(noi den chinh sach doi ngoai an do) - vai trò của Ấn Độ ở châu á những năm Đầu...

20
Vai trò của Ấn Độ ở châu Á những năm đầu thế kỷ XXI Bài viết trình bày một số thành tựu nổi bật của Ấn Độ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại, đẩy mạnh hiện đại hóa về mặt quân sự trong đối sách với các cường quốc khác ở khu vực để thấy rõ vị trí của Ấn Độ hiện nay khác xa với thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đặc biệt là sự gia tăng vị thế của Ấn Độ trong khu vực Đông Á, trong quan hệ với Trung Quốc, ASEAN và các nước lớn khác ở khu vực. Đồng thời, bài viết cũng làm rõ những khó khăn, thách thức đối với Ấn Độ hiện nay do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại trên con đường hội nhập và phát triển. Sau khi trật tự hai cực Xô - Mỹ sụp đổ, Ấn Độ cũng như các quốc gia khác đã nắm bắt những cơ hội thuận lợi do sự kiện này mang lại. Họ thực hiện thành công Chính sách hướng Đông, một trong những cơ sở quan trọng nhất tạo nên vị thế và vai trò của Ấn Độ hiện nay ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện tại, vị thế của Ấn Độ so với cách đây 20 năm đã khác hẳn. Ấn Độ không còn bị động trước những thay đổi của thời cuộc mà đang chủ động tạo ra những thay đổi có lợi cho mình: Ấn Độ đã tạo dựng được mối quan hệ gần gũi với Mỹ, nỗ lực để tiến tới bình thường hóa Pakistan, quan hệ thân thiện với Trung Quốc, đối thoại với Nga, mở rộng ảnh hưởng trong vùng Ấn Độ Dương; đã đạt được vai trò nhất định trong khu vực Đông Nam Á; vận động mạnh mẽ để có một ghế đại diện cho châu Á trong Hội đồng

Upload: sach-tinh-ha

Post on 15-Jul-2016

213 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRANSCRIPT

Page 1: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

Vai trò của Ấn Độ ở châu Á những năm

đầu thế kỷ XXI

Bài viết trình bày một số thành tựu nổi bật của Ấn Độ trong các

lĩnh vực kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại, đẩy mạnh hiện

đại hóa về mặt quân sự trong đối sách với các cường quốc khác ở

khu vực để thấy rõ vị trí của Ấn Độ hiện nay khác xa với thời kỳ

Chiến tranh Lạnh. Đặc biệt là sự gia tăng vị thế của Ấn Độ trong

khu vực Đông Á, trong quan hệ với Trung Quốc, ASEAN và các

nước lớn khác ở khu vực. Đồng thời, bài viết cũng làm rõ những

khó khăn, thách thức đối với Ấn Độ hiện nay do các yếu tố chủ

quan và khách quan mang lại trên con đường hội nhập và phát

triển.

Sau khi trật tự hai cực Xô - Mỹ sụp đổ, Ấn Độ cũng như các quốc gia

khác đã nắm bắt những cơ hội thuận lợi do sự kiện này mang lại. Họ

thực hiện thành công Chính sách hướng Đông, một trong những cơ sở

quan trọng nhất tạo nên vị thế và vai trò của Ấn Độ hiện nay ở khu

vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện tại, vị thế của Ấn Độ so với

cách đây 20 năm đã khác hẳn. Ấn Độ không còn bị động trước những

thay đổi của thời cuộc mà đang chủ động tạo ra những thay đổi có lợi

cho mình: Ấn Độ đã tạo dựng được mối quan hệ gần gũi với Mỹ, nỗ

lực để tiến tới bình thường hóa Pakistan, quan hệ thân thiện với Trung

Quốc, đối thoại với Nga, mở rộng ảnh hưởng trong vùng Ấn Độ

Dương; đã đạt được vai trò nhất định trong khu vực Đông Nam Á;

vận động mạnh mẽ để có một ghế đại diện cho châu Á trong Hội đồng

Page 2: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

Bảo an Liên hợp quốc khi tổ chức lớn nhất hành tinh này cải tổ; nền

kinh tế trong nước hoàn toàn bước ra khỏi khủng hoảng và đang vững

bước đi lên. Tác giả Naidu trong bài: “Whither the look East Policy”,

số 2 - 2004 đã viết: “Dù thế nào đi chăng nữa chúng ta cũng có thể

nói rằng chính sách Hướng Đông đã đóng một vai trò thiết yếu trong

việc thúc đẩy Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc ở khu

vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày nay không có cuộc thảo luận về

chính trị, chiến lược hay kinh tế được coi là hoàn tất nếu không đề cập

đến Ấn Độ”. Ông đã thừa nhận kết quả mà Ấn Độ đã đạt được cũng

như vai trò nước lớn của Ấn Độ cả trong hiện tại cũng như tương lai ở

khu vực này.

1. Những thành tựu cơ bản của Ấn Độ thập niên đầu thế kỷ XXI

Sau khi Liên Xô (nước tài trợ lớn nhất và là nguồn cung cấp dầu mỏ

chủ yếu cho Ấn Độ) tan rã, để phát triển kinh tế, Ấn Độ không có

cách nào khác là phải tiến hành hàng loạt cải cách, trong đó đáng chú

ý là chính sách cải cách kinh tế được Chính phủ Ấn Độ triển khai từ

năm 1991. So với nhiều nước, đó là sự khởi đầu muộn, nhưng đã đem

lại cho nền kinh tế Ấn Độ những bước phát triển đáng kể. Cuộc cải

cách kinh tế năm 1991 mang đến cho Ấn Độ một luồng gió mới, đưa

Ấn Độ chuyển sang nền kinh tế thị trường, tự do hóa và mở cửa, coi

trọng kinh tế đối ngoại. Từ quyết định mang tính chiến lược này, ở Ấn

Độ đã dấy lên một làn sống mới về tự do hóa nhằm tạo ra những thay

đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, thương mại, khuyến khích đầu tư

nước ngoài… Từ sau năm 1991, GDP của Ấn Độ đã tăng trưởng

nhanh chóng, bình quân hàng năm tăng trưởng 6,5%. Mấy năm gần

Page 3: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

đây tốc độ tăng trưởng còn đạt trên 8%. Xét về con số tuyệt đối, nền

kinh tế Ấn Độ hiện đứng hàng thứ năm, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật

Bản và Đức (Trịnh Cương, 2005, tr 63). Ấn Độ có nền kinh tế với tốc

độ phát triển nhanh thứ hai trên thế giới (sau Trung Quốc), với tỷ lệ

tăng trưởng DGP đạt 9,4% trong quý cuối năm 2006 đầu năm 2007,

thu nhập bình quân đầu người đạt 4.031 USD (Trần Cao Bội Ngọc,

2009, tr 195). Đặc biệt, do nắm được cơ hội phát triển ngành kinh tế

mũi nhọn trong thời đại công nghệ thông tin, ngành công nghiệp phần

mềm, công nghiệp vô tuyến viễn thông của Ấn Độ đã phát triển mạnh

mẽ. Xuất khẩu phần mềm tăng bình quân 50%/ năm. Hiện nay,

khoảng 65% nhu cầu phần mềm của Mỹ là do Ấn Độ hoặc người Ấn

Độ cung cấp. Các sản phẩm tin học của Ấn Độ chiếm 30% thị trường

phần mềm thế giới và trở thành nước có phàn mềm máy tính lớn thứ

hai thế giới sau Mỹ (Trần Cao Bội Ngọc, 2009, tr 195 - 199).

Năm 2006, nền kinh tế Ấn Độ có bước phát triển mạnh dù tăng

trưởng kinh tế chỉ 7,5% đứng sau Trung Quốc, nhưng dự báo của

ADB mới đây, Ấn Độ có thể đạt mức tăng trưởng 10% nếu nước này

tiếp tục các biện pháp cải cách kinh tế sâu rộng hơn và xây dựng cơ

sở hạ tầng. Năm 2006 xuất khẩu phần mềm và dịch vụ của Ấn Độ

tăng 35,54% đạt 23,49% tỷ USD. Từ thập niên đầu thế kỷ XXI, cùng

với Trung Quốc, Ấn Độ được đánh giá là nơi thu hút vốn đầu tư nước

ngoài nhiều nhất thế giới. Nếu so với Trung Quốc và ASEAN thì thu

hút trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ vẫn thấp, nhưng sự điều chỉnh để

hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây đã đưa

lại hiệu quả rõ rệt. Tính chung cả thời kỳ từ 2005 - 2009 (tính theo 4

Page 4: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

năm tài chính), FDI Ấn Độ đạt khoảng 86,3 tỷ USD. Nhưng chỉ riêng

hai năm 2008 - 2009, Ấn Độ đã thu hút hơn 35 tỷ USD vốn đầu tư

nước ngoài, cao hơn cả một thời kỳ dài từ năm 1997 - 2005 (35 tỷ

USD). Xếp loại về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của ấn độ

được nâng từ vị trí thứ 15 năm 2002 lên vị trí thứ 3 năm 2004. Trong

hai năm 2008 - 2009, Ấn Độ đã thu hút FDI khoảng 35 tỷ USD tăng

hơn 4 lần so với năm 2005 - 2006 (7,8 tỷ USD). Ngành vô tuyến viễn

thông Ấn Độ đã thu hút FDI rất mạnh. Từ tháng 8 - 1991 đến tháng

12 - 2006, tổng đầu tư FDI vào ngành viễn thông Ấn Độ là 3,9 tỷ

USD. Nhưng trong năm 2005 - 2006, đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực

này đã đạt 3 tỷ USD so với 588 triệu USD năm 2004 - 2005. Trong

những năm qua, đầu tư của Ấn Độ đã tăng 110% vào thị trường Anh,

đứng ở vị trí thứ 3 sau Mỹ, Nhật Bản với khoảng 2 tỷ USD. Ấn Độ có

78 dự án tại Anh, gồm cả dự án mới, sáp nhập và mở rộng. Các công

ty Ấn Độ đang vươn lên những vị trí hàng đầu trên thế giới. Đó là các

công ty như: Bharti Airtel (công ty lớn nhất Ấn Độ, nằm trong số 10

công ty lớn nhất thế giới), TCS đứng sau ở vị trí 34, Infosy vị trí thứ

42, Stayam Computer vị trí 48, Wiro vị trí 57… Ấn Độ có nền kinh tế

tư nhân phát triển hết sức năng động, mạnh mẽ; hệ thống tài chính

hoạt động hiệu quả và hệ thống pháp lý rõ ràng. Mức chi tiêu cá nhân

ở Ấn Độ chiếm 67% GDP của nước này.

Nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng khá cao, tỷ lệ nghèo đói, thất nghiệp

giảm rõ rệt. Xã hội cũng có những biến đổi quan trọng, đời sống vật

chất, tinh thần của người dân được thay đổi căn bản. Dự trữ ngoại tệ

của Ấn Độ ngày càng tăng, vào năm 2000 - 2001 mức dự trữ khoảng

Page 5: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

170 tỷ USD, năm 2007, Ấn Độ đứng thứ 5 về dự trữ với con số 273,6

tỷ USD (Nguyễn Văn Lịch, 2008, tr 71 - 77). Nợ quốc tế của Ấn Độ

đã giảm khoảng 5 tỷ USD, tương đương 4% tổng số nợ của Ấn Độ.

Cuối Quý III - 2005, Ấn Độ chỉ còn nợ 119,2 tỷ USD.

Những kết quả trên la do Ấn Độ đã thực thi một loạt các biện pháp

đồng bộ, trong đó kịp thời điều chỉnh một số chính sách tài chính tiền

tệ. Các công ty tư nhân Ấn Độ là nhân tố chính làm nên thành công

của đất nước Ấn Độ. Các công ty tư nhân sở dĩ phát triển và vươn lên

nhanh chóng là nhờ nhà nước tạo lập thị trường chứng khoán và hệ

thống tài chính với các quy định rõ ràng, minh bạch và chắc chắn.

Lĩnh vực viễn thông đang bùng nổ ở đất nước này cũng nhờ chính

phủ đưa ra các quy định vừa thông thoáng nhưng cũng khá chặt chẽ.

Hơn nữa, các viện công nghệ của Ấn Độ có thứ hạng tốt nhất trên thế

giới, đều do Nhà nước quản lý. Ngoài ra, còn do các yếu tố như môi

trường quốc tế thuận lợi, kinh tế thế giới phục hồi. Nhất là do Chính

phủ Ấn Độ đã quan tâm tạo ra các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với

các đối tác lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, khối thị

trường chung Mỹ Latinh (MERCOUSUR), Liên minh châu Âu

(EU)…

2. Vị thế của Ấn Độ ở châu Á thập niên đầu thế kỷ XXI

a. Ấn Độ có vị thế lớn về phát triển kinh tế

Ấn Độ với diện tích 3,3 triệu km2, có dân số khoảng 1 tỷ người, tài

nguyên thiên nhiên phong phú, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là

một trong những nước chiếm vị thế lớn của thế giới… Chủ tịch Trung

Quốc, Hồ Cẩm Đào đã từng phát triển “hợp tác cùng nhau, Ấn Độ,

Page 6: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho 2,4 tỷ người ở cả hai quốc gia

cũng như tất cả các dân tộc khác tại châu Á và trên thế giới” (Palla vi

Aiyar, 2006). Sau những năm 1990, với cuộc cải cách kinh tế trong

nước có hiệu quả và Chính sách hướng đông phù hợp, Ấn Độ đã đạt

tốc độ tăng trưởng cao. Những năm gần đây là 8%. Nhìn toàn diện Ấn

Độ đang có bước phát triển mạnh về công nghệ phần mềm, công nghệ

tin học một cách bền vững; đầu tư trực tiếp tăng nhiều năm liền với

mức 40%; dự trữ ngoại tệ tăng; xuất khẩu nông nghiệp được đẩy

mạnh, kim ngạch xuất khẩu đầu tư trên 300 tỷ USD năm 2009. Buôn

bán thương mại với nhiều đối tác như Trung Quốc, ASEAN, khối thị

trường chung Mỹ Latinh, Châu Phi, EU… Dự kiến về kế hoạch phát

triển hiện tại và tương lai, Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh đã

phát biểu: “Tôi nhấn mạnh sự cam kết của Ấn Độ trong việc hợp tác

với ASEAN với các quốc gia Đông Á khác để cùng tạo dựng thế kỷ

XXI thực sự là thế kỷ của châu Á”. Ông cũng tuyên bố mục tiêu bao

trùm của Chính phủ Ấn Độ là đưa đất nước này trở thành cường quốc

kinh tế và phấn đấu “thế kỷ XXI là thế kỷ của Ấn Độ”. Chương trình

của Chính phủ Ấn Độ bao gồm 6 nguyên tắc cơ bản: i) duy trì tỷ lệ

tăng trưởng kinh tế bền vững (7 - 8%/năm); ii) đảm bảo giáo dục và

chăm sóc y tế cơ bản cho mọi người dân; iii) tăng cường sử dụng nội

lực, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài); iv) tập trung cải cách

nông thôn, phát triển nông nghiệp và kết cấu hạ tầng; v) đẩy mạnh cải

cách tài chính; vi) giải phóng tiềm năng sáng tạo của các doanh

nghiệp và lực lượng sản xuất (Trịnh Cường, 2005, tr 64). Ấn Độ tăng

cường kinh tế vào loại cao nhất thế giới, kim ngạch xuất khẩu của Ấn

Page 7: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

Độ ngày được tăng cường, nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn và

mang tính đột phá (công nghệ thông tin, phần mềm, dịch vụ ngân

hàng, tài chính…). Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Ấn

Độ và Trung Quốc gia tăng nhanh chóng có tác động to lớn đến kinh

tế châu Á, đạt từ 0,117 tỷ USD năm 1987 đến 50 tỷ USD năm 2010.

Đây là một con số kỷ lục. Hai quốc gia khổng lồ này chiếm 1/3 thị

trường tiêu thụ toàn cầu và cả hai đều là những nền kinh tế phát triển

nhanh nhất thế giới, có tác động mạnh mẽ đến kinh tế châu Á.

Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa kinh

tế, nhiều quốc gia đi sau đã tận dụng lợi thế của các xu thế này để rút

ngắn khoảng cách và Ấn Độ là một trong những nước thành công

nhất. Trung Quốc đặc biệt coi trọng công nghệ cao và lấy công nghệ

thông tin làm chủ đạo, từ đó cải tiến các ngành truyền thống, phát huy

thế mạnh của toàn bộ nền kinh tế là mục tiêu số 1 trong 7 mục tiêu

phát triển quốc gia. Ngược lại, Ấn Độ dựa vào nguồn nhân lực tài

năng, nói tiếng anh thành thạo, đón bắt xu thế của nền kinh tế tri thức

bằng cách phát triển phần mềm xuất khẩu, các ngành dịch thu vụ lãi

cao, đặc biệt mở rộng hoạt động dịch vụ ngoài biên giới. Ấn Độ có

tiềm năng du lịch tương đối cao. Năm 2000, số tiền thu được từ ngành

công nghiệp không khói này là 3,3 tỷ USD. Công tác nghiên cứu và

phát triển công nghệ đã hình thành ngành công nghiệp vi tính, trong

đso hơn 70% hàng xuất khẩu của Ấn Độ là những sản phẩm được chế

tạo trong nước. Tỷ lệ các mặt hàng xuất khẩu đến các quốc gia phát

triển chiếm tỷ lệ 50% tổng số hàng xuất khẩu hàng năm của Ấn Độ.

Khoảng 21% các công ty toàn cầu đã thực hiện dịch vụ ngoài biên

Page 8: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Ấn Độ. Với chi phí thấp,

lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm,

Ấn Độ đang trở thành điểm đến quan trọng của nhiều công ty Mỹ,

Tây Âu, Nhật Bản về công nghệ thông ty (Trần Văn Tùng, 2007, tr

33). Đó cũng chính là nguyên nhân mà nhiều công ty Mỹ đầu tư

nguồn tài chính lớn để hiện đại hóa các trung tâm sản xuất phần mềm

ở đây. Các đối tác làm việc với Ấn Độ trong lĩnh vực này cho biết, họ

thường trả lương cao cho kỹ sư Ấn Độ cao hơn Trung Quốc, nhưng

lại tiết kiệm được được rất nhiều kinh phí. Mỹ cho biết đã tiết kiệm

được 11 tỷ USD vào năm 2000 khi sử dụng các dịch vụ tại các trung

tâm công nghệ Ấn Độ. Các công ty lớn của Đức, Mỹ (General Motor,

IBM, HP…) rất tích cực mở rộng các hoạt động dịch vụ với Ấn Độ

bởi vì chi phí tiền lương cho một kỹ sư lập trình tại Ấn Độ là 22

USD/giờ, trong khi đó tại Mỹ là 80 USD/giờ.

Kinh tế Ấn Độ hiện được đánh giá có nhiều yếu tố bền vững hơn

nước láng giềng Trung Quốc, nhất là yếu tố con người, lao động trẻ

được đào tạo kỹ thuật tốt, trình độ cao và ngành công nghệ phần mềm

mang lại cho Ấn Độ nhiều món lợi khổng lồ từ những công ty hàng

đầu danh giá ở cả trong nước và ngoài nước. Ấn Độ đang nỗ lực trở

thành một trong những trung tâm công nghệ cao, quan trọng nhất của

thế giới. Như vậy, có thể thấy, so với những năm 1980 thì hai thập kỷ

gần đây vị thế kinh tế của Ấn Độ ngày càng được gia tăng mạnh mẽ,

trở thành đối tác quan trọng, cạnh tranh ngang ngửa với Trung Quốc

trong một số lĩnh vực chủ yếu (một số lĩnh vực đã vượt Trung Quốc),

Page 9: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

tạo nên bức tranh xôi động trong phát triển kinh tế ở châu Á và thế

giới, cải thiện và nâng cao vị thế kinh tế của châu Á.

b. Tăng cường vị trí chính trị, đa dạng hóa, đa phương hóa trong

quan hệ quốc tế

Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, chiến tranh lạnh kết thúc, Ấn Độ

đã điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình nhằm thích ứng với một

thế giới đã thay đổi căn bản. Để phục vụ cho công cuộc cải cách kinh

tế trong nước và thích ứng với tình hình quốc tế mới, nâng cao vị thế

chính trị, Ấn Độ thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa

trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, với ý thức độ lập, tự cường mạnh

mẽ nên tuy điều chỉnh chính sách đối ngoại nhưng Ấn Độ không từ bỏ

những nguyên tắc của mình. Điều này thể hiện khá rõ trong phát biểu

của Thủ tướng Ấn Độ Narashimha Rao khẳng định: “Thế giới đã thay

đổi, các nước đều thay đỏi và không có gì có thể biện minh nếu Ấn

Độ không thay đổi. Chúng ta phải điều chỉnh và có cách đề cập thực

tế nhưng chúng ta không bao giờ thay đổi nguyên tắc mục tiêu” (Trần

Thị Lý, 2002). Điều này đã được Ấn Độ thể hiện trong thực tế về tăng

cường quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu… Mặt

khác, Ấn Độ còn coi trọng chính sách đối ngoại với các nước láng

giềng và thúc đẩy việc thành lập Hiệp hội hợp tác Nam Á (SARRC),

nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác khu vực. Tư tưởng chiến lược của

Ấn Độ là “đứng vững ở Nam Á, vươn ra Ấn Độ Dương và hướng ra

thế giới”. Ấn Độ có những chính sách kịp thời, trong đó “Chính sách

hướng Đông” là chính sách quan trọng nhất mang lại những lợi ích

thiết thực cho Ấn Độ. Phạm vi hoạt động của chính sách này bao gồm

Page 10: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

khu vực Đông Nam Á, ba nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật

Bản, Hàn Quốc cùng với Úc và New Zealand (Prakash Namda, 2003).

Trong những năm gần đây, Ấn Độ tiếp tục điều chỉnh mạnh chính

sách đối ngoại theo hướng phát triển toàn diện nhằm đa dạng hóa trên

tất cả các mặt chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng; tạo môi

trường hòa bình, ổn định, tranh thủ hợp tác kinh tế với tất cả các đối

tác. Ấn Độ tăng cường quan hệ trên trường quốc tế nhằm tạo thế cân

bằng với các nước lớn, tranh thủ những yếu tố quốc tế thuận lợi để

phát triển kinh tế. Cùng với những thành công của chính sách đối

ngoại hướng Đông, Ấn Độ đã gặt hái nhiều thành công, nhằm nâng

cao vị thế chính trị của mình. Ấn Độ có nhiều động thái trong các

diễn đàn quốc tế nhằm tăng cường vai trò của Ấn Độ: Tích cực vận

động để trở thành Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp

quốc; lập diễn đàn ba nước gồm Ấn Độ - Brazil - Nam Phi; có tiếng

nói quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp tại WTO. Ấn Độ luôn giữ

vững nguyên tắc, có thái độ thực tế trong quan hệ vừa hợp tác vừa

cạnh tranh với Mỹ, Nga, Trung Quốc vì lợi ích cao nhất của Ấn Độ.

Ấn Độ tăng cường quan hệ với Mỹ trong nhiều lĩnh vực như chống

khủng bố, phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, bảo vệ lợi ích quốc

gia, hợp tác với Mỹ kiềm chế Ấn Độ của Mỹ ở khu vực Nam Á, Ấn

Độ Dương vì lo sợ Ấn Độ sẽ đe dọa lợi ích của Mỹ ở khu vực này. Ấn

Độ và Nga vẫn giữ được mối quan hệ truyền thống và tốt đẹp. Mối

quan hệ này ngày càng gia tăng, là đối tác chiến lược, chuyển từ hợp

tác quốc phòng (mua vũ khí hiện đại, kỹ thuật mới) là chủ yếu sang

hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại đầu tư và khoa học công

Page 11: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

nghệ, nhằm tạo thế mạnh cho Ấn Độ trong cạnh tranh các vấn đề an

ninh, biên giới với Mỹ và Trung Quốc. Hai chính phủ Ấn Độ và Nga

thống nhất tăng cường hơn nữa về hợp tác thương mại, với mức 10 tỷ

USD vào năm 2010.

Đối với Trung Quốc, vào đầu thiệp kỷ XXI, với chính sách đối ngoại

hướng Đông Ấn Độ đã chú trọng đến Trung Quốc - nước láng giềng

khổng lồ của Ấn Độ, do vậy quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc đã có

những biến chuyển lớn. Năm 2003, đánh dấu bước phát triển mới

trong quan hệ giữa hai nước sau chuyến thăm Trung Quốc (tháng 5 -

2003) của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và chuyến thăm (tháng 6 -

2003) của Thủ tướng Ấn Độ. Hai nước đã tiến hành ký kết nhiều văn

bản về biên giới (vấn đề Tây Tạng, Xích Kim), quốc phòng (vấn đề

tập trận chung, phối hợp chống khủng bố…), về kinh tế, thương

mại…. Trong chính đối ngoại hướng Đông của Ấn Độ giai đoạn II,

ngoài khu vực Đông Nam Á, một trong những hướng ưu tiên của Ấn

Độ với các nước láng giềng đó là Trung quốc. Những năm gần đây,

quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc đang được cải thiện và xúc tiến mạnh

mẽ nhờ quan điểm gác lại những bất đồng trong quá khứ để hướng tới

“một thế kỷ châu Á” hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Ấn Độ hướng

sang Trung Quốc là hướng đến một nước láng giềng lớn, một đối tác

quan trọng về nhiều mặt, một sự hợp tác và ủng hộ tích cực trên con

đường vươn ra khu vực và thế giới. Về mặt chính trị, Trung Quốc là

một quốc gia rộng lớn, nền kinh tế lớn, đang phát triển vào loại nhanh

nhất thế giới hiện nay, là một thị trường vô cùng hấp dẫn với Ấn Độ.

Về mặt vị thế địa lý - chiến lược thì Trung Quốc là nước láng giềng

Page 12: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

của Ấn Độ, nơi tiếp giáp với nhiều nước trong khu vực Nam Á và Bắc

Á. Vị thế này vô cùng quan trọng khi Án Độ giao thương với thế giới

bên ngoài. Về mặt lịch sử văn hóa, Trung Quốc cũng như Ấn Độ là

những nước có nền văn hóa phát triển rực rỡ và có ảnh hưởng lớn

trong khu vực. Chính vì vậy, Ấn Độ hướng tới Trung Quốc là mở ra

những vận hội mới cho tương lai không chỉ cho sự ổn định về hòa

bình ở khu vực và trên thế giới. THực thi Chính sách hướng Đông,

Ấn Độ một mặt đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng nhanh xuất khẩu, phát

triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội trong nước… Mặt khác Ấn Độ

cải thiện được quan hệ quốc tế, nhất là với Trung Quốc và Pakistan.

Ấn Độ từng bước xác lập vị thế lớn của mình cùng đối trọng với

Trung Quốc - nước láng giềng lớn đang trỗi dậy. Dưới nhiều góc độ

khác nhau như chính trị, kinh tế, địa chiến lược, văn hóa thì Trung

Quốc trở thành mắt xích trọng yếu trong Chính sách hướng Đông của

Ấn Độ trong giai đoạn hiện nay. Trong chuyến thăm của Thủ tướng

Ấn Độ đến Trung Quốc ngày 14/1/2008 đã được các học giả Trung

Quốc cho rằng, là bước khởi đầu của “hai người khổng lồ phương

Đông” bắt tay nhau cùng vươn lên. Khi “con voi” Ấn Độ và “con

rồng” Trung Quốc bắt tay nhau cùng phát triển, sẽ không chỉ thúc đẩy

quan hệ đối tác, hợp tác song phương Ấn - Trung, mà còn có những

ảnh hưởng lớn đối với nền hòa bình và sự phát triển châu Á cũng như

thế giới (Trần Văn Tùng, 2007, tr 4 - 5).

Sau khi Liên Xô tan rã, để có điều kiện khắc phục những thiệt hại và

tổn thất về mọi mặt, nhất là về năng lượng, phục hồi và phát triển kinh

tế, tạo điều kiện trở thành nước lớn ở châu Á, Ấn Độ đã gia tăng

Page 13: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

mạnh mẽ chính sách đối ngoại hướng Đông với các nước Đông Nam

Á. Mặc dù được thực hiện từ năm 1991 nhưng trong giai đoạn II của

Chính sách hướng Đông, Ấn Độ vẫn coi Đông Nam Á là trọng tâm

của chính sách này nên đã xúc tiến hết sức mạnh và toàn diện với

ASEAN. Nhằm tận dụng thị trường to lớn của Đông Nam Á, vị trí địa

chiến lược trọng yếu, tận dụng những lợi thế do ảnh hưởng văn hóa

của Ấn Độ ở khu vực này cùng nguồn nhân lực người Ấn ở khu vực

Đông Nam Á (khoảng 3,4 triệu người trừ Đông Timo và Lào - có một

số tài liệu nói người Ấn ở Đông Nam Á là hơn 6 triệu người) (Phan

Thị Hồng Xuân, 2009, tr 339). Theo giáo sư kinh tế Geetanjali thuộc

Học viện Kinh tế Ngoại thương Ấn Độ, Ấn Độ đang tìm kiếm thêm

nhiều đối tác tại châu Á. Ngoài những đối tác truyền thống phương

Tây, nhằm tận dụng vai trò mậu dịch và đầu tư trên phạm vi toàn cầu

đang tăng lên của khối ASEAN, “Ấn Độ đã đề ra mục tiêu đạt được

2% kim ngạch mậu dịch toàn cầu, và để đạt được mục tiêu đó chúng

tôi cần khai thác và thâm nhập nhiều thị trường mới. Châu Á là thị

trường lớn đối với Ấn Độ” và “các nước ASEAN, tất nhiên là nhận ra

được vị trí tiên phong của Ấn Độ trong lĩnh vực công nghệ thông tin

nói riêng và xuất khẩu dịch vụ nói chung”. Mối quan hệ Ấn Độ -

ASEAN có thể bổ sung cho nhau và tạo điều kiện cho các quốc gia

trong tổ chức ASEAN nâng cao vai trò của mình trong các chính sách

nội khối và chính sách đối ngoại ngoài khu vực. Với việc khởi động

FTA giữa các nước đối tác ASEAN với Ấn Độ, Đông Nam Á đã

chính thức tham gia vào làn sóng thiết lập khu vực mậu dịch tự do

giữa các nước Đông Nam Á. FTA giữa Ấn Độ - ASEAN mang lại

Page 14: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

những thuận lợi nhất định cho Ấn Độ trong quá trình tăng cường hợp

tác sâu rộng với khu vực rộng lớn châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài

ra, Ấn Độ đang mở rộng và thúc đẩy những nỗ lực chung về hợp tác

giữa Ấn Độ - ASEAN ở lưu vực sông Mê Công và tăng cường hơn

nữa sự hợp tác giữa sông Hằng và sông Mê Công (MGC). Chương

trình này thể hiện vai trò của Ấn Độ trong thúc đẩy hợp tác kinh tế ở

các vùng khó khăn, thúc đẩy xây dựng tuyến giao thông nối Ấn Độ

với Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam - tuyến Đường đi từ

Đông Bắc Ấn Độ qua Myanmar sang Thái Lan và nối với Đà Nẵng.

Như vậy, chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, chú trọng

đến Đông Nam Á đã và đang tăng cường ảnh hưởng của Ấn Độ; từng

bước nâng cao vị thế của một cường quốc Ấn Độ ở khu vực, cạnh

tranh và tạo thế cân bằng tương đối trong quan hệ với Trung Quốc,

Nhạt Bản ở Đông Nam Á; tranh thủ sự ủng hộ của các nước Đông

Nam Á trong chiến dịch vận động giành ghế Ủy viên thường trực Hội

đồng Bảo an Liên hợp quốc, cũng như nâng cao vị trí hàng đầu của

Ấn Độ trong phong trào không liên kết và hợp tác Nam - Nam. Năm

1995, Ấn Độ đã trở thành thành viên đối thoại đầy đủ của ASEAN.

Năm 1996, Ấn Độ trở thành thành viên của Diễn đàn khu vực

ASEAN, là khách mời danh dự chính thức các cuộc họp cấp cao

ASEAN. Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần đầu

tiên tổ chức ở Phrom- Pênh (Campuchia). Tháng 11 - 2004, tại Hội

nghị Thượng đỉnh diễn ra ở Lào, Ấn Độ và ASEAN ký bản Kế hoạch

“Đối tác vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng”, mở ra một thời kỳ mới

trong quan hệ ASEAN - Ấn Độ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an

Page 15: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

ninh, khoa học công nghệ, y tế và văn hóa. Ngoài ra hai bên thảo luận

và xây dựng Kế hoạch, Hợp tác tầm nhìn ASEAN - Ấn Độ đến năm

2020.

Các mối quan hệ với các đối tác khác cũng được đẩy mạnh. Quan hệ

giữa Ấn Độ với Nhật Bản trong lĩnh vực kinh tế và chính trị đang

được ưu tiên ngày càng cao trong chiến lược mở rộng Chính sách

hướng Đông của Ấn Độ với khu vực Bắc Á, vì lợi ích của hai nước.

Châu Phi cũng nhận được sự quan tâm to lớn hơn của Ấn Độ. Ấn Độ

đang tích cực thu hút các đối tác năng lượng và cạnh tranh mạnh với

Trung Quốc trong vấn đề này. Vai trò của Ấn Độ tại châu lục Đen chủ

yếu là các hoạt động nhân tạo, trợ giúp hào phóng cho các nước châu

Phi trong lĩnh vực giáo dục, y tế, nông nghiệp và thông tin hiện đại, là

cầu nối cho các hợp tác năng lượng và dầu mỏ.

3. Đẩy mạnh thực lực quân sự, gia tăng vị thế cường quốc lớn ở

khu vực

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, Ấn Độ cũn gia tăng lực

lượng và sức mạnh quân sự. Trong khoảng đầu thế kỷ XXI, chi phí

quân sự của Ấn Độ là 3%, đứng hàng thứ 4 thế giới về mặt số lượng

và chi phí quốc phòng. Năm 2007, trong khi tốc độ tăng chi phí quốc

phòng của Trung Quốc nhanh nhất thế giới cho ngân sách quốc phòng

tăng 17,8%), thì Ấn Độ cũng đã tăng lên 7,8% (Tài liệu tham khảo

đặc biệt, 2007, tr 6). Ấn Độ là một trong những nước có lực lượng vũ

trang thuộc loại lớn nhất thế giới sau một thời gian nỗ lực, với một kế

hoạch xây dựng lực lượng quân đội, với một lực lượng chủ chốt hùng

mạnh về hải quan. Chương trình nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Ấn

Page 16: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

Độ rất hiệu quả. Ấn Độ đã chế tạo thành công các loại tàu chiến hiện

đại nhất, xe tăng lội nước, xe bọc thép, máy bay chiến đấu (Dakota,

MicG-21…), các loại thiết bị xe tăng, máy bay… Hải quân Ấn Độ là

một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất khu vực, hiện đang

duy trì sự hiện diện lớn thứ hai ở Ấn Độ Dương (chỉ sau Mỹ). Không

quân cũng là một trong những lực lượng hùng mạnh hàng đầu (Trịnh

Cường, tr 64 - 65). Từ năm 1998, Ấn Độ trở thành nước có vũ khí hạt

nhân là nền tảng cơ bản cho sức mạnh quân sự của Ấn Độ nhằm

chống lại sự răn đe quân sự của các lực lượng đối phương khi có xung

đột. Ấn Độ đang mở rộng quan hệ quốc phòng ra ngoài khu vực, tạo

vị thế cho vai trò ngày càng tăng của Ấn Độ ở châu Á. Ngoài quan hệ

thân thiện vốn co với Nga, Ấn Độ đang gia tăng mạnh mẽ quan hệ

quốc phòng với các nước ASEAN, Trung Quốc và với các đối tác

khác ở châu Á.

Đối với ASEAN, trên cơ sở những thành tựu kinh tế của Chính sách

hướng Đông, Ấn Độ đã tăng cường các hoạt động hợp tác quốc phòng

đầy tham vọng với hầu hết các nước Đông Nam Á như Malaysia

(1993), Việt Nam (2000), Indonesia (2001), Singapore (2003) và

Philippines (2006). Tài liệu tham khảo đặc biệt, 2007, tr 2. Ấn Độ tích

cực xây dựng lòng tin với các nước Đông Nam Á làm cơ sở cho hợp

tác nhằm xóa bỏ hình ảnh Ấn Độ là cường quốc đe dọa quân sự đối

với các nước ASEAN. Ấn Độ thúc đẩy các cuộc tập trận chung, huấn

luyện sĩ quan, quân đội cho các nước ASEAN, giúp đỡ một số nước

trong chế tạo tên lửa, công nghệ thông tin, cung cấp các trang thiết bị

quân sự, chống khủng bố… Mục tiêu của các cuộc tập trận giữa Ấn

Page 17: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

Độ với các nước ASEAN là: i) Thúc đẩy Chính sách hướng Đông của

Ấn Độ, tạo sự cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực phía

Đông của Ấn Độ Dương (Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan,

Philippines) và tại Nam Á; ii) Giúp lực lượng hải quân quen với các

hoạt động ở Biển Đông vốn rất quan trọng. Sự hiện diện của hải quân

Ấn Độ tại khu vực này góp phần ngăn chặn con đường đưa vũ khí vào

khu vực này quan vịnh Bengan cung cấp cho lực lượng nổi dậy tại các

bang Đông Bắc Ấn Độ và cho lực lượng ly khai Những con hổ giải

phóng Tami ở Xri Lanca; iii) Việc triển khai các hoạt động tập trận

này thể hiện khả năng điều hành một lực lượng hải quân lớn mạnh và

hiện đại của Ấn Độ tại các khu vực xa xôi. Các sáng kiến hợp tác hải

quân trong những năm gần đây: cuộc tập trận không quân với

Singapore tại miền Trung Ấn Độ năm 2005, Hiệp định Hợp tác quốc

phòng với Philippines năm 2006 và quan hệ an ninh mới được củng

cố với Myanmar đã nhấn mạnh sự nổi lên về mặt chiến lược của Ấn

Độ như là một đối tác chủ chốt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

rộng lớn (Tài liệu tham khảo đặc biệt, 2007, tr 3). Vai trò Ấn Độ về

an ninh quốc phòng, do đó ngày càng quan trọng đối với hòa bình, ổn

định và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương.

Kể từ sau chiến tranh Lạnh với việc điều chỉnh chính sách đối ngoại,

nhất là Chính sách hướng Đông, không gian an ninh của Ấn Độ được

mở rộng.

Mặc dù Trung Quốc đang có chiến lược kiềm chế Ấn Độ ở Nam Á,

nhưng trong những năm gần đây với việc điều chỉnh chính sách đối

ngoại, Ân Độ đã thành công trong cải thiện và gia tăng quan hệ với

Page 18: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

Trung Quốc, nhất là về kinh tế và an ninh chính trị. Thập niên cuối

của thế kỷ XX, hai nước đã có nhiều động thái tích cực giải quyết

nhiều vấn đề gay cấn như vấn đề tranh chấp biên giới, vấn đề

Kasomia và Pakistan. Từ năm 1999 trở đi, quan hệ hai nước một lần

nữa trở lại tốt đẹp, quan hệ an ninh quốc phòng cũng có những bước

tiến đáng kể. Các chính khách Ấn Độ cũng khẳng định hòa bình và ổn

định lâu dài ở Châu Á sẽ luôn luôn dựa trên quan hệ thực tế giữa Ấn

Độ và Trung Quốc, là hai nước lớn ở châu Á có vai trò quan trọng ở

khu vực. Mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa Ấn Độ - Trung Quốc

được tăng cường. Cuộc tập trận lớn lần đầu tiên giữa hai nước trên

biển vào tháng 11 - 2003 là một minh chứng cụ thể. Mục đích của

cuộc tập trận là tăng cường khả năng phối hợp hoạt động tìm kiếm và

cứu trợ, đảm bảo an toàn cho giao dịch trên biển giữa các lực lượng

an ninh hai nước. Lần phối hợp diễn tập này được đánh giá là bước

tiến vững chắc nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa hải quân hai

nước. Từ năm 2006 đến nay, hầu như năm nào hai nước cũng tổ chức

những cuộc tập trận chung. Trong năm 2006, hai nước đã thúc đẩy

một bước trong lĩnh vực quan hệ này bằng việc ký kết biên bản ghi

nhớ Hội nghị Thượng đỉnh quốc phòng hàng năm bàn về vấn đề hòa

bình, an ninh và chống khủng bố.

Tóm lại, với những nỗ lực trong chính sách đối ngoại và cải cách kinh

tế trong nước, với những chiến lược phát triển có hiệu quả, Ấn Độ đã

trở thành nước phát triển toàn diện, có vị thế về cơ bản ngang hàng

với các cường quốc ở châu Á, vị trí ngày càng quan trọng ở châu Á.

Ấn Độ đã xây dựng được một hệ thống những ngành công nghiệp cơ

Page 19: (Noi Den Chinh Sach Doi Ngoai an Do) - Vai Trò Của Ấn Độ ở Châu á Những Năm Đầu Thế Kỷ Xxi

bản, đa dạng và hiện đại, có khả năng trang bị cho các ngành kinh tế

quốc dân, đặc biệt là công nghệ thông tin và dịch vụ phần mềm, ngân

hàng… Với tốc độ tăng trưởng liên tục 20 năm từ 6 - 7%, với sức hút

FDI và thương mại mậu dịch khổng lồ, Ấn Độ đã và đang trở thành

một trong 6 cực có sức mạnh kinh tế, quân sự đó là Trung Quốc, Nga,

Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và EU. Vai trò của Ấn Độ trên thế giới sẽ được

tăng cường hơn nữa khi mà Ân Độ đang cố gắng phát triển mạnh

những lợi thế về công nghệ thông tin, phần mềm, về nhân tố lao động

có chất lượng cao… và những nỗ lực can dự tích cực vào nhiều vấn

đề nhằm cân bằng và ổn định châu Á, như việc thương lượng giải

quyết vấn đề Palestin, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề

Iran và chống phổ biến vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn là nước đang phát triển còn nhiều vấn đề gay

cấn, nan giải khó giải quyết: Cơ sở hạ tầng còn yếu, mức chênh lệch

giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn còn quá lớn, tình trạng thất

nghiệp còn nhiều, thâm hụt tài chính công, vấn đề “khát” năng lượng,

vấn đề Tây Tạng, Xích Kim… mặt khác các vấn đề như xung đột biên

giới với Trung Quốc, vấn đề Kasomia và Pakistan. Đây là những vấn

đề cần phải được giải quyết trong tiến trình theo đuổi mục tiêu trở

thành cường quốc thế giới đúng nghĩa của nó nhằm đạt được mục tiêu

“thế kỷ XXI là thế kỷ của Ấn Độ”.

PGS. TS Hoàng Thị Minh Hoa