nÔng nghiỆp viỆt nam – cẤt cÁnh tỪ nhỮng thÁng ĐẦu...

8
T ổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2018 ước tính tăng 7,38% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 10 năm gần đây. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng mạnh, hơn 4%, gấp đôi cùng kỳ 2017. Ngành công nghiệp và xây dựng tăng 9,7% (cùng kỳ chỉ tăng 4,48%), đặc biệt là ngành chế biến chế tạo tăng rất mạnh, đạt gần 14%. Lạm phát cũng được kiểm soát tốt. (Hình 1) Đối với ngành nông nghiệp Mức tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp quý I/2018 đạt 4,05%, cao nhất 15 năm qua. Đây là tín hiệu lạc quan cho toàn ngành tiếp tục cất cánh, hướng tới mục tiêu tăng GDP từ 2,9 đến 3,05% cho cả năm 2018. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I ước tính đạt khoảng 189,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,18% so với Trong số này: BẢN TIN QUÝ I/2018 Tăng trưởng ngành nông nghiệp Quý 1 - Bước đà để đạt mục tiêu năm 2018 Giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành 2018 Thúc đẩy đầu tư tư nhân để nhân rộng các mô hình năng suất lao động nông nghiệp cao Hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế - Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam triển khai nhiều mô hình phát triển nông nghiệp tiên tiến - CPTPP với sự phát triển của ngành nông nghiệp NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – CẤT CÁNH TỪ NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2018

Upload: others

Post on 16-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – CẤT CÁNH TỪ NHỮNG THÁNG ĐẦU …isg.mard.gov.vn/ImageNews/201806070335_ban tin ISG Q1-2018 TV (3).pdf · nhiều thuận lợi, giá tôm tương

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2018 ước tính tăng 7,38% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức

tăng cao nhất của quý I trong 10 năm gần đây. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng mạnh, hơn 4%, gấp đôi cùng kỳ 2017. Ngành công nghiệp và xây dựng tăng 9,7% (cùng kỳ chỉ tăng 4,48%), đặc biệt là ngành chế biến chế tạo tăng rất mạnh, đạt gần 14%. Lạm phát cũng được kiểm soát tốt. (Hình 1)

Đối với ngành nông nghiệpMức tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp quý I/2018 đạt 4,05%, cao nhất 15 năm qua. Đây là tín hiệu lạc quan cho toàn ngành tiếp tục cất cánh, hướng tới mục tiêu tăng GDP từ 2,9 đến 3,05% cho cả năm 2018.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I ước tính đạt khoảng 189,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,18% so với

Trong số này:

BẢN TIN QUÝ I/2018

Tăng trưởng ngành nông nghiệp Quý 1 - Bước đà để đạt mục tiêu năm 2018

Giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành 2018

Thúc đẩy đầu tư tư nhân để nhân rộng các mô hình năng suất lao động nông nghiệp cao

Hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế

- Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam triển khai nhiều mô hình phát triển nông nghiệp tiên tiến

- CPTPP với sự phát triển của ngành nông nghiệp

NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – CẤT CÁNH TỪ NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2018

Page 2: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – CẤT CÁNH TỪ NHỮNG THÁNG ĐẦU …isg.mard.gov.vn/ImageNews/201806070335_ban tin ISG Q1-2018 TV (3).pdf · nhiều thuận lợi, giá tôm tương

2

quý I năm 2017; trong đó, nông nghiệp đạt 143,86 nghìn tỷ đồng, tăng 3,92% (trồng trọt đạt 90.625,8 tỷ đồng, tăng 5,16%, chăn nuôi đạt 50.466,1 tỷ đồng, tăng 1,85%); lâm nghiệp đạt trên 7.065 tỷ đồng, tăng 5,15%; thuỷ sản đạt 38.569,9 tỷ đồng, tăng 4,96%.

Trong 3 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 3 tháng đầu năm ước đạt gần 8,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước và đạt 21,4% mục tiêu 2018.

Trồng trọt tăng cao nhất từ năm 2011Trồng trọt là lĩnh vực đóng góp nhiều “điểm sáng”, góp phần tạo ra mức tăng trưởng cao 5,16%, qua đó tạo động lực giúp ngành đạt mức tăng trưởng cao.

Riêng mặt hàng lúa gạo, hết quý I sản lượng lúa cả nước ước đạt khoảng 11,18 triệu tấn, tăng 571,6 nghìn tấn so với cùng kỳ năm ngoài (tăng 5,4%). Đáng mừng hơn, giá xuất khẩu gạo có xu hướng tăng nhờ chất lượng gạo Việt Nam đang tăng lên (năm 2017, trong cơ cấu gạo xuất khẩu 81% là gạo chất lượng cao). Dự báo, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2018 của Việt Nam có thể đạt 6,5 triệu tấn (so với mức khoảng 6 triệu tấn năm 2017).

Cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả đã thu hoạch, phần lớn đều đạt sản lượng tăng khá so với năm 2017. Cụ thể, điều ước

đạt 201 nghìn tấn, tăng 30%; hồ tiêu ước đạt 76,3 nghìn tấn, tăng 9,8%; xoài ước đạt 194,8 nghìn tấn, tăng 6,9%; cam, quýt ước đạt 284 nghìn tấn, tăng 4%… Đặc biệt, năm nay nhãn, vải ra hoa đạt tỷ lệ 95% hứa hẹn một vụ mùa bội thu chưa từng thấy. Hiện Bộ Nông nghiệp &PTNT phối hợp với các bộ ngành và địa phương đang khẩn trương triển khai các giải pháp ổn định tiêu thụ cho cây ăn quả ở phía Bắc.

Quý I/2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 950 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ. Tính đến ngày 15/4/2018, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam đã cán mốc gần 1,15 tỉ USD, đứng thứ 4 trong số các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu, đồng thời là một trong 4 mặt hàng nông lâm thủy sản có kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỉ USD tính đến giữa tháng 4/2018 (cùng với gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản và cà phê).

Lâm nghiệp, thủy sản vững tiếnTính riêng quý I/2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,9 tỷ USD, tăng 8%. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, nhiều khả năng trong quý III/2018, Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA/FLEGT về xuất khẩu gỗ giữa Việt Nam và EU sẽ được ký kết. Đây sẽ có cơ hội rất thuận lợi để các sản phẩm gỗ của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

Đối với sản xuất, 3 tháng đầu năm, diện tích rừng trồng tập trung cả nước ước tính đạt 29,1 nghìn ha, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng gỗ khai thác 3 tháng đầu năm 2018 đạt 1.928 nghìn m3, tăng 7,8%.

Với thủy sản, mặc dù phải tập trung cho việc triển khai các giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của EU đối với thủy sản đánh bắt, tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn tiếp tục giữ được sự ổn định cả về sản xuất lẫn XK. Sản lượng thủy sản nuôi trồng quý I/2018 ước tính đạt 610,8 nghìn tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 441,8 nghìn tấn, tăng 5,8%; tôm đạt 93,7 nghìn tấn, tăng 7,9%. Nuôi cá tra mặc dù thị trường tiêu thụ gặp khó

Bản tin ISG - Quý I/2018

(Hình 1)

(Nguồn GSO)

Page 3: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – CẤT CÁNH TỪ NHỮNG THÁNG ĐẦU …isg.mard.gov.vn/ImageNews/201806070335_ban tin ISG Q1-2018 TV (3).pdf · nhiều thuận lợi, giá tôm tương

3 Bản tin ISG - Quý I/2018

khăn do ảnh hưởng của chính sách áp dụng mức thuế chống bán phá giá rất cao của Chính phủ Hoa Kỳ đối với cá tra nhập khẩu từ Việt Nam, tuy nhiên nhìn chung, giá cá tra trong nước vẫn đang liên tục ở mức cao, người nuôi đang có lãi.

Theo đó, diện tích nuôi cá tra công nghiệp quý I/2018 ước tính đạt 3,9 nghìn ha, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng cá tra đạt 222,2 nghìn tấn, tăng 5,7%. Nuôi tôm nước lợ trong những tháng đầu năm cũng đạt khá do điều kiện thời tiết có nhiều thuận lợi, giá tôm tương đối ổn định, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh đang phát triển. Sản lượng tôm sú quý I ước tính đạt 41,2 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 40,9 nghìn tấn, tăng 9,1%... Với mục tiêu cán mốc kim ngạch xuất khẩu 10 tỉ USD trong năm 2018, thủy sản hoàn toàn vẫn có cơ hội đạt được chỉ tiêu khi kim ngạch xuất khẩu quý I/2018 đã đạt 1,7 tỷ USD (tăng 11,2%).

Căn cứ vào tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp &PTNT đặt ra mục tiêu phấn

đấu đạt mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 2018 : Tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành phấn đấu đạt từ 3 - 3,05% (so với chỉ tiêu Chính phủ giao từ 2,8 - 2,9%), trong đó 1 :

- Trồng trọt tăng khoảng 2,5%

- Chăn nuôi 2,3-3%

- Thủy sản 5,5%

- Lâm nghiệp khoảng 6%

- Kim ngạch XK nông lâm thủy sản đạt 40,5 - 41 tỉ USD: Trồng trọt trên 21 tỷ ; Thủy sản 9 tỷ ; lâm nghiệp 8.5 tỷ, mặt hàng khác 1,5 tỷ

- Có 39% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và 52 huyện đạt tiêu chí NTM

- Độ che phủ rừng đạt 41,65%.

Để thực hiện được các chỉ tiêu này, Bộ đã đưa ra các giải pháp căn cơ, chi tiết, có tính khả thi cao, cụ thể :

- Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Tiếp tục rà soát quy hoạch, đánh giá lợi thế, tiềm năng để xây dựng cơ cấu sản phẩm theo 3 trục sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; Nhóm sản phẩm cấp tỉnh/thành phố và Nhóm đặc sản làng/xã để có giải pháp chỉ đạo cụ thể.

- Về thị trường nông sản : cần tháo gỡ rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản đã được xác định là giải pháp ưu tiên nhất của toàn ngành trong năm 2018. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản ; cơ cấu lại lĩnh vực công nghiệp chế biến, bảo quản và giảm tổn thất sau thu hoạch; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến sản phẩm ăn liền để nâng cao giá trị gia tăng.

- Đẩy mạnh cơ giới hóa để giảm tổn thất sau thu hoạch, chi phí và hạ giá thành sản phẩm; nhân rộng các mô hình cơ giới hóa đồng bộ (phấn đấu tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất cây hàng năm đạt 95%, khâu gieo trồng lúa đạt 45% và khâu thu hoạch lúa đạt 55%). Phát triển công nghiệp phụ trợ, tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Phát triển nông thôn, trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất. Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hiện đại. Tăng cường công tác thủy lợi, phòng chống thiên tai.

Tại hội nghị ‘Thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế năm 2018’, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh : Năm 2018, tuy có nhiều cơ hội mở ra nhưng các nguy cơ từ thị trường là nhóm nguy cơ cao và nguy hiểm hơn cả sản xuất và biến đổi khí hậu có thể tác động xấu đến ngành nông nghiệp. Bộ trưởng cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo để có sự phối hợp liên ngành và các địa phương tốt hơn, đảm bảo tăng trưởng và thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra.

GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG CỦA NGÀNH NĂM 2018

1Nghị quyết số 431-NQ-BCSĐ (Bộ Nông nghiệp &PTNT) ngày 08.1.2018, triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị ‘Thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế năm 2018’ ngày 30.3.2018

Page 4: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – CẤT CÁNH TỪ NHỮNG THÁNG ĐẦU …isg.mard.gov.vn/ImageNews/201806070335_ban tin ISG Q1-2018 TV (3).pdf · nhiều thuận lợi, giá tôm tương

Tuy nhiên, theo tính toán từ khảo sát trường hợp điển hình năm 2017 tại 10 tỉnh và tính toán từ VHLSS 2014 của Viện Chính sách và chiến lược Nông nghiệp phát triển nông thôn (IPSARD) và WB trong “Nghiên cứu việc làm nông nghiệp 2017” thì NSLĐNN có thể tăng từ 3-10 lần tuỳ theo từng loại sản phẩm. Rõ ràng, tiềm năng tăng NSLĐNN còn rất lớn.

Kết luận từ diễn đàn đối thoại chính sách, những giải pháp chính để cải thiện năng suất lao động được khuyến nghị như sau:

- Cải thiện các chính sách về đất đai để đạt quy mô đồng ruộng phù hợp cho ứng dụng cơ khí hóa, quy trình canh tác tiên tiến

- Chính sách cải tiến giống là khâu quan trọng để đạt được năng suất sản phẩm cao

- Cải thiện chính sách đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tốt, thích hợp cho đầu tư khoa học công nghệ và nòng cốt là các doanh nghiệp đi đầu trong đổi mới sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm

- Phát huy tinh thần làm chủ của người sản xuất, thực hiện phương thức hợp đồng tiên tiến trong sản xuất, gắn với bao tiêu nông sản và phát triển thị trường.

4

THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TƯ NHÂN ĐỂ NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP CAO

Bản tin ISG - Quý I/2018

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ‘Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020’ với mục tiêu đến

năm 2020 sẽ phấn đấu đạt: tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt khoảng 3%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt từ 3,5%/năm; tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%; lao động nông nghiệp được đào tạo đạt khoảng 22%.

Trong nhiều nhóm giải pháp quan trọng của kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, giải pháp nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành chính là việc tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tập trung giải quyết các vấn đề cốt lõi của chuỗi sản xuất, nhất là công nghệ giống, quy trình sản xuất và chế biến, tiêu thụ; phát triển NNCNC. Để triển khai giải pháp này hiệu quả cần thiết phải đổi mới chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp nông nghiệp, phát triển các loại hình trong tổ chức sản xuất hiệu quả.

Ngày 20.4.2018, Tại Đà Lạt, Lâm Đồng, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp &PTNT, Văn phòng Chương trình Hỗ trợ Quốc tế (ISG) phối hợp với: Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững

(PSAV), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – nhóm hỗ trợ doanh nghiệp (JICA/DBJD) và Công ty PepsiCo Việt Nam tổ chức Diễn đàn đối thoại chính sách: “Cải thiện năng suất lao động nông nghiệp-vai trò của khu vực tư nhân” nhằm khuyến nghị chính sách để cải thiện năng suất lao động nông nghiệp với đóng góp của khu vực tư nhân.

Việt Nam có gần 16 triệu hộ nông thôn. Dù được coi là “cường quốc” xuất khẩu nông sản, nhưng năng suất lao động nông nghiệp (NSLĐNN) đang rất thấp. (Hình 2)

Nhìn vào số liệu từ hình trên thấy rằng, NSLĐNN của Việt Nam rất thấp, gần như thấp nhất so với Campuchia, Trung Quốc, Inddonessia, Lào, Philipne, Thái Lan và Ấn Độ. Nguyên nhân của tình trạng này liên quan đến nhiều vấn đề như: cơ sở hạ tầng nông nghiệp còn kém chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; quy mô ruộng đất manh múm, phân tán; mức độ cơ giới hoá nông nghiệp còn thấp; chưa thu hút được đầu tư từ doanh nghiệp; chưa lan toả, nhân rộng được những mô hình tiên tiến đã được các công ty tư nhân, công ty của các tập đoàn đa quốc gia đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)…

Toàn cảnh diễn đàn Ảnh: HTQT

Page 5: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – CẤT CÁNH TỪ NHỮNG THÁNG ĐẦU …isg.mard.gov.vn/ImageNews/201806070335_ban tin ISG Q1-2018 TV (3).pdf · nhiều thuận lợi, giá tôm tương

5

LÂM ĐỒNG- NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP CAO NHẤT CẢ NƯỚC2

Bản tin ISG - Quý I/2018

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với phát triển của các cây trồng có giá trị cao như rau, hoa, quả…

- Địa phương có số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) nhiều nhất cả nước. Đến nay đã có 08 doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận là doanh nghiệp NNCNC, tập trung vào sản xuất rau, hoa cao cấp. Quá trình triển khai NNCNC của tỉnh đã chứng tỏ doanh nghiệp là đội ngũ tiên

phong trong sản xuất NNCNC, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư lớn, hệ thống quản lý khoa học và xây dựng được thương hiệu sản phẩm gắn với thị trường.

- Áp dụng giống mới và quy trình sản xuất tiên tiến: công nghệ sản xuất trong nhà kính, nhà lưới; sử dụng màng phủ, tưới tiết kiệm…nhập giống mới tốt, ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống…

- Ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất, bảo quản và chế biến…

- Trình độ của người sản xuất được nâng cao nhất là trong các công ty tư nhân

*. Năng suất lao động nông nghiệp bình quân (GDP/lao động) chỉ đạt 30 triệu đồng/năm (Nguồn : IPSARD và WB – nghiên cứu việc làm nông nghiệp 2017)

2Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng tại diễn đàn đối thoại chính sách ngày 20.4.2018, Đà Lạt, Lâm Đồng

PEPSICO – ĐỒNG HÀNH CÙNG NÔNG DÂN TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

Công ty PepsiCo – một trong những công ty tham gia trong nhóm đối tác công tư (PPP) của Bộ Nông nghiệp &PTNT.

PepsiCo vào Việt Nam từ 1994, nhưng đến 2005 mới đầu tư ngành thực phẩm. Đây là một quyết định chiến lược, vì tập đoàn thấy được tiềm năng của Việt Nam trong ngành hàng thực phẩm, mặc dù dung sai thị trường so với các nước khác còn

nhỏ, nhưng tốc độ phát triển rất nhanh giúp cho sự hiện diện danh mục sản phẩm của PepsiCo hoàn thiện hơn. Lâm Đồng, nơi PepsiCo đã triển khai việc nội địa hóa nguồn nguyên liệu khoai tây từ 10 năm nay. Từ chỗ phải nhập ngoại hoàn toàn, hiện PepsiCo tại Việt Nam đã nội địa hóa hơn 80% nguyên liệu khoai tây.

Thu hoạch khoai tây tại ruộng nông dân sản xuất theo hợp đồng của công ty PepsiCo, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng. Ảnh : MC

Theo số liệu 2017 ở Bảng 1, NSLĐNN của Lâm đồng cao hơn 2 lần của cả nước. Trong trường hợp cây hoa thì còn cao hơn nhiều lần. Lý do NSLĐNN cao Lâm Đồng do:

Nguồn: Tham luận của PepsiCo tại Hội nghị 20.4.2018

Page 6: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – CẤT CÁNH TỪ NHỮNG THÁNG ĐẦU …isg.mard.gov.vn/ImageNews/201806070335_ban tin ISG Q1-2018 TV (3).pdf · nhiều thuận lợi, giá tôm tương

Bản tin ISG - Quý I/2018 6

Nhân dịp sự kiện Festival Nhật Bản - Việt Nam (JVF) lần thứ 5 tại TP Hồ Chí Minh (diễn ra từ ngày 26 đến

28/1/2018), chiều 26/1/2018, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức buổi Hội thảo Nông nghiệp với chủ đề ‘Nỗ lực của JICA trong Đối thoại Hợp tác Nông nghiệp Nhật Bản - Việt Nam: Hướng tới thúc đẩy đầu tư tư nhân để xây dựng chuỗi giá trị thực phẩm’. Hội thảo lần này là nơi gặp gỡ giữa các cơ quan chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản, các doanh nghiệp, đoàn thể và các

cá nhân có mối quan tâm tới nền nông nghiệp Việt Nam.

Trong khuôn khổ hỗ trợ của JICA, một số dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp đang được thực hiện tại một số địa phương ở Việt Nam. Tại Nghệ An, JICA đang thực hiện triển khai xây dựng Quy hoạch Tổng thể phát triển Nông nghiệp và kế hoạch hành động để có thể hình thành nên Chuỗi giá trị Thực phẩm thông qua việc thành lập Diễn đàn Thị trường Nông nghiệp (marketing platform) và mô hình sản xuất

nông nghiệp theo hợp đồng.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng dưới sự hỗ trợ của JICA, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng và thực hiện dự án phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường trường đầu tư với 08 bước chiến lược trọng tâm, với mục tiêu xây dựng nông nghiệp Lâm Đồng thành vùng nông nghiệp giá trị cao hàng đầu Đông Nam Á, hình thành các trung tâm sản xuất, chế biến rau, hoa đạt tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế cung cấp cho thị trường Nhật Bản và các thị trường cao cấp khác.

HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾNHẬT BẢN HỖ TRỢ VIỆT NAM TRIỂN KHAI NHIỀU MÔ HÌNH

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN

Ông Takebe Tsuto phát biểu tại hội thảo

Nhờ áp dụng đổi mới, sáng tạo liên tục, năm 2008 năng suất mới chỉ đạt 7.5 tấn/ha, năm 2018 tăng 23 tấn/ha và thu nhập người nông dân rất tốt. Theo ông Nguyễn Đức Huy Giám đốc điều hành công ty ‘Nhóm nông dân Lâm Đồng là nhóm thu nhập cao nhất trong nước, nhưng tư tưởng tiểu nông vẫn là cản trở lớn nhất để họ có cuộc sống tốt hơn. Làm sao nông dân phải thực sự học được kỹ thuật canh tác tốt để áp dụng quá trình trồng trọt và hợp tác tốt hơn. Hiện đời sống họ khá lên chỉ nhờ họ đi trước so với phần còn lại” 3

Yếu tố chính mang lại năng suất lao động cao ở những mô hình sản xuất khoai tây chế biến của công ty PepsiCo

- Giống mới với những đặc tính ưu việt phù hợp cho chế biến

- Quy trình giám sát sản xuất chặt chẽ và khoa học

- Cơ giới hóa cao

- Quy trình sản xuất tiên tiến

- Áp dụng các sáng kiến về phát triển nông nghiệp bền vững

Để phát huy hơn nữa :

- Hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế

- Đơn giản các thủ tục hành chính (công nhận giống mới, thông quan…)

- Khuyến khích và đẩy mạnh các sáng kiến tăng năng suất lao động và thay thế các nông sản nhập khẩu, đồng thời xúc tiến xuất khẩu nông sản

- Chính sách tích tụ đất đai nhằm khuyến khích và mở rộng được quy mô sản xuất phục vụ nguyên liệu chế biến, xuất khẩu.

3Ông Nguyễn Đức Huy, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thực phẩm PepsiCo Việt Nam (PepsiCo Foods Vietnam).

Page 7: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – CẤT CÁNH TỪ NHỮNG THÁNG ĐẦU …isg.mard.gov.vn/ImageNews/201806070335_ban tin ISG Q1-2018 TV (3).pdf · nhiều thuận lợi, giá tôm tương

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một hiệp định thương mại tự do

tiêu chuẩn cao, bởi nó không chỉ đề cập đến các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại,… mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).

Khi đã tham gia CPTPP, Việt Nam không chỉ cam kết mở cửa thị trường, gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tiếp tục tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, mà còn tiếp tục công khai và minh bạch hóa quản lý nhà nước về phát triển thị trường. CPTPP cũng đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn cao về sự minh bạch đối với hàng hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết chanh chấp có tính chất ràng buộc và chặt chẽ. Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình, tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại.

CPTPP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất và cũng chính là nguồn động lực cho sự cải cách kinh tế của Việt Nam một cách sâu rộng. Dự kiến, Hiệp định sẽ mang lại lợi ích cho các quốc gia để từ đó có thể cải cách nhiều lĩnh vực và nâng cao vị thế kinh tế, chính trị. Về hội nhập quốc tế, CPTPP sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại thế giới, giúp Việt Nam phát triển thương mại với các nước như Canada, Mexico hay Peru - các nước chưa ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.4

CPTPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu. Cụ thể là nhiều loại thuế

xuất nhập khẩu sẽ về 0%, tạo thuận lợi cho nhiều mặt hàng nông sản trong nước như cao su, gỗ, cà phê, ca cao, điều, tiêu, gạo, rau quả tươi… thâm nhập thị trường nước ngoài. Để tận dụng được cơ hội xuất khẩu nông sản vào các nước thành viên CPTPP, thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước đến từ việc bảo đảm chất lượng khi phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường.

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm theo các kịch bản khác nhau, thấp nhất là 1,1%, mức cao hơn là 3,5% (khi năng suất lao động tăng vừa); xuất khẩu tăng 4,2 - 6,9%; nhập khẩu tăng 5,3 - 7,6%. Nếu Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội để nâng cao năng suất lao động hơn nữa thì kết quả còn cao hơn. Báo cáo của WB cũng đã tính toán rằng CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam hơn so với RCEP. Lợi ích từ EVFTA với EU cũng rất lớn.

CPTPP có các quy định, cam kết rất toàn diện với chuẩn mực và tính minh bạch rất cao, lại có cơ chế giám sát chặt chẽ. Điều đó sẽ giúp chúng ta tiến hành các cuộc cải cách một cách bài bản, thực chất, nghiêm túc và hiệu quả hơn. Thực hiện tốt cải cách thể chế - đột phá chiến lược này sẽ tạo nền tảng cho đất nước phát triển mạnh trong những năm sau.

Tham gia CPTPP, Việt Nam sẽ có bước phát triển mới vững chắc hơn trong quan hệ với các đối tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam sẽ có nền tảng thể chế và kinh tế-xã hội tốt hơn, có khả năng tự chủ cao hơn trong các mối quan hệ quốc tế, kể cả với các nước lớn.

7 Bản tin ISG - Quý I/2018

CPTPP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP

4Chuyên gia kinh tế Nguyễn Lê Đình Quý, Giám đốc Quỹ Vận hành Ylinkee Venture

CPTPP sẽ tác động tích cực, tập trung vào những ngành có tác động nhiều đến nông dân, với nhiều thị trường lớn.

Page 8: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – CẤT CÁNH TỪ NHỮNG THÁNG ĐẦU …isg.mard.gov.vn/ImageNews/201806070335_ban tin ISG Q1-2018 TV (3).pdf · nhiều thuận lợi, giá tôm tương

Bản tin ISG - Quý I/2018 8

Giấy phép xuất bản số: 32/GP-XBBT, ngày 19/07/2010, Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông Hợp tác xuất bản: Công ty Cổ phần truyền thông và xây dựng Danko

Ý kiến đóng góp xin gửi về: Văn phòng ISG, Phòng 102-104, Nhà B4, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà NộiTel: 024 37711 736 v Email: [email protected] v Website: www.isgmard.org.vn

JICA ĐANG NỖ LỰC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHẬT ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM

Năm 2014, Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã tổ chức Đối thoại cấp cao thường niên song phương về hợp

tác nông nghiệp. Tháng 8/2015, hai bên đã phê duyệt “Tầm nhìn trung và dài hạn” nhằm xây dựng “Chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam”, bao gồm sản xuất nông nghiệp, vận tải, lưu thông, chế biến và bán hàng… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của 2 nước xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản Ken Saito đã đồng chủ trì Đối thoại Nông nghiệp cấp cao Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 4 được tổ chức tại Tokyo Tháng 4.2018. Đối thoại Nông nghiệp cấp cao là cơ chế đối thoại thường niên giữa hai Bộ nhằm đánh giá việc triển khai Tầm nhìn trung và dài hạn về hợp tác nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản đã được phê duyệt năm 2015.Cũng nhân chuyến thăm này, Bộ Nông nghiệp hai nước đã phối hợp tổ chức Diễn đàn kết nối doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản. Hơn 150 đại biểu đến từ 65 doanh nghiệp đã tham dự sự kiện để cùng trao đổi tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực như: phát triển kho lạnh, dịch vụ vận tải, sản xuất rau quả chất lượng cao, chuyển giao công nghệ phân loại sản phẩm, bao bì, đóng gói….Các cuộc đối thoại hợp tác nông nghiệp cấp cao được tổ chức với nỗ lực của JICA nhằm thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Nhật, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản (SMEs) đầu tư và ứng dụng các công nghệ tiên tiến của họ vào phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam.Trong các cuộc đối thoại, cả hai bên đều đã nhận thức việc các doanh nghiệp tư nhân Nhật bản đầu tư vào chuỗi giá trị thực phẩm là một trong những giải pháp quan trọng. Vì thế, MARD đã quyết định thành lập ‘Bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp’ (Agribusiness Japan Desk (ABJD) là đầu mối để tư vấn hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng của Nhật đầu tư vào chuỗi giá trị thực phẩm của Việt Nam. JICA đã cử chuyên gia người Nhật thường trực tại bộ phận ABJD và một cán bộ Việt Nam kiêm phiên dịch tiếng nhật

hỗ trợ cho cả Việt Nam và Nhật Bản làm việc tại MARD.Ngay khi thành lập vào cuối năm 2016, ABJD đã đón tiếp hơn 100 doanh nghiệp Nhật và phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế (ICD/MARD), chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) và đối tác phát triển nông nghiệp bền vững (PSAV) tổ chức hội thảo kết nối doanh nghiệp Việt-Nhật. Tiếp theo đó, ABJD phối hợp với các tổ chức khác để tham gia nhiều sự kiện xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và thúc đẩy trao đổi, kết nối giữa doanh nghiệp hai nước. Cuối tháng 4/2018, ABJD phối hợp với ICD, ISG, PSAV, công ty PepsiCo Việt Nam, nhóm hỗ trợ Nhật Bản tại Lâm Đồng (Japan Desk, thuộc sở Kế hoạch đầu tư Lâm Đồng) tổ chức diễn đàn đối thoại chính sách “Cải thiện năng suất lao động nông nghiệp-vai trò của khu vực tư nhân” với sự tham dự của gần 100 đại biểu, trong đó có đến gần 20 doanh nghiệp Nhật Bản tham dự và chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp của công ty để đạt năng suất lao động cao và tạo thu nhập tốt cho nông dân Việt Nam.Không chỉ JICA, Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng nỗ lực thúc đẩy và hỗ trợ phát triển nông nghiệp Việt Nam. Tính đến 2017, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JBAV) và Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Tp.Hồ chí Minh đã có 1.741 thành viên .ABJD luôn giữ vai trò là cầu nối, là ‘cánh cửa’ tới Nhật đối với các doanh nghiệp Việt Nam và thúc đẩy nhanh tiến trình đến với chuỗi giá trị nông sản Việt Nam đối với các doanh nghiệp Nhật với sự hỗ trợ của JICA, JETRO, JBAV, JBAH, Đại sứ quán, chuyên gia tư vấn và doanh nghiệp.

(Ông Ichiro ABE-chuyên gia tư vấn Doanh nghiệp Nông nghiệp-nhóm hỗ trợ Nhật Bản tại Bộ Nông nghiệp và PTNT).Ông Abe-chuyên gia ABJD (đứng ngoài bên phải) trong chuyến làm việc tại Đồng Tháp, tháng 3.2018