non oi 2015

21
BUỒN NÔN VÀ NÔN Ths. Bs. Trần Thị Hoa Vi BM. YHGĐ

Upload: minhphuongpnt07

Post on 30-Jul-2015

77 views

Category:

Healthcare


0 download

TRANSCRIPT

BUỒN NÔN VÀ NÔN

Ths. Bs. Trần Thị Hoa Vi

BM. YHGĐ

ĐỊNH NGHĨA

• Buồn nôn (nausea)- Cảm giác khó chịu trước khi nôn, cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ra được.

- Có thể xảy ra đơn độc hoặc kèm theo nôn, khó tiêu, hay những triệu chứng dạ dày ruột khác.

• Nôn (vomitting)- Tình trạng chất chứa trong dạ dày bị tống mạnh và nhanh qua đường miệng ra ngoài.

BỆNH HỌC

• Chức năng bình thường của đường tiêu hóa trên liên quan đến sự tương tác giữa ruột và hệ thống thần kinh trung ương.

• Chức năng vận động của ruột được kiểm soát bởi ba cấp độ chính: - Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm- Tế bào thần kinh não ruột- Các tế bào cơ trơn

PHÂN LOẠI

• Nôn ói cấp tính: ≤ 1 tuần, thường liên quan đến các nguyên nhân - Tắc nghẽn- Thiếu máu cục bộ- Ngộ độc- Chuyển hóa- Nhiễm trùng- Thần kinh - Sau phẫu thuật

PHÂN LOẠI

• Nôn ói mạn tính: > 1 tháng, thường liên quan đến các nguyên nhân - Tắc nghẽn một phần- Rối loạn nhu động- Tình trạng thần kinh mãn tính - Mang thai - Nguyên nhân chức năng

BIẾN CHỨNG

• Viêm phổi hít (bệnh nhân rối loạn tâm thần, giảm ý thức)

• Hội chứng Mallory Weiss (do nôn ói quá nhiều, tổn thương miệng nối dạ dày thực quản)

• Giảm thể tích• Giảm kali máu• Kiềm chuyển hóa

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH CẦN LƯU Ý

• Buồn nôn và nôn là triệu chứng của rất nhiều các nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau.

• Nguyên nhân phổ biến gây buồn nôn và nôn cấp tính ở hầu hết các nhóm tuổi là viêm dạ dày ruột.

• Ở trẻ em, nguyên nhân phổ biến nhất của nôn là bệnh nhiễm trùng:- Do virus (thường gặp) - Do vi khuẩn - bao gồm cả viêm tai giữa, nhiễm trùng tiết niệu.

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH CẦN LƯU Ý

• Uống thuốc là một nguyên nhân phổ biến của buồn nôn và nôn; do đó cần hỏi kỹ bệnh sử dùng thuốc.

• Nôn thường đi kèm với chứng đau nửa đầu và có thể là triệu chứng duy nhất của một loạt các migraine.

• Tính chất của chất nôn giúp gợi ý một số nguyên nhân:- Giống phân → tắc ruột- Máu → chảy máu thực quản, dạ dày hoặc tá tràng (phần lớn).

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN NÔN ÓI

CÁC NGUYÊN TẮC CHÍNH KHI TIẾP CẬN• Nguyên nhân nôn ói cần được xác định, cần xác định đây

là tình trạng cấp hay mạn tính.• Cần chẩn đoán và điều trị các biến chứng của nôn ói.• Điều trị theo nguyên nhân nếu có thể (phẫu thuật trong

tắc ruột hay khối u ác tính). Điều trị triệu chứng trong một số trường hợp.

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN NÔN ÓI

HỎI BỆNH SỬ - KHÁM LÂM SÀNG: cần hỏi kỹ về: • Thời gian kéo dài của triệu chứng nôn ói, mức độ thường

xuyên, độ nặng, tính chất và triệu chứng kèm theo.• Tiền căn sử dụng thuốc.• Các yếu tố tâm lý (bao gồm cả việc tự gây nôn), giảm

cân. • Các triệu chứng khác của đường tiêu hóa.• Các triệu chứng gợi ý bệnh hệ thống.

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN NÔN ÓI

HỎI BỆNH SỬ - KHÁM LÂM SÀNG

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN NÔN ÓI

CẬN LÂM SÀNG

Tùy theo nguyên nhân và biến chứng nghi ngờ:- CTM : nếu có tăng Hb và Hct >>> mất nước.- Ion đồ: giảm Cl, giảm K máu.- Lipase: viêm tụy cấp - Chức năng tuyến giáp: bệnh lý tuyến giáp- Nồng độ thuốc- Các xét nghiệm sinh hóa khác...- Phân tích nước tiểu: nhiễm trùng đường tiểu, test thai, nhiễm cetone acid , tiểu máu, sỏi.- XQ ổ bụng, XQ ngực: thủng, tắc nghẽn.- CT- scan, chụp mạch máu: thiếu máu cục bộ, nhồi máu.- ECG : nhồi máu cơ tim

CHẨN ĐOÁN

• Theo xác xuất

Mọi lứa tuổi Viêm dạ dày ruột cấp Say tàu xe Thuốc Nhiễm trùng khác

Trẻ sơ sinh Vấn đề về ăn uống

Trẻ em Sốt, nhiễm siêu vi Viêm tai giữa Nhiễm trùng đường tiểu

Người lớn Viêm dạ dày Ngộ độc rượu Mang thai Đau đầu migrain

CHẨN ĐOÁN

Nguyên nhân nguy hiểm không được bỏ sót

1. Tắc nghẽn ruột- Hẹp thực quản (trẻ sơ sinh) - Hẹp môn vị (< 3 tháng)- Lồng ruột- Ác tính

2. Nhiễm trùng nặng- Nhiểm khuẩn huyết - Viêm não/ màng não - Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng- Khác (vd: viêm gan virus cấp)

3. Ác tính

4. Xuất huyết não

5. Viêm ruột thừa cấp

6. Viêm tụy cấp

7. Nhồi máu cơ tim cấp

CHẨN ĐOÁN

Những cạm bẫy (chủ yếu ở người lớn)

1. Mang thai (giai đoạn sớm)

2. Suy tạng (gan, thận, tim, hô hấp)

3. Rối loạn mê đạo (Hội chứng Ménière, viêm mê đạo)

4. Ngộ độc (thức ăn, hóa chất)

5. Rối loạn nhu động ruột

6. Lạm dụng chất gây nghiện

7. Xạ trị

8. Tăng canxi máu

9. Tắc nghẽn cơ năng (liệt dạ dày đái tháo đường, liệt dạ dày vô căn)

CHẨN ĐOÁN

7 vấn đề cần hỏi

1. Trầm cảm

2. Đái tháo đường (nhiễm toan cetone)

3. Thuốc

4. Thiếu máu

5. Tuyến giáp và bệnh nội tiết khác

6. Rối loạn chức năng tủy sống

7. Nhiễm trùng đường tiểu

Cần xác định vấn đề về tâm sinh lý:

8. Lo lắng, căng thẳng

9. Chứng cuồng ăn (tự gây nôn)

ĐIỀU TRỊ

1. Theo nguyên nhân

2. Điều chỉnh rối loạn nước điện giải nếu có.

3. Điều trị giảm triệu chứng nôn ói:- Metoclopramide 10 mg uống hay tiêm bắp, lặp lại mỗi 8

giờ nếu cần.- Metoclopramide 10 mg uống hay tiêm bắp 1-2 giờ trước

khi điều trị và sau đó mỗi 8 giờ (ói do xạ trị hay dùng thuốc gây độc tế bào).

ĐIỀU TRỊ

Điều trị say tàu xe: - Promethazine theoclate 25 mg uống 60 phút trước khỏi

hành hoặc - Dimenhydrinate 50 mg (uống 60 phút trước khỏi hành

hoặc- Hyoscine 300-600 mg uống 30 trước khỏi hành hoặc - Miếng dán hyoscine 1.5 mg: dán ở vùng da khô phía sau

tai 5-6 giờ trước khởi hành (hiệu quả trong 72 giờ) - Lặp lại mỗi 4-6 giờ suốt chuyến đi (tối đa 4 lần trong 24

giờ)

ĐIỀU TRỊ

Viêm dạ dày ruột (trường hợp nặng):- Metoclopramide 10 mg uống hay tiêm bắp, lặp lại mỗi 8 giờ

nếu cần.

Mang thai:- Pyridoxine hydrochloride 25-50 mg 3 lần/ngày - Nếu vẫn không hiệu quả, thêm metoclopramide 10 mg uống

3 lần/ngày hay tiêm bắp (nếu không dung nạp đường uống).

Nôn ói sau phẫu thuật:- Metoclopramide 10 mg tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch chậm,

lặp lại mỗi 8 giờ nếu cần hoặc- Prochlorperazine 12.5 mg tiêm bắp lặp lại mỗi 8 giờ nếu cần