microsoft word - tdtt.doc - trƯỜng ĐẠi hỌc thỂ...

38
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành kèm theo Quyết định số 397/QĐ-TDTTĐN ngày 24 tháng 5 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học TDTT Đà Nẵng) Tên chương trình: Đào tạo giáo viên Thể dục Thể thao Trình độ đào tạo: Cao đẳng Ngành đào tạo: Giáo dục thể chất Mã số: 51140206 (Physical Education) Loại hình đào tạo: Chính quy 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo người cán bộ, giáo viên TDTT có trình độ cao đẳng có lập trường chính trị đúng đắn, phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ, có lòng yêu nghề nghiệp, trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành cơ bản các môn thể thao phổ thông, có khả năng giải quyết những yêu cầu hoạt động TDTT quần chúng của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1. Về phẩm chất đạo đức: - Có những phẩm chất đạo đức của người giáo viên trong nhà trường xã hội chủ nghĩa: thấm nhuần thế giới quan Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có 1

Upload: vudien

Post on 26-May-2018

216 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 397/QĐ-TDTTĐN ngày 24 tháng 5 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học TDTT Đà Nẵng)

Tên chương trình: Đào tạo giáo viên Thể dục Thể thao

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Ngành đào tạo: Giáo dục thể chất Mã số: 51140206

(Physical Education)

Loại hình đào tạo: Chính quy

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo người cán bộ, giáo viên TDTT có trình độ cao đẳng có lập trường chính trị đúng đắn, phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ, có lòng yêu nghề nghiệp, trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành cơ bản các môn thể thao phổ thông, có khả năng giải quyết những yêu cầu hoạt động TDTT quần chúng của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức:

- Có những phẩm chất đạo đức của người giáo viên trong nhà trường xã hội chủ nghĩa: thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có tác phong đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên TDTT;

- Có ý thức kỷ luật tốt trong học tập và công tác; có thái độ tự giác và tích cực trong học tập và rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác; tích cực và chủ động trong hoạt động đổi mới giáo dục theo hướng phát triển và hiện đại.

1.2.2. Về kiến thức:

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả;

- Giáo dục và dạy học môn Giáo dục thể chất ở hệ thống giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1

1.2.3. Về kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp:- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng ngành Giáo dục thể chất có thể đảm nhận công tác

chủ nhiệm lớp cũng như tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường phổ thông;- Có khả năng nghiên cứu tìm hiểu thực tế địa phương phục vụ cho công tác giảng

dạy, học tập;

- Có kỹ năng sư phạm, khả năng vận dụng những hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp vào việc dạy học ở các trường THCS.

Sau khi tốt nghiệp có khả năng giảng dạy TDTT trong các trường phổ thông và trung học chuyên nghiệp; cán bộ TDTT phong trào cơ sở; các câu lạc bộ TDTT.

2. Thời gian đào tạo: 03 năm3. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 163 đơn vị học trình (đvht) Không tính nội

dung về Giáo dục Quốc phòng (135 tiết). 4. Đối tượng tuyển sinh

Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hàng năm;

Ngoài ra thí sinh thi vào học ngành Giáo dục Thể chất phải có năng khiếu TDTT, cơ thể cân đối, không bị dị tật, dị hình, có sức khoẻ và thể lực tốt để đảm bảo học tập và công tác TDTT lâu dài. Chiều cao tối thiểu đối với nam là 165 cm, nữ là 155 cm.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

Thực hiện theo Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy ban hành theo Quyết định số 25/2006/QĐ – BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.

Thực hiện theo học chế mềm dẻo kết hợp niên chế với học phần.Quá trình đào tạo được tổ chức theo khóa và năm học. Một năm có hai học kỳ

chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần kiểm tra, thi. Ngoài hai học kỳ chính, trường sẽ tổ chức thêm một học kỳ hè để cho những sinh viên thi không đạt ở các học kỳ chính được học lại.

6. Thang điểmThang điểm dùng để đánh giá kết quả học tập của sinh viên là thang điểm 10. Phân

loại kết quả học tập quy định như sau:a) Loại đạt: Từ 9 đến 10: Xuất sắc Từ 8 đến cận 9: Giỏi Từ 7 đến cận 8: Khá Từ 6 đến cận 7: Trung bình khá Từ 5 đến cận 6: Trung bìnhb) Loại không đạt: Từ 4 đến cận 5: Yếu Dưới 4: Kém

2

7. Nội dung chương trìnhSTT Tên học phần Số giờ ĐVHP ĐVHT7.1 Kiến thức giáo dục đại cương 595 14 40

7.1.1 Lý luận chính trị 220 4 15  1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác

- Lênin115 2 8

  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 45 1 3  3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản

Việt Nam60 1 4

7.1.2 Khoa học xã hội 60 2 4  1. Pháp luật Việt Nam đại cương 30 1 2  2. Quản lý Hành chính Nhà nước 30 1 2

7.1.3 Nhân văn - Nghệ thuật 90 3 6  1. Tiếng việt thực hành 30 1 2

2. Tâm lý học đại cương 30 1 2  3. Giáo dục học  đại cương 30 1 2

7.1.4 Ngoại ngữ 150 3 10  1. Ngoại ngữ cơ sở 1 45 1 3  2. Ngoại ngữ cơ sở 2 45 1 3  3. Ngoại ngữ chuyên ngành 60 1 4

7.1.5 Toán - Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ - Môi trường 75 2 5

  1. Toán thống kê 30 1 2  2. Tin học đại cương 45 1 3

7.1.6 Giáo dục thể chất Miễn7.1.7 Giáo dục quốc phòng – an ninh 135 tiết7.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 1390 31 93

7.2.1 Kiến thức cơ sở ngành 360 8 24  1. Giải phẫu 60 1 4  2. Sinh lý học Thể dục thể thao 60 1 4  3. Y học Thể dục thể thao 45 1 3  4. Vệ sinh học Thể dục thể thao 30 1 2  5. Phương pháp NCKH 30 1 2  6. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất 60 1 4  7. Lịch sử TDTT 30 1 2  8. Quản lý Thể dục thể thao 45 1 3

7.2.2 Kiến thức ngành chính 1035 23 697.2.2.1 Kiến thức chung của ngành chính (bắt buộc) 735 17 49

3

1. Lý luận và phương pháp môn Điền kinh 120 3 82. Lý luận và phương pháp môn Thể dục 90 2 63. Lý luận và phương pháp môn Bơi lội 75 2 54. Lý luận và phương pháp môn Bóng đá 60 1 45. Lý luận và phương pháp môn Bóng chuyền 60 1 46. Lý luận và phương pháp môn Bóng bàn 60 1 4

  7. Lý luận và phương pháp môn Cầu lông 60 1 4  8. Lý luận và phương pháp môn Cờ vua 30 1 2  9. Lý luận và phương pháp môn Bóng rổ 45 1 3  10. Lý luận và phương pháp môn Đá cầu 30 1 2

11. Lý luận và phương pháp môn Trò chơi vận động 30 1 2

  12. Lý luận và phương pháp môn Võ thuật 45 1 3  13. Lý luận và phương pháp môn Bóng ném 30 1 2

7.2.2.2 Kiến thức chuyên sâu của ngành chính 300 6 201. Chuyên sâu 1 45 1 32. Chuyên sâu 2 60 1 43. Chuyên sâu 3 60 1 4

  4. Chuyên sâu 4 45 1 35. Chuyên sâu 5 45 1 36. Chuyên sâu 6 45 1 3

7.2.3 Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 150 5 10  1. Tâm lý học  TDTT 30 1 2  2. Giáo dục học TDTT 30 1 2

3. Công tác Đoàn Đội 30 1 24. Giao tiếp sư phạm 30 1 25. Lý luận và phương pháp thể thao trường học 30 1 2

7.2.4 Thực tập tốt nghiệp, thi tốt nghiệp 150 4 20  1. Thực tập sư phạm 1 2 tuần 1 2  2. Thực tập sư phạm 2 8 tuần 1 8  3. Thi tốt nghiệp 150 2 10

  Tổng khối lượng kiến thức chương trình 2290 54 163

8. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến)

4

TT TÊN HỌC PHẦN SỐ GIỜ ĐVHT GHI CHÚ

5

I Học kỳ 1:1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -

Lênin 45 32 Pháp luật Việt Nam đại cương 30 23 Giải phẫu học 60 44 Tin học đại cương 45 35 Điền kinh 45 36 Thể dục 45 37 Cờ vua 30 28 Trò chơi vận động 30 29 Thể thao chuyên ngành 45 3

Tổng 375 25II Học kỳ 2:1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -

Lênin 70 52 Tâm lý học đại cương 30 23 Vệ sinh học thể dục thể thao 30 24 Tâm lý học  TDTT 30 25 Ngoại ngữ 45 36 Điền kinh 45 37 Thể dục 45 38 Cầu lông 60 49 Thể thao chuyên ngành 60 411 Giáo dục quốc phòng và an ninh 135 tiết

Tổng 415 28III Học kỳ 3:1 Quản lý Hành chính Nhà nước 30 22 Giáo dục học  đại cương 30 23 Sinh lý học thể dục thể thao 60 44 Giáo dục học TDTT 30 25 Lịch sử Thể dục thể thao 30 26 Ngoại ngữ 45 37 Điền kinh 30 28 Bóng chuyền 60 49 Bóng ném 30 210 Đá cầu 30 211 Thể thao chuyên ngành 60 4

Tổng 435 29IV Học kỳ 4:1 Tư tưởng Hồ Chí Minh 45 32 Tiếng Việt Thực hành 30 23 Toán thống kê 30 24 Lý luận và phương pháp GDTC 60 4

6

5 Ngoại ngữ 60 46 Bơi lội 45 37 Bóng đá 60 48 Võ thuật 45 39 Thể thao chuyên ngành 45 3

Tổng 420 28V Học kỳ 5:1 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt

Nam 60 42 Y học thể dục thể thao 45 33 Giao tiếp sư phạm 30 24 Phương pháp NCKH 30 25 Quản lý TDTT 45 36 Công tác đoàn đội 30 27 Bóng rổ 45 38 Bóng bàn 60 49 Bơi lội 30 210 Thể thao chuyên ngành 45 3

Tổng 420 28VI Học kỳ 6:1 Lý luận và phương pháp thể thao trường học 30 22 Thể thao chuyên ngành 45 33 Thực tập sư phạm 1 và 2 - 104 Thi tốt nghiệp 150 10

Tổng 225 25

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần.9.1. Kiến thức giáo dục đại cương (40 đvht)9.1.1. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin 8 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9.1.2. Đường lối cách mạng của Đảng CSVN 4 đvhtNội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 9.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvhtNội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 9.1. 4. Pháp luật đại cương 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không- Trang bị cho sinh viên kiến thức chung nhất về Nhà nước và pháp luật như nguồn

gốc ra đời của Nhà nước và pháp luật, bản chất, vai trò, các kiểu và hình thức Nhà nước và pháp luật; đồng thời giới thiệu tổng quan về hệ thống chính trị, tìm hiểu những vấn đề

7

cơ bản về các hệ thống cơ quan trong bộ máy Nhà nước ta hiện nay, và tìm hiểu những nội dung cơ bản của những ngành luật chủ yếu trong hệ thống pháp luật nước ta, về vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý v.v. .

9.1.5. Quản lý Hành chính Nhà Nước 2 đvht- Điều kiện tiên quyết: Không- Học phần bao gồm những cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước và quản lý xã hội nói

chung trên các lĩnh vực, những nội dung cơ bản trong quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước và các cấp, các ngành trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước và quản lý tổ chức các hoạt động xã hội trọng tâm liên quan đến lĩnh vực hoạt động giáo dục và TDTT.

9.1.6. Tâm lý học đại cương 2 đvht- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác-Lênin- Cung cấp những nội dung cơ bản về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp

thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (giáo dục học đại cương, hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ở trường THCS), các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

9.1.7. Giáo dục học đại cương 2 đvht- Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương. - Cung cấp có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái

niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

9.1.8. Ngoại ngữ cơ sở 1 3 đvhtHọc phần này nhằm giúp người học bước đầu phát triển các kỹ năng ngôn ngữ

(nghe, nói, đọc, viết), sử dụng được một số điểm ngữ pháp căn bản, và tăng cường khả năng tự học ngoại ngữ (như phát triển vốn từ vựng, thực hành ngữ âm.v.v.). Ngoài ra sinh viên còn có thể học cách làm việc độc lập theo đôi hoặc theo nhóm.

9.1.9. Ngoại ngữ cơ sở 2 3 đvht - Điều kiện tiên quyết: Ngoại ngữ cơ sở 1

- Môn học này nhằm giúp người học tiếp tục phát triển các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết), sử dụng được một số điểm ngữ pháp căn bản, và tăng cường khả năng tự học ngoại ngữ (như phát triển vốn từ vựng, thực hành ngữ âm.v.v.). Ngoài ra sinh viên còn có thể học cách làm việc độc lập theo đôi hoặc theo nhóm.

9.1.10. Ngoại ngữ chuyên ngành 4 đvht - Điều kiện tiên quyết: Ngoại ngữ cơ sở 2

- Trên cơ sở vốn kiến thức và kỹ năng đã tích luỹ được ở 2 học phần trước, học phần chuyên ngành cung cấp những kiến thức ngoại ngữ cơ bản về chuyên ngành TDTT. Cung cấp một lượng từ vựng, cấu trúc cơ bản về các chuyên ngành trên để sinh viên có

8

thể đọc tham khảo tài liệu, sách báo chuyên ngành để phục vụ công tác học tập chuyên môn.

9.1.11. Toán thống kê: 2 đvhtĐiều kiện tiên quyết: KhôngHọc phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về toán thống kê, làm quen

với một số khái niệm cơ bản, định nghĩa, tính chất trong toán thống kê.Vận dụng những kiến thức được học liên hệ thực tiễn để giải một số bài toán thống

kê phục vụ trong lĩnh vực học tập, chuyên môn, nghiên cứu khoa học. 9.1.12. Tin học đại cương: 3 đvhtĐiều kiện tiên quyết: KhôngHọc phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tin học và kỹ năng sử

dụng tin học văn phòng, cụ thể:Nắm vững các khái niệm cơ bản trong tin học.Kỹ năng sử dụng hệ điều hành Windows, Microsoft Word, Microsoft Excel. Biết sử

dụng Internet, phòng chống và diệt Virut tin học.9.1.13. Giáo dục Quốc phòng- an ninh 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh trình độ đại học và cao đẳng.

9.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (95 đvht)9.2.1. Kiến thức cơ sở ngành (25 đvht)9.2.1.1. Giải phẫu học 4 đvht

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về hình thái và cấu tạo cơ chế, đặc biệt về hình thái và cấu tạo của bộ máy vận động; của một số hệ thống cơ quan liên quan trực tiếp tới việc tiếp thu kiến thức ở các lĩnh vực: sinh lý học TDTT, sinh hoá học TDTT, vệ sinh học, y học TDTT, v.v… làm tiền đề cho việc tiếp thu kiến thức khoa học giáp ranh và khoa học chuyên ngành TDTT. Đây cũng là cơ sở cần thiết để tiếp thu kiến thức sinh cơ học thể thao, cũng như cho phân tích kỹ thuật bài tập thể chất.

9.2.1.2. Sinh lý học Thể dục thể thao 4 đvht- Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu, sinh hoá TDTT.- Sinh lý học thể thao là môn khoa học nghiên cứu cơ chế hoạt động biến đổi của cơ

thể do ảnh hưởng tác động của môi trường bên ngoài. Việc giảng dạy học phần này nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về cơ chế hoạt động của cơ thể sống, các quy luật hoạt động của cơ thể sống và các quy luật biến đổi do tác động của tập luyện thể dục thể thao.

9.2.1.3. Y học Thể dục thể thao 3 đvht- Điều kiện tiên quyết: Sinh lý học TDTT- Học phần trang bị cho sinh viên: Kiến thức và phương pháp để bước đầu đề phòng

và xử lý các trường hợp xấu do tập luyện thiếu khoa học gây ra.Biết vận dụng phương pháp luyện tập để giữ gìn sức khoẻ, tăng tuổi thọ.

9

Biết vận dụng các kiến thức y học vào công tác NCKH TDTT.Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên có đủ năng lực vận dụng những kiến

thức y sinh học nói chung, môn y học TDTT nói riêng vào thực tiễn huấn luyện, vận động phong trào để nâng cao thành tích thể thao, tăng cường sức khoẻ nhân dân.

9.2.1.4. Vệ sinh Thể dục thể thao 2 đvht- Điều kiện tiên quyết: Y học TDTT- Mục đích của chương trình là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản cần

thiết, thực dụng nhất có liên quan tới vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và vệ sinh tập luyện.

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có đủ năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, biết cách phân bố thời gian tập luyện thích hợp, ngăn ngừa các chấn thương và bệnh tật xảy ra, biết tổ chức và chăm sóc cuộc sống của cá nhân và tập thể một cách hợp lý, khoa học.

9.2.1.5. Phương pháp Nghiên cứu khoa học 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: KhôngHọc phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về phương pháp luận

nghiên cứu khoa học TDTT. Quy trình tổ chức thực hiện một công trình khoa học, xây dựng một đề cương nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: đọc và phân tích tài liệu, quan sát sư phạm, phỏng vấn điều tra, thực nghiệm sư phạm, dùng bài thử (test) để kiểm tra. Cấu trúc và trình bày một luận văn, tiểu luận khoa học.

Bước đầu vận dụng những kiến thức được học vào việc tổ chức thực hiện một đề tài khoa học. Từ đó sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của công tác NCKH trong việc góp phần phát triển sự nghiệp TDTT.

9.2.1.6. Lý luận và phương pháp GDTC 4 đvhtĐiều kiện tiên quyết: Triết học, Tâm lý học, giáo dục học, sinh lý học. Học phần bao gồm những kiến thức chung nhất về lý luận và phương pháp TDTT

như một môn khoa học độc lập, phân tích bản chất của TDTT như một hiện tượng xã hội, đồng thời làm cho học sinh nắm được mục đích của nền TDTT nước ta, cũng như những nhiệm vụ và nguyên tắc chung nhất của TDTT.

Trang bị những kiến thức sư phạm TDTT như các phương pháp, phương tiện, các nguyên tắc sư phạm của lý luận và phương pháp sư phạm giáo dục thể chất.

9.2.1.7. Lịch sử TDTT 2 đvhtHọc phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguồn gốc, lịch sử phát triển

TDTT thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó sinh viên có nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí to lớn của TDTT trong đời sống con người.

9.2.1.8. Quản lý Thể dục thể thao 3 đvht- Điều kiện tiên quyết: Quản lý hành chính nhà nước

10

- Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về một khái niệm cơ bản trong quản lý TDTT. Hiểu và biết vận dụng các nguyên lý, phương pháp quản lý vào quản lý TDTT. Hiểu và biết vận dụng lý thuyết hệ thống vào xây dựng hệ thống tổ chức TDTT nước ta, trang bị những tri thức tạo khả năng xây dựng mục tiêu làm kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT, có năng lực quản lý TDTT trong nhà trường, quản lý công tác huấn luyện thể thao và phong trào TDTT quần chúng. Ngoài ra sinh viên còn được trang bị tri thức về cơ cấu tổ chức thể thao quốc tế.

9.2.2. Kiến thức ngành chính (69 đvht)a. Kiến thức chung của ngành chính (49 đvht)

1. Lý luận & phương pháp môn Điền kinh 8 đvhtĐiều kiện tiên quyết: Không. Lý thuyết: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử môn học, vị trí tác

dụng của môn học điền kinh trong hệ thống giáo dục thể chất, nguyên lý kỹ thuật các môn điền kinh cơ bản; cách tổ chức huấn luyện, giảng dạy môn học, cách thức tổ chức trọng tài thi đấu.

Thực hành: Trang bị cho sinh viên những kỹ thuật cơ bản của môn học, các kỹ thuật nâng cao, chiến thuật, các bài tập phát triển thể lực; phương pháp trọng tài và thi đấu; các biện pháp phòng ngừa và khắc phục những sai sót trong quá trình học tập; các phương pháp tổ chức giảng dạy - huấn luyện môn Điền kinh.

2. Lý luận & phương pháp môn Thể dục 6 đvhtĐiều kiện tiên quyết: Không. Lý thuyết: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản vị trí của Thể dục trong

hệ thống giáo dục thể chất, thể dục cho học sinh phổ thông, thuật ngữ và hình vẽ thể dục, bài tập thể dục phát triển chung cho các đối tượng. Phương pháp phòng ngừa chấn thương trong tập luyện thể dục; phương pháp giảng dạy môn thể dục.

Thực hành: Trang bị cho sinh viên các tư thế cơ bản trong thể dục: đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, bài tập thực dụng; bài tập với dây nhảy và dụng cụ nhẹ; các kỹ thuật cơ bản trên các dụng cụ của Nam và Nữ. Phương pháp tổ chức thực hiện giáo án giảng dạy môn Thể dục. Năng lực thực hành sư phạm.

3. Lý luận & Phương pháp môn Bơi lội 5 đvhtĐiều kiện tiên quyết: KhôngLý thuyết: Trang bị cho sinh viên tri thức khái quát về bơi lội, nguyên lý vận động

trong môi trường nước, kỹ thuật bơi ếch, phương pháp giảng dạy bơi, phương pháp tổ chức trọng tài thi đấu bơi lội.

Thực hành: Biết bơi kiểu bơi ếch, nam bơi cự ly 100m, nữ 75m. Thực hành tổ chức giảng dạy bơi, biết phân tích và làm mẫu kỹ thuật động tác bơi ếch (động tác tay, chân, thở, phối hợp bơi ếch)

4. Lý luận & Phương pháp môn Bóng đá 4 đvhtĐiều kiện tiên quyết: Không

11

Lý thuyết: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của môn học. Những kỹ - chiến thuật cơ bản, luật, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài Bóng đá.

Thực hành: Một số kỹ - chiến thuật cơ bản của môn Bóng đá. Luật, phương pháp thi đấu và trọng tài Bóng đá. Năng lực thực hành sư phạm. Năng lực vận dụng: sinh viên biết tổ chức giảng dạy, thi đấu và phương pháp trọng tài cho các đối tượng trong trường học các cấp và ở cơ sở.

5. Lý luận & Phương pháp môn Bóng chuyền 4 đvhtĐiều kiện tiên quyết: Không. Lý thuyết: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môn học, các vấn đề

về kỹ - chiến thuật; về phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài Bóng chuyền. Thực hành: Một số kỹ - chiến thuật cơ bản của môn Bóng chuyền. Luật, phương

pháp tổ chức thi đấu và trọng tài. Năng lực thực hành sư phạm. Năng lực vận dụng: sinh viên biết tổ chức giảng dạy, thi đấu và phương pháp trọng tài cho các đối tượng trong trường học các cấp và ở cơ sở.

6. Lý luận & Phương pháp môn Bóng bàn 4 đvhtĐiều kiện tiên quyết: Không. Lý thuyết: Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản của môn học. Những kỹ

thuật cơ bản, luật, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài Bóng bàn. Thực hành: Một số kỹ thuật cơ bản của môn Bóng bàn. Luật, phương pháp thi đấu

và trọng tài Bóng bàn. Năng lực thực hành sư phạm. Năng lực vận dụng: sinh viên biết tổ chức giảng dạy, thi đấu và phương pháp trọng tài cho các đối tượng trong trường học các cấp và ở cơ sở.

7. Lý luận & Phương pháp môn Cầu lông 4 đvhtĐiều kiện tiên quyết: Không. Lý thuyết: Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản của môn học. Những kỹ

thuật cơ bản, luật, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài Cầu lông. Thực hành: Một số kỹ thuật cơ bản của môn Cầu lông. Luật, phương pháp thi đấu

và trọng tài Cầu lông. Năng lực thực hành sư phạm. 8. Lý luận & Phương pháp môn Cờ vua 2 đvhtĐiều kiện tiên quyết: KhôngLý thuyết: Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản của môn học, những lý

thuyết về kỹ - chiến thuật cơ bản, các giai đoạn của một ván đấu, nắm và hiểu rõ các nguyên tắc và phương pháp giảng dạy Cờ vua cho các lứa tuổi và giới tính khác nhau, nắm vững phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài môn Cờ vua ở các cấp cơ sở.

Thực hành: Một số kỹ chiến thuật cơ bản về khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc. Cách suy nghĩ độc lập và sáng tạo trong khi giải quyết các nhiệm vụ, các tình huống nảy sinh trong một ván cờ; nắm vững và vận dụng được kỹ chiến thuật cơ bản vào thực tiễn ván đấu và công tác thực tế. Năng lực thực hành sư phạm.

9. Lý luận & Phương pháp môn Bóng rổ 3 đvhtĐiều kiện tiên quyết: Không.

12

Lý thuyết: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của môn học. Những kỹ - chiến thuật cơ bản, luật, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài Bóng rổ.

Thực hành: Một số kỹ - chiến thuật cơ bản của môn Bóng rổ. Luật, phương pháp thi đấu và trọng tài Bóng rổ. Năng lực thực hành sư phạm.

10. Lý luận & Phương pháp môn Đá cầu 2 đvhtĐiều kiện tiên quyết: KhôngLý thuyết: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển môn

đá cầu; Các đặc điểm, tác dụng, luật, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài môn đá cầu.

Thực hành: Trang bị cho sinh viên một số kỹ thuật, chiến thuật cơ bản của môn học. Năng lực vận dụng: sinh viên biết tổ chức giảng dạy, thi đấu và phương pháp trọng tài cho các đối tượng trong trường học các cấp và ở cơ sở.

11. Lý luận & Phương pháp môn Trò chơi vận động 2 đvhtĐiều kiện tiên quyết: KhôngLý thuyết: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử phát sinh và

phát triển của trò chơi nói chung và trò chơi vận động nói riêng, ý nghĩa và tác dụng của nó trong đời sống xã hội và trong hoạt động giáo dục thể chất. Phương pháp sưu tầm, biên soạn, sáng tác, tổ chức trò chơi vận động.

Thực hành: Cung cấp cho sinh viên một số trò chơi vận động dân gian, trò chơi giáo dục thể chất, trò chơi bổ trợ cho các môn thể thao.

Qua đó, sinh viên có thể vận dụng trò chơi vào thực tiễn. 12. Lý luận & Phương pháp môn Võ thuật 3 đvhtĐiều kiện tiên quyết: KhôngLý thuyết: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Võ thuật, về nguồn

gốc, lịch sử và sự phát triển của các môn võ trên thế giới nói chung và môn Võ dân tộc Việt Nam nói riêng. Các phương pháp, nguyên tắc giảng dạy.

Thực hành: Thực hiện các kỹ thuật căn bản, các kỹ thuật đơn thông thường, các bài tập phối hợp đơn giản. Bíêt cách tập luyện nhằm tự vệ và nâng cao sức khoẻ. Năng lực thực hành sư phạm.

13. Lý luận & Phương pháp môn Bóng ném 2 đvhtĐiều kiện tiên quyết: Không. Lý thuyết: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của môn học. Những kỹ

- chiến thuật cơ bản, luật, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài bóng ném. Thực hành: Một số kỹ - chiến thuật cơ bản của môn Bóng ném. Luật, phương pháp

thi đấu và trọng tài Bóng rổ. Năng lực thực hành sư phạm.

b. Kiến thức chuyên sâu của ngành chính (20 đvht)

13

Lý thuyết: Trang bị cho sinh viên tri thức khái quát về môn thể thao nâng cao; sơ lược lịch sử hình thành và phát triển; các nguyên tắc, phương pháp huấn luyện, giảng dạy môn thể thao nâng cao; các nguyên lý và phương pháp thực hiện kỹ - chiến thuật trong tập luyện, thi đấu; phương pháp tổ chức trọng tài, thi đấu môn thể thao nâng cao.

Phương pháp luận về nghiên cứu khoa học môn thể thao chuyên ngành.Thực hành: Trang bị và hoàn thiện cho sinh viên các kỹ thuật cơ bản và một số kỹ

thuật nâng cao của môn thể thao chuyên ngành; các chiến thuật trong thi đấu, các bài tập phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn, tạo nền tảng thể lực để thực hiện tốt các kỹ - chiến thuật.

Năng lực vận dụng: Sinh viên có khả năng tổ chức giảng dạy, huấn luyện, làm trọng tài, tổ chức thi đấu và nghiên cứu khoa học môn thể thao nâng cao.

9.2.3. Kiến thức ngành thứ hai: Không bắt buộc 9.2.4. Kiến thức bổ trợ tự do Không bắt buộc9.2.5. Các môn học nghiệp vụ sư phạm (10 đvht)9.2.5.1. Tâm lý học TDTT 2 đvht- Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương- Tâm lý học thể dục thể dục thể thao là phần nghiên cứu các quy luật hình thành,

phát triển và biểu hiện các phẩm chất tâm lý của người tập trong các điều kiện vận động khác nhau. Do vậy, việc giảng dạy nội dung này trong các trường đại học sư phạm thể dục thể thao có một ý nghĩa to lớn về mặt lý luận cũng như ứng dụng thực tiễn.

9.2.5.2. Giáo dục học TDTT 2 đvht- Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương. - Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm, bản chất,

quy luật của quá trình sư phạm trong TDTT nói chung và quá trình giáo dục trong hoạt động TDTT nói riêng. Mục đích, nội dung, nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức của quá trình giáo dục các phẩm chất đạo đức - nhân cách cho người tập. Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn công tác sau khi ra trường. Học phần cũng giáo dục ý thức trách nhiệm, tình yêu nghề nghiệp, bồi dưỡng kinh nghiệm và năng lực sư phạm cho sinh viên.

9.2.5.3. Công tác Đoàn Đội 2 đvht- Điều kiện tiên quyết: Không- Học phần bao gồm những cơ sở lý luận về mục đích, ý nghĩa, phương hướng,

nội dung, nguyên tắc và phương pháp công tác Đoàn - Đội trong nhà trường; những nội dung của công tác Đoàn - Đội và việc hình thành những kỹ năng nghiệp vụ về công tác Đoàn - Đội.

9.2.5.4. Giao tiếp sư phạm 2 đvht - Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.- Học phần nhằm trang bị cho sinh viên hiểu những khái niệm, những phạm trù và

những quan điểm cơ bản của Tâm lý học xã hội, giao tiếp sư phạm. Quan điểm duy vật và tư duy biện chứng, có thái độ đúng đắn khi nghiên cứu, xem xét các hiện tượng tâm lý xã

14

hội và giao tiếp sư phạm, lòng yêu nghề, mong muốn tìm hiểu tâm lý con người thông qua các mối quan hệ xã hội để thuận lợi cho công việc của bản thân. Bước đầu biết cách nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng tâm lý xã hội nhất là các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trong các nhóm và trong tập thể học sinh; hình thành một số kỹ năng cơ bản trong giao tiếp sư phạm.

9.2.5.5. Lý luận và phương pháp thể thao trường học 2 đvht- Điều kiện tiên quyết: Không. - Lý luận và phương pháp TDTT trường học là một môn học chuyên ngành về giảng

dạy và tổ chức các hoạt động TDTT trong trường học. Nhằm trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức, đặc điểm tâm sinh lý học sinh phổ thông về giảng dạy động tác, giáo dục các tố chất thể lực cũng như các phương pháp tổ chức hoạt động TDTT nói chung trong hệ thống trường học, hình thành kỹ năng sư phạm TDTT, xây dựng niềm tin và tình cảm nghề nghiệp của người cán bộ, giáo viên TDTT.

9.2.6. Thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp (20 đvht)9.2.6.1. Thực tập sư phạm 1 và 2 10 đvht

Thực tập nghiệp vụ sư phạm (10 tuần) được thực hiện vào năm thứ 3 sau khi đã cơ bản hoàn thành các nội dung của chương trình. Mục đích của thực tập nghiệp vụ là áp dụng những nội dung đã được học vào thực tiễn công tác giảng dạy và huấn luyện ở cơ sở, hình thành năng lực nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện các phẩm chất nhân cách của người giáo viên tương lai…

Hiệu trưởng xây dựng mục tiêu, nội dung và tiêu chuẩn chi tiết cho việc đánh giá kết quả thực tập của sinh viên.

9.2.6.2. Thi tốt nghiệp 10 đvhtThi tốt nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài môn Lý luận chính

trị, sinh viên bắt buộc phải thi 2 môn sau:1. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất.2. Thể thao chuyên ngành.

10. Đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình:10.1: Danh sách giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy các học phần

Số TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Chức danh khoa học, năm phong

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Ngành, chuyên ngành

Học phần dự kiến đảm nhiệm

I Kiến thức giáo dục đại cương

1 Nguyễn Văn Vinh, 1973 Thạc sĩ,Việt Nam,2010 GDH Tư tưởng Hồ Chí

Minh

15

2 Hồ Sĩ Dũng, 1960 Cử nhân,Việt Nam, GDH

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

3 Đặng Trần Thanh Ngọc, 1969

Thạc sĩ,Việt Nam,2007 GDH Pháp luật đại cương

4 Phùng Thị Cúc, 1982 Thạc sĩ,Việt Nam,2010 GDH Tâm lý học đại cương

5 Đỗ Thị Hạnh, 1983 Thạc sĩ,Việt Nam,2010 GDH Giáo dục học  đại

cương

6 Đặng Quốc Nam, 1953 GVC, TS,Việt Nam, 2009 GDH Quản lý Hành chính

Nhà nước

7 Phạm Tuấn Anh, 1973 Thạc sĩ,Việt Nam,2002 GDH Ngoại ngữ

8 Nguyễn Thị Hùng, 1979 Thạc sĩ,Việt Nam,2006 GDH Toán thống kê

9 Phan Thị Ngà, 1974 Thạc sĩ,Việt Nam,2010 Tin học đại cương

10 Tôn Nữ Huyền Thu, 1966

Bác sĩ YK,Việt Nam, Giải phẫu

11 Lê Văn Xanh, 1966BS chuyên khoa cấp 1,Việt Nam,

Sinh lý học TDTT

12 Nguyễn Hùng Vương, 1985

CNTDTT,Trung Quốc, GDH Y học TDTT

13 Nguyễn Thanh Tùng, 1975

Tiến sĩ,Trung Quốc, 2010 GDH Phương pháp NCKH

14 Phan Thảo Nguyên, 1961 GVC, Th.s,Việt Nam, 2003 GDH Lý luận & PP GDTC

15 Mai Thị Thuý, 1977 Thạc sĩ,Việt Nam,2009 GDH Lịch sử TDTT

16 Nguyễn Thị Phương, 1988

Cử nhân,Việt Nam, 2010 GDH Quản lý TDTT

II Kiến thức ngành

17 Nguyễn Văn Long, 1974 Thạc sĩ,Việt Nam,2011 GDH Điền kinh

18 Trần Tùng Dương, 1975 Thạc sĩ,Việt Nam GDH Thể dục

19 Phan Thanh Hài, 1974 GVC, TS,Việt Nam,2005 GDH Bơi lội

20 Trần Duy Hoà, 1968 Thạc sĩ,Việt Nam, 2005 GDH Bóng đá

21 Trần Xuân Tầm, 1958 GVC, Th.s,Việt Nam, 2001 GDH Bóng chuyền

22 Phan Nam Thái, 1973 Thạc sĩ,Việt Nam, 2002 GDH Bóng bàn

23 Lê Tiến Hùng, 1977 Th.s,Việt Nam, 2008 GDH Cầu lông

16

24 Trần Mạnh Hưng, 1975 Th.s,Việt Nam, 2009 GDH Cờ vua

25 Nguyễn Hải Đường, 1976

Th.s,Việt Nam, 2009 GDH Bóng rổ

26 Nguyễn Đức Sinh, 1958 Thạc sĩ,Việt Nam,2008 GDH Đá cầu

27 Đỗ Thế Hồng, 1970 Th.s,Việt Nam, 2009 GDH Trò chơi vận động

28 Dương Mạnh Thắng, 1974

Tiến sĩ,Việt Nam, 2010 GDH Võ thuật

29 Kiều Trung Kiên, 1976 Thạc sĩ,Việt Nam, 2010 GDH Bóng ném

30 Nguyễn Tuấn Huy, 1982 Thạc sĩ,Việt Nam,2011 GDH Quần vợt

31 Nguyễn Văn Tráng, 1956 GVC, Th.s,Việt Nam, 1998 GDH Bắn súng

III Kiến thức nghiệp vụ sư phạm

32 Đỗ Thị Thu Hiền, 1973 Thạc sĩ,Việt Nam,2011 GDH Giáo dục học TDTT

33 Phan Thảo Nguyên, 1961 GVC, Th.s,Việt Nam, 2003 GDH Tâm lý học TDTT

34 Nguyễn Tiến Dũng, 1974 Th.s,Việt Nam, 2004 GDH Giao tiếp sư phạm

35 Phan Thị Miên, 1963GVC,Thạc sỹ,Việt Nam,2003

GDH LL và PPTT trường học

36 Mai Thị Thuý, 1977 Thạc sĩ,Việt Nam,2009 GDH Công tác đoàn đội

10.2: Danh sách kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu phục vụ

Số TT Họ và tên, năm sinh

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năm tốt nghiệp

Phụ trách PTN, thực hành

Phòng thí nghiệm, thực hành phục vụ học phần/môn học nào trong chương trình đào tạo

1 Nguyễn Thị Thái Bình, 1973 Y sĩ Phòng Y –

sinh họcGiải phẫu, Sinh lý học TDTT, Y học TDTT

2 Phan Thị Xê, 1958 TC Nhà thực hành đa năng

Cầu lông, Thể dục, Cờ vua, Trò chơi vận động

3 Trần Dương, 1962 TC  Sân bóng đá Bóng đá, Đá cầu

4 Nguyễn Quang Sơn, 1963 TC  Hồ bơi Bơi lội

5 Tống Thị Minh Hải, 1979 LĐPT Sân Bóng rổ,

bóng némBóng rổ, bóng ném

17

6Phùng Thừa Nguyên, 1954 LĐPT

 Sân Điền kinh, nhà tập võ, Bắn súng

Điền kinh, Bóng đá, võ, Bắn súng

7 Nguyễn Rân, 1944 LĐPT  Nhà tập Bóng bàn

Bóng bàn

8 Phạm Đức Vọng, 1983 CNTDTT  Nhà tập

Bóng chuyềnBóng chuyền

9 Phan Thị Lý, 1984 LĐPT Sân Quần vợt Quần vợt

10Nguyễn Thị Hải Vy, 1983 KSCNTT

Phòng Thực hành Toán - tin

Toán thống kê, Tin học đại cương, Đo lường thể thao

11Nguyễn Văn Tùng, 1980 KSCNTT

Nhà thí nghiệm NCKH

Sinh hoá TDTT, Đo lường thể thao, Phương pháp NCKH

10.3: Phòng học, giảng đương, trang thiết bị hô trợ giảng dạy

Số TT

Loại phòng học(Phòng học, giảng đương,

phòng học đa phương tiện, phòng học ngoại

ngữ, phòng máy tính…)

Số lượng

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng dạy

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ học phần/môn học

1 Số phòng học 25 124

Bảng 25Tất cả các học

phầnMáy chiếu 26Loa 25Micro 25

2 Phòng máy vi tính 02 220 Máy tính 150 Tin học3 Phòng học ngoại ngữ 01 120 Máy tính 20 Ngoại ngữ4

Phòng truy cập Internet 2 150Máy vi tính

37 Truy cập và tra cứu

5 Phòng học nghe nhìn 01 120Máy vi tính

01 Ngoại ngữ

6 Diện tích hội trường 3 830

Bảng 03Tất cả các học

phầnMáy chiếu 02Loa 03Micro 03

7 Thư viện01 473,6

Hệ thống điều hành

mạng01

Truy cập tài liệu cho tất cả

học phầnPhần mềm thư viện 01

18

10.4: Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và trang thiết bị phục vụ thực hành chuyên ngành

Số TT

Tên phòng thí nghiệm, xưởng, trạm trại, cơ sở

thực hành

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chínhhỗ trợ thí nghiệm, thực hành

Tên thiết bị Số lượng Phục vụ môn học /học phần

1Phòng thí

nghiệm NCKH, công nghệ TDTT

150

Lực kế tay điện tử 03

Dành cho tất cả các học

phần liên quan

Máy đo nhịp tim lúc vận động 06Máy kiểm tra xác định khối lượng vận động bơi 01

Máy phân tích chức năng hô hấp 01

Máy vi tính IBM (Máy điều hành mạng) 01

Compa đo nếp mỡ 01Dụng cụ đo độ cân bằng cơ thể 01

Dụng cụ đo độ mềm dẻo cơ thể 01

Máy đo độ uốn cong cơ thể về sau 02

Máy đo khoảng cách cú nhảy 01Thiết bị đo lực cơ lưng hiển thị số 01

Xe đạp lực kế 01Lực kế tay điện tử 07

2 Phòng Y – sinh học

250 Mô hình dạy học y sinh 15 Giải phẫu – Sinh lý- Y

học,vệ sinh…Máy châm cứu 01Máy điều trị thấp tần 01Máy điều trị vi sóng 01Máy laser điều trị 01Mô hình thực hành y sinh 01Máy siêu âm điều trị 01Mô hình bộ xương 01Mô hình hộp sọ 01Mô hình giải phẫu 01Mô hình mắt 01Mô hình tai 01Tranh giải phẫu 02Mô hình thực hành y sinh 01Mô hình hồi sức 01Dụng cụ tiểu phẫu 01Ống nghe huyết áp 01Huyết áp điện 01Nhiệt kế 01Nẹp cấp cứu 01

19

Máy hô hấp 01

3 Phòng máy tính 200 Máy tính 50 Các học phần

4Sân tập Điền kinh 13.100

Nệm nhảy cao 04Điền kinhCột nhảy sào tay quay TQ 15

Đường chạy nhựa tổng hợp 08

5 Nhà tập Thể dục 1.600

Thảm nhà tập đa năng 360

Thể dục, TCVĐ

Thang Bale 03Cầu thăng bằng 01Đệm mút nhà tập 800Ngựa nhảy 01Thẩm thể dục tự do CCH 01Thảm chạy đà môn thể dục 04

6

Nhà tập Bơi lội 2.612 Bể bơi 07

Bơi lội2.100 - Bể bơi 50m 01

512 - Bể bơi 25m trong nhà 01

Dây phao chắn sóng

7Nhà tập Bóng

bàn 500Máy bắn bóng bàn 01

Bóng bànBàn bóng bàn 15Thảm tập nhà tập bóng bàn 600

8Nhà tập Bóng

chuyền

3.650 Nhà tập 03

Bóng chuyền

2.400 Nhà tập Bóng chuyền (04 sân) 01

1.250 - 02 Sân Bóng chuyền bãi biển 01

Hệ thống tập luyện đa môn Vertimax 01

Máy bắn bóng chuyền 01

9 Sân Bóng đá

Lưới rào sân bóng đá khu A 01Bóng đá, đá

cầuMáy bắn bóng đá 01Cầu môn tập kỹ thuật bóng đá 08Chụp dẫn bóng 20

10 Nhà tập CL - QV

3.200 Sân tập 12

Cầu lông, quần vợt

1.500 Sân Quần vợt 021.700 Sân Cầu lông 15

HT đèn sân tennis 20Máy bắn bóng tennis 01Thảm cầu lông 06

11 Nhà tập Võ 950 Thảm 196 tấm Võ thuật

12 Nhà tập Bóng rổ 1.800

Trụ, bảng cố định 06

Bóng rổBóng 110Cọc bổ trợ 12Đồng hồ phục vụ thi đấu 02

13 Trường Bắn 1.638 Súng ngắn hơi thể thao 10 Bắn súng

14 Khu vực phụ trợ 258 Sân 02 Các môn thực hành TDTT

20

15 Nhà tập thể lực 220 Dụng cụ tập luyện thể lực 15 Các môn thực hành TDTT

10.5. Thư viện, giáo trinh, sách, tài liệu tham khảo a) Thư viện

- Tổng diện tích thư viện: 700 m2 trong đó diện tích phòng đọc: 300 m2

- Số chỗ ngồi: 250;Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 37 (Số máy tính nối mạng ADSL)

- Phần mềm quản lý thư viện: 02

- Thư viện điện tử đã kết nối được với các CSĐT các trường thuộc chuyên ngành TDTT trong nước; việc tra cứu của giảng viên, sinh viên trong toàn trường: Số lượng sách, giáo trình điện tử: 1.380 (đầu sách), 72.895 cuốn…b) Danh mục giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí của ngành đào tạo* Danh mục giáo trinh

Số TT Tên giáo trình Tên tác giả Nhà

xuất bản

Năm xuất bản

Số bản

Sử dụng cho môn học/học

phần

1 Giáo trình trò chơi vận động

Đinh Văn Lẫm, Đào Bá Tri TDTT 1999 136 Trò chơi

vận động

2 Giáo trình điền kinh (đại học)

Trần Bá, Nguyễn Thị Toán, Phan Thị Xuân, Nguyễn Thanh Tùng

TDTT 2010 1000 Điền kinh

3 Giáo trình bóng đá (đại học TDTT I)

Trần Đức Dũng TDTT 2007 03 Bóng đá

4 Giáo trình bóng chuyền (đại học)

Đinh Văn Lẫm, Phạm Thế Vượng biên soạn

TDTT 2006 150 Bóng chuyền

5 Giáo trình bóng chuyền

Đinh Lẫm, Xuân Ngà dịch

Sách dịch 1997 50 Bóng

chuyền

6 Giáo trình bóng ném (đại học)

Nguyễn Hùng Quân TDTT 2002 50 Bóng ném

7 Giáo trình bóng rổ (đại học)

Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Quốc Quân, Phạm Văn Thảo.

TDTT 2003 50 Bóng rổ

8 Giáo trình bóng rổ (đại học)

Trần Văn Mạnh dịch Sách dịch 1997 46 Bóng rổ

9 Giáo trình bơi lội (đại học)

Hà Đình Lâm, Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Hữu Thái biên soạn

TDTT 2004 50 Bơi lội

10 Giáo trình bơi lội (đại Nguyễn Văn Trạch Sách 1996 50 Bơi lội

21

học) dịch dịch

11 Giáo trình cầu lông (đại học)

Trần Văn Vinh, Đoà Chí Thành TDTT 1998 200 Cầu lông

12 Giáo trình cầu lông (đại học)

Lê Đức Chương dịch

Sách dịch 2000 150 Cầu lông

13 Giáo trình cờ vua (đại học)

Đàm Quốc Chính, Đặng Văn Dũng, Nguyễn Hồng Dương biên soạn

ĐH TDTT I 1999 51 Cờ vua

14 Giáo trình Tư tưởng HCM

Mạch Quang Thắng, Lê Mậu Hãn, Vũ Quang Hiển

Bộ GD & ĐT 2005 500 Tư tưởng

HCM

15 Giáo trình tư tưởng HCM

Phạm Ngọc Anh chủ biên

Bộ GD & ĐT 2009 500 Tư tưởng

HCM

16 GT những nguyên lý cơ bản của CN Mácnin

Phạm Văn Sinh, Phạm Quang Phan chủ biên Bộ GD

& ĐT 2009 500

Những nguyên lý cơ bản của CN Mácnin

17 Giáo trình lịch sử ĐCS VN

Lê Mậu Hãn, Trình Mưu, Vũ Quang Hiển

Bộ GD & ĐT 2004 200 Lịch sử

Đảng

18 Giáo trình CNXH KH

Đỗ Công Tuấn, Nguyễn Đức Bách, Đỗ Nguyên Phương. Bộ GD

& ĐT 2006 200

Những nguyên lý cơ bản của CN Mácnin

19 Giáo trình đường lối CM của ĐCSVN

Đinh Xuân Lý, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Viết Thông

Bộ GD & ĐT 2009 500

Đường lối CM của ĐCSVN

20 Giáo trình GD quốc phòng an ninh

Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Hữu Hảo, Phan Tân Hưng

Giáo dục 2009 05An ninh quốc phòng

21 Giáo trình trò chơi vận động dân tộc

Đặng Thị Vân TDTT 01 Trò chơi vận động

22 Giáo trình quản lý TDTT (đại học)

Đinh Thọ dịch TDTT 1998 12 Quản lý

23 Giáo trình lý luận & PP TDTT(đại học)

Phan Thảo Nguyên, Phan Thị Miên TDTT 2009 1500 Lý luận

TDTT

24 Giáo trình quần vợt (đại học)

Hướng Xuân Nguyên TDTT 2005 05 Quần vợt

25 Giáo trình quần vợt (đại học)

Trần Văn Vinh, Đào Chí Thanh TDTT 2002 50 Quần vợt

26 Giáo trình giao tiếp sư phạm

Đặng Thị Vân Bộ GD& ĐT 2003 150 Giao tiếp

sư phạm

27 Giáo trình giáo dục TDTT (đại học)

P.Kunath chủ biên Sách dịch 1998 50 Giáo dục

TDTT22

28 Giáo trình giáo dục đại cương

Hà Thị Đức Giáo dục 1997 50 Giáo dục TDTT

29 Giáo trình thể dục (đại học)

Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân Sinh, Trần Phúc Phong, Trương Anh Tuấn.

ĐH sư phạm 2004 05 Thể dục

30 Giáo trình thể dục (đại học)

Đặng Quốc Nam, Trần Thị Minh Hải, Phan Thị Dịch , Ngô Thanh Hồng, Nguyễn Trọng Anh, Võ Văn Vũ

TDTT 2009 1000 Thể dục

31 Giáo trình Taekwondo Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Anh Tú TDTT 1999 50 Võ

32 Giáo trình Karatedo Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Dương Bắc TDTT 2001 50 Võ

33 Giáo trình sinh lý (đại học)

Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên biên soạn

Sách dịch 1995 50 Sinh lý

TDTT

34 Giáo trình sinh lý (đại học)

Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên TDTT 2003 30 Sinh lý

TDTT

35 Lịch sử TDTT Nguyễn Xuân Sinh, Nguyễn Thị Xuyền. TDTT 2000 50 Lịch sử

Thể thao

36 Lý thuyết và thực hành cờ vua

Ia.B.Extrin TDTT 1996 50 Cờ vua

37 Phương pháp luận NCKH

Vũ Cao Đàm Viện PTGD 1995 50 NCKH

38 Phương pháp NCKH TDTT

Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Lưu Quang Hiệp, Phạm Ngọc Viễn

TDTT 1999 100 NCKH

*Danh mục sách chuyên khảo, tạp chí của ngành đào tạo

Số TT

Tên sách chuyên khảo/tạp chí

Tên tác giả Nhà xuất bản

số, tập,

Năm xuất bản

Số bản

Sử dụng cho môn học/học

phần

1 Phương pháp giảng dạy và huấn luyện đá cầu

Vụ thể thao quần chúng TDTT 2009 149 Đá cầu

2 Ngân hàng câu hỏi và đáp án môn đá cầu Uỷ ban TDTT TDTT 1998 150 Đá cầu

3 Luật đá cầu Uỷ ban TDTT TDTT 2007 100 Đá cầu

4 Những trò chơi dã ngoại và hội hè Dorothy Woolfson Hồng

Đức 2008 05 Trò chơi vận động

5Ngân hàng câu hỏi, đáp án môn học trò chơi vận động

Uỷ ban TDTT TDTT 1998 150 Trò chơi vận động

23

6 Tìm hiểu điền kinh thế giới Quang Hưng TDTT 2002 05 Điền kinh

7 Nhảy cao lưng qua xà Tân Minh Chính, Từ Lương San TDTT 2003 50 Điền kinh

8 Luật thi đấu điền kinh Uỷ ban TDTT TDTT 2010 150 Điền kinh

9 Hỏi đáp Luật điền kinhBộ môn Điền kinh Trường Đại học TDTT 1

TDTT 1996 50 Điền kinh

10 Bài tập chuyên môn trong điền kinh

Nguyễn Quang Hưng TDTT 2004 50 Điền kinh

11 Điền kinh trong trường phổ thông

Nguyễn Quang Hưng TDTT 2006 50 Điền kinh

12 Luật thi đấu bóng đá 5 người (Futsal) Uỷ ban TDTT TDTT 2011 50 Bóng đá

13 Luật thi đấu bóng đá Uỷ ban TDTT Hà Nội 2010 50 Bóng đá14 Luật bóng đá 7 người Uỷ ban TDTT Hà Nội 2010 50 Bóng đá

15 Hướng dẫn tập luyện kỹ chiến thuật bóng đá Nguyễn Quang Dung TDTT 2007 50 Bóng đá

16 Những kiến thức cơ bản về Bóng bàn

Trường TDTT Bắc Ninh TDTT 2009 05 Bóng bàn

17 Luật thi đấu bóng bàn Uỷ ban TDTT Hà Nội 2011 50 Bóng bàn18 Hướng dẫn tập Bóng bàn Trịnh Chí Trung TDTT 2010 05 Bóng bàn

19 Bóng bàn toàn tập - kỹ thuật bóng bàn hiện đại Lưu Tấn Tài Từ điển

BK 2005 05 Bóng bàn

20 Luật bóng chuyền và luật bóng chuyền bãi biển Uỷ ban TDTT Hà Nội 2011 100 Bóng

chuyền

21 Luật bóng chuyền Uỷ ban TDTT TDTT 2007 100 Bóng chuyền

22 Hỏi đáp Luật bóng chuyền

Liên đoàn bóng chuyền thế giới TDTT 1998 50 Bóng

chuyền

23 Ngân hàng câu hỏi và đáp án môn Bóng ném

Trường TDTT Bắc Ninh TDTT 2009 05 Bóng ném

24 Luật bóng ném Uỷ ban TDTT TDTT 2006 50 Bóng ném25 Kỹ chiến thuật bóng ném Nguyễn Hùng Quân TDTT 1999 50 Bóng ném26 Luật bóng rổ mini Uỷ ban TDTT TDTT 1998 50 Bóng rổ27 Luật bóng rổ Uỷ ban TDTT TDTT 2006 50 Bóng rổ

28 Hướng dẫn chơi bóng rổ mini theo luật Mạnh Dương TDTT 2005 30 Bóng rổ

29 Sổ tay hướng dẫn viên bơi lội

Vụ TDTT quần chúng TDTT 2003 30 Bơi lội

30 Luật bơi Uỷ ban TDTT TDTT 2006 50 Bơi lội

31 Huấn luyện thể lực cho vận động viên bơi

Nguyễn Văn Trạch, Vũ Chung Thuỷ, Nguyễn Đức Chương

TDTT 2004 20 Bơi lội

32 Phương pháp và tổ chức thi đấu & trọng tài cầu

Trần Văn Vinh TDTT 2005 05 Cầu lông

24

lông33 Luật thi đấu cầu lông Uỷ ban TDTT Hà Nội 2011 150 Cầu lông

34 Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông Đào Chí Thành TDTT 2004 30 Cầu lông

35 Luật thi đấu cờ vua Uỷ ban TDTT Hà Nội 2011 100 Cờ vua

36 Lý thuyết và thực hành cờ vua Ia.B.Extrin TDTT 1996 100 Cờ vua

37Phương pháp giáo dục thể chất trong trường phổ thông

Nguyễn Văn Trạch TDTT 2010 50LL và PP thể thao

trường học

38 Luật thể dục, thể thao Lao động 2008 05 Các môn thể

thao39 Luật thi đấu quần vợt Uỷ ban TDTT Hà Nội 2009 50 Quần vợt

40 Hướng dẫn tập luyện Tennis

Saigonbook biên dịch Đà Nẵng 2007 30 Quần vợt

41 Thể dục và phương pháp dạy học

Đặng Đức Thao biên soạn Giáo dục 1998 05 Thể dục

42 Thể dục sức khoẻ và thẫm mỹ Quỳnh Hương Thanh

Niên 1999 05 Thể dục

43 Thể dục đồng diễnTrịnh Trung Hiếu - Lê Bửu - Trịnh Hữu Lộc

TDTT 2001 05 Thể dục

44Phương pháp giảng dạy TDTT trong trường phổ thông

Nguyễn Văn Trạch TDTT 2008 100 Các môn thể thao

45 Đồng diễn thể dục Trần Phúc Phong TDTT 2008 05 Thể dục

46 Taekwondo kỹ thuật căn bản

Dương Quốc biên soạn TDTT 2002 05 Võ thuật

47 Ngân hàng câu hỏi và đáp án môn Karatedo

Trường TDTT Bắc Ninh TDTT 2009 05 Võ thuật

48 Luật thi đấu Karatedo Uỷ ban TDTT TDTT 2009 05 Võ thuật49 Luật Teakwondo Uỷ ban TDTT TDTT 1999 30 Võ thuật

50Hướng dẫn tập luyện Taekwondo bằng hình ảnh

Charles A.Stepan Mỹ thuật 2008 30 Võ thuật

51 Y sinh học TDTT UBTDTT TDTT 2000 30 Y học TDTT

52 Y học thể dục thể thao

B.s.: Nông Thị Hồng (ch.b.), Lê Quý Phượng, Vũ Chung Thuỷ

TDTT 2000 05 Y học TDTT

53 Xoa bóp thể thao A.A.Briulcov, Lê Việt Nga TDTT 1994 05 Y học

TDTT54 Vệ sinh và y học TDTT Nông Thị Hồng

(ch.b.), Lê Quý Phượng, Vũ Chung Thuỷ, Lê Gia Vinh

Giáo dục 1996 05 Vệ sinh học TDTT

25

biên soạn

55 Vệ sinh tập luyện và thi đấu ở nữ VĐV Đặng Quốc Bảo TDTT 2006 05 Vệ sinh học

TDTT

56 Vệ sinh học TDTT Lưu Quang Hiệp biên soạn TDTT 2001 05 Vệ sinh học

TDTT

57 Sinh lý học thể dục thể thao

B.s.: Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên

TDTT 2003 50 Sinh lý học

58 Sinh hoá học TDTT V.V.Mensicốp TDTT 1997 50 Sinh hoá học TDTT

59Ngân hàng câu hỏi, đáp án môn học vệ sinh học TDTT

Uỷ ban TDTT TDTT 1998 50 Vệ sinh học TDTT

60Ngân hàng câu hỏi, đáp án môn học sinh lý học TDTT

Uỷ ban TDTT TDTT 1998 50 Sinh lý học

61Ngân hàng câu hỏi, đáp án môn học giải phẩu học TDTT

Uỷ ban TDTT TDTT 1998 50 Giải phẩu

62Ngân hàng câu hỏi và đáp án môn sinh hóa, sinh cơ, vệ sinh TDTT

Trường TDTT Bắc Ninh TDTT 2009 05

Sinh hóa, sinh cơ, vệ sinh TDTT

12. Hướng dẫn thực hiện chương trình12.1. Chương trinh đào tạo giáo viên TDTT ngành Giáo dục thể chất

Chương trình đào tạo giáo viên thể dục thể thao trình độ cao đẳng ngành Giáo dục thể chất được thiết kế theo hướng có cấu trúc kiểu đơn ngành. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng đưa ra tại mục 7 (nội dung chương trình) là những quy định bắt buộc. Việc xen kẽ giữa các môn học lý thuyết và các môn học thực hành trong từng học kỳ, từng tuần, từng ngày phải đảm bảo các nguyên tắc của quá trình giáo dục và đặc thù ngành nghề đào tạo.

12.2. Về nội dung các học phần- Yêu cầu chung đối với tất cả các môn học phải được cụ thể và lượng hoá về mục

tiêu, yêu cầu chuyên môn, sinh viên cần phải chủ động sắp xếp kế hoạch tự học, tự tập ngoại khóa nhằm củng cố kiến thức, trau dồi kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm...;

- Nội dung và cấu trúc của từng học phần phải gắn kết và lồng ghép với nhiệm vụ bồi dưỡng các năng lực cho sinh viên, đặc biệt là năng lực chuyên môn;

- Quá trình tổ chức đào tạo, do đặc thù chuyên ngành, cần tính toán khoa học để có thể sắp xếp một cách hợp lý giữa giờ học lý thuyết và giờ học thực hành nhằm tạo hiệu quả tối đa quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên.

26

12.3. Phương pháp dạy - họcPhương pháp giảng dạy và học tập phù hợp với đối tượng học, kết hợp lý thuyết và

thực hành.Tăng cường áp dụng các phương pháp sư phạm tích cực hướng vào việc đặt và giải

quyết vấn đề thực tiễn của việc học tập và công tác sau này. Phải thực hiện tiêu chí quan trọng của dạy học trong hệ thống giáo dục đại học là dạy cách học cho sinh viên; trang bị cho họ những phương pháp và kỹ năng cơ bản để tăng cường khả năng tự học và nghiên cứu, có thói quen học tập suốt đời.

Đảm bảo cho sinh viên có đủ tài liệu và phương tiện học tập hiện đại, tận dụng tối đa những công cụ và công nghệ dạy học mới. Thường xuyên mời các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau về giảng bài.

12.4. Thi và kiểm traViệc kiểm tra và thi được thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và

Đào tạo. Cải tiến, nâng cao chất lượng của các phương pháp kiểm tra, đánh giá truyền thống. Tăng cường vận dụng các hình thức trắc nghiệm để nâng cao tính khách quan, tính chính xác và nhịp độ kiểm tra, tạo điều kiện cho sinh viên tự kiểm tra và tham gia đánh giá về kiến thức, kỹ năng, thái độ… Đối với các môn thực hành cần xây dựng được các bộ tiêu chuẩn đánh giá.

12.5. Định hướng đánh giá sản phẩm đào tạoTổ chức đào tạo, thi và kiểm tra theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chú ý đúng mức đến việc đánh giá khả năng vận dụng và sáng tạo của sinh viên.Kết hợp cách đánh giá trong với đánh giá ngoài và tự đánh giá của sinh viên.Kết hợp hình thức thi trắc nghiệm hoặc làm bài tập nghiên cứu trong các môn lý

thuyết. Với các môn thực hành, chú ý điều kiện dự thi như hướng dẫn cụ thể trong chương trình chi tiết. nội dung đánh giá phải bao gồm đánh giá thành phẩm và quá trình. Phần đánh giá quy trình bao gồm các tiêu chí về thao tác kỹ thuật và thực hiện quy trình./.

HIỆU TRƯỞNG (Đã ký)

TS. Lê Tấn Đạt

27