nếp sống văn hóa của người hà nội

18
Nếp sống văn hóa của người Hà Nội Nằm trên đất kinh kỳ, người Hà Nội xưa mang đậm tính cách trí tuệ, hàn lâm, văn hiến, cũng như có một đời sống tinh thần phong phú. Song ngày nay, với tác động của kinh tế thị trường, nét thanh lịch của người dân thủ đô đang bị phá vỡ nhiều mảng. Tại hội thảo Người Hà Nội thanh lịch, văn minh ngày 7/10, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử nhận xét, truyền thống văn hoá của người dân Tràng An xưa đang bị xói mòn. Nhà văn hóa Giang Quân phàn nàn, nét thanh lịch của người thủ đô đã bị phá vỡ. Ra đường, thấy phụ nữ ăn mặc hở hang, lai căng. Tới chợ, người kinh doanh thi nhau bắt chẹt khách, nói thách, bán hàng kém chất lượng. Nhiều đám cưới ngày nay cho rằng mời khách càng đông càng quý, tiền mừng nhiều mới là lãi. Các nhà văn hoá nêu thực trạng đáng buồn là nhiều thanh niên nói tục như một thói quen, đua nhau hát nhạc chế, nhạc sến, chìm đắm trong tệ nạn xã hội. Giáo sư Lê Văn Lan cho rằng, nếp sống của nhiều người dân Hà Nội đã hoàn toàn khác xưa. Hiện nay dân số thủ đô gấp 10 lần năm 1954, thành phố đang đô thị hoá những vùng phi đô thị và thu hút nhiều người dân nhập cư, ảnh hưởng không tích cực đến lối sống, văn hoá của những thị dân. "Hà Nội hiện đang

Upload: tung-nguyen

Post on 03-Jul-2015

490 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nếp sống văn hóa của người Hà Nội

Nếp sống văn hóa của người Hà Nội

Nằm trên đất kinh kỳ, người Hà Nội xưa mang đậm tính cách trí tuệ, hàn lâm, văn hiến, cũng như có một đời sống tinh thần phong phú. Song ngày nay, với tác động của kinh tế thị trường, nét thanh lịch của người dân thủ đô đang bị phá vỡ nhiều mảng.

Tại hội thảo Người Hà Nội thanh lịch, văn minh ngày 7/10, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử nhận xét, truyền thống văn hoá của người dân Tràng An xưa đang bị xói mòn. Nhà văn hóa Giang Quân phàn nàn, nét thanh lịch của người thủ đô đã bị phá vỡ. Ra đường, thấy phụ nữ ăn mặc hở hang, lai căng. Tới chợ, người kinh doanh thi nhau bắt chẹt khách, nói thách, bán hàng kém chất lượng. Nhiều đám cưới ngày nay cho rằng mời khách càng đông càng quý, tiền mừng nhiều mới là lãi.

Các nhà văn hoá nêu thực trạng đáng buồn là nhiều thanh niên nói tục như một thói quen, đua nhau hát nhạc chế, nhạc sến, chìm đắm trong tệ nạn xã hội.

Giáo sư Lê Văn Lan cho rằng, nếp sống của nhiều người dân Hà Nội đã hoàn toàn khác xưa. Hiện nay dân số thủ đô gấp 10 lần năm 1954, thành phố đang đô thị hoá những vùng phi đô thị và thu hút nhiều người dân nhập cư, ảnh hưởng không tích cực đến lối sống, văn hoá của những thị dân. "Hà Nội hiện đang có những thị dân non về mọi mặt, họ chỉ có ý thức là người dân sống vì mưu sinh. Do vậy, họ ít tự hào về thành phố, không sống chết với thành phố". Giáo sư Lan cho rằng cần xây dựng người dân trở thành thị dân, vì họ mới là người xây dựng đô thị. Từ nền tảng kinh tế xã hội bền vững, mới có thể hình thành nét văn hoá thanh lịch lâu dài.

Với nhiều người, nét thanh lịch thể hiện trong giao tiếp ứng xử, đó là cử chỉ thái độ hoà nhã, qua sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Trong sinh hoạt văn hoá, thanh lịch là sành ăn khéo mặc, là sự tinh tế, những thú vui tao nhã. Trong lối sống, đó là sự giản di, thanh đạm, thuần hậu. Tuy nhiên, GS Phạm Đức Dương cho rằng, văn hoá phải đi từ xã hội đương thời và tương lai, chứ không đi theo truyền thống. Xã hội hiện giờ là kinh tế tri thức. "Cốt lõi của vấn đề là xây dựng tri thức của con người. Phải trang bị

Page 2: Nếp sống văn hóa của người Hà Nội

cho giới trẻ có hành trang tri thức để trở thành người công dân có ích", ông Dương nói.

Nhà văn Tô Hoài tha thiết đề nghị đưa môn Hà Nội học vào dạy cho học sinh ở thủ đô, để trẻ em được giáo dục về truyền thống và phẩm chất của con người Hà Nội.

Nhiều ý kiến cho rằng, để phát huy các phẩm chất tốt đẹp của người Hà Nội cần sự đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để bồi dưỡng văn hoá cho giới trẻ. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tinh thần phong phú, giữ vững và đề cao các chuẩn mực xã hội, kiên quyết đấu tranh chống tệ nạn xã hội. Ngoài ra, thành phố cần xây dựng quy chế tổ chức quản lý đô thị để tăng cường vai trò quản lý đối với các hoạt động văn hoá xã hội trên địa bàn.

Mặt khác, nếp sống kinh đô cơ bản vẫn là sự kế thừa, phát huy truyền thống văn hoá của Đại La - Thăng Long - Hà Nội. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá chúng ta có rất nhiều cố gắng đẩy mạnh phát triển kinh tế, bộ mặt Thủ

Page 3: Nếp sống văn hóa của người Hà Nội

đô đổi mới từng ngày. Nhưng về nếp sống thanh lịch gần đây lại đang xuống cấp đáng báo động. Có người sốt ruột yêu cầu phải áp dụng những chế tài cứng rắn đối với những kẻ đua xe lạng lách đánh võng, những người đổ rác trộm, đi tiểu bậy; thành lập đội cảnh sát phong tục đi kiểm tra và kịp thời nhắc nhở những ai nói tục, cởi trần đi ngoài phố, cắt điện thoại những địa chỉ quảng cáo

Page 4: Nếp sống văn hóa của người Hà Nội

“khoan cắt bê tông” bôi bẩn nơi công cộng…

 Người Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20

Lại có ý kiến cho rằng, tiêu chí thanh lịch của Hà Nội khá trìu tượng. Thời đại “số hoá”, người ta muốn thanh lịch phải được cụ thể bằng những tiêu chuẩn cụ thể, phải được định tính định lượng, để có thể đưa vào thực tiễn quản lý đô thị. Không phải ngẫu nhiên ông cha ta chọn hai từ thanh lịch làm tiêu chí, làm đặc trưng cho phong cách người Hà Nội. Cũng không phải dễ

dàng mà sau hàng nghìn năm, thanh lịch trở thành bản sắc phong cách người Hà Nội. Hiểu một cách đơn giản: Thanh nghĩa là trong, là

Page 5: Nếp sống văn hóa của người Hà Nội

thanh cao, ý nói về đạo đức, văn hoá, nếp sống cao đẹp, hơn mức đời thường. Lịch là lịch lãm, lịch sự, lịch duyệt, nghĩa là có trình độ hiểu biết, giao du rộng rãi, tiến bộ, bắt kịp thời đại. Như vậy, trong nội dung thanh lịch đã hàm chứa văn hoá, đạo đức. Vận động thực hiện nếp sống thanh lịch cũng là quá trình chúng ta trau dồi đạo đức, khuyến khích học tập, nâng cao tri thức, hiểu biết để sống văn minh, giao lưu hoà nhập

Page 6: Nếp sống văn hóa của người Hà Nội

cộng đồng. Đúng là nội dung thanh lịch thuộc về cốt cách, cái chất, cái hồn của Hà Nội, mà như một nhà nghiên cứu băn khoăn, thật khó có thể giải mã. Xin thưa, chính cái lung linh, uyển chuyển, mềm mại khó nắm bắt cụ thể ấy đã lặn vào miệng cười, câu nói, dáng đi của người Hà Nội, làm cho nếp sống thanh lịch Hà Nội mãi mãi trường tồn. Và, bởi vì đây là nếp sống, là văn hoá, cho nên muốn nâng cao, phát huy thì phải vận

Page 7: Nếp sống văn hóa của người Hà Nội

động, thuyết phục, nêu gương, bảo cho nhau biết điều hơn lẽ thiệt mà theo. Hãy thử xem người xưa truyền bảo con cháu như thế nào để sau bao năm Hà Nội thăng trầm biến đổi nhưng nếp sống Tràng An thanh lịch còn mãi và hôm nay trở thành một nhu cầu, một động lực góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Từ xưa, trong những gia đình nền nếp, ông cha ta hết sức chú ý giáo dục nếp nhà, giữ gìn gia đạo, gia

Page 8: Nếp sống văn hóa của người Hà Nội

phong. Người lớn gương mẫu, trẻ em theo các anh chị mà quen với nếp sống, nếp nghĩ, mọi ứng xử giao tiếp được uốn nắn dạy dỗ hàng ngày. Cái nếp thanh lịch đến một cách tự nhiên. Cả một kho tàng luân lý: Kính già yêu trẻ; Ăn trông nồi ngồi trong hướng; Lời nói chẳng mất tiền mua… Nhà sạch thì mát bát sạch ngon cơm… Do người bốn phương mang về Hà Nội rồi từ Hà Nội toả đi các nơi. Đọc hồi ký của

Page 9: Nếp sống văn hóa của người Hà Nội

những người gốc Hà Nội như cụ cử Lương Văn Can, Giáo sư Nguyễn Lân, Giáo sư Mai Phương… Chúng ta đều thấy rõ đây là những gia đình Hà Nội tiêu biểu, việc nuôi và dạy con cháu được chú ý đặc biệt. Gần đây, qua cuốn nhật ký của nữ bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, chúng ta cũng thấy rõ, cùng với phẩm chất anh hùng, ở người con gái Hà Nội toả ra những tình cảm yêu thương, dịu dàng đằm thắm, chu đáo, mà chị được bố mẹ

Page 10: Nếp sống văn hóa của người Hà Nội

dạy dỗ từ nhỏ. Gia đình giữ vai trò quan trọng quyết định trong việc xây dựng nhân cách con người. Vừa mới đây, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội mở triển lãm “Không gian văn hóa gia đình thị thư Hà Nội”. Đây là sáng kiến trong giáo dục. Người đến xem triển lãm cảm nhận sâu sắc cái nếp nhà, gia giáo, gia đạo trong mỗi gia đình.

Page 11: Nếp sống văn hóa của người Hà Nội

 Thiếu nữ Hà Nội

Vận động, tuyên truyền xây dựng nếp sống thanh lịch phải thấm đến từng người... Tất cả những người về sống ở Hà Nội, nhất là thanh niên, giới trẻ đều muốn nhanh chóng trở thành người Hà Nội, mang trên mình thương hiệu: Người Hà Nội. Đó là thuận lợi lớn trong phong trào vận động, giáo dục nếp sống thanh lịch. Rất mong các nhà chỉ đạo, nhà tổ chức quan tâm đến hiệu quả công việc mà bớt hô hào khẩu hiệu vừa chung chung lại vừa chồng chéo. Cuộc vận động xây dựng văn hóa người Hà Nội, liệu có trùng lặp với phong trào Người Hà Nội văn minh, thanh lịch, Người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hiện đại? (đảo vị trí từ thanh lịch, thêm từ hiện đại). Lại thêm cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa với đủ các tiêu chuẩn lồng ghép, nếp sống văn minh, sinh đẻ có kế hoạch, khai báo hộ khẩu, đề phòng hỏa hoạn, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, bảo vệ cây xanh, môi trường... Mỗi vùng, miền đều có nét hay, tiêu biểu. Trên nền cuộc sống văn minh, hiện đại giống như mọi đô thị khác ở Việt Nam, riêng Thủ đô Hà Nội lung linh bản sắc tinh hoa, cốt cách của đất và người Thăng Long nghìn năm văn hiến. Trân trọng giữ gìn và phát huy bản sắc ấy là quá trình nhiều thế hệ nối tiếp nhau của người Hà Nội gốc, Hà Nội “cũ”, Hà Nội “mới” từ hôm qua, hôm nay và ngày mai.