Ản tin th Ị tr ƯỜng cao su sỐ 8 –thÁng 8 …...và c ủa nhân dân trong và quanh...

18
BN TIN TH S [Ye I. CHÍNH S II. TIÊU ĐIIII. NHN ĐIV. XU HƯV. CÔNG TY VI. KHOA H VII. SKIN HTRƯỜNG CA S8 –THÁNG ear] SÁCH – PHÁP LUT M THÁNG 8 NH – DBÁO NG PHÁT TRIN NGÀNH Y TRONG NGÀNH HC –CÔNG NGHN THÁNG TI AO SU 8/2016

Upload: others

Post on 16-Feb-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BẢN TIN THS [Year]

I. CHÍNH SÁCH II. TIÊU ĐIỂIII. NHẬN ĐỊIV. XU HƯỚV. CÔNG TY TRONG NGÀNHVI. KHOA HVII. SỰ KIỆN THÁNG T

N TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 8 –THÁNG 8[Year]

CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT ỂM THÁNG 8 ỊNH – DỰ BÁO

ỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG TY TRONG NGÀNH KHOA HỌC –CÔNG NGHỆ

N THÁNG TỚI

NG CAO SU THÁNG 8/2016

2 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Kiến nghị tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án trồng cao su ở Campuchia

Sáng 2/8, tại Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Campuchia (CPC) đã diễn ra cuộc họp lần thứ hai giữa Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp, các ngành hữu quan và chính quyền một số tỉnh của CPC với các công ty cao su VN đang triển khai các dự án trồng cao su tại Vương quốc CPC.

Tại hội nghị, đại diện Đại sứ quán VN, VRG và một số doanh nghiệp cao su VN đánh giá cao sự ủng hộ, giúp đỡ nhiều mặt của chính phủ CPC, các bộ ngành hữu quan từ trung ương đến địa phương và của nhân dân trong và quanh vùng dự án nơi có các công ty cao su VN.

Các doanh nghiệp VN khẳng định, việc đầu tư vào CPC của các doanh nghiệp cao su VN không chỉ nhằm mục đích lợi nhuận, mà còn mang lại lợi ích lớn cho CPC trong việc phát triển cây công nghiệp, quy hoạch vùng chuyên canh cây cao su, chuyển giao công nghệ trồng và chế biến cao su… góp phần vào thành công của mục tiêu chiến lược quốc gia CPC trong phát triển nông nghiệp.

Dịp này, VRG và các công ty cao su VN đã nêu một số kiến nghị với các bộ ngành liên quan của CPC, nhất là ngành thuế, hải quan để tạo điều kiện duy trì và thúc đẩy các dự án trồng cây cao su, nhất là trong bối cảnh giá cao su thế giới đang ở mức thấp như hiện nay.

Trong đó, VRG kiến nghị cần đẩy nhanh tiến độ ký lại hợp đồng bổ sung, điều chỉnh thời hạn hợp đồng đất tô nhượng từ 90 năm và 70 năm xuống 50 năm cho các công ty cao su. Đồng thời, tạo điều kiện thông thoáng trong việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu; nghiên cứu lại các quy định có liên quan đến xuất khẩu các sản phẩm cao su sau chế biến, đặc biệt là mức thuế xuất khẩu phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia CPC Yim Chhaily ghi nhận những đóng góp của VRG và các công ty cao su khác của VN trong việc tạo việc làm cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của các địa phương nơi có các dự án cao su của VN. Phó Thủ tướng Yim Chhaily yêu cầu các bộ ngành liên quan ghi nhận và nghiên cứu các ý kiến, kiến nghị của các công ty cao su VN nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thúc đẩy các dự án trồng cây cao su.

CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT I

3 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

ừng.

� THẾ GIỚI

Giá trị xuất khẩu găng tay cao su của Malaysia sẽ đạt kỷ lục

Hiệp hội Các nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia (MARGMA) cho biết, giá trị xuất khẩu găng tay cao su được kỳ vọng sẽ đạt mức kỷ lục 14,3 tỷ ringgit (3,53 tỷ USD) năm nay, tăng 14% từ mức 13,1 tỷ ringgit (3,23 tỷ USD) năm trước.

Chủ tịch MARGMA Dennis Low phát biểu, Malaysia vẫn là quốc gia sản xuất găng tay cao su số 1 thế giới, ước tính trong năm nay sẽ sản xuất 133,6 tỷ chiếc găng tay, chiếm 63% thị phần thế giới.

Trong quý đầu tiên, giá trị xuất khẩu găng tay cao su đạt mức 3,2 tỷ ringgit (786,3 triệu USD) và trong thời gian tới có thể đạt mức 4 tỷ ringgit (982,9 triệu USD) mỗi quý.

Trong một buổi họp báo, ông cho biết: “Nhu cầu găng tay cao su thế giới vẫn lớn nhờ lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nhu cầu toàn cầu năm 2016 ước tính đạt 212,2 tỷ chiếc, đồng nghĩa có 6.728 găng tay được sử dụng mỗi giây. Chúng tôi hy vọng ngành sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm ít nhất là 8 đến 10%”. Thái Lan là nhà sản xuất găng tay cao su thứ hai thế giới với thị phần ước tính trong năm nay là 21%, theo sau là Trung Quốc (5%) và Indonesia (3%).

VIỆT NAM

Trồng xen khoai lang trong vườn cao su thu nhập cao

Diện tích trồng xen khoai lang nhiều nhất là ở NT Ia Phú – Công ty Chư Păh với 230 ha, tiếp đến là NT Ia Glai thuộc Công ty Chư Sê với tổng diện tích trên 160 ha. Tại NT Tân Lập của Công ty Mang Yang cũng có khoảng 30 – 40 ha.

Ông Phan Văn Quý, một nông dân đến từ Đăk Lắk cho biết: “Đây là giống khoai lang của Nhật được mua từ Công ty Viên Sơn ở tỉnh Lâm Đồng rồi về nhân giống mới đem trồng đại trà. Nhóm gồm 3 anh em, xin thuê 38 ha với giá 915 ngàn đồng/ha. Thời gian từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch khoảng 3 – 4 tháng, tùy theo thời giá lúc nào được giá thì thu hoạch sớm hay muộn. Hiện nay, tuy mới trồng được khoảng một tháng nhưng đã có thương lái đến đặt cọc với giá 8.000 đồng/kg. Chúng tôi đang tiến hành chăm sóc sao cho tốt để có năng suất cao”.

Anh Nguyễn Văn Trúc, một hộ nông dân từ tỉnh Đăk Lắk đến NT Ia Glai của Công ty Chư Sê thuê 4,8 ha để trồng khoai lang Nhật cho hay: “Công việc trồng khoai lang này chúng tôi cũng có kinh nghiệm 4 năm rồi, lúc trước chủ yếu là trồng trên đất ruộng, nay đi tìm đất mới nhằm tăng thêm mùa vụ. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen mà”. Theo anh Trúc, khoai này khá hợp với đất đỏ, nên cho năng suất từ 1,5 – 2

TIÊU ĐIỂM THÁNG 8 II

4 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

tấn/sào (15 – 20 tấn/ha), trồng mùa này chủ yếu là đón mưa tự nhiên, còn trồng trên đất ruộng thì phải tưới. Với giá hiện nay là 14.000 đồng/kg thì lãi khá cao, bình thường thì mỗi ha lãi khoảng 50%, tức từ 70 – 80 triệu đồng, nếu được giá thì lãi cao hơn.

Đây là mô hình mới nên người công nhân cao su cũng còn khá bỡ ngỡ bởi kỹ thuật, cây giống, đầu ra chưa ổn định nên chưa ai tiến hành trồng. Theo ông Nguyễn Trọng Bằng, cán bộ NT Ia Glai, trồng khoai lang này phải trải qua nhiều giai đoạn, nhất là khâu làm đất, phun thuốc, trong khi người công nhân vốn chưa trồng loại cây này bao giờ.

Tuy vậy, việc trồng khoai lang cũng chỉ được một mùa, bởi theo nhiều người nếu trồng trên đất cũ mùa thứ 2 rủi ro rất cao vì sâu sẽ phá hư hết khoai, trong khi đó năng suất lại thấp, chỉ có những người có kinh nghiệm lâu năm mới dám trồng. Một vài cán bộ của các công ty như anh Phan Văn Minh (Công ty Chư Sê) cũng tham gia trồng 5 ha, hay anh Vũ Hoàng Lâm, Phó GĐ NT Ia Phú – Công ty Chư Păh cũng trồng 3 ha và tổ trưởng một số NT…

Hầu hết họ đều khẳng định để đầu tư trồng được một ha khoai lang phải mất từ 50 – 60 triệu đồng. Nhưng theo ông Quý, với nông dân “chuyên nghiệp” có máy móc, kinh nghiệm và công lao động thì chi phí ban đầu thấp hơn nên lãi cuối mùa cũng khá hơn, giá từ 5.000 đồng/kg là đã có lãi. Một trong những lợi ích to lớn mà cây cao su được hưởng từ việc trồng xen của người dân là họ làm đất rất kỹ, khoảng 3 lần cày, xới và phải bón khoảng 30 bao phân kali, lân, đạm/ha cho khoai.

Ngoài ra, người trồng khoai cũng phải tự mình phun thuốc cháy cỏ trong cao su. Do vậy, những diện tích được người dân trồng xen khoai lang thì đất rất sạch, đẹp mắt và cao su cũng hưởng lợi rất lớn từ nguồn phân bón cho khoai lang.

Việt Nam xuất khẩu 120 nghìn tấn cao su trong tháng 7

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu cao su tháng 7/2016 ước đạt 120 nghìn tấn với giá trị đạt 153 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 7 tháng đầu năm 2016 đạt 564 nghìn tấn và

705 triệu USD, tăng 8,8% về khối lượng nhưng giảm 7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Giá cao su xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2016 đạt 1.241 USD/tấn, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016, chiếm 62,6% thị phần. Sáu tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc tăng 1,2%; thị trường Ấn Độ giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2015.

Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 7/2016 đạt 36 nghìn tấn với giá trị đạt 58 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này

5 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

7 tháng đầu năm 2016 đạt 232 nghìn tấn với giá trị đạt 354 triệu USD, tăng 4,7% về khối lượng nhưng giảm 7,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2016 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia và Đài Loan, chiếm 56% thị phần. Trong 6 tháng đầu năm 2016, các thị trường có giá trị nhập khẩu cao su tăng mạnh nhất là Malaixia (27,4%), Trung Quốc (28,7%), Indonesia (5,7%). Các thị trường có giá trị nhập khẩu cao su trong 6 tháng đầu năm 2016 giảm mạnh nhất là thị trường Campuchia (giảm 30,5%) tiếp theo là Nga (giảm 28,5%). Các thị trường khác cũng giảm nhẹ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan giá trị giảm lần lượt là 7,2%, 8,8% và 7,7%.

Góp ý xây dựng cơ cấu giống cao su

Vừa qua, tại Viện Nghiên cứu Cao su VN (Lai Hưng, Bàu Bàng, Bình Dương), Ban Quản lý Kỹ thuật VRG đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đóng góp xây dựng cơ cấu bộ giống cao su giai đoạn 2016-2020.

Tại Hội thảo, Ban xây dựng cơ cấu bộ giống cao su đã trình bày báo cáo đánh giá các giống cao su, các cơ sở để đề xuất xây dựng cơ cấu bộ giống cao su và ghi nhận các ý kiến đóng góp của các công ty cao su khu vực Đông Nam bộ cho việc xây dựng cơ cấu bộ giống cao su giai đoạn 2016 – 2020.

Phát biểu tổng kết Hội thảo, Trưởng Ban Quản lý Kỹ thuật Lại Văn Lâm đã ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng cơ cấu giống và đề xuất Ban xây dựng cơ cấu bộ giống cao su hoàn thiện các thông tin về các giống cao su, khuyến cáo để

giúp các công ty cao su trong việc chọn lựa và xây dựng cơ cấu giống phù hợp với điều kiện tiểu vùng của đơn vị.

Giá cao su tăng giảm trái chiều

Theo Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), tuần qua, giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh diễn biến tăng giảm trái chiều so với xu hướng trên thị trường cao su thế giới.

Cụ thể: Cao su SVR 3L giảm từ 30.100 đồng/kg hồi cuối tháng 7 xuống còn 29.900 đồng/kg; trái lại, cao su SVR 10 tăng từ 25.300 đồng/kg lên 26.600 đồng/kg. Tuy nhiên, trên thị trường xuất khẩu, mặt hàng này lại khởi sắc khi khối lượng cao su xuất qua cửa khẩu Móng Cái đạt 8.500 tấn, tăng so với 7.950 tấn tuần trước, giá cũng tăng thêm 150 NDT/tấn lên 10.500 NDT/tấn.

Dự báo, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ tăng trong nửa cuối năm 2016 với các tín hiệu tích cực: GDP của Trung Quốc nửa đầu năm nay tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái; sản lượng và doanh số bán ra ô tô của Trung Quốc tăng 6,47% và 8,14% so với cùng kỳ; dự trữ cao su tại kho ngoại quan cảng Thanh Đảo giảm 8,8% so với cuối tháng 6.2016, còn 177.300 tấn.

6 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Ngành săm lốp tăng trưởng chậm

Năm 2016, ngành săm lốp được đánh giá là có nhiều lợi thế để tăng trưởng nhưng kết quả 6 tháng đầu năm của 3 doanh nghiệp trong ngành đang niêm yết là Công ty CP Cao su Sao Vàng (SRC), Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) và Công ty CP Công nghiệp Cao su miền Nam (CSM) lại cho thấy ngành này dường như vẫn đang “dậm chân tại chỗ”.

Nửa đầu năm 2016, do chịu ảnh hưởng chặt chẽ bởi biến động giá dầu nên giá cao su thiên nhiên có xu hướng tăng lên đáng kể, nhưng nếu xét trong vòng năm 5 gần đây thì mức giá cao su thiên nhiên hiện nay vẫn đang trong giai đoạn thấp. Vì vậy, với mức giá cao su thiên nhiên không cao như hiện nay thì vẫn được coi là thông tin tốt đối với các doanh nghiệp ngành săm lốp. Ngoài ra, các nhà máy lốp Radial của DRC và CSM sau thời gian vận hành thử đã bắt đầu cho sản lượng, gia tăng nguồn cung trong nước khi mà nhu cầu lốp Radial nội địa đang tăng.

Do có sự hỗ trợ bởi nhiều thông tin tích cực như đã nêu trên, các nhà đầu tư đặt khá nhiều kỳ vọng vào sự tăng trưởng của ngành trong năm 2016. Báo cáo phân tích ngành của nhiều công ty chứng khoán cũng đánh giá khá tốt triển vọng của các cổ phiếu ngành săm lốp. Tuy nhiên, khi Báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2016 của CSM, DRC, SRC được công bố gần đây, thì ít nhiều đã gây thất vọng cho nhà đầu tư bởi sự tăng trưởng chậm, không tương xứng với lợi thế và triển vọng của ngành.

Cao su miền Nam có doanh thu trong quý 2/2016 đạt 807 tỷ đồng, giảm tới 36% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ giá vốn/doanh thu giảm nhẹ, do đó lợi nhuận gộp cũng chỉ đạt 176 tỷ đồng, giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm 2015. Cuối quý 2/2016, CSM đạt 62 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả 6 tháng đầu năm 2016, CSM đạt 1.491 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 23% so với nửa đầu năm 2015 và lợi nhuận sau thuế đạt 124 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2015.

Cùng chung thực trạng, Cao su Đà Nẵng (DRC) cũng có kết quả sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu thuần quý 2/2016 của DRC đạt 888 tỷ đồng, giảm 3%. Lợi nhuận gộp trong quý 2 chỉ đạt hơn 200 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2015. Kết quả cuối cùng, Cao su Đà Nẵng đạt 110 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế – giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng, doanh thu thuần của DRC đạt 1.634 tỷ đồng, giảm 3% so với 6 tháng đầu năm 2015, lợi nhuận sau thuế đạt 198 tỷ đồng, cũng giảm 3% so với cùng kỳ năm 2015.

Cao su Sao Vàng (SRC) cũng không có kết quả khả quan hơn CSM và DRC. Mặc dù chi phí bán hàng tăng 56%, nhưng doanh thu quý 2 của SRC vẫn sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 245 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế Công ty đạt 21 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2015. Kết quả 6 tháng đầu năm 2016, SRC đạt 444 tỷ đồng doanh thu, giảm 5% so với nửa đầu năm 2015. Tuy nhiên so với 2

NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO III

7 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

doanh nghiệp trên SRC không bị giảm về lợi nhuận sau thuế, nửa đầu năm 2016 SRC đạt 38 tỷ đồng tăng hơn 1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế so với cùng quý năm trước.

Với kết quả kinh doanh trên, các doanh nghiệp của ngành cao su săm lốp vẫn “dậm chân tại chỗ” dù cho đã được hưởng nhiều lợi thế về ngành. Trong thời gian tới, các nhà đầu tư có lẽ cần xem xét thật kỹ về thực tế cũng như tiềm năng tăng trưởng của ngành trước khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp cao su săm lốp khi mà áp lực cạnh tranh tranh ngày càng gia tăng.

Áp lực cạnh tranh ngày càng cao

Hiện nay, ngành cao su săm lốp đang đứng trước những khó khăn rất lớn. Đó là việc các doanh nghiệp săm lốp Việt Nam dù chiếm lĩnh phần lớn thị trường nội địa nhưng vẫn phải chịu áp lực cạnh tranh về giá của các các sản phẩm từ Trung Quốc. Thêm vào đó là việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết WTO, AFTA và sắp tới là Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp có hiệu lực mà kéo theo đó sẽ là sự xuất hiện của nhiều nhà máy với quy mô sản xuất lớn, thương hiệu lâu đời sẽ tạo ra những thách thức sống còn cho ngành săm lốp Việt Nam.

Như vậy, các doanh nghiệp cao su săm lốp Việt Nam đang đứng trước nhiều lợi thế và thách thức, các doanh nghiệp phải lựa chọn sẽ tận dụng lợi thế lao vào sân chơi mới để tồn tại và phát triển hay là đứng yên để bị đào thải theo thời gian.

Thị trường cao su còn nhiều bấp bênh

Các dự báo mới nhất về những yếu tố ảnh hưởng tới thị trường cao su từ nay đến cuối năm và 2017, cho thấy giá cao su thiên nhiên sẽ còn bấp bênh, khó khăn – thuận lợi đan xen. Thông tin mới nhất do Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay giảm. Cụ thể, IMF cho rằng “cơn địa chấn” Brexit sẽ tác động mạnh đến bản thân nước Anh với tăng trưởng GDP dự kiến chỉ đạt 1,7% trong năm nay và 1,3% trong năm tới, giảm lần lượt 0,2% và 0,9% so với dự báo trước đó.

Nền kinh tế Mỹ được đánh giá không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự kiện Brexit, được dự báo đạt tăng trưởng 2,2% trong năm nay và 2,5% trong năm sau. Theo IMF, kinh tế Nhật Bản ước tăng 0,3% trong năm nay và tăng 0,1% trong năm tới. Triển vọng kinh tế của Trung Quốc có vẻ khả quan hơn khi IMF nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lên 6,6%, tăng 1,1% so với dự báo trước.

Đối với Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone), mặc dù IMF nâng mức dự báo tăng trưởng tại khu vực này lên 1,6% trong năm nay, song dự báo giảm xuống còn 1,4% trong năm 2017 do lòng tin người tiêu dùng và

doanh nghiệp có thể sụt giảm. Về thị trường dầu mỏ, Tổ chức các nước XK dầu mỏ (OPEC) dự báo tình trạng dư thừa nguồn cung toàn cầu sẽ giảm hơn nữa trong năm nay và năm sau do các nước XK dầu mỏ bên ngoài tổ chức này cắt giảm sản lượng, đặc biệt là Mỹ.

Theo OPEC, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên mức 94,2 triệu thùng/ngày trong năm nay, tức tăng thêm 1,2 triệu thùng/ngày, trước khi tăng một mức tương tự lên 95,3 triệu thùng/ngày trong năm sau. Một tín hiệu lạc quan và đáng kỳ vọng là nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên có khả năng tăng ở hầu hết các nước lớn sử dụng mặt hàng này.

8 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tính đến cuối tháng 6, tồn kho cao su ở Thanh Đảo của Trung Quốc là 194.400 tấn, giảm 10% so với đầu tháng 6. Trong khi đó, sản xuất và doanh số bán xe ô tô đang tăng khá sẽ kéo nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên của Trung Quốc tăng. Nhu cầu tiêu thụ cao su của thị trường Ấn Độ vẫn nhịp độ tăng khá, đặc biệt là trong những tháng cuối năm.

Năm 2016, dự kiến nhu cầu tiêu thụ cao su của Ấn Độ vào khoảng 1 triệu tấn, trong khi khả năng đáp ứng của cao su nội địa chỉ đạt 50%. Tại Nhật Bản, dù kinh tế nước này tăng trưởng chậm nhưng cũng không có dấu hiệu suy thoái. Tình hình này có thể được cải thiện trong những tháng cuối năm, đưa nhu cầu tiêu thụ cao su tăng.

Về nguồn cung cao su, sẽ tăng mạnh trong những tháng còn lại của năm 2016 khi các nước sản xuất cao su bước vào mùa thu hoạch cao điểm. Riêng tại Thái Lan, dự báo sản lượng cao su nước này sẽ giảm mạnh so năm 2015 do ảnh hưởng bởi nạn hạn hán. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Indonesia, Malaysia, VN…

Nhằm điều tiết thị trường và chặn đà giá cao su giảm, tháng 5 vừa qua, 3 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia đã thống nhất cắt giảm 615.000 tấn cao su XK. Thỏa thuận này sẽ kết thúc vào tháng 8 tới. Việc 3 nước này có tiếp tục đưa ra gói cắt giảm XK nữa hay không, sẽ có tác động nhất định tới thị trường.

Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cao su

Nhận định về thị trường và giá cao su những tháng còn lại của năm 2016, Ban Xuất nhập khẩu VRG phân tích: Tình hình kinh tế các nước lớn trên thế giới chưa ổn định và có thể giảm sút do tác động của việc nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit); cung cao su vẫn lớn hơn cầu; tăng trưởng ngành sản xuất vỏ xe và ô tô khó dự báo; thị trường Trung Quốc còn những thay đổi khó lường… sẽ khiến ngành cao su nói chung, VRG nói riêng còn đối mặt với nhiều khó khăn. Đây cũng là sự phân tích và nhận định của nhiều chuyên gia khi đề cập đến tình hình diễn biến thị trường và giá cao su trong những tháng cuối năm 2016. Như vậy, dù giá cao su 6 tháng đầu năm, đặc biệt là từ tháng 3 đến nay có những chuyển biến khả quan, thì cũng chưa đủ cơ sở và niềm tin để đưa ra những dự báo lạc quan trong thời gian tới. Từ tình hình đó, Ban Xuất nhập khẩu VRG đã đưa ra một số giải pháp tiêu thụ cao su thời gian tới như sau:

Thứ nhất, tiếp tục rà soát và thực hiện các biện pháp giảm giá thành để đảm bảo sản xuất vẫn hiệu quả trong điều kiện giá bán vẫn ở mức thấp và không loại trừ khả năng giảm tiếp.

Thứ hai, nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, cơ cấu sản phẩm của VRG có cải thiện so với trước đây, như tỉ lệ mủ SVR 3L còn

XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH IV

9 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

32%, mủ RSS tăng lên 8%. Các CTCS cần phải cấp chứng chỉ kiểm phẩm cho tất cả các sản phẩm cao su chế biến và có giải pháp quản lý chất lượng tốt nhất. Trong đó tránh việc sử dụng logo, nhãn hiệu của công ty cho sản phẩm trôi nổi, chất lượng không đảm bảo, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu cao su VRG.

Thứ ba, tiếp tục củng cố duy trì quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống. Song song đó, tích cực tìm kiếm mở rộng khách hàng mới, thị trường mới thông qua quảng bá thương hiệu sản phẩm, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Thứ tư, thường xuyên tìm kiếm, tham khảo các nguồn thông tin thị trường và dự báo để tìm giải pháp cho việc giảm giá thành đầu vào; cập nhật về giá cả, nhu cầu các chủng loại sản phẩm trên thị trường để có chính sách bán hàng phù hợp. Một yếu tố khác cũng cần lưu ý, đó là cần có sự trao đổi, chia sẻ thông tin cùng có lợi giữa các công ty thành viên VRG.

Thứ năm, tham gia hợp tác giao dịch đấu giá cao su trên Sàn giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa VN (VNX), dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay. Đây là phương thức giao dịch minh bạch, công bình cho cả người mua và người bán, có thể thúc đẩy mạnh lượng cao su tiêu thụ.

Cao su Quảng Trị thưởng hàng tháng cho công nhân vượt kế hoạch

Nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh 2016, Ban Tổng giám đốc và Ban Thường vụ Công đoàn Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị liên tịch phát động phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch sản lượng quý III và nước rút quý IV năm 2016.

Trong đó thưởng cho cá nhân vượt kế hoạch hàng tháng, tập thể vượt từng quý. Tháng 7 là tháng đầu tiên thực hiện đợt phát động thi đua đã có nhiều đơn vị và cá nhân vượt kế hoạch trên 110%. Công ty đã chi 37.000.000 đồng để thưởng cho 212 CN vượt kế hoạch trên tổng số 450 công nhân khai thác, mức thưởng từ 100.000đ đến 200.000đ/người.

Cao su Chư Păh đẩy mạnh ứng dụng quản lý vườn cây

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm tiện ích vào quản lý vườn cây cao su đang được các công ty cao su, nhất là các đơn vị trên địa bàn Tây Nguyên quan tâm và ứng dụng, nhằm quản lý vườn cây một cách khoa học hơn, tiện ích hơn, từ đó giúp các công ty có thể hạ được giá thành và nâng cao năng suất lao động.

Tại Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh, đơn vị đang nỗ lực đẩy mạnh công tác này, bởi có đến khoảng 2/3 lao động là người dân tộc thiểu số, có những khó khăn nhất định trong việc triển khai tin học vào quản lý vườn cây.

CÔNG TY TRONG NGÀNH V

10 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tuy nhiên, theo chị Trương Thị Kiều – Phó phòng Quản lý Kỹ thuật thì: “Đây không phải những khó khăn lớn, cái chính là diện tích cao su của công ty nằm ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hệ thống Interner chưa thể kết nối được. Thứ 2 là họ tên người dân tộc thiểu số, biến động lao động thường xuyên nên cũng ảnh hưởng đến cập nhật, quản lý dữ liệu”.

Năm 2014, công ty ký hợp đồng sử dụng phần mềm “quản lý vườn cây” của Công ty CP Công nghệ Thái Bình Dương (Epacific) nhằm giúp quản lý dữ liệu vườn cây thuận tiện, chính xác hơn. Nhờ vậy, lãnh đạo công ty có thể dễ dàng tính được năng suất của từng lô cụ thể, biết rõ nguồn gốc giống cây trồng, quản lý việc cây gãy đổ, tình hình bón phân, phun thuốc và có thể dễ dàng nắm rõ công tác chia phần cây cạo cho người công nhân…

Khi đưa vào sử dụng phần mềm từ đầu năm 2015, các nông trường đã cử cán bộ trẻ, có năng lực và trình độ để tham gia lớp tập huấn do Công ty Epacific tổ chức.

Cao su VRG tại Campuchia: Sẽ khai thác diện tích lớn trong 2017

Bắt đầu triển khai từ năm 2006, đến nay VRG hiện quản lý 15 đơn vị thành viên thực hiện đầu tư 19 dự án cao su tại CPC. Đến 30/6/2016, VRG đã trồng trên 90.000 ha cao su tại các tỉnh Kampong Thom, Preah Vihear, Siem Reap, Oddor Meanchey, Kratie, Moldulkiri, Rattanakiri. Trong đó, có 1.886 ha đã đưa vào khai thác và đang tập trung chuẩn bị cho công tác khai thác đại trà trên các vùng dự án. Đến nay VRG đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh 2 nhà máy chế biến với tổng công suất 8.000 tấn/năm.

Tổng số lao động bình quân của VRG tại CPC đến 30/6/2016 là 15.000 người, trong đó lao động quản lý người Việt 906 người, người CPC là 584 người. Lao động trực tiếp người CPC là 13.490 người.

Tiền lương bình quân chi trả cho CN trên 150 USD/người/tháng. Ngoài ra, các công ty còn tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho CN thông qua hình thức phát thêm gạo trung bình 20 kg/người/tháng. Bên cạnh chế độ lương, các công ty còn trả thêm các khoản chi khác như nghỉ lễ, nghỉ bệnh, lương làm việc thêm giờ, tiền thưởng các ngày Tết, ngày lễ, cấp thuốc điều trị bệnh miễn phí, trang bị dụng cụ bảo hộ lao động…Phần lớn các dự án trồng cao su của VRG triển khai ở các vùng kinh tế xã hội kém phát triển của CPC, nơi mà gần như không có các công trình kết cấu hạ tầng và người dân chủ yếu sinh sống với tập quán du canh du cư. Do vậy, khi thực hiện các dự án trồng cao su, các DN phải đầu tư cả xây dựng hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, điện, nước, cầu cống và các công trình giáo dục, y tế, tôn giáo… cho CNLĐ tại dự án cũng như cộng đồng dân cư quanh vùng.

Tính đến tháng 6/2016, riêng VRG đã đầu tư trong các vùng dự án cao su hơn 3.000 căn nhà ở CN các loại, cùng với hệ thống điện, nước sinh hoạt; xây dựng 16 công trình trạm xá và 14 trường học; gần 3.000 km đường giao thông cấp phối, cầu

cống các loại…

11 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Theo kế hoạch, năm 2017 các công ty thành viên VRG sẽ đưa vào khai thác cao su với diện tích quy mô lớn. Do vậy, nhu cầu tuyển dụng lao động, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý và CNLĐ làm việc ổn định, gắn bó lâu dài với các công ty để chuẩn bị cho công tác khai thác và chế biến, kinh doanh là rất cấp thiết.

Tuy nhiên, theo các công ty cao su ở CPC, hiện nay nguồn lao động tại chỗ ở các vùng dự án chưa đáp ứng được nhu cầu của các công ty. Đây là nỗi lo lớn của các công ty đang chuẩn bị đưa cao su ở CPC vào khai thác.

Để chủ động khắc phục vấn đề này, VRG đã chỉ đạo cho các công ty cao su thành viên tại CPC thực hiện nhiều giải pháp để thu hút và giữ chân người lao động. Cụ thể như tạo việc làm ổn định; ngoài lương còn tạo điều kiện cấp thêm gạo, thực phẩm, thuốc cho CNLĐ; cấp nhà ở cho các hộ gia đình CN. Cùng với đó, xây dựng cụm dân cư trong vùng dự án với đầy đủ trường học, trạm xá, nhà tụng, chùa và thực hiện các chính sách – an sinh xã hội khác cho người lao động, để người lao động dần ổn định và gắn bó với công ty cao su.

DỰ ÁN CAO SU GEMADEPT TẠI CAMPUCHIA

Hoạt động của Ban quản lý dự án cao su Gemadept trong tháng qua:

- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá tác động môi trường. - Tiếp tục nghiên cứu, theo dõi chăm sóc cây trồng ngắn ngày phù hợp điều kiện tự nhiên dự án. - Chăm sóc kiến thiết cơ bản cho toàn bô diện tích cao su - Hoàn thiện hệ thống đường sá cho diện tích trồng mới 2016; tu bổ hệ thống đường đã sử dụng. - Tiếp tục hoàn thiện khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên.

12 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Phòng trị bệnh trên cao su Bệnh héo đen đầu lá

Bệnh héo đen đầu lá do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Gây hại trong mọi giai đoạn phát triển của cây cao su và phổ biến vào mùa mưa do nấm cần ẩm độ cao để phát sinh và phát triển.

Trong điều kiện tại Việt Nam, bệnh chỉ xuất hiện vào mùa mưa và gây hại cho vườn nhân, ương và KTCB, nhất là tại các vùng trồng cao su ở Tây Nguyên, miền Trung. Tuy nhiên, do xảy ra vào mùa mưa khi lá đã ổn định nên ít có tác hại cho cây cao su kinh doanh. Bệnh gây hại chồi và lá non, làm rụng lá và chết chồi dẫn đến chậm sinh trưởng, giảm chất lượng gỗ ghép và tỷ lệ ghép sống thấp. Ngoài cây cao su, nấm còn ký sinh nhiều cây khác: ca cao, cam chanh, sầu riêng, xoài, một số loài cỏ dại. Đã có ghi nhận nấm từ cây cao su có khả năng gây hại cho cây khác và ngược lại.

Lá cao su 1-10 ngày tuổi là giai đoạn mẫn cảm nhất, vết bệnh đầu tiên trên lá non có đốm màu nâu nhạt và xuất hiện ở đầu lá, sau đó lan rộng tạo vùng thâm đen tại đầu lá và rụng từng lá chét, sau cùng cả cuống lá bị rụng. Lá trên 14 ngày tuổi, không bị rụng mà để lại những đốm u lồi trên phiến lá có chứa nhiều bào tử do đó một số nơi còn gọi là đốm mắt cua. Ngoài ra, nấm còn có khả năng gây hại cho trái và chồi non, vết bệnh có màu nâu đến nâu đậm dẫn đến chết chồi và khô trái. Các DVT nhiễm bệnh nặng (RRIM 600, GT 1, PB 255, PB 260, RRIV 1, RRIV 3, RRIV 4…).

Để phòng trị cần kiểm soát cỏ dại và vệ sinh vườn cây để giảm ẩm độ và nguồn nấm bệnh từ cây ký chủ khác. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: carbendazim (Vicarben 50SC, Carbenzim 500FL, Carbenvil 50SC, Glory 50SC) nồng độ 0,2% hoặc hexaconazole (Anvil 5SC, Hexin 5SC, Vivil 5SC, Saizole 5SC) nồng độ 0,2% hoặc hỗn hợp của carbendazim và hexaconazole (Vixazol 275SC, Arivit 250SC) nồng độ 0,2%. Pha phối hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 0,2%. Chỉ xử lý trên vườn nhân, ương và vườn KTCB năm 1 -2. Phun thuốc lên lá non khi có 10% cây có lá nhú chân chim, ngừng phun khi 80% cây có tầng lá ổn định, với chu kỳ 7 – 10 ngày/lần vào buổi sáng ít gió.

Bệnh đốm mắt chim

Bệnh do nấm Drechslera heveae gây ra. Bệnh thường xảy ra trên cây thực sinh trong vườn ương trồng trong điều kiện thiếu dinh dưỡng ở những vùng đất trũng, xấu. Bệnh ít khi gây chết toàn bộ cây, nhưng gây hại cho lá non, chồi non, làm giảm sinh trưởng, gây ảnh hưởng đến tỷ lệ cây đưa vào ghép và tỷ lệ ghép sống.Vết bệnh đặc trưng như mắt chim, có kích thước 1-3 mm với màu trắng ở trung tâm và viền màu nâu rõ rệt bên ngoài. Trên lá non, bệnh gây biến dạng và rụng từng lá chét một, trong khi trên lá già vết bệnh tồn tại trong suốt giai đoạn phát triển của lá. Đỉnh sinh trưởng cây nhiễm bệnh bị biến dạng và phình to.

KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VI

13 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Cần làm sạch cỏ tạo cho vườn cây thông thoáng giảm điều kiện lây lan. Bón phân cân đối và đầy đủ cho cây. Sử dụng thuốc tương tự như phun trị bệnh héo đen đầu lá.

Để phòng trị bệnh hại đạt hiệu quả tốt cần lưu ý các yếu tố sau: Chọn và trồng các DVT cao su kháng hoặc chống chịu bệnh; Không sử dụng cây con không có nguồn gốc và lẫn tạp giống; Chăm sóc bón phân cân đối, đầy đủ, tăng cường khả năng chống chịu bệnh; Cạo mủ hợp lý, tránh cạo quá độ làm cây suy kiệt. Thường xuyên lưu ý theo dõi vườn cây, phát hiện xử lý kịp thời và đúng cách khi bệnh phát sinh. Phát hiện bệnh kịp thời, sớm phòng trị sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Đúng cách: dùng thuốc đúng theo khuyến cáo, đúng nồng độ, liều lượng, phun thuốc đúng cách, đúng giờ, đúng số lần xử lý. Bên cạnh đó, cũng cần phối hợp việc phòng trị với các biện pháp canh tác bổ sung giúp vườn cây khỏe tăng tính chống chịu bệnh.

Bệnh rụng lá mùa mưa

Bệnh do nhiều loài nấm Phytophthora spp gây ra. Tại Việt Nam, 2 loài P. palmivora và P. botryosa là phổ biến nhất. Hai loài nấm này cũng là tác nhân gây bệnh loét sọc mặt cạo. Bệnh gây hại cho vườn cây cao su kinh doanh và KTCB cũng như vườn ương, nhưng nặng nhất cho vườn cây cao su kinh doanh.

Bệnh làm giảm 30- 56% sản lượng khi nhiễm nặng. Trong điều kiện nước ta, bệnh xuất hiện vào những tháng mưa dầm ở vùng đất đỏ Đông Nam bộ, Tây Nguyên và miền Trung và gây hại chủ yếu cho vườn cây cao su kinh doanh. Vào thời gian mưa dầm, có sương mù buổi sáng kết hợp với nhiệt độ thấp (26±2oC) trong khoảng ba ngày, bệnh sẽ xuất hiện nặng 5-7 ngày sau đó. Ngoài cây cao su, nấm còn ký sinh nhiều cây thuộc các họ khác nhau.

Triệu chứng đặc trưng là trên cuống lá có cục mủ màu đen hoặc trắng tại trung tâm vết bệnh màu nâu hoặc xám. Lá bị rụng còn xanh gồm cả 3 lá chét và cuống. Đầu cuống lá tiếp xúc với chồi không có mủ và các lá chết dễ dàng rời ra khi lắc nhẹ. Tán lá bị rụng không ra lại mà phải đến mùa ra lá sinh lý hàng năm, điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng quang hợp đưa đến giảm sản lượng trầm trọng.

Trên chồi xanh, đốm bệnh hình bầu dục và có màu nâu đen, nếu bị nặng có thể dẫn đến chết chồi. Trái xanh gần khô là giai đoạn mẫn cảm nhất, vết thâm màu nâu xuất hiện tại phần dưới của trái sau đó lan rộng toàn bộ. Trái bị bệnh khô lại và treo trên cây với những đám nấm màu trắng, đây cũng là nơi nấm tồn tại qua mùa khô và là nguồn bệnh ban đầu.

Chưa có biện pháp hóa học trị bệnh hiệu quả khi bệnh phát sinh. Chỉ có thể hạn chế bệnh bằng cách không trồng các DVT mẫn cảm với bệnh (GT 1, RRIM 600, PR 107, PB 86…) ở những vùng có điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh. Trường hợp vườn cao su non bị bệnh thì sử dụng hỗn hợp của metalaxyl + mancozeb (Vimonyl 72BTN, Mexyl 72WP…) nồng độ 0,2%.

14 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Nếu chồi non nhiễm bệnh phải cắt bỏ phần bị thối và bôi thuốc với nồng độ 2% sau đó bôi vaseline. Trên vườn cây kinh doanh, khi bệnh xuất hiện thì bôi thuốc với nồng độ 2% hoặc chế phẩm LSMC 99 lên mặt cạo để phòng trị bệnh loét sọc mặt cạo.

Bệnh loét sọc mặt cạo

Bệnh do nấm Phytophthora palmivora và P. botryosa gây ra, chúng cũng là tác nhân bệnh gây rụng lá mùa mưa, cho nên bệnh thường nặng ở vùng có rụng lá mùa mưa do nước mưa rửa trôi bào tử xuống mặt cạo. Gây hại trên mặt cạo, bộ phận kinh doanh quan trọng của cây cao su và nguy hiểm nhất vào mùa

mưa. Nấm phát tán chủ yếu do nước mưa và tồn tại qua mùa khô trên các vết bệnh cũ. Ngoài ra, nấm có thể tồn tại trong đất thời gian dài mà không mất đi khả năng gây bệnh.

Do đặc tính thu hoạch cao su là thường xuyên tạo vết thương qua những lần cạo nên cũng là cửa ngõ cho nấm xâm nhập. Nấm có khả năng xâm nhiễm sau khi cạo 72 giờ, cho nên xử lý thuốc mang lại hiệu quả cao sau mỗi lần thu hoạch. Bệnh phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, địa hình, mật độ trồng, đặc tính kháng của từng DVT, chu kỳ và độ sâu cũng như chiều cao miệng cạo.

Khi miệng cạo tiến gần mặt đất bệnh cũng trở nên nặng hơn do có ẩm độ cao và nước mưa đưa nấm từ đất vào. Ẩm độ không khí trên 90%, nhiệt độ thấp (26±2oC) và mặt cạo luôn bị ướt là yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển và lây lan. Đã có ghi nhận nấm trên cây cao su có khả năng gây hại cho sầu riêng, ca cao, tiêu, cam, chanh và ngược lại. Trong điều kiện canh tác cao su tại nước ta, bệnh phổ biến vào mùa mưa tháng 6-11 ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên, riêng miền Trung lại xuất hiện tháng 9-1 hàng năm.

Triệu chứng ban đầu không rõ rệt với những sọc nhỏ hơi lõm vào có màu nâu nhạt ngay trên đường cạo và song song với thân cây. Nếu không phòng trị các vết sẽ liên kết lại thành từng mảng lớn, lúc này vỏ bị thối nhũn và có mủ cũng như dịch màu vàng rỉ ra từ vết thương có mùi hôi thối. Dưới ’76ết bệnh có đệm mủ và những sọc đen trên gỗ, lúc này tượng tầng bị hủy hoại và để lộ gỗ, đây là vị trí thuận lợi cho mối mọt xâm nhập làm gãy đổ cây.

Khi cây bị nặng, vết bệnh phá hủy toàn bộ mặt cạo và phát triển lên mặt cạo tái sinh cũng như vỏ nguyên sinh, đưa đến hậu quả làm mất diện tích mặt cạo và khó khăn cho việc thu hoạch mủ sau này. Nếu mặt cạo bị hại nặng có thể làm giảm sản lượng đến 100%.

Để phòng trị bệnh lưu ý không cạo khi mặt cạo còn ướt và cạo phạm vì đó là điều kiện tốt cho nấm xâm nhập. Cạo đúng kỹ thuật và diệt cỏ dại mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt. Một số vùng bị rụng lá mùa mưa và loét sọc mặt cạo nặng nên giảm chu kỳ cạo hoặc nghỉ cạo trong thời gian mưa dầm. Dùng máng chắn mưa hoặc mái che mưa. Sử dụng thuốc metalaxyl + mancozeb (Vimonyl 72BTN, Mexyl 72WP…) nồng độ 2%, phối hợp thêm chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 1,0%; hoặc chế phẩm LSMC 99 quét băng rộng 1-1,5 cm trên miệng cạo sau khi thu mủ.

Một số lưu ý về trồng xen tại Tây Nguyên

Đến nay, kết quả ban đầu của công tác trồng xen trên địa bàn Tây Nguyên đã được VRG khẳng định có triển vọng. Tuy vậy, Ban Quản lý Kỹ thuật (QLKT) VRG cũng chỉ ra những lưu ý đối với các công ty đang tiến hành trồng xen.

15 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Theo đánh giá của Ban QLKT thì trồng xen tại Tây Nguyên hiện đang tiến triển tốt, có triển vọng, khả thi nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn hơn khu vực Đông Nam bộ đối với những cây ngắn ngày, bởi điều kiện đất đai, lao động, địa hình không thuận lợi nên chỉ thực hiện trên quy mô nhỏ.

Ban QLKT cũng chỉ ra những lợi ích và thế mạnh của việc trồng xen những cây ngắn ngày. Đó là cây trồng ngắn ngày sau khi thu hoạch là nguồn hữu cơ để tấp tủ cho cao su, xác cây còn là nguồn chống xói mòn, cải tạo đất. Về lợi ích kinh tế thì đều mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị lẫn người trồng xen.

Cũng theo báo cáo của Ban QLKT thì các công ty cần phải kiểm soát tốt khoảng cách 1,5 m giữa cây trồng hàng năm (ngắn ngày) với cây cao su theo đúng quy định. Nhất là cây bắp phải được kiểm soát nghiêm về khoảng cách những năm đầu trồng tái canh, vì sự phát triển vượt bậc của nó so với cây cao su trong thời gian đầu.

Bên cạnh đó, Ban QLKT cũng khuyến khích các đơn vị phát triển các loại cây, mô hình trồng xen các loại họ đậu. Đối với cây trồng lâu năm (dài ngày) cần tưới nước như cà phê, tiêu thì chỉ được trồng xen theo thiết kế hàng kép trên những diện tích đảm bảo nguồn nước, cần cân nhắc kỹ đối với những diện tích trồng cây dài ngày mà dùng nguồn nước ngầm.

Xen canh cây trồng dài ngày là mô hình mới, mô hình hàng kép đã được cụ thể hóa bằng quy trình kỹ thuật để phát huy hiệu quả cả cao su và cây trồng xen. Tuy vậy, các đánh giá mới chỉ trong giai đoạn đầu, chưa có tổng thể cho cả chu kỳ cao su và cây trồng xen, cần phải tiếp tục theo dõi để đánh giá ảnh hưởng lâu dài.

Cuối cùng là trồng thảm phủ (trồng cây mucuna). Đây là phương án bắt buộc sau khi kết thúc giai đoạn trồng xen cây ngắn ngày, đối với cây trồng lâu năm có thể thiết lập thêm thảm phủ mucuna giữa hai hàng cao su.

Thước “thông minh” chia mặt cạo

Anh Trần Như Hiệp, công nhân khai thác mủ Nông trường Gia Huynh thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận vừa nghiên cứu sáng kiến cải tiến khâu thiết kế miệng cạo úp (miệng cạo đục) và được đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Đó là thước “thông minh” dùng chia mặt cạo thay thế cho dây 3 gút.

Điều đáng nói là thâm niên cạo mủ của anh Hiệp chỉ 4 năm và năm nay anh mới bắt đầu chuyển qua cạo đục lần đầu tiên nhưng đã sáng chế ra thước “thông minh” thay thế cho dây 3 gút có hàng trăm năm nay, kể từ ngày người Pháp đưa cây cao su vào Việt Nam. Sáng chế này làm đơn giản việc thao tác, làm lợi trên 40% thời gian chia mặt cạo với số đo có độ chính xác 100%.

Sau khi tính toán và tự làm một cái thước cho mình đưa vào lô cao su chia mặt cạo vừa nhanh, vừa chính xác về số đo, anh thông báo với đội trưởng và Giám đốc nông trường Trần Bảo Quốc. Vốn là các cán bộ trẻ chịu lăn lộn với thực tế nên các anh lãnh đạo đồng ý ngay và khích lệ tinh thần sáng tạo của anh Hiệp.

Chỉ ngay sau ngày thứ 2 kể từ khi anh Hiệp áp dụng thành công trên phần cây của mình, anh Quốc “đặt hàng” anh Hiệp hàng trăm thước “thông minh” để triển khai và được công nhân hào hứng tiếp nhận, thán phục. “Thước thông minh” là cái tên ấn tượng do anh Quốc đặt.

16 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Theo cách truyền thống, để chia mặt cạo úp hay ngửa người công nhân dùng dây 3 gút. Riêng với mặt cạo úp ¼ vanh phải thao tác 2 lần mới tìm ra điểm cần đánh dấu, mất nhiều công sức. Dùng thước thông minh chỉ cần 1 lần thao tác là xong với độ chính xác tuyệt đối

Theo đó trên mặt số của thước dây tác giả đã chia và dùng viết ghi lên đó các số chia của vanh thân cây. Ví dụ khi chia ¼ vanh: Nếu số đo vanh là 100cm điểm hậu cần đánh dấu là điểm 25cm trên mặt thước, khi số đo vanh là 99cm điểm hậu là 24,75cm, số đo vanh là 98cm điểm hậu là 24,5cm… Tác giả dùng viết ghi số 100 đè lên số 25, ghi số 99 đè lên số 24,75, ghi số 98 đè lên số 24,5…

Như vậy vị trí cần đánh dấu lên thân cây chính là số đo của vanh thân cây, người công nhân đứng quay mặt vào mặt tiền miệng cạo, đặt số 0 của thước dây vào điểm mặt tiền, quàng thước qua bên tay trái đo vanh thân cây và chỉ cần tìm và đánh dấu vào điểm có số ghi tương ứng với số đo vanh thân cây là xong.

Với cùng một công nhân chia mặt cạo trên cùng một vườn cây làm theo phương pháp mới tiết kiệm được từ trên 40% thời gian và công sức với số đo chính xác tuyệt đối. Với cách làm tương tự, thước này cũng dùng được khi chia mặt cạo ½ vanh cho cây cao su mới mở miệng lần đầu và có thể ứng dụng cho các ngành khác khi cần chia vanh với thời gian rút ngắn và độ chính xác tuyệt đối. Đây là sáng kiến cần được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong toàn ngành.

HỘI NGHỊ VÀ TRIỂN LÃM GANG TAY CAO SU QUỐC TẾ LẦN THỨ VIII

• Địa điểm: Trung tâm hội nghị Kuala Lumpur, Petaling Jaya, Selangor, Malaysia

• Thời gian: từ ngày 6 đến 8 tháng 9 năm 2016 • Nội dung: IRGCE là triển lãm lớn nhất thế giới của găng tay cao

su. IRGCE 2016 sẽ bao gồm các tài liệu kỹ thuật về những cải tiến trong công nghệ chế biến, các sản phẩm mới và sáng tạo, sử dụng găng tay trong y tế và phi y tế, cập nhật về việc tuân thủ quy định, công nghệ xanh và quản lý chất thải. 800 người tham gia hội nghị và hội thảo 350 người tham gia dự kiến sẽ tạo cơ hội cho tất cả các bên liên quan trong ngành công nghiệp găng tay thúc đẩy mối quan hệ.

SỰ KIỆN THÁNG TỚI VII

17 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

HỘI NGHỊ VÀ TRIỂN LÃM LỐP CAO SU QUỐC TẾ

• Địa điểm: Trung tâm hội nghị Kuala, Akron, Ohio, Hoa Kỳ • Thời gian: từ ngày 13 đến 15 tháng 9 năm 2016 • Nội dung: Triển lãm là cơ hội cho các công ty giới thiệu

thương hiệu và tầm nhìn thông qua lựa chọn thị trường mục tiêu. Triển lãm kêt hợp với các cuộc hội thảo, thuyết trình từ mọi khía cạnh; các giải pháp và cải tiến cho các nhà sản xuất lốp xe. Được tổ chức hai năm một lần, Hội nghị & Triển lãm lốp xe quốc tế được dành riêng cho các nhà phục vụ ngành công nghiệp sản xuất lốp xe.

TRIỂN LÃM LỐP XE QUỐC TẾ TRUNG QUỐC 2016

• Địa điểm: Trung tâm hội nghị triển lãm Everbright, Thượng Hải, Trung quốc

• Thời gian: từ ngày 26 đến 28 tháng 9 năm 2016 • Nội dung: CITEXPO bao gồm các vật liệu và máy móc thiết bị sản xuất lốp cho các loại biến thể

của các sản phẩm lốp xe và dịch vụ hậu mãi. Triển lãm cũng bao gồm các sản phẩm liên quan lốp xe như phụ kiện lốp, vành, vật liệu đắp và máy móc. Các dòng sản phẩm phong phú làm cho CITEXPO để trở thành một trong những triển lãm thương mại thành công nhất trong thế giới. CITEXPO cũng cung cấp dây chuyền công nghiệp lốp xe tốt nhất cho người mua trên toàn thế giới.

TRIỂN LÃM QUỐC TẾ NGÀNH CÔNG NGHIỆP NHỰA & CAO SU VIỆT NAM 2016

18 B�n tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

• Địa điểm: Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn, TP.HCM, Việt Nam

• Thời gian: từ ngày 28 tháng 9 đến 01 tháng 10 năm 2016 • Nội dung: VietnamPlas & VietnamRubber 2016 có quy mô gần 500 gian hàng của các doanh

nghiệp trong nước và trên thế giới, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm máy móc, thiết bị, dịch vụ, nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp nhựa và cao su. Sản phẩn trưng bày tại Triển lãm bao gồm: Máy ép nhựa, máy ép phun nhựa, máy tạo hạt nhựa, máy thổi chai PET, máy thổi màng PE, thiết bị thử độ bền màu, thiết bị kiểm nghiệm...; máy móc và thiết bị tạo cao su, máy sản xuất băng tải, máy sản xuất lốp, máy ép lưu hóa cao su, máy thổi cao su, máy ép tim cao su... Ngoài các doanh nghiệp trong nước, triển lãm còn có sự góp mặt của trên 200 công ty đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kong, Thái Lan, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc…