ngh Ê thuẬt chẠm khẮc tẠi ĐỀn thỜ vua Đinh, vua...

132
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BVĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LCH TRƯỜNG ĐẠI HC MTHUT VIT NAM ĐỖ ĐỨC HOT NGHTHUT CHM KHC TẠI ĐỀN THVUA ĐINH, VUA LÊ LUẬN VĂN THC SMTHUT Hà Ni 2017

Upload: others

Post on 18-Sep-2019

14 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

ĐỖ ĐỨC HOẠT

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ

VUA ĐINH, VUA LÊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT

Hà Nội – 2017

Page 2: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

ĐỖ ĐỨC HOẠT

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ

VUA ĐINH, VUA LÊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT

Chuyên ngành : Mỹ thuật tạo hình (Điêu khắc)

Mã số : 60210120

Khóa : 18 (2015 – 2017)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS : BÙI VĂN TIẾN

Hà Nội – 2017

Page 3: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

GS : Giáo sư

Nxb : Nhà xuất bản

TS : Tiến sĩ

Tr : Trang

PGS : Phó giáo sư

Page 4: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3

Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHÊN CỨU ................. 10

1.1. Khái niệm “Nghệ thuật chạm khắc” ....................................................... 10

1.2. Khái quát về đền thờ vua Đinh, vua Lê. .................................................. 15

1.2.1. Lịch sử của đền thờ vua Đinh, vua Lê. ................................................. 15

1.2.2. Khái quát kiến trúc của đền thờ vua Đinh, vua Lê. .............................. 19

1.3. Khái quát về phù điêu chạm khắc đền thờ vua Đinh, vua Lê. ................. 26

Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 29

Chương 2. NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐỀN THỜ

VUA ĐINH, VUA LÊ ..................................................................................... 31

2.1. Nghệ thuật phù điêu trang trí trên kiến trúc đền thờ vua Đinh, vua Lê. ...... 31

2.1.1. Kỹ thuật, chất liệu và màu sắc trong phù điêu trang trí kiến trúc đền thờ

vua Đinh, vua Lê. ............................................................................................ 31

2.1.2. Nội dung, hình tượng trong phù điêu trang trí kiến trúc đền thờ vua

Đinh, vua Lê. ................................................................................................... 41

2.1.3. Dạng thức bố cục, mô típ trong phù điêu trang trí kiến trúc đền thờ vua

Đinh, vua Lê.. .................................................................................................. 53

2.2. Nghệ thuật chạm khắc đồ thờ trong đền thờ vua Đinh, vua lê. ............... 58

2.2. 1. Chạm khắc trên Án thờ tại đền vua Đinh, vua Lê. ............................... 58

2.2. 2. Chạm khắc trên Sập đá tại đền vua Đinh, vua Lê. ............................... 62

2.2.3. Chạm khắc trên bia đá tại đền vua Đinh, vua Lê. ................................. 69

Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 71

Chương 3. GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN

THỜ VUA ĐINH, VUA LÊ ........................................................................... 73

3.1. Giá trị của nghệ thuật chạm khắc đền thờ vua Đinh, vua Lê. .................. 73

3.1.1. Giá trị nghệ thuật ................................................................................... 73

Page 5: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

2

3.1.2. Giá trị văn hóa, truyền thống ................................................................. 75

3.2. So sánh nghệ thuật chạm khắc đền thờ vua Đinh, vua Lê với một số ngôi

đền, đình khác thế kỉ 17 .................................................................................. 78

3.2.1. So sánh nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê với đền Gióng ............ 78

3.2.2. So sánh nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê với các ngôi Đình

thế kỷ XVII ...................................................................................................... 81

Tiểu kết chương 3. ......................................................................................... 85

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 89

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 94

Page 6: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

3

MỞ ĐẦU

1. Ly do chon đê tai

Ninh Bình mảnh đất được coi là địa linh nhân kiệt, nơi chứa đựng những

tinh túy của trời đất. Những đền đài, cung điện cùng những giá trị về văn hóa

lịch sử luôn là điều thu hút với các nhà sử gia, kiến trúc sư và cũng có ảnh

hưởng nhất định đối với khách du lịch. Những kiến trúc chạm khắc mang đậm

dấu ấn cổ xưa, là niềm tự hào của con cháu đất Việt về một thời lịch sử lừng

lẫy của ông cha ta. Những di tích lịch sử ấy không những đem lợi ích về mặt

kinh tế mà nó còn mang lại cơ hội việc làm cho nhiều người, quảng bá địa danh

và hướng tới bảo tồn cho các giá trị có một không hai ấy.

Tỉnh Ninh Bình có rất nhiều ngôi Đình, Chùa, Đền cổ nổi tiếng , trong

đó có đền thờ vua Đinh, vua Lê. Đây là hai ngôi đền tiêu biểu nhất về nguồn

gốc và giá trị văn hóa, đặc biệt là trong nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật chạm

khắc tại hai đền thờ vua Đinh, vua Lê mang đậm phong cách của thế kỉ XVII ,

XVIII, mang dấu ấn mỹ thuật trong “văn hóa Làng”. Hai ngôi đền được xây

dựng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, XVII đã được trùng tu và tôn tạo lại nhưng

nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê vẫn để lại những giá trị

nghệ thuật vô cùng to lớn trong kho tàng mỹ thuật cổ Việt Nam.

Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỉ XVIII là giai đoạn phát triển đỉnh cao của

nghệ thuật điêu khắc kiến trúc đình làng Việt, giai đoạn này được xem là sự

phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc

dân gian, nghệ thuật chạm khắc nổi lên như một hình ảnh trung tâm, một điểm

nhấn độc đáo của đình lành Việt thế kỷ XVII. Có thể nói rằng hình nghệ thuật

điêu khắc nói chung và nghệ thuật chạm khắc nói riêng luôn là đề tài mà nhiều

nghệ sĩ, nhà điêu khắc, các nghiên cứu sinh đã khai thác trong sáng tác điêu

khắc, nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt những năm

đầu thế kỷ XVIII do tình hình phát triển của xã hội phong kiến nghệ thuật chạm

khắc đình, chùa, đền phát triển mạnh mẽ, những quan niệm quy chuẩn, hàn lâm

Page 7: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

4

trước đây ít nhiều đã bị phá vỡ. Nghệ thuật chạm khắc trên chất liệu gỗ, đá đã

dần hình thành các trường phái, phong cách cho các nghệ nhân chạm khắc

mang đậm dấu ấn của văn hóa làng.

Trước đây nhiều đề tài đã được nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau về

nghệ thuật điêu khắc đền thờ vua Đinh, vua Lê, nhưng chưa có đề tài nghiên

cứu nghệ thuật chạm khắc về đền thờ vua Đinh, vua Lê.

Trong luận văn này trên cơ sở tài liệu “Từ đi điền dã, thu thập tài liệu từ

sách, báo, internet, đến những công trình nghiên cứu của những người đi

trước”, cùng với quá trình nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc vốn cổ từ khi

còn học đại học. Đồ án tốt nghiệp đại học của tôi đã tìm tòi và nghiên cứu vua

Đinh Tiên Hoàng, do đó tôi muốn phát triển và nghiên cứu thêm về nghệ thuật

chạm khắc để hiểu biết thêm về văn hóa, lối sống của người đại Việt cổ. Ở đây

tôi muốn nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật chạm khắc đền thờ vua Đinh,

vua Lê. Qua đó tôi muốn khẳng định những giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa,

lịch sử, và bản sắc dân tộc thể hiện qua chạm khắc trang trí kiến trúc của đền

thờ. Từ đó đóng góp một phần vào công cuộc tôn tạo và bảo tồn di sản quý giá

mà ông cha ta đã để lại.

Bởi vậy tôi chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tôi.

2. Tinh hinh nghiên cưu đê tai.

Tỉnh Ninh Bình có rất nhiều ngôi đền, chùa nổi tiếng, trong đó đền vua

Đinh, vua Lê là ngôi đền có nghệ thuật trạm khắc rất phong phú và đa dạng

mang đậm giá trị nghệ thuật thuận lợi cho việc nghiên cứu.

Một số tài liệu, tác giả sau đã có cái nhìn tổng quan về đền vua Đinh,

vua Lê, về nghệ thuật điêu khắc , kiến trúc và chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê.

Một cái nhìn cận cảnh về văn hóa làng qua bia ký ở hai ngôi đền vua

Đinh vua Lê là việc khảo sát các dữ liệu lịch sử, văn hóa, xã hộ và tín ngưỡng

được ghi lại trên 7 chiếc bia đá hiện tồn. Trong cuốn Ninh Bình một vùng sơn thủy

hữu tình [5, tr.89] hay cuốn Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình [48, tr.92] có nêu

Page 8: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

5

lên một vài chiếc bia đá ở hai ngôi đền này. Tiếc là phần dịch và chú thích văn bia

chỉ tập trung vào nội dung ca ngợi công đức của các bậc tiên đế, những chi tiết về

năm tháng dựng bia, người soạn bia, người viết chữ, người đục bia, người công

đức đôi khi lại bị bỏ qua.

Trong cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư 1998”, Tập 1, có nêu rõ nguồn gốc

người Đại cổ việt, khái quát sơ lược về quá trình phát triển đất nước Đại Cổ

Việt hơn một nghìn năm qua. Qua đó khái lược hai triều đại: triều nhà Đinh là

người đặt nền móng và lập nước, và triều nhà Lê. Mỗi một thời kì mỗi một

triều đại phát triển sự ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc luôn song hành và

phát triển theo. Qua đó cho ta thấy được các công trình mang dấu ấn của thời kì

nhà Đinh và nhà Lê là bước khởi đầu cho sự vươn mình mạnh mẽ của nghệ

thuật điêu khắc thời nhà Lý, Trần. Với phong cách chạm khắc họa tiết hoa văn

trang trí đặc sắc, có nét đặc trưng riêng biệt là cơ sở cho nhiều đề tài nghiên

cứu mỹ thuật về đền thờ vua Đinh, vua Lê. [27, tr91-241]

Trong cuốn sách “Thăng Long-Hà Nội, lịch sử nghìn năm từ lòng đất”,

cũng chỉ ra nhưng phát hiện những khảo cổ về nghệ thuật từ thời vua Đinh. “Từ

kĩ thuật dựng cột âm dương đến những viên gạch có chạm khắc hình phượng

còn có những bình gốm với chất men phủ rất tinh tế và mang đậm giá trị nghệ

thuật đã đưọc tìm thấy ở quần thể khu di tích Tràng An Ninh Bình”. Từ những

phát hiện khảo cổ đã minh chứng rằng, sau thời kì thuộc Đường thành Đại La

vẫn là trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước. Tổng hợp các tài liệu thời Đinh-

Tiền Lê đã phát hiện ra những hiện vật ở Thăng Long và Hoa Lư cho thấy nghệ

thuật lúc ấy đã bắt đầu định hình và phát triển, đặc trưng văn hóa dân tộc nổi

bật bên cạnh giao thoa văn hoa Việt – Hán – Đông Nam Á, tạo tiền đề cho sự

phát triển rực rỡ của nghệ thuật thời Lý. [43, tr.92-16]

Trong cuốn sách Hình chạm trổ việt nam qua các thời đại - Nxb Mỹ

thuật hà nội (1963) còn lưu lại những đồ án hoa văn tiêu biểu của thế kỉ XVII.

[21, tr.90]

Page 9: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

6

Trong đồ án trang trí mỹ thuật ở đền thờ vua Đinh, vua Lê nhóm tác giả

Lê Văn Thao, Trần Hậu Yên Thế, đã lưu lại những đồ án, những mô típ về

nghệ thuật chạm khắc đền thờ vua đinh vua Lê. Nhóm tác giả chia đồ án ra làm

ba phân , hoa văn chạm khắc trên gỗ, đá, đồ thờ, để ghi chép lại những đồ án,

những mô típ của nghệ thuật chạm khắc đền vua đinh, vua lê. [37, tr.91]

Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế có bài viết Dấu ấn mỹ thuật làng

trong di tích đền vua Đinh, vua Lê có viết “Người làng Trường Yên lập đền thờ

vua Đinh, vua Lê cũng như làng Đông Hồ có vẽ tranh thờ Đinh Tiên Hoàng

theo cách riêng của mình. Trên chiếc sập đá đền vua Đinh có những con tôm

con cá, con chim con chuột, đặt cạnh con rồng năm móng cũng như hình ảnh

người anh hùng cởi trần đóng khố trong diện mạo trẻ con (tranh Đông Hồ)

không một tấc sắt trên người có vẻ như thật khó hình dung trong một xã hội

phong kiến”. [38, tr91]

Trong tạp trí mỹ thuật có bài viết Nghê-Linh vật thân quen. “Đền vua

Đinh (Trường Yên, Hoa Lư) có hai cặp nghê đá, một cặp trước nghi môn ngoại

và một cặp nghê đá trước bái đường. Nhìn vào độ phong hóa của đá và đặc biệt

là phong cách nghệ thuật, chúng tôi cho rằng hai cặp nghê đá này có niên đại

không đồng nhất. Nhưng thần thái của hai con nghê đá này cũng không khác

nhau là bao: trang nghiêm và trầm lắng, có phần buồn bã như câu ví “buồn như

chó nhà có tang”. Miệng nghê há ra nhưng không phải để hăm dọa mà như

đang há miệng gào lên những tiếng rên thống thiết! Cái bộ dạng buồn bã, u sầu

của những con nghê đá ta từng thấy ở đền vua Đinh (Hoa Lư, Ninh Bình), còn

thấy ở Đền Gióng, lăng Dinh Hương, lăng Quận Nghi, lăng họ Ngọ.v.v..”. [40,

tr92]

Một đặc điểm chung nhất, dễ nhận thấy nhất là những con nghê này chi

trước nhỏ, dáng vẻ co ro. Miệng dẫu có há nhưng cũng không phô diễn hàm

răng sắc nhọn, mắt nhỏ vừa phải, không trợn, không lộ, ẩn dưới hốc mắt, gần

với tạo hình của những con nghê thời Lý. Nghê đá đền vua Đinh, khác với

Page 10: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

7

những con nghê ở lăng Dinh Hương, lăng họ Ngọ không chỉ ở tư thế mà cả

dáng vóc: mình thon, bụng thót, lông mao thưa”.

Nhà nghiên cứu Trần Hậu yên Thế trong bài viết “Cảm nhận lịch sử từ

điêu khắc đền Đinh, Lê” có nhận xét “Như nhiều nhà nghiên cứu đã từng nhận

xét sự trống vắng các hình ảnh mô tả chinh chiến trong Mỹ thuật Việt Nam thời

kỳ phong kiến. Chúng ta rất ít thấy những cảnh chiến đấu vốn thấy nhiều trên

trống đồng Đông Sơn. Ở đền vua Đinh - vua Lê chỉ có các đồ nghi tế có hình

dạng binh khí như các thanh đao và các câu đối hoành phi ca ngợi uy vũ của

các bậc đế vương. Câu đối trong đền vua Đinh viết (Anh hùng vĩ liệt, trác quán

hồ Ngô, Trưng, Triệu, Thục dĩ tiền, Đại Việt sơn hà quy nhất thống.- Thánh

nhân dư linh kế tự giả Lê, Lý, Trần, Lê như hậu, Trường Yên lăng tẩm tự thiên

thu). Nghĩa là: Anh hùng trác tuyệt vượt hẳn Ngô, Trưng, Triệu, Thục trở về

trước, Đại Việt non sông về một mối, oai linh thần thánh nối tiếp sau này có

Lê, Lý, Trần, Lê, đất Trường Yên lăng tẩm tự ngàn thu”. [39, tr.91]

Như vậy đền vua đinh, vua lê là đề tài đưuọc rất nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm tìm hiểu khong chỉ những giá trị về văn học, lịch sử, của hai ngôi đền

mà hai ngôi đền mang giá trị nghệ thuật vô cung quý giá.

3. Muc đich nghiên cưu

Đề tài luận văn nhằm tập hợp các nguồn tư liệu của các tác giả trước đây

đã viết về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật tại Ninh Bình nói chung, đã nghiên cứu

đến lịch sử văn hóa,nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê.

Luận văn tập trung nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ từ

chạm khắc trang trí kiến trúc đến chạm khắc trang trí đền thờ vua Đinh, vua Lê.

Nghiên cứu tìm ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật chạm khắc. Qua đó cho

thấy được giá trị nghệ thuật của vấn đề mà tôi nghiên cứu. Từ đó góp phần bảo

tồn, phát huy những giá trị của điêu khắc đền vua Đinh, vua Lê.

4. Đôi tương va phạm vi nghiên cưu

4.1. Đôi tương nghiên cưu.

Page 11: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

8

Đề tài nghiên cứu các họa tiết, hoa văn được chạm khắc trên kiến trúc;

trên kết cấu kiến trúc tam quan ngoại đến kiến trúc trong đền có mối liên hệ

mật thiết với nhau, nghiên cứu mô típ , màu sắc

4.2. Pham vi nghiên cưu.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghệ thuật chạm khắc trang trí kiến

trúc, nghệ thuật chạm khắc đồ thờ.

5. Phương phap nghiên cưu

Phương pháp được sử dụng trong luận văn là các phương pháp: điền

dã, quan sát, ghi chép, phỏng vấn, điều tra và các thao tác chuyên môn như :

chép ảnh, vẽ kí họa,phác họa, mô tả so sanh kết hợp với các nghiên cứu liên

quan như ngành lịch sử, văn hóa, nghệ thuật hoc, mỹ học.

- Phương pháp hệ thống hóa: tư liệu nghiên cứu về đền.

- Phương pháp phân tích: phân tích các dữ liệu đã có để đưa ra khái quát

chung, phân tích chạm khắc kiến trúc, chạm khắc đồ thờ.

- Phương pháp so sánh: so sánh về tạo hình, phong cách, trang trí của hai

ngôi đền và các đền thờ khác.

- Phương pháp mỹ thuật học: dựa vào hệ thống các kiến thức mỹ thuật

học về đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, để xem xét, phân tích, đối

chứng cụ thể từng công trình, trang trí trên kiến trúc.

- Phương pháp điền dã: đi thực địa đến địa phương, xem xét,đo đạc các

phù điêu, hoa văn,chạm khắc trong đền.

- Phương pháp phỏng vấn: ghi chép trực tiếp lại những kiến thức, những

thông tin có được từ những người dân bản địa trong quá trình đi điền dã lấy tư

liệu.

6. Đong gop cua luân văn.

- Về mặt lý luận: Luận văn là sự tập hợp hệ thống các nguồn tư liệu từ

văn bia, văn học dân gian, nghệ thuật của tác giả trước cùng với sự nghiên cứu

Page 12: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

9

riêng của mình sẽ đưa ra những tư liệu tổng hợp, giới thiệu đầy đủ về lịch sử,

kiến trúc, chạm khắc của đền vua Đinh, vua Lê.

Từ việc phân tích nghệ thuật tạo hình nghệ thuật chạm khắc, luận văn sẽ

chỉ ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc riêng của đền từ hình tượng, bố cục, mô

tip…

Về mặt thực tiễn :Luận văn không chỉ là tư liệu nghiên cứu giúp cho học

viên chuyên ngành tạo hình hiểu hơn giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử của

ngôi đền mà còn là nguồn tư liệu quý giá cho các sáng tác sau này cả về tư liệu

và ý tưởng nghệ thuật.

Đề tài và nội dung luận văn sẽ giúp cho ngành điêu khắc, nghệ thuật có

cơ sở khoa học để bảo tồn, phát huy bản sắc di sản văn hóa nghệ thuật điêu

khắc của tỉnh Ninh Bình và của đất nước và phục vụ cho ngành du lịch. Trong

sự so sánh với hệ thống đền tại Việt Nam, luận văn sẽ chỉ ra những giá trị đặc

sắc riêng của đền vua Đinh, vua Lê cũng như giá trị nối tiếp của phong cách

chùa với những ngôi đền Việt giai đoạn sau này giúp cho công tác trùng tu và

bảo quản.

7. Kết câu luân văn.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu ngoài phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (2

trang), Tài liệu tham khảo(4 trang), và Phụ lục (35 trang) , nội dung của luận

văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Khai quat chung vê đê tài nghiên cưu (20 trang)

Chương 2: Nghiên cưu nghệ thuât chạm khắc đên thờ vua Đinh, vua

Lê (42 trang)

Chương 3: Gia trị cua nghệ thuât chạm khắc đên thờ vua Đinh, vua

Lê (14 trang)

Page 13: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

10

Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHÊN CỨU

1.1. Khái niệm “Nghệ thuât chạm khắc”

Nghệ thuật chạm khắc là một trong hai dạng thể của nghệ thuật điêu

khắc. Ngôn ngữ của nghệ thuật chạm khắc là hình khối, mảng diện, độ dày

mỏng khác nhau của khối được thể hiện qua từng chất liệu khác nhau. Để làm

rõ nội hàm của khái niệm nghệ thuật chạm khắc ta cần làm rõ thêm từng khái

niệm: Nghệ thuật, và chạm khắc.

Khái niệm Nghệ Thuật

Trong Từ điển tiếng Việt (Khoa học - Xã hội - Nhân văn, Nxb Văn hóa -

Thông tin, năm 2014) thì nghệ thuật được định nghĩa là: “Nghệ thuật là việc

làm có đường lối, phương pháp, để tỏ ý thức, tình cảm lý tưởng của mình

hướng đến cái Chân, Thiện, Mỹ, người ta đã thống nhất ý chí về nghệ thuật và

sắp chúng theo thứ tự: 1-âm nhac, 2- Vũ điệu, 3- Hội họa, 4- Điêu khắc, 5-kiến

trúc, 6- ca kịch, 7- Điện ảnh”[26, tr.91-844].

Trong Từ điển mỹ thuật phổ thông (Đặng Thị Bích Ngân chủ biên, Nxb

Mỹ thuật, năm 2012) thì nghệ thuật được định nghĩa là: “Các phương pháp tiến

hành để làm ra các sản phẩm chứng tỏ tài khéo léo, sự suy nghĩ, trí tưởng

tượng, cảm xúc và sự sáng tạo của con người. Với quan niệm hiện đại, định

nghĩa nghệ thuật thường phản ánh những tiêu chuẩn thẩm mỹ trong văn hoc,

hội họa âm nhạc, điêu khắc, sân khấu và kiến trúc...và một số môn khoa học xã

hội...Nghệ thuật phản ánh những tiêu chuẩn đẹp và sáng tạo. Đặc biệt nghệ

thuật thường khai thác sự đối lập giữa các yếu tố để sáng tạo... Người nghệ sĩ

tinh tế phát hiện được những yếu tố khác nhau trong nội dung, trong hình thức,

kỹ thuật, quan điểm để sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật”[31, tr.91-101].

Trong Từ điển tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, Nxb Trung tâm từ điển

học, năm 2016) thì “Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng

Page 14: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

11

hình tượng sinh động,cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư

tưởng, tình cảm”[49, tr.92-865].

Ở Việt Nam, nghệ thuật thường đi liền với văn học. Ta có thể bắt gặp

các từ ngữ như văn nghệ, giới văn nghệ sĩ, văn học-nghệ thuật,... trên nhiều

phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, văn học chỉ là một phạm trù của

nghệ thuật. Có thể là vì văn học được coi là phạm trù nghệ thuật quan trọng

nhất tại Việt Nam

Trong “Wikipedia.org” thì nghệ thuật được định nghĩa là: “Nghệ thuật

(art) là một loạt những hành động khác nhau của con người và những sản phẩm

do hoạt động đó sáng tạo ra”.

Nghệ thuật được mô tả như là một trong những vấn đề xưa nay khó nắm

bắt nhất của văn hóa con người. Nghệ thuật được định nghĩa như là phương

tiện để diễn đạt hay trao truyền cảm xúc, ý tưởng để khám phá và thưởng lãm

những yếu tố hình thức, thể hiện mà người nghệ sĩ truyền đạt.

Có thể nói khái niệm nghệ thuật có hàm nghĩa rất rộng, những phương

diện ý nghĩa được dẫn ra ở trên chỉ bao quát được một phần nào nội hàm của

khái niệm đó. Chính vì vậy, trong phạm vi lĩnh vực văn hóa tinh thần, chúng tôi

cho rằng:“Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật

thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng, thẩm mỹ mang tính chất văn hóa

làm rung động cảm xúc, tình cảm và tư tưởng cho người thưởng thức”.

Khái niệm Cham khắc

Nghệ thuật chạm khắc là một trong hai loại hình nghệ thuật của nghệ

thuật Điêu khắc. Trước tiên muốn hiểu khái niệm chạm khắc chúng ta đi tìm

khái niệm về điêu khắc.

Khái niệm điêu khắc:

Nghệ thuật điêu khắc là một nghành của nghệ thuật tạo hình được sáng

tạo theo nguyên tắc về thể tích, sử dụng ngôn ngữ hình khối, vật chất trong

không gian ba chiều và chịu sự chi phối của những quy luật tạo hình.

Page 15: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

12

Trong “Từ điển tiếng Việt (Văn Tân, Nxb Khoa học - Xã hội, 1994) thì

điêu khắc được định ngĩa là: “Sự biểu thị tình cảm, tư tưởng bằng hình trong

không gian tạo bằng những vật liệu như gỗ, đá, thạch cao, kim loại... nhằm một

mục đích thẩm mỹ”.[34, Tr.92-298]

Trong “Từ điển tiếng Việt” (Viện ngôn ngữ học, Nxb trung tâm Từ điển

học, năm 2006) thì điêu khắc được định ngĩa là: “Loại hình nghệ thuật thể hiện

hoặc gợi tả sự vật trong không gian bằng cách sử dụng những chất liệu như đất,

đá, gỗ, kim loại.. vv... tạo thành những hình nhất định. Nghệ thuật điêu khắc,

nhà điêu khắc”. [49, Tr.92-404]

Trong “Từ điển Mỹ thuật phổ thông” (Đặng Thị Bích Ngân chủ biên,

Nxb Mỹ thuật, 1012) thì điêu khắc được định nghĩa là: “ Điêu khắc - (A.P.

Sculpture) là nghệ thuật thực hiện những tác phẩm có không gian ba chiều

(tượng tròn) hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi) bằng cách gọt, đẽo, gò,

gắn... những khối vật liệu rắn chắc như gỗ, đá, kim loại... Điêu khắc còn gọi là

nghệ thuật nặn tượng hoặc tạc tượng bằng đôi bàn tay khéo léo cảu người nghệ

sĩ, đồng thời là nghệ thuật đúc tượng thông qua việc đổ khuôn (Chất làm tượng

dược làm chảy ra, sau đó đổ vado khuôn, nó sẽ cứng chắc lại nhờ tự khô hoặc

nung). [31, tr.91]

Như vậy, điêu khắc được hiểu như sau: điêu khắc là nghệ thuật tạo hình

bằng cách phối mảng, khối, nét trong không gian đa chiều để biểu hiện các giá

trị tinh thần của con người cũng như các phương tiện của đời sống.

Điêu khắc được chia làm 2 loại hình nghệ thuật là: tượng tròn và phù

điêu (Chạm khắc) trong đó:

Tượng tròn: là loại nghệ thuật chính của điêu khắc, được thể hiện bằng

các hình khối có thể tích trọn vẹn nằm trong không gian cụ thể, bao gồm: con

người, thiên nhiên và những khối tượng trưng... Tượng tròn có thể được nhìn

thấy từ nhiều hướng trước, sau, phải, trái, trên, dưới người xem có thể đi quanh

hoặc có thể vào trong bức tượng lớn có thiết kế nội thất để khám phá (chúa cứu

Page 16: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

13

thế) quan sát cảm thụ vẻ đẹp của tác phẩm. Tượng tròn có thể đặt trong không

gian nội thất hay ngoại thất hoặc có thể là phúc hợp trong quần thể kiến trúc

gắn liền với không gian kiến trúc. Điêu khắc tượng tròn thường được làm bằng

các chất liệu bên vững như gỗ đá, kim loại.., tùy theo nội dung và mối quan hệ

với không gian, tượng tròn được chia ra làm 3 thể loại như tượng đài, tượng

trang trí, tượng vườn.v.v..

Phù điêu (chạm khắc)

Khái niệm phù điêu được Relief_Pháp, (có nguồn gốc từ tiếng Latinh

Revevo làm nổi lên) là loại điêu khắc được thể hiện trên mặt phẳng, có sự gắn

kết khăng khít với mặt phẳng. Mặt phẳng đóng vai trò là nền tảng cơ bản và

phông nền của hình khối tạo hình trên nó. Với những đặc thù của mình, phù

điêu là một loại hình quan trọng của điêu khắc.

Phù điêu (còn được gọi là chạm nổi, trong luận văn nghiên cứu thì là

chạm khắc) là loại hình dùng khối diễn tả trên mặt phẳng, tuy chỉ nhìn được

chính diện nhưng vẫn như nhìn thấy cả phía đang bị che khuất, đó chính là nhờ

ánh sáng tác động đến độ lồi lõm, cao thấp của khối tạo ra hiệu quả đậm nhạt.

Trong nghệ thuật chạm khắc nét đẹp nhờ vào tính trang trí của tác phẩm, sự kết

hợp uyển chuyển giữa các mảng khối những đường kỉ hà những nét lượn sóng

làm cho nghệ thuật chạm khắc càng trở nên tinh tế hơn, nhất là sự kết hợp đan

sen giữa mảng khối với các điểm sâu đậm của tác phẩm cộng thêm sự kết hợp

của ảnh sáng đã tạo nên hiệu ứng cho tác phẩm phù điêu (chạm khắc).

Phù điêu là triển khai bố cục trên mặt phẳng, nó có khả năng kiến tạo xa

gần bằng các lớp không gian và tạo nên các ảo giác về không gian (không gian

ảo). Phù điêu cho phép triển khai những bố cục phức tạp như bố cục có nhiều

lớp nhân vật thậm chí thể hiện những công trình kiến trúc và tranh phong cảnh.

Phù điêu không những thể hiện những bố cục ở tường, vòm mái, ở các chi tiết

kiến trúc, mà còn được sáng tác như một tác phẩm độc lập để trưng bày. Dựa

Page 17: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

14

trên mối quan hệ giữa hình khối và mặt phẳng nền người ta phân biệt ra phù

điêu khoét lõm (khối âm) và phù điêu nổi lên ( khối dương).

Nhờ vào sự diễn đạt phong phú của các mảng khối đường nét và tính

trang trí nên nghệ thuật chạm khắc được chọn làm chủ đạo để trang trí cho

khuân viên đền thờ, và cũng là chủ đề nghiên cứu chính của luận văn.

Chạm khắc được chia làm 3 loại: chạm khối cao, chạm khối mỏng và

chạm thủng.

Chạm khối cao: Vẫn coi trọng mặt phẳng, nhưng mặt phẳng này cho

phép tối đa độ nổi của khối. Người ta lấy sự cân bằng của khối nổi thành nhịp

điệu. Tuy có độ sâu lớn nhưng khối nổi sẽ lấy lại được cảm giác cân bằng với

sự kết hợp hài hòa giữa khối âm và khối dương, sự tương phản của khối âm và

khối dương trong một hình chạm nổi cao là tiếng nói, là âm điệu của sự diễn tả

những đường nét, mảng khối cấu thành nên tác phẩm. Chạm khắc ở loại hình

này rất đa dạng và phong phú đáp ứng được nhiều công dụng ứng dụng vào

từng loại hình trang trí và đạt những giá trị về nghệ thuật và thẩm mỹ.

Khối mỏng lấy nền làm chủ đạo, các nghệ nhân vẽ hình lên rồi khoét

theo đường viền và hình bên trong tạo độ công để gợi khối.

Chạm thủng là sự kết hợp hoàn hảo giữ chạm nổi và chạm mỏng, những

khoảng trống nền được đục thủng và có thể nhìn xuyên sang bên kia. Đây là

cách xử lia nhằm tạo mục đích thông thoáng, lấy ánh sáng tự nhiên làm cho

không gian kiến trúc trở nên huyền bí. Về thẩm mỹ, nó làm cho hình, mảng,

diện trở nên rõ nét nhờ sự tương phản giữa phần hình và phần đục thủng.

Như vậy, theo tôi khái niệm về nghệ thuật chạm khắc có thể định nghĩa

như sau: Nghệ thuật chạm khắc là hình thức sáng tác nghệ thuật bằng cách đắp

nổi hoặc khoét lõm với chiều dài, rộng là thực còn phần nổi mang tính ước lệ

về khối.

Page 18: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

15

1.2. Khái quát vê đên thờ vua Đinh, vua Lê

1.2.1. Lịch sử cua đên thờ vua Đinh, vua Lê

1.2.1.1. Đền vua Đinh

Sau khi Ngô Vương Quyền mất năm 944, vào khoảng từ năm 950, đất

nước Việt cổ xảy ra “loạn 12 sứ quân” do nhiều thủ lĩnh nổi dậy cát cứ khắp nơi.

Lịch sử hình thành đền vua Đinh gắn liền với tên tuổi của vị vua đó là:

Đinh Bộ Lĩnh. Ông là một người anh hùng dân tộc đã có công thống nhất đất

nước, thiết lập nhà nước phong kiến trung vương tập quyền đầu tiên ở nước ta.

Năm 968 (Mậu Thìn) Thái Bình thứ nhất, Đinh Tiên Hoàng lên ngôi

hoàng đế, định đô ở Hoa Lư và cho xây dụng cung điện.Người chỉ đạo và thi

công là kiến trúc sư, thợ cả Ninh Hữu Hưng.

Nhà Đinh tồn tại 12 năm; năm 979, vua Đinh cùng con trai trưởng Đinh

Liễn bị hãm hại, con út Đinh Toàn lúc ấy 6 tuổi lên ngôi. Năm 980 nhà Tống

lăm le xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, được sự ủng hộ của triều thần và

thái hậu Dương Vân Nga, thập đạo tướng quân Lê Hoàn được tôn lên ngôi

hoàng đế, lập nên nhà Tiền Lê, thay thế nhà Đinh, dẫn dắt nhân dân Đại Cồ

Việt phá Tống, Bình Chiêm, giữ vững nền độc lập tự chủ của đất nước.

Năm 1010 Lý Thái Tổ lên làm vua thay nhà Tiền Lê và quyết định dời

kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, sai dỡ cung điện chuyển về kinh đô mới, lấy tên

là Thăng Long. Trên nền cung điện cũ ở Hoa Lư, đền thờ vua Đinh được nhân

dân xây dựng lên để thờ phụng và tưởng nhớ công lao to lớn của vị vua khai

quốc. Lúc đầu đền quay ra hướng Bắc trông ra núi hồ, núi Chẽ. Trải qua năm

tháng, hai ngôi đền cũ không còn nữa. Đầu thế kỉ XVII, lễ quận công Bùi Thời

Trung người tổng Trường Yên đã xây dựng lại ngôi đền nhưng chuyển quay

hướng Đông. Năm 1676, nhan dân xa Trường Yên đại tu lại ngôi đền. Đến nhà

Nguyễn thời vua Thành Thái ( 1889- 1907). Năm 1989, ông Bá Kếnh tức Dương

Đức Vinh người làng Trường Yên Thượng đã làm các ngưỡng của đá và đưa các

tầng đá cổ bồng vào tất cả các chân cột gỗ lim để nâng cao ngôi đền.

Page 19: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

16

1.2.1.2 Đền vua Lê

Vua Lê Đại Hành tên thật là Lê Hoàn ( 941- 1005) vốn là tướng giỏi của

vua Đinh Tiên Hoàng, từng lập nhiều chiến công trong cuộc dẹp loạn 12 sứ

quân. Năm 971 ông được vua Đinh phong lên làm thập đạo tướng quân. Năm

979 vua Đinh Tiên Hoàng cùng con trai cả Đinh Liễn bị sát hại. Hoàng thử

Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi, ông tự lập làm phó vương. Năm 980 giặc Tống đe

dọa bờ cõi nước ta. Ông được các tướng sĩ và thái hậu Dương Vân Nga tôn lên

làm vua mở đầu triều Tiền Lê.

Năm 981, ông chỉ huy quân dân Đại Cồ Việt đại thắng quân Tống ở

Bạch Đằng và Bình Lỗ. Năm 982, ông đích thân cầm quân chinh phạt Chiêm

Thành dành thắng lợi.

Năm 984 (Giáp Thân) Thiên Phúc thứ 5, vua Lê Đại Hành cho xây kinh

đô tráng lệ và dựng lên nhiều cung điện. Người đứng ra chỉ đạo và thi công vẫn

là kiến trúc sư, thợ cả người đã giúp vua Đinh xây dựng cung điện là Ninh Hữu

Hưng.

Năm 1010 Lý Thái Tổ lên làm vua, quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra

thành Đại La, sai dỡ cung điện chuyển về kinh đô mới, lấy tên là Thăng Long.

Trên nền cung điện cũ ở Hoa Lư, đền thờ vua Lê Đại Hành cũng được nhân

dân xây dựng lần đầu tiên như đền vua Đinh Tiên Hoàng.

Đền nằm cách đền Đinh Tiên Hoàng 300 mét, thuộc thành Đông, kinh

đô Hoa Lư xưa. Đền vua Lê với quy mô nhỏ hơn đền vua Đinh nên không gian

trong đền khá gần gũi và huyền ảo. Trải qua nhiều năm thăng trầm của lịch sử,

đền thờ vua Đinh, vua Lê được xây dựng lại vào năm 1600 đến 1606 và được

trùng tu lại nhiều lần. Ngày nay hai ngôi đền vẫn giữ được những di tích cổ như

các sập đá, bia đá và những trạm khắc gỗ trên vì kèo từ thế kỉ XVI, XVII,

XVIII, những hoa văn họa tiết trang trí mang giá trị nghệ thuật to lớn cho nền

mỹ thuật cổ Việt Nam.

Page 20: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

17

1.2.1.3 Khái quát chung về lịch sử tôn tạo của hai ngôi đền

Năm 1010, khi Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, cùng với đó ông đã

cho dỡ các cung điện để dời đi, kết thúc 42 năm vàng son của hai triều đại là

nhà Đinh và nhà Lê.

Sau năm 1010, để tưởng nhớ tới 2 vị vua đã có công xây dựng đất nước,

nhân dân xã Trường Yên đã cho xây dựng đền thờ 2 vị vua Đinh, Lê và thái

hậu Dương Vân Nga. Theo truyền thuyết, lúc đầu chỉ có một ngôi đền thờ

chung cả Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành và Dương hậu hay Dương Vân Nga.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết từ thời Lê Sơ trở về trước, nhân dân làm

đền thờ, đặt tượng cả ba vị cùng ngồi. Như vậy có thể hiểu là tượng ba vị trong

một ngôi đền. Thời Đinh - Lê - Lý - Trần, phật giáo chiếm ưu thế và dần dần

trở thành quốc giáo, thì chưa nảy sinh quan hệ phê phán quan hệ của Lê Hoàn

với Dương Vân Nga.

Về sau do phân xã, tách thôn thành Trường Yên và Trường Yên Hạ,

người ta mới chia thành hai đền là đền Thượng và đền Hạ. Làng Yên Thượng

làm đền Thượng hay đền vua Đinh thờ Đinh Tiên Hoàng và các con của Ông.

Làng Yên Hạ làm đền Hạ hay đền vua Lê thờ vua Lê Đại Hành, Lê Ngọa Triều

và Thái hậu Dương Vân Nga. Hai làng chăm lo tu sửa đền riêng của làng mình,

dần dần hai đền có nhiều điểm khác nhau.

Đền thời Hậu Lê, nhất là từ thời Lê Thánh Tông (1460-1297) trở đi, lấy

Nho giáo làm quốc giáo, với thuyết quân thần, phụ tử, người ta mới phê phán Lê

Hoàn là "cướp ngôi" nhà Đinh. Với thuyết "tam tòng tứ đức" người ta mới phê

phán Dương Vân Nga không chung thủy với Đinh Tiên Hoàng và mới có thuyết

rước tượng bà từ đền vua Đinh sang đền vua Lê. Đại Việt sử kí toàn thư cho biết

người thực thi công việc này là án phủ sứ Lê Thúc Hiển. [27, tr.91-226]

Trên tấm bia tạo tác thánh tượng tiền triều Lê Đại Hành hoàng đế bi kí

tịnh minh đã ghi 3 pho tượng được thờ trong hậu cung đền thờ vua Lê là Lê Đại

Page 21: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

18

Hành hoàng đế, thái hậu Dương Vân Nga và Ngọa Triều hoàng đế. Bia ghi rõ

làm năm Hoằng Định thứ 12, ngày 19, tháng 6.

Khoảng năm (1599-1612) cuối thời Quang Hưng, cha con Bùi Văn Khuê

và Bùi Thời Trung đã khởi công trùng tu, tôn tạo lại hai ngôi đền và quay đền

về hướng Đông, hướng mà vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Trên tấm bia Tiền

triều Đinh tiên hoàng đế miếu bi ký tịnh minh lập năm thiệu trị thứ 3(1843) là

tấm bia thời Nguyễn nhắc đến giai đoạn đầu khởi công xây dựng hai ngôi đền.

Sau khi Bùi Văn Khuê mất con của Bùi Văn Khuê là Bùi Thời Trung một võ

tướng của chúa Trịnh đã tiến hành xây dựng, quy mô lại hai ngồi đền.

Năm 1608 (Mậu Thân) Hoằng Định thứ 9 vào tháng 8, Quận công Bùi

Thời Trung đã cho khởi công xây dựng bia Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế

miếu công đức bi ký tịnh minh (đây là tấm bia cổ nhất đền vua Đinh) và bia

Tiền triều Lê Đại Hành Hoàng đế miếu công đức bi ký tịnh minh (đây cũng là

tấm bia cổ nhất đền vua Lê). Các nội dung trên bia do vị tiến sĩ đỗ khoa thi Tân

Mùi (1571): Nguyễn Lễ (hiệu Thuần Khanh), Tả thị lang bộ lễ, Đông các học

sĩ, tước Nghĩa Khê Hầu soạn.

Năm 1612 (Nhâm Tý) Hoằng Định thứ 13, thừa lệnh chúa Trịnh Tùng,

quận công Bùi Thời Trung chủ trì cho xây dựng bia Thánh tượng tiền triều Lê

Đại Hành hoàng đế tạo tượng bi ký tịnh minh. Các nội dung trên bia do vị tiến

sĩ đỗ khoa thi Tân Mùi (1571) Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu đương chức

Hình bộ thượng thư kiêm Đông các học sĩ Quốc tử giám Tế tử Nghĩa Khê Hầu

trụ quốc (bia được làm tại Thạch Thành Thanh Hóa, bắt đầu từ ngày 19 tháng 6

năm Tân Hợi (1611) đến ngày 24 tháng 6 năm Nhâm Tý (1612) làm xong).

Vào thế kỷ XVII, có hai cuộc trùng tu lớn. Theo các sách như Địa chí

văn hóa dân gian Ninh Bình [48, tr.92], Cố đô Hoa Lư [44, tr.92], Mỹ thuật của

người Việt, thì vào năm vĩnh trị thứ nhất (1676, bính thìn) đã diễn ra việc trùng

tu. Sang đến thời Chính Hòa, tấm bia làm năm Chính Hòa 17 (1696) nhắc cho

ta biết đã có việc trùng tu ở đền vua Đinh. Căn cứ vào phong cách thì chiếc sập

Page 22: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

19

đá trước bái đường, đôi nghê đá chầu hai bên bái đường, một số mảng chạm

khắc tiên cưỡi rồng được làm trong lần trùng tu này.

Sang thời Nguyễn, qua nội dung của tấm bia Tiền triều đinh tiên hoàng

đế miếu công đức bi ký tịnh minh. lập năm thiệu trị thứ 3 cho thấy ngôi đền đã

xuống cấp nghiêm trọng. Triều đình đa cử quan Trần Chương tới đây tiến hành

trùng tu lại ngôi đền. Cũng thời Nguyễn ở đền vua Lê còn xuất hiện một tấm

bia ngay sau nghi môn ngoại lập năm Tự Đức thứ 29 (1876), tấm bia này cho

biết kiến trúc nghi môn được sửa sang vào giai đoạn này.

Đến năm Thành Thái thứ 10 (1898) cụ Bá Kếnh Dương Đức Vĩnh là

người đứng ra tu sửa lại đền thờ vua Đinh. Hạng mục chính của lần trùng tu

này là nâng cao kích thước đền vua Đinh bằng hệ thống chân tảng. Những bức

chạm trang trí chân tảng rất đặc sắc ở đền vua Đinh được thực hiện trong giai

đoạn này.

Những tấm bia như Tiền triều đinh tiên hoàng để miếu công đức bi ký

tịnh minh, Tiền triều lê đại hành hoàng đế miếu côngđức bi ký tịnh minh, xác

định khá chi tiết về quá trình tôn tạo và danh tính người chỉ đạo, thi công. Từ

các bậc công hầu khánh tướng, câc vị khoa bảng, giới tăng lữ, các bậc chức sắc

cho đến nghệ nhân.

Đền vua Đinh, vua Lê là thuộc về hai xã Trường Yên thượng và Trường

Yên hạ. Đây là một trong vài ngôi đền lớn nhất Việt Nam còn sót lại đến ngày

nay. Quy mô mà kiến trúc mà ta thấy hiện nay to lớn hơn nhiều thời kỳ sơ khai

ban đầu. Vốn ngôi đền có từ thời Lý, sau khi Lý Công Uẩn dời đô về Thăng

Long. Dân chúng xưa sống bên ngoài thành Hoa Lư nhân cơ hội đó vào sinh

sống trong thành. Rồi trên nền cung điện cũ xây cất lên ngôi đền thờ vua Đinh,

vua Lê.

1.2.2. Khái quát kiến trúc của đền thờ vua Đinh, vua Lê

Đền vua Đinh, vua Lê nằm trong cụm di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc

gia thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc ở xãTrường Yên, huyện Hoa

Page 23: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

20

Lư, tỉnh Ninh Bình. Cùng với kiến trúc được xây dựng theo kiểu nội công

ngoại quốc, mang dấu ấn của thế kỉ XVII và nghệ thuật dưới thời Nguyễn, tuy

nhiên mỗi ngôi đền lại mang những nét rất riêng trong từng cụm kiến trúc.

1.2.2.1 Kiến trúc đền vua Đinh.

Toàn bộ kiến trúc của đền vua Đinh được theo bố cục không gian : “nội

công ngoại quốc” (bên trong chữ “Công”, bên ngoài chữ “Quốc”), đều quay

mặt về hướng Đông, nhưng riêng Ngọ Môn Quan (cổng ngoài) lại quay mặt về

hướng Bắc. [H1, tr.98]

Ngọ môn quan là cổng ngoài dẫn vào đền, có kiến trúc gạch trát vữa,

trên có vòm cuốn theo lối cổ, có niên đại từ thời Nguyễn. Trên vòm cửa cong là

hai con lân vờn mây. Phía trên cổng là hai tầng mái che với tám dao mái cong

vút. Mặt ngoài cổng đắp nổi bốn chữ: “Bắc môn tỏa thược”, nghĩa là khóa chặt

cửa Bắc, có ý nhắc nhở con cháu về bài học cảnh giác với họa xâm lăng từ

phương Bắc. Mặt trong cổng đắp nổi bốn chữ khác: “ Tiền triều phượng quyết”

(có tài liệu ghi là “ Tiền triều phượng các”), nghĩa là cửa phượng trước triều.

Khu di tích đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần

đạo. Bắt đầu từ hồ Bán Nguyệt và kết thúc ở Chính cung. Hồ Bán Nguyệt ở ngoài

cùng, phía đông của đền vua Đinh, bên phải cổng ngoài. Trước hồ vốn là đường

nước nhánh của sông Sào Khê, sau được cải tạo và xây dựng thành hồ nước theo

kiểu kiến trúc cung đình xưa. Trong hồ thả hoa súng, có lối xuống hồ được xây

bậc từ hai bên chụm lại, được đắp nổi hình chim phượng. Sau hồ Bán Nguyệt là

bức bình phong. Theo thuật phong thủy, bình phong để án ngữ gió độc. Ở giữa

bình phong là bông gió với họa tiết kiểu hoa cúc, ý nói lên sự trường tồn.

Ngay sau Long Sàng ngoài là Nghi môn ngoại (cửa ngoài) với dạng kiến

trúc tam quan truyền thống: cổng có ba cửa, vì kèo gỗ, lợp ngói cổ. Trên hai

đầu nóc mái có đôi rồng đắp vữa, niên đại thời Nguyễn. Đặc biệt hai bên Nghi

môn ngoại có đôi tượng nghê đá đặt chầu, được tạc từ đá xanh nguyên khối,

chạm khắc công phu. [H3, tr.100]

Page 24: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

21

Qua Nghi môn ngoại, đi dọc theo đường “ thần đạo ” chạy giữa hai hồ

sen khoảng 25m là đến Nghi Môn nội ( cửa trong ). Nghi Môn nội gần giống

với Nghi Môn ngoại vì kiến trúc cũng là dạng tam quan truyền thống. Tuy

nhiên, các chạm khắc trên các vì kèo gỗ thì rất đẹp với những dải hoa văn múa

lượn cùng tiên nữ, lại được sơn son thếp vàng rực rỡ. Trên các bức cốn chạm

khắc nổi hình người đâm thú rất sống động. [H4, tr.100]

Đi tiếp theo đường “ thần đạo” để đến đền vua Đinh, sẽ thấy bên tay

trái là nhà Khải Thánh, và phía bên tay phải là nhà trưng bày những cổ vật

và hình ảnh liên quan đến triều Đinh. Nhà Khải Thánh là tòa kiến trúc cổ,

nơi thờ phụ công quốc mẫu vua Đinh Tiên Hoàng theo đúng lễ nghi phong

kiến. Nhà Khải Thánh có kiến trúc từ thời Nguyễn, trong đền có hai pho

tượng đồng Vương Phụ và Vương Mẫu được một dòng họ cúng tiến vào

năm 2010. Nhà trưng bày trước đây là nhà Vọng, là nơi để các bô lão trong

làng bàn việc tế lễ, sửa lễ và thụ lộc. Đến nay, nhà Vọng được dùng làm nơi

trưng bày các cổ vật khai quật từ trong lòng đất cố đô Hoa Lư như gạch đúc

hoa văn, ngói cổ, hay những hình ảnh chụp di tích và các bản đồ lịch sử.

Đến với đền vua Đinh, nếu như không nhìn ngắm kĩ hai cột Trụ Biểu ở

ngay trước sân chầu, thì sẽ không thể nào thấy hết được sự uy nghi của ngôi

đền này. Với hai cột trụ cao ngất được xây gạch, đắp vữa thành những chữ và

hoa văn ( dạng kiến trúc thời Nguyễn ), dù nhìn ở góc độ nào, vẫn có cảm giác

như đây tượng trưng cho cánh cổng canh giữ đền vua Đinh. [H5, tr.101]

Bên trái các trụ biểu, sát các tường bao là nhà bia. Đây là kiến trúc bằng

gỗ, kiểu cổ, vì kèo gỗ, có ngạch cửa cao để mỗi khi bước vào người ta phải

cúi xuống. Bên trong có ba tấm bia khắc chữ Hán, kèm niên đại, cho biết mục

đích xây dựng và lịch sử ngôi đền. Tấm bia cổ nhất ở bên tay phải lối vào, có

niên đại Hoằng Định thứ 9 (1680). Tấm bia muộn nhất ở bên trái lối vào, có

niên đại Thiệu Trị thứ 3 (1843). Đặc sắc nhất là tấm bia ở chính giữa, có niên

Page 25: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

22

đại Chính Hòa thứ 17 (1696), trán bia chạm nổi mặt trời, đôi phượng chầu,

hoa lá. Dưới chân bia chạm hình chuột rình cua trông rất sống động.

Qua hai trụ biểu hoặc hai cánh cửa nhỏ ở hai bên tường bao là vào sân

chầu. Sân chầu rộng khoảng 752m2, được lát gạch từ ngay sau hai cột Trụ Biểu

và trước mặt tòa Bái Đường. Trong sân có hệ thống đá lỗ chôn thành hàng lối

để cắm cờ ngày lễ hội. Nổi bật giữa trục thần đạo, trước mặt tòa Bái Đường, là

Long Sàng ( Long Sàng chính ) tạc bằng đá xanh nguyên khối. [H6, tr.101]

Long Sàng có kích thước 1,80m x 1,40m, chạm khắc tinh vi, điêu luyện,

có độ nét cao và chưa bị phong hóa như Long Sàng bên ngoài cửa đền. Hai bên

long sàng là tượng hai con nghê chầu bằng đá xanh thuộc thế kỷ XVII. Trên

mặt Long Sàng cũng chạm rồng cuộn với nhiều chi tiết được tỉa kĩ lưỡng theo

kiểu rồng của thời Lý. Con rồng được chạm khắc cuộn nổi trên nền đá, thân

mập, đuôi thẳng, phủ vảy đơn, đầu ngẩng cao thể hiện vẻ khí phách, hai cụm

bờm lớn bay ngược lên, với hai dải râu dài mềm mại thả lỏng phía dưới, trải

đều như đôi cánh phượng, tay nắm sừng có chẻ chạc ba. Các thợ đá xưa còn

thêm thắt nhiều họa tiết phủ kín tất cả các mặt bên của Long Sàng như: các

đường kỉ hà, hình chim, rồng, cá, tôm, cầy, cáo, chuột… Tác phẩm điêu khắc

tuyệt đẹp này có niên đại thế kỷ XVII, thể hiện đậm nét tính chất dân gian

trong nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Hiện nay, ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt

Nam có một bản sao của chiếc Long Sàng này được đem ra trưng bày.

Ngay sau Long Sàng chính là đền vua Đinh. Kiến trúc chính của đền thờ

vua Đinh gồm có tòa Bái đường và Chính cung song song với nhau, nhưng

được nối thông ở giữa bởi tòa Thiêu hương. Bộ khung kiến trúc là hệ vì kèo –

cột gỗ (có một phần còn giữ được từ thế kỉ XVII) nhưng xây tường bao kín, chỉ

mở các cửa chính về phía trước mặt Bái đường, hướng ra sân chầu. Toàn bộ

các cột gỗ đều được đôn lên trên các chân cột và ngưỡng cửa đá cao tới 60cm

(vào năm 1898, thời Thành Thái thứ 10). [H7, tr.101]

Page 26: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

23

Tòa Bái đường quay mặt ra sân chầu gồm một hàng 6 cột quân, bộ cửa

gỗ lùi vào hàng cột cái bên trong, tạo ra khoảng trống hàng hiên. Giữa tòa Bái

đường có treo bức hoành phi sơn son thếp vàng 3 chữ : “Chính thống thủy”

(mở đầu nền chính thống ) và các câu đối ở hai bên hàng cột. Đáng chú ý là đôi

câu đối treo dọc hai cột cái bên trong được coi là “Tuyên ngôn” độc lập tự chủ

của nước ta ở thế kỉ X:

“Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo

Hoa Lư đô thị Hán Tràng An.”

( Nước Cồ Việt ngang hàng nước Tống niên hiệu Khai Bảo

Kinh đô Hoa Lư chẳng kém gì Tràng An thời Hán ).

Đặc sắc nhất ở Bái đường là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ. Dày đặc trên

các vì kèo là các mảng chạm nổi với những rồng, phượng, mây, hoa lá…được

tô màu hết sức sinh động. Các chân cột và ngưỡng cửa đá cũng được chạm nổi

đề tài rồng, mây,…

1.2.2.2 Kiến trúc đền vua Lê

Đền được xây theo kiểu nội công ngoại quốc nhưng có quy mô nhỏ hơn

đền vua Đinh. Như đã giới thiệu ở trên, trước mặt đền vua Lê là khu quảng

trường trung tâm cố đô Hoa Lư và núi Đèn nằm bên sông Sào Khê, sau đền là

hào nước bảo vệ chạy dưới chân núi Đìa. [H2, tr.99]

Ngay trước mặt đền vua Lê có một sập đá cổ, bề mặt nhẵn thín, chỉ có

các mặt linh thú chạm ở bốn góc và giữa bốn cạnh bên, chứ không chạm cầu kì,

tinh xảo như sập đá ở đền vua Đinh.

Sau sập đá là Nghi môn ngoại. Nghi môn ngoại ở đền vua Lê là kiến trúc

cổng cổ, vì kèo gỗ, tường được xây bít đốc, nhưng có điểm khác biệt so với

Nghi Môn ở đền vua Đinh là có hai mái

Đi thẳng theo đường thần đạo là đến Nghi môn nội (còn gọi là Tam quan

nội), dạng cổng cổ, vì kèo gỗ, lợp ngói cổ, có ba cửa. Trên vì kèo của nghi môn

Page 27: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

24

nội, các nghệ nhân đã chạm khắc rất khéo léo và tinh xảo hình tiên cưỡi rồng,

mây, hoa lá,… Các hoa văn được chạm nổi, và đều được thếp vàng. [H8. tr98]

Qua Nghi môn nội, đi tiếp thẳng một đoạn nữa ta thấy có hai ngôi nhà

nhỏ ở hai bên, đó là nhà Tả Vu ( bên trái ), và nhà Hữu Vu ( bên phải ), thực

chất đó là nhà Vọng. Cũng giống như nhà Vọng ở đền vua Đinh, nhà Vọng ở

đền vua Lê cũng là nơi dân làng sửa soạn những đồ lễ vào dịp những ngày giỗ

chính của đền. Nhà Tả Vu hiện nay còn đang để những cỗ kiệu sơn son thếp

vàng, phục vụ cho ngày hội nơi đây.

Nhà bia ở đền vua Lê khác với nhà bia ở đền vua Đinh. Nếu như ở nhà

bia của đền vua Đinh chỉ có một với kiến trúc bằng gỗ, thì ở đền vua Lê lại có

hai nhà bia xây đối xứng nhau qua đường trục thần đạo với kiến trúc thời

Nguyễn: xây gạch, trát vữa, cửa thông thoáng. Nhà bia có hai tấm bia cổ, có

niên đại Mậu Thân 1608 và Nhâm tý 1612, ghi việc trùng tu, tạc tượng thờ ở

đền vua Lê.

Trụ biểu ở đền vua Lê án ngữ trục thần đạo, giữa vườn và sân chầu. Đôi

cột trụ biểu ở đền vua Lê không cao bằng cột trụ biểu ở đền vua Đinh, cũng

không có những đường nét hoa căn được đắp nổi trên đó, nhưng điểm chung là

Trụ Biểu ở cả hai đền đều có đôi nghê bằng đá trên đỉnh cột, càng làm tăng

thêm sự uy nghi cho ngôi đền.

Ở chính giữa sân chầu có đặt Long sàng. Long sàng này có bề mặt phẳng

lỳ, chỉ có đôi chút đường nét trang trí ở các mặt bên, chứ không cầu kì, tạc rồng

như ở đền vua Đinh. [H9, tr.102]

Điểm giống nhau hiếm hoi có thể nhận thấy ở hai ngôi đền, chính là kiến

trúc. Kiến trúc chính của đền vua Lê gồm hai tòa Bái đường và Chính cung

song song với nhau, được nối thông ở giữa bởi tòa Thiêu hương vuông góc, tạo

thành chữ “Công”. Bộ khung kiến trúc cũng là gỗ, có tường bao ngoài. Khác

biệt cơ bản nhất so với đền vua Đinh là các chân cột đền vua Lê không được kê

Page 28: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

25

cao trên đá tảng và ngưỡng cửa đá (chỉ có chân đá cao khoảng 5cm) nên đền

vua Lê thấp hơn đền vua Đinh.

Tòa Bái đường của đền vua Lê quay mặt ra sân chầu, có 6 cột quân, các

cửa lùi vào hàng cột cái bên trong, tạo ra khoảng trống hàng hiên. Màu sắc cổ

xưa nhưng lộng lẫy vì có hai hệ màu khác nhau: cột và cửa được sơn son thếp

vàng, còn các chạm trổ trên cốn, bẩy, ván lá gió được tô màu sơn trộn phù sa,

tạo ra màu ngũ sắc hơi phai bạc mà cổ kính. Hệ vì kèo đền vua Lê còn giữ

được nhiều phiến đoạn chạm khắc cổ từ thế kỷ XVII. Đây là những chạm khắc

chất lượng đỉnh cao trong kho tàng nghệ thuật cổ Việt Nam: nhiều rồng,

phượng, lân, tiên nữ, mây, hoa lá được chạm nổi, chạm lộng, chạm thủng hết

sức sinh động. Bên trong Bái đường còn có ba tấm hoành phi sơn son thếp

vàng, ở giữa là tấm: “ Trường Xuân linh tích” (điện Trường Xuân còn dấu tích

linh thiêng), hai bên là các tấm “Xuất thánh minh” (thánh anh minh xuất hiện),

và “Dương thần vũ” (oai phong võ công). Trên vì kèo Bái đường có những con

lân và đầu rồng được tạc khá tinh vi và thếp vàng rực rỡ. Đặc biệt ở đây có đôi

xà tạc hình ngà voi châu vào giữa vì nóc, giống như đôi xà cổ ngỗng bên đền

vua Đinh.

Ở giữa là tòa Thiêu hương thờ các công thần, danh tướng triều Tiền Lê.

Đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật là một hương án gỗ thế kỷ XVII được chạm

công phu, đẹp đẽ. Vách ngăn giữa Thiêu hương và Chính cung được chạm

thủng thành 5 tấm đồ án trang trí theo chiều đứng, sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Trên cao có những lớp rèm gỗ chạm thủng, cũng được sơn son thếp vàng, gọi

là “ Thỷ môn”.

Gian giữa Chính cung thờ Lê Hoàn ngồi hướng về phía trước, bên phải

là Lê Long Đĩnh quay về hướng bắc, bên trái là hoàng hậu Dương Vân Nga

quay hướng nam về phía đền vua Đinh. Theo lý giải của dân gian thì mặc dù bà

đã xuất giá làm vợ vua Lê Đại Hành nhưng vẫn hướng về người chồng cũ là

Vua Đinh Tiên Hoàng.

Page 29: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

26

1.3. Khai quat vê phù điêu chạm khắc đên thờ vua Đinh, vua Lê.

Nghệ thuật Chạm Khắc, trang trí đền vua Đinh, vua Lê khá phong phú

và đa dạng. Trên hai bề mặt của hai chất liệu chính là gỗ và đá, các đề tài tứ

linh và tứ quý và nhiều đề tài khác... được chạm khắc rất tinh xảo với những

thủ pháp khác nhau đã làm toát lên vẻ tài hoa, khéo léo của người thợ thủ công,

của những nghệ nhân đương thời. Sự khéo léo đó đã tạo nên nét đẹp độc đáo

cho hai ngôi đền mà ít ngôi đền nào có được. Cũng giống như các công trình

kiến trúc tâm linh khác của người Việt, ở đền vua Đinh, vua Lê rồng cũng vẫn

là đề tài chủ đạo, chiếm số lượng lớn trong các bộ phận trang trí của hai ngôi

đền. Rồng tượng trưng cho sức mạnh và ước muốn vươn lên; nó còn là biểu

tượng của vương quyền, thần quyền. Đề tài rồng- mây còn gắn với mong ước

mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi của người dân làm nông nghiệp.

Đặc sắc nhất ở Bái đường là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ đá. Dày đặc

trên các vì kèo là các phiến đoạn chạm nổi với những rồng, lân, phượng, mây,

hoa lá…được tô màu hết sức sinh động. Các chân cột và ngưỡng cửa đá cũng

được chạm nổi đề tài rồng, mây,… [H10, H11, tr.99]

Chạm khắc trên chất liệu gỗ tại kết cấu kiến trúc tòa nghi môn của đền

thờ vua Đinh, đề tài quần long tụ hội nằm trên bộ vì kèo của nghi môn ngoại

đền thờ vua Đinh. Hình tượng rồng ở đây mang đặc trưng của thế kỉ XVII với

những đặc điểm như: đầu rồng lớn với mắt tròn, miệng rộng ngậm ngọc, mũi

hếch, râu và bờm hất ngược về phía sau, cùng các họa tiết đao lửa tủa ra các

hướng. Cùng với đó là các hình rồng nhỏ như đang quấn quýt xung quanh.

Chạm khắc trên ván gió, vì kèo đền vua Đinh là một hệ thống các kẻ

chồng, rường chồng, ván mê kết hợp với nhau tạo nên một không gian chạm

khắc có nhịp điệu và tiết tấu.

Bên trong Bái Đường, các nghệ nhân đã tạc đôi xà cổ ngỗng châu lên vì

nóc, rồi sơn son thếp vàng, tạo ra không gian huyền bí một cách hiếm có trong

các ngôi đền ở Việt Nam. Bên dưới đôi xà cổ ngỗng, giữa hai cột cái còn có

Page 30: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

27

những mảng chạm gỗ, thếp vàng rất tinh tế, nhất là ba tấm chạm thủng gọi là

“thỷ môn”, tượng trưng cho bức rèm thêu ngày xưa.

Điểm đặc biệt là khi chạm rồng, những nghệ nhân xưa không chạm độc

long (một rồng), mà các bức chạm được thể hiện có cả rồng mẹ rồng

con,…trên các bức cốn, xà dọc, xà ngang.

Thiêu hương còn gọi là “ống muống”, thường là nơi đặt bàn thờ chính

trong các chùa hay đền ở Việt Nam. Thiêu hương đền vua Đinh thờ các công

thần của nhà Đinh. Trên cao có bức hoành phi thếp vàng, nổi lên ba chữ: “Chính

thống thủy” ( khởi đầu chính thống ) và ba bộ câu đối treo dọc các cột. Tài sản

nghệ thuật quý báu nhất ở đây là bộ đồ thờ, trong đó có chiếc hương án cao nhất,

chạm gỗ, sơn son từ thế kỷ XVII với vô số họa tiết trang trí dày đặc, tinh tế.

Chính cung là nơi thờ tự các vị vua. Chính cung đền vua Đinh đặt tượng

thờ vua Đinh và tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn cùng hai hoàng tử là hoàng

tử Đinh Hạng Lang và hoàng tử Đinh Toàn. Tất cả những pho tượng này đều

được làm từ thời Nguyễn, sơn son thếp vàng.

Đáng chú ý là ở hai bên bệ thờ vua Đinh có tạc hai con rồng đá mang

phong cách của thế kỷ XVII, mềm mại, khéo léo, lại được thêm các chi tiết phụ

như cá, tôm,… Dưới bụng con rồng bên phải chạm cảnh cá chép hóa rồng,

dưới bụng con rồng bên trái chạm hình con cá chép ngậm đuôi tôm, lấy bối

cảnh là núi Quèn Ổi – lối vào hiểm yếu phía Bắc kinh thành Hoa Lư với huyền

tích “Lý ngư quần hà” (cá chép đuổi bắt tôm).

Chạm khắc trên ngưỡng cửa đá đền vua Đinh xuất hiện các đề tài như: tứ

linh, tứ quý, cùng với kỹ thuật chạm khắc trên đá, các nghệ nhân đã thể hiện sự

tài hoa, khéo léo của mình bằng các kĩ thuật chạm lộng, chạm nông. Bằng cách

kết hợp các nội dung vào cùng một bức chạm, họ cho ta thấy sự phong phú, đa

dạng về cách sắp xếp bố cục. [H7, tr.101]

Chạm khắc trên tảng đá đền vua Đinh: ở đây là tổ hợp các mô típ chạm

khắc được bố cục trong dạng thức hình vuông, với các đề tài tứ linh, tứ quý,

Page 31: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

28

nhưng ở đây các mô típ chạm khắc tứ quý chỉ là những phần trích đoạn của các

cây như: tùng, trúc, cúc, mai chứ không toàn vẹn.

Chạm khắc trên nghi môn của đền vua Lê: ở đây, hình tượng rồng không

được chạm khắc trên nghi môn nội giống như đền vua Đinh mà lại được chạm

khắc trên nghi môn ngoại. Ở đây hình tượng con người đã được đưa vào trong

bức chạm chính giữa của ba bức vì kèo.

Chạm khắc trên ván gió, vì kèo Đền vua Lê. Trên hệ thống vì kèo đền

vua Lê còn giữ được nhiều phiến đoạn chạm khắc cổ từ thế kỷ XVII. Đây là

những mảng chạm khắc có chất lượng đỉnh cao trong kho tàng mỹ thuật cổ

Việt Nam: các đề tài rồng, phượng, lân, tiên nữ, mây, hoa lá được chạm nổi,

chạm lộng, chạm thủng hết sức sinh động. Bên trong Bái đường còn có ba tấm

hoành phi sơn son thếp vàng, ở giữa là tấm: “Trường Xuân linh tích” (điện

Trường Xuân còn dấu tích linh thiêng), hai bên là các tấm “Xuất thánh minh”

(thánh anh minh xuất hiện), và “Dương thần vũ” (oai phong võ công). Trên vì

kèo Bái đường có những con lân và đầu rồng được tạc khá tinh vi và thếp vàng

rực rỡ. Đặc biệt ở đây có đôi xà tạc hình ngà voi châu vào giữa vì nóc, giống

như đôi xà cổ ngỗng bên đền vua Đinh.

Đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật là một hương án gỗ thế kỷ XVII được

chạm công phu, đẹp đẽ. Vách ngăn giữa Thiêu hương và Chính cung được

chạm thủng thành 5 tấm đồ án trang trí theo chiều đứng, sơn son thếp vàng

lộng lẫy. Trên cao có những lớp rèm gỗ chạm thủng, cũng được sơn son thếp

vàng, gọi là “ Thỷ môn”.

Nét độc đáo ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ

XVII đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Tương truyền, bà mẹ mơ thấy

hoa sen mà sinh ra Lê Hoàn, trong lúc đi cấy ở cạnh ao sen. Bà đã ủ Lê Hoàn

trong khóm trúc và được con hổ chúa rừng xanh chăm bẵm, ấp ủ. Sau lời cầu

xin của bà mẹ con hổ bỏ đi. Sau này lớn lên Lê Hoàn đã lập ra nghiệp lớn: “Phá

Tống, bình Chiêm” lừng lẫy. Vì vậy mà nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Việt

Page 32: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

29

Nam của các nghệ nhân ở đây cũng thống nhất với truyền thuyết về các đề tài

ca ngợi Lê Hoàn.

Chạm khắc trên sập đá đền vua Đinh, vua Lê: Ở hai đền vua Đinh, vua

Lê là nơi tập trung nhiều sập đá cổ nhất Việt Nam: ba chiếc đền vua Đinh và

sáu chiếc đền vua Lê. Ở hai đền các sập đá ở bên ngoài luôn có nét cổ kính hơn

và có nhiều giá trị nghệ thuật đóng góp cho nền chạm khắc cổ nước nhà, các

sập đá ở trong hậu cung chủ yếu để trơn ít các mảng chạm khắc. Cho nên ở đây

ta nghiên cứu sâu hơn về nghệ thuật chạm khắc ở các sập đá đặt ngoài trời.

Đặc biệt trong 4 chiếc sập để ngoài trời, chiếc sập đá trước tam quan

ngoại đền vua Lê có độ phong hóa lớn nhất, cũng là chiếc có chiều cao thấp

nhất ( xấp xỉ 40 cm), mặt trên nhẵn phẳng, mô típ chạm khắc quỷ dạ xoa và

thao thiết rất hung dữ. Có lẽ đây là chiếc sập có niên đại lớn nhất trong quần

thể di tích Cố đô Hoa Lư. Hai chiếc sập đền vua Đinh tuy khác nhau về phong

cách tạo hình nhưng đều giống nhau trong cách tạo đường diềm bao quanh bốn

bên để không cho nước mưa thoát ra ngoài, để rồng thoả ước mong vùng vẫy.

Chạm khắc trên bia đá: Đây là nhũng tấm bia đá mang đậm chất dân

gian bởi các hình ảnh được chạm khắc trên bia là những sản vật rất gần gũi và

thấy nhiều trong sinh hoạt, đời sống của vùng đồng bằng bắc bộ. Bia đá với vố

số các mô típ chạm khắc rất đa dạng, đặc biệt có mô típ hai con rồng phủ nhau,

với các chân rồng đã bị loại bỏ, trong tất cả các hình tượng rồng tại hai đền thờ

đây là cặp rồng duy nhất ko có chân.

Điểm đặc biệt nữa trong chạm khắc rồng tại bia đá đó là hình ảnh rồng

được chạm ở tư thế chính diện, rồng không có sừng, mắt mở to, miệng rộng,

râu xoăn tít. Điểm đặc sắc ở các bia đá tai đây lag các mô típ rồng được thể

hiện trong dạng thức bố cục diềm chạy dài của bia.

Như Vậy Hoa văn và họa tiết trang trí trên những tấm vì kèo gỗ, ngưỡng

cửa, Long Sàng,… đều mang phong cách của thế kỷ XVII, gồm: rồng, lân,

phượng chạm nổi, hoa sen, chuột, cá, tôm… và được tạc ở rất nhiều nơi trong

Page 33: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

30

hai ngôi đền. Do đền vua Đinh và vua Lê là sản phẩm được phụng dựng vào

những năm 1600 đến 1606, chính vì vậy mà hai ngôi đền này mang dấu ấn của

thế kỷ XVII.

Tiểu kết chương 1.

Đền vua Đinh, vua lê là công trình kiến trúc nổi tiếng cả về giá trị nghệ

thuật lẫn giá trị không gian văn hóa, lịch sử đất nước. Thông qua lịch sử, kiến

trúc hai ngôi đền mà chúng ta hiểu dõ hơn về quá trình phát triển của đất nươc

ta theo từng thời kì. Đền là kiểu kiến trúc đặc trưng cho các di tích lịch sử thế

kỉ XVII ở vùng đồng bằng bắc bộ. Tổng quan không gian kiến trúc nằm trên

diện tích mặt bằng rộng, nằm trên nền cung điện hoa lư cổ nên có kiến trúc của

tiểu thức cung đình vừa giản dị, thân quen, ần gũi, vừa uy nghi bề thế.

Chương một giải quyết các vấn đề chính về các khái niệm của nghệ thuật

chạm khắc, và những diễn biến liên quan đến lịch sử ra đời, lịch sử dựng nước

và khai sinh ra nước Đại Cổ Việt của vua Đinh, và chiến công phá Tống bình

Chiêm của vua Lê, lịch sử hình thành và phát triển của hai đền thờ. Tại đây giới

thiệu sơ lược về kiến trúc tổng quan, về không gian hai ngôi đền. Và nêu khái

quát đặc điểm chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê.

Page 34: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

31

Chương 2

NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC

ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊ

2.1. Nghệ thuât phù điêu trang tri trên kiến trúc đên thờ vua Đinh,

vua Lê

2.1.1. Kỹ thuật, chất liệu và màu sắc trong phù điêu trang trí kiến trúc

đền thờ vua Đinh, vua Lê

2.1.1.1. Chất liệu

Trong không gian kiến trúc của quần thể đền thờ vua Đinh, vua Lê.

Nghệ thuật chạm khắc đóng vai trò chủ đạo trong các kết cấu kiến trúc và chất

liệu đá, gỗ đóng vai trò rất quan trọng trong nghệ thuật chạm khắc đó, chất liệu

gỗ là bộ phận nằm trên các kết cấu kiến trúc như: vì, kèo, con bảy, bưng. Còn

chất liệu đá chủ yếu phân bố ở kết cấu ngưỡng cửa, chân tảng, bia đá, sập đá.

Nghệ thuật chạm khắc trên chất liệu gỗ:

Chạm khắc trên gỗ của đền thờ vua Đinh, vua Lê trải qua bao năm tháng

thăng trầm lịch sử, qua bao lần trùng tu. Nhưng các mảng chạm khắc, trang trí

kiến trúc vẫn giữ được giá trị nghệ thuật đặc trưng của thế kỉ XVII. Từ các

mảng chạm khắc trang trí kiến trúc của nghi môn nội, nghi môn ngoại đến các

mảng chạm khắc trên kiến trúc tòa bái đường.

Các mảng chạm khắc trang trí bằng vật liệu gỗ là thành phần không thể

thiếu trong kiến trúc đền, chùa, đình, miếu, làm tôn thêm vẻ đẹp của công trình,

che lấp phần khiếm khuyết ngoài ý muốn. Chạm khắc trang trí trên chất liệu gỗ

được thể hiện dưới nhiều dáng vẻ khác nhau. Đó là những mảng chạm khắc

được trình bày trên bộ khung của kiến trúc hoặc trên từng bộ phận riêng lẻ.

Trong hệ thống đền chùa Việt nói chung, đền vua Đinh, vua Lê nói riêng, gỗ

luôn là vật liệu chủ đạo để các nghệ nhân thể hiện sự tài hoa, khéo léo của mình

trong từng mảng chạm khắc cũng như tổng thể công trình.

Page 35: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

32

Chất liệu là một trong những yếu tố vật chất làm nên cái đẹp của một tác

phẩm. Chất liệu gỗ cho phép người thợ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau với

nhiều đường nét tiểu tiết cầu kỳ. Tuy vậy, kỹ thuật tạo hình cũng như những

kiểu thức thể hiện trong chạm khắc gỗ, ngoài sức phản ánh về trình độ thẩm

mỹ, còn mang những thông tin tiềm ẩn về tính cách, trình độ của nghệ nhân,

phần nào cho thấy sự đầu tư trong xử lý kỹ thuật.

Nghệ thuật chạm khắc trên chất liệu gỗ tại hai đền thờ xuất hiện rộng

khắp trong tổng thể kiến trúc của khu di tích lịch sử Cố Đô - Hoa Lư. Từ hệ

thống chạm khắc trên trang trí kiến trúc của hai tòa nghi môn nội, nghi môn

ngoại, đến hệ thống chạm khắc trên vi kèo gỗ ở bái đường của hai đền thờ. Với

các đề tài chạm khắc rất đa dạng và phong phú như: hình tượng rồng, phượng,

con người đến các mô típ họa tiết hoa văn trang trí, các mô típ trang trí đường

diềm chạy dài được kết hợp hài hòa với nhau tạo nên một không gian tín

ngưỡng vừa tôn nghiêm vừa linh thiêng. [H10, tr.103]

Với những hình ảnh chạm khắc trang trí gỗ tại đền thờ vua Đinh, vua Lê

không khỏi khiến người xem đi từ tò mò đến thích thú. Những vi kèo, đầu xà

được trang trí những hình tượng tứ linh, tứ quý, hình tượng con người..v.v.. rất

nổi bật và gây ấn tượng mạnh bởi phong cách chạm khắc của nghệ thuật TK

XVII. [H11, tr.103]

Phong cách chạm khắc và kỹ thuật xử lí chất liệu gỗ trong trang trí kiến

trúc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê cho thấy sự nhuần nhuyễn, khéo léo và điêu

luyện của tay nghề người thợ, người nghệ nhân. Không chỉ có sự thay đổi về kỹ

thuật chạm nông, chạm lộng, chạm bong - kênh, mà còn có sự thay đổi về màu

sắc của các lớp sơn trên gỗ xuất hiện tại đây.

Nghệ thuật chạm khắc trên chất liệu đá:

Chạm khắc đá là thể loại khá phổ biến ở các đền chùa của tỉnh Ninh Bình,

do có tính năng bền vững nên những mảng chạm khắc bằng chất liệu đá rất đa

dạng và phong phú cách biểu đạt và kích thước, phù hợp với không gian trong và

Page 36: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

33

ngoài của không gian kiến trúc. Ở đền thờ vua Đinh, vua Lê các mảng chạm

khắc trên chất liệu đá phân bố chủ yếu ở sập đá,bia đá tại hai ngôi đền, và chạm

khắc trên ngưỡng cửa, chân cột (tảng bồng) tai đền thờ vua Đinh. [H12, tr.104]

Cũng giống như chất liệu gỗ, chất liệu đá tại hai đền thơ xuất hiện khá

sớm. Trải qua bao nhiêu lần trùng tu và tôn tạo nhưng những hiện vật được làm

bằng chất liệu đá vẫn giữ được vẻ đẹp và giá trị của nghệ thuật chạm khắc thế

kỷ XVII. Tất cả đều được ghi chép lại trong nội dung các văn bia của hai đền

thờ, từ nguồn gốc, niên đại, thời gian các lần trùng tu đến những người có công

trong nhũng đợt trùng tu đó.

Nghệ thuật chạm khắc trên các hiện vật đá của hai đền thờ không những

mang giá trị lịch sử mà còn mang giá trị nghệ thuật vô cùng đặc sắc.

Đầu tiên phải kể đến sập đá của hai đền thờ, là những kiệt tác độc đáo có

thể nói là giá trị nhất Việt Nam về phong cách tạo hình, bố cục trang trí, kỹ

thuật chạm khắc cũng như về giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn của tác phẩm.

Sập đá được tạc từ đá xanh nguyên khối với kích thước 1800x1400. Sập đá đền

vua Lê chủ yếu là để trơn, ít các mảng chạm khắc hoa văn, còn sập đá đền vua

Đinh được chạm khắc tinh vi, điêu luyện, có độ nét cao và chưa bị phong hóa

theo thời gian. Trên mặt sập đá được chạm hình rồng cuộn nổi trên mặt đá, với

thân mập, đuôi thẳng, phủ vẩy đơn, đầu ngẩng cao tỏ khí phách, hai cụm bờm

lớn bay ngược lên với hai dải rây dài mềm mại thả lỏng phía dưới, trải đều như

đôi cánh phượng, tay nắm sừng có chẻ chạc ba (đây là đặc điểm khá thú vị của

nghệ thuật chạm khắc trên sập đá đền vua đinh mang nhũng nét rất riêng mà

không một đền, chùa có được. Hình ảnh rồng với bàn tay phụ nữ ảnh hưởng

của nghệ thuật chạm khắc cổ Chămpa). Các nghệ nhân thời xưa còn thêm thắt

nhiều họa tiết phủ kín các mặt bên của sập đá, các đường kỉ hà hình chim, rồng,

cá, tôm, cầy, cáo, chuột.v.v..

Diềm sập đá còn có tôm, cá là những con vật dưới nước, chuột là những

con vật trên cạn, đây không phải là những con vật linh thiêng nhưng đó là để

Page 37: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

34

thể hiện nhũng tư tưởng phóng khoáng của người nghệ nhân dân gian thế kỉ

XVII.

Đường nét, dáng hình chạm khắc ở sập đá rất sống động, tinh tế và điêu

luyện khiến mọi người phải kinh ngạc tưởng như có phép lạ ở đôi bàn tay và

khối óc của các nghệ nhân đã làm ra nó.

Tiếp theo hiện vật sập đá là nghệ thuật chạm khắc trên bia đá cổ đền vua

Đinh, vua Lê. Không giống như các bia đá tôi từng thấy, bia đá ở đền hai đền

thờ cho tôi những cảm xúc rất lạ về nghệ thuật chạm khắc thế kỉ XVII. Đây là

tấm bia đá mang đậm chất dân gian bởi các hình ảnh được chạm khắc trên bia

là những sản vật rất gần gũi và thấy nhiều trong sinh hoạt, đời sống của vùng

đồng bằng bắc bộ. Toàn thể lối trang trí trên bia đa lấy hình thức “đăng đối giả”

làm chủ đạo nên tương đối phóng khoáng về nội dung trang trí mang lại cảm

giác vừa tôn nghiêm, vừa gần gũi, vừa như có niêm luật khắt khe vừa như tự do

sáng tạo. Diềm bia là những câu truyện sinh động nhất, là sự kết hợp hài hòa

giữa đồng bằng lúa nước và chốn sơn lâm tiên cảnh. Các mảng chạm khắc trên

bia đá vốn dĩ đã bao hàm khái niệm ước lệ, tượng trưng dựa trên cái thực mà

các nghệ nhân đục chạm đã biến tấu, cách điệu sao cho có cảm xúc, có hồn và

tư tưởng mà các nghệ nhân đã gủi gắm vào.

Cuối cùng là hệ thống chạm khắc trên ngạch cửa và tảng bồng tại đền

vua Đinh. ở đây quy tụ đầy đủ các mảng chạm khắc về hình tượng tứ linh, tứ

quý, tuy các mảng chạm khắc xuất hiện không nhiều nhưng các mảng chạm

khắc rồng, lân, cũng là nhũng mảng chạm khắc tiêu biểu cho nghệ thuật chạm

khắc trên chất liệu đá thế kỷ XIX. [H13, 14, tr.104]

2.1.1.2. Kỹ thuật

Nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê các nghệ nhân đã thổi hồn

vào những bức chạm khắc với các kỹ thuật khác nhau được ứng dụng vào từng

không gian kiến trúc, Như kỹ thuật chạm lộng, kỹ thuật chạm nông, kỹ thuật

chạm bong-kênh, kỹ thuật chạm thủng.

Page 38: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

35

Kỹ thuật chạm lộng

Kỹ thuật chạm lộng của đền thờ vua Đinh, vua Lê chịu ảnh hưởng chung

của nghệ thuật chạm khắc đình làng ở bắc bộ. Sử dụng cách tạo khối: đục ,

khoét, lấy tách phần nền và phần hình nhưng vẫn dựa trên mảng phẳng vốn có .

kỹ thuật chạm lộng có đặc điểm là tách làm 2 mảng chính: mảng nền và hình.

Mảng nền âm xuống và được lấy phẳng, xuyên suốt từ mảng này sang mảng

khác vì vậy nếu như tác phần hình riêng thì phần nền là một mặt phẳng, phần

hình được tách riêng nổi lên dở dang. Hình thức chạm lộng thường sử dụng

trong các bức chạm hoành phi, câu đối ở đình làng.

Điều đặc biệt của đền vua Đinh, vua Lê là các nghệ nhân không chỉ diễn

khối trên mặt phù điêu mà còn diễn đạt các không gian trước sau ( ở phù điêu ,

người ta gọi là tách lớp trước, lớp sau). Nhờ vào sự bố chí các mảng chạm khắc

với nhau trong kiến trúc đã tạo nên sự ảo giác giữa các bức chạm khắc với

nhau. Mà điều tinh tế ở các bức chạm lộng là các nghệ nhân đã sử dụng phương

pháp ăn gian khối nên ở trong mỗi bức chạm lộng ta đều cảm nhận được không

gian, chiều sâu và bề dày của khối.Ví dụ như chạm khắc ở đầu bảy trên cổng

nghi môn nội, nghi môn ngoại đền thờ vua Đinh, vua Lê. Trong chạm khắc đá

trên ngưỡng cửa, nghệ thuật chạm lộng rất đa dạng, phần hình và phần nền tách

biệt rõ ràng nhất.

Nghệ thuật chạm lộng ở đền vua Đinh, vua Lê là sự tiêu biểu cho giá trị

nghệ thuật trong điêu khắc đình làng trong các kỹ thuật chạm khắc gỗ Việt

Nam. Chạm lộng là cách chạm khắc biểu cảm nhất, có hiêu quả không gian và

hình khối cao nhất. Nó gần như nổi hẳn ra ngoài như tượng tròn, nó chồng chéo

lên nhau nhiều lớp, các lớp đan xen nhau làm mất cảm giác về mảng phẳng vốn

có của phù điêu. [H17, tr.105]

Các mảng khối được đục khoét tạo các khoảng trống được luồn lách khối

trong khối. Chạm lộng đền vua Đinh, vua Lê có sự kế thừa và phát huy, là đỉnh

cao của nền điêu khăc Việt Nam. Nhờ sự sáng tạo của cá nghệ nhân kỹ thuật

Page 39: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

36

chạm lộng đã tiến một bước tiến tạo nên sự độc đáo. Những biến hoá giàu ngôn

ngữ điêu khắc đã làm cho nghệ thuật chạm lộng tăng hiệu quả cảm thụ, cởi mở,

thông thoáng, đa chiều, tạo sự tương phản không gian sáng tối nhất định, vừa

giữ được bố cục thẩm mỹ, tính vững chắc và kết cấu vừa tạo cảm giác nhẹ

nhàng.

Các mảng nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê mang dấu

ấn của nghệ thuật chạm khắc đình làng thế kỷ XVII, đã vượt qua khỏi quan

điểm về mảng khối của nghệ thuật điêu khắc. Kỹ thuật chạm lộng khoét sâu

trong thân gỗ, các mảng chạm khắc không còn cảm giác về nền, phần nền và

hình khối quyện nhau tạo sự khác biệt cho các mảng chạm khắc.

Với các thủ pháp diễn tả thời gian và không gian nhằm thể hiện hình

ảnh, đề tài của nghệ thuật điêu khắc đình làng. Cái đẹp của sự tự nhiên, mộc

mạc nó toát lên phong thái hiền hậu của các nghệ nhân đá thổi hồn vào các

mảng chạm khắc. Sự tương phản giữa các mảng hình chính phụ được các nghệ

nhân thể hiện một cách logic có triết lí về các bối cảnh trong khoảng thời gian,

không gian nhất định. những tỉ lệ rất đỗi bình thường được các nghệ nhân khai

thác triệt để tạo nên độ phóng khoáng, mạch lạc cho từng mảng diện của các

bức chạm khắc đến sự cảm thụ và suy ngẫm sâu lắng. H18, tr.106]

Nghệ thuật chạm lộng đòi hỏi người nghệ nhân phải có trình độ, tay

nghề cao và tâm huyết đối với từng bức chạm khắc, đạt đến độ công phu và tỉ

mỉ. Vậy nên chạm khắc lộng không phải ai cũng có thể làm được, chỉ có người

nghệ nhân thật sự am hiểu về mảng chạm khắc dân gian và am hiểu từng cách

biểu đạt của khốimới có thể tạo ra giá trị nghệ thuật cho tác phẩm.

Thế kỷ XVII là thế kỉ phát triển mạnh nhất của chạm lộng. Các đề tài

được khai thác rộng rãi, giàu tính nhân văn và mang tính cộng đồng dân chủ

cao. Nó thể hiện ít về lễ nghi, tôn giáo và không chịu gò bó bởi các khái niệm

khoa học. Chạm lộng mang tính phồn thực cao, không gò bó bởi các quy tắc về

nội dung và hình thức như chạm nông. Từ các mảng chạm lộng được chuyển

Page 40: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

37

sang chạm bong kênh. Với kỹ thuật chạm lộng, sâu vào bên trong chất liệu tạo

nên nhiều lớp không gian mà quan niệm về nền, không được đặt làm chủ đạo.

Đó là bước tiến tuyệt vời của chạm khắc với những ưu thế tạo chiều sâu không

gian, hiệu quả tương phản sáng tối cùng với sự khác biệt lớn từ chạm lộng.

Bong, kênh là sự hình thành nên các lớp của phù điêu, các lớp được đặt lên

nhau tạo nên sự uyển chuyển, sinh động, cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát;

không tạo nhịp điệu và sự cân bằng cho tác phẩm.

Trong các mảng chạm khắc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê thì mảng

chạm lộng đa dạng và phong phú nhất; cả về nội dung và hình thức. Nội

dung đã vượt xa khỏi khuôn khổ của nghện thuật chạm khắc lúc bấy giờ, nó

còn thể hiện một kỹ thuật mà ngời nghệ nhân đã đạt đến độ tinh xảo và điêu

luyện. Điều này chỉ có người nghệ nhân tài hoa mang tâm hồn nghệ sĩ cung

với một tình yêu cháy bỏng với nghề, với quê hương, đất nước mới có thể

tạo ra cho đời nhũng tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cho đến ngày nay.

Kỹ thuật chạm bong, kênh

Cũng như kỹ thuật chạm lộng, kỹ thuật chạm bong, kênh ở đền thờ cũng

khá là đa dạng. phạm vi thể hiện các mảng chạm khắc được rộng hơn với chất

liệu trên cả bề mặt gỗ và đá ở đền thờ. [H17, tr.106]

Nghệ thuật chạm bong có khả năng giúp trang trí kiến trúc đạt hiệu quả

trong việc diễn tả giữa khối và bề mặt nền. Các nghệ nhân dùng kỹ thuật đục

của mình làm khối và nền có độ sâu nhất định tạo ra độ kênh. Kỹ thuật này

gần giống với kỹ thuật chạm lộng nhưng khác ở chỗ: chạm lộng là khoét tách

phần nền và phần hình riêng. Đối với chạm bong, người ta dùng kỹ thuật đục

hai bên tạo độ ôm cong của khối nhưng vẫn để phần hình giao tiếp với phần

nền ( ở thời hiện đại gọi là bán phù điêu; nửa tượng tròn, nửa phù điêu). Với

kỹ thuật này khi ánh sáng chiếu vào sẽ tạo độ âm sâu, khiến các khối tròn nổi

ra, tạo độ đậm nhạt cho khối. [H17, tr.106]

Page 41: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

38

Hình thức chạm bong được sử dụng rộng rãi trên khắp các đền, chùa, đình,

miếu hay các lăng tẩm vùng trung du bắc bộ. Chạm bong-kênh có khả năng diễn

tả những chi tiết thiếu về hình, nét chính. Nhờ những điểm mạnh này mà các

mảng chạm khắc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê được thể hiện một cách tinh túy, đạt

đến độ tinh sảo trong trong hệ thống các mảng chạm khắc tại đền thờ.

Tại đây kỹ thuật chạm bong mang giá trị nghệ thuậtcủa thế kỷ XIX rất

đặc sắc, nhiều tạo hình tứ linh, tứ quý rất đa dạng nhưng đều toát lên

đượcnhững nội dung mà người nghệ nhân xưa muốn truyền đạt cho con cháu.

Những hình ảnh rồng, phượng, lân, quy được thể hiện một cách tài tình với cái

đầu khá lớn so với thân; mắt lồi, tròn, sừng nhọn, miệng rộng, mặt dữ, hàng

vảy xếp rất chỉnh chu. Như thể có một quy luật nào đó được đặt ra của nghệ

thuật chạm khắc lúc bấy giờ. Toàn bộ rồng như hình đao mác, cuốn quận bay

ngược ra sau với đủ mọi tư thế với các quy luật của không gian và thời gian.

Trên xuống, dưới lên; trái qua, phải tới tất cả kết hợp với các đao lửa mập mạp,

khỏe khoắn vào nhiều nét chạm uốn lượn của đôi bàn tay khéo léo của các nghệ

nhân dân gian đã tạo nên một tổng thể chạm khắc đỉnh cao của đền thờ vua

Đinh, vua Lê. Các mảng hòa quyện vào nhau khiến người xem như thể lạc thế

giới truyền thuyết.

Nếu như quan sát kỹ các mảng chạm bong ở đền thờ vua Đinh, vua Lê ta

thấy nghệ thuật chạm bong ở đây đạt đến độ đỉnh cao và kỹ thuật bởi các mảng

chạm bong ở đây được các nghệ nhân tận dụng tối đa không gian bề mặt của

ván mê, của các rồng khiến cho các con rồng hầu như được phủ kín bởi tầng

tầng lớp lớp các họa tiết chạm khắc.

Độ tinh xảo của các bức chạm tứ linh đá đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật.

Trên các mảng chạm khắc gỗ, ở xà gỗ, con bẩy ở mái hiên hai đền thờ các nghệ

nhân đã thể hiện rất nhiều đầu rồng ngậm ngọc và tỉ lệ đầu rất lớn đa dạng về

chiều hướng. [H20, tr.107]

Page 42: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

39

Kỹ thuật chạm thủng

Là sự kết hợp hoàn hảo giữ chạm nổi và chạm mỏng, những khoảng

trống nền được đục thủng và có thể nhìn xuyên sang bên kia. Đây là cách xử lia

nhằm tạo mục đích thông thoáng, lấy ánh sáng tự nhiên làm cho không gian

kiến trúc trở nên huyền bí. Về thẩm mỹ, nó làm cho hình, mảng, diện trở nên rõ

nét nhờ sự tương phản giữa phần hình và phần đục thủng. [H22, tr.108]

Kỹ thuật đục thủng các phần thừa, khéo léo để chừa lại phần hình

tượng đã lên kết tất cả các chi tiết với nhau. Nêu chạm lộng đòi hỏi tấm gỗ

hay đá dày thì ở chạm thủng chỉ cần tấm gỗ hay đá mỏng vì chỉ chạm khắc

một lớp. [H25, tr.109]

2.1.1.3. Màu sắc

Điều khác biệt lớn nhất của đền thờ vua Đinh, vua Lê tôi thấy là màu

sắc. màu sắc là yếu tố lạ, hiếm gặp trên các mảng chạm khắc gỗ, trang trí kiến

trúc cổ Việt Nam. Tôi đã từng đi và tham quan rất nhiều đền thờ, đình của miền

trung du Bắc Bộ; nhưng rất ít các ngôi đền có những mảng chạm khắc phủ kín

bề mặt một lớp màu rất đa dạng như đền thờ vua Đinh, vua Lê; gồm hai kiểu

sơn son thếp vàng và sơn trộn phù sa. có lẽ đây là ảnh hưởng từ phương Bắc,

người Trung Quốc thường sơn màu đa sắc lên vi kèo các kiến trúc cổ, đủ gây

ảo giác nôi thất linh thiêng, đẹp đẽ. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp họ

không chạm khắc qua nhiều trên đó mà sơn, vờn, tỉa tót để tạo các họa tiết bẹt.

Hiện tại, màu sơn khá tươi trên các bức chạm ở hai đền là do đợt tu sửa năm

2001- 2003. trước đó, màu hết sức trầm, có thể vì bị xuống màu sau hàng thế

kỷ tồn tại.

Từ bên ngoài kiến trúc các nghi môn của đền, các bức chạm khắc với kỹ

thuật chạm bong được phủ lẫn một lớp sơn son thếp vàng. Thoạt đầu nhìn

chúng ta đặt ra câu hỏi: “sao lại sơn thiếp vàng vào các bức chạm khắc như ở

các nghi môn của đền thờ”. [H26, tr.109]

Page 43: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

40

Nhưng qua nhiều lần đến thăm và tìm hiểu tại đền thờ không lần nào tôi

không dừng chân ở các nghi môn đứng chiêm nghiệm các bức chạm khắc được

thiếp vàng ở đó. Đó là sự tỉ mỉ trong cách xây dựng đền và ý đồ của người nghệ

nhân đặt bức chạm khắc ở đó. Nếu như các nghi môn của nhiều đền khác các

mảng chạm khắc để nguyên chất gỗ thì người xem không có ấn tượng về nó,

bởi vì các mảng chạm khắc tiếp giáp phần mái chéo của nghi môn, nằm vị trí

chính giữa hai cột. Đây là phần tối nhất trong các kiến trúc nghi môn cho nên

nếu đặt bức chạm khắc với màu gỗ tự nhiên thì các hoa văn đường nét không

thể hiện được vì thiếu ánh sáng. Cho nên người xem không có ấn tượng về các

mảng chạm khắc đó. Các nghệ nhân đã xây dựng đền thờ với hàm ý của mình,

tỷ mỉ đến từng chi tiết, từng mảng nhỏ; đã phủ cho bức chạm khắc tại nghi môn

lớp thiếp vàng kể cả khi thiếu ánh sáng thì sự tương phản của màu vàng với bề

mặt các khối rất rõ ràng tạo cảm giác chân thực và huyền bí cho các bức chạm.

Các phần tối thiếu ánh sáng bỗng nhiên lại là phần nền chủ đạo cho phần được

thiếp vàng bật lên tạo cảm giác độ sâu. [H27, tr.110]

Tiến sâu vào trong tòa bái đường các mảng chạm khắc cũng được phủ

một lớp sơn trộn phù sa rất đa dạng về màu sắc. Trên các bức cửa vòng ở 5

gian tại tòa bái đường ở đền thờ vua Đinh các mùa sắc tượng trưng cho ngũ

hành đuọc các nghệ nhân xây dựng rất công phu, tỉ mỉ. Về màu sắc: màu vàng

là kim, màu xanh nước biển là thủy, màu xanh lá là mộc, đỏ hoặc nâu đất là

thổ. Các nghệ nhân đặt yếu tố màu sắc của ngũ hành vào các bức chạm để làm

nổi lên sự hình thành, tuần hoàn của vũ trụ.

Ở đây các quy luật của ngũ hành tương sinh với hàm ý tương chợ và

giúp đỡ nhau để phát triển, để quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa vào nhau.

5 màu sắc trong đền thờ vua Đinh, vua Lê nếu hiểu theo quan niệm phật giáo

tây tạng (đại hỷ 5 sao) số 5 không chỉ tượng trưng cho ngũ hành tương sinh

tương khắc làm nên vạn vật, còn ứng với ngũ trí của mật tông miêu tả về trí

của con người.(pháp giới đại thể tính trí, diệu quan sát trí, đại viên cảnh trí,

Page 44: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

41

bình đẳng tính trí, thành sở tác trí) đồng thời hợp với ngũ vân (sắc, thức, thụ,

tưởng, hành) là 5 yếu tố tạo thành thân tam và ngũ bộ chú, nghi thức tri niệm

của mật giáo. [H28, tr.110]

Như vậy màu sắc trang trí tại hai toà bái đường tại đền thờ vua Đinh, vua

Lê có sự thống nhất về mảng màu và các quy luật về màu sắc. Các màu vàng,

xanh lá, xanh nước biển, đỏ, ngoại trừ màu đen, đều được các nghệ nhân sử

dụng để sơn các mảng màu một cách công phu và tỉ mỉ. Nét tài hoa trong sử

dụng màu sắc ở đây được thể hiện ở vị trí mảng màu đen. Các nghệ nhân sử

dụng rất ít sơn đen lên các mảng chạm khắc mà sử dụng chính phần khoét

thủng của các bức chạm khắc tạo độ tương phản giữa các màu sắc với nhau.

Chính nhờ sự linh hoạt trong cách sử lí màu sắc ở đây làm cho các mảng chạm

khắc không bị đơn điệu mà tách rõ rệt các mảng với nhau. Qua sự tương phảm

của máu sắc,các khối hình cũng nhờ đó mà được phô bày ta sự kết hợp rất tinh

tế giữa mảng khoét thủng vớ các mảng màu; tạo cho bức chạm khắc thêm chiều

sâu, khiến người thưởng thức phải chiêm nghiệm mỗi khi đặt chân đến đền thờ

tham quan và tìm hiểu về các giá trị nghệ thật tại đây.

2.1.2. Nội dung, hinh tương trong phù điêu trang tri kiến trúc đên

thờ vua Đinh, vua Lê

2.1.2.1 Nội dung

Tính thiêng

Tính thiêng: một số nhà nhân học khi nghiên cứu các tín ngưỡng nguyên

thủy với tư cách là các hình thức sơ khai, đã chứng minh rằng: chính cái thiêng

là cội nguồn sâu xa nhất của các tình cảm tôn giáo.

Tính thiêng liên quan đến cái chết nên đền thờ, lăng tẩm luôn là không

gian tín ngưỡng đặc biệt quan trọng ở tất cả cá nền văn hóa. Đền thờ là nơi thể

hiện sự tôn kính và biết ơn. Ngoài sự tôn kính và biết ơn, đền thờ phải luôn tạo

ra sự huyền bí. Con người chở nên nhỏ bé và thụ động hơn trong không gian

thiêng. Đây là điểm chung trong văn hóa Đông - Tây, càng tiến vào sâu nơi cõi

Page 45: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

42

thiêng ánh sáng càng tiết giảm, chắt lọc, được tập trung vào các đối tượng cần

được sùng kính. Đền thờ vua Đinh, vua Lê, hậu cung bao giờ cũng là phần

thâm sâu, bí hiểm và lung linh của đèn nến, vàng bạc và hương khói. Tượng

thờ, các đồ tế khí và các hoa văn chạm khắc trong hậu cung đều được sơn son

thếp vàng. Chẳng hạn như những mảng chạm khắc trên vách ngăn giữa bái

đường và hậu cung được chạm khắc hết sức tinh xảo với các đề tài rồng,

phượng, lân và hoa văn họa tiết. Các đề tài được kết hợp với nhau tạo nên một

không gian thờ tự vừa huyền bí, vừa linh thiêng.

Cái thiêng là lãnh địa bất khả xâm phạm của tôn giáo và tín ngưỡng.

Thông thường là như vậy, nhưng ở đền thờ vua Đinh, vua Lê, cái thiêng đã

không triệt tiêu tính trào lộng và thế tục.

Tính thế tục

Đối lập với tính thiêng là tính thế tục. Một trong những lí do để nghệ

thuật trang trí đền thờ có khuynh hướng bài trừ tính thế tục vì nghệ thuật trang

trí ban đầu gắn liền với tín ngưỡng và tôn giáo.

Trong Từ điển tiếng Việt phổ thông, định nghĩa thế tục: “đời sống trần

tục, đối lập với đời sông tu hành, theo quan niệm tôn giáo” [50, tr.92-859].

Nghệ thuật chạm khắc Đền thờ vua Đinh, vua Lê in đậm dấu ấn phong cách

thời Chính Hòa, tính thế tục chen lẫn cùng tính hoa mĩ qua những hình tượng

tưởrng chừng như rất dân gian và ngây thơ. Yếu tố thế tục trong nghệ thuật

chạm khắc thời phong kiến được khởi lên từ thời mạc và bùng phát giai đoạn

chính hòa thời Lê Trung Hưng. Ngầm trong những yếu tố thế tục này còn ẩn

dấu những thông điệp về nhân tình thế thái.

Tiêu biểu nhất cho sự trào lộng và nghịch dị này là những mảng chạm

khắc trên tấm bia lập năm Chính Hòa thứ XVII ở đền vua Đinh. Bia không có

rùa đội bia, cũng không có hình lưỡng long chầu nhật trên chán bia, trên đế bia

có hình hai con chuột khắc nổi quay đầu vào con cua nằm chính giữa [H30,

tr.111]. Phía khuất sau mặt trái của tấm bia , cũng dưới phần chân đế có hình

Page 46: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

43

một con rồng nằn dài thườn thượt, ẩn mình trong bóng tối buồn bã. Chán bia là

đôi phượng đục thô tới mức nếu không nhìn kĩ vào phần đuôi ta lầm tưởng là

một con ngỗng. Nhưng đó là sự cố ý.Vậy, những bối cảnh lịch sử nào đã thôi

thúc người xưa tạc lên đây những câu chuyện hóm hỉnh như vậy? Dù chưa có

cách giái thích thỏa đáng, nhưng phong cách dân gian trộn lẫn bác học, cùng

cách diễu cợt, nghịch dị và trào lộng rất phổ biến trong nghệ thuật thế kỷ XVI,

XVII, XVIII. [H31, tr.111]

Cái thâm thúy của người xưa, trong một xã hội phong kiến mà chính trị

rất hà khắc tất dẫn đền những thủ pháp, cấu tứ nghệ thuật kín đáo và hiểm hóc.

Đề tài lưỡng chuột chầu cua quả là độc nhất vô nhị. Dân gian có câu ngang như

cua, vậy mà giờ đây cua không chỉ xuất hiện trên mặt trước của bệ bia mà còn

ở vị trí trung tâm , mà tả hữu hai bên là đôi chuột đồng béo núc. Hai con chuột

trong tư thế phò tá con cua nên nghi dung thật trang nghiêm và kính cẩn. Chuột

trong nghệ thuật dân gian luôn được hình dung là con vật láu lỉnh mưu mẹo

danh ma, giỏi đục khoét. Rõ ràng là chuột đang hcầu cua nhưng dễ khiến ta

tưởng tượng ra cảnh rình rập, chỉ trong tích tắc lao vào xơi tái con cua.

Sự hiện diện của đám cua chuột trên bia đá đền vua Đinh là chuyên hy

hữu trong lịch sử nghệ thuật tạc bi của người Việt. Nhưng thái độ trào lộng, bông

lơn thì luôn thấy trong thế kỉ XVI, XVII của nghệ thuật chạm khắc đình làng.

Tính phồn thực

Tại đền thờ vua Đinh, vua lê, quan niệm về không gian và thời thời gian

được thể hiện rất rõ trong các mảng chạm khắc, tiêu biểu là nội dung mang tính

phồn thực được các nghệ nhân đề cập đến một cách khéo léo với rất nhiều các

góc độ khác nhau và nhiều đề tài khác nhau, Theo quan niệm của người việt

nói đến tính phồn thực trong nghệ thuật chạm khắc thường nhắc đến những cặp

nam nữ, những sinh thực khí của con người mang yếu tố sinh xôi nẩy nở.

Đời sống của người thời cổ vốn khó khăn về sinh tồn, tích lũy vật chất

của kinh tế nông nghiệp không cao, dẫn đến ước vọng sinh con đàn cháu đống,

Page 47: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

44

gia súc đầy đàn, thóc gạo đầy kho và hơn nữa đời sống tình ái cũng là phần thú

vị nhất của trần thế, đến mức nó trở thành một quan niệm triết học hay tôn giáo.

Điều này đã được thấy trên trống đồng Đông Sơn và đặc biệt là thạp đồng Đào

Thịnh với bốn cặp tượng người nam nữ giao phối. Những đền thờ của thời

phong kiến không cho phép những hình thức trực tiếp như thế được trưng bày,

khi Nho giáo đã toàn trị, tất nhiên tinh thần sự sống trong dân gian không mất

đi, mà hàm chứa ngay trong biểu tượng của Nho giáo.

Người Việt thể hiện ý tưởng phồn thực trong rất nhiều mặt của đời sống

văn nghệ truyền thống và kết hợp khéo léo với các mô típ dưới sự ảnh hưởng

của Nho giáo

Trong đó chính tinh thần phồn thực lại biểu hiện một cách sinh động

nhất ở hai mảng trang trí hoa văn hoa sen và dương sỉ. Một bông hoa sen lớn

nở đăng đối ra hai bên, và rủ xuống phía dưới có hình dạng như phần sinh thực

khí của nữ, hai bông hoa sen chưa nở vươn lên như sinh thực khí nam, dưới

nữa là đôi cá đực cái vờn nhau. Tất cả những bông sen và cánh sen đều được

chạm biến hình lơ lửng giữa tả thực và ẩn hình sinh thực khí, hay có thể nói khi

chạm khắc những hoa văn đó, người thợ hoàn toàn tưởng tượng đến mức mê

mẩn là đang làm các bộ phận sinh dục của nam và nữ. [H32, tr.112]

Cái cảm giác nghệ thuật này thường thấy rất rõ ở nhiều dòng nghệ thuật

dân gian vốn yêu đời và hướng về đời sống khoái lạc, đặc biệt trong điêu khắc

châu Phi da đen, thậm chí chạm khắc bất cứ hình thể nào cũng được hình dung

dưới dạng phồn thực trực tiếp. Mảng hoa văn dương sỉ ở đền Đinh, Lê cũng

vậy nhưng còn mang thêm dấu ấn hoang dã và siêu hình. Đó là những nét rất

đặc sắc buộc người ta phải quan sát kỹ hơn, nhiều lần hơn khi đến nghiên cứu

đền vua Đinh, vua Lê.

2.1.2.2 Hình tượng

Trong nền văn hóa Việt Nam, hình tượng rồng, chim phượng mang tính

biểu tượng đặc biệt thuộc tứ linh. Họa tiết, hoa văn hình rồng, chim phượng

Page 48: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

45

trong tiến trình phát triển của lịch sử mỹ thuật Việt Nam được đầu tư tạo hình

nghệ thuật đặc sắc và có sức sống mãnh liệt. Qua trí tưởng tượng phong phú,

bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, hình tượng rồng, chim phượng đã trở

thành đề tài quen thuộc và linh thiêng trong kiến trúc, điêu khắc và trang trí

truyền thống của dân tộc. Trong hệ thống chạm khắc trang trí kiến trúc đền vua

Đinh, vua Lê, rồng và chim phượng là hai hình tượng nghệ thuật nổi bật nhất,

tạo nên tính điển hình cho chạm khắc của hai ngôi đền này.

Hình tượng rồng

Trong các mảng chạm khắc tại đền vua Đinh, vua Lê đề tài rồng là chủ

đạo, chiếm số lượng lớn trong các mảng trang trí tại hai đền thờ. Rồng là tượng

trưng cho sức mạnh, ước muốn vươn lên của con người; nó còn là biểu tượng

của vương quyền và thần quyền. Đồng thời hình tượng rồng mây còn gắn với

ước vọng mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi của con người.

Những mảng chạm khắc hình tượng rồng tại đền thờ vua Đinh, vua Lê,

thật sự là những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật sâu sắc. Trên kết cấu kiến

trúc của 3 bức vì kèo ở nghi môn ngoại đền thờ vua Đinh, đề tài quần long tụ

hội được thể hiện vô cùng sinh động và thú vị. bức vì kèo được chạm rất nhiều

các con rồng to nhỏ khác nhau, khiến cho ta cảm nhận thấy như có một gia

đình rồng đang quây quần và xum họp bên nhau. Bên cạnh hàng chục con rồng

với đầy đủ các kích thước, còn xuất hiện những con vật rất đỗi bình dị như:

cầy, cáo, chuột, báo được chạm một cách khéo léo đan xen giữa quần thể rồng

khiến cho không gian trở nên rộng lớn và hòa quyện hơn. [H35, tr.113]

Vẫn là đề tài quần long tụ hội nhưng ở nghi môn nội của đền thờ vua Lê

các nghệ nhân đưa hình ảnh con người vào trong bức chạm. Đa số các bức

chạm ở đền thờ ta rất ít khi thấy hình ảnh con người được đưa vào.

Trong bức chạm quần long hội tụ này các nghệ nhân lấy hai đầu rồng lớn

làm chủ đạo, bên cạnh đó là những cặp rồng lớn nhỏ với đầy đủ kích thước

khác nhau đang uốn lượn xung quanh đôi rồng lớn. Ngoài ra ở đây các nghệ

Page 49: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

46

nhân còn đưa ra hình ảnh rất dân dã vào bức chạm như: con báo đang ngoái

đầu nhìn lại, những chú khỉ đang lấp ló nhìn ra dưới bóng nhũng con rồng. Tất

cả như đang tìm đến sự hòa quyện của nhân duyên trời đất, một khát vọng tâm

linh sinh tồn, thuần khiết của những sinh linh nhỏ bé giống như khát vọng sinh

tồn yên bình, hòa thuận đầy đủ ấm no của con người.

Ba bức chạm khắc hình tượng rồng ở nghi môn ngoại của đền thờ vua

Đinh, và 3 bức chạm khắc ở nghi môn nội đền vua Lê, mỗi hình tượng rồng

được chạm khắc lại có một hướng và một thế khác nhau. Các thế rồng ở đây

được thay đổi chiều hướng một cách đột ngột, đa hướng khiến cho ta cảm thấy

không gian như đầy sức sống với những đề tài về gia đình rồng. Các bức chạm

kể về câu chuyện của các gia đình khác nhau, chúng như đang tề tựu, tụ họp

tạo không gian ấm cúng cho ngôi đền. Ở đây, mỗi con rồng lại mang dáng vẻ

khác nhau không một nét trùng lặp nào, tạo nên sự sinh động cho không gian

kiến trúc của ngôi đền. Rồng với các kích thước khác nhau con lớn, con nhỏ đã

phá đi quy tắc đối xứng kinh điển của nghệ thuật chạm khắc xưa. Toàn bộ bố

cục chạm lộng tinh xảo này đã tạo nên một bản hợp tấu về không gian; tuy đã

phá vỡ đi nhiều quy tắc nhất định của nghệ thuật chạm khắc lúc bấy giờ nhưng

chúng đã mang lại một hiệu quả nhất định, vừa mang lại giá trị cho nghệ thuật

chạm khắc cổ Việt Nam; vừa mang lại sự khác biệt giữa hai ngôi đền với các

đền thờ khác của tỉnh Ninh Bình. [H37, tr.114]

Cùng với hình tượng rồng, các mảng chạm khắc trong tòa bái đường

cũng xuất hiện nhiều phong cách và ngôn ngữ tạo hình rất phong phú, đa dạng.

Ở đây, ngoài hình tựơng rồng, các nghệ nhân còn khai thác hình tượng lân,

phượng, con người và các họa tiết hoa văn trang trí. Chúng kết hợp hài hòa với

nhau giống như sự kết hợp giữa thiên nhiên, giữa vũ trụ tuần hoàn tạo không

gian quần thể đa sắc. [H40, tr.115]

Hình tượng rồng phượng là đề tài được thể hiện nhiều trên các mảng

chạm khắc đình, chùa, đền tại tỉnh Ninh Bình. Nhưng với hình ảnh chạm khắc

Page 50: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

47

rồng rất đặc trưng và mang nhiều nét riêng của thế kỉ XVII thì chỉ có đền vua

Đinh, vua Lê mới có. Hình tượng rồng được chạm khắc khắp các mảng kiến

trúc xuyên suốt đền thờ. Những cặp rồng được chạm khắc cùng nhau với hàm ý

về sự sinh sôi nảy nở, cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân. [H42, tr.116]

Hình tượng rồng trên kết cấu mái hiên của tòa bái đường, các mảng

chạm khắc tương đối giống nhau về kết cấu và các kĩ thuật tạo hình, đa dạng về

kích thước, tỉ lệ trên từng bức chạm. Các con rồng ở đây đều không đứng độc

lập mà được mô tả bằng các đề tài khác nhau. Các đề tài mang phong cách

nghệ thuật thời Nguyễn đều được tạo hình với kích thước đầu khá lớn so với

thân, mắt tròn lồi, sừng nhọn, miệng rộng ngậm ngọc, tai thú, khuôn mặt dữ tợn

được chạm tách rời và gắn vào các mảng chạm chỉnh bởi một chốt đinh gỗ, thủ

pháp nghệ thuật này chủ yếu xuất hiện vào thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX.

Đan xen vào đó là những hình tượng rồng mang phong cách nghệ thuật thế kỉ

XVII cũng là những đề tài rồng với những điểm chung như mắt tròn, chán rô,

mũi to như mũi sư tử, sừng nai, tai rơi.... nhưng mỗi con lại có một dáng vẻ rất

riêng, con thì cổ trơn, con thì cố có vẩy xếp con thì mình tròn đầy con thì lại

thon dài, con có râu đều nhau, con thì 2 chân trước vươn ra nắm chặt râu, con

thì hai chân sau đạp vào xà, bẩy, thân cột...lực lưỡng như muốn vươn mình

thoát ra một cách dũng mãnh.

Từ đầu và thân rồng vươn ra các đao lửa nhọn, mập mạp, khỏe khoắn

đầy sức sống. Thân rồng ẩn hiện trong rừng đao lửa, trong những cụn vân mây

một cách nhịp nhàng, uyển chuyển trên thân xà, bẩy, rương chồng chạm đầy

dẫy các đề tài Long vân hội tụ. Toàn bộ bố cục chạm bong kết hợp với chạm

lộng một cách hoàn hảo, tinh tế tạo nên một bản hợp tấu về những đường nét

uốn lượn phức tạp nhưng rất nhịp nhàng và uyển chuyển tạo nên sự sinh động

cho kết cấu các mảng chạm khắc

Tiếp đến hình tượng lưỡng long chầu lá đề: đây là đề tài đặc biệt tại đền

thờ vua Đinh, vì đề tài này chỉ đền vua Đinh mới có. Đầu rồng chầu miệng

Page 51: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

48

ngậm ngọc kết hợp hài hòa với hoa văn, họa tiết mây ( tạo hình theo kiểu đao

mác đặc trưng của thế kỷ XVII) rồng được xếp thẳng nhau chầu lá đề. Các

nghệ nhân đã sử dụng hình tượng lá đề chứ không sử dụng hình ảnh chầu nhật

hay chầu nguyệt như ở các ngôi đền khác. Lá đề là tượng trưng cho Phật giáo,

với ý nghĩa là giác ngộ, là ánh sáng trí tuệ luôn soi sáng và tưới tẩm cho những

ai đang khao khát tìm về cội nguồn an lạc. Không chỉ đưa hình ảnh lá đề mà ở

đây các nghệ nhân còn đưa vào giữa lá đề hình ảnh chữ vạn, đây cũng là một

biểu tượng của Phật giáo. Chữ vạn là biểu tượng của sự may mắn (đã từng xuất

hiện lần đầu khoảng 16.000 đến 14.000 trước công nguyên). Biểu tượng này

được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nó thể hiện nơi phát sinh

ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng. Vậy, hình ảnh lá đề ở đây được hiểu

như là ước vọng khao khát cuộc sống an nhiên, tự tại, bình yên của con người;

chữ vạn được hiểu là vạn vật sinh tồn trong vũ trụ còn rồng là biểu tượng của

sức mạnh của vương quyền, thần quyền. Từ những hình tượng ấy, con người

muốn nói lên ý vọng là các vị vua luôn lấy vạn vật chúng sinh làm gốc luôn

đứng ra soi đường chỉ lối, bao bọc che chở cho con dân của mình. [H42, tr.116]

Ngoài các đề tài về gia đình rồng, tại đền thờ vua Đinh, vua Lê còn có

những đề tài rồng theo đôi theo trục đứng, nhưng không đối xứng nhau mà

cùng quay về một phía, con sau cao to hơn con trước, đuôi vẩy lên cao, râu

bờm hình đao lửa tua tủa thẳng đứng hoặc hất ra sau lưng. Thực ra chúng có

đối xứng nhau nhưng đối xứng theo cả mảng chạm khắc trên vì kèo gỗ. Tất cả

các hình tượng rồng ở đề tài này đều có vẻ vui tươi, như đang có một sự thay

đổi gì đó hoặc cũng rất cỏ thể cặp đôi bên trái đang nhìn cặp đôi bên phải với

một ánh mắt trìu mến, miệng nở nụ cười. Đó là nét tài hoa của các nghệ nhân

chạm khắc khi đã thổi hồn vào các bức chạm khắc trên .... tại đền thờ vua Đinh.

Hình tượng rồng cuốn xà rất phổ biến tại đền vua Đinh vua Lê, chủ yếu

nằm ở vị trí các xà nách hay rường cụt khớp với nghé bảy hoặc trụ non. Đặc

biệt ở đây có hình ảnh rồng cuốn trụ đấu hay cuốn nghe bảy. Các nghệ nhân

Page 52: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

49

xưa muốn nghệ thuật hóa các khớp nối khô khan giữa các mảng ghép gỗ với

nhau bằng tạo hình rồng cuốn tạo cảm giác có sự gắn kết có nhịp điệu với nhau.

Rồng quấn xà có mặt ở các tòa tam quan, bái đường, thêu hương. Kỹ thuật

chạm nổi, đặc biệt là khoét lõm vào khối gỗ nhưng thân rồng vẫn chừa lại để

tạo khối lồi như hai con rồng trên 2 trụ đấu (H40,tr108 ). Tất cả rồng cuốn xà

đều mỗi con một vẻ không con nào giống con nào. Đó là khả năng biến tấu trên

cùng một chủ đề của nghệ thuật chạm khắc dân gian, tạo nên hiệu quả phong

phú cho từng bức chạm. Điểm nổi bật nhất của kỹ thuật chạm này các nghệ

nhân đã tạc những con rồng quấn quýt, mềm mại, gây ảo giác như chúng đang

chui ra vào các thân gỗ. [H43, 44, tr.116]

Hình tượng chim phượng

Đối với người phương Đông, phượng là tổ hợp các loài linh điểu tượng

trưng cho vẻ đẹp cao quý, đức hạnh và dịu dàng và nữ tính. Ở đây, Tứ vị thánh

nương đã được tôn vinh tượng trưng bằng những hình tượng chim phượng có

mặt trong các mảng chạm khắc trang trí trên kiến trúc đền vua Đinh, vua Lê.

Phượng được coi là nữ hoàng, đứng đầu các loài chim. Cũng giống như

rồng, phượng là một loại linh thú tưởng tượng, được kết hợp đặc điểm của

nhiều loài vật có thực như: đầu chim trĩ, mỏ chim nhạn, mào gà trống, cổ rắn,

đuôi chẻ như đuôi cá với 12 chiếc lông dài rực rỡ. Sự thể hiện hình tượng

phượng thật ra khá đa dạng, trong một số trường hợp, đó là sự kết hợp mô tả

đặc điểm về mặt ngoại hình giữa chim trĩ và chim công. Phượng có chín đặc

điểm như: màu sắc (ưa nhìn), mào (sự ngay thẳng), lưỡi (chân thật), giọng (lời

ca), tai (âm nhạc), trái tim (quy pháp), ngực (chứa báu vật của văn học), cựa

(chống kẻ phạm pháp). Năm sắc của lông phượng: xanh xám, vàng, đỏ, trắng

và đen tượng trưng cho năm bản đức: ngay thẳng, lương thiện, công bằng,

chung thủy, khoan dung. Truyền thuyết kể về chim phượng được lưu truyền

trong dân gian thường gắn với hình ảnh chim phượng bay chở các bậc thánh

nhân, hiền triết, những người tu hành. Chim phượng còn là sứ giả của các tiên

Page 53: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

50

nữ cưỡi phượng bay xuống hạ giới, tìm gặp những người hiền tài. Phượng xuất

hiện là báo hiệu điềm tốt lành, đó là lúc xã hội thái bình có thánh nhân hoặc

hiền triết xuất hiện, hoặc có vua hiền sáng suốt.

Ở đền vua Đinh, vua Lê, hình tượng chim phượng không được chạm

khắc với số lượng lớn như hình tượng rồng, chúng ta chỉ thấy 2 mảng chạm

khắc trên chất liệu gỗ, và 6 mảng chạm khắc dưới tảng đá, nhưng mỗi bức

chạm khắc có hình tượng phượng là những tác phẩm kinh điển về đề tại

phượng đã tạo nên đặc trưng khác biệt cho hệ thống chạm khắc nơi đây.

Hình tượng phượng hàm thư được chạm khắc dưới chân cột đá là một

trong những bức chạm trên chất liệu đá kinh điển của thế kỉ XIX. Bức chạm có

ý thức về tương quan xa gần, những vật ở gần được phóng to hơn, vật ở xa nhỏ

hơn; đây là kỹ thuật mà không phải bức chạm nào cũng có. Nó thể hiện sự thay

đổi về cách nhìn, tương quan trong nghệ thuật của các nghệ nhân nơi đây. Dải

lụa từ cuốn thư hút nhỏ dần về phía đầu chim phượng, đuôi chim phượng có 3

lông bố cục tự do uốn lượn mềm mại, đuôi gần nhỉnh hơn đuôi xa.

Hình tượng chim Phượng ngậm sen. Nếu như ở bức phượng hàm thư có

ảnh hưởng của nho giáo thì hình ảnh phượng ngậm sen có liên hệ mật thiết với

Phật giáo. Các nghệ nhân đã lấy cảm hứng từ hình tượng phượng chầu nghuyệt

ở bia đá niên hiệu chính hòa thứ XVII ở đền thờ vua Đinh, hình tượng chim

phượng được khắc họa với tư thế dang rộng hai cánh dáng vẻ mạnh mẽ, cứng

cỏi, thô chắc được thể hiện trên bắp chân rắn chắc. [H45,tr.117]

Hình tượng cặp phượng múa xuất hiện trên bộ rèm tại cửa chính đền vua

Đinh. Đây cũng là một điểm rất khác tại hai đền thờ, hình tượng chim phượng

thường luôn song hành cùng hình tượng rồng và xuất hiện ở khắp các mảng

chạm khắc của các đình, chùa. đền, .... Nhưng ở đây hình tượng chim phượng

được khắc họa rất ít. Tất cả các mảng chạm khắc trang trí gỗ tại hai đền thờ thì

hình tượng chim phượng xuất hiện một lần duy nhất tại rèm cửa của đền vua

Đinh. Hình tượng chim phượng ở đây khắc họa với tư thế múa hai phượng đối

Page 54: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

51

xứng hai bên hai cánh phượng xòe ra hai với thân nằm ở trục giữa tạo bố cục

đối xứng trong đối xứng. [H46, tr.117]

Hình tượng con người

Con người là đối tượng nghiên cứu của nghệ thuật nói chung và điêu

khắc nói riêng, là nguồn cảm hứng cho các đề tài sáng tạo. Tại đền thờ vua

Đinh, vua Lê hình tượng con người cũng được nhắc đến nhưng chiếm một số ít

trong các mảng chạm khắc mà chủ yếu là trong các bố cục của hình tượng

rồng. Hình tượng con người được nhắc đến đúng 10 lần trong các bức chạm

khắc trong đó có 9 tiên nữ và có duy nhất một người đàn ông đâm thú.

Hình tượng tiên cưỡi rồng chỉ xuất hiện trong nghệ thuật chạm khắc đền

chùa cổ là ở bắc bộ và bắc trung bộ từ thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Đó là ba thế kỉ

vàng của nghệ thuật dân gian Việt Nam. Lúc bấy giờ quyền tự trị làng xã phát

triển chính là lúc phép vua thua lệ làng. Khi ấy các nghệ nhân thỏa sức thể hiện

sự tài hoa của mình trên khắp các hệ thống vì kèo của các ngồi đền, chùa thời

ấy. Hình tượng rồng làm đủ trò và hạ mình cho tiên cưỡi hiện diện khá phổ

biến trên nhiều chạm khắc đình là và bia đá. Ngự trên lưng rồng thời đó còn có

các tiên ông, quan lại, tiên nữ. Sang thế kỉ XIX khi nhà Nguyễn lên nắm quyền

với nền chuyên chế mới, thì hình tượng rồng chở nên trang nghiêm hơn. Nên

các hình tượng tiên ông tiên bà cưỡi rồng đều bị hủy hết. Nhưng may mắn thay

tại đền thờ vua Đinh, vua Lê vẫn còn giữ được các bức chạm tiên nữ cưỡi rồng

để lại giá trị nghệ thuật cho đến ngày nay.

Hình tượng tiên cưỡi rồng tại hai đền thờ tổng cộng có 8 bức và một bức

tiên múa trong vòng dây hoa. Về kỹ thuật chạm bong-kênh có tổng cộng 4 bức,

còn lại là 5 bức với kỹ thuật chạm thủng. Tất cả các bức chạm tiên cưỡi rồng

được phủ một lớp sơn son thếp vàng hoặc phủ lớp sơn trộn phù xa. Các hình

tượng tiên nữ đều thể hiện rõ phong cách tạo hình dân gian, với tỉ lệ, hình khối

không theo quy luật cơ bản, đôi khi thiếu mắt, ngón tay, đường nét vụng về...,

trang phục có hai kiểu chính, một là kiểu quý phái với áo cổ lá sen, váy xếp hai

Page 55: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

52

lớp, cánh xèo diêm dúa, hai là kiểu gái làng với áo yếm, váy thắt bao xanh, tóc

búi đỉnh đầu. Các cô bao giờ cũng ngồi ở khúc võng của lưng rồng, tay ôm cổ,

tay kia múa hoặc chỉ đạo đàn rồng làm theo hiệu lệnh của mình. Các con rồng

đều có vẻ cam chịu để cho các tiên nữa cưỡi nhữ một điều hiển nhiên. Cả tiên

lẫn rồng đều mang tinh thần dân gian của làng quê Việt cổ, hồn nhiên, vui tươi,

sinh động. Bức chạm có kết cấu rậm rạp, tiên, rồng chen lấn nhau với các họa

tiết hoa lá, chim muông, thú rừng, râu, bờm rồng vấn vít biến thành hình đao

lửa luồn lên, luồn xuống. Những khoảng hở thường nhỏ, phân bố đều đôi khi

có mấy viên chèn hình tròn để kết nối các họa tiết và hạn chế các khoảng trống

cho khỏi loãng bố cục. [H47, tr.117]

Hình tượng tiên cưỡi rồng thường nằm trong các họa tiết chữ nhật đứng

hoặc chữ nhật nằm ngang. Trong đó có 2 dạng thức kéo dài đường diềm với

những khúc lượn xoắn nhịp nhàng. Các kỹ thuật chạm bong-kênh là điển hình

của nghệ thuật chạm khắc thế kỉ XVII, có tới vài lớp đục sâu vào thớ gỗ rất

dày, khối vồng có thể méo, đường lượn không mượt mà, đôi chỗ tùy tiện rối

rắm, đâu đó có vài khoảng trống chưa được tính toán kĩ, nhát đục hơi thô

nhưng lại toát lên vẻ cường tráng. [H50, tr.118]

Hình tượng tiên nữ múa trong vòng hoa lá xuất hiện đúng một lần ở dạng

chạm thủng là điển hình của phong cách nghệ thuật cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ

XVIII. Chỉ với một lớp chạm nhưng kết cấu đường lượn hoàn hảo và hoa mỹ

hơn, không có chỗ nào lỡ nhịp, nét tách trong các mảng luôn mượt mà và cách

đều nhau, các vết đục đều bị triệt tiêu, thể chất dân gian toát ra trang nhã, gắn

với kỹ thuật điêu luyện của nghệ thuật cung đình. [H48, tr.117]

Hình tượng người đâm thú lần đầu tiên hình tượng người đàn ông xuất

hiện trong bức chạm khắc tại hai ngôi đền. Bức chạm xuất hiện ở xà ngang

thấp nhất bên vách phải của nghi môn nội đền vua Đinh, hình ảnh một người

túm đuôi con thú một tay cầm dao đâm vào mông, con thú vừa chạy vừa ngoái

đầu nhìn lại như định cắn lại người thợ săn. Bức chạm sống động đến mức cả

Page 56: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

53

người và thú ở đây với dáng vẻ rất vội vàng, hồn nhiên mà ko cho ta thấy cảm

giác gò bó, cho ta thấy cảnh săn bắt của người Việt cổ. Trong bức chạm còn có

hai con thú khác đang lấp ló trong bụi cây, bức chạm đã trải qua 1 khoảng thời

gian rất dài trải qua nhiều lần tu sửa nên một số chi tiết bị mất đi như 1 chân

người và một chân thú nhưng không vì đó mà mất đi tính hấp dẫn của bức

chạm khắc với người xem, bởi có sự kịch tính, con thu bị đâm đã vòng đầu lại

cho câu chuyện thêm có trọng tâm hơn. Tưởng như không có gì liên quan

nhưng nhịp điệu người đâm thú, rất khớp với đường lượn xoán của cây lá bên

cạnh. [H51, tr.118]

2.1.3. Dạng thưc bô cuc, mô tip trong phù điêu trang tri kiến trúc

đên thờ vua Đinh, vua Lê..

Ở đây tôi không phân tích theo kiểu bóc tách các phần với nhau mà tôi

phân tích tổng thể từ các mô típ nằm trong những dạng thức bốc cục nhất định.

Nghệ thuật chạm khắc tại đền vua Đinh, vua Lê rất đa dạng về nội dung

nhưng chúng lại được kết hợp với nhau một cách rất logic trong không gian.

Mặc dù đã bị khống chế bởi kết cấu các vì kèo, rương chồng, ván bưng nhưng

các dạng thức bố cục trong mảng chạm khắc tại hai đền thờ lại rất đa dạng và

phong phú. Các dạng thức hoa văn được đặt trong khuân hình, vuông, tam giác,

chữ nhật đứng, chữ nhật ngang, diềm ngang,... với nhũng bố cục rất đa dạng

như bố cục tự do, đăng đối, đối xứng qua trục thẳng đứng.

Các dạng thức hoa văn được chạm khắc trong bố cục hình chữ nhật là

dạng bố cục chủ đạo được sử dụng nhiều nhất tại hai đền thờ, nó phân bố trên

khắp các mảng chạm khắc từ chạm khắc trên trang trí kiến trúc đến chạm khắc

trên các ngạch cửa ở đền vua Đinh. Với các đề tài đa dạng như hình tứ linh,

hình tượng con người, đến các mô típ họa tiết trang trí đến các mô típ hoa văn

được sử dụng chủ yếu trên bố cục hình chữ nhật.

Các mô típ rồng đơn, đây là kiểu mô típ khá phổ biến sử dụng trong

khuân hình chữ nhật đứng và chạm thủng. Đầu rồng có chiều hướng ngỏng lên,

Page 57: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

54

thân rồng uốn lượn ngược chiều để đuôi rồng vẩy lên cao nhất, các chi tiết đao

lửa được kết hợp rất khéo léo để bao chùm các khoảng trống hoặc tạo sự cân

bằng làm cho bức chạm thêm hài hòa giữa phần hình và phần nền chạm thủng.

Các bức chạm rồng đơn đều được phủ lên một lớp sơn trộn phù xa, khối tạc đầy

đặn, bố cục thoáng hơn nên chúng ta nhìn rồng có nét phóng khoáng, mạnh mẽ.

Mô típ cá chép hóa rồng theo như tôi quan sát ở các bức chạm khắc tại

hai đền thờ thì có 2 mô tip chạm cá chép hóa rồng, đây là sự tích dân gian được

truyền miệng kể về sự tích con cá chép bình thường cố gắng bơi ngược dòng

vượt ngũ môn để hóa thành con rồng uy phong. Hình tượng con vật đầu rồng,

đuôi cá xuất hiên nhiều trên các mảng chạm khắc của các đền, đình cổ. Nhưng

tại đền thờ vua Đinh, vua Lê tôi chỉ thấy có hai mô típ chạm cá chép hóa rồng ở

đền thờ vua Lê. Đó thật sự là hai tấm chạm rất đặc sắc được đặt trong bố cục

chữ nhật đứng với các diềm gỗ tạc sóng lượn hoa bay ở biên. Nổi bật trong hai

khung là đôi cá đang hóa rồng với đầu đăng đối, chân trước đạp vào diềm, đuôi

vảy lên cao. Đây là hai bức chạm khắc với những khoảng đặc rỗng hợp lý,

uyển chuyển cách tạo khối nhẹ nhàng nhưng mạch lạc đến từng đường nét và

từng chi tiết. Các chi tiết như vẩy, bờm, đao lửa đưuọc các nghệ nhân tạc rất

chau chuốt tinh tế. [H52, tr.119]

Mô típ trúc hóa rồng, cũng giống như cá hóa rồng hình ảnh trúc hóa

rồng cũng là một tích cổ của dân gian. Mô típ trúc hóa rồng có tổng cộng 4

bức 3 bức đền vua Đinh nằm trong bố cục chữ nhật đứng, 1 bức đền vua Lê

nằm trong bố cục chữ nhật ngang; có hai kiểu mô típ trúc hóa rồng là mô típ

trúc đơn hóa rồng và mô típ trúc rồng đăng đối. Hấp dẫn nhất là mô típ chạm

thủng, những đường lượn uyển chuyển nhịp nhàng các khối khúc nhấp nhô

của các mắt trúc tạo cảm giác sống động cho bức chạm. Các nghệ nhân cổ

luôn kiểm soát kỹ bố cục để không thừa ra các khoảng trống lớn bằng cách

thêm thắt những chi tiết lá, cành, đuôi lửa..v.v... [H53, tr.119]

Page 58: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

55

Mô típ Hoa mây- Đao lửa xuất hiện từ thời Lý nhưng phát triển mạnh

mẽ nhất là ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII, ta có thể thấy những mô típ này xuất

hiện dày đặc trên các vì kèo của đình làng cổ Việt Nam. Mảng chạm gỗ đền

vua Đinh, vua Lê chủ yếu mang phong cách của thế kỉ XVII, mô típ của hai

đền được chạm kiểu đăng đối dưới dạng rèm cửa, phía trên bám vào khung gỗ

ba mặt, phía dưới vồng cong vài nhịp. Ấn tượng của các hoa mây- đao lửa này

là sự mạnh mẽ, hàng hàng lớp lớp chĩa tua tủa lên trên nhưng lại uốn lượn uyển

chuyển. [H54, tr.119]

Mô típ diềm chạy dài phần lớn đều được chạm thủng trên vị tri ván gió

của bái đường và được tô lớp sơn trộn phù xa, còn lại là nhũng diềm hoa chạm

thủng ở nghi môn ngoại đền vua đinh hay vách ngăn giữa tòa thêu hương và

chính cung. Các mô típ ở đây thường là hoa lá, mây và thường lặp lại nhịp

nhàng. Có khi là dây hoa, mây đao lửa đối xứng qua tâm điểm hình nụ, hay bông

hoa, chữ vạn, chữ phúc hoặc thể kết cấu khung kỉ hà với đao lửa. [H55, tr.120]

Mô típ lưới hoa nhiều lớp đây là dạng đặc biệt của lưới hoa, có thể đếm

được đến 5 lớp trag trí trong một khung chữ nhật đứng, phía trên có vòm cong

điệu đà, lưới hoa ở lớp sâu nhất chạm thủng các lớp mây đao lửa tua tủa chĩa

vào từ hai bên. Mô típ này làm phong phú thêm các kiểu cách trang trí kiến trúc

về mặt kỹ thuật, dạng nhiều tầng, mặt phẳng, dạng nổi khối cao dạng rèm thủng

dạng sâu nhiều tầng.

Mô típ biểu tượng khổng lão có 6 hình chạm nổi biểu tượng khổng lão

đều xuất hiện tại tam quan nội đền vua Lê, các mô típ đều được thếp vàng với

viền khung xoắn góc vuông, tạo nên bố cục cho các bức chạm; như các mô típ

bầu rượu, bàn cờ, túi thơm, mâm quả, ống sáo, hòm thư. Đó là hứng thú và

cũng là khí phách một thời xưa cũ của các văn nhân tài tử. Tất cả đều mang

phong cách của nghệ thuật bác học dành cho tầng lớp nho sĩ thời phong kiến.

Các mô típ khổng lão này theo tôi biết được chạm vào thời Nguyễn khi các lễ

giáo phong kiến phát triển mạnh nhất.

Page 59: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

56

Các mô típ trang trí cây cỏ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống vật chất

và tâm linh của con người. Sống tồn tại dựa vào cây cỏ, nhờ cây cỏ, chết hóa

thân trong cây cỏ. Cho nên từ xa xưa đã có tín ngưỡng thờ cây cỏ. Trong ý ngĩa

sâu xa về tâm linh, cây được cho là trung gian nối giữa trời và đất, chủ đề cây

được khoán xuyến trong chạm khắc thế kỉ XVII cho đến cuối thế kỉ XIX đầu

thế kỉ XX. Các mô típ trang trí cây cỏ đa bộ phận nằm trong bố cục hình

vuông.

Mô típ Mai là cây trong nhóm tứ quý, cây mai với thân rắn rỏi, phong

sương vũng bền với thời gian. Hoa mai mang lại điềm lành, hạnh phúc, mùa

xuân nhưng cũng nhắc nhở con người về sự mong manh của vẻ đẹp, hạnh phúc

trước thời gian như bóng cây qua cửa. Trong các mô típ tứ quý cây mai thường

đứng bên cạnh mỏm núi đá, thường được xuất hiện trong trang trí đình, chùa.

Hoa mai cũng là một họa tiết trang trí được lặp đi lặp lại nhiều nhất trong hệ

thống trang trí ngạch cửa đền vua Đinh. Cây mai được các nghệ nhân chạm

khắc với nhiều sắc thái khác nhau, nhiều tạo hình phong phú nhằm thể hiện ước

muốn tốt lành cuộc sống hạnh phúc.

Mô típ Trúc: trúc là loài cây phổ biến ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam cây

trúc được ưa thích với vẻ đẹp và ý nghĩa của nó. Cây trúc là tượng trưng cho

người quân tử, sống ngay thẳng không khuất phục trước cường quyền và danh

lợi. Đối trúc rỗng thể hiện sự trong sáng, ngay thẳng, khiêm tốn không vụ lợi.

Có sức sống bền bỉ trước thiên nhiên khắc nghiệt, nên cây trúc còn là biểu hiện

của sự trường thọ. Đây là mô típ có tính biểu tượng cao, Trong không gian kiến

trúc đền vua Đinh ta thấy hình ảnh cây trúc được chạm trên các ngạch cửa đá

và những viên tảng bát giác của nghệ thuật thế kỉ XIX.

Mô típ Tùng là biểu tượng của sự trường thọ, một ước vọng muôn đời

của con người. Cây tùng luôn xanh tốt trong bốn mùa, có khả năng sống bền bỉ

trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, cho nên tùng còn là biểu tượng cho

khí phách kiên cường không sợ hiểm nguy trước những thử thách của thiên

Page 60: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

57

nhiên và cuộc đời. Do sống trên núi cao nên Tùng còn là biểu tượng của lối

sống ẩn dật, xa cách cuộc sống phồn hoa nhưng kiêu hãnh để giữ cho tâm hồn

trong sạch.

Mô típ Cúc với màu vàng rực rỡ, biểu tượng cho sự giàu sang phú quý,

vương giả, hoa cúc còn là biểu tượng của mùa thu, người xưa gọi tháng 9 là cúc

nguyệt, là biểu tượng cho lời chúc trường thọ, nhiều may mắn. Hoa cúc còn là

biểu tượng cho sự an lạc, viên mãn nhiều niềm vui.

Các mô típ trang trí tứ linh đứng đầu trong bộ tứ linh là rồng, rồng là con

vật vũ trụ, linh thiêng, có sức mạnh nhưng không vì thế mà đáng sợ. Rồng

thường được gắn với trời, vua. Người dân đất việt luôn tự hào vì mình là con

rồng cháu tiên. Rồng có nhiều trạng thái hay nói đúng hơn là nó thích nghi với

nhiều trạng thái, ở dưới nước, giữ bầu nước của thiên hạ. Nó xuất hiện trên đất

trên đầm lầy và nó cũng có thể bay trên trời vùng vẫy trên mây, gây mưa cho

mùa màng tốt tươi. Trong nghệ thuật chạm khắc của thế kỉ XVII rồng luôn

được đặt ở vị trí trung tâm.

Về mô típ kì lân,tuy lân xuất hiện không nhiều trong các mảng chạm

khắc đền thờ vua Đinh, vua Lê nhưng nó thật sự là những kiệt tác về hình

tượng lân trong chạm khắc. Lân xuất hiện với dáng vẻ uy phong bốn chân tạo

bốn thế đạp vững chãi, các khối cơ chạy gồng lên quanh bắp đùi tạo thế dũng

mãnh cho lân, ở hình tượng lân các đao lửa cũng xuất hiện ít dần, chủ yếu khoe

các khối cơ chắc khỏe của lân. Lân ở đền vua Đinh, vua Lê có lớp vẩy xếp như

vẩy rồng phải chăng đó là ảnh hưởng của sự hóa thân, ảnh hưởng của sức mạnh

vương quyền. Kì lân ở đây theo tôi nghiên cứu nhìn dáng vẻ đầu rồng, với

nhông, bờm râu mềm mại uyển chuyển, và có hàng vẩy xếp nhưng mình lại

mình ngựa nên theo tôi nên gọi là (Long Mã) theo nghệ thuật chạm khắc thế kỉ

XX. Rồng và lân đều là những linh vật thiêng liêng giữa trời và đất chúng là

những biểu tượng là khát vọng vủa con người. Vì là những con vật linh thiêng

nên chúng thường giữ dáng vẻ uy nghiêm, quy chuẩn.

Page 61: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

58

Mô típ Quy (rùa) là con vật duy nhất trong bộ tứ linh, có tuổi thọ cao so

với các loại vật khác nên nó tượng trưng cho sự trường cửu, bất tử. So với

rồng, phượng, kỳ lân, rùa ít gắn bó mật thiết với vương quyền mà gắn bó nhiều

hơn với thần quyền với tín ngưỡng của người việt. Tuy vậy đến tận cuối thế kỉ

XIX rùa mới xuất hiện trong nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê.

[H57, tr.120]

2.2. Nghệ thuât chạm khắc đồ thờ trong đên thờ vua Đinh, vua Lê

2.2. 1. Cham khắc trên Án thờ tai đền vua Đinh, vua Lê

Nói đến nghệ thuật chạm khắc trên hương án tại đền thờ vua Đinh, vua Lê

thì đây với thật sự là đỉnh cao của kỹ thuật chạm khắc đồ thờ, hương án luôn là

nơi được chạm khắc cầu kì nhất, đa bộ phận các mảng chạm khắc trên hương án

các nghệ nhân sử dụng kỹ thuật chạm thủng đê tạo độ nông sâu và huyền bí cho

khu vực thờ phụng của đền. Án thờ đền vua Đinh, vua Lê được làm rất cao hoặc

để trên bệ cao để tỏ rõ sự uy nghiêm, ba mặt đều được chạm trổ rất tinh sảo

những mô típ lưỡng long chầu nhật và lưỡng long chầu nguyệt, những phần còn

lại được trang trí hoa lá hoặc 3 linh vật còn lại trong bộ tứ linh. [H58, tr.121]

Từ trên xuống dưới các mảng trang trí rất thống nhất, phủ kín các dạng

hoa văn khác nhau mà ko để lại bất kì chỗ trống nào. Tính uy nghiêm, tính phô

trương quyền thế hòa tan trong sự sùng kính để cho con người đứng trước linh

vị của thần linh được cảm thây sự che chở và kính trọng thần linh.

Tại hương án hai đền thờ vua Đinh, vua Lê ta thấy xuất hiện dày đặc hai

mô típ là rồng và chim phượng.

Mô típ rồng có mô típ rồng đôi xuất hiện 3 lần với dạng lưỡng long chầu

nguyệt. Còn lại mô típ rồng đơn xuất hiện dày đặc trong tất cả các mặt chạm

khắc của hương án, rồng đơn thường được thể hiện trong các diện tích vừa

phải, hẹp và có ở những ô hộc khắc tương quan, nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa lúc

thì đi có đôi có cặp, nếu bên này có một còn thì bên kia có một con hai bố cục

trong khuân hình chữ nhật được xếp thẳng hang nhau, Trong trường hợp còn

Page 62: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

59

lại rồng đơn thể hiện sự cô độc của vị hoàng đế, đứng đầu thiên hạ nên ko ai

dám làm bạn bè, dưới ông là thần dân, trên ông là trời đất. Những con rồng

dưới mô típ rồng đơn thể hiện sự phong phú của nghệ thuật chạm khắc thế kỉ

XVII, đa dạng và phức tạp bậc nhất của nghệ thuật chạm khắc thủ công mỹ

nghệ khi biểu diễn hết các kỹ thuật chọn nông, bong, lộng, thủng. Tùy từng

diện tích quy định con rồng để diễn đạt hình thức và dáng vẻ, đôi khi thân dài

ra uốn lượn hình sin, đôi khi lưng rồng võng lớn như yên ngựa- một hình thức

rồng phổ biến trong thế kỉ XVI, đôi khi rồng thân ngắn lại nhưng con giao

long, nhưng bất kể các dáng vẻ như nào thì các con rồng ở đây để có một lớp

vẩy xếp, có mây vờn, cuốn, kết nối với các đao lửa phóng ra từ thân rồng, và

nhiều tâng hoa văn họa tiết bên dưới, quay dọc hay quay ngang,tạo nên bố cọc

có tầng lớp tạo sự sinh động cho các khuôn hình trang trí. [H59, tr.121]

Mô típ chim phượng: Chim phượng là biểu tượng của hoàng hậu, đại

diện cho vẻ đẹp rực rỡ đối lập với rồng là biểu tượng của hoàng đế, trong

không gian thờ phụng tại hai đền thờ các mô típ phượng cũng xuất hiện một

cách dày đặc là điều mà ta ít thất trong nghệ thuật chạm khắc trang trí kiến trúc

tại đây, đền vua Đinh trước đây và đền vua lê bây giờ có thờ thái hậu Dương

Vân Nga nên các mô típ chim phượng là không thể thiếu trong nghệ thuật chạm

khắc hương án tại hai đền thờ. Các mô típ chim phượng được chạm khắc với

nhiều dáng vẻ khác nhau, đôi khi lại giống loài gà rưng, đôi khi lại giống con

kền kền đó là những mô típ hình ảnh chịu ảnh hưởng của chạm khắc tây tạng.

Ở góc Hương án chim phượng được chạm nổi như một tượng tròn, các khổi cơ

chắc khỏe, gân guốc tạo thế đứng vững chãi cho chim phượng, ở hương án có

hai đầu đối xứng thì chạm đôi phượng đứng đối xứng góc, có khi là hóc trên,

có khi là góc dưới tùy vào ý đồ và bố cục của hương án mà các nghệ nhân đã

xắp xếp. Phượng thường đi với hoa lá biến đổi theo dải mây cuốn cũng có thể

như nhũng dải lụa mềm mại uyển chuyển bay quanh thân phượng tạo cho ta

cảm giác như những bức chạm phượng đang múa, các mô típ phượng đang cắp

Page 63: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

60

lụa, phượng hàm thư, hay phượng thưởng hoa, những mô típ này tương trưng

cho vẻ đẹp, sự cao sang quyền quý, đài cát, và sự hoa mỹ về những yếu tố tín

ngưỡng của người Việt.

Mô típ lưỡng phượng chầu nguyệt là dạng mô típ hết sức phổ biến trong

chạm khắc đồ thờ của đền chùa bắc bộ, ở đây phượng không chầu nhật mà lại

chầu nguyệt, theo cách hiểu của văn hóa phương đông thì nhật là mặt trời là

chí dương, nguyệt là mặt trăng là chí âm.Phượng là một loại chim quý đại diện

cho phái đẹp thì chầu nguyệt với ước vọng âm dương giao hòa vạn vật sinh tồn,

và thực ra đôi phượng chầu cũng có một con được một con cái hai con được

chạm với hai dáng vẻ hơi khác nhau một chút con đực thì sải cánh rộng hơn hai

chân đạp với tư thế vững trãi hơn, con cái thì cánh ngắn hơn hai chân chụm vào

nhau như đang thẹn thùng một điều gì đó mà con đực ở bên kia đang cố phát ra

tín hiệu.

Tại cửa võng của hương án ta thấy mô típ song phượng chầu nhật, quan

niệm của người xưa không quá chú trọng đến hình ảnh phượng chầu nhật hay

nguyệt, phượng biến đổi theo các dang như: hạc, gà, dơi, hay chim yến cũng

tùy tưng bố cục trang trí và tùy từng ý đồ của các nghệ nhân. Trong mô típ này

thân phượng được giảm đi chỉ còn phần đầu và cánh khiến nó biến đổi thành

chim én với nhiều khoảng rỗng, sự co giãn của mô típ phụ thuộc và diện tích và

hình ô hộc mà mô típ được đặt vào, mỗi lần thay đổi cấu trúc một cách biểu

cảm hình thức khác nhau. [H63, tr.123]

Mô típ hoa văn trên đồ thờ tự có nhiều ô hộc được định sẵn để lắp ghép

chạm khắc trang trí, sau thế kỉ XVIII trở thành một phong cách trang trí ô học

phổ biến trong nghệ thuật thời Nguyễn. Các ô hộc hình vuông tròn làm cơ bản,

rồi biến thể sang các hình chữ nhật, ô van, quả tràm, dẻ quạt,... trong đó sẽ bố

trí các tổ hợp hoa lá, mây cuộn vào nhiều hình thức khác nhau, miễn sao hoa

văn chỉ nằm gọn trong ô hộc đó và thống nhất với tương quan chung của án thờ

với nhiều ô hộc. Hoa văn bố trí trên hình chữ nhật hoặc con thoi luôn có xu

Page 64: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

61

hướng kéo dài theo hình của ô trang trí, chúng có thể được bố trí đăng đối qua

trục của hình chữ nhật đó, với một bông hoa đặt chính tâm có cánh và lá biến

hình sang hai bên, trên góc thêm vào hai diềm rủ. Nếu đặt các ô hộc này liên

tiếp cạnh nhau sẽ tạo ra một tổ hợp có nhịp điệu kéo dài và lặp lại. Đôi khi

cũng có nhũng dạng thức hoa lá đặt vào trung tâm rồi kéo chạy dài sang hai bên

tạo hình rồng uốn lượn đó là những dạng thức hoa lá hóa rồng. (H51,tr113)

Mô típ hoa văn trên chân hương án, chân hương án là bộ phận chịu lực

cần yếu tố chắc khỏe nên các mảng chạm thủng rồng, phượng không xuất hiện

ở đây. Các hoa văn trang trí được thiết kế một cách liên tục trên các diềm của

các chân hương án. Hai chân lượn lên phía trên và kết hợp với diềm hoa văn

võng xuống. Phần nay luôn được chạm khắc trang trí đăng đối qua trục giữa,

hoặc là một bát bửu với hoa lá cánh sen và dương sỉ đua sang hai bên hoặc hoa

văn nước dưới dạng mây lửa, đăng đối chính tâm và phát triển thành lớp mây

sang hai bên. Những hoa văn này đôi khi dâng cao ra ngoài diềm chính tạo cảm

giác về sự phát triển. Chân hương án đôi khi đưuọc trang trí phức tạp với mật

độ hoa văn tập trung nhất từ các góc lan vào cạnh trong. Hoa văn mây lửa bám

theo chiều dọc chủa chân bàn rồi lan vào bên trong bám sang diềm ngang. Hoa

văn được chạm khắc dày đặc đến mức phủ kín các bề mặt như không để hở một

khoảng trống nào, phô diễn cái tài hoa tạo hình và kĩ thuật chạm đến mức điêu

luyện của các nghệ nhân xưa.

Những chân bàn được chạm lộng chạm bong với những ổ rồng kéo dài

từ trên xuống cũng là đặc điểm nổi bật của nghệ thuật chạm khắc nơi đây với

lối khắc dày đặc trên diềm chạy thẳng đứng với những biến thể thiên biến vạn

hóa của rồng cho ta như lạc vào trong thế giới mà chỉ có những con rống như

đang nhẩy múa, như đang hòa mình vào thiên nhiên vũ trụ, các đôi rồng quấn

quýt nhau thể hiện một tình yêu bất diệt một tình yêu trường tồn. [H64, tr.124]

Page 65: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

62

2.2. 2. Cham khắc trên Sập đá tai đền vua Đinh, vua Lê

Ở hai đền vua Đinh, vua Lê là nơi tập trung nhiều sập đá cổ nhất Việt

Nam: ba chiếc đền vua Đinh và sáu chiếc đền vua Lê. Ở hai đền các sập đá ở

bên ngoài luôn có nét cổ kính hơn và có nhiều giá trị nghệ thuật đóng góp cho

nền chạm khắc cổ nước nhà, các sập đá ở trong hậu cung chủ yếu để trơn ít các

mảng chạm khắc. Cho nên ở đây ta nghiên cứu sâu hơn về nghệ thuật chạm

khắc ở các sập đá đặt ngoài trời.

Đặc biệt trong 4 chiếc sập để ngoài trời, chiếc sập đá trước tam quan

ngoại đền vua Lê có độ phong hóa lớn nhất, cũng là chiếc có chiều cao thấp

nhất (xấp xỉ 40 cm), mặt trên nhẵn phẳng, mô típ chạm khắc quỷ dạ xoa và

thao thiết rất hung dữ. Có lẽ đây là chiếc sập có niên đại lớn nhất trong quần

thể di tích Cố đô Hoa Lư. Mặc dù những phân tích đặc điểm cho ta thấy rằng

những chiếc sập này được làm bởi những người thợ đá chàm hoặc bị ảnh

hưởng bởi phong cách ChămPa, nhưng điểm là ở đây là những mặt quỷ với tạo

hình đầy hung giữ lại không có trong nghệ thuật ChămPa. Phải chăng những

khuôn mặt hung dữ này mang một hàm ý hoặc một tín ngưỡng nào chăng? Ở

đây chúng ta không phân tích nhiều về hai chiếc sập đá ở đền thờ vua Lê, vì hai

chiếc sập chỉ có giá trị về lịch sử và niền đại chứ không mang nhiều giá trị về

nghệ thuật chạm khắc. [H67, tr.126]

Chiếc sập đá trước nghi môn ngoại đền vua Đinh là chiếc sập đúng nhất

tượng trưng cho vương quyền, sập chạm khắc ba hình tượng rồng, bốn mô tip

dạ xoa, hai mô típ thao thiết, một sư tử (H53,tr114). Nhưg sang đến thế kỷ

XVI- XVII trước những chuyển biến của chế độ xã hội, sự chỗi dậy của văn

hóa làng, chiếc sập đá ở sân trong trước bái đường đền vua Đinh đã mang màu

sắc thế tục rõ rệt, không còn mang âm hưởng cung đình như một biểu tượng

thiêng liêng của uy quyền. Chiếc sập như một vũ trụ thu nhỏ. Với kết cấu của

các mô típ trong sập đá này, mọi người nhìn thấy những hình ảnh thanh long,

bạch hổ, vân mấy, đao lửa... là những hình ảnh tượng trưng cho vương quyền,

Page 66: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

63

bên cạnh đó chúng ta thấy những mô típ tôm cá, chim chuột, mô típ hoa tranh

cùng lúc xuất hiện trên các vị trí của sập đá.

Hình tượng rồng trên mặt sập đá là điểm rất nổi bật của đền thờ vua đinh

mà ta chưa thấy ở bất kì sập đá cổ nào. [H63, tr.124]

Hai chiếc sập đá đền vua Đinh trên mặt sập có chạm khắc hình rồng thân

mập, đuôi trắng, phủ vảy đơn, đầu ngẩng cao, hai cụm tóc lớn bay ngược lên,

hai dải râu dài thả lỏng phía trước, má có hai hàng râu trải đều như cánh

phượng, tay nắm sừng, bẻ chạc. Trên mình rồng điểm những đám mây đao

mác, lá hoả tượng trưng cho vũ trụ, con rồng đang uốn lượn tượng trưng cho sự

vận động của bầu trời, mây; mà các đao của nó tải ra những tia chớ tạo thành

sấm chớp, gọi nguồn nước no đủ về cho đồng ruộng. Trên mặt sập còn có các

hình chạm khắc tôm cá khá sinh động. Ở cạnh diềm long sàng còn chạm khắc

hình tôm, cá, chuột đang nô đùa vui vẻ, nó thể hiện sự dân dã mang đậm tính

nhân văn của người nghệ nhân chạm khắc thời xưa.

Hai chiếc sập đền vua Đinh tuy khác nhau về phong cách tạo hình nhưng

đều giống nhau trong cách tạo đường diềm bao quanh bốn bên để không cho

nước mưa thoát ra ngoài, để rồng thoả ước mong vùng vẫy. Đây cũng là điểm

vô cùng độc đáo trong cách tạo hình và bố cục của các nghệ nhân chạm khắc

xưa: hình ảnh rồng đag bay lượn, vùng vẫy rất động lại bị bao quanh trong

khuôn khổ của các cạnh diềm long sàng rất tĩnh.

Hình ảnh rồng là tổng hợp các tướng giữ của động vật, không có sự hiện

diện của con người. Nhưng ở đây rồng nằm khoanh tròn trên sập. Sừng, bờm,

râu là thứ phô diễn uy lực của rồng lại bị chính tay chân rồng bám chặt lấy. Với

những cánh tay tròn, đầy đặn, có ngấn, bắp không có vảy và có một ngấn vòng

đeo. [H66, tr.126]

Điều này chứng tỏ đã có sự ảnh hưởng rất đậm nét của phong cách và

nghệ thuật tạo hình Chăm Pa(giống như cánh tay mềm mại của vệ nữ Apsara),

thay móng vuốt sắc nhọn bằg những cánh tay mềm mại của vệ nữ ChămPa.

Page 67: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

64

Trên mặt long sang còn xuật hiện hoạ tiết trang trí như cảnh con chim

đang rủa lông, con chồn đang rình, con chuột đực đang nằm sát đất. Phía góc

bên kia là một khung cảnh rất náo nhiệt, cá chép đang đuổi nhau với cá quả, cá

quả đớp lấy con tôm. Đặc biệt hình ảnh tay rồng trang trí trên long sàng ở trước

bái đường nhỏ hang hơn tay rồng trang trí trên long sàng ngoài tam quan

ngoại. Tàng ẩn sau những điêu khắc long phượn quấn quýt vân vi còn bao điều

thị phi về những dâm loạn thị phi nơ hậu cung. Trơ gan cùng thế nguyệt hay

còn dấu đi bao chuyện đồng sang dị mộng cùng cái chết bí ẩn của cha con vua

Đinh mà lịch sử chưa thể giải mã.

Các mô típ trang trí sập đá

Các mô típ trang trí động vật được người xưa quan niệm chia ra 5 loại

gồm: lông vũ (phượng hoàng), lông phủ (kỳ lân), lông trần (con người), loài có

vẩy (con rồng), loài có mai (con rùa). Lục súc gồm: trâu(ngựa), bồ, lợn, dê, gà.

Ngũ tính gồm 5 loại thú trừ con chó. Đó là loài thú dùng để hiến sinh trong tế lễ

thần linh. Trong trang trí và điêu khắc đền, đình có hai loại chủ yếu là linh thú

(những con thú linh thiêng có tính biểu tượng cao), và những loài thú khác mà

việc sử dụng chúng trong các đồ án trang trí đã thể hiện thông điệp có tính tư

tưởng và quan niệm nghệ thuật của người xưa.

Hổ phù: hổ phù là linh vật trong huyền thoại Ấn Độ, một hình ảnh về

tích chuyện về cuộc đấu tranh giành nước trường sanh giữa thần và quỷ. Khi

con quỷ đang uống trộm nước trường sanh thù bị thần Mặt Trời, Mặt Trăng

phát hiện nên bị Visnu (Vishnu) chém đứt ngang thân, nhưng nươc trường sanh

đã ngấm phần trên nên con quỷ không chết, ngược lại trở thành bất tử tuy chỉ

còn hai chân trước. Nửa trên là hổ phù, nửa dưới là Kế Đô (kétu). Chúng chiếm

một vị trái đáng kể trong tại hình của các nước Đông Nam Á.

Hình chạm hổ phù mang ý nghĩa cầu phồn thực. Hổ phù ngậm mặt trăng

hoặc khung khắc chữ: hỉ, thọ ,hoa cúc,… Hình tượng này được coi là biểu

tượng của sự no đủ, bền vững, chung chiếm một vị trí đáng kể trong tạo hình

Page 68: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

65

của các nước Đong Nam Á vì vậy nó thường được dùng để trang trí trong kiến

trúc. Trong triết lí, mặt hổ phù ngoài việc thể hiện bí quyết trường sinh bất lão,

còn thể hiện vũ trụ bao la vô bờ bến, là hình ảnh linh thiêng, xua đuổi được tà

ma, chống lại ám khí, bảo vệ được chủ nhân. Hình mặt hổ phù trên các cung

điện thời xưa, dù đặt ở đâu cũng không nằm ngoài niềm tin đó.

Ở Việt Nam, hình tượng hổ phù có từ khá sớm, định hình dần dần có bộ

nặt đơn giản, bao giờ cũng được nhìn chính diện. Từ thế kỉ XI, XII, hổ phù xuất

hiện trên cá tượng Kim Cương. Tới thế kỷ XVI, hổ phù có bộ nặt điểm xuyết

các hình đao xuất hiện trên ác bệ tượng Phật, Bồ Tát. Từ cuối thế kỷ XVII, hổ

phù xuất hiện đầy đủ các phận theo quy ước: mắt quỷ, sừng nai, tai thú, trán lạc

đà, mũi sư tử, miệng hổ, vấy cá chép, chân cá sấu, móng chim ưng. Từ thế kỷ

XIX, XX, hổ phù tượng trưng cho quyền lực phong kiến. Hình tượng hổ phù

nhấn mạnh câc nét gồ ghề biểu hiện sự hung dữ, sức mạnh, đường chạm

thường chắc chắn, tạp được cáu thần của nó, như hổ phù trên các mặt bên và

chân của long sàng đền vua Đunh, vua Lê.

Con cá: ở phương Đông quan niệm con cá là con báo đièm lành. Ngườ

ta cũng cho rằng, nhiều giống cá sống lâu; chính điều này khiến cho hình

tượng con cá gắn liền với biểu tượng của sự trường thọ. Từ thời đại Hùng

Vương, con cá là nguồn thức ăn giàu đạm, có mặt trong bữa ăn hàng ngày,

được khảo cổ học minh xác qua những vết tích xương cá ở nơi cứ trú.

Trong những ngôi đình cổ thế kỷ XVI như đình Tây Đằng, đình Lỗ

Hạnh,… hình tượng cá chép hoá rồng đã được thể hiện khá phong phú, sinh

động. Một con vật nang tính lưỡng nguyên, đuôi là cá mà đầu đã thành rồng,

trở thành ghạch nối giữa cái thiêng và cái tục. Cá chép còn có mặt trong các bố

cục với hoa sen, sóng nước. Cá chép cũng được các nghệ nhân chạm khắc xưa

đưa vào để trang trí cạnh diềm của Long sàng đền vua Đinh, Hoa Lư, Ninh

Bình.

Page 69: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

66

Chuột: trong văn hoá Việt Nam, chuột tồn tại sóng đôi với nghề nông

nghiệp lúa nước. Ở đâu có lúa, ở đó có chuột. Người Việt Nam xưa sống thành

cộng đồng làng xã cốt là để bảo về an ninh, bảo vệ mùa màng, trong đó có lí do

đồng lòng diệt chuột cứu lúa. Từ đó chuột đi vào văn hóa thành một biểu tượng

tiêu cực (cháy nhà mới ra mặt chuột, chuột chạy cùng sào, đầu voi đuôi

chuột…), đồng thời còn được mượn để ám chỉ những thành phần gặm nhấm

của công trong xã hội. Tuy ghét chuột là vậy, nhưng người Việt vẫn dành cho

loài vật này một chỗ đứng nhất định trong văn hoá. Trong 12 con giáp, chuột

hiên ngang chiếm vị trí đầu tiên, trước cả hổ lẫn rồng. Dân gian bấy lâu thêu

dệt lên nhiều lối giải thích về sự ưu ái này, song vẫn chưa có lời giải thích nào

được cho là xác đáng. Có lẽ nó bắt nguồn từ sự thật là chuột gắn liền với sự

sinh sôi nảy nở (mùa màng bội thu; bản thân loài chuột cũng sinh sản nhanh).

Các nghệ nhân làng tranh đông hồ xưa vay mượn quan hệ tự nhiên giữa chuột

với mèo để phản ánh quan hệ xã hội phong kiến xưa trong bức tranh Đám cưới

chuột, đầy ý nghĩa. Đêm giao thừa miền Tây Nam Bộ - vựa lúa của cả nước,

tiếng chuột kêu lít chít đâu đó quanh nhà cũng đủ làm không ít người mừng rỡ,

bởi lẽ họ tin rằng đó là dấu hiệu của một năm mới sung túc, mùa màng. Hình

ảnh của chuột được các nghệ nhân khéo léo đưa vài một trong những mô típ

trang trí trên nặt sập đá. [H64, tr.125]

Các mô típ thiên nhiên – vũ trụ

Mây: mang đến những dấu hiệu tốt lành, hạnh phúc. Đối với cưa dân

nông nghiệp, mây là dấu hiệu của cơn mưa. Cuộc “mây mưa” còn được ví như

hành vi tình dục, có ý nghĩa phồn thực. Mây mang đến điềm báo cát tường, như

mấy ngũ sắc cũng có nghĩa là ngũ phúc. Khi đức Phật ra đời, có mây ngũ sắc

toả ánh hào quang. Trong những lễ tế thần, người xưa quan niệm có ứng

nghiệm là khi có những đám mây trắng hay mây ngũ sắc hiện ra. Với ý nghĩa

trên, hình tượng mây được những người nghệ nhân dân gian xưa bố trí trong

Page 70: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

67

những đồ án trang trí cùng với tứ linh như long vân khánh hội, long ẩn vân,

phượng mây, mây nâng vòng thái cực….

Nước: đối với cư dân nông nghiệp lúa nước, nước là nguồn sống của con

người và vạn vật. Nhưng nước cũng đứng đầu trong các mối hiểm hoạ đối với

con người, “thuỷ hoả đạo tặc”. Nước có mối quan hệ với lửa trong thế tương

khắc(thuỷ khắc hoả) và tương tác (thuỷ hoả ký tế). Hình tượng sóng nước

thường là những mô típ được bố trí ở phía dưới của bố cục, gồm những đường

lượn cong đều. Thời Lý – Trần, trong nỹ thuật Phật giáo có mô típ sóng hình

nấm, ở bệ tượng Phật, ở trụ đá… Nhiều nhà nghiên cứu my thuật nhận thấy ở

mô típ này có hình tượng lưỡng nguyên: vừa là hình tượng cây, vừa mang hình

tượng núi. Trong chạm khắc đình làng, mô típ nước thường được sử dụng trong

đồ án trang trí như: rồng phun nước, cá chép hoá rồng… Nước luôn ở thế động

và được cách điệu thành sóng nước như vẩy cá.

Tia chớp: hệ quả của mối quan hệ lửa và nước, dấu hiệu báo trước cơn

mưa là tia chớp, sét. Hình tượng của tia chớp có ý nghĩ giao hoà để tạo ra mưa

thuận gió hoà. Tia chớp còn là biểu tượng của thanh gươm, tia sáng mặt trời.

“Mũi tên bắn từ nỏ thần vua Thục”: chỉ sông, sông cạn; chỉ núi, núi tan; chỉ

ngàn, ngàn cháy… “Thanh guơm của thủ lĩnh Hòa Xá (Tây Nguyên) là tương

trưng của sấm sét. Gươm thiêng của các vua CămPuChia thuở trước, nếu rút ra

khỏi vỏ mà không trải qua nghi lễ, người ta tin rằng cả vương quốc sẽ bị lửa

thiêu tàn. Nhúng gươm xuống nước là biểu thị hoà hợp nước, lửa; một nghi lễ

phồn thực. Nhưng nhúng gươm xuống nước cũng là biểu thị thế lưỡng phân

nước- lửa: lửa trị nước, nước rút; nghi lễ chống lụt”.( trích: Đền vua Đinh, vua

Lê những giá trị đặc sắc về lịch sử và văn hoá, Nxb Thế Giới 2011).

Trong điêu khắc, tia chớp được hiện thực hoá dưới hình thức đao rồng(

còn gọi là đao lửa). Tia chớp - đao rồng làm cho con rồng như tăng thêm uy

lực. Tia chớp được thể hiện bằng vân xoáy mập ở gốc, duỗi dần ra ngọn rồi

Page 71: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

68

thảng ra đến đầu ngư mũi đao trong đồ án mặt trời hoặc rồng. Đây là những

mô típ trang trí tuyệt đẹp của chạm khắc trang trí đền, đình làng. [H64, tr.125]

Các mô típ trang trí cây cỏ

Có ý nghĩa quan trọng trong đời sống vật chất và tâm linh của con người.

Sông, tồn tại trong cây cỏ, nhờ cây cỏ. Chết, hoá thân trong cây cỏ. Cho nên từ

xa xưa đã có tín ngưỡng thờ cây cỏ. Trong ý nghĩa sâu xa về tâm linh, cây được

coi như trung gian nối trời với đất. Chủ đề cây cỏ được quán xuyến trong chạm

khắc thế kỷ XVI cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Biểu tượng của từng

loại cây cỏ được người nghệ sĩ dân gian sử dụng nhiều trong điêu khắc đá đền

Đinh Tiên Hoàng.

Hoa sen: là một hoạ tiết trang trí được thể hiện rất nhiều tại đền vua

Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Họa tiết hoa sen được lặp lại nhiều lần

trên các chân cột cả ở phía trong và phía ngoài bậc thềm của đền Đinh. Hoa

sen là loại cây cao quý, gắn với Phật giáo, là biểu tượng của sự cao quý,

trong sạch của tâm hồn. Do mọc ở bùn nhơ, ngâm mình trong nước, vươn

lên trời cao nên hoa sen còn là biểu tượng cho sự chân tu, thoát khỏi những

hệ lụy của cuộc đời mà có phẩm hạnh. Trong nghệ thuật tạo hình Phật giáo

chúng ta thường bắt gặp hình ảnh đức Phật toạ thiền hoặc đứng thuyết giảng

trên toà sen. Và một trong nhiều ý nghĩa được nghĩ tới của hoa sen là nơi để

sinh ra, đó là một ý nghĩa bắt nguồn từ thời nguyên thuỷ. Từ ý kiến đó có thể

rút ra: hoa sen mang yếu tố âm vì thế trong kiến trúc người ta thấy đá chân

tảng chạm đài sen làm chỗ kê của một chiếc cột như một sự kết hợp hài hoà

của âm dương trong sự cầu mong vững bền và sinh sôi nảy nở. Hoa den

được làm mô típ trang trí chủ đạo trong đền thờ, chùa. Tại các chân cột đá,

ngạch cửa đá và các mặt Long sàng đền Đinh- Lê ta cũng rất dễ dàng bắt gặp

hình ảnh hoa sen lặp lại nhiều lần, đây cũng là sự thể hiện mong muốn

hướng tới những điều tốt đẹp của nhân dân. Những người nghệ nhân đã kéo

Page 72: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

69

léo chạm những họa tiết hoa sen cách điệu càng làm tăng thêm phần uy

nghiêm, cao quý cho ngôi đền.

2.2.3. Cham khắc trên bia đá tai đền vua Đinh, vua Lê

Không giống như các bia đá tôi từng thấy, bia đá tại đền thờ Vua Đinh,

vua Lê cho tôi những cảm xúc rất lạ về nghệ thuật chạm khắc thế kỉ XVII. Ở đây

có 5 tấm bia đá, với 3 niên đại khác nhau, bia đầu tiên trong nhà bia ghi chép

việc trùng tu, tôn tạo đền vua Đinh năm Hoằng Định thứ 9 (1608), bia có hai

mặt, có rùa đội, cao 150cm, trán bia khắc hình ảnh lưỡng long chầu nhật, họa tiết

trang trí hoa sen, hoa cúc quanh diềm của tấm bia. Bia trong cùng là bia Thiệu

Trị thứ 3 (1843), bia không khắc hình, không rùa đội thân bia. Tấm bia ở giữa

được làm năm Chính Hòa 17 (1696) ca tụng công tiền nhân thống nhất giang sơn

về một mối. Bia cao 161cm, rộng 93cm, dày 18cm kê trên một đế hình chữ nhật.

Bia đá niên hiệu Chính Hòa XVII

Đây là tấm bia đá mang đậm chất dân gian bởi các hình ảnh được chạm

khắc trên bia là những sản vật rất gần gũi và thấy nhiều trong sinh hoạt, đời

sống của vùng đồng bằng bắc bộ. Chán bia là hình ảnh đôi chim phượng, cũng

có thể là đôi ngỗng đang chầu mặt trời, được bố cục trong khuôn hình bán

nguyệt nên tôi thấy đôi chim phượng này có thể động hơn, chân co chân duỗi

như đang bước về phía trước hướng về mặt trời. Toàn thể lối trang trí trên tấm

bia này lấy hình thức đăng đối giả làm chủ đạo nên tương đối phóng khoáng về

nội dung trang trí, mang lại cảm giác vừa tôn nghiêm, vừa gần gũi, vừa có

nghiêm luật khắt khe, vừa như tự do sáng tạo. Diềm bia là câu chuyện sinh

động nhất, là sự kết hợp hài hòa giữa đồng bằng lửa nước với chốn sơn lâm tiên

cảnh.Có các mô típ hoa sen, hoa cúc, có tôm cá tung tăng bơi lội như trong một

quần thể sinh thái vô cùng trù phú, màu mỡ. Có cá chồng lên, cá bới xuôi, bơi

ngược chen trúc để rồi vượt ngũ môn hóa rông. Có khỉ đực, khỉ cái âu yếm,

tình tứ, có khỉ mẹ cõng khỉ con leo cây truyền cành... Có câu chuyện về đôi

chuột đang tranh nhau con cua, lộ rõ dáng vẻ hai con chuột đồng béo núc đang

Page 73: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

70

chuẩn bị lao vào xơi tái chú cua (mỗi lần tôi đi nghiên tham quan đền vua Đinh,

vua Lê khi đi qua nhà bia tôi hay trêu đùa với các bạn đi cùng tôi là ở nghệ

thuật chạm khắc chúng ta có hình ảnh lương long chầu nguyệt nhưng tại đền

thờ quê mình có thêm cả hình ảnh lưỡng chuột chầu cua). Chính những hình

ảnh phong phú, đa dạng của các loài vật khá phổ biến ở các vùng núi, sông,

đồng ruộng mà lối khắc họa cũng tương đối tự do, phóng khoáng trong cách

đục chạm quanh diềm bia, chán bia, chân bia về mặt tỉ lệ, kích thươc. Nghệ

thuật trang trí vốn dĩ đã bao hàm khái niệm ước lệ tượng trưng dựa trên cái

thực mà người đục, chạm có thể cách điệu, biến tấu sao cho có cảm xúc, có hồn

và tư tưởng. Phía khuất sau mặt trái của tấm bia cũng trong phần chân đế có

một con rồng đang nằm dài thượt, ẩn mình trong bóng tối buồn bã. Những con

chuột con cua đá đen bóng két bùn đất thật đến nỗi làm ta lầm tưởng như vừa

lội lên từ bùn. [H68, tr127]

Bia đá niên hiệu Hoằng Định thứ XII

Bia niên hiệu Hoằng Định 12 chỉ có tại đền thờ vua Đinh: Bia tạo tác

thánh tượng tiền triều Lê Đại Hành hoàng đế bi ký tịnh minh, bia cao 176cm,

mặt bia cao 108cm, rộng 53cm, dày 44,5cm. Bia với vố số các mô típ chạm

khắc rất đa dạng, đặc biệt có mô típ hai con rồng phủ nhau, với các chân rồng

đã bị loại bỏ, trong tất cả các hình tượng rồng tại hai đền thờ đây là cặp rồng

duy nhất không có chân, có thể do các nghệ nhân xưa khi tạc đến mô típ này đã

đưa yếu tố phồn thực vào nên đã loại bỏ phần chân của rồng để rồng được trần

trịu hơn thuận lợi cho cảnh mây mưa. Dạng mô típ này rất ít xuất hiện ở chạm

khắc cố Việt Nam. Rồng phủ nhau là tư thế giao hợp của rồng, đồ án thường

xuất hiện trong các hầm mộ trung Hoa thể hiện sự bất tử, trường tồn của vũ trụ,

cặp rồng xuất hiện ở đây trở thành biểu tượng phồn thực mà trên nội dung của

các mảng chạm khắc tại hai đền thờ xuất hiện với mật độ dày đặc. [H70, tr.128]

Điểm đặc biệt nữa trong chạm khắc rồng tại bia đá đó là hình ảnh rồng

được chạm ở tư thế chính diện, rồng không có sừng, mắt mở to, miệng rộng,

Page 74: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

71

râu xoăn tít. Điểm đặc sắc ở các bia đá tai đây là các mô típ rồng được thể hiện

trong dạng thức bố cục diềm chạy dài của bia, diềm vốn là chỗ chật hẹp chỉ phù

hợp cho các họa tiết trang trí thế mà ở đây hình anh rồng được đưa vào một

cách rất tài tình, với chỗ chật hẹp như thế đưa hình rồng vào đã khó, mà vẽ

rồng với hình dáng uyển chuyển mềm mại, thể hiện được cái thần khí của rồng

còn khó hơn. Với độ chật hẹp của diềm bia các nghệ nhân có 3 cách giải quyết

đó là: (1,cho hai con rồng xếp lần lượt xếp từ dưới lên trên) (2, tuy chỉ vẽ một

con rồng nhưng cho thân rồng uốn lượn uyển chuyển ra khỏi mép bia) (3, đặt

rồng xen kẽ với các mô típ hoa lá) cách làm này đòi hỏi phải xử lý thật chi tiết

các bộ phận của hoa văn vì kích thước rồng không đủ lớn.

Bia đá niên hiệu Hoằng Định thứ IX

Bia đá niên hiệu hoằng Định 9 ở hai đền vua Đinh, vua Lê với số lượng

nhiều nhất với 6 bia 3 tại đền vua Đinh, 3 tại đền vua Lê. Tất cả 6 bia niên hiệu

Hoằng Đinh 9 có những đặc điểm giống với những chiếc bia đá Chính Hòa 17,

nhưng các mô típ trang trí đa dạng hơn. Trán bia chạm hình lưỡng long chầu

nhật xung quanh có diềm trang trí hình hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,

Mô típ rồng chầu bảo tướng hoa là mô típ trang trí của phật giáo, hình

thức thường gặp nhất của bảo tướng hoa là dạng tổ hợp của hoa sen, hoa cúc và

hoa mẫu đơn. Hoa cơ bản giống hoa sen nhưng cánh lại có sự pha trộn giữa hoa

cúc hoặc hoa mẫu đơn. Lá và cành lại giống hoa cúc hoặc hoa mẫu đơn, các mô

típ này được trang trí hết sức khéo léo và tinh diệu. [H71, tr.129]

Tiểu kết chương 2

Là phần nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ vua

Đinh, vua Lê ta thấy một hệ thống chạm khắc được kết hợp hài hòa trên một bố

cục tổng thể chặt chẽ. Lối dùng màu sắc thể hiện trên các mảng chạm khắc đậm

chất dân gian, tuy thời gian có làm phai nhòa đi độ đậm nhạt trong màu sắc

nhưng vẫn giữ được những giá trị nghệ thuật to lớn trong việc đưa màu sắc vào

nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam.

Page 75: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

72

Tại khuôn viên kiến trúc khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư các mảng hình

chạm khắc trang trí kiến trúc đền vua Đinh, vua Lê được sắp xếp với bố cục rất

đa dạng: tam giác, hình chữ nhật hình vuông và diềm chạy dài tùy thuộc vào

từng vị trí và việc áp dụng nó vào mỗi hạng mục kiến trúc. Các kỹ thuật chạm

khắc từ đơn giản đến phức tạp đều được thể hiện trên phần trang trí kiến trúc.

Hai ngôi đền đều có sự tu sửa qua mỗi đợt trùng tu tuy nhiên hệ thống kiến trúc

và điêu khắc vẫn gắn kết hài hòa với nét tương đồng trong chất liệu gỗ và đá

cũng như lối thể hiện xuyên xuốt trong cả một quá trình trùng tu qua các giai

đoạn.

Như vậy, qua quá trình nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ

vua Đinh, vua Lê chúng ta đã thấy được những giá trị nghệ thuật vô cùng to

lớn. Đặc biệt các mảng chạm khắc gỗ được bảo lưu gần như toàn vẹn với kết

cấu tập trung, các mô típ hoa văn dày đặc, trọn vẹn đến từng chi tiết trong

khuân viên hai đền thờ. Quý giá hơn nữa là phần lớn các mảng chạm khắc

mang giá trị của nghệ thuật thế kỉ XVII, đỉnh cao nhất trong ba thế kỉ vàng của

nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam. Bên cạnh những khuân phép của lễ

giáo phong kiến nghệ thuật chạm khắc gỗ tại hai đền thờ còn có những sáng tạo

rất riêng đầy ngẫu hứng dân gian mang đậm sắc thái của vùng đồng bằng bắc

bộ.

Page 76: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

73

Chương 3

GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ

VUA ĐINH, VUA LÊ

3.1. Gia trị cua nghệ thuât chạm khắc đên thờ vua Đinh, vua Lê.

3.1.1 Giá trị nghệ thuật

Đền vua Đinh, vua Lê là hai ngôi đền lớn nhất nước ta hiện nay. Đền vua

Đinh, vua Lê là một chỉnh thể quy mô hoàn chỉnh nhất, với kiến trúc chung cho

hai ngôi đền là nghi môn ngoại, nghi môn nội, tòa tả vu, hữu vu, nhà bia, sân

chầu, tòa bái đường, tòa ống muống, tòa hậu cung.

Ở Việt Nam đền là nơi thờ tự các vị vua, quan, những vị anh hùng dân

tộc, và đền được xây dựng ở khắp các miền của tổ quốc. Phần lớn các ngôi đền

đã được tu sửa lại cho đẹp hơn, nguy nga và tráng lệ hơn, chính vì thế mà làm

mất đi những giá trị nghệ thuật mà những mảng chạm khắc cổ mang lại, làm

ngày càng mai một đi những di tích cổ trong nền chạm khắc cổ nước nhà.

May mắn thay trải qua rất nhiều đợt trùng tu lại nhưng những giá trị

nghệ thuật trong các mảng chạm khắc tại đền vua Đinh, vua Lê vẫn con giữ

nguyên nét đẹp vốn có của nó. Đặc biệt trong các mảng chạm khắc gỗ và đá tại

hai đền thờ gần như còn nguyên vẹn. Với kết cấu tập trung, các dạng thức, mô

típ, hình tượng, màu sắc trọn vẹn đến từng chi tiết.

Nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê là một trong những kho

tàng hiếm hoi về nghệ thuật chạm khắc dân gian còn sót lại đến ngày nay. Nó

không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa xã hội mà còn có những giá trị to

lớn về mặt nghệ thuật.

Với mục đích chính là tạo dựng không gian tín ngưỡng trang nghiêm,

thành kính. Dù trên chất liệu đá hay gỗ, nghệ thuật trang trí ở hai ngôi đền này

đều có những mảng chạm khắc hiếm có cần được bảo tồn. Cũng trên chất liệu

gỗ, nếu như nghệ thuật trang trí kiến trúc ở đây hết sức bay bổng và phóng

Page 77: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

74

khoáng thì trên các đồ tế khí như hương án, ngai thờ, bài vị, sập đá, bia đá lại

hết mực tinh xảo, công phu. Cấu trúc đồ án đối xứng, đa dạng, lớp lang nông

sâu, phô diễn các kỹ thuật chạm chìm, chạm nổi, bong kênh, chạm lộng.

Nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê rất đa dạng và

phong phú về đề tài từ chạm khắc trang trí kiến trúc đến chạm khắc trên đồ

thờ. Bởi vậy mật độ phân bố các mảng chạm khắc, các họa tiết trang trí rất

đa dạng với nhiều chủ để như tứ linh, tứ quý, đến các mảng chạm khắc con

thú, cây cỏ hoa lá, rất tinh xảo, các nghệ nhân đã lựa chọn các mảng trang trí

để sắp xếp vào một bố cục rất phù hợp, hài hòa. Bố cục hình khối chuyển

động nhịp nhàng, mềm mại. Sự cầu kỳ, phức tạp của các dạng đồ án lại thêm

sơn son, thếp vàng khiến cho các đồ tự khí càng thêm phần linh thiêng. Quý

giá hơn là phần lớn các mảng chạm khắc mang giá trị đặc biệt của nghệ

thuật chạm khắc thế kỉ XVII, là đỉnh cao trong ba thế kỉ vàng của nghệ thuật

chạm khắc gỗ Việt Nam. Sự kết hợp những yếu tố dân gian vào trong các

chủ đề chạm khắc cũng làm nên điểm khác biệt cho nghệ thuật chạm khắc

hai ngôi đền. Các họa tiết tứ linh mà ta thường thấy tại kiến trúc đền, chùa,

đình... Nhưng việc kết hợp giữa hình tượng tứ linh với các con vật rất đỗi

bình thường trong tự nhiên là đặc điểm khá đặc biệt tại đền thờ vua Đinh,

vua Lê. Việc cường điệu hóa những con vật tự nhiên ấy theo thể thức như

của những linh vật (lương long chầu nguyệt-lưỡng chuột chầu cua) người

nghệ nhân thời ấy không còn bị gò bó vào những luật lệ cứng nhắc của xã

hội nữa mà thả mình vào trong các đề tài để nói lên ước vọng sống của con

người thời bấy giờ.

Những mảng chạm khắc trên ván gió trước bái đường, rồi đến những

mảng chạm khắc trên vách ngăn tòa Thiêu hương đều lộng lấy vàng son của

hoành phi, câu đối, nhứng bức chạm tinh xảo dày đặc buông từ trên trần

xuống ngăn bái đườngvới hậu cung. Đèn nến, hương khói cùng sắc vàng son

Page 78: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

75

của hương án, bài vị, ngai thờ... Tất thảy làm nên một không gian tâm linh

trầm lắng, thiêng liêng.

Nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê là nơi bảo tồn và lưu giữ

nhũng nét văn hóa độc đáo mang tính bản địa sâu sắc, từ phong tục tập quán

đến đời sống văn hóa của người dân đất cố đô Hoa Lư xưa. Nét văn hóa ấy

được đúc kết, phô diễn trên các bức chạm khắc với các đề tài như quần long

tụ hội, rồng ổ, tiên cưỡi rồng...

Phong cách chạm khắc tại hai đền thờ vừa mang âm hưởng của nghệ

thuật cung đình, vừa đậm nét dân gian đó là nét chạm khắc điển hình trong

nghệ thuật thời Lê Trung Hưng đỉnh cao của nghệ thuật chạm gỗ Việt Nam

thời phong kiến. Các hình tượng, mô típ rất nhiều kiểu loại nhưng rất hệ

thống, tạo ra vô số hình tượng từ hiện thực đến cách điệu, từ thuần túy đến

có nội dung triết lý.

Đền vua Đinh, vua Lê là một di tích nổi tiếng cả về nghệ thuật chạm

khắc và những giá trị văn hóa lễ hội. Ngoài những giá trị về mặt nghệ thuật

tại đền thờ còn có những giá trị về mặt tôn giáo, tín ngưỡng thể hiện qua

phần lễ hội diễn ra vào đầu tháng 3 âm lịch hàng năm.

3.1.2 Giá trị văn hóa, truyền thông

Cùng với sự phát triển của xã hội đền vua Đinh, vua Lê là một trong

số những ngôi đền của vùng đồng bằng bắc bộ còn lại nguyên bản về kiến

trúc, chạm khắc, mang đậm phong cách nghệ thuật của thế kỉ XVII. Chính vì

thế đền vua Đinh, vua Lê, có một giá trị lịch sử vô cùng to lớn trong nghệ

thuật chạm khắc cổ Việt Nam. Thông qua nó mà ngày nay chúng ta còn có

thể chiêm ngưỡng những bức chạm khắc đỉnh cao về giá trị thẩm mỹ, tinh

thần qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Ngoài ra, chúng ta còn tìm hiểu

được về phong tục, tập quán, văn hóa và điều quan trọng là tìm về được cội

nguồn lich sử.

Page 79: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

76

Đối với mỗi một quốc gia thì nghệ thuật điêu khắc truyền thống chính

là cốt lõi, là nền tảng để xây dựng và phát triển nghệ thuật điêu khắc của

nước nhà. Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam đã để lại sự ảnh hưởng không

nhỏ đến phong cách thể hiện, cũng như tư duy sáng tạo của các nghệ sĩ. Trải

qua thời gian với sự phát triển không ngừng của mỹ thuật, đã cho thấy sức

sáng tạo tuyệt vời của các nghệ sĩ, trong đó có những nghệ nhân dân gian

với nghệ thuật chạm khăc đền vua Đinh, via Lê vẫn luôn là bài học sáng giá

đối với nền mỹ thuật hiện đại.

Nền văn hóa truyền thống của Viêt Nam nói riêng, trong đó có kho

tàng chạm khắc gỗ dân gian là một đóng góp quan trọng. Nó phản ánh giá trị

nghệ thuật đối với kho tàng tinh hoa điêu khắc thế giới, nó đã đem lại những

mặt tích cực cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu, hội nhập văn hóa,

tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới, thúc đẩy và hình thành

nền kinh tế tri thức, góp phần hình thành lối sống văn minh, hiện đại. Vấn đề

phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc biệt là giá trị nghệ thuật kiến

trúc và điêu khắc trong đền vua Đinh, vua Lê được đặt ra bức thiết hơn bao

giờ hết đối với nước ta. Bởi lẽ, dấu ấn của kiến trúc và điêu khắc đền vua

Đinh, vua Lê trong tâm hồn,tư tưởng, lối sống, chuẩn mực đạo đức truyền

thống của cha ông được gửi gắm thông qua các mảng chạm khắc. Không dựa

trên nền tảng của giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống thì không thể tiếp

thu có hiệu quả những thành tựu hiện đại và sự phát triển bền vững mang

bản sắc riêng của dân tộc. Như vậy kế thừa giá trị nghệ thuật truyền thống,

đặc biệt là di sản kiến trúc và điêu khắc trong đền vua Đinh, vua Lê là hết

sức quan trọng. Kế thừa các giá trị của nghệ thuật điêu khắc truyền thống

phải mang tính chọn lọc sao cho phù hợp với thời đại, phát huy các giá trị

nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đền vua Đinh, vua Lê gắn kết với mở rộng

giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa điêu

khắc thế giới.

Page 80: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

77

Bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống

Đất nước đang trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, hội nhập và

phát triển theo xu hướng toàn cầu. Việc hội nhâp đó để phát triển đổi mới nền

kinh tế nước nhà. Nhưng trái lại nhũng vấn đề về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật

lại không được quan tâm để bảo tồn cà gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền

thống. Trải qua hàng trăm năm song hành với dòng chảy lịch sử, đã làm hao

mòn đi những giá trị văn hóa, nghệ thuật mà nhũng di tích lịch sử đang mang

lại đến ngày nay. Qua vấn đề đó đòi hỏi mọi người phải cùng cố gắng, đó là

việc làm lâu dài và gặp nhiều khó khăn, nhất là trong quá trình quản lý nhũng

di sản văn hóa nghệ thuật của đất nước.

Ngày nay chúng ta sẽ bị thay đổi phong tục tập quán, nếu chúng ta

không giữ lại nhũng di sản văn hóa lịch sử để làm nhũng minh chứng sống

cho những thế hệ sau thi con cháu chúng ta sẽ không biết về những nguồn

gốc, cội nguồn của dân tộc mình. Việc bảo tồn di sản văn hóa, nghệ thuật

không chỉ là những đường lối lý luận hay là quyết định chính sách của nhà

nước, mà quan trong hơn hết là ý thức của mỗi con người trong xã hội phải

biết quý trọng và giữ gìn những giá trị lịch sử mà chúng ta đang có. Chúng

ta không thể áp đặt mình vào mỗi con người trong xã hội nhưng chúng ta có

quyền nói lên tiếng nói của mình để tuyên truyền, vận động mọi người cùng

hưởng ứng cùng chung tay góp sức bảo vệ những giá trị văn hóa, nghệ thuật

mà ông cha ta đã để lại. Đồng thời bảo tồn và lưu giữ những giá trị nghệ

thuật đặc sắc trong kho tàng mỹ thuật cổ việt nam.

Vì vậy việc tôn tạo và bảo tồn các di tích lịch sử nói chung và di tích

cố đô Hoa Lư nói riêng là hoạt động quan trọng, thiết yếu nhằm bảo đảm

cho di tích này được tồn tại lâu dài và giữ được những giá trị lịch sử, giá trị

nghệ thuật, văn hóa của mình.

Page 81: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

78

3.2. So sanh nghệ thuât chạm khắc đên thờ vua Đinh, vua Lê với một sô

ngôi đên, đinh khac thế kỉ 17

3.2.1. So sánh nghệ thuật cham khắc đền vua Đinh, vua Lê với đền

Gióng

Thế kỷ XVII là giai đoạn phát triển nở rộ của nghệ thuật dân gian

cùng cùng các công trình kiến trúc làng xã như đền, chùa, đình. Nghệ thuật

chạm khắc trên gỗ còn để lại nhiều dấu ấn cùng hiện vật trên các di tích cùng

thời. Các đền chùa xây dựng vào thế kỷ XVII có rất nhiều điểm tương đồng

qua đây tôi chỉ lấy một vài di tích gần nhau về niên đại lẫn phong cách chạm

khắc thế kỷ XVII để so sánh như nghệ thuật chạm khắc tại vua Đinh, vua Lê

với nghệ thuật chạm khắc đền Gióng ở Sóc Sơn.

So sánh các họa tiết chạm khắc trang trí cùng niên đại thời Lê Trung

Hưng đền vua Đinh, vua Lê với đền Gióng sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng thể

hơn về giá trị nghệ thuật giai đoạn này. Ở đây tôi so sánh và nêu ra những điểm

tương đồng dưới góc độ mỹ thuật và các họa tiết trang trí giữa hai ngôi đền.

Các họa tiết trang trí về linh vật đền vua Đinh, vua Lê tuân theo quy tắc

chính thống nhất định bởi những âm hưởng của nghệ thuật cung đình nhưng

vẫn có nhũng điểm bứt phá hòa quyện với dân gian. Ở đền Gióng họa tiết linh

vật có sự bứt phá hơn nhưng vẫn dựa trên nền tảng của những di vật đã có.

Họa tiết gia đình rồng (rồng ổ) của đền vua Đinh, vua Lê, đền Gióng

đều có điểm tương đồng là xuất hiện yếu tố ngẫu hứng, bố cục bay bổng,

không theo nhưng quy luật nhất định của nghệ thuật. Hình rồng chạm cùng

họa tiết mây đao, các con vật đi cùng, kỹ thuật chạm bong-kênh thường được

dùng nhiều nhất trong các đề tài rồng ổ tại đền vua Đinh, vua Lê và đền

Gióng. Đầu rồng chiếm vị trí trung tâm thường chạm nổi nhô hẳn ra và các

hình mây đao lửa thay đổi kích cỡ to nhỏ, dài ngắn nhô ra hoặc ẩn vào trong.

Nếu như tại đền vua Đinh vua lê các họa tết trang trí được phủ lớp sơn son

thếp vàng, hoặc sơn trộn phù sa thì ở đền Gióng các họa tiết trang trí để mộc.

Page 82: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

79

Các đề tài rồng đôi đăng đối và rồng đơn của cả 2 ngôi đền đều xuất

hiện ở kết cấu trang trí kiến trúc. Các đề tài rồng đôi đăng đối đều có mặt

trên phần chạm khắc của hai khu di tích. Nếu như rồng đôi đăng đối tại đền

thờ vua Đinh, vua Lê rất đa dạng và phong phú về kiểu dáng bố cục với các

đề tài như rồng chầu lá đề, rồng chầu nguyệt, đến những đề tài rồng đối đầu

hoặc rồng đối đuôi. Thì ở đền Gióng thường là những đề tài rồng chầu nhật,

hay rồng đối đầu và các yếu tố phụ trợ được giản lược bớt làm cho bức chạm

đơn giản hơn ko cầu kì về các họa tiết phụ trợ mây đao như đền vua Đinh,

vua Lê. Cũng có thể do hai vị thế thờ tự khác nhau nên đền Gióng những

yếu tố phụ trợ được giản lược đi để hợp với bối cảnh lịch sử của đền thờ.

Đề tài rồng đơn, tại đền thờ vua Đinh, vua Lê thường nằm trong các

dạng thức bố cục nhất định như hình chữ nhật đứng hay không bị gò bó vào

khuân hình nào như bố cục rồng đơn theo trục đứng, nó đứng độc lập mà

không nằm trong một khuân khổ nào, như thể các nghệ nhân tạc với phong

cách tạc tượng tròn. Thì ở đền Gióng rồng đơn lại thỏa sức thể hiện các dáng

vẻ cùng kiểu thức biểu hiện rất đa dạng, có lúc chỉ là một khúc thân, đuôi,

đầu, hay cả con, sự đa dạng này khiến cho các đề tài rồng đơn tại đền gióng

đi cùng được với nhiều họa tiết hoa văn khác. Chúng ta thường thấy một

điểm là các chạm khắc rồng của thế kỉ XVII thường đi với các mây đao, đao

lửa truyền thống, thì chạm khắc rồng tại đền Gióng lại có một nét phá các về

cách sắp xếp các họa tiết hoa văn vào trong bố cục rồng. Đây cũng là điểm

nổi bật cho chạm khắc rồng đơn tại đền Gióng.

Đề tài lân tuy lân xuất hiện không nhiều trong các mảng chạm khắc

đền thờ vua Đinh, vua lê nhưng đề tài lân mang nhiều nét tương đồng với đề

tài lân đền gióng mà theo tôi chúng có cùng niên đại xuất hiện. Lân ở đền

vua Đinh, vua Lê rất đa dạng và phong phú về bố cục như đôi lân đăng đối

trong khuân hình chũ nhật, lân vờn rồng lân đơn xuất hiện trên bộ vi kèo

rường chồng của đền vua Đinh, vua Lê thật sự là những tác phẩm kiệt tác về

Page 83: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

80

hình tượng lân. Lân xuất hiện với dáng vẻ uy phong bốn chân tạo bốn thế

đạp vững trãi, các khối cơ chạy gồng lên quanh bắp đùi tạo thế dũng mãnh

cho lân, ở hình tượng lân các đao lửa cũng xuất hiện ít dần, chủ yếu khoe

các khối cơ chắc khỏe của lân. Còn ở đền gióng lân thường hay đi cùng với

rồng, phượng hay các con vật tứ linh khác, Trên đầu dư tầng hai mái thủy

đình có hình lân đang bị rồng túm chân với thế dáng thoải mái, hình khối

căng tròn phần mình lân để trơn tạo điều kiện cho các khối cơ nổi ra rõ nét

hơn. Điều khác biệt giữa lân tại đền Gióng và lân tại đền vua Đinh, vua Lê

có lẽ chỉ là ở bộ vẩy. Lân ở đền vua Đinh, vua Lê có lớp vẩy xếp như vẩy

rồng phải chăng đó là ảnh hưởng của sự hóa thân, ảnh hưởng của sức mạnh

vương quyền? Lân của đền vua Đinh, vua Lê là sự kết hơp giữa thần thái của

rồng, và ngoại hình dáng vẻ của sư tử, là kết hợp của vị đế quân của con

người với một mãnh chúa của thiên nhiên tạo sự kết nối giữa nhân duyên

trười đất tạo sự gần gũi giữa con người với thiên nhiên. Rồng và lân đề là

những linh vật thiêng liêng giữa trời và đất chúng là những biểu tượng là

khát vọng của con người. Vì là những con vật linh thiêng nên chúng thường

giữ dáng vẻ uy nghiêm, quy chuẩn nhưng ở đền Gióng đã có sự phá cách

làm thay đổi quan niệm truyền thống, và đan xen cả phong cách nghệ thuật

dân gian. Nếu như họa tiết đi kèm thường xuất hiện trong chạm khắc dân

gian thế kỉ XVII là mây đao lửa, biểu thị cho sức mạnh tự nhiên, Lân đền

gióng lại không chạm họa tiết mây đao lửa mà thích phô trương sức mạnh

bản thân qua các khối tròn đầy ở mình và cơ bắp, đó là điểm khác biệt giữa

lân đền Gióng và đền vua Đinh, vua Lê.

Yếu tố phóng khoáng kết hợp với dân gian vào hình trang trí ở đền

vua Đinh, vua Lê là sự có mặt của các con vật tự nhiên như cầy, cáo, chuột,

cua, khỉ, thằn lằn, hay nhũng mô típ hoa lá cách điệu và hiện thực đan xen

vào nhũng hình rông, lân, đao mây. Sự có mặt của những con vật rất đỗi

bình dị trên những công trình có quy mô lớn, nhũng công trình thờ vua chúa,

Page 84: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

81

đã chứng tỏ sự gắn kết giữa bộ máy nhà nước với nhân dân, sự ảnh hưởng

của đời sống hàng ngày mà chính các nghệ nhân muốn truyền đạt lại cho con

cháu. Ở đền Gióng cũng thế các đề tài bình dị cung tư tưởng người dân cũng

đã được các nghệ nhân gửi gắm trong các bức chạm khắc tại đây.

3.2.2. So sánh nghệ thuật cham khắc đền vua Đinh, vua Lê với các

ngôi Đình thế kỷ XVII

Nghệ thuật chạm khắc đình An Cố (Thái Bình)

Nghệ thuật chạm khắc đình An Cố rất đa dang và phong phú về các đề

tài, mà các kỹ thuật chạm khắc ở đây đã đạt đến độ tinh xảo và khéo léo. Các

mảng chạm khắc với các kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm bong-kênh

được kết hợp rất hài hòa trong tổng thể không gian kiến trúc. Chạm khắc

đình An Cố rất dày đặc ở mỗi vị trí, cấu kiện của kiến trúc lại có những sự

lựa chọn đề tài, kỹ thuật phù hợp.

Toàn bộ hệ thống cốn, rường, cửa võng, vi kèo được chạm hơn 100

con rồng với nhiều đề tài khác nhau như, rồng ổ, long phi, long hổ giao đấu,

long quần, long quấn thủy....

Trên đầu dư gian giữa đại đình có chạm đề tài rồng ổ, đây cũng là đề

tài khá đặc trưng của thế kỉ XVII, theo tôi đề tài rồng ổ cả đình An Cố, và

đền vua Đinh, vua Lê đều có sự tương đồng về bố cục, kỹ thuật. Cảnh rồng ổ

với một rồng lớn, mắt to, miệng rộng, mũi phổng to, xung quanh là bầy rồng

nhỏ với đầy đủ các dáng vẻ khác nhau, xen vào đó là nhũng con hổ, báo,

chồn, sóc đang vui chơi nhẩy múa cùng rồng nhỏ.

Trên bức cốn là cảnh long tranh hổ đấu rất đặc sắc Chín con rồng và

một bầy hổ, rồng uốn lượn, đao mác tua tủa như những thanh kiếm chém

ngang lưng hổ, hổ né mình chồm tới mắt trợn dữ tợn, giương vuốt như muốn

cấu xé rồng. Phía bên kia là sáu con hổ đang quần thảo bầy rồng, hai con hổ

luồn dưới bụng rồng, đạp chân vào xà nách, bốn con hổ còn lại đánh đu trên

bờm rồng. Bức cốn hồi trái là cảnh Lưỡng long chầu nguyệt. Quanh thân

Page 85: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

82

rồng là những cụm mây ám, dưới thân rồng là hai con nghê, rồng - nghê

quấn quýt nhau nhìn rất sinh động. Bên cạnh đề tài rồng nghệ thuật chạm

khắc đình An Cố rất đa dạng về đề tài khác như hoa văn trang trí, đề tài tứ

linh, tứ quý đến nhũng diềm chạy dài.

Các mảng chạm khắc gỗ trên đình An Cố đã thể hiện sự tài hoa, khéo

léo của nghệ nhân đương thời. Đó là các mảng chạm thể hiện kỹ thuật rất

tinh vi theo phong cách nghệ thuật thế kỉ XVII.

Về kỹ thuật chạm khắc đình An Cố theo tôi cũng giống như kỹ thuật

chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê gồm 4 kỹ thuật, và các mảng chạm khắc

đều được phân bố vào các kết cấu kiến trúc như kỹ thuật chạm thủng ở hệ

thống cửa võng, mặt ván không dày các hình phẳng và nền bị đục thủng, chỉ

còn lại các hình trang trí. Kỹ thuật chạm bong-kênh tạo ra các hình rồng

trang trí nhiều lớp, kỹ thuật này tạo cảm giác như các hình mọc ra từ thớ gỗ.

Kỹ thuật chạm nông được thể hiện trên các thanh xà đỡ mái, giúp ta có cảm

giác như trọng lực của mái được giảm bớt. Kỹ thuật chạm lộng ở các đầu dư,

ở đây chủ yếu là hình đầu rồng, ở kỹ thuật này cho ta cảm giác như đầu rồng

bật hẳn ra ngoài tạo cảm giác như tượng tròn.

Nghệ thuật chạm khắc đình Bồng Lai (Thái Bình)

Đình Bồng lai có quy mô xây dựng lớn gồm 4 tòa kết cấu theo kiểu tiền

chũ nhất, hậu chữ công: đình được khởi công xây dựng vào thời Lê, và trùng tu

tôn tạo lại vào thời Nguyễn nhưng trên bộ khung kiến trúc của đình còn giữ

được nhiều mảng chạm gỗ mang phong cach nghệ thuật thời Lê (thế kỷ XVII).

Với tòa Tiền tế gồm 5 gian làm theo kiểu mái cong, đao guột, tường

bao xung quanh được xây bằng gạch. Mái đình được lợp ngói mũi, trên đỉnh

nóc chính giữa đắp hình mặt nhật, kìm nóc đắp rồng ngậm đại bờ, con sò

khúc khửu đắp hai con nghê thần, đầu đao được đắp lá lật, vân mây.

Bộ khung tòa tiền tế gồm 6 bộ vì kèo, 4 bộ vì kèo giữa, hai bộ vì kèo

trái. Toàn bộ hệ thống các chân cột được kê lên các tảng đá. Hai bộ vì gian

Page 86: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

83

giữa làm theo kiểu thượng trụ báng, hạ kẻ chuyền, sòi chỉ chạm lá lật cách

điệu. Trong tòa tiền tế treo hai bức đại tự và hai câu đối bằng chữ Hán, tòa

này gian chính giữa phía trong đặt bàn thờ công đồng, phía ngoài đặt kiệu

bát cống và một bộ bát bửu. hai gian trái đặt long đình, ngựa thờ và khám

thờ.

Tòa trung tế nằm cách với tòa tiền tế 3.8m, tào trung tế có 4 bẩy hiên

tiền, các bẩy hiên đều chạm sòi chỉ, chạm vân mây, lá lật giống như bẩy hiên

tòa tiền tế. bộ khung gỗ tòa trung tế gồm 4 vì kèo với 4 chân hàng cột, hai

hàng cột cái hai hàng cột quân.

Tòa ống muống nằm nối giữa tòa trung tế và tòa hậu cung được ngăn

cách với tòa trung tế bằng hệ thống cửa 3 gian, phần cánh cửa được chạm

hoa văn lá đề cách điệu thành các đao lửa rất đẹp mắt ở ô cửa dưới còn ô cửa

trên chạm hình rông thăng với tư thế đầu ở giữa thân uốn lượn thành khúc

xếp ở dưới đuôi vút lên cao, tóc rồng, đuôi rồng chuốt thành các hàng đao

lửa.

Tòa hậu cung gồm 3 bộ vì kèo, mỗi bộ vì có 4 chân hàng cột, 2 hàng

cột cái, 2 hàng cột quân.

Nghệ thuật chạm khắc tại đình bồng lai chủ yếu xoay quanh đề tài tứ

linh. Tại tòa tiền tế là nơi tập trung nhiều đề tài tứ linh nhất. Sự chạm khắc

cầu kì, công phu nhất được tập trung và hệ thống các vì nách của hai gian

chái bồ câu. Các vì nách làm theo kiểu chắp mê gồm 4 thanh gỗ dày ghép

thành mảng cốn lớn, trên mỗi thanh gỗ chạm hoàn chỉnh một con rồng, thân

mình uấn lượn, chỗ ẩn chỗ hiên trong rừng đao lửa được cách điệu từ râu

tóc, đuôi rồng, trên một số thanh gỗ còn chạm hình chim phượng xòe cánh

múa, tất cả hợp lại tạo nên một bố cục long quần phượng vũ rất đẹp mắt.

Trong tòa tiền tế vẫn còn giữ được hai mảng chạm khắc rất đẹp khác.

Mảng chạm thứ nhất chính giữa chạm lá đề hai bên cạnh chạm hai con rồng

ẩn mình (hình tượng lưỡng long chầu là đề ở đình Bồng Lai mang rất nhiều

Page 87: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

84

điểm tương đồng với hình tượng lưỡng long chầu lá đề tại đền vua Đinh, vua

Lê. Phải chăng hình ảnh lá đề được đưa vào trong bức chạm khắc là đặc

điểm rất riêng của nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỉ XVII). Hệ thống bẩy hiên

và các bộ vì trong tòa trung tế được chạm khắc hoa văn lá lật, soi chỉ, nét

chạm mềm mại, tinh tế, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

Nếu như tòa tiền tế các mảng chạm khắc từ thời Lê được giữ lại găn

vào bộ khung kiến trúc để trang trí khi trùng tu lại đình thì các mảng chạm

trong toa trung tế cũng có cùng niên đại này đã được tính toán, thiết kế và

đặt cố định ở trong các vị trí còn tồn tại đến ngày nay.

Kỹ thuật chạm khắc ở đình Bồng lai chủ yếu là kỹ thuật chạm nông,

trang trí trên các mảng vì nách gian trung tâm. Kỹ thuật tỉnh xảo, hoạt điêu

luyện đến từng đường nét, chi tiết.

Như vậy ngoài những điểm tương đồng về phong cách nghệ thuật, kỹ

thuật chạm khắc, và hình tượng. Chúng ta còn thấy những điểm khác biệt

của nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê với nghệ thuật chạm khắc

đình An Cố và đình Bồng Lai được biểu hiện qua những khía cạnh sau.

Không gian chạm khắc có quy mô khác nhau ở đình An Cố, Bồng Lai

với kiến trúc xây theo kiểu đặc trưng của kiến trúc đình làng còn kiến trúc

đền vua Đinh, vua lê được xây dựng theo lối kiến trúc cung đình. Nên sự

phân bố những mảng chạm khắc tại đền vua Đinh, vua Lê và đình An Cố

không đồng đều. Nếu như ở đền vua Đinh, vua Lê là sự phân bố các mảng

chạm khắc rộng khắp tổng thể khu di tích thì sự phân bố các mảng chạm

khắc tại đình An Cố chỉ tập trung tại tòa Đại Đình.

Đề tài được diễn tả trong những mảng chạm khắc tại đình An Cố vẫn

mang những khuân mẫu của chế độ phong kiến, còn những mảng chạm khắc

tại đền vua Đinh, vua Lê phần nào đã thoát ra khỏi lễ giáo của chế độ phong

kiến, tạo nên sự bứt phá táo bạo trong suy nghĩ cũng như cách thể hiện các

mảng chạm khắc.

Page 88: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

85

Đề tài chạm khăc tại đình Bồng lai đơn điệu chủ yếu tập trung vào

hình tượng rồng, còn nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê đa dạng

hơn về đề tài, về hình tượng, sự phân bố các mảng chạm khắc cũng đa dạng

hơn.

Tiểu kết chương 3.

Chương 3 đã đưa ra những giá trị nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ

vua Đinh, vua Lê và có sự so sánh với các công trình kiến trúc cùng thời kỳ

nhằm đưa ra điểm nổi bật của ngôi đền mà tôi nghiên cứu.

Đền thờ vua Đinh, vua Lê là một ngôi đền rất đặc biệt tại tỉnh Ninh

Bình nói chung và so với các ngôi đèn ở vùng Bắc Bộ nói riêng. Nghệ thuật

chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê là một trong những kho tàng hiếm hoi về

nghệ thuật chạm khắc dân gian còn sót lại đến ngày nay. Nó không chỉ có

giá trị về mặt lịch sử, văn hóa xã hội mà còn có những giá trị to lớn về mặt

nghệ thuật.

Hai ngôi đền được làm ngay trên nền của cung đình cũ nên ngay từ

mặt bằng của đền đã khác với các ngôi đền khác. Chính vì mang lối kiến

trúc cung đình mà các mảng nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê

cũng trở nên rất đa dạng và phong phú về mặt tạo hình và mặt nội dung.

Chúng mang một tính chất bay bổng, trào lộng, thế tục và đặc biệt tính phồn

thực ở đây được thể hiện vô cùng mạnh mẽ. Nó tạo ra cho ngôi đền một

không gian tín ngưỡng vô cùng đặc biệt mà không ngôi đền nào có được.

Với những nội dung và kỹ thuật chạm khắc, nó đem đến cho người xem

những cung bậc cảm xúc, những suy ngẫm về lịch sử, khiến người xem cảm

thấy hứng thú và muốn tìm hiểu sâu hơn về ngôi đền.

Những mảng chạm khắc kết hợp với nhau tạo nên không gian tổng thế

thống nhất mang đến cho người xem những câu chuyện thể hiện khát vọng,

ước ao của con người. Với lối kể chuyện hết sức bình dị, gần gũi; sử dụng

những hình ảnh động, thực vật vô cùng gần gũi với con người để kể ra

Page 89: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

86

những câu chuyện mang hàm ý sâu xa, bí hiểm nơi cung đình. Quả thật qua

các bức chạm ta thấy được những người nghệ nhân thật tài hoa biết bao

nhiêu. Họ đã để lại cho con cháu đời sau biết bao những giá trị nghệ thuật

chỉ bằng các bức chạm khắc ấy.

Page 90: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

87

KẾT LUẬN

Nghệ thuật thế kỉ XVII là một trong những mốc son lớn của nền nghệ

thuật nước nhà. Tính làng xã lên cao, các công trình kiến trúc phục vụ cộng

đồng cũng được chú tâm nhiều hơn nên đình, đền xuất hiện nhiều vào thời

kỳ này và tạo nên phong cách riêng.

Nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê rất đáng tự hào. Càng đi

sâu nghiên cứu, ta càng thấy các mảng chạm khắc ấy đã kết tinh, hội tụ

những giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc. Chúng đã đạt đến trình độ sáng tạo

rất cao, độc đáo, đặc sắc có một giá trị nhân văn cao. Sở dĩ đạt được những

thành tựu ấy, là nhờ bàn tay, khối óc của người nghệ nhân lưu lại những

thông điệp mà họ muốn truyền đạt lại cho con cháu.

Bằng những kỹ thuật chạm khắc, cúng với đôi bàn tay khéo léo, các

nghệ nhân đã tạo ra các tác phẩm chạm khắc tuyệt vời. Từ nội dung, kỹ

thuật, các hình ảnh động, thực vật, con người được đưa vào các mảng chạm

một cách khéo léo. Chính thế mà các tác phẩm chạm khắc ở đây mang một

giá trị nghệ thuật cao cả về nội dung và kỹ thuật chạm khắc. Nội dung vô

cùng phong phú và đa dạng, thể hiện những khát vọng, ước ao cuộc sống

yên bình, mưa thuận gió hòa, ấm no hạnh phúc. Gắn liền với điều đó là ước

mong về sự sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống. Ngoài ra nội dung ở các

mảng chạm khắc còn nhắc nhở tới con cháu đời sau về sự lương thiện, hài

hòa với thiên nhiên và đặc biệt phải luôn nhớ về cội nguồn, bảo vệ các giá trị

văn hóa.

Cũng là các kỹ thuât chạm giống với một số ngôi đền cùng thời đó

như: chạm bong - kênh, chạm lộng, chạm nông, chạm thủng thì điều mang

laị sự khác biệt cho chạm khắc đề vua Đinh, vua Lê chính là màu sắc. Màu

sắc là yếu tố lạ, hiếm gặp trên các mảng chạm khắc gỗ, trang trí kiến trúc cổ

Việt Nam gồm hai kiểu: sơn son thếp vàng và sơn trộn phù sa. Màu sắc

chính là điển nhấn cực mạnh cho đền vua Đinh, vua Lê; nếu như các mảng

Page 91: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

88

chạm khắc cũng để một màu gỗ đơn thuần như các ngôi đền khác thì chúng

chẳng thể nào có được những hiệu ứng khối nông, sâu mạnh đến thế. Chính

màu sắc đã khiến cho khối của các mảng chạm trở nên đầy đặn hơn, mạnh

mẽ hơn, nổi bật ra khỏi nền phía sau khiến chúng trở nên bắt mắt với người

nhìn.

Chẳng giống với các ngôi đền nào khác, ngoài hình tượng rồng,

phượng, con người làm chủ đạo thì họ lại đưa vào đây những con vật rất đỗi

quê mùa và tầm thường, chẳng phù hợp với lối kiến trúc cung đình ấy. Cứ

ngỡ rằng chúng chẳng liên quan, ăn khớp gì với nhau nhưng đó là dụng ý để

các nghệ nhân kể lại những câu chuyện xưa. Ngoài sự đặc biệt về cách đưa

hình tượng các con vật thì nội dung chạm khắc tai dây còn đặc biệt nổi bật

nhờ tính phồn thực. Tính phồn thực ở đây không phải sự dung tục tầm

thường mà nó thể hiện ước vọng sinh sôi nảy nở qua hình ảnh các cặp đôi

động vật, hay các ổ rồng, ngay cả hình ảnh tia chớp cắm xuống nước cũng

được coi là phồn thực.

Giữ gìn và bảo tồn di tích nghệ thuật kiến trúc đền thờ vua Đinh, vua

Lê là việc cần thiết và quan trọng. Bởi di tích gắn với tiến trình lịc sử nước

nhà và còn mang giá trị văn hóa tâm linh đối với cộng đồng người Việt. Đền

vua Đinh, vua Lê là nơi sinh hoạt cộng đồng, tạo thành không gian văn hóa

phi vật thể bằng chính lễ hội lớn diễn ra hằng năm. Không gian kiến trúc

của hai ngôi đền gắn liền với nhau, tạo điển nhấn cho quần thể di tích. Kiến

trúc và điêu khắc ở hai ngôi đền là sự tổng hợp các mảng chạm khắc trang trí

lớn nhỏ tạo nên bố cục không gian hoàn chỉnh.

Page 92: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Dịch An, Giang Linh (dịch), Tổng hợp văn hóa rồng phượng, Nxb

Văn hóa thông tin, Hà nội.

2. Nguyễn Tú Anh (2006), Tâm thức người việt trong mỹ thuật dân gian

Việt Nam, Luận văn thạc sĩ mỹ thuật chuyên ngành đồ họa, Đại học mỹ thuật

việt nam.

3. Lã Đăng Bật (1998), Cố Đô Hoa Lư Lịch Sử Và Danh Thắng, Nxb

Thanh Niên.

4. Lã Đăng Bật (2007), Chùa Ninh Bình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

5. Lã Đăng Bật, Ninh Bình- Một vùng sơn thủy hũu tình, Nxb Trẻ.

6. Trần Lâm Biền (1993), Hình tượng con người trong tạo hình truyền

thống của người việt, Nxb mỹ thuật, Hà Nội.

7. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của

người việt, Nxb Văn hóa dân tộc.

8. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nxb Văn

hóa thông tin, Hà Nội.

9. Trần Lâm Biền (2007), Tài liệu Giáo trình mỹ thuật cổ Việt Nam, Viện

văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội.

10. Trần Lâm Biền, Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt, Nxb Văn hóa

thông tin, Hà nội.

11. Nguyễn Đức Bình (2012), Hình ảnh con người trong trang trí kiến

trúc đình làng bắc bộ Việt Nam thế kỷ XVII, Luận văn thạc sỹ, Đại học mỹ

thuật Việt Nam.

12. Nguyễn Du Chi (1984), Di tích Thăng Long - Hà Nội thời Mạc, Lê Sơ,

Lê Trung Hưng, Viện mỹ thuật.

13. Nguyễn Du Chi, Hoa Văn Việt Nam. Nxb Mỹ thuật 2003.

14. Trần Lan Chi (2011) Trang trí kiến trúc truyền thống, Phật giáo và đời

sống.

Page 93: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

90

15. Phan Huy Chú (1992), Lịch chiều hiến chương loại chí, tập1, Nxb,

Khoa học xã hội, hà Nội.

16. Nguyễn Đỗ Cung, Điêu khắc đình làng, Nxb Ngoại văn, hà nội.

17. Nguyễn Văn Cương (2002), Đình làng đông bằng bắc bộ- một di sản

văn hóa dân tộc đặc sắc, Luận án tiến sĩ lịch sử văn hóa nghệ thuật, Viện

nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, Hà nội.

18. Hồ Sơn Điệp, Nguyễn Văn Hiệp (2014), Đình-Chùa-Lăng-Miếu di

sản văn hóa vật thể của người việt tại TPHCM. Nxb Tổng Hợp.

19. Huỳnh Thị Được (2006), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, Nxb, Đà

Nẵng.

20. Trang Thanh Hiền (2009) Lịch sử mỹ thuật qua góc nhìn nghiên cứu,

Văn hóa- Giáo dục.

21. Hình chạm trổ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Mỹ thuật hà nội,

năm1963.

22. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học xã

hội.

23. Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy (2004),

Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Ngô Đức Thọ dịch, Hà Văn Tấn hiệu đính theo mộc

bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội.

24. Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy (2004),

Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Hoàng Văn Lâu, Ngô Thế Long dịch, Hà Văn Tấn

hiệu đính theo mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Nxb Khoa học - Xã

hội, Hà Nội.

25. Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy (2004),

Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, Hoàng Văn Lâu, Ngô Thế Long dịch, Hà Văn Tấn

hiệu đính theo mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Nxb Khoa học - Xã

hội, Hà Nội.

Page 94: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

91

26. Khoa học - Xã hội - Nhân văn (2014), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa

thông tin

27. GS. Phan Huy Lê, Đại Việt sử ký toàn thư 1998. Tập 1,Nxb Khoa học

- Xã hội.

28. Nguyễn Thăng Long (2012), Vai trò của điêu khắc trong không gian

chùa Việt, Luận văn thạc sĩ mỹ thuật chuyên ngành điêu khắc, Đại học mỹ

thuật Việt nam.

29. Bùi Thị Thanh Mai (2007), Biểu tượng Rồng trong mỹ thuật truyền

thống của người Việt, Luận án tiến sỹ, Lưu tại thư viện Viện văn hóa nghệ

thuật Việt Nam.

30. Đặng Công Nga, Kinh đô hoa lư thời Đinh- tiền lê, Sở Văn hóa - Thể

thao Ninh Bình 2002.

31. Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên), Từ điển mỹ thuật phổ thông, Nxb Mỹ

thuật, năm 2012.

32. Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam qua các bản rập, Viện nghệ thuật 1975.

33. Văn Quảng, Đình, Đền, Miếu, Phủ Hà Nội và những nghi lễ thờ cúng.

Nxb. Lao Động.

34. Văn Tân, Từ Điển tiếng Việt, Nxb Khoa học - Xã hội.

35. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự (2014), Đình Việt Nam, Nxb. Khoa học

- Xã hội.

36. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long(2010), Chùa Việt

Nam, Nxb Thế Giới

37. Lê Văn Thao, Nguyễn Đức Hòa, Trần Hậu Yên Thế (2012), Đồ án

trang trí mĩ thuật ở hai đền vua Đinh, vua Lê. Nxb Thế giới.

38. Trần Hậu Yên Thế, Dấu ấn mỹ thuật làng trong di tích đền vua Đinh,

Lê, Tạp trí mỹ thuật, Hội mỹ thuật Việt Nam.

39. Trần Hậu Yên Thế, Cảm nhận lịch sử từ điêu khắc đền Đinh, Lê, Tạp

trí mỹ thuật, Hội mỹ thuật Việt Nam.

Page 95: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

92

40. Trần Hậu Yên Thế, Nghê - linh vật thân quen, Tạp trí mỹ thuật, Hội

mỹ thuật Việt Nam.

41. Phan Cẩm Thượng (1997) Điêu khắc cổ việt nam, Nxb giáo dục, Hà

nội.

42. Phan Cẩm Thượng, Tính phồn thực trong chạm khắc ở đền vua Đinh,

vua Lê, Thể thao - Văn hóa.

43. Bùi Trung Tín, Bùi Minh Trí, Thăng Long - Hà Nội, Lịch sử nghìn

năm từ lòng đất, Nxb Khoa học - Xã hội.

44. Nguyễn Đăng Trò, Cố đô hoa lư, Nxb Văn hóa dân tộc.

45. Chu Quang Trứ (1968), Phong cách và truyền thuyết đền vua Đinh,

Viện mỹ thuật.

46. Chu Quang Trứ (2002), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, Nxb mỹ

thuật, Hà nội.

47. Trương Đình Tưởng (2000), Truyền Thuyết Đinh – Lê, Nxb Văn hóa –

Dân tộc.

48. Trương Đình Tưởng, Địa chí văn hóa dân gian, Nxb Thế giới, Hà nội,

2004.

49. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Trung tâm từ điển học,

năm 2006.

50. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb Phương

đông, Hà Nội.

51. Tạ Hữu Yên- Lữ Giang- Vũ Bảo, Hoa lư xưa và nay. Huyện hoa lư

xuất bản năm 1995.

Page 96: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

93

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

ĐỖ ĐỨC HOẠT

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ

VUA ĐINH, VUA LÊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ MỸ THUẬT

Chuyên ngành : Mỹ thuật tạo hình (Điêu khắc)

Mã số : 60210120

Khóa : 18 (2015 – 2017)

PHẦN PHỤ LỤC

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS : BÙI VĂN TIẾN

Hà Nội – 2017

Page 97: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

94

MỤC LỤC

PHẦN PHỤ LỤC ẢNH

Một số hình ảnh về tổng quan.........................................................................95

Phụ lục 1: Bản đồ vị trí đền vua Đinh, vua Lê................................................97

Sơ đồ mặt bằng đền vua Đinh.........................................................................98

Sơ đồ mặt bằng đền vua Lê.............................................................................99

Phụ lục 2: Ảnh minh họa (minh họa chương 1).............................................100

Phụ lục 3: Ảnh minh họa (minh họa chương 2).............................................103

Page 98: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

95

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔNG QUAN

Tam quan khu di tích Cố đô Hoa Lư

Nguồn: Tác giả

Tam quan khu di tích Cố đô Hoa Lư

Nguồn: Ảnh internet

Page 99: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

96

Cổng vào đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

Hồ bán nguyệt

Nguồn: Tác giả

Page 100: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

97

PHỤ LỤC 1

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ

Nguồn: Ảnh Internet

Page 101: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

98

H1: Sơ đồ mặt bằng đền vua Đinh

Nguồn: [30, tr.10]

Page 102: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

99

H2: Sơ đồ mặt bằng đền vua Lê

Nguồn: [30, tr.11]

Page 103: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

100

PHỤ LỤC 2: ẢNH MINH HỌA

(MINH HỌA CHƯƠNG 1)

H3: Cổng tam quan nội đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H4: Cổng tam quan ngoại đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

Page 104: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

101

H5: Trụ biểu đền vua Đinh

Nguồn: Ảnh internet

H6: Long sàng đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H7: Ngưỡng cửa đá đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

Page 105: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

102

H8: Cổng tam quan nội đền vua Lê

Nguồn: Ảnh internet

H9: Long sàng đền vua Lê

Nguồn: Tác giả

Page 106: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

103

PHỤ LỤC 3: ẢNH MINH HỌA

(MINH HỌA CHƯƠNG 2)

H10: Chạm khắc gỗ đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H11: Chạm khắc gỗ đền vua Lê

Nguồn: Tác giả

Page 107: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

104

H12: Chạm khắc đá đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H13:Chạm khắc trên ngưỡng cửa đá tòa bái đường đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H14:Chạm khắc trên ngưỡng cửa đá tòa bái đường đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

Page 108: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

105

H15: Chạm khắc trên ngưỡng cửa đá tòa bái đường đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H16: Chạm lộng, chạm kênh-bong trên vì kèo, rường chồng, bưng góc ở vách ngăn tòa

thiêu hương với hậu cung

Nguồn: Tác giả

Page 109: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

106

H17: Chạm lộng, kênh-bong trên xà ngang gian giữa vách ngăn tòa thiêu hương với hậu cung

Nguồn: Tác giả

H18: Chạm lộngtrên xà ngang gian giữa vách ngăn tòa thiêu hương với hậu cung

Nguồn: Tác giả

Page 110: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

107

H19:Chạm khắc trên đầu bẩy tòa bái đường

Nguồn: Tác giả

H20: Chạm lộng, kênh-bong trên kiến trúc mái hiên đền vua Đinh (bên trái)

Nguồn: Tác giả

Page 111: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

108

H21: Chạm lộng, kênh-bong trên kiến trúc mái hiên đền vua Đinh (bên phải)

Nguồn: Tác giả

H22:Ván chạm chủng tại nghi môn nội đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H23:Ván chạm chủng tại nghi môn nội đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

Page 112: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

109

H24: Ván gió, cửa võng chạm thủng tại bái đường đền thờ vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H25: Ván gió, cửa võng, chạm thủng tại bái đường đền thờ vua Lê

Nguồn: Tác giả

H26:Hình tượng rồng sơn son thếp vàng tại nghi môn ngoại đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

Page 113: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

110

H27:Hình tượng rồng sơn son thếp vàng tại nghi môn ngoại đền vua Lê

Nguồn: Tác giả

H28: Màu sắc (Sơn trộn phù xa) trên ván gió, cửa vong đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H29: Màu sắc (Sơn trộn phù xa) trên xà nách đền vua Lê

Nguồn: Tác giả

Page 114: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

111

H30: Lưỡng chuột chầu cua

Nguồn: Tác giả

H31: Tính trào lộng trong bia đá cổ đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

Page 115: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

112

)

H32: Tính phồn thược trong nội dung các bức chạm khắc

Nguồn: Ảnh internet

H33: Tính phồn thược trong nội dung các bức chạm khắc

Nguồn: Ảnh internet

Page 116: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

113

H34: Hình tượng rồng với đề tài rồng ổ, chạm khắc trên tam quan nội đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H35: Hình tượng rồng với đề tài rồng ổ, chạm khắc trên tam quan nội đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H36: Hình tượng rồng với đề tài rồng ổ, chạm khắc trên tam quan nội đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

Page 117: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

114

H37: Hình tượng rồng với đề tài rồng ổ, chạm khắc trên tam quan ngoại đền vua Lê

Nguồn: Tác giả

H38: Hình tượng rồng với đề tài rồng ổ, chạm khắc trên tam quan ngoại đền vua Lê

Nguồn: Tác giả

H39: Hình tượng rồng với đề tài rồng ổ, chạm khắc trên tam quan ngoại đền vua Lê

Nguồn: Tác giả

Page 118: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

115

H40: Hình tượng rồng chạm khắc tòa bái đường đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H41: Hình tượng rồng chạm khắc tòa bái đường đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

Page 119: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

116

H42: Hình tượng lưỡng long chầu lá đề

Nguồn: Tác giả

H43: Hình tượng rồng cuốn xà

Nguồn: Tác giả

H44: Hình tượng rồng cuốn xà

Nguồn: Tác giả

Page 120: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

117

H45: Hình tượng chim phượng

Nguồn: Tác giả

H46: Hình tượng phượng đối xứng

Nguồn: Tác giả

H47: Hình tượng tiên cưỡi rồng chạm trên ván gió nghi môn nội đền vua Lê

Nguồn: Tác giả

H48: Hình tượng tiên múa trong vòng dây hoa

Nguồn: Tác giả

Page 121: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

118

H49: Hình tượng tiên cưỡi rồng chạm trên ván gió nghi môn nội đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H50: Hình tượng tiên cưỡi rồng chạm trên thỉ môn tòa bái đường đền vua Lê

Nguồn: Tác giả

H51: Hình người đâm thú

Nguồn: Tác giả

Page 122: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

119

H52: Mô típ cá hóa rồng

Nguồn: Tác giả

H53: Mô típ trúc hóa rồng

Nguồn: Tác giả

H54: Mô típ hoa Mây- Đao lửa

Nguồn: Tác giả

Page 123: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

120

H55: Mô típ diềm chạy dài

Nguồn: Tác giả

H56: Mô típ diềm chạy dài

Nguồn: Tác giả

H57: Một số mô típ tiêu biểu

Nguồn: Tác giả

Page 124: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

121

H58: Mặt trước Án thờ đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H59: mặt bên Án thờ đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

Page 125: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

122

H60: Góc bên trái Án thờ đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H61: Cửa võng Án thờ đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

Page 126: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

123

H62: Mặt bên Án thờ đền vua Lê

Nguồn: Tác giả

H63: Mặt trước Án thờ đền vua Lê

Nguồn: Tác giả

Page 127: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

124

H64: Họa tiết chân Án thờ

Nguồn: Tác giả

H63: Sập đá đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

Page 128: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

125

H64: Các góc sập đá đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H65: Hình tượng rồng với bàn tay phụ nữ đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

Page 129: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

126

H66: Hình tượng rồng với bàn tay phụ nữ đền vua Đinh

Nguồn: Tác giả

H67: Sập đá đền vua Lê

Nguồn: Tác giả

Page 130: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

127

H68: Bia đá Chính Hòa 17 (bia giữa)

Nguồn: Tác giả

H69: Bia đá Chính Hòa 17 (bia giữa)

Nguồn: Tác giả

Page 131: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

128

H70: Bia đá Hoằng Định 12

Nguồn: Tác giả

H71: Bia Hoằng Định 12

Nguồn: Tác giả

Page 132: NGH Ê THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/DODUCHOAT.pdf · phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh

129

H71: Nhà bia đền vua Lê

Nguồn: Tác giả

H71: Bia Hoằng Định 9

Nguồn: Tác giả