nÂng cao hiỆu quẢ quẢn lÝ nhÀ nƯỚc vỀ hoẠt ĐỘng an …laocai.gov.vn/uploads/bt kh...

28
Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/2014 1 HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH N hằm tạo bước chuyển biến về nhận thức, ý thức và hành động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo nhóm 2 trong việc thực hiện Luật Đo lường, các cơ sở sử dụng thiết bị X- Quang y tế trong việc thực hiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời tuyên truyền, phổ biến các quy định về đo lường đối với các phương tiện đo nhóm 2, quy định về an toàn bức xạ đối với các cơ sở sử dụng thiết bị X-Quang y tế, bảo vệ quyền, lợi ích, sức khỏe của nhân dân. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) về việc triển khai thanh tra chuyên đề năm 2014 đối với phương tiện đo nhóm 2 và an toàn bức xạ tại văn bản số 1159/ BKHCN-TTra ngày 04 tháng 4 năm 2014. Sở KHCN đã tham mưu xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1343/QĐ-UBND ngày 21/5/2014 về việc thành lập đoàn thanh tra liên ngành gồm: Công an tỉnh, Sở Y tế, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh Lào Cai, tiến hành thanh tra từ ngày 01/7/2014 đến ngày 30/9/2014 trên địa bàn tỉnh Lào Cai tại 21 cơ sở sử dụng thiết bị X-Quang y tế và 19 cơ sở sử dụng phương tiện đo nhóm 2. Đoàn đã tiến hành kiểm tra hồ sơ thiết bị máy X-Quang; công tác tổ chức quản lý hồ sơ bức xạ; hồ sơ theo dõi liều xạ cá nhân; đèn báo hiệu; biển cảnh báo nguy hiểm phóng xạ; nội quy an toàn bức xạ; kiểm tra các phòng chụp; phòng điều khiển; số lượng liều kế cá nhân; các thiết bị bảo hộ áo chì, kính chì, yếm chì. Đoàn thanh tra tại 21 cơ sở sử dụng thiết bị X-Quang y tế trên địa bàn toàn tỉnh, đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính đối với 06 cơ sở (chiếm 28,5%) trên tổng số cơ sở được thanh tra. Số tiền xử phạt hành chính là: 47.500.000đ. Các hành vi vi phạm hành chính theo Nghị định 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đối với các cơ sở là: Bố trí người không có chứng chỉ nhân viên bức xạ đảm nhiệm công việc vận hành thiết bị chiếu xạ; Không tiến hành kiểm định thiết bị X-Quang chẩn đoán y tế định kỳ theo quy định; Không tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho nhân viên bức xạ theo quy định; Không trang bị liều kế cá nhân cho nhân viên bức xạ; Không bố trí người phụ trách an toàn bức xạ theo quy định; Không tổ chức đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho Thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ. NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN TOÀN BỨC XẠ VÀ ĐO LƯỜNG Phùng Ánh Hồng Chánh Thanh tra Sở Khoa học & Công nghệ

Upload: others

Post on 21-Oct-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/2014 1

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Nhằm tạo bước chuyển biến về nhận thức, ý thức và hành động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập

khẩu, sử dụng phương tiện đo nhóm 2 trong việc thực hiện Luật Đo lường, các cơ sở sử dụng thiết bị X- Quang y tế trong việc thực hiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời tuyên truyền, phổ biến các quy định về đo lường đối với các phương tiện đo nhóm 2, quy định về an toàn bức xạ đối với các cơ sở sử dụng thiết bị X-Quang y tế, bảo vệ quyền, lợi ích, sức khỏe của nhân dân. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) về việc triển khai thanh tra chuyên đề năm 2014 đối với phương tiện đo nhóm 2 và an toàn bức xạ tại văn bản số 1159/BKHCN-TTra ngày 04 tháng 4 năm 2014. Sở KHCN đã tham mưu xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1343/QĐ-UBND ngày 21/5/2014 về việc thành lập đoàn thanh tra liên ngành gồm: Công an tỉnh, Sở Y tế, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh Lào Cai, tiến hành thanh tra từ ngày 01/7/2014 đến ngày 30/9/2014 trên địa bàn tỉnh Lào Cai tại 21 cơ sở sử dụng thiết bị X-Quang y tế và 19 cơ sở sử dụng phương tiện đo nhóm 2. Đoàn đã tiến hành kiểm tra hồ sơ thiết bị máy X-Quang; công tác tổ chức quản lý hồ sơ bức xạ; hồ sơ theo dõi liều xạ cá nhân; đèn báo hiệu; biển cảnh báo nguy hiểm phóng xạ; nội quy an toàn bức xạ; kiểm tra các phòng chụp;

phòng điều khiển; số lượng liều kế cá nhân; các thiết bị bảo hộ áo chì, kính chì, yếm chì. Đoàn thanh tra tại 21 cơ sở sử dụng thiết bị X-Quang y tế trên địa bàn toàn tỉnh, đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính đối với 06 cơ sở (chiếm 28,5%) trên tổng số cơ sở được thanh tra. Số tiền xử phạt hành chính là: 47.500.000đ.

Các hành vi vi phạm hành chính theo Nghị định 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đối với các cơ sở là: Bố trí người không có chứng chỉ nhân viên bức xạ đảm nhiệm công việc vận hành thiết bị chiếu xạ; Không tiến hành kiểm định thiết bị X-Quang chẩn đoán y tế định kỳ theo quy định; Không tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho nhân viên bức xạ theo quy định; Không trang bị liều kế cá nhân cho nhân viên bức xạ; Không bố trí người phụ trách an toàn bức xạ theo quy định; Không tổ chức đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho

Thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN TOÀN BỨC XẠ VÀ ĐO LƯỜNG

Phùng Ánh HồngChánh Thanh tra Sở Khoa học & Công nghệ

Page 2: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/20142

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

nhân viên bức xạ ít nhất một lần trong 03 tháng; Không tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho nhân viên bức xạ theo quy định.

Về phương tiện đo nhóm 2, đoàn đã tiến hành thanh tra 19 cơ sở sử dụng phương tiện đo nhóm 2 trên địa bàn tỉnh Lào Cai tại 11 đơn vị điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Lào Cai, 4 xí nghiệp kinh doanh nước sạch thuộc Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Lào Cai và 04 cơ sở sử dụng cân ô tô.

Các phương tiện đo được thanh tra là công tơ điện, máy biến dòng điện đo lường (TI), máy biến điện áp đo lường (TU), phương tiện đo điện trở cách điện tiếp đất, đồng hồ đo nước lạnh, cân ô tô. Kết quả thanh tra tại Công ty Điện lực Lào Cai tổng số các phương tiện đo gồm 137.894 công tơ điện và 3.716 phương tiện biến dòng TI, 152 phương tiện biến điện áp TU và 10 phương tiện đo điện trở cách điện tiếp đất. Các hệ thống đo đếm điện năng của Công ty Điện lực Lào Cai được quản lý 2 cấp trên chương trình CMIS 2.0 nhằm đảm bảo về công tác quản lý theo dõi thay thế phương tiện đo định kỳ đúng thời gian quy định. Đoàn đã tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên, các phương

tiện đo để kiểm định bất thường đều có kết quả sai số trong phạm vi cho phép, đạt yêu cầu về đo lường theo quy định. Tại Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Lào Cai có tổng số đồng hồ đo nước là 39.362 cái, đường kính từ D15 – D150. Công ty đang có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thay thế định kỳ phương tiện đo theo kế hoạch từng giai đoạn, đến giai đoạn 2015 – 2016 công ty sẽ thay thế hết số lượng phương tiện đo còn tồn đọng, những năm tiếp theo Công ty sẽ thực hiện thay thế định kỳ các phương tiện đo theo đúng quy định. Các mẫu phương tiện đo được kiểm định bất thường có kết quả sai số trong phạm vi cho phép. Đoàn thanh tra tại Tổ kiểm định thuộc phòng kỹ thuật là đơn vị trực thuộc của Công ty, đơn vị có đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu kiểm định trong phạm vi được công nhận. Tại các cơ sở sử dụng các phương tiện đo khác như cân ô tô, cân phân tích, cân bàn, đồng hồ áp kế. Về cơ bản đảm bảo tính hợp pháp và thực hiện các quy định theo Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.

Qua công tác thanh tra chuyên đề về an toàn bức xạ và đo lường, đoàn thanh tra đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch được giao, đảm bảo đúng nội dung, thời gian theo chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai. Đoàn thanh tra đã phát hiện và tiến hành xử lý nghiêm túc các hành vi vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân theo quy định hiện hành, đã tuyên truyền, phổ biến đến các cơ sở về Luật Đo lường, Luật Năng lượng

Thanh tra chuyên ngành phương tiện đo nhóm 2 đối với Công ty Điện lực Lào Cai.

(Xem tiếp trang 15)

Page 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/2014 3

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh Lào Cai (TTKĐ&KN) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở

Khoa học và Công nghệ Lào Cai được thành lập theo Quyết định số 2731/QĐ-UBND ngày 29/9/2010 của UBND tỉnh, thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong sản xuất kinh doanh; Thực hiện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa trong sản xuất và lưu thông trong phạm vi lĩnh vực được cấp có thẩm quyền cho phép, các dịch vụ về khoa học công nghệ, dịch vụ kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; Chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng ISO 17065:2012; Giám định chất lượng hàng hóa theo ISO 17020:1996; Phòng thí nghiệm phù hợp tiêu chuẩn ISO 17025:2005; Xây dựng và phát triển thương hiệu.

Giai đoạn từ năm 2011-2014, Trung tâm KĐ&KN HH tỉnh Lào Cai đã gặt hái được nhiều kết quả, cụ thể như sau:

Về công tác chứng nhận hợp chuẩn: Đánh giá và cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn cho 14 Công ty; Cấp 688 Thông báo kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hóa nhập khẩu với số lượng 151.442 tấn cho các đơn vị nhập khẩu phân bón tại

Lào Cai; Cấp 96 giấy Chứng nhận hợp quy phân bón với số lượng 154.900 tấn cho các đơn vị nhập khẩu phân bón; Cấp chứng thư giám định cho lô máy móc, thiết bị của 03 đơn vị; Đánh giá, giám sát sản phẩm gạch rỗng 2 lỗ, cửa nhựa lõi thép gia cường cho các 05 đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Về công tác Kiểm định: đã tiến hành kiểm định 1.182 Taximet; kiểm định được138 máy X-Quang và 127 phòng máy cho một số tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên; Đo điện trở tiếp đất cho 24 công trình.

Về công tác Kiểm nghiệm: Trung tâm đã tiến hành phân tích và trả kết quả 1395 mẫu phân bón, 70 mẫu khoáng sản cho khách hàng.

Nhìn chung, trong thời gian qua được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ và sự tích cực phấn đấu của toàn thể cán bộ, hoạt động của Trung tâm đã đạt được những kết quả như: Công tác kiểm

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ KIỂM NGHIỆM HÀNG HÓA

VỚI NHỮNG KẾT QUẢ, GIAI ĐOẠN 2011 - 2014 Mai Văn Sơn

Phó Trưởng phòng Quản lý Công nghệ

Kiểm định Taximet.

Page 4: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/20144

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

định, kiểm nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy đều có sự chuyển biến và mang lại nhiều kết quả, không những đáp ứng tốt nhu cầu tại Lào Cai mà chủ động mở rộng thị trường tới các tỉnh lân cận như: Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên,... Đơn vị đã mở rộng một số năng lực, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn và đã đem lại niềm tin cho khách hàng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn 2011-2014 Trung tâmKĐ&KN HH còn gặp không ít những khó khăn, có thể kể đến như:

Nhận thức của các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm chưa đầy đủ, do vậy việc áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong sản xuất kinh doanh vẫn còn hạn chế.

Đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong từng lĩnh vực chuyên ngành còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đánh giá chứng nhận khi cần thiết.

Các thiết bị máy móc phục vụ cho các hoạt động thử nghiệm trong quá trình đánh giá sự phù hợp còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu nhanh chóng - chính xác -

thuận tiện của khách hàng. Việc cạnh tranh dịch vụ khoa học công

nghệ trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập (đối với lĩnh vực chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai có rất nhiều các doanh nghiệp khác thực hiện cho dù các đơn vị đó không đầu tư phòng thử nghiệm tại Lào Cai).

Năng lực kiểm định còn hạn chế và nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn,…

Trong thời gian tới, để hoạt động Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa của Trung tâm được triển khai có hiệu quả hơn, Trung tâm KĐ&KN HH có một số giải pháp như sau:

Một là, tiếp tục khai thác và mở rộng thị trường kiểm định phương tiện đo Taximet; Đo điện trở tiếp địa; Kiểm tra hiệu chuẩn chất lượng máy X-Quang, đo đánh giá ATBX phòng máy X-Quang cho các doanh nghiệp.

Hai là, đầu tư năng lực kiểm định thang máy, công tơ điện, đồng hồ nước lạnh và kiểm định vàng và một số trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn...

Ba là, tiếp xúc khách hàng, mở rộng thị trường và tổ chức chứng nhận hợp quy, kiểm tra nhà nước phân bón nhập khẩu đảm bảo chính xác và kịp thời cho các doanh nghiệp.

Bốn là, hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Bộ Công thương chỉ định Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh Lào Cai là tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón.

Năm là, cử cán bộ đi đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra.

Phân tích mẫu khoáng sản.

Page 5: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/2014 5

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Lào Cai có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt trong những năm gần đây du lịch ở Lào Cai phát

triển với tốc độ rất nhanh và đã khẳng định đây là ngành mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, các điểm, tuyến du lịch ở Sa Pa thì du lịch sinh thái là một tiềm năng và là điểm đến rất thu hút được du khách trong cũng như ngoài nước, do vậy phát triển du lịch sinh thái là rất cần thiết để góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc và cũng là để tạo dựng cơ sở để phát triển du lịch theo mô hình phát triển du lịch cộng đồng bền vững

ngay tại các bản làng của đồng bào dân tộc trong vùng du lịch.

Với mục tiêu lấy văn hóa dân tộc làm nền tảng cho việc tạo ra các sản phẩm du lịch, đồng thời gắn liền việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số để thu hút khách du lịch”, Năm 1998, thôn Cát Cát, Sín Chải (San Sả Hồ - Sa Pa) là những nơi đầu tiên ở Lào Cai thí điểm xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Đến nay, hầu hết các địa phương của tỉnh Lào Cai đều vận dụng mô hình du lịch cộng đồng vừa là giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, vừa góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Hoạt động du lịch cộng đồng ở Lào Cai đã đạt được những kết quả tích cực, thu hút rất đông du khách. Hiện nay, Lào Cai đã

xây dựng được 13 điểm du lịch cộng đồng, tập trung chủ yếu ở các huyện Sa Pa và Bắc Hà và các thôn bản vùng cao của huyện Bát

ào Cai hướng tới phát triển du lịch cộng đồng bền vững

Đỗ Thị Tuyết NgaTrung tâm UDTB Khoa học và Công nghệ

L

Thôn Tả Van Giáy xã Tả Van huyện Sa Pa nơi thu hút rất đông khách du lịch

Page 6: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/20146

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Xát. Huyện Sa Pa có: Cát Cát (San Sả Hồ), thôn Lao Chải (Lao Chải), Tả Van Giáy (Tả Van), Sả Séng (Tả Phìn). Bắc Hà các làng văn hóa du lịch như: Trung Đô, Tả Van Chư, Tà Chải, Na Hối, Bản Phố. Các thôn bản ở Mường Hum, Ý Tý, Trịnh Tường của Bát Xát cũng thu hút được sự quan tâm khám phá của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch cộng đồng tại Lào Cai thời gian qua vẫn hoàn toàn mang tính tự phát, chưa được quy hoạch và đầu tư đồng bộ. Do vậy, các thôn, bản làm du lịch cộng đồng vẫn mang tính đơn lẻ, chưa có sự liên kết cùng phát triển. Ngoại trừ 02 điểm du lịch cộng đồng tại thôn Lao Chải (Lao Chải) và thôn Tả Van Giáy (Tả Van) nằm trên tuor (tua du lịch), tuyến du lịch hấp dẫn nhất ở Sa Pa hiện nay có sự kết nối theo hành trình của du khách, các điểm còn lại đều nằm rải rác, cách xa nhau về giao thông, chưa tạo ra hiệu ứng về chuỗi

sản phẩm, dịch vụ để có thể giữ chân du khách ở lại lâu hơn. Từ thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng hơn chục năm qua, Lào Cai đang hướng tới việc tăng cường đầu tư để phát triển du lịch cộng đồng có chiều sâu và theo hướng bền vững.

Tả Van Giáy (Tả Van) đang và sẽ là lựa chọn tốt nhất cho khách trong nước cũng như khách nước ngoài, khách nghỉ cuối tuần. Ở đây có những sản phẩm đặc sắc là: món ăn ẩm thực dân tộc, lưu trú tại gia và các trò chơi dân gian. Tuy nhiên, với lợi thế là cảnh quan thung lũng hấp dẫn nằm trong top 5 thung lũng đẹp và rộng lớn nhất Việt Nam, có ruộng bậc thang trải dài theo thung lũng Mường Hoa hùng vĩ, có rừng già nguyên sinh gắn với khu bảo tồn Hoàng Liên, có suối Mường Hoa gồm các loại hình để phát triển du lịch cộng đồng: chèo thuyền, du lịch xe địa hình, du lịch đi xe trâu kéo, cưỡi ngựa tham quan các bản làng, mua sắm đồ lưu niệm,...

Thực tế cho thấy, du khách, đặc biệt là khách nước ngoài đến Sa Pa thường thích đi

thăm những bản làng dân tộc để cùng sống và sinh hoạt với dân bản, cùng dân bản nấu

Hình ảnh những quầy hàng lưu niệm của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tả Van đang ngày càng thu hút du khách đến thăm quan.

Page 7: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/2014 7

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

ăn, thực hiện các công việc nhà nông, thưởng thức các tiết mục văn nghệ dân gian và mua những sản phẩm thổ cẩm, mỹ nghệ, mây tre đan làm quà lưu niệm. Đặc biệt, số lượng các hộ gia đình cung ứng dịch vụ homestays (ở tại nhà dân) liên tục gia tăng ở các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Hiện xã Tả Van (Sa Pa) có trên 40 hộ, xã Bản Hồ (Sa Pa) có trên 20 hộ, xã San Sả Hồ (Sa Pa) có khoảng 10 hộ,… Doanh thu của các hộ gia đình này khá cao, bình quân đạt 35 - 45 triệu đồng/hộ/năm. Đời sống của người dân địa phương đã được cải thiện đáng kể.

Mặc dù có nguồn lực du lịch phong phú, song hoạt động du lịch cộng đồng ở Lào Cai vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Các dịch vụ cung cấp cho du khách chưa thực sự phong phú, mới chỉ dừng lại ở mức độ hài lòng; Hoạt động du lịch cộng đồng nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết giữa các hộ dân với nhau; Chưa phát huy hết giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc để tạo thành các sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ…

Để khắc phục tình trạng này, Lào Cai cần phát huy hiệu quả mô hình liên kết chặt chẽ giữa ”4 nhà”: Nhà nước định hướng và xây dựng chính sách quản lý phát triển du lịch cho toàn vùng; Hộ gia đình tham gia làm du lịch có quyền lợi và nghĩa vụ bảo tồn di sản văn hoá dân tộc; Các doanh nghiệp tăng cường quảng bá đưa du khách đến tham quan, đầu tư vào các khu du lịch, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất tại các điểm du lịch cộng đồng; Các ngành liên quan tư vấn giúp người dân có những biện pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Ngoài ra, tỉnh cũng cần có chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng để người dân tích cực tham gia hoạt động du lịch; Nâng cao trình độ văn hoá và đề cao vai trò của người dân trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng; Quy hoạch một số mô hình điểm về phát triển du lịch cộng đồng, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng; Thành lập Ban quản lý du lịch cộng đồng tại một số xã để quản lý hoạt động du lịch cộng đồng chuyên nghiệp hơn; Tổ chức thường niên các lễ hội truyền thống, duy trì các phiên chợ văn hóa vùng cao nhằm hướng tới việc khôi phục, bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương…

Lào Cai đang tập trung đầu tư đồng bộ về quy hoạch, hạ tầng, sản phẩm và dịch vụ để phát triển 3 điểm du lịch cộng đồng tới các thôn, bản lân cận của thung lũng Mường Hoa - Sa Pa, lưu vực thượng nguồn Sông Chảy của 3 huyện: Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà và tuyến biên giới vùng cao Y Tý của huyện Bát Xát một cách bền vững. Đây sẽ là dự án đầu tư phát triển du lịch quy mô nhất từ trước tới nay ở Lào Cai. Tin tưởng rằng trong tương lai gần, với những giải pháp đồng bộ và kịp thời, du lịch cộng đồng ở Lào Cai sẽ chuyển mạnh từ các mô hình đơn lẻ, rời rạc thành các chuỗi du lịch cộng đồng bền vững, khẳng định vị thể tiên phong của địa phương, vừa phát huy được lợi thế đặc trưng về văn hóa ẩm thực và cảnh quan của mỗi vùng miền, dân tộc vừa bổ sung hỗ trợ tích cực cho nhau tạo ra sức hút cho du khách trong và ngoài nước./.

Page 8: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/20148

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Hoạt động thanh tra, kiểm tra về Khoa học và Công nghệ (KH&CN) có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước

nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực hiện các quy định của pháp luật; các hành vi gian lận kịp thời phát hiện, phòng ngừa và xử lý nghiêm túc theo qui định của pháp luật. Do làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra nên số tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật của nhà nước hàng năm giảm dần. Hơn nữa trong công tác thanh, kiểm tra còn đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật trên lĩnh vực đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Thanh tra Sở đã giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở KH&CN. Thực hiện tốt công tác thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ đối với các tổ chức, cá nhân gồm các lĩnh vực như: Đo lường, Chất lượng, Nhãn hàng hóa, Sở hữu công nghiệp, Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật… Nhìn chung hoạt động của Thanh tra sở đã hướng vào trọng tâm, trọng điểm nhiều lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Sở Khoa học và Công nghệ.

Chính vì vậy, Thanh tra có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước được thể hiện ở những điểm sau:

Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước. Thực chất thanh tra là một phương thức của kiểm tra, là chức năng của quản lý, là công cụ của người lãnh đạo,

người quản lý. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra đối với việc thực hiện các quyết định mà mình đã ban hành. Đó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình hoạt động quản lý Nhà nước.

Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Để quyết định quản lý Nhà nước được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chấp hành một cách chính xác,

đầy đủ thì các cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết định phải đề ra quy trình thực hiện quyết định. Trong quy trình đó không thể thiếu được hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra là để

đánh giá, nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyết định quản lý; để kiểm nghiệm lại chính nội dung và chất lượng quản lý; khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định quản lý.

Khi nội dung và chất lượng quyết định quản lý được thực tế kiểm nghiệm là đúng, là phù hợp, nhưng đối tượng thi hành vẫn không tuân thủ và không chấp hành nghiêm chỉnh thì khi đó hoạt động thanh tra, kiểm tra phải phục vụ cho việc làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, xác định rõ trách nhiệm thuộc khâu nào, thuộc ai để chấn chỉnh hoặc xử lý khi có vi phạm. Với ý nghĩa đó thanh tra thực chất đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.

Thanh tra là một phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là một chức năng của quản lý Nhà nước, thanh tra chính là hoạt động xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức cá nhân có đúng chính

NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG THANH TRA

Page 9: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/2014 9

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

sách, pháp luật hay không. Nếu họ làm sai hoặc làm chậm thì giúp họ sửa chữa và làm cho đúng. Mục đích của thanh tra là phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa xử lý những vi phạm, bảo đảm để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tuân thủ và chấp hành một cách chính xác, đầy đủ và nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước. Muốn có pháp chế cần phải làm cho mọi người hiểu biết pháp luật. Mặc dù công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật không phải là chức năng chính của thanh tra, nhưng thông qua hoạt động của mình, công tác thanh tra đã góp phần tích cực vào việc giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và đó cũng là một hoạt động bảo đảm tăng cường pháp chế.

Vai trò của hoạt động thanh tra ngày càng tỏ ra quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách nền hành chính theo hướng phục vụ đồng thời với việc hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đặt ra đòi hỏi tất yếu là hoạt động thanh tra cần phải làm tốt vai trò của mình, kết quả hoạt động thanh tra phải có chất lượng tốt và những kết quả đó cần phải được phát huy rộng rãi.

Một số giải pháp phát huy kết quả hoạt động thanh tra

Hoạt động thanh tra có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà nước do đó, để kết quả hoạt động thanh tra có thể được phát huy tốt thì trước hết kết quả đó phải có chất lượng tốt. Chất lượng của kết quả động thanh tra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra, các biện pháp nghiệp vụ được sử dụng trong quá trình thanh tra, điều kiện vật chất cho hoạt động thanh tra v.v....

Hoạt động thanh tra được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau gồm cơ quan thanh tra, cơ quan hành chính và đối tượng thanh tra. Kết quả hoạt động thanh tra là kết quả hoạt động và sự phối hợp giữa các chủ thể

này. Mặc dù, cơ quan thanh tra đóng vai trò chủ yếu trong quá trình tiến hành thanh tra nhưng ở những khâu quan trọng của quá trình này thì thủ trưởng cơ quan hành chính mới là những nhân tố quan trọng. Những khâu quan trọng được đề cập ở đây chính là giai đoạn xây dựng định hướng, chương trình thanh tra và xử lý, đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra.

Giai đoạn xây dựng định hướng, chương trình thanh tra chính là giai đoạn xác định đối tượng thanh tra. Giai đoạn này hoàn toàn dựa vào yêu cầu của quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực, hay nói khác đi là dựa vào sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Chính giai đoạn này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả cuối cùng của hoạt động thanh tra. Nếu xác định đúng lĩnh vực, đối tượng cần thanh tra thì kết quả hoạt động thanh tra sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, qua thanh tra có thể sẽ phát hiện nhiều sơ hở trong các quy định của pháp luật về lĩnh vực đó để kịp thời có biện pháp sửa chữa, cũng có thể phát hiện nhiều sai phạm để kịp thời ngăn chặn hay có thể phát hiện những gương điển hình có sáng tạo đột phá có thể được nhân rộng. Ngược lại, nếu xác định không đúng đối tượng, lĩnh vực cần thanh tra sẽ dẫn đến hậu quả hoạt động thanh tra không mang lại hiệu quả, gây tốn kém về nguồn lực, từ đó làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.

Giai đoạn xử lý và đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra cũng phụ thuộc rất lớn và thái độ và trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính. Thực tế cho thấy, ở đâu thủ trưởng cơ quan hành chính quan tâm chỉ đạo sát sao việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra thì các kết luận, kiến nghị đó được thực hiện nghiêm túc, tạo ra tác động tích cực làm thay đổi nhận thức của đối tượng thanh tra trong việc chấp hành pháp luật, hạn chế sai phạm. Ngược lại, ở đâu thủ trưởng không quan tâm

Page 10: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/201410

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra thì dường như những kết quả của hoạt động thanh tra không phát huy được hiệu quả trên thực tế, thậm chí cơ quan thanh tra bị coi thường.

Một yếu tố nữa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy kết quả hoạt động thanh tra đó là nhận thức của xã hội về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc bảo đảm và phát huy kết quả hoạt động thanh tra. Theo những phân tích ở trên, có thể nói không phải cơ quan thanh tra mà chính thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước mới là chủ thể đóng vai trò quan trọng và quyết định nhất tới kết quả của hoạt động thanh tra và phát huy nó trên thực tế. Tuy nhiên, nhận thức của các tổ chức khác nhau trong xã hội về vấn đề này còn chưa thực sự đúng đắn, còn có tâm lý cho rằng cơ quan thanh tra làm việc không nghiêm túc, phát hiện ra sai phạm nhiều nhưng lại xử lý ít, hoặc không đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra đến cùng. Trên thực tế, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính. Cơ quan thanh tra chỉ có thể chịu trách nhiệm về tính khách quan, trung thực và đúng đắn trong các kết luận, kiến nghị của mình mà thôi.

Từ những phân tích trên, Thanh tra Sở xin đưa ra một số giải pháp để phát huy kết quả hoạt động thanh tra như sau:

Thứ nhất, bảo đảm kết quả hoạt động thanh tra có chất lượng tốt. Đây là vấn đề cốt lõi trong hoạt động thanh tra. Để làm được điều này, trước hết cần xác định đúng mục đích của hoạt động thanh tra. Tiếp đó, khâu quan trọng nhất cần bảo đảm chất lượng tốt là toàn bộ quá trình tiến hành một cuộc thanh tra theo Đoàn Thanh tra. Đây chính là quá trình hoạt động đưa đến kết quả trực tiếp là các kết luận, kiến nghị.

Thứ hai, cần tạo ra cơ sở pháp lý quy định cụ thể hơn nữa vai trò của thủ trưởng cơ quan

hành chính trong việc bảo đảm và phát huy kết quả hoạt động thanh tra. Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra đã có những quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính thể hiện ở các Điều 40, 41 trong Luật Thanh tra, Điều 55 trong Nghị định 86. Tuy nhiên, những quy định như vậy có lẽ vẫn chưa có đủ sức nặng trong việc ràng buộc trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính trong việc xử lý kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra. Thiết nghĩ, cần có những quy định cụ thể hơn liên quan đến trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính. Thí dụ, sau khi cơ quan thanh tra gửi kết luận, kiến nghị tới thủ trưởng cơ quan hành chính, theo thẩm quyền của mình, thủ trưởng cơ quan hành chính xem xét, sau đó phải ban hành các quyết định hành chính về việc thực hiện những kết luận, kiến nghị đó. Quyết định hành chính là văn bản có giá trị pháp lý chính thức và thể hiện rõ nét nhất trách nhiệm quản lý nhà nước của thủ trưởng cơ quan hành chính. Ngoài ra, cần có quy định cụ thể hơn nữa trong việc xử lý trách nhiệm của chủ thể này trong trường hợp không thực hiện đúng quy định của pháp luật về xử lý kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra.

Thứ ba, cần nâng cao hơn nữa nhận thức của xã hội đối với kết quả hoạt động thanh tra. Cụ thể là, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, phân tích rõ vai trò trách nhiệm của cơ quan thanh tra, của thủ trưởng cơ quan hành chính và các chủ thể khác có liên quan trong việc tạo ra những kết quả thanh tra tốt, xác định vai trò quyết định của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong việc phát huy kết quả hoạt động thanh tra. Thực hiện triệt để việc công khai, minh bạch các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra theo đúng quy định của pháp luật, tạo dư luận tốt đối với kết quả làm việc của cơ quan thanh tra./.

Page 11: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/2014 11

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động sáng kiến ở địa phương. Trong thời gian qua, Sở

Khoa học và Công nghệ Lào Cai đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về sáng kiến góp phần thúc đẩy, phát huy hoạt động sáng kiến, kịp thời động viên khuyến khích các tổ chức cá nhân tạo ra sáng kiến cải tiến kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, kinh doanh; Cải tiến lề lối làm việc, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo, tạo ra nhiều giải pháp mới có tính áp dụng thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai.

Để đạt được một số kết quả trong công tác quản lý, hoạt động sáng kiến có thể nói do nhiều yếu tố, nhưng trước tiên chúng ta phải kể đến một yếu tố rất quan trọng đó là hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực sáng kiến được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cụ thể như: Nghị định 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến; Thông tư 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ và Quyết định 04/2014/QĐ-UBND ngày 22/01/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về sáng kiến là nhiệm vụ được Sở Khoa học học và Công nghệ quan tâm

thường xuyên và thực hiện tốt. Tuyên truyền các văn bản, tin tức liên quan đến công tác sáng kiến trên cổng thông điện tử, trên bản tin 6 số/1 năm của Sở, chủ trì tổ chức 01 khóa tập huấn về công tác sáng kiến cho 82 học viên là cán bộ quản lý, các nhân, tổ chức, doanh nghiệp,… nhằm giúp các tổ chức, cá nhân nắm được các thông tin pháp luật cần thiết về công tác sáng kiến, lợi ích của việc đăng ký sáng kiến và đã chủ động trong việc lập hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến ở các cấp.

Công tác hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh, hàng năm đã tổ chức hướng dẫn trên 70 tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thủ tục hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh. Qua thống kê từ năm 2010 đến tháng hết năm 2013, số lượng hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh nộp về Sở Khoa học và Công nghệ trên 430 hồ sơ. Về cơ bản các hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh nộp về Sở đáp ứng đầy đủ thành phần hồ sơ và các điều kiện công nhận sáng kiến như tính mới, khả năng áp dụng và lợi ích mang lại. Chất lượng sáng kiến được nâng lên qua các năm. Năm 2012, có 92 hồ sơ sáng kiến đề nghị công nhận và số lượng sáng kiến được UBND tỉnh công nhận sáng kiến cấp tỉnh 52/92; năm 2013, có 77 hồ sơ sáng kiến đề nghị công nhận và số lượng sáng kiến được UBND tỉnh công nhận 41/77 sáng kiến.

Hoạt động Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh, với sự nỗ lực trong công tác tham mưu, Sở đã tham mưu trình UBND tỉnh quyết định thành lập Hội đống sáng kiến cấp tỉnh để xét các sáng kiến trong lĩnh vực cải tiến kỹ thuật và sáng kiến trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp,

MỘT SỐ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Nguyễn Thị LuyếnPhòng Quản lý Chuyên ngành

Page 12: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/201412

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

tổ chức Mặt trận Tổ quốc, cơ quan Đảng, đoàn thể... Tính từ năm 2009 đến hết năm 2013, Hội đồng đã tiếp nhận 431 sáng kiến, tổ chức họp xét và trình UBND tỉnh công nhận 201 sáng kiến cấp tỉnh cho các tác giả. Hướng dẫn các đơn vị thành lập Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở ở tất cả các sở, ban, ngành huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh phục vụ đắc lực cho việc xét và công nhận các danh hiệu thi đua hàng năm cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Sáng kiến được UBND tỉnh công nhận mang lại lợi ích đó là đối với cá nhân là điều kiện để xét chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và chiến sỹ thi đua cấp tỉnh là cơ sở để đề nghị tặng Bằng Khen của các cấp, các ngành. Đối với tập thể là điều kiện xét tập thể lao động xuất sắc là cơ sở để đề nghị tặng Bằng Khen của các cấp, các ngành. Bên cạnh đó sáng kiến được tạo ra và áp dụng sản xuất có thể làm lợi hàng tỷ đồng cho doanh nghiệp qua việc giảm chi phí công lao động, sản xuất ra sản phẩm mới có tính năng ưu việt, bảo vệ môi trường; cải tiền lề lối, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, làm tăng hiệu quả hoạt động trong các cơ quan hành chính nhà nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý nhà nước về hoạt động sáng kiến vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là:

Hệ thống văn bản quy định về sáng kiến của Trung ương chưa đồng bộ, thời gian ban hành văn bản còn chậm. Đến nay Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Nghị định, Thông tư quy định hoạt động sáng kiến. Tuy nhiên chưa có Thông tư cụ thể hướng dẫn chế độ kinh phí chi cho hoạt động sáng kiến nên chưa kịp thời động viên khuyến khích được nhiều thành phần tham gia.

Các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh không mặn mà với việc đề nghị xét công nhận sáng kiến cấp tỉnh.

Hàng năm số lượng đơn đăng ký được xét công nhận sáng kiến còn ít cả về số lượng, chất lượng, chưa đa dạng các lĩnh vực, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và phong trào thi đua khen thưởng của ngành.

Các sáng kiến đề nghị công nhận chưa thực sự phong phú, đa dạng về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Các sáng kiến được UBND tỉnh công nhận sáng kiến cấp tỉnh chủ yếu là ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng các đề tài khoa học trong các cơ quan nhà nước; các tác phẩm báo chí, phim tài liệu, phóng sự truyền hình đã được đoạt giải của tỉnh.

Định mức chi cho hoạt động của Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh (theo Quyết định số 1137/QĐ-UBND ngày 09/5/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt nội dung, mức chi cho hoạt động của Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh) còn thấp, chưa phù hợp với điều kiện thực tế gây khó khăn cho công tác tổ chức họp xét và công nhận sáng kiến cấp tỉnh cho các cá nhân.

Nguyên nhân chủ yếu:Do chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể chế

độ kinh phí từ Bộ Tài chính và Bộ KH&CN ảnh hưởng lớn đến hoạt động họp xét công nhận sáng kiến ở các cấp, chưa kịp thời động viên khuyến khích cá nhân, tổ chức tạo ra được nhiều sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế.

Thực tế còn có đơn vị, cá nhân chưa quan tâm đúng mực, chưa tích cực hưởng ứng, chưa hiểu đúng, hiểu rõ thế nào là sáng kiến và thủ tục xét, công nhận sáng kiến.

Thủ trưởng các cấp, các ngành, doanh nghiệp chưa làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt hướng dẫn thực hiện các quyết định của UBND tỉnh, hướng dẫn của hội đồng sáng kiến về hoạt động sáng kiến trong cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp. Chưa kịp thời động viên, khích lệ tinh thần phát huy sáng kiến của các cá nhân trong đơn vị.

(Xem tiếp trang 19)

Page 13: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/2014 13

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Lào Cai là một tỉnh nằm ở khu vực miền núi phía Bắc, thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp, do đó

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh xác định KH&CN là nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong đó, thống kê KH&CN là nhiệm vụ mà Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai được thực hiện thường xuyên. Để đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ của một quốc gia hoặc khu vực, từ đó đề ra chính sách, chiến lược phát triển KH&CN, cần phải có những chỉ tiêu định lượng để đo lường các hoạt động này. Các văn bản quy phạm pháp luật về thống kê được ban hành, như: Quyết đinh số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (số lượng các chỉ tiêu về KH&CN)và đến ngày 20/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết đinh số 43/2010/QĐ-TTg về việc ban

hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm 350 chỉ tiêu nhiều hơn Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg 80 chỉ tiêu và thay thế Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg. Số lượng chỉ tiêu thống kê ngày một tăng lên, phản ảnh tương đối toàn diện tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của cả nước, của các ngành, các cấp từ xã, đến huyện, tỉnh và trung ương, mở rộng sự so sánh với các nước.

Riêng về thống kê KH&CN, ngày 29/3/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/2006/NĐ-CP. Trên cơ sở các văn bản nêu trên, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 05/2009/TT-BKHCN ngày 30/3/2009 về việc Quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN, ngày 02/7/2010 ban hành Thông tư số 05/2010/TT-BKHCN về việc Quy định chế độ báo cáo thống kê cơ sở về KH&CN.

Để từng bước đẩy mạnh công tác thống kê KH&CN trên địa bàn tỉnh, ngày 03/11/2010, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 3110/QĐ-UBND Quy định chế độ báo cáo thống kê cơ sở về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm khẳng định vai trò của công tác thống kê KH&CN đối với sự nghiệp phát triển KH&CN tại Lào Cai.

Thời gian qua, Sở KH&CN đã thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở về khoa học và công nghệ thường niên, hoàn thiện và cập nhật đầy đủ thông tin trên cổng thông

KẾT QUẢ CÔNG TÁC THỐNG KÊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

Tô Minh KiênPhòng Kế hoạch - Tổng Hợp

Kết quả thu thập phiếu điều tra Nghiên cứu Phát triển và điều tra Tiềm lực KH&CN năm 2014

Page 14: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/201414

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

tin điện tử của Sở về các văn bản hướng dẫn hoạt động khoa học công nghệ và các tin tức liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.

Hướng dẫn 15 đơn vị trên địa bàn tỉnh cài đặt phần mềm thống kê cơ sở về KH&CN, tiến hành điều tra nghiên cứu và phát triển đối với 21 đơn vị thuộc đối tượng điều tra trong năm 2012 theo Quyết định số 1154/QĐ-BKHCN về việc điều tra nghiên cứu và phát triển năm 2012, với mục đích thu thập thông tin của các đối tượng được điều tra phục vụ đánh giá, xây dựng chính sách chiến lược KH&CN Quốc gia. Đối tượng điều tra gồm 5 đối tượng: Các tổ chức nghiên cứu khoa học; các trường đại học, học viện, cao đẳng; doanh nghiệp có hoạt động NC&PT; các cơ quan hành chính và quản lý nhà nước về KH&CN; đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động NC&PT và các tổ chức ngoài nhà nước có hoạt động NC&PT. Điều tra nghiên cứu và phát triển (2 năm một lần, thực hiện vào các năm có số tận cùng là 0,2,4,6,8).

Cuộc Điều tra NC&PT sẽ được thực hiện trên toàn quốc về tất cả các lĩnh vực khoa học như: khoa học tự nhiên; khoa học kỹ thuật và công nghệ; khoa học y, dược; khoa học nông nghiệp; khoa học xã hội và nhân văn. Đây là năm đầu tiên Bộ KH&CN tiến hành điều tra theo phương pháp luận tiên tiến của OECD (theo Cẩm nang Frascati về điều tra NC&PT) đã được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Âu. Điều tra nhận thưc công chúng về KH&CN đối với 27 cá nhân thuộc các đối tượng khác nhau trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Điều tra hội nhập Quốc tế

về KH&CN tại 16 đơn vị . Hiện nay Sở đang tiến hành điều tra và hướng dẫn các đơn vị thực hiện thu thập số liệu từ điều tra Nghiên cứu Phát triển và Điều tra Tiềm lực KH&CN năm 2014 tại 35 đơn vị có hoạt động KH&CN trên địa bản tỉnh. Điều tra tiềm lực KHCN của các tổ chức KHCN (định kỳ 5 năm một lần, tiến hành vào 1/9 của năm có số tận cùng là 4 và 9).

Kết quả điều tra thống kê đã thu thập thông tin về số lượng các đề tài nghiên cứu KH&CN được ứng dụng, triển khai vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội từ năm 2011 đến năm 2014 triển khai thực hiện 33 đề tài, dự án cấp tỉnh. Trong đó: Khoa học nông nghiệp là 21 đề tài chiếm 63,64%, Khoa học xã hội và nhân văn 9 đề tài chiếm 27,27%; Lĩnh vực khác 3 đề tài chiếm 9,09%, các đề tài, dự án bàn giao cho các đơn vị đã được ứng dụng vào thực tiễn, đồng thời đưa nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất qua đó góp phần để sản lượng lương thực của tỉnh tăng nhanh hằng năm (năm 2012 toàn tỉnh đạt 260 nghìn tấn; năm 2013 đạt khoảng 268,3 ngàn tấn) góp phần hoàn thành mục tiên đại hội lần thứ XIV đề ra. Ngoài ra, các đề tài trong lĩnh vực xã hội – nhân văn và lĩnh vực quản lý khai thác bảo tồn các bản sắc văn hóa dân tộc đã biến di sản thành tài sản qua đó gắn chặt với việc thực hiện đề án và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Về lĩnh vực giáo dục triển khai nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp nâng cao đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vùng cao của tỉnh Lào Cai; nghiên cứu mô hình học tập cấp xã, phường trên cơ sở mô hình điểm đó đánh giá lựa chọn

Page 15: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/2014 15

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

mô hình phù hợp để nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, v.v… Mặc dù không trực tiếp ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhưng các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn đã góp phần cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng trong việc hoạch định chiến lược, chính sách, mục tiêu và các giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội; củng cố và giữ vững an ninh quốc phòng, tăng cường công tác đối ngoại, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh trong trong thời kỳ hội nhập và phát triển KT-XH của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Lào Cai.

Hoạt động thống kê KH&CN muốn có hiệu quả, cung cấp những số liệu tin cậy, có ý nghĩa và có khả năng so sánh quốc tế cần phải có phương pháp luận khoa học, tương hợp với quốc tế. Công việc xây dựng phương pháp luận, thu thập số liệu thống kê là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải có hiểu biết về nội dung mà công tác thống kê muốn phản ánh cũng như những thực tế

tổ chức hoạt động người điều tra muốn xác định về định lượng, đặc biệt là trong điều kiện tại địa phương còn nhiều khó khăn.

Trong thời gian tới để khai thác hiệu quả công tác thống kê KH&CN tại địa phương, nhằm tiếp tục xây dựng những hoạch định chính sách về KH&CN cần phải được chú trọng và tăng cường theo hướng sau: Tăng cường phối hợp liên ngành, làm tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và nâng cao ý thức kỷ luật trong hoạt động thống kê KH&CN; Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức, tăng cường nguồn nhân lực và đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông cho cán bộ thống kê KH&CN của tỉnh; Tổ chức tập huấn cho các đơn vị trong việc áp dụng thống kê cơ sở về KH&CN và phần mềm thống kê KH&CN trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ đó giúp cho việc đưa ra những đánh giá về chính sách phát triển kinh tế - xã hội được khách quan và chính xác hơn.

nguyên tử, Nghị định số 80/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng, Nghị định 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN của Bộ KHCN. Từ kết quả thanh tra cho thấy trách nhiệm của một số cơ sở sử dụng thiết bị X-Quang y

tế còn hạn chế, dẫn đến tình trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử còn tương đối cao, chiếm 28,5% trên tổng số các cơ sở sử dụng X-Quang y tế được thanh tra.

Đạt được những kết quả như trên, trước hết là có sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ và được sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành. Mặt khác các cán bộ tham gia đoàn thanh tra đều có kinh nghiệm, nắm vững nghiệp vụ, đoàn kết nhất trí cao, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ...

(Tiếp theo trang 2)

Page 16: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/201416

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Hoa Tulip có tên khoa học Tulipa sp là cây trồng có nguồn gốc từ Châu Âu và được trồng nhiều ở Hà Lan. Hoa

có vẻ đẹp sang trọng và lịch sự, bông to và rất đẹp, hoa bọc sáu cánh, chia ra làm hai hàng trong ngoài, có nhiều màu sắc khác nhau và hương thơm ngào ngạt. Trong thế giới các loài hoa chắc không có loài hoa nào sánh được với màu sắc kỳ diệu của hoa tulip. Ở Việt Nam, Tulip được trồng chủ yếu ở Đà Lạt. Ở Hà Nội đã tiến hành trồng thử nghiệm nhưng do thời tiết không đủ lạnh cây sinh trưởng và phát triển nhanh ra hoa sớm nên chất lượng hoa rất kém.

Sa Pa là vùng có khí hậu ôn đới nên rất

thích hợp cho quá trình trồng thử nghiệm và phát triển cây hoa này. Do vậy năm 2011 UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt và cho triển khai thực hiện đề tài “Khảo nghiệm một số giống hoa tulip và xây dựng biện pháp canh tác thích hợp tại Sa Pa – Lào Cai” tại Quyết định số 2418/QĐ-UBND ngày 23/9/2011 là hết sức cần thiết. Do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ôn đới chủ trì thực hiện với 4 mục tiêu chính: Tuyển chọn được 2 giống hoa tulip chất lượng cao và phù hợp với vùng sinh thái của Sa Pa: Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng 2 giống tulip đã được tuyển chọn: Xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa tại Sa Pa: Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân.

Kết quả thực hiện: Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện đã tuyển chọn được 2 giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt phù hợp với địa phương là hoa tuylip đỏ và vàng để phục vụ cho công tác nghiên cứu: Tiến hành các thí nghiệm về giá thể, thời vụ trồng, mật độ khoảng cách trồng đối với 2 loại đã tuyển chọn. Thí nghiệm điều khiển sinh trưởng và phát triển của cây bằng ánh sáng và nhiệt độ. Xây dựng mô hình trình diễn tại 2 địa điểm là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây ôn đới với quy mô 3000 củ và tại Hộ gia đình ông Phan Bá Hải tại thị trấn Sa Pa 2000 củ hiện cây tại các mô hình đã ra hoa.

Giai đoạn tiếp theo: Tiến hành tổ chức hội nghị, hội thảo. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc 2 giống đã tuyển chọn, hoàn thiện các báo cáo chuyên đề, báo cáo nghiệm thu, bàn giao các sản phẩm cho Sở Khoa học và Công nghệ.

Kết quả của đề tài xẽ nâng cao được hiệu quả kinh tế trong sản xuất, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nông dân vùng cao, tạo môi trường sinh thái sạch, đa dạng phong phú về các loài hoa, tạo sự bền vững cho nông nghiệp tránh hiện tượng khai thác, phá rừng bừa bãi và tạo cảnh quan cho vùng du lịch Sa Pa./.

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG HOA TULIP TẠI SA PA Trần Công Mạnh

Phòng Quản lý Khoa học

Mô hình hoa tulip tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây ôn đới.

Page 17: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/2014 17

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Sau 2 năm ban hành Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 03/08/2012 của UBND tỉnh về việc quy định chính

sách khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, thì hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ vào đời sống sản xuất đã có những bước khởi sắc, đem lại hiệu quả tích cực, các ứng dụng tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

Giai đoạn 2012 - 2014 đã triển khai thực hiện 09 dự án (trong đó có 02 dự án đã nghiệm thu và 07 dự án đang thực hiện) với tổng kinh phí thực hiện là 6.617.797.000 đồng, trong đó nguồn sự nghiệp khoa học tỉnh hỗ trợ là 1.454.850.000 đồng, nguồn đối ứng của dân là 5.162.950.000 đồng. Các dự án tập trung khảo nghiệm các giống cây trồng vật nuôi và giống thủy sản mới có giá trị kinh tế cao như: Cá Tầm, cá Hồi, cá Lăng Chấm, cá Trắm đen, gà Đông Tảo, chim Bồ câu Pháp, các loại cây ăn quả giống mới như Cam vinh, Bưởi da xanh, Ổi Đài Loan, Hồng xiêm xoài… triển khai tại các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Bảo Thắng, Bát Xát, và thành phố Lào Cai. Kết quả cụ thể như sau:

1. Lĩnh vực trồng trọt:- Có tổng số 2/9 dự án, chiếm 22,2% tổng

số dự án được phê duyệt. Tổng kinh phí thực hiện 994.747.000 đồng (trong đó ngân sách nhà nước: 258.845.000 đồng, vốn đối ứng của dân: 735.902.000 đồng).

- Bước đầu đã khảo nghiệm thành công 550 cây giống Bưởi da xanh, 990 cây giống Ổi Đài Loan, 1.320 giống cây Hồng xiêm xoài, 10.285 cây Cam vinh, tại huyện Bát Xát và thành phố

Lào Cai. Điều kiện tự nhiên của vùng lựa chọn triển khai dự án đều phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của các giống cây mới này. Thông qua việc triển khai các dự án đã thu hút được nhiều đơn vị, cá nhân khác cùng tham gia đầu tư ứng dụng tiến bộ KH&CN. Từ mô hình ứng dụng trồng khảo nghiệm các giống cây ăn quả, đã đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho hơn 100 lượt lượt nông dân về kỹ thuật tiến bộ mới. Ngoài ra, còn ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ liên quan như: kỹ thuật về sâu bệnh, kỹ thuật ghép cành, chuyển đổi từ vườn tạp sang vườn chuyên, kỹ thuật tạo tán…. Việc ứng dụng các tiến bộ KHCN liên quan này cũng đã tạo được sự chuyển biến đáng kể trong việc nâng cao diện tích và chủng loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.

2. Lĩnh vực chăn nuôi:- Có tổng số 3/9 dự án, chiếm 33,3% tổng

số dự án được phê duyệt. Tổng kinh phí thực hiện 1.909.250.000 đồng (trong đó ngân sách nhà nước: 455.000.000 đồng, vốn đối ứng của dân: 1.454.250.000 đồng).

- Đã bổ sung được thêm 03 giống vật nuôi (gà Đông tảo, gà Zolo, chim Bồ câu Pháp) có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện của Lào Cai vào cơ cấu giống của tỉnh. Các mô hình khảo nghiệm này đã đem lại hiệu quả thiết thực tạo đà cho sự phát triển bền vững với bước đầu như khảo nghiệm 5000 con gà Đông tảo giống, 3750 con gà giống Zolo, 250 đôi chim Bồ câu pháp... Hàng năm sản xuất gần 50000 con giống, hơn 600000 quả trứng chất lượng tốt cung ứng tại chỗ cho sản xuất, hạn chế việc nhập con giống từ nơi khác đến an toàn dịch bệnh tăng hiệu quả kinh tế cho từng hộ chăn nuôi. Tổng doanh thu đạt

ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

Nguyễn Thị Minh ThuPhòng Quản lý KH&CN Cơ Sở

Page 18: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/201418

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

hơn 10 tỷ đồng. Lợi nhuận bình quân đạt 215 triệu đồng/năm.

3. Lĩnh vực thủy sản:- Có tổng số 4/9 dự án, chiếm 44.5% tổng

số dự án được phê duyệt. Tổng kinh phí thực hiện 3.713.800.000 đồng (trong đó ngân sách nhà nước: 741.000.000 đồng, vốn đối ứng của dân: 2.972.800.000 đồng).

- Đã có 20 ha diện tích mặt nước được người dân đưa vào khai thác, khảo nghiệm nuôi thương phẩm cá Chép, cá Lăng Chấm, cá Nheo vàng, cá Hồi vân, cá Tầm,... sản lượng ước đạt 100 tấn/năm. Công tác sản xuất giống

tại chỗ được đặc biệt quan tâm, đối với một số giống như: Cá Trắm đen, cá Nheo, cá Lăng ... Nổi bật nhất là việc thử nghiệm nuôi Cá Hồi, cá Tầm ở những vùng có khí hậu lạnh như ở xã Y Tý, xã Bản Khoang, hàng năm cho thu hoạch khoảng 15 tấn/năm. Lợi nhuận bình quân đạt gần 220 triệu/năm. Ngoài ngân sách nhà nước cấp kinh phí 100% về giống dự án còn đầu tư để duy trì nuôi trồng với quy mô lớn hơn, kết hợp với chế biến và mở dịch vụ ăn uống tại các địa điểm du lịch như Sa Pa đã thu hút được hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm, đem lại lợi nhuận không nhỏ.

Đánh giá chung: - Các tổ chức, cá nhân đã mạnh dạn ứng

dụng các cây con giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, sản xuất theo hướng công nghiệp, bước đầu cho hiệu quả kinh tế. Nhờ việc đưa các cây con giống mới vào sản xuất, áp dụng các tiến bộ quy trình kỹ thuật mới đã phát triển mở rộng diện tích chăn nuôi gia cầm và thủy sản trên 30 ha, diện tích cây trồng 10 ha, sản lượng ước đạt 300 tấn/năm. Lợi nhuận bình quân đạt gần 200 triệu đồng/năm.

- Nhờ một phần nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước đã giúp cho người dân mạnh dạn đầu tư kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất, con giống, phân bón, thức ăn, nhân công. Chỉ

thông qua 09 dự án ngân sách nhà nước hỗ trợ 1.454.850.000 đồng đã huy động được được 5.162.950.000 đồng, như vậy thì 1 đồng vốn của nhà nước huy động được 3,5 đồng vốn của người dân.

- Thông qua các dự án được hưởng lợi từ chính sách, nhận thấy từ 1 đồng vốn mà ngân sách nhà nước bỏ ra đã mang lại cho người dân 1,3 đồng lợi nhuận, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho gần 300 lao động. Đào tạo, tập huấn cho gần 10 cán bộ kỹ thuật, nông dân nắm rõ về các quy trình kỹ thuật trồng cây và chăn nuôi gia cầm, thủy sản.

- Việc ứng dụng khoa học công nghệ đã cho người dân làm chủ được 9 công nghệ mới

Thu hoạch cá Lăng Chấm.

Page 19: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/2014 19

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

trong kỹ thuật trồng cây và nuôi các giống gia cầm, thủy sản. Đặc biệt trong thủy sản chú trọng nhất là công tác sản xuất giống đáp ứng được phần nào nhu cầu giống của địa phương. Một số hộ gia đình đã chuyển đổi từ diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang đào ao nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia cầm giống mới cho hiệu quả kinh tế cao.

- Từ việc khảo nghiệm các cây con giống mới ban đầu mang lại năng suất cao, chất lượng tốt nên nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã áp dụng những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất để thay đổi tập quán canh tác, chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào đời sống sản xuất vẫn còn một số khó khăn và hạn chế sau:

- Việc tiếp cận thông tin về ứng dụng tiến bộ mới còn nhiều hạn chế nhất là đối với các hộ gia đình ở nông thôn.

- Nhiều địa bàn thực hiện ứng dụng tiến bộ vào đời sống sản xuất hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển và thiếu đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn, đời sống vật chất tinh thần của đa số dân cư còn thấp, trình độ dân trí và điều

kiện tiếp cận với điều kiện tiên tiến còn nhiều hạn chế.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống sản xuất, Sở Khoa học và Công nghệ xin đề xuất một số kiến nghị sau:

- Đề nghị ủy ban nhân dân các huyện/thành phố tăng cường tuyên truyền phổ biến Chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đưa nhanh thông tin về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới đến kịp với người dân.

- Bố trí tăng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học cho ngành Khoa học công nghệ để thực hiện có hiệu quả tốt hơn nữa trong công tác ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

- Mở rộng đối tượng được hỗ trợ bao gồm hỗ trợ thiết kế, đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, sáng chế và giải pháp hữu ích, hỗ trợ áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng.

- Định mức hỗ trợ cho các đối tượng thuộc chính sách cao hơn định mức hỗ trợ hiện tại cụ thể tăng lên 300 triệu đồng/dự án ./.

Giải pháp thực hiện:Để tháo gỡ những tồn tại, khó khăn trên,

nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động sáng kiến cần có những giải pháp chủ yếu như sau:

Một là: Đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động sáng kiến nhất là sáng kiến trong sản xuất, kinh doanh, trong xây dựng nông thôn mới.

Hai là: Phối hợp với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có sáng kiến tiếp tục theo dõi kết quả thực hiện, triển khai áp dụng sáng kiến để kịp

thời công nhận, động viên, khích lệ các tác giả.Ba là: Phối hợp với các ngành, cơ quan

chuyên môn trong công tác đánh giá, nhận xét hồ sơ sáng kiến đảm bảo cho công tác đánh giá, công nhận sáng kiến được hiệu quả, chính xác.

Bốn là: Hướng dẫn cụ thể các đơn vị về điều kiện, thủ tục hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh đảm bảo hồ sơ nộp về Hội đồng sáng kiến đầy đủ phục vụ cho công tác nhận xét, đánh giá của các thành viên hội đồng được chính xác.

Năm là: Tham mưu trình UBND ban hành chính sách mới nâng định mức chi và bổ sung thêm đối tượng chi phục vụ hoạt động của Hội đồng sáng kiến ở các cấp./.

MỘT SỐ KẾT QUẢ...(Tiếp theo trang 12)

Page 20: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/201420

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

CHUYÊN MỤCGiới thiệu, phổ biến các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến phục vụ thực hiện

Chương trình “nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020”.

Lê Quốc Hồng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Thực hiện Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chương trình

Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”; Quyết định số 387/QĐ-UBND ngày 28/02/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020”.

Chi cục Tiêu chuẩn Đo Lường Chất lượng tỉnh Lào Cai trân trọng phổ biến đến các tổ chức, doanh nghiệp thông tin về các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đã và đang được áp dụng phổ biến tại các Quốc gia trên toàn cầu. Trong số bản tin này chúng tôi giới thiệu mô hình hệ thống quản lý chất lượng toàn diện- TQM mô hình quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Hy vọng rằng, các thông tin về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến lần lượt được phổ biến trong các bản tin của Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai sẽ thực sự hữu ích để các tổ chức/ doanh nghiệp tiếp cận lựa chọn mô hình hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tổ chức/ doanh nghiệp nhằm thực hiện thắng lợi Chương trình “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020”.

Tìm hiểu về hệ thống quản lý chất lượng toàn diện- TQM:

Sự ra đời và ý tưởng của TQM? Bước khởi đầu hình thành Hệ thống quản

lý chất lượng toàn diện là từ kiểm soát chất lượng tổng hợp-TQC (Total Quality Control) do ông Faygenbao xây dựng từ năm 1950 khi ông làm việc ở hãng General Electric với tư cách là một người lãnh đạo của hãng chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng và quản lý nghiệp vụ sản xuất. TQC được định nghĩa như “một hệ thống có hiệu quả để hợp nhất các nỗ lực về triển khai chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của các bộ phận khác nhau trong một tổ chức sao cho nó có thể sản xuất và thực hiện dịch vụ ở mức kinh tế nhất thoả mãn được người tiêu dùng”. Faygenbao còn khẳng định trách nhiệm của mọi người trong hãng đối với chất lượng như sau:

Người chịu trách nhiệm về chất lượng không phải là cán bộ kiểm tra mà chính là những người làm ra sản phẩm, người đứng máy, đội trưởng, khâu giao nhận hàng, cung ứng v.v.. tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.

Quá trình phát triển từ những hoạt động riêng biệt về kiểm soát chất lượng trong các công ty của Nhật Bản với những đúc kết trao đổi kinh nghiệm quản lý chất lượng hàng năm đã dẫn tới hình thành phương thức Quản lý chất lượng toàn diện Nhật Bản. TQM là bước hoàn thiện của TQC với những ý tưởng cơ bản sau đây:

- Quản lý chất lượng là trách nhiệm của

Page 21: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/2014 21

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

mỗi người, mỗi bộ phận trong công ty; - Quản lý chất lượng toàn diện là một hoạt

động tập thể đòi hỏi phải có những nỗ lực chung của mọi người;

- Quản lý chất lượng toàn diện sẽ đạt hiệu quả cao nếu mọi người trong công ty, từ chủ tịch công ty đến công nhân sản xuất, nhân viên cung tiêu cùng tham gia;

- Quản lý chất lượng tổng hợp đòi hỏi phải quản lý có hiệu quả mọi giai đoạn công việc trên cơ sở sử dụng vòng quản lý P-D-C-A ( kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động);

- Hoạt động của các nhóm chất lượng là một phần cấu thành của quản lý chất lượng tổng hợp.

Nội dung cơ bản của Quản lý chất lượng toàn diện TQM ?

Quản lý chất lượng toàn diện là cách tiếp cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của doanh nghiệp hay của tổ chức. Mặc dù có nhiều quan niệm, triết lý khác nhau của nhiều tác giả, nhưng nhìn chung mọi người đều cho rằng TQM là sự lưu tâm đến chất lượng trong tất cả các hoạt động, là sự hiểu biết, sự cam kết, hợp tác của toàn thể thành viên trong doanh nghiệp/tổ chức, nhất là ở các cấp lãnh đạo.

Các đặc trưng của TQM cũng như những hoạt động của nó có thể gói gọn vào 12 điều mấu chốt dưới đây và đó cũng đồng thời là trình tự căn bản để xây dựng hệ thống TQM:

Nhận thức: Phải hiểu rõ những khái niệm, những nguyên tắc quản lý chung, xác định rõ vai trò, vị trí của TQM trong doanh nghiệp.

Cam kết: Sự cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý và toàn thể nhân viên trong việc bền

bỉ theo đuổi các chương trình và mục tiêu về chất lượng, biến chúng thành cái thiêng liêng nhất của mỗi người khi nghĩ đến công việc.

Tổ chức: Đặt đúng người vào đúng chỗ, phân định rõ trách nhiệm của từng người.

Đo lường: Đánh giá về mặt định lượng những cải tiến, hoàn thiện chất lượng cũng như những chi phí do những hoạt động không chất lượng gây ra.

Hoạch định chất lượng: Thiết lập các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng, các yêu cầu về áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng.

Thiết kế chất lượng: Thiết kế công việc, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, là cầu nối giữa marketing với chức năng tác nghiệp.

Hệ thống quản lý chất lượng: Xây dựng chính sách chất lượng, các phương pháp, thủ tục và quy trình để quản lý các quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Sử dụng các phương pháp thống kê: theo dõi các quá trình và sự vận hành của hệ thống chất lượng.

Tổ chức các nhóm chất lượng như là những hạt nhân chủ yếu của TQM để cải tiến và hoàn thiện chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm.

Sự hợp tác nhóm được hình thành từ lòng tin cậy, tự do trao đổi ý kiến và từ sự thông hiểu của các thành viên đối với mục tiêu, kế hoạch chung của doanh nghiệp.

Đào tạo và tập huấn thường xuyên cho mọi thành viên của doanh nghiệp về nhận thức cũng như về kỹ năng thực hiện công việc.

Lập kế hoạch thực hiện TQM: Trên cơ sở nghiên cứu các cẩm nang áp dụng TQM, lập kế hoạch thực hiện theo từng phần của TQM đẻ thích nghi dần, từng bước tiếp cận và tiến tới áp dụng toàn bộ TQM.

Bài viết được tóm lược từ tập bài giảng số 5 trang 29 do ông kanayama Tatsuhico, tình nguyện viên quản lý chất lượng của JICA bên soạn, Trung tâm đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Tổng cục TCĐLCL phát hành tháng 3/2011.

Page 22: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/201422

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Các nhà khoa học thuộc Viện Cây lưong thực và Cây thực phẩm (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu

lai tạo thành công giống cà chua VC10, góp phần đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Giống cà chua VC10 có các đặc điểm chính sau: quả có dạng tròn cao (chỉ số dạng quả I = 1,0-1,2), thịt quả dày, khi chín vỏ quả có màu đỏ thẫm, khối lượng quả trung bình 80-90 gam/quả, năng suất trung bình đạt 60-65 tấn/ha (vụ thu đông) và 70-75 tấn/ha (vụ đông). Đặc biệt, cà chua VC10 có khả năng chống chịu bệnh virut xoăn vàng lá, héo xanh vi khuẩn trên đồng

ruộng khá và thích hợp trồng trong vụ thu đông, vụ đông tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.

(Theo: khoahocvacongnghevietnam.com.vn)

GIỐNG CÀ CHUA VC10

Hòa Bình, tên loại tàu lặn nhỏ lần đầu tiên được nghiên cứu, chế tạo tại Việt Nam vừa được thử nghiệm thành công

ở Cam Ranh (Khánh Hòa).

Tàu có chiều dài 6,63m, cao 2,74m, tốc độ di chuyển 4,5 hải lý/giờ với thời gian lặn 24h và độ sâu lặn 50m. Tàu có thể chở được 4 người. Vật liệu làm phao và chi tiết gắn kết với thân vỏ là thép inox đảm bảo vững chắc và không bị ăn mòn.

Tại buổi thử nghiệm ở nhà máy đóng tàu Cam Ranh hôm 22/9, đoàn kiểm tra đã thử tàu lặn ở chế độ đứng tại chỗ, lặn xuống, nổi lên và thử quay vòng tại khu vực có độ sâu 15m trong điều kiện thời tiết gió nhẹ, theo thông

cáo của Trung tâm truyền thông khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Tàu có thể liên lạc với bờ hoặc các tàu khác cách 1 km bằng hệ thống thông tin vô tuyến. Tàu lặn nổi nhờ 4 phao lặn bố trí đối xứng hai bên thân vỏ tàu chịu áp lực. Cơ chế làm việc của tàu nhờ sự cân bằng của khí nén trong phao và áp lực nước bên ngoài phao để điều chỉnh lực nổi.

Sau kiểm tra thử nghiệm, tàu Hòa Bình sẽ được kiểm tra đăng kiểm đường dài. Đây là bước kiểm tra cuối cùng để đăng kiểm cấp chứng chỉ an toàn kỹ thuật cho tàu hoạt động.

Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam làm chủ quy trình thiết kế, chế tạo tàu lặn đạt tiêu chuẩn được cơ quan đăng kiểm nước ngoài công nhận ổn định phù hợp với điều kiện Việt Nam và quốc tế.

Tàu Hòa Bình là kết quả của dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước “Hoàn thiện thiết kế công nghệ và chế tạo tàu lặn cỡ nhỏ” do Bộ Khoa học và Công nghệ giao Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Vinashin thực hiện từ năm 2010 với tổng kinh phí theo báo cáo hơn 25 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn hai tỷ đồng.

(Theo: khoahoc.com.vn)

VIỆT NAM THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG TÀU LẶN LOẠI NHỎ

Page 23: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/2014 23

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Các chuyên gia của trung tâm khoa học Novosiberia lớn nhất vùng Siberia, Nga đã sáng chế ra một hệ thống tự động có

khả năng xác định thành phần và thanh lọc nước trong thời gian ngắn.

Theo Đài Tiếng nói nước Nga đêm 6/10, hệ thống tự động nói trên chứa bộ cảm biến đặc biệt được kết nối với một máy tính có thiết kế phần mềm riêng biệt.

Dựa trên cơ sở các dữ liệu nhận được, chương

trình sẽ ra lệnh gửi nước đi làm sạch hoặc không thực hiện bất kỳ hoạt động nào nếu điều đó là không cần thiết. Nước được làm sạch bằng tia cực tím và ozone.

Do vậy, trong hệ thống này gần như không cần tới sự tham gia của con người - nếu có thì chỉ là trong vai trò bảo dưỡng thiết bị.

Ngoài việc cho phép thường xuyên giám sát thành phần nước để phát hiện mức độ ô nhiễm trong một số nguồn nước ngầm, từ đó đưa ra đánh giá có nên sử dụng nguồn nước khác để thay thế hay không, công nghệ mới này còn đặc biệt hữu ích đối với các tổ chức cấp nước đô thị và các doanh nghiệp.

Họ không chỉ có thể cải thiện chất lượng trong thời gian nhanh chóng mà còn có thể sử dụng nguồn tài nguyên này một cách tiết kiệm.

Hệ thống tự động nói trên đang tiếp tục được phát triển thông qua các cuộc thử nghiệm công nghiệp, dự kiến sẽ hoàn tất vào mùa Xuân năm 2015, và sẽ được đưa vào sản xuất sau khi hoàn thiện.

(Theo: www.khoahoc.com.vn)

CÔNG NGHỆ LÀM SẠCH NƯỚC TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Chiếc đĩa “bắt nắng” có phần trụ đỡ cao 10 mét được thiết kế khá gọn, có thể đặt vừa vặn trong một thùng container, nên dễ

dàng vận chuyển tới bất kỳ địa điểm nào. Ngoài chức năng tổng hợp nước sạch và điện năng, Sunflower còn có khả năng sinh nhiệt mà khi kết hợp với máy bơm nhiệt, nó có thể vận hành hệ thống sưởi ấm hoặc làm mát cho ngôi nhà.

Công nghệ cốt lõi của hệ thống là các tấm pin quang năng làm mát bằng nước do chuyên gia Bruno Michel và các đồng nghiệp của hãng IBM (Mỹ) chế tạo. Những tấm kính lắp đặt trên cấu trúc hình bông hoa hướng dương có công dụng điều hướng ánh nắng chiếu vào 6 tấm pin năng lượng mặt trời (NLMT) bên trong, nơi ánh nắng được tập trung gấp 2.000 lần. Mỗi tấm pin như thế chứa 25 chip quang điện có lớp chặn (photovoltaic) – bộ phận được làm mát bằng vô số rãnh nước cực nhỏ chảy bên dưới. Các rãnh nước này giúp tản nhiệt với tốc độ phù hợp, để các vi mạch duy trì ở mức nhiệt cho phép chúng hoạt động tối ưu nhất. Điều này giúp Sunflower hiệu quả hơn các hệ thống quang điện hiện hành. Cụ thể, Sunflower chỉ cần dùng 1/4 tấm pin quang điện để tạo ra

lượng điện tương đương công suất của một tấm pin thông thường, điều đó đồng nghĩa hệ thống trưng thu ánh nắng mới tiết kiệm chi phí hơn.

Khi sử dụng Sunflower tại các khu vực duyên hải để lọc nước biển thành nước ngọt, các chuyên gia cho biết lượng nước được nung nóng bởi hệ thống được dẫn qua một máy khử muối nhiệt độ thấp (cũng do IBM phát triển). Khi đó, Sunflower sẽ làm nước biển bốc hơi rồi thấm qua một lớp màng polymer và ngưng tụ thành nước ngọt chảy vào một bồn chứa riêng biệt. IBM khẳng định quá trình khử muối như vậy có thể sản xuất tới 2.500 lít nước sạch mỗi ngày.

(Theo: www.khoahoc.com.vn)

HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN VÀ NƯỚC SẠCH - SUNFLOWER

Page 24: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/201424

GIỚI THIỆU VĂN BẢN MỚI

Ngày 15/7/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với lượng của hàng gói sẵn. Thông tư bao gồm 6 chương, 30 điều. Ban hành kèm theo thông tư này có 5 phụ lục.

Thông tư quy định chi tiết về yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn; danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2;

dấu định lượng; công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 1; chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2.

Thông tư này không áp dụng đối với hàng đóng gói sẵn là thuốc chữa bệnh; hàng hóa được ưu đãi, miễn trừ thủ tục hải quan; hàng tạm nhập tái xuất; hàng quá cảnh, chuyển khẩu; hàng gửi kho ngoại quan; hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công cho thương nhân nước ngoài; vật tư thiết bị máy móc nhập khẩu phục vụ các dự án đầu tư; hàng hóa thuộc lĩnh vực bí mật quốc gia; hàng hóa phục vụ các yêu cầu khẩn cấp; hàng hóa phục vụ trực tiếp cho hoạt động đo lường đặc thù thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Ngoài chương I - Quy định chung và chương VI - Điều khoản thi hành, bốn chương còn lại là các quy định cụ thể: Chương II - Yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn,

danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm hai, đã quy định cụ thể về: yêu cầu kỹ thuật đối với lượng của hàng đóng gói sẵn; yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn; danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm hai. Chương III - Dấu định lượng, quy định rõ về: dấu định lượng, sử dụng dấu định lượng; thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn. Chương IV - Công bố sử dụng dấu định lượng, chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng, đã quy định cụ thể về: yêu cầu đối với cơ sở sử dụng dấu định lượng; công bố sử dụng dấu định lượng; chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng. Chương IV - Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, chương này đã quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông buôn bán hàng đóng gói sẵn; trách nhiệm của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng; trách nhiệm của Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/8/2014.

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG ĐỐI VỚI LƯỢNG CỦA HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc nhập khẩu máy

móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2014, được ban hành theo yêu cầu của Chính phủ tại khoản 10 Điều 9 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2013 về việc tăng cường quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, do các

doanh nghiệp, tổ chức, cá nhâncũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để triển khai thực hiện việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo tinh thần của Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký Quyết định số 2279/QĐ-BKHCN ngày 29/8/2014 về việc ngưng hiệu lực thi hành đối với Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Quyết định số 2279/QĐ-BKHCN có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2014.

QUYẾT ĐỊNH NGƯNG HIỆU LỰC THI HÀNH THÔNG TƯ SỐ 20/2014/TT-BKHCN NGÀY 15 THÁNG 7 NĂM 2014 CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUY ĐỊNH

VIỆC NHẬP KHẨU MÁY MÓC,THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Page 25: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/2014 25

GIỚI THIỆU VĂN BẢN MỚI

Ngày 01/7/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 19/2014/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Theo Thông tư, việc xác định giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm được tính theo công thức: Tổng giá trị sản phẩm hàng

hóa vi phạm = số lượng sản phẩm, hàng hóa vi phạm phát hiện x giá sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm hành chính. Việc xác định giá của sản phẩm, hàng hóa vi phạm dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên: (1) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu; (2) Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương, nếu không có thông báo thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm vi phạm; (3) Giá thành của sản phẩm, hàng hóa nếu còn lưu kho của cơ sở sản xuất và chưa xuất bán hoặc giá thị trường của sản phẩm, hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm vi phạm.

Thông tư quy định việc kết luận sai số của phương tiện đo và sai số của phép đo, chỉ bảo đảm tính pháp lý khi được thực hiện bởi một trong các tổ chức, cá nhân là: Kiểm định viên đo lường được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chứng nhận và cấp thẻ; Thanh tra viên Khoa học và Công nghệ; công chức thanh tra chuyên ngành Khoa học và Công nghệ; Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành Khoa học và Công nghệ; cơ quan quản lý nhà nước về đo lường.

Thông tư cũng quy định cụ thể về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường như: tổ chức, cá nhân sản xuất phương tiện đo nhưng không ghi, khắc đơn vị đo hoặc ghi, khắc đơn vị đo không theo đơn vị đo pháp định; sản xuất phương tiện đo có một hoặc nhiều chi tiết bị thay đổi so với hồ sơ của mẫu phương tiện đo nhóm 2 đã được Tổng

cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phê duyệt; tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo không bảo đảm đúng quy định quản lý kỹ thuật đo lường đối với từng loại phương tiện đo; phương tiện đo đang sử dụng có chứng chỉ kiểm định còn hiệu lực nhưng tổ chức, cá nhân sử dụng tự ý sửa chữa hoặc thay thế, lắp thêm, rút bớt chi tiết, thiết bị hoặc có tác động vào một hay nhiều chi tiết của phương tiện đo làm thay đổi tình trạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện đo đang sử dụng.

Đối với hành vi giả mạo liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Thông tư quy định cụ thể 04 nhóm hành vi là: Thông tin trên nhãn hàng hóa không phù hợp với chất lượng thực tế của sản phẩm, hàng hóa; cung cấp thông tin sai sự thật, không trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc cho cơ quan có thẩm quyền; sản phẩm, hàng hóa không thực hiện công bố hợp chuẩn, hợp quy hoặc chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy nhưng trên giấy tờ giao dịch, biển hiệu của tổ chức, cá nhân, đại lý có thông tin đó nhằm lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng hiểu là sản phẩm, hàng hóa đó đã được công bố hợp chuẩn, hợp quy hoặc được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2014 và thay thế Thông tư số 24/2009/TT-BKHCN ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm./.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN, ĐO LƯỜNG

VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA

Page 26: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/201426

HỎI - ĐÁP

Câu 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng của Luật Chuyển giao Công nghệ là gì?Trả lời:Theo Điều 1, Điều 2 của Luật Chuyển giao công nghệ quy định:1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ Việt Nam ra nước

ngoài, từ nước ngoài vào Việt Nam; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước; các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.

2. Đối tượng áp dụngLuật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,

tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ. Câu 2: Nhà nước có những chính sách gì đối với hoạt động chuyển giao công nghệTrả lời: Theo Điều 5 của Luật Chuyển giao Công nghệ, chính sách của Nhà nước đối

với hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm:1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động

chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.2. Ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; phát triển nguồn nhân lực công nghệ

đồng bộ với đầu tư đổi mới công nghệ. 3. Phát triển mạnh thị trường công nghệ; khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công

nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.

4. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hợp tác quốc tế trong hoạt động chuyển giao công nghệ.

Câu 3: Theo Luật Chuyển giao Công nghệ thì những công nghệ nào được khuyến khích chuyển giao?

Trả lời: Theo Điều 9 của Luật Chuyển giao Công nghệ thì những công nghệ sau được khuyến khích chuyển giao:

Công nghệ được khuyến khích chuyển giao là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

1. Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao;2. Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới;3. Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu;4. Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;5. Bảo vệ sức khỏe con người;6. Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; 7. Sản xuất sạch, thân thiện môi trường;

HOI ĐAP VỀ LUẬT CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Page 27: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/2014 27

HỎI - ĐÁP

8. Phát triển ngành, nghề truyền thống.Câu 4: Theo Luật Chuyển giao Công nghệ thì những công nghệ nào phải hạn chế

chuyển giao?Trả lời: Theo Điều 10 của Luật Chuyển giao Công nghệ thì những công nghệ sau phải

hạn chế chuyển giao:Hạn chế chuyển giao một số công nghệ nhằm mục đích sau đây:1. Bảo vệ lợi ích quốc gia;2. Bảo vệ sức khỏe con người;3. Bảo vệ giá trị văn hoá dân tộc;4. Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường;5. Thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Câu 5: Theo Luật Chuyển giao Công nghệ thì những công nghệ nào bị cấm chuyển giao?Trả lời: Theo Điều 11 của Luật Chuyển giao Công nghệ thì những công nghệ sau bị cấm

chuyển giao:1. Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao

động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường.2. Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng

xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.3. Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.4. Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Câu 6: Những hành vi nào bị cấm khi thực hiện hoạt động chuyển giao Công nghệ?Trả lời: Theo Điều 13 của Luật Chuyển giao Công nghệ các hành vi sau bị nghiêm cấm

trong hoạt động chuyển giao công nghệ 1. Lợi dụng hoạt động chuyển giao công nghệ làm tổn hại đến lợi ích quốc phòng, an ninh,

quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.2. Huỷ hoại tài nguyên, môi trường; gây hậu quả xấu đến sức khoẻ con người, đạo đức, thuần

phong mỹ tục của dân tộc.3. Chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao; chuyển giao trái

phép công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; chuyển giao công nghệ quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ không được chuyển giao cho bên thứ ba.

4. Vi phạm quyền chuyển giao công nghệ về sở hữu, sử dụng công nghệ.5. Gian lận, lừa dối trong việc lập và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng

dịch vụ chuyển giao công nghệ và báo cáo thống kê chuyển giao công nghệ.6. Cản trở hoặc từ chối cung cấp thông tin về hoạt động chuyển giao công nghệ liên quan đến

nội dung thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.7. Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà, không thực

hiện kịp thời yêu cầu của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.

8. Tiết lộ bí mật công nghệ, cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ. 9. Hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Page 28: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG AN …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 05 - 2014.pdfhiện Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 05/201428

TRANG VĂN NGHỆ

Hoa tặng cho ngày phụ nữ Việt Nam

Là ngày vui của mọi nhà Khắp nơi nô nức mua hoa tặng Người.

Tặng Bà : Hoa Cúc xinh tươi Uy nghiêm , cao thượng nụ cười bao dung.

Nêu gương : Phụ nữ Anh hùng Chúc Bà : Thọ tựa bách tùng núi sông.

Tặng Mẹ: Cẩm chướng màu hồng Cả đời chỉ biết vì chồng vì con.

Kiên trung Bất khuất sắt son Chúc Mẹ : Mãi mãi đẹp giòn uy nghi.

Tặng Chị : Lẵng hoa Tường vi Yêu thương Trung hậu khắc ghi muôn đời.

Công lao chẳng nói thành lời Chúc Chị : Trẻ khoẻ xinh tươi vô cùng.

Tặng Em : Hoa thắm Hồng nhung Tình yêu say đắm thuỷ chung vẹn toàn.

Đảm đang công việc lo toan Chúc Em : Xinh đẹp hiền ngoan ngọt ngào.

Hoa tươi nồng thắm anh trao Ngày vui Phụ nữ tự hào là em.

Theo: www.alo9.net