nỮ trÍ thỨc trong cÁc trƯỜng chÍnh trỊ tỈnh, thÀnh phỐ Ở...

27
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ LAN NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 HÀ NỘI - 2017

Upload: others

Post on 15-Jan-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ LAN

NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Mã số: 62 22 03 08

HÀ NỘI - 2017

Page 2: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

Công trình được hoàn thành tại

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Thạch

Phản biện 1:.........................................................

.........................................................

Phản biện 2:.........................................................

.........................................................

Phản biện 3:.........................................................

.........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia

và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Page 3: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Ở Việt Nam, hiện nay có 63 trường chính trị tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là trường chính trị), được Đảng, Nhà

nước giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công

chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; đường lối, các nghị

quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kiến thức

và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt

trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về pháp luật và

quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với sự phát triển đi lên

của đất nước, trong những năm qua hệ thống các trường chính trị đã không

ngừng phát triển, có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở, từng bước

đáp ứng yêu cầu đặt ra của sự nghiệp đổi mới đất nước. Những kết quả đạt

được trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các trường chính trị tỉnh,

thành phố có sự đóng góp quyết định của đội ngũ trí thức nói chung và nữ

trí thức nói riêng đang làm việc ở các cơ sở đó.

Là một bộ phận chủ lực trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học,

lãnh đạo, quản lý trong các trường chính trị, trong những năm qua, được

sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhà trường và sự vươn lên

của bản thân, đội ngũ nữ trí thức các trường chính trị không ngừng phát

triển cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Họ đã và đang làm việc hăng

say, nhiệt huyết với tinh thần, trách nhiệm cao nhất trong thực hiện nhiệm

vụ chuyên môn. Một số chị đã trở thành nhà giáo ưu tú, giáo viên dạy giỏi

toàn quốc; có chị trở thành nhà quản lý giỏi với cương vị là thủ trưởng đơn

vị. Hiện nay, nữ trí thức các trường chính trị tham gia công tác lãnh đạo,

quản lý từ cấp khoa, phòng trở lên chiếm trên 20%, trong đó cán bộ quản

lý cấp trường chiếm tỷ lệ khoảng 8%; tỷ lệ có học hàm, học vị cũng được

Page 4: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

2

tăng lên,… Những đóng góp của các chị góp phần không nhỏ vào thành

tích to lớn của các nhà trường trong công tác đào tạo cán bộ của Đảng,

nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, qua đó góp phần khẳng định vị thế, vai trò

của nữ trí thức Việt Nam nói chung trong tiến trình xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, từ thực tiễn ở các trường chính trị hiện nay, cho thấy, đội

ngũ nữ trí thức ở đây, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, vai trò; chưa

đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp đào tạo cán bộ lãnh đạo,

quản lý cấp cơ sở cũng như công tác nghiên cứu khoa học phục vụ phát

triển kinh tế - xã hội địa phương. Tỷ lệ nữ trí thức ở các trường chính trị có

trình độ đại học trở lên chiếm ưu thế tuyệt đối (100%), nhưng càng ở bậc

cao, tỷ lệ này càng thấp đi, thậm chí rất thấp (tiến sỹ chỉ khoảng 2%, chỉ có

12,1% nhà giáo ưu tú, duy nhất một phó giáo sư (trước năm 2015) và chưa

có nữ giáo sư nào...). Số lượng nữ trí thức người dân tộc thiểu số chiếm tỷ

lệ rất thấp. Phần lớn nữ trí thức có trình độ cao đều đã ở tuổi cao, nữ trí

thức trẻ làm lãnh đạo, quản lý nhà trường còn ít. Trình độ ngoại ngữ, tin

học, kiến thức, kỹ năng, năng lực lãnh đạo, quản lý của một bộ phận không

nhỏ nữ trí thức chưa tương xứng với yêu cầu phân cấp quản lý công việc ở

các trường chính trị hiện nay,…

Bất cập trên do nhiều nguyên nhân, như nhận thức xã hội về vai trò

của nữ trí thức chưa có sự công bằng so với nam trí thức; môi trường, điều

kiện làm việc, cơ chế, chính sách có tính đặc thù cho nữ trí thức trong các

trường chính trị còn hạn chế; do sự tự ty, an phận của một bộ phận không

nhỏ nữ trí thức v.v.. Vì vậy, trước yêu cầu của sự nghiệp đào tạo đội ngũ

cán bộ cho cấp cơ sở, nâng cao chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ,

cũng như công tác nghiên cứu khoa học góp phần phát triển kinh tế - xã

hội ở địa phương,… cần phải phát huy vai trò của toàn thể đội ngũ cán bộ

các nhà trường, trong đó có vai trò quan trọng của đông đảo nữ trí thức các

trường chính trị là rất cần thiết, đòi hỏi phải có các giải pháp toàn diện,

động bộ, khả thi.

Tuy nhiên, cho đến nay, ở nước ta chưa có một công trình nào nghiên

cứu cụ thể về nữ trí thức trong các trường chính trị. Đây là một khoảng

Page 5: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

3

trống cần nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, của Đảng, Nhà

nước, các địa phương. Là một giảng viên đang giảng dạy tại trường chính

trị, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nữ trí thức trong các trường chính trị tỉnh,

thành phố ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành

Chủ nghĩa xã hội khoa học với mong muốn góp phần đề xuất các hướng

phát triển đội ngũ nữ trí thức các trường chính trị đáp ứng yêu cầu đào tạo

cán bộ của Đảng, Nhà nước hiện nay.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của nữ trí thức trong các

trường chính trị ở Việt Nam, luận án đề xuất một số quan điểm cơ bản, giải

pháp chủ yếu góp phần phát huy vai trò nữ trí thức trong các trường chính

trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ

thống chính trị cấp cơ sở hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ

Thứ nhất, làm rõ đặc điểm, vai trò và những yếu tố tác động đến nữ

trí thức trong các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, phân tích thực trạng thực hiện vai trò của nữ trí thức trong

các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra.

Thứ ba, đề xuất các quan điểm cơ bản, những giải pháp chủ yếu

nhằm phát huy vai trò nữ trí thức trong các trường chính trị ở Việt Nam

đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống

chính trị cấp cơ sở hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ nữ trí thức trong các trường chính trị

ở Việt Nam (vai trò, thực hiện vai trò).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Hiện nay, cả nước có 63 trường chính trị tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, trong luận án tác giả đã lựa chọn

Page 6: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

4

tiến hành nghiên cứu, khảo sát nữ trí thức ở 08 trường chính trị đại diện cho

các vùng miền trong cả nước.

Phía Bắc: Trường Chính trị tỉnh Lào Cai, Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ,

Trường Chính trị Tô Hiệu thành phố Hải Phòng.

Miền Trung và Tây Nguyên: Trường Chính trị tỉnh Nghệ An, Trường

Chính trị tỉnh Quảng Ngãi, Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk.

Phía Nam: Trường Chính trị tỉnh Tây Ninh và Trường Chính trị thành

phố Cần Thơ.

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu nữ trí thức trong các trường chính

trị từ năm 2008 đến nay (Từ khi có Quyết định 184-QĐ/TW, ngày 03/9/2008

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ

máy của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

- Về nội dung: Nữ trí thức trong các trường chính trị hiện nay tham gia

vào nhiều hoạt động khác nhau của nhà trường từ giảng dạy lý luận chính trị,

nghiên cứu khoa học, lãnh đạo, quản lý, công tác quản trị văn phòng, công

tác tài chính kế toán,… Tuy nhiên, trong giới hạn của luận án, tác giả chỉ tập

trung nghiên cứu vai trò, thực hiện vai trò của nữ trí thức trong các trường

chính trị trên 03 lĩnh vực chủ yếu: (1) Hoạt động đào tạo, (2) Hoạt động

nghiên cứu khoa học và (3) Hoạt động lãnh đạo, quản lý của nhà trường.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về

đội ngũ trí thức, nữ trí thức, vai trò của đội ngũ nữ trí thức.

Luận án tham khảo các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở

trong nước và nước ngoài liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án .

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa

duy vật lịch sử, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê,

so sánh và một số phương pháp liên ngành.

Page 7: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

5

Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, gồm 01 mẫu phiếu

khảo sát, với số lượng: 425 phiếu; phạm vi: 08 trường chính trị tỉnh, thành

phố đã được lựa chọn ở mục phạm vi không gian; đối tượng phiếu khảo sát:

220 nữ trí thức và 205 nam trí thức là cán bộ giảng viên, chuyên viên, lãnh

đạo, quản lý các cấp của nhà trường; kết quả khảo sát (Phụ lục 7).

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Một là, luận án góp phần làm rõ đặc điểm, vai trò, điểm mạnh, điểm

hạn chế trong thực hiện vai trò của nữ trí thức trong các trường chính trị

hiện nay; chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò của nữ trí

thức trong các trường chính trị hiện nay.

Hai là, luận án góp phần đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị

nhằm phát huy vai trò của nữ trí thức trong các trường chính trị đáp ứng

yêu cầu trong công tác đào tạo cán bộ cấp cơ sở hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án cung cấp một số cơ sở lý luận, thực tiễn góp phần trong xây

dựng và thực hiện chính sách đối với nữ trí thức trong các trường chính trị

nói riêng, nữ trí thức làm công tác lý luận chính trị nói chung.

Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu,

giảng dạy và học tập những chuyên đề liên quan đến vấn đề con người, đội

ngũ trí thức, nữ trí thức, phụ nữ và các chuyên ngành khác có liên quan.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã

công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận án gồm 4 chương, 11 tiết.

Page 8: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

6

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về trí thức

Luận án phân tích 17 công trình, tiêu biểu như: Cuốn sách Từ điển

Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê (chủ biên); hai công trình Trí thức Việt

Nam trước yêu cầu phát triển đất nước và Trí thức Việt Nam tiến cùng thời

đại của tác giả Nguyễn Đắc Hưng; cuốn sách Phát huy tiềm năng của trí

thức khoa học xã hội và nhân văn trong công cuộc đổi mới đất nước của

tác giả Nguyễn An Ninh; công trình Xây dựng và phát huy nguồn lực trí

tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước và công trình Nguồn

lực trí tuệ Việt Nam - Lịch sử, hiện trạng và triển vọng của tác giả Nguyễn

Văn Khánh; cuốn sách Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh của nhóm tác giả Nguyễn Khánh

Bật, Trần Thị Huyền (đồng chủ biên); đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số

KX04-06: “Luận cứ khoa học cho các chính sách nhằm phát huy năng lực

sáng tạo của giới trí thức và sinh viên” của tác giả Phạm Tất Dong; công

trình nghiên cứu Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011-

2020 của Đàm Đức Vượng và Nguyễn Viết Thông; luận án tiến sỹ triết

học Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức” của tác giả Nguyễn

Công Trí,…

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về phụ nữ, bình đẳng giới và

nữ trí thức

Luận án phân tích 13 công trình, tiêu biểu như: Cuốn sách Địa vị

người phụ nữ trong gia đình nữ trí thức của tác giả Đoàn Thị Bích Điểm;

bài viết Phụ nữ trong đổi mới: Thành tựu và thách thức của tác giả Lê Thị

Quý; bài viết Chất lượng nguồn nhân lực nữ qua lăng kính giới của nhóm

tác giả Lưu Song Hà và Phan Thị Thu Hà; các công trình Tăng cường sự

tham gia của phụ nữ trong công tác lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay

Page 9: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

7

và Phát huy nguồn lực nữ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa Đỗ Thị Thạch; công trình Thực trạng nữ trí thức Việt

Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước của tác giả Trần Thị Minh Đức;

Hội thảo khoa học Nữ trí thức Việt Nam đối với sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Đại học

quốc gia Hà Nội; Đề tài Vai trò, vị thế của nữ trí thức trong quá trình công

nghiệp hóa ở Việt Nam của Trung tâm nghiên cứu phụ nữ - Trường Cán bộ

Phụ nữ Trung ương; Hội thảo Giải pháp nâng cao vai trò của nữ trí thức

trong hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2015-2020 của Liên

hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam; công trình Nữ trí thức với sự

nghiệp phát triển đất nước của Nguyễn Thị Việt Thanh,…

1.1.3. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về trường chính trị

và nữ trí thức trong các trường chính trị

Luận án phân tích 08 công trình, tiêu biểu như: Cuốn sách Trường

Chính trị tỉnh Phú Thọ - 55 năm xây dựng và phát triển (1957 - 2012) của

tác giả Nguyễn Văn Sách (chủ biên); Báo cáo kết quả đề tài khảo sát,

đánh giá kết quả triển khai thực hiện chương trình, giáo trình Trung cấp

Lý luận chính trị - Hành chính và bộ quy chế, quy định quản lý đào tạo ở

các trường chính trị tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc của Vụ các

trường chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Báo cáo kết

quả đề tài khảo sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện chương trình,

giáo trình Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính và bộ quy chế, quy

định quản lý đào tạo ở các trường chính trị tỉnh, thành phố khu vực miền

Tây Nam Bộ của Vụ các trường chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh; bài viết Phát huy vai trò của nữ trí thức trong công tác nghiên

cứu, giảng dạy lý luận chính trị tại các trường chính trị nước ta và một số

vấn đề đặt ra của tác giả Trần Thị Minh Ngọc; bài viết Phụ nữ trường

chính trị tỉnh Hòa Bình phát huy tốt vai trò trong sự nghiệp đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của tác giả Vũ Mạnh Hồng; bài viết

Chuẩn nghề nghiệp đối với giảng viên trường chính trị tỉnh của tác giả

Nguyễn Mạnh Hải,…

Page 10: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

8

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Một là, các công trình nghiên cứu về trí thức như: Công trình Kinh tế

tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI của tác giả Ngụ Quý Tăng; công

trình Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất

nước của Thẩm Vinh Hoa và Ngô Quốc Diệu; công trình Về trí thức Nga

của các học giả Nga; công trình Biết trọng dụng người tài, Canada vượt

lên trước bầy sói của tác giả Jennifer Lewington.

Hai là, các công trình nghiên cứu về phụ nữ, bình đẳng giới như:

Cuốn sách Phụ nữ và Quyền lãnh đạo của Barbara Kllerman và Deborah

L.Rode; cuốn sách Gender and Accountability (Giới và Trách nhiệm

giải trình) của Tổ chức UNIFEM (United Nations Development Fun

Women - Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hợp quốc); công trình khoa

học Đảm bảo các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ phục vụ toàn thể

nhân dân: Các phương pháp tiếp cận đáp ứng Giới dựa trên các quyền

con người của UNIFEM,…

1.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC LÀM SÁNG TỎ

1.3.1. Những giá trị cần tham khảo và những “khoảng trống”

chưa tiếp cận trong các công trình tổng quan

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa một số cách

tiếp cận về trí thức, trí thức Việt Nam trên nhiều bình diện đa dạng và

phong phú: Từ quan niệm, định nghĩa về trí thức, cho đến nhận thức, đánh

giá vai trò của đội ngũ trí thức trong các lĩnh vực của đời sống xã hội,…

Các công trình còn luận bàn việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Việt

Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, các công trình, bài viết của các tác giả đã đóng góp quan

trọng về mặt lý luận và thực tiễn, luận giải những vấn đề về phụ nữ, vai trò

của phụ nữ trong gia đình và xã hội, thuận lợi, khó khăn của họ khi thực

hiện vai trò “kép” này.

Page 11: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

9

Thứ ba, các công trình nghiên cứu, các bài viết đã phân tích làm rõ vị

trí, vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức nói chung, nữ trí thức nói riêng -

bộ phận tinh tuý nhất của nguồn nhân lực trong phát triển đất nước.

Thứ tư, các nhà khoa học Việt Nam đã bước đầu đưa ra quan niệm

nữ trí thức ở những góc độ nhất định: Định tính, định lượng; làm rõ vai trò

quan trọng của nữ trí thức là lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập

quốc tế, phát triển bền vững của đất nước.

Thứ năm, các tác giả đã phân tích làm rõ thực trạng (thành tựu và hạn

chế) của việc phát huy đội ngũ nữ trí thức, phát triển (đào tạo, sử dụng,

quản lý) đội ngũ trí thức, nữ trí thức; đồng thời nhiều tác giả cũng chỉ ra

nguyên nhân cơ bản, những rào cản dẫn đến những hạn chế, yếu kém đó.

Thứ sáu, một số học giả đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển

đội ngũ trí thức, nữ trí thức. Đặc biệt, có một số tác giả đã làm rõ thực

trạng nguồn lực của Việt Nam, trong đó có nguồn lực nữ trí thức trong

những năm qua, đưa ra những dự báo về nhu cầu, xu thế, giải pháp phát

triển nguồn lực nữ trí thức.

Thứ bảy, một số công trình khoa học đã nêu và phân tích chính sách

của Đảng, Nhà nước về phát triển nữ trí thức nhằm phát huy hiệu quả

nguồn lực này, từng bước thực hiện bình đẳng giới.

Thứ tám, một số học giả bước đầu đã có những bài viết, công trình

nghiên cứu về trường chính trị, công tác giảng dạy lý luận chính trị ở

trường chính trị và một số bài viết liên quan trực tiếp đến đội ngũ giảng

viên ở trường chính trị.

Bên cạnh những giá trị to lớn về mặt khoa học mà các công trình

nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã đạt được, vẫn còn những

“khoảng trống” chưa nghiên cứu như sau:

Một là, chưa có công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về nữ

trí thức trong các trường chính trị ở Việt Nam, nhất là dưới góc độ chính

trị - xã hội. Đã có một vài bài viết liên quan đến nữ trí thức các trường

chính trị, song chưa đi sâu làm rõ nhằm khẳng định việc phát huy vai trò

Page 12: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

10

của nữ trí thức trong các trường chính trị là một yêu cầu bức thiết của sự

nghiệp đào tạo cán bộ, lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp cơ

sở hiện nay.

Hai là, trong thời gian qua, những công trình khoa học đã đề xuất

nhiều giải pháp phát triển nữ trí thức nói chung. Tuy nhiên, các giải pháp

vẫn chưa có tính hệ thống, toàn diện, nhất là còn chưa thật sâu sắc về

quan điểm giới, từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn một cách có hiệu quả

trong các trường chính trị hiện nay, tránh tình trạng “lãng phí chất xám”,

ảnh hưởng đến ngân sách đào tạo của các cá nhân, gia đình, Nhà nước.

Đặc biệt, phải có những giải pháp mang tính trọng tâm, trọng điểm, có

tính chuyên biệt, tạo bước đột phá để đẩy mạnh việc phát huy vai trò của

nữ trí thức trong các trường chính trị hướng tới mục tiêu nâng cao chất

lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, góp phần phát huy

toàn diện vai trò của nữ trí thức Việt Nam trong mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội.

1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục làm sáng tỏ

Một là, làm rõ một số vấn đề chung về đội ngũ nữ trí thức các trường

chính trị, gồm:

- Đặc điểm cơ bản của nữ trí thức trong các trường chính trị về nguồn

đào tạo, số lượng và nhóm tuổi, về trình độ học vấn, môi trường công tác,

tính chất nghề nghiệp.

- Vai trò của nữ trí thức trong các trường chính trị tham gia các

nhiệm vụ chính trị cơ bản của nhà trường: Hoạt động đào tạo lý luận chính

trị, hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động lãnh đạo, quản lý.

- Những yếu tố tác động đến vai trò của nữ trí thức trong các trường

chính trị, như: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri

thức, bảo vệ tài nguyên môi trường; kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa; văn hóa truyền thống Việt Nam; công tác lý luận chính trị và

đào tạo lý luận chính trị của Đảng hiện nay.

Hai là, luận án phân tích thực trạng thực hiện vai trò và những vấn

đề đặt ra đối với nữ trí thức trong các trường chính trị hiện nay.

Page 13: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

11

- Trên cơ sở đặc điểm, vai trò của nữ trí thức trong các trường chính

trị, tác giả luận án đã tập trung làm rõ những thành tựu, hạn chế trong

thực hiện vai trò của nữ trí thức trong các trường chính trị trên các lĩnh

vực đào tạo lý luận chính trị, nghiên cứu khoa học, lãnh đạo, quản lý.

- Phân tích, chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với nữ trí thức trong các

trường chính trị cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết như: Vấn đề nhận

thức, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương, bản thân đội

ngũ nữ trí thức về trình độ, năng lực, tâm lý…

Ba là, từ thực trạng và vấn đề đặt ra trong thực hiện vai trò của nữ trí

thức trong các trường chính trị ở Việt Nam, luận án đã nêu lên những quan

điểm chỉ đạo và đề xuất những giải pháp cơ bản: Giải pháp nâng cao nhận

thức của xã hội về vai trò của đội ngũ nữ trí thức trong các trường chính

trị; giải pháp về nâng cao trình độ, năng lực cho nữ trí thức trong các

trường chính trị đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay; giải pháp nâng

cao chất lượng cuộc sống, tạo động lực phát huy vai trò của nữ trí thức

trong các trường chính trị; giải pháp đảm bảo cho nữ trí thức giải quyết

hài hòa chức năng “kép”, gia đình và sự nghiệp.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. QUAN NIỆM VỀ NỮ TRÍ THỨC, NỮ TRÍ THỨC TRONG

CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

2.1.1. Quan niệm về nữ trí thức Việt Nam

Thứ nhất, quan niệm về trí thức

Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

Đảng Cộng sản Việt Nam và các quan điểm về trí thức trong Từ điển Bách

khoa, luận án khẳng định, trí thức là những người lao động trí óc, có trình

độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc

Page 14: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

12

lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh

thần và vật chất có giá trị đối với xã hội.

Thứ hai, quan niệm về nữ trí thức

Trên cơ sở quan điểm về trí thức và tiếp cận những quan niệm của

một số học giả bàn về nữ trí thức, luận án cho rằng, nữ trí thức là một bộ

phận quan trọng trong đội ngũ trí thức cả nước và là một bộ phận tiêu

biểu của phụ nữ Việt Nam. Họ lao động trí óc là chủ yếu có tính chất sáng

tạo và phức tạp trên các lĩnh vực của đời sống tạo ra những sản phẩm tinh

thần, vật chất có giá trị cho xã hội.

2.1.2. Quan niệm về nữ trí thức trong các trường chính trị ở

Việt Nam

Nữ trí thức trong các trường chính trị là một bộ phận của trí thức, nữ

trí thức nói chung. Do đó, luận án cho rằng: Nữ trí thức trong các trường

chính trị hiện nay là một bộ phận của nữ trí thức Việt Nam, là những

người lao động trí óc, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo; có trình độ

học vấn cao; có bản lĩnh chính trị vững vàng, đang trực tiếp tham gia

truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, các

nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, kiến

thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền,

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, kiến thức về pháp luật

và quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác cho cán bộ trong hệ thống

chính trị cấp cơ sở trên toàn quốc hiện nay.

2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NỮ TRÍ THỨC TRONG

CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các trường chính trị

Ngày 05 tháng 09 năm 1994 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban

hành Quyết định số 88-QĐ/TW về việc thành lập TCT cấp tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương để tăng cường và thống nhất sự lãnh đạo, quản lý

của các tỉnh, thành ủy và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đối với

công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Page 15: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

13

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định số 184-

QĐ/TW ngày 03/9/2008 về "chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của

trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” quy định rõ về vị

trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của các trường chính trị

tỉnh, thành phố ở Việt Nam.

2.2.2. Đặc điểm của nữ trí thức trong các trường chính trị

Luận án đã tập trung làm rõ một số đặc điểm cơ bản của nữ trí thức

trong các trường chính trị tỉnh, thành phố hiện nay bao gồm: Thứ nhất, đặc

điểm về nguồn đào tạo. Thứ hai, đặc điểm về số lượng và nhóm tuổi. Thứ

ba, đặc điểm về trình độ và Thứ tư, đặc điểm về môi trường công tác, tính

chất nghề nghiệp. Từ những đặc điểm cơ bản trên, chúng tôi nhận thấy

rằng, nữ trí thức trong các trường chính trị vừa có những điểm giống với

nữ trí thức, nữ trí thức giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học và

các Học viện nói chung, vừa có những điểm khác biệt riêng có của nữ trí

thức trường chính trị.

2.2.3. Vai trò của nữ trí thức trong các trường chính trị

Nữ trí thức trong các trường chính trị tỉnh, thành phố đóng vai trò rất

quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Vai trò của họ

được thể hiện một cách toàn diện ở tất cả các nhiệm vụ chính trị của nhà

trường. Luận án đã tập trung vào một số vai trò chủ chốt, cơ bản nhất mà

họ đã và đang tham gia gồm có: Vai trò trong hoạt động đào tạo lý luận

chính trị; trong hoạt động nghiên cứu khoa học và trong hoạt động lãnh

đạo, quản lý của nhà trường.

2.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA NỮ TRÍ

THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

2.3.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri

thức, bảo vệ tài nguyên môi trường

Tác động tích cực: Trang bị các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cho nữ trí

thức trong các trường chính trị, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo,

nghiên cứu khoa học, gìn giữ văn hóa, bảo vệ môi trường,...

Page 16: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

14

Tác động tiêu cực: 1/ Do tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

và phát triển kinh tế tri thức con người hiện nay chủ yếu tin, phụ thuộc vào

máy móc, dẫn đến nguy cơ “chết chìm” trong thông tin mà vẫn “đói” tri

thức điều đó cũng tác động trực tiếp đến nữ trí thức các trường chính trị. 2/

Họ tiếp nhận lượng thông tin chung, ở tầm vĩ mô nhiều nhưng lại hạn chế

về năng lực phân tích, xử lý, sàng lọc thông tin cho phù hợp với thực tiễn

của mỗi bài giảng, đối tượng người học, gây ảnh hưởng đến chất lượng,

hiệu quả công việc đảm nhận. 3/ Việc thiếu hụt thông tin về những thành

tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức trong

phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương, đối với không

ít nữ trí thức trong các trường chính trị cũng đang xảy ra. Do vậy, đôi khi

kiến thức thực tiễn của giảng viên “đi sau” học viên làm cho bài giảng

thiếu sức thuyết phục.

2.3.2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Tác động tích cực: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa đã và đang tạo ra những cơ hội cho nữ trí thức trong các trường

chính trị khả năng phát triển, hoàn thiện bản thân.

Tác động tiêu cực: Khiến cho một số nữ trí thức trong các trường

chính trị bị dao động trong tư tưởng, thiếu kiên định lập trường tư tưởng

của người cộng sản, bị chi phối bởi cơ chế thị trường, lợi ích cá nhân; sự

“thương mại hóa” trong đào tạo, nghiên cứu khoa học ảnh hưởng đến chất

lượng đối tượng đào tạo, giảm sút ý chí phẩm chất cách mạng, ý thức chấp

hành kỷ luật của người giáo viên trường đảng; tệ lãng phí tài sản công;

bệnh quan liêu, xa thực tiễn; tư tưởng ganh tỵ, kèn cựa địa vị, tài năng, cục

bộ đã đánh mất dần những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam,

biến công việc làm thêm thành công việc chính… ảnh hưởng rất lớn đến

chất lượng công việc, tác động tiêu cực đến công tác đào tạo, bồi dưỡng lý

luận chính trị tại các trường chính trị.

2.3.3. Văn hóa truyền thống Việt Nam

Tác động tích cực: Nữ trí thứ các trường chính trị thấm nhuần những

giá trị truyền thống dân tộc cao quý như: Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc

Việt Nam, tinh thần nhân ái, khoan dung, truyền thống hiếu học, tôn sư

trọng đạo của người Việt Nam, truyền thống lao động cần cù hay truyền

Page 17: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

15

thống nhân ái, thương người,... những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy trở

thành cơ sở, động lực để họ vượt qua khó khăn, thử thách hoàn thành tốt

nhiệm vụ được giao.

Tác động tiêu cực: Nữ trí thứ trong các trường chính trị chịu tác động

xấu của những phong tục, tập quán lạc hậu, lối tư duy theo kiểu "trọng nam,

khinh nữ” của Nho giáo, đề cao vai trò của người đàn ông,... một bộ phận

nam trí thức coi thường khả năng của nữ trí thứ; sự thiếu tin tưởng vào khả

năng lãnh đạo và quản lý của nữ trí thứ; một bộ phận nữ trí thứ trong các

trường chính trị còn tự ti, an phận, níu kéo, chưa ủng hộ nhau của bản thân

nữ trí thức,… những biểu hiện tiêu cực đó gây ra những trở ngại lớn trong

việc phát huy vai trò của họ trong thực hiện chức năng “kép”.

2.3.4. Công tác lý luận chính trị và đào tạo lý luận chính trị của Đảng

Công tác lý luận chính trị, đào tạo lý luận chính trị của Đảng là một

trong những yếu tố tác động trực tiếp, ảnh hưởng lớn đến vai trò của nữ trí

thức trong các trường chính trị hiện nay.

Một là, công tác lý luận chính trị của Đảng: Nghị quyết số 37-

NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định

hướng nghiên cứu đến năm 2030, một mặt đã mở ra một thời kỳ mới, là

mảnh đất thuận lợi cho nữ trí thức trong các trường chính trị có điều

kiện phát huy năng lực thực tiễn, thể hiện vai trò quan trọng của mình

trong công tác đào tạo lý luận chính trị của nhà trường. Mặt khác, để

thực hiện tốt Nghị quyết số 37-NQ/TW đã tạo ra những thách thức

không nhỏ đối với họ như: 1) Đổi mới nội dung cập nhật kiến thức mới,

khắc phục sự trùng lắp, khép kín, thiếu liên kết giữa lý luận và thực

tiễn,... 2) Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng

hiện đại, phù hợp đối tượng.

Hai là, công tác đào tạo lý luận chính trị của Đảng: Với yêu cầu ngày

càng ca của công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở, đòi hỏi nữ

trí thức trong các trường chính trị phải không ngừng nâng cao về chuyên

môn, chủ động về phương pháp giảng dạy mới,… nghĩa là phải tiếp tục

được đào tạo và đào tạo lại nếu không muốn tự đào thải.

Page 18: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

16

Chương 3

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ

CỦA NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY

3.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NỮ TRÍ THỨC

TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

3.1.1. Nữ trí thức với hoạt động đào tạo lý luận chính trị

Vai trò của nữ trí thức trong các trường chính trị được thể hiện cơ

bản, quan trọng nhất là trong công tác đào tạo lý luận chính trị. Trong công

tác này, vai trò của họ được thể hiện với tư cách là người nữ giảng viên

giảng dạy lý luận chính trị của nhà trường.

Ở trong luận án này, chúng tôi đã tập trung phân tích làm rõ việc thực

hiện vai trò trong hoạt động đào tạo lý luận chính trị của nữ trí thức trong các

trường chính trị thông qua một số tiêu chí cơ bản: Thứ nhất, thông qua số

lượng và chức danh ngạch giảng viên mà hiện nay họ đang đảm nhận; thứ

hai, thông qua thâm niên công tác và năng lực tham gia giảng dạy các hệ

đào tạo của các trường chính trị; thứ ba, thông qua việc tham gia hướng

dẫn học viên viết khóa luận tốt nghiệp và thứ tư, thông qua số lượng các

lớp đào tạo và chất lượng của người học - một căn cứ thực tiễn sát thực

phản ánh khả năng thực hiện vai trò của nữ trí thức trong công tác đào

tạo lý luận chính trị ở các trường chính trị hiện nay.

Ưu điểm cơ bản: Với vai trò là “chiếc máy cái” trong công tác đào tạo

lý luận chính trị, nữ trí thức trong các trường chính trị đã phát huy rất hiệu

quả vai trò của mình, góp phần quyết định đến sự phát triển của nhà trường.

Bên cạnh đó, đội ngũ nữ giảng viên của nhà trường vẫn còn hạn chế về

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, sự gắn kết giữa nội dung kiến thức

và đối tượng người học đôi khi chưa nhuần nhuyễn nhất là ở một số nữ giảng

viên trẻ, ít kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm công tác,..,

3.1.2. Nữ trí thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Trong luận án này, chúng tôi đã đánh giá việc thực hiện vai trò của

nữ trí thức trong các trường chính trị tham gia hoạt động nghiên cứu khoa

Page 19: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

17

học thể hiện thông qua việc tham gia ở các vị trí khác nhau của đề tài

nghiên cứu khoa học các cấp:1) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; 2)

Đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp tỉnh/thành phố trở lên; 3) Các hoạt

động khoa học khác của nhà trường.

So với nam trí thức, nữ trí thức trong các trường chính trị không

thua kém trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Họ đã và đang đóng góp vai

trò tích cực góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên

cứu khoa học trong các trường chính trị, đáp ứng được yêu cầu về nghiên

cứu, đào tạo của nhà trường.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế khi tham gia nghiên cứu khoa học

của đội ngũ này như: Mức độ tham gia vào vị trí chủ chốt của đề tài khoa

học các cấp còn hạn chế. Chất lượng của một số đề tài do nữ trí thức làm

chủ nhiệm còn chưa có khả năng ứng dụng cao, hiệu quả thấp. Hoạt động

nghiên cứu khoa học còn bị họ lạm dụng phục vụ mục tiêu đạt được các

chức danh hoặc để lấy thành tích thi đua cho cá nhân,…

3.1.3. Nữ trí thức trong hoạt động lãnh đạo, quản lý

Nữ trí thức trong các trường chính trị tham gia hoạt động lãnh đạo,

quản lý các cấp của nhà trường với số lượng ngày càng đông và ở các cương

vị khác nhau, các cấp độ khác nhau. Luận án đã phân tích vai trò của nữ trí

thức trong các trường chính trị tham gia hoạt động lãnh đạo quản lý trong:

Công tác Đảng (chi bộ, đảng bộ), công tác chính quyền (cấp khoa/phòng và

cấp trường) và các tổ chức chính trị - xã hội khác (Công đoàn, Đoàn thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh,..).

Với những thành tựu nổi bật:

- Các trường chính trị đã có những bước tiến nhất định trong việc

tăng tỷ lệ nữ trí thức tham gia công tác lãnh đạo, quản lý các cấp của

nhà trường.

- Tham gia vào công tác lãnh đạo, quản lý ở các cương vị khác nhau,

các cấp độ khác nhau, nữ trí thức trong các trường chính trị đã và đang

phát huy được năng lực lãnh đạo, quản lý

Page 20: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

18

Một số hạn chế:

- Số lượng nữ trí thức tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ở một số

trường không đạt chỉ tiêu, hoặc chưa có sự vượt trội so với Nghị quyết 11

của Bộ Chính trị về công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa và so với mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới

trong lĩnh vực chính trị giai đoạn 2011 - 2020.

- Nữ trí thức thường giữ vị trí cấp phó, được giao những công

việc trợ giúp cấp trưởng nhiều hơn so với việc giữ vị trí cấp trưởng,

những công việc có tính chất chiến lược quyết định sự phát triển của

nhà trường.

3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT HUY VAI TRÒ NỮ

TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

3.2.1. Nhận thức, đánh giá chưa đầy đủ về vai trò của nữ trí thức

của cộng đồng, cán bộ lãnh đạo quản lý và nam đồng nghiệp cản trở

sự phát triển bình đẳng của nữ trí thức trong các trường chính trị

Một là, đa số người dân, kể cả một bộ phận nam trí thức cho rằng

đã là phụ nữ thì dù ở trình độ nào, chức năng gia đình phụ nữ vẫn phải

đảm nhận chính.

Hai là, nhận thức cộng đồng vẫn chưa thực sự tin tưởng, đánh giá

chưa đúng năng lực của nữ trí thức trong các trường chính trị, nhất là năng

lực nghiên cứu khoa học, lãnh đạo, quản lý.

3.2.2. Mâu thuẫn giữa trình độ, năng lực của nữ trí thức trong

các trường chính trị còn thấp với yêu cầu ngày càng cao trong công

tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị

cấp cơ sở

Trình độ chuyên môn của một bộ phận nữ trí thức trong các trường

chính trị còn yếu, chất lượng giảng dạy chưa đạt yêu cầu trong khi yêu cầu

của công tác đào tọa, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống

chính trị cấp cơ sở theo quan điểm của Đảng ngày càng cao.

Hạn chế về nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học của một

bộ phận nữ trí thức trong các trường chính trị đang làm gay gắt hơn mâu

Page 21: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

19

thuẫn giữa năng lực hiện có của đội ngũ này với yêu cầu nâng cao trình độ

lý luận chính trị cho cán bộ, lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.

3.2.3. Đa số nữ trí thức trong các trường chính trị rất khó khăn

về đời sống vật chất, tinh thần ảnh hưởng lớn tới yêu cầu ngày càng

cao trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các nhà trường

Thứ nhất, khó khăn về thu nhập của bộ phận không nhỏ nữ trí thức

ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn.

Thứ hai, khó khăn về thời gian trong việc thực hiện chức năng “kép”

gia đình và sự nghiệp của nữ trí thức ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng

chuyên môn.

3.2.4. Những vấn đề đặt ra từ chính bản thân nữ trí thức trong

các trường chính trị

Nữ trí thức trong các trường chính trị phải biết cách thu phục chồng,

con, gia đình ủng hộ công việc chuyên môn và chia sẻ công việc gia đình

với mình; biết cách sắp xếp công việc gia đình, xã hội theo xu hướng khoa

học nhất; đồng thời, biết cách đấu tranh để có bình đẳng giới trong gia đình,

ngoài xã hội, là tấm gương cho những người phụ nữ khác trong việc giải

quyết hài hòa mối quan hệ gia đình và xã hội. Nhất là, họ cũng phải là

những người phải biết vượt qua tự ty, mặc cảm, an phận để vươn lên.

Chống thái độ tự kỳ thị của phụ nữ,…

Chương 4

QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN PHÁT HUY VAI TRÒ NỮ TRÍ THỨC

TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

Một là, phát huy vai trò của nữ trí thức trong các trường chính trị

phải gắn liền với việc phát huy vai trò của nữ trí thức cả nước

Hai là, phát huy vai trò của nữ trí thức trong các trường chính trị phải

gắn liền với việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa

học ở các nhà trường.

Page 22: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

20

Ba là, phát huy vai trò nữ trí thức trong các trường chính trị phải phù

hợp với chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ

CỦA NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRONG THỜI

GIAN TỚI

4.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của

đội ngũ nữ trí thức trong các trường chính trị

Thứ nhất, cần tiếp tục thay đổi nhận thức của cộng đồng

Thứ hai, cần nâng cao nhận thức của nhà lãnh đạo, quản lý

Thứ ba, cần thay đổi nhận thức của đồng nghiệp nam trí thức

4.2.2. Giải pháp về nâng cao trình độ, năng lực cho nữ trí thức

trong các trường chính trị đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, lãnh đạo quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở

4.2.2.1. Tập trung nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy cho nữ trí

thức các trường chính trị

Một là, Lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền phải nhận thức rõ tầm

quan trọng của việc tập trung nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ trí thức

trực tiếp làm công tác giảng dạy - nữ giảng viên của các trường chính trị.

Hai là, nữ giảng viên trong các trường chính trị và lãnh đạo của các

trường cần xác định đúng mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng một

cách phù hợp với nhu cầu thực tiễn của nhà trường, khả năng thực tiễn của

bản thân nữ trí thức trong các trường chính trị.

Ba là, khi cử đối tượng đi đào tạo nâng cao trình độ, lãnh đạo các

trường cần xác định đúng đối tượng được đào tạo - toàn bộ nữ trí thức

trong các trường chính trị, nhất là nữ giảng viên đã làm việc lâu năm hay

mới vào nghề, có trình độ cao hay mới chỉ tốt nghiệp đại học, tất cả đều

cần được thường xuyên quan tâm cử đi đào tạo, bồi dưỡng khi có nội dung

và yêu cầu cụ thể phù hợp đối với từng nhóm ngành đào tạo khác nhau.

Bốn là, chú trọng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho nữ giảng viên

trong các trường chính trị cần có sự kết hợp hài hòa giữa đào tạo chuyên

sâu về chuyên môn với kỹ năng nghề nghiệp.

Page 23: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

21

Năm là, về phương thức đào tạo (đối với các chủ thể tổ chức đào tạo:

Các Học viện, các trường Đại học,…).

Sáu là, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng của nữ giảng viên trong

các trường chính trị cần dựa trên cơ sở những nhận thức của họ về vấn đề

được đào tạo, bồi dưỡng; khả năng vận dụng những kiến thức được đào

tạo, bồi dưỡng vào thực tế giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho cán bộ lãnh

đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở.

4.2.2.2. Tăng cường nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu khoa

học cho nữ trí thức các trường chính trị

Thứ nhất, bản thân mỗi nữ trí thức cần xác định rõ tầm quan trọng của

hoạt động nghiên cứu khoa học là để ứng dụng vào thực tiễn thực hiện nhiệm

vụ chuyên môn và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường

Thứ hai, lãnh đạo các trường chính trị cần tiếp tục xây dựng và

hoàn thiện Quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học, trong đó đưa tiêu

chuẩn nghiên cứu khoa học bắt buộc hàng năm đối với trí thức, nữ trí

thức nhà trường nói chung, nhất là trí thức, nữ trí thức làm công tác

giảng dạy nói riêng.

Thứ ba, trên cơ sở quy định chung của tỉnh, lãnh đạo trường cần có

chính sách quy định cụ thể về kinh phí dành riêng cho hoạt động nghiên

cứu khoa học của nhà trường đối với nữ trí thức.

Thứ tư, lãnh đạo trường cần tiếp tục thực hiện và vận dụng linh hoạt

quy chế của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh để có cơ chế quy

đổi giờ nghiên cứu khoa học (tính theo công trình, bài báo) thành giờ giảng

với một tỷ lệ nhất định, để giảng viên có động lực khi tham gia nghiên cứu

khoa học.

Thứ năm, lãnh đạo trường và bản thân mỗi nữ trí thức cần xây dựng

chương trình, kế hoạch đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở từng năm học theo quy

định của Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để tổng kết thực tiễn.

Thứ sáu, lãnh đạo trường cần phối hợp với các đơn vị, tổ chức khác

để tăng cường công bố, ứng dụng kết quả, sản phẩm của hoạt động nghiên

cứu khoa học của đội ngũ giảng viên nói chung và nữ giảng viên trường

chính trị nói riêng.

Page 24: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

22

4.2.2.3. Tăng cường nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý

cho nữ trí thức trong các trường chính trị

- Tiếp tục nâng cao nhận thức, quan điểm về công tác cán bộ nữ

trong Đảng ủy, Ban giám hiệu và các tổ hội khác của nhà trường.

- Xây dựng quy hoạch cán bộ nữ trí thức trong tổng thể quy hoạch

cán bộ của nhà trường.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nữ trí thức để nâng cao năng lực lãnh

đạo, quản lý

4.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo động lực

phát huy vai trò của nữ trí thức trong các trường chính trị

- Cải cách căn bản chính sách tiền lương đối với trí thức, nữ trí thức trong

các trường chính trị, khắc phục và tiến tới xóa bỏ việc áp dụng một cách máy

móc thang lương hành chính - sự nghiệp đối với trí thức, nữ trí thức nhà trường.

- Cần cải cách chế độ tiền giảng bài, tiền phụ cấp, nhuận bút cho

nữ trí thức trong các trường chính trị nói riêng và đội ngũ trí thức nhà

trường nói chung.

- Tổ chức Công đoàn, Ban nữ công của các Trường cần quan tâm

đến đời sống tinh thần của đoàn viên công đoàn nhà trường nói chung, nữ

trí thức nói riêng.

- Lãnh đạo các cấp, trực tiếp là lãnh đạo của các trường có kế hoạch

phối kết hợp với tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành Trung ương,

địa phương tạo điều kiện để trí thức, nữ trí thức nhà trường có thể tham gia

nghiên cứu khoa học hoặc phát triển sản xuất kinh doanh theo phương thức

kinh tế hộ gia đình, hoặc phát triển mô hình liên kết 4 nhà,…

4.2.4. Giải pháp đảm bảo cho nữ trí thức giải quyết hài hòa chức

năng “kép”, gia đình và sự nghiệp

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao vai trò của Hiệu trưởng các trường chính

trị trong công tác cán bộ nữ thể hiện ở trách nhiệm và sự cam kết đối với

phát triển cán bộ nói chung, cán bộ nữ của nhà trường nói riêng.

Thứ hai, trong khi thực hiện công tác luân chuyển đối với nữ trí thức

trong các trường chính trị cần chú ý quan tâm đến chức năng “kép” của họ.

Page 25: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

23

Thứ ba, đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hóa, bình đẳng và khuyến

khích người chồng tham gia vào các công việc chăm sóc gia đình, con cái.

Thứ tư, nữ trí thức trong các trường chính trị muốn giải quyết hài hòa

chức năng “kép” và phát huy tốt vai trò của mình không chỉ phụ thuộc vào

các yếu tố bên ngoài, mà nó còn phụ thuộc vào bản thân nữ trí thức phải tự

đổi mới cả trong nhận thức cũng như trong hoạt động sáng tạo của mình.

4.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

- Đối với Đảng và Nhà nước: Cần xây dựng và ban hành Nghị

quyết riêng về xây dựng đội ngũ nữ trí thức của đất nước trong thời kỳ

đổi mới; cần xem xét để đối tượng trí thức, nữ trí thức trong các trường

chính trị không phải là giảng viên được hưởng chế độ của cán bộ, công

chức, viên chức như đối với các ban đảng, đoàn thể; tiếp tục duy trì chế

độ phụ cấp cho cán bộ đi học tập trung tại Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh nhất là các cán bộ nữ đi học.

- Đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Đơn vị trực tiếp

quản lý về mặt chuyên môn của các trường chính trị: Cần nghiên cứu, lựa

chọn, xây dựng khung chương trình đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị

- Hành chính phù hợp với dung lượng kiến thức của mỗi phần học, rút

ngắn nhưng cần có trọng tâm, đảm bảo tính khoa học và tính ổn định

tương đối về mặt thời gian. Đồng thời, phải phù hợp với thực tiễn đội

ngũ cán bộ đang được sử dụng ở các trường chính trị.

- Đối với Tỉnh ủy, Thành ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân

dân thành phố: Có những hướng dẫn cụ thể về quản lý con người, điều

tiết về ngân sách đối với các trường chính trị, nâng mức thù lao giảng

bài cho giảng viên, nữ giảng viên các trường chính trị; cần có chính

sách đãi ngộ, trọng dụng chuyên biệt, luân chuyển khi cần thiết đối với

những nữ trí thức có tài, có năng lực ở các trường chính trị để họ có cơ

hội được phát triển.

- Đối với lãnh đạo Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường: 1/ Quán triệt

thực hiện tốt về công tác cán bộ, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cán bộ,

nhất là đối với cán bộ nữ, nữ trí thức nhà trường. 2/ Cần thực hiện

Page 26: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

24

nghiêm túc, vận dụng một cách sáng tạo Bộ quy chế về đào tạo, bồi

dưỡng của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm

2016 trên cơ sở căn cứ vào khả năng thực tiễn của đội ngũ trí thức, nữ

trí thức nhà trường;…

- Đối với Hội nữ trí thức Việt Nam và các chi hội nữ trí thức của các

tỉnh/thành phố: Chỉ đạo, lãnh đạo thành lập các Chi hội Nữ trí thức của

các tỉnh, thành phố, trong đó có Chi hội Nữ trí thức trong các trường

chính trị tham gia trong tổ chức Hội.

KẾT LUẬN

1. Với vị trí, vai trò là những người tham gia trực tiếp vào công tác

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho hệ thống chính trị cấp cơ

sở của các tỉnh, thành phố, nữ trí thức trong các trường chính trị có trọng

trách vô cùng to lớn trong quá trình củng cố, tăng cường sức mạnh cho hệ

thống chính trị cơ sở của Việt Nam.

2. Nghiên cứu về đặc điểm, vai trò của nữ trí thức trong các trường

chính trị và việc thực hiện vai trò của họ trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay, một mặt, vừa có ý

nghĩa về lý luận, nhằm củng cố vị trí, vai trò của nữ trí thức trong hệ

thống các trường chính trị. Mặt khác, với ý nghĩa về mặt thực tiễn thấy

được tầm quan trọng của công tác lý luận, giảng dạy lý luận chính trị của

Đảng đối với sự phát triển của đất nước.

3. Trước những thành tựu cũng như hạn chế của nữ trí thức trong

các trường chính trị khi thực hiện vai trò của mình đối với các hoạt động

đào tạo, nghiên cứu khoa học và lãnh đạo, quản lý ở các nhà trường, đòi

hỏi chúng ta phải tiếp tục có những quan điểm, giải pháp để nâng cao

chất lượng, khai thác hiệu quả, phát huy vai trò của nữ trí thức trong các

trường chính trị, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nhận thức đến

những hoạt động thực tiễn cụ thể,…

Page 27: NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ...hcma.vn/Uploads/2017/8/4/nguyenthilan_vi.pdf · tích to lớn của các nhà trường trong công

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Lan (2016), "Xây dựng đội ngũ nữ giảng viên các trường

chính trị đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước", Tạp chí

Dân tộc, (186), tr.26-28.

2. Nguyễn Thị Lan (2016), "Nghiên cứu khoa học - hoạt động thiết thực

nâng cao chất lượng đội ngũ nữ giảng viên ở trường chính trị

tỉnh", Thông tin Khoa học & Công nghệ, (3), tr.33-35.

3. Nguyễn Thị Lan (2016), "Một số giải pháp tăng cường vai trò của nữ

trí thức trong các trường chính trị tỉnh, thành phố hiện nay", Tạp

chí Dân tộc, (187), tr.32-35.