định hướng nghỀ nghiệp cỦa hỌc sinh tẠi … · web viewcó 134 (58.5%) học sinh...

67
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC - TỔ NGỮ VĂN DỰ ÁN ƯƠM MẦM MƠ ƯỚC SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài : ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC 0

Upload: others

Post on 01-Jan-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC - TỔ NGỮ VĂN

DỰ ÁN ƯƠM MẦM MƠ ƯỚC

SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài:

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH

TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Nhóm thực hiện: Nguyễn Thị Thanh (Lớp 11A5) Bùi Thanh Ngọc (Lớp 11A5)

0

Page 2: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

NĂM HỌC 2016-2017

1

Page 3: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

MỤC LỤC

Chương một: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI..........................................................................2

1. Lí do chọn đề tài:...........................................................................................................................................2

2. Lịch sử vấn đề................................................................................................................................................3

3. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................6

5. Phương pháp và quá trình nghiên cứu...........................................................................................................7

6. Cấu trúc của đề tài........................................................................................................................................8

Chương hai: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................................................9

2.1. Nhận thức về việc chọn nghề của học sinh trường thpt thủ đức..................................................................92.1.2. Nhận thức về tầm quan trọng của việc chọn nghề........................................................................92.1.2. NHẬN THỨC VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP...................12

2.2. Thái độ của học sinh đối với việc chọn nghề......................................................................................162.2.1. thái độ đối với việc xác định nghề nghiệp cho bản thân.....................................................................162.2.2. Thái độ đối với những thay đổi trong hình thức thi tốt nghiệp thpt quốc gia..............................202.2.3. Thái độ và đánh giá của học sinh đối với hoạt động hướng nghiệp của nhà trường....................21

2.2. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp.........................................................................................................252.2.1. Việc xác định nghề nghiệp tương lai..........................................................................................252.2.2. Động cơ của việc xác định nghề nghiệp tương lai......................................................................262.2.3. Xu hướng lựa chọn các nhóm nghề nghiệp.................................................................................28

2.2.4. Sự chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai..................................................................................312.2.5. Dự định sau khi tốt nghiệp cấp 3............................................................................................322.2.6. Sự quan tâm của phụ huynh...................................................................................................35

Chương ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................37

3.1. Định hướng chung:...................................................................................................................................38

3.2. Các giải pháp cụ thể:................................................................................................................................383.2.1. Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn hướng nghiệp..................................................................................383.2.2. Tổ chức trải nghiệm nghề nghiệp tại trường......................................................................................393.2.3. Xây dựng các câu lạc bộ phát triển năng khiếu và kĩ năng cho học sinh............................................393.2.4. Đổi mới các buổi hướng nghiệp ở trường sao cho thiết thực và thu hút hơn......................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................40

PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI................................................................................................................41

2

Page 4: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

CHƯƠNG MỘT: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI1. Lí do chọn đề tài:

Thời trung học phổ thông không chỉ mang cho ta những hoài niệm khó phai của

thời áo trắng ngây thơ mà còn mang đến cho ta sự trưởng thành trong thể xác lẫn suy

nghĩ. Ở cái tuổi này chúng ta phải đứng giữa nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp, rối bời

trước hàng trăm câu hỏi rằng : Mình phù hợp với ngành nghề gì? Mình có năng lực

trong những lĩnh vực nào? Liệu rằng khi học xong có thể xin được việc làm hay

không? Làm sao để không chọn sai nghề? Tương lai có cho mình cơ hội làm việc

trong ngành nghề mà mình yêu thích hay không?... Đó là những câu hỏi ta thường đặt

ra để chuẩn bị rẽ bước sang cánh cổng của tương lai và đây cũng là lúc chúng ta rời xa

cái tuổi học trò, rời xa sự bao bọc che chở của gia đình và thầy cô để bắt đầu một cuộc

sống mới – một cuộc sống tự lập hoàn toàn.

Để xoay sở, chi tiêu cho cuộc sống tự lập ấy, trước hết ta cần phải có một nghề

nghiệp trong tay và chính cái nghề ấy sẽ theo ta suốt đời. Nó sẽ nuôi sống chính bản

thân ta trong guồng quay tấp nập bộn bề lo toan của cuộc sống và khi đã có gia đình

thì cái nghề nghiệp ấy sẽ nuôi sống gia đình ta, nuôi lớn con cái ta cho đến khi chúng

trưởng thành và bắt đầu được một cuộc sống tự lập mới. Vì thế, có thể nói việc xác

định nghề nghiệp ngay từ khi còn là một học sinh Trung học phổ thông rất quan trọng.

Nếu ngay từ lúc bước vào cánh cổng của trường trung học phổ thông, chúng ta

bỏ một chút công cố gắng tự tìm hiểu mình, xác định được ngành học để sau này có

thể theo đuổi những ngành nghề phù hợp với mình là lý tưởng. Quyết định ngành học

là một quyết định rất quan trọng, buộc ta phải suy nghĩ kỹ lưỡng trước quyết định của

mình vì nếu “sai một li là đi một dặm”, lúc nhận ra sự lựa chọn sai sót của mình thì đã

quá trễ rồi. Muốn thay đổi cũng chẳng dễ dàng và phần thiệt thòi mình phải gánh chịu

trước tiên.

Vì ý nghĩa quan trọng của việc chọn nghề đối với tương lai của mỗi học sinh

cũng như tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp trong nhà trường chúng tôi muốn

học sinh tại trường Trung học phổ thông Thủ Đức có một cái nhìn sáng suốt về vấn đề

hướng nghiệp, giúp họ nhận ra tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp ngay từ

3

Page 5: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

khi còn là học sinh trung học phổ thông, nhận ra những mặt tích cực và tiêu cực trong

hành vi, nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp sau này. Và thông qua đề tài này,

chúng tôi muốn công tác giáo dục hướng nghiệp tại trường thiết thực bổ ích hơn với

học sinh, tạo cầu nối giữa học sinh và nhà trường.

2. Lịch sử vấn đềCụm từ “định hướng nghề nghiệp” hay “lựa chọn nghề nghiệp” hẳn là không xa

lạ gì đối với mỗi người, đặc biệt là đối với những bạn học sinh đang học dưới mái

trường trung học phổ thông và việc lựa chọn nghề nghiệp này là một vấn đề nan giải

bởi khi đưa ra quyết định chọn nghề là rất khó khăn, rối bời (vì bị chi phối giữa gia

đình và bản thân, giữa năng lực và sở thích, giữa nhu cầu xã hội và độ “hot” của ngành

nghề). Đây cũng là một chủ đề làm tiêu tốn giấy mực của biết bao tờ báo, là một vấn

đề được nhiều sinh viên, nhà nghiên cứu lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu khoa học

của mình.

Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông đã được mọi

người quan tâm chú ý đến từ lâu. Khi gõ vào Google cụm từ “định hướng nghề

nghiệp” sẽ có 594.000 kết quả tìm kiếm với vô số những bài báo nói về vấn đề này.

Gần đây, một bài báo mạng Vnexpress có tựa đề là “ định hướng nghề nghiệp”

được viết vào Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2016 lúc 14:00 đã đưa ra những chia sẻ của

các chuyên gia tư vấn tuyển sinh ở các trường đại học về vấn đề phụ huynh nên cùng

con cái tham gia vào các buổi hướng nghiệp để tìm hiểu và đưa ra những tư vấn chính

xác, thuyết phục nhất, nên lắng nghe nguyện vọng và sở thích của con, cùng con tìm

hiểu, khám phá sở trường, sở thích và khả năng của con cái để giúp con cái có quyết

định đúng đắn khi lựa chọn nghề nghiệp. Bài báo đã đưa ra và đào sâu những giải pháp

rất cụ thể giúp cho phụ huynh và con em mình có điểm chung trong việc lựa chọn

nghề nghiệp sao cho đúng đắn nhưng bài báo chỉ chú trọng vào giải pháp giải quyết

những mâu thuẫn giữa con cái và phụ huynh khi đến tuổi phải lựa chọn một ngành

nghề để theo học chứ chưa làm rõ được sự quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp,

ảnh hưởng của việc chọn sai nghề đến cuộc sống sau này. Chưa nói rõ được những

nguyên nhân dễ dẫn đến việc chọn sai nghề.

4

Page 6: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Hiện nay trên mạng có nhiều thông tin, kiến thức về việc chọn ngành nghề phù

hợp với bản thân, cách để xác định nghề nghiệp thật chính xác, câu hỏi trắc nghiệm để

hướng nghiệp, các phương pháp khám phá bản thân và định hướng nghề nghiệp, ... chỉ

cần bỏ một chút ít thời gian là có thể tìm ra ngay những thông tin này. Các bài báo, bài

viết về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông đa số đều mổ xẻ được

những vấn đề cơ bản khi lựa chọn nghề nghiệp nhưng chúng chưa đề cập sâu đến các

nguyên nhân, thực trạng, nhận thức của học sinh như thế nào.

Một số khóa luận, luận văn, luận án nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của

học sinh THPT tiêu biểu như luận văn thạc sĩ xã hội học của Đỗ Thị Ngọc Chi năm

2013 với tên đề tài là “Định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên

địa bàn thành phố Hải Phòng”. Luận văn này đã khai thác và mổ xẻ vấn đề định hướng

nghề nghiệp của học sinh THPT một cách chi tiết và khá đầy đủ. Tác giả đã phân tích

thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh trường trung học phổ thông Mạc Đĩnh

Chi dựa trên các yếu tố: mức độ quan tâm đến nghề nghiệp tương lai, dự định về nghề

nghiệp tương lai, sự lựa chọn ngành nghề, những lí do chọn nghề, các yếu tố quan

trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề tương lai của học sinh Trung học phổ

thông, những vấn đề học sinh Trung học phổ thông quan tâm khi lựa chọn nghề

nghiệp, những khó khăn mà học sinh gặp phải khi lựa chọn nghề, v.v. Bên cạnh đó còn

đề cập các nhân tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ

thông. Chúng được chia thành nhân tố chủ quan (nhu cầu, động cơ nghề nghiệp, hứng

thú nghề nghiệp, năng lực nghề nghiệp) và các nhân tố khách quan (gia đình, nhà

trường, bạn bè, truyền thông đại chúng).

Đề tài của chúng tôi tuy không mới mẻ song định hướng nghề nghiệp dành cho

giới trẻ nhất là đối tượng học sinh THPT không bao giờ là đề tài lạc hậu và vô nghĩa

khi thực trạng định hướng nghề nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chưa khắc phục.

Lợi ích và ý nghĩa thực tiễn của nó mang đến trước hết cho đối tượng học sinh tại

trường THPT Thủ Đức.

3. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu:

5

Page 7: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Với đề tài “Định hướng nghề nghiệp của học sinh tại trường THPT Thủ

Đức” chúng tôi tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học

sinh tại trường THPT Thủ Đức ở ba bình diện: nhận thức, thái độ và xu hướng và đồng

thời nêu ra được nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn nghề nghiệp của

học sinh Thủ Đức; Làm rõ được những mặt tích cực và tiêu cực ở nhận thức và hành vi

chọn nghề của học sinh. Từ đó giúp họ nhận ra những mặt tốt và chưa tốt trong nhận

thức và hành vi của họ. Và qua đây chúng tôi mong muốn đưa ra những giải pháp tích

cực cho nhà trường về công tác hướng nghiệp cho học sinh tại trường. Từ đó công tác

hướng nghiệp của nhà trường sẽ đáp ứng được được mong muốn và nhu cầu của học

sinh, tạo sự hứng thú và đẩy mạnh được kết quả tốt trong những hoạt động hướng

nghiệp.

Bên cạnh đó, qua đề tài này, chúng tôi cũng muốn cho thấy rằng tác động (phụ

huynh, bạn bè, xã hội) đến với sự lựa chọn ngành nghề của học sinh và cho thấy tình

hình hiện tại về công tác hướng nghiệp tại trường thông qua các hoạt động hướng

nghiệp mà nhà trường đã tổ chức, tác động hướng nghiệp từ các bộ môn học trên lớp

(là những tiết học chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ngắn về việc chọn nghề,…)

* Câu hỏi nghiên cứu:

1. Học sinh trường THPT Thủ Đức có nhận thức và thái độ như thế nào về việc định

hướng nghề nghiệp?

2. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trường THPT Thủ Đức như thế nào?

3. Có những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động hướng nghiệp

trong nhà trường?

6

Page 8: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với đề tài “Đinh hướng nghề nghiệp của học sinh tại trường THPT Thủ

Đức” nhóm tác giả đã tiến hành làm một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi trên Google

Drive tại địa chỉ email : [email protected] với tựa đề “ Tìm hiểu định

hướng nghề nghiệp của học sinh THPT Thủ Đức” hướng đến khoảng 300 bạn học sinh

của cả ba khối lớp 10,

11 và 12 tại trường

THPT Thủ Đức trong

khoảng từ ngày 26

tháng 10 năm 2016 đến

hết ngày 2 tháng 11

năm 2016.

Chúng tôi đã thu được

273 phiếu trả lời, trong

đó:

7

Page 9: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Có 81 HS khối 10 (29,7%), 99 HS khối 11 (36,3%) và 93 HS khối 12 (34,1%)

Về học lực: có 111 HS Giỏi (40,7%), 139 HS Khá (50,9%), 19 HS Trung bình

(7%) và 4 HS Yếu (1,5%)

Về hạnh kiểm: Tốt: 259 HS (94.9%), Khá: 11 HS (4%), Trung bình: 3 HS

(1,1%)

5. Phương pháp và quá trình nghiên cứuVới đề tài này, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau

để thu hoạch kết quả khảo sát. Cụ thể là :

Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi : chúng tôi đã sử dụng phương pháp

này để khảo sát, thu thập thông tin, lấy dữ liệu về thực trạng cũng như nhận thức của

gần 300 bạn học sinh tại trường THPT Thủ Đức bằng một bảng câu hỏi được xây dựng

một cách logic, có nguyên tắc dựa trên nội dung của đề tài.

Phương pháp thống kê : sau khi đã thu thập được đầy đủ thông tin dữ liệu ,

chúng tôi dùng phương pháp thống kê để tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các

đặc trưng của việc lựa chọn ngành nghề của học sinh nhằm phục vụ cho quá trình phân

tích, dự đoán và ra quyết định.

Phương pháp phân tích số liệu là phương pháp thứ ba mà chúng tôi sử dụng

trong bài nghiên cứu này. Chúng tôi sử dụng nó để tìm ra ý nghĩa của việc thống kê

các thông tin, dữ liệu, giúp khái quát, đánh giá về việc chọn nghề nghiệp.

Phương pháp tổng hợp là phương pháp cuối cùng mà chúng tôi sử dụng.

Chúng tôi dùng nó để khái quát lại vấn đề một lần nữa và từ đó , dựa trên những gì mà

chúng tôi tổng hợp được chúng toi đưa ra kết luận và giải pháp cho vấn đề .

Để hoàn thành được đề tài này, đầu tiên chúng tôi lập một bảng khảo sát trên

Google Drive và nhờ 273 bạn học sinh tại trường Thủ Đức tham gia trả lời khảo sát.

Tiếp đó chúng tôi dùng phương pháp thống kê để tổng hợp, trình bày số liệu và tính

toán phục vụ cho quá trình viết đề tài của chúng tôi. Sau khi đã có thống kê xong

chúng tôi tiếp tục dùng phương pháp phân tích số liệu để đánh giá khái quát về thông

tin, số liệu được thống kê nêu trên. Và cuối cùng chúng tôi dùng phương pháp tổng

hợp để đưa ra kết luận, tìm ra giải pháp thích hợp cho vấn đề.

8

Page 10: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

6. Cấu trúc của đề tài Đề tài “Định hướng nghề nghiệp của học sinh tại trường THPT Thủ Đức”

được chúng tôi chia thành 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu

1.1 Lí do chọn đề tài

1.2 Lịch sử vấn đề

1.3 Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5 Phương pháp và quá trình nghiên cứu

1.6 Cấu trúc của đề tài

Chương hai: Báo cáo kết quả nghiên cứu

2.1. Nhận thức của học sinh về việc chọn nghề

2.2. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp

2.3. Các yếu tố tác động đến việc chọn nghề của học sinh

2.4. Đánh giá của học sinh về công tác hướng nghiệp trong nhà trường

Chương ba: Kết luận và kiến nghị

Chương hai: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. NHẬN THỨC VỀ VIỆC CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Nhận thức là một yếu tố quan trọng trong số những nhân tố ảnh hưởng tới hành

vi và cách ứng xử của con người trước một sự việc. Nhận thức có thể là nguyên nhân

động cơ của hành vi, có thể điều chỉnh hành vi, ngăn cản hành vi, v.v.. Tuy nhiên nhận

thức lại là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt. Từ bảng câu hỏi chúng tôi tìm hiểu

nhận thức của học sinh thông qua hai khía cạnh: nhận thức về tầm quan trọng của việc

chọn nghề và nhận thức về các yếu tố tác động đến việc chọn nghề.

9

Page 11: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

2.1.2. Nhận thức về tầm quan trọng của việc chọn nghề

Học sinh có nhận thức tốt về tầm quan trọng của việc chọn nghề thường xác định

nghề sớm và có sự chuẩn bị tích cực cho tương lai. Tuy nhiên ngay cả khi học sinh xác

định được nghề chưa hẳn chúng đã có nhận thức tốt về việc chọn nghề. Bởi việc chọn

nghề của học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nữa.

Ở câu số 2, những

học sinh có không quan

tâm đến việc chọn nghề

(1,9%), chưa có thời gian

tìm hiểu kĩ (32,1%) chắc

hẳn có nhận thức chưa

tốt về tầm quan trọng của

việc chọn nghề.

Nhận thức về tầm quan trọng của việc chọn nghề thể hiện trong suy nghĩ của học

sinh về việc chọn sai nghề và thời điểm bắt đầu cho việc định hướng nghề nghiệp

trong tương lai.

Ở câu 7, đa phần học sinh trường THPT Thủ Đức đều chọn câu trả lời chọn sai

nghề ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống mai sau đặc biệt là học sinh 12. Câu trả lời này

biểu thị cho việc họ có hiểu biết về tình trạng của bản thân và cuộc sống sau này rằng

chỉ “sai một li là đi một dặm”.

Tiếp theo con số chọn việc chọn sai nghề ảnh hưởng đến cuộc sống một cách vừa

phải vời số lượng không ít. Nhưng theo kết quả khảo sát đa phần là đã có kế hoạch dự

trù cho việc chọn sai nghề. Những học sinh này cũng có ý thức chọn nghề nhưng vẫn

chưa cao đặc biệt là đối với học sinh chưa có kế hoạch dự trù gì. Họ vẫn chưa nhận

thức được tính quan trọng của vấn đề mình sắp phải gặp phải

Có rất học sinh chọn câu trả lời là ảnh hưởng nhỏ hoặc không đáng kể. Hầu hết

học sinh chọn câu trả lời này là 11 và 12 và hầu hết là học sinh có học lực không được

tốt và đều xác định đi làm ngay hoặc du học nếu không vào đại học. Họ nhận thức

10

không quan tâm

không biết mình phù hợp với ngành gì

chưa có thời gian tìm hiểu kĩ

không có thông tin về ngành nghề phù hợp

khác

10 - 1,9%

128 - 61,2%

67 - 32,1%

50 - 23,9%

4 - 4,8%

Lý do chưa xác định được nghề

Page 12: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

được lực học của bản thân để đưa ra phương án chọn nghề nhưng ý thức chọn nghề

chưa cao khi chưa nhận ra hậu quả của việc chọn sai nghề.

193 - 70.7%

74 - 27.1%

6 - 2.2%

Sự ảnh hưởng khi chọn sai nghề

lớn hoặc đáng kểvừa phảinhỏ hoặc không đáng kể

Về thời điểm bắt đầu chuẩn bị cho việc định hướng nghề nghiệp tương lai, có

khoảng 27.5% học sinh chọn xác định nghề nghiệp vào cấp 2 và 63% xác định nghề

nghiệp vào đầu cấp 3 (đầu lớp 10,11). Những học sinh chọn câu trả lời này rất nhiều

chiếm đại đa số học sinh tham gia khảo sát và đây cũng là câu trả lời mà đa số mọi

người đều sẽ chọn.

Tuy nhiên, vẫn có 8.3% học sinh xác định chọn cuối cấp 3 và 1,1% là khi vào đại

học. Những học sinh này đều có ý thức chọn nghề chưa cao và phần lớn trong đây đều

là những học sinh chưa chắc chắn về nghề nghiệp

11

Page 13: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

từ cuối cấp 227.5%

từ đầu cấp 3(10,11)

63%

từ cuối cấp 38.4%

từ khi vào đại học1.1%

Thời điểm bắt đầu định hướng nghề nghiệp tương lai

từ cuối cấp 2 từ đầu cấp 3(10,11) từ cuối cấp 3 từ khi vào đại học

Từ những thông số trên, có thể thấy số học sinh xác định nghề vào cuối cấp 3 và

khi vào đại học có số lượng không đáng kể so vói học sinh chọn xác định nghề vào

cuối cấp 2 và đầu đại học.

Các em học sinh khi bước vào THPT đã có dự định sơ khởi cho nghề nghiệp

tương lai của mình. Tuy nhiên do quá trình học cấp ba có sự khác nhau về học lực các

môn và nhận thức về việc chọn nghề tốt hơn nên các em có xu hướng đắn đo về việc

chọn nghề và suy nghĩ khó khăn hơn trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp xuyên

suốt quãng thời gian học cấp ba. Từ những việc đó gây nên nỗi khó khăn cực lớn đối

với nhà trường, phụ huynh và đối với bản thân mỗi học sinh.

Đa phần học sinh trường trung học phổ thông Thủ Đức có nhận thức tốt về tính

quan trọng của việc chọn nghề nhưng bên cạnh đó cũng còn một số học sinh chưa

nhận thức được hậu quả của việc chọn sai nghề.

2.1.2. NHẬN THỨC VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Ở câu 4, trong số những động cơ của những học sinh đã chọn được nghề dù chưa

chắc chắn, cao nhất là sở thích (74%) và sở trường (32%), tiếp đến là lực học (13%) và

12

Page 14: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

nhu cầu xã hội (14,7%). Nhìn chung đây chính là những yếu tố ảnh hưởng nhiều và

phổ biến tới hành vi lựa chọn nghề nghiệp.

Tuy nhiên kết quả khảo sát từ câu 4 chưa cho thấy rõ nhận thức của học sinh về

các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn nghề nghiệp vì người khảo sát có thể chọn

một hoặc nhiều phương án và không phân biệt động cơ nào là chính nào là phụ, lí do

nào là chủ yếu nào là không chủ yếu. Vì vậy chúng tôi đưa ra 4 sự lựa chọn là:

1) Năng lực của bản thân

2) Sở thích sở trường của bản thân

3) Điều kiện kinh tế gia đình

4) nhu cầu nhân lực mà xã hội cần

Và cho học sinh tham gia khảo sát sắp xếp theo thứ tự về mức độ quan trọng của

các yếu tố chọn nghề. Chúng tôi nhận thấy rằng :

năng lực bản thân49,1%

sở thích, sở trường của bản thân

35,5%

điều kiện gia đình9,9%

nhu cầu nhân lực của xã hội 5,5%

Mức độ quan trọng của các yếu tố đối với lựa chọn nghề nghiệp

13

Page 15: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Số học sinh chọn năng lực bản thân là yếu tố quan trọng nhất (134 học sinh)

chiếm 49,1%. Những học sinh này có nhận thức về sự phù hợp của bản thân đối với

nghề nghiệp của mình chọn để tăng cơ hội việc làm và phát triển năng lực của mình

trong tương lai.

Có 97 bạn học sinh cho là yếu tố sở thích, sở trường của bản thân là quan trọng

nhất (chiếm 35,5%). Số lượng học sinh chọn câu trả lời này tương đối cao. Những học

sinh này phân định rõ ý thích của bản thân với những ý kiến xung quanh . Từ đó đưa

ra nghề nghiệp mình chọn, điều này mang tính tích cực vì nó mang lại sự thích thú

trong công việc và có thể mang lại sự thành công, nhưng cũng sẽ có trường hợp không

phù hợp với ngành nghề do không đủ năng lực, trình độ , kỹ năng cần thiết đối với

nghề dẫn đến cơ hội việc làm thấp; xã hội không có nhu cầu nhân lực về ngành nghề

đó nhiều;....

Lại có 27 học sinh cho rằng yếu tố điều kiện kinh tế gia đình là quan trọng nhất

(chiếm 9,9%). Đây là câu trả lời mang tính hai chiều. Đầu tiên học sinh có thể dễ dàng

kiếm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, rồi sau đó dễ dàng phát triển nghề nghiệp

một cách nhanh chóng. Tuy nhiên học sinh cũng có thể dễ dàng chán nản đối với

ngành nghề đó hoặc nhận ra bản thân không thích hợp với nó.

Chỉ có 15 học sinh cho rằng yếu tố nhu cầu nhân lực của xã hội là quan trọng

nhất (chiếm 5,5%). Đây là câu trả lời nhiều mâu thuẫn vì nếu nhu cầu nhân lực xã hội

thiếu thì cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp là rất cao nhưng nếu điều kiện gia

đình thấp, không đủ năng lực trong ngành nghề đó hoặc không có đam mê đói với

ngành đó thì không thể theo đuổi được ngành đó một cách lâu dài.

14

Page 16: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Kết quả trên cho thấy đánh giá của học sinh về mức độ ảnh hưởng khác nhau của

các yếu tố tới hành vi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trường THPT Thủ Đức.

Trong đó, số học sinh cho rằng năng lực của bản thân là quan trọng nhất chiếm số

lượng lớn nhất, tiếp đó là chọn nghề theo sở thích, sở trường cá nhân và sau đó là các

yếu tố điều kiện gia đình và nhu cầu nhân lực cũa xã hội. Nhìn chung các yếu tố ấy

vẫn tồn tại hai mặt: lợi và hại nhưng nếu học sinh biết đầu tư thời gian, học tập và có

quyết tâm theo đuổi nghề thì những mặt hại đó sẽ giảm xuống và tăng mặt lợi lên.

Kết quả khảo sát phản ánh một tâm lí có thực và phổ biến trong giới học sinh, đó

là quá để tâm đến chuyện thi cử, đậu rớt (liên quan đến năng lực, lực học) mà xem

nhẹ, thậm chí là phớt lờ những yếu tố còn lại, đặc biệt là nhu cầu nhân lực của xã hội.

Ngoài các yếu tố kể trên học

sinh còn chọn nghề theo bạn bè,

theo xu hướng thịnh hành trong

xã hội, tiềm năng phát triển của

nghề, v.v. tuy những động cơ

này không nhiều.

Hiện nay có một bộ phận không

nhỏ học sinh có tâm lý đặt nặng

15

Page 17: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

bằng cấp, xem việc học đại học là bắt buộc. Ở câu 8, hỏi về dự định sau khi học xong

cấp 3, có đến 73,3% học sinh chọn phương án chỉ học đại học hoặc đi du học, 21% sẽ

học cao đẳng và trung cấp nếu không đậu đại học. Học đại học là nguyện vọng chính

đáng nhưng xu hướng xem đại học là con đường duy nhất khi chọn chỉ học đại học lại

là một điều đáng lo ngại.

chỉ học đại học hoặc đi du học

73,3%

học trung cấp hoặc cao đẳng nếu không

đậu đại học21,2%

chỉ học cao đẳng1,5%

chỉ học nghề1,8%

đi làm ngay2,2%

Dự định sau khi tốt nghiệp cấp ba

Đặt ra giả thiết việc học sinh bằng mọi giá vào đại học nên có xu hướng xem

trọng yếu tố trường đại học hơn những yếu tố khác khi lựa chọn nghề nghiệp, chúng

tôi đã đưa ra một trường hợp giả định cho học sinh: Nếu phải lựa chọn giữa một ngành

bạn thích nhưng phải học trường bạn không thích và một ngành bạn không thích

nhưng được học một trường mà bạn thích thì bạn sẽ chọn ngành hay chọn trường, và

nhận được kết quả như sau:

Có 239 học sinh - 87.5%) chọn ngành theo nghề mà mình theo học. Có 34 học

sinh (12.5%) chọn trường mặc dù không có ngành mình theo học. Học sinh không

nhận thức được tính quan trọng của việc chọn sai nghề mới chọn câu trả lời này vì có

thể trong trường đó không hề có ngành nghề nào phù hợp với mình.

Con số này cho thấy học sinh trường THPT Thủ Đức ý thức được tính nghiêm

trọng của vấn đề chọn sai nghề. Phần lớn có ý thức nhận định về việc chọn nghề

nhưng vẫn còn số ít học sinh chưa nhận ra hậu quả của việc chọn sai nghề tuy nhiên số

lượng không đáng kể.

16

Page 18: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Tóm lại số lượng học sinh trường

THPT Thủ Đức có sự quan tâm về

chọn nghề tương đối cao cho thấy

nhận thức của học sinh về việc chọn

nghề khá tốt. Học sinh chủ yếu dựa

vào khả năng bản thân và tiêu chí

tuyển sinh cũng như nhu cầu tuyển

nhân lực của xã hội để chọn nghề. Những học sinh có sở trường về lĩnh vực nào thì sẽ

chọn nhóm nghề có lĩnh vực ấy. Tuy nhiên nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng tới

quyết định chọn nghề vẫn còn những điểm chưa thực sự hợp lý, cần điều chỉnh.

2.2. Thái độ của học sinh đối với việc chọn nghề

2.2.1. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP CHO BẢN THÂN* Đối với những học sinh chưa xác định hoặc chưa chắc chắn

Câu 2 trong bảng hỏi tìm hiểu nguyên nhân việc học sinh chưa xác định hoặc

chưa chắc chắn về nghề nghiệp tương lai. (Các lựa chọn: Không quan tâm đến việc

chọn nghề/ Không biết mình phù hợp với nghề gì/Chưa có thời gian tìm hiểu kĩ/Không

có thông tin về ngành học, nghề phù hợp). Có tới 62/273 không làm câu này do những

học sinh này chọn phướng án c câu 1 (có lựa chọn nghề nghiệp chắc chắn). Một người

có thể chọn nhiều phương án. Kết quả như sau:

Lí do được lựa chọn nhiều nhất đó là “không biết mình phù hợp với ngành gì”

(128/211 = 61,2%). Đây có vẻ là lí do dễ thông cảm, dễ chấp nhận nhưng có thể thấy

là học sinh có nhận thức về bản thân chưa tốt thậm chí ý thức chọn nghề chưa cao.

Nhận thức nghề nhiệp liên quan chặt chẽ tới nhận thức về bản thân.

17

chọn ngành87,5%

chọn trường12,5%

Lựa chọn của học sinh giữa ngành và trường

Page 19: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Tiếp đến là lí do “chưa có thời gian tìm hiểu kĩ” và “không có thông tin về

ngành, nghề phù hợp”, cả hai lí do này tổng cộng là 117 (56%), một con số không nhỏ.

Con số đó cho thấy lí do học sinh chưa xác đinh được nghề hay chưa chắc chắn xuất

phát từ việc học sinh chưa đầu tư thời gian cho việc chọn nghề và ý thức chọn nghề

chưa cao.

Có 4 học sinh không quan tâm đến việc chọn nghề và 10 trường hợp nêu lí do

khác. Đáng chú ý là một trường hợp do liên quan tới nhiều vấn đề của gia đình, một

trường hợp do tác động của gia đình, một trường hợp do mong muốn của cha mẹ, một

trường hợp sợ không đủ khả năng và tất cả đều là học sinh khá lớp 11. Ngoài ra một

học sinh giỏi của lớp 12 vẫn còn đam mê khác. Những trường hợp này chưa quyết

đoán trong vấn đề chọn nghề, chưa xác định được cái cần thiết cho bản thân.

Hầu hết các trường hợp chưa xác định được nghề (42 học sinh chọn phương án

a câu 1) đều chọn lí do chưa biết mình phù hợp với ngành gì, hoặc chưa có thời gian

tìm hiểu kĩ).

Nói chung lí do chưa xác định nghề chủ yếu vì học sinh vẫn chưa tích cực chủ

động hay nói cách khác là học sinh có thái độ chưa tốt trong việc chọn nghề. Tuy

nhiên lượng học sinh không quan tâm lại rất ít chứng tỏ đa phần học sinh cũng đã ý

thức nhất định đến việc này.

* Đối với các học sinh đã xác định nghề nghiệp hoặc chưa chắc chắn:

Thái độ của học sinh đối với định hướng nghề nghiệp còn được thể hiện câu 5

18

Page 20: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Có 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành

( bao gồm những học sinh chọn nhièu đáp án) bao gồm 32 học sinh lớp 10, 20 học sinh

11, 82 học sinh 12. Trong đó 2 học sinh 11 và 1 học sinh 12 chưa xác định được nghề

nghiệp, 41 học sinh đã chắc chắn nghề nghiệp cho bản thân (6/41 học sinh giỏi lớp 10,

21/41 học sinh 12, 14/41 học sinh 11). Những học sinh chọn câu trả lời này là những

học sinh có sự quan tâm trong việc chọn nghề đặc biệt là đối với học sinh khối 12.

Có 84 (36.7) học sinh chọn vạch ra kế hoạch cụ thể và tỉ lệ học sinh giữa các

khối cũng giống như tỉ lệ ở tìm kiếm thông tin tuy nhiên số lượng học sinh chọn

phương án này vẫn chưa nhiều so vơi việc tìm kiếm thông tin. Học sinh có sự quyết

tâm cao trong việc thi vào ngành đó và đặc biệt là đối với học sinh khối 12 vì học sinh

khối 12 không còn nhiều thời gian để chuẩn bị lại từ đầu nữa mà tất cả đã phải sẵn

sàng để thi và ngược lại học sinh lớp 10 còn nhiều thời gian nên vẫn chưa có nhiều học

sinh đầu tư vạch ra kế hoạch cụ thể để thi chuyên ngành.

Có 107 (46.7%) câu trả lời là đã tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè và người đi

trước. Những học sinh chọn phương án này có ý thức chọn nghề tốt, biết tham khảo ý

kiến của người khác rồi mới đưa ra quyết định.

Những học sinh chọn câu trả lời trên có ý thức chọn nghề cao, chịu đầu tư thời

gian tìm tòi thông tin liên quan. Hầu hết những học sinh chọn câu trả lời này là học

sinh lớp 12 tức là chúng đều đã có những bước chuẩn bị thi vào những ngành nghề mà

mình muốn. Tiếp theo sau đó là học sinh 11, chứng tỏ chúng đã có sự chuẩn bị cho

năm kế tiếp và sau cùng học sinh khối 10 có số lượng cực kì thấp so với khối 11 và

19

Page 21: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

khối 12 do chúng mới thi vào cấp ba nên việc chuẩn bị cho nghề nghiệp chưa thực sự

được quan tâm và chuẩn bị như những học sinh khối trên.

Ngoài ra, còn có 8 học sinh (3.5%) chọn câu trả lời khác như: học tiếng nhật,

tiếng pháp,... Những học sinh này đều đã chuẩn bị cho những môn học ngoại khoá để

đầu tư phát triển bản thân trong các mối quan hệ ngoại quốc.

Như vậy đa số những học sinh có ít nhiều định hướng nghề nghiệp có thái độ tốt

với việc chọn nghề. Đây là cũng là điều dễ hiểu.

Thái độ đối với việc chọn nghề của mỗi cá nhân còn thể hiện ở việc xác định thời

điểm băt đầu chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Xác định thời điểm càng sớm càng

có thái độ tích cực.

Đối với việc xác định nghề nghiệp của bản thân, bên cạnh một số học sinh có chủ

động, tích cực, phần nhiều học sinh có thái độ tốt.

2.2.2. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG HÌNH THỨC THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA

Tháng mười vừa qua, Bộ giáo dục và đào tạo đã chính thức thông báo phương

án thi tốt nghiệp THPT quốc gia, với một số điểm khác so với cuộc thi năm 2015-

2016. Sự thay đổi này gây sự quan tâm lớn trong dư luận, đặc biệt là phụ huynh và học

sinh THPT, những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những thay đổi này. Học sinh

trường THPT Thủ Đức sẽ có thái độ phản ứng như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó,

chúng tôi đã đưa vấn đề này vào bảng hỏi và thu được kết quả như sau:

20

Page 22: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Có tới 153 (56%) học sinh lo lắng, hoang mang về việc thay đổi. Sự thay đổi

quy chế thi thực sự ảnh hưởng tới nhiều học sinh khiến họ không biết phải làm gì.

Có 98 học sinh (35.9%) học sinh bình thường trước vấn đề này và còn có 21

học sinh(7.7%) không quan tâm đến sự thay đổi này. Những thay đổi thực sự không

ảnh hưởng gì nhiều đến số học sinh này vì chúng tự tin vào bản thân tin vào sức lực

của mình và cho rằng sự thay đổi lần này thật sự không ảnh hưởng gì lớn đến kết quả.

21

Page 23: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

2.2.3. Thái độ và đánh giá của học sinh đối với hoạt động hướng nghiệp

của nhà trường

* Đánh giá của học sinh về các hoạt động phát triển năng khiếu và kĩ năng cho

học sinh trong nhà trường:

Chúng tôi đưa ra câu hỏi: Các hoạt động phát triển năng khiếu và kĩ năng cho

học sinh trong nhà trường đã đáp ứng được nhu cầu của bạn chưa? Và chúng tôi đã

nhận được kết quả khảo sát như sau:

Có 118 học sinh chọn câu trả lời (43.2%) là đã đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Những học sinh đã đáp ứng được nhu cầu của mình có số lượng khá tương đối chúng

tỏ hoạt động của trường cũng giúp ích được rất nhiều học sinh.

133 (48.7%) học sinh chọn câu trả lời chưa đáp ứng được nhu cầu của mình.

Những học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu của mình số lượng rất nhiều thậm chí còn

nhiều hơn học sinh đã đáp ứng chúng tỏ hoạt động của trường vẫn chưa giúp được

nhiều học sinh trong trường, công tác trường vẫn chưa thực sự hiệu quả.

22 (8.1%) học sinh chọn câu trả lời cso ý kiến khác như không biết, không đáp

ứng nhiều,... Các ý kiến khác như không biết, không đáp ứng được nhiều một lần nữa

chứng tỏ rằng công tác trường vẫn chưa thực sự hiệu quả và giúp ích nhiều cho học

sinh trong trường

đã đáp ứng43,2%

chưa đáp ứng

48,7%

khác8,1%

Hoạt động hướng nghiệp của trường có đáp ứng nhu cầu của học sinh không?

đã đáp ứng chưa đáp ứng khác

22

Page 24: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Nhìn chung hoạt động của trường vẫn chưa thực sự giúp ích gì nhiều cho học

sinh trong trường do số lượng học sinh đã đáp ứng được nhu cầu còn rất thấp

* Sự quan tâm của học sinh đối với các hoạt động hướng nghiệp:

Ở đây chúng tôi đã đưa ra một câu hỏi nhằm biết được học sinh quan tâm đến

hoạt động nào: Bạn quan tâm đến những hoạt động nào dưới đây? (và bạn sẽ sắp xếp

thời gian để tham dự nếu có thể). Sau khi khảo sát chúng tôi nhận được kết quả như

sau:

Tham quan học tập về nghề nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng nhà máy, xí

nghiệp: 195 học sinh (71.4%). Rất nhiều học sinh chọn câu tả lời này chúng tỏ hầu hêt

học sinh đều quan tâm muốn tìm hiểu môi trường làm việc của nghề đó. Điều này

chúng tỏ học sinh có ý thức rất cao trong việc chọn nghề

Hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá với chủ đề hướng nghiệp: 138 học sinh

(50.5%). Cũng có rất nhiều học sinh chọn hoạt động này chúng tỏ học sinh muốn có

nhiều chủ đề hơn về hướng nghiệp tại trường. Học sinh có ý thức chọn nghề cao muốn

trường tổ chức thêm hoạt động hướng nghiệp ròi từ đó chọn ngành phù hợp

Ngày hội tư vấn tuyển sinh: 97 học sinh (35.5%). Học sinh chọn câu trả lời này

đa phần muốn tìm hiểu nghiên cứu về nhu cầu số lượng tuyển sinh để đưa ra kế hoạch

thi vào ngành vào trường thích hợp chứng tỏ học sinh có sự linh động trong công tác

chọn nghề

Tư vấn hướng nghiệp tập trung dưới cờ: 43 học sinh (15.8%). Học sinh chọn

câu này cũng đa phần hi vọng trường hướng nghiệp dưới cờ cho toàn thể học sinh biết

rõ hơn về công tác chọn nghề. Những học sinh này có tính tập thể cao và có ý thức

muốn tìm hiểu thêm về công tác hướng nghiệp tại trường

Hoạt động khác: 13 học sinh (4.8%). Học sinh chọn câu trả lời này đa phần

muốn có một hoạt động nào đó thật mới mẻ và thật thiết thực từ nhà trường để giúp

học sinh chọn nghề. Những học sinh này có nhận thức khá cao và mong chờ sự đột

phá trong công tác hướng nghiệp

23

Page 25: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

tham quan học tập về nghề nghiệp tại các trường đại học, cao đăng, nhà máy, xí nghiệp,...

hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá với chủ đề hướng nghiệp

ngày hội tư vấn tuyển sinh

tư vấn hướng nghiệp tập trung dưới cờ

hoạt động khác

71.40%

50.50%

35.50%

15.80%

4.80%

sự lựa chọn của học sinh về các hoạt động hướng nghiệp

Hầu hết các hoạt động đều gây hứng thú cho học sinh nhất là hoạt động tham

quan và cũng có những học sinh mong chờ những hoạt động xuất sắc hơn về việc

hướng nghiệp

* Về hứng thú của học sinh dành cho công tác hướng nghiệp của trường. (câu

14)

Có khoảng 46% học sinh

hứng thú về hoạt động của trường.

Con số tương đối cao chứng tỏ hoạt

động của trường đã lôi kéo được số

đông học sinh. Tuy nhiên có 44%

học sinh không quan tâm đến hoạt

động của trường và khoảng 10% học sinh không biết đến hoạt động hướng nghiệp của

trường. Điều này cho thấy hoạt động của trường vẫn chưa nổi trội và lôi kéo được số

đông học sinh quan tâm.

24

có hứng thú46%

không hứng thú 44%

không biết đến hoạt động hướng nghiệp của

trường10%

Page 26: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Hoạt động hướng nghiệp cần tổ chức quy mô hơn nữa và cần đổi mới để lôi kéo

học sinh tham gia nhiều hơn.

*Mức độ quan tâm của giáo viên từng bộ môn đối với việc hướng nghiệp cho

học sinh

Bộ môn có nhiều học sinh chọn là có đề cấp nhiều nhất đến việc chọn nghề

nhiều nhất là văn(141 học sinh - 51.6%) rồi tới bộ môn ngoại ngữ (103 học sinh –

37.7%), sau đó tới bộ môn GDCD (91 học sinh – 33.3%) rồi lần lượt tới mấy môn

khác

25

Page 27: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

văn

toán

ngoại ngữ

hoá

sinh

sử

địa

GDCD

tin học

thể dục-ANQP

nghề

52%

26%

38%

28%

24%

18%

12%

17%

33%

11%

11%

19%

Những môn học đề cập đến nội dung hướng nghiệp cho học sinh

Hầu hết giáo viên các bộ môn đều để tâm đến vấn đề chọn nghề của học sinh

đặc biệt là môn xã hội vì để giúp học sinh bước vào đời dễ dàng họ thường trao đổi

vấn đề chọn nghề với học sinh của mình.

2.2. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp

2.2.1. Việc xác định nghề nghiệp tương lai

Đối với câu hỏi “bạn đã xác định được nghề nghiệp mà mình muốn làm sau này

chưa?” có 42 (15,4%) học sinh chưa xác định được nghề nghiệp, 62 (22,7%) học sinh

đã chắc chắn về nghề nghiệp và 172 (61,9%) học sinh chưa chắc chắn nghề nghiệp.

Như vậy, tỉ lệ học sinh trường THPT Thủ Đức đã xác định nghề nghiệp (chắc chắn và

chưa chắc chắn) tương đối cao (84,6%).

Trong đó tỉ lệ

học sinh mỗi khối

là:

Lớp 10: tham

gia khảo sát tổng là

80 trong đó học sinh

giỏi có 72 giỏi chỉ

26

Page 28: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

có 8 học sinh khá và 13 trường hợp đã chắc chắn xác định được nghề nghiệp , 13

trường hợp chưa xác định, 56 trường hợp là chưa chắc chắn.

Lớp 11: có 99 học sinh tham gia thì có 9 học sinh trung bình và 1 học sinh yếu và

11 học sinh giỏi tham gia và có 19 trường hợp là đã xác định được nghề nghiệp, 19

trường hợp chưa xác định được nghề nghiệp, 61 trường hợp chưa chắc chắn.

Lớp 12: tổng cộng có 93 học sinh tham gia sát khảo có 22 học sinh giỏi, 3 học

sinh yếu, 10 học sinh trung bình (1 trường hợp hạnh kiểm trung bình) thì có 10 trường

hợp chưa xác định nghề nghiệp và 30 trường hợp đã chắc chắn nghề nghiệp.

Khối 12 có số học sinh xác định chắc chắn nghề nghiệp cao nhất, chưa xác định

thấp nhất. Học lực và hạnh kiểm của học sinh không ảnh hưởng nhiều đến việc xác

định nghề nghiệp.

2.2.2. Động cơ của việc xác định nghề nghiệp tương lai

Câu 4 của bảng khảo sát chỉ dành cho các học sinh đã xác định nghề dù chưa

chắc chắn nhằm tìm động cơ cho hành vi lựa chọn nghề nghiệp.

Động cơ lớn nhất thúc đẩy học sinh lựa chọn nghề nghiệp là sở thích, có 164 học

sinh (71%) chọn “vì tôi thích nghề này”. Thứ nhì là sở trường, có 74 học sinh (32%

chọn “tôi có những phẩm chất thích hợp với nghề”, tiếp theo là nhu cầu xã hội với 34

học sinh (14,7%) và lực học (phù hợp với lực học hiện tại của tôi) với 30 học sinh

27

Page 29: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

chọn (13%). Tổng cộng các trường hợp học sinh chọn theo sở thích, sở trường, nhu

cầu xã hội và lực học là 218 học sinh chọn chiếm phần lớn số lượng học sinh tham gia

khảo sát. Điều đó cho thấy học sinh có sự đầu tư, chọn nghề theo xu hướng tích cực,

chọn nghề theo hướng có thể phát triển trong tương lai.

Số lượng chọn nghề theo bạn bè và xu hướng thịnh hành không nhiều, 7 trường

hợp (3,1%) và 27 trường hợp theo mong muốn của gia đình (11,7%). Không có quá

nhiều học sinh chọn nghề theo hướng này vì dễ dẫn tới việc chọn sai nghề, ngành nghề

không phù hợp với bản thân.

Ngoài ra 1.3% học sinh còn có những lý do khác (điều kiện gia đình, ...) thì những

học sinh này đều do hoàn cảnh đưa đẩy hoặc đó chỉ là sở thích tạm thời. Điều này cho

ta thấy những học sinh này chịu tác động của những gì xung quanh nên chưa biết mình

có thực sự thích hợp với ngành không. Chúng là lý do có tính hai mặt vừa có thể giúp

học tìm thấy ngành nghề thích hợp vừa có thể khiến học chọn sai hướng.

chọn theo sở thích và nhu cầu xã hội

theo gia đình và bạn bè

phù hợp với lực học hiện tại

khác

79.50%

6.20%13.00%

1.30%

Học sinh chọn nghề theo từng lý do

Nhìn tổng quan học sinh đa số chọn theo sở thích và nhu cầu xã hội đang thiếu.

Điều này cho thấy những học sinh có sự chủ động trong việc chọn nghề, ý thức chọn

nghề cao. Đây là hướng đi tích cực cần có trong việc chọn nghề.

28

Page 30: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

2.2.3. Xu hướng lựa chọn các nhóm nghề nghiệp

Với câu hỏi “Nghề mà bạn muốn làm sau này là gì?” thì chúng tôi nhận được 214

câu trả lời với những nghề nghiệp khác nhau. Có bạn thì muốn trở thành một bác sĩ để

chữa bệnh cho mọi người, có bạn thì chọn nghề giáo – cái nghề mà mang trên vai

mình trọng trách truyền lại tri thức, văn hóa, đạo đức… cho các thế hệ mai sau –

những mầm non tươi sáng của đất nước, và còn nhiều ngành nghề khác nữa. Kết quả

thống kê xu hướng chọn nghề của học sinh trường THPT Thủ Đức phân loại theo 8

nhóm ngành cụ thể như sau:

Nhóm ngành Kĩ thuật công nghệ: 50(23,4%) học sinh chọn ngành nghề đến

nhóm nghề này (thông tin, sử dụng những ứng dụng khoa học kĩ thuật) và là ngành

đứng thứ hai trong số các ngành học sinh chọn nhiều nhất và có số lượng tuyển nguồn

nhân lực theo dự báo năm 2015 của trung tâm dự báo nguồn nhân lực là nhiều nhất

trong các nhóm ngành (70.875 người /năm, chiếm 35% số lượng việc làm so với tổng

số ngành)1. Những học sinh chọn nhóm này có cơ hội có được việc làm ngay sau khi

tốt nghiệp cao do đây là ngành đang cần nguồn nhân lực nhiều và đang được xã hội

chú trọng đầu tư phát triển.

Nhóm ngành Khoa học tự nhiên: 3 (1,4%) học sinh chọn nhóm ngành này (môi

trường, nghiên cứu hoá,...) và gần như đứng cuối trong các nhóm ngành và đây là

ngành có số lượng

tuyển người làm

không cao cũng

không ít nếu so với

số lượng học sinh

thi vào (14.175 việc

làm). Đây là một

trong những ngành

1 Theo bài viết “Dự báo nhu cầu nhân lực tại TP. HCM giai đoạn 2015- 2020 đến năm 2025” của ông Trần Anh Tuấn (Phó giám đốc trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM), in trong Tài liệu hướng nghiệp 2015, chuỗi chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” 2015.

29

Page 31: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

gây nhiều khó khăn vì tiêu chí để thi vào tương đối khó và khó có cơ hội phát triển

trong tương lai.

Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính: 73 (34%) học sinh

chọn nhóm ngành thuộc lĩnh vực nhà nước, ngân hàng... và đây là ngành đứng đầu về

số lượng học sinh chọn trong các nhóm ngành học sinh chọn và đây là nhóm ngành có

số chỗ làm việc (người/năm) đứng thứ 2 (66.825 người/ năm, chiếm 33% tổng số việc

làm). Học sinh chọn nhóm nghề này tương đối nhiều và sẽ có cơ hội nhận được việc

làm cao do đây là nhóm ngành quan trọng nhất và được mọi người quan tâm nhất

nhưng bởi vì vậy đây cũng là nhóm ngành học sinh phải cực chú ý khi thi vào vì đây là

những ngành rất khó vào.

Nhóm ngành Khoa học - Xã hội - Nhân văn - Du lịch: 34 (15,9%) học sinh và

đứng hạng 3 trong số các ngành đang được học sinh quan tâm chọn và số lượng tuyển

nhân lực là 16.200 người/năm, chiếm 8%. Đây là ngành đang được mọi người quan

tâm trong thời buổi hiện đại phát triển nếu vô được ngành này thì cơ hội phát triển

nghề rất cao. Vì vậy đây cũng là một nhóm nghề khả quan học sinh nên chọn nhưng

cũng nên chú ý vì thời gian đầu sẽ rất khó khăn khi theo đuổi nhưng một khi nghề đã

phát triển thì sẽ liên tục phát triển một cách nhanh chóng.

Nhóm ngành Sư phạm- Quản lý giáo dục: 22 (10,3%) học sinh và đây cũng là

một ngành nghề mà học sinh quan tâm nhưng có lẽ do tiêu chí nghề cao nên không

được nhiều học sinh lựa chọn và ngành nghề này có số lượng tuyển nhân lực không

cao cũng không thấp(10.125 người/năm). Đây là một ngành có trong ước mơ của

nhiều học sinh vì nó khiến bản thân người làm trong nghề này trở thành một người vĩ

đại vì giáo giục biết bao nhiêu con người khác trở thành người có ích cho xã hộivà có

cơ hội phát triển ngành nghề cao nhưng do liên quan đến tương lai của người khác và

tiêu chí tuyển sinh tương đối cao nên không có nhiều học sinh chọn thi ngành nghề

này

Nhóm ngành Y- Dược: 34 (15,9%) học sinh, có số lượng tương đương với số

học sinh chọn nhóm ngành thứ 4 – một trong những ngành nghề đang được học sinh

Thủ Đức quan tâm và có số lượng tuyển sinh giống nhóm 5. Đây là nhóm ngành có sự

quan tâm của học sinh và là ước mơ của nhiều người vì cứu chữa biết bao sinh mạng

30

Page 32: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

của con người tuy nhiên cũng vì liên quan đến tính mạng con người và tiêu chí tuyển

sinh cao nên cũng không nhiều học sinh chọn nhóm nghề này.

Nông - Lâm - Thuỷ sản: 1 (0,5%) học sinh và đây cũng là nhóm ngành ít được

học sinh quan tâm tới nhất và nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho ngành này trong thời

gian sắp tới cũng không nhiều (6.075 người/năm, chiếm 3%). Có lẽ rằng, trong cuộc

sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa bây giờ, nền nông - lâm - thủy sản đang dần được

thay thế bởi các ngành hiện đại hơn. Thế nên khi học sinh lựa chọn ngành nghề sẽ ít có

ai lựa chọn để học ngành này.

Nghệ thuật - Thể dục - Thể thao: 24 (7,6%) học sinh và đây là ngành giống

với nhóm nghề thứ 5 có lượng học sinh quan tâm tương đối nhưng do là ngành năng

khiếu nên ít có học sinh chọn ngành nghề này và nhu cầu tuyển dụng cũng không cao

(8.100 người/năm, chiếm 4%). Đây là nhóm ngành dành cho những học có năng khiếu

bẩm sinh nên đa số học sinh chọn nhóm này đều có sở trường riêng và những học sinh

không có năng khiếu về những lĩnh vực liên quan hiếm khi chọn ngành này.

Để xem xét xu hướng chọn nghề của học sinh THPT Thủ Đức có phù hợp với

nhu cần nhân lực hay không chúng tôi lập bảng so sánh sau:

8 NHÓM NGÀNH NGHỀXU HƯỚNG CHỌN

NGHỀ CỦA HỌC SINH THPT THỦ ĐỨC (%)

NHU CẦU NHÂN LỰC TẠI TP.HCM GIAI ĐOẠN 2015- 2020 ĐẾN NĂM 2025 (%)2

Kinh tế kĩ thuật 23,4 35

Khoa học tự nhiên 1,4 7

Kinh tế - tài chính – ngân

hàng – pháp luật – hành

chính

34 33

Khoa học - Xã hội - Nhân

văn - Du lịch15,9 8

2 Theo số liệu từ bài viết “Dự báo nhu cầu nhân lực tại TP. HCM giai đoạn 2015- 2020 đến năm 2025” của ông Trần Anh Tuấn (Phó giám đốc trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM), in trong Tài liệu hướng nghiệp 2015, chuỗi chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” 2015.

31

Page 33: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Sư phạm- Quản lý giáo

dục10,3 5

Y- Dược 15,9 5

Nông - Lâm - Thuỷ sản 0,5 3

Nghệ thuật - Thể dục -

Thể thao7,6 4

Từ bảng trên có thể thấy những điểm khác biệt chính là sự chưa phù hợp của xu

hướng chọn nghề của học sinh THPT Thủ Đức. Những nhóm ngành như: Khoa học -

Xã hội - Nhân văn - Du lịch, Sư phạm - Quản lý giáo dục, Y - Dược, Nghệ thuật - Thể

dục - Thể thao có tỉ lệ lựa chọn cao hơn so với nhu câu nhân lực, nhóm ngành Kinh tế

- tài chính – ngân hàng – pháp luật – hành chính có tỉ lệ tương đương 34%/33%. Đây

là những ngành có sức hấp dẫn với học sinh ở đây nói riêng và giới trẻ nói chung.

Ngược lại, nhóm ngành Kinh tế kĩ thuật có tỉ lệ lựa chọn thấp hơn nhu cầu nhân lực

của thành phố (23,4%/35%). Hai ngành Khoa học tự nhiên và Nông – lâm – thủy sản

có rất ít học sinh lựa chọn, thấp hơn hẳn nhu cầu nhân lực của thành phố cho thấy sự

kém hấp dẫn.

Như vậy để có cơ hội việc làm cao hơn trong thời gian sắp tới, nhà trường cần

khuyến khích học sinh lựa chọn nhóm ngành thấp hơn nhu cầu nhân lực đặc biệt là

nhóm ngành kinh tế kĩ thuật. Đồng thời cần có sự tư vấn để học sinh có cân nhắc đối

với những nhóm ngành có số lượng lựa chọn cao hơn nhu cầu nhân lực.

2.2.4. Sự chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai

Câu hỏi thứ 5 đặt ra dành cho học sinh về sự chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

Kết quả như sau:

32

Page 34: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Có 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành

( bao gồm những học sinh chọn nhiều đáp án) bao gồm 32 học sinh lớp 10, 20 học sinh

11, 82 học sinh 12. Trong đó 2 học sinh 11 và 1 học sinh 12 chưa xác định được nghề

nghiệp, 41 học sinh đã chắc chắn nghề nghiệp cho bản thân (6/41 học sinh giỏi lớp 10,

21/41 học sinh 12, 14/41 học sinh 11). Những học sinh chọn câu trả lời này là những

học sinh có sự quan tâm trong việc chọn nghề đặc biệt là đối với học sinh khối 12.

Có 84 (36,7%) học sinh chọn vạch ra kế hoạch cụ thể và tỉ lệ học sinh giữa các

khối cũng giống như tỉ lệ ở tìm kiếm thông tin tuy nhiên số lượng học sinh chọn

phương án này vẫn chưa nhiều so vơi việc tìm kiếm thông tin. Học sinh có sự quyết

tâm cao trong việc thi vào ngành đó và đặc biệt là đối với học sinh khối 12 vì học sinh

khối 12 không còn nhiều thời gian để chuẩn bị lại từ đầu nữa mà tất cả đã phải sẵn

sàng để thi và ngược lại học sinh lớp 10 còn nhiều thời gian nên vẫn chưa có nhiều học

sinh đầu tư vạch ra kế hoạch cụ thể để thi chuyên ngành.

Có 107 (46.7%) câu trả lời là đã tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè và người đi

trước. Những học sinh chọn phương án này có ý thức chọn nghề tốt, biết tham khảo ý

kiến của người khác rồi mới đưa ra quyết định.

Những học sinh chọn câu trả lời trên có ý thức chọn nghề cao, chịu đầu tư thời

gian tìm tòi thông tin liên quan. Hầu hết những học sinh chọn câu trả lời này là học

sinh lớp 12 tức là chúng đều đã có những bước chuẩn bị thi vào những ngành nghề mà

mình muốn. Tiếp theo sau đó là học sinh 11, chứng tỏ chúng đã có sự chuẩn bị cho

năm kế tiếp và sau cùng học sinh khối 10 có số lượng cực kì thấp so với khối 11 và

33

Page 35: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

khối 12 do chúng mới thi vào cấp ba nên việc chuẩn bị cho nghề nghiệp chưa thực sự

được quan tâm và chuẩn bị như những học sinh khối trên.

Ngoài ra, còn có 8 học sinh (3.5%) chọn câu trả lời khác như: học tiếng nhật,

tiếng pháp,... Những học sinh này đều đã chuẩn bị cho những môn học ngoại khoá để

đầu tư phát triển bản thân trong các mối quan hệ ngoại quốc.

2.2.5. Dự định sau khi tốt nghiệp cấp 3

Con số học sinh chọn chỉ học đại học hoặc đi du học rất cao (200 học sinh –

73.3%). Học sinh chọn hướng đi này có tiêu chuẩn rất cao về ngành nghề của mình.

Để phát triển nghành nghề của mình trong tương lai họ muốn năng lực của mình thật

cao nên chỉ có ý định kiếm thật nhiều bằng cấp cao để phục vụ cho nhu cầu phát triển

nghề nghiệp của bản thân.

Học sinh chọn đáp án học trung cấp hoặc cao đẳng cũng khá tương đối (58 học

sinh-21.2%). Những học sinh chọn phương án hầu hết là những học sinh có quyết tâm

làm nghề mình đã chọn cao. Họ chấp nhận học cao đẳng thậm chí là trung cấp nếu

không đậu đại học mà khong chuyển hướng đi khác chứng tỏ họ có nghị lực rất lớn

Số lượng học sinh chọn câu trả lời chỉ học cao đẳng không nhiều (4 học sinh-

1.5%). Những học sinh chon câu trả lời này chưa có mục tiêu cao trong việc chọn nghề

và chưa có ý chí trong việc thi ngành nghề đó. Họ không thi đại học vì nhận định năng

lực của mình không đủ nhưng chưa thử đầu tư thời gian để thi ngành nghề đó và vào

đại học. Họ chỉ học đại học mà chưa có kế hoạch làm gì khi rớt hay chí ít là học trung

cấp,... chúng tỏ ý thức chọn nghề chưa cao, nhận thức vấn đề chưa tốt

Tiếp theo số lượng học sinh chọn câu trả lời chỉ học nghề không chênh lệch gì

nhiều so với chỉ học cao đẳng (5 học sinh-1.8%). Những học sinh chọn câu trả lời đa

phần đã xác định được hướng đi cho mình thì mới có nghề để mà học sau khi tốt

nghiệp. Đây là một câu trả lời gây đầy mâu thuẫn về mặt lợi và hại cho học sinh. Học

sinh có thể đã xác định được ngành nghề cho mình nhưng cơ hội có việc làm hoặc phát

triển ngành nghề đó không cao. Mặt khác câu trả lời này cho thấy học sinh có sự nhận

định về năng lực của mình từ đó xác định hướng đi cho mình

34

Page 36: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Đáp án cuối cùng của câu này là đi làm ngay thì số lượng học sinh chọn cũng

không nhiều (6 học sinh-2.2%). Học sinh chọn câu trả lời này tức là đã có nghề nghiệp

dự định trong tương lai. Họ chỉ việc chờ tốt nghiệp là đi làm ngay. Có việc ngay khi

vừa tốt nghiệp cấp 3 không phải là điều hoàn toàn xấu nếu đó là ngành nghề có thu

nhập cao như kinh doanh tư nhân. Tuy nhiên học sinh sẽ khó có được thu nhập cao và

có cơ hội phát triển ngành nghề đó được và rất dễ dẫn tới trắng tay khi không có bằng

cấp gì ngoài bằng cấp 3.

chỉ học đại học hoặc đi du học

73,3%

học trung

cấp hoặc cao đẳng

nếu không đậu đại

học21,2%

chỉ học cao đẳng1,5%

chỉ học nghề1,8%

đi làm ngay2,2%

dự định sau khi tốt nghiệp cấp ba

So sánh kết quả khảo sát về dự định của học sinh THPT Thủ Đức sau khi tốt

nghiệp THPT với dự đoán về nhu cầu nguồn nhân lực theo trình độ nghề của TP.

HCM

Đa phần học sinh

trường trung học phổ thông

Thủ Đức đều xác định chọn

học đại học hoặc chí ít là

học cao đẳng hoặc trung

cấp nếu rớt chứng tỏ học sinh có sự cầu tiến cao trong nghành nghề tuy nhiên vẫn có

35

Page 37: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

một số học sinh không có mục tiêu phấn đấu cao để phát triển nghề nghiệp bản thân

khi không hề có ý định thi đại học.

36

Page 38: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

2.2.6. Sự quan tâm của phụ huynh

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy con số phụ huynh thường xuyên nói chuyện

với học sinh về việc chọn nghề rất ít chỉ có 54 học sinh tham gia khảo sát – 19.8%.

Những phụ huynh học sinh thường xuyên trao đổi việc chọn nghề với con rất lo lắng

cho tương lai của

con mình và học

sinh cũng chủ động

trao đổi với phụ

huynh về việc chọn

nghề rồi mới quyết

định.

Những học sinh có phụ huynh thường xuyên trao đổi việc chọn nghề sẽ có nhận

thức tốt, hành vi lựa chọn nghề nghiệp tích cực (xem hình bên dưới).

Số lượng học sinh chọn câu trả lời thỉnh thoảng trao đổi với phụ huynh về vấn đề

chọn nghề tương đối nhiều (189 học sinh tham gia khảo sát-69.2%). Câu trả lời này

cho thấy học sinh có sự chủ động trao đổi về việc chọn nghề và phụ huynh cũng có sự

37

thường xuyên 19,8%

thỉnh thoảng69,2%

chưa bao giờ11%

Mức độ trao đổi của phụ huynh với học sinh về vấn đề

chọn nghềthường xuyên thỉnh thoảngchưa bao giờ

Page 39: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

quan tâm đén vấn đề chọn nghề của con cái tuy nhiên vẫn tôn trọng quyết định của con

họ nên không trao đổi nhiều về vấn đề này mà chỉ thỉnh thoảng để con họ tự quyết

định nghề mà con họ sẽ làm sau này.

Con số phụ huynh chưa bao giờ trao đổi với phụ huynh về vấn đề chọn nghề có

30 học sinh tham gia khảo sát(11%). Phụ huynh thiếu sự quan tâm trong việc hướng

dẫn con cái chọn nghề và chỉ để con tự quyết định hoặc cũng do học sinh chưa chủ

động nói chuyện với phụ huynh về vấn đề chọn nghề của bản thân. Điều này cho thấy

ý thức chọn nghề của học sinh chưa cao, chưa chủ động trong việc chọn nghề và phụ

huynh hoàn toàn không có ý kiến gì hoặc quan tâm đến quyết định chọn nghề của con

mà để con tuỳ ý quyết định. Từ những điều này cho ta thấy học sinh có ý thức chọn

nghề cao hơn khi phụ huynh quan tâm vấn đề chọn nghề của con mình.

38

Page 40: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

CHƯƠNG BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊĐề tài tuy còn nhiều thiếu sót, phạm vi còn hạn hẹp song đã đem đến một cái

nhìn rõ nét hơn và cụ thể hơn về vấn đề cần nghiên cứu: việc chọn nghề của học sinh

THPT tại trường THPT Thủ Đức dưới ba mặt : nhận thức, thái độ và xu hướng. Ba

khía cạnh này không tách rời nhau mà liên quan chặt chẽ đến nhau, ảnh hưởng qua lại

lẫn nhau. nhận thức ảnh hưởng tới thái độ và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp. Tuy

nhiên đôi lúc xu hướng không phù hợp với nhận thức và thái độ bởi việc chọn nghề

chịu tác động của nhiều yếu tố phức tạp.

Nhìn chung học sinh trường THPT Thủ Đức có nhận thức ở mức khá tốt và

thái độ ở mức tương đối tích cực đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. Có

một số học sinh chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc chọn nghề và yếu

tố tác động đến việc chọn nghề, chưa chú trọng đúng mức đến nhu cầu nhân lực của

của xã hội. Vì vậy xu hướng chọn nghề còn chênh so với nhu cầu nhân lực ở một số

nhóm ngành. Một số học sinh chưa đầu tư thời gian và sự quan tâm cần thiết cho việc

lựa chọn nghề nghiệp do chưa có sự tác động đúng mức và mạnh mẽ từ phía bên

ngoài. Sự lựa chọn nghề nghiệp vẫn phần nhiều mang tính cảm tính, chưa xuất phát từ

việc tìm hiểu thực tế. Vì vậy gia đình và nhà trường cần có những tác động thiết thực

và rõ ràng hơn để hỗ trợ các em định hướng nghề nghiệp.

Lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT đang là một vấn đề cần được quan

tâm trong xã hội. Xu hướng chung của học sinh THPT ở TP HCM là học tiếp ĐH, CĐ

và một số lựa chọn con đường du học. Tỷ lệ này là khá chênh lệch so với ở các vùng

nông thôn. Điều này cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu học tập của

con người ngày càng tăng cao đặc biệt là đối với học sinh THPT. Học tập sẽ giúp các

em nâng cao trình độ, có khả năng hoà nhập cùng các bạn trẻ trên toàn thế giới. Từ đó

cánh cửa đến với một việc làm tốt như mong đợi sẽ mở rộng hơn cho các em. Tuy

nhiên, trong quá trình lựa chọn, các em cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, thuận lợi.

Và để giúp đỡ các em vượt qua khó khăn không ai hết chính là bản thân, gia đình, bạn

bè của các em. Có thể nói rằng, nhận thức của học sinh THPT về tầm quan trọng của

việc định hướng nghề nghiệp đã ngày được nâng cao. Hầu hết các em đều đặt ra mục

39

Page 41: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

tiêu cho bản thân trong tương lai, đưa ra những yêu cầu về nghề nghiệp sát thực với

bản thân. Hai yếu tố kinh nghiệm và tri thức luôn được các em đề cao và được coi là

những yếu tố cần thiết mà các em cần trang bị cho nghề nghiệp của mình.

Chúng tôi tiến hành khảo sát dựa trên một số câu hỏi được đưa ra về những vấn

đề học sinh đang mắc phải nhằm giúp nhà trường có thêm thông tin từ đó hoàn thiện

công tác hướng nghiệp tại trường giúp học sinh giải đáp được những vấn đề vướng

mắc khi chọn nghề. Chúng tôi hi vọng bài báo cáo khảo sát của chúng tôi sẽ giúp ích

được một phần nào đó cho nhà trường và học sinh. Trên cơ sở phân tích và những

đánh giá nêu ra trong bản báo cáo, chúng tôi xin được đưa ra một số khuyến nghị sau:

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:- Tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh nhằm xây dựng cho học sinh những định hướng đúng đắn về nghề nghiệp tránh những ngộ nhận đáng tiếc, phù hợp năng lực của bản thân và nhu cầu xã hội.

- Tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu và phản hồi của học sinh về mảng hướng nghiệp nói chung và hoạt động hướng nghiệp của nhà trường nói riêng.

- Thay đổi nội dung hướng nghiệp theo hướng cụ thể hóa và gắn liền với thực tế, theo sát nhu cầu của học sinh.

- Hình thức tổ chức cần phong phú, hấp dẫn và lôi cuốn đối với học sinh.

- Củng cố vai trò nhà trường, thầy cô, gia đình trong việc cùng học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp đồng thời nâng cao hơn nữa tính tự lập của bản thân mỗi học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ:3.2.1. ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP- Tạo kênh tư vấn trực tuyến qua mạng xã hội.

- Mời chuyên gia về trường để tư vấn, mời những người có kinh nghiệm trong nghề chia sẻ.

- Mời cựu học sinh hiện là sinh viên các trường công lập nếu được để chia sẻ kinh nghiệm cũng như những khó khăn trong qua trình học để học sinh có hiểu biết thêm về ngành nghề mà minh muốn lựa chọn.

- Hợp tác với các trường ĐH, CĐ để có thêm nhiều thông tin hơn nữa về vai trò của ngành nghề đào tạo của trường đối với sự phát triển xã hội, khả năng tìm việc, môi trường làm việc, v.v.

40

Page 42: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

- Tổ chức tham quan các công ty, xí nghiệp liên quan đến các ngành mà học sinh hướng đến. Hoạt động này cần thực hiện một cách thiết thực và hiệu quả hơn, gần gũi với nhu cầu của học sinh hơn nữa.

3.2.2. TỔ CHỨC TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG- Tổ chức các hoạt động, trò chơi có liên quan đến ngành nghề để học sinh hiểu rõ hơn giống như khi đi thực tập.

- Làm hội chợ hướng nghiệp ở đó mỗi nhóm học sinh sẽ tạo một gian hàng để cạnh tranh với nhau.

- Xây dựng tình huống trong một văn phòng, học sinh trong vai là nhân viên, hợp tác với nhau để làm dự án cạnh tranh với văn phòng khác. Nhưng các thử thách cho học sinh đơn giản, nằm trong chương trình học.

- Làm gameshow về hướng nghiệp ở phạm vi từ nhỏ tới lớp, khối, trường.

- Tổ chức cuộc thi thuyết trình về ngành học của bạn ở tương lai.

3.2.3. XÂY DỰNG CÁC CÂU LẠC BỘ PHÁT TRIỂN NĂNG KHIẾU VÀ KĨ NĂNG CHO HỌC SINH- Xây dựng câu lạc bộ hướng nghiệp. Sinh hoạt định kì hàng tháng với nhiều hình thức đa dạng: thuyết trình, làm việc nhóm, đóng vai, chơi trò chơi, tham quan các địa điểm thực tế, v.v.. Lập các nhóm nhỏ tuy khác lớp nhưng có cùng sở thích cùng nhau tìm hiểu, xác định có thật sự là mình thích nghề đó không.

- Tổ chức nhiều câu lạc bộ phát triển kĩ năng. Ví dụ: Câu lạc bộ kĩ năng sống, nhiếp ảnh, nghiên cứu khoa học, tiếng Anh, văn nghệ, v.v.

3.2.4. ĐỔI MỚI CÁC BUỔI HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG SAO CHO THIẾT THỰC VÀ THU HÚT HƠN- Chia theo từng khối, thậm chí từng ngành, nói rõ từng nghề, tránh nói trong một ngày làm học sinh khó tiếp thu và khó nhớ.

- Đưa thêm những phần thực hành cũng như trò chơi minh họa để cho buổi hoạt động thêm sinh động, đỡ nhàm chán hơn giúp học sinh nắm vững kiến thức về nghề nghiệp của mình.

- Thông tin đưa ra cần cụ thể, chẳng hạn như cần nói rõ điểm đầu vào, những yêu cầu cụ thể, v.v.

- Giảng viên hướng nghiệp phải là những người biết cách truyền đạt và định hướng tốt cho học sinh.

- Tăng cường nội dung hướng nghiệp trong các giờ học cho học sinh.

41

Page 43: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

42

Page 44: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đỗ Thị Ngọc Chi 2013, Định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông

trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học), Hà

Nội, tham khảo tại: http://text.xemtailieu.com/tai-lieu/dinh-huong-nghe-nghiep-cua-

hoc-sinh-trung-hoc-pho-thong-tren-dia-ban-thanh-pho-hai-phong-nghien-cuu-truong-

hop-tai-truong-trung-hoc-pho-thong-mac-dinh-chi-thanh-pho-hai-phong-853798.html

Trần Anh Tuấn 2015, “Dự báo nhu cầu nhân lực tại TP. HCM giai đoạn 2015 - 2020

đến năm 2025”, in trong Tài liệu hướng nghiệp 2015, chuỗi chương trình “Đưa trường

học đến thí sinh” 2015.

43

Page 45: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI

BẢNG CÂU HỎI

Đề tài: Nhận thức, thái độ, xu hướng chọn nghề của học sinh tại trường THPT Thủ Đức/ Cuộc thi Nghiên cứu khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học cấp

thành phố, năm học 2016-2017/ Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh - Bùi Thanh Ngọc (học sinh lớp 11A5)

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Bạn đang học khối lớp nào?

a. 10 b. 11 c. 12

Học lực năm học trước của bạn là gì?

a. Giỏi b. Khá c. Trung bình d. Yếu

Hạnh kiểm năm học trước của bạn là gì?

a. Tốt b. Khá c. Trung bình

PHẦN 2: NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ

Câu 1: Bạn đã xác định được nghề nghiệp mình muốn làm sau này chưa?

a. Chưa (LÀM TIẾP CÂU 2, BỎ CÂU 3,4,5)

b. Rồi nhưng chưa chắc chắn (LÀM TIẾP TẤT CẢ CÁC CÂU)

c. Rồi, chắc chắn. (BỎ CÂU 2)

Câu 2: Tại sao bạn chưa chọn được nghề hoặc chưa chắc chắn lắm?

Không quan tâm đến việc chọn nghề

Không biết mình phù hợp với ngành gì.

Chưa có thời gian để tìm hiểu kĩ.

Không có thông tin về ngành học, nghề phù hợp

Khác (ghi rõ) __________________

44

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Page 46: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Câu 3: Nghề bạn muốn làm sau này là gì?

(Trả lời ngắn ______________________________)

Câu 4: Điều gì thúc đẩy bạn lựa chọn nghề nghiệp đó?

Chọn theo bạn bè

Vì nghề này đang có nhiều người chọn

Vì tôi thích nghề đó

Phù hợp với lực học hiện tại của tôi

Tôi có những phẩm chất thích hợp với nghề

Vì nhu cầu xã hội đang thiếu

Đó là mong muốn của gia đình

Khác ______________________

Câu 5: Để theo đuổi nghề nghiệp mình chọn bạn đã làm những việc gì sau đây? (Có

thể chọn nhiều đáp án)

Tìm kiếm thông tin liên quan đến nghề nghiệp đó qua sách, báo, Internet, v.v.

Tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè, người đi trước

Vạch ra một kế hoạch cần phải thực hiện

Khác (ghi rõ) ____________

Câu 6: Theo bạn thời điểm nào mỗi người nên bắt đầu chuẩn bị cho các dự định tương

lai?

a. Từ cấp 2

b. Từ đầu cấp 3 (lớp 10,11)

c. Từ cuối cấp 3 (lớp 12)

d. Từ khi vào đại học

Câu 7: Bạn nghĩ việc chọn sai nghề có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống tương lai

của bản thân?

a. Nhỏ hoặc không đáng kể

b. Vừa phải

45

Page 47: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

c. Lớn hoặc rất đáng kể

Câu 8: Bạn có dự định gì sau khi tốt nghiệp cấp 3?

a. Chỉ học đại học hoặc du học

b. Học cao đẳng hoặc trung cấp nghề nếu không đậu đại học

c. Chỉ học cao đẳng

d. Chỉ học nghề (không thi cao đẳng, đại học)

e. Đi làm ngay

Câu 9: Sắp xếp các yếu tố sau đây theo mức độ quan trọng đối với quyết định chọn

ngành, nghề, khối thi, trường thi của bạn:

a. Năng lực bản thân

b. Sở thích, sở trường của bản thân

c. Điều kiện gia đình

d. Nhu cầu nhân lực của xã hội

Câu 10: Nếu phải lựa chọn giữa một ngành bạn thích nhưng phải học trường bạn

không thích và một ngành bạn không thích nhưng được học một trường mà bạn thích

thì bạn sẽ chọn ngành hay chọn trường ?

a. Chọn ngành

b. Chọn trường

Câu 11: Phụ huynh đã từng nói chuyện với bạn về việc chọn nghề chưa?

a. Chưa bao giờ

b. Thỉnh thoảng

b. Thường xuyên

Phần 3: ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT

THỦ ĐỨC

46

Page 48: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Câu 12: Các hoạt động phát triển năng khiếu và kĩ năng cho học sinh trong nhà trường

đã đáp ứng được nhu cầu của bạn chưa?

a. Rồi

b. Chưa

c. Khác ___________

Câu 13: Bạn quan tâm đến những hoạt động nào dưới đây? (và bạn sẽ sắp xếp thời

gian để tham dự nếu có thể)

Tham quan học tập về nghề nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng, nhà máy,

xí nghiệp , v.v.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa với chủ đề hướng nghiệp

Ngày hội tư vấn tuyển sinh

Tư vấn hướng nghiệp tập trung dưới cờ

Khác ____________

Câu 14: Bạn có cảm thấy hứng thú với hoạt động hướng nghiệp và phát triển năng

khiếu tại trường mình hay không? Vì sao?

(Trả lời ngắn _______________________)

Câu 15: Bạn thấy thầy cô ở những môn học nào có đề cập đến việc hướng nghiệp cho

học sinh trong giờ học?

Văn

Toán

Hóa

Sinh

Sử

Địa

GDCD

Thể dục, QPAN

Nghề

Ngoại ngữ

Câu 16: Những thay đổi trong cơ chế thi THPT quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến

bạn? (Giải thích: Những thay đổi chẳng hạn như: đối với môn tự chọn, không chọn

môn thi mà chọn tổ hợp bài thi, môn toán thi trắc nghiệm, v.v.)

47

Page 49: định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI … · Web viewCó 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những

định hướng NGHỀ nghiệp CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

a. Không quan tâm.

b. Bình thường.

c. Lo lắng, hoang mang.

Giải thích rõ ___________________

Câu 17: Bạn có đề xuất gì cho hoạt động hướng nghiệp của trường mình trong thời

gian sắp tới không?

(Trả lời ngắn _______________________)

48