nhom 8 - mba 12b

21
TRƯỜNG ĐẠI HC MTHÀNH PHHCHÍ MINH KHOA ĐÀO TO SAU ĐẠI HC NGÀNH QUN TRKINH DOANH ---@&?--- Bài tp nhóm môn QUN LÝ SN XUT VÀ VN HÀNH Đề tài Thc trng áp dng ISO 9001:2008 vào vic qun lý nguyên vt liu đầu vào ti Công ty CASUMINA GVHD: TS. NGUYN QUNH MAI Nhóm s: 8–Lp MBA12B TP. HCM, tháng 12 năm 2013

Upload: letrungngan

Post on 20-Oct-2015

25 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nhom 8 - Mba 12b

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

---@&?---

Bài tập nhóm môn QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH

Đề tài Thực trạng áp dụng ISO 9001:2008 vào việc quản lý

nguyên vật liệu đầu vào tại Công ty CASUMINA

GVHD: TS. NGUYỄN QUỲNH MAI Nhóm số: 8–Lớp MBA12B

TP. HCM, tháng 12 năm 2013

Page 2: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

1

DANH SÁCH NHÓM

STT HỌ & TÊN MSHV GHI CHÚ

1 Lê Trung Ngân MBA12B - 023 Trưởng Nhóm

2 Nguyễn Thái Thiên Đức MBA12B - 010

3 Phan Thanh Trường MBA12B - 050

4 Lê Thị Xuân Thanh MBA12B - 034

5 Dương Ngọc Thúy MBA12B - 040

Page 3: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

2

MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................... 3

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................................. 3

1. Khái niệm về Chất lượng ................................................................................................. 3

2. Quản lý chất lượng ............................................................................................................ 4

2.1 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 (QM.9000) .................................... 4

2.2 Đối tượng áp dụng ..................................................................................................... 6

2.3 Lợi ích ........................................................................................................................... 6

2.4 Các bước triển khai .................................................................................................... 7

3. Mua hàng ............................................................................................................................ 7

III. GIỚI THIỆU CÔNG TY CASUMINA .............................................................................. 8

IV. KIỂM SOÁT NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO TẠI CASUMINA ......................................... 10

1. Kiểm soát nhà cung cấp (NCC)..................................................................................... 10

2. Kiểm tra nguyên vật liệu (NVL) đầu vào ...................................................................... 13

V. THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM .............................. 17

1. Thành quả đạt được ....................................................................................................... 17

2. Hạn chế: ............................................................................................................................ 18

3. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị: ................................................................................ 18

3.1 Đối với nhà cung cấp ............................................................................................... 18

3.2 Đối với nguyên vật liệu ............................................................................................ 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 20

Page 4: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

3

Thực trạng áp dụng ISO 9001:2008 vào việc quản lý nguyên vật liệu đầu vào tại Công ty CASUMINA

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Công ty Cổ phần Công Nghiệp Cao su Miền Nam (Công ty CASUMINA) đã tồn tại,

phát triển và đứng vững trên thị trường suốt 38 năm qua, để có được những thành quả

đó, Công ty đã không ngừng xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là hệ

thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO từ năm 1999.

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO được xây dựng để giải quyết các

vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Một trong những vấn đề đó là việc quản lý

chất lượng đầu vào của nguyên vật liệu như tình hình tỉ lệ đổi trả nguyên vật liệu nhiều,

tỉ lệ các khiếu nại gửi nhà cung cấp cao, các phiếu nhân nhượng vật tư sử dụng, và các

phiếu xử lý bán thành phẩm, vật tư không phù hợp,…Nguyên vật liệu đầu vào được

xem là “gốc rễ” quyết định thành công của sản phẩm. Cho nên, Quản lý chất lượng

nguyên vật liệu đầu vào tốt thì tiến trình sản xuất và các hoạt động tạo ra sản phẩm làm

hài lòng khách hàng sẽ dễ dàng và đạt được thành công hơn.

Vậy thực trạng áp dụng ISO 9001:2008 vào việc quản lý nguyên vật liệu đầu vào tại Công ty CASUMINA như thế nào?

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Khái niệm về Chất lượng

"Chất lượng" là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Tùy mỗi

lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng

khác nhau. Sau đây là một số định nghĩa về chất lượng:

- “Chất lượng là sự hữu dụng của sản phẩm gồm: đặc tính của sản phẩm và

không lỗi”, theo Joseph.M. Juran (1970).

- “Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”, theo

Phillip.B.Crosby (1979).

Page 5: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

4

- "Chất lượng trong một dịch vụ hoặc sản phẩm không phải là những gì bạn đưa

vào nó, mà đó là những gì khách hàng có được từ nó”, theo Peter Drucker

(1985).

- "Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”, theo

Kaoru Ishikawa (1990).

- Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế,

đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Theo tiêu chuẩn ISO

9001:2008 định nghĩa “Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập

hợp có đặc tính vốn có.”

2. Quản lý chất lượng

Theo tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, Quản lý chất lượng là các hoạt động có

phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng.

Theo TCVN ISO 8402- 1994: “ Quản ký chất lượng là tập hợp những hoạt động của

chức năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích và trách nhiệm,

thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất

lượng, bảo đảm chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất

lượng.”

2.1 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 (QM.9000)

TCVN ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng và

chứng nhận một hệ thống quản lý chất lượng tại các tổ chức/doanh nghiệp. Tiêu chuẩn

này quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức/ doanh

nghiệp về vấn đề chất lượng thông qua 5 yêu cầu sau:

- Hệ thống quản lý chất lượng

- Trách nhiệm của lãnh đạo

- Quản lý nguồn lực

- Tạo sản phẩm

- Đo lường, phân tích và cải tiến

Page 6: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

5

Trách nhiệm của lãnh đạo

Tạo sản phẩm

Quản lý nguồn lực

Đo lường, phân tích & cải tiến

SP

Khách hàng

Yêu cầu

Cải tiến liên tục HTQLCL

Khách hàng

Thỏa mãn

Đầu vào

Đầu ra

MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰA TRÊN QUÁ TRÌNH

: Dòng thông tin

: Hoạt động gia tăng giá trị

Page 7: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

6

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 không phải là một chu trình

PDCA đơn lẻ. Đó thực chất là một loạt các chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Action).

Chẳng hạn, việc tạo sản phẩm bản thân nó là một chu trình PDCA được bắt đầu bằng

việc Lên kế hoạch các yêu cầu và nhu cầu thực hiện. Tiếp theo, “Thiết kế và phát triển”

là Thực hiện, “Xem xét thiết kế và phát triển” là Kiểm tra, và “sót xét lại thiết kế phát

triển” là Hành động. Chu trình PDCA tương tự hiện hữu trong các hoạt động như: đào

tạo, hệ thống tài liệu, mua hàng, đánh giá, hành động khắc phục... Toàn bộ khái niệm

về cải tiến liên tục được dựa trên chu trình PDCA.

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 sẽ giúp các tổ

chức/doanh nghiệp thiết lập được các quy trình chuẩn để kiểm soát các hoạt động,

đồng thời phân định rõ việc, rõ người trong quản lý, điều hành công việc. Hệ thống

quản lý chất lượng sẽ giúp CBNV thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và thường

xuyên cải tiến công việc thông qua các hoạt động theo dõi và giám sát. Một hệ thống

quản lý chất lượng tốt không những giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và

sự thỏa mãn của khách hàng và còn giúp đào tạo cho nhân viên mới tiếp cận công việc

nhanh chóng hơn.

2.2 Đối tượng áp dụng

ISO 9001:2008 có thể áp dụng đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp, không phân biệt

phạm vi, quy mô hay sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Tiêu chuẩn được sử dụng cho các

mục đích chứng nhận, theo yêu cầu của khách hàng, cơ quan quản lý hoặc đơn thuần

là để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.

2.3 Lợi ích

Để duy trì sự thỏa mãn của khách hàng, tổ chức phải đáp ứng được các yêu cầu

của khách hàng. ISO 9001:2008 cung cấp một hệ thống đã được trải nghiệm ở quy mô

toàn cầu để thực hiện phương pháp quản lý có hệ thống đối với các quá trình trong một

tổ chức, từ đó tạo ra sản phẩm đáp ứng một cách ổn định các yêu cầu và mong đợi của

khách hàng. Những lợi ích sau đây sẽ đạt được mỗi khi tổ chức thực hiện có hiệu lực

hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001:2008:

- Giúp tổ chức, doanh nghiệp xây dựng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm

soát công việc;

- Phòng ngừa sai lỗi, giảm thiểu công việc làm lại từ đó nâng cao năng suất, hiệu

quả làm việc;

Page 8: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

7

- Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức;

- Hệ thống văn bản quản lý chất lượng là phương tiện đào tạo, chia sẻ kiến thức,

kinh nghiệm;

- Giúp cải tiến thường xuyên chất lượng các quá trình và sản phẩm;

- Tạo nền tảng để xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả;

- Nâng cao uy tín, hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp…

2.4 Các bước triển khai Quá trình triển khai ISO 9001:2008 đóng vai trò rất quan trọng để đạt được những

lợi ích đầy đủ của hệ thống quản lý chất lượng (Quality Management System -

QMS). Để thực hiện thành công QMS, tổ chức cần triển khai theo trình tự 6 bước cơ

bản sau đây:

Các bước này được cụ thể hóa qua 5 giai đoạn triển khai sau:

3. Mua hàng

Theo điều 7.4 của ISO 9001:2008 thì việc mua hàng bao gồm:

v Quá trình mua hàng

Tổ chức phải đảm bảo sản phẩm mua vào phù hợp với các yêu cầu mua sản phẩm

đã quy định. Cách thức và mức độ kiểm soát áp dụng cho người cung ứng và sản

phẩm mua vào phụ thuộc vào sự tác động của sản phẩm mua vào đối với việc tạo ra

sản phẩm tiếp theo hay thành phẩm.

Page 9: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

8

Tổ chức phải đánh giá và lựa chọn người cung ứng dựa trên khả năng cung cấp

sản phẩm phù hợp với yêu cầu của tổ chức. Phải xác định các tiêu chí lựa chọn, đánh

giá và đánh giá lại.Phải duy trì hồ sơ các kết quả của việc đánh giá và mọi hành động

cần thiết nảy sinh từ việc đánh giá (Xem 4.2.4).

v Thông tin mua hàng

Thông tin mua hàng phải miêu tả sản phẩm được mua, nếu thích hợp có thể bao

gồm:

- Yêu cầu về phê duyệt sản phẩm, các thủ tục, quá trình và thiết bị,

- Yêu cầu về trình độ con người,

- Yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng.

Tổ chức phải đảm bảo sự thỏa đáng của các yêu cầu mua hàng đã quy định trước

khi thông báo cho người cung ứng.

v Kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào

Tổ chức phải lập và thực hiện các hoạt động kiểm tra hoặc các hoạt động khác cần

thiết để đảm bảo rằng sản phẩm mua vào đáp ứng các yêu cầu mua hàng đã quy định.

Khi tổ chức hoặc khách hàng có ý định thực hiện các hoạt động kiểm tra xác nhận tại

cơ sở của người cung ứng, tổ chức phải công bố việc sắp xếp kiểm tra xác nhận dự

kiến và phương pháp thông qua sản phẩm trong thông tin mua hàng.

III. GIỚI THIỆU CÔNG TY CASUMINA - Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP CAO SU MIỀN NAM.

- Tên giao dịch: The Southern Rubber Industry Joint Stock Company.

- Tên viết tắt: CASUMINA

- Trụ sở chính: 180 Nguyễn Thị Minh Khai P.6, Q.3, TP.HCM

- Website: www.casumina.com

- Vốn điều lệ : 422.498.370.000 đồng.

Ngành nghề kinh doanh:

- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cao su công nghiệp, cao su tiêu dùng.

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất, thiết bị ngành công

nghiệp cao su.

- Kinh doanh thương mại dịch vụ

- Kinh doanh bất động sản.

Page 10: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

9

- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với qui định của pháp luật.

Sứ mệnh của casumina:

Cống hiến cho xã hội sự an toàn, hạnh phúc, hiệu quả và thân thiện

Tầm nhìn của casumina

Nhà sản xuất lốp hàng đầu Đông Nam Á

Giá trị cốt lõi

- Tin cậy : Sản phẩm, dịch vụ, con người.

- Hiệu quả: Mọi hoạt động luôn hướng đến hiệu quả.

- Hợp tác: Sẵn sàng hợp tác cùng phát triển và có lợi.

- Năng động: Luôn sáng tạo và đổi mới.

- Nhân bản: Vì con người.

Chính sách chất lượng, môi trường của công ty

Hoạt động của tất cả các bộ phận của CASUMINA hướng đến :

- Lợi ích và an toàn của khách hàng

- Tăng khả năng cạnh tranh

- Tối đa hóa lợi nhuận

- Chất lượng môi trường

Lãnh đạo CASUMINA cam kết:

- Áp dụng các phương pháp quản lý, kỹ thuật tiên tiến nhằm duy trì và cải tiến

liên tục hệ thống quản lý, sự đồng đều của chất lượng sản phẩm, và an toàn

môi trường

- Đào tạo và huy động nguồn nhân lực, cung ứng các nguồn lực cần thiết để

thực hiện mục tiêu

- Kiểm soát nguyên liệu, hóa chất, chất thải để không gây nguy hại đến môi

trường. Giảm thiểu tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu trên sản phẩm

- Tuân thủ yêu cầu luật pháp của Việt Nam và các yêu cầu của khách hàng

về môi trường.

Thành tích và chứng nhận đạt được

- Là 1 trong 11 sản phẩm chủ lực của thành phố Hồ Chí Minh

- Là 1 trong 20 thương hiệu hạt giống của thành phố Hồ Chí Minh

Page 11: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

10

- Là 1 trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

- Liên tục 11 năm nằm trong nhóm dẫn đầu của hàng Việt Nam chất lượng

cao do người tiêu dùng bình chọn (Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ)

- 6 năm liền giữ vững giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT 2002-2007

- Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 (thời báo Kinh tế Việt Nam)

- Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam 2006 (phòng Thương mại công nghiệp Việt

Nam)

- Xếp hạng 59/75 nhà sản xuất săm lốp xe lớn trên thế giới

- Danh hiệu "Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới" 2005

- Danh hiệu "Thương hiệu quốc gia" 2008-2011

- Danh hiệu "Xuất khẩu uy tín" 2008-2011

- Tháng 4/2011 đón nhận "Huy chương Độc Lập hạng 3" do Đảng và Nhà

nước trao tặng.

- Tháng 7 năm 2013: Casumina xây dựng thành công phòng thí nghiệm đạt

tiêu chuẩn quốc tế. Nhận giấy chứng nhận ISO/IEC 17025 công nhận năng

lực phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn đạt chuẩn từ tổ chức VILAS.

- Đầu năm 2014: ra đời dòng sản phẩm lốp toàn thép Radial cạnh tranh với

các sản phẩm nhập khẩu.

- Xuất khẩu: khối Châu Âu EU (chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn E4) Mỹ

(chứng nhận sản phẩn theo tiêu chuẩn D.O.T) Malaysia (chứng nhận sản

phẩm theo thiêu chuẩn MS) Indonesia (chứng nhận sản phẩm theo tiêu

chuẩn SNI).

IV. KIỂM SOÁT NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO TẠI CASUMINA 1. Kiểm soát nhà cung cấp (NCC) v Quy định các đại diện phòng ban tham gia vào việc đánh giá:

- Cấp Công ty: P.Vtư, Tổng Giám Đốc, P.TGĐ Kỹ Thuật, P.Công Nghệ, P.

Chất Lượng

- Cấp XN: Giám đốc, P.GĐ Kỹ thuật, P.Kinh doanh, P.Kỹ thuật

v Quy định định kì tiến hành đánh giá 1 năm 1 lần hoặc khi cần thiết phải xem xét

lại do có sự bất thường trong năng lực nhà cung cấp.

v Các thông tin dùng để đánh giá gồm có:

Page 12: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

11

- Các thông tin về thời hạn giao hàng/cung ứng dịch vụ của nhà cung

cấp/nhà thầu phụ trong thời gian vừa qua: giao hàng trễ hẹn, giao

hàng/dịch vụ không đúng chủng loại, quy cách…

- Các thống kê, phân tích kết quả kiểm tra NVL

- Các hồ sơ hoạt động khắc phục phòng ngừa liên quan đến nhà cung cấp

v Quy định Casumina chỉ mua hàng thường xuyên của:

- Nhà cung cấp và dịch vụ có thứ hạng AI, AII, BI, BII

- Nhà sản xuất hạng A,B

- Nhà cung cấp I, II

Page 13: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

12

NH

À C

UN

G CẤ

P

Hạn

g I:

Luôn

luôn

gia

o hà

ng/dịc

h vụ

đún

g hẹ

n

Hạn

g II:

Đ

ôi k

hi g

iao

hàng

/ dị

ch vụ

khôn

g đú

ng hẹn

Hạn

g III

: Thườn

g xu

yên

giao

hàn

g/ dịc

h vụ

kh

ông đú

ng hẹn

NHÀ SẢN XUẤT (NSX) Hạng A: NSX có sản phẩm/dịch vụ chất lượng tốt, không cần kiểm tra sản phẩm/dịch vụ, ví dụ: (a) NSX có hệ thống chất lượng được

công nhận hoặc nổi tiếng và có uy tín về chất lượng.

(b) NSX chưa hề có vấn đề gì về chất lượng.

(c) NSX đã được CASUMINA thanh tra và chuẩn y.

Hạng B: NSX mà sản phẩm/dịch vụ của họ cần phải lấy mẫu kiểm tra, ví dụ: (a) NSX chưa có hệ thống đảm bảo chất

lượng (b) NSX mới được đánh giá lần đầu và có

uy tín. (c) NSX bị xuống hạng từ hạng A vì lý do

chất lượng. Hạng C: NSX mà sản phẩm cần phải kiểm tra 100%, ví dụ: (a) NSX mới không có hệ thống chất

lượng và lại cung cấp các sản phẩm quan trọng cho CASUMINA.

(b) NSX bị xuống hạng từ hạng B do vấn đề chất lượng.

(c) NSX đánh giá lần đầu, uy tín không cao

AI AII AIII BI BII BII CI CII CIII

Giao hàng/ dịch vụ

Tốt Xấu

Tốt

Xấu

Chất lượng

MA TRẬN XẾP HẠNG

Page 14: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

13

2. Kiểm tra nguyên vật liệu (NVL) đầu vào KẾ HOẠCH KIỂM TRA SẢN PHẨM NHẬP

Loại NVL Tỷ Lệ lấy mẫu Phương pháp lấy mẫu Hạng mục kiểm

tra

PP kiểm tra/TC áp

dụng Đánh giá kết quả

NHÓM 1: CÁC LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU CÓ ẢNH HƯỞNG LỚN

CS thiên nhiên

SVR 3L, 5, 10,

20, cao su

SVR Cv, cao

su RSS

• Hạng A: không lấy

mẫu

• Hạng B: Mỗi 10 tấn

cao su lấy 1 mẫu.

• Hạng C: Mỗi 10 tấn

lấy 4 mẫu

Chọn ngẫu nhiên 1 bành

cao su, cắt ở 2 góc đối

diện 2 miếng cao su có

hình khối tam giác ghép

lại thành 1 khối chữ

nhật, có khối lượng tổng

cộng khoảng 200g, cho

vào bao ni lông, ghi

nhãn.

• Độ dẻo Mooney

• Hàm lượng tro

(chỉ kiểm tra 1

mẫu/4 mẫu đã

lấy)

TC01/CS • Số mẫu <=5: lô hàng xem

như không đạt, nếu có 1

mẫu không đạt

• Số mẫu >5,<=13: lô hàng

xem như không đạt nếu có

>=2 không đạt

• Số mẫu >13: lô hàng xem

nhứ không đạt nếu có >=3

mẫu không đạt

ZnO • Hạng A: Mỗi 10 tấn

lấy 1 mẫu.

• Hạng B: Mỗi 5 tấn lấy

Chọn ngẫu nhiên 1 bao

hóa chất, dùng dụng cụ

lấy mẫu phù hợp lấy

• Hàm lượng ZnO

• Độ ẩm

TC01/TX

Page 15: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

14

1 mẫu kiểm tra 1/2 số

lượng mẫu.

khoảng 100g mẫu cho

vào bao ni lông và cột

miệng lại, ghi nhãn

• Độ min

Vải mành quy

cánh 840D/1,

840D2

• Hạng A: Ở mỗi lô

hàng, cứ 10 cây vải

lấy 1 mẫu, kiểm tra

lại sau khi đưa vào

SX

• Hạng B: Ở mỗi lô

hàng, cứ mỗi 10 cây

vải lấy 1 mẫu, kiểm

tra ngay khi đưa vào

SX

• Hạng C: Không mua

Chọn ngẫu nhiên 1 cuộn

vải mành, cắt 1 đoạn có

chiều dài tối thiểu

1m,chiều ngang khoảng

200mm, gấp lại cho vào

bọc ni lông được hút chân không, ghi nhãn (

chú ý không được kéo

mạnh làm dạt sợi)

• Chỉ số sợi

• Đường kính sợi

• Lực kéo đứt sợi

• Độ dãn đứt sợi

• Độ co rút nhiệt

150oCx5’

• H_Test

• Mật độ sợi

• Độ ẩm vải mành

TCxx/VM

Tanh thép • Hạng A: Mỗi 10 thùng

tanh lấy 1 mẫu.

• Hàng B: Lấy mỗi

thùng 1 mẫu

Chọn ngẫu nhiên 1

thùng tanh, mở ra và lấy

cuộn mẫu nằm bên

trong, cho vào bọc ni lông được hút chân

• Đường khính tanh

• Lực kéo đứt

• Bẻ gập 1800

TC01/TT

Page 16: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

15

không, ghi nhãn

Lưu huỳnh • Hạng A: Không lấy

mẫu

• Hạng B: Mỗi 5 tấn lấy

1 mẫu. Kiểm tra ½ số

lượng mẫu

Chọn ngẫu nhiên 1 bao

hóa chất, lấy khoảng

100g mẫu cho vào bao

ni lông và cột miệng lại,

ghi nhãn

• Hàm lượng sulfur

• Độ mịn

TC01/LH Như nhóm 1

NHÓM 2: CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU BIẾN ĐỘNG NHIỀU

CaCO3 • Hạng A: Mỗi xe lấy 1

mẫu.

• Hạng B: Mỗi 5 tấn lấy

1 mẫu, kiểm tra ½ số

lượng mẫu.

Chọn ngẫu nhiên 1 bao

hóa chất, lấy khoảng

500g mẫu cho vào bao

ni lông và cột miệng lại,

ghi nhãn

• pH

• Độ mịn

• Độ ẩm

TC02/CĐ Như nhóm 1

NHÓM 3: CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU ỔN ĐỊNH

Xăng công

nghệ • Hạng A,B: lấy mỗi

bồn 1 mẫu

Lấy mẫu từ xe bồn hoặc

khi đưa đi Sx

Chọn ngẫu nhiên 1

thùng dầu, rót vào can

hoặc chai khoảng 1 lít,

TC01/DM Như nhóm 1

Page 17: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

16

đậy nắp và ghi nhãn

Van các loại TC0901 - 2006/CA TC0901 - 2006/CA • Ngoại quan

• Sức dính CS-van

• Độ che phủ

TC0901 -

2006/CA

TC0901 - 2006/CA

Vải mành đã

cán tráng

1 mẫu / 1 đợt chạy Lấy ở đầu hoặc ở cuối

cây vải 1 mẫu kích

thước khoảng

250x250mm

H_Test TCxx/VM Như nhóm 1

Page 18: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

17

V. THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Thành quả đạt được

Khi áp dụng các quy định tiêu chuẩn nguyên vật liệu cho nhà cung cấp thì tỉ lệ

đổi trả nguyên vật liệu giảm, khiếu nại giữa công ty và nhà cung cấp giảm so với trước.

Công ty nhận giấy chứng nhận ISO 9001:2000 vào năm 2001, tuy nhiên lúc này

hệ thống vận hành vẫn chưa phát huy hết thế mạnh các quy định của tiêu chuẩn, chưa

chuẩn hóa được quy trình. Hệ thống ISO tại doanh nghiệp được cải tiến liên tục qua

từng năm cho đến năm 2003 thì tỉ lệ số phiếu đổi trả hàng giảm nhanh mạnh và tiếp tục

giảm vào các năm tiếp theo.

Hình 5.1: (Trích nguồn: Phòng Quản lý chất lượng _ Casumina)

- Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra.

- Ổn định thông số kỹ thuật của công nghệ sản xuất.

- Phân loại để lựa chọn được nhà cung cấp đạt yêu cầu.

- Hạn chế được tình trạng tiêu cực trong thu mua nguyên vật liệu.

Page 19: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

18

2. Hạn chế: - Chưa phân tích các yếu tố khác như thiết bị và con người (ngoài nguyên vật

liệu).

- Áp lực về giá ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nguyên vật liệu.

- Phát sinh chi phí thử nghiệm mẫu.

- Phát sinh chi phí kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị thử nghiệm.

3. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị: 3.1 Đối với nhà cung cấp Xây dựng hệ thống những nhà cung cấp dự phòng khi nhà cung cấp hiện tại không

đáp ứng được nhu cầu. Tránh tình trạng chờ đợi, phải tìm kiếm và kiểm định nhà cung

cấp mới.

Công bố những tiêu chuẩn đánh giá nguyên vật liệu, để nhà cung cấp tự nâng cao

năng lực.

Đào tạo nhân viên để họ hiểu được vai trò và tầm quan trọng của mình trong quá

trình đánh giá nguyên vật liệu của nhà cung cấp.

Việc áp dụng ISO trong công tác lựa chọn nhà cung cấp giúp doanh nghiệp giảm

thiểu rủi ro thiếu hụt nguyên vật liệu do chất lượng và dịch vụ của nhà cung cấp.

3.2 Đối với nguyên vật liệu

Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào dựa trên chỉ tiêu

chất lượng yêu cầu sản phẩm đầu ra

Áp dụng Lean trong quy trình kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào nhằm hạn

chế bớt chi phí

Nền tảng ISO cung cấp các tiêu chuẩn cụ thể để xây dựng các quy trình và kiểm tra

chất lượng sản phẩm đầu vào phù hợp với năng lực công ty, nhằm đảm bảo chất

lượng ổn định

Việc áp dụng ISO trong công tác kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào giúp DN giảm

thiểu rủi ro do nguyên vật liệu không đạt chất lượng, hoặc xử lý biến động công nghệ,

ổn định chất lượng sản phẩm đầu ra, góp phần làm giảm tỉ lệ phế phẩm

Page 20: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

19

Page 21: Nhom 8 - Mba 12b

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH NHÓM 8 – MBA12B

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Drucker 1985. Innovation and entrepreneurship. Harper & Row. ISBN 978-0-06-

091360-1.

2. Crosby 1979. Quality is Free. New York: McGraw-Hill. ISBN 0-07-014512-1.

3. Juran, Joseph M. (1970), "Consumerism and Product Quality", Quality Progress

(New York, New York: American Society for Quality Control.

4. Ishikawa, Kaoru (1990). Introduction to Quality Control. J. H. Loftus (trans.). Tokyo:

3A Corporation. ISBN 4-906224-61-X. OCLC 61341428.

5. TCVN ISO 9001 : 2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu.

6. TCVN ISO 8402:1999 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng. Thuật ngữ và

định nghĩa.