mẪu giÁo Án dẠy hỌc theo chỦ ĐỀ · web view2018/04/17  · Ở ô c1 nhập =(12+8)/2...

156
Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018 Ngày soạn: 28/08/2017 Ngày dạy: 31/08/2017 Tiết KHDH: 01 BÀI 1 :CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ? (TiÕt 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Cung cấp cho học sinh các kiến thức về bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng. Giới thiệu về chương trình bảng tính. 2. Kỹ năng: HS hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản, để từ đó giúp thao tác nhanh trên máy vi tính. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập. 4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Chương trình bảng tính. 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Hợp tác, quan sát tiếp cận bài học - Năng lực chuyên biệt: Giao tiếp, tự học, sử dụng ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và các tài liệu có liên quan. 2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung 1: Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV nêu mục đích của việc sử dụng bảng tính. - GV giới thiệu sơ lược về Excel mà HS sẽ được học. Ví dụ 1 : GV nêu VD1 SGK Ví dụ 2 : GV nêu VD2 SGK Ví dụ 3 : GV nêu VD3 (SGK) và theo quan sát hình - GV giới thiệu KN chương trình bảng tính Lắng nghe Em có thể lập bảng để theo dõi kết quả học tập của riêng em như ở hình 2 (SGK) Nội dung 2: (15 phút) 1. Bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán, cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu có trong bảng. Năng lực hình thành: Hợp tác, quan sát tiếp cận bài học, sử dụng CNTT - Hiện nay có nhiều chương trình bảng tính khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có một số đặc trưng Nội dung 3: (26 phút) 2. Chương trình bảng tính a. Màn hình làm việc : 1

Upload: others

Post on 21-Nov-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 28/08/2017 Ngày dạy: 31/08/2017 Tiết KHDH: 01

BÀI 1:CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ? (TiÕt 1)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Cung cấp cho học sinh các kiến thức về bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng. Giới thiệu về chương trình bảng tính.2. Kỹ năng: HS hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản, để từ đó giúp thao tác nhanh trên máy vi tính.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Chương trình bảng tính.5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Hợp tác, quan sát tiếp cận bài học - Năng lực chuyên biệt: Giao tiếp, tự học, sử dụng ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và các tài liệu có liên quan.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung- GV nêu mục đích của việc sử dụng bảng tính.- GV giới thiệu sơ lược về Excel mà HS sẽ được học.Ví dụ 1: GV nêu VD1 SGKVí dụ 2: GV nêu VD2 SGKVí dụ 3: GV nêu VD3 (SGK) và theo quan sát hình- GV giới thiệu KN chương trình bảng tính

Lắng nghe

Em có thể lập bảng để theo dõi kết quả học tập của riêng em như ở hình 2 (SGK)

Nội dung 2: (15 phút) 1. Bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng

Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán, cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu có trong bảng.

Năng lực hình thành: Hợp tác, quan sát tiếp cận bài học, sử dụng CNTT- Hiện nay có nhiều chương trình bảng tính khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có một số đặc trưng chung:? Em hãy quan sát hình 4 SGK, giao diện của 3 chương trình bảng tính có gì giống nhau?

? Đặc trưng của của nó là gì?

- GV: Chương trình bảng tính có khả năng lưu giữ và xử lí nhiều dạng dữ liệu khác nhau, trong đó có dữ liệu số (ví dụ điểm kiểm tra), dữ liệu dạng văn

=>HS: giống nhau: thanh bảng chọn, thanh công cụ, các cột, hàng…

=>HS: dữ liệu số, văn bản, kết quả tính được trình bày dưới dạng bảng.

HS theo dõi thông tin SGK

Nội dung 3: (26 phút) 2. Chương trình bảng tính

a. Màn hình làm việc:Trên màn hình làm việc của các chương trình bảng tính thường có các bảng chọn, các thanh công cụ, các nút lệnh thường dùng và cửa sổ làm việc chính.

b. Dữ liệu:

1

Page 2: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

bản (ví dụ họ tên).

- GV: Với chương trình bảng tính, em có thể thực hiện một cách tự động nhiều công việc tính toán, từ đơn giản đến phức tạp. Khi dữ liệu ban đầu thay đổi thì kết quả tính toán được cập nhật tự động mà không cần phải tính toán lại.

- GV: Quan sát hình 1 và hình 5. Em thấy dữ liệu ở cột nào đuợc sắp xếp lại ? - Nếu sử dụng chương trình bảng tính để lập bảng điểm của lớp, giáo viên có thể sắp xếp học sinh theo các tiêu chuẩn khác nhau?

- GV: Nêu lại VD3 phần 1: Biểu đồ về tình hình sử dụng đất ở xã Xuân Phương.

HS theo dõi thông tin SGK

=>HS: Cột: Điểm trung bình

(ví dụ Điểm theo từng môn học hay theo Điểm trung bình) một cách nhanh chóng. Giáo viên cũng có thể lọc riêng từng nhóm học sinh giỏi, học sinh khá…

Chương trình bảng tính có khả năng lưu giữ và xử lí nhiều dạng dữ liệu khác nhau, trong đó có dữ liệu số), dữ liệu dạng văn bản.

c. Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn

Khi dữ liệu ban đầu thay đổi thì kết quả tính toán được cập nhật tự động mà không cần phải tính toán lại

d. Sắp xếp và lọc dữ liệu

Chương trình bảng tính có thể sắp xếp và lọc dữ liệu theo các tiêu chuẩn khác nhau.

e.Tạo biểu đồChương trình bảng tính còn có công cụ để tạo biểu đồ (một trong những dạng trình bày dữ liệu cô đọng và trực quan).

Năng lực hình thành: Giao tiếp, Tự học; sử dụng ngôn ngữ

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

1. Bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng

Nhận biết được bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng

2. Chương trình bảng tính

Nhận biết được Chương trình bảng tính

2. Câu hỏi và bài tập củng cố (3 phút) Nhắc lại một số kiến thức vừa học. (MĐ 1)3. Hướng dẫn về nhà (1 phút)Học bài, đọc trước phần 3, 4 trang 7 sgk

2

Page 3: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 28/08/2017 Ngày dạy: 31/08/2017 Tiết KHDH: 02

BÀI 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ? (T2)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Cung cấp cho học sinh các kiến thức về màn hình làm việc của chương trình bảng tính và dữ liệu nhập vào trang tính.2. Kỹ năng: Học sinh hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản, để từ đó giúp thao tác nhanh trên máy vi tính. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Màn hình làm việc của chương trình bảng tính; nhập dữ liễu vào bảng tính. 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề- Năng lực chuyên biệt: Sáng tạo; ứng dụng CNTT II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và các tài liệu có liên quan, máy chiếu2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Kiểm tra bài cũ:(5 phút) ? HS1:Em hãy nêu nhu cầu việc xử lý thông tin dạng bảng?? HS2: Nêu tính năng chung của các chương trình bảng tính?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung? Quan sát hình 6, em thấy màn hình làm việc của chương trình bảng tính có gì khác so với màn hình của chương trình soạn thảo văn bản mà em đã được học ở lớp 6? ? Trong một trang tính gồm có những thành phần nào?

- Các cột của các trang tính được đánh thứ tự liên tiếp từ trái sang phải bằng các chữ cái bắt đầu từ A,B,C,…Các kí tự này được gọi là tên cột.- Các hàng của trang tính được đánh thứ tự liên tiếp từ trên xuống dưới bằng các số bắt đầu từ 1,2,3…Các số này được gọi là tên hàng. -Địa chỉ của một ô tính là cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó. Ví dụ A1 là ô nằm ở cột A và hàng 1.-Khối là tập hợp các ô tính liền nhau tạo thành một vùng hình chữ nhật. Địa chỉ của khối là cặp địa chỉ của ô trên cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải, được phân cách nhau bởi dấu hai chấm (:).

=>HS: có bảng, thanh công thức, địa chỉ ô, bảng chọn Data, các trang tính.=>HS: Thanh tiêu đề, công thức, bảng chọn data,…

- Lắng nghe, ghi bài

Nội dung 2: (17phút) 3. Màn hình làm việc của chương trình bảng tính

-Thanh công thức: dùng để nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.

-Bảng chọn Data (dữ liệu): gồm các lệnh dùng để xử lý dữ liệu.-Trang tính gồm các cột và các hàng là miền làm việc chính của bảng tính. Vùng giao nhau giữa cột và hàng là ô tính để chứa dữ liệu.-Trang tính: gồm các cột và các hàng, vùng giao nhau giữa cột và hàng là ô tính (gọi tắt là ô) dùng để chứa dữ liệu.

- Địa chỉ ô tính: là cặp tên cột và tên hàng(VD: A1).

- Khối ô: là tập hợp các ô tính liền nhau (VD:A1:C10)

Năng lực hình thành: Tự học; Hợp tác sử dụng CNTT? Nhập dữ liệu trong chương Nội dung 3: (18 phút) 4. Nhập dữ

3

Page 4: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

trình soạn thảo văn bản Word ta làm thế nào?

- Nhập dữ liệu vào một ô của trang tính ta làm thế nào? - GV:Chốt lại:

? Để sửa dữ liệu trong chương trình Word ta là thế nào?

? Trong chương trình bảng tính Excel ta sửa dữ liệu ntn?- Các tệp do chương trình bảng tính tạo ra thường được gọi là các bảng tính.

? Để di chuyển trên vùng soạn thảo của chương trình soạn thảo văn bản ta làm tn? ? Có mấy cách di chuyển trên trang tính là những cách nào?

? Nêu lại cách gõ văn bản chữ Việt trong chương trình soạn thảo văn bản Word! Tương tự như với chương trình soạn thảo văn bản để gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt (ă, ơ, đ,..và các chữ có dấu thanh) chúng ta cần có chương trình hỗ trợ gõ.

=>HS: Nháy chuột vào vị trí cần soạn thảo văn bản và đưa dữ liệu vào từ bàn phím.=>HS: Em nháy chuột chọn ô đó và đưa dữ liệu vào từ bàn phím.=>HS: Dùng phím Backspace () nếu con trỏ soạn thảo ở sau từ cần xoá hoặc phím Delete nếu con trỏ soạn thảo ở trước từ cần xoá.

=>HS: Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím.=> Có 2 cách.

? =>HS: Dùng công cụ hỗ trợ gõ Vietkey.

liệu vào trang tính

a. Nhập và sửa dữ liệu:

- Để nhập DL vào 1 ô tính ta nhãy chuột chọn ô đó và gõ DL, sau đó nhấn Enter.

- Để sửa dữ liệu: nháy đúp chuột vào ô đó và thực hiện việc sửa chữa tương tự như việc soạn thảo văn bản.

b. Di chuyển trên trang tính:

*Để di chuyển trên trang tính:- Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím.- Sử dụng chuột và các thanh cuốn

c. Gõ chữ việt trên trang tính

Hai kiểu gõ chữ Việt phổ biến hiện nay là kiểu TELEX và kiểu VNI. Quy tắc gõ chữ Việt có dấu trong Excel tương tự như quy tắc gõ chữ Việt có dấu trong chương trình soạn thảo văn bản mà em đã được học.

Năng lực hình thành: Giải quyết vấn đề ; hợp tác sử dụng CNTT

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

1. Địa chỉ ô tính Hiểu được cách chọn địa chỉ ô tính

2. Câu hỏi và bài tập củng cốCâu hỏi: Giả sử ô A1 đang được kích hoạt. Em hãy cho biết cách nhanh nhất chọn ô H50. (MĐ 2)3. Hướng dẫn về nhà:

Học bài, trả lời câu hỏi trang 9 sgkChuẩn bị bài thực hành 1

4

Page 5: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 04/08/2016 Ngày dạy: 07/09/2017 Tiết KHDH: 03

Bµi thùc hµnh 1 (T1) LÀM QUEN VỚI EXCEL

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Học sinh làm quen với chương trình bảng tính.2. Kỹ năng: Thực hành thành thạo.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Khởi động Excel, làm quen với chương trình bảng tính5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng CNTTII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và chuẩn bị phòng máy.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Kiểm tra bài cũ: (4 phút) ? HS1: Giả sử ô A1 đang được kích hoạt. Hãy cho biết cách nhanh nhất để chọn ô H50.? HS2: Ô tính đang được kích hoạt có gì khác biệt so với các ô tính khác?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung- Phổ biến nội dung bài thực hành- Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.HS nắm được nội dung bài thực hành

Nội dung 2: (2 phút) Phổ biến và kiểm tra an toàn

Gv: Yêu cầu hs lần lượt thực hiện các cách để khởi động Excel.

Gv: Dựa vào màn hình bảng tính nêu điểm giống và khác nhau giữa màn hình Word và Excel ?

Gv: Để lưu file thì làm như thế nào?

Hs: Từng em lên thực hiện trên máy tính cho các em còn lại quan sát.

- HS mở các bảng chọn và quan sát. Chỉ ra sự giống và khác

Hs: Lên bảng tiến hành thao tác lưu ở máy giáo viên

Nội dung 3: (15 phút) Khởi động, lưu kết quả và thoát khỏi Excel. 1. Khởi động Excel:

- Chọn Start\All program\ Microsoft Excel- Nháy đúp chuột vào biểu tượng

trên desktop.

2. Lưu kết quả và thoát khỏi Excel:a. Lưu file:- Chọn File\Save hoặc sử dụng nút lệnh Saveb. Thoát:- Chọn File\Exit hoặc sử dụng nút lệnh phía trên bên phải trang tính.

Năng lực hình thành: Tự học

Gv: Yêu cầu học sinh làm theo

Nội dung 4: (20 phút) Thực hành làm theo yêu cầu của bài tập 1, 2 SGK.

5

Page 6: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

nhóm và viết thu hoạch vào giấy nộp ở cuối giờ?

Gv: Giám sát, hướng dẫn các em việc thực hiện các bài tập của học sinh.

Chú ý: Em nào cũng phải được thực hiện ít nhất 1-2 lần các thao tác mà bài tập yêu cầu.

Hs: Tiến hành thực hành giải quyết các yêu cầu của bài tập, rút ra nhận xét cho từng bài.

Hs: Tiến hành lần lượt từng em thực hiện các thao tác

Bài tập 1:

- Khác: Có thanh công thức, cột, dòng, ô tính, bảng chọn Data.

- Bảng chọn Data: Chứa các lệnh về xử lý dữ liệu

- Hàng và cột chứa ô được chọn đổi màu.

Bài tập 2:

- Dữ liệu mới nhập vào sẽ xoá dữ liệu cũ của ô.

- Phím Delete dùng để xoá dữ liệu trong ô.

Năng lực hình thành: Sử dụng CNTT

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức2. Câu hỏi và bài tập củng cố (3 phút)

- Tiến hành thu bài nhận xét của các nhóm. - Đánh giá và nhận xét.- Vệ sinh phòng máy.

3. Dặn dò (1 phút)- Học thuộc cách thức khởi động chương trình bảng tính Microsoft Excel và ghi nhớ các thao tác trên ô tính, nghiên cứu làm bài tập 3 SGK.

6

Page 7: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 04/08/2016 Ngày dạy: 07/09/2017 Tiết KHDH: 04

Bµi thùc hµnh 1 (T2) LÀM QUEN VỚI EXCEL

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Khởi động và kết thúc Excel. - Nhận biết các ô, hàng, cột trên bảng tính Excel.- Cách di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính.2. Kỹ năng:Di chuyển và nhập số liệu một cách chính xác, phân biệt được dữ liệu kiểu số, kiểu ký tự.3. Thái độ: Nghiêm túc, kiên nhẫn.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, tự quản lý- Năng lực chuyên biệt: Sáng tạo

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Bài thực hành, phòng máy vi tính.2. Chuẩn bị của HS: Xem trước nội dung của bài thực hành.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungGv: Yêu cầu 1 hs thực hành một lần và lưu file với tên danh sach lop em

Gv: Giám sát và hướng dẫn hs cách soạn thảo tiếng việt trên bảng tính.

Hs: Tiến hành làm bài tập.

Nội dung 2: (30 phút) Thực hành làm bài tập 3 SGK. Bài tập 3:

- Nhập đúng nội dung.

- Rút ra nhận xét về vị trí dữ liệu dạng số và dạng chữ trên ô tính.- Dữ liệu kiểu số căn thẳng lề phải còn dữ liệu kiểu văn bản căn thẳng lề trái của ô tính.- Lưu kết quả và thoát khỏi Excel:

Năng lực hình thành: Sáng tạo, Tự học

Gv: Lần lượt kiểm tra từng bài làm của Hs và chỉ ra những yêu cầu chưa đạt được.Gv Lưu ý những lỗi thường mắc phải.

Hs: Sửa lại bài làm.

Hs: Chú ý ghi chép.

Nội dung 3: (10 phút) Kiểm tra đánh giá

Năng lực hình thành: Tự quản lý

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

1. Kết thúc nhập Kết thúc khi

7

Page 8: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

dữ liệu nhập dữ liễu trong ô tính

2. Sửa chữa nội dung cho 1 ô tính

Sửa được nội dung khi nhập dữ liệu bị sai

1. Câu hỏi và bài tập củng cố (4 phút) - Để kết thúc việc nhập dữ liệu cho một ô thì các em sử dụng phím gì? (MĐ 3)

(Phím: Enter)- Sửa chữa nội dung cho 1 ô thì có mấy cách tiến hành. (MĐ 3)

2 cách: -Nháy đúp chuột vào ô cần sửa.- Nháy chọn ô cần sửa và nhấn phím F2

2. Dặn dò (1 phút) Xem lại nội dung thực hành hôm nay và về nhà tự thực hành thêm. Chuẩn bị bài 2. Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính

8

Page 9: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 11/09/2017 Ngày dạy: 14/09/2017 Tiết KHDH: 05

BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH (t1)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Cung cấp cho học sinh các kiến thức về bảng tính, các thành phần chính trên trang tính.2. Kỹ năng: Học sinh hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản, để từ đó giúp thao tác nhanh trên máy vi tính.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Bảng tính, các thành phần chính trên trang tính.5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và các tài liệu có liên quan, máy chiếu.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ: ?1 Màn hình làm việc của Excel có những công cụ gì đặc trưng cho chương trình bảng tính? ?2 Em hãy nêu cách nhập và sửa dữ liệu trên trang tính?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung? Em hãy quan sát phần trang tính của bảng tính có gì đặc biệt?(GV minh hoạ qua hình 13 SGK).

Để kích hoạt trang tính em cần nháy chuột vào nhãn trang tương ứng.

Trang tính được kích hoạt có nhãn màu trắng, tên trang viết chữ đậm.

Nội dung 2: (15 phút) 1. Bảng tính

Một bảng tính có nhiều trang tính. Khi mở một bảng tính mới thường chỉ gồm ba trang tính. Các trang tính được phân biệt bằng tên trên các nhãn ở phía dưới màn hình.

Năng lực hình thành: Sử dụng CNTT

? Quan sát bảng tính em thấy có những thành phần chính nào?

=>HS: Hộp tên, khối, thanh công thức..

Nội dung 3: (20 phút) 2. Các thành phần chính trên trang tính

+Hộp tên: là ô ở góc trên, bên trái trang tính, hiển thị địa chỉ của ô dược chọn.+Khối: Là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Khối

9

Page 10: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

có thể là một ô, một hàng, một cột hay một phần của hàng hoặc cột.+Thanh công thức: Cho biết nội dung của ô đang được chọn.

Năng lực hình thành: Sử dụng CNTT, Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

1. Bảng tính Nhận biết được bảng tính

2. Các thành phần chính trên trang tính

Nhận biết được các thành phần chính trên trang tính

2. Câu hỏi và bài tập củng cố (4 phút) Nhắc lại một số kiến thức vừa học. Trả lời câu hỏi 2, 3 trang 8 sgk. (MĐ 1)3. Dặn dò (1 phút) Học bài đọc tiếp phần 3, 4 trang 16-18 sgk.

10

Page 11: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 11/09/2017 Ngày dạy: 14/09/2017 Tiết KHDH: 06

BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH (t2)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Hướng dẫn HS cách chọn các đối tượng trên trang tính, dữ liệu trên trang tính.2. Kỹ năng: Biết cách chọn 1 ô, 1 hàng, 1 cột, 1 khối. Phân biệt được kiểu dữ liệu số, kí tự.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Các đối tượng trên trang tính, dữ liệu trên trang tính. 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và các tài liệu có liên quan, máy chiếu.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ:?1. Em hãy trình bày những hiểu biết của em về bảng tính??2. Nêu các thành phần chính trên trang tính?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungGV: Cho HS quan sát qua tranh vẽ.? Để chọn các đối tượng trên trang tính, em thực hiện như thế nào?

Chú ý: Chọn ô đầu tiên sẽ là ô được kích hoạt. Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau, em hãy chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo.

=> HS: trả lời

Nội dung 2: (15 phút) 3. Chọn các đối tượng trên trang tính

- Chọn 1 ô: Đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột.- Chọn 1 hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng.- Chọn một cột:Nháy chuột tại nút tên cột.- Chọn một khối:Kéo thả chuột từ một ô góc (Vd ô góc trái trên) đến ô ở góc đối diện (Ô góc phải dưới).

Năng lực hình thành: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm? Em hãy cho 1 số ví dụ về dữ liệu số?

Vậy dữ liệu số là gì?

Chú ý: Ở chế độ ngầm định, dữ liệu số được căn thẳng lề phải trong ô tính.Dấu phẩy(,) dùng để phân cách

=>HS: 120, +38, -162, 15.55,... => HS: nghiên cưú SGK và trả lời

Nội dung 3: (20 phút) 4. Dữ liệu trên trang tínha. Dữ liệu số:

- Dữ liệu số là các số 0,1,...,9, dấu (+) chỉ số dương, dấu trừ (-) chỉ số âm và dấu % chỉ tỉ lệ phần trăm.

11

Page 12: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

hàng nghìn hàng triệu. Dấu chấm(.) dùng để phân cách phần nguyên và phần thập phân.

? Em hãy cho biết những ví dụ về kí tự thường gặp?

? Vậy dữ liệu kí tự là gì?

Chú ý: Ở chế độ ngầm định, dữ liệu kí tự được căn lề trái trong ô tính.

=>HS: Lớp 7A , Điểm thi, Hà nội

=>HS: trả lời

b. Dữ liệu ký tự:

- Dữ liệu kí tự là dãy các chữ cái, chữ số và các kí hiệu.

Năng lực hình thành: Sử dụng CNTT, Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

1. Chọn các đối tượng trên trang tính

Hiểu được các đối tượng trên trang tính để trả lời được câu hỏi sgk

2. Dữ liệu trên trang tính

Hiểu được dữ liệu trên trang tính để trả lời được câu hỏi sgk

2. Câu hỏi và bài tập củng cố (4 phút) Nhắc lại một số kiến thức vừa học. Trả lời câu 3, 4, 5 sgk. (MĐ 2)

3. Dặn dò (1 phút) Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK

Ngày soạn: 17/09/2017 Ngày dạy: 21/09/2017 Tiết KHDH: 07

12

Page 13: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Bµi thùc hµnh 2 (T1)LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH.

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Học sinh làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính.2. Kỹ năng: HS phân biệt được bảng tính, trang tính và các thành phần chính của trang tính. Mở và lưu bảng tính trên máy tính. Chọn các đối tượng trên trang tính. Phân biệt và nhập các kiểu dữ liệu khác nhau vào ô tính.3. Thái độ: HS có ý thức thực hành tốt, tìm hiểu nội dung thực hành.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành các kiểu dữ liệu trên trang tính 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và chuẩn bị phòng máy.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa, nội dung thực hành

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: ( phút) Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ thực hành

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung- Phổ biến nội dung bài thực hành- Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.

HS nắm được nội dung bài thực hành

Nội dung 2: (3 phút) Phổ biến và kiểm tra an toàn

Năng lực hình thành:- GV: Em có thể mở bảng tính mới hoặc một bảng tính đã được lưu trên máy tính.

- Em có thể lưu bảng tính đã có sẵn trên máy tính với một tên khác bằng cách nào?

HS nhắc lại cách mở bảng tính.

HS sử dụng lệnh File ® Save.

HS thực hành

Nội dung 3: (17 phút) 1) Nội dung:a. Mở bảng tính:

b. Lưu bảng tính với một tên khác:

Năng lực hình thành: Sử dụng CNTT, Thao tác với phần mềm Yêu cầu thực hành theo đề bài

Hs quan sát sau đó thực hành.

- Hộp tên hiển thị địa chỉ của ô tính đang được kích hoạt.

- Thanh công thức cho biết nội dung của ô

Nội dung 4: (22 phút) 2) Bài tập:Bài tập 1: Tìm hiểu các thành phần chính của trang tính.- Khởi động Excel. Nhận biết các thành phần chính trên trang tính: ô, hàng, cột, hộp tên và thanh công thức.

- Nháy chuột để kích hoạt các ô khác nhau và quan sát sự thay đổi nội dung trong hộp tên

13

Page 14: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

đang được chọn.

- Nội dung thanh công thức là =5+7. trong ô tính là 12.

- Nhập dữ liệu tuỳ ý vào các ô và quan sát sự thay đổi nội dung trên thanh công thức. So sánh nội dung dữ liệu trong ô và trên thanh công thức.

- Gõ =5+7 vào một ô tuỳ ý và nhấn phím Enter. Chọn lại ô đó và so sánh nội dung dữ liệu trong ô và trên thanh công thức.

Năng lực hình thành: Sử dụng CNTT, Thao tác với phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức2. Câu hỏi và bài tập củng cố (2 phút) - Đánh giá và nhận xét. - Vệ sinh phòng máy.3. Dặn dò (1 phút) Tự thực hành them ở nhà (nếu có)

Ngày soạn: 17/09/2017 Ngày dạy: 21/09/2017 Tiết KHDH: 08

14

Page 15: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Bµi thùc hµnh 2 (T2)LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Học sinh làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính.2. Kỹ năng: HS phân biệt được bảng tính, trang tính và các thành phần chính của trang tính. 3. Thái độ: HS có ý thức thực hành tốt, tìm hiểu nội dung thực hành.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành các kiểu dữ liệu trên trang tính 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và chuẩn bị phòng máy.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa, nội dung thực hành

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: ( phút) Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ thực hành

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung- Phổ biến nội dung bài thực hành- Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.

HS nắm được nội dung bài thực hành

Nội dung 2: (3 phút) Phổ biến và kiểm tra an toàn

Năng lực hình thành:

- Chọn một ô. Hộp tên hiển thị địa chỉ của ô đó.- Chọn một hàng. Hộp tên hiển thị địa chỉ của ô đầu hàng đó.- Chọn một cột. Hộp tên hiển thị địa chỉ của ô ở đầu cột đó.

- Chọn một khối. Hộp tên hiển thị địa chỉ của ô trên cùng bên trái khối đó.

(GV làm mẫu 1 lần)- GV kiểm tra kết quả bài TH

HS thực hành theo từng nội dung của bài tập

HS thực hành: Cách 1: Nháy chuột tại nút tên cột A, kéo chuột đến vị trí cột C thì thả chuột.Cách 2: Nháy chuột tại nút tên cột A, nhấn giữ phím Ctrl và nháy chuột tại nút tên cột B, C.

HS: Các đối tượng được chọn.Ô B100 được chọnCột A được chọn; Cột A, B, C được chọn; Hàng 2 được chọn;

Nội dung 3: (37 phút) Thực hànhBài tập2: Chọn các đối tượng trên trang tính.

(SGK)

Bài tập 3 : Mở bảng tính.- Mở một bảng tính mới.- Mở bảng tính Danh sách lớp em đã được lưu trong bài thực hành 1.

Bài tập 4: Nhập dữ liệu vào trang tính.Nhập các dữ liệu sau đây vào các ô trên trang tính của bảng tính Danh sach lop em vừa mở trong BT3 (hình 21 SGK)-Lưu bảng tính với tên So theo doi

15

Page 16: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Hàng 2, 3, 4 được chọn; Khối B2:D6 được chọn.

HS tự thực hành

the luc.

Năng lực hình thành: Sử dụng CNTT, Thao tác với phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức2. Câu hỏi và bài tập củng cố (4 phút) - Đánh giá và nhận xét. - Vệ sinh phòng máy.3. Dặn dò (1 phút) - Đọc trước phần: Luyện phím nhanh với typing test trang 97-sgk.

Ngày soạn: 24/09/2017 Ngày dạy: 28/09/2017 Tiết KHDH: 09

16

Page 17: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

LUYỆN GÕ PHÍM VỚI TYPING TEST (t1) I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: HS biết cách sử dụng phần mềm luyện gõ phím với Typing Test.2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng gõ phím nhanh thông qua phần mềm.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Khởi động phần mềm, trò chơi bong bóng5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, chuẩn bị phòng máy và máy chiếu.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: ( phút) Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ thực hành

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung- Phổ biến nội dung bài thực hành- Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.

Nội dung 2: (2 phút) Phổ biến và kiểm tra an toàn

GV giới thiệu: …. Chú ý lắng nghe Nội dung 3: (5 phút) 1. Giới thiệu phần mềmTyping Test là phần mềm dùng để luyện gõ bàn phím nhanh thông qua một số trò chơi đơn giản nhưng hấp dẫn. Bằng cách chơi với máy tính em sẽ luyện được kĩ năng gõ bàn phím nhanh bằng 10 ngón.

Năng lực hình thành: Sử dụng CNTT GV giới thiệu:

- Cách chọn tên trong danh sách.

- Vào màn hình có trò chơi.

- Chơi một trò chơi

Chú ý lắng nghe và quan sát trên máy chiếu

Nội dung 4: (10 phút) 2. Khởi động phần mềm- Nháy đúp chuột vào biểu tượng để khởi động

phần mềm Typing Test. (tr27)- Em có thể chọn tên mình trong danh sách hoặc gõ tên mới vào ô Enter Your Name và nháy chuột vào nút (tr128 SGK.)

- Tiếp theo em cần nháy chuột tại vị trí có dòng chữ Warm up games để bắt đầu vào màn hình có 4 trò chơi.- Để bắt đầu chơi một trò chơi em hãy chọn trò chơi đó và nháy chuột tại nút . nháy chuột tại vị

trí Vocabulary và chọn nhóm từ tương ứng.Năng lực hình thành: Thao tác với phần mềmGV giới thiệu và thực hiện mẫu

- Hình thức thực hiện trò chơi. Hs quan sát làm theo sau đó chơi trò chơi.

Nội dung 5 (25 phút) 3. Trò chơi bong bóng:Lưu ý: Khi gõ cần phân biệt chữ in hoa hay thường. Các bọt khí có màu sắc cần ưu tiên gõ các bọt khí này trước.

Năng lực hình thành: Thao tác với phần mềmIV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (2 phút) GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã thực hành- Đánh giá và nhận xét.- Vệ sinh phòng máy.2. Dặn dò (1 phút) Tự thực hành thêm, xem tiếp nội dung còn lại của bài.

17

Page 18: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 24/09/2017 Ngày dạy: 28/09/2017 Tiết KHDH: 10

LUYỆN GÕ PHÍM VỚI TYPING TEST (t2) I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Giúp HS biết cách sử dụng phần mềm.2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng gõ phím nhanh thông qua phần mềm.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: trò chơi bảng chữ cái- đám mây5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, chuẩn bị phòng máy và máy chiếu.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: ( phút) Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ thực hành.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung- Phổ biến nội dung bài thực hành- Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.

HS nắm được nội dung bài thực hành

Nội dung 2: (2 phút) Phổ biến và kiểm tra an toàn

Năng lực hình thành: Sử dụng CNTT GV hướng dẫn cách chơi:

Thực hành Nội dung 3: (19 phút) 4. Trò chơi ABC (bảng chữ cái)- Một dãy chữ cái xuất hiện theo thứ tự trong một vòng tròn. Xuất phát từ vị trí ban đầu, em cần gõ chính xác các chữ cái có trong vòng tròn theo đúng thứ tự xuất hiện của chúng.- Công việc gõ phím trong vòng 5 phút, em cần thực hiện nhanh và chính xác.

Năng lực hình thành: Thao tác với phần mềmGV hướng dẫn: …. Thực hành Nội dung 4: (20 phút) 5. Trò chơi clouds - đám

mâyTrên màn hình xuất hiện các đám mây chuyển động từ phải sang trái. Có một đám mây được đóng khung đó là vị trí làm việc hiện thời. Nếu xuất hiện chữ tại vị trí đám mây em có nhiệm vụ gõ đúng theo từ vừa xuất hiện. Gõ đúng đám mây sẽ biến mất. Dùng phím Space hoặc Enter để chuyển sang đám mây tiếp theo. Nếu muốn quay lại đám mây đã đi qua thì nhấn phím Back space. Chỉ được phép bỏ qua nhiều nhất là 6 từ không kịp gõ. Điểm số thể hiện ở dòng cuối tại vị trí có chữ score.

Năng lực hình thành: Thao tác với phần mềmIV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (3 phút) - Đánh giá và nhận xét.- Xem lại kết quả sau khi chơi và so sánh điểm số với các bạn cùng lớp.- Vệ sinh phòng máy.2. Dặn dò (1 phút) Tự thực hành thêm, xem tiếp nội dung còn lại của bài.

18

Page 19: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 01/10/2017 Ngày dạy: 05/10/2017 Tiết KHDH: 11

LUYỆN GÕ PHÍM VỚI TYPING TEST (t3)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Giúp HS biết cách sử dụng phần mềm.2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng gõ phím nhanh thông qua phần mềm.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: trò chơi gõ từ nhanh 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, chuẩn bị phòng máy và máy chiếu.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: ( phút) Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ thực hành.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung- Phổ biến nội dung bài thực hành- Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.

HS nắm được nội dung bài thực hành

Nội dung 2: (2 phút) Phổ biến và kiểm tra an toàn

Năng lực hình thành: Sử dụng CNTT GV hướng dẫn cách chơi: …

Quan sát, thực hành Nội dung 3: (37 phút) 6. Trò chơi wordtris - gõ từ nhanhCó một khung hình chữ U chỉ chứa được 6 thanh chữ, các thanh chữ lần lượt xuất hiện tại trung tâm màn hình và trôi dần xuống khung chữ U. Khi thanh chữ xuất hiện, em cần gõ nhanh và chính xác dòng chữ xuất hiện trên thanh. Nếu gõ xong trước khi thanh rơi xuống đáy khung chữ U thanh chữ sẽ biến mất, Ngược lại thanh chữ sẽ nằm lại trong khung.

Năng lực hình thành: Thao tác với phần mềmGV hướng dẫn: … Thực hiện Nội dung 4: (2 phút) 7. Kết thúc phần

mềm:Nháy chuột tại vị trí nút close để

thoát khỏi phần mềm.Năng lực hình thành: Thao tác với phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (3 phút) - Đánh giá và nhận xét.- Xem lại kết quả sau khi chơi và so sánh điểm số với các bạn cùng lớp- Vệ sinh phòng máy.2. Dặn dò (1 phút) Tự thực hành thêm, xem tiếp nội dung còn lại của bài.

19

Page 20: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 01/10/2017 Ngày dạy: 05/10/2017 Tiết KHDH: 12

LUYỆN GÕ PHÍM VỚI TYPING TEST (t4)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Giúp HS biết cách sử dụng phần mềm.2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng gõ phím nhanh thông qua phần mềm.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Trò chơi bong bóng, trò chơi bảng chữ cái, trò chơi đám mây, trò chơi gõ từ nhanh 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, chuẩn bị phòng máy và máy chiếu.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: ( phút) Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ thực hành.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung- Phổ biến nội dung bài thực hành- Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.

HS nắm được nội dung bài thực hành

Nội dung 2: (2 phút) Phổ biến và kiểm tra an toàn

Năng lực hình thành: Sử dụng CNTT GV cho HS luyện gõ phím qua 4 trò chơi đã học qua các tiết trước.

GV đánh giá và kiểm tra kết quả thực hành của HS.

HS lắng ngheHS thực hành

Nội dung 3: (40 phút) Bài luyện tập

Năng lực hình thành: Thao tác với phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (2 phút) - Đánh giá và nhận xét.- Xem lại kết quả sau khi chơi và so sánh điểm số với các bạn cùng lớp- Vệ sinh phòng máy.

2. Dặn dò (1 phút) Tự thực hành thêm. Đọc trước bài 3 ”Thực hiện tính toán trên trang tính”.

20

Page 21: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 08/10/2017 Ngày dạy: 12/10/2017 Tiết KHDH: 13

BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (t1)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: HD HS sử dụng công thức để tính toán, cách nhập công thức.2. Kỹ năng: HS hiểu và nắm vững những kiến thức cơ bản để từ đó giúp thao tác nhanh trên máy vi tính.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Sử dụng công thức để tính toán 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tính toán, sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Giải quyết vấn đề dựa trên tin họcII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và các tài liệu có liên quan, máy chiếu.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1. Kiểm tra 15 phút: Đề bàiI/ Trắc nghiệm (5,0 đ): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.Câu 1: Để khởi động chương trình bảng tính Excel ta nháy đúp chuột vào biểu tượng nào sau đây trên màn hình

A. B. C. D. Câu 2: Để mở một bảng tính đ lưu trong máy tính trước tiên ta vào nút lệnh:

A. New. B. Open. C. Save. D. Print Preview.Câu 3: Để lưu bảng tính mới ta nháy chuột theo các bước:

A. File - Save B. File – Save as C. File – Exit D. Cả A, B, C sai. Câu 4: Hình sau đây cho ta biết địa chỉ của khối nào? A. A2:B2 B. A2: B3 C. A2:B4 D. A2 :A4

Câu 5: Tại địa chỉ ô A5 giả sử ta gõ : Lớp 7A. Đây là kiểu dữ liệu gì?A. Dữ liệu số B. Dữ liệu kí tự C. Dữ liệu ngy thng D. Dữ liệu chuỗi

Câu 6: Để sửa dữ liệu trong ô tính:A. Nháy chuột vào ô tính đó rồi sửa B. Nháy đúp chuột vào ô tính rồi sửaC. Khởi động lại Excel rồi g lại D. Cả A, C đều đúng

Câu 7: Tại địa chỉ tại một ô ta gõ: =5+ 9 rồi Enter. Kết quả là:A. 5+9 B.=5+9 C. Không rõ kết quả D. 14

Câu 8: Muốn xóa dữ liệu trong ô tính ta chọn ô đó rồi nhấn phím nào trên bàn phím?A. Insert B. Home C. Enter D. Delete

Câu 9: Muốn di chuyển giữa các ô trên trang tính: A. Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím B. Sử dụng chuột và thanh cuốn C. A đúng B sai D. Cả A, B đều đúngCâu 10: Địa chỉ của một ô tính là cặp:A. Tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó. B. Tên hàng và tên cột mà ô nằm trên đó.C. Tên cột D. Tên hàngII/ Ttự luận: (5,0 điểm):Câu 1(3,0đ): Nêu cách chọn một hàng (cột), một khối trên trang tính.Câu 2 (2,0đ): Nêu các thành phần chính trên trang tính

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:I/ Trắc nghiệm: (5,0điểm): Mỗi câu đúng được 0,5điểmCâu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10Đáp án A B A B B B D D D A

21

Page 22: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

II/ Tự luận: (5điểm):Câu 1: Mỗi ý đúng 1,5 điểm - Muốn chọn một hàng(cột) ta nháy chuột vào tên hàng (cột ) đó. - Muốn chọn một khối ta kéo thả chuột từ một ô góc trái trên đến ô ở góc phải dưới.Câu 2: 2điểmCác thành phần chính trên trang tính: hàng, cột, ô tính, hộp tên, khối, thanh công thức

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Sử dụng công thức để tính toán, cách nhập công thức

- GV: Từ các dữ liệu đã nhập vào ô tính, em có thể thực hiện các tính toán và lưu lại kết quả. Tính toán là khả năng ưu việt của chương trình bảng tính.- GV: Em hãy cho biết 1 số ví dụ về các biểu thức tính toán trong toán học?- GV: Em hãy cho một số ví dụ về phép toán trong toán học và kí hiệu của nó?

- Bảng tính Excel cũng sử dụng công thức và các phép toán.- Các kí hiệu sau đây sử dụng để kí hiệu các phép toán:+ Kí hiệu phép cộng- Kí hiệu phép trừ* Kí hiệu phép nhân/ Kí hiệu phép chia^ Kí hiệu phép luỹ thừa% Kí hiệu phép phần trăm- GV: Các phép toán trong toán học thực hiện theo trình tự như thế nào?

HS: …..

HS: …..

HS: …..

HS: Các phép toán trong chương trình bảng tính cũng thự hiện theo trình tự thông thường như trong toán học.

Nội dung 2: (23 phút) 1. Sử dụng công thức để tính toán.

Trả lời:(7+5):2 ; 13x2-8

Trả lời:Phép cộng(+); phép trừ(-); Phép nhân(x); Phép chia(:); Luỹ thừa(25); phần trăm(%)

13+521-73*518/26^26%

Trả lời:Các phép toán trong dấu ( ) thực hiện trước rồi đến phép luỹ thừa, sau đó đến phép nhân và chia, cuối cùng là phép cộng và trừ.

Năng lực hình thành: Tính toán; sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề dựa trên tin học

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (6 phút) Nhắc lại một số kiến thức vừa học. Cho HS trả lời câu 1, 2 trang 24 sgk.

2. Dặn dò (1 phút) Học bài và đọc phần 2, 3 trang 23 sgk.

Ngày soạn: 08/10/2017 Ngày dạy: 12/10/2017 Tiết KHDH: 14

22

Page 23: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (t2)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Sử dụng địa chỉ công thức.2. Kỹ năng: Hs hiểu và nắm vững những kiến thức cơ bản để từ đó giúp thao tác nhanh trên máy vi tính.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Nhập công thức; Sử dụng địa chỉ công thức5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tính toán, sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Giải quyết vấn đề dựa trên tin họcII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và các tài liệu có liên quan, máy chiếu.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: (4 phút) Kiểm tra bài cũ:HS1: Em hãy lên bảng viết lại các kí hiệu phép toán sd trong chương trình bảng tính.HS2: Các phép toán trong chương trình bảng tính thực hiện theo trình tự nào?Dấu đầu tiên em cần gõ khi nhập công thức vào một ô là dấu gì?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: HS biết cách nhập công thức vào ô tính

- Dấu = là dấu đầu tiên em cần gõ khi nhập công thức vào 1 ô. Các bước thực hiện như hình 22.- Gv cho HS quan sát H22.- Nếu chọn một ô không có công thức và quan sát thanh công thức, em sẽ thấy nội dung trên thanh công thức và dữ liệu có trong ô ntn?- Nếu trong ô có công thức thì nội dung trên thanh công thức và dữ liệu có trong ô ntn?

- GV cho HS quan sát H23

HS quan sát lắng nghe

HS: giống nhau

HS: khác nhau. Công thức trên thanh công thức, trong ô là kết quả tính bởi công thức đó.

HS quan sát H23

Nội dung 2: (14 phút) 2. Nhập công thức

Năng lực hình thành: Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề dựa trên tin họcMục tiêu: Sử dụng địa chỉ công thức

- GV: Em hãy nhắc lại cách viết địa chỉ của 1 ô, cho vd?- Trong các công thức tính toán với dữ liệu có trong các ô, dữ liệu đó thường được cho thông qua địa chỉ của các ô hoặc hàng, cột hay khối.Ta nhập công thức vào ô C1 ntn?

HS: ...

HS: ô C1 nhập

Nội dung 3: (20 phút) 3. Sử dụng địa chỉ trong công thứcĐịa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên. VD: A10, D15, AE2.VD: Ô A1 cho dữ liệu số 12 Ô B1 cho dữ liệu số 8

Ô C1 cần tính TB của 2 ô A1 và B1

23

Page 24: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

- GV: Tuy nhiên, nếu dữ liệu trong ô A1 sửa thành 22 thì em phải tính lại. Để kết quả trong ô C1 tự động cập nhật, em có thể thay số 12 bằng địa chỉ của ô A1 và số 8 bằng địa chỉ của ô B1 trong công thức. Vậy ở ô C1 ta sẽ nhập ntn?GV minh hoạ qua tranh vẽ hình 24

=(12+18)/2

HS: ô C1 nhập =(A1+B1)/2

HS quan sát.Việc nhập công thức có chứa địa chỉ hoàn toàn tương tự như nhập các công thức thông thường.

Ở ô C1 nhập =(12+8)/2

Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề dựa trên tin học

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

Sử dụng địa chỉ trong công thức

Hs biết sử dụng địa chỉ trong công tức vào bài tập

2. Câu hỏi và bài tập củng cố (6 phút) Làm bài tập: câu 3, 4 sgk trang 24 (MĐ 3)Nhắc lại một số kiến thức vừa học

3. Dặn dò (1 phút) Học bài và chuẩn bị cho giờ thực hành

Ngày soạn: 15/10/2017 Ngày dạy: 19/10/2017 Tiết KHDH: 15

24

Page 25: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Bµi thùc hµnh 3. BẢNG ĐIỂM CỦA EM (t1)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Hướng dẫn HS cách nhập và sử dụng công thức trên trang tính.2. Kỹ năng: HS biết nhập và sử dụng công thức.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Tạo trang tính và nhập công thức5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tính toán, Sử dụng CNTT- Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và chuẩn bị phòng máy2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ thực hành

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: HS nắm bắt được nội dung bài thực hànhGV chuyển giao nhiệm vụ: - Phổ biến nội dung bài thực hành- Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.

HS nhận nhiệm vụ:Chú ý lắng nghe

Nội dung 2: (2 phút) Phổ biến và kiểm tra an toàn

Năng lực hình thành:Mục tiêu: Hướng dẫn HS cách nhập và sử dụng công thức trên trang tính.GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS làm các bài tập 1, 2 trang 25 sgk.- Nêu lại kí hiệu các phép toán đã học trong Excel?

- Sử dụng công thức để tính các phép tính trên trang tính trong SGK trang 25.- GV quan sát HS thực hành

Nhập các công thức vào các ô tính tương ứng như trong bảng (SGK trang 26)- GV thực hiện mẫu một số công thức mẫu.

HS nhận nhiệm vụ:HS lắng nghe

+ Kí hiệu phép cộng - Kí hiệu phép trừ* Kí hiệu phép nhân / Kí hiệu phép chia^ Kí hiệu phép luỹ thừa % Kí hiệu phép phần trăm

- HS thực hành

- HS chú ý quan sát.

- HS thực hành- HS thoát máy

Nội dung 3: (37 phút) Bài luyện tập. Nội dung:- Hiển thị dữ liệu số trong ô tính: Nếu độ rộng của cột quá nhỏ không hiển thị hết dãy số quá dài em sẽ thấy các kí hiệu ## trong ô. Khi đó cần tăng độ rộng của ô để hiển thị hết các số

Bài tập 1: Nhập công thức (trang 25 SGK)

Bài tập 2 : Tạo trang tính và nhập công thứcMở trang tính mới và nhập các dữ liệu như trên H25(sgk tr25)

Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Thao tác với phần mềm IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (5 phút) - Kiểm tra sản phẩm thực hành.- Đánh giá và nhận xét.- Vệ sinh phòng máy.2. Dặn dò (1 phút) Tự thực hành thêm, chuẩn bị phần thực hành tiếp theo.

Ngày soạn: 15/10/2017 Ngày dạy: 19/10/2017 Tiết KHDH: 16

25

Page 26: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Bµi thùc hµnh 3. BẢNG ĐIỂM CỦA EM (t2)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Hướng dẫn HS cách nhập và sử dụng công thức trên trang tính.2. Kỹ năng: HS biết nhập và sử dụng công thức.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Tạo trang tính và nhập công thức5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tính toán, Sử dụng CNTT- Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và chuẩn bị phòng máy2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ thực hành

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: HS biết được nội dung bài thực hànhGV chuyển giao nhiệm vụ: - Phổ biến nội dung bài thực hành- Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.

HS nhận nhiệm vụ:Chú ý lắng nghe

Nội dung 2: (2 phút) Phổ biến và kiểm tra an toàn

Mục tiêu: HS biết nhập và sử dụng công thứcGV chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS làm các bài tập 3,4 trang 26-27 sgk

- GV HD HS nhập công thức.

Mở bảng tính mới và lập bảng điểm của em như hình 27 SGK. Tr27.- GV HD HS nhập công thức

HS nhận nhiệm vụ:- HS chú ý và nhập công thức theo mẫu:- Trong ô E3 nhập công thức =B2+B2*B3.- Trong ô E4 nhập công thức =E3+E3*B3- Trong ô E5 nhập công thức =E4+E4*B3…- Trong ô E14 nhập công thức =E13+E13*B3- HS thực hành nhập công thức- Ô G3 nhập công thức:=(C3+D3*2+E3*2+F3*3)/8Tương tự với các ô G4®G10

Nội dung 3: (37 phút) Bài luyện tập

Bài tập 3: Thực hành lập và sử dụng công thức (sgk tr26)

Bài tập 4: Thực hành lập bảng tính và sử dụng công thức.

Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Thao tác với phần mềm IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (5 phút)

- Kiểm tra sản phẩm thực hành.- Đánh giá và nhận xét.- Vệ sinh phòng máy.

2. Dặn dò (1 phút) - Tự thực hành thêm - Tiết sau học bài tập luyện tập

Ngày soạn: 22/10/2017 Ngày dạy: 26/10/2017 Tiết KHDH: 17, 18

26

Page 27: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Ôn tập và củng cố kiến thức về bảng tính và các thành phần đặc trưng của bảng tính.- Sử dụng địa chỉ trong công thức để tính toán.- Luyện gõ phím nhanh bằng Typing Test.2. Kỹ năng: Hs thực hiện được:

- Về kĩ năng sử dụng địa chỉ trong công thức để tính toán.- Sử dụng công thức và địa chỉ ô tính vào tính toán một số bài tập đơn giản.

Hs thực hiện thành thạo:- Vận dụng tốt các kiến thức đã học vào việc giải các bài tập.

3. Thái độ: Thói quen:

- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. Tính cách:

- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Ôn tập các kiến thức cơ bản đã học từ đầu năm học5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Sử dụng CNTT, Hợp tác, Tính toán - Năng lực chuyên biệt: Khoa học máy tính, Giải quyết vấn đề dựa trên tin họcII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy, chương trình bảng tính hoạt động tốt2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc trước bài mới ở nhà III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong quá trình ôn tập

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Củng cố kiến thức về bảng tính và các thành phần đặc trưng của bảng tính.

GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv: Củng cố lại kiến thức qua

các câu hỏi: + Bảng tính là gì?+ Nêu các thành phần đặc trưng của bảng tính? Có thể nêu công dụng của từng thành phần? + Dữ liệu nhập vào ô tính thường là những dạng dữ liệu nào? + Sử dụng địa chỉ ô trong công thức là như thế nào? + Nêu các bước nhập công thức vào ô tính? Vì sao sử dụng địa chỉ ô trong công thức? + Phần mềm Typing Test dùng để làm gì? Phần mềm có bao

HS nhận nhiệm vụ:HS: Nhớ lại các kiến

thức, trả lời các câu hỏi.

Nội dung 2: (15 phút) 1. Lý thuyết.

Bài 1: Chương trình bảng tính là gì?Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính.

Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính.

Bài: Luyện gõ phím nhanh bằng Typing Test.

27

Page 28: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

nhiêu trò chơi, đó là những trò chơi nào?

Gv: Nhận xét cho từng ý câu hỏi và chốt lại những ý chính cần nắm bắtNăng lực hình thành: Hợp tácMục tiêu: Sử dụng địa chỉ trong công thức để tính toán.GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv: Đưa nội dung, yêu cầu trên bảng:a. Nhập điểm thi các môn của lớp tương tự như hình trên bảng.b. Sử dụng công thức tính trực tiếp để tính cột Điểm trung bình.c. Lưu với tên Bang diem lop.

Bài tập 2: Sử dụng địa chỉ trong công thức: Tiến hành tương tự bài tập trên nhưng sử dụng địa chỉ trong công thức để tính.

*) Cho Hs luyện tập với phần mềm Typing Test. (nếu còn thời gian)

HS nhận nhiệm vụ:

Hs: Làm theo nhóm và đưa ra kết quả.

Hs: Làm theo nhóm và đưa ra kết quả.

Nội dung 3: (25 phút) 2. Bài tập:

Bài tập 1: Sử dụng công thức: Lập trang tính và sử dụng công thức:

Bài tập 2: Sử dụng địa chỉ trong công thức:

Năng lực hình thành: Sử dụng CNTT; Hợp tác; Tính toán; Khoa học máy tính, Giải quyết vấn đề dựa trên tin họcNội dung 4: (45 phút) *) Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Mở một trang tính mới:a. Nháy chọn File Save b. Nháy chọn File Openc. Nháy chọn File New d. Cả đáp án b và c

Câu 2: Muốn lưu bảng tính với tên khác, em thực hiện:a. Chọn File, Save gõ lại tên khác b. Chọn File, Save As và gõ lại tên khácc. Câu a và b đúng d. Câu a và b sai

Câu 3: Trên bảng tính, khi muốn di chuyển để thay đổi ô được kích hoạt em phảia. Dùng các phím mũi tên để di chuyển b. Sử dụng chuột để di chuyển c. Dùng phím Backspace để di chuyển d. Câu a, b đúng

Câu 4: Khi mở một bảng tính mới em thường thấy cóa. Một trang tính b. Hai trang tínhc. Ba trang tính d. Bốn trang tính

Câu 5: Khối ô có thể làa. Một ô b. Một dòngc. Một cột d. Tất cả đều đúng

Câu 6: Câu nào sau đây là sai? Khi nhập dữ liệu vào bảng tính thìa. Dữ liệu kiểu số sẽ mặc nhiên căn trái trong ô b. Dữ liệu kiểu số sẽ mặc nhiên căn phải trong ôc. Dữ liệu kí tự sẽ mặc nhiên căn trái trong ô d. Câu b và c đúng

Câu 7: Khi nhập công thức vào ô, em phải gõ trước công thức dấu:a. Dấu cộng (+) b. Dấu ngoặc đơn ( )c. Dấu bằng (=) d. Dấu # .

28

Page 29: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Câu 8: Kí hiệu phép nhân và phép chia trong chương trình bảng tính kí hiệu là:a. Dấu . và : b. Dấu . và /c. Dấu * và : d. Dấu * và /

Câu 9: Cho bảng tính:A. Kết quả công thức =(A1- B1)*C1 là a. 29 b. 18 c. 27 d. - 37B. Kết quả công thức =B3/A3 +C3 là a. 11 b. 12 c. 13 d. 14

Câu 10: Nếu trong một ô tính có các kí hiệu #####, điều đó có nghĩa gì?a.Công thức nhập sai

b. Hàng chứa ô đó có độ cao quá thấp nên không hiển thị hết chữ sốc. Cột chứa ô đó có độ rộng quá hẹp nên không hiển thị hết chữ sốd. Cả 3 câu đều đúng

Câu 11: Muốn chọn hai khối không kề nhau ta nhấn cần nhấn giữ phím:a. Shift b. Altc. Enter d. Ctrl

Câu 12: Có mấy bước thực hiện nhập công thức vào ô tính?a. 2 bước b. 3 bước c. 4 bước d. 5 bước

Câu 13 : Chọn câu đúng trong các câu sau đây :a. Chương trình bảng tính có khả năng lưu giữ và xử lý nhiều dạng dữ liệu khác nhau. b. Chương trình bảng tính chỉ có khả năng lưu giữ và xử lý dữ liệu số.c. Chương trình bảng tính chỉ có khả năng lưu giữ và xử lý dữ liệu dạng văn bản.d. Chương trình bảng tính có khả năng lưu giữ nhiều dạng dữ liệu khác nhau.

Câu 14: Em có thể lưu bảng tính trên máy tính bằng cách xử dụng lệnh :a. File Save b. File Frintc. File Open d. File Close

Câu 14: Để chọn đối tượng trên trang tính ,em thực hiện như thế nào ?

Hãy nối cột A với cột B để được phương án đúng .A B

1. Chọn một ô a. nháy chuột tại nút tên hàng 2. Chọn một hàng b. nháy chuột tại nút tên cột 3. Chọn một cột c. đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột .

1- c; 2-a; 3- bCâu 16: Để tính tổng giá trị trong các ô C1 và C2, sau đó chia cho giá trị trong Ô B3. Công thức nào đúng trong các công thức sau đây :

a. = (C1 + C2 ) \ B3 ; b. (C1 + C2 ) / B3;c. = C1 + C2 \ B3 ; d. = (C1 + C2 ) / B3.

Câu 17: Muốn sửa dữ liệu trong 1 ô tính mà không cần nhập lại ta phải thực hiện như thế nào?

a. Nháy đúp chuột trên ô tính và sửa dữ liệu ; b. Nháy chuột trên ô tính và sửa dữ liệu;c. Nháy chuột đến ô cần sửa và nhấn phím F2; d. Cả hai phương án a và c

Câu 18: Để mở 1 trang tính đã có trên máy ta phải thực hiện như thế nào ?a. File New ; b. File Exit ;c. File Open ; d. File Close;

Câu 19: Ô tính C3 có công thức =A3+B3. Nếu em sao chép ô C3 sang ô C5 thì ở ô C5 sẽ là:a. =A3+B3 b. =A5+B5

c. =C6+D3 d. =B3+A3Câu 20: Để tính tổng giá trị trong các ô E3 và F7, sau đó nhân với 10% ta thực hiện bằng công thức nào sau đây?

a. E3 + F7 * 10%. b. (E3 + F7) * 10%c. = (E3 + F7) * 10% d. =(E3 + F7) . 10%

29

Page 30: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Câu 21: Công dụng của nút là:a. Mở trang tính mới b. Sao chép.c. Lưu bảng tính. d. Di chuyển

Câu 22: Địa chỉ của khối ô đang được chọn là:a. A1,C5 b. A1;C5c. A2.C5 d. A1:C5

Câu 23: Địa chỉ của khối ô đang được chọn là:a. A1,E4 b. B1;E4c. A2-C4 d. B1:E4

Câu 24: Để xóa hàng hay cột ta dùng lệnh:Chọn cột hay hàng:

a. Delete b. Edit Delete c. File Open d. File CloseCâu 25: Cho bảng tính:

A. Kết quả công thức =A1-B1+C1 là a. -8 b. 8 c. 6 d. -6B. Kết quả công thức =A3*B3-C3 là a. 79 b. 70 c. 69 d. 68

Câu 26: Cho bảng tính:A. Kết quả công thức =A1*B1-C1 là a. -8 b. -1 c. 8 d. 1B. Kết quả công thức =(A3*B3)/2+C3 là a. 41 b.51 c. 61 d. 71

Câu 27: Để sao chép dữ liệu trong ô hoặc khối ô ta dùng lệnh :a. Cut, Paste b. File, save

c. Copy, Paste d. EditIV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (3 phút) - Tổng kết, đánh giá tiết bài tập- Tuyên dương các em làm tốt, nhiệt tình. Phê bình nhắc nhở những em chưa nghiêm túc trong tiết bài tập.2. Dặn dò (5 phút)

Đối với bài học ở tiết này:- Nắm chắc các kiến thức đã được học từ trước đến nay. Tự luyện tập phần mềm Typing Test.

Đối với bài học ở tiết tiếp theo:- Ôn lại kiến thức; Chuẩn bị tiết kiểm tra 45 phút.

Ngày soạn: 29/10/2017 Ngày dạy: 02/11/2017 Tiết KHDH: 19

30

Page 31: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

KIỂM TRA 1 TIẾTI. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Học sinh biết cách vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi, bài tập cụ thể.- Học sinh hiểu hơn việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức thông qua câu hỏi bài tập.2. Kỹ năng: - Học sinh thực hiện được việc vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi, bài tập cụ thể- Học sinh thực hiện thành thạo việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức để giải quyết các câu hỏi, bài tập cụ thể.3. Thái độ: Rèn luyện tính trung thực trong học tập, kiểm tra.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Kiểm tra đánh giá tiếp thu kiến thức HS từ bài 1 đến bài 3 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề - Năng lực chuyên biệt: Định hướng nghề nghiệpII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Đề photo2. Chuẩn bị của HS: Dụng cụ học tập III. MA TRẬN:

Cấp độChủ đề NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TỔNG

Lý thuyết cơ bản về chương trình bảng

tính

- Học sinh biết các thao tác cơ bản trong trang tính: mở hay lưu một bảng tính; xác định được ô thông qua địa chỉ ô.

- Học sinh hiểu địa chỉ của một ô là gì; sử dụng địa chỉ trong công thức để tính toán.

Số câuSố điểm Tỉ lệ %

42

20%

31.5

15%

1 0.5 5 %

85

50%

Thực hiện tính toán trên trang tính

- Biết các bước để thực hiện việc nhập công thức vào ô tính.

-Hiểu trong chương trình bảng tính phép toán công thức được thực hiện theo trình tự như trong toán học.

- Vận các bước thực hiện nhập công thức vào ô tính và sử dụng địa chỉ ô trong công thức vào giải quyết bài tập.

Số câuSố điểm Tỉ lệ %

11

10%

12

20%

13

30%

36

60%Tổng số câuTổng số điểm Tỉ lệ %

63

30%

12

20%

15

50%

1110

100% ĐỀ BÀI:

A. Trắc nghiệm (khoanh tròn vào đáp án đúng nhất) (4 điểm)

Câu 1: Trang tính có thể chứa dữ liệu thuộc kiểu nào sau đây? a. Kí tự b. Số c. Thời gian d. Tất cả các kiểu dữ liệu trên Câu 2 : Trong bảng tính Excel, ở chế độ ngầm định. a. Dữ liệu số luôn được canh thẳng lề trái trong ô dữ liệu. b. Dữ liệu ký tự luôn được canh thẳng lề phải trong ô dữ liệu. c. Cả hai ý a và b đều sai. d. Cả hai ý a và b đúng.

Câu 3: Muốn tính tổng của các ô A2 và D2, sau đó lấy kết quả nhân với giá trị trong ô E2.

31

Page 32: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

a. = (A2 + D2) * E2 b. = A2 * E2 + D2 c. = A2 + D2 * E2 d. = (A2 + D2)xE2Câu 4: Địa chỉ của một ô là:

a. Tên cột mà ô đó nằm trên đó b. Cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên đó c. Tên hàng mà ô đó nằm trên đó d. Cặp tên hàng và tên cột mà ô đó nằm trên đó

Câu 5: Khi bảng tính đã đựợc lưu ít nhất một lần (đã có tên) ta muốn lưu với tên khác thì: a. File\Open b.File\exit c.File\ Save d.File\Save as

Câu 6: Ô B5 là ô nằm ở vị trí: a). Cột B Hàng 5 b). Hàng B cột 5 c). Ô đó có chứa dữ liệu B5 d). Từ hàng 1 đến hàng 5 và cột A .

Câu 7: Để mở một trang tính đã có, ta thực hiện như thế nào? a. Chọn File/Save b. Chọn File/Close c. Chọn File/Open d. Chọn File/New

Câu 8: Muốn nhập công thức vào bảng tính, cách nhập nào là đúng? a. 152 + 4 : 2 b. = 152 + 4 / 2 c. = 15^2 + 4/2 d. Tất cả đều đúngB. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: Em hãy nêu các bước thực hiện việc nhập công thức vào ô tính? Câu 2: Sử dụng các ký hiệu phép toán trong Excel. Hãy viết lại các công thức sau:

a) )13()26(:)97( x b) 2

23

)25(35

Câu 3: Cho bảng tính sau:A B C D E F

1 SỐ HỌC SINH GIỎI KHỐI 72 STT Lớp Nam Nữ Tổng cộng3 1 7A1 7 10 ?4 2 7A2 13 9 ?5 Trung bình ?

Hãy lập công thức để tính:(Sử dụng địa chỉ ô)a) Tổng số học sinh giỏi của mỗi lớp?b) Trung bình mỗi có bao nhiêu học sinh giỏi?

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA:CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

Phần A. Trắc nghiệmCâu 1 2 3 4

Đáp án d c a bCâu 5 6 7 8

Đáp án d a c c

Mỗi đáp án đúng được 0.5 điểm

Phần B. Tự luận

1

Các bước nhập công thức vào ô tính ta: + Ta chọn ô cần nhập + Gõ dấu =

+ Sau đó nhập công thức và nhấn Enter.

1

2 a) = (7+9)/(6-2)*(3+1) 1b) = (5^3 – 3^2)/((5+2)^2) 1

3a, = (C3+D3) = (C4+D4) 1.5

b, = (E3+E4)/2. 1.5IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố ( phút) Nhận xét, thu bài2. Dặn dò ( phút) Xem lại các bài đã học, tiết sau chữa bài kiểm tra

Ngày soạn: 29/10/2017 Ngày dạy: 02/11/2017 Tiết KHDH: 20

32

Page 33: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

TRẢ BÀI KIỂM TRA 1 TIẾTI. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Cho HS thấy được cái đúng, sai trong khi làm kiểm tra- Phát hiện ra chỗ thường gặp sai sót để khắc phục. Thông qua đó để có hướng tiếp tục luyện tập kiến thức lí thuyết và trình bày bài làm ở các bài kiểm tra sau được tốt hơn.2. Kỹ năng: Rút kinh nghiệm để làm bài kiểm tra tốt hơn 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự quản lý, giao tiếp- Năng lực chuyên biệt: Năng lực làm việc II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Đáp án2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungGV chuyển giao nhiệm vụ: Chuyển bài kiểm tra cho lớp phó học tập HS nhận nhiệm vụ:

Lớp phó học tập phát lại bài kiểm tra

Nội dung 1: (10 phút) Trả bài cho HS

Mục tiêu: HS thấy được cái đúng, sai trong khi làm kiểm traGV chuyển giao nhiệm vụ: Đưa ra đáp án

Đánh giá những bài làm được điểm tốt, những bài điểm chưa tốt

HS nhận nhiệm vụ:Cho HS xem lại bài kiểm tra của mình, phát hiện chỗ đúng sai

Nội dung 2: (34 phút) Sửa lại bài kiểm tra cho HS

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố ( phút) 2. Dặn dò (1 phút)

Chuẩn bị bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán

Ngày soạn: 05/11/2017 Ngày dạy: 09/11/2017 Tiết KHDH: 21

BÀI 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (t1)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Biết khái niệm hàm trong chương trình bảng tính

- Biết cách sử dụng hàm2. Kỹ năng: Biết cách sử dụng hàm để giải quyết bài toán trong thực tế3. Thái độ: Tập trung, nghiêm túc, nhận thức được việc sử dụng các hàm.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Sử dụng hàm trong chương trình bảng tính 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Hợp tác, Tính toán, Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và các tài liệu có liên quan, máy chiếu.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi động (7 phút)

33

Page 34: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Kiểm tra bài cũ: Không kiểm traĐVĐ: Chiếu máy

A B C D E F G1 STT Họ Tên Toán Lý Tin Tổng TBC2 1 Hải Anh 2 5 6 ?3 2 Ngọc Anh 4 9 7 ?. . Minh Ánh 8 3 9 ?

41 40Hãy tình tổng điểm 3 môn cho HS1, HS2.Hãy tính TBC=(toán+lý+Tin)/3 cho HS1, HS2

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Biết khái niệm hàm trong chương trình bảng tínhGV chuyển giao nhiệm vụ: GV : Hàm là gì?GV: - Cách tính như trên (ĐVĐ) ta gọi là sử dụng công thức. - Cách tính sử dụng hàm ntn?

VD: Cần tính TBC của 3 số 3, 10, 12 em có thể sử dụng công thức?- Chương trình bảng tính có hàm Average để tính công thức trên bằng cách nhập vào ô tính nội dung sau đây:=Average(3,10,12)- Em có thể thay địa chỉ của ô tính bởi các biến có trong hàm trên giống như trong các công thức.

HS nhận nhiệm vụ:HS: Đọc sgk: trả lời

HS: lên bảng tính tổng điểm 3 môn củ a HS1, HS2 bằng cách sử dụng hàm.

Sử dụng Sử dụng công thức:công thức:=2+5+6=2+5+6Hoặc:Hoặc:=c2+d2+e=c2+d2+e22

Sử dụng hàm:Sử dụng hàm:=sum(2,5,6)=sum(2,5,6)Hoặc:Hoặc:=Sum(c2,d2,e2)=Sum(c2,d2,e2)

Nội dung 2: (23 phút) 1. Sử dụng hàm trong chương trình bảng tính• Hàm là một số công thức được định nghĩa từ trước.

• Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể.

Năng lực hình thành: Hợp tác; Tính toán; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềmMục tiêu: Biết cách sử dụng hàmGV chuyển giao nhiệm vụ: GV: Hãy nhắc lại 4 bước nhập công thức vào ô tính.

GV: Kí tự bắt buộc phải có trước tên hàm là gì?

HS nhận nhiệm vụ:

HS: Nhắc lạiHS: Ghi vở.

HS: Dấu bằng.

Nội dung 3: (8 phút) 2. Cách sử dụng hàm* Các bước nhập hàm:+ Chọn ô cấn nhập hàm.+ Gõ dấu =+ Gõ tên hàm theo cú pháp của hàm.+ Nhấn Enter.

Năng lực hình thành: Sử dụng CNTT; Kỹ năng hiểu biết về phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (6 phút)

Nhắc lại một số kiến thức vừa học. Trả lời câu 1 trong sgk trang 31.2. Dặn dò (1 phút)

Học bài và xem trước mục 3 chuẩn bị cho tiết sau.

Ngày soạn: 05/11/2017 Ngày dạy: 09/11/2017 Tiết KHDH: 22

34

Page 35: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

BÀI 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (t2)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Giới thiệu cho HS một số hàm trong chương trình bảng tính.2. Kỹ năng: Rèn luyện cách sử dụng hàm trong chương trình bảng tính3. Thái độ: Tập trung, nghiêm túc.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Một số hàm trong chương trình bảng tính 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Hợp tác, Tính toán, Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và các tài liệu có liên quan, máy chiếu.2. Chuẩn bị của HS: Dụng cụ học tập, sách, vở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi động (4 phút) Kiểm tra bài cũ:HS1: Hàm là gì? Em sử dụng hàm vào việc gì?HS2: Nêu cách sử dụng hàm?ĐVĐ:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nội dung

Mục tiêu: Cách sử dụng một số hàm trong chương trình bảng tính

GV chuyển giao nhiệm vụ: GV: Hãy tính tổng điểm 3 môn cuả học sinh 3: (ở phần bài cũ tiết 1)GV: có một cách tính tổng khác như sau: =Sum (2,5,6) Hoặc = sum(c2,d2,e2).GV: Các biến số a, b, c… có giới hạn số lượng không?GV: Hãy lên bảng xác địng các ô thuộc khối C2:D4GV: Hãy lên bảng viết công thức tính tổng các ô thuộc khối C2: D4.GV: Hãy tính tổng tất cả các ô thuộc 2 khối c2:d4 và F2:F4.GV: Chiếu bài tập:- Công thức nào sau đây cho kết quả khác các công thức còn lại.

A) =SUM(C3,D3,E3)B) =SUM(C3:E3)C) =SUM(C3,D3:E3)D) =SUM(8,D3,E3)E) =SUM(8,C3:E3)F) =C3+D3+E3.

GV: Hãy lên bảng tính trung bình cộng cho HS1 (ở phần bài cũ tiết 1).

HS nhận nhiệm vụ:

HS. Tính tổng

HS: Không

HS: sum(C2:D4).

HS: Thực hiện

HS: Hoạt động nhóm.

HS: Thực hiện

Nội dung 2: (25 phút) 3. Một số hàm trong chương trình bảng tính

a. Hàm tính tổng.- Tên hàm: Sum- Cú pháp: =Sum(a,b,c…)

Trong đó: a,b,c…: Là các biến số, (các biến số có thể là địa chỉ ô tính, điạ chỉ khối)- Hàm Sum cho phép sử dụng địa chỉ khối trong công thức tính.

Ưu điểm khi sử dụng hàm: (sgk)

b. Hàm tính trung bình cộngHàm AVERAGE được nhập vào ô tính như sau: =AVERAGE(a,b,c,...)Trong đó các biến a, b, c,... là các số hay địa chỉ của các ô cần tính.

35

Page 36: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

? Hãy quan sát bảng tính: Hình 30- sgk-34 và tìm ra giá trị lớn nhất trong khối ô C3 :E4GV: Hãy sử dụng hàm Max để viết công thức lấy giá trị lớn nhất trong khối ô C3 :E4.GV: Hãy quan sát bảng tính: Hình 30- sgk-34 và tìm ra giá trị nhỏ nhất trong khối ô C3:E4

GV: Hãy sử dụng hàm Min để viết công thức lấy giá trị nhỏ nhất trong khối ô C3 :E4.GV: Nhận xét, tổng kết

Chú ý: Hàm Min cũng cho phép sử dụng kết hợp các số và địa chỉ ô tính cũng

HS: Thực hiện

HS: Thực hiện

HS: Lắng nghe, ghi chép

HS lấy vd?

Ví dụ: =AVERAGE(3,7,20) tương đương =(3+7+20)/3 c. Hàm xác định giá trị lớn nhất: MAXHàm MAX được nhập vào ô tính như sau:=MAX(a,b,c,...)Hàm MIN được nhập vào ô tính như sau:d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất: MIN=MIN(a,b,c,...)trong đó các biến a, b, c,... là các số hay địa chỉ của các ô tính.d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất:Tên hàm: MinCách nhập: =Min(a,b,c,…)như địa chỉ các khối trong công thức tính.

Năng lực hình thành: Hợp tác, Tính toán, Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

Hàm tính trung bình cộng

HS hiểu cách sử dụng hàm Average

2. Câu hỏi và bài tập củng cố (15 phút) Câu 1: Để tính điểm tổng kết ở ô G4, thì cách nhập hàm nào sau đây là không đúng? (MĐ 2)

A) =Average(C4:F4) B) =Average(8,D4:F5) C) =AVERAGE(C4,7,E4:F4)D) =Average(C4,D4,E4,F4)

Câu 2: Nếu môn Toán được tính hệ số 3, môn văn tính hệ số 2. Công thức nào sau đây cho kết quả sai tại ô G4? (MĐ 2)

A) =average(c4*3,d4*2,e4,e4)B) =average(8,8,8,7,7,8,8) C) =average(c4,c4,c4,d4,d4:f4) D) =average(c4,c4,c4,d4,d4,e4,f4)

3. Dặn dò (1 phút) Về nhà các em xem trước bài mới, chuẩn bị cho 2 tiết thực hành tới

Ngày soạn: 12/11/2017 Ngày dạy: 16/11/2017 Tiết KHDH: 23

36

Page 37: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Bài thực hành 4. BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM (t1)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Hướng dẫn HS cách nhập đúng hàm theo quy tắc2. Kỹ năng: - Biết nhập và sử dụng công thức và hàm vào ô tính.

- Biết sử dụng các hàm Sum, Average3. Thái độ: Tập trung, nghiêm túc, có ý thức tự học.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành sử dụng các hàm Sum, Average, Max, Min 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Hợp tác, Tính toán, Sử dụng CNTT, Tự học - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm, Thao tác với phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: 2. Chuẩn bị của HS: III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ thực hành.ĐVĐ:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Biết được nội dung bài thực hành

GV chuyển giao nhiệm vụ: - Phổ biến nội dung bài thực hành- Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.

HS nhận nhiệm vụ:HS nắm được nội dung bài thực hành

Nội dung 2: (2 phút) Phổ biến và kiểm tra an toàn

Mục tiêu: Hướng dẫn HS cách nhập đúng hàm theo quy tắcGV chuyển giao nhiệm vụ: GV: Nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập.

GV phát cho HS nội dung thực hành.GV: Làm mẫu 1 lần

GV hướng dẫn, quan sát, giúp đỡ, uốn nắn sai sót, chú ý học sinh cá biệt

GV: Tổng kết lại: Chỉ rõ những lỗi mà các em thường mắc phải và cách khắc phục.

HS nhận nhiệm vụ:

HS: Lắng nghe, quan sát.

HS: Quan sát, ghi chép, thực hành

Nội dung 3: (22 phút) 1. Bài tập 1: Lập trang tính và sử dụng công thức:

a. Nhập điểm thi tương tự như hình ảnh minh họab. Sử dụng công thức thích hợp để tính điểm TBc. Tính điểm trung bình của cả lớpd. Lưu bảng tính với tên Bang diem lop em

Năng lực hình thành: Hợp tác, Tính toán, Sử dụng CNTT, Tự học, Kỹ năng hiểu biết về phần mềm, Thao tác với phần mềmMục tiêu:- Biết nhập và sử dụng công thức và hàm vào ô tính - Biết sử dụng các hàm Sum, Average

Nội dung 4: (15 phút) Bài tập 2: Mở bảng tính So theo doi the luc.+ Tính chiều cao trung bình+ Cân nặng trung bình

37

Page 38: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Hướng dẫn cho HS vận dụng kiến thực ở bài tập 1

GV: Kiểm tra và chấm điểm cho các nhóm.GV: Tổng kết lại: Những cái HS làm được và những hạn chế trong giờ thực hành.

HS nhận nhiệm vụ:HS mở bảng tính So theo doi the luc và thực hiện theo yêu cầu

HS: Lắng nghe, thực hành.

+ Lưu trang tính.

Năng lực hình thành: Hợp tác, Tính toán, Sử dụng CNTT, Tự học, Kỹ năng hiểu biết về phần mềm, Thao tác với phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (5 phút) Nhận xét lại các kết quả của từng nhóm học sinh, gọi 1 em lên bảng ghi lại các công thức. Kiểm tra sản phẩm thực hành.

- Đánh giá và nhận xét, cho điểm- Vệ sinh phòng máy.

2. Dặn dò (1 phút) Các em đọc trước bài mới cho tiết học tiếp theo, tự thực hành nếu có điều kiện

Ngày soạn: 12/11/2017 Ngày dạy: 16/11/2017 Tiết KHDH: 24

38

Page 39: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Bài thực hành 4. BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM (t2)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Hướng dẫn HS cách nhập đúng hàm theo quy tắc. 2. Kỹ năng:

- HS biết nhập công thức và hàm vào ô tính.- Biết sử dụng các hàm sum, average, max, min.

3. Thái độ: HS có hứng thú học tập bộ môn4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành sử dụng các hàm để tính toán5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Hợp tác, Tính toán, Sử dụng CNTT, Tự học - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm, Thao tác với phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và chuẩn bị phòng máy.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ thực hành.ĐVĐ:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu:- HS biết nhập công thức và hàm vào ô tính.- Biết sử dụng các hàm sum, average, max, min.

GV chuyển giao nhiệm vụ: -GV hướng dẫn HS làm các bài tập 3 trang 35 sgk.Bài tập 3: Sử dụng hàm AVERAGE, MAX, MINa) Hãy sử dụng hàm thích hợp để tính lại các kết quả đã tính trong BT1 và so sánh với cách tính bằng công thức.b) Sử dụng hàm Averege để tính điểm trung bình từng môn học của cả lớp trong dòng Điểm trung bình.c) Hãy sử dụng hàm Max, Min để xác định điểm trung bình cao nhất và điểm trung bình thấp nhất

HS nhận nhiệm vụ:

HS lắng nghe=Averege(C3:E3)-Ô C16 nhập công thức:=Averege(C3:C15)-Ô D16 nhập công thức:=Averege(D3:D15)-Ô E16 nhập công thức:=Averege(E3:E15)-Ô F17 nhập công thức:=Max(F3:F15)-Ô F18 nhập công thức:=Min(F3:F15)

Nội dung 2: (20 phút)

Bài tập 3. Sử dụng hàm tính AVERAGE, MAX, MIN a, Tính lại kết quả trong bài tập 1 bằng hàm so sánh với cách dùng công thức.b, Tính điểm trung bình cộng bằng hàm AVERAGE (=average(C3:E3))c, Xác định điểm trung bình cộng cao nhất bằng hàm MAX, điểm thấp nhất bằng hàm MIN

Năng lực hình thành: Hợp tác, Tính toán, Sử dụng CNTT, Tự học, Kỹ năng hiểu biết về phần mềm, Thao tác với phần mềmMục tiêu:- HS biết nhập công thức và hàm vào ô tính.- Biết sử dụng các hàm sum, average, max, min.GV chuyển giao nhiệm vụ: HS nhận nhiệm vụ:

Nội dung 3: (21 phút)

Bài tập 4

39

Page 40: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Hình 31 trang 35 SGKHãy lập trang tính và sử dụng hàm thích hợp dể tính tổng giá trị sản xuất vùng đó theo từng năm vào cột bên phải và tính giá trị sản xuất trung bình trong 6 năm theo từng ngành sản xuất. Lưu bảng tính với tên Giá trị sản xuát

* Tổng giá trị sản xuất vùng đó theo từng năm - Ô E4 nhập công thức:=Sum(B4:D4)Tương tự nhập công thức cho các ô E5 đến E9.* Giá trị sản xuất trung bình trong 6 năm theo từng ngành sản xuất - Ô B10 nhập công thức:=Average (B4:B9)Tương tự nhập công thức cho các ô C10, D10

Lập trang tính và sử dụng hàm SUM

- Tính tổng của từng năm, trong ô E4 tính: =sum(B4:D4)(Các năm còn lại tính tương tự chú ý đến địa chỉ ô tính)- Tính trung bình cộng theo từng ngành sản xuất trong sáu năm, Trong ô B10 tính: =average(B4:B9)

Năng lực hình thành: Hợp tác, Tính toán, Sử dụng CNTT, Tự học, Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm, Thao tác với phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (3 phút)

- Kiểm tra sản phẩm thực hành.- Đánh giá và nhận xét, cho điểm- Vệ sinh phòng máy.

2. Dặn dò (1 phút) - Xem lại bài tập thực hành.- Làm bài tập 4.7 SBT/21

Ngày soạn: 19/11/2017 Ngày dạy: 23/11/2017 Tiết KHDH: 25

40

Page 41: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

BÀI 5: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH (t1)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Hướng dẫn cho HS cách điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng, đồng thời giới thiệu khi nào thì thêm cột, thêm hàng hoặc xoá cột, xoá hàng.2. Kỹ năng: Hs hiểu và nắm vững những kiến thức cơ bản trong bài học.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng. Chèn thêm hoặc xoá cột hoặc hàng 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, Hợp tác, Sử dụng CNTT- Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, máy chiếu và các tài liệu có liên quan.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: HS biết cách điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàngGV chuyển giao nhiệm vụ:GVHD, minh hoạ H32 trên máy chiếuĐiều chỉnh độ rộng cột khi dãy kí tự quá dài hiển thị ở các ô bên phải; cột quá rộng; dữ liệu số quá dài sẽ xuất hiện các kí hiệu ##.Để điều chỉnh độ rộng cột em làm thế nào?Để thay đổi độ cao hàng em làm thế nào?

Lưu ý: Nhấy đúp chuột trên vạch phân cách cột hoặc hàng sẽ điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng vừa khít với dữ liệu có trong cột và hàng đó.

HS nhận nhiệm vụ:

HS trả lời theo các câu hỏi gợi ý

HS lên thực hiện trên máy chiếu

Nội dung 1: (21 phút) 1. Điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng

* Các bước thực hiện điều chỉnh độ rộng cột:- Đưa con trỏ vào vạch ngăn cách giữa 2 tên cột.- Đặt con trỏ đến khi xuất hiện 2 mũi tên đi về 2 hướng ( ) khác nhau.- Nhấn giữ chuột, kéo thả sang phải để tăng độ rộng cột, kéo thả sang trái để giảm độ rộng cột. * Các bước thực hiện điều chỉnh độ cao hàng:(tương tự điều chỉnh độ rộng cột).

Năng lực hình thành: Tự học, Hợp tác, Sử dụng CNTT, Thao tác với phần mềmMục tiêu: HS biết khi nào thì thêm cột, thêm hàng hoặc xoá cột, xoá hàngGV chuyển giao nhiệm vụ: GV cho Hs quan sát H38a. Chèn thêm cột hoặc hàng:- Để chèn thêm cột em cần thực hiện ntn? H39- Một cột trống sẽ được chèn

HS nhận nhiệm vụ:

HS quan sát và trả lời

Nội dung 2: (22 phút) 2. Chèn thêm hoặc xoá cột hoặc hàng

a. Chèn thêm cột hoặc hàng:

- Nháy chuột chọn một cột.- Mở bảng chọn Insert và chọn

41

Page 42: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

bên trái cột được chọn. H40- Để chèn thêm một hàng em làm thế nào?- Một hàng trống sẽ được chèn thêm vào bên trên hàng được chọn.Lưu ý: Nếu chọn trước nhiều cột hay nhiều hàng, số cột hoặc số hàng mới được chèn thêm đúng bằng số cột hoặc hàng em đã chọn.b. Xoá cột hoặc hàng: Nếu chọn các cột cần xoá rồi nhấn phím delete, em sẽ thấy dữ liệu trong các ô trên cột đó bị xoá, còn bản thân cột thì không.Cho Hs quan sát hình 41.Để xoá thực sự các cột hoặc hàng em làm ntn?

theo gợi ý của giáo viên

HS sau khi quan sát giáo viên thực hiện trên máy rồi lên thực hiện trên máy chiếu

columns.- Nháy chọn một hàng.- Mở bảng chọn Insert và chọn lệnh Rows.

b. Xoá cột hoặc hàng:

- Sử dụng lệnh Edit Delete.

Năng lực hình thành: Tự học, Hợp tác, Sử dụng CNTT, Thao tác với phần mềmIV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (1 phút) Nhắc lại một số kiến thức vừa học.2. Dặn dò (1 phút) Học bài, làm bài tập ở SGK/40. Xem trước phần 3, 4 trang 40-44

Ngày soạn: 19/11/2017 Ngày dạy: 23/11/2017 Tiết KHDH: 26

BÀI 5: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH (t2)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Hướng dẫn cho HS cách sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức2. Kỹ năng: HS biết làm và làm tốt các thao tác đối với các kiến thức trên3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, Hợp tác, Sử dụng CNTT, Sáng tạo- Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm,Thao tác với phần mềm II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, máy chiếu và các tài liệu có liên quan.2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi động (3 phút) Kiểm tra bài cũ:?HS1: Để điều chỉnh độ rộng và độ cao hàng em làm thế nào??HS2: Để chèn thêm cột hoặc hàng hay xoá cột hoặc hàng em làm thế nào?ĐVĐ:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: HS biết cách sao chép và di chuyển dữ liệuGV chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn Hình 42-43 trang 40.- Để sao chép nội dung ô tính em

HS nhận nhiệm vụ:HS trả lời: 4

Nội dung 2: (20 phút) 3. Sao chép và di chuyển dữ liệua. Sao chép nội dung ô tính:- Chọn ô hoặc các ô có thông tin em muốn sao chép.

42

Page 43: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

làm thế nào?Lưu ý: - Sau khi nháy nút copy, một dòng biên chuyển động quanh ô có nội dung sao chép. Sau khi nháy nút paste dòng biên đó vẫn còn để sao chép tiếp sang các ô khác. Nhấn phím Esc nếu muốn loại bỏ dòng biên đó.-Khi sao chép em cần chú ý những điều sau đây để tránh sao đè lên dữ liệu:+Khi chọn một ô đích, nội dung của các ô trong khối được sao chép vào các ô bên dưới và bên phải các ô được chọn, bắt đầu từ ô đó.+Nếu sao chép nội dung của một ô và chọn một khối làm đích (không chỉ là một ô), nội dung ô đó sẽ được sao chép vào mọi ô trong khối đích.b. Di chuyển nội dung ô tính:GV: Di chuyển nội dung ô tính sẽ sao chép nội dung ô tính vào ô tính khác và xoá nội dung ở ô ban đầu đi.GV cho Hs quan sát hình 44a-b- Vậy di chuyển nội dung ô tính em làm thế nào?

bước .......

HS lắng nghe

HS lên bảng thực trên máy chiếu

HS trả lời 4 bước .....

HS lên bảng thực hiện các thao tác

- Nháy nút copy trên thanh công cụ.

- Chọn ô em muốn đưa thông tin được sao chép vào.- Nháy nút Paste trên thanh công cụ

b. Di chuyển nội dung ô tính:

- Chọn ô hoặc các ô có thông tin em muốn di chuyển.

- Nháy nút cut trên thanh công cụ. - Chọn ô em muốn đưa thông tin được sao chép vào.

Nháy nút Paste trên thanh công cụ.

Năng lực hình thành: Tự học, Hợp tác, Sử dụng CNTT, Sáng tạo, Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm,Thao tác với phần mềmMục tiêu: HS biết cách sao chép công thứcGV chuyển giao nhiệm vụ:GV: Ngoài dữ liệu em còn có thể sao chép công thức. Khi đó các địa chỉ ô và khối có trong công thức được điều chỉnh một cách thích hợp một cách tự động để cho các kết quả tính toán đúng.GV cho HS quan quan sát hình 43 trong sgkTrong ô D3 của hình 43 có công thức = Sum (B3:C3) tính tổng số học sinh giỏi của lớp 7A. Để có HS giỏi của các lớp khác, em chỉ cần sao chép nội dung ô D3 vào các ô khác trong cột D mà không cần phải nhập công thức trong từng ô.a. Sao chép nội dung các ô có công thức:Ta xét VD minh hoạ: hình 45A, Trên

HS nhận nhiệm vụ:HS theo dõi

Nội dung 3: (18 phút) 4. Sao chép công thức

a. Sao chép nội dung các ô có công thức:

Kết quả trong ô đích sẽ khác với ô

43

Page 44: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

đó trong ô A5 có số 200, trong ô D1 có số 150 và trong ô B3 có công thức =A5+D1 (1)Kết quả trong ô B3 là 350. Nếu em sao chép nội dung ô B3 vào ô C6. Điều gì sảy ra?Sau khi sao chép từ ô B3 vào ô C6, công thức đã bị điều chỉnh. Ta thấy rằng vị trí tương đối của các ô A5 và D1 so với ô B3 trong công thức (1) như ntn với vị trí tương đối Của các ô B8 và E4 so với ô C6 trong công thức (2)?Như vậy:+Trong công thức (1), A5 và D1 xác định quan hệ tương đối về vị trí của các địa chỉ trong công thức so với ô B3.+Trong công thức (2) ở ô đích C6, sau khi sao chép, quan hệ tương đối ở vị trí này được giữ nguyên bằng việc điều chỉnh A5 thành B8 và D1 thành E4.Em có kết luận gì:Lưu ý: khi chèn thêm hay xoá hàng hoặc cột làm thay đổi địa chỉ của các ô trong công thức, các địa chỉ này sẽ được điều chỉnh thích hợp để công thức vẫn đúng.-Xét ví dụ Hình 46a và bb. Di chuyển nội dung các ô có công thứcCho Hs quan sát hình 47a và b-Khi di chuyển nội dung các ô chứa địa chỉ bằng các nút lệnh cut và Paste, các địa chỉ trong công thức có bị điều chỉnh không hay là công thức được sao chép y nguyên. Em hãy dự đoán?Cho Hs quan sát hình 47a và b.Lưu ý: Khi thực hiện các thao tác trên trang tính, nếu thực hiện nhầm, em hãy sử dụng nút lệnh Undo trên thanh công cụ để khôi phục lại trạng thái trước đó một cách nhanh chóng.

HS: ....

HS lắng nghe

HS lên bảng thực hiện các thao tác sao chép

HS giải thích kết quả

Lên bảng thực hiện các thao tác di chuyển

B3. Nháy chuột vào ô C6 ta thấy trong ô đó có công thức =B8+E4 (2)

Giống nhau: Sao chép một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích.

b. Di chuyển nội dung các ô có công thức

-Công thức không bị điều chỉnh

Năng lực hình thành: Tự học, Hợp tác, Sử dụng CNTT, Sáng tạo, Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm,Thao tác với phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (3 phút) Nhắc lại một số kiến thức vừa học. Trả lời câu hỏi 2 và câu 32. Dặn dò (1 phút) Học bài, chuẩn bị cho giờ thực hành 5. Chỉnh sửa trang tính của em

Ngày soạn: 26/11/2017 Ngày dạy: 30/11/2017 Tiết KHDH: 27

44

Page 45: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Bµi thùc hµnh 5CHỈNH SỬA TRANG TÍNH CỦA EM (t1)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Thực hiện các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xoá hàng và cột của trang tính.2. Kỹ năng: Biết sử dụng thành thạo các kiến thức trên3. Thái độ: Tập trung, nghiêm túc, có ý thức tự học.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xoá hàng và cột của trang tính. 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, Tự quản lý, Hợp tác, Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm, Thao tác với phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.2. Chuẩn bị của HS: Dụng cụ học tập, sách, vở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi động (1 phút) Phổ biến và kiểm tra an toànGV: - Phổ biến nội dung bài thực hành - Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.HS: Nắm được nội dung bài thực hành

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Thực hiện các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xoá hàng và cột của trang tínhGV chuyển giao nhiệm vụ: GV: Yêu cầu học sinh khởi động chương trình bảng tính Excel và mở bảng tính Bang diem lop em đã được lưu trong bài thực hành 4.

GV yêu cầu học sinh

HS nhận nhiệm vụ:HS thực hànha) Chèn thêm cột trống vào trước cột D (Vật Lý) để nhập điểm môn Tin học như minh hoạ bảng phụ.b) Chèn thêm các hàng trống và thực hiện các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng để có trang tính tương tự như hình 48a (Bảng phụ).c) Trong các ô của cột G (Diem trung binh) có công thức tính điểm trung bình của học sinh. Hãy kiểm tra công thức trong các ô đó để biết sau khi chèn thêm một cột, công thức có còn đúng không? điều chỉnh lại công thức cho đúng.d) Di chuyển dữ liệu trong các ô cột thích hợp để có trang tính như hình 48b. Lưu bảng tính của em.a) Di chuển dữ liệu trong cột D (Tin hoc) tạm thời sang cột khác

Nội dung 2: (39 phút) Thực hành các thao tác trên trang tính

1. Bài 1. Điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao hàng, chèn thêm hàng và cột, sao chép và di chuyển dữ liệu.a)

b)

2. Bài 2

45

Page 46: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

tiếp tục sử dụng bảng tính Bang diem lop em làm bài tập 2

và xoá cột D. - Sử dụng hàm thích hợp để tính điểm trung bình ba môn học (toán, Vật lý, Ngữ Văn) của bạn đầu tiên trong ô F5 và sao sao chép công thức để tính điểm trung bình của các bạn còn lại.b) Chèn thêm cột mới vào cột E (Ngữ văn) và sao chép dữ liệu từ cột lưu tạm thời (điểm Tin hoc) vào cột mới được chèn thêm. Kiểm tra công thức trong cột Điểm trung bình có còn đúng không? Từ đó rút ra kết luận thêm về ưu điểm của việc sử dụng hàm thay vì sử dụng công thức.c) Chèn thêm cột mới vào cột Điểm trung bình và nhập dữ liệu để có trang tính như

Tìm hiểu các trường hợp tự điều chỉnh của công thức khi chèn, thêm cột mới

Đóng bảng tính nhưng không lưu.

Năng lực hình thành: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (4 phút)

Nhận xét lại các kết quả của từng nhóm học sinh, gọi 1 em lên thực hiện lại.2. Dặn dò (1 phút)

Tự thực hành thêm. Đọc trước bài tập 3, 4 trang 47, 48 sgk

Ngày soạn: 26/11/2017 Ngày dạy: 30/11/2017 Tiết KHDH: 28

46

Page 47: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Bµi thùc hµnh 5CHỈNH SỬA TRANG TÍNH CỦA EM (t2)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Thực hiện các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xoá hàng và cột của trang tính.- Thực hiện các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu2. Kỹ năng: Thực hành thành thạo3. Thái độ: Tập trung, nghiêm túc, có ý thức tự học4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xoá hàng và cột của trang tính. Thực hiện các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, Tự quản lý, Hợp tác, Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm, Thao tác với phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.2. Chuẩn bị của HS: Dụng cụ học tập, sách, vở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi động (1 phút) Phổ biến và kiểm tra an toànGV: - Phổ biến nội dung bài thực hành - Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.HS: Nắm được nội dung bài thực hành

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: - Thực hiện các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xoá hàng và cột của trang tính.- Thực hiện các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu

GV chuyển giao nhiệm vụ: GV: Kiểm tra tính đúng đắn của công thức trong cột điểm trung bình và sửa công thức cho phù hợp.Hãy rút ra kết luận khi nào chèn thêm cột mới, công thức vẫn đúng.

- Quan sát các kết quả nhận được và giải thích?- Di chuyển công thức trong ô D1 vào ô G1 và công thức trong ô D2 vào ô G2 Quan sát kết quả nhận được và rút ra nhận xét của em.

HS nhận nhiệm vụ:HS thực hànha) Tạo trang tính mới với nội dung như hình 50.b) Sử dụng hàmh hoặc công thức thích hợp trong ô D1 để tính tổng các số trong các ô A1, B1 và C1c) Sao chép công thức trong ô D1 vào các ô: D2; E1; E2 và E3.

d) Ta nói rằng sao

Nội dung 2: (41 phút) Thực hành các thao tác trên trang tính

3. Bài 3Thực hành sao chép và di chuyển công thức và dữ liệu

Tạo trang tính

47

Page 48: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

? Quan sát các kết quả nhận được và rút ra nhận xét của em.

chép nội dung của một ô (Hay một khối ô) vào một khối có nghĩa rằng sau khi chọn các ô và nháy nút copy, ta chọn khối đích trước khi nháy nút Paste.- Sao chép nội dung ô A1 vào khối H1:J4- Sao chép khối A1:A2 vào các khối sau: A5:A7; B5:B8; C5:C9.

HS tiếp tục thực hành bài 4

4. Bài 4 Thực hành chèn và điều chỉnh độ rộng của cột, chiều cao của hàng.

Năng lực hình thành: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (2 phút)

Nhận xét lại các kết quả của từng nhóm học sinh2. Dặn dò (1 phút)

- Tự thực hành thêm. - Xem lại các dạng bài tập đã làm chuẩn bị tiết bài tập

Ngày soạn: 03/12/2017 Ngày dạy: 07/12/2017 Tiết KHDH: 29, 30

48

Page 49: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Hướng dẫn HS làm một số bài tập để chuẩn bị làm bài kiểm tra thực hành.2. Kỹ năng: Hs biết chỉnh sửa trang tính, biết sử dụng công thức tính toán.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực học tập.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Ôn tập các kiến thức bài 1, 2, 3, 4, 5 thông qua bài tập thực hành 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Sáng tạo; Tự quản lý; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Tính toán - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án và chuẩn bị phòng máy2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi động (1 phút) Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ thực hànhĐVĐ: Phổ biến và kiểm tra an toàn: Phổ biến nội dung bài thực hành; Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nội dung

Mục tiêu: Hướng dẫn HS làm một số bài tập để chuẩn bị làm bài kiểm tra thực hànhGV chuyển giao nhiệm vụ:

GVHD bài tập - Chữa bài tập

GVHD - Chữa bài tập

HS nhận nhiệm vụ:

Học sinh thực hành

HS thực hành

Nội dung 3: (85 phút) Bài luyện tậpBài tập 1: Cho mẫu biểu sau: Tổng giá trị sản xuấtNăm Nông

nghiệpCông nghiệp

Dịch vụ

Tổng

2001 1640 542 1049 ?2002 1703 740 1263 ?2003 1749 1361 1397 ?Sản lượng lớn nhất trong các năm

là:?

a/Nhập mẫu biểu như trên.b/Tính tổng sản lượng của từng năm? Sử dụng hàm phù hợp.c/Tính sản lượng lớn nhất trong các năm là bao nhiêu? Sử dụng hàm phù hợp để tính.Bài tập 2: Cho mẫu biểu sau: Bảng điểm của em

Miệng 15 phút

1 tiết

Học kì

Tổng ĐTB

Toán 8 8 9 9 ? ?Văn 9 8 9 9 ? ?Anh 10 9 9 10 ? ?Sinh 8 8 8 8 ? ?

Điểm trung bình cả kì là:a/ Nhập mẫu biểu như trênb/ Tính Tổng điểm và ĐTB của các môn học biết rằng điểm miệng và điểm 15 phút hệ số 1, điểm một tiết hệ số 2, điểm học kì hệ số 3.c/ Tính điểm trung bình cả kì biết rằng môn toán và văn hệ số 2, các môn khác hệ số 1.Bài 3: Khởi động chương trình bảng tính Excel. Nhập

49

Page 50: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

GVHD - Chữa bài tập

HS thực hànhtrang tính với nội dung như sau:

A B C D E F1 Stt Họ và tên Toán Lý Văn ĐTB2 1 Đinh Hoàng

An8 7 8

3 2 Lê Hoài An 9 10 104 3 Phạm Như

Anh8 6 8

5 4 Phạm Thanh Bình

8 8 9

6 5 Nguyễn Linh Chi

7 6 8

7 6 Vũ Xuân Cương

10 9 9

8 7 Trần Quốc Đạt 8 8 99 8 Nguyễn Anh

Duy8 9 9

10 9 Nguyễn Trung Dũng

8 8 7

11 10 Trần Hoàng Hà

8 7 8

a) Nhập điểm thi các môn như minh hoạ trong hình.b) Tính điểm trung bình bằng công thức thích hợp vào cột ĐTB.c) Lưu bảng tính với tên Bang diem.

Năng lực hình thành: Tự học; Sáng tạo; Tự quản lý; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Tính toán; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố (3 phút) - Kiểm tra sản phẩm thực hành.- Đánh giá và nhận xét.- Vệ sinh phòng máy.2. Dặn dò (1 phút) - Tự thực hành thêm. - Tiết sau kiểm tra thực hành 1 tiết

Ngày soạn: 10/12/2017 Ngày dạy: 14/12/2017 Tiết KHDH: 31

50

Page 51: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

KIỂM TRA THỰC HÀNH

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Kiểm tra các kiến thức cơ bản đã học từ bài 1 đến 5.- Thông qua các hàm cơ bản AVERAGE, SUM, MAX, MIN để kiểm tra việc nắm bắt kiến thức và các kĩ năng thực hành.- Từ đó GV có sự điều chỉnh về phương pháp cho phù hợp với đối tượng của học sinh.2. Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào bài kiểm tra. 3. Thái độ: Nghiêm túc4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Bài kiểm tra thực hành5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Sử dụng CNTT- Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT; Khoa học máy tính; Giải quyết vấn đề dựa trên tin họcII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Bài kiểm tra thực hành 2. Chuẩn bị của HS: Ôn tập kỹ các kiến thức III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. MA TRẬN ĐỀ Cấp độChủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng CộngCấp độ thấp Cấp độ cao

1. Chương trình bảng tính Excel

Lưu bảng tính

Tạo bảng

Số câu Số điểm

1 1.5

11.5

2. Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính

Nhập liệu

Số câu Số điểm

11.5

1 1.5

3. Thực hiện tính toán trên trang tính

Sử dụng công thức

Số câu Số điểm

12

12

4. Sử dụng các hàm để tính toán

Sử dụng hàm

Số câu Số điểm

11.5

11,5

23

5. Thao tác với bảng tính Chèn Sao chép

Số câu Số điểm

11

11

11

Tổng cộng Số câu

Số điểm1

1.52

33

5.56

10

B. ĐỀ KIỂM TRA THỰC HÀNH (Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề)1. Tạo bảng tính mới với nội dung sau: (3đ).

51

Page 52: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

2. Sử dụng hàm hoặc công thức thích hợp để tính điểm trung bình cộng vào ô F4 sau đó thực hiện sao chép công thức trong ô F4 xuống các ô F5→F13 (3 điểm).3. Chèn vào trước cột Điểm TB một cột và nhập điểm môn tin học (điểm nhập tùy ý trong khoảng từ 0→10). Kiểm tra lại kết quả ở cột Điểm TB và nếu kết quả chưa đúng thì hãy điều chỉnh lại công thức hoặc hàm ở cột G4→G13 để có kết quả đúng (2 điểm).4. Tính điểm trung bình lớn nhất và điểm trung bình nhỏ nhất của từng học sinh sau khi chèn cột tin học (2 điểm).Lưu bảng điểm với tên em cùng tên lớp.C. BIỂU ĐIỂM CHẤM

Bài Nội dung chấm Điểm1 3,0

ab

- Tạo bảng- Nhập liệu- Lưu bảng tính

1,01,01,0

2 3,0a

b

- sử dụng công thức- sao chép công thức

1,5

1,5

3 2,0 - Chèn cột tin học và nhập liệu- Nhập liệu và chỉnh sửa

1,01,0

4 2,0- Tính điểm trung bình lớn nhất- Tính điểm trung bình nhỏ nhất

1,01,0

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố ( phút) Nhận xét giờ kiểm tra2. Dặn dò ( phút) Tiết sau chữa bài kiểm tra

Ngày soạn: 10/12/2017 Ngày dạy: 14/12/2017 Tiết KHDH: 32

52

Page 53: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

CHỮA BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNHI. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Cho HS thấy được cái đúng, sai trong khi làm kiểm tra2. Kỹ năng: Phát hiện ra chỗ thường gặp sai sót để khắc phục. Thông qua đó để có hướng tiếp tục luyện tập kiến thức, kỹ năng thực hành và trình bày bài làm ở các bài kiểm tra sau được tốt hơn.3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Chữa bài kiểm tra thực hành 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác - Năng lực chuyên biệt: Khoa học máy tínhII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu, đáp án 2. Chuẩn bị của HS: SGK, dụng cụ học tậpIII. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ:ĐVĐ:

Hoạt động 1: Thông báo điểm: Hoạt động 2: Sửa lại bài kiểm tra thực hành trên máy chiếu, HS theo dõi phát hiện lỗi saiHoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà

Chuẩn bị bài ôn tập học kì I

Ngày soạn: 17/12/2017 Ngày dạy: 21/12/2017 Tiết KHDH: 33

ÔN TẬP HỌC KỲ II. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Củng cố lại một số kiến thức đã học trong học kỳ I2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng hàm để tính toán trong Excel.3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Các hàm trong Excel; thao tác với bảng tính 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác - Năng lực chuyên biệt: Khoa học máy tínhII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: máy chiếu2. Chuẩn bị của HS: SGK, dụng cụ học tập, theo hướng dẫn tiết trước III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Không kiểm traĐVĐ:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Củng cố lại một số kiến thức về lý thuyết đã học trong học kỳ IGV chuyển giao nhiệm vụ:

? Hãy nêu cú pháp và chức năng của các hàm sau:- Hàm tính tổng

HS nhận nhiệm vụ:

- Cú pháp:SUM(a,b,c…)- Chức năng: Cho kết quả là tổng các dữ liệu số trong các biến.

Nội dung 1: (20 phút) 1. Ôn lại một số hàm đã học:

? Hãy nêu cú pháp và chức năng của các hàm sau:

- Hàm tính tổng

53

Page 54: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

- Hàm tính trung bình cộng.

- Hàm xác định giá trị lớn nhất.

- Hàm xác định giá trị nhỏ nhất

- Cú pháp:AVERAGE(a,b,c…)- Chức năng Cho kết quả là giá trị trung bình của các dữ liệu số trong các biến.- Cú pháp:Max(a,b,c…);- Chức năng: Cho kết quả là giá trị lớn nhất trong các biến.- Cú pháp:MIN(a,b,c...);- Chức năng: cho kết quả là giá trị nhỏ nhất trong các biến.

- Hàm tính trung bình cộng.

- Hàm xác định giá trị lớn nhất.

- Hàm xác định giá trị nhỏ nhất

Năng lực hình thành: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác; Khoa học máy tínhMục tiêu:Củng cố lại một số thao tác đối với bảng tínhGV chuyển giao nhiệm vụ: - Nêu cách thực hiện để điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng?

- Nêu cách thực hiện để chèn thêm cột hoặc hàng

- Nêu cách thực hiện để xóa cột hoặc hàng

HS nhận nhiệm vụ:+ Điều chỉnh độ rộng của cột.- Đưa con trỏ chuột vào vạch ngăn cách hai cột.- Kéo thả sang phải để mở rộng hay sang trái để thu hẹp.+ Điều chỉnh độ cao của hàng.- Đưa con trỏ chuột vào vạch ngăn cách hai hàng- Kéo thả chuột để thay đổi độ cao của hàng.

+ Chèn thêm cột hoặc hàng:- Nháy chuột chọn một cột.- Mở bảng chọn Insert và chọn columns.- Nháy chọn một hàng.- Mở bảng chọn Insert và chọn lệnh Rows.

+ Để xoá cột hoặc hàng:

- Dử dụng lệnh Edit Delete

Nội dung 2: (24 phút) 2. Các thao tác với bảng tính

- Nêu cách thực hiện để điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng?

- Nêu cách thực hiện để chèn thêm cột hoặc hàng

- Nêu cách thực hiện để xóa cột hoặc hàng.

Năng lực hình thành: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác; Khoa học máy tínhIV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố ( phút) 2. Dặn dò (1 phút) Về nhà ôn lại từ bài 1 đến bài 5, tiết sau “Ôn tập”(tt)

54

Page 55: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 17/12/2017 Ngày dạy: 21/12/2017 Tiết KHDH: 34

ÔN TẬP HỌC KỲ I (tt)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: + Tạo được một trang tính theo khuôn dạng cho trước.+ Thực hiện được các tính toán bằng các công thức và một số hàm thông dụng.+ Thực hiện được các thao tác với bảng tính như: điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng,2. Kỹ năng: Chèn thêm hoặc xoá cột và hàng, sao chép và di chuyển dữ liệu, công thức…3. Thái độ: Học sinh có ý thức cẩn thận, nghiêm túc trong thực hành, tiếp xúc với máy tính. Giữ gìn cận thận máy vi tính của nhà trường.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành thao tác với chương trình bảng tính 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác, Tính toán - Năng lực chuyên biệt: Khoa học máy tính; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TTII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Một số bài tập vận dụng, phòng máy2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại nội dung bài 1 đến bài 5 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

PHẦN THỰC HÀNH:GV nêu yêu cầu, nội dung thực hànhGV sẽ kiểm tra và hướng dẫn một số em học TB, yếu, kémBài tập 1. Khởi động Excel và nhập dữ liệu ở bảng dưới đây vào trang tính

-> Lưu bảng tính với tên Baitap1 và thoát khỏi ExcelBài tập 2.Mở bảng tính Baitap1 vừa tạo ở trên và thực hiện các yêu cầu sau:1. Chèn thêm các hàng trống và nhập dữ liệu để có được trang tính như hình sau:

55

Page 56: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

2. Sử dụng công thức hoặc hàm để tính điểm trung bình của từng học sinh trong cột Điểm trung bình.3. Hãy sử dụng hàm để xác định điểm trung bình cao nhất và điểm trung bình thấp nhất.4. Chèn thêm cột tổng điểm vào trước cột điểm trung bình. Sử dụng công thức hoặc hàm thích hợp và thực hiện thao tác sao chép công thức để tính tổng điểm của từng học sinh.5. Thực hiện việc điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng cho phù hợp.ở bài tập 2, HS phải đạt được kết quả như trang tính sau:

GV: Theo dõi, hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong quá trình thực hành.HS: Phải vận dụng được các kiến thức đã học vào giải bài tập

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố ( phút) 2. Dặn dò ( phút) - Học sinh ôn lại toàn bộ kiến thức, kĩ năng đã học- Làm lại các bài tập trong SBT - Chuẩn bị kiểm tra học kì I (thực hành và Lý thuyết), tuần 18 kiểm tra thực hành và lí thuyết.

56

Page 57: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 22/12/2017 Ngày dạy: 28/12/2017 Tiết KHDH: 35, 36

KIỂM TRA HỌC K Ì II. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức đã học về chương trình bảng tính: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính; Thực hiện tính toán trên trang tính; Sử dụng các hàm để tính toán và các thao tác với bảng tính.2. Kỹ năng: Viết được các biểu thức trong chương trình bảng tính, vận dụng được kết luận của sao chép và di chuyển nội dung các ô có công thức.3. Thái độ: Nghiêm túc làm bài.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Các kiến thức trọng tâm trong học kỳ I 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Sử dụng CNTT- Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT; Khoa học máy tính Định hướng nghề nghiệpII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Đề kiểm tra, phòng máy2. Chuẩn bị của HS: Nội dung kiểm tra III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. MA TRẬN

Mức độ

Nội dung

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm

LT TH LT TH LT TH LT TH

Chương trình bảng tính là gì?

11đ

21đ 2đ

Các thành phần chínhVà dữ liệu trên trang tính

10.5đ 0.5đ

Thực hiện tính toán trên trang tính.

10.5đ 0.5đ

Sử dụng các hàm cơ bản để tính toán

12đ

Câu 3a (TL)

2đ 4đ

Các thao tác với bảng tính 10.5đ

10.5đ

Câu 3b,c(TL)

2đ 3đ

TỔNG 1,5đ 3,5đ 5đ 10đ

B. ĐỀ KIỂM TRATRƯỜNG THSC DT NỘI TRÚ CHƯPĂHHọ và tên:……………………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017 - 2018MÔN: TIN HỌC 7 (Phần lí thuyết)

Thời gian: 45 phút

ĐIỂM

I. TRĂC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đầu mỗi câu em cho là đúng nhất.

Câu 1: Để xóa cột, chọn cột cần xóa rồi thực hiện:A. Nhấn phím Delete B. Nhấn phím Enter C. Chọn Edit Delete D. Vào Format Delete

57

Page 58: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Câu 2: Trên bảng tính, khi muốn di chuyển để thay đổi ô được kích hoạt em phảiA. Dùng các phím mũi tên để di chuyển B. Sử dụng chuột để di chuyển C. Dùng phím Backspace để di chuyển D. Câu a, b đúng

Câu 3: Khi nhập công thức vào ô, em phải gõ trước công thức dấu:A Dấu cộng (+) B. Dấu ngoặc đơn ( )C. Dấu bằng (=) D. Dấu # .

Câu 4: Để tính tổng giá trị trong các ô C1 và C2, sau đó chia cho giá trị trong Ô B3 . Công thức nào đúng trong các công thức sau đây:

A. = (C1 + C2 ) \ B3 ; B. = (C1 + C2 ) / B3C. (C1 + C2 ) / B3; D. = C1 + C2 \ B3 ;

Câu 5: Trên trang tính, để biết được kết quả biểu thức 152 + 4 – 229 tại ô A1 nhập công thức:A. = 152 + 4 – 229 B. = 15*15 + 4 -229C. =15^2 + 4 -229 D. Cả b và c

Câu 6 : Công thức tính tổng nào là đúng (Với a, b, c là các biến)A. =sum(a, b, c) B. =sum(a + b + c….)C. =sum(a, b, c….) D. =sum(a:b)

II. TỰ LUẬN (7 điểm)Câu 1: Trình bày các dữ liệu trên trang tính? (1 đ)Câu 2: Nêu các bước nhập hàm? (2 đ)Câu 3 : Cho bảng tính sau : (4đ)

A B C D E F G

1 STT Họ và tên Toán Văn Tin học

Tiếng Anh

Điểm trung bình

2 1 Rơ Châm A 8.5 9 10 9 ?3 2 Rơ Châm B 9 8 8 7 ?4 3 Rơ Châm C 8 7 9 7 ?5 4 Rơ Châm D 7 8 8.5 10 ?6 Điểm trung bình cao nhất ?7 Điểm trung bình thấp nhất ?a) Viết công thức để tính điểm trung bình của từng học sinh tại các ô G2, G3, G4, G5. b) Viết hàm để tính điểm trung bình cao nhất của cột điểm trung bình tại ô G6.c) Viết hàm để tính điểm trung bình thấp nhất của cột điểm trung bình tại ô G7.

ĐAP AN VÀ BIÊU ĐIÊM I. TRĂC NGHIỆM (3 điểm)A. Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đầu mỗi câu em cho là đúng nhất.(3đ)

Câu 1 2 3 4 5 6Đáp án C D C B D A

(Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm)II. TỰ LUẬN (7 điểm)Câu 1:- Dữ liệu số là các số 0,1,...,9, dấu (+) chỉ số dương, dấu trừ (-) chỉ số âm và dấu % chỉ tỉ lệ phần trăm. (0,5 đ)- Dữ liệu kí tự là dãy các chữ cái, chữ số và các kí hiệu. (0,5 đ) Câu 2: Các bước để sử dụng hàm: mỗi một bước là 0,5 điểm - Có 4 bước sử dụng hàm: + Bước 1: Chọn ô cần nhập hàm + Bước 2: Gõ dấu =

58

Page 59: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

+ Bước 3: Gõ hàm theo đúng cú pháp + Bước 4: Nhấn Enter.Câu 3:

a) =(C2+D2+E2+F2)/4 (0,5đ)=(C3+D3+E3+F3)/4 (0,5đ)=(C4+D4+E4+F4)/4 (0,5đ)=(C5+D5+E5+F5)/4 (0,5đ)

b) =Max(G2:G5) hoặc =Max(G2,G3,G4,G5) (1đ)c) =Min(G2:G5) hoặc =Min(G2,G3,G4,G5) (1đ)

PHẦN KIỂM TRA THỰC HÀNH

A. MA TRẬN ĐỀ

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng CộngTN TL TN TL Cấp độ thấp Cấp độ

caoChương trình bảng tính 2(1,2)

32

3Sử dụng hàm để tính toán 4(3,4,5,6)

64

6Thao tác với bảng tính 1(7)

11

1Cộng 6

91

17

10

B. ĐỀ BÀICâu 1. Tạo một bảng tính theo mẫu sau: Câu 2. Nhập dữ liệu tùy ý, thích hợp vào khối B3:F8.Câu 3. Sử dụng các hàm đã học tính điểm trung bình cho từng học sinh.

Câu 4. Sử dụng các hàm đã học tính điểm trung bình cho từng môn học.Câu 5. Sử dụng các hàm đã học xác định giá trị cao nhất trong điểm trung bình từng môn.Câu 6. Sử dụng các hàm đã học xác định giá trị thấp nhất trong điểm trung bình từng học sinh.Câu 7. Chèn thêm hàng trên hàng số 1; Sau đó chèn thêm hàng trên hàng số 3.

C. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂMCâu 1Tạo bảng tính đúng theo mẫu (1 điểm)Câu 2. Nhập dữ liệu đúng, thích hợp. (2 điểm) Câu 3. G3 = AVERAGE(C3:F3); Sao chép hàm ở ô G3 vào khối G4:G8. (2 điểm)Câu 4. C9 = AVERAGE(C3:C8); Sao chép hàm ở ô C9 vào khối D9:F9. (2 điểm)Câu 5. =MAX(C9:F9) (1 điểm)Câu 6. =MIN(G3:G8) (1điểm)Câu 7. Thao tác chèn đúng theo yêu cầu (1 điểm).

59

Page 60: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 28/12/2017 Ngày dạy: 04/01/2018 Tiết KHDH: 37

tr¶ bµi kiÓm tra häc kú iI/ Mục tiêu:

Cho HS thấy được cái đúng, sai trong khi làm kiểm tra Phát hiện ra chỗ thường gặp sai sót để khắc phục.Thông qua đó để có hướng tiếp tục luyện

tập kiến thức lí thuyết và trình bày bài làm ở các bài kiểm tra sau được tốt hơn.II/ Chuẩn bị:

GV: Đáp án đề kiểm tra học kỳ I HS: Vở ghi.

II/ Các hoạt động trên lớp : Hoạt động 1: Trả bài cho HS Hoạt động 2: Cho HS xem lại bài kiểm tra của mình, phát hiện chỗ đúng saiHoạt động 3: Nêu các bài làm tốtHoạt động 4: Sửa lại bài kiểm tra (lý thuyết và thực hành) cho HSHoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà

Chuẩn bị bài 6. Định dạng trang tính

Ngày soạn: 28/12/2017 Ngày dạy: 04/01/2018 Tiết KHDH: 38

HỆ THỐNG KIẾN THỨC HỌC KỲ IThông qua bài tập trắc nghiệm hệ thống lại kiến thức học kỳ I

1. Chương trình bảng tính có những đặc trưng chung như:a. Cho phép nhập, chỉnh sửa và lưu trữ dữ liệub. Khả năng tính toán cung cấp các hàm có sẵnc. Hỗ trợ sắp xếp, lọc dữ liệu và tạo biểu đồd. Cả a, b và c2. Phần chính của trang tính:a. Các ô và các hàngb. Các cột và các hàngc. Bảng chọn và thanh công thứcd. Thanh tiêu đề và thanh công thức3. Trong các địa chỉ của khối sau đây, địa chỉ nào đúng:a. A1…A5 b. A1 -> A5 c. A1:A5 d. A1;A54. Phát biểu nào sau đây là sai:a. Để nhập dữ liệu vào một ô của trang tính, em nháy chuột chọn ô đó và gõ dữ liệu vàob. Để kích hoạt ô tính nào đó, em nháy phải chuột vào ô tính đóc. Các tệp do chương trình bảng tính tạo ra thường được gọi là bảng tínhd. Thao tác nháy chuột chọn một ô được gọi là kích hoạt ô tính5. Ô tính đang được kích hoạt có khác gì với các ô tính còn lại:a. Được tô màu đen b. Có viền đậm xunh quanhc. Có đường viên nét đứt xunh quanh d. Con trỏ chuột nằm trong đó6. Để di chuyển qua lại, lên xuống giữa các ô:a. Dùng phím Backspaceb. Dùng nhóm phím mũi tênc. Dùng phím Enter d. Dùng phím Spacebar7. Khi mở một trang tính mới, bảng tính thường gồm có 3 trang tính, để phân biệt các trang tính:a. Quan sát thanh tiêu đề sẽ biết được tên trang tính b. Tên trang tính xuất hiện ở hộp tênc. Quan sát thanh công cụ, tên trang tính sẽ xuất hiện ở đód. Quan sát phía dưới màn hình, các trang tính được phân biệt bằng tên các nhãn như sheet 1, sheet28. Phát biểu nào sau đây là sai:

60

Page 61: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

a. Một bảng tính có thể có nhiều trang tínhb. Hộp tên là ô ở góc trên bên trái trang tính, hiện thị địa chỉ của ô được chọnc. Khối là một ô, một hàng hoặc một cộtd. Khối là một nhóm các ô không liền kề nhau9. Trên trang tính muốn chọn đồng thời nhiều ô ở các vị trí khác nhau:a. Chọn ô đầu tiên, nhấn giữ phím Shift, chọn ô cuối cùngb. Chọn ô đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrl, chọn các ô cần chọn khácc. Chọn ô đầu tiên, kéo thả chuột cuống ô cuối cùngd. Nhấn giữ phím Shift, nháy chuột vào mỗi ô cần chọn10.Trong các kí hiệu dùng để chỉ cột của trang tính, ki hiệu nào sau đây là sai:a. AIV b.BC c.IV d. AQ11. Phát biểu nào sau đây là đúng:a. Cột là tập hợp các hàng trong bảng tínhb. Hàng là tập hợp các cột trong bảng tínhc. Ô là giao giữa một cột và một hàngd. Khối là 1 nhóm các ô không liền kề12. Phát biểu nào sau đây là sai:a. Tập hợp các ô trong bảng tính theo chiều dọc gọi là cộtb. Tập hợp các ô trong bảng tính theo chiều ngang gọi là hàngc. Giao nhau giữa một cột và một hàng là ôd. Khối có thể là một ô, một cột hoặc một hàng13. Khối là một nhóm ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Theo em trong trang tính khối có thể là:a. A3:B5 b. A3:A5 c. A3:B3 d. Cả a, b va c14. Muốn chọn khối từ ô A1 đến A5 trên trang tínha. Chọn ô A1, sau đó chọn ô A5b. Chọn ô A1, kéo thả chuột đến ô A5c. Chộn ô A1, nhấn giữ phím Ctrl, nháy chuột vào ô A5 d. Gõ vào thanh công thức A1:A5Cho bảng tính sau: (Tính từ câu 15 - - 20)

Con trỏ chuột đang ở ô E615. Thanh công thức gõ = A1 +A3, kết quả:a. 3 b. #Name! c. 0 d. #N/A!16. Nếu gõ vào thanh công thức =B2 + D5, kết quả là:a. 10 b. B2 + D5 c. 4 d. 017. Nếu gõ vào thanh công thức =^B1 + D3, kết quả là:a. 3 b. 6 c. 9 d. Một thông báo lỗi18. Nếu gõ vào thanh công thức =A1^2 + D3, kết quả là:a. 9 b. 15 c. 3 d. 1419. Nếu gõ vào thanh công thức = A1^3 +A*5, kết quả:a. #Value b. #Name! c. 27 d. #N/A!20. Nếu gõ vào thanh công thức = A1 ^2 +D5^2+D6, kết quả:a. 3 b. 9 c. 27 d. 621. Địa chỉ một ô làa. Cặp tên cột và tên hàngb. Tên của hàng và cột nằm gần nhauc. Tên của một khối bất kỳ trong trang tínhd. Tên của hàng mà con trỏ đang trỏ tới22. Có thể quan sát ở đâu trên trang tính để biết được một ô chứa công thức hay chứa dữa liệu cố định

61

Page 62: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

a. Khi thay đổi dữ liệu công thức sẽ thay đổi theob. Khi thay đổi dữ liệu kết quả sẽ được cập nhật mà không cần viết lại công thứcc. Kết quả sẽ không đổi khi cập nhật dữ liệu vào công thức23.Trên trang tính, để biết được kết quả biểu thức 152 + 4 – 229 tại ô A1 nhập công thức:a. = 152 + 4 – 229 b. = 15*15 + 4 -229c. =15^2 + 4 -229 d. Cả b và c24. Muốn biết kết quả biểu thức (32-7)2 – (6-5)3 tại ô A3 nhập công thức:a. = (32-7)2 – (6-5)3 b.=(32-7)^2 – (6-5)3

c. =(32-7)^2 – (6-5)^3 d. =(32-7)^2 – (6-5)*(6-5)25. Công thức tính tổng nào là đúng (Với a, b, c là các biến)a. =sum(a, b, c….) b. =sum(a + b + c….)c. =sum(a, b, c) d. =sum(a:b)26. Công thức tính trung bình cộng nào là đúng (Với a, b, c là các biến)a. =Average(a, b, c….) b. =Average(a, b, c)c. =Average(a; b; c...) d. =Average(a/ b/ c….)27. Trong Khối B1:B6 lần lượt chứa các số 6, 7, 9, 2, 15, 20. Kết quả của những công thức sau:a. =MAX(B2:B1) b. =MIN(B1:B6)c.=AVEREGER(B1:B2,B4) d.=SUM(B1,B4,B6)28. Trên bảng tính:a. Có thể thay đổi độ rộng của cộtb. Có thể thay đổi độ cao của hàngc. Chỉ thay đổi được độ rộng của cộtd. Có thể thay đổi độ rộng của cột hoặc độ cao hàng29. Khi sao chép nội dung một khối ô từ nơi này tới nơi khác, khối ô cũ vẫn còn đường viền xunh quanh. Muốn làm mất đường viền đó, nhấn:a. Tab b. ESC c. Shift + Tab d. Delete30. Khi di chuyển nội dung các ô có chứa địa chỉ thì:a. Các địa chỉ trong công thức sẽ bị biến đổib. Các địa chỉ trong công thức không bị biến đổic. Công thức không có tác dụngd. Chương trình Excel báo lỗi.

Phần thức hành: Lưu ý- Các bước để thay đổi độ rộng của cột và độ cao của hàng- Các bước để chèn thêm, xóa cột hoặc hàng- Các bước nhập hàm, sử dụng hàm- Thực hành: Nhập dữ liệu, sử dụng công thức, sử dụng hàm để tính toán

62

Page 63: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 08/01/2018 Ngày dạy: 12/01/2018 Tiết KHDH: 39

Bµi 6. ®Þnh d¹ng trang tÝnh (t1)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là định dạng một trang tính: Thay đổi phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ; căn lề ô tính, tô màu nền, tô màu văn bản...2. Kỹ năng: HS biết cách định dạng một trang tính theo các nội dung trên.3. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ; Chọn màu phông; Căn lề trong ô tính5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Sử dụng CNTT- Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phòng máy, tranh.2. Chuẩn bị của HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Không kiểm tra Đặt vấn đề: Định dạng nội dung của một (hoặc nhiều ô tính) em cần chọn ô tính (hoặc các ô tính) đó. Định dạng không làm thay đổi nội dung của các ô tính.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nội dung

Mục tiêu: HS biết định dạng font, cỡ chữ, kiểu chữGV chuyển giao nhiệm vụ:GV Thuyết trình và giải thích cho học sinh hiểu thế nào là định dạng trong trang tính. GV: Giới thiệu các nút lệnh trên thanh công cụ dùng để dịnh dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ.

GV thực hiện trên máy chiếu

HS nhận nhiệm vụ: HS: Chú ý lắng nghe.

HS: Quan sát và ghi chép.

HS quan sát và lên thực hiện

Nội dung 2: 1. Định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ

- Bước 1: Chọn ô hoặc các ô cần định dạng.- Bước 2: + Nháy nút lệnh Font: Định dạng phông chữ+ Nháy nút lệnh ô Size: Thay đổi cỡ chữ+ Nháy nút Bold để chọn chữ đậm, nút I để chọn chữ nghiêng, nút U để chọn chữ gạch chân.

Năng lực hình thành: Tự học; Sử dụng CNTT; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TTMục tiêu: HS biết định dạng màu chữGV chuyển giao nhiệm vụ:GV: Giới thiệu cách chọn màu phông.GV thực hiện trên máy chiếu

HS nhận nhiệm vụ: HS chú ý và ghi chépHS quan sát và lên thực hiện

Nội dung 3: 2. Chọn màu phông

- Bước 1: Chọn ô hoặc các ô cần định dạng.- Bước 2: Nháy nút Font Color.- Bước 3: Chọn màu chữ thích hợp.

Năng lực hình thành: Tự học; Sử dụng CNTT; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TTMục tiêu: HS biết căn lề ô tính GV chuyển giao nhiệm vụ:GV: Giới thiệu cách căn lề

HS nhận nhiệm vụ:

Nội dung 4: 3. Căn lề trong ô tính

- Bước 1: Chọn ô hoặc các ô cần định dạng.

63

Page 64: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

trong ô tính.

GV thực hiện trên máy chiếu

HS: Quan sát và ghi chép.

HS quan sát và lên thực hiện

- Bước 2: Nháy nút Center để căn thẳng giữa ô tính, nút Right để căn lề phải, nút Left để căn lề trái cho ô tính.

Năng lực hình thành: Tự học; Sử dụng CNTT; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Vận dụng MĐ3

Định dạng trang tính Màu sắc, phông chữ, cỡ chữ phù hợp

Thực hiện được các thao tác định dạng trên trang tính

2. Câu hỏi và bài tập củng cố: HS lên bảng thực hiện các thao tác:Câu 1: Cách chọn màu cho phông chữ trong trang tính. (MĐ 1, 3)Câu 2: Các thao tác căn lề trong ô tính. (MĐ 3)

3. Dặn dò: - Thực hành trên máy nếu có điều kiện - Đọc trước mục 4, 5

64

Page 65: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 08/01/2018 Ngày dạy: 12/01/2018 Tiết KHDH: 40

Bµi 6. ®Þnh d¹ng trang tÝnh (t2)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được tầm quan trọng của tính toán trong trang tính.- Tác dụng của việc trang trí phù hợp cho một trang tính.

2. Kỹ năng: HS biết cách tăng, giảm số chữ số thập phân, tô màu nền và kẻ đường biên của các ô tính.3. Thái độ: Nghiêm túc4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Định dạng trang tính (tt)5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Sử dụng CNTT- Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, máy chiếu2. Chuẩn bị của HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: ? Cách chọn màu cho phông chữ trong trang tính.? Các thao tác căn lề trong ô tính.TL: Chọn màu: Chọn trang tính chọn nút lện Font color trên nút lệnh.Căn lề: Chọn ô hoặc khối ô cần căn lề chọn 1 trong 3 nút căn lề trên thanh nút lệnh. Đặt vấn đề:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nội dung

Mục tiêu: HS biết thao tác tăng, giảm chữ số thập phân GV chuyển giao nhiệm vụ:GV: Giới thiệu với HS một số trường hợp cần sử dụng chữ số thập phân trong trang tính.GV: Giới thiệu 2 nút lệnh để tăng và giảm số chữ số thập phân trong trang tính. GV: Đưa ra các bước để tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số trong trang tính.

* Chú ý: Khi giảm bớt một chữ số thập phân, chương trình sẽ thực hiện quy tắc làm tròn số.

HS nhận nhiệm vụ: HS: Chú ý lắng nghe.

HS lên bảng thực hiện các thao tác trên

Nội dung 2: 4. Tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số

- Bước 1: Chọn ô (hoặc các ô) cần giảm hoặc tăng chữ số thập phân.- Bước 2: Nháy và nút để giảm số chữ số thập phân hoặc nút để tăng số chữ số thập phân.

Năng lực hình thành: Tự học; Sử dụng CNTT; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TTMục tiêu: HS biết các bước tô màu nền, các bước kẻ đường biênGV chuyển giao nhiệm vụ:GV: Chiếu một bức tranh có bảng tính Excel đã được trang trí màu nền và

HS nhận nhiệm vụ:

Nội dung 3: 5. Tô màu nền và kẻ đường biên của các ô tính

65

Page 66: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

đường biên để học sinh quan sát và hỏi học sinh so sánh khi quan sát với một trang tính chưa được trang trí như vậy. GV Màu nền của các ô tính giúp ta dễ dàng phân biệt và so sánh các miền dữ liệu khác nhau trên trang tính.GV: Đưa ra các bước tô màu nền trong trang tính.GV: Đưa ra các bước kẻ đường biên trong trang tính.

HS: Quan sát và ghi chép.

HS lên bảng thực hiện các thao tác trên

* Các bước tô màu nền- Bước 1: Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền.- Bước 2: Nháy vào nút Fill Colors để chon màu nền.- Bước 3 : Nháy chọn màu nền.* Các bước kẻ đường biên- Bước 1: Chọn các ô cần kẻ đường biên.- Bước 2: Nháy nút Border để chọn kiểu vẽ đường biên.- Bước 3: Nháy chọn kiểu kẻ đường biên.

Năng lực hình thành: Tự học; Sử dụng CNTT; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Tăng giảm chữ số thập phân, tô màu nền, kẻ đường biên

Hiểu được ý nghĩa của việc định dạng trang tính

Thực hiện tốt các thao tác định dạng trang tính

2. Câu hỏi và bài tập củng cố: HS lên bảng thực hiện các thao tác sau: Câu 1: Cách tăng, giảm số chữ số thập phân trong trang tính. (MĐ 1, 3)Câu 2: Cách tô màu nền và kẻ đường biên cho các ô tính trong trang tính. (MĐ 1, 3)

3. Dặn dòThực hành trên máy nếu có điều kiệnChuẩn bị bài thực hành 6. Định dạng trang tính

66

Page 67: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 15/01/2018 Ngày dạy: 19/01/2018 Tiết KHDH: 41

Bµi thùc hµnh 6. §ÞNH D¹NG TRANG TÝNH (t1)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Thực hiện các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng định dạng trang tính3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực học tập. 4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành định dạng văn bản và số, căn chỉnh dữ liệu, tô màu văn bản, kẻ đường biên và tô màu nền.5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy, máy chiếu, bảng tính Bangdiemlopem, bài thực hành.2. Chuẩn bị của HS: Nghiêm cứu trước bài ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong thực hành Đặt vấn đề: - Để trang tính được định dạng như mong muốn hôm nay chúng ta sẽ thực hành định dạng trang tính. - GV yêu cầu thực hiện tốt nội quy phòng máy.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Thực hành định dạng văn bản và số, căn chỉnh dữ liệu, tô màu văn bản, kẻ đường biên và tô màu nền.

GV chuyển giao nhiệm vụ:? Thực hiện thao tác mở bảng tính Bangdiemlopem đã lưu trong bài thực hành 5? Yêu cầu học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài? Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm quan sát, nhận xét, so sánh sự khác biệt giữa trang tính chưa được định dạng và trang tính đã được định dạng SGK.- Hướng dẫn quan sát từng phần nội dung trang tính: tiêu đề của bảng; tiêu đề của cột, dữ liệu trong các cột về kểu chữ, cỡ chữ, màu chữ, căn lề, màu nền và đường biên của ô.? Cách trình bày của trang tính nào ưu tiên hơn, ưu điểm hơn ở điểm nào.? Các yếu tố định dạng khác biệt là gì? Hãy liệt kê các yếu tố khác biệt đó.

? Để có được các kết quả đó cần

HS nhận nhiệm vụ:

- Thực hiện mở bảng tính đã có trong máy

- Đọc và trả lời

- Học sinh quan sát và đưa ra nhận xét.

Nghe hướng dẫn

- Cân đối, dễ phân biệt và so sánh nhờ hàng tiêu đề cột có kiểu phông chữ khác biệt, các ô tính được tô màu nền theo nhóm 5 học sinh, dữ liệu quan trọng TB có màu riêng biệt, các dữ liệu kiểu số được căn giữa,...

Nội dung 2:

Bài tập 1: Thực hành

định dạng văn bản và

số, căn chỉnh dữ liệu,

tô màu văn bản, kẻ

đường biên và tô màu

nền.

67

Page 68: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

thực hiện các thao tác định dạng gì?

- Nhân xét và ghi lên bảng trình tự thao tác cần định dạng theo phân tích yêu cầu của bài toán.

- Yêu cầu học sinh thực hành

- Liệt kê các thao tác: phông chữ, màu chữ hàng tiêu đề và hàng tiêu đề các cột,..Hàng tiêu đề bảng được căn giữa nhiều ô.

- Định dạng: font chữ, cỡ chữ, màu chữ hàng tiêu đề bảng và hàng tiêu đề cột.

- Nghe và ghi vở+ Định dạng: Phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ và màu sắc khác nhau theo hình 66. + Thực hiện thao tác tăng, giảm chữ số thập phân.+ Thực hiện thao tác gộp các ô từ A1 đến G1 thành 1 ô- Học sinh thực hành bài tập 1, hoàn thành các thao tác thực hiện theo yêu cầu bài toán.

Năng lực hình thành: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụngMĐ3

Vận dụng caoMĐ4

Định dạng trang tính

HS định dạng được trang tính.GV nêu được một số em thực hành tốt. Câu 1, 2

2. Câu hỏi và bài tập củng cố Câu 1. Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh Câu 2. Giáo viên ghi điểm một số em làm tốt.3. Dặn dò- Về nhà xem trước bài. Tiết sau “Thực hành” (tt)

68

Page 69: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 15/01/2018 Ngày dạy: 19/01/2018 Tiết KHDH: 42

Bµi thùc hµnh 6. §ÞNH D¹NG TRANG TÝNH (t2)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Thực hiện các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng định dạng trang tính3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực học tập, 4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành lập trang tính, sử dụng công thức, định dạng, căn chỉnh dữ liệu và tô màu. 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy, máy chiếu, bảng tính Bangdiemlopem, bài thực hành.2. Chuẩn bị của HS: Nghiêm cứu trước bài ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ thực hànhĐặt vấn đề:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Thực hành được: Lập trang tính, sử dụng công thức, định dạng, căn chỉnh dữ liệu và tô màu. GV chuyển giao nhiệm vụ:? Khởi động chương trình bảng tính Excel.- Nhận xét và bổ sung? Mở mới một tập tin.- Nhận xét và bổ sung

? Tại trang tính có tên Sheet 1, lập trang tính với dữ liệu các nước trong khu vực Đông Nam Á như hình 67

- Yêu cầu nhập đúng vị trí các ô trong sgk

? Lập công thức tính mật độ dân số cho các nước.- Nhận xét: Tính cho một ô, các ô tiếp theo tính theo sao chép công thức.

? Thao tác giảm chữ số thập phân trong cột mật độ để chỉ hiển thị phần nguyên; Các cột diện tích, dân số, tỉ lệ dân số thành thị cần hiển thị một chữ số phần thập phân.

? Thực hiện thao tác chèn thêm cột trống cần thiết? Định dạng trang tính theo đúng

HS nhận nhiệm vụ:

Học sinh thực hiện theo yêu cầu- Trả lời các cách khởi độngGhi bài- Thực hiện thao tác mở mới

- Thực hành, nhập dữ liệu đúng theo mẫu hình 67

- Công thức tính: E6=D6/C6*1000

- Thực hành theo hướng dẫn

- Các bước thực hiện tăng, giảm chữ số phần thập phân.Thực hành các thao tác

- Chèn cột trống

- Thực hiện các định dạng

Nội dung 2: Bài tập 2: Thực hành lập trang tính, sử dụng công thức, định dạng, căn chỉnh dữ liệu và tô màu.

69

Page 70: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

mẫu hình 68? Lưu nội dung trang tính theo đường dẫn: C:\TIN HOC \ Tên mình -BAITH 6? Quan sát bảng tính trước và sau khi thực hiện các thao tác định dạng. So sánh tính toán trên máy và thủ công có đặc điểm gì?

- Nhận xét kết quả của bài thực hành: nêu gương một số bài hoàn thành tốt, số bài chưa tốt cần khắc phục.

theo đúng mẫu hình 68Quan sát và trả lời- Thực hiện thao tác lưu nội dung

Quan sát và trả lời

Nghe và rút kinh nghiệm

Năng lực hình thành: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụngMĐ3

Vận dụng caoMĐ4

Lập trang tính, sử dụng công thức, định dạng, căn chỉnh dữ liệu và tô màu.

HS Thực hành theo yêu cầuGV đánh giá được gời thực hành

2. Câu hỏi và bài tập củng cố Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh. (MĐ 3)Giáo viên ghi điểm một số em làm tốt. (MĐ 3)3. Dặn dòVề nhà xem trước bài “ Trình bày và in trang tính”

Ngày soạn: 22/01/2018 Ngày dạy: 26/01/2018 Tiết KHDH: 43

70

Page 71: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Bµi 7. tr×nh bµy vµ in trang tÝnh(t1)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Hiểu được mục đích của việc xem trang tính trước khi in, Biết cách xem trước khi in.- Biết điều chỉnh trang in bằng cách điều chỉnh ngắt trang.2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng điều chỉnh ngắt trang3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Xem trước khi in; điều chỉnh ngắt trang5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Hợp tác; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu, các tài liệu liên quan2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước bài mới III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Bài 6.2, 6.3, 6.4-SBT/32 (Kiểm tra trực tiếp trên máy)Đặt vấn đề: Chiếu máy trang in chưa được ngắt trang và xem trước khi in để vào bài

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Hs Tìm hiểu cách xem trước khi in và hiểu được tại sao cần xem trước khi in. GV chuyển giao nhiệm vụ:- Tìm hiểu SGK => thao tác thực hiện để xem trước khi in.

- Nhận xét và bổ sung: có thể dùng bảng chọn

-> Xuất hiện cửa sổ

- Giới thiệu từng phần

HS nhận nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu sgk và trả lời

Nháy vào nút Print Preview trên thanh công cụ chuẩn Standard. C2. Nhấn File / Print Preview

+ Học sinh quan sát và ghi bài.

Thực hiện thao tác trên máy

Nội dung 2: 1. Xem trước khi in

Để xem trước khi in ta nháy

vào nút Print Preview trên thanh công cụ chuẩn Standard.

Năng lực hình thành: Hợp tác; Sử dụng CNTT; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT Mục tiêu: Tìm hiểu cách điều chỉnh ngắt trangGV chuyển giao nhiệm vụ:- Chương trình bảng tính tự động phân chia trang tính thanh các trang in tuỳ theo kích cỡ cửa trang tính.- Tuy nhiên ta cần điều chỉnh lại cho

HS nhận nhiệm vụ:

+ Chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

Nội dung 3:2. Điều chỉnh ngắt trang

71

Page 72: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

phù hợp giới thiệu hình vẽ trong sgk.? Tìm hiểu và nêu thao tác thực hiện ngắt trang.

- Nhận xét và bổ sung giới thiệu hộp thoại

? Nêu các thao tác thực hiện điều chỉnh lại dấu ngắt trang.

+ Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: Nháy vào View / Page Break Preview

Các thao tác thực hiện:

Thực hiện thao tác trên máy

Các thao tác thực hiện:- Hiển thị trang tính trong chế độ Page Break Preview- Đưa con trỏ chuột vào đường kẽ xanh. Con trỏ chuột chuyển thành dạng đường kẻ ngang hoặc đường kẻ đứng.- Kéo thả đường kẻ xanh đến vị trí mà ta muốn.

Năng lực hình thành: Hợp tác; Sử dụng CNTT; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thứcNội dung Nhận biết

MĐ1Thông hiểu

MĐ2Vận dụng

MĐ3Vận dụng cao

MĐ41. Xem trước khi in

Biết được thao tác xem trước khi in

Hiểu được lợi ích xem trước in

2. Điều chỉnh ngắt trang

Biết được thao tác điều chỉnh ngắt trang

Điều chỉnh được ngắt trang

2. Câu hỏi và bài tập củng cố Câu 1. Kiểm tra cách trình bày nội dung trên trang giấy trước khi in, nhờ đó tiết kiệm mực in, giấy in và thời gian.Câu 2. Điều chỉnh lại (kéo thả) các đường ngắt trang trong chế độ Page Break Preview (SGK).3. Dặn dò- Học bài kết hợp SGK- Tiết sau học tiếp bài: “Trình bày và in trang tính”

Ngày soạn: 22/01/2018 Ngày dạy: 26/01/2018 Tiết KHDH: 44

72

Page 73: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Bµi 7. tr×nh bµy vµ in trang tÝnh (t2)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Hiểu được mục đích của việc đặt lề và hướng giấy in- Biết cách in trang tính2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đặt lề và hướng giấy in3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Đặt lề và hướng giấy in; in trang tính5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu, các tài liệu liên quan2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước bài mới III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Nêu các cách điều chỉnh ngắt trang?Đặt vấn đề:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Hiểu được mục đích của việc đặt lề và hướng giấy inGV chuyển giao nhiệm vụ:GV: Thông thường các trang in được đặt kích thước lề mặc định và hướng giấy in là hướng đứng.- Các em quan sát hình 74 SGK.GV: Chiếu hình 74 SGK - Ta có thể thay đổi các lề và hướng giấy in cho phù hợp với yêu cầu. Việc thay đổi các lề cũng như hướng giấy khi in ra được thực hiện bằng hộp thoại Page Setup.- Để mở hộp thoại Page Setup ta nháy chuột vào File chọn Page Setup. Hộp thoại Page Setup có dạng như sau:GV: Chiếu hình 75 SGK GV: Hướng dẫn cách đặt lề và cách chọn hướng giấy.GV: Em nào hãy nhắc lại các bước để thay đổi các lề của một bảng tính?

GV: Nhận xét và cho HS ghi bài.

HS nhận nhiệm vụ:

HS lắng nghe.

HS quan sát.

HS lắng nghe.

HS nhắc lại các bước để thay đổi các lề của một bảng tính

HS ghi bài.

HS lên bảng thực hiện lại các thao tác

Nội dung 2: 3) Đặt lề và hướng giấy in:

a) Đặt lề:- Nháy chuột vào File chọn Page Setup.- Nháy chọn trang Margins.- Thay đổi các số trong ô Top để đặt lề trên, ô Bottom để đặt lề dưới, ô Left để đặt lề trái, ô Right để đặt lề phải.b) Thay đổi hướng giấy:- Nháy chuột vào File chọn Page Setup.- Nháy chọn trang Page.- Chọn Portrait cho hướng giấy đứng hoặc Landscape cho hướng giấy nằm ngang.

Năng lực hình thành: Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; Sử dụng CNTT; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT Mục tiêu: Biết cách in trang tính GV chuyển giao nhiệm vụ:GV: Sau khi thiết đặt và kiểm tra các trang in, nếu em thấy các trang đã được ngắt một cách hợp lí, cách tình bày trên

HS nhận nhiệm vụ: HS lắng nghe.

Nội dung 3: 4) In trang tính:

73

Page 74: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

từng trang phù hợp thì việc in trang tính chỉ còn là thao tác đơn giản. Em chỉ cần nháy nút lệnh Print trên thanh công cụ.GV: Chiếu hình nút lệnh Print GV: Khi nháy nút lệnh Print thì các trang được in ra sẽ giống hệt những gì em đã thấy trên màn hình.GV: Cho HS ghi bài.

HS quan sát.

HS lắng nghe.

HS ghi bài

HS lên bảng thực hiện thao tác chọn lệnh Print

Để in trang tính ta nháy chuột vào nút lệnh Print trên thanh công cụ.

Năng lực hình thành: Sử dụng CNTT; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

Đặt lề và hướng giấy in

Nhận biết được các nút lệnh đặt lề và hướng giấy in

Thực hành được đặt lề và hướng giấy in

2. Câu hỏi và bài tập củng cố Câu 1: Nêu các bước đặt lề và hướng giấy in (MĐ 1)Câu 2: Yêu cầu HS thực hiện các thao tác căn lề và đặt hướng giấy cho trang tính. (MĐ 3)3. Dặn dò- Về nhà làm bài tập 7.2 SBT.- Học bài, nghiên cứu bài thực hành 7.

Ngày soạn: 28/01/2018 Ngày dạy: 02/02/2018 Tiết KHDH: 45, 46BÀI THỰC HÀNH 7. IN DANH SÁCH LỚP EM

74

Page 75: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Biết kiểm tra trang tính trước khi in. - Thiết đặt lề và hướng giấy cho trang in. - Biết điều chỉnh các dấu ngắt trang phù hợp với yêu cầu in.2. Kỹ năng: - Sử dụng thành thạo các nút công cụ trên thanh Print Preview.

- Thao tác đánh dấu lựa chọn trong hộp thoại Page Setup.3. Thái độ: Nghiêm túc khi thực hành, thao tác nhẹ nhàng dứt khoát.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Bài tập thực hành In danh sách lớp em 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TTII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu, phòng máy2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi, sgk, nghiên cứu trước ở nhà III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Kiểm tra trên máy: Thực hiện các thao tác đặt lề, đặt hướng giấy, in trang tính?Đặt vấn đề:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Biết kiểm tra trang tính trước khi in GV chuyển giao nhiệm vụ:GV: Yêu cầu HS mở bảng tính Bang diem lop em đã lưu trong bài thực hành 6.GV: Các em hãy sử dụng nút lệnh Print Preview để xem trang tính trước khi in. Sau đó quan sát sự thay đổi của màn hình và các đối tượng trên màn hình. GV: Tiếp theo các em hãy tìm hiểu chức năng các nút lệnh trên thanh công cụ Print Preview.GV: Sau đó hãy sử dụng nút lệnh Page Break Preview để xem các dấu ngắt trang.

HS nhận nhiệm vụ: HS làm theo yêu cầu của GV.

HS làm theo yêu cầu của GV.

HS làm theo yêu cầu của GV.

HS làm theo yêu cầu của GV.

Nội dung 2: *)Bài tập 1. Kiểm tra trang tính trước khi in.

a) Sử dụng công cụ Print Preview để xem trang tính trước khi in. Quan sát sự thay đổi của màn hình và các đối tượng trên màn hình. Sử dụng các nút lệnh Next và Previous trên thanh công cụ để xem các trang in.b) Tìm hiểu chức năng của từng nút lệnh trên thanh công cụ Print Preview.c) Sử dụng nút lệnh Page Break Preview để xem các dấu ngắt trang.

Năng lực hình thành: Tự học; Tự quản lý; Sử dụng CNTT Mục tiêu: Biết thiết đặt lề và hướng giấy cho trang in GV chuyển giao nhiệm vụ:GV: Các em vẫn sử dụng bảng tính Bang diem lop em.GV: Mở hộp thoại Page Setup, trên trang Margins quan sát và ghi nhận các số ngầm định trong các ô Top, Bottom, Left, Right. Sau đó thay đổi các thông số này, nháy OK và quan sát kết quả.GV: Hãy đặt các thông số trong các ô Top là 2, Bottom là 1.5, Left là 1.5, Right là 2.GV: Các em đánh dấu chọn trong ô Landscape và quan sát kết quả. Cuối cùng chọn lại ô Portrait để cho hướng

HS nhận nhiệm vụ:

HS lắng nghe và làm theo yêu cầu GV.

HS làm theo yêu cầu của GV.

Nội dung 3: * Bài tập 2: Thiết đặt lề trang in, hướng giấy và điều chỉnh các dấu ngắt trang:

Yêu cầu:- Thay đổi các thông số trong các ô Top, Bottom, Left, Right và quan sát kết quả.- Đặt lại các thông số tương ứng là 2, 1.5, 1.5, 2.- Đánh dấu chọn ô Landscape và quan sát tác dụng.Hiển thị Page Break Preview và điều chỉnh lạisao cho các cột được in hết trên một trang.

75

Page 76: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

giấy đứng.GV: Trên trang Page các em đánh dấu vào ô Fit to và giữ nguyên các thông số khác. Quan sát kết quả nhận được và rút ra kết luận về tác dụng của thiết đặt này.GV: Hiển thị Page Break Preview và kéo thả chuột để điều chỉnh lại sao cho các cột được in hết trên một trang.

HS làm theo yêu cầu GV và rút ra nhận xét.

Năng lực hình thành: Tự học; Tự quản lý; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TTMục tiêu: Biết điều chỉnh các dấu ngắt trang phù hợp với yêu cầu in GV chuyển giao nhiệm vụ:GV: Các em hãy mở bảng tính Sotheodoitheluc đã được điều chỉnh các hàng và cột và được lưu trong bài thực hành 5.GV: Hãy thực hiện định dạng theo yêu cầu sau:- Dữ liệu trong hàng tiêu đề được căn giữa với kiểu chữ đậm và cỡ chữ 18.- Dữ liệu trong các cột Stt, Chiều cao, Nặng được căn giữa; trong các cột Họ và tên, địa chỉ, điện thoại được căn trái, cột ngày sinh căn phải.- Dữ liệu số trong cột chiều cao được định dạng với hai chữ số thập phân.- Các hàng được tô màu nền khác nhau để dễ phân biệt.GV: Hãy dùng nút lệnh xem trước khi in để kiểm tra các dấu ngắt trang và thiết đặt hướng giấy nằm ngang để in hết các cột trên một trang.GV: Sau khi định dạng xong hết các em lưu bảng tính lại.

HS nhận nhiệm vụ:

HS mở bảng tính Sotheodoitheluc.

HS làm theo yêu cầu.

HS làm theo yêu cầu.

Nội dung 4: * Bài tập 3: Định dạng và trình bày trang tính:

Yêu cầu:- Dữ liệu trong hàng tiêu đề được căn giữa với kiểu chữ đậm và cỡ chữ 18.- Dữ liệu trong các cột Stt, Chiều cao, Nặng được căn giữa; trong các cột Họ và tên, địa chỉ, điện thoại được căn trái, cột ngày sinh căn phải.- Dữ liệu số trong cột chiều cao được định dạng với hai chữ số thập phân.- Các hàng được tô màu nền khác nhau để dễ phân biệt.- Xem trước các trang in và thiêt đặt lại hướng tang name ngang để in hết các cột trên một trang.- Lưu bảng tính.

Năng lực hình thành:Tự học; Sử dụng CNTT; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

In danh sách lớp em

Nhận biết được các thao tác điều chỉnh, định dạng trước khi in

Thực hành được các thao tác theo yêu cầu bài thực hành

2. Câu hỏi và bài tập củng cố Câu 1: Hệ thống lại các thao tác đã làm trong bài thực hành.(MĐ 1)Câu 2: Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh (MĐ 3)3. Dặn dò- Tắt máy, sắp xếp ghế gọn gàng và xem trước bài tiếp theo.- Học bài, thực hành ở nhà, đọc bài 8. Sắp xếp và lọc dữ liệu

Ngày soạn: 06/02/2018 Ngày dạy: 09/02/2018 Tiết KHDH: 47

76

Page 77: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Bài 8. SĂP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆUI. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Biết được một số lợi ích của việc sắp xếp dữ liệu.- Biết cách thực hiện để sắp xếp dữ liệu..2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sắp xếp dữ liệu.3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Sắp xếp dự liệu 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Hợp tác; Sử dụng CNTT- Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm, Thao tác với phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, tranh ảnh, máy chiếu.2. Chuẩn bị của HS: SGK, dụng cụ học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ:

- Để xem trước khi in ta dùng nút lệnh nào? Tại sao ta phải xem trước khi in?- Trình bày các bước để thay đổi hướng giấy của bảng tính?

Đặt vấn đề: (ND 2)Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

Mục tiêu: Tìm hiểu lợi ích và nhu cầu sắp xếp dữ liệu trong chương trình bảng tínhGV chuyển giao nhiệm vụ:- Giới thiệu một số trang tính gặp khó khăn khi sắp xếp hàng của bảng dữ liệu (Hình 82, 83 trong sgk trang 70)? Từ bảng mẫu, em có thể nêu một số lợi ích của sắp xếp dữ liệu trong chương trình bảng tính.

- Nhận xét và bổ sung: Lợi ích lớn nhất của chương bảng tính là để tính toán và xử lí dữ liệu nhanh chóng, sắp dữ liệu theo giá trị tăng dần hoặc giảm dần.

HS nhận nhiệm vụ:

+ Chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

+ Nêu một số lợi ích của việc sắp xếp dữ liệu trong bảng tính.

+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

Nội dung 2

Năng lực hình thành: Tự họcMục tiêu: Tìm hiểu thao tác sắp xếp dữ liệu. GV chuyển giao nhiệm vụ:? Theo em hiểu thì sắp xếp dữ liệu là như thế nào.

? Sắp xếp dữ liệu gồm những thao tác nào.

HS nhận nhiệm vụ: - Sắp xếp dữ liệu là hoán đổi vị trí các hàng để giá trị trong một hay nhiều cột được sx theo thứ tự tăng dần hay giảm dần.-Thao tác thực hiện sắp xếp dữ liệu gồm:B1: Nháy chuột chọn một ô trong cột cần sx dữ liệu.B2: Nháy nút lệnh trên TCC:

Nội dung 3: 1. Sắp xếp dữ liệu:

+ Để sắp xếp dữ liệu ta thực hiện như sau: B1: Nháy chuột chọn một ô

77

Page 78: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

- Chú ý: Nếu các nút lệnh đó không có trên thanh công cụ ta thực hiện như sau:

B1: Nhấn nút

Toolbars Options trên TCC

chuẩn.

B2: Nhấn vào Add or Remove Buttons \chọn Standard \ chọn vào trước tên nút cần hiển thị

Sort Ascending: SX theo thứ tự tăng dần.

Sort Descending: SX theo thứ tự giảm dần.

+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

trong cột cần sx dữ liệu.B2: Nháy nút lệnh trên TCC:

Sort Ascending: SX theo thứ tự tăng dần.

Sort Descending: SX theo thứ tự giảm dần.

Năng lực hình thành: Tự học; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm, Thao tác với phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

1. Sắp xếp dự liệu Nhận biết được các bước thực hiện thao tác sắp xếp dự liệu

Thực hành được các thao tác sắp xếp dự liệu

2. Câu hỏi và bài tập củng cố Câu 1: Em hãy nêu cách thực hiện để sắp xếp dữ liệu. (MĐ 1)Câu 2: HS lên bảng thực hiện thao tác sắp xếp dự liệu (MĐ 3)3. Dặn dò

- Học bài kết hợp SGK- Tiết sau học tiếp bài: “Sắp xếp và lọc dữ liệu”

Ngày soạn: 06/02/2018 Ngày dạy: 09/02/2018 Tiết KHDH: 48

78

Page 79: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Bài 8. SĂP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU (tt) I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Biết được khái niệm lọc dữ liệu. - Biết cách thực hiện để lọc dữ liệu2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sắp xếp dữ liệu.3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Lọc dự liệu 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Giao tiếp; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm, Thao tác với phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, tranh ảnh, máy chiếu.2. Chuẩn bị của HS: SGK, dụng cụ học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu cách thực hiện để sắp xếp dữ liệu.Đặt vấn đề:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Tìm hiểu thao tác lọc dữ liệu. GV chuyển giao nhiệm vụ:GV: Chiếu hình 86 SGK.? Tìm ra 3 nước có huy chương vàng nhiều nhất?GV: Chiếu hình 88 SGK.GV: Đây là 3 nước có huy chương vàng nhiều nhất.? Từ hình 86 sang hình 88 ta đã thực hiện thao tác gì?? Vậy lọc dữ liệu là gì?GV: Gọi HS khác nhận xét.GV: Nhận xét và chiếu nội dung lên bảng cho HS ghi bài.

HS nhận nhiệm vụ: HS In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam.HS: Quan sát.HS Lọc dữ liệu.HS Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiển thị các hàng thoã mãn các tiêu chẩn nhất định nào đó.HS: Nhận xét.HS ghi bài.

Nội dung 2: 2. Lọc dữ liệu:

- Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiển thị các hàng thoã mãn các tiêu chẩn nhất định nào đó.

Năng lực hình thành: Tự học; Giao tiếp; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm, Mục tiêu: Biết được 2 bước lọc dữ liệuGV chuyển giao nhiệm vụ:? Nhìn vào hình cho cô biết kết quả lọc dữ liệu có được sắp xếp lại không?GV: Nhận xét.GV: Kết quả lọc dữ liệu không được sắp xếp lại dữ liệu; kết quả lọc được hiển thị theo thứ tự ban đầu, còn các hàng khác bị ẩn đi.GV: Chiếu hình các bước để lọc dữ liệu và hướng dẫn cho HS.? Để lọc dữ liệu ta cần thực hiện những bước nào?

GV: Gọi HS khác nhận xét.GV: Gọi 1 HS khác đứng dậy đọc lại nội dung.GV: Gọi 1 HS lên thực hiện thao tác để lọc ra những nước có huy chương đồng là 50.GV: Nhận xét.

HS nhận nhiệm vụ:

HS Không.

HS: lắng nghe.

HS: quan sát và lắng nghe.HS trả lời được 2 bước

HS nhận xét.HS: Ghi bài.

HS: Thực hiện thao tác.

Nội dung 3: Tìm hiểu cách thực hiện để lọc dữ liệu.

- Các bước lọc dữ liệu: Bước 1 : Chuẩn bị:

- Nháy chuột chọn một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc. - Mở bảng chọn Data chọn lệnh Filter và nháy chọn AutoFilter. Bước 2 : Lọc:

- Nháy vào nút trên

79

Page 80: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

GV: Sau khi có kết quả lọc theo giá trị trong một cột, ta có thể chọn cột khác để tiếp tục lọc các hàng thoã mãn thêm các tiêu chuẩn bổ sung.GV: Sau khi có kết quả lọc em có thể chọn Data/Filter/Show All để hiển thị toàn bộ danh sách mà vẫn tiếp tục làm việc với AutoFilter.GV: Thao tác cho HS.GV: Muốn trở về bảng tính cũ em chọn Data/Filter và nháy chuột xoá đánh dấu AutoFilter.GV: Thao tác cho HS xem.? Để hiển thị toàn bộ danh sách mà vẫn tiếp tục làm việc với AutoFilter ta thực hiện như thế nào?GV: Gọi HS khác nhận xét.? Muốn trở về bảng tính cũ ta thực hiện như thế nào?GV: Gọi HS khác nhận xét.

HS: Lắng nghe.

HS: quan sát.

HS Chọn Data/Filter/Show All.HS nhận xét.HS Chọn Data/Filter và nháy chuột xoá đánh dấu AutoFilter.HS nhận xét.HS: Ghi bài.

hàng tiêu đề cột. - Chọn tiêu chuẩn để lọc.

- Sau khi có kết quả lọc ta có thể: + Chọn Data/Filter/Show All để hiển thị toàn bộ danh sách mà vẫn tiếp tục làm việc với AutoFilter. + Muốn trở về bảng tính cũ em chọn Data/Filter và nháy chuột xoá đánh dấu AutoFilter.

Năng lực hình thành: Tự học; Giao tiếp; Sử dụng CNTT Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm, Thao tác với phần mềmMục tiêu: Biết lọc được giá trị lớn nhất, nhỏ nhất GV chuyển giao nhiệm vụ:GV: Khi nháy chuột ở mũi tên trên tiêu đề cột em thấy có lựa chọn sau:- Top 10: dùng để lọc các hàng có giá trị dữ liệu thuộc một số giá trị. Ví dụ lọc ra 3 hoặc 5 hàng lớn nhất hay nhỏ nhất trong cột đó được hình 93 SGK.GV: Chiếu hình 93.GV: Ô đầu ta chọn Top là lớn nhất, Bottom là nhỏ nhất. Ô tiếp theo ta nhập vào số hàng cần lọc. Sau đó ta nháy OK. Kết quả sẽ hiển thị các hàng đã được lọc có giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất trong cột đó.GV: Chiếu 94 SGK.Đây là kết quả lọc 3 nước có huy chương vàng nhiều nhất.GV: Các em lưu ý lựa chọn này không sử dụng được với các cột có dữ liệu kí tự. GV: Cho HS ghi bài.

HS nhận nhiệm vụ:

HS: lắng nghe.

HS: quan sát.

HS: lắng nghe.

HS: Quan sát.

HS: lắng nghe.

HS: Ghi bài.

Nội dung 4:

Nhấn vào trên hàng tiêu đề cột \ chọn Top 10 thì xhht

1: Chọn Top (lớn nhất) hoặc Bottom (nhỏ nhất)2: Chọn hoặc nhập số hàng cần lọc 3: Nhấn OKcột. + Chọn (Top 10…).

Năng lực hình thành: Tự học; Giao tiếp; Sử dụng CNTT Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm, IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Câu hỏi và bài tập củng cố: Em hãy nêu cách thực hiện để lọc dữ liệu.2. Dặn dò: - Học bài kết hợp SGK

- Tiết sau học thực hành “ai là người học giỏi”Ngày soạn: 26/02/2018 Ngày dạy: 02/03/2018 Tiết KHDH: 49

80

Page 81: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Bài thực hành 8. AI LÀ NGƯỜI HỌC GIỎI (t1)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Biết và thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu.- Biết và thực hiện các thao bước để lọc dữ liệu2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sắp xếp và lọc dữ liệu 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực học tập4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:Thực hành sắp xếp và lọc dự liệu 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Tự quản lý; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt:Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm;Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TTII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy tính, máy chiếu, bảng tính.2. Chuẩn bị của HS: Nắm chắc lý thuyết, đọc trước bài thực hành. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Đặt vấn đề: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trực tiếp trên máy về

- Sắp xếp dữ liệu - Lọc dữ liệu

(YCHS dưới lớp mở bảng tính D:\BTH6)Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

Mục tiêu: Thực hiện được các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệuGV chuyển giao nhiệm vụ:- Yêu cầu lớp hoàn thành câu hỏi sau:? Nêu các cách khởi động Excel.? Nêu các thao tác mở tập tin đã có trong máy.? Nêu các cách và từng bước thực hiện sắp xếp và lọc dữ liệu.- Kiểm tra vở, nhận xét và bổ sung.- Chia nhóm và thực hiện thao tác bài 1? Mở tập tin đã ghi của bài thực hành 6 với trang tính: Bang diem lop em? Thực hiện thao tác sắp xếp dữ liệu theo:- Điểm các môn học.- Điểm trung bình

Quan sát, nhận xét và bổ sung

HS nhận nhiệm vụ:

- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.

+ Thực hiện thao tác mở tập tin+ Thực hiện thao tác sắp xếp dữ liệu trên máy:B1: Nháy chuột chọn 1 ô trong cột của ds dữ liệu.B2: Nhấn Data \ chọn SortB3: Xhht Sort:B3.1 Trong khung Sort by: Chọn tiêu đề cột cần sx theoB3.2 Chọn kiểu sx:Ascending: sx theo thứ tự tăng dần.Descending: sx theo thứ tự giảm dần.B4: Trong My data range hasHeader row: chọn không có hàng tiêu đềNo header row: có hàng tiêu đềB5: Nhấn OK

Nội dung 2

Bài tập 1: Sắp xếp và lọc dữ liệu

81

Page 82: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

? Quan sát trong cửa sổ, thực hiện thao tác hiển thị lại tất cả danh sách.

? Thực hiện thao tác lọc dữ liệu:Lọc danh sách học sinh có điểm 10 môn Tin học

Quan sát, hướng dẫnNhận xét, bổ sung

? Lọc danh sách các học sinh có điểm trung bình cả năm là 3 điểm cao nhất và danh sách học sinh có điểm trung bình là 2 điểm thấp nhất.? Thao tác bước 1? Thực hiện thao tác của bước 2

Quan sát, hướng dẫn.Nhận xét và bổ sung- Từ thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu: Nêu gương học sinh thực hành tốtNêu một số nhược điểm mà học sinh chưa thực hành được.

Thực hiện thao tác hiển thị lại tất cả:- Data \ Filter \ Show All: vẫn tiếp tục làm việc với AutoFilter- Data \ Filter \ AutoFilter: thoát khỏi chế độ lọc.Thực hiện thao tác lọc dữ liệu:Bước 1: Chuẩn bị:B1.1: Nháy chuột chọn một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc.B1.2: Nháy vào Data \ Filter \ AutoFilterKhi đó xh các mũi tên cạnh các tiêu đề cột. Bước 2: LọcNháy vào nút trên hàng tiêu đề cột (Tin học), danh sách hiện ra, chọn điều kiện lọcKhi đó xh danh sách đã lọc theo đk.

- Thực hiện thao tác lọc các hàng lớn nhất, nhỏ nhất:- Thực hiện thao tác của bước 1Bước 2: Nhấn vào trên hàng tiêu đề cột \ chọn Top 10 thì xhhtB2.1: Chọn - Top (lớn nhất) - Bottom (nhỏ nhất)B2.2: Chọn hoặc nhập số hàng cần lọc: lớn nhất (3); nhỏ nhất (2)B2.3: Nhấn OK

Năng lực hình thành: Tự học; Giải quyết vấn đề; Tự quản lý; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm;Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức2. Câu hỏi và bài tập củng cố - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh 3. Dặn dòVề nhà xem trước bài. Tiết sau “Thực hành” (tt)

Ngày soạn: 26/02/2018 Ngày dạy: 02/03/2018 Tiết KHDH: 50

82

Page 83: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Bài thực hành 8. AI LÀ NGƯỜI HỌC GIỎI (t2)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Biết và thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu.- Biết và thực hiện các thao bước để lọc dữ liệu2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sắp xếp và lọc dữ liệu3. Thái độ: Yêu thích môn học và có ý thức học tập nghiêm túc.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành lập tramg tính sắp xếp và lọc dự liệu 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Tự quản lý; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt:Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm;Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TTII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy tính, máy chiếu, bảng tính.2. Chuẩn bị của HS: Nắm chắc lý thuyết, đọc trước bài thực hành. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình thực hànhĐặt vấn đề:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Thực hiện được các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệuGV chuyển giao nhiệm vụ:- Yêu cầu lớp hoàn thành câu hỏi sau:? Nêu các cách và từng bước thực hiện sắp xếp và lọc dữ liệu (phần mở rộng)- Kiểm tra vở, nhận xét và bổ sung.- Chia nhóm và thực hiện thao tác bài 1a) ? Mở tập tin đã ghi của bài thực hành 6 với trang tính: Cac nuoc DNA (như hình 95/77)b) ? Thực hiện thao tác sắp xếp dữ liệu theo:- Diện tích tăng dần/ giảm dần- Dân số tăng dần/ giảm dần- Mật độ dân số tăng dần / giảm dần- Tỷ lệ dân số thành thị tăng dần / giảm dần? Xác định đối tượng cần sắp xếp, kiểu sắp xếp.

? Thực hiện thao tác sx.

Quan sát, nhận xét và bổ sung

c) Thực hiện thao tác lọc dữ liệu theo

HS nhận nhiệm vụ:

+ Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên

+ Thực hiện thao tác mở tập tin

Tìm hiểu và trả lời.

+ Thực hiện thao tác sắp xếp dữ liệu trên máy:Cách khác để sắp xếp dữ liệu:B1: Nháy chuột chọn 1 ô trong cột của ds dữ liệu.B2: Nhấn Data \ chọn SortB3: Xhht Sort:B3.1 Trong khung Sort by: Chọn tiêu đề cột cần sx theoB3.2 Chọn kiểu sx:Ascending: sx theo thứ tự tăng dần.Descending: sx theo thứ tự giảm dần.B4: Trong My data range hasHeader row: chọn không có hàng tiêu đềNo header row: có hàng tiêu đềB5: Nhấn OKThực hiện thao tác lọc dữ liệu:

Nội dung 2: Bài tập 2: Lập trang tính, sắp xếp và lọc dữ liệu

83

Page 84: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

yêu cầu:- Lọc ra các nước có diện tích là 5 diện tích lớn nhất.- Lọc ra các nước có số dân là 3 số dân ít nhất.- Lọc ra các nước có mật độ dân số thuộc 3 mật độ dân số cao nhất.? Tìm hiểu đối tượng cần lọc.

? Thực hiện thao tác lọc:

Quan sát, hướng dẫnNhận xét, bổ sung

? Quan sát trong cửa sổ, thực hiện thao tác hiển thị lại tất cả danh sách.

Bước 1: Chuẩn bị:B1.1: Nháy chuột chọn một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc.B1.2: Nháy vào Data \ Filter \ AutoFilterKhi đó xh các mũi tên cạnh các tiêu đề cột. Bước 2: LọcNhấn vào trên hàng tiêu đề cột \ chọn Top 10 thì xhhtB2.1: Chọn - Top (lớn nhất) - Bottom (nhỏ nhất)B2.2: Chọn hoặc nhập số hàng cần lọc: lớn nhất (..); nhỏ nhất (...)B2.3: Nhấn OK

-> Khi đó xh danh sách theo tiêu chuẩn lọc.Thực hiện thao tác hiển thị lại tất cả:- Data \ Filter \ Show All: vẫn tiếp tục làm việc với AutoFilter- Data \ Filter \ AutoFilter: thoát khỏi chế độ lọc.

Năng lực hình thành: Tự học; Giải quyết vấn đề; Tự quản lý; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm;Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TTMục tiêu: Tìm hiểu thêm về SX và lọc dữ liệuGV chuyển giao nhiệm vụ:a) Mở trang tính của bài tập 2. Thực hiện sắp xếp / lọc dữ liệu với bước 1 làm sai.? Quan sát xem thao tác sx và lọc có thực hiện được không? Tại sao?b) Chèn thêm hàng trống vào giữa hai nước... thực hiện thao tác sx và lọc dữ liệu.? Quan sát kết quả và nêu nhận xét.c) Chèn thêm cột trống vào giữa hai cột E, D. thực hiện thao tác giống câu a.? Quan sát kết quả

HS nhận nhiệm vụ: Thực hiện mở trang tính của bài 2Thực hiện nhấn chuột ra ngoài vùng chứa dữ liệu. Thực hiện sx và lọc- Quan sát và trả lời.

Thực hiện theo yêu cầu

Nội dung 3: Bài tập 3: Tìm hiểu thêm về sắp xếp và lọc dữ liệu:

Năng lực hình thành: Giải quyết vấn đề; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm;Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức2. Câu hỏi và bài tập củng cố Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh 3. Dặn dò

- Học bài, thực hành bài 8.5, 8.7 SBT/37.- Chuẩn bị bài: “Học toán với Tookit Math”.

Ngày soạn: 05/03/2018 Ngày dạy: 09/03/2018 Tiết KHDH: 51

84

Page 85: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH (t1)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Biết được ý nghĩa và tác dụng của phần mềm- Biết cách khởi động phần mềm.- Nhận biết được các thành phần có trên màn hình chính2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng khởi động và nhận biết các thành phần chính trên màn hình làm việc. 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Khởi động phần mềm; Màn hình làm việc của phần mềm5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy tính, cài đặt phần mềm Toolkit Math. 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước phần mềm SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Không kiểm traĐặt vấn đề:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Biết được ý nghĩa và tác dụng của phần mềm GV chuyển giao nhiệm vụ:- Học sinh nghiên cứu SGK => nêu ý nghĩa và tác dụng của phần mềm

- Tên đầy đủ của phần mềm là: Toolkit for Interactive Mathematics

HS nhận nhiệm vụ:

- Tookit math là một phần mềm toán học đơn giản nhưng rất hữu ích cho học sinh các lớp cấp THCS. Phần mềm được thiết kế như một công cụ hỗ trợ giải bài tập, tính toán và vẽ đồ thị.- HS chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức

Nội dung 2: 1. Giới thiệu phần mềm Toolkit math

Là phần mềm đơn giản nhưng hửu ích, là công cụ hổ trợ giải bài tập, tính toán và vẽ đồ thị.

Năng lực hình thành: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm Mục tiêu: Biết cách khởi động phần mềm.GV chuyển giao nhiệm vụ:? Nêu cách khởi động phần mềm.

HS nhận nhiệm vụ:

- Nháy đúp vào biểu tượng trên màn hình nền để khởi động phần mềm.- Nháy đúp chuột vào ô lệnh đại số (Algebra Tools) để bắt đầu làm việc với phần mềm.

Nội dung 3: 2. Khởi động phần mềm

Nháy đúp vào biểu tượng

trên màn hình nền để khởi động phần mềm.

Năng lực hình thành: Tự học; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm

85

Page 86: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Mục tiêu: Nhận biết được các thành phần có trên màn hình chínhGV chuyển giao nhiệm vụ:Học sinh nghiên cứu SGK và nêu các thành phần chính của màn hình làm việc?

HS nhận nhiệm vụ:

Các thành phần chính của màn hình làm việc gồm:

* Thanh bảng chọn.* Cửa sổ dòng lệnh.* Cửa sổ làm việc chính.* Cửa sổ vẽ đồ thị hàm số.

Nội dung 4: 3. Màn hình làm việc của phần mềm

- Thanh bảng chọn: là nơi thực hiện các lệnh chính của phần mềm.- Cửa sổ dòng lệnh: Dùng để nhập các dòng lệnh.- Cửa sổ làm việc chính: là nơi thể hiện tất cả các lệnh đã được thực hiện.- Cửa sổ vẽ đồ thị hàm số

Năng lực hình thành: Tự học; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

Khởi động phần mềm

Thực hiện được thao tác khởi động phần mềm Toolkit math

Màn hình làm việc của phần mềm

Nhận biết được các thành phần chionhs của phần mềm Toolkit math

2. Câu hỏi và bài tập củng cố ? Em hãy nêu các thành phần chính của màn hình làm việc (MĐ 1)? Lên bảng thực hiện các thao tác khởi động phần mềm (MĐ 3)3. Dặn dòHọc bài kết hợp SGKChuẩn bị các phần tiếp theo

Ngày soạn: 05/03/2018 Ngày dạy: 09/03/2018 Tiết KHDH: 52

86

Page 87: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH (t2)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Biết cách tính toán các biểu thức đơn giản- Biết cách vẽ đồ thị đơn giản.2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng tính các biểu thức đơn giản trong phần mềm.3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Các lệnh tính toán đơn giản 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy tính, cài đặt phần mềm Toolkit Math. 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước phần mềm SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu cách khởi động phần mềm Toolkit math và màn hình làm việc chính của phần mềmĐặt vấn đề: .

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Biết cách tính toán các biểu thức đơn giảnGV chuyển giao nhiệm vụ:Y/C HS tìm hiểu lệnh SimplifySimplify <biểu thức toán>

Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK => đưa ra các cách tính toán ?

HS nhận nhiệm vụ: - Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

- Có hai cách tính toán:Cách 1 :Nhập phép toán từ cửa sổ dòng lệnh.Vì dụ : - Nhập vào câu lệnh sau ở cửa sổ câu lệnh:

- Nhấn phím Enter : sẽ xuất hiện kết quả ở cửa sổ làm việc chính:

Cách 2 : Nhập phép toán từ thanh bảng chọn: Algebra Simplify Gõ BT tại Expression to simplify OK.

kết quả cũng xuất hiện ở cửa sổ làm việc chính:

Nội dung 2: 4. Các lệnh tính toán đơn giản

a) Tính toán các biểu thức đơn giản

Simplify <biểu thức toán>

87

Page 88: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Năng lực hình thành: Tự học; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm Mục tiêu: Biết cách vẽ đồ thị đơn giản.GV chuyển giao nhiệm vụ:GV giới thiệu về lệnhPlot <phương trình hàm số>Vd: Plot y=3x+1- Từ cửa sổ dòng lệnh.

Yêu cầu HS nghiên cứu SGK => cho biết kết quả sau khi thực hiện dòng lệnh trên.

HS nhận nhiệm vụ:

Học sinh chú ý lắng nghe và quan sát => ghi nhớ kiến thức.

Kết quả ở cửa sổ làm việc chính và vùng vẽ đồ thị:

Nội dung 3: b) Vẽ đồ thị đơn giản

Plot <phương trình hàm số>

Năng lực hình thành: Tự học; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

Tính toán các biểu thức đơn giản

Nhận biết cách tính toán các biểu thức đơn giản

Thực hiện được các thao tác tính toán trên máy tính

2. Câu hỏi và bài tập củng cố Câu 1: Em hãy nêu cách tính toán các biểu thức đơn giản (MĐ 1)Câu 2: Hs lên bảng thức hiện các thao thác tính toán trên (MĐ 3)3. Dặn dòHọc bài kết hợp SGKChuẩn bị các phần tiếp theo

Ngày soạn: 12/03/2018 Ngày dạy: 16/03/2018 Tiết KHDH: 53

88

Page 89: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH (t3)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Biết cách thực hiện các lệnh tính toán nâng cao như: tính toán các biểu thức đại số, tính toán với đa thức, giải phương trình đại số.2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện các lệnh tính toán nâng cao.3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Các lệnh tính toán nâng cao5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy tính, cài đặt phần mềm Toolkit Math. 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước phần mềm SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu cách thực hiện vẽ đồ thị đơn giản trên phần mềm Toolkit math.Đặt vấn đề:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Biết cách thực hiện các lệnh tính toán nâng cao các biểu thức đại sốGV chuyển giao nhiệm vụ: GV củng cố lệnh Simplify và giải thích thêm cho hs biết lệnh Simplify không những cho phép tính toán với các phép tính đơn giản mà còn có thể thực hiện nhiều phép tính phức tạp với các loại biểu thức đại số khác nhau.

HS nhận nhiệm vụ:

Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.Cú pháp: Simplify <biểu thức toán>Vd: Simplify (3/2+4/5)/(2/3-1/5)+17/20

Nội dung 2: 5. Các lệnh tính toán nâng cao

a) Biểu thức đại số

Kết luận: Ta có thể thực hiện được mọi tính toán trên các biểu thức đại số với độ phức tạp bất kỳ.

Năng lực hình thành: Tự học; Giao tiếp; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềmMục tiêu: Biết cách thực hiện các lệnh tính toán nâng cao tính toán với đa thứcGV chuyển giao nhiệm vụ:- GV Giới thiệu lệnh Expand Cú pháp: Expand <Biểu thức toán>Yêu cầu HS nghiên cứu SGK => cách thực hiện lệnh.

HS nhận nhiệm vụ:

- HS chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

Cách 1: Nhập vào câu lệnh sau ở cửa sổ câu lệnh:

- Nhấn phím Enter : sẽ xuất hiện kết quả ở cửa sổ làm việc chính:

Cách 2: Nhập phép toán từ thanh bảng chọn:

Nội dung 3: b) Tính toán với đa thức

Cú pháp: Expand <Biểu thức toán>

89

Page 90: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

- Algebra Expand Nhập BT tại Expression to expand OK.

Kết quả sẽ xuất hiện ở cửa sổ làm việc chính:

Năng lực hình thành: Tự học; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềmMục tiêu: Biết cách thực hiện các lệnh tính toán nâng cao giải phương trình đại số.GV chuyển giao nhiệm vụ:- Cú pháp: Solve <Phương trình> <Tên biến>.Vd: Solve 3*x+1=0x

HS nhận nhiệm vụ: - HS chú ý lắng nghe- Nhập vào câu lệnh sau ở cửa sổ câu lệnh:

-Nhấn phím Enter : sẽ xuất hiện kết quả ở cửa sổ làm việc chính:

Nội dung 4: c) Giải phương trình đại số

- Cú pháp: Solve <Phương trình> <Tên biến>.

Năng lực hình thành: Tự học; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

1. Tính toán với đa thức

Nêu được cách tính toán với đa thức

2. Thực hành Thực hiện được các thao tác tính toán nâng cao

2. Câu hỏi và bài tập củng cố Câu 1: Em hãy nêu cách tính toán với đa thức. (MĐ 1)Câu 2: Thực hành các thao tác trên (MĐ 3)3. Dặn dòHọc bài kết hợp SGKChuẩn bị các phần tiếp theo

Ngày soạn: 12/03/2018 Ngày dạy: 16/03/2018 Tiết KHDH: 54

90

Page 91: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH (t4)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Biết cách định nghĩa đa thức và đồ thị hàm số.- Biết cách thực hiện các chức năng khác: làm việc trên cửa sổ dòng lệnh, xoá thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị, các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị.2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số chức năng khác của phần mềm3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Các chức năng khác 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy tính, cài đặt phần mềm Toolkit Math. 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước phần mềm SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu cách giải phương trình đại số trên phần mềm.Đặt vấn đề:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Biết cách định nghĩa đa thức và đồ thị hàm sốGV chuyển giao nhiệm vụ: Ta có thể dùng ký hiệu để định nghĩa cho đa thức và sau đó dùng ký hiệu để gọi lại đa thức đó 1 cách nhanh mà không cần gõ lại đa thức đó

HS nhận nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

Cú pháp: Make <Tên hàm> <Đa thức>Vd: Make P(x) 3*x-2- Sau đó thực hiện tính toán với ký hiệu:Expand (x^2+1)*P(x) = Expand (x^2+1)*(3*x-2)- Hay dùng lệnh Graph với ký hiệu để vẽ đồ thị:Graph P hay vừa tính toán và vẽ đồ thị : Graph (x+1)*P

Nội dung 2: 5. Các lệnh tính toán nâng cao:d) Tìm hiểu định nghĩa đa thức và vẽ đồ thị hàm số:

Cú pháp: Make <Tên hàm> <Đa thức>Vd: Make P(x) 3*x-2

Năng lực hình thành: : Tự học; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm Mục tiêu:Biết cách thực hiện các chức năng khác: làm việc trên cửa sổ dòng lệnh, xoá thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị, các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thịGV chuyển giao nhiệm vụ:* Làm việc trên cửa sổ dòng lệnh: cửa sổ dòng lệnh của phần mềm chỉ có một dòng là nơi gõ và thực hiện các lệnh.* Lệnh xoá thông tin trên cửa

HS nhận nhiệm vụ:

HS chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

Nội dung 3: 6. Các chức năng khác:

a) Làm việc trên cửa sổ dòng lệnh:

91

Page 92: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

sổ vẽ đồ thị.Lệnh Clear để xoá toàn bộ thông tin hiện có trên cửa sổ vẽ đồ thị.* Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị.Để đặt nét vẽ đồ thị ta dùng lệnh Penwidth? Cho ví dụ

Để đặt màu thể hiện đồ thị ta dùng lệnh PencolorVd: Để đặt màu đỏ ta gõ lệnh: Pencolor red 3

HS chú ý lắng nghe.

Chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.Vd: Để đặt nét bút vẽ có độ day là 3 ta gõ lệnh: Penwidth 3.

HS chú ý lắng nghe.

b) Lệnh xoá thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị:Để xoá toàn bộ thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị ta dùng lệnh Clearc) Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị:- Để đặt nét vẽ đồ thị ta dùng lệnh Penwidth- Để đặt màu thể hiện đồ thị ta dùng lệnh Pencolor

Năng lực hình thành: : Tự học; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

1. Các lệnh tính toán

Nêu được chức năng các lệnh

2. Bài tập Thực hành được các thao tác đối với các lệnh tính toán

2. Câu hỏi và bài tập củng cố Câu 1: Em hãy nêu các chức năng của các lệnh: (MĐ 1)

- Lệnh Simplify,- Lệnh Plot,- Lệnh Expand,- Lệnh Solve,- Lệnh Make

Câu 2: HS thực hành làm các bài tập sgk (MĐ 3)3. Dặn dò

- Học bài kết hợp SGK- Xem lại các bài từ bài 6 đến bài 8 để tiết sau kiểm tra 1 tiết

Ngày soạn: 19/03/2018 Ngày dạy: 23/03/2018 Tiết KHDH: 55

92

Page 93: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

kiÓm tra viÕt 1 tiÕt

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá nhận thức của HS về: Định dạng trang tính, trình bày trang in, sắp xếp và lọc dữ liệu.2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức có thể thực hiện được các thao tác về: Định dạng trang tính, trình bày và in tranh tính, lọc và sắp xếp dữ liệu.3. Thái độ: Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Kiểm tra kiến thức các bài 6, 7, 8 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Đề kiểm tra soạn và phô tô sẵn2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị kiến thức các bài 6, 7, 8

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. MA TRẬN ĐỀ:

Cấp độTên Chủ đề

(nội dung, chương…)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao

TN TL

TN TL

TN

TL TN

TL

Chủ đề 1 Định dạng trang tính

Biết được các kiểu

định dạngSố câu Số điểm Tỉ lệ %

Số câu 10Số điểm 2,5

Số câu10điểm=2,5

25% Chủ đề 2

Trình bày và in trang tính

Hiểu trình bày và in trang tính

Lợi ích của xem trước

khi in

Giải quyết các vấn đề khi trình bày trang

inSố câu Số điểm Tỉ lệ %

Số câu 5Số điểm 1.25

Số câu 1Số điểm 1,25

Số câu 1Số điểm 1,25

Số câu 7 điểm=3,75

37,5% Chủ đề 3

Sắp xếp và lọc dữ liệu

Hiểu được các thao tác sắp xếp và

lọc DL

Ý nghĩa của sắp xếp và

loc DL

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

Số câu 5Số điểm 1.25

Số câu 2Số điểm 2,5

Số câu 7 điểm=3,75

37,5% Tổng số câu 24

Tổng số điểm 10Tỉ lệ %

Số câu 10Số điểm 2,5

25%

Số câu 10Số điểm 2,5

25%

Số câu 4Số điểm 5

50%

Số câu 24Số điểm10

100%

B. ĐỀ BÀII. TRĂC NGHIỆM : HS khoanh tròn đáp án đúng

93

Page 94: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

1. Ô A1 của trang tính có số 1.753; Sau khi chọn ô A1, nháy chuột 1 lần vào nút tăng 1 chữ số thập phân thì kết quả hiển thị ở ô A1 sẽ là:

A. 1.753 B. 1.75 C. 1.76 D. 1.75302.Công cụ nào sau đây không có trong Excel?

A. B. C. D. 3. Trong Excel, lệnh nào dùng để thực hiện lọc dữ liệu?

A. File ® Print… B. Data ® Filter ® AutoFilterC. File ® Page Setup… D. View ® Page Break Preview

4. Trong Excel, lệnh nào cho phép điều chỉnh lề giấy in?A. File®Page Setup ®Margins B. File®Page Setup®PagesC. File ® Print… D. View ® Normal

5. Để mở bảng tính đã có trong máy ta sử dụng lệnh nào?

A. New B. Save C. Open D. Close

6. Các nút lệnh nằm trên thanh nào?

A. Thanh tiêu đề B. Thanh công thức C. Thanh bảng chọn D. Thanh công cụ

7. Muốn đặt lề phải của bảng tính ta chọn:

A. Top B. Bottom C. Left D. Right

8. Trong ô A1 có nội dung “ Bảng điểm lớp 7A”. Để căn giữa nội dung vào giữa ô tính ta chọn nút lệnh nào trong các nút lệnh sau:

A. B. C. D. 9. Để thay đổi phông chữ cho trang tính ta chọn nút lệnh nào trong các nút lệnh sau:

A. B.

C. D. 10. Để chọn hướng giấy in cho trang tính ta chọn lệnh nào trong các lệnh sau?

A. File/ page setup/page B. File/ printC. File/ Save D. File/ page setup/margins

11. Để sắp xếp danh sách dữ liệu giảm dần, em làm thế nào?A. Nháy chọn 1 ô trong cột cần sắp xếp rồi nháy nút

B. Nháy chọn 1 ô trong cột cần sắp xếp rồi nháy nút

C. Nháy nút

D. Nháy nút

12. Muốn hiển thị toàn bộ danh sách mà vẫn tiếp tục làm việc với AutoFilter thì chọn:A. Data Filter AutoFilter B. Data Filter Show C. Data Sort Filter Show all D. Data Filter Show all

13. Trong ô A1 có nội dung “ Bảng điểm lớp 7A”. Để căn chỉnh nội dung này vào giữa bảng điểm (Giữa các cột từ A đến G). Sau khi chọn các ô từ A1 đến G1, em sẽ nháy chuột vào nút lệnh nào trong các nút lệnh sau:

A. B. C. D. 14. Ô A1 của trang tính có số 1.753; Sau khi chọn ô A1, nháy chuột 1 lần vào nút giảm 1 chữ số thập phân thì kết quả hiển thị ở ô A1 sẽ là:

A. 1.753 B. 1.75 C. 1.76 D. 1.7530

15. Để kẻ đường biên của các ô tính, em sử dụng nút lệnh nào:

A. B. C. D.

94

Page 95: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

16. Để tô màu nền cho ô tính, ta chọn nút lệnh nào:

A. B. C. D.

17. Để thay đổi cỡ chữ trên bảng tính, ta sử dụng nút lệnh nào:

A. B. C. D.

18. Để xem trước trang in, em sử dụng lệnh nào:

A. C. Print PreviewB. D.

19. Để in văn bản, em sử dụng nút lệnh:

A. B. C. D.20. Trang tính đang sử dụng Font chữ là Times New Roman, để gõ được tiếng việt ta cần chỉnh bảng mã là gì? A. VNI-Windows B. TCVN3 C. Unicode D. Telex

II. TỰ LUẬN:1. Xem trước khi in có lợi ích gì? (1,25 đ)2. Nêu các trường hợp gặp phải khi trình bày và in trang tính? Để khắc phục được những trường hợp đó ta phải làm gì? (1,25 đ)3. Sắp xếp dữ liệu là gì? (1,25 đ)4. Lọc dữ liệu là gì? (1,25 đ)

C. HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Trắc nghiệmCâu Nội dung Điểm

1 D 0.252 D 0.253 B 0.254 A 0.255 C 0.256 D 0.257 D 0.258 B 0.259 A 0.2510 A 0.2511 B 0.2512 D 0.2513 D 0.2514 B 0.2515 C 0.2516 D 0.2517 C 0.2518 C 0.2519 C 0.2520 C 0.25

II. Tự luận: (5 đ)1. Xem trước khi in cho ta biết trước những gì sẽ được in ra

95

Page 96: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

2. Các trường hợp gặp phải khi trình bày và in trang tính làa. lề của trang quá rộng hoặc quá hẹpb. hướng trang chưa phù hợpc. ngắt trang chưa hợp lí

Hướng khắc phục: ta cần đặt lề, chọn hướng giấy và điều chỉnh ngắt trang cho phù hợp3. Sắp xếp là hoán đổi vị trí của các hàng để giá trị dữ liệu của một hay nhiều cột được sắp xếp

tăng dần hay giảm dần.4. Lọc dữ liệu là chỉ hiển thị các hàng thỏa mãn tiêu chuẩn nhất định

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức2. Câu hỏi và bài tập củng cố Thu bài kiểm traNhận xét giờ kiểm tra3. Dặn dòChuẩn bị bài “Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ”

96

Page 97: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 19/03/2018 Ngày dạy: 23/03/2018 Tiết KHDH: 56

Bài 9. TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (t1)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ.- Biết một số dạng biểu đồ thường dùng.2. Kỹ năng: Nhận biết các dạng biểu đồ.3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần phát biểu.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Một số dạng biểu đồ 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, máy chiếu. 2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu trước bài học ở nhà III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) Đặt vấn đề:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ. GV chuyển giao nhiệm vụ:- Theo em tại sao một số loại dữ liệu lại được biểu diễn dưới dạng biểu đồ?

? Trong chương trình phổ thông em đã được học các loại biểu đồ nào? Em có biết tác dụng riêng của mỗi loại biểu đồ ấy không?

Vậy mục đích của việc sử dụng biểu đồ là gì?

HS nhận nhiệm vụ:

- Suy nghĩ trả lời: Tại vì khi biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ dữ liệu được biểu diễn dữ liệu trực quan, dễ hiểu, dễ so sánh, dự đoán xu thế tăng-giảm của dữ liệu.

- Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên

- HS

Nội dung 2: 1. Minh học số liệu bằng biểu đồ

Mục đích của việc sử dụng biểu đồ: Biểu diễn trực quan, dễ so sánh, dễ dự đoán xu thế tăng hay giảm của các số liệu.

Năng lực hình thành: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sử dụng CNTTMục tiêu: Biết một số dạng biểu đồ thường dùng. GV chuyển giao nhiệm vụ:? Các em đã biết những loại biểu đồ nào?

GV: Với chương trình bảng tính em có thể tạo các biểu đồ có hình dạng khác nhau để

HS nhận nhiệm vụ:

HS trả lời: Biểu đồ hình cột, hình tròn, đường gấp khúc.

HS lắng nghe.

Nội dung 3: 2. Một số dạng biểu đồ

97

Page 98: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

biểu diễn dữ liệu. Thầy sẽ giới thiệu một vài dạng biểu đồ phổ biến nhất. - Biểu đồ cột: để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột.- Biểu đồ đường gấp khúc: để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.- Biểu đồ hình tròn: để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.GV: Cho học sinh ghi bài.

HS lắng nghe.

HS ghi bài

- Biểu đồ cột: So sánh dữ liệu có trong nhiều cột.- Biểu đồ đường gấp khúc: So sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.- Biểu đồ hình tròn: Mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.

Năng lực hình thành: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

Một số dạng biểu đồ

Biết một số dạng biểu đồ

Hiểu tác dụng một số loại biểu đồ

2. Câu hỏi và bài tập củng cố ? Em hãy nêu một số dạng biểu đồ cơ bản và tác dụng mỗi loại ? (MĐ 1, 2)

3. Dặn dòHọc bài kết hợp SGKChuẩn bị trước phần còn lại

98

Page 99: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 26/03/2018 Ngày dạy: 30/03/2018 Tiết KHDH: 57

Bài 9. TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (t2)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Biết các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ bảng dữ liệu.- Biết cách thay đổi dạng biểu đồ đã được tạo ra.- Biết cách chỉnh sửa biểu đồ.2. Kỹ năng: Thực hiện thành thạo các thao tác với biểu đồ.3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Tạo biểu đồ và chỉnh sửa biểu đồ5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, máy chiếu. 2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu trước bài học ở nhà III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Theo em tại sao một số loại dữ liệu lại được biểu diễn dưới dạng biểu đồ?Đặt vấn đề:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Biết các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ bảng dữ liệu GV chuyển giao nhiệm vụ:- Giới thiệu cách tạo biểu đồ trên chương trình bảng tính Excel.* Nháy nút lệnh Chart Wizard. Xuất hiện hộp hội thoại Chart Wizard. * Nháy nút Next trên các hộp thoại và nháy nút Finish để kết thúc.- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK => Cách chọn dạng biểu đồ và xác định miền dữ liệu.

- Giáo viên giới thiệu các thông tin giải thích biểu đồ và vị trí đặt biểu đồ.* Các thông tin giải thích biểu đồ- Chart title: Tiêu đề.- Ctegory (X) axis: Chú giải trục ngang.

HS nhận nhiệm vụ:

+ Học sinh chú ý lắng nghe và quan sát các thao tác thực hiện của giáo viên => ghi nhớ kiến thức.

+ Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời theo yêu cầu của giáo viên.a) Chọn dạng biểu đồ- Chart Types: Chọn nhóm biểu đồ.- Chart Sub-types: Chọn dạng biểu đồ trong nhóm.- Nháy Next để sang bước 2.b) Xác định miền dữ liệu - Data Range: Kiểm tra miền dữ liệu và sửa đổi nếu cần.- Series in: Chọn dãy dữ liệu cần minh hoạ theo hàng hay cột.- Nháy Next để chuyển sang bước 3.

Nội dung 2: 3. Tạo biểu đồ:

* Nháy nút lệnh Chart Wizard. Xuất hiện hộp hội thoại Chart Wizard. * Nháy nút Next trên các hộp thoại và nháy nút Finish để kết thúc.

a) Chọn dạng biểu đồ

b) Xác định miền dữ liệu

c) Các thông tin giải thích biểu đồ.

99

Page 100: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

- Value (Y) axis: Chú giải trục đứng.- Nháy Next để sang bước 4.* Vị trí đặt biểu đồ- As a new sheet: Trên trang tính mới.- As object in: Trên trang chứa DL.- Nháy Finish để kết thúc.*) GV thực hành trên máy chiếu cách tạo biểu đồ để học sinh quan sát (bảng dữ liệu chuẩn bị trước)

+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

d) Vị trí đặt biểu đồ:

Năng lực hình thành: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềmMục tiêu: Biết cách chỉnh sửa biểu đồGV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK => đưa ra các thao tác thực hiện để chỉnh sửa biểu đồ.

*) GV thực hành trên máy chiếu cách chỉnh sửa biểu đồ để học sinh quan sát

HS nhận nhiệm vụ: a) Thay đổi vị trí của biểu đồ- Thực hiện thao tác kéo thả chuột.b) Thay đổi dạng biểu đồ- Nháy mũi tên để ở bảng chọn BĐ.- Chọn kiểu biểu đồ thích hợp.c) Xoá biểu đồ- Nháy chuột trên biểu đồ và nhấn phím Delete.d) Sao chép biểu đồ vào văn bản - Nháy chọn biểu đồ và nháy nút lệnh Copy.- Mở văn bản Word và nháy chuột nút lệnh Paste.

Nội dung 3: 4. Chỉnh sửa biểu đồ:

a) Thay đổi vị trí của biểu đồ

b) Thay đổi dạng biểu đồ

c) Xoá biểu đồ

d) Sao chép biểu đồ vào văn bản

Năng lực hình thành: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

1. Các dạng biểu đồ

Nêu được các dạng biểu đồ cơ bản

2. Các thao tác chỉnh sửa biểu đồ

Nêu được các thao tác chỉnh sửa biểu đồ

3. Tạo biểu đồ Tạo được biểu đồ

2. Câu hỏi và bài tập củng cố Câu 1: Em hãy nêu một số dạng biểu đồ cơ bản? (MĐ 1)Câu 2: Các thao tác chỉnh sửa biểu đồ ? (MĐ 1)Câu 3: Thực hành các thao tác tạo biểu đồ cột (MĐ 3)3. Dặn dòHọc bài, làm bài tập 4-5 SGK/88, bài 9.5-9.6 SBT/40

100

Page 101: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Chuẩn bị bài thực hành 9Ngày soạn: 26/03/2018 Ngày dạy: 30/03/2018 Tiết KHDH: 58

Bµi thùc hµnh 9. (t1) t¹o biÓu ®å ®Ó minh ho¹

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Biết nhập các công thức và hàm vào ô tính.- Thực hiện được các tao tác biểu đồ đơn giản.2. Kỹ năng: Thực hiện thành thạo thao tác vẽ biểu đồ, các cách tính toán trong ô tính.3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực học tập4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Lập bảng tính, tạo biểu đồ5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác; Sử dụng CNTT- Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Nội dung bài thực hành; phòng máy2. Chuẩn bị của HS: Nội dung bài thực hành III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Hãy nêu các bước để tạo biểu đồ?Đặt vấn đề:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Biết nhập các công thức và hàm vào ô tính GV chuyển giao nhiệm vụ:Thực hành bài tập 1 ở SGKGV: Yêu cầu học sinh mở máy, khởi động chương trình bảng tính Excel, nhập dữ liệu vào trang tính như hình 113.

? Tính cột Tổng cộng ta làm ntn? GV: Yêu cầu học sinh thực hiện tạo biểu đồ với khối dữ liệu A4:D9.? Để có được dữ liệu như hình 114 ta làm như thế nào?GV: Yêu cầu HS xoá cột Nam trong bảng dữ liệu.- Yêu cầu từng HS tạo biểu đồ với dữ liệukhối A4:A9 với các thông tin giải thích trên biểu đồ.

HS nhận nhiệm vụ:

- Mở máy tính, khởi động Excel và nhập dữ liệu vào trang tính.=SUM(B5,C5)

- Thực hành theo yêu cầu của giáo viên.

- Trả lời

- Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên

- Thực hiện thao tác xoá cột.

Nội dung 2: * Bài tập 1: Lập trang tính và tạo biểu đồ:

a) Nhập dữ liệu vào trang tính như hình trên.b) Tạo biểu đồ cột trên cơ sở dữ liệu của khối A4:D9.c) Thực hiện các thao tác cần thiết để có trang tính như hình sau:

d) Tạo biểu đồ cột trên cơ sở dữ liệu của khối A4:C9.

101

Page 102: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Năng lực hình thành: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT Mục tiêu: Thực hiện được các tao tác biểu đồ đơn giảnGV chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Hãy tạo mới một biểu đồ đường gấp khúc trên cơ sở dữ liệu của khối A4:C9.GV: Các em nháy chọn lại biểu đồ cột đã tạo trong mục d ở bài tập 1, sau đó đổi lại thành dạng biểu đồ đường gấp khúc.GV: Nháy chọn biểu đồ vừa đổi thành dạng biểu đồ hình tròn.? Nhìn vào biểu đồ vừa đổi em hãy cho biết số học sinh được biểu diễn trên biểu đồ là số học sinh nào?

HS nhận nhiệm vụ:

HS làm theo yêu cầu của GV.

HS làm theo yêu cầu của GV.

HS làm theo yêu cầu của GV.

HS trả lời: số học sinh nữ

HS thoát máy, lưu lại bài thực hành

Nội dung 3: * Bài tập 2: Tạo và thay đổi dạng biểu đồ

a) Tạo mới một biểu đồ đường gấp khúc trên cơ sở dữ liệu của khối A4:C9.b) Nháy chọn lại biểu đồ cột đã tạo trong mục d của bài tập 1 và đổi dạng biểu đồ thành biểu đồ đường gấp khúc. So sánh với kết quả nhận được ở mục a.

Năng lực hình thành: Tự học; Tự quản lý; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức2. Câu hỏi và bài tập củng cố Đánh giá giờ thực hành, ghi điểm một số em làm tốt3. Dặn dòHọc bài, thực hành, chuẩn bị tiết sau thực hành (tt)

102

Page 103: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 02/04/2018 Ngày dạy: 06/04/2018 Tiết KHDH: 59

Bµi thùc hµnh 9. (t2)t¹o biÓu ®å ®Ó minh ho¹

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Biết nhập các công thức và hàm vào ô tính.- Thực hiện được các tao tác biểu đồ đơn giản.2. Kỹ năng: Thực hiện thành thạo thao tác vẽ biểu đồ, các cách tính toán trong ô tính.3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực học tập4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Tạo biểu đồ, chỉnh sửa biểu đồ 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác; Sử dụng CNTT- Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Nội dung bài thực hành; phòng máy2. Chuẩn bị của HS: Nội dung bài thực hành III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ thực hànhĐặt vấn đề:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Biết tạo và thay đổi dạng biểu đồ GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Như vậy biểu đồ hình tròn chỉ có thể biểu diễn được bao nhiêu cột dữ liệu?GV: Hãy xoá cột B, sau đó tạo biểu đồ hình tròn trên cơ sở dữ liệu của khối A4:B9.

GV: Đổi biểu đồ lại thành dạng biểu đồ đường gấp khúc và sau đó đổi thành biểu đồ cột.GV: Lưu bảng tính với hoc sinh gioi khoi 7.

HS nhận nhiệm vụ: Mở bài tập 2 đã lưu ở tiết trước

HS trả lời: một cột dữ liệu.

HS làm theo yêu cầu của GV.

HS làm theo yêu cầu của GV.

HS lưu bảng tính.

Nội dung 2: * Bài tập 2: Tạo và thay đổi dạng biểu đồ (tt)

c) Đổi dạng biểu đồ vừa nhận được ở mục b thành biểu đồ hình tròn.d) Thực hiện thao tác xoá cột để có trang tính như hình dưới đây:

e) Tạo biểu đồ hình tròn trên cơ sở dữ liệu của khối A4:B9. Đổi biểu đồ nhận được thành biểu đồ đường gấp khúc và sau đó đổi thành biểu đồ cột.g) Lưu bảng tính với tên hoc sinh gioi khoi 7.

Năng lực hình thành: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT Mục tiêu: Biết tạo và xẻ lý Nội dung 3:

103

Page 104: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

được các dự liệu trên biểu đồGV chuyển giao nhiệm vụ:GV: Yêu cầu học sinh mở bảng tính bang diem lop em đã được lưu trong bài thực hành 7.GV: Để tính điểm trung bình ta sử dụng hàm nào?GV: Hãy tính điểm trung bình theo từng môn học của cả lớp vào hàng dưới cùng của danh sách dữ liệu.GV: Tạo biểu đồ cột để minh hoạ điểm trung bình các môn học của cả lớp.GV: Để tạo được biểu đồ thích hợp, ta chỉ cần các dữ liệu ở hàng trên cùng và các dữ liệu tương ứng ở hàng dưới cùng. Muốn chương trình nhận biết chính xác dữ liệu, ta cần chọn vùng đó trước khi nháy nút Chart Wizard.GV: Để chọn được dữ liệu ở hai hàng không liền nhau ta thực hiện bằng cách nhấn giữ phím Ctrl.GV: Sau chép biểu đồ tạo được vào văn bản Word.

HS nhận nhiệm vụ:

HS làm theo yêu cầu của GV.

HS trả lời: hàm Average.

HS làm theo yêu cầu của GV.

HS làm theo yêu cầu của GV.

HS lắng nghe.

HS lắng nghe.

HS làm theo yêu cầu của GV.

HS lưu lại bài thực hành và thoát máy

* Bài tập 3: Xử lí dữ liệu và tạo biểu đồ:a) Sử dụng hàm thích hợp, hãy tính điểm trung bình theo từng môn học của cả lớp vào hàng dưới cùng của danh sách dữ liệu.b) Tạo biểu đồ cột để minh hoạ điểm trung bình các môn học của cả lớp.c) Hãy sao chép biểu đồ tạo được trên trang tính vào văn bản Word.

Năng lực hình thành: Tự học; Tự quản lý; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức2. Câu hỏi và bài tập củng cố Câu 1: Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh Câu 2: Ghi điểm một số em làm tốt3. Dặn dò- Tắt máy, sắp xếp ghế gọn gàng.- Về nhà học bài và xem trước bài: Vẽ hình học động với Geogebra.

104

Page 105: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 02/04/2018 Ngày dạy: 06/04/2018 Tiết KHDH: 60

Häc vÏ h×nh häc ®éng víi geogebra(t1)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Tìm hiểu phần mềm Geogebra.- Biết cách khởi động và biết được màn hình làm việc của phần mềm.2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm Geogebra.3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Phần mềm Geogebra tiếng việt5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Hợp tác; Sử dụng CNTT- Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu, phần mềm Geogebra.2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: Đặt vấn đề: Kiểm tra bài cũ: Thực hiện các thao tác: Tạo biểu đồ hình cột, thay đổi kích thước của biểu đồ?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: Tìm hiểu phần mềm Geogebra.GV chuyển giao nhiệm vụ:? Hãy nêu mục đích của phần mềm.

HS nhận nhiệm vụ: Phần mềm Geogebra dùng để vẽ các hình học đơn giản như điểm, đoạn thẳng, đường thẳng.

Nội dung 2: 1. Em đã biết gì về Geogebra?Geogebra là phần mềm vẽ hình hình học động tương đối đơn giản nhưng rất hay và phù hợp với môn Toán (hình học phẳng) trong trường PT.

Năng lực hình thành: Tự họcMục tiêu: Biết cách khởi động và biết được màn hình làm việc của phần mềm GV chuyển giao nhiệm vụ:? Hãy nêu cách để khởi động phần mềm.

- Tìm hiểu màn hình làm việc của Geogebra tiếng Việt? Màn hình làm việc của Geogebra gồm những thành phần nào.

- Tìm hiểu các công cụ làm việc chính của phần mềm.

* Công cụ di chuyển:

HS nhận nhiệm vụ:

HS: Để khởi động phần mềm ta nháy đúp vào biểu tượng

ở trên màn hình nền.

HS: Màn hình làm việc của Geogebra gồm:- Bảng chọn: - Thanh công cụ- Khu vực thể hiện các đối tượng.

Nội dung 3: 2. Làm quen với phần mềm Geogebra tiếng Việt:a) Khởi động Nháy đúp vào biểu tượng

ở trên màn hình nền để khởi động phần mềm.b) Giới thiệu màn hình Geogebra tiếng Việt.+ Màn hình làm việc của Geogebra gồm:- Bảng chọn- Thanh công cụ.- Khu vực thể hiện các đối tượng.

c) Giới thiệu các công cụ làm việc chính.

* Công cụ di chuyển: dùng để

105

Page 106: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

? Công cụ di chuyển có ý nghĩa như thế nào?

* Các công cụ liên quan đến đối tượng điểm.Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết ý nghĩa của các công cụ

- Công cụ ?

- Công cụ ?

- Công cụ ?

* Các công cụ liên quan đến đoạn, đường thẳng.

- Các công cụ , ,

dùng để tạo đường, đoạn, tia đi qua hai điểm cho trước.

GV: Chiếu máy cho học sinh quan sát các nút lệnh

+ Công cụ di chuyển có ý nghĩa đặc biệt là không dùng để vẽ hoặc khởi tạo hình mà dùng để di chuyển hình.

- Công cụ : dùng để tạo một điểm mới

- Công cụ : dùng để tạo ra điểm là giao của hai đối tượng đã có trên mặt phẳng.

- Công cụ : dùng để tạo trung điểm của đoạn thẳng.

+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

di chuyển hình

* Các công cụ liên quan đến đối tượng điểm.

* Các công cụ liên quan đến đoạn, đường thẳng.

Năng lực hình thành: Tự học; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

phần mềm Geogebra

Nhận biết các thành phần chính của màn hình làm việc Geogebra.

2. Câu hỏi và bài tập củng cố Hãy nêu các thành phần chính của màn hình làm việc Geogebra. (MĐ 1)3. Dặn dò- Về nhà học bài, kết hợp SGK.- Chuẩn bị các phần tiếp theo

106

Page 107: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 09/04/2018 Ngày dạy: 13/04/2018 Tiết KHDH: 61

Häc vÏ h×nh häc ®éng víi geogebra(t2)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - Biết được các công cụ làm việc chính của phần mềm: Các công cụ liên quan đến hình tròn, các công cụ biến đổi hình học.- Tìm hiểu các đối tượng hình học2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng các công cụ làm việc chính của phần mềm.3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Các công cụ làm việc chính.5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Hợp tác; Sử dụng CNTT- Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềmII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Máy tính máy chiếu, phần mềm Geogebra.2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, dụng cụ học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ: - Nêu bước khởi động phần mềm Geogebra ?- Geogebra có những thành phần nào?Đặt vấn đề:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu:Biết được các công cụ làm việc chính của phần mềm GV chuyển giao nhiệm vụ:Tìm hiểu các công cụ làm việc chính của phần mềm.

* Công cụ liên quan đến hình tròn.

- Công cụ tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và một điểm trên hình tròn.

- Công cụ dùng để tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và bán kính.

- Công cụ dùng để vẽ hình tròn đi qua ba điểm cho trước.

- Công cụ dùng để tạo một nửa hình tròn đi qua hai điểm đối xứng tâm.

- Công cụ sẽ tạo ra một cung tròn là một phần của hình tròn nếu xác định trước tâm hình tròn và hai điểm trên cung tròn này.

- Công cụ sẽ xác định

HS nhận nhiệm vụ:

- Thao tác: chọn công cụ, chọn tâm hình tròn và điểm thứ hai nằm trên hình tròn.

- Thao tác: chọn công cụ, chọn tâm hình tròn, sau đó nhập giá trị bán kính trong hộp thoại

- Thao tác: chọn công cụ, sau đó lần lượt chọn ba điểm.

Thao tác: chọn công cụ, chọn lần lượt hai điểm. Nửa hình tròn được tạo sẽ là phần hình tròn theo chiều ngược kim đồng hồ từ điểm thứ nhất đến điểm thứ hai.Thao tác: Chọn công cụ, chọn tâm hình tròn và lần lượt chọn hai điểm. Cung tròn sẽ xuất phát từ điểm thứ nhất đến điểm thứ hai theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Nội dung 2: c) Giới thiệu các công cụ làm việc chính. (tt)

* Công cụ liên quan đến hình tròn

107

Page 108: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

một cung tròn đi qua ba điểm cho trước. * Các công cụ biến đổi hình học

- Công cụ dùng để tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một trục là đường hoặc đoạn thẳng.

.Công cụ dùng để tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một điểm cho trước (điểm này gọi là tâm đối xứng).

? Nêu cách mở tệp, ghi tệp

? Nêu cách thoát khỏi phần mềm.

- Thao tác: chọn công cụ sau đó lần lượt chọn ba điểm trên mặt phẳng.

Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức

* Ghi tệp: Nháy nút lệnh trên thanh công cụ hoặc File ->Save hoặc nhấn Ctrl+S

* Mở tệp: Nháy nút lệnh trên thanh công cụ hoặc File -> Open hoặc Ctrl +OThực hiện các thao tác trong hộp thoại

Để thoát khỏi phần mềm ta nháy chuột chọn hồ sơ => đóng hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4

* Các công cụ biến đổi hình học.

Năng lực hình thành: Tự học; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềmMục tiêu: Tìm hiểu các đối tượng hình học.GV chuyển giao nhiệm vụ:- Một hình hình học bao gồm nhiều đối tượng cơ bản.- Đối tượng hình học gồm đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc.

HS nhận nhiệm vụ:

Các đối tượng hình hoc cơ bản gồm: điểm, đường thẳng, tia, hình tròn, cung tròn

Nội dung 3: 3. Đối tượng hình học:- Một hình hình học bao gồm nhiều đối tượng cơ bản.- Đối tượng hình học gồm đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc.

Năng lực hình thành: Tự học; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềmIV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng cao

MĐ41. Công cụ làm việc chính

Biết ý nghĩa của các công cụ liên quan đến hình tròn, biến đổi hình học

Thao tác được các công cụ liên quan đến hình tròn, biến đổi hình học

2. Câu hỏi và bài tập củng cố Câu 1: Nêu ý nghĩa và các thao tác của các công cụ liên quan đến hình tròn? (MĐ 1, 3)Câu 2: Nêu ý nghĩa và các thao tác của các công cụ biến đổi hình học? (MĐ 1, 3)3. Dặn dòVề nhà học bài, kết hợp SGK, tiết sau thực hành.

108

Page 109: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 09/04/2018 Ngày dạy: 13/04/2018 Tiết KHDH: 62

Häc vÏ h×nh häc ®éng víi geogebra(t3)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: - HS hiểu và thao tác được một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn, đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng.- Thông qua phần mềm HS biết và hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh hoạ các hình hình học được học trong chương trình môn Toán.2. Kỹ năng: Thực hiện thành thạo tất cả các thao tác với Geogebra.3. Thái độ: Hình thành thái độ học tập nghiêm túc, ham học hỏi. Thêm yêu thích môn học.4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Hợp tác; Sử dụng CNTT- Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TTII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy, máy chiếu, phần mềm Geogebra.2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, dụng cụ học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Khởi độngKiểm tra bài cũ:- Nêu bước khởi động phần mềm ?- Nêu các bước mở tệp và ghi tệp ?Đặt vấn đề:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungMục tiêu: HS hiểu và thao tác được một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn, đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng.GV chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk, nêu một số lệnh hay dùng

HS nhận nhiệm vụ:

- HS đọc thông tin SGK trang 123-124

- HS cho biết mục đích và cách thực hiện.

Nội dung 2: 4. Một số lệnh hay dùnga. Dịch chuyển nhãn của đối tượngb. Làm ẩn một đối tượng hình họcc. Làm ẩn/hiện nhãn của đối tượngd. Xoá một đối tượnge. Thay đổi tên, nhãn của đối tượngg. Phóng to, thu nhỏ các đối tượng trên màn hìnhh. Dịch chuyển toàn bộ các đối tượng hình học trên màn hình

Năng lực hình thành: Tự học; Hợp tácMục tiêu: Thực hành các thao tác với Geogebra GV chuyển giao nhiệm vụ:- Khởi động phần mềm Geogebra ở trên máy tính.

- Yêu cầu học sinh kết thúc phần mềm.

HS nhận nhiệm vụ: Thực hành:

+ Kích đúp vào biểu tượng

ở trên màn hình nền để khởi động phần mềm theo yêu cầu của giáo viên.

Nội dung 3:

1. Khởi động phần mềm

109

Page 110: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

- Yêu cầu học sinh khởi động phần mềm theo cách khác.

Yêu cầu học sinh nhận biết các thành phần màn hình làm việc của phần mềm ở trên máy tính (kích chuột để tìm hiểu)

+ Học sinh kết thúc phần mềm theo yêu cầu của giáo viên.

+ Nháy chuột vào menu Start \ All Programs\ GeoGebra \ GeoGebra để khởi động phần mềm.

Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên

HS: - Đóng phần mềm- Thoát máy

2. Nhận biết màn hình làm việc của phần mềm

Năng lực hình thành:Tự học; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức2. Câu hỏi và bài tập củng cố Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh.3. Dặn dòVề nhà học bài, kết hợp SGK, tiết sau thực hành (tt).

110

Page 111: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

Ngày soạn: 20/08/2017 Ngày dạy: 24/08/2017 Tiết KHDH:

§.

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: 2. Kỹ năng: 3. Thái độ: 4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: - Năng lực chuyên biệt: II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: 2. Chuẩn bị của HS: III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungNội dung 2: Năng lực hình thành:Nội dung 3: Năng lực hình thành:Nội dung 4: Năng lực hình thành:Nội dung 5: Năng lực hình thành:

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

1. 2. 3. 4.

2. Câu hỏi và bài tập củng cố Câu 1: Câu 2: 3. Dặn dò

Ngày soạn: 20/08/2017 Ngày dạy: 24/08/2017 Tiết KHDH:

§.

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: 2. Kỹ năng: 3. Thái độ:

111

Page 112: MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ · Web view2018/04/17  · Ở ô C1 nhập =(12+8)/2 Năng lực hình thành: Tính toán; Sử dụng CNTT; Giải quyết vấn đề

Giáo án Tin học 7 ******* Năm học 2017 - 2018

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: - Năng lực chuyên biệt: II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV: 2. Chuẩn bị của HS: III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung 1: Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungNội dung 2: Năng lực hình thành:Nội dung 3: Năng lực hình thành:Nội dung 4: Năng lực hình thành:Nội dung 5: Năng lực hình thành:

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biếtMĐ1

Thông hiểuMĐ2

Vận dụng MĐ3

Vận dụng caoMĐ4

1. 2. 3. 4.

2. Câu hỏi và bài tập củng cố Câu 1: Câu 2: 3. Dặn dò

112