nhỮng nỘi dung chÍnh - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/bao cao luong thuc thang 3 nam...

16
NGÀNH HÀNG LƯƠNG THỰC THÁNG 03/2010 NHNG NI DUNG CHÍNH TÌNH HÌNH SN XUẤT TRONG NƢỚC Gieo trng Sâu bnh và thi tiết Thu hoch THƢƠNG MẠI GẠO TRONG NƢỚC Din biến giá go Din biến giá ngô và đậu tƣơng Xut khu go Nhp khẩu ngô và đậu tƣơng THTRƢỜNG THGII Sn xut Sản lƣợng Tiêu thvà dtrlúa go Xut khu go thế gii Nhp khu go thế gii Thtrƣờng ngô và ngũ cốc Trung tâm thông tin PTNNNTVin chính sách và chiến lược PTNNNTBNông nghip & PTNT P16-Thy Khuê-Tây H-Hà Ni Tel: (84.4)9725153 Fax: (84.4)9725153 Email: [email protected] Website: http://www.agro.gov.vn

Upload: others

Post on 09-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

NGÀNH HÀNG LƯƠNG THỰC THÁNG 03/2010

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC

Gieo trồng Sâu bệnh và thời tiết

Thu hoạch

THƢƠNG MẠI GẠO TRONG NƢỚC

Diễn biến giá gạo Diễn biến giá ngô và đậu

tƣơng

Xuất khẩu gạo Nhập khẩu ngô và đậu tƣơng

THỊ TRƢỜNG THẾ GIỚI

Sản xuất Sản lƣợng

Tiêu thụ và dự trữ lúa gạo Xuất khẩu gạo thế giới

Nhập khẩu gạo thế giới Thị trƣờng ngô và ngũ cốc

Trung tâm thông tin PTNNNT–Viện chính sách và chiến lược PTNNNT–Bộ Nông nghiệp & PTNT

P16-Thụy Khuê-Tây Hồ-Hà Nội – Tel: (84.4)9725153 – Fax: (84.4)9725153

Email: [email protected] – Website: http://www.agro.gov.vn

Page 2: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC

1.1. Gieo trồng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến

ngày 15/03/2010, cả nước đã gieo cấy 3051,8 nghìn

ha lúa đông xuân, bằng 102,4% cùng kỳ năm trước.

Hình 1: Diện tích gieo cấy lúa đông xuân 2010

(ha)

Ghi chú: thực hiện đến ngày 15/03/2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 2: Diện tích gieo trồng một số cây lƣơng

thực (ha)

Ghi chú: thực hiện đến ngày 15/03/2010

Nguồn: Tổng cục

Thống kê

Tại các địa

phương, việc gieo

trồng lúa diễn ra rất

khẩn trương. Cụ thể,

vùng Đồng bằng sông

Hồng và Bắc Trung

Bộ đã cơ bản hoàn

thành công tác gieo

cấy lúa đông xuân.

Diện tích gieo cấy lúa

năm nay tại các vùng

trên cả nước đều tăng

so với cùng kỳ năm

trước. Các địa phương

phía Bắc gieo cấy

1098,6 nghìn ha tăng

0,1% so với cùng kỳ

năm trước, các địa

phương phía Nam

gieo cấy1953,2 nghìn

ha, tăng 3,7% so với

cùng kỳ năm trước.

Gieo trồng ngô

tính đến ngày

15/03/2010 cũng đạt

369,2 nghìn ha bằng

0

1000

2000

3000

4000

Cả nước Miền Bắc Miền Nam

Qúy I/2009 Qúy I/2010

0

100

200

300

400

Ngô Đậu tương Khoai lang Lạc

Qúy I/2009 Qúy I/2010

Page 3: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

107,9% so với cùng kỳ năm trước.

Diện tích gieo trồng đậu tương

tăng lên khá cao đạt 111,6 nghìn ha,

tăng 43,6% so với cùng kỳ năm

trước.

Bên cạnh đó, diện tích gieo

trồng khoai lang và đậu tương lại

giảm từ 3-9% so với cùng kỳ năm

trước. Cụ thể, diện tích gieo trồng

khoai lang chỉ đạt 78,1 nghìn ha,

giảm 2,4 nghìn ha so với cùng kỳ

năm trước; diện tích gieo trồng lạc

vào khoảng 148 nghìn ha đạt 91,1%

so với cùng kỳ năm trước. Diện tích

gieo trồng rau đậu cũng tăng lên

đáng kể và đạt 366,6 nghìn ha bằng

101,8%.

1.2. Sâu bệnh và thời tiết

Hiện tại tình hình sâu bệnh

vẫn diễn biến phức tạp. Tại một số

tỉnh phía Bắc diễn biến sâu bệnh

đang xảy ra trên diện rộng tại một số

tỉnh như: Nam Định với diện tích

lúa đông xuân bị nhiễm sâu bệnh

nặng lên đến 26,7 nghìn ha; tại Thái

Bình sâu bệnh vẫn đang hoành hành

trên diện tích khoảng 14 nghìn ha.

Một số tỉnh phía Nam, diện

tích lúa bị nhiễm bệnh rầy nâu, sâu

đục thân lên tới hơn 110 nghìn ha.

Cụ thể ở một số địa phương như:

Tiền Giang (15,7 nghìn ha); Trà

Vinh (13,2 nghìn ha), An Giang (24

nghìn ha)... Bên cạnh đó dịch đạo

ôn, sâu cuốn lá cũng đang hoành

hành trên diện tích khoảng hơn 80

nghìn ha, trong đó An Giang bị

nhiễm khoảng 33 nghìn ha, Sóc

Trăng khoảng 7 nghìn ha.

Thời gian qua do ảnh hưởng

của đợt nắng nóng kéo dài nên ảnh

hưởng rất lớn đến công tác thủy lợi.

Mặc dù các địa phương đã chủ động

nạo vét kênh mương, huy động hết

công suất máy bơm nhưng vẫn

không cung cấp đủ nước cho lúa.

Khu vực phía Bắc, một số tỉnh có

diện tích lúa không đủ nước như:

Thái Nguyên (5155 ha); Bắc Kạn

(1731 ha); Hà Giang (1000ha)...

Nhiều địa phương ở phía Nam một

số tỉnh cũng đang trong tình trạng

khô hạn, bị nước mặn xâm nhập như

Trà Vinh, Sóc Trăng...

Page 4: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

1.3. Thu hoạch

Theo số liệu từ Tổng cục

Thống kê, tính đến trung tuần tháng

03/2010, các địa phương vùng Đồng

bằng sông Cửu Long đã thu hoạch

được 895,9 nghìn ha, chiếm 56,7%

diện tích gieo cấy và bằng 115,6%

cùng kỳ năm trước. Cụ thể tại một số

địa phương như: Long An (87 nghìn

ha); Đồng Tháp (126 nghìn ha); An

Giang (200 nghìn ha); Kiên Giang

(193 nghìn ha); Tiền Giang (35 nghìn

ha).

Năng suất lúa đông xuân vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long năm nay

ước tính đạt 63,8tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha

so với năm trước. Mặc dù một số

diện tích gieo cấy bị nước mặn xâm

nhập nhưng do nhiều địa phương

tăng diện tích gieo cấy các giống lúa

có năng suất cao nên sản lượng và

năng suất vẫn tăng so với cùng kỳ

năm trước. Sản lượng lúa đông xuân

năm nay của vùng Đồng bằng sông

Cửu Long ước tính đạt 9973 nghìn

tấn, tăng 117 nghìn tấn so với vụ

đông xuân năm 2009.

Đầu vụ đông năm nay tuy hạn

hán xảy ra ở một số tỉnh miền núi,

nhưng do không bị ảnh hưởng bởi lũ

lụt lớn như năm ngoái nên sản lượng

của nhiều cây vụ đông đã tăng so

với vụ đông năm trước. Theo số liệu

từ Tổng cục Thống kê, sản lượng ngô

đã tăng 66%, khoai lang tăng 23%,

đậu tương tăng gấp 4,6 lần, lạc tăng

18% và rau đậu tăng khoảng 17%.

2.THƢƠNG MẠI GẠO TRONG NƢỚC

2.1. Diễn biến giá gạo

Trong tháng 3/2010, giá lúa gạo

biến động nhẹ tại các tỉnh Đồng

bằng sông Cửu Long. Mức giá trung

tuần tháng 3 đã giảm khoảng 50-

100đ/kg so với giá đầu tuần. Tuy

vậy, đến tuần cuối tháng giá một số

loại gạo có xu hướng tăng nhẹ.

Hình 3:Diễn biến giá gạo Jasmine

tại An Giang(đồng/kg)

10000105001100011500

5/1

9/1

13

/11

7/1

21

/12

5/1

29

/12

/26

/21

0/2

14

/21

8/2

22

/22

6/2

2/3

6/3

10

/31

4/3

18

/32

2/3

Gạo Jasmine An Giang

Page 5: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

Nguồn: AGROINFO

Tại thị trường An Giang, giá gạo Jasmine

trong tháng tương đối ổn định. Sau đợt giảm giá

ngày 2/3(giảm 250đ/kg), giá gạo Jasmine hầu như

duy trì ở mức 10750đ/kg.

Hình 4: Diễn biến giá một số loại gạo thành

phẩm tại An Giang (đồng/kg)

Nguồn: AGROINFO

Hình 5: Diễn biến giá một số loại gạo thành

phẩm tại Tiền Giang(đồng/kg)

Nguồn: AGROINFO

Giá các loại gạo thành

phẩm trong tháng

cũng có biến động

nhẹ. Thời điểm đầu

tháng giá gạo giảm

nhẹ với mức giảm

khoảng 100đ/kg. Tuy

vậy, thời điểm giữa

tháng, giá các sản

phẩm gạo này lại

tăng nhẹ với mức tăng

khoảng 50đ/kg. Sau

lần tăng giá này, mức

giá được duy trì ổn

định đến những ngày

cuối tháng.

Tại Tiền Giang,

trong tháng 3/2010

giá gạo cũng có xu

hướng giảm. Mức giá

giảm biến động trong

khoảng 200-500đ/kg.

2.2.Diễn biến giá ngô

và đậu tƣơng

Trong tháng,

giá ngô hạt nhìn

chung biến động theo

xu hướng giảm. Tại

5,500

6,000

6,500

7,000

7,500

8,000

8,500

9,000

11/1 18/1 25/1 1/2 8/2 1/3 8/3 15/3 22/3 29/3

Gạo 5% Gạo 10% Gạo 15%

Gạo 20% Gạo 25%

6,000

6,500

7,000

7,500

8,000

8,500

9,000

11/1 18/1 25/1 1/2 8/2 1/3 8/3 15/3 22/3

Gạo 5% Gạo 10% Gạo 15% Gạo 25%

Page 6: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

thị trường Đồng Nai, giá ngô hạt dao động trong

khoảng 5500-5100đ/kg. So với mức giá trong

tháng 01/2010, mức giá trong tháng 3 vẫn cao hơn

khoảng 100-500đ/kg.

Hình 6: Diễn biến giá ngô hạt và đậu tƣơng tại

Đồng Nai(đồng/kg)

Nguồn: AGROINFO

Hình 7: Diễn biến giá đậu tƣơng tại một số thị

trƣờng(đồng/kg)

Nguồn: AGROINFO

Giá đậu tương

tháng 03/2010 nhìn

chung biến động giảm

so với tháng 2. Tại thị

trường Cần Thơ,

trong tháng mức giá

biến động trong

khoảng 14000-

16000đ/kg. Tại Hà

Nội, giá đậu tương

cao hơn các thị trường

khác từ 7000-

9000đ/kg và giá bán

dao động trong

khoảng 23000-

26000đ/kg.

2.3.Xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội

Lương thực Việt

Nam(VFA), đến hết

quý I/2010, các doanh

nghiệp đã xuất khẩu

trên 1,29 triệu tấn gạo

các loại, đạt kim

ngạch trên 606 triệu

USD.

10400

10600

10800

11000

11200

11400

11600

11800

12000

12200

47004800490050005100520053005400550056005700

5/1 12/119/126/1 2/2 9/2 16/223/2 2/3 9/3 16/323/3

Ngô hạt Đậu tương

12000

14000

16000

18000

20000

22000

24000

26000

28000

1/1 8/1 15/1 22/1 29/1 5/2 12/2 19/2 26/2 5/3 12/3 19/3 26/3

Cần Thơ Đà Nẵng Hà Nội TP. HCM

Page 7: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

Hình 8: Sản lƣợng gạo xuất khẩu từ 5/3 đến

26/3(tấn)

Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam(VFA)

Hình 9: Tỷ trọng một số loại gạo xuất khẩu( từ

01/03 đến 26/03)

Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam(VFA)

Trong 3 tháng

đầu năm mặc dù xuất

khẩu tháng sau cao

hơn tháng trước

nhưng so với cùng kỳ

năm 2009 kim ngạch

xuất khẩu gạo vẫn

giảm 5% và khối

lượng xuất khẩu giảm

18%. Riêng trong

tháng 3, xuất khẩu

gạo của Việt Nam đạt

581508 tấn, trị giá

271 triệu USD. Trong

đó, gạo 25% tấm là

317689 tấn, tương

đương 54,6% tổng

lượng gạo xuất khẩu.

Gạo của Việt

Nam vẫn chủ yếu xuất

đi các thị trường Châu

Á, Châu Phi và Châu

Mỹ. So với tháng 2,

sản lượng gạo xuất

khẩu đi các thị trường

đã tăng lên đáng kể.

Cụ thể, từ ngày 01/02

đến 26/02 xuất khẩu

0

50000

100000

150000

200000

250000

5/3 12/3 19/3 16/3

9938

38170

69521

103260

40325

85071

155621

228818

Gạo 5% tấm Gạo 25% tấm

25.50%

11.21%56.51%

1.67% 5.11%

Gạo 5% tấm Gạo 15% tấm Gạo 25% tấm Tấm Loại khác

Page 8: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

gạo của Việt Nam đi Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ

lần lượt là: 227.261 tấn; 18.935 tấn, 26.397 tấn.

Đến tháng 3/2010, tính từ ngày 01/03 đến 26/03

sản lượng gạo xuất khẩu đi các thị trường trên là:

321.758 tấn, 51.564 tấn, 22.821 tấn.

Hình 10: Xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị

trƣờng(từ 01/03 đến 26/03)

Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam(VFA)

Hình 8: Diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt

Nam và Thái Lan (USD/tấn)

Nguồn: AGROINFO

Giá gạo xuất

khẩu trong tháng nhìn

chung trong xu thế

giảm và thấp hơn giá

gạo xuất khẩu của

Thái Lan từ 75-

110USD/tấn tùy loại.

2.4. Nhập khẩu ngô

và đậu tƣơng

Việt Nam nằm

trong danh sách

những nước nhập

khẩu ngô và đậu

tương hàng đầu Châu

Á. Cụ thể, năm 2009

nhập khẩu ngô của

Việt Nam là 1100

nghìn tấn đứng thứ 5

Châu Á và nhập khẩu

đậu tương năm 2009

đạt 2300 nghìn tấn

đứng thứ 2 sau

Indonesia.

Dự báo sản

lượng đậu tương nhập

khẩu năm nay sẽ tăng

so với năm trước. Sản

lượng nhập khẩu ngô

79.47%

1.54% 12.74%

0.41% 5.64%0.21%

Châu Á Châu Âu Châu Phi Châu Úc Châu Mỹ Trung Đông

350

400

450

500

550

600

650

4/1

6/1

8/1

10

/11

2/1

14

/11

6/1

18

/12

0/1

22

/12

4/1

26

/12

8/1

30

/11

/23

/25

/27

/29

/21

1/2

13

/21

5/2

17

/21

9/2

21

/22

3/2

25

/22

7/2

1/3

3/3

5/3

7/3

9/3

11

/31

3/3

15

/31

7/3

19

/3

Gạo 25% tấm Gạo 5% tấm

Gạo 25% tấm Thái Lan Gạo 5% tấm Thái Lan

Page 9: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

có giảm chút ít nhưng nhìn chung nước ta vẫn nằm

trong danh sách những nước nhập khẩu ngô và đậu

tương hàng đầu Châu Á.

Bảng 1: Các nƣớc nhập khẩu ngô hàng đầu Châu Á

(Nghìn tấn)

Tên nƣớc 2008/2009 2009/2010*

Nhật Bản 16533 16300

Hàn Quốc 7194 7500

Đài Loan 4550 4600

Malaysia 2400 2600

Việt Nam 1100 900

Ghi chú: (*):Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo

Bảng 2: Các nƣớc nhập khẩu đậu tƣơng hàng đầu

Châu Á(Nghìn tấn)

Tên nƣớc 2008/2009 2009/2010*

Indonesia 2339 2600

Việt Nam 2300 2500

Thái Lan 2160 2208

Hàn Quốc 1813 1850

Nhật Bản 1812 1700

Ghi chú: (*): Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo

Mặc dù

diện tích gieo

trồng ngô và đậu

tương có sự gia

tăng so với năm

trước nhưng nhu

cầu tiêu thụ lớn

nên Việt Nam vẫn

phải phụ thuộc

vào nguyên liệu

nhập khẩu. Đặc

biệt trong ngành

sản xuất thức ăn

chăn nuôi, phụ

thuộc rất lớn vào

nguyên liệu nhập

khẩu như ngô, đậu

tương…Theo các

doanh nghiệp và

cơ sở sản xuất

thức ăn chăn nuôi

ở Bình Dương,

hiện nay trên 80%

nguyên liệu phải

nhập khẩu.

Page 10: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

3. THỊ TRƢỜNG THẾ GIỚI

3.1. Sản xuất

Thời gian qua, tình hình thời

tiết khắc nghiệt do hiệu ứng El Nino

đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc

sản xuất và thu hoạch gạo, ngô, đậu

tương,…của một số nước khu vực

Châu Á- Thái Bình Dương. Theo

các nhà khoa học tại Viện Nghiên

cứu Gạo Quốc tế, hiện tượng thời

tiết El Nino có thể ảnh hưởng đến

thu hoạch gạo vụ xuân sắp tới tại

Đông Nam Á.

Cục khí tượng Úc cũng cho

biết, thu hoạch gạo mùa khô tại

Đông Nam Á giai đoạn tháng 4 và

tháng 5 dự báo sẽ bị ảnh hưởng bởi

hiện tượng El Nino và có thể làm

tăng giá. Hiện tượng El Nino có thể

sẽ kéo dài đến tháng 6 và tháng 7 tại

khu vực Thái Bình Dương.

Tình trạng khô hạn không chỉ

ảnh hưởng đến các nước khu vực

Châu Á mà còn ảnh hưởng đến một

số nước khu vực Trung Đông. Một

số nước khu vực Trung Đông như

Ai Cập, Iraq, Iran có thể sẽ phải chịu

mức sản lượng thấp hơn do khô hạn.

Trong những tháng tới những nước

này có thể sẽ phải nhập khẩu gạo

nhiều hơn.

Hai quốc gia xuất khẩu gạo

lớn trên thế giới Thái Lan và Việt

Nam cũng đang trong tình trạng

thiếu mưa. Nếu thời tiết khô hạn kéo

dài sẽ buộc nông dân các nước này

phải giảm diện tích trong vụ tới.

Theo Reuters, tại Philippin –

Quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế

giới – tình trạng hạn hán đã gây thiệt

hại 200.000 tấn lúa tính đến thời

điểm hiện nay. Do vậy thời gian tới

nước này có thể sẽ phải nhập khẩu

tới 3 triệu tấn gạo.

Australia-nước xuất khẩu lúa

mì lớn thứ 4 thế giới- cũng đang

trong tình trạng khô hạn. Cơ quan

khí tượng Australia dự báo có tới

50% nguy cơ thiếu mưa trong giai

đoạn gieo trồng lúa mì (tháng 3 –

tháng 5).

Mặc dù tình hình thời tiết bất

lợi cho sản xuất nhưng tại một số

Page 11: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

nước diện tích gieo trồng cũng có sự

gia tăng đáng kể. Cụ thể là diện tích

trồng lúa ở Italia – nước sản xuất

gạo lớn nhất Châu Âu dự kiến sẽ

tăng 1-2% trong năm nay. Việt Nam

diện tích gieo cấy lúa đông xuân

năm nay cũng đạt 102,4% so với

cùng kỳ năm trước.

3.2. Sản lƣợng

Vụ Nghiên cứu Kinh tế(ERC) ,

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản

lượng gạo toàn cầu 2009/2010 tăng

khoảng 4 triệu tấn lên 440,3 triệu tấn

chủ yếu do sản lượng gạo của một

số nước sẽ tăng như Ấn Độ và

Banglades.

Tại Ấn Độ, vụ mùa này sản

lượng tăng thêm khoảng 2,5 triệu tấn

do tăng diện tích gieo trồng. Tại

Banglades, sản lượng tăng khoảng

1,6 triệu tấn do năng suất cao hơn.

Ngoài ra, tại một số thị trường khác

cũng có sự gia tăng về sản lượng

như: Cu Ba, Malaysia và Tây Ban

Nha.

Tại Thái Lan, Vụ Nông

nghiệp Hải Ngoại(FAS) dự báo sản

lượng gạo năm nay sẽ tăng do diện

tích gieo trồng và năng suất bình

quân tăng. Sản lượng niên vụ

2009/2010 sẽ đạt đến 30,8 triệu tấn

lúa, tăng khoảng 2,2% so với năm

trước. Dự kiến năng suất bình quân

sẽ đạt khoảng 2,78 tấn/ha do hiện

tượng El Nino sẽ suy giảm vào

tháng 6/2010.

Bên cạnh sự gia tăng sản

lượng ở các quốc gia trên, một số

nước dự báo sẽ giảm sản lượng gồm

có: Philippin sản lượng sẽ giảm

khoảng 100 nghìn tấn do năng suất

thấp hơn bởi khô hạn kéo dài tại

Luzon. Tình trạng hạn hán kéo dài

cũng có tác động không nhỏ đến sản

lượng gạo tại Venezuela. Dự báo sản

lượng gạo của nước này trong năm

2009/2010 là 428 nghìn tấn, giảm

32 nghìn tấn so với dự báo của

tháng trước do diện tích gieo trồng

giảm. Tại Chile, ước tính sản lượng

giảm khoảng 19 nghìn tấn còn 83

nghìn tấn do năng suất thấp hơn.

3.3. Tiêu thụ và dự trữ lúa gạo

Theo dự báo của Vụ Nghiên

cứu Kinh tế (ERC), Bộ Nông nghiệp

Mỹ,tiêu thụ toàn cầu năm 2009/2010

Page 12: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

sẽ ở mức khoảng 440,6 triệu tấn,

tăng 3,4 triệu tấn so với dự báo của

tháng trước. Sản lượng tiêu thụ chủ

yếu tăng ở một số nước như: Trung

Quốc, Ấn Độ, Banglades,

Nigieria…và có sự giảm sút chút ít ở

các nước: Chilê, Ả Rập Saudi,

Colombia.

Tồn kho cuối kỳ năm

2009/2010 được dự báo sẽ giảm 2%,

còn 90,9 triệu tấn do tồn kho cuối kỳ

của Trung Quốc giảm 4,4 triệu tấn.

Tồn kho cuối kỳ của năm 2009/2010

vẫn thấp hơn mức 91,2 triệu tấn của

năm 2008/2009. Việc giảm tồn kho

của Trung Quốc có thể sẽ được bù

đắp phần nào bởi tăng tồn kho của

Banglades, Ấn Độ, Malaysia và

Philippin.

3.4. Xuất khẩu gạo thế giới

Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế

(IGC) cho biết tổng xuất khẩu năm

nay của 5 nước xuất khẩu hàng đầu

gồm Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ,

Mỹ, Pakistan dự kiến tăng 7% và đạt

mức khoảng 24 triệu tấn.

Dựa trên những cam kết xuất

khẩu hiện tại và mức giá cạnh tranh,

dự báo xuất khẩu của Việt Nam năm

nay sẽ tăng mạnh. Xuất khẩu của

Malaysia sẽ tăng do dự báo sản

lượng lớn. Ngoài ra, xuất khẩu gạo

của Nam Phi cũng được dự báo sẽ

tăng từ 5 nghìn lên 30 nghìn tấn.

Theo thống kê và dự báo của

Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong năm nay

xuất khẩu gạo của Pakistan sẽ tăng

lên khoảng 800 nghìn tấn. Nước

nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới là

Philippin nhập khẩu gạo năm 2010

sẽ tăng lên khoảng 600 nghìn tấn.

Bảng 3: 10 nƣớc xuất khẩu gạo lớn

nhất thế giới (Nghìn tấn)

Tên nước 2008/2009 2009/2010*

Thái Lan 8570 10000

Việt Nam 5950 5500

Hoa Kỳ 3100 3150

Pakistan 3000 3800

Ấn Độ 2000 2000

Myanmar 1052 800

Uruguay 926 750

Campuchia 800 800

Tr. Quốc 760 1500

Brazin 650 300

Thế giới 29029 30845

Page 13: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

Ghi chú: (*): Bộ Nông nghiệp Mỹ

dự báo

Giá gạo xuất khẩu thời gian

qua nhìn chung đang trong xu hướng

giảm. Gạo 5% tấm của Thái Lan

hiện đang được bán với giá khoảng

500 USD/tấn. Gạo của Việt Nam

được bán với giá thấp hơn chủ yếu

do chất lượng chưa cạnh tranh được

với chất lượng gạo của Thái Lan.

Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu sẽ

xuất khẩu khoảng 8,5 – 9 triệu tấn

gạo các loại trong năm nay. Nhưng

do giá cả không cạnh tranh, giá xuất

khẩu gạo của Thái Lan đã giảm

trong vài tháng qua.

Tại một số thị trường xuất

khẩu gạo lớn cũng đã có nhiều kế

hoạch cũng như phương hướng ảnh

hưởng đến xuất khẩu gạo trong năm

nay. Thông tin chi tiết ở một số thị

trường được cụ thể dưới đây:

Thị trƣờng Thái Lan

Vụ Nông nghiệp Hải ngoại

Thái Lan cho biết, xuất khẩu gạo

hàng năm sẽ ở mức khoảng 9 triệu

tấn trong niên vụ 2009/2010 và

2010/2011 do thu hoạch vụ mùa

nhiều hơn và lượng tồn kho lớn từ

khu vực Chính phủ và tư nhân.

Trong đó chiếm 70% tổng xuất khẩu

gạo là gạo đồ và gạo thơm.

Ngày 29/03, Bộ Thương mại

Thái Lan cho biết có kế hoạch bán 1

triệu tấn gạo từ kho dự trữ 6 triệu

tấn, chủ yếu thông qua thỏa thuận

với Chính phủ nhiều nước trong thời

gian tới. Bắt đầu từ tháng 4/2010,

các đoàn doanh nghiệp Thái sẽ tiếp

cận các thị trường Malaysia,

Bangladesh, Indonesia, Singapore,

Iran, Libya, Ghana, Ấn Độ, Mỹ, Úc,

Philippines, Mauritius và Nam Phi

để xúc tiến kế hoạch này.

Thị trƣờng Ấn Độ

Ngày 03/03, Chính phủ Ấn

Độ cho biết sẽ dỡ bỏ một phần lệnh

cấm xuất khẩu đối với các loại gạo

thông thường. Theo đó, Ấn Độ cho

phép xuất khẩu 20 nghìn tấn gạo

sang Srilanka và 25 nghìn tấn gạo

sang Nepal.

Xuất khẩu gạo Basmati của

Ấn Độ thời gian tới có thể sẽ tăng

cao do nhu cầu thế giới tăng và sản

Page 14: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

lượng loại gạo này tăng cao. Dự báo

xuất khẩu gạo Basmati của Ấn Độ sẽ

đạt 2,7 triệu tấn trong năm 2009-

2010. So với năm trước, năm nay

nhiều nông dân Ấn đã chuyển sang

trồng loại gạo này do tiêu tốn ít

nước. Trong khi đó, nhu cầu của thế

giới đối với loại gạo này vẫn tăng

cao. Trước đây, xuất khẩu gạo

Basmati của Ấn Độ phải chịu thuế

suất xuất khẩu 200USD/tấn. Tuy

vậy, sau khi hủy bỏ thuế này vào

tháng 01 năm 2009 xuất khẩu gạo

Basmati sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.

Thị trƣờng Campuchia

Tại thị trường Campuchia,

xuất khẩu gạo của nước này trong

thời gian tới sẽ tăng. Tổng Thư ký

của Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và

nhỏ Campuchia cho biết Hiệp hội

này đã ký hợp đồng bán 48 tấn gạo

sang Đức, 128 tấn sang Latvia, 340

tấn sang Lithuania, 360 tấn sang Ba

Lan, và 480 tấn sang Nga. Số gạo

này sẽ được cung cấp từ ngày 27/03

đến ngày 07/04 thông qua cảng

Sihanoukville Autonomous.

Bên cạnh việc tăng xuất khẩu

ở một số nước, Bộ Nông nghiệp Mỹ

dự báo xuất khẩu gạo năm 2010 của

một số nước sẽ giảm như Myanmar,

Uruguay, Brazil…

3.5. Nhập khẩu gạo thế giới

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo,

nhập khẩu gạo thế giới năm nay sẽ

tăng khoảng 1,816 triệu tấn gạo so

với nhập khẩu gạo năm ngoái. Một

số nước được dự báo sẽ tăng nhập

khẩu như Philippin, Iraq,

Malaysia,Arab Saudi,…

Tại Malaysia, do tiếp nối xu

thế nhập khẩu mạnh của năm qua,

trong năm 2010, nhập khẩu gạo của

Malaysia được dự báo sẽ tăng 20

nghìn tấn lên mức 850 nghìn tấn. Do

sản lượng giảm nên nhập khẩu gạo

của Philippin năm 2010 có thể tăng

khoảng 600 nghìn tấn.

Page 15: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

Bảng 4: Danh sách 10 nƣớc nhập

khẩu gạo lớn nhất thế giới(Nghìn

tấn)

Tên nước 2008/2009 2009/2010*

Philippin 2000 2600

Nigieria 1900 1600

Iran 1700 1700

Arab Saudi 1370 1400

EU-27 1350 1350

Iraq 1000 1100

Malaysia 830 850

Nam Phi 800 800

Cote

d’lvoire

800 860

Senegal 715 700

Thế giới 29029 30845

Ghi chú: (*): Bộ Nông nghiệp Mỹ

dự báo

Bên cạnh đó nhập khẩu gạo

của một số quốc gia được dự đoán sẽ

giảm so với năm trước gồm:

Nigieria, Senegal,…

Thông tin cụ thể về nhập khẩu

gạo tại một số quốc gia được cụ thể

như sau:

Thị trƣờng Indonesia

Hiệp hội Nông dân và Ngư dân

Indonesia cho biết Indonesia có thể

sẽ phải nhập khẩu gạo trong năm

nay do vấn đề về sản lượng. Chủ

tịch Hiệp hội cho biết, Cơ quan

Thống kê Quốc gia dự báo sản

lượng gạo Indonesia năm 2010 sẽ

chỉ tăng 0,88% trong khi mục tiêu

ban đầu đặt ra là tăng 3,2%.

Thị trƣờng Banglades

Tại Banglades, nhập khẩu của

nước này năm nay dự kiến khoảng

700 nghìn tấn cao hơn rất nhiều so

với mức nhập khẩu 145 nghìn tấn

trong năm 2009 do giảm sản lượng

và tăng tiêu thụ.

Thị trƣờng Malaysia

Ông Wijiuallah Kindi, Tham

tán Thương mại tại Cao Ủy Pakistan

ở Kuala Lumpur cho biết, Malaysia

dự kiến sẽ tăng nhập khẩu gạo từ

Pakistan lên 4 lần trong năm nay.

Động thái này nhằm đa dạng hóa

nguồn nhập khẩu gạo của Malaysia

và tối thiểu hóa việc lệ thuộc vào

nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam.

3.5. Thị trƣờng ngô và ngũ cốc

Do tình hình thời tiết khô hạn

ảnh hưởng đến sản xuất ngô cũng

như các loại cây lương thực khác.

Page 16: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/Bao cao luong thuc thang 3 nam 2010.pdf1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 1.1. Gieo trồng Theo số liệu

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ tăng

cao nên nhập khẩu ngô tại một số

nước năm nay sẽ tăng.

Tại Indonesia, Chủ tịch Hiệp

hội Chăn nuôi nước này cho biết

nhập khẩu ngô vào Indonesia sẽ tăng

mạnh so với năm ngoái bởi sản

lượng ngô trong nước giảm do thời

tiết khô hạn. Chủ tịch Hiệp hội cũng

cho biết thêm năm nay ngành sản

xuất thức ăn chăn nuôi cần tăng

nhập khẩu bởi tiêu thụ có thể tăng

thêm 100 nghìn tấn lên 500 nghìn

tấn so với mức 400 nghìn tấn năm

2009. Do vậy nước này dự kiến sẽ

nhập khẩu một lượng khá lớn ngô

trong năm nay do sản lượng ngô nội

địa có thể sẽ không tăng, thậm chí là

giảm bởi El Nino.

Tình trạng thiếu nước kéo dài

cũng tác động không nhỏ đến sản

xuất ngũ cốc, ngô, đậu tương tại

Trung Quốc. Thời điểm tháng

2/2010, Chính phủ Trung Quốc đặt

mục tiêu sản xuất trên 0,5 triệu tấn

ngũ cốc năm 2010 nhưng do tình

trạng hạn hán như hiện nay Trung

Quốc có thể sẽ không đạt được mục

tiêu trên.

Chính phủ Trung Quốc đã chỉ

thị cho các tỉnh lúc này phải ưu tiên

hàng đầu cho việc gieo trồng vụ

xuân và nỗ lực giải quyết vấn đề hạn

hán, phòng trừ sâu bệnh và đảm bảo

đủ cung cấp phân bón, thuốc trừ dâu

và hạt giống.

Theo báo cáo của Bộ Nông

nghiệp Mỹ, trong những tuần đầu

tháng 3 giá đậu tương và ngô cùng

diễn biến theo xu hướng giảm.

Hiện tại giá xuất khẩu ngô và

các sản phẩm từ ngô trên thị trường

đang có xu hướng giảm. Cụ thể giá

khô đậu tương Ấn Độ tại cảng

Kandla đã giảm từ 375USD/tấn

(18/03) xuống còn 373USD/tấn vào

ngày 27/03.