nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

83
NGUỒN GỐC TÊN GỌI, QUỐC KỲ VÀ QUỐC HUY CÁC NƯỚC CHÂU Á VIỆT NAM – VÙNG ĐẤT PHÍA NAM I. Nguồn gốc tên gọi Việt Nam có tên đầy đủ là “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, tên nước trải qua diễn biến nhiều thời kỳ mà có. Dưới đây là danh sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế. Văn Lang Văn Lang được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN. Âu Lạc Năm 257 TCN, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc). Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN), Triệu Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ. Vạn Xuân Vạn Xuân là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt. Đại Cồ Việt

Upload: thao-phan

Post on 27-Dec-2015

90 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ quốc huy các nước

TRANSCRIPT

Page 1: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

NGUỒN GỐC TÊN GỌI, QUỐC KỲ VÀ QUỐC HUY CÁC NƯỚC

CHÂU Á

VIỆT NAM – VÙNG ĐẤT PHÍA NAM

I. Nguồn gốc tên gọi

Việt Nam có tên đầy đủ là “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, tên nước trải qua diễn biến nhiều thời kỳ mà có.Dưới đây là danh sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế.

Văn Lang

Văn Lang được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN.

Âu Lạc

Năm 257 TCN, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN), Triệu Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.

Vạn Xuân

Vạn Xuân là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.

Đại Cồ Việt

Đại Cồ Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.

Đại Việt

Đại Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.

Page 2: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Đại Ngu

Đại Ngu là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.

Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không có nghĩa là "ngu si".

Việt Nam

Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của lãnh thổ nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa; nhà Thanh đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.

Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).Sau này, danh xưng Việt Nam được chính thức sử dụng như quốc hiệu từ thời Đế quốc Việt Nam.

Đại Nam

Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam, ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng đã chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.

Đế quốc Việt Nam

Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam Kỳ. Sau khi

Page 3: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, cũng là lần đầu tiên danh xưng Việt Nam được chính thức dùng làm quốc hiệu và đất Nam Kỳ được thống nhất về mặt danh nghĩa vào đất nước Việt Nam.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ 1954-1975, chính thể này lại phải đối đầu với Việt Nam Cộng hòa được thành lập tại miền Nam Việt Nam.

Nam Kỳ quốc

Nam Kỳ quốc hay Nam Kỳ Cộng hòa quốc hoặc Cộng hòa Nam Kỳ (tiếng Pháp: République de Cochinchine) là danh xưng do chính phủ Pháp đặt ra cho vùng lãnh thổ Việt Nam phía dưới vĩ tuyến 16. Chính quyền Cộng hòa Nam Kỳ được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1946, về danh nghĩa là một quốc gia độc lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng này tồn tại được 2 năm, sau đó lại chính quyền Cộng hòa Nam Kỳ giải thể, đổi tên lại thành Chính phủ Nam phần Việt Nam, rồi sát nhập vào chính quyền lâm thời Quốc gia Việt Nam ngày 2 tháng 6 năm 1948

Quốc gia Việt Nam

Quốc gia Việt Nam là danh xưng của toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam, ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Về danh nghĩa, chính quyền thuộc khối Liên hiệp Pháp, độc lập, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949-1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Việt Nam Cộng hòa

Việt Nam Cộng hòa là tên gọi quốc gia được thành lập tại miền Nam Việt Nam, kế tục Quốc gia Việt Nam (1949–1955). Năm 1955, trong một cuộc trưng cầu dân ý, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền này tồn tại độc lập trong 20 năm và sụp đổ vào năm 1975.

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là tên gọi mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hậu thuẫn, đặt ra cho miền Nam Việt Nam với việc thành lập một chính phủ mới để chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Danh xưng này tồn tại trong 7 năm (1969-1976), sau đó, chính quyền lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã giải tán để hợp nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành một quốc gia Việt Nam thống nhất.

Page 4: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.

Dưới đây là những danh từng được dùng không chính thức để chỉ vùng lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Những danh xưng không chính thức được ghi nhận lại từ cổ sử hoặc từ các tài liệu nước ngoài từ trước năm 1945.

Xích Quỷ

Nam ViệtAn Nam

Chi tiết xem tại đâyII. Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Nền cờ màu đỏ, giữa nền cờ là một ngôi sao vàng năm cánh. Màu đỏ tượng trưng cho cách mạng, sao vàng tượng trưng cho Đảng cộng sản Việt Nam. Một hàm nghĩa khác là: năm cánh sao vàng lần lượt đại diện cho công nhân, nông dân, binh lính, trí thức và thanh niên cũng có thể hiểu rằng mùa vàng là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam. Quốc kỳ Việt Nam được ấn định theo điều 5 pháp lệnh của chủ tịch chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 5 tháng 9 năm 1945 và điều 249 pháp lệnh của chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 30 tháng 11 năm 1955 (tháng 6 năm 1976 đổi thành nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam).

III. Quốc huy

Page 5: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Hình tròn. Được bao quanh bởi 2 bó lúa màu vàng đối xứng nhau, tượng trưng cho nền nông nghiệp Việt Nam; một bánh răng màu vàng nằm trên giao điểm của hai bó lúa, tượng trưng cho nền công nghiệp của đất nước. Ở trung tâm là mặt tròn màu đỏ, trên đó có vẽ một ngôi sao vàng năm cánh, hàm nghĩa giống với quốc kỳ. Phía dưới quốc huy có một dải trang trí màu đỏ, trên đó có dòng chữ tiếng Việt Nam: “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Quốc huy được ấn định theo điều SL/254 pháp lệnh chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 14 tháng 1 năm 1956

BAHRAIN – HAI BIỂN CẢ

I. Nguồn gốc tên gọi

Bahrain nằm trên vịnh Persian giữa Ả Rập Saudi và Cata, do 33 đảo lớn nhỏ hợp thành, lớn nhất là đảo Bahrain. Tên nước có nguồn gốc từ tên đảo.

1. Trong tiếng Ả Rập, Bahrain có nghĩa là hai biển cả, quần đảo vây quanh Manama gọi là đảo Bahrain.

2. Tên Bahrain còn có nghĩa là “hai nguồn nước”, vì đảo này không chỉ có nước biển mặn mà còn có những dòng nước ngọt từ dưới biển phun lên. 3000 năm tr.CN trong các văn tự xa xưa, gọi Bahrain là “nước của bờ biển”, tên đảo là Dilmen. Thế kỷ V tr.CN, sử gia Hy Lạp Rodod gọi là đảo Alat. Thế kỷ III, vương triều Sassan Ba Tư gọi đây là đảo Alwa; các nhà địa lý Ả Rập xưa gọi chung các vùng đất Cata, Hasa, Kuwait ven biển và các đảo là “bờ biển Bahrain”. Bahrain bị người Ba Tư chiếm vào năm 1602. Năm 1783 Bahrain đuổi người Ba Tư đi, tuyên bố độc lập. Năm 1820, người Anh xâm chiếm Bahrain. Năm 1880 về sau, trở thành nước bảo hộ của Anh. Ngày 14 tháng 8 năm 1971, tuyên bố độc lập, thành lập nước Bahrain.

Page 6: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

II. Quốc kỳ

Có hai màu đỏ và trắng, phía bên trái là một mảnh chữ nhật thẳng đứng dọc màu trắng, chiếm ¼ chiều rộng lá quốc kỳ, ¾ còn lại là màu đỏ - trắng có hình răng cưa. Quốc kỳ này được chế định năm 1933. Ngày 14 tháng 8 năm 1971, Bahrain chính thức độc lập và hình lá quốc kỳ vẫn không thay đổi. Năm 1820, khi Bahrain bị rơi vào vòng bảo hộ của nước Anh, quốc kỳ này đã từng theo quy định của điều ước ký kết giữa Anh và các quốc gia có liên quan ở vịnh Ba Tư; “người Ả Rập, trên đất liền và trên biển, phải sử dụng cờ màu đỏ, trên cờ có thể viết hoặc không viết chữ tùy theo sự lựa chọn của mỗi nước, những chữ phải viết trên phần màu trắng của lá cờ”. Quốc kỳ của Bahrain đã từng là một lá cờ đỏ.

III. Quốc huy

Page 7: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Hình thuẫn (lá chắn), trên mặt thuẫn là hình lá quốc kỳ của đất nước Bahrain: phần trên là hình răng cưa màu trắng, phần dưới là màu đỏ. Xung quanh được trang trí bởi các vòng hoa màu trắng và đỏ.

ẤN ĐỘ (INDIA) – TÊN GỌI TỪ MỘT CON SÔNG

I. Nguồn gốc tên gọi

Ấn Độ có tên gọi đầy đủ là "nước Cộng hoà Ấn Độ", nằm trên bán đảo Ấn Độ của tiểu lục địa Nam Á; tây, đông, nam ba mặt giáp biển. Tên nước có nguồn gốc từ sông Ấn. Ấn Độ nguyên là quốc gia Veda, do vương triều Veda kiến lập thời cổ đại. Người Ấn Độ cổ lấy chữ "Hindu" để chỉ dòng sông, bắt nguồn từ tên sông Indus (sông Ấn), về sau mở rộng chỉ cả tiểu lục địa Nam Á, sau khi Ấn Độ và Pakistan phân thành hai quốc gia khác nhau thì “Hindus” mới chỉ quốc gia Ấn Độ. 

Tiếng Ba Tư cổ đem “Hindu” chuyển thành “Indu”, nguời cổ Hy Lạp lại biến “Indu” thành “Indi”, người La Mã gọi thành “Indus” và người Anh ngày nay gọi thành India.

Trong các thư tịch Trung Quốc, thời Hán gọi Ấn Độ là "Thân Độc", "Thiên Trúc", tên gọi Ấn Độ bắt đầu từ trong sách "Đại Đường Tây Vực Ký" của Đường Huyền Trang. Thế kỷ IV tr.CN, Ấn Độ đã hình thành một quốc gia thống nhất.

Bắt đầu từ thế kỷ XVI, theo sau bọn thống trị Bồ Đào Nha, người Hà Lan, Anh, Pháp lần lượt đến xâm lược Ấn Độ. Năm 1600, thực dân Anh thành lập công ty Đông Ấn, thực hiện chính sách áp bức và bóc lột Ấn Độ, lần lượt xây dựng những cứ điểm quân sự ven biển. Năm 1849, Anh chiếm toàn bộ Ấn Độ. Ngày 15 tháng 8 năm 1947, theo phương án của người Anh, Ấn Độ và Pakistan bị chia hai, ngày 26 tháng 1 năm 1950, nước Cộng hoà Ấn Độ chính thức được thành lập.

II. Quốc kỳ

Do ba hình chữ nhật bằng nhau màu cam, trắng và lục nằm ngang song song hợp thành. Chính giữa nền cờ màu trắng có một bánh xe Phật pháp màu xanh lam với 24 chiếc nan hoa. Hình bánh xe này là một trong những đồ án đầu sư tử ở đầu trụ đá Thánh địa Phật giáo đời

Page 8: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

vua Asoka thuộc vương triều Khổng tước (vương triều Maurya Dynasty) Ấn Độ. Màu cam tượng trưng cho lòng dũng cảm, hiến thân và tinh thần hy sinh thân mình, đồng thời cũng là màu pháp y của giáo đồ Phật giáo; màu trắng tượng trưng cho thuần khiết và chân lý; màu lục biểu thị lòng tin, đại diện cho sức sinh sản mà sự sống nhân loại dựa vào để sinh tồn. Bánh xe Phật pháp là bánh xe linh thiêng của nhân dân Ấn Độ, bánh xe chân lý, bánh xe chuyển động tiến về phía trước, bánh xe quay mãi trời xanh. Đồ án quốc kỳ ra đời năm 1921, khi đó chính giữa nền cờ là một bánh xe quay sợi tượng trưng cho văn minh cần lao của nhân dân Ấn Độ. Ngày 22 tháng 7 năm 1947, quyết định đổi bánh xe quay sợi thành bánh xe Phật pháp, chính thức được xem là quốc kỳ Ấn Độ. Ngày 26 tháng 1 năm 1950, Ấn Độ tuyên bố là nước Cộng hòa và vẫn sử dụng quốc kỳ này.

III. Quốc huy

Đồ án trung tâm do bốn con sư tử đực đứng châu lưng lại với nhau hợp thành, chúng đứng vững chắc trên một bệ đài hình tròn, mặt hướng ra bốn phía. Sư tử tượng trưng cho lòng tin, uy nghiêm, dũng khí và sức mạnh. Chung quanh bệ đài có bốn con thú canh giữ: hướng tây là con bò, hướng bắc là sư tử, hướng đông là voi, hướng nam là ngựa. Giữa bốn con thú có bánh xe Phật pháp. Quốc huy của Ấn Độ được chế định theo hình tượng điêu khắc đầu sư tử trên đầu trụ đá ở vườn thánh địa Phật giáo đời vua Asoka (324-187 tr.CN), vương triều Maurya Dynasty nổi tiếng trong lịch sử Ấn Độ. Những cột đá khắc những tín điều thống trị này dùng để kỷ niệm Phật tổ Thích Ca Mâu Ni lần đầu tiên truyền giáo lý đạo Phật khắp thiên hạ. Đồ án quốc huy Ấn Độ đã phản ánh Ấn Độ là một nước có nền văn minh cổ xưa và lịch sử lâu đời.

AFGHANISTAN – QUỐC GIA CỦA NHỮNG CƯ DÂN VÙNG NÚI

I. Nguồn gốc tên gọi

Afghanistan có tên đầy đủ là “nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan”, nằm sâu trong lục địa, tên nước này có những nguồn gốc khác nhau.

Page 9: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

1. Tiếng Ba Tư cổ, Afghanistan mang ý nghĩa là “những người sống trên núi”, do 4/5 lãnh thổ Afghanistan là sơn địa và cao nguyên, cư dân đa số sống ở vùng núi cao, người Ba Tư cổ gọi cư dân vùng này là người trên núi, mang tên nước luôn từ đó.

2. Do từ “Afghani” và “stan” trong tiếng Ba Tư cổ hợp thành. Afghani là tên của một tù trưởng ngày xưa, cũng là tên người cháu của quốc vương nước Do Thái cổ đại Shaoer. Người Afghanistan xem mình là con cháu của Afghani, từ nghĩa tiếng Phạn trong thời kỳ Alexander viễn chinh vùng này trong các sử sách cổ mang nghĩa là “kỵ sĩ”, lấy thành tên nước mang nghĩa “những kỵ sĩ chiến binh thiện chiến”.

Trung Quốc gọi Afghanistan là “lửa Tuluo”. Thế kỷ III-IV, Afghanistan bị người Đại Nguyệt Thị thống trị, hiệu xưng Đế quốc Guishuang. Năm 1747, hình thành quốc gia thống nhất; năm 1838-1919, người Anh ba lần xâm nhập vào Afghanistan. Ngày 19 tháng 8 năm 1919, tuyên bố độc lập. Tháng 7 năm 1973, vương triều phong kiến bị lật đổ, thành lập nước Cộng hòa Afghanistan; ngày 27 tháng 4 năm 1978, đổi tên nước thành Cộng hòa Dân chủ Afghanistan; tháng 11 năm 1987, khôi phục lại tên “Cộng hòa Afghanistan”

II. Quốc kỳ

Do ba hình chữ nhật màu lục, trắng, đen tạo thành. Giữa lá cờ có hình đền thờ Hồi giáo, bông lúa mạch, lưỡi dao cong. Trên đền thờ có viết dòng chữ Ả Rập “Vạn vật không có Chúa, chỉ có một chân Chúa, Mohammed là sứ giả của Ala”.

III. Quốc huy

Page 10: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

BANGLADESH – QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜI BENGAL

I. Nguồn gốc tên gọi

Bangladesh có tên gọi đầy đủ là “nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh”, nằm ở tiểu lục địa Nam Á, hạ du sông Ganga (sông Hằng) và sông Brahmaputra. Tên gọi nước này có hai cách giải thích.

1. Lấy tên từ dân tộc chủ yếu của nước này. Theo giải thích, vùng đồng bằng màu mỡ phía nam sông Padma là quê hương của người Bengal thời cổ đại. năm 1352, Irias Shah thành lập vương quốc thống nhất, tự xưng là Sultan của người Bengal. Các tầng lớp thống trị ngày xưa chú trọng thiết lập một hệ thống đê kè ở vùng đất trũng, chống lũ lụt, tiếng “Phạn” gọi hệ thống này là “Ali”. Bangladesh tức chỉ người Bengal cổ đại thêm từ “desh” phía sau (là biến âm của “Ali”) hợp thành.

2. Theo “Vãng thế thư” ghi chép, vua của tộc người Qiandela là Bari có năm người con trai, lần lượt thành lập những quốc gia riêng của mình, trong đó có vương quốc Wenge nằm ở giữa mạn nam sông Padma và sông Bhumaputra. Thế kỷ XII, vùng đất phía tây của vương quốc này gọi là “Lala”, sau biến thành “lal”. Hai từ “Wenge” và “Lal” hợp thành gọi là “Bangal” hoặc “Bangar”. Khi người Anh xâm nhập, tên gọi biến thành “Bangladesh”.

Bangladesh và Pakistan vốn là một quốc gia, nửa sau thế kỷ XIX trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh, năm 1947, Bangladesh phân thành hai bộ phận đông tây, phía tây thuộc Ấn Độ, phía đông thuộc Pakistan. Ngày 26 tháng 3 năm 1971, đông Pakistan tuyên bố độc lập, ngày 7 tháng 1 năm 1972, thành lập “nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh”

II. Quốc kỳ

Page 11: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Nền cờ có màu lục sậm, giữa có một hình tròn màu đỏ. Màu lục sậm tượng trưng cho mặt đất xanh tươi tràn đầy sức sống. Hình tròn màu đỏ tượng trưng cho bình minh sau khi trải qua đêm đen của đấu tranh đổ máu, vầng thái dương đỏ đang lên. Quốc kỳ này được chế định năm 1972.

III. Quốc huy

Hình tròn. Chính giữa là một bông hoa súng, phía dưới bông hoa súng là mặt nước gợn sóng. Hoa súng được coi là quốc hoa của Bangladesh, nó thanh nhã xinh đẹp, là biểu tượng của dân tộc Bangladesh. Mặt nước tượng trưng cho nước sông Ganges (Hằng) (The Ganges (Hindi: Ganga )và nước sông Brahmaputra. Hai bên quốc huy có hai bông lúa đầy hạt, tượng trưng cho nền nông nghiệp của đất nước. Đỉnh quốc huy có lá đay, tượng trưng cho cây trồng kinh tế chính của nước này. Hai bên lá đay có hai ngôi sao năm cánh, tương trưng cho tôn chỉ chính trị cách mạng của nhân dân nước này. Quốc huy này được chế định năm 1971.

BHUTAN – BIÊN THÙY NƠI ĐẤT TẠNG

I. Nguồn gốc tên gọi

Bhutan có tên gọi đầy đủ là “Vương quốc Bhutan”, là nước trong lục địa phía nam dãy Himalaya. Vương quốc Bhutan tên xưa là Brukpa, tên gọi “Bhutan” bắt nguồn từ tiếng Phạn, thế kỹ VII, Bhutan từng là một bộ phận của đế quốc Turpan, trước thế kỷ IX, nơi đây vẫn là nơi sinh sống của người Tepu Ấn Độ, tự đó địa danh mang tên Bhutan với ý nghĩa là điểm cuối của cao nguyên Tây Tạng. Về sau, người Tây Tạng trở ngược lên phía bắc sinh sống, ở vùng đất này lấy tên gọi Bhutan từ đó cho đến ngày nay.

Người Bhutan tự xưng nơi họ sinh sống là vùng đất của sự sinh sôi, nảy nở, “nơi ở của rồng thần”. Mỗi năm vào khoảng tháng 5,6 gió mùa từ Ấn Độ Dương mang nhiều hơi nước, men theo vịnh Bangladesh thổi ngược lên, sau đó thổi vào 8 con sống của Bhutan đi lên hướng bắc và bị chắn bởi dãy núi tuyết Himalaya, trong khoảnh khắc sấm chớp đùng đùng, mưa như trút nước, tựa như trăm ngàn con rồng trở về biển cả, nhưng thác nước muôn trượng ào ào đổ xuống đầm sâu, tên gọi “quốc gia của rồng thần” có nguồn gốc từ đó.

Page 12: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Người Bhutan rất tôn sùng rồng, một loài động vật trong truyền thuyết, ở giữa lá quốc kỳ của Bhutan là hình một con rồng đang giơ móng khoe vuốt. Giữa thế kỷ XVIII, người Anh xâm nhập vào Bhutan. Tháng 8 năm 1949, Ấn Độ và Bhutan ký kết hiệp ước, quy định việc quan hệ đối ngoại của Bhutan chịu sự chỉ đạo của Ấn Độ.

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật, do hình tam giác màu vàng và hình tam giác màu đỏ cam tạo thành. Giữa nền cờ có một con rồng trắng, vuốt rồng nắm bốn viên ngọc trắng. Màu vàng trượng trưng cho quyền lực của quốc vương về phương diện lãnh đạo tôn giáo và công việc thế tục. Màu đỏ cam là màu áo khoác của tăng lữ, tượng trưng cho sức mạnh tinh thần của phật giáo. Bốn móng rồng tượng trưng cho quyền lực của đất nước, đồng thời cũng biểu thị cho tên của nước này, vì Bhutan có thể dịch là “thần long chi quốc” (đất nước rồng thần). Màu trắng tượng trưng cho trung thành và thuần khiết. Bốn viên ngọc trắng biểu thị quyền lực và thánh khiết. Trong lịch sử, Bhutan là một vương quốc phong kiến bị thống trị bởi hai tầng lớp tăng lữ và thế tục. Năm 1907, đổi thành nước quân chủ thế tập, quốc vương là nguyên thủ quốc gia, vương kỳ cũng có biểu tượng rồng, tương tự như quốc kỳ.

III. Quốc huy

Page 13: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Có hình tròn. Giữa quốc huy có hai con rồng thần đang bay, 2 đầu rồng đối xứng nhìn nhau, rất sống động tượng trưng cho Bhutan là “Thần long chi quốc”. Móng trước của hai con rổng thần nâng một ngọn lửa rực sáng. Xung quanh rồng thần là sấm chớp, chúng vây lấy hình chữ thập do sấm chớp tạo thành. Vì tháng 5-6 hàng năm, gió mùa Ấn Độ Dương thổi vào lòng sống Bhutan, khi đó mây đen vần vũ, sấm rền chớp giật nên người Bhutan từ xưa tới nay gọi đất nước mình là “đất nước sấm chớp” Vòng ngoài quốc huy là một vòng tròn trắng, phía trên viết dòng chữ tiếng Tạng “Bhutan quang vinh là bất khả chiến thắng”.BRUNEI – TÊN QUỐC GIA LẤY TỪ TÊN QUẢ XOÀI

I. Nguồn gốc tên gọi

Brunei có tên đầy đủ là “Darussalam – Brunei”, nằm ở phía bắc đảo Kalimantan. Tên nước hợp thành từ tên dân tộc và tên tôn giáo Islam. Brunei nguyên là tên gọi của một dân tộc cổ trên đảo Kalimantan (tên cũ là Borneo), trong tiếng Mã Lai, Brunei mang nghĩa thực vật, chuyên chỉ “xoài”, cũng có người gọi là “trái Salomon”. Có cách giải thích khác cho rằng Brunei mang nghĩa “hình dáng biển” trong tiếng Phạn.

Từ xa xưa đến nay, Brunei do tù trưởng thống trị, sau khi đạo Hồi truyền vào đầu thế kỷ XV, kiến lập vương quốc Sultan. Tiếng Sultan dịch âm trong tiếng Ả Rập, mang nghĩa “kẻ thống trị” hoặc “quân vương”. Đầu thế kỷ XVI, nước Brunei trở nên hùng mạnh, bản đồ biên giới lúc đó bao gồm toàn đảo Kalimantan, Sulu, Palawan… Tổ tiên Bolkiah của Sultan hiện nay đông chinh tây chiến từng vượt biển đến Java và Malacca, chinh phục Sulu, thậm chí từng chiếm thủ đô Manila của Philippines. Cuối thể kỷ XVI, do sự xâm lược của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hà Lan, Brunei trở nên suy yếu, đến thế kỷ XIX, lãnh thổ chỉ còn lại một bộ phận Sarawak, Brunei và Sabah ngày nay. Năm 1841, Brunei cắt Sarawak cho James Brook, người Anh. Năm 1877, lại đem Sabah cho thương nhân Anh thuê. Vài năm sau, chuyển vào công ty North Borneo (Anh). Về sau, lãnh thổ Brunei chỉ còn lại như hiện nay.

Năm 1888, Brunei trở thành nước bảo hộ của Anh, năm 1941 đến năm 1945 bị Nhật Bản chiếm đóng, tháng 7 năm 1946, lại trở thành nước bảo hộ của Anh. Năm 1971, Anh quy định cho Brunei hoàn toàn tự trị, trừ quyền ngoại giao. Ngày 1 tháng 1 năm 1984, Brunei cuối cùng thoát khỏi sự thống trị khoảng 92 năm của Anh, giành được độc lập, lấy tên nước là “Darussalam – Brunei”. Tên gọi Darussalam là từ ngữ của tôn giáo Islam, bắt nguồn từ tiếng Ả Rập mang nghĩa “vùng đất hòa bình” hay “thế giới an lạc”.

Page 14: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Mặt lá cờ do bốn màu vàng, trắng, đen và đỏ tạo thành. Nền cờ màu vàng, hai dải sọc đen và trắng đi chéo qua nền cờ, chính giữa nền cờ có quốc huy Brunei màu đỏ. Năm 1906, khi còn là đất bảo hộ của nước Anh, Brunei đã chế định quốc kỳ Brunei đầu tiên, đó là lá cờ vàng hình chữ nhật. Màu vàng trên lá cờ biểu thị Sultan là tối cao. Sau đó, để kỉ niệm hai vị thân vương có công, Sultan đã quyết định thêm hai dải sọc chéo trên quốc kỳ. Năm 1959, khi Brunei tự trị, đã chế định bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp quy định có hình quốc huy ở chính giữa quốc kỳ. Ngày 1 tháng 1 năm 1984, Brunei tuyên bố hoàn toàn độc lập, chính phủ quyết định tiếp tục sử dụng quốc kỳ này.

III. Quốc huy

Màu đỏ. Đồ án trung tâm là một mặt trăng cong lên trên, tượng trưng Brunei là quốc gia theo đạo Islam. Giữa vầng trăng non có câu cách ngôn bằng tiếng Malaysia màu vàng “Mãi mãi theo sự chỉ dẫn của chân Chúa, vạn sự như ý”. Ở trung tâm vầng trăng có một thân cây cọ, phía trên thân cây cọ có hai cánh dang rộng, hai cánh và hai đầu nhọn của trăng non nối với nhau, tượng trưng cho hòa bình. Trên hai cánh có trang trí một lọng và một lá cờ, tượng trưng cho Sultan là tối cao. Hai bên hình vẽ trung tâm có hai cánh tay ở tư thế nâng đỡ, nó vừa biểu thị sự ủng hộ của thần dân Brunei đối với Sultan, vừa biểu thị người Malaysia chiếm 90% dân số Brunei. Dưới cùng quốc huy có một dải trang trí màu đỏ, dòng chữ trên đó có nghĩa là “Ngôi thành hòa bình, Brunei”. Năm 1959, Brunei ban bố bản Hiến pháp đầu tiên,

Page 15: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

quy định hình quốc huy này. Năm 1984, Brunei tuyên bố hoàn toàn độc lập và tiếp tục sử dụng quốc huy này.

CAMPUCHIA (CAMBODIA) – ĐẤT NƯỚC CỦA NGƯỜI KHMER

I. Nguồn gốc tên gọi

Campuchia có tên đầy đủ là “Vương quốc Campuchia”, nẳm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương. Có nhiều cách giải thích về nguồn gốc tên gọi Campuchia

1. Bắt nguồn từ tên một loại quả “ganpu”, vì khuôn mặt phụ nữ ở đây giống với loại quả này, nên đã lấy đặt tên nước.

2. Bắt nguồn từ tên một loại thực vật trong tiếng Malai.

3. Bắt nguồn từ tên một vị quốc vương. Anh hùng Cambu người Khmer lãnh đạo nhân dân trong vùng thành lập một vương quốc, dân tộc đó được gọi là người Cambuja, vương quốc gọi là nước Cambuja. Tên gọi này được truyền nhiều đời sau, kết quả trở thành tên nước Campuchia ngày nay. Do 80% dân số Campuchia là người Khmer, nên cả thế giới cũng thường gọi là “Khmer"

Campuchia lập nước vào thế kỳ I. Năm 1863 bị Pháp xâm chiếm. Tháng 9 năm 1940 Nhật Bản xâm chiếm và thống trị nơi này. Tháng 9 năm 1945, Pháp trở lại xâm chiếm và thống trị thay Nhật. Ngày 9 tháng 11 năm 1953, vương quốc Campuchia tuyên bố độc lập, ngày 5 tháng 1 năm 1976, ban hành Hiến pháp mới, đổi tên nước thành “nước Dân chủ Campuchia”, ngày 3 tháng 2 năm 1990, lại định tên nước là “Campuchia”.

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Giữa nền cở là màu đỏ, phía trên và phía dưới mỗi phía có một dải rộng màu lam. Giữa nền đỏ có ngôi đền Angco màu trắng viền đỏ. Đền Angco là kiến trúc Phật giáo nổi tiếng thế giới, là di tích cổ của văn hóa Cao Miên, nó tượng trưng cho lịch sử lâu đời và nền văn hóa cổ xưa của Campuchia. 

III. Quốc huy

Page 16: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Tháng 9 năm 1993, quyết định sử dụng quốc huy của vương quốc Campuchia cổ xưa. Đồ án lấy thanh vương kiếm làm trung tâm, sử dụng bố cục đối xứng hai bên. Thanh vương kiếm ở giữa hình quả trám do 2 cái khay đỡ lên, tượng trưng cho mọi quyền lực thuộc về quốc vương, vương quyền chí cao vô thượng. Hai bên hình quả trám lần lượt là một con sư tử và một con voi, chân trước nâng lọng. Phần dưới quốc huy có một dải trang trí, trên đó viết dòng chữ “quốc vương của vương quốc Campuchia” bằng tiếng Campuchia. Toàn bộ đồ án tượng trưng cho vương quốc Campuchia dưới sự lãnh đạo của quốc vương là một nước thống nhất, hoàn chỉnh, đoàn kết và hạnh phúc.

CHÂU MỸ

MỸ (USA) (UNITED STATES OF AMERICA) – Do Merican và America hợp thành

I. Nguồn gốc tên gọi

Mỹ có tên gọi đầy đủ là “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”, nằm ở miền trung Bắc Mỹ, đông giáp Đại Tây Dương, tây kề Thái Bình Dương. Tên nước đặt từ tên châu Mỹ.

Nước Mỹ giống như cả châu Mỹ là quê hương của người da đỏ. Từ rất sớm, người da đỏ đã sinh sống và lao động ở đây. Bắc Mỹ được một người Italia tên John Cabot phát hiện sau khi Columbus phát hiện ra Nam Mỹ 5 năm, tức vào năm 1497. Trước thế kỷ XVIII, một vài nước châu Âu đã đến châu Mỹ chiếm địa bàn và thực hiện di dân ồ ạt. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chiếm cứ đại bộ phận Trung và Nam Mỹ, còn Anh thì thiết lập thuộc địa liên minh 13 bang ở Bắc Mỹ. Năm 1775, nhân dân thuộc địa 13 bang dưới sự lãnh đạo của George Washington phát động chiến tranh giành độc lập lật đổ ách thống trị thực dân. Ngày 4 tháng 7 năm 1776, Washington tuyên đọc “Tuyên ngôn độc lập”, lần đầu tiên sử dụng tên gọi “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ"

Page 17: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

“Merican” và “America” trong tiếng Anh là một từ, khi dịch âm sang tiếng Hán chuyển thành hai chữ, “Merican” chỉ nước Mỹ, “America” chỉ cả châu Mỹ.

Nước Mỹ từ khi mới thành lập đã muốn chiếm ngôi vị thống trị ở châu Mỹ, liền lấy tên châu lục đặt làm tên nước mình. Năm 1787, Hiến pháp Mỹ chính thức khẳng định tên nước là “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.

II. Quốc kỳ

Góc trên trái là vùng sao năm cánh trắng trên nền xanh, trong đó một hàng sáu ngôi và một hàng năm ngôi xen kẽ nhau, tất cả có 9 hàng với 50 ngôi sao. Bên ngoài vùng sao là 13 dải sọc đỏ trắng xen kẽ nhau. 50 ngôi sao năm cánh tượng trưng cho 50 bang của nước Mỹ, 13 dải sọc tượng trưng cho 13 bang ban đầu. Năm 1782, chính phủ Mỹ đã từng ra tuyên bố, chỉ rõ: dải sọc đỏ trên quốc kỳ tượng trưng cho sự lớn mạnh và dũng khí, sọc trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và tự do, còn màu lam tượng trưng cho sự trung thành và chính nghĩa. Quốc kỳ nước Mỹ từng có một quá trình thay đổi. Ngày 14 tháng 4 năm 1777, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chính thức quyết định đồ án quốc kỳ là: vùng màu lam ở góc trên bên trái lá cờ có 13 ngôi sao trắng xếp thành vòng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và bình đẳng của 13 bang; phía ngoài vùng màu lam là 13 dải sọc đỏ trắng xen kẽ nhau. Đồng thời còn quyết định ngày 14 tháng 6 là ngày quốc kỳ nước Mỹ. Trong ngày quốc kỳ, các bang của nước Mỹ đều phải tổ chức các nghi thức kỷ niệm và treo quốc kỳ ở nơi công cộng. Sau đó Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, mỗi khi thêm một bang lại thêm vào vùng màu lam một ngôi sao. Ngày 18 tháng 4 năm 1818, quốc hội thông qua một đạo luật mới về quốc kỳ, quy định vùng màu lam ở góc trên trái quốc kỳ vẽ 20 ngôi sao năm cánh trắng, tượng trưng cho 20 bang khi đó, bên ngoài vùng sao là 13 dải sọc đỏ trắng xen kẽ nhau. Từ đó mỗi khi thêm một bang mới, lại vẽ thêm một ngôi sao lên vùng màu lam, nhưng 13 dải sọc phía ngoài không thay đổi.

III. Quốc huy

Hình trung tâm là một con chim ưng đầu trắng đang dang cánh muốn bay lên, hai chân chim doạng ra hai bên, lông đuôi chim xòe thành hình dải quạt. Chim ưng đầu trắng là loài chim quý đặc trưng của nước Mỹ, nó là quốc điểu, là biểu tượng của nước Mỹ. Ở ngực chim ưng có một tấm lá chắn, nửa trên tấm lá chắn là một vùng màu lam, tượng trưng cho các cơ cấu của nhà nước. Dưới tấm lá chắn là 13 dải sọc đỏ trắng xen kẽ nhau, tượng trưng cho 13 bang đầu tiên của nước Mỹ. Chân trái chim ưng đầu trắng cầm chặt một cành cây nguyệt quế màu

Page 18: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

lục, tượng trưng cho hòa bình; chân phải cầm chắc 13 mũi tên bạc, tượng trưng cho quyết tâm chiến thắng quân thù, bảo vệ đất nước bằng vũ lực. Mỏ chim ưng ngậm một dải màu vàng, trên đó có dòng chữ Latinh “Hợp chủng làm một”. Câu cách ngôn này biểu thị sự liên kết giữa các bang, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một chỉnh thể không thể tách rời. Phía trên chim ưng đầu trắng có một vòng tròn trang sức, viền ngoài là 18 vòng tròn màu trắng bạc, bên trong là ánh sáng màu vàng. Hàm ý của hình vẽ là: mặt trời hiện ra từ tầng mây, chiếu rọi khắp nơi, tượng trưng cho sự phồn vinh của Hợp chủng quốc. Giữa vòng tròn trang trí trên đầu chim ưng là vùng màu lam hình bông hoa, trên đó có 13 ngôi sao năm cánh trắng, tượng trưng cho 13 bang ban đầu của nước Mỹ. Năm 1782, hội nghị liên bang đã chính thức phê chuẩn việc sử dụng quốc huy nước Mỹ.

ANTIGUA VÀ BARBUDA – HAI ĐẢO DO COLUMBUS ĐẶT TÊN

I. Nguồn gốc tên gọi

Antigua và Barbuda nằm ở phần nam quần đảo Windward trong quần đảo Lesser Antilles.

Antigua là đảo đá vôi. Năm 1493, Columbus trong chuyến đi lần thứ hai của mình đến châu Mỹ đã đến đây và lấy tên giáo đường nổi tiếng “Santa Maria la Antigua de Serille” ở Sevilla trong nước đặt tên cho đảo, mang nghĩa “thánh Maria đức cao vọng trọng ở Sevilla”. Do tên gọi dài, trong khi sử dụng thường gọi tắt là “Antigua”, có nghĩa là “lâu đời” hoặc “tuổi cao”, mang ý biểu thị thánh đường Maria ở Sevilla có từ rất lâu.

Năm 1632, Antigua bị Anh chiếm. Năm 1667, trở thành thuộc địa của Anh. Tháng 2 năm 1967, thực hiện tự trị nội bộ, là thành viên trong khối Liên hiệp Anh.

Barbuda là một đảo san hô. Trên đảo có nhiều heo rừng, gà rừng, nai…, được coi là thiên đường săn bắn. Do vị thế của hai đảo nằm gần xích đạo, cách nhau chỉ 40km, còn được gọi là “đảo chị em” trong biển Caribbean.

“Antigua và Barbuda” là quốc gia độc lập thử 32 của châu Mỹ La tinh từ ngày 1 tháng 11 năm 1981.

II. Quốc kỳ

Page 19: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Hình chữ nhật, do ba hình tam giác hợp thành, bên trái và phải là hai hình tam giác màu đỏ, giữa là hình tam giác lớn do ba màu đen, lam, trắng hợp thành. Giữa mảng màu đen có nửa vầng mặt trời vàng. Màu đen tượng trưng cho nhân dân của quốc đảo này – người da đen và người lai da trắng. Màu đỏ và chữ V tượng trưng cho sức mạnh và thắng lợi của nhân dân. Mặt trời vàng tượng trưng cho bình minh của thời đại mới. Màu lam tượng trưng cho hy vọng. Ba màu vàng, lam, trắng gộp lại với nhau tượng trưng cho tài nguyên phong phú của đảo quốc. Quốc kỳ này được chế định vào ngày 1 tháng 11 năm 1981 khi đất nước độc lập.

III. Quốc huy

Hình trung tâm có dạng tấm lá chắn. Nửa trên tấm lá chắn là vầng mặt trời mới nhô lên từ mặt biển, tượng trưng cho độc lập và tự do của đảo quốc. Nửa dưới tấm lá chắn là vân sóng màu trắng và màu lam, tượng trưng cho biển Caribbean sóng to gió lớn. Một lò sản xuất đường trên nền đất màu lục, lò này là lò sản xuất đường truyền thống của đất nước, tượng trưng cho ngành công nghiệp sản xuất đường phát triển tại đảo quốc này. Bên phải tấm lá chắn là một con hươu đực,một chân trước của nó chống lên một cây lan lưỡi rồng, bên trái là một con hươu đực khác gác chân lên một cây mía. Trên đỉnh tấm lá chắn là một quả dứa và cây hoa thuộc họ dâm bụt, trên đai trang sức phía dưới có một câu cách ngôn “Người người dốc sức xông lên mới có thể giành được thắng lợi”.

BAHAMAS – BIỂN NÔNG

I. Nguồn gốc tên gọi

Bahamas có tên đầy đủ là “Liên bang Bahamas”, là quần đảo nằm trong biển Caribbean.

1. Bắt nguồn từ tên một con sông phía bắc Cuba, sau gọi là eo biển giữa Cuba và bán đảo Florida là “eo New Bahamas” (nay là “eo biển Florida”, cuối cùng tên eo biển chuyển thành tên của quần đảo.

Page 20: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

2. Sáng ngày 12 tháng 10 năm 1492, đoàn thám hiểm do Columbus dẫn đầu sau hai tháng lênh đênh trên biển, cuối cùng đã phát hiện ra một hòn đảo trong quần đảo này. Columbus và mọi người lên bờ, đặt tên cho đảo là “Chúa cứu thế”, tức San Salvador (còn có tên là “Watling”), tuyên bố nơi đây thuộc quyền sở hữu của quốc vương Tây Ban Nha. Tháng 8 năm 1513, thực dân Tây Ban Nha là Ponsé de Lion dẫn ba thuyền đi trong biển Caribbean, ngày 25 tháng 7, tới được bờ biển phía bắc Cuba, phát hiện nhiều đảo bị nước xâm thực, bèn gọi là “Bahamas”, trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “biển nông”, “biển cạn”.

Trước thế kỷ XV, bộ tộc người Aravak, người Indian (da đỏ) tụ cư ở đây, trờ thành một nơi dân cư sinh sống đông đúc của vùng biển Caribbean. Từ năm 1509 trở đi, thực dân Tây Ban Nha thực hiện bắt cóc người dân trên quần đảo Bahamas đem đến Cuba, Haiti để làm nô lệ khai thác khoáng sản, làm cho Bahamas thưa thớt tiêu điều. Thế kỷ XVI, Anh tuyên bố Bahamas nằm trong phạm vi thế lực của mình. Năm 1779-1783, trong chiến tranh giành thuộc địa châu Mỹ giữa Anh và Tây Ban Nha, Tây Ban Nha chiếm lấy đảo New Providence. Năm 1783, theo quy định điều ước Anh – Tây Ban Nha, quần đảo này thuộc về Anh. Từ đó về sau, Bahamas trở thành thuộc địa của Anh. Trải qua một cuộc đấu tranh gian khổ trường kỳ của nhân dân, tháng 1 năm 1964, Bahamas giành được vị thế tự trị trong khối Liên hiệp Anh. Ngày 10 tháng 7 năm 1973, Bahamas tuyên bố độc lập, trở thành thành viên của khối Liên hiệp Anh.

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật, do ba màu đen, lam, vàng hợp thành. Phía cán cờ là hình tam giác màu đen, bên phải là ba dải rộng màu lam, vàng, lam. Quốc kỳ này được sử dụng khi đất nước độc lập vào ngày 10 tháng 7 năm 1973 cho đến này.

III. Quốc huy

Hình trung tâm là tấm lá chắn. Tấm lá chắn chia làm hai nhóm hình. Phần dưới là hình ảnh đoàn thuyền lướt gió cưỡi sóng đi biển, trên thuyền treo dấu hiệu của đoàn thuyền Columbus. Nó cho thấy cảnh Columbus đã cập bến Bahamas khi lần đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ năm 1492. Phần trên tấm lá chắn là một vầng mặt trời từ từ mọc lên, tượng trưng cho đất nước Bahamas sau khi độc lập sẽ từ từ đứng lên trên biển Caribbean giống như mặt

Page 21: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

trời. Hai bên tấm lá chắn là một con hạc đỏ và một con cá cờ. Hạc đỏ là một trong các loài chim quý trên thế giới, được coi là biểu tượng của Bahamas, người Bahamas coi nó là biểu tượng của dân tộc. Cá cờ tượng trưng cho nền ngư nghiệp của nước này. Phía trên tấm lá chắn là một chiếc mũ trụ, hai bên là các đóa hoa màu lam, phía trên là một con ốc biển đặc trưng, con ốc biển bám trên lá cọ. Trên dải lụa phía dưới tấm lá chắn có một câu cách ngôn “Bước về phía trước, cùng nhau tiến lên”. Năm 1973, đất nước độc lập và chế định quốc huy này.BARBADOS – ĐẢO RÂU DÀI

I. Nguồn gốc tên gọi

Barbados nằm ở phía đông quần đảo Lesser Antilles và West Indies. Nguồn gốc tên nước có nhiều cách giải thích khác nhau.

1. Bắt nguồn tên gọi một loại cây ăn quả không có hoa và có nhiều rau xoắn mọc khắp nơi ở đảo. Năm 1518, thực dân Tây Ban Nha lên đảo tìm bắt nô lệ để làm những công việc ở nông trường đường cát. Khắp nơi trên đảo mọc đầy loại cây ăn quả không hoa hoang dã, và trên cây mọc dài xuống những sợi tơ màu nâu đen, giống như những chòm râu. Thực dân Tây Ban Nha bèn đặt tên là “Los Barbados” có nghĩa là “đảo râu dài”.

2. Bắt nguồn từ những người Indian (da đỏ) râu dài sinh sống trên đảo. Thế kỷ IX, một nhóm người Indian Alawak từ đại lục châu Mỹ vượt qua biển cả đến đảo này để mưu sinh. Trải qua hơn 400 năm sau, tộc người Caribbean ở phía bắc Nam Mỹ cũng đã đi thuyền độc mộc từ cửa sông Orinoco đến đây sinh sống bằng nghề đánh bắt cá.

Năm 1518, thực dân Tây Ban Nha chiếm giữ đảo. Năm 1605, một nhóm người Anh đầu tiên đến Barbados định cư. Năm 1624, thực dân Anh tuyên bố Barbados thuộc về mình. Năm 1627, Anh thiết lập Tổng đốc cai quản và mua từ Tây Phi đến số lượng nô lệ lớn để khai khẩn trồng trọt vườn. Năm 1834, Anh buộc phải trả tự do cho nô lệ. Năm 1958, Barbados sáp nhập vào Liên bang West Indies. Tháng 10 năm 1961, giành được chế độ tự trị nội bộ. Ngày 30 tháng 11 năm 1966, độc lập, là nước thành viên trong khối Liên hiệp Anh.

II. Quốc kỳ

Page 22: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Hình chữ nhật. Từ trái qua phải, do ba hình chữ nhật thẳng đứng màu lam, vàng, lam hợp thành. Giữa hình chữ nhật màu vàng có một cây kích ba mũi màu đen. Màu lam tượng trưng cho hải dương và bầu trời, màu vàng tượng trưng cho bãi biển. Cây kích ba mũi tượng trưng cho dân hữu (của dân), dân hưởng và dân trị. Ngày 30 tháng 11 năm 1966, khi đất nước độc lập đã chọn lá cờ này làm quốc kỳ.

III. Quốc huy

Hình trung tâm là tấm lá chắn. Trên tấm lá chắn có một cây Barbadota, còn gọi là cây không hoa, không quả, tên nước Barbados cũng bắt nguồn từ loài cây không hoa, không quả này. Bông hoa đỏ đặc biệt của Barbados tô điểm trên hai góc trái phải của mặt tấm lá chắn. Phần đỉnh quốc huy là cánh tay người da đen giơ cao hai cây mía, cho thấy đặc điểm kinh tế của đảo quốc này, việc trồng mía và phát triển ngành công nghiệp sản xuất đường là trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hai bên tấm lá chắn là một con cá heo và một con bồ nông. Màu của con cá heo rất đặc biệt, vây đỏ vẩy lam; chim bồ nông, có ba màu da: cam, nâu, trắng. Chúng đại diện cho những loài động vật đặc thù của Barbados. Trên dải trang sức ở dưới tấm lá chắn có dòng chữ tiếng Anh “Tự hào và cần mẫn”.

BELIZE – VÙNG ĐẤT SÁNG NHƯ THÁP ĐÈN

I. Nguồn gốc tên gọi

Belize nằm ở bắc Trung Mỹ, đông giáp biển Caribbean. Nguồn gốc tên nước có hai cách giải thích:

1. Tên nước và thủ đô đều lấy từ tên con sông chính Belize chảy trong lãnh thổ. Theo tiếng Pháp, “balise” mang nghĩa “tháp đèn” hay “phao nổi”. Một thuyết khác cho rằng, thành phố được xây dựng trên sông Wallis, tên sông này lấy từ tên nhà thám hiểm Scotland là Peter

Page 23: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Wallace chuyển thành, ông đến đây vào năm 1610 và muốn chiếm cả vùng này. Do trong tiếng Tây Ban Nha không có chữ cái “w”, từ đó “Wallis” chuyển thành “Vallis”, đọc ra thành “Balis” hay “Belice”.

2. Năm 1638, một hải tặc Scotland là Peth Valiz đến và chiễm lĩnh vùng này. Về sau, người ta lấy tên của hải tặc này đặt cho vùng, từ đó chuyển thành tên nước là “Belize”.

Cư dân đầu tiên ở đây là người Maya, thế kỷ XVI, trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha. Thế kỷ XVII, người Anh xâm nhập vào. Năm 1862, Anh chính thức tuyên bố Belize là thuộc địa của mình, gọi là “Honduras”. Ngày 1 tháng 1 năm 1964, thực hiện tự trị nội bộ, trở thành thành viên trong khối Liên hiệp Anh. Năm 1973, đổi thành “Belize thuộc Anh”. Ngày 21 tháng 9 năm 1981, giành độc lập.

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Nền cờ màu lam, phía trên và dưới là hai dải màu đỏ. Chính giữa là mặt tròn màu trắng. Trong đó có quốc huy Belize. Quốc huy được bao bọc bởi 50 chiếc lá xanh. Màu lam tượng trưng cho trời xanh và biển cả, màu đỏ tượng trưng cho thắng lợi và ánh nắng. Chiếc vòng được kết bởi 50 chiếc lá kỷ niệm cuộc đấu tranh vì độc lập bắt đầu từ năm 1950 và đã giành thắng lợi của đất nước này. Quốc kỳ này được sử dụng vào ngày 21 tháng 9 năm 1981 khi đất nước độc lập.

III. Quốc huy

Page 24: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Hình trung tâm là tấm lá chắn. Tấm lá chắn đặt trước một cây gỗ đỏ. Trên mặt tấm lá chắn chia làm hai nhóm hình: góc trên bên trái là một cây xè beng và một cái búa giao nhau, góc trên bên phải là một cây rìu và một cái cưa giao nhau, hai nhóm hình này tượng trưng Belize là một đất nước của rừng với nguồn gỗ phong phú, góc dưới là một chiếc thuyền giương buồm đang lướt sóng biển, tượng trưng cho nghề đánh cá và hàng hải của đất nước này. Hai bên tấm lá chắn là hai công nhân đốn gỗ đang đứng, người bên trái một tay đỡ tấm lá chắn, một tay vác rìu; người bên phải một tay đỡ tấm lá chắn, một tay vác xà beng, tượng trưng cho nhân dân Belize sống bằng nghề đốn gỗ. Dải trang trí phía dưới quốc huy có một câu cách ngôn, ý nghĩa là “Ta phồn vinh, hưng thịnh trong bóng cây rừng”. Quốc huy này được chế định năm 1981.

CANADA – THÔN LÀNG HAY NGÔI LỀU

I. Nguồn gốc tên gọiCanada nằm ở châu Mỹ bắc bán cầu. Nguồn gốc tên nước có nhiều cách giải thích:

1. “Canada” trong tiếng Bồ Đào Nha mang nghĩa “hoang liêu”, “vắng vẻ”. Năm 1500, khi nhà thám hiểm Bồ Đào Nha là Cortles đến đây chỉ thấy một dải hoang vắng, bèn nói: “canada !”, để tỏ ý ở đây chẳng có gì cả, từ đó lấy làm tên nước. Khả năng của thuyết này không lớn, vì người Bồ Đào Nha chưa hề thống trị nơi này

2. Do dùng lầm tên gọi một ngôi làng. Tên “Canada” trong tiếng Indian Iroquoian mang nghĩa là “thôn làng” hay “ngôi lều”. Năm 1534, nhà hàng hải người Pháp là Jacques Cartier dẫn một dội tàu đến một vịnh Bắc Mỹ, từ đó thâm nhập vào lục địa, men theo một dòng sông, ông đặt tên là “Saint Lawrence”. Trong cuộc hành, dội tàu thấy có ngôi lều cỏ của người Indian trên bờ liền cập thuyền và được nhiệt tình đón tiếp. Đoàn người Pháp hỏi họ đây là nơi nào, tên gọi là gì? Người Indian không hiểu câu hỏi, ngỡ rằng được hỏi tên ngôi làng bèn trả lời: “canada”, trong tiếng Indian có nghĩa là “ngôi làng”, từ đó “Canada” trở thành tên nước

Năm 1535, trong nhật ký của nhà thám hiểm người Pháp là Cadie có viết: khi ông đến nơi này, hỏi tù trưởng bộ lạc Indian Iroquoian nơi đây gọi là gì và được trả lời là: “canada”. Cadie

Page 25: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

ngỡ là tên của cả lãnh thổ. Thực ra, tù trưởng chỉ nói cho ông ta biết đó là thôn của những mái lều quần tụ. Từ đó người ta gọi luôn cả quốc gia là Canada.

Canada là nơi người Indian và Inuit (còn gọi là người Eskimo) tụ cư. Từ đầu thế kỷ XVI trở đi, thực dân Anh, Pháp xâm nhập vào đây. Thời kì Pháp thuộc, Canada được gọi là “New France”. Sau “chiến tranh bảy ngày” giành thuộc địa với Pháp, Anh chiếm lấy Canada, thiếp lập vài thuộc địa phân tán. Trước năm 1867, cả vùng được gọi là “Bắc Mỹ thuộc Mỹ”. Đến năm 1867, tên cũ “Canada” mới được khôi phục. Năm 1931, trở thành quốc gia độc lập trong khối Liên hiệp Anh

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Từ trái sang phải lần lượt là hai màu đỏ, trắng, đỏ: hai hình chữ nhật đứng nằm hai bên màu đỏ, một hình vuông nằm giữa màu trắng. Giữa nền cờ màu trắng có một lá phong đỏ 11 góc. Hai dải đỏ hai bên biểu thị Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, nền màu trắng ở giữa biểu thị quốc thổ rộng lớn của Canada, lá phong đỏ biểu thị toàn thể nhân dân Canada cư trú trên vùng đất màu mỡ này. Ngày 21 tháng 11 năm 1921, chính phủ Canada khi chế định quốc hay đã đề nghị hai màu đỏ và trắng là màu của đất nước, kiến nghị này sau đó được vua Anh – George V chấp thuận, và được chính ông xác nhận. Cây phong là quốc thụ của Canada, lá phong là biểu tượng của dân tộc Canada. Tháng 12 năm 1964, Nghị viện Canada thông qua dự luật chế định quốc kỳ này. Ngày 15 tháng 2 năm 1965, chính thức sử dụng

III. Quốc huy

Page 26: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Hình trung tâm là tấm lá chắn. Trên mặt tấm lá chắn có một nhánh phong với 3 chiếc lá đỏ rực. Một chân của con sư tử bên trên tấm lá chắn cũng giơ cao một chiếc lá phong. Khoảng từ năm 1700 đến nay lá phong là biểu tượng của dân tộc Canada. Một ngụ ý khác của hình ảnh sư tử cầm và giơ cao lá phong là biểu thị sự thương tiếc những người Canada đã hy sinh trong Thế chiến thứ nhất. Bốn nhóm hình vẽ phần trên tấm lá chắn lần lượt là: ba con sư tử vàng, một con sư tử đỏ ngẩng đầu chồm lên, một chiếc đàn hạc và ba cây hoa bách hợp, tượng trưng cho mối quan hệ giữa Canada và các nước Anh, Scotland, Ireland và Pháp trong lịch sử. Một chân của con sư tử phía bên trái nâng tấm lá chắn, chân kia giương lá quốc kỷ của Vương quốc Liên hiệp (Anh); bên phải là một con thú một sừng, một chân giữ tấm lá chắn, chân kia cầm và giơ lá cờ hoa bách hợp vốn của nước Pháp. Trên dải lụa phía dưới có dòng chữ La tinh “Từ biển cả đến biển cả” (dẫn từ “Thánh kinh”), biểu thị vị trí địa lý của Canada, tây giáp Thái Bình Dương, đông dựa Đại Tây Dương. Chiếc vương miện màu vàng trên đỉnh quốc huy tượng trưng Nữ hoàng Anh là nguyên thủ quốc gia của Canada. Hình quốc kỳ Vương quốc Liên hiệp (Anh), lá cờ hoa bách hợp và vương miện v.v… biểu thị một cách sinh động mối quan hệ giữa Canada với Anh và Pháp. Quốc huy hiện nay được chế định trên cơ sở quốc huy của Canada năm 1921, trước năm 1957 lá phong có màu lục, sau đổi thành màu đỏ.

COSTA RICA – BỜ BIỂN GIÀU CÓ

I. Nguồn gốc tên gọi

Costa Rica có tên đầy đủ là “Cộng hòa Costa Rica”, nằm ở phía nam Trung Mỹ, đông giáp biển Caribbean, tây giáp Thái Bình Dương. Nguồn gốc tên nước có hai cách giải thích:

1. Từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10 năm 1502, khi Columbus thực hiện chuyến đi biển lần thứ tư đến châu Mỹ, đã đến được vùng đất Costa Rica ngày nay. Trông thấy người Indian thân thiện xinh đẹp, đeo rất nhiều đồ trang sức bằng vàng, ông ngỡ rằng ở đây sản vật phong phú, khắp nơi đều có vàng, bèn gọi là “Costa del Oro”, có nghĩa là “bờ biển vàng”, về sau gọi thành “Costa Rica”, trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “bờ biển giàu có”.

Page 27: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

2. Năm 1524, thực dân xâm lược Tây Ban Nha là Cordova đến bán đảo Nicoya, thấy cây cối um tùm, đất đai màu mỡ, sản vật nhiều, bèn đặt cho tên vùng này là “Costa Rica” nghĩa là “bờ biển giàu có” vào năm 1539.Thế kỷ XVI, Costa Rica trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha. Ngày 15 tháng 9 năm 1821, tuyên bố độc lập. Năm 1823-1838, gia nhập Liên bang Trung Mỹ. Sau khi Liên bang giải thể, năm 1848 thành lập nước Cộng hòa

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Do năm dải sọc lam, trắng, đỏ, trắng, lam nằm ngang hợp thành. Dải sọc màu đỏ ở giữa lớn gấp hai lần so với dải sọc màu lam và màu trắng. Màu lam và màu trắng bắt nguồn từ màu của quốc kỳ Liên bang Trung Mỹ. Phần màu đỏ được thêm vào năm 1848 khi thành lập nước Cộng hòa. Hơi chếch về bên trái dải sọc đỏ, có quốc huy của Costa Rica. Quốc kỳ này được sử dụng từ khi thành lập nước cộng hòa năm 1848 cho đến nay.

III. Quốc huy

Miêu tả cảnh sắc hoa lệ của đất nước Costa Rica. Bầu trời trong xanh, mặt trời buổi bình minh tượng trưng cho bình minh của thời đại mới. Ba ngọn núi lửa Barba, Irazu, Poas nằm giữa Thái Bình Dương và biển Caribbean. Chiếc thương thuyền đang căng buồm ngoài khơi tượng trưng cho sự qua lại buôn bán giữa đất nước này và các quốc gia khác. Bảy ngôi sao trắng năm cánh trên bầu trời xanh đại diện cho 7 tỉnh của Costa Rica. Trên dải trang trí phía trên tấm lá chắn có dòng chữ tiếng Tây Ban Nha “Trung Mỹ”, dải phía trên bảy ngôi sao trắng là chữ “nước Cộng hòa Costa Rica”.

CỘNG HÒA DOMINICAN

I. Nguồn gốc tên gọ

Dominican có tên đầy đủ là “Cộng hòa Dominican”, nằm ở nửa đông đảo Hispaniola, phía đông quần đảo Greater Antilles, phía nam giáp biển Caribbean, phía bắc giáp Đại Tây Dương. Nguồn gốc tên nước có hai cách giải thích:

1. Trước khi Columbus đến, nơi đây gọi là “Giskaia”. Trong chuyến đi đầu tiên của mình đến châu Mỹ, từ ngày 3 tháng 11 đến ngày 5 tháng 12 năm 1492, Columbus đã phát hiện ra đảo, đặt tên là “Hispaniola”, có nghĩa là “đảo của người Tây Ban Nha”, để biểu thị sự trung thành đối với quốc vương Tây Ban Nha. Năm 1697, đảo có tên là “Santo Domingo”, trong tiếng Tây

Page 28: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Ban Nha có nghĩa là “ngày chủ nhật của thánh thần”. “Dominican” là tiếng La tinh, “Domingo” là tiếng Tây Ban Nha đều mang nghĩa ngày chủ nhật. Từ năm 1844, lấy “Santo Domingo” làm tên thủ đô

2. Ban đầu, thực dân Tây Ban Nha đánh bắt được nhiều loài cá trên đảo rất giống các loài cá ở Tây Ban Nha, thêm vào cảnh thiên nhiên ở đây giống như ở Tây Ban Nha, đặt tên là “Hispaniola”

Năm 1492, trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha. Năm 1795, thuộc về Pháp. Năm 1808, lại qui về Tây Ban Nha. Từ năm 1822, là một bộ phận của Cộng hòa Haiti. Ngày 27 tháng 2 năm 1844 độc lập, thành lập nước Cộng hòa

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Do ba màu đỏ, trắng và lam tạo thành. Chữ thập màu trắng chia mặt lá cờ thành bốn hình chữ nhật. Phía trên bên trái là màu lam, phía dưới là màu đỏ; phía trên bên phải là màu đỏ, phía dưới là màu lam. Chỗ giao nhau của chữ thập có quốc huy. Màu đỏ tượng trưng cho lửa và máu mà những người dựng nước đã đấu tranh gian khổ vì tự do; chữ thập màu trắng tượng trưng cho sự phấn đấu hy sinh của nhân dân, màu lam tượng trưng cho sự tự do.

III. Quốc huy

Page 29: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Hình trung tâm là tấm lá chắn. Mặt tấm lá chắn do ba màu của quốc kỳ là lam, đỏ và trắng tạo thành. Một cuốn kinh thánh ở giữa, phía trên là chữ thập màu vàng, tượng trưng cho tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân. Đa số người dân nước này theo Thiên chúa giáo, một số ít theo Tân giáo Cơ đốc giáo (Tin lành) và Do thái giáo. Hai bên cuốn kinh thánh có treo quốc kỳ nước Cộng hòa Dominican, hai bên tấm lá chắn được trang trí bởi cành lá cây nguyệt quế và cây cọ. Trên dải màu lam phía trên tấm lá chắn có dòng chữ bằng tiếng Tây Ban Nha “Thượng đế, Tổ quốc, Tự do”, dải đỏ phía dưới viết “Nước Cộng hòa Dominican”. Quốc huy này được sử dụng năm 1844 khi đất nước thống nhất.CHÂU ĐẠI DƯƠNGAUSTRALIA (ÚC) – MIỀN ĐẤT PHƯƠNG NAM

I. Nguồn gốc tên gọ

Australia có tên đầy đủ là “Liên bang Australia”, nằm ở giữa tây nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, do hai đảo Australia và Tasman tạo thành.

Tên nước bắt nguồn từ tiếng La tinh: “australis” mang nghĩa là “miền đất phương nam”. Khoảng năm 150 tr.CN, các nhà địa lý Hy Lạp đã biết được có một miền đất rộng lớn ở phía nam bán cầu, và gọi là “đại lục phương nam chưa được biết”. Năm 1531, người vẽ bản đồ nước Pháp là Oruns Feina đã giả thiết có một đại lục ở phương nam trong bản đồ của mình và đặt tên là “Terra Australis” mang nghĩa trên. Năm 1605, một người Hà Lan tên Willem Jansz đã đến bờ biển phía tây Australia, nhưng ông ta không biết mình đã đặt chân đến đại lục phương nam này. Giữa thế kỷ XVII, tàu thuyền và thủy thủ của công ty Đông Ấn (Hà Lan) đã nhiều lần đặt chân lên bờ biển phía tây, gọi nơi đây là “đất Hà Lan mới” (New Holland). Năm 1769, một thuyền trưởng người Anh là James Cook đã đặt tên cho cả vùng biển, và vùng đất phía đông, đông nam mà ông đi qua là “New South Wales”. Đến giữa thế kỷ XIX, một vị thuyền trưởng tên là Matthew Flinders phát hiện rằng từ bờ biển phía tây nối với vùng bờ phía đông là một tuyến hàng hải liên tục, từ đó người ta mới biết rằng Australia là một đại

Page 30: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

lục. Ông ta xuất bản cuốn sách “Hành trình ở đại lục phương nam” vào ngày 17 tháng 7 năm 1814, đề nghị đặt tên cho đại lục này là “Australia”, trong tiếng La tinh: “australis” mang nghĩa “phương nam”. Năm 1817, tổng đốc Anh là Macquarie tiếp thu ý kiến, từ đó “Australia” trở thành tên gọi chính thức. Ngày 1 tháng 1 năm 1901, thành lập “Liên bang Australia”.

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Nền cờ màu lam sậm, phía trên bên cán cờ là dấu “hoa thị” đỏ-trắng, phía dưới dấu “hoa thị” là ngôi sao trắng bảy cánh. Bên phải nền cờ là bốn ngôi sao trắng bảy cánh và một ngôi sao năm cánh nhỏ. Australia là nước thành viên của khối liên hiệp Anh, bên trên góc trái là “hoa thị” quốc kỳ nước Anh, thể hiện mối quan hệ truyền thống của Australia và Anh. Ngôi sao bảy cánh lớn nhất tượng trưng cho sáu châu và khu tự trị phía bắc hợp thành nước Australia. Năm ngôi sao trắng đại diện cho chòm sao Chữ thập nam. Quốc kỳ này được ra đời vào năm 1903. Ngôi sao lớn nhất trên lá cờ vốn có sáu cánh, năm 1908 đổi thành sao bảy cánh. Năm 1913, Australia trở thành quốc gia độc lập trong khối Liên hiệp Anh, và vẫn sử dụng quốc kỳ này.

III. Quốc huy

Page 31: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Con Kanguru và con đà điểu Emu đứng trên cành cây khuynh diệp hai bên tấm lá chắn, xung quanh được trang trí bằng cành lá hoa cây phượng vàng màu lục và vàng. Kanguru và đà điểu Emu đều là loài động vật đặc trưng cho Australia. Mọi người thường thích dùng chúng làm biểu tượng của đất nước và của dân tộc. Trên tấm lá chắn có 6 nhóm hình vẽ, lần lượt tượng trưng cho 6 châu của nước này. Chữ thập thánh George màu đỏ (trên chữ thập có môt con sư tử và bốn ngôi sao) tượng trưng cho bang South Wales; chòm sao Chữ thập nam phía dưới chiếc vương miện đại diện cho bang Victoria; hình chữ thập Malta màu lam đại diện cho Queensland; một con chim bách thanh đại diện cho bang South Australia; một con thiên nga đen tượng trưng cho bang Western Australia; một con sư tử đỏ đại diện cho bang Tasmania. Bên trên tấm là chắn là ngôi sao bảy cánh tượng trưng cho quốc gia liên bang anh hùng. Đáy tấm lá chắn có một cái đai trang sức, phía trên có dòng chữ bằng tiếng Anh “Australia”. Quốc huy này được chế định năm 1912 và được sử dụng cho đến này.

FIJI – ĐẢO LỚN NHẤT

I. Nguồn gốc tên gọi

Quần đảo Fiji có tên đầy đủ là “Cộng hòa quần đảo Fiji”, nằm ở phía tây phần nam Thái Bình Dương, do đảo Viti, Vanua.. hơn 800 đảo hợp thành.

Tên nước cải biến từ tên đảo chủ yếu là “Viti Levu”. “Fiji” trong tiếng địa phương mang nghĩa “đảo lớn nhất”, do một người Hà Lan tên Abel Tasman phát hiện vào năm 1643. Khi người phương Tây đến đảo Viti, nghe thổ dân phát âm ra “Fiji”. Năm 1774, nhà hàng hải người Anh

Page 32: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

là James Cook đến Fiji khảo sát. Năm 1874, Fiji trở thành thuộc địa của Anh. Ngày 10 tháng 10 năm 1970, tuyên bố độc lập.

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Nền cờ có màu lam nhạt. Trong hình chữ nhật màu lam, phía trên bên trái có hình “hoa thị” – quốc kỳ Anh màu trắng và đỏ. Hình “hoa thị” – quốc kỳ Anh cho thấy nước này có mối quan hệ với nước Anh, cũng là biểu tượng của các quốc gia trong Liên hiệp Anh. Phía bên phải quốc kỳ là hình quốc huy Fiji. Quốc kỳ này được sử dụng ngày 10 tháng 10 năm 1970 khi Fiji giành được độc lập.

III. Quốc huy

Hình trung tâm của quốc huy là tấm lá chắn. Mặt tấm lá chắn chia làm năm nhóm hình, phần trên là hình chữ nhật nền đỏ, trong đó là một con sư tử và một quả chanh. Phía dưới con sư tử là chữ thập đỏ của Thánh George. Chữ thập đỏ Thánh George chia các phần khác

Page 33: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

của tấm lá chắn thành bốn ô, hình vẽ trong đó gồm: một cây mía, một cây chanh, một con chim bồ câu hòa bình đang ngậm cành ôliu, một buồng chuối tiêu. Mía, chanh, chuối v.v… tượng trưng cho các nông sản của đất nước này, biểu thị tầm quan trọng của các nông sản này trong nền kinh tế quốc dân. Hai bên tấm lá chắn là hai người Fiji đang đứng đỡ lấy tấm lá chắn, bên trên tấm lá chắn có một chiếc thuyền gỗ đang căng buồm là phương tiện giao thông cổ xưa của đất nước này, tượng trưng cho đất nước này nằm ở Nam Thái Bình Dương. Trên dải trang trí phía dưới quốc huy có một câu cách ngôn bằng tiếng Anh “Kính sợ Thượng đế, tôn sùng Đế vương”, cũng có người dịch là “Xin làm tín đồ chân thành của Thượng đế, nguyện làm thần dân trung thực của Quốc vương”.

KIRIBATI – TÊN CỦA MỘT NHÀ THÁM HIỂM ANH

I. Nguồn gốc tên gọi

Kiribati có tên đầy đủ là “Cộng hòa Kiribati”, nằm ở phần trung tây Thái Bình Dương, phía nam quần đảo Micronesia, toàn lãnh thổ gồm 300 hòn đảo hợp thành, trong đó chỉ có 33 đảo là có người cư trú.

Đây là quốc gia nằm ngang qua xích đạo, tên nước lấy từ tên nhà thám hiểm Anh Gilbert khi ông ta đến đây vào năm 1788. Năm 1765, nhà hàng hải Anh là Johan Bayron phát hiện, đến năm 1892 thuộc về Anh. Tháng 11 năm 1976, quần đảo Gilbert thực hiện chế độ tự trị. Ngày 12 tháng 7 năm 1979, giành độc lập, đổi “Gilbert” theo cách phát âm của người bản xứ thành “Kiribati” và thành lập nước Cộng hòa.

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Phần trên màu đỏ, phần dưới là sáu dải dạng sóng màu lam và trắng xen kẽ nhau. Giữa phần màu đỏ là một vành mặt trời vàng đang mọc, bên trên mặt trời là một chim quân hạm màu vàng đang sải cánh. Ánh sáng của mặt trời tỏa khắp bốn phương, tượng trưng cho ánh nắng xích đạo, biểu thị vị trí địa lý của nước này nằm trong dải xích đạo, cũng tượng trưng cho sự quang minh và hy vọng ở tương lai; màu đỏ tượng trưng cho mặt đất rộng lớn; chim quân hạm tượng trưng cho sức mạnh, tự do và văn hóa Kiribati; màu lam và trắng tượng trưng cho Thái Bình Dương xanh thẳm rộng lớn. Quốc kỳ này được chế định khi đất nước độc lập ngày 12 tháng 7 năm 1979.

Page 34: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

III. Quốc huy

Hình tấm lá chắn. Trên tấm lá chắn có hình giống với quốc kỳ. Trên dải lụa phía dưới tấm lá chắn có viết một câu cách ngôn bằng tiếng Kiribati, nghĩa là “Thịnh vượng, hòa bình, giàu mạnh”. Quốc huy này được sử dụng năm 1979 khi đất nước độc lập. Khi đó dòng chữ trên dải lụa là “Kính sợ Thượng đế, tôn sùng Quốc vương”, sau này đã thay đổi.

LIÊN BANG MICRONESIA – QUẦN ĐẢO CỦA NHỮNG ĐẢO NHỎ

I. Nguồn gốc tên gọi

Liên bang Micronesia nẳm ở tây Thái Bình Dương, tây nam quần đảo Hawaii. Toàn lãnh thổ có hơn 600 đảo nhỏ tạo thành, chia thành bốn khu là Kosrae, Pohnpei, Yap và Truk.

Tên nước do chữ “micros” có nghĩa là “nhỏ” và chữ “nesos” tức “đảo” trong tiếng Hy Lạp ghép thành, có nghĩa đầy đủ là “quần đảo của những đảo nhỏ”. Quần đảo này còn nhỏ hơn quần đảo Milanesia, do đảo núi lửa và đảo san hô tạo thành, trong đó phần chính là đảo san hô. Ngày 15 tháng 5 năm 1979, thành lập “Liên bang Micronesia”.

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Nền cờ có màu lam nhạt, trên đó là bốn ngôi sao năm cánh trắng. Màu lam nhạt tượng trưng cho hải vực rộng lớn của đất nước, bốn ngôi sao năm cánh tượng trưng cho

Page 35: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

bốn bang của nước này. Quốc kỳ được chế định khi chính thức thành lập Liên bang Micronesia năm 1979.

III. Quốc huy

Hình tròn. Trong hình tròn là bốn ngôi sao tượng trưng cho bốn bang của đất nước và hình cây cối. Trên dải trang trí là dòng chữ: “Hòa bình, thống nhất, tự do” bằng tiếng Anh. Phía dưới dải trang trí có số “1979”. Dòng chữ tiếng anh phía dưới quanh hình tròn là “Liên bang Micronesia”.MARSHALL – TÊN CỦA THUYỀN TRƯỞNG ANH

I. Nguồn gốc tên gọi

Quần đảo Marshall có tên đầy đủ là “Cộng hòa quần đảo Marshall”, nằm ở phía tây Thái Bình Dương, toàn lãnh thổ có trên 1100 đảo san hô.

Tổ tiên cư dân ở quần đảo là người châu Á mấy ngàn năm trước theo thuyền nhỏ phiêu bạt tới. Năm 1521, được Magellans phát hiện. Năm 1529, nhà hàng hải Tây Ban Nha là Alvares de Savidela đến đây, đặt tên quần đảo là “Buenos Jardines” có nghĩa là “công viên xinh đẹp”.

Năm 1788, thuyền trưởng của hai thương thuyền Anh hiệu Skabale và Sarrot là Marshall và Gilbert tới đây khảo sát, sau lấy tên hai người đặt cho quần đảo, quần đảo phía bắc gọi là quần đảo Marshall, phía nam gọi là quần đảo Gilbert (tức “Kiribati” bây giờ).

Quần đảo Marshall trở thành lãnh địa bảo hộ của Đức vào năm 1886. Thế chiến I bị Nhật Bản chiếm đóng, đến thế chiến II thì bị Mỹ chiếm. Năm 1947, Liên Hiệp Quốc giao quần đảo cho Mỹ quản lý. Ngày 1 tháng 5 năm 1979, quần đảo Marshall thành lập chính phủ lập pháp. Tháng 10 năm 1982, ký với Mỹ điều ước liên minh; tháng 11 năm 1986, sau khi điều ước chính thức có hiệu lực, Marshall trở thành nước Cộng hòa được chủ quyền tự trị nội chính và ngoại giao, nhưng công tác an toàn phòng vệ vẫn do Mỹ đảm trách trong vòng 15 năm. Ngày 22 tháng 12 năm 1990, Liên Hiệp Quốc chính thức chấm dứt vai trò quản lý của Mỹ đối với quần đảo này.

II. Quốc kỳ

Page 36: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Hình chữ nhật. Do bốn hình tam giác màu lam, cam, trắng và lam hợp thành. Trên nền màu lam của hình tam giác lớn ở góc trên bên trái có một vầng mặt trời màu trắng, phát ra 24 tia sang, tượng trưng cho 24 khu vực thị chính của đất nước. Hai hình tam giác màu cam và trắng đi chéo từ phía dưới trên trái lá cờ lên đến phía trên bên phải lá cờ, hình tam giác ba màu cam, trắng và lam bằng với hình tam giác màu lam có hình mặt trời. Tháng 5 năm 1979, chế định lá quốc kỳ này. Cùng năm đó, chính phủ Marshall thành lập.

III. Quốc huy

Hình tròn. Giữa hình tròn là một con chim biển lớn đang dang cánh, bên trên chim biển là một vầng mặt trời đang chiếu sáng bốn phương. Phía dưới phải mặt trời là một tấm lưới đánh cá, tượng trưng cho tài nguyên biển phong phú và ngành ngư nghiệp có tiềm năng phát triển tương đối lớn của nước này. Phía dưới bên trái mặt trời là một hòn đá, người dân ở đây dùng nó làm công cụ chế tác đồ thủ công mỹ nghệ. Bên phải chim biển là một chiếc thuyền buồm, tượng trưng cho ngành hàng hải và nghề đánh bắt cá của nước này. Bên trái chim biển là những cây dừa, biểu thị cây trồng kinh tế quan trọng của đảo nhỏ này. Hình phía dưới chim biển là dụng cụ dẫn đường của ngành hàng hải, nó rất quan trọng đối với cư dân sống trên đảo, người ta phải dựa vào nó để đi thuyền theo phương hướng chính xác. Nửa viền trên hình tròn là dòng chữ tiếng Anh “Nước cộng hòa quần đảo Marshall”. Quốc huy này được sử dụng chính thức sau khi đất nước độc lập năm 1990.NAURU – TÊN CỦA MỘT DÂN TỘC

I. Nguồn gốc tên gọi

Nauru có tên đầy đủ là “Cộng hòa Nauru”, là một đảo quốc nhỏ nhất trên thế giới nằm ở Thái Bình Dương. Tên nước lấy từ tên dân tộc.

“Nauru” là tên dân tộc cũng là tên nước, tên đảo, tên thủ đô. Người Nauru sinh sống ở đây rất lâu đời. Năm 1798, Johan Fyl đến đảo và thấy cuộc sống người dân ở đây rất an nhàn, bèn đặt tên đảo là “an nhàn”. Năm 1888, Đức chiếm đảo, bỏ tên “an nhàn” và lấy lại tên cũ là “Nauru”, không rõ hàm ý.

Page 37: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Đầu thế kỷ XX, trên đảo phát hiện ra mỏ phốt pho, người Anh bắt đầu khai thác. Năm 1914, Anh thuê quân đội Australia chiếm lĩnh đảo. Năm 1919, Liên hiệp quốc ủy thác Anh, Australia và New Zealand cùng quản lý đảo. Thế chiến II, đảo này bị Nhật Bản chiếm. Năm 1947, nó được Liên hiệp quốc giao cho Anh, Australia, New Zealand cùng quản. Ngày 31 tháng 1 năm 1968, giành độc lập. Năm 1969, trở thành thành viên trong khối Liên hiệp Anh.

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Nền cở màu lam, giữa có một sọc vàng nằm ngang, phía dưới sọc vàng bên phía cán cờ là một ngôi sao 12 cánh màu trắng. Màu lam phía trên sọc vàng tượng trưng cho trời xanh, màu lam phía dưới sọc vàng tượng trưng cho biển cả, sọc vàng tượng trưng cho xích đạo, ngôi sao 12 cánh tượng trưng cho 12 bộ lạc trước đây của Nauru. Quốc kỳ này được sử dụng ngày 31 tháng 1 năm 1968, khi đất nước độc lập.

III. Quốc huy

Hình tấm lá chắn, do hai tàu lá dừa lớn hợp thành. Nửa trên tấm lá chắn do các ô nhỏ tạo thành, trong đó có chữ thập, chữ thập nối với hình tam giác, đây là biểu tượng của những người khai thác phốt pho, vì đảo quốc này sản xuất nhiều phốt pho. Trong các ô bên trái, nửa dưới tấm lá chắn có một con chim biển lớn, chim quân hạm. Các ô bên phải có một cành hoa Tomano. Phía trên tấm lá chắn là một ngôi sao 12 cánh, tượng trưng cho 12 bộ lạc trước đây của Nauru. Dòng chữ trên dải trang trí phía trên ngôi sao là “Nauru”. Trên dải lụa phía dưới có một câu cách ngôn, có nghĩa là “Ý chỉ của Thượng đế là tối thượng”. Tấm lá chắn được trang trí bởi lá chuối màu lam.

NEW ZEALAND – LỤC ĐỊA MỚI Ở BIỂN

I. Nguồn gốc tên gọi

New Zealand là đảo quốc ở tây nam Thái Bình Dương, nằm giữa xích đạo và Nam Cực. New Zealand do người Maori phát hiện và tới sinh sống đầu tiên. Trước thế kỷ X, người Maori sinh sống ở những đảo trong Thái Bình Dương đã đến đây và đặt tên là “quần đảo của người Maori”. Đến thế kỷ XIV, người Maori đến đây càng đông hơn và đặt tên đảo là “Aotearoa” mang nghĩa “vùng đất mây trắng”, từ truyền thuyết một người Maori tên Kupe đi thuyền độc

Page 38: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

mộc từ xa đến, lúc vào bờ thấy trên không trung có nhiều mây trắng rất đặc biệt, hay do người Maori cho rằng đảo này hình dáng dài ngắn không đều, nhìn giống như mấy.

Ngày 13 tháng 12 năm 1642, nhà hàng hải Hà Lan là Eiber Tasman lên bờ, gọi đây là “Standland”, có nghĩa là “đất của chúng tôi” (chỉ Hà Lan). Khi cấp trên yêu cầu ông đặt theo tên của một tỉnh Hà Lan, Tasman cho rằng nơi đây giống như tỉnh Zeland của Hà Lan, bèn thêm chữ “New” nghĩa là “mới” để đặt tên là “New Zeland”. Cũng có người nói, Tasman thấy đảo này giống như đảo Sjealland có thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, về sau mới đặt tên là “New Zealand”, mang nghĩa “lục địa mới ở biển”. Từ năm 1777 về sau, người Anh bắt đầu di dân tới New Zealand. Năm 1840, nơi đây trở thành thuộc địa của Anh. Năm 1907, New Zealand tuyên bố độc lập.

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Nền cờ màu lam sậm, phía trên bên trái nền lá cờ là hình chữ “mễ” đỏ-trắng của quốc kỳ Anh, bên phải nền cờ có bốn ngôi sao năm cánh màu đỏ viền trắng. New Zealand là nước thành viên của khối Liên Hiệp Anh. Hình quốc kỳ New Zealand màu đỏ và trắng cho thấy mối quan hệ truyền thống giữa nước này và nước Anh. Bốn ngôi sao năm cánh biểu thị chòm sao Chữ thập nam. Chòm sao Chữ thập nam là biểu tượng của độc lập và hy vọng. Quốc kỳ này được sử dụng từ năm 1901 cho đến nay.

III. Quốc huy

Page 39: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Hình trung tâm là tấm lá chắn. Trên mặt tấm lá chắn có 5 nhóm hình. Bốn ngôi sao năm cánh là hình trên quốc kỳ New Zealand, đại diện cho chòm sao Chữ thập nam và tượng trưng cho New Zealand. Bó lúa mạch tượng trưng cho nông nghiệp. Lông cừu tượng trưng cho ngành chăn nuôi phát triển của đất nước này. Hai chiếc rìu bắt chéo nhau biểu thị ngành công nghiệp và khai khoáng của New Zealand. Hình dọc theo giữa tấm lá chắn là ba chiếu thuyền giương buồm, biểu thị tầm quan trọng của ngành mậu dịch trên biển của nước này. Tấm lá chắn được giữ bởi một người Maori một tay cầm vũ khí và một phụ nữ di dân của châu Âu tay cầm quốc kỳ New Zealand, họ đều đứng trên một cây thuộc loài quyết New Zealand. Phía trên tấm lá chắn có một chiếc vương miện dùng khi nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi, hình chiếc vương miện này được thêm vào năm 1956, với ý nghĩa là nữ hoàng Anh cũng là nguyên thủ quốc gia của New Zealand. Trên dải trang trí phía dưới tấm lá chắn có dòng chữ “New Zealand” bằng tiếng Anh. Quốc huy này được chế định năm 1911 và sử dụng cho đến nay.

PAPUA NEW GUINEA – ĐẤT CỦA NGƯỜI TÓC XOĂN

I. Nguồn gốc tên gọi

Papua New Guinea có tên đầy đủ là “Độc lập Papua New Guinea”, nằm ở phía nam bờ tây Thái Bình Dương, bao gồm nửa đông đảo New Guinea, Bismarck, Bougainville… và hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ tạo thành. Tên nước do hai bộ phận: Papua và New Guinea ghép thành. Tên đảo Papua có hai nguồn gốc:

1. Năm 1526, một người Bồ Đào Nha tên Menesel từ Malacca đi thuyền đến quần đảo Maloku, nhưng bão biển đã đưa thuyền trôi dạt đến một vùng đất lạ, ông đã đặt tên nơi này là “Papua”, có nguồn từ tiếng Malaysia: “tanah pepua” mang nghĩa “đất của người tóc xoăn”.

2. Trước khi người Bồ Đào Nha đặt chân đến, các cư dân trên đảo thuộc bộ tộc Papua. Tên bộ tộc có nguồn từ tiếng Malaysia là “papuvah” mang nghĩa “tóc xoăn” hay “puapua” mang nghĩa “màu nâu”, để chỉ kiểu tóc và màu da của cư dân chủ yếu trên đảo.

Đảo New Guinea còn được gọi là “Irian”, do nhà thám hiểm Bồ Đào Nha là Jorge de Menezes phát hiện vào năm 1526. Năm 1545, một người Bồ Đào Nha tên là Ordis de Leides đến phía bắc đảo này, thấy cư dân trên đảo tóc xoăn da đen rất giống với người châu Phi và vùng ven vịnh Guinea ở Tây Phi; đồng thời thấy cảnh tự nhiên và khí hậu hai vùng này tương tự, bèn đặt tên nơi đây là “New Guinea”. Từ đó gọi chung cho cả vùng là “Papua New Guinea”.

Năm 1884, Anh và Đức chia ra nửa đông đảo Irian và vùng phụ cận. Năm 1906, Anh đem phần đất của mình cho Australia quản lý, đổi tên thành “lãnh địa Papua thuộc Australia”. Năm 1946, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định giao cho Australia cai quản. Năm 1973, Papua New Guinea thành lập chính phủ tự trị. Ngày 16 tháng 9 năm 1975, tuyên cáo độc lập, thành lập nước “Độc lập Papua New Guinea”.

II. Quốc kỳ

Page 40: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Do hài hình tam giác màu đỏ và đen hợp thành. Trong hình tam giác màu đen có năm ngôi sao trắng, trong đó có một ngôi sao tương đối nhỏ. Vị trí sắp xếp của năm ngôi sao tượng trưng cho chòm sao chữ thập nam. Giữa hình tam giác đỏ có một con chim cực lạc (còn gọi là chim thiên đường) đang dang cánh tung bay. Papua New Guinea giành được quyền tự trị vào ngày 1 tháng 12 năm 1973. Ngày 16 tháng 9 năm 1975, tuyên bố độc lập, sau ngày độc lập không lâu thì chọn lá quốc kỳ này.

III. Quốc huy

Hình trung tâm là một con chim thiên đường màu sắc lộng lẫy đậu trên hai chiếc trống da và một cây giáo dài mà thổ dân địa phương ở đây sử dụng. Chim thiên đường là loại chim đặc trưng của Papua New Guinea, được quy định là quốc điểu của đất nước này, tượng trưng cho sự phồn vinh, thịnh vượng, sự phát triển và độc lập tự do của đất nước; trống và giáo dài tượng trưng cho truyền thống văn hóa của quốc gia.

CHÂU PHIAI CẬP (EGYPT) – QUỐC GIA RỘNG LỚN

I. Nguồn gốc tên gọi

Ai Cập có tên đầy đủ là “nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập”, nằm ở đông bắc châu Phi, còn có một bộ phận nhỏ lãnh thổ là bán đảo Sinai nằm ở góc tây nam châu Á. Nguồn gốc tên gọi có nhiều cách khác nhau.

Page 41: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

1. Bắt nguồn từ tên gọi cổ của quốc gia này là “Gakapta”, mang ý nghĩa “nơi ở của thần Puta” hoặc “người bảo vệ đất đai”. Puta là vị thần chủ yếu của cố đô Memphis Ai Cập cổ, người Ai Cập cổ phụng thờ Puta như là vị cha của nhân loại, Chúa sáng thế.

2. Có nguồn gốc từ danh xưng Hy Lạp “Aigyptos”, mà người Hy Lạp đã bắt đầu sử dụng danh từ này từ khoảng 1000 năm tr.CN, nguồn gốc có nhiều cách giải thích khác nhau: một thuyết cho rằng người Hy Lạp biến chữ “Gakapta” thành “Aigyptos”. Một thuyết nói đây có nghĩa là “nơi ở của kên kên” (“aia” nghĩa là “đất đai”, “gyptos” là “kên kên”), kên kên là một loại động vật nổi tiếng của quốc gia này. Còn một truyền thuyết có nguồn từ người Koptos hay thành Koptos, kinh đô của những vương triều đầu tiên của Ai Cập.

3. Có nguồn từ tiếng Phoeniki là “Kapthor”, mang ý nghĩa “đảo”, chỉ quốc gia này hình thành ở vùng đất có sông Nile bao quanh. Danh xưng này về sau truyền vào Hy Lạp thêm vào phụ tố đầu “Aia” mang nghĩa “vùng đất”, “quốc gia”, biến thành danh xưng Hy Lạp là “Aigyptos”.

4. Người Ả Rập gọi Ai Cập là “Misr”. Trong tiếng Ả Rập, “Misr” biểu thị ý “quốc gia rộng lớn”. Năm 640, người Ả Rập rời bỏ bán đảo Ả Rập, phiêu tán khắp nơi, xâm nhập vào Ai Cập, lúc đó Ai Cập là một nước lớn lân bang. Sau cuộc viễn chinh của quân đội Hồi giáo, Ai Cập thuộc về đế quốc Ả Rập, người Ả Rập gọi là Ai Cập là “Misr” cho tới ngày nay.

Ai Cập là một trong bốn cái nôi văn minh lớn của nhân loại, 3200 năm tr.CN đã xuất hiện quốc gia thống nhất chiếm hữu nô lệ đầu tiên. Từ thế kỷ IV hình thành nhà nước phong kiến. Người Ai Cập tự xưng mình là “Kaimu Te” (vương quốc màu đen), hay “Bage Te” (nước của ôliu). Trong thời kỳ Ai Cập bị phân thành hay quốc gia nam và bắc, quốc gia phần trên gọi là “Saimao” tức là “nước của kênh rạch”, còn quốc gia phần dưới là “Mehu” mang nghĩa “nước của lau sậy”. Năm 1517, người Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập, Ai Cập trở thành một hành tỉnh của đế quốc Ottoman. Từ năm 1798 đến 1801, Ai Cập bị Pháp chiếm lĩnh. Năm 1882, quân Anh xâm chiếm Ai Cập, năm 1914 trở thành nước bảo hộ của Anh. Ngày 28 tháng 2 năm 1922. Ai Cập trở thành vương quốc độc lập. Ngày 18 tháng 6 năm 1953, Ai Cập phế bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập nước cộng hòa. Tháng 2 năm 1958, sau khi liên minh với Syria, gọi là Cộng hòa liên minh Ả Rập. Tháng 9 năm 1961, phân thành hai quốc gia. Ngày 11 tháng 9 năm 1971, đổi tên là nước “Cộng hòa Ả Rập Ai Cập”.

II. Quốc kỳ

Page 42: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Do ba hình chữ nhật bằng nhau màu đỏ, trắng, đen hợp thành. Chính giữa phần màu trắng có một con chim ưng trống màu vàng. Màu đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và tiền đồ xán lạn, màu đen tượng trưng cho những tháng ngày đen tối trong quá khứ. Chim ưng trống màu vàng thể hiện lòng dũng cảm của nhân dân Ai Cập. Ai Cập là một quốc gia cổ văn minh có lịch sử lâu đời, quốc kỳ đã được thay đổi nhiều lần. Năm 1971, thành lập nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập. Bắt đầu từ năm 1972 dùng lá quốc kỳ như hiện nay.

III. Quốc huy

Page 43: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Được chế định vào năm 1972. Đồ án trung tâm là một con chim ưng trống màu vàng ngẩng đầu đứng thẳng, hai cánh dang ra. Người Ai Cập gọi đó là chim ưng trống Salah ah-Din, tượng trưng cho thắng lợi, lòng dũng cảm, sự trung thành. Phần ức chim có một tấm lá chắn ba màu đỏ, trắng, đen trùng với màu quốc kỳ. Dưới vuốt chim ưng có một tấm biển màu vàng, trên tấm biển có dòng chữ Ả Rập: “Nước Cộng hòa Ả Rập”.ALGERIA – KHÔNG PHẢI LÀ ĐẢO QUỐC

I. Nguồn gốc tên gọi

Algeria có tên đầy đủ là “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algeria”, nằm ở tây bắc châu Phi, phía bắc giáp với Địa Trung Hải. Tên nước là tên thủ đô Algiers.

“Algiers” trong tiếng Ả Rập dịch âm là “Jiezeyir” hay “Jiazayir”, mang nghĩa là “đảo”. Năm 935, Egmilzeyi người Ả Rập thống lĩnh quân viễn chinh đến vùng này, phát hiện nơi đây giao thông thuận tiện, vị trí địa lý ưu việt, bèn cho xây dựng một tòa thành. Thành này nằm ở bờ Địa Trung Hải, phía nam dựa vào dãy Atlas hùng vĩ, nhìn tư xa giống như một hòn đảo xinh đẹp. Dựa vào vị trí địa lý này, người Ả Rập bèn đặt tên là “Jiezeyir” mang nghĩa “hòn đảo”.

Năm 1830, sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Bắc Phi, Algiers trở thành trung tâm thống trị của thuộc địa Bắc Phi. Thực dân Pháp không chỉ dùng vũ lực xâm chiếm Algeria mà còn đồng hóa địa danh ở đây, cho rằng tên “Jiezeyir” khó đọc bèn đổi tên thành “Algiers”, đặt tên nước này là “Algeria”, từ đó, mọi người bắt đầu dùng tên này. Ngày 19 tháng 9 năm 1958, chính phủ lâm thời “Cộng hòa Algeria” tuyên bố thành lập. Ngày 3 tháng 7 năm 1962, chính thức tuyên bố độc lập; ngày 25 tháng 9 cùng năm định tên nước là “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algeria”.

II. Quốc kỳ

Do hai hình chữ nhật đặt đứng màu lục và trắng hợp thành. Giữa lá cờ có vẽ một ngôi sao năm cánh màu đỏ hơi nghiêng và một vầng trăng non lưỡi liềm màu đỏ. Màu lục tượng trưng cho hy vọng, màu trắng biểu thị cho sự thuần khiết và hòa bình, màu đỏ biểu thị cho cách

Page 44: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

mạng và tinh thần hiến thân đấu tranh cho lý tưởng. Algeria lấy đạo Hồi làm quốc giáo, ngôi sao năm cánh và trăng non là tượng trưng của đất nước Hồi giáo này. Năm 1840, Algeria chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Bắt đầu từ năm 1840, nhân dân Algeria giương cao lá cờ hai màu lục trắng tiến hành cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Pháp. Sau năm 1928, trên mặt lá cờ đã thay hình bàn tay của Fatima bằng hình trăng non và ngôi sao năm cánh. Năm 1958, chính phủ lâm thời Algeria thành lập, vẫn tiếp tục sử dụng lá cờ chiến đấu này. Ngày 3 tháng 7 năm 1962, Algeria chính thức tuyên bố độc lập, quyết định dùng lá cờ trên làm quốc kỳ của nước này.

III. Quốc huy

Hình vẽ nổi bật một vầng trăng non cong màu đỏ và một ngôi sao năm cánh màu đỏ, tượng trưng cho Algeria là một quốc gia lấy đạo Hồi làm quốc giáo. Phía trên trăng non và ngôi sao năm cánh là bàn tay của Fatima. Năm 909 sau CN, dòng Shi’ah của đạo Hồi đã xây dựng vương triều phong kiến Fatimid ở Bắc Phi. Trong đồ án quốc huy có bàn tay của Fatima, tượng trưng cho hạnh phúc và tốt lành. Hai bên bàn tay có bông lúa mạch và nhành ôliu, tượng trưng cho nông nghiệp của đất nước; còn nhà xưởng và giàn khoan dầu, tượng trưng cho công nghiệp. Phía sau bàn tay Fatima là hình núi non nhấp nhô, tượng trưng cho diện mạo địa lý của đất nước, trên dãy núi là mặt trời chiếu rọi bốn phương, tượng trưng cho độc lập quốc gia và hy vọng vào tương lai tốt đẹp. Dòng chữ bao quanh với tên là "Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algeria"

ANGOLA – LẤY TỪ TÊN QUỐC VƯƠNG

I. Nguồn gốc tên gọi

Angola có tên đầy đủ là “Cộng hòa Angola”, nằm ở bờ tây phía nam châu Phi. Tên nước lấy từ tên quốc vương.

Đầu thế kỷ XVI, ở hạ du sông Cuanza của Angola ngày nay, vương quốc Ndongo (vốn thuộc vương quốc Congo) dần dần mạnh lên, trở thành vương quốc quan trọng trong lịch sử Angola. Vương quốc này do bộ tộc Ndongo và bộ tộc lớn thứ hai Mubentu hợp thành. Vua đầu tiên của vương quốc là Ngola. Về sau người Bồ Đào Nha đọc trại đi thành “Angola”, gọi là “Tange Angola”. “Tange” nghĩa là “đất đai”, ý nghĩa đầy đủ là “đất đai của Angola”.Năm 1574, nhà hàng hải Diogo Cam đến chào vị vua này, và được cho phép xây dựng cơ sở ở ven biển, lấy tên vua đặt thành tên đất. Thời trung đại, chia thành bốn vương quốc là Congo, Ndongo, Madamuba và Longda.Năm 1885, trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha, gọi là “Tây châu Phi thuộc Bồ”. Năm 1951, trở thành tỉnh hải ngoại của Bồ Đào Nha. Ngày 10 tháng 11 năm 1975 độc lập, ngày 11 thành lập nước “Cộng hòa Angola”

II. Quốc kỳ

Page 45: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Do hai hình chữ nhật nằm ngang màu đỏ và đen hợp thành, giữa lá cờ có hình màu vàng: một bánh răng hình vòng cung, một con dao làm vũ khí, một ngôi sao năm cánh. Màu đen trên quốc kỳ là sự ca ngợi đại lục châu Phi, màu đỏ tượng trưng cho máu của các anh hùng liệt sĩ đã đấu tranh với bọn thực dân. Ngôi sao năm cánh thể hiện chủ nghĩa quốc tế và sự nghiệp tiến bộ, năm cánh sao lần lượt tượng trưng cho đoàn kết, tự do, chính nghĩa, dân chủ và tiến bộ. Bánh răng và con dao tượng trưng cho sự đoàn kết của những người lao động công nông và quân đội, đồng thời cũng biểu thị kỷ niệm của nông dân và chiến sĩ trong cuộc đấu tranh vũ trang trước đây. Lá cờ trên được chế định vào năm 1965, ngày 11 tháng 11 năm 1975, chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Angola, xác nhận lá cờ này làm quốc kỳ.

III. Quốc huy

Hình tròn, chu vi bên phải hình tròn là nửa bánh răng hình vòng cung, tượng trưng cho nền công nghiệp của đất nước, bên trái là ngô, bông, cành là cà phê tạo thành, tượng trưng cho nền nông nghiệp. Trên mặt quốc huy tròn có nửa vành mặt trời mới mọc, ánh sáng chiếu khắp bốn phương, chiếu rọi mặt đất màu lam. Nó tượng trưng cho khí thế cuồn cuộn của

Page 46: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

nước Cộng hòa mới ra đời. Phía trước mặt trời có một cái cuốc và một con dao đặt chéo nhau, tượng trưng cho sự đoàn kết của quần chúng công-nông và quân đội. Phía trên mặt trời có một ngôi sao vàng năm cánh, hàm nghĩa của nó giống như của quốc kỳ. Phần đấy quốc huy có một cuốn sách mở, thể hiện vai trò quan trọng của sự nghiệp giáo dục văn hóa trong sự nghiệp phát triển đất nước. Phần đế của quốc huy có một dải lụa, trên đó có một dòng chữ Bồ Đào Nha “Nước Cộng hòa Angola”. Quốc huy này được chế định vào tháng 11 năm 1975.

BENIN – BỜ BIỂN NÔ LỆ

I. Nguồn gốc tên gọi

Benin có tên đầy đủ là “Cộng hòa Benin”, nằm ở phần đông nam của Tây Phi, nam giáp vịnh Guinea.

Tên nước lấy tên từ vương quốc Benin với Benin làm trung tâm kiến lập ở đồng bằng hạ du sông Niger. “Benin” trong tiếng địa phương có nghĩa là “nô lệ”.

Năm 1580, những người Bồ Đào Nha đầu tiên đến Veda – duyên hải Benin tiến hành hoạt đông buôn bán nô lệ. Năm 1894, thực dân Pháp dùng vũ lực chiếm lĩnh toàn bộ Benin, gọi chung lãnh địa vịnh Benin thuộc Pháp bao gồm vương quốc Abomey và các vùng đất thuộc địa khác là “Dahomey”.

Về ý nghĩa của “Dahomey” có nhiều cách giải thích khác nhau. Một thuyết cho rằng “daan” là xưng hiệu thế tập của người sáng lập vương quốc Dahomey khi lên làm tù trưởng, “homey” trong tiếng dân tộc Fon mang nghĩa “nhà ở”, “Dahomey” hợp lại có nghĩa là “nhà của tù trưởng”.

Page 47: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Một thuyết khác cho rằng, tương truyền năm 1645 có một vị hoàng tử đưa ra yêu cầu về lãnh thổ với vương quốc Daan. Daan phẫn nộ nói: “Hoàng tử trẻ tuổi kia, người thật tham lam quá đỗi, nếu ta không đề phòng, người có thể đem ngôi nhà xây trên bụng ta”. Về sau Daan bị đánh bại, vị hoàng tử đã dựng một ngôi nhà lá trên vùng đất mai táng ông ta, đặt tên là “Danhome Houegbe”, nghĩa là “ngôi nhà trên bụng Daan”. Sau dùng để chỉ cả một vùng. “Danhome” biến thành “Dahomey”.

Khoảng thế kỷ XVI, nơi đây hình thành nhiều tiểu vương quốc và các bộ lạc. Năm 1580, người Bồ Đào Nha xâm nhập vào Benin. Năm 1626, thực dân Pháp xâm chiếm Benin. Năm 1913, trở thành thuộc địa của Pháp. Tháng 12 năm 1958, thành nước tự trị trong khối cộng đồng Pháp. Ngày 1 tháng 8 năm 1960 tuyên bố độc lập, thành lập “Cộng hòa Dahomey”. Ngày 30 tháng 11 năm 1975, đổi tên thành “Cộng hòa nhân dân Benin”. Ngày 1 tháng 3 năm 1990 định tên là “Cộng hòa Benin”.

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Do hai hình chữ nhật ngang và một hình chữ nhật dọc hợp lại mà thành. Phía cán cờ là hình chữ nhật dọc màu lục, phía trên bên phải lá cờ là hình chữ nhật màu vàng, phía dưới bên phải là hình chữ nhật màu đỏ. Màu lục tượng trưng cho phồn vinh, màu vàng tượng trưng cho đất đai, màu đỏ biểu thị mặt trời. Ba màu lục, vàng và đỏ được gọi là màu Pan-African. Lá cờ ba màu nói trên được sử dụng khi Dahomey trở thành nước Cộng hòa tự trị trong khối Cộng đồng Pháp năm 1958. Ngày 1 tháng 8 năm 1960, tuyên bố độc lập, chế định lá cờ ba màu thành quốc kỳ khi thành lập nước cộng hòa Dahomey. Năm 1975, đổi tên thành nước Cộng hòa nhân dân Benin và thay quốc kỳ. Tháng 2 năm 1990, chính quyền thay đổi, lại đổi tên nước thành nước Cộng hòa Benin, đồng thời khôi phục lá cờ ba màu làm quốc kỳ và sử dụng cho đến hiện nay.

Page 48: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

III. Quốc huy

Hình tấm lá chắn. Trên tấm lá chắn có bốn nhóm hình: phía trên bên trái là tòa thành cổ xưa, phía dưới là một cây cọ; phía trên bên phải là một tấm huân chương chữ thập, phía dưới là một đoàn thuyên. Bốn nhóm hình trên lần lượt tượng trưng cho nền văn hóa cổ xưa và đặc điểm kinh tế của Benin. Mỗi bên tấm lá chắn là một con báo vàng đang thè lưỡi đỏ. Phía trên tấm lá chắn có vẽ một cặp sừng dê đựng hạt ngô vàng. Phía dưới tấm lá chắn vẽ một dải trang trí màu trắng, trên đó viết một dòng chữ tiếng Pháp “Hữu nghị, chính nghĩa, cần lao”, được chế định năm 1960 khi thành lập nước cộng hòa Dahomey. Quốc huy trên bị hủy bỏ khi đổi tên nước thành Cộng hòa nhân dân Benin. Năm 1990, khi đổi tên nước thành Cộng hòa Benin lại khôi phục lại quốc huy được chế định khi đất nước độc lập vào năm 1960.

BOTSWANA – VÙNG ĐẤT CỦA NGƯỜI BOTSWANA

I. Nguồn gốc tên gọi

Botswana có tên đầy đủ là “Cộng hòa Botswana”, nằm ở lục địa cao nguyên ở miền nam châu Phi. Tên nước lấy từ tên dân tộc chủ yếu ở đây.

Trong tiếng Seiswana thuộc ngữ hệ Bantu, phía trước “swana” thêm tiếp đầu ngữ “bo” có nghĩa là “đất”, “nước”, có nghĩa chung là “vùng đất sinh sống của người Botswana” hoặc “quốc gia của người Botswana”.

Botswana trước khi độc lập được gọi là “Bechuana”, nhưng tên “Botswana” không phải do đổi từ tên “Bechuana”, trên thực tế là hai cách ghép âm của một tên gọi. Năm 1885, sau khi thực dân Anh chiếm giữ nơi này, do không coi trọng danh xưng bản địa, tên “Botswana” bị nghe lầm, viết lầm, chuyển hóa thành tiếng Anh “Bechuana”. Thế kỷ XIII và thế kỷ XIV, người Botswana di cư từ vùng Trung Phi đến đây. Năm 1885, Anh chính thức xâm chiếm nơi cư trú của người Botswana, tuyên bố phía bắc nước này là vùng bảo hộ Bechuana, còn phía nam là thuộc địa của Anh, gọi là “Bechuana thuộc Anh”.

Ngày 30 tháng 9 năm 1966, Bechuana giành được độc lập, nhân dân Botswana khôi phục lại cách gọi đúng và thành lập “Cộng hòa Botswana”.

II. Quốc kỳ

Page 49: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Ở giữa là một dải rộng màu đen, phía trên và dưới dải màu đen là viền màu trắng, trên và dưới viền trắng là hai hình chữ nhật màu lam nhạt nằm ngang. Màu đen tượng trưng cho người da đen, màu trắng tượng trưng cho người da trắng và các giống người khác, màu lam nhạt tượng trưng cho nước biếc và trời xanh. Ngụ ý của cả lá quốc kỳ là: dưới bầu trời xanh châu Phi, người da đen, người da trắng và các giống người khác đoàn kết chung sống với nhau. Ngày 30 tháng 9 năm 1966, Botswana tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa và chế định lá quốc kỳ này.

III. Quốc huy

Hình tấm lá chắn. Phần phía trên tấm lá chắn có ba vòng bánh răng, biểu thị sự hợp tác giữa các bộ tộc và nền công nghiệp của đất nước; phần giữa có ba đường vân lượn sóng màu lam, biểu thị nước và trời xanh; phần dưới có một đầu trâu màu đỏ với cặp sừng màu trắng bạc, biểu thị tầm quan trọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân. Mỗi bên tấm lá

Page 50: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

chắn có một con ngựa vằn, một chiếc ngà voi và một cây cao lương. Nhóm hình này thể hiện tầm quan trọng của ngành nông nghiệp và ngành du lịch cũng như việc bảo vệ động vật hoang dã của đất nước. Phần đáy tấm lá chắn có vẽ một dải trang trí, trên đó có dòng chữ “PULA”, nghĩa là nước mưa và của cải.BURKINA FASO – MẢNH ĐẤT TÔN NGHIÊM

I. Nguồn gốc tên gọi

Burkina Faso nằm sâu trong vùng Tây Phi, nguyên có tên là “Cộng hòa Thượng Volta”, do vị trí nằm ở thượng du sông Volta.

Thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha đến đây, đặt tên là “Rio Devolta”, tiếng Bồ mang nghĩa “con sông trở về”, ý chỉ quân viễn chinh bình an vô sự qua sông trở về. Một ý khác là “sông uốn khúc”, do hình dáng con sông tạo thành. Ngày 3 tháng 8 năm 1984, nguyên thủ quốc gia là Sankara tuyên bố đổi tên “Thượng Volta” thành “Burkina Faso” với lời giải thích rằng tên gọi cũ mang dấu ấn của thời thực dân cần phải xóa bỏ. Tên nước mới “Burkina” lấy từ tiếng dân tộc Moley mang nghĩa “mảnh đất tôn nghiêm”, “Faso” lấy từ tiếng dân tộc Dira mang nghĩa “quốc gia”.

Thế kỷ IX kiến lập vương quốc lấy tộc người Mossi làm chủ thể. Năm 1896, thực dân Pháp bắt đầu xâm nhập vào, đến năm 1909 trở thành thuộc địa của Pháp. Tháng 12 năm 1958, trở thành nước tự trị trong khối Cộng đồng Pháp. Ngày 5 tháng 8 năm 1960, tuyên cáo độc lập.

II. Quốc kỳ

Page 51: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Do hai hình chữ nhật màu đỏ và lục bằng nhau hợp thành, giữa lá cờ có vẽ một ngôi sao vàng năm cánh. Màu đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu lục tượng trưng cho nông nghiệp, đất đai và hy vọng, ngôi sao năm cánh biểu thị hướng đi của cách mạng, màu vàng tượng trưng cho của cải. Năm 1909, Burkina Faso trở thành thuộc địa của Pháp. Tháng 12 năm 1958, trở thành nước Cộng hòa tự trị trong khối cộng đồng Pháp và chế định lá quốc kỳ ba màu đen, trắng, đỏ. Ngày 5 tháng 8 năm 1960, tuyên bố độc lập, lấy tên nước là Upper Volta. Tháng 8 năm 1984, đổi tên nước thành Burkina Faso, đồng thời chế định lại lá quốc kỳ hai màu đỏ và lục như trên và sử dụng cho đến ngày nay.

III. Quốc huy

Quốc huy cũ 1984-1997

Có hình tròn, trên mặt tròn màu vàng có một cây súng và một cái cuốc đặt chéo nhau, tượng trưng cho sự đoàn kết chặt chẽ giữa lực lượng vũ trang và nông dân, phía dưới súng và cuốc là một cuốn sách mở, biểu thị sự coi trọng sự nghiệp văn hóa – giáo dục. Chính giữa đầu trên quốc huy có một ngôi sao đỏ năm cánh, tượng trưng cho hướng đi của cách mạng và tương lai của đất nước. Xung quanh quốc huy có một bánh răng hình tròn màu đỏ tượng trưng cho nền công nghiệp của đất nước. Mỗi bên quốc huy có hai cây ngũ cốc màu lục tượng trưng cho nông nghiệp. Phần đáy quốc huy có vẽ một dải trang trí màu trắng, trên đó có một dòng chữ bằng tiếng Pháp “Thề chết vì Tổ quốc, chúng ta tất thắng”. Quốc huy được chế định năm 1984.

Quốc huy mới

Page 52: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

BURUNDI – LẤY TỪ TÊN DÂN TỘC

I. Nguồn gốc tên gọi

Burundi có tên đầy đủ là “Cộng hòa Burundi”, nẳm ở miền trung châu Phi, là quốc gia lục địa. Tên nước lấy từ tên dân tộc chủ thể Burundi.Burundi tên cũ là “Urundi”. “Urundi” là dịch âm “Burundi” của tiếng Swahili. Thế kỷ XVI đã kiến lập vương triều phong kiến. Năm 1890 trở thành thuộc địa của Đức. Sau thế chiến I trở thành đất ủy nhiệm quản lý của Bỉ, sau thế chiến II là đất quản lý của Bỉ. Ngày 1 tháng 7 năm 1962, tuyên bố độc lập, thành lập “Vương quốc Burundi”. Ngày 28 tháng 11 năm 1966, đổi tên thành “Cộng hòa Burundi”.

II. Quốc kỳ

Page 53: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Hai dải rộng màu trắng bắt chéo nhau đi qua bốn góc lá cờ, chia mặt cờ thành bốn hình tam giác. Hai hình tam giác trên và dưới có màu đỏ sậm, hai hình tam giác hai bên có màu lục. Giữa lá cờ là một vòng tròn màu trắng, trong là ba ngôi sao sáu cánh đỏ viền lục xếp thành hình tam giác đều. Màu đỏ tượng trưng cho máu của những người đã hy sinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập, màu lục tượng trưng cho sự nghiệp tiến bộ, màu trắng tượng trưng cho hòa bình, ba ngôi sao sáu cánh biểu thị “đoàn kết, lao động, tiến bộ”, đồng thời biểu thị sự đoàn kết giữa ba bộ tộc của Burundi: Hutu, Tursi, Twa. Ngày 1 tháng 7 năm 1962, tuyên bố độc lập, thành lập vương quốc Burundi. Tháng 11 năm 1966, phế truất Quốc vương, thành lập nước Cộng hòa, đồng thời chế định quốc kỳ này.

III. Quốc huy

Hình tấm lá chắn màu đỏ, giữa tấm lá chắn có một đầu sư tử màu vàng, sau tấm lá chắn là ba cây giáo dài đặt chéo nhau. Phần đáy quốc huy có một đai trang trí màu trắng và một dòng chữ tiếng Pháp “đoàn kết, cần lao, tiến bộ”. Quốc huy này được chế định năm 1966.

Page 54: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

GAMBIA – QUỐC GIA CỦA CÁC DÒNG SÔNG

I. Nguồn gốc tên gọi

Gambia có tên đầy đủ là “Cộng hòa Gambia”, nằm ở Tây Phi, hạ du sông Gambia. Tên nước có nhiều nguồn gốc khác nhau:

1. Lấy từ tên sông Gambia. Sông Gambia chảy từ đông sang tây, dài theo chiều ngang đất nước, độ dài khoảng 480 km. Thế kỷ XV, khi người Bồ Đào Nha đầu tiên đến con sông này, nghe dân bản xứ gọi là “Badimma”, người Bồ Đào Nha đọc trại thành “Gambia”.

2. Từ tên bộ tộc Ganbule. Năm 1588, sau khi người Anh xâm nhập, thương nhân Bồ Đào Nha đem thuyền buôn bán giao lại cho công ty mậu dịch Anh. Năm 1765, Anh đem vùng này sát nhập vào vùng chiếm đóng được ở Senegal thành “Senegambia”.

Năm 1779, Pháp chiếm Senegambia, tranh đoạt với Anh. Năm 1783, theo “Hòa ước Verseille”, vùng hai bên bờ sông Gambia thuộc về Anh, còn Senegal thuộc về Pháp. Năm 1807, Anh sát nhập Gambia vào Siera Leon. Năm 1843, Gambia là thuộc địa dưới sự quản lý trực tiếp của Anh. Năm 1889, Anh, Pháp đạt thành hiệp nghị, phân định biên giới Gambia hiện nay. Tháng 12 năm 1964, Anh đồng ý cho Gambia độc lập vào ngày 18 tháng 2 năm 1965. Ngày 24 tháng 4 năm 1970, thành lập “Cộng hòa Gambia”.

II. Quốc kỳ

Do ba hình chữ nhật nằm ngang song song màu đỏ, lam, lục tạo thành. Trên và dưới của hình chữ nhật màu lam có hai viền sọc trắng. Màu đỏ tượng trưng cho ánh nắng, màu lam tượng trưng cho tình yêu và lòng trung thành, đồng thời tượng trưng cho con sông Gambia chảy từ đông sang tây vắt ngang đất nước; màu lục tượng trưng cho sự khoan dung, đồng thời tượng trưng cho nông nghiệp; hai sọc trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, hòa bình, tuân thủ pháp luật, cũng biểu thị tình hữu nghị của nhân dân Gambia đối với nhân dân thế

Page 55: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

giới. Gambia đã từng lần lượt là thuộc địa của Anh và Pháp, ngày 18 tháng 2 năm 1965 được độc lập, đã chế định quốc kỳ trên và sử dụng cho đến ngày nay.

III. Quốc huy

Hình trung tâm là tấm lá chắn màu lam. Trên mặt tấm lá chắn có một cái rìu “Roca” và một cái cuốc “Mandinge”. Trên đỉnh tấm lá chắn được trang trí bởi lá cọ, tượng trưng cho nền sản xuất hoa quả của Gambia. Mỗi bên tấm lá chắn là một con sư tử đực, chân trước giữ lấy tấm lá chắn, cầm rìu và quốc sẵn sàng bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Phần đáy quốc huy có vẽ một dải trang trí màu trắng, trên đó viết dòng chữ bằng tiếng Anh “Tiến bộ, hòa bình, phồn vinh”

Albania – Nước của chim ưng núi

I. Nguồn gốc tên gọi

Albania có tên đầy đủ là “Cộng hòa Albania”, nằm ở phía tây bán đảo Balkan, đông nam châu Âu. Nguồn gốc tên nước có nhiều cách giải thích:

1. Bắt nguồn từ tên bộ tộc. Tổ tiên dân tộc Albania là người Illyrian, là một trong những dân tộc lâu đời ở bán đảo Balkan. Tương truyền, bộ lạc đầu tiên tên là “Album”, tên nước là “Alba”. “Album” trong tiếng La Tinh là “albus”, mang nghĩa “màu trắng”, do cư trú ở vùng núi cao phủ nhiều tuyết.

2. Bắt nguồn từ tên “olba”, mang nghĩa “làng xóm”. Thời cổ, tổ tiên người Albania từng thống trị một dải đất rộng lớn phía bắc biển Adriatic; về sau, khi người La Mã vào, họ lui về khu vực Albania ngày nay, ở trong vùng núi đồi trập trùng này vẫn giữ được phương thức sinh hoạt của người Illyrian (Illyrian chỉ vùng đất phía đông biển Adriatic, tây bắc bán đảo Balkan), sống phân tán ở những làng thung lũng sông. Các thôn làng như thế gọi là “olba”.

Page 56: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Thời trung đại, vùng đất phía nam được gọi là “Alberia” hoặc “Albenia”. Về sau, tên địa danh diễn hóa thành tên nước Albania.

3. Ở vùng Tiểu Á và Địa Trung Hải, phụ tố “-alb” mang nghĩa “núi non”, “Albania” mang nghĩa “quốc gia của núi”. Thế kỷ XV vùng đất này bị Thổ Nhĩ Kỳ thống trị, xuất hiện hai địa danh “Shquiptar” và “Shqiperia”, với hàm ý “con của chim ưng”. “nước của chim ưng núi”. Người Albania cho rằng chim ưng núi tượng trưng cho cương nghị dũng cảm. Hai danh từ này làm tên nước và tên dân tộc bắt đầu từ thế kỷ XVIII.

Một thuyết khác nói rằng tr.CN, sau chiến thắng Pilot của người Macedonia, tên nước này là “ưng”.

Albania từ thế kỷ II tr.CN, bị đế quốc La Mã và Ottoman xâm chiếm trong thời gian rất dài. Ngày 28 tháng 11 năm 1912, sau khi tuyên bố độc lập, gọi tên nước là “Vương quốc Shqieperia”. Ngày 9 tháng 9 năm 1928, đổi thành nước quân chủ. Ngày 11 tháng 1 năm 1946, thành lập “Cộng hòa nhân dân Albania”. Ngày 28 tháng 12 năm 1976, đổi tên nước thành “Cộng hòa Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa”, ngày 26 tháng 4 năm 1991, Nghị viện Nhân dân nhất trí quyết định đổi lại tên nước thành “Cộng hòa Albania”

II. Quốc kỳ

Màu đỏ sậm, ở giữa là hai đầu chim ưng. Albania được mệnh danh là đất nước của chim ưng núi, chim ưng được coi là tượng trưng cho anh hùng dân tộc Skanderbeg của Albania. Skanderbeg là anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân Albania chống lại quân xâm lược Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ XV. Năm 1939, Italia xâm chiếm Albania, quốc kỳ hình hai đầu chim ưng bị thủ tiêu, nhưng trong cuộc chiến tranh du kích chống lại quân xâm lược, nhân dân vẫn sử dụng lá quốc kỳ có vẽ hình hai đầu chim ưng. Năm 1946, khi Albania chính thức tuyên bố là nước cộng hòa nhân dân, trên lá quốc kỳ đã có thêm một ngôi sau năm cánh màu đỏ viền vàng. Năm 1976, Albania đổi tên nước là nước “Cộng hòa Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa Albania” và quốc kỳ vẫn không thay đổi. Tháng 4 năm 1991, đổi tên nước là Cộng hòa Albania, ngôi sao năm cánh màu đỏ viền vàng trên hai đầu chim ưng bị bỏ đi.

Page 57: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

III. Quốc huy

Quốc huy hình tấm là chắn. Màu và hình vẽ giống như quốc kỳ. Còn hình vẽ màu vàng phía trên em không biết, các bác có biết là gì không ạANDORRA – LẤY TÊN TỪ KINH THÁNH

I. Nguồn gốc tên gọi

Andorra có tên đầy đủ là “Công quốc Andorra”, nằm ở thung lũng phía đông dãy núi Pyrenees, giữa thành phố Toulouse (Pháp) và Barcelona (Tây Ban Nha), có tên ví von “nước hạt nút”. Tên gọi có nhiều nguồn gốc:

1. Khả năng bắt nguồn từ từ “andurrial”, chỉ “đất rừng những cây thạch nam” (lấy cảnh tự nhiên ở đây đặt tên).

2. Truyền thuyết do từ tên “yindor” trong “Kinh Thánh” biến âm thành. Thế kỷ VI-VII, người Moors sau khi chiếm xong Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không lâu sau đó liền chiếm Andorra. Nhân dân Andorra dưới sự lãnh đạo của Alimokabel tiến hành triển khai chiến tranh du kích với người Moors trong núi rừng. Năm 805, quân du kích của Mark dẫn quân đội Frank vượt núi Fontarante tiến vào thung lũng Andorra bất ngờ đánh cho quân Moors một trận tơi bời.

Page 58: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Để cám ơn sự giúp đỡ của Andorra, quân Frank cho phép Andorra độc lập và lấy tên “yindor” trong “Kinh Thánh” đặt tên. Về sau, “yindor” biến thành Andorra.

Công quốc Andorra được sáng lập vào năm 819 do đế quốc Charlemagne thiết lập ở biên giới với Tây Ban Nha để tránh sự quấy nhiễu của người Moors. Trước thế kỷ XIII, Pháp và Tây Ban Nha thường xuyên xảy ra xung đột để tranh giành Andorra. Năm 1278, Pháp và Tây Ban Nha ký kết điều ước, phân chia quyền thống trị hành chính và tôn giáo ở đây, hai bên có quyền bổ nhiệm đại biểu của mình và tiếp nhận cống phẩm mang tính tượng trưng. Nước Pháp mỗi năm nhận từ Andorra 960 frans; còn Tây Ban Nha mỗi năm nhận được 430 peso, 6 khúc giò lợn, 12 con gà trống thiến và 24 khoanh pho mát. Chế độ cống nạp này còn được giữ đến ngày nay. Tổng thống Pháp và giáo chủ địa phương Urgel Tây Ban Nha cùng là nguyên thủ quốc gia Andorra, xưng là đại công.

II. Quốc kỳ

Do ba hình chữ nhật bằng nhau đặt đứng dọc màu lam, đỏ, vàng hợp thành. Giữa lá cờ có vẽ văn huy của Bá tước Foix (đại biểu được nguyên thủ quốc gia Pháp phái cử ủy nhiệm thực hiện chủ quyền của Pháp đối với Andorra). Năm 1806, quốc kỳ của Andorra do hai hình chữ nhật bằng nhau nằm ngang màu vàng và đỏ hợp thành. Năm 1886, quốc kỳ thêm màu lam, đồng thời chuyển ba hình chữ nhật từ nằm ngang sang nằm dọc, thành quốc kỳ như hiện nay.

III. Quốc huy

Page 59: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Theo quy định của hòa ước được ký kết giữa Pháp và Tây Ban Nha năm 1278, hai nước đều có chủ quyền đối với Andorra. Hình trên quốc huy phản ánh mối quan hệ của Andorra với Pháp và Tây Ban Nha. Trên mặt tấm lá chắn chia thành 4 nhóm hình:

(1) Một chiếc mũ giáo chủ (chiếc mũ giáo chủ đội khi cử hành nghi thức) và một cây quyền trượng của giáo chủ, đại diện cho vùng đất Uheir.

(2) Ba sọc dọc màu đỏ, đại diện cho Bá tước Foix.

(3) Hai con bò tượng trưng cho Bá tước Berne (đại biểu được nguyên thủ quốc gia Pháp phái cử đi để thực hiện chủ quyền của Pháp đối với Andorra, thay thế Bá tước Foix. Sau khi trao trả quyền lực thì vẫn do nguyên thủ quốc gia Pháp thực hiện chủ quyền đối với Andorra.

(4) Bốn đường sọc dọc màu đỏ đại diện cho Cataluna (vùng đất lịch sử của Tây Ban Nha, nay là khu kinh tế phát triển của Tây Ban Nha). 

Phía dưới có câu cách ngôn “Đoàn kết làm tăng sức mạnh”.

Page 60: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

ANH (BRITAIN) – VÙNG ĐẤT CỦA NGƯỜI BRITAIN

I. Nguồn gốc tên gọi

Anh có tên đầy đủ là “Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen”, gọi tắt là Vương quốc Liên hiệp, cũng gọi là đế quốc Đại Anh, đế quốc Britain, Anh, Liên Bang Anh, tên thường gọi là “Anh”, nằm ở Tây Âu, bao gồm phần chính là quần đảo Britain, khu vực Anh (England), về sau chỉ cả tên nước.

Tên gọi “Britain” bắt nguồn từ tiếng La Mã cổ đại. Năm 55 tr.CN, thống soái La Mã là Ceasar vượt qua eo biển đến, gọi nơi đây là “Britainia”, có nghĩa là “vùng đất của người Britain”, do thế kỷ VIII tr.CN đến thế kỷ V sau CN, người Britain trong tộc người Celtic đã đến đây sinh sống. Chữ “Đại” trong Đại Britain (Great Britain) do về sau thêm vào. Nửa sau thế kỷ V, người Anglo Saxon xâm nhập vào, một bộ phận người Britain bị tiêu diệt hoặc bị đồng hóa, một bộ phận trốn đi vùng núi xứ Wales hoặc vượt biển đến tây bắc nước Pháp, nhưng tên Britainia vẫn còn tiếp tục được dùng, sau gọi thành Britain. Do có một bộ phận đến tây bắc Pháp và ở lại, cho nên gọi đảo Britain thành “Đại Britain”, gọi vùng đất tây bắc Pháp là “Tiểu Britain” hay “Bretagne”. Tên bộ tộc “Britain” bắt nguồn trong tiếng Celtic mang nghĩa là “đa sắc màu”, chỉ người bộ tộc cổ đại thích bôi nhiều màu sắc. Bắc Ailen, chỉ bộ phận phía bắc Ailen, “Ailen” lấy tên người Ailen, nguyên nghĩa là “tây phương” hoặc “xanh lục”.

Anh bắt nguồn từ tên người Anglo Saxon từ một bộ lạc của tộc German mang nghĩa “vùng đất của người Anglo Saxon”. Thế kỷ V-VI, người Anglo xâm nhập và định cư trên đảo Britain. Họ vốn sinh sống ở góc phía bắc nước Đức, tức giữa sông Rhine và eo Flunsburg. “Anglo” bắt nguồn từ tiếng Goths cổ nguyên nghĩa là “góc”.

Nước Anh bắt đầu hình thành chế độ phong kiến vào thế kỷ VII. Cuối thế kỷ XV, bước vào thời kỳ tích lũy nguyên thủy chủ nghĩa tư bản. Thế kỷ XIX, Anh nắm địa vị bá quyền trên biển, chiếm lấy thuộc địa có diện tích lớn hơn mình đến 150 lần, tiến vào thời kỳ toàn thịnh của đế quốc Anh. Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản Anh bước vào giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Sau Thế chiến I, Anh bắt đầu suy vi, địa vị bá quyền dần dần bị Mỹ thay thế, hệ thống thực dân lung lay. Năm 1921, Anh buộc phải đồng ý cho 26 quận phía nam Ailen thành lập bang tự do, tên nước “Vương quốc Liên hiệp Anh và Ailen” được đổi lại thành “Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen”.

II. Quốc kỳ

Page 61: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Hình chữ nhật. Nền cở màu lam sẫm. Chính giữa nền cờ là chữ thập thẳng đứng màu đỏ viền trắng, tượng trưng cho thần bảo hộ của nước Anh là Thánh George. Chữ thập bắt chéo màu trắng tượng trưng cho thần bảo hộ của Scotland là Thánh Andrew. Chữ thập bắt chéo màu đỏ tượng trưng cho thần bảo hộ của Ireland là Thánh Patrick. Quốc kỳ này ra đời năm 1801, được tạo thành do 3 lá cờ là quốc kỳ chồng lên nhau: quốc kỳ nền trắng, chữ thập thẳng đứng màu đỏ của England, quốc kỳ nền lam, chữ thập bắt chéo màu trắng của Scotland và quốc kỳ nền trắng chữ thập bắt chéo màu đỏ của Ireland.

III. Quốc huy

Page 62: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Vương huy của nước Anh cũng đồng thời là quốc huy của nước Anh. Vương huy hình tấm lá chắn, mặt tấm lá chắn phân thành bốn nhóm hình. Hai nhóm hình ở góc trên bên trái và góc dưới bên phải đều có nền đỏ, trong mỗi nhóm đó có 3 con sư tử vàng, tượng trưng cho England; góc trên bên phải, nền trắng, trên đó có con sư tử đỏ nửa đứng nửa ngồi, tượng trưng cho Scotland; góc dưới bên trái nền lam, trên đó vẽ cây đàn màu vàng, tượng trưng cho Ireland. Tấm lá chắn được nâng đỡ bởi một con sư tử đầu đội vương miện tượng trưng cho nước Anh và một con thú một sừng tượng trưng cho Scotland (thú một sừng trong truyền thuyết của Cơ đốc giáo là con ngựa một sừng, trong hội họa và điêu khắc thời Trung cổ hầu hết được vẽ thành ngựa một sừng), dòng chữ xung quanh tấm lá chắn có nghĩa là “ác giả ác báo”, trên dải trang trí phía dưới tấm lá chắn có một câu cách ngôn, ý nghĩa là “Trời có Thượng Đế, Ta có quyền lợi”. Phía dưới tấm là chắn treo một tấm huân chương Garter (Huân chương Kỵ sĩ loại một nước Anh, lập năm 1348). Phía trên tấm là chắn có một chiếc mũ trụ màu bạc, trên mũ trụ có nạm châu báu rất đẹp, vương miện đế quốc nằm trên chiếc mũ trụ, đứng trên vương miện là một con sư tử đầu đội vương miện, đuôi cong lên. Lịch sử của hình vẽ trên vương huy có thể ngược nguồn về thời kỳ Trung cổ. Do sự thay đổi của vương triều và vua Anh, hình vẽ vương huy đã từng thay đổi nhiều lần. Hình vẽ vương huy hiện nay là do vị vua cuối cùng của vương triều Hanover, là nữ hoàng Victoria chế định khi lên ngôi năm 1873.

ARMENIA – TÊN MỘT BỘ LẠC XA XÔI

I. Nguồn gốc tên gọi

Page 63: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Armenia có tên gọi đầy đủ là “nước Cộng hòa Armenia”, nằm ở phía nam dãy Caucasus, một nước trong lục địa, tên gọi bắt nguồn từ tên dân tộc, tên dân tộc lai có nguồn gốc từ tên một bộ lạc xa xưa.

Lịch sử dân tộc này lâu đời, tổ tiên ngày xưa từ thế kỷ XV, XVI tr.CN phân bố ở vùng cao nguyên Armenia, bắt đầu từ thế kỷ VII, do những nhóm người Ulartu, Skitai, Kimeiri hợp thành.

Thế kỷ 7-15 sau CN, lần lượt bị người Ả Rập, La Mã, Tú chuch, Tatar xâm nhập và thống trị; đầu thế kỷ XIX bị sát nhập vào nước Nga. Ngày 29 tháng 11 năm 1920 thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết, ngày 12 tháng 3 năm 1922 gia nhập vào Liên bang ngoại Caucasus, ngày 5 tháng 12 năm 1936 là nước cộng hòa trong Liên bang Xô Viết. Ngày 23 tháng 9 năm 1991, Armenia tuyên bố độc lập và đổi tên nước như hiện nay, ngày 21 tháng 12 cùng năm vào khối Cộng đồng các quốc gia độc lập.

II. Quốc kỳ

Do ba hình chữ nhật bằng nhau nằm ngang màu đỏ, lam và cam tạo thành. Từ năm 1602-1639, đông và tây Armenia phân biệt thuộc Iran và đế quốc Osman. Năm 1805-1828, đông Armenia sát nhập vào nước Nga. Năm 1936, trở thành một nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Năm 1990, đổi tên thành nước Cộng hòa Armenia. Ngày 24 tháng 8 năm 1990, thông qua luật quốc kỳ nước cộng hòa Armenia, quy định quốc kỳ có ba màu đỏ, lam và cam. Ngày 23 tháng 9 năm 1991, tuyên bố độc lập và một lần nữa xác định lá quốc kỳ ba màu này.

III. Quốc huy

Page 64: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Biểu trưng một tấm lá chắn. Trên mặt tấm lá chắn có 5 nhóm hình, trong đó bốn nhóm lần lượt đại diện cho bốn vương quốc trong lịch sử Armenia, tượng trưng cho lịch sử lâu đời của nước này. Nhóm hình vẽ còn lại ở chính giữa tâm lá chắn, là một tấm lá chắn nhỏ có đỉnh núi, đầm hồ, tượng trưng cho đặc điểm địa lý của nước này. Bên trái tấm là chắn một con chim ưng, bên phải là một con sư tử, tượng trưng cho sức mạnh của quốc gia. Phía dưới tấm lá chắn là cành cây xanh và ống tên chéo nhau, tượng trưng cho hòa bình. Chính giữa phía dưới tấm là chắn là một thanh kiếm và xích sắt. Quốc huy này được chế định năm 1992.AZERBAIJAN – QUỐC GIA CỦA LỬA

I. Nguồn gốc tên gọi

Azerbaijan có tên gọi đầy đủ là “nước Cộng hòa Azerbaijan”, nằm ở phía đông ngoại Caucasus. Tên nước này có nhiều nguồn gốc khác nhau.

1. Bắt nguồn từ tiếng Ả Rập, ý nghĩa là “quốc gia của lửa”. Phía bắc dự trữ nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí thiên nhiên phong phú, có nhiều miếu thờ sùng bái lửa. Tổ tiên người Azerbaijan xưa là những cư dân bản địa sinh sống ở phía nam Caucasus và những bộ lạc Tú chuch và Iran di cư đến như người Kinmeiliya, Skitai, Hung Nô, Ksa, Ogus…

2. Những năm 30 của thế kỷ IV tr.CN, đại quân Macedoni Alexander tiến vào, quan địa phương Mitiya là Ateluopate khuất phục trước Alexander Đại đế. Người Hy Lạp gọi khu vực do ông ta cai quản là Mitya Ateluopate, về sau gọi là Ateluopatakan. Cuối thế kỷ VII, người Ả Rập xâm nhập vào và tên gọi này dần biến thành Azerbaijan.

Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, chịu sự thống trị của người Tatar, Sella; nửa đầu thế kỷ XIX, phía bắc Azerbaijan bị Sa hoàng Nga thôn tính, còn phía nam thuộc về Iran; năm 1917, phía bắc Azerbaijan thành lập chính quyền Xô Viết. Ngày 28 tháng 4 năm 1920, thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Azerbaijan, ngày 12 tháng 3 năm 1922, cùng với Georgia và Armenia hợp thành nước “Cộng hòa Liên bang Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết ngoại Caucasus”,

Page 65: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

ngày 30 tháng 12 cùng năm, “ngoại Caucasus” gia nhập Liên Xô, ngày 5 tháng 12 năm 1936, Azerbaijan trở thành một nước cộng hòa trong Liên bang Xô Viết. Ngày 30 tháng 8 năm 1991, tuyên bố độc lập và đổi tên nước như hiện nay.

II. Quốc kỳ

Do ba hình chữ nhật bằng nhau nằm ngang song song màu lam, đỏ, lục hợp thành; giữa phần màu đỏ có một vầng trăng non cong màu trắng và một ngôi sao tám cánh màu trắng. Năm 1920, thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Azerbaijan. Năm 1936, trở thành một nước Cộng hòa thuộc Liên Xô. Tháng 8 năm 1991, tuyên bố độc lập. Ngày 5 tháng 2 năm 1991, tuyên bố: quốc kỳ Azerbaijan là lá cờ ba màu lam, đỏ, lục có sao và trăng, đồng thời đổi tên nước thành nước Cộng hòa Azerbaijan.

III. Quốc huy

Page 66: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Dạng tròn, do ba hình tròn đồng tâm màu lam, đỏ, lục tạo thành. Trên mặt hình tròn có ngôi sao tám cánh màu trắng, chính giữa ngôi sao là một ngọn đuốc, hoa văn dưới hình tròn là bông lúa mạch và cành lá cây bông.

ÁO (AUSTRIA) – QUỐC GIA PHÍA ĐÔNG

I. Nguồn gốc tên gọi

Áo có tên đầy đủ là “Cộng hòa Áo”, nẳm ở phía nam Trung Âu, tên nước là từ “vùng đất phía đông” trong tiếng Latinh biến thành.

Thế kỷ VI, một bộ phận người sống ở bang Bavaria (nước Đức ngày nay) di chuyển về phía nam và đông, tiến vào phần phía tây và trung nước Áo ngày nay, cùng với người các nơi khác đến định cơ ở đây, trở thành tổ tiên người Áo. Nửa sau thế kỷ VIII, dưới sự thống trị của đại đế Charlemagne, một vùng nước Áo được gọi là “biên cương phía đông”, do nằm ở vị trí phía đông của đế quốc Charlemagne. Năm 955, Đại đế Otto đánh bại được người Magyars, thành lập lại biên cương phía đông. Năm 1156, thành lập công quốc Otto độc lập, mang nghĩa là “quốc gia phía đông”. Tên nước hiện nay lấy từ tiếng Đức, sau dùng tiếng Anh đọc theo tiếng Latinh là “Austria”. “Áo” là dịch âm Hán ngữ từ “Áo Đại Lợi”.

Năm 1866, Áo thất bại trong chiến tranh Phổ-Áo, và trở thành một bộ phận trong đế quốc Áo-Hung. Sau thế chiến I, đế quốc Áo-Hung tan rã, ngày 12 tháng 11 năm 1918, thành lập “cộng hòa Áo”. Tháng 3 năm 1938, bị phát xít Đức thôn tính. Sau Thế chiến II, toàn lãnh thổ Áo bị phân thành bốn vùng do Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng. Ngày 15 tháng 5 năm 1955, giành được độc lập, tháng 10 cùng năm tuyên bố trung lập vĩnh viễn.

II. Quốc kỳ

Do ba hình chữ nhật bằng nhau màu đỏ, trắng, đỏ nằm ngang song song hợp thành. Năm 1230, lá cờ Áo đã có ba màu đỏ, trắng, đỏ. Theo lịch sử, Công tước Babenberg của đế quốc Áo-Hung khi quyết chiến với vua Anh Richard I, bộ quân phục màu trắng của Công tước gần như bị nhuộm đầy máu, chỉ có chỗ đeo kiếm là giữ được một đường màu trắng. Từ đó quân đội của Công tước đã dùng lá cờ màu đỏ, trắng, đỏ làm cờ chiến. Năm 1786, quốc vương

Page 67: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Joseph II đã hạ lệnh lấy lá cờ ba màu đỏ, trắng, đỏ làm cờ chiến cho toàn quân. Năm 1919, chọn lá cờ này làm quốc kỳ. Các cơ quan của Áo ở nước ngoài, Thổng thống, Bộ trưởng và các thành viên chính phủ đều dùng quốc kỳ có thêm quốc huy, trong trường hợp bình thường thì dùng quốc kỳ không có thêm quốc huy.

III. Quốc huy

Hình chim ưng. Trước ngực chim ưng treo một tấm lá chắn, mặt lá chắn là ba hình chữ nhật nằm ngang màu đỏ, trắng, đỏ hợp thành hình quốc kỳ Áo. Biểu tượng chim ưng có thể lần về năm 1100. Hình tượng, tư thế, trang sức của chim ưng có khác nhau theo sự thay đổi của thời đại. Sau thế chiến I, đế quốc Áo-Hung tan rã, tháng 11 năm 1918, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Áo, chiếc vương miện trên quốc huy cũ tượng trưng cho vương quyền được thay thế bằng chiếc mũ tròn dẹt (bêrê) vàng tượng trưng cho thị dân (cổ La Mã dùng mũ bêrê vàng để thưởng cho những dũng sĩ trèo lên được thành lũy quân địch trước tiên), chiếc bảo kiếm vốn tượng trưng cho vương quyền nay được thay bằng cái liềm và cái búa tượng trưng cho nông-công. Năm 1945, đảng Nhân dân, đảng Xã hội và đảng Cộng sản Áo hợp lại thành chính phủ liên hiệp, cùng năm đó quốc huy sử dụng đồ án mới, trong đế xiềng xích của chim ưng bị đứt tung, tượng trưng cho tự do và giải phóng nhân dân, và được sử dụng cho đến ngày nay.BA LAN (POLAND) – QUỐC GIA ĐỒNG BẰNG

I. Nguồn gốc tên gọi

Ba Lan có tên đầy đủ là “Cộng hòa Ba Lan” nằm ở Trung Âu. Tên nước có nguồn gốc từ tên dân tộc.

Người Ba Lan thuộc chi phía tây người Slav, cư trú ở vùng đồng bằng giữa sông Visva và Odra, lấy canh tác, trồng trọt hoa màu làm nghề nghiệp chính.

Page 68: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Ba Lan nguyên từ chữ “polie” trong tiếng Slavs cổ, mang nghĩa là “đồng bằng” hay “đất canh tác”, vì họ là một bộ tộc sinh sống ở vùng đồng bằng, hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tên Ba Lan mang nghĩa “quốc gia của nông dân” hay “quốc gia đồng bằng”.

Ba Lan được thành lập vào năm 965, thời cận đại từng bị Phổ, Áo và Nga sa hoàng phân cắt ba lần vào năm 1772, 1793 và 1795, đến sau Cách mạng tháng Mười Nga mới được độc lập. Tháng 9 năm 1939, Đức chiếm Ba Lan. Ngày 22 tháng 7 năm 1944, chính quyền nhân dân Ba Lan tuyên bố ra đời, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan. Ngày 29 tháng 12 năm 1989, Nghị viện thông qua quyết nghị đổi tên nước thành “Cộng hòa Ba Lan”.

II. Quốc kỳ

Do hai hình chữ nhật màu trắng và màu đỏ bằng nhau nằm ngang tạo thành. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, thay cho chim ưng bạc; màu đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết. Hai màu trắng, đỏ có nguồn gốc từ màu trên quốc huy của vương quốc Ba Lan trong lịch sử. Tháng 11 năm 1918, khi thành lập nước Cộng hòa, giai cấp tư sản đã quyết định quốc kỳ của Ba Lan có hai màu trắng – đỏ. Tháng 7 năm 1952, chế định Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, hiến pháp đã một lần nữa xác nhận lá cờ hai màu trắng, đỏ là quốc kỳ. Ngày 29 tháng 12 năm 1989, đổi tên thành nước Cộng hòa Ba Lan, quốc kỳ vẫn không thay đổi.

III. Quốc huy

Page 69: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Hình tấm lá chắn, trên mặt tấm lá chắn màu đỏ có một con chim ưng trắng đang dang rộng đôi cánh. Đầu chim ưng trắng đội một chiếc vương miện màu vàng. Đồ án này có thể ngược nguồn về thế kỷ VI sau CN. Theo truyền thuyết thì khi đó có một vị tù trưởng bộ lạc tên là Raihe, phát hiện một tổ chim ưng trắng rất đẹp ở trên đá núi Griezno ngày nay. Ông lấy nó làm biểu tượng và xây dựng ở đó một tòa thành, đặt tên là Gniezno. Sau đó tòa thành nhỏ này trở thành cái nôi của nền văn hóa dân tộc Ba Lan, là thủ đô đầu tiên của Ba Lan. Năm 1228, người ta lại phát hiện trên ngọc tỉ của Ba Lan có hình chim ưng trắng. Năm 1241, màu nền của quốc huy là màu đỏ, chim ưng trắng đầu đội vương miện vàng. Vương quốc Ba Lan sử dụng biểu tượng này cho đến năm 1795. Năm 1918, khi nước Cộng hòa tư sản thành lập, lại sử dụng đồ án này. Năm 1927, trên tấm lá chắn có nạm thêm viền vàng. Năm 1944, nhân dân Ba Lan được giải phóng khỏi phát xít Đức. Cùng năm đó, khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan, vương miện trên đầu và viền vàng trên tấm lá chắn bị hủy bỏ. Ngày 29 tháng 12 năm 1989, đổi tên nước đồng thời thay đổi quốc huy, khôi phục đồ án chim ưng trắng đầu đội mũ miện. Chim ưng trắng là tượng trưng cho tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân Ba Lan.

BELARUS (BẠCH NGA) – NGƯỜI RUS THUẦN CHỦNG

I. Nguồn gốc tên gọi

Belarus có tên đầy đủ là “Cộng hòa Belarus”, nằm ở đồng bằng Đông Âu, phía tây nước Nga. Tên nước có nguồn gốc từ tên dân tộc, có trong sách sử từ thế kỷ XIV.

Một thuyết cho rằng người Belarus là chi phía đông của dân tộc Slavs, giữ gìn được huyết thống và các đặc điểm riêng của người Slavs cổ thuần hơn người Nga và Ukraine, từ đó “Belarus” có nghĩa là “người Rus thuần chủng”. Một thuyết khác cho rằng, tên Belarus có được do dân tộc này thích mặc những bộ quần áo vải đay bạc thếch và dùng vải trắng quấn

Page 70: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

vào chân. Một thuyết khác nữa nói: người Belarus hình thành khi thoát khỏi ách thống trị của người Tatar, màu trắng tượng trưng cho sự tự do và giải thoát.

Tổ tiên người Belarus là người Krivichi cư trú từ đầu CN ở trung du sông Dnieper; thế kỷ VI, VII là người RadiMychi và Dregovichi đến từ phía tây. Thế kỷ IX, do nhiều bộ lạc người Slavs ở phía đông kết thành bộ tộc Rus và kiến lập đại công quốc Kyiv Rus; thế kỷ XII-XIV phân cắt thành ba bộ phận là Belarus, Ukraine, Nga; năm 1569 hợp nhất với Ba Lan; cuối thế kỷ XVIII bị Nga Sa hoàng thôn tính; tháng 11 năm 1917, kiến lập chính quyền Xô Viết; ngày 1 tháng 1 năm 1919, thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Belarus; ngày 30 tháng 12 năm 1922, Belarus là nước sáng lập và gia nhập vào Liên bang Xô Viết; ngày 27 tháng 7 năm 1990, tuyên cáo “Tuyên ngôn chủ quyền”; ngày 25 tháng 8 năm 1991, Belarus tuyên bố độc lập, ngày 19 tháng 9 cùng năm đổi tên thành nước Cộng hòa Belarus, ngày 8 tháng 12, đóng vai trò là nước sáng lập, gia nhập vào cộng đồng các quốc gia độc lập.

II. Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Phần trên là dải rộng màu đỏ, phần dưới là dải hẹp màu lục, phía bên cán cờ là dải hoa văn dọc màu đỏ nền trắng. Lá cờ này được sử dụng năm 1995.

III. Quốc huy

Page 71: Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ và quốc huy các nước

Hình tròn. Hai bó bông lúa mỳ được dải băng màu quốc kỳ ôm quấn, tạo thành vòng ngoài, ở giữa, lần lượt là ngôi sao năm cánh, bản đồ đất nước Belarus và mặt trời chiếu rọi muôn phương. Dải màu phía dưới cùng có dòng chữ bằng tiếng Kirir “Nước cộng hòa Belarus”. Năm 1995, sử dụng quốc huy này