mic.gov.vn · web viewbăng tần của các nhà mạng không liên tục, bị phân tán là...

107
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ CHO THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ PHỤ TRỢ TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

Upload: others

Post on 11-Feb-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

THUYẾT MINH DỰ THẢO

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIAVỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ CHO THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ PHỤ TRỢ

TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

HÀ NỘI – 2019

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................2

DANH MỤC HÌNH VẼ..........................................................................................5

DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................7

1. Giới thiệu dự thảo QCVN...................................................................................9

1.1. Tên dự thảo theo đề cương..........................................................................................9

1.2. Mục tiêu......................................................................................................................9

2. Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G trên thế giới và một số quốc gia.....................................................................................................................9

2.1. Tình hình triển khai tại Mỹ.......................................................................................12

2.1.1. Verizon Wireless.....................................................................................................12

2.1.2. AT&T.....................................................................................................................13

2.1.3. T-Mobile USA........................................................................................................13

2.1.4. Sprint.......................................................................................................................14

2.2. Tình hình triển khai tại Trung Quốc.........................................................................14

2.2.1. China Mobile..........................................................................................................14

2.2.2. China Telecom........................................................................................................15

2.2.3. China Unicom.........................................................................................................16

2.2.4. Các thông tin quản lý liên quan..............................................................................17

2.3. Tình hình triển khai tại Singapore............................................................................17

2.3.1. M1...........................................................................................................................17

2.3.2. StarHub...................................................................................................................18

2.3.3. SingTel....................................................................................................................18

2.3.4. Các thông tin quản lý liên quan..............................................................................193. Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G tại Việt Nam....................19

3.1. Tình hình quy hoạch tần số.......................................................................................19

3.2. Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G tại Việt Nam.................................25

3.2.1. Tình hình triển khai của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT..........26

3.2.2. Tình hình triển khai của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel.....................28

3.2.3. Tình hình triển khai của Tổng công ty Viễn thông Mobifone................................29

2

4. Tình hình sản xuất, sử dụng thiết bị đầu cuối và phụ trợ mạng thông tin di động 4G..................................................................................................................31

4.1. Apple iPhone 7..........................................................................................................32

4.1.1. Thông số kỹ thuật...................................................................................................32

4.1.2. Công bố phù hợp tiêu chuẩn...................................................................................34

4.2. Apple iPhone 6..........................................................................................................35

4.2.1. Thông số kỹ thuật...................................................................................................35

4.2.2. Công bố phù hợp tiêu chuẩn...................................................................................37

4.3. Samsung Galaxy S8..................................................................................................38

4.3.1. Thông số kỹ thuật...................................................................................................38

4.3.2. Công bố phù hợp tiêu chuẩn...................................................................................40

4.4. Sony Xperia XZ Premium........................................................................................40

4.4.1. Thông số kỹ thuật...................................................................................................40

4.4.2. Công bố phù hợp tiêu chuẩn...................................................................................425. Tình hình chuẩn hóa về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ mạng thông tin di động 4G trong và ngoài nước................................................44

5.1. Ngoài nước................................................................................................................45

5.1.1. Tổ chức tiêu chuẩn hóa ITU...................................................................................45

5.1.2. Tổ chức tiêu chuẩn hóa IEC...................................................................................46

5.1.3. Các tiêu chuẩn của ISO...........................................................................................49

5.1.4. Tổ chức tiêu chuẩn hóa ETSI.................................................................................49

5.1.5. Nhóm Dự án đối tác thế hệ thứ 3 (3GPP)...............................................................52

5.1.6. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn tại một số nước tại một số nước trên thế giới.........54

5.2. Trong nước................................................................................................................56

5.2.1. Tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành........................................56

5.2.2. Tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công Nghệ (KHCN) ban hành.............................566. Phân tích, lựa chọn sở cứ xây dựng quy chuẩn về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ mạng thông tin di động 4G...................................59

6.1. Sở cứ xây dựng quy chuẩn........................................................................................59

6.2. Sở cứ lựa chọn tài liệu..............................................................................................60

6.2.1. Tiêu chí lựa chọn....................................................................................................60

6.2.2. Phân tích và lựa chọn tài liệu..................................................................................61

3

7. Xây dựng dự thảo quy chuẩn về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ mạng thông tin di động 4G.....................................................................62

7.1. Hình thức xây dựng dự thảo quy chuẩn....................................................................62

7.2. Tên dự thảo quy chuẩn..............................................................................................63

7.3. Nội dung dự thảo quy chuẩn.....................................................................................63

8. Giải trình sửa đổi sau nghiệm thu cấp Bộ.......................................................70

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................73

4

DANH M C HÌNH VẼỤHình 1 – Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G theo công nghệ LTE/LTE-Advanced trên thế giới.......................................................................................................10

Hình 2 – Biểu đồ gia tăng số lượng mạng triển khai mạng thông tin di động 4G theo công nghệ LTE/LTE-Advanced trên thế giới.............................................................................11

Hình 3 – Biểu đồ gia tăng thiết bị người dùng LTE trên thế giới......................................11

Hình 4 – Thống kê chủng loại, số lượng thiết bị người dùng hỗ trợ LTE hoạt động theo các chế độ TDD và FDD...................................................................................................12

Hình 5 – Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz đến năm 2010..........................................19

Hình 6 – Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz từ năm 2010.............................................20

Hình 7 – Quy hoạch băng tần 1710 – 2200 MHz..............................................................20

Hình 8 – Quy hoạch băng tần 2300 – 2400 MHz..............................................................21

Hình 9 – Quy hoạch băng tần 2500 – 2690 MHz theo thông tư 27/2010/TT-BTTT........22

Hình 10 – Quy hoạch băng tần 2500 – 2690 MHz theo thông tư 44/2016/TT-BTTTT....23

Hình 11 – Điện thoại di động Apple iPhone 7...................................................................32

Hình 12 – Điện thoại di động Apple iPhone 6...................................................................35

Hình 13 – Điện thoại di động Samsung Galaxy S8...........................................................38

Hình 17 – Các phiên bản liên quan đến LTE và LTE-Advanced của 3GPP.....................53

DANH M C B NG BI UỤ Ả Ể

5

Bảng 1 – Băng tần quy hoạch cho mạng thông tin di động 4G theo công nghệ LTE và LTE-Advanced..................................................................................................................24

Bảng 2 – Thống kê KPI mạng 4G Vinaphone khu vực Thanh Xuân, Hà Nội..................26

Bảng 3 – Chỉ tiêu chất lượng mạng 4G Vinaphone khu vực Thanh Xuân, Hà Nội..........27

Bảng 4 – Thống kê KPI mạng 4G Mobifone khu vực thành phố Phan Rang...................29

Bảng 5 – Chỉ tiêu chất lượng mạng 4G Mobifone khu vực thành phố Phan Rang...........31

Bảng 6 – Bảng đối chiếu nội dung QCVN xxx: 2019/BTTTT đến tài liệu tham khảo ETSI EN 301 489-52 V1.1.0 (2016-11)......................................................................................66

6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2G Thế hệ thứ 2

3G Thế hệ thứ 3

3GPP Nhóm dự án đối tác thế hệ thứ 3

4G Thế hệ thứ 4

BS Trạm gốc

CDMA Đa truy nhập phân chia theo mã

DL Đường xuống

EC Ủy ban châu Âu

EEC Ủy ban viễn thông Châu Âu

ETSI Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu

E-UTRA Truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS tiến hóa

FDD Ghép song công phân chia theo tần số

FDMA Đa truy nhập phân chia theo tần số

GSM Hệ thống thông tin di động toàn cầu

ICT Công nghệ thông tin và truyền thông

IDA Cơ quan quản lý viễn thông Singapore

IEC Ủy ban kỹ thuật điện Quốc tế

IMT Mạng thông tin di động toàn cầu

LTE Tiến hóa dài hạn

MSR Vô tuyến đa tiêu chuẩn

RF Tần số vô tuyến

RX Thu

ITU Liên minh viễn thông quốc tế

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

TDD Ghép kênh phân chia theo thời gian

TDMA Đa truy nhập phân chia theo thời gian

TETRA Thiết bị trung kế vô tuyến mặt đất

TTTT Thông tin và Truyền thông

7

TX Phát

UL Đường lên

UMTS Hệ thống viễn thông di động toàn cầu

UTRA Truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS

W-CDMA Đa truy nhập phân mã băng rộng

8

THUYẾT MINHDỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ PHỤ TRỢ THÔNG TIN DI ĐỘNG

National technical regulation on electromagnetic compatibility for mobile terminals and ancillary equipment of

digital cellular telecommunication systems

1. Giới thiệu dự thảo QCVN

1.1. Tên dự thảo theo đề cương

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ thông tin di động 4G.

1.2. Mục tiêu

Phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm (đo kiểm, chứng nhận và công bố hợp quy) về tương thích điện từ (EMC) thiết bị đầu cuối và phụ trợ thông tin di động 4G.

2. Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G trên thế giới và một số quốc gia

LTE là công nghệ truyền thông không dây tốc độ cao dành cho các thiết bị di động và thiết bị đầu cuối dữ liệu. Các yêu cầu chính của mạng truy cập là hiệu quả phổ tần, tốc độ dữ liệu cao, thời gian trễ ngắn cũng như sự linh hoạt trong tần số và băng thông. Tiêu chuẩn LTE được phát triển bởi Dự án đối tác thế hệ thứ 3 – 3GPP (3rd Generation Partnership Project) và được quy định trong loạt tài liệu phiên bản 8 (Release 8) và một số cải tiến trong phiên bản 9 (Release 9).

LTE được thương mại hoá trên thị trường với cái tên phổ biến là 4G LTE (LTE Release 8/9). Tuy nhiên, cho tới LTE-Advanced (LTE Release 10) mới được coi là mạng 4G đích thực. Chuẩn này thực sự đạt các tiêu chí kỹ thuật do ITU đặt ra cho hệ thống không dây thế hệ thứ tư 4G hay còn gọi là IMT-Advanced.

Theo số liệu có được từ Hiệp hội các nhà cung cấp thiết bị điện thoại toàn cầu (GSA) mới nhất (13/01/2017):

Hiện tại có tổng cộng 581 mạng LTE hoặc LTE-Advanced triển khai trên 186 quốc gia, trong đó bao gồm 95 mạng LTE TDD (TD-LTE) triển khai ở 54 quốc gia; có 183 mạng theo công nghệ LTE-Advanced đã được triển khai (chiếm hơn 30 %) ở 87 quốc gia. Nếu tính riêng về khía cạnh đầu tư, có đến 790 mạng LTE đang được đầu tư tại 201 quốc gia và 233 mạng LTE-Advanced tại 11 quốc gia (như mô tả trong Hình 1);

9

Hình 1 – Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G theo công nghệ LTE/LTE-Advanced trên thế giới

10

Hình 2 – Biểu đồ gia tăng số lượng mạng triển khai mạng thông tin di động 4G theo công nghệ LTE/LTE-Advanced trên thế giới

Cũng theo thống kê mới nhất (12/01/2017) của GSA, nếu xét trên khía cạnh thiết bị người dùng hỗ trợ LTE:

Số lượng thuê bao đã đăng ký sử dụng mạng LTE trên thế giới đến hết quý 3 năm 2016 đạt khoảng 1683 triệu thuê bao.

Số lượng thiết bị người dùng hỗ trợ LTE đạt 7.037 thiết bị (xem Hình 3 bao gồm đầy đủ các thiết bị từ Smartphone, router điểm truy nhập cá nhân, notebook, tablets, PC cards,… trên các băng tần hỗ trợ: 800 MHz, 1800 MHz, 2100 MHz, 1800 MHz, 2600 MHz,… hoạt động theo các chế độ TDD và FDD (xem Hình 4).

Hình 3 – Biểu đồ gia tăng thiết bị người dùng LTE trên thế giới

11

Hình 4 – Thống kê chủng loại, số lượng thiết bị người dùng hỗ trợ LTE hoạt động theo các chế độ TDD và FDD

2.1. Tình hình triển khai tại Mỹ

Vào ngày 21/9/2010, MetroPCS trở thành công ty đầu tiên tại Mỹ triển khai LTE. MetroPCS cung cấp điện thoại LTE thương mại đầu tiên trên thế giới là Samsung SCH-R900/Craft. Dịch vụ LTE được triển khai tại Las Vegas, sau đó là đến Dallas/Forth Worth, Detroit, Boston, Sacramento và New York. Đây là chiếc điện thoại đầu tiên đa chế độ hỗ trợ đồng thời CDMA-LTE. MetroPCS sau đó sát nhập với T-Mobile USA.

2.1.1. Verizon Wireless

Vào ngày 5/12/2010, Verizon Wireless triển khai thương mại hóa LTE ở băng tần 700 MHz (băng 13). Theo số liệu vào tháng 7/2015, mạng LTE đã được phủ tới 98% dân số tại 500 thị trường. Verizon cũng đang triển khai LTE trên băng tần AWS vào ngày 19/5/2014 và dịch vụ này có tên là “XLTE”.

Các thiết bị người dùng cho phép tùy chọn giữa 700 MHz hoặc băng tần AWS tại khu vực có sóng. XLTE hiện có mặt trên 400 thị trường. Verizon đã triển khai dịch vụ VoLTE và các tính năng chính của LTE-Advanced vào năm 2014. Dịch vụ Advanced Calling của Verizon Wireless với thoại HD trên LTE (VoLTE) và dịch vụ video call được triển khai thương mại hóa vào ngày 15/9/2014.

Tháng 7/2014, Verizon công bố kế hoạch hợp tác với Qualcomm và Ericsson trên một đường downlink LTE thử nghiệm tại băng tần 3,5 GHz. LTE-Advanced kết hợp giữa băng 13 và băng tần AWS được triển khai và thương mại hóa vào năm 2015.

Thông qua chương trình “LTE tại vùng nông thôn Mỹ” Verizon đang làm việc với các đối tác để xây dựng và điều hành mạng LTE phủ sóng cho hơn 2,6 triệu khách hàng tại các vùng nông thôn với hơn 82 nghìn dặm vuông bằng cách chia sẻ băng tần khối Upper C 700 MHz.

Verizon Wireless đang refarming băng 1900 MHz (băng 2) cho triển khai LTE.

12

Verizon Wireless đang thử nghiệm dịch vụ LTE Broadcast (được biết với tên là LTE Multicast) và được giới thiệu công nghệ tại SuperBowl 2014 và Indy 500, và triển khai dịch vụ trong năm 2015.

Vào tháng 10/2015, ứng dụng Go90 TV của Verizon hỗ trợ LTE Broadcast / Multicast và một số eMBMS có khả năng thiết bị được quảng bá trên trang web của công ty.

2.1.2. AT&T

Hãng AT&T triển khai thương mại LTE vào ngày 18/9/2011 tại 700 MHz (băng 17) tại Atlanta, Chicago, Dallas, Houston và San Antonio. Mạng LTE của AT&T hiện tại phủ sóng đến 308 triệu người (trang web công ty, tháng 7/2015). AT&T dự định ngừng dịch vụ 2G muộn nhất vào năm 2017 và refarming băng tần để phục vụ cho các dịch vụ mạng 3G và 4G.

Băng tần 1.900 MHz (băng 2) được triển khai tại một số khu vực từ cuối năm 2013. Tháng 1/2013, AT&T đã thông báo kế hoạch trả cho Verizon Wireless 1,9 tỷ USD để mua lại băng tần tần 700 MHz để phục vụ 42 triệu người trên 18 bang cộng với băng tần AWS tại các thị trường như Phoenix, Los Angeles, Fresno và Portland. Tất cả băng tần này dành cho LTE.

AT&T đã triển khai LTE-Advanced tại Chicago vào tháng 3 năm 2014, sử dụng cộng gộp sóng mang của băng 700 MHz và băng tần AWS (tốc độ tối đa hướng xuống là 110 Mbps). VoLTE được triển khai thương mại vào ngày 23/5/2014 tại Illinois, Indiana, Minnesota và Wisconsinand sau đó được mở rộng thêm.

AT&T đang thử nghiệm công nghệ LTE Multicast (LTE Broadcast) giữa Ohio State Buckeyes và Oregon Ducks tại giải vô địch bóng đá học đường tổ chức tại Arlington, Texas ngày 12/1/2015. Triển khai thương mại hóa dịch vụ đã diễn ra trong năm 2015.

Tháng 12/2013, AT&T đã công bố roaming LTE với hãng Rogers Communications (Canada) và EE (UK). Nhiều đối tác khác đang được liên hệ.

Tháng 4/2014, AT&T công bố kế hoạch sử dụng băng tần 2,3 GHz WCS C và D cho việc liên lạc từ trên không xuống mặt đất của các dịch vụ LTE trên các chuyến bay tại Mỹ, từ cuối năm 2015.

AT&T đã triển khai LTE trên băng tần WCS 2,3 GHz để hỗ trợ mở rộng dung lượng tại các khu vực đông dân cư và đô thị. AT&T là công ty giữ phần lớn băng tần WCS.

Quý 1/2016, AT&T công bố trên trăng web chính thức của hãng, mang LTE hiện đang sử dụng các băng 2, 4, 5, 17 và 30.

2.1.3. T-Mobile USA

T-Mobile triển khai thương mại hóa LTE vào tháng 3 năm 2013 trên băng tần AWS. Đến tháng 2/2015, mạng LTE của T-Mobile phủ sóng đến 265 triệu người trên toàn quốc. Với việc sáp nhập MetroPCS thành công ty duy nhất mới là T-Mobile US, và MetroPCS tiếp

13

tục trên thị trường như là một thương hiệu hoạt động của T Mobile tại Mỹ. Dịch vụ VoLTE được triển khai thương mại hóa với thoại HD vào 22/5/2014, bắt đầu từ Seattle và mở rộng ra toàn mạng trong vòng 2 tháng.

T-Mobile đang mở băng thông cho dịch vụ LTE, phân bổ tài nguyên khác nhau cho các thị trường khác nhau. Băng tần tổng 20 MHz đã được triển khai tại khu vực Bắc Dallas vào cuối năm 2013. T-Mobile đã công bố kế hoạch tái sử dụng phần lớn băng tần 1.900 MHz PCS đang được sử dụng trong mạng EDGE và dành cho LTE vào giữa năm 2015. Ngoài ra, công ty đưa vào phục vụ trong quý 4/2014 băng tần 700 MHz (băng 13) mua lại từ Verizon Wireless và những hãng khác (Actel và I-700 A BLock LLC). Phổ băng tần 12 đã được đưa vào khai thác thương mại trong năm 2015 sử dụng cộng gộp sóng mang với băng tần AWS.

Trong tháng 6/2016 T-Mobile thông báo đã bắt đầu thử nghiệm 3C của CA 3C trải phổ trong dải B2, B4 và B12.

2.1.4. Sprint

Sprint công bố triển khai dịch vụ LTE FDD vào ngày 15/7/2012 với băng thông 10 MHz trên băng tần 1.900 MHz (băng 25) tại 15 thành phố : Atlanta, Athens, Calhoun, Carrollton, Newnan và Rome, Ga.; Dallas, Fort Worth, Granbury-Hood County, Houston, Huntsville, San Antonio và Waco, Texas; và St. Joseph và Kansas City. Với việc mua lại Clearwire, Sprint triển khai thêm dịch vụ LTE TDD ở băng 41 từ ngày 19/7/2013. Tính đến tháng 1/2015, Sprint cung cấp dịch vụ LTE tại hơn 470 thị trường.

Sprint ngừng bán dịch vụ WiMAX sau năm 2012 và triển khai công nghệ LTE-Advanced trên 800 MHz (băng ESMR/iDEN) từ năm 2013 sử dụng 3GPP Release 10 với cấu hình 10x10. Dịch vụ iDEN đã bị dừng vào năm 2013. Các dịch vụ Sprint Spark tri-band (băng 25, 26, và 41), sử dụng công nghệ LTE-Advanced kết hợp băng tần được ra mắt vào ngày 17/3/2014, ban đầu ở 18 thị trường và bây giờ phục vụ 48 thị trường (Tính đến tháng 2/2015). Dịch vụ VoLTE cũng đang triển khai.

Vào đầu năm 2014, Sprint cũng thông báo, cùng với hạ tầng mạng của đối tác, nhà mạng đã thử nghiệm tăng tốc độ lên đến 2,6 Gbps trên một sector bởi việc cộng gộp phổ tần số 120 MHz TDD.

2.2. Tình hình triển khai tại Trung Quốc

2.2.1. China Mobile

China Mobile xây dựng mạng TD-SCDMA nên các trạm và thành phần khác có thể sử dụng lại cho mạng LTE TDD.

China Mobile dẫn đầu về công nghệ LTE TDD cho đến tháng 9/2011 với việc sử dụng 850 trạm gốc ở 6 thành phố trong pha 1. Pha này dẫn đến trình diễn thử nghiệm trong phạm vi rộng suốt triển lãm 2010 World Expo tại Thượng Hải.

14

Pha triển khai thử nghiệm thứ 2 được thực hiện ở 15 thành phố với 7 nhà cung cấp. Vào tháng 6/2013, có 5.000 người dùng bắt đầu thử nghiệm mạng LTE TDD mới triển khai ở Thượng Hải với 1.000 trạm gốc: 700 trạm ngoài trời và 300 trạm trong nhà, phủ sóng toàn bộ vùng Inner Ring sau đó mở rộng ra toàn thành phố.

China Mobile có các giấy phép băng tần 1,9 GHz, 2,0 GHz, 2,3 GHz và 2,6 GHz (băng F, A, E và D). Các thử nghiệm sử dụng băng D và F.

Vào ngày 4/12/2013 MIIT cấp giấy phép hoạt động LTE TDD cho các nhà khai thác viễn thông China Mobile, China Telecom và China Unicom.

China Mobile triển khai thương mại hóa mạng LTE TDD vào ngày 18/12/2013 tại Bắc Kinh, Quảng Châu và Trùng Khánh ở các băng 39, 40, và 41. Công ty cũng thông báo đã có 100 triệu thuê bao LTE vào cuối tháng 1/2015 với trên 700.000 trạm gốc TDD triển khai phủ sóng đến 1 tỷ người. Đầu năm 2016, China Mobile công bố số thuê bao LTE của mạng đạt mức 250 triệu thuê bao.

China Mobile tiến hành thử nghiệm kết hợp băng tần vào năm 2014 và đạt được tốc độ 220 Mbps ở đường xuống. Kết hợp băng tần hướng lên được thử nghiệm trên mạng Jiangsu Mobile. Hiện tại, kết hợp băng tần cho LTE-Advanced ở hướng xuống đã được triển khai 3 sóng mang kết hợp sử dụng băng 41 đã được thử nghiệm cho tốc độ lên đến 330 Mbps tương đương Cat 9. Các cluster ở Quảng Châu gồm hầu hết các trạm sử dụng kết hợp 2 sóng mang và một vài trạm hỗ trợ 3 sóng mang.

Vào 16/7/2015, có thông tin cho biết rằng Thượng Hải Mobile, một công ty con của China Mobile đã triển khai công nghệ kết hợp liên băng tần TD-LTE-Advanced đầu tiên trên thế giới (băng 3,5 GHz và 2,6 GHz TDD) trên mạng thương mại với tốc độ truyền dẫn đỉnh hướng xuống lên đến 220 Mbps.

China Mobile đã xin cấp phép cho FDD để hỗ trợ mạng LTE TDD hiện tại để cho thấy khả năng hội tụ khi sử dụng đồng thời 2 công nghệ.

Ngày 13/11/2013, China Mobile làm việc với SK Telecom hoàn thành pha 1 việc kiểm tra tương tác VoLTE FDD - TDD. China Mobile đã triển khai VoLTE hỗ trợ eSRVCC trên mạng LTE TDD ở Quảng Châu. China Mobile triển khai thương mại VoLTE dịch vụ thoại HD ở Chiết Giang, và là nhà khai thác dịch vụ viễn thông đầu tiên tại Trung Quốc xâm nhập vào kỷ nguyên VoLTE. Trong tháng 4/2014, những kết quả thử nghiệm LTE-Advanced FDD/TDD cộng gộp sóng mang đã được công bố và giao diện truyền đạt 250 Mbps.

2.2.2. China Telecom

China Telecom triển khai thương mại hóa dịch vụ LTE TDD trên băng tần 40 và 41, và vào ngày 14/2/2014, cung cấp dịch vụ cho gần như 100 thành phố.

China Telecom và China Unicom cùng nhận được giấy phép thử nghiệm FDD từ MIIT vào 6/2014. China Telecom triển khai thử nghiệm FDD tại 16 thành phố bao gồm:

15

Thượng Hải, Tây An, Thành Đô, Hàng Châu, Vũ Hán, Nam Kinh, Tế Nam, Hợp Phì, Hồ Bắc, Hải Khẩu, Trịnh Châu, Trùng Khánh, Thâm Quyến, Nam Xương, Nam Ninh và Lan Châu. China Telecom tuyên bố là mạng đầu tiên thử nghiệm kết hợp FDD-TDD trên thế giới đi kèm với 1 chipset thiết bị người dùng. Tốc độ download đạt được là 260 Mbps sử dụng 20 MHz của băng tần 1,8 GHz FDD (băng 3) và 20 MHz của băng tần 2,6 GHz TDD (băng 41).

China Telecom hiện đang triển khai thương mại LTE FDD 12/40 thành phố bao gồm: Thượng Hải, Giang Tô, Sơn Đông, Chiết Giang, Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Phúc Kiến, Giang Tây, Thiểm Tây, Nội Mông và Liêu Ninh. Công ty có kế hoạch triển khai 460 trạm gốc LTE vào cuối năm 2015. China Telecom đang dự kiến sử dụng cộng gộp sóng mang LTE-Advanced giữa FDD và TDD. Mạng LTE-Advanced này có tên dịch vụ là “Tianyi 4G+” có tốc độ 300 Mbps ra mắt vào đầu tháng 8/2015.

China Telecom đã thử nghiệm dịch vụ VoLTE trong năm 2016, và dự kiến sẽ đưa ra dịch vụ triển khai trên mạng vào năm 2018.

Trong tháng 6/2016 MIIT ủy quyền China Unicom để tiến hành các thử nghiệm FDD sử dụng phổ 900 MHz (band 8) tại 4 tỉnh gồm An Huy, Giang Tô, Thượng Hải và Chiết Giang.

Cũng trong tháng 6/2016 China Unicom đã hoàn thành thử nghiệm CA 3C và đạt 375 Mbps.

China Telecom đã công bố thành công trong việc cộng gộp sóng mang FDD-TDD gồm cả chipset thiết bị người dùng, tốc độ đỉnh tải 260 Mbps đã đạt được 20 MHz của 1,8 GHz FDD băng 3 và 20 MHz của 2,6 GHz phổ băng 41 TDD.

2.2.3. China Unicom

China Unicom triển khai thương mại hóa dịch vụ LTE TDD trên băng tần 40 và 41, và vào ngày 18/3/2014 tại 25 thành phố và có kế hoạch phủ sóng 100 thành phố vào cuối năm 2014.

China Telecom và China Unicom cùng nhận được giấy phép thử nghiệm FDD từ MIIT vào 6/2014. China Unicom có kế hoạch triển khai công nghệ kết hợp FDD-TDD tại 16 thành phố gồm: Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Trùng Khánh, Trịnh Châu, Vũ Hán, Thành Đô, Tây An, Trường Sa, Tế Nam, Hàng Châu, Thẩm Dương, Cáp Nhĩ Tân, Phúc Châu, Nam Kinh and Hồ Bắc.

China Unicom cũng nhận được quyền bổ sung vào tháng 8/2014 cho phép mở rộng thử nghiệm FDD từ 16 thành phố ban đầu lên 40 thành phố. Sau đó, China Unicom và China Telecom cùng nhận được chấp nhận mở rộng triển khai thử nghiệm lên 56 thành phố.

China Unicom triển khai 90 nghìn trạm gốc LTE FDD và 10 nghìn trạm gốc LTE TDD vào cuối năm 2014 để tiếp tục phủ sóng 4G tại hầu hết các khu vực đô thị. Tốc độ đạt được hướng xuống là 150 Mbps trên toàn mạng.

16

Với các giấy phép băng tần dành cho LTE FDD đã nhận được bổ sung vào năm 2013 và 2015, China Unicom dự kiến đầu tư hơn 16 tỷ đô la Mỹ vào 4G và đạt được hơn 100 triệu thuê bao vào quý 1 năm 2016.

2.2.4. Các thông tin quản lý liên quan

Chính phủ Trung Quốc cũng quan tâm đến các băng tần 1,4 GHz và 3,5 GHz sử dụng để cấp phát cho dịch vụ TD-LTE cũng như nghiên cứu ứng dụng của băng 50 GHz và cao hơn để đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ băng rộng di động. Băng 42 (3,5 GHz) là băng tần quan trọng trong chiến lược phát triển của Trung Quốc.

MIIT công bố số lượng thuê bao LTE đã lên đến hơn 200,774 triệu với riêng 22,8 triệu thuê bao đăng ký mới vào tháng 5/2015.

Vào ngày 4/12/2013, MITT thực hiện cấp phát băng tần cho dịch vụ LTE TDD. Trong số 210 MHz băng tần cấp phát LTE TDD, phân bố cho các nhà mạng như sau:

China Mobile được cấp 130 MHz cho 326 thành phố tại các dải tần số 1880 – 1900 MHz (băng 39), 2320 – 2370 MHz (băng 40), và 2.575 – 2635 MHz (băng 41).

China Unico được cấp 40 MHz cho 55 thành phố trên các dải tần 2300 – 2320 MHz và 2555 – 2575 MHz.

China Telecom được cấp 40 MHz cho 42 thành phố trên dải tần 2370 – 2390 MHz và 2635 – 2655 MHz.

Vào 27/2/2015, MITT tiếp tục cấp phát băng tần dịch vụ thương mại LTE FDD cho China Telecom và China Unicom như sau:

China Telecom nhận được thêm giấy phép 2x20 MHz băng 3 và được phép quy hoạch lại 2x15 MHz băng 1 đã được cấp và sử dụng cho LTE FDD.

China Unicom nhận được thêm giấy phép 2x10 MHz băng 3 cho LTE FDD.

2.3. Tình hình triển khai tại Singapore

2.3.1. M1

M1 triển khai thương mại hóa dịch vụ LTE 75 Mbps tại khu vực quận trung tâm tài chính vào 21/6/2011 trên băng tần 2,6 GHz, sau đó kết hợp thêm băng tần LTE 1800. Sau đó, M1 phủ sóng toàn quốc sử dụng 2 băng trên vào 15/9/2012.

Mạng M1 nâng tốc độ tối đa hỗ trợ lên 150 Mbps vào đầu năm 2014. Mạng LTE-Advanced 300 Mbps đã được thương mại hóa vào 2/12/2014 và phủ sóng hơn 95 % khu vực trong nhà và hầu hết các khu vực ngoài trời. Dịch vụ VoLTE được triển khai vào 8/4/2015 cho tất cả các thuê bao LTE.

17

2.3.2. StarHub

StarHub thử nghiệm LTE ở băng tần 2,6 GHz và 1,8 GHz. Mạng LTE 1800 đã được quy hoạch lại băng tần và triển khai thương mại hóa từ ngày 19/9/2012 ở quận trung tâm thương mại, sân bay Changi và triển lãm Singapore Expo. 2,6 GHz (băng tần 7) được đưa vào sử dụng trong năm 2013.

StarHub triển khai dịch vụ VoLTE cho phép các dịch vụ thoại HD vào 28/6/2015 cho các thuê bao SmartSurf HD. Một số khu vực được nâng cấp lên tốc độ 150 Mbps vào giữa năm 2014.

Mạng LTE-Advanced Cat 6 tốc độ tối đa hỗ trợ lên đến 300 Mbps được triển khai vào tháng 12/2014 với công nghệ kết hợp băng tần sử dụng băng 3 và băng 7.

Vào ngày 27/5/2015, Starhub ra thông báo triển khai mạng LTE-Advanced tốc độ hỗ trợ lên đến 600 Mbps sử dụng công nghệ kết hợp băng tần và MIMO 4x4.

StarHub cũng dự kiến sẽ đưa vào khai thác dịch vị thương mại sử dụng công nghệ cộng gộp sóng mang CA 2C với 64QAM trên đường lên vào cuối năm 2016. Và thử nghiệm trải phổ trong các băng 3 và băng 7, thử nghiệm TDD trong băng 38 và 40.

2.3.3. SingTel

SingTel thương mại hóa dịch vụ LTE 1800 vào 22/12/2011 trên băng tần 2,6 GHz.

SingTel cũng thử nghiệm LTE ở nước ngoài trong những hãng công ty có cổ phần như SingTel Optus (Australia), Telkomsel (Indonesia), Globe Telecom (Philippines). SingTel đưa ra tuyên bố vào tháng 5/2013, công ty đã phủ sóng toàn quốc LTE và nâng cấp mạng lên Cat 4 (tốc độ tối đa đường xuống là 150 Mbps).

Vào 28/5/2014, SingTel tiết lộ đã triển khai mạng LTE-Advanced Cat 6 kết hợp 20 MHz băng 3 và 20 MHz băng 7 cho tốc độ tối đa hướng xuống lên đến 300 Mbps. Đến tháng 2/2015, hãng công bố dịch vụ trên sẽ triển khai trên toàn quốc từ tháng 3/2015.

SingTel hiện nay (7/2016) đã triển khai LTE-Advanced trên 3 băng tần, tốc độ tối đa hỗ trợ là 450 Mbps.

VoLTE được SingTel đưa vào khai thác từ 31/5/2015 với tên dịch vụ là “4G ClearVoice”. Vào tháng 12/2013, SingTel triển khai roaming dữ liệu LTE ở 6 quốc gia trong vùng bao gồm: Australia (Optus), Hong Kong (CSL Limited), Indonesia (Telkomsel), Malaysia (Maxis), South Korea (SK Telecom) và Philippines (Globe Telecom).

SingTel cũng đã thử nghiệm dịch vụ quảng bá eMBMS LTE Broadcast vào năm 2014. Dịch vụ này đã được triển khai vào ASEAN Game tổ chức tại Singapore từ 5-16/6/2015.

Vào ngày 6/7/2016 Singtel đã thành công trong việc thử nghiệm LTE LAA trong mạng Singtel’s live 4G/LTE, sử dụng 20 MHz của phổ băng 3 bằng sóng mang Anchor tăng 20 MHz của phổ 5 GHz tăng đến thông lượng 275 MHz.

18

2.3.4. Các thông tin quản lý liên quan

Cơ quan phát triển truyền thông của Singapore (IDA) vào tháng 6/2013 đã tổ chức đấu giá bổ sung băng tần 1,8 GHz và 2,6 GHz cho 3 nhà khai thác mạng di động: SingTel Mobile, StarHub và M1 để sử dụng cho LTE. IDA cũng chấp nhận phương án triển khai trên băng tần APT700 FDD. Quyền sử dụng băng tần 900 MHz (băng 8) của các nhà mạng kết thúc vào 4/2017. Đầu năm 2016, IDA đã tổ chức đấu giá lại băng 900 MHz cũng như băng APT700.

Vào tháng 2/2015, IDA cũng đã xác nhận cả 3 nhà khai thác mạng di động đã phủ sóng 4G toàn quốc trước thời hạn.

Nhà cung cấp mạng cáp quang băng rộng MyRepublic cũng lên kế hoạch đấu giá để trở thành nhà cung cấp mạng di động thứ 4 tại Singapore và triển khai thử nghiệm công nghệ LTE.

Cả 3 nhà mạng M1, Singtel và StarHub đều tuyên bố, họ sẽ khai tử dịch vụ 2G/GSM tại Singapore từ tháng 4/2017 để giải phóng tần số cho 3G/HSPA và 4G/LTE.

3. Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G tại Việt Nam

3.1. Tình hình quy hoạch tần số

Cục Tần số vô tuyến điện là đơn vị quản lý nhà nước ban hành các quy hoạch liên quan đến các băng tần trong đó có thông tin di động. Hiện nay, quy hoạch băng tần tuân theo Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 về quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia và các thông tư do Bộ Thông tin truyền thông ban hành đã có hiệu lực khi cấp phép cho các nhà khai thác mạng viễn thông, cụ thể:

a) Quyết định số 25/2008/QĐ-BTTTT ngày 26/4/2008 về phê duyệt quy hoạch băng tần cho các hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong các dải tần 821 - 960MHz và 1710 - 2200 MHz, trong đó:

Quy hoạch băng tần 821 - 960 MHz đến năm 2010

Hình 5 – Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz đến năm 2010

824 - 829 MHz và 869 - 874 MHz: Dành cho hệ thống CDMA nội tỉnh ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An và Hải Dương. Nhà khai thác CDMA toàn quốc được phép sử dụng các băng tần này ở các khu vực còn lại.

829 - 837 MHz và 874 - 882 MHz: Dành cho hệ thống CDMA toàn quốc.

19

851 - 866 MHz: Dành cho các hệ thống vô tuyến trung kế (Trunking).

890 - 915 MHz và 935 - 960 MHz: Dành cho ba hệ thống GSM toàn quốc (theo các lô 1, 2, 3).

882 - 890 MHz và 927 - 935 MHz: Dành cho hệ thống E-GSM toàn quốc.

821 - 824 MHz, 837 - 851 MHz, 866 - 869 MHz và 915 - 927 MHz: Dành cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động.

BT = Base station transmit segment (Đoạn tần số phát của trạm gốc)

BR = Base station receive segment (Đoạn tần số thu của trạm gốc).

Quy hoạch băng tần 821 - 960 MHz từ năm 2010

Hình 6 – Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz từ năm 2010

824 - 835 MHz và 869 - 880 MHz: Dành cho hệ thống CDMA toàn quốc.

851 - 866 MHz: Dành cho các hệ thống vô tuyến trung kế (Trunking).

890 - 915 MHz và 935 - 960 MHz: Dành cho ba hệ thống GSM toàn quốc (theo các lô 1, 2, 3).

880 - 890 MHz và 925 - 935 MHz: Dành cho hệ thống E-GSM toàn quốc.

821 - 824MHz, 835 - 851 MHz, 866-869 MHz và 915 - 925 MHz: Dành cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động.

BT = Base station transmit segment (Đoạn tần số phát của trạm gốc)

BR = Base station receive segment (Đoạn tần số thu của trạm gốc).

Quy hoạch băng tần 1710 - 2200 MHz

Hình 7 – Quy hoạch băng tần 1710 – 2200 MHz20

1710 - 1785 MHz và 1805 - 1880 MHz: Dành cho bốn hệ thống GSM toàn quốc (Theo các lô 1, 2, 3, 4).

1895 - 1900 MHz: Dành cho các hệ thống mạch vòng vô tuyến nội hạt (WLL) dùng chung với các hệ thống điện thoại đa truy cập (PHS, DECT và các loại tương đương). Tùy mức độ phát triển của thông tin di động tế bào số, đoạn băng tần này sẽ được xem xét lại theo từng thời kỳ.

1785 - 1805 MHz, 1880 - 1895 MHz: Dành cho nghiệp vụ Lưu động

1900 - 1980 MHz, 2010 - 2025 MHz, 2110 - 2170 MHz: Dành cho các hệ thống IMT-2000.

1980 - 2010 MHz, 2170 - 2200 MHz: Dành cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh.

2025 - 2110 MHz: Dành cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động.

BT = Base station transmit segment (Đoạn tần số phát của trạm gốc)

BR = Base station receive segment (Đoạn tần số thu của trạm gốc).

b) Thông tư số 26/2010/TT-BTTTT ngày 24/11/2010 về ban hành quy hoạch băng tần 2300 - 2400 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam

Băng tần 2300 - 2400 MHz được dành cho hệ thống thông tin di động IMT Việt Nam sử dụng phương thức song công phân chia theo thời gian (TDD).

Băng tần 2300 - 2400 MHz được phân chia như sau:

Hình 8 – Quy hoạch băng tần 2300 – 2400 MHz

Dành cho mỗi nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT một trong các khối A, B, C.

Băng tần 2390 - 2400 MHz dành làm băng tần bảo vệ với các hệ thống vô tuyến ở băng tần 2400 - 2483,5 MHz

Các nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT được cấp phép trong băng tần này có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và áp dụng các biện pháp phòng tránh nhiễu có hại, bao gồm cả biện pháp đồng bộ.

c) Thông tư số 27/2010/TT-BTTTT ngày 24/11/2010 về ban hành quy hoạch băng tần 2500 - 2690 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam

Băng tần 2500 - 2690 MHz dành cho hệ thống thông tin di động IMT ở Việt Nam

Băng tần 2500 - 2690 MHz được phân chia như sau:

21

Hình 9 – Quy hoạch băng tần 2500 – 2690 MHz theo thông tư 27/2010/TT-BTTT

Dành cho mỗi nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT theo phương thức song công phân chia theo tần số (FDD) một khối A-A’; B-B’; C-C’.

Dành cho nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT theo phương thức song công phân chia theo thời gian (TDD) khối D theo quy định cụ thể trong giấy phép sử dụng băng tần.

Các đoạn 2570 - 2575 MHz và 2615 - 2620 MHz dành làm băng tần bảo vệ giữa nhà khai thác sử dụng phương thức song công phân chia theo tần số (FDD) và nhà khai thác sử dụng phương thức song công phân chia theo thời gian (TDD)

Các nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT được cấp phép trong băng tần các khối đã được cấp phép có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và áp dụng các biện pháp phòng tránh nhiễu có hại.

d) Thông tư số 04/2015/TT-BTTTT ngày 10/3/2015 về quy định triển khai hệ thống thông tin di động IMT trên các băng tần 824-835 MHz, 869-915 MHz, 925-960 MHz, 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz”. Theo đó:

Trên cơ sở giấy phép sử dụng tần số đối với các băng tần 824 - 835 MHz, 869 - 915 MHz, 925 - 960 MHz đã được cấp, doanh nghiệp viễn thông được phép triển khai thêm hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn IMT (WCDMA và các phiên bản tiếp theo) tại các băng tần nêu trên.

Trên cơ sở giấy phép sử dụng tần số đối với các băng tần 1710 - 1785 MHz, 1805 - 1880 MHz đã được cấp, doanh nghiệp viễn thông được phép triển khai thêm hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn IMT (LTE, LTE-Advanced và các phiên bản tiếp theo) tại các băng tần nêu trên.

e) Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 21/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020”. Theo đó:

Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách cho phép thực hiện tái sử dụng một phần hoặc toàn bộ băng tần (850MHz/900MHz/1800MHz) hiện có để triển khai các hệ thống thông tin di động IMT đáp ứng nhu cầu sử dụng và chất lượng dịch vụ băng rộng di động;

22

Tổ chức triển khai đấu giá quyền sử dụng băng tần 2300 - 2400 MHz, băng tần 2500 - 2570 MHz và băng tần 2620 - 2690 MHz cho hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT;

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch các băng tần đã giải phóng 694 - 806 MHz phục vụ triển khai hệ thống thông tin di động IMT và cung cấp dịch vụ băng rộng di động.

f) Thông tư số 44/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 27/2010/TT-BTTTT ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy hoạch băng tần 2500-2690 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam. Theo đó:

Sửa đổi, bổ sung điểm b và điểm d khoản 2 Điều 1 Thông tư số 27/2010/TT-BTTTT ngày 24/11/2010 của Bộ trưởng Bộ TTTT ban hành Quy hoạch băng tần 2500-2690 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam như sau:

“b) Băng tần 2500-2690 MHz được phân chia như sau:

Hình 10 – Quy hoạch băng tần 2500 – 2690 MHz theo thông tư 44/2016/TT-BTTTT

Dành cho mỗi nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT theo phương thức song công phân chia theo tần số (FDD) một khối A1-A1’; A2-A2’; B-B’; C-C’ theo quy định cụ thể trong giấy phép sử dụng băng tần.

Dành cho nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT theo phương thức song công phân chia theo thời gian (TDD) khối D theo quy định cụ thể trong giấy phép sử dụng băng tần.

d) Các nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT được cấp phép trong băng tần của các khối A1-A1’; A2-A2’; B-B’; C-C’ và D có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và áp dụng các biện pháp phòng tránh nhiễu có hại.”.

g) Thông tư 04/2017/TT-BTTTT ngày 24/04/2017 về quy định triển khai hệ thống thông tin di động IMT trên các băng tần 824-835 MHz, 869-915 MHz, 925-960 MHz, 1710-1785 MHz, 1805-1880 MHz, 1920-1980 MHz, 2110-2170 MHz. Theo đó:

23

Đối với các băng tần 824 - 835 MHz, 869 - 880 MHz, doanh nghiệp viễn thông được phép triển khai hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn IMT (WCDMA và các phiên bản tiếp theo, LTE, LTE-Advanced và các phiên bản tiếp theo).

Đối với các băng tần 880 - 915 MHz, 925 - 960 MHz, 1710 - 1785 MHz, 1805 - 1880 MHz, doanh nghiệp viễn thông được phép triển khai hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn IMT (EDGE, WCDMA và các phiên bản tiếp theo, LTE, LTE-Advanced và các phiên bản tiếp theo).

Đối với các băng tần 1920 - 1980 MHz, 2110 - 2170 MHz, doanh nghiệp viễn thông được phép triển khai hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn IMT (WCDMA và các phiên bản tiếp theo, LTE, LTE-Advanced và các phiên bản tiếp theo).

Nhận xét chung:

Hiện tại, Việt Nam đang sử dụng khoảng 370 MHz băng thông cho thông tin di động 2G/3G trong tổng số 685 MHz đã quy hoạch cho thông tin di động nói chung. Các băng tần được quy hoạch sẵn sàng cho 4G theo công nghệ LTE và LTE-Advanced bao gồm 850 MHZ, 900 MHz, 1800 MHz, 2100 MHz, 2300 MHz và 2600 MHz. Theo xu hướng chung của thị trường, các băng tần dùng để triển khai LTE theo công nghệ FDD được chú ý hơn các băng tần theo công nghệ TDD.

Bảng 1 – Băng tần quy hoạch cho mạng thông tin di động 4G theo công nghệ LTE và LTE-Advanced

Băng tần Hướng truyền Băng tần thiết bị đầu cuối Phương thức ghép song công

1 Phát 2110 MHz - 2170 MHz FDD

Thu 1920 MHz - 1980 MHz

3 Phát 1805 MHz - 1880 MHz FDD

Thu 1710 MHz - 1785 MHz

5 Phát 869 MHz - 880 MHz FDD

Thu 824 MHz - 835 MHz

7 Phát 2620 MHz - 2690 MHz FDD

Thu 2500 MHz - 2570 MHz

8 Phát 925 MHz - 960 MHz FDD

Thu 880 MHz - 915 MHz

38 Phát và Thu 2570 MHz - 2620 MHz TDD

40 Phát và Thu 2300 MHz - 2400 MHz TDD

24

3.2. Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G tại Việt Nam

Dựa trên tình hình triển khai trên thế giới cũng như ở Việt Nam, với những sự chuẩn bị về băng tần, công nghệ, dịch vụ đi kèm với các thiết bị mạng, đầu cuối người dùng đa dạng, và xu hướng phát triển thuê bao dữ liệu hiện tại, có thể khẳng định các nhà khai thác mạng tại Việt Nam đã sẵn sàng gia nhập vào cộng đồng LTE trên thế giới.

Trước hết, phải khẳng định, quy hoạch băng tần của Việt Nam đã bám rất sát với xu hướng, lựa chọn quy hoạch băng tần của ITU cũng như các quốc gia trên thế giới. Theo đó, các tần số triển khai chủ yếu các mạng LTE trên thế giới cũng tương đồng với các băng tần đã, đang và dự kiến quy hoạch tại Việt Nam. Việc đấu giá các băng tần 2300 MHz và 2600 MHz nhằm mục đích mở rộng băng tần cho các nhà mạng trong tương lai khi triển khai các hệ thống hỗ trợ sóng mang từ LTE-Advanced trở đi để tăng dung lượng, tốc độ. Việc đồng ý chuyển đổi băng tần đã cấp phát 850 MHz, 900 MHz, 1800 MHz và 2100 MHz cho phép các nhà mạng triển khai LTE trên băng tần dành cho GSM và WCDMA tạo điều kiện cho các nhà mạng tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như chất lượng phủ sóng, phù hợp với xu hướng triển khai LTE trên thế giới hiện tại, khi băng tần 1800 MHz là băng tần được ưa chuộng nhất, nhiều nhà khai thác nhất, nhiều chủng loại thiết bị đầu cuối hỗ trợ nhất. Tiếp đó, việc quy hoạch lại băng tần 700 MHz sau quá trình số hóa truyền hình ưu tiên dành riêng cho công nghệ băng rộng, cụ thể là LTE có thể làm các nhà mạng thấy hấp dẫn do đặc thù truyền sóng rất tốt, phù hợp phủ sóng phổ biến mạng LTE ở khu vực nông thôn trong tương lai.

Các số liệu về phát triển mạng, thuê bao HSPA, LTE, LTE-Advanced trên thế giới, xu hướng gia tăng thuê bao 3G ở Việt Nam và các chỉ số liên quan đến lưu lượng dữ liệu tăng nhanh chóng từ các dịch vụ dữ liệu cho thấy khả năng khi LTE được triển khai thì lưu lượng mạng, số lượng người dùng còn gia tăng hơn nữa. Mọi số liệu đều ủng hộ việc phát triển LTE và LTE-Advanced ở Việt Nam sẽ giúp các nhà khai thác mạng tăng doanh số, tối ưu hóa lợi nhuận.

Sự chín muồi về công nghệ, các sự chuẩn bị về mạng lõi cũng như các thử nghiệm trước triển khai là động lực mạnh mẽ để các nhà khai thác trong nước không chần chừ, đón đầu công nghệ và sẵn sàng triển khai mạnh mẽ khi được cấp phép.

Hiện tại theo xu hướng phát triển, nhiều khả năng các nhà khai thác sẽ chuyển dần dần từ 3G HSPA lên 4G LTE, trước khi hoàn toàn chuyển đổi sang mạng 4G LTE-Advanced. Băng tần của các nhà mạng không liên tục, bị phân tán là yếu tố chính cần thiết phải nâng cấp hệ thống mạng lên LTE-Advanced khi nhà khai thác muốn cung cấp dịch vụ tốc độ cao hơn cho khách hàng. Thực tế cho thấy, trong số 521 nhà khai thác mạng LTE mới có 147 nhà khai thác công bố triển khai mạng LTE-Advanced (chiếm 28 %), mặc dù từ đầu năm nay, xu hướng có nhiều nhà khai thác chuyển từ công nghệ LTE lên LTE-Advanced.

25

3.2.1. Tình hình triển khai của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT

Tính đến thời điểm hiện tại, nhà mạng Vinaphone đã triển khai phủ sóng mạng 4G Vinaphone tại một số khu vực trọng điểm của các tỉnh thành bao gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Cà Mau, Lâm Đồng, Kiên Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu. Thử nghiệm dịch vụ VinaPhone 4G, bao gồm dịch vụ xem video chất lượng cao (Mobile TV), dịch vụ truyền video Live streaming (Mobile Broadcast), truyền hình hội nghị (Cloud Video Conferencing) và dịch vụ sử dụng máy tính ảo (Daas).

Theo kế hoạch dự kiến của nhà mạng Vinaphone, đến cuối năm 2017 này, VNPT sẽ tiếp tục triển khai mở rộng mạng lưới phủ sóng mạng 4G Vinaphone trên toàn quốc với số lượng khoảng 15000 trạm phát 4G, đồng thời đảm bảo tỷ lệ phủ sóng 4G sẽ đi kèm với chất lượng luôn được giữ vững ở mức độ ổn định nhất có thể.

Một số kết quả đo thử nghiệm mạng thông tin di động 4G Vinaphone trong tháng 8 năm 2017.

3.2.1.1. Khu vực quận Thanh Xuân, Hà Nội

a. Thống kê KPI

Bảng 2 – Thống kê KPI mạng 4G Vinaphone khu vực Thanh Xuân, Hà Nội

No KPI Events Formular KPI Events TEMDIS TXN_Cluster

1 Call Setup Success Rate – CSSR (CSFB)

LTE FB-to-3G

100*(Call Setup/(Call Setup + blocked call))

Call Setup 134 100 %

Blocked call 0

2 PS Drop Rate – PS DR

LTE RRC Connection

100*(RRC connection Drop/(RRC connection Established )

RRC connection Drop

6 12 %

RRC connection Established

50

3 Data connection setup time (average)

LTE RRC Connection

RRCConnectionSetupTime (ms)

RRCConnectionSetupTime

31,54 ms

4 PS Access  Successful Rate – PS ASR

LTE RRC Connection

100*(RRC connection setup complete/RRC connection Request)

RRC connection Request

56 89,29 %

RRC connection setup complete

50

6 Intra-frequency Handover  Success Rate – IntraF HOSR

LTE Handover

100*( EUTRAN Intra-Frequency Handover/(EUTRAN Intra-Frequency Handover+ EUTRAN Intra-Frequency Handover Failure))

EUTRAN Intra-Frequency Handover

965 100 %

EUTRAN Intra-Frequency Handover Failure

0

7 Inter-frequency Handover

LTE Handover

100*( EUTRAN Inter-Frequency

EUTRAN Inter-Frequency Handover

0 #DIV/0!

26

No KPI Events Formular KPI Events TEMDIS TXN_Cluster

Success Rate – InterF HOSR

Handover/(EUTRAN Inter-Frequency Handover + EUTRAN Inter-Frequency Handover Failure))

EUTRAN Inter-Frequency Handover Failure

0

8 Reference Signal Received Power – RSRP

  (number of samples have RSRP>=-95 dBm)

Sc RSRP(dB) 94,91 %

9 Reference Signal Received Quality –RSRQ

  (number of samples have RSRQ >= -14 dB)

Sc RSRQ(dB) 99,82 %

11 Application throughput DL (Single user – 10MHz, MIMO 2x2)

  Average Application layer Throughput Downlink (kbps)

44,37 Mbps

12 Application throughput DL (Single user – 10MHz, MIMO 2x2)

  Max Application layer Throughput Downlink (kbps)

106,25 Mbps

13 Application throughput UL (Single user – 10MHz, MIMO 2x2)

  Average Application layer Throughput Uplink (kbps)

28,33 Mbps

14 Application throughput UL (Single user – 10MHz, MIMO 2x2)

  Max Application layer Throughput Uplink (kbps)

33,27 Mbps

b. Các chỉ tiêu chất lượng

Bảng 3 – Chỉ tiêu chất lượng mạng 4G Vinaphone khu vực Thanh Xuân, Hà Nội

No Parameter Unit Category Requirement

1 Reference Signal Received Power – RSRP % 94,91 ≥ 95

(number of samples have RSRP>=-95 dBm) 11090

2 Reference Signal Received Quality –RSRQ % 99,82 ≥ 97

(number of samples have RSRQ >= -14 dB) 11664

3 Data connection setup time (average) ms 31,54

4 Call Setup Success Rate – CSSR (CSFB) % 100 ≥ 99

6 PS Access  Successful Rate – PS ASR % 89,29 ≥ 98

27

No Parameter Unit Category Requirement

7 PS Drop Rate – PS DR % 12,00 ≤ 1

8 Intra-frequency Handover  Success Rate – IntraF HOSR % 100 ≥ 98

9 Inter-frequency Handover Success Rate – InterF HOSR % #DIV/0! ≥ 95

12 Application throughput UL (Single user – 10MHz, MIMO 2x2)

Mbps 33,27 ≥ 20

13 Application throughput DL (Single user – 10MHz, MIMO 2x2)

Mbps 106,25 ≥ 55

Đánh giá:

- Phần CS có KPI tốt (CSFB: 100 %);

- KPI PS: PS ASR đạt 89,29 %, PS DR là 12 %, IntraF HOSR đạt 100 %;

- Application throughput UL trung bình ~ 28,33 Mbit/s (80,22 % số mẫu có tốc độ lớn hơn 20 Mbps), cao nhất đạt ~ 33,27 Mbps;

- Application throughput DL trung bình ~ 44,37 Mbit/s (18,51 % số mẫu có tốc độ lớn hơn 55 Mbps), cao nhất đạt ~ 106,25 Mbps.

3.2.2. Tình hình triển khai của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel

Viettel đã chính thức khai trương mạng 4G vào ngày 18/4 tại TPHCM và Hà Nội. Đây là nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam chính thức đưa 4G vào vận hành và cũng là nhà mạng đầu tiên trên thế giới có vùng phủ 4G toàn quốc ngay khi bắt đầu cung cấp dịch vụ.

Theo đó, nhà mạng này đã triển khai 36 nghìn trạm thu phát sóng trong 6 tháng, phủ 95% dân số. 100 % trạm thu phát 4G của Viettel sử dụng công nghệ 4T4R (4 phát, 4 thu), cho phép mở rộng vùng phủ sóng lên 1,4 lần và tăng tốc độ download lên gần 2 lần so với công nghệ 2T2R (2 phát 2 thu) đang phổ biến trên thế giới.

Theo thống kê của GSA cho thấy, tính đến hết tháng 1/2017 có 581 doanh nghiệp viễn thông trên toàn thế giới cung cấp 4G, nhưng chỉ có dưới 10 % nhà mạng sử dụng công nghệ 4T4R (Gồm các hãng viễn thông thuộc Top đầu thế giới: Vodafone, Orange, T.Mobile, Telefonỉca, Singtel, China Mobile,...). Theo Erricsson, đây là mạng lớn nhất trên thế giới, được đầu tư nhanh nhất trên thế giới.

Thông thường, các mạng di động trên thế giới khi triển khai 4G đều tập trung phủ sóng ở thành thị, sau đó mới lan dần ra các khu vực nông thôn. Tuy nhiên, với mong muốn tạo ra hạ tầng kết nối siêu băng rộng có chất lượng tốt nhất ngay từ khi bắt đầu cung cấp dịch vụ, Viettel đưa ra quyết định mang tính chiến lược: Triển khai 4G trên diện rộng đến cả vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc làm này thể hiện quyết tâm hiện thực hóa khát vọng một người dân có một chiếc điện thoại thông minh có thế kết nối internet tốc độ cao để làm việc, học tập, và giải trí cũng như mọi tiện ích của cuộc sống.".

28

Tại TPHCM, Viettel cũng đã triển khai hơn 3000 trạm thu phát sóng 4G, phủ 24/24 quận/huyện, 322 xã, phường. Trong đó có những xã ở vùng sâu, vùng xa như Xã Đảo Thạnh An, Thiềng Liếng Huyện Cần Giờ cũng đã có sóng 4G phục vụ nhu cầu kết nối internet.

Trải nghiệm thực tế, tốc độ download trung bình của 4G Viettel sẽ dao động ở mức từ 30 -50 Mbps, nhanh hơn mạng 3G đang triển khai từ 7-10 lần.

Theo công bố, Viettel sẽ cung cấp các gói cước 4G đa dạng theo từng đối tượng khách hàng với mức giá dự kiến rẻ hơn 3G từ 40 % đến 60 %. Đồng thời, Viettel sẽ cung cấp đồng bộ các dòng máy hỗ trợ 4G có mức giá chỉ hơn 1,3 triệu đồng, đổi sim 4G miễn phí, để nhiều người dân có thể sở hữu và trải nghiệm các tiện ích của 4G.

3.2.3. Tình hình triển khai của Tổng công ty Viễn thông Mobifone

Trong giai đoạn đầu thử nghiệm, Mobifone đã tiến hành trên cả ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, trong đó quy mô lớn và rầm rộ nhất là tại TP Hồ Chí Minh. Trong lần thử nghiệm này, Mobifone đã đưa các thiết bị của các nhà cung cấp lớn trên thế giới như Ericsson, Samsung, Nokia, Huawei và ZTE vào thử nghiệm 4G/LTE-A.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhà mạng Mobifone đã triển khai thử nghiệm thêm mạng 4G Mobifone tại một số khu vực trọng điểm của các tỉnh thành bao gồm: Khánh Hòa, Phú Yên, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ, Tây Ninh, …

Song song với đó Mobifone cũng đã thử nghiệm các dịch vụ hữu ích trên nền công nghệ 4G như dịch vụ data tốc độ cao dịch vụ truyền hình Broadcast trên nền tảng eMBMS, dịch vụ truyền hình và cho kết quả rất tốt. Tốc độ mạng 4G đo được trong quá trình thử nghiệm của Mobifone đạt tốc độ dowload/upload tối đa 225 Mbps/75 Mbps nhanh hơn rất nhiều so với mạng 3G Mobifone hiện tại.

Trong thời gian tới, để sớm đưa công nghệ  mạng 4G mới đến với người sử dụng MobiFone đã hoàn thành các kịch bản kinh doanh với nhiều dịch vụ hữu ích gồm data tốc độ cao và các dịch vụ khác như: truyền hình Broadcast trên nền tảng eMBMS, dịch vụ truyền hình Unicast, dịch vụ Video 4K, MobiTV,… Ngoài ra, Mobifone cũng đã cho thử nghiệm sim 4G trên hệ thống mạng.

Một số kết quả đo thử nghiệm mạng thông tin di động 4G Mobifone trong tháng 7 năm 2017.

3.2.3.1. Khu vực thành phố Phan Rang, Ninh Thuận

a. Thống kê KPI

Bảng 4 – Thống kê KPI mạng 4G Mobifone khu vực thành phố Phan Rang

No KPI Events Formular KPI Events TEMDIS NT_Cluster01

1 Call Setup LTE FB-to- 100*(Call Setup/(Call Call Setup 160 100 %

29

No KPI Events Formular KPI Events TEMDIS NT_Cluster01

Success Rate – CSSR (CSFB)

3G Setup + blocked call)) Blocked call 0

2 PS Drop Rate – PS DR

LTE RRC Connection

100*(RRC connection Drop/(RRC connection Established )

RRC connection Drop

0 0 %

RRC connection Established

270

3 Data connection setup time (average)

LTE RRC Connection

RRCConnectionSetupTime (ms)

RRCConnectionSetupTime

20.65 ms

4 PS Access  Successful Rate – PS ASR

LTE RRC Connection

100*(RRC connection setup complete/RRC connection Request)

RRC connection Request

271 99,63 %

RRC connection setup complete

270

6 Intra-frequency Handover  Success Rate – IntraF HOSR

LTE Handover

100*( EUTRAN Intra-Frequency Handover/(EUTRAN Intra-Frequency Handover+ EUTRAN Intra-Frequency Handover Failure))

EUTRAN Intra-Frequency Handover

390 100 %

EUTRAN Intra-Frequency Handover Failure

0

7 Inter-frequency Handover Success Rate – InterF HOSR

LTE Handover

100*( EUTRAN Inter-Frequency Handover/(EUTRAN Inter-Frequency Handover + EUTRAN Inter-Frequency Handover Failure))

EUTRAN Inter-Frequency Handover

0 #DIV/0!

EUTRAN Inter-Frequency Handover Failure

0

8 Reference Signal Received Power – RSRP

  (number of samples have RSRP>=-95 dBm)

Sc RSRP(dB) 78,59 %

9 Reference Signal Received Quality –RSRQ

  (number of samples have RSRQ >= -14 dB)

Sc RSRQ(dB) 99,98 %

11 Application throughput DL (Single user – 10MHz, MIMO 2x2)

  Average Application layer Throughput Downlink (kbps)

24,68 Mbps

12 Application throughput DL (Single user – 10MHz, MIMO 2x2)

  Max Application layer Throughput Downlink (kbps)

82,75 Mbps

13 Application throughput UL

  Average Application layer Throughput Uplink

15,90 Mbps

30

No KPI Events Formular KPI Events TEMDIS NT_Cluster01

(Single user – 10MHz, MIMO 2x2)

(kbps)

14 Application throughput UL (Single user – 10MHz, MIMO 2x2)

  Max Application layer Throughput Uplink (kbps)

44,91 Mbps

b. Các chỉ tiêu chất lượng

Bảng 5 – Chỉ tiêu chất lượng mạng 4G Mobifone khu vực thành phố Phan Rang

No Parameter Unit Category Requirement

1 Reference Signal Received Power – RSRP % 78,59 ≥ 95

(number of samples have RSRP>=-95 dBm) 4748  

2 Reference Signal Received Quality –RSRQ % 99,98 ≥ 97

(number of samples have RSRQ >= -14 dB) 6040  

3 Data connection setup time (average) ms 20,65 ≤ 20

4 Call Setup Success Rate – CSSR (CSFB) % 100.00 ≥ 99

6 PS Access  Successful Rate – PS ASR % 99,63 ≥ 98

7 PS Drop Rate – PS DR % 0.00 ≤ 1

8 Intra-frequency Handover  Success Rate – IntraF HOSR % 100 ≥ 98

9 Inter-frequency Handover Success Rate – InterF HOSR % #DIV/0! ≥ 95

12 Application throughput UL (Single user – 10MHz, MIMO 2x2)

Mbps 44,71 ≥ 20

13 Application throughput DL (Single user – 10MHz, MIMO 2x2)

Mbps 82,75 ≥ 55

Đánh giá:

- Phần CS có KPI tốt (CSFB: 100 %);

- KPI PS: PS ASR đạt 99,63%, PS DR là 0 %, IntraF HOSR đạt 100 %;

- Application throughput UL trung bình ~ 15,90 Mbit/s (38 % số mẫu có tốc độ lớn hơn 20 Mbit/s), cao nhất đạt ~ 44,71 Mbps;

- Application throughput DL trung bình ~ 24,68 Mbit/s (0,6% số mẫu có tốc độ lớn hơn 55 Mbit/s), cao nhất đạt ~ 82,75 Mbps.

31

4. Tình hình sản xuất, sử dụng thiết bị đầu cuối và phụ trợ mạng thông tin di động 4G

Theo thống kê của GSA, tính đến tháng 1/2017, số lượng thiết bị người dùng hỗ trợ LTE đạt 7037 thiết bị, bao gồm đầy đủ các thiết bị: smartphone, router điểm truy nhập cá nhân, notebook, tablets, PC cards,… trên các băng tần hỗ trợ: 800 MHz, 1800 MHz, 2100 MHZ, 1800 MHz, 2600 MHz,… hoạt động theo các chế độ TDD và FDD. Smartphone LTE vẫn là dòng thiết bị được các nhà sản xuất quan tâm đầu tư và phát triển nhiều nhất trong thời gian qua. Theo đó, dòng thiết bị này đã có tới 4559 mẫu, chiếm thị phần gần 65 %.

Các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối trong mạng 4G LTE hàng đầu trên thế giới như Apple, Samsung, Sony, … đều sản xuất các dòng thiết bị điện thoại di động và máy tính dùng cho mạng 4G LTE/LTE-Advanced, cụ thể như sau:

4.1. Apple iPhone 7

Hình 11 – Điện thoại di động Apple iPhone 7

4.1.1. Thông s kỹ thu tố ậ

NETWORK Technology GSM / CDMA / HSPA / EVDO / LTE2G bands GSM 850 / 900 / 1800 / 1900 - A1660, A1778  CDMA 800 / 1900 / 2100 - A16603G bands HSDPA 850 / 900 / 1700(AWS) / 1900 / 2100 - A1660, A1778  CDMA2000 1xEV-DO & TD-SCDMA - A16604G bands Model A 1660, A 1778

LTE band 1(2100), 2(1900), 3(1800), 4(1700/2100), 5(850), 7(2600), 8(900), 12(700), 13(700), 17(700), 18(800), 19(800), 20(800), 25(1900), 26(850), 27(800), 28(700), 29(700), 30(2300), 38(2600), 39(1900), 40(2300), 41(2500)

Speed HSPA 42.2/5.76 Mbps, LTE-A (3CA) Cat9 450/50 Mbps, EV-DO Rev.A 3.1 Mbps

GPRS YesEDGE Yes

LAUNCH Announced 2016, SeptemberStatus Available. Released 2016, September

32

BODY Dimensions 138.3 x 67.1 x 7.1 mm (5.44 x 2.64 x 0.28 in)Weight 138 g (4.87 oz)SIM Nano-SIM

DISPLAY Type LED-backlit IPS LCD, capacitive touchscreen, 16M colorsSize 4.7 inches (~65.6% screen-to-body ratio)Resolution 750 x 1334 pixels (~326 ppi pixel density)

PLATFORM OS iOS 10.0.1, upgradable to iOS 10.3.2Chipset Apple A10 FusionCPU Quad-core 2.34 GHz (2x Hurricane + 2x Zephyr)GPU PowerVR Series7XT Plus (six-core graphics)

MEMORY Card slot NoInternal 32/128/256 GB, GB, 2 GB RAM

CAMERA Primary 12 MP, f/1.8, 28mm, phase detection autofocus, OIS, quad-LED (dual tone) flash

Features 1/3" sensor size, geo-tagging, simultaneous 4K video and 8MP image recording, touch focus, face/smile detection, HDR (photo/panorama)

Video 2160p@30fps, 1080p@30/60/120fps, 720p@240fps Secondary 7 MP, f/2.2, 32mm, 1080p@30fps, 720p@240fps, face

detection, HDR, panoramaSOUND Alert types Vibration, proprietary ringtones

Loudspeaker Yes, with stereo speakers3.5mm jack No

- Active noise cancellation with dedicated mic- Lightning to 3.5 mm headphone jack adapter incl.

COMMS WLAN Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac, dual-band, hotspotBluetooth 4.2, A2DP, LEGPS Yes, with A-GPS, GLONASSNFC YesRadio NoUSB 2.0, reversible connector

FEATURES Sensors Fingerprint (front-mounted), accelerometer, gyro, proximity, compass, barometer

Messaging iMessage, SMS (threaded view), MMS, Email, Push EmailBrowser HTML5 (Safari)Java No

BATTERY   Non-removable Li-Ion 1960 mAh battery (7.45 Wh)Talk time Up to 14 h (3G)Music play Up to 40 h

TESTS Performance Basemark OS II 2.0: 3416Display Contrast ratio: 1603:1 (nominal), 3.964 (sunlight)Camera Photo / VideoLoudspeaker Voice 67dB / Noise 73dB / Ring 75dBAudio quality Noise -92.4dB / Crosstalk -80.9dBBattery life Endurance rating 61h

33

4.1.2. Công bố phù hợp tiêu chuẩn

34

4.2. Apple iPhone 6

Hình 12 – Điện thoại di động Apple iPhone 6

4.2.1. Thông s kỹ thu tố ậ

NETWORK Technology GSM / CDMA / HSPA / EVDO / LTE2G bands GSM 850 / 900 / 1800 / 1900  CDMA 800 / 1700 / 1900 / 21003G bands HSDPA 850 / 900 / 1700 / 1900 / 2100  CDMA2000 1xEV-DO4G bands Model A 1687

LTE band 1(2100), 2(1900), 3(1800), 4(1700/2100), 5(850), 7(2600), 8(900), 12(700), 13(700), 17(700), 18(800), 19(800), 20(800), 25(1900), 26(850), 28(700), 29(700) - A1688

Speed HSPA 42.2/5.76 Mbps, LTE-A (2CA) Cat6 300/50 Mbps, EV-DO Rev.A 3.1 Mbps

GPRS YesEDGE Yes

LAUNCH Announced 2015, SeptemberStatus Available. Released 2015, September

35

BODY Dimensions 138.3 x 67.1 x 7.1 mm (5.44 x 2.64 x 0.28 in)Weight 143 g (5.04 oz)SIM Nano-SIM

DISPLAY Type LED-backlit IPS LCD, capacitive touchscreen, 16M colorsSize 4.7 inches (~65.6% screen-to-body ratio)Resolution 750 x 1334 pixels (~326 ppi pixel density)

PLATFORM OS iOS 9, upgradable to iOS 10.3.2Chipset Apple A9CPU Dual-core 1.84 GHz TwisterGPU PowerVR GT7600 (six-core graphics)

MEMORY Card slot NoInternal 16/32/64/128 GB, 2 GB RAM

CAMERA Primary 12 MP, f/2.2, 29mm, phase detection autofocus, dual-LED (dual tone) flash

Features 1/3" sensor size, 1.22 µm pixel size, geo-tagging, simultaneous 4K video and 8MP image recording, touch focus, face/smile detection, HDR (photo/panorama)

Video 2160p@30fps, 1080p@60fps,1080p@120fps, 720p@240fps Secondary 5 MP, f/2.2, 31mm, 1080p@30fps, 720p@240fps, face detection, HDR,

panoramCOMMS WLAN Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac, dual-band, hotspot

Bluetooth 4.2, A2DP, LEGPS Yes, with A-GPS, GLONASSNFC Yes (Apple Pay only)Radio NoUSB 2.0, reversible connector

FEATURES Sensors Fingerprint (front-mounted), accelerometer, gyro, proximity, compass, barometer

Messaging iMessage, SMS (threaded view), MMS, Email, Push EmailBrowser HTML5 (Safari)Java No

BATTERY   Non-removable Li-Ion 1715 mAh battery (6.91 Wh)Stand-by Up to 240 h (3G)Talk time Up to 14 h (3G)Music play Up to 50 h

TESTS Performance Basemark OS II 2.0: 2195Display Contrast ratio: 1481 (nominal), 3.783 (sunlight)Camera Photo / VideoLoudspeaker Voice 66dB / Noise 64dB / Ring 65dBAudio quality Noise -93.8dB / Crosstalk -73.2dBBattery life Endurance rating 62h

36

4.2.2. Công bố phù hợp tiêu chuẩn

37

4.3. Samsung Galaxy S8

Hình 13 – Điện thoại di động Samsung Galaxy S8

4.3.1. Thông s kỹ thu tố ậ

NETWORK Technology GSM / HSPA / LTE2G bands GSM 850 / 900 / 1800 / 1900 - SIM 1 & SIM 2 (dual-SIM model only)3G bands HSDPA 850 / 900 / 1700(AWS) / 1900 / 21004G bands Model SM-G9500

LTE band 1(2100), 2(1900), 3(1800), 4(1700/2100), 5(850), 7(2600), 8(900), 12(700), 13(700), 17(700), 18(800), 19(800), 20(800), 25(1900), 26(850), 28(700), 32(1500), 66(1700/2100), 38(2600), 39(1900), 40(2300), 41(2500)

Speed HSPA 42.2/5.76 Mbps, LTE-A (4CA) Cat16 1024/150 MbpsGPRS YesEDGE Yes

LAUNCH Announced 2017, MarchStatus Available. Released 2017, April

BODY Dimensions 148.9 x 68.1 x 8 mm (5.86 x 2.68 x 0.31 in)Weight 155 g (5.47 oz)

38

Build Corning Gorilla Glass 5 back panelSIM Single SIM (Nano-SIM) or Dual SIM (Nano-SIM, dual stand-by)  - Samsung Pay (Visa, MasterCard certified)

- IP68 certified - dust/water proof over 1.5 meter and 30 minutesDISPLAY Type Super AMOLED capacitive touchscreen, 16M colors

Size 5.8 inches (~83.6% screen-to-body ratio)Resolution 1440 x 2960 pixels (~570 ppi pixel density)

PLATFORM OS Android 7.0 (Nougat)Chipset Exynos 8895 Octa – EMEA

Qualcomm MSM8998 Snapdragon 835 - USA & ChinaCPU Octa-core (4x2.3 GHz & 4x1.7 GHz) – EMEA

Octa-core (4x2.35 GHz Kryo & 4x1.9 GHz Kryo) - USA & ChinaGPU Mali-G71 MP20 – EMEA

Adreno 540 - USA & ChinaMEMORY Card slot microSD, up to 256 GB (dedicated slot) - single-SIM model

microSD, up to 256 GB (uses SIM 2 slot) - dual-SIM modelInternal 64 GB, 4 GB RAM

CAMERA Primary 12 MP, f/1.7, 26mm, phase detection autofocus, OIS, LED flash Features 1/2.5" sensor size, 1.4 µm pixel size, geo-tagging, simultaneous 4K video

and 9MP image recording, touch focus, face/smile detection, Auto HDR, panorama

Video 2160p@30fps, 1080p@60fps, HDR, dual-video rec. Secondary 8 MP, f/1.7, autofocus, 1440p@30fps, dual video call, Auto HDR

SOUND Alert types Vibration; MP3, WAV ringtonesLoudspeaker Yes3.5mm jack Yes  - 32-bit/384kHz audio

- Active noise cancellation with dedicated micCOMMS WLAN Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac, dual-band, Wi-Fi Direct, hotspot

Bluetooth 5.0, A2DP, LE, aptXGPS Yes, with A-GPS, GLONASS, BDS, GALILEONFC YesRadio NoUSB 3.1, Type-C 1.0 reversible connector

FEATURES Sensors Iris scanner, fingerprint (rear-mounted), accelerometer, gyro, proximity, compass, barometer, heart rate, SpO2

Messaging SMS(threaded view), MMS, Email, Push Mail, IMBrowser HTML5Java No

BATTERY   Non-removable Li-Ion 3000 mAh batteryTalk time Up to 20 h (3G)Music play Up to 67 h

TESTS Performance Basemark OS II: 3272 / Basemark OS II 2.0: 3376Basemark X: 42370

Display Contrast ratio: Infinite (nominal), 4.768 (sunlight)Camera Photo / VideoLoudspeaker Voice 66dB / Noise 70dB / Ring 72dB

39

Audio quality

Noise -92.5dB / Crosstalk -92.8dB

Battery life Endurance rating 84h

4.3.2. Công bố phù hợp tiêu chuẩn

4.4. Sony Xperia XZ Premium

4.4.1. Thông s kỹ thu tố ậ

NETWORK Technology GSM / HSPA / LTE2G bands GSM 850 / 900 / 1800 / 1900 - SIM 1 & SIM 2 - G81423G bands HSDPA 800 / 850 / 900 / 1700(AWS) / 1900 / 2100 - G8141, G81424G bands Model G8141, G8142

LTE band 1(2100), 2(1900), 3(1800), 4(1700/2100), 5(850), 7(2600), 8(900), 12(700), 13(700), 17(700), 19(800), 20(800), 26(850), 28(700), 29(700), 32(1500), 38(2600), 39(1900), 40(2300), 41(2500)

Speed HSPA 42.2/5.76 Mbps, LTE-A (2CA) Cat16 1024/150 Mbps

40

GPRS YesEDGE Yes

LAUNCH Announced 2017, FebruaryStatus Available. Released 2017, June

BODY Dimensions 156 x 77 x 7.9 mm (6.14 x 3.03 x 0.31 in)Weight 195 g (6.88 oz)Build Corning Gorilla Glass 5 back panelSIM Single SIM (Nano-SIM) - G8141

Dual SIM (Nano-SIM, dual stand-by) - G8142DISPLAY Type IPS LCD capacitive touchscreen, 16M colors

Size 5.46 inches (~68.4% screen-to-body ratio)Resolution 3840 x 2160 pixels (~807 ppi pixel density)Multitouch Yes, up to 10 fingersProtection Corning Gorilla Glass 5

PLATFORM OS Android 7.1 (Nougat)Chipset Qualcomm MSM8998 Snapdragon 835CPU Octa-core (4x2.45 GHz Kryo & 4x1.9 GHz Kryo)GPU Adreno 540

MEMORY Card slot microSD, up to 256 GB (dedicated slot) - single-SIM modelmicroSD, up to 256 GB (uses SIM 2 slot) - dual-SIM model

Internal 64 GB, 4 GB RAMCAMERA Primary 19 MP, f/2.0, 25mm, EIS (gyro), predictive phase detection and laser

autofocus, LED flash Features 1/2.3" sensor size, geo-tagging, touch focus, face detection, HDR,

panoramaVideo 2160p@30fps, 720p@960fps, HDR, check qualitySecondary 13 MP, f/2.0, 22mm, 1/3" sensor size, 1.12 µm pixel size, 1080p

SOUND Alert types Vibration; MP3, WAV ringtonesLoudspeaker Yes, with stereo speakers3.5mm jack Yes  - 24-bit/192kHz audio

- Active noise cancellation with dedicated micCOMMS WLAN Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac, dual-band, Wi-Fi Direct, DLNA, hotspot

Bluetooth 5.0, A2DP, aptX, LEGPS Yes, with A-GPS, GLONASS, BDS, GALILEONFC YesRadio NoUSB 3.1, Type-C 1.0 reversible connector; USB Host

FEATURES Sensors Fingerprint (side-mounted, region dependent), accelerometer, gyro, proximity, barometer, compass, color spectrum

Messaging SMS (threaded view), MMS, Email, IM, Push EmailBrowser HTML5Java No

BATTERY   Non-removable Li-Ion 3230 mAh batteryTESTS Performance Basemark OS II: 4127 / Basemark X: 38507

Display Contrast ratio: 1238:1 (nominal), 2.877 (sunlight)Camera Photo / VideoLoudspeaker Voice 62dB / Noise 65dB / Ring 71dB

41

Các nhà sản xuất thiết bị hàng đầu trên thế giới đều đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế về tương thích điện từ (EMC) làm cơ sở để đánh giá và quản lý chất lượng sản phẩm thiết bị đầu cuối người sử dụng trong mạng 4G về mặt tương thích điện từ, cụ thể:

- Tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-1 quy định các yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị thông tin vô tuyến và phụ trợ liên quan;

- Tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-3 quy định các yêu cầu chung về EMC cho các loại thiết bị vô tuyến cự ly ngắn (SRD) và thiết bị phụ trợ liên quan trong dải tần từ 9 kHz đến 246 GHz;

- Tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-7 quy định các yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị đầu cuối di động GSM Pha 1, Pha 2, Pha 2+; thiết bị vô tuyến cầm tay, di động WCDMA dùng để phát thoại/số liệu trong hệ thống thông tin di động số; và các thiết bị phụ trợ liên quan;

- Tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-17 quy định các yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị trong hệ thống truyền dữ liệu băng rộng;

- Tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-24 quy định các yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị đầu cuối vô tuyến (UE) di động và cầm tay trong hệ thống thông tin di động IMT-2000 CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA) và các thiết bị phụ trợ liên quan;

- Tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-52 quy định các yêu cầu về EMC cho các thiết bị đầu cuối di động và phụ trợ liên quan trong hệ thống thông tin di động:

+ UTRA, WCDMA (IMT-2000 trải phổ trực tiếp W-CDMA, UMTS);

+ E-UTRA, LTE (IMT-2000 và IMT Advanced);

+ GSM (SC IMT-2000, công nghệ GSM/EDGE).

Như vậy, tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-52 đã được các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối di động thùa nhận và chấp thuận áp dụng là một tiêu chuẩn quy định chung về EMC cho các thiết bị đầu cuối di động 2G, 3G và 4G. Ngoài ra, tiêu chuẩn này là sự hội tụ các quy định yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị đầu cuối vô tuyến và phụ trợ dùng trong tất cả các mạng thông tin di động (đây là sự tổng hợp của 02 tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-7 và EN 301 489-24) và đang được cơ quan tiêu chuẩn Châu Âu ETSI phê duyệt, dự kiến ban hành vào thắng 01 năm 2018.

Vì vậy, trong quá trình lựa chọn sở cứ xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn về tương thích điện từ cho các thiết bị đầu cuối di động, đặc biệt là thiết bị đầu cuối 4G cần tham khảo và tham chiếu đến tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-52.

43

5. Tình hình chuẩn hóa về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ mạng thông tin di động 4G trong và ngoài nước

Trong lĩnh vực điện tử viễn thông, thiết bị vô tuyến đã đóng vai trò quan trọng cả về mặt số lượng, chủng loại và tính năng ứng dụng. Sự khác biệt của thiết bị vô tuyến là sử dụng môi trường truyền dẫn không gian tự do để truyền sóng điện từ. Việc truyền lan sóng khắp mọi nơi có thể gây nhiễu đến các thiết bị điện tử khác. Vì vậy, cần phải có các biện pháp thiết kế, tiêu chuẩn hóa, quản lý thích hợp để phòng ngừa và làm giảm ảnh hưởng nhiễu của các thiết bị vô tuyến, cụ thể:

Phổ tần:

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ITU đã đưa ra thể lệ vô tuyến quy định cụ thể các dải tần số hoạt động, quy định về mức công suất cực đại, sai số tần số/công suất cho phép đối với từng loại thiết bị và dịch vụ vô tuyến sử dụng trên toàn thế giới nhằm tránh sự chồng lấn tần số và giảm nhiễu có hại trong các thiết bị và hệ thống vô tuyến.

Mặc dù đã có nhiều quy định quốc tế, khu vực, quốc gia về sử dụng và phân bổ tần số cho từng loại thiết bị vô tuyến, nhưng tùy thuộc vào chất lượng thiết bị các phát xạ không mong muốn ít nhiều vẫn tồn tại và là tác nhân gây nhiễu. Chính vì vậy mà các quốc gia cần phải có các biện pháp đo lường, kiểm chuẩn, hợp quy để quản lý hoạt động của các thiết bị này.

Khả năng phát xạ nhiễu:

Đối với một thiết bị vô tuyến bất kỳ đều tồn tại hai dạng phát xạ: phát xạ mong muốn và phát xạ không mong muốn.

Phát xạ mong muốn là phát xạ có ích nhằm truyền dẫn thông tin có chủ định từ máy phát hoặc bộ phận phát xạ đến máy thu hoặc bộ phận tiếp nhận. Phát xạ này được phát ra từ anten chính của máy phát. Phát xạ chính được đặc trưng bởi công suất phát và tần số/ dải tần số phát quy định theo thiết bị vô tuyến cụ thể.

Phát xạ không mong muốn là các phát xạ nhiễu bao gồm phát xạ ngoài băng, phát xạ giả gây ra do quá trình điều chế, chất lượng hạn chế của các bộ lọc, các phần tử phi tuyến, phát xạ hài, xuyên điều chế, đổi tần.....Các phát xạ không mong muốn có thể được phát ra từ anten chính, các cổng của thiết bị như cổng nguồn điện lưới, cổng nguồn một chiều, cổng vỏ, cổng thông tin điều khiển.....Phát xạ không mong muốn là các phát xạ nhiễu cần được hạn chế tối thiểu và được quy định bởi mức phát xạ và tần số phát xạ nhiễu cho phép theo quy định của các tổ chức tiêu chuẩn và cơ quan quản lý nhà nước về thiết bị vô tuyến.

Khả năng miễn nhiễm:

Do thiết bị vô tuyến thường xuyên làm việc trong môi trường có các nhiễu nên chúng phải được thiết kế có khả năng chịu được các nhiễu này ở một mức độ nhất định. Khả năng thiết bị vô tuyến có thể hoạt động bình thường không suy giảm chức năng trong môi

44

trường nhiễu được gọi là miễn nhiễm. Để đánh giá miễn nhiễm của thiết bị vô tuyến người ta căn cứ vào khả năng làm việc của chúng đối với trường điện từ tần số vô tuyến, hiện tượng phóng tĩnh điện, hiện tượng đột biến, hiện tượng thay đổi, thăng giáng, quá áp nguồn điện cung cấp v.v. Trong môi trường cùng hoạt động ảnh hưởng lẫn nhau, các thiết bị vô tuyến cần phải được thiết kế chế tạo ở mức miễn nhiễm nhất định được tiêu chuẩn hóa phù hợp với từng loại thiết bị và với từng môi trường làm việc cụ thể.

Thiết bị đầu cuối và phụ trợ mạng thông tin di động là một chủng loại thiết bị vô tuyến. Vì vậy, thiết bị này tuân thủ các quy định quản lý chung đối với thiết bị vô tuyến.

5.1. Ngoài nước

Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như ITU, IEC, ETSI, FCC… đã ban hành nhiều khuyến nghị và tiêu chuẩn về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến. Các yêu cầu kỹ thuật đặc trưng cho tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến bao gồm phát xạ nhiễu và khả năng miễn nhiễm. Sau đây là một số tiêu chuẩn tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

5.1.1. Tổ chức tiêu chuẩn hóa ITU

Các khuyến nghị của ITU:

- Recommendation ITU-R SM.329-10: “Unwanted emissions in the spurious domain”;

- Recommendation ITU-R SM. 1541-1: “Unwanted emissions in the out of band domain”;

- Recommendation ITU-R SM.1539 (2001): “ Variation of the boundary between the out – of – band and spurious domains required for the application of Recommendations ITU-R SM.1541 and ITU-R SM.329”;

- ITU Recommendation K.43 (7/2003): Immunity requyrements for telecommunication equipment;

- ITU-T Recommendation K.34 (7/2003): Classification of electromagnetic environmental conditions for telecommunication equypment – Basic EMC Recommendation;

- ITU-T Recommendation K.38 (7/2003): Radiated emission test procedure for physically large systems;

- ITU-T Recommendation K.80 (7/2009): EMC requyrements for telecommunication network equypment (1GHz - 6GHz);

- ITU-T Recommendation K.48 (2006): EMC requyrements for telecommunication equypment – Product family Recommendation.

Nhận xét:

45

Các tiêu chuẩn, khuyến nghị của ITU đề cập đến các yêu cầu chung vế EMC cho các hệ thống và dịch vụ viễn thông hoặc họ thiết bị trong một hệ thống viễn thông Các tiêu chuẩn này thường dùng làm tài liệu tham chiếu cho các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và vùng lãnh thổ áp dụng nhưng ITU không đưa ra các yêu cầu về EMC riêng cho một loại thiết bị cụ thể.

5.1.2. Tổ chức tiêu chuẩn hóa IEC

Hệ thống tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission – IEC) vẫn được đánh giá là đầy đủ nhất, đồng thời hệ thống tiêu chuẩn này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy các tiêu chuẩn của tổ chức này để viện dẫn hoặc tham khảo cho việc ban hành các tiêu chuẩn quốc gia hay vùng lãnh thổ. Các tài liệu của IEC được chia thành 2 nhóm chính:

- Các tiêu chuẩn tương thích điện từ cơ bản: Các tiêu chuẩn cơ bản của IEC quy định các điều kiện hoặc các nguyên tắc chung để đạt được sự tương thích điện từ. Các tiêu chuẩn này được bao gồm trong các bộ tiêu chuẩn IEC 61000 hoặc CISPR x;

- Các tiêu chuẩn áp dụng cho các sản phẩm: Chúng có thể là các tiêu chuẩn tương thích điện từ chung hoặc tiêu chuẩn tương thích điện từ cho một sản phẩm cụ thể, đó là các nguyên tắc áp dụng các tiêu chuẩn cơ bản cụ thể.

Liên quan đến lĩnh vực tương thích điện từ EMC, IEC có hai bộ tiêu chuẩn:

IEC 61000: IEC 61000 1-x, IEC 61000 2-x, IEC 61000 3-x, IEC 61000 4-x

- IEC 61000-1-1 /TCVN 7909-1-1, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 1: General - Section 1: Application and interpretation of fundamental definitions and terms;

- IEC 61000-2-1 , Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 2: Environment - Section 1: Description of the environment - Electromagnetic environment for low-frequency conducted disturbances and signalling in public power supply systems

- IEC 61000-2-3 , Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 2: Environment - Section 3: Description of the environment - Radiated and non-network-frequency-related conducted phenomena;

- IEC 61000-3-2 , Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3-2 - Limits - Limits for harmonic current emissions (equypment input current ≤ 16 A per phase);

- IEC 61000-3-4 , Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3-4: Limits - Limitation of emission of harmonic currents in low-voltage power supply systems for equypment with rated current greater than 16 A;

- IEC 61000-4-2 / TCVN 8241-4-2, Electromagnetic compatibility (EMC)- Part 4-2: Testing and measurement techniques - Electrostatic discharge immunity test;

46

- IEC 61000-4-3 / TCVN 8241-4-3, Electromagnetic compatibility (EMC)- Part 4-3: Testing and measurement techniques - Radiated, radio-frequency, electromagnetic field immunity test;

- IEC 61000-4-4 , Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-4: Testing and measurement techniques - Electrical fast transient/burst immunity test;

- IEC 61000-4-5 / TCVN 8241-4-5, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-5: Testing and measurement techniques - Surge immunity test;

- IEC 61000-4-6 / TCVN 8241-4-6, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-6: Testing and measurement techniques - Immunity to conducted disturbances, induced by radio-frequency fields;

- IEC 61000-4-7 , Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-7: Testing and measurement techniques - General guide on harmonics and interharmonics measurements and instrumentation, for power supply systems and equypment connected thereto;

- IEC 61000-4-8 / TCVN 8241-4-8, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-8: Testing and measurement techniques - Power frequency magnetic field immunity test;

- IEC 61000-4-9 , Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-9: Testing and measurement techniques - Pulse magnetic field immunity test;

- IEC 61000-4-11 / TCVN 8241-4-11, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-11: Testing and measurement techniques - Voltage dips, short interruptions and voltage variations immunity tests.

CISPR: Các tiêu chuẩn CISPR đưa ra các yêu cầu về phát xạ nhiễu từ các thiết bị điện, điện tử, thiết bị vô tuyến và các phương pháp đo, thiết bị đo tương ứng. Trong đó:

- CISPR 11 , Industrial, scientific and medical (ISM) radio-frequency equypment - Electromagnetic disturbance characteristics - Limits and methods of measurement;

- CISPR 12 , Vehicles, boats and internal combustion engine driven devices - Radio disturbance characteristics - Limits and methods of measurement for the protection of receivers except those installed in the vehicle/boat/device itself or in adjacent vehicles/boats/devices;

- CISPR 14-1 , Electromagnetic compatibility - Requyrements for household appliances, electric tools and similar apparatus - Part 1: Emission;

- CISPR 14-2 , Electromagnetic compatibility - Requyrements for household appliances, electric tools and similar apparatus - Part 2: Immunity - Product family standard;

47

- CISPR 16-1 , Specification for radio disturbance and immunity measurement apparatus and methods - Part 1: Radio disturbance and immunity measuring apparatus;

- CISPR 16-2 , Specification for radio disturbance and immunity measurement apparatus and methods - Part 2: Methods of measurement of disturbances and immunity;

- CISPR 16-3 , Specification for radio disturbance and immunity measurement apparatus and methods - Part 3: Reports and recommendations of CISPR;

- CISPR 16-4 , Part 4-1: Uncertainties, statistics and limit modelling — Uncertainties instandardized EMC tests;

- CISPR 22 , Information technology equypment - Radio disturbance characteristics - Limits and methods of measurement;

- CISPR 24 / TCVN 7317:2003, Information technology equypment - Immunity characteristics - Limits and methods of measurement;

- CISPR 25 , Vehicles, boats and internal combustion engines - Radio disturbance characteristics - Limits and methods of measurement for the protection of on-board receivers".

Nhận xét:

CISPR 16 gồm 14 tiêu chuẩn quy định thiết bị và các phương pháp đo nhiễu và khả năng miễn nhiễm đối với chúng ở các tần số trên 9 kHz. CISPR 16-1 bao gồm 5 phần, quy định điện áp, dòng điện và dụng cụ đo trường cho các loại nhiễu băng rộng và hẹp ở các tần số này, bao gồm các đặc tính kỹ thuật cho thiết bị chuyên biệt cần để đo nhiễu liên tục.

CISPR 22 là tiêu chuẩn về họ sản phẩm của IEC. Tiêu chuẩn quốc tế CISPR 22 “Information technolory equipment - Radio disturbance characteristics - Limits and methods of measurement” đề cập cụ thể đến giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu vô tuyến của thiết bị công nghệ thông tin. Tiêu chuẩn CISPR 22 đã được bổ sung cập nhật trong các phiên bản đã ban hành gần đây nhất.

CISPR 25 đưa ra các giới hạn nhiễu vô tuyến và phương pháp đo kiểm để bảo vệ máy thu trên tàu thuyền.

CISPR 11 đề cập đặc tính nhiễu điện từ, phương pháp đo nhiễu đối với các thiết bị dùng trong công nghiệp, y tế và khoa học thoạt động ở tần số vô tuyến.

Các bộ tiêu chuẩn về EMC của IEC là các bộ tiêu chuẩn khá đầy đủ đáp ứng cho các phép đo phát xạ và thử miễn nhiễm của thiết bị vô tuyến nói chung, tuy nhiên không có tiêu chuẩn áp dụng cho một chủng loại thiết bị vô tuyến cụ thể.

48

5.1.3. Các tiêu chuẩn của ISO

Các tiêu chuẩn EMC của ISO tập trung chủ yếu vào nhiễu điện trong lĩnh vực phương tiện vận tải như:

- ISO 11451-1 , Road vehicles - Vehicle test methods for electrical disturbances from narrowband radiated electromagnetic energy - Part 1: General and definitions;

- ISO 11451-2 , Road vehicles - Vehicle test methods for electrical disturbances from narrowband radiated electromagnetic energy - Part 2: Off-vehicle radiation source;

- ISO 11451-3 , Road vehicles - Vehicle test methods for electrical disturbances from narrowband radiated electromagnetic energy - Part 3: On-board transmitter simulation;

- ISO 11451-4 , Road vehicles - Vehicle test methods for electrical disturbances from narrowband radiated electromagnetic energy - Part 4: Bulk current injection (BCI);

- ISO 11452 , Road vehicles - Electrical disturbances by narrowband radiated electromagnetic energy - Component test methods;

- ISO 13766 , Earthmoving Machinery - Electromagnetic Compatibility;

- ISO 14982 , Agricultural and forestry machinery -- Electromagnetic compatibility -- Test methods and acceptance criteria.

Nhận xét :

Các tiêu chuẩn EMC của ISO tập trung chủ yếu vào nhiễu điện trong lĩnh vực phương tiện vận tải.

5.1.4. Tổ chức tiêu chuẩn hóa ETSI

ETSI đã tập trung xây dựng một bộ tiêu chuẩn về tương thích điện từ EMC cho các thiết bị vô tuyến, bao gồm các tiêu chuẩn cho họ sản phẩm cũng như cho một số thiết bị cụ thể. Trên cơ sở dựa vào một số tiêu chuẩn EMC của ITU và IEC, các tiêu chuẩn của ETSI cụ thể hóa các yêu cầu kỹ thuật như điều kiện đo kiểm, các chỉ tiêu đánh giá và tiêu chí đánh giá EMC cho từng thiết bị. Về các giới hạn và phương pháp đo kiểm phát xạ và miễn nhiễm theo tiêu chuẩn EMC của ETSI được tham chiếu từ các tiêu chuẩn 61000–x, CISPR –x của IEC.

- Bộ tiêu chuẩn đa phần ETSI EN 301 489 “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services. Tương thích điện từ và phổ vô tuyến (ERM); Tiêu chuẩn tương thích điện từ (EMC) đối với thiết bị và dịch vụ vô tuyến”;

49

- EN 302 217-2-2: "Fixed Radio Systems; Characteristics and requirements for point-to-point equipment and antennas; Part 2-2: Digital systems operating in frequency bands where frequency co-ordination is applied; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive";

- EN 302 217-3 : "Fixed Radio Systems; Characteristics and requirements for point-to-point equipment and antennas; Part 3: Equipment operating in frequency bands where both frequency coordinated or uncoordinated deployment might be applied; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive";

- EN 302 326-2: "Fixed Radio Systems; Multipoint Equipment and Antennas; Part 2: Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive for Digital Multipoint Radio Equipment";

- EN 301 460-1: "Fixed Radio Systems; Point-to-multipoint equipment; Part 1: Point-to-multipoint digital radio systems below 1 GHz - Common parameters";

- EN 301 997-1: "Transmission and Multiplexing (TM); Multipoint equipment; Radio Equipment for use in Multimedia Wireless Systems (MWS) in the frequency band 40,5 GHz to 43,5 GHz; Part 1: General requirements".

Bộ tiêu chuẩn đa phần ETSI EN 301 489 “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equypment and services : Tương thích điện từ và phổ vô tuyến (ERM); Tiêu chuẩn tương thích điện từ (EMC) đối với thiết bị và dịch vụ vô tuyến”. Bộ tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các thiết bị vô tuyến đã nêu trong danh mục các phần tiêu chuẩn trên. Bộ tiêu chuẩn này được chấp thuận sử dụng hài hòa giữa các nước thuộc cộng đồng chung châu Âu và được nhiều nước chấp thuận áp dụng. Bộ tiêu chuẩn đưa ra một số tiêu chuẩn riêng áp dụng cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ liên quan trong mạng thông tin di động, cụ thể:

- ETSI EN 301 489-1: "Common technical requipments"; Các yêu cầu kỹ thuật chung;

- ETSI EN 301 489-3: "Specific conditions for Short-Range Devices (SRD) operating on frequencies between 9 kHz and 40 GHz"; Điều kiện riêng đối với thiết bị vô tuyến cự ly ngắn hoạt động trên các tần số từ 9 kHz đến 40 GHz;

- ETSI EN 301 489-7: "Specific conditions for mobile and portable radio and ancillary equypment of digital cellular radio telecommunications systems (GSM and DCS)"; Điều kiện riêng đối với thiết bị vô tuyến di động , lưu động và thiết bị phụ trợ trong hệ thống thông tin di động (GSM và DCS);

- ETSI EN 301 489-17: “"Specific conditions for Broadband Data Transmitting Systems"; Điều kiện riêng đối với hệ thống truyền dẫn băng rộng;

50

- ETSI EN 301 489-24: "Specific conditions for IMT-2000 CDMA Direct Spread for Mobile and portable (UE) radio and ancillary equypment"; Điều kiện riêng đối với thiết bị vô tuyến di động và lưu chuyển IMT-2000 CDMA trải phổ trực tiếp (UE) và thiết bị phụ trợ;

- ETSI EN 301 489-52: “Specific conditions for Cellular Communication Mobile and portable (UE) radio and ancillary equipment”; Điều kiện đối với thiết bị vô tuyến di động và cầm tay (UE) trong hệ thống thông tin di động.

Tiêu chuẩn ETSI TS 136.124: “Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Electromagnetic compatibility (EMC) requirements for mobile terminals and ancillary equipment” quy định các yêu cầu về EMC cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong mạng thông tin di động. Phiên bản 10 và các phiên bản tiếp theo của tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về EMC cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong mạng thông tin di động 4G theo công nghệ LTE và LTE-Advanced.

Nhận xét:

Các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật cho các thiết bị vô tuyến của ETSI là các tiêu chuẩn cơ sở chung đầy đủ và có hệ thống. Các tiêu chuẩn của các tổ chức khác thường tham chiếu đến các tài liệu của ETSI.

Các tiêu chuẩn được đưa ra áp dụng cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong mạng thông tin di động 4G nằm trong bộ tiêu chuẩn đa phần EN 301 489 gồm 02 tiêu chuẩn:

- ETSI EN 301 489-1 quy định các yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị thông tin vô tuyến và phụ trợ liên quan. Vì vậy, tiêu chuẩn này có thể được dùng làm cơ sở cho việc xây dựng quy chuẩn về EMC đối với thiết bị đầu cuối và phụ trợ mạng thông tin di động 4G nếu không có các tiêu chuẩn riêng cho các chủng loại thiết bị này;

- ETSI EN 301 489-52 quy định các yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị vô tuyến di động và cầm tay (UE) và phụ trợ liên quan trong hệ thống thông tin di động:

+ UTRA, WCDMA (IMT-2000 trải phổ trực tiếp W-CDMA, UMTS);

+ E-UTRA, LTE (IMT-2000 và IMT Advanced);

+ GSM (SC IMT-2000, công nghệ GSM/EDGE).

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị thông tin vô tuyến và phụ trợ liên quan áp dụng riêng cho hệ thống thông tin di động 4G LTE. Vì vậy, khi xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về EMC cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động 4G tại Việt Nam phải dựa trên các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn này.

51

Tuy nhiên, phiên bản duy nhất của tiêu chuẩn này là ETSI EN 489-52 V.1.1.0 (2016-11) mới chỉ là bản dự thảo (draft) và đang được cơ quan tiêu chuẩn Châu Âu ETSI phê duyệt và dự kiến ban hành vào tháng 01 năm 2018. Vì vậy, khi xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về EMC cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động 4G tại Việt Nam phải dựa trên các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn này và cần theo dõi lịch sử xuất bản và sửa chữa nhằm cập nhật và tuân thủ nội dung của tiêu chẩn này.

ETSI TS 136.124 từ phiên bản 10 trở đi quy định các yêu cầu về EMC cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong mạng thông tin di động 4G theo công nghệ LTE và LTE-Advanced. Tuy nhiên, tài liệu này chỉ là dạng TS do Ủy ban kỹ thuật (TC) của ETSI xây dựng và ban hành, không thuộc nhóm tiêu chuẩn hài hòa, ít được sử dụng để xây dựng tiêu chuẩn/quy chuẩn quốc gia.

5.1.5. Nhóm Dự án đối tác thế hệ thứ 3 (3GPP)

Nhóm Dự án đối tác thế hệ thứ 3 (viết tắt tên tiếng Anh của cụm từ Third Generation Partnership Project - 3GPP) là một sự hợp tác giữa các nhóm hiệp hội viễn thông, nhằm tạo ra một tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ 3 (3G) áp dụng toàn cầu nằm trong dự án Viễn thông di động quốc tế - 2000 của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Các chỉ tiêu kỹ thuật của 3GPP được dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật của Hệ thống thông tin di động toàn cầu. 3GPP thực hiện chuẩn hóa kiến trúc Mạng vô tuyến, Mạng lõi và dịch vụ.

Các nhóm hợp tác tạo nên 3GPP là Viện các tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI), Hiệp hội thương mại và công nghiệp vô tuyến/Ủy ban công nghệ viễn thông (ARIB/TTC) (Nhật Bản), Hiệp hội tiêu chuẩn truyền thông Trung Quốc (CCSA), Liên minh các giải pháp công nghiệp viễn thông (ATIS) (Bắc Mỹ) và Hiệp hội công nghệ viễn thông (TTA) (Hàn Quốc). Dự án được thành lập vào tháng 12 năm 1998.

Nhóm 3GPP khác với nhóm Dự án 2 đối tác thế hệ thứ 3 (3GPP2), nhóm 3GPP2 xác định các tiêu chuẩn cho công nghệ 3G khác dựa trên IS-95 (CDMA), thường gọi là CDMA2000.

Các tiêu chuẩn của 3GPP được cấu trúc như các Phiên bản (Release). Thảo luận của 3GPP do đó thường xuyên được tham chiếu tới chức năng trong 1 release này hoặc release khác.

Phạm vi của 3GPP đưa ra các yêu cầu kỹ thuật toàn cầu cho hệ thống di động 3G dựa trên phát triển mạng lõi GSM, bao gồm WCDMA dựa trên truy nhập vô tuyến UTRA FDD và TD-CDMA dựa trên truy nhập vô tuyến UTRA TDD. Nhiệm vụ phát triển và duy trì các yêu cầu kỹ thuật GSM/EDGE được bổ sung cho 3GPP ở giai đoạn sau và hiện tại bao gồm cả LTE (E-UTRA). Các yêu cầu về UTRA, E-UTRA và GSM/EDGE được phát triển, duy trì và chấp thuận trong 3GPP. Sau khi chấp thuận, các tổ chức đối tác sẽ chuyển đổi và phát hành sang tiêu chuẩn tương ứng ở từng vùng.

52

Song song với các công việc 3GPP ban đầu, hệ thống 3G dựa trên TS-SCDMA cũng được phát triển ở Trung Quốc. TD-SCDMA cũng được sáp nhập vào Release 4 của quy định kỹ thuật 3GPP bổ sung vào chế độ TDD. Các công việc ở 3GPP được thực hiện với các khuyến nghị ITU có liên quan và kết quả của công tác cũng được trình đến ITU như một phần của IMT-2000 và IMT-Advanced.

Các đối tác trong tổ chức có nghĩa vụ xác định các yêu cầu theo khu vực có thể đưa ra các tùy chọn trong tiêu chuẩn. Ví dụ như các băng tần số của khu vực và các yêu cầu bảo vệ đặc biệt từ địa phương đến khu vực. Các yêu cầu kỹ thuật trên được phát triển theo hướng chuyển vùng quốc tế và các thiết bị đầu cuối dùng lẫn nhau giữa các khu vực. Điều này nghĩa là các yêu cầu ở nhiều khu vực về bản chất sẽ phải là các yêu cầu chung toàn cầu cho tất cả các thiết bị, khi một thiết bị chuyển vùng phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt cho mọi khu vực. Tùy chọn theo khu vực trong yêu cầu kỹ thuật thường liên quan đến trạm gốc hơn là thiết bị đầu cuối.

Các yêu cầu kỹ thuật của tất cả các phiên bản có thể được cập nhật sau mỗi lần hội thảo TSG diễn ra 4 lần trong 1 năm. Các tài liệu 3GPP được phân chia thành các phiên bản, mỗi phiên bản sẽ có một bộ các đặc tính được bổ sung so với phiên bản trước đó. Các đặc tính này được xác định trong biên bản đồng ý của Work Items và được thực hiện bởi các TSG. Các phiên bản từ Release 8 trở về sau với một số tính năng chính dành cho LTE. Phiên bản Release 10 của LTE là phiên bản đầu tiên được chấp nhận bởi ITU-R như là một công nghệ IMT-Advanced và do đó cũng là phiên bản đầu tiên được gọi là LTE-Advanced như mô tả trong Hình 14.

Hình 14 – Các phiên bản liên quan đến LTE và LTE-Advanced của 3GPP

3GPP đưa ra các tiêu chuẩn quy định các yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động, cụ thể:

Tiêu chuẩn 3GPP 36.124: “Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Electromagnetic compatibility (EMC) requirements for mobile terminals and ancillary equipment” quy định các yêu cầu về EMC cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong

53

mạng thông tin di động. Phiên bản 10 và các phiên bản tiếp theo của tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về EMC cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong mạng thông tin di động 4G theo công nghệ LTE và LTE-Advanced. Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn ETSI TS 136.124 của ETSI.

Nhận xét:

Hệ thống các tiêu chuẩn 3GPP đã đưa ra đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đo cho các thiết bị trong các mạng di động GSM (bao gồm cả GPRS và EDGE), W-CDMA (bao gồm cả HSPA) và LTE (bao gồm cả LTE-Advanced). Hiện nay, hầu hết tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật của LTE/LTE-Advanced đều do tổ chức 3GPP xây dựng và được các tổ chức như ITU, ETSI… tham chiếu trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, khuyến nghị về các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp cho các thiết bị liên quan.

5.1.6. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn tại một số nước tại một số nước trên thế giới

5.1.6.1. Liên minh châu Âu

Ngày 22.5.2014 Văn phòng của Liên minh châu Âu (Official Journal of the European Union) ra thông báo số L 153/62 (DIRECTIVE 2014/53/EU OF THE EUROPEAN PARLIAMENT AND OF THE COUNCIL of 16 April 2014 on the harmonisation of the laws of the Member States relating to the making available on the market of radio equipment and repealing Directive 1999/5/EC) thông báo về việc Chỉ thị số 2014/53/EU thay thế cho Chỉ thị số 1999/5/EC. Mục đích của Chị thị này là thiết lập một khung quản lý mới đối với thiết bị vô tuyến và thiết bị đầu cuối viễn thông trong việc đưa ra thị trường, vận chuyển tự do và đưa vào sử dụng trong cộng đồng châu Âu. Mục 3.2 của Chỉ thị này quy định rõ thiết bị vô tuyến phải được chế tạo để có thể sử dụng hiệu quả phổ tần số phân bổ cho thông tin vô tuyến mặt đất/ không gian và các quỹ đạo cũng như tránh gây ra các nhiễu có hại.

Ngày 8.7.2016 Văn phòng này cũng ra thông báo số 2016/C 249/01 về việc phát hành tiêu đề và tham chiếu của các tiêu chuẩn hài hoà về thiết bị vô tuyến. Trong thông báo này, tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-1 quy định các yêu cầu chung về EMC cho tất cả các thiết bị vô tuyến, trong đó bao gồm cả thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong mạng thông tin di động 2G, 3G và 4G.

Ngoài ra, Liên minh Châu Âu đã thừa nhận tiêu chuẩn riêng quy định chung về EMC cho các thiết bị đầu cuối di động 2G, 3G và 4G là tiêu chuẩn ETSI EM 301 489-52. Tiêu chuẩn này là sự hội tụ các quy định yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị đầu cuối vô tuyến và phụ trợ dùng trong tất cả các mạng thông tin di động (đây là sự tổng hợp của 02 tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-7 và EN 301 489-24) và đang được cơ quan tiêu chuẩn Châu Âu ETSI phê duyệt, dự kiến ban hành vào tháng 01 năm 2018.

5.1.6.2. Mỹ

Liên minh các giải pháp công nghiệp viễn thông (ATIS) (Bắc Mỹ) là cơ quan quản lý viễn thông khu vực Bắc Mỹ, đồng thời là một thành viên trong nhóm hợp tác tạo nên

54

3GPP, vì vậy các yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong mạng thông tin di động 4G tuân thủ theo các tiêu chuẩn 3GPP quy định.

5.1.6.3. Trung Quốc

Hiệp hội tiêu chuẩn truyền thông Trung Quốc (CCSA) là cơ quan quản lý viễn thông tại Trung Quốc, đồng thời là một thành viên trong nhóm hợp tác tạo nên 3GPP, vì vậy các yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong mạng thông tin di động 4G tuân thủ theo các tiêu chuẩn 3GPP quy định.

5.1.6.4. Nhật Bản

Hiệp hội thương mại và công nghiệp vô tuyến/Ủy ban công nghệ viễn thông (ARIB/TTC) là cơ quan quản lý viễn thông tại Trung Quốc, đồng thời là một thành viên trong nhóm hợp tác tạo nên 3GPP, vì vậy các yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong mạng thông tin di động 4G tuân thủ theo các tiêu chuẩn 3GPP quy định.

5.1.6.5. Hàn Quốc

Hiệp hội công nghệ viễn thông (TTA) là cơ quan quản lý viễn thông tại Hàn Quốc, đồng thời là một thành viên trong nhóm hợp tác tạo nên 3GPP, vì vậy các yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong mạng thông tin di động 4G tuân thủ theo các tiêu chuẩn 3GPP quy định.

Nhận xét chung:

Các khuyến nghị của ITU gồm những khái niệm cơ bản, khuyến nghị các giao diện vô tuyến, đặc tính kỹ thuật chung … Khuyến nghị của ITU không đưa ra các yêu cầu cụ thể cũng như phương pháp đo kiểm cho từng loại thiết bị trong hệ thống thông tin di động quốc tế IMT-Advanced, bao gồm cả thiết bị đầu cuối trong hệ thống thông tin di động 4G.

Trong khi đó các tiêu chuẩn của ETSI quy định các các mức ngưỡng cụ thể đối với từng loại thiết bị. ETSI đã xuất bản tiêu chuẩn hài hòa ETSI EN 301 489-52 quy định các yêu cầu chung về EMC cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động trong đó có cả thiết bị đầu cuối trong mạng 4G.

Qua khảo sát tình hình quản lý và chuẩn hóa của một số nước trên thế giới có chính sách quản lý viễn thông tương đồng với Việt Nam (chứng nhận hợp chuẩn- Type Approval) thì hầu hết các nước đều có các tiêu chuẩn tham chiếu hoặc quy định chuẩn tuân thủ về EMC cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong mạng thông tin di động 4G là ETSI EN 301 489-52, đây là tiêu chuẩn hài hòa quy định các yêu cầu về EMC chung cho các thiết bị di động và phụ trợ trong mạng thông tin di động.

55

5.2. Trong nước

Bộ TTTT đã ban hành một số quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến tương thích điện từ dùng chung cho các thiết bị vô tuyến trên cơ sở tham chiếu các tiêu chuẩn quốc tế như ETSI, IEC….

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành một sô tiêu chuẩn cơ bản về lĩnh vực EMC như TCVN 7189: 2009, TCVN 8241 x-x: 2009; …. trên cơ sở áp dụng nguyên vẹn các tiêu chuẩn quốc tế IEC như bộ tiêu chuẩn IEC 61000, bộ tiêu chuẩn CISPR 16, CISPR 22, CISPR 24, CISPR 25 …

5.2.1. Tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Bộ TTTT đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ EMC:

- QCVN 18:2014/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện”;

- QCVN 31:2011/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát hình quảng bá mặt đất sử dụng kỹ thuật số DVB-T”;

- QCVN 86: 2015/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với các thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động GSM và DCS”;

- QCVN 93: 2015/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị truyền hình ảnh số không dây”;

- QCVN 94: 2015/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin băng siêu rộng”;

- QCVN 96: 2015/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần từ 9 KHz đến 40 GHz”;

- QCVN 100: 2015/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị trung kế vô tuyến điện mặt đất (TETRA)”;

- QCVN 103: 2016/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị trạm gốc, lập và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động GSM, W-CDMA FDD và LTE”.

5.2.2. Tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công Nghệ (KHCN) ban hành

Dưới đây là liệt kê một số tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đã ban hành có liên quan đến phạm vi đề tài:

- TCVN 7189:2009/ CISPR 22:2006 Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến – Giới hạn và phương pháp đo;

- TCVN 8235:2009 / ITU-K48, K43, K34 Tương thích điện từ (EMC) - Thiết bị mạng viễn thông – Yêu cầu về tương thích điện từ;

56

- TCVN 8241-4-2:2009/IEC 61000-4-2:2001 Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4- 2: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện

- TCVN 8241-4-3:2009/IEC 61000-4-3:2006 Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4- 3: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu phát xạ tần số vô tuyến;

- TCVN 8241-4-5:2009/IEC 61000-4-5:2005 Tương thích điện từ (EMC) -   Phần 4- 5: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với xung;

- TCVN 8241-4-6:2009/IEC 61000-4-6:2004 Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4- 6: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến;

- TCVN 8241-4-8:2009/IEC 61000-4-8:2001 Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4- 8: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với từ trường tần số nguồn;

- TCVN 8241-4-11:2009/IEC 61000-4-11:2004 Tương thích điện từ (EMC) -   Phần 4-11: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với các hiện tượng sụt áp, gián đoạn ngắn và biến đổi điện áp;

- TCVN 7909-1-1:2008/IEC/TR 61000-1-1:1992 Tương thích điện từ (EMC). Phần 1-1: Qui định chung. Ứng dụng và giải thích các thuật ngữ và định nghĩa cơ bản

- TCVN 7909-1-5:2008/IEC/TR 61000-1-5:2004 Tương thích điện từ (EMC). Phần 1-5: Qui định chung. Ảnh hưởng của điện từ công suất lớn (HPEM) trong khu dân cư;

- TCVN 6989-1:2003/CISPR 16-1:1999 Qui định kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 1: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô;

- TCVN 6989-1-1:2008/CISPR 16-1-1:2006 Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 1-1: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Thiết bị đo;

- TCVN 6989-1-3:2008/CISPR 16-1-3:2004 Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 1-3: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Thiết bị phụ trợ. Công suất nhiễu;

- TCVN 6989-1-5:2008/CISPR 16-1-5:2003 Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 1-5: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Vị trí thử nghiệm hiệu chuẩn anten trong dải tần từ 30 MHz đến 1000 MHz;

- TCVN 6989-2:2001/CISPR 16-2:1999 Qui định kỹ thuật đối với phương pháp đo và thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm Rađiô. Phần 2: Phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm;

57

- TCVN 6989-2-4:2008/CISPR 16-2-4:2003 Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 2-4: Phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm. Đo miễn nhiễm;

- TCVN 7317:2003/CISPR 24:1997 Thiết bị công nghệ thông tin. Đặc tính miễn nhiễm. Giới hạn và phương pháp đo.

Một số tiêu chuẩn EMC cơ bản áp dụng chung cho các hệ thống hoặc họ sản phẩm được xây dựng trên cơ sở chấp nhận nguyên vẹn tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế IEC, ITU. Các tiêu chuẩn chung bao gồm:

- Tiêu chuẩn TCVN 7189: 2009: ” Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến – Giới hạn và phương pháp đo” dựa trên cơ sở tiêu chuẩn IEC CISPR 22: 2006. là tiêu chuẩn cơ sở dùng để tham chiếu chung cho các tiêu chuẩn EMC sản phẩm/họ sản phẩm thiết bị công nghệ thông tin. Hiện nay tiêu chuẩn TCVN 7189: 2009 đang được rà soát, cập nhật và chuyển đổi thành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dựa trên phiên bản tiêu chuẩn IEC CISPR mới nhất.

- Bộ tiêu chuẩn đa phần TCVN 8241 x-x 2009 bộ tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn IEC EN 61000 x-x: 2005 về miễn nhiễm và phương pháp đo thử EMC. Đây là tập tiêu chuẩn cơ sở dùng làm tham chiếu chung cho các tiêu chuẩn EMC sản phẩm/họ sản phẩm thiết bị. Một số tiêu chuẩn trong tập tiêu chuẩn TCVN 8241 x-x: 2009 đang được rà soát, cập nhật theo phiên bản mới nhất gồm:

a) TCVN 8241-4-2: 2009/ IEC 610000 4-2: 2008 Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-2 Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện

b) TCVN 8241-4-3: 2009/ IEC 610000 4-3: 2006 Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-2 Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu phát xạ tần số vô tuyến

c) TCVN 8241-4-5: 2009/ IEC 610000 4-5: 2005 Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-2 Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với xung

d) TCVN 8241-4-6: 2009/ IEC 610000 4-6: 2004 Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-2 Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến

e) TCVN 8241-4-11: 2009 / IEC 610000 4-11: 2004 Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-2 Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với các hiện tượng sụt áp, gián đoạn ngắn và biến đổi điện áp

Dựa vào tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới cũng như trong nước ta nhận thấy:

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn trên đều được xây dựng bằng hình thức chấp thuận áp dụng nguyên vẹn các tiêu chuẩn của IEC, ITU và ETSI. Các tiêu chuẩn này được Bộ TTTT và Bộ KHCN ban hành dưới dạng các tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia. Đặc biệt bộ tiêu

58

chuẩn về tương thích điện từ áp dụng cho thiết bị vô tuyến đã và đang được xây dựng theo tiêu chuẩn đa phần ETSI EN 301 489 và các tiêu chuẩn ETSI liên quan.

Hiện nay, Bộ TTTT ban hành QCVN 86: 2015/BTTTT quy định yêu cầu về tương thích điện từ cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ hệ thống thông tin di động GSM và DCS (WCDMA) và QCVN 18: 2014/BTTT quy định yêu cầu chung về tương thích điện từ cho các thiết bị thông tin vô tuyến điện. Tuy nhiên, các yêu cầu riêng về EMC cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ hệ thống thông tin di động 4G chưa được xây dựng và ban hành.

6. Phân tích, lựa chọn sở cứ xây dựng quy chuẩn về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ mạng thông tin di động 4G

6.1. Sở cứ xây dựng quy chuẩn

Thiết bị đầu cuối thông tin di động 4G là một chủng loại thiết bị vô tuyến, vì vậy thiết bị này mang đầy đủ các đặc điểm của thiết bị vô tuyến như sau:

- Là thiết bị thu và/hoặc phát vô tuyến, có phát xạ nhiễu điện từ, có thể gây nhiễu trực tiếp đến các thiết bị khác;

- Bản thân thiết bị cũng nhạy cảm với các loại nhiễu điện từ phát ra từ các nguồn nhiễu hoặc thiết bị khác;

- Thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, rất đa dạng về chủng loại, tính năng và phương thức sử dụng.

Tương thích điện từ là một trong những lĩnh vực quan trọng, cần thiết trong công tác quản lý, khai thác và tiêu chuẩn hóa thiết bị đầu cuối. Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực quốc tế đã ban hành nhiều tiêu chuẩn về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến này. Các tiêu chuẩn này thường xuyên được cập nhật nội dung và thay đổi cấu trúc ngày càng khoa học, tiện dụng để phù hợp với sự phát triển của công nghệ điện, điện tử hiện đại. Do đó cần thiết phải có các quy chuẩn, tiêu chuẩn về EMC đối với các thiết bị đầu cuối và phụ trợ mạng thông tin di động 4G để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tương thích điện từ.

Điều 69 mục 3 chương 4 Pháp lệnh Bưu chính- Viễn thông đã quy định về việc quản lý tương thích điện từ như sau:

“ 1. Tương thích điện từ là khả năng thiết bị, hệ thống thiết bị hoạt động không bị nhiễu và không gây nhiễu có hại đến thiết bị, hệ thống thiết bị khác trong môi trường điện từ.

2. Thiết bị, hệ thống thiết bị được dùng trong thông tin hoặc dùng trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, công nghiệp, y tế và các lĩnh vực khác phải phù hợp với các quy định về tương thích điện từ để bảo đảm không gây nhiễu có hại tới nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường, an toàn, cứu nạn và các nghiệp vụ vô tuyến điện khác.

59

Chính phủ quy định cụ thể về quản lý tương thích điện từ”.

Điều 15 chương III, Luật Tần số vô tuyến điện đã quy định cụ thể về việc quản lý tương thích điện từ như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân đưa thiết bị điện, điện tử có bức xạ vô tuyến điện vào sử dụng phải thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý tương thích điện từ.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thiết bị điện, điện tử có bức xạ vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn do không tương thích điện từ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường hoặc sử dụng phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy.

3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục thiết bị vô tuyến điện, thiết bị viễn thông và thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện có khả năng gây mất an toàn do không tương thích điện từ.

4. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục thiết bị điện, điện tử có bức xạ vô tuyến điện có khả năng gây mất an toàn do không tương thích điện từ, trừ thiết bị thuộc Danh mục quy định tại khoản 3 Điều này; công bố Tiêu chuẩn quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện, điện tử có bức xạ vô tuyến điện sau khi thống nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông.

5. Việc thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; giữa tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam và tổ chức đánh giá sự phù hợp của quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.”

Do đó, thiết bị vô tuyến này thuộc loại phải quản lý giám sát để tránh ảnh hưởng đến các hệ thống vô tuyến khác liên quan.

Các dự thảo quy chuẩn kỹ thuật cho thiết bị này đã được nghiên cứu và xây dựng, nhưng quy chuẩn về tương thích điện từ thì chưa có nên nhu cầu có quy chuẩn về thiết này là cần thiết.

6.2. Sở cứ lựa chọn tài liệu

6.2.1. Tiêu chí lựa chọn

Tài liệu tham chiếu chính làm cơ sở cho việc xây dựng quy chuẩn về EMC đối với thiết bị đầu cuối mạng thông tin di động 4G phải đảm bảo các tiêu chí sau:

- Đáp ứng được các yêu cầu quản lý thiết bị đầu cuối 4G về EMC;

- Đáp ứng được các yêu cầu về EMC đối với thiết bị;

- Có các phương pháp đo kiểm cụ thể;

60

- Tài liệu được các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực ban hành;

- Có nội dung đầy đủ và cập nhật mới nhất;

- Có cấu trúc tiêu chuẩn khoa học, thuận tiện cho việc cập nhật tiêu chuẩn, dễ sử dụng, tránh trùng lặp, hội nhập quốc tế;

- Phù hợp với điều kiện Việt Nam.

6.2.2. Phân tích và lựa chọn tài liệu

Tài liệu của ITU

Tổ chức tiêu chuẩn hóa IEC có bộ tiêu chuẩn khá đầy đủ đáp ứng cho các phép đo phát xạ và thử miễn nhiễm của thiết bị vô tuyến nói chung, tuy nhiên không có tiêu chuẩn cụ thể đáp ứng cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong mạng thông tin di động 4G.

Tài liệu của IEC

Tổ chức tiêu chuẩn hóa IEC có bộ tiêu chuẩn khá đầy đủ đáp ứng cho các phép đo phát xạ và thử miễn nhiễm của thiết bị vô tuyến nói chung, tuy nhiên không có tiêu chuẩn cụ thể đáp ứng cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong mạng thông tin di động 4G.

Tài liệu của ETSI

Các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật cho các thiết bị vô tuyến của ETSI là các tiêu chuẩn cơ sở chung đầy đủ và có hệ thống. Các tiêu chuẩn của các tổ chức khác thường tham chiếu đến các tài liệu của ETSI.

Các tiêu chuẩn được đưa ra áp dụng cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong mạng thông tin di động 4G nằm trong bộ tiêu chuẩn đa phần EN 301 489 gồm 02 tiêu chuẩn:

- ETSI EN 301 489-1 quy định các yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị thông tin vô tuyến và phụ trợ liên quan. Vì vậy, tiêu chuẩn này có thể được dùng làm cơ sở cho việc xây dựng quy chuẩn về EMC đối với thiết bị đầu cuối và phụ trợ mạng thông tin di động 4G LTE nếu không có các tiêu chuẩn riêng cho các chủng loại thiết bị này;

- ETSI EN 301 489-52 quy định các yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị vô tuyến di động và cầm tay (UE) và phụ trợ liên quan trong hệ thống thông tin di động: UTRA, WCDMA (IMT-2000 trải phổ trực tiếp W-CDMA, UMTS); E-UTRA, LTE (IMT-2000 và IMT Advanced) và GSM (SC IMT-2000, công nghệ GSM/EDGE).

+ Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị thông tin vô tuyến và phụ trợ liên quan áp dụng riêng cho hệ thống thông tin di động 2G, 3G và 4G. Tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-52 đã được các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối di động thừa nhận và chấp thuận áp dụng là một tiêu chuẩn quy định chung về EMC cho các thiết bị đầu cuối di động 2G, 3G và 4G.

61

+ Tiêu chuẩn này là sự hội tụ các quy định yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị đầu cuối vô tuyến và phụ trợ dùng trong tất cả các mạng thông tin di động (đây là sự tổng hợp của 02 tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-7 và EN 301 489-24) và đang được cơ quan tiêu chuẩn Châu Âu ETSI phê duyệt, dự kiến ban hành vào tháng 01 năm 2018;

+ Ngoài ra, tiêu chuẩn này có sự liên kết chặt chẽ về quy định và nội dung với các quy chuẩn mà BTTTT đã ban hành là QCVN 18:2014/BTTTT quy định các yêu cầu chung về EMC cho các thiết bị vô tuyến và QCVN 86:2015/BTTTT quy định các yêu cầu về EMC cho các thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động GSM và DCS.

Vì vậy, trong quá trình lựa chọn sở cứ xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn về tương thích điện từ cho các thiết bị đầu cuối di động, đặc biệt là thiết bị đầu cuối 4G cần tham khảo và tham chiếu đến tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-52 và hoàn toàn phù hợp với nội dung của đề tài mã số ĐT.007/17.

Nhận xét chung:

Dựa trên các sở cứ đã đưa ra cùng với nhưng phân tích, căn cứ vào mục đích, yêu cầu của đề tài, căn cứ vào giới hạn phạm vi thực hiện của đề tài, nhóm thực hiện lựa chọn tài liệu:

ETSI EN 301 489-52 V1.1.0 (2016-11) làm sở cứ chính để thực hiện đề tài mã số ĐT.007/17 vì :

- Tài liệu phù hợp với tiêu chí yêu cầu về kỹ thuật của Việt Nam;

- Tài liệu được hầu hết các nước có chính sách quản lý viễn thông tương đồng với Việt Nam áp dụng;

- Các thông số kỹ thuật đầy đủ để đánh giá về thông số kỹ thuật, cùng với đầy đủ các tiêu chí chất lượng, tiêu chí đánh giá, phương pháp đo cụ thể cho từng thông số;

- ETSI EN 301 489-52 V1.1.0 (2016-11) là phiên bản mới nhất được ban hành.

Tên đầu đủ của tài liệu tham chiếu ETSI EN 301 489-52 V1.1.0 (2016-11): Electromagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 52: Specific conditions for Cellular Communication Mobile and portable (UE) radio and ancillary equipment; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.1(b) of Directive 2014/53/EU.

7. Xây dựng dự thảo quy chuẩn về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ mạng thông tin di động 4G

7.1. Hình thức xây dựng dự thảo quy chuẩn

Yêu cầu chung của một bộ Quy chuẩn kỹ thuật là cần đảm bảo các yêu cầu thiết yếu và phải có tính khả thi, vì vậy, trong khi nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về tương

62

thích điện từ cho thiết bị đầu cuối 4G dựa theo tài liệu tham chiếu ETSI EN 301 489-52 V1.1.0 (2016-11) cần:

- Lược bớt các phần chưa áp dụng tại Việt Nam hoặc có áp dụng nhưng đã ở các Quy chuẩn kỹ thuật khác;

- Xem xét tính khả thi trước mắt và về lâu dài;

- Tuân thủ luật Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Quốc gia.

Và nhóm thực hiện đề tài đã thực hiện đúng các yêu cầu đã nêu.

Quy chuẩn được biên soạn theo phương pháp chấp thuận có sửa đổi áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tương đương. Nội dung tiêu chuẩn quốc tế được chuyển thành nội dung quy chuẩn theo hình thức phù hợp với thông tư 03/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2011 của Bộ TTTT.

Dự thảo quy chuẩn được xây dựng trên cơ sở chấp thuận tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-52 V1.1.0 (2016-11) và hiện nay, Bộ TTTT đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18: 2014/BTTTT về tương thích điện từ cho thiết bị vô tuyến trên cơ sở chấp thuận ETSI EN 301 489-1. Vì vậy, dự thảo quy chuẩn sẽ tham chiếu vào nội dung đã được quy định trong QCVN 18: 2014/BTTTT để đảm bảo tính ngắn gọn và khoa học.

7.2. Tên dự thảo quy chuẩn

Theo đề cương khoa học công nghệ đã đăng ký, đề tài mã số ĐT.007/17 nhằm mục đích nghiên cứu, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối 4G. Bộ TTTT đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về tương tích điện từ cho thiết bị này trong hệ thống thông tin di động GSM và WCDMA, cụ thể:

- QCVN 86:2015/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động GSM và DCS”.

Để thống nhất cách dùng thuật ngữ với các quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành và để tên dự thảo quy chuẩn kỹ thuật ngắn gọn mà đủ ý, nhóm thực hiện đề tài đề xuất tên dự thảo quy chuẩn kỹ thuật là: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động”.

7.3. Nội dung dự thảo quy chuẩn

Cấu trúc của dự thảo quy chuẩn tuân thủ theo quy định hiện hành của Thông tư số 03/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2011 của Bộ TTTT quy định hoạt động xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở tham khảo bổ cục các quy chuẩn kỹ thuật về phần vô tuyến cho các thiết bị trong hệ thống thông tin di động đã ban hành, cụ thể:

- QCVN 86:2015/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động GSM và DCS”.

63

Các nội dung quy định các yêu cầu về EMC cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động GSM và DCS phải được tham chiếu và tuân thủ quy chuẩn QCVN 86:2015/BTTTT vì QCVN này đã quy định rõ các yêu cầu về EMC cho chủng loại thiết bị này.

Phụ lục A trong tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-52 được lược bỏ vì nội dung phụ lục này chỉ đưa ra chỉ dẫn áp dụng đối với các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn này.

Phụ lục E trong tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-52 cũng được lược bỏ vì nội dung phụ lục này chỉ mang tính chất mô tả lịch sử xây dựng tiêu chuẩn này.

Nội dung dự thảo quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng theo tài liệu tham khảo chính ETSI EN 301 489-52 V1.1.0 (2016-11) được bố cục lại, bao gồm các mục:

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Giải thích từ ngữ

1.5. Ký hiệu

1.6. Chữ viết tắt

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Phát xạ

2.1.1. Hệ thống thông tin di động GSM và DCS

2.1.2. Hệ thống thông tin di động CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

2.2. Nhiễm nhiễm

2.2.1. Hệ thống thông tin di động GSM và DCS

2.2.2. Hệ thống thông tin di động CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

2.3. Điều kiện đo kiểm

2.3.1. Quy định chung

2.3.2. Bố trí tín hiệu đo kiểm

2.3.3. Băng tần loại trừ

2.3.4. Đáp ứng băng hẹp của máy thu và máy thu của máy thu phát song công

2.3.5. Điều chế kiểm tra thông thường

2.4. Đánh giá tiêu chí

2.4.1. Quy định chung

64

2.4.2. Thiết bị có thể cung cấp kết nối thông tin liên tục

2.4.3. Thiết bị không thể cung cấp kết nối thông tin liên tục

2.4.4. Thiết bị phụ trợ

2.4.5. Phân loại thiết bị

2.5. Tiêu chí chất lượng

2.5.1. Tiêu chí chất lượng GSM và DCS

2.5.2. Tiêu chí chất lượng CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phụ lục A (Quy định) Đánh giá chỉ tiêu cuội gọi thoại, điểm ngắt thoại cho CDMA trải phổ trực tiếp

Phụ lục B (Quy định) Đánh giá chỉ tiêu cuộc gọi truyền số liệu, tỷ lệ lỗi cho CDMA trải phổ trực tiếp

Phụ lục C (Thông tin) Các loại thiết bị đầu cuối di động và phụ trợ

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

Nội dung tham chiếu dự thảo QCVN xxx: 2019/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ thông tin di động” đến tài liệu tham khảo ETSI EN 301 489-52 V1.1.0 (2016-11) được thể hiện trong Bảng 6.

Bảng 6 – Bảng đối chiếu nội dung QCVN xxx: 2019/BTTTT đến tài liệu tham khảo ETSI EN 301 489-52 V1.1.0 (2016-11)

QCVN xxx:2019/BTTTT ETSI EN 301 489-52 V.1.1.0 (2016-11)

Sửa đổi, bổ sung

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh Xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu tham chiếu

1.2. Đối tượng áp dụng Tự xây dựng

1.3. Tài liệu viện dẫn Xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu tham chiếu

Lược bỏ các tiêu chuẩn đã được chuyển đổi thành QCVN.

Bổ sung QCVN 18:2014/BTTTT và QCVN 86:2015/BTTTT

1.4. Giải thích từ ngữ Mục 3.1 Chấp thuận nguyên vẹn

1.5. Ký hiệu Xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu tham chiếu

1.6. Chữ viết tắt Xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu tham chiếu

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Phát xạ

2.1.1. Hệ thống thông tin di động GSM và DCS

Mục 7.1.1 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

2.1.2. Hệ thống thông tin di động CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

Mục 7.2.1 Chấp thuận nguyên vẹn

66

QCVN xxx:2019/BTTTT ETSI EN 301 489-52 V.1.1.0 (2016-11)

Sửa đổi, bổ sung

2.2. Nhiễm nhiễm

2.2.1. Hệ thống thông tin di động GSM và DCS

Mục 7.1.2 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

2.2.2. Hệ thống thông tin di động CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

Mục 7.2.2 Chấp thuận nguyên vẹn

2.3. Điều kiện đo kiểm Mục 4 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

2.3.1. Quy định chung Mục 4.1 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

2.3.2. Bố trí tín hiệu đo kiểm Mục 4.2 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

2.3.3. Băng tần loại trừ Mục 4.3 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

2.3.4. Đáp ứng băng hẹp của máy thu và máy thu của máy thu phát song công

Mục 4.4 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

2.3.5. Điều chế kiểm tra thông thường Mục 4.5 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

67

QCVN xxx:2019/BTTTT ETSI EN 301 489-52 V.1.1.0 (2016-11)

Sửa đổi, bổ sung

2.4. Đánh giá tiêu chí Mục 5 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

2.4.1. Quy định chung Mục 5.1 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

2.4.2. Thiết bị có thể cung cấp kết nối thông tin liên tục

Mục 5.2 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

2.4.3. Thiết bị không thể cung cấp kết nối thông tin liên tục

Mục 5.3 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

2.4.4. Thiết bị phụ trợ Mục 5.4 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

2.4.5. Phân loại thiết bị Mục 5.5 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

2.5. Tiêu chí chất lượng Mục 6 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

2.5.1. Tiêu chí chất lượng GSM và DCS Mục 6.1 Chấp thuận nguyên vẹn nội dung, tham chiếu đến các nội dung được

68

QCVN xxx:2019/BTTTT ETSI EN 301 489-52 V.1.1.0 (2016-11)

Sửa đổi, bổ sung

quy định trong QCVN 86:2015/BTTTT.

2.5.2. Tiêu chí chất lượng CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

Mục 6.2 Chấp thuận nguyên vẹn

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ Tự xây dựng

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Tự xây dựng

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Tự xây dựng

Phụ lục A (Quy định) Đánh giá chỉ tiêu cuội gọi thoại, điểm ngắt thoại cho CDMA trải phổ trực tiếp

Phụ lục B Chấp thuận nguyên vẹn

Phụ lục B (Quy định) Đánh giá chỉ tiêu cuộc gọi truyền số liệu, tỷ lệ lỗi cho CDMA trải phổ trực tiếp

Phụ lục C Chấp thuận nguyên vẹn

Phụ lục C (Thông tin) Các loại thiết bị đầu cuối di động và phụ trợ

Phụ lục D Chấp thuận nguyên vẹn

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tự xây dựng

69

8. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Căn cứ vào các nội dung nghiên cứu, tìm hiểu nêu trên có thể thấy 4G là bước phát triển tất yếu của các mạng thông tin di động. Hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang triển khai 4G nhằm tận dụng những ưu điểm vượt trội về công nghệ để có thể cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho người sử dụng. Tại Việt Nam, Bộ TTTT đã cấp phép chính thức triển khai 4G cho các nhà mạng Viettel, VNPT, Mobifone và GTel Mobile.

Thiết bị đầu cuối là một trong các thành phần của mạng 4G. Đây là thiết bị có số lượng lớn nhất trong mạng và đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam với số lượng lớn, vì vậy vấn đề xây dựng quy chuẩn để quản lý chất lượng thiết bị loại này là rất cần thiết.

Một số tổ chức tiêu chuẩn hóa đã xây dựng tiêu chuẩn về EMC cho thiết bị đầu cuối trong mạng 4G trong đó có tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-52 được nhiều quốc gia trên thế giới chấp thuận.

Lựa chọn ETSI EN 301 489-52 (2016-11) là tài liệu tham chiếu để xây dựng quy chuẩn về EMC cho thiết bị đầu cuối trong mạng 4G là phù hợp với các thức áp dụng của các phòng đo kiểm và nhiều quốc gia trên thế giới.

Khuyến nghị

Đề xuất Bộ TTTT xem xét bổ sung thiết bị đầu cuối trong mạng 4G vào danh mục sản phẩm, hàng hóa bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy để đồng bộ với quy định quản lý hiện tại ở nước ta và cách thức quản lý của nhiều quốc gia trên thế giới.

Bộ TTTT sớm ban hành quy chuẩn về EMC áp dụng cho thiết bị đầu cuối trong mạng 4G để tiến tới hoàn thiện bộ quy chuẩn về thiết bị đầu cuối trong mạng thông tin di động và tạo ra công cụ quản lý chất lượng các thiết bị này.

Hiện nay, tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-52 V1.1.0 (2016-11) đang được cơ quan tiêu chuẩn quốc gia Châu âu phê duyệt và dự kiến ban hành vào tháng 1 năm 2018. Vì vậy, trong quá trình xây dựng và ban hành quy chuẩn về EMC cho thiết bị đầu cuối 4G cần phải cập nhật và bổ sung các quy định mới của tiêu chuẩn được tham chiếu.

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] http://www.etsi.org

[2] http://gsacom.com/

[3] http://www.3gpp.org/

[4] ETSI TS 136 124 V14.1.0 (2017-05) Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Electromagnetic compatibility (EMC); Requirements for mobile terminals and ancillary equipment;

[5] QCVN 18: 2014/BTTTT: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện”;

[6] TCVN 7189: 2009: “Thiết bị công nghệ thông tin - Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến - Giới hạn và phương pháp đo”.

[7] TCVN 8241-4-2:2009: “Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-2: Phương pháp đo và thử – Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện”;

[8] TCVN 8241-4-3:2009: “Tương thích điện từ – Phần 4-3: Phương pháp đo và thử – Miễn nhiễm đối với nhiễu phát xạ tần số vô tuyến”;

[9] IEC 61000-4-4: "Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4: Testing and measurement techniques – Section 4: Electrical fast transient/burst immunity test – Basic EMC publication";

[10] TCVN 8241-4-5:2009: “Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-5: Phương pháp đo và thử – Miễn nhiễm đối với xung”;

[11] TCVN 8241-4-6:2009: “Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-6: Phương pháp đo và thử – Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến”;

[12] TCVN 8241-4-11:2009: Tương thích điện từ – Phần 4-11: Phương pháp đo và thử – Miễn nhiễm đối với các hiện tượng sụt áp, gián đoạn ngắn và biến đổi điện áp;

[13] 3GPP TS 36.521: "Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) and Evolved Universal Terrestrial Radio Access Network (E-UTRAN); User Equipment (UE) conformance specification Radio transmission and reception";

[14] ISO 7637-1 (1990): "Road vehicles - Electrical disturbance by conduction and coupling - Part 1: Passenger cars and light commercial vehicles with nominal 12 V supply voltage – Electrical transient conduction along supply lines only";

[15] ISO 7637-2 (1990): "Road vehicles - Electrical disturbance by conduction and coupling - Part 2: Commercial vehicles with nominal 24 V supply voltage - Electrical transient conduction along supply lines only";

[16] IEC 60050-161: "International Electrotechnical Vocabulary - Chapter 161: Electromagnetic compatibility";

71

[17] ITU-R Recommendation SM.329: "Unwanted emissions in the spurious domain";

[18] 3GPP TS 36.101: "Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); User Equipment (UE) radio transmission and reception (FDD)";

[19] 3GPP TS 36.508: "Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) and Evolved Universal Terrestrial Radio Access Network (E-UTRAN); Common test environments for User Equipment (UE) conformance testing";

[20] IEC CISPR publication 16-1: "Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods";

[21] IEC 61000-3-2 (2000): “Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 3-2: Limits – Limits for harmonic current emissions (equipment input current ≤ 16 A per phase)” – “Tương thích điện từ – Phần 3-2: Giới hạn – Giới hạn đối với phát xạ dòng điện (dòng điện đầu vào thiết bị ≤ 16 A mỗi pha)”;

[22] IEC 61000-3-3 (2005): “Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 3-3: Limits – Limitation of voltage fluctuations and flicker in low-voltage supply systems for equipment with rated current ≤ 16 A” – “Tương thích điện từ – Phần 3-3: Giới hạn – Giới hạn biến động điện áp và chập chờn trong hệ thống cung cấp điện hạ áp dùng cho thiết bị có dòng điện danh định ≤ 16 A”;

[23] 3GPP TS 36.509: "Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) and Evolved Universal Terrestrial Radio Access Network (E-UTRAN); Terminal logical test interface; Special conformance testing functions";

[24] ETSI ETR 027 (1991): "Radio Equipment and Systems (RES); Methods of measurement for private mobile radio equipment";

[25] ITU-T Recommendation P.64: "Telephone transmission quality, Telephone installations, Local line networks, Objective electro-acoustical measurements. Determination of sensitivity/frequency characteristics of local telephone systems";

[26] ITU-T Recommendation P.76: "Telephone transmission quality, Measurements related to speech loudness, Determination of loudness ratings; Fundamental principles, Annex A".

72