ngày xưa, Đức thầy huỳnh giáo chủ để lại cho bổn đạo bao ... · thời không...

7
Ngày xưa, Đức Thy Hunh Giáo Chđể li cho bn đạo bao li châu ngc trong sm truyn; nhưng tiếc thay, vì mê mui, phần đông không hiểu cái lý n tàng bên trong, ctưởng Thy mình còn mang tâm tư phàm đời, ctưởng Thy mình còn thích ung trà nhìn ánh trăng thu ngâm thơ vnh nguyt, hay ctưởng Thy mình còn thích hoa lá mùa xuân và nhâm nhi ly rượu nng ngâm thơ tcnh cây king bông hoa khoe màu sc sc sỡ… Sau khi hiu được li châu ngc ca Đức Thy, tôi trích lc nhng bài sm Hng Nga, Cnh Xuânđể gii lý thiên cơ mu nhim; nhưng phn đông người trong bn đạo nhún trchê bai. Bi hkhông thnào hiu được cái lý n tàng sâu kín bên trong nhng li sm. Vì vy, Đức Cu Bn Sĩ Vô Danh thuyết: NhCU bun than chí mt mình, KVân muốn độ cu chúng sinh. Cũng là đại đức tbi đó, Kêu mãi kêu hoài chúng chng tin. Bao năm suốt tháng Thy qun nng, Cho bo vt kia chng gigìn. Đem ra vụt ném đâu còn nữa, Giao cho ququái li ma tinh. Tht là oan ung ôi biết my, TA xuống nơi đây chẳng ai nhìn! (Quay Về Nguồn Cội tr. 157, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh ứng khẩu thuyết gởi Kỳ Vân Cư Sĩ, Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 1997) Ai hiu được li châu ngc ca Đức Thy Hunh Giáo Ch, cũng ví như là tri âm tri kBá Nha TKngày xưa trên bến Hàm Dương. “Đục trong đà tỏ nguồn cơn, Li TA khuyên đó như đờn Bá-Nha.” Sau đây là nhng bài sm mà Đức Thy Hunh Giáo Chgi gm bao điu cơ mt truyn li cho bn đạo. Đêm dài dặn cạn dầu tiêm lụn, Chẳng thấy ai tìm kiếm Bóng TRĂNG. Để làm cho mích bụng CHỊ HẰNG, Nơi CUNG NGUYỆT chờ trông mõn dạ. (Diệu Pháp Quang Minh, Đức Hunh Giáo Chviết năm 1940)

Upload: others

Post on 04-Feb-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ngày xưa, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ để lại cho bổn đạo bao ... · thời không phụ lòng đồng đạo Quỳnh Như đã ra công tìm sâu nghĩa lý bài

Ngày xưa, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ để lại cho bổn đạo bao lời châu ngọc

trong sấm truyền; nhưng tiếc thay, vì mê muội, phần đông không hiểu cái lý

ẩn tàng bên trong, cứ tưởng Thầy mình còn mang tâm tư phàm đời, cứ tưởng

Thầy mình còn thích uống trà nhìn ánh trăng thu ngâm thơ vịnh nguyệt, hay

cứ tưởng Thầy mình còn thích hoa lá mùa xuân và nhâm nhi ly rượu nồng

ngâm thơ tả cảnh cây kiểng bông hoa khoe màu sắc sặc sỡ…

Sau khi hiểu được lời châu ngọc của Đức Thầy, tôi trích lục những bài sấm

Hằng Nga, Cảnh Xuân… để giải lý thiên cơ mầu nhiệm; nhưng phần đông

người trong bổn đạo nhún trề chê bai. Bởi họ không thể nào hiểu được cái lý

ẩn tàng sâu kín bên trong những lời sấm. Vì vậy, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh

thuyết:

Nhớ CẬU buồn than chí một mình,

Kỳ Vân muốn độ cứu chúng sinh.

Cũng là đại đức từ bi đó,

Kêu mãi kêu hoài chúng chẳng tin.

Bao năm suốt tháng Thầy quằn nặng,

Cho bảo vật kia chẳng giữ gìn.

Đem ra vụt ném đâu còn nữa,

Giao cho quỷ quái lại ma tinh.

Thật là oan uổng ôi biết mấy,

TA xuống nơi đây chẳng ai nhìn! (Quay Về Nguồn Cội tr. 157, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh ứng khẩu thuyết gởi Kỳ Vân Cư Sĩ, Thiền

Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 1997)

Ai hiểu được lời châu ngọc của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, cũng ví như là tri

âm tri kỷ Bá Nha Tử Kỳ ngày xưa trên bến Hàm Dương.

“Đục trong đà tỏ nguồn cơn,

Lời TA khuyên đó như đờn Bá-Nha.”

Sau đây là những bài sấm mà Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ gởi gắm bao điều cơ

mật truyền lại cho bổn đạo.

Đêm dài dặn cạn dầu tiêm lụn, Chẳng thấy ai tìm kiếm Bóng TRĂNG.

Để làm cho mích bụng CHỊ HẰNG, Nơi CUNG NGUYỆT chờ trông mõn dạ.

(Diệu Pháp Quang Minh, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết

năm 1940)

Page 2: Ngày xưa, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ để lại cho bổn đạo bao ... · thời không phụ lòng đồng đạo Quỳnh Như đã ra công tìm sâu nghĩa lý bài

Thầy

Trong cảnh Hạ Nguơn dầu sổi lửa bỏng, giặc giã khói lửa mịt mù, Bồ Tát giáng trần

không có thì giờ nhàn rỗi ngồi uống trà run đùi ngâm thơ vịnh nguyệt. Mỗi hành động,

mỗi lời nói của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ đều khế hợp với thiên cơ đạo lý. Ngày 14-

6- Canh Thìn (1940) tại làng Nhơn Nghĩa, Đức Thầy có làm thơ vịnh Hằng Nga dụng ý

gởi một thông điệp quan trọng cho đệ tử hậu lai biết rằng Thầy sẽ mượn xác tái sanh

thời cuối Hạ Nguơn như sau:

Cắc cớ từ cõi Niết Bàn Phật

Hằng Nga là mặt Trăng = xác Nữ = xác Cô

Tại sao Cô mà lại xưng Cậu?

sao xưng Cậu mà lại là Cô?

Người đạo thấy xác Nữ, sợ tà giáo, Người đạo thấy xác Nữ sợ đạo tà, vội vã bỏ Thầy

Người đạo thấy xác Nữ sợ đạo tà,

Từ cõi Niết Bàn Phật

Ô Kim = mặt Trời = Hồn Nam = Đức Cậu

Trổi giọng đờn kêu ngâm nga ca kệ

truyền rao trầm bổng giọng Lôtô

Trò đừng sợ, chính Thầy trở về ứng khẩu thuyết khẩu thuyết chánh pháp Kinh Phật

Bàn tay lật ngửa vậy mà,

Chớ đừng lật sấp vì Thầy tái sanh.

Đi xa thì phải dặn rành… (Huỳnh Giáo Chủ viết ở làng Nhơn Nghĩa 1940)

Ngọc kia ẩn dạng đó mà, Thầy về mượn xác Hằng Nga thử trò!

dè dè

Page 3: Ngày xưa, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ để lại cho bổn đạo bao ... · thời không phụ lòng đồng đạo Quỳnh Như đã ra công tìm sâu nghĩa lý bài

Vào buổi sáng ngày mùng 1 tháng 6 năm Tân Tị 2001, đồng đạo Quỳnh Như

gọi điện thoại đến tôi, và nói: “Chú Kỳ Vân ơi, cháu xin thông báo cho chú hay một chuyện rất lý thú. Chú lắng nghe cháu đọc bài sấm tựa đề Cảnh Xuân có liên quan đến chú, bài này do Đức Huỳnh Giáo Chủ viết đầu xuân năm Tân Tị 1941, đã in trong tập sấm giảng thi văn toàn bộ do Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo ấn hành từ năm Ất Tị 1965, bài thơ như sau:

Bài thơ trên đây Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ viết theo thể thất ngôn khoán thủ cách cú 4 câu. Chiết chữ KIỂNG câu đầu ráp với chữ XUÂN câu thứ ba, sẽ có cụm từ Kiểng Xuân là tên bộ khai sanh của tôi.

Năm Chuột Bính Tý 1996, tôi có cơ may diện kiến Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh, và được

Ngài trực tiếp thuyết cho tôi nghe ba băng Cứu Nguy Tận Thế. Cũng trong dịp này, tôi

lên trại rẫy nơi lãnh trang ở Bình Long. Lúc bấy giờ trại rẫy chỉ có ba mẫu còn cây rừng

hoang sơ. Trong trại rẫy chỉ có một túp lều tranh, xung quanh mới phác hoang chuẩn bị

trồng cây trái. Trong lúc các bạn đạo ngồi nghe Đức Cậu Bần Sĩ nói chuyện, bỗng có

động lực vô hình khiến tôi muốn biết tuổi tác của Đức Cậu. Nhưng hỏi tuổi phụ nữ thì

ngại quá, tôi ngập ngừng một lúc lâu, rồi mới bạo dạn hỏi:

-Thưa Cô Chín {bấy giờ tôi gọi Đức Cậu là Cô Chín}, thưa Cô Chín tuổi con gì?

Đức Cậu cười đáp:

Page 4: Ngày xưa, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ để lại cho bổn đạo bao ... · thời không phụ lòng đồng đạo Quỳnh Như đã ra công tìm sâu nghĩa lý bài

-Cô tuổi Đinh Hợi. Sau này nếu muốn biết tuổi tác ai, thì quý vị hỏi thưa anh thưa chị,

năm nay anh chị được bao nhiêu tuổi? Hỏi như vậy là lịch sự rồi. Đừng hỏi tuổi con gì,

vì nếu người ta tuổi con rắn hay tuổi con Cọp thì nghe ghê sợ lắm! * {Đáp gián

tiếp: Xà thương Hổ giảo}

Nhân dịp trả lời tuổi tác, Đức Cậu Bần Sĩ nói thiên cơ Dần Mẹo Thìn Tị trở đi, ngòi

nổ Thế Chiến Ba khởi ở Trung Đông từ năm Dần khi chàng thanh niên bán hàng rong

rau quả Mohamed Bouazizi tự thiêu ngày 17-12-2010 nhằm ngày 12 tháng 11 âl. năm

Canh Dần {Cọp}. Ngọn lửa tự thiêu năm Dần {Hổ} ấy đưa đến kết quả trước tiên là

nhà độc tài Zine Al Abidine Ben Ali tổng thống xứ Tunisia bị lật đổ. Và tầm ảnh hưởng

ngọn lửa tự thiêu ấy khiến sang năm Mẹo Tân Mão 2011, chiến tranh bùng nổ dữ dội

nhiều nơi khác vùng Bắc Phi, Trung Đông như: Ai Cập, Yemen, Bahrain, Libya, Iraq,

Syria... Kìa kìa quỷ mị khởi loàn,

Xà thương Hổ giảo đa đoan Hội Này. Phần thời giặc giã phủ vây,

Phần thời đói khát thân rày chẳng yên. Lăng xăng nhiều cuộc đảo điên,

Sợ trong thế sự như thuyền chạy khơi. Đã hết lời, đã hết lời,

Khuyên răn dạy biểu cho người thiện duyên Trách lòng nhiều sự chẳng kiêng,

Ốm đau cầu giảm, an thuyên chẳng màng. Biến sanh những sự tà gian,

Hủy tăng phá giới lòng toan hại người. Thế nay cạn, sự đã rồi!

Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Chuyển luân thiên địa tuần huờn,

Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày. Ít ai tỏ biết đặng hay,

Ví như cầm chén rủi tay bể rồi! (*) Thầy xưa lời dặn hẳn hòi,

Thực nhơn nhơn thực đến hồi chẳng không. Oan oan tương báo chập chồng,

Tham tài tích đại mình không xét mình.

(Trích Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An, tr. 106-107, lưu ở đình Tòng Sơn năm Kỷ Dậu 1849, Nguyễn văn Hầu biên khảo ấn tống năm 1973)* “chén bể”ám chỉ ai chết?

Bốn câu sấm của Đức Huỳnh Giáo Chủ ứng nghiệm từng chi tiết, ví như hình ảnh bông

hoa cây kiểng hiện nay trong khu vườn nhà Kỳ Vân Cư Sĩ khế hợp bốn câu thơ khoán

thủ cách cú của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ viết từ năm 1941 ở Chợ Quán. Đức Thầy

ký thác sứ mạng cho trò Kiểng Xuân {Kỳ Vân Cư Sĩ}chấp bút trong phái Bửu Sơn Kỳ

Hương. Năm 1996, lần đầu diện kiến Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh, Kỳ Vân Cư Sĩ hỏi Đức

Cậu bao nhiêu tuổi, khế hợp với câu thứ tư: “Dám hỏi Đông Hoàng tuổi mấy mươi”.

Xà thương là rắn cắn, Hổ giảo là Cọp ăn, ám chỉ năm

Cọp Canh Dần 2010 {Dần Mẹo Thìn Tị…}, Mohamed

Bouazizi tự thiêu làm bùng nổ cuộc cách mạng dân chủ

ở Trung Đông, cảnh khói lửa chết chóc hãi hùng lan qua

các nước Tunisia, Ai Cập, Bahrain,Yemen, Libya, Syria…

Trong chuyện Bên Thầy, Đức Huỳnh Giáo Chủ

tiên tri: “Ngòi nổ Thế Chiến Ba chắc chắn sẽ khởi

từ Trung Đông; khi cuộc chiến Trung Đông tạm

ngưng, sẽ tới vùng Á Đông”.

Page 5: Ngày xưa, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ để lại cho bổn đạo bao ... · thời không phụ lòng đồng đạo Quỳnh Như đã ra công tìm sâu nghĩa lý bài

Để không phụ công đức Thầy Tổ truyền những lời châu ngọc cho hậu thế, và đồng

thời không phụ lòng đồng đạo Quỳnh Như đã ra công tìm sâu nghĩa lý bài Hằng

Nga & Cảnh Xuân, tôi nguyện cố gắng trình bày cả nội dung lẫn hình thức sao cho

sấm truyền của Đức Thầy được mọi người thông hiểu cái lý thiên cơ mầu nhiệm.

Sydney, 20-7-2019, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo .. https://kinhsamthatson.wordpress.com/

Kiểng vật khoe màu đua sắc tươi,

Cành hoa hé nở tợ như cười.

Xuân về cảnh đẹp càng thêm vẻ,

Dám hỏi Đông Hoàng tuổi mấy mươi. (Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1941 ở Chợ Quán, Đức

Thầy ký thác sứ mạng cho trò Kiểng Xuân).

Page 6: Ngày xưa, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ để lại cho bổn đạo bao ... · thời không phụ lòng đồng đạo Quỳnh Như đã ra công tìm sâu nghĩa lý bài

Hành trạng Đức Thầy tái sanh qua sấm giảng của Đức Phật Thầy Tây An,

Ông Ba Nguyễn văn Thới, Bồ Tát Thanh Sĩ…

Niên như điển, nguyệt như thoi,

Vần xây thế giới luân hồi chẳng chơi.

Có Người Thiện Nữ truyền lời,

Nhứt vân thiên lộ máy trời thinh thinh. ………………………………………………………………………

Non đoài giữ dạ tín thành,

Thầy cho CƯ SĨ học hành chưa thông.

Anh em ai có phục tòng,

Theo TÔI học đạo phải dùng tai nghe. (Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An tr. 103 & 109, lưu ở đình Tòng Sơn năm 1849, Nguyễn văn Hầu biên khảo ấn tống năm 1973)

Đức Thầy tái thế mượn xác Người Thiện Nữ học hành chưa thông, dốt viết không

rành văn tự, dụng thần thông ứng khẩu thuyết pháp thiên cơ đạo lý thao thao bất tuyệt,

ai muốn theo Ngài học đạo phải dùng tai nghe. Thời đại văn minh có phương tiện máy

ghi âm cassette, băng đĩa… Khi Bồ Tát thuyết, bạn đạo dùng máy ghi âm đưa lên trang

mạng quảng bá rộng rãi cho bá tánh nghe.

Ai biết nước xuôi nuôi nước ngược, Bịnh căn vô dược được thọ trường. Dị thế dị thường tường dị lộ, Phật Trời cứu độ ngộ Phật Trời. Dị cư dị thời lời dị thuyết, Dị đoan dị tiếc kiết dị minh. Dị sự dị ninh linh dị pháp, Vô nhơn đối đáp pháp thinh không.

Đức Thầy Đức Ông công ĐỨC CẬU* Hội Đồng cơ hậu đậu trào Minh. Phép phép linh linh ninh quốc sự, Nhơn dân vô lự tự an khương. An quốc an Vương khương thới nhạc, Di Đà Di Lạc đạt Vi Vô. (Kim Cổ Kỳ Quan, Cáo Thị 83: 85, Ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915)

________________________________________________________________________________________

Sydney, 20-7-2019, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo (facebook Mõ Tre) * https://kinhsamthatson.wordpress.com/

Ông Ba Thới tiên tri gần ngày Tận Thế và Hội Long Hoa, sẽ có một đấng Bồ Tát xưng ĐỨC CẬU giáng trần với hành trạng nhiều đặc điểm: dị thế, dị thường, dị lộ, dị thuyết, dị pháp, dị cư, dị thời, dị sự, và hành đạo tưởng như dị đoan tà giáo, nhưng mà có phép mầu dị linh khiến người dân được an khương thời Di Lạc. Thánh Địa Di Lạc Phật Vương ở Nam VN. Dị thế là Bồ Tát ra đời thuyết pháp nhằm thời ma chướng hoành hành; Dị thường là Bồ Tát có hành trạng kỳ lạ, ví như mượn xác Nữ mà xưng là Đức Cậu; Dị thuyết là thuyết pháp khác thường, khi ngâm nga ca hát, khi rao đờn, khi rao giọng lôtô; Dị pháp là pháp khác thường, kỳ lạ tưởng chừng như dị đoan nhưng có phép linh nhiệm mầu khó nghĩ bàn; Dị cư là Bồ Tát thuyết pháp mà mang hành trạng Cư Sĩ tại gia xưng khùng điên, không xuất gia ở chùa; Dị sự là Bồ Tát làm những chuyện kỳ cục khó hiểu, hư hư thực thực…Tất cả những điều dị kỳ đó của Đức Cậu kết hợp thành pháp linh mầu nhiệm.

Ảnh Đức Cậu Bần Sĩ Vô

Danh ngày lễ 18 tháng 5 âl

năm 1996 nhân dịp lần đầu Kỳ Vân Cư Sĩ về VN

diện kiến Đức Ngài

Tỏ rạng là ánh TRĂNG,

Mây không thể cản ngăn;

Cản ngăn chỉ phí sức,

Không thắng nổi Chị Hằng

CHỊ HẰNG soi thế gian,

Cho kẻ tối thấy đàng;

Không vì câu danh lợi,

Vạn cổ vẫn minh quang.

Minh quang tánh của Trăng

Như minh quang đạo Hằng,

Khoảng thế gian càng tối,

Ánh quang minh càng tăng.

(Lá Thơ Đông Kinh Q. 1, tr.132, Bồ Tát Thanh Sĩ viết ở Tokyo ngày 10-6-1964)

Khi Đức Cậu ra đời thuyết pháp, người trong bổn đạo kỳ thị chê bai; nhưng Đức Cậu vẫn thuyết mãi…

Thầy TIÊN môn đệ tục,

Đạo chánh tín đồ tà;

Cha hiền sanh con dữ,

Tức bụng chị HẰNG NGA.

Hằng Nga bóng vẫn sáng,

Mặc dù nhiều mây áng;

Khi ngọn gió thổi qua,

Ánh TRĂNG huờn tỏ rạng.

Page 7: Ngày xưa, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ để lại cho bổn đạo bao ... · thời không phụ lòng đồng đạo Quỳnh Như đã ra công tìm sâu nghĩa lý bài

Phụ lục: Hành trạng Đức Thầy tái sanh

Người chấp tướng không thể nhìn ra hành trạng Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ trở về. Vì họ nghĩ rằng Thầy trở về với tướng nam oai phong ngồi trên chín bệ cao sang, chớ đâu ngờ Thầy hóa thân Bồ Tát khổ nhục làm thân lươn chui dưới bùn sình để độ chúng sanh như bài Thầy Dặn Dò Bổn Đạo viết năm 1940:

TA Đây dường thể như lươn,

Cứu dân chẳng nệ nắng sương lấm đầu.

Vì nghịch cảnh, tà ma lộng hành, tùy cơ ứng biến, Thầy thay hình đổi dạng hóa ra xác nữ dốt để dễ tiếp cận người đạo. Trong sấm giảng Thầy dặn rằng:

Ra đi dặn lại ít lời,

Khuyên trong bổn đạo vậy thời ráng nghe.

Dầu ai tài phép bày khoe,

Ham linh ham nghiệm sợ e mang nghèo.

Lựa cho phải cột phải kèo,

Phải vai phải vế mà theo kẻo lầm.

Ngọc kia ẩn dạng khó tầm, *

Chọn nơi chơn chánh khỏi lâm khổ hình.

(Dặn Dò Bổn Đạo, Đức Thầy viết ở Hòa Hảo tháng 2 Canh Thìn 1940, chép theo bản chánh do ông Nguyễn Chí Diệp giữ, Giáo Hội PGHH ấn hành năm 1965)

Câu “Ngọc kia ẩn dạng khó tầm”, ám chỉ Thầy trở về để ra đề thi phá chấp tướng. Thầy trở về ẩn tướng, mượn xác nữ dốt, viết không rành văn tự. Ví như viên ngọc quý ẩn trong tảng đá thô sơ, chỉ có người thợ ngọc tài giỏi mới có thể biết được viên ngọc quý ẩn trong đá. Thầy trở về ẩn trong tướng nữ dốt thuyết pháp, chỉ có người đạo nào thuần thành mới có thể nghe và hiểu được lời vi diệu của Thầy, ví như chỉ có người tri âm như Tử Kỳ mới có thể nghe và thấu hiểu được tiếng đờn Bá Nha trên bến Hàm Dương.

Đức Cậu Bần Sĩ tự thuật :

Mượn xác giả ngụy trang cứu đạo,

Mượn Nữ Nhân được dạo Ta bà.

Nếu không, bị đắm hải hà,

Làm sao tồn tại dựng nhà Phật Vương

(Quay Về Nguồn Cội tr. 250, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh thuyết, Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 1997)

Đời Chiến Quốc có người ở nước Sở họ Biện tên Hòa, lên núi Kim Sơn lấy được viên ngọc phác {tức là ngọc còn ẩn trong đá} đem về dâng lên vua Lệ Vương. Vua bảo thợ ngọc xem, thợ xem rồi tâu đó chỉ là đá. Vua khép tội khi quân, chặt chân bên trái của Biện Hòa. Đến đời Võ Vương, Hòa lại đem ngọc phác ấy dâng lên vua lần nữa. Vua Võ Vương cũng bảo thợ ngọc coi, và cũng lại khép Biện Hòa về tội dối gạt vua, và bị chặt nốt chân bên phải. Đến đời Sở Văn Vương, Hòa lại muốn đem ngọc phác dâng lên vua, nhưng vì 2 chân đều đã bị chặt cụt, không thể nào đi được, đành phải ôm ngọc mà khóc ròng rã 3 ngày đêm đến nỗi mắt chảy ra máu!

Có người hỏi, thì Biện Hòa đáp

không phải vì muốn được vua thưởng

mà đem dâng ngọc, nhưng quá đau

khổ vì ngọc mà bảo là đá, ngay mà bị

khép tội là gian đó thôi! Vua Sở Văn

Vương nghe chuyện, bảo thợ ngọc

phá viên đá ra xem, thì trong đá có

viên ngọc rất quý, ngọc tốt không tì

vết. Chừng đó nỗi oan của Biện Hòa

mới được giải tỏa.