ĐÁnh giÁ hiỆn trẠng trÌnh ĐỘ cÔng nghỆdoanh...

39
ĐNH GI HIN TRNG TRNH Đ CÔNG NGH DOANH NGHIP THUC CC NHM NGNH KINH T CH LC TRÊN ĐA BN THNH PH Đ NNG Chủ nhiệm đề tài:TS. Trần Hậu Ngọc Cơ quan chủ trì:Viện đánh giá khoa học và định giá công nghệ Năm nghiệm thu: 2014 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, công nghệ được xem là biến số chiến lược quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, cũng như ở mỗi địa phương tùy theo vị trí địa lý, môi trường tự nhiên, con người. Chính vì vậy, đánh giá công nghệ để có cái nhìn xác thực về công nghệ cụ thể của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành kinh tế. Trong phạm vi một vùng lãnh thổ, một địa phương có những tính đặc thù riêng, việc đánh giá công nghệ là hết sức cần thiết, cho phép xác định điểm xuất phát của lộ trình phát triển công nghệ một cách hợp lý và tối ưu hóa cách ngành nghề sản xuất. Ngoài ra, đánh giá công nghệ được coi là một thước đo nhằm xác định được giá trị thực tế của công nghệ để định giá và thỏa thuận các hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển giao các kết quả nghiên cứu R&D từ các tổ chức nghiên cứu

Upload: others

Post on 20-Jul-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

ĐANH GIA HIÊN TRANG TRINH ĐÔ CÔNG NGHÊDOANH NGHIÊP THUÔC CAC NHOM NGANH KINH TÊ CHU LƯC

TRÊN ĐIA BAN THANH PHÔ ĐA NĂNG

Chủ nhiệm đề tài:TS. Trần Hậu Ngọc

Cơ quan chủ trì:Viện đánh giá khoa học và định giá công nghệ

Năm nghiệm thu: 2014

I. ĐẶT VẤN ĐỀTrong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, công nghệ

được xem là biến số chiến lược quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, cũng như ở mỗi địa phương tùy theo vị trí địa lý, môi trường tự nhiên, con người.

Chính vì vậy, đánh giá công nghệ để có cái nhìn xác thực về công nghệ cụ thể của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành kinh tế. Trong phạm vi một vùng lãnh thổ, một địa phương có những tính đặc thù riêng, việc đánh giá công nghệ là hết sức cần thiết, cho phép xác định điểm xuất phát của lộ trình phát triển công nghệ một cách hợp lý và tối ưu hóa cách ngành nghề sản xuất. Ngoài ra, đánh giá công nghệ được coi là một thước đo nhằm xác định được giá trị thực tế của công nghệ để định giá và thỏa thuận các hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển giao các kết quả nghiên cứu R&D từ các tổ chức nghiên cứu phát triển trong nước hoặc nước ngoài đến các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh.

Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều phương pháp đánh giá công nghệ, tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với đặc thù mỗi nền kinh tế, mỗi địa phương, có thể kể đến 3 phương pháp đánh giá công nghệ như: Phương pháp tiếp cận đầu vào đầu ra của quy trình (Science & technology input and output indicators); Phương pháp công nghệATLAS (Technology Atlas Project) do APCTT (Trung tâm chuyển giao công nghệ châu Á – Thái Bình Dương) xây dựng vào năm 1986 và Phương pháp tiếp cận theo quan điểm quản trị chiến lược, Sharif M.N năm 1995 (“Intergrating Business and

Page 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

Technology Strategies in Developing Countries” in Technology Forecasting and Social Change).

Tại Việt nam cũng đã có các tài liệu, công trình nghiên cứu đã và đang thực hiện liên quan đến đề tài này. Nhìn chung, các đề tài/đề án đã giúp cho địa phương có được một cơ sở dữ liệu điều tra về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp điển hình trong tỉnh, thành phố. Trên cơ sở đó cung cấp một số thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH trong thời gian qua, đồng thời giúp các doanh nghiệp địa phương thấy được hiện trạng công nghệ của mình để có kế hoạch đổi mới công nghệ.

Tuy nhiên, các đề tài/đề án cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, chẳng hạn như: nhiều khái niệm, tiêu chí, chuẩn so sánh, thang điểm và phương pháp đánh giá trình độ công nghệ ở địa phương có những điểm khác nhau về khả năng dự báo, định hướng (forsight) và chưa đạt được mục tiêu xây dựng bản đồ (map) về hiện trạng công nghệ; các thông tin không được thường xuyên cập nhật dẫn đến tình trạng lỗi thời; đặc biệt là chưa đưa ra được các khuyến nghị, ý kiến đề xuất mang tính đặc thù cho từng trường hợp cụ thể, cũng nhưchưa đảm bảo tính liên tục, thường xuyên giúp cho các nhà quản lý KHCN địa phương trong việc định hướng xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, các trường Đại học, các tổ chức R&D, cùng với các nhà nghiên cứu, sáng chế trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất kinh doanh.

Thành phố Đà Nẵngđang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Hiện nay, Đà Nẵng lựa chọn một số ngành như thủy sản, dệt may, da giày, cao su... là những lĩnh vực mũi nhọn để tập trung phát triển. Bên cạnh đó, thành phố còn chú tâm đến ngành CNTT (Công viên Phần mềm Đà Nẵng, Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng, Khu Công nghệ cao), ngành công nghệ sinh học (Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng - Danang Biotechnology Center) và ngành du lịch,...

Theo định hướng chiến lược phát triển Kinh tế -Xã hội tầm nhìn 2020, các ngành công nghiệp dưới đây được khuyến khích đầu tư: Ngành công nghệ cao; Sản xuất phần mềm; Sản xuất thiết bị viễn thông; Máy tính cá nhân/thiết bị ngoại

Page 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

vi, văn phòng; Thiết bị sản xuất; Quang điện tử; Tổ hợp mạch, bán dẫn; Cơ khí; Các ngành công nghiệp sinh học, công nghệ ứng dụng sinh học; Sản xuất vật liệu mới; Thiết bị bảo vệ môi trường; Công nghiệp năng lượng; Công nghiệp liên quan đến không gian, vũ trụ; Công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ, Công nghiệp chế biến.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay, cũng như cơ quan quản lý có thẩm quyền của địa phương phụ trách về hoạt động khoa học công nghệ vẫn chưa có được các thông tin cụ thể về mức độ cần thiết về công nghệ, những công nghệ nào là cần thiết, là hiện đại hoặc những công nghệ đã lỗi thời, những công nghệ phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và địa phương.

Đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, thành phố Đà Nẵng cần doanh nghiệp thành công và có khả năng cạnh tranh.Để tăng cường tính cạnh tranh, các doanh nghiệp tại Đà Nẵng cần phải cải thiện năng suất, hiện đại hóa quy trình công nghệ, sản xuất và phát triển các sản phẩm cải tiến và phát triển những dịch vụ mới.Chìa khóa là đầu tư vào công nghệ, đầu tư vào nghiên cứu phát triển, chuyển giao kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ...

Vì vậy, thực hiện đề tài “Đanh gia hi n trang trinh đ công ngh doanhê ô ê nghi p thu c cac nhom nganh kinh tê chu lưc trên đia ban thanh phô Đa Năng”ê ô để có thể đưa ra được các chỉ dẫn, định hướng phù hợp với sự phát triển, cũng như những sự hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết của các cơ chế chính sách từ phía cơ quan quản lý nhà nước giúp cho các doanh nghiệp, các ngành kinh tế, ngành công nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất, chất lượng. Đồng thời, giải đáp được một số thông tin cần biết như: Các lĩnh vực kinh tế nào là quan trọng nhất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng? Trình độ công nghệ hiện tại của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực này là gì? Khoảng cách giữa trình độ công nghệ hiện tại và mức độ công nghệ cần thiết là gì? Những công nghệ quan trọng đang thiếu, cần hỗ trợ đầu tư phát triển? Làm thế nào có thể lấp đầy những khoảng trống thiếu hụt đó? Những công nghệ này nên đầu tư nghiên cứu hay mua lại, chuyển giao? Những thông tin cần thiết về các lĩnh vực công nghệ có thể tiếp cận từ những kênh nào?...

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU- Thực hiện điều tra, đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ một số ngành

công nghiệp chủ lực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (giai đoạn I);

Page 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

- Xây dựng báo cáo phân tích, đánh giá về hiện trạng trình độ công nghệ của các doanh nghiệp và một số nhóm ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn thành phố Đà dựa trên dữ liệu điều tra thực tế và phân tích có hệ thống;

- Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu giao diện website để tổng hợp và xử lý thông tin dữ liệu đã điều tra về trình độ công nghệ một số ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Xây dựng mô hình đánh giá trình độ công nghệ các ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng;

- Đề xuất các giải pháp khai thác năng lực công nghệ hiện có, đầu tư đổi mới công nghệ để khai thác tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên kết quả phân tích thực trạng những điểm mạnh và điểm yếu về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp, các ngành trong Thành phố.

III. ĐÔI TƯỢNG,PHAM VI NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ của các doanh nghiệp thuộc một số nhóm ngành công nghiệp chủ lực của thành Phố Đà Nẵng. Trên cơ sở hiện trạng trình độ công nghệ các doanh nghiệp hiện tại để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy đầu tư, đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến 2030.2. Phạm vi nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân chia các doanh nghiệp dự kiến điều tra theo 6 nhóm ngành cụ thể. Việc phân chia các nhóm ngành căn cứ trên Quyết định Số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 về Ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và Quy định về nội dung các ngành kinh tế thuộc Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư phê duyệt và ban hành tại Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007, căn cứ trên các mục tiêu nghiên cứu và các chính sách phát triển kinh tế địa phương. Theo đó, các doanh nghiệp trong các ngành công nghệ chủ lực của thành phố Đà Nẵng, lựa chọn theo các nhóm ngành sau:

Page 5: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

1. Công nghiệp chế biến (thủy sản, nông-lâm nghiệp);2. Dệt, may mặc, da giày, sợi, vải lụa thành phẩm(dư kiên đanh gia);3. Cao su, lốp ôtô, nhựa (dư kiên đanh gia);4. Cơ khí; chế tạo máy; đóng tàu sản xuất và lắp ráp ô tô; xe máy;5. Sản xuất thép đúc, luyện kim;6. Sản xuất rượu bia, nước giải khát;7. Sản xuất hóa chất, cao su, nhựa;8. Thiết bị điện, điện tử và linh kiện điện tử - tin học (dư kiên đanh gia);9. Khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng;10. Sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm phụ trợ.Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp thuộc một số ngành công nghiệp

chủ lực trên địa bàn thành phố.

IV. PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT SỬ DỤNGMấu chốt thành công của việc triển khai đề tài là thu thập được thông tin

từ các doanh nghiệp. Nhiều nhóm nghiên cứu thất bại ở khâu này do không có sự hợp tác của các doanh nghiệp thuộc diện điều tra. Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ đã rút được nhiều kinh nghiệm từ việc triển khai thực hiện đề tài tại Đồng Nai, thành phốHồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Bắc Giang và Sơn la. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình điều tra khoa học và nhóm cán bộ chỉ đạo có kinh nghiệm. Phương pháp tiến hành điều tra là kết hợp giữa gửi phiếu và phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp với sự tham giá tích cực và chủ động của các ban, ngành có liên quan trên địa bàn khảo sát. Đây là phương pháp mặc dù có tốn kém, nhưng cho kết quả chính xác. Nhất là với dạng nghiên cứu mà lượng thông tin cần thu thập trên 150 chỉ tiêu.

Để đảm bảo tính chính xác trong việc đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ các doanh nghiệp, cần phải lượng hóa một số lượng lớn các chỉ tiêu thuộc cả 4 thành phần: technoware (T), con người - humanware (H), thông tin - infoware (I), tổ chức - orgaware (O). Trong nghiên cứu này sử dụng 120 chỉ tiêu. Trong khi đó mức độ tác động của từng chỉ tiêu là không giống nhau đối với từng nhóm ngành sản xuất. Phương pháp tiếp cận của nhóm nghiên cứu là sử dụng nhóm các chuyên gia của từng ngành để xây dựng thang điểm lượng hóa tác động của từng chỉ tiêu. Thang điểm này được máy tính lưu trữ và đối chiếu đánh giá cho từng

Page 6: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

doanh nghiệp khi dữ liệu của doanh nghiệp này được nhập vào. Điều tra thu thập thông tin từ thực tế của doanh nghiệp kết hợp với thang điểm đánh giá của chuyên gia là phương pháp sáng tạo trong vận dụng Atlas công nghệ.

Với phần mềm cơ sở dữ liệu, việc tính toán được tiến hành tự động. Toàn bộ kết quả từ thông tin điều tra cho đến các kết quả đánh giá các chỉ số công nghệ T-H-I-O đều được lưu trữ thuận tiện cho việc tra cứu, khai thác và ra các quyết định quản lý có liên quan. Phần mềm cũng cho phép các cơ sở cập nhật dữ liệu hàng năm và tính toán lại các chỉ số công nghệ qua đó có thể theo dõi và đánh giá mức độ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp và các ngành kinh tế.

V. KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Tình hình điều tra

Mục tiêu đ t ra của đề tài là thu th p thông tin từ 80 doanh nghiệp thuộc 6ă â nhóm ngành nghề kinh tế đang hoạt động trên địa bàn Thành phố. Trong quá trình khảo sát, cán bộ thuộc các ban, ngành của thành phố đã phối hợp với nhóm nghiên cứu rất chặt chẽ nên tình hình thu th p phiếu thông tin đã có nhiều thuậnâ lợi. Cơ cấu mẫu khảo sát được tổng hợp như dưới đây:

TT Danh sách nhóm ngành khảo sát Số lượng Tỉ lệ

1 Nhóm ngành chế biến thực phẩm & thủy sản 12 15.00%

2 Nhóm ngành chế biến gỗ, giấy & bao bì 14 17.50%

3 Nhóm ngành cơ khí, chế tạo máy 25 31.25%

4 Nhóm ngành dệt may & da giầy 11 13.75%

5 Nhóm ngành sản xuất gốm sứ và VLXD 11 13.75%

6 Nhóm ngành sản xuất hóa chất, cao su & nhựa 7 8.75%

Cộng 80 100.0%

Cơ câu cac doanh nghi p điêu tra theo nganh nghêê

TT Danh sách quận/huyện Số lượng Tỉ lệ

1 Quận Cẩm Lệ 13 16.25%

2 Quận Hải Châu 5 6.25%

3 Quận Liên Chiểu 40 50.00%

Page 7: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

4 Quận Sơn Trà 15 18.75%

5 Quận Ngũ Hành Sơn 1 1.25%

6 Quận Thanh Khê 2 2.50%

7 Huyện Hòa Vang 4 5.00%

8 Cộng 80 100.0%

Cơ câu cac doanh nghi p điêu tra theo quận huyệnê

TT Danh sách khu công nghiệp Số lượng Tỉ lệ

1 KCN Hòa Khánh 34 42.50%

2 KCN Liên Chiểu 5 6.5%

3 KCN Dịch Vụ Thủy Sản 9 11.25%

4 KCN Hòa Cầm 14 17.50%

5 KCN Đà Nẵng 5 6.25%

6 KCN Hòa Khánh mở rộng 2 2.50%

7 Không thuộc KCN 11 13.75%

8 Cộng 80 100.0%

Cơ câu cac doanh nghi p khảo sat theo khu công nghiệpê2. Tổng quan hiện trạng công nghệ thành phố Đà Nẵng

Hiện trạng trình độ công nghệ của từng doanh nghiệp và của các nhóm ngành được xác định và so sánh đánh giá thông qua các hệ số thành phần Kỹ thuật - Technoware (T), Con người -Humanware (H), Thông tin - Infoware (I), Tổ chức - Orgaware (O) và hệ số đóng góp của công nghệ TCC.

Trên cơ sở giá trị T, H, I, O và TCC của từng doanh nghiệp, kết hợp với tỉ trọng doanh thu của từng doanh nghiệp chúng ta có thể tính toán các chỉ số trên cho từng nhóm ngành, từng loại hình doanh nghiệp hoặc theo từng khu công nghiệp. Kết quả phân tích theo nhóm ngành được thể hiện ở bảng sau:

Tên nhóm ngành TCC GT GH GI GO

Chế Biến Thực Phẩm Và Thủy Sản 0.583 0.5973 0.4743 0.6853 0.6549

Chế Biến Gỗ Giấy Bao Bì 0.5185 0.5851 0.4761 0.6002 0.5487

Page 8: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

Cơ khí chế tạo máy 0.6587 0.7323 0.5124 0.7379 0.6393

Hóa Chất Cao Su Và Nhựa 0.6787 0.7212 0.5727 0.7231 0.6807

Dệt May Và Da Giày 0.6807 0.7779 0.537 0.7634 0.5974

Sản Xuất Gốm Xứ Và VLXD 0.5414 0.5712 0.4474 0.6024 0.5694

Trung bình Đà Nẵng 0.6397 0.6962 0.5163 0.7183 0.6363

Phân tich công ngh theo nhom nganhêCác đồ thị dưới đây cho chúng ta thấy cái nhìn tổng quan nhất về hi nê

trạng công ngh các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.ê

Hệ sô đong gop cua công nghệ TCC toan Thanh phô

Chỉ số “H số đóng góp của công ngh ” (TCC) có giá trị (TCC=0,6397). Trongê ê đó các chỉ số thành phần “Kỹ thu t” (T), “Con người” (H), “Thông tin” (I), “Tổâ chức” (O) có giá trị tương ứng (0,6962; 0,5163; 0,7183; 0,6363). Ba thành phần T (Technoware), H (Humanwere) và I (Infoware) đạt ở mức khá, còn thành phần H (Humanware) đạt ở mức trung bình.

Nhóm ngành có chỉ số thấp nhất là Chế biến gỗ giấy và bao bì với chỉ số TCC đạt 0,5185 còn nhóm ngành có chỉ số TCC cao nhất là Dệt may và Da giày đạt 0,6807. Là địa phương không có nhiều dự án đầu tư nước ngoài như ở Đồng Nai, Hải Phòng nên sự chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các loại hình doanh nghiệp không quá lớn, số lượng các doanh nghiệp có chỉ số đóng góp công nghệ TCC dưới mức trung bình không nhiều (11/80 doanh nghiệp khảo sát). Tuy nhiên ở Đồng Nai có những doanh nghiệp sản xuất có trình độ công nghệ rất cao với chỉ số TCC = 0,8527, hoặc TCC cao nhất ở Hải Phòng là 0,8122, nhưng ở Đà Nẵng doanh nghiệp có chỉ số công nghệ cao nhất lại thuộc lĩnh vực Cơ khí chế tạo máy

Page 9: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

(Công ty TNHH TCIE Việt Nam) với TCC= 0,7369 thấp hơn so với doanh nghiệp dẫn đầu ở 2 địa phương đã khảo sát trước những năm 2005. Một số doanh nghiệp có chỉ số đóng góp công nghệ TCC dưới mức trung bình, mức thấp nhất TCC chỉ đạt 0,3387.2.1. Chi số T

Xét riêng thành phần kỹ thu t (T), giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào cácâ yếu tố: Tính đồng bộ, xuất xứ của công nghệ, năm lắp đặt, cấp độ tinh xảo của dây chuyền, hệ số hao mòn của thiết bị. Chỉ số thành phần T của Đà Nẵng đạt ở mức khá. Trong đó, đặc biệt có trên 84.7% doanh nghiệp được khảo sát mới đầu tư dây chuyền sản xuất từ sau năm 2000 đến nay. Tuy nhiên, xuất xứ công nghệ phần lớn không phải từ những quốc gia có trình độ tiên tiến (GT2= 0,5781) và tình trạng hiện tại của các thiết bị và dây chuyền sản xuất thấp (GT5= 0,6068). Nếu so sánh ở cấp độ doanh nghiệp thì có những doanh nghiệp thành phần T đạt rất cao như Công ty TNHH TCIE Việt Nam thuộc lĩnh vực Cơ khí chế tạo máy (T=0,9545). Bên cạnh đó cũng còn khá nhiều doanh nghiệp chỉ số thành phần kỹ thuật chỉ đạt mức trung bình.

Thanh phần kỹ thuật (H) thanh phô

Nhìn vào bảng số liệu phản ánh các yếu tố cấu thành của thành phần kỹ thuật ta thấy chỉ số năm lắp đặt của thiết bị rất cao chứng tỏ khá nhiều doanh nghiệp của Đà Nẵng có đầu tư lắp đặt các dây chuyền công nghệ trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay.

Năm lắp đặt Tình trạng thiết bị

Page 10: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

Sau 2010 25.4% Nguyên trạng 17.0%

Từ 2001 đến 2010 59.3% Giảm dưới 10% 24.4%

Từ 1991 đến 2000 12.7% Giảm dưới 20% 16.3%

Từ 1981 đến 1990 2.5% Giảm dưới 30% 23.7%

Từ 1980 trở về trước 0.0% Giảm trên 30% 18.5%

Xét đến cấp độ tinh xảo của các thiết bị và dây chuyền công nghệ, số liệu khảo sát cho thấy đa số ở trình độ tự động hóa và phương tiện chuyên dụng, tuy nhiên vẫn có rất nhiều các dây chuyền/thiết bị công nghệ ở trình độ thủ công (26%).

Mức độ tinh xảo cua cac dây chuyên/thiêt bi công nghệ

Theo kết quả khảo sát về thực hiện cải tiến công nghệ trong 5 năm gần đây cho thấy đã có nhiều doanh nghiệp (4/5 doanh nghiệp khảo sát) thực hiện các hoạt động cải tiến công nghệ, trong đó có 6.5% doanh nghiệp đã thay đổi toàn bộ thiết bị công nghệ hiện có bằng thiết bị công nghệ tiên tiến hơn. Số liệu chi tiết như biểu đồ dưới đây:

Page 11: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

Không thực hiện cải tiến đổi mới nào

Cải tiến/ Đổi mới quy trình sản xuất/ Cải tiến sản phẩm dựa trên công nghệ hiện có

Thay đổi phần quan trọng của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn

Thay đổi toàn bộ máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ

.000% 20.000% 40.000% 60.000%

22.078%

54.545%

16.883%

6.494%

Thưc hiện cải tiên công nghệ trong 5 năm gần đây2.2. Chi số H

Khi xem xét thành phần con người chúng ta thấy rằng giá trị này ở Đà Nẵng tuy có cao hơn Đồng Nai (2005) (0,5163 so với 0,3948) nhưng lại thấp hơn Bắc Giang (2012) (H = 0.5183). So sánh ở cấp độ nhóm ngành chúng ta thấy chỉ có 3 nhóm ngành có chỉ số H trên mức trung bình còn lại đều thấp dưới mức trung bình.

Thanh phần con người (H) Đa Năng

Đề tài đã khảo sát 80 doanh nghiệp trong số đó chỉ có 0.18% số lao động có trình độ đại học và sau đại học (chỉ số này của Đồng Nai năm 2005 là 6,34% và của Bắc Giang năm 2012 là 0,2%), tuy nhiên có thể thấy tỉ trọng lao động phổ thông khá thấp so với các tỉnh khác (43.79%) trong khi tỉ trọng công nhân kỹ thuật ở Đà Nẵng là rất cao (42.49%) (số liệu Bắc Giang năm 2012 là 15.5%) cho thấy cơ cấu lao động hướng đến sản xuất đã được Thành phố quan tâm và đã mang lại hiệu quả kinh tế được công nhận. Và trong tương lai, Đà Nẵng đã có được một lực lượng lao động trực tiếp sản xuất có trình độ, được đào tạo.

Page 12: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

Trình đ học vânô Trên Đại học 0.18%

Đại học 7.00%

Cao đẳng, Trung cấp 6.53%

CNKT 42.49%

LĐPT 43.79%

Trinh đ hoc vân chung cho cac doanh nghiệp được khảo satôĐầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp thành

phố so với một số địa phương khác đã dược chú trọng với chỉ số GH3=0.4668 (Bắc Giang là 0.2134). Chi tiết về tình hình đào tạo và đào tạo lại lao động tại các doanh nghiệp được khảo sát như sau:

Công tác đào tạo lao động

năm 2013

Doanh nghiệp tự đào tạo

Đào tạo ngắn hạn trong

nước

Đào tạo dài hạn trong

nước

Đào tạo ngắn hạn nước

ngoài

Đào tạo dài hạn ở nước

ngoài

Số lượng 9421 2054 176 26 9

Sô lượt đao tao va đao tao lai cua cac doanh nghiệp Đa Năng

Các thông tin ở bảng dưới cho chúng ta đánh giá tổng quan về khả năng vận hành máy móc thiết bị, tính trung bình chung cho toàn thành phố và cho từng nhóm ngành. Có sự chênh lệch đáng kể giữa các doanh nghiệp của một số nhóm ngành.

ThấpTrung Bình

Khá Cao Rất Cao

(%) (%) (%) (%) (%)

Chế Biến Thực Phẩm Và Thủy Sản 0.0% 8.3% 66.7% 25.0% 0.0%

Chế Biến Gỗ Giấy Bao Bì 7.1% 42.9% 28.6% 21.4% 0.0%

Cơ khí chế tạo máy 4.2% 12.5% 29.2% 37.5% 16.7%

Hóa Chất Cao Su Và Nhựa 0.0% 0.0% 0.0% 100.0% 0.0%

Dệt May Và Da Giày 0.0% 27.3% 36.4% 36.4% 0.0%

Sản Xuất Gốm Xứ Và VLXD 0.0% 22.2% 66.7% 11.1% 0.0%

Page 13: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

Trung bình Đà Nẵng 2.6% 20.5% 37.2% 34.6% 5.1%

Khả năng vận hành thiết bị theo các nhóm ngành2.3. Chi số I

Các chỉ số về thành phần thông tin (I = 0.7183) của các doanh nghi p khảoê sát và các nhóm ngành trên địa bàn Đà Nẵng là tương đối cao. Chỉ số này tương đương với các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai và Hải Phòng, Bắc Giang. Các chỉ số đều trên mức trung bình ngoại trừ chỉ số về tần suất cập nhật thông tin trong doanh nghiệp GI7 là dưới mức trung bình (0.3994).

Thanh phần thông tin (I) Đa Năng

Về mức độ trang bị hạ tầng thiết bị viễn thông (như điện thoại, máy fax,…) tại các doanh nghiệp khảo sát được tổng hợp như dưới đây:

Đanh gia mức độ trang bi ha tầng viễn thông cac doanh nghiệp

Danh sách nhóm ngành khảo sátTrên 5 máy vi tính

Trên 10 máy vi tính

Page 14: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

Nhóm ngành chế biến thực phẩm & thủy sản 91.7% 58.3%

Nhóm ngành chế biến gỗ, giấy & bao bì 57.1% 28.6%

Nhóm ngành cơ khí, chế tạo máy 84.0% 64.0%

Nhóm ngành dệt may & da giầy 157.1% 157.1%

Nhóm ngành sản xuất gốm sứ và VLXD 63.6% 45.5%

Nhóm ngành sản xuất hóa chất, cao su & nhựa 100.0% 100.0%

Tổng các nhóm ngành 78.8% 58.8%

Sô liệu điêu tra vê tình hinh trang bi may tinh cua cac nhom nganh

Tỉ lệ các doanh nghiệp có trang bị máy tính là khá cao. Có đến 78.8%% số doanh nghiệp được khảo sát có trang bị từ 5 máy tính trở lên và có 58.8% doanh nghiệp khảo sát có trên 10 máy vi tính.

2 bảng dưới đây phản ánh các thông tin về mức độ sử dụng máy tính trong công tác quản lý cũng như thực trạng sử dụng các phần mềm máy tính trong hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình hình sử dụng máy tính trong công tác quản lý tương đối phổ biến trong các doanh nghiệp được khảo sát. Đặc biệt là sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cao hơn nhiều so với các địa phương khác.

Mức độ sử dụng máy tính

Không có Không đủKhá đầy

đủĐầy đủ Rât đầy đủ

Soản thảo văn bản 0.0% 8.8% 38.8% 37.5% 15.0%

Lập và theo dỗi kế hoạch 12.5% 7.5% 28.8% 37.5% 13.8%

Công tác kế toán 1.3% 2.5% 26.3% 51.3% 18.8%

Quản lý nhân sự 12.5% 20.0% 25.0% 28.8% 13.8%

Quản lý vật tư/ Quản lý sản xuất 10.3% 15.4% 26.9% 33.3% 14.1%

Mức đ sư dung may tinh phuc vu cho công tac quản ly va sản xuât kinh doanhô

Loại phần mềm Hoàn toàn Có nhưng sử Sử dụng Sử dụng và đem

Page 15: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

ứng dụngkhông sử dụng

phần mềmdụng còn khó

khănthành thạo lại hiệu quả cao

Công tác kế toán 10.0% 5.0% 60.0% 25.0%

Quản lý nhân sự 48.1% 6.3% 34.2% 11.4%

Quản lý vật tư 42.3% 7.7% 37.2% 12.8%

Quản lý sản xuất 46.2% 11.5% 35.9% 6.4%

Thiết kế và lập dự toán

42.3% 6.4% 37.2% 14.1%

Mưc đô ưng dụng phần mềm trong quản ly và sản xuât kinh doanh2.4. Chi số O

Thành phần tổ chức (O=0.6363) chỉ đạt mức trung bình khá. Chiến lược, mục đích, tôn chỉ của doanh nghiệp, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả, Phương thức tuyển dụng, hi u lực của công tác quản lý,.... là những yếu tố tác động đếnê thành phần tổ chức. Tất cả các doanh nghiệp khảo sát đều quan tâm hoạch định các chiến lược phát triển.

Thanh phần tổ chức (O) Đa Năng

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát về mức độ phổ biến các tôn chỉ, chiến lược của doanh nghiệp đến với các đối tượng khác nhau là cán bộ quản lý và công nhân viên tại các doanh nghiệp, theo đó cho thấy mức độ phổ biến cho cán bộ quản lý được quan tâm hơn so với công nhân viên trực tiếp sản xuất.

Mức độ phổ biến tôn chỉ, chiến lược hành động

Mức độ phổ biến cho cán bộ quản lý

ThấpTrung Bình

Khá Cao Rất Cao

Tôn chỉ hành động của công ty 5.0% 6.3% 36.3% 40.0% 12.5%

Page 16: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

Chiến lược cấp công ty 5.0% 11.3% 33.8% 37.5% 12.5%

Chiến lược chức năng

Chiến lược phát triển sản phẩm 2.6% 11.5% 34.6% 38.5% 12.8%

Chiến lược phát triển thị trường 4.2% 29.2% 31.9% 30.6% 4.2%

Chiến lược phát triển nhân lực 2.5% 8.8% 42.5% 36.3% 10.0%

Mức đ phổ biên tôn chi, chiên lượcô cho can bộ quản ly

Mức độ phổ biến tôn chỉ, chiến lược hành động

Mức độ phổ biến cho công nhân viên

ThấpTrung Bình

Khá Cao Rất Cao

Tôn chỉ hành động của công ty 7.6% 16.5% 39.2% 31.6% 5.1%

Chiến lược cấp công ty 12.7% 26.6% 29.1% 27.8% 3.8%

Chiến lược chức năng

Chiến lược phát triển sản phẩm 13.9% 25.3% 35.4% 21.5% 3.8%

Chiến lược phát triển thị trường 16.5% 30.4% 34.2% 16.5% 2.5%

Chiến lược phát triển nhân lực 21.3% 30.0% 26.3% 21.3% 1.3%

Mức đ phổ biên tôn chi, chiên lược cho công nhân viênôKết quả khảo sát cũng cho thấy, phong cách lãnh đạo của các doanh nghiệp

cũng khá đa dạng đối với các nhóm phong cách lãnh đạo được hỏi ý kiến của các doanh nghiệp.

Phong cách lãnh đạo Tỉ lệ

Hoàn toàn tuân thủ mệnh lệnh cấp trên 17.7%

Tuân thủ mệnh lênh cấp trên có giải thích 24.1%

Tuân thủ mệnh lệnh cấp trên sau khi đã kiểm tra thông tin 13.9%

Tuân thủ mệnh lệnh cấp trên sau khi đã kiểm tra góp ý 20.3%

Thông tin hai chiều( hoàn toàn bàn bạc quyết định giữa cấp trên và 24.1%

Page 17: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

cấp dưới)

Phong cach lãnh đao tai cac doanh nghiệp khảo sat

Một nội dung khác cũng được khảo sát đó là mức độ quan tâm của các doanh nghiệp trong việc chuẩn hóa công việc thành những văn bản thể hiện quy trình làm việc, theo đó có khoản 37,6% doanh nghiệp đánh giá đã quan tâm ở mức cao đến rất cao, chỉ có 1 doanh nghiệp tự đánh giá là thấp.

Mức độ chuẩn hoa công việcMột nội dung khác cũng được nhóm nghiên cứu khảo sát, đó là về tiêu chuẩn

chất lượng sản phẩm, theo kết quả khảo sát thì trong 80 doanh nghiệp thì gần 1/3 đã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU, Bắc Mỹ hay Nhật Bản, đây là thị trường có các đòi khỏi khắt khe. Ngoài ra cũng có đến 1/5 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước khác.

Chât lượng sản phẩm Tỉ lệ

Đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản 30.8%

Đạt tiêu chuẩn quốc gia và xuất khẩu 21.8%

Có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc gia 14.1%

Doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm 16.7%

Doanh nghiệp chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 16.7%

Tổng cộng 100.0%

Chât lượng sản phẩm

Tuy nhiên, đánh giá vị thế của các doanh nghiệp trên thị trường, kết quả khảo sát cho thấy có hơn 50% các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đang ở

Page 18: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

trong tình trạng khó khăn hoặc làm ăn thua lỗ. Đây là một tỉ lệ khá cao, tuy nhiên cũng là hiện tượng có thể lý giải được trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay.

Vi thê cua doanh nghiệp trên thi trường

Đứng ở góc độ loại hình doanh nghiệp, trong số 80 doanh nghiệp được khảo sát có 05 doanh nghiệp nhà nước, 21 công ty TNHH; 3 doanh nghiệp tư nhân, 34 công ty cổ phần, 1 doanh nghiệp liên doanh, 11 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài và 5 doanh nghiệp thuộc loại hình khác.

Loại hình doanh nghiệp Số lượng

Doanh nghiệp nhà nước 5

Công ty cổ phần 34

Công ty TNHH 21

Doanh nghiệp tư nhân 3

Công ty Liên doanh 1

DN 100% vốn nước ngoài 11

Khác 5

Tổng cộng 80

Thông kê doanh nghiệp theo loai hinh doanh nghiệp

Xét ở mức trung bình của từng loại hình doanh nghiệp thì sự chênh lệch các chỉ số T, H, I, O và TCC là không nhiều. Các chỉ số của loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty liên doanh là thuộc nhóm thấp nhất. Chỉ số TCC chỉ đạt tương ứng 0,5832 và 0,5977.

Page 19: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

2.5. Đánh giá chung về hiện trạng trình độ công nghệTừ những kết quả phân tích chung cũng như theo từng nhóm ngành, từng

loại hình doanh nghiệp chúng ta có thể rút ra các kết luận sau:

- Với hệ số đóng góp công nghệ TCC trung bình đạt 0,6396 của 80 doanh nghiệp được khảo sát, chúng ta có thể kết luận hiện trạng trình độ công nghệ chung đạt mức trung bình khá. Người đọc có thể có cảm nhận dường như các chỉ số phản ánh trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là tương đối cao. Điều này có thể lý giải được vì 80 doanh nghiệp được khảo sát là các doanh nghiệp đang hoạt động được trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Đây là các doanh nghiệp có quy mô, có trình độ công nghệ khá và tình hình sản xuất kinh doanh tương đối tốt trên địa bàn thành phố.

- Hệ số đóng góp công nghệ của các nhóm ngành, các loại hình doanh nghiệp nhìn chung khá đồng đều.

- Số doanh nghiệp có hệ số đóng góp công nghệ dưới mức trung bình cũng như mức chênh lệch giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Đà Nẵng không nhiều, tương tự như ở Bắc Giang và khác hẳn so với Đồng Nai (2005) (Trong số 252 doanh nghiệp trong nước được khảo sát thì có đến 135 doanh nghiệp (chiếm 53,57%) có hệ số đóng góp công nghệ TCC dưới mức trung bình).

- Chỉ số Thành phần nguồn nhân lực ở Đà Nẵng tuy ở mức trung bình, nhưng cao hơn kết quả khảo sát ở Đồng Nai năm 2005 (0,5163 so với 0,3948), ở Hải Phòng (2005) chỉ số này tốt hơn (0,5622) và tương tự như ở Bắc Giang. Tuy nhiên cần phải nói rằng có sự khác biệt giữa trình độ nguồn nhân lực với chất lượng nguồn nhân lực, ở Đà Nẵng thì đội ngũ lao động trực tiếp có tỉ trọng được đào tạo cao hơn nhiều so với Bắc Giang.3. Một số đề xuất định hướng chiến lược nâng cao trình độ công nghệ các doanh nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Bám sát định hướng phát triển và xuất phát từ những phân tích hiện trạng các ngành công nghiệp, nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất sau:

- Đà Nẵng cần tiếp tục nghiên cứu để định hướng thu hút đầu tư một cách phù hợp với khả năng của địa phương, không nên thực hiện chính sách thu hút đầu tư bằng mọi giá mà cần phải có tính toán lựa chọn những ngành mà

Page 20: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

thànhphố có lợi thế như: Công nghiệp điện tử, công nghiệp chế biến thủy hải sản, giày da, may mặc, cơ khí, hóa chất và cao su nhằm khai thác tối đa tiềm năng sẳn có của địa phương. Cần đặc biệt chú trọng vào chiến lược phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cung cấp phụ tùng chi tiết cho các hãng sản xuất lớn đang có mặt trên địa bàn.

- Thực hiện xây dựng Quy hoạch phát triển Công nghiệp phụ trợ trên địa bàn; đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải, các kho tàng, điểm tập trung hàng hóa hệ thống điện nước, viễn thông, và giá thuê mặt bằng phù hợp,…để gia tăng điều kiện phát triển công nghiệp; hình thành các cụm công nghiệp hoạt động sản xuất hàng phụ trợ có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến gắn với các khu vực có các ngành công nghiệp chủ lực phát triển. Bên cạnh đó thành phố cần đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức làm chức năng kết nối các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp nội địa trong việc phát triển sản xuất sản phẩm phụ trợ thông qua việc sử dụng sản phẩm phụ trợ giữa các doanh nghiệp; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các Viện nghiên cứu chuyên ngành triển khai nghiên cứu, thực nghiệm các đề tài, dự án… phục vụ phát triển công nghiệp phụ trợ.

- Nhằm tạo nguồn tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ và khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các tổ chức KH&CN trong nước, tạo nguồn lực nội sinh cho phát triển KH&CN quốc gia và thành phố, cần thành lập Quỹ đổi mới công nghệ. Mục đích thành lập quỹ:

Tao nguồn tai chính cho cac doanh nghiệp va cac nganh sản xuât trên đia ban thanh phô vay để đầu tư cho cac dư an đổi mới công nghệ;

Tai trợ khuyên khích sư hợp tac giữa cac doanh nghiệp với cac trường đai hoc, cac viện nghiên cứu trong nước trong qua trinh chuyển giao công nghệ, gop phần nâng cao năng lưc nội sinh cho phat triển KH&CN;

Xúc tiên cac hoat động quảng ba, giới thiệu sản phẩm KH&CN đên cac doanh nghiệp.

- Mô hình quỹ hoạt động theo nguyên tắc hợp tác công – tư. Chính quyền thành phố là người khởi xướng, khuyến khích và huy động các tổ chức, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đóng góp vốn thành lập và quản lý quỹ. Các đối tác tham gia quỹ là các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư tư nhân, các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Các đối tác

Page 21: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

tham gia quỹ dưới hình thức cam kết đóng góp một hạn mức tài chính cho các doanh nghiệp vay để đầu tư đổi mới công nghệ. Có thể kèm theo cam kết với mức lãi suất ưu đãi. Phần đóng góp tài chính hàng năm của các cấp chính quyền cho quỹ là toàn bộ phần tài trợ (bảo lãnh vốn vay, tài trợ lãi suất, tài trợ một phần vốn đầu tư, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, …) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Ngoài ra quỹ còn có thể tận dụng các nguồn tài trợ của quốc gia, của các tổ chức quốc tế cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất sạch hơn, đầu tư đổi mới công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiểm môi trường,... Quản lý quỹ cần có Hội đồng quản trị bao gồm đại diện của các đơn vị chủ chốt tham gia đóng góp tài chính cho quỹ. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ phê duyệt hạn mức, thời hạn, mức lãi suất của các dự án trên có sở đánh giá thẩm định của cơ quan tư vấn.

- Để giúp cho các doanh nghiệp có định hướng đúng trong quá trình đổi mới công nghệ, thành phố cần nghiên cứu cho thành lập các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật có nhiệm vụ tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các công nghệ phù hợp; phát triển và hoàn thiện các ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ và cải tiến dây chuyền công nghệ sản xuất; phát triển sản phẩm mới; kiểm định chất lượng sản phẩm,... Đây là những dịch vụ hỗ trợ không thể thiếu nếu thành phố muốn phát triển nhanh hơn nữa cả về số lượng lẫn chất lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Ở cấp quốc gia, Cục doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xúc tiến thành lập các Trung tâm này cho một số địa phương. Đà Nẵng hoàn toàn có thể dựa vào đó để xây dựng đề án cho thành phố.

- Thành lập và hỗ trợ thành lập, chuyển đổi các doanh nghiệp KH&CN nhằm xây dựng năng lực công nghệ một cách bền vững.

- Sở Khoa học và công nghệ cần tham mưu UBND thành phố trong việc phối hợp với thuế và các sở ban ngành liên quan trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tạo lập và sử dụng hiệu quả quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành.

- Cần phải nghiên cứu đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực nâng cao chất lượng sản phẩm, cho phép khấu hao nhanh để doanh nghiệp có thể nhanh chóng đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ mới. Có chương trình giới thiệu các công nghệkỹ thuật tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Page 22: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực công nghệ và chuyển giao công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập. Trong giai đoạn 2015-2020 tập trung hỗ trợ khoa học và công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập, bao gồm các hoạt động hỗ trợ như:

Hỗ trợ xây dưng va ap dung hệ thông quản ly tiên tiên, đẩy manh công tac tiêu chuẩn hoa, cải tiên chât lượng phuc vu tiên trinh hội nhập kinh tê quôc tê.

Hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ va đầu tư đổi mới công nghệ, thưc hiện chuyển giao công nghệ va tiêt kiệm năng lượng.

4. Một số đề xuất định hướng chiến lược nâng cao trình độ công nghệ các doanh nghiệp thuộc 6 nhom ngành khao sát.4.1. Nhom ngành gốm sứ và san xuất vật liệu xây dựng

Đối với nhóm ngành này cần tập trung cải thiện các điểm sau:

- Đầu tư cải tiến công nghệ cần chú trọng cho công tác sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trên các dây chuyền sản xuất xi măng và sản xuất vật liệu ốp lát,...

- Đầu tư đổi mới công nghệ cần chú trọng cho khâu chế tác theo hướng tạo ra các sản phẩm đá mỹ nghệ phục vụ cho các công trình kiến trúc cao cấp. Đây là xu thế đã được một số doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thành công với trên 80% sản phẩm xuất khẩu nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm.

- Cần chú trọng đến việc nâng cao chât lượng nguồn nhân lực. Nhất là các bộ phận thị trường và nghệ nhân chế tác trình độ cao.

- Đà Nẵng cần có cơ chế khuyến khích sản xuất và sử dụng vật liệu không nung và bê tông nhẹ. Công nghệ sản xuất về cơ bản đã được nội địa hóa, vấn đề nằm ở chổ cơ chế khuyến khích và thúc đẩy thị trường. Cần xây dựng các cơ sở pháp lý, tiếp thị và hỗ trợ để phát triển công nghệ sản xuất gạch không nung.

Page 23: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

4.2. Nhom ngành chế biến thực phẩm và thủy san- Cần đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng nghề cá, tổ chức tốt

các dịch vụ hậu cần nghề cá, cung ứng vật tư và tổ chức thu mua tiêu thụ sản phẩm sau khai thác. Hình thành trung tâm nghề cá tại Đà Nẵng với mục tiêu là trung tâm nghề cá cho cả vùng kinh tế khu vực miền Trung, thu hút được nguồn nguyên liệu hải sản cả khu vực miền Trung phục vụ công nghiệp chế biến thủy hải sản.

- Cần chú trọng công tác khuyến ngư. Tăng cường đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho ngư dân; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất thủy sản. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản.

- Cần có cơ chế khuyến khích các cơ sở chế biến áp dụng hệ hống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, ISO 9000 đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc tế. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến vấn đề xử lý môi trường của các làng nghề. Đà Nẵng cần có cơ chế chính sách cụ thể phối hợp lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế ở địa phương để cùng giải quyết.

- Cần nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản, hình thành các khu chế biến tập trung. Đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản, nhưng cũng cần chú trọng vào một số mặt hàng chủ lực của Đà Nẵng như:Tôm, mực, cá ngừ đại dương, cá cơm,...4.3. Nhom ngành cơ khí, chế tạo máy

Đối với nhóm ngành này cần tập trung cải thiện các điểm sau:

- Cần nâng cấp trình độ hiện đại và mức tinh xảo của các thiết bị gia công để các sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đặc biệt là khả năng trở thành các nhà sản xuất phụ trợ cho các thương hiệu nước ngoài đang sản xuất tại Việt Nam.

- Tập trung thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo động lực cho phát triển ngành công nghiệp cơ khí của địa phương.

- Để có định hướng phát triển rõ ràng, bền vững, dài hạn và tạo điều kiên cho các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn thành phố phát triển, trước tiên, UBND thành phố cần xây dựng Quy hoạch phát triển ngành cơ khí cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Cụ thể, định hướng trước mắt là cần tập trung cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, xây dựng và phát triển hạ tầng của địa

Page 24: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

phương; tập trung giải quyết thành công chiến lược cơ khí hóa nông nghiệp, nông thôn. Về dài hạn có thể tăng cường đầu tư vào các dự án công nghiệp hỗ trợ để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất công nghiệp.

- Cần nâng cấp trình độ hiện đại và mức tinh xảo của các thiết bị gia công để các sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tập trung các nguồn lực vào nghiên cứu phát triển sảnphẩm. Đặc biệt chú ý tới khả năng trở thành các nhà sản xuất phụ trợ cho các thương hiệu nước ngoài đang sản xuất tại Việt Nam.4.4. Nhom ngành hoa chất, cao su và nhựa

Kết hợp với xu hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn, định hướng đổi mới đối với nhóm ngành này là:

- Đối với ngành nhựa cần tăng cường liên kết khai thác nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm trở thành trở thành các nhà sản xuất phụ trợ cung cấp chi tiết, linh kiện và bao bì cho các hang nổi tiếng đang hoạt động trên địa bàn. Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu kết hợp giữa ngành nhựa và chế biến gỗ để sản xuất các sản phẩm nội thất gỗ nhân tạo vốn bắt đầu phát triển ở Việt Nam.

- Hướng đến ưu tiên phát triển các sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp phục vụ lượng khách du lịch đông đảo hàng năm đến Đà Nẵng.

- Cần có chiến lược phát triển các sản phẩm, chi tiết nhựa, phục vụ ngành sản xuất-lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện-điện tử, viễn thông và công nghiệp công nghệ thông tin.

- Tập trung đầu tư phát triển theo hướng hiện đại hóa một số đơn vị có qui mô tương đối lớn, hướng đến công nghệ phụ trợ để cung cấp cho các tập đoàn sản xuất nước ngoài tại Đà Nẵng và các vùng lân cận, có chiến lược tiếp thu công nghệ sản xuất từ các doanh nghiệp nước ngoài thông qua việc phối hợp cung cấp các sản phẩm phụ trợ, dần dần có thể làm chủ được một phần công nghệ.4.5. Nhom ngành công nghiệp dệt may, da giày

- Đối với những doanh nghiệp lớn cần hỗ trợ, tạo điều kiện thông thoáng về chính sách để các doanh nghiệp này phát triển, mở rộng sản xuất, qua đó thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Page 25: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

- Đối với nhà máy may nhỏ, các cơ sở may thuộc tổ hợp và gia đình tập trung cho tái cơ cấu lại các doanh nghiệp này theo hướng tăng quy mô, đồng bộ hóa các dây chuyền sản xuất và quy hoạch theo vùng (tránh phân bố nhiều doanh nghiệp dệt may ở gần nhau); tập trung cho yếu tố tổ chức sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may Đà Nẵng trên thị trường trong và ngoài nước.

- Cần tiếp tục chiến lược phát triển tập trung cho tái cơ cấu lại các doanh nghiệp theo hướng tăng quy mô, đồng bộ hóa các dây chuyền sản xuất và đặc biệt cần tập trung cho yếu tố tổ chức sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may Đà Nẵng trên thị trường.

- Thông tin thị trường và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ phát triển thị trường cũng là những yếu tố cần được quan tâm.

- Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp dệt-may là bỏ dần hình thức gia công, đầu tư nguồn lực để phát triển các hợp đồng FOB. Đây là hình thức mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp, nhưng nó cũng đòi hỏi phải đầu tư nhiều cho nguồn nhân lực để nắm bắt thị trường, thiết kế sản phẩm và tổ chức sản xuất. Các doanh nghiệp của Đà Nẵng cần chú trọng đến xu hướng phát triển này.4.6. Nhom ngành chế biến gỗ, giấy và bao bì

- Tập trung đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất bao bì trên địa bàn để tận dụng khai thác tiềm năng thị trường của khu vực.

- Với thị trường tiêu thụ tại địa phương khá lớn do lượng khách du lịch hàng năm, Đà Nẵng cần hướng đến việc sản xuất các sản phẩm từ gỗ phục du khách.

- Các doanh nghiệp chế biến gỗ của Đà Nẵng chưa chủ động liên kết với nhau để có thể đáp ứng các đơn hàng với khối lượng lớn và chưa thật sự chia sẻ thông tin trong khai thác thị trường. Dưới đây là hiện trạng một số mặt của các doanh nghiệp chế biến gỗ.

- Bước tiếp theo, để chủ động nguồn nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng mới nhà máy chế biến gỗ dân dụng cao cấp. Đồng

Page 26: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

thời đầu tư phát triển vùng nguyên liệu gỗ nhằm phục vụ cho công nghiệp chế biến. Chủ động giải quyết nguyên liệu từ rừng trồng của các địa phương lân cận.

- Tập trung đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất bao bì trên địa bàn để tận dụng khai thác tiềm năng thị trường của khu vực.

VI. KÊT LUẬN

Nhóm nghiên cứu gồm các cán bộ, chuyên gia tại địa phương cùng các chuyên gia của Viện đánh giá khoa học và định giá công nghệ, Trường Quản lý KH&CN – Bộ KH&CN, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã thực hiện thành công đề tài “Đánh giá hi n trạng trình đ công ngh doanh nghi p thu c các nhómê ô ê ê ô ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Các mục tiêu đặt ra của đề tài đã được hoàn thành. Các thông tin mà đề tài thu thập được là rất phong phú.

Sản phẩm cơ sở dữ liệu của đề tài có thể được sử dụng không chỉ cho đề tài đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ mà có thể là nguồn tư liệu quí cho nhiều công trình nghiên cứu khác. Sản phẩm cơ sở dữ liệu của đề tài có thể coi là một mô đun tích hợp nhiều chức năng từ việc cập nhật dữ liệu từ xa đảm bảo tính bền vững của đề tài sau dự án cho đến việc tính toán và thực hiện so sánh tự động các chỉ số công nghệ T, H, I, O và TCC cấp doanh nghiệp, cấp ngành và trung bình toàn thành phố. Chức năng này đã cho phép đơn giản hóa quá trình tính toán các chỉ số thành phần của công nghệ. Cơ sở dữ liệu được trình bày đẹp, dễ sử dụng và rất tiện ích cho tất cả các đối tượng. Có thể nói kết quả của đề tài đã cho phép đơn giản hóa qui trình đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ của các doanh nghiệp, các ngành, một công việc vốn được coi là hết sức phức tạp.

Các doanh nghiệp chỉ cần nhập các thông tin mô tả hiện trạng của mình theo bảng mẫu các câu hỏi. Mô hình cơ sở dữ liệu có thể coi như một “hệ chuyên gia” giúp họ tự đánh giá hiện trạng của mình thông qua các chỉ số lượng hóa và trình bày kết quả thông qua các công cụ cho phép doanh nghiệp có thể so sánh mình với trình độ chung để từ đó có các định hướng phát triển. Một cải tiến của cơ sở dữ liệu so với trước đây đã được thực hiện trong quá trình thực hiện đề tài tại Đà Nẵng là bổ sung chức năng cập nhật, tính toán và so sánh trình độ công

Page 27: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆDOANH ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH... · Web viewPhương pháp tiến hành điều tra là kết hợp

nghệ của các doanh nghiệp, các nhóm ngành theo thời gian. Có nghĩa là sau một kỳ kế hoạch, sau một dự án đầu tư đổi mới công nghệ, doanh nghiệp có thể cập nhật dữ liệu và tính toán lại các chỉ số công nghệ của mình, qua đó tự doanh nghiệp có thể thấy được thành quả của đổi mới công nghệ mà doanh nghiệp vừa thực hiện.

Với mô hình cơ sở dữ liệu các nhà quản lý có được các thông số lượng hóa để hiểu được các đối tượng mình cần “điều khiển” để từ đó có các quyết định phù hợp. Nhà quản lý không chỉ có các thông tin phản ánh trình độ công nghệ của các doanh nghiệp, các nhóm ngành mà với 150 câu hỏi thu thập từ doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu có thể cung cấp nhiều loại thông tin phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Ví dụ, từ truy cập cơ sở dữ liệu chúng ta có thể biết được xuất xứ công nghệ mà một doanh nghiệp đang sử dụng hoặc có thể biết được tỉ trọng các thế hệ công nghệ mà một nhóm ngành đang sử dụng, …

Các đối tượng khác, các cơ sở cung cấp công nghệ có thể “dạo” qua website để thu thập thông tin, để biết trình độ công nghệ của ngành, địa phương đang ở đâu, biết được thị trường công nghệ đang cần gì để chuẩn bị nguồn cung ứng cho phù hợp.

Nhóm nghiên cứu trên cơ sở phân tích hiện trạng trình độ công nghệ của các nhóm ngành, tiềm năng, vị thế và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, phân tích các cơ hội và thách thức đang đặt ra cho Đà Nẵng đã đưa ra một số các đề xuất ở các mức độ khác nhau. Điều quan trọng là sau phần chuyển giao kết quả đánh giá, phương pháp luận và phần mềm cơ sở dữ liệu các cơ quan quản lý của thành phố đã có cơ sở để tự mình nắm bắt được hiện trạng của các đối tượng quản lý, đánh giá mức độ thiết thực và tính khả thi của các đề xuất kết hợp với năng lực thực tế của mình để có được những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, đảm bảo thành công trong quá trình Hội nhập.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy còn có nhiều vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện.