»•ng... · web view12 cơ chế bảo vệ công đoàn Đề nghị ban soạn thảo sửa...

23
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM Số: /BC-TLĐ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2019 BÁO CÁO Tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp về đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn Thực hiện công văn số 303/UBTVQH14-PL, ngày 21/6/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triển khai Kế hoạch số 07-KH/TW của Bộ Chính trị về việc sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn; Công văn số 2990/TTKQH-PL ngày 01/8/2019 của Tổng Thư ký Quốc hội về việc hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được giao chủ trì, phối hợp rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn. Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn đã được gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành và các đơn vị, tổ chức có liên quan. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổng hợp và tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp về đề nghị xây dựng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), cụ thể như sau: I. TỔNG SỐ Ý KIẾN NHẬN ĐƯỢC Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhận được 06 văn bản đóng góp ý kiến của các Bộ: Nội vụ, Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn. II. NỘI DUNG GÓP Ý CỤ THỂ 1

Upload: others

Post on 29-Dec-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: »•ng... · Web view12 Cơ chế bảo vệ công đoàn Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn Việt Nam nên tham khảo để quy định trong dự

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNGVIỆT NAM

Số: /BC-TLĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

BÁO CÁOTổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp về đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn

Thực hiện công văn số 303/UBTVQH14-PL, ngày 21/6/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triển khai Kế hoạch số 07-KH/TW của Bộ Chính trị về việc sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn; Công văn số 2990/TTKQH-PL ngày 01/8/2019 của Tổng Thư ký Quốc hội về việc hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được giao chủ trì, phối hợp rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn. Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn đã được gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành và các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổng hợp và tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp về đề nghị xây dựng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), cụ thể như sau:

I. TỔNG SỐ Ý KIẾN NHẬN ĐƯỢCTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhận được 06 văn bản đóng góp ý kiến của các Bộ: Nội vụ, Ngoại giao, Tư

pháp, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn.

II. NỘI DUNG GÓP Ý CỤ THỂ

STT Vấn đề góp ý Nội dung góp ý Cơ quan

góp ýTiếp thu/

Không tiếp thu Giải trình

I. Góp ý Tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn

1 Về sự cần thiết ban

Nội dung của về sự cần thiết xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bộ Tư pháp Tiếp thu ý kiến

1

Page 2: »•ng... · Web view12 Cơ chế bảo vệ công đoàn Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn Việt Nam nên tham khảo để quy định trong dự

hành Luật

Công đoàn còn sơ sài, mới chỉ nhận diện vấn đề mà chưa phân tích, đánh giá về từng hạn chế, bất cập của những vấn đề này tại Luật hiện hành. Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung phân tích, đánh giá về những bất cập, hạn chế của Luật Công đoàn cả ở thực tiễn áp dụng cũng như sự phù hợp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

2Về sự cần thiết ban hành Luật

Cần làm rõ hơn thực trạng doanh nghiệp không chú ý đến đời sống của người lao động mới là yêu cầu bức thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn.

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt

Nam

Đề nghị giữ như dự thảo

Tổ chức công đoàn ra đời có chức năng đại diện, bảo vệ người lao động. Đây là chức năng bẩm sinh, cốt lõi của tổ chức Công đoàn. Do vậy, thực trạng doanh nghiệp vi phạm pháp luật hoặc không quan tâm đến công nhân là vấn đề thực tiễn đặt ra, yêu cầu Công đoàn cần phải làm tốt hơn nữa vai trò đại diện, bảo vệ người lao động, nhưng không phải là lý do để sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn.

3 Về sự cần thiết ban hành Luật

Cần nhấn mạnh nội dung Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế...; nhiều vấn đề phức tạp pháp sinh, cần thiết phải có sự thay đổi căn bản trong quy định về tổ chức công đoànNhấn mạnh việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặt ra yêu cầu cao và trực tiếp đối với việc thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệpBổ sung thêm lý do Bộ luật Lao động (sửa

Bộ Lao động – Thương

binh và Xã hội

Đề nghị giữ như dự thảo

Dự thảo Tờ trình đã nêu các vấn đề này

2

Page 3: »•ng... · Web view12 Cơ chế bảo vệ công đoàn Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn Việt Nam nên tham khảo để quy định trong dự

đổi) đang dược Quốc hội xem xét thông qua, dẫn đến việc cần sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn. Tiếp thu ý kiến

4 Về tên gọi

Đề nghị cân nhắc không tiến hành sửa đổi nội dung này.

Bộ Lao động –

thương binh và Xã hội

Đề nghị giữ nguyên như dự

thảo

Các căn cứ đã nêu trong Tờ trình và các văn bản kèm theo

5

Về sửa đổi Điều 1 Luật Công đoàn

Việc đề xuất bỏ cụm từ “cùng các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội” …. Đề nghị TLĐLĐVN bổ sung giải trình đầy đủ về cơ chế đại diện, đánh giá tác động, tính khả thi về nguồn lực và cơ sở pháp lý của quy định này

Bộ Ngoại giao Tiếp thu ý kiến

Cơ sở pháp lý của quy định này: So với Hiến pháp năm 1992, Ðiều 10 Hiến pháp năm 2013 đã bỏ cụm từ "Công đoàn cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp... " là để phân định rõ quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn đối với người lao động. Việc sửa đổi Điều 1 Luật Công đoàn để đảm bảo tương thích với tinh thần Điều 10, Hiến pháp 2013.Tổng Liên đoàn thực hiện đánh giá tác động, tính khả thi về nguồn lực của quy định này trong Báo cáo đánh giá tác động của chính sách.

6

Sửa Điều 1: Tổ chức Công đoàn Việt Nam

Đề nghị giữ lại cụm từ “cùng với...” Bộ Lao động – Thương

binh và Xã hội

Tiếp thu ý kiến Tổng Liên đoàn tiếp thu ý kiến

3

Page 4: »•ng... · Web view12 Cơ chế bảo vệ công đoàn Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn Việt Nam nên tham khảo để quy định trong dự

7

Sửa Điều 1: Tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bỏ cụm từ: “đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với các cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội chăm lo và…” nội dung này không đúng với ngôn ngữ của Hiến phápĐề nghị bổ sung cụm từ: “việc thực hiện chính sách Nhà nước đối với người lao động” vào sau cụm từ thanh tra, kiểm tra để thành câu: “tham gia kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách Nhà nước đối với người lao động, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp”.Bổ sung cụm từ: “của thành viên, đoàn viên của tổ chức mình” vào trước cụm từ “của người lao động” để thành câu: “chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, đoàn viên của tổ chức mình và của người lao động”Bổ sung cụm từ:“nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước” vào sau cụm từ “kỹ năng nghề nghiệp” để thành câu: “tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước”.

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt

Nam

Tiếp thu ý kiếnTổng Liên đoàn tiếp thu và tiếp tục xem xét để phù hợp với tinh thần Điều 10 Hiếp pháp 2013

8 Quyền gia Đề nghị TLĐ cân nhắc và đánh giá thêm, bổ Bộ Ngoại Đề nghị giữ như Tổng Liên đoàn đề nghị giữ

4

Page 5: »•ng... · Web view12 Cơ chế bảo vệ công đoàn Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn Việt Nam nên tham khảo để quy định trong dự

nhập công đoàn của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

sung giải trình, phân tích kỹ lưỡng những quan điểm khác nhau đối với việc cho phép người nước ngoài gia nhập và hoạt động Công đoàn Việt Nam.Hiện tại, dự thảo Luật về Hội vẫn chưa có quy định liên quan đến thành viên là người nước ngoài…Pháp luật nhiều nước cũng không quy định quyền tham gia công đoàn của người lao động nước ngoài.Trường hợp bổ sung quyền gia nhập công đoàn của người nước ngoài, đề nghị quy định chặt chẽ ngay trong Luật Công đoàn, thay vì trong văn bản hướng dẫn thi hành, để hạn chế tối đa phức tạp nảy sinh.

giao dự thảo

chính sách này trong sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn. Lý do như trong dự thảo Tờ trình đã nêu:- Đảm bảo quyền bình đẳng về quyền công đoàn giữa lao động là người Việt Nam và lao động là người nước ngoài làm việc hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam theo tinh thần Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng.- Đảm bảo bình đẳng giữa Công đoàn Việt Nam và tổ chức đại diện người lao động không thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam. - Việc quy định trong văn bản dưới Luật sẽ bảo đảm sự linh hoạt, có thể điều chỉnh khi cần thiết cho phù hợp với nhu cầu quản lý nhà nước đối với một vấn đề mới này.- Tổng Liên đoàn có đánh giá tác động của chính sách này trong Báo cáo đánh giá tác động.

9 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

Làm rõ phạm vi điều chỉnh của quy định bổ sung: “Tổ chức Công đoàn Việt Nam tổ chức và chỉ đạo hoạt động đảm bảo tập trung, thống nhất từ trung ương đến công đoàn cơ

Bộ Ngoại giao

Tiếp thu ý kiến Đối tượng và phạm vi áp dụng của quy định này cũng như trong Luật Công đoàn Việt Nam là tổ chức Công đoàn Việt Nam,

5

Page 6: »•ng... · Web view12 Cơ chế bảo vệ công đoàn Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn Việt Nam nên tham khảo để quy định trong dự

của công đoàn

sở, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam” có áp dụng chung cho các tổ chức khác đại diện cho người lao động không thuộc hệ thống TLĐLĐVN hay không? Đồng thời, đề nghị bổ sung giải trình về biện pháp để bảo đảm thực hiện quy định này.

không điều chỉnh đối với tổ chức đại diện người lao động ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn.Thực hiện nguyên tắc này liên quan đến việc phân quyền quản lý phù hợp hơn giữa các địa phương và Tổng Liên đoàn, không ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và tài chính. Tuy nhiên, đây là một đề xuất thay đổi chính sách và dự đoán sẽ có tác động đến kinh tế, xã hội và thủ tục hành chính. Vì vậy, cơ quan soạn thảo đã tiến hành đánh giá tác động đối với đề xuất chính sách này

10

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công đoàn

Đề nghị không bổ sung nguyên tắc “Tổ chức Công đoàn Việt Nam tổ chức và chỉ đạo hoạt động đảm bảo tập trung, thống nhất từ trung ương đến công đoàn cơ sở, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam” vào khoản 2 Điều 6 của Luật Công đoàn. Mối quan hệ nội bộ giữa các cấp công đoàn trong hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định chứ không phải do luật quy định

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Đề nghị giữ như dự thảo

Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nguyên tắc này liên quan đến mối quan hệ giữa tổ chức công đoàn với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị; sự phân quyền quản lý giữa các địa phương và Tổng Liên đoàn. Do vậy, cần thiết phải quy định trong luật.

11 Nguyên tắc tổ chức và

Tuy nhiên, nên chăng bổ sung thêm cho khoản 1: Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, vì lợi ích của người lao động, tổ

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt

Đề nghị giữ như dự thảo

Tổng Liên đoàn đề nghị được giữ nguyên như Tờ trình, vì “vì lợi ích của người lao động” là

6

Page 7: »•ng... · Web view12 Cơ chế bảo vệ công đoàn Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn Việt Nam nên tham khảo để quy định trong dự

hoạt động của công đoàn

chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nhằm làm rõ mục đích của người lao động khi tham gia công đoàn thấy được lợi ích thực sự của mình, giảm tính hình thức (nhất là khối cán bộ, công chức, viên chức), giảm tính “hành chính” trong vế sau: hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Namtôn chỉ, mục đích của tổ chức công đoàn, không phải là nguyên tắc tổ chức hoạt động.

12Cơ chế bảo vệ công đoàn

Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn Việt Nam nên tham khảo để quy định trong dự thảo Luật công đoàn Việt Nam cho tương thích với Bộ luật Lao động hiện đang lấy ý kiến.

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt

Nam; Bộ Lao động – Thương

binh và Xã hội

Tiếp thu ý kiến

13

Về bổ sung quy định quyền thương lượng của tổ chức đại diện người lao động trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện

Do đây là thực tiễn mới của ta, việc quy định cần tính đến các thực tiễn quốc tế phù hợp. Việc quy định cứng tỷ lệ 50% + 1 có thể tạo ra những khó khăn do sức hút của các cơ chế công đoàn trong giai đoạn đầu sẽ không đạt tiêu chí này.

Bộ Ngoại giao

Đề nghị giữ nhưdự thảo

Bởi lẽ, nếu quy định ở mức thấp hơn, quá trình thương lượng và lấy ý kiến người lao động sẽ rất khó để đạt trên 50% người lao động biểu quyết phê chuẩn kết quả thương lượng. Trong điều kiện có nhiều tổ chức đại diện tại doanh nghiệp, các tổ chức đại diện sẽ vận động đoàn viên để cạnh tranh nhau giành quyền thương lượng, gây phức tạp quan hệ lao động và khó khăn cho doanh nghiệp.

7

Page 8: »•ng... · Web view12 Cơ chế bảo vệ công đoàn Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn Việt Nam nên tham khảo để quy định trong dự

14

Về quyền của tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

Đề nghị không nên bỏ nội dung: “Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, khi được người lao động ở đó yêu cầu”.

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt

Nam

Tiếp thu ý kiến

15

Về bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan đến vai trò, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn

Đề nghị phân nhóm các loại hình công đoàn/tổ chức của người lao động để có thể xác định được vai trò và trách nhiệm của từng loại hình

Bộ Lao động – Thương

binh và Xã hội

Đề nghị giữ như dự thảo

Việc phân nhóm các tổ chức công đoàn được quy định trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam

16Về tài chính

công đoàn

Nên có chế tài đối với những tổ chức công đoàn không thực hiện nghiêm về tỷ lệ phân bổ kinh phí công đoàn

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt

Nam

Đề nghị giữ nhưdự thảo

Hiện nay, Tổng Liên đoàn thực hiện việc thu và phân bổ kinh phí công đoàn thống nhất một đầu mối (là cấp Tổng Liên đoàn), do vậy, việc thu và phân bổ kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định được thực hiện nghiêm chỉnh.

17 Về tài chính

công đoàn

Cần có cơ chế quản lý phù hợp và việc thu kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng là người nước ngoài làm việc ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên lãnh thổ việt Nam là

Bộ Ngoại giao

Tiếp thu ý kiến Việc quy định tỷ lệ phân bổ kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên (các cấp) chỉ áp dụng cho tổ chức Công đoàn Việt Nam, không áp dụng đối với các tổ chức đại diện

8

Page 9: »•ng... · Web view12 Cơ chế bảo vệ công đoàn Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn Việt Nam nên tham khảo để quy định trong dự

rất khó khăn….Đề xuất bổ sung quy định giữ lại 70% công đoàn phí cho công đoàn cơ sở là phù hợp với thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, đề nghị làm rõ trong trường hợp có các tổ chức đại diện người lao động ngoài hệ thống TLĐLĐVN (theo đó chỉ có một cấp công đoàn cơ sở) thì sẽ không áp dụng quy định này mà chỉ áp dụng quy định với việc sử dụng kinh phí 2% cho tổ chức của người lao động khác

người lao động khác.

18Về kinh phí công

đoàn

Đề nghị bổ sung đánh giá tác động làm rõ các căn cứ sửa đổi, đồng thời, tham khảo thực tiễn các nước, tiêu chuẩn lao động quốc tế và những tác động khi có thêm tổ chức của người lao động nằm ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Bộ Lao động – Thương

binh và Xã hội

Tiếp thu ý kiến

19 Đề nghị Tổng Liên đoàn có đánh giá tình hình thực hiện tài chính công đoàn từ khi Luật Công đoàn có hiệu lực để làm cơ sở xác định tỷ lệ phân bổ số thu kinh phí công đoàn cho phù hợp; đồng thời làm rõ lý do đưa quy định tỷ lệ phân bổ số thu kinh phí công đoàn từ hình thức và văn bản hướng dẫn của TLĐLĐ sang hình thức quy định tại Luật

Đề nghị giữ như dự thảo

Việc thu – chi kinh phí công đoàn tuân thủ quy định của pháp luật và các văn bản của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Theo đó, kinh phí công đoàn được phân phối cho công đoàn cơ sở sử dụng 69% tổng số thu và công đoàn cấp trên (các cấp) được sử dụng 31% tổng số thu (công đoàn cấp tỉnh, cấp trên cơ sở 29%; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 2%). Công đoàn cơ sở được sử dụng 69% tổng số kinh phí công đoàn để sử dụng tại cấp mình (mức này sẽ tăng đến 70%) với mục đích chăm lo cho người lao động. Tuy

9

Page 10: »•ng... · Web view12 Cơ chế bảo vệ công đoàn Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn Việt Nam nên tham khảo để quy định trong dự

nhiên, việc nắm bắt và hiểu rõ quy định này trong thời gian qua chưa tạo được sự lan tỏa rộng khắp, khiến nhiều tổ chức, cá nhân lầm tưởng số kinh phí 2% chỉ phục vụ công đoàn cấp trên cơ sở. Do vậy, đề nghị cần quy định cụ thể trong luật để dảm bảo công khai, minh bạch vấn đề kinh phí công đoàn.

20

Đề nghị đánh giá sự phù hợp của mức đóng 2% kinh phí công đoàn mà người sử dụng lao động đóng cho tổ chức công đoàn. Đồng thời đánh giá lại quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn trong trường hợp có nhiều tổ chức đại diện cho người lao động

Tiếp thu ý kiến

Quy định mức đóng kinh phí công đoàn đã góp phần nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động chăm lo tốt hơn cho người lao động, tạo sự gắn kết lâu dài giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trường hợp trong doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động khác ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam, cần quy định trong luật việc sử dụng kinh phí 2% để đảm bảo bình đẳng giữa các tổ chức của người lao động trong doanh nghiệp.

21

Đề nghị nghiên cứu sửa đổi Điều 29 Luật Công đoàn, trong đó quy định cụ thể giao Chính phủ quy định việc kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính của công đoàn

Đề nghị giữ như dự thảo

Nội dung này được điều chỉnh bằng văn bản dưới luật để đáp ứng yêu cầu quản lý.

10

Page 11: »•ng... · Web view12 Cơ chế bảo vệ công đoàn Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn Việt Nam nên tham khảo để quy định trong dự

22 Về nêu rõ căn cứ

Tại mục III.6 dự thảo Tờ trình về Quyền của tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Điều 2.5 dự thảo; Mục III.7 dự thảo Tờ trình để bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan đến vai trò, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện người lao động và Điều 2.7 dự thảo, thay vì giả định “trong tương lai”, đề nghị Tổng Liên đoàn nêu rõ căn cứ tại Bộ luật, quy định nào.

Bộ Ngoại giao Tiếp thu ý kiến

23 Về hồ sơ tài liệu

Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung Báo cáo đánh giá tác động chính sách và các tài liệu khác vào hồ sơ theo đúng quy định tại Điều 37, Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Bộ Nội vụBộ Tư pháp

Bộ Lao động – Thương

binh và XH

Tiếp thu ý kiến

24

Về dự kiến tên gọi và

phạm vi điều chỉnh

Một trong những nội dung cơ quan chủ trì đề xuất sửa đổi, bổ sung đó là tên gọi của Luật Công đoàn, theo đó, đổi tên gọi của Luật từ Luật Công đoàn thành Luật Công đoàn Việt Nam…Để giải quyết những vấn đề mà cơ quan soạn thảo nêu tại mục 1 (III) của dự thảo Tờ trình thì cần nghiên cứu sửa đổi quy định tại phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật mà không chỉ ở tên gọi của Luật

Bộ Tư pháp Đề xuất giữ như dự thảo

Luật Công đoàn 2012 và cả sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn được ban hành, luôn nhất quán đối tượng điều chỉnh là Công đoàn Việt Nam - tổ chức chính trị - xã hội; không điều chỉnh đến các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp nằm ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam.

25 Về kết cấu Tờ trình

Dự thảo tờ trình chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 37 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn

Bộ Tư pháp Tiếp thu ý kiến

11

Page 12: »•ng... · Web view12 Cơ chế bảo vệ công đoàn Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn Việt Nam nên tham khảo để quy định trong dự

thiện lại dự thảo Tờ trình theo hướng làm rõ đối tượng, phạm vi điều chỉnh, các chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng Luật

26

Về đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật

Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang chủ trì xây dựng Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó, có một số nội dung có liên quan đến Luật Công đoàn, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần rà soát kỹ các nội dung trong đề cương dự thảo Luật để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật

Bộ Nội vụ Tiếp thu ý kiến

27

Về tham khảo kinh nghiệm quốc tế

Dự thảo Tờ trình của TLĐLĐVN nêu nguyên tắc tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và đề cập đến yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam theo các điều ước quốc tế. Vì vậy, đề nghị TLĐLĐVN bổ sung Bảng tổng hợp kinh nghiệm quốc tế liên quan đến các nội dung được đề xuất sửa đổi, Bảng đánh giá tính tương thích giữa nội dung đề xuất sửa đổi và cam kết quốc tế của Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (như CPTPP) hoặc chuẩn bị ký phê chuẩn như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU, Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

Bộ Ngoại giao Tiếp thu ý kiến

Tổng Liên đoàn xin tiếp thu.Đối với việc tham khảo và tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, Tổng Liên đoàn sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam và từng bước phù hợp, tương thích với pháp luật quốc tế.

28 Về dự kiến

Về dự kiến nguồn lực tại mục IV dự thảo Tờ trình, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên

Bộ Nội vụ Tiếp thu ý kiến Tiếp thu và đánh giá nguồn lực, điều kiện đảm bảo thực hiện

12

Page 13: »•ng... · Web view12 Cơ chế bảo vệ công đoàn Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn Việt Nam nên tham khảo để quy định trong dự

nguồn lực cứu phân tích, đánh giá về nguồn nhân lực, điều kiện đảm bảo cho việc thi hành Luật

trong Báo cáo đánh giá tác động chính sách.

29

Về thời gian trình Quốc hội thông qua dự án Luật

Theo dự thảo Tờ trình dự án Luật cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), Bộ Tư pháp nhận thấy dự kiến này chưa thực sự phù hợp…, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại thời gian dự kiến thông qua dự án Luật.

Bộ Tư pháp Đề nghị giữ nhưdự thảo

Tổng Liên đoàn đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ theo tiến độ yêu cầu.

II. Góp ý vào Báo cáo tổng kết thi hành Luật Công đoàn

1 Kết cấu báo cáo

Kết cấu lại báo cáo để các nội dung được phân tách rõ ràng. Kết quả công tác tuyên truyền đang được thể hiện tại phần I. “Việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Luật Công đoàn 2012”, nhưng hạn chế công tác tuyên truyền lại thể hiện ở phần II, mục 1. “Bối cảnh và tình hình chung về việc thực hiện Luật công đoàn 2012”.Mục 1, phần II đề cập nhiều nội dung của công tác kiểm tra công đoàn và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo…do đó, có thể chuyển các nội dung này thành các mục riêng trong phần II để việc đánh giá khái quát kết quả thực hiện Luật từ năm 2013 đến nay được rõ ràng hơn.Mục 10, 11 phần III: “Đánh giá việc thực hiện các quy định của Luật Công đoàn 2012” là những nội dung chưa được đề cập đến trong Luật Công đoàn năm 2012 nên không thể đưa vào đánh giá việc triển khai thực hiện.

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt

Nam

Tiếp thu ý kiến

Đề nghị giữ nhưdự thảo

Tiếp thu ý kiến

Công tác kiểm tra công đoàn và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo là hoạt động thường xuyên của tổ chức công đoàn trong giám sát thi hành Luật Công đoàn. Do vậy, đề nghị vẫn giữ nguyên nội dung này như trong Báo cáo là phù hợp.

2 Về cơ chế bảo vệ

công đoàn

Báo cáo tổng kết thi hành Luật Công đoàn 2012 chưa làm rõ những vướng mắc trong việc áp dụng Điều 9… Đề nghị Tổng Liên

Bộ Ngoại giao

Tiếp thu ý kiến

13

Page 14: »•ng... · Web view12 Cơ chế bảo vệ công đoàn Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn Việt Nam nên tham khảo để quy định trong dự

đoàn bổ sung giải trình về những vấn đề này và về biện pháp bảo đảm thực hiện quy định dự kiến sửa đổi.

Nơi nhận: - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (b/c);- Uỷ ban các vấn đề xã hội của QH (b/c);- Uỷ ban pháp luật của QH (b/c);- Văn phòng Chính phủ;- Lưu VT, Ban QHLĐ.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCHCHỦ TỊCH

Nguyễn Đình Khang

14