nhÖÕng mo hÌnh saÛn xuaÁt hieÄu quaÛ treÂn caÙc...

35
SÔÛ NOÂNG NGHIEÄP VAØ PHAÙT TRIEÅN NOÂNG THOÂN TP. HOÀ CHÍ MINH TRUNG TAÂM KHUYEÁN NOÂNG NHÖÕNG MOÂ HÌNH SAÛN XUAÁT HIEÄU QUAÛ TREÂN CAÙC VUØNG SINH THAÙI NGOAÏI THAØNH TP. HOÀ CHÍ MINH Chòu traùch nhieäm noäi dung vaø xuaát baûn: TRUNG TAÂM KHUYEÁN NOÂNG THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH NAÊM 2009 2

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SÔÛ NOÂNG NGHIEÄP VAØ PHAÙT TRIEÅN NOÂNG THOÂN TP. HOÀ CHÍ MINH

TRUNG TAÂM KHUYEÁN NOÂNG

NHÖÕNG MOÂ HÌNH SAÛN XUAÁT HIEÄU QUAÛ TREÂN CAÙC VUØNG SINH THAÙI NGOAÏI THAØNH

TP. HOÀ CHÍ MINH

Chòu traùch nhieäm noäi dung vaø xuaát baûn:

TRUNG TAÂM KHUYEÁN NOÂNG THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH

NAÊM 2009

2

3

MỤC LỤC

Trang CHƯƠNG MỞ ĐẦU:

* Những mô hình sản xuất hiệu quả trên các vùng sinh thái ngoại thành TP. Hồ Chí Minh .......7

CHƯƠNG 1: * Mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên vùng đất xám huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bắc Bình Chánh...................................................................17

CHƯƠNG 2: * Mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên vùng đất phù sa Nam huyện Bình Chánh ............79

CHƯƠNG 3: * Mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên vùng đất phèn nặng Tây Nam..............................93

CHƯƠNG 4: * Mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên vùng đất phèn trung bình và phèn nhẹ ven sông Sài Gòn, Đồng Nai tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12, Quận 2, Quận 9, Bình Chánh.............103

4

CHƯƠNG 5: * Mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên vùng đất phèn mặn theo mùa huyện Nhà Bè ....119

CHƯƠNG 6:

* Mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên vùng đất mặn phèn huyện Cần Giờ ...................133

5

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH

6

7

Chương mở đầu

NHỮNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT HIỆU QUẢ TRÊN CÁC VÙNG SINH THÁI

NGOẠI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH

1. Vùng đất xám huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bắc Bình Chánh:

* Đặc tính: Địa hình cao, lượn sóng, cao trình 20-25m, và giảm xuống còn 3-4m. Ở TP. Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng; và đất xám gley, đọng mùn ở địa hình triền thấp.

Ðất xám có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu 1-2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0. Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng có tầng đất dày, có thể khai thác nguồn nước ngầm dễ dàng, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

* Mô hình sản xuất nông nghiệp

1.1. MÔ HÌNH TRỒNG RAU ĂN LÁ AN TOÀN Xã Thới Tam Thôn – H. Hóc Môn

8

1.2. MÔ HÌNH CƠ GIỚI HÓA CÂY RAU Hộ: Lê Đình Khuê –Xã Phước Thạnh, H.Củ Chi

1.3. MÔ HÌNH TRỒNG MĂNG TÂY Xã Trung Lập Hạ, Nhuận Đức, H. Củ Chi

1.4. MÔ HÌNH TRỒNG CỎ VA 06 Hộ: Phạm Văn Khưng -Xã Tân Phú Trung, H.Củ

Chi 1.5. MÔ HÌNH TRỒNG HOA VẠN THỌ

Xã Tân Hiệp, Xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Đông, H. Hóc Môn 1.6. MÔ HÌNH TRỒNG LAN CẮT CÀNH

Hộ: Dương Hồng Sơn- Xã Trung Lập Hạ, H.Củ Chi 1.7. MÔ HÌNH TRỒNG HOA LAN-HOA NỀN

Hộ: Lê Văn Dum-Xã Tân An Hội, H. Củ Chi 1.8. MÔ HÌNH TRỒNG, DƯỠNG MAI, CÂY KIỂNG

Hộ: Đặng Văn Lợi-Xã Thới Tam Thôn, H. Hóc Môn 1.9. MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA LAI HF.

Hộ: Phạm Văn Vũ - Xã An Nhơn Tây, H. Củ Chi 1.10. MÔ HÌNH CHĂN NUÔI THỎ SINH SẢN

Hộ: Lê Văn Kính - Xã Tân Thới Nhì, H. Hóc Môn

9

1.11. MÔ HÌNH NUÔI TRÙN QUẾ CÔNG NGHIỆP Hộ: Trương Công Minh - Xã Vĩnh Lộc B, H.

Bình Chánh 1.12. MÔ HÌNH NUÔI BÒ SỮA

Hộ: Nguyễn Thanh Tuyền - Xã Trung lập Hạ, H. Củ Chi 1.13. MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA KẾT HỢP TRỒNG CỎ VA06

Hộ: Nguyễn Văn Minh - Xã Thới Tam Thôn, H. Hóc Môn 1.14. MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA KẾT HỢP TRÙN QUẾ

Hộ: Nguyễn Văn Cư - Xã Xuân Thới Đông, H. Hóc Môn 1.15. MÔ HÌNH CƠ GIỚI HÓA TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Hộ: Lê Thị Trọng Kiều - Xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi 1.16. MÔ HÌNH NUÔI NHÍM

Hộ: Phạm Ngọc Tuân - Xã Nhuận Đức, H. Củ Chi 1.17. MÔ HÌNH NUÔI KỲ NHÔNG

Hộ: Vũ Đình Hùng - Phường Tân Phú, Q.9

10

1.18. MÔ HÌNH NUÔI CÁ CẢNH Hộ: Việt Minh Dũng - Xã Trung Lập Hạ, H. Củ Chi

1.19. MÔ HÌNH NUÔI CÁ CẢNH Hộ: Bùi Văn Phép – Phường Long Bình, Q.9

1.20. MÔ HÌNH VAC TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM CỦ CHI

Hộ: Trần Văn Khoản – Xã Trung Lập Hạ, H. Củ Chi. 2. Vùng đất phù sa Nam huyện Bình Chánh:

* Đặc tính: Đất phù sa phân bố ở những nơi địa hình hơi cao khoảng 1,5 - 2,0m, tập trung tại vùng giữa của phía Nam huyện Bình Chánh. Những nơi địa hình thấp, có đất phù sa gley, nhiễm phèn. Thành phần cơ giới từ sét trung bình tới sét nặng. Ðất có phản ứng chua, pH: 4,2-4,5 ở tầng đất mặt và xuống sâu 0,5-1,2m, pH: 5,5-6,0. Hàm lượng mùn trung bình, các chất dinh dưỡng khá. Là loại đất tốt thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng: cây ăn trái, rau màu,… Tuy nhiên, hạn chế của vùng đất này là thiếu nước ngọt cho sản xuất.

* Mô hình sản xuất nông nghiệp

2.1. MÔ HÌNH TRỒNG NẤM BÀO NGƯ NHẬT Hộ: Phùng Đình Minh - Xã Tân Kiên, H. Bình

Chánh

11

2.2. MÔ HÌNH TRỒNG LAN CẮT CÀNH Hộ: Kiều Tín Ngưỡng - Xã Tân Kiên, H. Bình

Chánh 2.3. MÔ HÌNH NUÔI DÊ-CÁ

Hộ: Võ Thị Nga -Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh 2.4. MÔ HÌNH NUÔI CUA - CÁ - TRỒNG BỒN BỒN

Hộ: Nguyễn Văn Bổng - Xã Phong Phú, H. Bình Chánh 3. Vùng đất phèn nặng Tây Nam:

* Đặc tính: Trải dài một vùng đất trũng thấp cặp kênh Thầy Cai, kênh An Hạ từ xã Tam Tân, xã Thái Mỹ huyện Củ Chi; Nhị Xuân huyện Hóc Môn đến khu vực Tây Nam huyện Bình Chánh với các xã Tân Tạo, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân...

Vùng này hầu hết thuộc loại đất phèn nặng; đất rất chua, pH 2,5-3,0. Đất phèn nơi đây có điều kiện thành tạo và tính chất giống như đất phèn vùng Ðồng Tháp Mười. Ðất phèn nhiều ở địa hình trũng thấp, cao trình khoảng 1m, bị ngập vào mùa lũ, đất có thành phần cơ giới từ sét đến sét nặng, chặt và bí. Dưới độ sâu khoảng từ 1m trở xuống, có nhiều xác hữu cơ nên đất xốp hơn. Ðất khá giàu mùn, chất dinh dưỡng trung bình; song hàm lượng các ion độc tố cao.

12

Để có thể sản xuất nông nghiệp trên đất phèn nặng cần đầu tư nhiều kinh phí làm thủy lợi, thiết kế mương liếp, cải tạo đất. Đất phèn nặng chỉ phù hợp với các cây chịu phèn như: khóm, mía, điều và các cây lâm nghiệp như bạch đàn và một số loài keo Acacia. Ngoài ra các hộ dân chăn nuôi heo, đào ao nuôi cá ghép.

* Mô hình sản xuất nông nghiệp 3.1. MÔ HÌNH ƯƠM, TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY LÂM NGHIỆP VÀ CÂY XANH

Hộ: Vũ Đình Tứ - Xã Phạm Văn Hai, H. Bình Chánh 3.2. MÔ HÌNH TRỒNG MAI NGUYÊN LIỆU

Hộ: Phan Tiến Đạt - Xã Bình Lợi, H. Bình Chánh 3.3. MÔ HÌNH CHĂN NUÔI HEO

Hộ: Lư Hầu – Xã Phạm Văn Hai, H. Bình Chánh

4. Vùng đất phèn trung bình và phèn nhẹ ven sông Sài Gòn, Đồng Nai tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12, Quận 2, Quận 9, Bình Chánh:

* Đặc tính: Vùng đất phèn ven sông Sài Gòn - Rạch Tra và bưng Sáu xã quận 9. Hầu hết diện tích thuộc loại đất phèn trung bình, phản ứng của đất chua nhẹ ở tầng đất mặt, pH 4,0-4,5; giảm mạnh ở tầng đất dưới, đất rất chua, độ pH xuống tới 3,0-3,5. Vùng đất

13

gần sông tầng mặt có bồi phù sa, thoát phèn tốt nên ít phèn hơn.

* Mô hình sản xuất nông nghiệp

4.1. MÔ HÌNH TRỒNG RAU MUỐNG NƯỚC AN TOÀN

Xã Nhị Bình - H. Hóc Môn 4.2. MÔ HÌNH TRỒNG CÂY ĂN TRÁI KẾT HỢP LÀM DU LỊCH SINH THÁI

Hộ: Hà Văn Thềm – Xã Trung An, H. Củ Chi 4.3. MÔ HÌNH TRỒNG CÂY ĂN TRÁI-HOA LAN, CÂY KIỂNG

Hộ: Trần Công Danh – Phường Trường Thạnh, Q.9 4.4. MÔ HÌNH NUÔI HEO RỪNG

Hộ: Nguyễn Văn Ký - Phường Long Thạnh Mỹ, Q.9 4.5. MÔ HÌNH NUÔI CÁ THÁT LÁT CƯỜM

Hộ: Nguyễn Văn Biết – X. Tân Nhựt, H. Bình Chánh 4.6. MÔ HÌNH NUÔI CÁ CẢNH

Hộ: Võ Văn Thành – Phường Thạnh Mỹ Lợi, Q.2

14

5. Vùng đất phèn mặn theo mùa ở huyện Nhà Bè:

* Đặc tính: Ðất phèn mặn theo mùa phân bố ở Nhà Bè và bắc huyện Cần Giờ. Thời gian bị mặn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6, tháng 7 năm sau. Ðất thịt, giàu mùn, chứa nhiều xác hữu cơ dưới môi trường yếm khí, chất dinh dưỡng khá; phản ứng của đất từ chua đến rất chua, pH ở độ sâu tầng sinh phèn xuống tới 2,4 - 2,7. Tuy nhiên, về mùa lũ, mặn bị đẩy ra xa và nước được pha loãng trong thời gian dài 4 - 5 tháng; đồng thời đất có lớp phủ phù sa dày tới 20 - 30cm, nên vẫn cấy được một vụ lúa với năng suất khoảng 2,0 tấn/ha.

Ðể đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, vùng này đã và đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phương thức canh tác với các loài cây ăn quả, cây lâm nghiệp, nuôi tôm... theo hướng mô hình nông-lâm-ngư kết hợp.

* Mô hình sản xuất nông nghiệp 5.1. MÔ HÌNH TRỒNG HOA LAN CẮT CÀNH

Hộ: Huỳnh Văn Hùng - Xã Nhơn Đức, H. Nhà Bè 5.2. MÔ HÌNH NUÔI HEO-CÁ

Hộ: Nguyễn Văn Mến - Xã Phước Kiểng, H. Nhà Bè 5.3. MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ

15

Hộ: Nguyễn Hữu Tư - Xã Hiệp Phước, H. Nhà Bè 5.4. MÔ HÌNH VAC TRÊN VÙNG ĐẤT PHÈN MẶN

Hộ: Trần Phước Thọ - Xã Nhơn Đức, H. Nhà Bè 6. Vùng đất mặn phèn tại Cần Giờ:

* Đặc tính: Ðất thịt trung bình, màu xám đen, nhiều mùn nhão lẫn xác hữu cơ bán phân giải, bị ngập triều thường ngày, đất còn ở dạng bùn lỏng chưa cố định, giàu chất dinh dưỡng, pH tầng đất mặt 5,5-6,5. Ðất ngập mặn, phù hợp với duy trì và phát triển các loại cây rừng ngập mặn, nhằm giữ bờ lấn biển, bảo vệ môi trường cảnh quan, phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nuôi dưỡng hệ sinh thái giàu tiềm năng ở vùng ven biển phía Nam của thành phố.

* (Ngoài ra H. Cần Giờ có diện tích khoảng 400 ha là đất giồng cát ven biển thích hợp cho vườn cây ăn trái như mãng cầu dai, xoài,…)

* Mô hình sản xuất nông nghiệp

6.1. MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Hộ: Trần Văn Sang - Xã Tam Thôn Hiệp, H. Cần

Giờ 6.2. MÔ HÌNH TÔM SÚ-TÔM CÀNG XANH- CUA

Hộ: Lê Văn Tâm - Xã Tam Thôn Hiệp, H. Cần Giờ

16

6.3. MÔ HÌNH TRỒNG CÂY ĂN TRÁI KẾT HỢP LÀM DU LỊCH SINH THÁI

Hộ: Trang Thị Lệ - Xã Long Hòa, H. Cần Giờ

17

CHƯƠNG 1

MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM HUYỆN CỦ CHI,

HÓC MÔN, BẮC BÌNH CHÁNH

18

BẢN ĐỒ HUYỆN CỦ CHI

19

BẢN ĐỒ HUYỆN HÓC MÔN

20

MÔ HÌNH TRỒNG RAU ĂN LÁ AN TOÀN

(Xã Thới Tam Thôn - H. Hóc Môn)

Hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm được cả xã hội quan tâm. Bên cạnh các loại thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa…, rau xanh là đối tượng được quan tâm hàng đầu, nhất là rau ăn lá; vì, là đối tượng được chế biến đơn giản, thậm chí một số loại dùng để ăn sống trực tiếp.

Vụ Đông xuân 2008 - 2009, từ tháng 11/2008 đến tháng 01/2009; Trạm Khuyến nông Hóc Môn thực hiện mô hình canh tác rau ăn lá an toàn, diện tích 5ha, với 20 hộ dân đang sản xuất rau ăn lá tham gia.

Mô hình đã tập huấn cho người dân hiểu biết tường tận về quy trình sản xuất rau an toàn, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, chỉ được sử dụng thuốc vi sinh cho phép và bảo đảm thời gian cách ly, kết hợp tăng cường sử dụng phân hữu cơ ủ hoai với men Trichoderma và ứng dụng phân sinh học Wehg vào sản xuất rau ăn lá.

21

Kết quả năng suất rau bình quân đạt 2.900/1000m2, tăng 20% so với năng suất bình quân vụ Đông Xuân 2007 - 2008. Nhờ áp dụng những tiến bộ mới trong quy trình đã khắc phục được những yếu tố bất lợi của thời tiết như: tăng cường bón phân hữu cơ đã qua ủ hoai, đồng thời phun bổ sung phân bón vi sinh Wehg để tăng cường đề kháng của cây đối với sâu bệnh.

Chi phí trồng 1000m2 rau ăn lá, tính cả công lao động 3.500.000 đ/1000m2. Năng suất bình quân đạt 2.900 kg/1000m2, giá bán 3.000 đ/kg, lợi nhuận thu được 5.300.000đ/1000m2/vụ ĐX.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Quang, ngụ tại ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn, điện thoại: 0903937372, có diện tích 2700m2 sản xuất rau ăn lá các loại: mồng tơi, rau dền, xà lách, rau húng quế, húng cây cho biết: Khi sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả cần thực hiện đúng quy trình sản xuất rau an toàn để sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp thu mua. Rau ăn lá anh trồng hiện được doanh nghiệp thu mua xuất đi các nước: Đức, Mỹ, Pháp, Hà Lan với yêu cầu sản phẩm phải an toàn; với húng quế, húng cây anh bán được 24.000đ/kg hợp đồng tiêu thụ là 800kg/tháng, còn các loại khác bình quân là 8.000đ/kg hợp đồng tiêu thụ 400kg/tháng. Mỗi tháng sau khi trừ chi phí anh còn lãi 17-18 triệu đồng/2700m2. Hiện anh đang mở rộng diện tích trồng rau để có được 5000m2 canh tác rau an toàn, trồng thêm giống ớt chỉ thiên,

22

hiện anh có hợp đồng cung cấp 300kg ớt/tuần với giá 27.000đ/kg và mong rằng Khuyến nông tiếp tục hỗ trợ cho anh các kiến thức KHKT mới có hiệu quả như ủ phân chuồng với men Trichoderma, sử dụng phân sinh học Wehg trong thời gian qua; và cho anh tham gia vào chương trình ứng dụng cơ giới hóa trên cây rau để anh có điều kiện trang bị các máy móc cần thiết như máy xới trung, máy phun thuốc BVTV.

Mô hình cho thấy khi người nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tạo ra được sản phẩm an toàn cho người sử dụng; kết quả mô hình đẩy nhanh quá trình chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống của người nông dân.

MÔ HÌNH CƠ GIỚI HÓA TRÊN CÂY RAU

(Hộ: Lê Đình Khuê - Xã Phước Thạnh, H. Củ Chi)

23

Lần theo con đường đất đỏ nối quốc lộ 22 với xóm Cây Da thuộc ấp Chợ, xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi. Chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Đình Khuê, một trong những nông dân sản xuất giỏi của xã. Tiếp chúng tôi tại phòng khách của ngôi nhà mới khang trang anh kể về những thăng trầm của cuộc đời mình. Năm nay 49 tuổi nhưng anh Khuê đã gắn bó với nghề nông hơn 30 năm, anh đã biết cày ruộng năm 15 tuổi với đôi trâu già cặm cụi, phun thuốc bằng ống thụt làm từ cây trúc, cái cảnh ruộng sớm, đồng trưa một nắng hai sương, đầu tắt, mặt tối anh đều nếm trải. Anh cười nói “nghề nông tuy vất vả nhưng cũng có lúc vui, nhất là lúc trúng mùa có thu nhập khá, cảm giác vui khó tả”. Anh cho biết từ những năm cuối thập niên 90, khi đất nước mở cửa công nghiệp đang phát triển mạnh tại địa phương, tình hình đô thị hóa ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt, con cái nông dân một số chuyển sang làm việc trong các khu công nghiệp có thu nhập khá, còn lại nông thôn là những người già sức yếu. Vì thế, có gia đình đành bỏ ruộng hoang vì thiếu lao động, có hộ chuyển sang buôn bán, phụ hồ xây dựng..... Cuộc sống ở nông thôn gặp nhiều khó khăn do có thu nhập thấp hơn so với thành thị. Tuy nhiên, gia đình anh vẫn cố gắng vượt qua mọi khó khăn thách thức vươn lên trong cuộc sống. Với 1ha đất, bằng sức lao động của 2 vợ chồng anh sản xuất mỗi năm 2 vụ rau - 1 vụ lúa thu lãi hơn 60 triệu đồng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây do giá lao động tại địa phương tăng cao từ 50 – 70 ngàn đồng lại khó mướn nên gia đình anh

24

có xu huớng giảm diện tích sản xuất để phù hợp với sức lao động của gia đình.

Năm 2008, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông thành phố anh đã mua một máy phun thuốc BL100 L của công ty Bông Lúa với động cơ xăng 5 HP, bơm áp lực cao có áp suất phun từ 21 – 35 kg/cm2, lưu lượng phun 22,5 lít/ phút, thùng chứa thuốc 100 lít, dây dẫn dài 50m, vòi phun có thể điều chỉnh theo ý muốn. Nhờ máy phun thuốc này anh đã tiết kiệm được tiền thuê mướn nhân công, giải quyết tình trạng thiếu lao động tại gia đình. Anh phân tích cứ 1 lần phun thuốc cho 1ha tốn tiền nhân công khoảng 300 ngàn đồng (kể cả chi phí độc hại), trong khi đó phun thuốc bằng máy chỉ tốn 120 ngàn đồng trong đó bao gồm chi phí nhiên liệu, công phun, khấu hao máy. So với phun bằng bình bơm tay tiết kiệm 180 ngàn đồng, rút ngắn thời gian phun thuốc từ 4 giờ xuống còn 2 giờ, góp phần giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Mỗi vụ bình quân anh phun thuốc 4 lần, mỗi năm phun 12 lần anh đã tiết kiệm một khoản tiền hơn 2 triệu đồng, như vậy sau 5 năm anh sẽ thu hồi được vốn mua máy. Anh tâm sự: Theo tôi cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp hiện nay rất cần thiết nhất là khâu chăm sóc, thu hoạch, sơ chế đóng gói, có trang bị đầy đủ các loại máy trên thì người nông dân mới đủ khả năng tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, muốn thế thành phố nên có chính sách hỗ trợ nông dân đồng thời tạo

25

điều kiện cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp, đưa nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

MÔ HÌNH TRỒNG MĂNG TÂY

(Xã Trung Lập Hạ, Nhuận Đức –H. Củ Chi)

Giống măng tây xanh được Trung tâm Khuyến nông trồng thử nghiệm tại huyện Củ Chi từ năm 2007 trên diện tích 04 ha, với 21 hộ nông dân tại 2 xã Nhuận Đức, Trung Lập Hạ tham gia.

Măng tây xanh được trồng từ hạt, thời gian gieo trong vườn ươm kéo dài 2,5 tháng, cây đạt chiều cao 25cm bắt đầu đem trồng ra ruộng sản xuất. Cây cao từ 1,5 – 2 m, thời gian trồng cho đến ngày thu hoạch măng đầu tiên là 3,5 tháng; năng suất măng bắt đầu ổn định kể từ đợt thu hoạch thứ 2 (9 – 10 tháng sau khi trồng); thời gian thu hoạch kéo dài 8 - 10 năm. Sản phẩm của măng tây là đoạn thân non, có hàm lượng

26

dinh dưỡng khá cao. Sau thời gian trồng thử nghiệm, hiệu quả kinh tế của cây măng tây đã mang lại phấn khởi cho bà con nông dân khi năng suất đạt khá cao từ 15 – 18 tấn/ha/năm. Chi phí đầu tư bình quân cho 1 ha măng tây hiện nay khoảng 70 triệu đồng.

Qua 21 hộ tham gia trồng (từ tháng 9/2007 – 9/2008) cho năng suất bình quân 17,5 tấn/ha; như hộ ông Nguyễn Văn Ô (xã Trung Lập Hạ), chăm sóc tốt, có phủ bạt hạn chế được cỏ dại, tiêu thoát nước tốt trong mùa mưa, bón phân cân đối… năng suất đạt rất cao 25 tấn/ha cho thu nhập 625 triệu đồng/ha/năm (thu hoạch 240 ngày), lãi so với đầu tư là 550 triệu đồng.

Giá bán hiện nay khoảng 20.000 đồng/kg, măng tây cho thu hoạch hàng ngày bình quân 60kg/ha/ngày, quả là con số thu nhập không nhỏ đối với bà con nông dân của 2 xã Nhuận Đức và Trung Lập Hạ nói riêng, huyện Củ Chi nói chung.

Kết quả trên cho thấy, cây măng tây phát triển tốt trên vùng đất xám Củ Chi, cho năng suất khá, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây măng tây chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố.

27

Với nhu cầu phát triển cây măng tây của bà con nông dân, năm 2009, Trạm Khuyến nông Củ Chi tiếp tục mở rông mô hình trồng cây măng tây tại các xã Nhuận Đức, An Nhơn Tây, Hòa Phú, Phước Hiệp với diện tích 7 ha.

MÔ HÌNH TRỒNG CỎ VA 06

(Hộ: Phạm Văn Khưng –Xã Tân Phú Trung,

H. Củ Chi)

28

Người nông dân ham học hỏi kiến thức, kinh nghiệm mới trong sản xuất và nhanh chóng áp dụng vào mảnh ruộng tại nhà, đó là anh Tư Khưng (Phạm Văn Khưng) ngụ tại ấp Cây Da, Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, điện thoại: 0984846840.

Năm 2001, nhờ sự giúp đỡ của khuyến nông, anh mạnh dạn thử nghiệm mô hình trồng tre lấy măng với 2 loại Điền trúc và Lục trúc trên diện tích vài trăm mét vuông.

Sau một năm trồng đạt kết quả tốt, anh quyết định mở rộng diện tích lên 1ha. Mỗi năm chiết giống tre và bán ra thị trường. Tiền bán tre giống và măng đạt trên 40 triệu đồng/năm… Từ đó anh tham gia các hội chợ để tiếp thu những kinh nghiệm kỹ thuật mới, cũng như tìm hiểu thêm về giá cả, thị trường.

Biết được Trung tâm Khuyến nông thử nghiệm giống cỏ mới VA06 trên các vùng đất ngoại thành. Anh tìm gặp, trao đổi và đề nghị được trồng thử nghiệm 500 m2 cỏ VA06 trên vùng đất xám Củ Chi. Chỉ sau 3,5 tháng trồng, kết quả thu được trên 1 tấn giống. Kết quả cho thấy, cỏ VA06 đạt năng suất rất cao, trên 400 tấn/năm và bò rất thích ăn. Từ đó anh nhân giống cỏ VA06 trên diện tích 7000m2 và cung cấp giống cho bà con chăn nuôi bò sữa trong huyện và các tỉnh. Tính ra trồng cỏ VA06 thu hoạch hom giống cho 3 vụ/năm, đạt 400 tấn, thu khoảng 150 triệu/ha/năm. Anh cũng được Trung tâm Khuyến nông mời tham dự các buổi hội thảo, tập huấn để phổ biến kinh nghiệm cho bà con.

29

Khi trao đổi với bà con nông dân, anh cho biết trồng cỏ VA06, năng suất cao gấp 1,5 – 2 lần các loại cỏ khác, hàm lượng dinh dưỡng cao, khẩu vị ngọt, bò thích ăn hơn. Khi trồng làm giống, khoảng cách phải rộng hơn, hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 40cm, cây nhảy nhánh nhiều (trên 30 nhánh) và thân hom to chống chịu được gió, mưa không đổ ngã, và được thị trường ưa chuộng. Mùa nắng nên trồng âm xuống mặt đất 10cm, để giữ ẩm và dễ bón phân. Mùa mưa trồng thành luống cao 10cm, để thoát nước và dễ cho việc chăm sóc. Như thế, cỏ sẽ phát triển nhanh và tốt, cho năng suất cao.

Đây là giống cỏ đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân có thể nhân rộng, cung cấp thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc hiện nay.

MÔ HÌNH TRỒNG HOA VẠN THỌ

(Xã Tân Hiệp, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Đông

–H. Hóc Môn)

Trồng hoa nền với các loại hoa vạn thọ, hoa cúc, màu gà, thược dược,…. với số vốn đầu tư ít nhưng lại cho hiệu quả thiết thực, có thu nhập hàng tháng cho hộ nông

30

dân, nhất là vào dịp Lễ, Tết; phù hợp với tình hình đô thị hóa của thành phố hiện nay.

Hiện nay, thị hiếu người tiêu dùng vào dịp Tết đòi hỏi ngày càng cao, phải phong phú về chủng loại và hoa phải đẹp. Cho nên bà con trồng hoa đang có nhu cầu tiếp cận những tiến bộ khoa học mới về giống, kỹ thuật canh tác,... áp dụng trong việc trồng hoa nền.

Tháng 10/2008, Trạm Khuyến nông Hóc Môn xây dựng mô hình “kỹ thuật trồng hoa nền, hoa vạn thọ”, tại các xã Tân Hiệp, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Đông - Hóc Môn với 10 hộ nông dân tham gia, mỗi hộ trồng 1000m2 hoa vạn thọ với các giống F1 Vạn thọ Pháp và Vạn thọ lùn Thái; sử dụng bổ sung phân sinh học Wehg, hướng dẫn các hộ phòng trị sâu bệnh nhất là sâu ăn lá, sâu vẽ bùa để cây hoa sinh trưởng tốt, hoa nở to, tươi đẹp.

Trong thời gian 90 ngày, với diện tích 1000m2 trồng 8000 cây hoa vạn thọ trong dịp Tết, bình quân mỗi hộ thu được 56 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi được 20 triệu đồng.

Hiện nay thị trường ưa chuộng hoa vạn thọ Pháp, Thái Lan. Vạn thọ lùn có thể trồng quanh năm, thích nghi rộng, cây cao 40 - 45cm, thời gian từ khi gieo hạt đến lúc nở hoa hoàn toàn 60 - 65 ngày. Vạn thọ cao rất thích hợp trong Tết Nguyên đán, cây cao 60 - 70cm, thời gian từ lúc gieo đến nở hoa hoàn toàn 65 - 70

31

ngày. Khi trồng hoa vạn thọ cần chọn khu vực có điều kiện thoát nước tốt, phải đảm bảo đất không ngập úng.

Đây là mô hình dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều vốn, giúp các hộ nông dân tăng thêm thu nhập, hỗ trợ cho chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả.

MÔ HÌNH TRỒNG LAN CẮT CÀNH

(Hộ: Dương Hồng Sơn - Xã Trung Lập Hạ -

H.Củ Chi)

Năm 2001, trên diện tích 3000m2 đất, ông Dương Hồng Sơn, ngụ tại ấp Xóm Mới, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi đào ao nuôi cá và xây chuồng chăn nuôi heo, đất còn lại được trồng nhãn, nhưng do không phù hợp nên năng suất nhãn thấp, hiệu quả không cao.

Ông kể lại quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tại gia đình như sau:

Được sự giúp đỡ của địa phương, Hội Nông dân, Trạm Khuyến nông tổ chức đi tham quan học tập các

32

mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao; trong đó, tôi rất chú ý đến mô hình trồng lan cắt cành Mokara. Sau đó tôi gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm với các chủ vườn lan và hiểu được rằng điều kiện quan trọng của trồng lan là nguồn nước tưới phải phù hợp, điều kiện chăm sóc phải tốt.

Thời gian này thành phố có chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao, có nhiều biện pháp thực hiện, trong đó có hỗ trợ vốn vay để nông dân đầu tư phát triển. Tôi quyết định lập dự án trồng lan và tiến hành các thủ tục cần thiết xin vay 150 triệu đồng từ Ngân hàng PTNN và NT, chi nhánh Củ Chi, thời gian vay 3 năm. Năm đầu tiên tôi chỉ trả lãi, năm thứ hai trả 75 triệu đồng và năm thứ ba trả hết vốn. Sau khi được ngân hàng chấp thuận; tôi tiến hành phá bỏ vườn nhãn, trồng 4.000 cây lan Mokara cắt cành.

Sau 04 năm thực hiện dự án, vườn lan không ngừng phát triển, đến nay đã nhân ra được 6.000 cây, bình quân bán 7.000 – 10.000 đồng/cành, thu nhập hàng tháng từ 10 triệu đến 15 triệu đồng, trừ các khoản chi phí còn lãi 10 triệu đồng. Tôi đã trả hết nợ vay ngân hàng, số tiền lãi được tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng lan.

Ngoài thu nhập từ cây lan, tôi đầu tư thêm vào chăn nuôi heo nái, heo thịt. Đến nay, đàn heo có được 14 heo nái sinh sản, và bình quân có 60 heo thịt trong chuồng; trừ chi phí thức ăn, thuốc thú y, mỗi năm tôi

33

lãi khoảng 60 triệu đồng từ chăn nuôi heo. Nguồn phân heo tôi đưa vào hầm biogas có điện sinh hoạt hàng ngày, và làm thức ăn nuôi cá tra; hiện ao cá có từ 4.000 đến 5.000 con, thu nhập từ 20 đến 25 triệu đồng. Tổng cộng các khoản từ lan, heo, cá mỗi năm tôi lãi 180 - 200 triệu đồng.

Qua thời gian thực hiện dự án, tôi nhận thấy lan Mokara cho lợi nhuận kinh tế rất cao, và phù hợp với nguồn nước, khí hậu tại nơi này, rất phù hợp với chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã Trung Lập Hạ, Củ Chi.

MÔ HÌNH TRỒNG HOA LAN - HOA NỀN

(Hộ: Lê Văn Dum - Xã Tân An Hội - Huyện Củ Chi)

34

Ông Lê Văn Dum, ngụ tại ấp Hậu, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, điện thoại: 0933499598.

Ông bắt đầu trồng hoa nền vào năm 1980 với các loại: cúc vàng, Thược dược, vạn thọ Sađéc, vạn thọ Pháp; đến nay, trên diện tích 1.000m2 trồng hoa nền bán vào dịp Tết nguyên đán, sau khi trừ chi phí, ông lãi được 25 - 30 triệu đồng.

Năm 2001, gia đình ông trồng thêm hoa lan, lúc đầu chỉ có 100m2 để gây giống, sau đó nhân rộng dần, đến nay vườn lan có qui mô 2.000m2; mỗi năm thu lãi 40 - 50 triệu đồng.

Trong Hội thảo về phát triển hoa kiểng tại Củ Chi vào tháng 07/2009, ông khiêm tốn xin được trao đổi vài ý kiến cá nhân đã trải qua kinh nghiệm thực tế chung quanh vấn đề trồng hoa lan, hoa nền tại thành phố như sau:

1/Về hoa nền: Thành phố rất phù hợp trồng hoa nền với các

loại: cúc, vạn thọ, thược dược. Đây là các loại hoa dễ trồng, có thể trồng quanh năm phục vụ cho các ngày lễ, hội, tết. Khi trồng chọn đất cao ráo, không úng ngập. Lúc bắt đầu trổ hoa cần theo dõi và phun thuốc BVTV để không bị côn trùng gây hư hại cho hoa về sau. Nên sử dụng thêm các loại phân bón lá. Với các loại hoa cúc, vạn thọ, thược dược cần lưu ý đến việc bấm ngọn (thời gian bấm ngọn tùy từng giống hoa) để cây không vượt quá mức, các chồi nách tạo bông đều và đẹp.

35

2/ Về hoa lan: Hiện các loại lan cắt cành như: Mokara,

Dendrobium rất được thị trường ưa chuộng. Để vườn lan cho hiệu quả lâu dài khi lập vườn cần chú ý đến khâu chọn giống, giống phải tốt và chọn màu sắc bông đang được thị trường ưa chuộng. Tiếp theo phải nắm vững kỹ thuật trồng từ khâu thiết kế vườn lan, chọn hướng để vườn lan lúc nào cũng có vừa đủ ánh sáng. Khung vườn lan nên có trụ bêtông chắc chắn, có giàn che. Bón phân dựa vào từng chủng loại lan, tuổi lan và nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn.

Theo ông, những thuận lợi, khó khăn trong nghề trồng lan cắt cành hiện nay như sau:

• Thuận lợi: + Thị trường tiêu thụ tương đối ổn định + Không cần nhiều công lao động. + Thu nhập cao hơn các cây trồng khác + Thích nghi nhiều vùng đất khác nhau, chăm sóc đơn giản

+ Nghề trồng lan cắt cành đang được nhà nước khuyến khích, nhân rộng bằng nhiều biện pháp thiết thực: cung cấp thông tin KHKT, tổ chức tham quan, hội thi để trao đổi học hỏi kinh nghiệm, cung cấp giống mới, phân bón chuyên dùng,…

36

• Khó khăn: + Mô hình trồng lan đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn cho hệ thống nhà lưới, cây giống, hệ thống tưới phun, thuốc BVTV, phân bón chuyên dùng, nguyên vật liệu để trồng lan,…

+ Trồng lan phải có kinh nghiệm và chăm sóc theo dõi thường xuyên. + Việc quản lý chặt chẽ, tình hình an ninh tại nơi trồng phải tốt, không xảy ra mất cắp. + Thời tiết không ổn định là nguyên nhân gây khó khăn cho những người mới trồng lan chưa có kinh nghiệm do nấm bệnh tăng, chi phí thuốc BVTV cao, năng suất hoa bị giảm sút.

• Kiến nghị: + Để phát triển nghề trồng lan mạnh mẽ cần thành lập riêng các tổ hợp tác hoa lan, là nơi tập hợp bà con trồng lan để chuyển giao KHKT, có quy trình sản xuất thống nhất để tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng đồng nhất, số lượng lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài với người sản xuất.

+ Hiện nay việc tiêu thụ hoa lan chủ yếu vẫn là thị trường nội địa. Cần lai tạo những giống lan mới phục vụ cho thị trường xuất khẩu.

37

Trao đổi cùng các nghệ nhân tham dự hội thảo và các nông dân đang quan tâm tìm hiểu về hoa lan, hoa nền với mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Củ Chi trong thời gian tới, ông cho biết qua kinh nghiệm thực tế nhiều năm trồng hoa nền, hoa lan cắt cành, nhận thấy đây là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả tại thành phố Hồ Chí Minh, và sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm với các bà con quan tâm muốn trồng hoa nền, hoa lan.

MÔ HÌNH TRỒNG, DƯỠNG MAI –

CÂY KIỂNG

(Hộ: Đặng Văn Lợi - Xã Thới Tam Thôn, H. Hóc Môn)

38

Ông tên: Đặng Văn Lợi hiện ngụ tại: 29/9A ấp Nam Thới, Xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, điện thoại: 0908561699.

Năm 2006, sau khi nghỉ hưu, ông mua lại thửa ruộng diện tích 1.800m2 tại địa chỉ trên để trồng mai và kiểng bonsai. Qua hơn 2 năm sản xuất hiện khu vườn đã trồng được 5.000 cây mai lớn, nhỏ; 800 cây bonsai các loại và 1.000 cây tùng. Dịp Tết nguyên đán vừa qua, bán ra thị trường 820 chậu mai lớn, nhỏ, giá bình quân 300.000 đồng/chậu, thu được 246 triệu đồng. Dự kiến Tết nguyên đán năm 2009, ông đưa ra thị trường 1.500 chậu mai lớn, nhỏ; trị giá khoảng 500 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, thu nhập mỗi năm là 200 triệu đồng.

Ông cho biết, nghề trồng và dưỡng mai không khó, chỉ cần người trồng chịu khó tìm tòi, học hỏi và chăm sóc mai theo đúng quy trình kỹ thuật, nhất là có tâm huyết với nghề này.

Ngoài việc tăng gia sản xuất, ông luôn tích cực tham gia các hoạt động phong trào của Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Làm vườn và Trang trại, Hội Sinh vật cảnh của huyện và hỗ trợ một số hoạt động xã hội khác như: Năm 2007 ủng hộ quỹ hỗ trợ nông dân xã 2 triệu đồng, nhận đỡ đầu 05 cháu học sinh nghèo hiếu học với số tiền 1,5 triệu đồng; Năm 2008 tiếp tục hỗ trợ 05 cháu học sinh khác với số tiền 2 triệu đồng. Với sự thông cảm hoàn cảnh những gia đình nghèo,

39

ông cho biết dự định trong thời gian tới, sẽ đóng góp nhiều hơn trong các phong trào ở địa phương, tạo thêm điều kiện cho các cháu học sinh nghèo hiếu học được đến trường.

Ngoài ra, thông qua tổ chức địa phương giới thiệu, ông cũng sẵn sàng trao đổi và hướng dẫn kỹ thuật trồng mai, cây kiểng cho bà con nông dân miễn phí tại địa chỉ: 29/9A ấp Nam Thới, Vườn cây cảnh Song Long, điện thoại: 0908561699. MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA LAI HF

(Hộ: Phạm Văn Vũ – Xã An Nhơn Tây, H. Củ Chi)

Anh Phạm Văn Vũ, ngụ tại ấp Xóm Mới, xã An

Nhơn Tây, TP.HCM, điện thoại: 0986086457; gia đình

40

có 4 nhân khẩu trong đó có 2 lao động chính, bắt đầu nuôi bò từ năm 1997 đến nay. Hiện tổng đàn bò sữa là 22 con lai HF; trong đó, có 12 con đang cho sữa, năng suất sữa bình quân 14kg/con/ngày.

Trước đây, việc chăm sóc đàn bò sữa chủ yếu là lao động thủ công từ khâu cắt cỏ, băm cỏ, vắt sữa, cho bò ăn,… Năm 2004, qua các cuộc tham quan, hội thi bò sữa trong và ngoài huyện anh được xem những mô hình chăn nuôi có ứng dụng cơ giới hóa như máy vắt sữa, máy băm thái cỏ, máy trộn thức ăn TMR. Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông thành phố, Trạm Khuyến nông Củ Chi, anh đã quyết định trang bị máy vắt sữa, máy băm thái cỏ, xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải và tận dụng chất đốt, thiết lập đồng cỏ voi thâm canh gồm 7.000m2, đủ cung cấp thức ăn thô xanh quanh năm cho đàn bò hiện hữu. Hiện nay, gia đình chỉ cần 2 lao động là có thể làm xong công việc băm cỏ cho 22 con bò và vắt sữa cho 12 con bò. Mỗi tháng gia đình anh tiết kiệm được 12 triệu đồng tiền thuê thêm lao động vắt sữa và cắt cỏ. Anh Vũ cho biết thêm, hiện tại anh đang phối hợp với Trung tâm Khuyến nông thành phố làm thực nghiệm về khẩu phần thức ăn TMR cho bò. Qua theo dõi anh thấy, việc áp dụng khẩu phần phối trộn rất tốt, kéo dài độ bền sữa, cải thiện chất lượng sữa, thể trọng cũng như sức khỏe đàn bò. Điều này, sẽ góp phần khai thác hiệu quả khả năng sản xuất của đàn bò cao sản. Tuy nhiên, nếu trộn thức ăn bằng tay thì khả năng kết dính chỉ tương đối. Do vậy, trong

41

tương lai sẽ trang bị thêm máy trộn thức ăn để đạt hiệu quả cao hơn.

Khi được hỏi về giống bò mà anh đang nuôi, anh Vũ cho biết: Chăn nuôi bò sữa là một ngành nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Người chăn nuôi phải nắm vững kỹ thuật trước khi khởi sự chăn nuôi bò sữa. Vì tay ngang vào nghề, ý thức sự học hỏi là quan trọng. Do vậy, tôi bám chặt các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, tham quan mô hình chăn nuôi bò sữa tại Thái Lan và đọc những tài liệu liên quan đến bò sữa. Điều quan trọng là tôi không bao giờ bỏ qua cơ hội gặp gỡ các nhà khoa học để nắm bắt những tiến bộ KHKT. Sau khi tìm hiểu kỹ các giống bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư vốn mua bò cái lai Holstein Friesian F2 (75 % HF) về nuôi. Bò này có tầm vóc lớn (380 - 480kg), bầu vú phát triển, thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. Năng suất sữa có thể đạt bình quân 15kg/con/ngày (4500 kg/chu kỳ), cá biệt là 35 kg/con/ngày. Tuy nhiên, giống bò này đòi hỏi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, khẩu phần thức ăn phù hợp, chuồng trại thông thoáng sạch sẽ, khai thác hợp lý và vệ sinh phòng bệnh theo quy định và khuyến cáo của cơ quan thú y”.

Qua một thời gian chăm sóc nuôi dưỡng, anh đã đúc kết được kinh nghiệm chăn nuôi bò lai HF như sau: Muốn nuôi bò thành công trước hết phải chọn con giống tốt, thức ăn phải cân đối nhu cầu dinh dưỡng.

42

Nhiều thức ăn tinh sẽ dẫn đến bệnh về chân, móng. Nếu khẩu phần thiếu chất dinh dưỡng thì bò cao sản trở thành hạ sản. Đối với bò đang cho sữa, nếu thay đổi thức ăn đột ngột thì 3 ngày sau mới lấy lại phong độ sữa cũ. Đặc biệt là thiếu nước thì sản lượng sữa sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, để kéo dài thời gian khai thác, tốt nhất nên cho bò phối giống vào khoảng 2 – 3 tháng sau khi sinh và phải cạn sữa ít nhất 2 tháng trước khi sinh. Ngoài ra, cần phải thay đổi tập quán cho ăn trong chăn nuôi bò sữa đó là trộn đều các loại thức ăn tinh (cám hỗn hợp, hèm bia, xác mì) và thô (cỏ voi) thành hỗn hợp trước khi cho bò ăn, nhưng tuyệt đối không trộn lẫn hỗn hợp thức ăn với nước khi cho bò ăn. Với cách ăn này, sẽ giúp môi trường dạ cỏ luôn ổn định, hệ vi sinh vật hoạt động hiệu quả làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn.

MÔ HÌNH CHĂN NUÔI THỎ SINH SẢN

(Hộ: Lê Văn Kính – Xã Tân Thới Nhì, H. Hóc Môn)

Dịch cúm gia cầm do virus H5N1 gây ra trong những năm qua, gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của con người. Tại TPHCM, để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và ổn định cuộc sống cho những hộ bị thiệt hại nặng nề sau dịch cúm. UBND thành phố chủ trương vận động người dân ngưng nuôi gia cầm trên toàn địa bàn và lựa

43

chọn đối tượng vật nuôi thay thế. Nhờ thế, nhiều mô hình chuyển đổi được người dân áp dụng cho hiệu quả tương đối cao. Điển hình như mô hình chăn nuôi thỏ của gia đình anh Lê Văn Kính ngụ tại 4/61A, ấp Nhị Tân 2, xã Tân Thới Nhì, Hóc Môn (điện thoại 38857172).

Anh Kính cho biết: nhờ khuyến nông hỗ trợ con

giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, tháng 10/2006 gia đình huy động vốn xây dựng chuồng trại để triển khai mô hình trình diễn chăn nuôi thỏ sinh sản. Bước đầu thành công tốt đẹp, đàn thỏ phát triển tốt, với quy mô 24 con thỏ sinh sản (20 thỏ cái và 4 thỏ đực), mỗi thỏ cái đẻ bình quân 6 lứa/năm, mỗi lứa 6 – 7 con, tỷ lệ nuôi sống đến khi xuất thịt đạt 80%, số thỏ con/thỏ cái/năm

44

khoảng 30 con, lợi nhuận thu được 8.104.500đ/năm (675.000đ/tháng). Phấn khởi trước kết quả đạt được, gia đình anh quyết định mở rộng quy mô đàn.

Hiện nay, với diện tích 120m2 anh Kính nuôi 45 thỏ cái, 12 thỏ đực và 300 thỏ con, tận dụng diện tích trống để trồng rau muống cung cấp thức ăn xanh cho thỏ, sử dụng ngay nguồn phân thỏ bón cho rau, lượng rau thu cắt hàng ngày có thể tái sử dụng đủ cung cấp cho đàn thỏ, nhờ thế tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, anh còn tự phối trộn thức ăn gồm xác đậu nành, cám heo, rau muống theo tỷ lệ phù hợp nhu cầu nên mỗi ngày chi phí thức ăn nuôi thỏ chỉ mất 60.000 đồng. Theo anh Kính, thỏ thương phẩm xuất chuồng khoảng 3 tháng tuổi, đạt trọng lượng 2 – 2,2 kg/con, giá bán 38.000đ/kg, cứ 3 tuần xuất chuồng 30 thỏ thịt, lợi nhuận thu được bình quân 2,5 triệu đồng/tháng.

Anh Kính cho biết: Để đạt được kết quả hôm nay, ngoài sự nỗ lực vươn lên của chính bản thân, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, còn phải thường xuyên đi tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất hiệu quả, ứng dụng tiến bộ KHKT vào chăn nuôi. Hướng sắp tới anh sẽ củng cố chuồng trại và gia tăng đàn thỏ giống để có đủ nguồn thỏ thịt cung cấp cho thị trường tiêu thụ.

45

MÔ HÌNH NUÔI TRÙN QUẾ CÔNG NGHIỆP

(Hộ: Trương Công Minh – Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh)

Chất thải chăn nuôi có chứa nhiều hỗn hợp hữu

cơ, vô cơ và một lượng lớn các vi sinh vật, trứng ký sinh trùng có thể gây bệnh cho con người và gia súc. Ngoài ra, còn có các chất khí độc từ quá trình phân hủy như ammoniac, hydrogen sulfur,... cũng được thải ra môi trường. Đây là những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng và làm phát tán mầm bệnh trong tự nhiên nếu không được xử lý thích hợp.

Trong xu thế hiện nay, quy mô chăn nuôi ngày

càng tăng, tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân cư ngày càng đông và nhiều hộ đã phát triển quy mô chăn nuôi

46

như là ngành nghề có thu nhập chính yếu. Từ đó, vấn đề đặt ra là phải xử lý chất thải chăn nuôi như thế nào để hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Thực tế cho thấy, nhiều hộ chăn nuôi tại các địa bàn huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh đã áp dụng các hình thức xử lý chất thải khác nhau, trong đó phải kể đến hình thức xử lý chất thải đơn giản nhưng hiệu quả đó là nuôi trùn quế.

Được sự hướng dẫn của Trạm Khuyến nông Bình Chánh, chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi trùn quế của anh Trương Công Minh, ngụ tại xã Vĩnh Lộc B. Trang trại trùn quế của anh Minh chiếm diện tích 1.000m2, gồm 4 trại với 8 luống nuôi. Mỗi luống có mái che lợp bằng lá dừa, chiều cao từ nền đến mái là 3m. Diện tích luống nuôi: ngang 1 – 1.2m; dài 35m; cao 20 – 40cm. Bao gồm 1 nhân công trực tiếp chăm sóc theo dõi.

Chủ hộ cho biết: “Trước đây, nguồn phân của 20 con bò sữa, chủ yếu dùng để bón cho đồng cỏ, cây trồng và không qua xử l ý trước khi sử dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, chăn nuôi đòi hỏi phải kết hợp với xử l ý chất thải. Do vậy, qua nghiên cứu sách vở, thu thập thông tin, học tập kinh nghiệm từ những mô hình xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả; gia đình mạnh dạn đầu tư vốn để xây dựng mô hình nuôi trùn quế, kết hợp với phương thức sử dụng nguồn phân bò của gia đình làm thức ăn nuôi

47

trùn. Nhờ vậy, đã giải quyết ô nhiễm môi trường, tạo sinh khối trùn giàu đạm làm nguồn thức ăn cung cấp cho hộ nuôi thủy sản. Ngoài ra, phân trùn là nguồn phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng, cho năng suất và hiệu quả cao. Hiện nay, trang trại trùn quế đã góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống gia đình”.

Anh Minh cho biết một vài bí quyết dẫn đến thành công như sau:

- Chuẩn bị luống nuôi: sử dụng bạt không thấm nước làm luống nuôi trùn để tránh thất thoát con giống, nhưng phải chủ động lượng nước tưới để tránh ngập úng luống nuôi (ẩm độ thích hợp 60 – 70%) và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào luống nuôi, do tập tính tự nhiên trùn ưa tối, rất sợ ánh sáng. Trong trường hợp luống nuôi quá ẩm hoặc quá nóng trùn đều tập trung nhiều lên lớp mặt. Lúc này, ta cần có biện pháp can thiệp phù hợp.

- Thức ăn nuôi trùn: phân bò tươi hoặc đã qua ủ hoai. Trong 30 ngày đầu thả giống, ngày ăn ngày nghỉ; sau đó mỗi ngày cung cấp thức ăn/lần. - Mật độ thả: 3,5 – 4kg trùn thương phẩm/m2; 6 – 8kg trùn giống/m2. Khả năng tăng sinh gấp 2 lần so với ban đầu.

- Thu hoạch: sau 60 ngày thả trùn thương phẩm và trùn giống có thể thu hoạch, những lứa tiếp theo 45 ngày thu hoạch/lần. Mỗi lần thu hoạch 50% lượng trùn

48

tăng sinh khối. Sau thu hoạch 3 – 4 lần/luống thì thu phân. Thông thường 10cm mặt luống là trùn, bên dưới là phân.

- Hiệu quả: giá bán trùn giống dao động từ 20.000 - 25.000đ/kg; phân trùn khô 1.500đ/kg, tươi 500đ/kg. Ước tính lợi nhuận: 1 đồng vốn thu 2 đồng lời.

Mô hình nuôi trùn quế của anh Minh đã được nhiều bà con nông dân đến tham quan và mua con giống. Anh Minh hồ hởi cho biết: “Nuôi trùn quế chi phí thấp, hiệu quả cao, rất thích hợp cho những hộ đang nuôi bò”. Để học tập kinh nghiệm và mua giống trùn quế, bà con có thể tìm đến anh Trương Công Minh ngụ ở A7/1D, ấp 1, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh. Số điện thoại 0909747478.

MÔ HÌNH NUÔI BÒ SỮA

(Hộ: Nguyễn Thanh Tuyền – Xã Trung Lập Hạ,

H. Củ Chi)

Trước đây anh Nguyễn Thanh Tuyền ngụ ở ấp Gia Bẹ, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi chuyên sống bằng nghề trồng lúa, cuộc sống gia đình vất vả quanh năm cũng chỉ đủ chi tiêu hàng ngày và nuôi các con ăn học. Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Hội Nông dân, Trạm Khuyến nông huyện tạo điều kiện cho anh tham gia đều đặn các lớp tập huấn, tham quan, hội thảo khuyến nông

49

về lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và cùng với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp của UBND thành phố, gia đình anh đã quyết định chuyển toàn bộ diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang đầu tư vốn làm chuồng nuôi bò sữa.

Bước đầu anh nuôi thử nghiệm 5 con bò vắt sữa,

vừa học – vừa làm – vừa rút kinh nghiệm, kết quả đạt được ngoài sức tưởng tượng, đàn bò khỏe mạnh, ít bệnh tật, năng suất sữa cao, chất lượng sữa tốt, những bê cái sinh ra đều đạt phẩm chất giữ lại làm giống. Qua 4 năm chăn nuôi bò sữa, lợi nhuận thu được khá cao. Từ đó, gia đình đã mạnh dạn vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay, trang trại anh có 18 con bò sữa gồm 9 con đang cho sữa, năng suất sữa bình quân 15

50

kg/con/ngày, mỗi ngày khai thác trên 100kg sữa, giá bình quân 7.000 đ/kg sữa. Như vậy, hàng năm sau khi trừ mọi chi phí gia đình anh lãi được 70 – 80 triệu đồng. Ngoài ra, trong quá trình nuôi, anh nhận thấy trở ngại lớn nhất là phải giải quyết được nguồn thức ăn thô xanh cho bò trong mùa nắng nóng khi mà lượng cỏ tự nhiên đã khan hiếm và giá cỏ hiện khá đắt. Với số lượng đàn bò như hiện nay, nếu không đủ cỏ cho bò ăn sẽ ảnh hưởng đến sự tiết sữa của bò. Chính vì thế, anh đã mạnh dạn trồng thâm canh 1ha cỏ voi (4.000m2 đất nhà, 6.000m2 đất thuê mướn), giờ đây anh đã chủ động được nguồn thức ăn thô xanh quanh năm phục vụ cho đàn bò sữa và giảm được chi phí đầu vào.

Theo anh Tuyền, muốn nuôi một con bò thì phải trồng ít nhất là 200m2 cỏ, như thế sẽ giảm được tiền mua cỏ 10.000đ/con/ngày (18 con x 10.000đ = 180.000đ/ngày). Một tháng gia đình anh tiết kiệm trên 5.000.000đ tiền cỏ.

Biết thế mạnh của con bò sữa ngày càng chiếm vị trí cao trong chăn nuôi, không những hiện tại và lâu dài nên gia đình tôi sẽ tiếp tục mở rộng chuồng trại, tăng quy mô đàn bò sữa để làm giàu cho bản thân và xã hội, anh Tuyền cho biết như thế.

51

MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA KẾT HỢP TRỒNG CỎ VA06

(Hộ: Nguyễn Văn Minh – Xã Thới Tam Thôn,

H. Hóc Môn)

Được sự hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ của

khuyến nông, nhiều hộ nông dân ở xã Thới Tam Thôn đã mạnh dạn đầu tư vốn để nuôi bò sữa. Nhờ đó hàng chục hộ đã thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên làm giàu và khẳng định nghề chính hiện nay của họ là chăn nuôi bò sữa. Hộ anh Nguyễn Văn Minh ngụ ở 32/5, ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn là một điển hình.

Khởi nghiệp năm 2000, với 2 con bò sữa lai HF, nhờ chịu khó học hỏi qua các lớp tập huấn, tham quan, hội thảo do khuyến nông tổ chức, nghiên cứu tài liệu, sách báo và học hỏi kinh nghiệm của những người đi

52

trước, nên anh đã nắm vững được kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng, phòng trị bệnh và thành công trong việc phát triển đàn bò sữa. Hiện nay, tổng đàn bò sữa là 12 con gồm 6 con đang cho sữa, 4 bò cái hậu bị và 2 bê cái. Mỗi ngày anh tự vắt sữa bằng máy được khoảng 90kg, giao trực tiếp cho Vinamilk với giá 7000đ/kg, thu được hơn 600.000đ/ngày. Như vậy, bình quân mỗi năm lợi nhuận thu được khoảng 70 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí. Ngoài ra, để hạn chế ô nhiễm môi trường, nguồn chất thải từ nuôi bò được đưa vào hầm biogas để tận dụng khí đốt và tiết kiệm phân bón cho đồng cỏ thâm canh.

Theo anh Minh, để duy trì và phát triển đàn bò sữa một cách bền vững thì ngoài yếu tố con giống, chuồng trại,… thì thức ăn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, cỏ là thức ăn quan trọng nhất đối với bò sữa, ngoài nguồn cỏ có thể khai thác ở tự nhiên, người chăn nuôi cần phải thiết lập các đồng cỏ cao sản, cắt cho ăn tại chuồng để luôn đảm bảo đủ thức ăn thô xanh cho bò. Hiện nay, tổng diện tích cỏ chăn nuôi của gia đình anh là 4.000m2, gồm 1.000m2 cỏ VA06 và 3.000m2 cỏ lùn. Trong đó, anh Minh đặc biệt tâm đắc với giống cỏ VA06, là giống cỏ được lai tạo giữa giống cỏ voi và cỏ đuôi sói của châu Mỹ, có hình dáng như cây mía, thân thảo, mọc thẳng, chiều cao bình quân 4 - 5m, dạng bụi, thích ứng rộng, sức chống chịu rất khỏe, có thể trồng trên tất cả các loại đất, có phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt, tỷ lệ sống sau khi trồng rất

53

cao > = 98%. Tốc độ sinh trưởng mạnh, sức sinh sản nhanh, một cây có thể đẻ được 25 - 30 nhánh/ năm với hệ số nhân trên 300 lần, mức cao nhất là 60 nhánh/ năm với hệ số nhân trên 500 lần. Sau khi trồng 40 ngày có thể cắt lứa đầu, cứ 20 - 40 ngày cắt 1 lần, bình quân 6 - 7 lứa cắt/ năm, năng suất năm đầu đạt khoảng 250 tấn/ha, từ năm thứ 2 trở đi là thời kỳ cho năng suất cao nhất, 400-500tấn/ha. Đây là loại cỏ có tỷ lệ đạm cao, vị ngọt, bò sữa rất ưa thích, có thể trồng thay thế loại cỏ voi đang được trồng phổ biến hiện nay.

MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA KẾT HỢP

TRÙN QUẾ

(Hộ: Nguyễn Văn Cư – Xã Xuân Thới Đông, Huyện Hóc Môn)

54

Thấy cảnh sống sung túc của gia đình anh Nguyễn Văn Cư ngụ tại 6/1D, ấp Xuân Thới Đông 1, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn không ai không cảm phục anh, bởi đức tính cần cù lao động, dám nghĩ, mạnh dạn làm, thất bại không nản chí, chịu khó học hỏi kinh nghiệm sản xuất của người đi trước, ứng dụng KHKT vào chăn nuôi. Hiện nay, anh là một trong những gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện Hóc Môn.

Anh Cư cho biết: vì bò sữa là vật nuôi nằm trong chương trình trọng điểm của ngành nông nghiệp thành phố, được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp lãnh đạo thành phố một cách liên tục, lâu dài và chính sách hỗ trợ của địa phương về vay vốn, hỗ trợ lãi suất, thị trường thu mua sữa ổn định nên anh đã mạnh dạn đầu tư vốn để nuôi 70 con bò sữa, trong đó có 35 cái vắt sữa, kết hợp trồng 2,5ha cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn xanh quanh năm cho đàn bò. Ngoài ra, để hạn chế ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, anh đã chọn hình thức xử lý nước thải chăn nuôi bằng hệ thống hầm biogas và nuôi trùn quế trên diện tích 1.500m2.

Khi được hỏi về hiệu quả kinh tế, anh Cư vui vẻ “bật mí”: với năng suất sữa bình quân 17 – 18 kg/con/ngày, giá thu mua của công ty Dutch Lady là 7.200 – 7.400 đồng/kg sữa, mỗi ngày anh thu được 4 triệu đồng, bình quân trong năm gia đình thu lợi trên 200 triệu đồng. Ngoài ra, phân trùn được bán cho nhà

55

vườn với giá 1000đ/kg, trùn giống 20.000đ/kg, lợi nhuận từ việc nuôi trùn hàng năm khoảng 100 triệu đồng. Với mô hình chăn nuôi hiện tại, anh đã giúp giải quyết 5 công lao động nhàn rỗi với mức lương 3 triệu đồng/người/tháng.

Đúc kết kinh nghiệm sau nhiều năm chăn nuôi, anh Cư cho biết: đạt được kết quả trên là nhờ anh mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, trang bị kiến thức từ các lớp tập huấn, tham quan, hội thảo do khuyến nông tổ chức và được sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước trong việc hỗ trợ vốn vay, cộng với đức tính cần cù và kinh nghiệm thực tiễn. Tất cả đã giúp gia đình anh thành công như hôm nay.

Nhờ chí thú làm ăn, cuộc sống gia đình anh giờ đây đã ấm no, đầy đủ, các con có điều kiện đến trường. Anh Cư tâm sự: “Trước đây nhà nghèo, tôi không được học tới nơi tới chốn. Bây giờ kinh tế ổn định, tôi quyết tâm đầu tư cho con cái ăn học thành tài”.

MÔ HÌNH CƠ GIỚI HÓA TRONG CHĂN

NUÔI BÒ SỮA (MÁY VẮT SỮA)

Chăn nuôi bò sữa là nghề có thế mạnh của nông dân huyện Củ Chi. Năm 2008 đàn bò sữa Củ Chi là 33.126 con/11.764 hộ, chiếm gần ½ tổng đàn bò sữa thành phố, hàng năm đàn bò này cung cấp lượng lớn sữa bò tươi cho các nhà máy chế biến sữa, tạo công ăn

56

việc làm và thu nhập hàng trăm tỷ đồng cho hàng ngàn hộ nông dân. So với các vùng nuôi khác trong thành phố, Củ Chi có diện tích đất nông nghiệp nhiều, nông dân cần cù và ham thích ứng dụng KHKT mới, điều này thuận lợi cho phát triển chăn nuôi bò sữa.

Nhằm chuyển giao tiến bộ KHKT trong nuôi

dưỡng, chăm sóc và khai thác sữa, nâng cao sản lượng, chất lượng sữa; tiết kiệm chi phí sản xuất, công lao động mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Đồng thời, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Từ năm 2008, Trung tâm Khuyến nông thành phố đã triển khai chương trình đưa cơ giới hóa vào chăn nuôi bò sữa, gồm 93 máy vắt sữa (93 hộ), trong đó 49 máy được đầu tư theo dạng mô hình trình diễn và 44 máy thuộc chương trình cơ giới hóa. Riêng huyện Củ Chi chiếm 35 máy, tập trung ở

57

các xã Phước Hiệp, Tân An Hội, Phước Thạnh, Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, ….

Tại buổi lượng giá mô hình ứng dụng máy vắt sữa ngày 12/3/2009 ở xã Phú Mỹ Hưng, bà Lê Thị Trọng Kiều, một nông dân có 10 con bò cái đang vắt sữa mỗi năm sản xuất 44 tấn sữa tươi, cho biết: “Khi sử dụng máy vắt sữa nông dân đã giảm nhẹ công việc của nhà nông, nhất là thao tác vắt sữa, trong khi máy vắt sữa đang hoạt động, nông dân có thể đồng thời làm các công việc khác như: cho bò ăn, vệ sinh chuồng trại…; thêm vào đó thời gian vắt sữa ngắn hơn so với vắt sữa bằng tay, lượng sữa thu được tăng thêm một ít; đặc biệt sữa ít bị nhiễm vi sinh đáp ứng yêu cầu của công ty thu mua sữa”. Ngoài ra, anh Phạm Văn Vũ ở xã An Nhơn Tây cũng cho biết thêm: “từ khi có máy vắt sữa, tôi dư thời gian làm việc khác và có điều kiện để học tập tham quan, tham gia các hoạt động xã hội điều này trước đây rất khó thực hiện. Theo tôi việc đưa máy móc thiết bị vào chăn nuôi là một nhu cầu bức thiết hiện nay đối với những hộ chăn nuôi bò sữa quy mô từ 10 con trở lên, điều này giải quyết được vấn đề thiếu lao động trong chăm sóc đàn bò, đảm bảo sức khỏe đàn bò, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản xuất sữa, từ đó tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Nhờ thế người chăn nuôi mới đứng vững trước những cơn lốc của kinh tế thị trường”.

58

Thực tế, qua 6 tháng thực hiện chương trình cơ giới hóa (máy vắt sữa), đã ghi nhận được kết quả như sau:

+ Tiết kiệm được công lao động, chi phí cho người vắt sữa thuê.

+ Tăng sản lượng sữa do máy hoạt động phù hợp với sinh lý và thời gian tiết sữa của bò. Do vậy, giúp tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

+ Tránh được sự lây lan bệnh viêm vú từ chuồng này sang chuồng khác do đội ngũ vắt sữa thuê.

+ Chất lượng sữa của các hộ đạt yêu cầu, hạn chế nhiễm vi sinh trong quá trình vắt sữa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua chỉ tiêu nhiễm vi sinh đạt tối thiểu 4.0 độ Resazurin (yêu cầu của nhà thu mua).

+ Đảm bảo thời gian vắt và giao sữa đúng quy định của nhà thu mua sữa.

+ Máy vắt sữa được lắp đặt cố định tại một nơi, khi vắt sữa chỉ cần di chuyển tổ hợp núm vú nên tạo sự thoải mái, tránh stress cho đàn bò trong quá trình khai thác sữa.

Ngoài ra, sử dụng máy vắt sữa có thể đem lại hiệu quả sau:

- Với 1 hộ có quy mô 10 bò cái vắt sữa, lượng sữa bình quân trong ngày 14,7kg/con, sản lượng sữa

59

bình quân/ck 305 ngày là 4483,5kg/con. Như vậy, tổng lượng sữa cho 10 con/ck 305 ngày là 44.835kg.

(1) Chi phí thuê vắt sữa bằng tay: công vắt sữa = 800đ/kg sữa

44.835kg sữa x 800đ/kg sữa = 35.868.000đ (2) Chi phí vắt sữa bằng máy: - Giá trị máy: 16.500.000đ, khấu hao 5 năm là 3.300.000đ/năm - Chi phí điện: 1000đ/kWh - Thời gian vắt bình quân cho 10 con/ngày/2 lần

vắt là 120 phút (2 giờ) = 2.000đ/ngày, với chu kỳ sữa 305 ngày chi phí điện dùng cho máy như sau:

2.000đ/ngày x 305 ngày = 610.000đ Tổng chi phí vắt sữa bằng máy = 3.910.000đ

So sánh hiệu quả kinh tế giữa thuê vắt và vắt sữa bằng máy:

35.868.000đ – 3.910.000đ = 31.958.000đ Như vậy, chương trình cơ giới hóa phục vụ chăn

nuôi bò sữa do khuyến nông đầu tư đã đáp ứng phần nào nhu cầu của người chăn nuôi bò sữa, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô sản xuất, phù hợp với mục tiêu phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố. Đồng thời, khắc phục tình trạng khan hiếm lao động nông nghiệp ở nông thôn như hiện nay.

60

MÔ HÌNH NUÔI NHÍM

(Hộ: Phạm Ngọc Tuân – Xã Nhuận Đức, Huyện Củ Chi)

Trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, nuôi nhím là hướng đầu tư độc đáo, khả thi mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Hiện nay, ở vùng ven và ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi nhím đạt hiệu quả. Đặc biệt, tại vùng đất xám huyện Củ Chi, một trong những trại nhím có quy mô lớn phải kể tới là trại nuôi của gia đình ông bà Tuân – Hòa.

Là cựu chiến binh đã chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ và cả 2 đều là thương binh loại ¾

61

và ¼. Họ về Củ Chi lập trang trại với ý định nuôi cá, trăn, đà điểu và không hề có ý tưởng nuôi con vật có bề ngoài “xù xì, dữ dằn” này. Cuối năm 1988, tình cờ đọc được một tài liệu giới thiệu về phương pháp nuôi và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi nhím. “Máu lính” nổi lên cộng với chút ít kinh nghiệm thời lính ông đã săn bắt, nuôi nhím cải thiện bữa ăn cho đồng đội trước đây. Vì thế, ông lặn lội khắp nơi “sưu tầm” được hai cặp nhím đầu tiên của những người đồng đội cũ đang làm việc bên ngành lâm sản, đem về nuôi thử nghiệm. Không ngờ, hai cặp nhím nhanh chóng thích nghi được môi trường mới và lớn nhanh như thổi. Trong quá trình nuôi, ông Tuân nhận thấy con nhím rất dễ nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với nhiều loại vật nuôi khác, từ đó ông mạnh dạn đầu tư vào kinh doanh con nhím. Chỉ sau hơn 5 năm, đàn nhím đã tăng lên hơn 200 con, trong đó có 80 cặp nhím bố mẹ.

Theo ông Tuân, để nuôi nhím đạt hiệu quả thì người nuôi phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng. Cụ thể như: chuồng nuôi phải nửa sáng nửa tối, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô ráo, sạch sẽ; nguồn thức ăn phải đa dạng như các loại rễ cây, mầm cây, rau củ, quả (rau muống, khoai lang, bí đỏ…). Trung bình mỗi ngày một con nhím chỉ tốn khoảng 2.000 đồng tiền thức ăn; thỉnh thoảng có thể cho nhím ăn thêm dừa khô để nhím có bộ lông bóng mượt. Nhím cái nuôi khoảng một năm bắt đầu đẻ, mỗi năm 2 lứa,

62

mỗi lứa trung bình được 2 con; nhím nuôi 2 tháng tuổi đạt trọng lượng từ 2 - 3 kg và giá mỗi cặp là 6 triệu đồng, còn nhím bố mẹ giá khoảng 15 triệu đồng/cặp (trọng lượng khoảng 12 kg/con). Hiện nay, trang trại của gia đình ông đã trở thành một trong những đầu mối quan trọng cung cấp nhím giống cho toàn thành phố.

Khi được hỏi về hiệu quả kinh tế, ông Tuân phấn khởi cho biết: bình quân mỗi tháng trại ông xuất bán 6 cặp nhím thu được 36 triệu đồng, trừ đi các chi phí thức ăn, khấu hao chuồng trại còn dư 30 triệu đồng/tháng, tính ra mỗi năm lợi nhuận thu được không dưới 350 triệu đồng, chưa kể những con giống để lại gây đàn. Thành công từ nghề nuôi nhím, ông Tuân sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và cung cấp con giống cho bà con có nhu cầu để giúp cho người dân thoát khó nghèo. Địa chỉ của ông Phạm Ngọc Tuân ở ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TPHCM, điện thoại 08. 38928164

Triển vọng của nghề nuôi nhím trong tương lai, ông Nguyễn Đình Cương, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm TPHCM cho biết: chủ trương của Bộ NN-PTNT cũng như thành phố là khuyến khích các tổ chức, cá nhân gây nuôi và phát triển động vật hoang dã có khả năng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt như nhím, hươu, nai, trăn, kỳ đà, kể cả cá sấu... (trừ động vật quý hiếm nuôi nhốt không sinh sản hoặc một số động vật hoang dã đặc biệt như hổ, báo, gấu...). Tuy nhiên, việc nuôi này phải đăng ký với Chi cục Kiểm lâm để kiểm

63

tra xác nhận đủ điều kiện gây nuôi phát triển như diện tích chuồng nuôi, bảo vệ môi trường, thú y... theo quy định của Cục Kiểm lâm. Riêng con nhím, hiện trên địa bàn TPHCM mới có 12 cơ sở, cá nhân đăng ký gây nuôi với số lượng gần 500 con, nhiều cá nhân đang gây nuôi với số lượng ít chưa muốn đăng ký hoặc ngại không đăng ký. Do đó, sắp tới Chi cục kiểm lâm sẽ tiến hành đợt điều tra thống kê các tổ chức, cá nhân có nuôi động vật hoang dã và hướng dẫn họ đăng ký gây nuôi và phát triển những loại động vật này.

MÔ HÌNH NUÔI KỲ NHÔNG

(Hộ Vũ Đình Hùng – Tân Phú, Quận 9)

Trước đây, anh Vũ Đình Hùng, ngụ tại số 33, đường 154, khu phố 2, phường Tân Phú, quận 9,

64

TPHCM (điện thoại 38962972) chuyên sống bằng nghề mua bán kỳ nhông. Anh thường mua kỳ nhông ở Phan Thiết (Bình Thuận) về bán cho các nhà hàng, quán ăn của TPHCM. Trong quá trình vận chuyển, anh nhận thấy tỷ lệ hao hụt khá cao, từ đó anh quyết định tìm hiểu kỹ thuật nuôi và năm 2007 trang trại nuôi kỳ nhông của gia đình anh ra đời từ đó.

Anh Hùng cho biết, kỳ nhông dễ nuôi, ít tốn kém mà hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu thị trường nhiều, dễ tiêu thụ, đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để đàn kỳ nhông phát triển tốt, tăng trọng nhanh đòi hỏi người nuôi phải nắm vững đặc tính, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng. Anh Hùng tiết lộ “bí quyết” nuôi như sau:

- Chuồng trại: dùng gạch xây tường rào xung quanh cao 1,2m, bên trên có viền tole láng 30cm để kỳ nhông không bò được ra ngoài, dưới đáy chuồng đổ một lớp xi măng dày khoảng 2cm (để không thể đào hang chui ra) nhưng phải đảm bảo không bị ứ nước khi trời mưa. Sau đó, đổ lớp cát dày 1m lên đáy chuồng (loại cát có màu đỏ mà loài kỳ nhông ưa sống); đắp gò, trồng cỏ tạo khoảng trống cho kỳ nhông chạy nhảy, đào hang. Do kỳ nhông thích sống trong hang nên nó tự đào hang sâu 30cm để sống. Mùa mưa nó chui lên xuống liên tục, mùa nắng trú ẩn ở dưới hang cho mát. Chuồng nuôi phải cách xa khu dân cư, tránh sự rượt bắt của mèo và chuột cống. Trong khuôn viên nuôi nên trồng

65

vài cây trứng cá khi quả chín rụng xuống làm thức ăn cho kỳ nhông. Với diện tích 300m2 có thể thả 100kg (tương đương 3.000 con).

- Con giống: Mua giống ở những cơ sở sản xuất giống có uy tín ở Bình Thuận, Ninh Thuận. - Thức ăn: Kỳ nhông chỉ lên khỏi hang kiếm ăn một lần trong ngày, thức ăn chủ yếu là rau củ quả hoặc có thể tận dụng những lá rau bị dập nát như: rau cải bắp, rau càng cua, rau muống, xà lách, phế phẩm giá sống, cà chua để tiết kiệm chi phí. Đặc biệt món ăn khoái khẩu của kỳ nhông là các loại củ quả ngọt như mít, khoai lang, quả thơm (dứa), trái trứng cá. Ngoài ra, để cung cấp đạm có thể cho ăn thêm sâu, giun,…

- Thả giống: tốt nhất là thời điểm nắng gắt, chúng tự đào hang và chui xuống, 2 - 3 ngày sau chúng mới chui lên. Do vậy, những ngày đầu thả giống không cần cung cấp thức ăn.

- Chăm sóc: Ngày cho ăn 1 lần vào lúc trời nắng, đến 3 giờ chiều thì kỳ nhông lại chui xuống cát trốn. Khoảng 5 giờ chiều vào quét dọn và thu gom thức ăn thừa bỏ ra ngoài (kỳ nhông không ăn thức ăn thừa của ngày hôm trước). Kỳ nhông trưởng thành đạt 6 tháng tuổi, sinh sản rất nhanh, thời gian mang thai 10 ngày, một lần đẻ từ 3 – 6 trứng, 45 ngày sau trứng nở ra con, tiếp tục nuôi thêm 1 tháng nữa là có thể bán giống.

66

- Phòng bệnh: Kỳ nhông là loài bò sát có sức đề kháng rất tốt, ít bệnh tật, tỷ lệ nuôi sống 95%. Tuy nhiên, để đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển tốt cần lưu ý thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thức ăn phải khô ráo không bị ẩm ướt.

Theo anh Hùng, đầu tư 15 triệu mua 100kg kỳ nhông giống được 3.000 con, nếu nuôi tốt khoảng 6 - 7 tháng kỳ nhông đạt 300g/con, sẽ cho 900 kg thịt. Giá kỳ nhông thương phẩm hiện nay 200.000 – 240.000đ/kg, lợi nhuận thu được trên 100 triệu đồng. Hiện tại, trang trại anh đang cung cấp kỳ nhông thịt và giống ra thị trường. Đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cho bà con gần xa có nhu cầu nuôi con vật đặc biệt này.

Chị Nguyễn Thị Tâm, PCT Hội Nông dân quận 9, TPHCM cho biết: hiện có 2 hộ ở phường Long Thạnh Mỹ đang nuôi thử nghiệm kỳ nhông và bước đầu cho kết quả rất khả quan. Chị cho biết thêm, Hội Nông dân quận đang có kế hoạch triển khai nhân rộng mô hình cho các phường như Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A … vì các phường này có địa hình cao thuộc vùng đất gò, cát pha rất thích hợp cho việc nuôi kỳ nhông.

67

MÔ HÌNH NUÔI CÁ CẢNH

(Hộ: Việt Minh Dũng – Xã Trung Lập Hạ, H. Củ Chi)

Cũng như nhiều bà con nông dân ở Củ Chi, gia

đình Ông Việt Minh Dũng, ấp Xóm Mới, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi (ĐT: 37923301), bám lấy cánh đồng, con trâu hết năm này qua năm khác mà vẫn không thoát nghèo. Cuộc sống gia đình chỉ thật sự thay đổi kể từ khi ông mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ đất lúa sang nuôi cá thịt, cá cảnh.

Theo ông Dũng, trong thời gian trồng lúa, mỗi năm cố gắng lắm cũng chỉ đủ ăn, có năm ông đầu tư 2 triệu đồng, thu hoạch chỉ bán được có 800 ngàn đồng, thế là phải vay mượn để trang trải cuộc sống. Đến nay, cũng chỉ trên diện tích canh tác khoảng 0,5 ha, nhưng

68

mô hình nuôi cá cảnh đã mang lại cho gia đình ông tổng giá trị hàng năm khoảng 250 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí, ông còn khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra, mô hình còn giải quyết được 4 công lao động thường xuyên.

Khi nhận thấy canh tác lúa không mang lại hiệu quả, ông cũng phát hiện khu đất của gia đình là vùng đất gò đồi cao, khô ráo, nên khó phát triển trồng lúa. Cùng lúc đó, xã có chủ trương về chuyển đổi, Trung tâm Khuyến nông cũng có nhiều hoạt động tuyên truyền chính sách chuyển đổi và hỗ trợ bà con nông dân chuyển đổi như tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác một số mô hình phù hợp có hiệu quả, trong đó có cá cảnh. Từ đó, ông quyết định đào 1.000m2 ao để nuôi cá ông tiên – một loại cá cảnh được ưa chuộng, dần dần ông mở rộng thêm bằng cách căng bạt nhựa thành những bể nổi trên mặt bờ để nuôi cá. Hàng năm ông có thể cung cấp cho thị trường 120 – 150 ngàn con cá ông tiên đủ cỡ từ 3 – 5 cm/con. Giá bán từ 1.500 – 5.000 đ/con. Theo ông, nuôi cá ông tiên chỉ cần nắm vững được đặc điểm sinh học của cá và đặc biệt quan tâm đến chất lượng nước nuôi, nhất là nguồn nước cung cấp thay đổi hàng ngày phải ổn định để tránh gây sốc cho cá là yếu tố quan trọng để thành công.

Từ khi chuyển đổi sản xuất, không những cuộc sống gia đình ổn định, mà các con ông còn được đi học đến nơi đến chốn và thành đạt. Gia đình ông được tặng

69

danh hiệu là gia đình hiếu học – gia đình văn hóa. Bản thân ông được tặng danh hiệu là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố.

MÔ HÌNH NUÔI CÁ CẢNH

(Hộ: Bùi Văn Phép –Phường Long Bình, Q.9)

Vẫn ngày ngày lặng lẽ, chăm chỉ bên các ao nuôi

cá như bao bà con nông dân nuôi cá khác ở ven sông Đồng Nai của Quận 9. Không có những mùa bội thu hàng tấn cá trên hơn 1 ha ao nhà, nên khó có ai tin rằng bác Bùi Văn Phép (Ba Phép), ngụ tại 80/H, ấp Thái Bình, phường Long Bình, quận 9, TPHCM, đã thu được lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ các ao nuôi cá cảnh.

70

Năm 2000, Bác Ba sử dụng các ao sẵn có để nuôi cá thịt, sản phẩm bán qua thương lái, chi phí đầu tư khá lớn, gia đình lại gặp khó khăn về vốn nên chỉ nuôi theo khả năng, thu nhập hàng năm không đủ sống. Sau khi đi học hỏi nhiều nơi, nhận thấy mô hình nuôi cá cảnh, có những đối tượng nuôi không cần đầu tư chi phí nhiều, thời gian sản xuất ngắn và có thể có nguồn thu nhập đáng kể, cao hơn cá thịt. 1 kg cá chép nhật giá bán thấp nhất là 50.000đ, trong khi 1 kg cá chép thịt chỉ bán được tối đa 15.000đ. Từ đó, Bác Ba quyết định đi tìm hiểu để chuyển sang nuôi cá cảnh.

Hàng ngày, bác cùng 2 vợ chồng đứa con trai ra ao cho cá ăn, thay nước. Mỗi buổi sáng, anh Bùi Văn Hoàng (con trai) chở hơn 2.000 con cá cảnh các loại, chủ yếu là cá Hồng kim, Hòa lan, Kim yến, Bảy màu, … để giao cho thương lái (mối mua lâu năm) ở chợ cá cảnh Lưu Xuân Tín (Quận 5) và thu về trên dưới 2 triệu đồng. Anh cho biết với đầu tư các trang thiết bị như vèo ương, bể nuôi, chi phí tẩy dọn ao,…, tính khấu hao hàng năm cùng với chi phí thức ăn, cá giống, thuốc, …mỗi ngày tổng chi phí của trại cá khoảng 1 triệu đồng. Như vậy, hàng ngày gia đình bác với 3 công lao động, 1 ha ao nuôi cá cảnh đã kiếm được không dưới 1 triệu đồng tiền lãi, tức trên 300 triệu đồng mỗi năm. Trong những năm 1999 – 2002 anh Hoàng được các thương lái chợ Lưu Xuân Tín đặt biệt danh là “vua cá Hồng kim”. Mọi người không những khâm phục sự thành công trong sản xuất cá Hồng kim mà còn “nể”