mỤc tiÊu chƯƠng trÌnh kẾ hoẠch ĐÀo tẠo

98
Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 BÁC SĨ YHCT KHÓA 2018 – 2024 NĂM 1

Upload: others

Post on 25-Oct-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

MỤC TIÊU

CHƯƠNG TRÌNH

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

BÁC SĨ YHCT

KHÓA 2018 – 2024

NĂM 1

Page 2: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------------------------------------

MỤC TIÊU

CHƯƠNG TRÌNH

KẾ HOẠCH HỌC TẬP

NĂM THỨNHẤT

LỚP BÁC SỸ YHCT 2018

TỔNG SỐ HỌC SINH: 179 SV

SỐ TỔ: 10 tổ

NĂM HỌC 2018 - 2019

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 8 năm 2018

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. TRỊNH THỊ DIỆU THƯỜNG

Page 3: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 3

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo bác sỹ YHCT có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở vững chắc; có kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học hiện đại và y học Phương đông; có khả năng tiếp thu, thừa kế và phát triển vốn Y học cổ truyền, kết hợp được YHCT với Y học hiện đại trong phòng bệnh và chữa bệnh, có khả năng tự học vươn lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

1.2. Mục tiêu đào tạo chuyên ngành BS YHCT năm thứ 1

Trang bị, bổ sung & củng cố kiến thức các môn học đại cương và cơ sở ngành. Có kỹ năng vận dụng các kiến thức của các môn đại cương và cơ sở ngành này để giải thích các vấn đề liên quan đến chuyên ngành sau này.

2. CƠ SỞ ĐẢM BẢO ĐÀO TẠO

2.1. Cơ sở giảng dạy lý thuyết

- Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 217 Hồng Bàng, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

2.2. Cơ sở giảng dạy thực hành

- Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 217 Hồng Bàng, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. - Khoa Dược – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 01 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1.

3. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH (38 TÍN CHỈ)

3.1. Chương trình mời giảng Khoa Khoa học cơ bản (34 tín chỉ)

STT Học phần

Tổng số

Tín chỉ

Lý thuyết Thực hành Bộ môn

phụ trách Tín chỉ

Tiết Tín chỉ

Tiết

1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

5 4 1

BM. KHXH&NV

Khoa KHCB

2 Ngoại ngữ 1 (chọn Anh hoặc Hoa)

4 4 0

BM. Ngoại ngữ

Khoa KHCB

3 Tin học 2 1 1 BM. Tin học

Khoa KHCB

BM. Tin học

Khoa KHCB 4 Tin học ứng dụng 1 0 1

Page 4: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 4

5 Giáo dục thể chất 4 1 3 BM. GDTC

Khoa KHCB

6 Giáo dục quốc phòng - an ninh

9 7 2 BM. GDQP

Khoa KHCB

7 Sinh học và di truyền 3 3 0 BM. Sinh

Khoa KHCB

8 Lý sinh 2 2 0 BM. Lý

Khoa KHCB

9 Hóa học (Hóa VC, HC) 3 3 0 BM. Hóa

Khoa KHCB

10 Xác suất - Thống kê y học 1 1 0 BM. Toán

Khoa KHCB

3.2. Chương trình mời giảng Khoa Y (4 tín chỉ)

STT Học phần Tổng số

Tín chỉ

Lý thuyết Thực hành Bộ môn

phụ trách Tín chỉ Tiết Tín chỉ Tiết

11 Giải phẫu 4 3 1 BM. Giải phẫu

Khoa Y

4. THỜI GIAN THỰC HIỆN

- Đăng ký học và sinh hoạt đầu năm (01 tuần) : 04.09.2018 –07.09.2018 - Học kỳ I (20 tuần) :10.09.2018 – 25.01.2019 - Nghỉ Tết (03 tuần) : 28.01.2019 –15.02.2019 - Học kỳ II (20 tuần) : 18.02.2019 –05.07.2019 - Tổng kết, thi lại, học kỳ hè (08 tuần) :08.07.2019 – 30.08.2019

Page 5: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 5

5. THỜI GIAN GIẢNG VÀ THI CÁC HỌC PHẦN

STT HỌC PHẦN THỜI GIAN

GIẢNG

LỊCH THI

Lần 1 Lần 2

HỌC KỲ I

1 Giáo dục quốc phòng - an ninh

Cả ngày

từ 10/09/2018 05/10/2018

Theo lịch của Bộ môn

2 Ngoại ngữ 1 (chọn Anh hoặc Hoa)

Sáng thứ hai & sáng thứ tư

từ 08/10/2018 – 26/11/2018

7h30, thứ bảy

08/12/2018

9h30, thứ bảy

05/01/2019

3 Xác suất - Thống kê y học

Chiều thứ hai

từ 08/10/2018 – 29/10/2018

7h30, thứ bảy 10/11/2018

9h30, thứ bảy

08/12/2018

4 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

Sáng thứ ba & sáng thứ năm

từ 09/10/2018 – 18/12/2018

-NLCB CNML 1

7h30, thứ bảy

01/12/2018

-NLCB CNML 2

7h30, thứ năm

24/01/2019

-Học phần KTCT

9h30, thứ bảy

12/01/2019

-NLCB CNML 1

7h30, thứ bảy

05/01/2019

-NLCB CNML 2

7h30, thứ bảy

23/02/2019

-Học phần KTCT

9h30, chủ nhật

24/02/2019

Page 6: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 6

5 Tin học

LT: Chiều thứ tư

từ 10/10/2018 – 31/10/2018

TH: Chiều thứ ba, tư

từ 13/11/2018 – 18/12/2018

từ 07/11/2018 – 26/12/2018

13h30, thứ sáu

04/01/2019

13h30, thứ sáu

25/01/2019

6 Giáo dục thể chất

Sáng thứ sáu

từ 12/10/2018 – 18/01/2019

Sáng thứ ba

từ 19/02/2019 – 04/06/2019

Sáng thứ năm

từ 21/02/2019 – 30/05/2019

Theo lịch của Bộ môn

HỌC KỲ II

7 Lý sinh

Sáng thứ hai

từ 18/02/2019 – 08/04/2019

Chưa gửi lịch Chưa gửi lịch

8 Tin học ứng dụng

Chiều thứ ba

từ 19/02/2019 – 09/04/2019

Chưa gửi lịch Chưa gửi lịch

9 Sinh học và di truyền

Sáng thứ hai

từ 18/02/2019 – 08/04/2019

Chưa gửi lịch Chưa gửi lịch

Page 7: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 7

10 Giải phẫu

LT: Chiều thứ ba, năm

từ 09/10/2018 – 06/11/2018

Chiều thứ năm

từ 08/11/2018 – 15/11/2018

TH: chiều thứ hai, năm

từ 22/11/2018 – 20/12/2018

13g30, thứ ba

08/01/2019

13g30, thứ hai

25/02/2019

11 Hóa học (Hóa VC, HC)

Sáng thứ sáu

từ 22/02/2019 – 03/05/2019

Chưa gửi lịch Chưa gửi lịch

Page 8: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 8

6. CHƯƠNG TRÌNH LÝ THUYẾT CHI TIẾT

6.1. Giáo dục quốc phòng – an ninh

Tên môn học: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH

Mã môn học:

Thuộc khối kiến thức/ kỹ năng:

☒Kiến thức cơ bản

☐Kiến thức chuyên ngành

☐Môn học chuyên về kỹ năng

☐Kiến thức cơ sở ngành

☐Kiến thức khác

☐Môn học đồ án/ luận văn tốt nghiệp

Số tín chỉ: 07

+ Số lý thuyết/ số buổi: 45/9

+ Số tiết thực hành/ số buổi: 60/12

6.1.1. Mô tả môn học

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; chiến tranh nhân dân; phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt nam. Trang bị cho sinh viên các kỷ năng quân sự cần thiết: Điều lệnh đội ngũ, bản đồ địa hình quân sự, phân biệt được một số loại vũ khí bộ binh, các tư thế bắn súng và cách đánh mục tiêu...; những kiến thức cơ bản về Y học quân sự phục vụ quân đội khi cần thiết: Tổ chức chiến thuật quân y, nội - ngoại khoa dã chiến, vệ sinh phòng dịch quân đội, tiếp tế quân y, phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, điều trị, xử lý vết thương chiến tranh.

6.1.2. Nguồn học liệu

a. Giáo trình

- Giáo trình Giáo dục QP - AN tập 1 và tập 2 của Bộ Giáo dục & đào tạo (dùng cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng- NXBGD- 2008)

- Giáo trình Giáo dục QP – AN tập 1 và tập 2 của Bộ Giáo dục & đào tạo

b. Tài liệu khác

- Một số nội dung cơ bản về lãnh thổ, biên giới Quốc gia- NXBQĐ- Hà Nội- 2007 - Một số vấn đề về biển, đảo VN - Bộ Tư lệnh Hải quân- NXB QĐNDVN- 2008

6.1.3. Mục tiêu môn học

Page 9: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 9

Mục tiêu

Mô tả mục tiêu

MT1 Kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

MT2 Các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; chiến tranh nhân dân

MT3 Những kiến thức cơ bản về Y học quân sự phục vụ quân đội khi cần thiết

MT4

Thuần thục các thao tác quân sự cần thiết, những động tác cơ bản về kỷ thuật, chiến thuật chiến đấu bộ binh, hành động từng người trong chiến đấu tiến công, chiến đấu phòng ngự, biết sử dụng một số loại vũ khí bộ binh thông thường như súng tiểu liên AK, súng trường CKC, súng Trung liên, súng Đại liên RPK, RPD, súng diệt tăng B40, B41

MT5 Rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng yêu nước, yêu CNXH, xây dựng tác phong nhanh nhẹn, hình thành nếp sống có kỷ luật trong sinh hoạt tập thể, ý thức cộng đồng ở lớp, trường.

MT6 Xây dựng tinh thần “giữ tốt,dùng bền, an toàn và tiết kiệm” trong sử dụng vũ khí, trang bị

6.1.4. Đánh giá môn học

Thành phầnđánh giá Bài đánh giá CĐR môn học Tỷ lệ (%)

A1. Đánh giá quá trình

A2. Đánh giá giữa kỳ Kiểm tra giữa kì MT4 30%

A3. Đánh giá cuối kỳ Bài thi cuối kì MT1, MT2, MT3, MT4 70%

6.1.5. Nội dung giảng dạy

a. Đường lối quân sự của Đảng

STT TÊN BÀI GIẢNG THỜI GIAN TỰ

HỌC TS LT TH

01 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh.

2 2 0 0

02 Quan điểm cơ bản Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Chiến tranh, Quân đội và Bảo vệ Tổ quốc.

6 4 0 2

Page 10: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 10

STT TÊN BÀI GIẢNG THỜI GIAN TỰ

HỌC TS LT TH

03 Xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân 6 4 0 2

04 Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa.

6 4 0 2

05 Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. 8 4 0 4

06 Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh.

9 4 0 5

07 Nghệ thuật quân sự Việt nam. 8 4 0 4

CỘNG 45 26 0 19

b. Công tác quốc phòng – an ninh

STT TÊN BÀI GIẢNG THỜI GIAN TỰ

HỌC TS LT TH

01 Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Cách mạng VN

6 4 0 2

02 Phòng, chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao.

6 4 0 2

03 Xây dựng lực lượng Dân quân Tự vệ, Dự bị động viên & Động viên công nghiệp Quốc phòng.

7 4 0 3

04 Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. 6 4 0 2

05 Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng, chống địch lợi dụng vấn đề Dân tộc, Tôn giáo chống phá Cách mạng Việt nam

5 4 0 1

06 Những vấn đề cơ bản về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn Trật tự an toàn xã hội.

5 4 0 1

07 Xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 5 4 0 1

08 Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

5 4 0 1

CỘNG 45 32 0 13

Page 11: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 11

c. Quân sự chung, Chiến thuật và kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK – CKC

STT TÊN BÀI GIẢNG THỜI GIAN TỰ

HỌC TS LT TH

01 Đội ngũ đơn vị 4 4 0

02 Sử dụng bản đồ địa hình quân sự 8 4 4 0

03 Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh 8 5 3 0

04 Thuốc nổ. 4 4 0 0

05 Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. 8 4 4 0

06 Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh 8 4 4 0

07 Ba môn quân sự phối hợp. 5 2 3 0

08 Từng người trong chiến đấu tấn công và chiến đấu phòng ngự

8 3 5 0

09 Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, CKC 22 4 18 0

CỘNG 75 30 45 0

d. Y học quân sự

STT TÊN BÀI GIẢNG THỜI GIAN

TỰ HỌC TS LT TH

01 Giới thiệu chuyên ngành Y học quân sự. 2 2 0 0

02 Tổ chức cứu chữa, vận chuyển Thương bệnh binh. 8 6 0 2

03 Phòng, chống vũ khí hạt nhân 8 5 0 3

04 Phòng, chống vũ khí hóa học 8 5 0 3

05 Phòng, chống vũ khí sinh học. 8 5 0 3

06 Vệ sinh phòng dịch quân đội. 8 5 0 3

07 Xử lý vết thương do hỏa khí (ngoại khoa dã chiến) 15 10 0 5

08 Nội khoa dã chiến 8 5 0 3

09 Tiếp tế quân y 5 3 2

10 Triển khai trạm Quân y cấp Trung đoàn bộ binh 5 4 1

CỘNG 75 50 0 25

Page 12: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 12

6.1.6. Quy định của môn học

- Sinh viên phải tham dự tất cả các buổi học thực hành. - Sinh viên phải chuẩn bị bài trước ở nhà theo yêu cầu của bộ môn.

6.1.7. Phụ trách môn học

- Khoa/ Bộ môn: Khoa học cơ bản/Giáo dục quốc phòng - Địa chỉ liên hệ: Khoa KHCB – ĐH Y Dược TP. HCM, 217 Hồng Bàng, Quận

5,Tp.HCM

6.2. Ngoại ngữ 1

6.2.1. Tiếng Hoa

Tên môn học: NGOẠI NGỮ 1 (HOA)

Mã môn học: 3.1.1.04

Thuộc khối kiến thức/ kỹ năng:

☒Kiến thức cơ bản

☐Kiến thức chuyên ngành

☐Môn học chuyên về kỹ năng

☐Kiến thức cơ sở ngành

☐Kiến thức khác

☐Môn học đồ án/ luận văn tốt nghiệp

Số tín chỉ: 4 tín chỉ (Lý thuyết)

+ Số lý thuyết/ số buổi: 60 tiết lý thuyết (15 buổi)

a. Mô tả môn học

Môn ngoại ngữ thuộc về nhóm kiến thức cơ bản. Môn này cung cấp kiến thức cho sinh viên về Ngoại ngữ cơ bản từ các kỷ năng: nghe, nói, đọc, viết, chương trình hỗ trợ cho sinh viên có thể đạt chuẩn đầu ra tương đương với trình độ HSK cấp 3 (Tương đương B1) và tạo tiền đề cho việc học Ngoại ngữ chuyên ngành y dược.

b. Nguồn học liệu

- Khang Ngọc Hoa, Lai Tư Bình; 301 câu đàm thoại tiếng Trung Quốc (2008); NXB ĐHNN Bắc kinh

- Dương Ký Châu, Giáo trình Hán ngữ I,II,III(2010),NXB HVNN Bắc Kinh - ĐHNN Bắc Kinh, Con đường thành côngI,II,III,IV(2009), NXB ĐHNN Bắc kinh - ĐHNN Bắc Kinh, Tân Hán Ngữ giáo trìnhI,II,III (2002), NXB ĐHNN Bắc kinh

c. Mục tiêu môn học

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

MT1 Trình bày được phương pháp phát âm theo hệ thống Latin & nắm vững quy tắt viết chữ

MT2 - Có khả năng nghe, nói, đọc, hiểu ngoại ngữ trình độ Sơ - Trung

Page 13: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 13

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

cấp.(KSK 3, tương đương B1)

MT3 -Tạo tiền đề cho việc thi chứng chỉ Quốc gia tương đương B1-Hoặc HSK 3 theo tiêu chuẩn của Bộ.

d. Đánh giá môn học

Thành phần đánh giá Bài đánh giá CĐR môn học Tỷ lệ (%)

A1. Đánh giá thường xuyên

Số buổi có mặt Có mặt ít nhất 75% tổng số buổi

20%

A2. Đánh giá giữa kỳ Bài tập thực hành MT2, MT3 20%

A3. Đánh giá cuối kỳ Bài kiểm tra tổng kết

MT2, MT3, 60%

e. Nội dung giảng dạy

Nội dung

Số tiết Mục tiêu

Bài đánh giá Lên lớp

Tự học

1. Nhập môn 5 1 MT1

2. Bài 1: Chào bạn 5 1 MT1

3. Bài 2:Bạn có khỏe không? 5 1

MT1 Bài kiểm tra tổng kết

4. Bài 4:Ông họ gì? 5 1 MT1

5. Bài 5:Tôi xin được giới thiệu một chút

5 1 MT1

6. Bài 6:Sinh nhật của bạn là ngày tháng năm nào?

5 1 MT1 Bài kiểm tra tổng kết

7. Bài 7:Nhà bạn có mấy người? 5 1 MT1

8. Bài 8:Bây giờ là mấy giờ? 5 1 MT1

9. Bài 9: Bạn ở đâu? 5 1

MT1 Bài kiểm tra tổng kết

Ôn tập 5 1 MT1

CỘNG 50 10

Thi kiểm tra cuối kỳ

Page 14: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 14

f. Quy định của môn học

- Học viên đi học đầy đủ và đúng giờ. - Học viên đến trễ 30 phút từ thời điểm buổi học bắt đầu sẽ không được vào lớp và được

tính vắng mặt 1 buổi. - Học viên vắng mặt quá 25% tổng số buổi học sẽ không được tham dự kiểm tra tổng

kết cuối kỳ. - Học viên phải hoàn thành đủ 100% tổng số bài tập thực hành được giao.

g. Phụ trách môn học

- Khoa/ Bộ môn: Khoa YHCT/ Bộ môn Trung Văn - Địa chỉ liên hệ: 221B Hoàng Văn Thụ, P.8, Q. Phú Nhuận,TP.HCM - Điện thoại Bộ môn: (08) 38442756 - Điện thoại liên hệ: 0907980886

6.2.2. Tiếng Anh

Tên môn học: NGOẠI NGỮ 1 (TIẾNG ANH)

Mã môn học:

Thuộc khối kiến thức/ kỹ năng:

☒Kiến thức cơ bản

☐Kiến thức chuyên ngành

☐Môn học chuyên về kỹ năng

☐Kiến thức cơ sở ngành

☐Kiến thức khác

☐Môn học đồ án/ luận văn tốt nghiệp

Số tín chỉ: 4

+ Số lý thuyết/ số buổi: 60/12

a. Mô tả môn học

Kiến thức Y học hiện đại thường thức kết hợp từ vựng về các hệ cơ thể con người trong cuộc sống hằng ngày với kiến thức Y học cổ truyền cơ bản & nâng cao nhằm giúp sinh viên có thể vận dụng tốt trong công tác phục vụ, chăm sóc bệnh nhân trong mội trường làm việc ở các bệnh viện hay phòng khám. Hơn thế nữa, sinh viên có thể rèn luyện & nâng cao kỹ năng ngôn ngữ thông qua lý thuyết, các bài đọc, bài tập & tình huống thực hành.

b. Nguồn học liệu

Giáo trình - Bộ môn Ngoại ngữ (2016). Medicine English.

Tài liệu khác - McCarter, Sam (2009). Medicine 1. Oxford: Oxford University Press.

Page 15: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 15

- Bradley, Robin A (2008). English for Nursing and Healthcare: A Course in General and Professional English. McGraw-Hill.

- Grice, Tony (2007). Nursing 1. Oxford: Oxford University Press. - Penn, Judy Meier & Hanson, Elizabeth (2006). Anatomy and Physiology for English

language learners. Pearson Education - Cam Thắng Nam, Khưu Hiểu Viên; Giáo trình Tiếng Anh cơ sở trong TrungY (2014),

NXB Thư viện thế giới Thượng Hải.

c. Mục tiêu môn học

Mục tiêu

Mô tả mục tiêu

MT1 Nhận biết được tầm quan trọng của việc sử dụng Tiếng Anh chuyên ngành trong tra cứu tài liệu, nghiên cứu khoa học và giao tiếp với bệnh nhân

MT2 Đọc hiểu, nghe một đoạn văn chuyên ngành Y ở trình độ sơ-trung cấp, về các đề tài đã học bằng phương pháp đọc lấy ý chính (Skimming) và đọc dò thông tin (Scanning)

MT3

Định nghĩa được các thuật ngữ Y khoa về các đề tài đã học.

Nhận biết, phân tích và kết hợp được các thành phần từ (tiền tố, gốc từ, hậu tố) trong thuật ngữ Y khoa.

MT4 Viết được một đoạn văn hoàn chỉnh bằng tiếng Anh có sử dụng các từ và ý chuyên ngành đã học

MT5 Dịch được những nội dung y khoa thông dụng liên quan đến các chủ để đã học

d. Đánh giá môn học

Thành phần đánh giá

Bài đánh giá MT môn học Tỷ lệ (%)

A1. Đánh giá thường xuyên

- Số buổi có mặt (tối thiểu 75% trên tổng số buổi)

- MT1

10%

A2. Đánh giá giữa kỳ

- Bài kiểm tra cuối mỗi chương (Summative tests)

- MT2, MT3, MT4, MT5

10%

A3. Đánh giá cuối kỳ

- Bài kiểm tra tổng kết ( Final Test)

- MT2, MT3, MT4, MT5

80%

Page 16: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 16

e. Nội dung giảng dạy

Nội dung

Số tiết

Mục tiêu Bài đánh giá Lên lớp

Tự học

1. The skeletal system 15 MT1, 2,3,4,5 Bài kiểm tra cuối mỗi bài

2. The muscular system 15 MT1, 2,3,4,5 Bài kiểm tra cuối mỗi bài

3. Blood and body defenses 15 MT1, 2,3,4,5 Bài kiểm tra cuối mỗi bài

4. The nervous system 15 MT1, 2,3,4,5 Bài kiểm tra cuối mỗi bài

Thi cuối học phần Bài kiểm tra tổng kết

CỘNG 60

f. Quy định của môn học

- Học viên đi học đầy đủ và đúng giờ. - Học viên đến trễ 30 phút từ thời điểm buổi học bắt đầu sẽ không được vào lớp và được

tính vắng mặt 1 buổi. - Học viên vắng mặt quá 25% tổng số buổi học sẽ không được tham dự kiểm tra tổng

kết cuối kỳ. - Học viên phải hoàn thành đủ 100% tổng số bài tập được giao.

g. Phụ trách môn học

- Khoa/ Bộ môn: Khoa Khoa học Cơ bản, Bộ môn Ngoại ngữ - Địa chỉ liên hệ: 217 Hồng Bàng, Q.5

6.3. Xác suất – Thống kê y học

Tên môn học: XÁC SUẤT - THỐNG KÊ Y HỌC

Mã môn học:

Thuộc khối kiến thức/ kỹ năng:

☒Kiến thức cơ bản

☐Kiến thức chuyên ngành

☐Môn học chuyên về kỹ năng

☐Kiến thức cơ sở ngành

☐Kiến thức khác

☐Môn học đồ án/ luận văn tốt nghiệp

Số tín chỉ: 1 tín chỉ (1 lý thuyết).

+ Số lý thuyết/ số buổi: 15 tiết lý thuyết

Page 17: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 17

6.3.1. Mô tả môn học

Môn Xác suất thống kê y học thuộc chương trình đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền năm thứ nhất.Mục đích của học phần là giúp cho sinh viên hiểu, nắm vững và sử dụng được kiến thức thống kê cơ bản trong khoa học sức khỏe và điều trị.Sinh viên được hướng dẫn cách tự học, rèn luyện phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề đáng tin cậy, chính xác và trung thực. Nội dung môn học gồm có mô tả số liệu, xác suất và suy luận thống kê. Sinh viên được tiếp cận quá trình khai thác và chuyển biến số liệu thực nghiệm thành thông tin và bằng chứng.

6.3.2. Nguồn học liệu

Giáo trình chính:

1. Chu Văn Thọ, Phạm Minh Bửu, Trần Đình Thanh và Nguyễn Văn Liêng (2016), Xác suất thống kê : Ứng dụng trong Y sinh học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

2. Chu Văn Thọ, Phạm Minh Bửu, Trần Đình Thanh và Nguyễn Văn Liêng (2016), Bài tập tác suất thống kê: Ứng dụng trong Y sinh học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo thiết yếu:

3. Lê Khánh Trai và Hoàng Hữu Như (1979), Ứng dụng xác suất thống kê trong y, sinh học.Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Nguyễn Ngọc Rạng (2012), Thiết kế nghiên cứu và thống kê y học. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.

5. P.N. Lân (1979), Giáo trình toán xác suất thống kê.Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Armitage P. và Berry G. (2001), Statistical methods in medical research. 4th edition. Oxford, Blackwell.

7. Berkman E.T. và Reise S.T. (2012), A conceptual guide to statistics using SPSS. Sage.

8. Daniel W. và Cross Chad L. (2013), Biostatistics: A foundation for analysis in health sciences. 10th edition.Wiley & Sons, Hoboken.

9. Dawson-Saunders R. và Trapp R.G. (2004), Basic & clinical biostatistics. 4th edition.Lange Medical Books/McGraw-Hill, New York.

10. Essex-Sorlie D. (1995), Medical Biostatistics & Epidemiology. 1st edtion.Appleton & Lange, Norwalk, Conn.

11. Goldstein A. (1964), Biostatistics: An Introductory Text. Macmillan Publishers, New York.

12. Indrayan A. (2013), Medical Biostatistics. 3rd edition.Chapman & Hall/CRC Biostatistics Series.Chapman and Hall/CRC, Hoboken.

Page 18: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 18

13. Kirwood J. B. và Sterne J.A.C. (2003) Essential Medical Statistics. 2nd edition. Blackwell Publishing, Oxford.

14. Lee Abbott M. (2017), Using statistics in the social and health sciences with SPSS and Excel. 1st edition.Wiley & Sons, Hoboken, New Jersey.

15. Rousson V. (2013), Statistique appliquée aux sciences de la vie. Springer-Verlag France, Paris.

16. Triola M. F. (2017), Elementary Statistics. 13th edition. Pearson, [United State].

17. Utts J.M. và Heckard R. F. (2013), Mind on Statistics.5th edition. Cengage Learning, Boston.

Phần mềm và web-based e-book:

18. Geogebra Foundation (2018 /HTML 5 version), Geogebra Classic 5.0 Freeware.

<URL: https://www.geogebra.org/download>

19. Microsoft Corporation (12.0.6219.1000 version),Microsoft Excel Viewer.<URL: www.microsoft.com>

20. National Institute of Standard and Technology. NIST/SEMATECH E-handbook of Statistical Methods.

<URL: www.itl.nist.gov/div898/handbook/index.htm>

6.3.3. Mục tiêu môn học

Mục tiêu

Mô tả mục tiêu CĐR của

CTĐT

MT1

Số liệu thực nghiệm:

- Nhớ và hiểu khái niệm nguồn số liệu và một số cách thu thập số liệu thông thường.

- Nhớ và hiểu một số thiết kế thực nghiệm thông thường.

- Nhớ và hiểu phân loại biến theo thống kê và quan hệ giữa các biến số.

Vận dụng được kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, y học lâm sàng trong thực hành chăm sóc sức khỏe.

MT2

Tổ chức số liệu:

-Nhớ, hiểu, dùng được phương pháp tổ chức số liệuđịnh tính, định lượng đối với 1 biến số, 2 biến số, nhiều biến số.

MT3 Trực quan hóa số liệu:

Page 19: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 19

Mục tiêu

Mô tả mục tiêu CĐR của

CTĐT

MT1

Số liệu thực nghiệm:

- Nhớ và hiểu khái niệm nguồn số liệu và một số cách thu thập số liệu thông thường.

- Nhớ và hiểu một số thiết kế thực nghiệm thông thường.

- Nhớ và hiểu phân loại biến theo thống kê và quan hệ giữa các biến số.

Vận dụng được kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, y học lâm sàng trong thực hành chăm sóc sức khỏe.

- Nhớ, hiểu nguyên tắc thể hiện thông tin trên các biểu đồ thường dùng.

- Đọc được, diễn giải được thông tin được thể hiện trong các biểu đồ thường dùng.

- Chọn và dùng được biểu đồ thích hợp với mục đích mô tả.

MT4

Phân tích số liệu:

- Nhớ, hiểu, trình bày và diễn giải được ý nghĩa của đặc trưng trị số thống kê.

- Nhớ, hiểu, trình bày và diễn giải được ý nghĩa của đặc trưng phân phối.

MT5

Kết nối mô tả với suy luận:

- Nhớ và hiểu các loại bất định trong các hiện tượng và quan sát thực nghiệm.

- Nhớ, hiểu ý nghĩa biến số ngẫu nhiên, đặc trưng số thống kê của biến số ngẫu nhiên, luật phân phối xác suất.

- Nhớ, hiểu ý nghĩa mô hình xác suất trong suy luận, chẩn đoán và quyết định.

MT6

Ước lượng tham số:

-Nhớ, hiểu được các khái niệm cơ bản ước lượng điểm và khoảng tin cậy.

- Trình bày, sử dụng được các phương pháp ước lượng thông thường đối với trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ, hệ số tương quan, các tham số hồi quy tuyến tính.

MT7 So sánh các tham số:

-Nhớ và hiểu được các khái niệm cơ bản kiểm định thống kê.

Page 20: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 20

Mục tiêu

Mô tả mục tiêu CĐR của

CTĐT

MT1

Số liệu thực nghiệm:

- Nhớ và hiểu khái niệm nguồn số liệu và một số cách thu thập số liệu thông thường.

- Nhớ và hiểu một số thiết kế thực nghiệm thông thường.

- Nhớ và hiểu phân loại biến theo thống kê và quan hệ giữa các biến số.

Vận dụng được kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, y học lâm sàng trong thực hành chăm sóc sức khỏe.

- Chọn đúng, thực hiện và diễn giải được các kiểm định thông thường.

MT8

Mô hình dự đoán tuyến tính:

-Nhớ, hiểu khái niệm cơ bản trong tương quan giữa 2 biến định lượng và mô hình dự đoán tuyến tính.

-Trình bày được ước lượng, so sánh tham số tương quan,hồi quy đơn biến.

6.3.4. Đánh giá môn học

Lượng giá kiến thức: Kiểm tra bằng câu hỏitrắc nghiệm. Kiểm tra cuối kỳ: 25 câu.

Tỉ lệ % - Số câu Nhớ lại Hiểu Áp dụng

Mục tiêu 1 8 % - 2 câu 4 % - 1 câu 4 % - 1 câu 0 % - 0 câu

Mục tiêu 2 8 % - 2 câu 4 % - 1 câu 4 % - 1 câu 0 % - 0 câu

Mục tiêu 3 16 % - 4 câu 8 % - 2 câu 4 % - 1 câu 4 % - 1 câu

Mục tiêu 4 16 % - 4 câu 4 % - 1 câu 8 % - 2 câu 4 % - 1 câu

Mục tiêu 5 8 % - 2 câu 4 % - 1 câu 4 % - 1 câu 0 % - 0 câu

Mục tiêu 6 16 % - 4 câu 4 % - 1 câu 8 % - 2 câu 4 % - 1 câu

Mục tiêu 7 16 % - 4 câu 8 % - 2 câu 4 % - 1 câu 4 % - 1 câu

Mục tiêu 8 12 % - 3 câu 4 % - 1 câu 4 % - 1 câu 4 % - 1 câu

Tổng cộng 100% - 25 câu 40 % - 10 câu 40 % - 10 câu 20 % - 5 câu

Lượng giá học phần

Thành phần đánh giá Bài đánh giá Mục tiêu học phần Tỷ lệ %

A1. Đánh giá giữa kỳ Bài kiểm tra giữa kỳ MT 1 đến MT 5 30%

A2. Đánh giá cuối kỳ Bài kiểm tra tổng kết MT1 đến MT 8 70%

Page 21: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 21

Khi sinh viên học được 70% chương trình lý thuyết sẽ có một bài thi trắc nghiệm giữa kỳ bao gồm kiến thức của 70% chương trình, cho ra điểm lý thuyết giữa kỳ.Kết thúc môn sẽ có một bài thi lý thuyết cuối kỳ cho ra điểm lý thuyết cuối kỳ.

Điểm học phần= (điểm lý thuyết giữa kỳ × 0,3) + (điểm lý thuyết cuối kỳ × 0,7).

Đạt: ≥ 4 điểm. Không đạt: < 4 điểm: sinh viên phải thi lại cuối kỳ lần hai môn này.

Nếu thi lần hai vẫn không đạt, sinh viên phải học và thi lạivào năm học sau.

6.3.5. Nội dung giảng dạy

Nội dung

Số tiết

Mục tiêu

Bài đánh giá

Lên lớp Tự học Giữa kỳ

Cuối kỳ

SỐ LIỆU

1. Số liệu và biến số thống kê

1.1. Nguồn số liệu

1.2. Phân loại biến theo thống kê

2. Tổ chức số liệu

2.1. Tổ chức số liệu định tính

2.2. Tổ chức số liệu định lượng

3. Trực quan hóa

3.1. Các biểu đồ thường dùng

3.2. Các trị số thống kê thường dùng

4. Phân tích

4.1. Tổng quan phân phối của biến số

4.2. Tương quan giữa các biến số

6

1

2

1

2

12

2

4

2

4

MT 1,2,3,4

-MT1

-MT2

-MT3

-MT4

Có Có

XÁC SUẤT

1. Đại cương xác suất

1.1. Bất định và ngẫu nhiên

1.2. Các diễn giải về xác suất

2. Biến số ngẫu nhiên

3

1

1

6

2

2

MT 5

Page 22: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 22

Nội dung

Số tiết

Mục tiêu

Bài đánh giá

Lên lớp Tự học Giữa kỳ

Cuối kỳ

2.1. Biến ngẫu nhiên

2.2. Phân phối xác suất

3. Phân phối lấy mẫu

1

2

SUY LUẬN THỐNG KÊ

1. Ước lượng

1.1. Ước lượng tỷ lệ

1.2. Ước lượng phương sai

1.3. Ước lượng trung bình

2. So sánh

2.1. So sánh tỷ lệ

2.2. So sánh phương sai

2.3. So sánh trung bình

3. Dự đoán

3.1. Tương quan tuyến tính

3.2. Hồi quy tuyến tính

6

2

2

2

12

4

4

4

MT6,7,8

-MT6

-MT7

-MT8

Không Có

Số liệu, Xác suất và Suy luận thống kê

15

30 MT 1-8

Bài thi giữa kỳ và cuối kỳ.

6.3.6. Quy định của môn học

Sinh viên phải đi học đầy đủ, đúng giờ, tập trung, giữ trật tự lớp học.

6.3.7. Phụ trách môn học

- Bộ môn Toán, Khoa Khoa học cơ bản, Đại học YDược TP. Hồ Chí Minh. - Văn phòng: Lầu 1, tòa nhà E, 217 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. - Email: [email protected], [email protected].

Page 23: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 23

6.4. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

- Tên môn học:

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

(PHẦN 1: TRIẾT HỌC)

- Mã môn học: …

- Thuộc khối kiến thức/ kỹ năng:

☒ Kiến thức cơ bản

☐ Kiến thức chuyên ngành

☐ Môn học chuyên về kỹ năng

☐ Kiến thức cơ sở ngành

☐ Kiến thức khác

☐ Môn học đồ án/ luận văn tốt nghiệp

- Số tín chỉ: 2 tín chỉ (1 tín chỉ lý thuyết + 1 tín chỉ thảo luận)

+ Số lý thuyết/ số buổi: 15 tiết lý thuyết/4 buổi

+ Số tiết thảo luận/ số buổi: 30 tiết thảo luận/7 buổi

- Môn học tiên quyết: Không

- Môn học song hành: Không

6.4.1. Mô tả môn học:

Sinh viên có kiến thức về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin để từ đó vận dụng vào học tập, rèn luyện và công tác sau này. Hình thành bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức.

6.4.2. Nguồn học liệu

- 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.

- 2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, 2008.

- 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình các môn học Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.

- 4. Các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam (qua các kỳ đại hội).

Page 24: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 24

6.4.3. Mục tiêu môn học

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

CĐR của CTĐT(chuẩn đầu ra)

MT1

-Phân tích được quan điểm của triết học Mác-Lênin về vấn đề cơ bản của Triết học và vận dụng mối quan hệ này vào đời sống xã hội.

MT2

-Phân tích được nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật và vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn.

MT3

-Trình bày được nội dung lý luận hình thái kinh tế - xã hội và vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào trong hoạt động thực tiễn.

6.4.4. Đánh giá môn học

Thành phần đánh giá Bài đánh giá MT môn học Tỷ lệ (%)

A1. Đánh giá giữa kỳ

- Bài kiểm tra

(hình thức: tự

luận hoặc tự

luận + trắc

nghiệm)

MT1 30%

A2. Đánh giá cuối kỳ

- Bài kiểm tra

(hình thức: tự

luận hoặc tự

luận + trắc

nghiệm)

MT1,MT2,MT3 70%

Page 25: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 25

Thành phần đánh giá Bài đánh giá MT môn học Tỷ lệ (%)

6.4.5. Nội dung giảng dạy Lý thuyết

Nội dung

Số tiết

Mục tiêu Bài đánh giá Lên lớp Thảo luận

Chương mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

1

MT1

Chương 1.Chủ nghĩa duy vật biện chứng

3 6 MT1,MT3

1.1 Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng

1.2 Quan điểm duy vật biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Chương 2.Phép biện chứng duy vật

6 12

MT1, MT3

Đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

2.1 Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật

2.2 Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật

2.3 Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Page 26: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 26

Nội dung

Số tiết

Mục tiêu Bài đánh giá Lên lớp Thảo luận

2.4 Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

2.5 Lý luận nhận thức duy vật biện chứng

Chương 3.Chủ nghĩa duy vật lịch sử

5 12

MT1,MT2,MT3

Đánh giá cuối kì

3.1 Vai trò sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

3.2 Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

3.3 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

3.4 Hình thái kinh tế xã hội và quá trình lịch sử – tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội

3.5 Vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội đối với sự vận động,

Page 27: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 27

Nội dung

Số tiết

Mục tiêu Bài đánh giá Lên lớp Thảo luận

phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp

3.6 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân

Tổng cộng 15 30

6.4.6. Phụ trách môn học

- Sinh viên đi học đầy đủ và đúng giờ.

- Sinh viên phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất

khi nghe giảng

- Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần,

từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên.

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận

dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

6.4.7. Bộ môn phụ trách

- Khoa/ Bộ môn: Khoa cơ bản/Bộ môn Khoa học xã hội và nhân văn - Địa chỉ liên hệ: 217 Hồng Bàng, Q.5, Tp HCM - Điện thoại liên hệ: : (08)38558411 (Số nội bộ: 126).

6.4.8. Danh sách giảng viên giảng dạy:

- TS. Nguyễn Thị Bích Thủy - Th.S Nguyễn Thị Vân - Th.S Vũ Thị Tuyết Chinh

Lưu ý:

- Đề cương chi tiết môn học này dùng để giảng dạy cho tất cả sinh viên các

khoa thuộc Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

- Các đề cương chi tiết trước đây được thay thế bằng đề cương chi tiết này.

Page 28: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 28

- Tên môn học:

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

( PHẦN 2: KINH TẾ CHÍNH TRỊ + CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC)

- Mã môn học:

- Thuộc khối kiến thức/ kỹ năng:

☒ Kiến thức cơ bản

☐ Kiến thức chuyên ngành

☐ Môn học chuyên về kỹ năng

☐ Kiến thức cơ sở ngành

☐ Kiến thức khác

☐ Môn học đồ án/ luận văn tốt nghiệp

- Số tín chỉ: 3 tín chỉ (2 tín chỉ lý thuyết + 1 tín chỉ thảo luận)

+ Số tiết lý thuyết/ số buổi: 30 tiết lý thuyết

+ Số tiết thảo luận/ số buổi: 30 tiết thảo luận

- Môn học tiên quyết: Phần 1: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Phần: Triết học)

- Yêu cầu của môn học: - Điểm phần 2 là trung bình cộng của hai học phần kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Để đủ điều kiện tính điểm trung bình cộng thì điểm mỗi học phần (kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học) phải đạt được tối thiểu là 4. Nếu không đạt học phần nào thì thi lại học phần đó.

A.HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ: lý thuyết (15 tiết/4 buổi) + thảo luận (20 tiết/5 buổi)

6.4.1. Mô tả môn học:

Nội dung gồm hệ thống các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin về

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: từ Học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư

đến học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Page 29: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 29

Trang bị phương pháp luận để nhận thức đúng, giải thích đúng tình hình chính trị - xã hội

hiện nay, nâng cao trình độ hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của

nhà nước.

6.4.2. Nguồn học liệu

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-

Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác – Lênin, 2008.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình các môn học Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính

trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2007.

4. Các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam (qua các kỳ đại hội).

6.4.3. Mục tiêu môn học

- Mục tiêu Mô tả mục tiêu CĐR của CTĐT

MT1 Phân tích được các vấn đề về hàng hóa, tiền tệ và nội dung quy luật giá trị

MT2 Phân tích được mâu thuẫn công thức chung của tư bản và quá trình, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.

MT3

Phân tích được nguyên nhân ra đời và

những đặc điểm kinh tế cơ bản của

CNTB độc quyền và CNTB độc quyền

nhà nước; vai trò, hạn chế và xu hướng

vận động của CNTB

6.4.4. Đánh giá môn học -

Thành phần đánh giá Bài đánh giá CĐR môn học Tỷ lệ (%)

A1. Đánh giá giữa kỳ

Bài kiểm tra (hình thức: tự luận hoặc tự luận + trắc nghiệm).

MT1 30%

Page 30: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 30

Thành phần đánh giá Bài đánh giá CĐR môn học Tỷ lệ (%)

A2. Đánh giá cuối kỳ

Bài thi hết môn (hình thức: tự luận hoặc tự luận + trắc nghiệm)

MT1, MT2, MT3 70%

6.4.5. Nội dung giảng dạy

Nội dung Số tiết Mục tiêu Bài đánh giá

Lên lớp Thảo luận

Chương IV: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ

I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ

1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá

2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá

II. HÀNG HOÁ

1. Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá

2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá.

3. Lượng giá trị hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá

4

4

MT1

Đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

Chương IV: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ (Tiếp theo)

III. TIỀN TỆ

1. Lịch sử phát triển của hình thái giá trị và bản chất của tiền tệ

2. Chức năng của tiền tệ.

IV. QUY LUẬT GIÁ TRỊ

1. Nội dung của quy luật giá trị

2. Tác động của quy luật giá trị

Page 31: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 31

Nội dung Số tiết Mục tiêu Bài đánh giá

Lên lớp Thảo luận

Chương V: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN

1. Công thức chung của tư bản

2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

3. Hàng hóa sức lao động

II. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư

2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến

3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư

4

4

MT2

Đánh giá giữa kỳ

và cuối kỳ

Chương V: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ ( Tiếp theo)

II. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

4. Hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch

5. Sản xuất ra giá trị thặng dư – quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

III. TIỀN CÔNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1. Bản chất kinh tế của tiền công

4

8

MT2

Đánh giá giữa kỳ

Page 32: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 32

Nội dung Số tiết Mục tiêu Bài đánh giá

Lên lớp Thảo luận

2. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong CNTB

3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế

và cuối kỳ

Chương V: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ ( Tiếp theo)

IV. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THÀNH TƯ BẢN – TÍCH LŨY TƯ BẢN

1. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản

2. Tích tụ và tập trung tư bản

3. Cấu tạo hữu cơ của tư bản

V. QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

1. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản

2. Tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội

3. Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản

VI. CÁC HÌNH THÁI BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

3. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản

MT2

Đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

Page 33: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 33

Nội dung Số tiết Mục tiêu Bài đánh giá

Lên lớp Thảo luận

Chương VI: HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

I. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN

1. Bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền

2. Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền

II. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

1. Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

2. Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VAI TRÒ VÀ GIỚI HẠN LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

3

4

MT3

Đánh giá cuối kỳ

Tổng cộng: 15 20

6.4.6. Quy định của môn học

Sinh viên đi học đầy đủ và đúng giờ.

Sinh viên phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng

Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên.

Page 34: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 34

Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

6.4.7. Phụ trách môn học

- Khoa/ Bộ môn: Khoa Khoa học cơ bản/ Bộ môn Khoa học xã hội và nhân văn

- Địa chỉ liên hệ: 217 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TpHCM

- Điện thoại Bộ môn: (08)38558411 (Số nội bộ: 126).

6.4.8. Giảng viên giảng dạy:

- TS. Trần Phiên

- Th.S Phạm Thị Kim Ngân

- Th.S Phạm Thị Bích Ngần

B. HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC: lý thuyết (15 tiết/4 buổi) + thảo luận (10 tiết/2 buổi)

6.4.1. Mô tả môn học: Sinh viên có kiến thức về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –

Lênin để từ đó vận dụng vào học tập, rèn luyện và công tác sau này. Hình thành bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức.

6.4.2. Nguồn học liệu

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác – Lênin, 2008.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình các môn học Triết học Mác-Lênin, Kinh tế

chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2007

4. Các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam (qua các kỳ đại hội).

6.4.3. Mục tiêu môn học

Mục tiêu Mô tả mục tiêu CĐR của CTĐT(chuẩn đầu ra)

MT1

Phân tích mối quan hệ của những yếu tố khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đến thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm xóa bỏ chủ nghĩa

Page 35: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 35

Mục tiêu Mô tả mục tiêu CĐR của CTĐT(chuẩn đầu ra)

tư bản xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

MT2

Phân tích tính tất yếu, đặc trưng cơ bản và nội dung của những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.

MT3

Phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan của sự sụp đổ mô hình CNXH Xô Viết và triển vọng của mô hình CNXH hiện thực.

6.4.4. Đánh giá môn học

Thành phần đánh giá Bài đánh giá MT môn học Tỷ lệ (%)

A1. Đánh giá giữa kỳ

Bài kiểm tra (hình thức: tự

luận hoặc tự luận + trắc nghiệm)

MT3 30%

A2. Đánh giá cuối kỳ

Bài kiểm tra tổng kết (hình thức: tự luận hoặc tự luận + trắc nghiệm)

MT1,MT2,MT3 70%

6.4.5. Nội dung giảng dạy

Lý thuyết

Nội dung

Số tiết

Mục tiêu Bài đánh giá Lên lớp Thảo luận

1.Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa

5 4 MT1

Đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

1.1 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Page 36: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 36

Nội dung

Số tiết

Mục tiêu Bài đánh giá Lên lớp Thảo luận

1.2 Cách mạng xã hội chủ nghĩa

1.3 Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa

2. Những vấn đề chính trị – xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa

4 4

MT2,MT3 Đánh giá cuối kỳ

2.1 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.2 Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

2.3 Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo

3. Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng

4 2 MT2, MT3 Đánh giá cuối kỳ

3.1 Chủ nghĩa xã hội hiện thực

3.2Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết và nguyên nhân của nó

3.3 Triển vọng của chủ nghĩa xã hội

Page 37: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 37

Nội dung

Số tiết

Mục tiêu Bài đánh giá Lên lớp Thảo luận

Ôn tập 2

Tổng cộng 15 10

6.4.6. Quy định của môn học

- Sinh viên đi học đầy đủ và đúng giờ.

- Sinh viên phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng

- Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên.

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

6.4.7. Phụ trách môn học

- Khoa/ Bộ môn: Khoa cơ bản/Bộ môn Khoa học xã hội và nhân văn - Địa chỉ liên hệ: 217 Hồng Bàng, Q.5, Tp HCM - Điện thoại liên hệ: : (08)38558411 (Số nội bộ: 126)

6.4.8. Giảng viên giảng dạy

- TS. Trần Thị Tân Hương - Th.S Bùi Ngọc Hiển - Th.S Nguyễn Thị Như Hoa

Lưu ý:

- Đề cương chi tiết môn học này dùng để giảng dạy cho tất cả sinh viên các

khoa thuộc Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

- Các đề cương chi tiết trước đây được thay thế bằng đề cương chi tiết này.

6.5. Tin học

Tên môn học: TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

Mã môn học:

Thuộc khối kiến thức/ kỹ năng:

☒Kiến thức cơ bản

☐Kiến thức chuyên ngành

☐Kiến thức cơ sở ngành

☐Kiến thức khác

Page 38: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 38

☐Môn học chuyên về kỹ năng ☐Môn học đồ án/ luận văn tốt nghiệp

Số tín chỉ: 02 (01 TC lý thuyết – 01 TC thực hành)

+ Số lý thuyết/ số buổi: 15/4

+ Số tiết thực hành/ số buổi: 30

6.5.1. Mô tả môn học

Học phần tập trung về các kiến thức cơ bản của công nghệ thông tin (CNTT) và một số ứng dụng của CNTT trong y khoa, các kỹ năng sử dụng máy tính phục vụ cho việc học tập nghiên cứunhư soạn thảo văn bản, thao tác với bảng tính, và tạo bài trình chiếu.

6.5.2. Nguồn học liệu

Giáo trình: [1] Bộ môn Tin Học, Khoa Khoa Học Cơ Bản, Đại học Y Dược TP.HCM. Giáo trình Tin học căn bản dành cho sinh viên Y Dược. [2] Website :bmtinhoc.yds.edu.vn

[3] Tài liệu online: http://mcq.yds.edu.vn/yds2/mcq/hoctap.php Tài liệu khác: David W. Beskeen, Jennifer Duffy,Lisa Friedrichsen, Elizabeth Eisner Reding (2011). Microsoft Office 365TM Office 2016 for Medical Professionals. Cengage Learning Phần mềm: [1] Microsoft (2016). Microsoft Word 2016 [2] Microsoft (2016). Microsoft Excel 2016 [3] Microsoft (2016). Microsoft PowerPoint 2016

6.5.3. Mục tiêu môn học

Mục tiêu Mô tả mục tiêu CĐR của CTĐT

MT1 Biết những kiến thức cơ bản nhất về công nghệ thông tin ứng dụng trong y khoa.

Thể hiện sự tương quan với CĐR của CTĐT

(Ghi số tương ứng với CĐR của CTĐT)

MT2

Sử dụng tốt máy tính phục vụ

cho hoạt động học tập, nâng

cao chất lượng học tập.

MT3

Sử dụng tốt máy tính trong

hoạt động hàng ngày

(internet, email,…)

Page 39: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 39

Mục tiêu Mô tả mục tiêu CĐR của CTĐT

MT4

Nhận thức được sự cần thiết

của việc ứng dụng công nghệ

thông tin trong y khoa.

6.5.4. Đánh giá môn học

Thành phần đánh giá Bài đánh giá CĐR môn học Tỷ lệ (%)

A1. Đánh giá quá trình lý thuyết

Bài kiểm tra trong giờ lý

thuyết (hình thức trắc nghiệm)

MT1 10%

A2. Đánh giá quá trình thực hành

Bài tập thực hành (nộp qua Moodle)

MT2, MT3,MT4 20%

A3. Đánh giá cuối kỳ Bài kiểm tra tổng

kết (hình thức trắc nghiệm)

MT1,MT2, MT3, MT4

70%

6.5.5. Nội dung giảng dạy

- (các nội dung giảng dạy lý thuyết và thực hành thể hiện sự tương quan với các MT và các bài đánh giá của môn học)

Lý thuyết

Nội dung

Số tiết

Mục tiêu Bài đánh giá Lên lớp

Tự học

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tín hiệu và dữ liệu trong máy tính 1.2. Khái niệm về phần cứng và phần mềm 1.3. Hướng dẫn sử dụng Moodle

1

Bài kiểm tra

CHƯƠNG 2. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 2.1. Tổng quan về hệ điều hành Windows 2.2. Các thành phần cơ bản trong Windows 2.3. Chương trình My Computer

1

Bài kiểm tra

Page 40: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 40

Nội dung

Số tiết

Mục tiêu Bài đánh giá Lên lớp

Tự học

và Control Panel 2.4. Thao tác với Folder và Shortcut 2.5. Các lệnh về File 2.6. Windows explorer

CHƯƠNG 3. SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI WORD 2016 3.1. Tổng quan về Microsoft Word 3.2. Các thành phần của màn hình MS-Word 3.3. Nhập thô văn bản 3.4. Định dạng trang 3.5. Định dạng ký tự (Character) 3.6. Định dạng đoạn văn bản (Paragraph) 3.7. Bảng biểu - Table 3.8. Tạo cột chữ - Columns 3.9. Làm việc với các đối tượng: Picture, WordArt, Autoshapes 3.10. Tạo Header – Footer 3.11. Mail Merge – trộn văn bản

3

Bài kiểm tra

CHƯƠNG 4. LẬP BẢNG TÍNH VỚI EXCEL 2016 4.1. Tổng quan về Excel 4.2. Nhập dữ liệu 4.3. Hiệu chỉnh bảng tính 4.4. Định dạng bảng tính 4.5. Hàm số 4.6. Cơ sở dữ liệu trong Excel 4.7. Biểu đồ 4.8. In bảng tính

8

Bài kiểm tra

CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ BÀI TRÌNH CHIẾU TRÊN POWERPOINT 5.1. Giới thiệu 5.2. Các chế độ hiển thị màn

2

Bài kiểm tra

Page 41: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 41

Nội dung

Số tiết

Mục tiêu Bài đánh giá Lên lớp

Tự học

hình của Powerpoint 5.3. Tạo một trình diễn mới 5.4. Làm việc với văn bản 5.5. Định dạng Slide và trình diễn 5.6. Bảng – Đồ thị - Sơ đồ tổ chức 5.7. Làm việc với đối tượng 5.8. Các hiệu ứng hoạt hình 5.9. In các tài liệu trình diễn

Page 42: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 42

Thực hành

Nội dung

Số tiết Mục tiêu

Bài đánh giá Lên lớp

Tự học

CHƯƠNG 2. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 2.1. Tổng quan về hệ điều hành Windows 2.2. Các thành phần cơ bản trong Windows 2.3. Chương trình My Computer và Control Panel 2.4. Mouse 2.5. Thao tác với Folder và Shortcut 2.6. Vẽ hình với chương trình Paint 2.7. Các lệnh về File 2.8. Windows explorer

2.9. Sử dụng Moodle với vai trò học viên

3 MT2, MT3, MT4

Bài tập thực hành, Bài kiểm

tra tổng kết

CHƯƠNG 3. SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI WORD 2016 3.1. Tổng quan về Microsoft Word 3.2. Khởi động MS-WORD 3.3. Các thành phần của màn hình MS-Word 3.4. Nhập thô văn bản 3.5. Chọn khối

3.6. Định dạng trang

3.7. Định dạng ký tự (Character) 3.8. Định dạng đoạn văn bản (Paragraph) 3.9. Bảng biểu - Table 3.9. Tạo cột chữ - Columns 3.10. Làm việc với các đối tượng: Picture, WordArt, Autoshapes

12 MT2, MT3, MT4

Bài tập thực hành, Bài kiểm

tra tổng kết

Page 43: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 43

Nội dung

Số tiết Mục tiêu

Bài đánh giá Lên lớp

Tự học

3.11. Tạo Header – Footer 3.12. Mail Merge – trộn văn bản CHƯƠNG 4. LẬP BẢNG TÍNH VỚI EXCEL 2016 4.1. Tổng quan về Excel 4.2. Nhập dữ liệu 4.3. Hiệu chỉnh bảng tính 4.4. Định dạng bảng tính 4.5. Hàm số 4.6. Cơ sở dữ liệu trong Excel 4.7. Biểu đồ 4.8. In bảng tính

9 MT2, MT3, MT4

Bài tập thực hành, Bài kiểm

tra tổng kết

CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ BÀI TRÌNH CHIẾU TRÊN POWERPOINT 5.1. Giới thiệu 5.2. Các chế độ hiển thị màn hình của Powerpoint 5.3. Tạo một trình diễn mới 5.4. Làm việc với văn bản 5.5. Định dạng Slide và trình diễn 5.6. Bảng – Đồ thị - Sơ đồ tổ chức 5.7. Làm việc với đối tượng 5.8. Các hiệu ứng hoạt hình 5.9. In các tài liệu trình diễn

6 MT2, MT3, MT4

Bài tập thực hành, Bài kiểm

tra tổng kế

6.5.6. Quy định của môn học

- Học viên đi học đầy đủ và đúng giờ. - Học viên vắng mặt quá 30% tổng số buổi thực hành sẽ không được tham dự bài kiểm

tra tổng kết cuối kỳ lần 1. - Cách tính điểm môn học: - Điểm môn học = 70% * Điểm A3 + 20% * Điểm A2 + 10% * Điểm A1

6.5.7. Phụ trách môn học

- Khoa/ Bộ môn: Khoa Khoa Học Cơ Bản/ Bộ môn Tin Học - Địa chỉ liên hệ: 217 Hồng Bàng, Q.5, Tp.HCM - Điện thoại liên hệ: 028 38592877

Page 44: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 44

6.6. Giáo dục thể chất

- Tên môn học: GIÁO DỤC THỂ CHẤT

- Mã môn học:

- Thuộc khối kiến thức/ kỹ năng:

☐ Kiến thức cơ bản

☒ Kiến thức chuyên ngành

☐ Môn học chuyên về kỹ năng

☐ Kiến thức cơ sở ngành

☐ Kiến thức khác

☐ Môn học đồ án/ luận văn tốt nghiệp

- Số tín chỉ: 3 tín chỉ ( thực hành)

+ Số lý thuyết/ số buổi: 10 tiết lý thuyết

+ Số tiết thực hành/ số buổi: 80 tiết thực hành

- Môn học tiên quyết: Không

- Môn học song hành: Không

6.6.1. Mô tả môn học

Tên học phần: CẦU LÔNG, BÓNG RỔ (Học phần 1,2 dành cho sinh viên năm 1)

BÓNG CHUYỀN (Học phần 3 dành cho sinh viên năm 2)

Áp dụng cho ngành đào tạo:Y,YHCT, YHDP, RHM, DƯỢC và CNCQ

Bậc đào tạo: Đại học -KHCB

Hình thức đào tạo: Chính quy.

Yêu cầu của học phần: Bắt buộc.

Phân bố giờ tín chỉ với các hoạt động dạy và học: (30 tiết/Tín chỉ)

Nghe giảng tại sân tập.

Quan sát thị phạm trên sân.

Thực hành nhóm có hỗ trợ lẫn nhau.

Tự thực hiện và tập ngoài giờ.

6.6.2. Nguồn học liệu

Đinh Lẫm & Nguyễn Bình - Huấn luyện bóng chuyền, NXB Thể dục thể thao, năm

1997

Nguyễn Quang, Hướng dẫn tập luyện và thi đấu bóng chuyền, NXB Thể dục thể thao,

năm 2001.

Bùi Huy Châm – Kỹ thuật bóng chuyền và các bài tập huấn luyện.

Hà Sơn - Khánh Linh (2007) Học và chơi cầu lông, NXB Hà Nội.

Trần Ca Giai (2007) Hướng dẫn tập luyện kỹ chiến thuật cầu lông, NXB Thể dục thể thao

Giáo trình bóng rổ ĐHYD TPHCM

Page 45: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 45

Luật bóng rổ

Các tài liệu do giảng viên cập nhật

6.6.3. Mục tiêu chung của các học phần

Tạo cho sinh viên hứng thú và đam mê tập luyện các môn học Bóng Chuyền, cầu lông, bóng rổ …giúp sinh viên nắm được kỹ thuật cơ bản về môn học, Thông qua các bài tập giúp các em phát triển tư duy và sức khỏe toàn diện, hiểu về luật và có khả năng tự tổ chức sân chơi ngoài giờ đúng phương pháp và có ý nghĩa về rèn luyện thể chất.

Mục tiêu Mô tả mục tiêu CĐR của CTĐT

MT1

(Học phần Bóng

chuyền)

Lịch sử phát triển của môn Bóng chuyền; quá trình phát triển của môn Bóng Chuyền trên thế giới; ý nghĩa và hiệu quả rèn luyện thể chất sau khi tập luyện môn Bóng Chuyền.

- Sinh viên sẽ nắm được các kỹ thuật: chuyền bóng, đệm bóng, phát bóng và phương pháp trọng tài và thi đấu...

MT2

(Học phần Cầu

lông)

- Lịch sử phát triển của môn Cầu lông, quá trình phát triển của môn Cầu lông trên thế giới; ý nghĩa và hiệu quả rèn luyện thể chất sau khi tập luyện môn Cầu lông.

- Sinh viên sẽ nắm bắt được các kỹ thuật: giao cầu, đập cầu, đỡ cầu, bỏ nhỏ… phương pháp trọng tài và phương pháp tổ chức thi đấu...

MT3

(Học phần

Bóng rổ)

- Lịch sử phát triển của môn Bóng rổ; quá trình phát triển của môn bóng rổ trên thế giới; ý nghĩa và hiệu quả rèn luyện thể chất sau khi tập luyện môn Bóng rổ.

- Sinh viên sẽ nắm được các kỹ thuật: chuyền bóng, dẫn bóng, ném rổ và phương pháp trọng tài và phương pháp tổ chức thi đấu...

Từ đó sinh viên sẽ phát triển các kỹ năng:

- Hình thành các phản xạ về vận động hỗ trợ rất tích cực trong đời sống và học tập.

- Kỹ năng làm việc nhóm....

Bên cạnh đó sinh viên cũng phát triển các giá trị bản thân và thái độ ứng xử đúng :

- Tinh thần đồng đội.

- Hỗ trợ nhau trong học tập.

- Yêu thích vận động và thái độ đúng đắn về việc rèn luyện thể chất.

-

Page 46: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 46

6.6.4. Đánh giá môn học

Thành phần đánh giá Bài đánh giá CĐR môn học Tỷ lệ (%)

A1. Đánh giá thường xuyên

Số buổi có mặt tham gia tập luyện trên sân tập

Có mặt ít nhất 75% tổng số

buổi 15%

A2. Đánh giá giữa kỳ

Bài tập thực hành:

(Thực hiện kỹ thuật động tác hoặc một nhóm kỹ thuật liên hoàn) cho từng môn học theo mục tiêu của học phần

MT1, MT2, MT3

15%

A3. Đánh giá cuối kỳ

Bài kiểm tra kết thúc:

( Thực hiện kỹ thuật động tác hoặc một nhóm kỹ thuật liên hoàn) cho từng môn học theo mục tiêu của học phần

MT1, MT2, MT3

70%

-

6.6.5. Nội dung giảng dạy

Nội dung Số tiết Mục

tiêu Bài đánh giá

Lên lớp Tự học

1. Học phần Bóng chuyền 30 MT1 Bài kiểm tra kết thúc

1.1 Lý thuyết

- Lịch sử phát triển môn bóng chuyền.

- Các nguyên lý cơ bản trong môn bóng chuyền.

- Ý nghĩa tác dụng tập luyện môn Bóng chuyền

- Luật thi đấu cơ bản trong môn bóng chuyền.

04

1.2 Thực hành

- Tư thế chuẩn bị và các bước di chuyển trong môn Bóng chuyền

- Kỹ thuật chuyền bóng cao tay

- Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay

- Kỹ thuật phát bóng thấp tay

- Kỹ thuật phát bóng cao tay

- Giới thiệu đội hình phòng thủ

26

( Thực hiện kỹ thuật động tác hoặc một nhóm kỹ thuật liên hoàn) cho từng môn học theo mục tiêu của học phần

Page 47: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 47

Nội dung Số tiết Mục

tiêu Bài đánh giá

Lên lớp Tự học

và tấn công

- Thực hành thi đấu và phương pháp trọng tài

2. Học phần Cầu lông 30 MT2 Bài kiểm tra kết thúc

2.1 Lý thuyết

- Lịch sử phát triển môn Cầu lông.

- Các nguyên lý cơ bản trong môn Cầu lông.

- Luật thi đấu cơ bản trong môn Cầu lông.

04

2.2 Thực hành

- Kỹ thuật đánh cầu:

+ Kỹ thuật cầm vợt thận tay và trái tay

+ Kỹ thuật đánh cầu thấp tay

+ Kỹ thuật giao cầu

+ Kỹ thuật Lốp cầu

- Kỹ thuật Di chuyển:

+ Kỹ thuật di chuyển đơn bước.

+ Kỹ thuật di chuyển đa bước.

26

( Thực hiện kỹ thuật động tác hoặc một nhóm kỹ thuật liên hoàn) cho từng môn học theo mục tiêu của học phần

3. Học phần Bóng rổ 30 … MT3 Bài kiểm tra kết thúc

3.1 Lý thuyết

+ Lịch sử phát triển môn Bóng Rổ.

+ Các nguyên lý cơ bản trong môn Bóng Rổ.

+ Ý nghĩa tác dụng tập luyện môn Bóng Rổ

+ Luật thi đấu cơ bản trong môn Bóng Rổ.

02

3.2 Thực hành

- Kỹ thuật di chuyển trong môn Bóng Rổ

- Kỹ thuật dằng bóng tại chỗ và dẫn bóng

28

( Thực hiện kỹ thuật động tác hoặc một nhóm kỹ thuật liên hoàn) cho từng môn học theo mục tiêu

Page 48: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 48

Nội dung Số tiết Mục

tiêu Bài đánh giá

Lên lớp Tự học

- Kỹ thuật chuyền bóng hai tay trước ngực

- Kỹ thuật chuyền bóng một tay từ bên cạnh

- Kỹ thuật chuyền bóng hai tay trên cao

- Kỹ thuật ném rổ một tay trên vai

- Kỹ thuật hai bước lên rổ

- Giới thiệu đội hình phòng thủ và tấn công

- Thực hành thi đấu và phương pháp trọng tài.

của học phần

6.6.6. Phụ trách môn học

- Học viên đi học đầy đủ và đúng giờ.

- Học viên đến trễ 30 phút từ thời điểm buổi học bắt đầu sẽ không được vào lớp và được tính vắng mặt 1 buổi.

- Học viên vắng mặt quá 25% tổng số buổi học sẽ không được tham dự kiểm tra tổng kết cuối kỳ.

- Học viên phải hoàn thành đủ 100% tổng số bài tập thực hành được giao.

6.6.7.

- Khoa/ Bộ môn: Khoa Khoa học cơ bản/ Bộ môn Giáo dục thể chất

- Địa chỉ liên hệ: 217 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP.HCM.

- Điện thoại Bộ môn: (08)38555673 (Số nội bộ: 113).

6.7. Lý sinh

Tên môn học: LÝ SINH

Mã môn học:

Thuộc khối kiến thức/ kỹ năng:

☒Kiến thức cơ bản

☐Kiến thức chuyên ngành

☐Môn học chuyên về kỹ năng

☐Kiến thức cơ sở ngành

☐Kiến thức khác

☐Môn học đồ án/ luận văn tốt nghiệp

Số tín chỉ: 2 tín chỉ (lý thuyết)

Page 49: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 49

+ Số lý thuyết/ số buổi: 30 tiết lý thuyết

+ Số tiết thực hành/ số buổi:

Môn học tiên quyết: Toán

Môn học song hành: Sinh, Hóa

6.7.1. Mô tả môn học

Nội dung gồm áp dụng các nguyên lý, các định luật vật lý - lý sinh cơ bản để giải thích một số hiện tượng, quá trình xảy ra trong thế giới tự nhiên và trong cơ thể sống. Sử dụng một số hiệu ứng, tác động của các tác nhân vật lý để ứng dụngtrong chẩn đoán và điều trị. Giải thích nguyên lý hoạt động và mô tả cấu trúc của một số máy móc,thiết bị vật lý dùng trong y học.

6.7.2. Nguồn học liệu

Giáo trình:

[1] Bộ môn Vật lý – ĐH Y- Dược Tp.HCM. 2015. Giáo trình Vật lý – Lý sinh.

Tài liệu khác:

[1] David Halliday. 1993. Fundamentals of physics. Hà nội.NXBGD.

[2] Lương duyên Bình. 1999. Vật lý đại cương tập I,II,III. Hà nội.NXBGD.

[3] Xaveliev. 1998. Vật lý đại cương. Hà nội. NXB.ĐH-THCN.

6.7.3. Mục tiêu môn học

Mục tiêu Mô tả mục tiêu CĐR của

CTĐT

MT1

Vận dụng các kiến thức về cơ học để giải thích được:

- Chuyển động của chất điểm, vật rắn và của cơ thể sống.

- Quá trình lan truyền và tác động của sóng âm trong cơ thể.

- Quá trình vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn.

C1, C2, C3

MT2

Vận dụng các nguyên lý nhiệt động lực học để giải thích:

- Quá trình trao đổi khí ở phổi.

- Hiện tượng thuyên tắc mạch do bọt khí.

- Quá trình và chiều chuyển biến năng lượng trong cơ thể

C4, C5

MT3

- Giải thích được các hiện tượng điện sinh vật và trình bày cơ chế phát sinh và dẫn truyền điện thế màng tế bào.

- Trình bày các tác động của dòng điện lên cơ thể sống.

C6

MT4 Vận dụng các quy luật tương tác giữa ánh sáng và môi trường C7, C8

Page 50: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 50

Mục tiêu Mô tả mục tiêu CĐR của

CTĐT

để giải thích được:

- Nguyên lý tạo ảnh ở mắt và các hiệu ứng sinh học của ánh sáng lên cơ thể.

- Nguyên tắc sử dụng tia Laser, máy quang phổ trong y học.

6.7.4. Đánh giá môn học

Thành phần đánh giá Bài đánh giá MT môn học Tỷ lệ (%)

A1. Đánh giá giữa kỳ Kiểm tra 30 phút MT2, MT3 30%

A2. Đánh giá cuối kỳ Thi tổng kết (TN) Tất cả các MT 70%

6.7.5. Nội dung giảng dạy

Nội dung Số tiết

Mục tiêu Bài đánh giá Lên lớp Tự học

Vận động cơ học 4 8 MT1

Dao động và sóng cơ. Sóng âm và siêu âm

4 8 MT1

Cơ học chất lưu 2 4 MT2

Thuyết động học phân tử 2 4 MT2

Nhiệt động lực học hệ thống sống 4 8 MT2 Kiểm tra 30’

Điện sinh học 8 16 MT3

Quang sinh học 4 8 MT4

Phóng xạ sinh học 2 4 MT4 Thi tổng kết

6.7.6. Quy định của môn học

Học viên đi học đầy đủ và đúng giờ.

- Học viên đến trễ 15 phút từ thời điểm buổi học bắt đầu sẽ không được vào lớp và được tính vắng mặt 1 buổi.

- Học viên vắng mặt quá 20% tổng số buổi học sẽ không được tham dự thi tổng kết cuối kỳ.

- Học viên phải hoàn thành đủ 100% tổng số bài tập thực hành được giao.

Page 51: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 51

6.7.7. Phụ trách môn học

- Khoa/ Bộ môn: Khoa Khoa học cơ bản/ Bộ môn Vật lý - Địa chỉ liên hệ: 217 Hồng Bàng, Q.5, TP HCM - Điện thoại liên hệ:

6.8. Tin học ứng dụng

Tên môn học: TIN HỌC ỨNG DỤNG

Mã môn học:

Thuộc khối kiến thức/ kỹ năng:

☒Kiến thức cơ bản

☐Kiến thức chuyên ngành

☐Môn học chuyên về kỹ năng

☐Kiến thức cơ sở ngành

☐Kiến thức khác

☐Môn học đồ án/ luận văn tốt nghiệp

Số tín chỉ: 1 tín chỉ (1 thực hành)

+ Số tiết lý thuyết/ số buổi:

+ Số tiết thực hành/ số buổi: 30 tiết thực hành (30 buổi)

6.8.1. Mô tả môn học

Học phần tập trung các kiến thức về kỹ thuật trình bày luận văn, đề tài nghiên cứu

khoa học theo qui định. Thống kê và quản lý dữ liệu trong y tế, xử lý hình ảnh video theo

chuyên ngành, tìm kiếm tài liệu trên internet, lưu trữ, quản lý và bảo mật dữ liệu phục vụ

cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên.

6.8.2. Nguồn học liệu

Giáo trình:

[1] Bộ môn Tin Học, Khoa Khoa Học Cơ Bản, Đại học Y Dược TP.HCM. Giáo trình Tin học ứng dụng dành cho sinh viên Y Dược.

[2] Website : bmtinhoc.yds.edu.vn

[3] Tài liệu online: http://mcq.yds.edu.vn/yds2/mcq/hoctap.php

Tài liệu tham khảo khác:

David W. Beskeen, Jennifer Duffy,Lisa Friedrichsen, Elizabeth Eisner Reding (2011). Microsoft Office 365TM Office 2016 for Medical Professionals. Cengage Learning

Phần mềm hoặc công cụ hỗ trợ thực hành, nghiên cứu

Page 52: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 52

[1] Microsoft office 365

[2] TechSmith (2012/version 8.0.2). Camtasia Studio

6.8.3. Mục tiêu môn học

Mục tiêu Mô tả mục tiêu CĐR của CTĐT

MT1

Sử dụng tốt kỹ thuật trình bày luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học theo qui định. Mục tiêu này giúp sinh viên trình bày mục lục, bảng biểu, danh mục hình, biểu đồ theo đúng qui định và cập nhật tự động.

Thể hiện sự tương quan với CĐR của CTĐT

(Ghi số tương ứng với CĐR của CTĐT)

MT2

Phân tích, thống kê, tổng hợp

và quản lý dữ liệu trong y tế.

Mục tiêu này giúp sinh viên

định hướng tốt thống kê y học

trong nghiên cứu hay quản lý

dữ liệu tốt trong bệnh viện.

MT3

Xử lý hình ảnh, video giúp

sinh viên định hướng cho việc

chẩn đoán hình ảnh theo

chuyên ngành.

MT4

Sử dụng thành thạo kỹ năng

tìm kiếm thông tin, tài nguyên

học tập, từ điển y khoa tích

hợp trên internet. Kỹ năng sử

dụng lưu trữ Cloud computing

và an toàn dữ liệu.

Page 53: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 53

6.8.4. Đánh giá môn học

Thành phần đánh giá

Bài đánh giá CĐR môn học Tỷ lệ (%)

A1. Đánh giá giữa kỳ

Bài tập thực hành (nộp qua elearning)

MT1, MT2,MT3, MT4

30%

A2. Đánh giá cuối kỳ

Bài kiểm tra tổng kết (hình thức trắc nghiệm)

MT1,MT2, MT3, MT4

70%

6.8.5. Nội dung giảng dạy

STT TÊN BÀI GIẢNG SỐ TIẾT

MỤC TIÊU

ĐÁNH GIÁ

LÊN LỚP

TỰ HỌC

1

TRÌNH BÀY LUẬN VĂN 1. Định dạng trang cho luận văn. 2. Xây dựng cấu trúc tổng quát cho bài báo nghiên cứu khoa học, luận văn. 3. Ngắt section dựa trên cấu trúc đã xây dựng. 4. Tạo và hiệu chỉnh style dùng heading và Outlines Numbers, dùng trong soạn thảo các báo cáo luận văn, bệnh án. 5. Qui định các level đúng tiêu chuẩn của trình bày luận văn. 5.1. Định dạng style cho các heading. 5.2. Định dạng style normal cho văn bản nội dung. 5.3. Gán style cho văn bản khi soạn thảo. 5.4. Kiểm soát cây heading (navigation pane) đã gán để đảm bảo mục lục vừa đủ và đúng. 6. Chèn mục lục tự động. 7. Tạo nhãn phụ chú (caption) cho: Ảnh, công thức, bảng dữ liệu. 8. Chèn trích dẫn (cross-referrences) vào thân bài: Trích dẫn của Hình, trích dẫn của công thức 9. Tạo danh mục hình, danh mục bảng, danh mục công thức. 11. Đánh số trang theo qui định. 12. Tạo chú thích footnote. 13. Nhập công thức toán học, vẽ sơ đồ. 14. Dùng AutoText để nhập các khối thông tin đã lưu trữ sẵn: mẫu cụm thông tin chuyên biệt trong ngành Y.

10

Page 54: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 54

15. Tạo Comment trên Word và PDF dùng để ghi nhận các ý kiến, đánh giá, phản hồi 16. Chuyển bảng mã Tiếng Việt 17. Bảo mật và chia sẻ tài liệu (PDF), chuyển file PDF sang Word.

2

LẬP BẢNG THỐNG KÊ VÀ VẼ ĐỒ THỊ 1. Nhập liệu có điều kiện (Data Validation), chuyển đổi dữ liệu sang phần mềm thống kê chuyên nghiệp. 2. Định dạng có điều kiện (Conditional Formatting): phát hiện dữ liệu trùng, dữ liệu không hợp lệ. 3. Chọn lọc dữ liệu (Auto filter, Advanced filter) 4. Tổng hợp dữ liệu (Pivot Table, Consolidate) 5. Vẽ và trình bày biểu đồ (Chart) 6. Nhúng biểu đồ sang powerpoint, word 5. Thực hiện kiểm định Chi Square. 6. Tìm các thông tin về thống kê mô tả của biến. 7. Lập bảng tần suất của biến.

10

3

MULTIMEDIA - Chỉnh sửa video chuyên ngành 1. Tạo tiêu đề giới thiệu video. 2. Tạo tiêu đề kết thúc video 3. Tạo hiệu ứng zoom pan.

4

Page 55: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 55

4. Tạo chú thích. 5. Tạo phụ đề. 6. Kết xuất video. 7. Ghép nhiều video. 8. Loại bỏ âm thanh cũ trong video. 9. Lồng âm thanh mới vào video. 10. Tạo hiệu ứng chuyển kịch bản clip. 11. Tăng tốc/giảm tốc độ play video/audio. 12. Tạo hiệu ứng làm mờ một vùng video không muốn hiển thị. 13. Record the Screen 14. Chuyển định dạng media (video, audio, hình ảnh). 15. Chụp màn hình, chụp cửa sổ lưu thành ảnh. 16. Cắt, xoay, thay đổi kích thước, độ phân giải ảnh. 7. Ghép nhiều video. 8. Loại bỏ âm thanh cũ trong video. 9. Lồng âm thanh mới vào video. 10. Tạo hiệu ứng chuyển kịch bản clip. 11. Tăng tốc/giảm tốc độ play video/audio. 12. Tạo hiệu ứng làm mờ một vùng video không muốn hiển thị. 13. Record the Screen 14. Chuyển định dạng media (video, audio, hình ảnh). 15. Chụp màn hình, chụp cửa sổ lưu thành ảnh. 16. Cắt, xoay, thay đổi kích thước, độ phân giải ảnh.

4

TÌM KIẾM THÔNG TIN Y TẾ 1. Định nghĩa tài liệu tham khảo? 2. Tìm tài liệu tham khảo 3. Cơ sở dữ liệu thư mục (databases) 4. Xây dựng chuỗi tìm kiếm 5. Một số thủ thuật tìm kiếm với Google, Google Scholar. 6. PubMed, Hinari 6.1. Tìm bài báo theo tên tác giả 6.2. Tìm bài báo theo Single Citation Matcher 6.3. Tìm bài báo theo MeSH. 7. Truy cập toàn văn các bài báo.

4

Page 56: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 56

8. Một số website khác. 9. Sử dụng cloud computing trong quản lý và an toàn dữ liệu.

5 Ôn tập kiểm tra 2

6.8.6. Quy định của môn học

- Học viên đi học đầy đủ và đúng giờ. - Học viên vắng mặt quá 30% tổng số buổi thực hành sẽ không được tham dự bài kiểm

tra tổng kết cuối kỳ lần 1. - Cách tính điểm môn học: - Điểm môn học = 70% * Điểm A2 + 30% * Điểm A1

6.8.7. Phụ trách môn học

- Khoa/ Bộ môn: Khoa Khoa Học Cơ Bản/ Bộ môn Tin Học - Địa chỉ liên hệ: 217 Hồng Bàng, Q.5, Tp.HCM - Điện thoại liên hệ: 028 38592877

6.9. Sinh học và di truyền

Tên môn học: SINH HỌC VÀ DI TRUYỀN

Mã môn học:

Thuộc khối kiến thức/ kỹ năng:

☐Kiến thức cơ bản

☐Kiến thức chuyên ngành

☐Môn học chuyên về kỹ năng

☒Kiến thức cơ sở ngành

☐Kiến thức khác

☐Môn học đồ án/ luận văn tốt nghiệp

Số tín chỉ: 3 tín chỉ (3 lý thuyết)

+ Số lý thuyết/ số buổi: 45 tiết lý thuyết (12 buổi)

6.9.1. Mô tả môn học

Môn học cung cấp các vấn đề căn bản và hiện đại về sinh học tế bào ở mức phân tử và di truyền học trong đó đặc biệt nhấn mạnh về di truyền người. Nội dung sinh học bao gồm cấu trúc tế bào, sự vận chuyển chất qua màng tế bào, sự chuyển động bên trong tế bào, cơ chế kiểm soát chu kỳ tế bào, sự truyền thông tin, sự chết tế bào có chương trình, quá trình phát triển phôi ở động vật một số vấn đề về sự tác động của môi trường

Page 57: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 57

đối với con người. Phần di truyền trình bày những vấn đề căn bản và hiện đại về di truyền học và di truyền học người như các quá trình sinh học ở mức phân tử, sự biểu hiện gen, sự di truyền của nhóm máu, một số bệnh di truyền ở người, đặc điểm của đặc điểm tính trạng ở người tuân theo Mendel, mở rộng của Mendel, các phương pháp nghiên cứu di truyền trong phân tích một số bệnh di truyền ở người.

6.9.2. Nguồn học liệu

- Nguyễn Thị Hồng Nhung, Sinh học tế bào và di truyền học, 2018, Bộ môn Sinh học Đại Học Y Dược TP.HCM, Nhà xuất bản Y Học.

- Sinh học. 2009. Bộ Y Tế. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. - Di truyền y học. 2009. Bộ Y Tế. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. - Alberts B., Bray D., Lewis J., Raff M., Roberts K., and Watson J. D., 5th ,

Molecular Biology of the Cell, Garland Publishing.

6.9.3. Mục tiêu môn học

Mục tiêu Mô tả mục tiêu CĐR của CTĐT

MT1 Mô tả cấu trúc hiển vi và cấu trúc siêu vi của

tế bào prokaryote và eukaryote

MT2 Mô tả được mối liên hệ về cấu trúc và chức năng giữa các bào quan.

MT3

Trình bày được một số đặc trưng cơ bản của sự sống ở mức tế bào như: sự phân bào, sự vận chuyển chất qua màng tế bào, sự vận động của tế bào và sự truyền thông tin giữa các tế bào, các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ tế bào và sự chết tế bào có chương trình.

MT4 Trình bày được các phương thức sinh sản

chính của sinh vật và đặc điểm cơ bản của

quá trình phát triển phôi ở một số động vật.

MT5 Trình bày được mối quan hệ giữa con người

và môi trường.

MT6 Trình bày được đặc điểm các quá trình sinh

Page 58: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 58

Mục tiêu Mô tả mục tiêu CĐR của CTĐT

học ở mức phân tử, đặc điểm của sự điều

hòa biểu hiện gen.

MT7

Trình bày được một số đặc điểm tính trạng

hoặc bệnh di truyền ở người tuân theo

Mendel, mở rộng của Mendel, di truyền

không theo nhiễm sắc thể, đặc điểm di

truyền một số nhóm máu ở người và khả

năng biểu hiện gen.

MT8 Hiểu và phân tích được một số bệnh di

truyền của người ở mức độ phân tử và mức

độ tế bào.

MT9 Ứng dụng các phương pháp và kỹ thuật phân tích di truyền người trong việc xác định một số bệnh di truyền ở người.

MT10 Trình bày được những vấn đề căn bản về tế

bào gốc và hướng nghiên cứu tương lai về tế

bào gốc.

6.9.4. Đánh giá môn học

Thành phần đánh giá Bài đánh giá MT môn học Tỷ lệ (%)

A1. Đánh giá giữa kỳ Trắc nghiệm MT1, MT2, MT3 30%

A2. Đánh giá cuối kỳ Trắc nghiệm MT1 -MT10 . 70%

6.9.5. Nội dung giảng dạy

Nội dung

Số tiết Mục tiêu

Bài đánh giá Lên lớp Tự học

Chương 1. Hệ thống sinh giới

MT1 Bài kiểm tra giữa kỳ và

cuối kỳ

1. Các đơn vị phân loại hệ thống sinh

Page 59: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 59

Nội dung

Số tiết Mục tiêu

Bài đánh giá Lên lớp Tự học

giới

2. Cách viết tên khoa học của một loài sinh vật

Chương 2. Đặc điểm một số ngành thuộc Prokaryote và Eukaryote

1

MT1 Bài kiểm tra giữa kỳ và

cuối kỳ

1. Đặc điểm một số ngành thuộc Prokaryote

2. Đặc điểm một số ngành thuộc Eukaryote

Chương 3. Cấu trúc và chức năng của tế bào Eukaryote

5

MT1 Bài kiểm tra giữa kỳ và

cuối kỳ

1. Màng sinh chất

2. Khoảng ngoài, bề mặt và chỗ nối của tế bào động vật và thực vật

3. Các bào quan

MT2 Bài kiểm tra giữa kỳ và

cuối kỳ

4. Bộ xương tế bào

5. Nhân

Chương 4. Sự phân bào 2

MT3 Bài kiểm tra giữa kỳ và

cuối kỳ

1. Chu kỳ tế bào – Phân bào nguyên nhiễm

2. Phân bào giảm nhiễm

3. Sự phát sinh giao tử ở động vật có xương sống

4. Trực phân

Chương 5. Sự vận chuyển chất qua 4 MT3 Bài kiểm tra

Page 60: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 60

Nội dung

Số tiết Mục tiêu

Bài đánh giá Lên lớp Tự học

màng tế bào giữa kỳ và cuối kỳ

1. Vận chuyển các phân tử nhỏ qua màng

2. Vận chuyển các phân tử lớn qua màng

Chương 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ tế bào

1

MT3 Bài kiểm tra giữa kỳ và

cuối kỳ

1. Các điểm kiểm soát của chu kỳ tế bào

2. Các thành phần chính của hệ thống kiểm soát chu kỳ tế bào

Chương 7. Sự chết tế bào có chương trình

1

MT3

1. Chức năng củacủa chết tế bào có chương trình ở động vật

2. Ý nghĩa của apoptosis đối với một số sinh vật và ở người

Chương 8. Sự vận động của tế bào 2

MT3 Bài kiểm tra giữa kỳ và

cuối kỳ

1. Sự vận động của bào tương

2. Sự vận động của nhân

3. Sư di động của tế bào

4. Sự co cơ

Chương 9. Sơ lược về sự truyền thông tin giữa các tế bào

2

MT3 Bài kiểm tra giữa kỳ và

cuối kỳ

1. Các kiểu thông tin giữa các tế bào

Page 61: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 61

Nội dung

Số tiết Mục tiêu

Bài đánh giá Lên lớp Tự học

2. Các giai đoạn của sự truyền tín hiệu giữa các tế bào

Chương 10. Quá trình phát triển cá thể

1

MT4 Bài kiểm tra

cuối kỳ

1. Sinh sản và phát triển

2. Các phương thức sinh sản của sinh vật

Chương 11. Quá trình phát triển cá thể của động vật

2

MT4 Bài kiểm tra

cuối kỳ

1. Giai đoạn tạo giao tử- Các tế bào sinh dục

2. Giai đọan tạo hợp tử - Sự thụ tinh

3. Giai đoạn phôi thai

4. Giai đoạn sinh trưởng

5. Giai đoạn già lão

6. Giai đoạn tử vong

Chương 12. Cơ chế điều khiển sự phát triển cá thể ở giai đoạn phôi & các nhân tố ảnh hưởng lên sự phát triển phôi

1

MT4 Bài kiểm tra

cuối kỳ

1. Cơ chế điều khiển phát triển cá thể ở giai đoạn phôi

2. Các nhân tố ảnh hưởng lên sự phát triển phôi

Chương 13. Loài người và môi trường ngoại cảnh

2

MT5 Bài kiểm tra

cuối kỳ

1. Loài người và các nhân tố vô sinh

2. Loài người và ngoại cảnh hữu sinh

3. Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh gây đột biến ở người

Page 62: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 62

Nội dung

Số tiết Mục tiêu

Bài đánh giá Lên lớp Tự học

Chương 14. Cơ sở phân tử của sự di truyền

2 MT6 Bài kiểm tra

cuối kỳ

1. DNA

2. RNA

3. Protein

Chương 15. Các quá trình sinh học ở mức phân tử

3 MT6 Bài kiểm tra

cuối kỳ

1. Sự tái bản DNA

2. Sự phiên mã

3. Sự dịch mã

Chương 16. Điều hòa biểu hiện gen ở Prokaryote và Eukaryote

2 MT6 Bài kiểm tra

cuối kỳ

1. Điều hòa biểu hiện gen ở Prokaryote

2. Điều hòa biểu hiện gen ở Eukaryote

3. Epigentics

Chương 17. Một số phương pháp nghiên cứu di truyền ở người

4 MT7 &

MT9 Bài kiểm tra

cuối kỳ

1. Phương pháp nghiên cứu phả hệ

2. Phương pháp nghiên cứu con sinh đôi

3. Phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào

4. Một số kỹ thuật di truyền phân tử ứng dụng trong di truyền người

Chương 18. Sự biểu hiện tính trạng của gen

1 MT7 Bài kiểm tra

cuối kỳ

1. Mức độ và thời gian biểu hiện tính trạng của gen

2. Độ thấm

Page 63: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 63

Nội dung

Số tiết Mục tiêu

Bài đánh giá Lên lớp Tự học

3. Tính đa hiệu của gen

4. Tính chất sao chép gen

5. Tính chất sao chép kiểu hình

6. Tính trạng giới hạn bởi giới tính và tính trạng bị ảnh hưởng bởi giới tính

Chương 19. Sự di truyền của các nhóm máu

1 MT7 Bài kiểm tra

cuối kỳ

1. Hệ nhóm máu ABO

2. Hệ nhóm máu Rh

3. Hệ nhóm máu Duffy

Chương 20. Bệnh học NST 4 MT8 Bài kiểm tra

cuối kỳ

1. Đột biến cấu trúc NST

2. Đột biến số lượng NST

3. NST giới tính và một số bệnh liên quan đến NST giới tính

Chương 21. Đột biến gen 2 MT8 Bài kiểm tra

cuối kỳ

1. Nguyên nhân gây đột biến gen

2. Các kiểu đột biến gen

3. Một số ví dụ về bệnh phân tử

Chương 22. Tế bào gốc- Ứng dụng và triển vọng

2 MT10 Bài kiểm tra

cuối kỳ

1. Khái niệm tế bào gốc

2. Lịch sử nghiên cứu tế bào gốc

3. Phân loại tế bào gốc

4. Khả năng ứng dụng tế bào gốc

Page 64: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 64

6.9.6. Quy định của môn học

- Học viên đi học đầy đủ và đúng giờ.

- Học viên vắng mặt quá 25% tổng số buổi học lý thuyết sẽ không được tham dự kiểm

tra tổng kết cuối kỳ.

- Sinh viên làm bài thi kiểm tra giữa kỳ sau khi đã học xong mục tiêu 1, 2, 3.

6.9.7. Phụ trách môn học

- Khoa/ Bộ môn: Khoa Học Cơ Bản/ Bộ môn Sinh Học - Địa chỉ liên hệ: 217 Hồng Bàng, Q5, TP.HCM - Điện thoại liên hệ: 0838558411 (Số nội bộ: 113)

6.10. Giải phẫu

Tên môn học: GIẢI PHẪU

Mã môn học: 3.1.1.17

Thuộc khối kiến thức/ kỹ năng:

☐Kiến thức cơ bản

☐Kiến thức chuyên ngành

☐Môn học chuyên về kỹ năng

☒Kiến thức cơ sở ngành

☐Kiến thức khác

☐Môn học đồ án/ luận văn tốt nghiệp

Số tín chỉ: 5 tín chỉ (3 lý thuyết + 2 thực hành)

+ Số tiết lý thuyết/ số buổi: 45 tiết lý thuyết

+ Số tiết thực hành/ số buổi: 60 tiết thực hành

6.10.1. Mô tả môn học

Sau khi học xong học phần giải phẫu học, sinh viên có khả năng nhận diện được các chi tiết giải phẫu chính bình thường của cơ thể người trên thi thể, hình vẽ, phim X quang, CT scanner, trên người sống, trên tiêu bản; giải thích được ứng dụng của giải phẫu học trong phòng bệnh và điều trị các bệnh thường gặp.

6.10.2. Nguồn học liệu

a. Giáo trình

- Nguyễn Quang Quyền (2011), Bài giảng Giải phẫu học (tập 1 và 2), Nhà xuất bản Y học.

- Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Văn Huy (2006), Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

b. Tài liệu khác

- Susan Standring (2016), Gray's Anatomy: The Anatomical Basis of Clinical Practice (41st Edition), Elsevier.

Page 65: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 65

- Frank H. Netter, Nguyễn Quang Quyền (dịch) (2010), Atlas Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học.

6.10.3. Mục tiêu môn học

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

MT1

Trình bày vai trò và mối liên quan của chuyên ngành giải phẫu học với các chuyên ngành lâm sàng, cận lâm sàng khác

Kể ra được đầy đủ các chi tiết giải phẫu chính của tất cả các bộ phận trong cơ thể người.

Phân tích được mối liên quan từng bộ phận trong các hệ thống, các cơ quan trong cơ thể.

Giải thích được các ứng dụng của giải phẫu học trong các môn chuyên ngành Nội, Ngoại, Sản, Chẩn đoán hình ảnh, Châm cứu…

MT2 Chỉ ra được trên thi thể, hình vẽ, phim X quang, CT scanner, trên người sống, trên tiêu bản… các chi tiết giải phẫu đã học.

MT3

Chấp nhận tầm quan trọng của môn giải phẫu học là cơ sở của tất cả các môn cơ sở và lâm sàng của y học.

Trân trọng và tri ân các thi thể khi thực hành tại phòng thực tập của Bộ môn.

6.10.4. Đánh giá môn học

Thành phần đánh giá Bài đánh giá CĐR môn học Tỷ lệ (%)

A1. Đánh giá thường xuyên

Số buổi có mặt Có mặt ít nhất 75% tổng số buổi

10%

A2. Đánh giá giữa kỳ Kiểm tra giữa kỳ MT1, MT2 30%

A3. Đánh giá cuối kỳ

Lý thuyết:Bài kiểm tra tổng kết, hình thức trắc nghiệm MCQ (Multiple Choice Questions) - (chọn 1 trong 5 câu trả lời) 60 câu hỏi.

Thực hành:Bài kiểm tra tổng kết gồm 40 câu thực hành: trả lời các câu hỏi trên mô hình, tiêu bản và thi thể.

MT1, MT2, MT3 60%

Page 66: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 66

6.10.5. Nội dung giảng dạy

a. Lý thuyết

Nội dung

Số tiết Mục tiêu

Bài đánh giá Lên lớp

Tự học

Học phần 1

Tuần 1 3 2 MT1 Câu hỏi lượng giá cuối mỗi bài học

Bài mở đầu

Xương khớp chi trên

Vùng nách - Vùng cánh tay

Vùng cẳng tay – Khuỷu

Tuần 2 3 2 MT1 Câu hỏi lượng giá cuối mỗi bài học

Vùng bàn tay

Xương khớp chi dưới

Vùng mông

Vùng đùi

Tuần 3 3 2 MT1 Câu hỏi lượng giá cuối mỗi bài học

Vùng kheo, Vùng cẳng chân

Vùng bàn chân

Xương đầu mặt

Khớp thái dương hàm - Cơ mạc đầu mặt cổ

Tuần 4 3 2 MT1 Câu hỏi lượng giá cuối mỗi bài học

ĐM cảnh chung - ngoài – trong – ĐM d/ đòn

Hệ TM, bạch mạch đầu mặt cổ, ĐRTK cổ

Miệng, Răng, Lưỡi, Tuyến nước bọt, Mũi – Hầu

Mắt, tai, Thanh quản, Tuyến giáp

Page 67: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 67

Nội dung

Số tiết Mục tiêu

Bài đánh giá Lên lớp

Tự học

Học phần 2

Tuần 1 3 2 MT1 Câu hỏi lượng giá cuối mỗi bài học

Đại cương thần kinh – Tủy gai

Hành,Cầu,Trung,Tiểu não, não thất tư.

Gian não, Thất não 3, hình thể ngoài bán cầu đại não.

Hình thể trong bán cầu đại não, não thất bên.

Tuần 2 3 2 MT1 Câu hỏi lượng giá cuối mỗi bài học

Màng não, Mạch não, Dịch não tủy.

Đường dẫn truyền thần kinh, thần kinh thực vật.

12 đôi dây thần kinh sọ.

12 đôi dây thần kinh sọ.

Tuần 3 3 2 MT1 Câu hỏi lượng giá cuối mỗi bài học

Xương cơ thân mình

Cơ hoành, Ống bẹn, Trung thất

Phổi, Màng phổi, Tim

Dạ dày, Lách

Tuần 4 3 2 MT1 Câu hỏi lượng giá cuối mỗi bài học

Tá tụy, Gan

Ruột non, ĐM mạc treo tràng trên

Ruột già, ĐM mạc treo tràng dưới

Thận, Tuyến trên thận

Tuần 5 3 2 MT1 Câu hỏi lượng giá

Page 68: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 68

Nội dung

Số tiết Mục tiêu

Bài đánh giá Lên lớp

Tự học

cuối mỗi bài học

Niệu quản, Bàng quang, đáy chậu, niệu đạo

Sinh dục nam

Sinh dục nữ

Phúc mạc

b. Thực hành

Nội dung

Số tiết

Mục tiêu Bài đánh giá Lên lớp

Tự học

Học phần 1

Chi trên, chi dưới 6 0 MT1, MT2, MT3

Bài kiểm tra sau mỗi buổi

Bài mở đầu

Xương khớp chi trên

Vùng nách - Vùng cánh tay

Vùng cẳng tay – Khuỷu

Chi trên, chi dưới 6 0 MT1, MT2, MT3

Bài kiểm tra sau mỗi buổi

Vùng bàn tay

Xương khớp chi dưới

Vùng mông

Vùng đùi

Chi trên, chi dưới 6 0 MT1, MT2, MT3

Bài kiểm tra sau mỗi buổi

Vùng kheo, Vùng cẳng chân

Vùng bàn chân

Page 69: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 69

Nội dung

Số tiết

Mục tiêu Bài đánh giá Lên lớp

Tự học

Xương đầu mặt

Khớp thái dương hàm - Cơ mạc đầu mặt cổ

Vùng đầu mặt cổ 8 0

MT1,

MT2, MT3

Bài kiểm tra sau mỗi buổi

ĐM cảnh chung - ngoài – trong – ĐM d/ đòn

Hệ TM, bạch mạch đầu mặt cổ, ĐRTK cổ

Miệng, Răng, Lưỡi, Tuyến nước bọt, Mũi – Hầu

Mắt, tai, Thanh quản, Tuyến giáp

Học phần 2

Hệ thần kinh 8 0 MT1, MT2, MT3

Bài kiểm tra sau mỗi buổi

Đại cương thần kinh – Tủy gai

Hành,Cầu,Trung,Tiểu não, não thất tư.

Gian não, Thất não 3, hình thể ngoài bán cầu đại não.

Hình thể trong bán cầu đại não, não thất bên.

Hệ thần kinh 8 0 MT1, MT2, MT3

Bài kiểm tra sau mỗi buổi

Màng não, Mạch não, Dịch não tủy.

Đường dẫn truyền thần kinh, thần kinh thực vật.

12 đôi dây thần kinh sọ.

Page 70: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 70

Nội dung

Số tiết

Mục tiêu Bài đánh giá Lên lớp

Tự học

12 đôi dây thần kinh sọ.

Vùng ngực bụng 6 0 MT1, MT2, MT3

Bài kiểm tra sau mỗi buổi

Xương cơ thân mình

Cơ hoành, Ống bẹn, Trung thất

Phổi, Màng phổi, Tim

Dạ dày, Lách

Vùng ngực bụng 6 0 MT1, MT2, MT3

Bài kiểm tra sau mỗi buổi

Tá tụy, Gan

Ruột non, ĐM mạc treo tràng trên

Ruột già, ĐM mạc treo tràng dưới

Thận, Tuyến trên thận

Vùng ngực bụng 6 0 MT1, MT2, MT3

Bài kiểm tra sau mỗi buổi

Niệu quản, Bàng quang, đáy chậu, niệu đạo

Sinh dục nam

Sinh dục nữ

Phúc mạc

6.10.6. Quy định của môn học

- Học viên nên đi học đầy đủ và đúng giờ. - Học viên vắng mặt quá 10% tổng số buổi học sẽ không được tham dự kiểm tra tổng

kết cuối kỳ (TH). - Học viên phải hoàn thành đủ 100% tổng số bài tập thực hành được giao.

6.10.7. Phụ trách môn học

- Khoa/ Bộ môn: Khoa Y / Bộ môn Giải phẫu

Page 71: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 71

- Địa chỉ liên hệ: 217 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, TP. HCM. - Điện thoại Bộ môn:08.39509943. - Email: [email protected].

6.11. Hóa học

Tên môn học: HÓA HỌC

Mã môn học:

Thuộc khối kiến thức/ kỹ năng:

☒Kiến thức cơ bản

☐Kiến thức chuyên ngành

☐Môn học chuyên về kỹ năng

☐Kiến thức cơ sở ngành

☐Kiến thức khác

☐Môn học đồ án/ luận văn tốt nghiệp

Số tín chỉ: 3 tín chỉ (3 lý thuyết)

+ Số lý thuyết/ số buổi: 45 tiết lý thuyết (9 buổi)

Môn học tiên quyết: Vật lý – Lý sinh, Sinh học – Di truyền

Môn học song hành: Sinh, Hóa sinh, Lý sinh, Hóa hữu cơ

6.11.1. Mô tả môn học

Môn hóa đại cương, vô cơ, hữu cơ là môn học khoa học cơ bản của chương trình năm thứu nhất, mục đích giúp sinh viên có kiến thức hóa học cơ bản để giải thích các hiện tượng và phản ứng hóa học trong hệ thống sống.

6.11.2. Nguồn học liệu

Giáo trình chính:

- Đai học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Khoa KHCB. Bộ môn Hóa; Đặng Văn Hoài (chủ biên) và cộng sự (2018), Giáo trình hóa đại cương và hữu cơ (Lưu hành nội bộ). Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 302 trang.

Tài liệu tham khảo thiết yếu:

- Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa KHCB. Bộ môn Hóa (2018), Giáo trình thực hành hóa đại cương vô cơ (Lưu hành nội bộ). Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 26 trang

- Glinka N.L.; Lê Mậu Quyền dịch (1998), Hóa học đại cương. Tập 1 & 2. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 304 Trang.

- Hoàng Nhâm (2017), Hóa học vô cơ cơ bản. Tập 1, 2, 3. NXB Giáo Dục, 982 Trang.

- Lê Thành Phước (2012), Hóa đại cương – vô cơ. Tập 1 & 2. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, 335 Trang.

- Nguyễn Đức Chung (2012), Hóa đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

Page 72: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 72

Thànhphố Hồ Chí Minh, 341 Trang. - Nguyễn Đình Soa (1989), Hóa đại cương. Tập 1 & 2. Trường Đại học Bách

Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 514 Trang. - Nguyễn Đức Vận (2008), Hóa học vô cơ. Tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ

thuật, 351 Trang. - Nguyễn Đức Vận (2013), Hóa học vô cơ. Tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ

thuật, 278 Trang. - Trương Thế Kỷ (2011), Hóa hữu cơ. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, 335 Trang. - Trương Thế Kỷ, Đặng Văn Tịnh và Nguyễn Ngọc Vinh (2013), Danh pháp hóa

học hữu cơ. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, 366 Trang

6.11.3. Mục tiêu môn học Mục tiêu

Mô tả mục tiêu CĐR của

CTĐT

MT1 1. Trình bày được cấu trúc nguyên tử, phân tử và các loại liên kết hóa học để giải thích

Phổ hấp thu của nguyên tử và các loại đồng vị phóng xạ. Tính phân cực và từ tính của phân tử.

- Tính chất vật lý và hóa học của phân tử sinh học.

MT2 2. Trình bày các nguyên lý chuyển hóa năng lượng. Giải thích được cơ chế, tốc độ và cân bằng của các phản ứng hóa học.

MT3 3. Trình bày được định nghĩa, đặc điểm và tính chất của: dung dịch, nồng độ, pH, áp suất thẩm thấu, độ tan. Ứng dụng để xác định

phân tử khối của một hợp chất. áp suất thẩm thấu của dung dịch. pH của dung dịch acid, base, dung dịch đệm. mức độ ion hóa của hợp chất. Phản ứng oxi hóa khử trong pin.

MT4 4. Định nghĩa, phân biệt và xác định được các loại đồng phân lập thể: cấu trạng, hình học và quang học.

MT5 5. Giải thích được hoạt tính quang học và tác động sinh học của các hợp chất.

MT6 6. Giải thích cơ chế của các phản ứng : cộng, thế, khử, gốc tự do, quang hóa, polymer hóa. Các hiệu ứng hóa học hữu cơ.

MT7 7. Trình bày cấu trúc nhóm chức và tính chất của các hợp chất tự nhiên. Các nguyên tố A, B và phức chất.

6.11.4. Đánh giá môn học

Thành phần đánh giá

Bài đánh giá MT môn

học Tỷ lệ (%)

Page 73: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 73

Thành phần đánh giá

Bài đánh giá MT môn

học Tỷ lệ (%)

A1. Đánh giá quá trình

Trả lời các câu hỏi MCQ trong buổi giảng lý thuyết

MT1-7 30%

A2. Đánh giá cuối kỳ Bài thi trắc nghiệm lý thuyết cuối môn học

MT1-7 70%

6.11.5. Nội dung giảng dạy

Nội dung

Số tiết

Mục

tiêu

LT

Bài đánh giá Lên lớp

Tự học

HÓA ĐẠI CƯƠNG Chương 1: Cấu tạo nguyên tử Định luật tuần hoàn

4 0 MT1 Bài kiểm tra tổng kết

Chương 2: Cấu tạo phân tử - liên kết hóa học

4 0 MT1 Bài kiểm tra tổng kết

Chương 4: Nhiệt Động hóa học

Bài kiểm tra tổng kết

Bài 1: Nhiệt hóa học 6 0 MT2 Bài 2: Động hóa học 2 0 MT2 Chương 5: Dung dịch – điện hóa học Bài 1: Dung dịch – Điện hóa

Bài kiểm tra tổng kết

8 0 MT3 HÓA HỮU CƠ Hiệu ứng hóa học

Bài 1: Hóa học lập thể, đồng phân

2 0 MT6 Bài kiểm tra tổng kết

6 0 MT4,5

Bài kiểm tra tổng kết

Bài 2: Phản ứng hóa hữu cơ

Bài 3: Các hợp chất tự nhiên

4 0 MT6,7

Bài kiểm tra tổng kết

4 0 MT7 Bài kiểm tra tổng kết

HÓA VÔ CƠ Nguyên tố nhóm A - B 4 0 MT7 Bài kiểm tra tổng kết

Phức chất 1 0 MT7 Bài kiểm tra tổng kết

TỔNG CỘNG 45 tiết

Page 74: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 74

6.11.6. Quy định của môn học

- Học viên không hoàn thành đủ 100% bài kiểm tra tại lớp nếu không có lý do chính đáng, và được trưởng bộ môn chấp nhận sẽ không được dự thi cuối kỳ

6.11.7. Phụ trách môn học

- Khoa/ Bộ môn: Bộ môn Hóa, Khoa KHCB. - Địa chỉ liên hệ: 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận - Số điện thoại:

Page 75: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 75

7. LỊCH GIẢNG CHI TIẾT

Ngày Thời gian

Nội dung GĐ CBG

TUẦN 5

T2

08.10.18

7g30-11g15

Unit 1: Molecular Biology

Nhập môn tiếng Hoa cơ bản

5D

13KY

ThS. Liên

ThS. Quyên

13g30-17g15

Biến ngẫu nhiên 4D TS. Anh Vũ

T3

09.10.18

7g30-11g15

(NL1) Chương mở đầu

Thảo luận 5D TS. Thủy

13g30-17g15

GP: Bài mở đầu

Xương khớp chi trên

BM. GP

TS. Vũ

ThS. Kỳ

T4

10.10.18

7g30-11g15

Unit 1: Molecular Biology

Bài 1: Chào bạn

5D

13KY

ThS. Liên

ThS. Quyên

13g30-17g15

Tổng quan máy tính, Windows 7 1. Tín hiệu và dữ liệu trong máy tính 2. Khái niệm về phần cứng và phần mềm 3. Giới thiệu một số ứng dụng Công nghệ thông tin trong Y học Quản lý tập tin trên windows 1. Tổng quan về hệ điều hành Windows 2. Một số đối tượng cơ bản trên Windows 3. Thao tác với Folder và Shortcut 4. Gõ dấu tiếng Việt trong Windows 5. Quản lý tập tin trên Windows 6. Quản trị hệ thống máy tính Trình bày văn bản Word 1. Tổng quan về Microsoft Word 2. Các thành phần của màn hình MS-Word 3. Quản lý tập tin Word 4. Nhập thô văn bản 5. Tìm kiếm và thay thế 6.Thay thế cụm văn bản dùng AutoText 7. Gõ tắt dùng AutoCorrect 8. Thống kê số lượng từ, câu, đoạn.

4D ThS.

Phượng Liên

T5 7g30- (NL1) Chương 1: Chủ nghĩa duy vật biện 5D TS. Thủy

Page 76: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 76

11.10.18 11g15 chứng

13g30-17g15

GP: Vùng nách, vùng cánh tay, khuỷu

Vùng cẳng tay, vùng bàn tay

BM. GP

ThS. Khôi

T6

12.10.18

7g30-9g15 GDTC 1-1

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TUẦN 6

T2

15.10.18

7g30-11g15

Unit 1: Molecular Biology

Bài 2: Bạn có khỏe không

5D

13KY

ThS. Liên

ThS. Quyên

13g30-17g15

Ước lượng tham số 4D TS. Anh Vũ

T3

16.10.18

7g30-11g15

(NL1): Thảo luận chương 1 5D TS. Thủy

13g30-17g15

GP: Xương khớp chi dưới

Vùng mông, vùng đùi

BM. GP

TS. Hải

T4

17.10.18

7g30-11g15

Unit 1: Molecular Biology

Ôn tập: bài kiểm tra số 1

5D

13KY

ThS. Liên

ThS. Quyên

13g30-17g15

Trình bày văn bản Word 9. Định dạng trang 10. Định dạng ký tự (Character) 11. Định dạng đoạn văn bản (Paragraph) 12. Tạo chữ rơi (DropCap) 13. Định dạng tab dừng 14. Đánh số và đánh dấu đầu đoạn 15. Bảng biểu – Table 16. Tạo cột chữ - Columns 17. Hình ảnh trong văn bản 18. Chèn công thức Toán 19. Tạo ghi chú (comment) 20. In ấn, xuất file pdf

4D ThS.

Phượng Liên

T5

18.10.18

7g30-11g15

13g30- GP: Vùng kheo, cẳng chân, bàn chân BM. ThS. Kỳ

Page 77: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 77

17g15 Miệng, răng, lưỡi, tuyến nước bọt mũi – hầu GP BS. Hiếu

T6

19.10.18

7g30-9g15 GDTC 1-2

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TUẦN 7

T2

22.10.18

7g30-11g15

Unit 2: The Integumentary System

Bài 3: Bạn làm việc có bận rộn không

5D

13KY

ThS. Liên

ThS. Quyên

13g30-17g15

So sánh phân phối 4D TS. Anh Vũ

T3

23.10.18

7g30-11g15

(NL1) Chương 2: Phép biện chứng duy vật

(NL1) Chương 2: Phép biện chứng duy vật (tt)

Thảo luận

5D TS. Thủy

13g30-17g15

GP:Cơ mạc đầu mặt cổ, ĐM cảnh chung ngoài – trong, ĐM dưới đòn, hệ TM, bạch mạch đầu mặt cổ, Đám rối TK cổ

Mắt, tai, thanh quản, tuyến giáp

BM. GP

ThS. Toàn

T4

24.10.18

7g30-11g15

Unit 2: The Integumentary System

Bài 4: Quí danh của ông

5D

13KY

ThS. Liên

ThS. Quyên

13g30-17g15

Lập bảng tính bằng Excel 1. Tổng quan về Excel 2. Nhập dữ liệu có điều kiện 3. Hiệu chỉnh bảng tính 4. Định dạng có điều kiện 5. Hàm cơ bản trong Excel 6. Lọc và rút trích dữ liệu theo điều kiện 7. Thống kê dữ liệu theo điều kiện 8. Lập bảng thống kê 2 chiều 9. Vẽ và chỉnh sửa biểu đồ Column, Pie

4D ThS.

Nguyên Thiện

T5

25.10.18

7g30-11g15

(NL1) Thảo luận chương 2 5D TS. Thủy

13g30-17g15

GP: Tủy gia, hành, cầu, trung, tiểu não, gian não

BM. GP

ThS. Nghĩa

Page 78: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 78

Hình thể ngoài, trong của BCĐN, các não thất

T6

26.10.18

7g30-9g15 GDTC 1-3

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TUẦN 8

T2

29.10.18

7g30-11g15

Unit 2: The Integumentary System

Ôn tập: bài kiểm tra số 2

5D

13KY

ThS. Liên

ThS. Quyên

13g30-17g15

Tương quan và hồi quy 4D TS. Anh Vũ

T3

30.10.18

7g30-11g15

(NL1) Thảo luận chương 2 5D TS. Thủy

13g30-17g15

GP: Màng não, mạch não, Dịch não tủy

Hệ TK thực vật

12 đôi dây thần kinh sọ

BM. GP

ThS. Kỳ

GS. Cường

T4

31.10.18

7g30-11g15

Unit 2: The Integumentary System

Bài 5: Tôi xin được giới thiệu một chút

5D

13KY

ThS. Liên

ThS. Quyên

13g30-17g15

Thiết kế bài trình chiếu Powerpoint 1. Giới thiệu 2. Nguyên tắc làm slide 3. Giao diện PowerPoint 2016 4.Theme 5. Tạo một Presentation 8.Làm việc với Slide 9. Làm việc với Text 10. Làm việc với Object 11. Slide Master 12. Hyperlinks và Action Buttons 13. Tạo hiệu ứng trong bài trình chiếu 7. Kỹ thuật trình chiếu 14. Đóng gói và in ấn.

4D ThS.

Nguyên Thiện

T5

01.11.18

7g30-11g15

(NL1) Kiểm tra giữa kỳ 5D TS. Thủy

13g30- GP: Xương cơ thân mình, cơ hoành, ống bẹn BM. ThS. Khôi

Page 79: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 79

17g15 Trung thất, phổi, màng phổi, tim GP

T6

02.11.18

7g30-9g15 GDTC 1-4

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TUẦN 9

T2

05.11.18

7g30-11g15

Unit 3: The Skeletal System

Bài 6: sinh nhật của bạn là ngày tháng năm nào

5D

13KY

ThS. Liên

ThS. Quyên

13g30-17g15

T3

06.11.18

7g30-11g15

(NL1) Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử 5D TS. Thủy

13g30-17g15

GP: Gan, lách, dạ dày, tá tụy

Ruột non, ruột già, ĐC mạc treo, tràng trên, tràng dưới

BM. GP

TS. Hải

T4

07.11.18

7g30-11g15

Unit 3: The Skeletal System

Ôn tập: bài kiểm tra số 3

5D

13KY

ThS. Liên

ThS. Quyên

13g30-17g15

Hướng dẫn sử dụng eLearning ĐHYD TP. HCM Thực tập bàn phím Typing Master Quản lý tập tin trên Windows 7 1.Thực hành quản lý cửa sổ chương trình 2. Thực hành gõ Tiếng Việt 3. Thực hành Control Panel 4. Thực hành quản lý Folder 5. Thực hành tạo tập tin 6. Thực hành tìm kiếm tập tin 7. Thực hành vẽ sơ đồ với Microsoft Paint

PM 3B

ThS. Bích Vân

T5

08.11.18

7g30-11g15

(NL1) Thảo luận chương 3 5D TS. Thủy

13g30-17g15

GP: Phúc mạc Thận, tuyến thượng thận, Niệu quản, Bàng quang, niệu đạo, đáy chậu

BM. GP

PGS. Hải

ThS. Nghĩa

T6 7g30- GDTC 1-5 Sân Bm. GDTC

Page 80: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 80

09.11.18 9g15 K. Dược

13g30-17g15

T7

10.11.18 7g30

THI LẦN 1

XÁC SUẤT THỐNG KÊ

4C

4D BM. TOÁN

TUẦN 10

T2

12.11.18

7g30-11g15

Unit 3: The Skeletal System

Bài 7: Nhà bạn có mấy người

5D

13KY

ThS. Liên

ThS. Quyên

13g30-17g15

T3

13.11.18

7g30-11g15

(NL1) Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử (tt)

Thảo luận

5D TS. Thủy

13g30-17g15

Trình bày văn bản dùng Word 2016 1. Quản lý tập tin Word 2016 2. Định dạng trang tài liệu trong Word 2016. 3. Tìm kiếm và thay thế văn bản trong tài liệu. 4. Chèn các ký tự đặc biệt vào văn bản. 5. Định dạng đoạn văn bản. 6. Kẻ khung và tô màu nền cho văn bản.

PM 3B

ThS. Bích Vân

T4

14.11.18

7g30-11g15

Unit 4: The Muscular System

Bài 8: bây giờ là mấy giờ

5D

13KY

ThS. Liên

ThS. Quyên

13g30-17g15

T5

15.11.18

7g30-11g15

(NL1) Thảo luận chương 3

Ôn tập 5D TS. Thủy

13g30-17g15 GP: Sinh dục nam, sinh dục nữ

BM. GP

ThS. Vĩnh

T6

16.11.18

7g30-9g15 GDTC 1-6

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-

Page 81: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 81

17g15

TUẦN 11

T2

19.11.18

7g30-11g15

Unit 4: The Muscular System

Bài 9: Bạn sống ở đâu

5D

13KY

ThS. Liên

ThS. Quyên

13g30-17g15

T3

20.11.18

7g30-11g15

(NL2- KTCT) Chương 4: Học thuyết giá trị 5D TS. Trần

Phiên

13g30-17g15

Trình bày văn bản dùng Word 2016 8. Ngắt trang, ngắt dòng. 9. Chèn văn bản từ tập tin Word khác. 10. Thực hành viết tốc ký AutoText và cách sử dụng AutoText. 11. Định dạng Tab. 12. Đánh số đầu đoạn. 13. Thực hành chia cột văn bản.

PM 3B

ThS. Bích Vân

T4

21.11.18

7g30-11g15

Unit 4: The Muscular System

Tổng ôn tập

5D

13KY

ThS. Liên

ThS. Quyên

13g30-17g15

T5

22.11.18

7g30-11g15

(NL2- KTCT) Thảo luận chương 4 5D TS. Trần

Phiên

13g30-17g15

GP: Phổ biến nội qui Xương khớp chi trên Vùng nách, vùng cánh tay Khuỷu, vùng cẳng tay, bàn tay

BM. GP

ThS. Khôi

BS. Hiếu

KTV Nhựt

NCV Minh, Khiêm

T6

23.11.18

7g30-9g15 GDTC 1-7

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TUẦN 12

T2 7g30- Revision – Sample test 5D ThS. Liên

Page 82: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 82

26.11.18 11g15 Bài kiểm tra số 4 13KY ThS. Quyên

13g30-17g15

GP:Xương khớp chi dưới

Vùng: mông, đùi sau, kheo, đùi trước trong

Vùng cẳng chân, bàn chân

BM. GP

ThS. Kỳ

BS. Hiếu

CN. Ninh

NCV Tân, Linh

T3

27.11.18

7g30-11g15

(NL2- KTCT) Chương 5: Học thuyết giá trị thặng dư

5D TS. Trần

Phiên

13g30-17g15

Trình bày văn bản dùng Word 2016 14. Thực hành chèn bảng. 15. Chèn các đối tượng đồ họa. 16. Hiệu chỉnh các đối tượng đồ họa.

Lập bảng tính bằng Excel 1. Nhập dữ liệu có điều kiện 3. Hiệu chỉnh bảng tính 4. Định dạng có điều kiện

PM 3B

ThS. Bích Vân

ThS. Nguyên Thiện

T5

29.11.18

7g30-11g15

(NL2- KTCT) Thảo luận chương 5 5D TS. Trần

Phiên

13g30-17g15

GP: Xương đầu mặt, khớp TDH Cơ mạc đầu mặt cổ, ĐRTK cổ Các ĐM cảnh, ĐM dưới đòn

BM. GP

ThS. Nghĩa

BS. Hiếu

KTV Đời

NCV Minh, Khiêm

T6

30.11.18

7g30-9g15 GDTC 1-8

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T7

01.12.18 7g30 THI LẦN 1 NLCB CNML 1

4C

4D

BM. KHXHNV

TUẦN 13

T2

03.12.18

7g30-11g15

13g30- GP: Miệng, răng, lưỡi, tuyến nước bọt hầu BM. TS. Hải

Page 83: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 83

17g15 Mắt,tai

Mũi, thanh quản,tuyến giáp

GP ThS. Nghĩa

CN. Ninh

NCV Tân, Linh

T3

04.12.18

7g30-11g15

(NL2- KTCT) ) Chương 5: Học thuyết giá trị

thặng dư 5D

TS. Trần Phiên

13g30-17g15

5. Một số hàm cơ bản trong Excel 6. Lọc và rút trích dữ liệu theo điều kiện 7. Thống kê dữ liệu theo điều kiện

PM 3B

ThS. Nguyên Thiện

T5

06.12.18

7g30-11g15

(NL2- KTCT) Thảo luận chương 5 5D TS. Trần

Phiên

13g30-17g15 GP: Thi giữa kỳ

BM. GP

ThS. Kỳ

ThS. Nghĩa

BS. Hiếu

Các KTV

T6

07.12.18

7g30-9g15 GDTC 1-9

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T7

08.12.18

7g30 THI LẦN 1: NGOẠI NGỮ 1 4C

4D

BM. NGOẠI NGỮ

9g30 THI LẦN 2

XÁC SUẤT THỐNG KÊ 4C BM. TOÁN

TUẦN 14

T2

10.12.18

7g30-11g15

13g30-17g15

GP: Tủy gai, thân não, gian não, não thất 4.3, NT trên

Hình thể ngoài, trong của bán cầu đại não

Màng não, mạch não, DN tủy

12 đôi dây thần kinh sọ

BM. GP

ThS. Toàn

BS. Hiếu

KTV Đời

NCV Minh, Khiêm

Page 84: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 84

T3

11.12.18

7g30-11g15

(NL2- KTCT) Thảo luận chương 5 5D TS. Trần

Phiên

13g30-17g15

T4

12.12.18

7g30-11g15

13g30-17g15

8. Lập bảng thống kê 2 chiều 9. Vẽ và chỉnh sửa biểu đồ Column, Pie

PM 3B

ThS. Nguyên Thiện

T5

13.12.18

7g30-11g15

13g30-17g15

GP: Xương cơ thân mình Cơ hoành, ống bẹn Phổi, màng phổi Tim, trung thất

BM. GP

ThS. Nghĩa

BS. Hiếu

KTV Nhựt

NCV Tân, Linh

T6

14.12.18

7g30-9g15 GDTC 1-10

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TUẦN 15

T2

17.12.18

7g30-11g15

13g30-17g15

GP: Dạ dày, Lách

Tá tụy, Gan

Ruột non, ruột già, ĐM- TM màng treo

Phúc mạc

BM. GP

ThS. Kỳ

BS. Hiếu

CN. Ninh

NCV Minh, Khiêm

T3

18.12.18

7g30-11g15

(NL2- KTCT) Chương 6: Học thuyết về CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước

5D TS. Trần

Phiên

13g30-17g15

Báo cáo chuyên đề bằng Powerpoint: 1. Nguyên tắc trình bày slide trong báo cáo

PM 3B

ThS. Phượng

Page 85: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 85

khoa học, xây dựng kịch bản bài báo cáo. 2. Làm việc với Slide: tạo mới, xóa, di chuyển, sao chép 3. Làm việc với Text: Font, Paragraph, Format Painter. 4. Làm việc với Objects: bảng (table), biểu đồ (chart), sơ đồ tổ chức (diagram), tạo ghi chú cho hình (callout), chèn hình (pictures), chèn âm thanh (audio), chèn video.

Liên

T5

20.12.18

7g30-11g15

(NL2- KTCT) Thảo luận chương 6

Kiểm tra 5D

TS. Trần Phiên

13g30-17g15

GP: Thận, tuyến thượng thận, NQ,BQ, Đáy châu, NĐ Cơ quan sinh dục nam Cơ quan sinh dục nữ

BM. GP

ThS. Vĩnh

ThS. Nghĩa

KTV Đời

NCV Tân, Linh

T6

21.12.18

7g30-9g15 GDTC 1-11

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TUẦN 16

T3

25.12.18

7g30-11g15

(NL2- CNXHKH) Chương 7: Sứ mệnh lịch

sử của GCCN và CM 5D ThS. Hoa

13g30-17g15

T4

26.12.18

7g30-11g15

13g30-17g15

5. Slide Master: Tạo tính thuần nhất của các slide trong báo cáo. 6. Hyperlink: Tạo liên kết trong báo cáo 7. Ứng dụng Animation trong các bài thuyết trình về y khoa 8. Lưu trình diễn với nhiều dạng khác nhau.

PM 3A

ThS. Phượng

Liên

T5 7g30-11g15

(NL2- CNXHKH) Thảo luận chương 7 5D ThS. Hoa

Page 86: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 86

27.12.18 13g30-17g15

T6

28.12.18

7g30-9g15 GDTC 1-12

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TUẦN 17

T3

01.01.19

7g30-11g15

NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH

13g30-17g15

T5

03.01.19

7g30-11g15

(NL2- CNXHKH) Chương 8: Những vấn đề chính trị - xã hội trong tiến trình CMXHCN

5D ThS. Hoa

13g30-17g15

T6

04.01.19

7g30-9g15 GDTC 1-13

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

THI LẦN 1: TIN HỌC PM 3A

BM. TIN HỌC

T7

05.01.19

7g30 THI LẦN 2: NLCB CNML 1 4C BM.

KHXHNV

9g30 THI LẦN 2: NGOẠI NGỮ 1 BM. NN

BM. NGOẠI NGỮ

TUẦN 18

T3

08.01.19

7g30-11g15

(NL2- CNXHKH) Thảo luận chương 8

Kiểm tra 30% 5D ThS. Hoa

13g30-17g15

THI LẦN 1: GIẢI PHẪU BM. GIẢI

PHẪU

T5 7g30-11g15

(NL2- CNXHKH) Chương 9: Triển vọng của CNXH và hiện thực

5D ThS. Hoa

Page 87: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 87

10.01.19 13g30-17g15

T6

11.01.19

7g30-9g15 GDTC 1-14

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T6

12.01.19 9g30

THI LẦN 1: NLCB CNML 2

(KINH TẾ CHÍNH TRỊ)

6C

6D

5D

BM. KHXHNV

TUẦN 19

T3

15.01.19

7g30-11g15

(NL2- CNXHKH) Thảo luận chương 9

Ôn tập 5D ThS. Hoa

13g30-17g15

T6

18.01.19

7g30-9g15 GDTC 1-15

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TUẦN 20

T5

24.01.19

7g30 THI LẦN 1: NLCB CNML 2 5C

5D

BM. KHXHNV

13g30-17g15

T6

25.01.19

7g30-11g15

13g30-17g15

THI LẦN 2: TIN HỌC PM 3B

BM. TIN HỌC

TỪ 28/01/2019 ĐẾN 15/02/2019: NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN

TUẦN 21

T2 7g30- Nhiệt học 5C ThS. Minh

Page 88: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 88

18.02.19 11g15 Huyền

13g30-17g15

T3

19.02.19

7g30-9g15

GDTC 2-1

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TT. Tin học ứng dụng 1 PM 3A

Bm. Tin học

T4

20.02.19

7g30-11g15

Hệ thống sinh giới (tự học) Các đơn vị phân loại hệ thống sinh giới(tự học) Cách viết tên khoa học của một loài sinh vật (tự học) Đặcđiểm một số ngành thuộc Prokaryote và Eukaryote Cấu trúc và chức năng của tế bào Eukaryote Màng sinh chất Khoảng ngoài, bề mặt và chỗ nối của tế bào động vật và thực vật Các bào quan

5C CN. Phương

Thanh

13g30-17g15

T5

21.02.19

7g30-9g15

GDTC 2-2

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T6

22.02.19

7g30-11g15

Cấu tạo nguyên tử 5C ThS. Trinh

13g30-17g15

T7

23.02.19 7g30 THI LẦN 2: NLCB CNML 2 4C

BM. KHXHNV

CN

24.02.19 9g30

THI LẦN 2: NLCB CNML 2

(KINH TẾ CHÍNH TRỊ) 5A

BM. KHXHNV

Page 89: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 89

TUẦN 22

T2

25.02.18

7g30-11g15

Nhiệt học 5C ThS. Minh

Huyền

13g30-17g15

THI LẦN 2: GIẢI PHẪU BM. GIẢI

PHẪU

T3

26.02.19

7g30-9g15

GDTC 2-3

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TT. Tin học ứng dụng 2 PM 3A

Bm. Tin học

T4

27.02.19

7g30-11g15

Các bào quan (tt) Bộ xương tế bào Nhân Sự phân bào Chu kỳ tế bào – Phân bào nguyên nhiễm Phân bào giảm nhiễm- Sự phát sinh giao tử ở động vật có xương sống

5C

TS. Uyên Chi

ThS. Khánh Linh

13g30-17g15

T5

28.02.19

7g30-9g15

GDTC 2-4

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T6

01.03.19

7g30-11g15

Cấu tạo phân tử 5C ThS. Trinh

13g30-17g15

TUẦN 23

T2

04.03.19

7g30-11g15

Điện sinh học 5C ThS. Việt

Hương

13g30-17g15

T3 7g30-9g15

GDTC 2-5 Sân

K. Bm. GDTC

Page 90: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 90

05.03.19 Dược

13g30-17g15

TT. Tin học ứng dụng 3 PM 3A

Bm. Tin học

T4

06.03.19

7g30-11g15

Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ tế bào Sự chết tế bào có chương trình Sự vận động của tế bào

5C ThS. Khánh

Linh

13g30-17g15

T5

07.03.19

7g30-9g15

GDTC 2-6

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T6

08.03.19

7g30-11g15

Nhiệt hóa 5C PGS. Hoài

13g30-17g15

TUẦN 24

T2

11.03.19

7g30-11g15

Điện sinh học 5C ThS. Việt

Hương

13g30-17g15

T3

12.03.19

7g30-9g15

GDTC 2-7

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TT. Tin học ứng dụng 4 PM 3A

Bm. Tin học

T4

13.03.19

7g30-11g15

Sự vận chuyển chất qua màng tế bào Điện thế màng

5C TS. Hồng

Nhung

13g30-17g15

T5

14.03.19

7g30-9g15

GDTC 2-8

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

Page 91: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 91

13g30-17g15

T6

15.03.19

7g30-11g15

Động hóa 5C PGS. Hoài

13g30-17g15

TUẦN 25

T2

18.03.19

7g30-11g15

Quang sinh học 5C KS. Phú

Doãn

13g30-17g15

T3

19.03.19

7g30-9g15

GDTC 2-9

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TT. Tin học ứng dụng 5 PM 3A

Bm. Tin học

T4

20.03.19

7g30-11g15

Sự truyền thông tin giữa các tế bào KIỂM TRA GIỮA KỲ Loài người và môi trường ngoại cảnh

5C

ThS. Khánh Linh

ThS. Quốc Sử

13g30-17g15

T5

21.03.19

7g30-9g15

GDTC 2-10

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T6

22.03.19

7g30-11g15

Dung dịch 5C ThS. Thúy

13g30-17g15

TUẦN 26

T2 7g30-11g15

Quang sinh học 5C KS. Phú

Doãn

Page 92: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 92

25.03.19 13g30-17g15

T3

26.03.19

7g30-9g15

GDTC 2-11

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TT. Tin học ứng dụng 6 PM 3A

Bm. Tin học

T4

27.03.19

7g30-11g15

Sinh học phát triển Quá trình phát triển cá thể Quá trình phát triển cá thể động vật Cơ chế điều khiển sự phát triển cá thể ở giai đoạn phôi và các nhân tố ảnh hưởng lên sự phát triển phôi

5C ThS. Lệ

Uyên

13g30-17g15

T5

28.03.19

7g30-9g15

GDTC 2-12

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T6

29.03.19

7g30-11g15

Dung dịch – Điện hóa 5C ThS. Thúy

13g30-17g15

TUẦN 27

T2

01.04.19

7g30-11g15

Cơ học 5C ThS. Đức

Ánh

13g30-17g15

T3

02.04.19

7g30-9g15

GDTC 2-13

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TT. Tin học ứng dụng 7 PM 3A

Bm. Tin học

Page 93: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 93

T4

03.04.19

7g30-11g15

Tế bào gốc - Ứng dụng và triển vọng Cơ sở phân tử của sự di truyền (DNA, RNA, protein)

5C ThS. Lệ

Uyên

13g30-17g15

T5

04.04.19

7g30-9g15

GDTC 2-14

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T6

05.04.19

7g30-11g15

Đồng phân 5C TS. Thu

13g30-17g15

TUẦN 28

T2

08.04.19

7g30-11g15

Cơ học 5C ThS. Đức

Ánh

13g30-17g15

T3

09.04.19

7g30-9g15

GDTC 2-15

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TT. Tin học ứng dụng 8 PM 3A

Bm. Tin học

T4

10.04.19

7g30-11g15

Các quá trình sinh học ở mức phân tử (tái bản DNA, phiên mã, dịch mã) Kiểm soát biểu hiện gene Epigenetics

5C

ThS. Khánh Linh

TS. Hồng Nhung

13g30-17g15

T5

11.04.19

7g30-9g15

GDTC 3-1

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

Page 94: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 94

T6

12.04.19

7g30-11g15

Đồng phân 5C TS. Thu

13g30-17g15

TUẦN 29

T2

15.04.19

7g30-11g15

NGHỈ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

13g30-17g15

T3

16.04.19

7g30-9g15

GDTC 3-2

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T4

17.04.19

7g30-11g15

Đột biến gene và một số bệnh phân tử Sự biểu hiện tính trạng của gene Sự di truyền của các nhóm máu

5C TS. Hồng

Nhung

13g30-17g15

T5

18.04.19

7g30-9g15

GDTC 3-3

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T6

19.04.19

7g30-11g15

Nhóm chức hữu cơ

Kiểm tra 30% 5C TS. Trung

13g30-17g15

TUẦN 30

T3

23.04.19

7g30-9g15

GDTC 3-4

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

Page 95: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 95

T4

24.04.19

7g30-11g15

Bệnh học nhiễm sắc thể Nhiễm sắc thể giới tính và một số vấn đề liên quan đến giới tính

5C ThS. Quốc

Sử

13g30-17g15

T5

25.04.19

7g30-9g15

GDTC 3-5

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T6

26.04.19

7g30-11g15

Hợp chất tự nhiên 5C TS. Trung

13g30-17g15

TUẦN 31

T3

30.04.19

7g30-17g15

LỄ 30/04

T4

01.05.19

7g30-17g15

LỄ 01/5

T5

02.05.19

7g30-9g15

GDTC 3-6

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T6

03.05.19

7g30-11g15

Vô cơ 5C ThS. Vũ

13g30-17g15

TUẦN 32

T3

07.05.19

7g30-9g15

GDTC 3-7

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

Page 96: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 96

T4

08.05.19

7g30-11g15

Một số phương pháp nghiên cứu di truyền ở người Nguyên tắc của một số kỹ thuật sinh học phân tử cơ bản ứng dụng trong y học

5C

ThS. Khánh Linh

TS. Uyên Chi

13g30-17g15

T5

09.05.19

7g30-9g15

GDTC 3-8

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TUẦN 33

T3

14.05.19

7g30-9g15

GDTC 3-9

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T5

16.05.19

7g30-9g15

GDTC 3-10

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

TUẦN 34

T3

21.05.19

7g30-9g15

GDTC 3-11

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T5

23.05.19

7g30-9g15

GDTC 3-12

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

Page 97: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 97

TUẦN 35

T3

28.05.19

7g30-9g15

GDTC 3-13

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

T5

30.05.19

7g30-9g15

GDTC 3-14

Sân

K. Dược

Bm. GDTC

13g30-17g15

Page 98: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trang 98

MỤC LỤC

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO ......................................................................................................... 3 1.1. Mục tiêu chung ................................................................................................................ 3 1.2. Mục tiêu đào tạo chuyên ngành BS YHCT năm thứ 1 .................................................... 3

2. CƠ SỞ ĐẢM BẢO ĐÀO TẠO ............................................................................................ 3

2.1. Cơ sở giảng dạy lý thuyết ................................................................................................ 3

2.2. Cơ sở giảng dạy thực hành ............................................................................................... 3

3. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH (38 TÍN CHỈ) ........................................................................ 3 3.1. Chương trình mời giảng Khoa Khoa học cơ bản (34 tín chỉ) .......................................... 3 3.2. Chương trình mời giảng Khoa Y (4 tín chỉ) .................................................................... 4

4. THỜI GIAN THỰC HIỆN................................................................................................... 4

5. THỜI GIAN GIẢNG VÀ THI CÁC HọC PHẦN .............................................................. 5

6. CHƯƠNG TRÌNH LÝ THUYẾT CHI TIẾT..................................................................... 8

6.1. Giáo dục quốc phòng – an ninh ....................................................................................... 8

6.2. Ngoại ngữ 1 .................................................................................................................... 12

6.3. Xác suất – Thống kê y học ............................................................................................. 16

6.4. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ................................................... 22

6.5. Tin học ........................................................................................................................... 37

6.6. Giáo dục thể chất ........................................................................................................... 43

6.7. Lý sinh ........................................................................................................................... 48

6.8. Tin học ứng dụng ........................................................................................................... 51

6.9. Sinh học và di truyền ..................................................................................................... 56

6.10. Giải phẫu ...................................................................................................................... 64

6.11. Hóa học ........................................................................................................................ 71

7. LỊCH GIẢNG CHI TIẾT ................................................................................................... 75