ngon ngu c

5
Ngôn ngữ lập trình C 1. Cấu trúc chương trình viết bằng C #include “Thư viện 1” ………. #include “Thư viện n” [Khai báo hằng] [Khai báo biến] [Khai báo hàm] Void main(){ Các Lệnh; } Vd: #include <stdio.h> #include <conio.h> void main(){ printf(“Hello World!”); getch(); /*tạm dừng chương trình để xem kết quả*/ } 2. Kiểu dữ liệu - Kiểu cơ bản: int (2 byte), long (4 byte); float (4 byte); double (8 byte); char (1 byte) - kiểu chuỗi: mảng các ký tự, kiểu logic: thường sử dụng kiểu số nguyên để biểu diễn (0: false; 1: true) Một số ký hiệu hay sử dụng: \n: xuống dòng, \t : dấu cách ngang. 3. Biến Cú pháp: <Kiểu dữ liệu> <Tên biến>; Vd: int n; // khai báo biến n kiểu số nguyên int a, b; Vừa khai báo và gán giá trị: <Kiểu dữ liệu> <Tên biến> = giá trị; Vd: int n = 10; Lệnh gán: Vd: int n; n = 10

Upload: hoangnguyentien

Post on 08-Aug-2015

33 views

Category:

Education


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ngon ngu c

Ngôn ngữ lập trình C

1. Cấu trúc chương trình viết bằng C#include “Thư viện 1”……….

#include “Thư viện n”

[Khai báo hằng][Khai báo biến][Khai báo hàm]

Void main(){Các Lệnh;

}

Vd:#include <stdio.h>#include <conio.h>void main(){

printf(“Hello World!”); getch(); /*tạm dừng chương trình để xem kết quả*/}

2. Kiểu dữ liệu- Kiểu cơ bản: int (2 byte), long (4 byte); float (4 byte); double (8 byte); char (1

byte)- kiểu chuỗi: mảng các ký tự, kiểu logic: thường sử dụng kiểu số nguyên để biểu

diễn (0: false; 1: true)Một số ký hiệu hay sử dụng: \n: xuống dòng, \t : dấu cách ngang.

3. Biến Cú pháp:

<Kiểu dữ liệu> <Tên biến>;Vd: int n; // khai báo biến n kiểu số nguyên

int a, b; Vừa khai báo và gán giá trị:

<Kiểu dữ liệu> <Tên biến> = giá trị;Vd: int n = 10;

Lệnh gán:Vd: int n; n = 10

Phép toán hay sử dụngo Số học: +, -, *, /, %(chia lấy dư)o Logic:

Và: &&, hoặc: ||, phủ định: !o Quan hệ: >, >=. <. <=, ==, !=

Lệnh gán mở rộng: ++, --Vd: n++ n = n + 1; n-- n = n – 1;

4. Hàm xuất/ nhập dữ liệu ra màn hình

Page 2: Ngon ngu c

a. Xuất màn hình: Hàm Printf: cho phép xuất ra màn hình tất cả các kiểu dữ liệu cơ bản.

o printf(“Chuỗi_điều_khiển”, [dãy_các_biến]);Trong đó dòng điều khiển gồm 3 loại:

- Các ký tự điều khiển.- Các đặc tả chuyển đổi có dạng: %<ký tự đặc tả> để in các biến hay

biểu thức tương ứng ra màn hình.Vd: printf(“Hello World”);

int n = 5; printf(“Gia tri cua n la: %d”, n);o Các ký tự đặc tả:

%c xuất kí tự kiểu char%d xuất ra số nguyên kiểu int, char%ld xuất ra số nguyên kiểu long%f xuất ra số thực: float%s xuất ra xâu kí tự

b. Hàm nhập từ bàn phím Hàm scanf: cho phép nhập dữ liệu từ bàn phím

o scanf(“định dạng”, dãy địa chỉ các biến);Vd: int x; float y; char ch;

printf(“Gia tri x: “); scanf(“%d”, &x); printf(“Gia tri y: “); scanf(“%f”, &f); printf(“Gia tri ch: “); scanf(“%c”, &ch);

o Hàm gets: dùng để nhập dòng văn bản cho một biến chuỗi, kể cả chuỗi chứa các kí tự trắng.

Vd: char hoten[30];printf(“Ten cua ban la: “); gets(hoten);

5. Lệnh Lệnh đơn: int n; n = 7; Khối lệnh: { lệnh 1, lệnh 2 … } Lệnh cấu trúc: if, for, while

6. Các lệnh có cấu trúca. Cấu trúc if:

Cơ bản:if (Biểu thức điều kiện)

lệnh;

Đầy đủ:if (Biểu thức điều kiện)

lệnh 1;else

lệnh 2;Hoạt động:

Điều kiện đúng thực hiện khối lệnh 1. Điều kiện sai thực hiện khối lệnh 2.

Page 3: Ngon ngu c

Vd1: Viết chương trình tìm số lớn nhất và số bé nhất của hai số nguyên được nhập từ bàn phím.

Vd2: Viết chương trình cho nhập vào số a từ bàn phím, thong báo ra màn hình a chẵn hay lẻ.

Vd3: Viết chương trình giải phương trình bậc nhất ax+b=cb. Cấu trúc switch

switch (biến/biểu_thức) {case Giá_tri_1: lệnh_1; break;case Giá_tri_2: lệnh_2; break;.....case Giá_tri_n: lệnh_n; break;[default: lệnh_n+1;

}

Vd:

Viết chương trình cho nhập vào ký tự ch tương ứng với học lực ứng viên (A: Giỏi, B: Khá, C: Trung bình) và in ra thời gian thử việc của ứng viên như sau:

Nếu học lực A: “Anh duoc nhan vao lam chinh thuc”

Nếu học lực B: “Anh phai thu viec 6 thang”

Nếu học lực C: “Anh phai thu viec 1 nam”

Viết chương trình cho nhập vào ký tự ch và thông báo ra mùa tuơng ứng với ký tự nhập vào như sau:

Nếu ch la X: “Mùa xuân”

Nếu ch la H: “Mùa hạ”

Nếu ch la T: “Mùa thu”

Nếu ch la D: “Mùa dong”

c. Lệnh lặp xác đinh forfor (BT_Khởi_tạo; BT_Điều_kiện; BT_Tăng_biến_chạy)

lệnh;

Hoat động: Gán biến = giá trị khởi tạo Kiểm tra điều kiện (Biến < điều kiện)

o Đúng thực hiện lệnh tăng biến chạy

kiểm tra điều kiệno Sai thoát khỏi vòng lặp

Bt2

Bt1

Lệnh;Bt3;

sai

đúng

Page 4: Ngon ngu c

Vd: Tính tổng S = 1 + 2 + .... + n; với n nhập từ bàn phím Tính tổng các số chẵn. s = 2 + 4 + .. + In các số chia hết cho 3 ra màn hình từ 1..n

d. Lệnh lặp không xác định while:while(BT Điều kiện)

lệnh;

Hoạt động: Kiểm tra biểu thức điều kiện:

Nếu đúng: lệnh được thực hiện

Nếu sai: thoát vòng lặp.