nghiên cứu trao đổi thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt...

4
Nghiên cứu trao đổi 70 Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 4/2020 1. Đặt vấn đề Kinh doanh vốn (tín dụng) là nghiệp vụ truyền thống, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Để đảm bảo một lượng vốn kinh doanh cần thiết, các Ngân hàng thương mại (NHTM) phải có các biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng vốn hiện có của mình và nâng cao hiệu quả huy động vốn. Tỉnh Bắc Ninh những năm qua có sự bứt phá mạnh mẽ trên bản đồ kinh tế - xã hội của cả nước. Năm 2019, Bắc Ninh xếp thứ nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp, đạt 1.242.000 tỷ đồng; đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu, đạt 35,05 tỷ USD; đứng thứ 6 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với lũy kế đạt 18,8 tỷ USD; thứ 7 về quy mô kinh tế, đạt197.000 tỷ đồng (Quỳnh Nga, 2019). Quá trình phát triển kinh tế kéo theo nhu cầu về vốn rất lớn. Vì vậy, trên địa bàn tỉnh hiện có tới 35 ngân hàng, với tổng cộng 145 chi nhánh cấp 1, 2 và các văn phòng giao dịch đang hoạt động, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn. NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc (tên viết tắt: BIDV Chi nhánh Kinh Bắc) ra đời ở tỉnh Bắc Ninh năm 2015. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh những năm gần đây đã đạt được mức tăng trưởng hàng năm trên 20%, tuy nhiên không ổn định; cơ cấu vốn huy động chưa thực sự hợp lý, một số nguồn vốn biến động bất thường, gây khó khăn cho Chi nhánh trong quản lý thanh toán. Bài viết tập trung phân tích hoạt động huy động vốn và đưa ra giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Chi nhánh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác (Nguyễn Văn Tân, 2017). Vốn chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Do vậy, nhu cầu về vốn của ngân hàng là rất lớn và việc tạo vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM (Trương Thị Hải Yến, 2014). Theo Luật Các tổ chức tín dụng (Quốc hội, 2010) thì huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM từ lượng tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội, thông qua các nghiệp vụ huy động vốn từ nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các tổ chức tín dụng và vay vốn của Ngân hàng Nhà nước làm nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của một ngân hàng được đánh giá là có hiệu quả khi quy mô và cơ cấu nguồn huy động đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tài sản và không ngừng tăng trưởng ổn định; nguồn vốn có chi phí hợp lý; cơ cấu nguồn vốn phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn; và quản lý tốt các loại rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn. Hoạt động huy động vốn của NHTM gồm có các loại hình chính: (i) Huy động từ vốn chủ sở hữu: Đây là lượng vốn chủ sở hữu mà ngân hàng phải có để hoạt động, Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại BIDV - Chi nhánh Kinh Bắc Đỗ Quang Giám* - Nguyễn Thị Thùy Dung* Trần Quang Trung* - Hoàng Sỹ Thính* Huy động vốn là một trong các nội dung trọng tâm của hoạt động kinh doanh trong các ngân hàng thương mại. Bài viết đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Kinh Bắc thông qua quy mô, cơ cấu, mối quan hệ với kết quả sử dụng vốn. Từ đó, tác giả đưa ra ba nhóm giải pháp góp phần đẩy mạnh huy động vốn tại Chi nhánh là: tăng vốn chủ sở hữu; mở rộng các kênh phân phối; phát triển nguồn nhân lực. Từ khóa: Huy động vốn, ngân hàng thương mại, BIDV Chi nhánh Kinh Bắc. Nhận: 13/3/2020 Biên tập: 23/3/2020 Duyệt đăng: 03/4/2020 * Khoa Kế toán và Quản trị Kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Upload: others

Post on 14-Mar-2021

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nghiên cứu trao đổi Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt ...vaa.net.vn/wp-content/uploads/2020/06/Thuc-trang-giai...Kinh Bắc 3.1. Tình hình huy động vốn

Nghiên cứu trao đổi

70 Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 4/2020

1. Đặt vấn đềKinh doanh vốn (tín dụng) là

nghiệp vụ truyền thống, mang lạilợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.Để đảm bảo một lượng vốn kinhdoanh cần thiết, các Ngân hàngthương mại (NHTM) phải có cácbiện pháp để thúc đẩy tăng trưởngvốn hiện có của mình và nâng caohiệu quả huy động vốn.

Tỉnh Bắc Ninh những năm quacó sự bứt phá mạnh mẽ trên bản đồkinh tế - xã hội của cả nước. Năm2019, Bắc Ninh xếp thứ nhất cảnước về giá trị sản xuất côngnghiệp, đạt 1.242.000 tỷ đồng;đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu,đạt 35,05 tỷ USD; đứng thứ 6 vềthu hút vốn đầu tư nước ngoài, vớilũy kế đạt 18,8 tỷ USD; thứ 7 vềquy mô kinh tế, đạt197.000 tỷ đồng(Quỳnh Nga, 2019). Quá trình pháttriển kinh tế kéo theo nhu cầu vềvốn rất lớn. Vì vậy, trên địa bàn tỉnhhiện có tới 35 ngân hàng, với tổngcộng 145 chi nhánh cấp 1, 2 và cácvăn phòng giao dịch đang hoạtđộng, tạo nên sự cạnh tranh gay gắttrong công tác huy động vốn.

NHTM Cổ phần Đầu tư và Pháttriển Việt Nam - Chi nhánh KinhBắc (tên viết tắt: BIDV Chi nhánhKinh Bắc) ra đời ở tỉnh Bắc Ninhnăm 2015. Hoạt động huy động vốncủa Chi nhánh những năm gần đâyđã đạt được mức tăng trưởng hàngnăm trên 20%, tuy nhiên không ổnđịnh; cơ cấu vốn huy động chưathực sự hợp lý, một số nguồn vốnbiến động bất thường, gây khó khăncho Chi nhánh trong quản lý thanhtoán. Bài viết tập trung phân tíchhoạt động huy động vốn và đưa ragiải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệuquả huy động vốn cho Chi nhánh,góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.

2. Cơ sở lý thuyết và phươngpháp nghiên cứu

2.1. Hoạt động huy động vốncủa ngân hàng thương mại

Vốn của NHTM là những giá trịtiền tệ do ngân hàng tạo lập hoặchuy động được dùng để đầu tư, chovay hoặc thực hiện các dịch vụ kinhdoanh khác (Nguyễn Văn Tân,

2017). Vốn chi phối toàn bộ hoạtđộng của NHTM, quyết định sự tồntại và phát triển của ngân hàng. Dovậy, nhu cầu về vốn của ngân hànglà rất lớn và việc tạo vốn cho ngânhàng là vấn đề quan trọng hàng đầutrong hoạt động kinh doanh của cácNHTM (Trương Thị Hải Yến,2014). Theo Luật Các tổ chức tíndụng (Quốc hội, 2010) thì huy độngvốn là hoạt động tạo nguồn vốn choNHTM từ lượng tiền nhàn rỗi củacác tổ chức kinh tế và các cá nhântrong xã hội, thông qua các nghiệpvụ huy động vốn từ nhận tiền gửi,phát hành giấy tờ có giá, vay vốngiữa các tổ chức tín dụng và vayvốn của Ngân hàng Nhà nước làmnguồn vốn phục vụ cho hoạt độngkinh doanh của ngân hàng.

Hoạt động huy động vốn củamột ngân hàng được đánh giá là cóhiệu quả khi quy mô và cơ cấunguồn huy động đủ lớn để tài trợcho các danh mục tài sản và khôngngừng tăng trưởng ổn định; nguồnvốn có chi phí hợp lý; cơ cấunguồn vốn phù hợp với cơ cấu sửdụng vốn; và quản lý tốt các loạirủi ro liên quan đến hoạt động huyđộng vốn.

Hoạt động huy động vốn củaNHTM gồm có các loại hình chính:(i) Huy động từ vốn chủ sở hữu:Đây là lượng vốn chủ sở hữu màngân hàng phải có để hoạt động,

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn

tại BIDV - Chi nhánh Kinh Bắc

Đỗ Quang Giám* - Nguyễn Thị Thùy Dung* Trần Quang Trung* - Hoàng Sỹ Thính*

Huy động vốn là một trong các nội dung trọng tâm của hoạt động kinhdoanh trong các ngân hàng thương mại. Bài viết đi sâu phân tích, đánhgiá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầutư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Kinh Bắc thông qua quymô, cơ cấu, mối quan hệ với kết quả sử dụng vốn. Từ đó, tác giả đưa raba nhóm giải pháp góp phần đẩy mạnh huy động vốn tại Chi nhánh là:tăng vốn chủ sở hữu; mở rộng các kênh phân phối; phát triển nguồnnhân lực.Từ khóa: Huy động vốn, ngân hàng thương mại, BIDV Chi nhánh Kinh Bắc.

Nhận: 13/3/2020Biên tập: 23/3/2020Duyệt đăng: 03/4/2020

* Khoa Kế toán và Quản trị Kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Page 2: Nghiên cứu trao đổi Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt ...vaa.net.vn/wp-content/uploads/2020/06/Thuc-trang-giai...Kinh Bắc 3.1. Tình hình huy động vốn

Nghiên cứu trao đổi

71Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 4/2020

bao gồm vốn điềulệ, các quỹ dự trữ,các tài sản nợkhác; (ii) Huyđộng từ tiền gửi,gồm: Tiền gửikhông kỳ hạn vàtiền gửi có kỳhạn, hoặc tiền gửi của tổ chức kinhtế, của dân cư, và tiền gửi của cáctổ chức tín dụng khác; (iii) Huyđộng từ đi vay: NHTM có thể vayvốn của Ngân hàng Nhà nước hoặccác tổ chức tín dụng khác; (iv) Huyđộng từ nguồn khác: Vốn do ngânhàng làm trung gian thanh toántrong nền kinh tế, vốn ủy thác đầutư, tài trợ của Chính phủ hoặc củacác dự án, thu hộ lợi tức từ đầu tưchứng khoán cho khách hàng.

2.2. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp thu thập thông tin

được thực hiện qua tổng quan cáctài liệu lý thuyết, các văn bản, cácbáo cáo thường niên của ngân hàngvà các tài liệu có liên quan đến hoạtđộng huy động vốn của ngân hàng.Nghiên cứu cũng tiến hành khảosát khách hàng thuộc 2 nhóm đốitượng khách hàng là tổ chức kinhtếvà khách hàng cá nhân đang giaodịch tại các NHTM trên địa bàntỉnh Bắc Ninh.

Phương pháp phân tích số liệuđược sử dụng như: Thống kê mô tảđể phản ánh một cách tổng quát kếtquả hoạt động huy động vốn.Phương pháp so sánh dùng để phântích, đánh giá sự phát triển và hiệuquả của hoạt động huy động vốntheo thời gian, theo loại hình vàtheo phương thức huy động.

Ngoài ra, phương pháp chuyêngia cũng được sử dụng để làm căncứ đề xuất giải pháp cho đơn vị.

3. Thực trạng hoạt động huyđộng vốn tại BIDV Chi nhánhKinh Bắc

3.1. Tình hình huy động vốncủa Chi nhánh

BIDV Chi nhánh Kinh Bắc làmột chi nhánh mới thành lập năm

2015, nên nguồn vốn chủ sở hữuvẫn còn hạn chế. Năm 2017, vốnchủ sở hữu của Chi nhánh là 359,46tỷ đồng, tăng 35,29% so với năm2016. Sang năm 2018, Chi nhánhphải sử dụng nguồn vốn này vàomột số công việc như thuê trụ sởmới, trang thiết bị để phục vụ chohoạt động kinh doanh, phần còn lạitham gia vào quá trình kinh doanhcủa ngân hàng, nên nguồn vốn nàygiảm 51% so với năm 2017. Tỷ suấttự tài trợ của Chi nhánh năm 2018còn 7%, giảm hơn một nửa so vớinăm 2017 và 2016 (Bảng 1). Nhưvậy, có thể thấy, tình hình huy độngvốn của Chi nhánh từ vốn chủ sởhữu còn chưa hiệu quả.

Nhằm giải quyết bài toán kinhdoanh trong bối cảnh nguồn vốnchủ sở hữu còn hạn chế, Chi nhánhđã tập trung đẩy mạnh huy độngvốn từ các tổ chức, cá nhân trên địabàn. Cụ thể, Chi nhánh đã tổ chứcnhiều chương trình khuyến mãi chokhách hàng gửi tiền, chương trìnhtiết kiệm dự thưởng, kết hợp vớiviệc điều chỉnh lãi suất huy độngphù hợp với mặt bằng lãi suất trênthị trường, tăng sức cạnh tranh, gópphần tăng trưởng nguồn vốn của

Chi nhánh. Hoạt động huy độngvốn của Chi nhánh bao gồm nhậntiền gửi của khách hàng; phát hànhchứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tráiphiếu và các giấy tờ có giá khác đểhuy động vốn từ các cá nhân, cáctổ chức kinh tế và các định chế tàichính trong nước theo quy định củaNgân hàng Nhà nước và sự phêduyệt của BIDV. Kết quả là tổngnguồn vốn huy động của Chi nhánhliên tục tăng kể từ sau khi thành lập(Bảng 2).

Hiện nay, nguồn vốn huy độngtại Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi cókỳ hạn (tiền gửi ngắn hạn, tiết kiệmtích lũy, tiết kiệm thẻ cào, tiết kiệmdự thưởng, tiết kiệm hưu trí, tiếtkiệm lớn lên cùng yêu thương, pháthành giấy tờ có giá ngắn hạn và dàihạn…). Nguồn tiền gửi tiết kiệm cókỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn(trên 80%) trong tổng nguồn vốnhuy động của Chi nhánh.

Nguồn tiền gửi tiết kiệm khôngkỳ hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa tới20%. Hiện Chi nhánh mới chỉ huyđộng nguồn này thông qua hìnhthức thư tín dụng (L/C), bảo lãnhvà các khoản phục vụ thanh toáncho một số công ty. Điều đó cũng

Nguồn: BIDV- Chi nhánh Kinh Bắc

Bảng 1. Tổng tài sản và nguồn vốn của BIDV – Chi nhánh Kinh Bắc (2016 - 2018)

Bảng 2. Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV - Chi nhánh KinhBắc 2016 - 2018

Page 3: Nghiên cứu trao đổi Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt ...vaa.net.vn/wp-content/uploads/2020/06/Thuc-trang-giai...Kinh Bắc 3.1. Tình hình huy động vốn

Nghiên cứu trao đổi

72 Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 4/2020

chứng tỏ các dịch vụthanh toán còn chưahấp dẫn với kháchhàng. Cụ thể, hệthống ATM của Chinhánh còn phát sinhnhiều lỗi kỹ thuật khikhách hàng giaodịch. Ngoài ra, việcthanh toán qua mạngvà báo số dư tàikhoản đôi khi cònchậm trễ, gây ảnhhưởng đến giao dịchcủa khách hàng.

Nguồn tiền gửi của khách hàngcá nhân có xu hướng tăng, chiếmkhoảng 46% trong tổng nguồn vốnhuy động của Chi nhánh năm 2018và chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn.Nguồn tiền gửi của nhóm kháchhàng là các tổ chức kinh tế và cácđịnh chế tài chính có xu hướnggiảm trong tổng nguồn vốn huyđộng, nguồn tiền này đa phần làtiền gửi không kỳ hạn. Thực tế,việc huy động vốn từ tiền gửi dâncư và doanh nghiệp gặp nhiều khókhăn trong bối cảnh cạnh tranh gaygắt giữa các NHTM trên địa bàntỉnh Bắc Ninh, song bằng nỗ lựccủa mình, thị phần huy động củaChi nhánh trên địa bàn qua 3 nămgần đây có xu hướng tăng dần(Bảng 2).

3.2. Kết quả và hiệu quả huyđộng vốn tại Chi nhánh

Số liệu ở Bảng 3 cho thấy, vốnhoạt động của Chi nhánh liên tụctăng qua 3 năm (2016-2018) vớimức tăng trưởng ổn định hàng nămtrên 20%. Mặc dù được thành lậpchưa lâu, nhưng hoạt động của Chinhánh đã dần ổn định và phát triển,mức bình quân huy động của Chinhánh 3 năm (2016-2018) cao gấpkhoảng 2 lần so với bình quânchung của toàn hệ thống BIDV.

Để phân tích sự phù hợp giữa cơcấu huy động vốn và sử dụng vốn,chúng tôi tiến hành xem xét tới khảnăng đáp ứng nhu cầu vốn vay của

Chi nhánh. Kết quả cho thấy, năm2016, mức vốn huy động vượt đến22% so với dư nợ cho vay; năm2017 mức dư cung thu hẹp lại còn6%. Nếu tỷ lệ huy động so với chovay cao thì chi phí vốn sẽ cao làmảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt độngcủa Chi nhánh. Sang năm 2018,nguồn vốn huy động thấp hơn nhucầu tín dụng đồng nghĩa với việcChi nhánh phải vay vốn từ Hội sởchính để đảm bảo đáp ứng đượcnhu cầu vay vốn, điều này cũnglàm giảm tính tự chủ của Chi nhánhtrong việc huy động và cho vaytrên địa bàn tỉnh.

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động huy động vốn của Chinhánh chính là chi phí huy độngvốn, bởi vì chi phí này quyết địnhđến phương thức sử dụng vốn vàảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt độngcủa Chi nhánh. Chi phí huy độngvốn của Chi nhánh bao gồm chi phítrả lãi và chi phí phi lãi, trong đóchủ yếu là chi phí trả lãi. Cùng với

việc gia tăng vốn huy động thì chiphí huy động cũng tăng qua 3 năm(2016-2018). Tuy nhiên, có thểthấy hiệu quả huy động vốn củaChi nhánh là khá tốt, bởi vì tốc độtăng các chỉ tiêu chênh lệch thu -chi, lợi nhuận sau thuế, sức sinh lờicủa vốn chủ sở hữu (ROE) và sứcsinh lời của tài sản(ROA) đều tăngnhanh hơn nhiều so với tốc độ tăngchi phí huy động vốn (Bảng 4).

Bảng 4 cũng cho thấy khả năngsử dụng tài sản và vốn chủ sở hữucủa Chi nhánh ngày càng hiệu quảvà Chi nhánh đang kiếm đượcnhiều lãi hơn trên số tiền đầu tư ítđi. Điều này thể hiện trong báo cáokết quả kinh doanh hàng năm củatoàn hệ thống BIDV, chỉ tiêu lợinhuận của Chi nhánh Kinh Bắcluôn nằm trong nhóm chi nhánh cóchỉ tiêu lợi nhuận đóng góp tốt vàokết quả kinh doanh của toàn hệthống. Dự phòng rủi ro được Chinhánh trích lập đúng, đủ theo cácquy định của Ngân hàng Nhà nước

Bảng 3: Kết quả huy động và sử dụng vốn tại BIDV - Chi nhánh Kinh Bắc (2016 - 2018)

Bảng 4. Hiệu quả huy động vốn của BIDV- Chi nhánh Kinh Bắc(2016-2018)

Nguồn: aBIDV- Chi nhánh Kinh Bắc (2016-2017-2018);

bBIDV (2016-2017-2018)

Nguồn: BIDV- Chi nhánh Kinh Bắc (2016-2017-2018)

Page 4: Nghiên cứu trao đổi Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt ...vaa.net.vn/wp-content/uploads/2020/06/Thuc-trang-giai...Kinh Bắc 3.1. Tình hình huy động vốn

Nghiên cứu trao đổi

73Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 4/2020

và của BIDV, đảm bảo an toàn chohệ thống.

3.3. Một số ưu điểm, hạn chếvà giải pháp đẩy mạnh huy độngvốn tại Chi nhánh

BIDV - Chi nhánh Kinh Bắc cóquy mô khách hàng tương đối lớn,nguồn vốn huy động qua các nămđã không ngừng tăng lên, các hìnhthức huy động khá đa dạng. Chinhánh đã tạo lập được mối quan hệhợp tác với các định chế tài chínhlớn như Bảo hiểm Xã hội ViệtNam, Quỹ Đầu tư Phát triển TP. HàNội,Công ty Bảo hiểm PJICO, Khobạc Nhà nước TP. Bắc Ninh,… gópphần tăng trưởng ổn định và bềnvững cho nguồn vốn huy động củaChi nhánh.

Tuy nhiên, Chi nhánh cũng cònmột số hạn chế cần khắc phục, đólà: thị phần huy động trên địa bàncòn thấp và chịu sự cạnh tranh gaygắt; tỷ lệ huy động và cho vay cònchưa cân đối; nguồn vốn chủ sởhữu còn thấp. Ngoài ra, qua khảosát một số khách hàng của Chinhánh cho thấy, vẫn còn có ý kiếnphàn nàn về tính năng sản phẩmdịch vụ còn chưa tinh tế; hệ thốngATM còn hạn chế về số lượng vàchất lượng hoạt động, trụ sở làmviệc của Chi nhánh chưa ổn định.

Phỏng vấn chuyên gia, khảo sáttrực tiếp một số khách hàng đangcó tiền gửi tại các tổ chức tín dụngtrên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chothấy, phần lớn các khách hàng đềuquan tâm đến các vấn đề như lãisuất tiền gửi, kỳ hạn gửi, cácchương trình khuyến mại, thời gianxử lý một giao dịch, thủ tục thựchiện, tính chuyên nghiệp của nhânviên ngân hàng.

Trên cơ sở phân tích thực trạnghuy động vốn tại Chi nhánh BIDVKinh Bắc, chúng tôi đưa ra một sốgiải pháp dưới đây nhằm góp phầnđầy mạnh và nâng cao hiệu quả huyđộng vốn tại BIDV - Chi nhánhKinh Bắc.

Thứ nhất, tăng vốn chủ sở hữuthông qua vốn điều lệ, thặng dư vốn

và các quỹ; phát hành trái phiếu dàihạn có khả năng chuyển đổi để mởrộng quy mô; đồng thời, tăng vốnchủ sở hữu thông qua tích lũy gópphần đẩy mạnh huy động vốn.

Thứ hai, mở rộng kênh phânphối; trong đó nhiệm vụ đầu tiên làhoàn thành việc xây dựng trụ sởlàm việc của Chi nhánh; xây dựngđề án mở mới phòng giao dịch,điểm giao dịch; hoàn thiện các sảnphẩm, các chương trình tiết kiệm;tập trung phát triển mạnh các đơn vịchấp nhận thẻ (siêu thị, nhà hàng,cửa hàng,…); tăng số lượng máyATM ở khu vực nhiều nhà máy;phát triển mạnh thanh toán trựctuyến cả với tổ chức và cá nhân.

Thứ ba, phát triển nguồn nhânlực, cụ thể chú trọng nâng cao chấtlượng tuyển dụng, tổ chức đào tạonâng cao cả về chuyên môn, kỹnăng và thái độ cho nhân viên; sắpxếp lại bộ phận khách hàng nhằmtăng tính chuyên môn hóa; Banlãnh đạo Chi nhánh cần tăng cườnggiao việc mang tính thử thách chonhân viên; quan tâm đến xây dựngvăn hóa doanh nghiệp; và phátđộng phong trào huy động vốntrong đơn vị.

4. Kết luậnVốn huy động là cơ sở cho hoạt

động kinh doanh của ngân hàng,mặc dù mới thành lập và phải chịuáp lực cạnh tranh gay gắt trên địabàn, nhưng Ban Giám đốc BIDV -Chi nhánh Kinh Bắc đã xác địnhhuy động vốn là nhiệm vụ trọng tâmxuyên suốt trong quá trình phát triểnhoạt động kinh doanh của mình. Chinhánh luôn đổi mới cơ chế huy độngvốn đi liền với đổi mới phương phápquản lý vốn tập trung, chủ động đưara các biện pháp thu hút vốn từkhách hàng. Các nhóm sản phẩmhuy động vốn được phát triển theohướng lấy khách hàng làm trungtâm. Các sản phẩm tiền gửi đượcthiết kế linh hoạt theo nhu cầu củakhách hàng, đảm bảo được tính hấpdẫn và cạnh tranh.

Thực tế hiện nay cho thấy, huyđộng vốn ngày càng khó khăn vàchịu sự cạnh tranh gay gắt, chi phíhuy động vốn ngày càng cao vìphải tăng chi phí khuyến mãi,quảng cáo, giới thiệu sản phẩmthương hiệu. Để sản phẩm dịch vụhuy động vốn đáp ứng được cácyêu cầu của khách hàng, đòi hỏiphải tiếp tục đổi mới công nghệ,không ngừng cải tiến và nâng cấphiện đại, nâng cao chất lượng dịchvụ. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần đadạng hóa các hình thức huy độngvà cho vay, nhạy bén với diễn biếnlãi suất thị trường và đảm bảo tínhcạnh tranh, hài hòa lợi ích giữangân hàng và khách hàng, cũngnhư thực hiện tốt công tác truyềnthông, quảng bá.

Tài liệu tham khảo

BIDV - Chi nhánh Kinh Bắc (2016,2017, 2018), Báo cáo tổng kết hàng nămcủa Chi nhánh Kinh Bắc các năm 2016-2017-2018.

BIDV (2016, 2017, 2018), Báo cáothường niên của BIDV các năm 2016-2017-2018.

Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trìnhNgân hàng thương mại, NXB Đại học Kinhtế quốc dân.

Quỳnh Nga (2019). Bắc Ninh: Dẫn đầucả nước về giá trị sản xuất công nghiệp.Báo Công thương điện tử. Online link:https://congthuong.vn/bac-ninh-dan-dau-ca-nuoc-ve-gia-tri-san-xuat-cong-nghiep-130764.html.

Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tíndụng số 47/2010/QH12, ban hành ngày17/06/2010.

Nguyễn Văn Tân (2017), Huy động vốndân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành,Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại họcKinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trương Thị Hải Yến (2014), Nâng caohiệu quả huy động vốn tại Ngân hàngThương mại Cổ phần Quân đội- Chi nhánhTây Hồ Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, TrườngĐại học Kinh tế quốc dân.