nĂm hỘi y hỌc dỰ phÒng viỆt nam (1961 - 2016) · nĂm hỘi y hỌc dỰ phÒng viỆt...

74
NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016)

Upload: others

Post on 20-Aug-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM(1961 - 2016)

Page 2: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

KỶ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI LẦN THỨ IX HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (2017 - 2021)

CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ KHOA HỌC: “Y HỌC DỰ PHÒNG - ĐỒNG HÀNH VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG”

Page 3: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở
Page 4: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM(1961 - 2016)

Chỉ đạo biên soạnBan Thường vụ Hội YHDP Việt Nam

Cố vấn biên soạnGS. TSKH Hoàng Thủy Nguyên

Ban Biên soạnNguyễn Trần HiểnPhạm Ngọc ĐínhĐặng Đức Anh

Nguyễn Anh DũngVũ Sinh Nam

Trần Giữu

Ban Thư kýNguyễn Thu Hương

Dương Thị Hồng HạnhNguyễn Phương Tiệp

4

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Page 5: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

5

THƯ GỬI HỘI NGHỊ CÁN BỘ Y TẾ

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

MBác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở Nam về?), các chú vui vẻ, mạnh khỏe,

hăng hái trao đổi kinh nghiệm, bàn định kế hoạch cho thiết thực và làm việc cho tiến bộ.

Bác góp vài ý kiến sau đây để giúp các cô, các chú thảo luận:

- Trước hết là phải thật thà, đoàn kết - Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kếtthì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích.

Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngànhy tế, từ các Bộ trưởng, các Thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởivì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiếttrong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân.

- Thương yêu người bệnh - Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các

THƯ GỬI HỘI NGHỊ CÁN BỘ Y TẾ

Chủ tịch HỒ CHÍ MINH (1890 - 1969)

Page 6: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

6

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồngbào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang.

Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình,coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.

“Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng.

- Xây dựng một nền y học của ta - Trong những năm nước ta bị nô lệ, thì y học cũngnhư những ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập, tự do, cán bộ cần giúpđồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng.

Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốcta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu vàphối hợp thuốc “đông” và thuốc “tây”.

Mong các cô, các chú cố gắng thi đua làm tròn nhiệm vụ.

Chào thân ái và thành công.

Tháng 2 năm 1955HỒ CHÍ MINH

(Đăng toàn văn trên Báo Nhân Dân, số 362, ngày 27 tháng 2 năm 1955)

Page 7: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

7

VỆ SINH YÊU NƯỚC

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

VỆ SINH YÊU NƯỚC(Phong trào diệt ruồi, muỗi)

Yêu nước thì việc gì có lợi cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức làm cho kỳđược. Điều gì có hại cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết.

Đế quốc và phong kiến áp bức bóc lột nhân dân, chúng ta đã làm cách mạng và khángchiến để đánh đổ chúng. Hạn hán, lụt lội làm cho nhân dân đói nghèo, chúng ta ra sức xâydựng thủy lợi để chống lụt, chống hạn.

Ruồi muỗi là bạn đồng minh của giai cấp bóc lột. Nó gây ra nhiều tật bệnh, làm chonhân dân ta ốm đau. Người ốm đau thì sức lao động bị giảm sút, công cuộc phát triển kinhtế và văn hóa bị hạn chế. Vì vậy, chúng ta phải ra sức tiêu diệt những kẻ địch độc ác là ruồimuỗi, để tiêu diệt bệnh tật, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Có người nói: “Đối với thứ ruồi muỗi nhỏ nhen như vậy, cần gì làm ra to chuyện quá.”Nói như vậy là sai! Chính vì bé nhỏ mà nó làm cho người ta chủ quan khinh địch. Bé nhỏnhưng nó độc ác và triệu cái hại nhỏ cộng lại thành cái hại to. Nếu tính lại mỗi năm Chínhphủ và nhân dân ta tốn bao nhiêu tiền thuốc men, mất bao nhiêu ngày lao động, thì sẽ thấyruồi muỗi đã gây nên một số tổn thất khổng lồ.

Phòng bệnh hơn trị bệnh. Chịu khó tiêu diệt ruồi muỗi, hơn là để ruồi muỗi gây ra ốmđau rồi phải uống thuốc.

Cũng như mọi phong trào khác, muốn thắng lợi thì việc tiêu diệt ruồi muỗi phải:

- Đánh thông tư tưởng của quần chúng bằng mọi cách tuyên truyền giáo dục rộng khắp,làm cho già, trẻ, gái trai ai cũng hiểu rằng ruồi muỗi rất có hại đến sức khỏe của mình, củagia đình mình; và mọi người đều phải tham gia một cách thiết thực và bền bỉ thì nhất địnhtiêu diệt được ruồi muỗi.

- Phải phát động quần chúng, dựa vào lực lượng của quần chúng.

- Phải lãnh đạo chặt chẽ, đôn đốc và kiểm tra thường xuyên.

- Phải có quân chủ lực. Mọi người đều phải tham gia, nhưng thanh niên và nhi đồnglà quân chủ lực, làm đầu tàu. Phải có trọng điểm như nhà thương, trường học, nhà máy, hàngquán, chợ búa, những nơi đông người…

Page 8: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

8

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

- Phải kết hợp tiêu diệt ruồi muỗi với những công tác vệ sinh khác như diệt chuột, quétdọn nhà cửa, đường sá, lấp các vũng nước bẩn, v.v...

Không nên chủ quan, cho việc diệt ruồi muỗi là một việc nhỏ, dễ làm, chỉ quan hệ đếnvệ sinh mà thôi. Nó có ý nghĩa chính trị nữa, có quan hệ đến kinh tế và văn hóa. Chắc bà concòn nhớ trước đây bọn thực dân Pháp gọi chúng ta là “nòi giống bẩn thỉu”. Nhân dân ta đãđuổi được thực dân Pháp, thì phải tiếp tục phấn đấu để tiêu diệt nốt cả bạn đồng minh củachúng là ruồi muỗi.

Bài viết của Bác Hồ đăng trên Báo Nhân dân số 1572, ra ngày 02/7/1958

Page 9: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

9

LỜI GIỚI THIỆU

Hội Y học dự phòng Việt Nam, tiền thân là Hội Vệ sinh phòng dịch, đã ra đời rấtsớm vào năm 1961, tới nay vừa tròn 56 tuổi. Hội đã được hình thành và phát triển trongmột giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước với những cuộc chiến tranh và kiến thiết đấtnước nối tiếp nhau. Vượt qua những khó khăn thách thức đó, Hội Y học dự phòng ViệtNam đã xây dựng được mạng lưới cơ sở toàn quốc và có nhiều đóng góp cho thành côngvề chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày hôm nay.

Cuốn sách 55 năm Hội Y học dự phòng Việt Nam đã ghi lại những bước đường chínhyếu trưởng thành của Hội. Sự hình thành và phát triển của Hội luôn sống động trong khi sửsách chỉ phản ánh được một phần. Tuy nhiên đây cũng là sự cố gắng rất đáng quí của cácđồng nghiệp hội viên trong Ban Biên soạn.

Với tư cách một trong những người hoạt động lâu năm nhất của Hội Y học dự phòngViệt Nam, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn tư liệu lịch sử này. Mong có được sự đónnhận của toàn thể các bạn đồng nghiệp là hội viên của Hội cũng như toàn thể những ngườiquan tâm tới nền y học dự phòng Việt Nam.

Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 2017GS.TSKH. Hoàng Thủy Nguyên

Nguyên Chủ tịch Hội YHDPVN các khóa II, III.Nguyên Chủ tịch Hội đồng Chính sách Khoa học và

Công nghệ Quốc GiaNguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương.

LỜI GIỚI THIỆU

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Page 10: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

LỜI NÓI ĐẦUHội Y học Dự phòng Việt Nam, tiền thân là Hội Vệ sinh phòng dịch Việt Nam, được

thành lập năm 1961 và đã trải qua 55 năm trưởng thành với tư cách một hội xã hội, nghềnghiệp hoạt động trên lĩnh vực y tế dự phòng. Hội đã xây dựng được hệ thống mạng lưới chihội và các hội viên cá nhân, hội viên liên kết rộng khắp trên cả nước. Hội cũng đồng thời sátcánh với các đơn vị y tế dự phòng và các hội chuyên ngành khác thuộc Tổng hội y học đểtập hợp, động viên cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực dự phòng, chăm lo sức khỏecho cộng đồng, chăm lo quyền lợi của hội viên, tư vấn và phản biện xã hội về y tế, phát hiện,khống chế kịp thời dịch bệnh và thúc đẩy, tăng cường các hoạt động khoa học, kỹ thuật vềy học dự phòng.

Cuốn sách 55 năm Hội Y học dự phòng Việt Nam đã ghi lại những bước đường trưởngthành và phát triển của Hội thông qua lịch sử 8 nhiệm kỳ đại hội cũng như giới thiệu về các chihội, những hội viên liên kết đồng hành, cùng với các hội viên tiêu biểu của Hội trong hơn nửathế kỷ vừa qua. Cuốn sách gồm 6 phần chính: (I) Lịch sử 55 năm Hội Y học dự phòng ViệtNam; (II) Những hội viên tiêu biểu của Hội; (III) Tổng hội Y học Việt Nam - Ngôi nhà chungcủa các thày thuốc Việt Nam; (IV) Các hội viên liên kết, (V) Chi hội Y học dự phòng và (VI)Các đơn vị trực thuộc Hội Y học dự phòng Việt Nam.

Những hội viên tiêu biểu đưa vào cuốn sách này bao gồm các vị là Chủ tịch Hội qua8 nhiệm kỳ đại hội, các vị đã từng tham gia trong Ban chấp hành Hội từ những khóa đầutiên của Hội Vệ sinh phòng dịch Việt Nam, cùng với một số hội viên tiêu biểu nhất của chihội địa phương các tuyến.

Các hội viên liên kết là những hội chuyên ngành thuộc Tổng hội Y học, có mối liên quanchặt chẽ với Hội Y học dự phòng Việt Nam trong suốt quá trình phát triển. Ngoài ra còn cóHội Y học dự phòng thành phố Hà Nội và tỉnh Cà Mau được phát triển trên cơ sở chi Hội Yhọc dự phòng tỉnh.

Cuốn sách cũng giới thiệu về các chi hội của Hội. Tính đến 2017 có khoảng trên 90chi hội Y học dự phòng đăng ký hoạt động trong cả nước, tuy nhiên chỉ có trên 50 chi hội cótên trong cuốn sách này, do nhiều đơn vị không gửi kịp thông tin về cho Ban biên soạn.

Cuốn sách 55 năm Hội Y học dự phòng Việt Nam được biên soạn trong điều kiện thiếunhiều tư liệu lịch sử, nhất là tư liệu trong những giai đoạn trước đây của Hội, chính vì vậykhông tránh khỏi nhiều thiếu sót, hạn chế. Ban Biên soạn rất mong sự lượng thứ của toànthể bạn đọc gần xa cùng với những góp ý quí báu để cuốn sách hoàn thiện hơn ở những lầnxuất bản sau này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2017BAN BIêN SoạN

10

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Page 11: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

PHẦN I

LỊCH SỬ 55 NĂMHỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Page 12: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

1. Mở đầu

Lịch sử hình thành và phát triển của nềnY học Việt Nam luôn gắn liền với lịch sửphát triển của đất nước và con người Việt đicùng với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Kểtừ khi thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủCộng hòa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam, lịch sử Y học luôn gắn liền vớisự phát triển của các giai đoạn cách mạng vàkháng chiến chống thực dân, xâm lược, kiếnthiết, xây dựng đất nước. Lịch sử 55 nămhình thành và phát triển của Hội Y học Dựphòng Việt Nam (YHDPVN) cũng theo triếtlý và nằm trong các bối cảnh lịch sử ấy.

Đi lên từ đất nước nghèo, lớn lên trongmuôn vàn khó khăn về điều kiện tự nhiênvà kinh tế, xã hội, lại tiếp cận khá lâu vớinhững tư tưởng, quan điểm cấp tiến của Yhọc phương Tây, qua nền Y học nước Pháp,nên quan điểm lấy dự phòng bệnh là chínhđã được quán triệt sớm trong định hướngphát triển Y học và xây dựng hệ thống Y tếở nước ta. Trên cơ sở của Vụ Phòng bệnh -Chữa bệnh thành lập từ cuối năm 1953, BộY tế đã cho tách ra thành Vụ Phòng bệnh,

theo Quyết định số 333/BYT-NĐ ngày12/4/1956. Tới năm 1961 Vụ Phòng bệnhđược đổi tên là Vụ Vệ sinh Phòng dịch. Việcthành lập Vụ Phòng bệnh, sau đó là Vụ Vệsinh phòng dịch (VSPD), đánh dấu mốcquan trọng cho thiết lập hệ thống y tế dựphòng ở Việt Nam.

Bên cạnh hệ thống cơ quan quản lý nhànước về Y tế, để huy động lực lượng toàndiện cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sứckhỏe, các tổ chức phi chính phủ mang tínhchất xã hội, nghề nghiệp (phường hội, liênhiệp hội, nghiệp đoàn) cũng được Đảng vàNhà nước quan tâm, phát triển. Hội Y họcDự phòng Việt Nam đã ra đời (năm 1961) vàtrưởng thành (1961-2016) trong sự quan tâmđó, trước hết với tư cách một Hội xã hội,nghề nghiệp phi chính phủ; sau nữa xuất pháttừ hoàn cảnh lịch sử, Hội được coi như“người em sinh đôi” của ngành Y tế ViệtNam, nên nó cũng được sự quan tâm, bồidưỡng, phối hợp, chia sẻ hành động một cáchtoàn diện của các cơ quan, đơn vị quản lýtrong toàn ngành Y tế nước ta. Trong nhiềulĩnh vực hoạt động, ở nhiều thời điểm và địaphương trên cả nước, khó khăn, thách thức

12

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

- Tên hội: Hội Y học dự phòng Việt Nam (HộiYHDPVN)

- Tên tiếng Anh: Vietnam Association of PreventiveMedicine (VAPM)

- Trụ sở Hội: Số 1, Yersin, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Page 13: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

13

và thành tựu về chăm sóc, bảo vệ sức khỏengười dân không thể tách riêng đâu là củangành YTDP, đâu là của Hội YHDPVN vàcác Hội có đặc thù YHDP khác.

Cuốn Lịch sử 55 năm của Hội YHDPVNra đời trong hoàn cảnh ngành Y tế, trong đócó Y tế Dự phòng Việt Nam hiện đang pháttriển với những bước tiến dài và đã có sựphân công trách nhiệm xã hội cao hơn, tínhchuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt độngcũng rõ ràng hơn. Để chuẩn bị cho một thờikỳ phát triển mới, với những yêu cầu của xãhội, của người dân và hội nhập quốc tế caohơn, Hội YHDPVN qua đây vừa kiểm địnhlại những bước đường đã đi qua của mình,vừa là để chuẩn bị cho những hoạt độngtrong một giai đoạn mới của đất nước, nhândân và cách mạng.

2. Từ Ban Vệ sinh phòng dịch tới Hội Vệsinh phòng dịch Việt Nam

Năm 1954, cuộc kháng chiến lịch sửchống thực dân Pháp dành thắng lợi vẻvang, tuy nhiên đất nước cũng ở vào mộtgiai đoạn cực kỳ khó khăn và gian khổ.

Theo tinh thần Hiệp định Geneva, đất nướcViệt Nam tạm thời chia cắt thành hai miền,với 2 chính thể chính trị và xã hội khác hẳnnhau. Trong khi quân dân ở miền Nam cócuộc đấu tranh ác liệt và gian khổ để dànhđộc lập dân tộc, thì ở miền Bắc vừa phảikhôi phục, kiến thiết lại xã hội và đất nước,vừa phải chi viện toàn diện cho đồng bàomiền Nam. Nạn đói rình rập; dịch bệnh liêntục xảy ra trong khi trình độ dân trí cònthấp; hiểu biết của người dân về sức khỏe,thực hành vệ sinh phòng bệnh vô cùng hạnchế. Trong bộn bề những công việc phảilàm để khôi phục và kiến tạo lại đất nước,nâng cao đời sống nhân dân, nhà nước nontrẻ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chú ýtới việc phát triển các chính thể, tổ chức xãhội và nghề nghiệp. Tháng 11 năm 1954,Chính phủ giao cho Bộ Y tế tiến hành thànhlập Hội Y học Việt Nam, một tổ chức ngoàibiên chế của Bộ Y tế, nhằm tập hợp toàn bộlực lượng y, dược, quân, dân, công, tư trongcả nước cùng chung sức chung lòng bảo vệsức khỏe nhân dân và góp phần xây dựngchủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, giải phóng

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Trụ sở thường xuyên của Hội YHDPVN

Page 14: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

dân tộc ở Miền Nam. Ngày 15 tháng 4 năm1955 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyếtđịnh số 134/1955/NV-QĐ cho phép thànhlập Hội Y học Việt Nam (1955-1960), tiềnthân của Tổng hội Y học Việt Nam (1960-1985); của Tổng hội Y Dược học Việt Nam(1985-2005) và Tổng hội Y học Việt Namngày nay (từ 2005).

Trước khi chính thức thành lập hội vàonăm 1961, Hội YHDPVN đã trải qua mộtgiai đoạn chuẩn bị khá chu đáo trong cái nôichung của Hội Y học Việt Nam. Trong Quyếtđịnh số 134/NV-QĐ của Bộ Nội vụ ghi rõHội YHVN được thành lập gồm 9 ban, trongđó có Ban Vệ sinh phòng dịch (VSPD).Trưởng ban VSPD là BS. Đặng Văn Ngữ,Viện trưởng Viện Sốt rét. Hai (2) ủy viên củaban là BS quân y Nguyễn Sỹ Quốc, Cụctrưởng Cục Quân y và BS. Phạm Đình Lẫm,Trưởng phòng Y tế Khu Tự trị Việt Bắc. Cả3 vị trong ban VSPD đều là Ủy viên BanChấp hành Hội YHVN (1955-1960). Bộtrưởng Bộ Y tế kiêm Tổng Giám đốc Viện Vitrùng học Việt Nam, BS. Hoàng Tích Trí, đãtham dự Đại hội lần thứ Nhất thành lập HộiYHVN vào ngày 3/3/1955 tại Hà Nội và phátbiểu khai mạc Đại hội.

Tại Đại hội Đại biểu lần thứ IV của HộiYHVN (25/06/1960 tại Hà Nội) có thêm BS.Hoàng Thủy Nguyên được bầu vào BanChấp hành và là một trong 3 vị đại diện choBan VSPD trong Hội YHVN.

Cùng với sự phát triển của Hội YHVN,Ban VSPD đã bước đầu tập hợp, liên kết vàđộng viên được các cán bộ y tế làm việc tạicác viện nghiên cứu ở tuyến trung ương nhưViện Vi trùng học Việt Nam (thành lập từnăm 1946), Viện Sốt rét (thành lập tháng

7/1957), Viện Vệ sinh (thành lập tháng6/1959),...; cùng với các cơ quan quản lý sứckhỏe tuyến trung ương như Vụ Phòng bệnh(1956-1961), Vụ Vệ sinh Phòng dịch (1961-1997) v.v... làm nhiệm vụ ổn định tổ chức,xây dựng kế hoạch và trực tiếp hoạt độngtrong các phong trào vệ sinh phòng bệnh,bình dân học vụ, sạch làng tốt ruộng,... ởmiền Bắc nước ta.

Trước sự phát triển của đất nước và yêucầu bảo vệ sức khỏe của nhân dân, trong đótrọng tâm là đẩy mạnh đời sống vệ sinh chodân cư ở vùng nông thôn rộng lớn và cáccông nông lâm trường; phòng chống dịchbệnh phổ biến như sốt rét, đậu mùa, thươnghàn, kiết lỵ, bại liệt, tê phù, lao, phong/hủi...cho bộ đội và nhân dân trên cả nước, ngànhy tế dự phòng ngày càng phát triển và có vaitrò quan trọng hơn bao giờ hết. Hội YHVNđã nắm được vai trò này tại Đại hội đại biểulần thứ V, tháng 6/1960, nhận thấy sự cầnthiết việc mở rộng và thành lập các Hộichuyên ngành của mình. Tại Đại hội khóanày các Ban Vận động thành lập Hội chuyênkhoa/Hội địa phương đã được thành lập.Trong số đó có Ban Vận động thành lập HộiVệ sinh phòng dịch do BS. Đặng Văn Ngữlàm Trưởng ban và BS. Hoàng Thủy Nguyênlà Phó trưởng ban. BS. Hoàng Thủy Nguyênđồng thời là thành viên của Ban Báo chí vàXuất bản của Hội YHVN.

Trên cơ sở Nghị quyết của Hội YHVN tạiĐại hội Đại biểu lần thứ V và kết quả hoạtđộng của Ban Vận động thành lập Hội, HộiVệ sinh phòng dịch Việt Nam đã được thànhlập vào đầu năm 1961, mở đầu cho một thờikỳ hoạt động mới và hiệu quả hơn của Hội.Hội Vệ sinh phòng dịch Việt Nam là tiền

14

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Page 15: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

15

thân của Hội Y học dự phòng Việt Nam củachúng ta ngày hôm nay.

3. Các nhiệm kỳ của Hội Y học dự phòng Việt Nam

Trong hơn 55 năm qua, Hội YHDPVN đãtrải qua 8 nhiệm kỳ đại hội với các Ban lãnhđạo và Ban Chấp hành Hội cũng như sốlượng chi hội, hội viên ngày càng mở rộngvà lớn mạnh hơn.

3.1. Đại hội Nhiệm kỳ Khóa IĐại hội thành lập Hội VSPD Việt Nam,

cũng là Đại hội Nhiệm kỳ lần thứ I được tổchức vào ngày 19 tháng 01 năm 1961 tại

Hà Nội. GS. Đặng Văn Ngữ, Viện trưởngViện Sốt rét (từ 9/1961 đổi tên thành ViệnSốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng) đượcbầu là vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Vệ sinhPhòng dịch Việt Nam (VSPDVN), tiền thâncủa Hội Y học Dự phòng Việt Nam(YHDPVN) ngày hôm nay. Ngày 6 tháng 3năm 1961, Bộ Nội vụ đã ra Quyết định số66/1961/NV-QĐ (do Thứ trưởng Tô QuangĐẩu ký) công nhận sự ra đời của HộiVSPDVN, cùng với các Hội chuyên khoay khác là Hội Nội khoa, Hội Nhãn khoa,Hội Chống lao. Bản Điều lệ đầu tiên củaHội VSPDVN đã được thông qua Đại hộivà được Bộ Nội vụ phê chuẩn.

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Trụ sở Hội YHDPVN luôn mở rộng cửa chào đón các hội viên

Page 16: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

QUYẾT ĐỊNH Số 66-NV NGàY 6/2/1961 CủA BỘ NỘI Vụ Về VIỆC TổNG HỘI Y HỌC VIỆT NAM THàNH LậP HỘI CHUYÊN kHoA

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

- Căn cứ Luật số 102-SL/L4 ngày 20/3/1957 về quyền lập Hội và Nghị định của Thủtướng Chính phủ số 258-TTG ngày 14/6/1957 quy định chi tiết thi hành luật ấy;

Căn cứ Quyết định số 341/NV ngày 26/10/1960 của Bộ Nội vụ cho phép Hội y họcViệt Nam đổi tên thành Tổng Hội y học Việt Nam;

Xét đề nghị của Ban Chấp hành Tổng Hội y học Việt Nam số 145/THYH/VN ngày30/12/1960 và số 13/THYH ngày 10/2/1961.

Quyết định

Điều 1: Nay cho phép Tổng hội y học Việt Nam thành lập những Hội y học chuyênkhoa sau đây:

- Hội Nhãn khoa Việt Nam- Hội Nội khoa Việt Nam- Hội Vệ sinh phòng dịch Việt Nam- Hội Chống lao Việt Nam.Những Hội này hoạt động trong phạm vi luật lệ hiện hành và điều lệ của Tổng Hội y

học Việt Nam đã được Bộ Nội vụ duyệt.Điều 2: Ông Vụ trưởng Vụ dân chính và Thương binh và Ban Chấp hành Tổng Hội

y học Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 1961

KT Bộ trưởng Bộ Nội vụThứ trưởng

Tô Quang Đẩu(Nguồn: Trích Hồ sơ lưu trữ tại Văn phòng Tổng hội YHVN)

16

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

GS. Đặng Văn Ngữ, Chủ tịch Hội Khóa I (1961-1973)

Page 17: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

17

Tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội tạiĐiều lệ Hội VSPDVN đã chỉ rõ đây là mộttổ chức tự nguyện của những người làm côngtác vệ sinh phòng dịch, cùng nhau đoàn kết,phấn đấu góp phần trong công cuộc bảo vệsức khỏe nhân dân, xây dựng nền y học dựphòng Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Như vậy,năm 1961 được ghi nhận là năm thành lậpHội YHDPVN, là cột mốc vàng Truyềnthống của Hội, cũng là thời gian HộiYHDPVN (với tên khi đó là Hội VSPDVN)bắt đầu hoạt động dưới danh nghĩa một Hộichuyên ngành tuyến trung ương thuộc Tổnghội YHVN.

Trong quãng thời gian hơn 10 năm nhiệmkỳ đầu tiên của Hội VSPDVN (1961-1973)có một số sự kiện về nhân sự: GS. Đặng VănNgữ, Chủ tịch Hội VSPDVN, ủy viên BanChấp hành Hội YHVN, đã xung phong đicông tác ở chiến trường phía Nam và hi sinhanh dũng do bom B52 trên đường đi công táctại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huếtháng 4/1967, để lại khát vọng nghiên cứusản xuất vắc xin phòng sốt rét cho quân vàdân ta. BS. Hoàng Thủy Nguyên đảm nhiệmvai trò Quyền Chủ tịch Hội sau khi GS. ĐặngVăn Ngữ hi sinh. BS. Hoàng Thủy Nguyêncùng với BS. Vũ Thị Phan, Viện phó ViệnSR-KST-CT (được bầu vào Ban Chấp hànhHội YHVN Khóa VII, tháng 11/1970) là đạidiện của Hội VSPDVN tại Hội YHVN. Bêncạnh đó một số vị khác như GS. Đặng VũHỷ (Hội Da liễu), GS. Phạm Khắc Quảng(Hội Chống lao), BS. Chu Văn Tường (HộiNhi khoa)... là đại diện cho các Hội chuyênkhoa có quan hệ rất mật thiết với HộiVSPDVN, cũng có tên trong Ban Chấphành Hội YHVN.

Hội VSPDVN đã có một số nội dung hoạtđộng nổi bật trong thời kỳ này:

Công tác xây dựng hệ thống và phòngchống dịch bệnh:

Củng cố, phát triển ảnh hưởng của Hộitrong các cơ sở y tế dự phòng tuyến trungương (Bộ Y tế, các viện nghiên cứu, TrườngĐại học Y Hà Nội); tạo ảnh hưởng của Hộivà bước đầu phát triển các chi hội ở các TyY tế tỉnh thành khu vực miền Bắc.

Hội đã từng bước tập hợp, động viên cácchi hội, hội viên chủ động và tích cực thamgia tuyên truyền giáo dục sức khỏe, truyềnthông, phổ biến vệ sinh phòng bệnh, thựchiện các phong trào Ba diệt (diệt ruồi, muỗi,chuột), phong trào sạch làng tốt ruộng, xâydựng giếng nước, hố xí 2 ngăn, rời chuồnggia súc ra xa nhà, phòng chống ngã nước -sốt rét...

Tập hợp, động viên hội viên tiến hành cácbiện pháp phòng và dập tắt các vụ dịchtruyền nhiễm nguy hiểm như tả, lỵ, thươnghàn, sốt rét, viêm màng não phát dịch, bạiliệt, dịch hạch, bạch hầu, ho gà, sốt xuấthuyết... nổ ra tại nhiều địa phương khu vựcmiền Bắc và miền Trung.

Tiến hành nghiên cứu và đưa vào sử dụngmột số loại vắc xin phòng bệnh như vắc xinđậu mùa, BCG phòng lao; vắc xin tả, thươnghàn bất hoạt-tiêm; vắc xin Sabin (OPV)sống, uống phòng bại liệt; vắc xin dại từ nãotủy động vật... Tiến hành nghiên cứu khẩuphần ăn và bổ sung, cải thiện chế độ dinhdưỡng cho người dân, trước hết là chế độdinh dưỡng cho trẻ em.

Hội đã có các hoạt động tư vấn về chínhsách từ cấp trung ương để góp phần xâydựng hệ thống tổ chức VSPD tuyến cơ sở.

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Page 18: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

Trước hết là củng cố các Ban VSPD ở các TyY tế tuyến tỉnh, sau đó là thành lập và hoànthiện các Trạm VSPD cấp tỉnh, thành phố(theo Quyết định của liên Bộ YT-NV, tháng8/1963). Tới cuối năm 1964 tất cả các tỉnhthành ở Miền Bắc đã có Trạm VSPD đi vàohoạt động và đã được các viện YHDP tuyếntrung ương như Viện Vệ sinh, Viện VSDTHHà Nội, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côntrùng,... hướng dẫn, tập huấn chuyên mônnghiệp vụ cơ bản.

Hội cũng góp phần tập hợp, động viên hộiviên hoạt động ở tất cả các đơn vị, các tuyếntham gia vào công tác bảo vệ sức khỏe, vệsinh phòng bệnh, phòng chống dịch nhiềubệnh truyền nhiễm trong điều kiện miền Bắcphải vừa chống chiến tranh phá hoại của Đếquốc Mỹ, phòng nguy cơ chiến tranh vitrùng, vừa chi viện cho miền Nam. Hội góptiếng nói trong việc hình thành và thúc đẩyphong trào Vệ sinh yêu nước chống Mỹtrong toàn dân; tăng cường nghiên cứu, sảnxuất vắc xin, sinh phẩm, thuốc men dựphòng; tăng cường chi viện cán bộ VSPD,

phòng chống sốt rét; chi viện vắc xin, thuốcphòng bệnh... cho các chiến trường miềnNam, Lào, Campuchia (B, C, K).

Công tác xuất bản: Do yêu cầu của việc truyền bá các chủ

trương, chính sách, quan điểm của Nhà nướcvề dự phòng sức khỏe và phương pháp, kỹthuật làm việc của ngành VSPD, một Nộisan Vệ sinh Phòng dịch được ra đời vàocuối năm 1961. Ban đầu Nội san dưới sự chỉđạo trực tiếp của Lãnh đạo Viện VSDTH HàNội và các khâu biên soạn, dịch thuật do cánbộ của Viện thực hiện. Sau đó Nội san đãđược xuất bản và sử dụng rộng rãi hơn nhưmột ấn phẩm truyền thông chung của HộiVSPDVN, kết hợp với một số ấn phẩmchuyên khoa khác của một số viện và cơquan quản lý TƯ, như Nội san Sốt rét, Thôngtin Phòng bệnh... Nội san Vệ sinh Phòngdịch ban đầu được in rôneo, sau chuyển intypô, có nội dung còn khá đơn giản, bao gồmmột số chính sách lớn của Nhà nước vềYTDP, VSPD, các bài dịch từ nguồn thôngtin nước ngoài cùng một số bài viết gốc về

18

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Tập thể cán bộ Trạm Vệ sinh phòng dịch Quảng Ninh năm 1978

Page 19: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

19

các phương pháp, kỹ thuật trong phòngchống dịch bệnh, thực hành phòng xétnghiệm, thực hành vệ sinh, dinh dưỡng,chống vũ khí vi trùng, tiêm chủng phòngbệnh... Nội san xuất bản định kỳ theo quí vàtheo tháng, tuy nhiên cũng không đều đặn.Số lượng bài viết, ấn phẩm xuất bản còn rấthạn chế và không đều. Việc xuất bản ấnphẩm Nội san VSPD duy trì tới hết năm1990 sau đó chuyển sang dạng Tạp chíVSPD từ năm 1991.

3.2. Đại hội Nhiệm kỳ Khóa II Đại hội đại biểu nhiệm kỳ Khóa II tổ chức

vào ngày 20 tháng 11 năm 1973 tại Hà Nội.Đại hội đã bầu Chủ tịch Hội là BS. HoàngTích Mịnh, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinhdịch tễ VSDTH Hà Nội. Ban Chấp hành củaHội nhiệm kỳ II, ngoài BS. Hoàng TíchMịnh, còn có các BS. Nguyễn Bát Can (PhóVụ trưởng Vụ VSPD), BS. Hoàng ThủyNguyên (Viện trưởng Viện VSDTH Hà Nội),BS. Vũ Thị Phan (Cán bộ, sau đó là QuyềnViện trưởng rồi Viện trưởng Viện SR-KST-CT từ 1/1975), BS. Đỗ Dương Thái (Cán bộ,sau đó là Phó Viện trưởng Viện SR-KST-CT), BS. Nguyễn Sĩ Quốc (Phó Cục trưởng

Cục Quân y, sau đó là Cục trưởng), cùng mộtsố vị khác, là lãnh đạo các đơn vị, cơ quancủa ngành YTDP khu vực phía Bắc. BanChấp hành Hội VSPDVN sau đó được bổsung một số ủy viên mới, đại diện cho cácđơn vị YHDP chủ chốt mới được thành lậpsau ngày thống nhất đất nước năm 1975.

Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Hội VSPDVNkéo dài trong khoảng 10 năm (11/1973-1984). Đây là quãng thời gian đất nước ta trảiqua nhiều biến cố lịch sử như: Chấm dứtchiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc (từ1973); Hòa bình lập lại, thống nhất hai miềnđất nước sau chiến thắng lịch sử 30/4/1975;Các cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam,biên giới phía Bắc, 1978-1982; Khắc phụchậu quả chiến tranh, tái kiến thiết đất nướctrên cơ sở một đất nước kém phát triển, phânhóa xã hội rất cao, thù trong giặc ngoài đedọa liên tục, đời sống người dân muôn vànkhó khăn, gian khổ đi cùng với nhiều loạidịch bệnh phổ biến và nguy hiểm như dịchhạch, dịch tả, sốt rét, lao, phong (hủi), cácbệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi(sởi, ỉa chảy, viêm phổi, bạch hầu, ho gà, uốnván sơ sinh...), đau mắt hột, bướu cổ... Cả hệthống ngành y tế cũng như từng đơn vị

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

BS. Hoàng Tích Mịnh, Chủ tịch Hội Khóa II (1973-1984)

Page 20: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

VSPD trên cả nước phải căng lực lượng vốncòn rất mong manh của mình để vừa lo xâydựng đội ngũ, vừa chăm lo bảo vệ sức khỏecho nhân dân và bộ đội.

Hội VSPDVN với kinh nghiệm củanhững năm hoạt động đầu tiên của một hộixã hội - nghề nghiệp nằm trong đội hìnhchung của các hội chuyên ngành khác củaTổng Hội YHVN, đã cố gắng bám sát nhữngsự kiện và biến đổi của xã hội, sát cánh vớicác đơn vị quản lý xã hội và y tế các tuyến,trước hết là tuyến trung ương và tuyến tỉnh,để có những hoạt động hiệu quả, phù hợp vớitình trạng khó khăn của đất nước. Có một sốhoạt động nổi lên trong thời kỳ này.

Về nhân sự lãnh đạo Hội: Các vị trong BanChấp hành Hội phân công trực tiếp các lĩnhvực chuyên ngành, địa bàn, đơn vị quan trọngnhư: BS. Hoàng Thủy Nguyên phụ trách lĩnhvực phòng chống các bệnh truyền nhiễm phổbiến, nguy hiểm, trong đó có nghiên cứu, phát

triển và sử dụng vắc xin. BS. Vũ Thị Phan,BS. Đỗ Dương Thái phụ trách phòng chốngsốt rét và các bệnh KST, côn trùng; BS.Hoàng Tích Mịnh phụ trách công tác đào tạonhân lực y tế dự phòng và vệ sinh môi trường;BS. Nguyễn Sĩ Quốc lĩnh vực sức khỏe và vệsinh phòng dịch cho bộ đội;... Nhiều nhà khoahọc, nhà quản lý là thành viên hoặc khôngnằm trong Ban Chấp hành của Hội, cũng gópphần tích cực vào các lĩnh vực hoạt động củaHội, như BS. Đặng Đức Bảo (Vệ sinh laođộng), BS. Từ Giấy (Vệ sinh dinh dưỡng), cácBS. Đặng Đức Trạch, BS. Phạm Văn Long,BS. Hoàng Đức Chấn, BS. Vũ Văn Phong (Vitrùng, Ký sinh trùng học), BS. Cao Minh Tân,BS. Cao Minh Chánh, BS. Nguyễn ÁiPhương (Dịch tễ, Y tế công cộng, khu vựcmiền Nam và Tây Nguyên), BS. Nguyễn ThịThế Trâm (VSDT khu vực miền Trung), BS.Phạm Thế, BS. Lê Diên Hồng (quản lý, VụVSPD, Bộ Y tế), v.v...

20

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn làm việc với Trạm VSPD Quảng Ninh, 1987

Page 21: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

21

Hoạt động quan trọng hàng đầu của HộiVSPDVN là động viên các cán bộ, hội viêntăng cường chi viện người và thuốc men,trang bị cho các biện pháp vệ sinh phòngdịch ở mặt trận phía Nam, góp phần tíchcực phòng chống sốt rét và một số bệnhtruyền nhiễm phổ biến (tiêu chảy, thươnghàn, sốt xoắn khuẩn, sốt mò, dịch hạch, sốtxuất huyết đăng gơ, bại liệt...) ở các khuvực có chiến tranh, góp phần giữ đượcquân số chiến đấu cũng như sức khỏe củangười dân, củng cố uy tín của chính quyềncách mạng. Trong chiến thắng vẻ vang củaquân dân cả nước tháng 4/1975 có công laokhông nhỏ, tuy có phần thầm lặng, của cácnhân viên y tế dự phòng, và phía sau họ làcả hệ thống tổ chức Nhà nước về YTDPcũng như vai trò của Hội VSPDVN.

Tiếp theo là hoạt động góp phần xâydựng hệ thống YTDP sau khi thống nhấtđất nước. Từ năm 1975 Hội VSPDVN tiếptục phát triển thêm các chi hội, hội viên ởkhu vực mới giải phóng, thông qua việcchia sẻ lực lượng đội ngũ của mình, trongđó có các cán bộ cốt cán của Hội, chi hội,để xây dựng các chi hội, phân chi hộiVSPD, trước hết là cho các viện Y tế dựphòng lớn phía Nam như Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang,Viện Y tế Công cộng TP.HCM, Viện VSDTTây Nguyên (thành lập tháng 10/1975),Viện Pasteur Đà Lạt, Viện Vắc xin và Sinhphẩm y tế Nha Trang (thành lập từ11/1978), Viện SR-KST-CT TP. Hồ ChíMinh (thành lập 1/1977), Phân viện SR-KST-CT Quy Nhơn (thành lập tháng3/1977)... Hội cũng góp phần ở cả góc độtư vấn chính sách và thực hành cụ thể trong

việc mở rộng mạng lưới các Trạm/Trungtâm VSPD tuyến tỉnh, các Đội VSPD ởtuyến huyện tại khu vực các tỉnh thành mớiđược giải phóng phía Nam.

Hội tiếp tục tập hợp, động viên các chihội, hội viên chủ động và tích cực tham giavào những hoạt động cấp thiết nhất của ytế dự phòng và vệ sinh phòng bệnh như:Truyền thông, giáo dục sức khỏe cộng đồngthực hiện các phong trào vệ sinh phòngbệnh, vệ sinh môi trường sống, tăng cườngdinh dưỡng, giữ vệ sinh cá nhân và thể dụcthể thao tăng cường sức khỏe. Thực hiệncác biện pháp phòng chống các dịch bệnhtruyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến nổ rahoặc lưu hành nặng tại nhiều địa phươngtrên cả ba miền như tả, dịch hạch, bại liệt,tiêu chảy cấp, sốt rét, viêm màng não thànhdịch, viêm não vi rút, sốt xuất huyết, bạchhầu, ho gà, uốn ván sơ sinh, sởi, lao, phong(hủi) và các bệnh xã hội khác như mắt hột,bướu cổ, da hoa liễu,... Tiến hành các biệnpháp vệ sinh phòng bệnh cho bộ đội vànhân dân, khử trùng tẩy uế chiến trường,khôi phục vệ sinh môi trường ở khu vựcchiến đấu tại các mặt trận Tây Nam (chốngquân Pôn Pốt) và Biên giới phía Bắc(chống quân xâm lược phía Bắc).

Những lớp, khóa đào tạo, tập huấn dàihạn, ngắn hạn được tổ chức nhằm phổ cập,nâng cao kỹ năng vệ sinh phòng dịch cơbản cho cán bộ nhân viên YTDP, trước hếtcho các Trạm VSPD tỉnh thành phố phíaNam, đã được các Viện tuyến T.Ư tổ chức.Triển khai tích cực, có hiệu quả một số hoạtđộng có tầm quốc tế bước đầu được triểnkhai ở Việt Nam theo quy trình của Tổ chức Ytế Thế giới (TCYTTG-WHO) như chương

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Page 22: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

trình Phòng chống sốt rét, Thanh toán bệnh bạiliệt, CDD, ARI... Chuẩn bị điều kiện tiếp nhậnchương trình y tế công cộng có tầm quốc tếkhác, như chương trình Tiêm chủng mở rộng,phòng chống tiêu chảy - CDD, phòng chốngcác nhiễm khuẩn hô hấp - ARI.

Trong điều kiện đất nước ở vào giaiđoạn bị “bao vây, cô lập”, có “thù trong,giặc ngoài” và bị o ép từ nhiều phía làmcho kinh tế, xã hội phát triển cực kỳ khókhăn thì hoạt động khoa học kỹ thuật,cung ứng vắc xin, sinh phẩm trong lĩnhvực YTDP cũng không nằm ngoại lệ. HộiVSPD đã góp phần tư vấn chính sách chocác cơ quan quản lý nhà nước về Y tế cóchiến lược mở rộng hợp tác quốc tế song

phương, đa phương (không chỉ đóngkhung trong phe XHCN như trước). Đồngthời tập hợp, động viên các cán bộ có nănglực trong và ngoài Hội tổ chức triển khaicác chương trình, dự án hợp tác với WHO,với Quĩ Nhi đồng Liên hợp quốc(UNICEF) và với các Tổ chức phi chínhphủ, Viện nghiên cứu, Trường đại học,...có tư duy tiến bộ của một số quốc gia pháttriển như Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, NhậtBản,... Bên cạnh đó vẫn duy trì và pháttriển một cách phù hợp sự hợp tác với cácquốc gia, tổ chức thuộc phe XHCN cũngđang cố gắng góp sức người sức của giúpViệt Nam khôi phục đất nước, khôi phụcđời sống trong thời kỳ này.

22

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh Cao Minh Tân đi xây dựng trạm VSPD Tiền Giang

Page 23: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

23

Kết quả những nỗ lực của các đơn vị, chihội, hội viên là hàng loạt cơ sở nghiên cứuvi sinh, kí sinh vật, miễn dịch, hóa sinhdinh dưỡng, sinh lý lao động, sản xuất vắcxin, sinh phẩm dự phòng được xây dựngmới hoặc hoạt động trở lại. Hàng loạt chếphẩm vắc xin, sinh phẩm dự phòng đã đượcnghiên cứu, thử nghiệm, đưa vào sử dụnghoặc tăng số lượng, chất lượng sản xuấtnhư vắc xin OPV, vắc xin tam liên bạch hầu- ho gà - uốn ván, vắc xin phòng dại từ nãochuột, vắc xin BCG, vắc xin viêm não NhậtBản từ não chuột ổ, kháng huyết thanhkháng dại, v.v... Từ năm 1976 đã có 17Trạm VSPD tỉnh, thành và hàng trăm độiVSPD tuyến huyện trong cả nước bắt đầutiếp nhận trang thiết bị xét nghiệm củaquốc tế. Hầu hết số Trạm VSPD các tỉnhlần đầu tiên đã nhận được chiếc ô-tô nhãn

hiệu “made in Japan” chính cống, kết quảtài trợ của UNICEF vào năm 1976-1978cho YTDP Việt Nam.

3.3. Đại hội Nhiệm kỳ Khóa III Đại hội đại biểu nhiệm kỳ lần thứ III của

Hội VSPDVN tổ chức năm 1984 tại HàNội. Đại hội đã bầu Chủ tịch Hội là GS.Hoàng Thủy Nguyên, Viện trưởng Viện Vệsinh dịch tễ học Hà Nội. Ban Chấp hànhHội gồm 17 vị, có 3 Phó Chủ tịch và 5 Ủyviên Ban thường vụ Hội (Có danh sáchkèm theo). Trong quá trình hoạt động củanhiệm kỳ, để tăng cường thêm hiệu quảhoạt động thực tế ở đơn vị nghiên cứu vàtừ địa phương, một số ủy viên đã được bổsung vào Ban Chấp hành mở rộng của HộiVSPDVN, tuy nhiên danh sách bổ sungkhông được lưu trữ lại.

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

GS.Hoàng Thủy Nguyên, Chủ tịch Hội Khóa III (1984-1992)

Page 24: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

Ban Chấp hành Hội đã phân công nhân sựphụ trách chung từng khu vực, trong đó cóhoạt động phát triển mạng lưới tổ chức vàảnh hưởng của Hội VSPDVN. GS. HoàngThủy Nguyên, Chủ tịch Hội, trực tiếp phụtrách công tác Hội khu vực miền Bắc; BS. Nguyễn Thị Thế Trâm, PCT, phụ tráchcông tác Hội các tỉnh miền Trung; BS. TrầnVinh Hiển phụ trách các tỉnh miền Nam;

BS. Nguyễn Ái Phương phụ trách khu vựcTây Nguyên.

Nhiệm kỳ Khóa III của Hội VSPDVN kéodài trong vòng 9 năm (1984-1992) diễn ratrong hoàn cảnh đất nước từng bước thoátdần ra khỏi những hoàn cảnh ác liệt, khókhăn nhất thời hậu chiến tranh, bước sangthời kỳ “Đổi mới” (từ sau Đại hội ĐảngCộng sản Việt Nam lần thứ VI, 1986) với

24

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

DANH SÁCH BAN CHẤP HàNH HỘI VỆ SINH PHÒNG DỊCH VIỆT NAM

kHÓA III (1984 - 1992)

1. Chủ tịch: GS. Hoàng Thuỷ Nguyên, Viện Vệ sinh dịch tễ học Hà Nội2. Phó Chủ tịch kiêm trưởng Ban Thư ký: GS. Đỗ Dương Thái.3. Phó Chủ tịch, kiêm phụ trách các hoạt động ở các tỉnh miền Trung: BS. Nguyễn

Thị Thế Trâm.4. Phó chủ tịch, kiêm phụ trách các hoạt động ở các tỉnh miền Nam: BS. Trần Vinh

Hiển.5. BS. Vũ Thị Phan, Viện Sốt rét, Uỷ viên thường vụ.6. BS. Đặng Đức Bảo, Viện Y học lao động, Uỷ viên thường vụ7. BS. Trần Luật, Sở Y tế Hải phòng, Uỷ viên thường vụ8. BS. Từ Giấy, Viện Dinh dưỡng, Uỷ viên thường vụ9. GS. Đặng Đức Trạch, Viện Vệ sinh dịch tễ, Uỷ viên thường vụ10. BS. Nguyễn Long Giang, phân viện SRCTKST, TP. Hồ Chí Minh, Uỷ viên11. BS. Cao Minh Chánh, Viện Vệ sinh y tế công cộng, TP. Hồ Chí Minh, Uỷ viên.12. BS. Phạm Văn Long, Học viện Quân y, Uỷ viên.13. BS. Vũ Văn Phong, Học viên Quân y, Uỷ viên14. BS. Lê Diên Hồng, Vụ Vệ sinh môi trường, Uỷ viên15. BS. Nguyễn Ái Phương, Viện VSDT Tây Nguyên, Uỷ viên.16. BS. Lê Vĩ Hùng, Đại học Y khoa Hà Nội, Uỷ viên.17. BS. Hoàng Đức Chấn, Đại học Y khoa Bắc Thái, Uỷ viên.

(Do BS. Hoàng Vĩnh Bảo, Chánh văn phòng Tổng Hội YDHVN cung cấp - Người sao y bản chính: PTS. Lê Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hội VSPDVN)

Page 25: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

25

những luồng tư duy chính trị và nhiều chínhsách xã hội cởi mở, thông thoáng hơn, tạođiều kiện để mặt bằng kinh tế, đời sống xãhội cũng như các mối quan hệ hợp tác quốctế được cải thiện và nâng cao hơn.

Cũng vào thời kỳ này, Tổng hội YHVNđã đổi tên thành Tổng hội Y Dược học ViệtNam tại Đại hội tháng 3/1985, GS. HoàngĐình Cầu làm Chủ tịch Tổng Hội, đã có 22Hội chuyên khoa TƯ và 39 Hội y dược họcđịa phương, trong đó có nhiều Hội có mốiliên quan mật thiết với Hội VSPD đượcthành lập hoặc mở rộng hoạt động và cóthêm đại diện trong Ban Chấp hành TổngHội, như Hội Truyền nhiễm, Hội Da liễu,Hội Nhi khoa, Hội Chống lao, Hội Y Dượchọc Hà Nội, Hội Y Dược Trường Đại học YHà Nội,...

Bên cạnh các hoạt động mang tính thườngxuyên của Hội là tập hợp, động viên các chihội, hội viên chủ động và tích cực tham giavào những hoạt động cấp thiết nhất về y tếdự phòng, truyền thông giáo dục sức khỏecộng đồng và vệ sinh phòng bệnh dịch trêncả nước trong giai đoạn xã hội đang chuyểnđổi và phát triển mạnh, Hội VSPDVN đã cómột số hoạt động nổi bật hơn trong nhiệm kỳlần thứ III của mình.

Tổ chức, xây dựng hệ thống VSPD/YTDP:

Hoạt động quan trọng hàng đầu của HộiVSPDVN là tiếp tục tư vấn chính sách và tậphợp, động viên cán bộ nhân viên ngành y tếcả nước, trước hết là hội viên của Hội, gópphần xây dựng, hoàn thiện từng bước hệthống VSPD/YTDP các tuyến, các cơ sở saukhi thống nhất đất nước, bước sang thời kỳ“Đổi mới”.

Từ nhân cốt là số chi hội, phân chi hộiđược hình thành giai đoạn 1976-1984 và sốhội viên cốt lõi, Hội VSPDVN tiếp tục pháttriển thêm các chi hội, hội viên ở khu vựcmới hình thành tổ chức YTDP, như các Việnnghiên cứu, các trạm, trung tâm VSPDtuyến tỉnh tại khu vực các tỉnh thành ở miềnTrung, miền Nam và Tây Nguyên. Các cánbộ tích cực nhất từ những đơn vị đào tạo vàhoạt động VSDT/YTDP tại một số trườngđại học Y-Dược và một số đơn vị bệnh việntuyến T.Ư cũng đã được phát triển trở thànhhội viên. Cho tới giữa nhiệm kỳ III, năm1990 mạng lưới các chi hội/phân chi hội/hộiviên nhân cốt của Hội VSPDVN đã bao phủtrên hầu hết các cơ sở, đơn vị YTDP tuyếnT.Ư và tuyến tỉnh, thành phố. Số chi hội cóđăng kí sinh hoạt khoảng 35, với số lượnghội viên (nhân viên y tế trong các chi hội)trên 1.000 người.

Phòng chống dịch bệnh:Chương trình

Tiêm chủng mởrộng (TCMR) thểhiện chủ trươnglớn lấy chủ độngdự phòng làmchính của Nhànước Việt Nam.Chương trình này

đã được Hội VSPDVN tiếp nhận và góp sứctriển khai tích cực như một nội dung trọngtâm của Hội liên tiếp trong nhiều nhiệm kỳ.Ngay trong giai đoạn 1981-1984 (thuộcnhiệm kỳ II), Hội đã có những đóng gópnhất định trong tư vấn lập kế hoạch và thựchành triển khai thí điểm với 6 loại vắc xincó hiệu lực dự phòng cao ở trẻ em tại một

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Page 26: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

số huyện, tỉnh; sau đó tổng kết, nhân rộngtrên toàn quốc. Trong suốt nhiệm kỳ III(1984-1992) của mình, Hội VSPDVN đãtập hợp, động viên toàn bộ hệ thống mạnglưới hiện có trên toàn quốc, từ các chi hộitới từng hội viên, tham gia vào các loại hìnhhoạt động cụ thể của chương trình TCMR.Các hoạt động bao gồm từ thống kê đủ đốitượng trẻ em; bao phủ với tỷ lệ cao các mũitiêm chủng đầy đủ theo kế hoạch, đặc biệtcho các vùng xa, vùng sâu có nhiều khókhăn tiếp cận; thực hiện các chiến dịch tiêmchủng rộng lớn (bại liệt, lao, sởi...); bảođảm an toàn trong tiêm chủng; bảo đảmcung ứng nhiều loại và đầy đủ số lượng vắcxin cho TCMR; tranh thủ sự hỗ trợ của quốctế cho chương trình; truyền thông giáo dụccộng đồng để duy trì bền vững cho TCMRở Việt Nam.... Trung tâm Kiểm định quốc

gia về vắc xin và sinh phẩm đã được thànhlập trong giai đoạn này (5/1984) đánh dấusự trưởng thành trong chuẩn hóa chất lượngvắc xin dự phòng của Việt Nam. Trong cáclễ tổng kết quốc gia về công tác y tế vàtrong những văn bản quốc tế về CSSK banđầu đều đánh giá cao thành tựu của TCMRở Việt Nam. Hội YHDPVN tuy không đượcnhắc tới nhiều trong những đánh giá trên,nhưng luôn tự hào về những chiến công,những đóng góp tích cực, nhiều khi thầmlặng, của rất nhiều chi hội và hội viên củamình trong chương trình quan trọng này.

Các chương trình bảo vệ sức khỏe có tầmquốc gia khác như Phòng chống các bệnhtiêu chảy (CDD), Phòng chống các bệnhđường hô hấp cấp (ARI), Phòng chốngnhiễm khuẩn do virus arbo gây bệnh ở người,Phòng chống sốt rét, các chương trình cấp

26

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Phát động đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng tại Tiền Giang, 1989

Page 27: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

27

Nhà nước 64B, 66A phòng chống các bệnhtruyền nhiễm chủ yếu ở Việt Nam... đã đượckhởi đầu hoặc mở rộng triển khai trong giaiđoạn từ 1984 tới những năm đầu 1990. Cácchi hội và các hội viên của Hội VSPDVNtrên cả nước, với những nhiệm vụ được phâncông khác nhau, đã góp nhiều trí tuệ và côngsức cho sự thành công của từng nội dung,từng mục tiêu của mỗi chương trình, dự án,trong đó luôn ưu tiên hàng đầu cho lĩnh vựcYHDP.

Năm 1990 trường hợp nhiễm HIV đầutiên được phát hiện tại TP. Hồ Chí Minh, mởđầu cho dịch nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam.Trước đó từ năm 1989 hệ thống giám sátdịch tễ nhiễm HIV đã được thiết lập ở cácthành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,Hải Phòng, Đà Nẵng với phòng xét nghiệmchuẩn thức đặt tại Viện VSDTH Hà Nội.Thành công trong giám sát, kiểm soát bướcđầu đối với đại dịch nhiễm HIV/AIDS ở ViệtNam có sự đóng góp của các chi hội, hội viênlà cán bộ nhân viên của các Viện YHDP hàngđầu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các thànhphố lớn và sau đó là các tỉnh thành phố kháctrên cả nước.

Công tác xuất bản: Tờ Nội san Vệ sinh Phòng dịch của Hội

VSPDVN (và Viện VSDTH Hà Nội tronggiai đoạn đầu xuất bản) đã tồn tại trong mộtthời gần 30 năm (1961 - 1990). Tuy các sốxuất bản định kỳ của Nội san ra chưa đều đặn(hàng quí hoặc hàng tháng) và hình thứcchưa hấp dẫn (in tipô và rônéo) với số lượngbản in còn hạn chế (nhiều nhất 400 bản/số),nhưng nhìn chung Nội san VSPD đã thựchiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền vềnhững nội dung thiết yếu về chính sách y tế

dự phòng, về công tác VSPD, phòng chốngsốt rét, tiêm chủng/TCMR, dinh dưỡng,chống vũ khí vi trùng..., ở trong và ngoàinước; đã giới thiệu một số phương pháp, kỹthuật nghiên cứu VSPD áp dụng phổ biếntrong điều kiện thực tế Việt Nam. Từ năm1991 Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp phépcho Hội xuất bản Tạp chí Vệ sinh Phòngdịch, chuyển đổi lên từ tờ Nội san VSPD củaHội. Lúc đầu là Giấy phép xuất bản tạm thờisố 1625/BC-1991, tới năm 1993 Bộ VH-TTcấp phép chính thức, với GP số 741-BC-GPXB-1993. GS. Hoàng Thủy Nguyên làTổng Biên tập của Tạp chí trong giai đoạnđầu mới có quyết định (1991-1994), sau đólà GS. Đặng Đức Trạch là Tổng Biên tập,cho tới năm 2004.

3.4. Đại hội Nhiệm kỳ Khóa IV Nhiệm kỳ thứ IV của Hội VSPDVN

(1992-1997) không tổ chức Đại hội đại biểutoàn quốc, mà được tổ chức theo Đại hội đạibiểu theo từng khu vực. Ba Đại hội đại biểucủa Hội VSPDVN đã lần lượt được tổ chứcvào năm 1992 tại 3 miền là: (1) Các tỉnhmiền Bắc (gồm đại biểu của 24 tỉnh thànhphố); (2) Các tỉnh miền Nam (đại biểu của16 tỉnh thành phố); và (3) Các tỉnh miềnTrung và Tây Nguyên (gồm đại biểu của 13tỉnh, thành phố). Đại hội giữa nhiệm kỳ củaHội cũng đã được tổ chức tại một số khu vựcvào năm 1995.

Bản Điều lệ (sửa đổi) của Hội VSPDVNđã được gửi thông qua tại các Đại hội đạibiểu từng khu vực, được Bộ trưởng - Trưởngban tổ chức Cán bộ của Chính phủ phê chuẩnvào cuối năm 1992 và đăng toàn văn trongTạp chí Vệ sinh phòng dịch của Hội.

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Page 28: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

Tuy đại hội đại biểu tiến hành ở từngkhu vực nhưng Hội cũng đã thống nhất bầura một Ban Chấp hành chung của toàn Hộiở các đại hội nhiệm kỳ Khóa IV, năm 1992.Chủ tịch Hội VSPDVN Khóa IV (1992-1997) là GS. Đặng Đức Trạch, Phó Việntrưởng Viện VSDTH Hà Nội. Ban Chấp

hành Hội gồm 30 ủy viên, đại diện cho cácđơn vị, cơ sở VSPD của cả nước, trong đósố các ủy viên đại diện cho các địa phương,chủ yếu là Trung tâm VSPD tỉnh, đã tănglên đáng kể (10 trong tổng số 30) so vớinhiệm kỳ khóa trước (Danh sách kèmtheo).

28

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

GS. Đặng Đức Trạch, Chủ tịch Hội Khóa IV (1992-1997)

DANH SÁCH BAN CHẤP HàNH kHoÁ IV HỘI VỆ SINH PHÒNG DỊCH VIỆT NAM(1992 - 1997)

(Xếp theo thứ tự A,B,C).

1. Bùi Đình Bái, BS. Phân viện trưởng, Phân viện Sốt rét KST, CT miền Trung, Quy Nhơn.

2. Lê Ngọc Bảo, PGS.PTS. Viện VSDTH Hà Nội, thường trực BCH Hội, Phó Tổngbiên tập Tạp chí Vệ sinh phòng dịch.

3. Phạm Văn Bé, BS. Giám đốc Trung tâm VSPD tỉnh An Giang.4. Đỗ Hữu Chính, BS. Giám đốc Trung tâm VSPD tỉnh Lâm Đồng

Page 29: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

29

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

5. Lê Đình Công, BS. Viện trưởng Viện Sốt rét KSTCT Hà Nội, Phó Vụ trưởng, VụVệ sinh môi trường, Bộ Y tế.

6. Nguyễn Long Giang, BS. Phân viện trưởng, Phân viện Sốt rét, KSTCT, các tỉnhmiền Nam, TP. Hồ Chí Minh.

7. Từ Giấy, GS. Viện trưởng, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội.8. Hồ Hải, BS. Giám đốc Trung tâm Vệ sinh phòng dịch tỉnh Tiền Giang.9. Đinh Sĩ Hiền, PTS, Viện Pasteur Nha Trang, trợ lý Viện trưởng.10. Nguyễn Văn Hiếu, PGS.TS. Giám đốc Trung tâm VSPD, TP. Hải Phòng.11. Đỗ Huy Hoàng, BS. Giám đốc Trung tâm VSPD tỉnh Yên Bái. 12. Hoàng Đình Hồi, PTS. Phó Vụ trưởng, Vụ VSMT, Bộ Y tế.13. Lê Diên Hồng, PGS.PTS, Vụ trưởng Vụ VSMT, Bộ Y tế. 14. Hạ Bá Khiêm, GS. Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh.15. Hà Huy Khôi, GS.TS. Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Hà Nội.16. Trương Xuân Liễu, BS. Giám đốc Trung tâm VSPD, TP. Hồ Chí Minh.17. Hoàng Thuỷ Long, PGS.PTS. Phó Viện trưởng Viện VSDT học, Hà Nội.19. Lương Văn Nghĩa, BS. Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.20. Hoàng Thuỷ Nguyên, GS.TS. Viện trưởng, Viện Vệ sinh dịch tễ học - Hà Nội, 21. Phạm Xuân Ngọc, PGS.PTS. Viện trưởng Viện VSPD quân đội, Cục Quân y.22. Nguyễn Ái Phương, GS. Viện trưởng, Viện VSDT Tây Nguyên.23. Phạm Kim Sắc, BS. Trưởng phòng dịch tễ, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh.24. Trần Suyên, BS. Giám đốc Trung tâm VSDT, TP. Hà Nội25. Nguyễn Ngọc Thảo, BS. Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Quân y.26. Lê Thế Thự, BS. Phó Viện trưởng Viện VSYTCC TP. Hồ Chí Minh.27. Đặng Đức Trạch, GS.TS. Phó Viện trưởng, Viện VSDTH - Hà Nội, Chủ tịch Hội

kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Vệ sinh phòng dịch.28. Nguyễn Thị Thế Trâm, GS.TS. Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang.29. Lê Trung, PGS.PTS, Viện trưởng, Viện Y học lao động và VSMT, Hà Nội.30. Chế Quang Tuân, BS. Phó Viện trưởng, Viện Vắcxin Nha Trang.

(Nguồn: Biên bản Đại hội Khóa IV - Hội VSPDVN. Tài liệu Lưu trữ của Văn phòng Hội YHDPVN)

Page 30: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

Hội tiếp tục phân công các Phó chủ tịchBCH phụ trách hoạt động Hội tại các khuvực: PTS. Hoàng Đình Hồi, phụ trách cáctỉnh phía Bắc; BS. Nguyễn Long Giang, cáctỉnh phía Nam; BS. Nguyễn Thị Thế Trâm,các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; BS.Nguyễn Ngọc Thảo, Cục trưởng Cục Quâny, phụ trách công tác Hội trong y tế lựclượng vũ trang. Tổng thư ký, thường trựcBCH Hội là PGS.PTS. Lê Ngọc Bảo. BS.Lê Ngọc Bảo đồng thời cũng làm nhiệm vụChánh Văn phòng Hội, kiêm Thư ký BanBiên tập Tạp chí VSPD (có trụ sở vănphòng đặt tại Viện VSDTH Hà Nội). Thànhphần các Ban trực thuộc BCH Hội bao gồm:(1) Ban tổ chức Hội - Hội viên: BS. Hồ Hải,PGS.PTS Phạm Xuân Ngọc, Thiếu tướng,BS. Nguyễn Ngọc Thảo, GS.TS HoàngThủy Nguyên, GS. Từ Giấy, BS. Lê ĐìnhCông, BS. Đỗ Huy Hoàng; (2) Ban tàichính: PTS. Hoàng Đình Hồi, BS. PhạmKim Sắc, PGS.PTS. Lê Diên Hồng,PGS.TS. Nguyễn Văn Mẫn, PGS.PTS.Hoàng Thủy Long, PGS.PTS. Lê Trung, BSTrần Suyên; (3) Ban Sinh hoạt - Hội nghịkhoa học: BS. Nguyễn Long Giang, GS.TS.Đặng Đức Trạch, PGS.PTS. Lê Ngọc Bảo,

GS.TS. Hà Huy Khôi, PGS.TS. NguyễnVăn Hiếu.

Hoạt động phát triển mạng lưới các chi hộivà hội viên (ở những nơi chưa tổ chức được chihội) trong nhiệm kỳ IV của Hội khá mạnh mẽ.Tới đầu năm 1993 có hàng chục chi hội đượcthành lập mới hoặc được củng cố hoàn thiện.Chế độ thu nộp hội phí để làm tròn nghĩa vụvới Hội, đóng góp thêm cho hoạt động của Hội,cũng đã được các đơn vị, địa phương chú ýthích đáng. Một số hoạt động về tổ chức củaHội được ghi lại trong Biên bản họp Ban Chấphành Hội, tháng 1/1993, dưới đây.

Hội VSPDVN duy trì mối quan hệ chặt chẽvới Tổng Hội YDHVN với tư cách là một Hộichuyên ngành của Tổng hội. Các GS. HoàngThủy Nguyên, GS. Vũ Thị Phan là đại diệncủa Hội VSPDVN trong Ban Chấp hành củaTổng hội giai đoạn 1990-1995. Văn phòngHội thường xuyên gửi các số xuất bản củaTạp chí VSPD biếu (50 quyển) và phát hànhgiá thấp (50 quyển) đóng góp phần nhỏ hỗtrợ cho hoạt động của Văn phòng Tổng hội.BCH Hội (1/1993) đã thông qua quyết địnhgóp 500.000đ với Tổng hội để thăm hỏi 2đơn vị thương binh theo phân công củaUBMTTQVN đối với Tổng hội.

30

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Bộ đội biên phòng cùng cán bộ Y tế dự phòng đi đến các bản làng xa xôi

Page 31: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

31

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

..... Đã có 14 chi hội được thành lập, một chi hội đang vận động thành lập (Bến Tre),10 chi hội phía Bắc (4 viện và 6 tỉnh), phía Nam 5 chi hội (3 viện/phân viện, TP. Hồ ChíMinh và Bến Tre). Các tỉnh và cơ quan miền Trung chưa bổ sung chi hội nào. BCH nhắcnhở đẩy nhanh tiến độ thành lập các chi hội, năm 1993 đạt chỉ tiêu 75% số tỉnh thành vàcơ quan theo khu vực có Chi hội. Nơi có các ủy viên BCH Hội công tác, cần xúc tiếnnhanh hơn, hết quý I/1993 hoàn thành việc thành lập chi hội...

.... Ban Chấp hành chủ trương tiến hành việc làm thẻ hội viên, sẽ làm trước việc cấpphát thẻ hội viên tại những chi hội đã đăng kí hội viên và nộp hội phí hội viên. Thẻ hộiviên sẽ làm cỡ nhỏ (kiểu chứng minh thư), ép plastics và 5 năm đổi thẻ 1 lần.

..... Đã có 7 chi hội đóng hội phí chi hội mức 500.000đ và 100.000đ/năm (Viện Dinhdưỡng, viện VSDTH và trung tâm QGKDSVP, viện VSPD quân đội, Hải Phòng, NamHà, Thanh Hóa, Hà Tĩnh). Có 5 tỉnh và 2 Viện Vụ chưa thành lập Chi hội nhưng đã đónghội phí cơ quan hàng năm (Vụ VSMT, Viện Sốt Rét, Bắc Thái, Lào Cai, Nghệ An, LạngSơn, Lai Châu). Có chi hội đã thành lập nhưng chưa đóng hội phí chi hội và hội phí hộiviên. Đã có 3 chi hội VSPD (Viện Dinh dưỡng, Viện VSDTH + TTQGKDSVP, TT Yhọc dự phòng tỉnh Yên Bái) đóng hội phí hội viên 50.000đ/năm và đây cũng là nhữngchi hội hoạt động Hội khá hơn cả... Những chi hội được thành lập năm 1992 cần thựchiện truy thu hội phí và đóng đủ chỉ tiêu năm 1993.

(Trích Biên bản họp BCH Hội, 18/01/1993)

Lễ phát động chương trình thanh toán bệnh bại liệt toàn quốc năm 1991

Page 32: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

Nhiệm kỳ thứ IV của Hội VSPDVN kéodài trong vòng 7 năm (1992-1997) diễn ratrong bối cảnh xã hội đang ở vào những nămđầu tiên của thời kỳ “Đổi mới” của đất nước,với rất nhiều khó khăn và thách thức trongviệc chuyển đổi tư duy, thói quen, nền nếplàm việc, chăm sóc bảo vệ sức khỏe kiểu cũđã tồn tại lâu dài trong các tầng lớp nhân dân.Tuy đời sống kinh tế và mặt bằng dân trí đãtừng bước được nâng cao hơn, nhưng nhìnchung vẫn ở mức thấp kém so với nhiều quốcgia trong khu vực. Các bệnh nhiễm trùng,bệnh truyền nhiễm vẫn chiếm vị trí hàng đầutrong số những nhóm bệnh phổ biến, trongkhi các bệnh không lây nhiễm, chịu ảnhhưởng của lối sống hiện đại và hậu quả củamôi trường sống không trong sạch, bắt đầucó xu hướng nổi lên. Bệnh truyền nhiễm vẫnlưu hành tại nhiều địa phương, một số vụdịch quy mô lớn hoặc vừa đã bùng phát ở

một số vùng miền. Bệnh bại liệt vẫn còn lưuhành (251 ca, 1993); bệnh tiêu chảy, viêmđường hô hấp cấp tính (từ 1,5 tới 2,0 triệu cahàng năm); bệnh sốt rét đã vượt qua giaiđoạn đỉnh dịch những năm 1989-1991 nhưngvẫn còn hàng trăm nghìn trường hợp mắc, sốtử vong do sốt rét từ 1500-2000 người/năm;bệnh viêm não cấp do virus có hàng nghìnca/năm, trong đó vụ dịch VNNB tại DiễnChâu, Nghệ An (1994) có gần 100 ca mắc,tử vong 7,3%; dịch tả liên tiếp 3 năm (1994-1996) tại miền Bắc với gần 1.000 ca mắc, tỷlệ chết 0,5%; số ca mắc bệnh sởi, sốt xuấthuyết, bệnh dại, bệnh do kí sinh trùng vàgiun sán vẫn tiếp tục gia tăng hoặc diễn biếngiao động chưa có chiều hướng giảm. Đặcbiệt dịch nhiễm HIV đang có xu hướng lanrộng, tới 10/1996 đã có 41/61 tỉnh thành cóca bệnh với tổng số gần 5.000 người nhiễm,gần 600 bệnh nhân AIDS.

32

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Ký văn kiện hợp tác quốc tế trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, năm 2001

Page 33: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

33

Quán triệt tinh thần “Chiến lược ổn địnhvà phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII,1991: “Phát triển các hoạt động y tế bằngkhả năng của Nhà nước và nhân dân, theophương hướng dự phòng là chính... Từngbước khắc phục về cơ bản các bệnh nhiễmtrùng và kí sinh trùng, khống chế bệnh sốtrét, hạn chế tới mức thấp nhất bệnh bướu cổ,ngăn ngừa và chống bệnh SIDA...”. Ngànhy tế đã củng cố mạng lưới YTDP tới tận xãphường, tới các vùng sâu vùng xa miền núicao khó khăn; tích cực hoạt động theophương hướng chủ động dự phòng bệnhdịch, không để dịch lớn nổ ra, lan rộng; bướcđầu chú ý đầu tư thích đáng vào các vấn đềsức khỏe môi trường, dinh dưỡng cộng đồngvà một số bệnh không lây nhiễm có tính phổbiến. Thành tựu mà Hội VSPDVN, với tưcách một hội xã hội - nghề nghiệp luôn sátcánh với ngành Y tế Việt Nam, đã đạt đượctrong thời gian nhiệm kỳ IV nổi lên là tiếptục góp phần củng cố phát triển hệ thốngYTDP; phòng chống dịch bệnh phổ biến,nguy hiểm, trong đó có chương trình TCMRvà phòng chống đại dịch nhiễm HIV/AIDS.

Cho tới đầu những năm 1990, mạng lướitổ chức VSPD và YTDP đã hình thành đềukhắp ở 53 tỉnh thành cho tới tuyến huyện(564 huyện/53 tỉnh vào năm 1994) trên cảnước, trong đó có một phần đóng góp củaHội VSPDVN về tư vấn chính sách, xâydựng lộ trình kế hoạch cũng như triển khaitổ chức thực hiện ở các tuyến. Tuy nhiên vẫntồn tại một thực tế là tên gọi, mô hình và quymô tổ chức, năng lực chuyên môn nghiệp vụcủa các đơn vị YTDP tuyến tỉnh và nhất làtuyến huyện vào thời kỳ đó còn khác biệt

nhau nhiều. Có tới 5-6 loại tên gọi cho đơnvị YTDP tuyến tỉnh (Trạm VSPD, Trạm VS-YTCC, Trung tâm VSPD, Trung tâm YTDP,Trung tâm YHDP...) cùng song song tồn tạitrong một hệ thống, ảnh hưởng không nhỏtới sự thống nhất hành động, hợp tác và hiệuquả công việc. Trước tình trạng phân tán đó,Hội VSPDVN đã có những đề xuất mangtính tư vấn chính sách với các cơ quan cóthẩm quyền tiếp tục xây dựng và tổ chức môhình thống nhất cho ngành YTDP. Kết quảmột mô hình tổ chức chung được đề xuất vàonăm 1996 cho các đơn vị có chức năng dựphòng bệnh tật ở tuyến tỉnh với tên chung làTrung tâm YTDP (tỉnh/thành phố) và ở tuyếnT.Ư đã hình thành Vụ YTDP của Bộ Y tế(Theo Quyết định 239/TTg/1997).

Thực hiện có hiệu quả chương trìnhTCMR nhằm dự phòng các bệnh dịch phổbiến cho trẻ em Việt Nam vẫn là một trongnhững ưu tiên hàng đầu của Hội VSPDVNtrong nhiệm kỳ 1992-1997. Để thực hiện cácmục tiêu lớn (giai đoạn 1991-2000) củaChương trình là thanh toán bệnh bại liệt, loạitrừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi,trên cơ sở xóa bỏ hoàn toàn vùng trắng tiêmchủng, duy tỷ lệ cao tiêm chủng đầy đủ theotuyến huyện, tự cung ứng vắc xin thiết yếucho TCMR ở Việt Nam. Hội VSPDVN tiếptục tư vấn chính sách tăng cường choTCMR, trong đó có việc Bộ Y tế đề nghị vớiChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trực tiếp chỉđạo Chương trình, chỉ thị cho Chủ tịch cáctỉnh quan tâm đầy đủ tới TCMR tại địaphương, chỉ thị cho Bộ Ngoại giao tìm đủnguồn viện trợ vắc xin, chỉ thị UBKHNN tìmđủ nguồn tài chính cho đầu tư sản xuất vắcxin trong nước. Những ngày tiêm chủng toàn

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Page 34: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

quốc hàng năm (1993-1997) tổ chức nhưnhững ngày hội toàn dân; hàng trăm đội y tếlưu động làm nhiệm vụ TCMR tới các vùngxa xôi hẻo lánh trên cả nước... đã có công sứcđóng góp không nhỏ của Hội trong tập hợp,động viên hội viên của mình tham gia tíchcực, chủ động. Kết thúc nhiệm kỳ IV của Hộinăm 1996-1997, đã có 61 (100%) tỉnh thànhtriển khai ngày tiêm chủng tới tuyến xã, vớitrên 64.000 điểm, trên 1.400 đội tiêm chủnglưu động và trên 98% trẻ em toàn quốc đượcbao phủ vắc xin bại liệt uống. Cũng vào thờigian này Việt Nam đã tự túc được gần 60%lượng vắc xin cho chương trình TCMR.

Sát cánh với Bộ Y tế, với Ủy ban Quốcgia Phòng, chống AIDS (trực thuộc Chínhphủ từ 1994), Hội VSPDVN cũng đã cónhững hoạt động tư vấn chính sách, tổ chứcthực hiện phong trào và kỹ thuật phòngchống tích cực trên toàn quốc. Truyền thôngvề gánh nặng bệnh tật, về những hiểu biết đối

với bệnh và thực hành biện pháp dự phòngchủ động lây nhiễm HIV; giáo dục thái độkhông xa lánh kì thị người bệnh tại bệnh việnvà cộng đồng; thực hiện giám sát chặt chẽ xuhướng nhiễm và mắc bệnh, đó là những nộidung ưu tiên trong các hoạt động của một sốchi hội có chức năng và các hội viên cónhiệm vụ trong hệ thống phòng chống nhiễmHIV/AIDS trong giai đoạn này.

Hội nghị Khoa học kỹ thuật Kể từ năm 1992, Hội VSPDVN bắt đầu có

kế hoạch tổ chức các Hội nghị khoa học kỹthuật (KHKT) toàn quốc định kỳ 2 năm mộtlần, kết hợp với các hội nghị khoa học từngvùng miền do các đơn vị, chi hội tổ chức.

Ngày 25-26 tháng 10/1992 tại TP. NamĐịnh, Nam Hà, Hội nghị KHKT toàn quốcđầu tiên dưới tiêu đề “Vệ sinh phòng dịch -Chăm sóc sức khỏe ban đầu” đã có gần 300đại biểu tham dự với hàng trăm báo cáo khoahọc thuộc nhiều lĩnh vực.

34

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Hợp tác Quốc tế trong chương trình Phòng, chống HIV/AIDS

Page 35: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

35

Cũng trong nhiệm kỳ IV có thêm 2 Hộinghị KHKT lớn của Hội được tổ chức, mộtvào 26-28/2/1995 tại Viện Pasteur TP. HồChí Minh vào dịp Kỷ niệm 100 năm ngàymất của Louis Pasteur, với nhiều đại biểutrong nước và quốc tế, chủ yếu đến từ Pháp,tham dự; ngoài ra Hội nghị KHKT toànquốc của Hội vào năm 1996 tổ chức tại TP.Huế với trên 500 đại biểu của các chi hộikhắp 4 khu vực, 61 tỉnh thành về tham dự.Đây thực sự là những “sân chơi” khoa học,kỹ thuật, công nghệ bổ ích và bình đẳng củacác hội viên, các cơ quan, đơn vị trongngành YTDP trên cả nước ở vào thời kỳ màthông tin và chia sẻ rộng rãi thông tinKHKT nhìn chung còn đang rất hạn chế vàkhó thực hiện thường xuyên.

Công tác xuất bảnTạp chí Vệ sinh Phòng dịch sau gần 2

năm hoạt động, tới năm 1993 đã được BộVăn hóa - Thông tin cấp phép chính thức vớiGP số 741-BC-GPXB-1993. Tạp chí VSPDphát hành toàn quốc, định kỳ 3 tháng/1 số,khoảng 80 trang/số và số lượng bản in 1.000- 1.250 cuốn/số. Tổng Biên tập của Tạp chíVSPD từ năm 1994 là GS. Đặng Đức Trạch,

Phó TBT kiêm Thư ký Tòa soạn là PTS. LêNgọc Bảo. Tạp chí có sự tham gia (có danhsách trong Ban Biên tập) của nhiều nhà khoahọc hàng đầu về VSPD, VSV học, YHDP,YTCC, Y Xã hội học, thuộc đơn vị quân,dân y đương thời. Song song với Tạp chíVSPD của Hội có các ấn phẩm xuất bảnriêng dưới dạng Nội san/Thông tin của cácViện trong hệ YTDP như Viện SR-KST-CT,Viện Dinh dưỡng, Viện Vệ sinh - Y tế côngcộng, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh và củaVụ VSPD Bộ Y tế. Các ấn phẩm được xuấtbản thời kỳ này đã hình thành nên mạnglưới ấn phẩm cung cấp và chia sẻ thông tinvề quản lý, về kiến thức và kỹ năng thựchành phòng chống dịch bệnh, giám sát dịchtễ, xét nghiệm vi sinh, miễn dịch, ký sinhtrùng, côn trùng, nghiên cứu, sản xuất vắcxin và sinh phẩm dự phòng v.v...

3.5. Đại hội Nhiệm kỳ Khóa VĐại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ Khóa

V của Hội VSPDVN (1997-2002) đã được tổchức tại thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa vào cácngày 25-26 tháng 5 năm 1997. Đại hội đã bầura Ban Chấp hành Hội gồm 32 ủy viên (có

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

... Ban Chấp hành đánh giá cao kết quả của Hội nghị khoa học - kỹ thuật của Hộikết hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ học Hà Nội tổ chức tại Nam Hà vào tháng 10 năm1992. Đã có 104 báo cáo thuộc 20 tổ chức cơ quan chuyên ngành được trình bàytrong hội nghị với gần 300 đại biểu và khách mời dự thuộc 50 tổ chức và cơ quantrong toàn quốc và các tỉnh phía Bắc tới dự trong 2 ngày. Hội nghị đã nhận đượctài trợ của các nơi gửi đến Hội nghị khoa học lần này đã được đông đảo người dựnhận xét là “Thành công tốt đẹp”...

(Trích Biên bản họp BCH Hội, 18/01/1993)

Page 36: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

danh sách kèm theo) đại diện cho các chi hộiVSPD/YHDP ở các viện nghiên cứu, cáctrường đại học, các trung tâm VSPD/YTDPtrên cả nước. GS. Đặng Đức Trạch được bầulại làm Chủ tịch Hội. Các Phó chủ tịch Hội là:BS. Hoàng Thủy Long, PCT thường trực, phụtrách công tác Hội ở các tỉnh miền Bắc; BS.Nguyễn Thị Kê, PCT, phụ trách các tỉnh miềnTrung; BS. Phạm Kim Sắc và BS.Trần So-Phia, PCT, phụ trách các tỉnh miền Nam vàĐồng bằng sông Cửu Long; BS. Vũ Đức

Vọng, PCT, phụ trách các tỉnh khu vực TâyNguyên; BS. Lê Đình Công, PCT, phụ tráchcác đơn vị chuyên trách phòng chống sốt rét;BS. Lê Ngọc Bảo, PCT kiêm Tổng Thư kýHội VSPDVN. Đại hội cũng đã bầu ra ba (3)tiểu ban trực thuộc Hội là: (i) Tiểu ban Khoahọc - đào tạo - xuất bản do BS. Hoàng ThủyLong là Trưởng tiểu ban; (ii) Tiểu ban tổ chứcvà hội viên do BS. Hoàng Đình Hồi là Trưởngtiểu ban; (iii) Tiểu ban tài chính và kinh phído BS. Nguyễn Văn Mẫn là Trưởng tiểu ban.

36

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

GS. Đặng Đức Trạch, Chủ tịch Hội Khóa V (1997-2002)

Hội nghị KHKT của Hội YHDP năm 2000 nhân 55 năm thành lập Viện VSDTTƯ

Page 37: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

37

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

DANH SÁCH BAN CHẤP HàNH kHÓA V HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM(1997 - 2002)

Chủ tịch: GS. Đặng Đức TrạchCác Phó Chủ tịch: GS.PTS. Hoàng Thuỷ Long: Phó Chủ tịch thường trực phụ trách các tỉnh/chi hội

phía BắcGS.PTS. Nguyễn Thị Kê, Phụ trách các tỉnh/chi Hội miền TrungPTS. Vũ Đức Vọng, Phụ trách các tỉnh/chi Hội vùng Tây NguyênBS. Phạm Kim Sắc, BS. Trần So Phia, Phụ trách các tỉnh/ chi Hội phía Nam và đồng

bằng sông Cửu LongPTS. Lê Đình Công: Phụ trách các chi Hội & đơn vị phòng chống sốt rét.Tổng thư ký: PGS.PTS. Lê Ngọc BảoCác Uỷ viên Ban Chấp hành

GS.PTS. Nguyễn Đình Bảng BS. Nguyễn Đình ChiếnPTS. Đỗ Hữu Chính BS. Phạm Công DũngBS. Lương Văn Đàm PGS.TS. Nguyễn Văn HiếuPTS. Hoàng Đình Hồi PGS.PTS. Vũ Quang HuyBS. Nguyễn Kim Hưng BS. Phạm Quốc HưngGS. Hạ Bá Khiêm GS.TS. Hà Huy KhôiBS. Trần Lạng BS. Bùi Quang LộcBS. Nguyễn Thị Như Mai GS.TS. Nguyễn Văn MẫnBS. Trần Văn Nhật PTS. Trần Kim PhụngPTS. Nguyễn Đình Sơn PTS. Huỳnh Tấn TiếnBS. Hoàng Bá Thước PGS.PTS. Nguyễn Văn ThưởngPGS.PTS. Lê Thế Thự PGS.PTS. Lê Văn Trung

Các trưởng Tiểu ban trực thuộc Hội: Tiểu ban khoa học, đào tạo, xuất bản: GS.TS. Hoàng Thuỷ LongTiểu ban tổ chức và hội viên: PTS. Hoàng Đình HồiTiểu ban tài chính và kinh phí: GS.TS. Nguyễn Văn Mẫn.

(Nguồn: Biên bản Đại hội khóa V Hội YHDPVN. Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Hội YHDPVN)

Page 38: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

Xuất phát từ thực tế phát triển và yêu cầunhiệm vụ chung, Đại hội Khóa V của Hộicũng đã nhất trí đổi tên Hội VSPD ViệtNam thành Hội Y học Dự phòng Việt Nam(YHDPVN). Văn phòng Chính phủ có vănbản truyền đạt ý kiến đồng ý của Phó Thủtướng Nguyễn Khánh tại Công văn số3002/VPCP, ngày 16/6/1997. Bản Điều lệHội YHDPVN lần đầu tiên đã được Đại hộithông qua, mang tính kế thừa truyền thống,tôn chỉ, mục đích và nội dung nhiệm vụ củaHội VSPDVN (1961-1997). Điều lệ gồm có7 chương, 14 điều, được thông qua trướcĐại hội đại biểu (5/1997) và được Ban Tổchức - Cán bộ Chính phủ phê duyệt(6/1997). Tôn chỉ cao nhất của Hội là “...cùng nhau đoàn kết phấn đấu góp phần vàosự phát triển, bảo vệ, cải tạo môi sinh,phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏenhân dân, xây dựng và phát triển nền y họcdự phòng Việt Nam hiện đại”. Hội xác địnhba nhiệm vụ chính là: (i) Tập hợp, đoàn kếthội viên cùng nhau không ngừng nâng caotrình độ và hiệu quả hoạt động về chuyênmôn, nghiệp vụ...; (ii) Tham gia ý kiến vàoviệc xây dựng chủ trương chính sáchchung... có liên quan tới ngành y dược học- y học dự phòng; (iii) Trao đổi nhằm tăngcường hiệu quả của Hội với các tổ chức xãhội về y dược học - y học dự phòng và cáctổ chức KHKT trong nước và nướcngoài...”.

Trong nhiệm kỳ này Hội YHDPVN cótrên 50 chi hội cơ sở với trên 2.000 hội viên(các nhân viên y tế làm việc tại các chi hội)trên toàn quốc. BS. Lê Ngọc Bảo tiếp tục giữnhiệm vụ Chánh Văn phòng Hội, kiêm Thưký Ban Biên tập Tạp chí YHDP của Hội. Trụ

sở Văn phòng Hội và Tòa soạn tạp chíYHDP đặt tại Viện VSDTTƯ.

Cũng trong thời gian từ 1997-2002 đãdiễn ra Đại hội Nhiệm kỳ XIII của Tổng hộiY - Dược học Việt Nam (tháng 12/2000).GS. Đặng Đức Trạch, Đại biểu Quốc hội,Chủ tịch Hội VSPDVN (sau đó là HộiYHDPVN) đã được bầu làm Chủ tịch Tổnghội YDHVN. Nhiều vị trong Ban chấp hànhHội YHDPVN đã được bầu vào Ban Chấphành của Tổng hội. Sự kiện trên đã góp phầntăng thêm vị thế và sức mạnh hoạt động củaHội YHDPVN trong nhiệm kỳ này.

Nhiệm kỳ Khóa V của Hội VSPDVN(1997-2002) diễn ra trong bối cảnh đất nướcđã đi qua hơn 10 năm công cuộc “Đổi mới”với nhiều chuyển biến tích cực về xã hội, đờisống, mặt bằng dân trí. Tuy nhiên Việt Namvẫn là một quốc gia nghèo và chậm phát triển.Nhiều vấn đề như phòng chống bệnh dịchnguy hiểm, bệnh phổ biến vẫn ở vị trí ưu tiênhàng đầu; các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường,tăng cường thể lực nòi giống, dân số,... đangnổi lên như những vấn đề có tính toàn cầu.Văn kiện Đại hội VIII của Đảng CSVN(6/1996) có nhận định “...Việc CSSK cộngđồng có tiến bộ, công tác phòng bệnh, TCMRđạt kết quả tốt, không để xảy ra dịch bệnh ởvùng lũ lụt, mạng lưới y tế cơ sở được hoànthiện và nâng cấp...”. Kế hoạch 5 năm của BộY tế (1996-2000) nêu ra 8 nhiệm vụ trọngtâm, trong đó có 4 ưu tiên là (i) Phòng chốngcác bệnh nhiễm khuẩn; (ii) Phòng chống suydinh dưỡng; (iii) Công tác Dân số -KHHGĐ; (iv) Giữ vệ sinh môi trường.

Đây cũng là giai đoạn ngành y tế bắt đầutriển khai mô hình Trung tâm y tế tuyếnhuyện có chức năng tích hợp nhiều loại

38

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Page 39: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

39

nhiệm vụ (quản lý nhà nước về y tế, điều trị,dự phòng), xóa bỏ sự ngăn cách giữa côngtác tĩnh tại và lưu động. Trong lĩnh vựcYTDP, tuyến T.Ư đã hình thành 14 đơn vịtrực thuộc Bộ Y tế là Viện VSDT trungương (Viện VSDTH Hà Nội đổi tên từ11/1998), Viện Vệ sinh y tế công cộng, ViệnVệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện PasteurTP. Hồ chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang,Viện SR-KST-CT T.Ư (do Viện SR-KST-CT đổi tên từ 11/1998), Viện vắc xin NhaTrang, Viện Dinh dưỡng, Viện YHLĐ &VSMT, Viện SR-KST-CT Quy Nhơn, PhânViện SR-KST-CT TP. Hồ Chí Minh, Viện Yhọc Biển (thành lập 3/2001), Trung tâmKhoa học sản xuất vắc xin Sabin và Ban10/80 chuyên trách về điều tra và khắc phụchậu quả chất độc da cam. Tại tuyến tỉnh có

Trung tâm YTDP tỉnh (thống nhất tên gọichung trên toàn quốc, từ 1997); tại tuyếnhuyện có Đội/Ban/Khoa VSPD/YTDP nằmtrong Trung tâm Y tế huyện, làm nhiệm vụlĩnh vực YTDP.

3.6. Đại hội Nhiệm kỳ Khóa VI Đại hội đại biểu Nhiệm kỳ Khóa VI của

Hội YHDPVN (2002-2007) đã được tổ chứctại TP. Nha Trang vào ngày 26 tháng 6 năm2002, tham dự có 178 đại biểu của hơn 70chi hội trong toàn quốc. Đại hội đã bầu raBan Chấp hành Hội gồm 37 vị (Danh sáchkèm theo). GS. Hạ Bá Khiêm, nguyên Việntrưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, đượcbầu làm Chủ tịch Hội. PCT thường trực Hộikiêm Tổng Thư ký là PGS. Lê Ngọc Bảo.Phó TTK Hội là TS. Đặng Đức Anh.

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Đội cơ động tiêm chủng miền núi Tây Bắc

Page 40: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

40

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

GS. Hạ Bá Khiêm, Chủ tịch Hội Khóa VI (2002-2007)

DANH SÁCH BAN CHẤP HàNH HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM - kHoÁ VI

(2002 - 2007)

Cơ quan trung ương:GS.TS. Hạ Bá Khiêm, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội GS.TS. Lê Ngọc Bảo, Viện VSDT Trung ương - Phó CT kiêm Tổng Thư ký HộiTS. Phạm Kim Sắc, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí MinhBS. Bùi Trọng Chiến, Viện trưởng Viện Pasteur TP. Nha TrangTS. Đặng Đức Anh, Viện VSDT Trung ươngGS.TS. Hoàng Thuỷ Long, Viện trưởng Viện VSDTTS. Nguyễn Công Khẩn, Viện Dinh dưỡng TS. Nguyễn Đăng Hiền PoliovacTS. Lê Đình Công, Viện trưởng Viện Sốt rét KSTCT Trung ươngPGS.TS. Lê Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Vắc xin Tây NguyênTS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí MinhPGS. TS. Lê Thế Thự, Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh.ThS. Phạm Quốc Hưng, Viện trưởng Phân viện Sốt rét TP. Hồ Chí Minh.PGS. TS. Đặng Tuấn Đạt, Viện trưởng Viện VSDT Tây Nguyên.TS. Hoàng Thị Liên, Phó Giám đốc TTQG Kiểm địnhTS. Trịnh Quân Huấn, Vụ trưởng - Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Page 41: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

41

Trường Đại học - Cục Quân y: TS. Khổng Thị Hơn, Chủ nhiệm Bộ môn VSDT, Đại học Y Thái BìnhPGS. TS. Hoàng Khải Lập, Chủ nhiệm Bộ môn Vệ sinh môi trường - dịch tễ,

ĐH Y Thái Nguyên.BS. Chu Tiến Cường, Cục trưởng Cục Quân y.TS. Đoàn Huy Hậu Chủ nhiệm Bộ môn dịch tễ, Học viện Quân y.BS. Nguyễn Quang Hùng, Phó Viện trưởng, Viện Vệ sinh phòng dịch quân đội.

Các tỉnh:ThS. Hà Đình Ngư, Phó giám đốc TTYTDP Thanh HoáBS. Nguyễn Đình Trọng, Giám đốc TTYTDP Phú Thọ BS. Phan Thị Long, Giám đốc TTYTDP Sơn LaGS.TS. Nguyễn Văn Hiếu TTYTDP Hải PhòngThS. Đào Duy Quyết, Giám đốc TTYTDP Hà GiangBS. Trần Văn Lạng, Giám đốc TTYTDP Hà NộiDS. Nguyễn Bá Chẳng TTYTDP Quảng NinhTS. Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc TTYTDP HuếBS. Trần Văn Nhật, Giám đốc TTYTDP Đà NẵngBS. Đỗ Văn Sơn, Giám đốc TTYTDP Quảng NgãiBS. Bùi Quang Lộc, Giám đốc TTYTDP Đắc LắcBS. Phạm Văn Bé, Giám đốc TTYTDP An GiangTS. Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí MinhBS. Lê Hoàng San, Giám đốc TTYTDP Tiền GiangBS. Trần Nguyên Đức, Giám đốc TTYTDP Đồng NaiBS. Nguyễn Xuân Hoan, Giám đốc TTYTDP Vũng Tàu.

(Nguồn: Biên bản Đại hội khóa VI Hội YHDPVN. Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Hội)

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Trong nhiệm kỳ này Hội YHDPVN cótrên 60 chi hội cơ sở với gần 2.000 hội viêntrên toàn quốc. PGS. Lê Ngọc Bảo, ngoàinhiệm vụ Tổng Thư kí Hội, tiếp tục giữnhiệm vụ Chánh Văn phòng Hội, kiêm Thưký Ban Biên tập Tạp chí YHDP của Hội. Trụsở Văn phòng Hội và Tòa soạn tạp chíYHDP đặt tại Viện VSDTTƯ. Ngoài ra có

đại diện của Văn phòng Hội hoạt động tạiphía Nam (Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh)và tại miền Trung (Viện Pasteur Nha Trang).

Trong thời gian của Nhiệm kỳ lần thứ Vvà thứ VI Hội YHDPVN đã có một số sựkiện xảy ra: GS.TSKH. Đặng Đức Trạch,Chủ tịch Tổng hội YDHVN nhiệm kỳ XIII,Chủ tịch Hội YHDPVN nhiệm kỳ IV và V,

Page 42: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

đã mất vào tháng 4/2004 để lại sự tiếcthương, kính trọng của toàn thể hội viên,hàng trăm nghìn cán bộ nhân viên y tế dựphòng và hàng triệu cán bộ nhân viên toànngành y tế cùng với nhiều tầng lớp nhân dântrong cả nước. Tiếp theo, Đại hội đại biểu lầnthứ XIV của Tổng hội YDHVN diễn ra trongtháng 12/2005 đã quyết định tách Tổng hộiDược ra và lấy tên mới là Tổng hội Y học ViệtNam (YHVN), GS. Phạm Song được bầulàm Chủ tịch Tổng hội YHVN.

Trong 10 năm của 2 nhiệm kỳ Khóa V vàKhóa VI liên tiếp (1997-2007) của HộiYHDPVN, bên cạnh những thành tựu nổi bậtkhác, Hội đã có một số hoạt động nổi trộitrong lĩnh vực hợp tác đối ngoại.

Trong tình hình thế giới có xu hướng hộinhập, hợp tác cao thì xu hướng hội nhậpquốc tế của Hội YHDPVN là đúng đắn và là

điều cần thiết. Sau khi Việt Nam gia nhậpHiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)tháng 7 năm 1995; Tổng hội YHVN đã gianhập Hiệp hội Y học các nước Đông Nam Á(MASEAN) cũng trong năm 1995; sau đógia nhập Hội Y học Thế giới (WMA - WorldMedical Association) năm 2003. Như vậyvới tư cách là một Hội chuyên ngành nằmtrong Tổng hội YHVN, Hội YHDPVN đã làmột thành viên không thể tách rời, tuy khôngđăng ký trực tiếp, của hai tổ chức y học quốctế quan trọng trên đây.

Việc gia nhập Hiệp hội Y tế công cộngThế giới đã được đặt ra, khi vào giữa nhữngnăm 1990 Hội VSPDVN có chủ trương đổitên thành Hội Y tế Công cộng Việt Nam vàđăng ký gia nhập Hiệp hội quốc tế này. Tuynhiên vì những lý do chủ quan và khách quancủa tình hình bên ngoài nên ý định trên chưa

42

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Ấn phẩm của Liên đoàn các Hiệp hội Y tế công cộng Thế giới

Page 43: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

43

thực hiện được. Sau đó Hội đã có quyết địnhđổi tên là Hội Y học Dự phòng Việt Nam(VAPM - Vietnam Association of PreventiveMedicine) vào năm 1997. Bước sang năm2004, Lãnh đạo Hội YHDPVN đã có côngvăn chủ động gia nhập Liên đoàn các Hiệphội Y tế công cộng Thế giới (WFPHA -World Federation of Public HealthAssociations). Tổ chức này thành lập năm1967 có trên 70 quốc gia thành viên (2005)và trụ sở tại Geneva. Mục tiêu hoạt động củaWFPHA là “khuyến khích, thúc đẩy chínhsách và nghiệp vụ về sức khỏe cộng đồng, vềy tế công cộng trên toàn thế giới... Trao đổithông tin về sức khỏe cộng đồng ... Giúp liênkết các tổ chức y tế công cộng phi chính phủhoạt động có hiệu quả hơn...”. Mục tiêu nàyhoàn toàn phù hợp với tôn chỉ mục đích củaHội YHDPVN. Công văn đồng ý tiếp nhậnvà chào mừng thành viên mới (VPMA) của

WFPHA có vào tháng 5/2004 và công vănphê chuẩn việc gia nhập của Ban Đối ngoạiTW Đảng vào tháng 11/2005.

Như vậy cánh cửa ra quốc tế với HộiYHDPVN đã rộng mở tạo điều kiện cho cáccơ hội hòa nhập tiếp theo. Tuy nhiên, vớiviệc gia nhập WFPHA, cũng như đối với cáctổ chức MASEAN, WMA, chúng ta vẫnchưa tận dụng được các cơ hội hợp tác đaphương và song phương với từng quốc giathành viên và chưa có các chương trình, dựán cụ thể với các tổ chức trên với tư cách làmột hội thành viên. Một trong những lý doquan trọng của sự hạn chế này là do loại hìnhhoạt động hợp tác quốc tế với những nộidung cụ thể nhiều khi đã được thực hiện (rấttốt và toàn diện) bởi các Viện nghiên cứu,các đơn vị thành viên của Hội YHDPVN nênkhông có nhiều lý do để Lãnh đạo Hội T.Ưmở ra những hoạt động chung nữa. Phần nữa

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Tổng thống Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Chương trình phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam

Page 44: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

do năng lực mở rộng hợp tác và hội nhậpquốc tế của các chi hội, đơn vị địa phương(tỉnh, huyện) thực tế chưa đủ mạnh.

Nhìn chung trang sử về hợp tác quốc tế,đứng ở góc độ hoạt động của Hội T.Ư, cònkhá mờ nhạt. Tuy nhiên nếu nhìn toàn diệnhơn, tính tới cả những hoạt động của các chihội, các đơn vị thành viên, trước hết là cácViện YHDP đầu ngành tuyến T.Ư hay ở cáctrường Đại học Y, các cơ quan quản lý YTDPquốc gia thì sẽ thấy những lĩnh vực hợp tácquốc tế đa phương, song phương rất phongphú và đã mang lại hiệu quả thiết thực chongười dân Việt Nam. Điển hình là hiệu quảhợp tác với WHO, UNICEF, SIDA, GAVI,ROTARY INTERNATIONAL, JICA,USAID, PATH v.v..., trong các chương trìnhTCMR và trong các hoạt động phòng chốngnhiễm HIV/AIDS, sốt rét, SARS, cúmA/H5N1, CDD, ARI, lao, phong, chống suydinh dưỡng, sốt xuất huyết...

3.7. Đại hội Nhiệm kỳ Khóa VII Đại hội Đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ thứ

VII của Hội YHDPVN (2007-2012) đã

được tổ chức tại TP. Huế vào ngày27/07/2007. Tham dự Đại hội có trên 300đại biểu đại diện cho gần 70 chi hội và cơquan, đơn vị có liên quan trên toàn quốc.Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành HộiYHDPVN nhiệm kỳ VII, gồm 45 thành viên(Danh sách kèm theo). PGS.TS NguyễnTrần Hiển, Viện trưởng Viện VSDT. T.Ưđược bầu làm Chủ tịch Hội. Các Phó Chủtịch Hội là: PGS.TS. Đặng Đức Anh, PCTkiêm Tổng thư ký của Hội; PGS.TS. TrầnNgọc Hữu, PCT phụ trách công tác Hội cáctỉnh miền Nam và TS.BS Bùi Trọng Chiến,PCT phụ trách công tác Hội các tỉnh miềnTrung và khu vực Tây Nguyên. Các Bantrực thuộc Hội gồm có: (1) Ban Chuyênmôn - kỹ thuật; (2) Ban Đối ngoại; (3) BanTổ chức và quản lý tài chính và (4) Ban Tưvấn, phản biện xã hội, và Văn phòng Hội.Phó Tổng thư ký Hội là TS. Nguyễn AnhTuấn. TS. Đặng Đức Anh tiếp tục giữ nhiệmvụ Tổng Biên tập Tạp chí YHDP của Hội.Ban Biên tập Tạp chí được giới thiệu gồm30 thành viên là chuyên gia các lĩnh vựcYHDP trên cả nước.

44

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

GS. Nguyễn Trần Hiển, Chủ tịch Hội Khóa VII (2007-2012)

Page 45: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

45

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

DANH SÁCH BAN CHẤP HàNH HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM - kHÓA VII

(2007 - 2012)1 GS.TS. H� Bá Khiêm Ch� t�ch danh d� Trung ��ng H�i

2 GS.TS. Lê Ng�c Bo Vn phòng Trung ��ng H�i

3 PGS.TS. Nguy�n Th� Kim Ti�n Lãnh �o B�

4 PGS.TS. Tr�nh Quân Hu�n Lãnh �o B�

5 TS. Nguy�n Huy Nga Lãnh �o C�c

6 TS. Nguy�n Vn Bình Lãnh �o C�c

7 BS. Tr�n Hùng Chánh vn phòng C�c YTDP

8 PGS.TS. Nguy�n Tr�n Hi�n

Vi�n V� sinh d�ch t� Trung ��ng.

Ch� t�ch H�i YHDPVN

9 PGS.TS. ��ng ��c Anh Vi�n V� sinh d�ch t� Trung ��ng

10 TS. Tr�n Ng�c H�u Vi�n Pasteur TP. H� Chí Minh

11 BS Lê Hoàng San Vi�n Pasteur TP. H� Chí Minh

12 BS. Bùi Tr�ng Chi�n Vi�n Pasteur Nha Trang

13 PGS.TS. Lê Vn Hi�p Vi�n V�c xin Nha Trang

14 PGS.TS. ��ng Tu�n ��t Vi�n VSDT Tây Nguyên

15 PGS.TS. Lê Hoàng Ninh Vi�n VSDT công c�ng TP. H� Chí Minh

16 PGS.TS. Lê Vn Ph�ng Vi�n Ki�m �nh qu�c gia

17 PGS.TS. Tri�u Nguyên Trung Vi�n S�t rét Quy Nh�n

18 ThS. Nguy�n Qu�c H�ng Vi�n SR - KST - CT Trung ��ng

19 TS. Nguy�n �ng Hi�n Trung tâm V�c xin và sinh ph�m y t�

20 PGS.TS. Nguy�n Công Kh�n Vi�n Dinh d��ng

21 BS. �� Lê Hu�n Hà N�i

22 ThS. Hà �ình Ng� Thanh Hóa

23 TS. Lê Th� Song H��ng Hi Phòng

24 BS. �inh Phúc Cnh Hà Giang

25 BS. T� Vn Ch�n V�nh Phúc

26 BS. Phan Ti�n S�n H�ng Yên

27 BS. Ph�m Vn D�u Thái Bình

28 BS. Nguy�n ��c Mão Phú Th�

29 BS. Nguy�n �ình Thong Hà Nam

Page 46: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

46

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

30 BS. Bùi Quang L�c ��c L�c

31 Bs. Phan Vn Hi Kom Tum

32 TS. Nguy�n �ình S�n Th�a Thiên Hu�

33 BS. Tr��ng �ình ��nh Qung Bình

34 KS. Nguy�n Lê Phú Yên

35 ThS. Tôn Th�t Th�nh �à N ng

36 TS. Lê Tr�!ng Giang S" Y t� TP H� Chí Minh

37 TS. Nguy�n Thanh Danh TTDD H� Chí Minh

38 ThS. Lê Thanh Hi TP. H� Chí Minh

39 CN. Lý Thành Minh B�n Tre

40 BS. Nguy�n Trung Ngh�a C�n Th�

41 BS. Ngô Vn Hoàng Long An

42 BS. Nguy�n Xuân Hoan Bà R�a - V#ng Tàu

43 BS. Nguy�n Thanh Tân Q Hòa, Bình ��nh

44 BS. V# Nguyên TT KDYTQT Hi phòng

45 ThS. Ph�m H�ng Ph��ng C�c Quân Y

46 PGS.TS. Ph�m Vn Tr�ng Thái Bình

47 PGS.TS. Hoàng Khi L$p Thái Nguyên

48 PGS.TS. �oàn Huy H$u H�c vi�n Quân y

49 PGS.TS. Lê Khánh Thu$n Vi�n S�t rét Trung ��ng

50 ThS. Nguy�n Hùng Long C�c An toàn VSTP

51 TS. Nguy�n Anh Tu�n Vi�n VSDT T.%

52 ThS. Bùi ��c Th�ng Vi�n VSDT T.%

Văn phòng Hội được củng cố hoàn thiệnhơn. Chánh Văn phòng là GS. Trương UyênNinh (từ năm 2008 là BS. Đỗ Gia Cảnh). Kếtoán trưởng của Hội là CN. Phạm Sơn Thủy.Thư ký Ban Biên tập Tạp chí YHDP củaHội là GS. Lê Ngọc Bảo, sau đó chuyểnsang GS. Trương Uyên Ninh, với sự trợ

giúp tích cực của CN.YTCC Nguyễn ThịThu Hương. Trụ sở Văn phòng Hội và Tòasoạn tạp chí YHDP vẫn đặt tại ViệnVSDTTƯ Hà Nội. Ngoài ra có đại diện củaVăn phòng Hội hoạt động tại phía Nam(Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh) và tại miềnTrung (Viện Pasteur Nha Trang).

(Nguồn: Biên bản họp Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội YHDPVN Khóa VII (2007 - 2012)

Page 47: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

47

Trong nhiệm kỳ VII, Hội YHDPVN cógần 70 chi hội cơ sở với trên 2.000 hội viêntrong toàn quốc. Hội đã mở rộng phạm vichi hội và các hội viên tới một số đơn vịgiảng dạy về VSDT/YTCC/YTDP ở cáctrường Đại học Y - Dược như Đại học Y HàNội, Đại học Y Thái Bình, Học viện Quâny, Khoa Y Đại học Thái Nguyên.

Đại hội nhiệm kỳ VII của Hội đã dànhnhiều thời gian xây dựng lại nội dung của

Điều lệ Hội YHDPVN, trên cơ sở bổ sung,chỉnh sửa Điều lệ Hội đã có tại Đại hội lầnthứ V (25/5/1997) của Hội YHDPVN. Điềulệ Hội (Nhiệm kỳ VII) gồm 8 chương, 26điều, được mở rộng hơn so với Điều lệ Hộinăm 1997, trên cơ sở của Nghị định88/2003/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động vàquản lý hội; được Bộ Nội vụ phê duyệt vào20/12/2007.

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Hội nghị Ban Chấp hành Hội YHDPVN, Khóa VII

Page 48: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

48

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

TríCH: ĐIềU LỆHỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM - kHÓA VIII

Chương ITôn chỉ - Mục đích

Điều 2. Hội Y học dự phòng Việt Nam là một tổ chức tự nguyện của những ngườilàm công tác nghiên cứu, thực hành về y học dự phòng trong cả nước Việt Nam, cùngnhau đoàn kết phấn đấu góp phần vào sự phát triển, bảo vệ, cải tạo môi sinh, phòngchống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, xây dựng và phát triển nền y học dự phòngViệt Nam hiện đại.

Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt độngdưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng hội Y - Dược học Việt Nam, theo pháp luật của Nhànước Việt Nam, là tổ chức cơ sở của Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam.

Điều 3. Hội Y học dự phòng Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, trụ sở đặt tạiHà Nội, có con dấu và tài khoản của Hội.

Chương IINhiệm vụ của Hội

Điều 4. Hội Y học dự phòng Việt Nam có nhiệm vụ:4.1. Đoàn kết động viên và giúp đỡ hội viên, cán bộ và nhân viên nhà nước và

những người quan tâm đến y học dự phòng, cùng nhau không ngừng nâng cao trìnhđộ và hiệu quả về chuyên môn nghiệp vụ, về hoạt động sức khỏe nhân dân, đẩy mạnhcông tác nghiên cứu khoa học và thực hành giúp tăng cường sức khỏe, phòng chốngcác loại dịch bệnh trong cộng đồng, góp phần xây dựng và phát triển nền y học dựphòng Việt Nam.

4.2. Tham gia ý kiến vào việc xây dựng chủ trương chung có quan hệ đến nhiệm vụvà quyền lợi của toàn thể hội viên, những chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủcó liên quan đến ngành y dược học - Y học dự phòng.

4.3. Trao đổi nhằm tăng cường hiệu quả các hoạt động của Hội với các tổ chức xã hộivề y dược học - y học dự phòng và các tổ chức khoa học kỹ thuật liên quan trong nướcvà nước ngoài theo pháp luật.

Page 49: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

49

Điều lệ Hội Khóa VII cũng đã mở rộng vàđề cập cụ thể hơn về hội viên danh dự củaHội, về tổ chức Hội YTDP và chi hội tại địaphương, về các chức danh chính của Hội nhưChủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký, PhóTổng Thư ký, Ban kiểm tra, Văn phòng Hội.

Một số nội dung mới trong hoạt động củaHội đã được thống nhất đưa vào chươngtrình hành động của nhiệm kỳ VII, như: Xâydựng Trung tâm Đào tạo và Phát triển sứckhỏe cộng đồng, sau đổi tên là Trung tâmPhát triển sức khỏe cộng đồng (CCHD)thuộc Hội; Xây dựng website của Hội; Thiếtkế biểu trưng (Lôgô) của Hội; Làm thẻ hộiviên, v.v...

Cũng trong Đại hội lần này, TS. TrầnHữu Thăng, PCT Tổng hội YHVN và làkhách mời của Đại hội đã lần đầu tiên đềcập tới sự cần thiết của việc biên soạn cuốnLịch sử của Hội VSPDVN trước đây, HộiYHDPVN ngày nay. Ý kiến được hoannghênh tại Đại hội, tuy nhiên công việc viết

lịch sử Hội bị gác lại trong nhiệm kỳ này dochưa có sự chỉ đạo và tổ chức tiến hành sátsao của Ban lãnh đạo Hội và chưa đủ điềukiện thực hiện.

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc tháng7/2007, các kỳ họp của Ban Chấp hành HộiYHDPVN đã được tiến hành định kỳ (tháng4/2008; tháng 1/2009; tháng 3/2010; tháng5/2011 và tháng 2/2012). Việc duy trì đềuđặn các kỳ họp của Ban Chấp hành Hội là cơsở để Hội đánh giá kịp thời các kết quả hoạtđộng và đưa ra những nội dung hoạt độngmới, đáp ứng tình hình thực tế.

Nhiệm kỳ khóa VII kéo dài trong 5 năm(2007-2012) đã trải qua một giai đoạn pháttriển và chuyển đổi cơ chế hoạt động khámạnh mẽ của hệ y tế dự phòng Việt Nam.Hội YHDP Việt Nam cũng đã có nhiều hoạtđộng và đạt nhiều thành tựu mới đáng đượcghi nhận, đặc biệt là hoạt động tư vấn xâydựng hệ thống và chính sách về YTDP, hoạtđộng xây dựng hệ thống mạng lưới các Chi

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Hội nghị Ban Thường vụ Hội YHDPVN, tháng 4/2013

Page 50: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

hội trên cả nước, các hoạt động tập hợp, tổchức động viên hội viên tham gia trong cáclĩnh vực Y học dự phòng. Những thành tíchhoạt động trong nhiệm kỳ này được viếtchung trong giai đoạn 10 năm (2007-2016)của cuốn sách cùng với Nhiệm kỳ khóa VIIIcủa Hội.

3.8. Đại hội Nhiệm kỳ Khóa VIII Đại hội Đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ thứ

VIII của Hội YHDPVN (2012-2017) đãđược tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột tỉnhĐắc Lắc vào ngày 23/11/2012. Tham dự Đạihội có trên 250 đại biểu đại diện cho gần 80chi hội và cơ quan, đơn vị có liên quan trêntoàn quốc. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hànhHội YHDPVN Khóa VIII, gồm 54 thànhviên (Danh sách kèm theo). Ban Chấp hành

đã bầu Ban Thường vụ Hội có 11 người.GS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng ViệnVSDT T.Ư được bầu lại làm Chủ tịch Hội.Các Phó chủ tịch Hội là: GS. Phạm NgọcĐính, PCT thường trực; GS. Đặng Đức Anh,PCT kiêm Tổng thư ký; PGS. Trần NgọcHữu, PCT phụ trách công tác Hội các tỉnhmiền Nam; TS. Bùi Trọng Chiến, PCT phụtrách công tác Hội các tỉnh miền Trung; GS.Đặng Tuấn Đạt, PCT phụ trách các tỉnh khuvực Tây Nguyên; Các PCT Hội còn lại là:PGS. Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng CụcYTDP Bộ Y tế; GS. Nguyễn Công Khẩn,Cục trưởng Cục KHCN & ĐT, nguyên Việntrưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia; BS.Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc TT. YTDPtỉnh Cà Mau; BS. Bùi Huy Nhanh, Giám đốcTT. YTDP Hải Dương.

50

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

GS. Nguyễn Trần Hiển, Chủ tịch Hội Khóa VIII(2012 - 2017)

Page 51: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

51

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

DANH SÁCH BAN CHẤP HàNH HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM - kHÓA VIII 2012 - 2017

(Xếp theo thứ tự A, B, C)

1 PGS.TS. Đặng Đức Anh Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương2 TS. Lê Ngọc Anh Trưởng phòng VSPD, Cục Quân Y3 TS. Nguyễn Duy Bảo Viện Y học lao động và VSMT4 TS. Lê Văn Bé Viện Vắc xin Nha Trang5 TS. Nguyễn Văn Bình Cục YTDP6 BS. Tạ Văn Chấn TTYTDP Vĩnh Phúc7 TS. Bùi Trọng Chiến Viện Pasteur Nha Trang8 BS. Ninh Văn Chủ TT. YTDP Quảng Ninh9 TS. Nguyễn Thanh Danh TT. Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh10 BS. Nguyễn Thanh Dân TT. YTDP Cà Mau11 TS. Trần Như Dương Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương12 TS. Trần Thanh Dương Viện SR-KST-CT Trung ương13 ThS. Phạm Thọ Dược Viện VSDT Tây Nguyên14 PGS.TS. Đỗ Văn Dũng Trường ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh15 GS. TS. Đặng Tuấn Đạt Viện VSDT Tây Nguyên16 GS. TS. Phạm Ngọc Đính Viện VSDT Trung ương17 TS. Lê Thành Đồng Viện SR-KST-CT TP. Hồ Chí Minh18 PGS.TS. Nguyễn Đăng Hiền Trung tâm Polyovac19 GS.TS. Nguyễn Trần Hiển Viện VSDT Trung ương20 BS. Đỗ Tấn Hồng TT. YTDP Bến Tre21 TS. Phan Thu Hương Cục PC.HIV/AIDS22 TS. Lê Thị Song Hương TT.YTDP Hải Phòng23 PGS.TS. Trần Ngọc Hữu Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh24 GS. TS. Nguyễn Công Khẩn Cục KHCN&ĐT25 BS. Phạm Văn Lào TT. YTDP Đắc lắc26 PGS. TS. Nguyễn Thanh Long TT. phụ trách YTDP - Bộ Y tế27 TS. Viên Quang Mai Viện Pasteur Nha Trang28 BS. Nguyễn Thị Như Mai TT. YTDP Tiền Giang29 PGS. Vũ Sinh Nam Cục YTDP30 PGS. TS. Nguyễn Huy Nga Cục Quản lý môi trường Y tế31 ThS. Hà Đình Ngư TT. YTDP Thanh Hóa32 BS. Cao Trọng Ngưỡng TT. YTDP Đồng Nai

Page 52: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

52

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

33 BS. Bùi Huy Nhanh TT. YTDP Hải Dương34 PGS. TS. Lê Hoàng Ninh Viện VSCC TP. Hồ Chí Minh35 PGS. TS. Lê Văn Phủng Viện KĐQG vắc xin & sinh phẩm y tế36 TS. Trần Phủ Mạnh Siêu TT. YTDP TP. Hồ Chí Minh37 TS. Nguyễn Đình Sơn TT. YTDP Thừa Thiên Huế38 BS. Phan Tiến Sơn TT. YTDP Hưng Yên39 BS Nguyễn Văn Sửu TT. YTDP Lào Cai40 ThS. Nguyễn Lương Tâm TT. YTDP Hà Tĩnh41 ThS. Văn Quang Tân Sở Y tế Bình Dương - GĐ TT. CSSKSS42 ThS. Tôn Thất Thạnh TT. YTDP Đà Nẵng43 ThS. Bùi Đức Thắng Viện VSDT Trung ương44 PGS. TS. Phạm Văn Trọng ĐH Y Dược Thái Bình45 BS Nguyễn Văn Thơm TT. YTDP Thái Bình46 PGS.TS. Trần Anh Thuấn Bệnh viện K - Viện Nghiên cứu Ung thư47 TS. Nguyễn Anh Tuấn Viện VSDT Trung ương48 TS. Trần Quang Trung Cục ATTP49 PGS.TS. Phạm Duy Tường Viện Đào tạo YHDP và YTCC, ĐH Y Hà Nội 50 PGS.TS. Lê Danh Tuyên Viện Dinh dưỡng51 TS. Cao Bảo Vân Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh

(Nguồn: Biên bản Hội nghị Ban Chấp hành Hội Y học Dự phòng Việt Nam tháng 12/2012)

Trong thời gian nhiệm kỳ Khóa VIII, xuất phát từ nhu cầu thực tế hoạt động của Hội BanChấp hành Hội đã được bổ sung mở rộng một số ủy viên. Danh sách ủy viên BCH được bổsung bao gồm:

1 PGS.TS. Phan Trọng Lân Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh2 TS. Hoàng Đức Hạnh Sở Y tế Hà Nội3 TS. Nguyễn Nhật Cảm TT. YTDP Hà Nội4 TS. Nguyễn Trí Dũng TT. YTDP TP. Hồ Chí Minh

Page 53: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

53

Các Ban trực thuộc Hội gồm có: BanKiểm tra do PGS. Trần Ngọc Hữu là Trưởngban; Ban Chuyên môn - kỹ thuật doGS.Nguyễn Trần Hiển là Trưởng ban; BanTư vấn, phản biện xã hội do GS. Phạm NgọcĐính (sau đó từ năm 2014 là PGS. NguyễnVăn Bình) là Trưởng Ban. Phó Tổng thư kýHội là PGS. Nguyễn Anh Tuấn.

GS. Đặng Đức Anh tiếp tục giữ nhiệm vụTổng Biên tập tạp chí YHDP của Hội. PhóTổng biên tập là GS. Phạm Ngọc Đính, saubổ sung PGS. Nguyễn Anh Tuấn. Từ 2016TS. Trần Quang Huy được cử là Phó Tổngbiên tập Tạp chí. Ban Biên tập của Tạp chíđược hoàn thiện lại năm 2016 gồm 12 thànhviên là chuyên gia các lĩnh vực YTDP trêncả nước, bên cạnh đó Hội đồng Tư vấn khoahọc của Tạp chí cũng được thành lập gồm 20thành viên. Chủ tịch Hội đồng tư vấn làGS.Hoàng Thủy Long, sau đó từ 2016 làGS.Nguyễn Trần Hiển.

Tháng 2/2012 Hội ra quyết định thành lậpTrung tâm phát triển sức khỏe cộng đồng (têntiếng Anh là Center for Community HealthDevelopment - CCHD) trực thuộc BanThường vụ Hội, có chức năng đào tạo, tư vấn,nghiên cứu khoa học và cung cấp các dịch vụvề YTDP cho cộng đồng. Điều lệ hoạt độngcủa Trung tâm có 19 điều, quy định rõ chứcnăng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động.BS. Bùi Đức Thắng được quyết định là Giámđốc đầu tiên (2/2012), sau đó từ tháng 4/2014GS. Vũ Sinh Nam làm Giám đốc của Trungtâm. Ban lãnh đạo Trung tâm sau đó đượchoàn thiện, bổ sung các Phó Giám đốc trungtâm là PGS. Nguyễn Anh Dũng, CN. Phan ThịHải Sâm. Trụ sở của Trung tâm tại số 1, Yersin,quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trung tâm đãthực hiện nhiều loại hình dịch vụ theo đúngĐiều lệ Hội, đóng góp cho chăm sóc bảo vệsức khỏe cộng đồng và tạo nguồn tài chính chohoạt động của Hội. Tuy nhiên trong một môi

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Ban Chấp hành Hội YHDPVN Nhiệm kỳ khóa VIII

Page 54: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

trường hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp,nhân lực làm việc rất hạn chế nên hiệu quảhoạt động của Trung tâm nhìn chung chưa cao.

Văn phòng Hội được củng cố có tínhchuyên nghiệp hơn. Chánh Văn phòng Hộilà ThS. Bùi Đức Thắng (từ năm 2014 là PGS. Nguyễn Anh Dũng). Kế toán trưởng củaHội là CN. Phạm Sơn Thủy (từ 2016 là CN.Dương Thị Hồng Hạnh). Thư ký Tòa soạnTạp chí YHDP là TS. Trần Quang Huy, CN.Nguyễn Thị Thu Hương; sau đó TS. TrầnQuang Bình (tạp chí tiếng Việt), TS. NguyễnThị Vân Trang (tạp chí tiếng Anh) được cử làThư ký Tòa soạn. Trụ sở Văn phòng Hội vàTòa soạn Tạp chí YHDP vẫn đặt tại ViệnVSDT Trung ương Hà Nội. Các Website củaHội là http://www.yhocduphong.com; củaTạp chí YHDP http://www.tapchiyhocduphong.vn và http://www.vjpm.vn. BanQuản trị mạng đặt tại Văn phòng của Hội.

Trong 5 năm hoạt động của nhiệm kỳkhóa VIII (2012-2017), Hội YHDPVN đã cómột số thành tựu nổi lên như sau:

Phát triển hệ thống HộiTrong Khóa VIII, Hội YHDPVN vào đầu

nhiệm kỳ có trên 70 chi hội sau đó phát triểnlên hơn 90 chi hội cơ sở, với gần 1.100 hộiviên có thẻ (tính đến 6/2017) cùng với hàngnghìn cán bộ nhân viên y tế hoạt động sát cánhvới hội viên của các chi hội trong toàn quốc.Mạng lưới chi hội bao phủ trước hết tới 63trung tâm YTDP tỉnh, sau đó là một số trungtâm YTDP khác (Trung tâm Phòng chống sốtrét, Phòng chống HIV/AIDS, An toàn thựcphẩm, Quản lý môi trường y tế, Kiểm dịchquốc tế...). Tiếp theo là các Viện nghiên cứu -đào tạo về YHDP tuyến Trung ương và khuvực (Viện VSDTTƯ, Viện Pasteur TP. Hồ ChíMinh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện VSDT

54

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Họp Ban Tư vấn và phản biện xã hội của Hội, 9/2014

Page 55: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

55

Tây Nguyên, Viện Sức khỏe nghề nghiệp vàMôi trường, Viện Dinh dưỡng, Viện SR-KST-Trung ương, Viện SR-KST-CT Qui Nhơn,Viện SR-KST-CT TP. Hồ Chí Minh, ViệnYTCC TP. Hồ Chí Minh, Việm Kiểm nghiệmATVSTP quốc gia, Viện Kiểm định quốc giavề vắc xin và sinh phẩm y tế, Viện Vắc xin vàSinh phẩm y tế, Công ty TNHH. MTV vắc xinvà sinh phẩm y tế, Công ty TNHH. MTV vắcxin và Pasteur Đà Lạt. Một số Trung tâmYT/YTDP huyện cũng bắt đầu có hội viên củaHội, hoạt động trong tổ chức chi hội YHDPtuyến tỉnh;

Hội giữ vững hoạt động của một số chihội và các hội viên ở các đơn vị đào tạo vềVSDT/YTCC/YTDP ở các trường Đại họcY-Dược, có mở rộng thêm chi hội tới ViệnYHDP & YTCC, Đại học Y Hà Nội, cáctrường Đại học Y Hải Phòng, Đại học YDược TP. Hồ Chí Minh; một số bệnh việnchuyên khoa như Bệnh viện Ung thư Hà Nội,

Viện Nội tiết - Đái tháo đường; Viện TimMạch Trung ương; cùng với một số chi hộitrong đơn vị quân đội (Học viện Quân y, CụcQuân y, Viện YHDP Quân đội).

Đặc biệt tại nhiệm kỳ này, trên tinh thần củaNghị định 45/2010 của Chỉnh phủ cũng nhưyêu cầu phát triển của các chi hội địa phương,Hội YHDPVN đã khuyến khích và phối hợptrong các thủ tục hành chính cho việc thành lập2 Hội YHDP của 2 tỉnh là Hội YHDP tỉnh CàMau (năm 2014) và Hội YHDP TP. Hà Nội(năm 2015). Sự trưởng thành của các Hội, chihội YHDP ở các địa phương là một trongnhững thành công trong công tác phát triển hệthống của Hội YHDPVN.

Hội đã lựa chọn và tôn vinh 22 Hội viêndanh dự của Hội là những cán bộ có nhiềuthành tích xuất sắc trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và cống hiến nhiều cho sự nghiệp YHDP nước nhà (Danh sách kèm theo).

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Hội nghị Ban Thường vụ Hội YHDPVN, tháng 7/2015

Page 56: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

Hội cũng công nhận 14 đơn vị trong nướclà Hội viên liên kết của Hội (Danh sách kèmtheo). Đây chủ yếu là các Hội chuyên khoathuộc Tổng hội YHVN, có mối liên kết chặtchẽ với Hội YHDP về nhiều nội dung hoạt

động. Ngoài ra có thêm 2 hội YHDP tỉnh củaCà Mau và TP. Hà Nội mới được thành lập.Chân dung của các Hội viên liên kết (đơn vị)và Hội viên danh dự có trong các phần saucủa cuốn sách.

56

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Họp mặt hội viên danh dự, hội viên liên kết của Hội YHDPVN, năm 2015

DANH SÁCH HỘI VIÊN DANH DỰHỘI Y HỌC DỰ PHÒNG NHIỆM kỲ 2012 - 2017

(Xếp theo thứ tự A, B, C)

1. GS.TS. Nguyễn Chung Á2. PGS.TS. Lê Ngọc Bảo3. GS.TS. Bùi Đại4. GS.TS. Nguyễn Bá Đức5. BS. Nguyễn Ngọc Hàm6. PGS.TS. Phạm Văn Hiển7. GS.TS. Lê Đức Hinh8. GS.TS. Trịnh Quân Huấn9. GS.TS. Phạm Mạnh Hùng10. GS.TS. Nguyễn Đình Hường11. GS. TS. Hạ Bá Khiêm

12. GS.TS. Hà Huy Khôi13. GS.TS. Huỳnh Phương Liên14. GS.TS. Nguyễn Thanh Long15. GS.TS. Nguyễn Văn Mẫn16. GS. TSKH. Hoàng Thủy Nguyên17. GS.TS. Đào Ngọc Phong18. GS.TS. Đặng Đức Phú19. GS.TS Lê Thế Thự20. GS.TS. Nguyễn Văn Thưởng21. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến 22. PGS.TS. Nguyễn Thị Thế Trâm

Page 57: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

57

Điều lệ Hội YHDPVN Đã được thông qua tại Đại hội nhiệm kỳ

VIII, gồm 8 chương, 26 điều, trên cơ sở củaNghị định 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạtđộng và quản lý hội của Chính phủ. Điều lệkhóa VIII (đã được Bộ Nội vụ phê duyệt vào16/4/2013) có tôn chỉ, mục đích và nhữngnội dung cơ bản không thay đổi, tuy nhiêncó mở rộng và đề cập cụ thể hơn về tổ chứchệ thống của Hội. Điều lệ mới xác định rõ 2loại hình riêng biệt của “Hội viên chínhthức” là Hội viên cá nhân và Hội viên tổchức, thay vì chỉ duy nhất có một khái niệm“Hội viên” như trước. Loại hình hội viên tổchức được Hội vận dụng để công nhận cácchi hội, phân chi hội của Hội YHDPVN hiệnlà tổ chức cơ bản ở các đơn vị cơ sở của Hội.Các chi hội cơ sở sẽ kết nạp và quản lý hộiviên cá nhân, còn Hội Trung ương sẽ côngnhận và quản lý các hội viên tổ chức (chihội). Một điều khoản mới (Điều 18) về “Chihội YHDP” đã được bổ sung làm rõ cáchthức tổ chức và hoạt động của đơn vị cơ sởquan trọng này của Hội. Ngoài ra Điều lệ

cũng bổ sung về loại hình Hội viên liên kết,gồm cả các cá nhân và tổ chức, do không cóđiều kiện phù hợp hay không đủ tiêu chuẩntrở thành hội viên chính thức của HộiYHDPVN, tán thành Điều lệ, có nguyệnvọng gia nhập Hội.

Trên cơ sở của những nội dung mới vàđược làm rõ hơn trong Điều lệ, HộiYHDPVN đã lần đầu tiên ban hành văn bảnHướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội (tháng9/2013). Trong đó làm rõ và hướng dẫn thủtục, cách thức gia nhập và rời khỏi Hội củacác loại hình hội viên; về Thẻ hội viên; vềHội phí; về quy trình thành lập Hội YHDPtỉnh; về hoạt động của Chi hội, các Ban củaHội, Trung tâm phát triển sức khỏe cộngđồng; về các đơn vị ngôn luận chính thứccủa Hội (Tạp chí YHDP, website) và về tàichính Hội.

Bên cạnh văn bản Hướng dẫn thực hiệnĐiều lệ Hội, trong nhiệm kỳ này nhiều loạivăn bản mang tính quy chuẩn được xây dựngvà ban hành, góp phần hoàn thiện cơ cấu tổchức và phương thức hoạt động của Hội

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

DANH SÁCH HỘI VIÊN LIÊN kẾTHỘI Y HỌC DỰ PHÒNG NHIỆM kỲ 2012 - 2017

(Xếp theo thứ tự A, B, C)

1. Hội Da liễu Việt Nam2. Hội Dinh dưỡng Việt Nam3. Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam4. Hội Nhi khoa Việt Nam5. Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam6. Hội Tâm thần học Việt Nam7. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam

8. Hội Truyền nhiễm Việt Nam9. Hội Ung thư Việt Nam10. Hội Y học Biển11. Hội Y học Lao động Việt Nam12. Hội Y tế Công cộng13. Hội YHDP tỉnh Cà Mau14. Hội YHDP thành phố Hà Nội

Page 58: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

YHDPVN. Các Quyết định và quy chế hoạtđộng cho hầu hết chức danh hội (được Đạihội bầu ra, hoặc do Ban Thường vụ quyếtđịnh), cho các Ban trực thuộc, Văn phòngHội, Trung tâm phát triển sức khỏe cộngđồng, cùng với Qui chế về tài chính Hội đãđược ban hành trong thời gian 2012-2014.Đây là một bước tiến bộ trong việc hoàn thiệnnề nếp, cách thức tổ chức làm việc của Hộitheo hướng chuyên nghiệp hóa. Tuy nhiên dothiếu đôn đốc, giám sát của Ban lãnh đạoTrung ương và Văn phòng Hội nên trên thựctế nhiều nội dung của Điều lệ, văn bản Hướngdẫn thực hiện Điều lệ cũng như các văn bảnkhác đã không được triển khai hoặc chưa thựchiện đầy đủ, đến nơi đến chốn.

Một số thành tựu hoạt động chuyênmôn, xã hội

• Bối cảnh hoạt động: Bước sang năm 2007 nước ta có 64 tỉnh,

thành phố (từ 2008 có 63 tỉnh do Hà Tây sápnhập TP. Hà Nội); tới năm 2016 đã có trên700 huyện, thị; gần 11.000 xã, phường, vớidân số khoảng trên 90 triệu người. Đây làgiai đoạn cả nước thực hiện theo các Nghịquyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lầnthứ XI và XII; còn ngành Y tế thực hiện theotinh thần Quyết định số 153/2006 của Chínhphủ về Quy hoạch tổng thể phát triển hệthống y tế Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìntới 2020. Mục tiêu chính cho lĩnh vực YTDPlà “Đầu tư phát triển mạng lưới YTDP đủkhả năng dự báo, giám sát, phát hiện vàkhống chế các dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệmắc và tử vong do bệnh tật gây ra...”.

Tuy nhiên ngành y tế cũng đứng trướcmột số thách thức, khó khăn. Trước hết là

thực hiện Nghị định 43 của Chính phủ giaoquyền tự hạch toán thu chi trong điều kiệnyêu cầu CSSK nhân dân ngày càng tăng (vídụ bảo đảm BHYT 100% cho trẻ dưới 6tuổi...) và khung pháp lý cho mục tiêu nàychưa hoàn thiện; các đơn vị YTDP và y tếtuyến cơ sở càng gặp khó khăn hơn. Tiếptheo là yêu cầu chuẩn hóa (chuẩn Quốc gia,chuẩn Ngành...) các đơn vị y tế chủ chốt cáctuyến, trong đó có các đơn vị YTDP, cũng làthách thức đối với cả hệ thống trong điềukiện đầu tư về nhân lực, vật lực và tài chínhcho YTDP và y tế cơ sở còn rất hạn chế. Hỗtrợ quốc tế cho các chương trình CSSK ngàycàng giảm, chỉ còn một phần cho các dự ánphòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm,tình trạng khẩn cấp. Ngoài ra tình hình bệnhdịch diễn ra phức tạp trên thế giới cũng nhưtrong nước, với các dịch nguy hiểm mới nổilên (cúm gia cầm), đại dịch toàn cầu (cúmđại dịch - 09), dịch bệnh quay trở lại (sởi,lao, sốt rét, bại liệt) và dịch gây tử vong rấtcao (Ebola, MERS-CoV).

Trong tình hình thực tế đó, Hội VSPDVNđã xác định lại phương hướng nhiệm vụ củamình là “...Tập hợp và huy động lực lượngcủa các chi hội, hội viên ở tất cả các tuyến,sát cánh với các đơn vị YTDP, phát huy tiềmnăng nội lực của từng cơ sở, tranh thủ mọinguồn hỗ trợ quốc tế để củng cố và nâng caochất lượng hoạt động hệ thống YTDP trongcác lĩnh vực hoạt động của ngành...” (TríchNghị quyết Đại hội Khóa VIII, 2012). Mộtsố thành tích nổi lên của Hội trong hoạt độngở giai đoạn nhiệm kỳ Khóa VII và Khóa VIIIbao gồm:

• Đóng góp xây dựng hệ thống YTDP: Hội YHDPVN đã thực hiện việc tư vấn

58

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Page 59: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

59

chính sách và góp phần xây dựng, triển khaithực hiện kế hoạch để đạt mục tiêu củng cố,hoàn thiện hệ thống cơ sở YTDP các tuyến.Tư vấn nâng cao năng lực chuyên môn củacác đơn vị tuyến Trung ương và khu vực vớichức năng là đơn vị đầu ngành để làm tốthơn nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo, dự báo,phát hiện, khống chế dịch bệnh nguy hiểm,mới phát sinh (ví dụ xây dựng phòng xétnghiệm ATSH cấp III tại 2 viện YTDP tuyếnTrung ương,...).

Tại tuyến tỉnh sau giai đoạn triển khaichuyên biệt hóa các lĩnh vực chuyên mônYTDP qua việc chia tách và xây dựng lại 7loại trung tâm chuyên ngành YTDP (làVSDT, Phòng chống HIV/AIDS, Vệ sinh Antoàn thực phẩm, Phòng chống SR-KST-CT,Kiểm dịch YTQT, Bảo vệ SKLĐ-MT, Phòngchống các bệnh xã hội), Hội cũng đã gópphần tư vấn hoàn thiện hệ thống, chuyển đổi

theo hướng tổ chức tập trung, phân rõ chứcnăng quản lý nhà nước với chức năng chuyênmôn, kỹ thuật YTDP (mô hình tổ chức CDCở Việt Nam), cố gắng khắc phục những khókhăn khách quan, chủ quan do cơ chế thịtrường, hạn chế trong đầu tư và giảm thiểuviện trợ quốc tế cho YTDP.

• Tư vấn, phản biện xã hội: Hội YHDPVN đã gửi một số văn bản góp

ý, phản biện cho dự thảo Hiến pháp năm2013 và dự thảo Xây dựng một số chính sáchvề YTDP, năm 2015. Hội cũng có các hìnhthức tư vấn, phản biện cho các văn bản dựthảo như: Chính sách Quốc gia về YTDP(năm 2014); Chính sách đặc thù đối với côngtác YTDP (năm 2014); Phối hợp công-tưnâng cao tỷ lệ tiêm chủng vắc xin ở ViệtNam (2014-2015). Hội tổ chức được 3 Hộithảo tư vấn chính sách YTDP trong các năm2014-2016 tại Hà Nội.

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Hội thảo tư vấn chính sách của Hội YHDPVN

Page 60: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

60

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Diễn tập phòng chống dịchCúm H5N1

Điều tra dịch tễ tại nhà bệnh nhân tử vong trong

ổ dịch cúm gia cầm

Cho trẻ uống vitamin A tạicộng đồng

Page 61: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

61

Tuy nhiên phạm vi đối tượng tham gia,nội dung đề cập của các hội thảo còn hạn hẹpvà chủ yếu dừng lại ở phát hiện thực trạng,đề xuất giải pháp, mà chưa có các văn bảnphản biện, đề xuất chính sách YTDP vĩ mô,cụ thể. Ngoài lý do lãnh đạo Hội Trung ươngvà các chi hội thiếu nhạy bén, chủ động pháthiện, nắm bắt các cơ hội chuyển đổi chínhsách để đề xuất với Bộ và các cơ quan quảnlý nhà nước. Cũng phải nói thêm các cơ quanquản lý nhà nước có liên quan hầu nhưkhông hoặc rất ít khi chủ động đặt ra yêu cầulấy ý kiến góp ý, phản biện, tư vấn của HộiYHDPVN khi xây dựng chủ trương, chínhsách lớn về y tế, YTDP và người lao độngtrong ngành.

Hoạt động của Hội để phản biện, bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hộiviên theo quy định của pháp luật và Điều lệhội có được đề cập tới trong các văn bản vàhội thảo chính sách của Hội, tuy nhiên chưađược thực hiện đầy đủ và thường xuyên,chưa có tiếng nói của Hội tới từng trườnghợp, vụ việc cụ thể; chủ yếu mới thông quacác bài viết trên báo chí, tạp chí, mạng xãhội, qua đó nêu rõ quan điểm của Hội và bảovệ quyền lợi hội viên.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấnvề chuyên môn, nghiệp vụ, chính sách phápluật liên quan tới ngành nghề cho hội viênđược Hội chú ý và thực hiện có hệ thống, đạtkết quả tốt, thông qua hoạt động thườngxuyên cũng như tăng cường của các chi hộivà hội viên trong hệ thống YTDP.

• Phòng chống dịch bệnh: Sau những thành công trong khống chế

dịch SARS, 2002-2004, các chi hội và hộiviên Hội YTDPVN lại tiếp tục đóng góp

nhiều công sức, kể cả sự hy sinh thân mình,cho việc giám sát, kiểm soát, khống chế hàngloạt dịch bệnh phổ biến, nguy hiểm. Điểnhình là các hoạt động phòng chống dịch bệnhcúm gia cầm A/H5N1 (2004-2011), cúmA/H1N1- đại dịch 09 (2009-2010), dịch tả(2008-2010), dịch tay-chân-miệng (2009),dịch sởi (2013-2014), sốt xuất huyết (2009-2010, 2017), và nhiều loại dịch bệnh phổbiến, nguy hiểm khác liên tiếp nổ ra.

Hội YHDP, thông qua các hoạt động đàotạo và nghiên cứu, phối hợp với các đơn vịkhám chữa bệnh, giáo dục truyền thông sứckhỏe đã góp phần tích cực phòng chống cácbệnh không lây như tăng huyết áp, ung thư,tiểu đường, bệnh nghề nghiệp, tai nạnthương tích, béo phì.

Trong 10 năm 2007-2016, chương trìnhTCMR đã giữ vững tỷ lệ cao tiêm chủngđầy đủ cho trẻ em dưới 5 tuổi (hầu hết đạttrên 90% với 7 loại vắc xin, thống kê tớituyến huyện), duy trì thành quả thanh toánbại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tớimục tiêu loại trừ sởi, bảo đảm 60% tới trên80% (năm 2016) nhu cầu vắc xin trongnước cho TCMR. Đã triển khai một số loạikháng nguyên - vắc xin mới (như HiB, MR,rota) miễn phí rộng rãi; triển khai bổ sungmột số mũi nhắc lại (vắc xin sởi, DPT);chuẩn hóa hệ thống cung ứng dịch vụTCMR tới từng điểm tiêm; thiết lập hệthống giám sát và khắc phục phản ứng sautiêm chủng.

Bên cạnh tích cực trong truyền thônggiáo dục cộng đồng nâng cao hiểu biết vềbệnh, gánh nặng bệnh, biện pháp phòngchống chủ động bệnh dịch truyền nhiễm,Hội còn góp phần với các cơ quan chức

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Page 62: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

62

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Phòng xét nghiệm sinh hóa nước và thực phẩm tại tuyến tỉnh

năng khác trong xây dựng các Khuyến cáovề tác hại thuốc lá; Khuyến cáo nuôi conbằng sữa mẹ; Khuyến cáo về việc đẩymạnh xử lý rác thải bệnh viện nhằm hạnchế lây nhiễm trong bệnh viện và lây nhiễmsang cộng đồng; tham gia xây dựng cáchướng dẫn quốc gia về xét nghiệm, an toànsinh học phòng thí nghiệm, giám sát dịchtễ, can thiệp phòng chống dịch, bảo vệ sứckhỏe môi trường...

Một nhóm các chuyên gia được lựa chọncủa Hội YHDPVN gồm GS.TS. Phạm NgọcĐính, GS.TS. Nguyễn Trần Hiển, GS.TSĐặng Đức Anh, TS Thẩm Chí Dũng, TSNguyễn Bình Nguyên, trong năm 2014-2015đã tham gia biên soạn trên 160 mục từ thuộccác lĩnh vực Dịch tễ, YHDP, YTCC, Vi sinhy học, Ký sinh trùng y học, thuộc sách Từđiển bách khoa Y học Việt Nam do Tổng hộiYHVN chủ trì biên soạn.

• Hội nghị Khoa học kỹ thuật: Hội YHDPVN tiếp tục truyền thống

nghiên cứu KHKT và công nghệ, đánh giá,chia sẻ và chuyển giao các kết quả nghiêncứu thông qua hàng loạt hội nghị KHKTthường niên toàn quốc và các hội nghị, hộithảo tại khu vực, đơn vị cơ sở theo các chủđề khác nhau.

Trong hai nhiệm kỳ VII và VIII đã cónăm (5) hội nghị KHKT thường niên đượcHội tổ chức tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh,tháng 7/2007 (450 đại biểu); tại TX. PhanThiết tỉnh Bình Thuận, tháng 3/2009 (320đại biểu); tại TP. Đà Nẵng, tháng 4/2011(400 đại biểu); tại TP. Đồng Hới tỉnhQuảng Bình, tháng 8/2013 (trên 300 đạibiểu) và tổ chức tại TP. Hà Nội tháng10/2015 (trên 500 người), kết hợp sự kiệnngày Truyền thống 70 năm thành lập ViệnVSDTTƯ. Các Hội nghị KHKT của Hội

Page 63: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

63

đều có tên chung là “Hội nghị khoa học Yhọc dự phòng” đi cùng với tiêu chí cậpnhật nổi lên của kỳ hội nghị năm đó (ví dụ“Nghiên cứu vì sức khỏe cộng đồng” tạiHội nghị năm 2015).

Hội nghị KHKT của Hội đã thu hút đượccác nhà quản lý, nhà nghiên cứu và thựchành YTDP từ nhiều viện nghiên cứu tuyếnTrung ương, các trung tâm YTDP tuyến tỉnh,các khoa YTCC/YHDP/VSDT của cáctrường Đại học Y Dược trên toàn quốc, cácđơn vị nghiên cứu và sản xuất vắc xin và sinhphẩm dự phòng. Nhiều nhà khoa học thuộccác Bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyênkhoa cũng đã tìm được tiếng nói chung củalĩnh vực mình trong các hội nghị KHKT củaHội YHDPVN. Bên cạnh các nội dungphong phú về khoa học, kỹ thuật và côngnghệ, hầu hết các hội nghị KHKT của Hội đã

đề cập tới khía cạnh tổ chức và cơ chế hoạtđộng của hệ thống YTDP, nhất là ở tuyếntỉnh và tuyến huyện. Nhiều báo cáo, nhiềunội dung trao đổi của các Hội nghị đã đượcBộ Y tế (Cục Y tế dự phòng, Cục Phòngchống HIV/ AIDS, Cục Vệ sinh Môi trường,Cục An toàn thực phẩm...) sử dụng làm căncứ đề xuất về chính sách, chế độ và tổ chứchệ thống YTDP.

Ngoài ra có một số hội thảo chuyên môndo Hội tuyến Trung ương tổ chức trong cácnăm 2014-2016 với các chủ đề phòng chốngcúm mùa, viêm gan virus, sốt xuất huyết,tăng cường tiêm chủng cộng đồng và xâydựng lịch tiêm chủng cho mọi đối tượng. Dựán “Khuyến cáo sử dụng vắc xin phòng bệnhcho mọi người ở Việt Nam” được khởi độngtừ 2015 là một đóng góp rất thiết thực choCSSK cộng đồng của Hội.

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Hội nghị KHKT của Hội YHDP tại Bình Thuận, năm 2009

Page 64: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

• Xuất bản tạp chí Y học dự phòng:Tạp chí Y học dự phòng là cơ quan ngôn

luận về khoa học của Hội YHDPVN. Tiềnthân của nó là Nội san Vệ sinh phòng dịch(1961- 1990) và sau đó là Tạp chí Vệ sinhphòng dịch (1991-1997). Từ tháng 6 năm1997 đến ngày nay chính thức có tên Tạp chíY học dự phòng. Các Tổng biên tập của tạpchí Vệ sinh phòng dịch và Y học dự phòngqua các thời kỳ là GS. Hoàng Thủy Nguyên(1991-1993), GS. Đặng Đức Trạch (1994-2004), GS. Đặng Đức Anh (từ 2005), cùngvới các Phó Tổng biên tập là GS. Lê NgọcBảo (1993-2012), GS. Phạm Ngọc Đính(2012-2015), PGS. Nguyễn Anh Tuấn (từ2014), TS. Trần Quang Huy (từ 2016). Chủtịch Hội đồng Tư vấn khoa học của tạp chí là GS. Hoàng Thủy Long (2012-2014,trước 2012 không có vị trí này) vàGS. Nguyễn Trần Hiển (từ 2014).

Từ một nội san phát hành không địnhkỳ, Tạp chí YHDP đã trưởng thành từngbước, cho tới nay thành một tạp chí khoahọc có uy tín hàng đầu của lĩnh vực Y họcdự phòng cũng như của toàn ngành Y tế, cótầm ảnh hưởng trên toàn quốc. Từ năm1997 tới nay tạp chí YHDP (ISSN: 0868-2836) xuất bản định kỳ 2 tháng 1 số (mộtnăm có 6 số thường xuyên cộng với 2 sốphụ bản là 8 số). Ngoài ra có thể thêm cácsố Đặc biệt dành cho những ngày truyềnthống hoặc hội nghị KHKT của Hội YHDPhay của các đơn vị trong hệ thống Y tế dựphòng trong cả nước. Những bài báo từnghiên cứu gốc (original research article)của Tạp chí đều được gửi tới 2 phản biệnđộc lập. Tạp chí YHDP được Hội đồngChức danh Giáo sư nhà nước công nhậnchất lượng bài đăng và được tính điểm caonhất (tối đa 1 điểm) trong số không nhiều

64

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Bìa Tạp chí YHDP, bản tiếng Việt Bìa Tạp chí YHDP, bản tiếng Anh

Page 65: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

65

các tạp chí khoa học chuyên ngành Y Dượcở nước ta.

Đây là tạp chí duy nhất của ngành y họcdự phòng Việt Nam từ năm 1991 đã rathường xuyên quý/số, 60 số, trong các số nàycó nhiều số chuyên đề: Dinh dưỡng và vệsinh thực phẩm, Hiển vi điện tử, Y học dựphòng Thừa Thiên - Huế, 20 và 25 năm ViệnVacxin Nha Trang - Đà Lạt, 55, 70 năm ViệnVệ sinh dịch tễ Trung ương. Hội còn có haixuất bản phẩm: Thông tin Y học dự phòng,Bản tin AIDS, được xuất bản tại các tỉnh phía Nam.

Văn phòng Hội YHDPVN còn hỗ trợViện VSDT Trung ương xuất bản một số ấnphẩm có giá trị khoa học, gồm "Tuyển tậpcông trình 1995 - 1996" xuất bản bằng tiếngAnh và tiếng Pháp, Nhà xuất bản Y học, năm1998; và "Tuyển tập công trình 1997 - 2000"

quyển in tiếng Việt 404 trang và quyển intiếng Anh - 375 trang, Nhà xuất bản Y học,năm 2000. Hai ấn phẩm này đăng tải cáccông trình nghiên cứu tiêu biểu không chỉcủa các nhà khoa học Viện VSDT Trungương mà của toàn hệ thống YTDP Việt Nam.Những năm gần đây Văn phòng Hội còn hợptác xuất bản một số sách chuyên khảo củamột số nhà khoa học Y học dự phòng trêntoàn quốc.

Do nhu cầu của bạn đọc và các nhànghiên cứu, từ tháng 10/2014 Tạp chí ra đờiphiên bản tiếng Anh - Vietnam Journal ofPreventive Medicine (ISSN 0868-2836),đăng tải các bài nghiên cứu gốc viết bằngngôn ngữ tiếng Anh, với chu kỳ xuất bản 6tháng 1 số (mỗi năm 2 số thường xuyên), cóthể thêm các số đặc biệt. Các bài đăng trongTạp chí tiếng Anh cũng được Hội đồng Chức

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Hội nghị Ban biên tập Tạp chí YHDP, năm 2014

Page 66: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

danh Giáo sư nhà nước xác định mức tối đa1 điểm cho bài báo đăng công trình nghiêncứu gốc, tiếng Anh.

Các địa chỉ liên lạc của Tòa soạn Tạp chí: Số 1.Yersin, Hà Nội. Điện thoại 043.8212563;Fax 043.8219504; E-mail: [email protected]à [email protected]. Website của 2 phiênbản tiếng Việt và tiếng Anh của Tạp chí:

http://www.tapchiyhocduphong.vnvà http://www.vjpm.vn.Cấu trúc nội dung của Tạp chí YHDP

ngày càng được đa dạng hơn. Ngoài các bài“Nghiên cứu gốc” (original researcharticles) chiếm từ 75-80% tổng số bài báođăng mỗi số; còn có các bài báo “Tổng quan”(review articles); bài “Diễn đàn YHDP”(Preventive medicine forum); Các mục khácnhư “Tin tức và Sự kiện”, “Văn bản YHDPmới”; “Điểm sách mới”; “Thông báo dịchthường kỳ”... Sự đa dạng hóa về nội dungcủa Tạp chí không làm mất đi tính chất khoa

học của tờ Tạp chí mà đã góp phần mở rộngthêm phạm vi thành phần đối tượng phục vụ,như là một nhu cầu để đưa tờ tạp chí tới mọithành phần hội viên của Hội.

Bên cạnh đó sự đa dạng hóa về ngôn ngữxuất bản (phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh)của tạp chí YHDP cũng là một bước tiến dài,góp phần chia sẻ thông tin kết quả nghiêncứu của các nhà khoa học Việt Nam ra bạnbè, đồng nghiệp quốc tế. Đây cũng là cơ hộiđể các nhà khoa học YHDP/YTCC tự nângcao trình độ và chất lượng trong nghiên cứuvà viết bài báo theo chuẩn mực quốc tế.

• Xây dựng và hoạt động của website Hội YHDPVN:

Tại Đại hội nhiệm kỳ VII, tháng 7/2007,đã nêu ra nhiệm vụ phải sớm xây dựngtrang báo điện tử (website) của HộiYHDPVN. Tiếp đến Đại hội nhiệm kỳ VIIItại TP. Buôn Ma Thuột (11/2012) vấn đềnày lại lần nữa được đưa ra như một yêu cầu

66

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Ra mắt Tạp chí Y học dự phòng phiên bản tiếng Anh, 10/10/2014

Page 67: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

67

cấp bách đối với hoạt động của Hội. Tuynhiên phải tới đầu năm 2014 Văn phòngHội mới khởi động việc thiết kế trangwebsite. Sau nhiều lần chỉnh sửa và đónggóp của các chuyên gia về nội dung, hìnhthức và cấu trúc, giao diện, tới tháng 8/2014trang website của Hội mới chính thức đưavào hoạt động tại địa chỉ:

Website có giao diện trang chủ trang nhã,khá đơn giản, tuy nhiên chứa đựng khả năngcung cấp nhiều loại thông tin về tổ chức HộiTrung ương, về chi hội/hội viên, về Tạp chíYHDP (tiếng Việt và Anh), về Trung tâmPTSKCĐ (CCHD); các chuyên mục “Hỏivà Đáp” về sức khỏe cộng đồng; mục Thờisự Y học... Đặc biệt website còn có cácchuyên mục về: Tiêm chủng; Dinh dưỡng;Sức khỏe môi trường; Sức khỏe nghềnghiệp; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Sứckhỏe học đường; Tai nạn thương tích;

Phòng chống bệnh lây; Phòng chống bệnhkhông lây; Phòng nhiễm HIV; Sức khỏesinh sản; Sức khỏe người cao tuổi. Sau 3năm hoạt động đã có hàng triệu lượt truycập vào website của các hội viên và rấtnhiều cán bộ nhân viên trong và ngoàingành y tế cũng như mọi người dân trên cảnước. Tuy nhiên website vẫn chưa đáp ứngcác yêu cầu của Hội cũng như nhu cầu traođổi, khai thác, sử dụng thông tin của hộiviên và của cộng đồng rộng lớn, do khảnăng cập nhật chậm và độ bao phủ nội dungchưa cao, chưa thật sự sống động.

4. Thi đua khen thưởng của Hội• Về tập thể: Hội YHDPVN được Nhà nước tặng

thưởng Huân chương Lao động hạng Nhìnăm 2002; Huân chương Lao động hạngNhất năm 2012.

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Page 68: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

Hàng trăm đơn vị ở trung ương và địaphương có chi hội YHDP hoạt động đã đượcvinh danh và phong tặng các phần thưởngcao quí của Nhà nước Việt Nam như: Tập thểđơn vị Anh hùng; Tập thể đạt Giải thưởng

Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; Tậpthể đơn vị đạt Huân chương Độc lập hạng I,II, III; Tập thể đạt giải thưởng Trần ĐạiNghĩa; giải thưởng Đặng Văn Ngữ; giảithưởng Kovalevskaia, v.v...

68

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất tại Đại hội Khóa VIII Hội YHDPVN

Page 69: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

69

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

• Về cá nhânNhiều cá nhân là lãnh đạo, hội viên chính

thức, hội viên danh dự của Hội YHDPVNđã được vinh danh và được nhận phầnthưởng cao quí của Nhà nước Việt Nam vàcủa các tổ chức chính trị xã hội trong nước.Tiêu biểu nhất có:

GS. Đặng Văn Ngữ, Liệt sĩ, Anh hùnglao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh.

GS. Hoàng Thủy Nguyên, Anh hùng laođộng, Thầy thuốc Nhân dân, Giải thưởngHồ Chí Minh, Giải thưởng Trần Đại Nghĩa,Giải thưởng Đặng Văn Ngữ, Huân chươngKháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độclập hạng Nhì.

GS. Đặng Đức Trạch, Anh hùng laođộng, Thầy thuốc Nhân dân, Giải thưởngNhà nước, Giải thưởng Trần Đại Nghĩa,

Giải thưởng Đặng Văn Ngữ, Huân chươngĐộc lập hạng Nhì.

BS. Hoàng Tích Mịnh, Giải thưởng HồChí Minh, Thầy thuốc Nhân dân, Huânchương Độc lập hạng Nhì.

GS. Từ Giấy, Anh hùng lao động, Thầythuốc Nhân dân, Giải thưởng Nhà nước vềKhoa học Công nghệ, Huân chương Độc lậphạng Nhì.

GS. Bùi Đại, Anh hùng Lực lượng vũtrang, Thầy thuốc Nhân dân, Giải thưởngNhà nước về Khoa học Công nghệ, Huânchương Độc lập hạng Nhì, Huân chươngKháng chiến hạng Nhất, Huân chươngChiến công hạng Nhất.

GS. Hoàng Thủy Long, Anh hùng laođộng, Thầy thuốc Nhân dân, Huân chươngLao động hạng Nhất.

GS. Hoàng Thủy Nguyên và phu nhân GS. Đặng Đức Trạch nhận giải thưởng Trần Đại Nghĩa, năm 2016

Page 70: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

70

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

BS. Ngô Đình Quỳ, Anh hùng LLVTnhân dân được tặng thưởng 1 Huân chươngQuân công hạng ba, 1 Huân chương Chiếncông hạng ba.

GS.TS Nguyễn Văn Thưởng, Anh hùnglao động, Thiếu tướng nguyên Thứ trưởngBộ Y tế, Cục trưởng Cục Quân y, Chủ tịchHội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Thành viên của Tập thể được Giảithưởng Hồ Chí Minh:

- GS.TSKH. Phạm Mạnh Hùng- GS.TS. Nguyễn Văn Thưởng- GS. Vũ Thị PhanNhà khoa học được tặng Giải thưởng

Nhà nước về khoa học và công nghệ:- GS.TS. Hà Huy Khôi- GS.TS. Đào Ngọc PhongNhà khoa học nữ được tặng Giải

thưởng khoa học quốc tế Kovalevskaia:- GS. Vũ Thị Phan,- GS.TS. Nguyễn Thị Thế Trâm- GS.TS. Nguyễn Thị Kê- PGS.TS. Lê Thị LuânĐã đạt danh hiệu Thầy thuốc Nhân

dân và Nhà giáo Nhân dân: GS.TS. Nguyễn Tăng ẤmGS. Nguyễn Ái PhươngBSCKII. Bùi Đình BáiBSCKII. Lê Hoàng SanPGS. Phạm Văn LongBS. Doãn Thị TâmPGS. Vũ Văn PhongPGS.TS. Nguyễn Xuân ThànhPGS. Hoàng Đức Chấn

TS. Phạm Nguyễn Cẩm ThạchTS. Bùi Trọng ChiếnBS. Nguyễn Ngọc ThảoPGS.TS. Nguyễn Văn ChươngGS. Dương Đình Thiện; PGS.TS. Lê Đình CôngPGS.TS. Lê Khánh ThuậnGS.TS. Trương Việt DũngGS.TS. Lê Thế ThựPGS.TS. Bùi Đức DươngPGS.TS. Hoàng Thu ThủyGS.TSKH. Bùi ĐạiGS.TS. Nguyễn Văn ThưởngPGS.TS. Nguyễn Khắc HảiPGS.TS. Nguyễn Thị Kim TiếnBS. Nguyễn Thị HạnhTS. Nông Thị TiếnTS. Đinh Sĩ HiềnGS.TS. Trần Văn TiếnGS.TS. Nguyễn Trần HiểnBS. Võ TốGS.TSKH. Nguyễn Văn HiếuPGS.TSKH. Nguyễn Thị Thế TrâmPGS.TS. Nguyễn Mạnh HùngPGS.TS. Nguyễn Thị Khánh TrâmGS.TS. Huỳnh Phương LiênTS. Dương Quốc TrọngBSCKII. Lý Bá LộcPGS.TS. Triệu Nguyên TrungGS.TS. Nguyễn Văn MẫnPGS.TS. Lê Văn TrungBS. Lý Văn Ngọ

Page 71: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

71

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

TS.BS. Trần Ngọc TụPGS.TS. Đoàn Thị Hạnh NhânTS. Phạm Văn TườngGS. Vũ Thị PhanThS. Trần Quốc TúyGS.TS. Đào Ngọc PhongPGS.TS. Vũ Đức VọngPGS.TS. Trần Đắc PhuBSCKII. Hoàng Anh VườngBSCKII. Lương Bá PhúPGS.TS. Định Thị Kim XuyếnGS.TS. Đặng Đức PhúPGS.TS. Nguyễn Thị Thu YếnHàng trăm hội viên đạt danh hiệu Thầy

thuốc ưu tú, Nhà giáo ưu tú và được Giảithưởng Đặng Văn Ngữ.

Ngày 24/11/2016 Bộ trưởng Bộ Y tếNguyễn Thị Kim Tiến đã ký Quyết địnhsố: 6955/QĐ-BYT tặng Giải thưởng ĐặngVăn Ngữ về lĩnh vực Y tế dự phòng cho 20tập thể, truy tặng 11 cá nhân và tặng 88cá nhân đã có thành tích trong công tác Y tế dự phòng:

TặNG CáC TẬP THểCục Y tế dự phòng - Bộ Y tế;Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế;Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế;Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế;Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế; Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Bộ Y tế;Viện Pasteur Nha Trang, Bộ Y tế;Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Bộ Y tế;

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùngTrung ương, Bộ Y tế;

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùngTP. Hồ Chí Minh, Bộ Y tế;

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùngQuy Nhơn, Bộ Y tế;

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môitrường, Bộ Y tế;

Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh, Bộ Y tế;

Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế;Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế, Bộ Y tế; Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh

phẩm y tế, Bộ Y tế; Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh

phẩm số I, Bộ Y tế; Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin

và Sinh phẩm y tế, Bộ Y tế;Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức

khỏe Trung ương, Bộ Y tế;Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương,

Bộ Y tế.

TrUY TặNG CáC Cá NHâN:Ông Lê Diên HồngÔng Hoàng Đình HồiÔng Hoàng Thủy LongÔng Đặng Đức TrạchÔng Nguyễn Ái PhươngBà Vũ Thị PhanÔng Nguyễn Quốc HưngÔng Cao Minh TânÔng Đặng Đức Bảo

Page 72: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

72

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

Ông Lê Văn TrungÔng Cao Minh Chánh

TặNG CáC Cá NHâN:Ông Nguyễn Văn ThưởngÔng Trịnh Quân HuấnÔng Nguyễn Huy NgaÔng Nguyễn Văn BìnhÔng Nguyễn Văn BiềnBà Phan Thị KimÔng Trần ĐángÔng Trần Quang TrungÔng Nguyễn Công KhẩnÔng Hoàng Thủy NguyênÔng Nguyễn Trần HiểnÔng Trần Văn TiếnBà Hoàng Thu ThủyÔng Phạm Ngọc ĐínhÔng Hạ Bá KhiêmÔng Trần Ngọc HữuBà Nguyễn Thị Thế TrâmBà Nguyễn Thị KêÔng Bùi Trọng ChiếnÔng Vũ Đức VọngÔng Đặng Tuấn ĐạtÔng Nguyễn Khắc HảiÔng Nguyễn Duy BảoÔng Hà Huy KhôiBà Lê Thị HợpÔng Lê Đình CôngÔng Lê Khánh ThuậnÔng Nguyễn Mạnh Hùng

Ông Nguyễn Long GiangÔng Bùi Đình BáiÔng Triệu Nguyên TrungÔng Lê Thế ThựÔng Lê Hoàng NinhÔng Nguyễn Văn MẫnBà Nguyễn Minh HằngÔng Nguyễn Thanh PhongBà Phan Thị Thu HươngBà Nguyễn Thị Liên HươngÔng Đặng Đức AnhÔng Phan Trọng Lân Ông Viên Quang MaiÔng Phạm Thọ Dược Ông Lê Danh TuyênÔng Trần Thanh DươngÔng Lê Thành ĐồngÔng Nguyễn Văn ChươngÔng Đặng Văn Chính Ông Nguyễn Văn KínhÔng Nông Văn VânÔng Trần Viết Thắng Ông Tạ Văn ChấnBà Lê Thị CúcÔng Nguyễn Văn HiếnÔng Phùng Xuân Tý Ông Nguyễn Xuân ThướcBà Nguyễn Thị Như MaiÔng Nguyễn Hữu SinhÔng Nguyễn Ngọc ẤnÔng Lê Hải ÂuÔng Nguyễn Khắc Hiền

Page 73: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

73

Phần I: LỊCH SỬ 55 NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM

Phần

I:LỊC

H SỬ 5

5 NĂM

HỘI Y

HỌC D

Ự PHÒ

NG VI

ỆT NA

M

Ông Nguyễn Hữu DũngBà Phạm Thị Minh Tâm Ông Vũ Quyết ThắngÔng Nguyễn Đình TâmÔng Trần Văn SinhÔng Nguyễn Văn TrườngÔng Đặng Văn HuynhÔng Nguyễn Văn SửuÔng Nguyễn Văn ĐốiÔng Lường Văn KiênÔng Bùi Quang HuấnBà Nguyễn Thị Kim LoanÔng Khương Thành VinhÔng Hà Đình NgưÔng Lê Thanh HàÔng Mai Xuân SựÔng Nguyễn Đình SơnÔng Trần Ngọc DungÔng Trần Mạnh HạBà Trần Thị Tuyết MaiÔng Lê Minh ĐịnhÔng Ngô Thành PhongÔng Vương Anh TàiÔng Huỳnh Thanh Hà Ông Nguyễn Văn Cường Ông Ngô Văn HoàngÔng Nguyễn Văn HảiÔng Nguyễn Trung NghĩaCùng với hàng trăm, hội viên của Hội

YHDPVN, ở Trung ương cũng như địaphương, đã được vinh danh hoặc đã có giảithưởng cao quí nhưng vì nhiều lý do khácnhau đã không có tên trong danh sách của

cuốn Biên niên này; hoặc không có trongdanh sách được phong tặng các danh hiệuhay huân huy chương của Nhà nước, nhưngnhững cống hiến và thành tích hoạt động củahọ cho tôn chỉ, mục đích của Hội cũng nhưcho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe củacộng đồng luôn có vị trí cao trong bảng vàngdanh dự của ngành Y tế Việt Nam cũng nhưcủa Hội Y học dự phòng Việt Nam hôm nay.

5. Thay lời kếtHội Vệ sinh phòng dịch Việt Nam trước

đây và Hội Y học dự phòng Việt Nam ngàynay luôn luôn ghi nhớ lời dạy của Chủ tịchHồ Chí Minh trong thư Người gửi cho cánbộ y tế ngày 27 tháng 2 năm 1955 “... Naychúng ta đã được độc lập tự do, cán bộ cầngiúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng mộtnền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dânta, y học cũng phải dựa trên nguyên tắc khoahọc, dân tộc và đại chúng...”.

Hội cũng luôn ghi nhận và cố gắng làmtheo tinh thần của Điều lệ Tổng hội Y họcViệt Nam “... cùng nhau đoàn kết phấn đấugóp phần vào việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân, xây dựng nền y dượchọc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...”. HộiYHDPVN là một trong 56 Hội chuyên khoatrung ương, thành viên trung thành đã đicùng với Tổng hội Y học Việt Nam trong 55năm qua, cùng nhau phấn đấu cho nhữngmục tiêu cao cả chung của nền y học và y tếnước nhà.

Hội YHDPVN luôn nêu cao và trungthành với những tôn chỉ mục đích rất cơ bảncủa nền Y học Dự phòng trong công cuộcchăm sóc và bảo vệ sức khỏe của cộng đồngngười dân Việt Nam: “Tập hợp, đoàn kết các

Page 74: NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961 - 2016) · NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016) ... Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở

74

NĂM HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM (1961-2016)

hội viên của Hội, thông qua các hoạt độngnâng cao kiến thức, trình độ chuyên mônnghiệp vụ và các kỹ năng về y học dự phòng,góp phần xây dựng và phát triển nền Y họcDự phòng Việt Nam hiện đại; làm giảm cácyếu tố nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng; pháthiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, giảmtỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật; góp phầnphát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổithọ, chất lượng sống và cải thiện chất lượnggiống nòi; tuyên truyền, phổ biến kiến thứckhoa học về y học dự phòng, góp phần nâng

cao nhận thức và thay đổi hành vi nhằm bảovệ và nâng cao sức khỏe của cộng đồng”.

Những trang lịch sử trong 55 năm quacủa Hội là rất đáng tự hào và đáng ghi nhớđối với mỗi hội viên, mỗi cán bộ nhân viêny tế dự phòng Việt Nam. Những trang sửhướng tới tương lai trong thời kỳ phát triểnmới của đất nước được hy vọng cũng sẽluôn tốt đẹp, phát huy được truyền thống 55năm qua của Hội Vệ sinh Phòng dịch ViệtNam và Hội Y học Dự phòng Việt Namngày hôm nay.