nghề tư vấn no.1

24
1 Chương trình EMBA - MCI

Upload: viet-huynh

Post on 31-Mar-2016

233 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Bản tin nghề tư vấn

TRANSCRIPT

Page 1: Nghề tư vấn No.1

1Chương trình EMBA - MCI

Page 2: Nghề tư vấn No.1

Chương trình EMBA - MCI 2

Page 3: Nghề tư vấn No.1

Kinh tế thế giới từ 2008 đến nay đối diện với rất nhiều biến động mạnh, mở đầu là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ hệ thống tài chính được coi là vững mạnh nhất thế giới của Hoa Kỳ, sau đó lan ra Châu Âu và các quốc gia khác. Trong bối cảnh quốc tế hóa ngày càng sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước những nguy cơ và thách thức rất ngay gắt. Sau những mối lo về lạm phát phi mã kéo dài từ 2008, 2009 đến đỉnh điểm 2011, thì 2012 chúng ta lại đối diện với nguy cơ giảm phát. Theo số ước tính của Thanh Niên Online (16.5.2012), tính tới 30.4.2012, trong tổng số hơn 600.000 DN đã có gần 82.000 DN giải thể, hơn 16.000 DN đăng ký dừng hoạt động. Riêng 4 tháng đầu năm 2012 đã có gần 18.000 DN phá sản, tăng gần 9,5% so với cùng kỳ 2011. Tuy chỉ mới là những chỉ báo đầu tiên nhưng đã phần nào phản ánh mức độ trầm trọng của nền kinh tế. Trong bối cảnh bức tranh kinh tế quốc tế và kinh tế trong nước có quá nhiều gam màu u ám, tái cấu trúc doanh nghiệp để sống còn và sau đó là phát triển bền vững là bài toán căn bản cần được giải quyết của cộng đồng doanh nghiệp. Đối diện với bài toán tái cấu trúc không chỉ là các doanh nghiệp qui mô lớn mà tất cả các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực và qui mô nếu chưa có một mô hình kinh doanh và cấu trúc quản trị hiệu quả bền vững đều cần được trang bị kiến thức và kinh nghiệm. Nhận thức được vấn đề này, Chương Trình EMBA – MCI (chương trình hợp tác giữa Đại Học Bách Khoa Tp.HCM và Đại Học Khoa Học Ứng Dụng Tây Bắc Thụy Sĩ) tổ chức Diễn Đàn Tư Vấn Quản Trị lần 1 với chủ đề “Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp: dưới góc nhìn của Nhà tư vấn và Khách hàng Doanh nghiệp”. Với tư cách là một trường đại học hàng đầu ở phía Nam và là đơn vị đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tổ chức đào tạo các nhà tư vấn quản lý quốc tế ở cấp độ MBA, chúng tôi tổ chức Diễn đàn với mong muốn làm cầu nối giữa 3 nhóm: Các công ty/ nhà tư vấn chuyên nghiệp, các doanh nghiệp và các cộng đồng học thuật/ nghiên cứu. Mối liên kết giữa ba nhóm mạnh sẽ động lực thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp. Diễn đàn là nơi ba nhóm gặp nhau trao đổi thông tin, kinh nghiệm, các bài học thành công, thất bại và các góc nhìn từ mỗi phía. Bên cạnh 2 phiên làm việc chính sáng và chiều 26.5, tiệc trưa dành cho 200 khách VIP là cơ hội để các bên tìm hiểu, xây dựng quan hệ và phát triển các cơ hội hợp tác. Khách mời tham dự diễn đàn có đại diện của lãnh đạo Thành Phố Hồ Chí Minh và Tổng Lãnh Sự Thụy Sĩ tại Việt Nam, lãnh đạo các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc nhiều ngành kinh tế, các công ty tư vấn uy tín, và các nhà nghiên cứu/ giáo sư từ các đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước và đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí. Về phía các diễn giả, Diễn đàn rất tự hào và vinh dự có sự tham gia chia sẻ của rất nhiều các diễn giả uy tín trong và ngoài nước. Các diễn giả sẽ tập trung phân tích các vấn đề kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, môi trường kinh doanh của Việt Nam, các vấn đề về tái cơ cấu doanh nghiệp (luật pháp, quản trị, kinh nghiệm, khó khăn, bài học thành công), cũng như triển vọng của thị trường tư vấn và việc sử dụng các dịch vụ tư vấn của cộng đồng doanh nghiệp. Phía lãnh đạo TP.HCM: TS. Lê Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM, PGS. TS. Phan Minh Tân – Giám Đốc Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường.Lãnh Sự Thụy Sĩ: Ông Beat Wafler – Tổng Lãnh Sự Thụy Sĩ Tại Việt Nam.Trường Đại Học Bách Khoa: PGS.TS. Vũ Đình Thành – Hiệu Trưởng, PGS.TS. Lê Nguyễn Hậu – Trưởng Khoa Quản Lý Công Nghiệp.Công ty tư vấn, Doanh nghiệp, Chuyên gia/ nhà nghiên cứu: Bà Phạm Chi Lan – Chuyên Gia Kinh Tế; GS. Robert Mc.Neil – Trưởng Khoa Kinh Doanh Đại Học Illinois, Hoa Kỳ; PGS. Bùi Nguyên Hùng – Nguyên Trưởng Khoa Quản Lý Công Nghiệp; GS. Rolf Dieter Reineke – Đại Học Khoa Học Ứng Dụng Tây Bắc Thụy Sĩ; Bà Hà Thanh Tú – Chuyên gia cao cấp McKinsey Việt Nam; Ông Robert Trần – Tổng Giám Đốc Công ty Tư Vấn Chiến Lược Robenny (Canada); Ông Nguyễn Đình Nhơn – Cố vấn điều hành công ty Vinabull; Ông Trần Bằng Việt – Phó Tổng Giám Đốc Khối Tư Vấn và Đào Tạo Lê and Associates; LS. Nguyễn Văn Cường – Giám Đốc Công Ty Luật Cường và Cộng sự.Cơ quan thông tấn: Báo Doanh Nhân Sài Gòn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Đài truyền hình HTV.Với sự tham dự của đông đảo các doanh nghiệp, các diễn giả nổi tiếng trong và ngoài nước, chương trình với nội dung sát với thực tiễn doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi tin tưởng rằng Diễn Đàn sẽ đáp ứng tốt kỳ vọng của những người tham dự và là tiền đề tốt để hình thành một cộng đồng tư vấn quản lý tại Việt Nam, cũng như là cầu nối hiệu quả cho các thành viên tham dự.Xin chân thành cảm ơn.

TS. Vũ Thế DũngGiám Đốc Chương Trình EMBA MCI

Page 4: Nghề tư vấn No.1

Chương trình EMBA - MCI 4

BAn Cố VấnTS. Vũ Thế Dũng

Th.S Nguyễn Thị Ánh PhươngNguyễn Thị Yến Trang

BAn BIên TậPHoàng Kim Dương

Nguyễn Đặng Mai ChuyênNguyễn Thị Lệ Thi

THIếT Kế - Mỹ THuậTNguyễn Ngọc Hoàng Nhi

PHónG VIênQuỳnh Mai

Văn PHònG Và Trị SựP. 306 tòa nhà A4, Trường ĐH Bách Khoa,268 Lý Thường Kiệt, P14, Q10, Tp.HCM

Điện thoại: (08) 3865 4183Fax: (08) 7308 3183

Email: [email protected]ọi đóng góp bài viết xin gửi về:

Mai ChuyênEmail: [email protected]

LIên HệWebsite: www.mba-mci.edu.vn

Facebook: www.facebook.com/emba-mci.bkTrang bị kỹ năng mềm

cho Sinh viênba thách thức lớn

Phụ lục

Lều chõng chọn học MBA thời khủng hoảng? 18 - 19

Tính Quốc tế củachương trình MBA12 - 13

EMBA - MCIHọc từ thực tiễn 14 - 15

Year-end Party:Văn hóa cộng đồng MCI16 - 17

Tái cấu trúc kiên quyếtphá vỡ bộ máy cũ hết thời06 - 07

Bác sĩ của Doanh nghiệp 08 - 09

Đôi dòng về Tư vấn 10 - 11

20 - 21

Page 5: Nghề tư vấn No.1

5Chương trình EMBA - MCI

Page 6: Nghề tư vấn No.1

Chương trình EMBA - MCI 6

Là một nhà tư vấn đã có nhiều năm kinh nghiệm và cộng tác cho rất nhiều các công ty và tổ chức, những nơi đang gặp rất khó khăn và đang có nhu cầu tái cấu trúc lại công ty. Cô có thể định nghĩa sơ lược cụm từ “tái cấu trúc”?Cô Kessler: Theo tôi, cụm từ “tái cấu trúc” tương tự như việc chúng ta sắp xếp lại một tổ chức hay một doanh nghiệp để cải thiện được hiệu quả làm việc cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp đó, bởi vì đa số các công ty này đều là các công ty được mua lại hoặc là một tập đoàn. Và tôi cũng nghĩ rằng, ngày nay, việc tái cơ cấu là một cơ hội rất lớn đối với các công ty muốn khôi phục, và làm mới bản thân mình. Quan trọng hơn, tái cấu trúc không phải chỉ là một điều gì xấu, nó cũng là một cơ hội rất lớn cho tương lai của các công ty, tổ chức và doanh nghiệp. Tái cơ cấu không đơn giản là cắt giảm, nó còn có nghĩa

phù hợp trong thời đại ngày nay phải được thay thế bằng các giải pháp mới phù hợp với những thách thức và khó khăn trong thời buổi hiện tại. Và tôi cũng nghĩ rằng, điều này rất quan trọng không chỉ đối với những công ty lớn mà còn đối với các công ty vừa và nhỏ. Bởi vì bất cứ doanh nghiệp nào cũng là một phần trong nền kinh tế toàn cầu. Khi chúng ta cần tiền, chúng ta sẽ phải tuân theo dòng tài chính trên khắp thế giới chứ không chỉ quanh quẩn tại địa phương. Tôi nghĩ rằng tác động của toàn cầu hóa thật sự quan trọng đến việc hình thành một cấu trúc mới trong một doanh nghiệp.

Tái cấu trúc được xem là một lựa chọn khó khăn với những hệ quả khó lường. Theo kinh nghiệm của cô thì nhân tố nào (cả bên trong lẫn bên ngoài) ảnh hưởng đến quyết định này?Cô Kessler: Đây là 1 câu hỏi khó. Đôi khi, nhà lãnh đạo phải cân đo đong đếm suy xét mọi hệ quả có thể xảy ra. Và tôi nghĩ rằng điều này chẳng đơn giản chút nào. Công việc của họ là đưa công ty đến với một tương lai rạng rỡ với lợi nhuận cao hơn. Điều quan trọng ở đây là nhà quản trị phải tận dụng thật nhanh chóng những nguồn lực sẵn có để giúp họ thành công trong thời gian ngắn, sau đó mới tiến đến quá trình tái cơ cấu. Phải mất rất nhiều thời gian để các thành viên trong công ty hiểu được điều gì đang diễn ra, họ đơn giản chỉ tuân theo lệnh cấp trên, nhưng nhà quản lí

là làm mới lại công ty. Chúng tôi đã tiến hành tái cơ cấu tại Châu Âu sau thảm họa hạt nhân Fukushima, sau khi động đất, sóng thần xảy ra và nhà máy phát điện bị phá hủy. Ngay bây giờ, mọi người đang tìm kiếm các giải pháp năng lượng mới ở Châu Âu và đóng cửa nhà máy điện hạt nhân, vì vậy đây là một dự án tái cơ cấu khá lớn và tạo ra các cơ hội việc làm mới. Vấn đề nào cũng có hai mặt. Ở đây, đó là cắt giảm để phát triển hơn.

Có rất nhiều khó khăn cũng như cơ hội đối với một công ty hay doanh nghiệp, cô có thể giới thiệu vài xu hướng về tái cấu trúc trong các công ty, doanh nghiệp trong thời điểm “hậu khủng hoảng” như hiện nay?Cô Kessler: Như đã nói ở trên, tái cấu trúc là làm mới, loại bỏ những cấu trúc cũ nhưng nó cũng là một quá trình phát triển. Những cấu trúc, cơ cấu hoặc hệ thống cũ, không còn

Cô Getrud Kessler, giảng viên môn Tâm lý học trong tư vấn (Psychology in Consulting) của chương EMBA - MCI, đã có nhiều kinh nghiệm trong công việc tư vấn cho các tổ chức và các tập đoàn trên toàn cầu thuộc nhiều lĩnh vực như: bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, sản xuất, dược phẩm, y tế, và các tổ chức phi chính phủ.Cô hiện là CEO của công ty tư vấn mang tên chính mình, Gertrud Kessler tại Gumligen Bern, Thụy Sĩ.

Getrud Kessler

Page 7: Nghề tư vấn No.1

7Chương trình EMBA - MCI

lại muốn những kết quả nhanh chóng, điều này có vẻ mâu thuẫn. Nhiệm vụ của nhà quản lí là giải quyết mâu thuẫn đó, đem lại kết quả trong thời gian ngắn và giúp mọi người hiểu được ý nghĩa chiến lược của quá trình tái cơ cấu. Công việc này rất khó khăn và ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ công ty.Theo tôi, một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh là lợi ích của cổ đông. Thật là khó khi những gì họ quan tâm chỉ là lợi nhuận của công ty, không phải cảm xúc của nhân viên, quản lý hay môi trường xung quanh công ty. Và chắc chắn một điều, chúng ta phải cắt giảm chi phí, phải cắt giảm nhân lực những người gắn bó lâu năm nhưng không đóng góp nhiều. Điều này thật khó. Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó, chúng ta sẽ nhận ra rằng, không chỉ có tiền mới quan trọng trong việc tái cấu trúc, mà còn cả cảm xúc con người, không phải chỉ những con người trong công ty, mà còn cả gia đình hay cộng đồng mà họ đang sống. Mong sao điều này sẽ được coi trọng hơn trong tương lai.

Khi nào là thời điểm tốt nhất để tái cấu trúc?Cô Kessler: Đôi khi, chúng ta phải đưa ra những quyết định cứng rắn, vì nếu như một bộ máy đã cũ và bền chặt vững chắc nhưng không còn hiệu quả nữa thì người ra quyết định phải thật sự kiên quyết để phá vỡ nó. Nghe có vẻ không mấy thân thiện cho lắm nhưng đôi khi lại rất cần thiết để đưa công ty đến với thành công. Tôi nghĩ rằng điều đó có thể xảy ra trong giai đoạn khủng hoảng, chắc chắn rằng đó là thời điểm chín muồi để đưa công ty tới một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng đôi khi, nó không rõ ràng lắm, chỉ là sự cần thiết phải thay đổi và điều này làm khó khăn chồng chất. Vì vậy, nếu không tự tin để thay đổi thì tốt hơn hết là không làm gì bởi vì nhà quản trị cần đủ năng lượng để thuyết phục toàn bộ thành viên các cấp thay đổi, để đi đến tiến trình tái cấu trúc một cách suôn sẻ.

Trên phương diện chi phí cải tổ, một khi doanh nghiệp quyết định tái cấu trúc, họ sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Cô có thể nêu ra một vài thử thách phổ biến mà các công ty phải vượt qua?Cô Kessler: Đầu tiên, họ phải thiết kế và chọn lựa tầm nhìn và chiến lược

thích hợp. Doanh nghiệp cần có cái nhìn bao quát ngành nghề của họ, có khi là cả thế giới, nơi họ đang kinh doanh. Họ còn phải nắm bắt được hoạt động của đối thủ, và sau khi tìm hiểu về ngành nghề cũng như các xu hướng, đã đến lúc xây dựng chiến lược tái cấu trúc. Ngoài ra, theo tôi, việc phát triển ngành nghề quan trọng hơn việc ta mãi dậm chân tại chỗ.Một thách thức khác mà tôi nghĩ nó rất quan trọng chính là việc các nhà quản lý, ngay cả các nhà quản lý cấp cao phải làm chính là việc nhìn xuyên suốt cả một quá trình cho đến bước cuối cùng, chứ không phải một vài bước đầu tiên; bởi việc kinh doanh biến đổi không ngừng. Họ phải cân nhắc những tác động của việc tái cấu trúc đến nhân viên cấp thấp, nếu không, quá trình sẽ không thể tiếp cận đến tất cả mọi người. Theo tôi, đó chính là trở ngại lớn nhất, tốn kém nhất.Các nhà lãnh đạo, ngoài ra, cần có đủ năng lượng và tài nguyên để đi hết cả quá trình: Thời gian, tiền bạc, con người phù hợp. Nhờ thế, họ mới có thể thực sự thay đổi cả tổ chức, nếu không, tình hình sẽ diễn ra như tôi đề cập trước đó. Thêm vào đó, các nhà lãnh đạo cấp cao và quản lý nên có kiến thức và kĩ năng tiến hành việc đó. Và như những gì tôi đã trình bày, họ phải quản lý tốt mâu thuẫn giữa việc cho ra kết quả thật nhanh và kiên nhẫn để tiến hành quá trình cũng như sử dụng con người hợp lý.

Có rất nhiều hậu quả nếu nhà quản lý đưa ra quyết định sai lầm, vì thế, vai trò của chúng ta, những nhà tư vấn, là như thế nào trong công việc tái cấu trúc của khách hàng? Và đâu là điểm mấu chốt tạo nên nhà tư vấn thành công?Cô Kessler: Vai trò của nhà tư vấn theo một cách nào đó nên độc lập với công ty, và cả hệ thống và chúng ta cần khách quan. Nhà tư vấn hoặc nhóm tư vấn là người duy nhất đưa ra nhận định từ bên ngoài. Và theo tôi, đó chính là lý do mà các nhà quản lý thuê chúng tôi. Vì thế, với vai trò là tư vấn, tôi không nên đi theo lối nghĩ của công ty, mà tốt nhất là tôi nên hỏi tất cả câu hỏi để tìm hiểu khách hàng và đưa ra những ý tưởng chưa được áp dụng tại công ty. Tôi hoàn toàn xa lạ với công ty, vì thế tôi có thể đưa ra nhiều lời khuyên.Một nhà tư vấn nên: Tìm hiểu thật tốt thông tin về ngành

nghề của khách hàng. Nếu tôi làm cho một công ty năng lượng, tôi sẽ cần thông tin về ngành năng lượng cũng như những thách thức công ty đang gặp phải. Tôi nên cung cấp những khả năng, kinh nghiệm và kỹ năng khách hàng còn thiếu. Đó chính là lý do vì sao họ hỏi tôi. Đôi lúc, công ty có thể thiếu nguồn tài nguyên để đáp ứng cho dự án. Với vai trò là nhà tư vấn, đôi lúc, tôi được yêu cầu cung cấp một số nguồn tài nguyên, không chỉ là kiến thức, mà còn cả thời gian, kiến thức và kỹ năng. Về các kỹ năng cần thiết, tôi nghĩ nhà tư vấn cần là chuyên gia trong tư vấn quản lý và tư vấn quá trình.

Cô có lời khuyên nào cho những doanh nghiệp Việt muốn tái cấu trúc?Cô Kessler: Theo tôi, tái cấu trúc đòi hỏi tính đoàn kết và đồng bộ của toàn tổ chức, từ cấp nhân viên đến lãnh đạo của một doanh nghiệp. Có thể đây là một tư tưởng khác với suy nghĩ, văn hóa doanh nghiệp Việt nam, nhưng ở Mỹ, Canada, và các nước châu Âu, chúng tôi luôn cố gắng để mọi cấp bậc trong công ty có thể tham gia. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng, nhân viên phải được truyền cảm hứng, và hiểu rõ quản lý của mình đang mong muốn điều gì.Mặt khác chúng ta cần phải học tập từ những người giỏi nhất trong từng ngành. Có thể các công ty Nhật Bản, điển hình là phương thức Kaizen (liên tục cải tiến) của Toyota, có thể là một tấm gương cải tiến hệ thống sản xuất khá tốt mà chúng ta có thể học tập.Một lời khuyên khác là vấn đề giao tiếp. Không nên chỉ sử dụng email để liên lạc mà phải trực tiếp trò chuyện với nhau để tiếp thu thông tin toàn diện hơn, và thông tin sẽ đến được với các cấp thấp hơn. Việc này bước đầu có thể sẽ có khó khăn nhưng nếu chúng ta thực hiện từng bước , để nhân viên có thể trò chuyện với cấp lãnh đạo thoải mái hơn. Khi đó, vấn đề giao tiếp giữa các cấp sẽ không còn là trở ngại lớn nữa.

Cám ơn những lời chia sẻ quý báu của cô.

Thực hiện: Quỳnh Mai

Page 8: Nghề tư vấn No.1

Chương trình EMBA - MCI 8

Đổi nghề sau 20 nămCách đây 5 năm một người bạn mời tôi về cộng tác điều hành một công ty tư vấn mới thành lập tại Hà Nội. Sau 20 năm gắn bó trong ngành viễn thông, tôi bắt đầu vào nghề tư vấn một cách lạ lẫm, với nhiều băn khoăn xen lẫn tâm trạng háo hức. Khi đó đâu đâu cũng lên cơn sốt chứng khoán thì hình thức tư vấn bằng đầu tư chất xám vào quản trị công ty để đổi lại quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi đã thật sự hấp dẫn và thuyết phục tôi. Những dự án tư vấn như vậy không thể ngắn hạn, chúng tôi chấp nhận một hành trình 3 năm với những thử thách chưa lường hết ở phía trước. Công ty tôi có hai khách hàng đầu tiên hợp tác theo hình thức này, mà một trong đó là một công ty tên tuổi ở phố núi Pleiku. Nhiệm vụ của chúng tôi là đề xuất các chiến lược phát triển, áp dụng mô hình quản trị tinh gọn (Lean Manufacturing) và hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (Enterprise Resources Planning) với kỳ vọng trong vòng 3 năm phải gia tăng giá trị cổ phiếu cho khách hàng càng nhiều càng tốt. Song thị trường chứng khoán lao dốc ngay sau đó hoàn toàn nằm ngoài dự đoán. Chúng tôi mất mát nhiều thứ để nhận lại những bài học đầu tiên cho nghề tư vấn.Hai năm tiếp theo là những thử thách to lớn đối với công ty chúng tôi. Chúng tôi chấp nhận gần như “cho không” chất xám của mình trong 3, 4 tháng để chứng minh hiệu quả thực sự của mô hình này. Từ chỗ biết đến, tin và trải nghiệm bằng thực tế, chúng

tôi dần tạo được uy tín và sự tin cậy của khách hàng. Dù đến tận bây giờ vẫn chưa hết khó khăn, song bản thân tôi cảm thấy tự tin hơn về con đường mình đã chọn.Thành lập và gây dựng công ty vào đúng giai đoạn kinh tế rơi vào khó khăn, khủng hoảng, tôi đã phải trải nghiệm cả thất bại lẫn thành công với tư cách người điều hành một công ty tư vấn non trẻ. Không dám xem mình có nhiều kinh nghiệm, tôi chỉ mong chia sẻ những cảm nhận cá nhân về nghề tư vấn và công việc tư vấn.

Tư vấn - Phòng bệnh hơn chữa bệnhTôi ví nghề tư vấn như bác sĩ của doanh nghiệp. Không biết tôi có quá mạo muội không khi cho rằng người Việt ít chú trọng sức khỏe bản thân, chỉ khi đổ bệnh họ mới chịu đi khám bệnh hoặc tự kê toa uống thuốc. Không ít nhà quản lý đã mang thói quen đó vào điều hành doanh nghiệp vì cứ nghĩ chắc ít ai hiểu doanh nghiệp hơn chính mình, việc gì phải cậy nhờ người ngoài. Nhưng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cho thấy điều ngược lại: bạn nên cậy nhờ đến những nhà chuyên môn có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu bên ngoài để chẩn đoán và kê toa bằng những phản biện khách quan, khoa học về những vấn đề doanh nghiệp đang vướng mắc, tồn tại mà bạn biết rất rõ hoặc hoàn toàn không nhận ra vì sống chung với căn bệnh quá lâu! Dĩ nhiên, tư vấn không chỉ là giải quyết vấn đề. Thiết nghĩ, nên đưa thành chuyên đề hoặc môn học về “Sử dụng

tư vấn như một giải pháp quản lý” cho các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp. Ngoài nỗ lực và sự đa dạng của những hình thức truyền thông, quảng bá mà các công ty tư vấn đang áp dụng, việc tổ chức các diễn đàn, sự kiện chuyên đề về tư vấn như sự kiện đang được chương trình EMBA - MCI chủ trì là việc làm cần thiết, rất đáng trân trọng.

Đồng hành nhưng không làm thayMột số doanh nghiệp khi làm việc với tư vấn thường xem tư vấn như chuyên gia làm thuê ngắn hạn cho mình. Với quan điểm này, họ xem tư vấn như một nhân viên được phân công thực hiện một công việc nào đó lẽ ra do nội bộ thực hiện, chẳng hạn xây dựng bản mô tả công việc, hoạch định chiến lược…, và đánh giá kết quả tư vấn dựa trên những vụ việc cụ thể. Thật ra điều này là dễ hiểu và hoàn toàn thông cảm được; song chưa phải là cách tốt nhất để sử dụng tư vấn. Bản thân tôi và công ty tư vấn của mình luôn kiên trì quan điểm đồng hành nhưng không làm thay. Chuyên gia tư vấn cần có những vai trò độc lập để có thể phản ảnh khách quan những quan điểm của mình, chia sẻ và chuyển giao hiểu biết, kinh nghiệm, công cụ, phương pháp quản lý sao cho đội ngũ quản lý của khách hàng có thể tự mình từng bước đảm nhận được những việc mà họ đang tạm thời còn nhiều khó khăn khi thực hiện. Chúng tôi xem xây dựng một đội ngũ quản lý tinh thông có ý nghĩa như xây dựng cho doanh nghiệp một

Th.S nguyễn Hữu Lộc Học viên Khóa 3 chương trình EMBA - MCI

Page 9: Nghề tư vấn No.1

9Chương trình EMBA - MCI

bộ gien lành mạnh, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững. Đó cũng là sứ mệnh, tôn chỉ tôi hằng theo đuổi cho công việc tư vấn.

Tư vấn – không chỉ là chuyên mônVa chạm với thực tế phong phú nhưng khắc nghiệt của nghề tư vấn, tôi thấm thía rằng, dường như sự tinh thông về chuyên môn chỉ đóng góp một nửa vào thành công (và thất bại). Một nửa còn lại phụ thuộc vào những kỹ năng quan hệ, sự đồng cảm, thái độ dấn thân của người tư vấn vào khó khăn, thách thức cùng khách hàng. Sự tin cậy về trình độ chuyên môn, sự khâm phục về thái độ và tinh thần làm việc chuyên nghiệp của chuyên gia tư vấn là một trong những điều kiện cần để dẫn đến sự cam kết của khách hàng. Kinh nghiệm bản thân cho thấy ở đâu có được sự cam kết và quyết tâm thật sự của khách hàng thì khả năng thành công của các dự án tư vấn là khá cao, nếu không nói là chắc chắn, dù thành công đạt được là không dễ. Thoạt tiên tôi nghĩ đây có thể là đặc thù của môi trường kinh doanh tại Việt nam với những nét văn hóa “phụ thuộc mạnh vào bối cảnh” (high context). Nhưng thật ra, điều này là phổ biến trên phạm vi toàn cầu, theo những gì mà tôi tiếp thu được từ chương trình đào tạo MCI.

Tích hợp càng cao, lợi thế càng lớn Trải qua một số dự án tư vấn cho khách hàng, tôi nhận ra trong thời gian gần đây có một xu hướng tích hợp các nội dung, phạm vi tư vấn khác nhau vào một dự án. Chẳng hạn tích hợp xây dựng cùng lúc hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, hệ thống quản trị tinh gọn và/ hoặc ERP. Mặc dù doanh nghiệp thực hiện dự án cải tiến quản lý theo cách này sẽ phải đối mặt nhiều thách thức về quản lý nguồn lực một cách ổn định và duy trì hoạt động bình thường; nhưng nếu được quản lý chặt chẽ và đội ngũ chuyên gia tư vấn giỏi thì doanh nghiệp sẽ gặt hái nhiều thành công nhờ khai thác tối đa tính tương tác, liên thông của từng hệ quản lý, đồng thời tiết giảm nhiều chi phí và thời gian hơn nếu làm từng hệ riêng lẻ.Tuy nhiên, những dự án tư vấn tích hợp đỏi hỏi công ty tư vấn phải có đủ chuyên gia cho từng lĩnh vực và khả năng phối hợp rất tốt của những chuyên gia này trong quá trình thực hiện dự án. Điều phối dự án tích hợp

sẽ khác nhiều với những dự án riêng lẻ cả về bản chất và phương pháp. Đó cũng là sự khác biệt mà công ty chúng tôi đang nỗ lực xây dựng để tạo được vị thế trên thị trường tư vấn hiện nay.

Định giá tư vấn – thế nào là hợp lýThị trường tư vấn quản lý doanh nghiệp tại Việt nam đang định hình và hình thành những mặt bằng, đẳng cấp khác nhau. Ngoại trừ những công ty tư vấn tên tuổi của nước ngoài, các công ty tư vấn Việt Nam thường đưa ra các gói tư vấn với giá phí dựa cơ bản trên lượng ngày công chuyên gia, hoặc khoán theo mục tiêu, hoặc tỷ lệ theo giá trị gia tăng. Mỗi cách tính đều có những điểm thích hợp riêng, tùy theo lựa chọn của khách hàng. Song câu hỏi là phí tư vấn bao nhiêu là phù hợp, không đắt, không rẻ? Tôi đề nghị hai cách suy nghĩ về vấn đề này:Thứ nhất, phí tư vấn dựa trên việc trả lời câu hỏi: “Nếu không thuê tư vấn thì doanh nghiệp có thể bị thiệt hại gì, thiệt hại bao nhiêu?”. Phí tư vấn sẽ không được cao hơn những thiệt hại ước tính này.Thứ hai, phí tư vấn dựa trên việc trả lời câu hỏi: “ Nếu thuê tư vấn, thì doanh nghiệp gia tăng được giá trị gì, gia tăng bao nhiêu?”. Phí tư vấn cũng không được cao hơn những lợi ích dự tính này.Tôi thiên về cách thứ hai để định giá phí tư vấn.Trong phạm vi của một bài chia sẻ cảm nhận, tôi rất mong nhận được sự đồng cảm từ các bạn đồng nghiệp, bạn đọc và quý khách hàng. Hẳn sẽ có những ý kiến trái chiều về những quan điểm đã nêu. Bất luận thế nào, tôi vẫn cảm ơn Ban tổ chức Diễn đàn đã cho tôi cơ hội quý giá này.

“Tôi ví nghề tư vấn như Bác sĩ của doanh

nghiệp. Không biết tôi có quá

mạo muội không khi cho rằng người Việt ít chú trọng sức

khỏe bản thân, chỉ khi đổ bệnh họ mới chịu đi

khám bệnh hoặc tự kê toa uống

thuốc...”nguyễn Hữu Lộc

Giám đốc Công ty CP Tư vấn quản lý Nhân sự Việt - MANAGENE

Page 10: Nghề tư vấn No.1

Chương trình EMBA - MCI 10

A N D -TOSS, AND LOSE,

AND START AGAIN AT YOUR BEGINNINGS AND NEVER

BREATHE A WORD ABOUT YOUR LOSS; IF YOU CAN FORCE YOUR

HEART AND NERVE AND SINEW TO SERVE Y O U R

TURN LONGAFTER THEY ARE GONE, AND SO HOLD ON WHEN THERE IS

NOTHING IN YOU EXCEPT THE WILL WHICH SAYS TO THEM: ‘HOLD ON!’ IF YOU CAN TALK WITH CROWDS AND KEEP YOUR VIRTUE, OR WALK

WITH KINGS - NOR LOSE THEC O M M O N T O U C H ,IF NEITHER FOES NOR LOVING FRIENDS CAN HURT YOU, IF ALL MEN COUNT WITH YOU, BUT NONE TOO MUCH; IF YOU CAN FILL THEU N F O R G I V I N G MINUTE WITH SIXTY SECONDS’ WORTH OFDISTANCE RUN,YOURS IS THE EARTH AND

EVERYTHING THAT’S IN IT, AND - WHICH IS MORE - YOU’LL BE A MAN, MY SON!ruDYArD KIPLInG (1865–1936)

IF YOU CAN KEEP YOUR HEAD WHEN ALL ABOUT YOU ARE LOSING THEIRS AND BLAMING IT ON YOU,IF YOU CAN TRUST YOURSELF WHEN ALL MEN DOUBT YOU, BUT MAKE

ALLOWANCE FOR THEIR DOUBTING TOO; IF YOU CAN WAIT AND NOT BE TIRED BY WAITING, ORBEING LIED ABOUT, DON’T DEAL IN LIES,OR BEING HATED, DON’T GIVE WAY TO HATING, AND YET DON’T LOOK TOO GOOD, NOR TALK TOO WISE: IF YOU CAN DREAM - AND NOT MAKE DREAMS YOUR MASTER; IF YOU CAN THINK - AND NOT MAKE THOUGHTS YOUR AIM; IF YOU CAN MEET WITH TRIUMPH AND DISASTER AND TREAT THOSE TWO IMPOSTORS JUST THE SAME; IF YOU CAN BEAR TO HEAR THE TRUTH YOU’VE SPOKEN TWISTED BY NAVES TO MAKE A TRAP FOR FOOLS, OR

WATCH THE THINGS YOU GAVE YOUR LIFE TO, BROKEN,

AND STOOP AND BUILD ‘EM UP WITH WORN-OUT TOOLS: IF YOU CAN MAKE ONE HEAP OF ALL YOUR WINNINGS AND RISK IT ON ONE TURN OF PITCH-

Đồng hành cùng Diễn đàn Tư vấn Quản trị Tái cấu trúc Doanh nghiệp dưới góc nhìn của Chuyên gia Tư vấn và Khách hàng Doanh nghiệp.

Page 11: Nghề tư vấn No.1

11Chương trình EMBA - MCI

Bài thơ “If” của Rudyard Kipling (1865–1936), văn thi sĩ người Anh sinh tại Ấn Độ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ thứ 20. Rudyard Kipling nổi tiếng với khả năng quan sát, trí tưởng tượng rực rỡ, độ chín muồi tư tưởng và tài năng thuật truyện xuất sắc. Ngoài ra ông là một nhà thơ xuất chúng. If (Nếu) là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Cuối thế kỷ 20, đài BBC đã đề nghị thính giả chọn những bài thơ hay nhất của các nhà thơ Anh. Có hàng nghìn người tham gia và kết quả là bài thơ If được chọn nhiều nhất, mở đầu cho tập Những bài thơ hay nhất của nước Anh. Năm 1907, ông được trao giải Nobel khi mới 42 tuổi – là người trẻ tuổi nhất trong lịch sử giải Nobel Văn học.

Bài thơ này đã được tiến sĩ Koen-raad Tomissen chọn viết lời mở đầu cuốn sách gối đầu nằm cho

những nhà tư vấn chuyên nghiệp “ An Innovative view of management con-sultancy Complemented by a com-prehensive selection of tools -- Tư vấn quản lý - Một quan điểm mới, với sự hỗ trợ của các công cụ toàn diện” (*) .

Trong bài thơ, Rudyard Kipling gieo những suy nghĩ và thời cuộc và đạo làm người cho người con trai . Ông dạy con biết tất cả những gì cần thiết để sống đúng nghĩa . Nhà tư vấn phải cư xử như những còn người bình thường với những phản ứng bình thường. Trên hết họ phải chuẩn bị đầy đủ cho công việc của mình, cũng như Kipling bảo con trai chuẩn bị cho cuộc sống thực tế.

Nếu con có thể bình tâm khi mà tất cảHết thảy kinh hoàng và đổ lỗi cho con Hãy nhớ, luôn luôn bình tĩnh và đừng hoảng loạn. Đây là phẩm chất không phải ai cũng có được. Là nhà tư vấn bạn phải luôn giữ bình tĩnh, sẵn sàng mọi ý tưởng rõ ràng và đương đầu với mọi tình huống gay go. Nói cụ thể, trạng thái tâm lý và phản ứng của bạn phải vững vàng hơn những người bình thường khác…..

Không nói những lời khôn, không ra vẻ thánh thầnBài học quan trọng và cơ bản ở đây là sự khiêm tốn. Là nhà tư vấn bạn hãy tránh xa từ “quá” vì chúng không mang lại lợi ích gì cả. Không nên sử dụng những câu, cụm từ, từ ngữ phức tạp và không cần thiết. Càng hiểu vấn đề bao nhiêu, bạn càng dễ dàng giải thích nó bấy nhiêu. Khách hàng không cần những từ ngữ học thuật khó hiểu, họ chỉ cần những giải pháp dễ hiểu và những giải pháp khả thi…..

Nếu con giữ tư cách khi nói chuyện với mọi ngườiHay khi ngồi với vua – thường dân không gián đoạn

Điều này không dễ dàng nhưng bạn phải cố gắng đạt tới vì chúng rất có giá trị. Đó là cố gắng giao tiếp với tất cả mọi người, không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm, nền giáo dục và địa vị xã hội. Là nhà tư vấn bạn phải trao đổi bằng cách trò chuyện với mọi người trong công ty khách hàng. Bạn cần giao tiếp với các cấp quản lý công ty và mọi nhân viên. Có những giao tiếp này, bạn dễ dàng tìm ra giải pháp cho công ty. Hãy cố gắng tận dụng mọi mối quan hệ qua giao tiếp với thái độ khiêm tốn để tìm ra giải pháp.

Nếu làm được như vậy mọi người sẽ ngưỡng mộ bạn, theo sự hướng dẫn của bạn và cùng bạn thực hiện giải pháp….

Nếu không để thiệt cho mình- dù với thù hay bạnKhông còn để ai nợ nần hay còn nợ gì ai.

Bạn phải độc lập hoàn toàn. Không ai có thể dùng đạo đức hay tiền bạc tấn công bạn. Bạn làm việc trong không khí thoải mái không bị áp lực- nơi đó bạn có thể nói sự thật và có thể hành động mà không cần quan tâm đến ý kiến của những người chung quanh….Mọi người có thể xem xét lại những điều bạn nói và bạn cũng nên cho họ cơ hội thể hiện ý kiến…Kết lại, chúng ta có thể sửa lại câu thơ cuối như sau:

Và - quan trọng hơn -giờ đây bạn có thể trở thành một nhà tư vấn quản lý

M.C

(*) Tác giả : Dr. Korenraad Tomissen

Page 12: Nghề tư vấn No.1

Chương trình EMBA - MCI 12

Logo tổ chức FIBAA

Ông Beat Wafler - lãnh sự quán Thụy Sĩ tại Việt nam trao đổi với học viên tiềm năng về chương trình EMBA - MCI

Ở Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng, sự “nở rộ” của các chương trình đào tạo liên kết quốc tế có lẽ là để đáp lại tâm lý “sính ngoại” của người Việt. Khái niệm quốc tế được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau từ việc trang bị cơ sở vật chất hiện đại như: phòng học máy lạnh, trang bị Projector, wifi, cung cấp dịch vụ, học phí... Tuy nhiên sự xuất hiện ngày càng nhiều của các chương trình liên kết ở bậc đại học và cao học cũng khiến các “thượng đế” hoa mắt. Vậy đâu là cái lõi thật sự của một chương trình cao học mang tính quốc tế?

Chương trình được công nhận chất lượng bởi một tổ chức kiểm định có uy tín trên thế giới.Đây là yêu cầu có thể nói là tiên quyết. Một số tổ chức kiểm định uy tín trên thế giới như: AACSB, AMBA, ACBSP, IACBE, và FIBAA. Tuy nhiên cứ không phải có kiểm định và công nhận là được mà người học cần xem xét đến phạm vi, giá trị của kiểm định. Một chương trình chất lượng quốc tế thì phải được kiểm định ở cả hai đơn vị đối tác và đơn vị triển khai chương trình. Ví dụ chương trình EMBA-MCI được FIBAA kiểm định chất lượng ở trường đối tác liên kết Thụy Sĩ UNW (University of Applied Sciences North-western Switzerland) và cả ở trường triển khai chương trình ở Việt Nam, Đại Học Bách Khoa Tp. HCM.

Chương trình được triển khai ở nhiều quốc gia khác nhau.Điều này không những thể hiện tính phổ biến của chương trình ở phạm vi toàn cầu mà nó còn giúp người học có nhiều sự lựa chọn cho từng môn học ở các quốc gia có triển khai chương trình. Có hai lợi ích cơ bản: thứ nhất, nó phù hợp với những học viên là các doanh nhân, quá bận rôn với công việc và thường xuyên phải di chuyển. Thứ hai, giúp người học tiếp thu các nên văn hóa khác nhau và có những trải kiệm thực tế môi trường kinh doanh khác nhau, hỗ trợ họ rất nhiều trong phát triển kinh doanh. Trong một bài viết được đăng trên hbr.org, hai tác giả John Coleman và Bill George nhận định rằng: “Để trở thành một

Page 13: Nghề tư vấn No.1

13Chương trình EMBA - MCI

Giao lưu quốc tế với sinh viên EMBA - MCI trong buổi tiệc Year end Party 2010

quản lý tầm vóc quốc tế, yêu cầu nhà lãnh đạo phải trải nghiệm tại nhiều quốc gia khác nhau để thật am tường sự đa dạng trong văn hoá, khả năng ứng dụng lý thuyết học được vào công việc thực tiễn và xây dựng nên mối quan hệ toàn cầu. Các tập đoàn đều muốn tìm kiếm những nhà lãnh đạo có thể thích ứng với nhiều nền văn hóa, am hiểu nhiều ngôn ngữ và hiểu rõ sự khác biệt trong kinh doanh ở những nơi khác nhau”. Chương trình EMBA-MCI được tổ chức giảng dạy ở nhiều quốc gia như Thụy sĩ, Đức, Anh, Trung Quốc, Thái Lan, vì vậy học viên có thể chọn tham gia một số môn học

tại các quốc gia khác nhau (tùy theo thời khóa biểu cụ thể) và có thể chọn học học kỳ cuối ở Thụy sĩ với mức học phí cạnh tranh.Sự đa đạng hóa đội ngũ giảng viên của chương trình.Đội ngũ giảng viên của chương trình ngoài việc phải thỏa mãn các yêu cầu khác nhau như tổ chức kiểm định, yêu cầu về học vị, yêu cầu về kinh nghiệm giảng dạy, … thì sự đa dạng hóa trong đội ngũ giảng dạy cũng là một yếu tố quan trọng. Đội ngũ giảng viên chương trình EMBA-MCI đều là các Tiến sĩ, Giáo sư có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy ở các trường

đại học đồng thời cũng là các chuyên gia hàng đầu Châu Âu trong lĩnh vực tư vấn quản lý. Sự đa dạng này giúp cho học viên có thể tiếp cận được nhiều phương pháp, công cụ, tư duy mới trong quản lý cũng như khả năng nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau.

Tính quốc tế thể hiện ở chính bản thân người học.Chương trình EMBA-MCI năm nay lại tiếp tục đón nhận 2 sinh viên quốc tế. Sự đa dạng trong ngành nghề, vị trí công tác, quốc tịch là một đặc điểm quan trọng của một chương trình EMBA quốc tế. Trong ba năm 2010, 2011 và 2012, chương trình EMBA-MCI đã đón nhận 14 sinh viên quốc tế đến từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Đức, Hàn Quốc và Singapore. Nguồn học viên đa dạng từ nhiều quốc tịch khác nhau giúp các học viên có thể tiếp cận, tìm hiểu những đặc trưng văn hóa khác nhau, mở rộng hiểu biết về văn hóa giao tiếp cũng như đặc trưng kinh doanh vùng miền. Một giá trị khác nữa là các cách tiếp cận vấn đề khác nhau giúp mỗi người học được nhiều hơn từ bạn be ngoài các Giáo sư và làm cho không khí lớp học thêm sinh động.

Hoạt động ngoại khóa kết thúc học kỳ MCI Team

Page 14: Nghề tư vấn No.1

Chương trình EMBA - MCI 14

Chiếc xe chở 35 người gồm cả thầy và trò đến từ hơn 20 doanh nghiệp trong và ngoài nước

xuất phát lúc 6h30 từ Đại học Bách Khoa, và đến 10h xe từ từ lăn bánh vào khuôn viên trụ sở chính nhà máy mía đường Bourbon Tây Ninh. Đoàn được chị Trúc, trợ lý Tổng Giám Đốc, cũng là học viên của chương trình khoá 2010 -2012, đón tiếp rất nồng nhiệt. Ông Nguyễn Bá Chủ, Tổng Giám Đốc, đã mở đầu chuyến tham quan bằng phần giới thiệu những nét chính về công ty (lịch sử hình thành, quá trình phát triển, chiến lược, quy mô sản xuất…) Các câu hỏi liên tục được đặt ra cho thấy sự quan tâm của học viên đối với môn học cũng như các chiến lược phát triển công ty. Sau giờ ăn trưa

cùng ban lãnh đạo công ty, các học viên tiếp tục được nghe anh Phạm Hồng Dương, Giám đốc Nhà Máy giới thiệu về quy trình các công nghệ sản xuất mía đường. Đoàn được chia thành 2 nhóm tham quan công ty, từ khâu chọn lọc nguyên liệu đầu vào đến khi ra thành phẩm. Các học viên thực sự ấn tượng với các dàn máy khổng lồ chạy hoàn toàn tự động theo một quy trình khép kín, áp dụng các công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu và hoàn toàn không đòi hỏi nhiều sức lao động của con người. Quan sát quá trình vận hành, quả thực công suất xử lý 8000 – 9000 tấn mía/ngày như ông Chủ đã trình bày là điều hoàn toàn có thể. Đây thực sự là một trải nghiệm lý thú cho đoàn tham

quan, ngay cả những học viên có thâm niên làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất. Chuyến tham quan kết thúc bằng những shot hình chụp lưu niệm tại công ty, những món quà bé nhỏ mà chương trình EMBA-MCI gửi đến công ty Bourbon như lời cảm ơn những nỗ lực hỗ trợ để đem lại cho học viên những cơ hội thực tế và thực hành tư vấn chiến lược như một phần của chương trình đào tạo. Chương trình cũng cam kết tổ chức ngày càng nhiều các chuyến tham quan doanh nghiệp thực tế để học viên có điều kiện phát huy nhiều hơn các kiến thức đã học vào thực tiễn.

MCI Team

Anh T. Khiêm - Quản đốc nhá máy đang giới thiệu công đoạn cuối để ra sản phẩm đường

Page 15: Nghề tư vấn No.1

15Chương trình EMBA - MCI

Các chuyến tham quan công ty đã trở thành hoạt động thường niên của chương trình cao học Thạc Sỹ Quản trị Kinh Doanh, chuyên ngành Tư vấn Quản lý Quốc Tế (EMBA-MCI) trong môn học Strategy Consulting. Năm nay, học viên chương trình được trải nghiệm tư vấn doanh nghiệp tại công ty Bourbon Tây Ninh vào ngày 18/02/2012. Dù chuyến tham quan mất nhiều thời gian hơn dự kiến, tất cả các học viên đều cảm thấy vui và hài lòng với những trải nghiệm của chuyến đi.

Công đoạn cuối cùng đường thành phẩm được đóng bao và đưa vào kho

Page 16: Nghề tư vấn No.1

Chương trình EMBA - MCI 16

Với mong muốn được giao lưu gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, củng cố và mở rộng mối quan

hệ, ngay từ khóa học đầu tiên các học viên của chương trình EMBA – MCI đã đề xuất ý tưởng tổ chức buổi tiệc tất niên cuối năm. Sau một thời gian lên kế hoạch tổ chức, buổi tiệc Year End Party 2010 lần đầu tiên đã được tổ chức tại nhà riêng của anh Huỳnh Thành Chung – học viên Intake 1. Nối tiếp những thành công trong công tác tổ chức năm 2010, bữa tiệc Year End Party 2011 tiếp tục được diễn ra tại công ty của anh Thành Chung.

Nội dung chi tiết của chương trình được thiết kế bởi các thành viên của Intake I với mong muốn tạo ra một khoảng thời gian ý nghĩa cho học viên các khóa để chia sẻ kinh nghiệm học tập, thư giãn và cũng là cơ hội để các thành viên thể hiện tài năng bằng các tiết mục văn nghệ.Bên cạnh đó, chương trình còn dành khá nhiều thời gian cho việc tổ chức các trò chơi team building để những người tham dự có cơ hội tương tác với nhau nhiều hơn. Trong năm 2011, ý tưởng về việc thành lập Hiệp hội Tư vấn cũng được đề xuất và đem ra thảo

luận. Những người sáng lập mong muốn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ văn phòng và các học viên MCI. Kế hoạch cụ thể để triển khai việc thành lập hiệp hội này đã được gửi đến các học viên sau khi nghỉ Tết Nguyên đán 2012.Về phía văn phòng chương trình MCI, Giám đốc chương trình và các nhân viên phụ trách rất ủng hộ hoạt động thường niên này. Qua hai lần tổ chức văn phòng đều cử người tham dự, ủng hộ công tác tổ chức bằng cách tài trợ và truyền thông rộng rãi. Tại buổi tiệc năm 2011, TS. Vũ Thế Dũng – Giám đốc chương trình đã chia sẻ mong muốn hoạt động này sẽ được duy trì và phát triển hơn nữa về nội dung và hình thức tổ chức vì một cộng đồng MCI gắn kết và phát triển bền vững.

TS. Vũ Thế Dũng – phát biểu khai mạc

Minh Trí + Vi Thư trong “ngày xuân vui cưới” – giải nhất “Just the two of us”

H.Đ.n

VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG

Page 17: Nghề tư vấn No.1

17Chương trình EMBA - MCI

nhân viên chương trình MCI tham gia nhiệt tình vào các trò chơi tập thể

Year - End Party 2010

Cùng nhau chuẩn bị tiệc buffet

Các học viên trao đổi tự chuẩn bị cooktail cho mình

Tiết mục “Phố hoa” mở màn phần thi “MCI Got Talent” – của chị Kim Thu học viên Intake 2

Phần giao lưu giữa học viên Tuấn Kiệt và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng

Page 18: Nghề tư vấn No.1

Chương trình EMBA - MCI 18

Ngày nay khi khái niệm quản trị chuyên nghiệp đã trở nên hết sức phổ biến thì MBA (Bằng cao

học về quản trị kinh doanh) trở thành một thứ trang sức danh giá cho giới lao động trí thức đang mơ ước định vị bản thân trong vai trò nhà quản lý cao cấp. Ở Việt Nam, các chương trình đào tạo MBA đầu tiên đã được thành lập từ khoảng 1 thập niên trước. Dày dạn kinh nghiệm nhất có lẽ là chương trình MSM MBA của Đại học Bách Khoa Tp.HCM (liên kết giữa Khoa Quản Lý Công Nghiệp và Maastricht School of Management của Hà Lan) đến nay đã bước vào tuổi 12. Cho đến nay riêng ở TP.HCM đã có hơn chục chương trình liên kết quốc tế (một đối tác Việt Nam và một đối tác nước ngoài) chuyên đào tạo MBA, tạo ra sự sôi động và đa dạng cho “sản phẩm này” nhưng cũng làm cho các “thượng đế” phải rối trí khi quyết định chọn chương trình nào để “gửi tấm thân”. Hơn 10 chương trình đều là sự hợp tác giữa một cơ sở đào tạo trong nước và một trường nước ngoài. Hiện nay các trường quốc tế đến từ rất nhiều quốc gia như Thái Lan, Úc, Anh, Mỹ, Hà Lan, Pháp và Bỉ. Bằng cấp đa phần do trường nước ngoài cấp, một vài chương trình cấp bằng do hai bên đối tác cùng ký. Thời gian học cũng rất khác nhau, giao động từ 1-3 năm, trung bình khoảng 18- 24 tháng. Giá cả cũng rất đa dạng, thấp nhất khoảng hơn 5,000USD và cao nhất khoảng 18,000 USD. Thời gian học chủ yếu là học các buổi tối và những ngày cuối tuần vì học viên đa số đang đi làm. Hầu hết các chương trình đều đào tạo toàn thời gian tại Việt Nam để tiết kiệm chi phí, có một số chương trình cho phép học giai đoạn 2 tại nước ngoài như chương trình MCI đào tạo Tư Vấn Quản Lý Quốc Tế (Thụy sĩ) của ĐH Bách Khoa Tp.HCM hay chương trình liên kết với Houston-Clear Lake, USA của ĐH Quốc Gia Tp.HCM.Về chương trình đào tạo, nói chung chưa có nhiều sự khác biệt, hầu hết các chương trình đều thiên về đào tạo quản trị kinh doanh tổng quát, dù một vài chương trình có định hướng về Marketing, Tài Chính, hay Nhân Sự nhưng số lượng các môn học/ chuyên đề về các lĩnh vực chuyên sâu này không nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn một vài chương trình lựa chọn các chuyên ngành sâu của quản trị kinh doanh đáng chú ý như Quản trị chiến lược (Strategic Management), Quản Lý Dự Án (Project Management), hay Quản Trị Tư Vấn Quốc Tế (Management

MBA khắp mọi nơi… “thượng đế kêu trời…!”

Page 19: Nghề tư vấn No.1

19Chương trình EMBA - MCI

Consulting International) của ĐH Bách Khoa Tp.HCM, Quản Lý Công Nghiệp của chương trình Việt Pháp, hệ thống thông tin của Việt Bỉ.Ngôn ngữ giảng dạy chính của tất cả các chương trình là tiếng Anh, một vài chương trình có thể xen kẽ tiếng Việt hay tiếng Pháp. Điều kiện nhập học thường yêu cầu tốt nghiệp một bằng đại học (bất cứ ngành nào), có kinh nghiệm làm việc, khả năng tiếng Anh. Các ứng viên cũng có thể phải trải qua các bài kiểm tra logic và phỏng vấn trực tiếp.Chọn lựa MBA chất lượng cao. Làm thế nào để chọn được một chương trình MBA chất lượng cao mà không phải ân hận?Có nhiều tiêu chí cần cân nhắc thật kỹ. Đầu tiên cần chú ý đến danh tiếng hay thứ hạng của các trường nước ngoài sẽ cấp bằng vì các trường nước ngoài có biên độ khá rộng về tiêu chuẩn chất lượng và quan điểm giảng dạy. Có một vài cơ sở dùng để đánh giá một trường đại học quốc tế như thứ bậc của trường hay chương trình thuộc trường trong các bảng xếp hạng uy tín và các tổ chức kiểm định công nhận chương trình của các trường này. Cụ thể trong ngành quản trị kinh doanh có một số tổ chức kiểm định (accreditation) uy tín như AACSB, AMBA, ACBSP, IACBE, và FIBAA. Các trường hay chương trình quản trị kinh doanh được các tổ chức này kiểm định và công nhận là các trường uy tín, chất lượng đảm bảo. Bên cạnh uy tín của các trường quốc tế, uy tín của đối tác trong nước (liên kết) cũng hết sức quan trọng. Vì

phần lớn chương trình học được vận hành tại Việt Nam, do đối tác phía Việt Nam chịu trách nhiệm, nên chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào đối tác này. Họ có kinh nghiệm tổ chức và phục vụ giảng dạy chất lượng cao? Cơ sở vật chất (phòng học, thư viện, thư viện online, các dịch vụ chức năng khác) có đảm bảo chất lượng quốc tế? Thông thường thì sẽ có một tỷ lệ nhất định giảng viên quốc tế và giảng viên trong nước. Điều này không đáng lo ngại. Nhưng cần biết rõ ai, giảng viên nào sẽ tham gia giảng dạy và uy tín học thuật của họ có đảm bảo không. Có rất nhiều chương trình được mở ra nhưng không chuẩn bị được đội ngũ giảng dạy nên rất bị động khi sắp xếp lịch học cho học viên. Bên cạnh giảng viên, một số chương trình như MSM

TS. Vũ Thế Dũng

hay EMBA-MCI còn cung cấp các dịch vụ trợ giảng. Đây là một dịch vụ giá trị gia tăng khá quan trọng khi giảng viên người nước ngoài sẽ về nước sau khi giảng dạy, các trợ giảng sẽ giúp học viên giải đáp các thắc mắc liên quan đến bài giảng. Liên quan đến chất lượng giảng dạy, người học cũng cần chú ý đến nội dung các môn/ chuyên đề được giảng dạy. Nên đọc chi tiết các tóm tắt môn học (course description) và nếu được thì đọc cả nội dung chi tiết môn học (course syllabus). Đừng chỉ chú trọng vào số lượng và tên môn học vì những thứ này thường không thể hiện đúng bản chất một chương trình. Một điểm quan trọng nói lên chất lượng và uy tín của một chương trình MBA chính là đội ngũ những cựu học viên. Nếu

đội ngũ này đến từ các doanh nghiệp lớn có tên tuổi và bản thân các cựu học viên là những nhân vật có uy tín trong xã hội thì đây chính là thước đo chất lượng quan trọng. Trước khi quyết định chọn học nên gọi điện hay nói chuyện với một vài cựu học viên để có những thông tin chi tiết hơn. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng là chi phí. Tiền nào thì của nấy có thể khẳng định rằng không thể có một chương trình MBA chất lượng cao giá rẻ. MBA là một khoản đầu tư lớn nhưng nếu biết đầu tư đúng chỗ sẽ là một khoản đầu tư sáng giá cho tương lai.

Giờ học Communication Skills in Consulting - lớp MCI 3

PrE-MBA: Nét đặc trưng của chương trình EMBA-MCI Nhằm tạo tiền đề và bổ sung một số kiến thức về kinh tế cho các học viên mong muốn theo học MBA trong tương lai. Năm 2012, chương trình Thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên ngành Tư vấn Quản lý Quốc tế (EMBA-MCI) – Đại học Bách Khoa Tp.HCM tiếp tục mở lớp Pre-MBA. Với 2 nội dung chính: Kiến thức về quản trị - kinh tế và kiến thức về ngoại ngữ (tiếng anh). Tham dự lớp học này là các ứng viên tiềm năng của chương trình EMBA-MCI, các ứng viên tốt nghiệp đại học các chuyên ngành không thuộc nhóm ngành kinh tế hoặc các ứng viên muốn nâng cao kiến thức tiếng anh, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng đọc hiểu, viết, trình bày. Và các ứng viên muốn làm quen môi trường học thuật trước khi tham gia chương trình MBA chính thức. Sau khi hoàn tất khóa học với các giảng viên đến từ Thụy Sỹ hoặc Việt Nam, học viên sẽ được cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa học (Certifica-tion of Completion).Thông tin chi tiết tại: www.mba-mci.edu.vnhoặc 0983 851 566 (Ms.Thủy)

(MCI news)

Page 20: Nghề tư vấn No.1

Chương trình EMBA - MCI 20

Câu chuyện trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên, học sinh không còn là đề tài mới. Ở

trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM vấn đề này đã được thảo luận một cách rộng rãi ở các hội nghị cấp khoa, trường với sự tham gia của các giảng viên, sinh viên, các nhà quản lý giao dục. Tuy đã có được nhận thức chung về tầm quan trọng của vấn đề này, nhưng việc triển khai giảng dạy kỹ năng mềm luôn có nhiều thách thức. Bài viết này phân tích 3 thách thức lớn của việc giảng dạy kỹ năng mềm tại trường đại học và chia sẻ kinh nghiệm của VPĐTQT (OISP) về vấn đề này.Ba thách thức lớnThách thức đầu tiên đến từ thiết kế chương trình đào tạo. Các câu hỏi cơ bản thường đặt ra trong quá trình thiết kế môn học này: kỹ năng nào cần giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, thời lượng giảng dạy, phương pháp đánh giá. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều tài liệu, sách, chương trình huấn luyện, hội thảo về kỹ năng mềm, kỹ năng sống. Tuy nhiên trong nhiều năm tham gia chỉ đạo thiết kế môn học, xây dựng bài giảng và trực tiếp đứng lớp giảng dạy ở Khoa QLCN và OISP, chúng tôi nhận thấy hiện nay chưa có một bộ giáo trình giảng dạy tốt nội dung này ở bậc đại học. Đa phần các sách hay tài liệu tiếng Việt hiện nay đều được viết ở dạng chia sẻ kinh nghiệm thiếu các cơ sở lý thuyết nền tảng cần thiết trong các giáo trình ở bậc đại học. Các tài liệu nước ngoài được biên soạn công phu hơn tuy nhiên cầm phải điều chỉnh nhiều khi đưa vào giảng dạy trong bối cảnh Việt Nam do tính tình huống cao của môn học. Do vậy nhu cầu phát triển một bộ giáo trình giảng dạy môn học này là quan trọng và cấp thiết. Thách thức thứ hai là về đội ngũ giảng dạy và phương pháp giảng dạy. Do

yêu cầu quan trọng là trang bị kỹ năng cho sinh viên, môn học đòi hỏi tính thực hành, tương tác và linh hoạt rất cao trong quá trình giảng dạy và huấn luyện. Điều này là thách thức khá lớn với các thầy cô đã quen giảng dạy lý thuyết hoặc thực hành chuyên ngành hẹp. Chưa kể đến để giảng dạy kỹ năng mềm chính các thầy cô cũng phải là những nhà thực hành kỹ năng mềm xuất sắc. Điều này thực sự là một thách thức với đội ngũ. Việc mời các nhà huấn luyện bên ngoài vào môi trường đại học cũng gặp một số trở ngại khác biệt về giá trị. Khác biệt về giá trị là thực tiễn rất rõ nét vì đứng trên bục giảng trường đại học có yêu cầu và đặc thù hoàn toàn khác với môi trường đào tạo thông thường trong xã hội. Thách thức thứ ba đến từ bản chất môn học – tính ren luyện và tự ren luyện. Để có thể phát triển kỹ năng người thầy thông qua bài giảng và các công cụ trong lớp học cố gắng tác động vào nhận thức và sau đó hình thành thái độ và thay đổi hành vi người học. Tác động vào nhận thức và thái độ là cái dễ làm hơn, trong khi để tác động vào hành vi và hình thành thói quen (kỹ năng) thì đòi hỏi thời gian ren luyện và thực hành. Do thời lượng của lớp học giới hạn thời gian cho thực hành kỹ năng thường không nhiều. Mặc khác, vì lớp học đông, thông thường chỉ một số sinh viên/ hoặc nhóm sinh viên được yêu cầu thực hành trước lớp, trong khi nhu cầu thực hành phải đạt đến mức độ từng cá nhân. Ngoài ra, môi trường thực hành trong không gian lớp học thường không thuận tiện các kỹ năng mềm thường xuất hiện trong các tình huống sống cụ thể mà không gian lớp học thường khó tái hiện. Đây cũng là một hạn chế của thiết kế lớp học đối với môn học này.

Lớp học là điểm bắt đầu – rèn luyện kỹ năng trong từng hoạt động sinh viên – Thầy là người hướng dẫn Lớp học chỉ là điểm khởi đầu cho một quá trình học tập liên tục (continuous learning process) và người Thầy bên cạnh vai trò truyền thụ kiến thức, đóng vai trò người hướng dẫn/ người thúc đẩy, góp ý và phản hồi cho những nỗ lực tự thay đổi, tự ren luyện của sinh viên. Không gian học không kết thúc trong lớp học mà mở rộng ra tất cả các hoạt động sinh viên được thiết kết đồng bộ với mục tiêu đào tạo và chương trình đào tạo kỹ năng mềm. Về chương trình đào tạo: từ học kỳ 1 năm học 2009-2010, OISP triển khai chương trình đào tạo Kỹ năng mềm cho toàn bộ sinh viên OISP. Nội dung bao gồm 2 phần chính là phương pháp học tập tại đại học và kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng công tác xã hội, kiến thức xã hội, xây dựng và phát triển quan hệ, và kỹ năng giao tiếp trong môi trường đa văn hóa. Toàn bộ bài giảng đã được chuẩn hóa từ năm học 2009 đến nay.

Page 21: Nghề tư vấn No.1

21Chương trình EMBA - MCI

Hiện OISP đã thành lập nhóm viết giáo trình “Giáo Dục Kỹ Năng Mềm cho sinh viên” để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo môn học này sử dụng cho học kỳ 1, 2012-2013.Về tổ chức lớp học: Lớp học tổ chức ở qui mô nhỏ khoảng 25-30 sinh viên. Các nhóm 5-6 sinh viên được phân công một dự án nhóm về các đề tài xã hội mà các em quan tâm ngay từ đầu học kỳ. Nhiệm vụ của nhóm là thâm nhập xã hội và tìm kiếm, xử lý thông tin và báo cáo cho cả lớp về đề tài. Mỗi nhóm được yêu cầu thiết kế 1 video clip của mình và trình chiếu trong buổi thuyết trình. Mỗi lớp sẽ chọn ra 1 nhóm xuất sắc nhất và video clip xuất sắc nhất để tham dự vòng chung kết Presentation Contest và Film Festival. Qua cuộc thi này, sinh viên học được hàng loạt các kỹ năng như làm việc nhóm, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình, thiết kế - quay - biên tập video clips, cũng như kiến thức và bài học xã hội từ chính đề tài của mình và các bạn trong lớp.Hoạt động sinh viên: OISP tổ chức rất nhiều các hoạt động ngoại khóa để

sinh viên có điều kiện thực hành các kỹ năng của mình trong không gian thực. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là OISP Camp. Hội Trại OISP đã tổ chức liên tiếp trong 3 năm 2009, 2010, 2011 và đã trở thành một hoạt động truyền thống được mong đợi của sinh viên. Đặc điểm của hội trại này là do sinh viên tự xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch, vận động tài trợ, triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, đêm văn nghệ của hội trại bao gồm rất nhiều các tiết mục đa dạng từ đơn ca, hợp ca, nhảy hiện đại, múa truyền thống, kịch, hợp tấu, thời trang. Các tiết mục này được các em luyện tập trong suốt một học kỳ, được dàn dựng công phu, trải qua 2 vòng sơ tuyển mới được chọn vào vòng chung kết biểu diễn trong đêm văn nghệ của hội trại. Để hội trại diễn ra thành công, có sự tham gia tích cực trong mọi vai trò của hơn 200 sinh viên OISP. Thông qua 3 tháng chuẩn bị và 2 ngày hội trại các em đã học được vô vàn các kỹ năng thiết yếu của cuộc sống nhưng cao hơn hết là tinh thần đoàn kết, tình đồng đội, và niềm tự hào về những đóng góp nỗ lực của chính mình và be bạn.

1. Presentation Contest: thay vì các đề tài xã hội nói chung, các em sinh viên sẽ thiết kế các dự án hỗ trợ cộng đồng như giúp đỡ trẻ em ngheo, người khuyết tật, bảo vệ môi trường…2. Bản tin lớp: mỗi lớp sẽ được yêu cầu viết bài, hình ảnh về các hoạt động của lớp mình trong suốt học. Bản tin được yêu cầu thiết kế chuyên nghiệp, đẹp mắt với chất lượng nội dung tốt sẽ là sân chơi thú vị để sinh viên ren luyện kỹ năng viết báo và thiết kế. Các lớp sẽ tham gia thi dành giải “Báo Chí OISP 2012” và giải “Cây Bút Sinh Viên Quốc Tế”.3. Orientation tours: Khám phá Sài Gòn – dành cho các tân sinh viên ngoại tỉnh và quốc tế tham gia tìm hiểu thành phố nơi mình sẽ học tập và sinh sống.4. Lớp chuyên đề biểu diễn, nhảy hiện đại, thanh nhạc cho sinh viên. Trên cơ sở đó phát triển thành các câu lạc bộ kỹ năng một cách bền vững tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên. Các tiết mục này sẽ trược trình diễn trong Welcome Day, Hội trại, Đêm hội OISP hay các sự kiện khác trong trường.5. Về đánh giá: giảng viên sẽ chuyển trọng tâm đánh giá từ nhóm sang đánh giá và phản hồi cho từng cá nhân. Mỗi sinh viên sẽ có phiếu nhận xét riêng sau từng kỹ năng. Việc này là để cải thiện chất lượng kỹ năng đến từng cá nhân sinh viên.

Đầy tự tin và phong độ, các chàng trai lớp SK2đã giành giải quán quân cuộc thi Prresentation Contest 2011

Dũng Vũ

Page 22: Nghề tư vấn No.1

Chương trình EMBA - MCI 22

Ra đời tại Văn phòng đào tạo Quốc Tế, trong

lòng Đại học Bách Khoa TP.HCM – nơi đang quản lý và vận hành 7 chương trình đào tạo Liên kết Quốc tế, OISP Research Group cũng không nằm ngoài mục đích nghiên cứu, xây dựng và phát triển nền tảng kiến thức khoa học nhằm phục vụ nhu cầu đào tạo tại trường Đại học nói riêng và ứng dụng khoa học vào đời sống kinh tế xã hội nói chung.

Thành lập từ tháng 11/2011, OISP Research Group với đội ngũ nhân sự là sự kết hợp giữa các nhà khoa học dày dặn kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu thị trường với một đội ngũ nghiên cứu viên trẻ trung, năng động, đặc biệt đam mê nghiên cứu khoa học cùng với tinh thần học hỏi, khám phá cái mới.

Kế thừa và tiếp nối các nghiên cứu, dự án trước đây từ các chuyên gia trong nhóm, OISP Research Group cũng đang thực hiện các dự án với quy mô lớn và đóng góp nhiều cho nhà trường, xã hội.

Dự án thứ nhất với quy mô khá lớn mà nhóm đảm nhận là “Nghiên cứu hành vi, thái độ người tiêu dùng, doanh nghiệp và kênh phân phối nhằm hiểu

rõ thị trường tiêu dùng Việt Nam”. Đây là tiền đề để đẩy mạnh chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên Dùng Hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị. Nghiên cứu thứ hai là “Khảo sát thực trạng kỹ năng của sinh viên Đại học Bách Khoa TP. HCM”, đây là bước đà quan trọng trong việc đánh giá thực trạng kỹ năng của sinh viên trước khi xây dựng một chương trình đào tạo chuyên nghiệp nhằm lắp đầy các khoảng trống về các kỹ năng sống – điều khiến các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp đang đau đầu trong việc sử dụng lao động.

Với tiền đề đó, trong năm 2012 này, OISP Research Group sẽ cho ra đời quyển sách về Đào tạo kỹ năng dành cho sinh viên đại học nhằm phục vụ cho nhu cầu giảng dạy, học tập và ren luyện kỹ năng cho sinh viên ngay tại giảng đường.

OISP research Group

Bất kỳ trường Đại học, viện nghiên cứu hay trung tâm đào tạo nào cũng cần có một nền tảng về học thuật và kiến thức vững chắc. Khối lượng kiến thức khoa học đó vừa là cơ sở cho các chương trình đào tạo, vừa là tiền đề cho các ứng dụng khoa học vào đời sống kinh tế xã hội ngày nay.

Cùng với các nghiên cứu và xuất bản trên, OISP Re-search Group cũng sẽ đảm nhận vai trò chính trong việc xây dựng và hoàn thiện một chương trình đào tạo kỹ năng cho sinh viên. Hiện chương trình đào tạo kỹ năng này đã trở thành một môn học trong hệ đào tạo Liên kết Quốc tế của trường Đại học Bách Khoa, và sắp tới môn học này sẽ được giảng dạy đại trà cho sinh viên Đại học Bách Khoa nói riêng và cho sinh viên Đại học nói chung.

Song song với các nghiên cứu hỗ trợ cho xã hội và nhà trường, OISP Re-search Group còn đảm nhận vai trò tư vấn, nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học, kinh tế thị trường và các vấn đề xã hội khác. OISP Re-search Group luôn chào đón tất cả các đối tác có nhu cầu thực hiện các dự án nghiên cứu, tư vấn nhằm phục vụ mục tiêu kinh doanh, quản lý, mở rộng hợp tác của các doanh nghiệp, tổ chức.

Page 23: Nghề tư vấn No.1

23Chương trình EMBA - MCI

Khác với nhiều cuốn sách nhập môn kinh tế học khác, Naked Economics, được dịch sang tiếng Việt dưới nhan đề Đô-la hay lá nho?, không phải là cuốn sách liệt kê các khái niệm, thuật ngữ và nguyên lý sơ đẳng của môn kinh tế học theo kiểu “gạch đầu dòng” khô khan và buồn tẻ. Bức chân dung kinh tế học mà Wheelan vẽ ra trong cuốn sách của mình với tựa đề vừa khêu gợi, vừa thách thức, lại vừa mang tính cổ động, quả thật rất sinh động và đầy sức cuốn hút.Cuốn sách của Wheelan bàn về những vấn đề cơ bản của kinh tế học, hay cụ thể hơn, các nguyên lý về nền kinh tế thị trường. Chúng được giới thiệu thông qua việc mổ xẻ các sự kiện, biến cố hay các vấn đề kinh tế cụ thể, gần như thường nhật, theo một cách đơn giản và dễ hiểu. Việc mổ xẻ đó làm cho người đọc dễ dàng “hoá giải” những vấn đề thiết thân, gần gũi của cuộc sống nhưng vốn có vẻ phức tạp, khó hiểu nếu tiếp cận theo kiểu hàn lâm. Qua cách tiếp cận của Wheelan, các nguyên lý, nguyên tắc khô khan của kinh tế học thoát khỏi lớp vỏ khái niệm trừu tượng để hoá thân thành những vấn đề của chính đời sống thực tiễn.

Bạn có bao giờ ngưỡng mộ những người thành đạt, những người dường như “có tất cả” chưa? Bạn thấy họ thật tự tin trong các cuộc gặp gỡ làm ăn hay luôn là người dẫn dắt không khí các bữa tiệc. Họ là người có công việc tốt nhất, có người bạn đời tuyệt vời nhất, có nhiều bạn be tốt…có tài khoản thật lớn trong ngân hàng. Vì sao họ đạt được những điều đó? Phải chăng họ có đôi tay của vua Midas chạm vào bất cứ đâu mọi thứ đều biến thành vàng? Hay họ được ban tặng nhiều hơn? Không phải vậy. Nhiều người trong số họ không hề thông minh hơn, thậm chí cũng chẳng ưa nhìn hơn bạn! Đạt được kết quả đáng mơ ước đó là do những người thành đạt thường có kỹ năng giao tiếp, ứng xử khéo léo hơn người khác. Ai trong chúng ta cũng tiềm ẩn kỹ năng này, người có nhiều, người có ít, người nào có nhiều thì gặt hái thành công trong cuộc sống.Trong cuốn sách này, với 92 thủ thuật đơn giản mà hiệu quả, Leil Lowndes sẽ giúp bạn khám phá và ren luyện các kỹ năng để: Tạo một khởi đầu ấn tượng và gặp được những người bạn muốn hòa nhập linh hoạt vào bất cứ nhóm nào, dù giữa bạn và họ ít tương đồng đến đâu. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để lôi cuốn người nghe trở thành nhân vật trung tâm tại mọi bữa tiệc luôn tự tin, đáng tin cậy và gây ảnh hưởng ở mọi nơi.

Vị Giám Đốc Một Phút - Bí Quyết Áp Dụng Để Thành Công là một hiện tượng xuất bản trên thế giới, được liệt vào danh mục những quyển sách “không thể không đọc” của tạp chí For-tune 500. Đây là một quyển sách hữu ích dành cho những ai muốn biến ba Bí quyết Quản lý Một Phút trở thành những kỹ năng đơn giản, hiệu quả và dễ dàng áp dụng nhất. Thông qua hình thức câu chuyện về một nhà quản lý đang gặp khó khăn và đang trong quá trình tìm kiếm giải pháp để tháo gỡ những vướng mặc đó nhằm cải tổ phương pháp quản lý, giúp quản lý công ty tốt hơn và bộ máy quản lý vận hành tốt hơn, quyển sách sẽ cung cấp những thông tin nền tảng, giúp bạn nắm vững những yếu tố cơ bản của việc quản lý thành công, cải thiện những kỹ năng thiết yếu mà mọi nhà quản lý cần phải đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển tổ chức. Cuốn sách cũng trình bày những cách thức để nhà quản lý có thể biến thất bại thành thành công bằng cách phân tích các nguyên nhân và đưa ra những hướng giải quyết hiệu quả nhất.

LỘT TRẦNCÔ NÀNG

KINH TẾ HỌC

QUẢN LÝTHÀNH CÔNG

Page 24: Nghề tư vấn No.1