nhật ký lạp chi - konchog osal drolma

25
Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 1 Nht ký Hành trình đến Núi thiêng Lp chi Cui cùng thì ước mơ ca tôi cũng thành hin thc. Tôi đã đến được Lp chi – rng núi tuyết sơn linh thiêng mà tên tui ca nó đã gn lin vi Milarepa – vhành gidu già Tây tng vĩ đi ca mi thi đi, người đã thành Pht chtrong mt đi, người đã trthành sui ngun ca nim tin không bao gilay chuyn và ngun cm hng bt tn cho rt nhiu thế htrên con đường tu gii thoát. Tôi đã tri qua nhng kinh nghim tuyt vi và đy năng lc gia trì trong sut cuc hành trình. Tôi rt biết ơn Thy tôi – Garchen Rinpoche, Sư TChetsang Rinpoche và Milarepa – bc Thánh nhân áo vi đã gia trì cho chúng tôi. Xin cu nguyn các ngài luôn là nhng vđo stôn quý ca tôi trong sut đi này và các đi vlai cho đến ngày tôi đt giác ng. Xin cu nguyn cho tâm ca tôi và tâm ca các ngài skhông bao gichia cách! Nht ký này đã trích lược khá nhiu thông tin vLp chi và nhng hang đng ca Milarepa ttrang web ca DÁn Trùng tu và Bo vLp chi. Hi vng nht ký này sgieo trng trong dòng tâm thc người đc nim tin chc chn, skết ni mnh mvi Milarepa và ước mun mãnh lit hành hương đến Lp chi. Je Mila Shepa Dorje La So Wa Deb So! (Con khn nguyn Đc Milarepa – Tiếng Cười Kim Cang!) -------------------------ooo--------------------------- Mt tri, mt trăng và các vì sao, Cba thy là vin cnh ca hành gidu già Milarepa ta, Nếu ba vin cnh y đtt cho con, Thì hãy theo chân ta – hành gidu già áo vi! (~ Milarepa ~) Tượng Milarepa ti Đng Hàng ma (Dudul Phug), Lp chi

Upload: trong-hoang

Post on 22-Jul-2015

145 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 1

Nhật ký Hành trình đến Núi thiêng Lạp chi

Cuối cùng thì ước mơ của tôi cũng thành hiện thực. Tôi đã đến được Lạp chi – rặng núi tuyết

sơn linh thiêng mà tên tuổi của nó đã gắn liền với Milarepa – vị hành giả du già Tây tạng vĩ

đại của mọi thời đại, người đã thành Phật chỉ trong một đời, người đã trở thành suối nguồn

của niềm tin không bao giờ lay chuyển và nguồn cảm hứng bất tận cho rất nhiều thế hệ trên

con đường tu giải thoát. Tôi đã trải qua những kinh nghiệm tuyệt vời và đầy năng lực gia trì

trong suốt cuộc hành trình. Tôi rất biết ơn Thầy tôi – Garchen Rinpoche, Sư Tổ Chetsang

Rinpoche và Milarepa – bậc Thánh nhân áo vải đã gia trì cho chúng tôi. Xin cầu nguyện các

ngài luôn là những vị đạo sự tôn quý của tôi trong suốt đời này và các đời vị lai cho đến

ngày tôi đạt giác ngộ. Xin cầu nguyện cho tâm của tôi và tâm của các ngài sẽ không bao giờ

chia cách!

Nhật ký này đã trích lược khá nhiều thông tin về Lạp chi và những hang động của Milarepa

từ trang web của Dự Án Trùng tu và Bảo vệ Lạp chi. Hi vọng nhật ký này sẽ gieo trồng

trong dòng tâm thức người đọc niềm tin chắc chắn, sự kết nối mạnh mẽ với Milarepa và ước

muốn mãnh liệt hành hương đến Lạp chi.

Je Mila Shepa Dorje La So Wa Deb So! (Con khẩn nguyện Đức Milarepa – Tiếng Cười Kim

Cang!)

-------------------------ooo---------------------------

Mặt trời, mặt trăng và các vì sao,

Cả ba thứ ấy là viễn cảnh của hành giả du già Milarepa ta,

Nếu ba viễn cảnh ấy đủ tốt cho con,

Thì hãy theo chân ta – hành giả du già áo vải!

(~ Milarepa ~)

Tượng Milarepa tại Động Hàng ma (Dudul Phug), Lạp chi

Page 2: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 2

Nguồn cảm hứng được đến Lạp chi của tôi bắt đầu vào mùa hè năm 2012 khi Thầy

tôi - Garchen Rinpoche đến đó để nhập thất. Khát vọng này không phải bắt nguồn

từ sự tuyệt đẹp và hùng vĩ của núi non Lạp chi mà bắt nguồn từ sự linh thiêng và sự

gắn kết của Lạp chi với cuộc đời siêu việt của Đức Milarepa. Rất nhiều vị đạo sư vĩ đại

của dòng Drikung Kagyu đã dành hầu hết cả cuộc đời của họ nhập thất nơi đây.

Chẳng trách mà người ta nói Lạp chi là rặng núi tuyết sơn được gia trì.

Mặc dù theo thầy tôi – đạo sư của dòng Drikung Kagyu nhưng tôi lại chưa có cơ hội

được gặp Sư Tổ Chetsang – người nắm giữ dòng truyền thừa. Tuy vậy, không lâu

trước đây, tôi đã có một giấc mơ pháp rất đẹp về ngài và thầy tôi và tôi có thể hình

dung khuôn mặt của ngài rất rõ trong tâm. Tôi biết mình chắc chắn sẽ được gặp

ngài một ngày nào đó.

Đối với tôi, tin Boom Tsog Puja (đại lễ cúng dường một trăm ngàn lần) được tổ chức

tại Lap chi dưới sự dẫn dắt của Sư Tổ Chetsang quả là hai cơ hội vàng tan hòa thành

một. Về sau, tôi được biết rằng chuyến hành hương này là sự kết hợp của rất nhiều

nhân duyên thù thắng. Một trong những nhân duyên thù thắng nhất là năm nay –

năm của chú dê gỗ vàng – là năm của Lạp chi khi mà tất cả các vị Daka, Dakini,

các vị Hộ Phật, Hộ Pháp và các vị Bổn tôn từ ba núi thiêng (Kailash, Lapchi and

Tsari) sẽ tề tựu nơi đây. Do đó mà hành hương đến Lạp chi sẽ tích tập rất nhiều

công đức, như thể được hành hương đến tất cả ba núi vậy. Thật tuyệt vời làm sao!

Lạp chi là một trong hai mươi bốn thánh tích của Đức Chakrasamvara – một vị Bổn

tôn thuộc Mật điển Du già Tối thượng hay Mật điển Du già cao nhất của đạo Phật

Tây Tạng. Lạp chi tượng trưng cho mạn đà la ngữ của Đức Chakrasamvara trong khi

núi Kailash tượng trưng cho mạn đà la thân và Tsari tượng trưng cho mạn đà la ý.

Tôi biết đến Lạp chi không phải là một việc dễ dàng. Nếu ai đó có thể đến, họ chắc

hẳn đã phải tích tập rất nhiều công đức trong các đời trước, như Thầy tôi – Garchen

Rinpoche đã nói. Quả đúng là như vậy. Tôi đã phải trải qua rất nhiều khó khăn và

thử thách trước chuyến đi, nhưng tôi đã vui vẻ chấp nhận và thường xuyên nhắc nhờ

Page 3: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 3

mình phải kiên nhẫn để tịnh hóa các nghiệp bất tịnh. Cuối cùng thì tôi cũng có thể

bắt đầu cuộc hành trình xứng đáng này với nhóm gia đình tôi gồm chị gái và hai

anh trai.

Đây là lần thứ ba tôi đến Nepal. Chúng tôi đến Kathmandu vào buổi trưa ngày 22

tháng 3 và ở khách sạn Chorten yêu thích của chúng tôi bên trong Boulder. Chúng

tôi phải đến Kathmandu một tuần trước chuyến hành trình để xin giấy phép leo núi.

Khi ở nhà, tôi đã nghe người ta bàn tán rằng Boom Tsog không được tổ chức tại

những địa điểm ở Lạp chi như đã dự định vì tuyết rơi trên Lạp chi nhiều quá, chặn

đường lên núi và gây cản trở cho trực thăng hạ cánh. Tuy nhiên, tin đồn đó đã

không làm mất đi sự hứng khởi trong tôi. Đâu đó thẳm sâu trong dòng tâm thức,

có một niềm tin mãnh liệt mách bảo tôi rằng bằng cách nào đó, mình chắc chắn sẽ

đến được Lạp chi.

Khi chúng tôi đến Kathmandu thì được ban tổ chức thông báo rằng Boom Tsog sẽ

được tổ chức chính ở Godavari (hay Nyen-Yön trong tiếng Tây Tạng) – nơi mà hình

tai trái của Đức Chakrasamvara còn in lại trên đá. Leo tiếp lên dãy Lạp chi còn phụ

thuộc liệu thời tiết có cho phép hay không. Mặc dù bản thân Godavari là một phần

của dãy núi Lạp chi, chúng tôi đã mong mỏi được đến Tu viện Lapchi (tên tu viện là

Chöra Gephel Ling) và viếng thăm các hang động thiêng, nơi Milarepa đã thiền

định. Do vậy mà tin này đã làm tôi thấy buồn. Tôi có cảm giác như tuyết phủ ở Lạp

chi chính là tảng băng vô minh đông cứng trong tôi. Chỉ còn một cách duy nhất là

phát khởi một tâm chí thành mạnh mẽ với Đạo sư của tôi thì mới có thể tan chảy

được tảng băng vô minh đông cứng này, như mặt trời sẽ chiếu sáng để tan chảy

tuyết trên Lạp chi vậy. Do đó, điều tôi cần làm bây giờ là thực hành thật nhiều, cầu

nguyện thật nhiều để tịnh hóa nghiệp chướng, để phát triển lòng sùng mộ mãnh liệt.

Garchen Rinpoche đã gia trì cho chúng tôi trước chuyến đi. Vì sự gia trì của đạo sư

là chẳng thể nghĩ bàn, chúng tôi sẽ đến được Lạp chi không sớm thì muộn. Ý nghĩ

như vậy đã mang tôi lại trong hi vọng.

Page 4: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 4

Chorten là một khách sạn cũ. Chúng tôi lựa chọn ở đây vì nó rẻ mà lại thuận tiện.

Chorten ở bên trong Boulder. Chỉ cần một phút đi bộ là tôi có thể đứng trước Đại

Bảo Tháp linh thiêng Boudhanath. Tôi cần gì nhiều hơn thế?

Thật đáng ngạc nhiên, Yangthang Rinpoche – một

vị đạo sự rất cao của dòng Nyingma cũng ở tại

khách sạn Chorten. Tôi nhận ra rằng Yangthang

Rinpoche có các phẩm tính của một bậc giác ngộ

như Thầy tôi. Đạo sư chứng đắc càng cao, ngài đó

càng giản dị và gần gũi với chúng sinh. Chẳng trách

mà mọi người gọi các ngài là “Rinpoches của công chúng”. Tôi nhìn thấy Thầy tôi

trong Yangthang Rinpoche – một sự kết hợp của từ bi và trí tuệ. Như thể Thầy tôi

đã gửi chúng tôi đến với Yangthang Rinpoche để tiếp tục thực hành tịnh hóa và

phát triển bồ đề tâm trước khi chúng tôi bắt đầu chuyến hành trình đến Lạp chi.

Nhờ có sự gia trì của Thầy tôi mà chúng tôi được rất nhiều lama tốt bụng giúp đỡ,

để có thể tham dự bốn trong mười ngày Yangthang Rinpoche quán đảnh Heruka tại

tu viện Zomnang. Mặc dù biết rằng khả năng của một bậc giác ngộ rất phi thường,

chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi năng lực của Yanthang Ringpoche. Tôi có thể

cảm nhận được nguồn năng lượng và tình yêu thương lan tỏa từ ngài như cảm nhận

tình yêu thương của Thầy tôi vậy. Giờ đây tôi đã được trải nghiệm những gì tôi được

giảng dậy: đó là tâm của chư Phật là một, giống nhau và là một.

Chuyến hành trình đi Lạp chi bắt đầu vào ngày 28 tháng

3. Chúng tôi tập trung tại tu viện Rinchen Ling từ tinh

mơ, lúc 4 giờ sáng. Sau mười tiếng đi ô tô, chúng tôi đến

được làng Lamabagar – một ngôi làng nhỏ yên bình, nơi

mà chúng tôi sẽ ngủ qua đêm để sáng mai đi tiếp.

Khu vực xung quanh làng Lamabagar

Page 5: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 5

Chính phủ Nepal hiện đang xây dựng nhà máy thủy điện gần làng Lamabagar. Một

khi nhà máy thủy điện được hoàn thành và đưa vào sử dụng, tất cả khu vực xung

quanh, bao gồm cả ngôi làng sẽ biến mất, bởi toàn bộ khu vực sẽ bị nước dâng cao

gây ngập lụt. Con đường leo núi từ Lamabagar đến Lạp chi cũng sẽ cùng chung số

phận. Chúng tôi được bảo rằng Chính phủ đang lên kế hoạch xây một con đường tới

thẳng Lạp chi. Một khi con đường đó hoàn thành xong thì sẽ không cần leo núi nữa.

Tất cả những gì bạn cần làm là ngồi trên ô tô hoặc bay trên trực thăng thẳng tiến

đến Lạp chi. Ngôi làng, đường leo núi sẽ chỉ còn trong sử sách. Thật buồn làm sao!

Chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình leo núi đến Godavari từ sáng sớm ngày 29 tháng

3. Có đủ phu khuân vác (“culi”) để mang theo hành lý của chúng tôi. Leo núi chưa

bao giờ là một việc dễ dàng đối với tôi từ khi tôi còn bé. Đặc biệt, đường từ

Lamabagar đến Godavari rất khó khăn. Thỉnh thoảng, đường núi quá nhỏ, quá dốc

và tưởng chừng dài như vô tận. Thỉnh thoảng, tôi phải vượt qua những cây cầu nhỏ

xíu, rất trơn, lượn vòng quanh núi mà không có tay vịn. Thỉnh thoảng, tôi phải bò

thay bởi bước đi. Chỉ cần di chuyển sai một bước, tôi cũng có thể bị rơi xuống vực

thẳm. Mặc dù khó khăn gian khổ là vậy nhưng quang cảnh và thiên nhiên trên

đường đi thật bao la, hùng vĩ, khiến tôi hoàn toàn bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp kỳ diệu

của tạo hóa.

Vì được Thầy tôi gia trì nên tôi được một số lamas tốt bụng và một cậu bé bản địa

giúp đỡ rất nhiều trong những lúc leo núi khó khăn. Thỉnh thoảng, tôi dừng lại nghỉ

Page 6: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 6

sau khi đi liên tục vài giờ và thiền định trong chốc lát để lấy lại năng lượng. Trước

khi chúng tôi lên đường, Garchen Rinpoche đã dạy rằng chúng tôi nên đến Lạp chi

với một động cơ đúng đắn – đó là vì lợi lạc của tất cả các chúng sinh mẹ hiền.

Chúng tôi nên tụng thần chú Bạch Quan Âm, thiền định nhiều nhất có thể và hồi

hướng tất cả công đức tích tập được tới chúng sinh mẹ hiền. Nếu chúng tôi có thể

làm được như vậy thì chúng tôi sẽ nhận được nguồn năng lực gia trì không thể nghĩ

bàn. Tuân theo lời dạy của Thầy, tôi đã trì tụng thần chú Bạch Quan Âm trong tâm

và quán tưởng Thầy tôi trên đỉnh đầu cùng tất cả chúng sinh mẹ hiền leo núi cùng

tôi đến Lạp chi. Thật đúng khi người ta nói bạn sẽ ít tán tâm và dễ tập trung hơn

khi tu tập ở những nơi thanh vắng. Tôi có thể quán tưởng rất rõ ràng hình ảnh của

Thầy tôi và Ngài Nubpa Rinpoche xuất hiện rộng lớn như bầu trời trong quãng

đường từ Lamabagar đến Godavari. Họ xuất hiện trong hình tướng rất to lớn, bao

phủ khắp không gian trước mặt tôi và ngồi trên đỉnh đầu tôi. Giờ đây tôi nghĩ mình

đã trải nghiệm được chút ít ý nghĩa sâu xa của những gì Garchen Rinpoche đã dạy

tôi là không được dính mắc vào thân thể của Thầy. Tâm Thầy, Pháp thân của Thầy

sẽ luôn luôn ở bên cạnh tôi, thâm nhập khắp không gian và toàn bộ con người tôi

nếu tôi thiền định và nhớ nghĩ đến Thầy.

Sau một nỗ lực leo núi không mệt mỏi trong bảy tiếng,

cuối cùng tôi đã đến được Godavari. Các anh chị tôi với kỹ

năng leo núi tốt hơn nên đã đến trước tôi hai tiếng.

Chúng tôi ở trong hai cái lều do Lapchi Association cung

cấp – nơi mà chúng tôi sẽ ở trong chín ngày. Mặc dù vẫn

ở trong khu vực cắm trại nhưng lều của chúng tôi gần như

ở xa nhất khu vực tai trái của Đức Chakrasamvara – nơi

sẽ diễn ra Boom Tsog. Tuy vậy, chúng tôi vẫn thích địa

điểm này vì nó ít đông đúc hơn, do vậy mà môi trường

thiên nhiên thoáng đãng hơn.

Page 7: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 7

Vào chiều muộn trong ngày đến Godavari, tôi ra ngắm tai trái của Đức

Chakrasamvara. Trong khi tôi đang ngắm nghía phiến đá để xem tai trái của ngài

nhìn như thế nào thì tôi nhìn thấy rõ ràng một khuôn mặt Phật hiện ra trên phiến

đá. Trong khi tôi còn đang mải mê ngắm khuôn mặt Phật thì có một giọng nhẹ

nhàng của một lama trẻ cất lên làm tôi thức tỉnh: chị đã

nhìn thấy tai trái của Ngài chưa? Tôi lắc đầu. Lama trẻ đã

chỉ cho tôi thấy tai trái của ngài và thậm chí cả lỗ tai bên

trong tai trái. Thật buồn cười vì hình tai trái quá rõ ràng

để nhận ra mà tôi lại không thể nhìn thấy ngay được. Vài

ngày sau, tôi tiếp tục nhìn đăm đăm vào phiến đá để tìm

lại khuôn mặt Phật, nhưng thật ngạc nhiên, mặt Phật đã

không xuất hiện lại nữa.

Tai trái của Đức Chakrasamvara tại Godavari

Lama trẻ là một Tulku mười sáu tuổi. Tôi thích nói chuyện với Tulku vì tôi nhìn thấy

ở Tulku một tâm hồn trong sáng và một trái tim nhân hậu. Chúng tôi nói về ba

tháng nhập thất sắp tới của Tulku ở Godavari và sau đó là ba năm nhập thất ở một

trung tâm nhập thất Tara mới xây của tu viện Ringchen Ling. Tôi kính trọng Tulku

vì sự xác quyết và hiến dâng của Tulku cho nhập thất để trải nghiệm sự phát triển

sâu sắc về tâm trước khi bắt tay vào học tập nghiên cứu. Tôi mong Tulku sẽ tiến xa

trong tính kỷ luật và sự nỗ lực của mình dưới sự dẫn dắt của Nubpa Rinpoche.

Chúng tôi ở Godavari ba ngày trước khi Sư Tổ đến vào

ngày 1 tháng 4. Nubpa Rinpoche tiến hành lễ Puja hàng

ngày trong suốt ba ngày này. Ngài là một vị đạo sư cao,

nhưng rất bình dị và giản đơn. Cũng như Thầy tôi -

Garchen Rinpoche, tay ngài luôn quay kinh luân vì lợi lạc

của tất cả chúng sinh.

Cùng với tăng đoàn và những người tham dự nước ngoài

khác, chúng tôi bê đá để làm đường đón chào Sư Tổ. Chúng

Page 8: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 8

tôi cũng làm một cái rạp lớn ở khu vực tai trái của Đức Chakrasamvara để che mưa

trong những ngày diễn ra lễ Boom Tsog. Khi giúp dựng cột để làm rạp, tôi giữ chiếc

cột gần tai trái của Đức Chakrasamvara nhất, thế là tôi lại có dịp chăm chú ngắm

nhìn tai trái của ngài. Bỗng nhiên, cảm giác mình thật may mắn được quy y, được ở

đây và được Tam Bảo bảo vệ trong khi còn rất nhiều chúng sinh ngoài kia không

may mắn đã làm tôi rơi nước mắt. Thật buồn bởi tôi không thể làm gì cho họ được,

ngoại trừ cầu nguyện và đợi chờ nhân duyên của họ chín muồi. Tôi có thể làm gì hơn

được nữa khi giờ đây, chính tôi cũng chỉ là một chúng sinh bình thường mà thôi?

Cuối cùng, cái ngày mong chờ ấy, ngày 1 tháng 4 cũng đến. Tất cả chúng tôi đều

náo nức. Chúng tôi đứng đợi hơn một tiếng đồng hồ từ sáng sớm, nhưng trực thăng

chở Sư Tổ vẫn chưa đến. Một nhóm người bao gồm cả anh chị tôi đã quyết định đi bộ

đến nơi đáp trực thăng để đón Sư Tổ. Vì không biết nên tôi đã ở lại Godavari chờ

đợi. May mắn thay, Dorzin Dhundub Palden Rinpoche – Vị đạo sư quản lý nhập

nhất đời thứ 38th (Drupon) – người đã dành hai mươi ba năm đời mình cho nhập

thất đã gọi chúng tôi vào để ngài ban cho một bài pháp ngắn. Bài pháp của ngài đã

làm tôi rất cảm động. Drupon Rinpoche bảo chúng tôi phát triển một niềm tin chắc

chắn về sự linh thiêng của Godavari. Sự linh thiêng của Godavari đã được đức Phật

Thích Ca Mâu Ni tiên tri trong kinh điển, được tám mươi tư vị đạo sư vĩ đại và tất

cả các đời của Sư Tổ dòng truyền thừa Drikung Kagyu giảng dạy. Có hai mươi tư địa

điểm linh thiêng của Đức Chakrasamvara, trong đó tám thánh địa thuộc cõi thiên,

tám thánh địa thuộc mặt đất và tám thánh địa thuộc lòng đất. Tám thánh địa

thuộc cõi thiên là quan trọng nhất, trong đó có Godavari. Lạp chi là một trong hai

mươi bốn thánh địa và đại diện cho mạn đà la ngữ của Đức Chakrasamvara. Tuy

nhiên tất cả thân, ngữ và tâm của Đức Chakrasamvara đều hiện diện tại mỗi thánh

tích. Ví dụ, đối với Lạp chi thì Godavari đại diện cho thân của Đức Chakrasamvara.

Trong ba ngày đầu ở Godavari, tôi bị đau bụng và đã phải giảm ăn uống xuống

nhiều nhất có thể. Anh chị tôi đã lo lắng cho tôi, nhưng tôi vui vẻ chấp nhận điều

này mà không than phiền một tiếng vì tôi biết đó là cách để tịnh hóa nghiệp quả đã

Page 9: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 9

chín của mình. Drupon Rinpoche, trong bài giảng của mình đã nhấn mạnh rằng

chúng tôi hẳn đã phải tích tập rất nhiều công đức trong các đời quá khứ để có thể

đến được nơi đây. Ngài cũng biết rằng thậm chí chúng tôi cũng gặp nhiều gian khó

trong khi ở đây. Ngài nói như thể ngài có thể đọc được tâm chúng tôi và nhìn thấu

tình huống của chúng tôi vậy.

Tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm quý

báu của Drupon Rinpoche. Ngài dạy chúng

tôi làm thể nào để tăng lòng sùng mộ với

Bổn sư gốc của mình. Chúng tôi cần phải

phát triển một tri kiến thuần tịnh, nhìn Bổn

sư gốc của mình như một vị Phật toàn hảo

không một lỗi lầm. Nếu chúng tôi nhìn thấy

lỗi lầm của Bổn sư, đó là bởi vì chúng tôi còn

nhiều che chướng và các nghiệp bất tịnh mà chúng tôi cần phải tịnh hóa. Khi chúng

tôi hạnh phúc hoặc cảm thấy may mắn, hãy nghĩ rằng đó là do năng lực gia trì của

Bổn sư của mình. Bằng cách thực hành cần mẫn tinh tấn thì sau một thời gian, lòng

sùng mộ với đạo sư trong chúng tôi sẽ tăng trưởng. Đối với thực hành để nhận được

năng lực gia trì của Milarepa, đầu tiên, chúng tôi cần phải phát triển một niềm tin

son sắt đối với Milarepa. Để làm được điều này, chúng tôi cần phải suy tư thật nhiều

về vô thường và luật nhân quả như Milarepa đã thực hành trong cuộc đời của ngài.

Thứ nhì, chúng tôi cần phát khởi bồ đề tâm. Chúng tôi phải thường xuyên kiểm tra

và đặt câu hỏi với bản thân mình xem động cơ của các hành động của thân, khẩu và

ý của mình là gì, liệu động cơ đó vì lợi lạc của người khác, chúng sinh khác, hay vì

bản thân mình. Thứ ba, chúng tôi cần tha thiết khẩn nguyện Milarepa. Để khẩn cầu

ngài, chúng tôi có thể tụng “Je Mila Shepa Dorje La So Wa Deb So” có nghĩa là con

xin khẩn nguyện đức Milarepa, Tiếng cười Kim Cang, hoặc đơn giản hơn chỉ cần

“Milarepa Chenno” – có nghĩa là Đức Milerapa, hãy nghe lời khẩn cầu của con! Khi

Page 10: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 10

chúng tôi có thể thực hành cả ba điều này cùng một lúc thì nguồn năng lực gia trì

của Milarepa sẽ đến với chúng tôi.

Sau đó chúng tôi cùng nhau trì tụng lời khẩn nguyện tới Milarepa. Không hiểu có

phải “con xin khẩn nguyện đức Milarepa, Tiếng cười Kim Cang” được gọi thiết tha từ

một tâm sâu thẳm, chí thành, trong sáng và đầy yêu thương của Drupon Rinpoche

hay không mà nước mắt tôi tuôn rơi liên tục. Tôi thấy lòng mình như mềm mại hơn,

trái tim mình như mở ra hơn để yêu thương và chấp nhận mọi người như bản thân

họ là như vậy.

Cuối cùng thì Gyalwa Drikungpa – Sư Tổ Chetsang cũng

đến. Ngay trước khi ngài đến, có khoảng sáu Tulku của

dòng Drikung cũng đến và xếp hàng cùng chúng tôi để

chào đón Sư Tổ. Trời bắt đầu đổ mưa nhè nhẹ nhưng chỉ

trong quãng thời gian ngắn. Mọi người nói rằng đó là mưa

gia trì, do vậy mà tất cả chúng tôi đều vui vẻ đứng dưới

mưa để đợi chờ và đón chào Sư Tổ. Tôi cảm thấy lòng mình

nôn nao khó tả - một cảm giác giống hệt cảm giác khi tôi

đứng đợi để được gặp Đức Dalai Lama và Đức Karmapa vào

năm 2010.

Cảm ơn Rabsang Rinpoche và Lama Samton mà chúng tôi có thể gặp được Sư Tổ

trong mười phút vào ngày 2 tháng 4. Sư Tổ tiếp đón chúng tôi rất nồng ấm với nụ

cười luôn bừng sáng trên khuôn mặt của ngài. Chúng tôi rất hạnh phúc vì đã có thể

nói chuyện trực tiếp với Sư Tổ bằng tiếng Anh. Trái tim tôi reo vang với niềm mãn

nguyện vì cuối cùng mong ước được gặp Sư Tổ của tôi cũng thành hiện thực.

Lễ Boom Tsog được tổ chức ở Godavari trong năm ngày, từ 2 tháng 4 đến 6 tháng

4. Trời về đêm rất lạnh và thi thoảng có mưa. Người ta nói khi mưa rơi ở Godavari

thì tuyết sẽ rơi trên Lạp chi. Tôi kêu cầu Thầy tôi, kêu cầu Milarepa bởi vì tôi cảm

thấy lo lắng. Nhưng thẳm sâu trong trái tim tôi, tôi biết rằng thể nào Thầy tôi và

Page 11: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 11

Milarepa cũng sẽ giúp đỡ. Bằng cách nào đó, sự quyết tâm của chúng tôi đến Lạp chi

sẽ được hỗ trợ.

Tôi có cơ hội được thăm hang nhập thất của Chunga Rinpoche tại Godavari. Chunga

Rinpoche là một vị đạo sư lớn. Ngài là một trong những vị thầy của Sư Tổ và là vị

thầy chính của Sonam Jorphel Rinpoche.

Nước cho người nhập thất

ngay cạnh hang nhập thất của Chunga Rinpoche tại Godavari

Lá tầm ma đã biến cơ thể Milarepa trở nên xanh

do ngài thường xuyên ăn chúng

Có một bụi cây tầm ma ở gần động và một lama đã vô tình chạm bàn tay của mình

vào lá tầm ma và bị đau. Tôi nhận ra những chiếc lá này là nguồn thức ăn chính

của Milarepa trong thời gian ngài thiền định tại Lạp chi và chính nó đã làm cơ thể

của ngài chuyển sang màu xanh. Tôi nhìn lại bản thân mình, tôi nhìn lại lá tầm ma.

Làm sao tôi có thể chạm vào chúng, nói gì đến việc ăn chúng? Một niềm thương

cảm Milarepa rất lớn chạy dọc sống lưng tôi. Tôi cảm thấy vô cùng thương cảm và

tôn kính ngài đến nỗi tôi đã thầm khóc trong lòng. Đây là lần đầu tiên tôi trải

nghiệm thấy cuộc đời Milarepa siêu vượt biết nhường nào!

Chúng tôi đốt lửa trại hàng đêm tại Godavari cùng với một

nhóm các lama và các nhà sư trẻ. Thỉnh thoảng chúng tôi uống

trà, thỉnh thoảng chúng tôi nói chuyện, thỉnh thoảng chúng tôi

tụng chú và thỉnh thoảng chúng tôi ca hát. Mặc dù tôi mới gặp

phần lớn số người trong nhóm nhưng họ đã trở nên gần gũi với

tôi như thể họ là những người bạn thân thiết từ lâu.

Page 12: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 12

Với sự thực hành cần mẫn của tất cả mọi người trong

năm ngày lễ Boom Tsog tại Godavari, chúng tôi đã

vượt xa số lần tụng chú theo yêu cầu. Vào ngày quán

đảnh Milarepa, một hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp

đã xảy ra. Sau lễ quán đảnh, một cầu vồng hình tròn

xuất hiện trên bầu trời. Suốt cả thời gian, chúng tôi ở

trong rạp để thực hành nên không được chứng kiến hiện tượng kỳ diệu này. Nhưng

một số người ở ngoài đã may mắn chiêm ngưỡng được và đã lưu giữ lại khoảnh khắc

rất đẹp này.

Biết ước vọng của mọi người mong mỏi đến Lạp chi, Sư Tổ và Rabsang Rinpoche đã

quyết định kết thúc lễ Boom Tsog tại Godavari sớm để chúng tôi có thể đến thăm

những hang động và địa điểm linh thiêng tại Lạp chi. Tuy nhiên, Nubpa Rinpoche và

mười lăm nhà sư trẻ tuổi ở lại Godavari để nhập thất ba tháng. Cảm giác bịn rịn, lưu

luyến xen trộn lo lắng đã đến với tôi vào buổi tối cuối cùng tại Godavari. Lưu luyến

bởi vì Godavari đã để lại nhiều phút giây đẹp và nồng ấm trong trái tim tôi. Lo lắng

bởi vì chúng tôi không có một culi nào để mang đồ cho mình đến Lạp chi cả. Thời

gian này trong năm, các culi đã lên núi để tìm kiếm đông trùng hạ thảo. Tuy

nhiên, điều này không làm chúng tôi nhụt chí. Nếu không còn một culi nào cả thì

chính chúng tôi sẽ trở thành cu li cho bản thân mình. Tulku trẻ tuổi và bạn của

Tulku đã rất tử tế yêu cầu giúp đỡ khi gợi ý sẽ xin phép Nubpa Rinpoche rời khỏi

Godavari một ngày để mang đồ cho chúng tôi từ Godavari đến làng Nyampuk –

nơi chúng tôi có thể tìm được culi để tiếp tục hành trình. Thật là một lời đề nghị

ngọt ngào và tử tế, nhưng làm sao tôi có thể chấp nhận làm vậy được?

Chúng tôi đã sẵn sàng lên đường đến Lạp chi vào

sáng sớm ngày 7 tháng 4 như những người culi thực

thụ. Mọi người đều chuẩn bị hai cây gậy để leo núi.

Anh rể tôi và người anh hem sinh đôi mỗi người

mang khoảng mười lăm đến mười tám cân trong khi

Page 13: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 13

chị gái và tôi mỗi người mang khoảng bẩy đến tám cân hành lý. Thế mà đấy là

chúng tôi chỉ mang những vật dụng cá nhân thật cần thiết như quần áo ấm đủ

dùng, túi ngủ, bình nước nóng và một số thực phẩm để ăn trên đường đi.

Mặc dù biết sẽ rất vất vả nhưng chúng tôi vẫn vui vẻ vì chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ

rằng càng nhiều khó khăn thì càng nhiều tịnh hóa. Thêm nữa, đây cũng là cách để

chúng tôi thành thục tâm thức mình: chấp nhận hoàn cảnh khi nó đến và đi.

Sư Tổ bay trực thăng đến Lạp chi vào cùng sáng hôm đó. Mọi người ra địa điểm đáp

trực thăng để tiễn Sư Tổ. Sân bay ở trên đường đi Lạp chi, cách Godavari khoảng

một tiếng đi bộ. Mặc dầu phải đi bộ, Sư Tổ vẫn luôn luôn mỉm cười và thưởng ngoạn

cảnh đẹp thiên nhiên khi đi qua những phong cảnh đẹp.

Vì đường từ Godavari đến Lạp chi khá xa nên chúng tôi phải khẩn trương. Sau khi

tạm biệt Sư Tổ, chúng tôi vội vã lên đường. Lần leo núi này, chỉ có bốn người chúng

tôi đi kề cận bên nhau trong cùng một nhóm. Tôi biết giờ đây tôi phải dựa vào

chính sức mạnh và bản thân mình. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng tôi sẽ vượt qua khó

khăn thử thách này vì tôi luôn có sự gia trì của Sư Phụ.

Chúng tôi đi lặng lẽ bên nhau trong vài tiếng. Tôi biết rằng các anh chị tôi đang tập

trung cao độ để tụng chú và quán tưởng Thầy tôi. Không hiểu sao, tất cả suy nghĩ và

quán tưởng trong tôi đều hướng về Sư Tổ. Tôi dừng tụng chú Bạch Quan Âm. Thay

vào đó “Je Mila Shepa Dorje La So Wa Deb So” luôn âm vang trong tâm trí tôi.

Tôi nhìn thấy Sư Tổ dẫn đường và tất cả chúng tôi cùng tụng lời khẩn nguyện đến

Page 14: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 14

Milarepa. Có thể tâm thức tôi đã đong đầy cảm xúc với Sư Tổ và lời khẩn nguyện

Milarepa trong năm ngày lễ Boom Tsog tại Godavari. Sau một thời gian leo núi,

lưng và hai đầu gối của tôi mệt mỏi rã rời và đau ê ẩm. Nhưng khi tôi tập trung và

hướng tâm về Sư Tổ và Milarepa, tất cả mệt mỏi và đau đớn biến mất. Tôi thấy

mình mạnh hơn như thể tôi có thể đi không ngừng nghỉ. Bạn có thể ngạc nhiên tại

sao một người gầy yếu và thiếu kinh nghiệm leo núi như tôi có thể làm được như

vậy? Đối với tôi, câu trả lời thật rõ ràng: đó là bởi vì tôi đã được gia trì.

Đổi lại những mệt mỏi và khó khăn chúng tôi đã trải qua trong chuyến hành trình,

Mẹ thiên nhiên đã thật rộng lượng ban cho chúng tôi bầu không khí trong lành và

những khung cảnh quyến rũ, làm tâm của chúng tôi dịu lại và bình an.

Chúng tôi qua làng Nyampuk khoảng 1 giờ chiều. Tulku trẻ tuổi đã khuyên tôi nên

ngủ lại qua đêm tại làng vì Tulku nghĩ đi thẳng lên Lạp chi sẽ làm chúng tôi kiệt sức.

Mặc dù một cô gái ở làng đã bảo chúng tôi ở lại vì trời sắp mưa, bốn anh em chúng

tôi vẫn quyết định lên đường trong lúc còn đang sung sức. Chúng tôi muốn đến Lạp

chi sớm để tham dự lễ Puja sẽ được tổ chức vào ngày hôm sau.

Trời đổ mưa, nhưng không nặng hạt. Chúng tôi đã đi qua nhiều đồi núi. Với hành lý

nặng trên lưng, chúng tôi không thể di chuyển nhanh được. Sau khoảng ba giờ đi bộ

từ làng Nyampuk, anh rể tôi bị kiệt sức. Khi anh cảm thấy mình không thể đi được

nữa và chị tôi vừa cầu nguyện được gặp culi trên đường thì từ đâu xuất hiện một culi

đi theo hướng ngược về làng. Cứ như thể bác culi này được Sư Phụ tôi gửi tới để giúp

đỡ chúng tôi vậy. Bác ta đúng là vị cứu tinh của chúng tôi tại thời điểm đó. Đối với

tôi, bác ta thực sự là một vị bồ tát. Nếu bác ta không đồng ý giúp, chúng tôi sẽ

Page 15: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 15

không biết phải làm gì giữa nơi hiu quạnh như thế này, khi trời đang tối dần và khi

tìm một cái hang để trú chân thật là một ý tưởng xa xỉ.

Chuyển hành lý sang cho bác culi, tôi cảm thấy tự do như thể vừa ném đi được một

hòn đá nặng trĩu trên lưng. Ý nghĩ về Milarepa đã phải bê những hòn đá tảng rất

lớn để xây nhà cho Sư Phụ Marpa đột nhiên chợt đến. Một sự sùng kính đối với

Milarepa lại choáng ngợp lòng tôi. Đây là lần thứ hai tôi trải nghiệm một lòng sùng

mộ sâu thẳm và một niềm tin tuyệt đối vào Milarepa. Tôi tin rằng pháp thân ngài

đang thực sự hiện hữu ngay tại đây, ngay tại thời điểm này. Chẳng qua do nghiệp

bất thiện mà tôi không nhìn được. Tôi lại khẩn thiết kêu cầu Milarepa thêm lần nữa.

Kể từ khi có culi, chúng tôi đã có thể đi nhanh hơn. Bác culi luôn miệng nhắc chúng

tôi phải đi nhanh để đến được tu viện trước lúc trời tối. Khi chúng tôi đi qua rừng

Sang ngập tuyết, một hiện tượng thiên nhiên tuyệt vời đã xảy ra. Chúng tôi nhìn

thấy những bông tuyết nhỏ, mỏng manh, tuyệt đẹp đang rơi xuống. Những bông

tuyết đó chỉ rơi một lúc rồi ngừng, trong một buổi chiều âm u đầy sương và băng

giá – một quang cảnh làm chúng tôi tin rằng mưa chắc hẳn sẽ ập tới. Thế thì làm

sao các bông tuyết này có thể rơi như vậy được? Chúng tôi tin rằng đó là những

bông tuyết gia trì. Sau này, chúng tôi được bảo rằng ngay khi Sư tổ đến được tu

viện, ngài đã cử hành một nghi lễ cầu nguyện cho tất cả chúng tôi – những người

đang còn đâu đó trên con đường leo núi gập ghềnh đến Lạp chi, những người đang

phải chịu nhiều gian khổ.

Page 16: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 16

Cuối cùng thì chúng tôi cũng đến được Tu viện Lạp chi khi trời

bắt đầu tối. Mọi người đã rất mừng rỡ đón chào chúng tôi như

thể vừa tìm lại được những đứa con đã lưu lạc từ lâu. May mắn

làm sao, không một ai trong bốn người chúng tôi bị ốm bởi độ

cao từ 3.500m đến 4.500m.

Tu viện Lạp chi

Ngọn núi trước mặt tu viện là núi Quan Thế Âm

Chúng tôi nghỉ tại hai cái lều sát cạnh Tu viện Lạp chi trong hai đêm. Trời về đêm

lạnh buốt giá băng và tôi đã phải mặc tất cả quần áo mang theo, mặc dù vậy chân

tôi vẫn tê cóng. Tôi thậm chí phải dán miếng nhiệt vào chân để ngủ tốt hơn. Hầu hết

mọi người được ngủ trong phòng của Tu viện, nhưng không còn đủ phòng cho bốn

người chúng tôi. Sư Tổ đã lo lắng cho chúng tôi. Qua người nấu bếp và một Tulku,

chúng tôi được biết Sư Tổ đã nói về tình trạng của chúng tôi hai lần với mọi người.

Vào sáng ngày thứ hai tại Lạp chi, Sư Tổ đi qua lều của chúng tôi trong khi đi dạo

vào buổi sáng. Ngài đã bảo chúng tôi chuyển vào nhà bếp của ngài, nơi có nhiều củi

và chúng tôi có thể đốt để giữ ấm. Ngài đã đến và xem nhà bếp vào ngày hôm trước

và thấy rằng nó phù hợp cho chúng tôi ở. Ngài thật là đầy lòng yêu thương và nhân

hậu! Nhà bếp ở khá xa Tu viện và đường đến nhà bếp rất nhỏ và dốc. Nhưng chúng

tôi cảm thấy hạnh phúc được ở đó bởi vì không những nó ấm áp hơn nhiều mà

quang cảnh xung quanh nơi đây thật tráng lệ và rất tốt cho thiền định. Đặc biệt

trước đây Sư Tổ đã thiền định tại nơi này trong ba tháng.Thật tuyệt diệu thay!

Sư Tổ qua lều của chúng tôi

khi ngài đi dạo vào buổi sáng

Nhà bếp của Sư Tổ ở Lạp chi

Page 17: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 17

Với sự từ bi, Sư Tổ đã quyết định tổ chức thêm hai ngày lễ Puja nữa tại hai hang

động linh thiêng và quan trọng của Milarepa: Động Hàng Ma (Dudul Phug) và Động

Rechen Phug.

Dudul Phug rất gần Tu viện Lạp chi. Đó là nơi Milarepa đã hàng phục năm chị em

long thần thổ địa Tseringmas và quy phục họ phát thệ nguyện bảo vệ Phật Pháp. Đó

cũng là nơi Milarepa thành tựu pháp du già nội hỏa (Tummo yoga) trong một điều

kiện vô cùng khắc nghiệt, khi ngài bị mắc kẹt trong động trong sáu tháng trời vì

tuyết rơi dày đã bít kín cửa hang. Nơi đây ngài đã trình diễn thần thông bằng cách

hóa hiện thành báo tuyết và để lại dấu chân in hình báo tuyết trên một tảng đá gần

Dudul Phug. Thiền thất của Garchen Rinpoche được xây sát cạnh động. Ngay phía

trên Dudul Phug là Rechung Phug – nơi đệ tử như mặt trăng của ngài –

Rechungpa đã ở. Khu vực xung quanh động Dudul Phug trông giống như thân của

Đức Kim Cang Thánh Nữ Du Già (Vajrayogini). Ở đó có một miếng đất phẳng gọi là

Choe Jyung Tang, có nghĩa là suối nguồn của Pháp. Đây chính là Mạn đà la của Đức

Vajrayogini. Tương truyền rằng nếu ai thực hành pháp Vajrayogini ở nơi đây thì

người đó có thể thực hành dễ dàng thuận lợi. Vì Dudul Phug là một động rất linh

thiêng và quan trọng nên tôi đã dành khá nhiều thời gian thiền định nơi đây, với

động cơ để phát triển lòng sùng mộ và sự kết nối tâm với Milarepa tốt hơn.

Dudul Phug

Mạn đà la của

Vajrayogini

Thiền thất của Garchen

Rinpoche tại Dudul

Phug

Rechung Phug

Page 18: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 18

Rechen Phug là một động quan trọng khác nơi Milarepa đã để lại dấu chân trên

tường đá để đáp xuống khi ngài bay về từ Rongshar. Rechen là sự phối hợp bởi hai

từ ‘Repa” và “Chenpo”. “Repa” nghĩa là áo vải – để chỉ Milarepa. Chenpo nghĩa là

siêu việt. Gần với dấu chân của Milarepa, chúng tôi cũng có thể thấy dấu nắm tay

của ngài Namkha Gyaltshen – một hành giả vĩ đại khác, người đã thiền định ở Lạp

chi suốt ba mươi năm.

Dấu chân của Milarepa tại Rechen Phug

Dấu nắm tay của Namkha Gyaltshen tại Rechen Phug

Tại Dudul Phug, chúng tôi – những cư sĩ – ngồi ngoài trong khi tăng đoàn ngồi

trong động để tham dự lễ Puja. Khi Sư Tổ đến, một lần nữa, chúng tôi lại thấy một

hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp hiếm có xảy ra – những bông hoa tuyết gia trì rơi

xuống trong vài phút từ trên trời cao trong một ngày nắng đẹp, như thể các Dakas,

Dakinies, các vị Hộ Phật, Hộ Pháp và Bổn tôn đang chào đón và cúng dường Sư Tổ.

Tại Rechen Phug thì ngược lại, chúng tôi được ngồi trong động

còn tăng đoàn ngồi ngoài. Tôi chọn ngồi dưới tường đá, nơi có

dấu chân của Milarepa với hi vọng cảm nhận được sự hiện diện

của ngài. Từ chỗ ngồi này, tôi có thể nhìn thấy Sư Tổ thật rõ

ràng trong suốt buổi lễ Puja. Năng lượng trong tu viện thật

thanh và lòng sùng mộ của mọi người thật mãnh liệt đã làm

một số người bật khóc. Cảm ơn Sư Tổ đã cho chúng con cơ hội

ngàn vàng được ở một nơi quý báu, trong một sự kiện quý

báu với một đạo sư quý báu.

Page 19: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 19

Tu viện Lạp chi hay Chöra Gephel Ling là tu viện chính tại Lạp chi, rất gần Dudul

Phug. Tu viện được đạo sư vĩ đại Shabkar Tsogdruk Rangdrol xây dựng vào khoảng

năm 1830. Có rất nhiều bức tượng linh thiêng và những vật dụng cá nhân linh

thiêng của các đại đạo sư dòng Drikung Kagyu được lưu giữ tại đây. Sư Tổ Chetsang

đã sử dụng những phần còn lưu lại từ bức tượng ban đầu Shang Drak Ma để làm ra

3 bức tượng mới và một trong ba bức được lưu giữ tại Tu viện Lạp chi. Bức tượng

Shang Drak Ma đã được chính Milarepa làm bằng đất sét trộn với máu từ mũi và

nước miếng của ngài. Một bức tượng Milarepa quý hiếm khác do Rechungpa – đệ tử

như mặt trăng của ngài làm. Chính Milarepa đã hô thần nhập tượng và nhận xét

rằng bức tượng này rất giống ngài. Bức tượng này cũng được lưu giữ tại Tu viện. Cảm

ơn sự từ tâm của Rabsang Rinpoche mà chúng tôi có cơ hội được chiêm bái và được

gia trì bởi những vật dụng linh thiêng của các đại đạo sư, như giày của Tổ Tilopa, Tổ

Marpa, của ngài Namkha Gyaltshen, áo của Tổ Milarepa và xá lợi của một ni sư và

hai chú trâu yak đã giác ngộ.

Bảo tháp Jangchup

Bảo tháp nhỏ làm từ các phiến đá

có kinh Phật, cạnh bên bảo tháp

Jangchup

Kinh khắc trên phiến đá

Gần Tu viện là bảo tháp Jangchup. Bảo tháp này đặc biệt ở chỗ bảo tháp được rất

nhiều đệ tử của đạo sư Shabkar xây dựng chỉ trong một ngày. Mỗi đệ tử chỉ cần

mang theo một viên đá và cùng nhau, họ đã xây nên bảo tháp. Những viên đá đầu

tiên này giờ đây được đặt bên trong một bảo tháp mới được thiết kế bao quanh bảo

tháp cũ để bảo vệ bảo tháp cũ khỏi bị hư hại, đổ nát. Gần bảo tháp Jangchup là một

bảo tháp nhỏ được dựng lên từ các phiến đá có kinh Phật ở trên các phiến đá. Vì bảo

Page 20: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 20

tháp Jangchup ở trên đồi nên quang cảnh ở đây thật hùng vĩ và bao la. Nơi đây rất

lý tưởng cho thiền định và đi kinh hành.

Bao bọc xung quanh Tu viện Lạp chi là bốn dãy núi thiêng: Chakrasamvara,

Chenrezig (núi Quan Thế Âm Bồ Tát), Vajrapani (Núi Kim Cương Thủ Bồ tát) và

Manjushri (Núi Văn Thù Sư Lợi Bồ tát). Vào thời điểm chúng tôi ở đây, ba ngọn núi

Chenrezig, Vajrapani và Manjushri bị tuyết bao phủ gần hết, nhưng phần lớn núi

Chakrasmavara thì không bị tuyết bao phủ. Do đó chúng tôi có thể tham quan các

hang động quan trọng của Milarepa trên núi Chakrasamvara, nhưng lại không đến

được hồ thiêng trên núi và không đến được khu vực núi Manjushri gần làng Lạp chi,

nơi có kinh Phật được khắc trên đá. Tuy vậy, Sư Tổ bảo chúng tôi rằng tham quan

như vậy là đủ cho chúng tôi trong chuyến đi này.

Ảnh Panorama chụp bốn ngọn núi thiêng: Chakrasamvara, Chenrezig, Vajrapani và Manjushri

Ze Phug (Động Bờm ngựa) là động cao nhất tại Lạp chi. Đường đến động khá hiểm

trở và khó khăn đối với chúng tôi, tuy nhiên rất bõ công. Khi bạn đến được động sẽ

thấy một quang cảnh bao la hùng vĩ trước mắt. Trên đường đến Động Ze Phug có

dấu chân của vị lãnh đạo năm vị long thần thổ địa mà Milarepa đã hàng phục tại

động DuDul Phug. Gần động Ze Phug là giếng thiêng do ngài Mahakala bốn tay

cúng dường lên Milarepa. Đáng ngạc nhiên là mực nước trong giếng ổn định quanh

năm và không bao giờ giảm, kể cả có bao nhiêu người uống nước đi nữa. Nước rất

ngọt và mát, đúng thật là nước được gia trì.

Page 21: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 21

Dấu chân của chị cả

Tseringma

Dấu chân của Milarepa gần

Động Ze Phug

Giếng thiêng do ngài Mahakala

cúng dường Milarepa

Động Ze Phug

Được một lama và một yogi giúp đỡ, chúng tôi đến được Động Bepa Gong Phug

(Động thượng giải mã mọi bí mật). Đây là nơi Milarepa đã nhìn thấy mạn đà là của

Chakrasamvara trong thiền định. Điều này có thể giải thích ý nghĩa tên động – là

giải mã mọi bí mật. Chúng tôi thiền định ở đây trong khoảng ba mươi phút. Nơi

bình yên này có thể làm tâm bạn trong sáng hơn, an trú dễ dàng hơn trong tĩnh

lặng. Vị lama dẫn chúng tôi đi đã từng nhập thất ở một thiền thất ngay cạnh Động

Bapa Gong Phug trong bốn năm, trong khi vị yogi đã từng nhập thất ba năm tại

một thiền thất cao hơn, nhưng cũng thuộc khu vực này. Họ trẻ và nhanh nhẹn, do

vậy mà chúng tôi đã có một cuộc hành trình khá phiêu lưu. Chúng tôi đi theo một

đường tắt ngắn hơn nhưng phủ đầy tuyết và trên đường về, chúng tôi đã trượt tuyết

hai lần. Đầu tiên tôi khá sợ khi phải trượt tuyết nhưng không còn cách nào khác vì

mọi người trong đoàn đều làm vậy. Cuối cùng, hóa ra nó lại là một trải nghiệm

tuyệt vời. Tôi cũng ghé qua một thiền thất khác của Chunga Rinpoche trên đường

đến Bepa Gong Phug.

Động Bepa Gong Phug

Bên trong động Bepa Gong Phug

Chúng tôi đã trượt trên núi tuyết

này

Page 22: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 22

Động cuối cùng chúng tôi đến là Lungten Phug – tên động có

nghĩa là Động Tiên Tri Giữa Đại Ngàn. Động này gắn với Sơ Tổ

Jigten Sumgon người đã tiên tri rằng ngài sẽ gửi 55,525 đệ tử

đến đây để tu tập và đúng như những gì ngài đã nói, ngài đã

làm như vậy. Pháp vương Jigten Sumgon cũng đã tiên tri rằng

động đầu tiên mà đệ tử của ngài – Dorzin Yangru Padrak

thiền định là động có hình một trái tim người lật ngược – đó

chính là Lungten Phug.

Sư Tổ định rời Lạp chi vào ngày 10 tháng 4. Mọi người lên kế hoạch là tất cả chúng

tôi sẽ làm một trăm linh tám cúng dường hương khói (108 smoke offerings) dâng

lên Sư Tổ để mang lại sự tốt đẹp cho chuyến đi của ngài. Anh tôi dậy rất sớm để cắt

cành và lá Sang dùng cho cúng dường hương khói. Sau bữa sáng, chúng tôi vội vã

lên đồi, nơi trực thăng hạ cánh để đốt lá. Sư Tổ đến đây từ sớm và trì tụng kinh với

tăng đoàn trong khi đợi trực thăng. Sư Tổ đã gia trì và cho tất cả mọi người thuốc

pháp. Tuy vậy, Sư Tổ không bay chuyến đầu tiên để dành chỗ cho một nhóm người

Đài loan. Mặc dù thời tiết hôm đó rất đẹp, trời nắng và trong xanh, nhưng sau

chuyến trực thăng đầu tiên thì không còn một chuyến nào nữa cả vì gió to ở

Kathmandu làm trực thăng không bay được. Chúng tôi đợi đến tận trưa, nhưng thời

gian chờ đợi trực thăng thật thích thú vì chúng tôi được ở bên Sư Tổ nhiều hơn và

được thưởng thức những màn biểu diễn nhảy múa của người địa phương để Sư Tổ

xem.

Cúng dường hương khói lên Sư Tổ

Sư Tổ và tăng đoàn đang tụng kinh

Người địa phương nhảy múa để Sư Tổ

xem

Page 23: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 23

Thời tiết trong bốn ngày Sư Tổ ở Lạp chi rất đẹp. Trời trong xanh và đầy nắng. Sau

khi Sư Tổ đi, tuyết rơi rất nhiều. Chỉ sau một đêm mà toàn khu vực phủ đầy tuyết.

Tuyết dày khoảng năm mươi xen-ti-mét. Đây cũng là lần đầu tiên trong đời chúng

tôi nhìn thấy tuyết rơi trắng xóa. Cảm ơn Mẹ thiên nhiên đã cho chúng tôi những

khoảnh khắc tuyệt đẹp như vậy. Quang cảnh như thể chúng tôi đang ở trong một

câu chuyện cổ tích và đang dạo chơi trong một xứ sở thần tiên. Chúng tôi làm người

tuyết, tượng tuyết Milarepa và còn chơi trò ném tuyết vào nhau nữa.

Tại Lạp chi, chúng tôi kết bạn với một nhóm tám nhà sư trẻ của tu viện Ka-Nying

Shedrub Ling (hay còn gọi là Tu viện Trắng ở Kathmandu). Tu viện này thuộc cả hai

dòng Kagyu và Nyingma, dưới sự quản lý của

Chokyi Nyima Rinpoche và sự hướng dẫn của

Kyabgon Pakchok Rinpoche và cha của ngài –

Tsikey Chokling Rinpoche. Tất cả các nhà sư trẻ

này đều thân thiện, có tính kỷ luật cao và rất

tử tế. Họ còn biết làm rất nhiều thứ. Họ đã nấu

cho chúng tôi ăn một số lần khi các đầu bếp đã

rời Lạp chi. Chúng tôi cũng tham dự lễ Puja do họ tiến hành tại Dudul Phug, trong

lễ này có trì tụng “Gọi Thầy Từ Chốn Ngàn Xa”. Họ tụng hay và thiết tha đến nỗi

một số người trong chúng tôi đã khóc. Sau này, khi về lại Kathmandu và đến thăm

Tu viện Trắng, chúng tôi phát hiện ra một trong số họ là họ hàng của Thầy tôi –

Garchen Rinpoche. Thảo nào mà chú ấy biết rất nhiều về cuộc đời Thầy.

Khu vực xung quanh nhà

bếp của Sư Tổ

Đường đến làng Lạp chi

Tu viện Lạp chi ngập trong

tuyết

Tượng tuyết

Milarepa

Page 24: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 24

Mặc dù tuyết rất dày và đường rất trơn nhưng chúng tôi phải rời Lạp chi sớm hơn

dự định một ngày, do tình trạng thiếu culi lại lặp lại. Vì bốn người chúng tôi chỉ có

một culi nên hai anh tôi lại phải mang khá nhiều hành lý. Cũng như lúc đi, họ vẫn

vui vẻ chấp nhận mà không một lời than phiền. Chúng tôi ở qua đêm tại làng

Lumnang, trong nhà của Dawa Tsering – người đã giúp Lapchi Association quản lý

và sắp xếp các việc hậu cần cho người nước ngoài. Bố mẹ của Dawa chào đón chúng

tôi nồng ấm và chu đáo. Họ mời chúng tôi ăn những món ngon nhất mà họ có. Đó

cũng là một trải nghiệm thú vị cho tôi biết thêm về cuộc sống của người Tây Tạng.

Trên đường trở về, chúng tôi đi qua

Godavari. Một cảm giác hoài niệm không thể

diễn tả tràn ngập tâm trí tôi. Tôi biết rằng

Nubpa Rinpoche và mười lăm nhà sư trẻ giờ

này đang nhập thất. Thì thầm vào trong gió,

tôi cầu nguyện cho tất cả bọn họ, đặc biệt

Tulku trẻ tuổi tiến xa trên bước đường tu tập

giải thoát vì lợi lạc của tất cả chúng sinh. Thác nước gần Godavari

Trờ về Kathmandu, chúng tôi còn lại vài ngày để thăm viếng Tu viện Sechen, đảnh

lễ Yangthang Rinpoche, Dilgo Khyentse Yangsi Rinpoche, Dudjom Yangsi Rinpoche

và Sonam Jorphel Rinpoche. Tôi cũng kịp đi nhiễu một trăm linh tám vòng quanh

Đại Bảo Tháp Boudhanath.

Vào đêm trở về tại làng Lamabagar, chúng tôi gặp bếp trưởng ở Godavari. Anh ta

đã hỏi chúng tôi có hạnh phúc và thỏa mãn với chuyến đi không? Bạn chắc hẳn đã

đoán được câu trả lời của tôi rồi. Vâng, tôi hoàn toàn hạnh phúc và thỏa mãn.

Không có gì chúng tôi có thể đòi hỏi thêm được nữa. Hành trình khép lại với thật

nhiều khoảnh khắc tuyệt đẹp và đầy năng lực gia trì mà chúng tôi sẽ giữ mãi trong

trái tim và tâm khảm. Lạp chi, khi nào tôi lại có thể được gặp bạn?

Page 25: Nhật ký Lạp Chi - Konchog Osal Drolma

Diary of Pilgrimage to Lapchi – March 21 to April 22, 2015, by Konchog Osal Drolma Page 25

Những ai đã nhìn thấy khuôn mặt ta hoặc nghe những gì ta đã nói,

Những ai lưu giữ câu chuyện của ta trong tâm họ,

Những ai chỉ nghe nhắc về chuyện của ta hoặc chỉ nghe đến tên ta,

Chúng ta có thể gặp nhau trên cõi Tịnh độ Hỉ lạc Đích thực.

(~ Milarepa ~)

-------------------ooo---------------------------

Giờ đây, khi tôi đang ngồi viết những dòng nhật ký này

thì đất nước Nepal đang oằn mình trong một trận động

đất kinh hoàng với rất nhiều dư chấn, đã làm hàng ngàn

người chết và bị thương. Nhiều Tu viện bị ảnh hưởng nặng

nề, nhiều ngôi nhà bị hủy hoại và nhiều con đường đã bị

tàn phá. Tu viện Lạp chi, một số chặng đường leo núi đến

Godavari và Lạp chi và Đại Bảo Tháp đều bị hư hại

nghiêm trọng. Bài học về vô thường và luật nhân quả này

quá lớn lao để chịu đựng. Mặc dù vậy, những người bạn ở

các tu viện của tôi vẫn rất kiên cường. Hàng ngày, họ đã đến giúp đỡ những vùng nghèo

nhất, hẻo lánh nhất và chịu thiệt hại nặng nề nhất – nơi mà những người dân ở đó đang vô

vọng. Họ đã thắp sáng ngọn đuốc niềm tin trong trái tim mọi người rằng tình yêu thương và

lòng từ bi sẽ trường tồn mãi mãi. Lúc này là lúc mà sự thực hành tâm linh, tình yêu thương

và sự quan tâm cần phải được thể hiện nhiều nhất. Bởi vậy, hãy CẦU NGUYỆN cho NEPAL,

hãy GIÚP NEPAL! Nepal rất cần những trái tim nhân hậu như của các bạn.

Vietnam, ngày 19 tháng 5 năm 2015

Konchog Osal Drolma