nâng tầm nông nghiệp 3 lâm Đồng bằng bức xạ

8
NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY 5 (XEM TRANG 3) 6 Đạo đức cách mạng của người đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng. Mọi đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng; phải ngăn ngừa và kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân. N gày 23/6, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 05 - NQ/TU của Tỉnh ủy “Về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) giai đoạn 2011 - 2015”. Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Hoàng Sĩ Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Theo báo cáo tại hội nghị, qua 3 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy đã được quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, từng bước đi vào cuộc sống. Qua đó, đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo phương thức truyền thống... HơN 13 NGàN Tỷ đồNG NGUồN VốN THựC HIệN CHươNG TRìNH NNCNC | Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU. ° Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đà Lạt. Trở thành tỷ phú nhờ mạnh dạn tái canh cà phê Nâng tầm nông nghiệp Lâm Đồng bằng bức xạ 3 Xây dựng, phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào DTTS (XEM TRANG 4) ° Trẻ em vùng đồng bào DTTS trong giờ học ở trường mầm non. ° Ứng dụng bức xạ, nông dân Lâm Đồng sẽ có thị trường xuất khẩu nông sản. Đề án vị trí việc làm - những điều còn băn khoăn Cưỡng chế, chặt phá cây trồng của dân không thông báo trước gây bất bình dư luận 7 Có không việc “biến” hợp đồng vay tiền thành hợp đồng bán đất? (XEM TIẾP TRANG 2) BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577 4091 THÖÙ TÖ 25-6-2014 Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected]

Upload: others

Post on 07-Apr-2022

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nâng tầm nông nghiệp 3 Lâm Đồng bằng bức xạ

NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY

5

(XEM TRANG 3)

6

Đạo đức cách mạng của người đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng. Mọi đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng; phải ngăn ngừa và kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân.

N gày 23/6, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết

số 05 - NQ/TU của Tỉnh ủy “Về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) giai đoạn 2011 - 2015”. Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Hoàng Sĩ Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo tại hội nghị, qua 3 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy đã được quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, từng bước đi vào cuộc sống. Qua đó, đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo phương thức truyền thống...

Hơn 13 ngàn tỷ đồng nguồn vốn tHực Hiện cHương trìnH nncnc

| Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU.

° Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đà Lạt.

Trở thành tỷ phú nhờ mạnh dạn tái canh cà phê

Nâng tầm nông nghiệp Lâm Đồng bằng bức xạ

3

Xây dựng, phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào DTTS

(XEM TRANG 4)

° Trẻ em vùng đồng bào DTTS trong giờ học ở trường mầm non.° Ứng dụng bức xạ, nông dân Lâm Đồng sẽ có thị trường xuất khẩu nông sản.

Đề án vị trí việc làm - những điều còn băn khoăn

Cưỡng chế, chặt phá cây trồng của dân không thông báo trước gây bất bình dư luận

7 Có không việc “biến” hợp đồng vay tiền thành hợp đồng bán đất?

(XEM TIẾP TRANG 2)

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNwww.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577

4091 THÖÙ TÖ 25-6-2014

Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏTÑieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

Page 2: Nâng tầm nông nghiệp 3 Lâm Đồng bằng bức xạ

thÖÙ tÖ 25 - 6 - 20142

... sang sản xuất hàng hóa hiện đại, hiệu quả. Các hộ dân, doanh nghiệp đã thay đổi nhận thức, xác định rõ sản xuất NNCNC là khâu then chốt, đột phá trong sản xuất, từ đó chủ động nắm bắt, tiếp cận thông tin và mạnh dạn đầu tư tổ chức lại sản xuất. Việc phát triển vùng sản xuất NNCNC trên đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực được chú trọng. Đến nay, toàn tỉnh có trên 15.300ha cà phê, 5.600ha chè, 14.600ha diện tích rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng NNCNC, tổng đàn bò sữa đạt gần 10 ngàn con; công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển thương hiệu được đẩy mạnh với 39 đề tài được chuyển giao kỹ thuật, 36 doanh nghiệp, tổ chức và 83 cơ sở, hộ chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao, Việt Gap, Oganic, UTZ…; Có 4 doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là doanh nghiệp NNCNC; Dự án khu công nghệ sinh học và NNCNC đã được UBND tỉnh phê duyệt với diện tích 221ha… Tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình NNCNC giai đoạn 2011 - 2013 đạt trên 13 ngàn tỷ đồng. Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy, ngành nông, lâm, thủy sản của Lâm Đồng đã tăng trưởng bình quân đạt gần 8,6%, chiếm tỷ trọng 36,9% trong cơ cấu kinh tế địa phương. Tổng diện tích sản xuất

NNCNC đạt hơn 39.000ha, chiếm 15% diện tích đất canh tác nông nghiệp của tỉnh; năng suất giá trị nông sản tăng khoảng 30% khi áp dụng công nghệ cao, giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích toàn tỉnh năm 2013 đạt 122 triệu đồng/1ha, riêng diện tích NNCNC đạt khoảng 300 triệu đồng/1ha.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến đã ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các ngành, các cấp cũng như người dân và đơn vị, doanh nghiệp ở các địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy. Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy một cách có hiệu quả trong thời gian tới thì đồng chí đã chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện một số nội dung như: tiếp tục đẩy mạnh phát triển NNCNC gắn với các chương trình tái cơ cấu kinh tế của tỉnh; cần tiếp tục rà soát hoàn chỉnh quy hoạch đối với từng loại cây trồng chủ yếu; xây dựng hoàn chỉnh các tiêu chí về NNCNC; xây dựng đề án tín dụng phát triển NNCNC; tiếp tục kêu gọi đầu tư vào sản xuất NNCNC; tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp hợp tác, liên kết trong sản xuất NNCNC; gắn kết phát triển NNCNC với xây dựng NTM; đẩy mạnh phát triển NNCNC tương xứng với tiềm năng lợi thế của địa phương…

DUY NGUYỄN

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ký quyết định ban hành “Quy chế Xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng”. Theo đó, trên cơ sở định hướng phát triển KT-XH tỉnh Lâm Đồng theo từng thời kỳ, chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng được xây dựng nhằm cải thiện chính sách, môi trường thu hút đầu tư; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về thương mại - du lịch và mở rộng phát triển thị trường trong nước và ngoài nước. Cũng theo quy chế này, nhóm các sản phẩm du lịch chủ lực và thị trường xúc tiến du lịch của tỉnh Lâm Đồng đã được xác định rõ: Về các nhóm sản phẩm du lịch gồm có du lịch nghỉ dưỡng; du lịch nghiên cứu, tìm hiểu di sản văn hóa các dân tộc; du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng

núi và hồ trên núi; du lịch thể thao mạo hiểm theo các chuyên đề; sản phẩm du lịch gắn liền rau, hoa và nông nghiệp công nghệ cao; du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo; du lịch văn hóa tâm linh; và các tour du lịch liên kết vùng với các tỉnh Tây Nguyên, các tour du lịch kết nối rừng - biển. Về thị trường khách du lịch được phân thành hai nhóm. Nhóm thị trường nội địa gồm TP HCM, các tỉnh Đông Nam Bộ, các tỉnh Tây Nam Bộ, các tỉnh duyên hải Trung Bộ; thị trường Hà Nội và các tỉnh phía bắc. Nhóm thị trường khách nước ngoài gồm thị trường các nước trong khối ASEAN; thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; thị trường Bắc Mỹ, châu Âu; thị trường Úc, New Zealand, Nga và Nam Mỹ; và thị trường Đông Âu và vùng Vịnh.

K.D

Xác định sản phẩm và thị trường chính trong xúc tiến du lịch

6 tháng đầu năm 2014, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Đam Rông đạt gần 15 tỷ đồng, tăng 16,1% so với cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 82,8%, ngành công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng 17,2%. Tuy nhiên, các cơ sở chế biến, khai thác trên địa bàn còn nhỏ lẻ, chủ yếu sử dụng lao động thủ công, nên giá trị

sản xuất chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện. Để tăng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, huyện Đam Rông đang có những chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh xây dựng các cơ sở chế biến, khai thác; đồng thời, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn về vốn vay, để mở rộng quy mô sản xuất. Lê TUấN

Đam RôNG: Giá trị sản xuất TTCN đạt gần 15 tỷ đồng

Lạc DươNG: Đưa ra khỏi quy hoạch 4 cán bộ, công chức

Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, UBND huyện Lạc Dương cho biết, trong 6 tháng qua, huyện đã đưa ra khỏi quy hoạch 4 cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn. Cùng đó, cũng trong thời gian này, UBND huyện đã bổ sung 14 cán bộ, công chức và viên chức vào quy hoạch. Đồng thời, huyện cũng đã bổ nhiệm chức danh cho 3 cán bộ thuộc diện quy hoạch và chuyển đổi vị trí công tác cho 9 công chức cấp xã. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2014, UBND huyện Lạc Dương đã thực hiện nâng lương cho 52 cán bộ, công chức và viên chức; và giải quyết chế độ thôi việc và nghỉ hưu cho 4 người. K.D

Đam RôNG: Tăng cường công tác quản lý về tài nguyên khoáng sản

Bên cạnh việc phối hợp với UBND các xã tiến hành kiểm tra tình hình khai thác khoáng sản trái phép tại các khu vực trên địa bàn huyện, từ đầu năm đến nay, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đam Rông đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 2 đợt giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực Tiểu khu 177, 178, 181, xã Liêng Srônh, qua đó tiến hành đốt phá hủy 2 máy nổ, 5 lán trại, 2 máng đãi bằng gỗ, 10 cuộn dây ống bằng nhựa và các vật dụng dùng để khai thác khoáng sản trái phép.

Ngoài ra, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện còn tham mưu UBND huyện thành lập tổ chốt chặn tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực trên. Trong thời gian chốt chặn hoạt động, đã thực hiện phá hủy 3 máy nổ, 1 củ bơm phát điện, 400m dây ống, 3 lán trại và các vật dụng dùng để khai thác khoáng sản trái phép. Nhờ vậy, cơ bản đảm bảo công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện.

Đam TRọNG

Hơn 13 ngàn tỷ đồng... (TIẾP TRANG 1)

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTX) Đông Di Linh (thị trấn Di Linh)

vừa tổ chức Đại hội thành viên để đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động trong nhiệm kỳ 2009 - 2013; bầu Ban Chủ nhiệm khóa mới và bàn bạc, thông qua phương án sản xuất nhiệm kỳ 2014 - 2019.

Trong nhiệm kỳ 2009 - 2013, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTX) Đông Di Linh (thị trấn Di Linh) đã triển khai xong việc đấu giá, thanh lý vườn cây và chuyển giao quyền sử dụng đất cho xã viên. Nhờ vậy, xã viên trong HTX đã gắn bó với vườn cây và tích cực đầu tư thâm canh cây trồng (phần lớn là cây cà phê). HTX đã liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để đầu tư ứng trước gần

6.000 tấn phân bón trả chậm cho trên 2.300 lượt xã viên để thâm canh cây trồng; đồng thời, gắn kết với một số đơn vị, doanh nghiệp tổ chức hội thảo, chuyển giao kỹ thuật cho xã viên sản xuất cà phê theo hướng bền vững (theo tiêu chuẩn 4C, UTZ…) và cải tạo vườn cà phê bằng các giống cao sản. Ngoài ra, HTX Đông Di Linh còn mở mang thêm một số dịch vụ ngành nghề; hỗ trợ cho xã viên vay hơn 2,8 tỷ đồng để mua sắm nông cụ, thâm canh và tái canh cà phê. Điểm nổi bật là HTX Đông Di Linh vẫn giữ vững được đơn vị kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả. Trong 5 năm qua, doanh số hoạt động của HTX là 45 tỷ đồng và lợi nhuận (trước thuế) đạt 5 tỷ đồng.

BÙI TRưỞNG

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông Di Linh Đại hội nhiệm kỳ 2014 - 2019

° Một vườn cà phê xanh tốt của xã viên HTX Đông Di Linh.

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quy định định mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo Chương trình 135 trên địa bàn. Theo đó, đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhóm hộ (gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo và những hộ khác có kinh nghiệm sản xuất, cùng giúp nhau thoát nghèo) ở các thôn, buôn thuộc xã đặc biệt khó khăn được ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ từ 75% - 100% kinh phí mua máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch; đầu tư giống cây trồng, vật nuôi và vật tư thiết yếu để phục vụ sản xuất. Kinh phí hỗ trợ tối đa

cho mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo từ 10 - 15 triệu đồng/hộ; cho mỗi nhóm hộ vừa nêu từ 75 - 125 triệu đồng. Đặc biệt Nhà nước sẽ hỗ trợ từ 30 - 75% trên tổng số nguồn vốn đầu tư từ 125 - 200 triệu đồng/mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến, mang tính đặc thù cơ giới hóa, nông nghiệp công nghệ cao…Ngoài ra còn có những định mức kinh phí hỗ trợ khác về các công tác khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm; tập huấn chuyển giao kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất mới…

VŨ VĂN

Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo phát triển sản xuất

Công ty cổ phần Chăn nuôi gà Đà Lạt vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép triển khai Dự án Xây dựng khu dân cư mới ở thôn Phú Lộc, xã Phú Hội, Đức Trọng. Theo đó, trên diện tích 4,24ha, dự án sẽ đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng gồm: san nền, phân lô (2,37ha); hệ thống giao thông nội bộ, bãi đỗ xe (1,05ha); các công trình cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường (0,19ha); đất trồng cây xanh, thảm cỏ (0,63ha). Với tổng số vốn đầu tư hơn 13 tỷ đồng, thời gian sử dụng diện tích đất ở được cấp ổn định, lâu dài; sử dụng diện tích đất chuyên dùng được cấp 50 năm,

sau khi được phê duyệt thiết kế, cấp phép theo từng quy hoạch chi tiết, dự án sẽ hoàn thành tất cả các hạng mục xây dựng vào cuối quý 2/2016, nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu nhà ở mới trên địa bàn xã Phú Hội nói riêng, huyện Đức Trọng nói chung. Đối với thu nhập từ hoạt động xây dựng khu dân cư mới, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Chăn nuôi gà Đà Lạt được miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo. Bên cạnh đó, chủ đầu tư có trách nhiệm giao lại cho chính quyền địa phương ít nhất 15% diện tích đất ở đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo quy định.

VŨ VĂN

Xây dựng đồng bộ khu dân cư mới ở xã

Ngày 23/6/2014, UBND tỉnh ban hành Công văn số 3149 về việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh sẽ thành lập đoàn công tác liên ngành để triển khai các biện pháp bình ổn giá đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh; thiết lập “đường dây nóng” tại Sở Tài chính, Sở Công thương, Chi cục Quản lý thị trường và UBND huyện, thành phố nhằm giải đáp thắc mắc và tiếp nhận thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân

trong quá trình triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. UBND các huyện, thành phố lập danh sách các cá nhân kinh doanh sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện phải xác định giá và đăng ký giá. Đôn đốc, tiếp nhận hồ sơ giá tối đa, hồ sơ đăng ký giá của các cá nhân trên địa bàn. Các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, thanh tra việc chấp hành mức giá tối đa, đăng ký, niêm yết giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi…

TS

Thực hiện các biện pháp bình ổn giá sữa dành cho trẻ em

thôøi söï - chính trò

Page 3: Nâng tầm nông nghiệp 3 Lâm Đồng bằng bức xạ

THÖÙ TÖ 25 - 6 - 2014 3

°Cỗ xe tưới cỏ với bán kính đến 60m.

Gần 250 triệu đồng mua xe tưới nước cho cỏ

Công ty TNHH Kim Ngân (xã Tân Hà, Lâm Hà) vừa mua về từ Pháp 1 cỗ xe cuốn tưới tự động với tổng kinh phí gần 250 triệu đồng. Với hệ thống vận hành khép kín, cỗ xe bơm nước từ hồ chứa lên với công suất lớn, sau đó điều khiển bằng bảng hộp số để di chuyển với tốc độ tối đa 10km/giờ, phun vòi

rồng tưới nước cho 9ha đồng cỏ trong bán kính từ 40 - 60m. Đây là đồng cỏ mà Công ty Kim Ngân trồng để nuôi đàn bò sữa 150 con mua về từ Thái Lan, trong đó có khoảng 75 con bò cho sữa; số còn lại để phối giống cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi bò sữa của nông dân địa phương. VŨ VĂN

Chế biến lâm sản đạt giá trị trên 99 tỷ đồng

Theo Sở NN-PTNT, thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng - nhất là bảo vệ rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh… từ đầu năm 2014 tới nay, UBND tỉnh đã có văn bản tạm ngưng khai thác rừng tự nhiên - nhất là khai thác gỗ. Văn bản này đã có tác động tới nguồn nguyên liệu hoạt động của 124 doanh nghiệp, 370 cơ sở và hộ cá thể đang hoạt động chế biến lâm sản với tổng năng lực chế biến 200.000m3 gỗ/năm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhờ một số doanh

nghiệp và cơ sở đã quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tăng năng lực sản xuất, giảm giá thành sản phẩm cũng như khai thác tốt nguồn nguyên liệu là gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ… tổng giá trị chế biến lâm sản của tỉnh 6 tháng đầu năm nay vẫn đạt 99,2 tỷ đồng với sản phẩm tiêu thụ 10.500m3 gỗ xẻ, 1.550 sản phẩm mộc, 2.250m3 ván ghép thanh… lượng gỗ nguyên liệu đưa vào chế biến ước khoảng 30.000m3 gỗ tròn và 1.200m3 gỗ hộp. ĐỨC HƯNG

Đầu tư trước mắt 2 tỷ đồng Phòng thí nghiệm “Ứng dụng

kỹ thuật hạt nhân” nhằm nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu và học tập của giảng viên, sinh viên đại học và sau đại học thực tập và nghiên cứu. ĐHĐL định hướng đến 3 nội dung cơ bản là nông nghiệp sử dụng bức xạ để tạo đột biến, đặc biệt là giống cây trồng; phát triển chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch; an toàn môi trường (như giảm thiểu tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng nguồn nước…). Vì vậy, Trường sẽ chia ra từng giai đoạn đầu tư, trước mắt xây dựng gamma cell khoảng 2 tỷ đồng để tạo được đột biến ngay các loại giống. Hiện, Trường đã có phòng quan

Nâng tầm nông nghiệp Lâm Đồng bằng bức xạ ª MINH ĐẠO

trắc môi trường thuộc hiện đại nhất ở Việt Nam và sẽ hướng đến phát triển thành trung tâm chiếu xạ của vùng. Đồng thời, ĐHĐL xây dựng và hoàn thành vào cuối năm nay hệ thống nhà kính đúng quy chuẩn để Israel hỗ trợ công nghệ hiện đại về tưới nhỏ giọt. Phát huy thế mạnh sẵn có của mình, ĐHĐL đang tích cực phát triển theo hướng đan xen giữa các ngành khoa học (vật lý hạt nhân, nông lâm, sinh học, hóa học, môi trường, du lịch…). Những thành tựu nghiên cứu về bức xạ, ĐHĐL sẽ ký kết với Hội Nông dân để chuyển giao công nghệ và đưa sinh viên thực tế tại ruộng của nông dân Lâm Đồng.

Dự án được triển khai với đội

MỘT TRONG NHỮNG NỘI DUNG TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 641 (NGÀY 28/3/2014) CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG LÀ “ĐƯA TỶ LỆ CÁC GIỐNG ĐỘT BIẾN CHIẾM ÍT NHẤT 5%-10% TỔNG SỐ GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VI SINH VẬT MỚI TRÊN ĐỊA BÀN LÂM ĐỒNG”. TỈNH SẼ LIÊN KẾT, PHỐI HỢP NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO NHÂN LỰC… VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRUNG ƯƠNG NHƯ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT (ĐHĐL). NGÀY 23/6, HIỆU TRƯỞNG, PGS, TS VẬT LÝ HẠT NHÂN NGUYỄN ĐỨC HÒA CHO BIẾT: DỰ ÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM “ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HẠT NHÂN” TẠI ĐHĐL DO NHIỀU NHÀ KHOA HỌC TRONG TRƯỜNG VÀ GS ĐẾN TỪ NHẬT BẢN ĐÃ TRIỂN KHAI.

ngũ các nhà khoa học của Trường và các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản,… đặc biệt có GS Tamikazu Kume hiện là cán bộ thỉnh giảng. GS Tamikazu Kume là người Nhật, 69 tuổi, hơn 30 năm công tác tại Cục Năng lượng nguyên tử Nhật Bản (JAEA) với tư cách là Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ bức xạ. Ông có 7 bằng phát minh sáng chế quốc tế (ví dụ: Chất kích thích sinh trưởng thực vật, bằng sáng chế của Mỹ; Tạo các màng mỏng chitosan chữa bỏng từ celllose, bằng sáng chế của Nhật,…). GS Kume còn có 150 bài báo quốc tế, chủ yếu lĩnh vực bức xạ trong nông nghiệp và phản biện khoảng 90 bài báo của các nhà khoa

học khác...

Bảo quản khoai tây từ 2 tháng lên 8 tháng

Ở Nhật Bản, GS Kume đã nghiên cứu thành công và áp dụng đề tài chiếu xạ thực phẩm ngăn không cho khoai tây nẩy mầm, nhờ đó khoai tây từ chỉ để được 2 tháng, sau chiếu xạ để được 8 tháng. Phương pháp này cũng được áp dụng nhiều loại nông sản khác như hành, tỏi…Những đề tài khác của GS Kume và cộng sự ở JAEA được ứng dụng như: chiếu xạ polymer tự nhiên tạo kích thích tăng trưởng; tạo các màng mỏng trị bỏng, tạo bộ lọc trong máy lạnh; tạo các giống cây đột biến như lúa, hoa cúc, hoa cẩm chướng…; khử trùng các hải sản, trái cây, hoa… để xuất khẩu. Ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp cho thấy hiệu quả kinh tế tăng lên gấp rất nhiều lần. Ở Nhật Bản, cứ 1 USD đầu tư vào ứng dụng hạt nhân trong nông nghiệp tạo ra được 1.000 USD. Giai đoạn 1949 - 2005, nước này đã đầu tư khoảng 68 triệu USD cho ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp và đã tạo ra được 61 tỷ USD.

Nhận xét về nông nghiệp Đà Lạt và Lâm Đồng, GS Kume nói: Tôi chưa có dịp nghiên cứu sâu nhưng tìm hiểu ban đầu cho thấy ở đây giống không chủ động được; việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và nước còn nhiều quá. Hàng nông sản của người nông dân địa phương chưa được ứng dụng

công nghệ chiếu xạ để xử lý, chế biến, bảo quản nên rất khó xuất khẩu vào các thị trường lớn có các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch nghiêm ngặt như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản… “Trường ĐHĐL triển khai dự án sẽ thành công, trong đó ứng dụng thành tựu nghiên cứu của tôi đã triển khai ở Nhật Bản về kích thích tăng trưởng bằng polymer tự nhiên và các đột biến về giống sẽ chủ động được giống. Nhưng quan trọng nhất là đào tạo nguồn nhân lực để áp dụng thành tựu này. Đây là điều tôi mong muốn được cống hiến tại Trường ĐHĐL”, GS Kume nói.

Khẳng định của PGS Nguyễn Đức Hòa việc xây dựng phòng thí nghiệm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân “không chỉ cần thiết mà cấp thiết” là rất có cơ sở.

Tỉnh Lâm Đồng là trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của quốc gia, lại có nhiều cơ quan chuyên ngành của trung ương đóng trên địa bàn, vấn đề ứng dụng bức xạ càng cần đi đầu. Tỉnh đã đặt ra: nghiên cứu chọn tạo một số giống rau, cây ăn quả có năng suất và chất lượng cao và một số giống hoa đột biến như hoa cát tường, hoa cúc,…; đưa vào sản xuất 2-3 chế phẩm mới phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và tạo nông phẩm sạch; đưa vào khảo nghiệm 5-10 dòng rau, 2-5 dòng cây ăn quả, 5-10 dòng hoa biến dị có tính ưu việt cao để phát triển thành giống đột biến mới…ª

°GS Kume thuyết trình những giống mới được tạo ra từ đột biến tại JAEA.

Vợ chồng anh Vũ Đình Nghị theo bố mẹ từ Nam Định vào Hòa Nam (huyện Di

Linh) định cư năm 1984 theo diện KTM. Năm 1992, sau khi lập gia đình, vợ chồng anh chị được bố mẹ chồng cho ra ở riêng trên lô đất 1,25ha. Buổi đầu anh chị vẫn theo nghiệp bố mẹ, kết hợp giữa trồng sản xuất cà phê với chăn nuôi heo. Nhưng rồi, heo liên tục bị mất giá, thua lỗ hoài, vợ chồng quyết định bỏ chăn nuôi, dồn sức sản xuất cà phê. Tuy vậy, với giống cà phê cũ, lâu ngày bị thoái hóa dần, nên có chăm sóc đến đâu cũng không cho năng suất, chất lượng cao như mong muốn. Vì

Trở thành tỷ phú nhờ mạnh dạn tái canh cà phê

ª HOÀNG ĐẠI HUYNH

vậy, đến năm 2012, anh Nghị mạnh dạn vay của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NHNo-PTNT) Hòa Ninh 100 triệu đồng để tái canh cà phê. Với nguồn vốn được vay đó, anh Nghị chặt phát toàn bộ cành ngọn diện tích 7 sào cà phê đang cho thu hoạch, để lại gốc cách mặt đất 25cm, sau đó ghép chồi cà phê giống cao sản TR4 (nông dân vẫn thường gọi giống cà phê 138). Kết quả, sau 2 năm tái canh theo phương pháp ghép chồi nói trên, 7 sào cà phê của gia đình anh Nghị phát triển rất tốt, cho thu hoạch với năng suất trên dưới 5,5 tấn nhân/ha.

Thấy được hiệu quả của tái canh

mang lại rất khả quan, năm 2013, vợ chồng Vũ Đình Nghị quyết định vay tiếp của Chi nhánh NHNo-PTNT Hòa Ninh 100 triệu đồng, tổ chức vườn ươm cây giống 3,5 sào để cung cấp cây giống cho bản thân và bà con trong vùng mở rộng diện tích tái canh cà phê. Với vườn ươm của gia đình gieo ươm, chiết chồi, chăm sóc đúng quy trình phát triển tốt, có uy tín với bà con nông dân tại địa phương, hàng năm anh Nghị xuất bán 300.000 cây giống, với mức giá từ 6.000-15.000 đồng/cây (tùy vào độ tuổi của cây giống). Anh Nghị cho biết, với nguồn thu từ 7 sào cà phê tái canh và vườn ươm cây giống cà phê tái canh, hai năm trở lại đây, gia đình có thu nhập 2 tỷ đồng/năm, sau khi trừ hết các khoản chi phí đầu tư, lãi ròng lên đến trên 1,2 tỷ đồng/năm.

Với bản chất thật thà và khiêm tốn, anh Nghị rất nhiệt tình hướng dẫn cho bà con kỹ thuật phát tán để lại gốc cây mẹ (thường là gốc cà phê mít, robita), cách ghép chồi, ươm cây giống, chăm sóc, thu hoạch cà phê… Hơn thế nữa, nếu hộ dân nào khó khăn về vốn đầu tư, anh sẵn sàng cho mua chịu không tính lãi cây giống, hoặc sẵn sàng cho mượn vốn mua phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật. Vì vậy, vợ chồng anh không những được bà con trong vùng yêu mến, mà còn được chính quyền địa phương tín nhiệm giới thiệu với các ngành chức năng, bà con trong, ngoài địa phương đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm về mô hình tái canh cà phê.ª

°Anh Vũ Đình Nghị đang hướng dẫn kỹ thuật ghép chồi trong tái canh cà phê cho khách.

KINH TEÁ

Page 4: Nâng tầm nông nghiệp 3 Lâm Đồng bằng bức xạ

4 THÖÙ TÖ 25 - 6 - 2014

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ II - 2014

VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

Công đoàn Ngân hàng MHBgóp phần nâng cao

hiệu quả kinh doanhª QUỲNH UYỂN

Trưng bày gần 60 đầu sáchvề chủ quyền biển, đảo Việt NamTại Thư viện tỉnh hiện đang diễn ra trưng bày sách với chủ đề

về “Chủ quyền biển, đảo Việt Nam” giới thiệu với bạn đọc gần 60 đầu sách về biển, đảo là những tư liệu, cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Những tác phẩm này là công trình nghiên cứu của các sử gia, các nhà địa lý học, các chuyên gia trong và ngoài nước viết về chủ quyền biên giới Việt Nam trên biển, những sự kiện tư liệu lịch sử, cơ sở pháp lý khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Cụ thể như: Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982, Việt Nam với việc thực hiện Công ước về Luật Biển năm 1982, Lẽ phải (Luật quốc tế và Chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), Toàn cảnh biển đảo Việt Nam, Bảo vệ chủ quyền biển đảo, Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam, Hỏi đáp về các đảo, quần đảo, vịnh, vũng nổi tiếng ở Việt Nam, Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trường ca biển thương lượng với thời gian, Địa lý biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa, Sinh vật và hệ sinh thái biển... Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm văn học viết về biển đã khẳng định biển Đông luôn tồn tại trong tâm thức, tình cảm người Việt từ bao đời. Ông Hồ Thanh Hà - Giám đốc Thư viện tỉnh cho biết, Trưng bày sách với chủ đề “Sách về chủ quyền biển, đảo Việt Nam” là nội dung trưng bày diễn ra xuyên suốt trong năm 2014, và trong nhiều hoạt động đưa sách về cơ sở của thư viện tỉnh trong thời gian sắp tới. Q.U

Ngày 21/6/2014, tại Đà Lạt đã diễn ra Hội nghị BCH Công đoàn Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Ngân hàng MHB) với sự tham dự của đại diện công đoàn

cơ sở trực thuộc đến từ 45 chi nhánh, văn phòng, sở giao dịch của hệ thống ngân hàng MHB trong cả nước. Với quan niệm: nguồn nhân lực quyết định mọi thành công của doanh nghiệp; nên đi đôi với việc tuyên truyền, giáo dục, Công đoàn ngân hàng MHB đã không ngừng chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên và người lao động. Trong năm 2013, công đoàn ngân hàng đã tổ chức tốt việc chăm lo đời sống, thăm hỏi, hỗ trợ, giúp đỡ đối với đoàn viên, CNVCLĐ với tổng số tiền 2,5 tỷ đồng; tạo điều kiện cho người lao động được học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng. Các phong trào thi đua do công đoàn phát động đã diễn ra sôi nổi ở từng văn phòng đại diện, từng chi nhánh, từng bộ phận như thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, thi đua huy động vốn, thi đua thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thi đua “Đề cao giá trị đạo đức nghề nghiệp”. Trong năm toàn hệ thống Ngân hàng MHB có nhiều giao dịch viên (là thủ quỹ, kiểm ngân) trả lại tiền thừa cho khách hàng trên 1.000 món với tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng, đã tạo hình ảnh tốt cho thương hiệu MHB, nêu cao phẩm chất đạo đức trung thực của người cán bộ ngân hàng. Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đã được tổ chức tạo nên đời sống tinh thần vui tươi, lành mạnh cho người lao động, tạo sự gắn kết giữa người lao động với nhau và giữa người lao động với công sở… Đã có 28/45 công đoàn cơ sở đạt vững mạnh xuất sắc, 12 CĐCS vững mạnh, chỉ có 1 CĐCS đạt trung bình.

Cùng với sự lớn mạnh của Ngân hàng MHB, tổ chức công đoàn và đội ngũ đoàn viên CNVC - LĐ đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ vậy, trong năm qua, dù tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngành ngân hàng, nhưng đội ngũ CNVCLĐ ở Ngân hàng MHB vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn, đưa hoạt động kinh doanh của MHB Bank tăng trưởng và phát triển ổn định. Năm qua, toàn hệ thống Ngân hàng MHB đã huy động vốn đạt 32.516 tỷ đồng. Đến cuối tháng 5/2014 nguồn vốn huy động đạt gần 26.000 tỷ đồng, cơ cấu nguồn vốn tiếp tục được cải thiện theo hướng tích cực, ổn định và bền vững. Từ đó ngân hàng đã triển khai các giải pháp đẩy mạnh tín dụng có hiệu quả, phát triển kinh doanh cung cấp dịch vụ để đa dạng hóa và tăng nguồn thu.

Có mặt ở Lâm Đồng từ năm 2003, Chi nhánh Ngân hàng MHB Lâm Đồng với các văn phòng giao dịch tại Đà Lạt, Đức Trọng, Bảo Lộc đã tham gia phục vụ việc phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn vay cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng các công trình phúc lợi trường - trạm, cải tạo nhà cửa tại địa phương. Ngân hàng đặc biệt quan tâm và hỗ trợ mạnh mẽ nhu cầu vốn mua nhà thuộc sở hữu nhà nước đối với CBNV và người lao động, góp phần tích cực vào việc tái quy hoạch và chỉnh trang đô thị thành phố Đà Lạt góp sức cùng chính quyền và nhân dân trong tỉnh, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, được khách hàng tín nhiệm.ª

Sau gần 20 tháng học tập (kể từ ngày 2/12/2012), lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính (khóa 6, hệ tại chức) do Trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng tổ chức tại huyện Bảo Lâm đã kết thúc.

Kết thúc khóa đào tạo có 73 học viên (là cán bộ công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn trong huyện) được công nhận tốt nghiệp; trong đó, có 52% đạt loại khá và 48% đạt trung bình. Được biết, trong thời gian học

tập, các học viên học tập 7 học phần: Những vấn đề cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Một số vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Khoa học hành chính. Một số nội dung cơ bản về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế, văn hóa, đối ngoại. Quốc phòng an ninh. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ công tác Đảng, đoàn thể. Tình hình và nhiệm vụ của địa phương. XUÂN LONG

Thực hiện Chương trình 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững năm 2014, hai xã nghèo Gia Bắc và Đinh Trang Thượng (huyện Di Linh) được Nhà nước phân bổ kinh phí 2 tỷ đồng để mua phân bón và trang bị nông cụ phục vụ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo.

Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn xã Gia Bắc có 96 hộ nghèo và cận nghèo; trong đó, có 63 hộ đăng ký thoát nghèo. Thực hiện chương trình này,

những hộ đăng ký thoát nghèo nói trên sẽ được Nhà nước đầu tư 900 triệu đồng giúp họ phát triển sản xuất. Để nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả, UBND xã Gia Bắc đã tiến hành họp dân và xây dựng kế hoạch các hạng mục đầu tư. Theo đó, UBND xã đã đầu tư 17 máy phát cỏ, 10 bình xịt thuốc, 1.650 mét ống tưới nước và 1.221kg bắp giống. Bên cạnh đó, các hộ nói trên còn được đầu tư hơn 35 tấn phân bón NPK, gần 48 tấn phân vi sinh

để thâm canh tăng năng suất cây trồng. Riêng 100 hộ ở xã Đinh Trang

Thượng (trong đó, có 67 hộ nghèo và 33 hộ cận nghèo) được đầu tư 74 tấn phân bón NPK, 36 máy cắt cỏ, với tổng trị giá 1,1 tỷ đồng. Được biết, từ chương trình này, năm 2013, trong số 108 hộ nghèo của xã Đinh Trang Thượng đã giảm xuống còn 67 hộ. Trong năm 2014, Đinh Trang Thượng phấn đấu sẽ giảm 37 hộ nghèo.

NDONG BRỪM

Di Linh cấp phân bón và nông cụ sản xuất cho hộ nghèo

° Cấp phân bón cho hộ nghèo tại xã

Đinh Trang Thượng.

BẢO LÂM: Kết thúc lớp Trung cấp Chính trị - Hành chính

Lâm Đồng có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân số trên 1,2 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên 256 ngàn

người, chiếm tỷ lệ 21%. Toàn tỉnh có 39 xã nghèo, 823 thôn có đông đồng bào DTTS. Xuất phát từ đặc thù là tỉnh có đông đồng bào DTTS, nên công tác dân vận nói chung, dân vận ở vùng DTTS nói riêng, luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh từ trước đến nay. Các nội dung nghị quyết của Trung ương đã được Lâm Đồng vận

dụng sáng tạo, phù hợp với địa phương, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân, nâng cao nhận thức, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở thực hiện các Nghị quyết Trung ương 8B (khóa VI) về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc... mục tiêu bao trùm xuyên suốt trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy đối với công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS là huy động trách

Xây dựng, phát triển toàn diện, bền vữngvùng đồng bào DTTS

ª NGUYỆT THU

nhiệm, nguồn lực của cả hệ thống chính trị và xã hội tập trung xây dựng, phát triển toàn diện, bền vững vùng DTTS. Trọng tâm là tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức tự lực, tự cường, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong đồng bào DTTS. Thực hiện có chất lượng, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, các dự án đầu tư phát triển KT - XH... Trong quá trình lãnh đạo, Tỉnh ủy đã phân công trách nhiệm cụ thể, tạo điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, người đứng đầu, nhất là cơ quan tham mưu về công tác dân vận.

Bên cạnh đó, công tác lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy đối với hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, các cơ quan nhà nước ở vùng DTTS, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong vùng DTTS luôn được chú trọng. MTTQ thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương, đội ngũ cán bộ thực hiện cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước. Gắn chặt công tác quản lý Nhà nước với hoạt động công tác dân vận, trọng tâm là triển khai thực hiện tốt chính sách dân tộc, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sạch, điện sinh hoạt, giải quyết việc làm, hỗ trợ sản xuất...

° Trẻ em vùng đồng bào DTTS trong giờ học ở trường mầm non.

(XEM TIẾP TRANG 6)

Page 5: Nâng tầm nông nghiệp 3 Lâm Đồng bằng bức xạ

5 THÖÙ TÖ 25 - 6 - 2014

BÀI DỰ THI VIẾT VỀ NÔNG THÔN MỚI

VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

Ghi nhận những thành tích đạt được trong hoạt động kinh doanh, phục vụ vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của địa phương trong thời kỳ 2006-2010, Chủ tịch Nước đã quyết định tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho tập thể CBCNV Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Di Linh (NHNo-PTNT). Tính đến ngày 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động tại địa phương của Chi nhánh NHNo-PTNT Di Linh đạt 252,147 tỷ đồng, tăng 175,813 tỷ đồng so với năm 2005, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 46,06%; dư nợ cho vay đến thời điểm 31/12/2010 đạt 533,496 tỷ đồng, tăng 428,616 tỷ đồng so với năm 2005, đạt tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm 68,11%; nợ xấu tại thời điểm 31/12/2010 chiếm tỷ lệ 0,74%, giảm 0,76% so với kế hoạch ngân hàng tỉnh giao; lợi nhuận sau thuế năm 2010 đạt 9,0789 tỷ đồng, tăng 15,40% so KH và tăng gần gấp đôi so với năm 2005.

Các hoạt động khác như: Đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính, sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn công việc đều đạt kết quả khả quan. Các phong trào thi đua yêu

nước được phát động, hưởng ứng mạnh mẽ và mang lại hiệu quả thiết thực. Tổ chức Đảng, đoàn thể đã phát huy được vai trò, vị trí trong lãnh, chỉ đạo, vận động CBCNV tích cực tham gia các hoạt động nghiệp vụ, xã hội tại chi nhánh, được cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể cấp trên đánh giá cao. Đặc biệt, trong 5 năm (2005-2010), Chi nhánh NHNo-PTNT Di Linh đã có những đóng góp quan trọng, góp phần tạo điều kiện để huyện Di Linh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương. Do vậy, từ năm 2006 đến năm 2010, Chi nhánh NHNo-PTNT Di Linh liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, trong đó có 3 năm được HĐTD NHNo-PTNT Việt Nam công nhận là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua trong toàn hệ thống NHNo-PTNT Lâm Đồng, được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ tặng nhiều Bằng khen và là đơn vị thứ hai trực thuộc NHNo-PTNT Lâm Đồng (sau Chi nhánh NHNo-PTNT Đức Trọng) vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba.

HOÀNG VƯƠNG MỸ

Từ 2011 đến nay, trên địa bàn huyện Lâm Hà đã diễn ra một số hoạt động đáng chú ý về việc đưa hàng Việt về nông thôn như tổ chức hội chợ thương mại xuân 2011 của Công ty TNHH Tiến Lợi; hội chợ triển lãm năm 2012 của Công ty cổ phần Quảng cáo hội chợ triển lãm quốc tế Đông Phương; giới thiệu sản phẩm máy khí độc thực phẩm; tư vấn, giới thiệu sản phẩm may Ozorc-Gpcat;

đợt bán hàng khuyến mãi của Công ty TNHH một thành viên Metro Việt Nam; hội chợ đưa hàng Việt về nông thôn từ 31.3 - 2.4.2014 tại xã Đạ Đờn... Trong đó, riêng 2 hoạt động hội chợ đưa hàng Việt về nông thôn tại xã Đạ Đờn và hội chợ thương mại xuân của Công ty Tiến Lợi có đến 75 doanh nghiệp tham gia cùng hơn 16.200 khách hàng với tổng doanh thu đạt được là 590 triệu đồng. K.D

Kỷ niệm ngày Nhà báo Việt Nam (21/6) và ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Công ty BHNT Prudential, Chi nhánh Lâm Đồng vừa tặng học bổng, xe đạp, nhà tình thương cho học sinh và hộ nghèo trên địa bàn Lâm Đồng, tổng trị giá 110,5 triệu đồng. Theo đó, Chi nhánh Lâm Đồng đã phối hợp với Hội Khuyến học huyện Bảo Lâm, Di Linh tặng 55 suất học bổng và quà cho học sinh nghèo trên địa bàn hai huyện; phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tặng nhà tình thương

cho hộ nghèo Phạm Thành Công tại thôn 3, xã Đoàn Kết, huyện Đạ Huoai, trị giá 35 triệu đồng; phối hợp với Hội Khuyến học huyện Đơn Dương tặng 32 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó của huyện, trị giá 48 triệu đồng.

Được biết, trong tháng 7/2014, Công ty BHNT Prudential, Chi nhánh Lâm Đồng sẽ hỗ trợ kinh phí để mổ mắt cho 200 bệnh nhân hỏng giác mạc của địa phương tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt. HOÀNG ĐẠI HUYNH

Chi nhánh NHNo-PTNT Di Linhđược tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba

Lâm Hà chú trọng đưa hàng Việt về nông thôn

Công ty BHNT Prudential làm công tác xã hộitrị giá 110,5 triệu đồng

Luật cán bộ, công chức năm 2008 (Có hiệu lực từ 1/1/2010) có nhiều quy định mới trong đó có quy định về vị trí việc làm. Để

thể chế hóa pháp luật, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ ban hành như: Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012, Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”; Nghị định số 41/2012/NĐ- CP, Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

Theo khoản 3, Điều 7, Luật cán bộ, công chức 2008 thì vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trên thế giới hiện nay có ba mô hình cơ bản về tổ chức công vụ được áp dụng là mô hình chức nghiệp hay còn gọi là mô hình ngạch, bậc; mô hình việc làm hay còn gọi là vị trí công việc/việc làm và mô hình hỗn hợp. Với xu thế xây dựng Nhà nước hiện đại, chuyển dần từ nền hành chính truyền thống sang nền hành chính phát triển, đẩy mạnh cải cách công vụ, nhiều nước có mô hình công vụ chức nghiệp là chủ yếu, đang dịch chuyển dần sang nền công vụ việc làm với các mức độ khác nhau.

Mô hình công vụ việc làm dựa trên khái niệm “chuyên gia”, còn gọi là “mô hình mở”. Mỗi công chức được coi là một chuyên gia, bởi mỗi một vị trí công việc nhất định đòi hỏi một công chức cụ thể với những tiêu chuẩn phù hợp để đáp ứng yêu cầu công việc. Việc bố trí công chức theo quan điểm “lượng tài mà trao chức”, coi trọng công việc hơn là đặc điểm cá nhân của người nắm giữ công việc. Nhờ đó, tính năng động, hiệu suất làm việc và tính thích ứng cao hơn do tận dụng được khả năng của người công chức, thu hút được các tài năng bên ngoài công vụ. Mặt khác, trong mô hình công vụ việc làm có thể chuyển đổi công việc từ khu vực tư sang khu

vực công và ngược lại. Tuy nhiên, để xây dựng và áp dụng mô hình việc làm là một quá trình với nhiều khó khăn, nhất là đối với các đơn vị ở cơ sở.

Ở Lâm Đồng, một trong những mục tiêu quan trọng được tỉnh xác định là: “Xây dựng đội ngũ CBCCVC có cơ cấu hợp lý, đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm, đảm đương và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; ... Phấn đấu đến năm 2015 có 50% các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm;…”(*). “… 100% cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện hoàn thành việc xây dựng và được phê duyệt Danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch ....”(**). Đây là những mục tiêu đầy thách thức so với thực tế tình hình hiện nay ở địa phương.

Theo báo cáo công tác cải cách hành chính năm 2013 của UBND tỉnh, Sở Nội vụ đã hướng dẫn và tổ chức các lớp tập huấn về xây dựng đề án vị trí việc làm cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; yêu cầu xây dựng xong đề án gửi về Sở trước 31/12/2013 để thẩm định, tổng hợp trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ xem xét phê duyệt. Tuy nhiên, do đây là công việc mới lần đầu triển khai nên các cơ quan, đơn vị cũng gặp những khó khăn, lúng túng nhất định trong việc xây dựng đề án. Một vài ghi nhận từ thực tế đáng quan tâm là:

1. Tư tưởng, nhận thức của các đối tượng tác động trong đề án có diễn biến khác nhau. Đa số đối tượng nhận thức đúng, sâu sắc nội dung và tầm quan trọng của đề án nhưng do áp lực công việc hiện tại nên chưa dành nhiều thời gian đầu tư, nghiên cứu thực hiện một cách thấu đáo. Nhưng đáng ngại hơn là tư tưởng cho rằng mọi việc đâu sẽ vào đó nên xây dựng đề án chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng, ỷ lại cấp trên.

2. Về quy trình, phương pháp xác định vị trí việc làm vẫn còn nhiều băn khoăn. Việc giao cho từng cá nhân cán bộ, công chức và người lao động tiến hành thống kê, mô tả

Đề án vị trí việc làm - những điều còn băn khoănª ThS. NGUYỄN VÂN HẬU

(Thường trực HĐND TP Bảo Lộc)

công việc hiện đang nắm giữ mà không có phương pháp kiểm tra, đánh giá tính xác thực; sau đó, người đứng đầu lại dựa vào đó mà thống kê tổng hợp, phân tích, xác định danh mục và phân nhóm, phân loại các vị trí việc làm, mô tả công việc, xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm v.v... là cách làm còn nhiều tranh cãi.

Thực tế có những cán bộ, công chức không thể thống kê, mô tả đúng, đủ công việc đang nắm giữ; và hệ lụy là người đứng đầu cũng không thống kê, mô tả đúng, đủ công việc đang đảm nhận của từng cá nhân, của tổ chức mình - hoặc ngược lại là mô tả thừa - vì nhiều lý do khác nhau như: Do mức độ am hiểu công việc, do thụ động, do chưa nhận thức hết tính chất, mức độ phức tạp của công việc, do tâm lý muốn tăng hay sợ bị cắt biên chế hiện có. v.v...

3. Trong quy trình, phương pháp xác định vị trí việc làm, sau khi xây dựng xong đề án, không quy định tổ chức tham khảo ý kiến trong nội bộ hay những người có trách nhiệm liên

quan, những người có kinh nghiệm hay các “chuyên gia” trong từng lĩnh vực... đối với những vị trí việc làm cần thiết phải lấy ý kiến.

Từ những suy nghĩ, băn khoăn nêu trên, xin đề xuất một số ý kiến có tính tham khảo sau đây:

Một là, xác định công tác xây dựng đề án vị trí việc làm là việc khó và là một trong những bước đi đầu tiên, có ảnh hưởng quyết định đến thành công của cả quá trình cải cách công vụ, công chức; do đó, cần coi trọng quy trình, chất lượng, làm từng bước vững chắc, lộ trình phù hợp, không tạo ra áp lực cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong một thời gian ngắn phải hoàn thành công việc có tính lịch sử này. Nếu xét thấy cần thì phải làm thí điểm rồi rút kinh nghiệm nhân rộng.

Hai là, mô hình công vụ vị trí việc làm vốn dĩ xuất phát từ khái niệm mô hình “chuyên gia” để xây dựng; do đó, cần coi trọng áp dụng phương pháp chuyên gia kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp... để thực hiện. Có cơ chế để có thể khai

thác, tổ chức tham khảo ý kiến, lấy ý kiến v.v... của những chuyên gia, của những người có kiến thức, năng lực, kinh nghiệm. Và nên chăng có một lực lượng hay đội ngũ chuyên gia để giúp cơ quan chức năng tổ chức, chỉ đạo, truyền đạt nội dung, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát, thẩm định kết quả việc xây dựng đề án, triển khai thực hiện đề án sau này.

Ba là, thông qua việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các nước đang áp dụng thành công mô hình công vụ việc làm, Bộ chuyên ngành cần có hướng dẫn khung với đề cương chi tiết hơn, tránh tình trạng cùng một vị trí việc làm như nhau nhưng mỗi nơi, mỗi ngành, địa phương xác định một cách khác nhau.ª

(*) Kê hoach cải cách hành chính giai đoan 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Ban hành kèm theo Quyêt định số 920/QĐ-UBND, ngày 23/4/2012 của UBND tỉnh.

(**) Kê hoach đẩy manh cải cách chê độ công vụ, công chức của tỉnh Lâm Đồng từ nay đên năm 2015, Ban hành kèm theo Quyêt định số 2119/QĐ-UBND ngày 21/10/2013 của UBND tỉnh.

° Họa sỹ tương lai - Ảnh: PHAN VĂN EM

Page 6: Nâng tầm nông nghiệp 3 Lâm Đồng bằng bức xạ

THÖÙ TÖ 25 - 6 - 20146

Trong khi UBND Tp. Đà Lạt đang chỉ đạo cho Thanh tra thành phố phối hợp với các đơn vị liên

quan mời ông Dương Tấn Minh (ngụ tại 184B Trần Quang Khải, phường 8, Tp. Đà Lạt) đúng 14 giờ ngày 23/6/2014 lên để làm rõ việc kiểm tra tài sản trên đất tại thửa 105, 106, tờ bản đồ số 9, tổ 14, khu phố 5, Khởi Nghĩa Bắc Sơn, phường 10, Tp. Đà Lạt; thì trước đó, vào lúc 7 giờ 30

106, tờ bản đồ số 9, tổ 14, khu phố 5, Khởi Nghĩa Bắc Sơn, thuộc tiểu khu 156, phường 10, Tp. Đà Lạt có diện tích khoảng 2.000m2 hiện do gia đình ông đã và đang sử dụng có nguồn gốc là do ông Trần Côi khai phá năm 1988. Tuy hơn 21 năm qua (từ 12/1/1991-18/12/2012), qua nhiều lần trao đổi, mua bán, sang nhượng giữa các hộ dân bằng giấy viết tay, nhưng khi làm giấy xin chuyển dịch quyền sử dụng đất đều được chính quyền địa

nóng” về trật tự xây dựng, đặc biệt là xây dựng nhà cửa trái phép. Hiện, Ban Quản lý rừng nội ô Đà Lạt đã thống kê được 158 trường hợp xây dựng nhà cửa trái phép (cả cũ lẫn mới) để kiến nghị cấp trên có biện pháp xử lý”.

Dư luận rất bất bình về việc người dân tự ý xây dựng nhà cửa trái phép trong ranh giới đất rừng tại khu vực tổ 14, khu phố 5, Khởi Nghĩa Bắc Sơn thì đang được Ban Quản lý và

Cưỡng chế, chặt phá cây trồng của dân không thông báo trước gây bất bình dư luận

ª HỒNG HẢI

phút, ngày 19/6/2014, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, phụ trách Ban Quản lý rừng nội ô, thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Đô thị Đà Lạt đã cùng một số cán bộ, Công an phường 10, Hạt Kiểm lâm Đà Lạt xuống hiện trường thẳng tay chặt phá hàng trăm cây trồng tại lô đất nói trên mà không có một văn bản nào thông báo cho người dân biết. Quá bức xúc trước việc ngang nhiên cưỡng chế, hủy hoại tài sản của công dân, ông Dương Tấn Minh đã làm đơn tố cáo gửi tới các cơ quan chức năng và Báo Lâm Đồng đề nghị ràm rõ trách nhiệm của một số cán bộ này.

Trong quá trình thu thập tài liệu chúng tôi được biết, sau một ngày tổ chức cưỡng chế, chặt phá cây trồng trên lô đất nói trên, ngày 20/6/2014, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Đô thị Đà Lạt có nhận được Văn bản số 2990/UBND Tp. Đà Lạt về việc xử lý việc mua bán, sang nhượng quyền sử dụng đất tại đường Khởi Nghĩa Bắc Sơn, phường 10, Tp. Đà Lạt. Và, trên cơ sở Báo cáo số 444/BC-TNMT của Phòng Tài nguyên Môi trường, tại Văn bản 2990 của UBND Tp. Đà Lạt cho rằng nguồn gốc đất tại thửa 105, 106, tờ bản đồ số 9, tổ 14, khu phố 5, hẻm Khởi Nghĩa Bắc Sơn, thuộc tiểu khu 156, phường 10, Tp. Đà Lạt do ông Trần Côi, ngụ tại 34 Ánh Sáng, phường 1, Tp. Đà Lạt tự khai phá vào năm 1988 và sang nhượng cho ông, bà Nguyễn Đức Úy - Đào Thị Hoa vào ngày 4/12/1989, việc mua bán bằng giấy viết tay, không có xác nhận của chính quyền địa phương. Từ năm 1990, qua nhiều lần sang nhượng bằng giấy viết tay, ngày 26/8/2013, ông Dương Tấn Minh tiếp tục được sang nhượng (cũng bằng giấy viết tay) từ bà Phan Thị Cúc tại diện tích đất nêu trên.

Tuy nhiên, theo những chứng cứ ông Minh cung cấp, thì thửa đất 105,

phương xác nhận cho phép. Vì vậy, không thể cho rằng ông Dương Tấn Minh là người lấn chiếm đất rừng và làm hàng rào trái phép, bởi nguồn gốc đất nói trên được khai phá từ năm 1988, ông Minh chỉ là người cuối cùng sang nhượng lại từ bà Phan Thị Cúc vào ngày 26/3/2013. Tại Điểm d, Khoản 1, Điều 50 Luật Đất đai ghi rõ: Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, không có cơ sở để khẳng định thửa đất 105, 106 trên là do ông Nguyễn Tấn Minh lấn chiếm, trồng cây nông nghiệp trái phép.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết: “Toàn diện tích trên nằm trong ranh giới đất rừng do Ban Quản ý rừng nội ô thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ đô thị Đà Lạt quản lý theo Quyết định 959/QĐ-UB ngày 25/6/1997 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Vì vậy, việc tiến hành giải tỏa vô điều kiện diện tích cây trồng tại thửa đất 105, 106, tờ bản đồ số 9, tổ 14, khu phố 5, Khởi Nghĩa Bắc Sơn, thuộc tiểu khu 156, phường 10, Tp. Đà Lạt là đúng theo tinh thần Văn bản 3369/UBND ngày 4/9/2008 của UBND Tp. Đà Lạt đối với cây trồng trái phép trên đất lâm nghiệp. Theo đó, UBND Tp. Đà Lạt đã chỉ đạo các xã, phường, đơn vị chủ rừng cần tích cực kiểm tra tuần tra phát hiện và ngăn chặn ngay từ đầu những hành vi vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ và phát triển rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép. Thực hiện giải tỏa vô điều kiện đối với những trường hợp lấn chiếm mới, không để diễn biến phức tạp, kéo dài... Cũng theo ông Nghĩa, khu vực này lâu nay luôn là “điểm

các đơn vị liên quan kiến nghị cấp trên xử lý, còn việc ông Dương Tấn Minh chỉ tiếp quản, trồng và chăm sóc cây trồng trên lô đất mình sang nhượng lại thì bị cưỡng chế, giải tỏa mà không được thông báo cho biết trước theo quy định (?!). Trong khi Điều 5, Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định rõ: “Ngay sau khi ra quyết định cưỡng chế, người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế phải tổ chức gửi quyết định cưỡng chế cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan. Quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết…”. Thế nhưng điều đáng nói ở đây là, tuy ngày 16/6/2014, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Đô thị Đà Lạt có ban hành Kế hoạch 23/KH-CTDVĐTĐL về việc giải tỏa cây trồng trên đất rừng nội ô, nhưng sau đó không ban hành quyết định cưỡng chế và gửi thông báo cho ông Dương Tấn Minh biết trước theo quy định mà đã chỉ đạo cán bộ Ban Quản lý rừng nội ô Đà Lạt, phối hợp với đơn vị liên quan xuống cưỡng chế, chặt phá cây trồng của dân, gây bất bình trong dư luận (?!).ª

°Ông Dương Tấn Minh bức xúc vì những cây trồng vừa bị cưỡng chế, chặt phá. Ảnh: THỤY TRANG

ÑÔØI SOÁNG - PHAÙP LUAÄT

Trên 15.500 hội viên CCB tham gia các mô hình bảo vệ ANTQ

Trong 15 năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) các cấp ở Lâm Đồng đã cung cấp cho lực lượng công an trên 1.000 tin có giá trị về hoạt động của các đối tượng tội phạm, trực tiếp hòa giải gần 3.000 vụ tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, cùng các đoàn thể động viên giáo dục trên 3.000 người tiến bộ, cung cấp thông tin giúp lực lượng công an điều tra 578 vụ án… Đáng chú ý, có đến 15.504 hội viên tham gia các mô hình bảo vệ ANTQ ở cơ sở, 1.393 hội viên là cán bộ

cốt cán ở thôn, buôn, tổ dân phố, 1.265 hội viên tham gia tổ an ninh, tổ hòa giải. Các hội viên đã trực tiếp nhận cảm hóa giáo dục 2.076 thanh thiếu niên chậm tiến và đã có 1.421 cháu tiến bộ… Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ có sự tham gia đắc lực của Hội Cựu chiến binh đã phát huy tác dụng như mô hình “Tự quản - tự phòng” ở phường 1, TP Bảo Lộc, “Tiếng kẻng an ninh” ở xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng…

ĐỨC HUY

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT tỉnh): Tới nửa đầu tháng 6 này đã có 8/12 huyện, thành của tỉnh là Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm và Cát Tiên đã thực hiện xong kế hoạch của UBND tỉnh về tiêm vắc xin phòng, chống dịch cho gia súc. Theo đó, đã có 50.760 con trâu bò được tiêm vắc xin lở mồm long móng (đạt 76,6% so với diện phải tiêm), 47.019 con trâu bò được tiêm vắc xin tụ huyết trùng (đạt 69,8%),

Đã có 8 huyện, thành kết thúc tiêm phòng vắc xin đợt 1 năm 2014 cho đàn gia súc

trên 131.616 con heo được tiêm vắc xin 3 bệnh đỏ (dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn - đạt 74% kế hoạch). Trên đàn gia cầm, đã có 5 đơn vị là Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Cát Tiên với số lượng 349.014 con gà (đạt 63,7% diện phải tiêm) và 162.520 con vịt (đạt 91,3% diện phải tiêm). Ngoài ra, việc tiêm vắc xin phòng dại chó cũng đang được triển khai tại 9 huyện, thành trong tỉnh.

ĐỨC HƯNG

Từ tháng 7/2012 đến tháng 6/2014, Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng triển khai 8 gói thầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Đà Lạt với tổng trị giá gần 254,1 tỷ đồng, với hình thức: đấu thầu rộng rãi trong nước, tuyển chọn trên cơ sở chất lượng và chi phí, theo thống nhất của Ngân hàng Thế giới với Ban Quản lý dự án Trung ương. Từ tháng 8/2014 đến tháng 10/2014, tiếp tục tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước, chào hàng cạnh tranh 3 gói thầu với tổng số tiền hơn 102,2 tỷ đồng. Những hạng mục đấu thầu xây dựng chủ yếu như: cải tạo, nâng công suất trạm xử lý nước

Triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải Đà Lạt

thải từ 7.400m3/ngày - đêm lên 12.400m3/ngày - đêm; xây dựng mạng lưới dịch vụ và đấu nối hệ thống nước thải hộ gia đình; mua sắm thiết bị quản lý, vận hành và bảo dưỡng; thiết kế mở rộng nhà máy xử lý nước thải, giám sát thi công và hỗ trợ Ban Quản lý dự án… Riêng gói kinh phí gần 25 tỷ đồng không áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu với các “hạng mục” quản lý dự án; bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí dự phòng, chi phí khác. Trước đó với kinh phí gần 3,1 tỷ đồng, dự án đã hoàn thành các công việc về lập đề cương chi tiết báo cáo nghiên cứu khả thi; khảo sát xây dựng; báo cáo kinh tế, xã hội và cam kết đấu nối…

VŨ VĂN

Theo thống kê của UBND tỉnh, trong 6 tháng đầu năm nay (16/12/2013 - 16/5/2014), nhờ chính quyền các cấp cũng như các sở, ngành liên quan của tỉnh tăng cường thực hiện quyết liệt các biện pháp thanh kiểm tra hoạt động vận tải, kiểm tra tải trọng xe, xử lý bến dù bến cóc và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông khác nên

Số vụ tai nạn giao thông giảm 22,5%so với cùng kỳ năm ngoái số vụ tại nạn giao thông xảy ra trên địa bàn tỉnh đã giảm 22,5%. Thống kê cho thấy, thời gian này trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 93 vụ tai nạn giao thông, làm chết 62 người - giảm 6 người (giảm 8,8%), bị thương 66 người - giảm 41 người (giảm 38,3%).

XUÂN ĐỨC

Xây dựng, phát triển toàn diện... (TIẾP TRANG 4)...Những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của Trung

ương từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh Lâm Đồng đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS với quan điểm, phương châm là vừa coi trọng đầu tư hạ tầng đồng bộ, hỗ trợ trực tiếp sản xuất, vừa chú trọng đầu tư văn hóa - xã hội - giáo dục - y tế, quan tâm đào tạo công tác cán bộ… Từ đó đã tạo chuyển biến tích cực, kinh tế hàng hóa từng bước được hình thành và phát triển, đời sống vật

chất, tinh thần của đại bộ phận đồng bào dần ổn định và có bước cải thiện. Tình trạng du canh, du cư không còn, nhiều hộ đồng bào đã biết vận dụng đất đai, lao động, giống mới, kỹ thuật cao để phát triển sản xuất, nhiều vùng DTTS bà con đã chuyển đổi sang trồng rau thương phẩm và hoa xuất khẩu cho giá trị kinh tế cao, thu nhập ổn định, số hộ khá giàu tăng nhanh, đến nay không còn hộ đói trong vùng DTTS, tỷ lệ hộ nghèo giảm đến nay còn 10,1%, hộ nghèo DTTS còn 8,55%.ª

Page 7: Nâng tầm nông nghiệp 3 Lâm Đồng bằng bức xạ

THÖÙ TÖ 25 - 6 - 2014 7

Thông báoSở Giao thông Vận tải Lâm Đồng có nhận hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp biển số xe máy chuyên dùng của

ông Lê Đại Lực ở địa chỉ 10, Xuân An, phường 3, Đà Lạt, Lâm Đồng nhưng do chủ phương tiện không có đầy đủ hồ sơ gốc của các phương tiện theo danh sách dưới đây:

Loại xe Nhãn hiệu Số máy Số khung Màu sơn

Máy đào bánh xích Daewoo solar 28-LC-III D2366700278ED SL280-III-6375 Cam

Máy ủi bánh xích Komatsu D60P-6 NTO-6-26139098 D60P6-32738 Vàng

Vậy, Sở Giao thông Vận tải thông báo sau 7 ngày kể từ ngày đăng thông báo này nếu các xe máy chuyên dùng trên không có tranh chấp, Sở Giao thông Vận tải sẽ tiến hành đăng ký cấp biển số cho các xe máy chuyên dùng trên.

TOØA SOAÏN & BAÏN ÑOÏC

“Tình ngay, lý gian”Tháng 5/2009, ông Tín là Tổ

trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn thôn 14. Trong quá trình làm việc, ông Tín biết ông Vũ Minh Thắng là cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Bảo Lộc. Do có chủ trương hạ lãi suất cho vay, ông Tín đã thu hồi nợ của 4 hộ dân trong thôn với số tiền 46 triệu đồng (sau đó sẽ vay lại với lãi suất thấp hơn) và giao cho Thắng. Tuy nhiên, Thắng không nộp lại cho ngân hàng và cũng không có biên nhận. Do đó, ngân hàng vẫn tiếp tục thông báo nợ cho các hộ này. Đầu tháng 12/2009, Công an Bảo Lộc mời ông Tín lên làm việc và buộc ông phải trả lại số tiền trên, hạn chót là cuối tháng 12/2009. Giải thích về số tiền này, ông Thắng nói đã dùng để trả nợ cho ông Tín trước (ông Tín cũng vay tại Ngân hàng CSXH số tiền 46 triệu đồng), nhưng chưa thể vay lại để trả cho các hộ kia.

Lúc này, ông Tín cũng đang vay tại Ngân hàng No - PTNT Chi nhánh Dâu Tằm Tơ Bảo Lộc số tiền 36 triệu đồng. Thắng nói ông Tín mượn tiền trả nợ để lấy tài sản thế chấp (gồm 1 sổ nhà và 3 sổ đất) ra để vay chỗ khác nhiều hơn. Tin lời, ông Tín đã nhờ Thắng mượn giúp tiền. Ngày 28/12/2012, Thắng mang tiền và cùng ông Tín đến Ngân hàng Dâu Tằm Tơ trả và lấy 4 sổ nhà, đất về. Sau đó, Thắng giữ lại 3 sổ đất và nói để làm hồ sơ, thủ tục vay ngân hàng khác. Hôm sau (ngày 29/12), ông Tín cùng vợ và con trai đến Phòng Công chứng số 2 theo lời hẹn của Thắng để ký các giấy tờ vay tiền. Ông Tín kể lại: “Lúc này, mọi thủ tục đều do Thắng làm. Khi làm xong, Thắng hối thúc gia đình ký vào phần bên dưới của các tờ hợp đồng mà chúng tôi không hề đọc nội dung bản hợp đồng. Vì đang lo lắng hạn phải trả tiền theo yêu cầu của công an, nên tôi đã sai khi cứ làm theo lời Thắng mà không hề để ý. Sau đó, Thắng nói không vay được tiền của ngân hàng mà phải vay tiền của

Có không việc “biến” hợp đồng vay tiền thành hợp đồng bán đất?

ª ĐÔNG ANH

BẰNG HÌNH THỨC “BIẾN” HỢP ĐỒNG VAY TIỀN THÀNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN

ĐẤT, ÔNG NGUYỄN HỮU TÍN (THÔN 14, XÃ ĐAM B’RI, BẢO LỘC) ĐÃ BỊ LỪA

“BÁN” 3 LÔ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VỚI TỔNG DIỆN TÍCH HƠN 1,4HA VỚI GIÁ

CHỈ 80 TRIỆU ĐỒNG!

cá nhân và yêu cầu tôi ký vào giấy vay tiền. Khi nhận được tiền, Thắng đem tiền trả cho Ngân hàng CSXH Bảo Lộc và viết giấy tay cho tôi (có chữ ký của Thắng và con dấu của ngân hàng) xác nhận: “Ông Nguyễn Hữu Tín đã thanh toán đầy đủ mọi khoản nợ cho Ngân hàng CSXH vào tháng 12/2009. Hiện, ông Tín không còn nợ gì đối với ngân hàng”.

Từ đó, ông Tín cứ nghĩ rằng đã trả hết nợ ngân hàng và chỉ còn nợ 80 triệu đồng do Thắng vay dùm. Đến tháng 4/2010, khi có người mua đất, ông Tín tìm Thắng bàn về việc lấy lại sổ để bán đất. Lúc này, Thắng luôn tìm cách tránh né nên việc mua bán không thành. Do đó, ông Tín làm đơn khiếu nại lên Ngân hàng CSXH Bảo Lộc. Lúc này, ông Tín mới biết người cho ông vay tiền là bà Nguyễn Thị Yến (mẹ vợ Thắng). Theo biên bản làm việc tại Ngân hàng CSXH Bảo Lộc, ông Thắng không thừa nhận việc đi công chứng cùng ông Tín và ông Tín tự lấy tiền với chủ nợ. Ông Thắng cũng đề nghị ông Tín đến thỏa thuận việc trả nợ gốc, lãi với bà Yến và phải đưa ra thời gian trả nợ dứt điểm cho bà Yến. Điều này chứng tỏ ông Thắng khẳng định đây chỉ là việc vay mượn chứ không phải mua bán đất. Thế nhưng, sau này, khi làm việc với UBND xã Đam B’ri, ông Thắng lại cho rằng: “Tôi chỉ dẫn ông Tín đến nhà bà Yến để giới thiệu bán đất. Việc ông Tín và bà Yến chuyển nhượng đất cho nhau tôi không liên quan gì cả. Tôi không đi làm giấy tờ chuyển nhượng tại phòng công chứng như ông Tín trình bày” (?).

Khốn khó vì mất đất Tháng 9/2010, bà Yến cho người

vào thu hoạch chè và cà phê trên đất của ông Tín. Ông Tín đã làm đơn khiếu kiện gởi UBND xã Đam B’ri. Khi xã giải quyết vụ việc, ông mới vỡ lẽ đất của mình đã sang nhượng cho bà Yến và hợp đồng công chứng mà gia đình ông ký chính là hợp đồng mua bán đất. Lúc này, ông Tín lại tiếp tục “hành trình” khiếu nại. Sau nhiều lần Công an và Viện KSND Bảo Lộc bác đơn kiện của ông với lý do “Thủ tục pháp lý chuyển nhượng đất hoàn

toàn hợp pháp; do đó, không có cơ sở xác định ông Vũ Minh Thắng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, ông Tín tiếp tục gởi đơn đến nhiều cơ quan trong tỉnh.

Tháng 5/2013, Viện KSND tỉnh đã thụ lý và giải quyết vụ việc. Tại các buổi làm việc với Viện KSND tỉnh Lâm Đồng, ông Thắng không giải thích được tại sao nói không biết về việc vay mượn và sang nhượng đất nhưng lại có mặt và đưa tiền để ông Tín trả nợ tại Ngân hàng Dâu Tằm Tơ. Về phía bà Yến, trong nhiều lần đối chất tại Công an TP Bảo Lộc và Viện KSND tỉnh, bà rất mập mờ về thời gian và hình thức giao nhận tiền “mua bán” đất với ông Tín. Khi làm việc với Viện KSND tỉnh, bà Yến có đưa ra một bản photo giấy mua bán đất giữa bà và ông Tín. Theo ông Tín, tờ giấy này mặt trước là nội dung mua bán đất, mặt sau mới có chữ ký của ông. Do đó, giấy này có thể bị làm giả từ chữ ký của ông trong giấy vay nợ mà Thắng đã đưa ông ký. Ông không làm giấy tay bán đất với bà Yến. Viện KSND tỉnh yêu cầu bà Yến đưa bản gốc nhưng không có. Sau đó, Viện KSND mời làm việc nhiều lần, nhưng bà Yến đều không có mặt. Tháng 11/2013, Viện KSND tỉnh Lâm Đồng thông báo cho ông Tín biết đã chuyển hồ sơ về TAND Bảo Lộc và hướng dẫn ông làm đơn khởi kiện yêu cầu

hủy hợp đồng mua bán với bà Yến. Ngày 26/11/2013, TAND Bảo

Lộc nhận đơn khởi kiện của ông Tín. Sau khi nhận đơn, ngày 24/2/2014, TAND Bảo Lộc yêu cầu ông Tín cung cấp thêm Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông và bà Yến mà ông yêu cầu hủy (ông đã bổ sung). Đến ngày 20/3/2014, ông lại được yêu cầu cung cấp lại địa chỉ rõ ràng, cụ thể của người bị kiện là bà Nguyễn Thị Yến, vì hiện bà Yến không ở tại địa chỉ nêu trong đơn. Sau nhiều ngày đi tìm địa chỉ của bà Yến, ông Tín phải nhập viện vì bị tai biến mạch máu não (từ ngày 29/3 đến ngày 16/4). Sau khi ra viện, ông đến TAND Bảo Lộc trình bày (bằng văn bản) vì lý do sức khỏe nên không thể tìm và cung cấp địa chỉ của bà Yến và đề nghị TAND Bảo Lộc hỗ trợ. Thế nhưng, đến ngày 13/5, ông Tín bất ngờ nhận được thông báo trả lại đơn khởi kiện vì “không bổ sung địa chỉ người bị kiện theo yêu cầu”.

Hiện tại, vì sức khỏe yếu nên ông Tín gặp rất nhiều khó khăn trong việc bổ túc các loại giấy tờ. Ông Tín tâm sự: “Hiện, gia đình tôi đang rất khó khăn; nguồn thu duy nhất từ đất đã mất từ nhiều năm nay. Do đó, tôi mong muốn được các cơ quan chức năng nhanh chóng giải quyết để phân định đúng sai cho gia đình tôi”.ª

°Sức khỏe yếu nên ông Tín gặp nhiều trở ngại trong việc bổ túc các loại giấy tờ theo yêu cầu của tòa án.

Ngày 19/6/2014, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Pháp lệnh

số 16/2011/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Công an Lâm Đồng đã có 1 tập thể và 1 cá nhân được Tổng cục 7, Bộ Công an khen thưởng.

Qua hai năm thực hiện công tác triển khai Pháp lệnh, Nghị định và Kế hoạch về quản lý cũng như vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh, công tác này đã chuyển biến rõ rệt, các cấp, các ngành trong tỉnh đã vào cuộc với lực lượng công an. Từ đó đem lại hiệu quả tốt cả về nhận thức lẫn hành động, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Cần đẩy mạnh công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Tuy Lâm Đồng không thực sự nổi cộm về tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, song đây cũng là vấn đề không thể xem nhẹ. Ngoài việc một số người dân tàng trữ súng để săn bắn thì trên địa bàn đã xuất hiện các băng nhóm sử dụng vũ khí trái phép để đòi nợ thuê, thanh toán nhau. Mới đây vào đêm ngày 4/8/2013, tại đường 3/4 đã xảy ra nhóm cò mứt Hải Phòng đã sử dụng súng hoa cải để bắn Lê Thanh Tiến, sinh năm 1980 ở phường 2, TP Đà Lạt. Hậu quả Tiến tử vong trước khi đến bệnh viện. Hoặc tại Đức Trọng vào ngày 19/7/2013, Công an huyện đã bắt Lê Cao Dũng, sinh năm 1972, ngụ tại Phú Lộc, Phú Hội, Đức Trọng đã có hành vi tàng trữ 4 khẩu súng các loại. Qua điều tra cho thấy, Dũng là đối tượng có quan hệ phức tạp với nhiều đối tượng chuyên đòi nợ thuê trên địa bàn.

Theo thống kê, trong hai năm qua, công an các đơn vị địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ đã đem lại hiệu quả cao. Tính đến nay người dân các huyện và 2 thành phố đã giao nộp 355 khẩu súng các loại, 23 nòng súng, 4.810 viên đạn, 3.700kg mìn, 18 quả lựu đạn, 1 quả bom bi, 432 vũ khí thô sơ và 32 công cụ hỗ trợ. Công an các địa phương như Đam Rông, Đức Trọng và Di Linh... đã mở nhiều đợt vận động rộng rãi và vận động cá biệt, qua đó thu hồi được số lượng lớn vũ khí, nhất là vũ khí tự chế phục vụ săn bắn của đồng bào dân tộc ít người. T.Q.THÀNH

° Số vũ khí do Công an Đam Rông vận động thu hồi.

Page 8: Nâng tầm nông nghiệp 3 Lâm Đồng bằng bức xạ

8 thÖÙ TÖ 25 - 6 - 2014

Nhằm kịp thời tôn vinh những người thợ giỏi, tiêu biểu và khuyến khích phát triển các ngành nghề, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại Lâm Đồng; triển khai thực hiện Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 27/6/2012 của UBND tỉnh Lâm

Đồng về việc ban hành quy định xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp; Sở Công Thương Lâm Đồng thông báo kế hoạch xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp cụ thể như sau:

- Đối tượng xét tặng: Là cá nhân, thợ thủ công đang sống và làm việc trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Tiêu chuẩn xét tặng: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho đồng nghiệp noi theo; là người thợ giỏi tiêu biểu xuất sắc, được đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên trong nghề tối thiểu 10 năm; có trình độ kỹ năng nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác thiết kế được ít nhất 2 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao được tặng giải thưởng trong các cuộc thi, triển lãm, hội chợ trong nước, quốc tế hoặc có tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật đặc biệt được Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân công nhận; có sáng tạo và đóng góp vào sự giữ gìn, phát triển ngành nghề; đã truyền nghề, dạy nghề cho trên 20 người.

- Trình tự thời gian: Việc xét tặng được tiến hành ở hai cấp: cấp cơ sở (trước ngày 15/8/2013) và cấp tỉnh (trước ngày 15/10/2013).

- Quyền lợi của người được xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân”: Những cá nhân đạt danh hiệu được Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cấp bằng chứng nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng” kèm theo tiền thưởng có giá trị gấp 3 lần mức lương tối thiểu chung; được đề nghị Hội đồng cấp Trung ương xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú khi hội đủ các điều kiện, tiêu chí theo quy định; được mời tham gia các cuộc thi, sáng tạo theo chuyên ngành, các hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân; được tổ chức truyền nghề, dạy nghề trực tiếp và thu tiền học phí của học viên trên nguyên tắc thỏa thuận theo quy định của pháp luật; được tham gia các hoạt động nghiên cứu thiết kế, cải tiến mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, đổi mới công nghệ do các cơ quan trong tỉnh tổ chức; được hỗ trợ lãi suất vay hoặc một phần kinh phí để đầu tư nghiên cứu, chế thử sản phẩm, tác phẩm hoặc công trình văn hóa có giá trị cao theo đề án được thẩm định; hằng năm được hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thuê một gian hàng tiêu chuẩn để trưng bày các sản phẩm do chính nghệ nhân làm ra khi tham dự các hội chợ, triển lãm phù hợp ngành nghề theo chương trình khuyến công của tỉnh…

* Địa chỉ liên hệ: Những cá nhân hội đủ các tiêu chuẩn nêu trên liên hệ với Phòng Quản lý Công nghiệp - Sở Công Thương Lâm Đồng - Cơ quan thường trực Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng (ĐT: 063 3822067) để được hướng dẫn hồ sơ tham gia nội dung xét tặng.

Trântrọngthôngbáo!

XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂNTỈNH LÂM ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC

TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI -

CHI NHÁNH LÂM ĐỒNGĐịa chỉ: Số 147 đường Ba Tháng Hai - Phường 1- TP Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng. Tel: 0633 512251 - Fax: 0633 512000

TRÂN TRỌNG THÔNG BÁOTHAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM PHÒNG GIAO DỊCH SHB ĐỨC TRỌNG

Căn cứ Quyết định số 673/QĐ-HĐQT ngày 12/12/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội v/v thay đổi địa điểm đặt trụ sở PGD Đức Trọng Chi nhánh SHB Lâm Đồng; Căn cứ Công văn số 531/LAĐ- TTGSNH ngày 12/6/2014 v/v xác nhận đăng ký thay đổi địa điểm PGD Đức Trọng thuộc Chi nhánh SHB Lâm Đồng,

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) - Chi nhánh Lâm Đồng xin trân trọng thông báo:

Phòng Giao dịch SHB Đức Trọng chính thức Thay đổi địa điểm giao dịch kể từ ngày 24/6/2014:

Địa chỉ cũ: 289 Thống Nhất - thị trấn Liên Nghĩa - huyện Đức Trọng - tỉnh Lâm ĐồngĐịa chỉ mới: 454 - 456 Quốc lộ 20 - thị trấn Liên Nghĩa - huyện Đức Trọng - tỉnh

Lâm Đồng.Điện thoại: (063) 3 651 001 - 3 651 002 - 3651 003 - Fax: (063)3 651 000Vậy Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) - Chi nhánh Lâm Đồng xin trân trọng

thông báo đến Quý cơ quan, các đối tác, khách hàng được biết để tiện liên hệ công tác và giao dịch với Phòng giao dịch SHB Đức Trọng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội rất hân hạnh được phục vụ quý khách. Trântrọng!

Thông báo mời chào hàngBên mời thầu: CÔNG TY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI* Tên gói thầu I: Mua sắm vật tư SCTX NMTĐ ĐN3 và ĐN4- Giá gói thầu: 493.000.000 đồng- Nguồn vốn: Vốn SXKD năm 2014- Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chào hàng cạnh tranh- Thời gian phát hành HSYC: Từ 8h00 ngày 25/6/2014 đến 8h00 ngày

1/7/2014.* Tên gói thầu II: Mua sắm vật tư tiêu hao quý III/2014- Giá gói thầu: 435.000.000 đồng- Nguồn vốn: Vốn SXKD năm 2014- Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chào hàng cạnh tranh- Thời gian phát hành HSYC: Từ 8h00 ngày 27/6/2014 đến 10h00 ngày

3/7/2014.Địa điểm nhận HSYC: Phòng KHVT tại 254 Trần Phú, phường Lộc Sơn,

Tp Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.ĐT: 063. 2223468 - Fax: 063 3726899

Thông báo cấp GCNQSD đấtUBND xã Lộc Tân huyện Bảo Lâm có nhận được hồ sơ xin cấp đổi lại

GCNQSD đất của ông: Nguyễn Long Vương, thường trú tại khu 5, phường Blao, Bảo Lộc, Lâm Đồng, với nội dung như sau:

Ông Nguyễn Long Vương sử dụng đất tại xã Lộc Tân mua lại của bà Tống Thị Thuận năm 2005 thửa đất này đã được UBND huyện Bảo Lâm cấp giấy chứng nhận QSD đất tại Quyết định số 560/QĐ-UB năm 1999 số vào sổ cấp Giấy chứng nhận QSD đất số: 01269/QSDĐ với diện tích: 13.595m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm (CLN) thuộc thửa đất số 200, tờ bản đồ số: 15, bản đồ địa chính xã Lộc Tân.

Lý do: bà Tống Thị Thuận đã chết hiện đã bán cho ông Nguyễn Long Vương vào năm 2005 và thất lạc bản gốc GCNQSD đất mang tên Tống Thị Thuận.

UBND xã Lộc Tân ra thông báo trong thời gian 30 ngày mà không có tổ chức, cá nhân nào có khiếu kiện thì UBND xã Lộc Tân sẽ lập hồ sơ trình UBND huyện Bảo Lâm, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Bảo Lâm hủy giấy chứng nhận QSD đất trên đã cấp cho bà Tống Thị Thuận và cấp đổi, cấp lại cho ông Nguyễn Long Vương hiện đang sử dụng đất tại xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm. Mọi thắc mắc khiếu nại sau này không giải quyết.

THÔNG BÁO ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH- Mã số Chi nhánh: 5800921584-013- Đăng ký lần đầu: ngày 27 tháng 5 năm 20141. Tên chi nhánh: CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DU LỊCH HOA SEN TẠI ĐỨC TRỌNG2. Địa chỉ: Số 413, Quốc lộ 20, khu phố 4, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.Điện thoại: 063 3646229 3. Ngành, nghề kinh doanh

TT Tên ngành Mã ngành

1

Bán buôn kim loại và quặng kim loạiChi tiết: Bán buôn các sản phẩm sắt thép, kẽm thỏi, các kim loại và hợp kim khác. Bán buôn ống thép inox, ống thép hợp kim, ống thép kim loại màu, khung trần chìm bằng thép, bằng nhôm và kim loại màu. Bán buôn các sản phẩm nhôm dùng cho vật liệu xây dựng và tiêu dùng như: Thanh nhôm, khung nhôm, tấm ốp vách, ốp trần, ốp tường bằng nhôm.

4662 (Chính)

2

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng Chi tiết: Bán buôn các sản phẩm vật liệu xây dựng bằng nhựa gồm hạt nhựa PVC, PE, PP, PRP, PET; ống nhựa PVC, PE, PP, PRP, PET; cửa nhựa; khung nhựa; tấm trần nhựa; bán buôn vật liệu xây dựng, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.

4663

3Sản xuất sản phẩm từ plasticChi tiết: Sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng bằng nhựa gồm hạt nhựa PVC, PE, PP, PRP, PET; ống nhựa PVC, PE, PP, PRP, PET; cửa nhựa; khung nhựa; tấm trần nhựa.

2220

4Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại Chi tiết: Sản xuất xà gồ thép, xà gồ mạ kẽm. Sản xuất ống thép đen, ống thép mạ kẽm, ống thép mạ các loại hợp kim khác. Sản xuất lưới thép mạ, dây thép mạ kẽm, dây thép các loại.

2591

5Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loạiChi tiết: Sản xuất tấm lợp bằng thép mạ kẽm, hợp kim nhôm kẽm, mạ kẽm phủ sơn và mạ các loại hợp kim khác.

2592

4. Thông tin về người đứng đầu chi nhánhHọ và tên: NGUYỄN VĂN HÙNG Giới tính: NamSinh ngày: 23/03/1986 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt NamLoại giấy chứng thực cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân số: 186316777Ngày cấp: 02/02/2009 - Nơi cấp: Công an Nghệ AnNơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn 5, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Việt Nam Chỗ ở hiện tại:Thôn 5, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Việt Nam5. Địa điểm kinh doanh trực thuộc6. Hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệpTên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DU LỊCH HOA SEN Mã số doanh nghiệp: 5800921584Địa chỉ trụ sở chính: Thôn 2, xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

GIAÙ1.500đ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN THANH ÑAÏM ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT