nh Óng i m nÓng - nguyen thai hoc foundation ·  · 2009-06-24bình, cầu tự-do, Ðài quan...

18
1 Non nước tôi: chinh chiến trn phần tư thế k; Non nước tôi: ôi khúc rut ai chia cắt đôi. Non nước tôi, tên gọi … Đây là li ca thm thiết trong mt bài nhc ca min nam Vit-Nam trước năm 1975 vviệc đất nước bchia đôi, mà tôi li quên mt tựa đề cũng như tên ca tác gi. Sdĩ tôi quên tên là vì bài ca đã quá lâu. Chiến tranh Vit- Nam đã chm dt hơn 30 năm ri! Tuy nhiên tôi vn còn nhmang máng mt vài câu, trong lúc đang thăm viếng xĐại-Hàn. Xnày cũng còn được gi là Cao-Ly (Korea), hay Triu-Tiên, hay Hàn-quc. Đại-Hàn là xbchia ct làm đôi còn sót li trên thế gii. Chia hai: Bc-Hàn và Nam-Hàn t1953. Bc-Hàn theo phe cng-sn và Nam-Hàn theo phe tư-bn. Tht ra, tôi không có nhiu thi giđể thăm Hàn-quc knày. Tôi đang đi du lch my xm áp ti Đông-Nam-Á để tránh mùa đông lnh lo ca Hoa- K. Trên đường vtrli xM, nhân tin máy bay dng li đây, nên tôi mun ghé thăm vùng phi-quân-sca hai phe xHàn, vì lâu lm ri, my chc năm vtrước mình nghe đến trn chiến gia Nam-Bc Hàn, nên tò mò mun thy/biết thêm … Tri mùa đông lnh cóng! Gia tháng giêng Seoul (Hán-Thành), thđô ca Nam-Hàn, nhiệt độ xung trnăm độ (-5 o C). Tôi vn là người quen sng vi i trường nhiệt đới, đành phi cn răng, chn thêm my lp áo ấm để đi thăm cnh xHàn/lnh (Hàn cũng có nghĩa đen là lnh, và ‘đại hàn’ là ‘quá lạnh’). Cái lnh but ca trời đất thì có qun áo con người chịu đựng ni, còn cái lnh căng thng, dùng-dng gia tư-bn và cng-sn ti Nam-Bc Hàn, nghe nói có dính líu đến khí gii nguyên t(?), làm ran nóng cbu tri Bc-Á! Khách sn Seoul cho biết, văn phòng quân sNam-Hàn cho phép du khách ngoi quc đến viếng thăm DMZ (Demilitarized Zone, vùng phi-quân- s) khi điu kin an toàn vchính trcó thkim soát được. Si dây nóng/lnh gia Bc-Nam Hàn rt khó tiên đoán. Nhân dp này, tôi ghi li vài trang cho squan sát cũng như cm nghĩ ca mình vDMZ Đại-Hàn, vdân Nam-Hàn, để chia xcùng bn đọc … LNH CÓNG TI ĐIM NÓNG! TRƢƠNG NHƢ THƢỜNG Đầu Năm 2009

Upload: truongdang

Post on 28-Apr-2018

215 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

1

Non nước tôi: chinh chiến trọn phần tư thế kỷ;

Non nước tôi: ôi khúc ruột ai chia cắt đôi.

Non nước tôi, tên gọi …

Đây là lời ca thắm thiết trong một bài nhạc của miền nam Việt-Nam trước

năm 1975 về việc đất nước bị chia đôi, mà tôi lại quên mất tựa đề cũng như

tên của tác giả. Sở dĩ tôi quên tên là vì bài ca đã quá lâu. Chiến tranh Việt-

Nam đã chấm dứt hơn 30 năm rồi! Tuy nhiên tôi vẫn còn nhớ mang máng

một vài câu, trong lúc đang thăm viếng xứ Đại-Hàn. Xứ này cũng còn được

gọi là Cao-Ly (Korea), hay Triều-Tiên, hay Hàn-quốc. Đại-Hàn là xứ bị chia

cắt làm đôi còn sót lại trên thế giới. Chia hai: Bắc-Hàn và Nam-Hàn từ 1953.

Bắc-Hàn theo phe cộng-sản và Nam-Hàn theo phe tư-bản.

Thật ra, tôi không có nhiều thời giờ để thăm Hàn-quốc kỳ này. Tôi đang đi

du lịch mấy xứ ấm áp tại Đông-Nam-Á để tránh mùa đông lạnh lẽo của Hoa-

Kỳ. Trên đường về trở lại xứ Mỹ, nhân tiện máy bay dừng lại đây, nên tôi

muốn ghé thăm vùng phi-quân-sự của hai phe xứ Hàn, vì lâu lắm rồi, mấy

chục năm về trước mình nghe đến trận chiến giữa Nam-Bắc Hàn, nên tò mò

muốn thấy/biết thêm …

Trời mùa đông lạnh cóng! Giữa tháng giêng ở Seoul (Hán-Thành), thủ đô của

Nam-Hàn, nhiệt độ xuống trừ năm độ (-5o C). Tôi vẫn là người quen sống với

môi trường nhiệt đới, đành phải cắn răng, chấn thêm mấy lớp áo ấm để đi

thăm cảnh xứ Hàn/lạnh (Hàn cũng có nghĩa đen là lạnh, và ‘đại hàn’ là ‘quá

lạnh’). Cái lạnh buốt của trời đất thì có quần áo con người chịu đựng nỗi, còn

cái lạnh căng thẳng, dùng-dằng giữa tư-bản và cộng-sản tại Nam-Bắc Hàn,

nghe nói có dính líu đến khí giới nguyên tử (?), làm ran nóng cả bầu trời

Bắc-Á!

Khách sạn ở Seoul cho biết, văn phòng quân sự Nam-Hàn cho phép du

khách ngoại quốc đến viếng thăm DMZ (Demilitarized Zone, vùng phi-quân-

sự) khi điều kiện an toàn về chính trị có thể kiểm soát được. Sợi dây

nóng/lạnh giữa Bắc-Nam Hàn rất khó tiên đoán. Nhân dịp này, tôi ghi lại vài

trang cho sự quan sát cũng như cảm nghĩ của mình về DMZ Đại-Hàn, về dân

Nam-Hàn, để chia xẻ cùng bạn đọc …

LẠNH CÓNG TẠI ĐIỂM NÓNG!

TRƢƠNG NHƢ THƢỜNG – Đầu Năm 2009

2

May mắn, du đoàn chúng tôi có cô hướng dẫn viên Betty Choi rất rành Anh

ngữ. Cô là người địa phương đã tốt nghiệp cử nhân văn chương Anh-văn và

làm trong ngành du lịch được hơn sáu năm, nên phát âm khá rõ, và kể/nói

nhiều chuyện rất hay. Đoàn chỉ có 8 người, không ai quen ai: 6 từ Úc, 2 từ

Nhật, và 1 là tôi, từ Mỹ. Tất cả đến từ bốn khách sạn khác nhau. Mấy người

dân Úc là giáo viên tình nguyện dạy Anh-văn cho trường trung học Nam-

Hàn. Hai dân Nhật là cặp vợ chồng mới cưới. Trời ơi! mới lấy nhau mà dám đi

xem cảnh nam-bắc tranh hùng. Còn tôi, đi tránh mùa đông, lại đến xứ hàn.

Thật là, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.

Tua DMZ cần 6 tiếng trong ngày, bao luôn ăn uống tốn mất 55000 won,

khoảng 36 đôla rưỡi (1510 won = 1 đôla Mỹ, hay 1 USD). DMZ cách xa

Seoul 52 km. Du khách phải đổi hai lần xe và mất gần một tiếng đồng hồ

cho mỗi bận đi. Trên đường đi, hướng dẫn viên căn dặn không được chụp

hình các gác canh quân sự vì lý do an ninh.

Cờ Ðại-Hàn Dân Quốc DMZ – Vùng Phi-Quân-Sự Cờ Cộng-Hòa Dân Chủ

Nhân Dân Triều-Tiên

Vùng phi-quân-sự này chạy dài 248 cây số, cắt đôi xứ Hàn ở vĩ tuyến 380, và

rộng 4 cây số. Sau khi ký hiệp định đình chiến ngày 27.7.1953, hai bên Nam

(Ðại-Hàn Dân Quốc) và Bắc (Cộng-Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều-Tiên) thỏa

thuận kéo quân ra xa cách nhau 4 km, nên gọi là vùng phi-quân-sự. Trong

vùng này, số quân canh gác và khí giới mang theo được giới hạn; tuy vậy, từ

1953 đến 1999, cũng đã có trên 500 quân Nam-Hàn và 50 quân Hoa-kỳ bị

quân Bắc-Hàn sát hại.

Nước Bắc-Hàn nghèo đói kinh niên bởi vì kinh tế quá thấp kém. Lợi tức bình

quân mỗi đầu người chỉ tới 1800 USD, còn tổng sản lượng nội địa (GDP) là

40 tỉ USD với mức tăng trưởng là -1.1% (theo tài liệu CIA năm 2008), mà

phải nuôi 23.5 triệu dân thì chịu sao cho thấu! Nhưng tiền đâu mà chế toàn

3

những thứ khí giới độc hại chết người? Cha con lãnh tụ độc tài Kim Nhật-

Thành (Kim Il-sung, 1948) và Kim Chính-Nhật (Kim Jong-il, 1997) thay

phiên nhau cai trị đất nước Bắc-Hàn suốt đời, theo kiểu Xít-ta-lin (Stalin) của

đế quốc Nga-xô ngày xưa. Thỉnh thoảng Bắc-Hàn lại đem vũ khí hạt nhân ra

hù dọa Nam-Hàn, Nhật-Bản, và Hoa-kỳ một cách đột xuất. Ai đã hỗ trợ cho

Hàn-cộng hung hăng và ngang tàng như vậy?

Ðất nước Nam-Hàn thì khá và giàu hơn Bắc-Hàn. Tổng sản lượng cả xứ Nam-

Hàn là 1.3 trỉ USD với mức tăng trưởng là 4.3%, và lợi tức đầu người là

27100 USD (cũng cùng tài liệu của CIA năm 2008). Như thế, Nam-Hàn hơn

Bắc-Hàn gấp 15 lần! Với trên 48 triệu dân số, Nam-Hàn có thể thừa sức nuôi

dưỡng Bắc-Hàn nếu như Bắc-Hàn chịu thống nhất và sống hòa bình với

Nam-Hàn, giống như Tây-Ðức chịu trả nợ nần cho Ðông-Ðức khi hai bên

thống nhất. Dân Ðại-Hàn luôn mơ ước đến một nền hòa bình trong thống

nhất.

Trong bài phóng sự này, tôi sẽ lần lượt kể lại cho các bạn về Chuông Hoà-

Bình, Cầu Tự-Do, Ðài Quan Sát Dora, Ðịa-Ðạo Thứ Ba, và Tượng Chia Ðôi

trong khu phi-quân-sự của Nam-Bắc Hàn tại vĩ tuyến 38; và một vài chuyện

lẻ tẻ khác như cơm kim-chi, cụ Khổng, và tiếng Trống Dân Oan.

CHUÔNG HÒA BÌNH

Địa điểm viếng thăm thứ nhất của chúng tôi là Chuông Hòa-Bình. Chúng ta

cần ôn lại đôi chút về lịch sử thế giới sau Thế Chiến Thứ Hai nói chung và

lịch sử xứ Đại-Hàn nói riêng, trước khi lắng nghe tiếng chuông hòa bình và

rảo bước lên cầu tự do.

Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt vào năm 1945, phe cộng-sản và phe tư-bản

chẻ đôi thế giới, chia hai đất nước: Đông-Đức đối đầu Tây-Đức, Bắc-Hàn

chuẩn bị tranh giành với Nam-Hàn, và cộng-sản Việt-Nam (Bắc-Việt) tạo thế

lực giành giật cùng cộng-hòa Việt-Nam (Nam-Việt).

4

Chiến Tranh Lạnh (Cold War) giữa thế giới cộng-sản do Nga-xô lãnh đạo và

thế giới tư-bản do Hoa-kỳ hướng dẫn, ảnh hưởng cả nhân loại. Trong thế giới

tư-bản, Mỹ và Pháp luôn lục đục về chính sách ngoại giao; còn bên thế giới

cộng-sản, Nga-xô và Trung-cộng mài dao đối phó lẫn nhau. Trái đất trở nên

ấm áp hơn khi đệ tam thế giới cộng-sản do Nga-xô dẫn dắt, và rã đám vào

năm 1991. Bứt dây đi đầu là Tây-Đức (với sự ủng hộ của Mỹ) thống nhất

cùng Đông-Đức (qua sự đồng ý của Nga) bằng phương pháp bất bạo động

vào năm 1989. Năm nay (2009), Đức-quốc sẽ kỷ niệm lớn 20 năm thống

nhất đất nước mình.

Nam-Bắc Hàn bị chia đôi từ năm 1953 sau khi Mỹ-Tàu đụng độ bất phân

thắng bại. Nói cho chính danh thì ‘quân đồng-minh Liên-hợp-quốc’ do Mỹ

cầm đầu để bảo vệ quân dân Nam-Hàn đánh nhau với ‘quân chí-nguyện

Trung-quốc’ quyết chiến bảo vệ quân dân Bắc-Hàn. Kỳ phùng địch thủ!

Năm 1972, Mỹ tính nước cờ lợi-hại trên việc sắp lại bàn cờ thế giới: bỏ rơi

Nam-Việt, kết bè cùng Trung-cộng để Trung-cộng an lòng mặt trận phương

nam do Mỹ áp lực, và dồn chủ tâm phá sập Nga-xô phương bắc. Năm 1973,

Mỹ rút khỏi Nam-Việt. Mỹ hại mất con tép (Việt-Nam Cộng-Hòa) nhưng chộp

được con tôm (Trung-cộng). Năm 1975, Bắc-Việt cưỡng chiếm Nam-Việt

bằng bạo lực và chiến thắng, và tưởng rằng chiến thắng luôn cả Mỹ, đâu dè

là ngáp phải ruồi. Hay không bằng hên!

Nếu trong một thời gian ngắn, sau khi chiến thắng miền Nam, Việt-cộng nối

sớm bang giao với Mỹ, thì không bị hậu hoạn với Trung-cộng như bây giờ.

Giả sử Nam-Việt chiến thắng Bắc-Việt thì Trung-cộng cũng không lo vì đã có

bảo-kê của Mỹ. Tôi hơi lang mang, lạm bàn qua vấn đề Việt-Nam, vì dính

dáng đến thế chiến lược tư-bản và cộng-sản. Xin trở lại chủ đề Đại-Hàn.

Trung-cộng chưa bao giờ từ bỏ ý định bỏ rơi Hàn-cộng, vì hình ảnh đánh

nhau với Mỹ năm 1953 vẫn chưa phai nhạt. Chính tướng McAthur của Mỹ đòi

thả bom nguyên tử Trung-cộng mà! Trung-cộng cũng không bao giờ tin Mỹ,

nên phải nâng Bắc-Hàn lên địa vị ‘tướng thí qua biển’ để cầm chân Nhật-Bổn

và Nam-Hàn; và chỉ xem Bắc-Việt như ‘chốt thí qua sông’ trong cuộc chạy

đua giành quyền lực thế giới. Do đó, dây cương Bắc-Hàn thân Trung-cộng và

Nam-Hàn thân Hoa-kỳ lúc nào cũng âm ỉ, tùy thuộc vào liên hệ nóng/lạnh

giữa Tàu và Mỹ.

5

Đến năm 2000, bối cảnh hòa hoãn, tranh sáng tranh tối của thế giới cho

phép dân Hàn hai phe hy vọng một sự thống nhất. Chuông Hòa-Bình được

đúc dựng để mang đến niềm tin kết hợp Nam-Bắc và Cầu Tự-Do được xây

cất tái chỉnh để hy vọng bắt nhịp nối liền hai đầu giữa tư-bản và cộng-sản.

Ðây là một trong những điểm nóng của thế giới. Hết ‘chiến tranh lạnh’ giữa

Mỹ và Nga, giờ đến ‘chiến tranh nguội’ giữa Mỹ và Tàu. Dân Nam-Hàn vẫn

nuôi hy vọng hòa bình. Tôi chưa nghe được tiếng chuông ngân nga nên niềm

tin về hòa bình chưa được thuyết phục lắm! Còn về chiếc cầu tự do thì mời

bạn rảo bước theo tôi lên thăm chiếc cầu, xem tự do đi được tới đâu?

CẦU TỰ DO

Ðịa điểm thứ nhì đến thăm là Cầu Tự-Do. Ðầu tiên, từ bãi đậu xe, chúng tôi

phải đi theo một con đường đất ngắn chừng 50m. Hai bên đường có hàng

rào lưới bằng thép, cao quá đầu người để dắt khách đi vào theo khuôn khổ,

không lạc khỏi khu vực đã định sẵn. Vì đang là mùa đông và còn trong giờ

sáng sớm, nên số du khách thưa lắm, chỉ chừng dăm ba chục người.

Qua khỏi đường đất thì đến một cây cầu gỗ, chiều ngang độ 4m cao hơn mặt

đất chừng 12m, và hai bên có hàng rào sắt sơn trắng cao hơn nửa người.

Ngay trên đầu cầu có một tấm bảng tên bằng đồng được gắn giữa mặt

đường với bảy hàng chữ được viết bằng ba thứ tiếng Hàn, Mỹ, và Nhật:

‘Freedom Bridge. Opening up breaking the 50year barrier’ – 1.1.2000 (Cầu

Tự-Do. Mở toang phá vở 50 năm ngăn cách).

6

Ði bộ trên cầu gỗ độ 100m thì bị chặn lại bởi một hàng rào kẻm gai mà trên

đó được treo đầy những mảnh vải viết những lời cầu nguyện với cờ âm-

dương tứ-tượng của Nam-Hàn. Không thể đi xa hơn nữa. Sự tự do đi lại, tới

đây bị chặn lại. Ngó xa xa về bên phải độ 200m sẽ thấy một cây cầu sơn

màu trắng. Ðó là cây cầu sắt cho đường rầy xe lửa được hoàn thành năm

1953 để thông thương giữa hai miền nam-bắc. Ðấy là chiếc cầu biên giới,

mang tên Cầu Tự-Do.

Theo lời kể lại: lúc ban đầu có tới 2 chiếc cầu sắt bắt qua dòng sông Imjin

(mùa đông này tôi thấy khô cạn), nhưng sau đó một chiếc đã bị phá vỡ, giờ

chỉ còn lại một chiếc chơ vơ. 13000 tù binh nam quân được trao trả ngang

cầu này khi đình chiến, nên cầu mới được đặt tên là ‘tự-do’.

http://www.koreadmztour.com/english/dmz/dmz_7.htm

Ðứng ngắm chiếc cầu chừng 15 phút, bỗng tôi nghe tiếng hú còi xe lửa, và

lại thấy một chiếc xe lửa màu xanh-lá-cây kéo 10 toa, chạy từ bên nam sang

bên bắc. Hỏi ra mới biết đây là những chuyến tàu chở vật dụng tế bần theo

diện nhân đạo của Nam-Hàn tiếp tế cho Bắc-Hàn, vì dân Nam giàu hơn dân

Bắc nhiều lắm. Trước đây, khi hai bên còn làm lành với nhau, nhà nước

Nam-Hàn cho phép một số dân Nam trở về thăm cố hương nơi phương Bắc;

các chuyến xe lửa có tính tự do này rất thông dụng và hữu ích. Giờ đây, liên

hệ đôi bên trở nên căng thẳng. Sự qua lại thăm viếng giữa dân chúng hai xứ

bị đình chỉ, không được xứ Bắc-Hàn hợp tác nữa.

7

Một hai năm trước, các công ty du lịch Nam-Hàn còn có tua thăm viếng một

thành phố nhỏ thuộc vùng Bắc-Hàn, dành cho du khách người ngoại quốc.

Nhưng 6 tháng trước, một du khách nước ngoài đi tua đó bị bắn chết, có lẽ

vì thiếu cẩn trọng, đi lạc/lầm vào khu cấm địa. Chính phủ Nam-Hàn thấy

không an toàn nên cấm tua du lịch sang Bắc-Hàn luôn.

Trên đường trở ra bãi đậu xe và đi qua con đường đất, lần này, tôi chú ý kỹ

thấy trên hàng rào có gắn nhiều hình ảnh của các gia đình Nam-Bắc Hàn

được thăm viếng đoàn tụ rất là cảm động. Dưới các bức ảnh có nhiều mẩu

giấy vải dài, viết toàn tiếng Hàn. Viết gì tôi không hiểu, nhưng đoán là tên

bà con với những lời thân yêu và thương nhớ.

Trước khi lên xe đi thăm địa điểm khác, tôi trở lại và đứng trước chiếc đại-

hồng-chung Peace Bell (Chuông Hòa-Bình), xin nguyện cầu cho dân tộc Hàn

sớm được ước vọng thống nhất. Sẵn dịp, tôi cầu nguyện luôn cho nhân dân

Việt-Nam yêu dấu của mình được tai qua nạn khỏi trong những ngày tháng

sắp tới.

CANH TRÊN MẶT – TRÁNH DƢỚI HẦM

Địa điểm viếng thăm thứ ba là Đài Quan Sát Dora và Địa-đạo Thứ Ba. Ðài

quan sát là một biêu-đinh hai tầng được sơn theo màu áo da beo của quân

đội, như có vẻ dễ ngụy trang. Phía sau đài là một sân thượng bằng gạch với

gần 15 cái viễn-vọng-kính (phải bỏ tiền vào kính mới mở mắt nhìn xa được).

Du khách đến xem kính trong lúc này có khoảng trên dưới 50 người.

Ðài quan sát là một cao điểm, nhìn bằng mắt thường cũng thấy mờ mờ cột

cờ của Bắc-Hàn xa tít trên/dưới 4 cây số. Tôi xem/đoán theo đường chim

bay, chưa chắc đã chính xác! Phía Nam-Hàn cũng có cột cờ, nhưng thấp hơn

bên Bắc-Hàn. Nghe nói hai bên đua nhau xây cột cờ cao đến ba bốn lần để

thị oai. Hai cờ nam-bắc cách chừng cây số rưỡi. Rốt cuộc là cột Bắc cao hơn

8

cột Nam, cột cờ Hàn-cộng nổi danh là cao nhất thế giới, và cũng là một

trong những xứ nghèo nhất thế giới luôn!

Cũng lại nghe nói trong khu DMZ, mỗi bên có một làng nhỏ đều có dân ở.

Làng bên phía Nam-Hàn có số dân chừng 500 mạng được chính phủ tài trợ

để sinh sống. Tôi nghĩ mấy ông bà sống ở đây gan cùng mình. Nếu có động

tĩnh gì giữa hai phe, thì chắc dân làng ở đây bị dũ xổ đầu tiên. Còn bên phía

làng Bắc-Hàn thì thấy có xây cất nhiều biêu-đinh lắm, nhưng xem bằng viễn-

vọng-kính thì giống như ‘ghost town’ (làng ma) vì không có dân ở. Tôi nghi

nhà nước cộng-sản không dám cho dân sống trong vùng DMZ, nhỡ họ trốn

sang vùng không-cộng-sản thì mất mặt lắm! Chỉ tốn 25 xu cho kính viễn-

vọng thì thấy lòi ra hết. Thăm đài quan sát trên mặt đất chừng 30 phút,

chúng tôi sắp sửa đến viếng và quan sát đường hầm (địa-đạo) trong lòng

đất.

Trước khi xuống thăm địa-đạo, cô Betty Choi cho nghe một bài thuyết minh

rất lý thú. Địa-Đạo Thứ Ba là đường hầm xâm nhập của Bắc-Hàn xuyên qua

vùng phi-quân-sự. Đây là đường hầm thứ ba, đào vào năm 1978, do một

quân nhân Bắc-Hàn đào ngũ chỉ điểm. Nam-Hàn đã khám phá được tất cả

bốn đường hầm của Bắc-Hàn, đào xuyên qua DMZ để xâm nhập. Địa-Đạo

Thứ Ba là đường hầm lớn nhất, sâu nhất, và dài nhất. Cái gì cũng nhất hết!

9

Ðịa-đạo cách mặt đất 150m, bề cao 2m bề ngang 3m, và dài 1600m. Họ

cấm không cho chụp hình, nên tôi phải lấy các hình quảng cáo ở tiệm bán

quà kỷ niệm để trình bày cùng các bạn. Với hầm rộng như vầy, quân Bắc-

Hàn có thể xâm nhập khoảng 25000 người trong một giờ đồng hồ với đủ loại

khí giới hạng nặng để tấn công Nam-Hàn.

Cô Betty cho biết: chính phủ Bắc-Hàn đâu chịu nhận là do họ đào. Họ cãi lại.

Họ cho rằng, lúc đầu, đây là sự tuyên truyền của phe miền Nam; còn bây giờ

thì Nam-Hàn dùng đường hầm để quyến dụ du khách để kiếm lợi nhuận.

Ðịa-đạo là mánh mung của Mỹ bày ra. Có khi họ lại nói đây là hầm mỏ họ

đang khai thác. Thật không biết đâu mà dò và tin!

Hiện có 28000 quân Hoa-Kỳ đóng tại Nam-Hàn. Betty lại cho biết tiếp: còn

số quân Trung-cộng cũng đóng tại Bắc-Hàn rất nhiều, thì sao? đố ai mà biết

được? Vã lại, ai mà phân biệt được diện dạng của người Hoa-bắc (lính Trung-

cộng) và người dân Hàn hoặc lính Hàn-cộng ở miền bắc? Chỉ khi phát ra

tiếng nói thì mới nhận rõ ai là ai.

Mỗi du khách được phát cho một nón nhựa để bảo vệ cái đầu. Xuống hầm

chật hẹp, nhỡ va đầu vào đá thì địa-đạo trở thành nghĩa-địa ngay. Bảo

trọng, bảo trọng! Vì địa-đạo nằm sâu dưới lòng đất và bị phát giác khi chưa

qua hết ranh giới DMZ, nên nhà nước Nam-Hàn cho trổ một đường hầm nhỏ

đi xuống đụng địa-đạo để khách có thể xuống thăm. Ðường trổ xuống rất

dốc với độ nghiêng chừng 200 nên khó có thể đi lẹ được. Tuy nhiên hầm xây

bằng xi-măng với mặt vải thô dày trãi trên mặt đường và lại có cả rào vịn

nên đi bộ rất an toàn, không sợ trượt ngã. Ði bộ tà tà để dưỡng sức, vậy mà

cũng tốn mất nửa tiếng cho bận xuống.

Ðịa-đạo thứ ba chạy dài bằng phẳng. Chung quanh toàn là trần và vách đá.

Có đèn điện. Nhưng bắc từng khúc. Khúc tối và khúc tỏ. Tôi có cảm tưởng

như là đi dạo dưới âm phủ. Lạ thật! Tôi đã đi thăm rất nhiều hang động,

thạch nhủ, nằm sâu trong lòng đất hoặc núi đá tại nhiều nơi trên thế giới.

Những lúc đó, mình có cảm tưởng trời đất thật là kỳ diệu! Còn bây giờ, đi

lạng quạng dưới địa-đạo này, mình có cảm tưởng thật là kỳ cục! Khó diễn tả.

Bận về phải trèo lên, mệt hơn, nhọc lắm! Con đường mà mình phải trèo, gọi

là đèo (đường + trèo = đèo). Tôi nhẫm tiếng Việt của ta hay như vậy trong

đầu của mình, để quên đi cái mệt đang trèo lên. Phải ngừng lại đôi ba bận

10

để nghỉ xả hơi. Vừa mệt vừa khát nước. Dọc đường đèo, có rất nhiều nhóm

khách dừng chân đứng thở dốc, nhưng, nếu có một tiếng nổ đùng xảy ra

đằng sau lưng, thì chắc chắn là tôi sẽ co giò vọt nhanh lên cửa hầm. Vượt

qua khỏi mặt mọi người. Việt nghĩa là vượt. Dân Việt là dân vọt/vượt rất lẹ!

CHIA ĐÔI CHO ĐẾN BAO GIỜ?

Chuyện chia đôi của Ðức đã chấm dứt (1945-1989). Chuyện chia hai của

Việt-Nam cũng tàm tạm xong (1954-1975). Còn chuyện ngả rẽ của Ðại-Hàn,

biết đến chừng nào mới rõ hồi kết cuộc (từ 1953 đến bao giờ)?

À quên nữa! Tôi nhớ lại trước khi rời khỏi chiếc Cầu Tự-Do, gần đó có một

bức tượng đồng: trái đất bị chẻ làm đôi, mỗi bên có 3 người, đàn ông đàn bà

và con nít, hè nhau cùng đẩy nửa trái đất dính lại; bên trên có một cái thang

cầu vòng. Tôi không hiểu hết ý nghĩa của bức tượng, nhất là chiếc thang

vòng. Xin tạm gác cái thang qua một bên. Ðất nước Ðại-Hàn chia hai, tại sao

không làm bức tượng của Bắc-Hàn và Nam-Hàn? Mà lại làm bức tượng của

cả trái đất?

Ðứng suy lý một hồi, tôi luận ra như vầy: vấn đề quốc gia bị chia đôi, thật ra

là vấn đề quốc tế; cả thế giới bị chẻ làm hai sau Thế Chiến; có cả hai hệ

thống lý luận và hai cách sống khác biệt với nhau; đó là thế giới tư-bản và

thế giới cộng-sản. Ðúng rồi. Tư-bản và cộng-sản làm quả cầu chia đôi thật là

đúng. Khi nhìn kỹ lại bên trong ruột trái đất, mới thấy hình của hai xứ Bắc-

Hàn và Nam-Hàn.

Tôi đã nhờ bà bạn người Úc trong đoàn du lịch chụp cho mình một bức hình

ra sức đẩy nửa trái đất bên phe tư-bản và Nam-Hàn về phía cộng-sản. Tại

sao chọn tư thế đó? Dễ hiểu. Mình là dân Mỹ, đứng về phe tư-bản; đang

thăm Nam-Hàn, nên đứng về phe Nam-Hàn. Bây giờ nghĩ lại, thấy vẫn chưa

11

đủ. Thế giới hiện đang xích lại gần, nửa phía bên kia cũng phải phụ lực đẩy

vào, trái đất mới dính với nhau được. Ai là người của nửa phía bên kia?

Ngày 20.2.2002, Tổng-thống Mỹ George Bush có ghé tới nhà ga Dorasan kế

bên DMZ để ủng hộ Tổng-thống Kim Ðại-Trung (Kim Dae-jung) của Nam-

Hàn trong việc thống nhất Nam-Bắc.

Xem lại con số này, 20.2.2002, tôi thấy có một sự trùng điệp ngồ ngộ, ngày-

tháng-năm đều chứa toàn là số 2. Hèn chi tới nay, bảy năm đã trôi qua, Ðại-

Hàn vẫn còn bị chia 2.

Hiện giờ Hillary Clinton, bà ngoại trưởng của chính phủ Obama đang khó chịu

với Bắc-Hàn lắm, vì họ đang thử hỏa tiển tầm xa xuyên lục-địa. Hỏa tiển này

có thể vươn tới tiểu bang Alaska. Còn Nam-Hàn, Nhật-Bản và Úc-Châu thì

hỏa tiển đã rờ đầu như chơi. Mỹ tính gì thì tính. Tính luôn lính Trung-cộng

đứng sau lưng Bắc-Hàn cho chắc ăn! Liên hệ Nam-Bắc Hàn là thông số của

liên hệ Mỹ-Tàu. Mỹ dám nói/chọi thẳng với Tàu hay không?

TẠI SAO MỸ CHƢA DÁM CỨNG CỰA VỚI TÀU?

Trung-cộng hiện đang làm chủ 10% số nợ 10 trỉ đôla (trillion US Dollars) của

tổng số tiền nợ quốc gia của Hoa-Kỳ. Tôi gọi trillion là trỉ. Tiếng Việt mình

chưa có tên đơn vị này. Một trỉ bằng một ngàn tỉ. Một tỉ bằng một ngàn

triệu. Xin lưu ý: cần phân biệt tiền khiếm-khuyết hằng năm của quốc gia

(national deficit) và tổng số nợ quốc gia (national debt). National deficit được

tính hằng năm, còn national debt là số tiền đã vay nợ của nhiều năm, tính

tổng cộng từ trước tới giờ.

Thí dụ, trong năm 2009, national deficit của Mỹ được tính là 1.6 trỉ; còn

national debt đã lên đến $10,841,718,485,689.44 tính đến ngày 27.2.2009,

12

theo US National Debt Clock, http://www.brillig.com/debt_clock/

Bạn hãy đọc thử con số nợ đó xem nào! Nếu chia đều số nợ này cho

305,720,570 dân số Mỹ, thì phần của mỗi người lên đến 35,462.84 đôla. Ối

chu choa, làm sao chịu cho thấu! Trung-cộng cũng đang chới-với với kinh tế

suy thoái, nhưng đồng thời, cũng còn dư được 2 trỉ USD tiền mặt.

MÀ TÀU CŨNG CHƢA DÁM ÐỤNG NHAU VỚI MỸ!

Kinh tế toàn cầu đang hồi suy thoái. Thuyền lớn thì sóng cũng lớn. Cả hai

thập niên nay, cổ xe kinh thương của Trung-cộng phát triển ào ào nhờ ở ‘bàn

đạp ga’ khá tốt, đẩy mạnh mức độ sản xuất và tiêu thụ (production and

consumption levels). Bàn-đạp-ga đó là nhân lực đông, giá thành rẽ, xuất

khẩu hàng loạt trên toàn thế giới, khiến mức tăng trưởng tổng sản lượng nội

địa (GDP growth rate) lên đến 10%.

Nay chiếc xe kinh thương đang hồi lao đầu xuống dốc, phải kiểm lại ‘bàn đạp

thắng’. Kinh tế của Trung-cộng cũng thê thảm lắm! Lạm phát gia tăng gần

5% so với năm 2007 chỉ có 1.5% (www.indexmundi.com/china), nhân công

thất nghiệp lên đến 10% (www.chinastakes.com), tăng trưởng chỉ còn 6%

(www.chinadaily.com.cn/bizchina), xuất khẩu sụt mất 4% (www.chinatoday

.com/trade), đồng tiền bong bóng. Bàn-đạp-thắng là chính sách phân phối

tài sản, công bình xã hội (social distribution programs) để có thể giữ cho dân

khỏi nổi loạn. Nó đòi hỏi một hệ thống chính trị dân chủ, để cho dân bầu

chọn người lãnh đạo trực tiếp, hầu giải quyết các vấn nạn kinh tế và xã hội

đương thời một cách hữu hiệu hơn.

Ðây là một thử thách cực kỳ quan trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng

của đảng cộng-sản. Thế hệ lãnh đạo đời thứ năm của Trung-cộng bớt tính

tà/ác và nắm giữ quyền lực độc tài toàn trị như dưới đời Mao Trạch Ðông và

Ðặng Tiểu Bình, nên khó có thể siết dân như ngày xưa. Dân Tàu nghèo khổ

sẽ thí mạng cùi, nổi lên đi làm ‘cắt mạng’. Dân Tàu giàu sang đã quen ăn

không quen nhịn, sẽ bình chân như vại. Dân Tàu lý tưởng đi xây cách mạng,

với hy vọng ….. Ðủ loại dân Tàu đua chen hoa sắc trong thế kỷ 21 này. Chợ

Tàu chắc sẽ bắn pháo bông lép trong thập niên tới!

Nội loạn sắp tới nơi nên Tàu chưa dám đụng trực tiếp với Mỹ, vì sẽ còn có

chỗ nhờ vả (lấy sức địch làm sức của ta). Chỉ có cách tạo chước quỷ mưu

thần, xúi mấy anh xứ nhỏ đẩy cây Mỹ. Bắc-Hàn, Miến-Ðiện biến thành hai

anh gác cửa hiện đại, như Vu-Hồn và Bí-Trọng dưới triều đại của Trụ Vương

13

BAO GIỜ MỚI HẾT CHIA ÐÔI?

Nam-Hàn, Bắc-Hàn chia đôi chính là vì Mỹ và Tàu cũng muốn họ chia đôi.

Chia kể từ năm 1950, hơn nửa thế kỷ nay; hồi đó, vừa sau Thế Chiến Hai,

thế giới bị chia đôi, bởi ảnh hưởng giữa tư-bản và cộng-sản. Giờ đây, sự chia

đôi bị biến tướng, thay đổi thành Tiền-Mỹ và Quyền-Tàu. Xin đọc giả cho

phép tôi bay lượn với vài suy tư một chút xíu! Vị nào không hạp, hãy nhảy

qua khỏi đoạn này, đọc xuống phần bên dưới ‘Dĩ Thực Vi Tiên’, tôi sẽ kể về

các món ăn Ðại-Hàn rất hấp dẫn!

Tiền bạc là lối sống của tư-bản Mỹ, nên gọi là Tiền-Mỹ. Quyền lực là lối sống

của cộng-sản Tàu, nên gọi là Quyền-Tàu. Hai bác này: ‘tiền’ và ‘quyền’ đang

choãng nhau hay cần nhau, tùy thuộc vào thời cơ và vào giới lãnh đạo của

cả đôi bên.

Muốn ra khỏi cơn khủng hoảng tiền bạc như của Mỹ hiện nay, chính phủ cần

vay thêm ba, bốn trỉ USD nữa trong vòng hai ba năm tới. Nhà nước Mỹ phải

mang nợ thiên hạ nhiều như vậy để tài trợ và bảo quản cho lối sống sung túc

mà ta gọi là ‘standard of living’ (mức sống). Mức sống của tư-bản là phải xài

tiền nhiều như vậy. Ăn quen nhưng nhịn không quen! Giới tài-phiệt Mỹ nói

khác: ‘giàu quen nhưng bớt giàu chưa quen’.

Ðây là vấn đề của ‘way of living’ (lối sống), của văn hóa, của con tim và khối

óc và của suy tư; chứ không phải chỉ thuần vấn đề bao tử và khúc ruột. Sự

lựa chọn của nhà lãnh đạo đất nước và sự lựa chọn của nhân dân khác nhau

ở mô thức và cấp độ mà người đời gọi là vĩ-mô (macro) hay là vi-mô

(micro); nhưng giống nhau ở cách quân bình giữa mức sống và lối sống

(giữa kinh tế và văn hóa).

Xứ nào cũng nuôi mộng ‘dân-giàu-nước-mạnh’. Riêng hoàn cảnh xứ Mỹ là

‘dân-sang-giàu, nước-nợ-ngập-đầu’. Vì Mỹ mượn nợ của Tàu cả trỉ đôla, nên

các vụ vi phạm nhân quyền của Tàu đều được chính phủ Mỹ gác tạm qua

một bên, đâu dám la làng! Lãnh đạo Mỹ đang xài chiến-thuật ‘biết-rõ-mà-tỏ-

ra-khờ’ (minh tri cố muội) để tiến tới chiến-lược ‘vay tiền’ của Tàu). Hết tiền

thì tiêu. Bên ngoài, Mỹ chỉ còn cách lập mưu thần chước quỷ, xúi mấy chú xứ

nhỏ phá đám, bao vây ngầm bác Tàu!

Kể từ ngày Tần Thủy Hoàng-Ðế thiết lập xứ China (Tần-quốc, năm -221)

theo dòng họ của mình (âm Chin/Sin nghĩa là Tần); rồi nhà Hán (-202 đến

14

220) nối gót bành trướng cả vùng trung nguyên Bắc-Á thành Trung-quốc vĩ

đại với những mỹ từ Pax Sinica (trật tự kiểu Hoa), Ðại-Hán, vân vân; biểu tỏ

thực chất và văn minh Trung-quốc chỉ là lịch sử của sự bá quyền.

Ðến khi cộng-sản tây phương du nhập vào Á-châu, Dinh-Chính đời Tần tái

hiện dưới hình tướng Mao Trạch Ðông (1893-1976) và Lưu Bang đời Hán tái

thế dưới hình tướng Ðặng Tiểu Bình (1904-1997) thì Trung-cộng lại hiện rõ

bản chất độc bá thiên hạ thời hiện đại. Nếu trả lại Mãn-Châu, Mông-Cổ, Tây-

Tạng, Tân-Cương, Thanh-Hải, xứ Tàu chỉ còn bằng một phần tư. Hai đời lãnh

đạo thứ nhất và nhì của Mao và Ðặng đã làm nền tảng vững chắc cho Trung-

cộng bành trướng đến ngày hôm nay. Hai tay này chưa bao giờ biết/cần đến

thể chế chính trị dân chủ liên-bang.

Muốn bành trướng thì phải dùng quyền lực để bó buộc mọi người dân trong

xứ tuân theo, nói tóm lại là Trung-cộng thiếu dân-chủ. Còn bên ngoài xứ thì

tìm cách lấn áp các lân bang. Trường-Sa, Hoàng-Sa là bằng chứng, nói tóm

lại là Trung-cộng bá quyền. Mỹ theo hệ thống mở, dù có vấn đề, nhưng hy

vọng còn có thể vượt thoát vươn lên. Tàu ngược lại, đầu đuôi khép kín, khó

có thể xoay trở.

Quan sát bề ngoài thấy Tàu giàu mạnh, dư tiền dư của, nhưng bề trong phân

phối về sản xuất/tiêu thụ chưa được đồng đều, bất công xã hội tràn lan, hệ

thống an-sinh chưa có, ô nhiễm đầy trời, dân tộc lân bang thù nghịch. Không

biết các đời lãnh đạo của Trung-cộng trong tương lai (sau đời Hồ Cẩm Ðào)

như mấy anh Tập Cận Bình (Xi Jin-ping) và Lý Khắc Cường (Li Ke-quiang) –

được học-giả Cheng Li diễn tả như ‘Nhóm những kẻ kình địch’ (China’s Team

of Rivals) – có khả năng giải quyết nội bộ ra sao?

Tôi thấy mây đen vần vũ trên cả hai bầu trời Hoa-kỳ và Trung-quốc. Từ lang

mang này sang lang mang khác … Tôi cảm thấy đói và lạnh quá! Nhưng

trước khi ăn, tôi cần phải giải thích hai bức hình của hai phiến đá bên dưới

đây. Trên đường trở ra từ chiếc Cầu Tự-Do, dọc đường tôi thấy nhiều lời cầu

nguyện cho sự thống nhất của Nam-Bắc Hàn và hòa bình cho nhân loại. Tôi

cảm kích lắm! Có hai phiến đá nhân tạo thật là to được dựng lên bên đường

với những dòng chữ Hàn thật nắn nót.

15

Tôi nghi là những bài văn viết về niềm tin và sự hy vọng. Cô thông dịch

Betty Choi đã chạy đâu mất. Chắc là đang đi tìm mấy ông bà du khách đi lạc

nơi khác, nên tôi không hỏi han gì được. Nếu bạn nào đọc được Hàn-ngữ xin

cho biết nội dung. Tạm thời, tôi xem đó là những lời cầu nguyện tốt đẹp. Tôi

sẽ dùng nó để cầu nguyện cho quan hệ Mỹ-Tàu được tốt đẹp hơn; và từ đó,

hy vọng sẽ tạo ra bối cảnh thuận lợi để Nam-Bắc Hàn được xum vầy.

KHỔNG TỬ LÀ NGƢỜI ĐẠI-HÀN?

Ðã tới giờ ăn trưa, đoàn du khách được tụ tập lại để cùng vào quán. Trên

đường đi tới quán ăn, cô Betty Choi mặc dầu biết tôi là công dân Mỹ, nhưng

chưa biết quê gốc ở đâu, nên có hỏi tôi về xuất xứ. Sau khi biết tôi là người

gốc Việt, cô cho biết là dễ cảm thông hơn người Nhật và Hoa. Cô Betty kể

tiếp, trong thời cận-đại nhà nước Nhật cai trị Hàn-quốc rất hà khắc; còn các

triều đại Trung-Hoa bá quyền, vào thời cổ-đại đã lấn đất chiếm dân Cao-Ly

(tên cũ của xứ Hàn) nhiều lần.

Cô ta lại bồi thêm và khẳng định cho rằng: Khổng Tử là người Đại-Hàn.

Trước đây qua báo chí, tôi có đọc một vài bài báo viết bởi ký giả Nam-Hàn

cũng cùng luận điệu như vậy, nhưng không có cơ hội đối chất. Nay gặp cô

Betty Choi, tôi bèn hỏi thử vài câu xem sao.

tNt: Cô nói giỡn hay nói chơi đây?

Thiên hạ đều nói Khổng là người Hoa mà!

BC: Thiên hạ là ai? Đâu có phải người Hoa mới là thiên hạ.

Chúng tôi cũng là thiên hạ. Khổng Tử là người nước Lỗ, nay là tỉnh

Sơn-Đông, và thời đó chưa có nước nào gọi là Trung-Hoa. Sau này,

nhà Tần mới lấn lấy đất của dân tộc chúng tôi, giành lấy luôn sản

phẩm tri thức của chúng tôi.

16

tNt: Có bằng chứng gì không?

BC: Rất nhiều! qua khảo cổ học. Và tổ tiên chúng tôi đều truyền lại như

vậy qua lịch sử. Ông không thấy cờ âm-dương tứ-tượng của chúng tôi

à! Trung-quốc bành trướng ra, lấy của người khác, rồi la lớn lên là

tư tưởng của mình.

tNt: Sách vở Trung-quốc đều xem Khổng Tử là ‘vạn-thế-sư-biểu’ mà!

BC: Đúng rồi. Đó là dân Trung-Hoa tự do mới nghĩ như vậy. Chứ Mao

Trạch Đông và đảng cộng-sản của Trung-cộng xem Khổng và Khổng-

học là rơm rác và là thứ phản động. Bây giờ tình thế thay đổi, họ

muốn lợi dụng Khổng và cướp công các dân tộc khác mà thôi.

Qua mẩu chuyện trao đổi ngắn này, tôi thấy cô hướng dẫn hay thật. Ðây

cũng là dịp để mình chiêm nghiệm lại vấn đề lịch sử của Á-Ðông. Tôi không

dám hỏi tuổi cổ. Đoán chừng chưa quá 35. Không những cô ta hiểu biết về

chính trị mà còn rành về văn hóa nước nhà nữa. Hèn chi tinh thần dân tộc

của Nam-Hàn lên cao và họ không sợ gì Trung-cộng cả.

DĨ THỰC VI TIÊN

Hôm nay đi bộ khá lâu, tốn rất nhiều ca-lo-ri, bụng tôi đói cồn cào. Khi ngồi

nghĩ mệt lại thả hồn say sưa suy nghĩ chuyện Tàu và Mỹ – thay vì chuyện

của Bắc-Hàn và Nam-Hàn – nên làm cho tôi càng đói thêm nữa. May quá,

cũng tới giờ ăn trưa rồi. Tôi cần đi tìm cái gì lót dạ đã, rồi mới tính tới.

Đồ ăn của dân Hàn chứa nhiều loại dưa cải – mấy thứ này rất hợp khẩu vị

của tôi – nhất là món kim-chi (kimchee) quốc-hồn-quốc-túy. Khẩu phần của

tôi gồm một con cá nục nướng, một chén canh đậu hủ, một chén cơm (gạo

hạt tròn), cộng thêm mấy thứ dưa giá. Ôi, đúng là đang hạn-hán mà gặp

mưa rào. Bon appetit!

17

Ăn xong, chủ quán hỏi tôi muốn uống trà nào? Có thích trà sâm Ðại-Hàn

không? Tôi lại thích trà xanh hơn. Tôi có thành kiến về ‘sâm’. Nó chỉ như củ

cà-rốt mà thôi (bạn quá cố của tôi là anh Phan Kim Nguyên phân chất cho

biết như thế). Có tin thì mới có tưởng. Có tưởng thì mới có thiệt!

MIÊN MAN TRÊN ĐƢỜNG VỀ

Trên đường về, tôi đếm nhẩm cứ cách một cây số là có một điểm canh. Mặc

dầu được khuyến cáo là đừng chụp hình lúc bắt đầu đi, nhưng trên các tờ

quảng cáo, họ in đầy hình gác canh; tôi tự lý luận, thấy không có gì nguy

hại, nên cứ lấy máy chụp đại vài cái; nếu có ai ngăn cản thì xóa hình đi là

cùng. Trong hai hình gác canh bên dưới, gác bên trái là hình của tôi chụp,

gác bên phải không biết của ai! (Tôi lấy theo tờ quảng cáo du lịch).

Trên đường về, tôi lại thấy có nhiều xe tăng cùng đại pháo đang di chuyển,

và quân đội mặc áo rằn-ri dọc dài theo một đoạn đường của xa lộ. Tôi không

dám chụp mấy cảnh này. Nam-Hàn có vẻ như chuẩn bị sẵn sàng tư thế để

chiến đấu.

TIẾNG TRỐNG DÂN OAN!

18

Kế bên trạm xe bus đi ra phi trường có một ngôi đền. Không biết thờ ông

nào! Thấy mấy anh gác cổng áo mảo uy nghi, điểm thêm cây thanh-long đao

sáng chói rất hấp dẫn. Tôi muốn vào xem lắm, nhưng lại không đủ thời giờ,

nên đành chịu nhịn. Tôi lỏm bỏm đọc tên đền gắn trên cổng ra vào: chữ bên

phải là đại, chữ bên trái là môn, còn chữ ở giữa tôi chịu bí! Gọp lại, đọc từ

phải sang trái, thành ra tên: Đại-‘bí’-Môn. Không biết có đúng không!

Ở trước cổng đền, họ để đại một cái trống đại, thật là to, màu mè xanh đỏ

tách-nít-cô-lo (technicolor). Trống da được đặt trên một bục gỗ có gắn bánh

xe, di chuyển được. Ông đi qua bà đi lại, ai cũng có thể đánh/đẩy trống.

Nhưng đẩy trống đi để làm gì? Trống nặng như vậy, tôi tự hỏi, chỗ đâu mà

chứa? Phải tìm lời giải thích.

Thấy tôi đứng tần ngần trước cái trống to này một thời gian lâu (độ 10

phút), một vị bên trong đền, ăn mặc đồ tây chạy ra hỏi tôi và mời vào thăm.

Tận dụng cơ hội, tôi liền hỏi về sự tích cái trống. Nhân viên này cho biết: đây

là cái trống ‘giúp dân’. Anh ta giải thích: đời xưa, hễ người dân nào bị oan ức

hay bị hiếp đáp thì đánh vào đó, để các quan chức biết lắng nghe mà giúp

đỡ. Nghe thật lý tưởng, không biết chuyện ngày xưa có thật vậy hay không?

Tôi chợt nhớ hồi ở lớp đệ lục trung học, thầy Nguyễn Văn Chí dạy lịch sử có

kể là, ngày xưa tuy dưới thời quân chủ (Lý, Trần, hay Lê gì đó), cũng có các

vị quan thanh liêm thường hay đặt trống hoặc chiêng cồng trước công đường

để giúp dân oan khiếu kiện. Ngày nay, tôi tự nghĩ: ở xứ Việt-Nam của mình

vào thế kỷ 21 này, phải chi dân oan đẩy/mượn được cái trống ‘giúp dân’ của

Nam-Hàn về các vùng quê, đánh to lên để các quan lớn ở Hà-Nội đều nghe

mà đến cứu giúp.

Tình hình dân oan bị áp bức, bị mấy quan nhỏ lấy đất của dân lành nhiều

lắm! Phải chi các quan Việt học bài học này của quan Hàn thì hay biết mấy!

Việt-Nam cũng là xứ đồng văn với Ðại-Hàn.Tôi ước gì đổi tên ‘trống-giúp-

dân’ thành ‘trống-dân-oan’ cho Việt-Nam nhờ. Đang miên man trong đầu,

bỗng tiếng còi xe bus rộn lên, kéo tôi trở về thực tại. Ðã tới giờ từ giã Seoul!

Bái-bai Đại…Môn. Bái-bai Trống Đại. Và bái-bai các bạn Nam-Hàn quý mến!

Trƣơng Nhƣ Thƣờng

Cuối Tháng 2. 2009