mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

19
theo quan điểm mới Nhóm 4

Upload: lenam711tkgmailcom

Post on 12-Apr-2017

418 views

Category:

Education


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

Trí tuệ theo quan điểm mới

Nhóm 4

Page 2: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

Ba tầng trí tuệ:Theo quan niệm mới, trí tuệ là kết quả tương

tác của con người với môi trường sống, đồng thời cũng là tiền đề cho sự tương tác ấy.

Sống và hoạt động trong cộng đồng với nhiều người khác đòi hỏi phải có sự chú ý đến quy luật xã hội, có sự thừa nhận đánh giá theo chuẩn mực xã hội về hành động của người khác. Từ đó tổ chức đặt kế hoạch và quy định hành động của mình. Những yêu cầu trên đòi hỏi ngoài trí thông minh và trí sáng tạo thì con người cần có trí tuệ xã hội.

Page 3: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

3 thành tố tạo thành trí tuệ :

Tự nhận thức về bản thân.

Năng lực xã hội: nhận thức, xúc

cảm, vận động.

Trí tuệ cảm xúc

Page 4: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

Quan niệm tầng bậc của trí tuệ:H. J. Eysenck

(1988): Sau khi kế thừa, tổng hợp, nối tiếp các quan điểm về trí tuệ truyền thống và hiện đại đã đề xuất ra mô hình trí tuệ 3 tầng bậc: trí tuệ sinh học, trí tuệ tâm trắc (trí tuệ hàn lâm) và trí tuệ xã hội.

Page 5: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

1. Trí tuệ sinh học (BI): biểu hiện mặt sinh học của năng lực trí tuệ, là nguồn gốc của những khác biệt về trí tuệ cá nhân.

2. Trí tuệ tâm trắc (PI): là mặt trí tuệ được đo bằng trắc nghiệm IQ và CQ,được xây dựng trong tình huống giả định, bao gồm trí thông minh và trí sáng tạo.

3. Trí tuệ xã hội (SI): là sự thể hiện ra bên ngoài của trí tuệ tâm trắc khi cần giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống, khả năng tự nhận thức về bản thân, nhận thức về xã hội và nhận thức về mối quan hệ của bản thân với xã hội, được đo bằng trắc nghiệm EQ.

Page 6: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

Mô hình trí tuệ ba tầng bậc của Eysenck

Page 7: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

Vì vậy: Khi xét trí tuệ của một cá nhân không chỉ dựa vào một yếu tố riêng lẻ mà cần dựa vào cả ba yế tố sinh học, tâm trắc và xã hội.

Với quan điểm trí tuệ cũ yếu tố sinh học chiếm 70% về trí thông minh nhưng theo quan điểm mới yếu tố sinh học chỉ chiếm 20% cho sự thành bại của hoạt động, phần quan trọng còn lại là do các dạng khác nhau của trí tuệ xã hội.

Page 8: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

Mô hình trí tuệ theo Phạm Minh Hạc:Vào những năm 90 của thế kỉ XX, ông trình bày rõ khái niệm con người trong tâm lý học Xô Viết với 3 tầng bậc:

Khi con người đại diện cho loài là 1 “cá thể” .Khi con người là thành viên xã hội sẽ là “cá

nhân”.Khi là chủ thể hoạt động thì con người là

“nhân cách”.

Page 9: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

Khi con người đại diện cho loài là 1 “cá thể” .

Khi con người là thành viên xã hội sẽ là “cá nhân”.

Khi là chủ thể hoạt động thì con người là “nhân cách”.

Mô hình trí tuệ theo Phạm Minh Hạc:

Page 10: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

Theo Phạm Minh Hạc khi là chủ thể hoạt động thì con người là nhân cách, là con người cụ thể tham gia vào hoạt động xã hội và có quá trính phát triển mang tính lịch sử.

Về mặt tâm lý: nhân cách có thể được xác định như một hệ thống động của những tiền đề chung, của hành vi và công việc trong một cấu trúc độc nhất vô nhị không lặp lại.

Theo đó ông cho rằng khi đề cập đến trí tuệ người theo quan điểm mới phải xét đến tất cả các bình diện cá thể, cá nhân và nhân cách của nó

Phạm Minh Hạc (1935)

Page 11: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

Trí tuệ lý trí và trí tuệ cảm xúc:Các nhà TLH hiện đại cho rằng, quan niệm truyền

thống về trí tuệ là chật hẹp, cho rằng IQ quyết định sự thành bại của chúng ta trong đời.

Các nhà TLH Mỹ thế hệ mới qua cố gắng lí giải thỏa đáng những câu hỏi đặt ra trong cuộc sống về trí thông minh của con người và họ đã phát hiện ra trí thông minh cảm xúc- được coi là quan trọng hơn trí thông minh IQ và trí sáng tạo CQ đối với sự thành bại của con người.

Page 12: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

Daniel Goleman (1946)

“ Nguyên nhân của sự khác biệt là do trí tuệ cảm xúc bao gồm sự tự chủ, lòng nhiệt thành và kiên nhẫn cùng khả năng tự kích thích mình hoạt động” Daniel Goleman

Chúng ta có 2 hình thức khác nhau của trí tuệ đó là: trí tuệ lý trí(trí tuệ trắc tâm) và trí tuệ cảm xúc. Cả hai thứ trí tuệ này cùng quyết định và điều chỉnh hoạt động trong cuộc sống của con người.

Theo ông, không có trí tuệ cảm xúc thì trí thông minh (IQ) không hoạt động một cách thích đáng => không có sự giải thoát khỏi các cảm xúc và thay đổi chúng bằng lý trí mà là tìm được một sự cân bằng giữa hai mặt này của đời sống tâm lý con người, đòi hỏi chúng ta phải hòa hợp được cái đầu cảm xúc và trái tim cảm xúc với nhau bằng trí tuệ của cảm xúc

Page 13: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

Trí tuệ cảm xúc là loại trí tuệ rộng hơn IQ, quyết định sự thành bại của con người nhiều hơn IQ, dễ thay đổi hơn và biên độ thay đổi cũng rộng hơn.

Trí tuệ cảm xúc là dạng siêu trí tuệ hay siêu năng lực(trang bị cho cá nhân sức mạnh tinh thần để đương đầu với thử thách, quyết định việc cá nhân có khai thác được những lợi thế của mình hay không- kể cả trí tuệ IQ)

Page 14: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

Những người làm chủ được cảm xúc của mình đồng thời đoán được cảm xúc của người khác và biết hòa nhập họ một cách hữu hiệu thì luôn có lợi thế trong tất cả các lĩnh vực của xã hội.

Trí tuệ cảm xúc là một phẩm chất phức hợp, đa diện, đại diện cho những nhân tố khó thấy, khó nắm bắt như tự ý thức, tự nhận thức, tự tin, tính lạc quan, sự thấu cảm, tính kiên nhẫn, tính tích cực hoạt động xã hội,…

Page 15: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

Năng lực tự nhận biết bản thân.

Năng lực tự điều chỉnh.Năng lực tạo động lực.Những năng lực thông minh

xúc cảm xã hội: năng lực thấu cảm với người khác và năng lực giao tiếp xã hội.

Daniel Goleman đề xuất trắc nghiệm EQ bao gồm:

Page 16: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

Cấu trúc trí tuệ cảm xúc theo Salovey và Meyer gồm :1. Tự nhận thức, tức là sự tự nhận thức được xúc cảm của

bản thân khi chúng nảy sinh.2. Đọc được xúc cảm, nghĩa là khả năng phát hiện và đặt tên

cho từng xúc cảm riêng của bản thân cũng như của người khác và khả năng bình luận, đánh giá về các xúc cảm, đồng thời biết truyền xúc cảm một cách rõ ràng, trực tiếp.

3. Khả năng hiểu, thấu hiểu, tôn trọng, thúc đẩy, truyền cảm hứng, khích lệ và an ủi người khác.

4. Khả năng đưa ra những quyết định thông minh do xử lý cân bằng giữa lý trívà xúc cảm mà không quá thiên về bên nào.

5. Khả năng điều khiển và chịu trách nhiệm về xúc cảm của bản thân, đặc biệt là chịu trách nhiệm về động cơ thôi thúc nội tại và sự hạnh phúc của cá nhân mình.

Page 17: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

Việc đo đạc trí tuệ cảm xúc vẫn là một vấn đề khó khăn, phức tạp của TLH. Hiện nay có nhiều test đo trí tuệ cảm xúc nhưng có thể thâu tóm lại thành 3 loại chính là test EQ tự thuật, test EQ khách quan và test EQ trực tiếp.

Ngày nay, trí tuệ người được hiểu là loại hiện tượng tâm lý phức hợp, đa nhân tố, trải rộng từ tầng sinh học qua tầng tâm lý đến tầng xã hội và văn hóa. Nó không chỉ là trí thông minh mà còn là trí tuệ cảm xúc giúp chúng ta tổ chức và thúc đẩy, điều chỉnh hành động một cách thành công trong xã hội và tạo được hạnh phúc cho bản thân mình.

Page 18: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới

ĐÁNH GIÁ TRÍ TUỆ THEO QUAN ĐIỂM MỚI:

Như vậy, người có trí tuệ cao theo quan niệm mới thường là người đạt được thành công trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống. Để chẩn đoán một người sẽ thành công trong tương lai như thế nào, chúng ta phải đo đạc được các chỉ số trí tuệ của họ: chỉ số thông minh IQ, chỉ số sáng tạo CQ và chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ. những người có các chỉ số này cao sẽ là những người có trí tuệ cao và thường là những người có tài năng, thành công, thành đạt và hạnh phúc.

Page 19: Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới