nhật kí bắc triều tiên chùm bài viết về triề ủ · người ta cho phép tôi...

97
Nht kí Bc Triu Tiên Chùm bài viết vTriu Tiên Dân chvà Nhân dân Bn dch ttiếng Pháp ca blogger Vaxili Zaisev

Upload: others

Post on 10-Oct-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chùm bài viết về Triều Tiên Dân chủ và Nhân dân

Bản dịch từ tiếng Pháp của blogger Vaxili Zaisev

Page 2: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Lời nói đầu của người dịch

Bắc Triều Tiên - Đất nước kì lạ

Không hiểu vì lý do tại sao mà tôi rất quan tâm đến Bắc Triều Tiên, hầu như những tin tức nào liên quan đến chế độ này tôi đều đọc say sưa và cẩn thận. Tôi vốn có thói quen tò mò tìm hiểu về Bắc Triều Tiên từ hồi học tiểu học. Khoảng năm tôi học lớp 4, cô giáo Hải hỏi cả lớp tôi về thủ đô của các nước trên thế giới, trước hết là các nước Đông Nam Á. Mấy hiểu biết như thế này các em thiếu nhi bây giờ biết hết, nhưng hồi đó thì trẻ con chúng tôi ngây thơ và không mấy đứa biết cả. Cô giáo hỏi thủ đô Nam Triều Tiên là gì, tôi nói là Hán Thành (hồi đó Seoul vẫn gọi là Hán Thành). Cô hỏi, còn thủ đô của CHDCND Triều Tiên là gì, tôi nói là Bình Nhưỡng. Cô giáo ngạc nhiên và khen nức nở trước các bạn trong lớp... Tự hào quá, từ đó tôi có thói quen tìm hiểu về đất nước này.

Nói chung, Bắc Triều Tiên là đất nước khép kín nhất thế giới. Người ta chỉ biết đến đất nước này với những vụ thử tên lửa lục địa, bom nguyên tử và nạn đói cùng dòng người tị nạn. Ngoài ra không có gì nhiều...

Ở Pháp, người dân nào thích nghệ thuật thì hàng năm có thể xem liên hoan xiếc Monté Carlo với sự tham dự của đoàn xiếc Bắc Triều Tiên. Hầu như năm nào, đoàn này cũng dành giải đặc biệt.

Báo chí Phương Tây nhìn chung có cái nhìn thiếu thiện cảm và xấu xí về đất nước Bắc Triều Tiên. Nào là chế độ độc tài, chuyên chế, cộng sản toàn trị, nạn đói, trại tập trung, tôn giáo sùng bái lãnh tụ, vi phạm nhân quyền, buôn bán vũ khí và ma tuý lậu... Người Việt Nam chúng ta cũng chẳng biết gì nhiều. Có hai xu hướng: một là tiếp thu tin tức phương Tây với cái nhìn thiếu thiện cảm về đất nước này; hai là những người già, chỉ đọc sách báo tuyên truyền và báo chí của nhà nước, có cái nhìn ngược lại, xem đây là một quốc gia cộng sản khá phát triển với nền công nghiệp mạnh, quân đội hùng mạnh, thủ đô Bình Nhưỡng hiện đại, hoành tráng...

Thực tế thì thế nào?

Cách đây mấy năm, tôi có đọc một loạt bài của một đồng chí Việt Nam đi du lịch Bắc Triều Tiên về, kể chuyện lại khá hay và có nhiều điều thú vị đáng đọc. Rồi cách đây mấy tháng, tôi có đọc hồi kí "Giọt lệ trong hồn" của một nữ gián điệp Bắc Triều Tiên, người đã tham gia vụ đánh bom máy bay Nam Hàn làm chết gần 200 hành khách năm 1987 tại Miến Điện. Ngày hôm qua, tôi lại tình cờ đọc được ghi chép của luật sư người Pháp Dominique Garret làm việc ở Thượng Hải, Trung Quốc đã từng đi du lịch Bắc Triều Tiên năm 2003, viết còn hay hơn cả của đồng chí Việt Nam kia.

Xem lại một loạt phóng sự thực hiện bởi phái đoàn nghị viện Bỉ được sang thăm Bắc Triều Tiên thời gian vừa qua tại địa chỉ:

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 1

Page 3: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

http://www.dailymotion.com/related/1775401/video/x1ur1z_coree-du-nord-partie-...

Có tới 5 phóng sự khác nhau đầy thú vị về đời sống thường nhật cũng như phong cảnh ở Bắc Triều Tiên. Tất cả đều rất chân thực. Đúng là một chế độ kì lạ! Đoạn cuối một phóng sự, sau khi thăm một trường tiểu học ở Bình Nhưỡng và nói chuyện với các em học sinh lớp Một, một nghị sĩ người Bỉ đã nói với bạn bè mấy câu thật đau xót: "Tao nghĩ những đứa trẻ này được giáo dục không khác gì bọn đoàn viên thanh niên phát xít Đức thời Hitler". Thật sự kinh hoàng! Trẻ em 5, 6 tuổi chưa biết gì mà đọc thuộc lòng tiểu sử Kim chủ tịch (cả đồng chí chủ tịch cha lẫn chủ tịch con) và hô hào rất kinh khủng!!! Xem xong mấy đoạn phóng sự này, tôi thấy thật đau lòng, và thấy rằng trẻ em Việt Nam mình dù sao vẫn còn sướng hơn mấy đứa nhóc Bắc Triều Tiên này nhiều.

Quay lại với luật sư người Pháp Dominique Garret cùng với loạt bài ghi chép. Vị luật sư này là người có sở thích tìm hiểu về Bắc Triều Tiên giống như tôi, không những thế còn chịu khó tìm đến nhà hàng Bắc Triều Tiên ở Thượng Hải để nói chuyện với người Triều Tiên nữa. Chú quen rất nhiều cô gái Nam Hàn và nói rằng con gái Nam Hàn xấu mù, còn con gái Bắc Triều Tiên mới đúng là xinh vô địch ở châu Á. Hồi học đại học, tôi cũng có học cùng với một người bạn Nam Hàn. Người bạn đó cũng nói là người dân Triều Tiên có câu "Trai Nam, gái Bắc" để nói về sắc đẹp. Nghĩa là các nữ diễn viên Nam Hàn trên phim truyền hình đã xinh nhưng so với các cô gái Bắc Triều Tiên thì còn thua xa. Có vẻ điều đó là đúng. Xem các phóng sự của người Bỉ quay đường phố Bình Nhưỡng thì chúng ta có thể thấy cả ngay các nữ cảnh sát giao thông của Bắc Triều Tiên đã rất xinh rồi: cao ráo, mảnh mai, trắng trẻo với nụ cười ngây thơ. Nói chung là tuyệt vời!

Hi vọng mấy bạn Bắc Triều Tiên mau chóng mở cửa để tôi tình nguyện sang Bắc Triều Tiên làm việc, và ... kiếm một cô vợ Triều Tiên!

Ngày 29 tháng 10 năm 2007

Nguyễn Văn Quân (blogger Vaxili Zaisev)

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 2

Page 4: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chùm bài viết về Triều Tiên Dân chủ và Nhân dân

Nhật kí (năm 2003) của luật sư người Pháp Dominique Garret sống ở Thượng Hải (Shanghai), đã sang du lịch Bắc Triều Tiên vài lần và đặc biệt thích tìm hiểu về đất nước này.

Tháng 10 năm 2003, tôi có chuyến đi du lịch Bắc Triều Tiên trong khuôn khổ một chuyến đi dĩ nhiên là được sắp xếp kéo dài trong năm hay sáu ngày gì đó. Với mật độ thăm quan dày đặc, chuyến đi này lạ lùng ở mọi góc độ, ngay cả chỉ qua những gì mà người ta cho phép tôi thấy. Những chuyến thăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền ở khắp mọi nơi mà chúng tôi gặp thường xuyên đã tạo cho tôi có một chuyến đi kì lạ nhất : du lịch trong một đất nước kì lạ thì dĩ nhiên rồi, nhưng hơn hết là cảm giác được du hành trong thời gian, bởi với những chi tiết được thuật lại, người ta sẽ như quay lại Đông Âu những năm 60, và tôi đã cảm giác như thực sự đến một « hành tinh khác » vậy.

Phi cơ của hãng hàng không Air Koryo

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 3

Page 5: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Khi quay trở về tôi ghi chép lại những cảm nhận của mình sau chuyến đi, điều mà về nguyên tắc tôi không bao giờ làm cả, khi mà những kỉ niệm vẫn còn nóng hổi, và ghi lại gần như chi tiết chuyến đi này. Tôi đăng những ghi chép này lên một diễn đàn mà tôi thường xuyên tham gia và chia làm 27 chương. Mọi người sẽ thấy đây đúng là những ghi chép dài dòng cho một chuyến đi chưa quá một tuần. Căn bản là tôi thấy rằng ở diễn đàn đó mọi người có thói quen đăng lại các ghi chép, nên tôi sẽ làm thế để các bạn có thể cùng xem. Mong mọi người lượng thứ cho những vụng về về câu cú và một vài ý tưởng đôi khi hơi lố lăng của tôi.

Dominique Garret

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 4

Page 6: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 1

Du hành tới Bình Nhưỡng

Hẹn nhau ở sân bay Bắc Kinh ngày 1 tháng 10 (năm 2003) để làm quen với những người cùng đi khác và chuẩn bị các thứ liên quan đến visa và vé máy bay. Tôi đã ngạc nhiên khi thấy không phải bay trực tiếp sang Bình Nhưỡng mà trước tiên phải tới Thẩm Dương (Shenyang, thuộc Mãn Châu Lý) trước khi bay tới Bình Nhưỡng vào cuối buối chiều. Thế là mất toi một ngày.

Năm người tham gia chuyến đi làm quen với nhau : tất cả đều là người Tây Âu, trừ một đồng chí người Mỹ đi với hộ chiếu Anh Cát Lợi (Dân quốc tịch Mỹ không có quyền vào thăm Bắc Triều Tiên). Chúng tôi lấy lại visa và bị đẩy tới cái máy photo của sân bay để lưu chúng (Chúng bị tịch thu khi ra khỏi biên giới và không có bất cứ phát đóng dấu nào của Triều Tiên lên hộ chiếu cả). Chúng tôi cũng phải để lại điện thoại di động cho mấy người bạn Anh Cát Lợi ở Bắc Kinh (người thuộc hãng lữ hành), tại vì tuyệt đối cấm mang loại máy móc này sang Bắc Triều Tiên, đó là một trong những nguyên tắc chúng tôi không thể đùa cợt được.

Tại sân bay Thẩm Dương (Shenyang), tôi học gạo mấy câu tiếng Bắc Triều Tiên, do một người bạn đã sang chơi bên đó dạy lại bằng cách học thuộc mấy mẫu câu mà tôi nghĩ là sẽ có ích, kiểu như « đồng chí tiếp viên », « Đả đảo đế quốc Mỹ », « Đế quốc Mỹ là kẻ thù chung của chúng ta ». Thực sự là một phương cách hoà nhập tự nguyện vậy!

Khi tới sân bay Thẩm Dương (rất hiện đại và dễ chịu), tôi chú ý tới những người Bắc Triều Tiên đầu tiên tôi gặp vốn dễ nhận ra qua huy hiệu Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành. Sau này tôi mới hiểu rằng tất cả đảng viên của Đảng Lao động Triều Tiên đều phải đeo huy hiệu này. Và chỉ những người này mới có quyền ra nước ngoài. Theo tính toán và quan sát của cá nhân tôi sau này, có lẽ phải hơn một nửa dân số Bình Nhưỡng là đảng viên Đảng Lao động.

Giờ lên máy bay đã đến. Tôi nhìn chiếc máy bay, dĩ nhiên là máy bay của Nga, sơn cờ hiệu của Bắc Triều Tiên, với quốc kì được sơn ở đuôi. Nội thất bên trong khá là duyên dáng và khác biệt với máy bay phương Tây. Chúng tôi là năm hành khách phương Tây duy nhất, giữa hàng trăm hành khách Trung Quốc và vài người Triều Tiên. Sau khi hành khách ổn định chỗ ngồi, người ta chia bánh kẹo và Nhật báo Bình Nhưỡng cho chúng tôi.

Tôi nhìn qua tờ Nhật báo Bình Nhưỡng in năm ... 91. (Chú giải: Bắc Triều Tiên sử dụng lịch Juche, theo đó năm bắt đầu tính từ năm sinh của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành (1912) ). Mục Mỗi ngày một sự kiện viết về một sự kiện quan trọng chưa từng có: Một tác phẩm của Chủ tịch thân mến Kim Chính Nhật (Kim Jong Il - con trai của vị chủ tịch đã quá cố và là chủ tịch hiện tại) đã được dịch ra tiếng Rumani và phân phối tại nước này!!! Bài báo dĩ nhiên tương ứng với cái không khí rất phấn khởi cho sự kiện hiếm có này. Tôi lật những trang tiếp theo và chú ý là đa số các bài báo đến liên quan đến cuộc

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 5

Page 7: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

chiến Triều Tiên xảy ra cách đây năm mươi năm. Nhìn bề ngoài thì thời sự nóng hổi nhất quả là nghèo nàn để xứng đáng là tờ Nhật báo Bình Nhưỡng.

Một lúc sau, chúng tôi được uống « rượu táo ». Những ai đã từng tới Péru thì sẽ thấy đây giống như một kiểu Inca Cola nhưng không kinh khủng bằng, nghĩa là một loại nước uống đậm đặc vị đường hoá học mà chẳng giống thứ gì cả.

Trong chuyến bay, tôi chú ý tới các nữ tiếp viên Bắc Triều Tiên đẹp tuyệt vời, điều này dẫn tôi tới quyết định sử dụng mấy từ học gạo được sáng nay. Tôi uống hết cốc ruợu táo và trả cốc cho cô tiếp viên bằng cách gọi « đồng chí tiếp viên » bằng tiếng Triều Tiên. Nàng quay lại và đi về phía tôi. Vẻ mặt của nàng và ánh mắt nàng nhìn tôi dĩ nhiên sẽ còn ăn sâu trong kí ức của tôi. Không phải vì vẻ đẹp của nàng (mà đã khiến tôi dành mất một vài nơ rôn thần kinh) mà chính là cái vẻ bí ẩn thoát ra từ khuôn mặt nàng. Sự pha trộn tinh tế giữa sự ngạc nhiên, sự lên án, niềm ngưỡng mộ và chút rối loạn toát ra trong sự im lặng và nụ cười ngượng nghịu. Tôi đưa cho nàng cái cốc và không nói gì cả. Cố gắng đầu tiên tiếp xúc với « nhân dân » Triều Tiên dừng lại ở đó. Thất bại!

Năm mươi phút bay, chúng tôi đáp xuống sân bay quốc tế Bình Nhưỡng nằm giữa thiên nhiên và cách biệt với thành phố. Ngay khi xuống máy bay, thứ đầu tiên tôi nhìn thấy là chân dung khổng lồ của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành và vẻ hùng vĩ của terminal (trạm chờ). Nhìn một lượt xung quanh sân bay, tôi thấy khoảng hơn chục chiếc máy bay cỡ nhỏ của hãng hàng không quốc gia Air Koryo cùng với sự thanh tĩnh đáng xúc động của sân bay.

Xe bus nhanh chóng đưa chúng tôi vào chỗ làm thủ tục nhập cảnh. Bên trong cái sân bay cũ kĩ và đáng thương được trang trí bởi mặt tiền rất đẹp, không có một chiếc máy tính nào, và trong những cabin gỗ, các đồng chí cảnh sát Bắc Triều Tiên nhìn rất kĩ hộ chiếu trước khi đóng dấu lên visa và cho chúng tôi đi qua. Thủ tục này diễn ra không vấn đề gì. Đoạn sau mới đáng nói: Hải quan. Người hướng dẫn của chúng tôi, đồng chí Kim (không liên quan gì đến đồng chí Kim chủ tịch, gần như tất cả mọi người đều có họ là Kim ở đất nước này) làm quen với chúng tôi giữa hai bước thủ tục tục kiểm tra và hứa giúp đỡ nếu có vấn đề gì. Đầu tiên, chúng tôi phải khẳng định rằng chúng tôi không mang theo điện thoại di động. Tôi là người cuối cùng qua kiểm tra trong đám hành khách phương Tây. Bốn người bạn kia đã làm xong thủ tục hải quan một cách đơn giản. Mấy đồng chí cảnh sát có vẻ như được trang bị xịn hơn đồng nghiệp làm thủ tục nhập cảnh của họ nên họ có thể nhìn thấy mọi thứ bên trong vali. Có cái gì làm họ chú ý thì họ sẽ mở ra xem hết.

Các đồng chí ấy nhanh chóng lôi máy ảnh của tôi ra. Biết rõ đó là một vật bị cấm, tôi đã cố gắng không thể hiện sự lo lắng của mình. Tôi khá nhanh trí (không phải là tự ca ngợi mình, nhưng thực sự là tôi khá tự tin) bằng cách lôi từ balô cái máy MP3 đời mới mà tôi mang theo. Một vật hoàn toàn xa lạ với người Bắc Triều Tiên. Cái MP3 này đúng là đánh lạc hướng được sự chú ý của hải quan : « Dĩ nhiên đây là thứ các đồng chí tìm. » Tôi nói bằng tiếng Anh mà đương nhiên là họ không hiểu. Mấy chú hải quan như thế là quên mất máy ảnh của tôi để chú tâm vào soi xét kĩ càng cái máy MP3 trước khi trả lại cho tôi. Khi kiểm tra xong cái MP3, họ cho phép tôi sắp xếp lại và để tôi đi qua.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 6

Page 8: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Vậy đó, lần này thì tôi thực sự ở trên đất Bắc Triều Tiên rồi.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 7

Page 9: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 2

Những ấn tượng đầu tiên

Chân dung Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành trên đường phố

Ngay khi vừa ra khỏi sân bay, chúng tôi ngay lập tức được « đón tiếp » bởi người hướng dẫn thứ hai của đoàn, đồng chí Li, người áp tải chúng tôi về xe bus. Tại Bắc Triều Tiên, bất cứ nhóm du lịch nào cũng phải được kèm bởi ít nhất hai người hướng dẫn. Có hai lý do : một người hướng dẫn không thể theo dõi cả đoàn cùng một lúc, nhất là với mấy ông người nước ngoài tai quái luôn muốn chụp ảnh mà không xin phép; thứ hai là chính những người hướng dẫn phải theo dõi lẫn nhau. Thực thì quả là nguy hiểm nếu để một hướng dẫn viên với khách(!). Ý nghĩ của anh ta sẽ bị làm hư hỏng dẫn đến anh ta có những tư tưởng « không lành mạnh ». Tệ nhất là anh ta có thể chiều ý du khách và cho phép họ làm những việc bị cấm. Những khách du lịch đơn lẻ mà chúng tôi gặp sau này cũng được hai hướng dẫn viên đi kèm. Về mặt lý thuyết, trong suốt chuyến đi mấy ngày này chúng tôi chỉ có thể nói chuyện với đồng chí Kim và những hướng dẫn viên địa phương khác. Việc nói chuyện với những người dân khác đều bị cấm. Thực tế thì nguyên tắc này không đến nỗi cứng nhắc, nhưng quả thực với chúng tôi, hai đồng chí nói tiếng Anh khá chuẩn này gần như là hai giọng nói duy nhất của Bắc Triều Tiên trong suốt chuyến đi. Mỗi khi tôi nói rằng « Người dân Bắc Triều Tiên nói rằng » hay « Người dân Bắc Triều Tiên nghĩ rằng » thì cần phải hiểu là « Đồng chí Li hoặc là đồng chí Kim nói rằng », và biết rằng hai đồng chí thân mến này hẳn là đã được đào tạo lâu dài và kĩ lưỡng về những điều cần nói và cần cho biết để không vi phạm đường lối chính sách.

Trong chuyến đi chúng tôi nhận thấy sự khác biệt giữa hai đồng chí với tính cách khác biệt này. Đồng chí Kim chặt chẽ, đã có thời gian sống ở Liban và Đông Âu, tư tưởng "khá" là cởi mở và hơi có phần giáo điều. Đôi khi chúng tôi có cảm giác là anh không tin tí nào vào những gì anh nói, nhưng điều này cũng không có gì lấy làm chắc.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 8

Page 10: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Đồng chí Li về phần mình thì thoải mái và dễ đùa cợt hơn, nhưng sự giáo điều thì có vẻ ăn sâu hơn.

Xe buýt mất chừng bốn mươi phút để đưa chúng tôi về khách sạn, nó đưa chúng tôi lướt qua một phần thủ đô Bình Nhưỡng trước khi màn đêm buông xuống. Ban đầu chúng tôi đi theo con lộ trên đó thi thoảng lướt qua chúng tôi một vài chiếc xe Mẹc (Mercedes) cũ và vài chiếc xe hơi Nhật Bản có vẻ đời mới hơn. Điều đầu tiên đập vào mặt tôi là số lượng người đi bộ trên tuyến đường này. Đi bộ có vẻ như là phương tiện di chuyển phổ biến nhất ở nước CHDCND Triều Tiên, phần sau của chuyến đi sẽ khẳng định điều này. Điểm đặc biệt khác, dân Bắc Triều Tiên thường di chuyển theo đám đông. Công nhân làm cùng nhà máy đi về cùng nhau đã đành, ngay cả trẻ em đi học và cả binh lính cũng thế. Ấn tượng thứ ba là số lượng kinh hoàng các binh lính. Tôi đã từng ấn tượng bởi số luợng người măc quân phục trong những chuyến đi đầu tiên của tôi tới Trung Quốc cách đó vài năm, nhưng điều này không sánh lại với những gì tôi có thể thấy ở Bắc Triều Tiên. Theo ước tính sơ bộ của tôi thì có khoảng một phần sáu hoặc phần bảy dân số nước này mặc quân phục, nếu không kể đến số lượng đáng kể trẻ em và phụ nữ (tôi không nói đến người già vì ít khi gặp họ trên đường). Sau này đồng chí Kim nói với tôi là quân đội Bắc Triều Tiên có khoảng một triệu rưỡi lính, tôi không thể nào tin được, một đất nước chỉ có 22 triệu dân lại có chừng ấy binh sĩ. Hình như tôi đã đọc ở đâu đó số lượng binh lính tại ngũ của nước này ước chừng 1,5 đến 2 triệu người, con số này có lẽ không sai. Ấn tượng thứ tư : Người Bắc Triều Tiên khá gầy, nhưng điều này thì chẳng phải là một sự ngạc nhiên.

Sự nghèo khổ của đất nước này đập ngay vào mắt nếu chúng ta nhìn phía lề đường. Bắc Triều Tiên nghèo hơn Trung Quốc nhiều (tôi đang nói những vùng chưa phát triển ở Trung Quốc). Nhưng điều tệ hại nhất của sự khốn khó là sự khốn khổ về tâm lý (không với nghĩa xấu) đọc thấy trong ánh mắt nhìn không niềm vui của người dân sau những ngày làm việc. Người dân Bắc Triều Tiên ít khi cười, họ quá lo lắng để tồn tại.

Sau một lúc, chúng tôi tới vùng ngoại ô của Bình Nhưỡng, những khẩu hiệu chính trị và chân dung Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành xuất hiện mỗi lúc một dày đặc. Rồi chúng tôi đi vào nội thành, ở đây cảnh tượng trở nên thật xúc động! Chưa bao giờ tôi thấy một thành phố buồn bã và thiếu sức sống như ở đây. Dĩ nhiên tôi chưa bao giờ đến Đông Âu cũng như Liên Xô cũ, nơi có thể cũng không mấy khác, nhưng dù sao thì ở đây không có nét gì chung với những gì tôi đã thấy ở những vùng chưa phát triển của Trung Quốc hay các nước gọi là nghèo khác.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 9

Page 11: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Thành phố một màu xám xịt và phục vụ cho sự sùng bái lãnh tụ. Một vài toà nhà và công trình khổng lồ thi thoảng hiện lên giữa những khu chung cư xấu xí. Những đại lộ rộng thênh thang nhưng thiếu vắng cửa hàng, màu sắc, nhà hàng hay một sự phá cách nào khác. Không có sự sống trên đường phố, chẳng qua đó chỉ là nơi để đi qua mà thôi.

Mật độ dân cư có vẻ dày hơn là tôi tưởng, chắc tại vì đó là cổng nhà máy và công sở. Những bộ quân phục vẫn xuất hiện nhiều và người dân vẫn luôn âu sầu. Một vài bến bus tập trung khá nhiều công nhân. Rất ít xe cộ trên đường, ngoài những chiếc xe bus, xe điện bụi bặm. Cũng rất ít xe đạp, và đương nhiên là cũng không có quá nhiều người đi bộ.

Một trong những thành viên của nhóm có vẻ như ngạc nhiên về số lượng ô tô đi lại quá ít ỏi trên đường. Đồng chí Kim trả lời mội người một cách rất nghiêm túc rằng đó là ý nguyện của Lãnh tụ nhằm chống ô nhiễm đô thị và không bị rơi theo khó khăn của Seoul với những vụ kẹt xe và ô nhiễm do xe hơi. Một trong hai đồng chí hướng dẫn, tôi không nhớ là ai, còn thêm vào “Người Triều Tiên thích đi bộ”.

Vẻ như không, chúng tôi làm một vòng qua các công trình lớn của thành phố, mà chúng tôi sẽ thăm quan chi tiết vào những ngày sau. Những khẩu hiệu cổ động hiện diện ở mọi nơi khắp thành phố. Tôi phải thừa nhận là những khẩu hiệu này tuyệt đẹp, còn đẹp hơn những khẩu hiện của Trung Quốc. Khẩu hiệu cổ động của Bắc Triều Tiên lớn và mạnh mẽ hơn nhiều, phần lớn mô tả người lính đang chiến đấu, những người lao động phấn khởi, tất cả dưới vụ cười nhân từ của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành. Trái lại rất ít khẩu hiệu có hình con trai ông, Kim Chính Nhật, mặc dù vẫn có vài khẩu hiệu “Kim Chính Nhật muôn năm, mặt trời của thế kỉ 21”. Những khẩu hiệu và biểu ngữ này là những nơi trong thành phố được trang hoàng màu sắc.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 10

Page 12: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Một lúc sau, chúng tôi về đến khách sạn, toà nhà thật ấn tượng cao 47 tầng, phía trên là một nhà hàng nhìn được toàn cảnh thành phố, nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa dòng sông, để những du khách nước ngoài không thể ra ngoài một cách tự do.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 11

Page 13: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 3

Tại khách sạn

Tòa khách sạn Yanggakdo cao 47 tầng nằm giữa dòng sông Đại Đồng

Chúng tôi ở tại một trong hai khách sạn của thành phố. Khu trung tâm vốn dành cho người Trung Quốc vì sự nguy hại của họ ít hơn người phương Tây. Khách du lịch Tây Âu phải trú ở khách sạn nằm trên hòn đảo. Dĩ nhiên là cũng có nhiều người Trung Quốc trú ở đây. Thật là ngạc nhiên, khách sạn rất hiện đại, tiêu chuẩn bốn sao và có hầu hết những thứ mà người ta vẫn mong đợi ở khách sạn loại này. Gian đại sảnh rất lớn được trang hoàng bởi tấm thảm hình kimilsunia (một loại hoa được tạo ra để vinh danh Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành) và hoa kimjongilia (loại hoa vinh danh Kim Chính Nhật). Những phiên bản của hai loại hoa này có mặt hầu như khắp mọi nơi, như thể sự hiện diện của tên và chân dung của hai đồng chí lãnh tụ này vẫn chưa đủ.

Phòng ốc ở đây giống như bất kì ở khách sạn quốc tế nào. Tôi bồn chồn bật ti vi lên và thấy phần lớn là các kênh của Trung Quốc, cũng có một kênh Đài Loan dân quốc, một kênh tiếng Nhật và BBC. Rồi màn hình vô tuyến bị nhoè đi kèm dòng chữ "Tín hiệu vệ tinh bị gián đoạn". Như tình cờ, có một kênh truyền hình Bắc Triều Tiên, dĩ nhiên là tôi thử xem kênh này. Không có gì đáng ngạc nhiên, chỉ toàn là những khúc quân hành và opéra cách mạng. Càng tốt, tôi nghiện món này. Tiếp theo là bản tin. Đúng là chưa từng có, một khung nền toàn màu xanh và đồng chí phát thanh viên đang cúi đầu xuống đọc một xấp giấy. Tôi không hiểu gì cả, nhưng nhịp điệu đơn điệu, cách nói nhanh và âm sắc

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 12

Page 14: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

rất nghiêm trang. Thi thoảng có vài phóng sự về các nhà máy để minh hoạ cho lời thoại. Không thật sự lý thú!

Lúc sau, tôi gặp những người khác và hai đồng chí hướng dẫn viên du lịch trong nhà hàng quay. Mãi một lúc sau khi chúng tôi đi vào thì nó mới quay. Dù sao thì buổi tối ở Bình Nhưỡng cũng chẳng sáng sủa gì. Dĩ nhiên là các khu chung cư thì có ánh đèn nhưng về toàn cảnh thì thành phố thật là mờ mịt và u ám. Đương nhiên người ta không thấy bất cứ ánh đèn pha nào. Các đồng chí hướng dẫn viên nói là ngay bây giờ chúng tôi phải quyết định chúng tôi sẽ ăn gì vào những ngày tiếp sau (món Triều Tiên hay đồ Tây) và nên biết là mọi người đều phải ăn cùng một kiểu. Chúng tôi nhất trí chọn đồ ăn Triều Tiên. Thành thực mà nói thì thức ăn kiểu Triều Tiên mà bọn tôi ăn đêm đó rất là ngon. Ngon hơn đồ ăn Triều Tiên mà tôi đã có dịp ăn ở Thượng Hải và Nam Hàn. Đang lúc ăn thì nhà hàng bắt đầu quay. Phải thừa nhận là tôi không mấy thấy thích thú với ý tưởng mình thì ăn nhậu trong một nhà hàng quay, trong khi biết là ngoài kia bao người đang đói rét và điện năng sản xuất ra không đủ chiếu sáng cho tất cả mọi người. Ít ra thì thì tiền mà chúng tôi trả cho việc ăn nhậu cũng phục vụ cho việc nhập khẩu lương thực hay xây dựng các trung tâm điện thực thụ (Chú thích: Tác giả ám chỉ việc CHDCND Triều Tiên anh hùng xây dựng các trung tâm điện giả để làm nơi chế tạo bom), nhưng tôi hơi nghi ngờ điều này..

Tôi suýt quên mất điều quan trọng nhất: cô tiếp viên nhà hàng. Đẹp tuyệt vời! Còn xinh và duyên dáng hơn cô tiếp viên hàng không bí ẩn nhiều. Hơn nữa là cô này tươi cười trong bộ quần áo Triều Tiên truyền thống mới thật đẹp chứ. Bất hạnh thay, nàng không nói được tiếng Anh, như thế là không thể làm quen được. Tôi dẫu sao thì cũng làm được nàng cười khi gọi nàng là "đồng chí" bằng tiếng Triều Tiên. Trước đó, tôi chưa bao giờ nghĩ là một từ rất cộng sản như thế một ngày nào đó lại trở thành công cụ để tán gái! Dẫu sao, tôi phải công nhận là các cô gái Bắc Triều Tiên gây cho tôi ấn tượng mạnh mẽ, trái hẳn với các cô gái Nam Hàn mà tôi luôn thấy là xấu như ma. Thật khó mà tin được họ cùng một dân tộc.

Tiếp theo chúng tôi xuống phòng uống trà ở dưới tầng trệt và thống nhất chi tiết chuyến đi với các đồng chí hướng dẫn viên. Thật là thất vọng với tôi vì sẽ không có các buổi diễu binh hay hoà nhạc cách mạng mà tôi luôn mơ ước được xem. Chúng tôi tới muộn mất hai tuần và lại sớm mất một tuần. Đúng là không may mắn gì cả. Tôi đã từng tiếc vì không thể tham dự liên hoan hoành tráng Arirang với 100.000 diễn viên được tổ chức tại sân vận động lớn nhất của thành phố vào mùa xuân hằng năm.

Đồng chí Li sau đó nói với chúng tôi rằng trong chuyến thăm qua này anh sẽ cố gắng làm chúng tôi hài lòng, nhưng điều đó không ổn lắm vì chúng tôi không có quyền đề xuất ý kiến của mình. Trời đất! Từ khi nào mà một người hướng dẫn viên lại phải thuyết phục và không cần giải thích!? Từ khi nào một chuyến thăm quan lại chỉ để phục vụ cho việc rèn dũa một quan điểm hơn là dành cho việc khám phá một điều gì đó!?

Rồi chúng tôi có mỗi người một cái thẻ màu trắng để thăm quan khách sạn (tự do muôn năm) sau khi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần là chúng tôi không có quyền ra khỏi khách sạn không kèm hướng dẫn viên. Chúng tôi nhanh chóng nhìn thấy những thanh chắn đường của cảnh sát ở lối vào của mấy cây cầu cho phép ra khỏi hòn đáo bé tí này.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 13

Page 15: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Ngoài ra, hàng rào théo gai trên sông cũng ngăn cái ý định thoát khỏi dòng Alcatraz Bắc Triều Tiên này bằng cách bơi qua sông.

Khi chúng tôi tham quan một vòng khách sạn và trở về thì trong đại sảnh, bên cạnh bông hoa Kimjonggike khổng lồ, xuất hiện một tấm pa nô lớn mô tả sức sống và những thành tựu của chế độ. Lãnh tụ cha và lãnh tụ con được chụp ảnh với các kiểu quần áo khác nhau bên cạnh những người công nhân và binh sĩ. Chúng tôi cũng thấy rất nhiều ảnh chụp những cuộc diễu binh và những người lính vui vẻ đang hăng say luyện tập. Một tấm ảnh khác mô tả tên lửa không gian của Bắc Triều Tiên thu hút sự chú ý của tôi. Dù tin tức này nọ chăng nữa thì thực sự là có một vụ bắn hỏng tên lửa Taepodong của Bắc Triều Tiên. Xa hơn một chút, tôi thấy một hàng sách, nơi tiêu khiển duy nhất ở khách sạn. Tuyên truyền, tuyên truyền và tuyên truyền. Tất cả mọi loại sách có thể có và có thể tưởng tượng ra về Lãnh tụ cha và lãnh tụ con đều có ở đây: album ảnh, tiểu sử, các mẩu chuyện chọn lọc. Người ta cũng thấy những huy hiệu cộng sản, nhưng không phải là loại các đảng viên đeo. Đó là loại chỉ dành cho những thành viên tích cực và không được bán. Có thể thấy hàng đống nhạc cách mạng, sách lịch sử về chiến tranh Triều Tiên và những tập sách chính luận và thời sự đương thời (nghĩa là về đế quốc Mỹ và các vấn đề liên quan đến nguyên tử). Đêm đó tôi đã mua một vật kì cục nhất mà tôi chưa bao giờ thấy: Album ảnh Kim Chính Nhật mà trang nào cũng đang đứng giữa binh lính hay đang thăm quan công xưởng. Chú thích thì tất nhiên bằng tiếng Triều, nhưng tôi dễ dàng đoán ra nó viết về cái gì. Nên nhắc lại là ở cửa hàng sách này chỉ có thể dùng hai loại tiền đang lưu hành ở Bắc Triều Tiên, Euro và nhân dân tệ. Đô la Mỹ dĩ nhiên cấm dùng (ngay cả khi có vẻ như vẫn có vài tờ trong két của cửa hàng). Đồng Yen Nhật cũng có thể được chấp nhận. Dù đã nói tạm biệt chúng tôi trong phòng uống trà và nói là phải về phòng ngủ, đồng chí Li lại xuất hiện ở cửa hàng sách, với lý do là tới thuê băng video (liệu anh ta có máy xem băng video chăng?), chắc hẳn là để xem liệu chúng tôi có té khỏi khách sạn và làm theo những chỉ dẫn không. Sau khi chắc chắn là đã nhìn thấy đầy đủ mọi người, anh ta ngừng lại một chút và đi về phòng, dĩ nhiên là không kèm theo băng video.

Sau khi xem xong cửa hàng sách thì chỉ còn khu dưới hầm để xem. Thật là một khu hầm nổi tiếng... chỉ toàn người Trung Quốc là Trung Quốc. Tất nhiên người châu Âu có thể vào không vấn đề gì, nhưng người Triều Tiên thì cấm hẳn. Tầng hầm là nơi chỉ dành cho khách du lịch, hướng dẫn viên cũng không được vào. Có ba loại hình giải trí ở đây: karaoke, casino (casino Bình Nhưỡng), và một phòng mát xa. Tôi làm một vòng trong casino mà không chơi một xu nào. Casino có chừng 20 máy chơi, là nơi tập trung dân du lịch Trung Quốc và hai bàn chơi bài. Do không hiểu luật chơi nên tôi không có hứng thú tham gia, nhưng vẫn nhớ rõ là tối thiểu phải chơi 20 Euro (cao hơn cả bên đất của mấy chú Trung Quốc nhỉ?) và tối đa là 2000 Euro. Tôi xem qua phòng mát xa, chỉ là để kiểm tra xem có những kiểu gì. Quả thực là đúng như tôi nghĩ: Massafe = X Euro, Massage+ Dịch vụ đặc biệt = Y Euros. Mặc dù tôi hỏi đi hỏi lại mấy lần nhưng người ta vẫn từ chối nói với tôi dịch vụ đặc biệt là gì. Thế là tôi tha hồ mà tưởng tượng...

Khi quay lên đại sảnh tôi gặp một đám tu sĩ và mấy người khách du lịch Nam Hàn lộn xộn. Đây thực ra là lần đầu tiên, (hình như thế) các nhóm du khách Nam Hàn tới đây. Vì nguyên tắc thì người mang quốc tịch Nam Hàn bị cấm nhập cảnh Bắc Triều Tiên. Nhân dịp hội nghị thượng đỉnh, những nhóm người Nam Hàn đã được phép tham quan miền Bắc tuy vẫn còn hiếm. Cảm xúc của mấy chú Nam Hàn khá là mạnh. Ta có thể hiểu được

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 14

Page 16: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

điều này. Với một người châu Âu hay Trung Quốc thì Bắc Triều Tiên như là một gánh xiếc hay là sở thú, nhưng với người Nam Hàn thì đó dẫu sao cũng có phần là đất nước của họ. Một anh bạn Nam Hàn mà tôi bắt chuyện đã nói là họ bay thẳng trực tiếp Soeul - Bình Nhưỡng. Tôi nghĩ đây là đầu tiên có một chuyến bay thương mại như thế diễn ra. Chuyến bay của họ chỉ kéo dài khoảng nửa giờ (vì tính cả vả việc bay vòng ra biển để tránh đường phân giới), nhưng dù sao cũng là một chuyến bay lịch sử.

Đêm đó là sinh nhật của Mẹ tôi, và tôi đã không nói trước cho bà biết là tôi đang ở đâu với một lý do đơn giản là bà cấm tôi đi tới đây (Mẹ là tình nguyện viên của Amnesty Inter). Mặc dù giá điện thoại là cắt cổ, 4 € cho một phút nhưng tôi vẫn gọi cho bà một cú. Khi tôi nói cho mẹ biết tôi đang ở đâu thì cảm thấy rằng bà khá lo lắng, còn bố tôi thì lẩm bẩm "Đúng là điên!" hay một điều gì đó tương tự.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 15

Page 17: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 4

Những chuyến thăm quan đầu tiên

Thức giấc vào sáng sớm, kéo tấm ri đô, tôi cảm thấy một sự ngạc nhiên dễ chịu vì thời tiết thật tuyệt vời và vì rằng phòng của tôi nhìn ra phía sông, về hướng sân vận động mồng Một tháng Năm và tháp Juche (Tự chủ). Ăn sáng ở nhà hàng quay, tôi nhìn toàn cảnh thành phố. Bình Nhưỡng vẫn luôn xấu xí nhưng lần này dáng vẻ hùng vĩ của nó hiện ra vào một ngày đẹp trời.

Khung cảnh thành phố Bình Nhưỡng vào buổi sáng

Sự mất cân bằng của thành phố thể hiện ở những toà nhà chung cư. Không có những toà nhà thấp và chẳng có toà nhà nào cổ kính cả. Cũng cần phải nói là người Mỹ đã san phẳng thành phố này trong thời gian chiến tranh, và đó là mảnh đất tự do cho các kiến trúc sư cộng sản tha hồ làm lại mọi thứ theo ý tưởng của họ. Kết quả đồng thời là sự xấu xí và quyến rũ. Trong số những những toà nhà cao lớn đó, những công trình khổng lồ bắt nhịp với bản chất thích sự to lớn hoành tráng của chế độ và các nhà lãnh đạo của nó.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 16

Page 18: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Tòa nhà Ryoukyeung cao 105 tầng đang được xây dựng

Công trình gây ấn tượng mãnh mẽ nhất là toà khách sạn hình kim tự tháp khổng lồ cao 105 tầng với phần đỉnh tháp còn dang dở. Toà nhà có tên Ryoukyeung. Toà nhà vẫn còn là một công trường giang dở và không có gì mới mẻ từ 15 năm nay. Tháp Juche (Tự chủ) nổi bật trên nền trời nâu, cũng như những sân vận động, cung điện và những kì quan cộng sản khác. Những nhà máy nằm ở ngoại ô thành phố phả lên những chụm khói, trong khi thành phố vẫn luôn yên tĩnh và hoang vắng. Khuôn mặt hiền hậu của nữ đồng chí phục vụ may mắn thay đã xoá nhà cái khung cảnh điêu tàn đó (Nàng có họ là Kim như bao người khác, nhưng tôi lại quên tên nàng rồi, thật xấu hổ).

Đến giờ khởi hành chuyến thăm quan của chúng tôi rồi! Đích đến đầu tiên là Mankyeungdai, nằm ở ngoại ô thành phố, xem như là một làng, nhưng thực ra chỉ là một ngôi nhà nơi đồng chí Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành đã ra đời và trải qua tuổi thơ của Người trước khi “làm cách mệnh và giải phóng đất nước” vào năm 14 tuổi.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 17

Page 19: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

.

Ngôi nhà Mankyeungdai

Một khu vực khá dễ chịu và một công viên rất lớn đã được bố trí xung quanh ngôi nhà. Chắc hẳn là được làm lại từ đầu đến cuối. Nữ đồng chí hướng dẫn viên địa phương giải thích cho chúng tôi tất cả những gì chúng tôi cần phải biết về Chủ tịch vĩ đại và tuổi thơ của người. Đồng chí Kim phụ trách khoản dịch ra tiếng Anh. Những bức ảnh gia đình và những vật dụng gợi nhớ về cuộc sống thôn quê được trưng bày trong một vài gian phòng của ngôi nhà. Tất cả nhằm gợi nên nguồn gốc thực sự là vô sản bần hàn của Lãnh tụ kính mến. Vì đến rất sớm nên chúng tôi gần như là những du khách đầu tiên trong ngày. Chỉ có một vài người Bắc Triều Tiên đeo huy hiệu đang có mặt ở đây. Sau thăm quan ngôi nhà, chúng tôi lên mini bus để lên đỉnh đồi. Đồng chí Kim hỏi là tôi nghĩ gì về Mankyeungdai, tôi đành lòng nói về cách thức thuyết minh và chỉ dẫn ở đây. Điều hay ho với cách thức thuyết minh này là có chương khác nhau cho mỗi nơi thăm quan. Điều này thể hiện rất rõ tại Mankyeungdai “Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành, lãnh tụ vĩ đại của cách mệnh sinh ngày 15 tháng 4 năm 1912 tại Mankyeungdai”, “Mankyeungdai là cái nôi của cách mệnh”, “Mankyeungdai là quê hương tinh thần của tất cả chúng ta”, “Gia đình của lãnh tụ kính mến thực sự là một gia đình yêu nước”, “Gia đình lãnh tụ vĩ đại thực sự là một gia đình cách mạng”, “Gia đình lãnh tụ vĩ đại thực sự là hình mẫu của một gia đình cách mạng”, “Tôi thực sự cảm động sâu sắc”, “Tôi học được nhiều điều”, “Tôi sẽ trở lại”. Đó không phải là trạng thái tinh thần chính xác của tôi, nhưng đồng chí Kim đã cười rất nhiều khi nhìn thấy điều đó.

Trên đỉnh đồi, tôi nhận ra, hay chính xác là đồng chí Li đã làm cho tôi nhận ra, rằng người hướng dẫn viên địa phương mà chúng tôi không hề thuê biết nói tiếng Pháp. Tôi nhanh chóng làm quen bằng cách đặt cho đồng chí ấy những câu hỏi đơn giản và nhận ra nữ đồng chí ấy khó khăn tìm từ phù hợp và không thể thực hiện đuợc dù là một mẩu đối thoại giải đơn. Ngược lại, khi nàng bắt đầu mô tả cảnh sắc và nói về bọn đế quốc Mỹ thì tiếng Pháp của nàng lại trở nên chuẩn xác và mềm mại. Nàng có thể bi bô một cách

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 18

Page 20: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

chuẩn xác trong nhiều phút liền về tổ tiên mấy đời của lãnh tụ vĩ đại, nhất là ông nội của đồng chí Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành năm 1866 đã chiến thắng đế quốc Mỹ bằng việc đánh chìm “con tàu cướp biển Shermann”. Nhân dịp đó tôi liền bi bô bằng tiếng Triều Tiên câu nổi tiếng “Midjé reul tha do ha dja” (Đả đảo đế quốc Mỹ). Nữ đồng chí ấy và đồng chí Li, đồng chí Kim gần như chết vì cười trong vòng khoảng 1 phút trước khi hoan hô tôi một cách nhiệt liệt. Một lúc sau, tôi thêm vào “Midjé neun ouri I gondong I djeuk imnida” (Đế quốc Mỹ là kẻ thù chung của chúng ta). Họ tiếp tục cười và khen ngợi.

Sau đó chúng tôi quay về trung tâm Bình Nhưỡng. Trên đường, chúng tôi gặp đám đông chừng khoảng một ngàn người đi đường (đàn ông mặc quân phục và phụ nữ thì mặc váy áo truyền thống) đang đi sát nhau về hướng Mankyeungdai. Ngất ngây! Tiếp theo chúng tôi đi vào một bến tàu điện ngầm. Đây là chuyến xâm nhập sâu vào Bình Nhưỡng đầu tiên của chúng tôi. Cảnh sắc có vẻ bớt ảm đạm hơn những ấn tượng của tôi đêm hôm trước. Đám đông người Bắc Triều Tiên có vẻ đồng nhất nếu so với kiểu đám đông châu Âu hay Trung Quốc. Họ dường như được tổ chức và đi theo một sợi dây vô hình nào đó, mỗi cá nhân như đóng vai trong một vở kịch lớn ngoài trời. Đám trẻ con thì đi theo hàng lối sát nhau. Những nhóm binh lính khoảng 10 người đi nối tiếp nhau. Từng nhóm công nhân di chuyển như thể là một người duy nhất. Những nhóm phụ nữ mặc quần áo truyền thống. Tất cả những nhóm người này đi cắt qua nhau mà không bị trộn lẫn, theo một sợi dây vô hình. Nhìn toàn cảnh trông thật ấn tượng và tôi phải thú nhận rằng điều đó đưa lại một cảm giác cực kì lạ lùng khi ta đi giữa đám đông đó. Người ta thường so sánh Bắc Triều Tiên hiện nay với Trung Quốc thời cách mạng văn hoá, nhưng thực ra có sự đa dạng trong cách ăn mặc. Những người đàn ông dĩ nhiên vẫn mặc quần áo màu xám hoạc hạt dẻ, còn phụ nữ thì ăn mặc đa dạng hơn. Trang phục kiểu truyền thống gần như biến mất ở Nam Hàn, nhưng lại rất phổ biến ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Phụ nữ ăn mặc có vẻ hiện đại và có cố gắng làm đỏm dù vẫn còn khác biệt với mốt Tây Âu. Nếu so sánh những gì có thể so sánh thì kết quả đôi khi có phần tích cực hơn là một số kiểu ăn mặc xấu như ma lem mà ta vẫn có thể thấy ở Trung Quốc.

Chúng tôi đi xuống tàu điện ngầm. Thang máy như thể đưa chúng tôi xuống trung tâm của quả đất vậy.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 19

Page 21: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Nhà ga tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng

Tôi không rõ độ sâu của tàu điện Bình Nhưỡng là bao nhiêu, nhưng chắc chắn là khác với tàu điện ở châu Âu và Trung Quốc. Quãng đường đi thường kéo dài tận mấy phút. Đi xuống dưới thì bến tàu có vẻ tối hơn là tôi đã nghĩ. Dĩ nhiên vì lý do tiết kiệm điện. Bến tàu dĩ nhiên rất là hoành tráng theo truyền thống Xô viết.

Tàu điện ngầm

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 20

Page 22: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Vẫn luôn là sự hiện diện lớn lao của Chủ tịch Kim đáng kính và người dân lao động trên tường. Toa tàu thì cũ kĩ và nhìn tối tăm. Chúng tôi đi vào toa và di chuyển một hay hai bến gì đó. Bên trong mỗi toa tàu đều có chân dung hai cha con chủ tịch.

Trong toa tàu điện ngầm

Ở thang cuốn đi lên mặt đất, tôi tận dụng cơ hội trốn khỏi hai đồng chí Kim và Li và thử tỏ ra tươi cười với những người tôi gặp. Thật là kinh ngạc. Người Bắc Triều Tiên thậm chí không thèm nhìn tôi. Trong khi ở Thượng Hải - nơi người nước ngoài từng đoàn như lợn con thì tôi lại luôn cảm thấy là đối tượng của sự tò mò, đôi khi là hơi bực mình. Điều này trái ngược với ở Bình Nhưỡng. Mặc dù có rất ít người nước ngoài ở đây. Tôi chỉ đi đến một lý giải duy nhất: Dân Bắc Triều Tiên không dám nhìn chúng tôi vì họ biết là điều đó có thể gây rắc rối cho họ. Trong thang máy phía trước có một chú nhóc năm hay sáu tuổi nhìn tôi chằm chằm, tôi nở một nụ cười hoành tráng và chú nhóc cười lại với tôi liền. May quá, vẫn còn chút hy vọng!

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 21

Page 23: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 5

Thánh của các vị thánh

Chặng tiếp theo dĩ nhiên phải là quan trọng nhất của chuyến đi. Đáng lẽ ra chặng này phải diễn ra trước tiên, nhưng vì đêm hôm trước chúng tôi đến Bình Nhưỡng muộn nên đã làm đảo lộn lịch trình. Chúng tôi sẽ đến thăm bức tượng Kim chủ tịch kính mến khổng lồ bằng đồng. Trước tiên chúng tôi phải ghé vào quảng trường lớn kế bên để mua hoa. Trước đó có người khuyên chúng tôi nên mua hoa ở Trung Quốc và mang tới tượng đài với lý do là giá cả cắt cổ ở Bình Nhưỡng, nhưng chẳng ai trong đoàn làm theo lời khuyên đó cả. Bó hoa nào ở Bình Nhưỡng trông cũng như nhau, gồm bốn loại hoa khác nhau (không phải kimilsunia cũng không phải kimjongilia nhé), đỏ, trắng, da cam và vàng. Và thực ra thì giá chỉ có 2 euro.

Tượng đài Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành

Rồi chúng tôi đi qua toà nhà quốc hội khổng lồ trước khi tới tượng đài. Khu vực này gồm một tượng đài lớn cao chừng hai mươi mét, hai nhóm tượng đài chiến sĩ, công nhân và nông dân trên mặt trận. Đúng là kiểu tượng đài điển hình ở thủ đô các nước cộng sản. Người ta thấy tương tự kiểu tượng đài đó trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và tôi tin là cả ở một số thành phố thuộc Đông Âu khác.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 22

Page 24: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Tôi lôi máy ảnh ra và ngắm để chụp bức tượng, nhưng đồng chí Kim ngay lập tức ngăn tôi lại và hơi có vẻ mắng mỏ : « Không, không được, không được làm như thế, trước tiên đồng chí phải hơi nghiêng mình trước bức tượng và phải thể hiện sự thành kính với Lãnh tụ vĩ đại, rồi anh mới có quyền chụp ảnh. OK? ». Tôi không ngờ và tôi cũng chẳng được thông báo trước gì cả. Bên cạnh cái giá cắt cổ phải trả để đến Bắc Triều Tiên, người ta còn phải chấp hành một số nhượng bộ khác, trong đó có việc cúi mình trước tượng của lãnh tụ kính mến. Cũng như mọi người, tôi tới đặt hoa dưới chân của bức tượng đài, rồi tôi nghiêng mình một cách kính cẩn. Tiếp theo tôi lịa lịa chụp bức tượng bằng cái máy ảnh kĩ thuật số của mình.

Thật lạ với bức tượng khổng lồ này. Nó làm tôi chợt nhớ đến giáo phái Mandarom hay là một thể loại khác, những bức tượng của Chúa tể của những chiếc nhẫn. Ngay tiếp sau chúng tôi, từng nhóm người Triều Tiên, Trung Quốc và phương tây tới thể hiện sự kính cẩn của họ đối với Mặt trời của nhân loại. Trong khi đó, tôi ngắm các bức phù điêu và chụp ảnh lia lịa. Xa hơn một chút, là tượng đài Cholima.

Tượng đài Cholima

Cholima là một con ngựa thần thoại trong dân gian Triều Tiên có thể chạy với tốc độ kinh khủng. Trong những năm 50, chủ tịch vĩ đại đã quyết định gia tăng nhiều lần sản lượng nông nghiệp của đất nước, cũng như ở Trung Quốc một vài năm sau với kế hoạch « Đại nhảy vọt ». Những thành tính tuyệt vời được lập nên bởi nhân dân lao động như thế là có thể sánh ngang với huyền thoại Cholima, và thế là tượng đài được dựng lên ngay sau đó.

Chúng tôi lại lên xe bus một lần nữa để tới địa điểm khác. Về nguyên tắc, đồng chí Kim cho phép chúng tôi chụp ảnh bất cứ những gì mà chúng tôi muốn ở Bình Nhưỡng. Không có ai cản trở nên chúng tôi chụp tất cả những gì mà chúng tôi có thể. Tất nhiên

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 23

Page 25: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

thực tế thì vẫn có những ngoại lệ và sự hào hứng của chúng tôi đôi khi bị hạn chế bởi sự kiểm duyệt của đồng chí Kim. Đúng là tự do kiểu Bắc Triều Tiên !

Một lúc sau, chúng tôi đi bộ tới tháp Juche (Tự chủ), một kiểu tháp khổng lồ cao hơn 150 mét với ngọn lửa đỏ ở trên đỉnh. Juche là tư tưởng chính thống ở Bắc Triều Tiên.

Tháp Juche (Tự chủ)

Đó là một sự biến thái của chủ nghĩa Mác Lê, được tạo ra và phát triển bởi Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành. Nói ngắn gọn đó là tư tưởng tuyên bố sự tự lực tự cường quốc gia về mặt chính tế và chính trị, tuyên bố sự độc lập toàn vẹn của nhân dân cách mạng Triều Tiên.

Dĩ nhiên là tôi không dám nói với các đồng chí hướng dẫn về sự đối chiếu của tôi giữa Juche Triều Tiên và Duce Ý Đại Lợi, vốn có sự tương đồng về phát âm và độ ấn tượng (các thứ phát xít đều kết thúc bởi sự giống nhau ngay cả cách phát âm).

Dưới chân tháp Juche, lại là một tượng đài khác, biểu trưng một người công nhân, một trí thức và một nông dân (ba trụ cột của chế độ) - người cầm búa, kẻ cầm bút và người cầm liềm (ba thứ tạo nên biểu tượng của Đảng Lao động). Ở chỗ vào của tháp, có hàng loạt tấm biển đặt kề nhau do những người tán thành chủ nghĩa Tự chủ ở khắp nơi trên thế giới tặng nhân dịp khánh thành tháp này vào những năm 1970. Trong số đó có khá nhiều bằng tiếng Pháp. Một số nghị sĩ cộng sản Pháp thời kì này đã tuyên bố công khai ủng hộ chủ nghĩa Kim Nhật Thành (Vâng, cái này có tồn tại ạ). Hơn thế, có một số lượng lớn các hội Tự chủ mà tôi không hề biết về sự tồn tại đó.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 24

Page 26: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Rồi tôi lên thang máy để lên đỉnh tháp, nơi ta có một cái nhìn toàn cảnh dễ chịu, nhưng cũng không mấy khác khi ở nhà hàng quay của khách sạn (nhưng lại không có nữ đồng chí Kim ở đây mới chán).

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 25

Page 27: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 6.

Tuyên truyền, tuyên truyền và tuyên truyền

Sau những giây phút giáo dục lý tưởng đáng nhớ ấy, chúng tôi quay về nhà hàng quay, nơi nàng Kim yêu quý đang chờ đợi chúng tôi. Nàng vẫn luôn như thế. Với ý định cao đẹp là góp phần củng cố quan hệ hữu nghị Pháp - Triều, một lần nữa tôi cố gắng trao đổi với nàng vài câu bằng cách hỏi nàng có gì trong món xúp cà chua (mà tôi đoán là đậu phụ). Nàng trả lời không ngại gần bằng một giọng quả quyết « Potato ». Hơi ngạc nhiên, tôi cố gắng làm nàng hiểu đó không phải là điều tôi muốn hỏi, nhưng nàng vẫn nhắc đi nhắc lại nhiều lần « Potato, potato », rồi cười khúc khích vì cái vẻ ngạc nhiên của tôi. Kiểm tra chắc cú đó chính là đậu phụ, tôi mới nói « No potato, no potato », điều này lại làm nàng cười tiếp. Có thể « Potato » là từ tiếng Anh duy nhất nàng biết chăng ? Phút nói chuyện thành công rực rỡ ấy, khiến tôi tự nhủ rằng, tôi sẽ phải thuyết phục nàng chụp ảnh với tôi. Thế nhưng rồi chẳng có gì cả vì đó là lần cuối cùng tôi gặp nàng, sau đó chúng tôi không bao giờ quay lại nhà hàng này nữa, thậm chí là tôi chẳng thể nói lời tạm biệt nàng.

Buổi chiều của chúng tôi bắt đầu bằng việc thăm quan bảo tàng chiến tranh Triều Tiên, nơi cao trào của chủ nghĩa xét lại lịch sử và chống đế quốc. Người hướng dẫn viên của chúng tôi, một phụ nữ khoảng 30 tuổi trong trang phục quân đội nhân dân Triều Tiên có khuôn mặt rất lạnh lùng nhưng không hề gây cảm giác khó chịu khi tiếp xúc. Nhưng không thể kiếm ra đâu một nụ cười của nàng. Nàng bắt đầu nhắc lại những chiến công của ông nội đồng chí Chủ tịch đáng kính, người đã đánh chìm tàu cướp biển của Mỹ, rồi chúng tôi liên tục nghe bài diễn thuyết hào hùng về « chiến thắng » của Triều Tiên chống lại đế quốc Mỹ từ năm 1950 đến 1953. Trong viện bảo tàng khổng lồ mà chúng tôi chỉ thăm quan một phần nhỏ này, tôi gặp nhiều nhóm thăm quan mặc quân phục có vẻ tràn đầy dũng khí quân đội. Phần thú vị nhất của bảo tàng chính là gian phòng lớn trưng bày chiến lợi phẩm. Xe tăng, máy bay, mũ súng đạn và đồ đạc Mỹ đủ thể loại được trưng bày trong các phòng, khiến cho nó giống một bãi đỗ xe lớn hơn là giống một viện bảo tàng. Trong khi tham quan, ông già người Hà Lan tuổi chừng sáu chục đi cùng chúng tôi vốn hiểu ngọn ngành lịch sử của cuộc chiến Triều Tiên (ông này có quen biết cá nhân với một trong những vị chỉ huy chính của Mỹ thời kì này) đã dễ dàng chỉ ra những dối trá mà chúng tôi đã nghe. Ông cụ trình bày chi tiết những diễn biến cụ thể của các chiến dịch lớn của cuộc chiến này. Hiểu rõ rằng với ông cụ này thì sự nhồi sọ là không thể áp dụng, đồng chí hướng dẫn viên thoả hiệp bằng cách nói « Những hiểu biết lịch sử của tôi không đủ chi tiết để trả lời mọi người, xin thứ lỗi ». Nàng chắc là ít khi phải nói như thế! Cuối cùng chúng tôi kết thúc buổi thăm quan ở phòng sa bàn nơi dựng lại những trận chiến căn bản của cuộc chiến. Phải thừa nhận là về mặt kĩ thuật thì đó là một thành công đáng khen ngợi. Khách tham quan đi vào một khu hình cầu với bốn bề là những bức tranh tường khổng lồ mô tả trận đánh, còn các phối cảnh được bố trí quanh khách thăm quan. Thật là ấn tượng !

Khi ra khỏi viện bảo tàng tôi chú ý có khoảng vài trăm nhạc công mặc quần áo màu trắng đang xếp hàng và như đang đợi ai đó. Nhưng đáng tiếc là bị cấm chụp ảnh, cũng

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 26

Page 28: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

như những nhóm dân cư gặp ở những chỗ khác, người ta từ chối nói với tôi chuyện gì đang diễn ra.

Chúng tôi đi về hướng Di tích những người cảm tử trong cuộc chiến Triều Tiên - bộ sưu tập của hàng chục bức tượng lớn bằng đồng mô tả những người lính dưới cờ hay là những bức phù điêu vẽ những người đang chiến đấu. Vẫn luôn là phong cách cách mạng mà chúng tôi thấy sáng nay, nhưng tỉ lệ còn lớn hơn nhiều.

Nơi thăm quan cuối cùng trong ngày là Cung Văn hoá thiếu nhi nổi tiếng. Dĩ nhiên đó là một trong những sự cuốn hút buồn tẻ nhất của chuyến thăm quan. Được xây dựng nhằm minh họa cho câu khẩu hiệu « Trẻ em là chủ nhân của đất nước », toà nhà khổng lồ này mỗi ngày đón hàng nghìn trẻ em đến tham gia các hoạt động thể thao, nghệ thuật và giáo dục tư tưởng. Điều thực sự buồn tẻ đó chính là cách mà người ta đưa chúng tôi đi thăm chỗ này. Mỗi phòng nơi chúng tôi đến đều có khoảng chục em thiếu nhi, ngay lúc khách thăm quan vào thì liền nở những nụ cười và bắt đầu chương trình biểu diễn của các em (âm nhạc hoặc là múa hát). Chúng tôi dừng lại không quá hai hay ba phút ở mỗi phòng trước khi đi tới những phòng tiếp theo. Đúng là như một chuyến đi chơi sở thú nơi chúng tôi được mời chụp ảnh mà không vứt cho thú tí thức ăn. Vì tôi thích đọc những suy nghĩ của các em. Dĩ nhiên trong mỗi phòng đều có ảnh hai cha con lãnh tụ họ Kim. Chúng tôi cũng đi qua phòng máy tính, một người bạn Pháp tới đây một năm trước đã kể cho tôi về phòng này. Hồi đó, đồng chí này hỏi tại sao lại không có chân dung lãnh tụ vĩ đại trên màn hình máy tính, và anh đã nghe được lời giải thích thật khó tin « Ôi! Nhưng thưa đồng chí, máy tính của chúng tôi không đủ mạnh cho điều đó ». Tôi không dám đặt lại câu hỏi này, sợ bị xem là thiếu nghiêm túc.

Sau nửa giờ thăm quan, chúng tôi quay trở lại phòng biểu diễn của cung thiếu nhi. Trái với dự tính của chúng tôi, phòng này gần như là đầy người. Khách du lịch Trung

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 27

Page 29: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Quốc và một vài người phương Tây thì dĩ nhiên rồi, nhưng cũng có nhiều người Bắc Triều Tiên. Một đồng chí quay phim của truyền hình Bắc Triều Tiên tới hỏi chúng tôi từ nước nào đến. Trong khi tôi đang suy nghĩ tìm ra những câu ngắn để trả lời, thì anh ta quay lại và yêu cầu chúng tôi chỉ cần nói tên nước là đủ. Chúng tôi như vậy là chỉ giới thiệu về mình trong khoảng năm giây! Tôi nghi ngờ về hiệu quả tuyên truyền trên màn ảnh vô tuyến Bắc Triều Tiên. Vì tôi ngồi cạnh mấy người khách du lịch Trung Quốc đến từ Mãn Châu Lí, tôi tận dụng cơ hội để nói chuyện với họ. Sau một ngày tẩm bổ về tư tưởng, tôi cần phải thoải mái và thế là tôi ngồi kể tuột ra những điên khùng đang đầy ắp trong đầu mình. Khi mấy anh bạn Trung Quốc hỏi là tôi nghĩ thế nào về Bình Nhưỡng, tôi trả lời đây thực sự là thiên đuờng cộng sản, rõ ràng là hơn Trung Quốc suy đồi và tầm thường. Sững sờ ! Họ nói là tôi không nhận thấy là người dân ở đây gầy gò à. Tôi liền trả lời giữ eo như thế còn tốt hơn là béo phì như nhiều người Bắc Kinh. Cuối cùng thì họ cũng hiểu là tôi đang đùa. Một phút sau, buổi biểu diễn bắt đầu. Nó kéo dài trong một giờ rưỡi. Một giờ rưỡi hát và nhảy múa của những đứa trẻ vui vẻ hẳn là trình diễn dũng khí yêu nước và cách mạng. Tấm vải làm phông mô tả những công trình lớn của thủ đô Bắc Triều Tiên và những bức hoạ liên quan đến chinh phục không gian. Người Bắc Triều Tiên bị ám ảnh bởi việc chinh phục không gian. Dù sao thì họ cũng muốn làm người khác tin vào điều đó. Điều này nhằm biện minh cho những vụ thử tên lửa, thực là thảm hại. Tôi thậm chí đã nhận thấy ra những bức tranh vẽ tàu không gian mang cờ Bắc Triều Tiên. Ôi trời, thật là ngạc nhiên đối với một nước mà đa số dân số còn không biết rằng con người (người Mỹ) đã đặt chân lên mặt trăng. Hình như một nơi nào đó của thủ đô còn có một « bảo tàng chinh phục không gian » nhưng lại luôn trong tình trạng « nâng cấp ». Dù sao thì buổi biểu diễn của trẻ em cũng khá hoành tráng, phải thừa nhận là bọn trẻ rất có năng khiếu, hoặc ít ra thì chúng cũng luyện tập rất nhiều. Nhưng có bao nhiêu trong số chúng thực sự chọn nơi này?

Khi buổi biểu diễn kết thúc, chúng tôi được mời ra khỏi phòng, đúng lúc đó tất cả đèn đều tắt (tiết kiệm điện thật là kinh). Minibus lần này đưa chúng tôi tới Kaesong – một thành phố lớn của miền nam, cách đường phân giới với Nam Hàn chừng vài kilomet.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 28

Page 30: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 7

Trên đường

Chúng tôi rời Bình Nhưỡng lúc bàn đêm buông xuống nên không thể thấy gì trên con đường nối thủ đô với Kaesong. Tuyến « cao tốc » này không hề được chiếu sáng, và đèn pha của chiếc minibus là cái duy nhất xua tan màn đêm. Thi thoảng, những tấm panô khổng lồ sáng rực vẽ hình Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành tô điểm cho đêm tối của làng quê Bắc Triều Tiên.

Chúng tôi chỉ hai hay ba trạm gác quân sự trên đường. Dĩ nhiên chúng tôi không gặp chiếc xe nào trên đường cả. Sự đơn điệu này lại là cơ hội lý tưởng để trao đổi một cách kĩ càng hơn với hai đồng chí hướng dẫn viên. Đồng chí Kim và đồng chí Li thay phiên nhay trả lời những thắc mắc của tôi liên qua đến đời tư của họ cũng như cuộc sống thường nhật của dân Triều Tiên. Đồng chí Li mơ uớc trở thành nhà ngoại giao ở châu Âu, và nghề hướng dẫn viên có vẻ như là một bước bắt buộc để thực hiện đuợc ước mơ đó. Đồng chí Kim thì lại muốn trở thành doanh nhân. Tôi hơi tò mò muốn biết từ doanh nhân có nghĩa như thế nào ở một đất nước đặt sệt cộng sản như Bắc Triều Tiên, nhưng đồng chí Kim không làm thoả mãn sự tò mò của tôi. Bề ngoài thì dường như đó là trở thành công chức của bộ Ngoại thương. Tôi không dám hỏi liệu như thế có nghĩa là có quyền chấm dấu vào các hoá đơn. Nhưng đồng chí Kim cũng trả lời là anh muốn « đổi mới » trong lĩnh vực này! Thú vị thật…

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 29

Page 31: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Đồng chí Li trái lại giải thích cho tôi khá chi tiết về những quy tắc xã hội thịnh hành ở Bắc Triều Tiên, liên quan đến quan hệ nam nữ. Dường như không thể tưởng tượng được nếu một cặp có quan hệ nếu họ không có « cùng nivô ». Khi hỏi đồng chí Li là như thế nghĩa là sao, anh trả lời ví dụ như một thầy giáo không thể quan hệ hôn nhân với một cô công nhân, vì họ không cùng một tầng lớp xã hội. Trời đất! Đất nước cộng sản cuối cùng trên thế gian này lại áp dụng một sự ngăn cách xã hội của thời nữ hoàng Victoria. Tôi không dám chất vấn về sự mâu thuẫn này, biết rằng có lẽ đó là điều không nên nói, nhưng tôi tưởng tượng một cách chín chắn rằng định nghĩa « nivô xã hội » này không có nghĩa là một trật tự thực sự, mà đơn giản là cái vách ngăn giữa những gì thuộc về xã hội nghề nghiệp đơn thuần. Vô sản là thống nhất và không thể phân chia !

Hai đồng chí sau đó nói với tôi là họ thu nhập chừng 20€ tháng (không tính tiền boa), tương đương mức lương trung bình ở Bắc Triều Tiên. Mức lương này cao hơn nông dân và tương đương lương giáo viên, nhưng thấp hơn nhiều so với thợ mỏ vốn nhận được gấp 3 lần. Hình như, thợ mỏ là biểu tượng thành công về mặt xã hội ở Bắc Triều Tiên và có được tiếng tăm lớn lao. Tôi không hỏi là Lãnh tụ thân mến Kim Chính Nhật kiếm được bao nhiêu và cũng không nhấn mạnh rằng đồng chí ấy là một trong những người giàu nhất thế giới.

Sau hàng loạt câu hỏi, tôi lôi MP3 ra để nghe một cái gì đó khác hơn là những câu tuyên truyền. Tôi nghe Vivaldi và vài bài hát tiếng Hoa. Đồ vật lạ thường này thu hút được sự tò mò của đồng chí Kim và thế là tôi đưa tai nghe cho đồng chí ấy nghe. Tôi giới thiệu cho anh những thứ nhạc có trong máy, ví như rất nhiều nhạc cổ điển, những bài hát Trung Quốc hiện đại và những bài hành khúc Bắc Triều Tiên (tôi mê món này). Thật ngạc nhiên là anh không chọn nhạc hành khúc mà lại hỏi tôi có nhạc tiếng Anh không. Tôi không thích nhạc phương Tây, nên dĩ nhiên là không có gì để giới thiệu với anh. Anh hơi thất vọng vì tôi không có nhạc « Micheal Jordan ». Tôi hiểu là anh đang nói về Michael Jackson. Vậy là loại nhạc anh thích không phải là nhạc Anh ngữ đơn thuần mà là nhạc của Mỹ. Tuy nhiên một người Bắc Triều Tiên không dám thẳng thắn thú nhận là quan tâm đến Mỹ, nên mong muốn của anh được né bằng cách nói là « nhạc Anh ngữ ».

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 30

Page 32: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Sau hai giờ rưỡi đi đường, chúng tôi tới Kaesong và nghỉ đêm ở khách sạn Folk - một khu rất đúng kiểu Triều Tiên truyền thống. Dĩ nhiên là được xây để đón khách du lịch nhưng lại đối lập với mô hình đô thị kiểu Stalin của phần còn lại đất nước. Chúng tôi trú trong những cái chòi Triều Tiên, ngủ ngay trên sàn nhà, chẳng dễ chịu chút nào.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 31

Page 33: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Về bữa ăn tối thì nó quả là tuyệt trần. Từ nay tôi xếp đồ ăn Triều Tiên vào những món ngon tuyệt mà tôi ưa thích. Trong khi trước đó nó chỉ xếp hàng sau cùng trong gu cả tôi. Do vậy đôi khi cũng cần cái gì đó để thay đổi quan điểm…

Là thành phố tỉnh lẻ nên Kaesong được cung cấp điện chập chờn, cúp điện diễn ra liên tục, đôi khi chúng tôi thấy tối mịt.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 32

Page 34: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 8

Những sắc màu

Kaesong, thành phố cổ kính ở miền Nam nước CHDCND Triều Tiên kiêu hùng

Trước khi đi ngủ, tôi nhìn lên bầu trời để chiêm ngưỡng một đêm đầy sao. Thời buổi này đúng là khó mà ngắm nhìn sao trời ở đô thị. Kaesong dĩ nhiên chỉ hơn một cái làng. Bây giờ tôi hiểu tại sao những bức ảnh vệ tinh chụp buổi đêm vùng Đông Bắc Á lại xuất hiện một đám đen giữa một Trung Quốc, Nam Hàn và Nhật Bản sáng rực.

Vì cái không khí dễ chịu đó mà mãi tôi mới đi ngủ được. Tôi thức dậy vào 5h sáng bởi những bản hành khúc vui vẻ. Như tôi đã nói, tôi là người rất mê loại nhạc này nên không thấy mấy bực mình vì bị thức giấc kiểu đó, ngay cả khi thấy hơi đau một bên mắt một hay hai giờ sau.

Bữa ăn sáng vội vã, chúng tôi ra xe chỗ đậu minibus và đương nhiên là gặp hai đồng chí Kim và Li đáng mến. Anh cảnh sát điều khiển giao thông ở đường ra mặc bộ đồng phục màu trắng, khác với những đồng nghiệp ở Bình Nhưỡng mặc toàn màu xanh lơ. Đồng chí Kim giải thích rằng màu trắng là đồng phục mùa hè và xanh là mùa đông. Tôi ngạc nhiên vì sự khác biệt về mùa ở Bình Nhưỡng và Kaesong không phải là lý do chính đáng. Sau đoạn đối thoại này thì xe bus chuyển bánh.

Kaesong không phải là một thành phố xấu xí như Bình Nhưỡng. Thành phố này chỉ bị tàn phá nhẹ bởi chiến tranh và một số công trình cổ vẫn còn tồn tại. Khách sạn nơi chúng tôi trú thực sự là một kì quan kiến trúc. Đường phố Kaesong cũng có nhiều màu sắc hơn là cái xám xịt của Bình Nhưỡng và khẩu hiệu cổ động cũng ít ngột ngạt hơn.

Tôi đã bị kích thích bởi ý tưởng đi trên các con đường của thành phố này mà tôi đã được quan sát một năm trước đó… bằng cái ống nhòm tầm xa nằm trong một trạm quan

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 33

Page 35: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

sát của Mỹ nằm phía bên kia biên giới. Chúng tôi chỉ cách đó một vài kilomet nhưng là cả một thế giới khác.

Chúng tôi nhanh chóng rời thành phố để đi về nông thôn Triều Tiên. Với sự bồn chồn lớn lao tôi chờ đợi khám phá Bắc Triều Tiên thôn quê mà báo chí Tây phương luôn mô tả như một bức tranh kinh khủng. Ngạc nhiên hơn cả mong đợi của tôi ! Cảnh sắc thật điền viên! Đó là thời điểm mùa thu hoạch và đồng quê đầy nông dân đang làm việc. Những con đường nhỏ và những lối mòn phủ đầy màu sắc (dĩ nhiên không phải là hoa kimlsunía và kimjongilias), trong khi bính lính thì tản bộ từ xóm này sang xóm khác. Tất nhiên là đi bộ. Chân dung bự của Cha già lãnh tụ thì vẫn đầy ngã ba đuờng.

Cái hình mẫu ngắn gọn này của nông thôn Bắc Triều Tiên không đến nổi khốn khổ như những gì tôi từng tưởng tượng. Dĩ nhiên, đó không phải là sự trù phù, nhưng người dân cũng không hề đói khát như trên những bức ảnh trên báo chí Tây Âu. Trái lại, cảnh sắc đồng quê ở đây là một trong những cảnh đẹp nhất tôi thấy trên thế giới. Lý do thật đơn giản : nông thông Bắc Triều Tiên tháng 10 năm 2003 vẫn giống như những năm năm mươi. Ngay cả nông thông Trung Quốc với một vài dấu hiệu bên ngoài của sự hiện đại hoá vẫn còn là xa lạ với Bắc Triều Tiên. Một vài xe cộ mà chúng tôi gặp trên đường hoàn toàn có thể phục vụ cho việc phục chế lại thời Đệ nhị thế chiến, trong khi trang phục của người dân và đồng phục xanh nâu của binh sĩ thì lúc nào mà chẳng thế!

Thật tiếc là tôi hầu như không chụp được bức ảnh nào vì lý do tình trạng đường xấu và rung giật trên xe làm tôi không chụp được những bức ảnh nét. Hơn nữa, hai đồng chí hướng dẫn còn cấm chụp ảnh nông dân hay binh sĩ vì « những người này họ nhạy cảm ». Thưa các đồng chí, tôi rất muốn vặn vẹo lại, nhưng do tính lịch sự vốn có của người Pháp, nên tôi không nói…

Ngay giữa cảnh sắc quyến rũ của những ngọn đồi, chúng tôi dừng lại Mộ Hoàng gia cổ, nơi vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn dù được xây dựng từ những năm đầu thiên niên kỉ thứ 2. Đó là khu mộ Kongmin, vua xứ Koryo. Một vài người bán hàng lưu niêm trưng bày những món đồ của họ cho những người khách du lịch hiếm hoi. Hiểu rằng có thể tôi sẽ không còn có cơ hội mua những đồ lưu niệm phi cộng sản, tôi ép mình mua những bức tranh trên lụa rất dễ thương vẽ những thiếu nữ Triều Tiên mặc váy truyền thống. Tôi biết rõ là tôi đã nói là tôi thấy họ quá quyển rũ, nhưng tôi vẫn phải nhắc lại.

Chúng tôi tiếp tục đi qua Keasong, và tới sát biên giới với Nam Hàn, trực chỉ khu Panmunjom bí ẩn.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 34

Page 36: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 9

Biên giới của hiện thực

Dần dần chúng tôi tiến lại đường giới tuyến. Những dấu hiệu cho thấy sự bố trí hùng hậu của quân đội Bắc Triều Tiên dần lộ ra. Trái với những ước tính của tôi, sự hiện diện quân sự ở đây cũng không mạnh mẽ hơn phần còn lại của đất nước này (cũng khó mà làm tốt hơn nữa!). Những đám binh lính không có vẻ nhiều hơn ở Bình Nhưỡng hay ở nông thôn nơi chúng tôi đã đi qua. Trái lại, nếu ai có con mắt biết quan sát cộng với lắng nghe lời huớng dấn nhiệt tình của hai đồng chí hướng dẫn viên thì có thể thấy được nhiều chi tiết khá thú vị.

Trước tiên là những ngọn đồi. Dù phía trên cùng được trang trí khá hấp dẫn thì phía dưới lại vẫn luôn là những công trình bằng bê tông. Có thể đó là lối vào của những lô cốt bí mật hay nơi bố trí các bệ phóng tên lửa chăng? Hay phải chăng vì tôi là người luôn nhìn thấy điều xấu xa ở khắp nơi, bởi vì dù sao nơi đây tôi đang ngắm nhìn trái tim của trục ma quỷ. Xa hơn một tí trên các cánh đồng tôi thấy có nhiều tảng đá lớn hàng mấy mét xếp song song. Những tảng đá xếp song song với đường biên giới này chắc là để ngăn chăn xe cơ giới của kẻ thù nếu chúng có ý định xông lên. Cuối cùng, dọc theo con đường quốc lộ, có thể nhìn thấy hàng loạt tảng bê tông cao khoảng hơn chục mét xếp san sát, sẽ được nổ mìn khi xảy ra chiến sự để làm nghẽn đường sá.

Chúng tôi dừng lại ở một trạm kiểm soát trong khoảng nữa tiếng đồng hồ. Chúng tôi thế là vào khu vực phi quân sự. Sau khi giấy tờ được kiểm tra kĩ càng, chúng tôi qua một cái hiên. Hai đồng chí bộ đội lên xe để « bảo đảm an ninh cho đoàn » (???). Có một đồng chí làm công tác hướng dẫn. Anh này nói được một ít tiếng Hoa, nên tôi có thể nói chuyện trực tiếp với anh. Điều này dĩ nhiên là không làm hài lòng hai đồng chí hướng dẫn viên thân mến. Chỉ duy đồng chí Kim là bi bô được vài câu tiếng Hoa.

Khu vực phi quân sự Liên Triều có chiều rộng chừng 4km cho mỗi bên đường giới tuyến, kéo dài từ đông sang tây bán đảo Triều Tiên. Khi tôi đến chơi Nam Hàn một năm trước, khu vực phi quân sự thuộc Nam Hàn nhìn thật là khô khan và hoàn toàn dùng cho các công trình quân sự, không có dấu hiệu gì của đời sống dân sự. Bắc Triều Tiên không có gì ra vẻ là một nước hiền hoà, vậy nên tôi đồ rằng những khu vực thuộc vùng giới tuyến của Bắc Triều Tiên ít nhất cũng phải được quân sự hoá như bên Nam Hàn. Tuy nhiên đó chỉ là một lầm tưởng !

Trước tiên, chúng tôi thăm một gian phòng nhỏ nơi kí kết hiệp định hình chiến, và đã tranh luận khá lâu với đồng chí bộ đội dẫn chúng tôi đi thăm quan, dĩ nhiên là bên cạnh sự có mặt của hai đồng chí Kim và Li. Đối thoại nhanh chóng chuyển về chủ đề thời sự quốc tế. Tôi phải thừa nhận là anh lính này đảm nhiệm khá ổn vai trò của một trong những « nguồn » thông tin ở các trạm gác biên phòng.

Đồng chí bộ đội cũng như hai đồng chí hướng dẫn viên nói Tổng thống Mỹ G. Bush đã khiến họ buồn vì đã làm khổ người Triều Tiên khi liệt họ vào trục ma quỷ. “Đồng chí”

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 35

Page 37: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Bush con dĩ nhiên là không hề có tiếng tại Bắc Triều Tiên, nhưng bài phát biểu của lão thì khỏi nói. Dĩ nhiên người ta nói với người nước ngoài khác với nói với người Bắc Triều Tiên. Người ta tự hỏi cặn kẽ với một sự lo lắng không cần phải che đậy rằng, liệu chúng tôi có nghĩ là Bush con sẽ tái đắc cử vào năm 2004 không (bấy giờ đang là năm 2003). Tất cả chúng tôi đều trả lời là chúng tôi không tin là Bush sẽ thắng cử mặc dù không dám chắc điều đó có thật không. Rồi họ hỏi chúng tôi về cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran. Dĩ nhiên người Bắc Triều Tiên theo dõi kĩ hồ sơ này. Nhưng sao mà biết được người ta đã nói những gì với họ. Chúng tôi thì có nhiều thông tin sát với sự thật hơn, ví dụ như cuộc khủng hoảng chỉ mới ở giai đoạn đầu, và không phải là Mỹ sẽ chiếm Iran nay mai. Để bảo vệ cho ý kiến này, tôi nói thêm là ở Apgan thì vào năm 2001, Iraq thì 2003 và Iran sẽ là vào năm 2004, như thế Bush con sẽ không tái đắc cử được và Triều Tiền như thế là được trừ ra. Mấy đồng chí Bắc Triều Tiên có vẻ gật gù với lập luận này. Đó cũng là thời điểm tôi thốt ra những khẩu hiệu chống Mỹ mà mình đã bi bô hôm trước và chúng tôi đã cười sưng cả miệng. Đồng chí bộ đội đi cùng quả là dễ chịu, và thực sự là tôi thật buồn với ý nghĩ rằng đồng chí ấy sẽ là một trong những nạn nhân đầu tiên nếu chiến tranh xảy ra. Dĩ nhiên là anh cũng biết rõ điều đó, thể hiện qua thái độ vồn vã của anh khi hỏi chuyện chúng tôi.

Một lúc sau, chúng tôi đi tới sát biên giới, một khu nhà xây dựng trên cả đất Bắc lẫn Nam, với một vài toà nhà trung tâm được lắp ghép ngay trên nền phân giới màu trắng. Hai đồng chí hướng dẫn cho phép chúng tôi chụp ảnh thoả thích các ngôi nhà cũng như binh lính. Đúng là khó tin vì ở phía Nam Hàn, chụp ảnh bị cấm trong phạm vi nhiều kilomet. Như vậy là Bắc Triều Tiên thoải mái hơn Nam Hàn nhiều (dĩ nhiên là điều này không làm đồng chí Kim cười được, vì chắc chắn anh hiểu rằng đây chỉ là một sự hài hước trong suy nghĩ của tôi).

Chúng tôi đi vào trong toà nhà lắp ghép, đi một vòng quanh cái bàn tròn, nhiều lần vượt qua biên giới « vô hình », và chúng tôi tiến sang đất Nam Hàn trong một hay hai phút. Dĩ nhiên là cửa ra vào mỗi bên đều khép chặt, thế là chúng tôi lại đi qua biên giới và vào miền Bắc. Những người du lịch đến từ miền Nam cũng làm chính xác nghi lễ này nhưng theo ý nghĩa ngược lại.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 36

Page 38: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Hai nước Triều Tiên đã đồng ý về việc cho phép các đoàn khách tham quan của miền Nam và miền Bắc được qua lại, một điều mà người ta không dám nghĩ tới trước đây. Cứ tưởng tượng xem rằng khách du lịch giơ tay chào nhau từ mỗi phía của đường ranh giới màu trắng. Riêng điều này có vẻ là một cái gì rất nghiêm trọng ở khu vực căng thẳng nhất thế giới này.

Khi ra khỏi toà nhà đó, chúng tôi chụp khá nhiều ảnh lính biên phòng. Hình ảnh khó tin mà những người lính ngày ngày đối mặt nhau, cách chừng vài mét mà lại không bao giờ nói chuyện hay trao nhau dù chỉ một cái nhìn. Tôi thật sự muốn đọc ý nghĩ trong đầu của những người lính Triều Tiên đang đối mặt nhau cách đường phân giới chừng 30cm, có thể bước một vài bước chân sang phía bên kia trong nửa giây, hoặc đủ nhanh để thoát khỏi làn đạn của đồng nghiệp phía bên kia chiến tuyến. Không biết có bao nhiêu người trong số họ có ý nghĩ nghiêm túc vượt qua ranh giới đó ?

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 37

Page 39: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chúng tôi cách đường ranh giới màu trắng chỉ bảy hay tám mét, cách đó vài mét là những người lính Nam Hàn nhìn chúng tôi một cách chăm chú qua ống nhòm. Có thể điều đó ở đây chẳng mấy quan trọng. Cùng lắm là chúng tôi sẽ bị chụp ảnh và gửi về máy tính trung tâm của CIA. Tôi sẽ biết điều đó nếu một ngày nào đó thấy hồ sơ về mình trong một sân bay Mỹ. Cách đó một hay hai km, một lá cờ Bắc Triều Tiên rất lớn đối mặt với một lá cờ của Nam Hàn phía bên kia giới tuyến. Đấy là hai làng dành cho việc tuyên truyền (người ta cũng gọi như thế ở Nam Hàn) mà tôi đã nhìn thấy rất gần cách đó một năm, nhưng lần này tôi có quyền chụp ảnh.

Chúng tôi đi cùng bốn khách du lịch người Bắc Triều Tiên. Tôi muốn hỏi xem những giấy tờ nào họ phải khai báo, và cần những đảm bảo gì để họ có thể tới được đây. Đó là những người có chức vị tương đối cao, thể hiện qua sự đẫy đà sung túc của họ. Tôi thử nói vài lời với một trong số đó : « Xin chào, tôi là người Pháp ». Trời ạ, phát âm tiếng Triều của tôi dở tệ để người khác có thể hiểu được và thế là cô nàng trả lời tôi bằng thứ tiếng Anh mơ hồ mà tôi cũng không hiểu gì cả. Và thế là cuối cùng tôi lại bi bô nghề cũ « Đả đảo đế quốc Mỹ », nhưng nàng ta vẫn không hiểu. Rốt cuộc đồng chí Kim cũng cản trở cái ý định tiếp cận không xin phép của tôi. Chúng tôi rời Panmunjom và đi tới một trạm quan sát của Bắc Triều Tiên nằm trong vùng phi quân sự cách đó không xa.

Một đồng chí bộ đội khác già hơn đón chúng tôi ở đó. Anh này trông rất dễ thương : vui tính và tươi cười. Anh chỉ dẫn chúng tôi quan sát khu phi quân sự bằng ống nhóm, chúng tôi nhìn thấy rất rõ những trạm quan sát của Nam Hàn và Liên Hợp Quốc nằm ở bờ phía Nam đường giới tuyến.

Đồng chí sĩ quan tố cáo với chúng tôi là phía Nam Hàn bố trí cả vũ khí trong các trạm quan sát, và điều này vi phạm trắng trợn các công ước. Dĩ nhiên, anh quả quyết rằng phía

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 38

Page 40: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Bắc Triều Tiên không làm điều đó và rất tuân thủ luật quốc tế. Chúng tôi dễ dàng nhìn thấy bức tường bằng bê tông do Mỹ và Nam Hàn dựng lên nhằm ngăn chăn sự xâm chiến của miền Bắc. Các đồng chí hướng dẫn viên không hề nhầm khi quả quyết rằng bức tường kia cao tận tám mét và được bố trí cẩn mật bởi Nam Hàn. Quả thực là khi tôi đi thăm vùng phi quân sự thuộc Nam Hàn thì không được phép nhìn thấy bức tường này. Theo phía Bắc Triều Tiên, thì bọn Mỹ đã xây bức tường này trong bí mật để che dấu sự nhục nhã và không bị kết tội là đã xây dựng lại một bức tường Bá Linh (Berlin) khác. Bức tường bê tông kia quả là đẹp, ai cũng thấy thế và nó chỉ có ở phía Nam Hàn. Nhưng thực tế nó có kéo dài từ tây sang đông bán đảo không? Không có gì để kiểm chứng ngay cả khi dường như là thế. Có lẽ tôi sẽ thử kiếm tài liệu đọc khi tôi có thời gian và tôi sẽ kiểm chứng xem liệu có phải nó thực sự bị mất hay đó chỉ là nạn nhân bởi sự tuyên truyền của của Triều Tiên.

Vào tầm giữa trưa, loa phát thanh Nam Hàn phát nhạc cổ điển thay cho tuyên truyền. Do không hiểu gì tiếng Triều nên tôi nhờ đồng chí Kim dịch lời. Anh chau mày và nghe một cách chăm chú, một phút sau anh nói rằng lời bài hát không thật rõ và anh tin là nó liên quan đến chính trị. Tôi thật ngây thơ khi nghĩ là đồng chí Kim sẽ dịch cho tôi hiểu những khẩu hiệu tuyên truyền của Nam Hàn. Âm thanh rõ là chuẩn và rõ với chất lượng tốt tuy được phát ra cách chỗ tôi đứng cả cây số. Tôi hỏi liệu phía Bắc Triều Tiên có làm điều tương tự với phía Nam không, và người ta cam đoan với tôi là không. Tuy nhiên tôi nhớ những điều mà người Nam Hàn nói với tôi cách đây 1 năm khi họ nói là cả hai miền vẫn đều đặn chĩa loa tuyên truyền phát sang phía đối phương. Để không đề cập trực tiếp, tôi chuyển sang hỏi liệu có sóng phát thanh tuyên truyền phát về phía miền Nam không và một lần nữa câu trả lời vẫn là không, nhưng lần này thì trong đầu tôi hiện rất rõ những cột phát thanh khổng lồ của miền Bắc mà tôi đã nhìn thấy từ miền Nam. Nhưng tôi không nói vì như thế không thật lịch sự (dân Pháp mà).

Trái lại tôi nói về đường hầm mà tôi đã tham quan. Phía Nam Hàn đã khám phá ra bốn đường hầm bí mật theo ước tính mỗi giờ có thể chuyển hàng nghìn lính miền bắc vào miền nam. Người ta ước tính còn khoảng hai mươi đường hầm nữa chưa được tìm ra. Đồng chí sĩ quan khẳng định rằng những đường hầm này được đào trong thời gian nội chiến. Nhưng tôi khó mà tin được, tại sao lại phải đào hàng đống đường hầm kiểu Pharaong như thế khi mặt trận không hề cố định trong thời gian nội chiến?

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 39

Page 41: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Tôi không phải là chuyên gia quân sự nhưng cũng thấy đó là sự ngớ ngẩn về chiến lược. Ở miền nam, người ta nói rằng những đường hầm này được xây dựng sau chiến tranh, và có vẻ như thế thì chính xác hơn. Tôi kể cho họ nghe điều này và tôi lịch sự nghe những giải thích từ phía các đồng chí Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, đồng chí Li và viên sĩ quan rất quan tâm tới sự mô tả về đường hầm của tôi, nhất là những thứ liên quan đến độ sâu và kích thước của chúng. Có thể họ không được biết chi tiết chăng? Tôi không dám tin!!!

Tiếp theo là bài nói chuyện về thống nhất hoà bình Triều Tiên, theo mô hình một liên bang rất tự chủ, hoặc là nói như thuật ngữ của Trung Quốc là mô hình « một đất nước hai chế độ ». Người Bắc Triều Tiên có vẻ tin điều này, nhưng thực ra là không thực tế. Sự căng thằng từ mỗi phía vẫn còn quá lớn lao.

Rồi cũng đến lúc nói chào tạm biệt. Sau khi bi bô « Đế quốc Mĩ là kẻ thù chung của chúng ta », tôi tặng họ những điều xì gà Trung Quốc ! Đồng chí sĩ quan dĩ nhiên là thích, nhưng anh cũng không từ chối những điều xì gà Hoa Kì mà những người trong đoàn tặng.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 40

Page 42: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 10

Lại tiếp tục trên đường

Trong đầu tôi vẫn còn văng vẳng lời của người lính mà chúng tôi vừa gặp sáng nay khi anh kể lại với vẻ tự hào rằng Triều Tiên sắp có bom nguyên tử, vì đó là cách duy nhất để tránh khỏi sự can thiệp của Mỹ, và tôi không thể thoát được khỏi ý nghĩ anh ta đã bị nhồi sọ. Anh ta nói rằng Iraq đã bị chiếm vì nước này quá yếu, và Bắc Triều Tiên cần phải thể hiện sự kháng cự mãnh mẽ hơn nhiều. Nhưng những ý nghĩa này biến mất khi chúng tôi rời khỏi khu phi quân sự và đi qua những cánh đồng để trở về Kaesong. Tôi chú ý là trên đường có nhiều trẻ con đang làm việc và đáng ngại hơn là chúng mặc quân phục. Dĩ nhiên đó là một vài công việc liên quan đến phận sự của đấng vương quân trong đất nước mà trẻ con là chủ nhân, là chúa tể…

Tại Kaesong, chúng tôi đi thăm bảo tàng lịch sử nằm trong một ngôi trường tôn giáo cũ, có phong cách như những trường mà ta có thể thấy ở Nam Hàn, nhưng ở Bắc Triều Tiên nó còn được tôn tạo tốt hơn. Hơi buồn cười khi được thăm một nơi chẳng có gì liên quan đến tuyên truyền, cho dù tôi không phải đến Bắc Triều Tiên chỉ để nghe nhồi sọ. Sau khi ăn uống, chúng tôi lên xe để về Bình Nhưỡng, lại đi mất hai giờ trên đường.

Nhưng lần này, cũng như buổi buổi trưa, chúng tôi có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên. Xa lộ trải dài thẳng tắp. Chỉ thi thoảng mới đi qua những con đường hầm tối tăm, nơi tôi hơi run vì thấy nhiều người đi bộ. Dĩ nhiên như thế rất là nguy hiểm nếu đường có nhiều ô tô, nhưng ở đây thì không có gì quá nghiêm trọng. Đôi khi dọc theo xa lộ, có những người xin đi nhờ vẫy tay xin đi cùng chúng tôi một cách vô ích. Thật đáng tiếc vì nếu có họ cùng đi thì chuyến đi sẽ bớt buồn tẻ. Chúng tôi không được phép tiếp xúc với những con người khiêm nhường đó, và càng không có quyền nói chuyện với họ, nên chúng tôi không có cơ hội nào để thực hiện mong muốn đó.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 41

Page 43: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Bên ngoài, đồng quê vẫn luôn đẹp và chưa bị đô thị hoá nhiều – một Triều Tiên của không gian khoáng đạt. Đồng quê đầy màu sắc, không hề hoang vắng, và từng đoàn nông dân vẫn luôn hối hả trên đồng ruộng. Đồng chí Kim chắc lại là chúng tôi có thể chụp đồng ruộng thoải mái nhưng chụp nông dân thì không vì « những người này rất nhạy cảm ». Dù sao thì chụp những bức ảnh nét từ một chiếc xe hơi phóng với tốc độ hơn sáu mươi km giờ vượt quá khả năng của tôi.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 42

Page 44: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Một lúc sau tôi lấy máy MP3 và ngồi thưởng thức những khúc quân hành Bắc Triều Tiên mà tôi đã tải vào máy trước lúc đi. Vài phút sau, đồng chí Kim xin được nghe và thế là tôi đưa cho anh ta nghe. Khuôn mặt của anh vốn rất đỗi tươi cười đột nhiên nhợt nhạt và hơi có phần lo lắng. Sau vài giây lưỡng lự, anh hỏi tôi với giọng nhỏ nhẹ và hơi run : « Nhưng, anh đang nghe radio à? ». Dĩ nhiên là cấm không được mang radio vào Bắc Triều Tiên, vì ở đây người dân chỉ có thể nghe được những chương trình mà lãnh tụ dễ thương ấn định cho họ. Nguyên tắc này dĩ nhiên là được chấp hành nghiêm túc, vì có những cuộc thanh sát bất ngờ diễn ra trung bình ba tháng 1 lần để chắc chắn rằng dân Bắc Triều Tiên không chỉnh lại phần tiếp sóng của radio và ti vi. Liệu hồn những kẻ phạm luật!

Khi nghe mấy bài hát Bắc Triều Tiên trong MP3 của tôi, đồng chí Kim nghi ngờ là tôi đang nghe radio, một chiếc radio kiểu lạ ở đất nước này sẽ không bị phá sóng như loại khác. Một hành vi kiểu này sẽ gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho anh, nhưng tôi làm anh yên tâm bằng cách chỉ cho anh thấy cách thức hoạt động của máy nghe nhạc, rằng nó không chỉ chọn duy nhất những bài hát Bắc Triều Tiên mà còn có thể nghe Vivaldi và Berlioz. Một lúc sau, anh có vẻ hơi tin và trả lại tôi máy MP3. Tôi quên chỉ cho anh thấy loại máy này cũng có thể chuyển sang chế độ nghe ra radio chỉ bằng một nút bấm đơn giản. Dù sao tôi cũng đã thử nhưng không bắt được sóng FM ở đây.

Giữa đường, xe đi chậm lại và chúng tôi nghỉ chân tại một khu vực như kiểu trạm dừng trên đường cao tốc. Chừng mười lăm người bán hàng chờ đợi những chuyến xe hiếm hoi trong ngày và những du khách nước ngoài đương nhiên là một món hời lớn. Chúng tôi cũng bắt đầu đói và khát nên cũng hào hứng.. Vì một số nữ nhân viên bán hàng rất quyến rũ và không quá ngại ngùng, nên cú dừng xe không định trước này thật là dễ chịu. Làm một vòng quanh gian hàng, tôi mua vài hộp kẹo caramen Bắc Triều Tiên để làm quà, một vài gói bánh bích-qui Trung Quốc và một chai nước khoáng để uống trên đường. Đến giờ rồi, dạ dày tôi bắt đầu réo lên đây! Tôi mua thêm một chiếc áo phông có hình lễ hội Arirang, chất lượng rất tệ nhưng thôi vì để thoả mãn mong muốn của một người bạn.

Một đám du khách Trung Quốc cũng dừng nghỉ chân cùng lúc với chúng tôi, và tôi chú ý là một người trong số họ đang nói tiếng Hoa với một nữ nhân viên bán hàng. Khi anh ta vừa nói chuyện xong, tôi lợi dụng cơ hội để nói chuyện với cô này nhưng cô này làm ra vẻ không hiểu tôi nói gì. Tôi không phải là người giỏi tiếng Hoa, nhưng nói chung thì tôi giao tiếp khá ổn, và tôi chú ý là sau đó nàng đi ra ngoài với một người Trung Quốc. Điều này làm tôi ngạc nhiên. Và thế là tôi nhờ đồng chí Li hỏi nàng bằng tiếng Triều là liệu nàng có nói được tiếng Hoa không và câu trả lời là không. Tôi nhắc lại câu hỏi bằng tiếng Hoa và nàng trả lời « ting bu dong, tung bu dong » (Em không hiểu tiếng Hoa). Vậy là ít nhất nàng cũng nói được sơ sơ. Điều này thì rõ! Khi đồng chí Li đi rồi, trình độ tiếng Hoa của nàng đột nhiên được « nâng cấp » và chúng tôi có thể tán phét một tí và nàng thừa nhận là nàng biết thứ tiếng này.

Sau khoảng 45 phút nghỉ ngơi, đến giờ đi tiếp. Vốn là người Pháp xịn, nên tôi quay lại cửa hàng để nói lời tạm biệt tất cả mọi người. Thậm chí một nữ đồng chí bán hàng còn cho tôi một nụ hôn gió. Đấy, ngay cả ở đất nước này, tôi vẫn thành công trong việc xuất khẩu nét quyến rũ kiểu pháp! Nhiệm vụ thế là hoàn thành.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 43

Page 45: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Vào buổi chiều tà chúng tôi vẫn nhận ra từ xa kim tự tháp khổng lồ của Bình Nhưỡng, rồi chúng tôi đi qua cái cổng chào khổng lồ để vào thành phố ngay sau đó.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 44

Page 46: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 11

Quay lại thế giới văn minh

Ngay khi quay trở lại Bình Nhưỡng, chúng tôi liền tới hiệu sách quốc tế để mua vài quyển sách. Trên đường đi tôi đã thử chụp ảnh một trong những nữ đồng chí cảnh sát giao thông, như một cái máy tự động, điều khiển giao thông giữa những ngã tư vắng bóng xe cộ. Ở Trung Quốc, người ta xếp đó là một nghề buồn tè và nhàm chán, nhưng nữ cảnh sát ở Bắc Triều Tiên, dĩ nhiên được xếp vào hàng nghề tử tế. Những người phụ nữ tội nghiệp, xoay liên tục theo các hướng để điều hoà những dòng xe chẳng bao giờ có. Họ mặc những bộ quần áo đôi khi chẳng phù hợp với thời tiết. Có vẻ như trang phục mùa đông được mặc vào một số ngày cố định dù nhiệt độ ngoài trời có thay đổi, giống như thể nhà nước có thể thể điều chỉnh được thời tiết vậy!

Nữ cảnh sát giao thông Bắc Triều Tiên làm nhiệm vụ

Những người phụ nữ này làm việc như thế cả ngày, không rời khỏi ngã tự. Thử miệt mài với công việc kiểu này trong nữa giờ cũng đủ làm phát điên đa số mọi người, tôi không dám tưởng tượng đến hình ảnh của những người phụ nữ này sau nhiều năm làm việc như thế ! Bất hạnh nhất là tất cả họ đều xinh xắn, hơn hằn những cô gái Triều tiên bình thường. Như thể là họ được lựa chọn làm nghề này dự trên mỗi tiêu chí dễ thương và ngây thơ…

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 45

Page 47: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Hai nữ cảnh sát giao thông Bắc Triều Tiên đổi phiên

Nhìn thấy mối quan tâm ngày một lộ rõ của tôi với những cô gái mặc quân phục, đồng chí Kim khẳng định với tôi là có một nữ đồng chí cảnh sát như thế ở ngay cạnh hiệu sách và tôi sẽ tha hồ chụp ảnh. Rồi anh còn mỉm cười có vẻ đồng cảm : « Anh rất mê phụ nữ nhỉ? ». Lúc đó tôi rất muốn nói : « Ờ, tất nhiên, tôi cũng là đàn ông mà. », nhưng tôi sợ làm anh phật ý, thậm chí là tổn thương nếu nói như thế. Đàn ông Bắc Triều Tiên dĩ nhiên là xa lạ với món này, nhất là với những người chưa kết hôn, vậy nên nói thế hơi vô ích. Thế là tôi trả lời đơn giản « Ờ, vâng, tao là người Pháp mà ». Câu trả lời của tôi có vẻ có sức thuyết phục.

Khi tới nơi chúng tôi đậu xe gần một trong vô số những bức tường đang trát vữa mà người ta có thể thấy khắp mọi nơi ở Bình Nhưỡng, có vẻ như chính quyền muốn tô điểm chút sắc màu cho thành phố và thay thứ màu trắng và xám buồn tẻ bằng những màu sắc vui vẻ hơn. Một ý tưởng cao đẹp đấy chứ. Công việc tô vẽ này khá là hay đây, cứ nhìn số lượng người đang làm việc sát các mặt tường thì rõ. Những người công nhân không chỉ làm việc bên ngoài các mặt tường, mà còn trên cả ban công và các bậu cửa sổ, họ đang cạo những lớp vôi vữa cũ trên tường. Tiếc là đồng chí Kim không cho chúng tôi chụp những cảnh này, dù sáng hôm trước chúng tôi đã được phép về mặt nguyên tắc !

Tôi đi vào hiệu sách, cái cửa hàng bé tí xấu xa này. Nơi bí ẩn này là một trong những mục đích chính của chuyến du lịch của tôi, vì người ta đã mô tả cho tôi về những kì công tuyên truyền mà ta có thể tìm thấy nơi đây. Nhưng bất hạnh thay tôi thực sự thất vọng vì sự lựa chọn chẳng có là bao. Vì thời gian thăm quan không có nhiều nên ban đầu chúng tôi xem những tấm áp phích tuyên truyền vẽ bằng tay. Đó là thứ quà lưu niệm phổ biến nhất từ Bắc Triều Tiên. Những tờ áp phích tuyệt đẹp, mỗi tờ đều thể hiện một kết quả làm

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 46

Page 48: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

việc công phu, nên giá cả cũng không rẻ : từ 30 đến 40 € một tờ, đắt hơn hai mươi lần so với bên Trung Quốc. Nhưng bên Trung Quốc, những tờ áp phích kiểu này rất khó kiếm và là làm bằng máy. Thật thất vọng. Tờ áp phích, tôi muốn lại hết mất rồi. Tôi thực sự muốn mua bức tranh tuyệt đẹp vẽ tên lửa tầm xa Taepodong của Bắc Triều Tiên, phóng lên trong tiếng reo hò của đám đông người lao động đầy phấn khởi. Anh bạn người Pháp của tôi trưng cái này trong nhà nó ở Thượng Hải với vẻ mặt rất khệnh. Tôi đành mua hai tấm truyền thống hơn với hình ảnh binh lính và người lao động. Cũng không đến nỗi tệ!

Tôi mua hai CD nhạc Bắc Triều Tiên : một là nhạc hành khúc, còn cái còn lại là nhạc trẻ. Chính đồng chí Li đã hướng dẫn tôi mua chúng dựa theo gu của chính anh. Có nhiều lựa chon và giá thì quả là đắt nên cần phải chọn đúng. Trướcc khi té, tôi dành chút thời gian để xem sách, phần lớn chúng giống những cuốn bán trong cửa hàng sách của khách sạn. Tuy nhiên tôi cũng chọn một cuốn sách rất bự toàn ảnh Bình Nhưỡng, và một cuốn có vẻ kín đáo với tiêu đề « Nghệ thuật Triều Tiên ». Cả hai cuốn đều bằng tiếng Pháp cũng như đa số cuốn sách có ở đây. Sách bằng tiếng Pháp có vẻ như nhiều hơn cả tiếng anh, nga và hoa. Sách vở bán ở cửa hàng này đương nhiên là những tác phẩm tuyên truyền, và hai cuốn này cũng không phải là ngoại lệ.

Tôi không thể cưỡng lại ý muốn mô tả cho mọi người cuốn « Nghệ thuật Triều Tiên ». Đó thực ra là một tuyển tập những bức hoạ theo trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cuốn này được làm nhân dịp một triễn lãm vào năm 1978. Cá nhân tôi rất mê kiểu tranh này và tôi hài lòng đã mua nó. Những tranh đẹp nhất dĩ nhiên là dành cho Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành. Tôi phải công nhận rằng không ít trong số đó thực sự là những tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Nó toả ra những cảm xúc nhất định. Nhưng những cậu chuyện và lời bình kèm theo mới là điều thú vị nhất. Đây là một đoạn trích trong lời đề bạt :

“…Triển lãm đã chứng minh hùng hồn rằng nghệ thuật của đất nước chúng ta thực sự nở rộ, rằng nghệ thuật rất đại chúng, phù hợp với tình cảm và xu hướng thẩm mỹ của dân tộc chúng ta, và cũng đã cho thấy những tác phẩm nghệ thuật cách mạng phục vụ lợi ích của Đảng và cách mạng. Thành công lớn nhất của triển lãm là có nhiều tác phẩm mang tính tài liệu lịch sử về sự nghiệp cách mạng chói sáng của đồng chí Kim Nhật Thành, lãnh tu vĩ đại, người luôn cống hiến cuộc đời mình cho tự do và hạnh phúc của nhân dân, đã mô tả những nét không thể xoá nhoà và những mẩu chuyện cảm động đánh dấu cuộc đời của người. Những tác phẩm đó thể hiện những lời ngợi ca và những lời tận tâm dâng lên chủ tịch vĩ đại, người đã mở ra kỉ nguyên Tự chủ bằng sự sáng suốt hiếm có, nghệ thuật chỉ duy hiếm có và dũng khí cách mạng cao quý của Người…”

Còn đây là những lời chú giải cho hai bức tranh.

Cho tác phẩm « Sự xuất hiện và biến mất siêu nhiên » : « Những phương thức đấu tranh phong phú mà kì diệu mà đồng chí Kim Nhật Thành, lãnh tụ vĩ đại và là người chỉ huy nổi tiếng không thể khuất phục với ý chí sắt đá, đã tôi luyện trong thời kí chống lại quân đội Nhật lùn trong những năm 30. Những chiến sĩ của ARPC đã di chuyển nhẹ nhàng và xoá sạch dấu vết trong tuyết giá, đã gây cho quân đội Nhật lùn những nỗi kinh hoàng ».

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 47

Page 49: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Cho tác phẩm « Mẹ ơi, con không muốn ra đi » : « Bọn vô lại Đại Hàn dân quốc phạm những tội ác hình sự không thể nào tha thứ dưới tấm bình phong « xuất khẩu lao động » trong khi bán ra nước ngoài hàng ngàn đồng bào của mình và ngay cả những đứa trẻ vô tội »…

Sau đoạn tuyên truyền dài dằng dặc này, trước khi màn đêm buông xuống, chúng tôi đi tới Quảng trường Kim Nhật Thành, nơi làm người ta liên tưởng đến Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Chính tại nơi đây thi thoảng người ta vẫn tổ chức những cuộc diễu binh khổng lồ, có khi tập trung tới cả triệu người. Nhưng tối đó, khu vực này hoàn toàn vắng vẻ, chỉ có khoảng vài chục người có mặt trên cái quảng trường khổng lồ này.

Quảng trường Kim Nhật Thành

Quảng trường được bao bọc bởi Cung học tập nhân dân, một vài toà nhà của các bộ và một bảo tàng cách mạng. Người ta thấy rõ lễ đài nơi Chủ tịch thân mến Kim Chính Nhật thường xuyên hoan hô binh sĩ. Sự yên tĩnh ngự trị trên khu quảng trường vốn nổi tiếng bởi sự tráng lệ này thật là bất chợt khi màn đêm buông xuống. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy chân dung của Marx và Lénine ở đây (đồng chí Kim nói rằng đó là những chân dung duy nhất của hai vị kia có thể nhìn thấy ở Bắc Triều Tiên). Ngay bên cạnh là một tấm chân dung khổng lồ của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành bắt đầu sáng lên khi trời dần tối, những bức tranh cách mạng bao quanh lấy quảng trường. Ngọn lửa khổng lồ từ tháp Juche (Tự chủ) nằm phía bên kia bờ sống cũng sáng lên tô điểm cho khung cảnh. Một lúc sau, bóng tối bắt đầu bao phủ lấy thành phố.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 48

Page 50: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 12

Những đêm điên rồ ở Bình Nhưỡng

Màn đêm nhanh chóng buông xuống như ở nông thôn. Thật là khó mà tin là tôi đang ở một thủ đô với hơn hai triệu dân. Dĩ nhiên là có nhiều cửa sổ lấp loáng ánh đèn cho phép hình dung ra đường viên của những khu nhà chung cư. Nhưng cảm giác chung thì buổi đêm ở Bình Nhưỡng quả là tăm tối. Những đại lộ khi này trở nên hoang vắng, một vài khách bộ hành lầm lũi trở về nhà trên đường thiếu ánh điện chiếu sáng. Chỉ có vài tấm chân dung được chiếu sáng của chủ tịch kính mến xua đi vẻ tăm tối

Thành phố Bình Nhưỡng lúc chập tối

Tuy vậy thi thoảng người ta vẫn có thể thấy một nguồn sáng nhỏ bé nơi các ngã tư : thứ ánh sáng yếu ớt màu đỏ cử động khắp mọi hướng. Đó là những nữ cảnh sát giao thông vẫn đang tiếp tục làm việc với chiếc gậy chỉ đường trong màn đêm. Kinh khủng quá! Cuộc sống khủng khiếp quá! Làm thế nào mà người ta lại giao thứ công việc bội bạc như thế cho người phụ nữ? Tại sao người ta lại có thể bắt ai đó cử động như một con robot qua những đêm dài với một chiếc gậy màu đỏ giữa một đại lộ hoàn toàn hoang vắng?

Ý nghĩ này theo tốt suốt dọc đường đi tới nhà hàng. Một trong những nhà hàng hiếm hoi của thành phố. Nơi dĩ nhiên chỉ có một vài khách phương Tây và Trung Quốc tới cùng với hướng dẫn viên của họ. Một vài trang trí có chiếu sáng cố tô điểm cho nhà hàng này trong khi khắp nơi thì nhìn thật thê thảm. Nhưng đó là ở trung tâm của cuộc sống về

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 49

Page 51: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

đêm ở Bình Nhưỡng. Cần phải chấp nhận nó thôi. Chúng tôi được vinh dự ăn tối với sự đi kèm của hai đồng chí Kim và Li.

Tôi thừa nhận là đồ ăn ngon. Chúng tôi ăn ở một nhà hàng thịt vịt mà đồng chí Li đã tiết lộ hôm trước khi tôi hỏi anh về thói quen ăn đêm của người Triều Tiên. Vốn là người nghiện rượu nặng như phần lớn đồng hương của hai anh, đồng chí Kim và Li giới thiệu cho chúng tôi rượu địa phương với vẻ tự hào. Loại rượu này quả thực không khác lắm với rượu tôi vẫn thấy bên Trung Quốc. Nhìn qua chai rượu thấy nồng độ là 35°, tôi thấy cũng yên tâm vì tôi nghĩ là nặng hơn nhiều. Tôi thì có thể uống rượu nặng hơn thế nhiều vì bên Trung Quốc tôi ít nhiều uống rồi. Vậy nên tôi có thể làm vài quai mà không quá lo lắng. Cũng như người dân Trung Quốc, người dân Triều Tiên rất thích uống « ganbei » (trăm phần trăm). Vì đa phần thành viên của đoàn là những người châu Âu đền từ Trung Quốc vốn quen với kiểu này, nên chúng tôi hoàn toàn có thể uống. Tuy vậy có một điểm hơi khác : Người Triều Tiên không thể tự rót rượu cho mình. Họ không làm như thế kể cả Bắc cũng như Nam Hàn, sau này tôi thêm khẳng định điều này sau khi quay về Thượng Hải. Đồng chí Li ngồi cạnh tôi luôn yêu cầu tôi rót cho anh uống, vì tôi vẫn còn chưa phê.

Trong suốt bữa ăn tôi luân phiên uống trăm phần trăm và chén những miếng thịt vịt. Đồng chí Li và ông người Mỹ thì uống trăm phần trăm trước tiên, vì họ thích chạm cốc trước những người khác. Tôi thấy mình không được thể hiện sự chậm trễ của mình. Tửu lượng của tôi cũng có hạn, và đêm đó được xác định là 9 cốc (con số của sự trường tồn ở Trung Quốc). Đồng chí Li tuy nhiên không cho tôi dừng lại và bắt tôi phải uống sạch phần của mình : cần phải đạt hai con số. Tôi có cảm giác là tôi uống chừng 12 quai. Ông người Mỹ bên phải tôi thì uống nhiều hơn tí và muốn dừng. Nhưng đồng chí Li không chấp nhận. Dân Bắc Triều Tiên quả là uống rất được.

Chúng tôi tự an ủi rằng trong điều kiện này, chúng tôi có thể làm hai đồng chí hướng dẫn viên nói những gì họ không muốn nói, nhưng chúng tôi thất bại. Hai anh uống quá tốt. Trái lại, chính tôi bắt đầu dần tiến qua giới hạn của sự giữ gìn mồm miệng. Tôi không nhớ rõ về những gì chúng tôi nói, nhưng hình như tôi có cảm giác là tôi đã nâng cốc chúc sức khoẻ Saddam Husseain.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 50

Page 52: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Tôi mong là tôi nhầm, nhưng rất có khả năng là không phải vậy. Như vậy là tinh thần chống Mỹ cuồng nhiệt cộng với hơn chục quai rượu trắng là lý do khiến tôi tin chắc trò đó của mình. Ông người Mỹ vẫn còn tỉnh táo và cụng mạnh ly tôi và nói tôi đừng đi quá xa. Tôi tin là tôi đã nghe lời ông.

Cuối cùng, tôi kết thúc quai thứ 14. Vẫn chưa quá say. Tôi vẫn còn có thể đứng dậy và đi thẳng người, để cho thấy là có vẻ tôi sẽ không phải trải qua đêm đó trong toa lét.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 51

Page 53: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Lúc chúng tôi chuẩn bị đi về, đồng chí Li giới thiệu chúng tôi với chủ nhà hàng. Người ta có thể sử dụng từ « ông chủ » tại một nước cộng sản chăng? Tôi tin là đồng chí Li đã giới thiệu đó là người quản lý, từ này có vẻ chính xác hơn về mặt chính trị. Đồng chí Kim và Li ép tôi nhấn mạnh những khẩu hiệu chống Mỹ của tôi, điều mà tôi nói một cách tự nhiên. Bà « quản lý » cười vang và khen ngợi tôi một cách nhiệt thành bằng cách giơ nắm đấm lên. Liệu bà ta có hiểu là tôi chẳng nghĩ gì cả khi tôi nói không? Tôi muốn tin như thế nhưng tôi hơi nghi ngờ.

Chúng tôi lên xe và mất khoảng chục phút để về khách sạn. Đêm vẫn tối mịt như thế, và những ô cửa sỗ vẫn toả ra thứ ánh sáng yếu ớt lập loè trong bóng đêm. Thật khó phân biệt giữa các kiểu nhà với nhau với ánh sáng yêu như thế. Một cái nhìn ám ảnh bao trùm lấy toàn thành phố.

Thành phố Bình Nhưỡng về đêm

Khi quay lại khách sạn, chúng tôi vào cửa hàng sách làm một vòng để bổ sung thêm cho bộ sưu tập của mình. Những du khách ương ngạnh nhất cũng không cưỡng lại sự ham mê mua sắm khi họ đến Bình Nhưỡng. Sự ham mê này còn mạnh mẽ hơn ở các thành phố như Hồng Kông, Paris và New York, nơi dễ bị chán chường bời sự dư dật và phong phú. Những cuốn sách ít ỏi, những con tem và huy hiệu hiếm hoi ở đây có thể trở thành vật dụng của những bộ sưu tập vô giá mà người ta có thể khoe với vẻ tự hào khi một ngày tất cả mọi người sẽ quên đi ý nghĩa của từ « chủ nghĩa cộng sản ».

Trước khi đi ngủ, tôi gặp cô nàng người Pháp trong nhóm và chúng tôi đã nói chuyện trong một tiếng mà không hề dấu diếm những suy nghĩ của mình về đất nước này. Chỉ

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 52

Page 54: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

mới hai ngày chúng tôi có mặt ở đây và chúng tôi cảm thấy không có gì ngăn nổi ham muốn được đùa vui, thoải mái mô tả những lệch lạc mà chúng tôi đã thấy, được cười thoả thích về hai người hướng dẫn của mình, được vấy bẩn một cách nhơ nhuốc nhất kỉ niệm về chủ tịch đáng ghét Kim Nhật Thành. Dù tôi có khó khăn diễn đạt và để không xỉn (rượu vẫn còn đâu đó trong máu tôi), cuộc nói chuyện diễn ra hơn một giờ và cho chúng tôi những tràng cười điên dại. Cần phải cười như thế, rất cần. Chúng tôi không thể mãi nghiêm túc sau những điều nhìn và nghe thấy trong 48 giờ qua.

Cuối cùng tôi về phòng và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Trực giác của tôi có vẻ chính xác vì quả thực là tôi chỉ vào toa lét một lần duy nhất trong đêm và sáng hôm sau tôi hầu như đã tỉnh táo.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 53

Page 55: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 13

Kì cục

Từ nay chúng tôi không dùng bữa sáng trong nhà hàng quay của nàng Kim dễ thương mà tại một nhà hàng giản dị nằm ngay dưới tầng trệt, không duyên dáng cũng không có gì đặc biệt. Dù sao thì cũng tôi cũng nghĩ ngợi về một ngày dài đang chờ đợi chúng tôi phía trước . Lần này chúng tôi đi về phía bắc của thủ đô, nằm ở miền trung đất nước, trên vùng núi Myohyangsan. Hành trình hai hay ba tiếng bằng xe bus sẽ là cơ hội để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên Bắc Triều Tiên ngút ngàn trước tầm mắt. Trong khi tôi lật qua những quyển sách vừa mua hôm trước, đồng chí Kim chỉ tay bức ảnh lớn có đoàn diễu hành hơn một triệu người trên quảng trường Kim Nhật Thành, vừa mỉm cười và nói với tôi « gần đó một chút », và chỉ một vệt đỏ (một phần của làn sóng người) ở phần nền của bức ảnh. Tôi không ngạc nhiên tí nào. Có khoảng một nửa dân số thủ đô tham gia lễ hội này.

Khi đi tới nơi, chúng tôi khởi đầu chuyến thăm quan của mình bằng việc thăm thú nơi kì cục nhất mà tôi chưa bao giờ được thấy : Cung triển lãm những quà tặng của chủ tịch Kim Nhật Thành và Cung triển làm quà tặng của Kim Chính Nhật. Hai toà nhà khổng lồ này có khoảng một chục gian phòng khác nhau chứa những quà tặng của bạn bè khắp năm châu gửi đến các lãnh tụ.

Những nhóm binh lính đông đúc xếp hàng chỉnh tề đến từ khắp cả nước để chiêm ngưỡng sự tuyên truyền quá đáng này, mà mục đích chính là cho khách tham quan thấy Bắc Triều Tiên thực sự hoà nhập trong môi trường quốc tế và lãnh tụ của họ được yêu mến trên khắp toàn cầu. Lãnh tụ cha và lãnh tụ con mỗi ông có một cung điện. Chuyến

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 54

Page 56: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

thăm quan kéo dài khoảng bai hay bốn giờ gì đó, không được rút ngắn món nào hết, phải xem hết mọi thứ một cách chi tiết.

Sau khi gửi lại máy ảnh ở lối vào và chùi dày (không được làm bẩn sàn của Cung điện) chúng tôi đi vào giữa toà nhà, chúng tôi được dẫn đi thăm quan cùng với một nhóm chừng hai mươi người Hoa đến từ Macao. Tôi nhìn quanh mình và thấy một đám lính tráng đông đúc cũng xếp hàng thăm quan. Dĩ nhiên là chúng tôi không thể lại gần. Có nhiều hướng dẫn viên của cung kiểm tra để du khách nước ngoài không lẫn vào đám binh lính. Các nhóm binh lính lẫn lộn và tuổi trung bình có vẻ là trẻ. Những nữ chiến sĩ tuổi đời chưa quá hai mươi nắm tay nhau, đôi khi chỉ bằng ngón út, giống như những học sinh phổ thông hay thiếu niên vậy. Đó là một hiện tượng xã hội rất phổ biến ở Á châu. Nhưng nhìn những cô gái trong bộ quân phục nắm tay nhau như thế, lại có vẻ hơi đặc biệt. Với tư cánh là một người Pháp tử tế, tôi thử nở vài nụ cười với các nữ đồng chí chiến sĩ bí ẩn, nhưng các cô nàng tiếc thay không đáp lại. Nếu đáp lại dĩ nhiên là một sự báng bổ trong chốn linh thiêng này.

Quay lại nhóm thăm quan vậy. Mấy người Hoa đến từ Macao nói tiếng Quan thoại với nhau, nên tôi nghe bập bõm những mẩu chuyện và bình luận của họ. Tiếc là chẳng có gì thú vị cả. Nhưng đột nhiên tôi va vào người của người hướng dẫn viên của nhóm này. Bất ngờ!!! Đó như thể là anh em song sinh của Chủ tịch thân mến Kim Chính Nhật vậy! Cùng một kiểu tóc, một kiểu kính, mặc cùng một kiểu quần áo và cả hình dáng. Anh ta chỉ trẻ hơn Lãnh tụ thân mến Kim Chính Nhật một chút. Tôi gần như ngây người trong vài giây trước khi báo cho những người châu Âu đi cùng nhóm, họ cũng có cùng một phản ứng như tôi. Rồi chúng tôi cười ầm lên và báo cho đồng chí Li. Anh không phủ nhận sự giống nhau, nhưng anh không dám cười một cách thoải mái như chúng tôi (coi chừng phạm thượng), nhưng anh cũng không cưỡng lại được một nụ cười. Tôi quyết định làm mọi cách để chụp được một tấm ảnh với người hướng dẫn viên này.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 55

Page 57: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chúng tôi bắt đầu bằng việc thăm quan tại Cung triển làm quà tặng của Kim Chính Nhật. Ngay ở phòng đầu tiên, bức tượng Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành đón chào du khách. Bằng một thái độ « thành kính » không mấy chắc chắn, ông người Mỹ cúi đầu kính cẩn trước bức tượng. Một việc chẳng để làm gì cả, vì điều này không phải là bắt buộc. Rồi chúng tôi đi xem các món quà tặng. Có lẽ phải có đến hàng nghìn, thậm chí là hàng vạn thứ khác nhau, đủ mọi nguồn gốc. Nữ hướng dẫn viên giới thiệu tất cả những thứ đó với vẻ hào hứng, trong khi đồng chí Li dịch ra tiếng Anh cho chúng tôi nghe. Người em sinh đôi của Chủ tịch thân mến thì dịch ra tiếng Quan thoại cho khách du lịch Macao. Nhanh chóng nhận ra sự thiếu hào hứng của chúng tôi với kiểu liệt kê đầy khoa trương ấy, đồng chí Li không dịch tiếp nữa. Thế là chỉ còn lại bản hướng dẫn bằng tiếng Hoa mà tôi làm ra vẻ lắng nghe để có thể thoải mái ngắm nhìn « em song sinh » của Chủ tịch thân mến.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 56

Page 58: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Có nhiều loại quà khác nhau. Trong đó có số lượng lớn đến từ các công ty xuất nhập khẩu Macao và Hồng Công, điều này không khỏi làm chúng tôi ngạc nhiên. Đồng chí Li hài lòng đáp lại rằng Lãnh tụ thân mến Kim Chính Nhật có rất nhiều người hâm mộ ở Hồng Kông và Macao (sào huyệt của chủ nghĩa tư bản). Thực ra lời giải thích là có khả năng nhưng lại ít được thừa nhận là có liên quan đến hoạt động rửa tiền ở Hồng Kông và Macao. Cậu bé người Tây Ban Nha đi cùng chúng tôi sau đó cũng đưa ra giả thuyết về đường dây rửa tiền của Bắc Triều Tiên thông qua các công ty xuất nhập khẩu Hồng Kông. Căn cứ vào số lượng tiền được rửa, những công ty này có thể cảm ơn hai lãnh tụ bằng cách tặng lại một vài món quà, dĩ nhiên là giá trị lớn.

Tất các các nước cộng sản ở châu Âu, châu Á và châu Phi tặng hai lãnh tụ biết bao nhiêu là quà. Tại các nước không cộng sản thì qùa do các tổ chức xã hội, các cá nhân hay các đảng cực tả cũng góp phần quà vào đó. Tôi phân quà cáp ở đây ra làm hai loại : những đồ thủ công có giá trị lịch sử địa phương (ví dụ tranh Trung Quốc hay cổ vật Ấn Độ), và những vật dụng cộng sản điển hình (có nghĩa là những đồ điêu khắc hay tranh ảnh theo trường phải hiện thực xã hội chủ nghĩa, hay những tấp áp phích cổ động địa phương, đôi khi thậm chí là những sản vật địa phương Bắc Triều Tiên). Từ đầu có vẻ vui nhộn, nhưng rồi chuyến thăm quan nhanh chóng trở nên khó chịu vì sự lặp đi lặp lại nhàm chán của các phòng trưng bày và lời thuyết minh.

Cái sào huyệt của Ali baba này vừa to lớn vừa kì cục, vì đầy ắp những thứ của cải và dở hơi được phô trương để tạo ra ảo tượng là cả thế giới ngưỡng mộ hai lãnh tụ Bắc Triều Tiên, và tính toàn cầu của tư tưởng Tự chủ.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 57

Page 59: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Tất nhiên cũng có những thời điểm đáng nhớ khi thăm quan. Ví dụ như quả bóng rổ với lời đề tặng của Michael Jordan và được Madelein Allbright trao tặng khi bà gặp Chủ tịch thân mến Kim Chính Nhật cách đây vài năm. Rồi cũng có vô số quà tặng nguồn gốc Trung Đông, Syrie, Palestine, Iran, Iraq và của Ả rập thống nhất được trưng bày trang trọng. Iran thậm chí còn tặng một khẩu súng trường bằng vàng, trong khi Syri thì tặng một khẩu súng lục cũng bằng chất liệu tương tự. Một liên hoan “mô ve gu” và một liên tưởng dễ thấy về những mối quan hệ đáng sợ mà một số chế độ đã và đang xây dựng với Bắc Triều Tiên. Mối quan hệ càng chặt chẽ thì quà tặng càng nhiều ! Không có gì đáng lạ, quà tặng Bắc Mỹ hầu như không có ở đây, ngoài hai ngoại lệ, một quả bóng rổ đã kể ở trên, và một món quà của một mục sư Mỹ mà tôi quên mất tên, nhưng người Bắc Triều Tiên lại đặt nó trên một cái bệ với dòng chữ « Lãnh tụ tôn giáo lớn của Hoa Kỳ ». Không ai trong số chúng tôi, kể cả ông người Mỹ biết ông này.

Cuối buổi thăm quan, có hai chiếc ti vi khổng lồ và mấy chiếc máy tính cá nhân nguồn gốc Nam Hàn thu hút sự chú ý của tôi. Tôi tưởng tượng là trái với những món quà khác, những thứ này được tặng với hai bản : một để trưng bày ở bảo tàng, một để chính lãnh tụ dùng.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 58

Page 60: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 14

Kì cục 2

Sau khi thăm qua Cung quà tặng của chủ tịch thân mến, chúng tôi tới Cung quà tặng của chủ tịch kính mến, nơi chúng tôi lại phải gửi lại máy ảnh và lau giày. Tôi không phải lúc nào cũng đi gần « em sinh đôi » của chủ tịch thân mến, nhưng giữa hai lần thăm quan tôi hỏi đồng chí Li xem liệu tôi có thể chụp ảnh với anh ta. Đồng chí Kim có vẻ rất vui với lời thỉnh cầu của tôi và không nỡ từ chối. Nhưng đồng chí Li không thể nói điều đó với anh hướng dẫn viên kia. Vì thế, chính tôi phải đến gần và đề nghị. Điều này thì được phép, vì « em sinh đôi » của chủ tịch thân mến kia, với tư cách là hướng dẫn viên, có quyền nói chuyện với người nước ngoài. Dĩ nhiên là đồng chí Li tin là tôi không có gan làm điều đó. Nhưng anh nhầm.

Tôi lợi dụng việc không có phiên dịch tiếng Anh để đặt câu hỏi với hướng dẫn viên duy nhất còn lại, không ai khác chính là « em song sinh » của chủ tịch thân mến. Tôi hỏi câu liên quan đến một món quà tặng làm tôi tò mò. Tôi hỏi bằng tiếng Hoa. Những du khách Macao và « mục tiêu » của tôi cười thoải mái. Thế là tôi đã làm quen thành công. Tiếp theo tôi nói chuyện với « em song sinh » kia. Anh này học tiếng Hoa ở Bắc Kinh và rất thạo ngôn ngữ này, có vẻ còn thạo hơn đồng chí Kim và Li thạo tiếng Anh. Anh này rất đáng yêu và chúng tôi đã nói chuyện một cách thú vị. Anh ta tên là Kim Yongkun (thêm một Kim nữa).

Cô hướng dẫn viên người Bắc Triều Tiên nói là vì có quá nhiều gian trưng bày nên chúng tôi không thể xem hết được. Tôi liền thể hiện sự tò mò được xem phòng trưng bày quà tặng của người Châu Âu dành cho chủ tịch Kim Nhật Thành. Mấy người Macao tỏ ra đùa cợt. Các hướng dẫn viên chấp nhận lời đề nghị của tôi. Đồng chí Li chú ý tới mánh khoé này của tôi và hỏi liệu dự định của tôi có tiến triển không. Tôi vui lòng cho anh biết một câu trả lời tích cực. Điều đó rõ ràng là làm anh ta rất vui.

Không có gì làm ngạc nhiên, phần lớn quà tặng châu Âu có nguồn gốc Liên Xô và các nước anh em Đông Âu. Đồng chí Kim bình luận một tấm chân dung Stalin và nói rằng năm ngoái một đám du khách Nga đã rất cảm động vì nhìn thấy bên ngoài lãnh thổ họ tấm chân dung của lãnh tụ kính yêu của họ(!).

Cuối cùng chúng tôi tới khi trưng bày quà đến từ Tây Âu, đây chính là nơi duy nhất làm tôi quan tâm. Ở phòng này, Pháp là nước có nhiều thứ trưng bày nhất. Tủ trưng bày đồ Pháp có cả một đống ảnh François Mitterranh bắt tay chủ tịch Kim Nhật Thành. Lời thuyết minh cho thấy cuộc gặp gỡ này diễn ra khi Mitterand còn chưa làm tổng thống. Ông này rõ ràng đã thiết lập những mối quan hệ hữu nghị rối ren. Những tấm giấy chứng nhận dành cho người Bắc Triều Tiên của các hội đoàn Tự chủ Pháp cũng được trưng bày trong tủ kính. Toà đô chính Montreuil cũng được trưng bày vài món. Nhưng sự chú ý của tôi nhanh chóng tập trung lên một cái tháp Eiffel, giống y loại tôi có thể mua với giá hai hay ba € trong các cửa hàng lưu niệm ở Paris. Ngay sát bên cạnh là một cái đĩa có vẽ hình tháp Eiffel. Tôi tự hỏi là kẻ ngu ngốc nào lại có thể dám tặng những món quà tầm thường

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 59

Page 61: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

như thế cho chủ tịch Kim Nhật Thành kính mến? Và máu tôi như đông lại khi tôi nhận ra là tôi có quen người này. Đó chính là thầy giáo cũ của tôi. Ông giáo sư này có cảm tình với Khadafi và Kim Nhật Thành. Khi tôi còn là sinh viên, nhân vật hơi bất bình thường này gây ra khá nhiều tiếng xì xào. Trong khi cảm tình với Kadafi thể hiện bằng nhiều dấu hiệu khác nhau thì cảm tình với Kim Nhật Thành có vẻ bí ẩn và không được xác nhận. Nhưng không sao, cuối cùng tôi cũng có chứng cớ. Tôi có thể tiết lộ điều này với tất cả bạn cũ của tôi khi tôi quay trở về với "Thế giới tự do". Chuyến du ngoạn Bắc Triều Tiên của tôi quả là một thành công. Các đồng chí hướng dẫn viên quả rất ấn tượng với việc tôi có quen biết cá nhân với một người đã tặng quà cho Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành.

Về cuối buổi thăm quan, chúng tôi vào gian trưng bày cuối cùng, ở giữa có một bản sao bằng sáp với kích thước thật của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành, đứng sáng rực giữa chốn điền viên thiên đường. Trên những bức tường, những tấm áp phích cổ động cộng sản kiểu các nước châu Phi nói tiếng Pháp điểm phá cho khung cảnh sùng bái nhà họ Kim đó. Khi tôi có ý định đi lại gần một trong các tấm áp phích đó thì đồng chí Kim (nói tiếng Anh, không phải anh hướng dẫn viên Kim nói tiếng Hoa) liền rầy la : “Không, không, dừng lại ! Trước tiên phải cúi mình trước tượng lãnh tụ để thể hiện lòng tôn kính của anh đã, rồi anh có thể xem những gì anh muốn”. Tôi làm điều đó một cách không thành thực, để thể hiện « lòng tôn kính » với lãnh tụ, rồi tôi quay về phía đám khách du lịch Macao và nói với họ vài câu tục tĩu bằng tiếng Hoa về lãnh tụ khỉ gió. Mấy anh người Hoa phá lên cười. Đồng chí Li vốn không hiểu gì tiếng Hoa, liền chạy về phía tôi. Cô nàng người Pháp cùng nhóm sau đó cho tôi biết là đồng chí Li chạy qua cả phòng ngay khi thấy tôi nói chuyện với mấy anh người Hoa. Anh hỏi là tôi vừa nói gì bằng giọng có vẻ lo lắng. Tôi đành phải nói : “Không, không có gì đặc biệt”.

Các em học sinh của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên anh hùng

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 60

Page 62: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chuyến thăm quan thế là kết thúc, chúng tôi đi lên sân thượng của cung điện, sau khi lấy lại máy ảnh của mình. Cảnh sắc quả là rất dễ chịu vì chúng tôi đang ở ngay trên quả đồi đầy cây cối, mà có lẽ chính Kim Nhật Thành cũng đã đắm đuối nên mới quyết định xây dựng cung triển lãm ở đây. Bản nhạc hành khúc thêm phần tô điểm cho khung cảnh. Đồng chí Li rỉ tai tôi một cách kín đáo rằng đây là thời điểm để tôi có thể thử chụp ảnh với « em song sinh » của chủ tịch thân mến.

Vậy là tôi thực hiện ý định của mình, tôi yêu cầu « em song sinh » chụp ảnh với tôi và anh ta vui vẻ đồng ý. Trời ạ, tấm ảnh lại bị hỏng và hơi tối. Tệ nhất là khi lên ảnh người hướng dẫn viên này lại không thật giống với Kim chủ tịch như ở ngoài đời. Không thành công lắm! Dẫu sao tôi cũng cảm thấy áy náy vì đã làm trò để chụp ảnh với anh ta trong khi anh ta không hề tỏ ra nghi ngờ. Dù sao anh ta cũng rất dễ chịu. Nhưng để anh ta không có gì phải nghi ngờ, tôi liền yêu cầu chụp ảnh với một nữ hướng dẫn viên Bắc Triều Tiên trong bộ váy áo màu xanh. Tôi không ham cái trò viết vào sổ vàng, không có gì hay ho để viết cả.

Sau khi « nhiệm vụ » hoàn thành, tôi nói chuyện một lúc với mấy ông khách du lịch Macao. Tuy nhiên tôi không hỏi họ về những mối quan hệ đặc biệt giữa thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha này với chế độ độc tài kiểu Stalin ở Bắc Triều Tiên. Nhưng thực cũng không có gì đáng hỏi. Macao là một trong ít các thành phố có lãnh sự quán Bắc Triều Tiên, cũng là một trong những nơi còn hiếm hoi hơn có chuyến bay trực tiếp tới Bình Nhưỡng, được duy trì bởi hãng Air Koryo. Ngoài ra còn kể tới casino Bình Nhưỡng treo những tấm ảnh thành phố Macao một cách trang trọng. Đây là quà của các công ty xuất nhập khẩu Macao, những câu chuyện về hoạt động rửa tiền này nọ.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 61

Page 63: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Trong đám khách du lịch đến từ Macao có một người châu Âu tuổi chừng sáu chục. Chúng tôi cuối cùng cũng bắt chuyện với nhau. Tôi tiếc là không bắt chuyện với ông ta sớm hơn. Người đàn ông Bồ Đào Nha nói sinh ra tại khu tô nhượng Pháp ở Thượng Hải vào năm 1940 và rời thành phố này cùng với gia đình năm 1947, trước khi thành phố rơi vào tay những người cộng sản. Rồi ông đến Macao định cư cho đến bây giờ. Đây là lần đầu tiên tôi gặp một người châu Âu đã sống ở Thượng Hải thời tô nhượng cũng như thời Nhật chiếm đóng, dẫu thời đó ông ta còn bé tí. Ông ta chỉ nhớ một vài kỉ niệm ít ỏi về thời kì này. Về phần mình, ông ta rất thích thú khi tôi mô tả Thượng Hải của thế kỉ 21, vốn chẳng ăn nhập gì với thành phố trong kí ức tuổi thơ ông. Thậm chí cách đây vài năm ông ta cũng đã quay lại đó một lần ngắn ngủi, và chúng tôi đã trao đổi những mô tả của mình vốn không thể tìm ra trên bản đồ của thời kì đó. Quả là một cuộc đối thoại siêu thực giữa hai người yêu mến Thượng Hải, vốn không thể tìm ra mối liên hệ giữa hai sự hình dung hoàn toàn khác nhau về cùng một thành phố! Tuy nhiên, khi tôi liệt kê một phố cổ có tên kiểu Pháp ở Thượng Hải thì có vẻ như nó làm sống lại nhiều kỉ niệm trong ông.

Thế rồi hai đồng chí Kim Là Li nhanh chóng chia ly chúng tôi, vì mỗi người đều phải tiếp tục hành trình cùng nhóm. Tôi thậm chí không kịp trao đổi địa chỉ với người đàn ông này, vì các hướng dẫn viên đảm bảo rằng tôi sẽ gặp lại ông ta sau đó ở khách sạn thôi. Điều này đã không diễn ra và thật sự đáng tiếc.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 62

Page 64: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 15

Tắm trong thiên nhiên

Sau khi ăn sáng chúng tôi phải đựa ra chọn lựa hoặc là giữ nguyên lịch trình như ban đầu, tức là leo núi một lát rồi quay về Bình Nhưỡng để thăm quan một ngôi trường kiểu mẫu và tham dự buổi biểu diễn của thiếu nhi. Tôi cố cũng không thích được núi non và đã chịu được sự thiếu vắng nó khi ở Thượng Hải. Và tôi tới Bắc Triều Tiên rõ là để tắm trong bầu không khí cộng sản nên tôi thích theo nhóm du khách Macao đến thăm quan trường học. Tuy nhiên ác cái tôi là người duy nhất trong nhóm thích khoản này. Mấy anh bạn người châu Âu khác lại thích tắm trong thiên nhiên. Dân chủ ở Bắc Triều Tiên như vậy là chẳng cho tôi cơ hội nào !

Trước khi tiếp tục câu chuyện về chuyến hành trình, tôi xin kể những điều mà tôi không được trải qua mà đáng lẽ tôi có thể đã có cơ hội trải qua nếu nhóm chúng tôi có lựa chọn khác. Một người bạn năm ngoái đến thăm trường này đã kể tôi nghe chuyến thăm viếng khó tin của anh. Bên cạnh hình ảnh mẫu của chế độ chủ nghĩa xã hội để giới thiệu cho du khách nước ngoài, du khách còn có cơ may được thăm một nhà máy nhỏ đặt trong trường. Trong xưởng, có một chiếc máy được bảo quản một cách kĩ lưỡng và được chăm sóc rất chu đáo tạo cho du khách một sự tò mò. Những người hướng dẫn nhiệt tình giải thình rằng cỗ máy này có một ý nghĩa lịch sử hàng đầu với người Bắc Triều Tiên vì… ngày 17 tháng 5 năm 1978 (một ngày tình cờ thôi), Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành đến kiểm tra nơi này và … đã sờ vào máy, và nó ngay lập tức trở thành di vật thiêng liêng.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 63

Page 65: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Tôi thừa nhận là tôi muốn đến phát cuồng được thấy sự kì dị này và hơn hết là nghe lời hướng dẫn mà tôi đã thuộc nằm lòng trước khi có cơ hội nghe trực tiếp. Chủ nghĩa cộng sản quả là đẹp và giống hệt như một thứ tôn giáo, điều đó được khẳng định ngày qua ngày, giờ qua giờ. Nhưng mong muốn của tôi đi tong, chiếc minibus đưa chúng tôi chân con đường mòn dẫn lên núi.

Dẫu sao thì phải thừa nhận là cảnh sắc thật dễ chịu. Hơn thế, khí hậu quả là lý tưởng. Cũng như bên Trung Quốc, hầu như không thể đi khỏi những con đường mòn lên núi. Không phải vì lý do chính trị mà vì những con đường này đươc vạch giới hạn bằng những cái ba-ri-e mà nếu đi qua đó thực sự sẽ rất nguy hiểm. Thật là bất hạnh là tôi không thể đi lại được nhiều vì đôi dày dạo phố của mình. Đồng chí Kim lấy lí do tuổi cao (30) để không dẫn chúng tôi đi, và thế là lần đầu tiên chúng tôi được thả lỏng một mình - chỉ với một hướng dẫn viên - một thứ tự do mà tôi nghĩ là phải tận hưởng thật tốt!

Về hướng đầu con đường, tôi thấy có những dòng chữ khổng lồ được khắc trên đá, bên sườn núi, và dù tôi mơ hồ đoán được ý nghĩa của dòng chữ đó, tôi vẫn nhờ anh Li giải thích. Quả là tôi không nhầm, dòng đó viết rằng “Chủ tịch vĩ đại là mặt trời lớn trong lòng dân tộc Triều Tiên”, và tóm lại là “Cách mạng là một thành công rực rỡ”, rằng thiên nhiên thật đẹp khi con người chế ngự...

Mỗi người đi theo nhịp riêng của mình. Nhiều lần liên tiếp, tôi thấy mình thực sự một mình. Điều này quả là một sự xa xỉ vô giá ở Bắc Triều Tiên, đặc biệt khi ta là người nước ngoài. Đáng tiếc là không thể tận dụng cơ hội hiếm có này để bắt chuyện với những người dân địa phương đi dạo chơi, vì vào giờ đó, mọi người đều xuống núi và gần như

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 64

Page 66: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

chỉ có chúng tôi leo lên. Tuy nhiên, trái hẳn với đồng bào mình ở Bình Nhưỡng, những người đi dạo ở đây không ngại ngùng khi nhìn chúng tôi, điều không thể tưởng tượng được tại thủ đô, vì như thế quá ư nguy hiểm. Một số đồng chí thậm chí còn dám nói « Hello! »..

Thi thoảng, ở chỗ nghỉ chúng tôi vượt qua những du khách Trung Quốc, dễ dàng nhận ra qua những bộ quần áo bắt mắt và hợp mốt. và hơn hết là kiểu khạc nhổ bữa bài rất đặc trưng của họ. Về mặt này, một số người trong đám khách Trung Quốc còn thể hiện rõ xuất xứ của mình, đến mức tôi toan nhắc đến các chủ tịch hội AARRCC (Tổ chức chống khạc nhổ, nôn oẹ tại Trung Quốc). Nhưng tôi đã kiềm chế được và đành lòng nhìn họ. Dân Bắc Triều Tiên rất ít khạc nhổ bừa bãi, ngoại trừ một số rất ít binh lính làm trò này như dân Trung Quốc. Trái lại dân thường không được phép làm trò thô lỗ này.

Chúng tôi gặp những nhóm đội viên thiếu niên đang đi xuống núi theo các hướng khác nhau. Đội viên thiếu niên tiền phong cũng như ở tất cả các nước cộng sản khác là những thiếu niên ưu tú quàng khăn đó, và đã đặt chân vào hệ thống chính trị. Nhưng cũng như những đứa trẻ khác, chúng ồn ào chạy nhảy và hò hét một cách thật lòng.

Con đường dài hơn là tôi tưởng và có vẻ như không có điểm cuối. Thay vì giờ xuống như đã định chúng tôi tôi phải đi bộ tới hai tiếng. Đồng chí Li có vẻ rất muốn quay lại và trở về xe. Nhưng chúng tôi đã bén mùi với cái khoảng không gian nhỏ bé này và chúng tôi nài nỉ lên cao hơn nữa, dù biết là kiểu gì cũng không lên được tới đỉnh Myohyangsan. Chuyến du ngoại cuối cùng tính ra mất trọn ba giờ bao gồm cả thời gian đi xuống.

Trên đường đi, đồng chí Kim hỏi tôi chính xác là những tháng nào có hàng chục nghìn người Pháp mất mạng vì nắng nóng (hè 2003) và tại sao điều đó lại có thể xảy ra. Lần này đến lượt tôi thấy khó xử bởi những vấn đề của quê hương mình. Dù gì thì điều đó cũng cho thấy, người Bắc Triều Tiên dẫu sao cũng nói về những chuyện xảy ra ở nước ngoài.

Tiếp theo chúng tôi đi về hướng một ngôi chùa lớn nằm ở khu vực đó. Trời ạ, chúng tôi tới đúng vào giờ đóng cửa và « hồng vệ binh » (trang phục của cô này giống hệt của hồng vệ binh thời cách mạng văn hoá Trung Quốc) canh cổng thông báo để chúng tôi quay lại. Vậy là chúng tôi sẽ trở lại đây vào sáng hôm sau trước khi về Bình Nhưỡng.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 65

Page 67: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Ngôi chùa trên núi Myohyangsan

Không còn đích đến nào nữa ngoài nhà trọ chúng tôi sẽ qua đêm. Khu này đúng là kiểu một cái nhà trọ trên núi, mà là kiểu nhà năm sâu trong rừnng. Vậy nên chẳng cần phải nhắc lại việc cấm đoán đi ra ngoài một mình vì dẫu sao chúng tôi cũng chẳng có chỗ nào mà đi cả, nhà trọ nằm xa khu vực dân cư, như thế các đồng chí hướng dẫn viên cứ yên giấc mà ngủ.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 66

Page 68: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 6

Karaoke kiểu Bắc Triều Tiên

Dĩ nhiên là buổi đêm ở khách sạn không có nhiều trò để nghịch, ngoài xem đi xem lại mấy quyển sách tôi đã mua. Khi mua thứ đồ vặt (đĩa và cốc Made in Bắc Triều Tiên), tôi lại gặp mấy du khách người Trung Quốc, nhưng lần này đến từ Mãn Châu Lí. Họ nói với tôi là mục đính của chuyến du lịch chỉ giới hạn ở các vùng núi và họ không tới Bình Nhưỡng. Họ sang Bắc Triều Tiên không cần visa. Điều này là được phép nếu bạn là người Trung Quốc và không thăm quan Bình Nhưỡng. Điều này cũng mới thay đổi, vì cách đấy một năm người dân Trung Quốc có thể đến Bình Nhưỡng mà không cần xin visa. Quan hệ giữa hai nước xã hội chủ nghĩa anh em đang bị xói mòn tuy chậm nhưng chắc.

Chỉ còn lại một trò có thể nghịch ở khách sạn này : đi hát karaoke. Trò giải trí này phổ biến khắp Viễn Đông, cũng không hoàn toàn loại trừ Bắc Triều Tiên. Tôi không thể cưỡng lại được cảm giác tò mò muốn xem người ta hát những thứ gì ở đây. Hơn thế, đây là nơi duy nhất du khách có thể nhấm nhá để giết thời gian.

Thế là tôi tới đó cùng với ông người Hà Lan và đồng chí Li uống rượu như nước lã. Phòng khá lớn nhưng gần như trống rỗng. Khi chúng tôi tới nơi, chỉ có duy nhất một bàn của khách người Trung Quốc và một bàn khác của khách Bắc Triều Tiên là kín chỗ.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 67

Page 69: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Phục vụ ở phòng Karaoke là một người đàn ông và một phụ nữ. Họ hát để tạo một chút không khí. Khách Trung Quốc hát xong và đi ra, chỉ còn lại nhóm khách Bắc Triều Tiên ngồi ở khu vực của họ. Cô nàng phục vụ tới phát cho chúng tôi một menu, tức là danh sánh các bài hát hiện có. Danh mục dĩ nhiên chủ yếu là tiếng Triều Tiên và tiếng Hoa, nhưng cũng có vài bài hát Anh ngữ.

Ông người Hà Lan và tôi kiên quyết từ chối hát. Về phần tôi, nó liên quan đến một nguyên tắc chặt chẽ, trừ những trường hợp cực kì hiếm hoi, tôi ghét việc hát hò, điều mà dẫu sao thì tôi chẳng biết tí gì. Có vài lần hiếm hoi khi ở bên Trung Quốc, tôi có đặt chân vào quán karaoke, chỉ là dẫn bạn bè đi và ngồi nghe, không có gì hơn. Đồng chí Li cũng từ chối hát, và cô gái kia không nài nỉ mà quay về hát. Đồng chí Li rất vui khi hai ca sĩ bắt đầu hát bài « My way » mà anh nói thầm với tôi là có cả bản tiếng Triều Tiên. Nhưng đêm đó, bản tiếng Anh đã được sử dụng.

Những ai đã từng có cơ hội ngồi vài giờ trong quán karaoke châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mã Lai, Thái Lan hay nước khác) đều biết rõ những bài hát dài dằng dặc lôi kéo sự náo nhiệt của đám đông này như thế nào. Nhạc thì màu mè và lời cũng chẳng kém, trên màn hình là hình ảnh của đôi tình nhân ra vẻ lãng mạn nắm tay nhau trong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Lần đầu nghe còn thấy khá vui nhưng từ lần thứ hai thì thấy thật chán.

Tôi hi vọng là karaoke kiểu Bắc Triều Tiên sẽ xứng với những hi vọng và gu của tôi dành cho nhạc hành khúc và cách mạng. Nhưng chẳng được như thế. Tôi rất ngạc nhiên là karaoke Bắc Triều Tiên giống hệt của Trung Quốc, vốn giống karaoke Đài Loan, mà karaoke của Đài Loan lại giống của Nhật Bản. Không một âm hưởng quân đội hay yêu nước nào được chuyển tải vào trong các tình khúc Bắc Triều Tiên. Chẳng cần hiểu lời cũng hiểu được người ta đang hát gì. Vẫn là những đôi lứa trai gái, hoặc là nhưng cô gái xinh đẹp ăn mặc sặc sỡ, tạo cảm giác một hạnh phúc rạng ngời. Tôi đã khá sửng sốt khi thấy Bắc Triều Tiên có thể sản xuất thứ này. Tôi thậm chí đã nghĩ rằng thể loại đó đến từ

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 68

Page 70: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Nam Hàn, nhưng đồng chí Li đảm bảo với tôi là không phải. Cuối cùng thì tôi cũng tin khi trên màn hình có những hình ảnh về những con phố mà tôi biết là chỉ có ở Bắc Triều Tiên, hoặc là những lá cờ có sao đỏ. Một trong những cảnh hơi lố là đoạn chia tay đầy nước mắt của đôi tình nhân ở sân bay Bình Nhưỡng. Cảnh đó có vẻ được sản xuất không thật lắm, hơn thế tấm biển chỉ dẫn các chuyến bay hiện ra những nơi đến hoàn toàn tưởng tượng. Thực tế thì Bình Nhưỡng chỉ có các chuyến bay tới Bắc Kinh, Shenyang, Macao, Vladivostok, Khabarovsk và Băng Bốc. Nhưng ở đây lại có cả Mexico, Berlin và Caire. Tất những thứ có thật ở sân bay trên màn hình chỉ là những chiếc máy bay của hãng Air Kyryo, dễ nhận ra bởi lá cờ Bắc Triều Tiên nơi đuôi. Còn lại đều siêu thực cả !

Sau khi hát vài bài, cô nàng phục vụ quay ra đề nghị chúng tôi hát. Thật tình cờ là nàng lại bám lấy tôi. Tôi đã phí công nhắc đi nhắc lại bằng tiếng Anh và nàng ta phải hiểu rằng tôi không muốn hát, nhưng vẫn tiếp tục nài nỉ. Thậm chí còn đề nghị hát cùng tôi! Thế là sau vài phút, tôi không thể cưỡng lại được nụ cười của nàng, không biết thế nào mà tôi lại đồng ý rất vui vẻ. Nhưng tôi đưa ra hai điều kiện : tôi chỉ hát bằng tiếng Hoa và nàng phải hát cùng tôi. Dĩ nhiên là tôi không biết hát dù chỉ một câu bằng tiếng Triều, và tôi ghét cay ghét đắng nhạc tiếng Anh. Nên chỉ còn lại tiếng Hoa thôi! Hơn nữa tối thấy nhạc Hoa gần gũi và dễ chịu hơn nhạc Tây.

Cô nàng phục vụ chấp nhận điều kiệu của tôi và đưa ngay tôi một bài. Do không biết rõ lời nên tôi từ chối vì nó quá khó. Khi xem menu tôi thấy một số bài hát khá quen thuộc thậm chí là thân thiết vì chúng nằm trong đám CD nhạc cách mạng và yêu nước Trung Quốc ở nhà tôi. Vậy là tôi chọn bài mà tôi thấy là dễ nhất : Câoyn zhi ye (Một đêm trên thảo nguyên). Cô nàng có vẻ không thật hài lòng và tôi không biết rõ tại sao. Một mình tôi cầm micro còn cô quay về quầy và ngồi cười..

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 69

Page 71: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Như vậy là chỉ còn tôi đương đầu với kinh nghiệm đau thương đó, dù bài hát chỉ kéo dài ba phút, và có rất ít người nghe thấy, nhưng tôi thấy mình đúng là đang làm trò hề, làm ô uế cả bài hát vốn rất hay ho khi ca sĩ xịn hát. Điều an ủi là tôi không phải nghe chính mình hát, mà chỉ thấy cái hiệu quả thảm thương mà mình gây ra. Người ta có thể gọi thế là « hát » chăng?

Những người Bắc Triều Tiên ngôi ở bàn đã nhiệt liệt vỗ tay, và tôi sửng sốt khi nhận thấy có hai người phương Tây trong số họ. Do họ mời nên tôi lại ngồi cùng họ. Đây là hai người đàn ông Ý Đại Lợi chừng năm mươi tuổi mà ban đầu tôi nghĩ là những khách du lịch thích chơi ngông. Một người trong số họ nói tiếng Pháp rất hay, nhưng dẫu sao tôi cũng cố bi bô vài câu tiếng Ý mà tôi đã học cách đây rất lâu và gần như quên sạch. Một người Bắc Triều Tiên trả lời lại tôi bằng một thứ tiếng Ý chuẩn xác nhưng tiếc thay tôi chỉ đáp lại được bằng tiếng Anh. Tiếp theo tôi chỉ nói chuyện bằng tiếng Pháp với ông người Ý để ria mép.

Tôi nhanh chóng nhận ra người đàn ông Ý này có đeo huy hiệu. Không phải là thứ huy hiệu mà khách du lịch có thể mua với giá một euro rưỡi có hình cờ Bắc Triều Tiên hay những tượng đài cách mạng. Không! Ông ta đeo huy hiệu dành cho người Bắc Triều Tiên! Không phải là thứ vớ vẩn! Trong khi đa phần người dân đeo phía gần tim chân dung nhỏ của Kim Nhật Thành, ông người Ý này còn đeo thứ lạ nhất : có hình chân dung của Kim Nhật Thành lẫn Kim Chính Nhật. Thực sự lạ vì điều này thông thường không được phép đối với người nước ngoài. Rõ ràng ông này là một « Người bạn của Bắc Triều Tiên » nên mới có quyền làm thế. Phần tiếp theo của cuộc nói chuyện khẳng định cảm giác đó.

Như vậy hai ông người Ý này không phải là khách du lịch mà là những kĩ thuật viên làm việc ở Bình Nhưỡng. Tôi tin có chừng hai trăm người phương Tây sống ở Bình Nhưỡng, và tôi đã gặp hai trong số đó. Phần lớn người phương Tây chịu đến đây trái với mong muốn của họ để nhận được tiền lương cao. Nhưng hai ông người ý này là tình nguyện và có vẻ thấy rất thoải mái ở Bắc Triều Tiên.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 70

Page 72: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Ông có ria mép kể tôi nghe lý lịch quả là ấn tượng của ông. Hồi đầu, ông làm việc ở Nam Tư cộng sản rồi ở một vài nước Đông Âu (trước khi bức màn sắt sụp đổ). Tiếp theo ông đến Algérie và Lybi, vẫn luôn với vai trò kĩ thuật viên. Người đồng chí của chúng ta nói thạo tiếng Rệp và Nam Tư. Rồi ông sang Iran và Irak nơi ông vẫn giữ những kỉ niệm tuyệt vời. Sau một quãng thời gian ngắn ở Miến Điện và Trung Quốc, ông ở lại với Bình Nhưỡng, nơi ông làm việc trong một nhà máy sản xuất thiết bị xe hơi – một nhà máy của Ý Đại Lợi. Sự lưu trú của ông ta thế là kéo dài vô thời hạn dù ban đầu chỉ có ý định ở lại một thời gian. « Bình Nhưỡng là một thành phố tuyệt vời và dễ chịu » ông thì thầm với tôi trong lúc tôi vẫn còn ngơ ngác vì ngạc nhiên. Ông người Ý Đại Lợi này rất dễ chịu, nhưng điều gì diễn ra trong đầu ông ta vậy hả trời? Dĩ nhiên là ông ta đến từ vùng Bologne (Thành trì của cộng sản Ý), nhưng dù sao đó cũng chỉ là một cách châm biếm !

Về phần mình, tôi kể cho ông ta lý lịch khiêm tốn của mình vốn không khác người như của ông. Tôi kể cho ông nghe tình yêu của tôi dành cho Trung Quốc. Ông đáp lại « Ừ, cũng như tao, tao là người Ý nhưng trái tim tao thuộc về Bắc Triều Tiên » - ông vừa nói vừa chỉ tay lên huy hiệu có hình hai lãnh tụ. Thật là cảm động!

Người đàn ông Ý còn lại cũng đeo huy hiệu kể cho người bạn Hà Lan của tôi rằng điều kiện làm việc và sống chẳng nơi đâu tuyệt vời như ở Bình Nhưỡng. Hồi mới đến nhà máy, anh ta thấy rằng không thể làm gì được, cái gì cũng thiếu, ban đầu anh ta phải cho nhập một côngtenno từ Singapore toàn dụng cụ lao động đơn giản nhất.

12 h kém 45, khoảng đó, khi còn lại mỗi đám Âu châu, chúng tôi ngồi nhìn nhau và cười vang.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 71

Page 73: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 17

Tôn giáo ở Bắc Triều Tiên

Buổi sáng khi ăn uống xong, chúng tôi gặp lại hai đồng chí người Ý. Chúng tôi chào nhau, nhưng lần này không bắt chuyện, vì một ngày dài đang đợi chúng tôi phía trước.

Trước tiên chúng tôi đến thăm ngôi chùa mà hôm trước không vào được do quá giờ mở cửa. Cô nàng « hồng vệ binh » vẫn luôn ở đó, bất động và bắt đầu một ngày làm việc đầy đam mê. Thật tiếc là không phải nàng dẫn bọn tôi đi thăm quan mà là một cô tuổi chừng ba mươi mặc đồ màu hồng. Đúng là đen. Gần như chỉ có nhóm chúng tôi đi thăm quan ở chỗ này, những nhóm khách Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ồn ào đã đến trước đó. Chúng tôi thoát nạn vì ở xa người ta vẫn nghe thấy đám binh lính vui vẻ đang tiến lại gần. Khi rời khỏi chùa chúng tôi gặp họ trên đường. Đám đó quả thật là đông nhưng tôi biết là họ không đi hành hương.

Ngôi chùa mà tôi quên mất tên này thực sự là một chốn yên tĩnh, như hình ảnh của phần còn lại trên « Đất nước của buổi sáng thanh bình » (tức là Triều Tiên) - rộng rãi và thoáng đãng hơn những ngôi chùa bên Trung Quốc lúc nào cũng đông nghịt người. Nhiều

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 72

Page 74: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

đình và chùa nhỏ được dựng một cách hợp lý giữa khung cảnh đầy hoa cỏ và khóm cây được cắt tỉa tinh tế. Khi nhìn gần hơn, một trong các khóm cây đó có hình dạng y chang như bán đảo Triều Tiên thống nhất!

Ở lối ra của một ngôi đình, cô hướng dẫn viên nhìn tôi lén lút và nói rúc rích gì đó bằng tiếng Triều Tiên rồi cười ngặt nghẽo. Ngạc nhiên nhưng tôi cũng tự hỏi mình làm cái gì để cô nàng cười chăng. Tôi hỏi đồng chí Li và anh nói rằng cô kia cười vì thấy tôi « bảnh trai ». Vừa cảm ơn, tôi vừa tận dụng cơ hội để hỏi cô ta vài câu về đời sống tôn giáo ở Bắc Triều Tiên. Dĩ nhiên là thông qua sự chuyển ngữ rất chuẩn của anh Li. Cô hướng dẫn viên khẳng định với tôi là có một đời sống Phật giáo ở Bắc Triều Tiên, mặc dù không thật nở rộ. Có khá nhiều vị sư ở trong chùa này. Nhưng tình cờ sáng nay chúng tôi không thấy được vì họ bận nghiên cứu kinh Phật.

.

Thực ra mà nói, tôi rất ngạc nhiên về những chú dẫn kinh Phật của đồng chí Li liên quan đến những câu trả lời về lối sống của người Bắc Triều Tiên thi thoảng vẫn chịu ảnh hưởng bởi quá khứ Phật giáo Triều Tiền hơn là tư tưởng Tự chủ hiện tại. Tôi cũng được xác nhận rằng cũng như bên Trung Quốc, ở Bắc Triều Tiên không thể vừa có tín ngưỡng lại vừa là Đảng viên.

Chúng tôi tận dụng cơ hội này để hỏi đồng chí Li về mức tín ngưỡng thực tế của dân Bắc Triều Tiên. Về chuyện này, cách tốt nhất để biết là hỏi về bí ẩn của cuộc sống sau cái chết. Câu hỏi có vẻ làm đồng chí Li hơi khó xử và anh không trả lời một cách rõ ràng được. Chúng tôi nói với anh rằng phần lớn các tôn giáo trên thế giới đều hứa hẹn một cuộc sống sau cái chết, hoặc là một chu kì đầu thai. Đáp lại ngắn gọn lập luận của chúng tôi, anh Li trả lời rằng tất cả dân Bắc Triều Tiên đều tin vào thuyết Tự chủ (Chủ nghĩa Mác theo màu sắc Kim Nhật Thành). Trước sự hoài nghi của chúng tôi về những ứng

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 73

Page 75: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

dụng tinh thần của chủ nghĩa Tự chủ, đồng chí Li trả lời một cách đơn giản rằng trong thực tế tư tưởng này rất phức tạp và bao bọc mọi mặt của cuộc sống bao gồm cả cái chết, nhưng dù sao thì tất cả những điều đó đều nằm ngoài tầm nhận thức của những người Tây phương như chúng tôi. Cuộc tranh luận về triết học và tinh thần vậy là dừng lại ở đó.

Xa hơn một chút, mặt trước của ngôi đền được trang trí bằng chữ viết kiểu tiếng Phạn. Có nguy cơ tỏ ra là mít đặc, tôi tự thừa nhận sự ngỡ ngàng khi thấy loại chữ viết này trong một ngôi chùa nằm rất xa lục địa Ấn độ. Nhưng sự tò mò ngắn ngủi đó nhanh chóng kết thúc và chúng tôi ra khỏi ngôi chùa, dưới cái nhìn thản nhiên và bất động của người lính mặc đồ đỏ lạ thường. Đám binh lính Bắc Triều Tiên đang tiến lại gần và dĩ nhiên là rất khó chịu nếu phải thăm quan cùng họ. Những chiếc xe chở những người khách Trung Quốc cũng tiến sát phía sau.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 74

Page 76: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 18

Tuyên truyền thật là dở

Mất đứt mấy tiếng trên đường về Bình Nhưỡng. Vì đây là ngày cuối cùng của chúng tôi ở Bắc Triều Tiên, nên chúng tôi phải tận dụng để hỏi những câu chúng tôi thắc mắc. Dẫu vậy rốt cục chúng tôi không hỏi một số câu hỏi hơi có phần nhạy cảm.

Trong khi lao đi trên con lộ vắng vẻ, đồng chí Kim giải thích cho chúng tôi rằng ở nước Triều Tiên xã hội chủ nghĩa, người dân được quyền nghỉ ngơi một ngày một tuần. Dĩ nhiên là chúng tôi hoàn toàn có thể đáp lại rằng đó là điều hiển nhiên ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, và rằng tại nhiều nước khác, tuần làm việc chỉ có 5 ngày, thậm chí là 4. Thực thế! Chúng tôi có thể trả lời như vậy, nhưng không ai làm cả. Điều đó quá dễ hiểu. Vì chúng tôi đã học được trong những ngày qua là không nên nêu lên những điều quá hiển nhiên, và nên chấp nhận trò chơi của những người tuyên truyền. Buồn thay cho các đồng chí hướng dẫn viên, ngày nghỉ của người dân Bắc Triều Tiên là Chủ nhật, và đúng là sự trùng hợp hiếm hoi, lúc đó đang là chủ nhật. Thế là xem như chúng tôi có thể phản kích!

Nhìn từng nhóm nông dân đang làm việc trên cách đồng, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy họ vẫn làm việc trong ngày nghỉ của người dân Bắc Triều Tiên. Ngoại lệ của nguyên tắc? Đồng chí Li trả lời một cách hơi khó chịu rằng với nông dân thì khác, rằng họ chỉ có quyền nghỉ ngơi một trên sáu ngày trong thời gian mùa vụ. Có vẻ như cộng sản Bắc Triều Tiên quan tâm đến công nhân hơn là nông dân.

Một lúc sau, khi quay về Bình Nhưỡng, đồng chí Li đã có một nhầm lẫn lớn khi khẳng định với chúng tôi là các nữ đồng chí cảnh sát giao thông không làm việc vào ngày chủ nhật. Rõ là anh nói sai vì không quá hai phút sau, chúng tôi gặp lại đúng những nữ « cảnh sát tự động » ở ngã tư - các cô vẫn làm những động tác như những ngày trước đây. Lần này, bất chấp nguyên tắc lịch sự, tôi không thể không nói. Đồng chí Kim ở tình huống khó xử và không dám đáp lại. Tệ hơn, anh ta còn chỉ cho chúng tôi thấy là lưu lượng xe hơi ngày chủ nhật ít hơn những ngày trước đó, người ta cấm xe có động cơ chạy vào Bình Nhưỡng, vì lý do chống ô nhiễm(!!!) và để khuyến khích người dân đi bộ (mọi người nhớ là họ thích thế nhé, xem phần trước). Về lưu lượng xe hơi thì quả thực không đông cũng chẳng ít hơn trước đây, vốn đã rất ít ỏi sẵn. Đồng chí Kim nói là chúng tôi đang được hưởng những « ưu tiên » dành cho khách mời của Bắc Triều Tiên!! Vô ích nếu ép anh ta hơn nữa, hôm nay anh ta nếm đủ thứ buồn cười về chủ đề ấy rồi!

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 75

Page 77: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Nữ cảnh sát giao thông Bắc Triều Tiên làm việc trong ngày chủ nhật

Đường phố Bình Nhưỡng

Tôi đóng lại chủ đề đô thị để nói về con đường cao tốc từ Bắc xuống Nam của Triều Tiên. Đúng là thời điểm tốt để tiếp thu bài học nhỏ về tiết kiệm kiểu xã hội chủ nghĩa. Đồng chí Kim tự hào nói với chúng tôi rằng ở Bắc Triều Tiên không phải nộp thuế, dĩ

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 76

Page 78: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

nhiên là anh nhắm vào … những người phương Tây « nghèo khổ » như chúng tôi phải chịu thế má nặng nề của Trung Quốc! Chính phủ không cần thu thế để xây dựng nhà cửa và cơ sở hạ tầng : nhân lực được phân bố theo nhu cầu của nhà nước. Quả là hệ thống hay mà kết quả thực tế không thật thuyết phục .

Đồng chí Kim thừa nhận rằng kinh tế Bắc Triều Tiên không phải trong tình trạng rất tốt

Nhưng câu hỏi đáng ngại mà không thể trách khỏi về ngoại thương của Bắc Triều Tiê

Một lúc sau đồng chí Kim chỉ cho chúng tôi tấm bảng chỉ dẫn rằng chúng tôi đang ở phí

đẹp và thậm chí còn ám chỉ đến nạn đói diễn ra cách đây vài năm, mà ở phương Tây người ta vẫn nói rằng vẫn còn chưa kết thúc. Dẫu sao thì cũng đáng khen vì anh thừa nhận những vấn đề đang tồn tại. Anh cũng nói rằng kinh tế Bắc Triều Tiên hiện tại không tốt bằng cách đây 10 hay 15 năm. Có ba nguyên nhân dẫn tới tình trạng này : (i) cái chết của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành năm 1994, (ii) sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, và (iii) lũ lụt, thiên tai đã phá huỷ sản xuất nông nghiệp trong những năm cuối thập kỉ 1990. Với lý do đầu, tôi nói rằng nó không nghiêm trọng đến thế vì Lãnh tụ kính mến Kim Chính Nhật đã nắm quyền lãnh đạo đất nước một cách khôn khéo. Nhưng đồng chí Li không trả lời lại. Còn xa mới xem như một bi kịch - sự sụp đổ của các nước cộng sản Đông Âu là hậu quả tất yếu của tình trạng tham nhũng lan tràn. Việc Bắc Triều Tiên vẫn luôn đứng vững chính ra là minh chứng cho sự trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa chân chính và không có tham nhũng. Sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và Nga làm suy yếu Bắc Triều Tiên về mặt kinh tế. Đồng chí Kim giải thích cho chúng tôi rằng Bắc Triều Tiên không còn được hưởng hệ thống kinh tế hàng đổi hàng giữa các nước xã hội chủ nghĩa, và rằng Nga và Đông Âu đã chuyển sang kinh tế thị trường, Triều Tiên không theo được hệ thống này nữa. Những giải thích rất chân thành, và chúng tôi tán thành một cách khách quan.

n, với đồng chí Kim, lại rất đơn giản : « Bắc Triều Tiên chỉ cần nhập khẩu dầu hoả còn lại những thứ khác (lương thực, hàng công nghiệp và tiêu dùng) được sản xuất đủ tại Bắc Triều Tiên». Chúng tôi hỏi anh là Bắc Triều Tiên trả tiền dầu hoả bằng gì. Anh trả lời rằng Triều Tiêu xuấu khẩu các « sản phẩm nguyên liệu thô ». Tiếc thay và cũng tình cờ, anh không có khả năng nói cho chúng tôi sản phẩm nguyên liệu thô bao gồm những thứ gì. Nhưng vì anh không phải đến nỗi quá ngu ngơ như thế nên anh vừa chêm vào và cười « Những sản phẩm nguyên liệu và ... những quả tên lửa ». Anh nói thế vì biết rõ đó là câu trả lời mà chúng tôi muốn nghe. Nhưng anh ta không sẵn sàng cho câu hỏi tiếp theo liên quan đến đường dây ma túy được tạo nên bởi các quan chức nhà nước. Anh phủ nhận toàn bộ và chống chế : « Không một loại ma tuý nào được sản suất hay bán ở Bắc Triều Tiên ». Để rõ hơn thì đường dây ma tuý nổi tiếng này, và cuộc khủng hoảng song phương với Nhật Bản (vẫn còn dây dưa), là đường dây ma tuý được tổ chức nhờ vào tàu chở hàng Bắc Triều Tiên vẫn qua lại giữa hai nước, và vì lý do này chính quyền Nhật đã cấm tàu Bắc Triều Tiên vào cảng sau khi tìm thấy ma tuý trên tàu.

a đường ra của xa lộ tới Yongbyon, nằm cách đây 14 km. Khi ai đó vừa cười vừa hỏi liệu có gì đặc biệt ở Yongbyon không, đồng chí Kim cũng cười và nói « Chẳng có gì cả, các bạn thấy đấy ». Một trong số chúng tôi bảo trước với đồng chí Kim yêu cầu anh ra hiệu khi chúng tôi đi qua cơ sở này. Anh đương nhiên biết rõ Yongbyon không phải là một nơi tầm thường và ở đó có một cái gì đó đặc biệt, và anh cũng biết rõ điều chúng tôi muốn biết. Đối thoại giữa những người điếc, không ai dám lừa bịp! Với ai chưa biết thì

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 77

Page 79: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

cần nhắc lại rằng: Yongbuon là tên của lò phản ứng hạt nhân chính của Bắc Triều Tiên, nơi khởi sinh cuộc khủng hoảng hạt nhân khi các chuyên gia Liên Hợp Quốc bị trục xuất khỏi cơ sở, các dấu niêm phong bị phá bỏ và hoạt động hạt nhân được khởi động lại. Chắc chắn là cơ sở này nằm trong tầm ngắm của vệ tinh gián điệp của các cường quốc, và cũng chính nơi đây, những bước tiến của Bắc Triều Tiên trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân được thực hiện.

Một giờ sau, cái hình dáng quen thuộc của kim tự tháp Bình Nhưỡng hiện ra xa xa, chúng tôi lại về thủ đô.

Thủ đô Bình Nhưỡng của CHDCND Triều Tiên

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 78

Page 80: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 19

Đả đảo quân phiệt Nhật

Thứ đầu tiên chúng tôi thấy sau khi quay về Bình Nhưỡng là một cung điện kích thước vô cùng lớn, bề ngoài có vẻ hoang vắng, nhưng được canh gác bởi nhiều binh lính đứng bất động. Một bức ảnh của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành án ngữ ở mặt tiền. Đó có lẽ là cái còn có vẻ sáng tạo của toà nhà xám xịt theo kiểu kiến trúc Stalin này. Đây hẳn nhiên là nơi tôn nghiêm nhất của Bắc Triều Tiên : Phủ chủ tịch trước đây của lãnh tụ vĩ đại, và trở thành lăng của người sau khi ông mất. Theo đồng chí Kim và Li, đồ đạc ở công trình đặc biệt này được đưa ra hết sau khi người chủ của nó mất và chỉ còn lại xác ướp của chủ tịch được bảo quan nơi đây. Chủ tịch kính mến là một trong bốn lãnh tụ cộng sản của thế kỉ hai mươi được lưu giữ dưới dạng này. Sau Lê Nin, Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông, xác của Chủ tịch kính mến cũng được ướp để cho những người yêu mến ông có thể chiêm ngưỡng.

Nhưng không phải ai cũng có thể vào thăm lăng chủ tịch - Mặt trời Triều Tiên của nhân loại. Cần phải có sự cho phép, nói chung là không phải là khó khăn kể cả với du khách phương Tây, đơn giản là phải đặt trước vài ngày. Điều này thì tiếc thay chúng tôi đã không làm, vậy nên chúng tôi thực sự tiếc. Giá mà chúng tôi được người ta cho biết trước vài ngày thì hay. Hơn thế, hôm đó là ngày chủ nhật, mỗi tuần chỉ có một hai ngày gì đó người ta có thể chiêm ngưỡng lãnh tụ - ông mập người Anh tổ chức tour nói. Thế là chúng tôi đành hài lòng với việc đi một vòng phía ngoài toà nhà, thấy từng nhóm binh lính và phụ nữ ăn vận quần áo lễ hội đi ra. Đúng là những người may mắn!!

Người ta còn dành cho chúng tôi những bất ngờ khác. Bất ngờ đầu tiên trong danh sách là Tượng đài tưởng niệm những cảm tử quân của chiến tranh chống Nhật nằm trên một khu đồi nơi ta có thể có một cái nhìn toàn cảnh rất đẹp về Bình Nhưỡng. Cũng giống như tượng của Lãnh tụ kính mến Kim Nhật Thành, chúng tôi phải mua hoa đặt trước tượng đài này.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 79

Page 81: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Tượng đài tưởng niệm những cảm tử quân của chiến tranh chống Nhật

Khi đến nơi, như thường lệ, quy mô hoành tráng của khối kiến trúc làm chúng tôi choáng váng. Hơn nữa, dù chúng tôi đã bắt đầu quen mắt với vài kiểu tượng đài cách mạng, nhưng lần này là vô số tượng bán thân của các liệt sĩ đập vào mắt chúng tôi. Được xây dựng trên một quả đồi, khu tượng đài trải dài ra từ thấp lên cao. Ở dưới thấp, chúng tôi phải đặt một bó hoa và nghiêng mình kính cẩn trước đài tưởng niệm. Những người anh hùng này hi sinh trong Chiến tranh Đệ nhị, nên họ không phải là kẻ tiếp tay cho những điều xấu xa điểm tô cho quyền lực cộng sản Bắc Triều Tiên. Vậy nên còn dễ chịu hơn nếu nghiêng mình trước họ so với trước Lãnh tụ vĩ đại.

Vì đang là chủ nhật nên khu vực này rất hoang vắng. Chúng tôi là những du khách duy nhất. Người dân Bắc Triều Tiên coi thường kí ức về những người anh hùng của họ hay là họ quá bận rộn vào ngày này? Dẫu sao thì những công trình ở trung tâm thành phố vẫn đón những đoàn người Bắc Triều Tiên đông như mắc cửi đang chụp ảnh.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 80

Page 82: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Sau khi chiêm ngưỡng hàng trăm (hay hàng nghìn ?) bức tượng bán thân, đủ loại khác nhau, tạc hình cảm tử quân, cũng như tiểu sử tóm lược của từng người, chúng tôi đi lên đỉnh của tượng đài, nơi chúng tôi được yêu cầu đặt tiếp một bó hoa và nghiêng mình một lần nữa trước khoảng một chục bức tượng bán thân được làm nổi bật hơn những bức còn lại, trong số đó có người vợ nổi tiếng của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành và là mẹ của Chủ tịch thân mến Kim Chính Nhật. Bà chết sau chiến tranh thế giới thứ hai do ngã bệnh. Bà cũng được trao danh hiệu « Thánh cộng sản ».

Sau khi nghiêng mình và thẳng người lại, tôi lẩm bẩm trong miêng nhưng bằng một giọng khá rõ : « Ilbon goungoukdjouyi reul tha do ha dja » (Đả đảo quân phiệt Nhật lùn). Đồng chí Kim dĩ nhiên là đánh giá cao khả năng thành thục tiếng Triều của tôi với câu này.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 81

Page 83: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 20

Đả đảo đế quốc Mỹ

Buổi chiều chúng tôi tới thăm quan con tàu chiến Mỹ Pueblo đậu dọc trên dòng Đaiđong, ở ngay trung tâm của Bình Nhưỡng. Nơi đây, theo nguồn lịch sử chính thức thì một chiến thuyền Mỹ tên là Shermann, đã bị đánh chìm vào năm 1866 bởi ông nội của Kim chủ tịch kính mến. Tàu Pueblo bị bắt giữ đúng một thế kỉ sau, cuối những năm 1960, bởi hải quân Bắc Triều Tiên khi nó xâm phạm vào vùng lãnh hải của Bắc Triều Tiên để hoạt động gián điệp.

Chính phủ Mỹ ban đầu phủ nhận các hoạt động do thám, nhưng khoảng một năm sau đó đã gửi một lá thư xin lỗi chính thức tới Bắc Triều Tiên để đổi lại việc trao trả thuỷ thủ đoàn. Tàu USS Pueblo giờ đây đón khách thăm quan Bắc Triều Tiên và ngoại quốc. Hướng dẫn viên tại chỗ của chúng tôi là một nữ đồng chí mặc quân phục chừng năm mươi tuổi. Lời thuyết minh của chị được đồng chí Kim dịch một cách nhiệt tình.

Tàu Peublo

Trước tiên chúng tôi xem một đoạn phim tuyên truyền bằng tiếng Anh chừng 15 phút kể chi tiết việc bắt giữ tàu Pueblo và cuộc khủng hoảng ngoại giao tiếp theo đó. Tôi không xem cuốn phim này thuộc vào dạng tài liệu lịch sử vì những lời thuyết minh chống Mỹ cực đoan đến mức tức cười. Dĩ nhiên là Mỹ đóng vai trò tệ hại trong vụ này, và sự phủ nhận lặp đi lặp lại của Mỹ cũng rất tức cười, nhưng lời thuyết minh của cuốn phim thực sự là quá đáng. Tiếng Anh chuẩn xác của người thuyết minh, xứng đáng như trong những chương trình của BBC, tô điểm thêm cho đoạn phim ngắn. Một chất giọng như thế giữa khung cảnh chống « the Americain imperialists” quả thật là lý thú!

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 82

Page 84: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Sau khi xem phim chúng tôi được mời thăm quan con tàu và nhất là những tang chứng của hoạt động do thám. Cũng chả cần phải thuyết phục chúng tôi vì sự việc từ lâu đã được xác minh và thừa nhận bởi tất cả mọi người. Những vòng tròn màu đỏ trên thân tàu, đánh dấu vết tích của những viên đạn, minh chứng rõ ràng cho xung đột diễn ra khi người ta bắt giữ tàu. Nó cũng nhằm làm nổi bật lên vai trò của quân đội Bắc Triều Tiên.

Trong khi những hướng dẫn viên và lời thuyết minh cứ nhắc đi nhắc lại tính chất quá đáng không thể chấp nhận được của hoạt động do thám mà Mỹ tiến hành, tôi định chọc lại họ bằng cách nói về những hoạt động còn đáng lên án và quá đáng hơn của đặc vụ Bắc Triều Tiên, nhưng tôi im lặng. Tất cả chỉ vì lịch sự. Tuy nhiên có khối thứ để nói : đánh bom máy bay, ám sát quan chức Nam Hàn, bắt cóc dân thường trên đất Nhật. Sự xâm nhập của một tàu chiến Mỹ trong vùng biển của Bắc Triều Tiên không là gì nếu so với những trò đó.

Chị hướng dẫn viên người Bắc Triều Tiên

Cuối buổi thăm quan, đồng chí Kim rỉ tai với tôi rằng người phụ nữ mặc quân phục kia nói được tiếng Pháp. Vì nghĩ rằng chị ta chắc là có cùng một trình độ như nữ đồng nghiệp hướng dẫn chúng tôi thăm nhà lãnh tụ vĩ đại nên tôi chỉ đặt những câu hỏi rất đơn giản và nói rất rõ ràng. Thật ngạc nhiên là chị ta thực sự nói tiếng Pháp rất tốt, và có thể nói chuyện rất thoải mái. Dĩ nhiên là chưa bao giờ chị ta ra khỏi Bắc Triều Tiên, cũng chẳng mấy khi gặp người Pháp, nhưng trình độ giao tiếng như thế là trên cả tuyệt vời. Tôi nhận xét điều này với đồng chí Kim. Anh này đáp lại rằng đến lượt tôi phải thể hiện cho chị ta thấy là tôi nói được tiếng Triều Tiên. Tôi không biết làm gì đành phải nhắc lại câu « Đả đảo đế quốc Mỹ » bằng tiếng Triều, mà tôi đã bi bô không biết bao nhiêu lần.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 83

Page 85: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chị hướng dẫn viên trả lời lại bằng tiếng Pháp và giơ cao nắm đấm lên với một nụ cười : « Chúng tôi sẽ đập tan bọn đế quốc Mỹ! ». Kích thích bởi sự hào hứng đó, tôi bật camera lên và hỏi xem chị có thể làm lại điều đó trước máy camera không. Sau một thoáng lưỡng lự, tiếc thay chị từ chối và tất cả những gì tôi có thể là có một bức ảnh với chị.

Tôi đồng thời cũng được khen ngợi vì đã đeo một cái huy hiệu trên áo : một phiên bản của tượng đài lịch sử mà tôi đã mua đêm hôm trước ở khách sạn. Tôi mua tổng cộng tám cái huy hiệu cộng sản khác nhau, nhưng không có cái nào có chân dung lãnh tụ vĩ đại mà dân chúng ai cũng đeo. Ông người Hà Lan hôm trước khoe với tôi là ông ghim một huy hiệu có hình cờ Bắc Triều Tiên trên áo sơ mi. Dù sao thì tôi cũng đã cúi mình nhiều lần trước tượng đài của chủ tịch kính mến, đã bi bô bao lần khẩu hiệu chống Mỹ, đã uống mừng sức khoẻ Saddam Hussein, nên tôi không tham gia vào trò này nữa.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 84

Page 86: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 21

Những chuyến thăm quan cuối cùng

Chúng tôi phải nhanh chân vì chúng tôi đã có phần chậm trễ những ngày trước đó, vẫn còn nhiều thứ chúng tôi nhất thiết phải xem. Trước tiên là cửa hàng tem nơi những người chơi tem có thể kinh ngạc trước bộ sưu tập rất lớn tem Bắc Triều Tiên, có thể thoả mãn thói nghiện mua bán của họ. Mặc dù không phải là người thích chơi tem, nhưng tôi cũng tậu cho mình một album nhỏ chừng chục con tem màu đỏ, mô tả khá đầy đủ phong cách tuyên truyền Bắc Triều Tiên. Những Album quan trọng hơn dĩ nhiên là có nhưng tôi chỉ biết một cái trong số đó, với những con tem và hình tuyên truyền đập vào mắt tôi.

Trong cửa hàng này, Trung Quốc chiếm một vị trí trang trọng vì có nhiều tem bán ở đây được phát hành để kỉ niệm tình hữu nghị Trung - Triều bền vững, hay về cuộc đời của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, chinh phục không gian của Trung Quốc và việc thu hồi Hồng Kông và Macao. Người ta đoán được những kiểu tem này nhắm đến ai, nhưng đám du khách Trung Quốc quen thuộc lần này lại không có mặt. Thay vào đó là một nhóm nhỏ thanh niên Bắc Triều Tiên từ Nhật đang ngấp nghé xem gian trưng bày. Nhật Bản có một cộng đồng người Bắc Triều Tiên khá đông, vẫn gửi tiền thường xuyên về cho đất mẹ. Một số gia đình định cư ở đó từ hai ba đời này và chưa bao giờ đặt chân trở lại Bắc Triều Tiên. Những học sinh trung học mặc quần áo mốt mới của Nhật, nói tiếng Nhật với nhau, đeo huy hiệu có hình Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành. Liệu chúng có nghĩ gì về « tổ quốc của mình »? Chúng biết được những gì tồn tại ở bên ngoài? Thật khó biết! Càng khó hơn thế vì ý định nói chuyện với đám thanh niên này của chúng tôi không thành do bất đồng ngôn ngữ. Tiếng Anh của chúng thì ấp úng, còn tiếng Triều và tiếng Nhật của chúng tôi lại sơ sài.. Vậy nên tôi chỉ có thể nhắc lại duy nhất một câu tiếng Triều Tiên mà tôi nói khá đúng (câu này khỏi phải nhắc lại vì mọi người đều đoán ra). Các Triều kiều Nhật Bản có vẻ thích thú!

Điểm tiếp theo, cá nhân mà nói, là nơi tôi muốn chúng tôi đứng lại xem: trên lề một con đường nằm không xa tượng đài Cholima và tượng đài Chủ tịch kính mến, và hơn hết là dưới chân ba tấm áp phích cổ động cực đẹp. Một trong ba vẽ hình ba nắm đấm đập nát một quả tên lửa của Mỹ và một người đàn ông Tây phương thu hút sự chú ý của tôi. Đó cũng là cơ hội để hoà vào đám đông, vì có nhiều người bộ hành ở đó. Chúng tôi dĩ nhiên là như những người vô hình. Phần lớn người bộ hành có đeo cái huy hiệu nổi tiếng, nhưng đồng thời lại đội mũ màu trắng y chang nhau. Tôi hỏi đồng chí Li về chuyện người ta đội mũ công nhân. Anh trả lời : « Để chống nắng. », « Nhưng tại sao người ta lại đội cùng một loại mũ? », « Không, họ được chọn giữa màu đen và trắng. », « Nhưng tại sao họ lại chọn màu trắng? », « Dân Triều Tiên thích màu trắng. ». Dĩ nhiên là có thể có những lý giải khác, nhưng tôi không khai thác được.

Sau khi đi qua đám đông đó, người ta dẫn chúng tôi tới Khải Hoàn Môn, nơi chúng tôi đã đi qua nhiều lần. Khải Hoàn Môn của Bình Nhưỡng rất giống của Paris ở hình dạng bên ngoài.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 85

Page 87: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Khải Hoàn Môn ở Bình Nhưỡng

Dĩ nhiên kiến trúc của nó hiện đại và cao hơn ở Paris chừng hai đến ba mét. Những tác phẩm điêu khắc cách mạng được tạc lên các sườn, và lời của bản nhạc ca ngợi tướng quân Kim Nhật Thành được khắc trên đỉnh. Tôi đọc cho mọi người nghe một đoạn : « Dù bão tuyết từ bình nguyên Mãn Châu, đêm dài trong rừng rậm, ai là người du kích vô song trong lịch sử, ai là người yêu nước có một không hai trên thế giới? Ô! Tướng quân của chúng ta, tên người quý mến! Ô! Tướng quân Kim Nhật Thành, sáng chói tên người! ». Bài hát cách mạng này dĩ nhiên là nổi tiếng nhất ở Bắc Triều Tiên và người ta gần như nghe thường xuyên bản nhạc này trong các viện bảo tàng và các khu du lịch. Nó cũng khá nổi tiếng bên Trung Quốc.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 86

Page 88: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Hai con số 1925 -1945 được khắc gần trên đỉnh của Khải Hoàn Môn. Đây là những con số liên quan đến những thời khắc đánh dấu sự dấn thân của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành trong kháng chiến chống Nhật và giải phóng đất nước. Tôi thắc mắc với đồng chí Kim về việc chọn hai thời khắc này, vì tôi nghĩ rằng kháng chiến của dân Triều Tiên dĩ nhiên không cần đợi có lãnh tụ vĩ đại mới phát triển được. Đồng chí Kim cũng nói rằng trước năm 1925 cũng có phong trào kháng chiến mạnh. Tôi mới hỏi thế thì tại sao năm 1925 lại được chọn. Câu trả lời đơn giản : « Tượng đài này không phải để kỉ niệm kháng chiến mà kỉ niệm cuộc đấu tranh của Kim chủ tịch.». Vâng, dĩ nhiên. Thật là phúc đức cho những ai đã đổ máu trước năm 1925! Thay vì nghe những câu tuyên truyền đến nhàm tai ngày này sang ngày khác, chính tôi quay sang làm hướng dẫn viên, dù hiểu biểt của tôi rất hạn chế, về Khải Hoàn Môn Paris, thứ mà các hướng dẫn viên Bắc Triều Tiên rất quan tâm, nhất là tượng đài chiến sĩ vô danh.

Trái với ở Paris, Khải Hoàn Môn của Bình Nhưỡng không có vấn đề gì cho việc chụp ảnh ngay giữa đại lộ chạy qua nó. Không có nguy hiểm hay tai nạn nào vì chỉ có hai hay ba xe hơi chạy qua mỗi phút. Một người trong đám chúng tôi rồi cũng hỏi đồng chí Kim là tại sao người dân không nhìn chúng tôi, khác với những gì diễn ra bên Trung Quốc. Câu trả lời rất dứt khoát : « Người dân Triều Tiên quen với việc nhìn thấy khách nước ngoài, cho nên chẳng có lý do gì họ phải nhìn chúng tôi cả ». Không thật thuyết phục…

Rồi cũng đến thời khắc kết thúc buổi thăm quan, chỉ còn lại một chỗ : Tượng đài thành tựu của Đảng Lao động. Một cái biểu tượng xấu như ma có ba cánh tay cầm liềm, búa và bút (luôn luôn là ba). Mấy nữ sinh trung học mặc đồng phục đang chụp ảnh trước tượng đài, khi các em chụp xong chúng tôi mới đi lại gần. Thật là lạ lùng! Các nữ sinh thể hiện những hành động đầy thân ái với chúng tôi, vẻ như là do thầy giáo khích lệ. Đúng là hiếm có!

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 87

Page 89: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Tượng đài thành tựu của Đảng Lao Động CHDCND Triều Tiên

Trong chuyến thăm quan biểu tượng tuyên truyền không biết là thứ mấy này, chúng tôi vừa nhìn và ngó nghiêng khắp nơi, vừa nghe lời phiên dịch của đồng chí Li. Khu tưởng niệm này được xây dựng theo lệnh của Chủ tịch thân mến Kim Chính Nhật ngay sau khi cha của ông, Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành, qua đời. Đồng chí Kim không nói nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì tượng đài này là đóng góp về kiến trúc duy nhất của Kim Chính Nhật, những thứ khác trong thành phố được xây dựng dưới thời cha ông. Chúng tôi không thể mãi che dấu sự chán nản của mình. Ông già người Hà Lan đột nhiên gọi chúng tôi lại và đề nghị chúng tôi thử nhìn một tượng đài từ các góc độ khác nhau.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 88

Page 90: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Tượng đài của giai cấp công nhân

Người này tiếp người kia, chúng tôi cười vang và không thể nào nhịn được cười. Nhìn dưới một góc độ nào đó, nắm tay cầm bút giống y chang bàn tay đang cầm dương vật cương cứng. Mức độ giống đến mức kinh ngạc và gây cười! Nhưng đồng chí hướng dẫn viên tượng đài không hiểu tại sao chúng tôi lại vui vẻ đùa cợt với « Tượng đài thủ dâm của giai cấp công nhân ». Khi quay lại xe bus, tôi tự hào đưa đồng chí Li xem bức ảnh mà tôi chụp dưới góc độ rất chuẩn. Anh không nhịn được cười và tôi chắc chắn rằng anh ta đã cười vang lên. Để bình luận, anh chỉ hỏi đúng một câu « Bức ảnh này có gì đặc biệt thế? ». Tôi trả lời rất nghiêm túc : « Chỉ là tượng đài, anh không thấy sao? ». Một nụ cười vui vẻ của đồng chí Li : « Tôi hiểu mà! ».

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 89

Page 91: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Hai nữ tiếp viên trong một nhà hàng ở Bình Nhưỡng

Để giết thời gian trước khi ăn tối, đồng chí Kim và Li dẫn chúng tôi tới một cửa hàng lớn của nhà nước. Dĩ nhiên là cửa hàng vắng vẻ nhất mà tôi được xem. Rất tăm tối, không có khách hàng và cả đống người bán hàng không biết làm gì để giết thời gian. Khu bán đồ ăn có vẻ tệ nhất. Ở những tầng khác, một vài sản phẩm tiêu dùng nước ngoài xen lẫn sản phẩm đặc sệt Bắc Triều Tiên. Giữa đống ti vi tôi thấy cả một cái máy quay phim kĩ thuật số nhìn rõ là xịn, nhưng việc bán nó ở đất nước mà đồ vật này về lý thuyết là bị cấm khi qua hải quan quả là đáng ngạc nhiên. Điều đó cho thấy, khách du lịch Trung Quốc thì thoải mái quay phim những gì họ muốn, trong khi người phương Tây thì bị kiểm duyệt chặt chẽ ngay với cả máy chụp ảnh. Điều này không phải là sự ngược đời hi-tech duy nhất mà tôi nhận thấy, vì trong khách sạn Myohyangsan tôi còn thấy hai người Bắc Triều Tiên đang dùng đi động. Sau khi quay về Trung Quốc, có người nói với tôi là Bắc Triều Tiên đã cho thử nghiệm công nghệ mới này.

Về phần cửa hàng mậu dịch đó, đương nhiên vắng bóng khách Triều Tiên.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 90

Page 92: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 22

Căng thẳng

Bốn ngày bị tuyên truyền và mất tự do, cũng như trận cười liên quan đến « Tượng đài thủ dâm của giai cấp vô sản », chúng tôi ăn bữa ăn cuối cùng tại một trong những nhà hàng hiếm hoi của thủ đô. Ddĩ nhiên là nơi khách du lịch Trung Quốc thường lui tới.

Thật may mắn làm sao, hai đồng chí Kim, Li và anh tài xế dẫn tôi vào bàn. Ngay bên cạnh, một bàn lớn đầy khách Trung Quốc ồn ào. Không muốn xem như một kiểu bài ngoại ghê tởm, tôi phải thừa nhận rằng thái độ của khách du lịch Trung Quốc ở nước ngoài khá là lý thú, thực ra không khác với thái độ thường có của họ khi ở trong nước. Tôi tự hỏi là người Bắc Triều Tiên nghĩ gì về khách du lịch Trung Quốc. Họ dù gì cũng không có quyền đưa ra nhận xét, nhưng người phương Tây thì dẫu sao cũng thấy buồn cười. Khách Trung Quốc hò hét, khạc nhổ, nôn oẹ ra đất. Họ làm thế bất kể khi nào, như thể họ đang ở bên đất Trung Quốc. Với bọn họ, Bắc Triều Tiên chỉ là một nước nghèo đói và chứng minh rằng một mặt nào đấy Trung Quốc đã đúng đắn khi tiến hành đổi mới. Nhà hàng này là một quán barbecue Triều Tiên, tức là người ta tự nấu nước thịt và rau trong một cái nồi cá nhận. Chúng tôi khá sửng sốt khi thấy mấy ông người Trung Quốc ngồi bên cạnh lôi mì tôm từ trong túi để bỏ vào nồi thay vì những thứ nguời Bắc Triều Tiên đã chuẩn bị sẵn cho họ. Cá nhân tôi thấy điều này rất gai mắt và đáng khinh bỉ. Hai đồng chí Kim và Li tuy vậy không có phản ứng gì khi chúng tôi biểu hiện sự kinh tởm của mình với trò đó.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 91

Page 93: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Trò giải trí khác khi ăn, đó là xem vô tuyến trong phần lớn bữa ăn. Vô tu yến phát buổi biểu diễn hoà nhạc quân đội. Tôi sẽ kể lại sau. Khi ăn tối, một vài người trong nhóm chúng tôi thấy cần phải thể hiện ra ngoài những nhận xét có phần làm mất lòng mà họ đã giữ trong suốt chuyến đi. Hai ông người Mỹ và người Hà Lan mở màn bằng cách hỏi chi tiết về tư tưởng Tự chủ. Như thường lệ, đồng chí Kim đành lòng nói rằng dẫu sao những thứ đó cũng vượt quá tầm của chúng tôi. Nhằm giảm căng thẳng và tạo cho anh một cơ hội giữ thể diện, tôi hỏi đồng chí Kim về thái độ của Bắc Triều Tiên trong xung đột Xô - Trung những năm 60. Quá muộn, đồng chí Kim né tránh và trả lời một cách đơn giản « Tôi đã nói với anh rằng một trong những căn bản của Tự chủ là độc lập về mặt chính trị. Chúng tôi không chọn bất cứ phe nào.». Chấm hết.

Chúng tôi nói về kinh tế, ông thương gia người Hà Lan có vẻ tức giận khi nói về những thành tựu kinh tế của Trung Quốc có được nhờ sự mở cửa tiếp thu vốn nước ngoài. Đồng chí Kim đáp lại bằng cách trả lời rằng Bắc Triều Tiên về phần mình cũng đã thử mở cửa đón đầu tư nước ngoài nhưng do sự khệnh khạng của các công ty nước ngoài và sự thiếu hiểu biết của họ, mọi dự án đều thất bại. Ông người Hà Lan quay lại tấn công bằng cách chỉ rõ rằng các liên doanh với Bắc Triều Tiên thất bại đơn giản chỉ vì người Bắc Triều Tiên đã chọc gậy bánh xe ở khắp nơi, nhất là đóng kín thị trường. Một công ty sản xuất nhưng không có quyền bán, thì sẽ dẫn tới phá sản, thật đơn giản. Cơn giận dữ của đồng chí Kim một lúc một rõ, mặc dù anh vẫn giữ được sự kiềm chế và chấm dứt tranh luận bằng một câu « Tôi không thích nói chuyện chính trị. Nói chuyện khác thôi. ». Lời đối đáp này làm chúng tôi cười, vì đồng chí Kim nói chuyện về chính trị liên tục trong suốt chuyến đi. Đến lúc ăn (giữa bữa ăn), không khí giữa đám người Âu mỗi lúc một vui vẻ, còn hai đồng chí Bắc Triều Tiên thì thêm gượng gạo. Quan hệ giữa chúng tôi bị tổn hại thấy rõ trong khoảng thời gian này.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 92

Page 94: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Nhưng điều tệ hại nhất vẫn đang ở phía trước, vì hai đồng chí Kim và Li không nói chuyện với chúng tôi nữa, nên chúng tôi quay ra xem ti vi. Thật đúng lúc. Dàn hợp xướng quân đội kết thúc buổi biểu diễn và ti vi chuyển sang bản tin quốc tế. Tất cả dĩ nhiên bằng tiếng Triều Tiên, nhưng hình ảnh chính nó cũng tự nói.

Trái ngược với những gì tôi xem khi vừa đến Bắc Triều Tiên, bản tin ở đây là những phóng sự thực địa, hầu như không có phát thanh viên. Tất nhiên, chiến tranh Iraq, khủng hoảng ở Trung Đông chiếm thời lượng chủ yếu. Và thế là chúng tôi quay về phía đồng chí Kim để hỏi anh về lập trường chính thức của Bắc Triều Tiên đối với phiến quân Iraq đang chống lại sự chiếm đóng của Mỹ. Chúng tôi nhận được câu trả lời : « Thế các anh tin vào điều gì nào? Rằng chúng tôi hoan hô mỗi khi có 1 thằng Mỹ chết chắc? Tiếc là không, các anh tỉnh lại đi, chúng tôi hoàn toàn trung lập, những thứ đó không dính dáng đến chúng tôi ». Chúng tôi thừa nhận. « Thế còn vụ tấn công tòa Tháp đôi WTC cách đây hai năm, các anh nghĩ gì?», tôi hỏi thêm. Cũng một câu trả lời : « Nhiều người vô tội chết. Dĩ nhiên chúng tôi không tán thành điều đó. ». Lần này có thể đồng chí Kim chân thành, nhưng dẫu sao tôi vẫn có chút nghi ngờ về chiến tranh Iraq. Thái độ căm thù chống Mỹ thực sự mãnh mẽ ở Bắc Triều Tiên, và tôi khó mà tin là báo chí không hoan nghênh khi có một lính Mỹ chết ở Iraq. Theo lời đồng chí Kim thì bản tin đưa ra hoàn toàn trung lập. Tiếc là tôi chẳng thể làm gì khác ngoài việc tin lời anh nói. Tôi không hiểu một câu tiếng Triều nào.

Bản tin tiếp tục. Cậu bé người Tây Ban Nha kêu lên : «Ơ, cháu đã xem đúng những hình ảnh này cách đây 2 tuần trên BBC. ». Ông người Mỹ nói tiếp lời: « Ờ, bác thì đã xem cách đây mười ngày trên truyền hình Trung Quốc! ». Chúng tôi cười rất thoải mái bởi những hình ảnh của bản tin thời sự. Hai đồng chí Kim và Li lại ngồi bất động. Chúng tôi đột nhiên thấy một hình vuông màu xám và đen che khuất một phần hình ảnh trên màn hình. Lần này thì quá rõ ràng, trận cười nghiêng ngả và không thể kiềm chế được khi chúng tôi thấy tận mắt kiểu kiểm duyệt lố bịch hay được sử dụng ở Bắc Triều Tiên. Người ta phải che dấu tất cả những chỉ dẫn về sự kiện được quay bởi các đài truyền hình nước ngoài. Tất cả logo của CNN, BBC hay CCTV đều bị che dấu một cách khéo léo, cũng như những lời bình luận vốn nằm phía dưới màn hình. Điều này thực sự gây cười. Và chúng tôi đã hét lên những câu đùa ngu ngốc đang có trong đầu mình lúc đó : « Như thế là có lúc sẽ có một màn hình xám xịt chăng? » hay « Cần phải thay thế ti vi ở nhà hàng này ngay! ».

Lần này thì hai đồng chí Kim và Li hoàn toàn im lặng và nhăn nhó khó chịu cho đến cuối bữa ăn và cả trong xe. Chúng tôi đã làm những việc đáng lẽ không nên làm. Nhưng là vào cuối chuyến đi, nên không có hậu quả gì nghiêm trọng. Theo những lời xì xầm, thì các nhóm du khách « độc ác » (tức là liên tục làm những điều chúng tôi đã làm trong bữa ăn đó, ví dụ như cãi lại hướng dẫn viên, bôi bác các khẩu hiệu tuyên truyền) sẽ bị huỷ nhiều địa điểm thăm quan, và người ta cố tình tổ chức chuyến thăm của những người này một cách cẩu tha. Sau khi quay về khách sạn, hai đồng chí hướng dẫn viên lại nói chuyện với chúng tôi. May quá!

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 93

Page 95: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Chương 23

Tạm biệt Bình nhưỡng

Bất chấp trò xúc xiểm lúc ăn tối, tôi nhắc lại với đồng chí Kim yêu cầu mà tôi nói với anh vào buổi sáng, là kiếm cho tôi một tờ báo Bắc Triều Tiên khác ngoài tờ Nhật báo Bình Nhưỡng (Pyongyang Time). Người ta từng nói với tôi rằng báo chí Bắc Triều Tiên chật ních hình ảnh Chủ tịch kính mến Kim Chính Nhật, và tôi thực sự muốn có một tờ như thế. Một vài phút sau, đồng chí Kim tươi cười trở lại và tay cầm một tờ báo. Tôi thể hiện sự thất vọng vì trong tờ báo đó không có hình lãnh tụ nào cả. Người ta muốn mỉa mai điều gì chẳng? Tôi còn hỏi là trang quốc tế ở đâu, nhưng đồng chí Kim một lần nữa làm tôi thất vọng khi nói rằng tờ báo này chỉ có toàn tin trong nước. Tuy nhiên, khi giở lướt qua tờ báo này, một tia sáng như thoát ra từ ánh mắt đồng chí Kim. Với một nụ cười tươi rói, anh thông báo cho chúng tôi rằng Bắc Triều Tiên vừa vượt qua một bước quan trong quá trình chế tạo vũ khí hạt nhân bằng cách chuyển đổi các thanh nhiên liệu phóng xạ. Chúng tôi cần phản ứng thế nào với tin tức này? Thôi đành chúc mừng một cách đơn giản : « Hoan hô, anh có quyền tự hào về tổ quốc mình!». Đúng là chàng ta có vẻ tự hào về điều đó. Chắc là điều anh ta nói là đúng, hoặc ít ra thì đồng chí Kim nhắc lại một cách tự hào những gì được viết trên báo, vì đúng tối hôm đó, truyền hình Đài Loan khẳng định lại thông tin trên. Ngay sau bản tin của truyền hình Đài Loan, đến lượt người Mĩ tuyên bố rằng họ chắc chắn CHDCND Triều Tiên đã sở hữu vũ khí hạt nhân.

Sau những tin tức « tốt lành » này, còn mấy việc phải lo. Cửa hàng sách của khách sạn nơi bọn tôi muốn ghé thăm và mua sắm lần cuối khốn thay lại đóng cửa. « Hôm nay chủ nhật. », đồng chí Li hào hứng nói, như thể minh chứng cho lời khẳng định vào buổi sáng theo đó người dân Bắc Triều Tiên không làm việc vào chủ nhật. Thôi, đành tới phòng chơi bowling mà chúng tôi chưa có dịp ghé vào những ngày trước. Nhưng lại một lần nữa, đồng chí Li chạy theo hướng chúng tôi và nói « Không, không. Rất tiếc. Hôm nay là chủ nhân, người dân Triều Tiên không làm việc nên không có trò bowling ». A, hoá ra là anh ta hài lòng, vì anh ta có lý và cuối cùng cũng có thể xoay xở một chút bởi sự tuyên truyền của mình.

Vậy là đành tới bưu điện, nơi tôi gửi vài tấm bưu thiếp mà mình đã viết sẵn. Hai cái về Pháp, hai cái về Trung Quốc (trong đó một cái cho tôi). Cần nói rằng tôi không thú lắm với bưu thiếp. Tôi không viết những lời ngớ ngẩn lên bưu thiếp vì tôi biết rõ là người ta sẽ đọc trộm nó, và những lời lẽ « độc ác, nguy hiểm » sẽ không được phép ra khỏi Bắc Triều Tiên. Vậy nên tôi chỉ viết những thứ tầm thường, ngoại trừ một tấm thiếp gửi về Trung Quốc thì tôi viết lời ca tụng quá đáng, bằng tiếng Hoa, về những kì tích của chế độ Bắc Triều Tiên và lãnh tụ thân mến của họ. Những tấm bưu thiếp này có tới được nơi không? Tôi không dám chắc. Tôi vẫn luôn chờ đợi là nó sẽ tới được nơi một năm rưỡi sau là còn sớm chán.

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 94

Page 96: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Sáng sớm hôn sau về mặt lí thuyết chúng tôi còn khoảng 20 phút để vào cửa hàng sách trước lúc lên đường. Cho nên cần phải đến nhanh nhanh để mua : một bản trích các tác phẩm chọn lọc của Kim Chính Nhật, một quyển sách to bự về lịch sử của Bắc Triều Tiên từ ngày thành lập đến nay, và một VCD về buổi trìhn diễn khổng lồ hàng năm Arirang tổ chức ở sân vận động khổng lồ mồng Một tháng Năm, quy tụ 100.000 người tham gia (cộng thêm cả khán giả nữa, dĩ nhiên). Không có cơ hội xem trực tiếp thì ít nhất cũng tậu một cuốn phim vậy! Tôi cũng mua tất cả những thứ lặt văt khác mà tôi nhìn thấy. Đúng là chứng nghiền mua sắm !

Trời ạ! Nghìn lần kêu trời. Cửa hàng sách vẫn không mở cửa. Hôm nay chủ nhật cơ mà, tôi định nói nhưng không dám. Chúng tôi đã nói khá nhiều điều ngu ngốc đêm qua. Trong lúc chờ đợi, đồng chí Li giới thiệu chúng tôi với chủ của hàng lữ hành Bắc Triều Tiên đang đứng ở lối ra vào khách sạn. Một người Bắc Triều Tiên nói thành thạo tiếng Pháp! Tôi thừa nhận là đã khâm phục trình độ tiếng Pháp của anh ta, trong khi với anh tôi chỉ có thể đáp lại bằng tiếng Triều câu nổi tiếng vẫn nói « Đả đảo đế quốc Mỹ » làm anh ta rất vui. Lúc nói lời tạm biệt, anh đưa tôi tấm các-vizít trên đó có… một địa chỉ e-mail!!! Trời đất! Một người Bắc Triều Tiên có địa chỉ e-mail! Đó quả là một điều khác thường ở đất nước cấm tiệt Internet này. Địa chỉ có đuôi silibank.com. Khi tôi hỏi cái cơ sở bí ẩn này là gì, đồng chí Li vừa trả lời vừa cười toe toét rằng đó là một cái ngân hàng ngu xuẩn (silly bank). Tôi không biết gì hơn, nhưng dẫu sao cũng hiểu được rằng địa chỉ e-mail đó được dùng chung bởi các hãng du lịch Bắc Triều Tiên. Một địa chỉ chung cho tất cả mọi người, và cũng có thể là cho cả nước, tôi nghĩ. Nhưng tôi cũng nhớ rằng Kim Chính Nhật chủ tịch, một người say mê Internet, cũng đã làm Madeline Albrright sửng sốt khi yêu cầu bà trao đổi địa chỉ e-mail.

Tỏ ra là đã tha thứ cho sự xúc phạm của chúng tôi đêm qua, hai đồng chí Kim và Li gợi ý chúng tôi tới một khách sạn khác trong thành phố để mua sắm, vì cửa hàng sách của khách sạn chúng tôi rõ ràng là không mở cửa. Thời gian còn lại ngắn ngủi và chúng tôi còn chừng năm hay mười phút trong một cửa hàng sách của khách sạn dành cho người Trung Quốc. Mọi thứ đều có trừ cái VCD mà tôi thực sự muốn mua. Lần này thì tôi đành chịu.

Thế là đến lúc chúng tôi phải ra ga để chờ tàu về Bắc Kinh. Sân ga chật ních người, còn đông hơn cả sân ga bên Trung Quốc. Thật ngạc nhiên là chúng tôi lên tàu mà hầu như không có sự kiểm soát. Sự hiện diện của binh lính không nhiều như tôi tưởng, mặc dù bóng dáng quân phục thì vẫn rất đông đảo.

Đến lúc phải nói lời chia tay hai đồng chí thân mến Kim và Li cũng như trao cho hai người tiền boa. Cho phép tôi quay lại một chút câu chuyện buổi ăn tối mà tôi đã quên nói ở phần trên. Đêm đó chúng tôi đã nói chuyện về mức lương của người lao động Triều Tiên và so sánh nó với giá một bữa ăn ở nhà hàng. Đương nhiên là không có người Triều Tiên nào có thể cho phép một sự chi tiêu quá đáng như thế. Một người trong đám chúng tôi đã mạnh dạn nói với đồng chí Kim rằng với tư cách là hướng dẫn viên du lịch, thực tế thì anh có được vị thế rất may mắn so với đồng hương của anh. Ý nghĩ này làm anh không hài lòng và anh không chỉ trả lời bằng cách nhăn nhó « Nếu các anh nói thế… ».

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 95

Page 97: Nhật kí Bắc Triều Tiên Chùm bài viết về Triề ủ · người ta cho phép tôi thấy. Những chuyn thế ăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền

Nhật kí Bắc Triều Tiên

Copyright@ NGUYEN JURISTE 2007 96

Tôi gác lại chuyển này để quay trở lại chuyện tiền boa, không phải là quá nhiều, khoảng mười hay mười lăm lần thu nhập của hướng dẫn viên. Và như thế là giúp hai người trở nên sung túc. Vâng, hai đồng chí Kim và Li thực sự là những người may mắn, ngay cả khi cái lẽ đương nhiên này « xúc phạm » mạnh tới niềm tin cộng sản « không gì lay chuyển được » của hai người.

Đương nhiên, chúng tôi mời hai đồng chí Li và Kim tới thăm chúng tôi ở Bắc Kinh và Thượng Hải mà không biết bao giờ họ mới có cơ hội. Dù sao, điều đó cũng không phải là không thể, vì người Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc không phải là hiếm. Tôi thừa nhận rằng tôi có ý nghĩ hơi có phần độc ác là đến lượt mình sẽ dẫn đồng chí Kim dạo trên những con phố sang trọng của Thượng Hải, thành phố của sự sung túc cũng như truỵ lạc hiếm có trên thế giới. Chúng tôi nói lời tạm biệt Bình Nhưỡng, nhưng chưa phải là tạm biệt Bắc Triều Tiên. Trái với những gì tôi e dè, cuộc phiêu lưu sẽ còn tiếp tục trên tàu.