nhặt tuệ tập 2

149
Ta Diu lý ca chư Pht không liên quan gì đến văn t, người góp nht chước mong sau khi đọc xong nhng mu truyn ngn góp nht trong Nht Tu(II) này, người đọc stìm được hương vca Đạo mà nhon ming mm cười. Như Ni sư Vô Tn Tng đời Đường, ngi hương vca hoa mai mà biết được mùa Xuân 1 : “Ngày đêm tìm Xuân chng thy Xuân, Giy cgim nát đỉnh mây ngàn. Quay vcht ngi mùi mai n, Xuân đầu cành đã mười phn” Vô Tri kính cn Quý Thu năm Tân mão 2011 Gainesville, Virginia, Hoa K1 Chung nht tm xuân bt kiến xuân 終日尋春不見春 Mang hài đáp phá lãnh đầu vân 芒鞋踏破嶺頭雲 Quy lai ngu bmai hoa xú 歸來偶把梅花嗅 Xuân ti chi đầu dĩ thp phân 春在枝頭已十分

Upload: hoang-ly-quoc

Post on 19-Feb-2017

420 views

Category:

Education


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nhặt tuệ   tập 2

Tựa

Diệu lý của chư Phật không liên quan gì đến văn tự, người góp nhặt chỉ ước mong sau khi đọc xong những mẫu truyện ngắn góp nhặt trong Nhặt Tuệ (II) này, người đọc sẽ tìm được hương vị của Đạo mà nhoẻn miệng mỉm cười. Như Ni sư Vô Tận Tạng đời Đường, ngửi hương vị của hoa mai mà biết được mùa Xuân1: “Ngày đêm tìm Xuân chẳng thấy Xuân, Giầy cỏ giẫm nát đỉnh mây ngàn. Quay về chợt ngửi mùi mai nở, Xuân ở đầu cành đã mười phần”

Vô Tri kính cẩn Quý Thu năm Tân mão 2011 Gainesville, Virginia, Hoa Kỳ

1 Chung nhật tầm xuân bất kiến xuân 終日尋春不見春

Mang hài đáp phá lãnh đầu vân 芒鞋踏破嶺頭雲

Quy lai ngẫu bả mai hoa xú 歸來偶把梅花嗅

Xuân tại chi đầu dĩ thập phân 春在枝頭已十分

Page 2: Nhặt tuệ   tập 2

- - 2

Du Hý Tam Muội Của Tế Công Hoạt Phật

Chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, nơi Tế Công Hoạt Phật xuất gia có một ngôi điện riêng để thờ ngài. Đó là Tế Công Điện. Khi bước vào điện Tế Công, du khách có thể nhìn thấy tấm biển lớn khắc lên bốn chữ “Du Hý Thần Thông” treo trước cửa. Ngài là một vị La-hán xuống phàm dùng Du hý tam muội để cứu nhân độ thế. Đọc truyện Tế Công, mọi người đều có cảm tưởng Tế Công là một người tu hành không giữ giới, vì ngài thích uống rượu và ăn thịt chó. Nhưng có mấy ai biết được Tế Công là một thánh tăng đã chứng đạo, chẳng qua vì thời buổi đó ngài thị hiển thần thông, giả khùng giả điên để che mắt thiên hạ mà thôi. Người tu không giữ giới thường hay lấy câu: “Rượu thịt qua đường ruột, Phật ngồi ở trong tâm”, trong truyện Tế Công để tự bào chữa cho mình, cho rằng tu hành không nhất định phải trì giới, vì Tế Công có trì giới đâu mà cũng là hoạt Phật. Những người nghĩ như vậy là điên đảo nhân quả, biến quả thành nhân. Khi chứng được quả rồi mới có thể hiện thần thông được. Nhưng thử hỏi xưa nay có mấy người đạt được cảnh giới Du hý tam muội như Tế Công Hoạt Phật. Trong truyện, ngài thường thị hiển thần thông để cứu người. Bình rượu của ngài đang uống người khác ngửi thì thật là thơm tho, nhưng bình rượu chuyển sang cho người khác uống thì lại là mùi nước tiểu. Ngài ăn xong thịt chim, khi khạc ra thì con chim sống lại và biết bay... Những ai có thần thông như Tế Công Hoạt Phật thì có thể ăn thịt và uống rượu, trái lại thì hãy ngoan ngoãn giữ giới, vì đó là giới căn bản của người tu hành. Trong truyện Tế Công, ngoài hai câu “Rượu thịt qua

Page 3: Nhặt tuệ   tập 2

- - 3

đường ruột, Phật ngồi ở trong tâm” ra còn thêm hai câu sau là: “Thế nhân nếu học ta, Bỏ Phật đi theo ma”. Nếu chỉ dẩn chứng hai câu trước mà bỏ sót hai câu sau thì đúng là bỏ Phật đi theo ma vậy.

Vua Lương Võ Đế là vị vua háo Phật pháp, theo ngài Chí Công học đạo và phong ngài làm quốc sư. Vợ vua Lương Võ Đế là Hy thị, vì không thích ngài Chí Công nên theo hòa thượng Vân Công, một hòa thượng tu hành ăn thịt uống rượu mà không giữ giới. Một lần Chí Công nói với hòa thượng Vân Công rằng: - Người tu hành lấy hai chữ từ bi làm gốc, tại sao hòa thượng lại lại ăn thịt? Vân Công đáp: - Ta ăn mà chẳng ăn2. Chí Công nói: - Bần tăng sợ sau này hòa thượng làm mà chẳng làm. Sau khi hòa thượng Vân Công tịch, đầu thai làm kiếp trâu. Một khoảng thời gian sau, Lương Võ Đế vì nhớ hòa thượng Vân Công, mới hỏi ngái Chí Công: - Chẳng biết Hòa thượng Vân Công lúc này ở cõi trời nào? Chí Công đáp: - Hòa thượng Vân Công đã đầu thai làm kiếp trâu ở một làng cách kinh thành không xa. Lương Võ Đế không tin: - Người tu hành làm sao có thể đi vào con đường súc đạo được. Ngài Chí Công biết Lương Võ Đế không tin, mới nói rằng: - Nếu bê hạ không tin thì hãy đi theo thần ra ngoài đồng để xem cho biết. Hai người đi ra ngoài kinh thành, đến một cánh đồng thấy một con trâu đang ăn cỏ. Chí Công chỉ vào con trâu nói với Lương Võ Đế: - Thưa bệ hạ, con trâu này chính là hòa thượng Vân

2 Ý nói là miệng tuy ăn nhưng lòng không chắp là có ăn.

Page 4: Nhặt tuệ   tập 2

- - 4

Công đầu thai đấy. Vừa nói xong Chí Công tiến gần con trâu nói rằng: - Sinh thời hòa thượng ăn thịt, “ăn mà không ăn”, bây giờ hòa thượng làm trâu rồi thì “làm mà không làm vậy”, Con trâu chảy nước mắt quỳ trước mặt Chí Công, như tỏ lòng sám hối.

Thời kỳ tiền Thanh ở huyện Tùng Tư có một thị trấn Diệm Hồ, dân cư đông đúc, có một ngôi chùa Tuệ Quang. Vị sư trụ trì là Thiền sư Ngộ Luân. Thiền sư xem ra rất bình dân chẳng khác gì một nông phu quê mùa. Sư không bao giờ giảng kinh thuyết pháp, nhưng sư thường ngồi trên giường nhập định, ít khi ra khỏi chùa, đôi khi điên điên khùng khùng nói lên những lời mà người thường không ai nghe hiểu, nhưng mọi người đều rất kính trọng sư. Một hôm Sư đang thiền định, đột nhiên mở mắt ra nói: -“Tội nghiệp! Tội nghiệp!” Sư lật đật đứng dậy đi lấy tiền và gọi một chú tiểu đi theo ra chợ. Sư tìm đến một hàng bán thịt heo. Nhìn nửa con heo đang treo lủng lẳng trên gía, đã hai ngày rồi mà vẫn không có người mua. Chủ hàng thịt thấy một hòa thượng nhìn thịt heo với vẻ thèm thuồng, ngạc nhiên hỏi: - Thầy ăn chay giữ giới lâu năm sao hôm nay lại đến đây mua thịt vậy? Sư đáp: - Gần đây tham thiền ngộ được câu “Rượu thịt qua đường ruột, Phật giữ ở trong tâm”. Cho nên nghĩ lại ăn chay giữ giới làm chi để cho phiền. Sư hỏi: - Sao nửa con heo này không ai mua vậy? Chủ hàng: - Heo này gầy, thịt xấu xương nhiều nên đã hai ngày rồi mà chẳng ai mua. Nếu thầy muốn mua thì tôi tính một nửa giá thôi, xem như nửa bán nửa tặng.

Page 5: Nhặt tuệ   tập 2

- - 5

Sau này thầy nhớ quay lại nhé! Sư trả tiền xong rồi dặn chú tiểu mang thịt về chùa và reo lên rằng:- Bần tăng hôm nay phá giới, tiện bề cũng đại qúy vị một chầu, ai muốn nhậu thì đi theo bần tăng đến chùa. Sư cố ý đi rảo quanh chợ để thu hút nhiều người đi theo, trong đó có lý trưởng Bảo Chính trong làng. Nhiều người thấy nhà sư mua thịt nên đều hiếu kỳ đi theo sư đến chùa. Sư nói thêm:- Có thịt cũng phải có rượu. Nói xong lại sai chú tiểu đi mua rượu. Khi đến chùa rồi Sư tiếp đãi mọi người rất niềm nở đồng thời cho người đến nhà bếp làm thịt nửa con heo. Sư dặn đầu bếp: “Thịt phải bằm một ngàn dao xong mới có thể cho vào nồi nấu”. Sư trong chùa thấy lạ nhưng vẫn làm theo lời Sư dặn. Khi thịt đã làm xong, Sư sai người dọn lên bàn, cả thảy có trên trăm người đến dự. Khi mọi người ngồi lên bàn ăn rồi, Sư nói trước mặt mọi người: - Hôm nay bần tăng thèm ăn mặn nên đi chợ mua rượu thịt, nay nghĩ lại ăn chay cả đời rồi đột nhiên quay trở lại ăn mặn, sợ đường ruột không thích ứng mà sinh bệnh cho nên không ăn. Qúy vị đã đến đây rồi thì hãy giúp bần tăng ăn hết những món này đi, không thể để dư một miếng nào cả. Mọi người nghe hoà-thượng nói như vậy bèn phì cười: Thì ra Hòa-thượng muốn đãi chúng ta ăn tiệc mới gạt ta đến đây. Chẳng biết còn có chuyện gì khác nữa không?. Với bữa tiệc thịnh soạn, mọi người đều ăn uống thỏa thích. Sư thấy rượu thịt đều đã sạch rồi mới vỗ tay vừa cười vừa nói trước mọi người: “Lý Nhi Lang! Lý Nhi Lang! Ngàn dao nợ nghiệp đã trả xong, Mẹ hiền vì ngươi mà chịu khổ, Hãy mau chào đời làm kiếp người”.

Page 6: Nhặt tuệ   tập 2

- - 6

Mọi người chẳng hiểu gì cả. Sư nói với lý trưởng Bảo Chính: Qúy vị hãy đến nhà của Lý Đại ở làng kế thì sẽ biết nguyên do. Vợ của Lý Đại đẻ đã hai ngày rồi mà đứa bé trong bụng vẫn chưa chiụ ra. Bây giờ thì mẹ tròn con vuông rồi. Hãy đến nhà họ Lý để chúc mừng đi. Đứa bé nhà họ Lý là con heo đến đầu thai, vì kiếp trước sát nghiệp nặng nên phải chiụ 1000 dao và thịt bị người ăn hết để trả nghiệp cũ mới chào đời được. Mọi người tìm đến nhà của Lý Đại, qủa nhiên thấy đứa bé mới chào đời đang khóc oa oa. Đã chân tu thì phải giữ giới. Thiền sư Ngộ Luân dùng phương tiện độ thế cứu người nhưng vẫn không dám phá giới. Có người hỏi thiền sư Bá Trượng:- Giết trâu có tội chăng? Sư đáp:- Không có tội. Hỏi: - Tại sao không có tội? Sư: - Vì giết một trả một. Chẳng phải là không có tội vì nợ trả xong rồi thì hết.

Page 7: Nhặt tuệ   tập 2

- - 7

Một câu chuyện của ngài Cưu Ma La Thập3

Khi ngài Cưu Ma La Thập được vua Diêu Tần là Diêu Hưng tôn làm quốc sư. Diêu Hưng mến tài của ngài nên nói với ngài rằng: “Một người thông minh dĩnh ngộ như quốc sư, trong thiên hạ không thể có người thứ hai, khi quốc sư mất rồi thì pháp chủng sẽ bị đoạn tuyệt”. Cho nên Diêu Hưng tặng 10 cô kỹ nữ cho ngài và ép ngài lấy mấy cô kỹ nữ đó. Cưu Ma La Thập vì muốn độ hóa dân Diêu Tần, trong trường hợp bất đắc dĩ này ngài lấy vợ. Đệ tử của ngài có nhiều người thấy thầy mình có gia đình thì cũng động lòng phàm, muốn lấy vợ. Ngài hiểu rõ việc này, bèn lấy một bó kim bỏ vào bình bát nói trước mặt chúng đệ tử: Người nào làm được như ta ăn hết bó kim này như ta thì

3 Pháp sư Cưu Ma La Thập gốc người Ấn Độ sinh ra trong thời Diêu Tần tức khoảng 400 năm sau Tây lịch và gần 1000 năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Ngài là người trí tuệ vô song, làu thông tam tạng kinh điển nên được gọi là Tam Tạng Pháp Sư.Trong hơn 10 năm ở Tràng An, ngài dịch 72 tác phẩm Phật Giáo từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Hoa. Năm 413, ngài tịch, thọ 69 tuổi. Trước khi lâm chung, ngài cho mời tăng chúng đến dặn rằng: - Sau khi ta mệnh chung, hãy đem nhục thể của ta hỏa thiêu. Nếu quả thực các kinh điển do ta phiên dịch không có điều gì sai lầm thì lưỡi của ta không bị hoại. Còn như nếu là sai với tâm ý của Phật thì lưỡi của ta tất bị thiêu hóa. Sau khi lửa tàn, thi thể cháy hết mà lưỡi của Pháp sư vẫn giữ màu hồng tươi như khi còn sống. Xem như vậy mới biết rằng tất cả các kinh do ngài Cưu Ma La Thập phiên dịch hoàn toàn không sai lạc, thật đúng với tâm ý của Phật.

Page 8: Nhặt tuệ   tập 2

- - 8

có thể lấy vợ. Nói xong ngài bèn ăn hết bó kim như ăn mì vậy. Chúng đệ tử thấy vậy cảm thấy hổ thẹn, không ai dám nghĩ đến chuyện lấy vợ nữa.

ooOoo

Sự hóa thân của Phật Di Lặc Đức Di Lặc là một vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp4

để nối ngôi Phật Thích Ca, ra đời mà giáo hóa chúng sanh.Hiện nay ngài còn ở trên cung trời Đâu Suất, thường hay hóa thân trong mười phương thế giới mà thuyết pháp độ sanh. Lịch sử Phật học ghi chép, ngài đã từng hóa thân làm Phó Đại Sĩ vào thời Lương, và hóa thân làm hòa thượng Bố Đại vào thời hậu Lương.

1) Phó Đại Sĩ Phó Đại Sĩ tên là Hấp, người đời Nam Bắc Triều,

sinh vào năm 497. Thuở nhỏ không được đi học, thường theo người hàng xóm đi bắt cá. Mỗi khi bắt được cá đều bỏ vào nơm tre để dưới sông và nói rằng: “Muốn đi thì đi, không muốn đi thì ở lại”. Người cho là khùng. Năm 16 tuổi lấy vợ họ Lưu tên Diệu Quang, sinh hai người con trai là Phổ Kiến và Phổ Thành. Vào năm 24 tuổi, một vị tăng Ấn Độ tên Lan Đầu Đà đến thăm Ngài, nói: “Ta cùng huynh đã ở nơi Tì Bà Thi Phật lập nguyện xuống phàm độ hóa chúng sanh, huynh còn nhớ chăng? Nay y bát của huynh còn để ở Thiên Cung, Nay tôi muốn hỏi huynh chừng nào mới trở về trên”.

4 Bốn vị Phật trong Hiền kiếp đã ra đời: 1. Đức Cấu Lưu Tôn, 2. Đức

Câu Na Hàm, 3. Đức Ca Diếp, 4. Đức Thích Ca Mâu Ni.

Page 9: Nhặt tuệ   tập 2

- - 9

Ngài im lặng chẳng nói một lời. Vị tăng lại nói tiếp: “Huynh thử đến bờ sông soi mình thử xem!” Ngài bèn đến mé sông soi mình: Thấy bảo cái trên đầu sáng chói, mới nghĩ lại mình là Phật Di-Lặc trên Trời xuống phàm. Khi ngài biết được nhân duyên của mình mới hỏi Lan Đầu Đà: Ta phải đến chỗ nào để tu hành? Lan Đầu Đả chỉ lên đỉnh núi của núi Tùng Sơn nói: Có thể đến chỗ đó. Đỉnh núi Tùng Sơn quanh năm có mây vây tụ, nên cũng gọi là Hoàng Vân Sơn. Chùa Song Lâm sau này được xây tại núi này. Ngài Từ đó bỏ nghề chài cá cùng vợ con canh tác và tu tại núi này. Khổ tu bảy năm, một hôm trong lúc đại định, Ngài nhìn thấy ba vị Phật, Phật Thích Ca, Phật Kim Túc, Phật Định Quang đồng thời tỏa háo quang phóng vào thân của Ngài. Ngài chứng được cảnh giới Lăng Gìa Tam Muội. Tự xưng là Thiện-Tuệ Đại Sĩ, người đương thời xưng Ngài là Phó Đại Sĩ. Tháng 12 hai năm 534, Phó Đại Sĩ lần đầu tiên đến Kim Lăng được Lương Võ Đế tiếp kiến, hai người đàm đạo rất là khế cơ. Vào năm 540 ngài kiến nghị Lương Võ Đế xây chùa Song Lâm và được Võ Đế đồng ý. Một hôm Lương Võ Đế đến Điện Trùng Linh giảng Kinh Tam Tuệ Bát Nhã cho đại chúng nghe, đặc biệt mời Phó Đại Sĩ đến dự. Khi Võ Đế lên đài thuyết pháp, tất cả mọi người đều đứng dậy đảnh lễ, chỉ có Phó Đại Sĩ vẫn ngồi. Quan đại phu Lưu Trung Thừa hỏi tại sao ngài không đứng dậy. Ngài trả lời: “Pháp địa nhất động, nhất thiết bất an”.

Vào năm Đại đồng ngũ niên, Phó Đại Sĩ lại đến kinh thành, Võ Đế mời ngài giảng kinh Kim Cang, Khi lên

Page 10: Nhặt tuệ   tập 2

- - 10

pháp tòa ngài chẳng nói một câu nào. Im lặng một lúc, Ngài lấy cây thước gỗ đập lên bàn rồi đi xuống. Võ Đế nhìn chẳng hiểu gì cả. Lúc này thiền sư Chí Công hỏi Lương Võ Đế: “Bệ hạ hiểu chăng”? Võ Đế đáp: “Không hiểu”. Thiền sư Chí Công:“Đại Sĩ đã giảng xong kinh Kim Cang rồi đó”. Một lần ngài mặc áo cà sa, đầu đội mũ đạo quán, chân đi giầy Nho, Võ Đế lấy làm lạ hỏi: “Ngài là hòa thượng chăng”? Ngài chỉ vào chiếc mũ ở trên đầu. Võ Đế lại hỏi: “Ngài là đạo sĩ”. Ngài lại chỉ đôi giầy Nho. Võ Đế: Như vậy ngài là phương ngoại nho sĩ. Ngài lại chỉ vào chiếc áo cà sa.

Khi Lan Đầu Đà nhập tịch, Phó Đại Sĩ bèn triệu tập đệ tử đến nói: Lan Đàu Đà là người cùng ta xuống độ hóa chúng sinh nay đã nhập diệt trở về cung trời Đâu Suất đợi ta, không lâu ta cũng phải từ giã cõi thế gian này. Trước khi tịch, Ngài nói với đệ tử rằng: “Ta vốn là một vị Phật trong số 1000 vị của thời kỳ Hiền kiếp. Nếu muốn nguyện sanh vào cõi này thì sẽ gặp ta”.

Năm Thái Kiến nguyên niên, Ngài nói với hai người con Phổ Thành và Phổ Kiến rằng: Ta từ cõi trời thứ tư đến, vì độ chúng sanh, hai con cẩn thận hộ trì tam nghiệp, tinh tiến lục độ, hành pháp sám hối, tránh đi vào con đường ác đạo. Đén ngày 24 ngài nhập tịch, dương thọ 73 tuổi. Thiền tông sau này xưng Phó Đãi Sĩ cùng với Tổ Đạt Ma, và Thiền sư Chí Công là tam đại sĩ đời Nam Bắc Triều. Vương An Thạch (tể tướng đời Tống) rất kính mộ Phó Đại Sĩ, ông thỉnh họa công vẽ hình Đại Sĩ. Bức họa

Page 11: Nhặt tuệ   tập 2

- - 11

được treo trong phòng khách với bài thơ của thiền sư Phật Ấn: Đạo quán Nho lý Thích Cà sa 道 冠 儒 履 釋 袈 裟 Hòa hợp tam gia tác nhất gia 和會三家作一家 Vọng khước Đâu-suất thiên thượng lộ 忘卻兜率天上路

Song lâm thụ si tọa đãi long-hoa 雙林癡坐待龍華

2) Hòa Thượng Bố-Đại Hòa Thượng Bố Đại sinh vào triều hậu Lương đời Ngũ Đại (907~911), là một vị sư thường mang theo mình một túi vải lớn. (Bố đại là cái túi vải). Không ai biết tên tuổi và gốc gác của Ngài, chỉ thấy Ngài luôn luôn mang một cái túi vải lớn bên mình nên đặt ra gọi như vậy. Ai cho gì, Ngài cũng bỏ vào cái túi vải đó, đến chỗ gặp con nít đông thì Ngài dừng lại, lấy tất cả đồ trong túi vải ra, rồi bày trò chơi vui đùa với lũ trẻ. Ngài có thân hình khác người thế tục, trán nhăn, mặt tròn, bụng lớn, mập mạp, luôn luôn mặc áo phạch ngực, miệng lúc nào cũng cười vui. Ngài thường trú tại chùa Nhạc Lâm, huyện Phong Hóa, tỉnh Châu Minh. Mỗi khi đi đường, Ngài luôn luôn mang theo cái túi vải lớn và một cây tích trượng, không bao giờ rời xa hai vật ấy. Lại còn có 18 đứa con nít nhỏ thường đeo đuổi bên Ngài để chọc ghẹo mà Ngài vẫn tươi cười, không phiền trách chi cả, đứa thì móc lỗ mũi, đứa dùi lỗ tai, đứa chọc vô rún, đứa móc miệng, đứa bịn mắt, vv. . . Một hôm, có một vị Thiền sư phái Thảo đường hỏi Bố Đại Hòa Thượng: - Đại ý Phật pháp là thế nào? Ngài đang quảy cái bị trên vai, Ngài liền để xuống rồi đứng yên. Thiền sư hỏi tiếp:- Chỉ có thế thôi hay có con đường tiến

Page 12: Nhặt tuệ   tập 2

- - 12

lên chăng? Ngài lại xách túi vải mang lên vai rồi đi. Hai cử chỉ ấy là hai câu trả lời. Ngài để cái bị xuống là ý nói buông tất cả, xả bỏ tất cả, đừng chấp cái gì hết kể cả Phật pháp. Buông tất cả rồi đứng yên là để tâm thanh tịnh, rồi quảy bị lên vai và đi là tự tại, là ung dung của bực thoát trần. Một lần Ngài đến chùa Thiên Đồng, đương lúc trời đã tối, nghe chuông chùa Ngài bèn theo chúng tăng vào Ngũ Quan Đường dùng cơm. Trong lúc này ngoài trời đang mưa lớn, Ngài cười hi hí và không khách sáo đến chỗ ngồi ghế chính giữa dành riêng cho vị sư trụ trì của chùa. Hòa thượng trực ngày lớn tiếng kêu Ngài rời khỏi chỗ ngồi, nhưng Ngài vẫn ngồi yên bất động. Lúc này hòa thượng trực nhật giận lên, sai người kéo Ngài xuống, nhưng Ngài vẫn không nhúc nhích. Hòa thượng nổi cơn tam bành lấy tay kéo lấy tai trái của Ngài, nhưng lỗ tai càng kéo càng dài, đến hơn một trượng mà thân hình của Ngài vẫn vững như núi thái sơn, mọi ngườ trong thực đường đều kinh hãi. Khi vị sư trụ trì đến rồi, hòa thượng trực ngày bèn đem tình hình bạch cho hòa thượng trụ trì hay. Mọi người đều cho rằng sư trụ trì sẽ mắng Hòa-thượng Bố Đại, nhưng ngược lại là sư trụ trì lại rầy hòa thượng trưc ngày là vô lễ. Xong quay lại nói với Ngài; “Kinh mong Ngài từ bi xá tội cho sự ngu mê của hòa thượng, và kính mời ngài ngồi vào vị trí này”. Sư trụ trì biết hòa thượng Bố Đại là Phật Di Lặc hóa thân, từ đó về sau mỗi khi đến giờ dung cơm hòa thượng Bố Đại đều ngồi vào vị trí chính giữa. Khi Ngài ở xứ Mân Trung thì có một cư sĩ họ Trần thấy Ngài làm nhiều việc thần kỳ, nên đãi Ngài rất trọng. Lúc Ngài gần từ giã Ông Trần để đi qua xứ Lưỡng Chiết thì

Page 13: Nhặt tuệ   tập 2

- - 13

Ông cư sĩ muốn rõ tên họ của Ngài, bèn hỏi rằng: - Thưa Hòa Thượng, xin cho tôi biết họ của Ngài, sanh năm nào và xuất gia đã bao lâu rồi? Ngài bèn đáp rằng:- Ta tỏ thiệt cho ngươi rõ, ta chính họ Lý, sanh ngày mùng 8 tháng 2. Ta chỉ biểu hiệu cái túi vải nầy để độ đời đó thôi. Vậy ngươi chớ tiết lộ cho ai biết. Trần cư sĩ nghe vậy thì thưa rằng:- Hòa Thượng đi rồi, nếu có ai hỏi việc chi thì xin Ngài trả lời làm sao cho hợp lý, chớ tùy thuận theo người thì không khỏi bàng nhơn dị nghị tiếng thị phi. Ngài liền đáp bằng bài kệ: Thị phi tăng ái thế thiên đa Tử tế tư lượng nại ngã hà Khoan khước đổ bì thường nhẫn nhục Phóng khai ương nhật ám tiêu ma Nhược phùng tri kỷ tu y phận Tung ngộ oan gia dã cộng hòa Yếu sử thử tâm vô quái ngại Tự nhiên chứng đắc lục ba la

是非憎愛世偏多,仔細思量奈我何。

寬卻肚皮常忍辱,放開泱日暗消磨。

若逢知己須依分,縱遇冤家也共和。

要使此心無挂礙,自然證得六波羅。 Ghét thương phải quấy biết bao là, Xét nét lo lường chẳng ngại ta. Tâm trống bụng lớn thường nhịn nhục, Ung dung tự tại qua tháng ngày Nếu gặp tri kỷ nên y phận, Dẫu gặp oan gia cũng vui hòa.

Page 14: Nhặt tuệ   tập 2

- - 14

Miễn tấm lòng nầy không quái ngại, Tự nhiên chứng đặng lục ba la5.

Trần cư sĩ lại hỏi: - Bạch Hòa Thượng, Ngài có pháp hiệu chi không? Bố Đại Hòa Thượng lại đáp bằng bài kệ:

Ngã hữu nhất bố đại Hư không vô quái ngại Đả khai biến thập phương Nhập thời quán tự tại 我有一布袋,虛空無掛罣。

打開遍十方,入時觀自在。 Ta có cái túi vải, Trống rỗng không quái ngại, Mở ra khắp mười phương, Thâu vào quán tự tại.

Trần cư sĩ lại hỏi tiếp:- Ngài có đem hành lý gì theo không? Ngài liền đáp bằng một bài kệ nữa:

Nhất bát thiên gia phạn Cô thân vạn lý du Thanh mục đổ nhân thiểu Vấn lộ bạch nân đầu 一缽千家飯,孤身萬里遊

青目睹人少,問路白雲頭 Bình bát cơm ngàn nhà, Thân chơi muôn dặm xa, Mắt xanh xem người thế, Mây trắng hỏi đường qua.

Trần cư sĩ hỏi tiếp:- Đệ tử rất ngu muội, biết làm sao đặng thấy tánh Phật.

5 Lục độ ba la mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tiến, Thiền định, Trí tuệ.

Page 15: Nhặt tuệ   tập 2

- - 15

Ngài đáp bằng bài kệ: Chỉ cá tâm tâm tâm tức Phật Thập phương thế giới thị linh vật Tung hoành diệu dụng khả lân thân Nhất thiết bất như tâm chân thật 只個心心心是佛,十方世界最靈物;

縱橫妙用可憐身,一切不如心真實 Phật tức tâm, tâm tức Phật, Mười phương thế giới là linh vật, Tung hoành diệu dụng biết bao nhiêu, Cả thảy chẳng bằng tâm chân thật.

Trần cư sĩ nói:- Hòa Thượng đi lần nầy nên ở chùa, chớ ở nhà thế gian. Ngài lại đáp rằng: Ngã hữu tam bảo đường Lý không vô biên tướng Bất cao diệc bất đê Vô biên diệc vô tướng Học giả thể bất như Cầu gỉa nan đắc dạng Trí gỉa giải an bài Thiên cổ vô nhất trượng Tứ môn tứ quả sinh Thập phương tận cúng dưỡng

我有三寶堂,裏空無邊相;

不高亦不低,無遮亦無障;

學者體不如,求者難得樣;

智者解安排,千古無一匠;

四門四果生,十方盡供養。

Page 16: Nhặt tuệ   tập 2

- - 16

Ta có nhà Tam bảo, Trong vốn không sắc tướng, Chẳng cao cũng chẳng đê, Không ngăn và không chướng. Học vẫn khó làm bằng, Cầu thì không thấy dạng, Người trí biết rõ ràng, Ngàn đời không tạo đặng, Bốn môn bốn quả sanh, Mười phương đều cúng dường.

Trần cư sĩ nghe rồi liền đảnh lễ Ngài mà thưa rằng:- Xin Hòa Thượng nán lại một đêm dùng cơm chay với đệ tử đặng đệ tử hết lòng cung kính. Xin Ngài từ bi hạ cố. Đêm ấy, Bố Đại Hòa Thượng ngụ tại nhà Trần cư sĩ, đến khi đi thì Ngài viết một bài kệ dán nơi cửa như vầy: Ngã hữu nhất khu Phật Thế nhân giai bất thức Bất sóc diệc bất trang Bất điêu diệc bất khắc Vô nhất khoái nệ thổ Vô nhất điểm thái sắc Công họa họa bất thành Tặc thâu thâu bất đắc Thể tướng bổn tự nhiên Thanh tĩnh thường giảo khiết Tuy nhiên thị nhất khu Phân thân thiên bách ức. 吾有一軀佛,世人皆不識

不塑亦不裝,不雕亦不刻

無一塊泥土,無一點彩色

工畫畫不成,賊偷偷不得

體相本自然,清淨常皎潔

雖然是一軀,分身千百億

Page 17: Nhặt tuệ   tập 2

- - 17

Ta có một thân Phật, Không ai đặng tường tất, Chẳng vẽ cũng chẳng tô, Không chạm cũng không khắc, Chẳng có chút đất bùn, Không phai màu thể sắc, Thợ vẽ vẽ không xong, Kẻ trộm trộm chẳng mất. Thể tướng vốn tự nhiên, Thanh tịnh trong vặc vặc, Tuy là có một thân, Phân đến ngàn trăm ức.

Khi Ngài đến quận Tứ Minh, Ngài thường ở nhà Ông Tưởng Tôn Bá. Ngài khuyên Ông nầy nên trì niệm Câu chú: "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa". Ông Bá nghe lời, luôn luôn trì niệm Câu chú nầy, trong lúc ngồi hay nằm đều niệm, nên người ta gọi Tưởng Tôn Bá là Ma Ha Cư sĩ. Một hôm, Ngài cùng Ma Ha Cư sĩ ra tắm ở khe nước Trường đình. Khi Ngài đưa lưng cho Ma Ha cư sĩ kỳ cọ giùm thì ông nầy thấy nơi lưng Ngài có 4 con mắt rực rỡ chói lòa, lấy làm kinh dị vô cùng. Ông đảnh lễ Ngài và nói rằng: - Hòa Thượng là một vị Phật tái thế. Ngài liền khoát tay bảo nhỏ rằng: - Ngươi chớ tiết lậu. Ta với ngươi vốn có nhân duyên rất lớn, rồi đây ta sẽ từ biệt ngươi mà đi, chớ nên buồn rầu. Khi trở lại nhà, Ngài hỏi Ma Ha cư sĩ:- Ý ngươi muốn giàu sang không? Ma Ha cư sĩ thưa rằng:- Sự giàu sang như mây nổi, như chiêm bao, nên tôi nguyện cho con cháu đời đời được miên viễn mà thôi.

Page 18: Nhặt tuệ   tập 2

- - 18

Ngài thọc tay vào túi vải lấy ra cái hộp, trong đó đựng cái túi nhỏ và một sợi dây, đưa tặng Ma Ha cư sĩ, nói rằng:- Ta tặng ngươi mấy vật nầy mà từ biệt. Song ta căn dặn ngươi phải gìn giữ kỹ lưỡng mà làm biểu tín những việc hậu vận của ngươi. Ma Ha cư sĩ lãnh mấy món ấy mà chẳng hiểu được ý gì. Cách vài bữa sau, Ngài trở lại hỏi rằng: Nhà ngươi hiểu được ý ta không? Cư sĩ thưa rằng:- Thưa Ngài, đệ tử thiệt chẳng rõ. Ngài nói - Đó là ta muốn cho con cháu của ngươi ngày sau cũng như mấy vật ta tặng đó vậy. Cái hộp là thể thân xác của ngươi, cái túi nhỏ là cái tâm, sợi dây là ý để liên lạc với Phật về mặt vô hình. Ngươi đã hiểu giàu sang là mây nổi, kiếp sống là chiêm bao, vậy nên thành ý. Nói rồi Ngài liền từ giã đi ngay. Về sau, quả nhiên con cháu của Ma Ha cư sĩ đều được vinh hoa phú quí, hưởng lộc nước đời đời.Bố Đại Hòa Thượng trở về chùa Nhạc Lâm. Đến ngày mùng 3 tháng 3, năm thứ 3 niên hiệu Trinh Minh, Ngài không bịnh chi cả, ngồi trên bàn thạch gần mái chùa Nhạc Lâm, làm một bài kệ: Di-Lặc chân Di-Lặc 彌勒真彌勒 Phân thân thiên bách ức 化身千百億 Thời thời thị thời nhơn 時時示時人 Thời nhân tự bất thức 時人自不識

Nghĩa là:

Di-Lặc thật Di-Lặc, Phân thân thành muôn ức, Thường thường dạy người đời, Người đời tự không biết. Làm xong bài kệ thì Ngài nhập diệt.

Page 19: Nhặt tuệ   tập 2

- - 19

Đình Trưởng, đất Tứ Minh là người không tin Phập pháp thấy Bố Đại Hòa Thượng hay khôi hài mà không lo sự gì cả, nên mỗi lần gặp Ngài thì hay buông lời diễu cợt, rồi giựt cái túi vải của Ngài đem đốt. Nhưng bữa nay đốt rồi thì hôm sau lại thấy Ngài mang cái túi vải như cũ. Ông lại giựt và đem đốt nữa, thì hôm sau vẫn thấy Ngài mang cái túi vải đó. Ông Trần lấy làm lạ nên đem lòng kính phục và chẳng dám chế diễu nữa. Nay thấy Ngài nhập diệt rồi, Đình Trưởng lo mua áo quan để tẫn liệm Ngài, cốt ý chuộc tội với Ngài, nhưng đến chừng khiêng quan tài đi chôn, người rất đông mà khiêng cái quan tài không nổi. Trong bọn ấy có người họ Đồng, ngày thường vẫn tỏ lòng tôn kính Ngài, khi thấy việc linh hiển như vậy liền vội vã đi mua cái áo quan khác mà đổi, liệm thi hài của Ngài vào áo quan mới. Khi khiêng đi chôn thì cảm thấy nhẹ phơi phới.

Ai nấy đều kinh sợ, và đem lòng cung kính. Người trong quận lập hội lớn, lo xây tháp cho Ngài tại núi Phong sơn. Hòa thượng Bố Đại tịch ở chùa Nhạc Lâm. Qua một khoảng thời gian, có một tăng chùa Nhạc Lâm từ ngoài trở về chùa, trên đường gặp hòa thượng Bố Đại nẫn như thuở nào, vai vác túi vải, khất thực hóa duyên. Ngài nói với hòa thượng: Lúc từ chùa Nhạc Lâm dđi ra lấy nhầm một chiếc hia của người khác và nhờ hòa thượng này giao trả chùa Nhạc Lâm. Khi vị tăng đến chùa Nhạc Lâm mới hiểu ngài đã thị tịch nhiều ngày. Mọi người đều kinh hãi, khi mở nắp quan tài ra thấy trong quan chỉ có một chiếc giầy mà không thấy di thể của ngài đâu cả.

Nhiều người cho rằng Đức Di Lặc còn là hàng Bồ Tát, phải trải qua nhiều kiếp mới thành Phật. Không

Page 20: Nhặt tuệ   tập 2

- - 20

biết rằng Bồ tát có nhân-địa bồ tát và quả địa bồ-tát. Nhân địa bồ-tát là tu hạnh bồ tát, sau này sẽ chứng quả vị bồ-tát (từ sơ địa đến thập địa). Còn quả-địa bồ-tát thì bản tính đã viên mãn, là Phật, chẳng qua vì lòng từ bi độ hóa chúng sanh mà hóa thân bồ-tát mà thôi. Như Đức Quan Thế Âm Bồ-Tát, Đức Văn Thù Bồ Tát, Đức Di Lặc... đều đã thành Phật, chẳng qua vì đại nguyện mà hóa thân xuống phàm giáo hóa chúng sanh mà thôi. Xứ Thai Kinh: “Tích vi Năng-nhân sư, kim vi Phật đệ tử, nhị tôn bất tịnh lập, cố ngã vi bồ-tát”.(昔為能仁師

今為佛弟子二尊不並立,故 我為菩薩) .

Xưa là thầy của Năng Nhân ( một danh hiệu của đức Phật Thích Ca) nay là đệ tử của Phật, thầy trò không thể ngang hàng với nhau cho nên ta làm hàng Bồ-Tát. Phật hiệu của Văn Thù Bồ-Tát là “Long chủng thượng tôn vương Như Lai” (龍種上尊王如來) Trong kinh «Phật thuyết Phóng Bát» 《佛說放缽經》, Đức Phật Thích Ca nói: «Ta nay được thành Phật đều là nhờ ân của Văn Thù Sư Lợi, vô lượng kiếp trong quá khứ đều là đệ tử của Văn Thù Sư Lợi, đương lai cũng là nhờ uy lực của ngài. Như trẻ con trên thế gian đều nhờ có cha mẹ. Văn Thù là phụ mẫu trong Phật đạo». Kinh Pháp Hoa: Trong quá khứ, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát thành Phật trước Phật Thích Ca với Phật hiệu là «Chánh Pháp Minh Như Lai».

3) Lộ Trung-Nhất Tổ-Sư Tổ-Sư họ Lộ, Thánh húy Trung-Nhất, Thánh hiệu

Thông-Lý-Tử. Tổ-Sư sinh vào ngày 24 tháng 4, năm Đạo-Quang thứ 29 đời Thanh (năm 1848), tại huyện Tế-

Page 21: Nhặt tuệ   tập 2

- - 21

Ninh, tỉnh Sơn-Đông. Cha mẹ mất sớm từ thuở nhỏ, Tổ-Sư ở chung với người em gái trong một túp lều cũ, sinh hoạt khổ cực.

Năm Đồng-Trị thứ 9 (năm 1870, Tổ-Sư 22 tuổi), Tổ-Sư đến Trực-Lệ tòng quân. Vài năm sau làm một chức quan binh nhỏ. Vào năm Quang-Tự thứ 21 (năm 1895), Đức Vô-Cực Chí-Tôn thác mộng cho Tổ-Sư rằng:

- Con chớ nên quyến-luyến cảnh hồng trần, hãy đến Thanh-Châu cầu Đạo.

Lộ tổ đươc Thần nhân chỉ dẫn đến gặp Lưu tổ được Lưu tổ trao truyền tâm pháp. Truyền Đạo cho Lộ tổ xong Lưu tổ nói rằng: - Thầy đã truyền Đạo cho con rồi, con hãy về nhà tự tu lấy. Lộ tổ đáp: - Bạch thầy, con không có nhà, thuở nhỏ cha mẹ mất sớm, chỉ có một người em gái mà thôi, nhưng đi lính lâu năm, chưa từng liên lạc với nhau, nay tin tức biệt tăm, số tiền con dành dụm được con đều đã giao hết cho thầy rồi, con không biết phải đi đâu, xin thầy từ-bi cho con ở lại với thầy, theo thầy học Đạo. Lưu tổ hỏi: - Con biết làm nghề gì? Lộ tổ đáp: - Bạch thầy, con chưa từng đi học nên không biết chữ, chỉ biết làm bếp mà thôi. Lưu tổ nói: - Như thế thì con hãy đến nhà bếp lo việc nấu ăn. Vài năm sau, Lưu tổ thấy tuổi mình đã cao, muốn kiếm người thừa kế tổ vị, nhưng không rõ là ai, nên thỉnh đàn cầu Vô-Cực Lão-Mẫu từ-bi chỉ thị. Lão-Mẫu giáng cơ viết:

Nhược vấn Di-Lặc tại na lý 若問彌勒在那裡

Khúc giang trì nội quan tử tế曲江池內觀仔細

Page 22: Nhặt tuệ   tập 2

- - 22

Đầu đái dương nhung mạo 頭戴羊絨帽 Thân phi tục gia y 身披俗家衣

Trương khẩu thổ chân ngôn 張口吐真語 Thường tương nhân nghĩa thí 常將仁義施 Trừng nhãn song phân lộ瞪眼雙分路

Trung gian nhất điểm cơ中間一點機 Nhật nguyệt hợp minh giám 日月合明鑑 Nhân công thủ trung đề人工手中提 (Nếu hỏi Di Lặc nay ở đâu, Hãy mau để ý Khúc

Giang Tri, Đầu đội mũ nhung dê, Thân khoác áo phàm phu Thường nói nhân với nghĩa, Miệng nói lời chân thật, Trừng mắt chia hai đường, Trung gian một cơ trời, Nhật nguyệt cùng chiếu sáng, Nhân công giữa lòng tay)

Trong hôm đó, Lưu tổ triệu tập chúng đệ-tử đến Phật đường và nói rằng: - Tuổi thầy đã già rồi, đạo vận cũng đã suy, xem tình hình này các con đều phải hạ san, mỗi người hoằng hóa một phương. Chúng đệ-tử nghe Lưu tổ nói như vậy, ai nấy đều thu thập hành lý, người thì trở về nhà, người thì vì Đạo mà đi hoằng hóa bốn phương. Chỉ có Lộ tổ, khi nghe xong lời thầy, trong lòng cảm thấy hoang mang, buồn rầu không nỡ rời. Phần Lưu tổ, khi thấy đại đệ-tử đã đi hết rồi, mới truyền tổ vị cho Lộ tổ và nhắn rằng: - Đức Vô-Cực Chí-Tôn từ-bi chỉ thị, con phải lãnh Thiên-Mệnh thừa kế Tổ vị. Từ thời Đạt-Ma Tổ-Sư cho đến nay đã mười sáu đời, nay thầy phụng mệnh của Vô-Cực Chí-Tôn truyền lại cho con, con thừa kế thì là mười bảy đời,

Page 23: Nhặt tuệ   tập 2

- - 23

chớ nên đoạn tuyệt。 Tổ-Sư trở về quê hương không bao lâu, Đại-Đạo truyền khắp cả tỉnh Sơn-Đông, số đệ-tử đến quy y có trên hàng ngàn người, trong đó có tám vị đại-lãnh-tụ thay mặt Tổ-Sư đi truyền Đạo. Tổ-Sư tịch vào ngày mồng 2 tháng 2 năm 1925 (năm Quý-Sửu), hưởng thọ 76 tuổi。 (Trích lược từ “Lược truyện Bạch Dương Tổ Sư”) Chú thích: Trong bài cơ, Vô-Cực Lão-Mẫu đã chỉ rõ, Lộ tổ chính là Phật Di-Lặc hóa thân. Chữ cuối trong câu thứ bảy là chữ Lộ (路 ), là họ của Lộ tổ. Chữ đầu trong câu thứ tám là chữ Trung (中), và chữ thứ ba là chữ Nhất (一). Chữ thứ ba của câu thứ chín là chữ Hợp (合). Trong câu cuối có chữ Nhân (人) và chữ Công (工), hai chữ này họp lại thành chữ Đồng (仝). Ám chỉ rằng bàn tay của Lộ tổ có hai chữ Hợp Đồng (合仝).

Page 24: Nhặt tuệ   tập 2

- - 24

Các bậc Cao tăng gặp Phật Di Lặc trên Trời Đâu Suất

Đại sư Hám Sơn Đại sư Hám Sơn người đời Minh, Trung Quốc, tên tục là Thái Đức Thanh, hiệu Trừng Ấn. Sinh ngày 5 tháng 11 năm 1546 tại Toàn Tiêu, thuộc Châu Phủ Chúc Trừ nay thuộc về tỉnh An Huy. Vào sinh nhật đầu tiên (thôi nôi) sư đột nhiên bị bệnh trầm kha không chữa nổi. Mẹ ông đã phát nguyện với Phật Quán Thế Âm tại chùa là nếu ông thoát chết thì sẽ cho ông được xuất gia. Quả nhiên bệnh thuyên giảm.

Ông được mệnh danh là một trong 4 vị "thánh tăng" đời nhà Minh, Trung Hoa. Sư Hám Sơn là người để lại rất nhiều bài giảng dành cho mọi tầng lớp người trong xã hội bấy giờ.

Sau khi nhập diệt, sư đã để lại nhục thân không bị hư thối. Nhục thân của sư được đặt tại Tào Khê cùng với nhục thân của thiền sư Huệ Năng và thiền sư Đan Điền hiện nay thuộc chùa Hoa Nam huyện Thiều Quang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Một lần Ngài mơ thấy mình bay bổng lên không trung, lên thẳng đến độ cao vô giới hạn rồi từ từ bay thấp. Không gian này như là một mảnh gương vừa nhẵn vừa trong sáng, lấp lánh như là lưu ly. Trong khỏang không gian vô bờ đó xuất hiện một tòa lâu đài lớn, hùng vĩ và vô cùng tráng lệ. Ở giữa tòa lâu đài này có một tòa bảo tọa màu vàng tía. Ngài nghĩ thầm: Chắc đây là Kim cang bảo tọa. Ngài rất thích cảnh trang nghiêm tráng lệ này, bèn tiến gần đến tòa nhà này, Khỏanh khắc thấy bảo tọa vàng tía hiện ra trước mặt, bên cạnh có nhiều thị

Page 25: Nhặt tuệ   tập 2

- - 25

gỉa cao lớn dáng vẻ trang nghiêm đứng lập hai bên. Một vị tì kheo từ mặt sau tòa bảo tọa đi ra, tay cầm một quyển kinh đi thẳng đến trước mặt ngài và nói rằng: Hòa thượng dặn tôi đem quyển kinh này truyền cho ông. Khi ngài tiếp lấy quyển kinh đó thấy tòan là chữ phạm màu vàng, và ngài không hiểu được một chữ nào cả. Ngài tiiếp lấy bộ kinh rồi mới hỏi vị ti kheo: Vị hòa thượng đó là ai vậy? Tì kheo trả lời: Là Bồ-Tát Di-Lặc. Ngài rất vui mừng bèn theo vị tì kheo đến đảnh lễ, hai mắt ngài nhắm lại lắng niiệm đứng lập. Không bao lâu ngài nghe thấy tiếng chuông vọng lại, mở mắt ra thì đã thấy Bồ-tát Di-Lặc đã đăng tòa giảng. Ngài cung kinh đế trước mặt Bồ-Tát đảnh lễ. Ngài lại nghĩ thầm: Hôm nay được Bồ-Tát Di-Lặc vì ta mà khai thị quả thật là đương cơ.

Tiếp theo ngài chắp hai tay qùy lạy, lấy quyển kinh và ra đọc. Trong lúc này nghe Bồ Tát Di-Lăc khai thị: Phân biệt là thức, không phân biệt là trí. Y thức thì nhiễm, y Trí thì tịnh, nhiễm có sinh tử, tịnh thì không có chư Phật. Ngài nghe đến đây, trong lòng hóat nhiên trống không, chỉ thấy âm thanh từ không trung vọng lại rõ ràng. Khi tỉnh dậy ngài còn nghe thấy lời Bồ Tát Di Lặc còn văng vẳng bên tai, hòan tòan hiểu được ý nghĩa của chữ thức và chữ trí và cảnh lâu đài trong mộng chính là nội viện của trời Đâu Suất của Bồ Tát Di Lặc. Hòa thượng Hư Vân. Hòa thượng Hư Vân là một Cao tăng thời cận đại. Ngài sinh năm 1840 và tich vào nắm 1959. Năm 1951, 112 tuổi. Ngài bị hồng vệ binh hành hạ hơn 10 ngày mà không chết, Ngài xuất hồn lên Trời Đâu Suất

Page 26: Nhặt tuệ   tập 2

- - 26

Nơi đó, thật rất trang nghiêm kỳ diệu. Trên thế gian này không có nơi nào giống như thế. Gặp Bồ Tát Di Lặc đang ngồi trên tòa cao thuyết pháp. Trong chúng hội có vài mươi vị, vốn là pháp hữu thuở xưa của Ngài, như hòa thượng Chí Thiện chùa Hải Hội ở Giang Tây, pháp sư Dung Cảnh ở núi Thiên Thai, ngài Hằng Chí ở Kỳ Sơn, hòa thượng Bảo Ngộ ở cung Bá Tuế, hòa thượng Thánh Tâm ở núi Bảo Hoa, hòa thượng Quán Tâm ở Kim Sơn, v.v... Ngài cung kính chắp tay, rồi được chư vị chỉ tay ra hiệu bảo ngồi bên phía đông, nơi một tòa ngồi trống trải thứ ba. Tôn giả A Nan làm duy na, cùng ngồi kế cận Thầy. Đại chúng cùng nghe Bồ Tát Di Lặc thuyết 'Duy Thức Định'. Đang giảng, đột nhiên Ngài Di Lặc dừng lại, chỉ tay về hướng Ngài và nói: "Con hãy trở về đi!" Ngài đáp: "Đệ tử nghiệp chướng nặng nề. Không dám trở về." Ngài Di Lặc bảo: "Nghiệp duyên của con chưa dứt. Nay hãy đi về, rồi sau này trở lại."

ooOoo

Thiên Thai Tam Thánh Thiền sư Phong Can chùa Quốc Thanh đời Đường

một hôm đi dạo đến núi Xích Thành, nghe tiếng con nít khóc, tìm đến nơi thấy là một đứa bé, tuy ăn mặc lam lũ nhưng tướng mạo khác phàm, bèn hỏi đứa bé: -Nhà con ở đâu, cha mẹ là ai? Sao lại lưu lạc đến đây vậy? Đứa bé trả lời:- Con là một cô nhi, không có cha mẹ, vì ham chơi nên đi lạc tới đây mà không biết đường về. Thiền sư Phong Can đành để đứa bé ở lại trong chùa

Page 27: Nhặt tuệ   tập 2

- - 27

giúp việc và đặ tên cho đứa bé là Thập Đắc (Nhặt được). Thập Đắc dần dần trưởng thành trong chùa, được thượng tọa trong chùa giao cho chức vụ giúp việc ẩm thực trong nhà bếp. Lâu ngày Thập Đắc làm quen được rất nhiều bạn, trong đó Hàn Sơn là người bạn thâm giao. Hàn Sơn nghèo, hàng ngày Thập Đắc đều đem cơm thừa trong chùa để riêng vào một rổ tre giao cho Hàn Sơn mang về nhà ăn. Sư trong chùa Quốc Thanh đều biết đến Hàn Sơn, tính tình của Hàn Sơn rất là kỳ dị, ở ẩn trên núi Hàn Nham, ăn mặc kỳ quặc, Phật không giống Phật, Nho không giống Nho, và cũng không giống Đạo. Thích làm thơ, đôi khi ngâm nga lên những bài thơ người đời không hiểu.Thơ của Han Sơn không phải được viết trên giấy, khi hứng chí thì khắc lên trên bức tường tre trong nhà hay trên những thân cây trong rừng. Thập Đắc rất mến mộ Hàn Sơn, thường để lại cơm thừa cúng dường cho Hàn Sơn. Hai người tâm đồng ý hiệp, thường cười đùa bỡn cợt với nhau, nên cả chùa ai cũng cho là hai người điên, chẳng ai đếm xỉa gì đến họ cả. Chuyện này trong chùa ai cũng biết. Chỉ có một điều là những sư trong chùa không ai chịu nổi là Thập Đắc thường hay la hét vào lúc khuya, khi thì lớn tiếng khóc khi thì cười làm cho mọi người không ngủ được. Nhiều người không nhịn được bèn mạ lị chỉ trích và hăm rằng sẽ nói với phương trượng đuổi ngài ra khỏi chùa. Thập Đắc cũng chẳng buồn mà lại còn cười hô hố. Nhiều lần như vậy, chúng tăng chịu không nổi bèn báo cho thiền sư Phong Can hay, hy vọng Phong Can sẽ đuổi Thập Đắc ra khỏi chùa. Nhưng thiền sư Phong Can cũng không khuyên và cũng chẳng trách gì Thập Đắc, đôi khi chính Phong Can cũng la hét, cũng cười trong lúc

Page 28: Nhặt tuệ   tập 2

- - 28

khuya. Có một lần, quan Thái-thú Lư Khưu Dẫn đến Thai Châu nhậm chức, bỗng nhiên bị bịnh, đương lúc này thì gặp thiền sư Phong Can đi ngao du ở ngoài, thiền sư liền ngậm nước miếng phun vào mặt của vị quan thái thú thì bịnh khỏi hẳn. Lư Khưu Dẫn hỏi thiền sư Phong Can: - Thưa Thiền-sư, trong quá khứ chư Phật và Bồ-tát thường hóa thân tới thế giới này, vậy thời nay chư Phật và Bồ-tát có còn hóa thân tới cõi này nữa hay không? Ngài Phong Can đáp: - Có chớ! Bất quá ngài không nhận ra mà thôi. Bây giờ tại chùa Quốc Thanh núi Thiên-thai, vị Thầy chuyên nấu nước ở nhà bếp chính là Phổ Hiền Bồ-tát đấy. Thầy có một người bạn là Hàn Sơn, tức là Văn Thù Bồ-tát hóa thân. Sao ngài nói chẳng có ai? Lư Thái Thú nghe xong rất vui mừng, bèn đi gấp đến chùa Quốc Thanh để đảnh lễ hai vị Bồ-tát Hàn Sơn và Thập Ðắc. Thầy Tri-khách chùa Quốc Thanh thấy quan Thái-thú đến viếng thì ân cần tiếp đãi. Nhưng khi nghe vị quan này muốn gặp Hàn Sơn và Thập Ðắc thì ngạc nhiên vô cùng, chẳng biết vì sao ông ta lại muốn gặp hai người điên này. Tuy không hiểu được lý do, Thầy cũng dẫn quan Thái-thú tới nhàbếp. Bấy giờ đúng lúc hai ngài Hàn Sơn và Thập Ðắc đang cười nói bô bô như hai kẻ điên khùng khiến ai cũng nực cười. Nhưng Lã thái-thú vô cùng cung kính đảnh lễ hai Ngài, rồi cũng hết sức cung kính thưa: - Ðệ tử là Lư Khưu Dẫn xin thỉnh cầu đại Bồ-tát từ bi dạy bảo cho kẻ mê muội này! Thập Ðắc hỏi: - Ông làm gì thế? Quan thái-thú đáp: - Con nghe Hòa-thượng Phong Can dạy rằng hai Ngài là hóa thân của Ðức Văn Thù và Ðức

Page 29: Nhặt tuệ   tập 2

- - 29

Phổ Hiền. Bởi vậy con đặc biệt tới đây để xin đảnh lễ và khẩn cầu hai Ngài khai thị cho con. Thập Ðắc nghe xong thì vừa thụt lùi vừa nói: - Phong Can nói nhảm! Phong Can nói nhảm! Phong Can là hóa thân của Ðức A Di Ðà, sao không lạy Di Ðà mà lại tới đây quấy rầy hai ta? Nói xong thì chạy ra khỏi chùa, lên tới động Nguyệt-quang núi Thiên-thai rồi, cả hai ngài nhập vào vách đá. Thái-thú thấy vậy vô cùng thất vọng bởi vì hai vị Bồ-tát đã ẩn mình trong vách đá, không ra nữa. Ông ta nghĩ thầm: "Thôi hãy về lạy Ðức Di Ðà vậy!"; nhưng khi y về tới chùa thì mới hay Ngài Phong Can cũng đã đi biệt tích, không còn ở chùa Quốc Thanh nữa. Về sau thái thú Lư Khâu Dẫn góp nhặt những bài thơ của Hàn Sơn khắc ở nơi vách tường và thân cây in thành quyển “Hàn Sơn Thi Tập” được lưu truyền đến ngày nay.

ooOoo

Bài ca Nhẫn-nhục của Bồ-Tát Di Lặc

Một hôm Hàn-Sơn hỏi Thập Đắc: Trong thế gian nếu có người vô cớ phỉ báng ta, khi dễ ta, nhục mạ ta, cười chê ta, khinh khi ta, chà đạp ta, ghen ghét ta, đè bẹp ta, đố kỵ ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ? Ngài Thập-Đắc trả lời: Thản nhiên vì họ mà nhẫn, mà nhường, mà cung kính, mà trọng tự do của họ, mà tránh đi, cuối cùng đừng để ý tới họ nữa. Chờ vài năm sau sẽ gặp họ. Hàn-Sơn lại hỏi: Họ vẫn giữ quyết liệt như vậy thì có bí quyết gì có thể tránh được họ không? Ngài Thập-Đắc nói: Ta đã từng thuộc Bài Kệ của Bồ-

Page 30: Nhặt tuệ   tập 2

- - 30

Tát Di-Lặc. Huynh hãy lắng nghe ! Ta vì huynh mà niệm bài kệ :

Lão chuyết xuyên nạp áo (老拙穿衲襖) Lão mặc chiếc áo nạp Đạm phạn phúc trung bảo (淡飯腹中飽) Cơm lạt một bụng no Bổ phá hảo giá hàn (補破好遮寒) Áo rách che giá lạnh, Vạn sự tùy duyên liễu (萬事隨緣了) Muôn việc đều tùy duyên Hữu nhơn mạ lão chuyết (有人罵老拙) Có người mắng nhiếc lão Lão chuyết chỉ thuyết "Hảo" (老拙只說好) Lão cũng nói “chả sao” Hữu nhơn đả lão chuyết (有人打老拙) Có người đến đánh lão Lão chuyết tự thùy đảo (老拙自睡倒) Lão té, tự ngủ khò Thế thóa tại diện thượng (涕唾在面上) Khạc nhổ vào mặt lão Tùy tha tự càn liễu (隨他自幹了) Cứ để tự nhiên khô Ngã dã tỉnh lực khí (我也省力氣) Ta cũng không phí sức Tha dã vô phiền não (他也無煩惱) Người đánh cũng được vui Giá dạng Ba-La-Mật (這樣波羅蜜) Pháp Ba La Mật này Tiện thị diệu trung bảo (便是妙中寶)

Page 31: Nhặt tuệ   tập 2

- - 31

Thật là quí biết bao Nhược tri giá tiêu tức (若知這消息) Nếu biết tin tức nầy Hà sầu đạo bất liễu (何愁道不了) Lo chi đạo không thành Nhơn nhược tâm bất nhược (人弱心不弱) Người yếu, tâm không yếu Nhân bần đạo bất bần (人貧道不貧) Người nghèo, đạo chẳng nghèo Nhất tâm yếu tu hành, (一心要修行) Một lòng gắng tu hành Thường tại đạo trung biện, (常在道中辦) Thường xử theo trung đạo Thế nhơn ái vinh hoa (世人愛榮華) Người đời chuộng vinh hoa Ngã khước bất đãi kiến (我卻不待見) Ta thì không muốn có Danh lợi, tổng thị không (名利總成空) Danh lợi đều hư không Ngã tâm vô túc yểm (我心無足厭) Lòng ta không đủ chán, thích Đôi kim tích như sơn (堆金積如山) Vàng chất đống như núi Nan mãi vô thường hận (難買無常限) Chẳng đổi được vô-thường Tử-Cống, tha năng ngôn (子貢他能言) Tử-cống nói nằng giỏi Châu-Công hữu thần toán (周公有神算) Châu-Công bói toán hay Khổng-Minh đại trí mưu (孔明大智謀)

Page 32: Nhặt tuệ   tập 2

- - 32

Khổng-Minh trí mưu lớn Phàn Khoái cứu chủ nạn (樊噲救主難) Phàn-Khoái cứu nạn chúa Hàn-Tín công lao đại (韓信功勞大) Hàn-Tín công lao to Lâm tử chỉ nhất kiếm (臨死只一劍) Lúc chết chỉ một kiếm Cổ kim đa thiểu nhơn (古今多少人) Xưa nay bao nhiêu người Na cá hoạt kỷ thiên (哪個活幾千) Mấy ai sống ngàn tuổi Giá cá trình anh hùng (這個逞英雄) Ai đã làm anh hùng Giá cá tố hảo hớn (那個做好漢) Ai đã làm hảo hán Khán khán lưỡng tẫn bạch (看看兩鬢白) Hãy xem râu tóc bạc Niên niên dung nhan biến (年年容顏變) Hằng năm đổi dung mạo Nhật nguyệt như xuyên thoa (日夜如穿梭) Ngày tháng như thoi đưa Quang âm tựa tạ tiễn (光陰似射箭) Thời gian tựa tên bay Bất cửu bịnh lai xăm (不久病來侵) Không lâu bịnh lại đến Đê đầu ám ta thán, (低頭暗嗟歎) Cúi đầu thầm thở than Tự tưởng niên thiếu thời (自想少年時) Nhớ thời buổi niên thiếu Bất bả tu hành biện (不把修行辦)

Page 33: Nhặt tuệ   tập 2

- - 33

Không nghĩ việc tu hành Đắc bịnh tưởng hồi đầu (得病想回頭) Bịnh rồi mới hối tiếc Diêm vương vô chuyển hạn (閻王無轉限) Diêm-vương không triển hạn Tam thốn khí đoạn liễu (三寸氣斷後) Ba tấc hơi đứt rồi Nã chỉ na cá biện (拿只那個辦) Mọi việc đều buông xuôi Dã bất luận thị phi (也不論是非) Không luận phải và quấy Dã bất bả gia biện (也不把家辦) Việc nhà cũng buông trôi Dã bất tranh nhơn ngã (也不爭人我) Chẳng còn đua nhân ngã Dã bất tố hảo hớn (也不做好漢) Hảo hán cũng không làm Mạ trước dã bất ngôn (罵著也不言) Người mắng vẫn nín thinh Vấn trước như á hán (問著如啞漢) Ai hỏ, như câm điếc Đả trước dã bất lý (打著也不理) Ai đánh cũng mặc kệ Suy trước hổn thân chuyển (推著渾身轉) Mặc cho người chuyển xoay Dã bất phạ nhơn tiếu (也不怕人笑) Cũng không sợ người cười Dã bất tố nhân diện (也不做人面) Không còn giữ thể diện Nhi nữ khấp đề đề, (兒女哭蹄蹄)

Page 34: Nhặt tuệ   tập 2

- - 34

Con cái khóc hu hu Tái dã bất đắt kiến (再也不得見) Đâu còn thấy nhau nữa Hiếu cá tranh lợi danh (好個爭名利) Lòng tranh danh và lợi Tu bả hoang dã bạn (須把荒郊伴) Đều bỏ nơi đồng hoang Ngã khán thế thượng nhơn (我看世上人) Ta xem người trên đời Đô thị thô chỉ đạm (都是粗扯淡) Đều là hạng càn dở Khuyến quân tức hồi đầu (勸君即回頭) Khuyên người hãy quay đầu Đơn bả tu hành cán (單把修行幹) Ôm lấy đạo mà tu Tố cá đại trượng phu (做個大丈夫) Làm bậc đại trượng phu Nhất đao triệt lưỡng đoạn (一刀截兩斷) Một dao chém hai khúc Khiêu xuất hồng hỏa khanh (跳出紅火坑) Vượt khỏi hầm lửa đỏ Tố cá thanh lương hán (做個清涼漢) Làm con người thanh nhàn Ngộ đắt trường sanh lý (悟得真常理) Ngộ được lẽ chân thường Nhật nguyệt vi lân bạn (日月為鄰伴) Làm bạn cùng trăng thanh.

Page 35: Nhặt tuệ   tập 2

- - 35

Một hóa thân khác của Bồ Tát Văn Thù

Pháp sư Ðỗ Thuận, sư tổ của tông Hoa Nghiêm ở Trung Hoa có nuôi một chú đệ tử thân cận rất lâu. Trước ngài nhập tịch vài ngày, chú thị giả này xin phép ngài đi núi Ngũ Đài Sơn để đảnh lễ đức Văn Thù, vì nghe đâu Bồ Tát thường hiện thân chốn đó. Ngài Ðỗ Thuận mỉm cười và đọc lên bài bài kệ: Du tử mạn ba ba 遊子漫波波 Ðài sơn lễ thổ pha 台山禮土坡 Văn Thù chỉ giá thị 文殊祇這是 Hà xứ mích Di Ðà 何處覓彌陀

Tạm dịch: Du tử đi ngàn dặm Đến Ngũ Ðài lạy Phật Không biết mặt Văn Thù Từ đâu kiếm Di Đà

Chú đệ tử vẫn ra đi. Băng ngàn vượt suối một thời gian mới đến núi Ngũ Ðài. Chú tha thiết đảnh lễ cầu mong được thấy hóa thân của Bồ Tát. Lòng thành được đáp ứng, một ông già hiện ra bảo chú: - Ðức Văn Thù nay ở ứng hóa độ đời ởTrường An. Hòa thượng: - Ngài đó lài ai vậy? Cụ già: -Tên ngài là Ðỗ Thuận. Chú thị giả: Chính là thầy ta sao? Cụ già: Đúng vậy! Chú thị giả hoảng hốt, như người mất hồn, đi hối hả

Page 36: Nhặt tuệ   tập 2

- - 36

quay về chùa. Khi về đến chùa, ngài Ðỗ Thuận đã viên tịch. Cụ già đó chính là Văn Thù Bồ Tát. Kinh Pháp Bảo: Xưa nay số lượng chư Phật ứng thế xuống phàm không thể đếm xiết. (Phẩm thứ 10) Chú thị vệ ở bên cạnh vị đại Bồ-Tát bao nhiêu năm mà không hay biết, trong lòng lúc nào cũng nghĩ rằng Bồ Tát phải ở nơi danh sơn, ở trong chùa lớn. Có biết đâu: “Chân Phật hóa thân xuống phàm cũng chỉ là người thường mà thôi”. Ở bên cạnh thầy mà không hiểu hành trạng của thầy quả là vô duyên vậy.

ooOoo

Đạo cao long hổ phục, Đức trọng quỷ thần khâm

Thiền sư Nguyên Khuê (元 珪) ở Tung Nhạc tham học nơi An Quốc sư, lãnh ngộ được huyền chỉ. Sư bèn tìm chỗ ở, là ngọn núi to trong dãy Ngũ Nhạc. Một hôm có một dị nhân, đầu đội mão, thân mặc áo kép mang khố, đến chỗ Sư ở, có nhiều người đi theo rất đông. Người ấy bước nhẹ nhàng chậm rãi, đến nơi xin được yết kiến Ðại sư. Ðại sư nhìn xem người ấy dung mạo kì vĩ khác hẳn người thường, liền bảo với y rằng: – Lành thay, nhân giả đến đây với mục đích gì? – Thầy chẳng biết tôi ư? – Ta xem Phật cùng chúng sinh bình đẳng. Cái thấy của ta như thế há có phân biệt ư? – Tôi là thần núi này, có thể cứu người nhưng cũng giết

Page 37: Nhặt tuệ   tập 2

- - 37

người được. Thầy thấy tôi cùng với các người kia là một loài được sao? Sư đáp: – Ta chẳng từng sinh thì ngươi đâu thể giết được ta. Ta xem thấy thân này cùng hư không bình đẳng, ngươi cùng ta bình đẳng. Vậy ngươi có thể hoại được hư không, hủy được chính ngươi chăng? Ví như ngươi có thể hoại được hư không cùng chính ngươi đi, chứ riêng ta thì chẳng sinh chẳng diệt, ngươi còn chẳng được như thế thì đâu thể cứu ta hay giết ta được. Thần liền cúi lạy dưới chân Sư, bạch: – Trong các vị thần, con được xem là thông minh chính trực hơn cả, nhưng đâu ngờ Thầy còn có trí tuệ, biện tài rộng lớn hơn. Ngưỡng mong Thầy truyền cho con chính giới khiến cho con độ thế. Sư bảo: – Ngươi cầu xin giới pháp thì đã đắc giới rồi. Vì cớ sao? Bởi vì, giới là do tâm ngươi nhận giữ, lại có giới bên ngoài ư? Sơn thần: – Con nghe lí này thật mờ mịt. Chỉ cầu thầy truyền giới, nhận con làm đệ tử! Sư bèn sửa soạn tòa ngồi, đốt lửa, rồi truyền ngũ giới cho Thần gồm những lời như: Giới cấm rượu thịt, dâm, sát, trộm cắp.v.v… Sư nói: – Ngươi đã thụ giới pháp của Phật rồi, phải không có tâm câu chấp cho hữu tâm là vật, và vô tâm là thân của mình. Nếu ngươi được như thế, thì trước lúc trời đất sinh chẳng làm quỉ thần, sau lúc trời đất diệt chẳng bị diệt, cho đến không có ta, không có ngươi mới trọn là giới pháp.

Page 38: Nhặt tuệ   tập 2

- - 38

Thần thưa: – Thần thông của con gần bằng Phật. Sư bảo: – Thần thông của ngươi có mười thứ, thì năm thứ có thể sử dụng được, còn năm thứ chẳng thể. Riêng về Phật, thì trong mười thứ có bảy thứ sử dụng được, còn ba thứ chẳng thể. Vị thần nghe nói kinh sợ, lánh xa khỏi chiếu rồi quỳ thưa: – Con có thể nghe được chăng? Sư nói: – Ngươi có thể sai khiến Thượng Ðế đi về phía Ðông chăng? Có thể làm cho hướng Tây đồng thời xuất hiện bảy mặt trời chăng? Sơn thần: - Chẳng thể. Sư: – Ngươi có thể đoạt địa thần, nạp ngũ nhạc, kết tứ hải được chăng? Sơn thần: – Chẳng thể. Sư: – Ấy là năm thứ mà ngươi chẳng thể làm được. Riêng Phật có ba thứ chẳng thể là: * Phật có thể không tất cả tướng, thành muôn pháp trí, mà chẳng thể diệt được định nghiệp. * Phật có thể biết quần sinh có tính và các việc trong ức kiếp mà chẳng thể hóa đạo cho kẻ vô duyên. * Phật có thể độ vô lượng hữu tình mà chẳng thể làm thanh tịnh hết các cõi chúng sinh. Ðịnh nghiệp cũng chẳng phải ít, chẳng phải lâu. Vô duyên cũng là một ngày. Cõi chúng sinh vốn không tăng giảm. Từ xưa đến nay không có một người hay có chủ có pháp. Có pháp không chủ là nghĩa vô pháp, không pháp không chủ là nghĩa vô tâm. Như chỗ ta biết thì Phật cũng

Page 39: Nhặt tuệ   tập 2

- - 39

không có thần thông, chỉ là hay dùng vô tâm thông đạt tất cả pháp. Khi ấy, vị Thần liền thưa với Sư : – Con thực còn cạn cợt, mờ tối, chưa nghe nổi nghĩa Không. Các giới pháp mà Thầy đã truyền dạy cho con, con sẽ vâng làm. Nay nguyện báo đáp ân đức bằng cách con thi triển chút ít thần thông để cho những người đã phát tâm, sẽ nhân nơi thần thông của con lưu dấu lại mà biết có Phật, có Thần, có năng, có bất năng, có tự nhiên, có phi tự nhiên. Sư bảo: – Không nên làm! Không nên làm! Thần thưa: – Phật cũng khiến chư Thần hộ pháp. Thầy không noi theo Phật ư? Con nguyện như ý Thầy dạy bảo! Sư bất đắc dĩ mở lời: – Núi Ðông là bình phong của chùa nhưng không có cây cối, quá trơ trọi, ngọn núi phía Bắc thì cây cối um tùm. Ngươi có thể dời các cội cây phía Bắc sang ngọn núi phía Ðông được chăng? Thần thưa: – Con xin vâng lời dạy. Ðêm nay ắt có nhiều tiếng động ồn ào, xin thầy đừng lấy làm lạ. Thần nói xong lễ bái rồi lui. Sư tiễn Thần ra đến cửa, nhìn thấy khí lạnh trên đỉnh núi nghi ngút, sa mù và khói ráng xen nhau lộn xộn. Ở khoảng giữa cờ phướn lẫn với vòng ngọc bám đầy băng giá khi ẩn khi hiện trên không trung. Tối hôm ấy, quả nhiên có gió mạnh, điện chớp, mây giăng, sấm nổ. Nóc chùa, mái hiên đều bị dao động. Tiếng chim khuya kêu nhốn nháo. Đồ chúng đều kinh sợ. Sư bảo với đồ chúng: – Không có gì lạ! Ta đã cùng thần

Page 40: Nhặt tuệ   tập 2

- - 40

núi giao ước. Ðến sáng, mưa gió đã yên, thì cây cối ở gộp phía Bắc đã được dời sang ngọn phía Ðông rất xanh tươi rậm rạp.

Hòa thượng Phá Táo Ðọa(破 竈 墮)ở Tung Nhạc, chẳng cho ai biết tên họ của mình, lời nói và hành động của Sư không thể lường được. Sư ở ẩn trong núi Tung Nhạc. Trong núi ấy có một cái miếu rất linh. Bên trong miếu chỉ đặt một cái bếp, dân chúng xa gần mang tài vật và giết hại sinh mạng rất nhiều để cúng tế cho bếp này. Một hôm, Sư dẫn thị giả vào miếu, lấy cây gậy gõ lên bếp ba cái và quở: – Ngươi vốn là bùn đất hợp thành, linh từ đâu đến, thiêng từ chỗ nào lại. Nói xong, Sư đập cho ba gậy, cái bếp liền lật đổ. Trong chốc lát, có một người mặc áo xanh, đầu đội mão đến làm lễ trước mặt Sư. Sư hỏi: – Ngươi là ai? – Con vốn là thần miếu ở đây. Từ lâu chịu nghiệp báo, hôm nay nhờ Thầy nói pháp vô sinh nên con được thoát kiếp. Con riêng đến nơi này để tạ ơn Thầy. Sư nói: – Ấy là tính sẵn có của ngươi, chẳng phải ta cưỡng nói. Táo Thần làm lễ một lần nữa rồi biến mất. Thị giả thưa: – Từ lâu con ở bên cạnh Hòa thượng, chưa từng được chỉ dạy. Táo Thần có sở đắc gì mà được thoát kiếp? Sư bảo: – Ta không có đạo lý gì khác để dạy y, chỉ nói với y rằng: “Ngươi vốn là bùn đất hợp thành, linh từ đâu đến, thiêng từ chỗ nào lại?” Thị giả đứng lặng yên, Sư hỏi: – Hội chăng? Thị giả đáp: – Chẳng hội.

Page 41: Nhặt tuệ   tập 2

- - 41

Sư: – Tính sẵn có vì sao chẳng hội? Thị giả liền lễ bái Sư. Sư nói: – Bể rồi! Ðổ rồi!

( Ngũ Đăng Hội Nguyên )

Hồ ly tinh giả xưng phật bà Quan Âm

Chu Sinh quê Hàng Châu đi theo Trương Thiên Sư6 vào một quán trọ lớn ở Bảo Định, thấy một người đàn bà đẹp quỳ ngay trước thềm, như có điều gì muốn cầu xin. Sinh hỏi Thiên Sư. Thiên sư đáp: - Đó là một con hồ ly, nó muốn xin bần đạo một nơi để hưởng hương hỏa trên đời. Sinh tiếp: - Thiên Sư không cho sao? Thiên sư: - Nó cũng có công tu hành một số năm, luyện

6 Ông là người đất Bái, tỉnh Giang Tô. Ông thuộc hậu duệ của Trương Lương. Trương Lăng xuất thân là một đại nho. Thuở nhỏ ông đã tinh nghiên Đạo Đức Kinh, thiên văn, địa lý, Hà Đồ, Lạc Thư, thông đạt Ngũ Kinh. Đời Hán Minh Đế (58-75), ông làm quan lệnh ở Giang Châu thuộc Ba Quận tỉnh Tứ Xuyên). Cho rằng Nho học vô ích, ông bèn học đạo trường sinh, ẩn cư trong núi Bắc Mang Sơn . Triều đình phong chức bác sĩ cho ông nhưng ông thác bệnh và từ chối. Hán Hoà Đế ba lần ra chiếu phong ông làm quan Thái Phó nhưng ông vẫn từ chối. Đời Hán Thuận Đế (126-144), Trương Lăng vào Ba Thục, tu đạo ở núi Hạc Minh Sơn, tự xưng được Thái Thượng Lão Quân truyền đạo Chính Nhất Minh Uy nên xưng là Tam Thiên Pháp Sư Chính Nhất Chân Nhân; còn nói Lão Quân phong ông làm Thiên Sư, nên đạo này cũng gọi là Thiên Sư Đạo.

Page 42: Nhặt tuệ   tập 2

- - 42

được linh khí. Chỉ sợ cho ăn hương hỏa, nó sẽ tác ụy tác phúc làm khổ sở thêm cõi người. Sinh cảm sắc đẹp, nên nằn nì, Thiên Sư bàng lòng. Thiên Sư chẳng còn cách nào khác: - Thật khó mà từ chối tình quyến luyến của ngài. Nhưng chỉ có được hưởng trong vòng ba năm thôi. Không được kéo dài kỳ hạn này. Rồi ra lệnh pháp quan đưa cho thị một tờ sắc phong màu vàng. Thị lạy chào ra khòi quán trọ. Ba năm sau, Sinh thi hỏng, bỏ kinh đô xuống Tô Châu, nghe nói trong am ở núi Thượng Phương có thờ Phật Bà Quan Âm rất linh ứng, nên Sinh cũng tò mò xem sao. Tới chân núi, những người cùng đi bảo Sinh phải xuống kiệu đi bộ:- Phật Bà Quan Âm ở núi này thiêng lắm. Những ai ngồi kiệu lên núi thế nào cũng bị Phật Bà vật ngã. Sinh không tin, cứ ngồi trên kiệu. Chưa được nửa bước, đòn kiệu quả nhiên gãy, Sinh ngã quay ra đất, may mà không bị thương tích gì nặng, nhưng đành phải đi bộ vào am thờ vậy. Trong am đèn hương nghi ngút, Phật Bà Quan Âm được che bằng màn gấm, không cho ai nhìn thấy cả. Sinh hỏi, nhà sư trả lời: - Tượng Phật Bà đẹp lắm, chỉ sợ người xem thấy, sinh lòng tà dâm nên phải che kỹ. Sinh đòi xem bằng được, thì quả là đẹp khác thường, một sắc đẹp đầy vẻ ma quái, hòan tòan không giống các pho tượng Quan Âm khác. Sinh càng nhìn càng thấy quen quen, đã từng gặp ở đâu. Nghĩ hồi lâu, Sinh sực nhớ, đây chính là người đàn bà mà Sinh đã gặp ở quán trọ Bạo Định dạo nào. Cơn giận dữ kéo đến đùng đùng, Sinh chỉ tay thẳng vào mặt pho tượng mà quát: - Mấy năm trước nhờ ta xin hộ, nên mới được hưởng

Page 43: Nhặt tuệ   tập 2

- - 43

hương hỏa như thế này. Đã không cám ơn đó, lại còn làm gãy kiệu ta. Thật quả không còn một chút lương tâm nào! Rõ ràng Thiên Sư chỉ cho phép mày hưởng lộc trong vòng ba năm, nay đã hết hạn, vẫn còn tham lam không chịu từ bỏ, nhất định không chịu theo làm giao ước với Thiên Sư sao? Chưa dứt lời, tượng Phật Bà Quan Âm đã ngã lăn quay xuống đất, nát ra từng mảnh nhỏ. Sư trụ trì vô cùng sợ hãi, nhưng cũng không biết làm thế nào. Đợi Sinh đi khòi, nhà chùa đem tiền bạc đắp tượng Phật Bà Quan Âm khác, nhưng sự linh ứng không còn một chút nào nữa. (“Tử Bất Ngữ” của Viên Mai) Phật Bồ Tát nào có ở trong chùa đâu? Cũng chẳng vì người thờ cúng thì gia hộ giáng phúc, cũng không vì người không cúng bái mà giáng họa. Thần hiển linh ở các chùa chiền thường là những vị Thần trong cõi trời Dục giới, vì sinh thời có công nên được Đức Ngọc Hoàng phong làm thần để hưởng hương hỏa vài trăm năm, mãn hạn rồi cũng phải đầu thai. Hồ tiên cũng thế! Thần cũng phải tu, Tiên cũng phải tu. Trái lại nếu tạo nghiệp thì cũng bị đọa.

ooOoo Trương Kỳ Thần

Trương Kỳ Thần ở Hồ Nam, có thể dùng phép để bắt hồn người, dân chúng tin theo rất nhiều. Học trò họ Ngô ở Giang Lăng, một mình vẫn không tin, nên bị bọn chúng xỉ nhục. Hôm ấy, biết thế nào bọn chúng cũng đến để tác quái, nên họ Ngô cầm quyển “Kinh Dịch”, một mình ngồi đọc dưới đèn xem động tĩnh ra

Page 44: Nhặt tuệ   tập 2

- - 44

sao. Nghe trên mái nhà có tiếng lọat xọat, rồi thấy thần Kim Giáp mở cửa bước vào, giơ thương đâm họ Ngô. Họ Ngô liển cầm quyển “Kinh Dịch” ném vào Kim Giáp Thần. Thần ngã lăn quay ra đất, ghé nhìn, thì ra một hình người cắt bằng giấy. Liền nhặt ngay lấy, kẹp vào những trang sách trong “Kinh Dịch”. Một lúc sau, hai con quỷ mặt xanh, cùng vác búa xông ra. Họ Ngô lại cầm quyển “Kinh Dịch” ném, cả hai đều ngã quay lơ, họ Ngô cũng lại nhặt lấy ép vào sách. Nửa đêm, có người đàn bà gào khóc gõ cửa: - Chồng thiếp họ Trương, tối hôm qua sai hai con tới quấy quả ngài, không ngờ đều bị ngài cầm giữ, chẳng hiểu ngài dùng phép thuật gì, chỉ xin ngài tha cho tính mạng. Họ Ngô đáp: - Chỉ có ba hình người bằng giấy, đâu phải con cái gì nhà chị. Người đàn bà xụt xịt: - Chồng thiếp cùng hai con phó hồn vào những hình nhân đó mà tới đây. Hiện giờ cả ba xác không hồn đều đang nằm ở nhà, quá gà gáy sẽ không thể nào sống lại nữa. Khóc lóc kêu xin mãi, họ Ngô mới nói: - Chúng nó hại người khác nhiều lắm rồi, nên mới có chuyện báo ứng hôm nay. Ta cũng còn thương hại ít nhiều, nên hãy trả cho chị một đứa con vậy. Người đàn bà cầm một hình người bằng giấy, khóc lóc mà quay ra. Qua sáng hôm sau hỏi tin, Kỳ Thần cùng đứa con trai cả đều chết. Riêng đứa nhỏ sống mà thôi. ( “Tử Bất Ngữ” của Viên Mai) Kinh điển tam giáo đều có Thần hộ pháp, có thể trừ tà. Bùa chú có thể sai khiến qủy thần trong cõi thấp,

Page 45: Nhặt tuệ   tập 2

- - 45

thường là cõi Dục giới. Những người sử dụng bùa ngãi không đúng cũng dễ mang họa vào thân, nếu gặp phải người có đức hạnh thi quỷ thần không làm hại được, do đó sẽ quay lại làm hại người đã sử dụng nó.

ooOoo

Thiền Sư Ðạo Thọ

Hòa thượng Ðạo Thọ là đệ tử của Thần Tú, sau khi đắc pháp kết am tranh trên núi Tam Phong ở Thọ Châu. Thường có người rừng ăn mặc giản dị, nói năng lạ lùng, có lúc chợt hóa làm Phật, hoặc cách hình Bồ tát, La Hán, Thiên Tiên ... hoặc phóng hào quang, hoặc tạo âm vang, học đồ đều không lường được. Sau mười năm, lặng lẽ chẳng còn chút bóng dáng. Ðạo Thọ bảo chúng rằng: - Người rừng làm đủ trò khéo léo, mê hoặc mọi người. Lão nhân chả thèm thấy, chẳng thèm nghe. Cái khéo léo ấy có cùng, còn cái chẳng thấy chẳng nghe của ta vô tận. Thấy quái không quái, thì quái sẽ bại. Tà thuật mê hoặc lòng người xưa nay đều có. Người tu hành không minh lý dễ đi lạc đường tà.

Vương Thiên Khanh là người thành Kiến Xương tỉnh Giang Tây), có đạo thuật huyền ảo phi thường. Ông có đồ đệ là Trịnh Mỗ, người ta thường gọi là Trịnh Đạo sỹ, theo Vương Thiên Khanh nhiều năm, học hỏi được “Ngũ lôi pháp”, có thể thỉnh mời Lôi Thần, gọi mưa hoặc trừ yêu. Mỗi lần hễ cầu là được. Vào những năm đầu thời Thiệu Hưng dưới triều Tống Cao Tông, Trịnh Đạo sỹ đến huyện Lâm Xuyên. Có

Page 46: Nhặt tuệ   tập 2

- - 46

mấy vị khách tới thăm Trịnh Đạo sỹ. Mọi người đều muốn được gặp Lôi Thần. Trịnh Đạo sỹ ban đầu cự tuyệt, nhưng vì mọi người nhất mực thỉnh cầu mãi, cuối cùng Trịnh Đạo sỹ từ chối không được, miễn cưỡng bằng lòng đáp ứng. Trịnh Đạo sỹ lần nào làm phép cũng thường giống nhau: niệm chú vẽ bùa, tay cầm bảo kiếm, lớn tiếng tuyên hô. Sau một hồi, thấy gió lạnh gào thét, sương mù che phủ, mưa giăng đầy trời, một vị Thần đầu đội mũ cao, tay cầm búa thần, tới trước mặt Trịnh Đạo sỹ, nói rằng: “Đệ tử là Lôi Thần, nghe lời Trịnh Pháp sư triệu gọi, đến đây nghe lệnh. Xin mời sai bảo!” Trịnh Đạo sỹ nói: “Bởi có mấy vị bằng hữu của ta muốn được gặp Thần cho nên mới triệu Thần tới, chứ không có chuyện gì cả”. Lôi Thần nghe Trịnh Đạo sỹ nói thế, rất là phẫn nộ, bảo ông ta: “Đệ tử mỗi lần được triệu gọi, đầu tiên phải bẩm báo Thiên Đế, được phê chuẩn rồi mới tới đây. Sau khi xong việc, trở lại Thiên Đình, lại phải hồi báo Thiên Đế. Hôm nay ngài triệu tôi tới chỉ để mua vui, ngài làm như thế, tôi biết bẩm báo với Thiên Đế thế nào đây? Tôi cầm búa sét trong tay, không thể đi mà không làm gì. Trịnh Pháp sư, ngài phải chịu nhận nhát búa này”. Lôi Thần lúc này giơ búa thần lên, nhắm đầu Trịnh Pháp sư bổ xuống. Mấy vị khách ở đó đều sợ hãi rụng rời, ngã xuống đất bất tỉnh. Một lát sau mọi người tỉnh lại, thì thấy Trịnh Đạo sỹ đã chết rồi. (Sách “Di kiên bính chí” 夷堅丙志)

Thỉnh Thần dễ, tiễn Thần khó. Những người chơi cầu cơ dễ bị điên cũng vì “mời quỷ dễ nhưng tiễn thì khó”.

ooOoo

Page 47: Nhặt tuệ   tập 2

- - 47

Sắc Không, Không Sắc

Xưa, có hai sư huynh đệ sư có việc phải hạ sơn. Khi sang sông, hai người gặp một thiếu nữ xinh xắn đang đứng giữa sông với bộ mặt hoảng hốt lo sợ. Thì ra cô nàng muốn qua bờ bên kia, nhưng nước chảy xiết nên phải dừng bước. Sư đệ nhìn thấy cảnh này, bèn cõng thiếu nữ sang sông. Khi về đến chùa thì trời đã tối. Vị sư huynh nghĩ đến cảnh sư đệ mình cõng người thiếu nữ sang sông, cả đêm trằn trọc không ngủ được, càng nghĩ càng buồn cho sư đệ, vì đã phạm sắc giới. Sáng sớm thức dậy, sư đệ hỏi: - Tối hôm qua huynh ngủ ngon chứ. Không hỏi thì thôi, nghe sư đệ hỏi như vậy sư huynh càng bực tức: - Đệ còn nói nữa. Hôm qua đệ cõng thiếu nữ sang sông đã phạm phải sắc giới rồi, mà còn ngủ ngon được như thế. Quả là giỏi thật. Sư đệ nghe xong, cười rằng: - Ô hay! Khi bế cô nàng sang sông rồi thì đệ đã quên mất chuyện đó! Sao Sư huynh còn cõng cô ta về tới chùa vậy! Cô nàng nặng quá nên suốt đêm huynh không ngủ được là phải.

Sư huynh chắp Nam nữ thọ thọ bất thân, nên thấy người gặp nạn vẫn không cứu. Sư đệ biết quyền biến, vì lòng từ bi mà vác cô gái qua sông, sau đó chỉ là tâm bình thường. Còn sư huynh vẫn bị hình ảnh cô gái đeo đuổi. Đó là tâm phàm.

Page 48: Nhặt tuệ   tập 2

- - 48

Chương Li Lâu, thượng trong sách Mạnh Tử chép: Thuần Vu Khôn, một nhà biện thuyết nổi danh nước Tề, hỏi Mạnh Tử : - Theo lễ thì trai gái không được truyền tay mà trao đồ cho nhau, phải không ? Mạnh Tử đáp: - Như vậy là lễ đấy. Thuần Vu Khôn: - Ví dụ một người chị dâu sắp chết đuối, mình có nên đưa tay ra vớt không ?` Mạnh Tử đáp: - Chị dâu sắp chết đuối mà mình không đưa tay ra cứu vớt thì quả là loài sài lang rồi. Trai gái không truyền tay nhau mà trao đồ, đó là lễ thường. Chị dâu sắp chết đuối, đưa tay ra cứu vớt là phép quyền biến". Thuần Vu Khôn hỏi : "- Hiện nay thiên hạ đương chìm đắm, sao ông không đưa tay ra cứu vớt ?". Mạnh Tử : Thiên hạ chìm đắm, phải cứu vớt bằng Đạo.

Page 49: Nhặt tuệ   tập 2

- - 49

Thiếu nữ và Hòa thượng

Bốn mươi hòa thượng tham gia một khóa bế quan tại một Thiền đường. Trong thời gian này vị Sư già âm thầm mặc niệm cầu cho các vị sư trẻ thoát được cửa ải sinh tử, trong đó có tài, sắc, danh, thực, thùy. Thời gian bế quan, thiền phòng được đóng lại, ngoài cửa có vị sư hộ pháp. Khóa trình bế quan đi qua được một nửa, một thiếu nữ từ đâu đến gặp vị sư hộ pháp, yêu cầu được gặp qúy sư đang bế quan trong thiền đường. Sư hộ pháp không cho phép, thiếu nữ vẫn năn nỉ. Lời qua tiếng lại của hai người làm cho thiền phòng không được yên tĩnh. Vị Sư già nhẹ tay mở hé cánh cửa ra để khuyên can. Thiếu nữ nhân cơ hội xông vào thiền phòng, Sư già định đóng cửa lại thì đã trễ. Bốn mươi vị sư cùng lúc mở mắt nhìn ra cửa, mọi người đều kinh hãi trước sắc đẹp diễm kiều, đoan trang với bộ mặt e lệ của thiếu nữ đang đứng trước mặt mọi người. Sóng thu ba trong cặp mắt của thiếu nữ trong lúc này cũng vỗ vào mặt của từng vị sư với nụ cười tươi tắn hồn nhiên, làm thần hồn của các sư bị điên đảo. Sư già giữ quan cung kính chào hỏi thiếu nữ: - Xin hỏi nữ thí chủ đến thiền phòng có việc gì vậy? Thiếu nữ đáp: - Bạch thầy, được biết các thầy đang bế quan tại đây nên con đến đây muốn cúng dường cho mỗi thầy một đôi giầy để được tròn tâm nguyện. Sư già: - Cô có lòng như vậy thì hãy để những đôi giầy ở đây, đợi khi xuất quan rồi bần tăng sẽ phát cho từng người. Thiếu nữ lắc đầu mỉm cười nói: - Không được đâu thầy, con đã nguyện phải chính tay con mặc giầy cho quý thầy

Page 50: Nhặt tuệ   tập 2

- - 50

ở đây. Như thế mới làm trọn được tâm nguyện của con và cũng thỏa lòng ao ước không thể nói được của các thầy. Bốn mươi vị sư trong thiền phòng nghe thiếu nữ nói như vậy trong lòng đều hớn hở như hoa đang nở. Lúc nay Sư già buồn rầu than thở: - Lòng thí chủ đã như vậy thì tùy ý thí chủ. Thiếu nử dời bước sen, cung kính đến trước mặt từng vị sư mặc lên đôi giầy mới cho từng sư. Nhìn vẻ đẹp và nụ cười hồn nhiên vô tư của thiếu nữ, lòng của các vị sư âm thầm dấy lên một ý niệm: “Ước gì được người đẹp ở bên cạnh làm bạn một ngày, dẫu chết cũng cam”. Khi mặc giầy xong cho vị sư cuối cùng, chuẩn bị đi ra khỏi thiền phòng, thiếu nữ phát hiện cửa phòng đã bị khóa lại. Thiếu nữ đến trước mặt của vị sư già nói: - Bạch thầy, Thầy khóa cửa lại như thế làm sao con đi ra được? Bộ mặt của Sư già trở nên nghiêm túc, trả lời thiếu nữ với giọng lạnh lùng: - Cô còn tính chuyện rời khỏi đây sao? Thiếu nữ: - Giầy đã mặc xong cho các sư rồi con phải trở về nhà đây. Sư già: - Có thể khuấy động mặt nước của ngàn con sông, chớ nên làm dao động tâm của một người tu hành. Thiếu nữ kinh hãi nói: - Mục đích của con đến đây là bố thí giầy, các thầy thấy sắc động niệm là tại các thầy, đâu phải là lỗi của con? Hòa-thượng hãy mở cửa cho con ra đi. Sư già: - Mở cửa cho thí chủ đi ra rất dễ, nhưng thí chủ phải để lại một vật ở nơi đây. Thiếu nữ: - Con phải để lại vật gì vậy? Sư già: Cái mệnh của thí chủ.

Page 51: Nhặt tuệ   tập 2

- - 51

Thiếu nữ ứa nước mắt hỏi sư già: - Tại sao phải lấy mệnh của con? Sư già: - Tại thí chủ đã trồng một cái nhân ác ở đây, bây giờ thí chủ phải chọn một trong có hai con đường này: Con đường thứ nhất, thí chủ phảỉ luân hồi 40 kiếp làm thân con gái để làm vợ của 40 vị sư đã động lòng vì thí chủ. Con đường thứ hai là thí chủ phải chết tại đây để dứt nhân luân hồi của 40 kiếp. Thiếu nữ buồn tủi, khóc lóc: - Ngoài hai con đường này ra còn con đường nào khác nữa không? Sư già: -Thí chủ chỉ có thể chọn một trong hai đường này mà thôi. Thiếu nữ đến trước mặt vị Sư già nói: - Xin thầy cho con một sợi giây, con nguyện để mạng con ở nơi đây chớ không muốn luân hồi làm thân con gái 40 kiếp. Nghe thiếu nữ chọn con đường chết, măt mày của các sư đều buồn rầu ủ rũ, thương cho số phận của thiếu nữ. Thiền phòng im lặng như tờ, thiếu nữ từ từ bước tới cửa dùng sợi giây kết liễu cuộc đời của mình. Thiếu nữ treo cổ ngay trước cửa, một thân hình tươi đẹp nõn nà nay trở thành xác không hồn, một đóa hoa tươi đẹp mới chớm nở nay đã úa tàn. Sư già vẫn chăm lo cho 40 vị sư, tựa như không có chuyện gì xảy ra. Ba ngày sau, xác của thiếu nữ bắt đầu thối rữa, mùi hồi tỏa ra khắp phòng, các sư bế quan trong phòng chịu không nổi mùi uế khi đó, muốn bạch cho sư già sư mở cửa sổ cho thoáng và chuyển xác của thiếu nữ ra khỏi phòng, nhưng lại không dám. Sư già vẫn tiếp tục công việc phụ đạo cho các vị sư, không hé môi nói một câu nào. Qua ngày thứ bảy, xác của thiếu nữ chảy nước và sinh

Page 52: Nhặt tuệ   tập 2

- - 52

dòi, lúc này các sư không chịu được nữa, nhiều người bị ói mửa. Lúc này Sư già rời khỏi bồ đoàn lên tiếng nói: - Quý vị muốn rời khỏi thiền đường phải không? Bốn mươi vị sư đồng thanh lên tiếng: - Phải. Sư già: Rất dễ, vị nào trả lời được câu hỏi của bần tăng thì đi ra. Ai muốn trả lời thì hãy giơ tay. Bốn mươi vị sư đồng thời giơ tay. Sư già dùng tay chỉ vào xác của thiếu nữ hỏi: - Cô đó là ai vậy. Mọi người đều nín thinh, không ai trả lời được. Sư già đứng bên cạnh thi thể của thiếu nữ lớn tiếng hỏi các sư: - Hãy nói cho bần tăng nghe cô này là ai. Có phải là người đã từng làm thần hồn của quý vị phải điên đảo, là người đã làm cho quý vị sinh ra những ý niệm xấu xa chăng? Các sư đồng thanh đáp: -Không phải. Sư già: - Quý vị còn muốn chung sống với cô ta nữa chăng? Mọi người đồng thanh: - Không. Sư già: -Trên thế gian này còn có thiếu nữ nào đáng cho mấy vị động lòng nữa không? - Không. Lão thiền sư: -Thôi , xuất quan được rồi. Xác của thiếu nữ được phủ lên một tấm vải và được 40 vị sư khiêng ra ngoài, nhưng họ vẫn chưa rời đi, vì trong lòng thắc mắc: Thiếu nữ đó là ai? Sư già trịnh trọng hướng dẫn 40 thiền sư đến đảnh lễ xác của người thiếu nữ xong bèn nói: - Các vị muốn biết thiếu nữ đó là ai, đợi tôi đi rồi thì tự xem lấy. Nói xong bèn quay về thiền phòng. Khi giở tấm vải phủ trên xác của thiếu nữ, mọi người đều kinh hãi, thi thể của thiếu nữ mà mấy vị sư khiêng

Page 53: Nhặt tuệ   tập 2

- - 53

ra khỏi phòng là pho tượng Quan Âm ở trong chùa. Mọi người cung kính đảnh lễ và dựng lại bức tượng về vị trí cũ, xong mới tìm đến vị Sư già để hỏi. Bốn mươi vị hòa thượng tìm tời thiền phòng của vị sư già thì sư già đã viên tịch.

Trang-Tử đi chơi gặp một người đàn bà quạt mồ, lấy làm lạ hỏi thì người đàn bà trả lời rằng Đó là mồ của ông chồng. Trước khi chồng chết có dặn là phải đợi đến mồ khô mới có thể đi lấy chồng khác, cho nên phải lất quạt quạt cho mau khô. Trang Tử nghe xong bèn dùng phép thuật làm cho mồ khô liền. Người đàn bà mừng rỡ cám ơn Trang-Tử xong rồi đi. TrangTử về nhà đem chuyện quạt mồ kể lại cho người vợ nghe. Người vợ giận và mắng người đàn bà kia bất nhân.. Trang-Tử thử lòng bà vợ, vài ngày sau gỉa chết. ` Khi Trang-Tử chết, một nho sinh đến điếu Trang Tử và nói rằng là học trò của Trang-Tử. Vợ Trang-Tử thấy nho sinh này mặt mày khôi ngô tuấn tú thì đem lòng yêu thương. Vaì ngày sau hai người lấy nhau. Đêm động phòng, nho sinh bị đau bụng và nói rằng chỉ có ăn óc của người chết mới khỏi được. Vợ Trang-Tử nghe vậy bèn lấy búa ra đập lấy quan tài lấy óc của Trang-Tử chữa bệnh cho nho sinh. Khi nắp hòm vừa bật ra thì Trang-Tử tỉnh dậy bào vợ lấy rượu ra uống và hát rằng: Tình nghĩa vợ chồng trăm năm dày Thấy mới vội vàng quên cũ ngay Vừa đậy quan tài đã bổ nắp Bên mồ lọ phải quạt luôn tay. Hát xong ông chỉ ay ra ngoài sân nói: Ai kìa. Người vợ

Page 54: Nhặt tuệ   tập 2

- - 54

nhìn ra thấy người học trò, biết là Trang-Tử bày chuyện thử lòng mình. Bà ta cảm thấy xấu hổ bèn thắt cổ tự vẫn

Tài (tiến tài), sắc (sắc dục), danh (danh lợi), thực, (ăn nhậu), thùy (ngủ), là năm con đường đi đến địa ngục. Tu hành mà không dứt được thì khó thoát vòng sanh tử.

ooOoo

Núi là núi, sông là sông Không sông không núi, Vẫn núi sông

Thiền sư Duy Tín đời Tống nói: “Trước ba mươi năm, tôi thấy núi sông là núi sông. Sau gặp thiện hữu tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải núi sông. Nay tìm được chỗ nghỉ ngơi rồi, thấy núi sông vẫn là núi sông.” Thiền sư hình như mô tả một cuộc ngao du sơn thủy của khách hữu tình. Lúc chưa đi vào núi, chưa tiến gần sông, nhìn từ xa thì hình dáng của ngọn núi, con sông như tấm hình trong máy ảnh đã in sâu vào tâm người. Khi đi vào trong núi rồi thì nhìn thấy kỳ hoa dị thảo, nghe thấy tiếng chim kêu vượn hót, tiếng suối chảy róc rách, như là một bản nhạc hòa tấu thiên nhiên. Tiến gần đến sông, nhìn thấy cảnh cá bơi lội dưới nước, nước cuốn hoa trôi trên sông... Trong cảnh sơn thủy hữu tình này, lữ khách đã quên mất hình dáng của ngọn núi, của con sông. Sau cuộc hành trình mệt mỏi, lữ khách về nhà ngủ một giấc ngon. Đã quên đi cảnh đẹp của ngọn núi. Nhưng núi vẫn không dời, sông vẫn không đổi. Chúng sanh là chúng sanh, Phật là Phật (Sắc).

Page 55: Nhặt tuệ   tập 2

- - 55

Chúng sanh không phải là chúng sanh và Phật cũng chẳng phải là Phật, vì Phật và chúng sanh cùng một thể. (Sắc tức thị không, không tức thị sắc) Giác ngộ thì là Phật, chưa giác ngộ thì là chúng sanh. (Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc không một thể). Do đó chúng sanh cũng là Phật và Phật cũng là chúng sanh. Khác với hàng nhị thừa (Thanh Văn và Duyên Giác), biết đời là bể khổ, sợ khổ, sợ luân hồi nên tìm đường tu hành để vượt khổ, để siêu thoát. Phật và Bồ-Tát thì khác hẳn, biết được chúng sanh có Phật tính, có thể thành Phật, nên Phật ở trong chúng sanh, không rời chúng sanh. Bồ đề ở trong phiền não, không phải bỏ phiền não mà đi tìm bồ đề. Duy Ma Cật nói: “Chúng sanh bệnh nên ta bệnh”. Địa Tạng Bồ Tát: “Ta không xuống địa ngục thì ai xuống địa ngục”. Ngài không phải vì tạo tội mà xuống địa ngục, vì tấm lòng từ bi hóa độ chúng sanh trong cõi âm ty mà xuống vậy.

Một bài thơ khác của cư sĩ Tô Đông Pha đời Tống cũng đượm mùi thiền với ý nghĩa tương tự:

Lư sơn yên vũ Chiết giang triều Vị đáo bình sinh hận bất tiêu Đáo đắc hoàn lai vô biệt vị Lư sơn yên vũ Chiết giang triều.

Bản dịch tiếng Việt của sư Mật Thể: Mù tỏa Lư Sơn sóng Chiết Giang Khi chưa đến đó hận muôn vàn Đến rồi về lại không gì lạ Mù toả Lư Sơn sóng Chiết Giang.

Page 56: Nhặt tuệ   tập 2

- - 56

Nhân Súc Luân hồi

Một viên ngoại nọ làm đám cưới cho con trai nên mời ngài Chí Công tới để tụng kinh cầu phước. Phật Pháp không ra ngoài pháp thế gian, nên ngài Chí Công cũng tùy thuận theo phong tục của người đời mà đáp ứng. Vừa đặt chân tới nhà, thấy mọi người tưng bừng náo nhiệt ngồi trên bàn ăn, dùng huệ nhãn quan sát Ngài cảm thấy rất nực cười và nói rằng: "Đúng là lạ, là nhân quả!

Thì ra: “Ông nội của người đánh trống vì tạo nghiệp nên phải đầu thai làm con trâu. Khi trâu bị người giết thì thịt bị ngưởi ăn, còn da thì bị luộc để làm trống, người đánh trống lại là đứa cháu của mình. Thịt heo gà vịt nấu trong nồi đều là dì cô của những người đến dự tiệc, vì nghiệp báo mà đầu thai. Người vợ của chàng rể chính là bà nội đến đầu thai”. Do đó có câu thơ:

Đường thượng đả cổ đả công bì 堂上打鼓打公皮 Oa nội tiên chữ thị cô di 鍋內煎煮是姑姨 Tiền thế tổ mẫu thủ vi phụ 前世祖母娶為婦 Ngã kim bất tiếu đãi hà thờ 我今不笑等何時

【Dịch】

Trên sân đánh trống đánh da ông Thịt chiên trong nồi là dì cô

Page 57: Nhặt tuệ   tập 2

- - 57

Bà nội kiếp trước lấy làm vợ Ta nay không cười đợi bao giờ Trong Kinh Lăng Già, Phật nói: “Người chuyển súc, súc chuyển vật”. Nhân súc oan oan tương báo, chúng sanh vì nghiệp chướng, tự mình cải đầu hoán diện mà không hay.

Đời Thanh ở chùa An Khánh tỉnh An Huy có hòa-thượng Hương-Đăng chuyên niệm Phật, hằng ngày ít nói. Một hôm có quan huyện đến chùa làm lễ và chào hỏi thầy nhưng hòa thượng không đáp. Quan huyện giận, sai ngưòi đánh sư 30 hèo. Khi quan huyện về đến nhà suy nghĩ là mình đánh người xuất gia như vậy là không đúng nêm sám hối. Đồng thời bỏ tiền cất một tịnh-xá cho sư đến chủ trì. Sư sợ bị đánh nên không dám nhận. Hòa-thượng phương-trượng trong chùa biết được nhân qủa của Hòa thượng Hương-Đăng bèn nói rằng: Hòa thượng cứ nhận lời đi. Hòa thượng mấy kiếp trước ở một chùa nó có bố thí một chén cơm cho con chó nhưng khi bố thí xong lại lấy chân đá con chó. Con chó này thường nghe kinh ở chùa, khi chết rồi đầu thai làm quan huyện này, hoà thượng nay bị đánh ba mươi hèo là vì đá con chó một chân, hòa thượng bố thí một chén cơm nên kiếp này được quan huyện cúng dường ba năm. Hòa thượng năm nay 70 tuổi, ba năm sau sẽ tịch. Nhân qủa như thế hãy tiếp nhận để liễu nhân duyên của kiếp trước.

Page 58: Nhặt tuệ   tập 2

- - 58

Trí tuệ và Đức hạnh của Nhan Hồi

Nhan Hồi, họ Nhan, tên Hồi, tự là Tử Uyên, nên cũng gọi là Nhan Uyên, là con của ông Nhan Do, người nước Lỗ, theo học với Đức Khổng Tử, và là học trò giỏi nhất trong số các học trò của Đức Khổng Tử. Nhan Hồi kém hơn Đức Khổng Tử 30 tuổi, thiên tư thông minh, nhanh nhẹn, hiếu học, chuộng Lễ, làm việc gì cũng không lầm lỗi đến hai lần, nói điều gì cũng không cẩu thả, khi giận người nầy không giận lây người kia, đứng đầu khoa đức hạnh trong cửa Khổng. Nhan Hồi nhà nghèo, ở trong ngõ hẹp, giỏ cơm bầu nước, nếu là người khác thì không chịu được mà lo buồn, Nhan Hồi thì tự nhiên vui vẻ, học đạo. Đức Khổng Tử khen là người hiền và có nhân. Năm Nhan Hồi 29 tuổi thì tóc đã bạc trắng. Đức Khổng Tử thường khen Nhan Hồi:"Hiền tai Hồi giả! Nhất đan tự, nhứt biều ẩm, tại lậu hang, nhân bất kham kỳ ưu, Hồi giả, bất cải kỳ lạc! Hiền tai Hồi giả!" Nghĩa là: Hiền vậy thay Nhan Hồi! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở chỗ ngõ hẹp, giá người khác ở vào cảnh ấy thì lo buồn không chịu được, thế mà Nhan Hồi không bao giờ đổi cái vui của mình. Hiền vậy thay Nhan Hồi! Nhan Hồi mất lúc còn rất trẻ, mới 31 tuổi. Khi Nhan Hồi mất, Đức Khổng Tử than rằng: - Trời hại ta! Trời hại ta! Sau đây là những mẫu chuyện nói về đức hạnh của Nhan Hồi

Khổng Tử bị vây khốn ở giữa nước Trần và nước Thái, rơi vào tình cảnh khốn cùng. Các học trò cùng theo ông chu du liệt quốc đã bảy ngày không có gì vào bụng. Tử Cống nhân lúc người gác sơ hở, liền trốn ra

Page 59: Nhặt tuệ   tập 2

- - 59

ngoài, lấy số tiền mang theo, khẩn cầu người nông dân, mua được một ít gạo. Nhan Hồi và Trọng Do đốt lửa nấu cơm ở trong một căn phòng xây bằng đất.Có một cục đất nhỏ rơi vào nồi cơm, Nhan Hồi liền lấy chỗ cơm bẩn ra ăn. Tử Cống ở ngoài giếng nhìn thấy, cho rằng Nhan Hồi đang ăn vụng, nên rất không hài lòng, bèn đi vào nhà, hỏi Khổng Tử rằng: "Thưa thầy, một người vừa nhân đức, vừa trong sạch, trong hoàn cảnh khốn cùng thì có phải cũng cần hành sự theo lễ, có thể vì tư lợi của mình mà thay đổi tiết tháo không?" Khổng Tử đáp rằng: "Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng phải theo lễ mà hành sự, nếu như tùy ý thay đổi tiết tháo, thì không xứng đáng được gọi là bậc quân tử nhân đức nữa." Tử Cống tiếp lời: "Người như Nhan Hồi có lẽ không bao giờ thay đổi tiết tháo đâu, thầy nhỉ?" Khổng Tử đáp: "Đúng thế." Tử Cống liền đem câu chuyện Nhan Hồi đang nấu cơm thì ăn vụng ra kể với Khổng Tử. Khổng Tử nói rằng: "Lâu nay, ta vẫn tin rằng Nhan Hồi là người trọng nhân đức, trọng lễ nghĩa, cho dù có chuyện như con nói, ta cũng khó vì đó mà nghi ngờ anh ta, chuyện này chắc có duyên cớ gì đây. Con hãy khoan nói gì, để thầy hỏi anh ta xem." Gọi Nhan Hồi lại, Khổng Tử nói rằng: "Mấy hôm trước, thầy nằm mơ thấy các bậc tổ tiên đã khuất, có lẽ tổ tiên có điều gì muốn nhắc nhở hay phù hộ ta chăng? Con nấu cơm xong thì bưng lên đây, ta muốn dùng làm lễ cúng tổ tiên." Nhan Hồi liền đáp: "Thưa thầy, khi nãy có một cục đất rơi vào nồi cơm, nếu không lấy ra thì e cơm sẽ bẩn mất, con định lấy chỗ cơm bẩn vứt đi, nhưng lại thấy tiếc; thế là con hớt chỗ cơm bẩn ở trên ăn mất rồi.

Page 60: Nhặt tuệ   tập 2

- - 60

Bây giờ cơm không thể dùng để cúng được nữa." Khổng Tử đáp: "Nếu phải là ta thì ta cũng ăn chỗ cơm đó rồi." Sau khi Nhan Hồi lui ra, Khổng Tử nói với các học trò rằng: "Không phải đến hôm nay ta mới tin là Nhan Hồi rất giữ lễ." Các học trò từ đó càng tin phục Nhan Hồi hơn.

Đức Khổng Tử chu du liệt quốc, có lần ông sai Tử Cống, là người nói giỏi biện luận hay đến nước Tề lo việc. Tử Cống đi đã lâu mà chưa thấy về, Khổng Tử sai một để tử giỏi về Dịch bói cho một quẻ. Được quẻ Đỉnh. Người gieo quẻ nói: “Đỉnh chiết túc” (Đỉnh gãy chân). Dưới đỉnh có ba chân để chống, đã gãy rồi, rõ ràng là điều không cát lợi, vì không có xe e rằng Tử Cống hôm nay không về được. Mọi người đều tin vào lòi nói trong quẻ, chỉ có Nhan Hồi khi nghe xong thì mỉm cười. Khổng Tử nói: Nhan Hồi cười chắc là Tử Cống sẽ về được. Nhan Hồi nói với đức Khổng Tử: Xin thầy đừng lo, Tử Cống sẽ trở về thôi”. Khổng Tử hỏi: “Sao con biết được?” . Nhan Hồi nói: “Nếu đỉnh không chân, thì hình thể nó chẳng giống như chiếc thuyền sao? Tử Cống nhất định sẽ ngồi thuyền trở về”. Chẳng bao lâu, quả nhiên Tử Cống ngồi thuyền trở về thật. Ai cũng đều bội phục trí tuệ Nhan Hồi cao hơn người một bực.

Có một lần, bạn học của Nhan Hồi đánh rớt một vòng đồng (Dùng để đè giấy khi viết chữ). Vì Nhan Hồi nghèo, mọi người trong lớp đều nghĩ là Nhan Hồi lấy trộm, nên

Page 61: Nhặt tuệ   tập 2

- - 61

thưa với Đức Khổng Tử. Đức Khổng Tử cho rằng không phải là Nhan Hồi, nhưng nhiều học trò đều nói như vậy, Khổng Tu mới nói với mọi người rằng: Thầy có một phương pháp để thử xem có phải là Nhan Hồi lấy cắp hay không. Đức Khổng Tử gọi người học trò mất trộm đến nói rằng: Đây là một nén vàng của thầy được gói lại trong tờ giấy, khi trời tối rồi con hãy lén để trước cửa nhà Nhan Hồi, sáng sớm trước khi Nhan Hồi mở cửa thì con lén nhìn xem Nhan Hồi có nhặt nén vàng đó hay không? Người mất vòng đồng làm theo lời dặn của đức Khổng Tử. Sáng sớm thức dậy, Nhan Hồi thấy trước cửa có một gói vật để trước cửa, bèn mở ra coi. Thấy trong đó là một nén vàng kèm theo mấy chữ trên tờ giấy: “Trời cho Nhan Hồi một nén vàng”. Nhan Hồi xem xong bèn đi vào nhà lấy cây bút viết lên tờ giấy: “Nén vàng không làm cho người nghèo giàu sang được”. Viết xong rồi gói nén vàng đó lại đặt ở chỗ khác. Người bạn học thấy vậy bèn đem chuyện này báo cáo cho Đức Khổng Tử hay. Đức Khổng Tử nói với người học trò này rằng. Với đức hạnh của Nhan Hồi thầy biết nó không làm những điều xấu đâu.

Một lần, Khổng Tử sai Nhan Hồi đi làm việc, trên đường đi thấy trong một tiệm bán vải có người đang cãi cọ với nhau. Nhan Hồi đến gần, mới biết người mua vải với người bán vải đang vì giá cả mà cãi nhau. Người mua nói: - Ba tám là hai mươi ba, sao ông lại nói là hai mươi bốn. Người chủ vải cãi lại: - Ba tám là hai mươi bốn ai cũng biết cả, không tin ông thử hỏi chàng thư sinh này xem sao. Nói xong bèn chỉ về hướng Nhan Hồi.

Page 62: Nhặt tuệ   tập 2

- - 62

Nhan Hồi biết chuyện như vậy thì biết là người mua sai: - Ông khỏi cãi nữa, ba tám đúng là hai mươi bốn đấy. Người mua vai giận rằng: - Ông là ai? Sao dám xía vào chuyện của tôi như vậy. Nhan Hồi đáp: - Tôi là học trò của Khổng Phu tử tên là Nhan Hồi. Người mua vải: - Anh là học trò của Khổng Phu Tử, chỉ có Phu tử nói tôi mới tin. Nhan Hồi nói: - Nếu Thậy tôi cũng nói ba tám là hai mươi bốn thì sao? Người mua vải:- Nếu phu tử nói là hai mươi tư thì tôi sẽ đưa cái đầu của tôi cho anh. Ngược lại thì anh tính làm sao? Nhan Hồi trả lời: - Nếu thầy tôi nói ba tám là hai mươi ba thì tôi sẽ đưa cái mũ của tôi cho ông. Hai người nói xong mới cho người mời đức Khổng Tử tới. Khổng Tử biết được chuyện này bèn đến tiệm vải làm trọng tài. Khi người mua hỏi đến bài toán ba lần tám là mấy thì Khổng Tử đáp là hai mươi ba. Người mua nghe xong mừng reo lên nói: - Đó thấy chưa, phu tử nói ba tám là hai mươi ba đó, Nhan Hồi anh thua rồi, anh phải đưa cái mũ đang đội trên đầu cho tôi. Lẽ đương nhiên Nhan Hồi biết là thầy mình nói sai, nhưng không dám cãi, bèn cởi chiếc mũ đang đội trên đầu đưa cho người mua vải. Nhưng có điều Nhan Hồi không hiểu tại sao thầy của mình lại nói như thế. Trong lòng cảm thấy buồn rầu, chẳng lẽ hôm nay thầy mình bị lẫn hay sao? Bèn xin phép đức Khổng Tử về nhà nghỉ vài ngày. Đức Khổng Tử cũng chuẩn phép và nói với Nhan Hồi rằng: -Thầy dặn cho con hai điều, con cần phải ghi nhớ lấy lời dặn này: “Trên đường về, nếu gặp mưa lớn thì

Page 63: Nhặt tuệ   tập 2

- - 63

không nên đứng dưới cây to để trú mưa. Thứ hai không nhìn rõ mặt người lạ thì không nên giết”. Nhan Hồi cảm tạ thầy mình rồi lên đường trở về nhà. Trên đường về thì gặp phải mưa to gió lớn, thấy phía trước có cây cổ thụ cao to, cành la xum suê, muốn tiến đến để trú mưa thì sực nhớ lời dặn của thầy nên đành bỏ. Và cũng đang lúc này sấm sét đánh vào cây cổ thụ. Nhan Hồi thấy cảnh tượng như vậy mới than rằng thầy của mình liệu sự như thần. Khi về đến nhà rồi thì trời đã khuya, sợ gõ cửa sẽ đánh thức giấc ngủ ngon của người vợ, nên mới lấy cây kiếm đeo trên mình ra khêu lấy then cài để mở cửa. Đi vào trong phòng, thấy bên cạnh người vợ còn có thêm một người khác đang nằm trên giường. Lúc này trong lòng Nhan Hồi nổi lên cơn ghen, muốn cầm cây kiếm để giết người lạ đó. Khi chuẩn bị rút kiếm ra lại thì sực nhớ tới lời dặn của Khổng Tử: “Chưa nhìn rõ mặt người lạ thì chớ nên giết”. Cũng đang lúc này thì người lạ mặt xoay mặt về hướng Nhan Hồi. Nhìn kỹ lại thì là người em gái của Nhan Hồi, qua nhà thăm chị dâu và tối đó ngủ chung với chị dâu. Cảnh tượng này làm cho Nhan Hồi nhớ đến thầy của mình: May là có lời dặn của thầy, nếu không mình đã mang họa vào than rồi. Khi trở về trường học, Nhan Hồi đến ra mắt Khổng Tử. Khổng Tử nói với Nhan Hồi rằng: - Thầy biết con không vui với bài toán ba lần tám là hai mươi ba của thầy, nên mới xin phép về nhà nghỉ. Nhưng con có biết không, không phải thầy bị lẫn, nếu câu trả lời của thầy ba tám là hai mươi tư thì người mua vải đó sẽ bị mất cái đầu. Còn con tuy là mất đi chiếc mũ, nhưng có tiền con có thể mua chiếc khác được, người ta không được đi học, có sai

Page 64: Nhặt tuệ   tập 2

- - 64

thì cũng không đáng trách. Con thử nghĩ xem, mũ của con quý hay đầu của chàng quê mùa kia quý. Nhan Hồi nghe xong, mới biết trí của mình còn kém, và thầy của mình quả là bậc Thánh, từ đó theo đuổi đức Khổng Tử mà không khi nào rời.

ooOoo

Tọa vong của Nhan Hồi

Nhan Hồi thưa với Trọng Ni: - Con đã tiến bộ. Trọng Ni hỏi: - Thế nghĩa làm sao? - Con đã quên nhân nghĩa rồi. - Được đấy, nhưng chưa đủ. Hôm khác, Nhan Hồi trở lại thưa: - Con đã tiến bộ. - Thế nghĩa làm sao? - Con đã quên lễ nhạc rồi. - Được đấy, nhưng chưa đủ. Hôm khác nữa, lại trở lại: - Con đã tiến bộ. - Thế nghĩa làm sao? - Con ngồi mà quên hết thảy được. Trọng Ni kinh ngạc hỏi: - Thế nào là ngồi mà quên hết thảy? Nhan Hồi đáp: - Cởi bỏ thân thể, trừ tuyệt sự thông minh, rời hình thể, bỏ trí tuệ, hợp nhất với đạo, như vậy là ngồi mà quên hết

Page 65: Nhặt tuệ   tập 2

- - 65

thảy. Trọng Ni bảo: - Hợp nhất thì không còn lòng riêng nữa, biến hoá thì không câu nệ. Anh quả thực là hiền nhân rồi. Thầy muốn theo gót anh.

( Trang Tử Nam Hoa Kinh)

Chí thành chi đạo khả dĩ tiền tri7

Khổng Tử là một đại học giả uyên bác, có vấn đề chi nghi ngờ chỉ cần tới hỏi ông là có thể biết rõ ràng. Lần nọ, đại phu Lý Hòan Tử nước Lỗ kêu người đào giếng, từ trong đất bùn nhặt được một hũ sành, trong hũ có con dê. Không ai biết đây là quái vật gì. Lý Hòan Tử bèn sai người đi hỏi Khổng Tử, song cố ý gạt Khổng Tử, nói: Nhà tôi đào giếng, từ trong đất bùn có nhặt được một hũ sành, trong hũ có con chó, chẳng biết đó là quái vật gì? - Có thiệt là con chó không? Sợ e không đúng đấy. Khổng Tử ung dung không vội nói: -Theo tôi được biết, phải là con dê mới đúng. Tôi có nghe người hiểu biết nói: quái vật của cây đá kêu quì võng lượng, thủy quái kêu long võng lượng, thổ quái kêu phần dương. Con vật mà các người nhận được đó chỉ là một con dê, chứ không phải con chó được.

7 Chương thứ 26 trong sách Trung Dung: Chí thành chi đạo khả dĩ

tiền tri. Nghĩa là người tu hành đạt tới cảnh giới chí thành thì có thể biết trước những gì sẽ xảy ra

Page 66: Nhặt tuệ   tập 2

- - 66

Người đi hỏi nghe lời Khổng Tử giảng như vậy, anh trố mắt sững sờ, vội trở về báo cáo lại với Lý Hòan Tử. Lý Hòan Tử cũng không khỏi gật đầu khen: - Khổng Tử nói rất đúng, ông ta thất là người liệu việc như thần. Không bao lâu, nước Tề láng giềng ở về phía Đông Bắc nước Lỗ lại xảy ra một chuyện lạ. Hôm ấy, bỗng dưng có một con quái điểu một chân bay vô cung vua, nó xòe cánh nhảy múa trước điện, dáng vẻ có hơi đáng sợ. Tề Cảnh Công không biết đây là quái điểu hay chim gì, cũng không biết nó bay vô đện nhảy múa thế này là điềm gở hay điềm lành. Do đó, ông sai người đi tìm Khổng Tử để hỏi. Khổng Tử nói với sứ giả: - Lòai chim này tên là thương-dương8, nó đến là báo hiệu điềm nước lụt lớn. Trước kia tôi thấy bọn trẻ bày trò chơi: một đứa co giò, đứa nhướng mày, ngước mặt lên trời làm ra vẻ van vái cầu xin, chân kia của nó nhảy lò cò, vừa nhảy vừa hát: “Trời sắp mưa rồi! Thương dương đều nhảy múa!”. Nay nước Tề có quái điểu thương dương xuất hiện như vầy, e rằng mưa to sắp đổ, ông kịp về báo với Cảnh Công, bảo nhân dân thông đầm rạch, đắp đê để phòng ngập lụt. Sứ thần trở về không lâu, quả nhiên mưa to xối xả mà bao năm chưa từng thấy. Nước dâng ngập ruộng vườn

8 Thương-dương, tên một loài chim trong truyền thuyết. Thương dương cất cánh bay thì trời sẽ có mưa to. Đấy là điềm báo trước sự cố trọng đại sắp xảy ra. Là tên một loài chim trong truyền thuyết. Báo hiệu trước sẽ có mưa to, mây kéo đến, thường co một chân để cất cánh.

Page 67: Nhặt tuệ   tập 2

- - 67

và gia súc của các nước, chỉ có nước tề nhờ có chuẩn bị trước, cho nên bị tai nạn không đáng kể. Tề Cảnh Công khen ngợi Khổng Tử nói: - Lời của thánh nhân thật là linh nghiệm

Lân bang mé Nam nước Lỗ là nước Ngô, láng giềng mé Đông nước Ngô là nước Việt. Hai nước Ngô Việt thường đánh nhau. Lần nọ, Ngô vương Phù Sai dẫn binh đi đánh nước Việt, bắt được Việt vương Câu Tiễn và năm ngàn bộ hạ trói đem lên núi Cối Kê. Trong trận đánh, binh lính nước Ngô từ trong một thung lũng nọ có nhặt được một khúc xương to. Xương này không phải là xương người mà cũng không phải là xương thú, phải dùng một cỗ xe lớn mới chở nổi. Chẳng ai biết đây là xương gì, do đó, Ngô vương sai sứ thần đến nước Lỗ thỉnh giáo Khổng Tử. Sứ thần hỏi Khổng Tử: - Xin được hỏi khúc xương to lớn ấy là xương gì? Khổng Tử đáp: - Tôi nghe nói, năm xưa khi Đại Vũ trị thủy, lúc đại hội thiên hạ quần thần ở núi Cối Kê thì thủ lĩnh họ Phòng Phong đến trễ. Đại Vũ trách ông đến trễ nên bắt ông giết, thi thể chôn ở núi Cối Kê. Một đốt xương của ông phải dùng một cỗ xe mới có thể chở nổi. Xương này e là một trong những đốt xương lớn ấy. Sứ thần nước Ngô nghe Khổng Tử cắt nghĩa như vậy, trong lòng thầm bội phục sự uyên bác của ông, và vui vẻ trở về nước phục mệnh Ngô vương.

Page 68: Nhặt tuệ   tập 2

- - 68

Đức Khiêm

Đức Khổng-Tử nói:“Châu-Công dày thánh đức, thân quý mà khiêm tốn, giàu có mà kiệm ước, hơn kẻ địch mà lại răn đe mình ”. “ Một người tuy có tài và nghệ như Châu-Công, nếu có tính kiêu căng, biển lận thì tài nghệ đó cũng không đủ để người kính trọng. Vua Thành-Vương nhà Châu nghĩ đến công lao của Châu-Công, nên đem đất Lỗ phong cho con của Châu-Công là Bá-Cầm. Trước khi Bá Cầm đi nhận đất phong, Châu Công nhắc nhở con trai bằng những câu nói hết sức thấm thía và sâu sắc, hy vọng Bá Cầm không bao giờ kiêu căng phóng túng, nhất định phải có đức tính khiêm nhường, như vậy mới quản lý quốc gia được tốt, vận số tốt đẹp mới giữ được bền lâu. Châu Công nói với Bá Cầm: “Đi đi. Con chớ vì được phong nước Lỗ mà kiêu ngạo, từ đó mà thất lễ và coi thường người trí thức. Cha là con trai của Văn Vương, là em trai của Vũ Vương, hiện giờ là chú của Thành Vương, lại kiêm trách nhiệm phụ tá cho Thiên tử, địa vị trong thiên hạ cũng không phải là nhỏ. Nhưng cha vẫn thường xuyên có khi đang gội đầu phải tạm dừng 3 lần, tay cầm búi tóc mà ra tiếp đón khách, có lúc đang ăn một bữa cơm phải tạm dừng 3 lần ra tiếp khách, vẫn còn sợ là đã thất lễ với các nhân sỹ trong thiên hạ. Cha nghe nói người có đức hạnh tấm lòng quảng đại mà luôn bảo trì tâm thái khiêm cung, thì sẽ được vinh hiển. Đất đai rộng lớn phì nhiêu, lại tiết chế dục vọng và thực hành tiết kiệm, thì sẽ có được sự bình an. Địa vị và quan tước cao mà tỏ ra khiêm tốn nhún nhường thì sẽ càng thêm hiển vinh tôn quý. Người đông quân mạnh mà biết thận trọng e dè thì sẽ thu được chiến thắng. Thông minh tài trí mà làm như mình ngu dại, thì sẽ được lợi rất nhiều. Uyên bác mà lại khiêm tốn tự cho mình nông cạn, thì kiến thức lại càng rộng rãi. 6 điểm này, đều là đức hạnh khiêm nhường. Là bậc Quân Vương, giàu có 4 biển, kẻ không biết khiêm nhường trước tiên là sẽ đánh mất

Page 69: Nhặt tuệ   tập 2

- - 69

thiên hạ, sau nữa là tự hại chết mình. Kiệt Trụ chính là những kẻ như thế, con có thể không khiêm nhường cẩn thận hay chăng? Chính vì thế mà trong “Kinh Dịch” có câu nói: “Có một phương pháp, có nhiều thì giữ được thiên hạ, có vừa thì giữ được quốc gia, có ít thì giữ được thân mình, ấy chính là Khiêm Nhường”. “Thiên Đạo khuy mãn nhi ích khiêm. Địa đạo biến mãn nhi lưu khiêm. Quỷ thần hại mãn nhi phúc khiêm. Nhân đạo ố mãn nhi hiếu khiêm9”. Con nhất định phải ghi nhớ đó! Con nhất định không nên vì được thụ phong nước Lỗ mà thất lễ coi thường người trí thức đó!”. Châu Công cũng từng nhắc nhở con trai: “Quân tử có Đức độ thì cho dù sức khỏe ngang trâu cũng không tranh đua với trâu xem ai khỏe hơn, cho dù chạy nhanh như ngựa cũng sẽ không tranh đua với ngựa xem ai nhanh hơn, dù có trí tuệ tài giỏi cũng không tranh đua với người tài xem trí tuệ ai cao thâm hơn”. “Đức Khiêm” mà Châu Công giảng ấy có rất nhiều điều lợi ích: khiêm cung đối đãi với người khác sẽ được người khác càng tôn sùng hơn. Tiết chế dục vọng biết tiết kiệm sẽ khiến người ta bình an lâu dài. Khiêm tốn nhún nhường khiến người ta càng thêm tôn quý. Không kiêu căng ngạo mạn sẽ giúp người ta thường đạt được thắng lợi. Khiêm tốn không thể hiện bản thân giúp người ta học tập được rất nhiều điều hay. Khiêm tốn nhún nhường giúp người ta kiến thức càng thêm rộng lớn. Người thời nay đều sẽ nhận được nhiều ích lợi nếu thực hành đức hạnh khiêm nhường trong khi đối nhân xử thế, học tập hay tu dưỡng.

9 Đạo Trời lấy bớt cái Mãn (đầy) mà bồi đắp cái Khiêm (khuyết), Đạo Đất biến đổi chỗ Mãn (đầy) mà đổ vào chỗ Khiêm (trũng), quỷ thần hại Mãn (kẻ tự mãn) mà tạo phúc cho Khiêm (người khiêm tốn), Đạo người ghét Mãn (kẻ tự mãn) mà yêu thích Khiêm (người khiêm nhường).

Page 70: Nhặt tuệ   tập 2

- - 70

Đức Khổng-Tử và Hạng-Thác Đức Khổng-Tử một hôm dẫn đệ-tử xuất thành du

ngoạn. Đi được một khoảng đường thấy vài đứa trẻ đang rong chơi bên đường, chỉ có một đứa đứng bên ngoài không nô đùa. Đức Khổng-Tử dừng xe lại nói Chuyện với đức bé này. Đức Khổng-Tử hỏi: Tại sao con không nhập bọn chơi với bạn con cho vui ? Hạng Thác đáp: - Chơi giỡn không ích, rủi áo quần bị rách thì khó vá, như thế là có lỗi với cha mẹ. Khi chơi ắt tránh không khỏi cãi vã, đã mệt nhọc mà không công, vốn không ích nên tôi không chơi. Hạng Thác đáp rồi bèn cúi đầu lượm gạch làm thành. Khổng Tử rất quý hỏi: - Sao không tránh xe? Hạng Thác: - Từ xưa đến nay xe tránh thành, chớ thành tránh xe bao giờ? Khổng Tử liền xuống xe luận nói, xuống xe rồi hỏi rằng: - Con tuổi còn nhỏ sao lại xảo trá vậy? Hạng Thác đáp: - Người sanh ba tuổi phân biệt cha mẹ, thỏ sanh ba ngày biết chạy ngoài đồng, cá sanh ba ngày lội cùng sông hồ, đó do trời sanh tự nhiên, có gì xảo trá? Khổng Tử hỏi: - Con ở làng nào, xóm nào, họ gì, tên gì, tự là gì? Hạng Thác đáp: - Tôi ở làng Thường ấp Tệ, họ Hạng tên Thác, chưa có tên tự. Khổng Tử nói: - Ta muốn cùng con du ngoạn, ý con thế nào? Hạng Thác đáp: - Nhà có cha nghiêm phải nghe theo, có mẹ hiền phải lo nuôi dưỡng, có anh hiền cần phải thuận theo, có em dại cần phải dạy bảo, có thầy sáng cần phải lo học, đâu có nhàn rỗi mà du ngoạn.

Page 71: Nhặt tuệ   tập 2

- - 71

Khổng Tử nói: - Trong xe ta có ba mươi hai con cờ, ta cùng con đánh cờ, ý con thế nào? Hạng Thác đáp: - Vua mê cờ bạc, không chăm bốn biển, chư hầu mê cờ bạc hư hại chánh kỷ, nho sĩ mê cờ bạc phế bỏ học vấn, tiểu nhân mê cờ bạc thì hư việc nhà, đầy tớ mê cờ bạc ắt bị roi vọt, người nông mê cờ bạc ruộng mùa thất thời, cho nên con không đánh cờ. Khổng Tử nói : - Ta muốn cùng con bình thiên hạ, ý con thế nào? Hạng Thác đáp: - Thiên hạ không thế bình được: hoặc có núi rừng, hoặc có sông hồ, hoặc có vương hầu, hoặc có tôi tớ. San bằng núi rừng thì chim thú ở đâu? Lấp bằng sông hồ loài thủy tộc sẽ về đâu? Trừ bỏ vương hầu dân nhiều thị phi; bỏ hết tôi tớ quân tử lấy ai mà sai khiến? Thiên hạ mênh mang không thế bình được? Khổng Tử hỏi: - Con biết trong thiên hạ, lửa gì không khói? Nước gì không cá? Núi gì không đá? Người gì không vợ? Gái gì không chồng? Trâu gì không nghé? Ngựa gì không con? Thế nào là quân tử? Thế nào tiểu nhân? Thế nào không đủ? Khi nào có thừa? Thành nào không chợ? Người nào không tên tự? Hạng Thác đáp: - Lửa đom đóm không khói, nước giếng không cá, núi đất không đá, Tiên không vợ, ngọc nữ không chồng, trâu đất không nghé, ngựa gỗ không con, hiền là quân tử, ngu là tiểu nhân. Ngày đông chí không đủ, ngày hạ chí có thừa, hoàng thành không chợ, tiểu nhân không có tên tự. Đức Khổng-Tử:- Con cho cha mẹ là thân , hay là vợ chồng là thân ? Hạng-Thác:- Cha mẹ thân, vợ chồng không thân. Khổng Tử nói: - Vợ chồng lúc sống thì ngủ chung một giường, cùng đắp một chăn, khi chết thì chôn cùng

Page 72: Nhặt tuệ   tập 2

- - 72

huyệt, sao lại bảo là không thân ? Hạng-Thác :- Người có cha me như cây có rễ, cây không rễ thì cây khô cành héo. Người không vợ như xe không có bánh. Xe không bánh có thể làm lại bánh mới. Vợ chết, tục huyền sẽ có được người vợ hiền thục mới. Ơn của cha mẹ lớn như Trời đất, lấy gì mà sánh được. Sánh vợ với cha mẹ thì chẳng nghịch lý lắm sao? Đức Khổng-Tử thấy tài trí của đứa bé khác hẳn người thường, bèn tán thán: - Hiền thay , hiền thay. Hạng-Thác thưa lại : - Vừa rồi là ngài hỏi Thác, Thác đều trả lời hết, nay Thác xin ngài ban cho vài lời để dạy Thác, xin ngài chớ khước từ. Đức Khổng-Tử : - Con cứ hỏi đi. Hạng-Thác: - Vịt, ngỗng sao nổi trên nước? Hồng nhạn sao kêu lớn? Lá cây thông sao mùa đông vẫn xanh? Khổng Tử đáp: - Vịt, ngỗng nổi được trên nước nhờ có nhiều lông. Hồng nhạn kêu lớn nhờ có cổ dài. Lá cây thông mùa đông vẫn xanh nhờ đặc ruột. Hạng Thác nói: - Không phải như vậy! Rùa cá nổi được nào có nhiều lông. Ếch, ễnh ương kêu vang nào có cổ dài. Cây tre ruột trống nhưng mùa đông vẫn xanh . Hạng-Thác lại hỏi : - Trên trời bao la có bao nhiêu ngôi sao? Khổng Tử nói:- Vừa hỏi chuyện dưới đất, sao lại nói chuyện trên trời? Hạng Thác: - Như vậy xin hỏi phu tử dưới đất mênh mông có bao nhiêu căn nhà? Khổng Tử nói: - Thôi, ta bỏ chuyện trên trời dưới đất mà nói chuyện trước mắt đi. Hạng-Thác: -Như vậy, xin hỏi lông mày trước mắt của phu-tử có bao nhiêu sợi?

Page 73: Nhặt tuệ   tập 2

- - 73

Đức Khổng-Tử ngạc nhiên với câu hỏi của đứa bé, chỉ cười mà không đáp. Ngài quay lại nói với học trò rằng: -Kẻ hậu sinh thật đáng sợ. Có biết đâu những kẻ đi sau ta lại không hơn ta. Nói xong bèn dẫn học trò lên xe mà đi.

________________ Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên: Hạng Thác vấn nan

Khổng Tử vào năm lên bảy tuổi, năm mười tuổi thì mất. Sau khi chết được dân trong làng lập miếu thờ phụng. Tên miếu là Tiểu Nhi Thần.

ooOoo

Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ

Phạm Trọng Yêm làm đến chức Tể Tướng Trung Quốc đời nhà Tống (khoảng năm 960 đến 1279). Tuy chức vụ cao như vậy, nhưng ông ta vẫn nghèo suốt đời, lý do là vì ông ta rất thanh liêm và có tính thương người, hay giúp đỡ những người túng thiếu. Ông có một người con trai tên là Phạm Thuần Nhân. Một lần nọ, ông Phạm Trọng Yêm để dành được 500 thùng lúa, bèn sai cậu con trai chèo thuyền chở gạo về quê. Lúc trở về nhà, ông Phạm Trọng Yêm hỏi con: "Con đi đường có gặp ai không?" Cậu con trai trả lời: "Dạ có, con đến Ðan Dương thì gặp một người bạn cũ của cha tên là Thạch Man Khanh nhà nghèo khổ, lại một lúc liền ba cái tang, nên con đã cho ông ta hết cả 500 thùng lúa rồi." Ông Phạm Trọng Yêm hỏi tiếp: "Sao con không cho luôn cả chiếc thuyền?" Cậu con trai trả lời: "Dạ thưa cha, con cũng đã cho luôn cả chiếc thuyền nữa!" Nghe như vậy, ông Phạm Trọng Yêm cười một cách sung sướng: "Như thế mới thật xứng đáng

Page 74: Nhặt tuệ   tập 2

- - 74

làm con của ta!" Thật đúng là "cha nào con nấy!" Ông chẳng những là một vị quan thanh liêm chính trực, lại là người có lòng nhân, thường chỉ nghĩ cho người mà không nghĩ đến mình. Tổ tiên ông để lại một miếng đất, một hôm thầy phong thủy đi ngang qua miếng đất của ông, thấy qu3a là một đất tốt, sau này con cháu nhiều người sẽ đỗ trạng nguyên và làm quan to, nếu có người trả giá cao bao nhiêu cũng không nên bán. Nghe thầy địa lý nói xong, ông chỉ mỉm cười. Ông nghĩ rằng, địa lý tốt nếu chỉ vì gia đình mình mà thôi thì quá ích kỷ, chi bằng để dân trong làng đời đời đều có người đỗ đạt ra làm quan giúp nước. Về sau ông hiến mảnh đất nhà ra cất trường học, và quả như lời thầy địa lý nói. Tính từ đời ông đến đời Mãn Thanh, theo thống kê, có hơn hai trăm vị tiến-sĩ và 36 vị trạng nguyên xuất thân từ trường làng đó. Hiện nay trường đó vẫn còn. Con cháu của ông Phạm Trọng Yêm không hưởng được của cải nào của ông ta để lại cả, vì có bao nhiêu của ông ta cho người nghèo hết! Nhưng ông đã để lại tiếng thơm ngàn đời cho con cháu, đến nay sử sách vẫn còn nhắc lại! Năm 2007, trong một bưổi họp của giới thương gia Trung Quốc tại tỉnh Sơn-Đông, chính quyền địa phương có mời hậu duệ của Phạm Trọng-Yêm đến dự, và nhiều người trong giòng họ này cũng là học-giả, thương gia nổi tiếng của tỉnh Sơn-Đông. Sau cuộc họp, mọi người mời hậu duệ của Phạm Trọng Yêm ngâm vịnh bài Nhạc Dương Lâu Ký với câu "Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ " mà tác giả chính là Phạm-Trọng Yêm.

Page 75: Nhặt tuệ   tập 2

- - 75

Khổng Minh10 giới tử thư

孔明誡子書 Phù quân tử chi hành, tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức. Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn. Phù học tu tĩnh dã, tài tu học dã, phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học. Dâm mạn tắc bất năng lệ tinh, hiểm táo tắc bất năng trị tình. Niên dữ thời trì, ý dữ nhật khứ, toại thành khô lạc, đa bất tiếp thế, bi thủ cùng lư, tương phục hà cập ! 夫君子之行,靜以修身,儉以養德,非澹泊無以明志,

非寧靜無以致遠。 夫學須靜也,才須學也,非學無以

廣才,非志無以成學. 淫慢則不能勵精,險躁則不能治

性,年與時馳,意與日去,遂成枯落多不接世,悲守窮

盧,將復何及。, 【Dịch】

(Bài văn răn con của Khổng Minh) Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu

thân, cần kiệm để hàm dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không tĩnh lặng thì chí không thể vươn xa. Học thì cần phải yên tĩnh, muốn có

10 Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, là người đất Dương Đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Thục Hán, Khổng Minh đã giúp Lưu Bị đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, lấy Kinh Châu, định Ích Châu, Hán Trung, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở phía bắc, Ngô ở phía đông làm thành thế chân vạc, gọi là Tam Quốc.

Page 76: Nhặt tuệ   tập 2

- - 76

tài năng thì phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành. Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

Thôi Tử Ngọc11 tọa hữu minh

崔子玉座右銘 Vô đạo nhân chi đoản,vật thuyết kỷ chi trường

無道人之短,勿說己之長 Thi nhân thận vật niệm, thụ thí thận vật vong 施人慎勿念,受施慎勿忘 Thế dự bất túc mộ , duy nhân vi kỉ cương

世譽不足慕,唯仁為紀綱 Ẩn tâm nhi hậu động , báng nghị dung hà thương 隱心而後動,謗議庸何傷

Vô sử danh quá thật, thủ ngu thánh sở tang 無使名過實,守愚聖所臧

Tại niết quý bất truy, ái ái nội hàm quang

11 Thôi Tử Ngọc, tức Thôi Viện ( năm 77-142), người thời Đông Hán, là thư pháp gia, ông nổi tiếng về chữ thảo, người sao xưng ông là Thảo thánh

Page 77: Nhặt tuệ   tập 2

- - 77

在涅貴不緇,曖曖內含光 Nhu nhược sanh chi đồ, Lão thị giới cương cường12

柔弱生之徒,老氏誡剛強 Hành hành bỉ phu chí, du du cố nan lượng 行行鄙夫志,悠悠故難量 Thận ngôn tiết ẩm thực, tri túc thắng bất tường

慎言節飲食,知足勝不祥 Hành chi cẩu hữu hằng, cửu cửu tự phân phương

行之苟有恆,久久自芬芳

【Dịch nghĩa】

Người có khuyết điểm chớ nói xấu Mình tuy tài giỏi chẳng nên khoe Làm ơn cho người chớ nên nhớ Chịu ơn của người nhớ đời đời

Lời khen trên đời không đủ mến Duy lấy chữ nhân để làm nền

Xét lấy tâm mình trước hành động Mặc người chê bai chẳng ngại gì Đừng để hư danh quá sự thực

Thánh trí làm như người ngu si Hãy giữ cho mình được trong trẻo

Ánh sáng chỉ lộ một tỉ ti

12 Lão-Tử Đạo-Đức Kinh, chương thứ 76:”Kiên cường giả tử

chi đồ; Nhu nhược giả, sinh chi đồ.

Page 78: Nhặt tuệ   tập 2

- - 78

Mềm yếu chính là con đường sống Lão-tử thường răn chớ cương cường

Chí của bỉ phu tuy cương cứng Lâu rồi từ từ sẽ tiêu tan

Lời nói ăn uống có chừng mực Tri túc sẽ tránh được vạ tai

Làm được giữ được đến hằng cửu Lâu ngày tự nhiên sẽ thơm tho

Page 79: Nhặt tuệ   tập 2

- - 79

Chính Khí Ca

正 氣 歌 Thiên địa hữu chính khí13, Tạp nhiên phú lưu hình, 天 地 有 正 氣, 雜 然 賦 流 形 Hạ tắc vi hà nhạc, Thượng tắc vi nhật tinh. 下 則 為 河 嶽, 上 則 為 日 星 Ư nhân viết hạo nhiên14. Phái hồ tắc thương minh; 於 人 曰 浩 然, 沛 乎 塞 蒼 冥 Hoàng lộ đương thanh di, Hàm hòa thổ minh đình; 皇 露 當 清 夷, 含 和 吐 明 庭 Thời cùng tiết nãi hiện, Nhất nhất thùy đan thanh: 時 窮 節 乃 見, 一 一 垂 丹 青 Tại Tề Thái Sử giản, Tại Tấn Đổng Hồ bút; 在 齊 太 史 簡,在 晉 董 狐 筆 Tại Tần Trương Lương chùy, Tại Hán Tô Vũ tiết.

13 Hai chữ “Chính khí” hiểu theo Đạo Đức Kinh của Lão Tử chính là Đạo: Trời được đạo mà trong, đất được đạo mà yên, thần được đạo mà linh, khe ngòi được đạo mà đầy, vạn vật được đạo mà sinh, vua chúa được đạo mà làm Chuẩn tắc cho thiên hạ. 13 Theo Mạnh Tử: "Cái khí ấy rộng lớn mênh mông, rất cứng cỏi. Nếu mình dùng sự cương trực mà bồi dưỡng nó mà không hại thì khí này lan ra khắp khoảng trời đất. Cái khí ấy phải phối hợp với nghĩa và đạo ; nếu không nó sẽ suy kiệt đi". Kì vi khí dã, chí đại chí cương : dĩ trực dưỡng nhi vô hại, tắc hồ thiên địa chi gian. Kì vi khí dã, phối nghĩa dữ đạo : vô thị, nỗi dã – Mạnh Tử: Công Tôn Sửu, thượng ).

Page 80: Nhặt tuệ   tập 2

- - 80

在 秦 張 良 椎,在 漢 蘇 武 節 Vi Nghiêm tướng quân đầu, Vi Kê Thị Trung huyết, 為 嚴 將 軍 頭,為 嵇 侍 中 血 Vi Trương Tuy Dương xỉ, Vi Nhan Thường Sơn thiệt. 為 張 睢 陽 齒,為 顏 常 山 舌 Hoặc vi Liêu Đông mạo, Thanh tháo lệ băng tuyết, 或 為 遼 東 帽,清 操 厲 冰 雪 Hoặc vi xuất sư biểu, Quỷ thần khấp tráng liệt, 或 為 出 師 表,鬼 神 泣 壯 烈 Hoặc vi độ giang tiếp, Khảng khái thôn Hồ Yết. 或 為 渡 江 楫,慷 慨 吞 胡 羯 Hoặc vi kích tặc hốt, Nghịch thụ đầu phá liệt. 或 為 擊 賊 笏,逆 豎 頭 破 裂 Thị khí sở bàng bạc, Lẫm liệt vạn cổ tồn. 是 氣 所 磅 礡,凜 冽 萬 古 存 Đương kỳ quán nhật nguyệt, Sinh tử an túc luận. 當 其 貫 日 月,生 死 安 足 論 Địa duy lại dĩ lập, Thiên trụ lại dĩ tôn. 地 維 賴 以 立,天 柱 賴 以 尊 Tam cương thực hệ mệnh, Đạo nghĩa vi chi căn. 三 綱 實 繫 命, 道 義 為 之 根 Ta ! Dư cấu dương cửu, Lệ dã thực bất lực; 嗟 予 遘 陽 九,隸 也 實 不 力 Sở tù anh kỳ quán. Truyền xa tống cùng bắc, 所 囚 纓 其 冠,傳 車 送 窮 北 Đỉnh hoạch cam như di, Cầu chi bất khả đắc; 鼎 鑊 甘 如 飴,求 之 不 可 得 Âm phòng khuých quỷ hỏa, Xuân viện bí thiên hắc, 陰 房 闃 鬼 火,春 院 閟 天 黑 Ngưu ký đồng nhất tạo, Kê thê phụng hoàng thực;

Page 81: Nhặt tuệ   tập 2

- - 81

驥 同 一 皂,雞 栖 鳳 凰 食 Nhất triêu mông vụ lộ, Phận tác câu trung tích, 一 朝 蒙 霧 露,分 作 溝 中 瘠 Như thử tái hàn thử, Bách lệ tự tịch dịch. 如 此 再 寒 暑,百 沴 自 辟 易 Ai tai ! Tự như trường, Vi ngã an lạc quốc; 哀 哉 沮 洳 場,為 我 安 樂 國 Khởi hữu tha mậu xảo, Âm dương bất năng tặc; 豈 有 他 繆 巧,陰 陽 不 能 賊 Cố thử cảnh cảnh tại. Ngưỡng thị phù vân bạch, 顧 此 耿 耿 在,仰 視 浮 雲 白 Du du ngã tâm ưu, Thương thiên hạt hữu cực, 悠 悠 我 心 憂,蒼 天 曷 有 極 Triết nhân nhật dĩ viễn, Điển hình tại túc tích; 哲 人 日 已 遠,典 刑 在 夙 昔 Phong thiềm triển thư độc, Cổ đạo chiếu nhan sắc. 風 簷 展 書 讀,古 道 照 顏 色

【Dịch nghĩa】 (Bài ca Chính Khí của Văn Thiên Tường) Trời đất có chính khí15 Tỏa ra cho muôn loài Là sông núi dưới đất Là trăng sao trên trời Đầy rẫy cả vũ trụ Khí hạo nhiên16 của người

15Hai chữ “Chính khí” hiểu theo Đạo Đức Kinh của Lão Tử chính là Đạo: Trời được đạo mà trong, đất được đạo mà yên, thần được đạo mà linh, khe ngòi được đạo mà đầy, vạn vật được đạo mà sinh, vua chúa được đạo mà làm Chuẩn tắc cho thiên hạ. 16 Theo Mạnh Tử: "Cái khí ấy rộng lớn mênh mông, rất cứng cỏi. Nếu mình dùng sự cương trực mà bồi dưỡng nó mà không hại thì

Page 82: Nhặt tuệ   tập 2

- - 82

Gặp cảnh đời bình trị Triều thịnh vang lời vui Khi cùng, tiết tháo rõ Sử xanh ghi đời đời. Ở Tề, sách Thái Sử Giản17 Ở Tấn, bút Đổng Hồ18

khí này lan ra khắp khoảng trời đất. Cái khí ấy phải phối hợp với nghĩa và đạo ; nếu không nó sẽ suy kiệt đi". Kì vi khí dã, chí đại chí cương : dĩ trực dưỡng nhi vô hại, tắc hồ thiên địa chi gian. Kì vi khí dã, phối nghĩa dữ đạo : vô thị, nỗi dã – Mạnh Tử: Công Tôn Sửu 17 Thái sử, viên quan lo việc chép sử. Thời Xuân thu, vua Tề Trang Công cùng đại thần là Thôi Trữ vì tránh đọat mỹ nữ mà sinh ra thù nghịch. Thôi Trữ thừa cơ giết vua Trang Công và lập Tề Cảnh Công lên ngôi. Thôi Trữ không muốn quan chép sử ghi chép thành bề tôi giết vua, nên ra lệnh cho Thái sử Bá chép là Tương Công bị bệnh mà mất. Thái sử Bá không sợ uy quyền của Thôi Trữ, vẫn chép là Thôi Trữ giết vua. Thôi Trữ giận và giết Thái sử Bá. Em thứ hai của Thái sử Bá kế người anh chép sử, cũng không sợ uy quyền của Thôi Trữ, vẫn chép là Thôi Trữ giết vua.Người em thứ hai của Thái sử Bá cũng bị giết. Em thứ ba lên kế vị chép tiếp cũng bị giết, Người em thứ tư cũng chépThôi Trữ giết vua. Thôi Trữ biết không thể thay đổi người viết sử nên đành chịu khuất phục dưới ngòi bút của người viết sử. mang tên là bề tôi giết vua. 18 Ðổng Hồ: Sứ quan nước Tề thời Xuân Thu. Khi tướng quốc Triệu Thuần sợ Linh Công giết hại, bỏ trốn khỏi kinh thành, em Triệu Thuần là Triệu Xuyên ra tay giết vua Linh Công, Triệu Thuần trở về giữ lại chức cũ, sứ quan Ðổng Hồ chép vào thẻ là Triệu Thuần giết vua. Xem thẻ, Triệu Thuần phân trần: "Chuyện xảy ra vào lúc ta không còn ở kinh đô, sao nhà ngươi dám viết càn như vậy? Ðổng Hồ cãi: "Ngài làm Tướng quốc tự ý rời bỏ kinh thành. Khi trở về lại không trừng trị thủ phạm, vậy phải coi là chính ngài đã giết vua". Triệu Thuần đuối lý bèn ra lệnh giết Ðổng Hồ và quy cho tội danh chép sử không đúng sự thật. Hai người em Ðổng Hồ lần lượt thay thế đều cùng bị ghép vào tội ấy vì không ai chịu viết theo ý Triệu Thuần. Triệu Thuần đành nhượng bộ để

Page 83: Nhặt tuệ   tập 2

- - 83

Ở Tần, chùy Bác Lãng19 Ở Hán, cờ họ Tô20 Đầu Nghiêm21 thách trước giặc Máu Kê22 trên áo vua

tránh tiếng hiếu sát, bất nhân, ảnh hưởng đến kế hoạch lâu dài 19 Chùy Trương Lương: Chùy (vũ khí hình cầu có cán hoặc xích sắt để cầm), Trương Lương, có cha và anh lần lượt giữ chức Thừa tướng nước Hàn (một trong 7 nước lớn còn lại vào cuối thời Chiến Quốc) khi Tần Thủy Hoàng diệt nước Hàn, Trương Lương thuê lực sĩ dùng một loại chùy nặng 120 cân để trả thù cho nước Hàn. Họ phục kích ở Bác Lãng sa, nơi Tần Thủy Hoàng đi qua. Chùy đập vỡ xe đi đầu, nhưng chỉ là chiếc xe không người. Cả hai trốn kịp. Về sau nghe tin Lưu Bang dấy nghĩa binh, Trương Lương tìm đến giúp đỡ tận lực, bày mưu tính kế và quan trọng nhất là tìm nhân tài làm bộ khung ưu tú lập nên nhà Hán 20 Tô Vũ: Sứ giả vua Vũ đế nhà Hán đi sứ Hung nô. Chúa Hung nô dụ ông làm quan, ông quyết liệt từ khước. Sợ lộ Châuyện, chúng đày ông lên Bắc hải chăn dê. Nhà Hán nhiều lần đòi người, chúa Hung nô đều một mực chối là không giữ Tô Vũ. Mười chín năm sau, tình cờ có người bắn chim nhạn, phát hiện chân chim có buộc sợi vải lấy trong lá cờ tiết nhà Hán đã từng trang bị cho Tô Vũ. Trước vật chứng này, Hung nô đành phải giao trả Tô Vũ.

21 Nghiêm Nhan, tướng giữ Ba quân của đất Thục. Khi Trương Phi tấn công, vây thành quát lớn: "Ðại quân đã đến sao chưa hàng đầu?" Nghiêm Nhan đứng trên mặt thành dõng dạc quát lại: "Nơi đây chỉ có loại tướng quân đoạn đầu chứ không có loại tướng quân hàng đầu!". 22 Tây Tấn có người Kê Thiệu( Con của Kê Khang, một trong Trúc lâm thất hiền đời Tấn). Khi Hà Gián Vương và Thành Đô Vương dấy binh làm phản, kinh thành nguy cấp. Tấn Huệ-Đế và Thành Đô Vương giao chiến thất bại, các quan của vua Huệ Đế đều bỏ chạy để giữ lấy tính mệnh, chỉ có Kê Thiệu liều chết một người bảo vệ vua Huệ Đế. Sau cùng Kê Thiệu trúng tên, Áo vua nhuốn đầy máu của Kê Thiệu, sau cùng Thiệu liều chết mà cứu được Huệ Đế.

Page 84: Nhặt tuệ   tập 2

- - 84

Răng Trương công23 chửi địch Lưỡi Kiều Khanh24 mắng thù. Hoặc là mũ Liêu Đông25 Vẻ băng tuyết phau phau Hoặc là biểu "Ra quân26 Lẫm liệt quỷ thần sầu Hoặc qua sông gõ nhịp Khảng khái nuốt quân Hồ27

23 Trương Tuần đời Ðường, trấn thủ thành Thu dương. Khi thành

thất thủ, Trương bị bắt, ông chửi mắng An Lộc Sơn là kẻ phản loạn, bất nghĩa, bị đối phương đánh gãy hết răng.

24 Nhan Cảo Khanh làm Thái thú quận Thưởng sơn, đem quân đánh An Lộc Sơn, thua trận, địch dụ hàng, ông chửi mắng bị giặc cắt lưỡi.

25 Quản Ninh người thời Đông Hán. Khi Tào Tháo lộng quyền, nhiều người sợ uy quyền của Tháo quay sang theo Tháo. Tào Tháo nhiều lần mời Quản Ninh ra giúp việc, nhưng Quản Ninh trung với nhà Hán không muốn ra làm quan, trốn lên miền Liêu Đông ẩn cư hơn 20 năm. Ông thường đội một chiếc mũ đen, người đương thời gọi là mũ Liêu Đông. 26 Ðơn thỉnh nguyện đem quân đánh Ngụy Tấn của Gia Cát Lượng, Thừa tướng nước Thục. Nước Thục (nay thuộc Tứ xuyên) địa thế cô lập lại cực kỳ hiểm trở gây nhiều khó khăn cho việc hành quân. Vì vậy vua Thục Hậu chúa chủ trương cầu an không thích nghe lời Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng đã sáu lần dâng biểu xin đem quân vượt núi non ra đánh Tấn. Do nhiều lần không thành công nên ông phải dùng lời biểu tha thiết để lay chuyển chủ trương cầu an của phe phản đối, lời lẽ thống thiết đến quỷ thần cũng phải xúc động. 27 Vào năm 311, Hung Nô đem quân xâm chiếm thành Lạc Dương của nhà Tấn. Tấn Hoài Đế bị bắt, trung nguyên đại loạn. Tổ Địch dắt mấy trăm hộ dân trong làng đi về phía nam tránh loạn. Khi đến Tứ Khẩu , Tổ Địch được Tướng Tư Mã Duệ phong làm thứ sử đất Từ Châu. Năm 313 lại phong Tổ Địch làm Phấn Uy tướng quân mang quân bắc phạt để chiếm lại phấn lãnh thổ đã mất. Tổ Địch

Page 85: Nhặt tuệ   tập 2

- - 85

Hoặc giật hốt đánh giắc Phường tiếm nghịch toang đầu28. Khi ấy tràn ngập tới Oai nghiêm muôn thuở còn Khi đã vượt nhật nguyệt Sống thác chuyện con con! Khuôn đất nhờ đó vững Cột trời nhờ đó còn Ba giường29 được gìn giữ Đạo nghĩa có gốc nguồn. Xót ta gặp vận ách Tướng sĩ thực hèn nhát Dải mũ buộc thân tù Xe chở lên cực bắc Ninh nấu cũng cam lòng Còn để ta mong mãi Phòng sâu ma lập lòe Viện xuân thành ngục tối! Ngựa giỏi nhốt cùng trâu Chuồng gà, phượng nhặt thóc Thân này khi gió sương Đành rãnh ngòi lăn lóc

dắt 1000 quân lính cộng với số dân trong làng đi theo vượt sông Trường Giang. Khi đoàn thuyền của ông đang vượt qua sông Trường Giang để đi lên hướng bắc, ông cầm mái chèo đập vào mạn thuyền thề trước các binh sĩ rằng: "Lần này quyết thu phục được Trung Nguyên, bằng không sẽ chẳng vượt qua sông này lần nữa". 28 Thời Đường Đức Tông, Châu Xế muốn sóan vị, cho người mời triệu Tư Nông Khanh và Đòan Tú Thực và một số đại thần khác đến hỏi ý kiến và thương lượng. Đòan Tú Thực biết Châu Xế muốn sóan ngôi vua, bèn nổi trận lôi đình, liền giựt cây hốt bằng ngà voi của một vị quan khác xông đến chỗ Châu Xế lên tiến mắng rằng: “ Cuồng tặc, ta làm sao có thể theo mày làm phản, ta hận không thể phanh thây ngươi ra làm trăm khúc, chửi xong bèn cầm cây hốt đập vào đầu của Châu Xê. Châu Xế lấy tay chống đỡ nhưng cũng bị hốt đánh trúng đầu, máu chảy lai láng, sợ nguy đến tính mạng nên bỏ chạy.. Hành động đột xuất của Đòan Tú Thực làm cho gian đảng của Châu Xế trở tay không kịp. Đòan Tú Thực nói trước mặt bọn gian đảng:” Ta không thể nào cùng với bọn gươi làm phản đâu, sao không nhân cơ hội này giết ta đi”. Về sau Đòan Tú Thực bị bọn gian thần hại chết. 29 Tức tam cang: Đạo quân thần, phụ tử và phu phụ.

Page 86: Nhặt tuệ   tập 2

- - 86

Thế mà hai năm qua Tránh xa bao khí độc Thương ôi! Chỗ lội lầm! Lại sống yên tối sớm Phải đâu khôn khéo gì Âm dương không dám phạm Vằng vặc tấm cô trung Ngẩng nhìn mây trắng nổi Buồn thay! Nỗi lòng ta, Trời xanh cao vòi vọi! Thánh hiền khuất lâu rồi Khuôn phép vẫn không mất Hiên gió mở sách coi Gương xưa soi mặt người.

(Bản dịch của Hoàng Tạo)

Tiểu sử tác giả: Văn Thiên Tường (1236 - 1282) người huyện Cát Thủy (Giang Tô) tên tự là Tống Thụy, tên nữa là Lý Thiện, hiệu Văn Sơn. Ông thi đỗ nhằm thời nhà Tống suy vong, quân Mông Cổ đã chiếm hầu hết miền Bắc, lập triều đình nhà Nguyên. Văn Thiên Tường dốc hết gia sản chiêu mộ nghĩa binh tổ chức chống Nguyên, vợ con ông bị giặc giết hại, bản thân ông cũng bị bắt giam.

Văn Thiên Tường bị giam bốn năm ở Yên Kinh, Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt dụ dỗ ông làm việc cho triều Nguyên, ông nhất định không chịu nhận. Sau cùng Hốt Tất Liệt sai người dẫn ông tới trước mặt mình hỏi: "Ngươi muốn gì" Văn Thiên Tường đáp: "Thiên Tường này đội ơn nhà Tống mà được làm tể tướng thì sao có thể thờ hai nhà được, ta chỉ xin được chết thôi". Hốt Tất Liệt chấp nhận. Khi lưỡi búa của tên đao phủ hạ xuống, ông quay mặt về Nam Kinh, như thể vua Tống còn ở đó, mà vái dài". Hốt Tất Liệt (Nguyên Thái Tổ) đích thân dụ hàng suốt ba năm không lay chuyển được chí ông bèn sai chém đầu. Lòng trung thành của Văn Thiên Tường ngay cả Hốt Tất Liệt cũng phải than: "Thật xứng đáng

Page 87: Nhặt tuệ   tập 2

- - 87

là trang nam tử!" Bài "Chính khí ca" là một tác phẩm hết sức nổi tiếng của ông, được Văn Thiên Tường làm khi đang ở trong nhà tù của quân Nguyên.

Ái liên thuyết

愛蓮說

Thuỷ lục thảo mộc chi hoa, khả ái giả thậm phồn. Tấn Đào Uyên Minh độc ái cúc. Tự Lý, Đường lai, thế nhân thậm ái mẫu đơn. Dư độc ái liên chi xuất ô nê nhi bất nhiễm, trược thanh liên nhi bất yêu; trung thông ngoại trực, bất mạn bất chi; hương viễn ích thanh, đình đình tịnh thực, khả viễn quan nhi bất khả tiết ngoạn yên. Dư vị: cúc, hoa chi ẩn dật giả dã; mẫu đơn, hoa chi phú quý giả dã; liên, hoa chi quân tử giả dã. Y! Cúc chi ái, Đào hậu tiển hữu văn; liên chi ái, đồng dư giả hà nhân? Mẫu đơn chi ái, nghi hồ chúng hĩ! 水陸草木之花,可愛者甚蕃。晉陶淵明獨愛菊;自李唐

來,世人盛愛牡丹;予獨愛蓮之出淤泥而不染,濯清漣

而不妖,中通外直,不蔓不枝,香遠益清,亭亭靜植,

可遠觀而不可褻玩焉。予謂菊,花之隱逸者也;牡丹,

花之富貴者也;蓮,花之君子者也。噫!菊之愛,陶後

鮮有聞;蓮之愛,同予者何人;牡丹之愛,宜乎眾矣。

【Dịch nghĩa】

Hoa trong nước trên đất rất nhiều suốt mà không diễm kiều, trong thì thấu suốt, ngoài thì thẳng đứng,

Page 88: Nhặt tuệ   tập 2

- - 88

không bò bám, không cành nhánh, tỏa ra mùi thơm phưng phức thanh u, trong sạch thanh khiết đứng trên mặt nước, chỉ có thể thưởng thức từ xa mà không thể dùng tay để bẻ ngắm. Hoa cúc là loài hoa của kẻ ẩn sĩ, hoa mẫu đơn là loài hoa của kẻ phú quý, còn hoa sen thì là hoa của người quân tử. Ôi, sau thời Đào Uyên Minh người yêu hoa cúc đã không nhiều. Còn yêu hoa sen ngòai ta ra còn có được mấy người? Riêng người yêu thích hoa mẫu đơn thì nhiều.

₪₪₪ Châu Đôn Di (1017~1073, tự là Mậu Thúc, người

Đạo Châu (nay là huyện Đạo tỉnh Hà Nam), là thủy tổ Lý học đời Tống. Ông sinh vào năm 1017, thời vua Chân Tông nhà Tống, là thủy tổ của Lý học đờ Tông.Trước tác của ông có Thái Cực Đồ Thuyết, Thông Thư. Ông là người thanh liêm chính trực, trong thời gian làm quan ông giải được nhiều nỗi oan cho bá tánh. Năm 1072, ông ở động Liên Hoa Lư Sơn sáng lập học viện Liêm Khê, về sau tự xưng hiệu là Liêm Khê tiên sinh. Bài “Ái Liên Thuyết” của ông được viết ở nơi đây. Học trò của ông rất nhiều trong đó nổi tiếng nhất là hai anh em Trình Hạo và Trình Di. Hoa mẫu đơn tượng trưng cho phú quý nên những người quyền quý thích. Ẩn sĩ thì thích hoa Cúc, loài hoa ẩn dật. Còn người quân tử thì thích hoa Sen, vì hoa Sen có những đặc tính thanh khiết, thanh cao, trừng thanh...như đức hạnh của người quân tử. Khi Sen trổ bông thì có quả (hạt sen), tưa như đạo quả của người tu hành. Có công có quả mới thành đạo. Sau đây là những đặc tính cuả hoa Sen:

Page 89: Nhặt tuệ   tập 2

- - 89

1) Tính không nhiễm - Cây sen là một loại cây mọc dưới bùn lầy nhưng không nhiễm bùn. Đó là một đức tánh cao quí không thể tìm thấy ở các loại cây khác. Trong sách Nho, người quân tử được ví với viên bạch ngọc ở trong bùn mà không hoại sắc, trong sách Phật thì người tu hành được vi với hoa sen, cũng vì cái tánh không nhiễm ấy. 2) Tính trừng thanh– Ngoài tánh vô nhiễm, mọc trong bùn mà không nhiễm bùn, cây sen còn có đức tính, hễ mọc nơi nào thì làm cho nước đục nơi đó lóng trong. Đã không nhiễm mà lại còn biến cải hoàn cảnh chung quanh. mình thì hoa sen có thể sánh với đức tánh cảm hóa của người tu hành hay người quân tử 3) Hương vị thùy mị– Hoa sen có một hương vị đặc biệt khác hơn các loại hoa. Có thứ hoa có sắc mà không hương; có thứ hoa có hương mà không sắc. Đến như hoa sen thì hương sắc đều gồm đủ, nhưng về hương thì mùi thơm của hoa sen rất dịu, rất thùy mị, gây nơi người ngửi có một tinh thần cao thượng. Như đức hạnh Trai trang trung chính của người quân tử. 4)Tính tinh khiết- Trong các thứ hoa, có thể nói hoa sen là trong sạch hơn hết, từ khi hoa nở cho đến khi hoa tàn, không có bướm ong bén mảng, tựa như trai giới của người tu hành. Sự sinh thành của cây sen là một tấm gương kiên nhẫn và cố gắng. Nó hàm súc một triết lý cao siêu về sức sống của con người, tiêu biểu đức tánh cần cù và tinh tiến của kẻ tu hành trên con đường giải thoát đầy gian lao nguy khổ. Sách Tánh Mạng Khuê Chỉ có câu thơ:

Page 90: Nhặt tuệ   tập 2

- - 90

Hồng hồng bạch bạch thủy trung liên, . Xuất ố nê trung sắc chuyền tiên ; Hành trực ngẫu không bổng hựu thục, Tu hành diệu lý kháp như nhiên

Tạm dịch Sen nở trong đầm đỏ trắng phơi, Bùn nhơ không nhiễm sắc thêm tươi. Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hột. Cái lý tu hành cũng thế thôi.

Ý nghĩa của Hoa sen thật là sâu xa cao cả.

Thiên Lễ Vận Đại Đồng 禮運大同篇

Page 91: Nhặt tuệ   tập 2

- - 91

Đại đạo chi hành dã thiên hạ vi công, tuyển hiền dữ năng, giảng tín tu mục, cố nhân bất độc thân kỳ thân, bất độc tử kỳ tử, sử lão hữu sở chung, trang hữu sở dụng, ấu hữu sở trưởng, quan quả cô độc phế tật giả giai hữu sở dưỡng. Nam hữu phận, nữ hữu quy, hóa ác kỳ khí ư địa dã bất tất vị kỷ, Lực ác kỳ bất xuất ư thân dã bất tất vị kỷ. Thị cố mưu bế nhi bất hưng, đạo thiết loạn tặc nhi bất tác, cố ngoại hộ nhi bất bế, thị vị đại đồng.

大道之行也,天下為公,選賢與能,講信修睦,故

人不獨親其親,不獨子其子,使老有所終,壯有所用,

幼有所長,鰥寡孤獨廢疾者皆有所養;男有分,女有

歸,貨 惡其棄於地也不必藏於己,力惡其不出於身也

不必為己,是故謀閉而不興,盜竊亂賊而不作,故外戶

而不閉,是謂大同。

【Dịch nghĩa】

Ở thời đại đạo thực hành thì thiên hạ là của chung, người ta chọn kẻ hiền có tài năng, giảng điều xác thực, thực hiện trên thuận dưới hòa. Cho nên, người ta không chỉ thương kính riêng cha mẹ mình, không riêng yêu con mình. Kẻ già được nuôi dưỡng trọn đời, người trẻ được có công ăn việc làm, trẻ con được săn sóc đến trưởng thành, người ta thương kẻ góa, con côi, người già cô độc, người tàn tật được châu cấp, con trai có chức phận, con gái có chồng con. Tài vật dư thừa nhưng không hoang phí mà vứt bừa

Page 92: Nhặt tuệ   tập 2

- - 92

bãi, và cũng không nhặt lấy làm của riêng. Ghét sự không dùng sức ra làm việc nhưng cũng không chủ ý lo riêng cho mình. Vì vậy mà cơ mưu phải bế tắc, kẻ trộm cắp, người làm loạn làm giặc không nổi lên, cho nên cửa ngõ không cần đóng. Đó gọi là thời đại đồng.

Lậu thất minh30 (Lưu Vũ Tích31) 陋室銘 -劉禹錫

Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh

山不在高,有仙則名 Thuỷ bất tại thâm, hữu long tắc linh.

水不在深,有龍則靈 Tư thị lậu thất, duy ngô đức hinh.

斯是陋室,惟吾德馨 Ðài ngân thượng giai lục, thảo sắc nhập liêm thanh.

苔痕上階綠 ,草色入簾青 Ðàm tiếu hữu hồng nho, vãng lai vô bạch đinh32.

談笑有鴻儒,往來無白丁

30 Lậu thất tức là căn nhà nhỏ đơn sơ. 31 Lưu Vũ Tích (772-842) là người Gia Hưng tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Năm19 tuổi, Lưu Vũ Tích đến học ở kinh đô Trường An. Năm 21 tuổi, ông thi đỗ Tiến sĩ cùng thời với Liễu Tông Nguyên, hai người đều là thi nhân có tiếng đời Đường. 32 Chỉ hạng người bình dân, ít học.

Page 93: Nhặt tuệ   tập 2

- - 93

Khả dĩ điều tố cầm, duyệt Kim kinh33. 可以調素琴,閱金經

Vô ti trúc chi loạn nhĩ, vô án độc chi lao hình. 無絲竹之亂耳,無 案牘之勞形

Nam Dương Gia Cát lư34, Tây Thục Tử Vân đình35. 南陽諸葛廬,西蜀子雲亭

Khổng Tử vân: "Hà lậu chi hữu36?" 孔子云:「何陋之有?」

【Dịch nghĩa】

Núi không cần cao, Có Tiên thì nổi danh Nước không cần sâu, có rồng thì hoá linh Ðây là căn nhà quê mùa, chỉ nhờ đức ta mà thơm tho Ngấn rêu biếc leo thềm, sắc cỏ xanh chiếu rèm Cười nói có đại nho, đi lại không bạch đinh Có thể gảy cây đàn mộc mạc, đọc kinh Kim Cang Không tiếng tơ tiếng trúc làm loạn tai, không giấy tờ, thư trát làm mệt thân hình Có thể ví như lều tranh của Gia Cát ở Nam Dương, như nhà mát của Tử Vân ở Tây Thục.

33 Kim kinh: Kinh Kim Cang của nhà Phật.

34 Gia Cát Lượng (đời Tam Quốc) khi chưa ra giúp Lưu Bị, ở ẩn tại một thảo lư ở Nam Dương.

35 Tử Vân tức Dương Hùng, đời Hán, ở Tây Thục, cất một cái nhà mát gọi là Nguyên Ðình, tức Tử Vân đình.

36 Luận ngữ, thiên Tử hãn chép: "Tử dục cư, cửu di", hoặc viết: "Lậu, như chi hà?". Khổng Tử viết: "Quân tử cư chi tắc hoá, hà lậu chi hữu?", nghĩa là: Khổng Tử (chán vì thi hành đạo của mình ở Hoa Hạ không được) muốn lại ở miền mọi rợ. Có kẻ hỏi: "Quê mùa quá, ở sao cho nổi?", ngài đáp: "Người quân tử ở đó thì cải hoá phong tục đi, có gì là quê mùa?".

Page 94: Nhặt tuệ   tập 2

- - 94

Khổng Tử nói: "Có gì mà quê mùa?" Sách Đại Học: “Phú nhuận ốc, đức nhuận thân”. Người giàu có thể dùng tiền bạc trang trí cho căn nhà đẹp đẽ, lộng lẫy. Đức có thể hun đúc con người trở thành một người có tâm hồn cao thượng. Cho nên người có đức hạnh, dù ở nhà tranh nào có quê mùa đâu! Trong truyện Tam Quốc, Lưu Bị ba lần đến lều tranh, hạ mình mời Khổng Minh ra giúp nước.

ooOoo

Từ Bi là Bồ Tát

Một hòa thượng nọ dắt một chú tiểu xuống núi hóa duyên. Chú sa di vác hành lý cho thầy, vừa đi vừa nghĩ: Thầy của mình quả thật là vất vả, sau này mình phải phát nguyện giúp thầy độ hóa chúng sinh, noi gương của Quan Thế Âm Bồ Tát: “Chúng sinh chưa độ hết thề không chứng quả bồ-đề”. Đang nghĩ như vậy thì hòa thượng bèn nói với chú tiểu: - Con đưa hành lý lại cho Thầy vác. Chú tiểu nghe lời của Thầy, bèn giao hành lý lại cho thầy mình. Trên đường đi chú tiểu lại nghĩ: “Đạo hạnh của Thầy mình cao như vậy vẫn không độ được mấy người, quả thật là chúng sinh khó độ, tuổi đạo ta còn non nớt, làm sao mà dám nói độ hóa chúng sinh, chỉ có thể theo thầy hành cước mà thôi”. Chú tiểu vừa nghĩ xong, hòa-thượng bèn giao hành lý cho chú tiểu vác. Chú tiểu vừa đi vừa nghĩ: “Kinh Phật nói: Chúng sinh khó độ thề nguyện độ, Phật đạo khó thành thề nguyện thành. Người tu hành phải lấy từ bi làm gốc, chúng sinh tuy khó độ nhưng vẫn phải độ”.

Page 95: Nhặt tuệ   tập 2

- - 95

Trong lúc này hòa thượng nói với chú tiểu:- Con đưa hành lý để thầy vác. Chú tiểu thấy thầy mình hôm nay hơi kỳ lạ bèn hỏi: - Tại sao một lúc thầy bắt con vác hành lý, một lát thầy lại giành lại để vác vậy? Hòa thượng trả lời: - Người kỳ lạ không phải là thầy mà chính là con. Khi con nghĩ đến chúng sinh trầm luân trong bể khổ mà phát nguyện cứu đời thì đó là đại nguyện của Bồ-Tát, Thầy không bằng con cho nên thầy phải lấy lại hành lý để vác. Nhưng khi con nghĩ đến chúng sinh khó độ mà nản lòng thì tâm bồ đề của con biến mất, nên thầy hơn con, con phải vác hành lý cho thầy. Khi con nghĩ đến “Chúng sinh khó độ thề nguyện độ, Phật đạo khó thành thề nguyện thành”. Thì nguyện của con là nguyện của Bồ-Tát, nên Thầy phải lấy lại hành lý vì Thầy không thể để Bồ Tát xách hành lý cho Thầy. Kinh Phật: Nhập đạo lấy phát tâm làm đầu, Tu hành thì lập nguyện đứng trước. Nguyện lập thì chúng sanh đắc độ, Tâm phát thì Phật đạo khả thành. Nhưng người đời hằng lập nguyện như chú tiều, tuy có tu mà không thành. Nếu lập hằng nguyện, tức là lời nguyện giữ được lâu dài được lâu dài như Phật và Bồ-Tát, thì sau này cũng là Phật và Bồ Tát vậy.

Page 96: Nhặt tuệ   tập 2

- - 96

Nhất niệm vạn niên, vạn niên nhất niệm Ở thị trấn Phụng Hóa tỉnh Chiết Giang có ngôi chùa

cổ Tuyết Đậu được xây vào đời Tấn. Hai bên Đông Tây trước chùa có hai khe suối đổ xuống vào hướng Nam của vách đá cao ngàn trượng, khe suối phun xuống thung lũng như thác đổ, hình trạng như tuyết bay. Nên gọi là chùa Tuyết Đậu. Trên đỉnh vách núi của chùa có một thạch đài gọi là Diệu Cao Đài, là nơi ngộ đạo của vị tổ khai sơn Diệu Cao Thiền sư. Hòa thượng Diệu Cao đến tu hành tại đây dùng công tu hành, ngày đêm không nghỉ, mục đích là mong sớm ngộ đạo. Nhưng sức khỏe của hòa thượng kém, thường hay ngủ gật nên trải qua bao nhiêu năm vẵn không tiến bộ. Để cảnh giác mình, hòa thượng bèn đến ngay thạch đài của vách núi trước thung lũng ngồi thiền, với mục đích luôn luôn đề cao tinh thần để chống lại con sâu ngủ gật: “Nếu ngủ gật sẽ chết”. Mặc dù như vậy nhưng hòa thượng vẫn chống không lại bệnh ngủ gật. Một lần vì ngủ gật mà rớt xuống thung lũng, khi phát hiện thì đã trễ rồi, người hòa thượng rơi tự do xuống thung lũng. Trong lúc này hòa thượng nghĩ rằng: Thôi lần này chắc chết rồi. Nhưng không ngờ khi rớt đến nửa chừng thì có cảm giác hình như được một bàn tay vô hình đang nâng đỡ và đưa hòa thượng về đến chỗ ngồi.

Hòa thượng vừa mừng vừa kinh, bèn lên tiếng hỏi: “Ai cứu ta vậy”. Trên không trung có tiếng vọng lại: “Hộ pháp Vi Đà”. Hòa thượng trong lúc này mừng quá trở nên đắc ý, nghĩ rằng chắc mình tu hành khá mới được được Vi Đà hộ pháp, nên hỏi Hộ pháp Vi Đà với lòng tự kiêu: “Tu hành tinh tiến như bần tăng trên thế gian có mấy người vậy ?

Page 97: Nhặt tuệ   tập 2

- - 97

Tiếng từ không trung vọng lại: “Những người u hành như hòa thượng có hằng hà sa số, vì ý niệm cống cao ngã mạn này, tôi sẽ không hộ pháp cho ông đến hai mươi kiếp”. Hòa thượng nghe hộ pháp Vi Đà xong, cảm thấy xấu hổ và hối hận, khóc rống lên để sám hối。Ôi ! Vì ý niệm ngã mạn này 20 kiếp không được Vi Đà hộ pháp, nhưng dù sao ta cũng phải tu, nếu không ngộ đạo, thà rớt xuống thung lũng chết thôi.

Hòa thượng vẫn ngồi trên đỉnh đài của vách núi để công phu. Nhưng không tinh tiến không được bao lâu vẫn ngủ gật, và rớt xuống thung lũng như lần trước. Hòa thượng lúc này quên đi cái chết, khi sắp rớt xuống đáy rồi thì cảm giác được một bàn tay nâng đỡ, lại đưa hòa thượng trở về chỗ ngồi thiền. Hòa thượng kinh ngạc hỏi: “Ai cứu bần tăng vậy”. Không trung vọng lại: “Hộ pháp Vi Đà”. Hòa thượng: Ngài đã nói rằng hai mươi kiếp không hộ pháp cho bần tăng, sao lại cứu bần tăng vậy. Vi Đà: Một ý niệm sám hối của hòa thượng đã vượt khỏi được 20 kiếp rồi.. Lúc này hòa thượng Diệu Cao hoăt nhiên đại ngộ. Kinh Phật: “Nhất niệm vạn niên, vạn niên nhất niệm”. Một ý niệm sám hối có thể liễu đi cái nghiệp đã tích từ vạn năm. Một ý niệm xấu xa có thể đốt cháy cả một rừng công đức.

Page 98: Nhặt tuệ   tập 2

- - 98

Bán lược cho hòa thượng Một công ty nọ chuyên môn sản xuất lược với chất

lượng tốt. Vì muốn khai triển nghiệp vụ, cho nên đăng báo để tìm kiếm nhân tài Người đến ghi danh rất nhiều. Vị chủ quản công ty nói: “Xem ngựa không bằng đua ngựa”, muốn tuyển chọn những thành phần ưu tú chúng tôi có một phương pháp thực tiễn để qúy vị phát huy sở trường. Đó là đem luợc của công ty bán cho hòa-thượng. Những người ứng thi nghe xong, ai nấy đều chửi thầm trong lòng: Công ty không có lòng thành nhận người, đã biết rằng hòa-thượng không có tóc, mua lược để làm gì, đó không phải làm khó dễ người ta hay sao? Nhiều người đều bỏ đi, sau cùng chỉ còn lại ba người chịu tiếp nhận công việc thử thách này. Người phụ trách phỏng vân công ty nói: Lấy thời gian 10 ngày làm tiêu chuẩn, mười ngày sau người nào bán được nhiều thì sẽ được tuyển dụng. Mười ngày sau ba Ông Giáp, Ất và Bính đều trở về công ty báo cáo thành tích. Chủ thí hỏi ông Giáp: Ông bán được bao nhiêu cái lược và bán bằng cách nào. Giáp đáp rằng: Trên đường đến một chùa nọ giới thiệu sản phẩm công ty cho những sư trong chùa, chẳng những không ai mua mà còn bị mắng nhiếc là trêu chọc người xuất gia. Nản lòng đi xuống núi. Khi xuống núi gặp một chú tiểu đang làm việc giữa ánh nắng mặt trời, chú tiểu không đội nón mồ hôi nhễ nhại chảy từ đầu xuống mặt, tôi thấy chú tiểu đang gãi đầu, nên đưa ngay cây lược cho chú tiểu cho nên bán được một chiếc. Đến lược ông Ất: Tôi bán được 10 cây lược.

Page 99: Nhặt tuệ   tập 2

- - 99

Chủ thí: Bán như thế nào? Đến một chủa cổ trên núi, vì gió to, tóc của khách hành hương đều bị gió thổi lọan, nên mới nói với chủ trì rằng: Khách hành hương từ phương xa đến lễ Phật nếu tóc để tóc xối xả vào làm lễ thì đối với Phật không kính, nếu trước cổng Đại Hùng Bảo Điện để một vài cây lược thì rất tiện cho thí chủ. Sư chủ trì nghe nói có lý nên mua 10 cây lược . Đến lượt ông Bính: Chủ thí hỏi: Ông bán được bao nhiêu cây và bán như thế nào? Đáp: Bán được 1000 cây. Tôi đến một ngôi chùa trong khu dân cư tấp nập, người đến hành hương bố thí cũng rất nhiều. Tôi nói với vị sư chủ trì rằng: Những người tới chùa này đều thuộc hạng người làm ăn buôn bán, rất có lòng thành, khi làm lễ xong chùa phài tặng một thứ gì để cho khách mang về làm kỷ niệm, cũng xem như là lấy lộc của chùa. Thư pháp của hòa-thượng rất đẹp, Công ty chúng tôi có một lô hàng mới, hòa thượng có thể khắc ba chữ “Lược Tích Thiện” để tặng cho khách, có thể kích lệ mọi người hành thiện. Sư chủ trì nghe xong rất vui mừng, nên mua đến 1000 cây. Sau cuộc thi, dĩ diên là ông Bính được chấm đậu. Bán lược cho hòa thượng hình như là một việc rất khó khăn. Nhưng đường do người đi, phương pháp do người suy nghĩ. Ta thường dùng câu “đàn gãy tai trâu” để chỉ những người tai tuy có nghe nhưng không hội ý. Gần đây khoa học chứng minh: “Lượng sữa của những con bò cho nghe nhạc cổ điển nhiều hơn của bò không được nghe. Chứng tỏ bò cũng thích nhạc, nhưng phải là nhạc cổ điển.

Page 100: Nhặt tuệ   tập 2

- - 100

Thơ viết: “Tường tre không chắn nước trôi Núi cao chẳng ngại mây trời bay cao”

ooOoo

Ăn trộm dạy con Xưa có một tên đạo chích rất lành nghề. Một hôm,

con trai ngỏ ý muốn học nghề của cha. Tên ăn trộm liền dẫn con đi thực tập. Hai cha con đến một nhà giàu có, đánh bã cho lũ chó chết mê mệt xong, đạo chích đào ngạch, khoét vách dắt con chun vào nhà. Cả nhà ngủ say như chết. Tên trộm thấy một cái rương to còn trống bèn giở nắp rương bảo con: - Con chui vào đây, hốt hết đồ đạc bỏ vào bao cho cha. Thằng con y lời, đạo chích liền đóng nắp gài khoen lại ... rồi lẻn ra khỏi nhà, hô hoán lên ầm ĩ: - Ăn trộm! Ăn trộm! Chủ nhà bừng tỉnh, thấy nhà bị khoét vách, dáo dác tìm kiếm hồi lâu, không thấy động tịnh liền đi ngủ lại. Thằng con lão đạo chích nằm chết điếng trong rương, tái tê vì sợ và hận cha khôn tả. Hồi lâu hắn nghĩ ra một kế thoát thân, bèn lấy tay cào sột soạt vào thành rương và giả tiếng chuột kêu "chí ... chí ..." để đánh lừa chủ nhà. Nghe chuột kêu, chủ nhà vội thức giấc, đốt đèn mở rương đuổi chuột. Thằng bé liền nhỏm dậy, tắt đèn, xô té chủ nhà, tông cửa chạy một mạch. Chủ nhà lục tục kéo nhau, vừa chửi vừa đuổi theo. Thằng bé chạy đến đường cùng thì gặp một cái giếng, nó vội vàng ôm một cục đá to liệng xuống giếng và tri hô: - Thằng ăn trộm rớt xuống giếng rồi ... Làng xóm ơi! Mọi người đổ xô nhau kéo đến giếng để bắt trộm. Thằng bé chạy thẳng về nhà. Gặp cha, thằng bé oà lên khóc. Và không tiếc lời để oán

Page 101: Nhặt tuệ   tập 2

- - 101

trách cha. Lão đạo chích mĩm cười nói: - Khoan đã! Con hãy kể cho cha nghe con đã thoát thân bằng cách nào? Cậu con thuật lại từ đầu chí đuôi. Lão đạo chích vỗ tay cười ha hả: - Hay quá, con tôi đã thành nghề rồi!

ooOoo

Cây Ðèn Ðã Tắt

Xưa, có một chú bé bị mù cả hai mắt. Mỗi khi đi đâu chú đều phải cầm gậy dò đường. Ngày và đêm chú đều sống trong bóng tối như nhau. Một hôm chú bé đến thăm bạn. Lúc ra về trời đã tối. Người bạn đốt một chiếc đèn lồng trao cho chú, chú bé cười nói:Tối hay sáng đối với tôi đều như nhau, anh trao đèn cho tôi làm gì? Ðành rằng anh không cần đèn nhưng người khác phải nhờ cây đèn này mới không đâm bổ vào anh chứ. Chú bé mù cầm cây đèn ra về, đi được một quãng chú bị người khác đụng phải, chú bé tức giận quát: Bộ đui sao mà không thấy cây đèn của người ta? Người kia cười to: Ðèn của anh tắt rồi anh đui ơi! Sư phụ dẫn nhập môn, tu hành tại cá nhân. Sống chết là việc trọng đại, tự mình phải cứu mình.

Page 102: Nhặt tuệ   tập 2

- - 102

Cách Xử Thế Của Người Xưa Xưa, có một chú học trò được dịp lên phố chơi. Nhằm ngày chợ phiên một cuộc mất cắp xảy ra tại quán trọ. Chú học trò liền bị quan huyện bắt nhốt vì người ta nghi ngờ chú là thủ phạm. Sau khi trải qua những thủ tục tra hỏi phiền phức, quan huyện tìm ra thủ phạm chính, chú học trò được trắng án ra về. Khi về làng gặp lại vị thầy dạy học, chú nhỏ tức tưởi kể lại tự sự, bộc lộ nỗi hàm oan của mình. Ông thầy im lặng nghe xong câu chuyện, nghiêm nghị ra lệnh đánh đệ tử 10 roi phạt. Ðương sự rất ngạc nhiên nhưng không dám cãi lời thầy, riu ríu leo lên bộ phản nằm chờ trận đòn mà lòng hoang mang vô kể. Các bạn chú thấy thế ngạc nhiên thưa: Thưa thầy, trò này vô tội sao lại bị đòn? Ông thầy từ tốn giải thích: - Ðành rằng nó vô tội. Nhưng tại sao giữa phố chợ đông đảo, chỉ có mình nó bị tình nghi là kẻ cắp? Ta đánh đây là phạt cái tội nó đã có bộ vó của thằng ăn cắp để cho người ta nghi ngờ. Nếu nó không chỉnh đốn tư cách lại ta e rằng nó sẽ bị hàm oan nhiều lần nữa! Luận ngữ: Quân tử bất trong tắc bất uy. Không trang trọng lấy mình thì không chững trạc, đi đứng nằm ngồi đều có đạo.

Page 103: Nhặt tuệ   tập 2

- - 103

Ông ấy cần tôi Cô y tá nọ hướng dẫn một chàng thanh niên với vẻ

mặt hốt hoảng âu sầu tới bên giường bệnh của ông già . Cô nói : ”Ông ơi! Con trai ông đã tới đây này!” Cô phải nhắc lại nhiều bận thì ông già bệnh nhân mới mở mắt ra nhìn. ông bị ảnh hưởng thuốc mê và cơn đau nên chỉ nhìn thấy lờ mờ người thanh niên đứng bên bình dưỡng khí ở đầu giường. ông giơ tay quờ quạng nắm lấy bàn tay người thanh niên, xiết chặt, không rời tay ra như cần một sự an ủi. Cô y tá lăng săng mang một chiếc ghế lại gần giường bệnh cho người thanh niên ngồi. Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn. Người bệnh già thì chẳng nói đuợc câu gì, chỉ biết nắm chặt lấy bàn tay người thanh niên. Sáng ngày ra, người bệnh nhân thở hắt ra và chết. Người thanh niên bùi ngùi đặt cái bàn tay bất động nọ xuống bên giường, và đi báo tin cho cô y tá. Trong khi cô ý tá làm thủ tục giấy tờ, người thanh niên tần ngần đứng bên cạnh. Khi cô làm xong thủ tục, cô ngỏ lời chia buồn với chàng thanh niên , thì chàng này hỏi cô rằng : - Ông ấy là ai vậy? tên là gì? Cô y tá ngạc nhiên: - Ủa, tôi tưởng ông ta là cha anh chứ? Chàng thanh niên trả lời: - Không, ông ta không phải là cha tôi, tôi chưa hề gặp ông ta bao giờ, tôi vào thăm người bạn có lẽ cùng họ, nên cô dẫn nhầm tôi tới đây. Cô y tá kêu lên: - Ổ, thế sao anh không cho tôi biết khi tôi dẫn anh tới đây! Chàng thanh niên nọ chậm rãi: - Khi tôi được biết ông ta bệnh nặng khó qua khỏi, mà ông ta lại đang mong mỏi sự có mặt người con trai chưa tới được. ông ta đã yếu

Page 104: Nhặt tuệ   tập 2

- - 104

quá cũng không nhận ra được ai cả, tôi cảm thấy ông ta rất cần tôi, nên tôi ở lại cũng có sao đâu! Thật là một tấm lòng quảng đại, là hóa thân của Bồ-Tát.

Phiếm diện và Toàn diện

Một ông cha có bốn người con trai, những chàng trai sống rất hăm hở, nhưng vội vã. Một năm, khi thấy cả bốn người con trai của mình đều đã đến tuổi trưởng thành, ông giao cho họ nhiệm vụ duy nhất: Lần lượt từng người sẽ đi tìm và quan sát 1 cây lê trong 1 khu rừng cách nhà rất xa. Người con cả được cử đi vào mùa đông, cậu thứ hai vào mùa xuân, cậu thứ ba vào mùa hè và cậu thứ tư vào mùa thu. Khi cả bốn người đều đã đi và trở về, người cha gọi họ tập hợp lại và kể lại những gì họ đã thấy. Người con cả nói cây lê đó rất xấu xí, gầy gò và cong queo. Cậu con thứ hai nói: "Không phải, cây lê rất đẹp,có rất nhiều chồi xanh và trông đầy hứa hẹn, hẳn sẽ sớm ra nhiều quả". Nhưng người con thứ ba không đồng ý, anh nói: "Không phải, cây lê đó có rất nhiều hoa nở rộ, mùi thơm ngọt và trông đẹp lắm! Đó là cái cây đẹp nhất mà con từng thấy!". Còn người con út thì không đồng ý với cả ba người anh. Anh nói: "Cây lê có rất nhiều quả, chúng đã chín rồi, trông đầy sức sống và rất ngon". Lúc này, người cha mới giải thích cho các con nghe rằng tất cả bọn họ đều nói đúng, nhưng không ai nói đủ, vì mỗi người mới chỉ nhìn thấy đúng một mùa trong đời

Page 105: Nhặt tuệ   tập 2

- - 105

sống của cây lê. Ông cũng nói rằng không ai có thể đánh giá một cái cây, hay một con người, chỉ bằng một mùa, một tình huống. Bản chất của con người cũng như niềm vui, nỗi buồn, sự thương yêu... trong cuộc sống của người đó chỉ có thể được đánh giá sau một thời gian rất dài - khi ta đã nhìn thấy tất cả các "mùa". Một khi thấy những khó khăn của mùa Đông thì ta nản chí, chắc chắn ta sẽ bỏ lỡ những hứa hẹn của mùa Xuân, sự rực rỡ của mùa Hè và vẻ đẹp của mùa Thu. Tựa như câu truyện “Người mù rờ voi”.

ooOoo

Tác dụng của Tính

Tổ Đạt Ma có một bạn học Phật Đại Thắng Đa, cùng theo Phật Đà Bạt Đà tôn giả học tiểu thừa Thiền Quan. Khi Tổ gặp Bát Nhã Ba La Tôn Giả (Vị tổ thứ 28) mới chuyển qua học đại thừa. Khi Tổ đắc pháp, ngài quay lại độ Phật Đại Thắng Đa. Tổ có người cháu là Dị Kiến Vương (gọi Tổ là chú), không tin Phật pháp, Tổ muốn cứu người cháu, biết được lãnh tu Vô Tướng Tông tôn giả Ba La Đề là học trò của Phật Đại Thắng Đa có duyên với Dị Kiến Vương nên nhờ tôn giả Ba La Đề thuyết pháp cho Dị Kiến Vương.

Vua Dị Kiến hỏi: Thế nào là Phật Ba La Đề: Kiến tính là Phật. Vua Dị Kiến: Sư kiến tính chăng? Ba La Đề: Ta kiến Phật tánh. Vua Dị Kiến: Tính ở đâu vậy? Ba La Đề: Ở nơi tác dụng.

Page 106: Nhặt tuệ   tập 2

- - 106

Vua Dị Kiến: Tác dụng như thế nào sao ta chẳng thấy? Ba La Đề: Nay đang tác dụng, vua không thấy thôi. Vua Dị Kiến: Ta có chăng? Ba La Đề: Nếu vua có tác dụng thì không đâu là không có. Nếu vua không tác dụng thì thể cũng khó hiện. Vua Dị Kiến:Nếu tác dụng xuất hiện ở đâu? Ba La Đề: Xuất hiện thì có tám. Vua Dị Kiến: Có thể vì ta nói chăng? Ba La Đề: Trong thai là thân, Xử thế là người, nơi mắt thì thấy, ở tai thì nghe, nơi mũi thì ngửi, ở miệng nói ăn, ở tay chắp vật, nơi chân chạy nhảy Buông thì soi khăp hằng sa, thu nhiếp chỉ một vi trần, Biết thì cho là Phật tính không biết gọi là linh hồn

ooOoo

Thánh đức của Châu Công

Đức Khổng-Tử nói: “Châu-Công dày thánh đức, thân quý mà khiêm tốn, giàu có mà kiệm ước, hơn kẻ địch mà lại răn đe mình ”. “ Một người tuy có tài và nghệ như Châu-Công, nếu có tính kiêu căng, biển lận thì tài nghề đó cũng không đủ để người kính trọng. Vua Thành-Vương nhà Châu nghĩ đến công lao của Châu-Công, nên đem đất Lỗ phong cho con của Châu-Công là Bá-Cầm. Khi Bá-Cầm đi, Châu-Công răn dạy rằng:“ Khi con đến nơi, chớ nên dùng kiêu sỉ của nước Lỗ. Ta là con của Văn-Vương, là em của Võ-Vương, là chú của Thành Vương, là người trợ giúp Thiên-tử, với thiên hạ ta là người quan trọng, nhưng ta luôn luôn dè dặt cẩn thận. Một lần gội đầu phải ba lần chải tóc , ăn một bữa cơm phải nhổ ra ban mà còn sợ mất đi kẻ sĩ

Page 107: Nhặt tuệ   tập 2

- - 107

trong thiên hạ. Ta nghe người xưa dạy: “Người có đức hạnh lớn, giữ được lòng cung kính mới là vinh. Có đất đai rộng lớn, giữ được kiệm ước mới là yên. Tước lộc cao mà giữ được như là hèn thấp mới là quý. Người đông binh mạnh phải dè dặt lo sợ mới thắng được giặc.Thông minh trí xảo ăn ở như người ngu mới là khéo. Văn minh tột bực mà giữ được như kẻ tầm thường mới là trí”. Châu-Công dạy con thật là cặn kẽ và sâu xa, lấy sự kiêu căng và bủn xỉn để răn mình.

ooOoo

Nghệ thuật lãnh đạo

Hán Cao-Tổ Lưu Bang nói: Vận trù quốc sách, ngồi trong trướng mà tính chuyện thắng giặc ngoài ngàn dặm, ta không bằng Trưởng Tử-Phòng. Trấn giữ đất nước, vỗ yên bá tánh, cung cấp lương thực đầy đủ, ta không bằng Tiêu-Hà. Vận dụng cả trăm vạn quận, chiến thì hơn, công thì thắng, ta không bằng Hàn-Tín. Ba người này đều là hào-kiệt, ta biết dùng người nên lấy được thiên-hạ. Hàng-Võ có một Phạm-Tăng mà không biết dùng nên thua ta.

Một lần, Tử Hạ hỏi về các học trò của Khổng Tử: - Nhan Hồi là người như thế nào? Khổng Tử đáp: - Cái nhân của Nhan Hồi hơn ta. Tử Hạ tiếp tục hỏi đến các đệ tử khác: - Tử Cống là người thế nào? - Biện bác thì Tứ hơn hẳn ta. - Tử Lộ là người thế nào?

Page 108: Nhặt tuệ   tập 2

- - 108

- Cái Dũng của Do hơn ta. - Tử Trương là người thế nào? - Nghiêm nghị của Sư hơn ta. Tử Hạ nghe vậy liền hỏi: - Bốn người ấy đều có cái hơn thầy, tại sao còn phải đến học với thầy? Khổng Tử đáp:- Con hãy nghe ta nói cho rõ: Hồi biết nhân mà không biết có lúc phải bất nhân; Tứ biện bác giỏi mà không biết có lúc phải ấp úng; Do có dũng nhưng không biết có lúc phải nhút nhát; Sư nghiêm nghị mà không biết đến có lúc phải ung dung hòa đồng với mọi người. Nhưng điều đó ta lại làm được. Vì thế bốn người đều phải học với ta, gọi ta bằng thầy vậy.

Có một lần, Đường Thái Tông giá lâm điện Thúy Vi và hỏi quan hầu: “Từ xưa tới nay mặc dù các bậc Đế vương có thể bình định Trung-nguyên, nhưng không thể khiến các dân tộc như Nhung, Địch thần phục. Tài năng của Trẫm không so được với các đế vương thời cổ đại, nhưng thành tựu lại hơn họ. Trẫm không nói nguyên nhân trong đó, xin các khanh cứ trực ngôn mà nói thử xem?” Quần thần đều nói: “Bệ hạ công đức như Trời đất, khó có thể một lời nói rõ được“. Đường Thái Tông nói: “Không phải như vậy. Trẫm sở dĩ có thể đạt được thành tựu như thế, chỉ bởi năm nguyên nhân. Từ xưa tới nay bậc Đế vương phần lớn tật đố những ai giỏi hơn họ, còn Trẫm nhìn thấy ưu điểm của mọi người như nhìn thấy ưu điểm của chính mình. Năng lực và hành vi của người ta không được thập toàn thập mỹ, Trẫm đối đãi với người thường thường bỏ qua khuyết điểm, sử dụng ưu điểm của họ. Bậc Quân chủ

Page 109: Nhặt tuệ   tập 2

- - 109

nhìn thấy hiền tài thì thường giữ khư khư, đối với người không có năng lực thì đẩy họ xuống vực thẳm, nhưng Trẫm đối với hiền tài thì tôn kính, thấy kẻ vô năng thì thương xót, như thế đối với hiền tài và vô năng đều được tốt đẹp. Bậc Quân chủ phần lớn đều không ưa chuộng người chính trực trực ngôn, thường âm thầm hãm hại hoặc là công khai trừng phạt họ, không có triều đại nào mà không như thế. Trẫm từ khi tại vị tới nay, đối với kẻ sỹ chính trực mãn triều đều tiếp nhận, không có người nào bị trách phạt quá đáng. Từ xưa đến nay, bậc Đế vương đều xem Trung-nguyên là quý, coi khinh người các dân tộc khác, chỉ có Trẫm thì đều xem trọng như nhau, cho nên bọn họ đều xem Trẫm như phụ mẫu của họ. Đó là năm nguyên nhân vì sao ta có thể thành tựu được như ngày hôm nay”.

( “Tư trị thông giám” quyển thứ 198)

ooOoo

Thận trọng lời nói Đức Khổng-Tử đến Thái-miếu của nhà Châu, thấy dưới bệ có một tượng đồng hình người bị ba vòng giấy buộc vào miệng và trên lưng khắc lên những chữ: “Đây là một người nói chuyện cẩn thận nhất thời cổ. Phải cẩn thận, cần phải cẩn thận! Không nên nói nhiều, nói nhiều thì sai nhiều và lỗi từ đó mà ra”. Khổng Tử lấy mấy lời này răn học trò: Tượng đồng này răn chúng ta ngày thường phải cẩn thận với lời nói của mình, không nên nhiều lời thì tránh được những tai họa xuất phát từ miệng lưỡi.

Khi được thời thì phải cẩn thận giữ miệng, như thế

Page 110: Nhặt tuệ   tập 2

- - 110

mới khỏi ân hận về sau. Chớ cho rằng chẳng có gì đang ngại, họa sẽ sinh từ chỗ đó. Chớ cho rằng đó là vô hại, họa ngày càng lớn. Chớ cho rằng không người nghe, trên đầu có Thần-minh soi xét. Lời nói như lửa cháy phừng phực không tắt, như nước chảy không ngừng mà thành sông. Do đó phải cẩn thận, vì đó là căn nguyên của phúc đức.' Nếu nói là không sao thì đó là cánh cửa của tại hoa. Kẻ háo dũng thường hay chết bất đắc ký tử, kẻ háo thắng tất gặp cường địch. Người quân-tử biết rằng không thể ở trên người, nên thường hay nhũn mình dưới người, biết rằng không thể đứng trước người, nên ở sau. Giữ đức tính ôn-hòa, cùng-kính, thận-trọng, để người mến mộ. Nước biển rộng lớn là vì ở cho thấp, nên nước của trăm sống đổ vào. Đạo Trời không riêng tư, người tự thấp mình sẽ được lòng Trời.

ooOoo

Ba vị tiến sĩ luận về quỷ thần Một nước nọ muốn dùng phương pháp khoa học để

tuyên truyền là không có quỷ thần, vì muốn lấy lòng tin cuả quần chúng để ủng hộ luận điểm này, Viện khoa học tổ chức một buổi diễn thuyết tại quảng trường, và mời ba vị tiến sĩ đến phụ trách chủ giảng.

Vị thứ nhất là tiến sĩ Thiên văn học, khi ông bước lên bục giảng, sau khi dùng rất nhiều lí do để giải thích không có thần thánh, bèn lớn tiếng nói: “Tôi dùng kính viễn vọng quan sát vũ trụ đã hơn hai mươi năm, chưa từng nhìn thấy qủy thần, cho nên khẳng định rằng là không có thần thánh”. Vừa nói xong ông nhận được một tràng pháo tay của mọi người.

Vị thứ hai là tiến sĩ y khoa. Trước tiên ông dùng

Page 111: Nhặt tuệ   tập 2

- - 111

nhiều lý thuyết để chứng minh loài người tuyệt đối không có linh hồn, sau cùng ông dẫn chứng những kết qủa bằng y học: “Tôi đã giải phẫu trên cả trăm xác người, quan sát kĩ lưỡng các bộ phận, không hề phát hiện ở chỗ nào có linh hồn cả. Ở trong tim chăng? Ở trong não chăng? Hay là ở trong máu? Tôi đều đã có giải phẫu hóa nghiệm qua, hơn chục năm nay chưa hề nhìn thấy, cho nên khẳng định là không có linh hồn”. Lại một lần nữa những tràng pháo tay của quần chúng vang lên.

Vị thứ ba là một nữ tiến sĩ từ từ bước lên bục giảng, cô là một nhà luân lí học, cô nói: “Người đã chết cũng như ngọn đèn đã tắt, đã chết thì hết, tuyệt đối không có Thiên Đường và Địa Ngục, tuyệt đối không có chuyện thẩm phán vĩnh sinh, tôi đã đọc nhiều tác phẩm nổi tiếng của trong và ngoài nước của nhiều thời đại, đều không hề ghi chép về việc này”.

Sau khi ba vị tiến sĩ nói xong, chủ tịch tuyên bố với mọi người: “Bất cứ người nào, nếu có chỗ nào không đồng ý về ly do mà ba vị tiến sĩ đã đưa ra, hoặc là có lời biện chứng khác, đều có thể đưa ra để cùng thảo luận. Chờ một hồi lâu không ai đưa ra phản bác, ngay lúc muốn tuyên bố cuộc họp đã kết thúc trong thắng lợi, thì có một bà lão nhà quê bước lên bục giảng, nói với chủ tịch rằng: “Tôi có thể hỏi không?”, chủ tịch nói “rất hoan nghênh”. Bà lão hướng về vị tiến sĩ thứ nhất nói: “Ông dùng kính viễn vọng nhìn được 20 năm rồi, vậy ông có nhìn thấy gió không? Hình dạng của nó thế nào?” Tiến sĩ đáp: “Dùng kính viễn vọng thì sao mà thấy gió được?” Bà lão lại nói: “Trên thế gian này có gió không? Kính viễn vọng của ông không nhìn thấy gió thì không thể nói

Page 112: Nhặt tuệ   tập 2

- - 112

là trên thế gian này không có gió chứ! Chẳng lẽ ông lại có thể dùng kính viễn vọng để nhìn thấy quỷ thần hay sao?” Tiến sĩ Vật lý học đã bị những câu hỏi của bà lão làm cho cứng họng. Bà lão lại quay sang phía vị tiến sĩ Y khoa nói: “Ông có yêu vợ ông không?” Tiến sĩ trả lời: “Yêu chứ”. Bà lão nói tiếp: “Vậy xin ông cho tôi mượn cây dao phẫu thuật của ông, để tôi mổ bụng ông ra xem, coi thử tình yêu mà ông dành cho vợ ông nằm ở bộ phận nào? Ở trong gan hay là ở trong ruột đây?” Nói xong mọi người cười ầm lên, và không còn tin lời của ba vị tiến sĩ nữa. Kinh Dịch: Hình nhi hạ goị là khí (器) là vật chất. Hình nhi thượng gọi là đạo (vô hình). Quỷ thần cũng như không khí, gió .. tin hay không tin,vẫn tồn tại.

ooOoo

Chưa thành Phật sớm kết duyên

Thần Tăng Truyện chép rằng: Có một vị Tăng làu thông kinh luận, nhưng đến đâu cũng không được đãi ngộ, thường buồn rầu than thở. Một sư già thấy thế nói rằng: "Ông học Phật pháp, há chẳng nghe nói khi chưa thành Phật, trước phải kết duyên với mọi người. Tuy ông thông biểu Phật pháp, nhưng vì sao vô duyên với chúng sanh?"

Vị Tăng kia nói rằng: "Chẳng lẽ ta ở nơi đây suốt đời ư?" Sư già nói: "Ta sẽ thay ông làm việc ấy". Lại hỏi rằng: "Ông còn cất giữ vật gì chăng?" Ðáp: "Chỉ một chiếc y, chứ không còn gì khác". Sư già nói: "Chừng ấy cũng đủ rồi". Sư già liền bán chiếc y của vị

Page 113: Nhặt tuệ   tập 2

- - 113

tăng để mua thực phẩm, xong dẫn vị tăng vào một khu rừng sâu, nơi có nhiều cầm thú côn trùng sinh sống, đặt thực phẩm trên đất, bảo vị Tăng kia phát nguyện. Sau đó dặn rằng: "Hai mươi năm sau ông mới nên khai pháp". Vị Tăng làm đúng theo như lời dặn, sau hai mươi năm mới khai pháp. Tư đó mỗi khi vị Tăng thuyết pháp, đều có một lớp người trẻ đến dự. Những người đến thọ giáo kiếp trước đều là các loài thú, loài chim vì nhận thực phẩm cúng dường và lời cầu nguyện của vị tăng, nay đã thóat thai cầm thú chuyển sang kiếp người đến nghe kinh.

ooOoo

Hiên Viên Hòang Đế bái Quảng Thành Tử Hiên Viên Hòang Đế là một vị vua kế vua Thần

Nông, sau khi dẹp được lọan Si Vưu,bá tánh được sống trong cảnh thanh bình an lạc, ngài bèn nghĩ đến con đường bái sư học đạo để thóat kiếp luân hồi,nên sai người niêm yết thị nơi cửa thành.Phàm có người giới thiệu minh sư để học đạo chứng quả thì được ngàn vàng và phong chức vạn-hộ-hầu.Yết thị công bố gần một tháng mà vẫn không người dẫn tiến.

Nói về Quảng Thành Tử là người tu hành chứng đạo ở chùa Tiểu Lâm, núi Không Động. Một hôm chú của Quảng Thành Tử đi ngang qua thành, thấy nhiều người tụ tập tại cửa ngọ môn để xem yết thị. Khi đến gần mới hay là đương kim Hòang Đế muốn tìm người học đạo, nên xé tấm yết thị và được quan giữ cửa dẫn đi gặp Hòang Đế. Hòang Đế hỏi: -Khanh tìm được Minh Sư cho trẩm rồi chăng?

Page 114: Nhặt tuệ   tập 2

- - 114

Chú của Quảng Thành Tử đáp: -Muôn tâu bệ hạ, thảo dân có một đứa cháu tu hành ở núi Không Động, người đời đều nói rằng nó có đạo nên thảo dân mới dám mạo muội tiến cử cho bệ hạ, cúi xin bệ hạ xá tội. Hòang Đế hỏi: - Trẩm đã từng học đạo với nhiều thầy, người nào cũng tự cho mình là Minh Sư, nhưng không một ai rõ được tâm pháp của Tiên Phật, nếu người mà khanh tiến cử cho trẩm giúp cho trẩm học đạo ba ngày mà chứng đạo thì trẩm sẽ thưởng cho khanh nghìn lạng vàng và phong chức vạn hộ hầu, trái lại thì trẩm sẽ trị tội cả hai về tội khi quân. Người chú của Quảng Thành Tử nghe xong lời của Hòang Đế tay chân rụng rời, nghĩ thầm: Người ta tu hành phải trải qua nhiều năm mới mong đắc đạo được, nay Hòang Đế nói là phải ba ngày, phen này chắc phải chết mất, ta tuổi già chết rồi cũng chẳng sao,lại làm lụy cho người cháu đó mới là tội.Ta phải báo cho Quảng Thành Tử hay để nó chạy trốn để khỏi chết chém. Nghĩ xong bèn tâu với Hòang Đế rằng: - Muôn tâu bệ hạ, cháu của thảo dân có nhiều đệ tử, đạo hạnh của người nào cũng cao siêu, thảo dân tin rằng Quảng Thành Tử thế nào cũng giúp được bệ hạ. Tâu xong bèn tạ ơn và từ giã Hòang Đế mà đến chùa Tiểu Lâm tìm Quảng Thành Tử. Thấy vẻ mặt hốt hỏang của người chú, Quảng Thành Tử hỏi: - Chú có chuyện gì mà hốt hỏang thế? Người chú đáp: - Họa đến nơi rồi cháu ơi. Nói xong bèn đem chuyện Hòang Đế muốn tìm thầy học đạo nhưng ba ngày phải chứng đạo còn không thì mang tội khi quân bị chết chém. Quảng Thành Tử nói: - Không sao đâu, khi Hòang Đế lại cháu sẽ có cách, xin thúc phụ đừng lo.

Page 115: Nhặt tuệ   tập 2

- - 115

Ngày thứ hai, Hòang Đế sai Quyển Lâm tướng quân đến Tiểu Lâm tự mời Quảng Thành Tử vào thành. Trên đường đi đến chùa, Quyển Lâm tướng quân bị cây gãy chắn ngang lối đi mà không thể vào chùa, bèn trở về báo cáo cùng Hòang Đế. Hòang Đế nghĩ thầm: Có lẻ ta không đủ lòng thành nên Quảng Thành Tử mới khảo ta. Ngày mai ta phải trai giới thân hành đến chùa bái sư mới được. Nghĩ xong bèn dẫn Quyển Lâm tướng quân chọn 100 người tùy tùng trai giới chuẩn bị lên đường. Trên đường vào chùa, Hòang Đế và đòan người tùy tùng đều bị người kết cỏ chắn ngang lối đi. Quyển Lâm tướng quân thấy vậy nổi giận đùng đùng mà bạch cùng Hòang Đế:- Bọn ăn không ngồi rồi trong chùa dám khi bệ hạ, hôm qua thần tới đây thì bị người đốn cây chặn đường, hôm nay bệ hạ thân hành đến thì bị người kết cỏ chắn lối, quả là bọn to gan lớn mật, để hạ thần vào chùa bắt họ ra xử tội cho bệ hạ. Hòang Đế đáp:- Khanh chớ nên làm vậy, có lẽ lòng thành của trẩm chưa đủ, để trẩm xuống ngựa dọn đường, các khanh hãy đi theo trẩm. Hòang Đế nói xong, đích thân xuống ngựa dọn đường bộ hành đến chùa. Vào đến chùa, Hòang Đế gặp một tiểu đồng lấy roi quất cây đào. Hòang đế hỏi Tiểu đồng:- Thầy vì cớ gì mà đánh cây đào vậy? Tiểu đồng đáp: - Cây này trồng đã ba tháng nay nhưng vẫn chưa trổ bông kết trái, ta phải lấy roi đánh để nó mau có quả. Hòang Đế: - Đào trồng ba năm còn chưa có quả được, huống chi mới có ba tháng, Thầy đánh như thế nào có ích gì, chỉ làm tổn thương đến cây mà thôi.

Page 116: Nhặt tuệ   tập 2

- - 116

Tiểu đồng: - Người có lòng thành học đạo mười năm chưa chắc đã ngộ chứng được, nay thánh thượng muốn ba ngày chứng đạo thì cũng như bần đạo mong cây đào ba tháng mà kết trái vậy. Hòang Đế nghe chú tiểu nói đúng tâm trạng của mình mới hạ lễ đáp rằng: - Quả nhân có mắt mà không biết Thái Sơn, mong thầy thứ lỗi thu nhận quả nhân làm đệ tử. Tiểu đồng thấy Hòang Đế chuẩn bị hạ mình làm lễ, bèn quỳ xuống lạy rằng: - Tiểu đạo không phải là người mà Thánh Thượng muốn gặp, Ân-Sư Quảng Thành Tử đang ở chánh điện đợi Thánh Thượng. Nói xong bèn dẫn Hòang Đế đi gặp Quảng Thành Tử. Hiên Viên Hoàng Đế liền cung kính quỳ xuống. Quảng Thành Tử: - Ở dưới đang quỳ là ai? Hoàng Đế đáp: -Đệ tử Hiên Viên xin tham bái ân sư.” Quảng Thành Tử rằng: -Từng nghe Thánh Thượng bái 72 vị Sư, Sư nào có Đạo? Hoàng Đế rằng: - Sư nào cũng có Đạo, nhưng tiếc rằng đệ tử bạc duyên, không thể nào học được. Xin hỏi ân sư làm thế nào thoát khỏi sinh tử? Quảng Thành Tử: - Nhân ly sắc bất lão, mộc ly hỏa bất khôi. Thánh Thượng hãy rời bỏ sắc dục, tịnh tâm tinh tiến tu hành sau này tất sẽ thành Đạo. Hoàng Đế sau khi được chỉ điểm, hoàn toàn giác ngộ về sau đắc Đạo.

Page 117: Nhặt tuệ   tập 2

- - 117

Doãn Hỷ bái sư Doãn Hỷ là một viên quan lớn hiền tài thời Tây Chu.

Từ nhỏ đã thích đọc sách cổ, tinh thông lịch pháp, giỏi thiên văn, biết nhìn vào quá khứ để đoán nhận tương lai. Một ngày, ông ngẩng đầu xem thiên tượng, thấy ở trời Đông mây tía thành quầng, biết rằng Thánh nhân đang đi về phía Tây, thế là xin được nhận chức quan Lệnh ở Hàm Cốc. Ông dặn dò các quan binh giữ cửa thành rằng: “Trong vòng mấy ngày nữa sẽ có một vị đại Thánh nhân đi qua cửa này, nếu như gặp người nào có tướng mạo phi phàm thoát tục thì cần phải lập tức bẩm báo cho ta”. Đồng thời phái người vẩy nước quét dọn con đường, thắp hương hai bên đường để nghênh đón Thánh nhân. Vài ngày sau, Doãn Hỷ được báo tin có một ông lão dáng như Tiên Đạo, ngồi trên chiếc xe do một con trâu xanh kéo, muốn ra khỏi cửa quan. Ông liền chạy tới đón tiếp, cách xe trâu kéo mấy trượng đã quỳ lạy nói: “Quan lệnh Doãn Hỷ xin khấu kiến Thánh nhân!”. Ông lão nói: “Tôi chỉ là một người tầm thường, ông thi lễ quá như thế, không biết có điều gì muốn dạy bảo?”. Doãn Hỷ nói: “Đệ tử sớm từ lâu đã xem biết thiên tượng, ở đây đợi đã nhiều ngày, chân thành mong được Thánh nhân chỉ giáo cho”. Ông lão nói: “Làm sao ông biết được?”. Doãn Hỷ nói: “Đệ tử biết thiên văn, hiểu biết sơ sài về Dịch lý. Mùa Đông năm ngoái, sao Thiên Thánh vượt qua sao Mão. Đầu tháng nay, gió nhẹ thổi tới, thấy có mây tía từ phía Đông kéo đến, biết có Thánh nhân đang đi về Tây. Mây tía dăng dăng, dài đến 3 vạn dặm, biết vị đại Thánh chí tôn sắp xuất hiện tuyệt nhiên không phải là một vị Thần thông thường. Mây tía ấy được tinh tượng có hình

Page 118: Nhặt tuệ   tập 2

- - 118

con trâu xanh dẫn dắt, nên Thánh nhân chắc chắn là cưỡi xe trâu mà tới. Hôm nay gặp Thánh nhân dung mạo phi phàm, những mong được chỉ bảo về Đạo lý tu hành. Doãn Hỷ vô cùng biết ơn”. Ông lão thấy Doãn Hỷ có tâm cầu Đạo chí thành, tâm tính nhân từ, bèn cười đáp: “Ông đã biết lão phu, lão phu cũng biết ông, ông cũng là cần phải được đắc độ”. Doãn Hỷ vô cùng vui mừng, khấu đầu hỏi: “Xin được hỏi tên họ của đại Thánh nhân?”. Ông lão nói: “Ta tên họ mịt mù, không thể nói rõ hết được, nay mang họ Lý, tự là Bá Dương, thường gọi là Lão Tử”. Doãn Hỷ nghe nói là Lão Tử, liền dâng hương khấu đầu, cung kính bái lạy ông làm Thầy. Lão Tử lấy những quan niệm của mình về Đạo đức, về vũ trụ, nhân sinh và xã hội viết lại thành bộ sách 5000 chữ, là “Đạo đức kinh” truyền thụ cho Doãn Hỷ. Doãn Hỷ dựa theo những lời dạy bảo của Lão Tử kiên định tu hành, hoằng dương học thuyết Đạo gia để quản lý việc nước, cứu nhân độ thế. Sau này ông tu thành Đại Đạo, được gọi là Doãn Chân Nhân.

Page 119: Nhặt tuệ   tập 2

- - 119

A Dục Vương Lúc Ðức Phật còn tại thế, Ngài đã đem Chánh pháp phó chúc cho các vị quốc vương và đại thần, để sự truyền bá Phật pháp mau phổ biến. Từ ngày Ðức Phật diệt độ, nếu quan sát trong lịch sử Phật giáo, thì thấy có hai vị quốc vương thật hết lòng lo hộ trì Phật pháp. Tại xứ Ấn Ðộ, thì có vua A Dục. Ở Trung Hoa thì có đến mười ông vua có nhiệt tâm với đạo, nhưng chỉ có Lương Võ Ðế hết lòng vì đạo hơn cả. A Dục Vương là dòng dõi của A Xà Thế vương, thân phụ của Ngài tên là Tần Ðầu Sa, thân mẫu thuộc phái Bà La Môn. Khi Ngài còn nhỏ thì thân thể rất thô kịch xấu xa, nên vua cha chẳng thương yêu. Ðến lúc Ngài thành nhân, thì oai võng hơn người và võ nghệ xuất chúng. Sau nhân có việc nội loạn tại thành Hưu Thị La, vua cha mới sai Ngài đi chinh phục. Khi đâu đó được bình yên, vua cha thấy Ngài có công lao nên phong làm Thái tử. Cách ít lâu, vua Tần Ðầu Sa thăng hà, thì Ngài kế vị, song tánh rất bạo tàn vô đạo, đến nổi giết hết mất trăm người tôi đại thần và kẻ thân thuộc. Mùa xuân năm ấy... trăm hoa đua nở, cảnh vật vui tươi, Ngài mới dẫn bọn cung nữ đi dạo khắp vườn hoa mà thưởng ngoạn. Khi ra ngắm cảnh vườn xuân, bọn cung nữ chỉ lo chơi giỡn và trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, chớ chẳng quây quần bên Ngài như lúc ở tại nội điện. Vua nổi giận, truyền bắt giết tất cả, rồi tức thì trở về cung, chứ không đi thưởng ngoạn nữa. Lúc ấy, toàn dân trong nước đều ta thán cho Ngài là một ông vua đại gian ác. Ðã vậy mà Ngài còn lập ra một chỗ gọi là: "Ðịa ngục ở trần gian", đặt tên là vườn "Ái lạc" ngoài thì sắp đặt cực

Page 120: Nhặt tuệ   tập 2

- - 120

kỳ tốt đẹp, nào là ao sen non bộ, cỏ quý hoa thơm, cũng như công viên, để cho nhân dân mặc tình đến đó mà thưởng thức giải trí... Nhưng trong, thì có non đao rừng kiếm, lò lửa vạc dầu, và đủ các món khí cụ để hành hình người một cách ghê gớm. Hễ người nào vào trong vườn Ái lạc đó, thì ngục tốt bắt giam, rồi cứ hành hình. Còn những thế nữ ở trong cung mà cãi cọ xung đột với nhau, thì bắt đem vào cho chủ ngục phân xử. Thiệt là một cái thảm trạng thống khổ của nhân gian không kể xiết. Khi ấy có một vị Tỳ kheo, nhân đi khất thực nơi thành Hoa Thị, vì chẳng thông thuộc đường xá nên lạc vào vườn "Ái lạc", nhìn thấy cảnh tượng bên ngoài thì tốt đẹp lạ lùng, còn phía trong quả là một chốn địa ngục. Thầy Tỳ khoe hoảng kinh, toan kiếm đường trở ra, ai ngờ bị ngục tốt đón bắt lại. Thầy hết sức yêu cầu mà bọn ấy không dung thứ, nên thầy bèn khóc òa. Chủ ngục thấy vậy liền hỏi: Thầy là người tu hành, sao mà sợ chết đến đỗi khóc như con nít vậy? Thầy Tỳ kheo đáp: - Tôi chẳng phải sợ chết mà khóc, vì sợ mất sự lợi ích cả một đời người của tôi, nên mới ai bi như thế? Chủ ngục: - Sự lợi ích làm sao, Thầy bày tỏ cho tôi nghe thử? Tỳ kheo: - Số là tôi mới xuất gia, chưa chứng đặng đạo quả. Tôi nghĩ lại thân người khó đặng, Phật pháp khó gặp, nay rủi sa vào chỗ ác địa này, thế nào cũng phải hủy mạng, thì còn đâu mà tu học nữa nên tôi mới khóc, chứ tôi đâu có sợ chết. Thấy Tỳ kheo nói rồi, mới khẩn cầu với chủ ngục xin dung thứ cho Thầy sống sót trong bảy ngày, rồi sẽ hành hình chẳng muộn. Chủ ngục thấy người tu, thì cũng động tâm, nên y theo

Page 121: Nhặt tuệ   tập 2

- - 121

lời của Thầy xin mà đình lại bảy ngày mới toan hạ thủ. Ngày đầu, thầy Tỳ kheo nhìn thấy cách hành phạt rất độc ác, nào là người phụ nữ thân hình tốt đẹp mà bị bỏ vào cối, người thì xương tan thịt nát, xem rất ghê sợ; nào là bọn ca nhi nhan sắc tuyệt vời mà cũng bị quăng vào lò lửa, đứa thì rút tay co cổ, đứa thì hả miệng nhăn răng. Thầy Tỳ kheo thấy cảnh tượng ấy thì sanh lòng nhàm chán, mới nhớ lời Phật dạy rằng: "Sắc đẹp dịu dàng dường như bọt nhóm, dung y đẹp đẽ mà đâu còn hoài". Nhờ chỗ dẫn chứng lời của Phật dạy đó mà Thầy tỏ ngộ, dứt hết các đều tạp nhiễm, liền chứng đặng quả A La Há. Ðến ngày thứ tám, ngục tốt bèn bắt Thầy đem bỏ vào chảo dầu, rồi chất củi mà đốt. Song khi lửa hạ và củi thành tro mà dầu trong chảo vẫn tự nhiên không nóng. Chủ ngục thấy vậy nổi giận, đánh đập bọn ngục tốt, rồi hối đem củi cho nhiều và chụm thêm vào mãi mãi, nhưng đến khi xem lại trong chảo dầu thì thấy Thần Tỳ kheo ngồi kiết già trên hoa sen, xem bộ tự nhiên chẳng hề lay động chút nào cả. Chủ ngục hoảng kinh, lật đật đến tâu tự sự cho vua A Dục rõ. Vua tánh nóng như lửa, khi nghe tin ấy liền tức tốc đi thẳng đến vườn Ái lạc. Vua vào đến nơi, thì thấy Thầy Tỳ kheo hiện thân lên hư không, biên đủ 18 phép thần thông, trên mình thì nước tràn lênh láng, phía dưới thì lửa cháy rừng rực, thí như một hòn núi lớn ở giữa không gian vậy. Vua A Dục đứng nhìn sửng sốt một hồi, rồi tự nghĩ: "Mình với Thầy Tỳ kheo này cũng đồng là loài người, cớ sao Thầy lại đặng phép thần thông tự tại như thế, còn mình thì lo việc sát hại nhân dân, làm việc đại ác!". Vua nghĩ như thế nên vội vàng quỳ xuống bạch với vị Tỳ kheo ấy rằng: "Ngửa mong Thánh giả chiếu cố đến tôi,

Page 122: Nhặt tuệ   tập 2

- - 122

xin hạ xuống nơi đây, tôi nguyện từ rày về sau bỏ dữ làm lành mà quy y Ngài". Thầy Tỳ kheo đáp: - "Hay thay! Hay thay! Nay đại vương đã tự hối mà quy đầu Tam bảo, thì sẽ đặng phước đức vô cùng và hân hạnh cho dân chúng biết bao". Thầy Tỳ kheo nói xong, liền dùng thần lực của mình mà trở về tịnh xá. Khi vua A Dục đã quy y theo Phật rồi, thì trong lòng hân hoan vô cùng, định sửa soạn trở về cung. Bỗng người chủ ngục đến tâu: "Khi Ðại vương lập ra cảnh "Nhân gian địa ngục" này, có ra lệnh hễ ai vào đây thì không cho ra. Tôi đã thọ mạng rồi, nên không dám cãi. Còn Ðại vương là bực thiên tử cũng phải nhất ngôn mới được". Nghe chủ ngục nói như thế, vua A Dục mới hỏi: "Cứ theo lời của nhà ngươi nói đó, thì bây giờ nhà ngươi muốn giết ta hay sao?". Chủ ngục đáp: "Quả như lời của Ðại Vương đó, thì mới đúng với quân lệnh". Vua A Dục liền hỏi lại chủ ngục: "Vậy khi ban sơ tạo vườn Ái lạc này, nhà ngươi với quả nhân ai vào đây trước?". Chủ ngục thưa: "Tâu Ðại vương! Tôi vào đây trước". Vua nghe đáp như vậy, tức thì truyền cho ngục tốt áp lại bắt chủ ngục bỏ vào chảo dầu, đồng thời ra lệnh phóng hỏa đốt hết cả vườn Ái lạc. Từ đấy về sau, vua bỏ hẳn các điều dữ mà làm những việc lành, và tâm tánh hết sức từ bi nên kẻ thời nhơn đồng ca tụng là Ðạt Ma A Dục Vương (ông vua hiền lành).

Page 123: Nhặt tuệ   tập 2

- - 123

Truyền thuyết của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Huyện Hoàng Mai phía Ðông tỉnh Hồ Bắc, có lưu

truyền một câu truyện như vầy: "Tương truyền, Tứ Tổ Ðạo Tín, truyền pháp ở Hoàng Mai. Có cư sĩ Trương Hoài ờ làng Trương Ðộ, trồng tùng ở núi Hoàng Mai sau chùa Tứ Tổ suốt sáu năm. Ðược gọi là Tài Tùng Ðạo Nhân37. Vào năm bảy mươi lăm tuổi, vị đạo nhân này đến Tổ Ðạo Tín cầu pháp, mong được y bát và đại pháp. Tứ Tổ trầm tư một lúc rồi nói:- Tuổi của ông đã cao như thế, có thể gánh vác gia nghiệp của Như Lai sao38? Chẳng bằng đổi kiếp hãy trở lại. Tài Tùng Ðạo Nhân đảnh lễ cáo từ. Tứ Tổ gọi lại, ban cho một bài kệ: Châu gia trang thượng ngộ quần thoa 朱家莊上遇裙釵

37 Đạo nhân trồng thông. 38 Trương Hoài, thuở nhỏ háo Phật thích bố thí hành thiện, khi lập gia đình rồi bản tính vẫn không mê. Đến năm ba tuổi nói với vợ muốn xuất gia tu hành. Vợ nói: Mình hãy còn trẻ, con mình hãy còn nhỏ việc nhà cũng nhiều, đợi vài năm nữa moị việc trong gia đình ổn thỏa, con cái lớn hết rồi đi tu vẫn chưa muộn. Đến năm bốn mươi tuổi, Trương Hoài lại nói với vợ: Ta đã 40 tuổi rồi, việc nhà cũng có phu nhân lo liệu, ta phải xuất gia tu hành. Vợ cản lại nói: Con mình vẫn chưa lập gia đình, đợi lo cho hai đứa con thành gia lập thất rồi xong đi tu cũng chẳng muộn. Trương Hoài vì thương con nên vẫn nghe lời vợ. Đến năm sáu mươi tuổi thì vợ mất, không bao lâu hai người con cũng nối tiếp nhau qua đời. Trương Hoài buồn bã, trải qua mười năm sau, nghĩ đến cảnh đời vô thường bèn bỏ nhà, một mình lên núi Hoàng Mai trồng thông, làm bạn với thiên nhiên, sống cảnh thoát tục. Đến năm baỷ mươi năm tuổi, Trương Hoài gặp Tứ Tổ Đạo Tín tỏ ý muốn quy y. Tứ Tổ nói: Ông đã già rồi, làm sao gánh vác được sứ mệnh của như lai.

Page 124: Nhặt tuệ   tập 2

- - 124

Pháp y thiền trượng quải tâm hoài 法衣禪杖掛心懷 Thoát khước khô hủ thành mai tử 脫卻枯朽成梅子 Trọc hà phó thủy chuyển thế lai 濁河赴水轉世來

(Trên Châu gia trang gặp một nàng, Pháp y, thiền trượng ôm trong lòng Hóa thành quả mai chui vào bụng Theo dòng sông đục đi hoá thân) Sau khi từ giã Tứ Tổ mà đi, Tài Tùng Ðạo Nhân từ núi Phá Ngạch hướng về Nam, đi khoảng ba mươi dặm, thấy mặt trời lặn, trời đã hoàng hôn, gặp một thiếu nữ đang giặt áo và rửa chén bát bên bờ sông, bèn đến vái chào và hỏi thăm đây là đâu. Thiếu nữ đáp: - Ðây là Châu gia trang, đất này tên là Trạc Cảng. Tài Tùng Ðạo Nhân nghe nói xong, liền nhảy xuống sông tự vận. Thần hộ pháp liền đem hồn phách của Tài Tùng Ðạo Nhân hóa làm trái mai, trôi dạt đến chỗ thiếu nữ đang giặt đồ. Thiếu nữa tên Châu Phụng Thư, là con của Châu viên ngoại, thấy trái mai liền nhặt lấy bỏ vào miệng ăn, chẳng ngờ từ đó có thai. Vợ chồng viên ngoại sau khi biết được con gái không chồng mà chữa, làm bại hoại môn phong, nên nổi trận lôi đình, trục xuất Phụng Thư ra khỏi nhà. Phụng Thư có miệng khó thốt nên lời, đành phải xin ăn qua ngày. Không bao lâu sanh một đứa con, đời sống của hai mẹ con càng thêm khốn quẫn. Ðứa bé vì thiếu áo, thiếu cơm, từ bé thân thể đã mười phần ốm yếu, đến bảy tuổi mà chưa biết nói. Người mẹ đặt tên là Á Ðồng (bé Câm).

Page 125: Nhặt tuệ   tập 2

- - 125

Ðời Tùy Dương Ðế niên hiệu Ðại Nghiệp thứ năm (609), gặp mùa gặt lúa, người mẹ dẫn Á Ðồng đi xin ăn trở về quê, qua nông thôn lượm mót những hạt lúa rơi trên đất. Người làng chê cười người mẹ, Á Ðồng lớn tiếng hét, trách mắng người làng không được vô lý. Lần đầu tiên Á Ðồng mở miệng nói, người mẹ vui mừng nước rơi như mưa. Rồi dắt đứa bé về quê Trạc Cảng. Trạc Cảng hiện nay có tên là Tân Khai Khẩu, ghi việc Á Ðồng mở miệng lần đầu. Người mẹ dắt Á Ðồng về quê nhà xin ăn. Ngày nọ đến chùa Tứ Tổ, người trong chùa thấy mẹ con quần áo lam lũ, rất chán ghét, định đuổi ra khỏi cửa, vừa may Tứ Tổ Ðạo Tín từ trong điện bước ra, thấy Á Ðồng thông minh khả ái, bèn nói: - Ðáng tiếc con tuổi còn nhỏ quá, nếu không thì có thể theo ta xuất gia làm tăng. Á Ðồng nghe xong nói: - Lúc con già đến Sư chê con già, nhỏ đến lại chê con nhỏ. Tứ Tổ sực nhớ chuyện cũ, biết đây là Tài Tùng Ðạo Nhân, đổi đời trở lại, bèn thuật rõ cho người mẹ, rồi gữa Á Ðồng lại với mình, xuống tóc đặt pháp danh là Hoằng Nhẫn. Á Ðồng rời mẹ, theo Tứ Tổ Ðạo Tín học tập Phật pháp, về sau quả nhiên hoằng dương Phật pháp, trở thành vị tổ thứ năm của thiền tông. Theo truyền thuyết, mẹ của Ngũ Tổ, lúc trẻ vì không chồng mà mang thai, không được cha mẹ làng xóm chấp nhận, nên phải mang Ngũ Tổ đi xin ăn qua ngày. Sau tuổi già, lại nương Ngũ Tổ mà sống, Ngũ Tổ để mẹ ở trong chùa, mỗi ngày gánh nước, vác củi, nấu cơm cho chúng, chịu đủ cực nhọc, Ngũ Tổ không chút thương

Page 126: Nhặt tuệ   tập 2

- - 126

tiếc39. Không bao lâu người mẹ vãng sanh. Sau khi mẹ chết, Ngũ Tổ liệm chôn sơ sài, khiến chúng trong chùa bất mãn, cho Ngũ Tổ là người bất hiếu, hoàn toàn không nhớ đến sự cực khổ mà mẹ Ngài phải chịu suốt đời vì mình, nên rủ nhau đòi đi, không muốn theo Ngũ Tổ nữa. Ngay lúc ấy, Châu thái phu nhân chợt hiện trên không trung, nói kệ: Chư sư bất tất thoái đạo tâm 諸師不必退道心 Ngô nhi vị ngã liễu tiền nhân 吾兒為我了前因 Tam thế nghiệp chướng tùng thử liễu 三世罪業從此了 Bồ đề y cựu hiện toàn thân,

菩提依舊現全身 ( Quý Sư chẳng nên lui đạo tâm Con tôi vì tôi liễu nghiệp đời Nghiệp chướng nhiều kiếp đã trừ sạch Bồ đề như xưa hiện toàn thân) Lúc này, đại chúng mới biết Ngũ Tổ vì hóa độ cho mẹ, đã khổ tâm mà làm thế, bèn rủ nhau góp tài sản dựng lên điện Thánh Mẫu, thờ mẹ hiền một đời. Ðiện này đến nay vẫn còn, tượng của Châu Thái phu nhân đã sớm bị

39 Ngũ Tổ biết được tiền kiếp của mình là Trương Hoài, người mẹ trong

kieếp này là vợ của Trương Hoài đầu thai. Vì kiếp trước ngăn cản Trương Hoài trên con đường tu hành nên có tội, thành thử kiếp này phải hành hạ người mẹ để liễu trừ nghiệp chướng của kiếp trước. Người đời không hiểu cho rằng Ngũ Tổ bất hiếu với mẹ, nhưng có ai biết được Ngũ Tổ phải làm như thế mới báo đáp được đại ơn đại nghĩa của người mẹ.

Page 127: Nhặt tuệ   tập 2

- - 127

phá hoại, hiện đã có tượng mới, để người cúng kiến. ooOoo

Danh Lợi Học đạo chưa được, bởi vọng niệm chưa dứt. Vọng

niệm không dứt là bởi danh lợi khó quên, mà khiên triền (buộc ràng). Nếu muốn dứt vọng niệm, thì trước phải xét thấu danh lợi, thì sau mới dứt được. 1. Danh là phần Tạo hóa rất kị, lợi là món loài người hay tranh. Cho nên nói : “Danh lợi giết con người hơn gươm giáo”. Sao vậy ? Gươm giáo giết người con có thể biết mà tránh, còn danh lợi giết người chết cũng không hối hận. Người xưa đạt Đạo rồi hay làm như người si cuồng, là vì không muốn cho người ta biết mình. Người đời nay chỉ học biết chút mà muốn biểu lộ ở thế, thật là hủ lậu! Người quân tử học đạo phải đem hết những tâm háo thắng, khoe tài mà quên hết, chỉ lo âm thầm tu hành. Đạo tuy minh, Đức tuy lập, mà dường như chưa làm gì được vậy. Cho nên nói : “Người quân tử có chỗ ta không theo kịp”, có phải cái chỗ người ta không thấy được đó chăng? 2. Lợi là một vật không đức mà khiến người ta gần gũi, không lừa mà khiến người ta hăng hái, không quyền mà khiến người ta chẳng từ lao khổ, không tình mà khiến người ta một khắc chẳng quên. Lợi khiến kẻ học Đạo thấy nó mà bại đức, khiến cho người trị thế (làm quan trị dân) thấy nó mà bỏ luật. Từ xưa đến nay, lòng người và phép nước, vì mối lợi đó mà bị lụy hại. Ở trong thiên hạ, có cái đại hại ẩn trong cái đại lợi, mà người ta chẳng phải không biết, mà vì lợi

Page 128: Nhặt tuệ   tập 2

- - 128

làm cho tối tăm đi, đáng thương thay ! Của cải phạm phép nước cũng như món ăn phạm tạng phủ làm sinh bệnh vậy. Hồi lúc lấy trộm thì sợ không được nhiều, mà đến chừng bại lộ ra, lại muốn cho có ít. Chỉ có một vật mà sau trước khác nhau như thế đó, là bởi lợi với hại nối gót theo nhau. Giá như lúc thấy lợi mà nghĩ đến cái hại, thì những niệm cẩu thả tất nhiên phải tuyệt.

ooOoo

Hãy trân trọng lấy hiện tại Người đời thường nói : Người tới 60 tuổi, mỗi năm thấy già hơn một chút. Người tới 70 tuổi, mỗi tháng thấy già thêm một chút. Người tới 80 tuổi, ngày ngày đều thấy già thêm. Nghĩa là : Càng lớn tuổi càng thấy mau già. Xưa kia ba ông già bàn đến việc Vô thường. Một ông nói rằng : Kim niên tửu tịch diên tiền hội 今年酒席筵前會 Bất tri lai niên hựu thiếu thuỳ ? 不知明年又少誰

Nghĩa là: “Năm nay tiệc rượu cùng ăn uống, Chẳng biết sang năm, thiếu mặt ai ”? Một ông khác lại nói: Ông nói xa vời lắm!

Kim vãn thoái hạ hài hoa miệt 今晚脫下鞋和襪 Bất tri thiên minh thiên, xuyên bất xuyên ? 不知明天穿不穿? Nghĩa là: “Tối nay giầy tất cởi ra rồi, Chẳng biết ngày mai, xỏ lại không”?

Page 129: Nhặt tuệ   tập 2

- - 129

Ông thứ ba nói: Ông nói cũng còn xa vời lắm! Giá khẩu khí ký nhiên xuất khứ 這口氣既然出去, Bất tri tiến lai, bất tiến lai ? 不知進來不進來?

Nghĩa là: “Hơi thở này đây vừa khỏi miệng,Chẳng hay trở lại hoặc đi luôn ? Người Trí chẳng để mất ngày giờ, kẻ dũng chẳng để tính hai lần. Ngày nay biết Đạo thì ngày nay phải tu. Nếu nói : Nay chưa rảnh để chờ ngày khác, thì e cho tới chừng muốn tu, lại không đủ ngày giờ nữa.

Hãy nắm bắt hiện tại Đức Phật hỏi các đệ tử : - Cuộc đời dài ngắn thế nào? - 60 năm. - Sai! - 70 năm. - Sai! - 80 năm. - Sai! - Vậy là bao lâu? - Chỉ trong một hơi thở. (Thiền Thuyết)

Page 130: Nhặt tuệ   tập 2

- - 130

Hãy Sống Trong Thế Giới Biết Ơn

Hãy biết ơn những người khiển trách ta vì họ giúp ta tăng trưởng Định Tuệ. Hãy biết ơn những người làm ta vấp ngã vì họ khiến năng lực của ta mạnh mẽ hơn. Hãy biết ơn những người bỏ rơi ta vì họ đã dạy cho ta biết tự lập. Hãy biết ơn những người đánh đập ta vì họ đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta. Hãy biết ơn những người lường gạt ta vì họ tăng tiến kiến thức cho ta. Hãy biết ơn những người làm hại ta vì họ đã tôi luyện tâm trí của ta. Hãy biết ơn tất cả những người khiến ta được Kiên Định Thành Tựu.

ooOoo

Nghịch lý của thời đại Chúng ta có ít nhưng xài nhiều, chúng ta mua nhiều nhưng sử dụng ít. Chúng ta có nhà rộng với mái ấm hẹp; có tiện nghi nhưng ít thời gian. Chúng ta có nhiều bằng cấp nhưng lại có ít tri thức. Chúng ta có nhiều kiến thức nhưng lại thiếu sự suy xét. Chúng ta làm ra những thứ lớn hơn nhưng chưa chắc chất lượng hơn. Chúng ta làm giàu tài sản nhưng lại làm nghèo giá trị bản thân. Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít và thường hay ghét người.

Page 131: Nhặt tuệ   tập 2

- - 131

Chúng ta kéo dài tuổi thọ nhưng không sống đúng ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Chúng ta chinh phục không gian vũ trụ nhưng lại bỏ trống không gian tâm hồn. Chúng ta cố làm sạch không khí nhưng lại làm vẫn đục tâm hồn. Chúng ta biết đường đến mặt trăng nhưng lại quên đường đến nhà người hàng xóm. Chúng ta xây nhà cao hơn nhưng lại hạ thấp tâm tính; xây đường rộng hơn nhưng lại thu hẹp tầm nhìn. Chúng ta uống quá nhiều, hút quá nhiều, xài tiền không toán tinh, cười quá ít, lái xe quá nhanh, hay cáu giận; thức khuya để rồi uể oải dậy sớm; đọc quá ít và coi TV quá nhiều. Chúng ta được học cách phải tiến nhanh về phía trước mà chưa học cách chờ đợi. Chúng ta được dạy cách kiếm sống chứ không phải cách sống. Đây là thời đại của thức ăn nhanh và tiêu hoá chậm; của những con người to hơn nhưng nhân cách nhỏ hơn; tài sản rất sâu nhưng tình thương lại cạn. Đây là thời đại công nghệ có thể đem những điều này đến với bạn, thời đại mà bạn có thể đọc hoặc dễ dàng vứt nó đi. Hãy nhớ, dành nhiều thời gian hơn cho những người yêu thương bởi vì không chắc rằng họ sẽ ở bên bạn mãi mãi. Hãy nhớ, nói một lời dịu dàng đối với những người kính trọng bạn bởi vì con người nhỏ bé đó một ngày nào đó sẽ lớn, lớn hơn cả bạn. Hãy nhớ, ôm thật chặt người ngồi kế bên bởi vì đó chính là kho báu duy nhất của con tim và nó không tốn một xu. Hãy nhớ, một nụ hôn hay một cái ôm từ sâu thẵm con

Page 132: Nhặt tuệ   tập 2

- - 132

tim có thể sẽ chữa lành những vết thương. ooOoo

HOA THƠM CỎ LẠ Kinh Viên Giác : « Nhược ngộ Như Lai vô thượng bồ-đề chính tu hành lộ, căn vô đại tiểu, giai thành Phật quả»

若遇如來無上菩提正修行路,根無大小,皆成佛果. Trên đường tu hành, nếu gặp con đường vô thượng bồ đề của Phật, căn không lớn nhỏ, đều thành Phật quả.

Nếu lòng ta tin có thể làm được thì chuyện khó như dời núi lắp bể cũng có thể thành công, Nếu lòng không tin thì chuyện dễ như trở bàn tay cũng khó mà đạt được. Chim chuẩn tuy dữ nhưng không thể vồ chim phượng, Mãnh hổ tuy ác nhưng không dám hại Kỳ lân. Chỉ lo không được như lân phụng. Nếu được thì sợ chi loài hổ beo ưng chuẩn. Tu đạo là hồi phục bản tính chí-thiện ban đầu. Những gì đã tiêm nhiễm từ hậu thiên đều phải cách trừ cho sạch, nghĩa là thoát thai đổi cốt. Phải có can đảm nhìn nhận chỗ sai lầm, giờ khắc phải phản tỉnh, kiểm điểm. Có lỗi thì sửa, không lỗi lại càng phải gắng, tỉ như cặp mắt trong sáng, không thể để một hạt bụi nhỏ nhen nào rơi vào. Người xưa nói : Lòng rộng lượng thì phúc lớn, tâm địa hẹp hòi thường là người vô phúc. Qủy kế đa đoan là ma qủy. Lòng ngay thẳng là Thần Tiên. Xưa nay, những người chứng đạo đều là người từ-bi rộng lượng. Chúng-sinh trong ba ác-đạo đều là những người qủy

Page 133: Nhặt tuệ   tập 2

- - 133

kế đa đoan, tâm địa hẹp hòi. Tự cao tự đại là một tệ bệnh phải trừ. Nếu cho rằng trí tuệ hơn người mà sinh lòng ngạo mạn, khinh thường bậc tiền-nhân, dù tài trí cao đến bậc nào đi nữa vẫn tránh không khỏi luật Trời. Sinh ta là cha mẹ, hướng dẫn ta rõ đạo minh lý là tiền-nhân, nếu không có tiền-nhân dìu dắt ta nào có cơ hội vào đạo. Chịu một giọt nước của người phải lấy lượng nước của một con sông để báo đáp. Nếu người vô cố dùng lời phi lý mạ lị ta, dùng hành động phi lý ngược đãi ta, ta chớ nên lấy răng mà trả răng. Ngược lại, phải nhận xét rằng: Vì kiến thức, hàm dưỡng của đối phương không bằng ta, không biết lý lẽ phải trái nên mới hành động như thế, nếu ta lấy răng trả răng mà đáp lại, ta cũng là một phường như họ mà thôi. Nghĩ được như thế, tự nhiên sẽ cảm thấy thương hại cho đối phương mà không sinh lòng oán hận. Một khi đánh mất tiền bạc cũng không nên lấy làm buồn. Nên nghĩ rằng : Của ta đánh mất tất có người nhặt, có lẽ kiếp trước ta mắc nợ của người nhặt, nay cơ duyên đã đến nên phải trả, người nhặt tất sẽ là chủ nợ của ta. Người nhặt được của tất nhiên sẽ mừng, mừng đến nỗi ai trả cho mình cũng không hay. Chỉ có Trời biết ! Tồn tâm bất lương, có được địa lý tốt cũng vô ích. Không hiếu thảo cha mẹ, cầu Trời cúng Phật cũng vô ích. Anh em bất hòa, kết bạn vô ích. Cử chỉ hành vi bất đoan, học hành vô ích. Có lòng kiêu ngạo, bác học vô ích.

Page 134: Nhặt tuệ   tập 2

- - 134

Làm việc quái loạn, thông-minh vô ích. Không tiếc nguyên khí, uống thuốc vô ích. Thời vận không thông, vọng cầu vô ích. Lừa gạt của người, bố thí vô ích.

Thế đời u ám Ta phải thắp lên một ngọc đèn để soi sáng ; Đời người ngắn ngủi Ta phải trân tiếc hiện tại ; Đời người vô tình Ta phải tự lực tự cường ; Thời gian vô tình Ta phải tinh tiến không ngừng ; Chúng sanh chịu khổ, Ta phải dùng pháp thuyền độ hóa. Mắt trông thấy sắc rồi thôi,

Tai nghe thấy tiếng, nghe rồi thì không. Trơ trơ lẳng lặng cõi lòng, Nhẹ nhàng ta bước khỏi vòng trầm luân. Hãy như sư tử, không run sợ trước tiếng động. Hãy

như luồng gió, không dính mắc trong màng lưới. Hãy như hoa sen, từ bùn nhơ nước đục mọc lên, nhưng không bị nước đục và bùn nhơ làm ô nhiễm. Cũng như trên đất chúng ta có thể vứt bất luận vật gì, dù thơm dù hôi, dù sạch dù dơ, đất vẫn thản nhiên, một mực trơ trơ, không thương cũng không giận. Cũng như thế, trong hạnh phúc, trong phiền não, lúc thăng lúc trầm, hãy luôn luôn giữ tâm bình thản. Không nên tin ngay tất cả những gì người xưa nói,

tất cả những gì người bề trên nói, tất cả những gì có nhiều người tin theo, có ghi trong sách vở. Chỉ nên tin những gì có thể kiểm nghiệm được, đúng với chân lý, đúng với lẽ thực, thông qua trí tuệ sáng suốt, thấy có ích lợi cho bản thân và cho mọi người. Khi tới ngã ba đường, nếu thấy cái cây đầy trái chín mọng, không ai hái ăn, thì nên hiểu rằng đó là trái độc.

Page 135: Nhặt tuệ   tập 2

- - 135

Tu mà không học là tu mù. Học mà không tu là đãy sách. Đối với ma đừng khởi tâm thù nghịch. Hãy xem chúng như các bậc Thiện Tri Thức trợ đạo cho mình. Người tu Đạo phải luôn luôn hồi quang phản chiếu, không nên hướng ngoại truy cầu. Tìm cầu bên ngoài không thể có được, quay về tự tánh thì đầy đủ tất cả. Học đạo, điều thiết yếu là phải chân thật. Mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi cử chỉ đều phải chân thật. Chẳng hề có đạo lý “ngày nay tu Đạo, ngày mai thành Phật.” Mới cuốc một nhát đâu thể có giếng nước ngay được. Tu hành là đem khối sắt mài thành cây kim, công đủ tự nhiên sẽ thành tựu. Phật và ma chỉ khác nhau ở một tâm niệm. Phật thì có tâm từ bi, còn ma thì có tâm tranh hơn thua. Tu Đạo cần phải tập dại khờ. Càng “dại khờ” bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. “Dại khờ” cho đến mức cái gì cũng không biết cả thì vọng tưởng sẽ không còn. Chúng ta sống trên thế gian này, luôn luôn phải làm việc lành. Mỗi hơi thở, sức lực đều phải hành thiện tích đức. Trong hiện đời, chớ nên dựa vào thiện căn đời trước mình đã trồng mà tận hưởng hết phước báo. Người chân chánh khai ngộ thì không bao giờ nói mình đã khai ngộ. Bậc thánh nhân xuất thế tuyệt đối không tiết lộ chân tướng. Mọi người đều có ba thằng giặc phiền não: đó là tham lam, sân hận, si mê. Chúng ta không cần phải diệt trừ chúng mà hãy chuyển hóa chúng thành những hạt giống Bồ Đề.

Page 136: Nhặt tuệ   tập 2

- - 136

Tuy tụng ngàn chương cú. Không hiểu nghĩa ích gì. Đâu bằng hiểu một câu. Nghe xong liền ngộ đạo. Dù tụng ngàn muôn câu. Không rõ nghĩa ích gì. Chỉ thông suốt một nghĩa. Nghe qua liền đạt đạo. Như ăn chay suốt đời. Nhưng tâm không thanh tịnh. Không hiểu biết Chánh Pháp. Khác chi bò ăn cỏ. Ái dục sanh sầu muộn, ái dục sanh lo sợ. Người đã trọn vẹn dập tắt ái dục, không còn sầu muộn, càng ít lo sợ. Dù bay lên không trung, lặn xuống đáy biển, Hay chui vào hang sâu núi thẳm, cũng không tránh khỏi nghiệp quả mình đã gây. Trong các pháp tâm dẫn đầu. Tâm làm chủ tâm, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm ô nhiễm tạo nghiệp thì sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn sau chân con vật kéo xe. Ngược lại, nếu đem tâm trong sạch tạo nghiệp, thì hạnh phúc sẽ theo ta như bóng theo hình. Ở đời vui đạo hãy tùy duyên, hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền. Niệm Phật một câu, phước sinh vô lượng. Lễ Phật một lễ, tội diệt hà sa. Lời nói như tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, thì không tài nào rút ra được. Có người khi chưa tin Phật thì không tin có thiên đàng địa ngục. Do vậy cứ tham lam dục vọng, hưởng thụ, tạo ra không biết bao việc ích kỷ, hại người. Một khi tin Phật rồi, lại mê muội rằng có thiên đàng, có địa ngục nên sinh lòng tham lam công đức. Cả hai thứ đều là mê.

Page 137: Nhặt tuệ   tập 2

- - 137

Đem tâm vô minh hướng ngoài cầu Phật, chỉ nhọc sức nào có ích gì. Nên biết chư Thánh ngày xưa tu niệm Phật, phải đâu nói bằng miệng, chính là tìm xét trong tâm.Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Lời nói chẳng động tâm ta. Dù lời nói ngọt hay là đắng cay. Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả. Hãy lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh. Như ngọn núi vững vàng. Trong phong ba bão táp. Người trí cũng như vậy. Bình thản trước khen chê. Muốn thường gặp duyên lành. Ta nên thường tạo duyên lành cho kẻ khác. Bồ tát đạo là lối sống chuyên gây duyên lành, tạo điều kiện giúp kẻ khác thành tựu. Con người muốn có cuộc sống an lạc và hạnh phúc, cần phải tu nhân tạo phước, chứ không phải chỉ cầu nguyện, van xin khấn vái suông. Chỉ có phước báu mới có thể giúp đỡ con người được tai qua nạn khỏi, được bình yên may mắn. Phước báu có được do những việc làm phước thiện, tốt lành, lương thiện chẳng hạn như: bố thí cúng dường, đi chùa lễ Phật, ấn tống kinh sách, cứu người giúp đời, tụng kinh niệm Phật... Thương ghét, phải quấy, đẹp xấu, đúng sai, hơn thua, chính là vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức, vọng niệm. Đó chính thực là con trâu, mà người tu hành phải chăn phải dắt, phải kềm phải chế, phải điều phải khiển, phải thuần phải phục, thúc liễm luôn luôn. Chăn trâu thành công thì tánh giác hiển lộ. Tâm trước nghĩ ác, như đám mây đen che khuất mặt trời. Tâm sau ăn năn nghĩ thiện, như ngọn đuốc sáng tiêu trừ hắc ám.

Page 138: Nhặt tuệ   tập 2

- - 138

Thành Phật không phải dễ! Không chặt đứt tâm tham dục mà mong thành Phật thì không khi nào được. Người đời nay đa số đều thích cầu may, đi đường tắt, dễ dàng bị cuốn hút bởi những việc huyền ảo, lạ kỳ; do đó bị mê hoặc, lạc vào lưới ma. Phải thường biết đủ, nhẫn nhịn. Đó là pháp vi diệu vô thượng mà mọi người lại quên đi. Thế nên, nếu không tranh, không tham thì phước thọ vô biên. Nếu vẫn còn tranh chấp, tham lam, nhiễu loạn, thì nghiệp tội đến với mình không ít, muốn thoát khỏi ba cõi cũng không cách gì thoát ra được. Người tu hành phải nghiêm trang gìn giữ bốn oai nghi: Đi, đứng, nằm, ngồi. Nên nói: “Đi nhẹ như gió, ngồi vững như chuông, đứng thẳng như cây thông, nằm như cung tên. Tinh, khí, thần là ba báu vật. Tinh lực dồi dào thì không cảm thấy lạnh. Khí lực sung túc thì không cảm thấy đói. Thần lực đầy đủ thì không cảm thấy mệt. Không có an lạc ngoài thanh tịnh cũng như không có sự thanh tịnh nào là không an lạc. Thế nào là chánh ngữ? Đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Người không sương gió khó thành công. Người không khổ đau sao ngộ đạo. Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ, đức tướng giống Như Lai, do vì vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng đắc. Nụ cười bồi dưỡng kẻ mệt nhọc. Là hình ảnh bình

Page 139: Nhặt tuệ   tập 2

- - 139

minh cho kẻ ngã lòng, là nắng Xuân cho kẻ buồn rầu, và là thuốc mầu nhiệm nhất của tạo hóa để chữa lo âu. Tham ái sinh ra từ sự dính mắc, và sân hận sinh ra từ sự tham ái. Cả tham ái lẫn sân hận đều là sản phẩm của tâm. Sân hận, tham ái là cánh cửa mở vào địa ngục vì nó dẫn đến sự hủy diệt bản ngã. Dù những kẻ ngu thường hãm hại chúng sanh, nhưng cũng không nên tức giận họ, vì chẳng khác nào tức giận lửa có tánh thiêu đốt. Vì tâm không phải là vật thể, nên nào ai hủy diệt được nó. Tuy nhiên, vì đắm chấp xác thân, nên nó cũng đau đớn cùng lúc với xác thân. Khi tòa lâu đài bằng cát sụp đổ, trẻ con khóc rống; cũng vậy, khi danh dự và lời khen bị giảm sút, tâm niệm ngây dại như trẻ thơ. Nếu không nhờ kẻ thù tạo chướng duyên thì ta không thể hành hạnh nhẫn nhục. Thế thì tại sao ta hờn trách họ? Ta phải vui mừng khi có kẻ thù giúp tahành đạo Bồ Đề, ví như trong nhà sẵn có của báu. Nhờ họ mà ta hành hạnh nhẫn nhục, nên họ đáng hưởng quả lành của hạnh đó trước nhất. Muốn chứng qủa vô-vi, phải trừ nhân hữu-lậu Bồ-Tát liễu không quy nhất hợp, Phàm phu tham trước bị ma triền Sự việc trong thiên hạ không có chân ngụy, phải dùng lý để cân nhắc. Đạo không có chân gỉa, phải dùng lý để phán xét, tin lý là được. Nếu rời lý mà biện

Page 140: Nhặt tuệ   tập 2

- - 140

chân ngụy thì chân cũng biến thành ngụy. Rời lý mà nói thị phi thì thị cũng trở nên phi. Không chắp lấy tứ đại là thân trai; không sinh vọng niệm là ý trai; hồi quang phản chiếu là nhãn trai; không nghe tà âm là nhĩ trai; không ngửi ngũ hương là tĩ trai, không nói thị phi là thiệt trai. Người có lòng kính mới có lòng thành, không có chữ kính không thể làm hòa khí bất bình ở trong lòng người, làm dịu tính cấp tháo ở trong tâm. Không tồn thành thì không thể trừ đi tính cố chấp, quét đi tính ô uế ở trong lòng. Có lòng thành mới có lòng khiêm tốn. Có lòng khiêm tốn mới có thể dung nạp vạn vật trong thiên hạ. Có lòng dung nạp thì minh, minh rồi mới có thể hành. Kính thần để cầu phú miễn họa là mê-tín. Kính Thần để sửa lỗi tu đức là chí-tín. Cầu phúc miễn họa, phúc chưa chắc đến, họa cũng chưa chắc được miễn. Sửa lỗi tu đức thì phúc tự nhiên giáng, họa tự nhiên rới. Nay số người mê tín qủy Thần để cầu phúc cũng nhiều, số người không tôn kính qủy Thần cũng không ít. Một loại thuộc siểm nịnh, một lọai mất đi lòng thành kính, cả hai đều không phải là đạo trung-dung của Thánh nhân. Phải hiểu rằng: Quyền quý chỉ là ngẫu nhiên, có ngày rời ta mà đi, không nên xem là thật. Tu đạo là lẽ đương nhiên, mỗi ngày đều phải tinh tiến, không nên nghỉ. Chớ nên cho là gỉa. Một ngày tu được một ngày công, một ngày không tu một ngày không. Ngõ sen có lỗ, thân tre trống ở giữa, nơi trống mà không bị nhơ nhuốc, nên người quân-tử hiệu pháp mà

Page 141: Nhặt tuệ   tập 2

- - 141

tu đạo. Cây tùng, cây bách quanh năm xanh lục, đứng giữa trời Đông mà không úa tàn, nên người quân-tử hiệu pháp mà luyện Tính. Ở chỗ phồn hoa náo nhiệt thì luyện tâm Ở chỗ thanh tĩnh thì dưỡng tâm Khi ngồi thì phải giữ tâm Lúc đi thì phải nghiêm tâm Nói chuyện thì phải tịnh tâm Lúc động thì phải chế tâm.

Núi nhạc vô tư, không bỏ đá vụn nên cao Biển cả vô tư, không cản suối rạch nên sâu rộng Trời đất vô tư, che chở muôn vật thành ra rộng lớn Nhật nguyệt vô tư, soi khắp hoàn vũ nên quang minh Chính nhân như cây thông cây bách đứng thẳng

giữa trời cao. Người tà như cây leo, không bám vào vật khác thì không thể sống được. Đối với người háo thắng ta dùng tính nhu mềm để chế. Đối với người có tâm thuật ta dùng lòng thành để cảm hóa. Thân không nhất định làm được việc thiện, nhưng người có việc tốt ta tán dương, đó là tâm bồ-đề. Không nhất định làm việc ác mới là ác, người không có việc ác mà ta lại vu oan. Đó là tâm của loài rắn rết. Phấn đấu và phẫn nộ là căn nguyên của thịnh suy. Cần mẫn và lười biếng là căn nguyên của thắng bại. Xử sự việc thất trước việc đắc thì thấy việc đắc

không đáng mừng. Nếu xử việc đắc trước việc thất thì việc đắc vẫn là việc khổ.

ooOoo

Page 142: Nhặt tuệ   tập 2

- - 142

Khóai lạcTâm kinh

快樂心經

Bất mai óan, Yếu cảm ân 不埋怨 要感恩 Không oán trách Phải cảm ơn Bất than tâm, Yếu tri túc 不貪心 要知足 Không tham lam, Phải tri túc Bất phiền não, Yếu lạc quan 不煩惱 要樂觀 Không phiền não, Phải lạc quan Bất tranh công, Yếu phân hưởng 不爭功 要分享 Không tranh công, Phải chia sẻ Bất ký hận, Yếu khoan thứ 不記恨 要寬恕 Không nuôi hận, Phải khoan thứ Bất phê bình, Yếu tán mỹ 不批評 要讚美 Không phê bình, Phải tán dương Bất khủng cụ, Yếu an tâm 不恐懼 要心安 Không lo sợ, Phải an lòng Bất xung động, Yếu nhẫn nại 不衝動 要忍耐 Không nóng lòng, Phải nhẫn nại Bất tật đố, Yếu hân thưởng 不嫉妒 要欣賞 Không đố kỵ, Phải thưởng thức

Page 143: Nhặt tuệ   tập 2

- - 143

Bất phát nộ, Yếu vi tiếu 不發怒 要微笑 Không sinh giận, Phải mỉm cười Bất kế giáo, Yếu khoan hòanh 不計較 要寬宏 Không tính tóan, Phải khoan hồng Bất lãn nọa, Yếu cần lao 不懶惰 要勤勞 Không lười biếng. Phải cần cù Bất tha diên, Yếu tích cực 不拖延 要積極 Không dây dưa, Phải tích cực Bất tự tư, Yếu xả đắc 不自私 要捨得 Không ích kỷ, Phải hỷ xả Bất tự khoa, Yếu khiêm hư 不自誇 要謙虛 Không tự khoe, Phải khiêm tốn Bất khí nỗi, Yếu chấn tác 不氣餒 要振作 Không nản lòng, Phải chấn phấn Bất khi biển, Yếu thành tín 不欺騙 要誠信 Không dối trá, Phải thành tín Năng như thử, Tức an lạc 能如此 即安樂 Được như thế, Tức an vui

Page 144: Nhặt tuệ   tập 2

- - 144

Đối liễn

Cổ vãng kim lai tu thân vi bản Thiên thượng địa hạ duy Đạo độc tôn 古往今來修身為本 天上地下惟道獨尊

Đăng thử môn đắc khuy Đại-Đạo Do tư hộ tiện thức Huyền-Quan

登此路得窺大道 由斯戶便識玄關

Thập phương khai phổ độ Vạn cổ ngưỡng thiền tông 十方開普渡 萬古仰禪宗

Vạn pháp giai không quán tự tại Nhất trần bất nhiễm kiến Như-Lai

萬法皆空觀自在 一塵不染見如來

Đệ nhất đẳng Phật Tiên, tư căn hiếu-đễ Tối thượng thừa diệu pháp, bất ngoại ý-luân

第一等佛仙胥根孝悌 最上乘妙法不外懿倫

Đại-đạo bản vô ngôn, Linh-sơn niêm hoa hàm diệu ý Chân-lý nguyên nan trắc, Phật sở thọ ký tàng huyền cơ 大道本無言靈山拈花含妙意 真理原難測佛所授記藏玄機

Page 145: Nhặt tuệ   tập 2

- - 145

Bồ-Đề thụ phát, không ngũ-uẩn nhi liễu tam tâm Bát-nhã hoa khai, vận lục thông nhi hoằng tứ trí 菩提樹發空五蘊而了三心 般若花開運六通而弘四智

Tổ truyền chí đạo kế vãng Thánh tỉnh mê đồng, khai đàn xiển giáo Sư chỉ huyền-quan khải lai học minh giác tính, phản phác quy chân 祖傳至道繼往聖醒迷童開壇設教 師指玄關啟來學明覺性返樸歸真

Tổ chưởng Đạo-bàn, phổ độ chúng sinh đồng phản bản Sư thừa Thiên-mệnh, tiếp dẫn Phật-tử tận quy căn 祖掌道盤普渡眾生同返本 師承天命接引佛子盡歸根

Đạo bao vạn-tượng đại khai tông phong khai giác-lộ Dức bị ngũ-thường, hoành dương luân-kỷ độ mê-tân

道包萬象大開宗風開覺路 德備五常弘揚倫理度迷津

Pháp-môn hoành khai, phổ tế thương sinh quy tịnh-thổ Từ-hàng đãi bạt, tiếp dẫn xích tử đăng linh-sơn 法門宏開普濟蒼生歸淨土 抜慈航待 接引赤子登靈山

Pháp môn bất viễn, dưỡng chi linh-quang tự minh Bỉ ngạn phi diêu, tu chi trí-tuệ tự thông 法門不遠養之靈光自明 比岸非遙修之智慧自通

Page 146: Nhặt tuệ   tập 2

- - 146

Hữu trí tuệ môn, hữu giải thoát môn, hữu phương tiện môn, khả đạo đầu đầu thị đạo Vô chúng sinh tướng, vơ nhân ngã tướng, vô thọ gỉa tướng, thủy ngộ sắc sắc giai không 有智慧門有解脫門有方便門可道頭頭是道 無眾生相無人我相無壽者相始悟色色皆空

Thưòng hữu dục dĩ quan kỳ khiếu Ứng vô sở trụ nhi sinh tâm

常有欲以觀其竅 應無所住而生心

Thúy trúc hoàng hoa di Phật tính Thanh trì hạo nguyệt chiếu Thiền tâm 翠竹黃花怡佛性 清池皓月照禪心

Nguyệt đáo Thiên tâm tri Phật tính Phong lai thủy diện thức Thiền cơ

月到天心知佛性 風來水面識禪機

Hóa dục vô biên, vô thanh vô xú chí hĩ Thiên cơ bất tức, bất sinh bất diệt không như

邉化育無 無聲無嗅至矣 天機不息生生不滅空如

Tinh trung quán nhật nguyệt Đại nghĩa trấn càn khôn 精忠貫日月 大義鎮乾坤

Page 147: Nhặt tuệ   tập 2

- - 147

Vạn quốc nhân tâm tông Tứ-Thủy Thiên thu sư phạm ngưỡng Ni San 萬國人心宗泗水 千秋師範仰尼山 Đại đổ năng dung liễu khước nhân gian đa thiểu sự Mãn khang hoan hỷ tiếu khai thiên hạ cổ kim sầu 大肚能容,了卻人間多少事 滿腔歡喜,笑開天下古今愁

Nhất chi dương liễu xáp bình trung thường lưu xuân ý Cửu sắc liên hoa dũng tọa hạ cộng ngưỡng từ tôn

  一支楊柳偛瓶中長留春意 九色蓮花涌座下共瞻慈尊

Page 148: Nhặt tuệ   tập 2

- - 148

Mục Lục Tựa 1 Du Hý Tam Muội Của Tế Công Hoạt Phật 2 Một câu chuyện của ngài Cưu Ma La Thập 7 Sự hóa thân của Phật Di Lặc 8 Các bậc Cao tăng gặp Phật Di Lặc trên Trời Đâu Suất 24 Thiên Thai Tam Thánh 26 Bài ca Nhẫn-nhục của Bồ-Tát Di Lặc 29 Một hóa thân khác của Bồ Tát Văn Thù 35 Đạo cao long hổ phục, Đức trọng quỷ thần khâm 36 Hồ ly tinh giả xưng phật bà Quan Âm 41 Trương Kỳ Thần 43 Thiền sư Đạo Thọ 45 Sắc Không, không sắc 47 Thiếu nữ và Hòa thượng 49 Núi là núi, sông là sông, Không sông không núi, Vẫn núi sông 54 Nhân Súc Luân hồi 56 Trí tuệ và Đức hạnh của Nhan Hồi 58 Tọa vong của Nhan Hồi 64 Chí thành chi đạo khả dĩ tiền tri 65 Đức Khiêm 68 Đức Khổng-Tử và Hạng-Thác 70 Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ 73 Khổng Minh giới tử thư 75 Thôi Tử Ngọc tọa hữu minh 76 Chính Khí Ca 79 Ái liên thuyết 87 Thiên Lễ Vận Đại Đồng 91 Lậu thất minh 92 Từ bi là Bồ Tát 94 Nhất niệm vạn niên, vạn niên nhất niệm 96 Bán lược cho hòa thượng 98 Ăn trộm dạy con 100 Cây Ðèn Ðã Tắt 101 Cách Xử Thế Của Người Xưa 102

Page 149: Nhặt tuệ   tập 2

- - 149

Ông ấy cần tôi 103 Phiếm diện và Toàn diện 104 Tác dụng của Tính 105 Thánh đức của Châu Công 106 Nghệ thuật lãnh đạo 107 Thận trọng về lời nói 109 Ba vị tiến sĩ luận về quỷ thần 110 Chưa thành Phật sớm kết duyên 112 Hiên Viên Hòang Đế bái Quảng Thành Tử 113 Doãn Hỷ bái sư 117 A Dục Vương 119 Truyền thuyết của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn 123 Danh lợi 127 Hãy trân trọng lấy hiện tại 128 Hãy nắm bắt lấy hiện tại 129 Hãy Sống Trong Thế Giới Biết Ơn 130 Nghịch lý của thời đại 130 Hoa thơm cỏ lạ 132 Khoái lạc tâm kinh 142 Đối liễn 144