mind map lop 10 (doc thu)

30
ĐỘT PHÁ MIND MAP LỚP 10 TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH

Upload: mcbooksjsc

Post on 11-Jan-2017

67 views

Category:

Education


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mind map lop 10 (doc thu)

ĐỘT PHÁ MIND MAP

LỚP 10

TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂNBẰNG HÌNH ẢNH

Page 2: Mind map lop 10 (doc thu)
Page 3: Mind map lop 10 (doc thu)

(Đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học)

MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH

(Đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học)

LỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚPLỚP101010101010

MÔN NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN TƯ DUY ĐỌC HIỂU

Mind mapĐỘ

T PHÁ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Tác giả: TRỊNH VĂN QUỲNH

Hình minh họa: NGUYỄN HOÀNG LONG - giáo viên Công ty cổ phần giáo dục Do Art

NGUYỄN PHÚC THÙY TRANG - giáo viên công ty cổ phần giáo dục Do Art

Page 4: Mind map lop 10 (doc thu)

ĐỘT PHÁ MIND MAP

LỚP 10

TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂNBẰNG HÌNH ẢNH

Bản quyền © thuộc Công ty Cổ phần Sách MCBooks. Theo hợp đồng chuyển nhượng giữa Công ty Cổ phần Sách MCBooks và tác giả Trịnh Văn Quỳnh. Bất cứ sự sao chép nào không được sự đồng ý của Công ty Cổ phần Sách MCBooks đều là bất hợp pháp và vi phạm luật xuất bản Việt Nam, luật bản quyền quốc tế và công ước Berne về bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ.

Các Trường học và các Trung tâm có nhu cầu đăng ký mua sách cho học sinh, xin vui lòng liên hệ với các đại lý của Công ty Cổ phần sách MCBooks để được

hưởng chế độ hỗ trợ giá bán hợp lý

CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH MCBOOKSĐịa chỉ: Số 26/245 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.mcbooks.vnĐT: 0437921466

Facebook: https://www.facebook.com/mcbooksthewindythewindy

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến góp ý của Quý độc giả để sách ngày càng hoàn thiện hơn.

Góp ý về sách: [email protected] Liên hệ về bản thảo và bản dịch: [email protected]

Liên hệ hợp tác xuất bản & truyền thông trên sách: [email protected] Liên hệ dịch vụ tư vấn, đại diện & giao dịch bản quyền: [email protected]

Page 5: Mind map lop 10 (doc thu)

LỜI MỞ ĐẦUTrong những năm gần đây, cùng với tiến trình đổi mới, cải cách giáo dục của Bộ Giáo

dục và Đào tạo theo hướng phát huy năng lực của học sinh, nhiều phương pháp dạy và học đã được áp dụng, bước đầu đạt hiệu quả. Kĩ thuật sơ đồ tư duy là một trong những kĩ thuật mới nhưng dần trở nên quen thuộc với các giáo viên và học sinh trong trường phổ thông. Phương pháp này giúp khắc phục một số hạn chế của cách học truyền thống:

Đơn giản hóa nội dung bài học, giải quyết được vấn đề quá tải kiến thức;Hệ thống hóa kiến thức logic, rành mạch giúp học sinh phát huy năng lực diễn đạt trong

tạo lập văn bản;Tối đa khả năng ghi nhớ và tư duy não phải với các đường nét, màu sắc và hình ảnh

minh họa;Tạo niềm hứng thú và đặc biệt yêu thích đối với môn học.Cuốn sách gồm có các phần chính sau:

PHẦN 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢNGồm 30 đề đọc hiểu là các văn bản văn học trung đại thế kỉ XVII đến hết thế kỉ XVIII và

văn học hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945, các văn bản nhật dụng. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu được xây dựng trên các cấp bậc nhận thức: từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đây là sự học tập cách đặt câu hỏi và ra đề trong hệ thống câu hỏi PISA quốc tế và trong các đề thi đại học những năm gần đây. Các đề đọc hiểu đem đến cho học sinh nhận thức toàn vẹn về các tác phẩm văn học cũng như các kĩ năng sống cần thiết.

PHẦN 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘIGồm 9 đề nghị luận xã hội. Đây là những vấn đề xã hội cập nhật, mới mẻ và sát với thực

tiễn. Tất cả được đánh giá và nhìn nhận dưới nhiều góc độ trong đó chú trọng góc nhìn của văn học và nghệ thuật.

PHẦN 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌCGồm hệ thống các sơ đồ tư duy tác phẩm văn học trong chương trình 10. Hệ thống sơ đồ

tư duy trống giúp học sinh tự tư duy, khám phá và sáng tạo theo cách riêng. Ngoài ra còn có hệ thống đề bài luyện tập phục vụ trực tiếp cho kì thi trong trường phổ thông.

Cuốn sách chắc chắn là một tư liệu tham khảo cần thiết trong quá trình học và ôn tập môn Ngữ văn trong trường THPT hiện nay. Với thời gian biên soạn không nhiều, hệ thống ý lại có nhiều cách chia, nhiều quan điểm không giống nhau, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của độc giả để hệ thống sơ đồ được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Page 6: Mind map lop 10 (doc thu)

BẢO BỐI ĐỌC HIỂU ............................................................................9

Đề 1: Đẻ đất đẻ nước ...........................................................................11

Đề 2: Người nông dân và các con .......................................................12

Đề 3: Mười tay ........................................................................................13

Đề 4: Trước đá Mị Châu ........................................................................14

Đề 5: Cáo tật thị chúng .........................................................................15

Đề 6: Long thành cầm giả ca ...............................................................16

Đề 7: Nhân tình thế thái .......................................................................17

Đề 8: Bạch Đằng hải khẩu ...................................................................18

Đề 9: Mãi mãi tuổi hai mươi .................................................................19

Đề 10: Cô bé bán diêm ..........................................................................20

Đề 11: Lễ hội Hùng vương ....................................................................21

Đề 12: Anh hai ........................................................................................22

Đề 13: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng .......................................23

Đề 14: Những ngón tay .........................................................................24

Đề 15: Tự học .........................................................................................25

Đề 16: Bạn thân và người quen ...........................................................26

Đề 17: Sức mạnh đích thực..................................................................27

Đề 18: Tại sao những điều tệ hại lại xảy đến? ...................................28

Đề 19: Yêu thương đến từ nơi rất xa ...................................................29

Đề 20: Ba ơi, mình đi đâu? ...................................................................30

Đề 21: Tre Việt Nam ...............................................................................31

Đề 22: Thời gian .....................................................................................32

Mục lục

Page 7: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề 23: Gánh hàng phù thủy .................................................................33

Đề 24: Mẹ ...............................................................................................34

Đề 25: Sức mạnh của con người .........................................................35

Đề 26: Mùa bão lũ ..................................................................................36

Đề 27: Bức tranh đẹp nhất ...................................................................37

Đề 28: Câu chuyện ngư phủ .................................................................38

Đề 29: Lòng tự trọng .............................................................................39

Đề 30: Tình thương vô điều kiện .........................................................40

BẢO BỐI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ........................................................42

Chủ đề 1: Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ .................................45

Chủ đề 2: Tình mẫu tử ..........................................................................48

Chủ đề 3: Cách chọn sách để đọc .......................................................51

Chủ đề 4: Vai trò và tác hại của Internet ...........................................54

Chủ đề 5: Tính tự lập của con cái .......................................................57

Chủ đề 6: Phương châm học tập của UNESCO................................60

Chủ đề 7: Thời gian ...............................................................................63

Chủ đề 8: Bản thể, bản sao ..................................................................66

Chủ đề 9: Vai trò của cây xanh ............................................................69

BẢO BỐI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ...................................................72

Sơ đồ Tổng quan văn học Việt Nam ...................................................76

Sơ đồ Văn học dân gian Việt Nam ......................................................78

Đăm Săn .................................................................................................80

Truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy ..................82

Tấm Cám ................................................................................................84

Page 8: Mind map lop 10 (doc thu)

Tỏ lòng ....................................................................................................86

Nhàn ........................................................................................................88

Độc tiểu thanh kí ...................................................................................90

Cảnh ngày hè .........................................................................................92

Phú sông Bạch Đằng ............................................................................94

Bình Ngô đại cáo ...................................................................................96

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ...................................................98

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ...............................................100

Trao duyên ............................................................................................102

Chí khí anh hùng .................................................................................104

VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY LÀM BÀI HOÀN CHỈNH ............133

Đăm Săn ...............................................................................................134

Truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy ................139

Tấm Cám ..............................................................................................149

Tỏ lòng ..................................................................................................156

Cảnh ngày hè .......................................................................................161

Nhàn ......................................................................................................166

Độc tiểu thanh kí .................................................................................172

Phú sông Bạch Đằng ..........................................................................179

Bình Ngô đại cáo .................................................................................188

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên .................................................203

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ...............................................207

Trao duyên ............................................................................................214

Chí khí anh hùng .................................................................................227

Page 9: Mind map lop 10 (doc thu)

= Đọc hiểu văn bản

BẢO BỐI ĐỌC HIỂU

Làm thế nào để đạt được điểm tối đa phần đọc hiểu? Ðiều này sẽ cực kỳ dễ dàng nếu có sự trợ giúp đắc lực của sơ đồ tư duy

Dưới đây là bảo bối giúp bạn bẻ khóa mọi câu hỏi đọc hiểu.

Bước 1: Xác định nội dung văn bản và lựa chọn hình ảnh trung tâm phù hợp

Ví dụ:

Với hình ảnh trung tâm bạn ngay lập tức nắm được chủ đề hay nội dung của văn bản cần đọc hiểu. Trí não của bạn sẽ tưởng tượng và tập trung tư duy về vấn đề đó. Bạn sẽ có nhiều ý tưởng về vấn đề người hỏi đang đặt ra cho bạn. Rõ ràng hình ảnh giúp bạn tư duy nhanh hơn, hiệu quả hơn và sáng tạo hơn.

Bước 2: Xác định các cấp độ của câu hỏi.

Ví dụ:

Thông thường một đề đọc hiểu gồm có 4 câu hỏi ở 4 cấp độ khác nhau. Khi phân chia các cấp độ của câu hỏi, nếu là giáo viên có thể biết câu hỏi mình đặt ra đã đúng chuẩn chưa, còn nếu là học sinh có thể biết được cách trả lời tùy mức độ yêu cầu.

Nhận biết là câu hỏi cấp độ 1 chỉ cần học sinh đọc kĩ văn bản để nhận ra phong cách, phương thức biểu đạt hay nội dung chính của văn bản… câu hỏi cấp độ này chỉ cần trả lời thật ngắn gọn, đủ ý.

Thông hiểu là câu hỏi cấp độ 2 đòi hỏi bắt đầu tư duy và suy nghĩ để tìm câu trả lời, đôi khi câu trả lời ở ngay trong văn bản. Dạng câu hỏi thông hiểu thường là vì sao, ý nghĩa của, liệt kê các hình ảnh… học sinh không cần suy nghĩ quá sâu xa, không cần suy nghĩ ngoài văn bản.

Vận dụng là câu hỏi cấp độ 3 thường yêu cầu học sinh nhận định đánh giá vấn đề hoặc phân tích một phần văn bản. Câu hỏi này đòi hỏi học sinh có thái độ, quan điểm riêng của bản thân. Câu hỏi chưa đòi hỏi khả năng hành văn nhưng ý phải rõ ràng, mạch lạc.

Vận dụng cao là câu hỏi cấp độ 4 thường yêu cầu học sinh từ vấn đề đặt ra trong văn bản vận dụng vào giải quyết một tình huống thực tế. Bạn phải vận dụng kiến thức xã hội cộng với khả năng hành văn để viết đoạn ngắn sao cho thật súc tích, các ý không trùng lặp.

Như vậy xác định được mục đích của câu hỏi ngay từ đầu sẽ giúp bạn trả lời đúng trọng tâm đúng yêu cầu của câu hỏi. Người xưa có câu, biết địch biết ta trăm trận trăm thắng.

= Làm văn

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

9

“Học văn - Văn học “Học văn - Văn học

Page 10: Mind map lop 10 (doc thu)

Bước 3: Hình thành ý trả lời

Đây là bước quan trọng nhất giúp bạn ăn điểm hoàn toàn. Thông thường, bạn hay bị sót ý khi trả lời các câu hỏi đọc hiểu, nhưng với sơ đồ tư duy các ý sẽ được phân chia và không bao giờ lặp nhau.

Để đi đến đáp án cuối cùng, bạn phải trải qua nhiều bước. Điều này tương ứng với các cấp độ của sơ đồ tư duy.Ví dụ: để xác định được nội dung chính của văn bản (chủ đề của văn bản), trước tiên bạn phải xác định được

đề tài của văn bản. Xác định đề tài bạn trả lời cho câu hỏi: ai, cái gì, sự việc gì… (đề tài người lính, đề tài người nông dân, đề tài

tình mẫu tử, đề tài về lòng yêu nước…).Chủ đề là sự cụ thể hóa, là sự triển khai chi tiết đề tài ở trên. Để xác định chủ đề bạn trả lời cho câu hỏi: chủ

đề trên ra sao, như thế nào, có ý nghĩa gì…Hay khi chỉ ra ý nghĩa một hình ảnh nào đó, bạn phải phân ra nghĩa đen và nghĩa bóng từ đó thấy được thông

điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

Khi rút ra cảm nhận, suy nghĩ thực tế, bạn cần phân biệt rõ bài học về nhận thức, tư tưởng, hành động.

Ý nghĩa của việc đọc hiểu văn bản bằng sơ đồ tư duy

* Nhận thức vấn đề bằng cả ngôn từ lẫn hình ảnh* Tạo trường liên tưởng trong thực tế và phát huy các ý tưởng sáng tạo* Xác định được mục tiêu câu hỏi, định hướng cách trả lời* Sơ đồ nhiều cấp bậc, tiếp cận vấn đề từ dễ đến khó* Hệ thống ý rõ ràng, đầy đủ dễ dàng thêm và bổ sung các ý.* Phát triển tư duy mạch lạc, không lặp ý.* Từ sơ đồ dễ dàng diễn đạt ý theo cách hành văn của bản thân.* Lưu ý khi làm đọc hiểu văn bản bằng sơ đồ tư duy.* Thích hợp cho việc học tập tại nhà hoặc trên lớp* Dễ dàng phác họa ý trên giấy nháp khi trong phòng thi* Cần tạo thói quen tư duy giúp làm bài tốt khi đi thi* Hiệu quả khi làm việc nhóm, các thành viên cùng nhận xét bổ sung* Giữa 4 cấp độ tư duy có thể không có ranh giới rõ ràng, đôi khi để làm tốt vận dụng vẫn cần đến tư duy nhận biết, thông hiểu.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

10

“Học văn - Văn học

Page 11: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề1 Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạMuốn ăn cá phải tát suối tát aoMuốn biết vì sao có đất đỏ đất nâu Phải bảo nhau ngồi nghe chuyện kểNgày xưa ngày ấyTrông trời, trời bao la rộng rãiTrông đất, đất vắng vẻ trống khôngĐồn rằngCó một năm mưa dầm mưa dãiNước vượt khỏi đồi UNước dâng tràn đồi BáiNăm mươi ngày nước rútBảy mươi ngày nước xuôi

Mọc lên một cây xanh xanhCó chín mươi cànhCây chọc lên trời, lá xanh biết cựaThân trên mặt đất, thân cây biết rungTrong tán trong cành có tiếng đàn bà con gáiCành chọc trời là con đầuTên gọi ông Thu ThaCành bung xung là con thứ haiTên gọi bà Thu ThiênHai ông bà nên đôi nên lứaTruyền cho con gà có cựaDây dưa biết leoTre pheo có gai có ngọnCon người biết nói.

(Trích Sử thi Mường, Đẻ đất đẻ nước, Đặng Văn Lung, Vương Anh, Hoàng Anh Nhân sưu tầm và dịch)

1. Thể loại văn học dân gian của văn bản trên là gì? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?2. Xét về đặc điểm thể loại, sử thi Đẻ đất đẻ nước có gì khác với sử thi Đăm Săn của đồng bào Tây

Nguyên.3. Theo quan niệm của người Mường, nguồn gốc của con người là từ đâu? Ai là người sinh ra và dạy

con người lao động sản xuất? 4. Anh/chị hiểu gì về thông điệp người Mường gửi gắm qua những câu mở đầu:

Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạMuốn ăn cá phải tát suối tát aoMuốn biết vì sao có đất đỏ đất nâu Phải bảo nhau ngồi nghe chuyện kể

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

11

“Học văn - Văn học “Học văn - Văn học

Page 12: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề 2: Người nông dân và các con

Ngày xửa ngày xưa, có một ông lão nhà giàu. Ông xây dựng cơ nghiệp của mình bằng cách biến một mảnh đất cằn cỗi trở thành một trang trại màu mỡ và một vườn nho bằng lao động chân tay.Khi nằm trên giường chờ chết, ông gọi các con của mình đến bên cạnh giường. Ông biết rằng những đứa con của mình rất tham lam và lười biếng, chúng chỉ chờ để tiêu xài những đồng tiền mà ông phải vất vả kiếm được một cách hoang phí.Ông nói với chúng : ”Cha sắp phải rời bỏ các con. Nhưng trước khi đi, cha có một bí mật muốn nói cho các con biết”. Các cậu con trai của ông rất tò mò muốn biết đó là cái gì, họ vây quanh giường của cha mình.“ Cha đã chôn một kho báu bí mật. Nó nằm ở sâu dưới đất khoảng một phút ở một chỗ nào đó trong khu vườn nho”.“ Đừng lo thưa cha! Chúng con sẽ tìm nó!” – Các cậu con trai nói.Ba cậu con trai tưởng rằng trong vườn có kho báu nên sau khi bố qua đời, họ đi đào xới rất kĩ khu vườn nhưng chẳng thấy kho báu đâu cả.Đúng lúc đó, đến vụ trồng nho, đất đai đằng nào cũng đã được đào xới kĩ nên ba anh em bảo nhau đi trồng nho.Tuy nhiên, khu đất mà bị họ cày xới cho xốp lên là một điều thuận lợi cho vụ mùa sau. Hằng ngày, ba anh em vun xới, chăm bón và chờ những cây nho lớn dần.Năm đó, nho ra quả nhiều và rất to. Vụ mùa bội thu, họ thu về được rất nhiều tiền.Các cậu con trai nhanh chóng nhận ra cha của học đã thông minh đến nhường nào. Điều bí mật về một kho báu bị cất giấu thật ra chỉ là cách để các cậu con trai cày xới đất, thứ giúp tạo nên một vụ mùa bội thu.

(Truyện ngụ ngôn Ê Dốp)

1. Xác định chủ đề của đoạn văn bản?2. Truyện ngụ ngôn trên có thuộc sáng tác văn học dân gian hay không? Vì sao?3. Em hiểu hàm ý trong lời căn dặn của người cha trước khi qua đời như thế nào? 4. Từ câu chuyện, anh/chị suy nghĩ gì về bài học giá trị của sức lao động (Trình bày khoảng 5 – 7 câu).

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

12

“Học văn - Văn học

Page 13: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề 3: MƯỜI TAY

1. Bài ca dao đã liệt kê những công việc vất vả nào mà người mẹ phải lo toan? 2. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu ca dao: Ước gì mẹ có mười tay. Tại sao mười tay với

người mẹ vẫn còn là chưa đủ?3. Phân tích tâm sự của người mẹ gửi gắm trong câu ca dao?4. Viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu trình bày suy nghĩ của anh/chị về giọt nước mắt của người mẹ.

Bồng bồng con nín con ơiDưới sông con cá lội, ở trên trời chim bayƯớc gì mẹ có mười tayTay kia bắt cá, còn tay này bắn chimMột tay chuốt chỉ luồn kimMột tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rauMột tay ôm ấp con đauMột tay đi vay gạo, một tay cầu cúng maMột tay khung cửi guồng xa

Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưaMột tay đi củi, muối dưaCòn tay để van lạy, để bẩm thưa đỡ đònTay nào để giữ  lấy conTay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tayBồng bồng con ngủ con sayDưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.

(Ca dao dân tộc Mường)

Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu ca dao: Ước gì mẹ có mười tay. Tại sao mười tay với

Viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu trình bày suy nghĩ của anh/chị về giọt nước mắt của người mẹ.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

13

“Học văn - Văn học “Học văn - Văn học

Page 14: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề 4:Người dân nào xưa đưa em về đây

Cho em gặp bốNgười bố mất nỏ thần, giận em, ruồng bỏNhưng nhân dân mình không nỡ bỏ em...

Nhân dân mình không nỡ bỏ emKhông nỡ bỏ đứa con bị bỏ

Để chiều nay trong gian đình cổTôi đứng lặng trước em

Tôi đứng lặng trước emKhông phải trước lỗi lầm biến em thành đá cuội

Nhớ vận nước có một thời chìm nổiBắt đầu từ một tình yêu

Em hoá đá ở trong truyền thuyếtCho bao cô gái sau em

Không còn phải hoá đá trong đời

Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp ngườiNhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu toàn dân tộc

Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọcVó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay...

Người dân nào xưa đưa em về đâyNhư muốn nhắc một điều gì...

Đền Cổ Loa nhạt nắngLừng lẫy bóng chiều đi...

Cổ Loa 12-3-1974(Trước đá Mị Châu, Trần Đăng Khoa)

1. Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ trên? Bài thơ khiến anh/chị nhớ đến câu chuyện nào trong truyền thuyết dân gian?

2. Thái độ của tác giả khi đứng trước đá Mị Châu là gì?3. Tác giả lý giải đâu là nguyên nhân gây nên vận nước chìm nổi. Theo anh/chị tại sao Nhân dân

mình không nỡ bỏ em?4. Người dân nào xưa đưa em về đây/Như muốn nhắc một điều gì... Điều nhân dân muốn nhắc nhở

trong dấu “…” là gì? (Hãy viết khoảng 5 – 7 câu).

2. 3.

4.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

14

“Học văn - Văn học

Page 15: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề 5: Cáo bệnh, bảo mọi người

(Mãn Giác, theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II, Văn học thế kỉ X – thế kỉ XVII)

1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản?2. Bốn câu thơ đầu tiên đã nói lên quy luật nào của tự nhiên và cuộc sống của con người. 3. Tâm trạng của tác giả trước những quy luật của tự nhiên và cuộc sống.4. Câu thơ đầu khẳng định Xuân đi, trăm hoa rụng, vậy tại sao hai câu cuối lại nói xuân tàn

vẫn nở cành mai. Cảm nhận của anh chị về hình tượng cành mai trong câu thơ cuối?

1. 2. 3. 4.

Phiên âmXuân khứ bách hoa lạcXuân đáo bách hoa khaiSự trục nhãn tiền quáLão tòng đầu thượng laiMạc vị xuân tàn hoa lạc tậnĐình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Dịch thơXuân đi, trăm hoa rụngXuân đến, trăm hoa tươiTrước mắt việc đi mãiTrên đầu già đến rồiChớ bảo xuân tàn hoa rụng hếtĐêm qua sân trước một nhành mai.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

15

“Học văn - Văn học “Học văn - Văn học

Page 16: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề 6:

(Long thành cầm giả ca – Nguyễn Du, dịch thơ Hoàng Tạo)

1. Hình ảnh người ca nữ đất Thăng Long gợi nhắc đến những người phụ nữ nào cũng xuất hiện trong thơ ca Nguyễn Du.

2. Câu chuyện hai chục năm tròn gặp lại không nhận ra nhau được Nguyễn Du khái quát thành quy luật gì của cuộc sống? Tâm trạng của tác giả trước sự đổi dời của cõi nhân gian.

3. Theo anh chị giọt lệ của Nguyễn Du trong câu thơ “Lệ thương tâm ướt vạt áo là” dành để khóc cho những ai? Tiếng khóc ấy có gì đồng điệu với tiếng khóc trong bài Độc Tiểu Thanh ký: Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. Hãy phân tích hình ảnh này trong khoảng 5 - 7 câu văn.

2. Câu chuyện hai chục năm tròn gặp lại không nhận ra nhau được Nguyễn Du khái quát thành quy luật gì của cuộc sống? Tâm trạng của tác giả trước sự đổi dời của cõi nhân gian.

3. Theo anh chị giọt lệ của Nguyễn Du trong câu thơ “ai? Tiếng khóc ấy có gì đồng điệu với tiếng khóc trong bài Độc Tiểu Thanh ký: khấp Tố Như.

Giật mình hai chục năm tròn,Tiệc bên hồ Giám người còn chưa quên.Cuộc thương hải tang điền thấm thoắt,Cõi nhân gian thành quách đổi dời,Tây Sơn cơ nghiệp đâu rồi,Mà làng ca vũ một người còn trơ!

Ngàn trăm năm thì giờ chớp mắt,Lệ thương tâm ướt vạt áo làNam về đầu bạc ngẫm ta,Trách gì hương phấn bông hoa chẳng tàn!Trừng trừng đôi mắt mơ màng,Quen mà hoá lạ nghĩ càng thêm thương.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

16

“Học văn - Văn học

Page 17: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề 7: Thế gian biến cải vũng nên đồi;Mặn, nhạt, chua cay, lẫn ngọt bùi.Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử;Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.Xưa nay đều trọng người chân-thực;Ai nấy nào ưa kẻ đãi-bôi.Ở thế, mới hay người bạc ác:Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.

(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 71, Nguyễn Bỉnh Khiêm)

1. Bài thơ được sáng tác bằng loại chữ gì và theo thể thơ nào? Theo anh/chị có thể đặt tên bài thơ này là gì?

2. Quy luật nào về cuộc sống và con người được Nguyễn Bỉnh Khiêm khái quát trong bốn câu đầu?3. Thái độ của tác giả trước những đối cực của thế thái nhân tình. Hãy phân tích vẻ đẹp tâm hồn của

tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

17

“Học văn - Văn học “Học văn - Văn học

Page 18: Mind map lop 10 (doc thu)

PHIÊN ÂM

Sóc phong xung hải khí lăng lăng, Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Ðằng. Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc, Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng. Quan hà bách nhị do thiên thiết, Hào kiệt công danh thử địa tằng. Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ, Lâm lưu phủ ảnh ý nan thăng.

DỊCH THƠBiển rung, gió bấc thổi băng băng, Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Ðằng. Kình ngạc băm vằm non mấy khúc, Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng. Quan hà hiểm yếu trời kia đặt, Hào kiệt công danh đất ấy từng. Việc cũ quay đầu, ôi đã vắng, Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.

Đề 8:Bạch Ðằng hải khẩu

(Nguyễn Đình Hồ dịch, Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, NXB Văn hoá, 1962)

1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?2. Dòng sông Bạch Đằng với giáo gươm chìm gãy nhắc nhớ đến những chiến công lịch sử nào của

dân tộc?3. Nguyễn Trãi đã nhắc đến những nguyên nhân nào tạo nên thắng lợi của những trận chiến đó?

Theo em, nguyên nhân nào là nguyên nhân quan trọng hơn cả?4. Hãy trình bày suy nghĩ về Vai trò của hào kiệt đối với sự hưng thịnh của vận mệnh dân tộc trong

một đoạn văn ngắn.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

18

“Học văn - Văn học

Page 19: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề 9:2.10.1971

Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo… Không biết bao giờ mình trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.Mình sống có trách nhiệm từ khi nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng ba của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu hoa bàng lang nước.…Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là sao Hôm yêu dấu… Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa của máu…Ta như thấy trong màu kì diệu ấy, có cả hồng cầu của trái tim ta…

(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc)

1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên là gì? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?2. Khi nhìn vào ngôi sao trên mũ, tác giả đã đọc được những gì trong ngôi sao ấy? Ý nghĩa của những hình

ảnh đó?3. Tại sao tác giả lại viết: Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? 4. Từ đó trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của người học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường.

1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên là gì? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?2. Khi nhìn vào ngôi sao trên mũ, tác giả đã đọc được những gì trong ngôi sao ấy? Ý nghĩa của những hình

ảnh đó?3. Tại sao tác giả lại viết: 4. Từ đó trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của người học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

19

“Học văn - Văn học “Học văn - Văn học

Page 20: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề10:Xứ sở Tình Thương, ngày 15 tháng 02 năm 2015.

Nhà văn Andersen kính mến!...Nếu được gặp ông trước đêm ông đặt bút viết nên câu chuyện kể về cháu, cháu đã xin ông đừng tạo nên một nhân vật đáng thương đến vậy. Cháu muốn được lớn lên trong một thế giới đẹp đẽ hơn, sống một cuộc sống yên bình, hạnh phúc nhưng ngặt nỗi số phận và chính ông đã chẳng cho cháu có quyền được lựa chọn. Chính người bà mà cháu yêu quý đã rời xa cháu vĩnh viễn chỉ vì bệnh tật và nghèo khổ đấy ông ạ! Những cánh chim bồ câu trắng khẽ bay lượn trên bầu trời trong lành, thoáng đãng, chẳng chút bụi bặm, ô nhiễm, bên dưới là mái nhà có dây thường xuân bao quanh, có tiếng mẹ, tiếng cha ấm áp, dịu dàng… Đó mới là một cuộc sống mà cháu hằng mong ước, ông có biết?Điều mà cháu tiếc nhất ở câu chuyện của ông đó là giữa những con người còn có một khoảng cách vô hình tồn tại, ngăn cản sự chan hòa của tình thương. Ông cũng biết đấy, trông thấy một bé gái nhỏ lạnh co vì rét giữa đêm giao thừa giá buốt chào diêm mà chẳng ai dừng lại mua giúp lấy một bao. Để rồi khi cô bé ấy “nắm tay bà bay lên”, bay về một thế giới khác, người ta cũng chẳng buồn quan tâm, họa chăng chỉ là đôi lời bàn tán để thỏa mãn cho sự hiếu kỳ của họ. Ông ơi! trước khi chết vì cái đói, cái rét, cô bé kia đã chết vì chính sự lạnh lùng vô cảm, tàn nhẫn và ích kỷ của người đời. Càng ngẫm nghĩ, cháu lại càng thấm thía câu nói, tuy đơn giản ngắn gọn nhưng lại vô cùng ý nghĩa của Loilla Cather: “Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”. Giá như con người biết quan tâm đến nhau nhiều hơn thì có lẽ điều kỳ diệu đã xảy ra và cháu đã chẳng về với Thượng đế. Tình thương, sự sẻ chia, giúp đỡ đồng loại, chỉ mơ ước nhỏ bé ấy thôi mà chẳng ai giúp cháu, giúp những em bé có hoàn cảnh như cháu thực hiện được ông nhỉ?

                 Cô bé bán diêm.(Trích bức thư đoạt giải nhất cuộc thi UPU lần thứ 44,

Trương Hải Nam học sinh lớp 8B, trường THCS Lê Hữu Lập, huyện Hậu Lộc - Thanh Hóa)

1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên là gì? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?2. Trong bức thư, cô bé bán diêm đáng thương đã ao ước về một thế giới mình muốn lớn lên sẽ như thế nào?3. Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của cô bé bán diêm? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu.”

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

20

“Học văn - Văn học

Page 21: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề11:Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng baMuôn đời và muôn người, hễ là người Việt Nam thì dù làm ăn ở đâu, nhưng mỗi độ xuân sang, ai ai cũng hướng lòng mình về một vùng đất Tổ. Đó là một miền trung du thuộc thôn Cổ Tích, xã Hi Cương, huyện Phong Châu, Phú Thọ - nơi cội nguồn của dân tộc.Từ các làng xung quanh núi Nghĩa, ngày mở hôi đã được tổ chức từ Tết với nhiều tiết mục sinh hoạt văn hóa phong phú. Song mồng 10 tháng 3 đươc coi là ngày hội lớn nhất, ngày hội tụ và kết thúc một mùa hội xuân ở vùng này. Hôm đó, tại đền Thượng đã diễn ra cuộc tế lễ trang trọng, mà chủ tế luôn luôn là một vị đại diện của chính quyền. Trong lúc ấy thì nhiều cuộc rước lớn của các làng xung quanh đang hướng về đền: rước voi, rước cỗ chay, rước bánh chưng, bánh giầy, rước kiệu,… Đặc biệt là rước bánh chưng, bánh giầy, một mặt để nhắc lại sự tích Lang Liêu, mặt khác để nhớ công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa. Đó là cuộc rước không bao giờ được thiếu và cũng là điểm đặc biệt của hội đền Hùng. … Dưới chân núi trước cổng đền, tiếng nhạc đâm đuống (giã gạo chày tay của nhiều người trên một máng gỗ dài, vang lên những âm thanh hay) của các cô gái Mường đều đều vang lên, âm thanh dội vào núi rừng ngày hội. Tiếng chàm thau (đánh trống đồng) hùng tráng nổi lên lan tỏa khắp không gian. Bên hồ Đa Vao, cạnh chân núi Nghĩa, những cặp thuyền rồng được trang trí lộng lẫy đua nhau lướt sóng. Trên bờ là bãi tung còn thu hút biết bao đôi trai gái. Cây đu tiên quay tròn làm tung bay những tà áo thướt tha. Đây đó vang lên tiếng hát xoan của các phường xoan nổi tiếng như Kim Đức, Đức Bác… Ngày 11 tháng 3 là ngày tế rã đám.

(Văn hóa Việt Nam, Ban Văn hóa văn nghệ Trung Ương, Hà Nội, 1989)

1. Nội dung chính của văn bản là gì? Xác định phương thức biểu đạt chính?2. Trong phần lễ và hội của lễ hội đền Hùng đã có những hoạt động văn hóa gì đặc sắc? Trong đó hoạt động nào

là hoạt động đặc biệt và không thể thiếu? Ý nghĩa của hoạt động đó.3. Hội đền Hùng thu hút người Việt Nam khắp nơi hướng tới mang ý nghĩa như thế nào? Hãy trình bày suy nghĩ

của anh/chị về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

1. Nội dung chính của văn bản là gì? Xác định phương thức biểu đạt chính?2. Trong phần lễ và hội của lễ hội đền Hùng đã có những hoạt động văn hóa gì đặc sắc? Trong đó hoạt động nào

là hoạt động đặc biệt và không thể thiếu? Ý nghĩa của hoạt động đó.3. Hội đền Hùng thu hút người Việt Nam khắp nơi hướng tới mang ý nghĩa như thế nào? Hãy trình bày suy nghĩ

của anh/chị về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

21

“Học văn - Văn học “Học văn - Văn học

Page 22: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề12:Anh Hai

– Ăn thêm cái nữa đi con!– Ngán quá, con không ăn đâu!– Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!– Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:– Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.– Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh – Con bé nói rồi thút thít.– Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!

(Lý Thanh Thảo, Trích “Bốn mươi truyện rất ngắn”, NXB Hội Nhà văn 1994)

1. Nội dung chính của đoạn văn bản trên là gì? 2. Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong đoạn văn bản.3. Thông điệp tác giả gửi gắm qua câu chuyện trên là gì?4. Suy nghĩ của anh/chị khi đọc đoạn đối thoại:

– Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh – Con bé nói rồi thút thít.– Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!

1. 2. 3. 4.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

22

“Học văn - Văn học

Page 23: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề13: Tháo nói:- Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia.Huyền Đức mới hỏi:- Ai có thể xứng đáng được như thế?Tào Tháo lấy tay trỏ vào Huyền Đức, rồi lại trỏ vào mình nói rằng:- Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi.Huyền Đức nghe nói giật nảy mình, bất giác thìa, đũa đương cầm ở tay rơi cả xuống đất. Đúng lúc ấy, cơn mưa sắp đến, có một tiếng sấm rền vang. Huyền Đức ung dung cúi xuống nhặt đũa và thìa, nói lảng rằng:- Gớm thật! Tiếng sấm dữ quá!Tháo cười hỏi rằng:- Trượng phu cũng sợ sấm à?Huyền Đức nói:- Đức thánh ngày xưa gặp lúc sấm dữ gió to cũng biến đổi sắc mặt, sao tôi lại không sợ?Huyền Đức đã che đậy được hết việc giật mình đánh rơi cả thìa đũa khi nghe Tào Tháo gọi mình là anh hùng.Tháo thấy thế không nghi ngờ gì Huyền Đức nữa.

(Theo Tam quốc diễn nghĩa, Phan Kế Bính dịch, Bùi Kỷ hiệu đính, NXB Phổ thông, Hà Nội, 1959)

1. Nội dung chính của đoạn văn bản trên là gì?2. Trong đoạn văn, Huyền Đức đã quan niệm như thế nào về anh hùng?3. Tại sao Huyền Đức lại giật mình đánh rơi đũa khi Tào Tháo nói: Anh hùng trong thiên hạ

bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi. Huyền Đức đã làm thế nào để giấu được suy nghĩ của mình. Qua đó anh/chị nhận xét được gì về tính cách của hai nhân vật?

4. Quan niệm về hình tượng anh hùng trong Tam quốc gợi nhắc về hình tượng anh hùng nào trong văn học Việt Nam. Hãy chép lại những câu thơ đó.

1. 2. 3.

4.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

23

“Học văn - Văn học “Học văn - Văn học

Page 24: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề14:Những ngón tay

Từ hôm đó, tôi có thói quen ngắm nghía hai bàn tay của mình. Trước nay, tôi chưa bao giờ quan tâm đến chúng. Tôi sai bảo hai bàn tay làm cái này cái nọ, chép bài, gọt bút chì, gãi lưng, đấm nhau với tụi bạn, giật tóc con Mận, đem chiếc ghế từ chỗ này sang chỗ khác và thường là tôi quên mất chúng.

Bây giờ ngồi phơi nắng một mình ngoài vỉa hè, tôi mới có thì giờ nhìn ngắm hai bàn tay của mình. Có bao giờ bạn nhìn ngắm hai bàn tay của bạn không? Nếu có lần nào bạn nhìn ngắm hai bàn tay của bạn, bạn sẽ thấy chúng thật ngoan. Bạn không cần nói ra miệng, bạn chỉ cần ra lệnh trong đầu thôi, chẳng hạn “Đưa lên”, bàn tay sẽ nghe lời bạn ngay tức khắc. Cả hai bàn tay đều đưa lên, nếu bạn muốn cả bàn tay trái lẫn tay phải cùng nghe lời. Nếu bạn muốn chúng nắm lại, chúng sẽ nắm lại. Bạn bảo “tụi bay đứng im, chỉ ngón tay cái nhúc nhích thôi”, ngón tay cái sẽ nhúc nhích trong khi những ngón còn lại không dám cựa quậy.

Bàn tay của bạn không bao giờ chống lại bạn, nên người lớn thường sai bảo bàn tay làm đủ thứ việc, từ những việc tốt như “đóng cho tao cái đinh này” hoặc “giặt cho tao chiếc áo kia” đến những việc không tốt như bóp cò súng hay kích nổ một quả bom.

Nếu bạn là trẻ con thì chắc bạn cũng làm như tôi thỉnh thoảng vẫn làm tức là sai ngón tay ngoáy mũi hay sai nó bẹo tai cô bạn học ngồi cạnh, tức là những chuyện mà ba mẹ và cô giáo tôi cấm ngặt.

Nói chung bàn tay của chúng ta rất ngoan, chúng thường nằm im chờ chúng ta sai khiến. Trong khi chúng ta chẳng hề thương xót chúng, thỉnh thoảng lại bắt chúng làm những việc nguy hiểm khiến chúng bị trầy xước hoặc chảy máu rất nhiều.

(Trích Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – Nguyễn Nhật Ánh)

1. Nội dung chính của đoạn văn bản? Xác định phương thức biểu đạt chính?2. Tại sao theo nhân vật tôi: Nếu có lần nào bạn nhìn ngắm hai bàn tay của bạn, bạn sẽ thấy

chúng thật ngoan.3. Liệt kê những công việc mà nhân vật tôi đã sai khiến bàn tay làm theo ý mình. Qua đó anh/chị thấy nhân vật

tôi là người như thế nào?4. Anh/chị suy nghĩ như thế nào khi nhân vật tôi cho rằng người lớn thường sai bảo bàn tay làm đủ

thứ việc, từ những việc tốt… đến những việc không tốt…(trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

1. 1. 2. 2.

3. 3.

4. 4.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

24

“Học văn - Văn học

Page 25: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề15: Sự khác biệt giữa học thông qua giảng dạy và học thông qua khám pháThu thập thêm thông tin chính là học hỏi. Hiểu hơn những gì trước đây bạn chưa hiểu cũng là học hỏi. Nhưng có sự khác biệt quan trọng giữa hai hình thức học tập này.Trong lịch sử giáo dục, loài người thường phân biệt giữa việc học có sự hướng dẫn và học bằng sự khám phá. Sự hướng dẫn diễn ra khi một người dạy một người khác thông qua lời nói hay bài viết. Tuy nhiên, chúng ta có thể thu thập kiến thức mà không cần phải có người khác dạy. Đó là học bằng sự khám phá, tức là học thông qua nghiên cứu, tìm tòi, phản ánh. Học bằng khám phá so với học có sự hướng dẫn cũng giống học không có giáo viên so với học có giáo viên chỉ bảo. Trong cả hai trường hợp, hoạt động học diễn ra trong bản thân người học. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng học bằng khám phá là cách học chủ động, còn học nhờ hướng dẫn là cách học bị động. Không có cách học nào là bị động, cũng như không có cách đọc nào là không chủ động.Trên thực tế, có một cách gọi khác đối với học nhờ hướng dẫn. Đó là khám phá có sự trợ giúp. Cho dù giáo viên có thể giúp học sinh bằng nhiều cách, nhưng chính học sinh là người phải học. Nếu các em học thật sự, kiến thức của các em sẽ tăng lên. Sự khác biệt giữa học có hướng dẫn và học bằng sự khám phá chính là sự khác biệt về tài liệu mà người học dùng. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học hành động theo những gì mình được truyền đạt. Việc học được thực hiện thông qua ngôn từ dưới dạng viết hay nói, và thông qua việc đọc và nghe. Bạn nên lưu ý đến mối quan hệ mật thiết giữa đọc và nghe. Không nên cho rằng đọc và nghe đều cùng một nghệ thuật - nghệ thuật của việc được chỉ dạy. Khi người học bắt đầu học mà không có sự trợ giúp của bất cứ ai, việc học sẽ diễn ra tự nhiên, chứ không phải bằng ngôn từ, câu chữ. Các quy tắc của việc học như vậy tạo nên nghệ thuật của sự khám phá không có sự trợ giúp. Có thể nói khám phá không có trợ giúp là nghệ thuật đọc một cách tự nhiên và đời thường. Các khám phá có trợ giúp (hướng dẫn) là nghệ thuật đọc và học từ ngôn từ.

(Trích Đọc sách là một nghệ thuật, Mortimer J.Adler, NXB Lao động xã hội)

1. Nội dung chính của đoạn văn bản. Xác định phương thức biểu đạt chính?2. Có thể hiểu học thông qua giảng dạy và học thông qua khám phá là gì? Hai cách học đó khác nhau như thế nào?3. Làm thế nào để có thể chủ động trong cách học thông qua giảng dạy?4. Anh chị suy nghĩ như thế nào khi có ý kiến cho rằng: Nghe là học từ một người thầy hiện hữu. Đọc

là học từ một người thầy vắng mặt. Với anh/chị người thầy nào quan trọng hơn. (Hãy trình bày điều đó trong một đoạn văn ngắn)

1. 2. 3. 4.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

25

“Học văn - Văn học “Học văn - Văn học

Page 26: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề16: Bạn thân và người quenCó sự khác nhau giữa việc là người quen và bạn thân. Người quen là người mà bạn biết tên,

người mà bạn gặp mỗi lần bây giờ và về sau, người mà bạn hầu như cư xử bình thường và là người mà bạn cảm thấy dễ chịu. Đó là người mà bạn có thể mời đến nhà và nói về điều gì đó. Nhưng họ không phải là người để bạn chia sẻ cuộc sống của bạn, những hành động của họ thỉnh thoảng bạn không hiểu nổi bởi vì bạn không biết đủ về họ.

Trái lại, bạn thân là người mà bạn yêu mến. Không phải là bạn “đang yêu” họ nhưng bạn quan tâm đến họ và bạn nghĩ về họ khi họ không còn ở đó. Đó là người làm cho bạn nhớ lại khi bạn thấy một cái gì đó mà họ thích và bạn biết điều đó vì bạn rất hiểu họ. Họ là người mà bạn có ảnh và khuôn mặt của họ nằm trong trí óc của bạn. Bạn thân là người mà bạn cảm thấy an toàn khi ở bên cạnh vì bạn biết họ luôn quan tâm đến bạn. Họ gọi đến chỉ để biết bạn có khỏe không mà không cần giải thích vì sao. Họ tâm sự với bạn thật lòng trong lần đầu tiên và bạn cũng thế. Bạn biết khi bạn gặp rắc rối, họ sẽ có mặt để lắng nghe bạn. Bạn thân là người sẽ không cười nhạo hay làm tổn thương bạn và nếu họ có làm tổn thương bạn thì họ sẽ cố gắng hết sức để an ủi bạn. Họ là người bạn yêu mến. Bạn thân là người mà bạn đã khóc khi họ bị rớt trong kì thi và trong những bài ca chia tay ở một cuộc đi chơi hay một buổi lễ tốt nghiệp. Họ là người khi bạn ôm chặt, bạn không nghĩ sẽ ôm trong bao lâu và ai sẽ là người đầu tiên buông ra. Có thể họ sẽ là người giữ nhẫn cho bạn trong ngày cưới hay có thể họ là người chia tay với bạn trong ngày cưới cũng có thể đó là người mà bạn kết hôn. Có thể họ sẽ là người sẽ khóc với bạn trong ngày cưới bởi vì họ hạnh phúc và họ tự hào. Họ là chỗ dựa cho bạn. Họ dắt bạn đi. Họ theo dõi cuộc sống của bạn và bạn theo dõi cuộc sống của họ và bạn học tập từ họ. Cuộc sống của bạn sẽ không như thế nếu vắng họ.

(Trích trong Cửa sổ tâm hồn, The Inspirational)

1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.2. Theo tác giả, bạn thân và người quen khác nhau căn bản ở điểm nào?3. Đoạn văn đã nhắc đến những dấu hiệu nào để chứng tỏ đó là người bạn thân của bạn trong cuộc sống?4. Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu thiếu vắng đi những người bạn thân. (trình bày trong

1 đoạn văn ngắn).

1. 2. 3. 4.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

26

“Học văn - Văn học

Page 27: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề17: Sức mạnh đích thựcMột chàng trai quyết định hiện thực hóa giấc mơ của mình. Nhưng anh ta không đủ mạnh mẽ để thực hiện điều đó. Anh ta đến bên mẹ:Mẹ ơi, giúp con với!Con trai, mẹ sẵn sàng giúp con, nhưng mẹ không có điều đó. Mọi thứ mẹ có, mẹ đã cho con rồi.Chàng trai đến gặp một nhà thông thái.Thưa ngài, hãy chỉ tôi ở đâu tôi có thể tìm ra sức mạnh?Người ta bảo trên ngọn Everest ấy. Ta đã tới và không tìm thấy gì ngoài những cơn gió tuyết lạnh. Và khi ta trở về, thời gian đã mất không lấy lại được…Chàng trai hỏi một ẩn sĩ:Thưa ngài, hãy chỉ cho tôi nơi đâu tôi có thể tìm ra sức mạnh để biến giấc mơ của mình thành hiện thực?Ở trong lời cầu nguyện của con, con trai ạ. Và nếu giấc mơ của con không có thật, thì tự khắc con sẽ hiểu ra và tìm thấy sự bình yên trong lời cầu nguyện…Chàng trai đi hỏi rất nhiều người nữa, nhưng kết quả của hành trình đi tìm sức mạnh vẫn chỉ là sự hoang mang. Tại sao cháu có vẻ lo lắng vậy? Một ông lão đi ngang qua hỏi chàng trai.Cháu có một giấc mơ, ông ạ. Nhưng cháu không biết lấy đâu ra sức mạnh để thực hiện giấc mơ ấy. Cháu đã hỏi khắp rồi – từ đỉnh Everest cho tới địa ngục. Nhưng không ai có thể giúp cháu.Không ai à - ông lão nháy mắt – cháu đã hỏi bản thân mình chưa?

(Trích Nếu bạn chỉ sống có một lần, NXB Trẻ, năm 2015)

1. Nội dung chính của văn bản? Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?2. Chàng trai đã đi tìm sức mạnh và hỏi những ai? Tại sao mỗi người lại có những câu trả lời khác nhau? Ý nghĩa của

những câu trả lời đó?3. Anh/chị hiểu câu nói cuối cùng của ông lão: cháu đã hỏi bản thân mình chưa? như thế nào? 4. Mỗi người đều có một sức mạnh riêng. Theo anh/chị sức mạnh của bản thân mình nằm ở đâu? (Hãy bàn luận về

điều đó trong một đoạn văn ngắn)

1. 1. Nội dung chính của văn bản? Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?Nội dung chính của văn bản? Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?2. 2. Chàng trai đã đi tìm sức mạnh và hỏi những ai? Tại sao mỗi người lại có những câu trả lời khác nhau? Ý nghĩa của Chàng trai đã đi tìm sức mạnh và hỏi những ai? Tại sao mỗi người lại có những câu trả lời khác nhau? Ý nghĩa của

những câu trả lời đó?những câu trả lời đó?3. 3. Anh/chị hiểu câu nói cuối cùng của ông lão: Anh/chị hiểu câu nói cuối cùng của ông lão: 4. 4. Mỗi người đều có một sức mạnh riêng. Theo anh/chị sức mạnh của bản thân mình nằm ở đâu? (Hãy bàn luận về Mỗi người đều có một sức mạnh riêng. Theo anh/chị sức mạnh của bản thân mình nằm ở đâu? (Hãy bàn luận về

điều đó trong một đoạn văn ngắn)điều đó trong một đoạn văn ngắn)

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

27

“Học văn - Văn học “Học văn - Văn học

Page 28: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề18:Tại sao những điều tệ hại lại xảy đến?

Trong cuộc đời ai cũng nhiều lần lâm vào tình huống ngoài ý muốn, ngoài tầm kiểm soát. Bệnh vô phương cứu chữa, nỗi đau và cái chết? Đôi khi chúng ta tự hỏi, tại sao những điều tệ hại như thế lại xảy đến với người tốt? Tại sao căn bệnh chết người lại gõ cửa người này trong khi người kia sống vui vẻ và hạnh phúc? Nói đơn giản… tại sao những điều tệ hại lại xảy đến?

Gần đây tôi đọc được một ví dụ minh họa về suy nghĩ tích cực, và tôi tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên. Sự ra đi do căn bệnh hiểm nghèo của vận động viên Arthur Ashe chính là câu trả lời thật đơn giản…

Arthur Ashe, vân động viên quần vợt huyền thoại chết vì căn bệnh AIDS do truyền máu từ cuộc phẫu thuật tim năm 1983.

Anh nhận được rất nhiều thư của người hâm mộ trên thế giới, một trong những lá thư có nội dung: “Tại sao Chúa lại chọn anh phải chịu căn bệnh quái ác như vậy?”

Và đây là câu trả lời của Arthur Ashe:“Trên thế giới, 50 triệu trẻ em bắt đầu chơi quần vợt, 5 triệu người tập chơi quần vợt, 500 ngàn người

theo học chuyên nghiệp, 50 ngàn người tham gia các giải quần vợt, 5 ngàn người giành được chiến thắng, 50 người vào được giải Wimbledon, 4 người vào bán kết, 2 người vào chung kết, khi tôi nâng chiếc cúp tôi không bao giờ hỏi Chúa “Sao lại chọn tôi?” Và hôm nay trong đau đớn, tôi sẽ không hỏi Chúa, “Sao lại chọn tôi”.

“Hạnh phúc khiến bạn ngọt ngào… Thử thách khiến bạn mạnh mẽ… Khổ đau khiến bạn nhân ái.”

1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?2. Thái độ sống của Arthur Ashe như thế nào khi những điều tệ hại xảy đến với mình? Tại sao trong

mọi tình huống Arthur Ashe đều không hỏi Chúa “Sao lại chọn tôi”?3. Theo anh/chị, cuộc sống có bất công không khi những điều tệ hại xảy đến với người tốt. Từ đó

anh/chị xác định lối sống đúng đắn trước những thử thách, khổ đau trong cuộc sống.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

28

“Học văn - Văn học

Page 29: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề19: Yêu thương từ nơi rất xaCô người mẫu da đen Tyra Banks, sinh ở California sau đó chuyển đến Paris từng tâm sự: “Paris là một trong những nơi đẹp nhất trên thế giới. Chẳng may, tôi quá nhớ nhà nên không thể thưởng thức được vẻ đẹp của nó”. Khi đọc được câu này lần đầu tiên, tôi đã mỉm cười. Thật là một cách thông minh để ca ngợi quê hương mình. Nhưng lần thứ hai đọc nó, tôi nhận ra một ý nghĩa khác đừng để nỗi hoài nhớ của riêng mình ngăn cản ta tìm hiểu thế giới và tận hưởng hiện tại. Đừng để nó ngăn cản mình lớn lên.

Tôi biết rằng một khi đã cảm thấy nhớ nhà, lòng ta sẽ khác. Chắc chắn như vậy, lòng ta sẽ khác. Khi chúng ta nhận ra mình nhớ là khi ta nhận ra mình đang yêu. Yêu thương một người, một gia đình, một làng quê, một thành phố hay một đất nước…

Đó chính là lý do mỗi chúng ta đều cần trải qua cảm giác nhớ nhà. Và để có cảm giác đó chúng ta phải ra đi. Bạn có thể dễ dàng trở về, cũng có thể khó quay trở lại.

… Một ngày nào đó, bạn sẽ đi xa. Và tôi mong rằng tất cả những người trẻ đều sẽ có dịp đi xa. Lên thành phố học đại học. Lập nghiệp ở tỉnh khác. Ra nước ngoài du học, định cư. Hay thường xuyên nhất, đi du lịch.

Khi ấy, thêm một lần nữa, hãy trả lời giùm tôi câu hỏi: “Mất bao lâu để bạn cảm thấy nhớ nhà?”(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)

1. Nội dung chính của đoạn văn bản trên là gì?2. Câu nói của cô người mẫu Tyra Banks được tác giả hiểu theo những nghĩa nào?3. Tại sao chúng ta đều cần trải qua cảm giác nhớ nhà.4. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về câu hỏi của tác giả: Mất bao lâu để bạn cảm thấy nhớ nhà.

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

29

“Học văn - Văn học “Học văn - Văn học

Page 30: Mind map lop 10 (doc thu)

Đề 20:Mathieu và Thomas đang ngủ, tôi ngắm nhìn chúng.Chúng mơ gì nhỉ?Chúng có mơ như những đứa trẻ khác không?Có lẽ về đêm chúng mơ mình trở nên thông minh.Có lẽ về đêm chúng bắt đầu phục thù, chúng mơ giấc mơ của những thiên tài.Có lẽ về đêm chúng trở thành sinh viên đại học Bách Khoa, nhà bác học, nhà nghiên cứu, và nhà phát minh.Có lẽ về đêm chúng khám phá ra các định luật, các nguyên tắc, các định đề, các định lý.Có lẽ về đêm chúng tiến hành những phép tính uyên bác bất tận.Có lẽ về đêm chúng nói tiếng Hy Lạp và tiếng Latin.Nhưng ngay khi ngày mới đến, để không ai nghi ngờ và để được yên ổn, chúng lại trở về với cái vẻ ngoài tật nguyền của chúng. Để người ta khỏi quấy rầy chúng, chúng giả như không biết nói. Lúc người ta cất lời với chúng, chúng làm như không thể hiểu để không phải trả lời. Chúng không muốn đến trường, không muốn làm bài tập, không muốn học bài.Cần phải hiểu chúng, chúng đã phải nghiêm túc suốt cả đêm nên ban ngày chúng cần được thư giãn. Thế nên chúng làm những chuyện ngu ngốc.

(Trích Ba ơi, mình đi đâu – Jean Louis Foumier)

1. Nội dung chính của văn bản trên là gì? Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn?2. Theo người cha, hai đứa trẻ này có ước mơ như thế nào về đêm?3. Đây là những đứa trẻ như thế nào? Trong đôi mắt người cha lại là những đứa trẻ ra sao? Anh/chị

cảm nhận được gì về tình cha trong câu chuyện trên.4. Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi giúp người cha: Chúng có mơ như những đứa trẻ khác

không? (trình bày điều đó trong một đoạn văn ngắn 5 – 7 câu)

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 10

30

“Học văn - Văn học