Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất...

21
Đánh giá đúng sự phát triển thể chất và tâm thần vận động ở trẻ nhỏ Bé khỏe mẹ vui Bản quyền nội dung tài liệu này thuộc về BSnhi.vn Nội dung chi tiết của tài liệu được trình bày trong buổi hội thảo chuyên đề do BSnhi tổ chức vào ngày 1/6/2013 với chủ đề: “Đánh Giá Đúng Sự Phát Triển Thể Chất Và Tâm Thần Vận Động Ở Trẻ Nhỏ” Nội dung trong tài liệu này được trình bày tại hội thảo bởi: BS. Nguyễn Thị Thanh – trưởng khoa dịch vụ 2, bệnh viện Nhi Đồng 2. Các bố mẹ có thể download tài liệu này dạng ebook tại: http://bsnhi.vn

Upload: others

Post on 25-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

 

Đánh  giá  đúng  sự  phát  triển  thể  chất  và  tâm  thần  vận  động  ở  trẻ  nhỏ  

 

 

Bé  khỏe  mẹ  vui      

Bản  quyền  nội  dung  tài  liệu  này  thuộc  về  BSnhi.vn    Nội  dung  chi  tiết  của  tài  liệu  được  trình  bày  trong  buổi  hội  thảo  chuyên  đề  do  BSnhi  tổ  chức  vào  ngày  1/6/2013  với  chủ  đề:  “Đánh  Giá  Đúng  Sự  Phát  Triển  Thể  Chất  Và  Tâm  Thần  Vận  Động  Ở  Trẻ  Nhỏ”    Nội  dung  trong  tài  liệu  này  được  trình  bày  tại  hội  thảo  bởi:  BS.  Nguyễn  Thị  Thanh  –  trưởng  khoa  dịch  vụ  2,  bệnh  viện  Nhi  Đồng  2.    Các  bố  mẹ  có  thể  download  tài  liệu  này  dạng  e-­‐book  tại:  http://bsnhi.vn    

Page 2: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  1  

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRẺ NHỎ ------------------------------------------- 2 A/ Phát triển thể chất là gì? ----------------------------------------------------------------------------- 2 B/ Các yếu tố dùng để đo lường và đánh giá sự phát triển thể chất ở trẻ nhỏ. ----------- 3 C/ Đánh giá sự phát triển thể chất ở trẻ thông qua biểu đồ chiều cao/cân nặng theo độ tuổi -------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7 CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG Ở TRẺ NHỎ -------------------------- 13 A/ Tâm thần vận động là gì? --------------------------------------------------------------------------- 13 B/ Đánh giá sự phát triển tâm thần vận động ở trẻ nhỏ ----------------------------------------- 13 CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN TỐT LÀ PHẢI PHÁT TRIỂN ĐỀU VỀ THỂ CHẤT VÀ TÂM THẦN VẬN ĐỘNG --------------------------------------------------------------------------------- 17 A/ Phát triển thể chất phải đi cùng với sự phát triển tâm thần vận động ------------------- 17 B/ Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tâm thần vận động ở trẻ nhỏ -- 17 CHƯƠNG 4: LỜI KẾT ----------------------------------------------------------------------------------- 20

Page 3: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  2  

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRẺ NHỎ A/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT LÀ GÌ? Phát triển thể chất là sự phát triển về chất lượng của cơ thể; tức là việc bé phát triển về kích thước, chức năng các bộ phận trong cơ thể mà chúng ta có thể quan sát và đo lường cụ thể thông qua chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu, vòng tay, chiều dài chân... Sự phát triển thể chất là sự phát triển về cơ thể, sức khoẻ giúp bé có khả năng thực hiện được tốt các hành vi vật lý trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc bé thực hiện được các hành vi đó tốt hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào tâm thần vận động của bé – sẽ được trình bày chi tiết trong phần sau. Đặc trưng của quá trình phát triển thể chất có thể khái quát gồm 3 hiện tượng:

1/ Hiện tượng thích nghi: Chủ yếu ở thời kì sơ sinh, là hiện tượng thay đổi hoạt động chức năng của cơ thể để phù hợp với môi trường sống mới – chuyển từ môi trường trong bụng mẹ sang thế giới bên ngoài. Hiện tượng này diễn ra trong 6 tháng đầu đời của bé. 2/ Hiện tượng tăng trưởng: Các cơ quan, bộ phận phát triển vầ kích thước và chức năng. Có một số cơ quan cơ thể mà các đơn vị cấu tạo chính không còn tăng thêm về lượng hoặc kích thước sau sinh như thận, não nhưng tế bào vẫn phát triển về chất. Tăng trưởng là hiện tượng đặc thù của cơ thể bé sau 6 tháng tuổi. 3/ Hiện tượng trưởng thành: Là sự hoàn thiện tới mức cao nhất thường xảy ra vào thời kì dậy thì. Các nội tiết tố hoạt động mạnh làm các tế bào sinh dục biến đổi cấu trúc và chức năng, các cơ quan cũng tăng trưởng để trưởng thành.

Việc theo dõi sự phát triển thể chất thường xuyên và định kỳ ở bé sẽ giúp mẹ xác định được tình trạng sức khoẻ, dinh dưỡng của con, từ đó có những phương pháp hỗ trợ thích hợp (dinh dưỡng, điều chỉnh lối sống...) để giúp bé phát triển tối đa tiềm năng cơ thể của mình, đạt được chiều cao cân nặng tối ưu, sức khoẻ tốt khi trưởng thành.

Page 4: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  3  

B/ CÁC YẾU TỐ DÙNG ĐỂ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRẺ NHỎ: Để đánh giá sự phát triển thể chất ở bé, người ta dùng phương pháp đo lường kích thước của các bộ phận cơ thể của bé, sau đó so sánh với độ tuổi của bé. Các chỉ số thường dùng để đo lường và đánh giá sự phát triển thể chất ở bé là: 1/ Cân nặng theo độ tuổi: Đây là yếu tố quan trọng trong việc đo lường sự phát triển thể chất ở các bé nhỏ, vì cân nặng sẽ phản ánh được tình trạng sức khoẻ dinh dưỡng của bé. Việc cân và kiểm tra cân nặng của bé thường xuyên sẽ giúp mẹ xác định được bé đang phát triển tốt, hay bị suy dinh dưỡng hay thừa cân để có hướng điều chỉnh thích hợp, giúp con phát triển tốt về lâu dài. Cân nặng của bé chịu ảnh hưởng của di truyền, sức khỏe và dinh dưỡng của mẹ trong thời kì mang thai. Nhưng mẹ cần lưu ý rằng, cân nặng của bé lúc mới sinh không phải là điều quan trọng nhất, mà sự phát triển và mức độ lên cân của bé theo từng giai đoạn tăng trưởng sau này mới là điều đáng quan tâm hơn. Từ lúc mới chào đời, tất cả các bé đều giống nhau một điểm, đó là giảm cân sinh lý. Lí do chính là do việc giảm lượng nước trong cơ thể bé (vốn có trong cơ thể bé khi còn trong bụng mẹ), lượng nước này mất đi qua nước tiểu và phân su. Ngoài ra, do bé phải có thời gian làm quen với cách hấp thụ dinh dưỡng mới, theo đường từ ngoài vào chứ không thông qua nhau thai truyền từ mẹ sang như trước đây. Và nếu nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể mẹ cũng cần thời gian để sản sinh ra sữa nữa. Nhiều em bé sụt cân đến 10% trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh và bé sẽ tăng cân trở lại sau 10 ngày tuổi. Bình thường cân nặng mới sinh của bé khoảng 3000 – 3500g, nếu bé có cân nặng <2500g mà sinh đủ tháng thì bé bị suy dinh dưỡng bào thai, còn sinh thiếu tháng gọi là bé sinh non.

Tuần thứ nhất, bé có thể sụt cân sinh lí từ 5 – 10% cân nặng, từ tuần thứ 2 bé bắt đầu tăng cân nhanh.

Trung bình 3 tháng đầu, bé tăng từ 1000 – 1200g/tháng, từ 3 – 6 tháng tăng khoảng 600g/tháng, từ 6 – 12 tháng tăng 300 – 400g/tháng. Trên 1 tuổi đến 10 tuổi bé tăng trung bình 2 – 2,5 kg/năm. Mẹ có thể nhớ các mốc chính về sự phát triển cân nặng của bé như sau:

10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh.

5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh.

1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh Việc kiểm tra và đo lường cân nặng của bé cần thực hiện thường xuyên khi bé dưới 6 tháng, sau đó có thể giảm dần khi bé đã lớn hơn, cụ thể như sau: Cân ít nhất 1 lần/tuần trong khoảng từ 6 – 8 tuần đầu tiên, sau đó có thể giảm xuống còn 1 -2 lần/tháng cho đến khi con được 4 tháng. Từ 5 tháng đến 2 tuổi, cho bé cân 1 lần/tháng. Mẹ nên cân bé vào một ngày nhất định trong tháng (có thể chọn ngày bé chào đời) để đảm bảo theo dõi đúng quá trình phát triển cân nặng ở bé, từ đó xác định và vẽ được “Biểu Đồ Tăng Trưởng” để tiện theo dõi.

Page 5: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  4  

2/ Chiều cao theo độ tuổi: Chiều cao chính là chiều dài toàn thân của bé tính từ đỉnh đầu đến gót chân, cũng như cân nặng, chiều cao là một yếu tố quan trọng và dễ nhận thấy nhất để đánh giá sự phát triển của bé về sức khoẻ và thể chất. Việc theo dõi thường xuyên việc phát triển chiều cao của bé khi còn nhỏ và có những phương pháp đúng đắn giúp bé phát triển tối ưu chiều cao của mình sẽ giúp cơ thể bé thêm khoẻ mạnh và tự tin khi trưởng thành. Ngược với cân nặng, chiều cao ít thay đổi và ổn định khi đạt được các mốc tăng trưởng mới, nhưng thường khó đo so với cân nặng. Một em bé khỏe mạnh sinh ra thường dài hơn 50 cm. Sau đó, chiều cao của bé sẽ liên tục phát triển theo thời gian:

Trong 3 tháng đầu, mức tăng trung bình là khoảng 3cm mỗi tháng. Ở độ tuổi 3-6 tháng, mức tăng là 2,5cm/tháng. Từ 6-9 tháng: 1,5cm-2cm/tháng. Từ 9 đến 12 tháng: 1-1,5cm.

Như vậy sau 1 năm, chiều cao của bé tăng khoảng 25 đến 27cm, đạt mức 75 đến 78cm, trung bình bé trai cao khoảng 76 cm, còn bé gái khoảng 75 cm. Chiều cao của các bé gái trong năm đầu tiên thường ít hơn các bé trai khoảng 1,5cm. Trong 2 năm đầu đời, bé tăng trưởng về chiều cao rất nhanh, thêm khoảng 25 cm. Khi được 2 tuổi, bé sẽ cao khoảng 85 cm. Người ta ước tính tầm vóc của người trưởng thành sẽ gấp 2 lần chiều cao lúc 2 tuổi. Cách đo chiều cao cho bé:

Đối với bé dưới 24 tháng, để bé nằm ngửa trên một thước đo gỗ, đầu chạm sát một cạnh của thước đo. Một người giữ đầu bé thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một người giữ 2 đầu gối bé duỗi thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm. Đối với bé trên 24 tháng, để bé đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường; đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường; mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo. Chiều cao đứng và nằm có thể chênh nhau 1-2 cm.

Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo cân nặng của bé vì 2 yếu tố này có liên quan đến nhau, và dựa vào mức tương quan giữa chiều cao và cân nặng của bé theo từng độ tuổi, mẹ có thể xác định được biểu đồ tăng trưởng để theo dõi quá trình phát triển thể chất của bé dễ dàng hơn.

Page 6: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  5  

3/ Chu vi vòng đầu của bé: Chu vi vòng đầu là một trong những yếu tố giúp đánh giá sự phát triển não bộ của bé. Vì vậy, các mẹ nên kiểm tra và đo chu vi vòng đầu của bé thường xuyên để đảm bảo trí não của bé vẫn phát triển tốt. Việc đo chu vi vòng đầu cho bé cũng nên được thực hiện cùng lúc với việc đo chiều cao và cân nặng của con. Trí não của bé sẽ bắt đầu phát triển mạnh từ tuần thứ 20 của thai kỳ cho đến khi em bé được ba tuổi. Khi sinh ra trọng lượng não bé chỉ có 350 gram. Sau đó, tăng lên đến 1.000 gram ở 1 tuổi và đến 1.200 gram khi bé được 2 tuổi. Ở tuổi trưởng thành, bộ não con người chỉ ở mức 1.250 gram ở phụ nữ và 1.400 gram ở nam giới. Như vậy, 75% sự phát triển não bộ diễn ra ở trong giai đoạn từ lúc sơ sinh cho đến tuổi chập chững biết đi. Kích thước chu vi vòng đầu của bé ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố trong đó chiều cao và cân nặng đóng vai trò khá quan trọng, vì nếu bé cao lớn khoẻ mạnh thì chu vi vòng đầu cũng to theo để cơ thể được cân đối. Dưới đây là kích thước chu vi vòng đầu trung bình của bé từ 0 đến 36 tháng tuổi để các mẹ tiện theo dõi:

0 tháng tuổi – 34,8 cm 3 tháng tuổi – 40 cm 6 tháng tuổi – 42,4 cm 12 tháng tuổi – 45 cm 15 tháng tuổi – 45,8 cm 18 tháng tuổi – 46,5 cm 21 tháng tuổi – 47 cm 24 tháng tuổi – 47,5 cm 27 tháng tuổi – 47,8 cm 30 tháng tuổi – 48,2 cm 33 tháng tuổi – 48,4 cm 36 tháng tuổi – 48,6 cm

Bàng này chỉ mang tính tham khảo vòng đâu trung bình của các bé ở độ tuổi tương ứng vì như đã nói ở trên, chu vi vòng đầu phụ thuộc nhiều vào thể trạng của bé. Nếu mẹ thấy chu vi vòng đầu của bé không tăng lên trong vòng 2 tháng thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Page 7: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  6  

4/ Các yếu tố khác: Đây là những yếu tố phụ thể hiện quá trình phát triển thể chất ở bé nhưng ít dùng để đánh giá sự phát triển thể chất, sức khoẻ. Vì chúng biểu hiện chậm và ít có giá trị xác định tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ của bé so với 3 yếu tố phía trên. a/ Đo vòng cánh tay: Chu vi vòng cánh tay được đo bằng một thước dây không co giãn, có đơn vị đo cm. Đo ở cánh tay không thuận, buông lỏng. Xác định điểm chính giữa xương vai và điểm nhọn nhất của cùi chỏ. Sau đó vòng thước dây qua điểm này, vòng thước dây nên để vuông góc với cánh tay được đo. Bé từ 1-5 tuổi có vòng cánh tay trong khoảng 14 – 15 cm. Nếu vòng cánh tay nhỏ hơn 12,5 cm là bé có triệu chứng bị suy dinh dưỡng. b/ Sự phát triển của răng: Chế độ ăn và sức khỏe của mẹ khi mang thai có ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ răng của bé. Việc bé chậm mọc răng, hoặc chất lượng răng của bé yếu, dễ hư thường là biểu hiện của bệnh suy dinh dưỡng và còi xương, vì vậy việc theo dõi quá trình phát triển răng của bé cũng nên được lưu ý:

0-6 tháng chưa mọc răng. 6 -12 tháng: 4 răng cửa trên, 4 răng cửa dưới 12 -18 tháng: 4 răng sữa tiền hàm 18 -24 tháng: 4 răng nanh 24 -30 tháng: 4 răng hàm lớn Tổng cộng: hoàn tất mọc 20 răng sữa.

Khoảng từ 2,5 - 3 tuổi, bé sẽ có đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Chúng sẽ được đặt cách nhau một cách lý tưởng để cung cấp chỗ các răng vĩnh viễn lớn hơn. Sau 6 tuổi, các răng cửa sữa trên và dưới trở nên lung lay và được thay thế bằng các răng vĩnh viễn. Các răng hàm vĩnh viễn thứ nhất xuất hiện lúc 6 tuổi, răng hàm thứ hai lúc 12 tuổi và răng hàm thứ ba, hay còn gọi là răng khôn, khoảng 18 tuổi.

Page 8: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  7  

C/ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRẺ THÔNG QUA BIỂU ĐỒ CHIỀU CAO/CÂN NẶNG THEO ĐỘ TUỔI: Như đã trình bày ở trên, chiều cao và cân nặng là hai yếu tố liên quan hàng đầu đến sự phát triển thể chất ở trẻ nhỏ. Việc đo lường và xác định được 2 yếu tố này theo độ tuổi sẽ giúp mẹ đánh giá đúng được tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng của bé. Để tiện cho các mẹ theo dõi, đánh giá chiều cao và câng nặng của con mình, BSnhi đã tổng hợp các biểu đồ chiều cao và cân nặng theo độ tuổi của WHO công bố vào năm 2007 thành 2 bảng số liệu chiều cao và cân nặng trung bình của bé trai và bé gái theo độ tuổi:

Tuổi Suy dinh dưỡng Bình thường Thừa cân 0 2,8kg - 47,3cm 3,2kg - 19,1cm 3,7kg - 51,0cm

1 tháng 3,6kg - 51,7cm 4,2kg - 53,7cm 4,8kg - 55,6cm 2 tháng 4,5kg - 55,0cm 5,1kg - 57,1cm 5,9kg - 59,1cm 3 tháng 5,1kg - 57,7cm 5,8kg - 59,8cm 6,7kg - 61,9cm 4 tháng 5,6kg - 59,9cm 6,4kg - 62,1cm 7,3kg - 64,3cm 5 tháng 6,1kg - 61,8cm 6,9kg - 64,0cm 7,3kg - 66,2cm 6 tháng 6,4kg - 63,5cm 7,3kg - 65,7cm 8,3kg - 68,0cm 7 tháng 6,7kg - 65,0cm 7,6kg - 67,3cm 8,7kg - 69,6cm 8 tháng 7,0kg - 66,4cm 7,9kg - 68,7cm 9,0kg - 71,1cm 9 tháng 7,3kg - 67,7cm 8,2kg - 70,1cm 9,3kg - 72,6cm

10 tháng 7,5kg - 69,0cm 8,5kg - 71,5cm 9,6kg - 73,9cm 11 tháng 7,7kg - 70,3cm 8,7kg - 72,8cm 9,9kg - 75,3cm 12 tháng 7,9kg - 71,4cm 8,9kg - 74,0cm 10,2kg - 76,6cm 18 tháng 9,0kg - 77,8cm 10,2kg - 80,7cm 11,6kg - 83,6cm

2 tuổi 10,1kg - 83,2cm 11,5kg - 86,4cm 13,1kg - 89,6cm 2 tuổi rưỡi 11,2kg - 87,1cm 12,7kg - 90,7cm 14,5kg - 94,2cm

3 tuổi 12,1kg - 91,2cm 13,9kg - 95,1cm 15,9kg - 98,9cm 3 tuổi rưỡi 13,1kg - 95,0cm 15,0kg - 99,0cm 17,3kg - 103,1cm

4 tuổi 14,0kg - 98,4cm 16,1kg - 102,7cm 18,6kg - 107,0cm 4 tuổi rưỡi 14,8kg - 101,6cm 17,2kg - 106,2cm 20,0kg - 110,7cm

5 tuổi 15,7kg - 104,7cm 18,2kg - 109,4cm 21,3kg - 114,2cm

BẢNG CHIỀU CAO – CÂN NẶNG TRUNG BÌNH THEO ĐỘ TUỔI CỦA BÉ GÁI

Page 9: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  8  

Tuổi Suy dinh dưỡng Bình thường Thừa cân 0 2,9kg - 48,0cm 3,3kg - 49,9cm 3,9kg - 51,8cm

1 tháng 3,9kg - 52,8cm 4,5kg - 54,9cm 5,1kg - 56,7cm 2 tháng 4,9kg - 56,4cm 5,6kg - 58,4cm 6,3kg - 60,4cm 3 tháng 5,6kg - 59,4cm 6,4kg - 61,4cm 7,2kg - 63,5cm 4 tháng 6,2kg - 61,8cm 7,0kg - 63,9cm 7,9kg - 66,0cm 5 tháng 6,7kg - 63,8cm 7,5kg - 65,9cm 8,4kg - 68,0cm 6 tháng 7,1kg - 65,5cm 7,9kg- 67,6cm 8,9kg - 69,8cm 7 tháng 7,4kg - 67,0cm 8,3kg - 69,2cm 9,3kg - 71,3cm 8 tháng 7,7kg - 68,4cm 8,6kg - 70,6cm 9,6kg - 72,8cm 9 tháng 7,9kg - 69,7cm 8,9kg - 72,0cm 10,0kg - 74,2cm

10 tháng 8,2kg - 71,0cm 9,2kg - 73,3cm 10,3kg - 75,6cm 11 tháng 8,4kg - 72,2cm 9,4kg - 74,5cm 10,5kg - 76,9cm 12 tháng 8,6kg - 73,4cm 9,6kg - 75,7cm 10,8kg - 78,1cm 18 tháng 9,7kg - 79,6cm 10,9kg - 82,3cm 12,3kg - 85,0cm

2 tuổi 10,8kg - 84,8cm 12,2kg - 87,8cm 13,7kg - 90,9cm 2 tuổi rưỡi 11,8kg - 88,5cm 13,3kg - 91,9cm 15,0kg - 95,3cm

3 tuổi 12,7kg - 92,4cm 14,3kg - 96,1cm 16,3kg - 99,8cm 3 tuổi rưỡi 13,5kg - 95,9cm 15,3kg - 99,9cm 17,5kg - 103,8cm

4 tuổi 14,3kg - 99,1cm 16,3kg - 103,3cm 18,7kg - 107,5cm 4 tuổi rưỡi 15,2kg - 102,3cm 17,3kg - 106,7cm 19,9kg - 111,1cm

5 tuổi 16,0kg - 105,3cm 18,3kg - 110,0cm 21,1kg - 114,6cm

BẢNG CHIỀU CAO – CÂN NẶNG TRUNG BÌNH THEO ĐỘ TUỔI CỦA BÉ TRAI Sau đây là các biểu đồ tăng trưởng của bé trai và bé gái dưới 5 tuổi theo chiều cao và cân nặng. Các biểu đồ này được WHO công bố vào năm 2007 và có giá trị tham khảo cao để giúp mẹ đánh giá đúng tình trạng phát triển thể chất ở con mình. Cách để xem biểu đồ: Đường màu xanh là chiều cao/cân nặng trung bình của các bé trong độ tuổi tương ứng. Hai đường giới hạn màu cam bao quanh đường màu xanh là giới hạn cho phép về sự lệch chuẩn chiều cao và cân nặng của bé so với giá trị trung bình ở đường màu xanh. Những giá trị cân nặng, chiều cao vượt quá đường màu cam này là dấu hiệu thừa cân (đường màu cam phía trên) hoặc suy dinh dưỡng (đường màu cam phía dưới). 2 đường giới hạn màu đỏ báo hiệu mốc nguy hiểm cho sức khoẻ của bé. Cách chấm vào biểu đồ cân nặng (CN) và chiều cao (CC) cho bé:

Mỗi tháng cân và đo chiều dài (chiều cao) cho bé xong, mẹ dò từ số tháng tuổi của bé hướng đi lên, gặp đường ngang đi qua số cân nặng hay số đo chiều dài của bé tại một điểm, rồi chấm cân nặng vào biểu đồ cân nặng theo tuổi, chiều cao (chiều dài) cũng chấm vào biểu đồ chiều cao (dài) theo tuổi. Nối chấm của tháng này với tháng trước, tất cả sẽ hợp thành đường biểu diễn cân nặng, chiều cao của bé. Đường biểu diễn đi song song với đường cong chuẩn (đường cong màu xanh ở giữa) và nằm trong giới hạn hai đường màu cam thì có thể kết luận bé đang tăng trưởng tốt.

Page 10: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  9  

BIỂ

U ĐỒ

N NẶ

NG

TH

EO ĐỘ

TUỔ

I CỦ

A B

É G

ÁI

Page 11: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  10  

BIỂ

U ĐỒ

CẦ

N NẶ

NG

TH

EO ĐỘ

TUỔ

I CỦ

A B

É TR

AI

Page 12: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  11  

BIỂ

U ĐỒ

CH

IỀU

CA

O T

HEO

ĐỘ

TUỔ

I CỦ

A B

É G

ÁI

Page 13: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  12  

BIỂ

U ĐỒ

CH

IỀU

CA

O T

HEO

ĐỘ

TUỔ

I CỦ

A B

É TR

AI

Page 14: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  13  

PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG Ở TRẺ NHỎ A/ TÂM THẦN VẬN ĐỘNG LÀ GÌ? Nếu phát triển thể chất là sự phát triển về kích thước và chức năng của các bộ phận trên cơ thể của bé, thì phát triển tâm thần vận động là sự phát triển trí năng, nhận thức để bé có thể điều khiển và sử dụng thành thạo các bộ phận cơ thể của mình. Sự phát triển tâm thần vận động có thể dễ dàng nhận thấy thông qua việc phản xạ vô điều kiện và có điều kiện ở trẻ sơ sinh như chớp mắt khi thấy ánh sáng, khóc khi đói; và việc thực hiện những động tác cơ thể khó đòi hỏi sự khéo léo như chơi thể thao, vận động mạnh như ở người lớn. Ở từng độ tuổi khác nhau, tâm thần vận động của bé cũng sẽ khác nhau và tiến bộ dần theo thời gian cũng giống như sự phát triển thể chất vậy. Sự tiến bộ này ảnh hưởng rất nhiều từ di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng và cách nuôi dạy, giáo dục con của cha mẹ. Khi nói đến tâm thần vận động, chúng ta sẽ chia làm hai nhánh: vận động thô và vận động tinh:

Vận động thô gồm những khả năng như chạy nhảy, đi đứng, cò cò, giữ thăng bằng trên một chân… Vận động tinh gồm khả năng cầm bút, viết chữ, cắt kéo, cầm muỗng… Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu còn chú ý đến khả năng điều hòa cảm giác (sờ chạm, ăn uống những thể khác nhau; khoảng cách không gian giữa cá nhân và vật thể chung quanh…)

Việc theo dõi và đánh giá đúng sự phát triển tâm thần vận động của bé sẽ cho mẹ cái nhìn chính xác về tình trạng trí năng của con, từ đó có những phương pháp thích hợp giúp bé phát triển hết tiềm năng trí tuệ của mình, cũng như phòng ngừa những nguy cơ khiếm khuyết tâm thần vận động, tự kỷ ở trẻ nhỏ. B/ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG Ở TRẺ NHỎ: Như đã trình bày phía trên, tâm thần vận động của bé sẽ phát triển theo thời gian tức là ở từng độ tuổi, bé sẽ có thể điều khiển cơ thể của mình làm những hành động, động tác nhất định hoặc có những phản xạ cơ thể có điều kiện và không điều kiện khi môi trường thay đổi. Vì vậy, để dễ dàng cho các mẹ theo dõi đánh giá mức độ phát triển tâm thần vận động của bé, BSnhi xin chia ra các khả năng vận động cũng như hành vi và phản xạ của bé theo từng thời kỳ phát triển: 1/ Sơ sinh: Chủ yếu là hiện tượng thích nghi, chấm dứt kiểu sống lệ thuộc để sống độc lập; hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của bé có biến đổi về việc tự vận động nhiều nhất do bé thay đổi môi trường sống trong nước ối sang môi trường sống bên ngoài: Phổi bắt đầu tự hô hấp trao đổi khí, còn hệ tim mạch chuyển tuần hoàn nhau thai thành tuần hoàn sơ sinh. Các cơ quan khác như da, trung tâm điều nhiệt, hệ tiêu hóa của bé cũng có biến đổi thích nghi với môi trường bên ngoài so với khi còn trong bụng mẹ và sự thay đổi về thức ăn từ dịch dinh dưỡng thành sữa mẹ và hấp thu qua việc bú.

Page 15: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  14  

Giai đoạn này bé ngủ nhiều nhưng ngay sau khi sinh các giác quan đã hoạt động và có cảm thụ tốt như khả năng nghe (giật mình khi có tiếng động mạnh), nếm (thích ngọt, đắng thì nhăn mặt), ngửi (ngửi mùi sữa mẹ để tìm vú), nhìn (phản xạ với ánh sáng) và cảm giác đau. Bé có phản xạ tự nhiên như phản xạ bú, phản xạ bắt chộp. Khi đặt bé nằm ngửa thì chân tay bé có thể co duỗi, vận động nhẹ. Trong giai đoạn này, các vận động thể chất của bé chủ yếu là vận động tự phát, phản xạ và bé không chủ động được mọi động tác của cơ thể. 2/ Thời kỳ nhũ nhi: Thời gian ngủ của bé giảm dần chỉ còn 14 -16 giờ một ngày, tới khi bé được 6 tháng tuổi thì bé có thể ngủ được trung bình 10 giờ một đêm, 12-14 giờ mỗi ngày. Khi bé được 2 tháng thì bé có thể giữ vững cổ, nằm sấp thỉnh thoảng tự ngóc đầu lên được; bé đã biết dõi mắt nhìn theo người hoặc sự vật trước mắt mình mà các mẹ quen gọi là “bé biết hóng chuyện”. Ở giai đoạn này, bé đã có thể mỉm cười. Từ 3 đến 4 tháng tuổi, bé bắt đầu kiểm soát được các hành động cơ thể ở mức độ thấp và giảm dần các hành động phản xạ vô thức. Bé đã có thể nhìn theo vật di động và biết lẫy từ ngửa sang sấp. Từ 4 tháng bé đã có thể biết lật, cười ra tiếng, biết la khóc vì sợ hãi và biết biểu lộ sự thích thú thông qua biểu cảm gương mặt. Từ 5 đến 6 tháng, bé biết trườn và có thể giữ cổ và đầu thẳng, chuyển vật từ tay này qua tay kia. Trong giai đoạn này, tay bé đã bắt đầu linh hoạt dẫn đến một số thói quen xấu như đưa vật lạ hoặc ngón tay vào miệng, mẹ cần chú ý để điều chỉnh cho con nhé, nếu không có thể để nguy cơ răng hàm của bé bị ảnh hưởng (hô, mọc răng lệch...). Bé đã có thể nhặt đồ chơi bằng 5 ngón tay trong giai đoạn này, biết nhận người lạ người quen và đặc biệt bé đã phát triển các cảm xúc tình cảm với người thân trong gia đình bố, mẹ, ông bà hoặc những người thường xuyên gần gũi, chăm sóc bé.

Từ 7 đến 11 tháng tuổi, bé đã bắt đầu phát triển khả năng ngôn ngữ bằng cách tạo ra những âm thanh có nghĩa với những tiếng bập bẹ pha trộn hoặc từng âm một (bé có thể phát âm đơn giản “ba”, “ma”, “bà”...), giai đoạn này mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con, hát cho con nghe để giúp bé phát triển và hoàn thiện khả năng ngôn ngữ của mình. Dù bé chưa nói được nhiều nhưng bé đã có thể nhận thức và hiểu “sơ sơ“ những gì cha mẹ nói. Về mặt vận động, bé đã có thể bò được và ngồi vững so với giai đoạn trước đó. Bé cũng phát triển các cảm xúc vui mừng, giận dữ, sợ hãi và bộc lộ cảm xúc này thông qua biểu cảm trên gương mặt, cười hoặc khóc. Giai đoạn này, bé cũng có thể vỗ tay, vẫy tay chảo theo hướng dẫn của cha mẹ. Mẹ cũng nên thường xuyên cho bé nghe nhạc, chơi các trò chơi kể chuyện, xếp hình...nhằm tăng nhận thức tư duy về hình ảnh và âm thanh của bé nhé. Từ 12 tháng, bé đã có thể tập đi và tự đi được vài bước. Đây là giai đoạn mẹ nên tập đi cho bé. Về mặt ngôn ngữ, bé đã có thể phát âm rõ và nói được những câu ngắn, 2-3 từ. Bé cũng đã hiểu hơn những lời mẹ nói, nhận biết và hiểu được lời khen, lời chê, và sự cấm đoán, đe doạ từ mẹ. Vì thế, trong giai đoạn này mẹ cần cẩn thận ngôn ngữ giao tiếp của mình với con vì bé sẽ dễ bắt chước và học theo cách nói chuyện của cha mẹ. Ở giai đoạn này tình cảm và nhận thức về quan hệ xã hội của bé bắt đầu phát triển, bé đã có thể tự thiết lập cách phản ứng với môi trường xã hội. Cảm xúc của bé bắt đầu biểu hiện rõ hơn khi vui, khi hờn giận, không vừa lòng,

Page 16: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  15  

và bé biết sử dụng gương mặt, mắt, tiếng cười, tiếng khóc để bày tỏ cho người khác biết ý của mình và đòi người khác làm theo ý mình. Từ 6 tháng, bé đã biết nhớ mẹ và người thân; đến 12 tháng thì tình cảm của bé đã trở nên sâu sắc hơn và một số bé có dấu hiệu đeo bám theo mẹ hoặc bố. 3/ Thời kỳ 1 -2 tuổi: Bé từ 12 tháng-15 tháng dã bắt đầu biết đi và đi vững một mình do tiểu não dần dần hoàn thiện chức năng. Bé trong giai đoạn này đã bắt đầu phát triển tính cách sơ bộ, bé bắt đầu biết tranh giành đồ chơi. Bé nghe hiểu và có thể làm theo các chỉ dẫn hoặc động tác đơn giản theo hướng dẫn của cha mẹ. Bé trở nên tò mò hơn nhưng hoàn toàn chưa nhận thức được các mối nguy hiểm xung quanh nên dễ gặp nguy hiểm như té ngã, vấp nếu mẹ không để ý kỹ. Được 18 tháng bé đã đi và chạy vững, bò được lên cầu thang. Khả năng ngôn ngữ đã phát triển tốt, bé đã bắt đầu nói được những câu ngắn có nghĩa mà mẹ hiểu được. Bé chủ động được trong việc đi tiêu đi tiểu của mình và biết gọi mẹ khi cần đi vệ sinh. Giai đoạn này, mẹ có thể tập cho con tự múc thức ăn và bé có thể làm theo được nhưng không khéo, bé đã biết tự cầm ly uống nước và chủ động khi khát và đói sẽ biết gọi mẹ. Bé 24 tháng thì khả năng vận động thô về cơ bản đã khá hoàn thiện, bé có thể lên xuống cầu thang trong nhà một cách chậm rãi, nói được nhiều hơn những câu dài và có ý nghĩa. Bé có thể hát, múa theo những gì mình thấy hoặc nghe. Động tác của bé dần trở nên khéo léo hơn, biết tự mặc đồ. Điểm quan trọng nhất trong giai đoạn này là bé phải nhận thức và biết được vị trí các bộ phận cơ thể của mình và có thể chỉ được vào đó: Mắt, mũi, bàn tay, bàn chân... Về tâm thần của bé trong giai đoạn này: Bé đã phát triển nhận thức phong phú và hình tượng hóa về thế giới xung quanh mình.Trong lúc tập đi,tập kiểm soát tiêu tiểu cũng chính là lúc bé đang tự học cách kiềm chế, kiẻm soát bản thân. Trong giai đoạn này bé đã hình thành nhận thức sơ khởi về các luật lệ xã hội, và phát triển sự tự tin của bản thân. 4/ Khi bé được 3 tuổi: Khả năng ngôn ngữ của bé đã phát triển hoàn thiện, bé có thể giao tiếp bình thường với những người xung quanh. Đây là giai đoạn trí tuệ và nhận thức của bé phát triển rất nhanh, vì thế bé trở nên tò mò hơn và thường xuyên đặt câu hỏi về mọi chuyện diễn ra xung quanh mình. Khả năng học hỏi và tiếp thu của bé trong giai đoạn này rất tốt, vì thế mẹ nên cho bé đi học tại các trường mẫu giáo để được học và chơi những trò chơi phát triển trí tuệ để tăng khả năng tư duy và nhận thức. Ngoài ra, việc đi học mẫu giáo cũng sẽ giúp bé hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp xã hội, phân định thứ bậc trong giao tiếp với cô giáo, bạn bè... Khả năng điều khiển vận động cơ thể của bé đã phát triển hoàn thiện về các hoạt động thô, bé đã có thể chạy nhảy với tốc độ nhanh, vững ít khi bị té. Về các vận động tinh đòi hỏi sự khéo léo thì bé đã có khả năng làm những động tác đơn giản như hát, múa theo hướng dẫn hoặc theo những gì bé đã thấy; bé cũng có thể tự mình mặc quần áo, thắt cúc áo, đi tất ở giai đoạn này. Về mặt tâm lý bé đã hoàn thiện các tâm tý cơ bản buồn, vui, giận dữ và có thể dễ dàng bộc lộ các biểu hiện tâm lý của mình ra bên ngoài. Tình cảm và tính cách của

Page 17: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  16  

bé đã hoàn thiện về mặt cơ bản và bé rất thích thể hiện bản thân và sự tự tin của mình. Các bé sẽ ham thích vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. 5/ Khi bé được 4 - 5 tuổi: Lúc này, khả năng vận động thô và vận động tinh của bé đã hoàn thiện, bé có thể bắt đầu chơi các môn thể thao, học hát hoặc học chơi nhạc cụ... Khả năng giao tiếp của bé cũng hoàn thiện, bé có thể giao tiếp với mọi người xung quanh rất tốt. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh nghiệm sống và kiến thức nên đôi khi bé không hiểu hết những gì mình nghe, và bản tính tò mò sẽ khiến bé tiếp thu những lời ăn tiếng nói không được hay trong cuộc sống hàng ngày từ bạn bè hoặc người lớn. Vì vậy, nhiều bé có biểu hiện chửi thề, nói tục...thì mẹ cũng đừng vội la mắng bé mà hãy giải thích cho bé hiểu và dành nhiều thời gian nói chuyện, giải thích cho bé hiểu để bé không lập lại những từ xấu. Đây là giai đoạn bé khám phá và nâng cao kiến thức, nhận thức bản thân về cuộc sống xung quanh nên bé sẽ thường xuyên và liên tục đặt câu hỏi cho người lớn, bố mẹ...Dù bận hay cảm thấy phiền hà vì những câu hỏi của con thì bố mẹ hãy nhiệt tình trả lời hết cho bé nhé, vì nếu bố mẹ không trả lời, với bản tính tò mò bé sẽ tiếp tục tìm kiếm câu trả lời từ nơi khác và theo cách khác có thể gây hại cho bé. Chưa kể, việc bố mẹ từ chối trả lời hoặc tỏ thái độ bực tức có thể gây phản ứng tâm lý tiêu cực cho bé, khiến bé cảm thấy không nên đặt câu hỏi nữa dẫn đến chán học, không thích bộc lộ ý kiến bản thân hoặc tệ hơn là có thể dẫn đến tự kỷ. Khi đi học mẫu giáo bé sẽ hoàn thiện các khả năng giao tiếp với môi trường xung quanh, học cách kết giao với những người bạn mới và học những bài học về sự nhường nhịn, tính chia sẻ khi sinh hoạt tập thể. Tuổi này bé cũng bắt đầu phân biệt được giới tính thông qua những sự khác biệt về cơ thể bên ngoài dễ nhận thấy giữa nam và nữ.

Page 18: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  17  

PHÁT TRIỂN TỐT LÀ PHẢI PHÁT TRIỂN ĐỀU VỀ THỂ CHẤT VÀ TÂM THẦN VẬN ĐỘNG

A/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT PHẢI ĐI CÙNG PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG: Sự phát triển tâm thần vận động thường khó theo dõi và đánh giá hơn so với việc phát triển thể chất vốn dễ theo dõi qua các cách đo chiều cao, cân nặng và chu vi vòng đầu định kỳ cho bé. Hơn nữa, các thông tin kiến thức về tâm thần vận động ở trẻ nhỏ chưa được phổ biến rộng rãi bằng tiếng việt. Vì vậy, vô hình chung, đã khiến nhận thức về tầm quan trọng của sự phát triển tâm thần vận động ở bé thấp hơn so với sự phát triển thể chất. Hầu hết các mẹ hiện nay chỉ chú ý quan tâm sự phát triển về chiều cao và cân nặng ở bé và mặc định sự phát triển tâm thần vận động sẽ tự diễn ra, tức là đến đúng độ tuổi, bé sẽ tự nhận thức và thực hiện hành vi phù hợp. Nhưng thực sự, điều này là không chính xác. Vì phát triển tâm thần vận động của bé cũng cần sự quan tâm chăm sóc và hỗ trợ từ bố mẹ. Và phát triển thể chất phải đi cùng phát triển tâm thần vận động, tức là bé phát triển thể chất có sức khoẻ tốt phải đi kèm một tinh thần trí óc khoẻ mạnh để có thể điều khiển và sử dụng hết các tiềm năng thể chất của mình nhằm thực hiện được các công việc, ước muốn trong cuộc sống. Nếu bố mẹ đánh giá thấp hoặc không thường xuyên theo dõi để nhận biết tình trạng phát triển tâm thần vận động ở bé để có những phương pháp hỗ trợ thích hợp thì có thể dẫn đến các nguy cơ khiếm khuyến tâm thần vận động mà biểu hiện cụ thể là chậm nói, chậm biết đi...Và nguy hiểm hơn là có thể có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ. Vì vậy, điều quan trọng mẹ cần phải ghi nhớ là phát triển thể chất phải đi cùng phát triển tâm thần vận động, và cả 2 sự phát triển này đều có tầm quan trọng ngang nhau. Việc phát triển tốt và đồng đều về thể chất cũng như tâm thần vận động ở bé, phù hợp theo từng độ tuổi sẽ giúp bé phát triển và khai thác hết những tiềm năng thể chất và trí tuệ của mình. Qua đó, bé sẽ có một cuộc sống khoẻ mạnh và hạnh phúc. B/ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VÀ TÂM THẦN VẬN ĐỘNG Ở TRẺ NHỎ: 1/ Di truyền: Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất. Em bé khi sinh ra có sự phát triển giống với bố mẹ về các đặc điểm thể chất, ngoại hình (thông thường, nếu cha mẹ cao thì con cái sinh ra cũng khá cao, nếu cha mẹ mập thì con cái sinh ra cũng mập) và cũng giống bố mẹ cả những yếu tố bên trong như kiểu gen, nhóm máu hoặc di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính. Nhân tố di truyền là một nhân tố tiền đề, lợi thế nhưng không phải là nhân tố quyết định. Sự di truyền sẽ cho bé có được tiềm năng phát triển nhưng để phát triển tối ưu được tiềm năng đó hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác trong quá trình chăm sóc bé từ khi mới sinh ra đến khi trưởng thành. Ví dụ: Khi bố mẹ cao thì con sẽ có tiềm năng thể chất cao lớn nhưng nếu chăm sóc bé không đúng cách, chế độ dinh dưỡng và chế độ sống không phù hợp (thiếu canxi, không vận động đúng cách, ít tiếp xúc với ánh nắng khiến thiếu vitamin D, tư

Page 19: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  18  

thế ngồi sai trong một khoảng thời gian dài khiến cột sống bị tổn thương....) sẽ khiến bé không phát triển hết tiềm năng của mình và có chiều cao bình thường. Ngược lại, nếu bố mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng lại đầu tư về mặt dinh dưỡng, cho con một môi trường sống tốt (cho bé chơi thể thao đúng và hiệu quả, tập cho con ngồi và vận động đúng tư thế để kích thích chiều cao...) thì sẽ giúp bù đắp những thiếu hụt về tiềm năng và bé sẽ phát triển cao lớn trong tương lai. 2/ Dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố căn bản nhất cho một sức khỏe tốt; khi sức khoẻ tốt và nguồn dinh dưỡng đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể ở hiện tại thì mới có thể tiếp tục phát triển trong tương lai. Và ngoài tác động trực tiếp đến việc phát triển thể chất thì dinh dưỡng cũng góp phần cực kì quan trọng đến việc phát triển tâm thần vận động, bởi tâm thần vận động xuất phát từ trí tuệ bộ não, chỉ khi bộ não được cung cấp đúng và đủ chất dinh dưỡng cần thiết mới có thể khoẻ mạnh và phát triển khả năng tư duy, nhận thức và tâm thần vận động ở trẻ nhỏ. Và dinh dưỡng đã có tác động đến sự phát triển của bé ngay từ giai đoạn bào thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng sức khoẻ dinh dưỡng của mẹ trước khi mang thai cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc có thai và cung cấp dinh dưỡng bước đầu cho thai nhi. Đặc biệt khi bào thai bị tổn thương hoặc thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin và các chất khoáng) vào các thời điểm quyết định của sự tăng trưởng sẽ để lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng các bộ phận của cơ thể. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO ) ở những người mẹ có cân nặng dưới 40 kg tỷ lệ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5 kg cao gấp 2,5 lần so với nhóm bình thường. Những bà mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lý, được bổ sung các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ sẽ sinh ra những bé khoẻ mạnh. Thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai sẽ làm trẻ chậm lớn, và làm tuổi dậy thì muộn hơn so với những trẻ đủ dinh dưỡng. Vì vậy, để chuẩn bị tốt nhất cho sự hình thành và phát triển của con, bố mẹ hãy tạo cho mình một cuộc sống khoẻ mạnh và nguồn dinh dưỡng đúng đầy đủ cho cơ thể. Sau khi bé được sinh ra thì dinh dưỡng là yếu tố căn bản và cần thiết nhất cho sự phát triển tổng thể của con. Nên việc thường xuyên cho con đi khám dinh dưỡng định kỳ sẽ vô cùng hữu ích để mẹ nhận biết được tình trạng dinh dưỡng của bé hiện tại, từ đó có những điều chỉnh thích hợp để cung cấp đúng và đủ lượng dinh dưỡng cần thiết; giúp bé phát triển tối đa tiềm chất của mình. Mẹ cũng cần lưu ý, nên ưu tiên bổ sung dinh dưỡng cho con thông qua chế độ ăn đúng và lành mạnh, đa dạng thực phẩm vì đây là cách tự nhiên nhất để cơ thể bé hấp thu chất dinh dưỡng. Không nên tự ý cho bé sử dụng các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (canxi, vitamin D....) vì nếu dư dưỡng chất trong cơ thể sẽ tạo ra những nguy cơ sức khoẻ không tốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và quá trình phát triển của con. Hãy tin tưởng các bác sĩ dinh dưỡng và luôn hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng trước khi cho con dùng thêm bất cứ thực phẩm chức năng bổ sung vi chất nào mẹ nhé. 3/ Môi trường sống: Môi trường sống cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của bé. Nếu môi trường sống sạch sẽ, không khí thoáng đãng, đủ ánh sáng thì sẽ tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển thể chất và tránh được nhiều bệnh tật từ các nguy cơ bên ngoài (vi khuẩn, vệ sinh, thời tiết...), ngược lại nếu môi trường không thuận lợi không những không tạo điều kiện cho sự phát triển thể chất mà còn có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh tật cản trở sự phát triển thể chất và tâm thần của bé. Như các bệnh Tay, Chân,

Page 20: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  19  

Miệng; bệnh Thuỷ Đậu;...nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ khiến bé mắc các nguy cơ chậm lớn, ảnh hưởng sự phát triển trí tuệ của bé. Bên cạnh môi trường tự nhiên thì môi trường không khí, tâm lí gia đình cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bé. Nếu bé được sống trong môi trường gia đình êm ấm, hoà thuận, hạnh phúc, có được sự quan tâm của bố mẹ và những người lớn khác trong gia đình thì sẽ phát triển tốt hơn những bé sinh ra trong môi trường gia đình không hạnh phúc, hay mâu thuẫn hay bố mẹ bận công việc ít quan tâm đến con. Và sự giáo dục, quan tâm của bố mẹ cũng là một nhân tốt rất lớn quyết định môi trường sống và sự phát triển của con. Chỉ có tình yêu thương thật sự mới tạo cho bé cảm giác tâm lý an toàn, được quan tâm và tích cực, từ đó bé sẽ thoải mái về mặt tâm lý, ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, bố mẹ thường xuyên chơi và trò chuyện cùng bé sẽ giúp bé phát triển tiềm năng trí tuệ và nhận thức, qua đó phát triển tốt tâm thần vận động bên cạnh thể chất khoẻ mạnh. 4/ Vận động thể lực và giấc ngủ: Ngủ đủ và đúng giờ quy định là một phương pháp thúc đẩy sự phát triển tối ưu cho trẻ. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, ngoài dinh dưỡng và di truyền thì giấc ngủ và vận động cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và tâm thần ở các bé. Theo đó bé cần phải ngủ đủ giấc, giấc ngủ sâu, vì chỉ có trong giấc ngủ sâu toàn bộ cơ thể và trí não của bé mới được thư giản và lúc này các chất dinh dưỡng sẽ phát huy toàn bộ công dụng, giúp phát triển các cơ quan trong cơ thể của con. Bố mẹ cũng không nên cho bé ngủ muộn hơn 22h hàng ngày, vì việc thức khuya sẽ bắt cơ thể làm việc lâu hơn, dẫn đến quá tải và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của bé. Ngoài ra, việc vận động thường xuyên như cho bé tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày ở ngoài trời như bơi lội, đá bóng, đạp xe đạp…Việc thường xuyên vận động không những tăng cường sức khoẻ thể chất của cơ thể như cơ bắp, phát triển xương...mà còn giúp tăng cường phát triển tâm thần vận động, bé sẽ biết cách điều khiển cơ thể mình vận động tốt hơn, hợp lý hơn và khéo léo hơn. Thông qua việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho tâm hồn và trí tuệ của bé khoẻ mạnh, minh mẫn hơn.

Page 21: Đánhgiáđúngsự%pháttriểnthể%chất …bsnhi.vn/downloads/BSnhi_noidunghoithao_2013.06.01.pdf · Đo chiều cao nên được thực hiện cùng lúc với việc đo

 

  20  

LỜI KẾT

Mong rằng qua buổi chuyên đề này, các mẹ có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc phát triển tâm thần vận động ở trẻ nhỏ bên cạnh việc phát triển thể chất của bé. Từ đó, mẹ sẽ có những phương pháp chăm sóc bé tốt hơn giúp bé phát huy toàn bộ tiềm năng thể chất và trí tuệ của mình để có một tương lai vững vàng khi trưởng thành. Chúc bé khoẻ mẹ vui ^^