nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm sinh hỌc sinh sẢn cỦa cÁ …ntu.edu.vn/portals/66/tap chi...

9
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011 40 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ BỐNG CÁT (Glossogobius giuris Hamilton 1882) TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI HỒ PHÚ NINH QUẢNG NAM STUDYING CHARACTERS OF BIOLOGICAL BIRTH OF CA BONG CAT (Glossogobius giuris Hamilton 1882) AT PHU NINH LAKE, QUANG NAM PROVINCE Võ Thị Liên Trường CĐ KT-KT Quảng Nam TÓM TẮT Cá Bống Cát (Glossogobius giuris Hamilton, 1882) là một đối tượng mới, chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, đây là một loài cá cho thịt thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Do đó cần nghiên cứu đặc điểm sinh học, đặc biệt là sinh học sinh sản để làm cơ sở nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và phát triển nuôi thương phẩm đối tượng này. Với các phương pháp nghiên cứu về các đặc điểm sinh học như hình thái phân loại, phân bố, sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản của cá Bống Cát (Glossogobius giuris Hamilton, 1882) tại hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, đã có những kết quả bước đầu về đặc điểm sinh học của loài cá này. Chúng thường phân bố ở những thủy vực nước tĩnh và trong, cá sống ở tầng đáy. Cá Bống Cát tại hồ Phú Ninh sinh trưởng chậm. Cá ăn thiên về động vật chủ yếu là giáp xác, cá nhỏ và động vật thủy sinh tầng đáy. Mùa vụ sinh sản chính của cá Bống Cát tại hồ Phú Ninh tập trung vào các tháng 2,3 và tháng 8,9 hàng năm. Để phát triển đối tượng này, cần nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh học ở nhiều giai đoạn để hoàn thiện quy trình nuôi, đồng thời tổ chức khai thác hợp lý theo mùa vụ và theo kích thước nhằm bảo toàn đàn cá di cư sinh sản và đàn cá con, giữ cân bằng quần đàn trong tự nhiên. Từ khóa: Cá Bống Cát, hồ Phú Ninh, đặc điểm sinh học, glossogobius giuris. ABSTRACT Glossogobius giuris Hamilton, 1882 is a new species with little study information. However, many people like it because it is delicious fish. Consequently, we need to study biological characters, especially biological reproduction for breeding and large scale culture of this species. By studying its classified morphology, distribution, growth, nutrition of Glossogobius giuris Hamilton, 1882 at Phu Ninh lake, Quang Nam province, there has been initial results of its biological characters. They often live at the bottom of fresh and dead water. Glossogobius giuris Hamilton, 1882 at Phu Ninh lake has grown slowly. Its food is mainly animals, such as: scrustaceans, small fish, bottom-living aquatic animals. Its main seasons of birth at Phu Ninh lake are in from February to March and from August to September. In order to culture this fish popularly, we need to study its biological characters in many stages more carefully and develop culture process. Besides, we need to exploit this fish about the season and the size of the fish logically to conservate the fish mirgrating for birth and the baby fish and keep balance the fish in nature.

Upload: phunglien

Post on 06-Feb-2018

217 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_06 Vo Thi... · I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá Bống Cát là

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

40 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ BỐNG CÁT (Glossogobius giuris Hamilton 1882) TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI

HỒ PHÚ NINH QUẢNG NAM

STUDYING CHARACTERS OF BIOLOGICAL BIRTH OF CA BONG CAT(Glossogobius giuris Hamilton 1882) AT PHU NINH LAKE, QUANG NAM PROVINCE

Võ Thị LiênTrường CĐ KT-KT Quảng Nam

TÓM TẮTCá Bống Cát (Glossogobius giuris Hamilton, 1882) là một đối tượng mới, chưa được nghiên cứu nhiều.

Tuy nhiên, đây là một loài cá cho thịt thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Do đó cần nghiên cứu đặc điểm sinh học, đặc biệt là sinh học sinh sản để làm cơ sở nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và phát triển nuôi thương phẩm đối tượng này.

Với các phương pháp nghiên cứu về các đặc điểm sinh học như hình thái phân loại, phân bố, sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản của cá Bống Cát (Glossogobius giuris Hamilton, 1882) tại hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, đã có những kết quả bước đầu về đặc điểm sinh học của loài cá này. Chúng thường phân bố ở những thủy vực nước tĩnh và trong, cá sống ở tầng đáy. Cá Bống Cát tại hồ Phú Ninh sinh trưởng chậm. Cá ăn thiên về động vật chủ yếu là giáp xác, cá nhỏ và động vật thủy sinh tầng đáy. Mùa vụ sinh sản chính của cá Bống Cát tại hồ Phú Ninh tập trung vào các tháng 2,3 và tháng 8,9 hàng năm. Để phát triển đối tượng này, cần nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh học ở nhiều giai đoạn để hoàn thiện quy trình nuôi, đồng thời tổ chức khai thác hợp lý theo mùa vụ và theo kích thước nhằm bảo toàn đàn cá di cư sinh sản và đàn cá con, giữ cân bằng quần đàn trong tự nhiên.

Từ khóa: Cá Bống Cát, hồ Phú Ninh, đặc điểm sinh học, glossogobius giuris.

ABSTRACTGlossogobius giuris Hamilton, 1882 is a new species with little study information. However, many

people like it because it is delicious fi sh. Consequently, we need to study biological characters, especially biological reproduction for breeding and large scale culture of this species.

By studying its classifi ed morphology, distribution, growth, nutrition of Glossogobius giuris Hamilton, 1882 at Phu Ninh lake, Quang Nam province, there has been initial results of its biological characters. They often live at the bottom of fresh and dead water. Glossogobius giuris Hamilton, 1882 at Phu Ninh lake has grown slowly. Its food is mainly animals, such as: scrustaceans, small fi sh, bottom-living aquatic animals. Its main seasons of birth at Phu Ninh lake are in from February to March and from August to September. In order to culture this fi sh popularly, we need to study its biological characters in many stages more carefully anddevelop culture process. Besides, we need to exploit this fi sh about the season and the size of the fi sh logically to conservate the fi sh mirgrating for birth and the baby fi sh and keep balance the fi sh in nature.

Page 2: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_06 Vo Thi... · I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá Bống Cát là

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 41

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá Bống Cát là loài cá nước ngọt không

những có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn có giá trị về mặt giải trí (câu cá). Đây là một trong 10 loài cá nước ngọt xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, đồng thời đây cũng là đối tượng chiếm tỷ lệ cao trong thành phần loài cá tại hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Việc gia tăng các hoạt động đánh bắt phục vụ cho nhu cầu du lịch và cả của người dân sống xung quanh hồ đã làm giảm đáng kể số lượng của loài cá này. Bên cạnh đó việc không nắm bắt được các đặc điểm sinh học của cá Bống Cát đã gây khó khăn cho việc bảo tồn và phát triển đối tượng.

Trên cơ sở đó, việc Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá Bống Cát (Glossogobiusgiuris Hamilton, 1882) tại khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh, Quảng Nam là cấp thiết, làm cơ sở cho khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá Bống Cát, nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng du lịch, phục vụ cho sự phát triển bền vững du lịch sinh thái hồ Phú Ninh nói riêng và ngành du lịch tỉnh Quảng Nam nói chung.

Nghiên cứu này nhằm góp phần làm phong phú số liệu về một số đặc điểm sinh học của cá Bống Cát (Glossogobius giuris Hamilton, 1882) và bổ sung các tư liệu khoa học về loài cá này trong các nghiên cứu về cá nước ngọt Việt Nam, đồng thời góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nuôi và sinh sản nhân tạo loài cá Bống Cát, phục vụ cho nghề nuôi cá nước ngọt; đồng thời làm cơ sở cho việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi loài cá này nói chung và tại hồ Phú Ninh nói riêng, phục vụ cho nhu cầu câu cá giải trí của du khách khi đến với Quảng Nam.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Tìm hiểu các chỉ tiêu hình thái: 120 mẫu

cho 4 nhóm kích thước từ 0 - 10cm; 10 -15cm; 15 -20cm và lớn hơn 20cm. Quan sát, mô tả đặc điểm hình thái bên ngoài của cá. Xác định các chỉ số đo, đếm theo hướng dẫn nghiên cứu cá của P.I Pravdin, 1963.

- Tìm hiểu đặc điểm phân bố, tập tính hoạt động: Theo dõi thực địa sự phân bố và tập tính hoạt động của cá Bống Cát qua các tháng nghiên cứu

- Tìm hiểu về đặc điểm dinh dưỡng: 120 mẫu/4 nhóm kích thước. Giải phẫu và quan sát cơ quan tiêu hóa. Xác định khối lượng thức ăn trong ống tiêu hóa theo phương pháp Boruski.E.B. (1974). Định tính thành phần thức ăn trong ống tiêu hoá.

- Tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng:(n= 360 mẫu/12 tháng). Xác định mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá theo phương trình của R.J.Holt (1956), có công thức:

W = aL b Trong đó: W là khối lượng toàn thân cá.L là chiều dài toàn thân cáa, b là các hệ số.- Tìm hiểu đặc điểm sinh học sinh sản:

360 mẫu/12 tháng. Xác định mùa vụ sinh sản theo biến thiên của hệ số thành thục qua các tháng thu mẫu và thông tin thu thập từ ngư dân địa phương về thời điểm xuất hiện cá con. Mô tả và xác định cơ cấu giới tính. Giải phẩu quan sát và mô tả tuyến sinh dục.

- Phương pháp xử lý số liệu:Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần

mềm thống kê Excel.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm hình thái, phân loạiĐây là loài cá có mình dài, bộ phận trước

hình ống tròn, bộ phận sau dẹt hai bên. Thân có phủ vẩy lược lớn. Đầu bằng, dẹt và nhọn. Mắt ở trên nửa phần trước của đầu. Lỗ mũi trước có ống ngắn. Miệng hơi xiên, hàm dưới nhô ra. Vây lưng có 2 cái tách rời (D=VI, 10-11); vây hậu môn 10 -11, vây ngực tròn dài, vây bụng liền với nhau, hình bầu dục dài; bộ phận trên vây lưng không có tia rời, vây đuôi hình bầu dục dài, nhọn. Thân cá có màu nâu hay vàng nhạt, có 5-6 đám đen xen kẽ hoặc có các vạch đen hay các điểm chấm đen. Vây lưng có 4 hàng chấm đen.

Page 3: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_06 Vo Thi... · I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá Bống Cát là

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

42 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Hình 1. Hình thái bên ngoài của cá Bống Cát

Bảng 1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hình thái:(n = 30 mẫu)

STT CHỈ T IÊU HÌNH THÁI TRUNG BÌNH MIN MAX

1 Chiều dài thân L (cm) 17,3 ± 5,2 7,5 30,6

2 Chiều dài kinh tế L0 (cm) 14,4 ± 4,7 6,7 35,5

3 Khối lượng thân P (g) 58,6 ± 40,1 7,4 176,3

4 Chiều cao thân H (cm) 2,9 ± 0,5 1,2 6,1

5 Chiều dài đầu T (cm) 4,7 ± 0,6 2,3 6,5

6 Tỷ lệ H/L0 (%) 20,1 ± 0,2 17,2 17,9

7 Tỷ lệ T/L0 (%) 32,6 ± 0,5 18,3 34,3

Kết quả nghiên cứu này cơ bản giống với kết quả nghiên cứu của Mai Đình Yên, 1978 và Nguyễn Văn Hảo, 2001. Một số sai khác là khối lượng và kích thước nhỏ hơn so với hai tác giả trên. Sai khác về khối lượng và kích thước này có thể là do môi trường sống tại hồ Phú Ninh có chế độ dinh dưỡng nghèo hơn.

Như vậy, qua một số chỉ tiêu đo đếm có thể khẳng định cá Bống ở khu vực hồ Phú Ninh là loài cá Bống Cát (Glossogobius giuris Hamilton, 1882) đã được Mai Đình Yên mô tả năm 1978, Vương Dĩ Khang 1963, Bộ Thủy sản 1999. Đặc biệt kết quả nghiên cứu này cùng kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Phương Anh đã được công bố trên tạp chí Khoa học sáng tạo Quảng Nam, số 27 năm 2004.

3.2 Đặc điểm phân bố và tập tính hoạt độngChúng thường phân bố ở những thủy vực nước tĩnh và trong, cá sống ở tầng đáy, thường bám

lên các tảng đá gần bờ hoặc những bụi cây ven bờ để kiếm ăn. Khi sinh sản, chúng thường chui vào các hang hốc hoặc những gốc cây chìm trong nước từng cặp để đẻ. Con đực có tập tính chăm sóc trứng khi con cái sinh ra. Kết quả này phù hợp với nhận định của P.O.Zubovits,1925.

3.3 Đặc điểm dinh dưỡng Xác định thành phần thức ăn trong ống tiêu hoá của cá Bống Cát theo phương pháp tần số bắt gặp

các nhóm thức ăn theo thang bậc Scheffere và Robison,(1939). Kết quả được trình bày trong bảng 2.

Page 4: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_06 Vo Thi... · I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá Bống Cát là

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 43

Bảng 2. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hoá cá Bống Cát (n =120)

Thành phần thức ăn Tần số bắt gặp (%) Ký hiệu

Nhóm mùn bã hữu cơ 32 Nhiều

Nhóm tảo 14 Ít

Nhóm động vật 100 Rất nhiều

Đối với nhóm thức ăn có nguồn gốc tảo, quan sát trên kính hiển vi kết quả cho thấy các loài tảo có trong thành phần ống tiêu hóa của cá Bống Cát bao gồm: Chlorella vulgaris, Planktosphaeria gelatinosa, Tetraedron trigonum... Đây cũng chính là giống tảo chiếm ưu thế trong khu vực hồ Phú Ninh, Quảng Nam. Đối với nhóm động vật chiếm tỷ lệ rất cao 100%, trong đó bắt gặp chủ yếu là các ấu trùng (Nauplius) của giáp xác, luân trùng (Brachionus), giáp xác chân chèo (Copepoda), Rotifera, tôm, cá nhỏ...

Trên cơ sở hình thái giải phẫu cấu tạo cơ quan tiêu hóa, các số liệu đã thu được trong nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu trước đây, có thể khẳng định rằng khi trưởng thành cá Bống Cát là loài cá ăn tạp thiên về động vật.

3.4 Đặc điểm sinh trưởngKết quả đo chiều dài và cân khối luợng của 360 mẫu cá với 4 nhóm kích thước thu được tại hồ

Phú Ninh thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3. Giá trị tương quan chiều dài và khối lượng theo nhóm kích thước của cá Bống Cát (n =360)

Kích thước (cm)Khối lượng (g) Chiều dài (cm)

nGiao động Trung bình Giao động Trung bình

L ≤ 10 7,4 – 13,1 10,5 ± 3,2 6,3 – 10,0 8,4 ± 0,8 53

10 < L ≤ 15 11,0 – 45,2 18,8 ± 6,2 10,2 – 15,0 12,7 ± 1,3 68

15 < L ≤ 20 20,4 – 85,9 41,5 ± 16,8 15,3 – 19,9 17,2 ± 1,4 97

L>20 61,4 – 176,3 111,4 ± 34,9 20,3 – 30,6 23,9 ± 3,2 142

Dựa trên các số liệu cân, đo ở trên, có thể xác định được phương trình hồi quy giữa chiều dài và khối lượng thân của cá Bống Cát có dạng như sau:

W = 0.0585L2.3389 với hệ số tương quan là: R2 = 0.9262

Bảng 4. Thống kê kết quả nghiên cứu tuổi cá và mối liên quan giữa tuổi cá với chiều dài và khối lượng thân cá, (n=360)

Tuổi cá

Số lượng cá thể (con) Tỷ lệ (%)

Chiều dài thân cá (cm) Khối lượng thân cá (g)

Dao động Trung bình Dao động Trung bình

0+ 87 24,2 6,3 - 17,9 10,2 ± 1,2 7,4 - 41,6 14,1 ± 3,4

1+ 140 38,9 8,5 - 25,3 20,1 ± 1,9 11 - 137 60,4 ± 26,5

2+ 133 36,9 17,3 - 30,6 23,8 ± 3,4 31,2 - 176,3 111,4 ± 34,1

Page 5: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_06 Vo Thi... · I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá Bống Cát là

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

44 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Qua bảng 4 cho thấy trong quần đàn cá Bống Cát tại hồ Phú Ninh, cá có độ tuổi 1+ có tỷ lệ cao hơn (38,9%) cá ở độ tuổi 2+ (36,9%) và 0+

(24,2%). Tuy nhiên sự chênh lệch này không lớn giữa các nhóm tuổi. Điều này có thể là do loài cá này có sức sống mạnh, đồng đều ở các độ tuổi, nên tỷ lệ hao hụt trong quá trình phát triển là không lớn. Cá từ 0+ tuổi đến 1+ tuổi chiều dài tăng từ 10,2 cm đến 20,1 cm; khối lượng tăng từ 14,1 g đến 60,4 g. Cá từ 1+ tuổi đến 2+ tuổi chiều dài tăng từ 20,1 cm đến 23,8 cm; khối lượng tăng từ 60,4 g đến 111,4 g.

Từ kết quả này có thể kết luận đây là loài

cá có tốc độ tăng trưởng chậm, ở độ tuổi nhỏ chúng tăng nhanh về chiều dài cơ thể, nhưng đến độ tuổi cao hơn chúng tăng nhanh về khối lượng cơ thể. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của sinh vật nói chung và của cá nói riêng.

3.5 Đặc điểm về sinh sảnTrong quá trình nghiên cứu, tiến hành thu

mẫu vào mùa sinh sản, giải phẫu tuyến sinh dục, xác định tuổi, kích thước, khối lượng, thiết lập mối quan hệ giữa chúng. Từ đó có thể biết được tuổi, kích thước và khối lượng cá khi tham gia sinh sản lần đầu.

Bảng 5. Bảng so sánh vá đánh giá kích thước thành thục lần đầu trên cá Bống Cát: (n = 360)

Tuổi

Tỉ lệ giai đoạnphát dục (%)

Kích thước TB (cm)

Khối lượng trung bình (g)

Số mẫu(con)

Cái ĐựcCái Đực Cái Đực Cái Đực

Chưa phân biệtII III IV-VI II III IV-VI

0+ 100 0 0 1 0 0 12.2 13.5 22.1 24.5 6 7 124

1+ 42,2 39,1 18,7 50,0 29,7 20,3 14,6. 16,7 43.8 47.1 57 34 0

2+ 0 27,4 72,6 0 46,1 53,9 23.4 24.6 110.1 114.9 82 50 0

Qua bảng 5 cho thấy, cùng một độ tuổi con đực có kích thước và khối lượng lớn hơn con cái.Cá 0+ tuổi không phát hiện có dấu hiệu thành thục ở cả hai giới. Khi tiến hành giải phẫu số cá

này, tuyến sinh dục chỉ phát triển ở giai đoạn II, một số tuyến sinh dục chưa phát triển.Cá 1+ tuổi đã xuất hiện tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn III, IV ở cả cá đực và cá cái, đa số

ở giai đoạn II (42,2% ở cá cái và 50% ở cá đực).Cá 2+ tuổi toàn bộ số cá thu được đều có tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn III, IV, V và VI.Từ kết quả trên, bước đầu nhận định tuổi thành thục lần đầu của cá Bống Cát là 1+ tuổi với kích

thước trung bình là 14,6cm đối với cá cái và 16,7cm đối với cá đực; khối lượng trung bình là. 43,8g đối với cá cái và 47,1g đối với cá đực. Tuổi tham gia sinh sản lần đầu của cá đực và cá cái là như nhau (1+ tuổi).

Theo các ngư dân, cá Bống Cát thường làm tổ và đẻ trứng vào hang hốc, những nơi nước tĩnh và trong. Con đực canh tổ và chăm sóc trứng. Cá con nở ra thường bám vào cây cỏ hoặc các mảng đá gần bờ. Theo Fishbase các loài cá thuộc họ cá Bống nói chung có đặc tính con đực chăm sóc trứng sau khi cá cái sinh ra. Điều này phù hợp với kết quả điều tra từ thực tế.

Sức sinh sản tuyệt đối từ 12.500 - 36.703 trứng/cá cái và sức sinh sản tương đối từ 99.286 - 267.905 trứng/kg cá cái. Kích thước đường kính trứng cá Bống Cát tại hồ Phú Ninh tương đối nhỏ,

Page 6: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_06 Vo Thi... · I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá Bống Cát là

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 45

ở giai đoạn IV kích thước trứng dao động từ 0,3 - 0,6mm, đa số trứng có kích thước 0,5 mm (48%).Mùa vụ sinh sản chính của cá Bống Cát tại hồ Phú Ninh tập trung vào các tháng 2,3 và tháng

8,9 hàng năm.

Bảng 6. Hệ số thành thục của cá Bống Cát qua các tháng (n = 360 mẫu)

Hệ số thành thục trung bình qua các tháng thu mẫu (%)

6/07 7/07 8/07 9/07 10/07 11/07 12/07 1/08 2/08 3/08 4/08 5/08

3,12 4,46 5,74 7,15 2,37 3,27 3,90 4,11 5,82 5,93 3,77 3,06

Hình 2. Đồ thị sự biến động hệ số thành thục của cá Bống Cát cái

Hình 3. Tiêu bản buồng trứng cá Bống Cát giai đoạn II (trái), giai đoạn III (phải)

Hình 4. Tiêu bản buồng trứng cá Bống Cát giai đoạn IV (trái) và giai đoạn VI (phải)

Hệ sốthành thục

6/07 7/07 8/07 9/07 10/07 11/07 12/07 1/08 2/08 3/08 4/08 5/08 Tháng

Page 7: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_06 Vo Thi... · I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá Bống Cát là

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

46 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Hình 5. Buồng trứng và tiêu bản buồng trứng cá Bống Cát cuối giai đoạn IV

Hình 6. Tiêu bản tinh sào cá Bống Cát giai đoạn II (trái) và giai đoạn III (phải)

Page 8: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_06 Vo Thi... · I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá Bống Cát là

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 47

Hình 7. Tinh sào và tiêu bản tinh sào cá Bống Cát giai đoạn IV, VI

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1. Kết luậnCá Bống ở khu vực hồ Phú Ninh là loài cá

Bống Cát (Glossogobius giuris Hamilton, 1882).Cá phân bố ở những thủy vực nước tĩnh và trong, cá sống ở tầng đáy, thường bám lên các tảng đá gần bờ hoặc những bụi cây ven bờ để kiếm ăn. Khi sinh sản, chúng thường chui vào các hang hốc hoặc những gốc cây chìm trong nước từng cặp để đẻ. Con đực có tập tính chăm

sóc trứng khi con cái sinh ra. Cá Bống Cát tại hồ Phú Ninh sinh trưởng chậm, cá ăn thiên về động vật chủ yếu là giáp xác, cá nhỏ và một số động vật thủy sinh.

Phương trình hồi quy về chiều dài và khối lượng thân :

W = 0.0585L2.3389 với : R2 = 0.9262

Mùa vụ sinh sản chính của cá Bống Cát tại hồ Phú Ninh tập trung vào các tháng 2,3 và tháng 8,9 hàng năm. Tuổi thành thục lần đầu của

Page 9: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_06 Vo Thi... · I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá Bống Cát là

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

48 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

cá Bống Cát là 1+ tuổi với kích thước trung bình là 14,6cm đối với cá cái và 16,7cm đối với cá đực; khối lượng trung bình là 43,8g đối với cá cái và 47,1g đối với cá đực. Tuổi tham gia sinh sản lần đầu của cá đực và cá cái là như nhau (1+ tuổi). Sức sinh sản tuyệt đối từ 12.500 -36.703 trứng/cá cái và sức sinh sản tương đối từ 99.286 – 267.905 trứng/kg cá cái.

Kích thước đường kính trứng cá Bống Cát tại hồ Phú Ninh ở giai đoạn IV dao động từ 0,3-0,6 mm, đa số trứng có kích thước 0,5 mm (48%).

4.2 Khuyến nghịĐể bảo toàn và phát triển số lượng đối tượng này, cần tăng cường công tác bảo vệ và duy trì

nguồn lợi cá Bống Cát ngoài tự nhiên thông qua việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao kiến thức cho cộng đồng địa phương về tầm quan trọng, về ý thức trách nhiệm đối với hoạt động bảo tồn. Nghiêm cấm việc khai thác vào mùa sinh sản, nghiêm cấm đánh bắt bằng các phương tiện có tính chất hủy diệt như dùng thuốc nổ, xung điện. Tổ chức khai thác hợp lý theo mùa vụ và theo kích thước. Nghiên cứu tập tính dinh dưỡng, sinh trưởng của cá ở các giai đoạn từ cá bột đến cá trưởng thành để làm cơ sở cho việc sản xuất giống và ương nuôi thương phẩm. Theo dơi chu kỳ phát dục và tái phát dục của cá trong điều kiện nuôi làm cơ sở cho nghiên cứu sinh sản nhân tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Vũ Thị Phương Anh, Võ Văn Phú, (2004), Thành phần loài cá hồ Phú Ninh Tỉnh Quảng Nam. Những vấn

đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 37 - 39.2. Nguyễn Tường Anh, ( 1999). Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 238

trang.3. Nguyễn Hữu Hùng, (2001). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá chẽm mõm nhọn(Psammoperca

waigiensis). Luận văn thạc sĩ, Đại học Thủy Sản Nha Trang. 67 trang.4. Vương Dĩ Khang, (1963), Ngư loại phân loại học, Nguyễn Bá Mão dịch. Nhà xuất bản Nông thôn, 843

trang.5. Võ Đình Linh, (2006). Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Nâu (Scatophagus argus) tại

huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre. Luận văn thạc sỹ, Khoa Thuỷ sản, Trường Đại Học Nha Trang. 59 trang.6. Pravdin, I.F., (1963). Hướng dẫn nghiên cứu cá (tài liệu tiếng Việt do Phạm Thị Minh Giang dịch). Nhà

xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội . 275 trang.7. Mai Đình Yên, (1978). Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ Thuật,

Hà Nội. 339 trang.