noi dung quy trinh qlda 30.5.12

77
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Ban hành kèm theo QĐ số................................./QĐ-QTPC, ngày..............tháng..............năm 2012) CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Mục đích, phạm vi và đối tượng áp dụng. 1. Quy trình này quy định nội dung, trình tự, cách thức và nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi Công ty Ðiện lực Quảng Trị, nhằm đảm bảo các dự án được thực hiện một cách có hệ thống, chặt chẽ, đúng trình tự thủ tục đầu tư xây dựng theo các quy định hiện hành của Nhà nước, đáp ứng được yêu cầu chất lượng, tiến độ, tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị chức năng trong quản lý đầu tư và xây dựng. 2. Quy trình này áp dụng đối với các dự án ĐTXD thuộc phạm vi quản lý của Công ty Ðiện lực Quảng Trị bằng các nguồn vốn: Đầu tư phát triển, khấu hao cơ bản, vốn tự có và quỹ phúc lợi, các nguồn vốn vay trong và ngoài nước (nếu có),..v.v.. thuộc phạm vi quản lý của Công ty Ðiện lực Quảng Trị được Tổng Công ty Điện lực miền Trung giao nhiệm vụ quản lý dự án và phân cấp theo quy định. 3. Ðối tượng quản lý theo quy trình này bao gồm các dự án đầu tư và xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo thuộc các công trình sử dụng các nguồn vốn nêu trên, gồm: + Công trình đường dây và trạm biến áp. + Công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. + Công trình nguồn điện. QTPC – QLĐT/QT.01 1

Upload: khanh-tran

Post on 24-Jul-2015

546 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

QUY TRÌNHQUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ban hành kèm theo QĐ số................................./QĐ-QTPC, ngày..............tháng..............năm 2012)

CHƯƠNG INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Mục đích, phạm vi và đối tượng áp dụng.1. Quy trình này quy định nội dung, trình tự, cách thức và nhiệm vụ thực hiện công

tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi Công ty Ðiện lực Quảng Trị, nhằm đảm bảo các dự án được thực hiện một cách có hệ thống, chặt chẽ, đúng trình tự thủ tục đầu tư xây dựng theo các quy định hiện hành của Nhà nước, đáp ứng được yêu cầu chất lượng, tiến độ, tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị chức năng trong quản lý đầu tư và xây dựng.

2. Quy trình này áp dụng đối với các dự án ĐTXD thuộc phạm vi quản lý của Công ty Ðiện lực Quảng Trị bằng các nguồn vốn: Đầu tư phát triển, khấu hao cơ bản, vốn tự có và quỹ phúc lợi, các nguồn vốn vay trong và ngoài nước (nếu có),..v.v.. thuộc phạm vi quản lý của Công ty Ðiện lực Quảng Trị được Tổng Công ty Điện lực miền Trung giao nhiệm vụ quản lý dự án và phân cấp theo quy định.

3. Ðối tượng quản lý theo quy trình này bao gồm các dự án đầu tư và xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo thuộc các công trình sử dụng các nguồn vốn nêu trên, gồm:

+ Công trình đường dây và trạm biến áp.+ Công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.+ Công trình nguồn điện.

Điều 2: Trách nhiệm biên soạn, soát xét, phê duyệt, thực hiện quy trình.

1. Trách nhiệm biên soạn, soát xét, phê duyệt, thực hiện quy trình.Quy trình này do Trưởng phòng Quản lý đầu tư biên soạn, phó Giám đốc Công ty

soát xét và Giám đốc Công ty Ðiện lực Quảng Trị phê duyệt ban hành.2. Trách nhiệm:- Trưởng Phòng Quản lý đầu tư: Ðảm bảo quy trình này luôn được tuân thủ.- Trưởng các đơn vị trực thuộc : Phối hợp và tổ chức thực hiện đúng quy trình.- Cán bộ công nhân viên liên quan: Nghiêm chỉnh thực hiện quy định trong quy

trình này.3. Việc soạn thảo, soát xét, sửa đổi, phê duyệt, ban hành, thu hồi, hủy bỏ văn bản

này phải tuân thủ theo các qui định tại “Quy trình kiểm soát tài liệu” hi n hành của Công ty Ðiện lực Quảng Trị.

Điều 3: Định nghĩa, thuật ngữ và tài liệu viện dẫn. QTPC – QLĐT/QT.01 1

Page 2: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

1. Từ viết tắt: QLĐT: Quản lý đầu tư. QLDA: Quản lý dự án. ĐCKS: Đề cương khảo sát. DAĐTXDCT: Dự án đầu tư xây dựng công trình. BCKT-KTXDCT: Báo cáo kinh tế -kỹ thuật xây dựng công trình. TKKT-DT: Thiết kế kỹ thuật - dự toán. TKBVTC-DT: Thiết kế bản vẽ thi công - dự toán. TDT/DT: Tổng dự toán/Dự toán. KHĐT: Kế hoạch đấu thầu. HSMT/HSDT: Hồ sơ mời thầu/Hồ sơ dự thầu. HSYC/HSĐX: Hồ sơ yêu cầu/Hồ sơ đề xuất. KQĐG: Kết quả đánh giá HSDT/HSĐX. VTTB : Vật tư thiết bị. ĐTXD: Đầu tư xây dựng. EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam. EVN CPC: Tổng công ty Điện lực Miền Trung. QTPC : Công ty Điện lực Quảng Trị. KH : Kế hoạch. TC&NS: Phòng Tổ chức & Nhân sự. KT : Phòng Kỹ thuật. TC-KT: Phòng Tài chính Kế toán VT : Vật tư. KD : Kinh doanh. KTAT: Kỹ thuật An toàn. ĐĐ : Điều độ.2. Định nghĩa, thuật ngữ:- “Dự án đầu tư” là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư xây dựng mới,

mở rộng, cải tạo, nâng cấp các công trình công nghiệp điện, kỹ thuật điện và cơ sở hạ tầng trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp) để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực.

- “Thẩm định DAĐTXD/BCKT-KT; TTKT/TKBVTC-TDT/DT” là công việc của Công ty Điện lực Quảng Trị chủ trì tổ chức phối hợp với các thành phần, đơn vị liên quan để tiến hành thẩm định và lập báo cáo kết quả thẩm định theo quy định của Quy trình này.

- “Kiểm tra DAĐTXD/BCKT-KT; TTKT/TKBVTC-TDT/DT” là công việc của bộ phần tham mưu cho cấp quyết định phê duyệt, kiểm tra đề án trước khi phê duyệt.

QTPC – QLĐT/QT.01 2

Page 3: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

- Trường hợp công trình có qui mô phức tạp (nếu cần) chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn không trực tiếp lập TTKT/TKBVTC-TDT/DT để thực hiện thẩm tra TTKT/TKBVTC-TDT/DT.

- "Các hạng mục công trình phát sinh" là các hạng mục công trình phát sinh so với TKKT hoặc TKBVTC của công trình đã được phê duyệt hoặc các hạng mục liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư phát sinh trong quá trình thực hiện.

Trong Quy trình này, các từ ngữ được hiểu và định nghĩa theo Luật xây dựng, Luật đấu thầu và các văn bản dưới Luật của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về đấu thầu và quản lý chất lượng công trình xây dựng. Ngoài ra các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

"Quy trình quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình" là trình tự thực hiện một Dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi Công ty Điện lực Quảng Trị, trên cơ sở quy định mối quan hệ, trách nhiệm, quyền hạn của các phòng ban và đơn vị liên quan trong Công ty Điện lực Quảng Trị.

“Các đơn vị trực thuộc”: Là các đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Quảng Trị. “Chủ đầu tư”: Được hiểu là Công ty Điện lực Quảng Trị được Tổng công ty

Điện lực Miền Trung phân cấp quyết định đầu tư và giao QLDA đầu tư xây dựng công trình.

“Thẩm tra DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT; TKKT-DT/TKBVTC-DT” là công việc của tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực không trực tiếp lập DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT; TKKT-DT/TKBVTC-DT được chủ đầu tư thuê để thực hiện thẩm tra.

3. Tài liệu viện dẫn : Theo phụ lục 01/QTPC-QLĐT/QT.01 kèm theo.

CHƯƠNG II

ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH,GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Ðiều 4: Việc đăng ký kế hoạch, thời hạn đăng ký kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch và trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong giai đoạn đăng ký kế hoạch của các dự án thực hiện theo quy định tại quy trình quản lý kế hoạch, mã hiệu QTPC-KH/QT.01 của Công ty Điện lực Quảng Trị.

Ðiều 5: Các dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ triển khai thực hiện đầu tư xây dựng sau khi có quyết định giao quản lý dự án của EVN CPC hoặc quyết định đầu tư của QTPC.

CHƯƠNG III

KHẢO SÁT /LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG/BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT XDCT

QTPC – QLĐT/QT.01 3

Page 4: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

Ðiều 6: Lựa chọn tư vấn khảo sát, lập DAĐT/BCKTKT.1. Sau khi có quyết định giao QLDA của EVN CPC hoặc quyết định đầu tư của

QTPC, phòng QLĐT chủ trì lập KHĐT lựa chọn Tư vấn khảo sát xây dựng lập DAĐT/BCKT-KT XDCT và trình duyệt theo phân cấp. Biểu mẫu trình và phê duyệt QPTC-QLĐT/QT.01* B.01 và QPTC-QLĐT/QT.01* B.02.

2. Căn cứ KHĐT lựa chọn tư vấn được duyệt, trach nhiem cac phong nhu sau:a. Phong QLDTTổ chức lập HSMT, HSYC, tổ chức thẩm định, trình phê duyệt theo quy định hiện

hành và quy định tại quy trình này. Đối với hình thức chỉ định thầu rút gọn: thực hiện theo quy định hiện hành của nhà

nước về đấu thầu.b. Phong KHDoi voi các goi thau ap dung hinh thuc tu thuc hien, phong ke hoach can cu KHDT

lap phieu giao nhiem vu cho cac don vi truc thuoc thuc hien4. Sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu tư vấn, phòng QLĐT chịu trách nhiệm

thương thảo, trình Giám đốc Công ty ký kết hợp đồng theo quy định.

Điều 7: Quy định về khảo sát

1. Quy định chung: - Các dự án ĐTXD trước khi lập hồ sơ DAĐTXD/BCKT-KT phải tổ chức khảo sát

xây dựng theo quy định hiện hành.- Nhà thầu tư vấn phải lập Đề cương khảo sát (ĐCKS) xây dựng, nội dung ĐCKS

theo các quy định hiện hành của nhà nước, của ngành về công tác khảo sát. QTPC tổ chức thẩm định và phê duyệt trước khi tổ chức khảo sát.

- Giám sát khảo sát: QTPC tổ chức giám sát công tác khảo sát theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đối với dự án do QTPC giao nhiện vụ cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khảo sát thì quy định đơn vị giám sát khảo sát phải độc lập với đơn vị thực hiện khảo sát.

- Đối với các gói thầu tư vấn áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn, ĐCKS xây dựng do đơn vị tư vấn lập và có thể được phê duyệt kèm theo quyết định phê duyệt chỉ định thầu.

2. Đơn vị thẩm định:Tổ thẩm định dự án ĐTXD của QTPC chịu trách nhiệm thẩm định ĐCKS.3. Phê duyệt ĐCKS:Căn cứ kết quả thẩm định, phòng QLĐT lập thủ tục trình duyệt ĐCKS theo phân

cấp. Quyết định phê duyệt lập 5 bản gửi cho:- Bản giấy: QLĐT (1bản), TCKT (2bản), Tư vấn (1bản) và lưu VP (1bản). - Gửi qua eOffice: Ban GĐ, phòng KT.

QTPC – QLĐT/QT.01 4

Page 5: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

4. Tổ chức khảo sát:

Căn cứ ĐCKS được duyệt, Nhà thầu khảo sát thực hiện khảo sát. Kết quả khảo sát là Báo cáo kết quả khảo sát do Nhà thầu khảo sát lập đảm bảo chất lượng theo quy định trong công tác khảo sát hiện hành của nhà nước và của ngành.

Ðiều 8: Dự án đầu tư xây dựng:

Có cần điều 8 này không hay chỉ cần nêu 1 câu chung chung: Nội dung DAĐTXDCT phải bảo đảm về nội dung qui mô, số lượng, chất lượng theo quy định hiện hành của Nhà nước và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Biên chế DAĐTXDCT bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở, nội dung của phần thuyết minh và thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý dự án ĐTXD. Cụ thể:

1. Nội dung phần thuyết minha) Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm

đối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã hội đối với địa phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.

b) Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.

c) Các giải pháp thực hiện bao gồm:- Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây

dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;- Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có

yêu cầu kiến trúc;- Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;- Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.d) Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu

cầu về an ninh, quốc phòng.đ) Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp

vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án.

2. Nội dung thiết kế cơ sởa) Phần thuyết minh: - Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công

trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

QTPC – QLĐT/QT.01 5

Page 6: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

- Phương án, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;- Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;- Phương án thiết kế hệ kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu

của công trình;- Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nỗ theo quy định của pháp luật

hiện hành;- Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.b) Phần bản vẽ thiết kế cơ sở:- Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình

đối với công trình xây dựng theo tuyến; - Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu

công nghệ; - Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; - Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của

công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.3. Hồ sơ DAĐTXDCT được lập thành:a) Giai đoạn thẩm định: 05 bộ.b) Giai đoạn phê duyệt: Tối thiểu 09 bộ (cụ thể theo quy định Hợp đồng Tư vấn

hoặc PGNV)

Ðiều 9: Báo cáo KT- KT XDCT.

Có cần điều 9 này không hay chỉ cần nêu 1 câu chung chung: Nội dung BCKT-KTXDCT phải bảo đảm về nội dung qui mô, số lượng, chất lượng theo quy định hiện hành của Nhà nước và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Nội dung của BCKT-KTXDCT gồm thuyết minh, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán chi phí theo quy định hiện hành về quản lý dự án ĐTXD. Cụ thể:

1. Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; 2. Địa điểm xây dựng; 3. Quy mô, công suất; 4. Cấp công trình; 5. Nguồn kinh phí xây dựng công trình, thời hạn xây dựng, hiệu quả công trình;6. Phòng, chống cháy, nổ; 7. Thiết kế bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình.8. Hồ sơ BCKT-KTXDCT được lập thành:a) Giai đoạn thẩm định: 05 bộ.b) Giai đoạn phê duyệt: Tối thiểu 09 bộ (Cụ thể theo quy định Hợp đồng Tư vấn

hoặc PGNV)

Điều 10: Trách nhiệm trong giai đoạn lập DAĐTXD/BCKT-KTXDCT.

QTPC – QLĐT/QT.01 6

Page 7: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

1. Phòng Quản lý đầu tư:

a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu Tư vấn lập DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT theo quy định tại Điều 6 quy trình này.

b) Theo dõi đôn đốc tiến độ, tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý và biên chế hồ sơ DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT.

c) Lập yêu cầu thẩm định (biểu mẩu: QTPC-QLĐT/QT.01*B...) kèm theo báo cáo kiểm tra hồ sơ của cán bộ trực tiếp QLDA (theo biểu mẩu: QTPC-QLĐT/QT.01*B...) gửi Tổ thẩm định.

d) Căn cứ kết quả thẩm định lập hồ sơ trình duyệt DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT theo phân cấp.

2. Phòng Vật tư:Kiểm tra, cung cấp số liệu khối lượng VTTB tồn kho, thu hồi cho đơn vị lập dự án.3. Phòng Kỹ thuật:a) Cung cấp các số liệu cần thiết liên quan đến dự án cho đơn vị lập tư vấn lập dự

án theo nội dung hợp đồng tư vấn hoặc theo yêu cầu của Công ty.b) Trực tiếp khảo sát, lập DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT theo phiếu giao nhiệm

vụ của Giám đốc Công ty.4. Phòng Kế hoạch:Cung cấp cho phòng QLĐT 01 hồ sơ liên quan như phương án kỹ thuật – khái toán

vốn, hồ sơ đề nghị cấp điện phụ tải mới,...5. Các Điện lực trực thuộc:a) Hỗ trợ, tạo điều kiện các đơn vị tư vấn lập DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT theo

hợp đồng tư vấn đã ký kết.b) Cung cấp các số liệu cần thiết cho đơn vị lập tư vấn theo nội dung hợp đồng tư

vấn hoặc văn bản yêu cầu của Công ty.6. Các phòng ban chức năng khác:Hỗ trợ, tạo điều kiện các đơn vị tư vấn lập DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT theo

hợp đồng Giám đốc Công ty đã ký kết.

Ðiều 11: Tổ thẩm định DAĐT xây dựng công trình.

1. Tổ thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình thành lập theo quyết định của Giám đốc Công ty và quy định thành lập 2 Tổ thẩm định với tên gọi:

a) Tổ thẩm định dự án ĐTXD công trình điện.b) Tổ thẩm định dự án ĐTXD các công trình hạ tầng kỷ thuật và phục vụ sản xuất.2. Thành phần Tổ thẩm định:a) Tổ thẩm định cơ cấu 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và các thành viên là những các nhân

cụ thể ở các phòng nghiệp vụ: QLĐT, TC-KT, KT, KH, VT. Khi cần thiết các Tổ thẩm định có thể mời thêm đại diện các đơn vị trực thuộc

khác tham gia thẩm định (không phải là thành viên Tổ thẩm định).

QTPC – QLĐT/QT.01 7

Page 8: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

b) Thành viên các Tổ thẩm định là những cán bộ, chuyên viên có chuyên môn phù hợp, có các loại chứng chỉ theo quy định hiện hành, có trình độ năng lực thẩm định.

3. Chức năng nhiệm vụ Tổ thẩm định.a) Chức năng: theo quyết định thành lập.b) Nhiệm vụ cụ thể các Tổ thẩm định: Tổ chức thẩm định DAĐTXDCT/BCKT-

KTXDCT, TKKT/TKBVTC-TDT/DT, TK-DT phần phát sinh bổ sung hiệu chỉnh, thẩm định KHĐT các dự án do QTPC quản lý dự án.

Ðiều 12: Thẩm tra, thẩm định DAĐT/BCKT-KT.

1. Hồ sơ DAĐT/TKKT-TKBVTC/BCKTKT/TDT-DT của các dự án đầu tư phải được bộ phận có chức năng thẩm tra (đối với các dự án do EVN CPC phê duyệt), thẩm định (đối với các dự án do EVN CPC phê duyệt) trước khi trình EVN CPC thẩm định phê duyệt hoặc Giám đốc QTPC phê duyệt

2.Việc thẩm tra, thẩm định DAĐT/TKKT-TKBVTC/BCKTKT/TDT-DT được thực hiện thông qua Tổ thẩm định, thành phần Tổ thẩm định quy định tại Điều 11 Quy trình này.

3. Hồ sơ thẩm tra, thẩm định, nội dung, trình tự, cách thức, kết quả thẩm định thực hiện theo quy định tại chương điều Quy trình QTPC-QLĐT/QT.01.

4. Tùy theo tính chất dự án, Tổ thẩm định có thể tổ chức thẩm tra hiện trường trước khi tổ chức thẩm định.

5. Trường hợp QTPC không đủ năng lực chuyên môn thẩm tra thì thuê tư vấn có năng lực thực hiện thẩm tra trước khi tổ chức thẩm định.

6. Thời gian thẩm định: tùy thuộc vào tính chất quy mô dự án, nhưng thời gian mỗi lần thẩm định không quá 5 ngày làm việc và số lần thẩm định tối đa không quá 3 lần cho một dự án ĐTXDCT.

7. Nơi nhận kết quả thẩm tra, thẩm định: - EVN CPC (1bản), QLĐT (1bản), TCKT (2bản), Tư vấn (1 bản) và VP (1bản). - Gửi qua eOffice: Ban GĐ, các phòng KT, KT và các thành viên thẩm định.

Điều 13: Phê duyệt BCKT-KTXDCT/DAĐTXDCT:

1. Phê duyệt BCKT-KTXDCT (bao gồm BVTKTC và DT): a) Hồ sơ trình duyệt: Phòng QLĐT chuẩn bị hồ sơ trình duyệt gồm:- BCKT-KTXDCT hoàn chỉnh (đã hiệu chỉnh các nội dung theo Kết quả thẩm định

BCKT-KTXDCT lần cuối của Tổ thẩm định).- Kết quả thẩm định BCKT-KTXDCT.- Tờ trình phê duyệt BCKT-KTXDCT theo biểu QTPC-QLĐT/QT.01*B.11.- Biên bản nghiệm thu công tác khảo sát theo biểu QTPC-QLĐT/QT.01*B.09.b) Thời gian trình duyệt: không quá 5 ngày làm việc sau khi có kết quả thẩm định. c) Quyết định phê duyệt:- Biểu mẩu quyết định phê duyệt: biểu QTPC-QLĐT/QT.01*B.12.- Sau khi phê duyệt, phòng QLĐT thực hiện đóng dấu “TKBVTC đã được phê

duyệt” và Trưởng phòng QLĐT ký duyệt hồ sơ theo ủy quyền của Giám đốc Công ty.

QTPC – QLĐT/QT.01 8

Page 9: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

- Nơi nhận quyết định phê duyệt BCKT-KTXDCT: + EVNCPC (1bản), QLĐT (1bản), TCKT (2bản), Tư vấn (1bản) và VP (1bản). + Gửi qua eOffice: Ban GĐ, các phòng KH, KT.- Nơi nhận BCKT-KTXDCT đã phê duyệt: EVNCPC (1 bộ), TCKT (2bộ), KT

(1bộ), VT (1bộ), QLĐT (1bộ), thi công (1bộ), QLVH (1bộ). Tùy tính chất công trình có thể sao gửi cho đơn vị khác liên quan.

2. Phê duyệt DAĐTXDCT: a) Hồ sơ trình duyệt, thời gian trình duyệt quy định tương tự như mục 1 Điều này.

Tuy nhiên, toàn bộ các biểu mẩu trình duyệt sử dụng các Biểu mẫu quy định theo "Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong Tổng Công ty Điện lực miền Trung" hiện hành, mã hiệu: EVN CPC-QLĐT/QT.05

b) Nơi nhận quyết định phê duyệt: - Bản giấy: QLĐT (1bản), TCKT (2bản), Tư vấn (1bản) và lưu VP (1bản). - Gửi qua eOffice: Ban GĐ, các phòng KH, KT và các thành viên thẩm định.c) Nơi nhận hồ sơ DAĐTXDCT đã được phê duyệt: TCKT (2 bộ), KT (1 bộ), VT

(1 bộ), QLĐT (2 bộ). Tùy tính chất công trình có thể sao gửi cho đơn vị khác liên quan.

Ðiều 14: Xử lý tình huống giai đoạn lập DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT.1. Nếu DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT không đáp ứng yêu cầu, Phòng QLĐT

thông báo cho đơn vị tư vấn bổ sung, hiệu chỉnh bằng văn bản.2. Trong trường hợp phải hiệu chỉnh về quy mô đầu tư so với quyết định giao

QLDA, phòng Kế hoạch có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh.3. Trong những trường hợp đặc biệt như tạm hoãn đầu tư dự án, huỷ bỏ đầu tư dự

án hoặc thay đổi chủ đầu tư v.v... phòng Quản lý đầu tư phối hợp với các phòng chức năng tham mưu trình trình cấp có thẩm quyền xử lý đúng theo qui định.

CHƯƠNG IV

GIAI ĐOẠN LẬP THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Ðiều 15: Nội dung lập TKKT/TKBVTC-TDT/DT

Nội dung TKKT/TKBVTC-TDT/DT phải bảo đảm về nội dung qui mô, số lượng, chất lượng và phù hợp với DAĐTXDCT được duyệt, được thẩm định theo quy định hiện hành của Nhà nước và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Điều 16: Cơ sở lập TKKT/TKBVTC - TDT/DT:

1. TKKT/TKBVTC-TDT/DT chỉ lập đối với các dự án yêu cầu lập Dự án đầu tư và chỉ lập khi Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt;

2. Các định mức, đơn giá nhân công, máy thi công và đơn giá vật tư thiết bị áp dụng để lập dự toán.

QTPC – QLĐT/QT.01 9

Page 10: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

3. Các văn bản hướng dẫn của Bộ xây dựng, EVN, EVN CPC và các văn bản khác về thủ tục quản lý đầu tư.

4. Hợp đồng với đơn vị tư vấn có năng lực pháp luật dân sự, đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp theo quy định hiện hành để lập TKKT/TKBVTC-TDT/DT hoặc giao nhiệm vụ cho đơn vị trực thuộc thực hiện.

Ðiều 17: Trách nhiệm của các phòng chức năng.1. Phòng QLXD:

a) Trên cơ sở quyết định phê duyệt DAĐTXDCT, theo dõi đôn đốc tiến độ thực hiện việc lập TKKT/TKBVTC-TDT/DT các công trình đối với nhà thầu Tư vấn.

b) Tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý và biên chế hồ sơ TKKT/TKBVTC-TDT/DT.2. Phòng Vật tư:Kiểm tra, cung cấp số liệu khối lượng VTTB tồn kho, thu hồi cho đơn vị lập

TKKT/TKBVTC-TDT/DT (nếu có yêu cầu của Công ty).

3. Phòng Kỹ thuật:

a) Cung cấp các số liệu liên quan đến dự án cho đơn vị lập tư vấn lập TKKT/TKBVTC-TDT/DT theo hợp đồng tư vấn hoặc theo yêu cầu của Công ty.

b) Trực tiếp khảo sát, lập TKKT/TKBVTC-TDT/DT theo phiếu giao nhiệm vụ của Giám đốc Công ty.

Ðiều 18: Thẩm tra, trình phê duyệt TKKT/TKBVTC-TDT/DT.

1.Đối với dự án lập TKKT/TKBVTC-TDT/DT, Công ty Điện lực Quảng Trị là đơn vị thẩm tra trình duyệt theo phân cấp hoặc phê duyệt theo ủy quyền của cấp quyết định đầu tư.

Quy trình này chỉ quy định trình tự thủ tục công tác thẩm tra, trình duyệt theo phân cấp. Nếu được ủy quyền phê duyệt thì thực hiện tương tự như chương 3 Quy trình này quy định trình tự thẩm định phê duyệt BCKTKTXDCT nhưng các biểu mẩu sử dụng các biểu mẩu theo quy định tại Quy trình QLDAĐT XDCT của EVN CPC mã hiệu EVN CPC-QLĐT/QT.05.

2. Tổ thẩm tra TKKT/TKBVTC-TDT/DT:

Tổ thẩm tra TKKT/TKBVTC-TDT/DT là Tổ thẩm định DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT quy định cụ thể tại mục 3 Điều 10 quy trình này.

3. Nội dung thẩm tra TKKT/TKBVTC-TDT/DT:Các thành viên tổ thẩm tra có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ và gửi phiếu ghi ý

kiến thẩm tra theo biểu QTPC-QLĐT/QT.01* B.07 về thành viên thường trực Tổ thẩm tra trước khi tổ chức họp thẩm tra. Nhiệm vụ cụ thể của thành viên theo văn bản phân công của Tổ trưởng Tổ thẩm định.

Nội dung thẩm tra cụ thể:+ Số lượng, nội dung của hồ sơ, biên chế đề án.+ Khối lượng, định mức, đơn giá XDCB hiện hành, chế độ chính sách của Nhà

nước và của Ngành, Cơ cấu đầy đủ các khoản mục chi phí trong TDT/ DT.

QTPC – QLĐT/QT.01 10

Page 11: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

+ Qui mô khối lượng TKKT/TKBVTC-TDT/DT so với quyết định phê duyệt DADTXDCT của cấp có thẩm quyền.

+ Tính phù hợp về tên công trình, qui mô khối lượng đầu tư, TDT/DT so với quyết định giao QLDA của cấp có thẩm quyền. Sự phù hợp với các loại quy hoạch được duyệt.

+ Nguồn gốc tài sản, công suất hiện trạng, tình trạng treo nợ chi phí (nếu có) đối với các dự án NCS, CQT và các dự án có liên quan.

+ Giải pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp quy phạm, tiêu chuẩn ngành.+ Thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật VTTB đảm bảo phù hợp, đồng bộ trên

lưới điện, mạng viễn thông.+ Thẩm tra đơn giá và giá VTTB trong dự toán công trình đảm bảo giá VTTB có

cơ sở pháp lý phê duyệt TDT/DT.+ Thẩm tra các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước, của ngành.+ Tính hiệu quả kinh tế tài chính, kinh tế xã hội và tính hiệu quả của dự án. + Tổng hợp và dự kiến khối lượng các VTTB của dự án thuộc phạm vi Công ty

cung cấp để huy động tồn kho hoặc tổ chức đấu thầu mua sắm và đề nghị EVN CPC cân đối điều động VTTB tồn kho.

4. Kết quả thẩm tra:a) Các thành viên tham gia thẩm tra phải ghi rõ ý kiến thẩm tra của mình vào

“phiếu ghi ý kiến thẩm tra” theo biểu QPTC-QLĐT/QT.01*B.07.b) Kết quả thẩm tra TKKT/TKBVTC-TDT/DT được thể hiện bằng Biên bản thẩm

tra. Biểu mẩu theo biểu mẩu quy định tại quy trình QLDAĐT XDCT của EVN CPC mã hiệu EVN CPC-QLĐT/QT.05.

c) Nơi nhận Kết quả thẩm tra:- Bản giấy: EVN CPC (1bản), QLĐT (1bản), TCKT (2bản), Tư vấn (1bản) và lưu

VP (1bản). - Gửi qua eOffice: Ban GĐ, các phòng VT, KH, KT và các thành viên thẩm tra.5. Thời gian thẩm tra:Thời gian thẩm tra tùy thuộc vào tính chất quy mô dự án, nhưng thời gian mỗi lần

thẩm tra không quá 5 ngày làm việc và số lần thẩm tra tối đa không quá 3 lần cho mổi DADTXD.

Ðiều 19: Phê duyệt TKKT/TKBVTC-TDT/DT:

1. Hồ sơ trình duyệt: Căn cứ kết quả thẩm tra, Phòng QLĐT chuẩn bị nội dung, trình EVN CPC thẩm

định phê duyệt theo phân cấp, hồ sơ trình duyệt gồm:- TKKT/TKBVTC- TDT/DT hoàn chỉnh. - Biên bản thẩm tra TKKT/TKBVTC- TDT/DT .- Biên bản nghiệm thu công tác khảo sát theo biểu QTPC-QLĐT/QT.01*B.09.- Tờ trình đề nghị thẩm định phê duyệt TKKT/TKBVTC- TDT/DT: theo các biểu

mẩu quy định tại quy trình QLDAĐT XDCT của EVN CPC mã hiệu EVN CPC-QLĐT/QT.05.

QTPC – QLĐT/QT.01 11

Page 12: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

2. Thời gian trình duyệt: không quá 5 ngày làm việc sau khi có kết quả thẩm định. 3. Quyết định phê duyệt:a) Biểu mẩu quyết định phê duyệt: theo các biểu mẩu quy định tại quy trình

QLDAĐT XDCT của EVN CPC mã hiệu EVN CPC-QLĐT/QT.05.b) Sau khi có quyết định phê duyệt của EVN CPC, phòng QLĐT thực hiện đóng

dấu “TKKT/TKBVTC đã được phê duyệt”, Trưởng phòng QLĐT ký duyệt hồ sơ theo ủy quyền của Giám đốc Công ty.

c) Nơi nhận quyết định phê duyệt: - Đối với Quyết định do EVN CPC phê duyệt: - Bản giấy: QLĐT (1bản), TCKT (2bản). - Gửi qua eOffice: Ban GĐ, các phòng VT, KH, KT.- Đối với Quyết định do QT PC phê duyệt: - Bản giấy: EVNCPC (1bản), QLĐT (2bản), TCKT (2bản), và lưu VP (1bản). - Gửi qua eOffice: Ban GĐ, các phòng VT, KH, KT.d) Nơi nhận hồ sơ TKKT/TKBVTC- TDT/DT đã phê duyệt: EVNCPC (1bộ),

TCKT (2bộ), KT (1bộ), VT (1bộ), QLĐT (1bộ), thi công (1bộ), QLVH (1bộ). Ngoài ra phòng QLĐT có thể sao gửi cho đơn vị khác liên quan.

Ðiều 20: Xử lý tình huống giai đoạn TKBVTC-DT.

1. Nếu TKKT/TKBVTC- TDT/DT không đáp ứng yêu cầu, Phòng QLĐT thông báo cho đơn vị tư vấn bổ sung, hiệu chỉnh bằng văn bản.

2. Khi cần thiết phải thay đổi lớn về quy mô, tính chất công trình so với DAĐTXDCT được duyệt, Phòng QLĐT tham mưu trình người quyết định về các nội dung cần thiết thay đổi và hiệu chỉnh để quyết định phê duyệt

3. Trong những trường hợp đặc biệt như tạm hoãn đầu tư dự án, huỷ bỏ đầu tư dự án hoặc thay đổi chủ đầu tư v.v... Phòng QLĐT phối hợp với các Phòng chức năng tham mưu trình người quyết định đầu tư xử lý đúng theo qui định.

CHƯƠNG VKẾ HOẠCH ĐẤU THẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN

Ðiều 21. Lập kế hoạch đấu thầu của dự án.1. KHĐT phải lập cho toàn bộ dự án sau khi DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT được

phê duyệt. Nội dung KHĐT dự án thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu và hướng dẫn hiện hành. KHĐT phải phân rõ số lượng gói thầu, giá trị gói thầu, hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu và tiến độ thực hiện của các gói thầu trong dự án.

Đối với các gói thầu đề nghị áp dụng hình thức chỉ định thầu, yêu cầu nêu rõ lý do chỉ định thầu, tên và năng lực nhà thầu dự kiến chỉ định thầu trong tờ trình phê duyệt.

2. KHĐT phải được thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thẩm định KHĐT là nhiệm vụ Tổ thẩm định DAĐTXD/BCKT-KT được quy định tại Mục 3 Điều 10 Quy trình này.

QTPC – QLĐT/QT.01 12

Page 13: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

3. Hồ sơ thẩm định, nội dung, trình tự, cách thức, kết quả thẩm định thực hiện theo quy định tại Chương Điều Quy trình này.

4. Tất cả các dự án ĐTXD trong bất kỳ trường hợp nào, việc lựa chọn các nhà thầu được tiến hành trên cơ sở KHĐT đã được duyệt cho gói thầu đó.

Ðiều 22. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án.1. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện phê duyệt KHĐT của dự án

theo quy định.2. Căn cứ kết quả thẩm định KHĐT, Phòng QLĐT lập hồ sơ theo quy định và trình

cấp có thẩm quyền phê duyệt. Biểu mẩu trình duyệt:- Đối với dự án do EVNCPC phê duyệt: áp dụng các biểu của "Quy trình quản lý

dự án đầu tư xây dựng công trình trong Tổng Công ty Điện lực miền Trung".- Đối với dự án do QTPC phê duyệt: áp dụng các biểu mẩu của "Quy trình quản lý

dự án đầu tư xây dựng công trình trong Công ty Điện lực Quảng Trị"3. Nơi nhận Quyết định phê duyệt KHĐT: phòng QLĐT (1 bản), phòng VT (1

bản); phòng TC-KT (2 bản), phòng KH (1 bản); lưu VP (1 bản).- Bản giấy: QLĐT (1bản), TCKT (2bản), và lưu VP (1bản). - Gửi qua eOffice: Ban GĐ, các phòng KH, KT.

Ðiều 23. Trách nhiệm trong giai đoạn lập, phê duyệt KHĐT:1. Phòng Quản lý đầu tư:a) Chủ trì lập KHĐT của dự án trên cơ sở hồ sơ thiết kế được duyệt và bảng kế

hoạch cung cấp VTTB cho dự án theo biểu mẫu QTPC-QLĐT/QT.01*B.16 của Phòng VT Công ty.

b) Lập yêu cầu thẩm định KHĐT, căn cứ kết quả thẩm định chuẩn bị hồ sơ trình duyệt KHĐT theo phân cấp.

2. Phòng Vật tư: Đối với gói thầu cung cấp VTTB, chậm nhất sau 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận

đủ hồ sơ, gửi phòng QLĐT bảng kế hoạch cung cấp VTTB theo biểu mẫu QTPC-QLĐT/QT.01*B.16.

Phòng VT góp ý: Đối với gói thầu cung cấp VTTB, chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn trả lời vật tư của Tổng công ty và đủ hồ sơ liên quan, gửi phòng QLĐT bảng kế hoạch cung cấp VTTB theo biểu mẫu QTPC-QLĐT/QT.01*B.16.

QTPC – QLĐT/QT.01 13

Page 14: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

CHƯƠNG VI TỔ CHỨC ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Ðiều 24: Yêu cầu chính đối với công tác đấu thầu

1. Công tác đấu thầu phải được tuân thủ theo Luật đấu thầu và các quy định hiện hành của Nhà nước, EVN và EVNCPC về công tác đấu thầu.

2. HSMT/HSYC, báo cáo đánh giá HSDT/HSĐX, báo cáo thẩm định KQĐT được lập theo đúng biểu mẫu quy định hiện hành.

3. Các nội dung HSMT/HSYC, KQĐG phải được thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Người có thẩm quyền thực hiện giao cho bộ phận giúp việc của mình để tiến hành thẩm định, cụ thể:

- Tổ chuyên gia đấu thầu xây dựng : Thẩm định HSMT, HSYC.- Tổ thẩm định kết quả đấu thầu : Thẩm định kết quả đấu thầu.- Kết quả thẩm định thực hiện theo biểu mẫu hiện hành của Bộ Kế hoạch đầu tư.

Ðiều 25: Phạm vi đấu thầu

Quy trình này chỉ quy định trình tự, nội dung cách thức về công tác đấu thầu các gói thầu cung cấp VTTB và thi công xây lắp; gói thầu thi công xây lắp; gói thầu tư vấn của các dự án được giao QLDA.

Công tác đấu thầu mua sắm VTTB thực hiện theo quy trình mua sắm VTTB của QTPC.

Ðiều 26: Thông tin đấu thầu.

Phòng QLĐT có trách nhiệm gửi thông tin đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu, Bộ kế hoạch và đầu tư lên Báo Đấu thầu, trang tin đấu thầu của EVN theo quy định, trang web của EVN CPC và QTPC.

Trường hợp áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng thông tin đấu thầu thực hiện theo quy định của Nhà nước về hình thức đấu thầu qua mạng.

Ðiều 27: Tổ chuyên gia đấu thầu

1. Tổ chuyên gia đấu thầu phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 9 của Luật đấu thầu.

2. Tổ chuyên gia đấu thầu được người quyết định đầu tư thành lập cho từng dự án với chức năng cụ nhiệm vụ và quyền hạn thể được quy định tại quyết định thành lập và các quy định tại Quy trình này.

a) Đối với dự án do EVNCPC phê duyệt quyết định đầu tư: QTPC đề nghị EVN CPC thành phần Tổ chuyên gia gồm: Tổ trưởng là Lãnh đạo

Công ty, ủy viên thường trực là Trưởng phòng QLĐT và thành viên là chuyên viên cụ thể tại các phòng TCKT; KT; VT; QLĐT. Đối với công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, tùy tính chất công trình bổ sung thêm thành viên có chuyên môn phù hợp.

QTPC – QLĐT/QT.01 14

Page 15: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

b) Đối với dự án do QTPC phê duyệt quyết định đầu tư: Tổ chuyên gia gồm: Tổ trưởng là Trưởng phòng QLĐT, thành viên là chuyên

viên cụ thể ở các phòng TCKT; KT; VT; QLĐT. Đối với công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, tùy tính chất công trình bổ sung thêm thành viên có chuyên môn phù hợp.

3. Đối với gói thầu có giá trị nhỏ áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn: Tổ chuyên gia thành lập theo quyết định của Giám đốc Công ty chung cho các dự án. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể được quy định tại quyết định thành lập.

Ðiều 28: Tổ thẩm định kết quả đấu thầu xây dựng

Tổ thẩm định kết quả đấu thầu xây dựng được người quyết định đầu tư thành lập với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể được quy định tại quyết định thành lậpvà các quy định tại Quy trình này.

Thẩm định kết quả đấu thầu thực hiện theo yêu cầu của Tổ chuyên gia đấu thầu.Kết quả thẩm định đấu thầu xây dựng do Tổ thẩm định lập và lập báo cáo theo

đúng biểu mẫu quy định hiện hành của Bộ KH&ĐT.

Ðiều 29: Trách nhiệm của các phòng chức năng trong công tác đấu thầu

1. Phòng Tổ chức nhân sự:a) Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty quyết định thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu

đối với các dự án do Công ty phê duyệt trên cơ sở tờ trình của phòng QLĐT được Giám đốc Công ty duyệt danh sách nhân sự do phòng QLĐT đề xuất.

Phòng VT góp ý: Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty quyết định thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu trên cơ sở danh sách nhân sự do phòng QLĐT đề xuất (trên cơ sở danh sách các thành viên của các phòng ban chức năng được Trưởng đơn vị phân công)

b) Trình EVNCPC thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu đối với các dự án do Tổng Công ty phê duyệt quyết định đầu tư trên cơ sở tờ trình của phòng QLĐT được Giám đốc Công ty duyệt danh sách nhân sự do phòng QLĐT đề xuất (theo biểu EVNCPC-QLĐT/QT.05*B.14).

2. Phòng Quản lý đầu tư:a) Chuẩn bị hồ sơ đấu thầu:- Tổ chức lập, hoặc thuê tư vấn lập HSMT, HSYC (trường hợp thuê tư vấn lập thì

áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn).- Tổ chức thẩm định, trình duyệt HSMT, HSYC:+ Lập yêu cầu Tổ chuyên gia đấu thầu thẩm định HSMT (đối với đấu thầu) hoặc

HSYC (đối với Chỉ định thầu).+ Căn cứ kết quả thẩm định HSMT, chuẩn bị hồ sơ trình duyệt HSMT, HSYC theo

phân cấp. Biểu mẩu QTPC-QLĐT/QT.01*B.21, QTPC-QLĐT/QT.01*B.22.b) Chủ trì tổ chức đấu thầu:- Thông báo mời thầu.- Phát hành HSMT/HSYC.- Tiếp nhận và quản lý HSMT/HSYC.- Tổ chức mở thầu.

QTPC – QLĐT/QT.01 15

Page 16: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

- Trưởng phòng QLĐT ký từng trang các bản gốc HSMT/HSYC. Phòng QLĐT lưu theo chế độ "mật" bản gốc HSMT/HSYC các bản sao bàn giao cho Tổ chuyên gia đấu thầu để xét thầu.

c) Căn cứ báo cáo đánh giá thầu của Tổ chuyên gia xét thầu và báo cáo kết quả thẩm định đấu thầu của Tổ thẩm định KQĐT, chuẩn bị hồ sơ, tham mưu Giám đốc Công ty phê duyệt kết quả đánh giá HSMT/HSYC (theo biểu QTPC-QLĐT/QT.01*B.28; B.29; B.35; B.36) hoặc trình Tổng Công ty phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu theo phân cấp.

d) Nơi nhận quyết định phê duyệt:- Quyết định do EVNCPC phê duyệt: - Bản giấy: QLĐT (1bản), TCKT (1bản), sao chụp gửi Nhà thầu trúng thầu (1bản). - Gửi qua eOffice: Ban GĐ, các phòng VT, KH, KT.- Quyết định do QTPC phê duyệt: - Bản giấy: EVN CPC (1bản),QLĐT (1bản), TCKT (2bản), và lưu VP (1bản). - Gửi qua eOffice: Ban GĐ.3. Tổ chuyên gia đấu thầu xây dựng: a) Chủ trì tổ chức thẩm định HSMT/HSYC, phối hợp với phòng QLĐT tổ chức mở

thầu. b) Tổ chức đánh giá HSDT/HSĐX, báo cáo kết quả đánh giá HSDT/HSĐX theo

yêu cầu tiến độ KHĐT đã duyệt theo biểu mẫu QTPC-QLĐT/QT.01*B.27 c) Thời gian xét thầu: không quá quy định hiện hành của Luật đấu thầu.4. Tổ thẩm định kết quả đấu thầu:a) Chủ trì tổ chức thẩm định KQĐT sau khi nhận được Báo cáo kết quả đấu thầu

của Tổ chuyên gia đấu thầu xây dựng.b) Thời gian thẩm định KQĐT: không quá 5 ngày làm việc.

Ðiều 30: Chỉ định thầu.

1. Yêu cầu chính đối với công tác chỉ định thầu: Việc thực hiện chỉ định thầu được thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu, Luật xây dựng.

2. Đối với các gói thầu mà trong KHĐT được duyệt áp dụng hình thức chỉ định thầu mới tổ chức Chỉ định thầu.

3. Quy trình chỉ định thầu:

- Đối với gói thầu chỉ định thầu thông thường: điều kiện chỉ định thầu và Quy trình chỉ định thầu thực hiện theo quy định tại Điều 40 và khoản 1 Điều 41 Nghị định 85/2009/CP-NĐ v/v hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu.

- Đối với các gói thầu có giá trị < 500 triệu đồng: thực hiện quy trình chỉ định thầu rút gọn quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 85/2009/CP-NĐ v/v hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu.

4. Trách nhiệm các phòng, đơn vị trong công tác chỉ định thầu:

a) Phòng Quản lý đầu tư :QTPC – QLĐT/QT.01 16

Page 17: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

- Chuẩn bị hồ sơ chỉ định thầu: + Dự toán chỉ định thầu, lập HSYC: Chủ trì lập Dự toán chỉ định thầu, HSYC, yêu

cầu thẩm định và tham mưu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán Chỉ định thầu; HSYC theo quy định hiện hành.

+ Tờ trình phê duyệt Dự toán chỉ định: theo biểu QTPC-QLĐT/QT.01*B.24;+ Quyết định phê duyệt DT chỉ định thầu: theo biểu QTPC-QLĐT/QT.01*B.25; + Thư mời chỉ định thầu: theo biểu QTPC-QLĐT/QT.01*B.26;- Chủ trì tổ chức mở thầu HSĐX.- Chuẩn bị Hoàn thiện hồ sơ Chỉ định thầu, trình cấp có thẩm quyền, phê duyệt kết

quả đánh giá hồ sơ đề xuất, thông báo Nhà thầu được chỉ định thầu.- Đối với gói thầu áp dụng hình thức rút gọn: Phòng QLĐT chủ trì tổ chức kiểm tra

hồ sơ chỉ định thầu tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt các bước chỉ định thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức rút gọn.

b) Tổ chuyên gia đấu thầu:- Chủ trì tổ chức thẩm định HSYC và Dự toán Chỉ định thầu (trừ những gói thầu

áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn).- Phối hợp với phòng QLĐT tổ chức mở thầu.- Tổ chức đánh giá HSĐX, báo cáo kết quả đánh giá HSĐX theo yêu cầu tiến độ

KHĐT đã duyệt (trừ những gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn). c) Tổ thẩm định KQĐT:- Chủ trì tổ chức thẩm định KQCĐT sau khi nhận được Báo cáo kết quả Chỉ định

thầu của Tổ chuyên gia đấu thầu xây dựng (trừ những gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn).

- Thời gian thẩm định KQCĐT: không quá 5 ngày làm việc.

Ðiều 31: Ký kết hợp đồng xây dựng công trình.

Căn cứ kết quả đấu thầu được phê duyệt, tổ chức thương thảo hợp đồng, hoàn thiện và ký kết Hợp đồng xây dựng công trình theo đúng quy định hiện hành. Các phòng liên quan thực hiện các công việc cụ thể sau:

1. Phòng Quản lý đầu tư:a) Trực tiếp thương thảo hợp đồng với nhà thầu trúng thầu, hoàn thiện Hợp đồng

xây dựng công trình, trình Giám đốc Công ty ký kết Hợp đồng.b) Yêu cầu nhà thầu trúng thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm

hợp đồng có hiệu lực theo quy định hiện hành của nhà nước.c) Hợp đồng sau khi ký kết gửi các đơn vị: - Ban QLĐT EVNCPC (01bộ); - Các phòng Công ty: TCKT ( 02bộ), VT (01bộ), QLĐT (2bộ).d) Tổ chức quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định hiện hành: Tùy

từng loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng có thể bao gồm: quản lý tiến độ; quản lý về chất lượng; quản lý khối lượng và giá hợp đồng; quản lý về

QTPC – QLĐT/QT.01 17

Page 18: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ; quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng.

2. Phòng Tài chính – kế toán:Giải quyết hoàn trả bảo lãnh dự thầu cho các nhà thầu tham dự đấu thầu, chuẩn bị

vốn tạm ứng theo hợp đồng xây dựng.

Chương VCÔNG TÁC THẨM ĐỊNH.

Ðiều 21. Những quy định chung về thẩm định.

1. Quy định chung:

Hồ sơ DAĐT, hồ sơ Thiết kế, hồ sơ dự toán, KHĐT, HSMT/HSYC, HSĐX, KQĐT của các dự án quy định như sau:

a) Các hồ sơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của EVN CPC: QTPC phải được bộ phận có bo phan chức năng kiem tra trước khi trình EVN CPC thẩm định, phê duyệt.

b) Các hồ sơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của QTPC: QTPC phải được bộ phận có chức năng thẩm định trước khi trình Giám đốc QTPC phê duyệt.

c) Trường hợp QTPC không đủ năng lực chuyên môn thẩm dinh thì thuê tư vấn có năng lực thực hiện thẩm tra trước khi tổ chức thẩm định.

2. Trách nhiệm thẩm tra, thẩm định:

a) Thẩm định DAĐT, hồ sơ thiết kế, hồ sơ dự toán, KHĐT được thực hiện thông qua Tổ thẩm định, thành phần Tổ thẩm định quy định tại Điều 11 Quy trình nay.

b) Thẩm định HSMT/HSYC/DTCDT được thực hiện thông qua Tổ chuyên gia đấu thầu, thành phần Tổ chuyên gia quy định tại điều ......... Quy trình nay

c) Thẩm định Báo cáo đánh giá kết quả xét HSDT/HSĐX được thực hiện thông qua Tổ thẩm định KQĐT quy định tại điều .... điều ......... Quy trình nay

d) Việc thẩm định kết quả đấu thầu mua sắm VTTB thực hiện theo quy định tại quy trình mua sắm VTTB mã hiệu QTPC-VT/QT.01.

3. Tổ chức thẩm định.

a) Họp thẩm định:

- Chỉ thực hiện thẩm định hồ sơ DAĐT, hồ sơ Thiết kế, hồ sơ dự toán, KHĐT, HSMT/HSYC, KQĐT thuộc thẩm quyền thẩm định của QTPC và tổ chức tập trung tại văn phòng QTPC theo thời gian và địa điểm do đơn vị chủ trì quyết định.

- Việc thẩm định được thực hiện bằng hình thức họp tập trung đồng thời với gửi góp ý bằng phiếu góp ý.

- Phòng QLĐT lập yêu cầu thẩm định theo biểu mẩu QTPC-QLĐT/QT.01*B...

b) Thành phần họp thẩm định:

- Tổ thẩm định DA ĐTXDCT của QTPC.- Cán bộ trực tiếp QLDA của phòng QLĐT

QTPC – QLĐT/QT.01 18

Page 19: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

- Chủ nhiệm lập dự án (hoặc chủ trì thiết kế); cá nhân lập Tổng mức đầu tư.- Các Công ty Điện lực thuộc địa bàn có dự án (nếu cần).

c) Trách nhiệm Đơn vị tư vấn khi họp thẩm định:

- Chuẩn bị các thiết bị phục vụ thẩm định , trường hợp cần hỗ trợ, yêu cầu đơn vị tư vấn liên hệ với Văn phòng Công ty để xem xét bố trí thiết bị phục vụ thẩm định (nếu có).

Chủ nhiệm lập dự án (hoặc chủ trì thiết kế) có trách nhiệm chuẩn bị bang van ban va trinh bang noi dung de an trong cuoc họp thẩm định.

- Chủ nhiệm lập dự án (hoặc chủ trì thiết kế) có trách nhiệm chuẩn bị và trình bày nội dung đề án trước Hội đồng thẩm định, nội dung trình bày ngắn gọn đầy đủ các nội dung của đề án, đồng thời minh họa bằng các bản vẽ, bảng biểu, kết quả tính toán ... bằng máy chiếu (nếu cần máy chiếu).

4. Thẩm tra tuyến đường dây và vị trí trạm.

a) Căn cứ tính chất, tính hiệu quả của từng dự án/công trình việc tổ chức thẩm tra tuyến đường dây và vị trí trạm biến áp sẽ được xem xét tổ chức thực hiện trước khi họp thẩm định, hoặc trước khi phê duyệt Dự án đầu tư.

b) Căn cứ đề xuất của đơn vị QLDA, đơn vị chủ trì thẩm định sẽ xem xét để quyết định việc thẩm tra tuyến đường dây và vị trí TBA.

c) Thành phần tham gia thẩm tra gồm: các thành viên Tổ thẩm định, Đơn vị tư vấn lập dự án hoặc thiết kế và các đơn vị khác (nếu có).

d) Kết quả thẩm tra tuyến đường dây và vị trí trạm biến áp được thể hiện bằng biên bản, là cơ sở để xem xét trong quá trình thẩm định, phê duyệt.

5. Kết quả thẩm định.

a) Biên bản thẩm định: Là biên bản ghi nhận lại những ý kiến kết luận cuối cùng của Hội đồng thẩm định được các thành viên tham dự ký tên để ràng buộc trách nhiệm và làm cơ sở để đơn vị chủ trì lập báo cáo Kết quả thẩm định để trình Giám đốc. (mẫu QTPC-QLĐT/QĐ.01*B...)

Biên bản thẩm định được lập và gửi:- Bản giấy: QLĐT (1bản), TCKT (2bản), Tư vấn (1bản). - Gửi qua eOffice: các thành viên tham gia thẩm địnhb) Căn cứ Biên bản thẩm định, Phòng QLĐT lập công điện gửi đơn vị Tu van để

yêu cầu bổ sung hiệu chỉnh các nội dung theo Biên bản thẩm định. (mẫu QTPC-QLĐT/QĐ.01*B...).

c) Căn cứ Hồ sơ bổ sung hiệu chỉnh và văn bản của Phòng QLĐT về việc báo cáo hoàn thành việc bổ sung hiệu chỉnh, Tổ thẩm định lập Kết quả thẩm định để báo cáo GĐ quyết định phê duyệt DAĐT/Thiết kế. Kết quả thẩm định DAĐT, thẩm định Thiết kế theo mẫu trong Quy trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng QTPC-QLĐT/QĐ.01.

Kết quả thẩm định được lập và gửi:- Bản giấy: QLĐT (1bản), TCKT (2bản), Tư vấn (1bản). - Gửi qua eOffice: các thành viên tham gia thẩm định

Điều 22: Nội dung thẩm định DADT-TKKT/BCKTKT-BVTC/TDT-DTQTPC – QLĐT/QT.01 19

Page 20: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

1. Thẩm tra DADT-TKKT/TDT-DT:

Phòng QLĐT chủ trì tổ chức thực hiện các nội dung sau:- Tổ chức thẩm tra DADT-TKKT/TDT-DT theo quy định tại Điều 000 Quy trình

Quản lý dự án đầu tư xây dựng, mã hiệu QTPC-QLĐT/QT.01- Chuẩn bị chi tiết các hồ sơ trình EVN CPC thẩm định, phê duyệt theo quy định

tại Quy định về công tác thẩm định trong cơ quan Tổng Công ty Điện lực miền Trung mã hiệu EVN CPC-QLĐT/QĐ.50.

- Trường hợp QTPC được EVN CPC ủy quyền phê duyệt DADT-TKKT/TDT-DT thì Phòng QLĐT chủ trì tổ chức thực hiện thẩm định, trình GĐ phê duyệt theo các quy định tương tự tại "Quy định về công tác thẩm định trong cơ quan EVN CPC" mã hiệu EVN CPC-QLĐT/QĐ.50.

2. Thẩm định Báo cáo kinh tế kỷ thuật XDCT (BCKT-KTXDCT)

a) Quy cách và hồ sơ trình thẩm định.a1. Quy cách và hồ sơ:- Hồ sơ BCKT-KTXDCT trình thẩm định phải đảm bảo chất lượng, số lượng và

gửi về Tổ thẩm định theo quy định tại điều ....của Quy trình này.- Biên chế Hồ sơ BCKT-KTXDCT trình thẩm định phải bao gồm các tập sau:+ Tập 1: Báo cáo khảo sát (phục vụ lập BCKT-KTXDCT);+ Tập 2: Thuyết minh và Tổng mức đầu tư + Tập 3: Thiết kế bản vẽ thi công + Tập 4: Phụ lục tính toán (nếu có yêu cầu);- Nội dung của Hồ sơ BCKT-KTXDCT phải đảm bảo đầy đủ theo quy định hiện

hành. Đối với bản vẽ phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCVN). Bảng tổng hợp Tổng mức đầu tư, dự toán phải có chữ ký của cá nhân lập và kiểm tra theo quy định.

- Hồ sơ bản vẽ thi công trong BCKT-KTXDCT: Các loại bản vẽ mặt bằng, mặt cắt dọc .. phải được vẽ trên giấy có kích thước từ A4 trở lên và có tỷ lệ phù hợp theo quy định, khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế và người đại diện theo pháp luật của đơn vị tư vấn.

a2. Hồ sơ trình thẩm định:- Phiếu yêu cầu thẩm định, phê duyệt của Phòng QLĐT kèm theo Phiếu kiểm tra

Hồ sơ BCKT-KTXDCT của cán bộ trực tiếp QLDA của Phòng QLĐT.- Hồ sơ BCKT-KTXDCT đã được Phòng QLĐT kiểm tra.- Báo cáo tóm tắt dự án/thiết kế do đơn vị tư vấn lập. Nội dung báo cáo tóm tắt

được quy định tại khoản 4 Điều 12 của Quy định này.- Các văn bản pháp lý gồm: + Các thoả thuận tuyến đối với đường dây, thoả thuận vị trí trạm đối với trạm biến

áp của cấp có thẩm quyền;+ Thoả thuận đấu nối và giải pháp kỹ thuật trạm, đường dây;+ Thoả thuận chiều cao tỉnh không đối của cơ quan quân sự (nếu có);+ Thoả thuận bom mìn và vật liệu nổ (nếu có).+ Các văn bản khác.

QTPC – QLĐT/QT.01 20

Page 21: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

- Các tài liệu chứng minh năng lực tư vấn gồm:+ Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của nhà thầu lập dự án hoặc thiết kế, nhà thầu

khảo sát xây dựng.+ Bản sao Chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm khảo sát xây dựng, chủ nhiệm lập

dự án, chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế, cá nhân lập Tổng mức đầu tư/dự toán.

b) Cách thức, nội dung thẩm định:

- Các thành viên Tổ thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu đầy đủ hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế để tham gia ý kiến đảm bảo có chất lượng. Việc tham gia ý kiến thẩm định của từng thành viên được thực hiện bằng phiếu góp ý thẩm định, trực tiếp tham gia ý kiến tại cuộc họp hoặc theo chỉ định của chủ trì thẩm định.

- Chủ nhiệm đề án hoặc chủ trì thiết kế có trách nhiệm giải trình các ý kiến hợp lý của Hội đồng thẩm định.

- Đối với các đơn vị được mời thẩm định nhưng vắng mặt được hiểu là chấp thuận toàn bộ các ý kiến kết luận tại cuộc họp thẩm định.

- Nội dung hồ sơ tóm tắt, gồm các nội dung chủ yếu sau:+ Các căn cứ để lập đề án;+ Quy mô, vị trí, địa điểm của dự án/công trình.+ Mục đích, yêu cầu.+ Các phương án lựa chọn+ Giải pháp kỹ thuật chính đối với phương án đề xuât:. Đối với đường dây: Điểm đầu, điểm cuối, cách thức đấu nối, chủng loại dây dẫn,

dây chống sét, cách điện, cột, móng, xà ... . Đối với TBA (từ TBA trung gian trở lên): Vị trí, công suất, số máy, cấp điện áp,

sơ đồ nối điện, số ngăn lộ cao hạ áp ... giải pháp thông tin, SCADA, miniSCADA, giải pháp san nền, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng ...

. Tổng mức đầu tư: Phương pháp lập, đơn giá, giá vật tư thiết bị, vật liệu.

. Các chỉ số kinh tế tài chính: Phương pháp, thông số giã định, cơ sở phân tích, kết quả, bảng biểu.

Ðiều 23. Nội dung thẩm định Kế hoạch đấu thầu (KHĐT).

1. Quy cách hồ sơ KHĐT.

KHĐT của dự án phải được lập ngay sau khi DAĐT được duyệt. Những gói thầu do yêu cầu phải tổ chức lựa chọn nhà thầu trước khi lập dự án phải lập KHĐT riêng và trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt trước khi thực hiện. Nội dung KHĐT phải đầy đủ theo quy định của Nhà nước hiện hành và hướng dẫn của EVN, EVNCPC.

2. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu:

a) Quyết định đầu tư, đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án.

b) Thiết kế, dự toán được duyệt (nếu có). c) Nguồn vốn cho dự án.

QTPC – QLĐT/QT.01 21

Page 22: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

d) Các văn bản pháp lý khác liên quan (nếu có).

3. Nguyên tắc phân chia các gói thầu:

Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng.

4 Nội dung của từng gói thầu:

a) Tên gói thầu: Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án.

b) Giá gói thầu:- Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự

toán được duyệt (nếu có) và các quy định liên quan. c) Nguồn vốn: Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu

xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu; d) Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu: Nêu hình thức lựa chọn

nhà thầu (nêu rõ trong nước, quốc tế, sơ tuyển, mời quan tâm, lựa chọn tư vấn cá nhân, nếu có) theo quy định.

e) Thời gian lựa chọn nhà thầu: Nêu thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu để bảo đảm tiến độ của gói thầu. Thời gian lựa chọn nhà thầu được tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian lựa chọn nhà thầu được tính từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm đến ngày ký kết hợp đồng.

f) Hình thức hợp đồng: Tùy theo tính chất của gói thầu, xác định các hình thức hợp đồng áp dụng đối với hợp đồng cho gói thầu theo quy định. Trường hợp trong một gói thầu có nhiều công việc tương ứng với nhiều hình thức hợp đồng thì hợp đồng đối với gói thầu đó có thể bao gồm nhiều hình thức hợp đồng.

g) Thời gian thực hiện hợp đồng: Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, bảo đảm việc thực hiện gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện dự án

5. Giải trình nội dung kế hoạch đấu thầu: Ban QLĐT tổ chức thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra việc giải trình của đơn vị QLDA xem có phù hợp với cán nội dung nêu trên hay không.

6. Trong quá trình thực hiện, xét thấy cần thiết điều chỉnh KHĐT để phù hợp yêu cầu thực tế, đơn vị QLDA thực hiện lập KHĐT điều chỉnh để trình EVNCPC thẩm định phê duyệt.

7. Mẫu báo cáo thẩm định KHĐT (Mẫu QTPC-QLĐT/QĐ.01*B...).

Điều 24. Thẩm định Hồ sơ mời thầu/ Hồ sơ yêu cầu (HSMT/HSYC).

1. Quy cách HSMT/HSYC.QTPC – QLĐT/QT.01 22

Page 23: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

HSMT/HSYC tư vấn, xây lắp, gói thầu quy mô nhỏ phải sử dụng mẫu do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành đang có hiệu lực, được điều chỉnh lại cho phù hợp với loại hình dự án, trường hợp thuê đơn vị tư vấn lập HSMT, hồ sơ phải được đại diện đơn vị QLDA ký và đóng dấu.

2. Lập HSMT/HSYC:

Phòng QLĐT có trách nhiệm tổ chức lập HSMT/HSYC để trình QTPC thẩm định, phê duyệt. Các tài liệu yêu cầu kèm theo khi trình thẩm định, phê duyệt HSMT/HSYC:

a) Tờ trình thẩm định phê duyệt HSMT/HSYC;b) 01 bộ HSMT/HSYC do đơn vị lập HSMT ký đóng dấu đại diện pháp nhân;c) Văn bản phê duyệt KHĐT, KHĐT (nếu có); d) Các văn bản pháp lý liên quan khác (nếu có).

3. Thẩm định HSMT/HSYC:

HSMT/HSYC được Tổ thẩm định tổ chức thẩm định theo quy định, trường hợp có bổ sung điều chỉnh, trong vòng 05 ngày làm việc phải gửi văn bản yêu cầu Phòng QLĐT điều chỉnh. Sau khi hồ sơ được hoàn chỉnh, lập báo cáo thẩm định theo Mẫu báo cáo thẩm định (Biểu QTPC-QLĐT/QT.01*B.04) đồng thời lập Quyết định phê duyệt để và trình GĐ quyết định.

4. Thời gian thẩm định:

Thời gian thẩm định HSMT/HSYC tối đa là 10 ngày, thời gian thẩm định được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo yêu cầu tại khoản 1 Điều này đến ngày có báo cáo thẩm định HSMT/HSYC.

5. Tài liệu căn cứ để lập HSMT/HSYC;

- Dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật được duyệt- KHĐT được duyệt;- Đối với HSMT/HSYC xây lắp: Hồ sơ BCKTKT, TKBVTC đối với công trình

thiết kế 02 bước.

6. Nội dung HSMT/HSYC:

a) HSMT/HSYC được lập theo mẫu do Bộ KH&ĐT ban hành, trừ các gói thầu phải thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ. Trường hợp HSMT/HSYC có nội dung được sửa đổi bổ sung so với các nội dung bắt buộc của Hồ sơ mẫu phải giải trình bằng văn bản để đảm bảo không trái với các quy định của pháp luật về đấu thầu.

b) HSMT/HSYC không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

c) Nội dung HSMT/HSYC phải phù hợp với dự án, thiết kế, KHĐT đã được duyệt, phù hợp với yêu cầu và tính chất của gói thầu.

d) Những nội dung còn thiếu, chưa rõ, không phù hợp của HSMT/HSYC với mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án, nội dung gói thầu trong KHĐT và pháp luật về đấu thầu.

e) Những ý kiến khác của đơn vị QLDA, tổ chức lập HSMT (nếu có).

QTPC – QLĐT/QT.01 23

Page 24: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

Điều 25. Thẩm định kết quả đấu thầu (KQĐT).

1. Quy cách hồ sơ đánh giá HSDT/HSĐX.Do Tổ chuyên gia thực hiện đánh giá và lập báo cáo để trình chủ đầu tư. Báo cáo

đánh giá HSDT/HSĐX phải được tất cả các thành viên tổ chuyên gia ký tên. Nội dung Báo cáo đánh giá HSDT/HSĐX phải sử dụng mẫu do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành đang hiệu lực.

2. Hồ sơ trình thẩm định KQĐT:

Phòng QLĐT căn cứ kết quả đánh giá HSDT/HSĐX của TCG đấu thầu, kiểm tra và trình QTPC thẩm định phê duyệt. Các tài liệu yêu cầu kèm theo khi trình thẩm định KQĐT:

a) Phiếu yêu cầu thẩm định KQĐT;b) Báo cáo đánh giá của TCG có đầy đủ chữ ký của các thành viên TCG;c) Văn bản phê duyệt KHĐT, KHĐT điều chỉnh (nếu có); b) Các văn bản pháp lý liên quan khác (nếu có).

3. Tổ chức thẩm định:

a) Tổ thẩm định tổ chức thẩm định KQĐT theo quy định, trường hợp có bổ sung điều chỉnh, trong vòng 05 ngày làm việc phải gửi văn bản yêu cầu đơn vị QLDA điều chỉnh. Sau khi hồ sơ được hoàn chỉnh, lập báo cáo thẩm định để trình GĐ quyết định.

b) Thời gian thẩm định KQĐT tối đa là 7 ngày, thời gian thẩm định được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo yêu cầu tại khoản 1 Điều này đến ngày có báo cáo thẩm định KQĐT.

4. Nội dung thẩm định KQĐT

a) Căn cứ pháp lý để tổ chức đấu thầu;b) Quá trình tổ chức thực hiện đấu thầu;- Thời gian trong đấu thầu;- Đăng tải thông tin trong đấu thầu- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu;c) Nhận xét và kiến nghị- Nhận xét về kết quả đấu thầu- Kiến nghị.d) Mẫu báo cáo thẩm định KQĐT (biểu QTPC-QLĐT/QT.01*B.....).

CHƯƠNG VII THI CÔNG VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TRONG THI CÔNG

Ðiều 32: Đối với các dự án áp dụng hình thức Tự thực hiện.

1. Nguyên tắc chung.a) Dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn do đơn vị nào quản lý thì giao đơn vị quản

lý địa bàn đó chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Trường hợp đặc biệt Giám đốc Công ty sẽ có quyết định cụ thể đơn vị khác thực hiện dự án đó.

QTPC – QLĐT/QT.01 24

Page 25: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

b) Nhiệm vụ và quyền lợi của đơn vị thi công xây lắp: thực hiện theo Phiếu giao nhiệm vụ của Giám đốc Công ty.

2.Trách nhiệm của các đơn vị liên quan. a) Phòng Kế hoạch:- Trên cơ sở KHĐT đã được phê duyệt, lập Phiếu giao nhiệm vụ cho các đơn vị

trực thuộc Công ty thực hiện và chủ trì tổ chức thực hiện theo đúng các nội dung của phiếu giao nhiệm vụ..

- Chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo tình hình thi công của các đơn vị trực thuộc theo PGNV.

- Phối hợp giải quyết các vướng mắc, phát sinh, bổ sung khối lượng trong quá trình thi công.

b) Phòng Quản lý đầu tư:- Giao các Hồ sơ liên quan đã được BCKTKT-XDCT được duyệt, quyết định phê

duyệt cho đơn vị thi công (01 bộ, bản sao). - Thông báo kế hoạch triển khai thực hiện thi công dự án đến Chính quyền các địa

phương liên quan.- Tổ chức bàn giao tim mốc công trình cho đơn vị thi công, thành phần bàn giao

gồm: Phòng QLĐT, Tư vấn thiết kế, Tư vấn Giám sát, Đơn vị thi công và Chính quyền địa phương dự (nếu cần và trách nhiệm mời địa phương thuộc Đơn vị thi công).

- Chủ trì tổ chức kiểm kê hiện trạng công trình trước khi cải tạo đối với các dự án cải tạo. Thành phần kiểm kê gồm: Phòng QLĐT, KH, KT, Điện lực quản lý TSCĐ, Tư vấn Giám sát, Nhà thầu thi công.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công và đánh giá chất lượng thi công, chất lượng giám sát của Tư vấn giám sát. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến độ cung cấp VTTB cho đơn vị thi công và thu hồi đánh giá VTTB của nhà thầu (nếu có).

- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công của công trình xây dựng. - Chủ trì phối hợp các Đơn vị liên quan giải quyết các vướng mắc về thi công trên

hiện trường.- Thông báo chấp thuận thi công khối lượng phát sinh/hiệu chỉnh theo biễu mẫu

QTPC-QLĐT/QT.01*B.44- Tổ chức nghiệm thu, lập khối lượng thanh toán giai đoạn theo quy định.c) Phòng Vật tư: - Chịu trách nhiệm cung ứng VTTB theo TK-DT được duyệt, kịp thời đảm bảo tiến

độ thi công của các đơn vị thi công xây lắp theo Phiếu giao nhiệm vụ của Công ty.- Trình tự, thủ tục cấp phát VTTB thực hiện theo quy định hiện hành của QTPC.- Bố trí xe máy thi công hợp lý, đáp ứng kịp thời phục vụ theo yêu cầu của các đơn

vị thi công và đơn vị liên quan.- Các loại VTTB cung cấp cho Đơn vị thi công phải kèm theo Catalog, văn bản thí

nghiệm . . .c) Phòng Kỹ thuật:

QTPC – QLĐT/QT.01 25

Page 26: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

Phối hợp với các Đơn vị liên quan giải quyết các vướng mắc, phát sinh, hiệu chỉnh khối lượng trong quá trình thi công.

d) Phòng Tài chính-Kế toán:

Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về quy định mua sắm VTTB (nếu có), giải quyết chế độ tạm ứng thi công theo quy định hiện hành của Công ty.

d) Đơn vị thi công: - Nhận các Hồ sơ tài liệu liên quan đến công trình tại phòng QLĐT.- Chủ trì phối hợp với phòng QLĐT làm việc với Chính quyền địa phương các cấp

giải quyết các thủ tục cấp đất, hành lang và giấy phép xây dựng đến cấp huyện (nếu có) và thực hiện công tác kiểm kê khối lượng áp giá đền bù. Phối hợp các phòng Công ty tổ chức chi trả chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng.

- Tổ chức thi công công trình đúng theo hồ sơ TKBVTC-DT/BCKTKT-XDCT đã được phê duyệt đảm báo chất lượng và tiến độ.

- Chịu sự kiểm tra giám sát của đơn vị Tư vấn giám sát kỷ thuật thi công và các phòng Công ty.

- Trường hợp hiệu chỉnh TK bổ sung phát sinh khối lượng, đơn vị phối hợp với Tư vấn giám sát lập biên bản xử lý hiện trường (theo mẫu QTPC-QLĐT/QT.01*B.42), kèm theo tờ trình đề nghị phát sinh hiệu chỉnh (theo mẫu QTPC-QLĐT/QT.01*B.43) và gửi về phòng QLĐT. Khối lượng hiệu chỉnh bổ sung phát sinh chỉ thực hiện theo Hồ sơ thiết kế hiệu chỉnh hoặc văn bản chỉ đạo của Công ty.

- Trong quá trình tổ chức thi công, các đơn vị có trách nhiệm phát hiện những bất hợp lý và đề xuất hiệu chỉnh TK, bổ sung phát sinh khối lượng cho phù hợp. Thủ tục, cách thức thực hiện hiệu chỉnh TK, bổ sung phát sinh khối lượng theo quy định mục 5 Điều 34 Quy trình này.

- Chịu trách nhiệm về an toàn lao động, an toàn VTTB, chất lượng công trình và vệ sinh môi trường do đơn vị thi công.

- Báo cáo khối lượng thi công định kỳ, dự kiến khối lượng thi công kỳ đến và các vướng mắc nếu có về Phòng QLĐT theo quy định tại điều 35 quy trình này.

trước 15g00 chiều ngày làm việc giữa tháng và ngày làm việc cuối tháng theo biểu mẫu QTPC-QLĐT/QT.01*B.45 quy định.

Điều 33: Đối với các dự án không áp dụng hình thức đấu thầu.

1. Nguyên tắc chung.

Điều 33 chỉ quy định trách nhiệm các Đơn vị trực thuộc của Công ty trong quá trình thực hiện của các nhà thầu trúng thầu thi công.

2. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quá trình thi công. a) Phòng Quản lý đầu tư:- Giao Hồ sơ thi công công trình cho Nhà thầu xây dựng (1 bộ sao). - Thông báo triển khai thực hiện thi công dự án đến chính quyền các địa phương

liên quan.

QTPC – QLĐT/QT.01 26

Page 27: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

- Tổ chức bàn giao tim mốc công trình tại thực địa cho Nhà thầu xây dựng. Thành phần bàn giao gồm: Phòng QLĐT, Tư vấn thiết kế, Điện lực quản lý địa bàn, Tư vấn Giám sát, Nhà thầu thi công và Chính quyền địa phương (Nếu cần và trách nhiệm mời địa phương thuộc Điện lực quản lý địa bàn).

- Tham mưu cho Giám đốc Công ty phát lệnh khởi công khi đủ điều kiện.- Chủ trì tổ chức kiểm kê hiện trạng công trình trước khi cải tạo đối với các dự án

cải tạo. Thành phần kiểm kê gồm: Phòng QLĐT, KH, KT, Điện lực quản lý TSCĐ và Nhà thầu thi công.

- Chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công và đánh giá chất lượng thi công, chất lượng giám sát của Tư vấn giám sát. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến độ cung cấp VTTB cho đơn vị thi công.

- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công của công trình xây dựng. - Chủ trì phối hợp các Đơn vị liên quan giải quyết các vướng mắc trên hiện trường

thi công.- Tổ chức nghiệm thu, lập khối lượng thanh toán giai đoạn theo quy định.- Theo dõi, đôn đốc nhà thầu thi công nhập kho VTTB thu hồi (nếu có) và công tác

thí nghiệm VTTB, đánh giá VTTB thu hồi của Công ty.b) Phòng Vật tư: - Chịu trách nhiệm cung ứng VTTB, kịp thời đảm bảo tiến độ thi công của các Nhà

thầu thi công xây lắp theo Hợp đồng.Vật tư thiết bị cung cấp cho Đơn vị thi công phải kèm theo Catalog, văn bản thí nghiệm . . .

- Chủ trì tổ chức đánh giá VTTB thu hồi (nếu có).

c) Phòng Kỹ thuật:Phối hợp với các Đơn vị liên quan giải quyết các vướng mắc, phát sinh, hiệu chỉnh

khối lượng trong quá trình thi công.

Ðiều 34: Xử lý tình huống trong thi công.

1. Phê duyệt hồ sơ bổ sung, hiệu chỉnh, phát sinh:

Phòng QLĐT tổ chức lập, thẩm định và tham mưu cho Giám đốc Công ty xử lý và phê duyệt thiết kế - dự toán bổ sung hiệu chỉnh và dự toán phát sinh trên cơ sở không làm thay đổi mục tiêu và tính chất của dự án, không làm thay đổi bố trí tổng thể, kết cấu chính đã được duyệt và không làm vượt tổng dự toán công trình đối với các dự án do Công ty và Tổng Công ty Điện lực miền Trung quyết định đầu tư.

2. Trường hợp vượt TDT/DT:

Phòng QLĐT làm văn bản trình Giám đốc Công ty để yêu cầu Đơn vị tư vấn tổ chức lập lại TDT/DT và tổ chức thẩm định trình người quyết định đầu tư phê duyệt hiệu chỉnh.

3. Trường hợp vượt Tổng mức đầu tư được duyệt:

QTPC – QLĐT/QT.01 27

Page 28: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

Phòng QLĐT làm văn bản trình Giám đốc Công ty để yêu cầu Đơn vị tư vấn tổ chức lập lại Tổng mức đầu tư hoặc điều chỉnh DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT và tổ chức thẩm định trình người quyết định đầu tư phê duyệt hiệu chỉnh Tổng mức đầu tư trước khi phê duyệt TDT/DT.

4. Hồ sơ và trình tự xử lý phát sinh hiệu chỉnh:

a) Biên bản hiện trường, kèm theo tờ trình xin thay đổi, phát sinh hiệu chỉnh (biểu mẫu QTPC-QLĐT/QT.01*B.42, QTPC-QLĐT/QT.01*B.43).

b) Kiểm tra hiện trường, thống nhất phương án, khối lượng hiệu chỉnh (nếu cần).c) Tư vấn thiết kế lập thiết kế hiệu chỉnh.d) Thẩm định và phê duyệt thiết kế hiệu chỉnh.đ) Khối lượng phát sinh, hiệu chỉnh chỉ thực hiện theo quyết định phê duyệt thiết

kế hiệu chỉnh. Trường hợp đặc biệt để đảm bảo tiến độ công trình, có thể thực hiện theo Biên bản hiện trường sau khi thống nhất phương án, khối lượng hiệu chỉnh của QTPC, hồ sơ phát sinh, hiệu chỉnh QTPC sẽ phê duyệt sau.

f) Khối lượng phát sinh, hiệu chỉnh sau khi phê duyệt phòng QLĐT phải tổ chức ký kết Phụ lục hợp đồng xây dựng theo quy định hiện hành.

5. Ðối với các tình huống khác:

Ðối với các tình huống khác như đình chỉ thi công, thay đổi chủ trương đầu tư v.v...Phòng QLĐT phối hợp với các Phòng chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty xử lý hoặc đề xuất phương án trình EN CPC xử lý đúng theo qui định.

Ðiều 35: Công tác báo cáo định kỳ.

1. Đối với các Nhà thầu xây dựng, Nhà thầu tư vấn giám sát: Chủ trì lập báo cáo có TVGS ký xác nhận về tình hình thi công xây dựng, tiến độ

dự án, khối lượng đã hoàn thành, khối lượng đã nghiệm thu, tình hình cung cấp VTTB, các vướng mắc và tồn tại trong quá trình triển khai thi công.

a) Biểu mẩu báo cáo: QTPC-QLĐT/QT.01*B.45.b) Thời gian báo cáo: - Báo cáo định kỳ: 1 lần/15 ngày, vào trước 15h 30 ngày làm việc giữa tháng.- Báo cáo tháng: 1 lần/tháng, vào trước 15h 30 ngày làm việc cuối tháng.c) Hình thức báo cáo: Bản giấy gửi trực tiếp hoặc fax hoặc email theo địa chỉ:

[email protected]) Nơi nhận báo cáo: - Đối với dự án Tự thực hiện: Báo cáo gửi Phòng KH, QLĐT.- Đối với dự án do nhà thầu ngoài thực hiện: Báo cáo gửi về Phòng QLĐT. 2. Phòng Quản lý đầu tư:Là đầu mối tiếp nhận các báo cáo từ các đơn vị thi công và tổng hợp theo dõi, phối

hợp với các phòng liên quan để báo cáo Công ty và báo cáo về Tổng Công ty Điện lực miền Trung theo qui định.

QTPC – QLĐT/QT.01 28

Page 29: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

3. Phòng Kế hoạch: Tiếp nhận, tổng hợp báo cáo các đơn vị trực thuộc để báo cáo Công ty và gửi

phòng QLĐT để theo dỏi (gửi email). CHƯƠNG VIII

NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO ĐƯA VÀO SỬ DỤNG

Ðiều 36: Các giai đoạn và nội dung nghiệm thu.

1. Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.a) Thành phần nghiệm thu: - Chủ đầu tư: Người giám sát kỷ thuật hiện trường.- Nhà thầu thi công: Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp.b) Hồ sơ nghiệm thu: - Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt, quyết định phê duyệt

hiệu chỉnh bổ sung thiết kế hoặc Biên bản xử lý hiện trường và các văn bản khác của Chủ đầu tư có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

- Nhật ký thi công công trình theo mẫu QTPC-QLĐT/QT.01*B.47.c) Nội dung nghiệm thu:

- Nghiệm thu công việc xây dựng, lắp đặt thiết bị tĩnh thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, các kết cấu phần ngầm bị che khuất, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường;

- Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của VTTB, cấu kiện đã thi công lắp đặt;

- Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật;

- Nghiệm thu kết luận về thực hiện các công việc tiếp theo. - Kết quả nghiệm thu công việc xây dựng được lập thành biên bản theo mẫu

QTPC-QLĐT/QT.01*B.48; QTPC-QLĐT/QT.01*B.49

2. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:a) Thành phần nghiệm thu: - Chủ đầu tư: + Chủ tịch HĐNT: Phó Giám đốc Công ty. + Thành viên: Trưởng phòng và cán bộ quản lý dự án của phòng QLĐT và cán bộ

giám sát kỷ thuật hiện trường.- Nhà thầu thi công: Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp b) Hồ sơ nghiệm thu:Ngoài các loại hồ sơ quy định tai khoản b mục 1 điều này còn quy định bổ sung

thêm các loại hồ sơ sau:

QTPC – QLĐT/QT.01 29

Page 30: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

- Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu;

- Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;- Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng

hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng.c) Nội dung nghiệm thu:

- Nội dung nghiệm thu giai đoạn là xác định sự hoàn thành khối lượng yêu cầu thực hiện trong hồ sơ BCKTKT-XDCT/TKBVTC-DT được duyệt, khối lượng phát sinh bổ sung được duyệt và xác định chất lượng các công việc đó, cụ thể:

+ Nghiệm thu khối lượng: Xác định khối lượng công việc của công trình mà đơn vị thi công đã thực hiện bao gồm công việc thực hiện trong thiết kế và khối lượng phát sinh hiệu chỉnh, bổ sung đã được duyệt.

+ Nghiệm thu chất lượng: kiểm tra đánh giá các thông số, yêu cầu kỹ thuật, các biên bản thí nghiệm vật tư thiết bị; đo kiểm tra xác suất hiện trường và nêu những tồn tại, biện pháp giải quyết và quy định thời gian xử lý tồn tại (nếu có).

- Đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải;

- Kiểm tra hồ sơ thí nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện; - Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng; - Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê

duyệt; kết luận chuyển giai đoạn thi công xây dựng. - Kết quả nghiệm thu bộ phận được lập thành biên bản theo các biểu mẫu QTPC-

QLĐT/QT.01*B.50; QTPC-QLĐT/QT.01*B.51; QTPC-QLĐT/QT.01*B.52.

3. Nghiệm thu đóng điện, nghiệm thu công trình xây dựng đưa vào sử dụng:a) Thành phần Hội đồng nghiệm thu gồm:- Chủ đầu tư: + Chủ tịch HĐNT : Phó Giám đốc Công ty;+ Thư ký HĐNT : Cán bộ trực tiếp QLDA của Phòng QLĐT.+ Thành viên gồm : Cán bộ các đơn vị trực thuộc: các phòng TCKT; KT; VT;

ĐĐ; KTAT và các đơn vị QLVH; XNĐC. Nếu công trình thi công theo hình thức tự thực hiện thì phòng KH là một thành viên HĐNT.

- Nhà thầu tư vấn giám sát : thành viên;- Nhà thầu thi công xây lắp : thành viên;- Nhà thầu tư vấn thiết kế : thành viên.

Tùy theo quy mô, tính chất và loại công trình, Công ty sẽ triệu tập thành viên cụ thể tham gia Hội đồng nghiệm thu, các đơn vị đăng ký thành viên theo Kế hoạch nghiệm thu, biểu mẩu QTPC-QLĐT/QT.01*B46.

Chủ tịch HĐNT có thể ủy quyền người thay mặt Chủ tịch HĐNT chủ trì công tác nghiệm thu tại hiện trường trong kế hoạch nghiệm thu.

b) Trường hợp ủy quyền nghiệm thu đóng điện:

QTPC – QLĐT/QT.01 30

Page 31: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

Giám đốc Công ty có thể ủy quyền cho các Điện lực khu vực tổ chức nghiệm thu đóng điện. Thành phần, chức năng Nhiệm vụ cụ thể theo văn bản quỷ quyền của Giám đốc Công ty

c) Hồ sơ trình nghiệm thu:Danh mục chi tiết các loại Hồ sơ nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành như

phụ lục số 2 kèm theo Quy trình này.d) Nội dung nghiệm thu hoàn thành hạng mục, công trình xây dựng:- Kiểm tra, nghiệm thu tại hiện trường;- Kiểm tra bản vẽ hoàn công hạng mục, công trình xây dựng hoàn thành;- Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị

công nghệ;- Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng

chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành;- Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng;- Kết luận Chấp thuận nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác sử

dụng. Biên bản nghiệm thu được lập theo mẫu QTPC-QLĐT/QT.01*B.53; B.54.

Ðiều 37: Tổ chức nghiệm thu.

1. Hồ sơ nghiệm thu:a) Nhà thầu xây dựng (nội bộ là Đơn vị thi công):Lập và nộp hồ sơ nghiệm thu theo quy định tại mục c Điều 25 quy trình này và gửi

03 bộ về Phòng QLĐT Công ty trước khi nghiệm thu 05 ngày làm việc, kèm theo Giấy đề nghị nghiệm thu và cam kết nhà thầu đã hoàn thành khối lượng theo TK đạt yêu cầu các đối tượng đề nghị nghiệm thu.

b) Phòng QLĐT:Là đơn vị chủ trì tổ chức nghiệm thu, tùy theo tính chất của từng công trình phòng

QLĐT sẽ gửi Hồ sơ nghiệm thu cho các đơn vị liên quan trước 1÷5 ngày làm việc trước ngày nghiệm thu.

2. Thời gian nghiệm thu:a) Lập và trình Giám đốc Công ty duyệt kế hoạch nghiệm thu biểu mẩu QTPC-

QLĐT/QT.01*B.46. Đối với dự án về điện có thể nghiệm thu 1 bước (nghiệm thu kỹ thuật kết hợp đóng

điện) hoặc nghiệm thu 2 bước (nghiệm thu kỹ thuật và nghiệm thu đóng điện, bàn giao đưa công trình vào vận hành).

b) Nhà thầu xây dựng căn cứ tình hình thi công xây lắp, chủ trì phối hợp Phòng Quản lý đầu tư thống nhất thời gian nghiệm thu, thống nhất với phòng Điều độ Công ty bố trí lịch kế hoạch cắt điện đấu nối nghiệm thu.

c) Sau khi lịch cắt điện đấu nối được duyệt, Phòng QLĐT làm thủ tục thông báo có điện, lập kế hoạch nghiệm thu và tổ chức nghiệm thu.

3. Xử lý tình huống khi nghiệm thu:

QTPC – QLĐT/QT.01 31

Page 32: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

a) Đối với những công trình vẫn còn tồn tại nhưng xét thấy cơ bản đủ điều kiện đóng điện nghiệm thu, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, đồng thời được các thành viên HĐNT thống nhất thì phải lập biên bản cho đóng điện và nêu rõ thời gian cụ thể xử lý tồn tại. Sau khi nhà thầu thi công khắc phục, xoá tồn tại xong mới lập Biên bản nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào vận hành sử dụng.

b) Tùy từng trường hợp cụ thể Giám đốc Công ty có thể ủy quyền cho các Điện lực khu vực cùng nhà thầu thi công phối hợp kiểm tra, nghiệm thu phần xử lý, khắc phục tồn tại, lập Biên bản nghiệm thu phúc tra tồn tại, biên bản lập (theo mẫu QTPC-QLĐT/QT.01*B.58).

Điều 38: Trách nhiệm các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu

1. Phòng Quản lý đầu tư:a) Chỉ đạo công tác nghiệm thu công việc xây dựng, chủ trì tổ chức nghiệm thu

giai đoạn xây dựng, thực hiện theo Nghị định của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

b) Tiếp nhận và phối hợp cùng các phòng (phòng KT đối với công trình điện, phòng KH đối với công trình hạ tầng kỷ thuật và PVSX) kiểm tra Hồ sơ nghiệm thu công trình và thông báo Nhà thầu thi công bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công theo quy định (nếu có). Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không quá 5 ngày.

c) Kiểm tra, đối chiếu theo dõi khối lượng mà đơn vị thi công đã thực hiện bao gồm khối lượng theo thiết kế và khối lượng phát sinh bổ sung.

d) Đánh giá kết luận công trình hạ tầng kỹ thuật, PVSX đủ điều kiện nghiệm thu hay không, tổng hợp và trình Chủ tịch HĐNT quyết định.

e) Lập các văn bản nghiệm thu tại hiện trường và tổ chức giải quyết các công việc sau nghiệm thu.

2. Phòng Kỹ thuật: a) Chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan lập và trình Giám đốc Công ty duyệt

phương án đóng điện đối với công trình có cấp điện áp đến 35kV.b) Chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn sử dụng, quản lý, chế độ duy tu bảo công trình

theo quy định hiện hành.c) Kiểm tra các hồ sơ pháp lý liên quan, nghiệm thu hiện trường công trình hoàn

thành, đánh giá và xác nhận chất lượng công trình thông qua các thông số về yêu cầu kỹ thuật, các biên bản thí nghiệm VTTB, thí nghiệm hiện trường, ...

d) Đánh giá công trình đủ điều kiện đóng điện hay không, tổng hợp và trình Chủ tịch HĐNT quyết định.

3. Phòng Tài chính.a) Kiểm tra, đối chiếu theo dõi khối lượng công trình mà đơn vị thi công đã thực

hiện bao gồm công việc thực hiện theo thiết kế và khối lượng phát sinh đã được phê duyệt bổ sung.

b) Trên cơ sở Biên bản nghiệm thu đóng điện đưa công trình vào vận hành để cập nhật tạm tăng tài sản cố định.

QTPC – QLĐT/QT.01 32

Page 33: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

4. Phòng Kế hoạch (đối với các công trình Tự thực hiện).a) Kiểm tra, đối chiếu theo dõi khối lượng công trình mà đơn vị thi công đã thực

hiện bao gồm công việc thực hiện theo thiết kế và khối lượng phát sinh đã được phê duyệt bổ sung.

b) Kiểm điểm tiến độ của đơn vị thi công để đưa vào xét thi đua các đơn vị.5. Phòng Điều Độ: a) Đánh số thiết bị, tính toán chỉnh định hệ thống bảo vệ rơ le (nếu có).b) Phối hợp kiểm tra các điều kiện đảm bảo công trình đóng điện an toàn.c) Thực hiện việc ra lệnh việc đóng cắt điện để đấu nối, đóng điện đưa công trình

vào vận hành theo quyết định của Chủ tịch HĐNT.6. Phòng Vật tư : Kiểm tra các loại VTTB tại hiện trường so với VTTB do Điện lực cấp phát và so

với yêu cầu thiết kế được duyệt theo yêu cầu Hội đồng nghiệm thu (nếu có) để có cơ sở quyết định việc nghiệm thu.

7. Xí nghiệp Điện cơ: Thực hiện công tác đo kiểm và cung cấp số liệu đo kiểm thí nghiệm VTTB tại hiện

trường theo yêu cầu Hội đồng nghiệm thu (nếu có) để quyết định việc nghiệm thu và đóng điện.

8. Phòng KTAT:

Thực hiện nghiệm thu các tiêu chuẩn an toàn lưới điện đối với công trình xây dựng hoàn thành.

9.. Đơn vị thi công: a) Chuẩn bị nhân lực, phương tiện, dụng cụ để xử lý các tồn tại (nếu có) và thực

hiện công tác kiểm tra đối chiếu giữa thực tế đã thi công với hồ sơ thiết kế được duyệt khi có yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu.

b) Lập báo cáo đã xử lý tồn tại ngay sau khi xử lý xong tồn tại (nếu có). Báo cáo xử lý tồn tại phải được Đơn vị QLVH, TVGS và phòng QLĐT ký xác nhận.

c) Bàn giao công trình cho đơn vị sử dụng đưa vào vận hành.d) Thực hiện công tác nhập VTTB thu hồi và VTTB mới còn thừa so với khối

lượng hoàn công.10. Đơn vị quản lý vận hành: a) Phối hợp các phòng KT, ĐĐ lập và trình duyệt phương án đóng điện đối với

công trình có cấp điện áp dưới 35kV có quy mô nhỏ, đơn giản.b) Kiểm tra chi tiết hiện trường toàn bộ công trình hoàn thành. Chuẩn bị nhân lực,

phương tiện, dụng cụ để thực hiện việc đóng, cắt điện theo lệnh của phòng Điều độ.c) Tiếp nhận công trình hoàn thành đã nghiệm thu đưa vào sử dụng.d) Sau khi nghiệm thu đưa vào sử dụng, đơn vị trực tiếp phòng QLĐT nhận bàn

giao Hồ sơ nghiệm thu (đã hiệu chỉnh sau nghiệm thu), những tài liệu liên quan đến công trình hoàn thành.

QTPC – QLĐT/QT.01 33

Page 34: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

CHƯƠNG IXCÔNG TÁC THANH TOÁN KHỐI LỰỢNG VÀ

QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH

Ðiều 39: Thanh toán vốn đầu tư khối lượng xây dựng hoàn thành.

1. Thanh toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành thực hiện theo các quy định hiện hành về việc hướng dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư.

2. Trên cơ sở khối lượng xây lắp hoàn thành lập phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành từng giai đoạn hoặc toàn bộ công trình. Phòng Tài chính - kế toán có trách nhiệm kiểm tra và lập phiếu giá thông qua cơ quan cấp phát vốn địa phương đề nghị EVN CPC cấp phát vốn để thanh toán.

Điều 40: Quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành

1. Các dự án do Công ty quyết định đầu tư: Phòng TC-KT chịu trách nhiệm tổ chức thẩm tra, trình duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành.

2. Các dự án do Tổng Công ty quyết định đầu tư: Phòng TC-KT chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra trình Tổng Công ty thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành.

3. Các hồ sơ biểu mẫu quyết toán được lập theo đúng quy định hiện hành của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.

4. Nội dung thẩm tra, phê duyệt thực hiện theo "Quy trình thẩm tra phê duyệt quyết toán công trình XDCB hoàn thành" của QTPC mã hiệu QTPC-TCKT/QT.01

Điều 41: Trách nhiệm các đơn vị trong giai đoạn thanh, quyết toán.

1. Thanh toán giai đoạn (hoặc đợt):

a) Nhà thầu hoặc Đơn vị thi công: - Lập hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành giai đoạn đúng theo quy định hiện

hành về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.- Đối với hợp đồng thi công xây dựng theo hình thức đơn giá cố định: Hồ sơ thanh

toán giai đoạn hợp đồng bao gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:+ Hồ sơ hoàn công giai đoạn. + Bảng tính Khối lượng - giá trị hoàn thành giai đoạn đợt..., thực hiện theo biểu

mẩu QTPC-QLĐT/QT.01*B.61.+ Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng (nếu có),

trong đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các công việc này có xác nhận của Chủ đầu tư và Nhà thầu;

+ Đề nghị thanh toán của nhà thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận trong hợp đồng, giá trị đề nghị

QTPC – QLĐT/QT.01 34

Page 35: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của Chủ đầu tư và nhà thầu, biểu mẩu QTPC-QLĐT/QT.01*B.61.

- Số lượng hồ sơ thanh toán giao phòng QLĐT: 05 bộ. b) Phòng Quản lý đầu tư:- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành giai đoạn do đơn

vị thi công nộp. Phối hợp với đơn vị thi công kiểm tra chi tiết xác nhận khối lượng thực hiện giai đoạn, đơn giá.

- Chủ trì lập bảng tính khối lượng VTTB chủ đầu tư đã cấp phát trong khối lượng giai đoạn.

- Trên cơ sở khối lượng giai đoạn hoàn thành, đơn giá và phiếu giá VTTB của Công ty cấp do phòng TCKT cung cấp, tổng hợp hoàn chỉnh Bảng tính khối lượng - giá trị hoàn thành thanh toán giai đoạn.

- Hồ sơ thanh toán giai đoạn gửi phòng TC-KT 2 bộ, phòng QLĐT lưu 2 bộ.c) Phòng Tài chính – Kế toán: - Tiếp nhận hồ sơ thanh toán giai đoạn do phòng QLĐT chuyển.- Lập phiếu giá thanh toán khối lượng giai đoạn, thực hiện thanh toán kịp thời giá

trị hoàn thành giai đoạn cho các đơn vị.d) Phòng Vật tư: - Cung cấp phiếu giá vật tư thiết bị Công ty cấp được nghiệm thu thanh toán giai

đoạn cho phòng QLĐT chậm nhất sau 3 ngày làm việc.

2. Quyết toán công trình xây lắp hoàn thành do Nhà thầu thực hiện:

a) Nhà thầu thi công: - Lập hồ sơ quyết toán phù hợp với hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ

quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thoả thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:

+ Hoàn chỉnh Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng hoàn thành.+ Hồ sơ hoàn công công trình.+ Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi tắt quyết toán A-B).- Nhập đầy đủ VTTB thu hồi (nếu có) sau 7 ÷ 10 ngày làm việc kể từ ngày nghiệm

thu đóng điện đưa công trình vào sử dụng và đề nghị bên A đánh giá VTTB thu hồi.- Chủ động phối hợp phòng Vật tư và các đơn vị liên quan hoàn thành quyết toán

VTTB theo quy định tại mục 4 Điều 41 Quy trình này.- Chủ động phối hợp phòng Vật tư hoàn thành quyết toán VTTB.- Số lượng hồ sơ quyết toán A-B: 6 bộ.- Thời gian nộp hồ sơ quyết toán:+ Nộp Hồ sơ hoàn công hoàn chỉnh: chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày

nghiệm thu đóng điện đưa công trình vào sử dụng.+ Nộp hồ sơ quyết toán hợp đồng: tùy theo quy mô công trình, thời gian nộp hồ sơ

quyết toán hợp đồng sau 20 ÷ 45 ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công

QTPC – QLĐT/QT.01 35

Page 36: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

việc theo hợp đồng, bao gồm cả nghiệm thu công việc phát sinh (nếu có) đưa công trình vào sử dụng.

b) Phòng Quản lý đầu tư:- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ quyết toán A-B do đơn vị thi công nộp.- Trên cơ sở hồ sơ hoàn công, đơn giá hợp đồng và quyết toán VTTB do phòng

VT cung cấp, tổng hợp hoàn chỉnh Quyết toán giá trị công trình hoàn thành.- Gửi hồ sơ quyết toán cho các đơn vị: + Hồ sơ hoàn công công trình: TC KT (2 bản), VT, KT, QLVH.+ Bảng quyết toán giá trị: TC-KT (2 bản).- Thực hiện nhiệm vụ thẩm tra quy định tại Quy trình thẩm tra quyết toán công

trình ĐTXD của QTPC.c) Phòng Tài chính – Kế toán: - Phối hợp phòng Vật tư thực hiện quyết toán vật tư thiết bị QTPC cấp.- Cung cấp biểu giá VTTB Công ty đã xuất cho công trình để phòng QLĐT lập

quyết toán.- Chủ trì tổ chức thẩm tra quyết toán và tham mưu trình cấp có thẩm quyền phê

duyệt quyết toán vốn đầu tư của tất cả các dự án ĐTXD xây dựng hoàn thành theo quy định tại Quy trình thẩm tra quyết toán công trình ĐTXD của QTPC, mã hiệu QTPC-TCKT/QT.01.

- Tổ chức thanh toán các chi phí cho các Nhà thầu xây dựng, các đơn vị sau khi quyết toán được phê duyệt.

d) Phòng Vật tư: - Chủ trì phối hợp với phòng QLĐT, TCKT, Nhà thầu thi công để hoàn thành công

tác quyết toán VTTB (kể cả VTTB thu hồi) sau 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ hoàn công hoàn chỉnh.

- Thực hiện nhiệm vụ thẩm tra quy định tại Quy trình thẩm tra quyết toán công trình ĐTXD của QTPC, mã hiệu QTPC-TCKT/QT.01.

đ) Phòng Kỹ thuật: Thực hiện nhiệm vụ thẩm tra quy định tại quy trình thẩm tra quyết toán của QTPC,

mã hiệu QTPC-TCKT/QT.01.e) Phòng Kế hoạch: - Thực hiện nhiệm vụ thẩm tra quy định tại Quy trình thẩm tra quyết toán của

QTPC, mã hiệu QTPC-TCKT/QT.01.- Làm việc với EVN CPC về kế hoạch đảm bảo cấp đủ vốn các công trình đã thi

công hoàn thành.

3. Quyết toán công trình xây dựng hoàn thành theo hình thức Tự thực hiện:a) Đơn vị thi công: - Hoàn chỉnh Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng hoàn thành, gửi về phòng

QLĐT sau 5÷7 kể từ ngày nghiệm thu (hoặc nghiệm thu xong phần tồn tại).

QTPC – QLĐT/QT.01 36

Page 37: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

- Phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành quyết toán VTTB theo quy định tại mục 4 Điều 41 Quy trình này.

- Chủ động phối hợp phòng Vật tư hoàn thành quyết toán VTTB và nhập VTTB cấp còn thừa.

- Nhập đầy đủ VTTB thu hồi (nếu có) sau 7 ÷ 10 ngày kể từ ngày nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng và văn bản đề nghị đánh giá VTTB thu hồi.

- Số lượng các loại hồ sơ trên lập 6 bộ gửi về phòng QLĐT. sau 7 ÷ 10 ngày kể từ ngày nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

b) Phòng Quản lý đầu tư:- Kiểm tra hồ sơ hoàn công do đơn vị thi công nộp.- Trên cơ sở hồ sơ hoàn công, khối lượng công trình hoàn thành, đơn giá và phiếu

giá VTTB do phòng TCKT cung cấp, quyết toán VTTB do phòng VT cung cấp, tổng hợp hoàn chỉnh Quyết toán giá trị công trình hoàn thành.

- Gửi hồ sơ quyết toán cho các đơn vị: + Hồ sơ hoàn công công trình: TC KT, VT, đơn vị QLVH.+ Bảng quyết toán giá trị công trình hoàn thành: TCKT.- Thời gian nộp hồ sơ quyết toán:Tùy theo quy mô công trình, thời gian nộp hồ sơ quyết toán về phòng TCKT sau

7÷10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn giá và phiếu giá VTTB do phòng TCKT cung cấp, quyết toán VTTB do phòng VT cung cấp.

- Thực hiện nhiệm vụ thẩm tra quy định tại Quy trình thẩm tra quyết toán công trình ĐTXD của QTPC.

c) Phòng Tài chính – Kế toán: - Phối hợp phòng Vật tư thực hiện quyết toán vật tư thiết bị cấp cho công trình.- Cung cấp biểu giá VTTB đã xuất cho công trình để phòng QLĐT lập quyết toán- Chủ trì tổ chức thẩm tra quyết toán và tham mưu trình cấp có thẩm quyền phê

duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án ĐTXD xây dựng hoàn thành theo quy định tại Quy trình thẩm tra quyết toán công trình ĐTXD của QTPC, mã hiệu QTPC-TCKT/QT.01.

- Tổ chức thanh toán các chi phí cho các đơn vị sau khi quyết toán được phê duyệt theo phiếu giao nhiệm vụ của QTPC.

d) Phòng Vật tư: - Chủ trì phối hợp với phòng QLĐT, TCKT, đơn vị thi công để hoàn thành công

tác quyết toán VTTB (kể cả VTTB thu hồi) sau 7 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ hoàn công hoàn chỉnh và văn bản đề nghị đánh giá VTTB thu hồi của Đơn vị thi công..

Phòng VT góp ý: Chủ trì phối hợp với phòng QLĐT, TCKT, đơn vị thi công để hoàn thành công tác quyết toán VTTB sau 10 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng đánh giá VTTB thu hồi Công ty Điện lực Quảng Trị thông qua Biên bản đánh giá VTTB thu hồi của Công trình, hạng mục Công trình và nhận được Hồ sơ hoàn công hoàn chỉnh.

- Thực hiện nhiệm vụ thẩm tra quy định tại Quy trình thẩm tra quyết toán công trình ĐTXD của QTPC, mã hiệu QTPC-TCKT/QT.01.

QTPC – QLĐT/QT.01 37

Page 38: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

đ) Phòng Kỹ thuật: Thực hiện nhiệm vụ thẩm tra quy định tại quy trình thẩm tra quyết toán của QTPC,

mã hiệu QTPC-TCKT/QT.01.e) Phòng Kế hoạch: - Thực hiện nhiệm vụ thẩm tra quy định tại Quy trình thẩm tra quyết toán của

QTPC, mã hiệu QTPC-TCKT/QT.01.- Làm việc với EVN CPC về kế hoạch đảm bảo cấp đủ vốn các công trình đã thi

công hoàn thành.

4. Quyết toán vật tư thiết bị (VTTB)

a) Nhà thầu thi công xây dựng:Trên cơ sở hồ sơ hoàn công công trình hoàn thành, Nhà thầu thi công có trách

nhiệm quyết toán VTTB với phòng Vật tư Công ty, kể cả VTTB thu hồi (nếu có).

* Đối với VTTB mới bên A cấp:

- Nhà thầu trực tiếp phòng VT Công ty cân đối quyết toán VTTB nếu VVTB thừa thì chậm nhất 5 ngày sau ngày thống nhất số liệu quyết toán VTTB nhà thầu phải hoàn thành nhập kho Công ty VTTB thừa.

- Trường hợp VVTB thừa nhưng nhà thầu không có để nhập kho thì phải bồi thường theo quy định hiện hành của EVN CPC hoặc QTPC.

* Đối với VTTB thu hồi (nếu có):

- Sau 7÷10 ngày kể từ ngày nghiệm thu nhà thầu trực tiếp phòng Vật tư Công ty hoàn thành các thủ tục nhập kho VTTB thu hồi mà không yêu cầu thí nghiệm trước khi nhập kho.

- Đối với các loại VTTB bắt buộc thí nghiệm trước khi nhập kho (bao gồm MBA, áp tô mát, TU, TI, cáp các loại...): nhà thầu thực hiện như sau:

+ Sau 5÷7 ngày kể từ ngày nghiệm thu nhà thầu hoàn thành việc chuyển VTTB thu hồi cần thí nghiệm đến XNĐC Công ty.

+ Sau 5÷7 ngày kể từ ngày XNĐC hoàn thành thí nghiệm, hoàn thành việc chuyển VTTB (kèm theo Biên bản thí nghiệm) về bàn giao thủ kho Công ty, trực tiếp phòng Vật tư Công ty giải quyết thủ tục nhập kho và quyết toán VTTB thu hồi.

b) Phòng Vật tư:- Đối với VTTB xuất kho Công ty: sau khi nhận được hồ sơ hoàn công và các hồ

sơ liên quan, chậm nhất sau 10 ngày làm việc đơn vị phối hợp nhà thầu thi công hoàn thành công tác quyết toán VTTB.

- Đối với VTTB thu hồi: sau khi nhận được VTTB thu hồi và biên bản thí nghiệm từ nhà thầu thi công, phòng Vật tư chủ trì mời Hội đồng đánh giá VTTB thu hồi, chậm nhất sau 7÷10 ngày làm việc hoàn thành nhập kho và quyết toán VTTB.

c) Xí nghiệp điện cơ:Có trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức thí nghiệm, lập biên bản thí nghiệm các loại

VTTB thu hồi của Công trình do nhà thầu thi công bàn giao.

QTPC – QLĐT/QT.01 38

Page 39: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

Sau khi hoàn thành bàn giao toàn bộ VTTB kèm theo biên bản thí nghiệm cho nhà thầu thi công.

Tùy theo số lượng VTTB cần thí nghiệm, nhưng với những dự án thông thường tối đa không quá 7 ngày làm việc, đơn vị phải hoàn thành công tác thí nghiệm để phục vụ công tác đánh giá VTTB thu hồi của Công ty.

d) Phòng QLĐT:Trực tiếp theo dỏi, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện hoàn thành các công

việc theo quy định trên đây.

CHƯƠNG XIĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Ðiều 42: Những vấn đề về công tác quản lý đầu tư và xây dựng chưa được đề cập đến trong quy trình này sẽ được hiểu và áp dụng theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của Tổng Công ty Điện lực miền Trung.

Ðiều 43: Quy trình này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

QTPC – QLĐT/QT.01 39

Page 40: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

HỒ SƠ CÔNG VIỆC:I. Hồ sơ công việc và biểu mẫu kèm theo: Như phụ lục kèm theo.II. Lưu giữ: Hồ sơ công việc do Phòng Quản lý đầu tư lưu giữ và bảo quản theo các

qui định hiện hành của Nhà nước và các qui định thuộc “Quy trình kiểm soát hồ sơ”.III. Các phụ lục: gồm Phụ lục 1, 2,3.

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC VĂN BẢN CĂN CỨ PHÁP LÝ THAM CHIẾU

ĐANG CÒN HIỆU LỰC(Kèm theo quy trình QLDA đầu tư xây dựng công trình, mã hiệu QTPC-QLĐT/QT. 01

và định kỳ cập nhật 6 tháng/lần theo chế độ chính sách hiện hành)I. Các quy trình:1. Quy trình kiểm soát tài liệu QTPC-ISO/QT.01.2. Quyết định số: 4933/QĐ-EVNCPC ngày 14/11/2011 của Tổng Công ty Điện lực

miền Trung về việc ban hành Quy chế phân cấp quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư trong Tổng Công ty Điện lực miền Trung.

3. Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” ban hành kèm theo Quyết định số 3840/QĐ-EVNCPC ngày 08/10/2010 của Tổng công ty Ðiện lực Miền Trung.

II. Luật4. Bộ luật dân sự số: 33/2005/QH 11 ngày 14/06/2005 của Nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam;5. Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 14/12/2004 của Quốc hội;6. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội;7. Luật Xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá XI, kỳ

họp thứ 4;8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ

bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội;III. Nghị định của chính phủ:9. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án

đầu tư xây dựng công trình;10. Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ

sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP;11. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính Phủ về việc hướng

dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng;

QTPC – QLĐT/QT.01 40

Page 41: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

12. Nghị định số: 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

13. Nghị định số: 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

14. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

15. Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

16. Nghị định 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính phủ v/v Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.

17. Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp

18. Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 106/2005/NĐ-CP

IV. Thông tư hướng dẫn của Bộ, Ngành:19. Thông tư số 09 /2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 của Bộ Xây dựng về việc hướng

dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình.20. Thông tư số 08/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn

mẫu hợp đồng một số công việc tư vấn xây dựng.21. Thông tư 03/2011/TT-BXD về việc hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định

và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

22. Thông tư số: 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính, quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước;

23. Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về việc quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009;

24. Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định 112/2009/NĐ-CP;

25. Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/07/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

26. Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng v/v quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

27. Thông tư số 21/2010/TT-BKH  ngày 28/10/2010 của Bộ KH&ĐT v/v quy định chi tiết về thẩm định HSMT, HSYC.

QTPC – QLĐT/QT.01 41

Page 42: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

28. Thông tư số 08/2010/TT-BKH  ngày 29/7/2010 cỉa Bộ xây dựng v/v hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá HĐXD.

29. Thông tư số: 20/2010/TTLT-BKH-BTC ngày 21/9/2010 của liên Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính v/v quy định chi tiết về cung cấp thông tin về đấu thầu để đăng tải trên báo đấu thầu.

30. Thông tư số 02 /2010/TT-BKH của Bộ KH&ĐT ngày 19/01/2010 v/v Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp quy mô nhỏ (kèm theo mẫu HSMT)

31. Thông tư số 09/2010/TT-BKH của Bộ KH&ĐT ngày 21/4/2010 v/v Quy định chi tiết lập Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp (kèm theo mẫu BCĐG).

32. Thông tư số 08/2010/TT-BKH của Bộ KH&ĐT ngày 21/4/2010 v/v Quy định chi tiết lập Báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu (kèm theo mẫu BCTĐ).

33. Thông tư số: 05/2010/TT-BKH của Bộ KH&ĐT ngày 10/2/2010 v/v Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa (kèm theo mẫu MSMT).

34. Thông tư số: 01/2010/TT-BKH của Bộ KH&ĐT ngày 06/1/2010 v/v Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp (trừ gói thầu quy mô nhỏ (<8 tỷ))

35. Thông tư số: 04/2010/TT-BKH của Bộ KH&ĐT ngày 01/02/2010 v/v quy định chi tiết lập Hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp.

36. Thông tư số: 06/2010/TT-BKH của Bộ KH&ĐT ngày 09/3/2010 v/v quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn

37. Thông tư số 57/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 16/4/2010 v/ Quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

38. Thông tư số 17/2010/TT-BKH ngày 22/7/2010 của Bộ KH&ĐT quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng

39. Thông tư số 15/2010/TT-BKH ngày 29/6/2010 của Bộ KH&ĐT quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn

40. Thông tư số: 22/2009/TT-BXD 06/7/2009 của Bộ Xây dựng v/v Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng.

41. Thông tư số: 12/2008/TT-BXD 07/5/2008 của Bộ Xây dựng v/v hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.

42. Thông tư 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;

V. Quyết định:43. Quyết định Số:13/2010/QĐ-UBND ngày 23/7/2010 của UBND tỉnh Quảng Trị

v/v Về việc Ban hành đơn giá xây dựng nhà, vật kiến trúc và đơn giá các loại cây, hoa màu áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

QTPC – QLĐT/QT.01 42

Page 43: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

44. Quyết định Số: 39/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị v/v Về việc Ban hành giá các loại đất và phân loại đường phố thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2010.          

45. Quyết định số: 09/2011/QĐ-UBND ngày 18/4/2011 của UBND tỉnh Quảng Trị V/v Quy định cước vận tải hàng hoá bằng phương tiện ô tô, phương tiện xe thô sơ và sức người áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

46. Quyết định số: 957/2008/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng V/v công bố Định mức chi phí QLDA và Tư vấn ĐTXD công trình.

VI. Một số văn bản hướng dẫn, quy định của Ngành:1. Công văn số: 5724/CV-EVN-KTDT ngày 26/10/2007 của Tập đoàn Điện lực Việt

Nam về việc Hướng dẫn lập, thẩm tra tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành.

2. Công văn số: 6274/CV-ĐL3-8 ngày 05/12//2007 của Tổng Công ty Điện lực miền Trung về việc Hướng dẫn lập TMĐT, TDT theo hướng dẫn tại NĐ 99/2007/NĐ-CP.

3. Công văn số: 6487/CV-EVN-KTDT ngày 05/12/2007 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc Quy định thực hiện chiết giảm dự toán gói thầu chỉ định thầu.

4. Công văn số: 2067/EVN-KTDT ngày 03/06/2008 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc Quy định thực hiện chiết giảm dự toán gói thầu chỉ định thầu tư vấn.

5. “Quy định thành phần, nội dung và biên chế công tác thiết kế công trình lưới điện ở các giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư” kèm theo Quyết định số: 2607/QĐ-EVN-TĐ ngày 12/08/2002 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và văn bản hướng dẫn số: 3973 EVN/ĐL3-8 ngày 16/09/2002 của Tổng Công ty Điện lực miền Trung.

6. Công văn số 9225/BCT-TCNL ngày 05/10/2011 của Bộ Công thương về việc công bố ĐM tỷ lệ chi phí công tác Nghiệm thu đóng điện bàn giao công trình ĐZ và TBA.

7. Công văn số 5771/EVNCPC-QLĐT ngày 30/12/2011 của EVNCPC về việc phạt chậm tiến độ hợp đồng trong ĐTXD.

8. Văn bản số 1000 EVN/ĐL3-8 ngày 02/3/2005 của Công ty Điện lực 3 (nay là EVNCPC) về việc chi phí bảo hiểm các công trình xây dựng.

9. Công văn số 1481/EVNCPC-TCKT ngày 13/4/2011 của EVNCPC về việc quyết toán các công trình XDCB theo hình thức tự thực hiện.

10. Quyết định số 559/QĐ-EVN ngày 12/9/2011 của EVN về việc ban hành quy chế về công tác đấu thầu trong EVN.

11. Quyết định số 5234/QĐ-EVNCPC ngày 30/11/2011 của EVNCPC về việc ban hành “quy định quyết toán dự án hoàn thành”

12. Quyết định số 1186/QĐ-EVN ngày 07/12/2011 của EVN về việc ban hành quy trình an toàn điện.

QTPC – QLĐT/QT.01 43

Page 44: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN CĂN CỨ PHÁP LÝ THAM CHIẾU (Định kỳ cập nhật 6 tháng/lần theo chế độ chính sách hiện hành)

VII. Các quy trình:47. Quy trình kiểm soát tài liệu QTPC-ISO/QT.01.48. Quyết định số: 1610/QĐ-ĐL3-3+8 ngày 02/04/2008 của EVN CPC về việc ban

hành Quy chế phân cấp quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư trong EVN CPC.49. Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” ban hành kèm theo Quyết

định số 3840/QĐ-EVNCPC ngày 08/10/2010 của EVN CPC.VIII. Luật50. Bộ luật dân sự số: 33/2005/QH 11 ngày 14/06/2005 của Nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam;51. Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 14/12/2004 của Quốc hội;52. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội;53. Luật Xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá XI, kỳ

họp thứ 4;54. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ

bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội;IX. Nghị định của chính phủ:55. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án

đầu tư xây dựng công trình;56. Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ

sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP;57. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính Phủ về việc hướng

dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng;58. Nghị định số: 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất

lượng công trình xây dựng.59. Nghị định số: 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số: 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

60. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

61. Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

62. Nghị định 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính phủ v/v Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp,

QTPC – QLĐT/QT.01 44

Page 45: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.

63.Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp

64.Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 106/2005/NĐ-CP

X. Thông tư hướng dẫn của Bộ, Ngành:65. Thông tư số: 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính, hướng dẫn

quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước;66. Thông tư số: 98/2007/TT-BTC ngày 09/08/2007 của Bộ Tài chính bổ sung một

số điểm của Thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007;67. Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về việc quy

định chi tiết một số nội dung của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009;68. Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về việc hướng

dẫn lập và quản lý chi phí ĐTXD công trình theo Nghị định 112/2009/NĐ-CP;69. Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/07/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn

một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;70. Thông tư số: 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ xây dựng, hướng dẫn

một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.

71. Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng v/v quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

72. Thông tư số 21/2010/TT-BKH  ngày 28/10/2010 của Bộ KH&ĐT v/v quy định chi tiết về thẩm định HSMT, HSYC.

73. Thông tư số 08/2010/TT-BKH  ngày 29/7/2010 cỉa Bộ xây dựng v/v hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá HĐXD.

74. Thông tư số 02 /2010/TT-BKH của Bộ KH&ĐT ngày 19/01/2010 v/v Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp quy mô nhỏ (kèm theo mẫu HSMT)

75. Thông tư số 09/2010/TT-BKH của Bộ KH&ĐT ngày 21/4/2010 v/v Quy định chi tiết lập Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp (kèm theo mẫu BCĐG).

76. Thông tư số 08/2010/TT-BKH của Bộ KH&ĐT ngày 21/4/2010 v/v Quy định chi tiết lập Báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu (kèm theo mẫu BCTĐ).

77. Thông tư số: 05/2010/TT-BKH của Bộ KH&ĐT ngày 10/2/2010 v/v Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa (kèm theo mẫu MSMT).

78. Thông tư số: 01/2010/TT-BKH của Bộ KH&ĐT ngày 06/1/2010 v/v Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp (trừ gói thầu quy mô nhỏ (<8 tỷ))

79. Thông tư số: 04/2010/TT-BKH của Bộ KH&ĐT ngày 01/02/2010 v/v Quy định chi tiết Quy định chi tiết lập Hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp.

QTPC – QLĐT/QT.01 45

Page 46: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

80. Thông tư số: 06/2010/TT-BKH của Bộ KH&ĐT ngày 09/3/2010 v/v Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn

81. Thông tư số 57/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 16/4/2010 v/ Quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

82. Thông tư số 17/2010/TT-BKH ngày 22/7/2010 của Bộ KH&ĐT quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng

83. Thông tư số 15/2010/TT-BKH ngày 29/6/2010 của Bộ KH&ĐT quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn

84. Thông tư số: 22/2009/TT-BXD 06/7/2009 của Bộ Xây dựng v/v Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng.

85. Thông tư số: 12/2008/TT-BXD 07/5/2008 của Bộ Xây dựng v/v hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.

86. Thông tư 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;

XI. Quyết định:87. Quyết định Số:13/2010/QĐ-UBND ngày 23/7/2010 của UBND tỉnh Quảng Trị

v/v Về việc Ban hành đơn giá xây dựng nhà, vật kiến trúc và đơn giá các loại cây, hoa màu áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

88. Quyết định Số: 39/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị v/v Về việc Ban hành giá các loại đất và phân loại đường phố thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2010.          

89. Quyết định số: 39/2008/QĐ-UBND 12/12/2008 của UBND tỉnh Quảng Trị V/v Quy định cước vận tải hàng hoá bằng phương tiện ô tô, phương tiện xe thô sơ và sức người áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

90. Quyết định số: 957/2008/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng V/v công bố Định mức chi phí QLDA và Tư vấn ĐTXD công trình.

XII. Văn bản hướng dẫn của Ngành:91.Công văn số: 5724/CV-EVN-KTDT ngày 26/10/2007 của Tập đoàn Điện lực Việt

Nam về việc Hướng dẫn lập, thẩm tra tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành.

92 Công văn số: 6274/CV-ĐL3-8 ngày 05/12//2007 của EVN CPC về việc Hướng dẫn lập TMĐT, TDT theo hướng dẫn tại NĐ 99/2007/NĐ-CP.

93 Công văn số: 6487/CV-EVN-KTDT ngày 05/12/2007 của EVN về việc Quy định thực hiện chiết giảm dự toán gói thầu chỉ định thầu.

94 Công văn số: 2067/EVN-KTDT ngày 03/06/2008 của EVN về việc Quy định thực hiện chiết giảm dự toán gói thầu chỉ định thầu tư vấn.

95 “Quy định thành phần, nội dung và biên chế công tác thiết kế công trình lưới điện ở các giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư” kèm theo Quyết định số:

QTPC – QLĐT/QT.01 46

Page 47: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

2607/QĐ-EVN-TĐ ngày 12/08/2002 của EVN và văn bản hướng dẫn số: 3973 EVN/ĐL3-8 ngày 16/09/2002 của EVN CPC.

PHỤ LỤC 2: HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐT XDCB(Quy trình quản lý dự án ĐTXD, mã hiệu ĐLQT-QLĐT/QT.01)

1. DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT trước khi phê duyệt phải được thẩm định theo quy định của nhà nước và của quy trình này.

2. Nội dung thẩm định DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT.Thẩm định DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT được thực hiện theo quy định hiện

hành về quản lý đầu tư xây dựng. Thẩm định DAĐTXDCT/BCKT-KTXDCT đã bao hàm cả thẩm định TKKT/TKBVTC-TDT/DT.

a) Nội dung thẩm định cụ thể gồm:- Văn bản pháp lý liên quan như: văn bản thoả thuận hướng tuyến, thoả thuận vị trí

trạm biến áp, thoả thuận đấu nối lưới điện, thỏa thuận đền bù GPMB, ....- Tính phù hợp về tên công trình, qui mô khối lượng đầu tư so với quyết định giao

QLDA, sự phù hợp với các loại quy hoạch được duyệt, nguồn vốn đầu tư, suất đầu tư.- Giải pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp quy phạm, tiêu chuẩn ngành, phù hợp với

quy hoạch hệ thống điện, kết cấu lưới và định hướng ứng dụng công nghệ mới trong quản lý vận hành. Thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật VTTB đảm bảo phù hợp, đồng bộ trên lưới điện.

- Khối lượng, định mức, đơn giá XDCB hiện hành, chế độ chính sách của Nhà nước và của Ngành, cơ cấu đầy đủ các khoản mục chi phí trong TMĐT, TDT/ DT.

- Nguồn gốc tài sản, công suất hiện trạng, tình trạng treo nợ chi phí (nếu có) đối với các dự án NCS, CQT và các dự án có liên quan.

- Thẩm định đơn giá và giá VTTB trong dự toán công trình đảm bảo giá VTTB có cơ sở pháp lý phê duyệt và tiến độ mua sắm phù hợp với tiến độ dự án.

- Tính hiệu quả kinh tế tài chính, kinh tế xã hội và tính hiệu quả của dự án. - Tổng hợp và dự kiến khối lượng các VTTB của dự án thuộc phạm vi Công ty

cung cấp để huy động tồn kho hoặc tổ chức đấu thầu mua sắm.

QTPC – QLĐT/QT.01 47

Page 48: Noi Dung Quy Trinh QLDA 30.5.12

TỔNG CÔNG TYĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG TRỊ

- Trước khi phê duyệt hồ sơ thiết kế, báo cáo Tổng công ty toàn bộ nhu cầu VTTB (sau khi cân đối tồn kho Công ty) để Tổng công ty cân đối điều động VTTB tồn kho.

b) Ngoài các quy định hiện hành về nội dung thẩm định, đối với dự án lưới điện còn thẩm định tính khả thi và tối ưu về phương án tuyến; sự phù hợp của việc tính chọn tiết diện và chủng loại dây dẫn, kết cấu xây dựng; sự phù hợp của việc tính chọn công suất và số lượng máy biến áp…Đặc biệt chú ý thẩm định tính hiệu quả đầu tư của dự án về kinh tế tài chính và kinh tế xã hội, tiến hành so sánh giữa các phương án đầu tư đảm bảo hiệu quả nhất.

c) Tùy theo tính chất dự án, Tổ thẩm định có thể tổ chức thẩm tra hiện trường trước khi tổ chức thẩm định.

d) Trường hợp Công ty không đủ năng lực chuyên môn thì thuê tư vấn thực hiện thẩm tra trước khi tổ chức thẩm định.

3. Kết quả thẩm định: a) Các thành viên tham gia thẩm định phải ghi rõ ý kiến thẩm định của mình vào

“phiếu ghi ý kiến thẩm định” theo biểu QPTC-QLĐT/QT.01*B.07.b) Kết quả thẩm định thể hiện bằng văn bản "Kết quả thẩm định" lập theo biểu

QPTC-QLĐT/QT.01*B.08.c) Các lần thẩm định khác thể hiện bằng "Biên bản thẩm định" lập theo biểu

QPTC-QLĐT/QT.01*B.10.d) Nơi nhận kết quả thẩm định: - Bản giấy: QLĐT (1bản), TCKT (2bản), Tư vấn (1 bản) và lưu VP (1 bản). - Gửi qua eOffice: Ban GĐ, các phòng KT, KT và các thành viên thẩm định..4. Thời gian thẩm định: Thời gian thẩm định tùy thuộc vào tính chất quy mô dự án, nhưng thời gian mỗi

lần thẩm định không quá 5 ngày làm việc và số lần thẩm định tối đa không quá 3 lần cho một dự án ĐTXDCT.

Ghi chú: - Chữ màu đỏ: bổ sung hiệu chỉnh.- Những đoạn đánh dấu màu vàng: dự kiến gạch bỏ.- Chữ màu xanh dương và màu nâu: bản chính thức.- Chữ màu xanh lá cây: ý kiến các đơn vị tham khảo.- Chữ màu hồng: lưu ý góp ý.

QTPC – QLĐT/QT.01 48