hoa, vì thế mà người Hoa vào thời này

không phải bị động viên, lúc bấy giờ thanh

niên Việt Nam bị động viên làm nghĩa vụ

công dân, trong lúc thanh niên người Hoa

được kể là người ngoại quốc, không phải đi

lính, luật lệ này được áp dụng trên toàn quốc

từ Bắc xuống Nam.

Chính quyền Pháp còn cho phép mỗi

tỉnh mở trường Hoa dạy tiếng Hoa, riêng ở

Chợ Lớn thì có nhiều trường Hoa rất đồ sộ,

tiểu học lẫn trung học, đặc biệt có cả một

trường trung học lớn dạy toàn tiếng Pháp và

tiếng Hoa (Hoa gọi là trường Trung Pháp,

Pháp gọi trường “Franco Chinois”), để đào

tạo các viên chức cho các cơ quan hành

chánh hay thương mại của guồng máy cai trị

Pháp, sau này trường được đổi tên thành

trường Bác Ái, trường này nằm ở khu đất rất

rộng, giữa đường Thành Thái và Nguyễn

Trải, trước trường Quốc Gia Sư Phạm cũ.

Từ lúc chiếm được Việt Nam, chính

phủ Pháp kềm chế nền giáo dục Việt Nam,

hầu hết miền Nam chỉ toàn các trường tiểu

học, chỉ vài tỉnh lớn có trường trung học

thôi. Mãi đến năm 1954, sau hiệp định

Geneve, đất nước chia đôi, Pháp bắt đầu mất

thế lực ở miền Nam, tổng thống Ngô đình

Diệm mới áp đặt bắt buộc tất cả mọi người

Hoa phải nhập Việt tịch và có đủ quyền lợi

và nhiệm vụ như người Việt, từ đây người

Hoa phải thi hành nghĩa vụ quân sự như

người Việt, tôi không biết rõ sau năm 1954

ở miền Bắc người Hoa có phải thi hành

nghĩa vụ này không, trong Nam người Hoa

nếu muốn giữ quốc tịch Hoa thì không

được hành 11 nghề, trong tiến trình thay đổi

này, bộ giáo dục cho Việt hóa các trường

Hoa bằng cách dạy tiếng Việt nhiều hơn và

đây là nền tảng của sự thành lập trường

trung học Mạc Đĩnh Chi. Vào năm 1957,

khi mới khai giảng, nhân viên nhà trường

phải khuyến khích và khuyến dụ các học

sinh Hoa vào học vô điều kiện, dần dần khó

khăn hơn vào học phải thi tuyển, nhưng thí

sinh người Hoa vẫn được ưu tiên thêm một

số điểm, để rồi Việt hóa hẳn sau vài năm…

Lúc khởi đầu chỉ mở lớp Đệ thất và Đệ

lục (lớp 6 và lớp 7), đến năm 1970 trường

có 10 lớp từ lớp Đệ thất đến Đệ tứ, 6 lớp từ

Đệ tam đến Đệ nhị và 4 lớp Đệ nhất, trường

không đủ phòng ốc và để tăng sĩ số, giúp đở

cho học sinh nghèo, sau này bộ giáo dục

cho mở thêm rất nhiều lớp đêm, một phòng

ốc được xử dụng cho 3 lớp, sáng, chiều và

tối, vị hiệu trưởng đầu tiên tốn rất nhiều

công sức cho trường Mạc Đĩnh Chi (1957)

là cụ Đỗ văn Trần…

Tuổi trẻ hiện nay sống bị rất nhiều áp

lực, có những em sau khi học ở trường, sau

giờ học phải đi học nhạc, thể thao, võ thuật

…tối mới về, lớn lên phải học ngày học

đêm để thi vào các trường danh tiếng, cuộc

sống này là hậu quả của đà dân số địa cầu

gia tăng quá mức. Nghĩ lại, thấy tuổi trẻ

mình sướng quá, không phải khổ như nhiều

người nghĩ, không cần xe đưa rước, không

giờ giấc nghiêm khắc, tới giờ học là tự mặc

quầo áo rồi đi, đi sớm đi muộn gì cũng

không ai biết, đầu hớt ca rê (hớt ngắn) để

cho sạch, áo mặc thế nào cũng được, 1 giờ

trưa mới học mà 11 giờ đã đi, để ngồi

xuống lề đường dưới hàng me già gốc rất to

Page 14: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 14

mà tôi không biết có từ thuở nào? Con

đường mà tôi muốn nói là con đường nằm

giữa trường tiểu học Trà Vinh và dinh tỉnh

trưởng, hai hàng me vệ đường rợp bóng mát

cho con đường nhựa dài hun hút. Vào mùa

gió Tết, gió Tết hây hây, me rụng lộp độp,

mặc sức mà lượm, bấy giờ quá bé chưa hiểu

được “cảm giác” và cũng chưa biết mùi vị

“phủi nhẹ lá me trên vai em gầy”. Ai sống ở

Trà Vinh mà không hưởng được cảnh vị này

thì quả thật là thiếu sót, cuộc sống an nhàn

thảnh thơi, cuối tuần đi chơi ở ao “Bà Om”,

đây là ao quá lớn đối với một trẻ 10 tuổi.

Ao Bà Om

Theo tục truyền của người Miên thì ao

này được tạo nên do sự thi công tranh đua

đào đất của phái nam và phái nữ tạo nên …

Đến mùa mưa, đây là cả một ao sen mênh

mông, mùa sen nở, khung cảnh màu sắc rực

rỡ, chung quanh ao được bao phủ bởi những

tàng cổ thụ gồm cây dầu, cây sao cao vút tạo

đầy bóng mát chung quanh bờ hồ, có những

cây, đất bị nước mưa cuốn trôi đi để lại

những cái rễ cao cả thước trông rất là lạ, ao

này, cuối tuần là nơi tụ họp của thanh nam

nữ tú hay những cặp tình nhân đến tình tự,

ngồi quán cóc cà phê. Ra khỏi ao Bà Om

không xa lắm, đi qua con đường tráng nhựa,

theo con đường làng vào chợ Sâm Bua cũng

là nơi thường xuyên các học trò vào hái

trâm, quả to bằng ngón tay cái, khi chín trổ

màu tím, ngọt lịm, ăn xong lưỡi cũng trổ

màu tím của quả trâm. Vào những ngày hè

nóng bức, chúng tôi đi Vàm, nằm cạnh bên

con sông mênh mông, gió mát, nằm võng

đong đưa để uống nước dừa Xiêm tươi mát,

còn muốn tìm nguồn vui khác, có thể rủ vài

ba đứa bạn qua ruộng ở Đầu Bờ vớt cá thia

thia…

Tôi tuy đi lang thang, chơi nhiều, nhưng

may mắn được thầy cô thương mến, thầy cô

càng thương mến thì mình càng hãnh diện

nhưng lại càng cực, thầy cô sai bảo làm đủ

chuyện, từ chuyện mỗi ngày phải viết bài

trên bảng đen đến sáng thứ bảy nào cũng

phải đến nhà thầy cô để cộng sổ. Viết tới

đây tôi cũng cảm một nỗi buồn man mác

vừa nhớ quê nhớ ơn quý thầy cô và nay các

thầy cô chắc đã ra người thiên cổ, học ở Trà

Vinh cũng có những cái vui vui, cũng vào

ban nhạc của trường do thầy Hợi hướng

dẫn, tôi trong ban nhạc với cây đàn

mandoline là được các cô bé đồng tuổi biết

nhiều lắm rồi, ban nhạc này được trình diễn

ở tòa tỉnh hay vào những dịp phát phần

thưởng trước khi nghỉ hè, trong điệu vũ bài

“Nụ cười sơn cước“. Hình ảnh của một cô

gái tên Bạch Liên, tóc hơi uốn ngắn, trong

bộ áo bà ba với điệu múa lả lướt, mà tôi vẫn

nhớ mãi đến ngày nay…

Ngoài những kỷ niệm êm đềm của tuổi

thơ, tôi cũng không quên những cảnh đau

thương, khoảng 1948, chiều chiều, phòng

nhì Pháp dẫn những người tù tử tội đi

ngang qua nhà tôi xuống đầu cầu và sau đó

là những tiếng súng nổ… xác đẩy xuống

sông.

Sau khi xong học xong tiểu học, lần đầu

tiên lên Saigon, đường đi khoảng 200km,

phải qua bắc Mỹ Thuận. Xa nhà lần đầu

tiên, Sàigon đối với tôi quá xa, phải đi suốt

ngày mới tới, đường xấu, mệt mỏi, vì chưa

quen đi xe lại bị nôn mửa. Tôi lên ở nhờ

Page 15: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 15

người cậu để đi học ở đường Hồng Bàng

(xưa tên là Charles Thompson), hơi đối diện

với trường Hồng Bàng, mỗi ngày phải đạp

xe ra Petrus Ký học, kỷ luật quá nghiêm,

một lần bịnh xuống phòng y tế, gặp ông

Hiệu trưởng nói chuyện với ông y tá toàn

bằng tiếng Tây, tiếng u nghe rốp rốp, ớn

quá! Lúc bấy giờ bạn bè học chung trường

ở vùng Chợ Lớn rất đông và thường đi chơi

chung, đá banh, ăn uống nhứt là ra vùng

ngoại ô Phú Lâm.

Sau hiệp định Geneve 1954, cả hai

miền Bắc Nam đất nước rất bận vì chuyển

qua chính quyền mới, phong trào di cư,

nhưng người dân miền Nam bấy giờ nhứt là

vào tuổi học trò như chúng tôi rất thoải mái,

đi chơi khắp mọi nẻo đường. Từ Trà Vinh

tôi cùng bạn bè xuống Ba Động chơi (một

bãi biển cách thành phố khoảng hơn 25 cây

số), đất nước thật thanh bình, tình trạng nầy

kéo dài đến năm 1957, vùng xa xôi bắt đầu

mất an ninh…

Học Petrus Ký khô khan quá, vô trường

thì kỷ luật, thầy cô thì nghiêm trang, sáng

sáng, cứ chiếc xe đạp chờ ngoài cổng,

chuông reo thì cổng mở, theo lịnh thầy giám

thị đem xe đạp vào chỗ để xe đạp, đồng

phục hẳn hòi, xếp hàng vô để xe đạp rồi mới

vào lớp, vào lớp phải đứng dậy khi thầy đến,

khi thầy khoác tay cho phép ngồi xuống mới

được ngồi. Cả trường không một bóng hồng,

chỉ có vài chị lớp 12 năm cuối cùng, trông

khá nghiêm trang, thấy nể chứ không dám

thích. Khi xưa thấy ai dạy Petrus Ky oai

quyền quá, già mới thấy bất hạnh cho ai dạy

Petrus ký từ khô khan đến héo!

Sau 4 năm học, việc học cũng dễ và

được suôn sẻ, vào thời này, khoảng năm 57,

58, mặc dù ở dưới quê bắt đầu mất an ninh,

nhưng không trầm trọng lắm. Nhờ viện trợ

dồi dào của Mỹ, nếp sống của người dân

miền Nam khá sung túc, dưới quê đã có ghe

máy đuôi tôm, máy phát điện, thành phố

nhiều xe “mô bi lết”, các cô thì chạy xe “vê

lô xô lex”. Tôi còn nhớ lương của quân

nhân và thư ký hằng tháng trên một ngàn

đồng, một người giúp việc nhà khoảng 300

đồng, một bao gạo chỉ xanh (100Kg) giá

300 đồng trong lúc một vị giáo sư dạy Đại

học giờ phụ trội được trả 300 đồng, một xã

hội mới được mở rộng để thay thế cho một

xã hội cũ kỹ, hẹp hòi, ù lì vì bị Pháp cai trị

trong bao năm qua, nền giáo dục giam hảm

đến nổi học lớp nhì (lớp 4), phải mất 2 năm

để lên học lớp nhất (lớp 5) bằng trung học

Đệ nhất cấp cũng có hai loại, gọi là

“Diplome” (bằng Thành Chung), hoặc là

Brevet (dễ dãi hơn, dành cho dân tây), một

học sinh thi Tú Tài có khi trượt 3 năm chỉ

vì thi hạch miệng (thi orale).

Trường Mạc Đĩnh Chi được chọn là

trường Trung học Tổng hợp, chương trình

này được cải tiến để nền giáo dục Việt Nam

được thực dụng và tránh lối học từ chương,

tôi được chọn trong phái đoàn gồm 12 hiệu

trưởng trung học tổng hợp để quan sát và

tìm hiểu tổ chức và điều hành của một

trường trung học tại Hoa kỳ. Chuyến công

du này mất 4 tháng đi rất nhiều tiểu bang

nhất là ở vùng đông bắc nước Mỹ, đi từ các

trường ở thành phố lớn, đến các trường ở

làng quê chỉ chừng vài trăm dân. Ở những

vùng quê, đất quá rộng, từ nhà đến trường

phải mất vài miles, các học sinh buổi sáng

phải lái xe tụ lại một địa điểm nào đó, để

cùng đi chung một chiếc xe (school bus)

đến trường. Chúng tôi cũng được viếng thủ

đô người da đỏ và các trường học ở đây,

trường nơi đây cũng nghèo và một lớp học

cũng đông đúc, lớp học sĩ số cũng 50, 60

giống như Việt Nam mình. Trong một dịp

nghỉ cuối tuần, một người Mỹ đã từng làm

việc ở Việt Nam mời tôi đến nhà chơi,

trong buổi trò chuyện ông nói là người

Page 16: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 16

Pháp không có làm được gì cho Việt Nam

sau 100 năm đô hộ, mà người Việt lại thích

người Pháp? Câu hỏi này làm tôi suy nghĩ

nhiều, sâu hơn, mà thật vậy, người Pháp chả

làm gì hết ngoài vài mươi cây cầu sắt, vài ba

con đường nhựa và một nền giáo dục như

nói đoạn trên chỉ đào tạo một số người nói

tiếng Pháp để sai khiến cai trị, để lại một

nền văn minh chia rẽ Nam, Trung, Bắc, sau

đó bỏ lại 20 năm chiến tranh đẫm máu tàn

khốc và một mớ rối bồng bông tồn tại cho

đến ngày nay.

Là một học sinh trong gia đình không

khá giả lắm, cha mẹ phải nuôi 4 anh chị em

đi học, tuổi mới lớn, phải tự lo cho cuộc

sống, ngày nghỉ thường lang thang với bè

bạn, làm gì cũng tự quyết định, ít khi tham

khảo ý kiến của gia đình vì ở dưới quê,

nhưng nếu có hỏi thì chắc gia đình cũng

không giải quyết được gì nhiều.

Dường như tôi đậu Trung học đệ nhứt

cấp cũng rất cao vào năm 1957, với trình độ

này, các học sinh có thể nhập ngủ học khóa

sĩ quan, có thể thi vào trường Cán sự Công

Chánh, Cán sự Y tế, Cán sự Nông Lâm Súc,

Quốc gia Sư phạm hoặc học lên cao thi Tú

Tài, Việt Nam lúc đó thường nghề lựa mình

nhiều hơn là mình chọn nghề. Thi cử xong,

bạn bè thì cứ rủ đi chơi, với luận điệu: “cứ

đi thi chơi thử sức, đậu rồi không học thì

chết ai”, một đám tôi 5 đứa, bộ 5 cùng lớp

đều thi đậu vào trường Quốc gia Sư phạm,

vì ham vui. Một luận điệu khác: “đậu rồi

mà không học thì uổng”, bạn bè đâu bỏ nhau

được, và nhất là mỗi tháng được 800 đồng

mặc sức phong lưu, lần đầu tiên làm ra tiền

mà! Tôi rất buồn tiếc phải bỏ trường Petrus

Ký, vì khó xin vào và cũng là điều hãnh diện

cho gia đình, nhưng quyết định của chúng

tôi không sai…

Trường Sư Phạm dạy dễ và quá dở,

chán nản vì nhàn rỗi, nhưng đã lỡ làng,

không trở lại được, tôi vô lớp chỉ ngồi bàn

cuối lớp để điểm danh cho có mặt, bọn tôi

lấy một phần tiền học bổng để đóng học phí

cho trung tâm Khuyến Học lớp đêm do bộ

Giáo Dục mở, ở đường Lê văn Duyệt, để

khuyến khích những người ham học. Sau

giờ học, mỗi ngày phải cuốc nửa giờ xe đạp

ra trường học. Ngay năm đầu tôi may mắn

đậu Tú Tài 1, năm thứ 2, tôi đậu Tú Tài 2

và rồi cả 5 chúng tôi đều có niềm vui là đậu

vào Đại học Sư Phạm…

Cuộc sống cứ trôi qua với nghề thầy

giáo, cưới vợ, sinh con, xã hội chiến tranh

triền miên, đầy tang tóc, các học sinh cũ tin

tức tử trận hằng ngày, ngày Saigon sắp mất,

tôi không đi, có lẽ vì lương tâm nhà giáo

còn trìu mến với đất nước, hi vọng sau

chiến tranh với mảnh đất quá phì nhiêu, làm

ít ăn nhiều, vị trí địa dư tốt nhất vùng Đông

Nam Á sẽ sớm trở nên cường thịnh?

Rồi miền Trung mất… Rồi Saigon

mất…

Với chính sách nhà nước xã hội chủ

nghĩa thời bấy giờ con cái “Ngụy” không

được vào đại học. Chắc cũng có chút máu

giang hồ của tổ tiên để lại, tôi ra đi với hai

con ngây thơ, thật bé bỏng còn trong vòng

tay mẹ… Tôi thật cám ơn Trời Phật cho gia

đình tôi được đến bến bờ bình yên, trong

việc ra đi này cái rủi nhiều hơn cái may,

nếu không nói là thập tử nhất sanh, tới bờ

bến cũng không phải là hay, bị bắt lại hay

làm mồi cho cá cũng không phải là dở, mà

chỉ biết cầu khẩn và cầu xin ở Ơn trên.

Mất hết tài sản để đến Mỹ, tôi lại nghĩ

đến những người bạn Bắc của tôi, chúng tôi

trắng tay một lần, các bạn trắng tay 2 lần.

Nghĩ lại chưa có một dân tộc nào, thế hệ

Page 17: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 17

trước bị đô hộ, bóc lột và thất học, thế hệ

của chúng tôi, giặc giả triền miên, dân chúng

tràn đầy đau khổ, thanh niên không biết tuổi

trẻ là gì! Như ếch ngồi đáy giếng, được

chiếc đồng hồ, một cái áo mới vào dịp Tết,

một cái đùi gà để ăn vào dịp cúng quảy,

được chiếc “mô bi lết” chạy trên con đường

tráng nhựa phẳng là sướng tỉ tê rồi, hạnh

phúc lắm rồi, nhưng biết đâu nhờ năm ba cái

hạnh phúc nho nhỏ đó mà mình cảm thấy

vui, can đảm sống.

Đến Mỹ, bơ vơ, ngột ngạt với cuộc

sống mới, trên xe từ phi trường về nhà, chạy

ngang qua cầu nhìn xuống xa lộ, đứa con

trai gần 3 tuổi, thấy cả dòng xe chạy chỉ bảo

ba coi xe đồ chơi nhiều quá, mà đúng vậy,

đó là cái nhìn của trẻ 3 tuổi. Đến Mỹ, kể

như được sinh lại lần thứ hai, rất mừng

nhưng thật đa đoan ở tuổi 40, việc lớn thì

không làm được, việc nhỏ cũng làm không

xong, cũng đã từng mở nhà hàng, không thất

bại, cũng không thành công, nghề cực quá,

thầy giáo chịu không nổi, khách ăn về trễ

cũng càu nhàu, bị Mỹ đen gạt gẫm cũng

không biết, cứ mỗi lần nàng đặt mua một

món đồ ăn về sở, thì có phone lại phàn nàn

là có con ruồi để được một phần ăn khác

không tính tiền… Cũng có nghĩ đến một

nghề khác, sửa xe thì thấy bánh xe to quá, sợ

quá, khiêng không nổi, nghề bán nhà cửa,

nghề bán bảo hiểm thì phải lanh lợi và phải

nhiều mánh khoé, điều tốt khoe, điều xấu thì

lấp, cũng không hạp, chỉ còn chút chữ nghĩa,

đi dạy lại cũng không xong, phải học lại lấy

“credentials” mới đủ điều kiện dạy. Đối với

những người lớn tuổi có trình độ Đại học,

qua Mỹ cái khổ nhất là học lại làm thầy

giáo, dược sĩ, bác sĩ và nhất là luật sư trở

ngại nhất là ngôn ngữ, bạn bè tôi cũng là bác

sĩ, mới qua đi học lại nói lại mỗi lần nghe

Mỹ gọi “phone” là muốn run lên, nhiều

người rất thành công khi học lại lấy bằng,

lợi tức cao, nhưng thường làm việc với cộng

đồng ngưới Việt. Họ cũng khó gia nhập

cộng đồng Mỹ, mình nói chữ nào ra chữ

nấy, Mỹ nó nói tin tức, chính trị, kinh tế

mình còn hiểu được, còn về thể thao, chửi

thề thì chào thua, đó không kể tiếng lóng và

nói chữ còn chữ mất, còn những người học

kỹ thuật hay kiến trúc thì có phần thoải mái

hơn trong việc làm chuyên về kỹ thuật vì ít

dùng ngôn ngữ.

Tôi đến Mỹ được may mắn vào lúc

ngành điện tử đang lên, phải kiếm tiền gấp

để nuôi vợ con, tôi vào học trường CDI,

một trường chuyên dạy điện tử, sau 6 tháng

tốt nghiệp, tôi đi xin việc, bao nhiêu là chỗ

nhận… Sau cùng tôi làm cho một hãng rất

bề thế là NCR (National Cash Register),

hãng này trước 1975, có trụ sở ở Saigon,

mà bạn bè thường đùa là văn phòng của sở

“Người Cày có Ruộng”, kế rạp hát Olympic

đường Hồng thập Tự. Vì là thời điện tử mới

chớm nở, nhu cầu rất cần. Đó là năm 1981,

lúc đó hãng trả tôi 5.5 đồng/giờ, mặc sức

làm giờ phụ trội, đời sống trở nên dễ dãi

lần, giá sinh hoạt rẻ, tôi còn nhớ mua một

thùng cam lớn giá chỉ 5 đồng… Cuộc sống

cứ trôi dần...

Tuy kiếm ra tiền, nhưng đồng lương

còn quá thấp so với tiêu chuẩn của Mỹ,

không đi chơi, không ăn nhà hàng, chỉ dẫn

vợ con ra “park” chơi vào cuối tuần, không

“shopping”, mà đi “thrifty” (tiệm bán đồ

cũ), đi làm đem theo thức ăn cho buổi ăn

trưa, nhưng tôi cảm thấy cuộc sống khá đầy

đủ, nhà cửa êm ấm vợ con đề huề. Lúc ở

Việt Nam chỉ mong ra nước ngoài, đi hái

dâu sống cũng chịu, hiện tại thì được quá

hơn ý muốn rồi chứ! Hạnh phúc lắm chứ!

Nhưng tâm tư thấy sao sao đó, khó diễn tả,

mỗi ngày ra vào nhà, cứ gặp hàng xóm thì

cứ “hai” (“hi”...) qua rồi “hai” lại hoài mà

thân mật không được, không phải tại hàng

xóm thiếu thiện cảm, họ rất tốt với hàng

Page 18: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 18

xóm, mà tại mình, văn hóa, phong tục không

giống và nhứt là ngôn ngữ, gặp Mỹ tiếng

nào ra tiếng nấy, có thân mật thì cũng trong

điều độ, không mày tao như bạn bè, đi ra

dạo phố, hàng tốt bán la liệt, bãi biển trãi

dài mênh mông, đẹp đẽ, sạch sẽ, các thắng

cảnh như Grand Canyon, Yellow Stone, thì

đúng là kỳ quan của thế giới nhưng bà xã tôi

vẫn nói sao thấy xa lạ và không thấy đó là

của mình …

Sau hơn 30 năm sống ở Mỹ, sau khi hưu, tôi

quả cảm thấy bơ vơ. Ở Mỹ hay đi các nước

khác chơi, đố ai đoán được tôi là người gì?

Đa số nghĩ tôi là Tàu hay Nhật và hiện tại

con cái tôi cũng bơ vơ như tôi, có đứa sinh

tại Mỹ, nếu ai hỏi anh là người gì, nếu trả lời

tôi là người Mỹ, người bạn sẽ cười, người

Mỹ sao quá nhỏ không giống Mỹ mà nếu nó

trả lời tôi là người Việt thì sao nói tiếng Việt

lơ lớ…! Điều đó cho tôi cảm tưởng rằng đa

số người Mỹ chưa chấp nhận mình vào cộng

đồng Mỹ mà là người ngoại cuộc, biết đâu

trong thâm tâm họ vẫn còn cho mình là

người ăn đậu ở nhờ và còn có thể mình còn

đang hưởng trợ cấp của xã hội của họ, đó là

không kể bao nhiêu sự hiểu lầm và kỳ thị

khác…

Với tuổi về hưu, nhàn rỗi, tôi cố tìm

hiểu lại lai lịch tôi trong xã hội, người Việt

thường chê Nhựt là thực dân, giống như quả

chuối, lòng dạ thì trắng, cách sống của

người da trắng, nhưng da vàng, mũi vẫn tẹt.

Mỗi người có cái cốt (tạm dùng như vậy),

cốt sinh học (“biology”) sẽ không sửa đổi

được, người Việt Nam mà có tóc nhuộm

thành vàng, và mắt sửa thành xanh sẽ không

giữ được mãi mãi, màu tóc và mắt từ từ sẽ

đen lại, vì đó là cốt sinh học của con người.

Con người sống ở xã hội nào đào tạo thì sẽ

được đào tạo theo xã hội đó, ta tạm gọi là

cốt xã hội, cốt tính này sẽ thay đổi dần theo

xã hội nơi mình đang sinh sống. Thanh niên

Việt Nam sống ở các nước ngoài thì tùy

theo nhịp độ gia nhập ở đó, qua lúc 5 tuổi,

10 tuổi, hay sinh ở Mỹ …sống nơi địa

phương cộng đồng người Việt nhiều hay ít,

nhịp độ nhanh chậm còn tùy vào phong tục

tập quán của cuộc sống gia đình, cha mẹ rất

nhiều. Ở Mỹ, người lớn tuổi nếu sống vùng

chung quanh Phước Lộc Thọ và chỉ dùng

tiếng Việt cũng thoải mái được.

Sống ở Việt Nam đến 40 năm, 30 năm

sống ở Mỹ, tính ra ở Việt Nam vẫn lâu hơn

ở Mỹ. Những kỷ niệm cũ của tuổi thơ, sức

khỏe của tuổi trẻ, những thương trộm nhớ

thầm, ước mộng tương lai, vợ đẹp con

ngoan, những buổi rong chơi trên bãi biển

Vũng Tàu, những vườn cây đầy trái ngọt

lịm, mãng cầu dai, chôm chôm, nhãn …

Tất cả các kỷ niệm trên dù muốn dù không

vẫn không phai nhòa trong trí óc, vẫn mãi

còn trong ký ức. Qua đến Mỹ thì mọi việc

đã an bài, chỉ kiếm đồng tiền nuôi vợ con,

phập phòng cho cuộc sống, rồi mọi việc

cũng an bài cho đến ngày về hưu….

Riêng tôi không có gì vui thích bằng

lúc về hưu, về hưu là lúc mình cố bỏ ra

ngoài mọi phiền toái của cuộc sống nhưng

đồng thời suy nghĩ nhiều về cứu cánh của

cuộc sống, là lúc mà mình có thì giờ đọc

sách, gìn giữ sức khoẻ, dùng “internet”,

uống cà phê, đánh cờ với bạn bè, vui chơi

với đàn cháu, nhưng sướng là không còn

trách nhiệm với chúng, cũng hạnh phúc nhờ

bà xã luôn luôn tôn trọng ý thích của tôi, tôi

cũng cảm ơn đất nước đã cưu mang tôi và

cho tôi có cuộc sống thoải mái của ngày

hôm nay. Tôi cũng thích về Viêt Nam, để

thăm lại nơi chôn nhau cắt rún, những nơi

mình ra dạy lúc đầu đời, những danh lam

thắng cảnh mà thời chiến chinh mình không

đi tới, trò chuyện với bác xích lô, chị bán cà

phê vĩa hè, tìm hiểu nếp sống và hiện tình

của đất nước mình, có dịp nói lại tiếng Việt,

Page 19: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 19

cũng thích thú lắm chứ. Nếu có nhìn lại

cảnh đái đường, trộm vặt, cũng không bực

dọc chê bai mà còn thông cảm, thương tâm

cho một xã hội còn nghèo nàn, và nếu tôi

sống tại đây, tôi cũng sẽ như bao nhiêu

người thân yêu này, dù sao cũng là một đất

nước ôm ấp cưu mang mình hơn 40 năm

trời, bảo quên đi làm sao được. Đi du lịch

các nước châu Âu, chỉ cởi ngựa xem hoa,

những lâu đài xưa cổ, những vẻ đẹp của

dòng sông Seine, những khách du lịch “bô

lô ba la” mình cũng không muốn trò chuyện,

cũng không có gì dính dấp đến họ, ngay cả

tour Eiffel, Ga Lyon, Grand Canyon, New

York cũng ngắm nhìn một cách vô cảm...

Chuyện về Việt Nam thường là tạo dị

ứng nơi các bà, điều này thật không sai chút

nào, bao gia đình tan vở về việc này, nhưng

cũng có nhiều bà thích về Việt Nam vì là nơi

chôn nhau cắt rún, là nơi để tình tự dân tộc.

Việt Nam vẫn mãi mãi là con người và đất

nước Việt Nam cũng chỉ là da vàng mũi

tẹt… Xuân đến, gió trở mùa khi gió bấc thổi,

khí trời khác thường, áo quần phơi rất chóng

khô, mai, cúc, vạn thọ tạo nên khung cảnh

vàng tươi rực rỡ không bao giờ quên…

Càng lớn tuổi càng rảnh rang càng thấy

nhớ… Định chế chính trị của bất cứ một

quốc gia nào, cũng chỉ là giai đoạn, Việt

Nam đã nuôi tôi hơn nửa cuộc đời, cuộc

sống, kỷ niệm tốt xấu cũng đã đi sâu vào

tiềm thức của tôi rồi! Giờ phải sống với xã

hội Mỹ, dù có triệu triệu phú đi nữa, chắc

hẳn phải cảm thấy nhiều bơ vơ, nếu mình

không cảm thấy bơ vơ, là mình hơi bất bình

thường hay mình tự dối lòng??? Nói về dị

ứng của các bà đối với các ông chồng về

Việt Nam, tôi xin mách quý bà một toa

thuốc, tôi đọc lóm được trong quyển “Sống

đẹp” của Nguyễn hiến Lê:

Thời xưa, có một doanh nhân về già

muốn cưới một người thiếp để hầu hạ, người

vợ buồn quá viết mấy câu thơ khuyên

chồng:

Lấy một nắm đất sét,

Nắn thành hình anh,

Đắp thành hình em,

Rồi đập phá cả hai, nhào chung lại,

Lại nắn thành hình anh,

Lại đấp thành hình em,

Trong chất đất của em có anh,

Trong chất đất của anh có em…

Với bài thơ quá chung thủy và chắc

cũng chiều chồng lắm lắm, làm ông chồng

cảm động, thôi không cưới thiếp nữa…

Chiều chồng và chung thủy là toa thuốc

tuyệt vời đó, các bà suy nghĩ lại coi mình

đã tròn bổn phận chưa? Còn nếu toa thuốc

này không hiệu quả, thì tôi mách cho các bà

toa thuốc khác, khi ông chồng về, cửa đóng

then gài, cho ổng ngủ ngoài sương lạnh một

đêm cho tởn, cho đáng đời đàn ông hư đốn,

viết câu này chắc tôi được điểm rất cao của

bà xã, bà cũng vui, vì có được ông chồng

quá xứng đáng, vui cả làng, phải vui chứ,

mà không biết kết quả ra sao? Biết đâu sau

đêm lạnh lẽo, ông già bị phạt xong, cũng

vui luôn, và sau đó ông còn tính toán gì

nữa… Lòng người ai biết được, hì, hì…nếu

không được như ý thì tôi cũng chào thua,

đời người như gió thoảng, như mây bay

giữa lưng trời, nhưng cũng là phân bón của

thiên nhiên, hãy tận hưởng, đừng thét mét

nữa người ơi!

GS : Lý Di

Mùa xuân 2012

Hiệu Trưởng TH MĐC

Sài Gòn 1969 -- 1975

Page 20: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 20

*****************************

Trang Thơ

Nhược Thu

Xuân Đau

Ừ thôi em đợi hay không đợi Anh hái mây bay để gói quà Chẳng gói nụ hôn vào gió nữa Chỉ là dăm ký nắng thêu hoa Ừ thôi em thích hay không thích Nắng cũng đi qua cuối phố chiều Gió cũng xôn xao cười tóc xỏa Áo vờn theo bóng cũng xiêu xiêu Ừ thôi em bực hay không bực Ly đá làm sao rửa được buồn Khi đã đóng băng vào giấc mộng Mộng tan thành nước dở dang tuôn

Ừ thôi em trách hay không trách Ly đá còn đâu nước đã trào Em rót nụ cười bông tuyết nở Anh cầm thơ hứng rớt Xuân đau Nhược Thu ................................

Nắng Xuân Xa

Anh về giữa buổi sắp bình minh Nghe tiếng chim reo rất gợi tình Gợi cả một mùa xuân lũ thứ Bên trời đông lạnh nắng lung linh Nắng của quê mình anh để lại Sưởi hồng môi má của em xưa Em soi một nửa còn phân nửa Cất để làm chi kẻo lỡ mùa Mai mốt anh về cho nắng khác Nắng màu em giữ để tô môi Nắng trong em lắp vào đôi mắt Nắng úa dành cho lúc dỗi đời .... Còn nắng xuân này anh lỡ mượn Khi về sẽ trả một thành hai Vì xuân nào cũng như xuân nấy

Nắng ở trong lòng sao cứ phai NhuocThu

Page 21: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 21

Nhược Thu……….

và những Tập Thơ đã

xuất bản …

Tên thật: Tạ văn Hiến

Nơi sinh:

Lịch Hội Thượng Ba Xuyên.(Sóc Trăng).

Theo học tại trường Mạc Ðỉnh Chi Phú Lâm, đại

học Văn Khoa Sài Gòn.

Cựu Sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Bị

tập trung lao động (học tập) tại các địa điểm :

Trại Yên Bái, Phong Quang (Lào Kay), Vĩnh

Quang (Vĩnh Phú).

Hiện định cư tại thành phố San Diego California

USA cùng gia đình

Khởi viết trước 1975 trên các nhật báo, tuần san tại

Sài gòn.

Tác phẩm đã xuất bản :

Góp Nhặt (thơ, in chung với Sông Cửu, 2003)

Chung Ngắm Một Vầng Trăng (thơ, 2004)

Đếm Những Hư Hao (in chung Thi Hạnh, 2006 )

Góp bài trong các thi tập :

Vườn Thơ Tao Ngộ (nhiều tác gỉả)

Tuyển Tập Văn Thơ 2003 (nhiều tác gỉả)

Tuyển Tập Văn Học Thời Nay (nhiều tác gỉả 2004)

Page 22: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 22

@@@@@@@@@

Trần Văn Giang

Văn Bút

Mùa Xuân :

Năm Thìn nói

chuyện Rồng…

(Con Rồng Việt Nam)

Dân Việt, cũng như các dân tộc chịu ảnh

hưởng văn hóa Trung Hoa, xem Rồng (xin

phép được viết “Rồng” chữ hoa trong bài

này) như một linh vật đứng đầu Tứ linh

(Long, Lân, Quy, và Phượng) có quyền lực

vô biên, được thờ phụng và kính trọng;

trong khi văn hóa Tây phương lại xem Rồng

như một quái vật dị hình phun lửa và khói;

hay là một ác thần sinh ra sấm chớp; chủ

trương phá hoại hơn là xây dựng.

Từ xưa, qua lịch sử Á đông nói chung,

con Rồng đã là biểu tượng của vương quyền,

sức mạnh vô địch, sự thiện mỹ, lòng can

đảm, sự thiêng liêng… Tất cả những câu

chuyện, vật dụng, ngôi thứ có liên quan đến

Rồng đều là chuyện cao cả, tốt đẹp và hạnh

phúc. Rồng được tin là đem lại sự trường

sinh, sung túc, ấm no và an vui cho mọi

người. Rõ rệt, Rồng có ảnh hưởng rất lớn

trong đời sống hàng ngày cũng như văn hóa

dân Việt từ lúc lập quốc. Hình tượng Rồng

được đặt, khắc, chạm một cách công phu và

trang trọng trong các kiến trúc văn hóa,

cung điện hoàng gia, nơi công cộng cũng

như nơi trang nghiêm thờ phượng (bàn thờ

gia tiên, đình, chùa, miễu…)

Hình dạng Rồng cũng là một đề tài lớn

được bàn cãi. Theo huyền thoại, Rồng hình

dạng giống một con rắn lớn có đầu to, chân

ngắn và ngón chân có móng. Chúng ta thấy

Rồng có (hoặc không có) sừng, Rồng có

cánh, Rồng có vẩy, Rồng có râu, Rồng có

móng, Rồng có đuôi… Rồng chân có 5

ngón (theo sách Trung Hoa) như đã được

ghi chép:

“Từ đời Hán Cao Tổ, con Rồng 5 móng là

biểu tượng cho uy quyền nhà vua – thiên tử.

Hình tượng Rồng có ở trên áo bào, ngai

vàng và các vật khác. Hoàng tử, con trai

trưởng kế vị ngai vàng cũng được sử dụng

hình tượng Rồng 5 móng.”

(“Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ,”

Tiến sĩ Nguyễn Văn Cung – NXB Văn hóa

Thông tin, trang 216).

Trong khi Rồng Đại Hàn chân có 4

ngón; Rồng Nhật Bản chân có 3 ngón.

Rồng Việt Nam, theo tôi tìm hiểu (?), là

loại Rồng chân có 3 ngón như Rồng Nhật

Bản… bởi vì hình Rồng Việt Nam (chân

có 3 ngón) được thấy trạm khắc trên bệ

tượng Phật A-di-đà chùa Phật Tích tại

huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (chùa này

được công nhận là di tích lịch sử văn hóa

cấp quốc gia; Theo tài liệu cổ thì chùa Phật

Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình

thứ 4 - năm 1057 - thời nhà Lý); và Rồng

Page 23: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 23

gốm men trắng trang trí trên lan can tại

Hoàng Thành Thăng Long (không rõ xuất

xứ năm nào?) cũng có chân 3 ngón…

Về mầu sắc: Rồng vàng, Rồng xanh,

Rồng đỏ, Rồng đen, Rồng “multi-

TechniColor” (bụng mầu đỏ, lưng đen vằn

mầu xanh, hông mầu vàng…) Việt Nam ta

chuộng Rồng vàng (Golden Dragon) hơn cả.

Mặc dù không có cánh, nhưng người ta

tin là Rồng bay được như trong cảnh, các

bức tranh Rồng bay giữa trời và mây. Đôi

khi, Rồng cũng được vẽ có cánh (“Phi

Long”). Đây là một hình ảnh thiêng liêng

mà chúng ta cũng thường thấy tiên, thiên

thần… cũng có cánh.

Rồng trong phép Phong Thủy

Rồng tượng trưng cho sức mạnh và sự

thống trị (nam giới) được xếp đặt, được vẽ

chung với Phượng tượng trưng cho sự thanh

cao của phẩm cách, sự trang nhã của học

vấn cũng có dáng vẻ ngang tàng, kiêu hãnh

(nữ giới). Hình ảnh Rồng-Phượng (cặp song

ca Long-Phụng) như một biểu hiệu của sự

kết hợp hoàn mỹ, sự thịnh vượng và trường

cửu mà mọi người hoài vọng. Riêng hình

Rồng còn được vẽ (hay chạm) thành hai con

(Rồng) quay đầu về hai huớng khác nhau

tượng trưng cho sự trường sinh và theo đúng

phép âm-dương (?)

Con Rồng còn đóng phần trong việc

khảo sát nghiên cứu phương vị (vị trí) tốt

xấu của dương trạch (nhà và đất) ảnh hưởng

đến vận số của những người sống trong (hay

chung quanh) căn nhà hay thửa đất nào đó.

Đứng trong nhà nhìn ra thì bên tay trái

của căn nhà được gọi là “Con Rồng Xanh”

(Thanh Long). Căn nhà hay cơ sở thương

mại mà bên trái có đồi, cây cối hùng vỹ thì

vượng về “Thanh Long.” Nếu “Thanh

long” sụp lún, thấp lõm là tượng suy thoái.

Phía Thanh Long có con sông hay dòng

nước chẩy bao ôm vòng thì rất tốt (phong

thủy gọi là thế “Rồng quẩy nước”). Nếu

dòng sông chẩy lệch xa ra thì gia chủ khó

hưng vượng về tiền tài. Ngoài dòng nước,

mảnh đất nơi phía Thanh Long (phía trái)

mà bị hao mòn là tượng hao tán tiền bạc;

suy yếu về sức khỏe; Phía Thanh Long của

căn nhà nếu có chợ thì bất lợi cho người

con trai trong nhà đó (?) Bàn học, bàn làm

việc của con trai không nên đặt quay ra

hướng (có chợ) này… Nếu phía trái căn

nhà có một dẫy cao ốc mà ở cuối dẫy cao

ốc này tự nhiên có một kiến trúc nhô cao

lên (hình tượng đuôi Rồng nổi lên) thì các

nhà Phong thủy cho là dấu hiệu báo trước

sự kiện người con trai út trong gia đình sẽ

phải liên lụy đế vấn đề luật pháp, tranh

tụng; phải cẩn thận.

Cũng nên biết, một số sách Phong thủy

của các tác giả như Đoàn Văn Thông,

Nguyễn Phúc Vĩnh Tung... có đề cập đến

huy hiệu (“logo”) của trường Võ Bị Quốc

Gia Đà Lạt (QLVNCH) ngày trước với

hình con Rồng vàng và cây kiếm vàng (xem

ảnh kèm).

(Huy hiệu của trường VBQG)

Page 24: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 24

Nhìn trên hình vẽ thì huy hiệu này

giống như một con Rồng bị thanh kiếm đâm

xuyên qua đầu (?) (Xin lưu ý, nhận xét này

có thể không chính xác! Còn tùy cách nhìn

của mỗi người!) Nhưng theo họ nhận định

thì do biểu tượng huy hiệu đó (con Rồng bị

thanh kiếm đâm xuyên qua đầu) mà hầu hết

(?) các sĩ quan thủ khoa xuất thân từ trường

ra (trước năm 1975) tử trận rất sớm (?) ....

(Xin mở “link” sau đây để đọc thêm chi tiết

về các sĩ quan tốt nghiệp thủ khoa các khóa

của trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt:

http://nguyentin.tripod.com/tuonglanh_gocv

obi-u.htm)

Tương tự, việc lựa chọn “logo” cũng

có ảnh hưởng không nhỏ đến vận may của

một công ty, một doanh nghiệp. Thiết kế

“logo” ngoài việc lựa chọn dạng hình nên có

hình tròn và đường cong thì an toàn hơn

những thiết kế có những hình nhọn, sắc bén,

nhiều góc cạnh; thiết kế còn có thể sử dụng

hình ảnh các con thú (trong “logo”) để chỉ

sự dũng cảm, sức mạnh, sự nhanh nhẹn và

chính xác của chúng, và cũng để lợi dụng ý

nghĩa Cát tường của chúng trong phép

Phong Thuỷ.

Trong đó, Rồng là con vật thường được

người ta chuộng nhất trong khi chọn biểu

tượng - do tư tưởng sùng bái Rồng của văn

hóa Á Đông; vì Rồng tượng trưng cho uy

quyền tột đỉnh như Vua chúa ngày xưa; vì

Rồng là đứng đầu trong Tứ Linh; vì Rồng là

biểu tượng hợp Thủy mà Thủy là tiền tài

vậy, vì Rồng là một biểu tượng Cát lành

trong Phong Thuỷ... Con Rồng nên thiết kế

bay vút lên cao, giương nanh múa vuốt thể

hiện cái nét "Tiềm Long thăng thiên" Rồng

bay thỏa sức vẫy vùng, thần uy hiển hiện,

tượng cho tham vọng và sự thăng tiến của

công ty, của doanh nghiệp. Không nên nhốt

Rồng lại trong các hình dạng chật hẹp - hàm

ý bị vây kín, bị cầm tù rất xấu theo thuật

Phong Thuỷ; do Rồng thật vốn có tính linh

động, cần không gian rộng mở để tự do bay

lượn mà làm mưa tạo Phúc.

Con Rồng Việt Nam

Con Rồng Việt Nam mang bản sắc

riêng biệt Việt Nam, theo trí tưởng tượng

riêng của người Việt không giống như

Rồng Trung Hoa (và các quốc gia khác)

trong các trang trí kiến trúc, điêu khắc và

hội họa hình Rồng,

Các di tích về con Rồng Việt Nam còn

lại khá ít do các biến động lịch sử qua thời

gian và sự Hán hóa của từng triều đại

phong kiến cho mãi đến nhà Nguyễn.

Từ thời xa xưa, người Việt thích sống

quanh các vùng sông nước nên họ đã tôn

sùng cá sấu như một con vật linh thiêng

(vào thời kỳ này vùng đất người Việt sống

còn rất nhiều cá sấu). Cá sấu tượng trưng

cho sự trù phú và sức mạnh, người Việt đã

thần thánh hóa loài cá sấu lên thành con

"Giao Long" mà người Trung Hoa gọi sau

này. Một cách thức tô điểm cho hình hài

con cá sấu nhiều chi tiết tưởng tượng và

cũng nhiều ý nghĩa hơn, rất có thể từ con

Giao Long này mà người Trung Hoa đã tạo

ra con Rồng Trung Hoa của họ.

Con Rồng tồn tại cùng tâm thức của

người Việt suốt từ thời Văn Lang - Âu Lạc.

Trong cả ngàn năm bị đô hộ bởi Trung

Hoa, trong hoàn cảnh chung của chính sách

Hán hóa, hình ảnh con Rồng Việt Nam phát

triển ít nhiều theo các ảnh hưởng, các xu

hướng giống với con Rồng của người Hán.

Đến khi giành được độc lập, thời kỳ nhà Lý

lên nắm quyền, đặt tên nước là Đại Việt (để

sánh ngang với Đại Tống của Trung Hoa),

Việt Nam đã có con Rồng cho riêng mình

và khác với con Rồng Trung Hoa. Văn hóa

(Đại Việt) nói chung, trong đó có mỹ thuật

Page 25: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 25

đã khẳng định được cấp bậc và tính độc lập

trong nghệ thuật thể hiện của mình. Xuất

hiện từ việc trang trí kinh thành cung điện

lộng lẫy, chùa chiền đồ sộ..., con Rồng Việt

Nam được tạo từ bản chất văn hóa dân tộc,

kết hợp với yếu tố văn hóa Chàm và văn hóa

Trung Hoa.

Rồng Việt Nam có những đặc trưng Việt

Nam rõ ràng như sau:

Thân Rồng uốn hình “sin” 12 khúc, đại

diện 12 tháng trong năm, biểu trưng cho sự

thay đổi thời tiết năm tháng, sự trù phú và

phồn vinh của nền văn hóa nông nghiệp lúa

nước. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự

biến hóa và khả năng thay đổi, dịch chuyển

thiên nhiên của con Rồng – một linh vật cai

quản thời tiết, mùa màng. Trên lưng có vây

nhỏ liền mạch và đều đặn.

Đầu Rồng là phần rất đặc biệt, hoàn

toàn khác Rồng Trung Hoa. Rồng Việt Nam

có bờm dài, râu cằm, không sừng (như Rồng

Trung Hoa). Mắt lồi to, hàm mở rộng có

răng nanh ngắt lên, đây là điểm hoàn toàn

khác với các con Rồng khác của các nước.

Đặc biệt là cái mào ở mũi, gợn sóng đều đặn

(có người gọi là “mào lửa”) chứ không phải

là cái mũi thú như Rồng Trung Hoa. Lưỡi

mảnh rất dài.

Miệng Rồng luôn ngậm viên châu

(ngọc). Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung

Hoa Rồng hay cầm, nắm ngọc bằng chân

trước. Viên châu tượng trưng cho tính nhân

văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu Rồng

luôn hướng lên như đớp lấy viên ngọc thể

hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn

cao quý, theo đuổi sự uyên bác và tinh thần

cao thượng.

Những điều đặc biệt, đã nêu ở trên,

được đặt lên trên tất cả các giá trị khác kể cả

sức mạnh và sự thống trị thường thấy của

một con Rồng phương Đông. Toàn thân

Rồng toát lên sự uyển chuyển và một sức

đàn hồi rất lớn từ cái vươn chân dài, đầu

ngẩng cao, dáng đầu rực lửa thể hiện cho

khí thế hừng hực muốn tiến chinh phục các

giá trị văn minh nhất của phương Đông cổ.

Rồng Việt Nam là một hình tượng

hoàn hảo về mỹ thuật, có cá tính rõ ràng và

đặc trưng cho dân tộc Việt. Tiếc rằng nó đã

bị vùi lấp bởi sự sùng bái văn hóa Hán của

các triều đại phong kiến cuối cùng và sự

hủy diệt văn hóa đã xảy ra khi nhà Minh

xâm lược Việt Nam.

(theo wikipedia Việt ngữ)

Về thời điểm, mốc lịch sử và ý tưởng

của nhà điêu khắc gửi gấm qua các tác

phẩm Rồng đá, có nhiều giả thuyết khác

nhau. Song về thời điểm lịch sử qua hình

tượng Rồng Việt Nam, sách đã từng chép

như sau:

Rồng thời Lý “Mào, mũi và bờm là

những thành phần cơ thể được cấu tạo rất

sinh động, bằng những nét độc đáo và được

mang theo một ý thức nhất định: Mào thoát

ra từ môi đến đường sống quyện với răng

nanh, xoắn xuýt, rung rinh bốc lên như

ngọn lửa; bờm ở sau gáy cuồn cuộn bốc lên

nhiều đợt từ cổ họng, cùng với túm râu ở

hàm dưới đều uốn lượn nhịp nhàng như làn

sóng và bay lướt tựa lá cờ đuôi nheo được

gió, mũi cấu tạo bằng những đường cong

xếp chồng nhau phập phồng gây ra ấn

tượng về nguồn nước…”

Rồng Thời Trần “Thành phần cấu tạo

của đầu Rồng không chặt chẽ như trước:

Văn dạng xoắn ốc đôi không thể vắng ở bất

cứ con Rồng nào thời Lý, thì nay mất dần,

bờm và râu kém nhịp nhàng, mào không

linh lợi, dần mọc thêm cái tai và cặp sừng

Page 26: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 26

cùng kiểu với cái mũi biến dạng đều thuộc

về loại thú bốn chân.”

Rồng thời Lê “Đầu to, bờm tóc thô dày,

mũi lớn, nhiều sợi ria, tai thú, sừng vặn

xoắn ốc rồi chẻ chạc, chân gân guốc xòe

rộng các ngón.” Rồng thời Cảnh Hưng

1740-1786 (Nhà Hậu Lê – vua Lê Hiển Tông

1717-1786,) “Thể hiện yếu ớt, mảnh khảnh,

đi vào công thức cân đối khô khan kết hợp

với chạm nông, nên hình bẹt và cứng, lại bị

biến dạng rắc rối. Râu Rồng thường bố trí

đều đặn, đuôi cong xoắn lại hình xoáy ốc.”

Có nhiều con Rồng thời Hậu Lê còn có dáng

uể oải như đang buồn ngủ. Đó là dấu hiệu

của thời đại vua nhà Lê bị chúa Trịnh đàn

áp, tiếm hết quyền hành.

Rồng thời Nguyễn “Gượng gạo, ngơ

ngác, chắp vá, vụn vặt, cố làm ra vẻ nghiêm

chỉnh mà không đường hoàng được, bộ mặt

trở thành gớm ghiếc, đe dọa… thường xuất

hiện với phượng, lân, rùa để hợp thành bộ

“Tứ linh.”

(“Mỹ thuật Lý Trần – Mỹ thuật Phật giáo,”

Chu Quang Chứ – NXB Mỹ thuật 2001,

trang 307, 309, 310, 314, 315).

Như vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển con

Rồng có một tính cách riêng, phù hợp yêu

cầu thời điểm lịch sử xã hội. Nó chính là thứ

ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình, giúp chúng ta

nhận biết tương đối chính xác thời khắc ra

đời của các công trình kiến trúc, điêu khắc,

và hội họa được sáng tạo không ghi niên

hiệu.

Con Rồng trong dân gian gắn với cội

nguồn nòi giống “Con Rồng cháu tiên.”

Dân Việt, theo truyền thuyết cũng như văn

hóa, qua tất cả các sử liệu được ghi chép lại,

mặc dủ có nhiều mâu thuẫn, đều khẳng định

một cách vững vàng, đã tự xem mình là con

cháu của giống Rồng (và Tiên!) và luôn luôn

tự hào về sự liên hệ thiêng liêng mơ hồ khó

giải thích này. Chẳng hạn:

Các bộ sử lâu đời nhất của nước ta

nước ta còn lưu giữ được cho đến nay,

(ngoại trừ “Đại Việt sử lược” tác giả khuyết

danh, viết dưới thời nhà Trần - khoảng cuối

thề kỷ 14), đều chép tương tự nhau về Kỷ

Họ Hồng Bàng, Kinh Dương Vương và Lạc

Long Quân, như “Đại Việt sử ký toàn thư”

do Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, và Ngô Sĩ

Liên soạn thảo năm 1272 thời Trần, chép về

Kinh Dương Vương như sau:

"Xưa, cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần

Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế

Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ

Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua...

phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai

quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ...

Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là

Thần Long sinh ra Lạc Long Quân."

(“Đại Việt Sử ký Toàn thư,” phần Ngoại

Kỷ, quyển I, tr. 3).

“Lạc Long Quân tên húy là Sùng Lãm, con

trai của Kim Dương Vương. Vua lấy con

gái Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai

(tục truyền sinh ra trăm trứng) là tổ của

Bách Việt. Một hôm vua bảo Âu Cơ rằng:

Ta là giống rồng, nàng là giống Tiên, thủy

hỏa khắc nhau, khó lòng đoàn tụ. Bèn từ

biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50

con theo cha về miền Nam (có bản chép về

Nam Hải). Phong con trưởng làm Hùng

Vương nối ngôi vua...”

(“Đại Việt Sử ký Toàn thư,” quyển I –

NXB Văn học, tr. 63).

Trong các bộ sử cận đại cũng ghi lại

chuyện “con Rồng cháu Tiên.” Như sử gia

Phạm Văn Sơn viết:

Page 27: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 27

"Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc

có trăm trứng nở ra 100 con trai, nửa theo

mẹ lên núi, nửa theo cha xuống bể Nam Hải,

vì mẹ là giống Tiên, và cha là giống Rồng."

(theo “Việt Sử Toàn Thư” tr. 38)

Rồng còn là sự che chở, bảo vệ; có khả

năng vùng vẫy ngoài biển khơi, bay bổng

lên thượng giới (thiên đàng), nằm cuộn trên

mặt đất qua hình dáng của các dòng sông

lớn (sông Cửu Long, sông Hồng), rặng núi

dài. Dân Việt còn lập Miễu thờ Rồng dọc

theo các con sông lớn nhỏ. mạch nước, bờ

biển, vì vẫn tin là Rồng thuộc “dương” cai

quản, làm chủ khí hậu và tất cả các nguồn

nước chẩy như sông, thác, biển; và các

nguồn gió mạnh như bão (storms) “lốc”

(tornado, twisters). Rồng liên quan đến

nước, hàm chứa ý nghĩa của sự phồn thực,

những mong mưa thuận gió hoà; Rồng phun

nước tưới cho cây trồng tốt tươi, bởi cư dân

nông nghiệp, để cầu mong Rồng sẽ sẽ giúp

dân về vấn đề thủy lợi cho mùa màng ngành

canh tác hay ngăn cản gió bão cho nghề

đánh cá ngoài biển. Nơi nào có Rồng che

chở thì nơi đó được yên ổn làm ăn sinh

sống.

Ý nghĩa xã hội của con Rồng trong dân

gian dần dần mờ nhạt, khi mà ý thức hệ nho

giáo phong kiến giữ địa vị độc tôn thì vua

chúa lấy con Rồng làm biểu tượng uy

nghiêm của ngôi báu, điều này được các

sách chép, như sau:

“Con Rồng truyền thống Việt Nam bị ức

chế, phải tiếp nhận nhiều chi tiết ở Rồng

Trung Hoa và lộ rõ tính tượng trưng cho uy

quyền nhà vua.” (“Mỹ thuật Lý Trần – Mỹ

Thuật Phật giáo,” Chu Quang Chứ – NXB

Mỹ Thuật, trang 309).

Các trỉều đại phong kiến Việt Nam

không bao giờ cần phải e dè trong việc lạm

dụng chữ Rồng (“Long”) qua mọi hoàn

cảnh, hình thức liên quan đến vua chúa. Từ

Long nhan (sắc diện vua, chữ ‘mầu mè’ này

còn được dùng để làm chữ tâu vua thay cho

chữ “Bệ hạ, Thánh thượng”), Long thể

(mình, thể lực, sức khỏe của vua), Long bào

(áo vua mặc), Long sàng (giường vua nắm),

Long xa (xe vua đi)… Rất oái oăm, đôi khi

vua cũng bị “tổ trác” về chuyện Rồng

chẳng hạn như vào những năm mất mùa

gặp hạn hán hay tai họa lớn vì mưa bão lụt

thì dân bất mãn mất tín nhiệm vua (đôi khi

dân nổi loạn, truất phế vua); vì cho rằng

vua thiếu đức độ (?) cho nên thần “Rồng”

nổi giận giáng họa cho dân tình… Trong

mùa hạn hán hay lụt lội, các chức sắc làng

xã và đôi khi có cả sự tham dự của các quan

triều đình do vua chỉ định tổ chức cúng bái,

dâng tế lễ để cầu xin mưa, hoặc cầu xin hạ

bớt bão lụt… Ngoài ra hàng năm, sau các

vụ mùa (hay các lễ hội lớn) vua vẫn thường

ra lệnh dân chúng phải cử hành các nghi lễ

liên quan đến Rồng như: múa Rồng, đua

thuyền Rồng, diễn hành / rước hình tượng

Rồng… với chủ ý (dị đoan?) làm mọi cách

cho Thần Rồng được hài lòng (?) và có như

thế vua nhà ta được yên chí ngồi tại ngôi vị

mà trị dân (!).

Còn người Tuổi Thìn (con Rồng) thì

sao?

Con Rồng là một chi thứ 5 của 12 con

giáp. Con Rồng là một trong những con

giáp hùng mạnh nhất.

May thay tuổi Rồng vị tha, thông minh,

và bền bĩ. Biết chắc mình muốn gì và quyết

tâm đạt cho bằng được.

Hơn thế nữa, tuổi Rồng tạo ảnh hưởng

trên bạn bè dễ dàng và thường là trung tâm

điểm gây chú ý trong những cuộc họp mặt

Page 28: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 28

giao tế. Như thế chưa đủ, tuổi Rồng lại đào

hoa nữa chứ lị!

Bạn bè lúc nào cũng chú tâm lắng nghe

theo Tuổi nầy xúi giục và khi tới lúc cho ý

kiến, tuổi Rồng nắm phần chủ thắng.

Rồng thì lúc nào cũng mô tả lớn hơn sự

thật.

Tuổi Rồng kiêu hãnh bao nhiêu thì lại

xuất sắc bấy nhiêu về mặt khởi công cũng

như đốc thúc cho công việc được trôi chảy.

Tuổi Rồng nghĩ rằng mình sinh ra là để

dẫn đầu!

Cả đời cũng không nghèo, nếu không

muốn nói là khá giả hơn người, mặc dầu

chẳng bao giờ. Tuổi nầy bị mãnh lực đồng

tiền kích động.

Tuổi Rồng thà ôm súng bắn không đạn

chớ không chịu buông súng. Nói vậy có

nghĩa là tuổi Rồng biết lợi dụng thời cơ,

luôn luôn tìm cách củng cố sức mạnh đáng

kể của mình.

Dũng mãnh như vậy cho nên khi lâm

cảnh bực bội thua thiệt, tuổi nầy vẫn vùng

vẫy không biết chịu thua là gì.

Có vần đề? Cần câu trả lời? Cứ hỏi

người tuổi Rồng! Thật ra Tuổi nầy chỉ

muốn có một vai trò: lãnh đạo, làm vua, ra

lệnh (thiệt tình!)

Họ là người có tài lãnh đạo thật sự, tự

biết mình phải làm gì để được ngồi cao hơn

hết.

Qua mặt tuổi Rồng thì không nên làm -

Coi chừng bị phun lửa phỏng da!

Lời khuyên cho tuổi Rồng:

“Khôn ngoan là nên hấp thu những nguyên

tắc về tùy thời, cảm thông và tha thứ. Cao

hơn, mạnh hơn, tưởng như được người

trọng nể, nhưng cũng khiến Tuổi nầy sống

một cuộc sống không trọn vẹn.

Nếu như tuổi Rồng biết cân bằng giữa ước

vọng thành công và biết tán thưởng chuyện

nhỏ nhặt, họ sẽ sống một cuộc sống đáng

sống hơn.”

Tam Hạp: Tuổi Rồng hạp với tuổi Tí (con

Chuột) và tuổi Thân (con Khỉ).

Tứ Xung: Tuổi Rồng khắc / kỵ tuổi Sửu

(con Trâu), tuổi Mùi (con Dê) và tuổi Tuất

(con Chó).

Tóm lại, người nào sinh vào năm Thìn

có đầy đủ các cá tính nổi bật của con Rồng

như: có sức khỏe, giầu có, trường thọ; và tự

tin vào khả năng của mình (đôi khi không

chịu nghe ý kiến của người khác), tự đặt

tiêu chuẩn thành đạt cho chính mình, bất

khuất không chịu thua dễ dàng, cố gắng

một mình vượt qua tất cả các trở ngại để đi

đến thành công.

(theo Quỷ Cốc tiên sinh).

Tham khảo:

- “Con Rồng Việt Nam” theo Wikipedia

chữ Việt.

- “Con Rồng Việt Nam qua tác phẩm điêu

khắc nghệ thuật ‘Ông Rồng,’”Nguyễn

Thượng Luyến.

Trần Văn Giang

Xuân Nhâm Thìn – 2012

Page 29: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 29

Trang Thơ

Nguyễn Thị Khánh Minh

TRỜI ĐẤT THÁNG GIÊNG

So dây trời đất, khảy

Nẩy một nhịp xuân tràn

Ô, tháng Giêng nào vậy.

Dọn lòng đi mới mẻ

Theo vòng quay đất trời

Ô tháng Giêng tráng lệ!

Trời nghiêng và đất mở

Chậm thôi đừng bồn chồn

Kẻo vỡ tháng Giêng non

Nhẹ thôi đừng bối rối

Gỡ từng phút giây tơ

Đi vào lòng nắng mới

Dọn lòng đi chan hòa

Đem nụ cười xuống phố

Chào nhau, tháng Giêng hoa.

VƯỜN THƠM

Như có gì trời bỏ giữa vườn thơm

Sao nắng trong, sao lựng hồng cả gió

Mắt ai nhìn

như lúa đang hương

Cứ gọi tôi bước ngần reo thế nhé

Tôi theo về lích chích tiếng chim sâu

Ô lá trầu không

vướng cái hương cau

Nắng nở lâm tâm vồng rau muống đất

Thầm thì hoa. Thầm thì mật ban sơ

Mắt ai nhìn

bắc võng tiếng ầu ơ…

BỐN MÙA THƠM

Anh gầy ban mai

Em thơm mộng hạt

Nhú chồi xanh ngát

Anh cơi nắng chiều

Em khói lam theo

Hương nồng củi lửa

Anh rơm nắng lụa

Page 30: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 30

Em giây tơ hồng

Tầm gửi hừng đông

Anh ru gió thổi

Đêm em trăng nội

Ta đồng dao sương

Anh xanh đồi nương

Em về bước rẫy

Gùi hoa nắng đẫy

Bốn mùa trao hương…

VÒNG QUAY TRÒN

Già thêm một tuổi đất tròn

Nghe con gió vẫn ngọn nguồn tinh mơ

Vòng quay trái đất non tơ,

Mỗi bình minh lại trẻ thơ mặt trời

Vòng quay tròn, bước đi chơi…

Vòng quay tròn, mùa xuân ơi

Bỗng nhiên thăm thẳm một trời mắt xanh

Cuốn vào con nắng long lanh

Dạ thưa trời đất, cùng anh cõi này…

Một vòng sinh tử đang quay

Đưa tôi về lại những ngày sơ sinh

Ca dao bồng bế ru mình.

MỒNG MỘT TẾT

Mới tinh trời của tháng giêng

Niềm vui mồng một bên thềm bói hoa

Ơ kìa, ngày cũ chưa xa…

MÙA XUÂN. MƯA

Dường như nắng chưa biết mùa xuân về

Trời xám cùng những dự báo về một cơn

bão lớn, về một trận động đất, về một ngày

tận thế, có thể.

Tôi thảng thốt.

Như một tiếng chim vừa hoảng hốt trong

mưa.

Không thể bắt đầu mùa xuân như thế.

Có tiếng khóc của ai đó vừa cất lên chào

ngày thứ nhất. Nắng một ngày nõn xuân,

tiên đoán cuộc đời sẽ mãi là những ngày

nắng đẹp, nên người yêu mầu xanh, yêu

thanh bình, yêu những đơn sơ. Người đến

em từ giấc mơ. Mùa xuân phương Nam rực

rỡ nắng.

Tại sao bắt đầu mùa xuân bằng những trận

mưa và gió.

Gió Santa Ana. Gió có gai làm tôi buốt

nhói.

Phía bên kia đại dương trời đất chập chùng

tin dữ.

Bình yên cũ, gần đây thôi, mà như đã thành

cổ tích.

Nỗi sợ đồng hóa hết mọi thứ. Thiên tai

mong manh hóa hết mọi điều.

Tại gió, tại mưa không nhớ hạn kỳ? Tại đất

tại trời xô lệch?

Những ngày vắng vẻ tin nắng.

Thảng thốt nỗi sợ về một điều không kịp

trong đời.

Phải nói đi thôi kẻo hỗn độn đất trời. Phải

nói đi thôi kẻo ta bay thành tro bụi.

Phải nói đi thôi tiếng của hôm nay, kẻo mai

kia ta phải đi lại từ đầu.Em sợ con đường

dài thương khó đi tới những mẫu tự tình

yêu.

Chiều bay theo gió. Lá khô chạy cuống quít

trên đường. Lá khô mang màu đỏ.

Những hạt nước mắt biến màu dưới cơn gió

chướng.

Gió Santa Ana chập choạng hai phương

trời.

Page 31: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 31

Mây Sài Gòn giăng ngang mắt đợi. Lá

phong đỏ con đường Số Một. Lá me bay con

đường Duy Tân. Chiếc xe đạp quay bao

nhiêu vòng thiếu nữ. Ngừng xe nhặt lá vàng,

viết một tên trên lá. Chiếc lá theo nghìn dặm

thời gian, ở đâu? Nằm khô trong tập giấy

xưa, trong ký ức, trên vệ đường heo may xứ

lạ, hay hạt bụi trong con gió thời gian?

Mưa bắt đầu mùa xuân ở đây

Mưa mặn nước mắt.

Nhòa trời Santa Ana.

Mơ hồ một nơi đẹp như cổ tích, và thời gian

thần thoại.

Xin thêm một khoảnh khắc để em về, như cô

Tấm xưa, kịp đánh rơi một chiếc guốc, làm

nên một chuyện tình trước lúc nửa đêm.

Chắc chắn anh sẽ đi tìm em, em biết.

Em sẽ kịp nhặt vào ký ức mình hơi ấm một

không gian, và một nụ hôn Romeo dưới ánh

trăng vội vã.

Và anh ơi, chúng ta sẽ cùng viết lại trang cổ

tích mùa xuân ấy với giấc mơ màu nắng.

Dĩ nhiên không phải mùa xuân mưa, như ở

đây.

Và, mãi mãi, thời gian chúng ta không có ký

ức chia ly.

Santa Ana, mùa xuân 2012

NGUYỄN THỊ

KHÁNH MINH

Xuân và… Thuế

* Ngô Mỹ Kiều * MĐC 1980

Mai vàng lại nở… lại một mùa xuân

về. Người người vui vẻ, hớn hở chào mừng

và kỳ vọng vào một năm mới, an khang

hơn, thịnh vượng hơn. Tuy nhiên, khi cái

không khí đón xuân dần dà nguôi, người ta

lại từ từ trở về với thực tế, với những sinh

hoạt bình thường rồi lo đến một vấn đề

khác…THUẾ!

Thật vậy, mùa Xuân và mùa Thuế hầu

như đi đôi với nhau. Xuân thường đến trong

tháng Giêng hoặc tháng Hai còn mùa thuế

thì đậu ở tháng Tư. Tuy nhiên, buồn cười

thay, người ta yêu và mong xuân bao nhiêu

thì lại chán và ngao ngán Thuế đến bấy

nhiêu. Đã đành không ai trong chúng ta

thích thuế cả, nhưng nó đã là một thực tế

không thể tránh được.

“ Thuế” là gì? Và nó có ảnh hưởng gì

đến ta?

Thuế là gì?

Theo định nghĩa của “Wikipedia,”

“Thuế (tax)” là một ngân khoản được áp đặt

lên người trả thuế hoặc thành phần thụ thuế

bởi chính quyền hoặc một cơ quan có thẩm

quyền mà nếu không thanh toán sẽ bị luật

Page 32: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 32

pháp trừng phạt. Nói như thế thì thuế là một

nghĩa vụ, một bổn phận. Thật ra thuế đã có

từ ngàn xưa ở mọi triều đại, ở mọi quốc gia.

Có khác chăng là phân loại thuế, cách áp

đặt, mức cao thấp, và đối tượng thọ thuế mà

thôi.

Thuế, trong tiếng nôm na có người gọi là

“máu” để nuôi chính quyền, thế nên mới có

câu là “chính phủ hút ‘máu’ nhân dân” để

phản ảnh sự kêu ca than phiền của người

dân đối với chính quyền về sự áp đặt thuế.

Như máu nuôi sống cơ thể, những thu

nhập của thuế rất cần thiết và giúp trang trải

cho chi phí điều hành và duy trì guồng máy

quốc gia, giúp phòng bị quân sự, giữ gìn an

ninh trật tự xã hội, và quản lý các công trình

công cộng và cung cấp nhiều dịch vụ cho

dân như học đường, y tế, đường xá, cầu

cống, xã hội, cũng như nhiều công vụ khác.

Không ai chối cãi là có rất nhiều loại

thuế ở xã hội Hoa Kỳ. Tiêu biểu nhất là

thuế lợi tức, thuế nhà, thuế đất, thuế tiêu thụ,

thuế lưu hành, thuế xăng, và cả thuế tử

(death tax – estate tax or inheritance tax!…).

Đã gọi là thuế thì ai cũng chán, nhưng

nếu nhìn một cách lạc quan hơn thì có loại

thuế ta vẫn “thích” trả hơn loại thuế khác;

chẳng hạn như thuế tài sản vì có làm chủ

một món vật gì đó mới bị đóng thuế, thế thì

có khả năng làm chủ và trả chút thuế vẫn

hơn là không có.

Trong đặc tính phức tạp của thuế, với

khuôn khổ giới hạn của tờ báo và bài viết,

tôi chỉ muốn chia sẻ một số kiến thức cơ bản

về thuế Tài Sản (property tax) chiếu theo

luật ở tiểu bang California. Loại thuế này

cũng khá quen thuộc với mọi người chúng ta

vì hầu như trong chúng ta ai cũng đã từng

làm chủ một căn nhà hoặc một miếng đất,

có tầu thuyền hoặc một cơ sở thương mại.

Những “Tài Sản” nào bị đánh thuế?

Như tên gọi của nó, Thuế Tài Sản là

thuế đánh trên giá trị đương kim của sản

vật, bao gồm những bất động sản như nhà,

đất, cũng như các tài sản cá nhân như máy

bay, tầu thuyền hoặc các thiết kế máy móc

của các cơ sở thương mại.

Ai Quản Trị Thuế Tài Sản ?

Thuế Tài Sản ở tiểu bang California

được điều hành bởi 58 quận hạt địa phương

(counties), thông thường do sự phối hợp

của ba cơ quan của Quận: Sở Định Giá

(Assessor), Sở Thu Thuế (Tax Collector),

và Sở Kiểm Duyệt Thuế (Auditor-

Controller).

Sở Định Giá (Assessor) là cơ quan có

thẩm quyền định giá, dựa trên giá mua khai

trên bằng khoán, giấy tờ chuyển nhượng,

giấy phép xây cất (construction permit),

hoặc bằng các phương thức khác. Đây

cũng là nơi người trả thuế xin giảm thuế

(exemptions), nếu hội đủ điều kiện, hoặc

khiếu nại về giá trị sản vật bị đánh thuế.

Mặt khác thì Sở Kiểm Duyệt Thuế

(Auditor-Controller) định mức thuế cơ bản

(general levy) theo khu vực và cộng vào

hóa đơn thuế các khoản thuế đặc biệt do các

thành phố (cities) và cơ quan địa phương

(special assessment districts) đăng ký.

Sau khi sản vật đã được định giá và

thuế đã được ấn định, Sở Thu Thuế (Tax

Collector) phụ trách gởi hóa đơn ra và thu

nhận tiền thuế từ người thu. thuế. Số thu

này được đúc kết và sau đó chuyển lên Sở

Kiểm Duyệt Thuế (Auditor-Controller) để

Page 33: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 33

phân chia về các cơ quan đánh thuế (taxing

agencies).

Tìm Hiểu Hóa Đơn Thuế

Thuế Tài Sản ở tiểu bang California là

thuế dựa trên giá trị của sản vật (ad

valorem).

Mức thuế cơ bản (General Levy) cho

nhà và đất ở California là 1% trên giá trị căn

nhà. Do đó, một căn nhà trị giá $400,000 sẽ

bị đánh thuế cơ bản khoảng $4,000 cho một

năm. Tuy nhiên, nếu có các khoản thuế đặc

biệt (special assessment or mello roos) thì

hóa đơn thuế có thể cộng thêm vài trăm hoặc

vài ngàn một năm, tùy theo khu vực của căn

nhà.

Thông thường thì các khoản thuế này

thường áp đặt ở những vùng đất mới khai

thác, vì cần các công trái (local general

obligation bonds or special assessment

bonds) để trang trải cho việc xây cất trường

học, thư viện, thiết lập hệ thống điện,

nước…

Luật thuế cũng có những điều khoản

giảm thuế, tiêu biểu là giảm bớt $7,000 giá

trị nhà cho những ai sống trong căn nhà

mình làm chủ (Homeowners’exemption)

cũng như miễn thuế cho nhà thờ (Church

Exemption) và giảm $100,000 - $150,000

giá trị nhà cho thương phế binh (Disabled

Veterans’Exemption).

Phân Loại Thuế :

Như đã đề cập ở trên, thuế Tài Sản đánh

trên nhiều sản vật khác nhau.

Tiêu biểu nhất là nhà, đất, và gồm cả

nhà di động (mobile home) và được phân

loại là “Bất Động Sản” (secured).

Thuế cũng được áp đặt lên máy bay,

tàu, và các thiết kế máy móc và dụng cụ

dùng trong các cơ sở thương mại

(equipments and business properties). Vì có

thể đổi dời và có tính cách di động, các vật

sở hữu này được phân loại là “Động Sản”

(unsecured). Ngoài ra, còn một loại thuế

khác nữa gọi là thuế phụ trội

(supplemental).

Sau đây, chúng ta sẽ phân biệt sơ lược

ba loại thuế này qua những đặc điểm của

chúng.

1- Thuế “Bất Động Sản”(Secured

Taxes):

Đúng như tên gọi của nó, thuế bất động

sản đánh trên những sản vật bất khả “động

đậy.” Ví dụ như nhà, đất… Vì tính cách tự

nhiên “bất khả động đậy” này, thuế Bất

Động Sản có khả năng “ràng buộc” (lien)

vào sản vật, chứ không “ràng buộc” vào cá

nhân nào.

Khác với lịch tây (calendar year), lịch

thuế (fiscal year) ở tiểu bang California là

từ 1 tháng 7 năm này cho đến 30 tháng Sáu

năm sau. Mỗi một hóa đơn thuế “Bất Động

Sản” được chia ra làm hai khoản để trả

trong năm: hạn kỳ là 10 tháng 12 cho khoản

đầu và 10 tháng 4 cho khoản cuối.

Nếu để trễ hạn thì sẽ bị phạt 10% cho

khoản đầu và 10% cộng thêm $31 (hoặc

nhiều hơn, tùy Quận) cho khoản thứ hai.

Qua đến 1 tháng 7, những khoản thuế

trong năm chưa được thanh toán sẽ bị phạt

thêm $35 (hoặc hơn, tùy Quận) tiền

“chuộc” (redemption fee) và sẽ bị tính tiền

phạt là 1.5% cho mỗi tháng trên số thuế còn

thiếu.

Page 34: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 34

Ví dụ, $2,000 thuế trễ hạn kỳ 10 tháng

4 đến tháng 8 sẽ thành $2,326 ($2,000 +

$200 + $31+ $35+ $60 = $2,326) và sẽ còn

tăng cho đến khi trả đủ.

Nguy hại hơn nữa là sau 5 năm nếu

khoản thuế này chưa được thanh toán sẽ bị

Sở Thu Thuế lên bảng để đấu giá (public

auction–tax sale) sau khi đã cộng thêm các

chi phí linh tinh khác; và đã được lần lượt

thông báo đến người chủ hoặc người có liên

quan (parties of interest) bằng thư bảo đảm

(certified mail); và đăng thông báo ở báo địa

phương theo sự đòi hỏi của Luật Thuế.

Chiếu theo luật, quyền chuộc lại nhà sẽ

chấm dứt vào 5 giờ chiều trước ngày đấu giá

đã được công bố.

Rất may là có một điều khoản trong

luật thuế (Section 4217 of the Revenue and

Taxation Code) cho phép người nợ thuế trả

góp số thuế cũ trong vòng 5 năm

(Installment Payment Plan) cũng như cho

phép Sở Thu Thuế (Tax Collector) thu một

lệ phí để trang trải cho dịch vụ này.

Khi đang còn ở chương trình trả góp

nầy, sở thuế không được quyền đem nhà đất

đi bán.

Tuy nhiên, để ghi danh vào chương

trình trả góp nầy, người trả thuế phải bỏ

xuống (down payment) 20% trên số thuế

còn nợ. Ngoài ra, để duy trì chương trình trả

góp nầy, nguời trả thuế sẽ phải trả thuế hàng

năm đều đặn và tiếp tục trả ít nhất là 20% kế

tiếp khoản thuế cũ cộng thêm 1.5% tiền lời

cho mỗi tháng trên số thuế còn lại. Nếu

không giữ đúng hai điều kiện này thì chương

trình trả góp coi như không còn hiệu lực

(lapse).

Ngoài chương trình trả góp 5 năm này,

một số quận hạt ở California còn cho phép

người trả thuế phân kỳ trả tự do số tiền

mình muốn trả đến khi dứt . Tuy nhiên,

khác với chương trình trả góp 5 năm, sự

phân kỳ này không tước đi quyền đem nhà

đi bán của Quận.

2- Thuế “Động Sản” (Unsecured

Taxes):

Thuế nầy đánh lên những sản vật có

thể đổi dời; điển hình là đánh vào ta`u ,

máy bay, và các thiết kế máy móc hoặc

dụng cụ của các cơ sở thương mại. Cũng vì

những sản vật này có thể “di động,” cho

nên không thể “ràng buộc” vào vật, mà phải

“buộc” vào chủ nhân của nó.

Cũng khác với thuế “Bất Động Sản,”

hóa đơn thuế “Động Sản” đuoc gởi ra vào

khoảng tháng Sáu và trả trong một hạn kỳ

một, hạn chót là 31 tháng 8. Sau đó, 10%

tiền phạt sẽ được cộng vào nếu trễ.

Còn nếu như trễ hơn 31 tháng 10, tiền

phạt sẽ là 1.5% cho mỗi tháng còn thiếu.

Cũng sau ngày 31 tháng 10, Sở Thu Thuế

có thể gởi hồ sơ đến Sở Đăng Bộ

(Recorders’office) để đăng ký “đặc quyền”

(lien filing) vào sổ bộ dưới tên của người

thiếu thuế.

Việc đăng ký “đặc quyền” này có hiệu

lực trong vòng 10 năm và là một trong

những phương cách hiệu quả để truy thuế

và bảo đảm quyến lợi của Văn Phòng Thu

Thuế.

Vì có thể ảnh hưởng xấu đến hồ sơ tín

dụng cá nhân và gây trở ngại trong đơn vay

mượn, nó có tác dụng “buộc” người thiếu

thuế thanh toán số nợ thuế.

Page 35: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 35

Đương nhiên là lệ phí để đăng ký

(khoảng $13) này cũng sẽ được cộng vào

hóa đơn thuế. Sau khi hết hiệu lực sau 10

năm, Sở Thu Thuế sẽ phải đăng ký lại nếu

muốn tiếp tục truy thuế.

Ngược lại, khi sở thuế thấy số nợ được

thanh toán đầy đủ, Sở Thu Thuế sẽ gởi một

văn kiện khác để loại bỏ cái “đặc quyền”

này (release of lien).

Tùy theo số nợ thuế lớn hoặc nhỏ, một

phương pháp truy thuế khác cũng khá hữu

hiệu được áp dụng bởi Sở Thu Thuế là cho

nhân viên thu thuế gọi điện thoại hoặc đến

tận nơi để dán giấy báo (post notice); thậm

chí đến phong tỏa trương mục ngân hàng

(bank account seizure) hoặc tịch thu (seize)

và bán đấu giá những tài sản bị tịch thu.

Thuế Động Sản cũng có thể được chia

ra nhiều lần để trả mà người chủ không cần

phải xin gia nhập vào chương trình trả góp,

nếu không thể trả dứt một lần. Số tiền trả

mỗi phân kỳ cũng không nhất thiết là bao

nhiêu, cũng như không giới hạn bao nhiêu

phân kỳ.

Nói tóm lại, Sở Thu Thuế cứ tiếp tục

nhận tie^`n cho đến khi số thuế đã được

thanh toán đầy đủ. Trong quá trình phân kỳ,

tiền phạt vẫn là 1.5% cho mỗi tháng trên số

tiền còn lại.

Một đặc điểm khác đáng nói của thuế

Động Sản là điều khoản 2195 trong luật thuế

(Section 2195 of the Revenue and Taxation

Code).

Nếu như số thuế thiếu vẫn còn tồn tại

và chưa được thanh toán sau 30 năm, Sở

Thuế sẽ không còn khả năng và thẩm quyền

để truy thuế nữa; và số thuế này phải được

xem như là đã được thanh tóan

(conclusively presumed paid). Thế nhưng,

có ai muốn thiếu thuế và có tên trong “Sổ

Đen” đến 30 năm?

Trong một vài trường hợp, thuế có thể

được chuyển từ sổ Thuế “Bất Động Sản”

qua so^? Thuế “Động Sản.” Một thí dụ

điển hình là nhà di động (mobile home).

Khi còn trong năm, thuế nhà di động được

xếp loại “Bất Động Sản” nhưng nếu đến

cuối năm chưa trả dứt sẽ chuyển thành

Thuế “Động Sản.”

3/ Thuế “Phụ Trội” (Supplemental

Taxes):

Ta thường nghe “làm giờ phụ trội”

(overtime); hoặc “thu nhập phụ trội”

(supplemental income); hoặc “tiền già phụ

trội” (SSI – supplemental security income),

còn thuế cũng có thuế “phụ trội” ? .

Đúng thế, thuế “Phụ Trội” trong

phạm vi tài sản ra đời khi có đạo luật 13

(proposition 13). Theo đạo luật này, Sở

Định Giá (Assessors’ office) không

được quyền tăng quá 2% trên giá trị của

căn nhà hoặc miếng đất trong một năm,

ngoại trừ những trường hợp sau đây:

• Thay đổi sở hữu chủ (change in

ownership) …

• Xây cất (new construction / addition):

Nhà mới cất hoặc thêm phòng, xây hồ

bơi…

Khi những trường hợp này xảy ra, Sở

Định Giá sẽ có quyền định lại giá căn nhà

(hoặc miếng đất) theo giá thị trường. Một

thí dụ điển hình sau đây cho thấy có nhiều

trường hợp hai căn nhà có giá trị tương

đương với nhau, cùng một khu vực, mà

thuế lại khác nhau:

Page 36: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 36

“Nhà anh A mua 20 năm về trước với

giá $100,000. Trong 20 năm qua, anh A vẫn

còn làm chủ và không hề sửa đổi gì thêm

(thêm phòng.. chẳng hạn).

Đến năm 2011, thì trong sổ thuế, trị

giá của căn nhà anh khoảng $145,000, trong

khi trị giá đương thời là $300,000. Do đó,

thuế của anh cho năm 2011 khoảng chừng

$1,566 ($145,000 x 1.08% = $1,566).

Trong khi đó, anh láng giềng B vừa mới

mua căn nhà kế bên với giá là $300,000.

Chiếu theo đạo luật 13, Sở Định Giá có thể

dựa trên giá mua của anh B để đánh thuế.

Kết quả là hóa đơn thuế của anh B sẽ là

$3,240 ($300,000 x 1.08% = $3,240) – một

sai biệt đến $1,674 cho hai căn nhà tương

đương giá trị nhau!”

Từ “Phụ Trội” ở đây cũng có nghĩa là

để bổ túc. Khi những sự kiện trên xẩy ra sau

ngày giá trị của căn nhà, miếng đất đã được

định cho lịch thuế hiện hành, số sai biệt giữa

giá trị cũ và giá trị mới sẽ được dùng để tạo

ra hóa đơn “phụ trội” (supplemental tax bill)

thay vì phải sửa đổi lại hóa đơn thuế cũ.

Tuy nhiên, “phụ trội” ở đây cũng

không nhất thiết có nghĩa là “đóng thêm.”

Tùy theo sự sai biệt của giá trị mới và cũ,

đôi khi sự tái định giá lại đưa đến “negative

supplemental assessment,” tức là thay vì tạo

ra một hóa đơn thuế “phụ trội” nó sẽ đưa

đến sự “bồi hoàn thuế” (tax refund) do số

thuế dựa trên giá trị cũ cao hơn số thuế dựa

trên giá trị mới.

Trường hợp này xẩy ra khi giá nhà tụt

giảm theo như tình hình địa ốc hiện nay.

Khi mới sang tên, người chủ mới sẽ trả

thuế dựa trên hóa đơn thuế cũ đã định sẵn.

Sau khi Sở Định Giá tái định giá dựa

theo giá mua trên bằng khoán , sự sai biệt

giữa giá mua ($220,000) thấp hơn giá

trong sổ thuế (tax roll ) ($300,000) sẽ tuần

tự đưa đến số thuế sai biệt là $864

[($300,000 x 1.08%) – ($220,000 x 1.08%)

= $864].

Số tiền bồi hoàn sẽ được dựa trên số

ngày làm chủ trong năm.

Điều khoản trong đạo luật 8

(Proposition 8) cũng cho phép sự tái định

giá một khi giá thị trường thấp hơn giá

được ấn định bởi Sở Định Giá. Người chủ

nhà, chủ đất có thể đệ đơn xin tái định giá

trong trường hợp này.

Tuy nhiên với tình hình suy thoái trầm

trọng của thị trường địa ốc hiện nay, Sở

Định Giá của nhiều Quận đã tự động tái xét

điều chỉnh lại giá trị của nhà đất mà không

cần phải có đơn xin của người chủ. Sự kiện

này đồng thời cũng đã đưa đến sự thiếu hụt

ngân sách của nhiều Quận vì lợi tức đã tụt

giảm.

Tùy trường hợp, thuế phụ trội có thể là

bất động sản, hoặc động sản. Vì đó là

những trường hợp đặc biệt tạo ra, thuế phụ

trội chỉ đến một lần (one-time bill) và có kỳ

hạn khác với hóa đơn thuế thông thường

hàng năm.

Sau khi xem xét hồ sơ chuyển nhượng

và đã tái định giá, Sở Định Giá sẽ gởi đến

người chủ mới một giấy thông báo (Notice

of Assessment) và hóa đơn thuế sẽ đi sau,

với kỳ hạn ít nhất là 30 ngày.

Nói một cách vắn tắt, thuế tài sản là

một trong những loại thuế khá phổ thông và

gần gũi với đời sống chúng ta. Tuy nó là

một trong những chi phí để làm chủ một tài

Page 37: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 37

sản và chiếm một phần trong ngân quỹ gia

đình hàng năm, thuế tài sản là một nghĩa vụ

của người có tài sản để đóng góp vào sự xây

dựng cộng đồng nơi mình cư ngụ.

Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết

này, tôi hy vọng rằng đã chia sẻ một số kiến

thức cơ bản trong lãnh vực thuế khá phổ

thông nhưng ít được nhắc đến. Tôi cũng hy

vọng với số kiến thức này, người mua (nhà,

đất…) sẽ có thêm cân nhắc, xem xét và tìm

hiểu giá thuế của khu vực trước khi mua

nhà, đất… để tránh bị “giật mình” khi nhận

hóa đơn thuế.

Một khi đã làm chủ căn nhà, đất rồi

chúng ta cũng nên cẩn thận hoạch định ngân

quỹ gia đình để đóng thuế đúng hạn kỳ và

tránh bị phạt lãng phí; hoặc bị mất nhà một

cách oan uổng!

Ngô Mỹ Kiều MĐC 1980

Xuân Nhâm Thìn 2012

********** Tự

chữa

bịnh…

Nguyễn Văn Phước

MĐC 1969

Sinh lão bịnh tử là thiên luật dành cho

kiếp người. Trong đó bịnh là kẻ ngoan cố,

dễ đến mà không dễ đi. Nếu không gặp

phải thầy thuốc cứng tay, hắn cứ ở lỳ.

Nhưng bịnh tật là kẻ thù đồng hành của

loài người. Bịnh đã có mặt ngay khi loài

người có mặt trên quả đất nầy. Thuở sơ

khai, loài người làm sao chống lại bịnh tật

khi chưa có đại phu, chưa có thầy thuốc

như ngày nay. Để loài người có thể tồn tại

đến bây giờ, tổ tiên ta đã có những phương

cách chữa bịnh. Theo y học Phương Đông

Trung Quốc, đã được ghi chép thành Thần

Nông Bản Thảo, Lôi Công Dược Đối. Đến

thời Minh, Lý Thời Trân hệ thống hoá và

viết thành bộ sách “Bản Thảo Cương Mục.”

Theo Lý Thời Trân quanh ta 50 dặm thế

nào cũng có thuốc chữa bịnh cho ta. Nước

ta cũng có Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ

Tĩnh đã truyền cho chúng ta nhiều nghiên

cứu y thuật.

Với một gia tài y học đồ sộ như vậy

của tiền nhân, tôi không có tham vọng viết

nên một cuốn sách về chữa bịnh, vì đã có

Page 38: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 38

quá nhiều thầy thuốc làm nên việc ấy rồi.

Chỉ riêng Giáo sư Tiến Sĩ Đổ Tất Lợi đã có

15 sách, 113 công trình khoa học cống hiến

cho chúng ta mặc tình nghiên cứu. Tôi chỉ

muốn giới thiệu một vài phương cách chữa

bịnh đơn giản, không tốn kém nhiều và phổ

quát do gia đình Mạc Đĩnh Chi truyền đạt lại

để đồng môn có thể tự chữa bịnh cho mình.

I- MUỐI VŨ KHÍ SÁT TRÙNG

Theo MĐC K73 Nguyễn văn Tài, tổ tiên

chúng ta đã dùng muối làm chất sát trùng.

Bao đời nay, chữ "eau de sel" là câu kinh

nhật tụng của các thầy thuốc Phương Tây

trong việc chữa và phòng sự nhiễm trùng.

Nguyên tắc sát trùng là dựa vào tính

thẩm thấu nước qua màng tế bào. Bất cứ tế

bào sống nào cũng có tính thẩm thấu nước

qua màng tế bào vào môi trường ưu trương

và ngược lại hút nước vào tế bào từ môi

trường nhược trương.

Vi trùng cũng là một tế bào, nó mất

nước khi nằm trong môi trường có muối

mặn cho đến khi khô và chết đi. Áp dụng

quy luật nầy để dùng muối làm dung dịch

sát trùng. Sau đây xin ghi lại một số phương

cách sát trùng nhờ vào muối như sau:

I-1 MUỐI SÁT TRÙNG MŨI, RĂNG VÀ

MIỆNG

Đồng hành với thức ăn đưa vào cơ thể

qua miệng, các vật thể có hại theo vào và

đọng lại khu trú trong răng, miệng và các

phụ lưu. Để làm sạch nó, súc miệng bằng

muối là cách làm đơn giản, dễ dàng và rẻ

tiền nhất. Nhiều ông bà cụ ở nông thôn Việt

Nam quanh năm chỉ đánh răng với muối mà

đến chết răng vẫn cứng chắc là một chứng

minh cụ thể.

Mũi là nơi tiếp nhận “Oxy,” đồng

thời là nơi đón nhận vi trùng, vi khuẩn,

khói bụi theo không khí vào cơ thể. Do đó

sự hắt hơi, sổ mũi là hành động phản vệ của

cơ thể để tống xuất các vật thể lạ trên. Để

giúp mũi nhanh chóng tống xuất chúng,

chúng ta nhỏ vào mỗi bên mũi 2 giọt nước

muối đậm đặc. Nước muối vào, vừa sát

trùng mũi, vừa kích thích mũi tiết ra dịch

mũi làm rửa mũi và hắt hơi đẩy các tạp, dị

chất ra ngoài, cắt đứt sự xâm nhập của bịnh

tật vào cơ thể. Đó là cách ngừa cảm cúm dể

dàng nhất.

I-2 MUỐI SÁT TRÙNG VẾT THƯƠNG

Trước khi có những chất sát trùng khác,

tổ tiên chúng ta đã dùng muối làm dung

dịch tẩy rửa vết thương, và ngâm những vết

thương quá nặng. Áp dụng phương pháp sát

trùng bằng ngâm vết thương, chúng ta có

thể băng vết thương bằng “gạc,” xong tưới

nước muối đậm đặc lên tấm “gạc” ấy. Tấm

“gạc” trên giữ một lớp nước muối che phủ

vết thương như là chúng ta ngâm vết

thương vào dung dịch nước muối đậm đặc

vậy. Sau thời gian từ 20-30 phút đủ để cho

vi trùng bị muối rút hết nước, bi khô và

chết, chúng ta rửa lại vết thương và bôi “pô

mát.” Cách sát trùng và rửa vết thương nầy

không làm tổn thương các tế bào mới được

sinh ra như khi rửa bằng các hóa chất khác

như “Betadine” chẳng hạn.

II - TỎI TRỊ LOÃNG MÁU, CAO MÁU

VÀ BỊNH TIM

Những người bị Tiểu đường,

“Cholesterol” cao làm máu bị đặc, mạch

Page 39: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 39

máu bị hẹp laị nên tim phải đập nhanh hơn,

đi đến cao huyết áp. Trong Tây Y, Bác Sĩ

dùng Aspirin, Plavix hay Welchol để làm

loãng máu ra. Nhưng nếu không có thuốc thì

sao? MĐC K70 Huỳnh Thị Thanh Kiều giới

thiệu cho chúng ta dùng một loại thực phẩm

để thay thế những thuốc trên để thực hiện

nhiệm vụ nầy: TỎI.

Bằng cách:

Bẻ củ tỏi ra thành những tép nhỏ, để

vào lò “Vi ba” (“Microwave,”) lò mạnh thì

trong 1 phút, lò yếu từ 1,5 - 2 phút. Nếu

không có lò Vi ba thì hấp với cơm. Tỏi chín

ăn ngon như ăn khoai lang luộc, không có

mùi hôi. Ăn sáng 1 tép, chiều 1 tép. Bịnh

nhẹ ăn tép nhỏ, bịnh nặng ăn tép lớn. Tỏi

làm máu loãng nên lưu thông tốt, khôi phục

được sức khỏe mà ta tưởng phải nhờ

“Viagra” mới làm được.

III- ĐẬU BẮP VÀ CAU KHÔ TRỊ

BỊNH TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu đường có 2 lọai: “Type” 1 và

“Type” 2.

“Type” 1 là do sự khiếm khuyết của hệ

nội tiết, khiến người bịnh thiếu chất

“Insulin” nên phải chích “Insulin” nhân tạo

từ nhỏ.

“Type” 2 thường bị mắc bịnh sau tuổi

40, do 2 nguyên nhân :

1- Tụy tạng không sản xuất đủ

“Insulin,”

2- Màng tế bào ngăn chận sự hấp thu

“Insulin” vào tế bào để chuyển hóa chất

“glucozage.”

Trong “Type” 2 nầy, tùy theo từng

trường hợp mà có những chất hổ trợ cho sự

giảm đường huyết, trong đó có những chất

có vị đắng và chát như cau khô, lá và trái

khổ qua.Đặc biệt nhát là trái đậu bắp.

MĐC 69 Trần Thanh Nhơn đã giới

thiệu cách dùng như sau:

Lấy 3-4 trái đậu bắp non, cắt đầu

đuôi, cắt dọc ra và cắt thành từng đoạn

ngắn 2-3 cm ngâm vào ½ ly nước. Sau 6

tiếng đồng hồ uống nước và ăn trái trước

khi ăn cơm. Đường huyết sẽ hạ, giảm lượng

thuốc. Muốn bỏ thuốc luôn, thử ăn nhiều

đậu bắp hơn xem sao.

IV- LÒNG TRẮNG TRỨNG TRỊ

PHỎNG

Trước chuyến đi du lịch dài ngày,

chân tôi lỡ chạm vào “bô” xe. Dù vết phỏng

chưa làm hư da nhưng cũng gây sự lo âu

cho nên cứ bôi đắp dầu mù u, gây mùi khó

chịu cho đoàn. MĐC 73 Nguyễn Thị Quý

Loan mách cho cách chữa phỏng như sau:

Lấy lòng trắng trứng gà bôi vào chỗ

phỏng. Lòng trắng tạo thành một tấm

màng dầy bảo vệ lớp da phỏng và vết

thương; đồng thời thẩm thấu nước đọng

thoát hơi ra ngoài, không bị phồng lên.

Gần 10 ngày sau lớp da non đẩy lớp da

chết ra ngoài khoe màu ửng hồng.

Nguyễn Văn Phước MĐC K69

Page 40: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 40

Trang Thơ

Nguyễn Thị Hồng Mai

Xuân Bình Yên

Rồi em sẽ bình yên, Lòng dặn lòng, em sẽ bình yên. Quên ngày vui, quên cả ưu phiền, Quên hạnh phúc như quên miền đau khổ. Dẫu xuân qua rồi xuân đến, Mai trên cành hoa vẫn rơi rơi… Xuân thinh lặng dù chới với lòng người, Hỡi em nhé! Hãy bình yên, Để một thời vẫn nhớ!

Viết cho MDC Xuân 2012

Nói tiếng Mễ? (“Are you speaking Spanish?”)

Lời mở đầu:

Xin mời quý vị đọc một vài mẩu chuyện đời

“thật” của tác giả.

TVG

*

1- Năm 1976, tôi làm phụ bếp (“cook

helper”) trong một nhà hàng ăn nhỏ loại

“all you can eat” của Mỹ ở San Diego.

Vào buổi chiều người bếp chính (Mỹ trắng)

về rồi thì trong bếp chỉ còn tôi và một anh

chàng rửa chén (cũng là thuyền nhân người

Việt gốc “củ cải muối”); bên ngoài phòng

ăn thì có hai cô tiếp viên (“waitresses”) Mỹ

trắng. Người chủ Mỹ trắng thường ngồi

“cashier” và trả lời điện thoại.

Trong giờ ăn, thường hay có điện thoại của

khách hàng gọi vào nhà hàng; một là hay

Page 41: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 41

hỏi đường (directions) đi đến tiệm; hai là hỏi

nhà hàng hôm nay có món gì?…

Một hôm ông chủ nhà hàng phải chạy ra nhà

băng, hai cô “waitresses” đều bận tay, tôi

chẳng đặng đừng phải trả lời điện thoại của

khách hàng gọi đến. Mặc dù mới đến Mỹ

(cuối năm 1975), nhưng kể ra Anh văn của

tôi cũng không đến nỗi tệ lắm (năm 1978,

tôi đã “scored” 550 điểm trong kỳ thi

TOEFL – Test of English as Foreign

Language - tại San Diego; Nên biết hệ thống

đại học University of California, UCLA

chẳng hạn, chỉ cần “score” với 500 điểm

cho sinh viên ngoại quốc). Về Anh ngữ,

phần nghe (“Listening comprehension”) của

tôi cũng khá; nhưng vì tôi đã 27 tuổi khi

đến Mỹ nên phần đọc (“pronunciation”) còn

bị “accent” nặng lắm. Sau khi nghe bà

khách hỏi đường đi tới tiệm, tôi hiểu ngay

câu hỏi và bắt đầu chỉ dẫn (bằng Anh ngữ)

cho bà khách bằng cách nói đia chỉ tiệm

cũng như cái ngã tư (“crossed street”) gần

nhất. Bà khách này sau khi nghe tôi trình

bày xong, im lặng vài giây đồng hồ rồi nói:

- “Are you speaking Spanish?”

Trời đất!

2- Năm 1975, nhiều người Việt tị nạn cs

đến Mỹ ở hoàn cảnh hoàn toàn ngọng tiếng

Mỹ – No English. Một anh bạn láng giềng tị

nạn của tôi, trước đây khi còn ở Việt Nam là

dân đánh cá ở Vũng tầu, đã kể cho tôi câu

chuyện sau đây:

Anh ta có một người chú họ đi du học ở Mỹ

trước 30 tháng 4 năm 1975 đến thăm anh ta

tại nhà và chỉ dẫn anh cách học Anh ngữ cho

mau chóng như sau:

- “Cách tốt và mau nhất (direct English) là

xem TV… Cháu cứ chịu khó xem TV…

mới đầu tiên sẽ chẳng hiểu gì cả, nhưng chỉ

một vài tháng là có hiểu chút ít Anh ngữ

rồi.”

5-6 tháng sau, người chú họ đó lại thăm và

xem việc học hành Anh ngữ (qua TV) của

thằng cháu đã tới đâu rồi; thì thấy thằng

cháu vẫn ngọng 100% như ngày nào.

Người chú thắc mắc hỏi:

- “Thế cháu có chịu khó xem TV như chú

đã chỉ dẫn cháu không?”

Anh ta trả lời và chỉ vào cái TV trong nhà:

- “Vâng. Cháu vẫn xem TV mỗi ngày...

Như chú thấy cái đài mà cháu thích nhất

đang có trên màn ảnh TV kia kìa...”

Ông chú nhìn vào màn ảnh TV mới kêu

trời:

- “Trời đất! Hèn gì mà mày không hiểu

được Anh ngữ. Thằng chết tiệt! Đó là ‘đài

Mễ.’ (Spanish channel)”

Trời đất!

3- Năm 1978 tôi quyết định bỏ tất cả các

công việc tay chân đang làm (rửa chén, phụ

bếp, phụ thợ xây cất…), ôn lại một ít vốn

liếng Anh ngữ, thi lại các “tests” như SAT,

ACH, TOEFL... để chuẩn bị trở lại trường

học Mỹ. Tôi dự định cố gắng lấy một mảnh

bằng Mỹ để kiếm cơm sống trên đất Mỹ…

Từ khi trở lại trường học (1979), Anh ngữ

của tôi (cả “Reading” và “Listening

comprehensions”) đều tiến triển rất khả

quan. Tôi đã có thể coi TV và hiểu khi nào

là chương trình (“TV program”) chính, khi

nào là phần thương mại (“TV

Page 42: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 42

commercials”) không như trước đây cứ

tưởng phần thương mại là một phần của

chương trình đang xem; không phân biệt

được cái nào ra cái nào?!…

Hai chương trình TV mà tôi thích nhất là:

“The Benny Hill’s Show” và “Archie

Bunker.”

Anh chàng Benny Hill là một thiên tài hiếm

có. Trong mỗi Benny Hill’s show dài cả

tiếng đồng hồ rất vui nhộn, cười mệt nghỉ

mà các diễn viên không cần phải nói một

câu Anh ngữ nào… Tất cả chỉ cần đông tác

diễn xuất và nhạc đệm. Thành ra Mễ, Việt,

Tầu… Tóm lại các di dân còn ngọng Anh

ngữ xem đều hiểu từ đầu đến đuôi không

khó khăn gì; Dân Mít ta rất thích show này.

Riêng chương trình “Archie Bunker” là một

bài học, một hình ảnh tiêu biểu phản ánh xã

hôi Mỹ kỳ thị chủng tộc… Sự kỳ thị (của

Archie Bunker) cho thấy rõ là xuất phát từ

sự ngu xuẩn (“ignorance”) và lòng ganh tị

(“jealousy”). Anh chàng Archie Bunker là

một cựu chiến binh, làm thợ tay chân, sống

vất vả nghèo.. thành ra anh ta ghét, kỳ thị

tất cả các giống dân thiểu số sống chung

quanh anh ta. Hai vợ chồng Archi Bunker,

đứa con gái và anh chàng con rể thất nghiệp

sống chen chúc nhau trong một “apartment”

hai phòng ngủ. Archi Bunker không hề dấu

diếm là anh ta ghét dân Mễ, Do thái, Ba lan,

Mỹ đen, dân Á châu… sống trên đất Mỹ.

Archi Bunker cho là vì đám di dân này mà

cuộc đời và gia đình anh ta phải vất vả (?)…

Một hôm, trong “show,” vào giờ ăn tối, gia

đình Archi Bunker sắp sửa dùng bữa thì

nghe gia đình hàng xóm người Mễ đọc

“Kinh lạy Cha” rất ồn ào. Archie Bunker

nổi nóng quất ầm lên:

- Trời đất! Xin vui lòng đọc kinh Chúa

bằng tiếng Anh (“Oh my God! Please pray

in English!”).

Anh chàng con rể (trong “show” là một

thanh niên cấp tiến – liberal – người di dân

gốc Ba lan; luôn luôn bất đồng ý kiến với

ông bố vợ Archie Bunker) có vẻ không

bằng lòng, hỏi Archie Bunker:

- Why? Tại sao? Họ là người Mễ thì tại sao

họ phải đọc kinh bằng Anh ngữ?

Archi Bunker trợn mắt quát:

- Bởi vì God không hiểu tiếng Mễ

(“because God do not understand

Spanish”)… vì vậy mà mấy thằng Mễ đến

sống ở đây trên 100 năm vẫn nghèo!

Trời đất!

4- Tôi có đứa con gái 6 tuổi. Từ lúc cháu

còn bé còn sơ sinh đã gởi cháu ở nhà trẻ

(“daycare center”) của Mỹ và bây giở đi

học trường Mỹ cho nên cháu chỉ nói hoàn

toàn 100% tiếng Mỹ mặc dầu cháu nghe và

hiểu tiếng Việt lai rai (nhưng vẫn cứ trả lời

bằng tiếng Mỹ). Bà xã tôi hơi ưu tư:

- “Thôi chết rồi! Con Annemarie chỉ nói

toàn tiếng Mỹ… bây giờ phải bắt đầu dạy

nó nói tiếng Việt Nam là vừa…”

Rồi khi cả gia đình tôi ngồi tại bàn ăn, bà

xã tôi dạy cháu Annemarie tiếng Việt bằng

cách bắt cháu lập lại một câu tiếng Việt đơn

giản:

- “Con ăn cơm.”

Cháu gái không đọc, nhưng lại nhìn mẹ và

ngơ ngác hỏi:

Page 43: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 43

- “Are you speaking Spanish?”

Trời đất!

Trần Văn Giang

MĐC K68

Xuân Nhâm Thìn 2012.

*****************

Trang Thơ

Nguyễn Thị

Kim Minh

Xuân…..

Xuân về em có biết hay không?

Mùa xuân cánh én lượn trong vườn

Đón xuân tình mới lòng muôn thưở

Nhớ lại bóng hình dáng em xưa

Em đi vũ khúc hoa đào nở

Em đứng mùa xuân rộn lối về

Em ngồi tựa cửa lòng xuân thả

Gợi nét thiên thanh một dáng hình

Chiều nay em nhé ta ghé em

Tặng em một đóa hoa mai rừng

Trao em trao cả mùa xuân tới

Nhớ nhé em ơi những tháng ngày

Mùa Xuân chiều xuống lòng rộn rã

Đón xuân đón cả những ngày thơ

Thơ em róc rách làn suối chảy

Rửa mát linh hồn hết thương đau

Xuân này lại nữa những xuân sau

Ta mang cánh mỏng lụa xuân thì

Ép nhẹ trong ngăn thơm mùi mới

Gởi đến em thơ một chữ tình….

Xuân…..

Xuân này rộn rã đón em sang

Sang ngang cô gái má xuân hồng

Page 44: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 44

Ngàn xuân phơi phới hoa xuân nở

Khúc hát đồng dao rộn nét xuân

Xuân sang em còn có ước xuân

Cho cô gái thắm, thắm duyên hồng

Duyên mơ một mái nhà nho nhỏ

Ấm áp tình xuân bên lá dong

Xuân này bánh mứt đón xênh xang

Em khoe áo mới với hoa đèn

Ngày xuân pháo nổ rộn muôn ngã

Ta nhặt pháo hồng giỡn em yêu

Ngày xuân hoa cúc mai đào nở

Em có âm thầm nở nét duyên

Tình ta đậm mãi bên xuân mới

Em có thương người bên mái tranh

Xuân xanh mãi mãi vẫn còn xanh

Ta mang tơ óng lụa hoa vàng

Gởi em má thắm xuân mơn mởn

Giữ hộ xuân thì nét em yêu….

Xuân….

Nguyễn Thị Kim Minh

Kim Minh & Mỹ Thuật tạc tượng….

Trang

TẠp bÚt…

Võ MẠnh HÙng

Sắm tết thời di động

Những ngày giáp tết Sài Gòn nhộn nhịp

ghê gớm. Một trong cái sự nhộn nhịp dễ

thấy nhất là các gian hàng di động trên hè

phố. Chẳng biết bao giờ? từ hồi nảo hồi

nào? mà các gian hàng di động này xuất

hiện.

Thật ra không phải chỉ là những ngày

tết, mà trước tết, trong tết, sau tết đều có

bóng dáng các anh chàng, các cô nàng hay

các chị chàng ngồi, đứng, quỳ, thậm chí bò,

Page 45: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 45

nằm trên hè phố với hàng đống quần áo, đủ

cỡ đủ “model,” từ ngoại y đến nội y hoặc

nửa nội, nửa ngoại đều có đủ…

Và đâu phải chỉ có quần áo. Còn nào là

giày dép đủ kiểu đủ loại, rồi nào là túi xách,

bóp đầm… thôi thì thượng vàng hạ cám từ

“Louis Vutton” “Made in China” hay

“Made in Vina” quận tám, cho đến dây nịt

“Gucci” Italy “Made in ‘quăng đi’ (nhìn một

cái là đi luôn)” v..v..

Thế thì có phải là chỉ những dân chơi miệt

vườn mới ghé qua hàng của các cô em hay

sao?

Không đâu à nhe ! Người viết bài này đã

làm một cái “ma két tinh rì sớt” bỏ túi và

nhận thấy dân Sài Gòn không phân biệt sang

hèn (nhưng dân SG xưa nay đâu có phân

biệt sang hèn!) chạy ngang, đi ngang hay

ngồi ngang (dĩ nhiên là ngồi trên xế hộp rùi)

mà lỡ có thấy một cái gì ưng cái ý, ưng cái

bụng thì vẩn xề xuống lựa lựa, coi coi…

nhiều khi còn bóp bóp, nắn nắn rất chi là

điệu nghệ đầy đam mê nữa ấy chứ (đam mê

đây là đam mê lành mạnh).

Những phố tập trung cái sự kinh doanh

hàng tết thời di động này tập trung ở những

con đường như Nguyễn Trãi là quần áo, nón

dép, giày, phụ tùng của nam giới như bóp,

ví, dây nịt “khô mực…,” đồ nghề của chị em

như nón tây nón ta, nón tai bèo, nội y to nhỏ,

dây nhợ một mảnh hai ba mảnh, trên dưới

đủ cả; rồi thì guốc cao, giầy bít búp bê, dép

lê, hài, rồi nào là khăn choàng mùa Đông Sẻ

Gòn, vòng nhẫn “dzàng” thiệt, “dzàng” giả.

Ở đây thì cũng có phân chia đẳng cấp theo

diện tích lấn chiếm lòng lề đường, ngồi

trước hàng hiệu hay cạnh cột đèn…

Quý vị nào thích bụi đời “amateur” thì có

đường Trần Quốc Toản (đường 3/2 bây giờ)

từ chỗ chợ “hải sản” (gọi như thế cho hợp

thời, chứ không nhẽ gọi là chợ cá như ngày

xưa à?) Trần Quốc Toản cũ, bây giờ thì là

siêu thị Sài Gòn. Nơi đây tập trung hàng

“jean đủ kiểu cũ mới tức là đồ “sida, rồi

“jean” Hồ Cẩm Đào, lại còn có phụ tùng đồ

chơi nam nữ hàng nhái hàng hiệu đủ thứ

(lành mạnh à nhe) dĩ nhiên là hàng “sida, ”

hàng China …

Nói nào ngay là anh chị em nào muốn có

hàng độc không bị đụng hàng thì ghé vào

đây là ăn chắc. Lỡ có ai hỏi thì cứ mạnh

dạn “em tậu trong shop phố Lê thị Riêng

quận 1” cũng chẳng sao, vì nó giống nhau y

chang, một đàng là nơi mua sắm của các

em (thường do Việt kiều hay Mỹ kiều trả

tiền).

Lại nghe đồn rằng sau khi mua xong và

sau khi các các “khúc ruột ngàn dặm” hoặc

“khúc ruột thừa” trả xong tiền thì chỉ một tí

ngay sau đó, các em quay lại “kính gởi”

cho chủ tiệm; và chủ tiệm nhận lại hàng rồi

thối tiền lại cho các em ( ?!) một đàng là

của dân chơi không ngại mưa rơi trên thành

phố … “chát” ( bây giờ chổ nào cũng có

“chat” cả, nói như thế không phải là ngoa

ngôn chứ lỵ!) còn thêm một đàng của dân

chơi cầu ba cẳng (bên hông chợ lớn - cầu

này bi giờ bị phá thành đường rồi).

Nói về hàng Jean” còn phải kể đường

một chiều Nguyễn Đình Chiểu. Ngày xưa

đây là nơi tọa lạc của những tiệm may nổi

cộm như tiệm Vinh chuyên may sơ mi nổi

tiếng hay tiệm quần tây, Adam v..v.. Bây

giờ thì tiến bộ hơn vì con đường tràn ngập

các gian hàng quần áo “jean, ” nón “jean”

(đoạn gần ngả tư Cao Thắng) ; Và nếu quý

vị rẽ phải, quẹo vào đường (?… quên rồi),

thì nơi đây còn có giày dép hàng ngoại đồ

cổ hay còn gọi nôm na là giầy “sida” với

nhiều đôi giầy tuyệt chiêu mà các chàng

Page 46: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 46

hay cô nàng ca sỹ mới nổi hay mới trồi đều

thích ghé thăm…

Thế thì cái “sự sắm sửa” này mà dân Sài

Gòn chăm chú chắc cũng là bởi cái giá trị

của món đồ nhiều khi là vô tận (nếu bạn vớ

được một đôi giầy da, kiếng kiểu Italy mà

mang đi nhẩy đầm không đụng hàng thì là

vô tận chứ còn gì nữa?)… Nếu so với số tiền

mà bạn phải bỏ ra, và thật ra nếu bạn không

có một sự thông duyệt cùng những kinh

nghiệm trả giá kỳ kèo hoặc thậm chí chém

gió thì cũng không dễ “lụm” được những

hàng độc địa như tui vừa kể, và dĩ nhiên

nhiều khi bạn cũng sẽ được hân hạnh làm

bạn với những “quân tử kiếm” thiên hạ đệ

nhất giả cỡ Nhạc Bất Quần chưởng môn

“Hoa Sơn chợ lớn…”

Các thương xá vĩa hè của Sài Gòn còn

cung cấp hàng công nghệ cao với đầy đủ giá

tiền. Bạn có thể mua một chiếc điện thoại di

động cực “cool” với giá chỉ vài chục đến

một hai trăm ngàn (một chiếc Samsung nắp

bật hàng hot …. Năm 2005 với giá chỉ

100k), loại này tập trung nhiều nhất là chợ

Lý Nam Đế gần chợ điện tử Nhật Tảo đường

Lý Thường Kiệt quận 5…

Với thời hạn bảo hành chỉ tối đa 7 ngày!

Ba ngày tết bạn vẫn có thể hát “karaoke” với

thiết bị điện tử đủ mọi nhãn hiệu, xem TV

LCD HD hay TV bình dân “Made in Nhật

Tảo” có màn hình tối tân kết hợp giữa hai

loại công nghệ thể hiện đỉnh cao trí tuệ của

dân ta đó là TV màn hình tái chế từ màn

hình “computer mạch điện tử” “Made in

Chúng Của” với “sac-xi” chế tạo tại tổ hợp

công nghiệp nhựa tái chế Chợ Lớn. Giá thì

rẻ như bèo (700K cho một em 14 inch …)

Bà con nông nghiệp miền Tây cực kỳ ưa

chuộng loại TV này, nền công nghiệp tiên

tiến của dân ta còn cung cấp vô số sản phẩm

như mắt kính đủ loại từ cận viển loạn đổi

màu từ “multicolor” đến đen thui “Mafia

Hongkong;” rồi nào là bút viết “Parker” đồ

cổ, hôp quẹt “Zipo” hằm bà lằng…

Nếu quí vị là người yêu nghệ “thực.” Ý

quên! Là người “iêu” nghệ thuật điêu khắc,

hội họa muốn biến phòng khách nhà mình

thành nơi trưng bày tác phẩm nghệ “thực, ”

muốn biến sân vườn thành nơi chiêm

ngưỡng các giá trị “dzăng” hóa đồng thau

xi măng bột nặn thì các “ga le ri” bụi đời

trên phố Trần Phú (tức là Nguyễn Hoàng

của thời xa xưa thân ái) nằm vắt ngang

quận 5 và quận 10, là nguồn cung “Ok”

nhứt xứ. Nơi đây, ngày xưa có tiệm phở

Nguyễn Hoàng khá nổi tiếng, bi giờ thì có

“Liên hiệp thịt cầy 2” (khúc cuối đường gần

ra đến đường Hồng Thập Tự cũ - bây chừ

là NTMK ) - “Liên hiệp thịt cầy 1” thì nằm

tận ở ngã ba ông Tạ.

Tại các “ga le rì” này đủ loại tuyệt tác

của đủ loại tên tuổi trong và ngoài nước tả

pín lù” về mọi loại trường phái điêu khắc

hội họa của toàn nhân loại, đặc biệt được

sáng tác hay sáng chế từ những cảm xúc…

của khách hàng thế mới ác liệt; tức là bạn

có thể đặt hàng tranh lớn bé sơn dầu sơn

TOA, sơn nước theo ý muốn; hoặc tượng to

nhỏ chim chi bướm gì cũng có. Thế mới

ghê!…

Ba ngày xuân ngoài những thứ thuộc

loại trang bị hình thức như vừa kể thì còn

một loại hang hóa dành cho các quý vị trí

thức hay trí “ngủ gật” (vì thức nhiều quá

mạng mủng tùm lum cho nên ban ngày đi

làm ngồi bàn giấy lúc nào cũng gật gù ra vẽ

đang tâm đắc chân lý chói qua tim …)

Sách, loại hàng hóa này thật ra không

phải là hàng “hot” ba ngày xuân vì ba ngày

xuân thì nhậu và chơi mới là hoạt động chủ

Page 47: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 47

lực của phe ta ; Tuy nhiên phe ta cũng có

một số bác “lấy trí nhân để thay cường

bạo… lực” gia đình của các bác gái sư tử

hống, chủ trương tìm nơi vắng vẻ thanh tao,

cho nên ngày xuân, sách hay câu đối, hay

thư pháp – (cái vụ vẽ mực “Chúng Của” cổ

đại) – tui không dám xài chữ mực “Tàu” vì

tui đã bị một huynh “China” tha thiết

khuyến cáo không nên xài chữ “Tàu” trong

bất cứ trường hợp nào, Ví dụ: Nồi thịt kho

…“Chúng Của,” v..v.. – Các thầy khóa vẽ

loằng ngoằng mà nhiều khi tui cố trợn mắt

ba độ thôi miên một hồi lâu vẩn không hiểu

các dị nhân viết kí rì... Thế mới đau chứ!)

cũng xuống phố rầm rộ.

Buổi tối đi dọc đường 3/2 gần nhà sách

Phương Nam, ta sẽ thấy các thư viện vĩa hè

khá là rầm rộ mà đặc biệt là “chơi “ toàn thứ

dữ, tỷ như “Bố già” (bản gốc!) hay

“Kamasutra,” “Góp nhặt cát đá,” lại còn

“Zen” hoặc “Tăng cường sinh lý nam giới, “

“Quý cô (bà) muốn gì!? ” Các “thư

viện”này còn đặc biệt xuất hiện ở nơi ít ai

ngờ tới như công viên, bùng binh (ở gần mũi

tàu Phú Lâm, công viên Phú Lâm cũng có

dù không thường xuyên).

Điểm qua các loại hàng họ vừa kể mà

quên các trung tâm băng đĩa nhạc di động

thì quả là thiếu sót to bự…

Một buổi chiều cuối năm ta đang ngồi lai

rai bên quán cóc vĩa hè thả hồn trôi dìa dĩ

vãng xa xưa của những mùa xuân năm ấy…

thì bổng có tiếng ầm đùng xoèn xoẹt rồi một

giọng ca dĩ vãng cỡ Chế Linh với “Xuân này

con không về chắc mẹ buồn lắm ?…” hay

với giọng ca thời hiện đại như Quang Lê

“Xuân này con dìa mẹ ở đâu?...” Thì ta biết

ngay là một trung tâm băng đĩa lậu lưu động

đang từ từ xuất hiện.

Thường thì “trung tâm” tọa lạc trên một

xe ba bánh chạy bằng cơm, do chủ nhân

“Ma ri cờ lê” Tô hay Tommy Huỳnh trực

tiếp điều hành kiêm giao dịch, kiêm luôn

thu ngân. Giá cả thời khủng hoảng kinh tế

cho nên rất dễ chấp nhận: chỉ từ 5000VND

đến 15000 VND một DVD mà thôi. Ba

ngày xuân mua một mớ đĩa về coi mệt nghỉ.

Coi xong đem quăng luôn…

Như thế ta thấy mỗi thời đã mỗi khác.

Nhớ ngày xưa (mỗi lần mà tui viết ba chữ

“nhớ ngày xưa” thì tui chợt thấy một niềm

xúc động… đậy vô cùng bủn rủn tay chưng,

cảm động khôn tả !) cách đây cũng ba bốn

chục năm thôi, mỗi khi xuân về lấp ló ngoài

hiên, hay đang thập thò trước cửa thì tui

vẫn thường lượn lờ khắp Sài Gòn …

Cái Sài Gòn bé tí êm đềm mà nồng nhiệt

của tui (lại cảm động nữa rồi) bằng chiếc

Honda “dame” xanh có cái yên hai màu đỏ

trắng (sic) đôi khi may mắn thì có đèo thêm

một cái “rờ mooc” nhí nhảnh sau lưng, hay

một thằng bạn cười nham nhở khi hắn bình

luận cái quần “jean” ống loe có “phẹc mơ

tuya” của tui là đồ chùi sàn tàu (nếu là tàu

tham dự đại chiến Hoàng Sa thì cũng hân

hạnh).

Cái ngày xưa ấy rõ ràng là rất ít khi

mình đi chợ vĩa hè như bây chừ. Không

biết đó là tiến hay lùi? Có lẽ do lúc này xe

gắn mày chạy đầy đường nên hàng hóa

cũng xuống đầy đường, tạo ra một nét văn

hóa lề đường rất đặc trưng của Sài Gòn

ngày nay. Không biết nên buồn hay nên

vui…

Võ Mạnh Hùng

– những ngày giáp tết Nhâm Thìn 2012

@@@@@@@@@@@@@@@@@@@

Page 48: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 48

Võ Mạnh Hùng….

Với cây đàn Guitar cùng bạn bè chung lớp

Mạnh

Hùng

…và Thơ

Xuân đợi Ngồi một mình tôi đếm những ngón tay

Như ngày xưa mưa qua thì Xuân đợi Ngồi một mình tôi rồi tôi nghĩ ngợi Thôi chờ mong Xuân cũng vội không về

Ngồi một mình tôi mấy dặm sơn khê

Mưa mù mây cõi u mê tình sầu

Ngồi một mình tôi không ngồi lâu

Nghe thời gian vội gật đầu cho qua

Cho qua em cho qua tôi rồi thôi Cho tình mong manh cho trăng tàn chiếu lạnh

Cho Xuân thì ngây ngây lận đận

Cho ôm em ngất ngất tận … Cà mau !

Hạc trắng ven đồi Chẳng phải ta đã từng mơ hoa gấm

Lấp lánh vàng mai bạc ánh sao

Mơ làm gió thốc lộng trời cao

Nghiêng cánh thép bổ nhào vào giông bão

Chẳng phải ta đã từng mơ sắc trắng

Bập bềnh sóng biếc hoa trăng tan

Mơ ngày nghiêng nắng lên đồi pháo

Chập chùng đồn khuya …mờ sương tan

Tan tành thôi , tan tành thôi Xuân ơi ! Chiều đi qua hạc trắng mãi ven đồi Nghe khúc hát , vàng xưa mời quay lại Viễn lạc hồn thơ… trùng xa khơi

Võ Mạnh Hùng MĐC 76 Xuân Nhâm Thìn 2012

Page 49: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 49

Giai Thoại

Văn Chương GS: Phạm Quân Hồng

1- Thơ vịnh Kiều

Nói về thơ vịnh Kiều thì có quá nhiều.

Ở đây chỉ nói về vài bài chê trách nàng Kiều

mà thôi.

Nhà Nho Nguyễn Công Trứ, cực kỳ bảo

thủ theo đạo lý Khổng Mạnh, đã nghiêm

khắc lên án Thúy kiều nặng nề:

Ai chẳng biết má hồng thời mệnh bạc

Trách Kiều như chưa vẹn tấm lòng vàng

Chiếc quạt thoa đành phụ nghĩa với Kim

lang

Nặng vì hiếu, nhẹ vì tình thời cũng phải

Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải

Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu

Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu

Mà bướm chán ong chường chi mãi thế!

Bạc mệnh chẳng lầm người hiếu nghĩa

Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm

Ai ơi nghĩ lại kẻo lầm…

Uy Viễn Tướng Quân kết tội Thúy Kiều

như vậy thật là quá đáng; chẳng bù cho Chu

Mạnh Trinh khen ngợi hết lời: “Biết đâu

bông hạnh nở ngoài tường chưa để con ong

qua tới.”

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cũng là nòi

tình, thương xót Thúy Kiều nhưng cũng

không chấp nhận được cảnh nàng gẩy đàn

hầu rượu Hồ Tôn Hiến sau khi xúi Từ Hải

ra hàng khiến Từ mắc mưu Tổng đốc họ Hồ

đến phải chết đứng giữa trận tiền:

Tiếng sấm ân tình bốn mặt ran

Tướng quân chi tiếc cánh hoa tàn

Hai hàng nước mắt, đôi làn sóng

Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan

Tổng đốc ví thương người bạc mệnh

Tiền Đường chưa chắc mả hồng nhan

Trơ vơ nắm đất bờ song nọ

Hồn có xa nghe mấy tiếng đàn.

Nếu như Tổng đốc Hồ Tôn Hiến thu

nạp Kiều làm tiểu thiếp, không đem gả cho

gã thổ quan thì liệu Kiều có gieo mình

xuống sông Tiền Đường hay không?

Hồi đầu thế kỷ trước, một nhà nho vô

danh cũng có bài thơ vịnh Kiếu. Lời lẽ bài

thơ này dung tục, có thể nói là hơi thô bỉ,

nhưng không phải tác gỉa nhắm vào nàng

Kiều mà mục đích là để đả kích một vị

quan tỉnh đã ngông nghênh, xem thường

Nho sĩ thiên hạ:

Khóa kín buồng xuân để đợi chờ

Mà em mất nết tự bao giờ

Chàng Kim mê gái công đeo đẳng

Viên ngoại chiều con chết ngất ngơ

Kiếp trước hẹn hò con đĩ Đạm

Duyên sau gặp gỡ bố cu Từ

Page 50: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 50

Mười lăm năm ấy bao nhiêu sướng

Còn trách làm chi gã bán tơ.

Số là vị quan ấy, giống như hầu hết các

quan lại thời đó, đều xuất thân khoa bảng;

sính làm thơ. Ông ta có bài thơ chẳng biết

hay dở ra sao; nhưng thói thường thì “vợ

người, văn ta” cho nên chắc ông ta phải tự

hào về bài thơ ấy lắm nên đã mướn thợ khắc

bài thơ trên núi. Tệ hơn là năm sau ông ta

lại lên núi kêu thợ khắc vào núi đôi bàn chân

của mình. Hành động đó đã làm nhiều Nho

sĩ khó chịu và lên tiếng mỉa mai:

Năm ngoái ông lên đục mấy vần

Năm nay ông lại đục đôi chân

Khen cho đá cũng bền gan nhỉ

Chịu để cho ông đục mấy lần…

Rủi cho vị quan ấy là cái tên hai chữ của

ông lại trùng với tên hai nhân vật trong

“Đoạn trường tân thanh” là Đạm Tiên và Từ

Hải cho nên mới bị người ta dùng lối chơi

chữ và những lời lẽ dung tục “bố cu,” “con

đĩ” mà chửi xéo.

2- Thơ Yết Hậu

Các thể thơ của ta có một thể rất đặc biệt.

Bài thơ có 4 câu; 3 câu trên, mỗi câu có thể

có 5 hoặc 7 chữ; nhưng câu cuối cùng chỉ có

1 chữ.

Bài thơ Yết hậu nổi tiếng nhất là bài “Tự

trào” của Chiêu Lỳ Phạm Thái. Phạm Thái

và mối tình của ông với nàng Trương Quỳnh

Như được nhiều người biết đến nhờ cuốn

tiểu thuyết “Tiêu sơn tráng sĩ” của nhà văn

Khái Hưng. Bộ tiểu thuyết này nói về con

cháu các cựu thần nhà hậu Lê sống dưới thời

Tây Sơn nhưng vẫn nuôi mộng “phù Lê,”

khôi phục lại ngai vàng cho nhà Lê. Mưu

đồ thất bại, Phạm Thái, một tráng sĩ Tiêu

sơn, đã phải đến ẩn cư ở nhà một người bạn;

và yêu tha thiết cô em gái của ngườii bạn là

Trương Quỳnh Như. Vì bà mẹ của Quỳnh

Như không biết lai lịch thưc của Phạm

Thái, chỉ biết ông là một nhà sư phá giới

nên nhân duyên không thành. Khi Qùynh

Như chết, Phạm Thái say sưa, được gọi là

Chiêu Lỳ, đã viết:

Sống ở dương gian đánh chén nhè

Chết về âm phủ cắp kè kè

Diêm vương phán hỏi rằng chi đó

Be!

Các bậc đàn anh ở trường Bưởi (tiền

thân của trường Chu Văn An) có kể lại câu

chuyện về giáo sư Dương Quảng Hàm như

sau:

“Khi giảng về thơ Yết Hâu, giáo sư hỏi

học trò đã hiểu rõ chưa? Và nếu hiểu rõ thì

làm thử một bài. Thấy mấy học sinh ở

“xóm nhà lá” cuối lớp cười khúc khích với

nhau; thầy hỏi đã làm được bài thơ chưa?

Mấy anh thực ra đã làm xong rồi; nhưng

không dám đọc sợ thầy giận. Được thầy

hứa không giận, mấy học trò tinh nghịch đó

mới trình thầy bài thơ:

Sống ở dương gian chỉ khạc đàm

Chết về âm phủ nói làm nhàm

Diêm vương mới hỏi rằng ai đó

- Hàm!”

Tiếp theo đây là câu chuyện vui về thơ

Yết Hậu đã có từ hồi đầu thế kỷ trước;

nhưng tôi thay đổi vài chi tiết cho thích hợp

với hoàn cảnh của người Việt tị nạn tại Mỹ

sau năm 1975:

Hồi mới tới Mỹ, phần nhiếu người

Việt chúng ta vì thiếu chuyên môn cho nên

thường phải làm những công việc với lương

thấp. Do đó mỗi khi được gọi cho làm

thêm giờ phụ trội lương gấp đôi (hay gấp

Page 51: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 51

rưỡi) thì không mấy ai từ chối. Mà làm việc

nhiều thì mệt cho nên anh chồng trẻ đã sao

lãng bổn phận (!) Chị vợ vốn sính làm thơ

nên nhắc khéo:

Sức dài vai rộng để làm chi

Tắm mát ăn no lại ngủ khì

Mình ơi! Thức dậy chiều em tí

Đi!

Anh chồng khất:

Suốt tuần bận bịu “ô vờ thai” (“overtime”)

Mỏi cả xương sườn, mỏi vả vai

Việc “ấy” hôm nay xin hoãn lại

Mai!

Cô vợ không bằng lòng:

“Ô vờ thai” toàn chuyện long bông

Mình ráng chiều em kiếm chút bồng

Nay lại hẹn mai, mai hẹn mốt

Không!

Anh chồng bèn nổi sùng lên:

Nằm chung lắm lúc bực mình sao

Mình muốn yên thân nó cứ gào

Ừ! Mày muốn chết, ông cho chết

Nào!

3- Ấu học Ngũ Ngôn Thi

“Ấu học Ngũ Ngôn Thi” là sách học của

học trò còn học chữ Hán ngày xưa, gồm

những bài thơ 5 chữ. Có bài nói về sự “sung

sướng” của đời người để khuyến khích

người đi học:

Cửu hạn phùng cam vũ

Tha hương ngộ cố tri

Động phòng hoa chúc dạ

Kim bảng quải danh thì

Nghĩa là:

Nắng hạn lâu gặp mưa rào

Quê người gặp bạn cũ

Đêm động phòng hoa chúc

Thi đậu có tên trên bảng vàng

Có người thêm hai chữ vào mỗi câu

thành ra bài thơ thất ngôn và làm cho ý

nghĩa bài thơ mạnh haơn:

Thất niên cửu hạn phùng cam vũ

Thiên lý tha hương ngộ cố tri

Hòa thượng động phòng hoa chúc dạ

Hàn nho kim bảng quải danh thì

Hai chữ “Thất niên” (7 năm) cho thấy

nắng hạn đã quá lâu.

Câu thứ hai nói sự xa quê hương,

“thiên lý” thật xa, thì chính bản thân tôi đã

cảm nghiệm. Tháng 9 năm 1975, tôi và gia

đình tới trại tị nạn là căn cứ Thủy Quân Lục

Chiến Mỹ tại Nam California. Trong hơn

hai tuần lễ ở trong trại, tinh thần hoang

mang, chưa biết tương lai sẽ ra sao. Tôi đã

gặp lại mấy người thân: 2 người trong họ, 2

người bạn đồng nghiệp và 2 học sinh cũ ở

trường MĐC. Tay bắt mặt mừng, niềm vui

khó tả.

Câu thứ 3 có vẻ hơi “xúc phạm” bậc tu

hành (nếu là bậc chân tu).

Câu cuối cho ta thấy rõ, “Hàn Nho” là

kẻ sĩ nghèo mà thi đậu thì cuộc đời sẽ thay

đổi nhiều; chắc chắn sẽ sung sướng hơn

người khá giả cũng thi đậu như họ.

Lại có người tinh nghịch, cũng thêm

hai chữ vào đầu của 4 câu ngũ ngôn; nhưng

lại làm cho bài thơ có ý nghĩa trái ngược:

Page 52: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 52

Diêm điền cửu hạn phùng cam vũ

Đào trái tha hương ngộ cố tri

Quan hoạn động phòng hoa chúc dạ

Cừu nhân kim bảng quải danh thì

“Diêm điền” là ruộng muối. Dân làm

ruộng muối phơi nước biển để lấy muối mà

gặp mưa thì làm sao có muối đây?

“Đào trái” là trốn nợ. Đi xa để trốn nợ

mà gặp người quen biết rõ lai lịch mình thì

còn mặt mũi nào?

“Quan hoạn” (thái giám) làm sao mà

cưới vợ? Mà động phòng đề làm gì?

“Cừu nhân” là kẻ thù. Thấy kẻ thù thi

đậu rồi mai đây ăn trên ngồi chốc thì mối

hận khó mà nuốt trôi!

GS:Phạm Quân Hồng Xuân Nhâm Thìn - 2012

Chuyện Cười

1. Những lý do chúng ta không nên coi

thường trẻ con

Một đứa bé gái trong lớp mẫu giáo nói

chuyện với cô giáo về cá voi (whales). Cô

giáo giải thích là mặc dù cá voi có cơ thể

rất lớn đồ sộ nhưng chúng không thể nuốt

người ta được vì cuống họng của cá voi

không lớn cho lắm.

Nhưng cô bé quả quyết:

- Không! Thưa Cô, bạn con là Jonah đã bị

cá voi nuốt thiệt mà!

Cô giáo có vẻ hơi bực mình, lập lại:

- Cô đã nói là cá voi không thể nuốt người

ta được (“it was physically impossible”).

Con có hiểu không?

Cô bé gái nói:

- OK! Vậy thì khi con lên thiên đàng con

sẽ hỏi lại Jonah.

Đến đây Cô giáo vẫn còn bực, chưa chịu

thua:

- Nhưng lỡ bạn Jonah của em xuống địa

ngục thì sao?

Cô bé gái trả lời ngay:

- Trong trường hợp đó thì Cô nên đi hỏi

Jonah.

Page 53: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 53

2. Trong giờ học giáo lý sáng chủ nhật, hôm

đó, Cô giáo phụ trách giảng về “Mười điều

răn” (The Ten Commandments) cho các học

trò 5-6 tuổi.

Sau khi giảng giải xong. Cô giáo trở lại, ôn

qua về điều thứ 4: “Thảo kính cha mẹ”

(Honor your father and your mother); và

quay ra hỏi học trò:

- Các em có thấy điều nào Thiên Chúa đã

dạy chúng ta về cách đối xử với anh, chị, em

của chúng ta hay không?

Một cậu bé có vẻ lớn nhất trong đám học trò

không cần chờ đợi trả lời ngay là:

- Dạ thưa Cô. Đó là điều 5: “Chớ giết

người” (“Thou shall not kill”).

3. Vào một hôm, có một em bé gái ngồi xem

Mẹ đang rửa chén bát ở trong bếp. Cô bé

chợt nhận ra là trên đầu bà mẹ có mấy sợi

tóc bạc chỉa ra từ trên mái tóc đen. Cô bé

nhìn mẹ và thắc mắc:

- Tại sao mẹ lại có mấy cọng tóc bạc trên

đầu?

Bà mẹ trả lời:

- Mỗi lần con gái không nghe lời mẹ, làm

mẹ buồn thì một sợi tóc đen của mẹ biến

thành tóc bạc.

Cô bé nhẫm nghĩ một hồi rồi nói:

- Tại sao tóc Bà ngoại lại bạc trắng hết?

Mẹ: - Trời đất!!!

4. Cô giáo đang giảng bài Vạn Vật về sự

tuần hoàn của máu. Để làm cho “sự tuần

hoàn” dễ hiểu hơn, Cô giáo cho thí dụ:

- Này các em, Nếu Cô đứng ngược đầu như

thể Cô trồng cây chuối thì máu sẽ tụ vào

đầu làm mặt Cô đỏ lên.

Tự nhiên có một cậu học trò nhỏ thắc mắc:

- Tại sao khi em đứng thẳng tự nhiên mà

máu không chạy và tụ dưới hai bàn chân

em?

Một em học trò khác nhanh nhẩu trả lời

dùm Cô giáo:

- Bởi vì chân của mi không trống rỗng

("Cause your feet ain't empty") như đầu Cô!

5. Bệnh nhân Norma ra sao?

Một bà cụ già gọi điện thoại đến phòng y tá

trực của bệnh viện St. Joseph và nhã nhặn

hỏi:

- Xin phòng trực có thể cho tôi biết bệnh

tình của một bệnh nhân hay không?

Cô Y tá phòng trực trả lời lễ phép:

- Chúng tôi rất hân hạnh trả lời bà. Xin bà

cho biết tên bệnh nhân và số phòng đang

nằm.

Bà cụ qua giọng nói có vẻ yếu ớt trả lời:

- Norma Findlay. Phòng số 302.

Người y tá trực liền nói:

- Xin bà làm ơn giữ máy để tôi phối kiểm

với người y tá phụ trách phòng 302.

Page 54: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 54

Sau vài phút, cô ý tá trực trở lại cầm điện

thọai và nói:

- Thật là một tin vui. Cô y tá phụ trách

phòng 302 cho biết bà Norma rất mạnh giỏi:

Áp huyết đo rất bình thường và kết quả thử

máu mới trở về cho thấy bệnh của bà Norma

đã khỏi; và bác sỉ Cohen dự trù sẽ cho bà

Norna xuất viện sáng ngày mai,

Bà Cụ trả lời:

- Thật tốt đẹp vì tôi đang lo lắng quá. Cám

ơn Chúa cho tôi cái tin vui này.

Người y tá nói:

- Không có chi. Bà có phải là con gái của

bệnh nhân Norma Findlay không?

Bà cụ già trả lời:

- Không. Tôi chính là bệnh nhân Norma

Findlay đang nằm ở phòng 302… Chẳng có

ai nói cho tôi biết gì hết trơn hết trọi cả!!!

Cô y tá trực: - Trời đất!!!

6. “COMPLETE” và “FINISHED”

Không có tự điển Anh ngữ nào giải nghĩa

một cách đầy đủ, dễ hiểu về sự khác biệt

giữa hai chữ “COMPLETE” và

“FINISHED.” Có nhiều người còn nói

nghĩa của hai chữ này không có gì khác

nhau cả.

Thực ra hai chữ có nghĩa khác nhau mà các

bạn sẽ thấy qua các thí dụ đơn giản mà tôi

lượm lặt như sau:

When you marry the right woman, you are

COMPLETE.

And when you marry the wrong woman,

you are FINISHED.

And when the right one catches you with

the wrong one, you are ---COMPLETELY

FINISHED

Sau khi đọc các thí dụ ở trên, một anh bạn

đồng môn của tôi (là người sưu tầm) không

đồng ý; anh đòi phải giải nghĩa như sau:

When you are single, you are COMPLETE.

When you marry the right one, you are

rightly FINISHED.

When you marry the wrong one, you are

wrongly FINISHED.

When the right one catches you with the

wrong one, you are bloody FINISHED.

Only when you die, you are COMPLETELY

FINISHED.

Trần Văn Giang (Sưu tầm)

Xuân Nhâm Thìn – 2012

Page 55: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 55

Trang thơ

Lâm

Kim

Chung MĐC 1968

Bài thơ

cho mùa

Xuân

năm nào...

Có những Xuân xưa em tuổi nữ sinh Khi Sài Gòn đêm vọng về tiếng súng

Ngây ngô hy vọng nguyện cầu đêm Xuân

Góc trời ngoại ô hỏa châu chói sáng.

Đám nữ sinh thêu khăn làm quà tặng

Những người hùng, đồn trấn vạn dặm xa

Mỗi năm Thầy Đĩnh đưa đoàn văn nghệ

Đến tiền đồn đem tặng chút Hương Xuân

Em gói quà mà lòng nghe xao xuyến

Thầm nguyện cầu phép lạ đến mỗi đêm

Và sau đó cùng những năm liên tiếp

Cô nữ sinh yêu người lính trận xa.

7 năm sau vẫn người yêu của lính

Ngồi trên xe Jeep, chiếc phi cơ vận tải

Mỗi Xuân theo đám bạn đến tiền đồn

Mỹ Tho, Long Xuyên, Cần Thơ, Rạch Giá

Món quà Xuân những tiếng hát chân tình

Chiếc bánh chưng, lá thư và gói thuốc

Phút thân tình, cảm thông và tình người

Trao cho nhau lại chia tay vội vã

Em trở về với mơ mộng đoàn viên

Anh ở lại tiền đồn bảo an đất nước.

31 năm đổi thay, em người viễn xứ

Mỗi Xuân về vẫn lại nhớ Xuân xưa

Hoa tuyết rơi phủ lối vào trước ngõ

Pháo nơi đây không có, phố quạnh hiu.

Lâm Kim Chung

MĐC K68

Page 56: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 56

Trang Văn

Ngô Tường MĐC 1983

Nhất Quỉ

Nhì Ma

Thứ Ba

Học Trò…

Ai có trải qua đời học sinh chắc không

lạ gì câu nói này.

Nhớ ngày nào ở quê nhà khi còn dưới

mái trường trung học, không dễ gì quên

được những chuyện “động trời” của đám

học trò, làm cho thầy cô phải dở khóc dở

cười.

Chẳng hạn như chuyện mấy “ông thần”

trong lớp lấy mắt mèo trét lên trên bàn, ghế

của một vị thầy để “trả thù” cho việc thầy

làm nhục mấy trò trước cả lớp, cho trò cái

“trứng vịt tròn vo” lại còn kèm theo lời chê

bai thậm tệ chỉ vì trò không thuộc lòng nỗi

bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi .

Đám học trò quỉ quái nhìn nhau cười tủm

tỉm, còn thầy thì cứ ôm đàn mà gãi lia gãi lịa

không còn tâm trí đâu đến bài giảng, nhìn

mà thấy tội nghiệp làm sao .

Tưởng rằng đã qua tuổi học trò và khi

đặt chân đến vùng đất mới này sẽ không

còn nghe thấy những chuyện cười ra nước

mắt như vậy. Thế mà, có ai học được chữ

ngờ!

Duyên lành đưa đẩy, người viết lại

bước vào nghiệp cầm phấn trước bục giảng.

Cái cảm giác thương hại cho thầy cô mình

ngày xưa lại càng thêm thấm thía khi chính

mình là nạn nhân của đám học trò quỷ quái.

Tôi còn nhớ năm đầu tiên nhận lớp, có

biết bao nhiêu “chuyện ly kỳ” xảy ra. Như

các bạn đã biết rồi đó, học trò ở Mỹ nhờ ăn

nhiều hamburger hoặc hot dogs nên đứa

nào cũng dềnh dàng, to con, đứng cao hơn

mình ít nhất là một cái đầu. Có một lần vì

bất mãn một xử lý mà theo trò là không

công bằng, “ông” học trò đó rượt thầy chạy

có cờ trong lớp học. Lần đó học trò bị cấm

học (suspend) mất mấy ngày, còn thầy thì

bị một phen hú vía. Một lần khác, thầy

giáo nhận một cú phone mà người gọi xưng

danh rõ ràng (anh hùng mà sợ ai!) và nói là

sẽ … đá đít thầy nếu thầy “dám méc” má

của cậu ta về hành vi xấu của cậu.

Đương nhiên là nhờ “ở hiền gặp lành”

thầy giáo cũng thoát nạn, riêng ông thần nọ

thì được cho đi chỗ khác học!

Một trong những “kỷ niệm” nhớ đời

nhất vẫn là chuyện … học trò “chôn” sách

giáo khoa … trong bồn cầu vệ sinh. Thầy

vẫn không phát hiện được cho đến khi có

học trò báo tin là bồn cầu bị nghẹt, nước bắt

đầu tràn ra lai láng. Lúc đó mới vỡ lẽ ra là

cả nguyên cuốn sách nằm vất vưỡng, kẹt

cứng trong bồn cầu.

Những chuyện “thần sầu quỉ khóc” như

vậy cũng không có gì là lạ ở học đường,

nhất là với những thầy giáo mới như tôi dạo

Page 57: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 57

đó. Tôi còn nhớ ngày xưa ở Việt nam, có

lần vì uất ức quá vì những trò phá phách của

“đám xếp thứ ba sau quỉ ma trong lớp” mà

cô giáo trẻ dạy Lý mới ra trường của chúng

tôi phải bật khóc.

Cũng không hiểu là vì thương hại cho

cô hay là thực sự hối hận về những việc làm

quá đáng của mình mà sau đó không thấy trò

quấy nhiễu và cô giáo thì không còn … khóc

nữa.

Ở bên này, không biết “nước mắt cá

sấu” có … một tác dụng gì đến đám học trò

…. đa sắc tộc kia không, chỉ có một điều

bao nhiêu năm giảng dạy ở môi trường giáo

dục trên xứ người cho tôi thấy một điều:

con nít nào cho dù ở nơi đâu, cho dù có to

xác đến đâu và cho dù chúng có phá phách

và hung dữ như thế nào đi nữa, thì chúng

vẫn là … con nít - với đầu óc còn non nớt và

chưa hiểu được nhiều điều mà người lớn

chúng ta hiểu ra. (Phải chỉ bảo từng li từng

tí thì mới may ra chúng hiểu.).

Có lẽ nếu không phá phách thì … không

phải là con nít! Mà đã là con nít thì chúng

cũng có cái rất … dễ thương. Tôi nhớ lúc

còn là giáo sinh đi thực tập, sau cả một học

kỳ quay thầy như chong chóng, ngày hôm

đó là ngày cuối cùng, lớp học bỗng xì xầm

với nhau chuyện gì đó, sau mới biết là tụi

học trò chuyền nhau cánh thiệp để viết cho

thầy thực tập những lời cám ơn chân thành.

Khi nói lời từ giã và nhận cánh thiệp từ tay

của cô học trò đại diện, tự dưng bao khổ

nhọc mấy tháng qua đều tiêu tan đâu mất.

Nụ cười của cô bé học trò thuộc loại lý lắc

trong lớp này hôm đó thấy dễ thuơng lạ

lùng…

Một lần khác, lúc này tôi đã thực thụ là

thầy giáo, khi biết là tôi … được đổi đi nơi

khác dạy, cả lớp học nhao nhao hẳn lên năn

nỉ thầy giáo đừng bỏ chúng ra đi. Bên dưới

dòng chữ “Please do not leave us!” là cả

mấy chục chữ ký của từng đứa học trò

trong lớp.

Cho dù không thể làm khác được, lần

đó phải chia tay nhưng dù sao lời nói “xin

đừng xa chúng em” như lúc nào cũng văng

vẳng bên tai của tôi.

Lại có một lần, đang đi xớ rớ ngoài phố

Bolsa bỗng nghe ai gọi tên mình. Nhìn kỹ

lại mới nhận ra một “ông” học trò cũ của

mình. Sau bao năm xa cách, “ông” còn

nhắc lại chuyện xưa và bày tỏ sự hối tiếc

của mình. Ngày đó, vì muốn “cúp cua” mà

không có cách nào thoát được “gông xiềng”

của mẹ hiền cho nên sau khi được mẹ chở

đến trường, vào đến lớp thì cố tình phá

phách để bị thầy đuổi ra khỏi lớp học và …

“chuồn” luôn để đến hẹn với bạn mình.

Trong lúc trò chuyện, học trò không

quên cám ơn thầy đã kiên nhẫn và cho trò

một cơ may để sửa đổi hành vi của mình…

Còn có rất nhiều “kỷ niệm” mà trong

khuôn khổ một bài viết không tiện kể hết

ra. Chỉ có một điều người viết muốn nêu ra

là khi đã ở lâu trong nghề thì thường sự phá

phách của đám học trò không còn là vấn đề

đáng lưu tâm hàng đầu nữa.

Có lẽ bạn sẽ hỏi vậy thì con nít ở bên

đây dễ hay khó dạy hơn ở quê mình. Chắc

chắn là khó hơn rồi vì mình phải học hỏi rất

nhiều về ngôn ngữ và văn hóa ngoại quốc

và còn nhiều thứ khác nữa.

Trong khuôn khổ của bài viết này,

người viết chỉ có thể nói rằng “Nhất Quỉ

Nhì Ma Thứ Ba Học Trò” thì lúc nào cũng

đúng và ở đâu cũng đúng.

Page 58: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 58

Học trò phá phách lắm bạn ơi, nhưng…

dù sao thì chúng vẫn không phải là quỉ hay

là ma (thứ ba thôi mà!), chúng chỉ là …

những đứa học trò mà chúng ta vẫn có thể

tìm thấy tìm thấy đuợc những dễ thương

tiềm ẩn của chúng nó. Chỉ có điều là phải

chịu khó tìm hiểu và … khai thác những

tiềm ẩn quí báu này, vậy thôi.

Bên thềm Xuân Nhâm Thìn 2012

Ngô Tường Visit site : MDCR, link Liên Kết:

Ngô Tường - K83

Nguyễn Hữu Tưởng MĐC 71

òng LUẬT

50-50 Khi còn ở Việt nam, sáng ngủ dậy, ngồi

vào bàn, đã có người bưng khi thì đĩa trứng

ốp la , khi thi tô hủ tiếu Nam Vang ... và ly

cà phê sữa bốc khói, thơm lừng.

Trưa, chiều ngoài việc tiệc tùng ra lúc

nào cũng có mâm cơm 3 món và tráng

miệng đầy đủ. Đi ngang qua chỗ hắn ngồi ,

bước chân vợ hắn êm như bước chân mèo.

Một tiếng tằng hắng của hắn vang lên, đang

nói vợ hắn cũng dừng lại .

Sự vui mừng khi nhận được thư mời

Interview để định cư tại Hoa Kỳ của Tòa

lãnh sự qua đi, hắn băn khoăn khi sang Mỹ

vị thế độc tôn của người đàn ông sẽ tuột

xuống thấp hơn vị thế con chó, còn vị thế

vợ hắn sẽ vọt lên hạng nhì, khiến hắn chần

chừ trong việc điền hồ sơ.

Đột nhiên hắn vui vẻ điền đơn, vì hắn

vừa mới nhậu với một Việt Kiều Mỹ, anh

ta nói ở Mỹ rất bình đẳng, cái gì cũng 50-

50. Chính trị có 2 đảng, dân được chọn 1

trong 2. Quan hệ vợ chồng cũng 50-50.

- Khi ý vợ và chồng tương tự nhau,

nhất định phải nghe theo ý chồng.

- Khi ý vợ và chồng khác nhau, chỉ lúc

ấy mới chiều theo ý vợ.

Page 59: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 59

Hắn sung sướng lâng lâng với con số 50-

50 khi viết hồ sơ, và bận rộn lo thu xếp

chuyện gia đình để sang Mỹ.

Sang Mỹ thiếu rượu, thiếu sự lâng lâng ,

đối diện với thực tế thân phận đàn ông phũ

phàng, hắn đâm oán trách Ông Việt Kiều với

cái luật 50-50 “quái ác” nọ và ao ước vị thế

đàn bà của vợ . Hắn thầm van vái phải chi

mình trở thành đàn bà.

Trong giấc ngủ, Đức Mẹ đã cho hắn thử

toại ước làm đàn bà thử 3 ngày. Ngày thứ

nhất hắn đem hết kinh nghiệm ăn uống để

nấu bửa ăn đầu tiên trong đời. Bữa ăn ngon

cực kỳ, chồng hắn rất hài lòng , cộng với sự

phấn khích của việc lần đầu làm đàn ông ,

chồng hắn đã đem đến cho hắn sự sung

sướng tột độ. Sang ngày thứ hai, ngoài việc

đưa con đi học, hắn còn phải đi chợ mới nấu

ăn, còn phải giặt giũ, ôi sao đồ dơ nhiều thế

nầy! Sang ngày thứ ba còn thêm lau nhà tưới

cây, dọn cỏ, đổ rác, tối về còn thêm chiều

chồng nữa. Hắn thật sự mệt mõi và không

hứng thú. Trong giấc ngủ, gặp lại Đức Mẹ,

hắn van xin trở lại làm đàn ông. Đức Mẹ nói

chậm quá rồi con ơi, trong đêm đầu tiên làm

đàn bà con đã có thai, phải chờ sanh 9 tháng

và 6 tháng nuôi con, vì chỉ có sữa của con là

tốt nhất cho em bé. Kinh hoàng quá, hắn kêu

rú lên và tỉnh ngủ.

NGUYỄN VĂN PHƯỚC MĐC 69

Trang Thơ

Nguyễn Hữu

Tưởng MĐC 71

chút Tết trong lòng tâm tưởng

1970

Hoa đã vàng đơm trên kẽm gai

Đường lên phố cũ áo trêu bầy

bướm bay tắm nắng trên giàn tóc

Với dáng xuân tròn vai áo ai

Pháo đã bày trên sạp nến hương

Người lính già nua đứng vệ đường

Vẽ bong bóng đỏ màu rao bán

Bằng nét tay ngày xưa súng gươm

1980

Khi áng nắng chĩu cành mai chiếu thủy

Thủy tiên dâng hương tống cựu nghinh tân

Cánh đào đơm hoa xác pháo chào lân

Xuân theo Tết dẫm bừa lên nỗi nhớ

1990

Nghe như em mới vào xuân

ngập ngừng gieo nhẹ bước chân giao mùa

Trên đồng cỏ nắng đưa trưa

Một cành mơ trắng lưa thưa điểm vàng

Page 60: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 60

Bên này đông mới vừa tan

Trên tà áo mộng em mang thơ về

2000

Ngắm cúc mai vàng ánh thủy tinh

Giọt sương năm cũ ẩn trên cành

hoa đào nghe nốt lời chim hót

Thương cả đời hoa nở giữa bình

2010

Tầm xuân én lượn quanh trời

Mai ươm cánh ướp vàng đồi tầm dâu

Tết rơi xuống chén rượu đào

Mang theo những giấc mơ màu khói hương

UTrTrang Thơ

Nguyễn Hữu Tưởng MĐC 71

Page 61: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 61

Ban Biên Tập Giai Phẩm Xuân

MĐC năm Nhâm Thìn 2012…

Chân thành cám ơn quí Thầy, Cô

và các anh, chị cựu học sinh Trung

Học Mạc Đĩnh Chi đã sáng tác và

trao tặng những bông hoa đẹp cho

Giai Phẩm Xuân 2012…

BBT kính chúc quí Thầy, Cô và

các anh, chị cựu học sinh một năm

Nhâm Thìn 2012… bình an, hạnh

phúc và sức khoẻ...

Kính Thân

BBT Giai Phẩm Xuân MĐC

Trần Văn Giang

Nguyễn Hoàn Khải

Võ Quang

Page 62: MẠC ĐĨNH CHI - macdinhchireunion.netmacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2012.pdf · nhân, bạn bè, hoặc bản thân từng bị mất việc, bị cắt giảm giờ

Giai phẩm Xuân 2012 – Ta cho nhau mùa Xuân

Trang 62