më ®Çu - sở du lịch bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../quyhoachtainguyendulich.doc ·...

171
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Theo tổ chức lãnh thổ du lịch của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Định thuộc vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ. Tỉnh Bình Định có diện tích tự nhiên khoảng 6.050 km 2 , diện tích vùng lãnh hải khoảng 36.000 km 2 . Bình Định là một trong những địa phương có vị trí du lịch thuận lợi và tiềm năng du lịch tương đối toàn diện về tự nhiên và văn hóa. Nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trên tuyến du lịch xuyên Việt, trong không gian du lịch “Hành lang Đông - Tây” và là cửa ngõ của đại ngàn Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia ra biển Đông vì vậy Bình Định có vị trí du lịch quan trọng và thuận lợi để liên kết vùng phát triển du lịch. Với bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh như Quy Nhơn, Phương Mai, Tam Quan, Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Lương, Hải Giang, đảo Yến, bãi tắm Hoàng Hậu, Quy Hòa, bãi Dại, Tân Phụng,...Bình Định là một trong những địa phương giàu tiềm năng về du lịch biển, đảo. Bình Định, nơi núi non hùng vĩ đã ghi dấu bao chiến công hiển hách của người anh hùng dân tộc áo vải, cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ cuối thế kỷ XVIII và của quân và dân các dân tộc tỉnh Bình Định trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của thế kỷ XX để lại nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị cao về du lịch. Bình Định là mảnh đất có nhiều di tích rực rỡ của văn hóa Chăm Pa. Với 14 ngọn tháp Chăm, Bình Định là địa phương thứ 2 sau Quảng Nam sở hữu được nhiều tháp Chăm nhất nước ta. Những cụm tháp Chăm Bình Định đã đạt tới độ chín muồi của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, dung hòa được những 1

Upload: duongtuong

Post on 30-Jul-2018

212 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH

Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Theo tổ chức lãnh thổ du lịch của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Định thuộc vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ. Tỉnh Bình Định có diện tích tự nhiên khoảng 6.050 km2, diện tích vùng lãnh hải khoảng 36.000 km2.

Bình Định là một trong những địa phương có vị trí du lịch thuận lợi và tiềm năng du lịch tương đối toàn diện về tự nhiên và văn hóa.

Nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trên tuyến du lịch xuyên Việt, trong không gian du lịch “Hành lang Đông - Tây” và là cửa ngõ của đại ngàn Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia ra biển Đông vì vậy Bình Định có vị trí du lịch quan trọng và thuận lợi để liên kết vùng phát triển du lịch.

Với bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh như Quy Nhơn, Phương Mai, Tam Quan, Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Lương, Hải Giang, đảo Yến, bãi tắm Hoàng Hậu, Quy Hòa, bãi Dại, Tân Phụng,...Bình Định là một trong những địa phương giàu tiềm năng về du lịch biển, đảo.

Bình Định, nơi núi non hùng vĩ đã ghi dấu bao chiến công hiển hách của người anh hùng dân tộc áo vải, cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ cuối thế kỷ XVIII và của quân và dân các dân tộc tỉnh Bình Định trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của thế kỷ XX để lại nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị cao về du lịch.

Bình Định là mảnh đất có nhiều di tích rực rỡ của văn hóa Chăm Pa. Với 14 ngọn tháp Chăm, Bình Định là địa phương thứ 2 sau Quảng Nam sở hữu được nhiều tháp Chăm nhất nước ta. Những cụm tháp Chăm Bình Định đã đạt tới độ chín muồi của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, dung hòa được những phong cách nghệ thuật Chăm Pa và Khơme tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch.

Bình Định nơi truyền thống thượng võ, nuôi dưỡng và phát triển tài năng của nhiều danh nhân văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn...; là quê hương của các loại hình nghệ thuật nổi tiếng như: hát tuồng, dân ca bài chòi, các lễ hội truyền thống đặc trưng như lễ hội chợ Gò, lễ hội Đống Đa - Tây Sơn, lễ hội đô thị Nước mặn, lễ hội Đua thuyền, lễ hội Cầu ngư, lễ hội Đổ giàn.v.v…luôn hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu;

Văn hoá ẩm thực Bình Định với nhiều sản vật ẩm thực nổi tiếng đã trở thành nét văn hoá đặc sắc như bánh ít lá gai, nem chua Bình Định (nem chợ huyện), bún Song thằn,

1

Page 2: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

rượu Bàu Đá - thức uống được xếp vào hàng “Quốc tửu”,…Các làng nghề rượu Bàu Đá, mộc mỹ nghệ Nhơn Hậu, nón ngựa Phú Gia, làng rèn Tây Phương Danh, dệt thổ cẩm Hà Ri, gốm Vân Sơn, thảm xơ dừa Tam Quan,v.v...đang từng bước trở thành những sản phẩm hàng hóa hấp dẫn khách du lịch.

Trên cơ sở phát huy những lợi thế về tài nguyên và vị trí về du lịch, năm 2005 Quy hoạch điều chỉnh tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (sau đây gọi là Quy hoạch 2005) làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý phát triển du lịch trên địa bàn.

Cùng với tiến trình phát triển của du lịch cả nước, du lịch Bình Định đã đạt được những thành tựu đáng kể, có những đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đối với sự phát triển du lịch chung của cả nước. Du lịch Bình Định đang từng bước trở thành một trong những ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương.

Theo thống kê năm 2015, ngành Du lịch Bình Định đón hơn 2,6 triệu lượt khách, tăng 25% so với năm 2014 (trong đó khách du lịch quốc tế đạt gần 206 nghìn lượt, tăng 20% so với năm 2014; khách du lịch nội địa đạt gần 2,4 triệu lượt, tăng 25% so với năm 2014); doanh thu thuần túy từ du lịch đạt gần 1.037,5 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2014.

Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập và việc làm đã khăng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Ngành Du lịch Bình Định đã có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, đánh giá qua 10 năm phát triển (2005 - 2015) cho thấy du lịch Bình Định vẫn còn nhiều hạn chế; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa có giải pháp thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá để khăng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững.

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng trước hết là Quy hoạch 2005 được lập trong thời kỳ đầu phát triển của ngành du lịch, điểm xuất phát rất thấp, Luật du lịch Việt Nam chưa ra đời nên một số khái niệm, thuật ngữ chưa được xác định rõ và một số nội dung quy hoạch còn hạn chế, chưa theo kịp thực tế phát triển.

Những năm gần đây, xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch cả nước trong đó có du lịch Bình Định.

2

Page 3: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Việt Nam với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN, TPP…đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển.

Để nắm bắt những vận hội mới, hòa nhập với khu vực, năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; năm 2013 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho các địa phương trên cả nước trong đó có Bình Định lập quy hoạch phát triển ngành phù hợp với tiến trình phát triển chung.

Trước bối cảnh và xu hướng đó, những nội dung Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cần phải điều chỉnh với tầm nhìn dài hạn và mang tính đột phá để làm cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phù hợp với giai đoạn phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Theo đó, việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Định đến năm 2020 và có tầm nhìn 2030 là thực sự cần thiết.

II. CĂN CỨ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH

1. Căn cứ pháp lý

- Luật du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Luật di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009;

- Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH 12 ngày 17/6/2009;

- Luật 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;

- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

- Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”;

- Nghị quyết số 17/2001/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về quy hoạch sử sụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia;

3

Page 4: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”;

- Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Bình Định.

- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;    

- Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị định số 92/2007/NĐ - CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch;

- Nghị định số 04/2008//NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;

- Nghị định số 92/CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều tại Luật di sản văn hoá ;

- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và các Nghị quyết của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Bình Định;

- Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch;

- Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020;

4

Page 5: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Quyết định số 1436/2009/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam;

- Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1349/QĐ-TTg ngày 09/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; 

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển Giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020;

- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 2054/QĐ-TTg ngày 13/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

5

Page 6: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 495/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050;

- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch;

- Thông tư 01/2012/TT-BKH ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm dịnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Thông tư 05/2013/TT-BKH ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Quyết định số 2782/QĐ-BVHTTDL ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án "Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020";

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 và lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 - 2020;

- Quyết định số 138/QĐ-UBND ngày 26/12/2005 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 2078/QĐ-UBND ngày 27/6/2014 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

2. Các căn cứ khác

- Định hướng phát triển kinh kinh tế - xã hội và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020;

- Các báo cáo quy hoạch các ngành kinh tế và sản phẩm chủ yếu có liên quan trên địa bàn tỉnh;

6

Page 7: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2015; nhu cầu và xu thế phát triển du lịch quốc tế, khu vực và trong nước trong giai đoạn mới;

- Niên giám thống kê Bình Định và các kết quả nghiên cứu liên quan khác;

- Kết quả thực hiện Quy hoạch 2005 trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015.

III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH

1. Quan điểm

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cần đảm bảo:

- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định và Chiến lược phát triển ngành Du lịch Việt Nam, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Đảm bảo chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Bảo đảm tính khả thi cân đối cung và cầu du lịch.

- Phát huy lợi thế địa phương; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; đáp ứng nhu cầu du lịch.

2. Mục tiêu

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là bước cụ thể hoá Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, vùng Duyên hải Nam trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030; các định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVIII và lần thứ XIX, nhằm:

1) Xây dựng được hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Định một cách toàn diện về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và môi trường phù hợp với nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới;

2) Điều chỉnh và bổ sung các chỉ tiêu cụ thể, các định hướng và giải pháp phát triển du lịch làm cơ sở để lập các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn, các quy hoạch chi tiết và các dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020, 2030 đảm bảo tính khả thi, cân đối cung - cầu, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, phát huy thế mạnh, tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù góp phần đưa du lịch tỉnh Bình Định phát triển trở thành một trong những trọng điểm du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.

7

Page 8: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3. Nhiệm vụ và nội dung điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Căn cứ điều 19, Luật du lịch, nhiệm vụ và nội dung điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định bao gồm :

1) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch du lịch tỉnh Bình Định trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015;

2) Rà soát, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch và các nguồn lực phát triển du lịch;

3) Nhận định những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với phát triển du lịch quốc gia nói chung và du lịch tỉnh Bình Định nói riêng trong giai đoạn phát triển mới;

4) Điều chỉnh, bổ sung quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch, dự báo và luận chứng các phương án phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

5) Điều chỉnh tổ chức không gian du lịch; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch;

6) Điều chỉnh, bổ sung các khu vực ưu tiên đầu tư, các dự án ưu tiên đầu tư (về quy mô, nhu cầu vốn…); nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 làm cơ sở xây dựng các quy hoạch chi tiết và các dự án nhằm thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước về phát triển du lịch;

7) Đánh giá tác động môi trường và đề xuất một số vấn đề về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch góp phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững;

8) Điều chỉnh, bổ sung các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.

IV. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được sử dụng tổng hợp các phương pháp truyền thống sau:

1. Phương pháp thực địa

Bao gồm các khảo sát, thu thập thông tin, tư liệu về tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch 2005 và tính toán điều chỉnh dự báo và các định hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

2. Phương pháp tổng hợp, phân tích

Tổng hợp, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém và nguyên nhân, cấp nhật các xu hướng phát triển du lịch của khu vực và thế giới trong hoàn cảnh mới từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Định trong giai đoạn tiếp theo phù hợp tình hình, nhiệm vụ của giai đoạn phát triển mới.

8

Page 9: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3. Phương pháp chuyên gia

Tham vấn ý kiến đánh giá của chuyên gia ở Trung ương và địa phương trong lĩnh vực du lịch cũng như các lĩnh vực liên quan dưới các hình thức hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

4. Phương pháp kế thừa

Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đề án có liên quan trên địa bàn và mô hình phát triển du lịch của một số địa phương có điều kiện tự nhiên tương tự. Trong phương pháp này, đặc biệt kế thừa những kết quả của Quy hoạch 2005, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn phát triển mới.

5. Phương pháp sơ đồ, bản đồ

Sử dụng phần mềm hệ thống thông tin địa lý MapInfo xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch.

9

Page 10: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

PHẦN THỨ NHẤTĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2005 – 2015

CHƯƠNG I:NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU

LỊCH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Quan điểm phát triển

1. Quy hoạch phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến 2010, định hướng 2020 và định hướng phát triển khu vực trọng điểm kinh tế miền Trung.

2. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh phát triển du lịch; coi trọng cả khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế; mở rộng kinh doanh du lịch phải kết hợp chặt chẽ với đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái bền vững; đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch để đến năm 2010 trở thành ngành kinh tế quan trọng.

3. Phát triển du lịch phải gắn liền với phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội khác. Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm; tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, hồ, núi; du lịch văn hoá lịch sử tạo ra ưu thế vượt trội, xây dựng du lịch Bình Định trở thành trọng điểm du lịch quốc gia.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung: Phát triển nhanh và bền vững để đến năm 2010 du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu chung của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Định theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xứng đáng với vai trò là một tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu:

2.2.1. Khách du lịch

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2015 2020Tổng Lượt khách 380.000 917.000 1.520.000 2.085.000Khách quốc tế Lượt khách 32.000 67.000 120.000 176.000Ngày lưu trú trung bình Ngày 1,7 2,0 2,2 2,4Khách nội địa Lượt khách 348.000 849.000 1.400.000 1.908.000Ngày lưu trú trung bình Ngày 1,6 1,8 2,0 2,2

10

Page 11: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Tốc độ tăng trưởng trung bình khách quốc tế giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010: 16,07%/năm; giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020: 10,1%/năm; Tốc độ tăng trưởng trung bình khách nội địa giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010: 19,54%/năm; giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020: 8,43%/năm.

Mức chi tiêu trung bình 1 khách du lịch trong 1 ngày đêm:

- Khách quốc tế: giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010: 90 USD; giai đoạn từ năm 2010 - 2015: 100 USD; giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020: 120 USD

- Khách nội địa: giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010: 24 USD; giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015: 30 USD; giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020: 40 USD.

2.2.2. Tổng thu từ du lịch: Năm 2010 đạt 48,83 triệu USD (1.000 tỷ đồng theo giá hiện hành); năm 2015 đạt 110,4 triệu USD (2.370 tỷ đồng); năm 2020: 218,76 triệu USD (4.700 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng trung bình thu từ du lịch giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010: 19,48%/năm; giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020: 16,18%/năm.

2.2.3. Cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2010 đạt 2.493 buồng; năm 2015 đạt 5.029; năm 2020: 7.609, công suất buồng 60, 65, 70%

2.2.4. Lao động ngành du lịch: Năm 2010 đạt 10.124 lao động trong đó có 3.164 lao động trực tiếp; năm 2015 đạt 20.346 lao động trong đó có 6.358 lao động trực tiếp; năm 2020 đạt 30.877 lao động trong đó có 9.649 lao động trực tiếp.

II. CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH

1. Thị trường khách du lịch

1.1. Thị trường truyền thống:

- Thị trường quốc tế: Tây Âu; Bắc Mỹ; Đông Bắc Á.

- Thị trường nội địa: Nội tỉnh; các tỉnh miền Trung; các tỉnh phía Nam.

1.2. Thị trường mục tiêu:

Gồm: Thị trường Trung Quốc; Thị trường ASEAN; Thị trường khu vực Bắc Bộ.

1.3. Thị trường tiềm năng:

Thị trường Nga; Thị trường Australia.

2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch

1) Du lịch sinh thái biển, đảo; 2) Du lịch văn hoá, lịch sử; 3) Du lịch Thương mại; 4) Du lịch làng nghề; 5) Du lịch lễ hội; 6) Du lịch võ thuật; 7) Du lịch thăm thân.

11

Page 12: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3. Phát triển du lịch theo lãnh thổ

3.1. Cụm du lịch:

3.1.1. Cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận: Sản phẩm du lịch tiêu biểu là: Du lịch tắm biển, thể thao nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; Du lịch mạo hiểm, biển, đảo; Du lịch tham quan các di tích kiến trúc tôn giáo, lịch sử; Du lịch tham quan các danh thắng...; Trung tâm dịch vụ; Trung tâm hội nghị, hội thảo, hội chợ.

3.1.2. Cụm du lịch Tây Sơn - An Nhơn và phụ cận: Sản phẩm du lịch tiêu biểu là: Du lịch tham quan các di tích lịch sử; Du lịch tham quan các di tích văn hoá nghệ thuật; Du lịch làng nghề; Du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh...; Du lịch lễ hội; Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

3.1.3. Cụm du lịch Hoài Nhơn và phụ cận: Sản phẩm du lịch tiêu biểu là: Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển…; Du lịch làng nghề; Du lịch ẩm thực; Vui chơi giải trí; Du lịch tham quan di tích lịch sử; Trung tâm dịch vụ của vùng phía Bắc tỉnh.

Ngoài ra còn cụm du lịch Định Bình - Vĩnh Sơn - Đông Trường Sơn với sản phẩm du lịch tiêu biểu là: Du lịch thể thao (bơi, chèo thuyền...), nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; leo núi, mạo hiểm; tham quan các di tích lịch sử cách mạng; tham quan phong cảnh,...

3.2. Trung tâm du lịch:

3.2.1. Thành phố Quy Nhơn: Vai trò là trung tâm du lịch của toàn tỉnh, là thành phố du lịch biển trong hệ thống du lịch Việt Nam.

3.2.2. Điểm tập trung dịch vụ du lịch Bồng Sơn: Là hạt nhân cụm du lịch Hoài Nhơn - Bồng Sơn và phụ cận.

Ngoài ra còn có hai địa điểm tập trung dịch vụ du lịch là Trung tâm Tây Sơn (hạt nhân là khu di tích Tây Sơn) và thị trấn Vĩnh Sơn.

3.3. Điểm du lịch

3.3.1. Điểm du lịch văn hoá, lịch sử: Di tích Tây Sơn – Bảo tàng Quang Trung; Thành Đồ Bàn; Hệ thống các tháp Chàm; Chùa Thập Tháp; Chùa Long Khánh.

3.3.2. Điểm du lịch tự nhiên: Ghềnh Ráng,Núi Bà, Bán đảo Phương Mai, Đầm Thị Nại, Hồ Núi Một, Thắng cảnh Hầm Hô, Suối nước nóng Hội Vân, Bãi biển Quy Nhơn.

3.3.3.Các điểm du lịch khác:

a) Gắn với tự nhiên: Các hồ đập Vĩnh Sơn, Định Bình; Đầm Trà ổ, vịnh Nước Ngọt; Đảo Nhơn Châu (Cù Lao Xanh);

b) Các di tích lịch sử cách mạng:

12

Page 13: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

. Căn cứ địa nghĩa quân Tây Sơn (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh);

. Khu căn cứ Núi Bà (Phù Cát);

. Di tích chiến thắng Đèo Nhông - Dương Liễu (Phù Mỹ);

. Di tích chiến thắng Đồi Mười (Hoài Nhơn);

. Di tích chiến thắng đèo An Khê (Tây Sơn);

. Khu di tích lịch sử Vạn Tường (xã Bình Hoà, huyện Tây Sơn);

. Chứng tích vụ thảm sát Nho Lâm (xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước);

. Chứng tích vụ thảm sát Gò Dài (xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn).

c) Các di tích lịch sử văn hoá:

. Đền thờ Đào Duy Từ (xã Hoà Thanh Tây, huyện Hoà Nhơn);

. Phế tích thành Chánh Mẫn (xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát);

. Mộ Hàn Mặc Tử (Gềnh Ráng - Quy Nhơn);

. Lăng Mai Xuân Thưởng (xã Bình Tường, huyện Tây Sơn);

. Mộ Đào Tấn; nhà lưu niệm Xuân Diệu.

3.4. Tuyến du lịch

3.4.1. Tuyến nội tỉnh: Tổ chức 3 tuyến du lịch chính:

Tuyến 1 (Tuyến ven biển): Tam Quan, Đề Ghi, Quy Nhơn đến Sông Cầu.

Tuyến 2: Tuyến Du lịch Quy Nhơn – Tây Sơn – Anh Nhơn – Vĩnh Thạnh.

Tuyến 3: Tuyến dọc Quốc lộ 1 A.

3.4.2. Các tuyến liên tỉnh:

- Quy Nhơn - Pleiku - Kon Tum - Quảng Ngãi - Quy Nhơn.

- Quy Nhơn - Pleiku - Buôn Mê Thuột - Nha Trang - Tuy Hoà - Quy Nhơn.

- Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị - Quảng Bình - Quy Nhơn.

- Quy Nhơn - Tuy Hoà - Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt.

- Quy Nhơn - Hà Nội / thành phố Hồ Chí Minh.

3.4.3. Tuyến du lịch quốc tế:

- Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị - Lao Bảo - Nam Lào - Đông Bắc Thái Lan - các nước khu vực.

13

Page 14: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Quy Nhơn - Pleiku - Kon Tum - Đắk Tô - Tân Cảnh - Nam Lào - Đông Bắc Thái Lan - các nước khu vực.

- Quy Nhơn - Pleiku - Cămpuchia...

4. Đầu tư phát triển du lịch

4.1. Các lĩnh vực đầu tư cụ thể

1) Đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch; 2) Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú và công trình phục vụ du lịch; 3) Đầu tư xây dựng các loại hình du lịch và các cơ sở vui chơi giải trí; 4) Đầu tư tu bổ, tôn tạo và bảo vệ các di tích văn hoá - lịch sử, khôi phục phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch; 5) Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ phục vụ du lịch; 6) Đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động du lịch khác.

4.2. Các khu vực ưu tiên đầu tư phát triển du lịch:

- Tuyến du lịch ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu;

- Tuyến du lịch Phương Mai - Núi Bà;

- Tuyến du lịch văn hoá - lịch sử - sinh thái Tây Sơn – An Nhơn.

4.3. Phân kỳ đầu tư và các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch

4.3.1. Phân kỳ đầu tư: Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 là 7.318 tỷ đồng, trong đó ngân sách khoảng 10%, vốn khác 90% được phân bổ cụ thể cho các giai đoạn như sau:

- Đến năm 2010: 4.214 tỷ đồng; trong đó vốn cho cơ sở hạ tầng: 2.115 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2010 – 2020: 4.819 tỷ đồng; trong đó vốn cơ sở hạ tầng:1.355 tỷ đồng.

4.3.2. Các dự án ưu tiên đầu tư: Bao gồm 21 dự án, trong đó có 7 dự án phát triển cơ sở hạ tầng; 14 dự án phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo danh mục ở bảng phụ lục 1.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Quy hoạch đề xuất 10 nhóm giải pháp: 1) Giải pháp tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch; 2) Giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch; 3) Đào tạo nguồn nhân lực; 4) Giải pháp về quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch; 5) Giải pháp về vốn và tài chính; 6) Giải pháp về cơ chế chính sách; 10) Giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ du lịch; 8) Giải pháp về sưu tầm, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, di tích lịch sử, văn hoá vật thể và phi vật thể; 9) Giải pháp về mở rộng hợp tác quốc tế và trong nước; 10) Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường.

14

Page 15: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHƯƠNG II:ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Khách du lịch

Với những lợi thế về vị trí, hệ thống giao thông và tài nguyên du lịch, trong đó nổi bật là tài nguyên du lịch biển, đảo...Bình Định được đánh giá là điểm đến quan trọng của du khách, đặc biệt là trên tuyến du lịch xuyên Việt trong thời gian gần đây.

Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015, cùng với sự tăng trưởng khách du lịch chung của cả nước, lượng khách du lịch đến Bình Định liên tục tăng với mức tăng trưởng tương đối cao. Số liệu thống kê cho thấy: Năm 2005, Bình Định đón được tổng cộng khoảng 380,3 nghìn lượt khách du lịch, trong đó có gần 28,5 nghìn lượt khách du lịch quốc tế (7,5%) và hơn 351,5 nghìn lượt khách nội địa; năm 2010 du lịch Bình Định đón được hơn 971 nghìn lượt khách du lịch, trong đó khoảng 79 nghìn lượt khách quốc tế (8,1%) và hơn 892 nghìn lượt khách nội địa; năm 2015 đón hơn 2,6 triệu lượt trong đó có gần 206 nghìn lượt khách quốc tế (chiếm khoảng 7,9%) và 2,4 triệu lượt khách nội địa. Với thực trạng phát triển trên, tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch đạt được qua các giai đoạn phát triển như sau:

- Từ năm 2005 đến năm 2010: Đạt tốc độ tăng trưởng 20,62%/năm; trong đó khách quốc tế: 22,62%/năm; khách nội địa: 20,47%/năm.

- Từ năm 2011 đến năm 2015: Đạt tốc độ tăng trưởng 21,0%; trong đó khách quốc tế: 27%/năm; khách nội địa: 20,43%/năm.

- Tính chung cả giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015: Đạt tốc độ tăng trưởng 21,0%; trong đó khách quốc tế; 24,6%: khách nội địa: 20,44%

Mức tăng trên đạt vào loại cao so với các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước (Theo thống kê du lịch cả nước, các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đạt mức trung bình 17%/năm, cả nước đạt xấp xỉ 15%/năm).

Thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế tăng từ 1,7 ngày năm 2005 lên 1,9 ngày năm 2010 và 2,1 ngày năm 2015. Thời gian lưu trú trung bình của khách nội địa tăng từ 1,2 ngày năm 2005 lên xấp xỉ 1,5 ngày năm 2010 và năm 2015.

Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế tăng từ 570.000 VND (tương đương 35 USD) người/ngày đêm năm 2005 lên 900.000 VNĐ (45 USD) người/ngày đêm năm 2010 và khoảng 1.500.000 đồng đến 1.700.000 đồng (tương đương 75 USD đến 85 USD) người/ngày đêm năm 2015. Mức chi tiêu bình quân của khách nội địa tăng từ

15

Page 16: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

210.000 đồng người/ngày đêm năm 2005 lên 400.000 VNĐ người/ngày đêm và khoảng 500.000 đồng đến 600.000 đồng (khoảng 25 USD đến 30 USD) năm 2015.

Mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế và nội địa đều đạt mức trung bình so với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (60 USD đến 80 USD khách quốc tế; 500.000 đồng đến 600.000 đồng của khách du lịch nội địa) và cao hơn mặt bằng chung cả nước.

Bảng 1. Các chỉ tiêu về khách du lịch tại Bình Định giai đoạn 2005 - 2015Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2015Tổng Lượt khách 380.300 971.000 2.602.000Khách quốc tế Lượt khách 28.500 79.000 205.950Ngày lưu trú trung bình Ngày 1,7 1,9 2,0Chi tiêu bình quân Đồng/người/ngày đêm 570.000 900.000 1.700.000Khách nội địa Lượt khách 351.800 892.000 2.396.050Ngày lưu trú trung bình Ngày 1,2 1,5 2Chi tiêu bình quân lưu trú Đồng/người/ngày đêm 210.000 400.000 600.000

Nguồn: TCDL và Sở VHTTDL Bình Định

So sánh với dự báo của Quy hoạch 2005:

1) Cho đến thời điểm năm 2015, lượng khách du lịch nói chung đến Bình Định đều đạt cao hơn khá nhiều so với dự báo của Quy hoạch. Ví dụ, trên thực tế đã đạt được 2,6 triệu lượt khách trong khi dự báo chỉ có hơn 1,5 triệu lượt (vượt gần 1,1 triệu, tương đương 70%). Trong đó:

- Lượng khách du lịch quốc tế đến Bình Định vượt so với dự báo khoảng 86 nghìn lượt, tương đương 72%. Tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 theo dự báo đạt 16,07%/năm, thực tế đạt 22,62%/năm; giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 dự báo gần 8,5%, thực tế đạt 27%.

- Lượng khách du lịch nội địa đạt cao hơn dự báo gần 1 triệu lượt, tương đương khoảng 71,5% (năm 2015 dự báo 1,4 triệu lượt, thực tế đạt gần 2,4 triệu). Tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch nội địa giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 theo dự báo đạt 19,54%/năm, thực tế đạt 20,47%/năm; giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 dự báo hơn 10%, thực tế đạt 20,5%.

2) Thời gian lưu trú trung bình và mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đạt thấp hơn dự báo. Thời gian lưu trú trung bình và mức chi tiêu bình quân một khách du lịch nội địa đạt tương đương dự báo của quy hoạch.

Sở dĩ có sự chênh lệch trên do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Đối với khách quốc tế: Quy hoạch 2005 chưa dự báo hết những thay đổi về xu hướng thị trường chung của du lịch thế giới, bên cạnh đó có những thay đổi tích cực về

16

Page 17: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

môi trường đầu tư, về phát triển loại hình và sản phẩm du lịch của tỉnh Bình Định trong thời gian qua.

- Đối với khách nội địa: Dự báo của Quy hoạch cũng chưa tính hết thị hiếu của khách nội địa và hiệu quả của các giải pháp kích cầu du lịch nội địa. Theo xu thế chung của cả nước, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, thời gian nghỉ nhiều hơn, nhu cầu du lịch tăng lên. Bên cạnh đó, du lịch biển cũng đang là thị hiếu của khách nội địa, phù hợp với điều kiện và khả năng cung cấp của Bình Định.

- Sự thay đổi của chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, giá cả thị trường,...ảnh hưởng đến các tính toán dự báo về thời gian và mức chi tiêu của khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế.

So sánh lượng khách du lịch đến Bình Định với các tỉnh trong vùng Nam Trung Bộ và cả nước cho thấy lượng khách du lịch đến với Bình Định thời gian qua đạt ở mức khá của cả nước và mức trung bình so với các tỉnh trong vùng. Cụ thể, lượng khách quốc tế đứng thứ 18/63 tỉnh thành; thứ 5/8 của vùng; khách nội địa thứ 22/63 tỉnh thành, thứ 4/8 của vùng (xếp trên cả Quảng Nam về thu hút khách du lịch nội địa).

2. Tổng thu từ du lịch

Tổng thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu từ khách du lịch chi trả trong thời gian đi du lịch. Các khoản chi gồm có chi cho dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại, mua sắm và cho các dịch vụ khác...Tổng thu trên được tính toán theo công thức sau:

Tổng thu = Số khách (người) x Thời gian lưu trú trung bình (ngày) x Mức chi tiêu bình quân (VNĐ/khách, ngày) và được tính cho từng loại khách quốc tế và nội địa.

Tuy nhiên, ở nước ta nói chung và Bình Định nói riêng, hệ thống thống kê chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch chưa tập hợp được một cách đầy đủ. Vì vậy, số liệu thống kê được thường thấp hơn thực tế đạt được rất nhiều.

Kết quả thống kê của ngành du lịch Bình Định và Tổng cục Du lịch cho thấy, cùng với sự tăng trưởng về lượng khách, nguồn thu từ du lịch của Bình Định giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 có mức tăng trưởng nhanh. Năm 2005, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 90 tỷ đồng (Theo cách tính của ngành ước khoảng 150 tỷ đồng), đến năm 2010 đạt hơn 260 tỷ đồng (Theo cách tính của ngành ước khoảng 670 tỷ đồng); 2015 đạt hơn 1.037,5 tỷ đồng (Theo cách tính của ngành ước khoảng 2.680 tỷ đồng).

Trong tổng nguồn thu năm 2015 (theo cách tính của ngành) đạt được gồm có:

- Tổng thu từ khách quốc tế: 700 tỷ đồng.

- Tổng thu từ khách nội địa: 1.980 tỷ đồng.

Mức tăng trưởng trung bình về tổng thu từ du lịch theo các mốc giai đoạn như sau:

17

Page 18: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Từ năm 2005 đến năm 2010: Đạt mức tăng trưởng xấp xỉ 24,6%/năm.

- Từ năm 2011 đến năm 2015: Đạt mức tăng trưởng 25%/năm.

- Tính chung cả thời kỳ từ năm 2005 đến năm 2015: Đạt mức tăng trưởng 24,8%/năm.

Cơ cấu nguồn thu từ các dịch vụ: Lưu trú đạt 332 tỷ đồng, chiếm 32% tổng doanh thu thuần túy; ăn uống đạt 425,4 tỷ đồng, chiếm 41%; vận chuyển lữ hành đạt 166 tỷ đồng, chiếm 16%; mua sắm hàng hóa, vui chơi giải trí và dịch vụ khác đạt 114 tỷ đồng, chiếm 11%. So với nhiều địa phương khác trên cả nước, cơ cấu nguồn thu đã có chuyển biến tích cực với tỷ trọng mua sắm hàng hóa tăng. Tuy nhiên, chưa có sự khác biệt nhiều với tình trạng chung của du lịch Việt Nam là chủ yếu thu từ ăn uống và lưu trú, thiếu nguồn thu từ dịch vụ đi kèm.

Kết quả về cơ cấu nguồn thu trên cho thấy, trong 4 yếu tố cần thiết của hoạt động du lịch (lưu trú, ẩm thực, giải trí và mua sắm) thì về dịch vụ lưu trú và ẩm thực ở Bình Định đạt tương đối tốt, nhưng về dịch vụ giải trí và mua sắm vẫn còn hạn chế (11%). Đây cũng là nguyên nhân cần phải khắc phục cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

So sánh với dự báo của Quy hoạch 2005: Tổng thu từ du lịch Bình Định năm 2010 thấp hơn khá nhiều so với dự báo (dự báo đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng nhưng thực tế chỉ đạt khoảng 670 tỷ đồng (260 tỷ đồng theo thống kê từ các cơ sở kinh doanh), tương đương khoảng 67% so với dự báo. Tuy nhiên, đến năm 2015, tổng thu đạt cao hơn dự báo (2.680 tỷ đồng so với 2.370 tỷ đồng).

Tốc độ tăng trưởng trung bình tổng thu từ du lịch theo dự báo giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010: 19,48%/năm trong khi thực tế đạt 24,6%/năm; giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020: 16,18%/năm, thực tế từ năm 2011 đến năm 2015 đạt 25%/năm.

So với mặt bằng chung của du lịch Việt Nam, tổng thu từ du lịch Bình Định đạt mức trung bình khá trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (đứng 5/8 tỉnh, thành phố trong vùng) và mức khá so với cả nước (20/63 tỉnh, thành cả nước).

3. Giá trị gia tăng (GDP) ngành du lịch

Theo thống kế của ngành du lịch địa phương, từ nguồn thu nhập trên, sau khi trừ các chi phí trung gian (lưu trú từ 10% đến 15%; ăn uống: 60% đến 65%; vận chuyển du lịch: 20% đến 25%; bán hàng lưu niệm: 65% đến 70%; dịch vụ khác: 15% đến 20%…), giá trị gia tăng du lịch Bình Định đạt khoảng 65% giá trị tổng thu từ du lịch.

4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gồm cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống và các tiện nghi phục vụ du lịch khác. Thời gian qua, được sự quan tâm của ngành du lịch tỉnh Bình Định

18

Page 19: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

nên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đã được quan tâm đầu tư phát triển đem lại hiệu quả nhất định cho công tác hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.

4.1. Cơ sở lưu trú

Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015, Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế đầu tư vào hệ thống cơ sở lưu trú du lịch để phát triển thêm về số lượng và nâng cao chất lượng cơ sở dịch vụ.

4.1.1. Về số lượng: Năm 2005 toàn tỉnh có 33 cơ sở lưu trú với 1.150 buồng, năm 2010 có 105 cơ sở lưu trú với 2.500 buồng và tính đến hết năm 2015 toàn tỉnh có 140 cơ sở với 3.200 buồng. Tốc độ tăng trưởng buồng lưu trú đạt 11,52%/năm, thấp hơn mặt bằng chung của vùng và cả nước.

Công suất sử dụng buồng trung bình năm 2005 đạt 50%, năm 2010 đạt gần 70% và năm 2015 đạt khoảng 68%.

4.1.2. Về chất lượng: Bên cạnh phát triển số lượng, chất lượng cơ sở lưu trú cũng được tăng lên đáng kể. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao với 577 buồng; 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao với 93 buồng; 16 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao với 578 buồng; 80 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao và một số cơ sở lưu trú khác với 1.952 buồng.

Thống kê cho thấy, so với quy hoạch 2005 số lượng khách sạn đạt 1 sao trở lên, trong đó đặc biệt số khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng đạt 4 sao tăng nhanh.

Số cơ sở lưu trú có quy mô trung bình chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể trong năm 2015, tỷ lệ cơ sở có quy mô lớn hơn 100 buồng chiếm 14%; quy mô từ 20 buồng đến 100 buồng chiếm 53%; quy mô nhỏ hơn 20 buồng chiếm 33%.

Đối với địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển như Bình Định, hệ thống cơ sở lưu trú hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.

So với dự báo của Quy hoạch 2005: Số lượng buồng lưu trú giữa thực tế và dự báo tương đối phù hợp trong giai đoạn đầu 2005 - 2010, đến giai đoạn sau dự báo cao hơn nhiều so với thực tế phát triển được. Cụ thể, năm 2010, số lượng buồng khách sạn vượt dự báo vượt 7 buồng (dự báo 2.493 buồng năm năm 2010, thực đạt 2.500 buồng), năm 2015 thực tế chỉ có 3.200 buồng, trong khi dự báo cần 5.030 buồng. Năm 2015 trong khi lượng khách vượt dự báo khá nhiều nhưng số buồng lưu trú lại ít hơn dự báo. Điều này chứng tỏ công suất sử dụng buồng cao hơn dự báo. Bên cạnh đó, khách du lịch không sử dụng dịch vụ lưu trú khá nhiều.

4.2. Cơ sở ăn uống

Các cơ sở ăn uống bao gồm nhà hàng, quán cà phê, quầy bar, quán ăn nhanh... Các tiện nghi này có thể nằm trong các cở sở lưu trú hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các

19

Page 20: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí nhằm phục vụ khách du lịch cũng như các tầng lớp dân cư địa phương.

Hiện tại, ở Bình Định có khoảng 25 nhà hàng phục vụ trong các khách sạn phục vụ các món ăn Á, Âu, ẩm thực vùng miền của Bình Định và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Ngoài hệ thống nhà hàng trong các khách sạn, các cơ sở ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan ở Bình Định những năm qua cũng đã phát triển tương đối nhanh. Đến nay, đã có hơn 70 cơ sở phục vụ các món ăn từ bình dân đến cao cấp. Tuy nhiên các nhà hàng này thường có quy mô nhỏ, khó có khả năng đón các đoàn khách lớn; bài trí của nhà hàng đơn giản, không có khu chế biến riêng biệt, món ăn chưa phong phú và vấn đề vệ sinh thực phẩm cũng chưa được quan tâm đúng mức.

4.3. Các tiện nghi và cơ sở phục vụ du lịch khác

Tính đến năm 2015, toàn tỉnh có 12 khu du lịch và nhiều điểm tham quan du lịch khác đang khai thác có hiệu quả; một số tiện nghi thể thao và chăm sóc sức khỏe trong các khách sạn (04 phòng tập thể hình, 16 cơ sở tắm hơi và massage, 03 điểm karaoke, 6 bể bơi), vui chơi giải trí, 31 phòng phục vụ hội nghị hội thảo, 12 trung tâm mua sắm phục vụ đa dạng hàng hóa trong và ngoài nước, hàng lưu niệm...Đây là những công trình và phương tiện dịch vụ góp phần hấp dẫn và tăng thời gian lưu trú của khách du lịch.

Các điểm du lịch như Ghềnh Ráng, Hầm Hô, Bảo tàng Quang Trung, Đài kính thiên,…đã triển khai các công tác tôn tạo, đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh và nâng cấp dịch vụ phục vụ đạt kết quả tốt trong công tác đón tiếp khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan trong các dịp lễ, tết và các sự kiện lớn và đón được lượng lớn khách du lịch trong những năm gần đây.

4.4. Hoạt động lữ hành

Năm 2015, toàn tỉnh có 25 đơn vị kinh doanh lữ hành (tăng 16 so với năm 2011), trong đó có 5 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 20 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 111 thẻ hướng dẫn viên du lịch (trong đó có 29 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và 82 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa) được cấp. Riêng trong năm 2015, có 21 thẻ hướng dẫn viên du lịch (trong đó có 8 thẻ quốc tế và 13 thẻ nội địa) đã được cấp.

5. Lao động ngành du lịch

5.1. Số lượng lao động

Lao động trực tiếp trong ngành du lịch tỉnh Bình Định năm 2005 có 1.112 lao động, đến năm 2010 tăng lên 2.593 lao động; năm 2015 đạt 4.050 lao động, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 16%/năm (giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 đạt mức tăng 18,45%/năm; giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 đạt mức 13,11%/năm. Cơ cấu lao

20

Page 21: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

động du lịch Bình Định hiện nay như sau:

- Lưu trú: làm việc trong 133 cơ sở lưu trú (khách sạn) có 2.405 người, chiếm 60% lực lượng lao động trong ngành.

- Lữ hành: Trong 20 đơn vị kinh doanh lữ hành có 202 lao động, chiếm 5% lực lượng lao động trong ngành.

- Các cơ sở khác: nhà hàng và dịch vụ khác: 1.273 lao động, chiếm 31%.

So sánh với dự báo của Quy hoạch 2005: Số lượng lao động trực tiếp trên thực tế phát triển đạt thấp hơn so với dự báo (dự báo năm 2010 có 3.164 lao động, trong khi thực tế là 2.593 lao động và năm 2015 dự báo 6.358 lao động trong khi hiện nay chỉ mới đạt 4.050 lao động).

Sở dĩ số lượng bưồng lưu trú cao hơn nhưng số lao động thấp hơn do tỷ lệ lao động trực tiếp trên một buồng khách sạn ở Bình Định còn thấp so với tiêu chuẩn quốc tế, theo đó nhu cầu tăng của lực lượng lao động gián tiếp ngoài xã hội cũng chưa nhiều.

5.2. Chất lượng lao động

Ngành du lịch Bình Định đã chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động. Năm 2015, trong tổng số 4.050 lao động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh có 933 lao động có trình độ đại học và trên đại học, chiếm xấp xỉ 23%; 2.334 lao động có trình độ cao đăng và trung cấp, chiếm gần 55%; 300 lao động đã qua đào tạo sơ cấp và bồi dưỡng, chiếm hơn 7%, còn lại 678 lao động chưa qua đào tạo, chiếm gần 17%. Về trình độ ngoại ngữ, ngoại trừ một số lao động tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ, phần lớn còn lại có trình độ ngoại ngữ tương đương bằng A, B tiếng Anh.

Độ tuổi nguồn nhân lực du lịch đa phần còn rất trẻ, dưới 30 tuổi chiếm hơn 51%.

Tuy nhiên, tỷ trọng lao động có trình độ cao còn thấp. Vì vậy, trước yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, lao động du lịch Bình Định vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành cả về lượng và chất.

Bảng 2. Hiện trạng cơ sở lưu trú và lao động du lịch Bình Định

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015

Số cơ sở lưu trú du lịch Cơ sở 33 105 140

Số lượng buồng Buồng 1.150 2.500 3.200

Công suất sử dụng % 50 70 75

Lao động trực tiếp trong ngành Người 1.112 2.593 4.050

Nguồn: TCDL và Sở VHTTDL Bình Định

21

Page 22: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Tổng hợp đầy đủ các chi tiêu cơ bản phát triển du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2005 – 2015, xem Phụ lục 5.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Thị trường khách du lịch và sản phẩm du lịch 

1.1. Thị trường khách du lịch

Cùng với sự phát triển sản phẩm du lịch, thị trường khách ngày càng được mở rộng.

1.1.1.Thị trường khách du lịch quốc tế: Thị trường quốc tế chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng khách đến Bình Định, nhưng có chiều hướng tăng dần từ 7,5% năm 2005 lên 8,1% năm 2010 và hơn 8% năm 2015. Khách quốc tế đến Bình Định bằng nhiều đường khác nhau, nhưng chủ yếu từ Đà Nẵng, trung tâm phân phối khách khu vực miền Trung.

Nguồn khách chủ yếu từ 10 thị trường chính, trong đó thống kê cho thấy các thị trường truyền thống là các nước Tây Âu, Úc, Mỹ; các nước và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á. Khách du lịch từ các nước trong khối ASEAN đạt không đáng kể.

Sở thích của khách du lịch quốc tế là nghỉ mát, tắm biển khám phá, tìm hiểu bản sắc văn hóa địa phương, du lịch sinh thái và một số là khách thương mại, công vụ tại các khu công nghiệp. Đặc điểm của thị trường quốc tế là có khả năng chi trả cao và đòi hỏi chất lượng dịch vụ, môi trường tốt.

1.1.2. Thị trường khách nội địa: Khách nội địa chiếm hơn 90% thị phần. Khách nội địa đến từ khắp nơi trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh trong vùng, vùng Tây Nguyên, từ các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...Khách du lịch nội địa chủ yếu đến với mục đích nghỉ dưỡng biển, công vụ, lễ hội, tâm linh...Khách nội địa, đặc biệt là khách có lưu trú ngày càng có khả năng chi trả cao và đòi hỏi dịch vụ có chất lượng tốt.

Đặc điểm về thị trường du lịch Bình Định tham khảo Phụ lục 5 tổng hợp các chi tiêu cơ bản phát triển du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015.

1.2. Hệ thống sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch Bình Định ngày càng được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hơn, trong đó nổi bật là các sản phẩm gắn với biển, đảo. Trong dòng sản phẩm du lịch biển, đảo, chủ yếu phát triển các sản phẩm nghỉ dưỡng biển, tắm biển và sinh thái biển (Ghềnh Ráng, Phong Điện, Trung Lương, Tân Thanh, hòn Khô, cù lao Xanh...).

Ngoài du lịch biển, các sản phẩm du lịch văn hóa như tham quan di tích lịch sử văn hóa, bản sắc dân tộc cũng có những dấu ấn riêng nhờ những nổi bật của hệ thống tài nguyên gắn với các danh nhân, với lịch sử chiến tranh của dân tộc trên địa bàn và với bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số...

22

Page 23: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Du lịch gắn với sự kiện (MICE) cũng là sản phẩm đang được quan tâm của ngành du lịch Bình Định và tạo dấu ấn riêng. Thành phố Quy Nhơn ngày càng chứng tỏ vị trí thích hợp tổ chức các sự kiện quan trọng như hội nghị, hội thảo, hội chợ, thể thao; Bảo tàng Quang Trung trở thành điểm du lịch lễ hội ngày càng thu hút khách (Hội Đống Đa - Tây Sơn, hội thao võ cổ truyền Bình Định...).

Du lịch tham quan làng nghề cũng đã được hình thành tại các làng nghề như rượu Bàu Đá (An Nhơn), gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, thảm xơ dừa Tam Quan... gắn việc tham quan, tìm hiểu với mua bán hàng lưu niệm.

Bên cạnh việc phát triển sản phẩm, hệ thống các dịch vụ đi kèm gồm ăn uống và mua bán các sản vật tự nhiên như đặc sản biển, nem chợ huyện, bánh ít lá gai, rượu Bàu Đá...đã góp phần làm hấp dẫn thêm các chương trình du lịch.

2. Tổ chức không gian du lịch

2.1. Phân vùng lãnh thổ du lịch

Do đặc điểm tài nguyên, sự phân bố hệ thống kết cấu hạ tầng, theo Quy hoạch năm 2005 thực tế phát triển du lịch Bình Định thời gian qua đã dần hình thành các cụm du lịch với những hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm:

- Cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận;

- Cụm du lịch Tây Sơn - An Nhơn và phụ cận;

- Cụm du lịch Hoài Nhơn và phụ cận.

Tuy nhiên, thực tế không hình thành được không gian cụm du lịch Định Bình - Vĩnh Sơn - Đông Trường Sơn rõ nét như quy hoạch 2005 đã định hướng.

Bên cạnh đó, sau khi được công nhận đô thị loại I cấp tỉnh, với chức năng là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Bình Định, thành phố Quy Nhơn cũng đã từng bước phát triển thành trung tâm du lịch tỉnh và của khu vực phía Nam vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thị trấn Phú Phong với cụm di tích gắn với Tây Sơn Tam kiệt cũng đã trở thành trung tâm du lịch phụ trợ cho du lịch Bình Định ở phía Tây Nam và trên hành lang du lịch Đông - Tây theo quốc lộ 19.

2.2. Hệ thống các tuyến, điểm du lịch

2.2.1. Tuyến du lịch: Trên địa bàn tỉnh đã hình thành và khăng định giá trị của một số tuyến du lịch quan trọng sau:

- Tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu (kể cả thành phố Quy Nhơn) gắn với việc khai thác các loại hình du lịch lịch sử, văn hóa và du lịch biển, dọc bãi biển thành phố.

23

Page 24: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Tuyến ven biển Quy Nhơn - Nhơn Hội - Tam Quan, trọng tâm là khu du lịch Phương Mai - núi Bà gắn với hệ thống tài nguyên du lịch trên bán đảo Phương Mai.

- Tuyến Quy Nhơn – An Nhơn – Tây Sơn và vùng phụ cận gắn du lịch biển, với du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái khu vực phía Tây tỉnh.

2.2.2. Hệ thống khu, điểm du lịch: Toàn tình đã định hình được 12 khu du lịch và nhiều điểm tham quan du lịch khác gắn liền với đặc điểm tài nguyên. Trong đó, các khu du lịch chủ yếu tập trung khai thác tài nguyên biển đảo, cảnh quan sinh thái hồ. Một số khu, điểm du lịch đã được hình thành và phát triển trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch, gồm:

- Các khu, điểm du lịch gắn với tài nguyên tự nhiên gồm: Ghềnh Ráng, núi Bà, bán đảo Phương Mai, đầm Thị Nại, hồ Núi Một, thắng cảnh Hầm Hô, suối nước nóng Hội Vân, bãi biển Quy Nhơn…

- Các khu, điểm du lịch gắn với tài nguyên nhân văn gồm: Di tích Tây Sơn Tam kiệt – Bảo tàng Quang Trung, thành Đồ Bàn, bảo tàng tỉnh Bình Định, hệ thống các tháp Chăm, chùa Thập Tháp, chùa Long Khánh…

Các điểm du lịch trên là tiền đề phát triển hệ thống sản phẩm du lịch, bổ sung và làm phong phú hơn các chương trình du lịch của Bình Định, góp phần thu hút khách. Năm 2015, khu du lịch Ghềnh Ráng đón 212 nghìn lượt khách du lịch; Bảo tàng Quang Trung đón được 128 nghìn lượt; khu du lịch Hầm Hô đón gần 60,5 nghìn lượt…

Tỉnh Bình Định đã khởi công xây dựng Khu Du lịch Vinpearl Quy Nhơn (ở thôn Hải Giang, thành phố Quy Nhơn) với diện tích hơn 656 ha, vốn đầu tư khoảng 3.424 tỷ đồng, bao gồm khách sạn cao cấp với khoảng 300 phòng, biệt thự nghỉ dưỡng, công viên vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng, sân golf, cáp treo…Đây là một trong những dự án quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch của thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định, phù hợp với định hướng phát triển khu du lịch quốc gia Phương Mai - núi Bà.

Trong thời gian tới, nhiều dự án đầu tư du lịch tiếp tục khởi công xây dựng để phát triển thêm nhiều khu, điểm du lịch cho tỉnh Bình Định.

So với định hướng Quy hoạch 2005: Sự phát triển không gian du lịch đã cơ bản phù hợp với định hướng tổ chức không gian của Quy hoạch năm 2005, góp phần khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch để xây dựng nên các chương trình du lịch hấp dẫn.

3. Đầu tư phát triển du lịch

Để phát triển sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ, ngành du lịch tỉnh Bình Định đã chú trọng công tác đầu tư phát triển du lịch trong các lĩnh vực sau:

24

Page 25: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015, tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các loại phương tiện giao thông quan trọng. Đã đầu tư xây dựng nhà ga hàng không mới của sân bay Phù Cát, tăng tần suất các chuyến bay đến Bình Định, đưa máy bay Airbus vào khai thác tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn; mở đường bay thăng bay Hà Nội - Quy Nhơn và Quy Nhơn - Hà Nội; nâng cấp ga Diêu Trì trên tuyến đường sắt Bắc - Nam và đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch 5 sao từ thành phố Hồ Chí Minh đến Quy Nhơn và ngược lại...góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của du khách đến với tỉnh.

Hằng năm, Trung ương và Tỉnh đều bố trí vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015, tổng số dự án cơ sở hạ tầng du lịch được hỗ trợ đầu tư là khoảng 20 công trình, với tổng vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng, trong đó, vốn từ Trung ương hỗ trợ là 53 tỷ đồng. Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh đều được triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương đều được giải ngân hết. Hầu hết các dự án này chủ yếu là các công trình đường giao thông vào các điểm di tích, danh thắng như: Tháp Bánh Ít, tháp Dương Long, tháp Đôi, đường vào khu du lịch ghềnh Ráng, suối khoáng nóng Hội Vân, suối khoáng Chánh Thắng…Vì vậy, ngay sau khi hoàn thành các công trình đã phát huy hiệu quả.

3.2. Đầu tư phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch 

Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 51 dự án trọng điểm đầu tư phát triển du lịch để phát triển sản phẩm du lịch với vốn đăng ký xấp xỉ 30.000 tỷ đồng, quy mô diện tích khoảng 5.000 ha và chủ yếu được hình thành trong giai đoạn từ 2011 - 2015. Trong số 51 dự án trọng điểm phát triển du lịch có 6 dự án triển khai tốt; 22 dự án chậm so với kế hoạch 6 dự án quá chậm bị đề xuất thu hồi, 6 dự án đã bị thu hối chủ trương đầu tư và xuất hiện 17 dự án mới.

Các dự án chủ yếu tập trung đầu tư phát triển 02 loại hình, sản phẩm mà Bình Định có thế mạnh là du lịch biển, đảo và du lịch văn hoá - lịch sử và bước đầu đã hình thành được 03 tuyến du lịch trọng điểm là:

- Tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu gắn với thành phố Quy Nhơn: Trên tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu, đến nay đã hình thành nhiều dự án phát triển du lịch biển đảo, vui chơi giải trí thể thao quan trọng như Khu resort Casa Maria và Khu du lịch biển Casa Marina Island (Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn), Dự án Avani Resort…

- Tuyến ven biển Quy Nhơn - Nhơn Hội - Tam Quan, trọng tâm là khu vực Phương Mai - núi Bà: Nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng một số khu du lịch cao cấp, hiện đại, tạo bước đột phá về du lịch của tỉnh, đến nay, trên tuyến này có 08 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký hàng chục nghìn tỷ đồng như: Khu du lịch Trung Lương; khu du lịch Vĩnh Hội; Vinpeal Quy Nhơn;

25

Page 26: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

khu du lịch resort cao cấp phía Bắc tuyến Nhơn Lý - Cát Tiến; khu du lịch Thiên Đường Xanh; khu du lịch Trung Hội; quần thể du lịch lịch sử, sinh thái và tâm linh chùa Linh Phong,…

Trong những năm gần đây hoạt động đầu tư, kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh trở nên sôi động hơn, một loạt các khu du lịch, khách sạn cao cấp đã được đưa vào khai thác như: Life Resort (Bãi Dài), Royal Hotel & Healthcare Resort, khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn, khách sạn Hải Âu, và đã cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư cho một số dự án: Dự án KDL Vinpearl Quy Nhơn (khu Hải Giang, khu Mũi Tấn) thuộc tập đoàn Vingroup; Dự án Avani Resort thuộc tập đoàn Avani (Thái Lan); Dự án KDL thủy liệu pháp Kỳ Co Nhơn Hội thuộc Công ty CP dịch vụ hậu cần cảng biển Quy Nhơn; Dự án Trường Giáo dục Kỹ năng sống Outward Bound Việt Nam thuộc Tập đoàn Giáo dục Kinder World (Singapore); Dự án KDL nghỉ dưỡng và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ suối nước nóng Hội Vân thuộc Cty TNHH Khoáng sản Tấn Phát; Dự án quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý của tập đoàn FLC.

Một số dự án du lịch lớn: Dự án Khu du lịch Vinpearl Quy Nhơn, Dự án du lịch tại điểm số 4 khu du lịch biển Nhơn Lý – Cát Tiến thuộc khu kinh tế Nhơn Hội do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đầu tư…), khu du lịch sinh thái Cồn Chim - Đầm Thị Nại, Dự án Trường Giáo dục Kỹ năng sống Outward Bound Việt Nam thuộc Tập đoàn Giáo dục Kinder World (Singapore); đầu tư xây dựng một số khu, điểm du lịch biển, đảo: bãi biển Quy Nhơn, Hòn Khô, Eo Gió. Đây sẽ là tiền đề cho du lịch Bình Định phát triển đi lên trong thời gian tới.

- Tuyến Quy Nhơn – An Nhơn – Tây Sơn và vùng phụ cận: Trên tuyến này đã và đang tổ chức, khai thác hiệu quả một số loại hình du lịch mang đặc trưng văn hóa Bình Định từ hệ thống di tích Tây Sơn kết hợp với Đài kính thiên, các cụm di tích tháp Chăm, các lễ hội, làng nghề đặc sắc như: Bảo tàng Quang Trung, lễ hội Đống Đa - Tây Sơn, tháp Bánh Ít, tháp Dương Long, tháp Cánh Tiên, tháp Đôi, tháp Bình Lâm, thành Hoàng Đế - Đồ Bàn...và một số loại hình du lịch sinh thái như: Hầm Hô, hồ Núi Một, Hội Vân...

Trong năm 2012 , việc đầu tư và đưa vào sử dụng công trình Đài kính thiên (hay khu du lịch tâm linh Ấn Sơn) quy mô 46 ha, kinh phí 50 tỷ đồng tạo thêm một điểm nhấn hấp dẫn trên trục du lịch lịch sử tâm linh về phong trào Tây Sơn dọc theo Quốc lộ 19 gồm Bảo tàng Quang Trung, Đàn tế trời đất, những đền thờ nghĩa quân Tây Sơn ở An Khê –Gia Lai và góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Bình Định.

3.3. Đầu tư, tôn tạo các di sản văn hóa, giữ gìn, bảo vệ tài nguyên và môi trường

Tỉnh đã đầu tư và kêu gọi xã hội hóa đầu tư tôn tạo nhiều công trình văn hóa quan trọng như: Trung tâm Văn hóa tỉnh, tượng đài Hoàng đế Quang Trung và hoa viên ở trung tâm thành phố Quy Nhơn trở thành biểu tượng của tỉnh Bình Định, đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân, tháp Cánh Tiên, tháp Dương Long, đài phun nước nghệ thuật với hệ thống nhạc nước hiện đại, công viên di tích tháp Đôi, nâng cấp khu di tích ghềnh Ráng - mộ nhà

26

Page 27: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

thơ Hàn Mặc Tử, xây dựng công viên Xanh – đường Đống Đa, đầu tư mở rộng bảo tàng Quang Trung, xây mới tượng đài Hoàng đế Quang Trung và 9 pho tượng Tây Sơn Tam kiệt và các văn thần võ tướng tại điện thờ Tây Sơn,…

Để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó có quy hoạch 05 làng nghề gắn với phát triển du lịch là làng rượu Bàu Đá (thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc), làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp (xã Nhơn Hậu), làng rèn Tây Phương Danh (thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn), làng nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát), làng dệt vải thổ cẩm Hà Ri (Vĩnh Thạnh). Để hỗ trợ đầu tư, tạo điều kiện phát triển làng nghề truyền thống, UBND tỉnh cũng đã ban hành chính sách khuyến khích phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, chỉ tính riêng giai đoạn 2005 - 2010, tỉnh đã hỗ trợ 10.350 triệu đồng, trong đó các làng nghề gắn với du lịch được hỗ trợ 3.230 triệu đồng.

Có thể nhận thấy, giai đoạn 2005 - 2015, đặc biệt trong những năm gần đây, Bình Định đã thu hút được nhiều dự án đầu tư với các nguồn vốn khác nhau, trong đó có những dự án lớn của một số nhà đầu tư chiến lược như Vingroup, FLC...Có những dự án như Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn (Đàn tế trời đất); một số điểm du lịch trên tuyến Quy Nhơn –Sông Cầu đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, có nhiều dự án chậm hoặc không triển khai, hoặc triển khai thiếu hiệu quả. Kết quả trên cho thấy, do nguồn lực đầu tư còn hạn chế so với nhu cầu và thực tế phát triển nên hiệu quả các dự án chưa cao.

Danh mục và tình hình thực hiện các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 xem phụ lục 6.

III. CÁC CÔNG TÁC KHÁC

1. Quản lý nhà nước về du lịch

1.1. Tổ chức bộ máy

Bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về du lịch của tỉnh từng bước được củng cố, kiện toàn. Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định 14/2008/NĐ-CP, tỉnh đã có Quyết định số 158/QĐ-UBND ngày 20/3/2008 về việc hợp nhất Sở Thể dục - Thể thao, Sở Du lịch với Sở Văn hóa – Thông tin thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định. Giai đoạn trước năm 2007, công tác tham mưu quản lý nhà nước về du lịch thuộc Sở Du lịch Bình Định, Sở Thương mại và Du lịch Bình Định.

Phòng Văn hóa Thông tin là cơ quan tham mưu quản lý cấp huyện, tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện về công tác quản lý và phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

27

Page 28: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh do 1 Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh làm trưởng Ban, thành viên là đại diện các Sở, ngành, chính quyền các địa phương để giải quyết những vấn đề quan trọng mang tính chiến lược liên ngành, liên vùng, địa phương về du lịch trong tỉnh.

1.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động du lịch

Thực hiện công tác quản lý toàn diện về mọi mặt:

- Quản lý trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.

- Quản lý công tác đầu tư phát triển du lịch, các dự án về hạ tầng, sản phẩm du lịch nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường thu hút khách du lịch.

- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ. Đề góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch, đội ngũ cán bộ, công chức được bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và lý luận chính trị. Tổ chức các lớp tập huấn đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch như Luật du lịch, các Nghị định triển khai Luật du lịch…

- Quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch.

- Quản lý trong công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, trong công tác phối hợp liên ngành, liên tỉnh…

Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về du lịch ở Bình Định luôn được chú trọng và đạt được nhiều thành tựu, hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch được nâng lên. Sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong phát triển du lịch được tăng cường. Công tác cải cách thủ tục hành chính được tiếp tục đẩy mạnh, việc hướng dẫn, đăng ký đầu tư, cấp phép kinh doanh thực hiện theo cơ chế “một cửa” liên thông, nhanh gọn và có hiệu quả.

Nhận thức về vai trò, ý nghĩa và trách nhiệm về phát triển du lịch của các cấp, các ngành và toàn xã hội trên địa bàn tỉnh bước đầu có sự chuyển biến tích cực.

Cơ chế quản lý đa ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi để Du lịch phát triển đồng bộ với công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa và phát triển thể dục, thể thao trên toàn tỉnh, phát huy hiệu quả việc quản lý khai thác các giá trị văn hóa, các sự kiện thể thao trên địa bàn tỉnh phục vụ cho hoạt động du lịch, góp phần tăng cường thu hút khách du lịch.

Tuy nhiên, sự thay đổi về tổ chức bộ máy quản lý của ngành đã tạo nên sự hẫng hụt nhất định cả về bề dày quản lý và lực lượng cán bộ quản lý không được duy trì phát triển.

28

Page 29: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

2. Xúc tiến, quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch

2.1. Xúc tiến, quảng bá

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá ngày càng được quan tâm đầu tư. Tỉnh đã thành lập Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch trực thuộc Sở Du lịch, nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Vì vậy, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được tăng cường hơn. Nội dung quảng bá được quan tâm xây dựng đảm bảo chất lượng, phát huy được các sản phẩm lợi thế, đặc sắc của tỉnh; hình thức, công cụ quảng bá phong phú; công tác xã hội hóa các hoạt động quảng bá được chú trọng.

Công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng được đẩy mạnh. Thường xuyên phối hợp với nhiều cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương, phóng sự truyền hình giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng, nét đặc trưng văn hoá của du lịch Bình Định góp phần đưa hình ảnh du lịch của tỉnh đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Hoạt động xúc tiến du lịch được tăng cường. Du lịch Bình Định đã tham gia hầu hết các hội chợ, hội thảo, triển lãm chuyên ngành về du lịch trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam, tổ chức các chương trình Famtrip mời các doanh nghiệp lữ hành hàng đầu của Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội về Bình Định khảo sát điểm đến để đưa khách du lịch về Bình Định. Nhiều loại ấn phẩm phục vụ quảng bá du lịch ngày càng được đầu tư có chất lượng. Đã xây dựng được 05 ấn phẩm như: Cẩm nang du lịch, bản đồ du lịch, tập gấp giới thiệu các điểm đến của Bình Định, đĩa phim, đĩa ảnh du lịch.

Nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng kinh tế, văn hoá, du lịch của tỉnh, thu hút các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong những năm qua, tỉnh đã tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội văn hoá du lịch quy mô hoành tráng, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, mang tầm quốc gia và quốc tế như: Festival Tây Sơn – Bình Định 2008, Lễ hội kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, 05 kỳ Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định (vào các năm 2006, 2008, 2010, 2012, 2014)...Việc tổ chức thành công các sự kiện văn hóa - du lịch nói trên đã góp phần quan trọng cho việc xây dựng, quảng bá những thương hiệu, sản phẩm du lịch của tỉnh.

Thông qua tổ chức các sự kiện lớn ngành đã quảng bá hình ảnh con người, du lịch Bình Định tới đồng bào, du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên do kinh phí còn ít, bên cạnh đó thiếu sự hỗ trợ của doanh nghiệp nên hiệu quả chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.

2.2. Phát triển nguồn nhân lực

29

Page 30: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

So với các ngành kinh tế khác, du lịch là ngành kinh tế còn non trẻ nhưng tốc độ tăng trưởng khá nhanh, đặc biệt nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên tỉnh Bình Định ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, tỷ lệ lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề, trình độ ngoại ngữ ngày càng tăng.

Nhìn chung, so với giai đoạn trước, đội ngũ nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có sự chuyển biến rõ rệt, đổi mới, nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từng bước đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị nguồn nhân lực tiên tiến, làm tốt các khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực. Một số doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch như: Life resort, Khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn, Hải Âu, Chi nhánh Vietravel Quy Nhơn…có đội ngũ lao động có chất lượng khá, được đào tạo bài bản, có ý thức, thái độ nghề nghiệp nghiêm túc, chuyên nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu của công việc.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chất lượng đội ngũ lao động du lịch còn thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số lao động có trình độ qua đào tạo chuyên ngành du lịch còn ít và nhất là lao động có tay nghề còn thiếu và yếu. Trong khi dư thừa lao động lớn tuổi và chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ (chiếm trên 30%) nhưng lại thiếu đội ngũ quản lý có kinh nghiệm. Lực lượng các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp giỏi, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để bố trí vào các chức danh chủ chốt còn ít.

Nguyên nhân do phần lớn các doanh nghiệp du lịch chưa thực sự có chiến lược đầu tư, phát triển nguồn nhân lực một cách bài bản, chưa có đội ngũ quản trị nhân sự có tính chuyên nghiệp cao, quy trình tuyển chọn nhân sự, công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa được chú ý đứng mức cũng như chưa thực sự quan tâm giải quyết tốt chính sách đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng người lao động một cách thỏa đáng…

Bên cạnh đó, công tác đào tạo du lịch hiện nay tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn còn nhiều bất cập và còn có khoảng cách khá lớn giữa qui mô, chất lượng, ngành nghề đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động thực tế tại các doanh nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số trường như: Đại học Quy Nhơn, Đại học Quang Trung, Cao đăng Bình Định, Trung học Văn hóa - Nghệ thuật, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh…mở các chuyên ngành đào tạo về du lịch nhưng chương trình đào tạo của các trường còn nặng về lý thuyết, xa rời thực tế, không đáp ứng nhu cầu. Trong quá trình học tập, học sinh ít có cơ hội được cọ xát thực tế, vì vậy sau khi tốt nghiệp ra trường hầu hết các bạn đều rất lúng túng với công việc.

Đây là những hạn chế, yếu kém trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định cần phải khắc phục trong giai đoạn phát triển mới.

30

Page 31: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành du lịch Bình Định thời gian qua cũng đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển ngành. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong du lịch của tỉnh Bình Định được xem xét trên khía cạnh quản lý và kinh doanh du lịch.

3.1. Trong lĩnh vực quản lý du lịch

Công nghệ thông tin, truyền thông được ứng dụng phổ biến như một trong những yếu tố quan trọng, cần thiết cho sự phát triển du lịch. Các phần mềm quản lý dựa trên ICT được triển khai ứng dụng chủ yếu là Excel, Word, hệ thống quản lý thông tin xuất nhập cảnh, hệ thống email nội bộ...

Tại các doanh nghiệp du lịch, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động quản lý đã được quan tâm và có những kết quả nhất định. Doanh nghiệp tại khu vực được đánh giá là những đơn vị tiên phong, dẫn đầu trong nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ trong quản lý tour, quản lý hướng dẫn viên, quản lý nhân viên... Nhiều doanh nghiệp đã có áp dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp và khách hàng, áp dụng quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO... E-mail nội bộ được sử dụng phổ biến không những giúp quản lý hoạt động của đơn vị, bảo mật thông tin mà còn giúp quảng bá, phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động trao đổi, hợp tác, kinh doanh dựa trên nền ICT.

3.2. Trong lĩnh vực kinh doanh du lịch

Trong kinh doanh du lịch, ứng dụng, khai thác hiệu quả khoa học và công nghệ, thể hiện cụ thể trên một số phương diện:

3.2.1. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá: Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng và nỗ lực ứng dụng khoa học và công nghệ trong xúc tiến, quảng bá du lịch, chủ yếu thể hiện qua việc sử dụng internet với hệ thống website quảng bá thông tin đầy đủ, chính xác du lịch địa phương.

Ngoài sử dụng website như một công cụ hữu hiệu trong xúc tiến, quảng bá, tỉnh còn ứng dụng mạng xã hội với sức hút đông đảo người sử dụng như facebook, twitter làm kênh quảng bá hiệu quả, trong đó facebook được dùng phổ biến.

Hiện nay, với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch website trở thành kênh quảng bá hữu hiệu nhất, mạng Internet được sử dụng như kênh tiếp thị chủ yếu. Các doanh nghiệp trên địa bàn đều có website riêng, trong đó chứa các thông tin đầy đủ về lĩnh vực kinh doanh, các dịch vụ, tiện ích dịch vụ và các chương trình tri ân khách hàng với đa ngôn ngữ, phổ biến gồm tiếng Việt và tiếng Anh. Đặc biệt, để thu hút khách, các website không chỉ quảng bá cho doanh nghiệp cùng những sản phẩm, dịch vụ của mình mà còn giới thiệu các điểm nhấn của du lịch địa phương, do đó là phương tiện xúc

31

Page 32: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

tiến, quảng bá hữu hiệu cho du khách trong và ngoài nước. Website đã giúp cho hoạt động kinh doanh du lịch trở nên thuận tiện cho giới thiệu, quảng bá, tuyên truyên và giao dịch trao đổi. Thông qua mạng Internet, thông qua website các công ty lữ hành, du khách nước ngoài biết đến du lịch Bình Định nhiều hơn.

3.2.2.Ứng dụng khoa học và công nghệ trong kinh doanh trực tuyến: So sánh với doanh nghiệp ở các ngành dịch vụ khác, doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực du lịch tỏ ra năng động hơn cả trong việc khai thác ứng dụng thương mại điện tử. Hầu hết những doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đặc biệt là dịch vụ lữ hành quốc tế, đã xây dựng trang web nhằm quảng bá sản phẩm của mình. Việc mua bán tour qua mạng đang dần trở thành loại hình dịch vụ trực tuyến phát triển mạnh tại địa phương trong những năm gần đây.

Tóm lại, công tác ứng dụng và công nghệ đã đem lại một số hiệu quả nhất định trong quản lý và kinh doanh du lịch và sản xuất hàng hóa tại Bình Định. Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong du lịch vẫn còn một số yếu kém, bất cập:

- Hệ thống quản lý trong du lịch chưa hoàn thiện và đồng bộ.

- Mức độ ứng dụng khoa học và công nghệ chưa cao và chưa đồng đều.

Để du lịch tỉnh Bình Định phát triển nhanh và bền vững, cần thiết có những phương án định hướng cải tiến ứng dụng khoa học và công nghệ phù hợp hơn trong thời gian tới.

4. Hợp tác, liên kết phát triển du lịch

Trong những năm qua, ngành du lịch Bình Định đã ký nhiều chương trình hợp tác phát triển du lịch với ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội; ký kết hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh: Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi; giữa 8 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Thực hiện các chương trình ký kết, ngành du lịch Bình Định cùng các địa phương đã triển khai được một số hoạt động trên lĩnh vực quảng bá, xúc tiến, xây dựng tour liên vùng…đem lại hiệu quả thiết thực.

Thông qua chương trình ký kết và được sự hỗ trợ của các tỉnh bạn, ngành du lịch Bình Định đã tham gia các kỳ Hội chợ Du lịch quốc tế (ITE), ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ và Triển lãm Du lịch tại Hà Nội; tổ chức các chương trình Famtrip, Presstrip, Roadshow tại Bình Định, cùng nhiều chương trình Hội thảo chuyên đề về liên kết phát triển du lịch giữa Bình Định với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, với các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ…Ngành du lịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tích cực hỗ trợ quảng bá du lịch Bình Định tại các Hội chợ nước ngoài mà Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tham gia hoặc tổ chức, thông qua giới thiệu các ấn phẩm quảng bá du lịch Bình Định.  

Trên lĩnh vực xây dựng tour liên kết và đưa khách về Bình Định, ngành du lịch tỉnh đã liên kết với nhiều doanh nghiệp lữ hành lớn trong nước như: Vietravel, Fiditour,

32

Page 33: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Saigontourist, Lửa Việt, Sadaco, Ánh Dương, Bông sen vàng, Rex tour, Hana tour…để xây dựng chương trình tour đưa khách về Bình Định và các tỉnh Duyên hải miền Trung.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Đánh giá chung kết quả thực hiện quy hoạch

1.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

1.1.1. Kết quả đạt được: Qua 10 năm thực hiện Quy hoạch 2005 - 2015, ngành du lịch tỉnh Bình Định đã cơ bản phát triển theo đúng các định hướng của Quy hoạch về thực hiện các chỉ tiêu; phát triển thị trường và sản phẩm, tổ chức không gian, tuyến, điểm du lịch, bước đầu khơi dậy tiềm năng về tài nguyên du lịch của tỉnh...Đánh giá chung những kết quả đạt được như sau:

a) Thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu: Du lịch phát triển và ngày càng khăng định vị trí, vai trò trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các chỉ tiêu phát triển về lượng khách, thu nhập, lao động ngành…tăng với tốc độ khá cao (đặc biệt số lượng khách du lịch nội địa trong giai đoạn 2011 - 2015) góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tạo công ăn việc làm cho nhân dân; giá trị GDP từ du lịch tăng dần, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

b) Tổ chức không gian du lịch:

- Đã hình thành về cơ bản các cụm du lịch theo Quy hoạch.

- Thành phố Quy Nhơn đã từng bước khăng định vị trí, vai trò là trung tâm du lịch của tỉnh, điểm đến quan trọng của khách du lịch.

- Các tuyến du lịch trọng điểm như tuyến du lịch ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu; tuyến du lịch sinh thái biển Phương Mai - Núi Bà; tuyến du lịch văn hoá - lịch sử Quy Nhơn - An Nhơn - Tây Sơn được hình thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Bình Định trong thời gian qua và tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

- Một số khu, điểm du lịch đã được hình thành trên cơ sở định hướng của Quy hoạch, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

c) Thị trường khách du lịch: Thị trường khách du lịch ngày càng được mở rộng, đặc biệt là thị trường khách du lịch nội địa. Sự phát triển thị trường tương đối phù hợp với định hướng của Quy hoạch.

d) Sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch đang dần hình thành, từng bước được đa dạng và nâng cao chất lượng dựa trên thế mạnh về du lịch biển, đảo và các giá trị văn hóa để khăng định vị thế đối với du lịch cả nước và tạo tiền đề phát triển du lịch trong giai đoạn tiếp theo.

e) Đầu tư phát triển du lịch: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được

33

Page 34: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa đã đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển du lịch Bình Định để từng bước đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Nhiều công trình di tích lịch sử - văn hóa tiếp tục được trùng tu, nâng cấp và bước đầu phát huy giá trị gắn với hoạt động du lịch. Nhiều dự án phát triển du lịch đã được triển khai thực hiện góp phần tạo động lực và bước đột phá phát triển trong hoạt động du lịch Bình Định.

g) Các công tác khác: Các công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến quảng bá, ứng dựng KH&CN, hợp tác liên kết phát triển du lịch…đều được ngành Du lịch tỉnh quan tâm phát triển và đạt được hiệu quả nhất định.

Những thành tựu đạt được của hoạt động du lịch 10 năm qua rất đáng ghi nhận, là tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển và trở thành ngành kinh tế quan trọng trong những năm tới.

1.1.2. Nguyên nhân:

a) Nguyên nhân từ định hướng quy hoạch:

- Các quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch được đề ra trong Quy hoạch 2005 là tương đối phù hợp với xu thế phát triển chung và với yêu cầu của tỉnh Bình Định trong giai đoạn phát triển vừa qua.

- Tổ chức không gian du lịch của Quy hoạch, các dự án đầu tư phát triển du lịch tương đối hợp lý với thực tế phát triển, góp phần khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch.

- Các định hướng về thị trường và sản phẩm du lịch trong Quy hoạch cơ bản phù hợp với xu thế phát triển và đáp ứng được thị hiếu của khách du lịch.

b) Nguyên nhân trong quá trình thực hiện quy hoạch:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Kinh tế trong nước phát triển tạo nên nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch cả nước nói chung và Bình Định nói riêng.

+ Xu thế phát triển chung về du lịch thế giới và trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Bình Định có những cơ hội mới.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Tỉnh Bình Định đã sớm xác định được tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch và tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi và chỉ đạo quyết liệt để du lịch đạt được mục tiêu đề ra.

+ Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế khuyến khích ưu đãi đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch và đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến nghiên cứu, đầu tư phát triển du lịch tại Bình Định.

34

Page 35: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

+ Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, nhất là một số mặt quan trọng: quy hoạch, kế hoạch; tổ chức và bộ máy; thanh kiểm tra chuyên ngành; công tác nghiên cứu, xúc tiến, quảng bá du lịch; công tác phát triển nguồn nhân lực.

+ Bước đầu đã có được sự phối hợp hiệu quả giữa các cấp các ngành, các huyện thị trong tỉnh, đặc biệt là sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với cơ sở trong quản lý điều hành hoạt động du lịch, tháo gỡ những khó khăn còn vướng mắc.

+ Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch được nâng lên, khăng định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính chiến lược lâu dài góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.2. Hạn chế và nguyên nhân

1.2.1. Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đạt được, đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch thời gian qua, cho thấy những hạn chế sau:

a) Thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu: Ngành du lịch Bình Định chưa đạt được mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh kế quan trọng như Quy hoạch đã đề ra.

Kết quả đạt được còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Chỉ tiêu ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu bình quân, doanh thu du lịch và giá trị gia tăng vẫn còn thấp hơn so với Quy hoạch nên chưa phản ánh đúng vị trí vai trò của ngành.

b) Tổ chức không gian du lịch: Một số cụm du lịch, tuyến và điểm du lịch không phát triển được theo định hướng Quy hoạch đã đề ra; các tuyến điểm du lịch đều đang ở giai đoạn đầu phát triển.

c) Thị trường khách du lịch: Một số thị trường phát triển trên thực tế không đúng với định hướng của Quy hoạch như thị trường ASEAN, thị trường nội địa…

d) Sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch còn nghèo, chưa có được sản phẩm du lịch đặc trưng, có sức cạnh tranh cao và tạo dấu ấn cho du lịch Bình Định.

Bình Định có thế mạnh về một số loại hình du lịch văn hóa, nhất là nghệ thuật Tuồng, Nghệ thuật Bài chòi và Võ cổ truyền, tuy nhiên, thời gian qua vẫn chưa phát huy, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để xây dựng thành những sản phẩm du lịch mang dấu ấn văn hóa Bình Định. Tỉnh đã cho chủ trương thành lập Câu lạc bộ Tuồng - Dân ca Bài chòi - Võ cổ truyền Bình Định nhưng triển khai hoạt động còn khó khăn, chưa mang lại hiệu quả.

e) Đầu tư phát triển du lịch: Hiệu quả đầu tư chưa cao, chưa phát huy được giá trị tài nguyên và tạo nên sản phẩm du lịch chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh. Tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch còn quá chậm. Hầu hết các dự án đầu tư đều ở giai đoạn đầu phát triển, chưa có khu du lịch lớn nào hoàn thành và đi vào hoạt động. Một số dự án đầu tư chưa được thực hiện theo định hướng quy hoạch. Tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư du lịch lớn nhưng vốn giải ngân thực hiện còn rất thấp.

35

Page 36: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

g) Các công tác khác:

- Hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch chưa cao.

- Chất lượng nguồn lao động ở một số bộ phận còn thấp, thiếu đội ngũ quản lý giỏi và đội ngũ lao động có tay nghề cao. Chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư, kinh doanh du lịch vào tỉnh chưa thật sự mạnh mẽ và hiệu quả chưa cao.

- Công tác ứng dụng KH&CN, hợp tác phát triển du lịch chưa thực sự hiệu quả.

1.2.2. Nguyên nhân:

a) Nguyên nhân từ định hướng của Quy hoạch:

- Quy hoạch 2005 được thực hiện trong bối cảnh chưa có Luật du lịch 2005, vì vậy một số nội dung quy hoạch, khái niệm chưa thực sự phù hợp với yêu cầu phát triển ngành.

- Nội dung Quy hoạch 2005 đề ra chỉ tiêu thu hút lượng khách còn thấp, chưa lường hết được thuận lợi, những thay đổi về nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.

- Một số chỉ tiêu như mức chi tiêu, ngày lưu trú của khách quá cao, chưa phù hợp thực tế phát triển loại hình sản phẩm du lịch; bên cạnh đó, do phương pháp thống kê chưa đầy đủ nên mức thu nhập du lịch đạt thấp.

- Các định hướng về không gian, thị trường, sản phẩm chưa thật sự hợp lý do chưa lường hết được những biến động của thực tế nhưng trong quá trình thực hiện Quy hoạch chưa kịp thời rà soát, điều chỉnh.

- Định hướng đầu tư và xác định nhu cầu vốn đầu tư còn quá thấp, chưa phản ảnh được thực tế của thị trường và chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư.

a) Nguyên nhân trong quá trình thực hiện Quy hoạch:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Trong những năm qua, một số sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội bất lợi xảy ra trên thế giới như: khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, dịch bệnh, thiên tai, bão lụt...đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động du lịch cả nước, du lịch Bình Định nói riêng...

+ Bình Định nằm cách xa các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, nơi có thị trường nguồn khách du lịch, nhất là khách du lịch ngắn ngày; trong khi đó, phương tiện giao thông hiện đại dành cho du khách có thu nhập cao, khách quốc tế đến Bình Định chưa phát triển…

36

Page 37: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

+ Tài nguyên du lịch phân bố không đều, khoảng cách giữa các điểm du lịch nằm cách xa nhau, trong khi kết cấu hạ tầng còn hạn chế nên khó khăn trong việc kết nối, xây dựng các tuyến du lịch…

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Sự phối hợp giữa các các ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện Quy hoạch chưa chặt chẽ và đồng bộ. Công tác tham mưu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn thiếu chủ động, hiệu quả chưa cao.

+ Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế còn hạn chế so với nhu cầu.

+ Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn còn yếu vì quy mô doanh nghiệp hầu hết là vừa và nhỏ; thiếu sự liên kết, hợp tác và năng động trong kinh doanh, chưa đáp ứng nhu cầu khi có các sự kiện lớn diễn ra.

+ Công tác xã hội hóa thiếu hiệu quả. Vốn xã hội hóa về đầu tư phát triển du lịch thời gian qua chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lưu trú, trong khi đó thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí, thưởng thức văn nghệ, mua sắm, ẩm thực, chợ đêm…và một số dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu ăn uống, mua quà lưu niệm, vui chơi giải trí về đêm cho du khách.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chưa phù hợp với nhu cầu của xã hội, mới tập trung đào tạo một số chuyên ngành khoa học xã hội như: Văn hóa Du lịch, Việt Nam học,…vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành.

+ Nguồn lực cho công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch còn quá ít, bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác quảng bá, xúc tiến phần lớn chưa có kinh nghiệm, thiếu chuyên nghiệp nên hiệu quả chưa cao.

+ Việc tổ chức quán triệt, thực hiện Chương trình Hành động về phát triển du lịch ở các ban ngành, chính quyền địa phương chưa tốt, chưa đồng bộ, một số nơi có tiềm năng du lịch nhưng chưa xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển du lịch ở địa phương mình. Nhận thức về trách nhiệm, vai trò, ý nghĩa của việc phát triển du lịch của một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các ngành chưa đồng đều.

+ Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong khi đó, sự phối hợp giữa các ngành chưa tốt; vai trò tham mưu quản lý nhà nước về du lịch của ngành nhiều lúc bị động, nhất là trong công tác quản lý về quy hoạch du lịch còn chồng chéo, việc triển khai nguồn vốn của các dự án cơ sở hạ tầng du lịch quy trình còn nhiều bất cập dẫn đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư du lịch chậm…

+ Cải cách thủ tục hành chính chưa thật sự là cơ chế "một cửa", tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và kinh doanh du lịch; một số cơ chế, chính sách du lịch triển khai thiếu đồng bộ, chưa được kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời.

37

Page 38: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

+ Nhận thức của các cấp, các ngành về phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh chưa thật đúng mức, đầy đủ và nhất quán.

2. Những bài học kinh nghiệm

Từ thực trạng phát triển du lịch Bình Định thời gian qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, về cơ chế chính sách, về đầu tư, về phát triển nguồn nhân lực và về công tác thống kê.

- Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch cần có những nghiên cứu kỹ và đánh giá cũng như dự báo toàn diện những nhân tố khách quan, chủ quan và các yếu tố nguồn lực để đưa ra những mục tiêu, chỉ tiêu sát với thực tế và những giải pháp mang tính khả thi. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải điều chỉnh kịp thời để phù hợp, tương xứng với phát triển kinh tế địa phương, phân đoạn cho từng thời kỳ.

- Hệ thống cơ chế, chính sách cần thông thoáng, nhạy bén tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư phát triển du lịch cũng như sự hoạt động của khách du lịch.

- Công tác đầu tư cần trọng tâm trọng điểm, đúng hướng; xác định chương trình mục tiêu phải phù hợp; cần thiết phải bố trí đủ nguồn lực để phát triển.

- Cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội; đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phát triển du lịch.

- Công tác thống kê du lịch cần được quan tâm và hoàn thiện. Đây là điều kiện tiên quyết để đánh giá đúng thực trạng và khả năng phát triển ngành.

- Việc xác định các nhóm giải pháp mang tính đột phá có ảnh hưởng quan trọng đến công tác thực hiện quy hoạch du lịch Bình Định như cơ chế, chính sách; đầu tư; nhân lực; phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

- Công tác xúc tiến, quảng bá cần được tăng cường hơn nữa để nâng cao vị thế và hình ảnh về du lịch Bình Định.

- Hợp tác phát triển du lịch, trong đó có hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế cần phát triển đồng bộ và mạnh mẽ để phát huy tiềm năng lợi thế du lịch Bình Định.

38

Page 39: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

PHẦN THỨ HAI

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030

CHƯƠNG I : RÀ SOÁT ĐÁNH GIÁ, BỔ SUNG TIỀM NĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ

NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Quy hoạch năm 2005 đã phân tích, đánh giá được tương đối đầy đủ về tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch Bình Định, rút ra những điểm mạnh, lợi thế cũng như những điểm yếu, khó khăn để khai thác tiềm năng du lịch Bình Định.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, việc khai thác tài nguyên du lịch cũng nảy sinh nhiều yếu tố mới, đòi hỏi phải rà soát, đánh giá một cách toàn diện và bổ sung đầy đủ hơn để phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh trong thời kỳ mới một cách có hiệu quả.

I. TÀI NGUYÊN DU LỊCH

1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý: Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam có tọa độ: 13°39'10 Bắc, 108°54'00 Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (cù lao Xanh) thuộc thành phố Quy Nhơn, có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông.

Về địa kinh tế, du lịch: Bình Định là tỉnh cực Nam của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và tỉnh trung tâm của vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ, là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia. Vì vậy, Bình Định được đánh giá là tỉnh có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và của cả khu vực miền Trung Tây Nguyên.

1.1.2. Địa hình: Lãnh thổ tỉnh Bình Định trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang hẹp trung bình 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với độ chênh lệch khá lớn (khoảng 1.000 m). Bề mặt địa hình thường có dạng núi cao xen lẫn thung lũng, đồng bằng lòng chảo và đầm phá ven biển. Các dạng địa hình phổ biến là: 

39

Page 40: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Vùng núi và cao nguyên: Địa hình núi và cao nguyên chiếm khoảng 70% diện tích toàn tỉnh với độ cao trung bình 500 m đến 1.000 m, trong đó có 11 đỉnh cao trên 1.000 m với đỉnh cao nhất là 1.202 m ở xã An Toàn (huyện An Lão). Các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam, có sườn dốc đứng. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở thành một hệ thống các dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá tạo nên nhiều điểm cảnh quan hấp dẫn. 

- Vùng đồi: Vùng đồi nằm tiếp giáp giữa miền núi phía Tây và đồng bằng phía Đông, có diện tích khoảng gần 1.600 km², với độ cao trung bình dưới 100 m, độ dốc tương đối lớn từ 10° đến 15°. 

- Vùng đồng bằng: Đồng bằng lòng chảo xen lẫn thung lũng là đặc điểm của Bình Định và một số tỉnh miền Trung. Diện tích khoảng 1.000 km², được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi.  Mặc dù các loại đồng bằng trên có diện tích không lớn, độ màu mỡ của đất không cao, nhưng có vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là cây lương thực. Tuy nhiên, khu vực này thường xảy ra lũ lụt rất nặng nề trong mùa mưa lũ (tháng 10 và tháng 11).

- Vùng ven biển: Vùng ven biển bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Bên cạnh đó, Bình Định có nhiều đầm, phá ở vùng ven biển. Ngoài những đầm phá lớn như đầm Trà Ổ, đầm Đề Gi, đầm Thị Nại. Bình Định còn có 33 đảo lớn nhỏ được chia thành 10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ, trong đó đảo Nhơn Châu là đảo lớn nhất (364 ha) cách thành phố Quy Nhơn 24 km, có trên 2.000 dân. 

- Vùng thềm lục địa: Thềm lục địa của tỉnh khá rộng lớn, độ sâu thường đạt đến 50 m khi cách bờ khoảng 10 km. Đây cũng là khu vực có các rạn san hô ven biển. Rạn san hô ở vùng biển Quy Nhơn không đa dạng bằng một số nơi trong nước (Bình Thuận, Khánh Hòa) nhưng mang nhiều nét đặc trưng riêng, là nơi tồn cư của nhiều loài sinh vật quý hiếm, là môi trường tốt để bảo tồn nguồn gen. Các rạn san hô phát triển mạnh thuộc về khu vực phía Nam đảo Nhơn Lý, ven đảo hòn Đất, bờ Đông Nam bán đảo Phương Mai, hòn Khô, là nguồn tài nguyên để phát triển loại hình lặn biển, ngắm san hô...

Nhìn chung địa hình của tỉnh đa dạng, phong phú tạo nên nhiều cảnh quan tự nhiên thích hợp phát triển du lịch sinh thái, thể thao.

1.1.3.Thủy văn: Ngoài các vùng địa hình đặc trưng nói trên, Bình Định có khá nhiều sông. Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu kw. Có 4 sông lớn là: Lại Giang, Côn (hay Kôn), La Tinh và Hà Thanh. Các sông đều có độ dốc lớn, chịu sự chi phối của mưa trên lưu vực, sự ảnh hưởng của thủy triều chỉ một phần rất nhỏ ở cửa sông. Vì có độ dốc

40

Page 41: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

lớn, lưu vực ở hạ lưu hẹp nên bị lũ gây ở thượng nguồn rất nguy hiểm, đồng thời mùa kiệt gây nên sự khô cạn ở hạ lưu, giảm mực nước ngầm và tạo điều kiện cho sự xâm nhập mặn của biển. Bình Định cũng có nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản...đồng thời cũng là những điểm cảnh quan đẹp. Đối với tài nguyên nước ngầm, đáng kể nhất là các nguồn suối khoáng. Tiềm năng du lịch suối khoáng của Bình Định khá phong phú. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 05 điểm suối nước khoáng là: Hội Vân, Chánh Thắng, Hồ Trảy, Long Mỹ và Bình Quang. Các số liệu về thành phần hoá học, độ tổng khoáng của các điểm nước khoáng ở Bình Định cho thấy có đủ tiêu chuẩn qui định về nước khoáng chữa bệnh. Nước khoáng Long Mỹ có chất lượng nước cao để sản xuất nước giải khát; nước nóng Hội Vân đã được khai thác từ năm 1976 và được đánh giá các tiêu chuẩn đặc hiệu chữa bệnh và có thể dùng để phát triển điện địa nhiệt…

Sông Côn (hay còn gọi là sông Kôn) là sông dài nhất của tỉnh. Sông không chỉ là một dòng chảy của tự nhiên, mà còn là một dòng sông văn hoá đã đi vào tâm thức người dân nơi đây. Cảnh quan hai bờ trù phú, thích hợp du lịch đường sông thể thao, khám phá.

1.1.4.Khí hậu: Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ không khí trung bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1°C đến 26,1°C; tại vùng duyên hải là 27°C. Độ ẩm tương đối trung bình tháng trong năm là 79%. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12; riêng đối với khu vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ từ tháng 5 đến tháng 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên; mùa khô kéo dài từ tháng 01 đến tháng 8. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm, cực đại là 2.658 mm, cực tiểu là 1.131 mm. Bình Định nằm ở miền Trung Trung bộ Việt Nam, đây là miền thường có bão đổ bộ vào đất liền. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất từ tháng 9 đến tháng 11. Khí hậu Bình Định nhìn chung thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch sinh thái, ít bị ảnh hường của tình thời vụ. Tuy nhiên, yếu tố bất lợi của tỉnh thường xảy ra trong mùa mưa bão.

1.1.5.Sinh vật: Hệ thống động, thực vật Bình Định tuy không giàu nhưng nổi bật với khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh và các loài cây có giá trị dược liệu phân bố hầu khắp ở các huyện như: ngũ gia bì, sa nhân, thiên niên kiện, bách bộ, thổ phục linh, hoàng đằng, thiên môn, phong kỷ, kim ngân. Vùng trung du, ven biển có cây dừa, trám, đặc biệt cây mai gừng có giá trị dược liệu cao, nhưng chủ yếu phân bố ở vài vùng đất hẹp tại huyện Vĩnh Thạnh. Cây sa nhân cũng có giá trị xuất khẩu cao. Đây là thế mạnh giúp Bình Định phát triển loại hình du lịch sinh thái.

1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên…có thể được sử dụng phục vụ mục đích phát triển du lịch.

41

Page 42: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1.2.1. Tài nguyên du lịch biển, đảo: Với đường bờ biển dài gần 134 km, tài nguyên du lịch biển và hải đảo của Bình Định phong phú và hấp dẫn với các bãi biển đẹp, các cảnh quan bờ biển kỳ thú và hấp dẫn du khách, các hòn đảo thanh bình và còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, trong lành có thể phát triển thành các sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao. Trong số các tài nguyên du lịch biển và đảo của Bình Định, các điểm tài nguyên nổi bật được đánh giá gồm: Phương Mai, biển Nhơn Lý - Cát Tiến, vịnh Quy Nhơn, ghềnh Ráng, đầm Thị Nại, biển Quy Hòa, dải Đề Gi - Tam Quan…và các đảo nhỏ ven bờ.

* Bán đảo Phương Mai:

- Vị trí: Phương Mai thuộc thành phố Quy Nhơn, nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 8 km về phía Đông Bắc.

- Đặc điểm tài nguyên: Phương Mai có hệ sinh thái phong phú và nhiều thắng cảnh đẹp, hòa trong vẻ đẹp thiên nhiên của đầm Thị Nại, bài biển hoang sơ. Bán đảo Phương Mai là một hệ thống núi đá xen kẽ những đồi cát chạy dài ra biển, làm thành một bức bình phong khổng lồ che chắn cho thành phố Quy Nhơn.

- Khả năng khai thác: Phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo cấp quốc gia.

* Biển Nhơn Lý - Cát Tiến:

- Vị trí: Thuộc thành phố Quy Nhơn và huyện Phù Cát, nằm ở phía Bắc bán đảo Phương Mai.

- Đặc điểm tài nguyên: Là một trong những bãi biển đẹp nhất Nam Trung Bộ với những bãi tắm lý tưởng như: Trung Lương, Cát Tiến, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Hải Giang,… gắn với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, biển cả bao la với những cồn cát ngập tràn gió lộng. Đây cũng là khu vực có nhiều hải sản nổi tiếng của địa phương.

- Khả năng khai thác: Phát triển trở thành khu du lịch quốc gia cùng với bán đảo Phương Mai.

* Vịnh Quy Nhơn:

- Vị trí: Vịnh Quy Nhơn thuộc thành phố Quy Nhơn, cạnh trung tâm thành phố.

- Đặc điểm tài nguyên: Vịnh Quy Nhơn là khu vực có cảnh quan đẹp và nhiều bãi tắm hấp dẫn thích hợp cho du lịch tắm biển quanh năm.

- Khả năng khai thác: Phát triển du lịch biển, đảo, thể thao giải trí, tham quan kết hợp du lịch đô thị.

* Ghềnh Ráng:

- Vị trí: Ghềnh Ráng nằm ở phía Đông Nam thành phố Quy Nhơn, cách trung tâm khoảng 3 km.

42

Page 43: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Đặc điểm tài nguyên: Ghềnh Ráng là quần thể sơn thạch chạy sát biển tạo nên nhiều cảnh đẹp với bãi đá chạy dài, nước trong xanh. Về nhân văn, ghềnh Ráng gắn liền với thi sỹ Hàn Mặc Tử - một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.

- Khả năng khai thác: Phát triển du lịch biển, vọng cảnh kết hợp thư giãn, tâm linh.

* Đầm Thị Nại (và cầu Thị Nại):

- Vị trí: Đầm Thị Nại thuộc phường Thị Nại, thành phố Quy Nhơn.

- Đặc điểm tài nguyên: Thị Nại là đầm lớn nhất Bình Định chạy dài hơn 10 km, bề rộng gần 4 km, có nhiều loại hải sản nổi tiếng trở thành tài nguyên sinh thái đặc trưng của tỉnh. Đầm Thị Nại gắn liền với cầu Thị Nại là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam.

- Khả năng khai thác: Du lịch sinh thái, tham quan cảnh quan, cuối tuần và ẩm thực.

* Bãi biển Quy Hòa:

 - Vị trí: Bãi biển Quy Hòa thuộc thành phố Quy Nhơn, nằm dọc theo con đường Quy Nhơn - Sông Cầu.

- Đặc điểm tài nguyên: Biển Quy Hòa với bãi biển xanh, sạch, đẹp, chạy dài là tiền đề phát triển du lịch biển đảo chất lượng cao hấp dẫn khách du lịch.

- Khả năng khai thác: Khai thác phát triển du lịch biển chất lượng cao gắn với tham quan, khám phá hệ thống đảo và cảnh quan ven bờ, cảnh quan tuyến đường Quy Nhơn - sông Cầu.

* Đảo Nhơn Châu (Cù lao Xanh):

- Vị trí: Đảo Nhơn Châu thuộc xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, cách trung tâm thành phố khoảng 28 km về phía Đông Nam.

- Đặc điểm tài nguyên: Nhơn Châu là đảo nhỏ gần bờ có cảnh quan đẹp gắn liền với hải đăng cù lao Xanh. Hải đăng nằm trên đỉnh một ngọn núi ở độ cao 118 m được công nhận vào Top 5 ngọn hải đăng trên 100 tuổi nổi tiếng nhất.

- Khả năng khai thác: Khai thác phát triển du lịch khám phá biển, đảo, sinh thái, vọng cảnh, vui chơi giải trí và ẩm thực.

* Dải ven biển Đề Gi - Tam Quan:

- Vị trí: Đề Gi - Tam Quan thuộc các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn.

- Đặc điểm tài nguyên: Đề Gi - Tam Quan gồm nhiều bãi biển, đầm, hồ: Đề Gi, Mũi Vi Rồng - Tân Phụng, Hà Ra, Lộ Diêu, Tam Quan, đầm Đạm Thuỷ, đầm Trà Ổ...

- Khả năng khai thác: Du lịch biển kết hợp sinh thái.

43

Page 44: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Ngoài những điểm tài nguyên trên, còn phải kể đến các đảo nhỏ ven bờ như đảo Yến, hòn Khô, hòn Đất, hòn Đụn, hòn Con Trâu…đều có giá trị du lịch sinh thái biển, khám phá biển, đảo.

1.2.2. Tài nguyên du lịch núi, sông, hồ: Với diện tích vùng đồi núi và trung du khá lớn tài nguyên du lịch vùng đồi núi của tỉnh Bình Định khá phong phú với các khu cảnh quan, hồ nước, đỉnh núi, suối nước nóng…Những điểm tài nguyên nổi trội gồm:

* Núi Bà:

- Vị trí: Núi Bà thuộc địa phận huyện Phù Cát, phía Nam đầm Đạm Thuỷ, Bắc bán đảo Phương Mai.

- Đặc điểm tài nguyên: Quần thể núi Bà có trên sáu mươi ngọn cao thấp khác nhau, xen giữa các ngọn núi nhấp nhô là những thung lũng cây cối tươi tốt và nhiều khe suối thích hợp hoạt động du lịch sinh thái. Núi Bà gắn sự tích hòn Chuông và nhiều di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng khác…Núi Bà là điểm cảnh quan và là biểu tượng của quê hương, của niềm tin và lòng tự hào của người dân Bình Định.

- Khả năng khai thác: Phát triển du lịch sinh thái núi, thể thao và du lịch văn hóa tâm linh. Khai thác danh thắng núi Bà gắn liền với bán đào Phương Mai trở thành quần thể Phương Mai – núi Bà với vai trò khu du lịch quốc gia.

* Suối nước khoáng nóng Hội Vân:

- Vị trí: Suối nước khoáng nóng thuộc địa bàn xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, cách Quy Nhơn khoảng 40 km về phía Tây Bắc.

- Đặc điểm tài nguyên: Hội Vân là suối nước nóng có nhiệt độ từ 780C đến 840C. Suối có hàm lượng axit silic cao, có tác dụng chữa được bệnh thấp khớp, tim mạch, các bệnh ngoài da...Theo đánh giá Hội Vân (tỉnh Bình Định) là một trong 6 suối khoáng nóng nổi tiếng của Việt Nam có giá trị du lịch cao cùng với các suối nước nóng Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình), Kênh Gà (tỉnh Ninh Bình), Bang (tỉnh Quảng Bình), Tây Viên (tỉnh Quảng Nam), Bình Châu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

- Khả năng khai thác: Phát triển du lịch tắm nóng, chăm sóc sức khỏe với các phương pháp trị liệu như tắm ngâm, tắm hương sen, phun hơi, tắm bùn...Khai thác gắn liền với tài nguyên sinh thái hồ Hội Sơn.

* Hồ Núi Một:

- Vị trí: Hồ Núi Một thuộc xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn.

- Đặc điểm tài nguyên: Núi Một là hồ nước ngọt khá rộng (hơn 1.200 ha). Xung quanh hồ là suối, thác, hang động, rừng nguyên sinh. Hồ là một trong những thắng cảnh đẹp của Bình Định. Cạnh hồ có bản dân tộc ít người Bana sinh sống.

44

Page 45: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Khả năng khai thác: Du lịch sinh thái hồ, thư giãn, ẩm thực kết hợp tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa dân tộc ít người.

* Thắng cảnh Hầm Hô:

- Vị trí: Hầm Hô thuộc địa bàn xã Tây Phú, huyện Tây Sơn.

- Đặc điểm tài nguyên: Hầm Hô là một khúc sông dài gần 3 km, rộng khoảng 30 m, với nhiều cảnh đẹp còn hoang sơ. Hầm Hô gồm các địa danh sinh thái và văn hóa nổi tiếng như: Dinh Tiền Hiền, Đập Hầm Hô, Hòn Bóng, Đá Đôi, Cây đa bến nước, Hòn Chuông, Đá Thành, Đá Trải, Hòn Gõ, Hang Bảy Cử, hòn Bánh Ít…tạo thành quần thể tài nguyên du lịch sinh thái kết hợp văn hóa hấp dẫn.

- Khả năng khai thác: Phát triển du lịch sinh thái, dã ngoại, ẩm thực, về nguồn kết hợp theo dòng lịch sử.

Ngoài ra, các điểm tài nguyên tự nhiên khác như suối Mơ (thành phố Quy Nhơn); hồ Vĩnh Sơn A, hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh); hồ Hội Sơn (huyện Phù Cát), hồ Thạch Khê (huyện Hoài Ân); cảnh quan sông Côn (Kôn); khu sinh thái An Toàn (huyện An Lão), suối nước khoáng Long Mỹ (huyện Tuy Phước); hồ Thuận Ninh, thác Đổ (huyện Tây Sơn)…đều có khả năng khai thác phát triển du lịch.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc: Dân số Bình Định năm 2015 có hơn 1,5 triệu người. Mật độ dân số trung bình 250 người/km2 cao hơn so với mức trung bình của Vùng KTTĐ miền Trung (khoảng 222,3 người/km2). Dân cư phân bố không đều. Thành phố Quy Nhơn có mật độ cao nhất là 991 người/km2, thấp nhất là huyện Vân Canh 31 người/km2. Dân số nam chiếm 48,7%, nữ chiếm 51,3%; dân số thành thị chiếm 30,8% dân số, nông thôn chiếm 69,2%. Tốc độ tăng dân số là 0,5%. Cơ cấu dân số trẻ, dưới 30 tuổi chiếm 62,8% là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho các ngành kinh tế. Hiện có gần 900 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Tỉ lệ thất nghiệp khoảng 2% (nguồn: Cục Thống kê Bình Định).

Bình Định có nhiều dân tộc chung sống, đoàn kết trong đấu tranh và xây dựng đất nước. Dân tộc Kinh chiếm 98% so với tổng dân số, có mặt ở khắp nơi trên các vùng đất ở Bình Định, tuy nhiên địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh là ở vùng đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn... Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 2% chủ yếu là Bana, H're, Chăm ở 113 làng/22 xã các huyện miền núi, trung du. Người Bana sống tập trung đông nhất ở các huyện Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân. Trong khi đó, người H’rê cư trú tập trung tại huyện An Lão. Người Chăm (Chăm Hroi) ở Bình Định phân bố chủ yếu ở huyện Vân Canh, vốn là những người Chăm cổ, khác với nhóm Chăm Chiêm Thành cư trú chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang.

45

Page 46: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: Trong những năm qua, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định không ngừng phát triển. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng bình quân 10,9%/năm, cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước (5,42%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2005 có cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 38,4% - 26,7% - 34,9%, đến năm 2013 có tỷ trọng tương ứng 29,0% - 29,1% - 41,9%. Với tốc độ tăng GRDP bình quân đầu người tính bằng USD bình quân đạt 16,9%/năm giai đoạn 2005 - 2013, quy mô GRDP bình quân đầu người của tỉnh Bình Định đã vượt mốc 1.000 USD vào năm 2011 và đến năm 2013 đạt hơn 1.500 USD gấp 3,5 lần so với năm 2005. Cơ cấu lao động xã hội có bước chuyển dịch theo hướng giảm dần trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và tăng trong lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ. Tuy nhiên, GRDP bình quân đầu người của tỉnh Bình Định còn thấp hơn so với mức bình quân của cả nước (GDP bình quân đầu người năm 2013 của Việt Nam là 1.908 USD). (nguồn: Cục Thống kê Bình Định).

Các ngành kinh tế chính của tỉnh bao gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ, hải sản và du lịch.

* Nông, lâm, ngư nghiệp: Bình Định có nhiều lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Song cũng là một tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Sản lượng lương thực, năng suất cây trồng, thu nhập của người nông dân không ngừng gia tăng. Sản xuất nông nghiệp đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho tỉnh và đang hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa. Cây công nghiệp ngắn ngày mía và lạc là hai cây trồng có tính chiến lược trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh.

Bình Định hiện đang dẫn đầu về số lượng tàu khai thác xa bờ cũng như đội tàu khai thác cá ngừ ở Biển Đông. Bên cạnh thế mạnh về khai thác thủy sản, tỉnh phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản. Đầm Thị Nại được mệnh danh là “vườn ươm các giống loài thủy sản quý hiếm”. Các đầm, phá ven biển cùng các hồ chứa không những thích hợp cho nuôi trồng thủy sản mà còn là điểm cảnh quan du lịch hấp dẫn.

* Công nghiệp: Bình Định đã và đang tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, đặc biệt là Khu kinh tế Nhơn Hội nhằm tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Trong khu thuế quan của khu kinh tế Nhơn Hội có quy hoạch chức năng cho khu dịch vụ - du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Bình Định xác định phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà tỉnh có lợi thế là công nghiệp chế biến lâm - nông - thuỷ sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, giày da, may mặc, cơ khí, cảng biển nước sâu.

* Dịch vụ: Nhờ có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế, nên các hoạt động vận tải trung chuyển diễn ra sôi động. Thành phố biển Quy Nhơn vừa là đầu mối giao thông thủy, bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của tỉnh nói riêng và của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nói chung. Đồng thời

46

Page 47: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Quy Nhơn đang trở thành điểm đến của khách quốc tế bằng đường biển. Hiện nay, du lịch đang là thế mạnh phát triển của tỉnh và đang từng bước được hoàn thiện và khăng định thương hiệu đối với vùng và quốc gia.

Đánh giá chung về điều kiện phát triển:

- Nền kinh tế tỉnh Bình Định có tốc độ tăng trưởng khá cao (8,56% năm 2013), mức tăng trưởng bình quân cao hơn cả nước (5,03%), nhưng vẫn còn chứa đựng yếu tố chưa bền vững và ổn định, giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 tăng với tốc độ cao nhưng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 có xu hướng tăng chậm lại.

- Về cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đảm bảo cho nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

- Bình Định cũng có những lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên về phát triển lâm nghiệp, thủy sản, vật liệu xây dựng và từ đó phát triển mạnh về nghề cá, công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc biệt, trong những lợi thế về địa lý là với đường bờ biển trải dài tạo điều kiện hết sức thuận lợi phát triển kinh tế biển.

- Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, các nhóm ngành kinh tế ngày càng phát triển, do đó nhu cầu đi lại của người dân ngày càng lớn. Việc phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh sẽ đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và góp phần phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Định là những giá trị văn hóa, vật chất cũng như tinh thần do bàn tay và khối óc của người dân Bình Định sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo, cách mạng; những sản phẩm thủ công và các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội; đặc sản ẩm thực... đều là những nguồn tài nguyên quan trọng cần được nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc riêng của Bình Định nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

2.2.1. Các di tích lịch sử - văn hoá vật thể: Bình Định là tỉnh có bề dày lịch sử với hệ thống di tích lịch sử phong phú. Trong một thời gian dài, Bình Định đã từng là vùng kinh đô của vương quốc Chăm Pa. Vùng đất này cũng là nơi sinh ra vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Những đặc thù lịch sử Bình Định đã lưu lại cùng với thời gian nhiều di tích quí giá. Tiêu biểu nhất là thành Đồ Bàn và hệ thống tháp Chăm có nhiều tháp, mật độ dày, nhiều niên đại từ thế kỉ X - XIV; Quần thể di tích lịch sử nhà Tây Sơn - Quang Trung…

Theo số liệu thống kê đến nay, trên lãnh thổ toàn tỉnh Bình Định có 234 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 114 di tích được xếp hạng với 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt,

47

Page 48: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

34 di tích cấp quốc gia và 78 di tích cấp tỉnh. Đây là tiền đề thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch lịch sử, văn hoá.

Hệ thống di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh có khả năng khai thác phát triển du lịch được thể hiện ở phụ lục 2.

Các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu của Bình Định có giá trị và khả năng khai thác du lịch cao được đánh giá, bao gồm:

* Quần thể di tích lịch sử thời Tây Sơn - Quang Trung (hay khu đền thờ Tây Sơn Tam kiệt): Tây Sơn là một triều đại ngắn nhưng gắn liền với chiến công hiển hách của vị anh hùng dân tộc là Nguyễn Huệ - Quang Trung. Hiện nay, quần thể di tích lịch sử thời Tây Sơn - Quang Trung ở Bình Định bao gồm các di tích chính như: Nhà Bảo tàng Quang Trung; căn cứ địa nghĩa quân Tây Sơn; làng Phú Lạc quê ngoại các lãnh tụ Tây Sơn; điện Tây Sơn; gò Đá Đen; bến Trường Trầu; từ đường Võ Văn Dũng; từ đường Bùi Thị Xuân; phủ thành Quy Nhơn; tân phủ Càn Dương; thành Hoàng đế; thành Chánh Mẫn; bãi Nhạn - núi Tam Toà, cây me cổ thụ…

Năm 2014, di tích Tây Sơn Tam kiệt được Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt trở thành tài nguyên du lịch nổi bật.

Khả năng khai thác phát triển du lịch của quần thể di tích gồm: Tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu, giáo dục, tri ân, lễ hội, tâm linh…

* Đài kính thiên Ấn Sơn (hay còn gọi là Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn): Năm 2012, nhân kỷ niệm 220 năm ngày mất Hoàng đế Quang Trung (1792 - 2012), UBND tỉnh Bình Định đã làm lễ dâng hương và chính thức đưa vào hoạt động công trình Đài kính thiên tại núi Ấn Sơn (núi cao 364 m) thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn. Đài kính thiên Ấn Sơn rộng 46 ha gồm các hạng mục: Đàn tế trời đất, Đền Ấn và các công trình phụ trợ, được bố trí theo trục thần đạo hướng Nam – Bắc.

Cùng với khu đền thờ Tây Sơn Tam kiệt, Đài kính thiên Tây Sơn là nơi để nhân dân cả nước, khách du lịch gần xa đến thăm viếng, bày tỏ, chiêm bái tinh thần phong trào Tây Sơn và trở thành điểm tài nguyên du lịch văn hóa - lịch sử, tâm linh giá trị.

* Hệ thống di tích lịch sử - văn hoá Chăm: Bình Định vốn là mảnh đất của vương triều Chăm - một vương triều phong kiến đã đạt đến những thành tựu rực rỡ về văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo…Hiện nay, Bình Định vẫn lưu giữ được hệ thống các di tích lịch sử văn hoá Chăm, trong đó nổi bật như: Thành Vijaya (Đồ Bàn), tháp Cánh Tiên; tháp Phú Lốc; phế tích hai tháp Tân Kiều, Chà Rây và trung tâm gốm Lai Nghi; thành Cha; di tích khu lò gốm Gò Sành; di tích khu lò gốm Trường Cửu; thành Thị Nại; tháp Bình Lâm; tháp Bánh Ít và những di tích phụ cận; tháp Thủ Thiện; khu tháp Dương Long. Về mặt giá trị của các di tích văn hoá Chăm ở Bình Định không thua kém khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam). Các di tích văn hoá Chăm ở Bình Định đã được công nhận di tích cấp quốc

48

Page 49: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

gia, trong đó cụm tháp Dương Long được công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt. Các di tích này cùng với những giá trị văn hóa phi vật thể mà đồng bào Chăm cổ nơi đây đang lưu giữ chắc chắn sẽ là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn giá trị của du lịch Bình Định để có thể tạo nên sản phẩm du lịch đặc sắc, có sức cạnh tranh cao.

Khả năng khai thác phát triển du lịch: Tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu…

* Các di tích lịch sử cách mạng, di tích danh nhân: Bình Định cũng có hệ thống di tích gắn liền với truyền thống cách mạng, gắn liền với những danh nhân có khả năng khai thác phát triển du lịch gồm:

- Di tích gắn với các cuộc kháng chiến của dân tộc trong thế kỉ XX: Căn cứ cách mạng Núi Bà; chứng tích Nho Lâm (Phước Hưng, Tuy Phước); chứng tích Gò Dài (Tây Vinh, Tây Sơn), di tích chiến thắng Đèo Nhông (Dương Liễu, Phù Mỹ), di tích Đồi Mười (Hoài Châu Bắc, Hoài Nhơn), di tích chiến thắng An Lão (An Trung, An Lão)…

- Di tích gắn liền với các danh nhân: Lăng Mai Xuân Thưởng (Bình Tường, Tây Sơn), Hầm Hô là căn cứ địa anh hùng Mai Xuân Thưởng và là di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh; mộ Đào Tấn (Phước Nghĩa, Tuy Phước); mộ Hàn Mặc Tử (Quy Nhơn); đền thờ Đào Duy Từ (Hoài Thanh, Hoài Nhơn); nhà lưu niệm Xuân Diệu (Thị tứ Gò Bồi, xã Phước Hòa, Tuy Phước); khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc huyện đường Bình Khê (Tây Giang, Tây Sơn) là nơi cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ chủ tịch Hồ Chí Minh nhậm chức tri huyện đến làm việc và cũng là nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên đường đi tìm đường cứu nước đã đến thăm cha.

* Các di tích lịch sử tôn giáo: Khu thiền viện Cát Tiến (chùa Linh Phong), Chùa Thập Tháp, chùa Nhạn Sơn, chùa Hàm Long, chùa Long Khánh, nhà thờ Chánh tòa Quy Nhơn, Chủng viện Lòng Sông…Các di tích này có khả năng khai thác phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu, thư giãn, tâm linh.

2.2.2. Lễ hội truyền thống: Bình Định là nơi có các dân tộc thiểu số sinh sống như Ba na, Chăm, Hrê. Hầu hết các dân tộc này đều có những sinh hoạt văn hoá dân tộc như lễ hội và hát múa dân gian. Trên địa bàn tỉnh Bình Định, số lượng các dân tộc này chỉ chiếm một phần không nhiều, nhưng có thể phục hồi phát triển các hình thức lễ hội này như những sản phẩm du lịch đặc sắc của địa phương. Đối với người Việt, ngoài các lễ hội chung của cả nước như tết cổ truyền, các lễ hội truyền thống trong năm, Bình Định còn có một số lễ hội quan trọng như:

* Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn ( Lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa): Là một trong những lễ hội lớn nhất ở Bình Định tổ chức hằng năm vào mùng 5 tháng Giêng âm lịch tại thị trấn Phú Phong, Tây Sơn. Chính hội là mùng 5 Tết nhưng thường được tổ chức từ ngày mùng 4 và kéo dài trong vài ngày. Đây là lễ hội tưởng nhớ các thủ lĩnh Tây Sơn, đặc biệt là vua Quang Trung và kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Ngoài những lễ nghi truyền thống, lễ hội có nhiều hoạt động văn hoá dân gian, phần chính là các cuộc thi

49

Page 50: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

võ thể hiện tinh thần thượng võ của đất Bình Định và trống trận Tây Sơn…thu hút hàng vạn khách du lịch trên mọi miền đất nước.

* Lễ hội Cầu ngư: Là một hình thức sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng lâu đời của dân biển Bình Định, được tổ chức thường xuyên vào mùa xuân hằng năm để cúng tế cá Ông (cá voi) và cầu được mùa hải sản (theo truyền thuyết cá Ông thường giúp thuyền mỗi khi gặp sóng to gió lớn). Ngoài nghi thức cúng lễ, người dự lễ còn được nghe hát bả trạo, hát tuồng, tham gia nhiều trò chơi dân gian… 

* Lễ hội Đổ giàn: Được tổ chức vảo Rằm tháng 7 các năm Tỵ, Dậu, Sửu tại làng An Thái, huyện An Nhơn, trong đó có tục Xô giàn (Đổ giàn) rất hấp dẫn, thu hút khách tham quan tìm hiểu.

* Hội xuân Chợ Gò: Hội xuân có nhiều tiết mục đặc sắc như hát Bài chòi, biễu diễn võ thuật, thi múa lân, bán các loại trái cây, đồ chơi trẻ em dân dã…Hội mang ý nghĩa cầu tài cầu lộc được tổ chức vào mùng 1 Tết Âm lịch cổ truyền tại thôn Phong Thạch, thị trấn Tuy Phước.

* Lễ hội Đua thuyền: Được tổ chức tại Gò Bồi, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước (sau hội Chợ Gò), lễ hội thu hút đông đảo người tham gia và khách tham quan.

* Lễ hội làng rèn Phương Danh: Lễ hội được tổ chức tại thị trấn Đập Đá, An Nhơn, nhằm tưởng nhớ đến vị Tổ sư ngề rèn Đào Dã Tượng, được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm. Ngoài các nghi lễ chính, lễ hội còn có các tiết mục chọi gà, biễu diễn võ thuật và các trò chơi dân gian. 

Ngoài ra, còn có các lễ hội khác như: Lễ hội làng đúc đồng Bằng Châu (thị trấn Đập Đá, An Nhơn) được tổ chức ngày 17 tháng 3 âm lịch; Lễ hội Chùa Bà (Phước Quang, Tuy Phước) được tổ chức ngày 2 tháng 2 âm lịch; Lễ hội vía Bà (Nhơn Phong, An Nhơn) được tổ chức vào ngày 17 tháng 1 âm lịch…đều hấp dẫn khách du lịch.

2.2.3. Nghệ thuật truyền thống:

* Ca múa nhạc dân gian: Vùng đất Bình Định vốn nổi tiếng về các loại hình nghệ thuật dân gian như hát Bội (Tuồng), hát Bài chòi, chèo Bả trạo...Bình Định là cái nôi của nghệ thuật hát Bội, sau này đã lan truyền ra cả nước và đã trở thành một trong những loại hình nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Đến với Bình Định là đến với nôi của nghệ thuật hát Bội. Đây là tiền đề khai thác phát triển du lịch văn hóa.

Nghệ thuật hát Bài chòi đang được trình UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cũng đã trở thành tài nguyên du lịch giá trị của tỉnh.

Bình Định cũng là đất thơ, nơi sản sinh ra nhiều nhà thơ nổi tiếng của dân tộc như Xuân Diệu, Yến Lan, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên…Đây là cơ sở để phát triển loại hình du lịch gắn với thi ca như ngày thơ, đêm thơ, hội thảo về thơ…

50

Page 51: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

* Võ thuật cổ truyền: Võ thuật cổ truyền từ lâu đã trở thành một di sản văn hoá, một nét đẹp riêng của người dân Bình Định. Ngoài các đội biểu diễn võ thuật chuyên nghiệp, du khách có thể tham quan trực tiếp từ những lò võ cổ truyền hay còn gọi là võ đường, nơi mà những võ sư nổi tiếng cũng là những người dân lao động bình thường nơi thôn dã, với các địa danh nổi tiếng như “roi Thuận Truyền, quyền An Thái” hoặc “Trai An Thái, gái An Vinh” hoặc võ nhà chùa, chùa Long Phước - một trong những lò võ nổi tiếng và lâu đời của Bình Định. Tóm lại, võ thuật cổ truyền đã trở thành bản sắc văn hoá dân tộc mang nét rất riêng gắn liền với tên tuổi của Bình Định. Bình Định được mệnh danh là “miền đất võ”, “đất võ, trời văn”.

2.2.4. Nghề thủ công truyền thống: Bình Định là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống. Toàn tỉnh có 41 làng nghề truyền thống như làm nón, đúc đồng, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, dệt, gốm, rèn, thảm xơ dừa, bún Song thằn.v.v...Vùng Nhơn Hậu (An Nhơn) nằm trong khu vực của quần thể di tích Chăm là nơi tập trung nhiều làng nghề nhất. Trong đó, phải kể đến làng nghề làm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ (tiện, chạm, khắc gỗ…), ngoài ra còn có thêm nghề làm gốm gia dụng, có thể qui hoạch làm nơi sản xuất những sản phẩm lưu niệm du lịch hoặc làm nơi tham quan cho du khách. Xã Cát Tường (Phù Cát, Bình Định) và xã Nhơn Thành (An Nhơn) có nghề làm nón - trong đó sản phẩm nón ngựa Phú Gia độc đáo và nổi tiếng. Ngoài ra, dệt thổ cẩm Hà Ri của người Bana (Vĩnh Thạnh), dệt chiếu ở Hoài Châu Bắc, chế biến thảm sơ dừa Tam Quan (Hoài Nhơn)...đều nổi tiếng và có khả năng trở thành điểm tham quan du lịch, trải nghiệm và mua bán các mặt hàng lưu niệm.

2.2.5. Các đặc sản, ẩm thực: Bình Định là quê hương của nhiều sản vật đặc sắc từ tự nhiên như: yến sào, tôm hùm, tôm sú, cua huỳnh đế, mực ống, cá chua, cá ngừ đại dương, dừa; các sản vật từ bàn tay khối ốc dân cư ở đây như: rượu Bàu Đá, nem Chợ huyện, chình mun, bún tôm, bún rạm (Châu Trúc, Phù Mỹ), bún cá Quy Nhơn, bánh tráng, bún Song thằn An Thái, bánh ít lá gai…là tiền đề tạo nên văn hóa ẩm thực Bình Định luôn hấp dẫn khách du lịch.

2.2.6. Các công trình kinh tế - xã hội: Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, trên địa bàn Bình Định nhiều dự án kinh tế - xã hội lớn được đầu tư phát triển. Theo đó xuất hiện một số công trình do con người làm nên và trở thành tài nguyên du lịch nhân văn giá trị. Tiêu biểu nhóm này có Hải đăng cù lao Xanh, cầu Thị Nại, đoạn đường Quy Nhơn - sông Cầu; đèo và hầm đèo Cù Mông và trong tương lai không xa là các khu kinh tế Nhơn Hội, nhà máy lọc hóa dầu Victory…Hải đăng cù lao Xanh, cầu Thị Nại, hầm đèo Cù Mông đều là những kỷ lục quốc gia có giá trị du lịch cao.

Nhìn chung, bên cạnh tài nguyên du lịch biển, đảo là mũi nhọn thì tài nguyên du lịch nhân văn Bình Định là nền tảng phát triển loại hình du lịch đặc thù địa phương, tạo nên thương hiệu du lịch Bình Định, góp phần thu hút khách du lịch.

51

Page 52: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

II. HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Hệ thống giao thông

Bình Định là một trong số ít địa phương trên cả nước có đầy đủ hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không và đường biển. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống giao thông đã được mở rộng, nâng cấp nhiều so với thời kỳ quy hoạch năm 2005. Đây là tiền đề thuận lợi cho phát triển du lịch của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

1.1. Hệ thống đường bộ

Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ trên địa bàn tỉnh là 9.437 km. Trong đó: quốc lộ có 5 tuyến với tổng chiều dài 308,5 km; đường tỉnh có 12 tuyến với tổng chiều dài 455,3 km, (trong đó đã trừ tuyến ĐT.635 được chuyển thành QL 19B và ĐT. 638 được chuyển thành QL 19C); đường huyện có 45 tuyến với tổng chiều dài 490,1 km; đường GTNT (đường xã, liên xã, trục chính xã, đường trục thôn xóm, đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng) với tổng chiều dài 7.363 km; đường đô thị với tổng chiều dài 613,4 km; đường chuyên dùng với tổng chiều dài 207 km.

Mật độ mạng lưới đường (không tính đến đường ngõ xóm và đường nội đồng) tại Bình Định là 0,87 km/km2, cao hơn mức bình quân của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung là 0,59 km/km2.

1.1.1. Hệ thống quốc lộ và đường bộ đối ngoại: Hệ thống quốc lộ giữ vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch tỉnh Bình Định, đặc biệt các tuyến quốc lộ 1 và quốc lộ 19. Quốc lộ 1 là một phần của tuyến du lịch xuyên Việt bằng đường bộ, vì vậy có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo trục Bắc – Nam để kết nối với các địa phương khác trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Quốc lộ 19 là đoạn đầu của hành lang du lịch Đông – Tây của tỉnh Bình Định nối với các tỉnh Tây Nguyên và các nước ASEAN theo đường bộ.

Cả hai tuyến quốc lộ trên đều đang được mở rộng, nâng cấp, vì vậy trong giai đoạn phát triển mới sẽ là cơ sở hình thành các trục không gian du lịch, các tuyến du lịch chính của tỉnh.

1.1.2. Hệ thống đường tỉnh: Tỉnh Bình Định có 12 tuyến đường tỉnh đang được khai thác sử dụng với tổng chiều dài là 455,3 km. Tỷ lệ chiều dài có mặt đường nhựa và BTXM rất cao, mặt đường BTN chiếm 58,77%, mặt đường BTXM chiếm 40,84%, tỷ lệ đường đất còn lại không đáng kể, chỉ có 0,39% (đoạn dài 1,8 km trên tuyến ĐT.637).

52

Page 53: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1.1.3. Đường huyện, đường xã: Toàn tỉnh hiện nay có 45 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 490,1 km chiếm 5,21% tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh. Quy mô đường huyện chủ yếu là 1 làn xe, một số ít đường có 2 làn xe. Cầu trên các tuyến đường huyện chủ yếu có tải trọng thiết kế là H13, một số có tải trọng H18 và cao hơn, đa số cầu đã cũ, cần bảo trì thường xuyên hoặc sửa chữa, một số cần được xây dựng mới.

Tỷ lệ đường huyện được cứng hoá rất cao, trong đó đường bê tông nhựa chiếm 90,83%, đường bê tông xi măng chiếm 3,47%, đường đất chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

- Đường liên xã và trục chính xã hiện có tổng số 1.435 km, trong đó có 1.218 km đã được bê tông hóa chiếm 82%, còn lại là đường đất và cấp phối.

- Đường trục thôn, xóm hiện có tổng số 1.916 km, trong đó có 1.035 km đã được bê tông hóa chiếm 53,9%, còn lại là đường đất và cấp phối.

- Đường ngõ xóm và trục chính nội đồng hiện có tổng số 3.961 km, trong đó có 482 km đã được bê tông hóa chiếm 12,2%, còn lại là đường đất và cấp phối.

1.1.4. Đường đô thị: Toàn tỉnh có 613,4 km đường đô thị, tập trung chủ yếu tại thành phố Quy Nhơn và thị xã An Nhơn. Trong đó 88% đã được nhựa hóa và bê tông hóa, vẫn còn một số đường đất ở thị xã An Nhơn và các thị trấn. Quy mô đường đô thị chủ yếu là đường 2 và 3 làn xe, một số tuyến trục chính có 4 làn xe, mặt bê tông nhựa và bê tông xi măng..

Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:

- Xây dựng 02 tuyến đường cao tốc gồm: Đường bộ cao tốc Bắc – Nam cho 4 - 6 làn xe, dự kiến đầu tư xây dựng trước năm 2020 và đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku (Gia Lai) dự kiến đầu tư xây dựng sau năm 2020.

- Đầu tư nâng cấp 05 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 308,5 km và tuyến đường bộ ven biển dài 131 km.

- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới để đến năm 2030 có 15 tuyến đường tỉnh, tổng chiều dài 677,8 km

- Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông đô thị và giao thông nông thôn, các trạm dừng nghỉ trên các tuyến giao thông quan trọng.

Số liệu chi tiết hệ thống quốc lộ và đường bộ đối ngoại, đường tỉnh phục vụ phát triển du lịch, xem Phụ lục số 4.

1.2. Hệ thống đường sắt

Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc tỉnh với chiều dài là 158,4 km bao gồm tuyến chính Bắc – Nam và 1 nhánh nối vào thành phố Quy Nhơn, có 12 ga nằm trên địa phận

53

Page 54: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

tỉnh Bình Định. Tuyến chính Bắc – Nam dài 148 km từ đèo Bình Đê (ranh giới với tỉnh Quảng Ngãi) đến Mục Thịnh (ranh giới với tỉnh Phú Yên). Nhánh nối vào Quy Nhơn bắt đầu từ ga Diêu Trì đến ga Quy Nhơn tại thành phố Quy Nhơn có chiều dài 10,4 km.

Đường sắt cũng là cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng đối với phát triển du lịch tỉnh Bình Định trong chương trình du lịch xuyên Việt.

Định hướng phát triển hệ thống đường sắt đến năm 2030:

- Cải tạo, nâng cấp ga Diêu Trì thành ga tổng hợp phục vụ vận tải hành khách và hàng hóa khu vực thành phố Quy Nhơn. Xây mới ga lập tàu hàng tại Phước Lộc – Bà Ghi là ga chính phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa cho cảng Quy Nhơn, khu kinh tế Nhơn Hội đi các khu vực khác.

- Nghiên cứu, lập dự án đường sắt Bắc – Nam đường đôi khổ 1.435 mm với tốc độ chạy tàu từ 160 km/h đến dưới 200 km/h qua địa bàn tỉnh Bình Định.

Cảng Hàng không Phù Cát thuộc huyện Phù Cát, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 30 km về phía Tây Bắc. Sân bay đạt cấp 4C theo phân cấp của ICAO. Công suất 300.000 hành khách/năm, nhà ga hành khách có diện tích 3.000 m2, đáp ứng khả năng khai thác loại tàu bay A321 và tương đương.

Cảng hàng không Phù Cát có vị trí quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định. Trong hệ thống các sân bay nội địa miền Trung, Phù Cát là sân bay khai thác máy bay lớn. Đây là lợi thế so sánh của giao thông hàng không Bình Định với một số tỉnh trong khu vực.

Từ năm 2010 đến 2013, lượng hành khách thông qua Cảng hàng không Phù Cát đạt mức tăng trưởng bình quân hơn 27 % mỗi năm. Riêng năm 2014, đạt trên 427.000 lượt hành khách, tăng gần 47%; sản lượng hàng hoá đạt 1.340 tấn, tăng gần 59%; phục vụ gần 3.000 lượt chuyến cất hạ cánh thương mại, tăng khoảng 20% so với năm 2013.

Hiện nay, Vietnam Airlines đang khai thác đường bay khứ hồi Quy Nhơn đi Hà Nội (với tần suất một chuyến mỗi ngày) và Quy Nhơn đi thành phố Hồ Chí Minh (2 chuyến mỗi ngày). Vietjet Air khai thác đường bay Quy Nhơn đi thành phố Hồ Chí Minh (một chuyến mỗi ngày). Bắt đầu từ tháng 2 tới, Jestar Pacific sẽ khai thác đường bay Quy Nhơn đi thành phố Hồ Chí Minh với tần suất mỗi ngày một chuyến.

Từ năm 2015, sân bay Phù Cát bắt đầu được đầu tư nâng cấp đạt 2,4 triệu lượt khách hàng năm vào đầu năm 2017. Khi dự án hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của tỉnh Bình Định và các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

Đến năm 2020, đầu tư nâng cấp sân bay Phù Cát thành sân bay quốc tế cấp II, các thông số kỹ thuật chính cụ thể như sau: cấp sân bay 4D theo phân cấp của ICAO, công

54

Page 55: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

suất 1,5÷2 triệu hành khách/năm, đáp ứng khả năng khai thác loại tàu bay A320/321, B767 và tương đương. Nhà ga hành khách có công suất 600 hành khách/ giờ cao điểm.

Định hướng đến năm 2030, nâng cấp cảng hàng không Phù Cát thành cảng hàng không quốc tế đạt cấp 4E theo phân cấp ICAO.

1.4. Hệ thống đường thủy nội địa

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ còn 01 tuyến đường thủy nội địa là tuyến Đống Đa – Nhơn Châu còn khai thác phục vụ hành khách đi lại với tần suất 01 chuyến đi về/ ngày. Tuyến do Cục đường thuỷ nội địa, Bộ Giao thông vận tải quản lý với chiều dài 30 km. Ngoài ra, hoạt động vận tải thủy nội địa vẫn có ở một số khu vực mặt hồ, không có tuyến công bố với tần suất không cố định phục vụ nhu cầu du lịch, dân sinh như tại Hầm Hô, hồ Núi Một.

Định hướng đến năm 2030: Nâng cấp các tuyến thủy nội địa chính đạt cấp kỹ thuật quy định; đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các cảng bến thuyền du lịch ven đầm Thị Nại, phát triển các tuyến du lịch nội địa và quốc tế.

1.5. Hệ thống đường biển

Bình Định có 134 km bờ biển với nhiều đảo, vũng, vịnh và các cửa biển rất thuận lợi xây dựng cảng biển. Các bến cảng biển chính đều tập trung ở thành phố Quy Nhơn và khu vực tiếp giáp đầm Thị Nại. Cụm cảng biển Quy Nhơn có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Bình Định, khu vực miền Trung và khu vực Tây Nguyên.

Cụm cảng biển Quy Nhơn hiện tại có 1 khu bến hoạt động là khu bến Quy Nhơn – Thị Nại, bao gồm 05 bến tổng hợp và 02 bến chuyên dùng đang khai thác(1). Năm bến cảng tổng hợp là: cảng Quy Nhơn, Thị Nại, Tân cảng Quy Nhơn, Tân cảng Miền Trung và bến địa phương Đống Đa (hiện không khai thác). Hai bến chuyên dùng là bến xăng dầu Quy Nhơn và bến xăng dầu An Phú.

Luồng hàng hải Quy Nhơn sau khi được đầu tư nâng cấp có thông số kỹ thuật cơ bản: tổng chiều dài tuyến luồng là 6,3 km; chiều rộng 110 m; cao độ đáy đạt -11,0m; vũng quay trở tàu rộng 300 m. Việc đưa luồng hàng hải Quy Nhơn vào sử dụng sẽ tạo điều kiện cho các tàu có trọng tải 50.000 DWT giảm tải ra vào luồng Quy Nhơn an toàn, giúp giải quyết nhanh chóng lượng hàng hóa thông qua các cảng.

Cảng Quy Nhơn được quy hoạch là cảng tổng hợp quốc gia (loại I) trong hệ thống cảng biển Việt Nam. Phục vụ các tỉnh phía Bắc của Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và vùng kinh tế biên giới ba nước Đông Dương.

1 Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 4 (QĐ 1764 năm 2011) sẽ có 2 khu bến Quy Nhơn – Thị Nại, Nhơn Hội và 3 bến là Tam Quan, Đề Gi, bến Nhiệt điện than Bình Định.

55

Page 56: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Giao thông đường biển là thế mạnh của tỉnh để khai thác các tuyến du lịch đường biển đến các địa phương khác trên cả nước, đến các đảo ven bờ của Việt Nam và các nước trong khối ASEAN.

2. Hệ thống cung cấp điện

Bình Định đã xây dựng và thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 có xét đến tới 2015 với mục tiêu 100% số xã có điện, trong đó 97% số xã được cấp điện lưới quốc gia, 98% số thôn có điện. Những năm qua, Bình Định đã tranh thủ nguồn vốn WB (Ngân hàng thế giới) đầu tư trung áp, hạ áp. Đến nay, 100% xã có điện lưới (trừ xã đảo Nhơn Châu) và có trên 99% số hộ dùng điện, thực hiện việc chuyển đổi mô hình, cấp phép hoạt động điện lực, vận hành lưới điện hạ thế an toàn, áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng điện, giảm tổn thất điện năng, đảm bảo giá bán điện đến hộ dân nông thôn.

Từ năm 2010, điện năng thương phẩm đạt 1.312 triệu KWh tăng 18,9% so với năm 2006, bình quân điện năng tiêu thụ 820 KWh/người, gấp đôi năm 2006 (năm 2006 là 415 KWh/người).

3. Hệ thống cấp nước

Nhà máy nước Quy Nhơn được đầu tư nâng cấp có tổng công suất 45.000 m3/ngày đêm (sẽ tiếp tục tăng lên 48.000 m3/ngày đêm), hiện nay đã cấp nước cho hơn 90% dân số và các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn và một phần khu kinh tế Nhơn Hội. Công suất cấp nước cho khu công nghiệp Phú Tài: 8.500 m3/ngày đêm. Đang xây dựng công trình cấp nước cho khu kinh tế Nhơn Hội: 12.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 1). Tỉnh đang hoàn thiện dự án cấp nước cho 9 thị trấn trong tỉnh với công suất 21.300 m3/ngày đêm.

4. Hệ thống bưu chính, viễn thông

Mạng lưới bưu chính viễn thông với đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc. Đến nay, đã có khoảng 90% tổng số xã có điểm bưu điện - văn hoá; tỷ lệ thuê bao điện thoại đạt 55 đến 60 thuê bao/100 dân; mật độ thuê bao Internet đạt 6 đến 8 thuê bao/100 dân, trong đó số thuê bao Internet băng rộng chiếm khoảng 80%, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 25% đến 30% dân số.

5. Hệ thống đô thị, điểm dân cư tập trung

Hiện nay, toàn tỉnh có 01 thành phố đô thị loại 1 (Quy Nhơn), 01 thị xã thuộc tỉnh (An Nhơn) và 09 thị trấn huyện lỵ. Đây là những khu vực có cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tương đối phát triển thuận lợi cho các hoạt động du lịch, trong đó thành phố Quy Nhơn là trung tâm hoạt động du lịch toàn tỉnh.

56

Page 57: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Khu vực bãi biển Quy Nhơn (từ Mũi Tấn đến Ghềnh Ráng) đã được chỉnh trang với không gian xanh, sạch, đẹp, an toàn cho du khách. Trong đó, việc hoàn thành việc di chuyển tàu đánh cá và các hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản; xây dựng tuyến tượng nghệ thuật ven biển dọc theo tuyến đường Xuân Diệu, An Dương Vương... từng bước đáp ứng được nhu cầu phục vụ nhân dân và khách du lịch.

Định hướng phát triển hệ thống đô thị và các khu dân cư nông thôn đến năm 2020:

- Thành phố Quy Nhơn từ năm 2010 đã được nâng cấp lên đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Bình Định. Đến năm 2025, được định hướng phát triển là một trong các đô thị trung tâm của vùng Duyên hải miền Trung và đến năm 2035 trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển quốc gia. Đây là những tiền đề thuận lợi cho phát triển du lịch của tỉnh.

- Hình thành 4 thị xã thuộc tỉnh; bên cạnh đó xây dựng các thị trấn trở thành trung tâm phát triển của huyện, có tác động thúc đẩy phát triển các vùng nông thôn.

Những định hướng phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư tập trung tạo tiền đề thuận lợi cho hoạt động du lịch trong việc tổ chức hệ thống dịch vụ và là cơ sở phát triển không gian du lịch Bình Định

III. CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC KHÁC

1. Nguồn nhân lực

Theo số liệu thống kê, năm 2015 toàn tỉnh Bình Định có khoảng hơn 1,5 triệu người, trong đó dân số ở độ tuổi lao động (15 tuổi trở lên) khoảng gần 1 triệu người (chiếm tỷ lệ xấp xỉ 65% - 70% dân số), trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%; lao động đang làm việc khoảng 850 nghìn người với tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 33,5%. Với cơ cấu dân số trẻ là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho các ngành kinh tế, trong đó có các ngành dịch vụ và du lịch.

Đặc điểm chung của lao động Bình Định là cần cù, chịu khó, thông minh, nhanh nhẹn, dễ thích nghi với nghề nghiệp. Đây là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế Bình Định nói chung và du lịch nói riêng.

2. Đầu tư, khoa học và công nghệ

2.1. Đầu tư

Thời gian qua nhờ làm tốt công tác xúc tiến quảng bá, bên cạnh đó môi trường đầu tư luôn được quan tâm cải thiện (chỉ số năng lực cạnh tranh của Bình Định đang từng bước được cải thiện, năm 2013 xếp thứ 18/63 tỉnh, xếp hạng thứ 5/12 các tỉnh duyên hải miền Trung; được đánh giá nằm trong nhóm các tỉnh đánh giá loại khá về PCI cả nước) nên đã thu hút khá nhiều dự án đầu tư bên ngoài. Trong các năm 2006 đến 2010, tỉnh đã huy động vốn đầu tư khoảng 37,8 nghìn tỉ đồng, chiếm 40,2% GDP. Các dự án đầu tư, đặc biệt từ vốn viện trợ nước ngoài (ODA và NGO) theo danh mục các dự án hạ tầng do

57

Page 58: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Trung ương đầu tư trên địa bàn Bình Định (theo Quyết định 54/2009/QĐ-TTg) đã giúp địa phương xây dựng mới nhiều công trình thuộc các lĩnh vực thủy lợi, y tế, hạ tầng, trồng rừng, cấp điện, cung cấp nước sạch, đào tạo nguồn nhân lực…nhờ vậy, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là các khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo đã từng bước được cải thiện, năng lực quản lý được nâng cao. Các dự án đầu tư đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và trở thành một trong những yếu tố nguồn lực của phát triển kinh tế tỉnh Bình Định nói chung và du lịch nói riêng.

Các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thuộc các lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp; Công nghiệp - Xây dựng; Thương mại - Dịch vụ từ các nước có tiềm lực kinh tế trên thế giới tác động của các dự án FDI vào phát triển kinh tế - xã hội của Bình Định tuy còn hạn chế, đóng góp cho ngân sách địa phương chưa đáng kể do chưa có các dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại, nhưng con số đóng góp cho GDP hàng năm đều tăng. Mặc dù đóng góp của FDI còn nhỏ nhưng tỉnh luôn xác định FDI rất quan trọng.

Việc các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác đầu tư phát triển khu kinh tế Nhơn Hội và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như Phú Tài, Long Mỹ, Nhơn Hòa và Hòa Hội, Cát Trinh, Cát Khánh, Bồng Sơn, Bình Nghi - Nhơn Tân, Bình Long…chắc chắn sẽ tạo bước đột phá về kinh tế cho tỉnh và trở thành yếu tố nguồn lực phát triển du lịch.

2.2. Khoa học và công nghệ

Điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên thuận lợi của tỉnh kết hợp với việc đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới và phát tiển công nghệ đã tạo nên thế mạnh đối với việc phát triển các sản phẩm chủ lực như: lúa gạo, cây ăn quả, thủy sản, gia cầm, cơ khí chế tạo, điện tử, công nghiệp hóa chất, công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Nhờ ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, hàng loạt sản phẩm có chất lượng đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo được thương hiệu uy tín như rượu Bàu Đá, các sản phẩm chế biến từ dừa; nước mắm dừa, nước mắm nhĩ...

Phát huy có hiệu quả các nhân tố động lực mới (tin học hoá, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới và công nghệ sạch, bảo vệ môi trường) và các nhân tố động lực truyền thống của khoa học công nghệ (điện khí hoá, cơ giới hoá); phát huy tiềm lực nội sinh, khai thác kịp thời các thời cơ và xu thế thị trường nhằm góp phần thích đáng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Với định hướng đến năm 2020, khoa học công nghệ của Bình Định cơ bản trở thành lực lượng nòng cốt quan trọng và thực sự là lực lượng sản xuất của nền kinh tế địa phương, là công cụ để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính khoa học và công nghệ đã và sẽ tạo nên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng của tỉnh Bình Định.

3. Chính sách, cơ chế

Ngoài hệ thống cơ chế, chính sách chung của cả nước, Bình Định là một trong những địa phương được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển về nhiều mặt, trong đó có

58

Page 59: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

du lịch thể hiện qua việc ban hành và áp dụng hệ thống các cơ chế, chính sách về ưu đãi đầu tư, về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học và công nghệ cao, bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống…Các chương trình mục tiêu quốc gia như Biển Đông hải đảo, Nông thôn mới; 30a; Việc làm và dạy nghề; Giảm nghèo bền vững; Văn hóa; Ứng phó với biến đổi khí hậu; Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường…đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và là một trong các yếu tố nguồn lực để phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư như ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư (giá thuê đất, chi phí chuẩn bị đầu tư chi phí đào tạo công nhân, xúc tiến thương mại, hạ tầng kỹ thuật, cung cấp thông tin, thưởng xúc tiến đầu tư, tham quan học tập kinh nghiệm …).

Hệ thống cơ chế chính sách, các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn tỉnh là một trong các yếu tố nguồn lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC

1. Những điểm mạnh, thuận lợi

Qua việc kiểm kê đánh giá các yếu tố nguồn lực phát triển du lịch tỉnh Bình Định, có thể rút ra được những đặc điểm sau:

1) Bình Định có vị trí thuận lợi trong mối liên kết Bắc - Nam và Đông – Tây, với các địa phương trong vùng, trong nước, khu vực và quốc tế để phát triển du lịch:

- Bình Định là cửa ngõ lên Tây Nguyên và qua đó đến các nước ASEAN thông qua quốc lộ 19 và cửa khẩu quốc tế đường bộ ở Tây Nguyên.

- Bình Định là trung độ trên tuyến giao thông xuyên Việt quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam để kết nối với các trung tâm du lịch lớn của cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, thủ đô Hà Nội…

- Bình Định cũng là một trong những cửa ngõ đến các địa phương trong nước và quốc tế theo đường biển.

2) Là một trong những tỉnh có hệ thống tài nguyên du lịch tương đối toàn diện, phong phú và đa dạng bao gồm cả biển, núi, hồ, các di tích lịch sử - văn hoá, các lễ hội, làng nghề, ẩm thực và các giá trị văn hóa phi vật thể để tạo nên những sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có tính cạnh tranh cao, có sức hấp dẫn khách du lịch:

- Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Bình Định có thế mạnh nổi bật về tài nguyên du lịch biển, đảo với sự đa dạng của các hệ sinh thái đặc trưng:

+ Hệ sinh thái bãi biển, cơ sở hình thành các bãi tắm, các khu vực cảnh quan;

59

Page 60: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

+ Hệ sinh thái đảo với các đảo lớn, nhỏ, gần bờ và xa bờ;

+ Hệ sinh thái trong lòng biển (các rạn san hô, sinh vật biển…);

+ Hệ sinh thái đầm phá, vũng, vịnh, bán đảo, ghềnh đá, rừng ven biển…

Các điểm tài nguyên nổi bật như: Phương Mai - núi Bà, ghềnh Ráng, vịnh Quy Nhơn, dải ven biển Đề Gi - Tam Quan…Hệ thống tài nguyên biển, đảo là tiền đề phát triển dòng sản phẩm chính, có sức hấp dẫn cao, tạo thương hiệu du lịch cho tỉnh.

- Tài nguyên du lịch nhân văn (văn hóa vật thể và phi vật thể): Tỉnh Bình Định với nét độc đáo, giàu bản sắc văn hóa được thể hiện qua hệ thống các di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống, văn nghệ dân gian, văn hóa ẩm thực, điển hình là hệ thống di tích lịch sử gắn với khởi nghĩa Tây Sơn, với chiến tranh cách mạng chống Pháp và Mỹ, với văn hóa Chăm, văn hóa biển, văn hóa dân tộc ít người, nghệ thuật hái Bội, hát Bài chòi, Võ thuật Bình Định…là nền tảng để phát triển du lịch đặc thù của tỉnh.

- Bên cạnh hệ thống tài nguyên biển, đảo, Bình Định còn có hệ sinh thái núi ở phía Tây (hệ sinh thái Đông Trường Sơn), các mỏ nước khoáng, các hồ nước...góp phần làm phong phú và đa dạng nguồn tài nguyên du lịch.

- Các khu vực tập trung tài nguyên du lịch gồm dải ven biển Quy Nhơn - Phương Mai, Hoài Nhơn và huyện Tây Sơn. Đây là cơ sở hình thành các địa bàn trọng điểm, các khu vực tập trung đầu tư phát triển thành động lực du lịch của tỉnh.

3) Là một trong những địa phương có nền tảng hệ thống cơ sở hạ tầng với đường sắt, đường bộ, đường không, cảng biển…được quan tâm nâng cấp và từng bước được cải thiện trong thời gian gần đây, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng tài nguyên du lịch phục vụ sự phát triển của du lịch. Tuy nhiên, so với yêu cầu, chất lượng kết cấu hạ tầng của Bình Định vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch với tốc độ nhanh hiện nay.

4) Các yếu tố nguồn lực khác như nhân lực, đầu tư, khoa học và công nghệ, chính sách cơ chế…đều tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho phát triển du lịch.

So với các địa phương khác trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, nhất là tài nguyên biển của Bình Định có nhiều nét tương đồng. Lợi thế so sánh của du lịch Bình Định là tài nguyên nhân văn trong đó nổi bật là quần thể các di tích gắn liền với Hoàng đế Quang Trung và cuộc khởi nghĩa Tây Sơn; cụm di tích nghệ thuật văn hoá Chăm; hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể như hát Bội, võ Bình Định, Nghệ thuật bài chòi; văn hóa ẩm thực…

Có 5 điểm tài nguyên du lịch tại Bình Định vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VIETKINGS) công nhận xác lập kỷ lục Việt Nam, gồm:

- Quần thể tháp Chăm (Dương Long, Bánh Ít, Cánh Tiên, Tháp Đôi) được công nhận vào Top tháp và cụm tháp cổ được nhiều du khách tham quan nhất.

60

Page 61: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Cầu Thị Nại được công nhận vào Top 10 cây cầu nổi tiếng được du khách thích chụp ảnh nhất.

- Hải đăng Cù Lao Xanh được công nhận vào Top 5 ngọn hải đăng trên 100 tuổi nổi tiếng nhất.

- Chợ Gò Trường Úc được công nhận vào Top 9 chợ phiên ở Việt Nam thu hút khách du lịch nhiều nhất.

- Đèo Cù Mông (Bình Định và Phú Yên) được công nhận Top 5 đèo nổi tiếng nhất.

Đây là những tiền đề quan trọng định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Định trong giai đoạn mới.

2. Những hạn chế, khó khăn

- Tuy có nền tảng giao thông tốt nhưng hiện tại chất lượng hệ thống giao thông vẫn còn kém, ảnh hưởng đến việc đi lại của khách du lịch.

- Tài nguyên du lịch phân bố tương đối phân tán, vì vậy điều kiện để hình thành các cụm du lịch đặc thù có khả năng thu hút khách bị hạn chế.

- Nhiều tài nguyên du lịch có giá trị như thành Đồ Bàn (thành Hoàng Đế), hệ thống tháp Chăm, chưa được quan tâm bảo vệ và tôn tạo đúng mức, chưa kết hợp đầu tư toàn diện về cơ sở hạ tầng, dịch vụ nên chưa đáp ứng nhu cầu dịch vụ du lịch.

- Vấn đề môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch tuy đã được đặt ra nhưng trên thực tế vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Một số tài nguyên đang dần bị xuống cấp, giảm dần giá trị do việc quản lý khai thác không hợp lý, bên cạnh đó các hoạt động dân sinh tự phát, tác động của các yếu tố thời tiết bất lợi.

61

Page 62: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHƯƠNG I I;

TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC, CƠ HỘI, THÁCH THỨCĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN ĐẾN

NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

I. GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

1. Thuận lợi, cơ hội

1.1. Trên bình diện quốc tế

Tình hình thế giới những năm gần đây tạo nên những cơ hội phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và ngành Du lịch nói riêng.

1.1.1. Xu hướng hòa bình và hội nhập vẫn là xu thế chủ đạo của thế giới: Mặc dầu tình hình thế giới có những biến động phức tạp nhưng toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á - Âu, Mỹ - Châu Á, Nhật Bản-ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 vừa qua và việc Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ mang lại những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển du lịch khu vực.

1.1.2. Nhu cầu thế giới phát triển du lịch mạnh mẽ: Thế giới bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI đã và đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị và xã hội; xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hợp tác tiểu vùng (như WEC, GMS...), nhu cầu hợp tác phát triển tăng lên dẫn đến nhu cầu du lịch tăng mạnh.

Xu hướng du lịch trở nên phổ biến, du lịch quốc tế tiếp tục tăng trưởng, du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng. Đặc biệt, các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ để tái cơ cấu kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.

Khoa học công nghệ ngày càng ứng dụng có hiệu quả trong nền kinh tế tri thức. Công nghệ mới làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch.

1.1.3. Du lịch có những thay đổi quan trọng và xu thế phát triển nghiêng dần về khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam: Suy thoái kinh tế và khủng khoảng tài chính năm 2007 - 2008 dẫn tới tái cấu trúc nền kinh tế thế giới, đòi

62

Page 63: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

hỏi các quốc gia, vùng lãnh thổ phải thích ứng theo xu hướng mới. Những nước đang phát triển cần có giải pháp khôn khéo hơn, dựa vào lợi thế so sánh quốc gia về tài nguyên độc đáo, bản sắc văn hoá dân tộc để phát triển du lịch.

Tính năng động và có nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế các nước khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Bắc Á và Đông Nam Á; nền chính trị ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới có nhiều biến động; chiến tranh đã, đang và sẽ xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Chính vì vậy, du lịch thế giới phát triển với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 2020 là 6%/năm.

1.1.4.Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã được thành lập vào cuối năm 2015: Cộng đồng Kinh tế ASEAN là việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020", nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế - xã hội được giảm bớt vào năm 2020. Việc ra đời AEC là cơ hội phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng trên bình diện quốc gia.

1.2. Trong nước

Bên cạnh tình hình thế giới, tình hình trong nước sẽ tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi phát triển ngành du lịch trong giai đoạn mới.

1.2.1. Kinh tế phát triển tốc độ cao: Việt Nam nằm trong vùng phát triển kinh tế được đánh giá vào loại năng động nhất thế giới. Nền kinh tế không ngừng phát triển, GDP bình quân hàng năm tăng (Việt Nam tiếp tục được xếp là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trong khu vực châu Á, đứng thứ 2 sau Trung Quốc); cơ cấu kinh tế chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; nhận thức du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch của người dân tăng lên mạnh mẽ.

1.1.2. Môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi: Hệ thống pháp luật đang từng bước được hoàn thiện, trong đó điển hình là sự ra đời của Luật du lịch năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển du lịch.

Nhiều chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội được ban hành như chính sách đối với dân tộc thiểu số, giảm nghèo bền vững, chương trình phát triển nông thôn mới, ứng phó với biến đổi khí hậu, chương trình biển Đông hải đảo…góp phần tạo nên môi trường thuận lợi để phát triển ngành du lịch.

63

Page 64: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Chính sách khuyến khích tiêu dùng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, việc áp dụng chế độ nghỉ 2 ngày trong tuần và nghỉ bù vào dịp nghỉ lễ, Tết đã đáp ứng nguyện vọng toàn dân và làm cho nhu cầu du lịch tăng lên mạnh, đặc biệt là du lịch cuối tuần.

1.2.3. Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập: Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, đặc biệt là hoạt động du lịch quốc tế. Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và sự phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng sâu rộng trong kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ.

Với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Việc Việt Nam chính thác trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho ngành Du lịch phát triển:

- Sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam;

- Tăng sự thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước, đặc biệt là du lịch MICE;

- Nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam ký các Hiệp định và thoả thuận về miễn thị thực với một số nước (hiện có 22 nước), việc mở thêm nhiều đường bay quốc tế tới các thị trường trọng điểm và tiềm năng của du lịch Việt Nam cũng góp phần thu hút thêm khách du lịch các nước nói trên đến Việt Nam.

1.1.4. Chính trị xã hội ổn định: Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo, đất nước, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, là điểm đến an toàn đối với khách du lịch quốc tế.

1.1.5. Tiềm năng du lịch đa dạng, đặc sắc: So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam được nhìn nhận là quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch đa dạng, đặc sắc, có khả năng phát triển thành các sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh cao, hấp dẫn khách du lịch. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, về tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam với vẻ đẹp tiềm ẩn được xếp thứ 15/149 nước trên thế giới; về tài nguyên nhân văn Việt Nam được xếp 25/149 nước, đặc biệt là đất nước có trên 6.000 lễ hội với bản sắc văn hóa đặc trưng, có bề dầy mấy nghìn năm thực đang sự hấp dẫn khách du lịch quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.

1.3. Đối với tỉnh Bình Định

Ngoài những cơ hội, thuận lợi chung của cả nước, du lịch Bình Định có một số thuận lợi riêng, đó là:

64

Page 65: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Ngành du lịch tỉnh Bình Định luôn nhận được sự quan tâm của các cơ quan Trung ương và sự nhìn nhận đúng đắn của các cấp lãnh đạo tỉnh trong xu thế phát triển trước mắt cũng như lâu dài.

- Là tỉnh có vị trí du lịch quan trọng và hệ thống tài nguyên du lịch tương đối phong phú, toàn diện hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

- Môi trường phát triển du lịch thuận lợi, trong đó đặc biệt là việc Chính phủ tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng như cảng biển Quy Nhơn, sân bay Phù Cát, tuyến quốc lộ quan trọng, tuyến đường ven biển…

- Nhiều nhà đầu tư chiến lược quan tâm đầu tư vào du lịch Bình Định như tập đoàn Vingroup, FLC, tập đoàn Avani (Thái Lan)…với các dự án phát triển du lịch lớn (như dự án Quần thể resort, biện thự, nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý, Khách sạn cao cấp Faros, Resort cao cấp Casa Marina Island, Quần thể du lịch, lịch sử, sinh thái và tâm linh tại khu vực chùa Linh phong…) tạo động lực phát triển du lịch cho toàn tỉnh.

- Nhiều dự án lớn của các ngành liên quan đang trong quá trình tìm hiểu cơ hội đầu tư như Dự án Khu phức hợp Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ và Đô thị của Công ty Becamex IDC và Công ty TNHH KCN Việt Nam – Singapore (VSIP), dự án Khu công nghiệp sạch và Khu công nghệ cao của Tập đoàn Amata (Thái Lan),…tạo ra nhu cầu lớn và sự hỗ trợ về kết cấu hạ tầng cho phát triển dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng.

2. Khó khăn, thách thức

2.1. Trên bình diện chung

Du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch Bình Định phát triển trong môi trường nhiều biến động khó lường về kinh tế, chính trị, an ninh, khí hậu, dịch bệnh…trên phạm vi toàn cầu.

Những sự kiện quốc tế xảy ra trong thời gian gần đây như căng thăng ở Ucraina, chiến tranh chống lực lượng Hồi giáo tự xưng IS ở Trung Đông, dịch bệnh Ebola ở châu Phi và mới đây là dịch bệnh Zika ở các nước Mỹ la tinh đã ảnh hưởng đến thị trường nguồn, đặc biệt là thị trường Nga đối với du lịch Việt Nam, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Bình Định.

Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt; trong khi trình độ phát triển kinh tế của đất nước, mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với nhiều nước trong khu vực... làm giảm tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế.

Tài nguyên, môi trường du lịch nhiều nơi bị xuống cấp do những bất cập trong quản lý, khai thác và nhiều nguyên nhân khác (tai biến tự nhiên, cháy rừng...). Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao.

65

Page 66: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Việc đầu tư phát triển du lịch còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu vốn, chưa hiệu quả; chính sách về đầu tư chưa thực sự hấp dẫn mọi nguồn lực xã hội.

Công tác xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch còn chồng chéo; hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ; kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, người lao động trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế.

Việc miễn thị thực và thủ tục cấp thị thực cho khách du lịch còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến thị trường nguồn.

Việt Nam được coi là 1 trong 5 nước chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu bởi mực nước biển dâng. Phát triển du lịch trong giai đoạn tới gặp phải thách thức với biến đổi khí hậu về mực nước biển dâng và những dị thường thời tiết.

2.2. Đối với tỉnh Bình Định

- Bình Định là tỉnh ven biển, cơ sở hạ tầng nhiều khu vực còn kém phát triển, đặc biệt là các địa phương vùng sâu vùng xa, hải đảo ảnh hưởng phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại các khu, điểm du lịch lớn còn thiếu và yếu.

- Nguồn nhân lực chất lượng thấp ảnh hưởng đến hoạt động du lịch là một ngành dịch vụ đồi hỏi chất lượng cao.

- Nằm cách xa các trung tâm du lịch lớn như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, trong khi kết cấu hạ tầng đường không, đường bộ, đường biển còn hạn chế nên khả năng thu hút nguồn khách từ các trung tâm này còn khó khăn.

- Sự tương đồng về tài nguyên du lịch các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với các trung tâm du lịch lớn như Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận...đòi hỏi tính cạnh tranh du lịch gay gắt hơn.

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

II. GIAI ĐOẠN SAU NĂM 2020 (VỚI TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030)

1. Cơ hội phát triển du lịch Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng

1.1. Đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung

Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á-Âu, Mỹ - Châu Á, Nhật Bản - ASEAN và các nền kinh

66

Page 67: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Cộng đồng ASEAN hình thành và phát triển mang lại những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển du lịch khu vực.

Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và công nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dòng đầu tư FDI và ODA cho phát triển du lịch có xu hướng tăng.

Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu. Việt Nam đang trở thành quốc gia, điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác song phương và đa phương. Các dòng di chuyển vốn đầu tư và luồng khách du lịch đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam đang nổi lên là một điểm đến mới hấp dẫn trong khu vực.

Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu quả và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong du lịch.

Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng; du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ hội to lớn về xu thế thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Về vị trí địa lý, Việt Nam gần thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 1,5 tỷ người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao và đang tăng mạnh tạo cơ hội cho Du lịch Việt nam thu hút thị phần khách du lịch từ các quốc gia này đến Việt Nam.

Khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể so với trước năm 2020.

67

Page 68: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1.2. Đối với du lịch Bình Định

Tài nguyên du lịch Bình Định ngày càng khăng định được giá trị hấp dẫn đối với với khách du lịch cả trong nước và quốc tế.

Nhận thức về du lịch của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện, ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch được nâng cao rõ rệt. Đời sống người dân Bình Định ngày càng cao, nhu cầu du lịch gia tăng.

Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ngày càng quan tâm tới phát triển du lịch của tỉnh thể hiện qua các Nghị quyết, Chương trình, các kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và du lịch, qua đó, du lịch được nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của địa phương.

Thành quả và kinh nghiệm phát triển du lịch Bình Định đã vượt qua thời kỳ xuất phát điểm thấp, những khó khăn về nguồn vốn, công nghệ để hội nhập và phát triển đã được tháo gỡ, tạo đà phát triển du lịch cho giai đoạn tới. Tiếp tục phát huy xu hướng thu hút lượng khách du lịch đến Bình Định tăng trưởng nhanh và liên tục.

Những kinh nghiệm được đúc rút trong quản lý hoạt động du lịch, vượt qua khó khăn, thách thức trong điều kiện thiếu vốn, công nghệ, cạnh tranh, bối cảnh hội nhập quốc tế có nhiều biến động khó lường và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường trở thành bài học quan trong cho giai đoạn phát triển mới. Quá trình phát triển và hợp tác về du lịch trong khu vực và với các tổ chức quốc tế đạt được những kinh nghiệm quý báu tạo đà cho sức bật mới, thời gian này đã rút gần khoảng cách đối với các tỉnh có ngành du lịch phát triển. Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến tăng nhanh hơn so với một số tỉnh trong khu vực.

Đầu tư du lịch của giai đoạn trước đến thời điểm này đã phát huy hiệu quả. Hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật then chốt đã bắt đầu được phát triển đồng bộ; nhiều khu du lịch, khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế đã hình thành. Hệ thống chương trình, giáo trình đào tạo nhân lực du lịch từng bước hoàn thiện nhờ sự đầu tư của tỉnh và hỗ trợ của Trung ương thông qua các dự án phát triển nguồn nhân lực.

Những ấn tượng, hình ảnh về du lịch Bình Định đươc tích lũy qua nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh thời gian qua cũng như những cảm nhận của du khách khi đến du lịch Bình Định đã và đang tạo thương hiệu cho du lịch Bình Định cho giai đoạn tới.

2. Những thách thức đối với phát triển du lịch

Du lịch Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng sẽ tiếp tục chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế, tài chính tại ở các nước đối tác, các thị trường truyền thống. Khi là thành viên của WTO, những tác động tiêu cực này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, khó lường hơn trong khi

68

Page 69: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

năng lực thích ứng và ứng phó với những biến động trên thị trường của Việt Nam còn hạn chế. Đây là thách thức bao trùm trong quá trình hội nhập du lịch toàn cầu, ứng phó với khủng khoảng kinh tế, chính trị trên bình diện quốc tế.

Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với du lịch Việt Nam là ngành vẫn còn nhiều điểm yếu. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipines, Campuchia đang trở lên quyết liệt hơn với quy mô và tính chất mới. Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu tư và thu hút khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Các nước phát triển mạnh về du lịch như Malaysia, Thái Lan, Singapore liên tục có sự đổi mới về sản phẩm, thương hiệu được xây dựng bài bản. Trong hình ảnh các nước Đông Nam Á đối với khách du lịch tiềm năng, các nước như Thái Lan, Malaysia thường được nhận diện rõ rệt hơn. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là nước có sức phát triển du lịch mạnh mẽ. Những yếu tố cạnh tranh quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch với lợi thế quốc gia và sự độc đáo của văn hóa Việt Nam nếu không sẽ thua thiệt trong cạnh tranh toàn cầu.

Biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. Những dị thường của khí hậu tác động trực tiếp gây khó khăn, trở ngại tới hoạt động du lịch. Trên bình diện thế giới, Việt Nam được xác định là một trong các quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường cục bộ đang trở thành mối đe dọa đối với điểm đến du lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích đáng.

Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhật thức và chuyên môn kỹ thuật. Du lịch Việt Nam nếu không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp. Sự quay lưng của du khách với điểm đến sẽ là thảm họa.

69

Page 70: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHƯƠNG III:ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Trên cơ sở kết quả rà soát, kiểm kê, phân tích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Bình Định trong thời gian qua; từ những nhận định về điểm mạnh, thuận lợi - cơ hội và những điểm yếu, khó khăn - thách thức đối với phát triển du lịch Bình Định trong giai đoạn mới đòi hỏi cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cho phù hợp với tình hình mới như sau:

1) Điều chỉnh, bổ sung hệ thống quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2) Điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu đến năm 2020 và bổ sung dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch đến năm 2030.

3) Điều chỉnh, bổ sung định hướng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch.

4) Điều chỉnh, bổ sung định hướng phát triển không gian, tổ chức tuyến, điểm du lịch và khu du lịch trên địa bàn.

5) Điều chỉnh, bổ sung định hướng đầu tư và các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch.

6) Điều chỉnh, bổ sung giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.

I. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Quan điểm phát triển du lịch

Trên cơ sở quan điểm phát triển du lịch của Quy hoạch 2005; căn cứ quan điểm phát triển du lịch Việt Nam và của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030; điều chỉnh, bổ sung quan điểm phát triển du lịch tỉnh Bình Định như sau:

1) Phát triển du lịch Bình Định phù hợp với Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam, Định hướng phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Định hướng phát triển vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các ngành, các lĩnh vực khác có liên quan.

Bình Định là một tỉnh của vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ, du lịch Bình Định là một bộ phận của du lịch Vùng và du lịch cả nước, vì vậy phát triển du lịch Bình Định phài phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Du lịch cả nước nói chung, định hướng phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng. Phát triển du lịch Bình Định là bước cụ thể hóa các quan điểm và mục tiêu phát triển ngành trên địa bàn tỉnh.

70

Page 71: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Là tỉnh phía nam vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, vì vậy phát triển du lịch Bình Định phù hợp với định hướng phát triển của Vùng.

Bên cạnh đó, du lịch Bình Định phát triển phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và các ngành khác liên quan trên địa bàn tỉnh để bảo đảm tính thống nhất và bền vững.

2) Phát triển du lịch Bình Định với tốc độ nhanh, tập trung phát triển có chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp để đảm bảo sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch

Bình Định là địa phương có điểm xuất phát du lịch chưa cao, vì vậy phát triển du lịch cần với tốc độ nhanh để hội nhập với khu vực và cả nước. Bên cạnh đó, phát triển du lịch Bình Định có chiều sâu gắn với xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh để phát huy giá trị tài nguyên và đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong thời kỳ mới.

3) Tập trung phát triển du lịch biển đảo, lấy du lịch biển đảo làm mũi nhọn đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa để làm nền tảng phát huy tính đặc thù tài nguyên du lịch và tạo nên sự khác biệt.

Bình Định là địa phương có tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú và đặc trưng. Để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch cần khai thác sản phẩm mang tính tổng hợp để phát huy thế mạnh về sự đa dạng của tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, với thế mạnh nổi trội về tài nguyên du lịch biển, đảo, du lịch Bình Định cần đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch đặc thù gắn với các giá trị văn hóa, ẩm thực để nâng cao thương hiệu, tính cạnh tranh cho du lịch Bình Định. Nét văn hóa các dân tộc ở Bình Định theo địa phương khác nhau, vì vậy phát triển du lịch cần khai thác đặc trưng văn hóa đó làm tiền đề xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù.

4) Phát triển du lịch Bình Định gắn liền với phát triển thành phố Quy Nhơn, đưa du lịch thành phố Quy Nhơn thành trung tâm du lịch phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và trở thành thương hiệu du lịch Bình Định.

Thành phố Quy Nhơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa khoa học và giáo dục của tỉnh, trung tâm dịch vụ du lịch của khu vực miền Trung, vì vậy phát triển du lịch tỉnh Bình Định lấy du lịch Quy Nhơn làm trọng tâm, động lực cho phát triển du lịch của tỉnh và trở thành thương hiệu du lịch Bình Định trong giai đoạn phát triển mới.

2. Mục tiêu phát triển du lịch

2.1. Mục tiêu chung

Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề đến năm 2030 là ngành kinh tế có vị trí mũi nhọn

71

Page 72: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

trong cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang bản sắc văn hoá Bình Định, thân thiện với môi trường, đưa Bình Định trở thành một trong những địa bàn trọng điểm du lịch và thành phố Quy Nhơn trở thành thành phố du lịch và giữ vai trò là một trong những trung tâm du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và của cả nước.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Về phát triển ngành:

a) Khách du lịch: Tăng cường thu hút khách du lịch. Phấn đấu đến năm 2020 đón được khoảng 5,5 triệu lượt khách, trong đó có 800 nghìn lượt khách quốc tế; năm 2030 đón được 12 triệu lượt khách, trong đó có 1,5 lượt khách quốc tế.

Kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách. Thời gian lưu trú trung bình khách quốc tế đạt từ 2,1 ngày đến 2,5 ngày, mức chi tiêu bình quân khoảng 2.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng /người/ ngày đêm (tương đương 90 USD đến 120 USD); Thời gian lưu trú trung bình khách nội địa đạt từ 2,2 ngày đến 2,7 ngày. Mức chi tiêu bình quân khách lưu trú khoảng 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng/ người/ ngày đêm, khách trong ngày từ 200.000 đồng lên 400.000 đồng/ngày.

b) Tổng thu từ khách du lịch: Tăng nguồn từ du lịch. Phấn đấu đến năm 2020, tổng thu từ du lịch của tỉnh đạt khoảng 10.000 tỷ đồng/năm; năm 2030 đạt khoảng 33.000 tỷ đồng/năm.

c) Số lượng cơ sở lưu trú: Tăng nhanh cơ sở lưu trú và nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú. Phấn đấu đạt được khoảng 7.500 buồng năm 2020 và khoảng 15.000 buồng năm 2030, trong đó tỷ lệ buồng đạt chất lượng 3 sao trở lên chiếm 43% năm 2020 và 45% đến 50% trong giai đoạn đến năm 2030.

d) Sản phẩm du lịch: Phát triển sản phẩm chất lượng cao và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đến năm 2020, phát triển Khu du lịch biển, đảo Phương Mai - núi Bà cơ bản đạt chuẩn quốc gia và một số khu du lịch địa phương; Phát triển hoàn chỉnh 3 tuyến du lịch chính của tỉnh: Tuyến ven biển Quy Nhơn - Nhơn Hội - Tam Quan; Tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu; Tuyến Quy Nhơn - An Nhơn - Tây Sơn để làm động lực phát triển du lịch toàn tỉnh và tiền đề xây dựng thương hiệu cho du lịch Bình Định.

Đến năm 2030, hoàn chỉnh hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo, sinh thái, văn hóa. Bên cạnh đó phát triển điểm du lịch quốc gia gắn với di tích Tây Sơn Tam kiệt và các sản phẩm văn hóa đặc trưng khác góp phần khăng định thương hiệu du lịch Bình Định.

e) Nhu cầu đầu tư: Tăng cường đầu tư cho du lịch. Tổng nhu cầu đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 khoảng 36.500 tỷ đồng, trong đó giai đoạn từ nay đến năm 2020 cần khoảng 15.000 tỷ đồng.

72

Page 73: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

2.2.2. Về văn hóa - xã hội:

- Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, di sản văn hóa và cảnh quan.

- Tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giảm nghèo. Đến 2020, tạo được 26.500 việc làm, trong đó 8.500 lao động trực tiếp, năm 2030 tạo được 68.000 việc làm, trong đó có 22.500 lao động trực tiếp.

- Góp phần nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, hải đảo...

2.2.3. Về môi trường: Phát triển du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; gắn hoạt động du lịch với mục tiêu gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2.2.4. Về quốc phòng, an ninh: Gắn phát triển du lịch với mục tiêu đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; giữ vững quốc phòng, an ninh đặc biệt là vùng biển, đảo.

II. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Căn cứ điều chỉnh, bổ sung dự báo

Việc tính toán điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được dựa trên các căn cứ sau:

- Các chỉ tiêu và phương án phát triển du lịch Việt Nam và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Kết quả thực hiện Quy hoạch 2005 trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015.

- Các phương án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định trong "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020".

- Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành du lịch Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Nhận định những điểm mạnh, thuận lợi, cơ hội và những điểm yếu, khó khăn, thách thức đối với phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bình Định nói riêng.

2. Dự báo và luận chứng các phương án phát triển

2.1. Các phương án phát triển

Dựa vào các căn cứ đã phân tích ở trên, dự báo mức tăng trưởng của du lịch Bình Định được tính toán điều chỉnh, bổ sung theo 3 phương án:

73

Page 74: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

2.1.1. Phương án 1(Phương án thấp): Phương án 1 được tính toán điều chỉnh, bổ sung dự báo trong điều kiện các biến động bất lợi toàn cầu và khu vực có ảnh hưởng tiêu cực liên tiếp tới ngành du lịch Việt Nam nói chung trong đó có du lịch Bình Định như các vấn đề về an ninh thế giới, chiến tranh cục bộ, khủng bố, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế... không lường trước. Ở trong nước, có thể có những điều chỉnh về chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô hoặc những sự biến động bất thường về kinh tế-xã hội.

Theo kịch bản đó, các chỉ tiêu cơ bản sẽ đạt được ngay cả khi không có tác động lớn trong lĩnh vực đầu tư du lịch. Tuy nhiên, phương án này được tính toán, dự liệu trên cơ sở định hướng phát triển du lịch của cả nước trong khuôn khổ định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nhưng đi kèm với hệ số điều chỉnh giảm ở ngưỡng dưới (phương án thấp).

Đối với phương án này, hầu hết các chỉ tiêu thấp hơn như số lượng khách, ngày khách nhưng có giả định một số chỉ tiêu khác không thay đổi như độ dài lưu trú trung bình của khách quốc tế; độ dài lưu trú trung bình và chi tiêu của khách nội địa.

Theo phương án 1, dự kiến đến năm 2020, du lịch Bình Định đón được 360 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 2,64 triệu lượt khách du lịch nội địa; năm 2030 đón được 600 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 4,4 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 2.600 tỷ đồng vào năm 2020 và 5.500 tỷ đồng vào năm 2030. Nhu cầu đầu tư du lịch khoảng 12.000 tỷ đồng, trong đó đến năm 2020 khoảng 5.400 tỷ đồng.

Theo phương án này, vị trí của du lịch Bình Định trong tổng thể du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước ít được cải thiện. Khả năng đạt được của phương án này là khả thi ngay cả khi không có tác động lớn trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, phương án này chưa phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định và định hướng phát triển du lịch cả nước, của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Chi tiết tính toán theo phương án 1 được trình bày tại phụ lục 7.

2.1.2. Phương án 2 (Phương án trung bình): Phương án 2 được tính toán điều chỉnh, bổ sung dự báo dựa trên phương án chọn của “Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và phương án chọn của “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020”.

Phương án 2 được tính toán với giả định về sự ổn định tốc độ tăng trưởng và không có những biến động đột biến lớn của các yếu tố ảnh hưởng trong khoảng từ 7 năm đến 10 năm tiếp theo, sau đó, tốc độ tăng trưởng khách sẽ giảm đi.

Phương án phát triển này cũng được cân nhắc lựa chọn trên cơ sở các điều kiện phát triển trong và ngoài nước có những thuận lợi, đồng thời với những khó khăn trong tầm thức đánh giá, dự liệu được của quy hoạch theo các xu hướng thuận và mức độ trung bình của bối cảnh hiện tại như được đánh giá và phân tích trong bối cảnh những thuận lợi và

74

Page 75: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

khó khăn của du lịch Việt Nam. Các yếu tố được tính đến là xu hướng phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa, tác động của đầu tư du lịch thời gian qua, những dự án lớn về cơ sở hạ tầng, các khu du lịch lớn ra đời đã được đăng ký đầu tư, hiệu ứng tích lũy của công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

Các chỉ tiêu được tính toán cũng phù hợp với các chỉ tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội trong nước, mục tiêu và quan điểm phát triển trong các lĩnh vực dịch vụ, đồng thời nằm trong khoảng dự báo các chỉ tiêu phát triển trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đảm bảo các yêu cầu về xu hướng phát triển hiện đại của khu vực và thế giới.

Để đạt được mục tiêu của phương án này cần phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp, các khu du lịch theo mục tiêu cụ thể đã đề ra cũng như các chính sách, giải pháp thực hiện một cách toàn diện, khả thi. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cải thiện môi trường du lịch.

Theo phương án 2, dự kiến đến năm 2020, du lịch Bình Định đón được khoảng 450 nghìn lượt khách quốc tế và 3,35 triệu lượt khách nội địa; năm 2030, đón được 750 nghìn lượt khách quốc tế và 5,25 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu du lịch năm 2020 đạt khoảng 3.300 tỷ đồng, năm 2030 đạt khoảng 6.800 tỷ đồng. Nhu cầu đầu tư du lịch đến năm 2030 khoảng 15.600 tỷ đồng, trong đó đến năm 2020 khoảng 7.600 tỷ đồng.

Với kết quả của phương án này bảo đảm vị trí du lịch Bình Định trong cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 được cải thiện. Tuy nhiên, mức độ cải thiện không nhiều, do đó du lịch Bình Định chưa thể đáp ứng là ngành kinh tế quan trọng của địa phương và khó có thể trở thành trọng điểm phát triển du lịch của vùng và cả nước.

Chi tiết tính toán theo phương án 2 được trình bày tại phụ lục 7.

2.1.3. Phương án 3 (Phương án cao): Phương án 3 được tính toán điều chỉnh và bổ sung dự báo với tốc độ phát triển cao mang tính đột phá. Theo đó, phương án được tính toán dựa trên triển vọng các điều kiện phát triển du lịch có rất nhiều thuận lợi, phát huy được đà phát triển mạnh mẽ hiện tại của du lịch Việt Nam và của thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính khu vực nhanh chóng được phục hồi và phát triển; thị trường đã biết đến điểm đến du lịch Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng đang nổi lên mạnh mẽ, với sự hợp lực trong nước để đảm bảo khả năng tiếp đón, phục vụ khách và liên tục phát triển sản phẩm. Phương án cao còn thể hiện tác động của những yếu tố tích cực mang tính đột biến mà có thể mới dự báo được một phần như những dự án lớn về cơ sở hạ tầng, sân bay quốc tế mới, các khu du lịch lớn phát huy hiệu quả, cảng tàu du lịch. Phương án cũng được tính toán khi khai thác tại khu du lịch quốc gia Phương Mai - núi Bà nói riêng và khu kinh tế Nhơn Hội nói chung thật hiệu quả.

75

Page 76: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Theo phương án này, dự kiến đến năm 2020, du lịch Bình Định đón được khoảng 800 nghìn lượt khách quốc tế và 4,7 triệu lượt khách nội địa; năm 2030 đón được 1,5 triệu lượt khách quốc tế và 10,5 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ du lịch năm 2020 đạt khoảng 10.00 tỷ đồng, năm 2030 khoảng 33.000 tỷ đồng. Với kết quả của phương án này bảo đảm vị trí và vai trò của du lịch Bình Định trong cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 được khăng định. Do vậy, phương án này đáp ứng được các mục tiêu phát triển ngành và phù hợp với xu thế phát triển của du lịch hiện nay.

Chi tiết tính toán theo phương án 3 được trình bày tại nội dung phương án chọn.

2.2. Lựa chọn phương án phát triển

Theo phân tích, khả năng đạt được của phương án 1 là hiện thực ngay cả khi không có tác động lớn trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, phương án này chưa phù hợp với định hướng phát triển du lịch của cả nước, cũng như với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020, và nếu phát triển theo kịch bản này, du lịch Bình Định sẽ không đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì vậy phương án 1 được đưa ra để tham khảo hoặc để điều chỉnh áp dụng khi tình hình phát triển du lịch cả nước nói chung và du lịch Bình Định nói riêng có nhiều yếu tố bất lợi xảy ra.

Phương án 2 phù hợp với xu thế phát triển trong những năm gần đây nhưng để giữ được tốc độ tăng trưởng cần đảm bảo tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cải thiện môi trường du lịch để giữ chân du khách. Nếu không, tốc độ tăng trưởng nguồn khách sẽ giảm và có khả năng tụt xuống phương án thấp. Bên cạnh đó, nếu phát triển theo phương án này, du lịch Bình Định khó có thể trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của khu vực miền Trung và cả nước.

Phương án 3 là phương án tăng trưởng cao, cần có sự đầu tư liên tục, đồng bộ và đặc biệt đầu tư vào các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi - giải trí - thể thao làm đòn bẩy phát triển mạnh hoạt động du lịch.

Tuy nhiên, để thực hiện được các chỉ tiêu theo phương án này cần phải có sự đầu tư đồng bộ phát triển về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi giải trí, thể thao, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch, xúc tiến quảng bá...đồng nghĩa với việc cần có những nhà đầu tư lớn, chất lượng.

Trong điều kiện, một số khu, điểm du lịch quan trọng của Bình Định như Phương Mai - núi Bà, ghềnh Ráng, di tích Tây Sơn Tam kiệt... được đầu tư đúng hướng, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển đồng bộ; khu kinh tế Nhơn Hội phát triển tốt là những tiền đề thuận lợi phát triển du lịch Bình Định theo phương án này.

Xem xét bối cảnh chung của vùng và cả nước, khả năng và nguồn lực có thể phát huy trong giai đoạn tới, cân nhắc 3 phương án đã trình bày, phương án 3 vừa phát huy đầy đủ được các yếu tố thuận lợi, cơ hội của tỉnh cũng như du lịch cả nước, vừa bảo đảm tính

76

Page 77: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

khả thi cao nên được chọn làm phương án phát triển cho du lịch tỉnh Bình Định trong giai đoạn phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong bối cảnh chính trị bất ổn, chiến tranh ở Trung Đông, Ucraina, dịch bệnh Ebola và quan hệ căng thăng giữa EU và Nga hiện nay sẽ tác động mạnh đến du lịch, thương mại, vận tải hàng không quốc tế…Tuy nhiên, về lâu dài đối với du lịch Bình Định nói riêng và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung vẫn có nhiều cơ hội thu hút thị trường khách từ Nga là một trong những thị trường khách lớn.

3. Điều chình và bổ sung các chỉ tiêu phát triển du lịch theo phương án chọn

3.1. Khách du lịch

3.1.1. Khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế có thể đến Bình Định bằng nhiều con đường khác nhau (đường bộ, đường sắt, đường không…) từ các trung tâm du lịch lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh…). Trong tương lai, khi cảng Quy Nhơn được nâng cấp đủ tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch thì khách quốc tế còn có thể đến Bình Định trực tiếp bằng đường biển. Ngoài ra, khách du lịch từ các nước ASEAN có thể tiếp cận bằng đường bộ theo hành lang Đông - Tây qua cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai) Lao Bảo (Quảng Trị)…

Với mục tiêu tăng trưởng như hiện nay 18,3%/năm (đến năm 2017) và 15,2%/năm (2018 - 2020) và theo tính toán của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, khách quốc tế đến Bình Định năm 2020 có thể đạt từ 600 nghìn đến 800 nghìn lượt khách. Sau năm 2020, tốc độ tăng giảm chỉ còn khoảng 10%/năm, theo đó năm 2030 đạt được lượng khách quốc tế khoảng từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu lượt khách.

Trong giai đoạn tới, với chiến lược phát triển tổng thể của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, với cơ chế chính sách ưu đãi về đầu tư vào những khu vực có tiềm năng nhưng chưa được khai thác để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù có chất lượng cao…, khách du lịch quốc tế có lưu trú sẽ dần tăng lên, tuy nhiên thời gian lưu trú tăng không nhiều. Dự kiến thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế đạt 2,1 đến 2,5 ngày.

Dự báo số lượt khách du lịch theo phương án chọn được trình bày tại Bảng 3.

3.1.2. Khách du lịch nội địa: Khách du lịch nội địa đến Bình Định từ khắp mọi miền của đất nước. Nhu cầu chủ yếu của khách du lịch nội địa đến Bình Định là tham quan các danh lam thắng cảnh (vịnh Quy Nhơn, đầm Thị Nại, sông Côn...); lễ hội và tham quan các di tích lịch sử - văn hóa (khu di tích Tây Sơn Tam kiệt, di tích núi Bà, các đền chùa, tháp Chăm...); tìm hiểu văn hóa phi vật thể như hát tuồng, hát bài chòi; thưởng thức ẩm thực…tắm biển (Phương Mai – núi Bà, ghềnh Ráng, Lộ Diêu...). Ngoài ra, khách du lịch nội địa đến Bình Định còn có mục đích thăm thân, công vụ, nghỉ cuối tuần...

Theo đà tăng trưởng hiện nay và theo tính toán của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, khách nội địa đến Bình Định năm 2020 có thể đạt được từ 4,5 triệu đến 5 triệu lượt khách.

77

Page 78: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Sau năm 2020, tốc độ tăng trưởng giảm tương đối, theo đó năm 2030 đạt được lượng khách nội địa khoảng từ 10 triệu đến 12 triệu lượt khách.

Khách du lịch nội địa có xu hướng lưu trú với thời gian dài do thời gian nhàn rỗi nhiều hơn và nhu cầu du lịch đa dạng hơn. Dự báo thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch đạt 2,2 ngày vào năm 2020; 2,4 ngày năm 2025 và 2,7 ngày vào năm 2030.

Bảng 3: Dự báo khách đến Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2020 2025 20301 Khách quốc tế Lượt 800.000 1.100.000 1.500.000

Ngày lưu trú trung bình Ngày 2,1 2,2 2,52 Khách nội địa Lượt 4.700.000 6.900.000 10.500.000

Ngày lưu trú trung bình Ngày 2,2 2,4 2,73 Tổng lượt khách 5.500.000 8.000.000 12.000.000

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

3.2. Tổng thu từ du lịch, giá trị gia tăngdu lịch, nhu cầu vốn đầu tư du lịch

3.2.1.Tổng thu từ du lịch và giá trị gia tăng du lịch: Tổng thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả từ lưu trú, ăn uống; dịch vụ lữ hành và tư vấn; mua sắm hàng hóa; từ các dịch vụ khác như: Bưu điện, Ngân hàng, Y tế, Bảo hiểm, vui chơi giải trí...Trên thực tế, tất cả các nguồn thu này không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu.

Việc thống kê và tính toán được dựa trên tổng số lượt khách đến, thời gian lưu trú trung bình (ngày) và mức chi tiêu bình quân trong 1 ngày của mỗi khách du lịch.

Căn cứ các dự báo của ngành trên bình diện chung và giá tiêu dùng tại Bình Định…, dự kiến mức độ chi tiêu của khách du lịch đến Bình Định trong những năm tới như trình bày trên Bảng 4.

Bảng 4: Dự kiến mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Bình Định

Đơn vị: đồngTT Chỉ tiêu 2016 - 2020 2021 - 2025 2026 - 2030

1 Khách quốc tế 2.000.000 2.200.000 2.500.0002 Khách nội địa lưu trú 800.000 1.000.000 1.200.0003 Khách nội địa trong ngày 200.000 250.000 400.000

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch

78

Page 79: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Như vậy, căn cứ vào tổng số lượt khách đến Bình Định (cả quốc tế và nội địa), thời gian lưu trú trung bình và mức chi tiêu bình quân như trên, tổng thu du lịch của Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ đạt được như các số liệu Bảng 5.

Bảng 5: Dự báo tổng thu từ du lịch, giá trị giá tăng (GDP) du lịch của Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Đơn vị : Tỷ đồngTT Chỉ tiêu 2020 2025 20301 Tổng thu từ du lịch 10.000 17.300 33.000

Tổng thu từ khách quốc tế 2.880 5.100 8.000Tổng thu từ khách nội địa 7.120 12.200 25.000

2 Giá trị gia tăng (GDP) du lịch 6.500 11.250 22.0003 Nhu cầu đầu tư du lịch (giá HH) 15.000 12.500 9.000

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch

3.2.2. Nhu cầu đầu tư phát triển du lịch: Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch Bình Định đến năm 2020, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở đào tạo, tuyên truyền quảng bá... giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có đầu tư hoặc đầu tư không đồng bộ thì việc thực hiện quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc tính toán nhu cầu đầu tư trong từng thời kỳ được dựa trên tổng giá trị GDP đầu và cuối kỳ và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả của việc đầu tư.

Chỉ số ICOR cho ngành du lịch Bình Định được lấy theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Việc tính hệ số đầu tư theo chỉ số ICOR cần phải tính đến hệ số trượt giá, nhưng để đơn giản cho công tác dự báo trên cơ sở các số liệu chưa đầy đủ các số liệu dự báo trong quy hoạch không đề cập đến.

Theo tính toán ở bảng trên, ước tính đến năm 2030, ngành du lịch Bình Định cần đầu tư khoảng 36.500 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD), trong đó giai đoạn đến năm 2020 cần 15.000 tỷ đồng (khoảng 700 triệu USD).

Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng để thực hiện theo quy hoạch. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho việc bảo tồn nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ môi trường, cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch...Còn vốn đầu tư cho việc xây dựng khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ du lịch khác...phải huy động từ các nguồn khác như vốn vay ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh, liên kết …

79

Page 80: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3.3. Cơ sở lưu trú du lịch

Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến Bình Định từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo đến 2030, vấn đề dự báo và đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn là yêu cầu rất quan trọng. Việc dự báo nhu cầu buồng lưu trú có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, với số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng buồng trung bình.

- Thời gian lưu trú trung bình: Trong những năm tới, đặc biệt là sau năm 2015 cùng với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ bổ sung, các tour du lịch hấp dẫn, việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, chắc chắn ngày lưu trú trung bình của khách sẽ tăng lên nhưng không nhiều, cụ thể tại Bảng 6.

- Công suất sử dụng buồng trung bình năm hiện nay của hệ thống khách sạn ở Bình Định đạt khoảng khoảng 55% đến 60%. Dự kiến công suất sử dụng buồng trung bình năm 2020 khoảng 68%, đến năm 2025 là 70% và phấn đấu đến năm 2030 đạt công suất 75%.

- Về số giường trung bình trong một buồng, theo xu hướng chung hiện nay thì các khách sạn thường được xây dựng trung bình là 2 giường/buồng (tương ứng với 2 khách).

- Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đạt 2,1 ngày năm 2020, 2,2 ngày năm 2025 và 2,5 ngày năm 2030. Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa đạt 2,2 ngày năm 2020; 2,4 ngày năm 2025 và 2,7 ngày vào năm 2030.

Theo phân tích và tính toán trên, dự báo nhu cầu buồng lưu trú của Bình Định đến năm 2020 theo phương án chọn được trình bày ở bảng 3.5. Trong đó tỷ lệ buồng đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên chiếm 40% năm 2020 và 43% đến 50% năm 2030.

3.4. Lao động ngành du lịch

Hiện nay, chỉ tiêu lao động bình quân trên một buồng khách sạn ở Bình Định còn rất thấp (0.8 lao động/buồng). Căn cứ nhu cầu lao động tính bình quân cho một buồng khách sạn của cả nước và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là 1,2 đến 1,5 lao động trực tiếp, cũng như số lao động gián tiếp kèm theo (1 lao động trực tiếp kèm theo 2 lao động gián tiếp), các tính toán về nhu cầu lao động trong du lịch của Bình Định được trình bày ở Bảng 6.

Bảng 6: Dự báo nhu cầu lao động du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

TT Hạng mục Đơn vị 2020 2025 20301 Buồng lưu trú Buồng 7.500 10.500 15.0002 Lao động ngành du lịch Người 26.500 40.500 68.000

Trong đó

Lao động trực tiếp trong du lịch - 8.500 13.500 22.500Lao động gián tiếp ngoài xã hội - 18.000 27.000 45.000Tỷ lệ lao động bình quân/buồng 1,1 1,3 1,5

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

80

Page 81: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Với nhu cầu lao động như trên, Bình Định cần có chiến lược lâu dài cũng như các kế hoạch cụ thể đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng cho các thời kỳ.

III. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Phát triển thị trường khách du lịch

Trên cơ sở định hướng của Quy hoạch năm 2005, căn cứ định hướng phát triển thị trường của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và những yếu tố mới, điều chỉnh hướng phát triển thị trường khách như sau:

- Chú trọng khai thác các thị trường khách của các dòng sản phẩm du lịch chính; các thị trường khách có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày; các thị trường khách nước ngoài đến trực tiếp.

- Sử dụng chiến lược marketing phân biệt.

1.1. Thị trường khách du lịch quốc tế

Trên cơ sở định hướng của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể, căn cứ thực tế và nhu cầu phát triển, mức độ ưu tiên thu hút thị trường khách du lịch quốc tế đến Bình Định theo thứ tự như sau:

1) Tiếp tục duy trì thị trường truyền thống: Thị trường Tây Âu; thị trường Úc; thị trường Bắc Mỹ; thị trường Bắc Âu.

2) Đẩy mạnh phát triển thị trường gần: Thị trường Đông Bắc Á; thị trường ASEAN.

3) Mở rộng khai thác thị trường mới: Thị trường Đông Âu cho giai đoạn hiện nay (đặc biệt chú trọng thị trường Nga, Ucraina, Belarusia) và thị trường Ấn Độ; thị trường Trung Đông; thị trường Thổ Nhĩ Kỳ cho giai đoạn sau năm 2020.

4) Thị trường khách du lịch quốc tế khác.

Trong đó, các địa bàn là các đô thị biển ưu tiên thu hút thị trường khách Đông Âu, ASEAN, Đông Bắc Á; Các địa bàn nghỉ dưỡng biển gắn với khám phá thiên nhiên chú trọng hơn các thị trường Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu.

1.2. Thị trường khách du lịch nội địa

Đối với thị trường khách du lịch nội địa, mức độ ưu tiên thu hút thị trường theo thứ tự như sau:

1) Thị trường khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. 2) Thị trường khách từ thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh phía Nam.3) Thị trường khách từ các tỉnh Tây Nguyên.4) Thị trường khách trong tỉnh và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

81

Page 82: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

5) Thị trường khách du lịch nội địa khác.

Từ những phân khúc trên, các doanh nhiệp du lịch trên địa bàn có thể chọn một (hay vài) phân khúc (thị trường) mục tiêu thông qua việc nghiên cứu và đánh giá hai yếu tố 1) Tính hấp dẫn của thị trường và 2) Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

2. Phát triển sản phẩm du lịch

Trên cơ sở định hướng của quy hoạch 2005, căn cứ vào khả năng khai thác các đặc điểm của tài nguyên phát triển sản phẩm du lịch đặc biệt là nhu cầu của thị trường trong giai đoạn phát triển mới, điều chỉnh hướng phát triển sản phẩm du lịch Bình Định với hướng ưu tiên dòng sản phẩm chính, có sức cạnh tranh, bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm bổ trợ để góp phần đa dạng hóa và tăng sự hấp dẫn đối với khách du lịch.

2.1. Các dòng sản phẩm chính, ưu tiên phát triển

Các dòng sản phẩm chính này mang tính đặc trưng cho du lịch của tỉnh, có khả năng tạo dựng thương hiệu du lịch. Đối với du lịch Bình Định, hai dòng sản phẩm chính cần ưu tiên gồm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo và du lịch văn hóa - lịch sử.

2.1.1.Dòng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo: Đây là sản phẩm tiêu biểu với thế mạnh chính của tỉnh. Hầu như địa phương nào ven biển của tỉnh đều có những bãi biển đẹp phù hợp nghỉ dưỡng, tắm biển. Các trọng điểm chính tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển là Quy Nhơn, Phương Mai – núi Bà, Hoài Nhơn, Phú Mỹ. Sản phẩm du lịch biển, đảo của Bình Định, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng biển là đại diện cho dòng sản phẩm du lịch biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, là sản phẩm có khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo tại các địa phương trong tỉnh với các sắc thái khác nhau, trình độ phát triển khác nhau sẽ bổ trợ trong việc kéo dài vòng đời của sản phẩm du lịch biển, đảo cũng như đáp ứng nhu cầu của các phân đoạn thị trường khách khác nhau. Thị trường khách Nga ưa thích các hoạt động vui chơi giải trí sôi nổi cùng các địa bàn có hoạt động du lịch phát triển. Khách du lịch Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Úc ưa thích nghỉ dưỡng tại những nơi ít có sự náo nhiệt và thiên nhiên còn hoang sơ.

Sản phẩm nghỉ dưỡng biển tại Bình Định gắn liền với 2 phân khúc lớn về nghỉ dưỡng biển, đảo tại trung tâm đô thị biển và nghỉ dưỡng biển tại các địa bàn gắn với khám phá thiên nhiên hoang sơ. Cụ thể hướng phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo như sau:

- Tiếp tục tập trung phát triển các khu nghỉ dưỡng ven biển dọc tuyến Quy Nhơn - Nhơn Hội - Cát Tiến thuộc Phương Mai - núi Bà; Quy Nhơn - Sông Cầu; Mở rộng đầu tư các khu du lịch cao cấp mới tại núi Vũng Chua, Khu Trại phong Quy Hòa...

82

Page 83: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Đa dạng các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí như: lặn ngắm san hô, thể thao trên biển; thể thao mạo hiểm (leo núi); cắm trại du lịch; điểm dừng chân ngắm cảnh thành phố Quy Nhơn, ngắm cảnh hoàng hôn và phong cảnh thiên nhiên.

- Phát triển hệ thống dịch vụ vận chuyển tàu du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch biển.

- Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại các xã Nhơn Hải, Nhơn Lý, Nhơn Châu...gắn với các hoạt động homestay, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, nghề truyền thống (đánh bắt hải sản, đan lưới...) cùng ngư dân địa phương.

- Phát triển bãi biển Quy Nhơn thành một điểm nhấn ấn tượng cho du khách với các sản phẩm du lịch vui chơi giải trí, thể thao biển, sinh thái biển, ẩm thực, ngắm cảnh và trình diễn nghệ thuật dân gian Bình Định phục vụ du khách.

Phát triển được hệ thống sản phẩm nghỉ dưỡng biển sẽ tạo ra một địa bàn có sự tập trung chuyên biệt cho hoạt động du lịch, về lâu về dài tạo ra nguồn lợi kinh tế lớn do thu hút được thị trường khách du lịch thuần tuý, nghỉ dưỡng dài ngày và có khả năng chi trả cao so với các loại hình du lịch khác.

2.1.2. Dòng sản phẩm du lịch di sản văn hóa - lịch sử: Là một trong những địa phương có truyền thống lịch sử lâu đời, giàu bản sắc văn hóa và có những đặc điểm khác nhau trong từng địa phương. Vì vậy, dòng sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử là sản phẩm độc lập thu hút thị trường khách riêng. Bên cạnh đó, du lịch văn hóa - lịch sử cũng là sản phẩm có thể kết hợp với các sản phẩm du lịch khác như du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo; tham quan, khám phá, tìm hiểu cuộc sống, MICE để tạo nên sự khác biệt về du lịch biển, đảo của từng vùng miền, trong tỉnh.

Để phát triển dòng sản phẩm này, du lịch Bình Định cần mở rộng phát triển các sản phẩm tham quan, thưởng thức, nghiên cứu di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật tại các di tích văn hóa Chăm; hệ thống di tích chiến tranh giữ nước gắn với khởi nghĩa Tây Sơn, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ...; các di sản văn hóa phi vật thể như Nghệ thuật bài chòi, hát Bội (Tuồng), võ Bình Định, bản sắc văn hóa các dân tộc Đông Trường Sơn....

Hướng phát triển cụ thể như sau :

- Phát triển du lịch văn hóa, lịch sử gắn với hệ thống di tích phong trào Tây Sơn với trọng tâm là di tích Tây Sơn Tam kiệt; khai thác không gian văn hóa Chăm, mở rộng các dịch vụ tại một số tháp Chăm trên địa bàn tỉnh, trước mắt là Tháp Đôi và Tháp Bánh Ít.

- Phát triển các võ đường, đưa Võ cổ truyền Bình Định trở thành sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng, tạo hình ảnh nhận diện cho hình ảnh du lịch Bình Định.

- Phát triển các lễ hội như: Lễ hội Kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Lễ hội Chợ Gò, Lễ hội Vía Bà, Lễ Tế cáo Trời Đất hàng niên tại Đài kính thiến Ấn Sơn, Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định...;

83

Page 84: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống (Làng Nón Phú Gia, Làng rèn Phương Danh, Làng nghề Rượu Bàu Đá, Làng Tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp, Làng dệt thổ cẩm Hà Ri) thành các điểm tham quan, trải nghiệm, hàng lưu niệm.

- Khai thác các loại hình văn hóa dân gian và văn hóa Chăm thành các sản phẩm du lịch tại các khu, điểm du lịch, dọc theo đường Xuân Diệu, bờ biển vịnh Quy Nhơn.

2.1.3. Dòng sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh: Bình Định hiện còn nhiều ngôi chùa cổ và nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc, có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch tâm linh. Các hoạt động du lịch này thường tìm đến các đình, chùa, các thắng tích tôn giáo để vãn cảnh, cúng bái, cầu nguyện,…Tại đây, du khách sẽ hòa vào dòng tín đồ để cảm nhận vẻ yên bình, thanh thản ở những thắng tích tôn giáo nổi tiếng của tỉnh như chùa Thập Tháp, chùa Thiên Hưng, chùa Nhạn Sơn, chùa Hàm Long, chùa Long Khánh, Khu thiện viện Cát Tiến (tâm linh phật pháp Linh Phong), Tiểu chủng viện Làng Sông…

Đây cũng là dòng sản phẩm gắn liền với các sự kiện và thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa, vì vậy được định hướng là một trong những dòng sản phẩm chính của Bình Định.

2.2. Các sản phẩm du lịch bổ trợ, mở rộng phát triển

Các sản phẩm không thuộc mức độ ưu tiên cao, không phải sản phẩm chính có thể thu hút số đông thị trường và tạo ra sự nhận diện của tỉnh nhưng có khả năng hỗ trợ, bổ sung cho các sản phẩm du lịch chính, đảm bảo tính hấp dẫn. Bên cạnh đó, các sản phẩm này cũng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thị trường khách và tạo sự đa dạng hoá về sản phẩm du lịch cho tỉnh.

2.2.1. MICE kết hợp du lịch khoa học: Thành phố Quy Nhơn phù hợp với việc tổ chức các sản phẩm du lịch sự kiện, hội nghị hội thảo, triển lãm và khuyến thưởng. Sự kiện lớn là một trong những hoạt động có khả năng tạo dựng thương hiệu du lịch, đồng thời có thể phát triển được nhiều sản phẩm du lịch trong khuôn khổ sự kiện. Tuy nhiên, hoạt động này mang tính thời vụ và không sử dụng nhiều đến thế mạnh tài nguyên. Vì vậy, nhóm sản phẩm này được định hướng phát triển bổ trợ cho các dòng sản phẩm ưu tiên chính.

Du lịch khoa học gắn liền với nghiên cứu khoa học và giáo dục tại Trung tâm khoa học quốc tế và giáo dục liên ngành (ICISE). Phát triển du lịch MICE, đưa Tổ hợp không gian khoa học trở thành điểm du lịch hấp dẫn, tạo điểm nhấn và sản phẩm mới, khác biệt so với địa phương khác.

2.2.2. Thể thao, vui chơi giải trí: Gồm các sản phẩm cho khách du lịch nghỉ dưỡng biển tham gia các hoạt động thể thao giải trí ven biển đến các sản phẩm chuyên biệt dành cho thị trường khách có nhu cầu tập luyện thể thao. Đây là sản phẩm bổ trợ tích cực cho dòng sản phẩm nghỉ dưỡng biển. Theo hướng này, tiếp tục đầu tư các dự án sân golf tỉnh Bình Định, tạo thành điểm du lịch thể thao phục vụ khách du lịch. Tổ chức và phối hợp tổ chức các sự kiện thể thao lớn trên địa bàn tỉnh để tạo ra sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách.

84

Page 85: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

2.2.3. Nghỉ dưỡng, chữa bệnh, làm đẹp: Các sản phẩm du lịch gắn với chữa bệnh, làm đẹp trên cơ sở khai thác các mỏ khoáng nóng và bùn là những sản phẩm hấp dẫn của Bình Định, tập trung chủ yếu ở Hội Vân. Đây là một trong những sản phẩm hấp dẫn bởi tính độc đáo nhưng chỉ phục vụ một nhóm đối tượng thị trường.

Ngoài ra, tiếp tục phát triển các loại hình du lịch bổ trợ khác như Quy hoạch 2005 đã đề xuất:

- Sinh thái, thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên: Phát triển các loại hình du lịch sinh thái gắn với các đầm, hồ như Thị Nại, Đề Gi, hồ Định Bình,…và các hệ sinh thái khu vực phía Tây của tỉnh.

- Du lịch tàu biển;

- Cộng đồng, nông nghiệp nông thôn.

Du lịch Bình Định cũng cần phát huy thế mạnh về ẩm thực, đặc sản và sản phẩm làng nghề. Bình Định có thể phát triển nhiều sản phẩm du lịch gắn với thưởng thức, chế biến, tham quan, mua sắm làm quà các loại ẩm thực là đặc sản địa phương. Các loại bánh, hải sản tươi sống, đa dạng là những nguyên liệu quan trọng tạo sức hấp dẫn về ẩm thực với cả thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế. Các loại mắm nêm, nước mắm, cá, tôm, mực khô, nem chợ huyện, rượu Bàu Đá...là những sản vật được khách quan tâm, đóng góp vào cho chuyến du lịch chính.

3. Tổ chức không gian du lịch 

3.1. Hướng phát triển không gian du lịch tỉnh Bình Định

Hướng phát triển không gian du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn 2030 dựa trên cơ sở định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội của tỉnh, không gian du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và vị trí du lịch của tỉnh đối với khu vực nên không thay đổi so với định hướng của Quy hoạch 2005.

3.1.1. Định hướng phát triển không gian du lịch Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030:

- Hướng thứ nhất: Phát triển theo trục Bắc - Nam theo quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và tuyến ven biển (đường bộ và đường thủy). Hướng khai thác du lịch theo trục không gian này gắn liền với biển, đảo và văn hóa cư dân vùng ven biển.

Dọc theo không gian này hình thành nhiều khu điểm du lịch quan trọng như Trung tâm du lịch thành phố Quy Nhơn, khu du lịch Phương Mai - núi Bà, trung tâm du lịch huyện Hoài Nhơn,...

- Hướng thứ hai: Phát triển theo trục Đông - Tây theo quốc lộ 19. Theo hướng này, phát triển du lịch gắn với biển đảo ở phía Đông, du lịch văn hóa - lịch sử và du lịch sinh

85

Page 86: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

thái núi ở phía Tây. Đây là hướng không gian quan trọng, mang tính tổng hợp, góp phần tạo dựng thương hiệu du lịch Bình Định.

Hướng phát triển Đông - Tây cũng là chiến lược phát triển lâu dài có ý nghĩa quốc tế của Bình Định để đưa du lịch tỉnh Bình Định nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung theo hướng hội nhập với ASEAN qua hệ thống giao thông và cửa khẩu quốc tế đường bộ.

3.1.2. Phát triển du lịch theo cụm: Việc định vị các cụm du lịch cơ bản dựa trên định hướng phát triển theo Quy hoạch năm 2005. Tuy nhiên, do những yếu tố mới về tài nguyên, về hạ tầng giao thông nên từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2030 giới hạn không gian các cụm có thay đổi và không định hướng phát triển cụm Định Bình - Vĩnh Sơn - Đông Trường Sơn như Quy hoạch 2005 đã đề xuất. Theo đó tổ chức cụm du lịch gồm :

- Cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận (Gồm các điểm du lịch tại thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, các huyện Tuy Phước, Vân Canh, Phù Cát).

- Cụm du lịch Tây Sơn và phụ cận (Gồm các điểm du lịch tại các huyện Tây Sơn và Vĩnh Thạnh).

- Cụm du lịch Hoài Nhơn và phụ cận (Gồm các điểm du lịch tại các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Hoài Ân và An Lão).

a) Cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận: Đây là khu vực tập trung nhiều điểm tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn về cảnh quan, các bãi biển, khu nghỉ dưỡng, các di tích tôn giáo, văn hoá và lịch sử như Phương Mai - núi Bà, đầm Thị Nại, suối nước khoáng Long Mỹ, các bãi biển Quy Nhơn, Hoàng Hậu, Quy Hoà gắn với vịnh Quy Nhơn; hệ thống các đảo như cù lao Xanh, hòn Khô; suối nước khoáng Hội Vân, di tích tháp Đôi, tháp Bánh Ít, chùa Long Khánh, di tích Hàn Mạc Tử, chùa Linh Phong, mộ Đào Tấn...Khu kinh tế mở Nhơn Hội là nguồn cung cấp khách và cơ sở dịch vụ dồi dào cho cụm và toàn tỉnh…Vì vậy, được định hướng là cụm động lực về du lịch của toàn tỉnh.

Hướng phát triển sản phẩm du lịch của cụm gồm:

- Nghỉ dưỡng, tắm biển;

- Thể thao, vui chơi giải trí, mạo hiểm, khám phá biển, đảo;

- Tham quan, tìm hiểu các di tích kiến trúc, tôn giáo, lịch sử; di tích danh thắng; trải nghiệm làng nghề;

- Du lịch tâm linh;

- Du lịch khoa học gắn với Tổ hợp không gian khoa học;

- Du lịch sinh thái gắn với đầm Thị Nại;

- Trung tâm dịch vụ, hội nghị, hội thảo, hội chợ và các sự kiện…(du lịch MICE);

86

Page 87: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

b) Cụm du lịch Tây Sơn và phụ cận: Tài nguyên du lịch nổi bật của cụm là hệ thống di tích lịch sử - văn hóa gắn với khởi nghĩa Tây Sơn, với văn hóa Chăm, văn hóa các dân tộc Đông Trường Sơn và hệ sinh thái thuộc Đông Trường Sơn.

Các điểm tài nguyên nổi bật gồm: Quần thể di tích Tây Sơn - Bảo tàng Quang Trung, di tích thành Đồ Bàn, Đàn tế trời đất, Nhà lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc huyện đường Bình Khê, lăng mộ Mai Xuân Thưởng, đền thờ Võ Văn Dũng, đền thờ Võ Duy Dương, tháp Dương Long, chùa Thập Tháp, chùa Nhạn Sơn, thắng cảnh Hầm Hô, thắng cảnh hồ Núi Một, thắng cảnh hồ Định Bình…

Hướng phát triển sản phẩm du lịch của cụm gồm:

- Tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật;

- Lễ hội, tâm linh;

- Giáo dục, tri ân;

- Nghiên cứu hệ sinh thái, tham quan thắng cảnh...;

c) Cụm du lịch Hoài Nhơn và phụ cận: Tài nguyên du lịch chủ yếu là tài nguyên tự nhiên gắn với biển, về nhân văn tại đây tập trung các làng nghề truyền thống nổi tiếng của Bình Định. Ngoài ra, cụm này còn là chiến trường xưa, lưu giữ nhiều di tích lịch sử gắn với các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc.

Các điểm tài nguyên tự nhiên nổi bật gồm: Bãi biển Tam Quan, Lộ Diêu, Hà Ra, Phú Thứ, Mũi Rồng, Tân Phụng, Vĩnh Lợi, khu rừng sinh thái An Toàn...

Các điểm tài nguyên nhân văn nổi bật gồm: Đền thờ Đào Duy Từ, Tăng Bạt Hổ, di tích chiến thắng đồi 10 xã Hoài Châu, di tích lịch sử thôn Cửu Lợi, di tích Lộ Diêu…

Hướng phát triển sản phẩm du lịch của cụm gồm:

- Nghỉ dưỡng, tắm biển;

- Thể thao, vui chơi giải trí, mạo hiểm, khám phá biển, đảo;

- Tham quan, trải nghiệm làng nghề;

- Văn hóa ẩm thực;

- Tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa.

3.1.3. Trung tâm du lịch: Dựa trên kết quả định hướng phát triển du lịch theo cụm, căn cứ tính chất đô thị và điểm dân cư tập trung, điều chỉnh định hướng phát triển trung tâm du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gồm:

- Trung tâm du lịch toàn tỉnh: Thành phố Quy Nhơn.

87

Page 88: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Các trung tâm phụ trợ: Thị trấn Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn) và thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn).

a) Trung tâm du lịch thành phố Quy Nhơn: Thành phố Quy Nhơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và giáo dục được tiếp tục định hướng phát triển là trung tâm du lịch của toàn tỉnh và là một trong những trung tâm tiểu vùng du lịch thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Chức năng của trung tâm du lịch Quy Nhơn:

- Đầu mối đón tiếp, phân phối khách đi các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh.

- Trung tâm dịch vụ du lịch cho hệ thống du lịch toàn tỉnh.

- Trung tâm vui chơi giải trí trong hệ thống du lịch toàn tỉnh.

- Trung tâm lưu trú và tổ chức một số loại hình du lịch đặc thù như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE (Hội nghị, hội thảo, hội chợ...).

Hình 1: Sơ đồ định hướng phát triển không gian du lịch Bình Định

Đi Huế - Hà Nội Cụm DL Hoài Nhơn và phụ cận TTDL Bồng Sơn

QL 1

Chuỗi DL liên tục ven biển

QL 19

Hàng lang Đông Tây Trung tâm DL Quy NhơnĐi Gia Lai, Kon Tum Đắc Lắc TP Quy Nhơn

Cụm DL Tây Sơn - An Nhơn và phụ cận Cụm DL Quy Nhơn và phụ cận

Đi Nha Trang - TP Hồ Chí Minh

88

Page 89: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

b) Trung tâm du lịch thị trấn Bồng Sơn: Là hạt nhân cụm du lịch Hoài Nhơn và phụ cận. Thị trấn Bồng Sơn (sau này thành thị xã) là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội khu vực phía Bắc của tỉnh và trung tâm phụ trợ không gian phía Bắc du lịch Bình Định.

Chức năng của trung tâm du lịch Bồng Sơn:

- Nơi tập trung đón tiếp, phân phối khách đi các khu, điểm du lịch phía Bắc và chuyển tiếp tới các khu du lịch phía Nam tỉnh.

- Địa điểm tập trung dịch vụ du lịch, cung cấp các dịch vụ tổng hợp cho hệ thống du lịch phía Bắc tỉnh.

c) Trung tâm du lịch Phú Phong (Tây Sơn): Phú Phong là thị trấn của huyện Tây Sơn (sau này thành thị xã) là hạt nhân cụm du lịch phía Tây tỉnh Bình Định, nơi tập trung hệ thống tài nguyên nhân văn gắn với khởi nghĩa Tây Sơn.

Chức năng của trung dịch du lịch Phú Phong:

- Nơi tập trung đón tiếp, phân phối khách đi các khu, điểm du lịch phía Tây và chuyển tiếp tới các khu du lịch phía Đông Nam tỉnh.

- Địa điểm tập trung dịch vụ du lịch, cung cấp các dịch vụ tổng hợp cho hệ thống du lịch phía Tây và Tây Nam tỉnh.

- Địa điểm tập trung dịch vụ lưu trú và tổ chức một số loại hình du lịch đặc thù như: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái...

3.2. Hệ thống khu, điểm và tuyến du lịch

3.2.1.Hệ thống khu, điểm du lịch

a) Khu, điểm du lịch quốc gia: Căn cứ đặc điểm tài nguyên du lịch, định hướng phát triển du lịch Việt Nam và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 bổ sung định hướng phát triển du lịch như sau:

- Khu du lịch quốc gia: Khu du lịch Phương Mai - núi Bà, định hướng phát triển đến năm 2020 về cơ bản thành khu du lịch quốc gia, tạo tiền đề đến năm 2030 thực sự trở thành khu du lịch quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, có sức cạnh tranh gắn liền với các giá trị sinh thái biển đảo và mang đậm dấu ấn văn hóa Bình Định góp phần đưa khu du lịch trở điểm đến hấp dẫn.

Hướng phát triển loại hình, sản phẩm khu du lịch gồm: Nghỉ mát, tắm biển; sinh thái biển (Tham quan sinh vật biển, nghiên cứu khoa học), thể thao biển (lặn biển, vui chơi giải trí tàu lượn...); sinh thái núi (đi bộ, leo núi…); tham quan các di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật; tâm linh, trong đó chú trọng phát triển dòng sản phẩm du lịch gắn với biển, đảo.

89

Page 90: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Các thành phần chức năng của khu du lịch gồm:

+ Bán đảo Phương Mai: Gồm các khu du lịch Hải Giang (xã Nhơn Hải); Phong Điện, Trung Lương, Vĩnh Hội (Nhơn Lý – Cát Tiến). Tất cả đều nằm trong không gian khu kinh tế Nhơn Hội.

+ Núi Bà: Gồm khu du lịch tâm linh chùa Linh Phong, khu du lịch sinh thái núi Bà, khu du lịch biển Tân Thanh, trong đó, khu du lịch tâm linh chùa Linh Phong, Tân Thanh nằm trong ranh giới khu kinh tế Nhơn Hội.

Quy mô khu du lịch khoảng 2.500 ha, trong đó có gần 1.960 ha thuộc khu kinh tế Nhơn Hội.

Do đặc điểm điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, khu du lịch được định hướng phát triển thành hai khu vực chính:

+ Khu du lịch cao cấp ở khu vực Nam bán đảo Phương Mai;

+ Khu du lịch tổng hợp biển, đảo và sinh thái núi, văn hóa tâm linh ở khu vực núi Bà (bao gồm cả Nhơn Lý – Cát Tiến).

- Điểm du lịch quốc gia: Với tầm vóc lịch sử của khởi nghĩa Tây Sơn và các giá trị về văn hóa của quần thể di tích gắn với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, Bảo tàng Quang Trung –đền thờ Tây Sơn Tam kiệt được định hướng phát triển thành điểm du lịch quốc gia cho giai đoạn phát triển sau năm 2020. Đây cũng là trung tâm của cụm du lịch Tây Sơn – Vĩnh Thạnh và phụ cận với hướng phát triển du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, giáo dục, tri ân, tâm linh kết hợp sinh thái gắn liền với Đài kính thiên (Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn) ở xã Bình Tường và đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân ở thị trấn Phú Phong.

a) Khu, điểm du lịch địa phương:

Khu, điểm du lịch gắn với tài nguyên tự nhiên:

- Khu du lịch ghềnh Ráng (thành phố Quy Nhơn): Tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá biển, đảo, vui chơi giải trí thể thao biển. Khu du lịch được định hướng phát triển dọc tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu và khai thác gắn liền với trung tâm du lịch thành phố Quy Nhơn, vịnh Quy Nhơn, cù lao Xanh, di tích lăng mộ Hàn Mạc Tử. Quy mô khu du lịch: Khoảng 500 ha, gồm đồi ghềnh Ráng, bãi biển Quy Hòa.

- Khu du lịch đầm Thị Nại (thành phố Quy Nhơn): Nghỉ dưỡng, nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, văn hóa ẩm thực. Đây cũng là điểm du lịch cuối tuần của thành phố Quy Nhơn, gắn với tham quan cầu Thị Nại. Quy mô khu du lịch khoảng 800 ha.

- Khu du lịch sinh thái đầm Trà Ổ, vịnh Nước Ngọt (huyện Phù Mỹ): Sinh thái, ẩm thực. Quy mô khu du lịch khoảng 1.200 ha.

90

Page 91: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Khu du lịch sinh thái đầm Đề Gi (huyện Phù Cát): Sinh thái, ẩm thực. Quy mô khu du lịch khoảng 500 ha.

- Khu du lịch mũi Vi Rồng – Tân Phụng (huyện Phù Mỹ): Du lịch biển, đảo. Quy mô khu du lịch khoảng 200 ha.

- Khu du lịch Lộ Diêu (huyện Hoài Nhơn): Du lịch biển kết hợp tham quan di tích lịch sử - văn hóa. Đây là khu du lịch phụ cận của trung tâm du lịch Hoài Nhơn. Quy mô khu du lịch khoảng 200 ha.

- Khu du lịch Hầm Hô (huyện Tây Sơn): Du lịch sinh thái núi, tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm,…Quy mô khu du lịch khoảng 100 ha.

- Khu du lịch sinh thái hồ Núi Một (thị xã An Nhơn, huyện Vân Canh): Tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí, ẩm thực. Quy mô khu du lịch khoảng 50 ha.

- Khu du lịch sinh thái suối khoáng nóng Hội Vân (huyện Phù Cát): Nghỉ dưỡng, thư giãn, chăm sóc sức khỏe. Khai thác gắn với sinh thái hồ Hội Sơn. Quy mô khu du lịch khoảng 170 ha.

- Khu du lịch sinh thái An Toàn (huyện An Lão): Du lịch sinh thái. Quy mô khu du lịch khoảng 50 ha.

- Khu du lịch hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh): Du lịch sinh thái hồ, thể thao, ẩm thực. Quy mô khu du lịch khoảng 50 ha.

- Khu du lịch hồ Vĩnh Sơn A (huyện Vĩnh Thạnh): Du lịch sinh thái hồ, thể thao, ẩm thực. Quy mô khu du lịch khoảng 20 ha.

- Khu du lịch bãi Xép (thành phố Quy Nhơn): Du lịch biển, đảo. Quy mô khu du lịch khoảng 50 ha.

- Điểm du lịch đảo Nhơn Châu (Cù lao Xanh): Thể thao, khám phá, vui chơi giải trí, ẩm thực.

- Điểm du lịch hầm và đèo Cù Mông: Tham quan cảnh quan, công trình.

Điểm du lịch gắn với tài nguyên nhân văn:

- Thành Đồ Bàn: Tham quan di tích lịch sử - văn hoá, nghiên cứu, thưởng thức các giá trị nghệ thuật kiến trúc Chăm.

- Hệ thống các tháp Chăm (Tháp Bánh Ít, tháp Đôi, tháp Cánh Tiên, tháp Dương Long, tháp Phú Lốc, tháp Thủ Thiện, tháp Bình Lâm): Tham quan, nghiên cứu, thưởng thức các giá trị văn hóa, nghệ thuật kiến trúc Chăm.

- Hệ thống chùa (Khu thiền viện Cát Tiến, Thập Tháp, Long Khánh…): Tâm linh, tín ngưỡng, tham quan…

91

Page 92: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Các di tích lịch sử - văn hóa khác phục vụ tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu:

+ Căn cứ địa nghĩa quân Tây Sơn (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh);

+ Khu căn cứ núi Bà (Phù Cát);

+ Di tích chiến thắng đèo Nhông - Dương Liễu (Phù Mỹ);

+ Di tích chiến thắng đồi Mười (Hoài Nhơn);

+ Di tích chiến thắng đèo An Khê (Tây Sơn);

+ Khu di tích lịch sử Vạn Tường (xã Bình Hoà, huyện Tây Sơn);

+ Chứng tích Nho Lâm (xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước);

+ Chứng tích Gò Dài (xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn).

+ Di tích chiến thắng An Lão (xã An Trung, huyện An Lão)…

- Các di tích lịch sử - văn hoá:

+ Đền thờ Đào Duy Từ (xã Hoà Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn);

+ Di tích thành Chánh Mẫn (xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát);

+ Mộ Hàn Mặc Tử (Ghềnh Ráng - Quy Nhơn);

+ Lăng Mai Xuân Thưởng (xã Bình Tường, huyện Tây Sơn);

+ Mộ Đào Tấn (xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước);

+ Nhà lưu niệm Xuân Diệu (Thị tứ Gò Bồi, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước).

Các điểm du lịch trên sẽ bổ sung và làm phong phú hơn cho các chương trình du lịch của Bình Định.

3.2.2. Hệ thống tuyến du lịch

a) Tuyến du lịch nội tỉnh:

- Tuyến du lịch chính: Tiếp tục phát triển hệ thống 3 tuyến chính của Quy hoạch 2005 đã đề xuất phát triển theo hai hướng Bắc - Nam và Đông – Tây, lấy thành phố Quy Nhơn làm trung tâm theo các hệ thống giao thông chính.

+ Tuyến ven biển Quy Nhơn - Nhơn Hội - Tam Quan. Tiếp tục phát triển tuyến du lịch ven biển chủ đạo của tỉnh với trọng tâm là khu du lịch Phương Mai - núi Bà.

. Lộ trình: Theo đường ven biển (tỉnh lộ 639) hoặc có thể tổ chức khai thác theo Quốc lộ 1A, đường thủy dọc bờ biển.

. Tính chất: Tuyến du lịch biển, đảo kết hợp văn hóa.92

Page 93: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

. Các điểm du lịch chính: Cụm điểm thành phố Quy Nhơn, đầm thị Nại, khu du lịch Phương Mai - núi Bà, Đề Ghi, Lộ Diêu, cụm điểm ở Hoài Nhơn, Quy Hoà…

Trong tuyến du lịch này, cần đẩy mạnh phát triển hành lang ven biển theo tỉnh lộ 639 và tuyến đường thủy ven bờ để khai thác các khu, điểm du lịch biển đặc biệt đối với đoạn ghềnh Ráng, Phương Mai - núi Bà.

+ Tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu. Tiếp tục phát triển tuyến du lịch ven biển Quy Nhơn - sông Cầu thuộc không gian du lịch thành phố Quy Nhơn.

. Lộ trình: Theo quốc lộ 1D.

. Tính chất: Tuyến du lịch biển, đảo kết hợp văn hóa.

. Các điểm du lịch chính: Cụm điểm thành phố Quy Nhơn, vịnh Quy Nhơn, khu du lịch ghềnh Ráng và các khu du lịch dọc tuyến Quy Nhơn - sông Cầu.

+ Tuyến Quy Nhơn - An Nhơn - Tây Sơn và vùng phụ cận. Đây là tuyến nối hai không gian du lịch phía Nam tỉnh, theo hướng Đông - Tây.

. Lộ trình: Theo Quốc lộ 19 (hành lang Đông - Tây).

. Tính chất: Tuyến du lịch biển đảo, văn hóa kết hợp sinh thái.

. Các điểm du lịch chính: Cụm điểm thành phố Quy Nhơn, ghềnh Ráng, cụm điểm thị xã An Nhơn, cụm điểm du lịch Tây Sơn.

- Tuyến du lịch phụ trợ: Bao gồm các tuyến từ trung tâm phụ trợ đi các điểm du lịch trong cụm với vai trò kéo dài thêm lộ trình của tuyến chính.

+ Tuyến Tây Sơn –Vĩnh Thạnh.

. Lộ trình: Theo quốc lộ 19 và tỉnh lộ 637, hướng khai thác du lịch sinh thái núi, hồ.

. Các điểm tham quan du lịch chính: Khu du lịch sinh thái Định Bình, khu du lịch sinh thái hồ Vĩnh Sơn, khu bảo tồn Kon Chu Rang…

+ Tuyến Hoài Nhơn – An Lão.

. Lộ trình: Theo tỉnh lộ 629.

. Các điểm tham quan chính: Cụm điểm du lịch Hoài Nhơn (Khu du lịch Lộ Diêu, di tích Chiến thắng đồi 10, di tích thôn Cửu Lợi, đền thờ Đào Duy Từ, đền thờ Tăng Bạt Hổ…); khu du lịch sinh thái An Toàn, di tích chiến thắng An Lão (An Trung, An Lão)…

Ngoài ra có thể khai thác phát triển các tuyến:

+ Tuyến Tây Sơn - Vân Canh.

+ Tuyến Hoài Nhơn - Hoài Ân.93

Page 94: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Tuyến du lịch theo chuyên đề: Trên cơ sở của các tuyến du lịch chính và phụ trợ, căn cứ các đặc điểm tài nguyên định hướng phát triển các tuyến du lịch chuyên đề sau:

+ Tuyến thể thao, khám phá biển đảo: Các đảo và cảnh quan ven bờ.

. Lộ trình: Quy Nhơn - đảo Nhơn Châu (Cù lao Xanh)

. Đối tượng khám phá: Khám phá đáy biển, tham quan san hô, lặn biển và các môn thể thao dưới nước

+ Tuyến du lịch đường sông kết hợp thể thao, khám phá, sinh thái núi..

. Lộ trình: Theo sông Kôn, dãy núi phía Tây của tỉnh.

. Đối tượng khám phá: Cảnh quan và văn hóa hai bờ sông và văn hóa Đông Trường Sơn.

+ Tuyến du lịch tham quan, tìm hiểu kiến trúc nghệ thuật tháp Chăm. Kết nối các di tích tháp Chăm, tạo cơ hội cho du khách tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu văn hoá Chăm thông qua sự đa dạng về phong cách kiến trúc, quy mô.

. Lộ trình: Quy Nhơn – Tuy Phước – Phú Phong – Quy Nhơn.

. Đối tượng tham quan: Tháp Đôi, tháp Dương Long, tháp Cánh Tiên, thành Đồ Bàn, tháp Phú Lộc, tháp Thủ Thiện, tháp Bánh Ít, chùa Thập Tháp.

+ Tuyến du lịch tham quan, trải nghiệm làng nghề truyền thống.

. Lộ trình: Kết nối các làng nghề truyền thống trên địa bàn (Quy Nhơn – Tuy Phước – An Nhơn – Phù Cát).

. Đối tượng tham quan: Nón Gò Găng – Phù Cát, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ (chạm, khắc, tiện, đồ rèn, gốm,... ) – An Nhơn...

+ Tuyến du lịch tham quan, nghiên cứu theo dấu chân nghĩa quân Tây Sơn.

. Lộ trình: Kết nối các di tích khởi nghĩa Tây Sơn trên địa bàn.

. Đối tượng tham quan: Hệ thống các di tích, trong đó trọng tâm là di tích Tây Sơn Tam kiệt.

b) Tuyến du lịch liên tỉnh:

Tuyến du lịch liên tỉnh được định hướng trên cơ sở hệ thống giao thông theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây từ trung tâm du lịch thành phố Quy Nhơn.

- Quy Nhơn - Pleiku - Kon Tum – các tỉnh Tây Nguyên. Đây là tuyến du lịch quan trọng mang ý nghĩa vùng và quốc gia. Tài nguyên du lịch trên tuyến rất đa dạng

94

Page 95: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

phong phú và hấp dẫn, gồm tài nguyên biển, đảo, văn hóa Đông Trường Sơn, văn hóa Chăm, văn hóa các dân tộc Tây Nguyên và sinh thái núi….

. Lộ trình: Theo quốc lộ 19, đường Hồ Chí Minh.

. Địa điểm lưu trú: Các thành phố Quy Nhơn, Pleiku, Kon Tum.

- Quy Nhơn - Pleiku - Buôn Mê Thuột - Nha Trang - Tuy Hoà - Quy Nhơn. Là tuyến du lịch khép kín bao trùm toàn bộ các điểm di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng, các điểm danh thắng, sinh thái, các bãi biển đẹp, các khu nghỉ dưỡng... của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

. Lộ trình: Theo quốc lộ 19, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 26 và quốc lộ 1A…

. Địa điểm lưu trú : Quy Nhơn, Pleiku, Buôn Mê Thuột, Nha Trang và Tuy Hoà.

- Quy Nhơn - Tuy Hoà - Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt. Đây là tuyến gắn kết du lịch Bình Định với tam giác du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt. Tài nguyên du lịch trên tuyến phong phú và đa dạng nối liền các trung tâm du lịch lớn của quốc gia...

. Lộ trình: Theo quốc lộ 1A, quốc lộ 27, tỉnh lộ 723.

. Địa điểm lưu trú chủ yếu: Quy Nhơn – Nha Trang – Đà Lạt.

- Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị - Quảng Bình – các tỉnh phía Bắc. Đây là một phần của tuyến du lịch quốc gia (tuyến xuyên Việt).

. Lộ trình: Theo quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam.

. Địa điểm lưu trú chủ yếu: Quy Nhơn, Đà Nẵng, Huế và Đông Hà là các trung tâm du lịch của các địa phương trên tuyến.

- Quy Nhơn – Tuy Hòa – Nha Trang – thành phố Hồ Chí Minh - các tỉnh phía Nam. Đây cũng là một phần của tuyến du lịch quốc gia (tuyến xuyên Việt).

. Lộ trình: Theo quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam.

. Địa điểm lưu trú chủ yếu: Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang...thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm du lịch của các địa phương trên tuyến.

- Tuyến đường biển từ Quy Nhơn đi các đảo ven bờ phía Bắc.

- Tuyến đường biển từ Quy Nhơn đi các đảo ven bờ phía Nam.

c) Tuyến du lịch quốc tế:

- Đường bộ:

+ Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị - Lao Bảo - Nam Lào - Đông Bắc Thái Lan - các nước khu vực ASEAN qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị).

95

Page 96: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

+ Quy Nhơn - Pleiku - Kon Tum - Đắk Tô - Tân Cảnh - Nam Lào - Đông Bắc Thái Lan - Các nước khu vực ASEAN qua cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum).

+ Quy Nhơn - Pleiku – Cămpuchia - Các nước khu vực ASEAN qua cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai) hoặc cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum).

- Đường biển: Tuyến du lịch đường biển từ cảng Quy Nhơn đi các nước trong khu vực ASEAN.

Ngoài ra, du lịch Bình Định có thể kết nối các tuyến quốc tế từ Quy Nhơn thông qua các cửa khẩu hàng không quốc tế khác như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh để phát triển tuyến quốc tế bằng đường hàng không.

3.3. Nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch

Nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch tỉnh Bình Định được xác định là mức tối thiểu để đáp ứng yêu cầu phát triển các khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương dựa trên tiêu chí được quy định tại Luật du lịch và khả năng phát triển thực tế của khu du lịch. Theo đó, định hướng nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch như sau:

- 01 khu du lịch quốc gia, nhu cầu sử dụng đất ước khoảng 2.500 ha.

- 01 điểm du lịch quốc gia, nhu cầu sử dụng đất khoảng 300 ha.

- Các khu, điểm du lịch địa phương và các khu, điểm du lịch khác có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch tỉnh cần khoảng 5.000 ha.

Hiện trạng sử dụng đất du lịch theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh khoảng 5.300 ha, như vậy cần điều chỉnh bổ sung thêm để đảm bảo đủ quỹ đất phát triển du lịch tỉnh.

Căn cứ Nghị quyết 17/2001/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về quy hoạch sử sụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia; Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và các Nghị quyết của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) đối với tỉnh. Trên cơ sở nhu cầu tối thiểu đất du lịch được tính toán ở trên và hiện trạng quy hoạch sử dụng đất cho phát triển du lịch tỉnh Bình Định, Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu để cân đối, điều chỉnh quỹ đất trên trong quy hoạch sử dụng đất từng địa phương để đáp ứng yêu cầu phát triển.

4. Đầu tư phát triển du lịch 

4.1. Tổng nhu cầu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư

Nhu cầu đầu tư phát triển du lịch Bình Định đến năm 2030 khoảng 36.500 tỷ đồng, trong đó từ nay đến năm 2020 cần 15.000 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn như sau:

96

Page 97: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

a) Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA): Khoảng 3.650 tỷ đồng tương đương 10% tổng nhu cầu; trong đó từ nay đến năm 2020 cần khoảng 1.500 tỷ đồng.

Vốn ngân sách dùng để hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ…

b) Khu vực tư nhân (kể cả FDI): Khoảng 32.850 tỷ đồng, tương đương 90% trong đó, giai đoạn từ nay đến năm 2020 cần khoảng 13.500 tỷ đồng. Nguồn vốn này tập trung đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu. Lĩnh vực này, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần trong xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu ở tầm quốc gia.

4.2. Phân kỳ đầu tư

a) Giai đoạn từ nay đến năm 2020: Nhu cầu vốn khoảng 15.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách khoảng 1.500 tỷ đồng.

Hướng đầu tư giai đoạn đầu như sau:

- Tập trung đầu tư phát triển khu du lịch quốc gia và và một số khu, điểm du lịch địa phương quan trọng mang ý nghĩa vùng theo các tuyến du lịch chính đã được hình thành (Tuyến Quy Nhơn - sông Cầu; Tuyến Phương Mai - núi Bà, Tuyến Quy Nhơn-An Nhơn - Tây Sơn), trong đó ưu tiên phát triển hạ tầng khung và các khu du lịch trong khu du lịch quốc gia Phương Mai - núi Bà.

- Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến, quảng bá du lịch Bình Định.

- Cải tạo môi trường và bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa.

b) Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030: Nhu cầu vốn khoảng 21.500 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách khoảng 2.150 tỷ đồng.

Hướng đầu tư giai đoạn này như sau:

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các khu du lịch trong khu du lịch quốc gia Phương Mai - núi Bà. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư phát triển cụm di tích bảo tàng Quang Trung - đền thờ Tây Sơn Tam kiệt thành điểm du lịch quốc gia. Đầu tư hoàn thiện các khu, điểm du lịch địa phương quan trọng trong giai đoạn đầu, đặc biệt các khu du lịch biển, đảo, sinh thái gắn với biển.

- Tiếp tục đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xúc tiến quảng bá mở rộng thị trường.

- Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ; hình thành thương hiệu du lịch tỉnh.

97

Page 98: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Khoảng thời gian sau năm 2025, công tác đầu tư chủ yếu hướng vào nâng cao chất lượng, kể cả dịch vụ, sản phẩm và khu du lịch. Hoàn thành các mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh đã đề ra

4.3. Các lĩnh vực đầu tư du lịch

Trên cơ sở mục tiêu và quan điểm đầu tư phát triển du lịch đã đề ra, để tránh đầu tư dàn trải nhằm tăng cường hiệu quả công tác đầu tư phát triển du lịch, ngành du lịch Bình Định từ nay đến năm 2030 cần tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực then chốt như: Phát triển hệ thống hạ tầng du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, xúc tiến quảng bá, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch.

4.3.1. Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch (hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch): Nhà nước tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng khung của du lịch, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Đối tượng được hỗ trợ đầu tư, được ưu tiên là vùng sâu, vùng xa, hải đảo…nơi có tiềm năng phát triển du lịch nhưng khả năng tiếp cận điểm đến còn yếu kém.

Theo đó, trong giai đoạn phát triển mới, ngành du lịch Bình Định cần tiếp tục ưu tiên thực hiện trước một bước về phát triển hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào các lĩnh vực khác bằng các hình thức sau:

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khung trong khu du lịch quốc gia, các khu du lịch khác có tầm quan trọng đối với khu vực trên cơ sở khai thác nguồn vốn ngân sách nhà nước (thông qua Tổng cục Du lịch hoặc UBND tỉnh).

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đầu tư trọn gói trong các khu du lịch với quy mô vừa và nhỏ.

- Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương liên quan lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư của ngành với phát triển hệ thống hạ tầng đến các khu, điểm du lịch quốc gia, các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch quan trọng.

Bên cạnh việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cần đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng. Xây dựng mới nhằm tăng số buồng khách sạn theo dự báo cho từng giai đoạn phát triển. Nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà hàng hiện có để đáp ứng nhu cầu chất lượng dịch vụ du lịch. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 43% buồng đạt 3 sao đến 5 sao trong tổng số buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng .

Việc đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng theo hướng:

- Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư lớn đầu tư xây dựng hệ thống các khách sạn cao cấp tại các trung tâm du lịch quốc gia, các đô thị du lịch, các khu du lịch quốc gia.

98

Page 99: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Hệ thống khách sạn chuyển tiếp đầu tư cho các khu, điểm du lịch quy mô nhỏ, các đô thị hay các khu du lịch tập trung nhiều khách nội địa, bình dân. Đối với hệ thống khách sạn này huy động vốn từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

4.3.2. Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, trong đó đặc biệt ưu tiên hướng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng khai thác lợi thế văn hóa, sinh thái, biển đảo nhằm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu. Để đầu tư phát triển các loại hình du lịch cần đảm bảo theo hướng cân đối đầu tư giữa phát triển du lịch văn hoá và sinh thái, trong đó du lịch biển được ưu tiên hàng đầu.

Du lịch văn hoá dựa trên các di sản văn hoá của vùng địa linh nhân kiệt có sức hấp dẫn cao đòi hỏi được tập trung đầu tư phát triển. Cần chú trọng công tác trùng tu tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử, đào tạo nâng cao trình độ hướng dẫn viên....

Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá tại các vùng dân tộc thiểu số thường phát triển ở các vùng sâu, vùng xa ở phía Tây tỉnh, vùng nông thôn. Việc hình thành các khu du lịch sinh thái và cơ sở hạ tầng liên quan cần khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện. Đặc biệt coi trọng xã hội hóa phát triển du lịch cộng đồng.

Đối với hệ thống dịch vụ vui chơi giải trí cần ưu tiên đầu tư xây dựng các loại hình giải trí tổng hợp, các hoạt động thể thao mạo hiểm, dã ngoại tại các trung tâm du lịch lớn, các khu du lịch quốc gia…kết hợp với việc đầu tư khai thác các trò chơi dân gian trong các lễ hội ở địa phương.

4.3.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch: Tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo du lịch, xây dựng các chuẩn kỹ năng và đào tạo theo chuẩn trình độ, nâng cao chất lượng giáo viên, đầu tư cho đào tạo nhân lực bậc cao, nhân lực quản lý theo quan điểm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch..

Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển nhân lực từ ngân sách khoảng 1% so với tổng nhu cầu, bên cạnh đó cần huy động nguồn vốn từ xã hội hóa cho công tác này.

4.3.4. Đầu tư cho công tác nghiên cứu, triển khai: Song song công tác phát triển nhân lực cần tập trung đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động du lịch. Đối với lĩnh vực này, du lịch Bình Định cần tập trung ưu tiên đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao.

4.3.5. Đầu tư xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định: Tập trung đầu tư tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch Bình Định trong nước và tại các

99

Page 100: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

thị trường trọng điểm quốc tế để mở rộng thị trường, kêu gọi đầu tư và thu hút khách du lịch. Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định trong nước và quốc tế.

4.3.6. Đầu tư phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch: Cũng như nhiều địa phương trên cả nước, hệ thống tài nguyên và môi trường du lịch đang bị đe dọa xuống cấp. Đặc biệt, môi trường du lịch Bình Định rất nhạy cảm với thời tiết, biến đổi khí hậu, vì vậy cần hướng đầu tư vào bảo vệ, nâng cấp tài nguyên và môi trường du lịch bảo đảm phát triển bền vững. Hướng đầu tư gồm:

- Đầu tư tôn tạo tài nguyên du lịch, đa dạng hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc thù; đầu tư điều tra, đánh giá và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch.

- Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích, di sản để phát huy giá trị khai thác phục vụ du lịch hiệu quả.

Ngoài ra, du lịch Bình Định cần phát triển các tài nguyên mới như các khu vui chơi giải trí, thể thao các công trình kiến trúc, nghệ thuật, kinh tế - xã hội.

Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương liên quan trong việc lồng ghép các chương trình, các dự án đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, môi trường đặc biệt là các dự án phát triển làng nghề ở nông thôn…

4.4. Các khu vực tập trung đầu tư

Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn hiện nay, để công tác đầu tư phát triển du lịch Bình Định đạt hiệu quả thiết thực, cần thiết phải đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tránh dàn trải. Theo đó dựa trên định hướng phát triển không gian, cần tập trung đầu tư vào các khu vực sau:

- Khu vực thành phố Quy Nhơn: Thành phố Quy Nhơn là trung tâm hoạt động du lịch toàn tỉnh được ưu tiên đầu tư thành đô thị du lịch Bình Định. Xây dựng thương hiệu: “Quy Nhơn - Thành phố du lịch”

- Không gian du lịch dải ven biển, đặc biệt trong không gian khu du lịch Phương Mai - núi Bà: Đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng biển, khu vui chơi giải trí, sinh thái...

- Các trung tâm phụ trợ như thị trấn Hoài Nhơn, thị trấn Phú Phong: Đầu tư phát triển thành các cơ sở dịch vụ, chuyển tiếp khách du lịch trên các chương trình du lịch.

4.5. Các dự án ưu tiên đầu tư

Trên cơ sở xác định tổng nhu cầu đầu tư và phân kỳ đầu tư; định hướng các lĩnh vực, các khu vực tập trung đầu tư; căn cứ danh mục các dự án đầu tư năm 2005 và thực tế triển khai các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015, định hướng điều chỉnh, bổ sung gồm 45 dự án và nhóm dự án phát triển du lịch tỉnh Bình Định từ nay đến năm 2030 như sau:

100

Page 101: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4.5.1. Các dự án thuộc Khu du lịch quốc gia Phương Mai - núi Bà và khu kinh tế Nhơn Hội (trên tuyến Phương Mai - núi Bà):

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện và thực hiện 15 dự án phát triển du lịch trong khu kinh tế Nhơn Hội và thuộc phạm vi khu du lịch quốc gia Phương Mai - núi Bà:

1) Trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch Nhơn Hội;

2) Khu du lịch VinPearl Quy Nhơn;

3) Quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giai trí cao cấp Nhơn Lý;

4) Khu du lịch tâm linh chùa Linh Phong (Khu thiền viện Cát Tiến);

5) Khu du lịch Trung Lương;

6) Khu du lịch Vĩnh Hội;

7) Khu du lịch Resort Bắc Nhơn Lý - Cát Tiến (Điểm số 2 Nhơn Lý-Cát Tiến);

8) Khu du lịch Thiên Đường Xanh (Điểm số 3 Nhơn Lý-Cát Tiến);

9) Khu du lịch Trung Hội;

10) Khu du lịch Views Resort;

11) Khu du lịch Eo Gió;

12) Khu du lịch thủy liệu Kỳ Co;

13) Khu du lịch biển Tân Thanh;

14) Khu du lịch sinh thái Đầm Thị Nại;

15) Điểm du lịch Hòn Khô;

4.5.2. Các dự án thuộc tuyến du lịch ven biển Quy Nhơn - sông Cầu:

Thực hiện 10 dự án và nhóm dự án, gồm:

1) Khu du lịch ghềnh Ráng giai đoạn I và II;

2) Khu resort Casa Maria và Dự án Khu du lịch biển Casa Marina Island (Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn);

3) Dự án Avani Resort;

4) Khu đô thị Du lịch -Văn hóa - Thể thao hồ Phú Hòa;

5) Khu du lịch biển Quy Hòa ;

6) Nhóm điểm du lịch dọc tuyến Quy Nhơn sông Cầu (điểm số 2; điểm số 3; điểm số 4; điểm số 5; điểm số 7; điểm số 8; điểm số 9; điểm số 10;

7) Điểm du lịch Nhơn Châu (Cù lao Xanh);

8) Nhóm dự án phát triển cơ sở VCKT du lịch khác;101

Page 102: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

9) Khu du lịch Vũng Chua;

10) Cảng tàu du lịch Quy Nhơn

4.5.3. Các dự án thuộc Điểm du lịch quốc gia Bảo tàng Quang Trung - Tây Sơn tam kiệt (tuyến Quy Nhơn - An Nhơn - Tây Sơn):

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện 6 dự án:

1) Khu du lịch nghĩ dưỡng, chăm sóc sức khỏe suối khoáng nóng Hội Vân; 2) Khu du lịch sinh thái hồ Thuận Ninh;3) Khu du lịch sinh thái Hầm Hô;

4) Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Một;

5) Đầu tư khôi phục và phát triển các võ đường;

6) Đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống;

4.5.4. Các dự án thuộc các khu vực khác trên địa bàn tỉnh:

Đầu tư 14 dự án và chương trình thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau gồm:

1) Khu du lịch sinh thái Đề Gi;

2) Khu du lịch Mũi Rồng – Tân Phụng;

3) Khu du lịch sinh thái đầm Trà Ổ;

4) Khu du lịch Hà Ra – Phú Thứ;5) Các điểm du lịch ven biển Hoài Hải - Tam Quan Bắc;

6) Dự án Nông trại xanh kết hợp du lịch sinh thái La Vuông

7) Khu du lịch dịch vụ mũi Tấn - Tượng Trần Hưng Đạo;

8) Khu khách sạn nghỉ dưỡng tại Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE);

9) Khu du lịch sinh thái hồ Định Bình;

10) Khu du lịch sinh thái hồ Vĩnh Sơn A;

11) Khu du lịch sinh thái An Toàn;

12) Chương trình đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch;

13) Chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch

14) Chương trình bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch;

Danh mục các dự án và nhóm dự án đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định được thể hiện ở Phụ lục 8.

102

Page 103: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

IV. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Dự báo các tác động chủ yếu tới môi trường từ hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch sẽ có những tác động nhất định đến môi trường. Các tác động xảy ra không chỉ đối với môi trường tự nhiên mà đối với cả môi trường xã hội, nhân văn. Các tác động vừa có những yếu tố tích cực vừa có những yếu tố tiêu cực. Mục tiêu của công tác bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch là dự báo những tác động đến tài nguyên môi trường và từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động trên, góp phần phát triển du lịch một cách bền vững.

Tuy nhiên, ở mức độ quy hoạch tổng thể ngành, những đánh giá và dự báo chỉ mang tính định hướng trên bình diện tổng quan. Những đánh giá tác động môi trường trong hoạt động du lịch sẽ được nghiên cứu kỹ hơn trong các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư.

Những tác động này trong Quy hoạch 2005 cũng đã được nghiên cứu, đề xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, khi mà các hoạt động kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng đã có những định hướng phát triển mới, Điều chỉnh quy hoạch du lịch có những nhìn nhận cụ thể như sau:

1.1. Tác động tới môi trường tự nhiên

1.1.1.Môi trường không khí: Bản thân đặc điểm khí hậu, thời tiết khu vực có tác động khác nhau đến môi trường khu vực như: nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bay hơi, phát tán các chất ô nhiễm không khí và các chất gây mùi hôi khác, độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, độ ẩm và nhiệt độ không khí càng cao thì quá trình tự thanh lọc các chất ô nhiễm không khí càng lớn, gió có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát tán và pha loãng các chất ô nhiễm. Tốc độ gió càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm không khí càng lớn và ngược lại tốc độ gió càng lớn thì chất thải, chất gây ô nhiễm được vận chuyển đi xa và cao khỏi nơi phát sinh, pha trộn với không khí sạch và do đó nồng độ sẽ nhỏ dần đi.

Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm khí hậu Bình Định cho thấy hiện trạng môi trường không khí khu vực khá sạch, nồng độ các chất độc hại như SOX, NOX trong không khí thấp hơn lượng cho phép theo TCVN 5937-95 (Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh). Tuy nhiên, nồng độ bụi ở một số nơi có hơi vượt tiêu chuẩn như các đô thị lớn (nguyên nhân chủ yếu do gió cuốn bụi đất vào không khí - đặc thù của khu vực tỉnh Bình Định), độ ồn tại khu vực ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép.

Trong thời gian tới, với việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục khách du lịch, nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng, nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, hệ thống khách sạn, dịch vụ trung tâm thành phố Quy Nhơn, cơ sở lưu trú cho các khu du lịch biển Phương Mai, ghềnh Ráng, Hải Giang, các khu vui chơi

103

Page 104: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

giải trí... chắc chắn sẽ có những tác động đến môi trường (từ quá trình chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công trình cho đến giai đoạn các công trình đi vào vận hành, sử dụng). Có thể đánh giá một số tác động sau:

- Ô nhiễm tiếng ồn, khói thải do hoạt động của các phương tiện cơ giới, máy xây dựng... trong quá trình xây dựng, phương tiện giao thông vận tải chuyên chở du khách, tiếng ồn từ các trang thiết bị phục vụ khu vui chơi giải trí...nhất là tại các địa điểm đầu tư xây dựng các dự án phát triển du lịch như trung tâm thành phố, khu du lịch Phương Mai – núi Bà, khu kinh tế Nhơn Hội...

- Ô nhiễm bụi do xây dựng, đào đất đá, bụi vật liệu xây dựng...

- Ô nhiễm không khí do hoạt động kinh doanh khách sạn với việc vận hành các thiết bị làm lạnh, máy điều hòa... chất lượng không cao, thải ra không khí một lượng lớn các khí CFC.

1.1.2. Tài nguyên nước: Do đặc điểm sông ngòi của khu vực miền Trung nói chung và Bình Định nói riêng ngắn, lưu lượng nước khá lớn, do vậy khả năng tự làm sạch và vận chuyển vật chất đi xa lớn... nên chưa thấy có dấu hiệu ô nhiễm lớn các nguồn nước mặt ở Bình Định. Song thực tế cho thấy, các hoạt động kinh tế, dân sinh trong đó có du lịch nếu không có biện pháp quản lý, xử lý kỹ thuật, không tránh khỏi những tác động ô nhiễm nguồn tài nguyên này.

Các tác động trước mắt có thể xảy ra làm giảm chất lượng nguồn nước do quá trình thi công, xây dựng các công trình, vứt thải bừa bãi vật liệu xây dựng, đất đá, các chất nạo vét, các hiện tượng chặt phá rừng, làm xói mòn, sụt lở đất, rửa trôi theo sông suối...

Bên cạnh những tác động gây ô nhiễm nguồn nước do quá trình thi công công trình phục vụ hoạt động du lịch, khi du lịch đi vào hoạt động sẽ gây những tác động không nhỏ cho nguồn tài nguyên này, ví dụ:

- Nước thải từ các khu du lịch (của du khách, của các dịch vụ phục vụ du khách như vệ sinh sàn nhà, chế biến thực phẩm, các công nghệ làm sạch bát đĩa, chăn ga gối, quần áo...) thường chứa nhiều chất hữu cơ, cặn bã, chất lơ lửng và các vi khuẩn gây bệnh, nếu không có hệ thống xử lý đảm bảo, thải trực tiếp xuống sông, biển, ra môi trường xung quanh... sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm nước biển ven bờ, nước sông, và ở nhiều nơi do điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp kém, có hiện tượng nước thải tự thấm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực.

- Các chất thải rắn tạo ra từ mọi thành phần tham gia vào hoạt động du lịch (cộng đồng dân cư, cán bộ nhân viên du lịch, du khách...) với thành phần gồm các chất hữu cơ dễ phân hủy như rau, vỏ hoa quả... và các thành phần khó phân hủy như vỏ đồ hộp, nhựa,

104

Page 105: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

nilon... nếu không quản lý và xử lý tốt là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

- Hoạt động tham quan bằng tàu, thuyền dọc các các sông Côn, đầm Thị Nại, hay du lịch tham quan vịnh, đảo... có thể gây ra các vết dầu loang, nhiễm độc nặng, hoặc hiện tượng vứt rác thải (vỏ hoa quả, vỏ đồ hộp...) làm suy giảm chất lượng nguồn nước.

- Ngoài ra còn phải kể đến nguồn gây ô nhiễm một cách khách quan do nước mưa chảy tràn kéo theo chất cặn bã, đất cát, dầu mỡ đổ xuống thủy vực, gây ảnh hưởng đến nguồn nước và đời sống của sinh vật.

1.1.3. Tài nguyên đất: Bình Định có tài nguyên đất với thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Hiện nay, chất lượng tài nguyên đất đã bị suy giảm do rừng bị chặt phá khá nhiều, đất bị xói mòn trở sỏi đá. Một nguyên nhân khác tuy không phải là chủ yếu song cũng góp phần làm giảm chất lượng đất là hoạt động khai thác phục vụ phát triển du lịch (như đào đất xây dựng, di chuyển san lấp, chất thải từ xây dựng, vật liệu xây dựng vứt bỏ bừa bãi làm thay đổi cấu trúc tầng đất mặt, suy thóai tài nguyên hay việc thu gom chất thải rắn chưa tốt, nhiều nơi chôn lấp ngay tại chỗ... ảnh hưởng xấu đến môi trường đất và cảnh quan khu vực).

1.1.4. Tài nguyên sinh vật: Rừng ở Bình Định tập trung phần lớn ở vùng núi phía Tây. Trong rừng có nhiều loại động thực vật quý hiếm. Rừng được coi là tài nguyên du lịch tự nhiên. Tài nguyên rừng giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa và giữ cân bằng môi trường cũng như là tiềm năng cho phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học. Rừng có tác dụng điều hòa dòng chảy các con sông, giữ màu cho đất...

Trong những năm vừa qua, tài nguyên rừng bị suy giảm nhiều cả về số lượng và chất lượng, chủ yếu do hoạt động kinh tế, dân sinh, chưa thấy có những tác động lớn từ hoạt động du lịch. Nhưng cần phải nhìn nhận được những ảnh hưởng tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể đưa lại cho hệ sinh thái này như tiếng ồn của các đoàn khách gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của các loài thú hay các hiện tượng chặt, bẻ cây, săn bắt chim thú...

Hoạt động du lịch tại các khu du lịch biển nhiều khi cũng có ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển qua việc thu nhặt sò, ốc, trai, khai thác san hô làm lưu niệm của du khách... là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm thành phần loài, tổn hại cho môi trường.

Với định hướng phát triển khu nghỉ mát tắm biển Phương Mai và Hải Giang… thành các khu du lịch biển có quy mô lớn của tỉnh và khu vực, chắc chắn trong tương lai sẽ là những nơi thu hút đông đảo lượng khách tham quan, nghỉ dưỡng. Cần có kế hoạch, quy hoạch chi tiết kịp thời nhằm đảm bảo sức chứa của khu vực, không ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan các hệ sinh thái ở khu vực.

105

Page 106: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1.2. Tác động tới môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội

Bình Định là vùng đất có bề dày lịch sử với nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, ẩm thực…Đây là môi trường nhạy cảm đối với sự tác động từ các yếu tố bên ngoài.

1.2.1.Các tác động tích cực:

- Phát huy các giá trị về cảnh quan, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa truyền thống: Các sản phẩm du lịch Bình Định đều dựa trên các giá trị tài nguyên về cảnh quan, giá trị lịch sử, văn hóa gắn với mảnh đất và con người Bình Định, vì vậy phát triển du lịch tốt sẽ góp phần quảng bá hình ảnh về còn người và mảnh đất Bình Định trên cả nước và thế giới thông qua khách du lịch và các phương tiện truyền thông, các mặt hàng lưu niệm…

Các giá trị về cảnh quan thiên nhiên như vịnh Quy Nhơn, bán đảo Phương Mai, ghềnh Ráng…; các giá trị về lịch sử, văn hóa như di tích phong trào nông dân Tây Sơn, di tích tháp Chăm…; các di sản văn hóa phi vật thể như hát Tuồng, Nghệ thuật hát bài chòi, võ Bình Định…,các làng nghề và đặc sản như rượu Bàu Đá, bún Song thằn, nem chợ huyện…cùng với nét văn hóa đặc trưng cư dân ven biển Nam Trung Bộ, vùng Đông Trường Sơn…được tôn tạo, phục dựng sẽ mãi mãi là dấu ấn trong tiềm thức của khách du lịch để từ đó lan tỏa theo không gian và thời gian.

Việc xây dựng và phát triển sản phẩm cũng là hình thức bảo tồn văn hóa truyền thống, phát huy, khôi phục các truyền thống văn hóa (âm nhạc, kiến trúc, hội họa...) làng nghề và nghề thủ công...

Những tác động về văn hóa - xã hội cũng được thể hiện trong việc góp phần làm thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, lễ nghi truyền thống...khi người dân địa phương quan hệ trực tiếp và gián tiếp với du khách.

- Tạo việc làm thêm cho cư dân địa phương phục vụ cho du lịch: Theo tính toán dự báo, du lịch Bình Định phát triển theo mục tiêu đề ra thì đến năm 2020 sẽ tạo được việc làm cho khoảng 21.000 lao động, trong đó có 7.000 lao động trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh du lịch; đến năm 2030 tạo được việc làm cho khoảng 54.000 lao động với khoảng 18.000 lao động trực tiếp. Đây là hiệu quả đáng kể về xã hội trong điều kiện đời sống người dân tại khu du lịch (đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số) còn chưa được ổn định, thu nhập thấp và chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

- Nâng cao trình độ dân trí: Hoạt động phát triển du lịch nhìn chung sẽ góp phần làm nâng cao trình độ dân trí của khu vực thông qua các hình thức giao lưu văn hoá và các đòi hỏi nâng cao trình độ trong các công việc phục vụ nhu cầu phát triển du lịch. Các hoạt động tuyên truyền quảng cáo cũng sẽ đóng vai trò tích cực trong việc làm tăng thêm nhận thức về cu lịch cho người dân.

106

Page 107: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Việc tăng doanh thu du lịch, tạo việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

1.2.2. Các tác động tiêu cực: Bên cạnh những yếu tố tích cực, phát triển du lịch Bình Định cũng làm nảy sinh nhiều tác động tiêu cực, bất cập đối với xã hội:

- Gây biến động và nhiều khi tăng vọt về giá cả sinh hoạt ở các khu, điểm du lịch ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương.

- Tập trung nhanh, có tính mùa vụ dân số tham gia trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, ảnh hưởng đến lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, hoạt động du lịch nảy sinh sự đua chen, tranh giành khách du lịch thiếu lành mạnh...

- Hiện tượng nhập cư tại các khu, điểm du lịch là khó tránh khỏi, gây ra nhiều khó khăn trong đời sống dân cư (thay đổi phong cách, nếp sống, sinh hoạt...) nhiều khi gây những mâu thuẫn giữa dân nhập cư và cư dân địa phương.

- Làm suy thoái văn hóa truyền thống, thương mại hóa hoạt động văn hóa, lễ hội...

- Gia tăng các bệnh xã hội, tệ nạn xã hội (trộm cắp, mại dâm, nghiện hút...).

- Lượng khách tập trung quá đông thăm các di tích, đền chùa (nhất là ở những nơi dự kiến xây dựng thành các khu du lịch có quy mô lớn, thu hút nhiều khách du lịch như Phương Mai – núi Bà, di tích bảo tàng Quang Trung, ghềnh Ráng, Hải Giang…) gây sức ép về môi trường.

2. Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường

Để bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh, cần thiết phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp mang tính nguyên tắc giảm thiểu những tác động tiêu cực từ du lịch tới môi trường và hạn chế những áp lực từ môi trường đến hoạt động du lịch.

2.1. Về tổ chức quản lý

- Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.

- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp, các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch.

- Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển.

- Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

107

Page 108: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

2.2. Về quy hoạch, kế hoạch

Song song với quy hoạch phát triển ngành, cần tiến hành các định hướng bảo vệ môi trường theo lãnh thổ, trong đó xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực hạn chế các hoạt động du lịch...và các kế hoạch cụ thể về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Đối với các điểm du lịch phân tán và ở những vùng điểm nhạy cảm như: đầu nguồn, dân cư tập trung... khi lập các quy hoạch, kế hoạch cụ thể cần phải có các giải pháp đồng bộ như về kiến trúc, hạ tầng và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Trong quá trình lập quy hoạch, cần có sự phối hợp liên ngành trên địa bàn tỉnh để tránh sự xung đột lẫn nhau về môi trường như giữa công nghiệp khai thác, sản xuất điện năng…với phát triển du lịch của tỉnh.

2.3. Về liên kết và tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch

Bất cứ ngành kinh tế nào, nếu không có sự quan tâm, hỗ trợ về phát triển kinh tế, chia sẻ quyền lợi với cộng đồng dân cư địa phương sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống của dân cư địa phương gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo gìn giữ được các tài nguyên, tiềm năng cho sự phát triển du lịch lâu dài tại tất cả các điểm, cụm du lịch, bằng các biện pháp đồng bộ giữa khai thác, bảo tồn với phát huy nguồn tài nguyên du lịch.

Việc liên kết với cộng đồng dân cư có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tạo việc làm, giáo dục nhận thức, khích lệ người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch, chia sẻ quyền lợi...Bằng cách nào cũng phải đảm bảo phát triển du lịch đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho cộng đồng dân cư.

2.4. Về tuyên truyền, đào tạo, giáo dục môi trường

Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia hoạt động du lịch, coi việc gìn giữ tài nguyên để phát triển du lịch là tài sản sinh lời của mọi người dân trong khu vực không chỉ trước mắt mà còn cho giai đoạn lâu dài. Việc đào tạo, giáo dục môi trường không chỉ nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà còn cho du khách và cộng đồng dân cư địa phương.

2.5. Về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển du lịch để phát triển du lịch xanh, thân thiện với môi trường tại các khu, điểm, cơ sở kinh doanh du lịch của Bình

108

Page 109: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Định. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để kiểm soát các vấn đề về môi trường trong hoạt động du lịch.

2.6. Tiếp tục phát triển và làm giàu thêm tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch cũng là tài nguyên của nhiều ngành kinh tế khác. Việc khai thác sẽ làm hao mòn giá trị và quy mô tài nguyên theo thời gian vì vậy cần có giải pháp bảo tồn, tôn tạo làm mới và phát triển tài nguyên.

Việc bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên là sự phối hợp nhiều ngành giữa du lịch và văn hóa để phát triển tài nguyên du lịch nhân văn, du lịch và nông nghiệp phát triển nông thôn để phát triển các làng nghề các tài nguyên tự nhiên; du lịch và thương mại phát triển các trung tâm dịch vụ mua sắm, các công trình kinh tế - xã hội…

109

Page 110: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

PHẦN THỨ BA ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Để thực hiện có hiệu quả những quan điểm, mục tiêu và định hướng của Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cần thiết phải thực hiện một cách đồng bộ hệ thống các nhóm giải pháp: 1) Về chính sách, cơ chế; 2) Về huy động vốn đầu tư; 3) Về tổ chức quản lý; 4) Về phát triển nguồn nhân lực; 5) Về tuyên truyền quảng bá, mở rộng thị trường; 6) Về hợp tác, liên kết. Trong đó, xác định các nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, về huy động vốn đầu tư và về phát triển nguồn nhân lực được xác định là khâu đột phá và giải pháp liên kết phát triển du lịch là quan trọng cho việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh đã đề ra.

Vì vậy, trên cơ sở chọn lọc các nhóm giải pháp mà Quy hoạch 2005 đã đề xuất, căn cứ nhu cầu phát triển du lịch giai đoạn mới, các nhóm giải pháp được điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện như sau:

1. Nhóm giải pháp về chính sách, cơ chế

Chính quyền tỉnh Bình Định cần ban hành hệ thống giải pháp về chính sách và thể chế nhằm khuyến khích đầu tư du lịch, tháo gỡ tất cả những vướng mắc có thể để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp và cho người dân trong mọi hoạt động du lịch để từng bước làm lành mạnh hóa, tạo niềm tin và sức hấp dẫn của môi trường sống, môi trường du lịch và giải trí, môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh. Cải cách thủ tục hành chính, lề lối làm việc và quan hệ công - tư là chìa khóa mở các cửa đang đóng và phát huy sức mạnh, sức sáng tạo trong nhân dân.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh du lịch, các giải pháp về chính sách, cơ chế cần thực hiện bao gồm:

- Triển khai và vận dụng hiệu quả Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới để giải quyết vướng mắc cho nhà đầu tư, tạo điều kiện thu hút các dòng vốn đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch.

- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi hấp dẫn về vốn vay, thủ tục hành chính và các thể chế liên quan để khuyến khích nhà đầu tư đến với Bình Định. Ưu tiên thu hút những nhà đầu tư lớn, có thương hiệu làm đầu tàu.

- Đồng hành cùng các nhà đầu tư, các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư du lịch tại Bình Định. Có cơ chế để hỗ trợ những dự án đang triển khai thực hiện

110

Page 111: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

nhanh và hiệu quả; xử lý dứt điểm những dự án đã giao đất mà không triển khai để có quỹ đất sạch mời gọi những nhà đầu tư khác thật sự có năng lực.

- Có chính sách ưu đãi và thủ tục thông thoáng để các Công ty Lữ hành đến đặt chi nhánh công ty, văn phòng đại diện tại thành phố Quy Nhơn - Bình Định.

- Ban hành các chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo công nhân; hỗ trợ xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu; hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật tại các khu, cụm du lịch; cung cấp miễn phí các thông tin phục vụ việc hình thành và triển khai dự án đầu tư; quy định cụ thể trách nhiệm và rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên quan.

Không ngừng cải tiến cung cách làm việc, có thái độ hợp tác tốt và hỗ trợ nhà đầu tư cả trước, trong và sau khi dự án được đăng ký hoặc cấp phép triển khai; coi lợi ích hợp pháp và thành công của nhà đầu tư là lợi ích và thành công của chính mình, luôn mong muốn được đón tiếp các nhà đầu tư, các đối tác đến với Bình Định.

2. Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư

Với nhu cầu vốn đầu tư khá lớn, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn ngành du lịch Bình Định cần có những giải pháp hợp lý, tích cực để huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Tập trung huy động các nguồn vốn thực hiện mục tiêu phát triển du lịch với nhiều hình thức huy động khác nhau trên quan điểm huy động từ nguồn nội lực là chủ yếu, sử dụng nguồn vốn ngân sách hợp lý để kích thích các nguồn vốn khác, thực hiện xã hội hóa, lồng ghép nguồn vốn từ dự án của các ngành liên quan…

2.1. Huy động vốn từ trong nước2.1.1. Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch để làm tiền

đề huy động các nguồn vốn khác.

Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, các khu, điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa; đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường tại các khu du lịch, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Đảm đủ khoảng 10% trong cơ cấu nguồn vốn từ ngân sách để hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch điểm du lịch quốc gia, các tiềm năng ở các vùng sâu, vùng xa; đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch; đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách như sau:

- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu du lịch, chiếm khoảng 7%;

- Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường tại các khu du lịch, chiếm khoảng 2%;

111

Page 112: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Quảng bá và xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu…chiếm khoảng 1%.

Các giải pháp cụ thể như sau:

- Tăng cường huy động vốn qua thuế, phí, lệ phí đối với các hoạt động du lịch với việc mở rộng diện thu thuế, quy định mức thuế suất vừa phải, hợp lý.

- Tăng cường tranh thủ sự giúp đỡ và phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương để thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án của các ngành khác có liên quan với phát triển du lịch để giảm bớt những khó khăn về vốn của địa phương. Các chương trình, dự án cụ thể như chương trình ứng phó biến đổi khí hậu, nông thôn mới, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống…

2.1.2. Huy động tối đa các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế bảo đảm nhu cầu đầu tư phát triển du lịch.

Với nhu cầu cơ cấu 90% vốn đầu tư ngoài ngân sách, cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp để huy động đầy đủ nguồn vốn chủ lực này như:

- Tích cực huy động vốn qua các tổ chức Tài chính - Tín dụng và coi đây là một trong những kênh quan trọng để huy động vốn phát triển du lịch cho tỉnh.

- Phát huy vai trò năng động của thị trường tài chính trong nhân dân; tạo cơ chế để các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế hộ gia đình, cá nhân có thể tham gia đầu tư du lịch.

- Mở rộng thu hút nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực và tầm nhìn chiến lược; liên kết trong đầu tư và nhượng quyền thương hiệu; đổi mới thể chế để giải phóng nguồn lực trong dân để tăng cường đầu tư gián tiếp và tạo điều kiện các nhà đầu tư thứ cấp; ưu tiên đối với nhà đầu tư chiến lược và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn nhưng đồng thời quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đầu tư để bảo vệ, tôn tạo các di tích, thắng cảnh; phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống.

- Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư phát triển du lịch như các hình thức BOT, BTO, BT, PPP...

2.2. Huy động vốn ngoài nước- Tăng cường công tác xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài.- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI) như tạo môi trường bình đăng đầu tư trong và nước ngoài, ổn định lạm phát... - Khuyến khích, ưu đãi thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt Nam ở

nước ngoài.

3. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý

3.1. Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

- Tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo về du lịch của tỉnh.

112

Page 113: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Thành lập Ban quản lý khu du lịch cho các khu du lịch quan trọng để thống nhất sự quản lý, trong đó cần tăng cường sự phối hợp liên ngành để nâng cao hiệu lực quản lý của Ban quản lý các khu, điểm du lịch.

- Tăng cường vai trò và năng lực tham mưu quản lý nhà nước du lịch của các phòng văn hóa thông tin cấp huyện để phối hợp và nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và phát triển du lịch theo quy hoạch trên địa bàn.

3.2. Tăng cường quản lý điểm đến, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch nhằm tạo dựng môi trường du lịch Bình Định thân thiện

- Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền để tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, hệ thống chính trị, các đơn vị kinh doanh du lịch và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tăng cường công tác quản lý phát triển du lịch của tỉnh theo quy hoạch.

- Nâng cao vai trò tham mưu, chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh; đẩy mạnh xã hội hóa trong xúc tiến quảng bá và đào tạo du lịch.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả sự hợp tác, phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển du lịch: Các cấp ủy đảng chính quyền, các ngành liên quan tăng cường chỉ đạo, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; đối với địa phương cần gắn phát triển du lịch với các nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đăng.

3.3. Đẩy mạnh công tác quy hoạch kế hoạch đi đôi với nâng cao trình độ quản lý theo quy hoạch để tăng cường công tác quản lý theo quy hoạch.

3.3.1. Về công tác quy hoạch: Trên cơ sở các nội dung của Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tiến hành lập các quy hoạch khu, điểm du lịch trên địa bàn:

- Quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ hiện đại và cơ sở vật chất kỹ thuật, công trình dịch vụ có đăng cấp hướng tới phát triển sản phẩm du lịch có chiều sâu, chất lượng cao mang thương hiệu Quy Nhơn - Bình Định;

- Quy hoạch đầu tư đồng bộ vào đô thị du lịch biển Quy Nhơn; phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù dựa vào biển Quy Nhơn, Phương Mai, đầm Thị Nại, cảng Quy Nhơn, hình thành các tuyến du lịch kết nối trung tâm đô thị Quy Nhơn với bãi biển và

113

Page 114: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

quần thể di tích Tây Sơn, bảo tàng, tháp Chàm;

- Phát triển các khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp phù hợp với thị trường khách có nhu cầu nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hóa, sự kiện, giải trí, khoa học.

- Đầu tư hạ tầng kết nối giao thông đường biển, hệ thống cầu cảng đón tàu du lịch; mở rộng sân bay Phù Cát, nâng cấp đường bộ kết nối với Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắc.

- Các địa phương trong tỉnh, trên cơ sở quy hoạch tổng thể ngành thực hiện rà soát lại các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội địa phương với tầm nhìn dài hạn và trong mối liên hệ với các địa phương khác; triển khai quy hoạch cụ thể các điểm có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn trên địa bàn, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thông tin để hỗ trợ các nhà đầu tư và kêu gọi đầu tư khai thác du lịch, đặc biệt đối với các điểm mà đề án đề xuất là khu du lịch.

- Đối với các khu du lịch được định hướng phát triển thành khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương dựa theo Luật du lịch, tiến hành lập các quy hoạch theo trình tự tổng thể và từng khu chức năng. Trong đó đặc biệt chú ý việc xác định quy mô khu du lịch phù hợp với quy định của Luật du lịch và thực tế yêu cầu phát triển.

Bên cạnh đó, căn cứ nội dung quy hoạch, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định lập các kế hoạch phát triển du lịch cho từng thời hạn 5 năm để làm cơ sở lập kế hoạch hằng năm.

3.3.2. Nâng cao trình độ quản lý theo quy hoạch:

- Thực hiện chế độ bồi dưỡng luân phiên đối với công chức, viên chức và cán bộ quản lý, hoạt động kinh doanh du lịch Bình Định về công tác quy hoạch du lịch.

- Phổ biến, quán triệt những nội dung của Luật du lịch nói chung và những nội dung quy định về quy hoạch phát triển du lịch, tài nguyên du lịch của Luật du lịch nói riêng cho các cấp các ngành, quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ chuyên gia làm công tác quy hoạch phát triển du lịch để tăng cường hiệu quả và tính khả thi của công tác lập quy hoạch.

3.4. Đẩy mạnh việc ứng dụng KH&CN trong công tác quản lý phát triển du lịch

3.4.1. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch

- Phối hợp với các ngành liên quan như Sở khoa học và Công nghệ của tỉnh, Trung tâm Công nghệ Thông tin của Tổng cục Du lịch từng bước hiện đại hóa công tác thống kê du lịch trên địa bàn.

- Thiết lập và vận hành cơ sở dữ liệu ngành.

114

Page 115: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thống kê du lịch.

- Từng bước tiếp cận và áp dụng hệ thống tài khoản vệ tinh.

3.4.2. Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ

- Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong việc quản lý và vận hành các hoạt động du lịch: Ứng dụng các công nghệ GIS & RS trong kiểm kê tài nguyên, đánh giá, xếp loại tài nguyên, và nghiên cứu biến động tài nguyên để quản lý các tài nguyên và môi trường.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng, khai thác hiệu quả công nghệ thông tin cho phát triển du lịch, đặc biệt trong các lĩnh vực xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực du lịch.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao kiến thức, công nghệ về đào tạo, bồi dưỡng du lịch.

- Xây dựng mạng lưới các chuyên gia có khả năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực du lịch.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học nước ngoài trong việc trao đổi các chuyên gia, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ cũng như tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Bình Định.

4. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Cùng với sự gia tăng của lượng khách và cơ sở vật chất kỹ thuật, trong thời gian tới, ngành du lịch Bình Định cần chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng lao động trong ngành. Phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ lao động ngành du lịch qua đào tạo đạt trên 85%.

Để đạt được mục tiêu trên, một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực bao gồm:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển nhân lực du lịch.

- Mở rộng đào tạo nhân lực du lịch tại các cơ sở đào tạo trong tỉnh như Đại học Quy Nhơn, Đại học Quang Trung, Cao đăng nghề Quy Nhơn... Mở trung tâm đào tạo nghề du lịch, gắn với thực tập tại các khách sạn.

- Đổi mới đào tạo và dạy nghề du lịch theo hướng hiện đại, phù hợp với tình hình thực tế đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch tỉnh

- Huy động vốn ngân sách hợp lý và có hiệu quả (khoàng 1% tổng nhu cầu đầu tư du lịch) để làm cơ sở phát huy nguồn vốn từ xã hội hóa cho phát triển nhân lực du lịch.

115

Page 116: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Thực hiện xá hội hóa công tác phát triển nhân lực du lịch để huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nhân lực.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức Trung ương, các tỉnh bạn và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực có chất lượng cao.

5. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá mở rộng thị trường

Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch Bình Định nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh, trong thời gian tới đây phải có đầu tư công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch của tỉnh để công tác này thực sự trở thành một nội dung hoạt động quan trọng.

5.1. Tăng cường huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

Nguồn vốn cho hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá từ ngân sách không đáp ứng được yêu cầu nội dung cũng như phương thức xúc tiến quảng bá, vì vậy ngành du lịch Bình Định cần tranh thủ sự hỗ trợ và kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường vốn đầu tư cho công tác này. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng thị trường xúc tiến, quảng bá du lịch Bình Định.

5.2. Đổi mới phương thức, nội dung hoạt động xúc tiến, quảng bá

5.2.1. Về nội dung: Quảng bá thương hiệu điểm đến Quy Nhơn trở thành thương hiệu nổi bật của tỉnh tạo ấn tượng bằng những giá trị sản phẩm được đầu tư phát triển đồng bộ, có đăng cấp và hướng vào thị trường lựa chọn; tập trung phát triển điểm đến đô thị du lịch biển Quy Nhơn trở thành hình ảnh thương hiệu đại diện cho du lịch Bình Định. Thực hiện các chiến dịch quảng bá du lịch Bình Định bằng hình ảnh thương hiệu Quy Nhơn với những sản phẩm, tuyến du lịch từ trung tâm thành phố Quy Nhơn tới các điểm hấp dẫn du lịch và kết nối với các đô thị biển khác.

5.2.2. Phương thức:

- Mở chiến dịch quảng bá du lịch rộng rãi phối hợp tour tuyến và khách sạn có giá cả hợp lý thu hút khách;

- Ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá trên internet, dùng Facebook để quảng bá và trả lời ý kiến của du khách trực tiếp, liên tục cung cấp cảnh đẹp, biển đẹp, ẩm thực hấp dẫn cho du khách qua hình ảnh thực;

- Mở các cuộc thi ẩm thực Quy Nhơn - Bình Định và các món ăn miền Trung độc đáo; cuộc thi ảnh đẹp Quy Nhơn - Bình Định…

- Liên kết các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên để quảng bá du lịch biển cho các thị trường trọng điểm.

116

Page 117: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Mở các chiến dịch quảng bá môi trường du lịch thân thiện cho biển Quy Nhơn, tạo điểm nhấn cho du lịch Bình Định.

5.3. Xây dựng chiến lược xúc tiến, mở rộng thị trường

Để quảng bá hình ảnh du lịch Bình Định cần xây dựng chiến lược xúc tiến gắn với mở rộng thị trường. Căn cứ định hướng phát triển thị trường du lịch Bình Định để xây dựng chiến lược sản phẩm - thị trường. Tùy theo giai đoạn phát triển các chiến lược gồm:

5.3.1. Chiến lược marketing: Để có thể thâm nhập vào thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa thì cần áp dụng chiến lược marketing "nhiều sản phẩm cho nhiều thị trường".

5.3.2. Chiến lược sản phẩm - thị trường: Căn cứ theo nhu cầu, sở thích của khách du lịch quốc tế và nội địa, sự cung cấp các sản phẩm du lịch của Bình Định, chiến lược sản phẩm - thị trường được xác định như sau:

- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ: Để thực hiện chiến lược xúc tiến này, du lịch Bình Định phải nâng cao chất lượng dịch vụ cho hệ thống sản phẩm du lịch đã có hiện nay. Thị trường xúc tiến chủ yếu các nước Đông Bắc Á, ASEAN.

- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới: Để thực hiện chiến lược cần phải tìm kiếm và mở rộng thị trường việc thực hiện chiến lược này có thể là áp dụng trong giai đoạn sau năm 2020 cho các nước Bắc Âu, Đông Nam Âu…

- Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ: Đây là chiến lược có nhiều khả năng thực thi hơn đối với du lịch Bình Định. Trước hết, cần phát triển sản phẩm mới có chất lượng cao như du lịch biển đảo ở Phương Mai - núi Bà, ghềnh Ráng, du lịch văn hóa.v.v…cho các thị trường truyền thống.

- Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới: Chiến lược này đòi hỏi vừa đầu tư phát triển sản phẩm mới vừa tìm kiếm thị trường mới nên được áp dụng sau năm 2020

5.3.3. Chiến lược phân đoạn thị trường theo các yếu tố dân số xã hội học và hình thức đi du lịch: Căn cứ đặc điểm thị trường xây dựng các chiến lược phân đoạn khách du lịch quốc tế và nội địa.

5.3.4.Chiến lược cạnh tranh thị trường: Để cạnh tranh được với các điểm du lịch khác ở trong vùng, Bình Định có 3 khả năng lựa chọn có thể áp dụng là chiến lược giá rẻ, chiến lược sản phẩm độc đáo và chiến lược thị trường thích hợp.

5.3.5.Chiến lược định vị hình ảnh du lịch: Bình Định với những sản phẩm du lịch có khả năng xây dựng các hình ảnh du lịch riêng có của địa phương ví dụ như "du lịch văn hoá, lịch sử gắn với di tích Tây Sơn, tháp Chăm, văn hóa phi vật thể hát Bội, nghệ thuật Bài chòi, Võ thuật Bình Định…", "du lịch khám phá, mạo hiểm biển đảo", "du lịch biển Phương Mai - núi Bà" hoặc "tour du lịch liên hoàn biển và văn hóa ghềnh Ráng - Phương Mai - Tây Sơn"... để có thể thâm nhập vào thị trường khách quốc tế và nội địa.

117

Page 118: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Chú trọng xây dựng thương hiệu du lịch, kết hợp nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú, khu, điểm du lịch; xây dựng biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan) du lịch Quy Nhơn - Bình Định thể hiện đặc trưng văn hóa địa phương.

6. Nhóm giải pháp về hợp tác, liên kết

Vị trí của Bình Định thuận lợi cho việc liên kết phát triển du lịch với các tỉnh trong vùng, với các vùng lân cận như Tây Nguyên và qua đó với thị trường ASEAN. Vì vậy, hợp tác liên kết là một trong những giải pháp hết sức quan trọng phát triển du lịch Bình Định trong những năm tới. Hợp tác, liên kết phát triển trong khuôn khổ liên kết các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ; liên kết với các tỉnh Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội trong nhiều lĩnh vực như phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá và đào tọa nhân lực. Cụ thể như sau:

- Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo với các địa phương trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Tiếp tục hợp tác, liên kết 3 tỉnh: Bình Định, Kon Tum, Quảng Ngãi.- Tăng cường hợp tác, liên kết với các tỉnh vùng Tây Nguyên, đặc biệt tập trung liên

kết tuyến du lịch Bình Định - Gia Lai - ĐakLak - Phú Yên để thu hút nguồn khách.- Mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Cămpuchia

thông qua hành lang du lịch Đông - Tây, tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cămpuchia để phát huy vai trò cửa ngõ, mặt tiền ra biển của khu vực.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRƯỚC MẮT

Để thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp mang tính lâu dài nêu trên, trước mắt ngành du lịch Bình Định cần thực hiện các nhóm giải pháp cấp bách sau đây:

1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của ngành du lịch

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về vai trò quan trọng của phát triển du lịch; tạo sự đồng thuận và nhất quán về quan điểm phát triển du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo bước chuyển hướng mang tính đột phá về du lịch để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó khuyến khích và tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế và nhân dân tham gia phát triển du lịch.

2. Tích cực huy động các nguồn lực đầu tư phát triển đặc biệt đối với các nhà đầu tư chiến lược, có trách nhiệm

Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện đầu tư các dự án phát triển du lịch. Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch được thực hiện trên các nội dung: xây dựng cơ sở hạ tầng; tuyên truyền,

118

Page 119: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

quảng bá du lịch; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; nghiên cứu, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống, ẩm thực, sản xuất hàng lưu niệm mang đậm văn hóa địa phương phục vụ du lịch. Có cơ chế ưu tiên đối với dự án đầu tư phát triển phương tiện vận chuyển khách du lịch, đặc biệt là đội tàu du lịch đường thủy, và cặp đôi tàu du lịch đường sắt chạy thăng từ Huế vào Quy Nhơn và Nha Trang ra Quy Nhơn, chạy định kỳ theo lịch bay của các hãng hàng không; đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới phù hợp với nhu cầu của du khách.

3. Tăng cường quảng bá và xúc tiến du lịch, mở rộng phát triển thị trường

Tổ chức một số điểm cung cấp thông tin miễn phí, đường dây nóng hỗ trợ cho khách du lịch khi đến Bình Định. Đa dạng hóa các hình thức tiếp thị du lịch thông qua nhiều kênh như: các phương tiện thông tin đại chúng, quảng bá internet bằng nhiều ngôn ngữ, liên kết du lịch lữ hành, hội thảo, hội chợ, tham quan khảo sát cho các đối tác trong và ngoài nước,... phù hợp với định hướng thị trường khách du lịch của tỉnh.

Từng bước khăng định vị thế cạnh tranh của tỉnh với tư cách là một điểm đến du lịch có thương hiệu trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Mở rộng liên kết với các tỉnh lân cận và các trọng điểm du lịch, hỗ trợ và làm cầu nối cho các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước hợp tác, phát triển tour, tuyến để đưa du khách đến với Bình Định.

4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Tăng cường nguồn lực cho công tác phát triển nguồn nhân lực. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch theo hướng: hiệu quả, thiết thực, hợp lý đáp ứng yêu cầu thực tế. Quan tâm công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực có chất lượng cao. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

5. Tăng cường quản lý điểm đến, tạo dựng môi trường du lịch thân thiện

Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 2/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém nhằm tạo dựng môi trường du lịch Bình Định - Quy Nhơn thân thiện, bao gồm:

- Tăng cường hiệu lực quản lý đối với chính quyền địa phương đối với mọi hoạt động du lịch tại địa phương mình.

- Giáo dục quần chúng và du khách cùng nhau giữ gìn môi trường tự nhiên và xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch; chú trọng tôn tạo, bảo vệ, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các khu, điểm du lịch theo quy định, đảm bảo phát triển bền vững du lịch Bình Định.

- Vận động nhân dân và người làm du lịch mến khách, luôn nở nụ cười và thái độ thân thiện đối với du khách đến với Bình Định.

119

Page 120: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy để thực hiện tốt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cần thiết có sự phối hợp liên ngành, các địa phương trên toàn tỉnh dưới sự chủ trì và lãnh đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.

Trên cơ sở những nội dung quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, kiến nghị nhiệm vụ đối với các Sở, ban, ngành, các cơ quan đoàn thể và các địa phương trong tỉnh Bình Định như sau:

1. Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch tỉnh Bình Định

Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch tỉnh Bình Định có trách nhiệm chỉ đạo, giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng (thành phố, huyện, thị xã) trong quá trình tổ chức thực hiện Điều chỉnh quy hoạch.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định là cơ quan thường trực quản lý quy hoạch và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh công tác thực hiện điều chỉnh quy hoạch. Nhiệm vụ cụ thể đối với quy hoạch là:

- Thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, tổng hợp, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện chức năng nhiệm vụ đối với quy hoạch theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các ngành thực hiện điều chỉnh các quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch, các dự án đầu tư phát triển du lịch; xây dựng các kế hoạch hàng năm; các chương trình, đề án về các lĩnh vực xúc tiến quảng bá, phát triển nguồn nhân lực du lịch, hợp tác phát triển du lịch, ứng dụng khoa học công nghệ… theo từng giai đoạn phát triển của quy hoạch.

- Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành phố Quy Nhơn tiến hành điều chỉnh định hướng phát triển du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tại từng địa phương phù hợp với nội dung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đã được phê duyệt.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra việc thực hiện quy hoạch để có hướng điều chỉnh phù hợp.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá các giá trị văn hóa, tiềm năng du lịch Bình Định tới du khách trong và ngoài nước.

- Phối hợp với các trường, các cơ sở đào tạo để tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.

120

Page 121: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Tổ chức phục dựng các lễ hội, các trò diễn dân gian, các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống phục vụ khách du lịch.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

- Đẩy mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết phát triển du lịch.

3. Các Sở, ban, ngành liên quan

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Xây dựng và bổ sung cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển du lịch; xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch trong và ngoài nước. Đôn đốc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án, thường xuyên tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư.

Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch huy động nguồn vốn, bố trí vốn ngân sách theo kế hoạch hàng năm để thực hiện quy hoạch.

Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc huy động các nguồn vốn ngân sách theo kế hoạch hàng năm để hỗ trợ phát triển hạ tầng khung các khu du lịch; theo dõi giám sát, quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn để đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư.

Sở Công thương

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, khu dịch vụ tổng hợp đáp ứng nhu cầu thăm quan của khách du lịch; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các siêu thị, trung tâm thương mại. Phối hợp tổ chức các hội chợ gắn với du lịch sự kiện.

Xây dựng kế hoạch khôi phục và phát triển các làng nghề, tổ chức sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm của tỉnh, của mỗi khu du lịch, chú trọng đến các mặt hàng lưu niệm mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, mua sắm sản phẩm lưu niệm của khách du lịch.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lồng ghép Chương trình phát triển nông thôn mới, trồng rừng, nuôi trồng thủy hải sản…với phát triển du lịch.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp điều tra đánh giá, tài nguyên môi trường du lịch, hướng dẫn chính quyền địa phương tăng cường công tác bảo vệ giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái phục vụ phát triển du lịch.

121

Page 122: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất các dự án du lịch đưa vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư kinh doanh du lịch đăng ký nhu cầu sử dụng đất để đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các huyện, thị xã, thành phố trình UBND tỉnh trình HĐND tỉnh.

Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định các quy hoạch xây dựng các khu, điểm du lịch theo quy định.

Sở Giao thông vận tải

Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện triển khai các dự án xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông, bãi đỗ xe vào các điểm du lịch; xây dựng phương án vận tải khách du lịch vào thời gian cao điểm của mùa du lịch. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc cấp biển hiệu xe ôtô đạt tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch và kiểm tra hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ôtô.

Công an tỉnh, BCH Quân sự tỉnh, BCH Biên phòng tỉnh

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh, bí mật nhà nước; đảm bảo an toàn cho khách du lịch, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ

Hướng dẫn xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh phục vụ du lịch. Định hướng và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tỉnh Bình Định.

Các Sở, Ban, Ngành khác của tỉnh

Căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện các chương trình dự án của ngành gắn với hoạt động du lịch. Tích cực lồng ghép các chương trình dự án của ngành với du lịch để tháo gỡ những khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư.

Báo Bình Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng nội dung tuyên truyền phát triển du lịch nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch đến Bình Định, đồng thời nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác phát triển du lịch, hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc khai thác các giá trị văn hóa, các tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch, về vai trò của du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu các điểm, khu du lịch hấp dẫn của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

122

Page 123: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4. UBND thành phố Quy Nhơn và các huyện, thị xã trong tỉnh

Nghiên cứu định hướng phát triển du lịch trong tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương phù hợp với các định hướng phát triển du lịch của quy hoạch.

Phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phát huy các giá trị tài nguyên du lịch Bình Định; quản lý và tổ chức tốt các lễ hội trên địa bàn để phục vụ phát triển du lịch.

5. Ban quản lý khu kinh tế Nhơn Hội

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc lập và triển khai các dự án phát triển du lịch trên địa bàn khu kinh tế Nhơn Hội đảm bảo gắn kết phát triển khu du lịch Phương Mai - núi Bà với phát triển khu kinh tế.

6. Các doanh nghiệp du lịch, Hiệp hội Du lịch và các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, trên địa bàn tỉnh

6.1. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh

Xây dựng phương án kinh doanh, chủ động kêu gọi nguồn vốn đầu tư, khai thác thị trường, có cơ chế thu hút nhân lực có trình độ cao; chú trọng đến công tác đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên phục vụ, từng bước chuẩn hoá các dịch vụ và đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ, đẩy mạnh hoạt động liên doanh liên kết, xây dựng thương hiệu, xây dựng và phát triển các dịch vụ du lịch có chất lượng đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ, tham quan vui chơi giải trí của khách du lịch.

6.2. Hiệp hội du lịch và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội

Hiệp hội du lịch và các tổ chức xã hội khác trên địa bàn tỉnh theo phạm vi chức năng hoạt động nắm bắt mục tiêu, quan điểm liên kết phát triển du lịch Bình Định để cụ thể hóa thành chương trình hành động của mình để hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho thực hiện các mục tiêu của quy hoạch.

Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với ngành du lịch và Chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh trong việc quảng bá hình ảnh du lịch; vận động, tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức về du lịch, về quy hoạch du lịch và ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

Cộng đồng dân cư có trách nhiệm tích cực tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch và các hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa, cảnh quan; bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch theo các quy hoạch.

123

Page 124: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊI. KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu, xây dựng Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:

1) Bình Định là tỉnh thuộc vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trên tuyến du lịch xuyên Việt, là cầu nối du lịch các tỉnh Bắc và Nam, là một trong những cửa ngõ quan trọng của Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia ra biển Đông vì vậy Bình Định giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và thuận lợi trong liên kết vùng để phát triển du lịch.

2) Bình Định có tiềm năng tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, toàn diện với hệ thống tài nguyên biển, đảo, tài nguyên sinh thái núi, sông hồ; các di tích lịch sử - văn hóa... trong đó nổi bật là hệ thống tài nguyên du lịch biển, đảo và tài nguyên du lịch nhân văn gắn với di tích Tây Sơn, tháp Chăm, văn hóa phi vật thể như hát Bội, Nghệ thuật hát bài chòi, võ thuật. Đây là cơ sở quan trọng để du lịch tỉnh Bình Định phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao trong vùng và cả nước.

3) Bình Định là một trong những địa phương có hệ thống kết cấu hạ tầng đầy đủ, đồng bộ gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường không với nền tảng thuận lợi cho phát triển du lịch. Tuy chất lượng hệ thống giao thông chưa đáp ứng nhu cầu du lịch nhưng đây là tiền đề thuận lợi để tổ chức hệ thống tuyến du lịch trong giai đoạn mới.

4) Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Quy hoạch 2005) được phê duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng cho tỉnh Bình Định thực hiện quản lý phát triển du lịch theo quy hoạch và đạt được những kết quả nhất định. Du lịch Bình Định phát triển với tốc độ khá nhanh, đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương và của du lịch cả nước. Tuy nhiên, du lịch Bình Định đang ở thời điểm xuất phát thấp nên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, kết quả chưa tương xứng với tiềm năng.

5) Du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng đang bước vào thời kỳ phát triển mới với nhiều cơ hội và thách thức đan xen đòi hỏi phải có tầm nhìn dài hạn và bước phát triển mang tính đột phá.

6) Điều chỉnh, và bổ sung quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là bước cụ thể hóa Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định về phương hướng phát triển kinh tế xã hội,...qua đó điều chỉnh và bổ sung được:

124

Page 125: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Hệ thống quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững một cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường trong bối cảnh hội nhập và mở cửa;

- Các định hướng và giải pháp phát triển du lịch Bình Định tổng thể về thị trường, sản phẩm, không gian, đầu tư phát triển du lịch, tuyên truyền quảng bá, đào tạo nhân lực…đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch giai đoạn mới làm tiền đề xây dựng các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư phát triển du lịch đạt được mục tiêu đề ra.

II. KIẾN NGHỊ

Để thực hiện có hiệu quả Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, Ngành ở Trung ương như sau:

- Bổ sung Bình Định vào vùng trọng điểm phát triển du lịch quốc gia; Bảo tàng Quang Trung và Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt thành điểm du lịch quốc gia trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Bổ sung khu vực núi Bà, huyện Phù Cát vào không gian khu du lịch quốc gia Phương Mai trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thành khu du lịch Phương Mai - núi Bà.

- Ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng các khu, điểm du lịch quốc gia và các khu điểm du lịch quan trọng khác trong đó đặc biệt quan tâm phát triển khu du lịch biển, đảo Phương Mai – núi Bà để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng sân bay Phù Cát đạt tiêu chuẩn sân bay quốc tế mở đường bay trực tiếp tới một số trung tâm du lịch lớn trên cả nước như Cần Thơ, Hải Phòng….Tập trung đầu tư phát triển cảng biển chuyên dùng phục vụ khách du lịch Quy Nhơn, nâng cấp quốc lộ 19, xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Bình Định - Nha Trang... và hệ thống giao thông quan trọng khác tạo điều kiện thuận lợi Bình Định liên kết vùng và quốc tế phát triển du lịch.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, các tuyến tỉnh lộ, tuyến quốc lộ, tuyến đường sắt liên vận…ưu tiên phát triển các tuyến giao thông đến các khu điểm du lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách du lịch trong nước và quốc tế đến Bình Định và tiếp cận các khu điểm du lịch trên địa bàn;

- Hỗ trợ, giúp đỡ các thủ tục để lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Võ cổ truyền Bình Định trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

125

Page 126: më ®Çu - Sở Du lịch Bình địnhsodulich.binhdinh.gov.vn/.../Quyhoachtainguyendulich.doc · Web view... Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Ưu tiên vốn đầu tư để bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử - văn hóa, các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh; giúp đỡ ngành du lịch tỉnh các công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến phát triển du lịch..;

- Tạo điều kiện thuận lợi ngành Du lịch Bình Định tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư du lịch của Tổng cục Du lịch với các nước, trong đó chủ yếu là thị trường Nga và các nước Châu Âu …; Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các chương trình đưa khách du lịch đến Bình Định và tạo điều kiện thuận lợi để Bình Định tham gia các chương trình du lịch dịch vụ vùng và kết nối các chuỗi du lịch quốc tế.

- Các Bộ, ngành nghiên cứu lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án có liên quan của các Bộ, ngành mình với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch cho địa phương./.

126