ngn.pdf

9

Click here to load reader

Upload: nguyen-vu-chau

Post on 14-Dec-2014

21 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGN.pdf

1. NGN là xu hướng tất yếu.

Khái niệm mạng thế hệ sau NGN được giới chuyên môn nhắc tới từ năm 1998. Ở một

góc độ nào đó, NGN chính là sự định nghĩa lại ngành công nghệ thông tin và viễn thông

thế giới, một cuộc cách mạng dẫn tới sự hội tụ âm thanh, dữ liệu, truyền tải và tính toán.

NGN là bước phát triển tiếp theo trong lĩnh vực truyền thông trên thế giới hỗ trợ bởi 3

mạng lưới: mạng viễn thông công cộng PSTN, mạng không dây và mạng Internet. NGN

hội tụ cả 3 mạng trên vào một kết cấu thống nhất để hình thành một mạng chung, thông

minh và hiệu quả, cho phép truy xuất toàn cầu, tích hợp nhiều công nghệ mới, ứng dụng

mới và do đó NGN đã mở đường cho các cơ hội kinh doanh phát triển.

NGN được xem là một hướng đi tất yếu của ngành viễn thông thế giới. Việc Việt Nam

sớm chính thức khai trương mạng viễn thông thế hệ mới NGN hồi tháng 11/2004, vì vậy

được xem là một sự tất yếu.

Có 3 động lực cho sự phát triển của NGN.

Thứ nhất, sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin, viễn thông và đương nhiên sự hội

tụ của hai lĩnh vực nóng: CNTT, viễn thông dẫn tới sự ra đời của các ứng dụng mới, công

nghệ mới. Các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là những doanh nghiệp mới tận dụng tối đa

điều này để cung cấp các dịch vụ mới, nhiều tiện ích.

Thứ hai, sự bùng nổ các công nghệ mới như nhận dạng giọng nói, chuyển đổi từ ký tự

sang giọng nói... cũng là nguyên nhân thúc ép mạng truyền thống dần nhường bước cho

mạng NGN trong việc tích hợp các ứng dụng cao cấp hơn, vì mục tiêu phục vụ tốt nhất

cho người sử dụng.

Động lực thứ 3, những kỳ vọng về Internet bất kỳ ở đâu, bất kể lúc nào dẫn tới sự bùng

nổ các phương tiện di động cá nhân có tính năng truy xuất thông tin, giải trí… Mạng

Internet sẽ là nguồn cung cấp thông tin còn mạng NGN sẽ là mạng trung gian truyền tải.

NGN không chỉ đơn thuần là sự hội tụ giữa thoại và dữ liệu mà còn là sự hội tụ giữa

truyền dẫn quang và công nghệ gói, giữa mạng cố định và di động. Việc phát triển từ

mạng viễn thông truyền thống lên mạng NGN là một hướng đi tất yếu, sớm hay muộn

của ngành viễn thông. Tại sao vậy?

Mạng viễn thông truyền thống là sự tập hợp của các mạng riêng lẻ: cố định, di động,

Internet... Mỗi mạng riêng biệt đó chỉ phục vụ cho một loại dịch vụ viễn thông nhất định

và không thể sử dụng cho mục đích khác. Mỗi mạng lại đòi hỏi một đội ngũ vận hành,

quản lý khác nhau dẫn đến chi phí khai thác cao, hệ thống có tính mở thấp cản trở thời

Page 2: NGN.pdf

gian dịch vụ đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, hệ thống cũ để đáp ứng những đòi hỏi của

các loại hình truyền tải khác nhau thì mỗi dịch vụ cần phải có mạng riêng.

Các mạng, từ mạng điện thoại, mạng truyền hình... tích hợp trên một cơ sở thống nhất sẽ

làm cho nhà khai thác mạng giảm được chi phí, giá thành. Đấy chính là sơ sở giảm giá

dịch vụ viễn thông cho xã hội. Các công ty phần mềm nội địa sẽ có cơ hội cung cấp giải

pháp đặc thù của từng quốc gia vào hệ thống viễn thông NGN. Đây là sự khác biệt lớn

với mạng viễn thông thế hệ cũ. Trong quá khứ, các nhà cung cấp thiết bị phát triển mọi

thứ phần mềm, cứng trong một gói thầu cho khách hàng, giờ đây với mạng thế hệ mới

NGN, các nhà phát triển phần mềm nội địa với sự nắm bắt rõ về thị trường nội địa sẽ có

cơ hội dựa trên lớp giao diện API để tùy biến lập trình.

Mạng NGN đang được VNPT triển khai trên phạm vi toàn quốc gồm 3 lớp : lớp truyền

tải, lớp truy nhập và lớp ứng dụng, dịch vụ. Lớp truyền tải gồm 3 nút trục quốc gia đặt tại

Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và 11 nút vùng tại 1 tỉnh, thành phố trọng điểm. Băng thông

các tuyến trục và vùng khởi điểm là 2,5 gigabit/giây dựa trên hạ tầng truyền dẫn SDH.

Trong tương lai, băng thông tuyến trục sẽ đạt 20 gigabit/giây dựa trên công nghệ WDM.

Việc chuyển hướng từ mạng truyền thống dựa trên công nghệ chuyển mạch kênh TDM

sang mạng NGN chuyển mạch gói của VNPT cũng giống như cách thức phổ biến trên thế

giới: thay thế dần. Nghĩa là sẽ có một hạ tầng truyền tải cơ bản là mạng lõi IP, một trung

tâm điều khiển mềm Soft switch của mạng NGN kết nối làm việc với hạ tầng viễn thông

cũ thông qua các cổng giao tiếp truyền thông Media Gateway. Cách thức tịnh tiến sang

NGN vừa đảm bảo khai thác những tiện ích của mạng mới vừa tránh được sự lãng phí

trong đầu tư.

Một điểm đáng lưu ý trong kiến trúc mạng NGN là việc sử dụng công nghệ chuyển mạch

mềm thay thế các thiết bị tổng đài chuyển mạch phần cứng cồng kềnh. Các mạng của

từng dịch vụ riêng rẽ được kết nối với nhau thông qua sự điều khiển của một thiết bị tổng

đài duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch mềm được ví như trái tim hay bộ óc của

NGN.

NGN - Những tiện ích mới?

Nếu như ở mạng truyền thống TDM, nguồn thu chính chỉ là các dịch vụ thoại, thì với

mạng NGN, nguồn thu sẽ còn đến thêm từ các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền IP như

nhắn tin hợp nhất Unified Messaging, nhắn tin tức thời Instant Messaging, dịch vụ hiển

thị và xác định vị trí địa lý và truyền hình hội thảo.

Mạng NGN cho phép hội tụ dễ dàng với mạng di động thế hệ 3. Theo đó, một máy chủ

cung cấp dịch vụ thoại chung cho cả thuê bao cố định và di động. Đồng thời các thuê bao

cố định và di động có thể sử dụng cùng ứng dụng với nhau.

Page 3: NGN.pdf

Với NGN, một thiết bị đầu cuối như điện thoại cố định cũng có thể gửi và nhận nhắn tin

cho các thiết bị đầu cuối khác giống như cách mà điện thoại di động có thể làm được hiện

nay. Và không chỉ nhắn tin, các dịch vụ tiện ích khác như gọi điện thoại truyền hình, điện

thoại trả trước... ngay trên một thiết bị đầu cuối sẽ giúp khách hàng không phải sắm nhiều

thiết bị cho các dịch vụ khác nhau như mạng truyền thống.

NGN - Những dịch vụ mới?

Khi nhắc tới NGN và những tiện ích mà nó mang lại, sẽ không ít người nghĩ rằng đó là

câu chuyện ở các nước phát triển, nhưng trên thực tế tại Việt Nam dù mới sau vài tháng

triển khai NGN, nhưng những tiện ích mới, dịch vụ mới nhờ NGN đã nhanh chóng gặt

hái được thành công.

Ví dụ tiêu biểu là dịch vụ giải trí truyền hình - phát thanh cho phép hàng triệu khách hàng

có thể tham gia các trò chơi qua mạng bằng hình thức tin nhắn hoặc thoại thông qua một

mã truy nhập. Dịch vụ này với mạng TDM truyền thống gần như không thể triển khai

được vì nhiều lý do, trong đó giá thành dịch vụ đắt chỉ là một nguyên nhân, quan trọng

hơn là khả năng xử lý khối lượng lớn dữ liệu trò chơi trong một thời gian hạn định.

Với người sử dụng đầu cuối thì họ có cơ hội tiếp cận với dịch vụ thoại với chi phí ngày

một thấp vì các cuộc gọi dựa trên công nghệ VOIP sẽ rẻ hơn và có nhiều tiện ích đi kèm

hơn. Chẳng hạn, dịch vụ điện thoại dùng thẻ trả trước cho phép khách hàng sử dụng điện

thoại cố định lựa chọn hai loại hình dịch vụ: gọi chất lượng với tốc độ 64 kbit/giây và gọi

tiết kiệm 8 kbit/giây.

Dịch vụ điện thoại người nghe trả tiền phù hợp với các doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế

xã hội muốn thiết lập một số máy thống nhất duy nhất trên toàn quốc để giải đáp thắc

mắc cho khách hàng. Dịch vụ thoại qua trang web cũng là một dịch vụ đáng chú ý cho

phép thuê bao thực hiện cuộc gọi từ một trang web trên Internet tới một thuê bao điện

thoại cố định.

Và với NGN không thể không kể đến dịch vụ báo cuộc gọi từ Internet. Với dịch vụ này,

khách hàng sẽ tránh được những phiền toái trong thông tin liên lạc khi kết nối Internet

qua đường điện thoại.

Với người sử dụng dịch vụ đầu cuối, điều họ quan tâm nhiều khi không phải là công nghệ

gì mà chính là những tiện ích, ích lợi cả về tính năng lẫn chi phí mà dịch vụ đó mang lại

cho mình. Nhưng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có quy mô hoạt

động trên diện rộng thì những tiện ích mới, dịch vụ mới, công nghệ mới của NGN lại là

những nội dung được họ hết sức lưu tâm.

Page 4: NGN.pdf

Công nghệ mạng riêng ảo VPN sử dụng hạ tầng điện thoại sẵn có của các doanh nghiệp

có thể tạo ra một mạng diện rộng WAN, tốc độ cao, bảo mật cho doanh nghiệp. Quan

trọng hơn cả, chi phí thiết lập, vận hành mạng WAN VPN như vậy sẽ là một trời, một

vực khi so với việc thuê bao đường truyền riêng leased line như hiện nay.

Mạng NGN - mạng viễn thông thế hệ mới, hay còn gọi là mạng thế hệ sau, giờ đây có thể

xem là mạng hiện tại, bởi nó không chỉ là bước tiến của ngành viễn thông thế giới, mà

NGN đã thực sự hiện hữu ở nước ta với nhiều tiện ích, dịch vụ hiệu quả. Chúng ta hãy

cùng chờ đón những kết quả tốt đẹp mà NGN có thể đem lại cho nền kinh tế quốc dân và

cho bản thân sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam.

2. Những thách thức và cơ hội của NGN.

Khi phân tích đánh giá những thách thức và cơ hội mà NGN có thể đem lại cho nhà

khaithác viễn thông, bài viết này đi sâu vào ba lĩnh vực đáng lưu ý nhất: quyết định

triểnkhai NGN, phương thức triển khai và phương án kinh doanh trên NGN.

3.1. NGN: nên hay không?

Có thể khẳng định chắc chắn rằng NGN mang lại rất nhiều cơ hội cho các nhà khai

thácviễn thôngmột vài ý chính có thể được tóm lược nhưsau:

1. Kinh doanh thuần túy trên đường truyền thông (“pipe” business) và dịch vụ điện thoại

cơ bản ngày càng trở nên thông dụng và có nhiều đối thủ cạnh tranh. Ví dụ trênthị

trường viễn thông Việt Nam ngoài VNPT, nay đã có thêm các công ty viễn thôngnhư

Viettel, FPT, EVN, S-fone, HT và sắp tới là GTel. Các nhà khai thác phải cạnhtranh

quyết liệt về giá cả, dẫn đến giảm lợi nhuận đáng kể. Nếu nhà khai thác muốnthành

công trong hoàn cảnh mới, họ phải tìm ra cách tăng thêm giá trị vào dịch vụtruyền

thông của họ. NGN là nền tảng để cung cấp các dịch vụ nâng cao mới, giữ chân

khách hàng,mở ra những cơ hội thị trường mới, lợi nhuận mới .

2. Mạng NGN tạo nền tảng cho các nhà khai thác mạng phát triển, cung cấp hiệu

quả các dịch vụ mới , loại bỏ các phương thức xây dựng dịch vụ kém hiệu quả, đơnchiếc,

cá thể, và không sử dụng lại được như hiện nay. NGN giúp giảm thời gianđưa ra thị

trường (time-to-market) và chi phí cho vòng đời (life-cycle) của cácdịch vụ mới .

3. Năng lực của các giải pháp NGN (Softswitch hay IMS) đều lớn hơn nhiều so với

các tổng đài chuyển mạch Class 4/5 cũ. Hơn nữa, NGN có chi phí khai thác và

vận hành thấp hơn. Những tính năng này rất hấp dẫn không chỉ với các công ty

mớitham gia thị trường, mà còn thu hút sự quan tâm của các nhà khai thác truyền

Page 5: NGN.pdf

thốngkhi xem xét mở rộng hay thay thế mạng lưới hiện tại. Nền tảng IP cho phép

hiệu quả hóa quản lý mạng và sử dụng tài nguyên mạng .

4. Làm giảm nhu cầu vế số lượng cũng như không gian dùng để lắp đặt các

tổng đài, thiết bị mạng . Việc này kéo theo tiết kiệm đáng kể về nhà đặt tổng đài,

điểm kết nối và năng lượng tiêu thụ.

Chuyển đổi sang NGN là xu hướng tất yếu của ngành viễn thông. Tuy nhiên, một số

nhàkhai thác cũng có thể đưa ra lý do để không triển khai NGN. Hiện nay tại phần lớn

cácthị trường, số lượng khách hàng điện thoại cố định đã bão hòa và có xu hướng giảm

dần.Mạng PSTN sẵn có vẫn có năng lực, chất lượng tốt cung cấp dịch vụ trong nhiều

nămnữa. Tại sao lại đầu tư vào NGN với phần lớn các dịch vụ như cũ, sự tiếp nhận

củakhách hàng và thành công của các dịch vụ NGN mới chưa thật sự rõ ràng và chắc

chắn?Đây là bài toán của một chiến lược kinh doanh dài hạn. Chiến lược kiểu “phòng

thủ”nếu may mắn có thể giúp nhà khai thác giữ được vị thế trên thị trường đến một

thờiđiểm nào đó. Thành công chỉ thật sự đến với sự sáng tạo trong kinh doanh và sự nắm

bắthợp lý các cơ hội. Với các cơ hội như đã trình bày ở trên, việc chọn lựa NGN hay

khôngcó lẽ tương đối dễ trả lời. Cái khó với các nhà khai thác viễn thông là việc tận dụng

hợplý các cơ hội của NGN. Trước tiên là quyết định khi nào nên bắt đầu triển khai NGN?

Triển khai NGN yêu cầu đầu tư ban đầu không nhỏ. Triển khai NGN quá sớm sẽ làmlãng

phí năng lực mạng sẵn có. Bộ máy kinh doanh chưa sẵn sàng gây ra hiệu quả kinhdoanh

kém. Thị trường chưa chín muồi sẽ không bị hấp dẫn bởi các dịch vụ NGN mới. NGN là

công nghệ vẫn đang phát triển, đầu tư sớm có thể có nhiều rủi ro, các thiết bị cũsẽ không

tương thích với các chuẩn NGN sau này. Triển khai NGN quá muộn cũng sẽkhông tận

dụng được các cơ hội NGN đem lại. Đối thủ cạnh tranh nào triển khai NGNtrước sẽ

chiếm lĩnh các lợi thế của NGN trên thị trường. Mặt khác, đầu tư tiếp vào mạngcũ là lãng

phí khi chi phí đó có thể dùng để khởi động mạng NGN có năng lực và tínhnăng vượt

trội. Vì vậy, quyết định triển khai NGN đúng đắn phải được xem xét cân nhắckỹ lưỡng

theo hoàn cảnh cụ thể của thị trường, của mỗi nhà khai thác.

3.2. Chuyển đổi sang NGN Nhà khai thác viễn thông sau khi đã quyết định triển khai NGN sẽ phải đối mặt với

mộtthách thức tiếp theo: chuyển đổi sang NGN. Chuyển đổi mạng truyền thống PSTN –

hình thức mạng về cơ bản là không đổi trong nhiều thập kỷ qua - sang NGN không

đơnthuần chỉ là bài toán kỹ thuật. Chuyển sang NGN là sự thay đổi về hệ thống của

toàncông ty, cần có một chiến lược chuyển đổi tổng thể rõ ràng. Kế hoạch chuyển đổi

sang NGN sẽ liên quan, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến nhiều lĩnh vực: chiến lược, kinh

doanhvà bán hàng, phát triển dịch vụ, các hệ thống IT (bao gồm OSS, BSS, khai thác và

quảnlý mạng…), hiệu quả hóa mạng, quản lý cung cấp thiết bị và các đối tác cung cấp

thiết bị, nguồn nhân lực… Các vấn đề sau cần phải xem xét đến trong kế hoạch: - Các

Page 6: NGN.pdf

hạn chế và thách thức của nguồn nhân lực và tài nguyên mạng,- Những rủi ro có thể xảy

ra trong chuyển đổi liên quan tới cung cấp dịch vụ liên tục vàđảm bảo các dịch vụ và

chuyển đổi khách hàng,- Đánh giá chi tiết về các chi phí chuyển đổi và các khoản tiết

kiệm được trong quá trìnhthay đổi hệ thống,- Các nguồn lợi nhuận mới có thể thu được từ

việc cung cấp các dịch vụ (NGN) mớitrên thị trường. Một kế hoạch chuyển đổi chung

cho toàn hệ thống dịch vụ điện thoại POTS và dữ liệuthông thường mất khoảng 3 đến 8

năm, theo như kinh nghiệm của nhiều nhà khai tháctrên thế giới. Tùy thuộc vào hoàn

cảnh cụ thể, nhà khai thác có thể chọn con đườngchuyển đổi nhanh hay chậm trong

khoảng thời gian trên. Chuyển đổi chậm, kéo dài cóvẻ như là ít chi phí và ít rủi ro nhất,

đảm bảo sự chuyển đổi trơn tru của các dịch vụ vàkhách hàng. Số lượng đường thuê bao

phải chuyển đổi hàng ngày có thể được nhân lựcsẵn có thực hiện. Thách thức có thể xảy

đến khi chuyển đổi chậm là trong khoảng thờigian đó các nhà khai thác khác trên cùng thị

trường có thể đã hoàn thành NGN trước,cung cấp trước các dịch vụ cạnh tranh hoặc mới

với giá rẻ hơn. Do đó suốt quá trìnhchuyển đổi nhà khai thác phải liên tục nghiên cứu

xem xét động thái của thị trường đểcó phản ứng, điều tiết phù hợp. Ngược lại chuyển đổi

rất nhanh mang lại nhiều thuận lợicho kinh doanh nhưng sẽ yêu cầu chi phí lớn cũng như

ẩn chứa nhiều rủi ro. Số lượngđường thuê bao phải chuyển đổi hàng ngày có thể rất lớn,

vượt quá khả năng của nhânlực hiện tại. Bên cạnh đó đầu tư nhanh cũng khiến chi phí

chuyển đổi cao. Thời gianngắn hạn chế các thử nghiệm, nghiên cứu nhu cầu thị trường, vì

vậy làm tăng rủi rotrong vận hành và khai thác mạng. Một vấn đề quan trọng khác của

chuyển đổi là việc sử dụng (lại) một cách hiệu quả nhấthệ thống, cơ sở hạ tầng hiện tại.

Nhà khai thác truyền thống thường khai thác các mạnghạ tầng sau: mạng TDM (nội hạt,

liên tỉnh, kết nối quốc tế), mạng dữ liệu/Internet, mạng pre-NGN (VoIP, SIP). Các hệ

thống này có thể sử dụng tiếp/lại vào các mục đích hỗ trợ khách hàng truyền thống cho

đến khi họ chuyển sang NGN, làm (một phần) mạng lõicho mạng NGN mới, hay nâng

cấp/chuyển đổi thành một phần của NGN mới. Có thểthấy trước rằng mạng cũ sẽ hoạt

động song song với mạng mới trong suốt quá trìnhchuyển đổi và có thể thêm vài năm tiếp

theo nữa. Thời điểm cần chấm dứt hoạt độngcủa mạng cũ là khi chi phí vận hành nó đã

lớn hơn nhiều so với lợi ích mà nó mang lại. Tuy không trực tiếp là mục tiêu của chuyển

đổi nhưng mở rộng băng thông truy nhậpcủa các thuê bao là việc nhất thiết phải thực hiện

trong giai đoạn chuyển đổi để kháchhàng thực sự trải nghiệm được các dịch vụ mới và

các tiện ích sẽ được mời chào trongmôi trường NGN. Nghiên cứu triển khai các công

nghệ truy nhập tốc độ cao nhưADSL2+ hay truy nhập quang FTTx, PON, GPON… cần

được xem xét phát triển.

3.3. Kinh doanh và khai thác NGN Có rất nhiều vấn đề về mô hình kinh doanh và khai thác NGN, tuy nhiên phần này

tậptrung vào một số điểm đáng chú nhất liên quan đến cơ hội và thách thức khi khai

thác NGN; những thách thức và cơ hội khi NGN đã được lựa chọn và khai thác thương

mại.Các điểm liên quan đến định vị chiến lược, marketing dịch vụ, và những thay đổi về

tổchức, mà trước mắt là khi hội tụ di động cố định sẽ được trình bày lần lượt.

3.3.1. Định vị chiến lược của nhà khai thác dịch vụ

Page 7: NGN.pdf

Ngay trong định nghĩa về NGN của ITU thì dịch vụ viễn thông cũng chỉ là một loại

dịchvụ cung cấp trên NGN. Các nhà khai thác viễn thông – bất kể là truyền

thống(incumbent) hay mới hình thành (alternative) – đều có cơ hội mở rộng hoạt động

củamình sang các lĩnh vực khác như cung cấp nội dung thông tin, các ứng dụng trực

tuyếnhay truyền thông… Ngay trong giai đoạn tiền NGN, nhiều nhà khai thác viễn thông

đãtự định vị mình thành nhà cung cấp thông tin (China Mobile), nhà xử lý thanh

toán(Smart Phillipines), nhà cung cấp hạ tầng cho phong cách sống (NTT DoCoMo).

Hoặcnhư với SingTel, công ty không còn nhấn mạnh về một thế giới không khoảng cách

(nodistance), mà muốn biến thế giới thành một sân chơi (playground) cho khách hàng

trẻ. Nhà khai thác có thể lựa chọn, tuy nhiên định vị chiến lược luôn là bước đi quan

trọngnhất quyết định sự thành công, và cả thất bại. Xét ở phạm vi hẹp hơn và truyền

thống hơn, NGN đặt ra cơ hội và thách thức cho nhàkhai thác viễn thông thay đổi vị trí

chiến lược của mình trong chuỗi giá trị của các dịchvụ viễn thông, liên lạc. Với khả năng

xử lý rất mạnh, dung lượng không hạn chế, và tính mở của NGN nhưmong muốn của

ITU có thể khiến cho NGN mở ra cơ hội tương đối bình đẳng giữanhững thành viên tham

gia thị trường: nhà khai thác mạng, nhà cung cấp dịch vụ, nhà bán lại dịch vụ, nhà cung

cấp nội dung thông tin và cả người sử dụng cuối cùng. Trongmôi trường NGN, người sử

dụng cuối cùng - vốn thụ động trong các mô hình kinhdoanh viễn thông trước đây - có

thể tự thiết kế cho mình các dịch vụ với tính năng vàyêu cầu rất riêng về chất lượng.

NGN còn đưa nhà khai thác viễn thông gần hơn vớikhách hàng doanh nghiệp (DN), biến

những đòi hỏi phức tạp và yêu cầu rất cao thànhnhững giải pháp sẵn có và mềm dẻo. Một

vấn đề quan trọng khác tính mềm dẻo và khảnăng phân tán kiểm soát của NGN có thể

làm cho nhiều người trên thị trường trở thànhnhà bán lại dịch vụ; các nhà bán lại dịch vụ

này chính là khách hàng mua buôn của nhàkhai thác.

Vậy nhà khai thác sẽ phân định ranh giới với “khách hàng” ở điểm nào, sẽ dành cho

họmức độ linh hoạt ra sao để vừa thỏa mãn được khách hàng mà vẫn giữ được quyền

kiểmsoát và mức lợi nhuận đủ hấp dẫn? Tại Việt Nam khi mà các đối thủ cạnh tranh

tiềmnăng đến từ bên ngoài ngành viễn thông chưa đủ mạnh, thì lợi thế nghiêng nhiều hơn

vềcác nhà khai thác viễn thông.

3.3.2.Marketing dịch vụ

Một số khía cạnh marketing dịch vụ NGN sẽ được phân tích như sau:

Về phát triển dịch vụ: Từ cách đặt vấn đề, NGN sẽ có khả năng rất lớn để cung cấp

cácdịch vụ sáng tạo. Tuy nhiên, thế giới mới chỉ đưa ra dự báo về xu hướng phát triển

dịchvụ và những đòi hỏi cần có của chúng; và hiện chưa biết dịch vụ nào sẽ đắt khách, sẽ

làđộng lực cho sự phát triển của NGN. Trong trường hợp này, người phát triển dịch

vụđứng trước mặt trái của quyền được lựa chọn, đó là: không biết chọn gì. Tuy nhiên,

việc bứt phá khỏi khuôn mẫu dịch vụ cũ, tư duy hướng khách hàng và dám thử nghiệm sẽ

lànhững điều cần thiết để tận dụng cơ hội phát triển dịch vụ từ NGN. Một điều chắc

chắnvà dễ nhận ra đó là việc gộp các dịch vụ lại thành những gói dịch vụ hội tụ, giữa cố

Page 8: NGN.pdf

định- di động - nội dung - dữ liệu, sẽ là một cơ hội để bán kèm dịch vụ và tạo rào cản

thayđổi nhà cung cấp.

Về định giá: NGN có lợi thế là khả năng tính cước mạnh và mềm dẻo. Tuy nhiên, domô

hình kinh doanh trên NGN vẫn dựa trên hiệu ứng mạng (network effect) - “càngđông

càng vui” - nên trước tiên là phải định giá nhằm mở rộng thị trường, nhanh chóngđạt quy

mô đủ lớn. Hiệu ứng mạng sẽ biến kẻ lớn mạnh thành lớn mạnh hơn và kẻ yếuthành yếu

hơn; điều này đồng thời tạo ra cả thách thức và cơ hội cho nhà cung cấp dịchvụ NGN.

Điều dễ nhận thấy là giá cước sẽ phải tính theo gói vì NGN là mạng đa truynhập và đa

dịch vụ; như vậy cũng phù hợp với xu hướng hội tụ.

Về bán hàng và phân phối : NGN sẽ thách thức nhà cung cấp với khái niệm khách

hàngvà kênh phân phối. Khách hàng không chỉ phân biệt giữa cá nhân và DN; và kênh

phân phối sẽ có nhiều biến đổi, chủ yếu là ngắn lại. Một đối tượng khách hàng “hiếu

chiến”nhất đó là các DN viễn thông hoặc các nhà bán lại dịch vụ. Đối tượng khách hàng

nàycó doanh số mua lớn, nhưng lại luôn tìm cách mở rộng vai trò trong chuỗi giá trị,

vàthực tế là muốn lấn át nhà khai thác. Kênh bán hàng cho đối tượng này cũng hết

sứcchuyên biệt. Tuy vậy, ngay trong mô hình kinh doanh cũ, đến 80% lợi nhuận của

cáckhách hàng này lại chảy về nhà khai thác mạng. Do đó, việc cạnh tranh và hợp tác

cũngnhư phát triển quan hệ hai chiều là rất cần thiết. Đối tượng khách hàng đáng nói

tiếptheo đó là các đối tác cùng kinh doanh; đó là các nhà cung cấp nội dung thông tin,

cungcấp các dịch vụ kết hợp trong gói dịch vụ hội tụ… Đối tượng này về cơ bản đem lại

cơ hội cùng thắng (win-win) và sẽ được tận dụng bằng các hoạt động cùng tiếp thị (co-

marketing).

Về chăm sóc khách hàng (CSKH): Một trong những đặc điểm của NGN đó là: côngnghệ

ngày càng hội tụ, nhưng khách hàng ngày càng phân ly/tán. Khả năng truy nhậpkhông

hạn chế và cá thể hóa mềm dẻo chính là lý do của hiện tượng này. Ngoài ra, côngnghệ và

đặc tính dịch vụ đã trở nên tinh vi và khó sử dụng hơn. Do đó việc thông tin,

CSKH là một thách thức lớn. Quá trình CSKH đòi hỏi nhiều thông tin, và thông tin cáthể

hóa nhiều hơn. Tuy nhiên, NGN lại có khả năng thu thập rất nhiều thông tin từkhách

hàng, đặc biệt là mô thức sử dụng. Do đó, nguồn thông tin từ CSKH là rất có giátrị. Bản

thân việc quản lý và khai thác thông tin khách hàng trên NGN cũng là một dạngkinh

doanh đầy tiềm năng. Như đã nói trên đây, hiện cả thế giới vẫn đang đi tìm cácdịch vụ ăn

khách, tìm kiếm mô hình kinh doanh phù hợp, và nói một cách khác, các nhàkhai thác

đang “thử nghiệm trên khách hàng”; do đó quá trình chăm sóc, quan sát kháchhàng đem

lại nhiều lợi ích cho kinh doanh trên NGN.

3.3.3.Thay đổi về tổ chức

Chuyển đổi sang NGN sẽ kéo theo những thay đổi sâu sắc về mô hình tổ chức sản

xuấtkinh doanh của nhà khai thác viễn thông.Đầu tiên có thể nhận thấy là số người cần

thiết để vận hành mạng NGN sẽ giảm mạnh. Nhiều nhà tư vấn cho rằng họ có thể giảm

đến 60% chi phí nhân công vận hành mạngkhi chuyển sang NGN. Tuy nhiên, việc làm và

nhân sự luôn là một vấn đề nan giải chomọi cuộc cải cách mà NGN không phải là ngoại

Page 9: NGN.pdf

lệ; và điều này vừa là cơ hội, vừa làthách thức với nhà khai thác. Khả năng mở rộng, lấn

sân sang các lĩnh vực kinh doanh mới sẽ kéo theo việc hìnhthành những người lao động

mới, với chuyên ngành mới. Ngoài ra, khi chuỗi giá trị dịchvụ viễn thông trên NGN thay

đổi, quy trình cung cấp dịch vụ, mô hình tổ chức cũng phải thay đổi theo. Việc hình

thành những đối tượng khách hàng mới, có mức độ ảnhhưởng lớn đến lợi nhuận như

khách hàng là các nhà khai thác khác, là nhà bán lại dịchvụ…sẽ thúc đẩy hình thành các

bộ phận bán buôn, các nhân viên quản lý khách hànglớn chuyên quản (account

manager).Sự hội tụ về công nghệ, dịch vụ cũng thúc đẩy quá trình hội tụ về mô hình khai

thác và bán hàng. Xu hướng “riêng và rõ” các dịch vụ như trước đây không còn phù hợp.

Quátrình hội tụ không nhất thiết phải bắt đầu bằng hội tụ công nghệ, mà, đôi khi chỉ

đơngiản là sự hội tụ về hành động, về khai thác hoặc mục tiêu kinh doanh. Xu hướng

“hội tụ” cố định - di động ở thị trường viễn thông vào loại lớn nhất thế giới làTrung Quốc

là một ví dụ. Những vụ “hội tụ” thuần túy về kinh doanh đang diễn ra mạnhmẽ với quy

mô lớn: China Mobile với China Tietong, China Unicom (GSM) với China Netcom và

China Telecom với China Unicom (CDMA). Tương tự như vậy, ở Việt Nam, Nga, Pháp,

Hàn Quốc… đều có việc tái cấu trúc các nhà khai thác viễn thông. Quá trình“hội tụ”

thông qua sáp nhập, mua lại như trên có ảnh hưởng lớn về tổ chức, con ngườivà hệ thống

kinh doanh khai thác. Với quá trình “hội tụ thực sự” trên NGN thì thì việctổ chức kinh

doanh của nhà khai thác sẽ hoàn toàn khác Tất cả những sự thay đổi này đều nhằm mục

đích tận dụng cơ hội; tuy nhiên thách thứcluôn nằm ở phương pháp và hiệu quả thực

hiện.

4.Kết luận

Bất cứ sự thay đổi nào cũng ẩn chứa cơ hội và thách thức. Chuyển đổi sang mạng

NGNtrên nền IP thậm chí còn nhiều thách thức hơn vì đây là sự thay đổi toàn diện về

hệthống của mạng PSTN được phát triển và khai thác suốt trong nhiều thập kỷ qua. Từ

gócnhìn khác, mạng NGN mới sở hữu những tính năng vượt trội phù hợp với xu hướng

pháttriển của ngành công nghiệp thông tin và truyền thông, là nền móng vững chắc cho

cạnhtranh và kinh doanh sáng tạo trong thế giới thương mại tự do và toàn cầu hóa hiện

nayvà tương lai. Nhà khai thác viễn thông đứng trước quyết định chuyển đổi cần phải có

cáinhìn toàn diện và sâu rộng về các cơ hội cũng như thách thức của việc triển khai

NGN.Mục đích của bài viết này là chỉ ra và phân tích một số thách thức và cơ hội, với

mongmuốn cung cấp thêm thông tin, hỗ trợ nhà khai thác viễn thông ra quyết định khi

triểnkhai NGN.