mộtsốnétđặctrưngtrongquyhoạchvàkiếntrúc thời kỳ thuộc địa

34
Một số nét đặc trưng trong quy hoạch và kiến trúc thời kỳ thuộc địa ở Huế 1 TS. Kts. Nguyễn Vũ Minh Ts. Kts. Bùi Thị Hiếu Khoa Kiến trúc - Đại học Khoa học Huế

Upload: others

Post on 12-Mar-2022

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Một số nét đặc trưng trong quy hoạch và kiến trúc

thời kỳ thuộc địa ở Huế

1

TS. Kts. Nguyễn Vũ Minh

Ts. Kts. Bùi Thị Hiếu

Khoa Kiến trúc - Đại học Khoa học Huế

2

Mô hình quy hoạch xây dựng khu phố Tây ở các đô thị ở Việt Nam

Thời Pháp thuộc để lại nhiều dấu ấn trên cấu trúc các đô thị Việt Nam. Do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và do sựphát triển thuộc địa ở mức hạn chế, người Pháp chưa thể xây dựng những đô thị hoàn chỉnh, mà chủ yếu ở dạngnhững khu phố Tây, xen cấy vào phần đô thị bản địa, với sự cải tạo hạn chế thành phần này, hoặc ở dạng những cấutrúc đô thị xây mới, có quy mô không lớn.

3

Nhìn nhận giá trị của cảnh quan kiến trúc thuộc địa ở Huế - Việt Nam

Gs Hoàng Đạo Kính:

Đô thị - di sản Huế hợp nhất những thành phần – di sản:- Kiến trúc triều Nguyễn;- Kiến trúc phố thị;- Các làng truyền thống;- Kiến trúc thuộc địa;- Cảnh quan thiên nhiên nhân văn hóa và đô thị hóa;Mảng phố thời Pháp là cái điểm tựa về quy hoạch và thẩm mỹ để Huế lan tỏa về phía Nam ở những thời kỳ tiếp theo.

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An:Hai hệ thống kiến trúc ở hai bờ con sông, tuy ra đời trong hai thời đại lịch sử khác nhau vàphát xuất từ hai nền văn hóa không giống nhau, nhưng vẫn cùng tồn tại bên nhau một cáchhài hòa và êm đẹp trên một mẫu số chung về giá trị thẩm mỹ.

Kts Trần Minh Đức:Các công trình kiến trúc của người Pháp ở Huế không chỉ là nhà ở, mà giá trị lớn hơn là nhữngtác phẩm kiến trúc đặc sắc, là hình ảnh còn lại của đô thị Huế xưa thời Pháp thuộc. Việcbảo tồn quần thể kiến trúc này cũng chính là bảo tồn tài sản văn hóa của Huế, thành phố di sảnnhân loại.

4

Quá trình hình thành và mở rộng đô thị thuộc địa ở Huế

Hiệp ước Harmand (1883) Sự kiện quân Pháp tấn công đánh chiếm Thuận An: Nước Đại Nam thừa nhậnnền bảo hộ của nước Pháp, nước Pháp sẽ thay mặt nước Đại Nam trong mọi quan hệ đối ngoại Mang Cá trở thành khu nhượng địa (French Consession) năm 1884.

5

Hình 2: Các giai đoạn xây dựng vàphát triển khu phố Tây đến năm 1885

Hình 3: Sau 1885, giai đoạn xây dựng hạ tầngkỹ thuật và các công trình xuất phát từ tuyếnđường Jules Ferry

Năm 1899, trung tâm đô thị Huế mới bắt đầu được xây dựng. Vào thời điểm ấy, cấu trúc bờ nam chỉ có một

con đường chạy dọc bờ sông đối diện với Kinh thành Huế kéo dài từ bến đò Trường Súng (gần ga Huế) cho đến

bến đò Ô Lâu (Đập Đá), và được liên hệ với bờ bắc thông qua những bến đò: Bến đò Trường Súng, bến đò

Trường Tiền, bến đò Toà Khâm, bến đò Ô Lâu. Trên trục này khởi đầu có các công trình Toà Khâm sứ –

Résident Supérieur (trường Đại học Sư phạm), Hôpital Annamite (Nhà thương), và hàng loạt doanh trại của

Thủy quân (Caserne des Soldats annamites),....

Hình 4: Đến 1930, giai đoạn xây dựng pháttriển mở rộng khu phố tây bờ Nam sôngHương

Quá trình hình thành và mở rộng đô thị thuộc địa ở Huế

6

1897: Xây dựng cầu Clemenceau, tuyến quan lộHuế - Đà Nẵng (Route de Tourance) nhằm mở rộngkhông gian đô thị về phía Nam.

1920: Xây dựng đường sắt, nhiều công trình phụcvụ cho chính quyền đô hộ như trường Pellerin, nhàbăng, các công trình quân sự, bệnh viện, khách sạn,nhà ga, ...

Đến 1929, Huế mở rộng dần khu vực quy hoạch

của mình. Nhiều khu phố mới hình thành và trở nên

nhộn nhịp xung quanh khu vực Kinh Thành. Các khu

vùng ven dần được hình thành: Bến ngự, Phủ Cam, An

cựu, Vĩ Dạ.

Đến 1945, đô thị Huế được đặt trong một vùng quyhoạch đô thị rộng lớn với những công trình quan trọngđều mở ra ở khu vực xa trung tâm (Nhà máy nước VạnNiên, sân bay Phú Bài, cảng Thuận An, vùng nghỉ mátBạch Mã - Cảnh Dương...). Một loạt tỉnh lộ được hìnhthành như Huế-Tây Thành-Siạ-Phong Lai (tỉnh lộ 5cũ), Huế-Long Hồ-Ngọc Hồ (tỉnh lộ 6 cũ), Huế-ALưới (tỉnh lộ 12), Huế-Khe Tre (tỉnh lộ 14), ...nốitrung tâm thành phố với các cụm kinh tế- văn hoá.

Quá trình hình thành và mở rộng đô thị thuộc địa ở Huế

7

Các nét đặc trưng - Quá trình chuyển hóa và thích ứng

Tôn trọng các yếu tố bản địa

Năm 1933, Raoul Desmaretz xây dựng quy định của Đồ án Quy hoạch mở rộng đô thị Huế (luật Cornudet,1919, Pháp)

“Những phương án thiết kế xây dựng phải tuân theo những điều kiện hoàn cảnh địaphương. Có nghĩa là phải tuân theo những đặc trưng (particularité) và yêu cầu của điều

kiện tự nhiên (climat tropical) từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện thẩmmỹ (condition esthétique) và vệ sinh (condition d’hygène) cần thiết”.

Ý tưởng cơ bản trong quy hoạch là vấn đề phân khu chức năng đô thị theo kiểu Phương Tâynhưng dựa trên cơ sở các đặc điểm lịch sử, văn hoá, khí hậu và môi trường của Huế, trong đókhu vực trung tâm thành phố được chú ý đặc biệt với các giải pháp hợp lý về giao thông, thích ứng vềkiến trúc và thẩm mỹ đô thị.

8

Giải pháp quy hoạch giao thông dạng ô bàn cờ có đường chéo tối ưu trong điều kiện hiện tại Liên hệ thuận tiện của các khu vực chức năng cũng như trong

đối với tổng thể với khu vực Kinh thành. Tạo các điểm nhấn công cộng đô thị

Nền của không gian đô thị sẵn có (khu Kinh Thành)

Các yếu tố về khung cảnh tự nhiên

Đô thị mới-thuộc địa được xen cấy một cách nhẹ nhàng, tinh tế

Tổ chức các không gian công cộng, không gianxanh lớn ở hai bên bờ sông (công viên Lý TựTrọng, công viên Thương Bạc, công viên 3/2)

Các công trình (quy định chặt chẽ về thiết kế đô thị) xâydựng một cách khiêm tốn như một sự tôn trọng chínhquyền phong kiến, tôn trọng nền cảnh tự nhiên của Huế.

9

Xây dựng đô thị theo mô hình thành phố vườn

Đồ án của Desmarets cũng đề ra 5 bộ tiêu chí chính (Tunisie, Maroc)

Quy hoạch đường sá với các dãy cây thẳng và những dải cỏ chạy dài tạo bóng mát ; thiết kế các

khu ở theo mô hình thành phố vườn ; giữ cho khu vực bản địa những đặc trưng và vẻ đẹp vốn có

song song với việc sử dụng các biện pháp làm tăng chất lượng sống và sự thuận tiện đi lại ; bố trí các

tuyến đại lộ theo cách thức đem lại vẻ đặc trưng thống nhất ; bố trí các không gian vườn hoa và công

viên rộng lớn vừa để làm đẹp vừa để bảo tồn cho thành phố được vẻ kiến trúc cảnh quan và hài hòa

với khung cảnh thiên nhiên.

Các nét đặc trưng - Quá trình chuyển hóa và thích ứng

10

Xây dựng đô thị theo mô hình thành phố vườn

Trong quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, Desmarets đề ra những quy tắc: đối với công trình lớn

>1000m2 (xây dựng không vượt quá 25% S khu đất; công trình cao từ 10m đến14m; công trình xây dựng

cách đường > 8m và cách công trình cạnh bên > 4m; hàng rào thiết kế gồm 2 phần: phần dưới xây cao tối

đa 0,8m và phần trên là các dạng hoa bê tông trang trí và toàn bộ chiều cao hàng rào không quá 1,5m);

đối với các công trình tư >600m2 (chiều cao công trình <10m; công trình xây cách đường > 8m, cách

công trình bên cạnh >3m). Về việc sử dụng cây xanh đô thị: khuyến khích sử dụng các loại cây mang tính

địa phương như cây cau, cây trà xanh, cây bàng, cây phượng, cây chuối,...

Các nét đặc trưng - Quá trình chuyển hóa và thích ứng

11

Hệ thống giao thông mới đặt đô thị Huế kết nối

với các đô thị khác từ Bắc xuống Nam.

Sông Hương làm trục bố cục của quy hoạch

Đô thị Huế đô thị khép kín Đô thị mở (từmột quan hệ không gian đơn giản đến một quan hệkhông gian phức tạp làm chuyển hoá các thành phầncấu trúc không gian đô thị).

Sông Hương trục không gian chủ đạo chi phối

những ứng xử về tạo hình đô thị vùng cảnh quan

sông Hương vùng đệm bảo tồn khu Kinh Thành,

phủ đệ, lăng tẩm, làng truyền thống với sự phát triển

đô thị mới trên cơ sở phát triển khu phố Tây.

Cấu trúc không gian đô thị mới không xâmphạm đến khu Kinh thành, hệ thống giao thông BắcNam được đẩy lệch một bên và đi vòng qua khu vựcnày (không theo kiểu chồng lớp lên trên cấu trúc cũnhư trường hợp Sài Gòn hay là sự biến đổi một phầnnhư ở Hà Nội).

Các nét đặc trưng - Quá trình chuyển hóa và thích ứng

12

Sự hiện diện của quỹ kiến trúc cảnh quan đô thị thuộc địa ở Việt Nam nói

chung cũng như ở đô thị Huế nói riêng cho đến nay thể hiện sự cộng sinh

giữa kiến trúc và văn hóa. Nếu ở giai đoạn đầu, sự áp đặt văn hóa Pháp

thông qua kiểu quy hoạch kiến trúc du nhập, thì ở giai đoạn sau, chính sự khác biệt

của hai nền văn hóa Đông - Tây đã tạo điều kiện và cơ sở thuận lợi cho quá trình

chuyển hóa của quy hoạch kiến trúc Pháp ở Huế với nét riêng, mà trong đó, đặc

trưng văn hóa, xã hội, môi trường tự nhiên bản địa có vai trò quan trọng.

GS Hoàng Đạo Kính.

QUỸ DI SẢN KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA PHÁP TẠI HUẾTS.KTS. BÙI THỊ HIẾU

KHU PHỐ TÂY VÀ QUỸ DI SẢN KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA PHÁP TẠI HUẾ

Nguồn:http://kenhdulichhue.com/hue-xua-nhin-tu-tren-cao-qua-nhung-buc-khong-anh

Nguồn:http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=1335579&page=145

Kiến trúc thuộc địa Pháp ở Khu phố TâySource: Vietnam city Maps - Hue series L909. EDITION 3-AMS (29 ETB)

KHU PHỐ TÂY VÀ QUỸ DI SẢN KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA PHÁP TẠI HUẾ

+Công trình trụ sở hành chính

+Công trình quân sự, các trại lính

+ Công trình văn hóa, công cộng

+ Công trình giao thông

+ Công trình công nghiệp, nhà máy

+ Công trình nhà ở

-Biệt thự Pháp

-Nhà phố Pháp

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA PHÁP TẠI HUẾ

Niên đại xây dựng

+ Công trình xây dựng trước

1885 ( 1874-1885)

- Tòa Khâm sứ Trung Kỳ là công

trình kiến trúc Pháp Thuộc đầu

tiên tại Huế ( 1874-1878)

+ Công trình xây dựng từ trong

khoảng 1885 đến 1954

+ Các công trình mang phong

cách kiến trúc Pháp được xây

dựng sau thời kỳ Pháp Thuộc.

Thể loại công trình Phong cách kiến trúc

+ Phong cách kiến trúc tiền thực dân

+ Phong cách kiến trúc Tân cổ điển

+ Phong cách kiến trúc địa phương Pháp

+ Phong cách kiến trúc Đông Dương

+ Phong cách kiến trúc Pháp Hoa

+ Phong cách kiến trúc Neo Gothic

Công trình Trụ sở, nhà làm việc.....

Viện Dân Biểu Trung Kỳ ( 1930)

Nguồn:https://www.facebook.com/photo?fbid=10158928312983328&set=pcb.4233947113298447, Tham khảo 12/18/2020

Tòa Khâm sứ Trung Kỳ (1878)- công trình kiến trúc Pháp đầu tiên ở Huế.

Nguồn: https://www.otofun.net/threads/phan-6-hue-thua-thien-xua.1203128/page-13

Công Trình Trụ sở

Tòa Công Chánh Trung Kỳ 1939 Không ảnh chụp bởi Nguyễn Quang Huy

Ảnh chụp bởi tác giả

Công trình quân sự, trại lính....

Nguồn: https://www.otofun.net/threads/phan-6-hue-thua-thien-xua.1203128/page-13

Nguồn: https://foox.vn/diem-den/khu-di-tich-lich-su-chin-ham/

Khu Chín Hầm nguyên trước đây (1941) là do thực dân Pháp xây dựng để làm kho chứa vũ khí

https://www.facebook.com/photo?fbid=10158928312618328&set=pcb.4233947113298447

Đài tưởng niệm (1920)

Năm 1906-1908,Ga Huế được người Pháp xây dựng với cái tên là ga Trường Súng.Ảnh chụp bởi tác giả

Công trình Nhà Ga

Nguồn:https://www.facebook.com/photo?fbid=10158928312983328&set=pcb.4233947113298447, Tham khảo 12/18/2020

Bưu điện

Nguồn:https://www.facebook.com/photo?fbid=10158928312983328&set=pcb.4233947113298447, Tham khảo 12/18/2020

Câu lạc bộ thể thao, sân vận động.

Sưu tầm bởi : Nguyễn Ngọc Tùng

Sân vận động Bảo Long (1930) -Sân vận động tự do

https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2n_v%E1%BA%ADn_%C4%91%E1%BB%99ng_T%E1%BB%B1_Do#/media/T%E1%BA%ADp_tin:S%C3%A2n_v%E1%BA%ADn_%C4%91%E1%BB%99ng_T%E1%BB%B1_Do.jpgCâu lạc bộ thể thao (1930)

La Résidence. Ảnh chụp bởi tác giả, 09/2013

Hôtel de la résidence supérieure de l’Annam (vers 1940)Source : Léonard de selva, 1999

Khách sạn

Ảnh tư liệu Hội Những người bạn Cố đô Huế (A.A.V.H)

Nguồn:https://www.booking.com/hotel/vn/saigon-morin.vi.htm, tham khảo 12/2020

Grand hotel de Hue (1901)

Công trình trường học: Quốc Học-Đồng Khánh

Nguồn:https://www.facebook.com/photo?fbid=10158928312983328&set=pcb.4233947113298447, Tham khảo 12/18/2020

Không ảnh chụp bởi Nguyễn Quang Huy

https://blog.traveloka.com/vn/ve-dep-truong-quoc-hoc-hue/

Nguồn: https://tourismdanang.com/tham-quan-quoc-hoc-hue/Trường Quốc Học (1896) Trường Hai Bà Trưng (1917)

Nguồn:https://www.facebook.com/photo?fbid=10158928312983328&set=pcb.4233947113298447, Tham khảo 12/18/2020

Các công trình trường học

Trường kỹ nghệ thực hành (1945 )

Ảnh cung cấp bởi Nguyễn Vũ Trọng Thi

Công trình bệnh viện

Nhà thương Huế - Bệnh viện Tây y đầu tiên tại Việt Nam xây dựng năm 1894 nay là Bệnh viện Trung ương Huế

Nguồn:https://dantri.com.vn/doi-song/ngam-nhung-toa-nha-kien-truc-phap-dep-me-hon-o-hue-20180113071831605.htm

Viện Bài lao mang tên toàn quyền Pierre Pasquier, tòa nhà phía Tây(ảnh chụp trước 1936, Nguyễn Đắc Xuân st)

Công Trình Giao Thông: Cầu Tràng Tiền, Cầu Ga......

Cầu Tràng Tiền xây dựng năm 1899 – Không ảnh chụp bởi Nguyễn Quang Huy

http://husc.tailieu.vn/doc/chuyen-nhung-chiec-cau-tren-song-an-cuu-o-khu-vuc-hue-truoc-nam-1945-530263.html

https://www.otofun.net/threads/phan-6-hue-thua-thien-xua.1203128/page-13

Nhà máy

Nhà máy Xi măng Long Thọ (1896). Ảnh chụp bởi Nguyễn Quang Huy Nguồn:https://tuoitre.vn/hue-se-moi-hon-hay-ngheo-di-1456704.htm, tham khảo ngày 19/12/2020

Nhà máy nước Dã Viên ( 1902)

Ảnh chụp bởi tác giả

Biệt thự Pháp

Le palais An-Cựu vers1925Source : Léonard de selva, 1999Nguồn: Ảnh chụp bởi Nguyễn Quang Huy

Các công trình kiến trúc triều Nguyễn mang đậm phong cách Kiến trúc Pháp: Cung An Định

Cung An Định được xây dựng vào năm 1917, là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn, mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình

Nguồn: Không ảnh chụp bởi Nguyễn Quang Huy

Lăng Khải Định được xây dựng trên triền núi Châu Chữ (cách Huế 10km. Lăng khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn thành. Kiến trúc Lăng là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.

Các công trình kiến trúc triều Nguyễn mang đậm phong cách Kiến trúc Pháp: Lăng Khải Định

Nguồn: https://dulichkhampha24.com/lang-khai-dinh-hue.html

THỰC TRẠNG QUỸ DI SẢN KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA PHÁP TẠI HUẾ

- Yếu tố thời gian, tuổi thọ công trình

- Khí hậu khắc nghiệt

- Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa.

- Mâu thuẫn giữa bảo tồn và nhu cầu sửdụng hiện tại

- Thiếu chính sách và ngân sách cho côngtác bảo tồn và nâng cao giá trị, thiếu mộtkế hoạch bảo tồn di sản kiến trúc mangtính tổng thể.

- Những vấn đề liên quan đến quyền sử hữu

Thực trạng Nguyên nhân

- Trình trạng xuống cấp trầm trọng

- Đã hoặc ở trong diện sẽ đập bỏ, phá dỡ...

- Thay đổi không gian, hình thức kiến trúc so với nguyên bản

- Cơi nới, mở rộng không gian diện tích...

- Chia nhỏ khuôn viên sân vườn....

- Thay đổi, chuyển đổi mục đích sử dụng...

Quỹ di sản kiến trúc thuộc địa Pháp là yếu tố hữu cơ, đóng vai trò quan trọng trong quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế. Các công trình Pháp thuộc ở Huế đa dạng các thể loại công trình, mang trong mình những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật, thể hiện rõ sự giao lưu văn hóa Đông –Tây và đặc biệt hơn, Kiến trúc Pháp ở Huế thể hiện rõ sự hòa hợp với thiên nhiên, với khí hậu khắc nghiệt với với những kiến trúc cổ kính sẵn có của vùng đất cố đô. Tuy nhiên, dưới tác động của thời gian, của thiên tai, của quá trình đô thị hóa, của nền kinh tế thị trường... của những nhu cầu của cuộc sống hiện đại, quỹ di sản kiến trúc Pháp ở Huế đang dần đang giảm dần một cách nhanh chóng hoặc bị sử dụng sai mục đích, bị tư nhân hóa....Cần phải những định hướng và giải pháp kịp thời nhằm bảo tồn và nâng cao giá trị trước khi quá muộn...

- Kiểm kê, thống kê một cách chính xác, đầy đủ nhất quỹ di sản kiến trúc thuộc địa Pháp còn lại ở Huế.

- Xây dựng bản đồ định vị vị trí các công trình kiến trúc Pháp thuộc

- Xây dựng hệ tiêu chí chuẩn xác nhằm phân loại và đánh giá giá trị các công trình để đưa vào danh mục bảo tồn

- Xây dựng cơ chế và chính sách quản lý hợp lý.

- Cụ thể hóa trách nhiệm của chủ sỡ hữu trong công tác bảo tồn và nâng cao giá trị.

- Có những tác động và chính sách hợp lý với những chủ sở hứu là tư nhân nhằm nâng cao vai trò của họ trong công tác bảo tồn và nâng cao giá trị.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. BRUSQ Arnauld LE et SELVA Léonard de, Vietnam à travers l’architecture coloniale, Chauray; Paris, Patrimoines et médias ; Éditions de l’amateur, 1999, p. 127

2. NGUYỄN VŨ MINH, Le processus de patrimonialisation des paysages de la rivière des Parfums à Hué (Viet Nam), Thèse, 2013.

3. Bùi Thị Hiếu, Pour un développement respectueux de la ville de Hué et de ses environsRespecter les valeurs caractéristiques des villages traditionnels dans le bassin de la rivière des Parfums, Thèse, 2014

4. Phan Thuận An, Nguyễn Quốc Thông (1997), “Kiến trúc Pháp bên bờ sông Hương”, Tạp chí Huế xưa và nay, Số 21, trang 71,72.

5. Trần Quốc Bảo (2015), Hình thái kiến trúc khu phố Pháp ở Hà Nội và phương pháp bảo tồn, Đăng tại Web: https://36hn. wordpress.com.

6. Nguyễn Đình Toàn (2003), “Kiến trúc thời thuộc địa ở Huế”, in trong Kỷ yếu Hội nghị chuyên gia Đánh giá quỹ kiến trúc đô thị Huế, HộiKiến trúc sư Việt Nam, UBND thành phố Huế, Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế, trang 111.

7. HOÀNG Đạo Kính: Kế thừa và tạo lập bản sắc kiến trúc đô thị trong phát triển. (Hériter et créer l'identité architecturale et urbaine dansle développement de Hué ), Tham luận tại hội thảo “Tạo lập diện mạo kiến trúc đô thị đặc trưng cho thành phố Huế”. Huế, tháng3/2002

Tài liệu sử dụng trên internethttp://husc.tailieu.vn/doc/chuyen-nhung-chiec-cau-tren-song-an-cuu-o-khu-vuc-hue-truoc-nam-1945-530263.html

https://www.facebook.com/photo?fbid=10158928312983328&set=pcb.4233947113298447

TÀI LIỆU THAM KHẢO